Monthly Archives: May 2012

Nhân sĩ trí thức VN gửi thư cho đại sứ Philippines

Gia Minh, biên tập viên RFA. 2012-05-22

Một số nhân sĩ trí thức Việt Nam gửi cho đại sứ Philippines tại Việt Nam, bày tỏ ủng hộ đối với quan điểm của Manila về bãi cạn Scaborough đang có tranh chấp với Trung Quốc.

    

AFP photo

Từ trái qua: GS. Nguyễn Huệ Chi, ông Nguyễn Văn Khải và Nhà văn Nguyên Ngọc biểu tình chống TQ tại HN hôm 14/8/2011.

Ủng hộ Philippines

Trang Bauxite Vietnam và một số trang mạng khác cho phổ biến lá thư này vào ngày 21 tháng 5 vừa qua. Lá thư gửi trực tiếp đến ông Jerril Galban Santos, đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Philippines tại Việt Nam.

Nội dung gồm 5 điểm nói lên quan điểm của những người ký tên về các sự kiện đang xảy ra tại khu vực bãi cạn Scaborough, hay Panatag theo cách gọi của Philippines. Phía Trung Quốc gọi khu vực này là Hoàng Nham.

Điểm thứ nhất bày tỏ sự ủng hộ của những người ký tên đối với quyền chủ quyền và hành động bảo vệ chủ quyền tại khu vực bãi cạn đó của phía Philippines.

Trong bức thư, những người ký tên cũng bày tỏ quan điểm bác bỏ đường chín đoạn mà phía Trung Quốc áp đặt lên biển Nam Hải, hay Biển Đông theo cách gọi của Việt Nam, hay biển Tây Philippines theo cách gọi của Manila gần đây. Theo họ thì đòi hỏi của Trung Quốc qua đường chín đoạn là một nguy cơ cho việc hợp tác hòa bình và phát triển bền vững tại khu vực Đông Nam Á.

Biện pháp đưa ra tòa án quốc tế về luật biển của Philippines trong tranh chấp bãi cạn Scaborough với phía Trung Quốc cũng được những nhân sĩ trí thức ký tên ủng hộ.

Những người ký tên còn kêu gọi sự đoàn kết của các quốc gia thuộc khối ASEAN giúp Philippines trong việc bảo vệ chủ quyền của nước này tại khu vực bãi cạn Scaborough.

Một trong những người ký tên, luật sư Tạ Văn Tài, nguyên là giảng sư và hiện đang là chuyên gia nghiên cứu tại Luật khoa, Đại học Havard cho biết trong thực tế khi so sánh với phía Philippines thì việc đấu tranh cho chủ quyền tại khu vực Biển Đông của Việt Nam còn hạn chế. Ông kể lại kinh nghiệm khi đi tham gia các hội nghị quốc tế về dầu  khí và thái độ của những đại diện Trung Quốc khi nói về chủ quyền biển đảo của họ:

“Có hai lần tôi kinh nghiệm khi đi dự hội nghị dầu khí luật sư của các hãng dầu khí quốc tế tại Houston hồi năm 2010 và năm nay vào tháng 5. Số tham dự là 85 ngàn người, 2500 hãng tham dự, có cả PetroVietnam. Tôi thấy lập trường của Trung Quốc luôn lấn lướt trên các diễn đàn quốc tế. Phía Việt Nam chỉ nói về phía Việt Nam chứ  không thấy ai đứng lên bác khước cái đường lưỡi bò của Trung Quốc.”

Ông Tạ Văn Tài có nhận định về việc Philippines và Việt Nam trong hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo tại khu vực Biển Đông trước sự lấn lướt của phía Trung Quốc:

“Trước hết Philippines xa, không gần biên giới Trung Quốc; họ không bị 1000 năm đô hộ, không có chiến tranh với Trung Quốc, và cũng không có những xích mích đủ chuyện như vấn đề dân chài ở Vịnh Bắc Việt…Vì lý do đó Philippines có thể ‘ngang bướng’ hơn Việt Nam; cùng lắm họ chỉ mất vài hòn đảo nếu có xung đột quân sự.

Còn Việt Nam cần phải cân nhắc rất kỹ lưỡng qua bao nhiêu kinh nghiệm đau thương trong lịch sử. Nên tôi hiểu tâm trạng của nhà cầm quyền Việt Nam là phải hết sức cẩn thận. Đó là đúng về mặt ngoại giao, đâu cứ phải nói cứng là có thể thắng lợi.”

Vấn đề của Việt Nam

Theo ý kiến của ông Tạ Văn Tài, Việt Nam cần phải tiến hành các hoạt động cả về việc củng cố sức mạnh quân sự của mình. Song song đó phải biết củng cố nội lực, tức có sự ủng hộ của người dân.

Tuy nhiên việc không như Philippines để cho người dân quyền biểu tình chống Trung Quốc, chính quyền Hà Nội lại ngăn chặn bắt bớ những người dám mạnh dạn xuống đường bày tỏ ý kiến của họ về vấn đề Trung Quốc gây hấn với Việt Nam. Ông Tạ Văn Tài nói:

“Tôi thấy còn làm thiếu là để người dân tự do phát biểu lòng ái quốc của họ. Trung Quốc để chủ nghĩa quốc gia quá khích trong dân chúng. Việt Nam chưa dám làm, vẫn còn hơi dè dặt.”

Như nội dung trong lá thư ủng hộ cho phía Philippines trong việc tranh chấp chủ quyền với phía Trung Quốc tại bãi cạn Scaborough là đưa tranh chấp ra tòa án quốc tế về luật biển ( ITLOS), ông Tạ Văn Tài nói về vấn đề này hiện nay của Việt Nam đối với tranh chấp tại khu vực Biển Đông:

“Một biện pháp, một khí giới của kẻ yếu là luật pháp. Rõ ràng theo luật quốc tế ‘cổ truyền’ hay luật quốc tế mới tức Luật biển năm 1982, thì Việt Nam có nhiều lẽ phải hơn Trung Quốc. Về đường lưỡi bò của Trung Quốc, tôi đưa ra giải pháp phải sử dụng luật pháp, ví dụ các hòn đảo phải theo luật quốc tế cổ truyền là phải xác lập chủ quyền, và mỗi khi bị xâm phạm phải phản đối, chứ không im tiếng, vì nếu không là thuộc ‘quyền thủ đắc’ của đối phương. Phải luôn nhắc đến việc xâm chiếm năm 1974, giết hải quân Việt Nam năm 1988, và nêu bằng chứng lịch sử xa hơn nữa trong quá khứ.

Còn đường lưỡi bò luật pháp quốc tế không bao giờ công nhận là do một vài học giả Trung Quốc vẽ ra và họ nhận vơ thôi…Mồi lần đi họp các học giả hỏi phía Trung Quốc về đường lưỡi bò họ đều im bặt chứ không trả lời nổi.”

Có hơn 60 nhân sĩ và trí thức Việt Nam trong và ngoài nước đã ký tên vào thư gửi cho đại sứ Philippines tại Việt Nam bày tỏ ủng hộ của họ trong việc Manila tuyên bố chủ quyền và hành động bảo vệ chủ quyền tại khu vực bãi cạn Scaborough ở Biển Đông.

Lá thư vừa nêu là một hành động lên tiếng khác nữa của những người Việt Nam yêu nước trước hành động bành trướng, xâm phạm lãnh hải của Trung Quốc trong khu vực Biển Đông.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia.  All rights reserved.

Advertisement
Categories: Tin Trong Nước | Leave a comment

Thư gửi Ngài Jerril Galban Santos, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Philippines tại Việt Nam

Kính gửi: Ngài Jerril Galban Santos,
Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Philippines tại Việt Nam,
27B Trần Hưng Đạo, Hà Nội

Kính thưa Ngài Jerril Galban Santos,

Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, đại diện cho bản thân và cho ý kiến của nhiều công dân Việt Nam khác, theo dõi với mối quan tâm chặt chẽ các sự kiện đang xảy ra tại Panatag Shoal (Scarborough Shoal) trên Biển Tây Philippines (theo cách gọi của Philippines)/Biển Đông (theo cách gọi của Việt Nam), và bày tỏ ý kiến của mình như sau:

1.     Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ quyền chủ quyền và các hành động bảo vệ quyền chủ quyền của nước Cộng hòa Philippines trong khu vực Panatag Shoal.

2.     Chúng tôi kiên quyết phản đối Trung Quốc áp đặt “đường chín đoạn” không có cơ sở lịch sử và pháp lý vào Biển Tây Philippines/Biển Đông nhằm chiếm đoạt bất hợp pháp vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines, Việt Nam và các nước ASEAN khác. Chúng tôi cực lực phản đối các hành động bất hợp pháp, đe dọa dùng vũ lực của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp ở Panatag Shoal.

3.     Chúng tôi ủng hộ yêu cầu của Philippines đưa tranh chấp ở Panatag Shoal ra Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS). Chúng tôi ủng hộ tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam vào ngày 25/4/2012, mong muốn “các bên liên quan cần kiềm chế, giải quyết hòa bình các tranh chấp [tại Panatag Shoal] trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).”

4.     Chúng tôi kêu gọi các chính phủ và công dân các nước ASEAN có những hành động cụ thể nhằm đoàn kết với và giúp đỡ Philippines bảo vệ quyền chủ quyền trong khu vực Panatag Shoal cũng như quyền chủ quyền của mỗi nước và của cả khối ASEAN theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.

5.    Chúng tôi long trọng tuyên bố rằng những đòi hỏi của Trung Quốc tại Biển Tây Philippines/Biển Đông thông qua đường chín đoạn chữ U phi pháp là một nguy cơ cho việc hợp tác hòa bình và phát triển bền vững của Đông Nam Á.  Để tìm lại ổn định và để bảo đảm tự do giao thông hàng hải trên Biển Tây Philippines/Biển Đông, chúng tôi đòi hỏi chính quyền Bắc Kinh từ bỏ tham vọng phi lý tại Biển Tây Philippines/Biển Đông.

Sự nghiệp chính nghĩa của chính phủ và nhân dân Philippines nhất định thắng lợi.

Hòa bình và chủ quyền của Philippines cho khu vực Panatag Shoal!

Kính chúc sức khỏe Ngài Đại sứ.

Trân trọng,

1. Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ CHXHCN Việt Nam tại Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
2. GS TS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá – Giáo dục – Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội  CHXHCN Việt Nam

3. Nguyên Ngọc, nhà văn Việt Nam
4. Bùi Ngọc Tấn, nhà văn Việt Nam
5. Thanh Thảo, nhà thơ Việt Nam
6. GS TS Phạm Duy Hiển, nguyên Viện trưởng Viện Nguyên tử Đà Lạt
7. GS Nguyễn Huệ Chi, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học Việt Nam
8. Phạm Toàn, nhà giáo Việt Nam
9. GS TS Nguyễn Thế Hùng, Đại học Đà Nẵng, Phó Chủ tịch Hội thủy học cơ khí Việt Nam
10. GS Chu Hảo, Giám đốc nhà xuất bản Tri thức Hà Nội
11. TS Y khoa Nguyễn Đình Nguyên, Garvan Institute of Medical Research Sydney, Australia
12. PGS TS Hoàng Dũng, Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh
13. Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội
14. Nguyễn Bá Dũng, Kỹ sư Hà Nội
15. Phạm Hoàng Quân, nhà nghiên cứu độc lập TP Hồ Chí Minh
16. Hoàng Hưng, nhà thơ Việt Nam
17. GS Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam
18. TS Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện IDS Việt Nam
19. Nguyễn Ngọc Giao, dạy học, viết báo, Paris
20. Thái Văn Cầu, Chuyên gia Khoa học Không gian, Mỹ
21. TS Nguyễn Xuân Diện, Viện Hán Nôm Việt Nam
22. Đinh Kim Phúc, nhà nghiên cứu Biển Đông và hải đảo Việt Nam
23. TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, (Central Institute of Economic Managment, CIEM), Hà Nội, Việt Nam
24. GS TS Hoàng Tụy, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Toán học Việt Nam
25. GS TS Nguyễn Đăng Hưng, Giáo sư danh dự thực thụ Đại học Liège, Bỉ
26. TS Tô Văn Trường, chuyên gia tài nguyên và môi trường Việt Nam
27. Hà Sĩ Phu, Tiến sĩ, Đà Lạt
28.  Đặng Thị Thanh Biên, hưu trí, Đà Lạt
29. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, TP  HCM
30. Mặc Lâm, nhà báo hiện cư ngụ và làm việc tại Hoa Kỳ
31. Mai Thái Lĩnh, nhà giáo hưu trí, nhà nghiên cứu, Đà Lạt, Lâm Đồng
32. Huỳnh Nhật Hải,  cán bộ hưu trí, Đà Lạt, Lâm Đồng
33. Huỳnh Nhật Tấn, Cán bộ hưu trí, Đà Lạt, Lâm Đồng
34. Hạ Đình Nguyên, TP Hồ Chí Minh
35. KTS Trần Thanh Vân, Hà Nội
36. PGS TS Đặng Ngọc Lệ, Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học TP HCM, TP HCM
37.  Trần Thị Khánh, Biên tập viên, TP.HCM
38. TS Nguyễn Thị Từ Huy, TP.HCM
39. Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội CHXHCN Việt Nam, TP HCM
40. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM
41. Cao Lập, Cựu tù Chính trị Côn Đảo trước 1975, TP HCM
42. Trần Minh Thảo, viết văn, Lâm Đồng
43. TS Đặng Thị Hảo, nguyên Phó ban Ban Văn học Cổ trung đại Viện Văn học Việt Nam, Hà Nội
44. TS Vũ Quang Việt, nguyên chuyên gia kinh tế Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ
45. GS TS Nguyễn Đình Cống, nguyên Chủ nhiệm Khoa Xây dựng, Đại học Xây dựng Hà Nội
46. Nguyễn Đức Hiệp, Chuyên gia khí quyển, Australia
47. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục giáo phận Vinh, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình, Việt Nam
48. Nguyễn Chí Thanh Long, Beach Corporation, Việt Nam
49. GS TS Trần Văn Thọ, Giáo sư Đại học Waseda, Nhật Bản
50. Trần Đức Quế, hưu trí, Hà Nội
51. Tạ Văn Tài, Luật sư, nguyên  giảng sư, hiện là research fellow, Harvard Law School, Hoa Kỳ
52. Nghiêm Phương Mai, chuyên ngành Sinh học và Giáo dục (biologist & educator), Canada
53. Lê Hiếu Đằng, Luật gia, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
54. Tiến sĩ, Bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm, nguyên chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, nguyên Tổng biên tập báo Thanh Niên, nguyên Đại biểu Quốc hội CHXHCN Việt Nam
55.  Lê Công Giàu, nguyên Tổng Thư ký Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, nguyên Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư TP HCM (ITBC)
56.  Nguyễn Phú Yên, nhạc sĩ, TP HCM
57.  Hồ Hiếu, nguyên Uỷ viên lực lượng thanh niên, sinh viên tranh thủ dân chủ Đà Lạt trước 1975, nguyên Chánh văn phòng Ban Dân vận Thành uỷ TP HCM
58. Phạm Xuân Yêm, nguyên Giám đốc Nghiên cứu Vật lý, CNRS và Đại học Paris VI, Pháp
59. Hà Dương Tường, nguyên giáo sư Đại học Công nghệ Compiègne, Compiègne, Pháp
60. Tống Văn Công, nhà báo, TP HCM
61. Mai Hiền, nhà báo, TP HCM
62. Đỗ Đăng Giu, nguyên Giám đốc Nghiên cứu CNRS, Đại học Paris Sud, Pháp
63. Phan Hoàng Oanh, tiến sĩ, giảng viên, TP HCM
64. Hà Thúc Huy, PGS.TS. Đại học Khoa học – Đại học Quốc gia TP HCM
65.  Lê Quốc Trinh, Kỹ sư Cơ khí, Canada
66. Đỗ Minh Tuấn, Nhà thơ – Đạo diễn, Hà Nội
****
Bản tiếng Anh:
To His Excellency Jerril Galban Santos,
Ambassador Extraordinary and Plenipotentiary of the Republic of Philippines to Vietnam,
27B Tran Hung Dao, Hanoi

Your Excellency,

We, the undersigned, reflecting the opinions of many other Vietnamese, have followed closely and with great concern the events at Panatag Shoal (Scarborough Shoal) in the waters known as the West Philippines Sea in the Philippines and the East Sea in Vietnam.

We wish to convey to you and your people the following message:

1. We fully support the sovereign rights of the Philippines in the Panatag Shoal area and the Philippines’s actions to defend her sovereign rights.

2. We resolutely oppose China’s attempts to use its “nine-dashed line”, which is completely without historical or legal basis, to encroach on the Exclusive Economic Zones and continental shelves of the Philippines, Vietnam and other ASEAN countries. We strongly oppose China’s illegal actions and threats of force in the Panatag Shoal dispute.

3. We support the Philippines’ proposal to submit the dispute at Panatag Shoal to the International Tribunal for the Law of the Sea (ITLOS). We support the statement by the Vietnamese Foreign Ministry spokesperson on 25 April 2012 expressing hopes that “both sides will restrain themselves and settle peacefully the issue in compliance with international law, in particular the 1982 United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS) and the Declaration on the Conduct of Parties in the East Sea (DOC).

4. We call on the governments and citizens of all ASEAN countries to take concrete actions to show solidarity with the Philippines, to assist her in the defense of her sovereign rights in the Panatag Shoal area, and to defend the sovereign rights of each and every ASEAN country as affirmed in UNCLOS.

5. We solemnly declare that China’s illegal “nine-dashed line” constitutes a threat to peaceful cooperation and sustainable development in Southeast Asia. To re-establish stability and ensure freedom of navigation in the West Philippines Sea/East Sea, we demand that China gives up its absurd maritime claims in these waters.

The just cause of the government and people of the Philippines will prevail.

Peace and Philippine sovereign rights for the Panatag Shoal area!

Yours faithfully,

Signatories:

1.      Major-General Nguyen Trong Vinh, Former Ambassador of The Socialist Republic of Vietnam to PR China, Ha Noi,Vietnam.

2.      Prof. Nguyen Minh Thuyet, PhD, Former Vice-President, The Committee for Culture, Education and Youth, National Assembly, The Socialist Republic of Vietnam.

3.      Nguyen Ngoc, Writer, Ha Noi, Vietnam.

4.      Bui Ngoc Tan, Writer, Hai Phong, Vietnam.

5.      Thanh Thao, Poet, Quang Ngai Province, Vietnam.

6.      Prof. Pham Duy Hien, PhD, Former Director, Da Lat Institute of Atom, Ha Noi, Vietnam.

7.      Prof. Nguyen Hue Chi, Former President of Scientific Committee, Institute of Vietnamese Literature, Ha Noi, Vietnam.

8.      Pham Toan, Educator, Ha Noi, Vietnam.

9.      Prof. Nguyen The Hung, PhD, University of Da Nang, Vice President, Vietnamese Association of  Hydromechanics, Da Nang, Vietnam.

10.  Prof. Chu Hao, Director, Tri Thuc Publisher, Ha Noi, Vietnam.

11.  Dr.  Nguyen Dinh Nguyen, PhD, Garvan Institute of Medical Research, Sydney, Australia.

12.  Assoc. Prof. Hoang Dung, PhD, Ho Chi Minh City University of Pedagogy, Ho Chi Minh City, Vietnam.

13.  Pham Xuan Nguyen, President, Association of  Ha Noi Writers, Vietnam.

14.  Nguyen Ba Dung, Engineer,  Ha Noi, Vietnam.

15.  Pham Hoang Quan, Independent Researcher, Ho Chi Minh City, Vietnam.

16.  Hoang Hung, Poet, Ho Chi Minh City, Vietnam.

17.  Prof. Tuong Lai, Former President, The Institute of Sociology of Vietnam, Ho Chi Minh City, Vietnam.

18.  Nguyen Quang A, PhD, Former President, The Institute of Development Studies, Ha Noi, Vietnam.

19.  Nguyen Ngoc Giao, Former Lecturer, Free-lance Writer, Paris, France.

20.  Thai Van Cau, Space Science Specialist, USA.

21.  Nguyen Xuan Dien, PhD, Institute of Han-Nom, Ha Noi, Vietnam.

22.  Dinh Kim Phuc, Researcher on the East Sea & Vietnamese Islands, Ho Chi Minh City, Vietnam.

23.  Le Dang Doanh, PhD, Former Director, Central Institute of Economic Management (CIEM), Ha Noi, Vietnam.

24.  Prof. Hoang Tuy, PhD, Former President, Scientific Committee of Vietnam Institute of Mathematics, Ha Noi, Vietnam.

25.  Prof. Emeritus Nguyen Dang Hung, PhD, University of Liege, Belgium.

26.  To Van Truong, PhD, Specialist of Vietnamese Natural Resources and Environment, Ho Chi Minh City, Vietnam.

27.  Ha Si Phu, PhD, Da Lat City, Vietnam.

28.  Dang Thi Thanh Bien, Retired, Da Lat City, Vietnam.

29.  Phan Dac Lu, Poet, Ho Chi Minh City, Vietnam.

30.  Mac Lam, Journalist, USA.

31.  Mai Thai Linh, Former Teacher, Researcher, Da Lat City, Vietnam.

32.  Huynh Nhat Hai, Former Official, Retired, Da Lat City, Vietnam.

33.  Huynh Nhat Tan, Former Official, Retired, Da Lat City, Vietnam.

34.  Ha Dinh Nguyen, Ho Chi Minh City, Vietnam.

35.  Tran Thanh Van, Engineer, Hanoi, Vietnam.

36.  Assoc. Prof. Dang Ngoc Le, PhD, President, Association of Linguistics of Ho Chi Minh City, Vietnam.

37.  Tran Thi Khanh, Editor, Ho Chi Minh City, Vietnam.

38.  Nguyen Thi Tu Huy, PhD, Ho Chi Minh City, Vietnam.

39.  Lawyer Tran Quoc Thuan, Former Permanent Vice Chairman, Office  of  National Assembly of the SR of Vietnam, Ho Chi Minh City, Vietnam.

40.  Kha Luong Ngai, Former Deputy Editor-in-Chief, Sai Gon Giai Phong News, Ho Chi Minh City, Vietnam.

41.  Cao Lap, Former Political Prisoner in Con Dao before 1975, Ho Chi Minh City, Vietnam.

42.  Tran Minh Thao, Writer, Lam Dong Province, Vietnam.

43.  Dang Thi Hao, PhD, Former Vice Head, Section of Ancient and Mediveal Literature, Institute of Literature, Ha Noi, Vietnam

44.  Vu Quang Viet, Specialist of Economics for UN, USA.

45.  Prof. Nguyen Dinh Cong, PhD, Former Chair of the Construction Department, University of Construction, Ha Noi, Vietnam.

46.  Nguyen Duc Hiep, Specialist of the Atmosphere, Office of Environment & Heritages, NSW, 9A Marshall Str., Bankstown NSW 2200 Australia.

47.  Paulus Nguyen Thai Hop, Archbishop, Vinh Dioscese, Chairman, Committee of Justice & Peace, Vietnam.

48.  Nguyen Chi Thanh Long, Beach Corporation, Vietnam.

49.  Prof. Tran Van Tho, PhD, Waseda University, Tokyo, Japan.

50.  Tran Duc Que, Retired, Ha Noi, Vietnam.

51.  Lawyer Ta Van Tai, Former Lecturer, Research Fellow, Harvard Law School, USA.

52.  Lawyer Le Hieu Dang, Deputy Head, Services of Legal & Democratic Issues, Central Committee of Vietnam Fatherland Front.

53.  Dr. Huynh Tan Mam, PhD, Former President, Association of Students of Saigon before 1975, Former Editor-in-Chief of Thanh Nien Newspaper, Former Member, National Assembly of SR Vietnam

54.  Le Cong Giau, Former General Secretary, Association of Students of Saigon before 1975, Former Director, Center for the Promotion of  Investment & Trades Ho Chi Minh City (ITBC), Vietnam.

55.  Nguyen Phu Yen, Composer, Ho Chi Minh City, Vietnam.

56.  Ho Hieu, Former Active Member,  Association  of  Students and Youths of Da Lat for Democracy before 1975, Former Chair, Bureau of Public Relations, Ho Chi Minh City’s Committee of Communist Party of  Ho Chi Minh City, Vietnam.

57.  Nghiêm Phương Mai, Biologist & Educator, Canada

58.  Prof. Pham Xuan Yem, Former Director of Research on Physics, CNRS, Former Professor, University Paris VI, France.

59.  Prof. Ha Duong Tuong, Former Professor, University of Technology Compiegne, France.

60.  Tong Van Cong, Journalist, Ho Chi Minh City, Vietnam.

61.  Mai Hien, Journalist, Ho Chi Minh City, Vietnam.

62.  Prof. Do Dang Giu, Former Director of Research, CNRS, Former Professor, University Paris Sud, France.

63.  Phan Hoang Oanh, PhD, Lecturer, Ho Chi Minh City, Vietnam.

64.  Assoc. Prof. Ha Thuc Huy, College of Natural Sciences – Ho Chi Minh City National University, Vietnam.

65. Le Quoc Trinh, Mechanic Engineer, Canada

66.  Do Minh Tuan, Poet, Film-Director, Hà Nội

Categories: Tài Liệu Tham Khảo, Tin Trong Nước | Leave a comment

Dự Thảo Điều Lệ

DỰ THẢO ĐIỀU LỆ HÔI TỪ THIỆN DÂN HÒA

CHƯƠNG I

DANH XƯNG – TRỤ SỞ – HUY HIỆU

Diều 1:

Điều 2:

Điều 3:

CHƯƠNG II

TÔN CHỈ- MỤC ĐÍCH – PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG

Categories: Tài Liệu - Tổ Chức | Leave a comment

Lý Do và Mục Đích

LÝ DO THÀNH LẬP  HÔI TỪ THIỆN DÂN HÒA

Sè được cập nhật sau bởi ông Hôi Trưởng Lê Phước Sang.

Categories: Tài Liệu - Tổ Chức | Leave a comment

The Religions of South Vietnam in Faith and Fact

US Department of the Navy, Bureau of Naval Personnel, Chaplains Division

NAVPERS 15991

[1967]

The Religions of South Vietnam in Faith and Fact

_________________________________________________________________

Contents    Start ReadingVietnam, because of historical and geographical factors, has an extrordinary number of different religious influences, including Animism, Buddhism, Hinduism, Confucianism, Christianity and several indigenous belief systems such as Cao Dai. This guidebook, published by the US military, is a reference about this subject, compiled on the cusp of the Vietnam war. It includes quite a bit of cultural and background information about Vietnam, statistics about numbers of adherents, as well as a guide to cultural sensitivity which may still be of use. This is a valuable resource about this fascinating topic. It also implicitly tells quite a story about the US military’s attempt to win Vietnamese ‘hearts and minds’.


Title Page and Front Matter
Contents
Letter of transmittal
Introduction
I. Animism
II. Vietnamese Taoism
III. Confucianism in Vietnam
IV. Hinduism in Vietnam
V. Buddhism in Vietnam
VI. Islam
VII. Roman Catholicism in South Vietnam
VIII. Protestantism in South Vietnam
IX. Cao Dai
X. Phat Giao Hoa Hao

XI. Religion in Everyday Life

A. Scenes Of Vietnamese Life
B. Religious Practices and Activities
C. Religious Discipline and Concepts Affecting Behavior

D. Examples of Religion in Everyday Life

A Religiously Influenced Culture
Vietnamese Village–Homes
Vietnamese Village Dinh, Market, School
Women
Marriage
Choosing Life’s Partner
Consulting the Astrologers
Effects of Stars on Choosing Marriage Partners
The Vietnamese and Children
Rearing Vietnamese Children
Legend of Quan-Am
Fragrant Incense of Aloes Wood
Joss Sticks
Use of Votive Paper as an Act of Worship in Vietnamese Temples
The Lotus
The Meaning and Importance of TET
The Dragon in Vietnam
Veneration of Vietnamese Benefactors
Ancestor Worship
Ancestor Worship–Worship of Nham-Dien
Vietnamese Self-Sacrifice Customs

Selected Bibliography
Appendix A. Foreign Voluntary Agencies Operating in Vietnam with Resident Representative
Appendix B. Guidelines for Understanding

Categories: Tài Liệu Tham Khảo | Leave a comment

Nguồn Gốc của Phật Giáo Hòa Hảo

Núi Thất Sơn, Châu Đốc, An Giang, Việt Nam

Ngoài sự kiện kinh tế trên đây, vùng này còn có một số dãy núi mà nhiều văn kiện lịch sử, xưa nay đã lưu truyền rằng tại đó chứa đựng nhiều điều huyền bí ly kỳ, nhứt là dẫy Bảy núi Thất Sơn tại biên giới tỉnh Châu Ðốc giáp xứ Cao Miên.

Những điều huyền bí đó lưu truyền trong sách vỡ đến nay chưa ai cắt nghĩa được, ngoài sự kiện cụ thể là chính tại vùng Thất Sơn này đã phát xuất, từ năm 1849 một vị Phật Sống tức Ðức Phật Thầy Tây An, người sáng lập tông phái Bữu Sơn Kỳ Hương, và sau này vào năm 1939, cũng một vị Phật Sống khác là Ðức Thầy Huỳnh Phú Sổ, tiếp nối truyền thống Bữu Sơn Kỳ Hương mà khai sáng mối đạo Phật Giáo Hòa Hảo, cũng tại một địa điểm gần dẫy Thất Sơn. Do đó, tuy là Phật Giáo Hòa Hảo mới ra đời từ 1939 đến nay, nhưng đã có nguồn gốc tông phái Bữu Sơn Kỳ Hương từ 1849, tức là trên một trăm năm nay.

Ðức Phật Thầy Tây An đã nỗi danh khắp Miền Nam Việt Nam, là một vị Phật Sống và một nhà ái quốc, cũng như sau này Ðức Huỳnh Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo cũng được người Việt Nam tôn sùng là một vị Phật Sống xuống thế cứu đời, đồng thời cũng là một nhà cách mạng quốc gia chơn chánh

Categories: Lịch Sử PG Hòa Hảo | Leave a comment

Công an tiếp tục gây khó khăn tín đồ PGHH và Cao Đài

Thanh Quang, phóng viên RFA. 2012-05-10

Trong thời gian qua, tín đồ Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo ở Miền Tây xem chừng như bị giới cầm quyền và công an gây khó khăn đều khắp và ngày càng đáng ngại.

File photoTín đồ PGHH bị ngăn cản trong ngày Lễ Đản Sanh Đức Huỳnh Giáo Chủ tại An Giang hồi năm 2008 (ảnh minh họa).

http://www.rfa.org/vietnamese/manuallyupload/audio-player/player.swf

Tu sĩ tại các Thánh thất, Đạo Tràng phản ứng ra sao? Thanh Quang trình bày tình hình này sau đây:

Sách nhiễu hàng đêm

Thưa quý vị, trong khi hôm thứ Bảy mùng 5 tháng 5 vừa rồi, tại Thánh Thất Cao Đài An Ninh Tây ở xã An Ninh Tây, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An, lực lượng gần 40 công an tỉnh, huyện, xã kéo tới đàn áp Thánh Thất, khiến Thông sự Nguyễn Thúy Liễu kêu than:

“Họ đàn áp tôi quá, tôi chịu hết nỗi. Và khiến hiền tỷ Nguyễn Thị Nữ ngất xỉu, tiểu tiện tại chỗ… Em Vĩ nói là công an tên Sáu Hưng của xã An Ninh Tây đạp cho em Vĩ một đạp lộn nhào, đau bên hông.”

Và Chánh Trị Sự Thánh Thất Lê Minh Châu báo động:

Kể như cuối năm nay thì Trung tâm Tu tập phải giải tán hết, các bé phải về nhà sau khi tụ học ở đây cũng được 2-3 năm rồi.

Nguyễn Thế Truyền

“Đêm thứ Bảy ấy, tôi đi đám xác ở Tây Ninh thì công an Bon có điện thoại cho tôi, nói là bây giờ anh mở cửa cho chúng tôi vô kiểm tra Thánh Thất. Lúc đó tôi đang đi đám xác nên tôi mới điện thoại cho Thông sự Liễu tại Thánh Thất để mở cửa cho vô kiểm tra. Công an vô không kiểm tra, mà lại buộc tôi và cô Liễu cùng toàn thể đồng đạo ở Thánh Thất đều rời khỏi Thánh Thất An Ninh Tây.”

Thì trong nhiều tuần qua, tại Trung tâm Tu tập Niệm Phật Tiểu Nhi thuộc PGHH tại phường Mỹ Hoà, khóm Tây Huề 2, TP Long Xuyên, tu sĩ Nguyễn Thế Truyền đại diện các tiểu nhi tu học ở đây kể lại:

“Ở đây mỗi tuần công an an ninh khu vực, công an TP đều có tới; thỉnh thoảng kiểm tra hộ khẩu đột xuất ban đêm.”

Sau khi sách nhiễu và ra lệnh đuổi tức khắc nữ tu sĩ Nguyễn Thị Thu Hằng và cư sĩ Trần Thị Dân Trang vốn lo cơm nước, giặt quần áo, tiếp dạy dỗ các thiếu nhi trong Đạo Tràng, giới cầm quyền ra lệnh giải tán Trung tâm Tu tập Niệm Phật Tiểu Nhi này, như tu sĩ Nguyễn Thế Truyền cho biết:

“Kể như cuối năm nay thì Trung tâm Tu tập phải giải tán hết, các bé phải về nhà sau khi tụ học ở đây cũng được 2-3 năm rồi. Bây giờ bên chính quyền không cho thì mình phải chịu thôi, đâu dám đương đầu. Chúng tôi nghe lời Đức Thầy chỉ dậy rằng “Ráng nhẫn trăm phần dầu khó nhẫn, dạ thưa quan chức phận làm dân”. Đối với những người có quyền lực, có điều kiện thì mình cũng phải chịu thôi, không dám chống đối hay làm gì được hết.”

Trong khi đó, cũng như bao nhiêu Niệm Phật Đường PGHH khác ở Miền Tây, công an cũng không quên nhiều lần chiếu cố Đạo Tràng của tu sĩ Út Trung, tức Bùi Văn Trung, ở xã Phước Hưng, huyện An Phú, tỉnh An Giang, như tu sĩ Út Trung kể lại:

tindoHoaHao250.jpg
Các tín đồ PGHH bị ngăn chặn trong lần chuẩn bị hành lễ trước đây. File photo.

“Nói chung vừa qua, khi có đám giỗ ở nhà chúng tôi, họ huy động lực lượng đông lắm, kết hợp với công an chìm – tức xã hội đen. Bởi vì bên mấy ổng sắp đặt, mướn khoảng 100 người, với tổng số tiền khoảng 20 triệu đồng, mỗi người được trả 200.000 đồng. Nếu đánh có máu là được đưa tiền liền. Còn nếu đánh chưa ra máu, nhưng nếu đánh xong thì cũng được trả 200.000 đồng. Số đồng đạo đi đám giỗ nhà chúng tôi cũng khá đồng, và bị đánh trên dưới 20 người, trong đó bị đổ máu khoảng 5 người. Anh Bảy Long, anh Năm Mẫn bị nặng, chảy máu miệng. Một số bị trật tay trật chân. Họ đánh khiến một số người bị nội thương.”
Hành động như vậy của giới cầm quyền và công an, theo tu sĩ Út Trung, khiến tín đồ PGHH “chịu đựng đến đây cũng mòn mỏi lắm” rồi:

“Họ nói câu rằng “nhà nước là người đầy tớ trung thành của nhân dân” mà bây giờ lại hành động như thế. Họ đàn áp chúng tôi lần này như vậy là rất nhiều lần rồi. Sức chịu đựng của con người có giới hạn. Cho nên người tín đồ PGHH chịu đựng đến đây cũng mòn mỏi lắm. Sức chịu đựng cũng quá nặng nề.”

Chúng tôi tuân theo 4 đại đức Từ Bi Hỷ Xả của Đức Phật, thế nên những chuyện gì đến thì mình cũng đều bỏ qua, không để trong tâm để thù ghét oán hận gì cả.

Tu sĩ PGHH Út Trung

Chánh Trị Sự Cao Đài Lê Minh Châu của Thánh Thất An Ninh Tây ở Long An vừa nói nhận xét về hành động của công an đối với cơ sở tôn giáo của ông:

“Dạ tôi thấy chuyện này không đúng, vì nhà nước đã đưa ra Pháp Lệnh Tín Ngưỡng, Điều 70 của Hiến pháp nước CHXHCNVN, qua đó, công dân có quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo các nơi trong nước được quyền thờ tự. Tôi thấy đồng đạo và nhơn sanh tới đây cúng kiến, công an cấm đoán như vậy là không đúng. Chúng tôi ở đây là người gìn giữ luật lệ của Hội Thánh, bảo thủ luật pháp chơn truyền của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ  Toà Thánh Tây Ninh, Đạo khai năm 1926 do Đức Chí Tôn chủ quản. Chúng tôi chỉ biết Đạo Cao Đài năm 1926.”

Cố tình hành hung?

Trước hành động đàn áp tiếp diễn của giới cầm quyền và công an, tu sĩ PGHH Út Trung lưu ý tới tính cách cướp bóc tài sản của nhân dân, tính cách gần như cướp của giết người thuộc những tội rất nặng. Tu sĩ Út Trung nhận thấy khoảng cách giữa hành động đánh người và giết người của công an cũng không xa – mà “nếu đánh lỡ tay thì cũng chết người như thường”. Ở đây, theo ông, họ cố tình hành hung tín đồ PGHH.

000_APW2001010954546-250.jpg
Các tín đồ Cao Đài trong một lần chờ hành lễ trước đây. AFP PHOTO.

Câu hỏi có lẽ cần được nêu lên là trước tình cảnh như vậy, các tu sĩ Cao Đài, PGHH phản ứng ra sao? Chánh Trị Sự Lê Minh Châu khẳng định là ông cùng tín đồ Cao Đài địa phương sẵn sàng tử thủ để bảo vệ cơ sở thờ tự, bảo vệ luật lệ của Hội Thánh. Tín đồ Cao Đài chân chính sẽ không tiếp Hội Đồng Chưởng Quản của nhà nước, và chỉ biết cầu nguyện Ơn Trên che chở. Chánh Trị Sự Lê Minh Châu nhân tiện yêu cầu chính quyền xã An Ninh Tây phải làm đúng theo Pháp Lệnh Tín Ngưỡng của nước CHXHCNVN, yêu cầu giới cầm quyền địa phương đừng nhúng tay vào chuyện nội bộ tôn giáo. Ông nhân tiện nhắc lại sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chương 4, Điều 13, ban hành vào ngày 24 tháng 6 năm 1955, rằng “chính quyền không can thiệp vào chuyện nội bộ của tôn giáo”. Trong khi đó tu sĩ PGHH Út Trung nguyện noi theo từ tâm của Đức Phật để sau cùng rồi cũng rõ “Chánh-Tà”:
“Chúng tôi tuân theo 4 đại đức Từ Bi Hỷ Xả của Đức Phật, thế nên những chuyện gì đến thì mình cũng đều bỏ qua, không để trong tâm để thù ghét oán hận gì cả. Nhưng vì họ đóng vai trong khối Ngũ Hành Tương Khắc – bên phá đạo, còn chúng tôi đóng vai bên Phật. Hai bên chỏi với nhau để cho ra mặt là ai chánh, ai tà.”

Còn tu sĩ Nguyễn Thế Truyền nhận xét rằng:

“PGHH làm nhiều việc lợi ích cho đồng bào, cho dân tộc, cho nhân loại chúng sinh. Chính vì vậy mà bị nhà nước quan tâm – từ bước chân, lời nói, việc làm của người tín đồ PGHH.”

Vị tu sĩ PGHH này trích dẫn di huấn của Đức Huỳnh Giáo Chủ rằng:

“Đấng nam nhi ẩn nhẫn tùy thời,
Vậy mới gọi khôn ngoan hữu chí”

Để khuyên đồng đạo ẩn nhẫn tùy theo hoàn cảnh, tùy theo thời cho thích hợp. Theo ông thì bây giờ cơ đạo chưa đến, điều kiện phát huy chưa được hanh thông thì các tín đồ PGHH cũng “tạm ngừng lại đó, rồi chờ cơ hội khác”.

Theo dòng thời sự:

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Categories: Tin Trong Nước | Leave a comment

Hệ Thống Ban Trị Sự Phật Giáo Hòa Hảo

Sơ Lược Về Phật Giáo Hòa Hảo

( Tài liệu báo Phương Ðông số 23, 5-73, tác giả Hinh Phương)
HỆ THỐNG BAN TRỊ SỰ
A- Hội Ðồng Trị Sự Trung Ương.
B-Các Ban Trị Sự Tỉnh:
An Giang, Châu Ðốc, Sa Ðéc, Kiến Phong, Kiên Giang, Vĩnh Long, Phong Dinh, Bạc Liêu, Chương Thiện, An Xuyên, Ba Xuyên, Biên Hòa, Gia Ðịnh, Vĩnh Bình, Kiến Hòa, Kiến Tường, Lâm Ðồng, Tuyên Ðức, Ninh Thuận, Phú Yên, Bình Ðịnh, và liên tỉnh Long An / Ðịnh Tường.
C- Các Ban Trị Sự Thị Xã:
Sài Gòn, Cần Thơ, Mỹ Tho, Rạch Giá, Vũng Tàu, Ðà Lạt.
D- Các Ban Trị Sự Thuộc Trung Ương:
Thánh Ðịa Hòa Hảo, Xã Thiện Từ.
E- 82 Ban Trị Sự Cấp Quận, 476 Ban Trị Sự Cấp Xã, 3.100 Ban Trị Sự Cấp Ấp.
CƠ SỞ TỰ VIỆN:
213 chùa chiền, tu viện.
468 độc giảng dường.
452 hội quán.
2.800 văn phòng.
NHÂN SỰ
36.500 trị sự viên các cấp.
2.679 tu sĩ và nhân viên tại các tự viện.
6.086 đọc giảng viên.
10.000 nhân viên và khóa sinh ngành Phổ Thông Giáo Lý.
Categories: Hội Đồng Trị Sư | Leave a comment

Hệ Thống Tồ Chức của Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo

Sơ Lược Về Phật Giáo Hòa Hảo

Ðoàn thể PGHH được quản trị bởi một hệ thống Ban Trị Sự. Các Ban Trị Sự được thiết lập từ mỗi Ấp, Xã, Quận, Tỉnh. Trên hết là một Hội Ðồng Trị Sự Trung Ương. Mỗi Ấp chia làm nhiều chi hội.

Nhờ một tổ chức đi sâu vào tới hạ tầng cơ sở quần chúng, nên sự điều hành công việc được chặc chẽ, và các chỉ thị được thi hành suốt từ trung ương xuống đến các chi hội.

Nguyên tắc tổ chức và điều khiển là dân chủ tập trung, tức là:

a- Bầu Cử:
Các tín đồ bầu cử lựa chọn đại diện của mình vào các ban trị sự Ấp. Sau đó các Ấp bầu ban trị sự Xã; và các Ấp, Xã bầu ban trị sự Quận, Tỉnh. Rồi tất cả Ấp, Xã, Quận, Tỉnh bầu lên Hội Ðồng Trị Sự Trung Ương.
b- Lãnh Ðạo:
Nguyên tắc dân chủ tập trung làm cho các trị sự viên được bầu có tính chất đại diện bởi đã được lựa chọn theo tiêu chuẩn đạo đức, nên đương nhiên có uy tín để điều hành mọi việc. Do đó, giáo quyền, được tôn trọng theo nguyên tắc hạ cấp phục tòng thượng cấp.
Các ban trị sự gồm từ 10 đến 15 người. Hội Ðồng Trị Sự Trung Ư gồm 23 người. Bên cạnh Hội Ðồng Trị Sự Trung Ương có một Hội Ðồng Bảo Pháp đặc trách vấn đề thi hành kỷ luật theo giới điều của Ðạo. Trên hết có vị lãnh đạo tinh thần tối cao là Ðức Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ, người đã khai sáng mối Ðạo.

Categories: Tổng Quát | Leave a comment

Vài Nét Về Ðức Huỳnh Giáo Chủ

Sơ Lược Về Phật Giáo Hòa Hảo

Người sáng lập Ðạo Phật Giáo Hòa Hảo là Ðức Thầy tục danh Huỳnh Phú Sổ. Sanh ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Mùi (15-1-1920) tại làng Hòa Hảo,tỉnh Châu Ðốc, một tỉnh xa xôi giáp biên thùy Việt Miên Nam Việt.

Ngài là trưởng nam của Ðức Ông Huỳnh Công Bộ và Ðức Bà Lê Thị Nhậm ; một gia đình trung lưu, nhiều phúc hậu và nhiều uy tín với nhân dân địa phương.

Thuở nhỏ, vừa học đến hết bậc tiểu học thì đau ốm liên miên, nên Ngài phải rời nhà trường về dưỡng bịnh. Từ 15 đến 18 tuổi, Ngài không lúc nào dứt được cơn đau và không một lương y nào trị được.

Năm 1939, sau khi hướng dẫn thân phụ đi viếng các am động miền Thất sơn và Tà lơn – những núi non được nổi tiếng linh thiêng hùng vĩ – Ngài tỏ ra đại ngộ. Ngày 18 5 Kỷ Mão, (1939) Ngài chính thức mở Ðạo. Bắt đầu là công việc chữa bịnh. Ngài chữa lành được các chứng hiểm nghèo với phương pháp thật giản đơn là chỉ dùng lá cây, nước lã, giấy vàng, khiến cho các Bác sĩ Tây y, các dược sư Ðông y lẫn các danh gia phù thủy đều phải kinh dị.

Song song với việc chữa bịnh, Ngài thuyết pháp thao thao bất tuyệt. Nhiều thi sĩ văn gia hoặc luật gia nghe tiếng, đến chất vấn, đều phải nhận Ngài là một bậc siêu phàm.

Cũng từ năm 1939, Ngài sáng tác thật nhiều kệ giảng, nội dung tiên tri chiến cuộc sẽ tràn lan, nhân loại sẽ điêu linh và kêu gọi mọi người nên bỏ dữ về lành, thực hành tứ ân, trau dồi thiền tịnh để trở thành thiện nhân trong xã hội và tiến đến sự nhập diệu cõi đạo.

Nhìn qua công đức giảng dân cứu chúng, người ta thấy Ngài chữa được hằng vạn chứng hiểm nghèo, thuyết pháp hằng ngàn lần trước đại đa thính chúng và sáng tác sáu quyển Kệ Giảng cùng với hằng trăm bài thi ca, văn có giá trị siêu việt.

Văn chương của Ngài cực kỳ bình dân nhưng rất hàm súc hấp dẫn. Ngài viết không cần giấy nháp.

Giáo Pháp của Ðức Giáo Chủ tuy cao siêu nhưng không kém phần thực tế, có thể áp dụng cho bất cứ nơi nào trên thế gian. Ngài là một nhà đại cách mạng tôn giáo. Vì trước khi Ngài ra đời, Ðao Phật Việt Nam bị đình đốn sai lạc, và Ðạo Phật Thế giới chưa nói tới việc canh tân. Ngài đã cắt bỏ tất cả những nghi lễ phiền toái mà nguyên căn không phải của Ðức Thích Ca chủ trương, đồng thời còn canh tân nhiều điểm trong phương pháp thực hành đạo Phật mà trước kia không hề có.

Nhờ Giáo Pháp thích thời đó nên chỉ trong một thời gian ngắn, Ngài thu phục được hai triệu tín đồ tại miền Nam Việt Nam và ảnh hưởng mỗi lúc càng lan rộng thêm ra.

Vì Ngài được thiên hạ quá hoan nghinh nên nhà đương cuộc bắt đầu để ý đến sự bành trướng lạ thường của phong trào tôn giáo Phật Giáo Hòa Hảo, nên một biện pháp chánh trị đã được đem ra thi hành và Ngài phải bị lưu trú tại làng Nhơn Nghĩa (Cần thơ).

Ở đây, Ngài lại được người ta tôn sùng hơn trước nữa, làm cho nhà cầm quyền phải đem Ngài an trí tại nhà thương Chợ quán. Sau đó, Ngài lại bị dời về Bạc Liêu đến năm 1942.

Khi người Nhựt nhúng tay vào thời cuộc Ðông dương trong hồi thế giới chiến tranh kỳ nhì, họ cưởng bách đem Ngài về Saigòn thì Ngài buộc lòng tá túc tại Hiến binh Nhựt để chờ đợi thời cơ thuận tiện ra gánh vác việc nước nhà. Khi đó Ngài có làm câu đối để diễn tả hoàn cảnh của mình :

Trương Tiên qui Hớn phi thần Hớn
Quan Ðế cư Tào bất đê Tào 

Sở dĩ người Nhựt muốn thi ân với Ngài là vì họ muốn gây cảm tình với khối tín đồ khổng lồ của Ngài để sau nầy có thể lợi dụng. Nhưng đã là một người sáng suốt thì Ngài đâu có để cho bọn Nhựt lôi cuốn trong việc chuẩn bị của họ chống Ðồng minh.

Sau cuộc đảo chánh mùng 9 tháng 3 dương lịch 1945,Ngài giữ một thái độ hết sức dè dặt vì Ngài biết chắc chắn rằng người Nhựt thế nào cũng thất trận. Lúc đó,Ngài nói một lời tiên tri rất bình dị ” Nhật bổn ăn không hết con gà “. Mà thiệt vậy ! Vì năm Dậu (con gà) mà cũng là năm 1945 chưa hết, thì số phận nước Nhựt đã được định đoạt.

Năm 1945, ” Vì lòng từ ái chứa chan, thương bá tánh đến hồi tai họa “, nên Ngài đứng ra bảo vệ quốc gia và cứu nguy dân chúng. Ngài từng thành lập Phật Giáo Liên Hiệp Hội để đoàn kết đạo Phật, và Việt Nam Ðộc Lập Vận Ðộng Hội để vận động cuộc độc lập nước nhà.

Sau khi Nhựt Hoàng đầu hàng Ðồng minh không điều kiện, nước Việt Nam phải sống một thời kỳ bất ổn, Ðồng bào Việt Nam đương lo sợ cảnh dịch chủ tái nô, Ðức Huỳnh giáo Chủ liền hiệp với các lãnh tụ đảng phái và tôn giáo để thành lập Mặt trận Quốc gia Thống Nhứt hầu lên tiếng với ngoại bang. Mặt trận này lại xáp nhập vào mặt trận Việt minh mà chính Ðức Huỳnh Giáo Chủ là vị đại diện đầu tiên ở Nam Việt.

Sau sự thất sách của Hồ chí Minh với Hiệp ước mùng 6 tháng ba năm 1946, tạo cơ hội thuận tiện cho thực dân trở lại, Ðức Huỳnh Giáo Chủ liên kết với các lãnh tụ quốc gia để thành lập Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp.

Mặt trận nầy được quần chúng nhiệt liệt hoan nghinh nên lại bị Việt minh giở ngón độc tài giải tán. Họ liền thành lập Liên Hiệp quốc dân Việt Nam Hội để che đậy màu sắc đỏ của đệ tam quốc tế và để làm cho quần chúng quên cái dĩ vãng đẫm máu của các tướng Cộng sản hồi cuối năm 1945.

Năm 1946, vì muốn gây cuộc đoàn kết giữa các tầng lớp đồng bào, Ngài ưng thuận tham gia ủy ban hành chánh với trách vụ Uûy viên đặc biệt.

Ngài liên kết các chiến sĩ quốc gia với khối tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo để thành lập Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Ðảng (21- 9 -46), với chủ trương công bằng xã hội và dân chủ hóa nước Việt Nam. Ngài chẳng những là một nhà cách mạng tôn giáo anh minh mà còn là một nhà lãnh tụ chánh trị đa tài. Ðọc Tuyên ngôn, Chương trình của Ðảng Dân Xã do Ngài đưa ra, dù cho đối phương hay những người khó tánh, đều phải công nhận Ngài có một bộ óc cải tiến vượt bực và nhận định sáng suốt phi thường.

Ðồng thời, Ngài cũng gởi người ra hải ngoại, đoàn kết với các nhà cách mạng quốc gia lưu vong để thành Mặt Trận Thống Nhứt Toàn quốc. Giải pháp quốc gia cũng do công trình của Ngài và các nhà cách mạng xuất dương mà thực hiện đến ngày nay.

Bởi đường lối của Ngài trái ngược với chủ trương Cộng sản và bởi Giáo thuyết của Ngài có thể gây đổ vỡ cho chủ nghĩa vô thần, Cộng sản đã tìm mọi cách làm hại Ngài, nhưng họ đều không làm gì Ngài được.

Ðầu năm 1947, các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở miền Tây chống lại chủ trương độc đoán của các Ủy ban Việt minh vì họ áp dụng chính sách độc tài trong sự tổ chức và cai trị quần chúng. Muốn tránh cuộc cốt nhục tương tàn, Ðức Huỳnh Giáo Chủ về miền Tây Nam Việt với hảo ý trấn tĩnh lòng phẫn nộ của tín đồ P. G. H. H. và để giảng hòa hầu đoàn kết chống thực dân cho hiệu lực. Nhưng ngày 16 4 47, Uûy ban Hành chánh Việt minh âm mưu bắt Ngài tại Ðốc Vàng (vùng Ðồng Tháp).

Từ đó không ai rõ tin tức chi về Ðức Huỳnh Giáo Chủ, nhưng toàn thể tín đồ của Ngài không ai tin rằng Việt cộng có thể làm hại Ngài được. Và muôn người như một, đang mong đợi một ngày về trong sứ mạng vinh quang nhất của Ngài.

Quyển sách Cách Tu Hiền sau đây là một trong nhiều tác phẩm của Ngài, đã được tái bản trên 300 lần với ấn lượng trên 800.000 quyển bằng tiếng Việt Nam. Nó ngắn gọn nhưng đủ, rõ những điều cần thiết trong nghi thức tu hành theo đạo Phật Giáo Hòa Hảo.

Thánh địa Hòa Hảo, ngày 1 1 1966.

Ban Phổ Thông Giáo Lý Trung Ương Giáo Hội P. G. H. H.
(nhiệm kỳ I, 1964 – 1966)
Kính đề

Photo: Cây chuối kiểng khổng lồ tại chùa Thầy tức An Hòa Tự tại Thánh Địa trổ hoa ngày Đại Lễ Kỷ Niệm Năm thứ 65 Ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ Khai Sáng Phật Giáo Hòa Hảo (July 5th-2004) 

Categories: Lịch Sử PG Hòa Hảo, Đức Huỳnh Giáo Chủ | Leave a comment

Blog at WordPress.com.