của Kagye, và Kagyü Ngagdzö. Từ Namtrül Drodül Karkyi Dorje của Tu viện
Gyarong, Rinpoche nhận những quán đảnh và trao truyền văn bản của Rinchen
Terdzö, Kagye Deshek Düpa, Lama Gongdü, sáu quyển của Jatsön, Terchö của
Namchö, Terchö của Nyima Trakpa, chín quyển của Jigme Lingpa. Ngài cũng
nghiên cứu thi ca và Guhyagarbha-tantra với Khenpo Thup-nyen của Tu viện
Dzogchen.
Khi trở về Rinpoche ban quán đảnh Khandro Nyingthig cho Khyentse Chökyi
Lodrö306 và nhiều trao truyền cho các vị Thầy của ngài.
Trong số những vị Thầy mà từ họ ngài đã nhận những giáo huấn uyên áo có
Khenpo Könchok Drönme, Khenpo Kang-nam, Khenpo Chöchok, Tülku Dorchok, và
Khenpo Thup-nyen. Ngài đã nhận những trao truyền theo dòng truyền thừa của
những giáo lý khác nhau của Dzogchen Rinpoche đệ ngũ, Gekong Khenpo,
Khyentse Chökyi Lodrö, Zhechen Kongtul, và Gyarong Namtrül. Ngài đã nhận
những giáo huấn sâu xa và giáo huấn đối với sự chứng ngộ Dzogpa Chenpo từ
Apang Tertön và Yukhok Chatralwa.
Ngài đã ban những quán đảnh và lung của mười ba quyển của bộ Lama
Gongdü, và mười ba bản văn của Kama cho một ngàn tới hai ngàn tu sĩ tại Tu viện
Dodrupchen. Một hôm, trong khi ngài đang phân phát nước được gia hộ từ một cái
bình, nước đã cạn mà không có ai chờ đợi để rót đầy lại bình nước, như thường
được làm. Cáu tiết, ngài lắc cái bình một lát và sau đó tiếp tục phân phát nước gia
hộ cho những người còn lại của hội chúng, mặc dù không ai rót đầy cái bình.
Với khả năng biết trước tình hình chuyển biến, ngài đã xây dựng một ngôi chùa
lớn, đẹp nhưng chắc chắn, bằng gạch với một mái ngói, mà khi ấy là một loại kiến
trúc mới ở Golok và nói rằng: “Nó có thể ích lợi nếu dân chúng phải từ bỏ tu viện
trong một vài năm.”
Rinpoche đã đặt làm những những bản khắc gỗ của Dzödün gồm bảy quyển
của Longchen Rabjam. Chẳng bao lâu hầu như Golok tràn ngập những bản sao
Dzodün. Ngài xây dựng một pho tượng lớn của Guru Rinpoche và những tượng của
các vị Thầy của các dòng truyền thừa Vima Nyingthig, Khandro Nyingthig, và
Longchen Nyingthig. Những pho tượng được làm bằng đồng đỏ mạ vàng. Ngài đã
thâu thập một thư viện lớn, trong đó ngoài nhiều pho Kinh điển và Mật điển còn có
những ấn bản mới của Kanjur, Tenjur, Kama, và Rinchen Terdzö. Rinpoche cũng
chuẩn bị một số tặng vật cho các buổi lễ và việc nghiên cứu cho Dodrupchen và
những tu viện khác.
Theo lời khẩn cầu của những người sùng mộ ngài đã viếng thăm những khu vực
khác nhau của Golok, Serta, Amdo, Rekong, Gyarong, và Minyak, ở đó ngài ban
những lễ nhập môn và những giáo huấn cho hàng chục ngàn người.
Trong mùa hạ của năm Hỏa Thân (1956), ngài ban quán đảnh Rinchen Terdzö
tại Tu viện Dodrupchen. Ngài cũng truyền riêng những giáo huấn về thiền định Đại
Viên mãn cho nhiều người hữu duyên, theo truyền thống Nyongtri.
Chẳng bao lâu, bởi những nguy hiểm của sự chuyển biến tình hình chính trị ở
Tây Tạng, Rinpoche quyết định rời khỏi xứ sở thân yêu của ngài. Nhiều thập kỷ
trước, Dodrupchen đệ tam đã khảo sát những giấc mơ của ngài về những nguy
hiểm chính trị trong tương lai. Một đêm ngài mơ thấy có người mang một thông điệp
được viết trên một viên đá phiến, nói rằng: “Khyentse Wangpo gởi thư cho ngài.”
Trên viên đá ngài thấy những dòng chữ dưới đây: 267
Con sông lớn sẽ chảy từ mạnh mẽ [có nghĩa là miền tây hay màu đỏ] sang yên
bình [có nghĩa là miền đông hay màu trắng].
Hai con côn trùng sẽ di chuyển xuyên qua cả miền trên lẫn miền dưới.
Bởi nhịp điệu phù hợp [của những hòa âm] của sáo,
Xứ sở Lạnh lẽo [Tây Tạng] sẽ bị chìm sâu trong bóng tối.
Vào lúc đó, khi đỉnh cao nhất [Lạt ma]
Nghe nói rằng ngài nên đi về phương bắc trong mười, mười,
Mười sáu, và bốn,
Ngài sẽ trở nên hoảng sợ và sẽ đi tới Xứ Cao quý [Ấn Độ].
Trong một nơi dễ chịu, giữa một rừng rậm,
Trong khi an trụ trong một thiền định an bình, trước mặt ngài,
Nhiều người mặc y phục-không trung307 sẽ tụ hội
[Và] sẽ đi vào con đường Đại thừa.
Con đường tuyệt hảo sâu xa và bao la sẽ chói ngời như ánh nắng ban ngày.308
Rinpoche bí mật tổ chức một nhóm mười ba người ra đi, chia họ thành ba nhóm
nhỏ. Năm người chúng tôi – vị thầy trợ giáo Kyala Khenpo của tôi, mẹ của
Rinpoche, Thupten Jorgye và Rigdzin Phüntsok (hai người cháu của Rinpoche), và
tôi – đi Lhasa trước, như ngài đã khuyên chúng tôi vào ngày mồng một tháng mười
hai năm Hỏa Thân (1957). Lama Sangye, chú của Rinpoche và Sönam, cháu của
ngài, được dự tính ở lại phía sau và đến như nhóm cuối cùng. Nhưng bản thân
Rinpoche, cùng với một thị giả trẻ của Rinpoche tên là Jamyang, hai người cháu
của Rinpoche tên là Dechen Dorje và Künden, và mẹ của những người cháu, dự
tính ra đi trong nhóm thứ hai.
Trong khi Rinpoche đang thăm viếng Tu viện Panchen trong Thung lũng Mar,
cách Tu viện Dodrupchen hai ngày đường theo hướng bắc, một đêm ngài và những
người trong đoàn của ngài bí mật bỏ trốn, cải trang làm những cư sĩ hành hương.
Mang theo rất ít tiền và đeo vật dụng cá nhân trên lưng, họ đi bộ mười ngày cho
tới khi đến thị trấn Kardze. Đây là kinh nghiệm đầu tiên cho Rinpoche và những
người đồng hành của ngài, không chỉ về việc du hành bằng chân mà còn về việc
mang những chiếc túi trên lưng khiến họ kiệt sức và đau nhức. Trong hầu hết cuộc
hành trình, ban ngày họ lẩn trốn trong những hang động, trong rừng hay những
ngọn đồi và vượt qua những ngọn núi cao và thung lũng sâu vào ban đêm. Tại
Katdze, họ thật may mắn bởi có thể bị tống vào một chiếc xe vận tải Trung quốc đi
tới Lhasa.
Theo dự định lúc ban đầu, nhóm chúng tôi có nhiệm vụ chờ Rinpoche ở Drak
Yangdzong, nơi Guru Rinpoche và nhiều hiền giả đã thiền định trong quá khứ, và
cách Lhasa hai ngày đường theo hướng nam. Nhưng Rinpoche đã đi lâu hơn là
chúng tôi nghĩ, và vào ngày mồng hai tháng hai năm Hỏa Dậu (1957), Kyala Khenpo
mất do tuổi già và sự gian khổ của chuyến đi. Lo rằng Rinpoche và đoàn của ngài
không thể trốn thoát, chúng tôi bắt đầu quay lại Lhasa, và thật may mắn, chúng tôi
ngẫu nhiên gặp Rinpoche và những người đồng hành của ngài ở giữa đường, và tất
cả chúng tôi cùng tiến về Lhasa. 268
Ở Lhasa, Rinpoche có nhiều người sùng mộ quý phái và bình thường lâu năm,
nhưng ngài quyết định không tiếp xúc với bất kỳ ai trong số đó. Tuy nhiên, ngài đã
gặp Zhechen Kongtrül Rinpoche (1901-1959?), một trong những vị Thầy của ngài,
và Dilgo Khyentse Rinpoche (1910-1991). Kongtrül Rinpoche khuyên ngài đi
Kongpo bởi đó là một nơi dễ chịu và thuận lợi hơn Lhasa. Rinpoche đáp lại bằng sự
im lặng.
Chính bởi bản tánh của Rinpoche mà ngài hầu như không nói trước những dự
tính của ngài, trừ phi cần thiết. Vì thế khi chúng tôi đi Golok, chúng tôi nghĩ là mình
đang đi Lhasa. Nhưng sau khi thực hiện những lễ cúng dường đơn giản cho các
thánh địa ở Lhasa, ngài nói: “Chúng ta đi Zhigatse,” một thị trấn ở miền Tây Tây
Tạng. Sau khi trải qua vài ngày ở Zhigatse, ngài nói: “Bây giờ chúng ta đi Ấn Độ.”
Nhưng tại biên giới, bởi chúng tôi không có tiền để khẳng định mình là các thương
nhân, chúng tôi không thể xin một giấy thông hành của nhà cầm quyền để đi Ấn Độ.
Cho dù chúng tôi có thể tránh những người lính canh phòng biên giới, Ấn Độ sẽ
không để cho chúng tôi vào bởi vào thời gian đó không có sự thừa nhận tình trạng tị
nạn cho người Tây Tạng. Sau khi chờ đợi nhiều tháng, Rinpoche nhận một lá thư từ
Hoàng tử Palden Thöndrup Namgyal (người về sau trở thành Chögyal) của Sikkim,
chỉ thị những người canh giữ biên giới cho ngài vào Sikkim, một bang ở biên giới Ấn
Độ và Tây Tạng, sau này thuộc về Ấn Độ.
Năm ba mươi mốt tuổi, vào ngày mười chín tháng tám năm Hỏa Dậu (12 tháng
Mười, 1957). Rinpoche tới Gangtok, thủ phủ của Sikkim. Một lần nữa, ngài được tô
điểm bằng những chiếc y của một Lạt ma với sự xác nhận là Dodrupchen. Từ khi đó
trở đi, ngài coi Sikkim, xứ sở được Guru Rinpoche gia hộ là một trong những “xứ sở
ẩn dấu,”309 là trụ xứ thường trực của ngài. Việc ngài đến Sikkim không chỉ là một
việc tình cờ, mà là một sứ mệnh phải được hoàn thành. Apang Tertön Ogyen
Thrinle Lingpa (mất năm 1945), một trong những vị Thầy của Rinpoche, đã tiên tri
điều này nhiều thập niên trước và nói rằng:
Một yogī ẩn dấu từ thung lũng Kongpo310
Sẽ đến Thung lũng Gạo [Sikkim] khi những biến chuyển xảy ra.
Và một hóa thân của [Thái tử] Murum Tsepo và Sangye Lingpa311
Sẽ hiển lộ những hoạt động bí mật của một yogī Mật thừa.
Những người nhìn thấy, nghe, nghĩ tưởng về ngài, hay tiếp xúc với ngài sẽ
được giải thoát khỏi những cõi thấp.312
Năm 1958, tại Sikkim và Darjeeling, Rinpoche cử hành một số buổi lễ tại Sikkim
và Darjeeling cho vị Thầy Khyentse Chökyi Lodrö của ngài đang bị bệnh. Trong buổi
lễ “phụng tống các dākinī,” Khyentse Rinpoche có một linh kiến
313 về các Lạt ma
trong đó có Jigme Lingpa trong một không gian bao la trong trẻo. Trong số các ngài
cũng có một Lạt ma vô danh với khuôn mặt tròn và râu cằm ngắn, có mái tóc dài
phủ quanh đầu.
Năm ba mươi ba tuổi, vào mùa đông năm 1959, Rinpoche đi hành hương những
thánh địa chính yếu ở Ấn Độ và Nepal. Năm 1959 và 1960 là hai năm khó khăn
nhất, không phải chỉ vì ngài là một người tị nạn trong một đất nước có nền văn hóa
và ngôn ngữ dị biệt, mà cũng bởi Khyentse Chökyi Lodrö đệ nhất, một trong những
vị Thầy gốc của Rinpoche, đã thị tịch ở Sikkim vào mùa xuân năm 1959, và sau đó 269
Trülzhik Pawo Dorje của Minyak, một Lạt ma khổ hạnh khác và là bạn thân của
Rinpoche qua đời ở Sikkim năm 1960. Định mệnh của toàn thể xứ Tây Tạng và của
những người Tây Tạng bị kẹt lại trong quê hương đang bốc cháy của họ đã không
được biết tới. Rinpoche viết:
Toàn thể thế giới đang chuyển biến trước mắt chúng ta như một trò ảo thuật.
Những hiện hữu không đáng tin cậy như bong bóng nước.
Những tu viện, người thân yêu, và họ hàng thân thích –
Tất cả chỉ còn là ký ức.
Mặc dù ta không thể nhìn thấy họ, định mệnh của họ thật hiển nhiên.
Nghĩ tới điều đó, ta đau buồn.
Ta sẽ hết sức nỗ lực trong việc tìm kiếm tinh túy của Giáo Pháp.
Những bậc Thầy linh thánh và bạn bè tốt lành
Vừa mới hiện diện ở đây nhưng, giống như sự tụ hội trong một phiên chợ,
Đã biến mất, và ta thấy mình trơ trọi, bị bỏ lại.
Nghĩ tới điều này, ta đau buồn..
Đặt những khái niệm hạnh phúc và đau buồn trong Pháp giới rỗng rang, và
Tung lên không trung những việc vụn vặt của thế gian như long não,
Ta ghì chặt con đường nhanh chóng linh thánh vô song,
Là tâm yếu của các dāka và dākinī, và
Huyết mạch trọng yếu của Pháp thân, là cái không có điểm quy chiếu hay nền
tảng.
Namgyal Institute of Tibetology – Viện Namgyal về khoa Tây Tạng học (sau này
được đặt lại tên là Sikkim Research Institute of Tibetology – Viện Nghiên cứu Sikkim
về khoa Tây Tạng học), một học viện nghiên cứu về Tây Tạng, được mở cửa gần
Gangtok do những nỗ lực chung của chính phủ Ấn Độ và Sikkim. Từ tháng Tư năm
1960, Rinpoche đã giữ chức vụ đại diện phái Nyingma tại học viện này.
Ngài lập gia đình với vị phối ngẫu Khandro Pema Dechen thuộc gia đình Dekyi
Khangsar xứ Drukla trong Thung lũng Kongpo. Từ năm mười sáu tuổi, Khandro đã
thiền định nhiều năm trong các hang động và túp lều tại nhiều ẩn thất và núi non linh
thiêng, thường với rất ít chất bổ dưỡng. Bổ túc cho nhiều thực hành khác, bà đã tích
tập mười ba bộ thực hành ngöndro – mỗi bộ gồm năm trăm ngàn các thực hành
chuẩn bị.
Bởi các hoạt động của chư vị Bồ Tát luôn luôn mở rộng và mang lại lợi lạc cho
chúng sinh và Giáo Pháp, không suy nghĩ về những giới hạn và khó khăn của cuộc
sống của riêng ngài như một người tị nạn mới, Rinpoche vẫn sử dụng mọi sự ngài
có thể sắp xếp để hỗ trợ cho những đề án thuộc về Pháp. Ngài đặt làm những bản
khắc kẽm để in lại Longchen Dzödün, gồm bảy quyển, của Longchen Rabjam. Sau
nhiều năm việc in ấn đã hoàn tất với sự phụng sự tận tụy của Lama Sangye, một
trong những thị giả tận tâm của Rinpoche, mặc dù sức khỏe kém và cái nóng mùa
hè lên tới 100 độ Fahrenheit ở Vārānasī. Rinpoche cũng đặt những bản khắc gỗ
được chạm khắc để in nhiều bản văn nghi lễ của Longchen Nyingthig. Kết quả là
những bản văn này, là những gì được coi là rất hiếm có ở hải ngoại, đã có thể tìm 270
thấy dễ dàng, và điều đó giúp cho những giáo lý đó được truyền bá trong cả Đông
và Tây bán cầu. Từ giữa thập niên 1960 việc in ấn các bản văn Tây Tạng đã dễ
dàng và thậm chí thuận lợi, nhưng vào những năm đầu của thập niên 1960, việc in
ấn gặp những khó khăn và phí tổn to lớn mà không có giá trị thương mại.
Sau khi Dzödün được in ra, ngài đã hiến tặng những bản khắc cho vị vua Bhutan
quá cố, bởi quốc gia này từng là một trong những trụ xứ của ngài Longchen
Rabjam, và cho tới nay đã có một số lượng đáng kể người Bhutan theo truyền thống
Nyingthig. Ngài hy vọng rằng sẽ có thêm những ấn bản được in ra từ các bản khắc
dưới sự bảo trợ của chính phủ hoàng gia Bhutan.
Từ lần xuất bản đầu tiên của Dzödün, ngài đã xuất bản nhiều bản văn nữa, trong
đó có một ấn bản thứ hai của Dzödün gồm bảy cuốn, Ngalso Korsum ba cuốn,
Sungbum của Jigme Lingpa chín cuốn, Sungbum của Dodrupchen đệ Tam năm
cuốn, nhiều bài cầu nguyện và các bản văn là một phần giáo trình của Chöten
Gompa.
Năm 1972, Rinpoche xác nhận Jigme Losal Wangpo, Dzogchen Rinpoche đệ
thất, (sinh năm 1964) là Dzogchen Rinpoche đệ ngũ – Lạt ma đã xác nhận bản thân
Rinpoche. Lễ tôn phong của Dzogchen Rinpoche đệ thất đã được tổ chức tại ngôi
chùa của hoàng gia tại Gangtok ngày 8 tháng Mười, 1972, và Rinpoche hành lễ ở
đó.
Năm bốn mươi bảy tuổi, vào mùa hè năm 1973, Rinpoche viếng thăm bờ biển
miền Tây và Đông Hoa Kỳ. Ngài ban giáo lý và thiết lập một Trung tâm Giáo Pháp
tên là Mahasiddha Nyingma Center (Trung tâm Đại thành tựu giả Nyingma) ở
Massachusetts. Vài năm sau, trung tâm xây dựng một ngôi chùa với một bảo tháp
và vài phòng thiền định trên một mảnh đất nhỏ ở South Hawley ở miền tây
Massachusetts. Trung tâm này vẫn còn nhỏ và đơn sơ. Rinpoche luôn luôn khuyên
các thành viên: “Chúng ta nên hết sức tránh sử dụng Giáo Pháp hay trung tâm Giáo
Pháp để có được những quyền lực tầm thường, những tham vọng đầy xúc cảm,
hay những danh hiệu vô dụng. Mục đích của chúng ta là không phải là làm cho
trung tâm trở thành một tổ chức nổi tiếng, mà làm cho nó trở thành một trụ xứ đơn
sơ, an bình và tự nhiên. Chỉ khi đó trung tâm mới có thể trở thành một nguồn mạch
mang lại lợi ích chân thực cho tâm thức của mọi người, bất kỳ ai được liên kết với
nó.”
Từ năm 1973, hai năm một lần, Rinpoche viếng thăm Mahasiddha Center (Trung
tâm Đại Thành tựu giả) và Buddhayana ở Hoa Kỳ để dạy Pháp, và ngài đã truyền
nhiều giáo lý, trong đó có Nyingthig Yabzhi, Longchen Nyingthig, và những giáo lý
ngöndro, Rigdzin Düpa, Yumka, và Dzopa Chenpo. Ngài cũng viếng thăm một số
nước Âu châu và Nam Á nhiều lần để truyền dạy và ban những quán đảnh.
Theo như tôi biết, Rinpoche đã trao truyền quán đảnh, văn bản, và các giáo lý
chính yếu Longchen Nyingthig bảy lần, quán đảnh và lung của Ninghthig Yabzhi
mười hai lần, quán đảnh và lung của Nyingma Kama ba lần, quán đảnh Lama
Gongdü hai lần, quán đảnh sáu quyển sách của Jatsön ba lần, và quán đảnh
Rinchen Terzdö ba lần. Ngài cũng ban những trao truyền văn bản của Dzodün và
những tác phẩm của Dodrupchen Rinpoche đệ tam nhiều lần.
Rinpoche là một trong những Đạo sư vĩ đại của thiền định Dzopa Chenpo, và
ngài giảng dạy nó cho nhiều đệ tử trong truyền thống Nyongtri, giáo lý phù hợp với
kinh nghiệm của cá nhân các thiền giả. Truyền thống Nyongtri đến với ngài chủ yếu 271
từ vị Thầy Yukhok Chatralwa của ngài, nhưng lúc ban đầu nó xuất phát từ Longchen
Rabjam và Jigme Lingpa qua dòng truyền thừa của Dodrupchen đệ nhất, Paltrül
Rinpoche, và Dodrupchen đệ tam.
Từ năm 1960, Rinpoche thường sống ở Chöten Gompa gần Gangtok tại Sikkim.
Vào ngày 31 tháng Năm, 1979, Rinpoche đã mở một drupdra, một trường thiền
định, tại Chöten Gompa, và đặt tên cho nó là Drubde Pema Öling. Các tu sĩ ở đó
luân phiên thực hiện việc tu tập thiền định ba năm ba tháng trong những ẩn thất
nghiêm nhặt. Chẳng bao lâu ngài bắt đầu thâu nhận nhiều học viên thường trú tại
Chöten Gompa. Hiện nay ngài có khoảng năm trăm tu sĩ và sa di thường trú tại
gompa. Hầu hết họ là những thanh thiếu niên từ Bhutan, Sikkim, và Nepal, hay con
trai của những di dân Tây Tạng. Một mình Rinpoche trông nom việc ăn uống, nơi ăn
ở, việc giáo dục, và chăm sóc y tế cho họ. Nhiều học viên đã hoàn tất sự giáo dục
của họ và được gởi trở về quê hương của họ để truyền bá Giáo Pháp.
Trong nhiều năm, Rinpoche thường xuyên thăm viếng Bhutan để phụng sự Giáo
Pháp và những môn đồ ở nhiều nơi, trong đó có Yongla Gon. Dòng Nyingthig có
một mối liên hệ lâu đời với Bhutan, bởi Longchen Rabjam đã sống và truyền bá
Giáo Pháp ở đó trong một thời gian dài. Longchen Rabjam đã xây dựng Tu viện
Tharpa Ling ở miền Đông Bhutan. Cùng với Kyipa, vị phối ngẫu người Bhutan, ngài
có con trai là Tülku Trakpa Özer. Ngoài ra, một trong những đệ tử chính của Jigme
Lingpa là Jigme Küntröl xứ Bhutan, người đã xây Tu viện Yongla Gon ở miền Đông
Bhutan.
Bắt đầu từ năm 1984, Rinpoche đã nhiều lần viếng thăm Golok, thung lũng quê
hương của ngài, và đã ban những quán đảnh Longchen Nyingthig, Nyingthig
Yabzhi, và nhiều sự trao truyền và giáo lý khác tại Tu viện Dodrupchen đã được xây
dựng lại. Ngài cũng mở lại học viện Kinh điển tại Tu viện Dodrupchen. Mùa hè năm
1994, trong chuyến trở về Tu viện Dodrupchen lần thứ sáu, ngài đã ban những quán
đảnh Rinchen Terdzö. Dân chúng chỉ được thông báo trong vài tuần về các trao
truyền Rinchen Terdzö, nhưng trên bảy ngàn tăng và ni, trong đó có khoảng ba trăm
tülku và các khenpo, từ Golok, Serta, Amdo, Gyarong, Minyak, và những vùng khác
đã tụ họp để nhận sự trao truyền.
Rinpoche luôn luôn tham gia vào những hoạt động trầm lặng có thể là đơn giản
trong bản chất hay có ý nghĩa lớn lao. Ngài luôn luôn dâng hiến đời mình cho một
chu kỳ phụng sự vô tận. Mục đích mọi nỗ lực của ngài là phụng sự người khác, gây
một tác động, làm cho Pháp có thể chấp nhận được, mà không có bất kỳ hy vọng
riêng tư hay quan tâm tới tiếng tăm hay sự vinh quang nào. Ngài nhắc lại: “Tôi đang
làm mọi sự trong khả năng của mình để phụng sự Giáo Pháp và chúng sinh. Tôi xin
lỗi nếu có người nào đó trông chờ tôi làm những điều vì những sự vụn vặt hay mê
hoặc, nhưng tôi không quan tâm tới điều đó.” Tuy nhiên ngài luôn luôn nhận thức về
nhu cầu và những quan tâm của người khác mà không để ý tới địa vị cao hay thấp
của họ, và ngài hỗ trợ họ bằng lòng tốt phù hợp với nhu cầu và ước nguyện của họ
và không bận tâm tới những lợi lạc của riêng ngài.
Ngài không bị phấn khích bởi những thuận cảnh mà cũng không thất vọng bởi
nghịch cảnh, bởi ngài chấp nhận tất cả với sự thanh thản, ngài nói: “Cuộc đời ngắn
ngủi và quý báu đến nỗi không thể lãng phí trong việc lo nghĩ về những chuyện tầm
phào.” Ngài thận trọng không can thiệp vào mọi đầu mối của sự bất hòa, tranh cãi,
và những vấn đề chính trị thế tục hay tôn giáo để bảo vệ sự nguyên vẹn và thuần 272
khiết của truyền thống Giáo Pháp. Mặc dù có nhiều cơ hội để làm thế, ngài không
bao giờ hành động để cải thiện địa vị của riêng ngài mà chỉ làm việc cho sự lợi lạc
của mọi người và phụng sự Giáo Pháp. Ngài duy trì sự liêm chính trong việc không
thỏa mãn những hy vọng và ước muốn của người khác khi chúng không thực sự
mang lại lợi ích cho họ, mà luôn luôn cho họ những gì họ cần, cho dù đó không phải
là điều họ nghĩ là họ cần trong lúc này. Ngài sợ nhất là những người xu nịnh. Ngài
nói: “Tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ trước những người đến với tôi và nói những điều
đẹp đẽ nhất trong khi suy nghĩ những điều trái ngược.” Ngài là người khoan dung
nhất, không bao giờ chê trách người khác về những ác hạnh hay sự vô ơn của họ.
Ngài nói: “Mọi sự xảy ra do nghiệp. Ta hay họ có thể làm được điều gì khác ngoại
trừ cố gắng cải thiện nghiệp?” Ngài rất thận trọng trong từng giai đoạn của công việc
nhưng sau đó buông bỏ mọi sự thành công hay thất bại của những đề án của ngài.
Phẩm tính gây ấn tượng sâu sắc nhất của Rinpoche là: điều quan trọng không nằm
ở chỗ trông ngài ra sao, ngài nói những gì, hay thậm chí ngài làm điều gì, mà điều
quan trọng là ngài là gì. Ngài là một người mạnh mẽ và đáng tin cậy mà sự hiện
diện thì vô cùng đơn giản, sâu xa nhất và thật vô hạn. Tuy thế ngài không muốn bất
kỳ ai trở nên dính mắc hay lệ thuộc vào ngài. Và ngài không áp đặt uy quyền của
ngài lên những người khác, bởi ngài rất bình thường và khiêm tốn – một sự phô
diễn tự nhiên của chân tánh.
Trong hai Dodrupchen Rinpoche đệ tứ, Thupten Thrinle Palzang Rinpoche
không bao giờ nói về những nguy hiểm sắp tới. Nhưng ngài biết rõ và thình lình ra
đi và đào thoát tới Ấn Độ. Ngài dâng hiến đời mình không chỉ để bảo tồn truyền
thống mà còn để truyền bá truyền thống siêu việt nhất của Longchen Nyingthig tại
Ấn Độ và ngoại quốc. Từ khoảng năm 1950, Rigdzin Tenpe Gyaltsen Rinpoche đã
luôn luôn cảnh báo chúng tôi: “Sẽ tới ngày chúng ta không được quyền có ngay cả
một tách trà để thưởng thức. Nếu các ông có thể, hãy dâng hiến đời mình cho việc
tu tập Giáo Pháp, và sử dụng của cải của mình cho một nguyên nhân xứng đáng. Ít
nhất hãy vui hưởng cuộc đời và của cải của các ông khi các ông có sự tự do.” Ngài
cũng thường kể cho chúng tôi về những con đường đào thoát xuyên qua xứ-khôngngười ở miền bắc, nhưng bản thân ngài thì không bao giờ muốn ra đi. Số phận của
ngài là vào tù và chết với những người đang sống trong cảnh đau khổ khủng khiếp.
Cả hai vị Rinpoche đều biết rõ hoàn cảnh và có sự chọn lựa của riêng mình; những
mục đích bảo tồn và giúp đỡ người khác của hai ngài thì như nhau, nhưng vai trò
mà các ngài phải phô diễn thì khác biệt. 273
Cây Truyền thừa
Dòng truyền thừa Nyingthig xuất phát từ Đức Phật nguyên thủy và xuống tới Jigme
Lingpa (1730-1798), nhà sáng lập của truyền thống, qua dòng truyền thừa sau đây:
1. Samantabhadra (Phổ Hiền), Pháp thân.
2. Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa), Báo thân.
3. Prahevajra (Garab Dorje), Hóa Thân, Đạo sư Đại Viên mãn đầu
tiên trong loài người.
4. Manjushrīmitra.
5. Shrīsimha.
6. Jnānasūtra.
7. Vimalamitra nhận những trao truyền Nyingthig từ Shrīsimha và
Jnānasūtra.
8. Guru Rinpoche, Padmasambhava (Liên Hoa Sanh), nhận
những trao truyền Nyingthig từ Shrīsimha và Manjushrīmitra và
đã cất dấu giáo lý Longchen Nyingthig, tinh túy của giáo lý
Nyingthig, như terma. Vua Trisong Detsen (790-858), một trong
những hóa thân đời trước của Jigme Lingpa, nhận giáo lý
Nyingthig từ Vimalamitra và giáo lý Longchen Nyingthig từ Guru
Rinpoche.
9. Künkyen Longchen Rabjam (1308-1363) nhận những trao
truyền Nyingthig từ Guru Rinpoche khi ngài là công chúa
Pemasal. Ngài cũng nhận những trao truyền Nyingthig từ
Rigdzin Kumārādza và Shö Gyalse.
10. Rigdzin Jigme Lingpa (1730-1798) đã khám phá Longchen
Nyingthig như một terma tâm và truyền bá giáo lý này cho các
đệ tử của ngài. Vì thế ngài trở thành nhà sáng lập của dòng
Longchen Nyingthig. Jigme Lingpa là hóa thân của nhà vua đã
nhận những trao truyền Nyingthig từ Guru Rinpoche và
Vimalamitra. Jigme Lingpa cũng là một hóa thân của
Vimalamitra và đã nhận sự trao truyền từ Longchen Rabjam
trong linh kiến thanh tịnh.
Sau Jigme Lingpa, dòng Longchen Nyingthig được truyền bá qua những nhánh
khác nhau của các dòng truyền thừa. Dưới đây là một bảng liệt kê những Đạo sư
chính yếu của những giai đoạn khác nhau của dòng Longchen Nyingthig với tên của
các đệ tử chính, những vị này cũng là các hành giả và/hay những vị hộ trì của dòng
Longchen Nyingthig, từ chính Jigme Lingpa cho tới các vị Thầy hiện tại.
Tại nhiều vị trí trong dòng truyền thừa, quý vị sẽ nhận ra rằng một Đạo sư là
Thầy của người nào đó đồng thời lại là đệ tử của người này. Đó là bởi một Đạo sư
có thể nhận một trao truyền hay gia hộ hiếm có từ những suối nguồn khác nhau, kể
cả từ chính đệ tử của mình. Các Đạo sư cũng có thể trao đổi giáo lý để nhận những
trao truyền qua những dòng truyền thừa khác nhau. Ngoài ra, để tu tập các giáo lý,
các Đạo sư có thể nhận một sự trao truyền nhiều lần từ cũng những Đạo sư ấy hay 274
từ những vị khác. Việc nhận đi nhận lại những trao truyền không chỉ là sự khởi đầu
của một tu tập mà cũng chính là sự thực hành.
GIAI ĐOẠN ĐẦU TIÊN
Rigdzin Jigme Lingpa (cũng được gọi là Khyentse Özer, Khyentse Lha, và Pema
Wangchen, 1730-1798), người phát hiện các giáo lý Longchen Nyingthig như một
terma tâm. Trong số các đệ tử chính của ngài có:314
1. Thekchen Lingpa Drotön Tharchin (1700-1776)*315
2. Trati Ngachang Thrinle Dorje (Kong-nyön, Bepe Naljor)
3. Thangdrokpa Pema Rigdzin Wangpo*
4. Chakzampa Tendzin Yeshe Lhundrup Đệ Thất ở Chuwori*
5. Dodrupchen Đệ Nhất Jigme Thrinle Özer (1745-1821)
6. Chöje Trakphukpa ở Latö*
7. Lopön Jigme Küntröl ở Bhutan
8. Gyalyum Dölkar316 của Dewa Pushü, phối ngẫu của Jigme
Lingpa
9. Thukse ở Lhotrak*
10. Sungtrül ở Lhotrak*
11. Potong Rigdzin Thrinle Lhündrup Đệ Ngũ ở Jortse*317
12. Jigme Gyalwe Nyuku (1765-1843) ở Dzachukha
13. Jigme Ngotsar (Getse Lama, Sönam Tendzin) ở Dzachukha
14. Ratön Ngawang Tendzin Dorje*318
15. Jetsün Jnānatārādīpam (Yeshe Chödron)
16. Lhading Jetsun ở Gyang-ru, Tsang
17. Longchen Rolpa Tsal (Tendzin Sherap, 1768-1817)* ở Nakshö
18. Ngawang Palden Chökyong,* Trichen của Sakya
19. Ngawang Kün-ga Phende,* anh của Sakya Trichen
20. Gomchen, Ngawang Chötrak
21. Getse Gyurme Tsewang Choktrup (1764-?)* ở Tu viện
Kathok319
22. Phüntsok Palbar* và Tashi Tsering Palbar* ở Depa Lha
Gyatri320
23. Depa Pushü
24. Vua Dega Zangpo* (1768-1790) ở Dege
25. Hoàng hậu Tsewang Lhamo ở Dege
26. Drikung Chetsang Tendzin Pema Gyaltsen (1770-1826),* con
trai của Trati Ngakchang321
27. Rabjam Rigdzin Paljor Đệ Tam (1770-1809)* ở Tu viện
Zhechen
28. Nyima Takpa Jigme Tenpede Đệ Tam (1772-1817)*
29. Tsele Götsang Tülku Jigme Tenpe Gyaltsen* ở Kongpo
30. Göntse Tülku* ở Mön Tsona
31. Özer Thaye, cháu của Jigme Lingpa
32. Rigdzin Chenpo* ở Tu viện Dorje Trak 275
33. Chakzampa Khyenrap Thutop Đệ Bát ở Chuwori*
34. Tsogyal Tülku* ở Palri
35. Drikung Chungsang Gyalse Nyinche Özer (Chökyi Gyatsen,
1793-?),* con trai của Jigme Lingpa
GIAI ĐOẠN THỨ HAI
1. Dodrupchen Jigme Thrinle Özer (Changchup Dorje, Künzang Zhenphen,
Sönam Chöden, và Drubwang Dzogchenpa,322 1745-1821), vị “hộ trì Giáo lý
chính yếu” (rTsa Ba’i Ch’os bDag) của Longchen Nyingthig. Trong số các đệ
tử của ngài có:
1. Dola Jigme Kalzang (Kyewu Yeshe Dorje)
2. Arik Geshe Champa Gelek Gyaltsen (1727-1803)* ở Ragya
3. Ponlop Pema Sangak Tendzin Đệ Nhị (1731-1805)* ở Tu viện
Dzogchen
4. Namtul Namkha Tsewang Choktrup Đệ Nhất
323 (Jigme Mikyö
Dorje, 1744-?)* ở Gyarong Gon
5. Dzogchen Ngeton Tendzin Zangpo Đệ Tam324 (1759-1792)*
6. Chögyal Ngawang Dargye (1759-1807),* một vị vua Mông Cổ
trong miền Thanh Hồ
325
7. Sokpo Ngawang Tentar (Tentar Lharampa 1759-?),* một học
giả phái Geluk xứ Alaksha, Mông Cổ
8. Gyaltsap Pema Sang-ngak Tendzin Đệ Nhất (1760-?) ở Tu viện
Zhechen326
9. Getse Gyurme Tsewang Choktrup (1764-?)* ở Tu viện Kathok
10. Situ Chökyi Lodrö Đệ Nhất* ở Tu viện Kathok327
11. Jigme Gyalwe Nyuku (1765-1843) ở Tu viện Dzachukha
12. Palchen Namkha Jigme (1769-1833) ở Changlung (đã sáng lập
Khyunglung Gonpa ở Rekong, nơi đã có lúc có tới 1.900
tantrika)
13. Rabjam Rigdzin Paljor Đệ Tam (1770-1809)* ở Tu viện
Zhechen328
14. Namke Nyingpo ở Lhotrak
15. Chöying Topden Dorje (1786-1848) của Tu viện Rekong, người
sáng lập Tu viện Göde (Kohudeh)
16. Khyunglung Repa Tamtsik Dorje ở Dzomo’i Ne xứ Golok
17. Nhiếp chính-Hoàng hậu Gajeza, Tsewang Lhamo xứ Dege
18. Vua Tsewang Dorje Rigdzin (1786-1847)*xứ Dege
19. Chakla Khenchen Gyalse Pema Thekchok (?-1849)*
20. Vua Tsewang Lhundrup (?-1825)* ở Tsakho
21. Dzogchen Mingyur Namkhe Dorje Đệ Tứ (1793-?)
22. Do Khyentse Yeshe Dorje (1800-1866)
23. Dākinī Losal Dölma (1802-1861), chị của Do Khyentse
24. Gyalse Zhenphen Thaye (1800-?) ở Tu viện Dzogchen 276
25. Pönlop Namkha Chökyi Gyatso Đệ Tam (1806-1821) ở Tu viện
Dzogchen
26. Thukchok Dorje ở Tu viện Kyilung, Golok
27. Tertön Dechen Dorje ở Rekong
28. Drubwang Jigme Namkha Gyaltsen (sáng lập tu viện Gön
Lakha của Rekong, có lúc có tới 1.900 tantrika)
29. Drubwang Thatral Dorje (cũng gọi là Gön Lakha) ở Rekong,
Đạo sư của Pema Gyatso, Đạo sư gốc của Shuksep Jetsun
30. Pema Thutop Dorje ở Rekong
31. Alak Pema Rangtröl
32. Ngadak Yeshe Gyatso329
2. Dza Trama Lama, Jigme Gyalwe Nyuku (1765-1843), một trong những Đạo
sư Longchen Nyingthig vĩ đại nhất. Trong số các đệ tử của ngài có:
1. Dzogchen Migyur Namkhe Dorje Đệ Tứ (1793-?)
2. Gyalse Zhenphen Thaye (1800-?)
3. Paltrül Ogyen Jigme Chökyi Wangpo (1808-1887)
4. Jamyang Khyentse Wangpo (1820-1892)
5. Khamtrül Chökyi Nyima thuộc dòng Drukpa Kagyü
6. Dodrupchen Đệ Nhị Jigme Phüntsok Jungne (1824-1863/4)
7. Mura Tülku Pema Dechen Zangpo ở Tu viện Dzachukha
8. Khenchen Pema Dorje ở Tu viện Dzogchen
GIAI ĐOẠN THỨ BA
1. Dola Jigme Kalzang (Kyewu Yeshe Dorje và Chökyi Lodrö). Trong số các đệ
tử của ngài có:
1. Dza Trama Lama Jigme Gyalwe Nyuku (1765-1843)
2. Dzogchen Mingyur Namkhe Dorje Đệ Tứ (1793-?)
3. Gyalse Zhenphen Thaye (1800-?) ở Tu viện Dzogchen
4. Paltrül Ogyen Jigme Chökyi Wangpo (1808-1887)
5. Sokpo Chun Wang Tashi Jung-ne (?-1841),* con trai của Vua
Ngawang Dargye
2. Dzogchen Mingyur Namkhe Dorje Đệ Tứ (1793-?). Trong số các đệ tử của
ngài có:
1. Jigme Gyalwe Nyuku (1765-1843)
2. Do Khyentse Yeshe Dorje (1800-1866)
3. Gyalse Zhenphen Thaye (1800-?) ở Tu viện Dzogchen
4. Paltrül Ogyen Jigme Chökyi Wangpo (1808-1887)
5. Khenchen Sengtruk Pema Tashi ở Tu viện Dzogchen
6. Khenchen Pema Dorje ở Tu viện Dzogchen
7. Nyakla Pema Düdül (1816-1872), người đắc thân cầu vồng 277
8. Jamyang Khyentse Wangpo (1820-1892)
9. Nyoshul Lama Lungtok Tenpe Nyima (1829-1901)
10. Adzom Drukpa Drodül Pawo Dorje (1842-1934)
11. Kunzang Dechen Dorje, tülku của Jigme Gyalwe Nyuku
12. Dodrupchen Đệ Tam Jigme Tenpe Nyima (1865-1926)
13. Do Rinpoche Tri-me Trakpa Đệ Nhất, một tülku của Sherap
Mebar (con trai của Do Khyentse)330
3. Do Khyentse Yeshe Dorje (1800-1866), tülku về tâm331 của Jigme Lingpa.
Trong số các đệ tử của ngài có:
1. Dākinī Losal Dölma (1802-1861), chị của Do Khyentse
2. Paltrül Ogyen Jigme Chökyi Wangpo (1808-1887)
3. Khenchen Pema Dorje ở Tu viện Dzogchen
4. Nyakla Pema Düdül (1816-1872)
5. Vua Tsewang Lhündrup ở Phüntsok Dzong, Gyarong
6. Vua Namkha Lhündrup ở Trokyab, Gyarong
7. Dorje Palzang ở Alo, Trokyab
8. Dodrupchen Đệ Nhị Jigme Phüntsok Jung-ne (1824-1863/4)
9. Sherap Mebar (1829-1842), con trai của Do Khyentse và một
tülku của Dodrupchen
10. Dechen Rikpe Raltri (1830-1874), con trai của Do Khyentse
11. Do Rinpoche Tri-me Trakpa Đệ Nhất, tülku của Sherap Mebar
12. Jinpa Zangpo, Đạo sư của Sönam Namgyal (1874-1953) của
Yilhung, người đắc thân cầu vồng
4. Gyalse Zhenphen Thaye (Rikpe Dorje, 1800-?) ở Tu viện Dzogchen. Trong
số các đệ tử của ngài có:
1. Dzogchen Rinpoche Minguyr Namkhe Dorje Đệ Tứ (1793-?)
2. Paltrül Ogyen Jigme Chökyi Wangpo (1808-1887)
3. Khenpo Pema Dorje ở Tu viện Dzogchen
4. Jamyang Khyentse Wangpo (1820-1892)
5. Lingtrül Thupten Gyaltsen ở Tu viện Dzogchen
5. Paltrül Rinpoche Ogyen Jigme Chökyi Wangpo (1808-1887), tülku về ngữ của
Jigme Lingpa. Trong số các đệ tử của ngài có:
1. Khenpo Pema Dorje ở Tu viện Dzogchen
2. Nyoshül Lama Lungtok Tenpe Nyima (?-1902?)
3. Gemang Önpo Tendzin Norbu (Tenli/Ten-ga) ở Tu viện
Dzachukha
4. Situ Chökyi Lodrö* Đệ Nhất ở Tu viện Kathok
5. Alak Do-ngak Gyatso (Gyawa Do-ngak)
6. Adzom Drukpa Drodül Dorje (1842-1934)
7. Thupten Gelek Gyatso (1844-1904) của Bamda, Dzika 278
8. Ju Mipham Namgyal (1846-1912)*
9. Künzang Dechen Dorje, tülku của Gyalwe Nyuku
10. Khenpo Könchok Özer ở Tu viện Dzogchen
11. Khenpo Künzang Sönam (Künsö) của Minyak
12. Do Rinpoche Tri-me Trakpa Đệ Nhất, tülku của Sherap Mebar
13. Tertön Lerap Lingpa (Sögyal, 1856-1926)* ở Nyakrong
14. Dodrupchen Đệ Tam Jigme Tenpe Nyima (1865-1926)
15. Lushül Khenpo Könchok Drönme (1859-1936) ở Tu viện
Dodrupchen
16. Dzogchen Thupten Chökyi Dorje Đệ Ngũ (1872-1935)
17. Khenpo Künzang Palden (1872-1943) ở Gekong, Dzachukha
6. Khenpo Pema Dorje (Pema Dorje và Pema Tamchö Özer) ở Tu viện
Dzogchen. Trong số các đệ tử của ngài có:
1. Jamyang Khyentse Wangpo (1820-1892)
2. Dechen Rikpe Raltri, con trai của Do Khyentse
3. Ju Mipham Namgyal (1846-1912)*
4. Dodrupchen Đệ Tam Jigme Tenpe Nyima (1856-1926)
5. Gyaltsap Gyurme Pema Namgyal Đệ Tam (1871-1926)* ở Tu
viện Zhechen
6. Dzogchen Thupten Chökyi Dorje Đệ Ngũ (1872-1935)
7. Jamyang Khyentse Wangpo (1820-1892), tülku về thân của Jigme Lingpa.
Trong số các đệ tử của ngài có:
1. Tertön Chogyur Lingpa (1829-1870)* ở Nangchen
2. Adzom Drukpa Drodül Rawo Dorje (1842-1924)
3. Ju Mipham Namgyal (1846-1912)*
4. Tertön Lerap Lingpa (Sögyal, 1856-1926)* ở Nyakrong
5. Jetrung Champa Jungne (1856-1922)* ở Kham Riwoche
332
6. Tertön Rang-rik Dorje* ở Nyak-rong
7. Dodrupchen Đệ Tam Jigme Tenpe Nyima (1865-1926)
8. Amye Khenpo Tamchö Özer ở Tu viện Dodrupchen
9. Gyaltsap Gyurme Pema Namgyal Đệ Tam (1871-1926)* ở
Zhechen
10. Dzogchen Thupten Chökyi Dorje Đệ Ngũ (1872-1935)
11. Khenpo Künzang Palden (1872-1943) ở Gekong
12. Situ Chökyi Gyatso Đệ Nhị (1880-1925)* ở Tu viện Kathok
13. Khenpo Lhagyal (Abu Lhagong, ?-1953) ở Tu viện Dzogchen
14. Gyurme Ngeton Wangpo* ở Dza Phukhung333
GIAI ĐOẠN THỨ TƯ
1. Gemang Önpo Tendzin Norbu (Tanli/Tenga) của Gemang, cháu của Gyalse
Zhenphen Thaye (1800-?). Trong số các đệ tử của ngài có: 279
1. Khenpo Yönten Gyatso (Yon-ga) ở Gemang, cháu của Gyalse
Zhenphen Thaye
2. Khenpo Könchok Drönme (Könme, 1859-1936) ở Tu viện
Dodrupchen
3. Gyakong Khenpo Zhenphen Chökyi Nangwa (1871-1927) ở Tu
viện Dzogchen
4. Khenpo Kunzang Palden (Künpal, 1872-1943) ở Gekong
5. Khenpo Lhagyal (Abu Lhagong, ?-1953?) ở Tu viện Dzogchen
6. Bathul Khenpo, Thupten Chötrak (Thupga) ở ẩn thất Changma,
Dzachukha
2. Nyoshül Lama Lungtok Tenpe Nyima (1829-1901). Trong số các đệ tử của
ngài có:
1. Ju Mipham Namgyal (1846-1912)*
2. Tharse Pönlop Loter Wangpo (1847-1914)* ở Tu viện Ngor
3. Tertön Rang-rik Dorje* ở Nyak-rong
4. Tertön Lerap Lingpa (Sögyal, 1856-1926)* ở Nyakrong
5. Tertön Thutop Lingpa
6. Khenpo Ngawang Palzang (Ngachung, 1879-1941) ở Tu viện
Kathok
7. Khenpo Gyaltsen Özer
3. Adzom Drukpa Drodül Pawo Dorje (Natsok Rangtröl, 1842-1924). Trong số
các đệ tử của ngài có:
1. Togden Shākyashrī (1853-1919)
2. Tertön Lerap Lingpa (Sögyal, 1856-1926)* ở Nyakrong
3. Dzogchen Rinpoche Thupten Chökyi Dorje Đệ Ngũ (1872-1935)
4. Khenpo Kunzang Palden (Künpal, 1872-1943) ở Gekong
5. Yukhok Chatralwa Chöying Rangtröl (1872-1951/2)
6. Khenpo Ngawang Palzang (1879-1941) ở Tu viện Kathok
7. Situ Chökyi Gyatso Đệ Nhị (1880-1925)* ở Tu viện Kathok
8. Zenkar Pema Ngödrup Rölwe Dorje Đệ Nhất (1881-1943)
9. Pema Norbu Künzang Tendzin Đệ Nhị (1887-1932) ở Tu viện
Palyül
10. Do Rinpoche Zilnön Gyepa Dorje Đệ Nhị (1890-1939)
11. Paltrül Kunzang Zhenphen Özer ở Tsö, Amdo334
12. Nyakla Changchup Dorje (?-1978)335
13. Khyentse Chökyi Lodrö (1893-1959) ở Tu viện Dzongsar
14. Gyalse Gyurme Dorje (1895?-1959?), con trai của Adzom
Drukpa
15. Dilgo Khyentse Tashi Paljor (1910-1991) ở Tu viện Zhechen 280
4. Kham-nyön Dharma Senge (Ra-gang Chöpa, Sönam Phüntsok, ?-1890).
Trong số các đệ tử của ngài có:
1. Pema Gyatso (Chi-me Dorje) ở Amdo336
2. Shuksep Jetsün Lochen Chönyi Zangmo (1865-1953)
3. Trakkar Tülku Lobzang Palden Tenzin Nyentrak (1866-1928)*337 ở
Kamzde, một tu viện của phái Geluk ở Trehor, Kham
GIAI ĐOẠN THỨ NĂM
1. Garwa Khenpo Jigme Ösal (?-1926) của Tu viện Dodrupchen. Trong số các
đệ tử của ngài có:
1. Cha Lama Tingdzin Zangpo* ở Wangda, Golok
2. Chökor Khenpo Kün-ga Lodrö (Kangnam, ?-1957) ở Tu viện
Dodrupchen
3. Dong-nge Khenpo Gyurme Thrinle (Jigkom, ?-1959)* ở Tu viện
Tarthang
4. Shortwak Khenpo Sherap Trakpa (?-1959) ở Tu viện
Dodrupchen
5. Yakgo Önpo Samdrup Dorje* ở Mar Dhida Gön
6. Garwa Lama Nortra ở Thung lũng Dzika
7. Garwa Tülku Dorchok của Tu viện Dodrupchen
2. Amye Khenpo, Tamchö Özer (Champa Özer) của Tu viện Dodrupchen. Trong
số các đệ tử của ngài có:
1. Shukchung Tülku Tsültrim Zangpo (1884-?)* ở Thung lũng Do338
2. Washül Khenpo Tamlo của Tungkar Gön, Thung lũng Ser
3. Lushül Khenpo Könchok Drönme (Könme1859-1936) ở Tu viện Dodrupchen.
Trong số các đệ tử của ngài có:
1. Detso Khenpo Sönam Palden* ở Tu viện Tarthang339
2. Tri Kalden* của Kharda Gon, Ngawa
3. Yakza Khandro Zangmo ở Shukchung
4. Kyangtrül, Töndrup Dorje (1892-1959) ở Wangda
5. Lodsang Lungtok Gyatso (Drachen, ?-1959) ở Lauthang,
Minyak
6. Pushül Sönam Trakpa ở Wangröl
7. Kyala Kenpo Chechok Thöndrup (1893-1957) ở Tu viện
Dodrupchen
8. Choktrül Thupten Chökyi Dawa (1894-1959)* ở Tu viện
Tarthang340
9. Yakshül Khenpo Lodrö ở Tu viện Dodrupchen
10. Akong Khenpo Lobzang Dorje* ở Tu viện Tarthang 281
11. Shatsang Khenpo Könchok Tsering ở Tu viện Dodrupchen
12. Khenpo Chöyak ở Shukchung
13. Dodrupchen Đệ Tứ Rigdzin Tenpe Gyaltsen (1927-1961)
14. Dodrupchen Đệ Tứ Thupten Thrinle Palzang (sinh năm 1927)
4. Dodrupchen Đệ Tam Jigme Tenpe Nyima (1865-1926). Trong số các đệ tử
của ngài có:
1. Tertön Lerap Lingpa (Sögyal, 1856-1926)* ở Nyakrong
2. Chagmo Tülku Rolpe Dorje* ở Golok
3. Diphuk Duktsa (Chöje) Tenpe Gyaltsen* ở Amdo
4. Sershül Khenpo Ngawang Kün-ga (?-1926) ở Tu viện
Dodrupchen
5. Garwa Khenpo Jigme Ösal (?-1926) ở Tu viện Dodrupchen
6. Amye Khenpo Tamchö Özer ở Tu viện Dodrupchen
7. Lushül Khenpo Könchok Dronme (1859-1936) ở Tu viện
Dodrupchen
8. Gekong Khenpo Künzang Palden (1872-1943) ở Dzachukha
9. Tülku Tri-me (1881-1924),* anh của Dodrupchen Đệ Tam
10. Tülku Pema Dorje, anh của Dodrupchen Đệ Tam
11. Tülku Tsültrim Zangpo (1884-?) ở Shukchung
12. Do Rinpoche Zilnön Gyepa Dorje Đệ Nhị (1890-1939)
13. Chökor Khenpo Kun-ga Lodrö (?-1957) ở Tu viện Dodrupchen
14. Khyentse Chökyi Lodrö (1893-1959) ở Tu viện Dzongsar
15. Kyala Khenpo Chechok Thöndrup (1893-1957) ở Tu viện
Dodrupchen
5. Shuksep Jetsün Lochen Chönyi Zangmo (1865-1953) ở Kang-ri Thökar.
Trong số các đệ tử của ngài có:
1. Kangshar Rinpoche
2. Ogyen Chödzom
3. Dza Trülzhik Ngawang Chökyi Lodrö (sinh năm 1924)*
4. Jigme Dorje (sinh năm 1929?), tülku của Sem-nyi Rinpoche
6. Gyakong Khenpo Zhenphen Chökyi Nangwa (Zhen-ga, 1871-1927) ở Tu viện
Dzogchen, hóa thân của Gyalse Zhenphen Thaye và tác giả của những chú giải về
“mười ba bản văn uyên bác chính yếu.” Trong số các đệ tử của ngài có:
1. Khenpo Lhagyal (Abu Lhagong, ?-1953?) ở Tu viện Dzogchen
2. Pathur Khenpo Thupten Chöphel ở ẩn thất Changma
3. Kangkar (Kongka) Karma Chökyi Senge (1903-1956)* ở
Minyak, có nhiều đệ tử người Trung quốc
4. Khenpo Thupten Nyentrak (?-1959) ở Tu viện Dzogchen
5. Chötrak ở Rahor, Tsangtha 282
6. Khenpo Tsewang Rigdzin ở Mewa, ngài hiện lên trên không
trung và tan biến vĩnh viễn trước mắt của nhiều người vào năm
1959
7. Khenpo Lodrö ở Trayap*
8. Chötrak ở Serkha, Minyak
7. Dzogchen Thupten Chökyi Dorje Đệ Ngũ (1872-1935). Trong số các đệ tử
của ngài có:
1. Gyakong Khenpo Zhenphen Chökyi Nangwa (1871-1927) ở Tu
viện Dzogchen
2. Gekong Khenpo Kunzang Palden (1872-1943) ở Dzachukha
3. Khenpo Lhagyal (Abu Lhagong, ?-1953?) ở Tu viện Dzogchen
4. Situ Chökyi Gyatso (1880-1925)* ở Tu viện Kathok
5. Zenkar Pema Ngödrup Rölwe Dorje Đệ Nhất (1881-1943) ở
Kyilung
6. Pema Norbu Künzang Tendzin Đệ Nhị (1887-1932) ở Tu viện
Palyül
7. Namtrül Drodül Karkyi Dorje* ở Gyarong Gön
8. Khandro Dechen Wangmo* ở Gyarong Gön
9. Khyentse Chökyi Lodrö (1893-1959) ở Tu viện Dzongsar
10. Dilgo Khyentse Tashi Paljor (1910-1991) ở Tu viện Zhechen
11. Dodrupchen Đệ Tứ Rigdzin Tenpe Gyaltsen (1927-1961)
12. Dodrupchen Đệ Tứ Thupten Thrinle Palzang (sinh năm 1927)
8. Gekong Khenpo Künzang Palden (Künpal và Thupten Künzang Chötrak,
1872-1943) ở Dzachukha. Trong số các đệ tử của ngài có:
1. Khenpo Ngawang Palzang (1879-1941) ở Kathok
2. Khyentse Chökyi Lodrö (1893-1959) ở Tu viện Dzongsar
3. Kongtrül Pema Thrime Lodrö (1901-1959)* ở Zhechen341
4. Pathur Khenpo Thupten Chöphel (Thubga) ở Dzachukha
5. Khenpo Nüden ở Tu viện Kathok*
6. Pöpa Tülku Do-ngak Tenpe Nyima (?-1959)
7. Dodrupchen Đệ Tứ Rigdzin Tenpe Gyaltsen (1927-1961)
8. Dodrupchen Đệ Tứ Thupten Thrinle Palzang (sinh năm 1927)
9. Yukhok Chatralwa Chöying Rangtröl (1872-1952). Trong số các đệ tử của
ngài có:
1. Garwa Lama Nortra ở Thung lũng Dzika
2. Dzirong Lama Chogden ở Dzika
3. Pöpa Tülku Do-ngak Tenpe Nyima (?-1959)
4. Khenpo Nüden ở Tu viện Kathok*
5. Tsültrim Dorje ở Ngaze
6. Önpo Pema Rigdzin* ở Jang-gang, Thung lũng Ser 283
7. Dodrupchen Đệ Tứ Thupten Thrinle Palzang (sinh năm 1927)
10. Kathok Lhenpo Ngawang Palzang (Ngachung và Pema Ledreltsal, 1879-
1941). Trong số các đệ tử của ngài có:
1. Pema Norbu Künzang Tendzin Đệ Nhị (1887-1932) ở Tu viện
Palyül
2. Chaktsa Tülku ở Tralak Gön
3. Khenpo Lekshe Jorden* ở Tu viện Kathok
4. Khenpo Nüden ở Tu viện Kathok*
5. Khyentse Chökyi Lodrö (1893-1959) ở Tu viện Dzongsar
6. Gyurme Dorje (1895?-1959?), con trai của Adzom Drukpa
7. Poda Khenpo Dorje (1897?-1970?)
8. Tülku Arik (?-1988) ở Tromge, Nyak-rong
9. Khenpo Munsel (1916-1994) ở Wangchen Töpa, Golok
10. Chatral Sangye Dorje (sinh năm 1913)
11. Shedrup Tenpe Nyima (1920-?), tülku của Nyoshül Lungtok342
11. Pathur Khenpo Thupten Chöphel (Thubga) ở ẩn thất Changma thuộc Tu
viện Dzachukha. Trong số các đệ tử của ngài có:
1. Dilgo Khyentse Tashi Paljor (1910-1991) ở Tu viện Zhechen
2. Khenpo Chökyap (mất năm 1997?) ở Horshül, Thung lũng Ser
3. Khenpo Dawe Özer (Dazer) ở Rahor
4. Khenpo Thupten ở Mewa, Amdo
5. Khenpo Jigme Phüntsok (sinh năm 1933)* ở Nizok
6. Khenpo Thupten của Tu viện Rahor
12. Alak Zenkar Pema Ngödrup Rölwe Dorje Đệ Nhất (1881-1943) ở Tu viện
Kyilung, Geshe, Gyarong. Trong số các đệ tử của ngài có:
1. Sangye Yeshe ở Tak-rang
2. Dorje Tseten ở Tak-rang
13. Dzongsar Khyentse Chökyi Lodrö (1893-1959) của Tu viện Dzongsar, một
tülku của Jamyang Khyentse Wangpo. Trong số các đệ tử của ngài có:
1. Kongtrül Pema Tri-me Lodrö (1901-1959?) ở Tu viện Zhechen
2. Dilgo Khyentse Tashi Paljor (1910-1991) ở Tu viện Zhechen
3. Rabjam Gyurme Tenpe Nyima Đệ Lục (1911-1959)* ở Tu viện
Zhechen
4. Poda Khenpo Dorje (1897?-1970?)
5. Chatral Sangye Dorje (sinh năm 1913)
6. Tak-rong Gyurme Trakpa (?-1975) của Yilhung
7. Khandro Tsering Chödrön (sinh năm 1925) ở Viện Aduk
8. Kathok Situ Đệ Tam 284
9. Dodrupchen Đệ Tứ Thupten Thrinle Palzang (sinh năm 1927)
10. Chogling Pema Gyurme Đệ Tam (1928-1974)* ở Neten
11. Dungse Thinley Norbu (sinh năm 1931)*
12. Minling Trichen Gyurme Kunzang Wangyal Thứ Mười một (sinh
năm 1931)*
13. Trogawa Samphel Norbu (sinh năm 1931)* của Gyangtse
14. Dzogchen Jigtral Changchup Dorje Đệ Lục (1935-1958)
15. Sögyal Rinpoche (sinh năm 1947) ở Tu viện Dzogchen/Anh
quốc
14. Kyala Khenpo Chechok Thöndrup (1893-1957) thuộc Tu viện Dodrupchen.
Trong số các đệ tử của ngài có:
1. Tülku Drachen (?-1959) ở Lauthang, Minyak
2. Alak Zhiwatso ở Göde, Rekong
3. Kakor Tülku ở Tergar, Rekong
4. Alo Lama Tsültrim ở Trokyap, Gyarong
5. Gyutse Könchok Mönlam ở Trokho, Amdo
6. Alak Dzong-ngön Lodrö ở Rekong
15. Gyalse Gyurme Dorje (Ah-gyur, 1895?-1959?), con trai của Adzom Drukpa.
Trong số các đệ tử của ngài có:
1. Khyentse Chökyi Lödro (1893-1959) của Tu viện Dzongsar
2. Pema Künzang Rangtröl
3. Adzom Druktrül Rinpoche (sinh năm 1926)
GIAI ĐOẠN THỨ SÁU
1. Dilgo Khyentse Tashi Paljor (Rabsal Dawa, 1910-1991) ở Tu viện Zhechen,
một tülku của Jammyang Khyentse Wangpo. Trong số các đệ tử của ngài có:
1. Tülku Urgyen (sinh năm 1919)* ở Nargön
2. Lama Gönpo Tseten (?-1991) ở Labrang, Amdo
3. Trulzhik Ngawang Chökyi Lodrö (sinh năm 1924)* ở Dza
Rongphu
4. Nyoshül Lama Jamyang Dorje (sinh năm 1926) ở Dege
5. Tsetrül Nyinche Zangpo (sinh năm 1927)* ở Taklung Gön,
Yardrok
6. Dakchen Jigtral ở Phüntsok Photrang (sinh năm 1929) ở
Sakya/Hoa Kỳ
7. Khamtrül Tön-gyü Nyima Đệ Bát* (1930-1979)
8. Dungse Thinley Norbu (sinh năm 1931)* ở Pemakö/Hoa Kỳ
9. Chagdud Karkyi Wangchuk (sinh năm 1930)* ở Nyak-rong/Hoa
Kỳ285
10. Pema Norbu Jigme Thupten Shedrup Đệ Tam (sinh năm 1932)
ở Tu viện Palyül343
11. Đức Đạt Lai Lạt Ma Tendzin Gyatso Thứ Mười bốn (sinh năm
1935)*
12. Trungpa Chökyi Gyatso Thứ Mười một (1939-1987)* ở Tu viện
Zurmang344
13. Zenkar Thupten Nyima Đệ Nhị (sinh năm 1943) ở Kyilung
14. Könchok Tenzin* ở Pháp
15. Sögyal Rinpoche (sinh năm 1947) ở Tu viện Dzogchen/Anh
quốc
16. Tsetrül Pema Wangyal (sinh năm 1947)* ở Riwoche/Pháp
17. Dzongsar Khyentse Thupten Chökyi Gyatso Đệ Tam
18. Tarthang Choktrül Jigme Lodrö Senge (sinh năm 1961?)*
19. Sakyong Mipham Jampal Trinley Dradül (sinh năm 1962)* ở
Shambhala Hoa Kỳ/Canada
20. Sangye Nyenpa Đệ Thập (sinh năm 1963)*
21. Dzogchen Jigme Losal Wangpo Đệ Thất (sinh năm 1964)
22. Tülku Khyentse Jigme (sinh năm 1964)* ở Riwoche/Pháp
23. Dzigar Kongtrül*
24. Rabjam Gyurme Chökyi Senge Đệ Thất (sinh năm 1966)* ở
Zhechen
25. Namkhe Nyingpo ở Lhotrak*
26. Karma Kuchen Thupten Tsültrim Norbu Đệ Ngũ (sinh năm
1970)* ở Palyül
27. Chokling Gyurme Dorje Đệ Tứ (sinh năm 1973)* ở Neten
2. Chatral Rinpoche Sangye Dorje (sinh năm 1913). Trong số các đệ tử của
ngài có:
1. Gyaltsap Redring Jampal Yeshe (sinh năm 1911-1947)*
2. Sönam Topgye Kazi (sinh năm 1920) ở Rinak, Sikkim/Hoa Kỳ
3. Cham Nordzin Wangmo ở Rinak, Sikkim
4. Lama Tharchin (sinh năm 1936)* ở Rekong/Hoa Kỳ
5. Chögyal Wangchuk Namgyal (sinh năm 1953)* ở Sikkim
6. Jigme Thupten Namgyal
3. Nyoshül Lama Jamyang Dorje (sinh năm 1926). Trong số các đệ tử của ngài
có:
1. Chagdud Karkyi Wangchuk (sinh năm 1930)* ở Nyak-rong/Hoa
Kỳ
2. Lama Sönam Topgyal* ở Riwoche/Canada
3. Tri-me Zhingkyong * ở Tu viện Kathok
4. Sögyal Rinpoche (sinh năm 1947) ở Tu viện Dzogchen/Anh
quốc
5. Tsetul Pema Wangyal (sinh năm 1947) ở Riwoche/Pháp 286
4. Dodrupchen Đệ Tứ Rigdzin Tenpe Gyaltsen (1927-1961). Trong số các đệ tử
của ngài có:
1. Chökor Khenpo Kang-nam (?-1957) ở Tu viện Dodrupchen
2. Kyala Khenpo Chechok Thöndrup (1893-1957) ở Tu viện
Dodrupchen
3. Lobsang Lungtok Gyatso (Drachen, ?-1959) ở Lauthang
4. Pema Namgyal (?-1957), một hóa thân của Dudjom Lingpa
5. Akong Khenpo Lobzang Dorje* ở Tu viện Tarthang
6. Tülku Jigme Phüntsok (Jiglo, mất năm 1959) ở Dodrupchen
7. Garwa Tulkü Gyalse Padlo ở Golok
8. Yangthang Dechen Ösal Dorje (sinh năm 1929)*
9. Jigme Ösal ở Tu viện Dodrupchen, một tülku của Garwa Khenpo (?-
1926)
10. Gyalse Thrinle Kunkhyab (Achen)* ở Nangchen
11. Terton Tülku Jigme Ösal của Tertön Gar, Rekong
12. Drubwang Tülku Alak Gönpo ở Gön Lakha, Rekong
13. Dzakhen Lama Rigdzin ở Go-me, Rekong
5. Dodrupchen Đệ Tứ Thupten Thrinle Palzang (sinh năm 1927). Trong số các
đệ tử của ngài có:
1. Chökor Khenpo Kang-nam (?-1957) ở Tu viện Dodrupchen
2. Kyala Khenpo Chechök Thöndrup (1893-1957) ở Tu viện
Dodrupchen
3. Lobsang Lungtok Gyatso (Drachen, ?-1959) ở Lauthang
4. Tülku Pema Namgyal (?-1957) ở Tu viện Dodrupchen
5. Tülku Jigme Phüntsok (Jiglo, mất năm 1959) ở Dodrupchen
6. Khandro Pema Dechen ở Kongpo
7. Dodrupchen Tenpe Nyima Đệ Tứ (sinh năm 1929) ở Yarlung
Pemakö
8. Yangthang Dechen Ösal Dorje (sinh năm 1929)* ở Domang
9. Tülku Jigme Ösal ở Tu viện Dodrupchen
10. Dungse Thinley Norbu (sinh năm 1931)* ở Pemakö/Hoa Kỳ
11. Lama Pema Tumpo (Kusum Lingpa, sinh năm 1933) ở Golok
12. Khenpo Dechen Dorje (sinh năm 1936 ở Sikkim)
13. Khandro Tare Lhamo (sinh năm 1937),* con gái của Apang
Tertön
14. Thekchok Pema Gyaltsen (Theklo) (sinh năm 1937), tülku của
Pema Dorje
15. Zenka Thupten Nyima Đệ Nhị (sinh năm 1943)
16. Chögyal Wangchuk Namgyal (sinh năm 1953)* ở Sikkim
17. Lopön Thekchok Yeshe Dorje (sinh năm 1957) ở Bhutan
18. Gönchang Tülku Đệ Thập (sinh năm 1962)* ở
Gompachang/Sikkim 287
19. Dzogchen Jigme Losal Wangpo Đệ Thất (sinh năm 1964)
20. Tülku Chökyi Nyima ở Nup-ri, Nepal
21. Tülku Jigme Gawe Lodrö, một tülku của Khenpo Kangnam
22. Dodrupchen Jigme Long-yang Đệ Ngũ, một tülku của
Dodrupchen Rigdzin Tenpe Gyaltsen
23.
Tác phẩm Trích dẫn
BC Klong Ch’en sNying Thig Gi brGyud ‘Debs Byin rLabs Ch’ar rGyun (tờ 2), do
Jigme Lingpa (1730-1798) khám phá. Quyển OM, Longchen Nyingthig Tsapö.
Jamyang [Dilgo] Khyentse xuất bản, Ấn Độ.
BD Biographical Dictionary of Tibet and Tibetan Buddhism (Tự điển Tiểu sử của Tây
Tạng và Phật giáo Tây Tạng) của Khetsun Zangpo (sinh năm 1921). Quyển 1-14.
Dharmasala: Library of Tibetan Works and Archives.
BDL Biography of Do Khyentse and His Lineage (Tiểu sử Do Khyentse và Dòng Truyền
thừa của ngài) (trang 24) của Ani Dasal, chút gái của Do Khyentse. Được cung cấp
nhờ thiện tâm của Zenkar Rinpoche, Thupten Nyima. Bản thảo.
BG sNga ‘Gyur Bla Med Kyi rGyud Kyi brJod Bya gZhi Lam Gyi dKa’ gNad bKrol Ba Bla
Ma’i dGongs rGyan của Lobzang (Könchok Drönme, 1859-1936) của Tu viện
Dodrupchen. Bản thảo.
BGT rGya Bod Tshig mDzod Ch’en Mo. Quyển 1-3. Mirik Petrunkhang, Trung quốc.
BND Bairo Tsana’i rNam Thar ‘Dra ‘Bag Ch’en Mo, Kham-nyon Dharma Senge (?-1890)
biên tập. In mộc bản ở Lhasa, Tây Tạng.
CD ‘Jam dByangs Bla Ma Ch’os Kyi Blo Gros Kyi gSung Thor Bu’i dKar Ch’ags Ch’os
Tshul Mi Zad ‘Dod dGu’i Bang mDzod (tờ 9) của Tashi Paljor [Dilgo Khyentse, 1910-
1991]. Một bản thảo được cung cấp do thiện tâm của Thượng Tọa Könchok Tenzin,
Pháp.
CG Khams sMyon Dharma Senge’i Nyams mGur Ch’u Zla’i Gar Phreng (tờ 224) của
Dharma Senge. Sonam Kazi sao chép, Ấn Độ, 1970.
CN Rig ‘Dzin ‘Jigs Med Gling Pa’i bKa’ ‘Bum Yongs rDzogs Kyi bZhugs Byang Ch’os Rab
rNam ‘Byed (tờ 13) của Kathokpa Gyurme Tsewang Chokdrup (1764-?). Quyển Cha,
Jigling Kabum. (Dege) Dodrupchen Rinpoche sao chép, Sikkim, Ấn Độ.
CY Chö Yang, the Voice of Tibetan Religion and Culture (Chö Yang, Tiếng Nói của Tôn
giáo và Văn hóa Tây Tạng). Ấn bản Năm Tây Tạng. Hội đồng Tôn giáo và Văn hóa
Sự vụ xuất bản , Dharamsala, Ấn Độ.
DB O rGyan ‘Jigs Med Ch’os Kyi dBang Po’i rNam Thar Pa’i gSos sMan bDud rTsi’i Bum
bChud (tờ 41) của Thupten Künzang Chötrak (1872-1943). Paltrül Sungbum, Quyển
5. Zenkar Rinpoche xuất bản, Trung quốc.
DCS rDo rJe ‘Ch’ang Gis gSung Pa mCh’od Os Rang bZhin Gyi Tshig Dus gNad Nges
Pa (tờ 36, gSer Yig, Ga), Vima Nyingthig Phần I, tuyển tập sNying Thig Ya bZhi, do
Longchen Rabjam (1308-1363) (Adzom) biên soạn. Lama Jigtrak và Tülku Pema
Wangyal sao chép, Darjeeling, Ấn Độ.
DD dPal gSang Ba sNying Po’i rGyud Kyi sPyi Don Nyung Ngu’i Ngag Gis gSal Bar Byed
Pa Rin Po Ch’ei mDzod Kyi sDe Mig của Jigme Tenpe Nyima. Quyển Ka,
Dodrupchen Sungbum. Dodrupchen Rinpoche xuất bản, Sikkim, Ấn Độ.
DGN rDo Grub Ch’en rNam Thar. Một tiểu truyện của Dodrupchen đệ nhất (1745-1821) từ
tuyển tập của Dodrupchen Rinpoche. Bản thảo. Thiếu ba trang, trong đó có trang
tựa đề và trang cuối. 288
DK sKyabs rJe Dam Pa Ch’os dByings Rang Grol Gyi rNam Par Thar Ba Dad Pa’i ‘Khri
Shing (trang 35) của Sönam Nyima. Bản thảo.
DKG sNga ‘Gyur rGyud ‘Bum Rin Po Ch’e’i rTogs Pa brJod Pa ‘Dzam Gling Tha Gru
Khyab Pa’i rGyan (tờ 250) của Jigme Lingpa. Quyển Ga, Jigling Kabum (Dege).
Dodrupchen Rinpoche sao chép, Sikkim, Ấn Độ. 1985
DL mDo Khams rDzogs Ch’en dGon Gyi Lo rGyus (trang 139) của Gyalwang Chökyi
Nyima (sinh năm 1914). Sitrön Mirik Petrünkhang, Trung quốc, 1992.
DN rDo Grub Ch’en Rin Po Ch’e sKu ‘Phreng Rim Byon Gyi rNam Par Thar Pa ‘Dod ‘Jo
Nor Bu’i Phreng Ba của Sönam Nyima ở Serta, Golok. Bản thảo.
DNN Rang bZhin rDzogs Pa Ch’en Po’i Lam Gyi Ch’a Lag sDom gSum rNam Par Nges
Pa (tờ 16) của Padma Wangkyi Gyalpo (1487-1542). Khamtrül Rinpoche, Ấn Độ,
xuất bản. Bản Anh ngữ: Absolute Certainty of the Three Vows (Xác quyết Tuyệt đối
ở Ba Giới nguyện), với Bình giảng của Dudjom Rinpoche. Sangye Khandro dịch.
Snow Lion sắp xuất bản.
DNK Dzogchen Lineage of Nyoshül Khenpo (Dòng Dzogchen của Nyoshül Khenpo) (sinh
năm 1926). Bản thảo.
DO Zhal Ch’en Dri Ma Med Pa’i Od (tờ 132-140) của Longchen Rabjam, Quyển HŪM,
Khandro Nyingthig (Adzom). Lama Jigtrak và Tülku Peama Wangyal sao chép,
Darjeeling, Ấn Độ.
DPM Gangs Chan Bod Ch’en Pi’i rGyal Rabs ‘Dus gSal Du bKod Pa sNgon Med Dvangs
Shel ‘Phrul Gyi Me Long (tờ 283) của Jigtral Yeshe Dorje (1904-1987).
DSC Dakki’i sSang gTam Ch’en Mo (tờ 7), do Jigme Lingpa khám phá như một terma.
Quyển OM, Longchen Nyingthig Tsapö. Jamyang (Dilgo) Khyentse xuất bản, Ấn Độ.
DSC Klong Ch’en sNying Gi Thig Le’i rToga Pa brJod Pa Dakki’i gSang gTam Ch’en Mo
(tờ 7), do Jigme Lingpa khám phá. Quyển OM, Longchen Nyingthig Tsapö. Jamyang
(Dilgo) Khyentse xuất bản.
DT ‘Phags Pa Shes Rab Kyi Pha Rol Tu Phyin Pa sDud Pa Tshigs Su bChad Pa, Quyển
Ka, mục Sher Phyin, Kanjur (Dege).
DTN Deb Ther sNgon Po (Quyển 1 & 2) của Golo Zhönu Pal (1392-1481). Sitrön Mirik
Petrünkhang, Trung quốc, 1984.
DZ Dul Ba gZhi (Vinayavastu). Mục ‘Dul Ba. Quyển 1-4. Kanjur (Dege).
DZT O rGyan ‘Jigs Med Ch’os Kyi dBang Po’i rTogs brJod bDud rTsi’i Zil Thigs (tờ 18)
của Jigme Tenpe Nyima. Quyển Nga, Dodrupchen Sungbum. Dodrupchen Rinpoche
xuất bản, Ấn Độ.
EL Enlightened Living: Teachings of Tibetan Buddhist Masters (Đời sống Giác ngộ:
Những Giáo lý của các Đạo sư Phật giáo Tây Tạng), Tulku Thondup dịch, Harold
Talbott hiệu đính. Boston: Nhà Xuất bản Shambhala, 1990.
GD bKyed rDzogs sGom Phyogs Dris Lan (tờ 98) của Jigme Lingpa. Quyển Ta, Jigling
Kabum (Dege). Dodrupchen Rinpoche sao chép, Sikkim, Ấn Độ.
GDG Ye Shes mTsho rGyal Gyi mDzad Tshul rNam Par Thar Pa Gab Pa mNgon Byung
rGyud Mang Dri Za’i Glu Phreng (trang 254), do Pawo Taksham Dorje (thế kỷ 17)
khám phá. Sitrön Mirik Petrünkhang, Trung quốc.
GK Dam Pa’i Ch’os Rin Po Ch’e ‘Phags Pa’i Yul Du Ji lTar Tar Ba’i Tshul gSal Bar sTon
Pa dGos ‘Dod Kun ‘Byung (trang 340) của Tārānātha (1575-1635). Mirik
Petrünkhang, Trung quốc, 1985
GL ‘Gro mGon Bla Ma rJe’i gSang gSum rNam Thar rGya mTsho Las Thun Mong Phyi’i
mNgon rTogs rGyal Sras Lam bZang. Một tự truyện của Jigme Gyalwe Nyuku, 1765-
1843. Một bản thảo được cung cấp nhờ thiện tâm của Tülku Pema Wangyal
Rinpoche, Pháp. 289
GN rDzogs Pa Ch’en Po sNying Thig Gi Khrid Yig Gu Yangs sNying Gi Thig Le (tờ 136)
của Guyang Lo-de (Chingkarwa Don-yö Dorje). Sherap Gyaltsen Lama, Sikkim, xuất
bản, 1976.
GNP dPal Sa sKyong sDe dGe Ch’os Kyi rGyal Po Rim Byon Gyi rNam Thar Ge Legs Nor
Bu’i Phreng Ba (trang 135) của Champa Kun-ga Tenpe Gyaltsen. Sitrön Mitik
Petrünkhang, Trung quốc, 1990.
GP The Great Perfection (Đại Viên mãn) của Samten Gyaltsen Karmay. New York: E. J.
Brill Leidon, 1988.
GPM rGyud Phyi Ma (của gSang Ba ‘Dus Pa). Mục rGyud. Quyển Cha, Kanjur (Dege).
GR ‘Phags Pa rGya Ch’er Rol Ba Zhes Bya Ba Theg Pa Ch’en Po’i mDo. Mục mDo sDe.
Quyển Kha, Kanjur (Dege).
GRT ‘Jam dByangs Ch’os Kyi Blo Gros Kyi rTogs Pa brJod Pa sGyu Ma’i Rol rTsed (tờ 22)
của Chökyi Lodrö (1893-1959).
GRD Grub mTha’ Rin Po Ch’e’i mDzod (tờ 206) của Tri-me Özer (Longchen Rabjam)
(Adzom). Dodrupchen Rinpoche sao chép, Sikkim, Ấn Độ.
GZ rNying rGyud bKa’ Ma’i Thob Yig brGyud lDan Zhal Lung của Dodrupchen Rinpoche
đệ Tứ (sinh năm 1927). Bản thảo.
HTT Hidden Teachings of Tibet (Những Giáo lý Ẩn dấu của Tây Tạng) của Tulku Thondup
Rinpoche, Harold Talbott biên tập. London: Wisdom, 1986.
JKT Manjushrīdharmamitra’i [Khyentse Wangpo] rTogs Pa brJod Pa ‘Jigs rTen Kun Tu
dGa’ Ba’i gTer (tờ 50) của Jigme Tenpe Nyima. Quyển Nga, Dodrupchen Sungbum.
Dodrupchen Rinpoche xuất bản.
KBZ rDzogs Pa Ch’en Po Nying Thig Gi sNgon ‘Gro’i Khrid Yig Kun bZang Bla Ma’i Zhal
Lung (tờ 306) của Ögyen Jigme Chökyi Wangpo (Paltrül Rinpoche, 1808-1887).
Pönlop Rinpoche, Rumtek, Sikkim, Ấn Độ, xuất bản. Các bản dịch Anh ngữ: (1) Künzang La-May Zhal-lung, quyển 1 & 2, Sonam T.Kazi dịch. Nhà Xuất bản DiamondLotus, 1989. (2) The Words of My Perfect Teacher (Lời Vàng của Thầy tôi), Nhóm
Dịch thuật Padmakara dịch. New York: Harper-Collins, 1994.
KGT Dam Pa’i Ch’os Kyi ‘Khor Lo’i bsGyud Ba rNams Kyi Byung Ba gSal Bar Byed Pa
mKhas Pa’i dGa’ sTon, quyển 1 & 2, của Pawo Tsuklak Trengwa (1454-1566). Mirik
Petrünkhang, Bắc Kinh, Trung quốc.
KKR Klong Ch’en sNying Gi Thig Le’i dBang bsKur Gyi Phreng Ba bKlag Ch’og Tu bKod
Pa sKal bZang Kun dGa’i Rol sTon (tờ 165) của Dilgo Khyentse Rapsal Dawa.
Quyển Nga, Longchen Nyingthig Tsapö. Dilgo Khyentse Rinpoche xuất bản, Ấn Độ.
KNN Rig ‘Dzin ‘Jigs Med Gling Pa’i Khrungs Rabs rNam Thar Nyung bsDus (tờ 3). Quyển
Ta, Jigling Kabum (Dege). Dodrupchen Rinpoche sao chép, Sikkim, Ấn Độ.
KNR sNga ‘Gyur Ch’os Kyi Byung Ba gSal Bar Byed Pa’i Legs bShad mKhas Pa dGa’
Byed Ngo mTshar gTam Gyi Rol mTsho (trang 1058) của Ngawang Lodrö (Guru
Tashi, 1550-1602). Tso-ngön Mirik Petrünkhang, Trung quốc.
KS ‘Jigs Med Gling Pa’i ‘Khrung Rabs gSol ‘Debs (tờ 1) của Khyentse Lha. Nyingthig
Döncha. Dodrupchen Rinpoche xuất bản, Sikkim, Ấn Độ.
KT bKa’ Thang sDe lNga (trang 539), Ögyen Lingpa (1323-?) khám phá. Mirik
Petrünkhang, Trung quốc.
KZ ‘Ja’ Lus rDo rJe’i (Do Khyentse) rNam Thar mKha’ ‘Gro’i Zhal (tờ 99). Một tự truyện
của Do Khyentse, 1800-1866. Dodrupchen Rinpoche sao chép, Gangtok, Ấn Độ,
1974.
KZD Kun mKhyen Zhal Lung bDud rTsi’i Thig Pa (tờ 14) của Jigme Lingpa. Quyển HŪM,
Quyển OM, Longchen Nyingthig Tsapö. Jamyang (Dilgo) Khyentse, Ấn Độ.
KZZ Nying Thig Gi sNgon ‘Gro’i Khrid Yig Kun bZang Bla Ma’i Zhal Lung Gi Zin Bris (tờ
205) của Pema Ledreltsal (1879-1941). Mộc bản. 290
LG Lo rGyus rGyal Ba gYung Gis mDzad Pa của Gyalwa Yung (1284-1365), Phần II (tờ
203-211), Khandro Nyingthig. Tuyển tập Yabzhi (Adzom). Lama Jigtrak và Tülku
Pema Wangyal sao chép, Darjeeling, Ấn Độ.
LK Bla Ma dGongs Pa ‘Dus Pa Las Lung bsTan bKa’ rGya’i sKor (tờ 213), Sangye
Lingpa (1340-1396) khám phá. Quyển 6 (Ch’a), Giáo khóa Lama Gongdü. Lama
Ngödrup và Sherab Drimay xuất bản, Bhutan, 1981.
LNG sNga ‘Gyur rDo rJe Theg Pa’i bsTan Pa Rin Po Ch’e Ji lTar Byung Ba’i Tshul brJod
Pa Lha dBang gYul Las rGyal Ba’i rNga Bo Ch’e’i Gra dByangs (tờ 410) của Jitral
Yeshe Dorje. Düdjom Tülku Rinpoche xuất bản, Kalimpong, Ấn Độ, 1967. Anh ngữ:
NTB.
LRB Karmapa Mi bsKyod rDo rJe’i gNang Ba’i Dris Lan Lung Dang Rigs Pa’i Brug sGra
(tờ 87) của Sokdokpa Lodrö Gyaltsen (1552-1624). Sonam T. Kazi sao chép,
Gangtok, Ấn Độ, 1971.
LRP mKha’ ‘Gro sNying Thig Gi Lo rGyus Rin Po Ch’e’i Phreng Ba của Chatralwa Zöpa.
Khandro Nyingthig, Phần II (tờ 233a-254a/6) (Adzom). Lama Jigtrak và Tülku Pema
Wangyal sao chép, Darjeeling, Ấn Độ.
LS The Life of Shabkar (1781-1851): The Autobiography of a Tibetan Yogin [Cuộc Đời
của Shabkar) (1781-1851): Tự truyện của một Hành giả Tây Tạng] (trang 737).
Matthieu Ricard dịch. Albany: SUNY, 1994, Tibetan: SB.
LST Yon Tan Rin Po Ch’e’i mDzod Kyi dKa’ gNad rDo rJe’i rGya mDud ‘Grol Byed Legs
bShad gSer Gyi Thur Ma của (Sokpo) Tentar Lharampa (1759-?). Jamyang (Dilgo)
Khyentse xuất bản, Ấn Độ.
LY rGya Gar Gyi gNas Ch’en Khag La bGrod Pa’i Lam Yig (trang 351-395) từ Tuyển tập
các Tác phẩm của Gendün Chöphel (1905-1951). Mirik Petrünkhang, Trung quốc.
LYN Rang Byung rDo rJe’i rNam Par Thar Pa Legs Byas Yong ‘Dus sNye Ma (tờ 251),
một tự truyện của Khyentse Özer [Jigme Lingpa]. Quyển Ta, Jigling Kabum. (Dege)
Dodrupchen Rinpoche, Sikkim, Ấn Độ, sao chép.
MC mKhan Rin Po Ch’e Kun dPal La bsTod Pa bKa’ Drin rJes Dran Gyi Me Tog mCh’od
Pa (tờ 4) của Khyentse Chökyi Lodrö.
MD Phags Pa Yongs Su Mya Ngan Las ‘Das Pa Ch’en Po’i mDo. Mục mDo sDe. Quyển
Ta, Kanjur (Dege).
MG gTer sTon Rim Par Byon Pa rNam Gyi gSol ‘Debs rGyas Par bKod Pa Mos Gus rGya
mTsho’i rLabs ‘Phreng của Kongtrül Yönten Gyatso (1813-1899). Quyển Ka, Terdzö.
Jamyang Khyentse xuất bản, Ấn Độ.
MNB Ch’os ‘Byung Me Tog sNying Po sBrang rTsi’i bChud (trang 504) của Nyang Nyima
Özer (1124-1192). Pöjong Mimang Petrünkhang, Tây Tạng, 1988.
NB Gangs Shugs Ma Ni Lo Ch’en Rig ‘Dzin dBang Mo’i rNam Par Thar Pa rNam mKhyen
bDe sTer (tờ 271). Một tự truyện của Lochen Rigdzin Wangmo, 1865-1953. Sonam
Kazi sao chép, Ấn Độ.
NCC gZhi Khregs Ch’od sKabs Kyi Zin Bris bsTan Pa’i Nyi Ma’i Zhal Lung sNyan rGyud
Ch’u Bo’ai bChud ‘Dus (tờ 40) của Pema Ledreltsal (Khenpo Ngachung). Bản thảo.
NCG rDzogs Ch’en Man Ngag sDe’i sNying Thig rNam bZhi’i Thob Yig dNgos Grub Ch’u
rGyun của Dodrupchen Thupten Thrinle Palzangpo. Bản thảo.
ND ‘Jigs Med Phrin Las Od Zer Gyi mNgon rTogs Drang Por sMos Pa (tờ 3) của Jigme
Thrinle Özer. Bản thảo.
NG sNga ‘Gyur sDom rGyun Gyi mKhan brGyud Kyi rNam Thar Nyung gSal sGron Me
(tờ 31) của Dharmashrī (1654-1717). Quyển 3, Writings of Minling Lochen
Dharmashrī (Các Tác phẩm của Minling Lochen Dharmashrī). Khorchen Tülku sao
chép, Ấn Độ. 291
NGR Padma Las ‘Brel rTsal Gyi rTogs brJod Ngo mTshar sGyu Ma’i Rol Gar (tờ 147). Một
tự truyện của Pema Ledreltsal. Sonam Kazi xuất bản, Ấn Độ, 1969.
NLC rDzogs Pa Ch’en Po Nying Thig Gi Lo rGyus Ch’en Mo của Zhangtön Tashi Dorje
(1097-1167). Vima Nyingthig Phần III (Adzom). Lama Jigtrak và Tülku Pema
Wangyal sao chép, Darjeeling, Ấn Độ.
NLS Ch’os sPyod Kyi Rim Pa rNam Par Grol Ba’i Lam Gyi Shing rTa (tờ 204) của Jigtral
Yeshe Dorje. Düdjom Rinpoche xuất bản, Kalimpong, Ấn Độ.
NN Thob Yig Nyi Zla’i rNa Ch’a (tờ 13) của Jigme Lingpa. Quyển Cha, Jigling Kabum
(Dege). Dodrupchen Rinpoche sao chép, Sikkim, Ấn Độ.
NO sNga ‘Gyur Od gSal. Học viện Ngagyur Nyingma xuất bản, Ấn Độ, 1992.
NPG gSang sNgags gSar rNying Gi gDan Rabs mDor bsDus Ngo mTshar Padmo’i dGa’
Tshal (tờ 104) của Khyentse Wangpo (1820-1892). Quyển Tsha, Khyentse Kabum.
Jamyang (Dilgo) Khyentse xuất bản, Ấn Độ.
NS Yon Tan Rin Po Ch’e’i mDzod Las ‘Bras Bu’i Theg Pa’i rGya Ch’er ‘Grel rNam
mKhyen Shing rTa (tờ 440) của Khyentse Lha. Quyển Kha, Jigling Kabum. (Adzom)
Dodrupchen Rinpoche sao chép, Ấn Độ.
NT Nags Tshal Kun Tu dGa’ Ba’i gTam của Longchen Rabjam. Tuyển tập gTam Tshogs
(tờ 66a-72a), Sung Thorbu (Adzom).
NTB The Nyingma School of Tibetan Buddhism: Its Fundamentals and History [Trường
phái Nyingma của Phật giáo Tây Tạng: Những Nền tảng và Lịch sử của nó] (quyển 1
& 2) của Düdjom Rinpoche, Jigtral Yeshe Dorje. Gyurme cùng với Matthew Kapstein
dịch và biên tập. Boston: Wisdom, 1991.
NTG Klong Ch’en sNying Gi Thig Le Las gNad Byang Thugs Kyi sGrom Bu (tờ 5), do
Jigme Lingpa khám phá. Quyển OM, Longchen Nyingthig Tsapö. Jamyang (Dilgo)
Khyentse xuất bản, Ấn Độ.
NTS sNying gTam Sum Chu Pa (tờ 54b-57b) của Longchen Rabjam. Tuyển tập Zhaldam
của Sung Thorbu (Adzom).
NUG ‘Jam dByangs mKhyen brTse’i dBang Po’i rnam Thar mDor bsDus Ngo mTshar
Utpala’i dGa’-Tshal (tờ 118) của Lodrö Thaye. Quyển Ba, Kongtrül Kabum, do
Jamyang (Dilgo) Khyentse xuất bản, Ấn Độ.
NYG ‘Jam dByang Ch’os Kyi Blo Gros Kyi rNam Thar Ngo mTshar Yongs ‘Dus dGa’ Tshal
(tờ 207) của Khyentse Özer (Dilgo Khyentse). Một bản sao được cung cấp do thiện
tâm của Thượng Tọa Könchok Tenzin ở Pháp.
ON rDzogs Pa Ch’en Po’i Nyams Len Gyi gNad mThar Thug Pa’i rTsa ‘Grel Od gsal Gyi
sNang Ch’a (tờ 11) của Paltrül Rinpoche (1808-1887). Quyển 4, Paltrül Sungbum.
Zenkar Rinpoche xuất bản, Chendu (Thành Đô), Trung quốc.
PGG Deb Ther rDzogs lDan gZhon Nu’i dGa’ sTon dPyid Kyi rGyal Mo’i Glu dByangs
(trang 202) của Ngawang Lobzang Gyatso (Đạt Lai Lạt Ma thứ năm, 1617-1682).
Mirik Petrünkhang, Trung quốc.
PJM ‘Jigs Med ‘Phrin Las Od Zer Gyi rTogs bJod dPag bSam lJon Pa’i Me Tog của Jigme
Tenpe Nyima. Töpa Natsok (tờ 6a-10b), Quyển Nga, Dodrupchen Sungbum.
Dodrupchen Rinpoche xuất bản.
PK The Esoteric Biography of Gter-chen Las-rab Gling-pa (Tertön Sogyal) (tờ 363) của
Shila Bhadra (Tsültrim Zangpo, 1884-?) Sangye Dorje xuất bản, New Delhi, 1974.
PKG rTogs brJod ‘Pag bSam ‘Khri Shing Gi’ Grel Ba (trang 437-647) của Jampal Yeshe
Tenpe Gyaltsen. Tso-ngön Mirik Loptra xuất bản, 1988, Trung quốc.
PKD sNga ‘Gyur rDo rJe Theg Pa gTso Bor Gyur Pa’i sGrub brGyud Shing rTa brGyad Kyi
Byung Ba brJod Pa’i Pad Ma dKar Po’i rDzing Bu (tờ 284) của Gyurme Pema
Namgyal (Zhechen Gyaltsap, 1871-1926). S. W. Tashigangpa, Ladakh, Ấn Độ. 292
PM ‘Jigs Med Phrin Las Od Zer La rTogs brJod Dang ‘Brel Bar gSol Ba ‘Debs Pa dPag
bSam lJon Pa’i Me Tog của Jigme Tenpe Nyima. Quyển Nga (tờ 6-10), Dodrupchen
Sungbum. Dodrupchen Rinpoche xuất bản, Ấn Độ.
RB ‘Jam dByangs Ch’os Kyi Blo Gros Kyi rNam Thar Rin ch’en Bang mDzod (tờ 260)
của Do Sippa Ngawang Kün-ga Wangchuk. Bản thảo.
RBP Zab Mo’I gTer Dang gTer sTon Ji lTar Byon Pa’i Lo rGyus bKod Pa Rin Ch’en
Baidurya’i Phreng Ba (tờ 235) của Kongtrül Yönten Gyatso. Quyển Ka, Terdzö.
Jamyang (Dilgo) Khyentse xuất bản, Ấn Độ.
RD Klong Ch’en sNying Gi Thig Le Las, Nang sGrub Rig ‘Dzin ‘Dus Pa’i Zin Bris Rig
‘Dzin Zhal Lung bDe Ch’en dPal sTer (tờ 58) của Chechok Tondrup Tsal (Kyala
Khenpo, 1893-1957). Dodrupchen Rinpoche xuất bản, Ấn Độ.
RT Ch’os ‘Byung Rin Po Ch’e’i gTer mDzod bsTan Pa Rab Tu gSal Bar Byed Pa’i Nyi
Od (trang 502) của Gyalse Thukchok Tsal (Longchen Rabjam?). Böjong
Petrünkhang, Tây Tạng.
SB sKyabs mGon Zhabs dKar rDo rJe ‘Ch’ang Ch’en Po’i rNam Par Thar Pab bSam
‘Phel dBang Gi rGyal Po của Zhapkar Tsoktruk Rangtrol, quyển 1 & 2. In mộc bản
của Tashi Khyil, Amdo, Tibet. Anh ngữ: LS
SCG The History of Chöten Gompa of Dearali (Lịch sử của Choten Gompa ở Dearali),
Gangtok (trang 6) của Dodrupchen Rinpoche đệ Tứ. Bản thảo.
SKK Theg Pa’i sGo Kun Las bTus Pa Shes Bya Kun Khyab (quyển 1, 2 & 3) của Kongtrül
Yönten Gyatso (1813-1899). Mirik Petrünkhang, Trung quốc, 1982.
SLD gSol ‘Debs Leu bDun Ma, do Rigdzin Gödem (1337-1408) khám phá như terma. Bản
thảo.
SM Ma Ongs Lung bsTan gSal Byed Me Long (tờ 9) của Jigme Thrinle Özer. Bản thảo.
SMM The Seven Mountains of Thomas Merton (Bảy Ngọn Núi của Thomas Merton) của
Michael Mott. Boston: Houghton Mifflin, 1986.
SN bChom ldan ‘Das Ma Shes Rab Kyi Pha Rol Tu Phyin Pa’i sNying Po. Mục Sher
Phyin. Quyển Ka, Kanjur (Dege).
SNG mKhyen brTse Heruka’i [Do Khyentse] gSang Ba’i rNam Thar Grub rTags sTon
Tshul ‘Thor bsDus (tờ 78) của Dechen Rikpe Raltri và những người khác. Một bản
thảo được cung cấp do thiện tâm của Zenkar Rinpoche.
TCG gSang Ba Ch’en Po Nyams sNang Gi rTogs brJod Ch’u Zla’i Gar mKhan (tờ 26), do
Jigme Lingpa khám phá. Quyển OM, Longchen Nyingthig Tsapö. Jamyang (Dilgo)
Khyentse xuất bản.
TKT bsTan rTsis Kun Las bsTus Pa của Tseten Zhaptrung (1910-?). Tso-ngon Mirik
Petrünkhang, Trung quốc.
TL Ye Shes mKha’ ‘Gro bDe Ch’en rGyai Mo’i Thugs Dam bsKang Ba’i Rim Pa Tshogs
gNyis Lhun Po (tờ 8) của Chö-nyön Dharma Senge. In mộc bản ở Tây Tạng.
TRL gTer ‘Byung Rin Po Ch’e’i Lo rGyus (tờ 53) của Tri-me Özer (Longchen Rabjam).
Phần I, Khandro Yangtig (Adzom). Lama Jigtrak và Tülku Pema Wangyal sao chép.
TT Kun mKhyen Dri Med Od Zer Gyi rnam Thar mThong Ba Don lDan (tờ 46) của
Chötrak Zangpo. Quyển 4, Vima Nyingthig (Adzom). Lama Jigtrak và Tülku Pema
Wangyal sao chép, Darjeeling, Ấn Độ.
TTR Gangs Chan Gyi Lo Pan rNams Kyi mTshan Tho Rags Rim (tờ 238) của Khyentse
Wangpo. Quyển Dza, Khyentse Kabum. Jamyang Khyentse sao chép, Ấn Độ.
WJ The Wish-Fulfilling Jewel: The Practice of Guru Yoga According to the Longchen
Nyingthig Tradition (Viên Ngọc Như ý: Thực hành Guru Yoga theo truyền thống
Longchen Nyingthig) của Dilgo Khyentse. Boston: Shambhala, 1988. 293
WO Las ‘Phro gTer brGyud Kyi rNam bShad Nyung gSal Ngo mTshar rGya mTsho (tờ
36) của Jigme Tenpe Nyima. Quyển Nga, Dodrupchen Sungbum. Dodrupchen
Rinpoche xuất bản, Sikkim, Ấn Độ. Anh ngữ: HTT.
YKG Klong Ch’en sNying Gi Thig Le Las. rDzogs Pa Ch’en Po Ye Shes Klong Gi rGyud (tờ
12) của Jigme Lingpa. Quyển HŪM, Longchen Nyingthig Tsapö. Jamyang [Dilgo]
Khyentse xuất bản, Ấn Độ.
YM Padma ‘Byung gNas Kyi rNam Par Thar Pa Yid Kyi Mun Sel (tờ 128) của Sokdokpa
Lodrö Gyaltsen. Golok Lama Jigtse sao chép, Sikkim, Ấn Độ.
YS Ye Grol Sor bZhag của Longchen Rabjam. Bản thảo.
ZL ‘Jigs Med bsTan Pa’i Nyi Ma’i gZim Lam sKor (tờ 5) của Tülku Pema Namgyal (mất
năm 1957). Bản thảo.
Chú thích
1. Mặc dù 624-544 Trước Công nguyên là những niên đại thường được truyền thống
Theravāda (Phật giáo nguyên thủy) chấp nhận, nhiều học giả đặt cuộc đời của Đức
Phật ở giữa thế kỷ thứ năm và thứ tư Trước Công nguyên.
2. Bám chấp vào cái “ngã” là khái niệm hiểu sự hiện hữu của một thực thể nơi bản
thân là “tôi” hay nơi chúng sinh và các sự vật là “anh,” “cái này,” hay “cái kia,” “cái
bàn” hay “cái ghế,” và v.v..
3. Mô tả về sự giác ngộ của Đức Phật được dựa trên GR 165a/1, KNR 34/19 và SKK I-
308/22.
4. Lha’i Mig Las Ye Shes mThong Ba’i Rig Pa. Trong một vài nguồn mạch thì đó là sự
nhớ lại mọi sự hiện hữu trong quá khứ, nhìn thấy mọi điều xảy ra trong tương lai, và
nhận thức sự cạn kiệt của mọi sự ô nhiễm.
5. sNgon Gyi gNas rJes Su Dran Pa’i Ye Shes mThong Ba’i Rig Pa.
6. Zag Pa Zad Pa Shes Pa mThong Ba’i Rig Pa.
7. Theo truyền thống, Phật giáo được phân loại thành những truyền thống khác nhau
(SKK I-361/s và DNN), như sau.
(1) Ba lần chuyển Pháp luân: (a) Chuyển Pháp luân lần thứ nhất là các giáo lý về
Đạo Phật thông thường (Hīnayāna, hay Theravāda), là giáo lý chủ yếu đặt nền tảng
trên Tứ Diệu Đế. (b) Chuyển Pháp luân lần thứ hai là giáo lý về Mahāyāna (Đại
thừa), chủ yếu là những Kinh điển Prajnāpāramitā (Bát nhã ba la mật đa) được
giảng dạy trên Đỉnh Linh Thứu. Lần chuyển Pháp luân này xác định rằng bản tánh
tối hậu của mọi hiện tượng thì thoát khỏi những đặc tính của sự tạo tác. Nó nhấn
mạnh vào ý nghĩa sâu xa của tánh Không nhờ “ba phương tiện của sự giải thoát”:
cái thấy về tánh Không (sTong Pa), con đường thoát khỏi những đặc tính (mTshan
Ma Med Pa), và kết quả của việc không ước nguyện (sMon Pa Med Pa). Các môn
đồ của giáo lý này trở thành trường phái Trung Đạo (Madyamaka) của Đại thừa. (c)
Chuyển Pháp luân thứ ba là giáo lý làm sáng tỏ tinh túy (Phật) giác ngộ của Đại
thừa, chủ yếu dựa trên Avatamsaka-sūtra (Kinh Hoa Nghiêm), Lankāvatāra-sūtra
(Kinh Lăng Già), và những Kinh điển khác. Giáo lý này giảng dạy rằng mọi hiện
tượng chỉ đơn thuần là những sự quy gán (Kun bTags) của tâm, tâm và những sự294
kiện trong tâm đang xuất hiện chỉ đơn thuần phụ thuộc (gZhan dBang) vào những
tập quán của nó, và như thị hoàn toàn được củng cố (Yongs Grub).
(2) Ba yāna (thừa): (a) Các giáo lý về Tứ Diệu Đế, v.v.. được ban cho các
shrāvaka (Thanh Văn, đệ tử) của Hīnayāna. (b) Các giáo lý về sự duyên khởi, v.v..
được ban cho các pratyekabuddha (Duyên giác, Độc giác Phật, Bích Chi Phật) của
Hīnayāna. (c) Các giáo lý về mười cấp độ (thập địa) và năm con đường, v.v.. dành
cho các bodhisattva (Bồ Tát, những vị truy cầu tâm giác ngộ) của Mahāyāna. (d)
Cũng có khi giáo lý về các nguyên lý bí mật của Vajrayāna (Kim Cương thừa), tantra
của Mahāyāna, được phân loại như thừa thứ tư.
8. GR 200a/5, DZ I-44b/1.
9. KBZ 6B/3.
10. DP 293/6.
11. DP 253/7.
12. DP 311/2.
13. Sáu ba la mật là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. DT 19b/1.
14. BG 6a/3.
15. DT 16b/2.
16. KBZ 19a/3.
17. SN 145a/5.
18. Tantra là sự tương tục của bản tánh tối thượng, với nền tảng, con đường, và kết
quả của nó. Đức Phật nói trong GPM 150a/1: “Tantra được gọi là sự tương tục.”
19. SKK III-160/3, 210/13, 212/ 23.
20. BG 13a/3.
21. GPM 152b/4, SKK III-159/14.
22. GPM 150a/4, SKK III-211/20.
23. Tuổi nhập Niết bàn được dựa trên MD 317b/2.
24. Niên đại này được dựa trên DPM 18b/5, 69a/3.
25. Niên đại này được dựa trên DPM 79b/4, 155a/3.
26. YKG 1b/1 và những tantra khác. Theo NPG 23a/2 Mahāsandhi là một cách viết sai
lạc của Mahāsamādhi, và nó cũng có nghĩa là mNyam Pa’i Blo Ch’en Po, Tâm Nhất
thể Vĩ đại..
27. KBZ 282a/4: Vajrapāni (Kim Cương Thủ) và KNR 93/8: gSang Ba ‘Dzin Pa
(Vajrapāni).
28. NTB 455/5.
29. KBZ 285b/4.
30. DKG 58b/5, LNG 42a/4.
31. GD 161a/1, NS 24a/2.
32. Mười tám Tantra của Mahāyoga:
Bản văn Gốc của Tất cả các Tantra Mahāyoga: (1) rDo rJe Sems dPa’ sGyu ‘Phrul
Drva Ba rTsa Ba’i rGyud gSang Ba sNying Po.
Năm Tantra Chính: (2) Tantra Thân: Sangs rGyas mNyam sByos. (3) Tantra Ngữ:
Zla gSang Thig Le. (4) Tantra Tâm: gSang Ba ‘Dus Pa. (5) Tantra Phẩm tính: dPal
mCh’og Dang Po. (6) Tantra Hành động: Kar Ma Ma Le.
Năm Tantra Sādhana: (7) Heruka Rol Ba. (8) rTa mCh’og Rol Ba. (9) sNying rJe Rol
Ba. (10) bDud rTsi Rol Ba. (11) Phur Ba bChu gNyis Pa ‘Byung Ba.
Năm Tantra Hoạt động: (12) Ri Bo brTsegs Pa. (13) Ye Shes rNgam Glog. (14) Dam
Tshig bKod Pa. (15) Ting ‘Dzin rTse gChig. (16) Glang Ch’en Rab ‘Bog.
Hai Tantra cho sự Viên mãn: (17) rNam sNang sGyu ‘Phrul Drva Ba. (18) ‘Phags Pa
Thabs Kyi Zhags Pa.
33. LNG 48a/2.
34. DKG 64b/5. 295
35. SKK I-395/7.
36. Dựa trên GZ và cũng dựa trên NLS 17b/5.
37. GD 161b/6, NS 24a/3.
38. Một số trong các tantra Anuyoga là như sau:
Bốn mDo Gốc: (1) Kun ‘Dus Rig Pa’i mDo (sPyi mDo). (2) Sangs rGyas Thams Chad
dGongs Pa ‘Dus Pa. (3) Ye Shes rNgam Glog. (4) sSang Ba Dur Khrod Khu Byug
Rol Ba.
Sáu Tantra Nhánh: (1) Kun Tu bZang Po Ch’e Ba Rang La gNas Pa’i rGyud. (2)
dBang bsKur rGyal Po. (3) Ting ‘Dzin mCh’og. (4) sKabs sByor bDun Pa. (5) br
Tson Pa Don lDan. (6) Dam Tshig bKod Pa.
Mười hai Tantra Hiếm có: (1) Zhi Ba Lha rGyud. (2) Ch’os Nyid Zhi Ba’i Lha rGyud.
(3) Khro Bo’i Lha rGyud Ch’en Mo. (4) Khro Bo’i Lha rGyud rTogs Pa Ch’en Po. (5)
Thugs rJe Ch’en Po’i gTor rGyud. (6) rNal ‘Byor Nang Pa’i Tshogs rGyud Ch’en
Po. (7) dPal ‘Bar Khro Mo. (8) Rakta dMar Gyi rGyud. (9) Me Lha Zhi Bar Kyur Ba
‘Bar Pa’i rGyud. (10) Khro Bo’i sByin Sreg rDo rJe’i Ngur Mo. (11) Hūm mDzad
Ch’en Mo. (12) Zla gSang Ch’en Mo.
39. Dựa trên GZ.
40. GD 166a/2, NS 24a/4.
41. NCC 6b/a, NS 304a/6.
42. Hai mươi mốt tantra chính của Semde là:
Năm Tantra Ban đầu do Vairochana Dịch: (1) Rig Pa’i Khu Byug. (2) rTsal Ch’en
sPrug Pa. (3) Khyung Ch’en lDing Ba. (4) rDo La gSer Zhun. (5) Mi Nub Pa’i rGyal
mTshan Nam mKha’ Ch’e.
Mười ba Tantra Sau do Vimalamitra dịch: (6) rTse Mo Byung rGyal. (7) Nam mKha’i
rGyal Po. (8) bDe Ba ‘Phrul bKod. (9) rDzogs Pa sPyi Ch’ings. (10) Byang Ch’ub
Sems Tig. (11) bDe Ba Rab ‘Byams. (12) Srog Gi ‘Khor Lo. (13) Thig Le Drug Pa.
(14) rDzogs Pa sPyi sPyod. (15) Yid bZhin Nor Bu. (16) Kun Dus Rig Pa. (17) rJe
bTsan Dam Pa. (18) sGom Pa Don Grub.
Ba Tantra Chính Khác: (19) Kun Byed rGyal Po. (20) rMad Byung. (21) Mười ba
Kinh điển (mDo) của Semde.
43. NCC 7a/6.
44. Một số trong những tantra chính của Longde: (1) Klong Ch’en Rab ‘Byams rGyal Po.
(2) Kun Tu bZang Po Nam mKha’ Ch’e. (3) Rin Ch’en gDams Ngag sNa Tshogs
‘Khor lo. (4) rDo rJe Sems dPa’ Nam mKha’i mTha’ Dang mNyam Pa. (5) Ye Shes
gSang Ba’i sGron Ma. (6) Rin Ch’en ‘Khor Lo. (7) rDzogs Pa Ch’en Po Byang Ch’ub
Kyi Semss Kun La ‘Jug Pa.
45. NCC 7b/5, KZZ 8a/6.
46. Các Tantra Chính của Me-Ngagde, NCC 8b/4:
Mười bảy tantra: (1) rDzogs Pa Rang Byung Ch’en Po. (2) Yi Ge Med Pa. (3) Rig Pa
Rang Shar Ch’en Po. (4) Rig Pa Rang Grol Ch’en Po. (5) Rin Ch’en sPungs Ba. (6)
sKu Dung ‘Bar Ba Ch’en Po. (7) sGra Thal ‘Gyur Ch’en Po. (8) bKra Shis mDzes
lDan Ch’en Po. (9) rDo rJe Sems dPa’ sNying Gi Me Long. (10) Kun Tu bZang Po
Thugs Kyi Me Long. (11) Ngo sProd Rin Po Ch’es sPras Pa. (12) Mu Tig Phreng
Ba. (13) Klong Drug Pa’i rGyud. (14) sGron Ma ‘Bar Ba. (15) Nyi Zla Kha sByor.
(16) Seng Ge rTsal rDzogs Ch’en Po. (17) Nor Bu ‘Phra bKod.
Hai Bản văn Bổ túc: (18) Ekajatī Khros Ma’i rGyud. (19) Klong gSal ‘Bar Ma.
47. Đối với truyền thống terma, xin đọc HTT.
48. Dựa trên NLC, DKG 48b/6 & 88a/1, NCG.
49. Dựa trên LRP, DKG 57b/5, NCG.
50. KZD 12b/6.
51. RD6 6b/2. 296
52. KBZ 288b/5.
53. NTG 1b/1, RD 6b/6.
54. PKD 124/5, LNG 310b/2.
55. Xem NCC 9b/1, KZZ 9a/1, NGR 65b/5.
56. Một số trong những bản văn chính hay luận giảng về Longchen Nyingthig do các đệ
tử của Jigme Lingpa và các Đạo sư sau này như sau:
Về Ngöndro, Thực hành Chuẩn bị:
(a) rNam mKhyen Lam bZang, bản văn Ngöndro (tờ 13), của Jigme Thrinle Özer
(b) Kun bZang Bla Ma’i Zhal Lung (tờ 306) của Paltrül Rinpoche.
(c) sNgon ‘Gro’i dMigs Rim bsDus Pa (tờ 11) của Paltrül Rinpoche.
(d) sNgon ‘Gro’i Ngag ‘Don rNam mKhyen Lam bZang gSal Byed (tờ 25) của
Khyentse Wangpo.
(e) sNgon ‘Gro’i dMigs Rim Zab Don bDud rTsi’i Nying Khu (tờ 12) của Khyentse
Wangpo.
(f) sNgon ‘Gro’i Khrid Yig Thar Lam gSal Byed sGron Me (tờ 247) của Adzom
Drukpa, Drudul Pawo Dorje.
(g) Bla rNam La Nye Bar mKho Ba’i Yi Ge Padma Od Du bGrod Pa’i Them sKas (tờ
13) của Dodrupchen, Jigme Tenpe Nyima.
(h) Kun bZang Bla Ma’i Zhal Lung Gi Zin Bris (tờ 205) của Khenpo Ngawang
Palzang ở Tu viện Kathok.
(i) sNgon ‘Gro Kun Las bTus Pa (trang 110) của Yukhok Chatralwa.
(j) sNgon ‘Gro‘i Zin Bris Blo dMan Yid Kyi Mun Sel (tờ 131) của Nubpa Thrinle
Chöphel ở Tsang.
(k) sNgon ‘Gro’i ‘Brul ‘Grel rNam mKhyen Thar Gling bGrod Pa’i Them sKas của
Gonpo Tseten ở Amdo.
(l) sNgon ‘Gro’i rNam bShad mTshungs Med Bla Ma’i Byin rLabs Ch’ar rGyun (104)
của Thekchok Yeshe Dorje ở Bhutan.
(m) lKong Ch’en sNying Thig Gi sNgon ‘Gro’i Ngag ‘Don Gyi ‘Bru ‘Grel Nyung Ngu
Khro Med Bla Ma Ch’ung Ch’ung (tờ 31) của Subhashita (Horlu Lama Legshed) ở
Nyag-rong, Kham.
(n) Klong Ch’en sNying Thig Gi sNgon ‘Gro’i Ngag ‘Don Gyi ‘Bru ‘Grel rNam mKhyen
Lam sGron (tờ 82) của Chokyi Tragpa, Kham.
Về Rigdzin Düpa (Rig ‘Dzin ‘Dus Pa, Hội chúng các Trì minh vương):
(a) Rig ‘Dzin ‘Dus Pa’i Phyag Len mThong gSal Me Long (tờ 5) của Paltrül
Rinpoche.
(b) Rig ‘Dzin ‘Dus Pa’i Zin Bris Rig ‘Dzin Zhal Lung bDe Ch’en dPal sTer (tờ 58) của
Chechok Tontrup Tsal (Kyala Khenpo, Chöchok) ở Tu viện Dodrupchen.
Về Yumka Dechen Gyalmo (Yum Ka bDe Ch’en rGyal Mo, Nữ Hoàng Đại Lạc):
(a) Yum Ka bDe Ch’en rGyal Mo’i sGrub gZhung Gi ‘Grel Ba rGyud Don sNang Ba
(tờ 107) của Raton Ngawang Tendzin Dorje, một đệ tử của Jigme Lingpa.
(b) Yum Ka bDe Ch’en rGyal Mo’i sGrub gZhung Gi Zin Bris bDe Ch’en Lam bZang
gSal Ba’i sGron Me (tờ 22) của Dodrupchen, Jigme Tenpe Nyima.
(c) Yum Ka bDe Ch’en rGyal Mo’i rTsa sNgags Kyi ‘Grel bShad rNam mKhyen
bGrod Pa’i Them sKas (tờ 6) của Jigme Tenpe Nyima.
(d) Yum Ka’i rTsa sGrub Kyi Ch’o Ga’i bsDus ‘Grel (tờ 14) của Lingtul ở Wangda,
Golok, một đệ tử của Alak Do-ngak Gyatso.
(e) Yum Ka’i Zin Bris Kha bsKong Rig ‘Dzin Zhal Lung (tờ 34) của Konchok Donme
(Konme Khenpo) ở Tu viện Dodrupchen.
(f) Yum Ka bDe Ch’en rGyal Mo’i sGrub gZhung Gi Zin Bris rMong Pa’i Mun Sel (tờ
19) của Sangye Özer ở Gyarong, một đệ tử của Kyala Khenpo. 297
(g) Yum Ka bDe Ch’en rGyal Mo’i rTsa Ba’i sGrub Pa bDe Ch’en dPal Phreng Gi
Tshig ‘Grel (tờ 63) của Gonpo Tseten ở Amdo.
Về Palchen Düpa (dPal Ch’en ‘Dus Pa, Hội chúng các Bổn Tôn Vinh quang Vĩ đại):
(a) dPal Ch’en ‘Dus Pa’i Las Byang Gi dGongs Don Chung Zad bShad Pa Zab Don
gSal Byed Rin Ch’en sNang Ba (tờ 103) của Khyentse Özer (Dilgo Khyentse).
(b) dPal Ch’en ‘Dus Pa’i Zin Bris (tờ 4) của Mati (Kyala Khenpo) ở Tu viện
Dodrupchen.
(c) dPal Ch’en Dus Pa’i Ch’o Ga’i dMigs Rim Zhal Lung bDud rTsi’i Thig Pa (tờ 39)
của Garwa Khenpo Özang ở Tu viện Dodrupchen.
(d) dPal ‘Dus sMan sGrub brTags Thabs Mar Me sMon Lam sTong Thun bChas (tờ
6) của Khenpo Pema Badzar ở Tu viện Dzogchen.
(e) sGrub Khog Chung Zad gSal Du Byas Pa Rin Po Ch’ei Za Ma Tog (tờ 14) của
Dodrupchen Jikme Tenpe Nyima.
Về Phurba (Phur Pa, Vajrakila):
(a) Phur Ba bDud dPung Zil gNon Gyi Zin Bris Phur Thogs mGrin Pa’i rGyan (tờ 9)
của Dodrupchen, Jikme Tenpe Gyaltsen [Nyima].
(b) Phur Ba’i Zin Bris bsDus Pa (tờ 4) của Mati (Kyala Khenpo).
Về Thukje Chenpo (Thugs rJe Ch’en Po, Avalokiteshvara):
(a) sDug bsNgal Rang Grol bsNyen Yig Grub gNyis Nor Bu’i Gan mDzod (tờ 15) của
Khenpo Peme Badzar ở Tu viện Dzogchen.
(b) sDug bsNgal Rang Grol bsNyen Yig Rig Pa ‘Dzin Pa’i dGongs rGyan (tờ 12) của
Khenpo Pema Badzar của Tu viện Dzogchen.
(c) sDug bsNgal Rang Grol Gyi sGrub Pa’i Khog dBub Rin Po Che’i Za Ma Tog (tờ
22) Khenpo Ngawang Palzang ở Tu viện Kathok.
Về Takhyung Barwa (rTa Khyung ‘Bar Ba, Guru Rinpoche Phẫn nộ):
(a) rTa Khyung ‘Bar Ba’i bsNyel Tho Rin Ch’en sGon Me (tờ 9) của Dodrupchen,
Jigme Tenpe Nyima.
Về Ladrup Thigle Gyachen (Bla sGrub Thig Le’i rGya Chan, Longchen Rabjam):
(a) Bla sGrub Thig Le’i rGya Chan Gyi bsNyen Yig Grub gNyis Shing rTa (tờ 6) của
Jamyang Khyentse Wangpo.
Về Chod Khadö Ke-gyang (gChod mKha’ ‘Gro’i Gad rGyangs):
(a) mKha’ ‘Gro’i Gad rGyangs Kyi dMigs gNad ‘Dril Ba gSal Byed sNye Ma (tờ 17)
của Dodrupchen, Jigme Thrinle Özer.
(b) gChod Yul mKha’ ‘Gro’i Gad rGyangs Kyi Man Ngag Zab Mo (tờ 9) của Paltrül
Rinpoche.
(c) mKha’ ‘Gro’I Gad rGyang Gi ‘Grel Ba mKa’ ‘Gro’i gSang mDzod bDud rTsi’i Bum
bZang (tờ 31) của Rigdzin Nangdze Dorje, một đệ tử của Zhabkar.
Về Kongshak (sKong bShags, Những Lời Cầu nguyện Tịnh hóa và Đáp ứng):
(a) Skong bShags rDo rJe Thol Glu’i Tshig ‘Grel bDus Pa (tờ 47) của Pema
Kunzang Rangtrol, một đệ tử của Adzom Gyalse Gyurme Dorje.
Về Ngomon (bsNgo sMon, Những Lời Cầu nguyện Hồi hướng và Ước nguyện):
(a) Zangs mDog dPal Ri’i sMon Lam Gyi rNam bShad Phun Tshogs sTong lDan (tờ
28) của Viryadhara.
(b) gZhi Lam ‘Brs Bu’i sMon Lam Gyi ‘Grel Ba (tờ 5) của Khenpo Yönten Gyatso.
Về Thaplam (Thabs Lam), Con Đường Phương tiện Thiện xảo:
(a) Klong Ch’en sNying Gi Thig Le Las Thabs Lam sBas Don Gyi ‘Bru ‘Grel Gab Don
mNgon gSal (tờ 24) của (Trupwang Jigme) Namkha Gyatso.
(b) bDe sTong rLung Gi rDzogs Rim sNyan rGyud Yid bZhin Nor Bu’i Shog Dril (tờ
30) của Namkha Gyatso ?).
(c) Klong Ch’en sNying Gi Thig Le Las Rig ‘Dzin ‘Khrul ‘Khor dPeu Ris (trang 24)
của Namkha Gyatso (?). 298
Về Dzopa Chenpo
(a) Ch’os Kyi rGyal Po Lung rTogs bsTan Pa’i Nyi Ma La sPrul sKu sKu gSum Gling
Pa’i Dris Lan Ka Lhun Zung ‘Jug Gi gDams Pa (tờ 32) của Nyoshul Lungtog.
(b) Ye Shes Bla Ma’i sPyi Don Kun bZang Thugs Kyi Tikka (tờ 271) của Pema
Ledreltsal (Ngawang Palzang) ở Tu viện Kathok.
(c) gNas Lugs rDo rJe’i Tshig rKang Gi ‘Grel Ba (trang 14) của Yukhok Chatralwa.
Các luận giảng về Yon Tan Rinpoche’i mDzod của Jigme Lingpa và những luận
giảng của nó:
(a) rGyal mTsho’i Ch’u Thig (bản ngắn) của Dodrupchen đệ Nhất.
(b) rGyal mTsho’i Ch’u Thig (bản chi tiết) của Dodrupchen đệ Nhất.
(c) gSer Gyi Thur Ma của Tentar Lharampa ở Mông Cổ. LST
(d) Yon Tan Rin Po Ch’e’i mDzod Kyi dKa’ ‘Grel Nyin Byed sNang Ba (tờ 70) (và
những Sa bChad khác nhau) của Paltrül Rinpoche.
(e) Zla Ba’i sGron Me và Nyi Ma’i Od Zer (quyển 1 & 2) của Khenpo Yönten Gyatso
của tu viện Dzogchen.
(f) Yon Tan mDzod Kyi mCh’an ‘Grel của Longchen Rolpa Tsal (Kagyur Rinpoche).
Bản thảo.
Về ‘Don ‘Grigs (các Nghi lễ), dByangs Rol (Âm nhạc) và gTor Ma (Bánh Cúng
dường):
(a) sNying Thig rTsa gSum gSol Kha’i ‘Don ‘Grigs Blo gSar Yid Kyi dGa’ sTon (tờ
53) của Golok Khenpo Tsondrü.
(b) Klong Ch’en sNying Gi Thig Le Las Rig ‘Dzin ‘Jigs Med Gling Pa’i bKa’ gTer Gyi
Ch’o Ga’i rNga Tshig sKal bZang dGa’ bsKyed (tờ 9) của (Dodrupchen) Jigme
Thrinle Özer.
(c) gSang sNgags Kyi Ch’o Ga’i dByangs Rol Dang gTor Ma Sogs Kyi Lo rGyus
Phan Yon mDor bsDus rGyu mTshan Shes Pa’i Gleng gZhi (tờ 5) của Khyentse
Özer [Dilgo Khyentse].
(d) sNying Thig Gi gTor Ma’i bCha’ Yig (tờ 12) của Khyentul [Do Khyentse].
(e) Klong Ch’en sNying Thig Gi gTor Ma’i dPeu Ris (trang 5) của Dilgo Khyentse (?).
Các Bài viết về hay các Bản Dịch của Giáo lý Longchen Nyingthig bằng Anh ngữ:
(a) The Way of Power. A Practical Guide to the Tantric Mysticism of Tibet by John
Blofeld (London: George Allen & Unwin, 1970). Xem chương 2, “The Preliminaries”
(trang 147-168).
(b) English introduction to The Autobiographical Reminiscences of Ngag-dbangdpal-bzang, Late Abbot of Kah-Thog Monastery by Gene Smith (Gangtok: Sonam
T. Kazi, 1969).
(c) The Short Preliminary Practice of Longchen Nyingthig by Kunkhyen Jigme
Lingpa. Restructured by the fourth Dodrupchen Rinpoche (Mahasiddha Nyingmapa
Center).
(d) Tantric Practice in Nyingma by Khetsun Sangpo Rinbochay, tr. and ed. by Jeffrey
Hopkins and Anna Klein (Snow Lion, 1982).
(e) A Wondrous Ocean of Advice for the Practice of Retreatments in Solitude (Ri
Ch’ö Zhal gDams), tr. David Christensen. (London: Rigpa, 1987).
(f) The Wish-Fulfilling Jewel: The Practice of Guru Yoga According to the Longchen
Nyingthig Tradition (p. 108) by Dilgo Khyentse. Tr. By Könchog Tenzin (Boston:
Shambhala Publications, 1988).
(g) The Dzogchen Innermost Essence Preliminary Practice by Jigme Lingpa. Tr. with
commentary by Tulku Thondup (Library of Tibetan Works and Archives, 1989).
(h) Kun-zang La-may Zhal-lung, The Preliminary Practices. Vol. I & II. Tr. By Sonam
T. Kazi. (Diamond-Lotus Publishing, 1989)
(i) EL. See chap. 8, “Entering into the Path (sPyod Yul Lam Khyer).” 299
(j) The Assemblage of Vidyādharas (Rig ‘Dzin ‘Dus Pa) of Longchen Nyingthig, tr.
Tulku Thondup (Dodrupchen Rinpoche, 1991).
(k) The Queen of Great Bliss (Yum-Ka bDe Ch’en rGyal Mo) of Longchen NyingThig, tr. Tulku Thondup (Dodrupchen Rinpoche, 1991).
(l) Tibetan Buddhism: Reason and Revelation, ed. Steven D. Goodman and Ronald
M. Davidson (SUNY, Albany, 1992). See chap. 8, “Rig-‘dzin’Jgs-med gling-pa and
the kLong-Chen sNying-Thig,” pp.133-146.
(m) NTB. See [Life of] Jigme Lingpa, vol. 1, pp. 835-840.
(n) The Words of my Perfect Teacher (Kunzang Lama’i Shelung) by Paltrül
Rinpoche, tr. Padmakara Translation Group (HarperCollins, 1994).
(o) Meeting the Great Bliss Queen by Anne Klein (Boston: Beacon, 1994).
(p) Enlightened Journey: Buddhist Practice as Daily Life by Tulku Thondop, ed.
Harold Talbott (Boston: Shambhala Publications, 1995). See chaps. 10 & 12, “The
Meditation of Ngöndro” and “Receiving the Four Empowerments of Ngöndro
Meditation.”
(q) Dancing moon, Dākinī Talk: The Secret Autobiography of Jigme Lingpa by Janet
Gyatso (forthcoming from Princeton Univ. Press).
(r) Fearless Vision by Stephen D. Goodman (forthcoming from Rangjung Yeshe).
57. KR 126a/1, NGR 35b/3.
58. DP 5b/1.
59. BC 1a/1.
60. Theo LRP 238a/1&243a/3, KKZ 283a/4-285b/3 và những tác phẩm khác,
Manjushrīmitra là Đạo sư Nyingthig chính của Shrīsimha. Nhưng Shrīsimha cũng
nhận Khandro Nyingthig và những giáo lý khác từ Garab Dorje và trực tiếp trao
truyền chúng cho Guru Rinpoche. Vì thế Longchen Nyingthig, là tinh túy của
Nyingthig lúc ban đầu, được Garab Dorje trao truyền cho Shrīsimha cũng như đến
qua dòng truyền thừa của Garab Dorje, Manjushrīmitra, Shrīsimha, và v.v..
61. “Đức Vua” là Vua Trisong Detsen, “các Thần dân” là 24 (hay 25) đệ tử chính của
Guru Rinpoche. “người Hỗ trợ” là Yeshe Tsogyal, phối ngẫu của Guru Rinpoche.
62. sTon ‘Khor dGongs Pa gChig Pa.
63. sTon ‘Khor dGongs Pa dByer Med Tu Gyur Pa.
64. Được tóm tắt từ TDD 235b/4.
65. Tiểu sử này được dựa trên NLC 45a/6 và cũng dựa trên PKD 17a/4, TRL 7a/4, KGT
I 565/20, DKG 4 8b/6, LNG 60a/4.
66. Tôi đã phục hồi các thuật ngữ tiếng Phạn cho nhiều từ Tây Tạng, theo các dịch giả
hiện đại. Tuy nhiên, có thể có một số từ không chính xác, bởi có thể có nhiều thuật
ngữ tiếng Phạn.
67. KBZ 283 a/2: Me Tog gSal (Hoa Chói lọi), có thể là tên của cô trước khi cô xuất gia.
Ngoài ra BND 21a/5 đưa ra Varani (hay Barani), KNR 112/3 Prarani, và SKK I 390/2
Praharani.
68. BND 21a/4, KNR 112/3: Dha he na ta lo, có thể là tên của vua, bởi Uparāja là một
tựa đề. DKG 48b/6: Uparāja hay Dharmāshoka. SKK I 390/2: Dharma Ashoka.
69. SKK I 390/2.
70. Theo BND 21b/2, KBZ 283a/5, KNR 112/11, SKK I 390/3, sư cô có những giấc mơ
kỳ diệu và đi tới một cái hồ để tắm. Ở đó một hóa thân của Vajrapāni (Kim Cương
Thủ) trong thân tướng của một con ngỗng, cùng với bốn con ngỗng khác, hạ xuống
cạnh sư cô và chạm cái mỏ của nó vào tim của sư cô ba lần, và cô nhìn thấy một
chữ HŪM bằng ánh sáng tan vào cô. Khi Garab Dorje sinh ra giữa những điều
huyền diệu, và hộ trì các tantra Đại Viên mãn trong ký ức của ngài, các vị trời và
người đã đánh dấu sự kiện này bằng lời tán thán và sự hỉ lạc. Những nguồn mạch
này không đề cập tới việc mẹ ngài từ bỏ ngài. 300
71. Theo PKD 18a/1, DKG 49b/1, SKK I 390/9, 394/6, LNG 62a/6 và những tác phẩm
khác, Prahevajra đã nhận những trao truyền từ Vajrasattva, và theo LRP 237a/6,
BND 22a/1, và KBZ 283b/6, ngài đã nhận những giáo lý đó từ Vajrapāni. Có một vị
Bồ Tát tên là Vajrapāni, nhưng đây là Đức Phật Vajrapāni (De bZhin gShegs Pa
Phyag Na rDo rJe), là đấng cũng được gọi là Pháp Vương (Suối nguồn) của Tâm
yếu Bí mật (gSang Ba’i bDag Po).
72. Nói chung, Dur Khrod (mộ địa hay bãi hỏa thiêu) là một nơi linh thiêng, chủ yếu là
nơi hỏa thiêu, chôn cất, hay vứt bỏ. Nhưng đó không phải là lý do khiến những bãi
đất đặc biệt này trở nên quan trọng. Mộ địa thì tràn đầy ý nghĩa. Nó là nơi chấm dứt
bản ngã và kết thúc việc bám luyến và tham muốn đối với thân xác và cuộc đời. Đó
là nơi chuyển hóa cái gọi là các hiện tượng tiêu cực như tự nhiên và là nơi buông bỏ
nỗi sợ hãi và ganh ghét. Nếu quý vị đọc NLC, LRP, TRL, và LG viết về lịch sử của
Nyingthig, quý vị sẽ thấy là những nơi này có sức mạnh và năng lực tự nhiên và tâm
linh. Chúng thật khủng khiếp, đầy những tinh linh lang thang và quỷ ma lùng sục,
những tử thi cũ và mới, những con sông máu, những ngọn thác độc hại, và những
dã thú đe dọa tính mạng của ta. Nhưng chúng cũng là những nơi chốn hỉ lạc của sự
cô tịch yên bình, những rừng cây vui tươi, những đóa hoa nở, cây trái ê hề, những
đàn chim ca hót, những con sư tử và cọp thuần tánh, không gian bao la rộng lớn,
cao rộng như ở giữa mặt trời, mặt trăng, và những vì sao, mà không có những hệ
thống hay tiêu chuẩn để được hình thành, thoát khỏi những phóng dật hay những
hạn chế. Đó là nơi các đại dương dāka và dākinī cử hành những “bữa tiệc” trang
trọng. Tiếng rống của những bài Pháp vang động khắp nơi, và ánh sáng tỏa chiếu từ
niềm vui sâu xa của sự hỉ lạc và khoáng đạt. Như vậy, những mộ địa này là những
địa điểm của năng lực, sức mạnh, và tinh thần, cả tích cực lẫn tiêu cực, là nơi cần
thiết để một hành giả khổ hạnh chuyển hóa thành sức mạnh bí mật và năng lực giải
thoát.
73. LRP 238a/1 & 243a/3, KBZ 285b/3.
74. TRL 9b/3, LRP 238a/1.
75. DCS 16b/1 19b/2.
76. Tiểu sử này được dựa trên NLC 52a/4, và cũng dựa trên LNG 62b/5, KBZ 284a/2,
PKD 12a/2, 18b/1, DKG 49b/2, KGT 567/3 và KNR 113/21.
77. KBZ 284a/2, tên của thân phụ ngài: bDe sKyong và tên của thân mẫu ngài: Kuhana,
và ngài gặp Garab Dorje ở Oddiyāna. PKD 12a/2: Tên của thân phụ ngài:
Sādhushastrī. KNR 113/22: tên của thân phụ ngài: dPal lDan sKyong và tên của
thân mẫu ngài: Kuhana, và ngài gặp Garab Dorje tại Oddiyāna.
78. BND 24a/4, KBZ 285a/3.
79. Thật khó hiểu được loại năm này có nghĩa là gì. Có hai vấn đề: (a) Có một truyền
thống tính mỗi sáu tháng là một năm, được dựa trên một “tiến trình” (bGrod Pa,
Phạn: ayana) của mặt trời. Khi mặt trời di chuyển từ phương nam sang phương bắc,
đó là trên tiến trình phương bắc của nó; khi nó di chuyển từ bắc qua nam, đó là trên
tiến trình phương nam của nó. (b) Ngoài ra, nhiều Đạo sư cổ xưa đã đạt được sự
trường thọ và sống nhiều thế kỷ, nhiều vị ở trong thân ánh sáng và thậm chí một số
vị sống trong thân hữu hoại của mình.
80. DCS 19b/2-23b/6.
81. LNG 65a/6.
82. Tiểu sử này được dựa trên NLC 55b/1, và cũng được dựa trên PKD 19a/5, LNG
65b/1, TRL 9b/1, KBZ 285b/1, và KGT 569-I.
83. KBZ 285b/1 và TRL 9b/2: Hastibhala. LNG 65b/1: tên của thành phố là Sho Khyam
và tên của vị Thầy là Haribhala. KNR 117/15: tên thành phố là Zho Sha; tên thân phụ
là Vua Gru Khyer, và tên thân mẫu là Nan Ka.
84. PKD 19b/1, LNG 65b/5, KNR 117/21, TRL 9b/5: Bhelakīrti. NLC 56/5: Bilekiti. 301
85. LRP 238a/1 & 243a/3, KBZ 285b/3.
86. TRL 9b/3, LRP 238a/1, BND 55a/1-66b/4.
87. DCS 23b/6-47a/4.
88. Tiểu sử này được dựa trên NLC 60a/2, và cũng dựa trên PKD 20a/2, LGN 66b/5,
DKG 51a/2, KGT 568/12 và KNR 118/25.
89. KNR 119/1: Tên của thân phụ là Apardajana, và tên của thân mẫu là rGya mTsho
Ma.
90. Một số người nghĩ rằng Li ở Nepal, nhưng hầu hết các học giả cho rằng nó là
Khotan, hiện nay là Xinjiang ở Trung quốc. Tuy nhiên, KNR 162/24 nói nó là ‘Jang
thuộc tỉnh Yunnan (Vân Nam) của Trung quốc.
91. KGT 570/1: Ba Sing.
92. DCS 27b/4-30a/3. (Cũng xem BM 70/14.)
93. Tiểu sử này được dựa trên NLC 60a/1, 68a/6 và cũng dựa trên LGN 66b/4, 68a/2,
107b/6, DKG 52a/1, KNR 119/8, 200/20, KGT 568/11, 570/2, 572/3, và PKD 20a/2,
96b/3.
94. DKG 52a/4. KGT 570/2: ánh sáng hiện ra.
95. LNG 68a/4: sNang Byed. NLC 63/6: Srod Byed.
96. LNG 68b/4: Bhirya. NLC 70b/5: Bi rGyal.
97. PKD 97a/1: Vimalamitra ban các giáo lý Nyingthig Bí mật Thâm sâu cho năm đệ tử:
Vua Trisong Detsen, Thái tử Mu-ne Tsepo, Nyang Tingdzin Zangpo, Kawa Paltsek,
và Chok-ro Lü’i Gyaltsen.
98. Tiểu sử này được dựa trên LNG 46a/6, 78a/6, YM 19, LRP 238b/1, RBP 6b/4-34b/4,
KNR 22b/10-140b/3, 150-178, GRL 10b/2, LG, KGT I-596/18-60223, và những bản
văn khác.
99. YM 81a/4.
100. Những truyền thống Ấn Độ cổ, kể cả Phật giáo, chấp nhận bốn cách sinh ra: tạng
sanh, thấp sanh, noãn sanh, và sanh tinh khiết (hóa sanh), là một cách sanh ra tức
thì, chẳng hạn như sinh từ một hoa sen.
101. Trong lịch sử Phật giáo Mật thừa có nhiều Vua Indrabhūti. Đó có thể là một cái tên
phổ thông đối với hoàng tộc; hay ngoài ra đó là tên của một dòng vương giả. Tuy
nhiên, theo YM 19a/6, ngài là Indrabhūti đệ nhị của Oddiyāna.
102. TRL 18a/2.
103. Bốn Trì minh vương được dựa trên DD 58a/4.
104. Tuy nhiên, theo NG 9a/1 và LY 375/15, Sahor là nơi nào đó gần thành phố
Bangalpur ở các bang Bengal và Bihar của Ấn Độ.
105. NFH II-36 (488): Đó là hang động Haileshi, gần thị trấn Rumjitar ở Quận
Sagarmatha, Nepal.
106. Về mặt thành công thì “trì minh vương còn dư nghiệp” và “trì minh vương kiểm soát
được đời sống” đều ngang nhau. Không nhất thiết phải đạt được mọi cấp độ cái này
sau cái kia. Nếu quý vị là người hạ căn, quý vị sẽ thành tựu cấp độ đầu tiên, và sau
đó đi tới trì minh vương thứ ba. Nếu quý vị là người có căn cơ khá hơn, quý vị có
thể thành tựu cấp độ thứ hai và tiến tới cấp độ thứ ba. Nhưng hãy nhớ rằng Guru
Rinpoche đang ‘hiển lộ” là một người sùng mộ trên con đường này.
107. YM 24a/1, PKG 602/26. KGT I-87/14: “dBang-Po’i sDe” hay “Grags-Pa.” Xem GK
42/3 đối với Grags Pa’i rGyal mTsan.
108. LG 204b/3, LRP 243a/3.
109. Xem LNG 50b/4, NFH II-37 (n. 494), và GP 203/21.
110. Niên đại được dựa trên DPM 96b/2.
111. KD 232/10.
112. WO (Anh ngữ: HTT).
113. TRL 44b/3. 302
114. RBP 17a/4, LNG 84a/2.
115. Niên đại được dựa trên DPM 163b/1.
116. SLD 52a/4.
117. YM 112a/2.
118. GDG 173/8.
119. Tuy nhiên, một vài tiểu sử của Guru Rinpoche mà tôi đã đọc không đề cập tới thời
gian và địa điểm ngài đã hiển lộ sự thành tựu bốn công việc hộ trì trí tuệ, ngoài việc
nói rằng ngài đang hộ trì trí tuệ của sự thành tựu tự nhiên ở Zangdok Palri (RBP
14b/2). Ngoài ra cũng có ghi chép là Dodrupchen viết (DD trang 60a/1) rằng ta có
thể trực tiếp thâm nhập Phật quả sau trạng thái của trì minh vương thứ ba hay thậm
chí sau các thành tựu lúc ban đầu.
120. RT 356/11.
121. Những tiểu sử này được dựa trên RBP 31b/1.
122. Những tiểu sử này được dựa trên KNR 146/2, 165/19 và RBP 15a/4.
123. Các niên đại được dựa trên DPM 18b/5 và DPM 69a/3.
124. Số lượng, tên, và thâm niên của họ được dựa trên DPM 154b/1, KNR 164/5, và
LNG 84a/2.
125. YM 70a/3, 77a/5, PGG 67/14, DPM và RBP 17a/6.
126. Các tiểu sử này được dựa trên RBP 18a/2, LNG 146a/4 và YM 68a/6.
127. Tiểu sử này được dựa trên RBP 23a/3, DKG 54a/1 và LNG 93b/4.
128. LRB 5a/6.
129. Tiểu sử này được dựa trên TT và cũng dựa trên DKG 95a/6 108a/3, LNG 119b/3
138a/2, và TRL 48b/2.
130. Hay Sangphu Nethok. Đó là trung tâm tu học quan trọng nhất trong thời đại của
Longchen Rabjam. Nó được thành lập bởi Ngok Lekpe Sherap, một đệ tử của Đạo
sư vĩ đại Atīsha xứ Ấn Độ vào năm 1073. Ngok Lo Loden Sherap (1059-1109) và
Chapa Chöseng (1109-1169) đã giảng dạy ở đó. Trung tâm này đã sản sinh nhiều trí
tuệ vĩ đại của Tây Tạng.
131. Theo Truptha Dzö, đó là gSer Yig Chan, gYu Yig Chan, Tung Yig Chan, và Zangs
Yig Chan.
132. NLC 13a/5 và DKG 98b/4.
133. NT 69b/2.
134. NTS 57a/3.
135. YS 4a/6.
136. DO 132b/5.
137. LG 136b/6.
138. Dưới đây là tên và miêu tả ngắn gọn các tác phẩm chính của Longchen Rabjam
được Zhechen Rabjam Gyurme Künzang Namgyal đệ Nhị (1713-1769) đưa ra
trong Ngo mTshar gTam Gyi Gling Bu:
A. Dzödün (Bảy Kho tàng) bao gồm bảy bản văn chính:
1. Yizhin Rinpoche Dzö (Kho tàng Như ý) trong hai mươi hai chương. Đó là
một bản tóm lược của toàn bộ lãnh vực Phật giáo, và giảng dạy cách
nghiên cứu, phân tích, và thiền định về Phật giáo Đại thừa. Đi kèm theo là
Pema Karpo, một bình giảng chi tiết, và Zabdön Dorje Nyingpo, một tác
phẩm giảng về cách thực hành nó.
2. Men-ngak Rinpoche Dzö (Kho tàng các Giáo huấn) là một luận thuyết sử
dụng những chuỗi khác nhau gồm sáu thành phần để tóm tắt toàn bộ Kinh
điển và Mật điển Phật giáo, và để giảng dạy tinh túy của con đường và quả
của Dzopa Chenpo.
3. Chöying Rinpoche Dzö (Kho tàng Pháp giới Tối thượng) trong mười ba
chương với Lungki Terdzö, bình giảng của nó. Đó là một trình bày các giáo 303
lý sâu xa và rộng lớn về nền tảng, con đường, và quả của Semde, Longde,
và Mengagde (hay chủ yếu là Longde) của Đại Viên mãn.
4. Truptha Rinpoche Dzö (Kho tàng các Quan điểm Học thuyết) có tám
chương. Đó là một trình bày các quan điểm triết học khác nhau của tất cả
các yāna (thừa) của kinh điển và bốn tantra (Mật điển) của Phật giáo.
5. Thekchok Rinpoche Dzö (Kho tàng Thừa Siêu việt) có hai mươi lăm
chương. Nó làm sáng tỏ ý nghĩa của mười bảy tantra và một trăm mười
chín luận thuyết giảng huấn thuộc giáo khóa Me-ngagde của Đại Viên mãn.
Nó trình bày một phạm vi rộng lớn của Phật pháp, từ cách thế trong đó vị
Thầy tuyệt đối hiển lộ như ba thân Phật cho tới việc đạt được kết quả cuối
cùng thành tựu tự nhiên của con đường Dzopa Chenpo.
6. Tsikton Rinpoche Dzö (Kho tàng Pháp ngữ và Ý nghĩa) có mười một
chương. Đó là một bản tóm tắt của Thekchok Rinpoche Dzö giảng nghĩa
những điểm trọng yếu của việc thực hành. Nó bắt đầu bằng một sự mô tả
nền tảng và kết thúc bằng kết quả, trạng thái giải thoát tối thượng.
7. Neluk Rinpoche Dzö (Kho tàng Bản tánh Tối thượng) có năm chương. Với
bình giảng của nó, nó giải thích ý nghĩa tối thượng của ba phạm trù Đại
Viên mãn.
B. Ngalso Korsum (Ba Giáo khóa về việc Nghỉ ngơi trong Bản tánh Tối thượng)
gồm có mười lăm luận thuyết: ba bản văn gốc, ba bản tóm tắt được gọi là các
tràng hoa, ba bình giảng được gọi là các thừa, và ba giáo huấn về việc thực
hành:
1. Semnyi Ngalso (Nghỉ ngơi trong Bản tánh Tối thượng của Tâm), bản văn
gốc có mười ba chương, giảng nghĩa mọi phương diện của con đường, lúc
bắt đầu, khoảng giữa, và lúc cuối của các giáo lý Kinh điển và Mật điển.
Kèm theo nó là Ngedön Shingta Chenmo, một bình giảng về bản văn gốc,
gồm hai quyển; Künde Trengwa, một bản tóm tắt (đã thất lạc); Pema Karpö
Trengwa, một bản tóm tắt của ba bình giảng; và Changchup Lamzang, một
luận thuyết hướng dẫn việc thực hành.
2. Gyuma Ngalso (Nghỉ ngơi trong Bản tánh Huyễn hóa), có tám chương, là
một giáo huấn về việc cắt đứt những sự trói buộc của sự tham luyến nhờ
phương pháp của tám ví dụ về những xuất hiện huyễn hóa. Đi kèm theo nó
là Mandare Trengwa, một bản tóm tắt, Shingta Zangpo, bình giảng, và
Yizhin Norbu, luận thuyết hướng dẫn việc thực hành.
3. Samten Ngalso ( Nghỉ ngơi trong Thiền định), có ba chương, giải thích con
đường thiền định sâu xa, trí tuệ tự nhiên tự-hiện hữu. Kèm theo nó là
Pundarīke Trengwa, một bản tóm tắt, Shingta Namdak, một bình giảng, và
Nyingpo Chüdü, luận thuyết hướng dẫn việc thực hành. Ngoài ra còn có
Lekshe Gyatso, một đề cương của Ngalso Korsum, và Pema Tongden, một
danh mục nội dung.
C. Các bản văn Rangtröl Korsum (Ba Giáo khóa về sự Giải thoát Tự nhiên) là
“luận giảng ý nghĩa” về giáo huấn Semde, và mỗi bản văn có ba chương giảng
nghĩa nền tảng, con đường, và quả:
1. Semnyi Rangtröl với Lamrim Nyingpo, giáo huấn ý nghĩa.
2. Chönyi Rangtröl với Yizhin Nyingpo, giáo huấn ý nghĩa.
3. Nyam-nyi Rangtröl với Rinchen Nyingpo, giáo huấn ý nghĩa.
D. Yangtig Namsum (Ba Luận thuyết về Tinh túy Sâu xa) bao gồm những điểm
trọng yếu của giáo lý bí mật Me-ngagde, giáo khóa Nyingthig của Dzopa
Chenpo:
1. Lama Yangtig (hay Yangzap Yizhin Norbu) gồm có ba mươi lăm luận giảng.
Nó cô đọng và giải thích các giáo lý bao la gồm bốn quyển sách 304
(Seryigchen, Yu-yigchen, Tung-yigchen, và Zang-yigchen cùng với
Trayigchen) của Vima Nyingthig và một trăm mười chín luận thuyết của các
giáo huấn.
2. Khandro Yangtig gồm có năm mươi lăm luận thuyết. Những giáo lý này do
Longchen Rabjam tiết lộ như những phần bổ túc và luận giảng về Khandro
Nyingthig, được hóa thân đời trước của ngài khám phá.
3. Zabmo Yangtig là một luận giảng chi tiết về Vima Nyingthig và Khandro
Nyingthig.
139. Tiểu sử này được dựa trên LYN, và cũng dựa trên DSC, TCG, NTG, KNR 635/16,
LNG 310b/2, PKD 124b/5, RD 6b/6, RBP 219a/3, NN, và KKR 40b/2.
140. LK 101a/1.
141. LYN 7a/1 và những giáo lý khác xác nhận Khyentse Wangpo, một hóa thân của
Jigme Lingpa, là vị thứ mười ba.
142. KS. Xem KNN.
143. LYN 9a/3.
144. Xem KNR 582/20 đối với tiểu sử của ngài.
145. KNR 638/15. LNG 311a/4: Thang ‘Brog dBon Padma mCh’og Grub.
146. Sao chép Kinh điển, cúng dường, bố thí, nghe giáo lý, ghi nhớ giáo lý, tụng đọc
Kinh điển, giảng Pháp, đọc lời cầu nguyện, và suy nghĩ về ý nghĩa của Pháp và thiền
định về nó.
147. Làm an bình (tức tai), tạo sự thịnh vượng (tăng ích), hàng phục, và kính ái.
148. LYN 42a/4.
149. LYN 44a/6.
150. LYN 45a/2.
151. LYN 46b/1.
152. NYR 68b/5.
153. NYR 69b/2.
154. KZ38b/1, KNR 724/17: ngài cũng được gọi là Trati Ngakchang.
155. KNR 638/2.
156. LYN 209b/2.
157. LYN 82b/5.
158. Một khal là hai mươi tre và một tre là khoảng hai panh (1 panh= 0,58 lít [Anh] và 0,
47 lít [Mỹ].
159. LYN 118b/4.
160. Đó là DKG.
161. LYN 164a/5.
162. GL 21a/1, LYN 168b/5.
163. Theo GNP 93/4.
164. LYN 191b/2, DGN 70b/5, GL 65b/5.
165. KZ 33a/1 & 39a/2, KNR 641/24, 725/7.
166. Niên đại được dựa trên TKT 273/3.
167. Niên đại được dựa trên SB, TKT, và LS. Về tiểu sử Zhapkar (Shabkar), xin đọc LS.
168. LYN 220a/2.
169. KNR 725/1, KZ 38b/1, NPG 9a/5.
170. LYN 240b/6.
171. DB 6b/4.
172. NGR 57b/1.
173. NTG 3b/6.
174. KKR 42b/1.
175. KNR 724/19, KZ 38b/1, LYN 80b/5.
176. KNR 644/8. 305
177. LYN 203a/6.
178. LYN 204a/3, NTG 4a/5, KGT-I, 350/19. Bà làm Hoàng hậu 1790-1798. Chồng bà là
Vua Sawang Zangpo (hay Kun-‘Grub bDe dGa’ bZang Po), trị vì 1768-1790. Nam tử
của bà là Vua Tsewang Dorje Rigdzin (còn được gọi là Byams Pa Kun dGa’ Sangs
rGyas bsTan Pa’i rGyal mTshan).
179. LYN 105a/6
180. LYN 202a/1.
181. LYN 171b/1. Ba viên xá lợi này được giữ trong mặt giây đeo cổ của Dzogchen
Rinpoche đệ tam.
182. Tiểu sử này được dựa trên DGN. Tôi cũng đã dựa trên KNR 644/14 646/23, KZ,
RBP 223a/6-225b/3, PKD 127a/3-127b/5, PJM, DN, CN, PM, DZT, và DB.
183. LK 125b/2.
184. Tsampa là bột lúa mạch nướng, là thực phẩm chính ở Tây Tạng.
185. Những tư tưởng này không có ở trong tự truyện mà được thuật lại.
186. Theo Kyala Khenpo của Tu viện Dodrupchen.
187. RBP 224a/2.
188. LYN 164a-164b.
189. LYN 165b/5-166a/4.
190. GL 29a/5.
191. NTG 3b/6.
192. DD 7b/5: “dGe rTse bSod Nams bsTan ‘Dzin Nam ‘Jigs Med Ngo mTshar.”
193. LYN 191a/3.
194. PM 8a/2.
195. GD 72a/4.
196. DGN 74a/6.
197. DGN 74b/5.
198. DGN 75b/1, chú thích cuối trang trong KNR 641, RBP 224a/6, PJM 11/14.
199. LYN 204a/4.
200. LYN 204a/2, 205a/2, KNR 644/6, GL 93a/4. Sau này, Getse Lama Sönam (Punya)
Tendzin (còn gọi là Jigme Ngotsar) sống ở đây.
201. LYN 222a/6.
202. SB 28b/6, 455a/3: Zhapkar Tsoktruk Rangtröl đã nhận sự trao truyền Longchen
Nyingthig từ Lakha Drupchen.
203. Xem LST 270a/3.
204. DGN 100b/5.
205. LYN 220b/1.
206. SB 28b/6 và TKT 272/12, 19: Lakha Drupchen và Zhapkar Tsoktruk Rangtröl cùng
được Arik Geshe cho thọ giới xuất gia năm 1801.
207. Theo Khenpo Chöyak của Tu viện Shukchung.
208. DZT 5b/5, DB a/12.
209. Hai vị sau cùng được liệt kê trong PM 9a/4.
210. PJM 14b/4.
211. Hướng dẫn vào NGR 12 của E. Gene Smith và NTB, chú thích 1153, quyển 2.
212. CN 7a/2.
213. Ngày nay Tu viện Yarlung đang được xây dựng lại dưới sự hướng dẫn của
Yarlung Tülku Tenpe Nyima, một hóa thân của Dodrupchen Đệ Tam.
214. Dodrupchen kết thúc tự truyện của ngài năm 1813.
215. TTR 149b/6.
216. GL 124a/1.
217. KZ 90a/5.
218. KZ 93b/1. 306
219. KZ 107a/4. Theo RBP ngài mất lúc nửa đêm vào ngày 13.
220. LST 270a/3.
221. KZ 107a/6.
222. SM 1b/2.
223. DZT 5a/5, DB 12a/1.
224. NGR 13b/2.
225. LK 125b/5.
226. MG 15a.
227. NGR 57a/4.
228. LS 558/3: Lo-de cũng được gọi là Chingkarwa Tön-yö Dorje, một vị Thầy và đệ tử
của Zhabkar. Hóa thân của ngài là Trülzhik Künzang Thongtröl của Do-ngak Ling,
hóa thân đời trước của Trülzhik Rinpoche hiện tại, Ngawang Chökyi Lodrö (sinh năm
1924), hiện an trụ tại Nepal.
229. GN 44b/2.
230. TL 3a/3.
231. Hóa thân của Sherap Mebar (xem DZT 17b/3) là Do Rinpoche Tri-me Trakpa, mà
hóa thân là Do Rinpoche Zilnön Gyepa Dorje (1890-1939), nam tử của Rikpe Raltri,
con trai của Do Khyentse.
232. Tiểu sử này chủ yếu dựa trên GL và cũng dựa trên NGR, DNK và DGN.
233. GL 9a/1, 113b/1, KNR 889/17, 900/2.
234. NGR 61a/3, GL 63b/1. NGR nói rằng sự kiện này xảy ra ở Tsāri, nhưng GL nói nó
xảy ra trong ẩn thất Ogyen Ling.
235. GL 65a/1.
236. NGR 62a/2.
237. ON.
238. Đó là KBZ.
239. Không có tiểu sử viết tay để dựa vào. Hầu hết lịch sử truyền khẩu được dựa trên
những điều nghe được từ Kyala Khenpo, nếu không thì đã được biểu thị.
240. GL 112b/4.
241. GL 138b/1.
242. Tiểu sử này được dựa trên TTR 145a/5-156a/3, DL 98-112, PDK 209b/2-210a/4,
KNR 819, RB 208-213 và những truyền thống khẩu truyền chủ yếu từ Kyala Khenpo.
243. Tiểu sử này được dựa trên KZ, và cũng dựa trên SNG, BDL, DGN, và GL.
244. LNY 176a/5.
245. Tôi đã nghe nói về sự kiện này từ Kyala Khenpo, người đã nhìn thấy các dấu tích.
246. Tôi nghe hai câu chuyện này từ Kyala Khenpo.
247. Tôi thường có một mẩu roi da này.
248. KZ 194b/3, TTR 1167a/4.
249. PKD 127b/4 và một vài truyền thống khẩu truyền.
250. DZT 5a/5, DB 12a/1.
251. Tôi không thể tìm thấy tiểu sử nào của Kenchen Pema Dorje.
252. Tiểu sử này được dựa trên DZT và DB.
253. NGR 15b/1.
254. Tiểu sử này được dựa trên DN và PJM. Bởi không có nhiều tài liệu viết về cuộc đời
của ngài nên để có một vài thông tin, tôi đã chủ yếu dựa trên truyền thống khẩu
truyền.
255. GL 167b/4.
256. KZ 137b/4.
257. Zas là hiện tượng huyền bí nhưng rất phổ thông ở Tây Tạng và cả ở Golok. Hiện
tượng này có vẻ giống hiện tượng “đĩa bay” ở Tây phương. Không có báo cáo về
nguồn gốc của họ, nhưng họ được miêu tả là những chúng sinh huyền bí có ánh 307
sáng chói ngời. Người Tây Tạng tin rằng Zas là một trong vô số loài chúng sinh
trong vũ trụ. Trong số họ có cả những bậc linh thánh lẫn những kẻ có hại..
258. Tiểu sử này được dựa trên NUG, JKT, RBP 185a/4-195a/1, LNG 320b/1-328b/1,
và PKD 248a/2-260b/4.
259. DB 6b/4.
260. WJ 92/22.
261. Theo DNK, ngài mất năm bảy mươi hai tuổi, và theo NRG thì ngài ở trong rừng Ari
vào những năm 1850 và mất vào năm trước năm Dần. Ở thời điểm nào đó sau khi
Lungtok mất, Ngawang Palzang hai mươi chín tuổi vào năm 1907, vì thế niên đại
của Lungtok hẳn phải là 1830-1901.
262. Tiểu sử này được dựa trên NGR 12a/4 và cũng dựa trên DNK.
263. Tiểu sử này được dựa trên DB và cũng dựa trên NGR.
264. Tiểu sử này được dựa trên DNK 4.18-4.22 và NGR 98b/6-99b/4.
265. Tiểu sử này được dựa trên những tài liệu khẩu truyền từ Kyala Khenpo, Khenpo
Chöyak, và những vị khác.
266. Pramānavārttika, Vinayasūtra, Abhidharmakosha, Abhisamayālamkāra, và
Madyamakāvatāra.
267. EL 114/28.
268. Tường thuật này do các học trò của ngài chuẩn bị và cho thấy họ nhớ sự kiện gì.
269. Tiểu sử này được dựa trên những tường thuật khẩu truyền của Kyala Khenpo và
trên DN, DJN 11-18, và ZL.
270. Sarma có nghĩa là Tân Tantra hay những môn đồ của giáo lý Tân Mật thừa.
Nyingma theo Cựu Tantra, và tất cả những trường phái khác của Tây tạng là những
môn đồ của Tân Tantra.
271. PK 242b/2.
272. NYG 152b/6.
273. GRT 9a/4.
274. Janet Gyatso, Trong Tấm Gương Ký ức (Albany: SUNY,1992). Để có một cuộc
thảo luận về một vài vấn đề trong bản văn này, xem trang 173-213.
275. Kindness, Clarity, and Insight (Thiện tâm, Quang minh, và Nội quán) của Đức Đạt
Lai Lạt Ma thứ Mười bốn. (Snow Lion 1984). Để có một luận giảng dựa trên quyển
này và những bản văn khác của Dodrupchen, xem “Union of the Old and New
Translation School” (sự Hợp nhất của Trường phái Cựu và Tân Dịch thuật) trang
200-224.
276. Về bản dịch và bình giảng, xem HTT.
277. Để có một bản dịch, xem EL (trang 117-129); để có các bình giảng, xem
Transforming Problems into Happiness (Chuyển hóa các Vấn đề thành Hạnh phúc)
của Lama Thubten Zöpa Rinpoche (Boston: Wisdom, 1993) và Healing Power of
Mind (Năng lực Chữa lành của Tâm) của Tulku Thondup (sắp xuất bản).
278. Mặc dù niên đại bản văn của ngài dựa trên “ký ức” thì muộn hơn tác phẩm Đề
cương của Guhyagarbha, bản văn dựa trên ký ức được viết sớm hơn.
279. Tiểu sử này được dựa trên NB.
280. Theo BD IV 528-530, bà sinh năm 1841 (Kim Ngưu) và mất năm 1940, và theo CY
130/2, bà sinh năm “Mộc Ngưu, 1852” (nhưng Mộc Ngưu là 1865, không phải 1852,
là năm Thủy Tí). Theo LS 571, niên đại của bà là 1852-1953. Theo Lời Nói đầu cho
NB, bà sinh năm 1853 (Thủy Ngưu) hoặc 1865 (Mộc Ngưu). Tuy nhiên, chính bà kể
lại (NB 11a/4) rằng bà được hoài thai năm Thủy Tí (1852) nhưng sau đó nói rõ (NB
11b/3) rằng bà sinh năm Mộc Ngưu (1865), và theo Cham Wangmola ở Viện
Lukhang, một đệ tử thân thiết của Jestsun, bà mất vào cuối năm Thủy Thìn (1953).
281. NB 38b/2. Khi Pema Gyatso bốn mươi chín tuổi thì Jetsun mười ba tuổi.
282. NB 46b/4 308
283. NB 43a/3.
284. NB 106a/5, vào ngày mười bảy tháng hai năm Kim Dần.
285. Tiểu sử này được dựa trên DL 125-128.
286. Niên đại này được dựa trên MC. Tuy nhiên, theo DB 40b/6, ngài sinh năm 1862, và
theo NTB II-86/48 và LS XXV/40, niên đại của ngài là 1870-1940.
287. Tiểu sử này được dựa trên MC.
288. Tiểu sử này được dựa trên DK 1-35, các truyền thống khẩu truyền, và những bằng
chứng có tính cách cá nhân. Xem BM 140-144.
289. Tiểu sử này được dựa trên NGR.
290. NGR 58a/5.
291. Tiểu sử này được dựa trên những cuộc phỏng vấn các đệ tử của Alak Zenkar đệ
nhất do Zenkar Rinpoche đệ nhị sắp xếp với đầy thiện tâm.
292. Tiểu sử này được dựa trên GRT 9a/3, NYG, CD, và RB 238-257.
293. Mặc dù GRT 9a/3 nói năm Thổ Thân, NYG 51a/5 nói là năm Kim Thân, 28.
294. Mặc dù GRT 10a/3 và NYG 52b/4 nói Thủy Ngưu, NYG 52a/4 cũng đưa ra tuổi ba
mươi ba, vì thế, hẳn phải là năm Mộc Ngưu, bởi nó phù hợp với thời gian.
295. Tiểu sử này được dựa trên BD IV 703-712 và NO 129-141.
296. Theo các nguồn khác, 10 và 14.
297. Tiểu sử này được dựa trên những nguồn khẩu truyền và những sự kiện được tác
giả chứng kiến.
298. SMM 552/7.
299. Tiểu sử này được dựa trên DN, những nguồn khẩu truyền, và những sự kiện được
tác giả chứng kiến.
300. Một số người tin rằng Jamyang Zhepa đệ ngũ là một hóa thân của Dodrupchen.
301. Ngài là một trong hai tülku duy nhất trong toàn bộ miền Golok mà những vị có thẩm
quyền đã xác nhận năm 1993. Người còn lại tülku của Shangza (tülku của thân mẫu
ngài Je Tsongkhapa) tại Arik Ragya Gön, một tu viện Gelukpa.
302. Tiểu sử này được dựa trên DJN 48-64, DN, SCG, những nguồn khẩu truyền, và
những sự kiện do tác giả chứng kiến.
303. Xem chú thích 257.
304. Một con vật lai giống giữa một con bò đực và một con dri (bò yak cái).
305. bDag Ni Byang Ch’ub Mi Phyed Pa…
306. NYG 51b/3.
307. Khó có thể xác quyết được ý nghĩa thực sự của những dòng này là gì, nhưng
chúng có thể được biểu thị: Dòng đầu tiên – nói về việc các lực lượng cách mạng
đến tu viện từ phương nam. Dòng thứ hai – nói về việc xây dựng hai con đường mới
chạy về hướng Lhasa: một dọc theo cao nguyên phía bắc của miền Đông Tây Tạng,
và con đường kia chạy dọc hẻm núi phía nam của nó. Dòng thứ ba – nói về những
giọng điệu thay đổi của sự tuyên truyền chính trị. Mười dòng cuối cùng – nói về việc
Dodrupchen cư trú ở Sikkim, Ấn Độ.
Nói chung, “mặc y phục-không trung” có nghĩa là hoặc mặc y phục màu xanh
dương hoặc trần trụi. Ở đây thuật ngữ có thể ám chỉ Drukpa (người Bhutan). Druk
có nghĩa là “rồng,” trong truyền thống Đông phương là một sinh vật huyền bí sống
giữa những đám mây trong không trung và vì thế “mặc y phục-không trung,” và
Rinpoche có hàng trăm đệ tử người Bhutan tại tu viện của ngài ở Sikkim.
308. ZL 2a/3 và những nguồn khác.
309. Hơn một ngàn năm trước, Guru Rinpoche đã tiên đoán các nguy hiểm mà người
Tây Tạng phải đối mặt trong những thập kỷ gần đây và khuyên họ đào thoát tới
những nơi nào đó, “những xứ sở ẩn dấu.” Sikkim (Dremo Jong, Thung lũng Gạo) là
một trong những địa điểm chính yếu mà ngài nói rõ trong những tiên tri đó. 309
310. Kyabje Düdjom Rinpoche (1903-1987) từ Kongpo tới Sikkim và ban nhiều giáo lý.
Kyabje Trülzhik Pawo ở Minyak đến từ Kongpo, sống nhiều năm và mất tại Sikkim
năm 1960. Vì thế nó có thể ám chỉ một trong hai ngài.
311. Các Dodrupchen là những hóa thân của Thái tử Murum Tsepo và Sangye Lingpa.
312. Từ một bản thảo chép tay của Tak-rong Gyurme Trakpa (?-1975).
313. NYG 181a/3.
314. Tên của những vị Thầy và đệ tử của các ngài trong cây truyền thừa theo một dòng
phù hợp với thời đại của các ngài. Tuy nhiên, đối với nhiều vị tôi chỉ có thể đoán tuổi
của các ngài.
315. Các dấu hoa thị sau các tên biểu thị rằng vị Thầy là một người nhận lãnh và thậm
chí có thể là người trao truyền giáo lý Longchen Nyingthig, nhưng Longchen
Nyingthig có thể không là thực hành hay giáo lý chính của Đạo sư đó.
316. KNR 725/7, KZ 33a/1, 39a/2.
317. LYN 80b/5, 91a/3, KNR 726/18.
318. Ngài đã viết một bình giảng về Yumka Dechen Gyalmo năm 1801.
319. LYN 173b/5, 204a/6.
320. LYN 126b/1, DGN 68a/6, SB 223a/3.
321. KNR 724/19, KZ 38b/1.
322. SB 10b/3, 411a/6.
323. KZ 81b/6.
324. DGN 65b/4, DL 70/6, KNR 801/21.
325. Ngài là vị Thầy gốc của Zhabkar Tsoktruk Rangtröl (1781-1851).
326. PKD 219b/1, KNR 919/18.
327. KZ 34b/3.
328. PKD 214b/2, KZ 34b/3, KNR 921/7.
329. CG 169b/4. Ngài là vị Thầy gốc của Kham-nyön Dharma Senge (Ra-gang Chöpa,
?-1890).
330. DZT 17b/3, DB 37b/5.
331. Theo DB 6b/4.
332. Ngài là một trong những vị Thầy gốc của Kyabje Düdjom Jigdral Yeshe Dorje
(1904-1987) và của Kanjur Rinpoche Longchen Yeshe Dorje (1888-1975).
333. Ngài là một trong những vị Thầy gốc của Kyabje Düdjom Jigdral Yeshe Dorje
(1904-1987).
334. Ngài là vị Thầy gốc của Lạt ma Gönpo Tseten (?-1991) ở Labrang, Amdo.
335. Ngài là vị Thầy gốc của Giáo sư Namkhai Norbu (sinh năm 1938) ở Dege/Italy.
336. Ngài là một đệ tử của Alak Pema Rangtrol và là Thầy gốc của Shuksep Jetsun
(1865-1953).
337. Một trong những trao truyền Kanjur của Kyabje Düdjom Rinpoche đến từ Trakkar
qua Tülku Ngetön Gyatso (?-1959) ở Tungkar, Thung lũng Ser.
338. Ngài là vị Thầy gốc của Tertrül Chi-me Rigdzin (sinh năm 1922) ở Khordong.
339. Ngài là một vị Thầy chính của Tarthang Choktrül Thupten Chökyi Dawa (1894-
1959) và một vị Thầy của Khenpo Ngawang Palzang.
340. Các vị Thầy chính của ngài là Kathok Situ đệ nhị (1880-1925) và Pema Norbu đệ
nhị (1887-1932).
341. Vị Thầy gốc của ngài là Zhechen Gyalsap Gyurme Pema Namgyal đệ tam (1871-
1926).
342. Ngài là vị Thầy gốc của Nyoshül Lama Jamyang Dorje (sinh năm 1926).
343. Vị Thầy gốc của ngài là Choktrül Thupten Chökyi Dawa (1894-1959) của Tu viện
Tarthang.
344. Vị Thầy gốc của ngài là Kongtrül Pema Trime Lodrö (1901-1959?) của Tu viện
Zhechen.
của Kagye, và Kagyü Ngagdzö. Từ Namtrül Drodül Karkyi Dorje của Tu viện
Gyarong, Rinpoche nhận những quán đảnh và trao truyền văn bản của Rinchen
Terdzö, Kagye Deshek Düpa, Lama Gongdü, sáu quyển của Jatsön, Terchö của
Namchö, Terchö của Nyima Trakpa, chín quyển của Jigme Lingpa. Ngài cũng
nghiên cứu thi ca và Guhyagarbha-tantra với Khenpo Thup-nyen của Tu viện
Dzogchen.
Khi trở về Rinpoche ban quán đảnh Khandro Nyingthig cho Khyentse Chökyi
Lodrö306 và nhiều trao truyền cho các vị Thầy của ngài.
Trong số những vị Thầy mà từ họ ngài đã nhận những giáo huấn uyên áo có
Khenpo Könchok Drönme, Khenpo Kang-nam, Khenpo Chöchok, Tülku Dorchok, và
Khenpo Thup-nyen. Ngài đã nhận những trao truyền theo dòng truyền thừa của
những giáo lý khác nhau của Dzogchen Rinpoche đệ ngũ, Gekong Khenpo,
Khyentse Chökyi Lodrö, Zhechen Kongtul, và Gyarong Namtrül. Ngài đã nhận
những giáo huấn sâu xa và giáo huấn đối với sự chứng ngộ Dzogpa Chenpo từ
Apang Tertön và Yukhok Chatralwa.
Ngài đã ban những quán đảnh và lung của mười ba quyển của bộ Lama
Gongdü, và mười ba bản văn của Kama cho một ngàn tới hai ngàn tu sĩ tại Tu viện
Dodrupchen. Một hôm, trong khi ngài đang phân phát nước được gia hộ từ một cái
bình, nước đã cạn mà không có ai chờ đợi để rót đầy lại bình nước, như thường
được làm. Cáu tiết, ngài lắc cái bình một lát và sau đó tiếp tục phân phát nước gia
hộ cho những người còn lại của hội chúng, mặc dù không ai rót đầy cái bình.
Với khả năng biết trước tình hình chuyển biến, ngài đã xây dựng một ngôi chùa
lớn, đẹp nhưng chắc chắn, bằng gạch với một mái ngói, mà khi ấy là một loại kiến
trúc mới ở Golok và nói rằng: “Nó có thể ích lợi nếu dân chúng phải từ bỏ tu viện
trong một vài năm.”
Rinpoche đã đặt làm những những bản khắc gỗ của Dzödün gồm bảy quyển
của Longchen Rabjam. Chẳng bao lâu hầu như Golok tràn ngập những bản sao
Dzodün. Ngài xây dựng một pho tượng lớn của Guru Rinpoche và những tượng của
các vị Thầy của các dòng truyền thừa Vima Nyingthig, Khandro Nyingthig, và
Longchen Nyingthig. Những pho tượng được làm bằng đồng đỏ mạ vàng. Ngài đã
thâu thập một thư viện lớn, trong đó ngoài nhiều pho Kinh điển và Mật điển còn có
những ấn bản mới của Kanjur, Tenjur, Kama, và Rinchen Terdzö. Rinpoche cũng
chuẩn bị một số tặng vật cho các buổi lễ và việc nghiên cứu cho Dodrupchen và
những tu viện khác.
Theo lời khẩn cầu của những người sùng mộ ngài đã viếng thăm những khu vực
khác nhau của Golok, Serta, Amdo, Rekong, Gyarong, và Minyak, ở đó ngài ban
những lễ nhập môn và những giáo huấn cho hàng chục ngàn người.
Trong mùa hạ của năm Hỏa Thân (1956), ngài ban quán đảnh Rinchen Terdzö
tại Tu viện Dodrupchen. Ngài cũng truyền riêng những giáo huấn về thiền định Đại
Viên mãn cho nhiều người hữu duyên, theo truyền thống Nyongtri.
Chẳng bao lâu, bởi những nguy hiểm của sự chuyển biến tình hình chính trị ở
Tây Tạng, Rinpoche quyết định rời khỏi xứ sở thân yêu của ngài. Nhiều thập kỷ
trước, Dodrupchen đệ tam đã khảo sát những giấc mơ của ngài về những nguy
hiểm chính trị trong tương lai. Một đêm ngài mơ thấy có người mang một thông điệp
được viết trên một viên đá phiến, nói rằng: “Khyentse Wangpo gởi thư cho ngài.”
Trên viên đá ngài thấy những dòng chữ dưới đây: 267
Con sông lớn sẽ chảy từ mạnh mẽ [có nghĩa là miền tây hay màu đỏ] sang yên
bình [có nghĩa là miền đông hay màu trắng].
Hai con côn trùng sẽ di chuyển xuyên qua cả miền trên lẫn miền dưới.
Bởi nhịp điệu phù hợp [của những hòa âm] của sáo,
Xứ sở Lạnh lẽo [Tây Tạng] sẽ bị chìm sâu trong bóng tối.
Vào lúc đó, khi đỉnh cao nhất [Lạt ma]
Nghe nói rằng ngài nên đi về phương bắc trong mười, mười,
Mười sáu, và bốn,
Ngài sẽ trở nên hoảng sợ và sẽ đi tới Xứ Cao quý [Ấn Độ].
Trong một nơi dễ chịu, giữa một rừng rậm,
Trong khi an trụ trong một thiền định an bình, trước mặt ngài,
Nhiều người mặc y phục-không trung307 sẽ tụ hội
[Và] sẽ đi vào con đường Đại thừa.
Con đường tuyệt hảo sâu xa và bao la sẽ chói ngời như ánh nắng ban ngày.308
Rinpoche bí mật tổ chức một nhóm mười ba người ra đi, chia họ thành ba nhóm
nhỏ. Năm người chúng tôi – vị thầy trợ giáo Kyala Khenpo của tôi, mẹ của
Rinpoche, Thupten Jorgye và Rigdzin Phüntsok (hai người cháu của Rinpoche), và
tôi – đi Lhasa trước, như ngài đã khuyên chúng tôi vào ngày mồng một tháng mười
hai năm Hỏa Thân (1957). Lama Sangye, chú của Rinpoche và Sönam, cháu của
ngài, được dự tính ở lại phía sau và đến như nhóm cuối cùng. Nhưng bản thân
Rinpoche, cùng với một thị giả trẻ của Rinpoche tên là Jamyang, hai người cháu
của Rinpoche tên là Dechen Dorje và Künden, và mẹ của những người cháu, dự
tính ra đi trong nhóm thứ hai.
Trong khi Rinpoche đang thăm viếng Tu viện Panchen trong Thung lũng Mar,
cách Tu viện Dodrupchen hai ngày đường theo hướng bắc, một đêm ngài và những
người trong đoàn của ngài bí mật bỏ trốn, cải trang làm những cư sĩ hành hương.
Mang theo rất ít tiền và đeo vật dụng cá nhân trên lưng, họ đi bộ mười ngày cho
tới khi đến thị trấn Kardze. Đây là kinh nghiệm đầu tiên cho Rinpoche và những
người đồng hành của ngài, không chỉ về việc du hành bằng chân mà còn về việc
mang những chiếc túi trên lưng khiến họ kiệt sức và đau nhức. Trong hầu hết cuộc
hành trình, ban ngày họ lẩn trốn trong những hang động, trong rừng hay những
ngọn đồi và vượt qua những ngọn núi cao và thung lũng sâu vào ban đêm. Tại
Katdze, họ thật may mắn bởi có thể bị tống vào một chiếc xe vận tải Trung quốc đi
tới Lhasa.
Theo dự định lúc ban đầu, nhóm chúng tôi có nhiệm vụ chờ Rinpoche ở Drak
Yangdzong, nơi Guru Rinpoche và nhiều hiền giả đã thiền định trong quá khứ, và
cách Lhasa hai ngày đường theo hướng nam. Nhưng Rinpoche đã đi lâu hơn là
chúng tôi nghĩ, và vào ngày mồng hai tháng hai năm Hỏa Dậu (1957), Kyala Khenpo
mất do tuổi già và sự gian khổ của chuyến đi. Lo rằng Rinpoche và đoàn của ngài
không thể trốn thoát, chúng tôi bắt đầu quay lại Lhasa, và thật may mắn, chúng tôi
ngẫu nhiên gặp Rinpoche và những người đồng hành của ngài ở giữa đường, và tất
cả chúng tôi cùng tiến về Lhasa. 268
Ở Lhasa, Rinpoche có nhiều người sùng mộ quý phái và bình thường lâu năm,
nhưng ngài quyết định không tiếp xúc với bất kỳ ai trong số đó. Tuy nhiên, ngài đã
gặp Zhechen Kongtrül Rinpoche (1901-1959?), một trong những vị Thầy của ngài,
và Dilgo Khyentse Rinpoche (1910-1991). Kongtrül Rinpoche khuyên ngài đi
Kongpo bởi đó là một nơi dễ chịu và thuận lợi hơn Lhasa. Rinpoche đáp lại bằng sự
im lặng.
Chính bởi bản tánh của Rinpoche mà ngài hầu như không nói trước những dự
tính của ngài, trừ phi cần thiết. Vì thế khi chúng tôi đi Golok, chúng tôi nghĩ là mình
đang đi Lhasa. Nhưng sau khi thực hiện những lễ cúng dường đơn giản cho các
thánh địa ở Lhasa, ngài nói: “Chúng ta đi Zhigatse,” một thị trấn ở miền Tây Tây
Tạng. Sau khi trải qua vài ngày ở Zhigatse, ngài nói: “Bây giờ chúng ta đi Ấn Độ.”
Nhưng tại biên giới, bởi chúng tôi không có tiền để khẳng định mình là các thương
nhân, chúng tôi không thể xin một giấy thông hành của nhà cầm quyền để đi Ấn Độ.
Cho dù chúng tôi có thể tránh những người lính canh phòng biên giới, Ấn Độ sẽ
không để cho chúng tôi vào bởi vào thời gian đó không có sự thừa nhận tình trạng tị
nạn cho người Tây Tạng. Sau khi chờ đợi nhiều tháng, Rinpoche nhận một lá thư từ
Hoàng tử Palden Thöndrup Namgyal (người về sau trở thành Chögyal) của Sikkim,
chỉ thị những người canh giữ biên giới cho ngài vào Sikkim, một bang ở biên giới Ấn
Độ và Tây Tạng, sau này thuộc về Ấn Độ.
Năm ba mươi mốt tuổi, vào ngày mười chín tháng tám năm Hỏa Dậu (12 tháng
Mười, 1957). Rinpoche tới Gangtok, thủ phủ của Sikkim. Một lần nữa, ngài được tô
điểm bằng những chiếc y của một Lạt ma với sự xác nhận là Dodrupchen. Từ khi đó
trở đi, ngài coi Sikkim, xứ sở được Guru Rinpoche gia hộ là một trong những “xứ sở
ẩn dấu,”309 là trụ xứ thường trực của ngài. Việc ngài đến Sikkim không chỉ là một
việc tình cờ, mà là một sứ mệnh phải được hoàn thành. Apang Tertön Ogyen
Thrinle Lingpa (mất năm 1945), một trong những vị Thầy của Rinpoche, đã tiên tri
điều này nhiều thập niên trước và nói rằng:
Một yogī ẩn dấu từ thung lũng Kongpo310
Sẽ đến Thung lũng Gạo [Sikkim] khi những biến chuyển xảy ra.
Và một hóa thân của [Thái tử] Murum Tsepo và Sangye Lingpa311
Sẽ hiển lộ những hoạt động bí mật của một yogī Mật thừa.
Những người nhìn thấy, nghe, nghĩ tưởng về ngài, hay tiếp xúc với ngài sẽ
được giải thoát khỏi những cõi thấp.312
Năm 1958, tại Sikkim và Darjeeling, Rinpoche cử hành một số buổi lễ tại Sikkim
và Darjeeling cho vị Thầy Khyentse Chökyi Lodrö của ngài đang bị bệnh. Trong buổi
lễ “phụng tống các dākinī,” Khyentse Rinpoche có một linh kiến
313 về các Lạt ma
trong đó có Jigme Lingpa trong một không gian bao la trong trẻo. Trong số các ngài
cũng có một Lạt ma vô danh với khuôn mặt tròn và râu cằm ngắn, có mái tóc dài
phủ quanh đầu.
Năm ba mươi ba tuổi, vào mùa đông năm 1959, Rinpoche đi hành hương những
thánh địa chính yếu ở Ấn Độ và Nepal. Năm 1959 và 1960 là hai năm khó khăn
nhất, không phải chỉ vì ngài là một người tị nạn trong một đất nước có nền văn hóa
và ngôn ngữ dị biệt, mà cũng bởi Khyentse Chökyi Lodrö đệ nhất, một trong những
vị Thầy gốc của Rinpoche, đã thị tịch ở Sikkim vào mùa xuân năm 1959, và sau đó 269
Trülzhik Pawo Dorje của Minyak, một Lạt ma khổ hạnh khác và là bạn thân của
Rinpoche qua đời ở Sikkim năm 1960. Định mệnh của toàn thể xứ Tây Tạng và của
những người Tây Tạng bị kẹt lại trong quê hương đang bốc cháy của họ đã không
được biết tới. Rinpoche viết:
Toàn thể thế giới đang chuyển biến trước mắt chúng ta như một trò ảo thuật.
Những hiện hữu không đáng tin cậy như bong bóng nước.
Những tu viện, người thân yêu, và họ hàng thân thích –
Tất cả chỉ còn là ký ức.
Mặc dù ta không thể nhìn thấy họ, định mệnh của họ thật hiển nhiên.
Nghĩ tới điều đó, ta đau buồn.
Ta sẽ hết sức nỗ lực trong việc tìm kiếm tinh túy của Giáo Pháp.
Những bậc Thầy linh thánh và bạn bè tốt lành
Vừa mới hiện diện ở đây nhưng, giống như sự tụ hội trong một phiên chợ,
Đã biến mất, và ta thấy mình trơ trọi, bị bỏ lại.
Nghĩ tới điều này, ta đau buồn..
Đặt những khái niệm hạnh phúc và đau buồn trong Pháp giới rỗng rang, và
Tung lên không trung những việc vụn vặt của thế gian như long não,
Ta ghì chặt con đường nhanh chóng linh thánh vô song,
Là tâm yếu của các dāka và dākinī, và
Huyết mạch trọng yếu của Pháp thân, là cái không có điểm quy chiếu hay nền
tảng.
Namgyal Institute of Tibetology – Viện Namgyal về khoa Tây Tạng học (sau này
được đặt lại tên là Sikkim Research Institute of Tibetology – Viện Nghiên cứu Sikkim
về khoa Tây Tạng học), một học viện nghiên cứu về Tây Tạng, được mở cửa gần
Gangtok do những nỗ lực chung của chính phủ Ấn Độ và Sikkim. Từ tháng Tư năm
1960, Rinpoche đã giữ chức vụ đại diện phái Nyingma tại học viện này.
Ngài lập gia đình với vị phối ngẫu Khandro Pema Dechen thuộc gia đình Dekyi
Khangsar xứ Drukla trong Thung lũng Kongpo. Từ năm mười sáu tuổi, Khandro đã
thiền định nhiều năm trong các hang động và túp lều tại nhiều ẩn thất và núi non linh
thiêng, thường với rất ít chất bổ dưỡng. Bổ túc cho nhiều thực hành khác, bà đã tích
tập mười ba bộ thực hành ngöndro – mỗi bộ gồm năm trăm ngàn các thực hành
chuẩn bị.
Bởi các hoạt động của chư vị Bồ Tát luôn luôn mở rộng và mang lại lợi lạc cho
chúng sinh và Giáo Pháp, không suy nghĩ về những giới hạn và khó khăn của cuộc
sống của riêng ngài như một người tị nạn mới, Rinpoche vẫn sử dụng mọi sự ngài
có thể sắp xếp để hỗ trợ cho những đề án thuộc về Pháp. Ngài đặt làm những bản
khắc kẽm để in lại Longchen Dzödün, gồm bảy quyển, của Longchen Rabjam. Sau
nhiều năm việc in ấn đã hoàn tất với sự phụng sự tận tụy của Lama Sangye, một
trong những thị giả tận tâm của Rinpoche, mặc dù sức khỏe kém và cái nóng mùa
hè lên tới 100 độ Fahrenheit ở Vārānasī. Rinpoche cũng đặt những bản khắc gỗ
được chạm khắc để in nhiều bản văn nghi lễ của Longchen Nyingthig. Kết quả là
những bản văn này, là những gì được coi là rất hiếm có ở hải ngoại, đã có thể tìm 270
thấy dễ dàng, và điều đó giúp cho những giáo lý đó được truyền bá trong cả Đông
và Tây bán cầu. Từ giữa thập niên 1960 việc in ấn các bản văn Tây Tạng đã dễ
dàng và thậm chí thuận lợi, nhưng vào những năm đầu của thập niên 1960, việc in
ấn gặp những khó khăn và phí tổn to lớn mà không có giá trị thương mại.
Sau khi Dzödün được in ra, ngài đã hiến tặng những bản khắc cho vị vua Bhutan
quá cố, bởi quốc gia này từng là một trong những trụ xứ của ngài Longchen
Rabjam, và cho tới nay đã có một số lượng đáng kể người Bhutan theo truyền thống
Nyingthig. Ngài hy vọng rằng sẽ có thêm những ấn bản được in ra từ các bản khắc
dưới sự bảo trợ của chính phủ hoàng gia Bhutan.
Từ lần xuất bản đầu tiên của Dzödün, ngài đã xuất bản nhiều bản văn nữa, trong
đó có một ấn bản thứ hai của Dzödün gồm bảy cuốn, Ngalso Korsum ba cuốn,
Sungbum của Jigme Lingpa chín cuốn, Sungbum của Dodrupchen đệ Tam năm
cuốn, nhiều bài cầu nguyện và các bản văn là một phần giáo trình của Chöten
Gompa.
Năm 1972, Rinpoche xác nhận Jigme Losal Wangpo, Dzogchen Rinpoche đệ
thất, (sinh năm 1964) là Dzogchen Rinpoche đệ ngũ – Lạt ma đã xác nhận bản thân
Rinpoche. Lễ tôn phong của Dzogchen Rinpoche đệ thất đã được tổ chức tại ngôi
chùa của hoàng gia tại Gangtok ngày 8 tháng Mười, 1972, và Rinpoche hành lễ ở
đó.
Năm bốn mươi bảy tuổi, vào mùa hè năm 1973, Rinpoche viếng thăm bờ biển
miền Tây và Đông Hoa Kỳ. Ngài ban giáo lý và thiết lập một Trung tâm Giáo Pháp
tên là Mahasiddha Nyingma Center (Trung tâm Đại thành tựu giả Nyingma) ở
Massachusetts. Vài năm sau, trung tâm xây dựng một ngôi chùa với một bảo tháp
và vài phòng thiền định trên một mảnh đất nhỏ ở South Hawley ở miền tây
Massachusetts. Trung tâm này vẫn còn nhỏ và đơn sơ. Rinpoche luôn luôn khuyên
các thành viên: “Chúng ta nên hết sức tránh sử dụng Giáo Pháp hay trung tâm Giáo
Pháp để có được những quyền lực tầm thường, những tham vọng đầy xúc cảm,
hay những danh hiệu vô dụng. Mục đích của chúng ta là không phải là làm cho
trung tâm trở thành một tổ chức nổi tiếng, mà làm cho nó trở thành một trụ xứ đơn
sơ, an bình và tự nhiên. Chỉ khi đó trung tâm mới có thể trở thành một nguồn mạch
mang lại lợi ích chân thực cho tâm thức của mọi người, bất kỳ ai được liên kết với
nó.”
Từ năm 1973, hai năm một lần, Rinpoche viếng thăm Mahasiddha Center (Trung
tâm Đại Thành tựu giả) và Buddhayana ở Hoa Kỳ để dạy Pháp, và ngài đã truyền
nhiều giáo lý, trong đó có Nyingthig Yabzhi, Longchen Nyingthig, và những giáo lý
ngöndro, Rigdzin Düpa, Yumka, và Dzopa Chenpo. Ngài cũng viếng thăm một số
nước Âu châu và Nam Á nhiều lần để truyền dạy và ban những quán đảnh.
Theo như tôi biết, Rinpoche đã trao truyền quán đảnh, văn bản, và các giáo lý
chính yếu Longchen Nyingthig bảy lần, quán đảnh và lung của Ninghthig Yabzhi
mười hai lần, quán đảnh và lung của Nyingma Kama ba lần, quán đảnh Lama
Gongdü hai lần, quán đảnh sáu quyển sách của Jatsön ba lần, và quán đảnh
Rinchen Terzdö ba lần. Ngài cũng ban những trao truyền văn bản của Dzodün và
những tác phẩm của Dodrupchen Rinpoche đệ tam nhiều lần.
Rinpoche là một trong những Đạo sư vĩ đại của thiền định Dzopa Chenpo, và
ngài giảng dạy nó cho nhiều đệ tử trong truyền thống Nyongtri, giáo lý phù hợp với
kinh nghiệm của cá nhân các thiền giả. Truyền thống Nyongtri đến với ngài chủ yếu 271
từ vị Thầy Yukhok Chatralwa của ngài, nhưng lúc ban đầu nó xuất phát từ Longchen
Rabjam và Jigme Lingpa qua dòng truyền thừa của Dodrupchen đệ nhất, Paltrül
Rinpoche, và Dodrupchen đệ tam.
Từ năm 1960, Rinpoche thường sống ở Chöten Gompa gần Gangtok tại Sikkim.
Vào ngày 31 tháng Năm, 1979, Rinpoche đã mở một drupdra, một trường thiền
định, tại Chöten Gompa, và đặt tên cho nó là Drubde Pema Öling. Các tu sĩ ở đó
luân phiên thực hiện việc tu tập thiền định ba năm ba tháng trong những ẩn thất
nghiêm nhặt. Chẳng bao lâu ngài bắt đầu thâu nhận nhiều học viên thường trú tại
Chöten Gompa. Hiện nay ngài có khoảng năm trăm tu sĩ và sa di thường trú tại
gompa. Hầu hết họ là những thanh thiếu niên từ Bhutan, Sikkim, và Nepal, hay con
trai của những di dân Tây Tạng. Một mình Rinpoche trông nom việc ăn uống, nơi ăn
ở, việc giáo dục, và chăm sóc y tế cho họ. Nhiều học viên đã hoàn tất sự giáo dục
của họ và được gởi trở về quê hương của họ để truyền bá Giáo Pháp.
Trong nhiều năm, Rinpoche thường xuyên thăm viếng Bhutan để phụng sự Giáo
Pháp và những môn đồ ở nhiều nơi, trong đó có Yongla Gon. Dòng Nyingthig có
một mối liên hệ lâu đời với Bhutan, bởi Longchen Rabjam đã sống và truyền bá
Giáo Pháp ở đó trong một thời gian dài. Longchen Rabjam đã xây dựng Tu viện
Tharpa Ling ở miền Đông Bhutan. Cùng với Kyipa, vị phối ngẫu người Bhutan, ngài
có con trai là Tülku Trakpa Özer. Ngoài ra, một trong những đệ tử chính của Jigme
Lingpa là Jigme Küntröl xứ Bhutan, người đã xây Tu viện Yongla Gon ở miền Đông
Bhutan.
Bắt đầu từ năm 1984, Rinpoche đã nhiều lần viếng thăm Golok, thung lũng quê
hương của ngài, và đã ban những quán đảnh Longchen Nyingthig, Nyingthig
Yabzhi, và nhiều sự trao truyền và giáo lý khác tại Tu viện Dodrupchen đã được xây
dựng lại. Ngài cũng mở lại học viện Kinh điển tại Tu viện Dodrupchen. Mùa hè năm
1994, trong chuyến trở về Tu viện Dodrupchen lần thứ sáu, ngài đã ban những quán
đảnh Rinchen Terdzö. Dân chúng chỉ được thông báo trong vài tuần về các trao
truyền Rinchen Terdzö, nhưng trên bảy ngàn tăng và ni, trong đó có khoảng ba trăm
tülku và các khenpo, từ Golok, Serta, Amdo, Gyarong, Minyak, và những vùng khác
đã tụ họp để nhận sự trao truyền.
Rinpoche luôn luôn tham gia vào những hoạt động trầm lặng có thể là đơn giản
trong bản chất hay có ý nghĩa lớn lao. Ngài luôn luôn dâng hiến đời mình cho một
chu kỳ phụng sự vô tận. Mục đích mọi nỗ lực của ngài là phụng sự người khác, gây
một tác động, làm cho Pháp có thể chấp nhận được, mà không có bất kỳ hy vọng
riêng tư hay quan tâm tới tiếng tăm hay sự vinh quang nào. Ngài nhắc lại: “Tôi đang
làm mọi sự trong khả năng của mình để phụng sự Giáo Pháp và chúng sinh. Tôi xin
lỗi nếu có người nào đó trông chờ tôi làm những điều vì những sự vụn vặt hay mê
hoặc, nhưng tôi không quan tâm tới điều đó.” Tuy nhiên ngài luôn luôn nhận thức về
nhu cầu và những quan tâm của người khác mà không để ý tới địa vị cao hay thấp
của họ, và ngài hỗ trợ họ bằng lòng tốt phù hợp với nhu cầu và ước nguyện của họ
và không bận tâm tới những lợi lạc của riêng ngài.
Ngài không bị phấn khích bởi những thuận cảnh mà cũng không thất vọng bởi
nghịch cảnh, bởi ngài chấp nhận tất cả với sự thanh thản, ngài nói: “Cuộc đời ngắn
ngủi và quý báu đến nỗi không thể lãng phí trong việc lo nghĩ về những chuyện tầm
phào.” Ngài thận trọng không can thiệp vào mọi đầu mối của sự bất hòa, tranh cãi,
và những vấn đề chính trị thế tục hay tôn giáo để bảo vệ sự nguyên vẹn và thuần 272
khiết của truyền thống Giáo Pháp. Mặc dù có nhiều cơ hội để làm thế, ngài không
bao giờ hành động để cải thiện địa vị của riêng ngài mà chỉ làm việc cho sự lợi lạc
của mọi người và phụng sự Giáo Pháp. Ngài duy trì sự liêm chính trong việc không
thỏa mãn những hy vọng và ước muốn của người khác khi chúng không thực sự
mang lại lợi ích cho họ, mà luôn luôn cho họ những gì họ cần, cho dù đó không phải
là điều họ nghĩ là họ cần trong lúc này. Ngài sợ nhất là những người xu nịnh. Ngài
nói: “Tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ trước những người đến với tôi và nói những điều
đẹp đẽ nhất trong khi suy nghĩ những điều trái ngược.” Ngài là người khoan dung
nhất, không bao giờ chê trách người khác về những ác hạnh hay sự vô ơn của họ.
Ngài nói: “Mọi sự xảy ra do nghiệp. Ta hay họ có thể làm được điều gì khác ngoại
trừ cố gắng cải thiện nghiệp?” Ngài rất thận trọng trong từng giai đoạn của công việc
nhưng sau đó buông bỏ mọi sự thành công hay thất bại của những đề án của ngài.
Phẩm tính gây ấn tượng sâu sắc nhất của Rinpoche là: điều quan trọng không nằm
ở chỗ trông ngài ra sao, ngài nói những gì, hay thậm chí ngài làm điều gì, mà điều
quan trọng là ngài là gì. Ngài là một người mạnh mẽ và đáng tin cậy mà sự hiện
diện thì vô cùng đơn giản, sâu xa nhất và thật vô hạn. Tuy thế ngài không muốn bất
kỳ ai trở nên dính mắc hay lệ thuộc vào ngài. Và ngài không áp đặt uy quyền của
ngài lên những người khác, bởi ngài rất bình thường và khiêm tốn – một sự phô
diễn tự nhiên của chân tánh.
Trong hai Dodrupchen Rinpoche đệ tứ, Thupten Thrinle Palzang Rinpoche
không bao giờ nói về những nguy hiểm sắp tới. Nhưng ngài biết rõ và thình lình ra
đi và đào thoát tới Ấn Độ. Ngài dâng hiến đời mình không chỉ để bảo tồn truyền
thống mà còn để truyền bá truyền thống siêu việt nhất của Longchen Nyingthig tại
Ấn Độ và ngoại quốc. Từ khoảng năm 1950, Rigdzin Tenpe Gyaltsen Rinpoche đã
luôn luôn cảnh báo chúng tôi: “Sẽ tới ngày chúng ta không được quyền có ngay cả
một tách trà để thưởng thức. Nếu các ông có thể, hãy dâng hiến đời mình cho việc
tu tập Giáo Pháp, và sử dụng của cải của mình cho một nguyên nhân xứng đáng. Ít
nhất hãy vui hưởng cuộc đời và của cải của các ông khi các ông có sự tự do.” Ngài
cũng thường kể cho chúng tôi về những con đường đào thoát xuyên qua xứ-khôngngười ở miền bắc, nhưng bản thân ngài thì không bao giờ muốn ra đi. Số phận của
ngài là vào tù và chết với những người đang sống trong cảnh đau khổ khủng khiếp.
Cả hai vị Rinpoche đều biết rõ hoàn cảnh và có sự chọn lựa của riêng mình; những
mục đích bảo tồn và giúp đỡ người khác của hai ngài thì như nhau, nhưng vai trò
mà các ngài phải phô diễn thì khác biệt. 273
Cây Truyền thừa
Dòng truyền thừa Nyingthig xuất phát từ Đức Phật nguyên thủy và xuống tới Jigme
Lingpa (1730-1798), nhà sáng lập của truyền thống, qua dòng truyền thừa sau đây:
1. Samantabhadra (Phổ Hiền), Pháp thân.
2. Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa), Báo thân.
3. Prahevajra (Garab Dorje), Hóa Thân, Đạo sư Đại Viên mãn đầu
tiên trong loài người.
4. Manjushrīmitra.
5. Shrīsimha.
6. Jnānasūtra.
7. Vimalamitra nhận những trao truyền Nyingthig từ Shrīsimha và
Jnānasūtra.
8. Guru Rinpoche, Padmasambhava (Liên Hoa Sanh), nhận
những trao truyền Nyingthig từ Shrīsimha và Manjushrīmitra và
đã cất dấu giáo lý Longchen Nyingthig, tinh túy của giáo lý
Nyingthig, như terma. Vua Trisong Detsen (790-858), một trong
những hóa thân đời trước của Jigme Lingpa, nhận giáo lý
Nyingthig từ Vimalamitra và giáo lý Longchen Nyingthig từ Guru
Rinpoche.
9. Künkyen Longchen Rabjam (1308-1363) nhận những trao
truyền Nyingthig từ Guru Rinpoche khi ngài là công chúa
Pemasal. Ngài cũng nhận những trao truyền Nyingthig từ
Rigdzin Kumārādza và Shö Gyalse.
10. Rigdzin Jigme Lingpa (1730-1798) đã khám phá Longchen
Nyingthig như một terma tâm và truyền bá giáo lý này cho các
đệ tử của ngài. Vì thế ngài trở thành nhà sáng lập của dòng
Longchen Nyingthig. Jigme Lingpa là hóa thân của nhà vua đã
nhận những trao truyền Nyingthig từ Guru Rinpoche và
Vimalamitra. Jigme Lingpa cũng là một hóa thân của
Vimalamitra và đã nhận sự trao truyền từ Longchen Rabjam
trong linh kiến thanh tịnh.
Sau Jigme Lingpa, dòng Longchen Nyingthig được truyền bá qua những nhánh
khác nhau của các dòng truyền thừa. Dưới đây là một bảng liệt kê những Đạo sư
chính yếu của những giai đoạn khác nhau của dòng Longchen Nyingthig với tên của
các đệ tử chính, những vị này cũng là các hành giả và/hay những vị hộ trì của dòng
Longchen Nyingthig, từ chính Jigme Lingpa cho tới các vị Thầy hiện tại.
Tại nhiều vị trí trong dòng truyền thừa, quý vị sẽ nhận ra rằng một Đạo sư là
Thầy của người nào đó đồng thời lại là đệ tử của người này. Đó là bởi một Đạo sư
có thể nhận một trao truyền hay gia hộ hiếm có từ những suối nguồn khác nhau, kể
cả từ chính đệ tử của mình. Các Đạo sư cũng có thể trao đổi giáo lý để nhận những
trao truyền qua những dòng truyền thừa khác nhau. Ngoài ra, để tu tập các giáo lý,
các Đạo sư có thể nhận một sự trao truyền nhiều lần từ cũng những Đạo sư ấy hay 274
từ những vị khác. Việc nhận đi nhận lại những trao truyền không chỉ là sự khởi đầu
của một tu tập mà cũng chính là sự thực hành.
GIAI ĐOẠN ĐẦU TIÊN
Rigdzin Jigme Lingpa (cũng được gọi là Khyentse Özer, Khyentse Lha, và Pema
Wangchen, 1730-1798), người phát hiện các giáo lý Longchen Nyingthig như một
terma tâm. Trong số các đệ tử chính của ngài có:314
1. Thekchen Lingpa Drotön Tharchin (1700-1776)*315
2. Trati Ngachang Thrinle Dorje (Kong-nyön, Bepe Naljor)
3. Thangdrokpa Pema Rigdzin Wangpo*
4. Chakzampa Tendzin Yeshe Lhundrup Đệ Thất ở Chuwori*
5. Dodrupchen Đệ Nhất Jigme Thrinle Özer (1745-1821)
6. Chöje Trakphukpa ở Latö*
7. Lopön Jigme Küntröl ở Bhutan
8. Gyalyum Dölkar316 của Dewa Pushü, phối ngẫu của Jigme
Lingpa
9. Thukse ở Lhotrak*
10. Sungtrül ở Lhotrak*
11. Potong Rigdzin Thrinle Lhündrup Đệ Ngũ ở Jortse*317
12. Jigme Gyalwe Nyuku (1765-1843) ở Dzachukha
13. Jigme Ngotsar (Getse Lama, Sönam Tendzin) ở Dzachukha
14. Ratön Ngawang Tendzin Dorje*318
15. Jetsün Jnānatārādīpam (Yeshe Chödron)
16. Lhading Jetsun ở Gyang-ru, Tsang
17. Longchen Rolpa Tsal (Tendzin Sherap, 1768-1817)* ở Nakshö
18. Ngawang Palden Chökyong,* Trichen của Sakya
19. Ngawang Kün-ga Phende,* anh của Sakya Trichen
20. Gomchen, Ngawang Chötrak
21. Getse Gyurme Tsewang Choktrup (1764-?)* ở Tu viện
Kathok319
22. Phüntsok Palbar* và Tashi Tsering Palbar* ở Depa Lha
Gyatri320
23. Depa Pushü
24. Vua Dega Zangpo* (1768-1790) ở Dege
25. Hoàng hậu Tsewang Lhamo ở Dege
26. Drikung Chetsang Tendzin Pema Gyaltsen (1770-1826),* con
trai của Trati Ngakchang321
27. Rabjam Rigdzin Paljor Đệ Tam (1770-1809)* ở Tu viện
Zhechen
28. Nyima Takpa Jigme Tenpede Đệ Tam (1772-1817)*
29. Tsele Götsang Tülku Jigme Tenpe Gyaltsen* ở Kongpo
30. Göntse Tülku* ở Mön Tsona
31. Özer Thaye, cháu của Jigme Lingpa
32. Rigdzin Chenpo* ở Tu viện Dorje Trak 275
33. Chakzampa Khyenrap Thutop Đệ Bát ở Chuwori*
34. Tsogyal Tülku* ở Palri
35. Drikung Chungsang Gyalse Nyinche Özer (Chökyi Gyatsen,
1793-?),* con trai của Jigme Lingpa
GIAI ĐOẠN THỨ HAI
1. Dodrupchen Jigme Thrinle Özer (Changchup Dorje, Künzang Zhenphen,
Sönam Chöden, và Drubwang Dzogchenpa,322 1745-1821), vị “hộ trì Giáo lý
chính yếu” (rTsa Ba’i Ch’os bDag) của Longchen Nyingthig. Trong số các đệ
tử của ngài có:
1. Dola Jigme Kalzang (Kyewu Yeshe Dorje)
2. Arik Geshe Champa Gelek Gyaltsen (1727-1803)* ở Ragya
3. Ponlop Pema Sangak Tendzin Đệ Nhị (1731-1805)* ở Tu viện
Dzogchen
4. Namtul Namkha Tsewang Choktrup Đệ Nhất
323 (Jigme Mikyö
Dorje, 1744-?)* ở Gyarong Gon
5. Dzogchen Ngeton Tendzin Zangpo Đệ Tam324 (1759-1792)*
6. Chögyal Ngawang Dargye (1759-1807),* một vị vua Mông Cổ
trong miền Thanh Hồ
325
7. Sokpo Ngawang Tentar (Tentar Lharampa 1759-?),* một học
giả phái Geluk xứ Alaksha, Mông Cổ
8. Gyaltsap Pema Sang-ngak Tendzin Đệ Nhất (1760-?) ở Tu viện
Zhechen326
9. Getse Gyurme Tsewang Choktrup (1764-?)* ở Tu viện Kathok
10. Situ Chökyi Lodrö Đệ Nhất* ở Tu viện Kathok327
11. Jigme Gyalwe Nyuku (1765-1843) ở Tu viện Dzachukha
12. Palchen Namkha Jigme (1769-1833) ở Changlung (đã sáng lập
Khyunglung Gonpa ở Rekong, nơi đã có lúc có tới 1.900
tantrika)
13. Rabjam Rigdzin Paljor Đệ Tam (1770-1809)* ở Tu viện
Zhechen328
14. Namke Nyingpo ở Lhotrak
15. Chöying Topden Dorje (1786-1848) của Tu viện Rekong, người
sáng lập Tu viện Göde (Kohudeh)
16. Khyunglung Repa Tamtsik Dorje ở Dzomo’i Ne xứ Golok
17. Nhiếp chính-Hoàng hậu Gajeza, Tsewang Lhamo xứ Dege
18. Vua Tsewang Dorje Rigdzin (1786-1847)*xứ Dege
19. Chakla Khenchen Gyalse Pema Thekchok (?-1849)*
20. Vua Tsewang Lhundrup (?-1825)* ở Tsakho
21. Dzogchen Mingyur Namkhe Dorje Đệ Tứ (1793-?)
22. Do Khyentse Yeshe Dorje (1800-1866)
23. Dākinī Losal Dölma (1802-1861), chị của Do Khyentse
24. Gyalse Zhenphen Thaye (1800-?) ở Tu viện Dzogchen 276
25. Pönlop Namkha Chökyi Gyatso Đệ Tam (1806-1821) ở Tu viện
Dzogchen
26. Thukchok Dorje ở Tu viện Kyilung, Golok
27. Tertön Dechen Dorje ở Rekong
28. Drubwang Jigme Namkha Gyaltsen (sáng lập tu viện Gön
Lakha của Rekong, có lúc có tới 1.900 tantrika)
29. Drubwang Thatral Dorje (cũng gọi là Gön Lakha) ở Rekong,
Đạo sư của Pema Gyatso, Đạo sư gốc của Shuksep Jetsun
30. Pema Thutop Dorje ở Rekong
31. Alak Pema Rangtröl
32. Ngadak Yeshe Gyatso329
2. Dza Trama Lama, Jigme Gyalwe Nyuku (1765-1843), một trong những Đạo
sư Longchen Nyingthig vĩ đại nhất. Trong số các đệ tử của ngài có:
1. Dzogchen Migyur Namkhe Dorje Đệ Tứ (1793-?)
2. Gyalse Zhenphen Thaye (1800-?)
3. Paltrül Ogyen Jigme Chökyi Wangpo (1808-1887)
4. Jamyang Khyentse Wangpo (1820-1892)
5. Khamtrül Chökyi Nyima thuộc dòng Drukpa Kagyü
6. Dodrupchen Đệ Nhị Jigme Phüntsok Jungne (1824-1863/4)
7. Mura Tülku Pema Dechen Zangpo ở Tu viện Dzachukha
8. Khenchen Pema Dorje ở Tu viện Dzogchen
GIAI ĐOẠN THỨ BA
1. Dola Jigme Kalzang (Kyewu Yeshe Dorje và Chökyi Lodrö). Trong số các đệ
tử của ngài có:
1. Dza Trama Lama Jigme Gyalwe Nyuku (1765-1843)
2. Dzogchen Mingyur Namkhe Dorje Đệ Tứ (1793-?)
3. Gyalse Zhenphen Thaye (1800-?) ở Tu viện Dzogchen
4. Paltrül Ogyen Jigme Chökyi Wangpo (1808-1887)
5. Sokpo Chun Wang Tashi Jung-ne (?-1841),* con trai của Vua
Ngawang Dargye
2. Dzogchen Mingyur Namkhe Dorje Đệ Tứ (1793-?). Trong số các đệ tử của
ngài có:
1. Jigme Gyalwe Nyuku (1765-1843)
2. Do Khyentse Yeshe Dorje (1800-1866)
3. Gyalse Zhenphen Thaye (1800-?) ở Tu viện Dzogchen
4. Paltrül Ogyen Jigme Chökyi Wangpo (1808-1887)
5. Khenchen Sengtruk Pema Tashi ở Tu viện Dzogchen
6. Khenchen Pema Dorje ở Tu viện Dzogchen
7. Nyakla Pema Düdül (1816-1872), người đắc thân cầu vồng 277
8. Jamyang Khyentse Wangpo (1820-1892)
9. Nyoshul Lama Lungtok Tenpe Nyima (1829-1901)
10. Adzom Drukpa Drodül Pawo Dorje (1842-1934)
11. Kunzang Dechen Dorje, tülku của Jigme Gyalwe Nyuku
12. Dodrupchen Đệ Tam Jigme Tenpe Nyima (1865-1926)
13. Do Rinpoche Tri-me Trakpa Đệ Nhất, một tülku của Sherap
Mebar (con trai của Do Khyentse)330
3. Do Khyentse Yeshe Dorje (1800-1866), tülku về tâm331 của Jigme Lingpa.
Trong số các đệ tử của ngài có:
1. Dākinī Losal Dölma (1802-1861), chị của Do Khyentse
2. Paltrül Ogyen Jigme Chökyi Wangpo (1808-1887)
3. Khenchen Pema Dorje ở Tu viện Dzogchen
4. Nyakla Pema Düdül (1816-1872)
5. Vua Tsewang Lhündrup ở Phüntsok Dzong, Gyarong
6. Vua Namkha Lhündrup ở Trokyab, Gyarong
7. Dorje Palzang ở Alo, Trokyab
8. Dodrupchen Đệ Nhị Jigme Phüntsok Jung-ne (1824-1863/4)
9. Sherap Mebar (1829-1842), con trai của Do Khyentse và một
tülku của Dodrupchen
10. Dechen Rikpe Raltri (1830-1874), con trai của Do Khyentse
11. Do Rinpoche Tri-me Trakpa Đệ Nhất, tülku của Sherap Mebar
12. Jinpa Zangpo, Đạo sư của Sönam Namgyal (1874-1953) của
Yilhung, người đắc thân cầu vồng
4. Gyalse Zhenphen Thaye (Rikpe Dorje, 1800-?) ở Tu viện Dzogchen. Trong
số các đệ tử của ngài có:
1. Dzogchen Rinpoche Minguyr Namkhe Dorje Đệ Tứ (1793-?)
2. Paltrül Ogyen Jigme Chökyi Wangpo (1808-1887)
3. Khenpo Pema Dorje ở Tu viện Dzogchen
4. Jamyang Khyentse Wangpo (1820-1892)
5. Lingtrül Thupten Gyaltsen ở Tu viện Dzogchen
5. Paltrül Rinpoche Ogyen Jigme Chökyi Wangpo (1808-1887), tülku về ngữ của
Jigme Lingpa. Trong số các đệ tử của ngài có:
1. Khenpo Pema Dorje ở Tu viện Dzogchen
2. Nyoshül Lama Lungtok Tenpe Nyima (?-1902?)
3. Gemang Önpo Tendzin Norbu (Tenli/Ten-ga) ở Tu viện
Dzachukha
4. Situ Chökyi Lodrö* Đệ Nhất ở Tu viện Kathok
5. Alak Do-ngak Gyatso (Gyawa Do-ngak)
6. Adzom Drukpa Drodül Dorje (1842-1934)
7. Thupten Gelek Gyatso (1844-1904) của Bamda, Dzika 278
8. Ju Mipham Namgyal (1846-1912)*
9. Künzang Dechen Dorje, tülku của Gyalwe Nyuku
10. Khenpo Könchok Özer ở Tu viện Dzogchen
11. Khenpo Künzang Sönam (Künsö) của Minyak
12. Do Rinpoche Tri-me Trakpa Đệ Nhất, tülku của Sherap Mebar
13. Tertön Lerap Lingpa (Sögyal, 1856-1926)* ở Nyakrong
14. Dodrupchen Đệ Tam Jigme Tenpe Nyima (1865-1926)
15. Lushül Khenpo Könchok Drönme (1859-1936) ở Tu viện
Dodrupchen
16. Dzogchen Thupten Chökyi Dorje Đệ Ngũ (1872-1935)
17. Khenpo Künzang Palden (1872-1943) ở Gekong, Dzachukha
6. Khenpo Pema Dorje (Pema Dorje và Pema Tamchö Özer) ở Tu viện
Dzogchen. Trong số các đệ tử của ngài có:
1. Jamyang Khyentse Wangpo (1820-1892)
2. Dechen Rikpe Raltri, con trai của Do Khyentse
3. Ju Mipham Namgyal (1846-1912)*
4. Dodrupchen Đệ Tam Jigme Tenpe Nyima (1856-1926)
5. Gyaltsap Gyurme Pema Namgyal Đệ Tam (1871-1926)* ở Tu
viện Zhechen
6. Dzogchen Thupten Chökyi Dorje Đệ Ngũ (1872-1935)
7. Jamyang Khyentse Wangpo (1820-1892), tülku về thân của Jigme Lingpa.
Trong số các đệ tử của ngài có:
1. Tertön Chogyur Lingpa (1829-1870)* ở Nangchen
2. Adzom Drukpa Drodül Rawo Dorje (1842-1924)
3. Ju Mipham Namgyal (1846-1912)*
4. Tertön Lerap Lingpa (Sögyal, 1856-1926)* ở Nyakrong
5. Jetrung Champa Jungne (1856-1922)* ở Kham Riwoche
332
6. Tertön Rang-rik Dorje* ở Nyak-rong
7. Dodrupchen Đệ Tam Jigme Tenpe Nyima (1865-1926)
8. Amye Khenpo Tamchö Özer ở Tu viện Dodrupchen
9. Gyaltsap Gyurme Pema Namgyal Đệ Tam (1871-1926)* ở
Zhechen
10. Dzogchen Thupten Chökyi Dorje Đệ Ngũ (1872-1935)
11. Khenpo Künzang Palden (1872-1943) ở Gekong
12. Situ Chökyi Gyatso Đệ Nhị (1880-1925)* ở Tu viện Kathok
13. Khenpo Lhagyal (Abu Lhagong, ?-1953) ở Tu viện Dzogchen
14. Gyurme Ngeton Wangpo* ở Dza Phukhung333
GIAI ĐOẠN THỨ TƯ
1. Gemang Önpo Tendzin Norbu (Tanli/Tenga) của Gemang, cháu của Gyalse
Zhenphen Thaye (1800-?). Trong số các đệ tử của ngài có: 279
1. Khenpo Yönten Gyatso (Yon-ga) ở Gemang, cháu của Gyalse
Zhenphen Thaye
2. Khenpo Könchok Drönme (Könme, 1859-1936) ở Tu viện
Dodrupchen
3. Gyakong Khenpo Zhenphen Chökyi Nangwa (1871-1927) ở Tu
viện Dzogchen
4. Khenpo Kunzang Palden (Künpal, 1872-1943) ở Gekong
5. Khenpo Lhagyal (Abu Lhagong, ?-1953?) ở Tu viện Dzogchen
6. Bathul Khenpo, Thupten Chötrak (Thupga) ở ẩn thất Changma,
Dzachukha
2. Nyoshül Lama Lungtok Tenpe Nyima (1829-1901). Trong số các đệ tử của
ngài có:
1. Ju Mipham Namgyal (1846-1912)*
2. Tharse Pönlop Loter Wangpo (1847-1914)* ở Tu viện Ngor
3. Tertön Rang-rik Dorje* ở Nyak-rong
4. Tertön Lerap Lingpa (Sögyal, 1856-1926)* ở Nyakrong
5. Tertön Thutop Lingpa
6. Khenpo Ngawang Palzang (Ngachung, 1879-1941) ở Tu viện
Kathok
7. Khenpo Gyaltsen Özer
3. Adzom Drukpa Drodül Pawo Dorje (Natsok Rangtröl, 1842-1924). Trong số
các đệ tử của ngài có:
1. Togden Shākyashrī (1853-1919)
2. Tertön Lerap Lingpa (Sögyal, 1856-1926)* ở Nyakrong
3. Dzogchen Rinpoche Thupten Chökyi Dorje Đệ Ngũ (1872-1935)
4. Khenpo Kunzang Palden (Künpal, 1872-1943) ở Gekong
5. Yukhok Chatralwa Chöying Rangtröl (1872-1951/2)
6. Khenpo Ngawang Palzang (1879-1941) ở Tu viện Kathok
7. Situ Chökyi Gyatso Đệ Nhị (1880-1925)* ở Tu viện Kathok
8. Zenkar Pema Ngödrup Rölwe Dorje Đệ Nhất (1881-1943)
9. Pema Norbu Künzang Tendzin Đệ Nhị (1887-1932) ở Tu viện
Palyül
10. Do Rinpoche Zilnön Gyepa Dorje Đệ Nhị (1890-1939)
11. Paltrül Kunzang Zhenphen Özer ở Tsö, Amdo334
12. Nyakla Changchup Dorje (?-1978)335
13. Khyentse Chökyi Lodrö (1893-1959) ở Tu viện Dzongsar
14. Gyalse Gyurme Dorje (1895?-1959?), con trai của Adzom
Drukpa
15. Dilgo Khyentse Tashi Paljor (1910-1991) ở Tu viện Zhechen 280
4. Kham-nyön Dharma Senge (Ra-gang Chöpa, Sönam Phüntsok, ?-1890).
Trong số các đệ tử của ngài có:
1. Pema Gyatso (Chi-me Dorje) ở Amdo336
2. Shuksep Jetsün Lochen Chönyi Zangmo (1865-1953)
3. Trakkar Tülku Lobzang Palden Tenzin Nyentrak (1866-1928)*337 ở
Kamzde, một tu viện của phái Geluk ở Trehor, Kham
GIAI ĐOẠN THỨ NĂM
1. Garwa Khenpo Jigme Ösal (?-1926) của Tu viện Dodrupchen. Trong số các
đệ tử của ngài có:
1. Cha Lama Tingdzin Zangpo* ở Wangda, Golok
2. Chökor Khenpo Kün-ga Lodrö (Kangnam, ?-1957) ở Tu viện
Dodrupchen
3. Dong-nge Khenpo Gyurme Thrinle (Jigkom, ?-1959)* ở Tu viện
Tarthang
4. Shortwak Khenpo Sherap Trakpa (?-1959) ở Tu viện
Dodrupchen
5. Yakgo Önpo Samdrup Dorje* ở Mar Dhida Gön
6. Garwa Lama Nortra ở Thung lũng Dzika
7. Garwa Tülku Dorchok của Tu viện Dodrupchen
2. Amye Khenpo, Tamchö Özer (Champa Özer) của Tu viện Dodrupchen. Trong
số các đệ tử của ngài có:
1. Shukchung Tülku Tsültrim Zangpo (1884-?)* ở Thung lũng Do338
2. Washül Khenpo Tamlo của Tungkar Gön, Thung lũng Ser
3. Lushül Khenpo Könchok Drönme (Könme1859-1936) ở Tu viện Dodrupchen.
Trong số các đệ tử của ngài có:
1. Detso Khenpo Sönam Palden* ở Tu viện Tarthang339
2. Tri Kalden* của Kharda Gon, Ngawa
3. Yakza Khandro Zangmo ở Shukchung
4. Kyangtrül, Töndrup Dorje (1892-1959) ở Wangda
5. Lodsang Lungtok Gyatso (Drachen, ?-1959) ở Lauthang,
Minyak
6. Pushül Sönam Trakpa ở Wangröl
7. Kyala Kenpo Chechok Thöndrup (1893-1957) ở Tu viện
Dodrupchen
8. Choktrül Thupten Chökyi Dawa (1894-1959)* ở Tu viện
Tarthang340
9. Yakshül Khenpo Lodrö ở Tu viện Dodrupchen
10. Akong Khenpo Lobzang Dorje* ở Tu viện Tarthang 281
11. Shatsang Khenpo Könchok Tsering ở Tu viện Dodrupchen
12. Khenpo Chöyak ở Shukchung
13. Dodrupchen Đệ Tứ Rigdzin Tenpe Gyaltsen (1927-1961)
14. Dodrupchen Đệ Tứ Thupten Thrinle Palzang (sinh năm 1927)
4. Dodrupchen Đệ Tam Jigme Tenpe Nyima (1865-1926). Trong số các đệ tử
của ngài có:
1. Tertön Lerap Lingpa (Sögyal, 1856-1926)* ở Nyakrong
2. Chagmo Tülku Rolpe Dorje* ở Golok
3. Diphuk Duktsa (Chöje) Tenpe Gyaltsen* ở Amdo
4. Sershül Khenpo Ngawang Kün-ga (?-1926) ở Tu viện
Dodrupchen
5. Garwa Khenpo Jigme Ösal (?-1926) ở Tu viện Dodrupchen
6. Amye Khenpo Tamchö Özer ở Tu viện Dodrupchen
7. Lushül Khenpo Könchok Dronme (1859-1936) ở Tu viện
Dodrupchen
8. Gekong Khenpo Künzang Palden (1872-1943) ở Dzachukha
9. Tülku Tri-me (1881-1924),* anh của Dodrupchen Đệ Tam
10. Tülku Pema Dorje, anh của Dodrupchen Đệ Tam
11. Tülku Tsültrim Zangpo (1884-?) ở Shukchung
12. Do Rinpoche Zilnön Gyepa Dorje Đệ Nhị (1890-1939)
13. Chökor Khenpo Kun-ga Lodrö (?-1957) ở Tu viện Dodrupchen
14. Khyentse Chökyi Lodrö (1893-1959) ở Tu viện Dzongsar
15. Kyala Khenpo Chechok Thöndrup (1893-1957) ở Tu viện
Dodrupchen
5. Shuksep Jetsün Lochen Chönyi Zangmo (1865-1953) ở Kang-ri Thökar.
Trong số các đệ tử của ngài có:
1. Kangshar Rinpoche
2. Ogyen Chödzom
3. Dza Trülzhik Ngawang Chökyi Lodrö (sinh năm 1924)*
4. Jigme Dorje (sinh năm 1929?), tülku của Sem-nyi Rinpoche
6. Gyakong Khenpo Zhenphen Chökyi Nangwa (Zhen-ga, 1871-1927) ở Tu viện
Dzogchen, hóa thân của Gyalse Zhenphen Thaye và tác giả của những chú giải về
“mười ba bản văn uyên bác chính yếu.” Trong số các đệ tử của ngài có:
1. Khenpo Lhagyal (Abu Lhagong, ?-1953?) ở Tu viện Dzogchen
2. Pathur Khenpo Thupten Chöphel ở ẩn thất Changma
3. Kangkar (Kongka) Karma Chökyi Senge (1903-1956)* ở
Minyak, có nhiều đệ tử người Trung quốc
4. Khenpo Thupten Nyentrak (?-1959) ở Tu viện Dzogchen
5. Chötrak ở Rahor, Tsangtha 282
6. Khenpo Tsewang Rigdzin ở Mewa, ngài hiện lên trên không
trung và tan biến vĩnh viễn trước mắt của nhiều người vào năm
1959
7. Khenpo Lodrö ở Trayap*
8. Chötrak ở Serkha, Minyak
7. Dzogchen Thupten Chökyi Dorje Đệ Ngũ (1872-1935). Trong số các đệ tử
của ngài có:
1. Gyakong Khenpo Zhenphen Chökyi Nangwa (1871-1927) ở Tu
viện Dzogchen
2. Gekong Khenpo Kunzang Palden (1872-1943) ở Dzachukha
3. Khenpo Lhagyal (Abu Lhagong, ?-1953?) ở Tu viện Dzogchen
4. Situ Chökyi Gyatso (1880-1925)* ở Tu viện Kathok
5. Zenkar Pema Ngödrup Rölwe Dorje Đệ Nhất (1881-1943) ở
Kyilung
6. Pema Norbu Künzang Tendzin Đệ Nhị (1887-1932) ở Tu viện
Palyül
7. Namtrül Drodül Karkyi Dorje* ở Gyarong Gön
8. Khandro Dechen Wangmo* ở Gyarong Gön
9. Khyentse Chökyi Lodrö (1893-1959) ở Tu viện Dzongsar
10. Dilgo Khyentse Tashi Paljor (1910-1991) ở Tu viện Zhechen
11. Dodrupchen Đệ Tứ Rigdzin Tenpe Gyaltsen (1927-1961)
12. Dodrupchen Đệ Tứ Thupten Thrinle Palzang (sinh năm 1927)
8. Gekong Khenpo Künzang Palden (Künpal và Thupten Künzang Chötrak,
1872-1943) ở Dzachukha. Trong số các đệ tử của ngài có:
1. Khenpo Ngawang Palzang (1879-1941) ở Kathok
2. Khyentse Chökyi Lodrö (1893-1959) ở Tu viện Dzongsar
3. Kongtrül Pema Thrime Lodrö (1901-1959)* ở Zhechen341
4. Pathur Khenpo Thupten Chöphel (Thubga) ở Dzachukha
5. Khenpo Nüden ở Tu viện Kathok*
6. Pöpa Tülku Do-ngak Tenpe Nyima (?-1959)
7. Dodrupchen Đệ Tứ Rigdzin Tenpe Gyaltsen (1927-1961)
8. Dodrupchen Đệ Tứ Thupten Thrinle Palzang (sinh năm 1927)
9. Yukhok Chatralwa Chöying Rangtröl (1872-1952). Trong số các đệ tử của
ngài có:
1. Garwa Lama Nortra ở Thung lũng Dzika
2. Dzirong Lama Chogden ở Dzika
3. Pöpa Tülku Do-ngak Tenpe Nyima (?-1959)
4. Khenpo Nüden ở Tu viện Kathok*
5. Tsültrim Dorje ở Ngaze
6. Önpo Pema Rigdzin* ở Jang-gang, Thung lũng Ser 283
7. Dodrupchen Đệ Tứ Thupten Thrinle Palzang (sinh năm 1927)
10. Kathok Lhenpo Ngawang Palzang (Ngachung và Pema Ledreltsal, 1879-
1941). Trong số các đệ tử của ngài có:
1. Pema Norbu Künzang Tendzin Đệ Nhị (1887-1932) ở Tu viện
Palyül
2. Chaktsa Tülku ở Tralak Gön
3. Khenpo Lekshe Jorden* ở Tu viện Kathok
4. Khenpo Nüden ở Tu viện Kathok*
5. Khyentse Chökyi Lodrö (1893-1959) ở Tu viện Dzongsar
6. Gyurme Dorje (1895?-1959?), con trai của Adzom Drukpa
7. Poda Khenpo Dorje (1897?-1970?)
8. Tülku Arik (?-1988) ở Tromge, Nyak-rong
9. Khenpo Munsel (1916-1994) ở Wangchen Töpa, Golok
10. Chatral Sangye Dorje (sinh năm 1913)
11. Shedrup Tenpe Nyima (1920-?), tülku của Nyoshül Lungtok342
11. Pathur Khenpo Thupten Chöphel (Thubga) ở ẩn thất Changma thuộc Tu
viện Dzachukha. Trong số các đệ tử của ngài có:
1. Dilgo Khyentse Tashi Paljor (1910-1991) ở Tu viện Zhechen
2. Khenpo Chökyap (mất năm 1997?) ở Horshül, Thung lũng Ser
3. Khenpo Dawe Özer (Dazer) ở Rahor
4. Khenpo Thupten ở Mewa, Amdo
5. Khenpo Jigme Phüntsok (sinh năm 1933)* ở Nizok
6. Khenpo Thupten của Tu viện Rahor
12. Alak Zenkar Pema Ngödrup Rölwe Dorje Đệ Nhất (1881-1943) ở Tu viện
Kyilung, Geshe, Gyarong. Trong số các đệ tử của ngài có:
1. Sangye Yeshe ở Tak-rang
2. Dorje Tseten ở Tak-rang
13. Dzongsar Khyentse Chökyi Lodrö (1893-1959) của Tu viện Dzongsar, một
tülku của Jamyang Khyentse Wangpo. Trong số các đệ tử của ngài có:
1. Kongtrül Pema Tri-me Lodrö (1901-1959?) ở Tu viện Zhechen
2. Dilgo Khyentse Tashi Paljor (1910-1991) ở Tu viện Zhechen
3. Rabjam Gyurme Tenpe Nyima Đệ Lục (1911-1959)* ở Tu viện
Zhechen
4. Poda Khenpo Dorje (1897?-1970?)
5. Chatral Sangye Dorje (sinh năm 1913)
6. Tak-rong Gyurme Trakpa (?-1975) của Yilhung
7. Khandro Tsering Chödrön (sinh năm 1925) ở Viện Aduk
8. Kathok Situ Đệ Tam 284
9. Dodrupchen Đệ Tứ Thupten Thrinle Palzang (sinh năm 1927)
10. Chogling Pema Gyurme Đệ Tam (1928-1974)* ở Neten
11. Dungse Thinley Norbu (sinh năm 1931)*
12. Minling Trichen Gyurme Kunzang Wangyal Thứ Mười một (sinh
năm 1931)*
13. Trogawa Samphel Norbu (sinh năm 1931)* của Gyangtse
14. Dzogchen Jigtral Changchup Dorje Đệ Lục (1935-1958)
15. Sögyal Rinpoche (sinh năm 1947) ở Tu viện Dzogchen/Anh
quốc
14. Kyala Khenpo Chechok Thöndrup (1893-1957) thuộc Tu viện Dodrupchen.
Trong số các đệ tử của ngài có:
1. Tülku Drachen (?-1959) ở Lauthang, Minyak
2. Alak Zhiwatso ở Göde, Rekong
3. Kakor Tülku ở Tergar, Rekong
4. Alo Lama Tsültrim ở Trokyap, Gyarong
5. Gyutse Könchok Mönlam ở Trokho, Amdo
6. Alak Dzong-ngön Lodrö ở Rekong
15. Gyalse Gyurme Dorje (Ah-gyur, 1895?-1959?), con trai của Adzom Drukpa.
Trong số các đệ tử của ngài có:
1. Khyentse Chökyi Lödro (1893-1959) của Tu viện Dzongsar
2. Pema Künzang Rangtröl
3. Adzom Druktrül Rinpoche (sinh năm 1926)
GIAI ĐOẠN THỨ SÁU
1. Dilgo Khyentse Tashi Paljor (Rabsal Dawa, 1910-1991) ở Tu viện Zhechen,
một tülku của Jammyang Khyentse Wangpo. Trong số các đệ tử của ngài có:
1. Tülku Urgyen (sinh năm 1919)* ở Nargön
2. Lama Gönpo Tseten (?-1991) ở Labrang, Amdo
3. Trulzhik Ngawang Chökyi Lodrö (sinh năm 1924)* ở Dza
Rongphu
4. Nyoshül Lama Jamyang Dorje (sinh năm 1926) ở Dege
5. Tsetrül Nyinche Zangpo (sinh năm 1927)* ở Taklung Gön,
Yardrok
6. Dakchen Jigtral ở Phüntsok Photrang (sinh năm 1929) ở
Sakya/Hoa Kỳ
7. Khamtrül Tön-gyü Nyima Đệ Bát* (1930-1979)
8. Dungse Thinley Norbu (sinh năm 1931)* ở Pemakö/Hoa Kỳ
9. Chagdud Karkyi Wangchuk (sinh năm 1930)* ở Nyak-rong/Hoa
Kỳ285
10. Pema Norbu Jigme Thupten Shedrup Đệ Tam (sinh năm 1932)
ở Tu viện Palyül343
11. Đức Đạt Lai Lạt Ma Tendzin Gyatso Thứ Mười bốn (sinh năm
1935)*
12. Trungpa Chökyi Gyatso Thứ Mười một (1939-1987)* ở Tu viện
Zurmang344
13. Zenkar Thupten Nyima Đệ Nhị (sinh năm 1943) ở Kyilung
14. Könchok Tenzin* ở Pháp
15. Sögyal Rinpoche (sinh năm 1947) ở Tu viện Dzogchen/Anh
quốc
16. Tsetrül Pema Wangyal (sinh năm 1947)* ở Riwoche/Pháp
17. Dzongsar Khyentse Thupten Chökyi Gyatso Đệ Tam
18. Tarthang Choktrül Jigme Lodrö Senge (sinh năm 1961?)*
19. Sakyong Mipham Jampal Trinley Dradül (sinh năm 1962)* ở
Shambhala Hoa Kỳ/Canada
20. Sangye Nyenpa Đệ Thập (sinh năm 1963)*
21. Dzogchen Jigme Losal Wangpo Đệ Thất (sinh năm 1964)
22. Tülku Khyentse Jigme (sinh năm 1964)* ở Riwoche/Pháp
23. Dzigar Kongtrül*
24. Rabjam Gyurme Chökyi Senge Đệ Thất (sinh năm 1966)* ở
Zhechen
25. Namkhe Nyingpo ở Lhotrak*
26. Karma Kuchen Thupten Tsültrim Norbu Đệ Ngũ (sinh năm
1970)* ở Palyül
27. Chokling Gyurme Dorje Đệ Tứ (sinh năm 1973)* ở Neten
2. Chatral Rinpoche Sangye Dorje (sinh năm 1913). Trong số các đệ tử của
ngài có:
1. Gyaltsap Redring Jampal Yeshe (sinh năm 1911-1947)*
2. Sönam Topgye Kazi (sinh năm 1920) ở Rinak, Sikkim/Hoa Kỳ
3. Cham Nordzin Wangmo ở Rinak, Sikkim
4. Lama Tharchin (sinh năm 1936)* ở Rekong/Hoa Kỳ
5. Chögyal Wangchuk Namgyal (sinh năm 1953)* ở Sikkim
6. Jigme Thupten Namgyal
3. Nyoshül Lama Jamyang Dorje (sinh năm 1926). Trong số các đệ tử của ngài
có:
1. Chagdud Karkyi Wangchuk (sinh năm 1930)* ở Nyak-rong/Hoa
Kỳ
2. Lama Sönam Topgyal* ở Riwoche/Canada
3. Tri-me Zhingkyong * ở Tu viện Kathok
4. Sögyal Rinpoche (sinh năm 1947) ở Tu viện Dzogchen/Anh
quốc
5. Tsetul Pema Wangyal (sinh năm 1947) ở Riwoche/Pháp 286
4. Dodrupchen Đệ Tứ Rigdzin Tenpe Gyaltsen (1927-1961). Trong số các đệ tử
của ngài có:
1. Chökor Khenpo Kang-nam (?-1957) ở Tu viện Dodrupchen
2. Kyala Khenpo Chechok Thöndrup (1893-1957) ở Tu viện
Dodrupchen
3. Lobsang Lungtok Gyatso (Drachen, ?-1959) ở Lauthang
4. Pema Namgyal (?-1957), một hóa thân của Dudjom Lingpa
5. Akong Khenpo Lobzang Dorje* ở Tu viện Tarthang
6. Tülku Jigme Phüntsok (Jiglo, mất năm 1959) ở Dodrupchen
7. Garwa Tulkü Gyalse Padlo ở Golok
8. Yangthang Dechen Ösal Dorje (sinh năm 1929)*
9. Jigme Ösal ở Tu viện Dodrupchen, một tülku của Garwa Khenpo (?-
1926)
10. Gyalse Thrinle Kunkhyab (Achen)* ở Nangchen
11. Terton Tülku Jigme Ösal của Tertön Gar, Rekong
12. Drubwang Tülku Alak Gönpo ở Gön Lakha, Rekong
13. Dzakhen Lama Rigdzin ở Go-me, Rekong
5. Dodrupchen Đệ Tứ Thupten Thrinle Palzang (sinh năm 1927). Trong số các
đệ tử của ngài có:
1. Chökor Khenpo Kang-nam (?-1957) ở Tu viện Dodrupchen
2. Kyala Khenpo Chechök Thöndrup (1893-1957) ở Tu viện
Dodrupchen
3. Lobsang Lungtok Gyatso (Drachen, ?-1959) ở Lauthang
4. Tülku Pema Namgyal (?-1957) ở Tu viện Dodrupchen
5. Tülku Jigme Phüntsok (Jiglo, mất năm 1959) ở Dodrupchen
6. Khandro Pema Dechen ở Kongpo
7. Dodrupchen Tenpe Nyima Đệ Tứ (sinh năm 1929) ở Yarlung
Pemakö
8. Yangthang Dechen Ösal Dorje (sinh năm 1929)* ở Domang
9. Tülku Jigme Ösal ở Tu viện Dodrupchen
10. Dungse Thinley Norbu (sinh năm 1931)* ở Pemakö/Hoa Kỳ
11. Lama Pema Tumpo (Kusum Lingpa, sinh năm 1933) ở Golok
12. Khenpo Dechen Dorje (sinh năm 1936 ở Sikkim)
13. Khandro Tare Lhamo (sinh năm 1937),* con gái của Apang
Tertön
14. Thekchok Pema Gyaltsen (Theklo) (sinh năm 1937), tülku của
Pema Dorje
15. Zenka Thupten Nyima Đệ Nhị (sinh năm 1943)
16. Chögyal Wangchuk Namgyal (sinh năm 1953)* ở Sikkim
17. Lopön Thekchok Yeshe Dorje (sinh năm 1957) ở Bhutan
18. Gönchang Tülku Đệ Thập (sinh năm 1962)* ở
Gompachang/Sikkim 287
19. Dzogchen Jigme Losal Wangpo Đệ Thất (sinh năm 1964)
20. Tülku Chökyi Nyima ở Nup-ri, Nepal
21. Tülku Jigme Gawe Lodrö, một tülku của Khenpo Kangnam
22. Dodrupchen Jigme Long-yang Đệ Ngũ, một tülku của
Dodrupchen Rigdzin Tenpe Gyaltsen
23.
Tác phẩm Trích dẫn
BC Klong Ch’en sNying Thig Gi brGyud ‘Debs Byin rLabs Ch’ar rGyun (tờ 2), do
Jigme Lingpa (1730-1798) khám phá. Quyển OM, Longchen Nyingthig Tsapö.
Jamyang [Dilgo] Khyentse xuất bản, Ấn Độ.
BD Biographical Dictionary of Tibet and Tibetan Buddhism (Tự điển Tiểu sử của Tây
Tạng và Phật giáo Tây Tạng) của Khetsun Zangpo (sinh năm 1921). Quyển 1-14.
Dharmasala: Library of Tibetan Works and Archives.
BDL Biography of Do Khyentse and His Lineage (Tiểu sử Do Khyentse và Dòng Truyền
thừa của ngài) (trang 24) của Ani Dasal, chút gái của Do Khyentse. Được cung cấp
nhờ thiện tâm của Zenkar Rinpoche, Thupten Nyima. Bản thảo.
BG sNga ‘Gyur Bla Med Kyi rGyud Kyi brJod Bya gZhi Lam Gyi dKa’ gNad bKrol Ba Bla
Ma’i dGongs rGyan của Lobzang (Könchok Drönme, 1859-1936) của Tu viện
Dodrupchen. Bản thảo.
BGT rGya Bod Tshig mDzod Ch’en Mo. Quyển 1-3. Mirik Petrunkhang, Trung quốc.
BND Bairo Tsana’i rNam Thar ‘Dra ‘Bag Ch’en Mo, Kham-nyon Dharma Senge (?-1890)
biên tập. In mộc bản ở Lhasa, Tây Tạng.
CD ‘Jam dByangs Bla Ma Ch’os Kyi Blo Gros Kyi gSung Thor Bu’i dKar Ch’ags Ch’os
Tshul Mi Zad ‘Dod dGu’i Bang mDzod (tờ 9) của Tashi Paljor [Dilgo Khyentse, 1910-
1991]. Một bản thảo được cung cấp do thiện tâm của Thượng Tọa Könchok Tenzin,
Pháp.
CG Khams sMyon Dharma Senge’i Nyams mGur Ch’u Zla’i Gar Phreng (tờ 224) của
Dharma Senge. Sonam Kazi sao chép, Ấn Độ, 1970.
CN Rig ‘Dzin ‘Jigs Med Gling Pa’i bKa’ ‘Bum Yongs rDzogs Kyi bZhugs Byang Ch’os Rab
rNam ‘Byed (tờ 13) của Kathokpa Gyurme Tsewang Chokdrup (1764-?). Quyển Cha,
Jigling Kabum. (Dege) Dodrupchen Rinpoche sao chép, Sikkim, Ấn Độ.
CY Chö Yang, the Voice of Tibetan Religion and Culture (Chö Yang, Tiếng Nói của Tôn
giáo và Văn hóa Tây Tạng). Ấn bản Năm Tây Tạng. Hội đồng Tôn giáo và Văn hóa
Sự vụ xuất bản , Dharamsala, Ấn Độ.
DB O rGyan ‘Jigs Med Ch’os Kyi dBang Po’i rNam Thar Pa’i gSos sMan bDud rTsi’i Bum
bChud (tờ 41) của Thupten Künzang Chötrak (1872-1943). Paltrül Sungbum, Quyển
5. Zenkar Rinpoche xuất bản, Trung quốc.
DCS rDo rJe ‘Ch’ang Gis gSung Pa mCh’od Os Rang bZhin Gyi Tshig Dus gNad Nges
Pa (tờ 36, gSer Yig, Ga), Vima Nyingthig Phần I, tuyển tập sNying Thig Ya bZhi, do
Longchen Rabjam (1308-1363) (Adzom) biên soạn. Lama Jigtrak và Tülku Pema
Wangyal sao chép, Darjeeling, Ấn Độ.
DD dPal gSang Ba sNying Po’i rGyud Kyi sPyi Don Nyung Ngu’i Ngag Gis gSal Bar Byed
Pa Rin Po Ch’ei mDzod Kyi sDe Mig của Jigme Tenpe Nyima. Quyển Ka,
Dodrupchen Sungbum. Dodrupchen Rinpoche xuất bản, Sikkim, Ấn Độ.
DGN rDo Grub Ch’en rNam Thar. Một tiểu truyện của Dodrupchen đệ nhất (1745-1821) từ
tuyển tập của Dodrupchen Rinpoche. Bản thảo. Thiếu ba trang, trong đó có trang
tựa đề và trang cuối. 288
DK sKyabs rJe Dam Pa Ch’os dByings Rang Grol Gyi rNam Par Thar Ba Dad Pa’i ‘Khri
Shing (trang 35) của Sönam Nyima. Bản thảo.
DKG sNga ‘Gyur rGyud ‘Bum Rin Po Ch’e’i rTogs Pa brJod Pa ‘Dzam Gling Tha Gru
Khyab Pa’i rGyan (tờ 250) của Jigme Lingpa. Quyển Ga, Jigling Kabum (Dege).
Dodrupchen Rinpoche sao chép, Sikkim, Ấn Độ. 1985
DL mDo Khams rDzogs Ch’en dGon Gyi Lo rGyus (trang 139) của Gyalwang Chökyi
Nyima (sinh năm 1914). Sitrön Mirik Petrünkhang, Trung quốc, 1992.
DN rDo Grub Ch’en Rin Po Ch’e sKu ‘Phreng Rim Byon Gyi rNam Par Thar Pa ‘Dod ‘Jo
Nor Bu’i Phreng Ba của Sönam Nyima ở Serta, Golok. Bản thảo.
DNN Rang bZhin rDzogs Pa Ch’en Po’i Lam Gyi Ch’a Lag sDom gSum rNam Par Nges
Pa (tờ 16) của Padma Wangkyi Gyalpo (1487-1542). Khamtrül Rinpoche, Ấn Độ,
xuất bản. Bản Anh ngữ: Absolute Certainty of the Three Vows (Xác quyết Tuyệt đối
ở Ba Giới nguyện), với Bình giảng của Dudjom Rinpoche. Sangye Khandro dịch.
Snow Lion sắp xuất bản.
DNK Dzogchen Lineage of Nyoshül Khenpo (Dòng Dzogchen của Nyoshül Khenpo) (sinh
năm 1926). Bản thảo.
DO Zhal Ch’en Dri Ma Med Pa’i Od (tờ 132-140) của Longchen Rabjam, Quyển HŪM,
Khandro Nyingthig (Adzom). Lama Jigtrak và Tülku Peama Wangyal sao chép,
Darjeeling, Ấn Độ.
DPM Gangs Chan Bod Ch’en Pi’i rGyal Rabs ‘Dus gSal Du bKod Pa sNgon Med Dvangs
Shel ‘Phrul Gyi Me Long (tờ 283) của Jigtral Yeshe Dorje (1904-1987).
DSC Dakki’i sSang gTam Ch’en Mo (tờ 7), do Jigme Lingpa khám phá như một terma.
Quyển OM, Longchen Nyingthig Tsapö. Jamyang (Dilgo) Khyentse xuất bản, Ấn Độ.
DSC Klong Ch’en sNying Gi Thig Le’i rToga Pa brJod Pa Dakki’i gSang gTam Ch’en Mo
(tờ 7), do Jigme Lingpa khám phá. Quyển OM, Longchen Nyingthig Tsapö. Jamyang
(Dilgo) Khyentse xuất bản.
DT ‘Phags Pa Shes Rab Kyi Pha Rol Tu Phyin Pa sDud Pa Tshigs Su bChad Pa, Quyển
Ka, mục Sher Phyin, Kanjur (Dege).
DTN Deb Ther sNgon Po (Quyển 1 & 2) của Golo Zhönu Pal (1392-1481). Sitrön Mirik
Petrünkhang, Trung quốc, 1984.
DZ Dul Ba gZhi (Vinayavastu). Mục ‘Dul Ba. Quyển 1-4. Kanjur (Dege).
DZT O rGyan ‘Jigs Med Ch’os Kyi dBang Po’i rTogs brJod bDud rTsi’i Zil Thigs (tờ 18)
của Jigme Tenpe Nyima. Quyển Nga, Dodrupchen Sungbum. Dodrupchen Rinpoche
xuất bản, Ấn Độ.
EL Enlightened Living: Teachings of Tibetan Buddhist Masters (Đời sống Giác ngộ:
Những Giáo lý của các Đạo sư Phật giáo Tây Tạng), Tulku Thondup dịch, Harold
Talbott hiệu đính. Boston: Nhà Xuất bản Shambhala, 1990.
GD bKyed rDzogs sGom Phyogs Dris Lan (tờ 98) của Jigme Lingpa. Quyển Ta, Jigling
Kabum (Dege). Dodrupchen Rinpoche sao chép, Sikkim, Ấn Độ.
GDG Ye Shes mTsho rGyal Gyi mDzad Tshul rNam Par Thar Pa Gab Pa mNgon Byung
rGyud Mang Dri Za’i Glu Phreng (trang 254), do Pawo Taksham Dorje (thế kỷ 17)
khám phá. Sitrön Mirik Petrünkhang, Trung quốc.
GK Dam Pa’i Ch’os Rin Po Ch’e ‘Phags Pa’i Yul Du Ji lTar Tar Ba’i Tshul gSal Bar sTon
Pa dGos ‘Dod Kun ‘Byung (trang 340) của Tārānātha (1575-1635). Mirik
Petrünkhang, Trung quốc, 1985
GL ‘Gro mGon Bla Ma rJe’i gSang gSum rNam Thar rGya mTsho Las Thun Mong Phyi’i
mNgon rTogs rGyal Sras Lam bZang. Một tự truyện của Jigme Gyalwe Nyuku, 1765-
1843. Một bản thảo được cung cấp nhờ thiện tâm của Tülku Pema Wangyal
Rinpoche, Pháp. 289
GN rDzogs Pa Ch’en Po sNying Thig Gi Khrid Yig Gu Yangs sNying Gi Thig Le (tờ 136)
của Guyang Lo-de (Chingkarwa Don-yö Dorje). Sherap Gyaltsen Lama, Sikkim, xuất
bản, 1976.
GNP dPal Sa sKyong sDe dGe Ch’os Kyi rGyal Po Rim Byon Gyi rNam Thar Ge Legs Nor
Bu’i Phreng Ba (trang 135) của Champa Kun-ga Tenpe Gyaltsen. Sitrön Mitik
Petrünkhang, Trung quốc, 1990.
GP The Great Perfection (Đại Viên mãn) của Samten Gyaltsen Karmay. New York: E. J.
Brill Leidon, 1988.
GPM rGyud Phyi Ma (của gSang Ba ‘Dus Pa). Mục rGyud. Quyển Cha, Kanjur (Dege).
GR ‘Phags Pa rGya Ch’er Rol Ba Zhes Bya Ba Theg Pa Ch’en Po’i mDo. Mục mDo sDe.
Quyển Kha, Kanjur (Dege).
GRT ‘Jam dByangs Ch’os Kyi Blo Gros Kyi rTogs Pa brJod Pa sGyu Ma’i Rol rTsed (tờ 22)
của Chökyi Lodrö (1893-1959).
GRD Grub mTha’ Rin Po Ch’e’i mDzod (tờ 206) của Tri-me Özer (Longchen Rabjam)
(Adzom). Dodrupchen Rinpoche sao chép, Sikkim, Ấn Độ.
GZ rNying rGyud bKa’ Ma’i Thob Yig brGyud lDan Zhal Lung của Dodrupchen Rinpoche
đệ Tứ (sinh năm 1927). Bản thảo.
HTT Hidden Teachings of Tibet (Những Giáo lý Ẩn dấu của Tây Tạng) của Tulku Thondup
Rinpoche, Harold Talbott biên tập. London: Wisdom, 1986.
JKT Manjushrīdharmamitra’i [Khyentse Wangpo] rTogs Pa brJod Pa ‘Jigs rTen Kun Tu
dGa’ Ba’i gTer (tờ 50) của Jigme Tenpe Nyima. Quyển Nga, Dodrupchen Sungbum.
Dodrupchen Rinpoche xuất bản.
KBZ rDzogs Pa Ch’en Po Nying Thig Gi sNgon ‘Gro’i Khrid Yig Kun bZang Bla Ma’i Zhal
Lung (tờ 306) của Ögyen Jigme Chökyi Wangpo (Paltrül Rinpoche, 1808-1887).
Pönlop Rinpoche, Rumtek, Sikkim, Ấn Độ, xuất bản. Các bản dịch Anh ngữ: (1) Künzang La-May Zhal-lung, quyển 1 & 2, Sonam T.Kazi dịch. Nhà Xuất bản DiamondLotus, 1989. (2) The Words of My Perfect Teacher (Lời Vàng của Thầy tôi), Nhóm
Dịch thuật Padmakara dịch. New York: Harper-Collins, 1994.
KGT Dam Pa’i Ch’os Kyi ‘Khor Lo’i bsGyud Ba rNams Kyi Byung Ba gSal Bar Byed Pa
mKhas Pa’i dGa’ sTon, quyển 1 & 2, của Pawo Tsuklak Trengwa (1454-1566). Mirik
Petrünkhang, Bắc Kinh, Trung quốc.
KKR Klong Ch’en sNying Gi Thig Le’i dBang bsKur Gyi Phreng Ba bKlag Ch’og Tu bKod
Pa sKal bZang Kun dGa’i Rol sTon (tờ 165) của Dilgo Khyentse Rapsal Dawa.
Quyển Nga, Longchen Nyingthig Tsapö. Dilgo Khyentse Rinpoche xuất bản, Ấn Độ.
KNN Rig ‘Dzin ‘Jigs Med Gling Pa’i Khrungs Rabs rNam Thar Nyung bsDus (tờ 3). Quyển
Ta, Jigling Kabum (Dege). Dodrupchen Rinpoche sao chép, Sikkim, Ấn Độ.
KNR sNga ‘Gyur Ch’os Kyi Byung Ba gSal Bar Byed Pa’i Legs bShad mKhas Pa dGa’
Byed Ngo mTshar gTam Gyi Rol mTsho (trang 1058) của Ngawang Lodrö (Guru
Tashi, 1550-1602). Tso-ngön Mirik Petrünkhang, Trung quốc.
KS ‘Jigs Med Gling Pa’i ‘Khrung Rabs gSol ‘Debs (tờ 1) của Khyentse Lha. Nyingthig
Döncha. Dodrupchen Rinpoche xuất bản, Sikkim, Ấn Độ.
KT bKa’ Thang sDe lNga (trang 539), Ögyen Lingpa (1323-?) khám phá. Mirik
Petrünkhang, Trung quốc.
KZ ‘Ja’ Lus rDo rJe’i (Do Khyentse) rNam Thar mKha’ ‘Gro’i Zhal (tờ 99). Một tự truyện
của Do Khyentse, 1800-1866. Dodrupchen Rinpoche sao chép, Gangtok, Ấn Độ,
1974.
KZD Kun mKhyen Zhal Lung bDud rTsi’i Thig Pa (tờ 14) của Jigme Lingpa. Quyển HŪM,
Quyển OM, Longchen Nyingthig Tsapö. Jamyang (Dilgo) Khyentse, Ấn Độ.
KZZ Nying Thig Gi sNgon ‘Gro’i Khrid Yig Kun bZang Bla Ma’i Zhal Lung Gi Zin Bris (tờ
205) của Pema Ledreltsal (1879-1941). Mộc bản. 290
LG Lo rGyus rGyal Ba gYung Gis mDzad Pa của Gyalwa Yung (1284-1365), Phần II (tờ
203-211), Khandro Nyingthig. Tuyển tập Yabzhi (Adzom). Lama Jigtrak và Tülku
Pema Wangyal sao chép, Darjeeling, Ấn Độ.
LK Bla Ma dGongs Pa ‘Dus Pa Las Lung bsTan bKa’ rGya’i sKor (tờ 213), Sangye
Lingpa (1340-1396) khám phá. Quyển 6 (Ch’a), Giáo khóa Lama Gongdü. Lama
Ngödrup và Sherab Drimay xuất bản, Bhutan, 1981.
LNG sNga ‘Gyur rDo rJe Theg Pa’i bsTan Pa Rin Po Ch’e Ji lTar Byung Ba’i Tshul brJod
Pa Lha dBang gYul Las rGyal Ba’i rNga Bo Ch’e’i Gra dByangs (tờ 410) của Jitral
Yeshe Dorje. Düdjom Tülku Rinpoche xuất bản, Kalimpong, Ấn Độ, 1967. Anh ngữ:
NTB.
LRB Karmapa Mi bsKyod rDo rJe’i gNang Ba’i Dris Lan Lung Dang Rigs Pa’i Brug sGra
(tờ 87) của Sokdokpa Lodrö Gyaltsen (1552-1624). Sonam T. Kazi sao chép,
Gangtok, Ấn Độ, 1971.
LRP mKha’ ‘Gro sNying Thig Gi Lo rGyus Rin Po Ch’e’i Phreng Ba của Chatralwa Zöpa.
Khandro Nyingthig, Phần II (tờ 233a-254a/6) (Adzom). Lama Jigtrak và Tülku Pema
Wangyal sao chép, Darjeeling, Ấn Độ.
LS The Life of Shabkar (1781-1851): The Autobiography of a Tibetan Yogin [Cuộc Đời
của Shabkar) (1781-1851): Tự truyện của một Hành giả Tây Tạng] (trang 737).
Matthieu Ricard dịch. Albany: SUNY, 1994, Tibetan: SB.
LST Yon Tan Rin Po Ch’e’i mDzod Kyi dKa’ gNad rDo rJe’i rGya mDud ‘Grol Byed Legs
bShad gSer Gyi Thur Ma của (Sokpo) Tentar Lharampa (1759-?). Jamyang (Dilgo)
Khyentse xuất bản, Ấn Độ.
LY rGya Gar Gyi gNas Ch’en Khag La bGrod Pa’i Lam Yig (trang 351-395) từ Tuyển tập
các Tác phẩm của Gendün Chöphel (1905-1951). Mirik Petrünkhang, Trung quốc.
LYN Rang Byung rDo rJe’i rNam Par Thar Pa Legs Byas Yong ‘Dus sNye Ma (tờ 251),
một tự truyện của Khyentse Özer [Jigme Lingpa]. Quyển Ta, Jigling Kabum. (Dege)
Dodrupchen Rinpoche, Sikkim, Ấn Độ, sao chép.
MC mKhan Rin Po Ch’e Kun dPal La bsTod Pa bKa’ Drin rJes Dran Gyi Me Tog mCh’od
Pa (tờ 4) của Khyentse Chökyi Lodrö.
MD Phags Pa Yongs Su Mya Ngan Las ‘Das Pa Ch’en Po’i mDo. Mục mDo sDe. Quyển
Ta, Kanjur (Dege).
MG gTer sTon Rim Par Byon Pa rNam Gyi gSol ‘Debs rGyas Par bKod Pa Mos Gus rGya
mTsho’i rLabs ‘Phreng của Kongtrül Yönten Gyatso (1813-1899). Quyển Ka, Terdzö.
Jamyang Khyentse xuất bản, Ấn Độ.
MNB Ch’os ‘Byung Me Tog sNying Po sBrang rTsi’i bChud (trang 504) của Nyang Nyima
Özer (1124-1192). Pöjong Mimang Petrünkhang, Tây Tạng, 1988.
NB Gangs Shugs Ma Ni Lo Ch’en Rig ‘Dzin dBang Mo’i rNam Par Thar Pa rNam mKhyen
bDe sTer (tờ 271). Một tự truyện của Lochen Rigdzin Wangmo, 1865-1953. Sonam
Kazi sao chép, Ấn Độ.
NCC gZhi Khregs Ch’od sKabs Kyi Zin Bris bsTan Pa’i Nyi Ma’i Zhal Lung sNyan rGyud
Ch’u Bo’ai bChud ‘Dus (tờ 40) của Pema Ledreltsal (Khenpo Ngachung). Bản thảo.
NCG rDzogs Ch’en Man Ngag sDe’i sNying Thig rNam bZhi’i Thob Yig dNgos Grub Ch’u
rGyun của Dodrupchen Thupten Thrinle Palzangpo. Bản thảo.
ND ‘Jigs Med Phrin Las Od Zer Gyi mNgon rTogs Drang Por sMos Pa (tờ 3) của Jigme
Thrinle Özer. Bản thảo.
NG sNga ‘Gyur sDom rGyun Gyi mKhan brGyud Kyi rNam Thar Nyung gSal sGron Me
(tờ 31) của Dharmashrī (1654-1717). Quyển 3, Writings of Minling Lochen
Dharmashrī (Các Tác phẩm của Minling Lochen Dharmashrī). Khorchen Tülku sao
chép, Ấn Độ. 291
NGR Padma Las ‘Brel rTsal Gyi rTogs brJod Ngo mTshar sGyu Ma’i Rol Gar (tờ 147). Một
tự truyện của Pema Ledreltsal. Sonam Kazi xuất bản, Ấn Độ, 1969.
NLC rDzogs Pa Ch’en Po Nying Thig Gi Lo rGyus Ch’en Mo của Zhangtön Tashi Dorje
(1097-1167). Vima Nyingthig Phần III (Adzom). Lama Jigtrak và Tülku Pema
Wangyal sao chép, Darjeeling, Ấn Độ.
NLS Ch’os sPyod Kyi Rim Pa rNam Par Grol Ba’i Lam Gyi Shing rTa (tờ 204) của Jigtral
Yeshe Dorje. Düdjom Rinpoche xuất bản, Kalimpong, Ấn Độ.
NN Thob Yig Nyi Zla’i rNa Ch’a (tờ 13) của Jigme Lingpa. Quyển Cha, Jigling Kabum
(Dege). Dodrupchen Rinpoche sao chép, Sikkim, Ấn Độ.
NO sNga ‘Gyur Od gSal. Học viện Ngagyur Nyingma xuất bản, Ấn Độ, 1992.
NPG gSang sNgags gSar rNying Gi gDan Rabs mDor bsDus Ngo mTshar Padmo’i dGa’
Tshal (tờ 104) của Khyentse Wangpo (1820-1892). Quyển Tsha, Khyentse Kabum.
Jamyang (Dilgo) Khyentse xuất bản, Ấn Độ.
NS Yon Tan Rin Po Ch’e’i mDzod Las ‘Bras Bu’i Theg Pa’i rGya Ch’er ‘Grel rNam
mKhyen Shing rTa (tờ 440) của Khyentse Lha. Quyển Kha, Jigling Kabum. (Adzom)
Dodrupchen Rinpoche sao chép, Ấn Độ.
NT Nags Tshal Kun Tu dGa’ Ba’i gTam của Longchen Rabjam. Tuyển tập gTam Tshogs
(tờ 66a-72a), Sung Thorbu (Adzom).
NTB The Nyingma School of Tibetan Buddhism: Its Fundamentals and History [Trường
phái Nyingma của Phật giáo Tây Tạng: Những Nền tảng và Lịch sử của nó] (quyển 1
& 2) của Düdjom Rinpoche, Jigtral Yeshe Dorje. Gyurme cùng với Matthew Kapstein
dịch và biên tập. Boston: Wisdom, 1991.
NTG Klong Ch’en sNying Gi Thig Le Las gNad Byang Thugs Kyi sGrom Bu (tờ 5), do
Jigme Lingpa khám phá. Quyển OM, Longchen Nyingthig Tsapö. Jamyang (Dilgo)
Khyentse xuất bản, Ấn Độ.
NTS sNying gTam Sum Chu Pa (tờ 54b-57b) của Longchen Rabjam. Tuyển tập Zhaldam
của Sung Thorbu (Adzom).
NUG ‘Jam dByangs mKhyen brTse’i dBang Po’i rnam Thar mDor bsDus Ngo mTshar
Utpala’i dGa’-Tshal (tờ 118) của Lodrö Thaye. Quyển Ba, Kongtrül Kabum, do
Jamyang (Dilgo) Khyentse xuất bản, Ấn Độ.
NYG ‘Jam dByang Ch’os Kyi Blo Gros Kyi rNam Thar Ngo mTshar Yongs ‘Dus dGa’ Tshal
(tờ 207) của Khyentse Özer (Dilgo Khyentse). Một bản sao được cung cấp do thiện
tâm của Thượng Tọa Könchok Tenzin ở Pháp.
ON rDzogs Pa Ch’en Po’i Nyams Len Gyi gNad mThar Thug Pa’i rTsa ‘Grel Od gsal Gyi
sNang Ch’a (tờ 11) của Paltrül Rinpoche (1808-1887). Quyển 4, Paltrül Sungbum.
Zenkar Rinpoche xuất bản, Chendu (Thành Đô), Trung quốc.
PGG Deb Ther rDzogs lDan gZhon Nu’i dGa’ sTon dPyid Kyi rGyal Mo’i Glu dByangs
(trang 202) của Ngawang Lobzang Gyatso (Đạt Lai Lạt Ma thứ năm, 1617-1682).
Mirik Petrünkhang, Trung quốc.
PJM ‘Jigs Med ‘Phrin Las Od Zer Gyi rTogs bJod dPag bSam lJon Pa’i Me Tog của Jigme
Tenpe Nyima. Töpa Natsok (tờ 6a-10b), Quyển Nga, Dodrupchen Sungbum.
Dodrupchen Rinpoche xuất bản.
PK The Esoteric Biography of Gter-chen Las-rab Gling-pa (Tertön Sogyal) (tờ 363) của
Shila Bhadra (Tsültrim Zangpo, 1884-?) Sangye Dorje xuất bản, New Delhi, 1974.
PKG rTogs brJod ‘Pag bSam ‘Khri Shing Gi’ Grel Ba (trang 437-647) của Jampal Yeshe
Tenpe Gyaltsen. Tso-ngön Mirik Loptra xuất bản, 1988, Trung quốc.
PKD sNga ‘Gyur rDo rJe Theg Pa gTso Bor Gyur Pa’i sGrub brGyud Shing rTa brGyad Kyi
Byung Ba brJod Pa’i Pad Ma dKar Po’i rDzing Bu (tờ 284) của Gyurme Pema
Namgyal (Zhechen Gyaltsap, 1871-1926). S. W. Tashigangpa, Ladakh, Ấn Độ. 292
PM ‘Jigs Med Phrin Las Od Zer La rTogs brJod Dang ‘Brel Bar gSol Ba ‘Debs Pa dPag
bSam lJon Pa’i Me Tog của Jigme Tenpe Nyima. Quyển Nga (tờ 6-10), Dodrupchen
Sungbum. Dodrupchen Rinpoche xuất bản, Ấn Độ.
RB ‘Jam dByangs Ch’os Kyi Blo Gros Kyi rNam Thar Rin ch’en Bang mDzod (tờ 260)
của Do Sippa Ngawang Kün-ga Wangchuk. Bản thảo.
RBP Zab Mo’I gTer Dang gTer sTon Ji lTar Byon Pa’i Lo rGyus bKod Pa Rin Ch’en
Baidurya’i Phreng Ba (tờ 235) của Kongtrül Yönten Gyatso. Quyển Ka, Terdzö.
Jamyang (Dilgo) Khyentse xuất bản, Ấn Độ.
RD Klong Ch’en sNying Gi Thig Le Las, Nang sGrub Rig ‘Dzin ‘Dus Pa’i Zin Bris Rig
‘Dzin Zhal Lung bDe Ch’en dPal sTer (tờ 58) của Chechok Tondrup Tsal (Kyala
Khenpo, 1893-1957). Dodrupchen Rinpoche xuất bản, Ấn Độ.
RT Ch’os ‘Byung Rin Po Ch’e’i gTer mDzod bsTan Pa Rab Tu gSal Bar Byed Pa’i Nyi
Od (trang 502) của Gyalse Thukchok Tsal (Longchen Rabjam?). Böjong
Petrünkhang, Tây Tạng.
SB sKyabs mGon Zhabs dKar rDo rJe ‘Ch’ang Ch’en Po’i rNam Par Thar Pab bSam
‘Phel dBang Gi rGyal Po của Zhapkar Tsoktruk Rangtrol, quyển 1 & 2. In mộc bản
của Tashi Khyil, Amdo, Tibet. Anh ngữ: LS
SCG The History of Chöten Gompa of Dearali (Lịch sử của Choten Gompa ở Dearali),
Gangtok (trang 6) của Dodrupchen Rinpoche đệ Tứ. Bản thảo.
SKK Theg Pa’i sGo Kun Las bTus Pa Shes Bya Kun Khyab (quyển 1, 2 & 3) của Kongtrül
Yönten Gyatso (1813-1899). Mirik Petrünkhang, Trung quốc, 1982.
SLD gSol ‘Debs Leu bDun Ma, do Rigdzin Gödem (1337-1408) khám phá như terma. Bản
thảo.
SM Ma Ongs Lung bsTan gSal Byed Me Long (tờ 9) của Jigme Thrinle Özer. Bản thảo.
SMM The Seven Mountains of Thomas Merton (Bảy Ngọn Núi của Thomas Merton) của
Michael Mott. Boston: Houghton Mifflin, 1986.
SN bChom ldan ‘Das Ma Shes Rab Kyi Pha Rol Tu Phyin Pa’i sNying Po. Mục Sher
Phyin. Quyển Ka, Kanjur (Dege).
SNG mKhyen brTse Heruka’i [Do Khyentse] gSang Ba’i rNam Thar Grub rTags sTon
Tshul ‘Thor bsDus (tờ 78) của Dechen Rikpe Raltri và những người khác. Một bản
thảo được cung cấp do thiện tâm của Zenkar Rinpoche.
TCG gSang Ba Ch’en Po Nyams sNang Gi rTogs brJod Ch’u Zla’i Gar mKhan (tờ 26), do
Jigme Lingpa khám phá. Quyển OM, Longchen Nyingthig Tsapö. Jamyang (Dilgo)
Khyentse xuất bản.
TKT bsTan rTsis Kun Las bsTus Pa của Tseten Zhaptrung (1910-?). Tso-ngon Mirik
Petrünkhang, Trung quốc.
TL Ye Shes mKha’ ‘Gro bDe Ch’en rGyai Mo’i Thugs Dam bsKang Ba’i Rim Pa Tshogs
gNyis Lhun Po (tờ 8) của Chö-nyön Dharma Senge. In mộc bản ở Tây Tạng.
TRL gTer ‘Byung Rin Po Ch’e’i Lo rGyus (tờ 53) của Tri-me Özer (Longchen Rabjam).
Phần I, Khandro Yangtig (Adzom). Lama Jigtrak và Tülku Pema Wangyal sao chép.
TT Kun mKhyen Dri Med Od Zer Gyi rnam Thar mThong Ba Don lDan (tờ 46) của
Chötrak Zangpo. Quyển 4, Vima Nyingthig (Adzom). Lama Jigtrak và Tülku Pema
Wangyal sao chép, Darjeeling, Ấn Độ.
TTR Gangs Chan Gyi Lo Pan rNams Kyi mTshan Tho Rags Rim (tờ 238) của Khyentse
Wangpo. Quyển Dza, Khyentse Kabum. Jamyang Khyentse sao chép, Ấn Độ.
WJ The Wish-Fulfilling Jewel: The Practice of Guru Yoga According to the Longchen
Nyingthig Tradition (Viên Ngọc Như ý: Thực hành Guru Yoga theo truyền thống
Longchen Nyingthig) của Dilgo Khyentse. Boston: Shambhala, 1988. 293
WO Las ‘Phro gTer brGyud Kyi rNam bShad Nyung gSal Ngo mTshar rGya mTsho (tờ
36) của Jigme Tenpe Nyima. Quyển Nga, Dodrupchen Sungbum. Dodrupchen
Rinpoche xuất bản, Sikkim, Ấn Độ. Anh ngữ: HTT.
YKG Klong Ch’en sNying Gi Thig Le Las. rDzogs Pa Ch’en Po Ye Shes Klong Gi rGyud (tờ
12) của Jigme Lingpa. Quyển HŪM, Longchen Nyingthig Tsapö. Jamyang [Dilgo]
Khyentse xuất bản, Ấn Độ.
YM Padma ‘Byung gNas Kyi rNam Par Thar Pa Yid Kyi Mun Sel (tờ 128) của Sokdokpa
Lodrö Gyaltsen. Golok Lama Jigtse sao chép, Sikkim, Ấn Độ.
YS Ye Grol Sor bZhag của Longchen Rabjam. Bản thảo.
ZL ‘Jigs Med bsTan Pa’i Nyi Ma’i gZim Lam sKor (tờ 5) của Tülku Pema Namgyal (mất
năm 1957). Bản thảo.
Chú thích
1. Mặc dù 624-544 Trước Công nguyên là những niên đại thường được truyền thống
Theravāda (Phật giáo nguyên thủy) chấp nhận, nhiều học giả đặt cuộc đời của Đức
Phật ở giữa thế kỷ thứ năm và thứ tư Trước Công nguyên.
2. Bám chấp vào cái “ngã” là khái niệm hiểu sự hiện hữu của một thực thể nơi bản
thân là “tôi” hay nơi chúng sinh và các sự vật là “anh,” “cái này,” hay “cái kia,” “cái
bàn” hay “cái ghế,” và v.v..
3. Mô tả về sự giác ngộ của Đức Phật được dựa trên GR 165a/1, KNR 34/19 và SKK I-
308/22.
4. Lha’i Mig Las Ye Shes mThong Ba’i Rig Pa. Trong một vài nguồn mạch thì đó là sự
nhớ lại mọi sự hiện hữu trong quá khứ, nhìn thấy mọi điều xảy ra trong tương lai, và
nhận thức sự cạn kiệt của mọi sự ô nhiễm.
5. sNgon Gyi gNas rJes Su Dran Pa’i Ye Shes mThong Ba’i Rig Pa.
6. Zag Pa Zad Pa Shes Pa mThong Ba’i Rig Pa.
7. Theo truyền thống, Phật giáo được phân loại thành những truyền thống khác nhau
(SKK I-361/s và DNN), như sau.
(1) Ba lần chuyển Pháp luân: (a) Chuyển Pháp luân lần thứ nhất là các giáo lý về
Đạo Phật thông thường (Hīnayāna, hay Theravāda), là giáo lý chủ yếu đặt nền tảng
trên Tứ Diệu Đế. (b) Chuyển Pháp luân lần thứ hai là giáo lý về Mahāyāna (Đại
thừa), chủ yếu là những Kinh điển Prajnāpāramitā (Bát nhã ba la mật đa) được
giảng dạy trên Đỉnh Linh Thứu. Lần chuyển Pháp luân này xác định rằng bản tánh
tối hậu của mọi hiện tượng thì thoát khỏi những đặc tính của sự tạo tác. Nó nhấn
mạnh vào ý nghĩa sâu xa của tánh Không nhờ “ba phương tiện của sự giải thoát”:
cái thấy về tánh Không (sTong Pa), con đường thoát khỏi những đặc tính (mTshan
Ma Med Pa), và kết quả của việc không ước nguyện (sMon Pa Med Pa). Các môn
đồ của giáo lý này trở thành trường phái Trung Đạo (Madyamaka) của Đại thừa. (c)
Chuyển Pháp luân thứ ba là giáo lý làm sáng tỏ tinh túy (Phật) giác ngộ của Đại
thừa, chủ yếu dựa trên Avatamsaka-sūtra (Kinh Hoa Nghiêm), Lankāvatāra-sūtra
(Kinh Lăng Già), và những Kinh điển khác. Giáo lý này giảng dạy rằng mọi hiện
tượng chỉ đơn thuần là những sự quy gán (Kun bTags) của tâm, tâm và những sự294
kiện trong tâm đang xuất hiện chỉ đơn thuần phụ thuộc (gZhan dBang) vào những
tập quán của nó, và như thị hoàn toàn được củng cố (Yongs Grub).
(2) Ba yāna (thừa): (a) Các giáo lý về Tứ Diệu Đế, v.v.. được ban cho các
shrāvaka (Thanh Văn, đệ tử) của Hīnayāna. (b) Các giáo lý về sự duyên khởi, v.v..
được ban cho các pratyekabuddha (Duyên giác, Độc giác Phật, Bích Chi Phật) của
Hīnayāna. (c) Các giáo lý về mười cấp độ (thập địa) và năm con đường, v.v.. dành
cho các bodhisattva (Bồ Tát, những vị truy cầu tâm giác ngộ) của Mahāyāna. (d)
Cũng có khi giáo lý về các nguyên lý bí mật của Vajrayāna (Kim Cương thừa), tantra
của Mahāyāna, được phân loại như thừa thứ tư.
8. GR 200a/5, DZ I-44b/1.
9. KBZ 6B/3.
10. DP 293/6.
11. DP 253/7.
12. DP 311/2.
13. Sáu ba la mật là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. DT 19b/1.
14. BG 6a/3.
15. DT 16b/2.
16. KBZ 19a/3.
17. SN 145a/5.
18. Tantra là sự tương tục của bản tánh tối thượng, với nền tảng, con đường, và kết
quả của nó. Đức Phật nói trong GPM 150a/1: “Tantra được gọi là sự tương tục.”
19. SKK III-160/3, 210/13, 212/ 23.
20. BG 13a/3.
21. GPM 152b/4, SKK III-159/14.
22. GPM 150a/4, SKK III-211/20.
23. Tuổi nhập Niết bàn được dựa trên MD 317b/2.
24. Niên đại này được dựa trên DPM 18b/5, 69a/3.
25. Niên đại này được dựa trên DPM 79b/4, 155a/3.
26. YKG 1b/1 và những tantra khác. Theo NPG 23a/2 Mahāsandhi là một cách viết sai
lạc của Mahāsamādhi, và nó cũng có nghĩa là mNyam Pa’i Blo Ch’en Po, Tâm Nhất
thể Vĩ đại..
27. KBZ 282a/4: Vajrapāni (Kim Cương Thủ) và KNR 93/8: gSang Ba ‘Dzin Pa
(Vajrapāni).
28. NTB 455/5.
29. KBZ 285b/4.
30. DKG 58b/5, LNG 42a/4.
31. GD 161a/1, NS 24a/2.
32. Mười tám Tantra của Mahāyoga:
Bản văn Gốc của Tất cả các Tantra Mahāyoga: (1) rDo rJe Sems dPa’ sGyu ‘Phrul
Drva Ba rTsa Ba’i rGyud gSang Ba sNying Po.
Năm Tantra Chính: (2) Tantra Thân: Sangs rGyas mNyam sByos. (3) Tantra Ngữ:
Zla gSang Thig Le. (4) Tantra Tâm: gSang Ba ‘Dus Pa. (5) Tantra Phẩm tính: dPal
mCh’og Dang Po. (6) Tantra Hành động: Kar Ma Ma Le.
Năm Tantra Sādhana: (7) Heruka Rol Ba. (8) rTa mCh’og Rol Ba. (9) sNying rJe Rol
Ba. (10) bDud rTsi Rol Ba. (11) Phur Ba bChu gNyis Pa ‘Byung Ba.
Năm Tantra Hoạt động: (12) Ri Bo brTsegs Pa. (13) Ye Shes rNgam Glog. (14) Dam
Tshig bKod Pa. (15) Ting ‘Dzin rTse gChig. (16) Glang Ch’en Rab ‘Bog.
Hai Tantra cho sự Viên mãn: (17) rNam sNang sGyu ‘Phrul Drva Ba. (18) ‘Phags Pa
Thabs Kyi Zhags Pa.
33. LNG 48a/2.
34. DKG 64b/5. 295
35. SKK I-395/7.
36. Dựa trên GZ và cũng dựa trên NLS 17b/5.
37. GD 161b/6, NS 24a/3.
38. Một số trong các tantra Anuyoga là như sau:
Bốn mDo Gốc: (1) Kun ‘Dus Rig Pa’i mDo (sPyi mDo). (2) Sangs rGyas Thams Chad
dGongs Pa ‘Dus Pa. (3) Ye Shes rNgam Glog. (4) sSang Ba Dur Khrod Khu Byug
Rol Ba.
Sáu Tantra Nhánh: (1) Kun Tu bZang Po Ch’e Ba Rang La gNas Pa’i rGyud. (2)
dBang bsKur rGyal Po. (3) Ting ‘Dzin mCh’og. (4) sKabs sByor bDun Pa. (5) br
Tson Pa Don lDan. (6) Dam Tshig bKod Pa.
Mười hai Tantra Hiếm có: (1) Zhi Ba Lha rGyud. (2) Ch’os Nyid Zhi Ba’i Lha rGyud.
(3) Khro Bo’i Lha rGyud Ch’en Mo. (4) Khro Bo’i Lha rGyud rTogs Pa Ch’en Po. (5)
Thugs rJe Ch’en Po’i gTor rGyud. (6) rNal ‘Byor Nang Pa’i Tshogs rGyud Ch’en
Po. (7) dPal ‘Bar Khro Mo. (8) Rakta dMar Gyi rGyud. (9) Me Lha Zhi Bar Kyur Ba
‘Bar Pa’i rGyud. (10) Khro Bo’i sByin Sreg rDo rJe’i Ngur Mo. (11) Hūm mDzad
Ch’en Mo. (12) Zla gSang Ch’en Mo.
39. Dựa trên GZ.
40. GD 166a/2, NS 24a/4.
41. NCC 6b/a, NS 304a/6.
42. Hai mươi mốt tantra chính của Semde là:
Năm Tantra Ban đầu do Vairochana Dịch: (1) Rig Pa’i Khu Byug. (2) rTsal Ch’en
sPrug Pa. (3) Khyung Ch’en lDing Ba. (4) rDo La gSer Zhun. (5) Mi Nub Pa’i rGyal
mTshan Nam mKha’ Ch’e.
Mười ba Tantra Sau do Vimalamitra dịch: (6) rTse Mo Byung rGyal. (7) Nam mKha’i
rGyal Po. (8) bDe Ba ‘Phrul bKod. (9) rDzogs Pa sPyi Ch’ings. (10) Byang Ch’ub
Sems Tig. (11) bDe Ba Rab ‘Byams. (12) Srog Gi ‘Khor Lo. (13) Thig Le Drug Pa.
(14) rDzogs Pa sPyi sPyod. (15) Yid bZhin Nor Bu. (16) Kun Dus Rig Pa. (17) rJe
bTsan Dam Pa. (18) sGom Pa Don Grub.
Ba Tantra Chính Khác: (19) Kun Byed rGyal Po. (20) rMad Byung. (21) Mười ba
Kinh điển (mDo) của Semde.
43. NCC 7a/6.
44. Một số trong những tantra chính của Longde: (1) Klong Ch’en Rab ‘Byams rGyal Po.
(2) Kun Tu bZang Po Nam mKha’ Ch’e. (3) Rin Ch’en gDams Ngag sNa Tshogs
‘Khor lo. (4) rDo rJe Sems dPa’ Nam mKha’i mTha’ Dang mNyam Pa. (5) Ye Shes
gSang Ba’i sGron Ma. (6) Rin Ch’en ‘Khor Lo. (7) rDzogs Pa Ch’en Po Byang Ch’ub
Kyi Semss Kun La ‘Jug Pa.
45. NCC 7b/5, KZZ 8a/6.
46. Các Tantra Chính của Me-Ngagde, NCC 8b/4:
Mười bảy tantra: (1) rDzogs Pa Rang Byung Ch’en Po. (2) Yi Ge Med Pa. (3) Rig Pa
Rang Shar Ch’en Po. (4) Rig Pa Rang Grol Ch’en Po. (5) Rin Ch’en sPungs Ba. (6)
sKu Dung ‘Bar Ba Ch’en Po. (7) sGra Thal ‘Gyur Ch’en Po. (8) bKra Shis mDzes
lDan Ch’en Po. (9) rDo rJe Sems dPa’ sNying Gi Me Long. (10) Kun Tu bZang Po
Thugs Kyi Me Long. (11) Ngo sProd Rin Po Ch’es sPras Pa. (12) Mu Tig Phreng
Ba. (13) Klong Drug Pa’i rGyud. (14) sGron Ma ‘Bar Ba. (15) Nyi Zla Kha sByor.
(16) Seng Ge rTsal rDzogs Ch’en Po. (17) Nor Bu ‘Phra bKod.
Hai Bản văn Bổ túc: (18) Ekajatī Khros Ma’i rGyud. (19) Klong gSal ‘Bar Ma.
47. Đối với truyền thống terma, xin đọc HTT.
48. Dựa trên NLC, DKG 48b/6 & 88a/1, NCG.
49. Dựa trên LRP, DKG 57b/5, NCG.
50. KZD 12b/6.
51. RD6 6b/2. 296
52. KBZ 288b/5.
53. NTG 1b/1, RD 6b/6.
54. PKD 124/5, LNG 310b/2.
55. Xem NCC 9b/1, KZZ 9a/1, NGR 65b/5.
56. Một số trong những bản văn chính hay luận giảng về Longchen Nyingthig do các đệ
tử của Jigme Lingpa và các Đạo sư sau này như sau:
Về Ngöndro, Thực hành Chuẩn bị:
(a) rNam mKhyen Lam bZang, bản văn Ngöndro (tờ 13), của Jigme Thrinle Özer
(b) Kun bZang Bla Ma’i Zhal Lung (tờ 306) của Paltrül Rinpoche.
(c) sNgon ‘Gro’i dMigs Rim bsDus Pa (tờ 11) của Paltrül Rinpoche.
(d) sNgon ‘Gro’i Ngag ‘Don rNam mKhyen Lam bZang gSal Byed (tờ 25) của
Khyentse Wangpo.
(e) sNgon ‘Gro’i dMigs Rim Zab Don bDud rTsi’i Nying Khu (tờ 12) của Khyentse
Wangpo.
(f) sNgon ‘Gro’i Khrid Yig Thar Lam gSal Byed sGron Me (tờ 247) của Adzom
Drukpa, Drudul Pawo Dorje.
(g) Bla rNam La Nye Bar mKho Ba’i Yi Ge Padma Od Du bGrod Pa’i Them sKas (tờ
13) của Dodrupchen, Jigme Tenpe Nyima.
(h) Kun bZang Bla Ma’i Zhal Lung Gi Zin Bris (tờ 205) của Khenpo Ngawang
Palzang ở Tu viện Kathok.
(i) sNgon ‘Gro Kun Las bTus Pa (trang 110) của Yukhok Chatralwa.
(j) sNgon ‘Gro‘i Zin Bris Blo dMan Yid Kyi Mun Sel (tờ 131) của Nubpa Thrinle
Chöphel ở Tsang.
(k) sNgon ‘Gro’i ‘Brul ‘Grel rNam mKhyen Thar Gling bGrod Pa’i Them sKas của
Gonpo Tseten ở Amdo.
(l) sNgon ‘Gro’i rNam bShad mTshungs Med Bla Ma’i Byin rLabs Ch’ar rGyun (104)
của Thekchok Yeshe Dorje ở Bhutan.
(m) lKong Ch’en sNying Thig Gi sNgon ‘Gro’i Ngag ‘Don Gyi ‘Bru ‘Grel Nyung Ngu
Khro Med Bla Ma Ch’ung Ch’ung (tờ 31) của Subhashita (Horlu Lama Legshed) ở
Nyag-rong, Kham.
(n) Klong Ch’en sNying Thig Gi sNgon ‘Gro’i Ngag ‘Don Gyi ‘Bru ‘Grel rNam mKhyen
Lam sGron (tờ 82) của Chokyi Tragpa, Kham.
Về Rigdzin Düpa (Rig ‘Dzin ‘Dus Pa, Hội chúng các Trì minh vương):
(a) Rig ‘Dzin ‘Dus Pa’i Phyag Len mThong gSal Me Long (tờ 5) của Paltrül
Rinpoche.
(b) Rig ‘Dzin ‘Dus Pa’i Zin Bris Rig ‘Dzin Zhal Lung bDe Ch’en dPal sTer (tờ 58) của
Chechok Tontrup Tsal (Kyala Khenpo, Chöchok) ở Tu viện Dodrupchen.
Về Yumka Dechen Gyalmo (Yum Ka bDe Ch’en rGyal Mo, Nữ Hoàng Đại Lạc):
(a) Yum Ka bDe Ch’en rGyal Mo’i sGrub gZhung Gi ‘Grel Ba rGyud Don sNang Ba
(tờ 107) của Raton Ngawang Tendzin Dorje, một đệ tử của Jigme Lingpa.
(b) Yum Ka bDe Ch’en rGyal Mo’i sGrub gZhung Gi Zin Bris bDe Ch’en Lam bZang
gSal Ba’i sGron Me (tờ 22) của Dodrupchen, Jigme Tenpe Nyima.
(c) Yum Ka bDe Ch’en rGyal Mo’i rTsa sNgags Kyi ‘Grel bShad rNam mKhyen
bGrod Pa’i Them sKas (tờ 6) của Jigme Tenpe Nyima.
(d) Yum Ka’i rTsa sGrub Kyi Ch’o Ga’i bsDus ‘Grel (tờ 14) của Lingtul ở Wangda,
Golok, một đệ tử của Alak Do-ngak Gyatso.
(e) Yum Ka’i Zin Bris Kha bsKong Rig ‘Dzin Zhal Lung (tờ 34) của Konchok Donme
(Konme Khenpo) ở Tu viện Dodrupchen.
(f) Yum Ka bDe Ch’en rGyal Mo’i sGrub gZhung Gi Zin Bris rMong Pa’i Mun Sel (tờ
19) của Sangye Özer ở Gyarong, một đệ tử của Kyala Khenpo. 297
(g) Yum Ka bDe Ch’en rGyal Mo’i rTsa Ba’i sGrub Pa bDe Ch’en dPal Phreng Gi
Tshig ‘Grel (tờ 63) của Gonpo Tseten ở Amdo.
Về Palchen Düpa (dPal Ch’en ‘Dus Pa, Hội chúng các Bổn Tôn Vinh quang Vĩ đại):
(a) dPal Ch’en ‘Dus Pa’i Las Byang Gi dGongs Don Chung Zad bShad Pa Zab Don
gSal Byed Rin Ch’en sNang Ba (tờ 103) của Khyentse Özer (Dilgo Khyentse).
(b) dPal Ch’en ‘Dus Pa’i Zin Bris (tờ 4) của Mati (Kyala Khenpo) ở Tu viện
Dodrupchen.
(c) dPal Ch’en Dus Pa’i Ch’o Ga’i dMigs Rim Zhal Lung bDud rTsi’i Thig Pa (tờ 39)
của Garwa Khenpo Özang ở Tu viện Dodrupchen.
(d) dPal ‘Dus sMan sGrub brTags Thabs Mar Me sMon Lam sTong Thun bChas (tờ
6) của Khenpo Pema Badzar ở Tu viện Dzogchen.
(e) sGrub Khog Chung Zad gSal Du Byas Pa Rin Po Ch’ei Za Ma Tog (tờ 14) của
Dodrupchen Jikme Tenpe Nyima.
Về Phurba (Phur Pa, Vajrakila):
(a) Phur Ba bDud dPung Zil gNon Gyi Zin Bris Phur Thogs mGrin Pa’i rGyan (tờ 9)
của Dodrupchen, Jikme Tenpe Gyaltsen [Nyima].
(b) Phur Ba’i Zin Bris bsDus Pa (tờ 4) của Mati (Kyala Khenpo).
Về Thukje Chenpo (Thugs rJe Ch’en Po, Avalokiteshvara):
(a) sDug bsNgal Rang Grol bsNyen Yig Grub gNyis Nor Bu’i Gan mDzod (tờ 15) của
Khenpo Peme Badzar ở Tu viện Dzogchen.
(b) sDug bsNgal Rang Grol bsNyen Yig Rig Pa ‘Dzin Pa’i dGongs rGyan (tờ 12) của
Khenpo Pema Badzar của Tu viện Dzogchen.
(c) sDug bsNgal Rang Grol Gyi sGrub Pa’i Khog dBub Rin Po Che’i Za Ma Tog (tờ
22) Khenpo Ngawang Palzang ở Tu viện Kathok.
Về Takhyung Barwa (rTa Khyung ‘Bar Ba, Guru Rinpoche Phẫn nộ):
(a) rTa Khyung ‘Bar Ba’i bsNyel Tho Rin Ch’en sGon Me (tờ 9) của Dodrupchen,
Jigme Tenpe Nyima.
Về Ladrup Thigle Gyachen (Bla sGrub Thig Le’i rGya Chan, Longchen Rabjam):
(a) Bla sGrub Thig Le’i rGya Chan Gyi bsNyen Yig Grub gNyis Shing rTa (tờ 6) của
Jamyang Khyentse Wangpo.
Về Chod Khadö Ke-gyang (gChod mKha’ ‘Gro’i Gad rGyangs):
(a) mKha’ ‘Gro’i Gad rGyangs Kyi dMigs gNad ‘Dril Ba gSal Byed sNye Ma (tờ 17)
của Dodrupchen, Jigme Thrinle Özer.
(b) gChod Yul mKha’ ‘Gro’i Gad rGyangs Kyi Man Ngag Zab Mo (tờ 9) của Paltrül
Rinpoche.
(c) mKha’ ‘Gro’I Gad rGyang Gi ‘Grel Ba mKa’ ‘Gro’i gSang mDzod bDud rTsi’i Bum
bZang (tờ 31) của Rigdzin Nangdze Dorje, một đệ tử của Zhabkar.
Về Kongshak (sKong bShags, Những Lời Cầu nguyện Tịnh hóa và Đáp ứng):
(a) Skong bShags rDo rJe Thol Glu’i Tshig ‘Grel bDus Pa (tờ 47) của Pema
Kunzang Rangtrol, một đệ tử của Adzom Gyalse Gyurme Dorje.
Về Ngomon (bsNgo sMon, Những Lời Cầu nguyện Hồi hướng và Ước nguyện):
(a) Zangs mDog dPal Ri’i sMon Lam Gyi rNam bShad Phun Tshogs sTong lDan (tờ
28) của Viryadhara.
(b) gZhi Lam ‘Brs Bu’i sMon Lam Gyi ‘Grel Ba (tờ 5) của Khenpo Yönten Gyatso.
Về Thaplam (Thabs Lam), Con Đường Phương tiện Thiện xảo:
(a) Klong Ch’en sNying Gi Thig Le Las Thabs Lam sBas Don Gyi ‘Bru ‘Grel Gab Don
mNgon gSal (tờ 24) của (Trupwang Jigme) Namkha Gyatso.
(b) bDe sTong rLung Gi rDzogs Rim sNyan rGyud Yid bZhin Nor Bu’i Shog Dril (tờ
30) của Namkha Gyatso ?).
(c) Klong Ch’en sNying Gi Thig Le Las Rig ‘Dzin ‘Khrul ‘Khor dPeu Ris (trang 24)
của Namkha Gyatso (?). 298
Về Dzopa Chenpo
(a) Ch’os Kyi rGyal Po Lung rTogs bsTan Pa’i Nyi Ma La sPrul sKu sKu gSum Gling
Pa’i Dris Lan Ka Lhun Zung ‘Jug Gi gDams Pa (tờ 32) của Nyoshul Lungtog.
(b) Ye Shes Bla Ma’i sPyi Don Kun bZang Thugs Kyi Tikka (tờ 271) của Pema
Ledreltsal (Ngawang Palzang) ở Tu viện Kathok.
(c) gNas Lugs rDo rJe’i Tshig rKang Gi ‘Grel Ba (trang 14) của Yukhok Chatralwa.
Các luận giảng về Yon Tan Rinpoche’i mDzod của Jigme Lingpa và những luận
giảng của nó:
(a) rGyal mTsho’i Ch’u Thig (bản ngắn) của Dodrupchen đệ Nhất.
(b) rGyal mTsho’i Ch’u Thig (bản chi tiết) của Dodrupchen đệ Nhất.
(c) gSer Gyi Thur Ma của Tentar Lharampa ở Mông Cổ. LST
(d) Yon Tan Rin Po Ch’e’i mDzod Kyi dKa’ ‘Grel Nyin Byed sNang Ba (tờ 70) (và
những Sa bChad khác nhau) của Paltrül Rinpoche.
(e) Zla Ba’i sGron Me và Nyi Ma’i Od Zer (quyển 1 & 2) của Khenpo Yönten Gyatso
của tu viện Dzogchen.
(f) Yon Tan mDzod Kyi mCh’an ‘Grel của Longchen Rolpa Tsal (Kagyur Rinpoche).
Bản thảo.
Về ‘Don ‘Grigs (các Nghi lễ), dByangs Rol (Âm nhạc) và gTor Ma (Bánh Cúng
dường):
(a) sNying Thig rTsa gSum gSol Kha’i ‘Don ‘Grigs Blo gSar Yid Kyi dGa’ sTon (tờ
53) của Golok Khenpo Tsondrü.
(b) Klong Ch’en sNying Gi Thig Le Las Rig ‘Dzin ‘Jigs Med Gling Pa’i bKa’ gTer Gyi
Ch’o Ga’i rNga Tshig sKal bZang dGa’ bsKyed (tờ 9) của (Dodrupchen) Jigme
Thrinle Özer.
(c) gSang sNgags Kyi Ch’o Ga’i dByangs Rol Dang gTor Ma Sogs Kyi Lo rGyus
Phan Yon mDor bsDus rGyu mTshan Shes Pa’i Gleng gZhi (tờ 5) của Khyentse
Özer [Dilgo Khyentse].
(d) sNying Thig Gi gTor Ma’i bCha’ Yig (tờ 12) của Khyentul [Do Khyentse].
(e) Klong Ch’en sNying Thig Gi gTor Ma’i dPeu Ris (trang 5) của Dilgo Khyentse (?).
Các Bài viết về hay các Bản Dịch của Giáo lý Longchen Nyingthig bằng Anh ngữ:
(a) The Way of Power. A Practical Guide to the Tantric Mysticism of Tibet by John
Blofeld (London: George Allen & Unwin, 1970). Xem chương 2, “The Preliminaries”
(trang 147-168).
(b) English introduction to The Autobiographical Reminiscences of Ngag-dbangdpal-bzang, Late Abbot of Kah-Thog Monastery by Gene Smith (Gangtok: Sonam
T. Kazi, 1969).
(c) The Short Preliminary Practice of Longchen Nyingthig by Kunkhyen Jigme
Lingpa. Restructured by the fourth Dodrupchen Rinpoche (Mahasiddha Nyingmapa
Center).
(d) Tantric Practice in Nyingma by Khetsun Sangpo Rinbochay, tr. and ed. by Jeffrey
Hopkins and Anna Klein (Snow Lion, 1982).
(e) A Wondrous Ocean of Advice for the Practice of Retreatments in Solitude (Ri
Ch’ö Zhal gDams), tr. David Christensen. (London: Rigpa, 1987).
(f) The Wish-Fulfilling Jewel: The Practice of Guru Yoga According to the Longchen
Nyingthig Tradition (p. 108) by Dilgo Khyentse. Tr. By Könchog Tenzin (Boston:
Shambhala Publications, 1988).
(g) The Dzogchen Innermost Essence Preliminary Practice by Jigme Lingpa. Tr. with
commentary by Tulku Thondup (Library of Tibetan Works and Archives, 1989).
(h) Kun-zang La-may Zhal-lung, The Preliminary Practices. Vol. I & II. Tr. By Sonam
T. Kazi. (Diamond-Lotus Publishing, 1989)
(i) EL. See chap. 8, “Entering into the Path (sPyod Yul Lam Khyer).” 299
(j) The Assemblage of Vidyādharas (Rig ‘Dzin ‘Dus Pa) of Longchen Nyingthig, tr.
Tulku Thondup (Dodrupchen Rinpoche, 1991).
(k) The Queen of Great Bliss (Yum-Ka bDe Ch’en rGyal Mo) of Longchen NyingThig, tr. Tulku Thondup (Dodrupchen Rinpoche, 1991).
(l) Tibetan Buddhism: Reason and Revelation, ed. Steven D. Goodman and Ronald
M. Davidson (SUNY, Albany, 1992). See chap. 8, “Rig-‘dzin’Jgs-med gling-pa and
the kLong-Chen sNying-Thig,” pp.133-146.
(m) NTB. See [Life of] Jigme Lingpa, vol. 1, pp. 835-840.
(n) The Words of my Perfect Teacher (Kunzang Lama’i Shelung) by Paltrül
Rinpoche, tr. Padmakara Translation Group (HarperCollins, 1994).
(o) Meeting the Great Bliss Queen by Anne Klein (Boston: Beacon, 1994).
(p) Enlightened Journey: Buddhist Practice as Daily Life by Tulku Thondop, ed.
Harold Talbott (Boston: Shambhala Publications, 1995). See chaps. 10 & 12, “The
Meditation of Ngöndro” and “Receiving the Four Empowerments of Ngöndro
Meditation.”
(q) Dancing moon, Dākinī Talk: The Secret Autobiography of Jigme Lingpa by Janet
Gyatso (forthcoming from Princeton Univ. Press).
(r) Fearless Vision by Stephen D. Goodman (forthcoming from Rangjung Yeshe).
57. KR 126a/1, NGR 35b/3.
58. DP 5b/1.
59. BC 1a/1.
60. Theo LRP 238a/1&243a/3, KKZ 283a/4-285b/3 và những tác phẩm khác,
Manjushrīmitra là Đạo sư Nyingthig chính của Shrīsimha. Nhưng Shrīsimha cũng
nhận Khandro Nyingthig và những giáo lý khác từ Garab Dorje và trực tiếp trao
truyền chúng cho Guru Rinpoche. Vì thế Longchen Nyingthig, là tinh túy của
Nyingthig lúc ban đầu, được Garab Dorje trao truyền cho Shrīsimha cũng như đến
qua dòng truyền thừa của Garab Dorje, Manjushrīmitra, Shrīsimha, và v.v..
61. “Đức Vua” là Vua Trisong Detsen, “các Thần dân” là 24 (hay 25) đệ tử chính của
Guru Rinpoche. “người Hỗ trợ” là Yeshe Tsogyal, phối ngẫu của Guru Rinpoche.
62. sTon ‘Khor dGongs Pa gChig Pa.
63. sTon ‘Khor dGongs Pa dByer Med Tu Gyur Pa.
64. Được tóm tắt từ TDD 235b/4.
65. Tiểu sử này được dựa trên NLC 45a/6 và cũng dựa trên PKD 17a/4, TRL 7a/4, KGT
I 565/20, DKG 4 8b/6, LNG 60a/4.
66. Tôi đã phục hồi các thuật ngữ tiếng Phạn cho nhiều từ Tây Tạng, theo các dịch giả
hiện đại. Tuy nhiên, có thể có một số từ không chính xác, bởi có thể có nhiều thuật
ngữ tiếng Phạn.
67. KBZ 283 a/2: Me Tog gSal (Hoa Chói lọi), có thể là tên của cô trước khi cô xuất gia.
Ngoài ra BND 21a/5 đưa ra Varani (hay Barani), KNR 112/3 Prarani, và SKK I 390/2
Praharani.
68. BND 21a/4, KNR 112/3: Dha he na ta lo, có thể là tên của vua, bởi Uparāja là một
tựa đề. DKG 48b/6: Uparāja hay Dharmāshoka. SKK I 390/2: Dharma Ashoka.
69. SKK I 390/2.
70. Theo BND 21b/2, KBZ 283a/5, KNR 112/11, SKK I 390/3, sư cô có những giấc mơ
kỳ diệu và đi tới một cái hồ để tắm. Ở đó một hóa thân của Vajrapāni (Kim Cương
Thủ) trong thân tướng của một con ngỗng, cùng với bốn con ngỗng khác, hạ xuống
cạnh sư cô và chạm cái mỏ của nó vào tim của sư cô ba lần, và cô nhìn thấy một
chữ HŪM bằng ánh sáng tan vào cô. Khi Garab Dorje sinh ra giữa những điều
huyền diệu, và hộ trì các tantra Đại Viên mãn trong ký ức của ngài, các vị trời và
người đã đánh dấu sự kiện này bằng lời tán thán và sự hỉ lạc. Những nguồn mạch
này không đề cập tới việc mẹ ngài từ bỏ ngài. 300
71. Theo PKD 18a/1, DKG 49b/1, SKK I 390/9, 394/6, LNG 62a/6 và những tác phẩm
khác, Prahevajra đã nhận những trao truyền từ Vajrasattva, và theo LRP 237a/6,
BND 22a/1, và KBZ 283b/6, ngài đã nhận những giáo lý đó từ Vajrapāni. Có một vị
Bồ Tát tên là Vajrapāni, nhưng đây là Đức Phật Vajrapāni (De bZhin gShegs Pa
Phyag Na rDo rJe), là đấng cũng được gọi là Pháp Vương (Suối nguồn) của Tâm
yếu Bí mật (gSang Ba’i bDag Po).
72. Nói chung, Dur Khrod (mộ địa hay bãi hỏa thiêu) là một nơi linh thiêng, chủ yếu là
nơi hỏa thiêu, chôn cất, hay vứt bỏ. Nhưng đó không phải là lý do khiến những bãi
đất đặc biệt này trở nên quan trọng. Mộ địa thì tràn đầy ý nghĩa. Nó là nơi chấm dứt
bản ngã và kết thúc việc bám luyến và tham muốn đối với thân xác và cuộc đời. Đó
là nơi chuyển hóa cái gọi là các hiện tượng tiêu cực như tự nhiên và là nơi buông bỏ
nỗi sợ hãi và ganh ghét. Nếu quý vị đọc NLC, LRP, TRL, và LG viết về lịch sử của
Nyingthig, quý vị sẽ thấy là những nơi này có sức mạnh và năng lực tự nhiên và tâm
linh. Chúng thật khủng khiếp, đầy những tinh linh lang thang và quỷ ma lùng sục,
những tử thi cũ và mới, những con sông máu, những ngọn thác độc hại, và những
dã thú đe dọa tính mạng của ta. Nhưng chúng cũng là những nơi chốn hỉ lạc của sự
cô tịch yên bình, những rừng cây vui tươi, những đóa hoa nở, cây trái ê hề, những
đàn chim ca hót, những con sư tử và cọp thuần tánh, không gian bao la rộng lớn,
cao rộng như ở giữa mặt trời, mặt trăng, và những vì sao, mà không có những hệ
thống hay tiêu chuẩn để được hình thành, thoát khỏi những phóng dật hay những
hạn chế. Đó là nơi các đại dương dāka và dākinī cử hành những “bữa tiệc” trang
trọng. Tiếng rống của những bài Pháp vang động khắp nơi, và ánh sáng tỏa chiếu từ
niềm vui sâu xa của sự hỉ lạc và khoáng đạt. Như vậy, những mộ địa này là những
địa điểm của năng lực, sức mạnh, và tinh thần, cả tích cực lẫn tiêu cực, là nơi cần
thiết để một hành giả khổ hạnh chuyển hóa thành sức mạnh bí mật và năng lực giải
thoát.
73. LRP 238a/1 & 243a/3, KBZ 285b/3.
74. TRL 9b/3, LRP 238a/1.
75. DCS 16b/1 19b/2.
76. Tiểu sử này được dựa trên NLC 52a/4, và cũng dựa trên LNG 62b/5, KBZ 284a/2,
PKD 12a/2, 18b/1, DKG 49b/2, KGT 567/3 và KNR 113/21.
77. KBZ 284a/2, tên của thân phụ ngài: bDe sKyong và tên của thân mẫu ngài: Kuhana,
và ngài gặp Garab Dorje ở Oddiyāna. PKD 12a/2: Tên của thân phụ ngài:
Sādhushastrī. KNR 113/22: tên của thân phụ ngài: dPal lDan sKyong và tên của
thân mẫu ngài: Kuhana, và ngài gặp Garab Dorje tại Oddiyāna.
78. BND 24a/4, KBZ 285a/3.
79. Thật khó hiểu được loại năm này có nghĩa là gì. Có hai vấn đề: (a) Có một truyền
thống tính mỗi sáu tháng là một năm, được dựa trên một “tiến trình” (bGrod Pa,
Phạn: ayana) của mặt trời. Khi mặt trời di chuyển từ phương nam sang phương bắc,
đó là trên tiến trình phương bắc của nó; khi nó di chuyển từ bắc qua nam, đó là trên
tiến trình phương nam của nó. (b) Ngoài ra, nhiều Đạo sư cổ xưa đã đạt được sự
trường thọ và sống nhiều thế kỷ, nhiều vị ở trong thân ánh sáng và thậm chí một số
vị sống trong thân hữu hoại của mình.
80. DCS 19b/2-23b/6.
81. LNG 65a/6.
82. Tiểu sử này được dựa trên NLC 55b/1, và cũng được dựa trên PKD 19a/5, LNG
65b/1, TRL 9b/1, KBZ 285b/1, và KGT 569-I.
83. KBZ 285b/1 và TRL 9b/2: Hastibhala. LNG 65b/1: tên của thành phố là Sho Khyam
và tên của vị Thầy là Haribhala. KNR 117/15: tên thành phố là Zho Sha; tên thân phụ
là Vua Gru Khyer, và tên thân mẫu là Nan Ka.
84. PKD 19b/1, LNG 65b/5, KNR 117/21, TRL 9b/5: Bhelakīrti. NLC 56/5: Bilekiti. 301
85. LRP 238a/1 & 243a/3, KBZ 285b/3.
86. TRL 9b/3, LRP 238a/1, BND 55a/1-66b/4.
87. DCS 23b/6-47a/4.
88. Tiểu sử này được dựa trên NLC 60a/2, và cũng dựa trên PKD 20a/2, LGN 66b/5,
DKG 51a/2, KGT 568/12 và KNR 118/25.
89. KNR 119/1: Tên của thân phụ là Apardajana, và tên của thân mẫu là rGya mTsho
Ma.
90. Một số người nghĩ rằng Li ở Nepal, nhưng hầu hết các học giả cho rằng nó là
Khotan, hiện nay là Xinjiang ở Trung quốc. Tuy nhiên, KNR 162/24 nói nó là ‘Jang
thuộc tỉnh Yunnan (Vân Nam) của Trung quốc.
91. KGT 570/1: Ba Sing.
92. DCS 27b/4-30a/3. (Cũng xem BM 70/14.)
93. Tiểu sử này được dựa trên NLC 60a/1, 68a/6 và cũng dựa trên LGN 66b/4, 68a/2,
107b/6, DKG 52a/1, KNR 119/8, 200/20, KGT 568/11, 570/2, 572/3, và PKD 20a/2,
96b/3.
94. DKG 52a/4. KGT 570/2: ánh sáng hiện ra.
95. LNG 68a/4: sNang Byed. NLC 63/6: Srod Byed.
96. LNG 68b/4: Bhirya. NLC 70b/5: Bi rGyal.
97. PKD 97a/1: Vimalamitra ban các giáo lý Nyingthig Bí mật Thâm sâu cho năm đệ tử:
Vua Trisong Detsen, Thái tử Mu-ne Tsepo, Nyang Tingdzin Zangpo, Kawa Paltsek,
và Chok-ro Lü’i Gyaltsen.
98. Tiểu sử này được dựa trên LNG 46a/6, 78a/6, YM 19, LRP 238b/1, RBP 6b/4-34b/4,
KNR 22b/10-140b/3, 150-178, GRL 10b/2, LG, KGT I-596/18-60223, và những bản
văn khác.
99. YM 81a/4.
100. Những truyền thống Ấn Độ cổ, kể cả Phật giáo, chấp nhận bốn cách sinh ra: tạng
sanh, thấp sanh, noãn sanh, và sanh tinh khiết (hóa sanh), là một cách sanh ra tức
thì, chẳng hạn như sinh từ một hoa sen.
101. Trong lịch sử Phật giáo Mật thừa có nhiều Vua Indrabhūti. Đó có thể là một cái tên
phổ thông đối với hoàng tộc; hay ngoài ra đó là tên của một dòng vương giả. Tuy
nhiên, theo YM 19a/6, ngài là Indrabhūti đệ nhị của Oddiyāna.
102. TRL 18a/2.
103. Bốn Trì minh vương được dựa trên DD 58a/4.
104. Tuy nhiên, theo NG 9a/1 và LY 375/15, Sahor là nơi nào đó gần thành phố
Bangalpur ở các bang Bengal và Bihar của Ấn Độ.
105. NFH II-36 (488): Đó là hang động Haileshi, gần thị trấn Rumjitar ở Quận
Sagarmatha, Nepal.
106. Về mặt thành công thì “trì minh vương còn dư nghiệp” và “trì minh vương kiểm soát
được đời sống” đều ngang nhau. Không nhất thiết phải đạt được mọi cấp độ cái này
sau cái kia. Nếu quý vị là người hạ căn, quý vị sẽ thành tựu cấp độ đầu tiên, và sau
đó đi tới trì minh vương thứ ba. Nếu quý vị là người có căn cơ khá hơn, quý vị có
thể thành tựu cấp độ thứ hai và tiến tới cấp độ thứ ba. Nhưng hãy nhớ rằng Guru
Rinpoche đang ‘hiển lộ” là một người sùng mộ trên con đường này.
107. YM 24a/1, PKG 602/26. KGT I-87/14: “dBang-Po’i sDe” hay “Grags-Pa.” Xem GK
42/3 đối với Grags Pa’i rGyal mTsan.
108. LG 204b/3, LRP 243a/3.
109. Xem LNG 50b/4, NFH II-37 (n. 494), và GP 203/21.
110. Niên đại được dựa trên DPM 96b/2.
111. KD 232/10.
112. WO (Anh ngữ: HTT).
113. TRL 44b/3. 302
114. RBP 17a/4, LNG 84a/2.
115. Niên đại được dựa trên DPM 163b/1.
116. SLD 52a/4.
117. YM 112a/2.
118. GDG 173/8.
119. Tuy nhiên, một vài tiểu sử của Guru Rinpoche mà tôi đã đọc không đề cập tới thời
gian và địa điểm ngài đã hiển lộ sự thành tựu bốn công việc hộ trì trí tuệ, ngoài việc
nói rằng ngài đang hộ trì trí tuệ của sự thành tựu tự nhiên ở Zangdok Palri (RBP
14b/2). Ngoài ra cũng có ghi chép là Dodrupchen viết (DD trang 60a/1) rằng ta có
thể trực tiếp thâm nhập Phật quả sau trạng thái của trì minh vương thứ ba hay thậm
chí sau các thành tựu lúc ban đầu.
120. RT 356/11.
121. Những tiểu sử này được dựa trên RBP 31b/1.
122. Những tiểu sử này được dựa trên KNR 146/2, 165/19 và RBP 15a/4.
123. Các niên đại được dựa trên DPM 18b/5 và DPM 69a/3.
124. Số lượng, tên, và thâm niên của họ được dựa trên DPM 154b/1, KNR 164/5, và
LNG 84a/2.
125. YM 70a/3, 77a/5, PGG 67/14, DPM và RBP 17a/6.
126. Các tiểu sử này được dựa trên RBP 18a/2, LNG 146a/4 và YM 68a/6.
127. Tiểu sử này được dựa trên RBP 23a/3, DKG 54a/1 và LNG 93b/4.
128. LRB 5a/6.
129. Tiểu sử này được dựa trên TT và cũng dựa trên DKG 95a/6 108a/3, LNG 119b/3
138a/2, và TRL 48b/2.
130. Hay Sangphu Nethok. Đó là trung tâm tu học quan trọng nhất trong thời đại của
Longchen Rabjam. Nó được thành lập bởi Ngok Lekpe Sherap, một đệ tử của Đạo
sư vĩ đại Atīsha xứ Ấn Độ vào năm 1073. Ngok Lo Loden Sherap (1059-1109) và
Chapa Chöseng (1109-1169) đã giảng dạy ở đó. Trung tâm này đã sản sinh nhiều trí
tuệ vĩ đại của Tây Tạng.
131. Theo Truptha Dzö, đó là gSer Yig Chan, gYu Yig Chan, Tung Yig Chan, và Zangs
Yig Chan.
132. NLC 13a/5 và DKG 98b/4.
133. NT 69b/2.
134. NTS 57a/3.
135. YS 4a/6.
136. DO 132b/5.
137. LG 136b/6.
138. Dưới đây là tên và miêu tả ngắn gọn các tác phẩm chính của Longchen Rabjam
được Zhechen Rabjam Gyurme Künzang Namgyal đệ Nhị (1713-1769) đưa ra
trong Ngo mTshar gTam Gyi Gling Bu:
A. Dzödün (Bảy Kho tàng) bao gồm bảy bản văn chính:
1. Yizhin Rinpoche Dzö (Kho tàng Như ý) trong hai mươi hai chương. Đó là
một bản tóm lược của toàn bộ lãnh vực Phật giáo, và giảng dạy cách
nghiên cứu, phân tích, và thiền định về Phật giáo Đại thừa. Đi kèm theo là
Pema Karpo, một bình giảng chi tiết, và Zabdön Dorje Nyingpo, một tác
phẩm giảng về cách thực hành nó.
2. Men-ngak Rinpoche Dzö (Kho tàng các Giáo huấn) là một luận thuyết sử
dụng những chuỗi khác nhau gồm sáu thành phần để tóm tắt toàn bộ Kinh
điển và Mật điển Phật giáo, và để giảng dạy tinh túy của con đường và quả
của Dzopa Chenpo.
3. Chöying Rinpoche Dzö (Kho tàng Pháp giới Tối thượng) trong mười ba
chương với Lungki Terdzö, bình giảng của nó. Đó là một trình bày các giáo 303
lý sâu xa và rộng lớn về nền tảng, con đường, và quả của Semde, Longde,
và Mengagde (hay chủ yếu là Longde) của Đại Viên mãn.
4. Truptha Rinpoche Dzö (Kho tàng các Quan điểm Học thuyết) có tám
chương. Đó là một trình bày các quan điểm triết học khác nhau của tất cả
các yāna (thừa) của kinh điển và bốn tantra (Mật điển) của Phật giáo.
5. Thekchok Rinpoche Dzö (Kho tàng Thừa Siêu việt) có hai mươi lăm
chương. Nó làm sáng tỏ ý nghĩa của mười bảy tantra và một trăm mười
chín luận thuyết giảng huấn thuộc giáo khóa Me-ngagde của Đại Viên mãn.
Nó trình bày một phạm vi rộng lớn của Phật pháp, từ cách thế trong đó vị
Thầy tuyệt đối hiển lộ như ba thân Phật cho tới việc đạt được kết quả cuối
cùng thành tựu tự nhiên của con đường Dzopa Chenpo.
6. Tsikton Rinpoche Dzö (Kho tàng Pháp ngữ và Ý nghĩa) có mười một
chương. Đó là một bản tóm tắt của Thekchok Rinpoche Dzö giảng nghĩa
những điểm trọng yếu của việc thực hành. Nó bắt đầu bằng một sự mô tả
nền tảng và kết thúc bằng kết quả, trạng thái giải thoát tối thượng.
7. Neluk Rinpoche Dzö (Kho tàng Bản tánh Tối thượng) có năm chương. Với
bình giảng của nó, nó giải thích ý nghĩa tối thượng của ba phạm trù Đại
Viên mãn.
B. Ngalso Korsum (Ba Giáo khóa về việc Nghỉ ngơi trong Bản tánh Tối thượng)
gồm có mười lăm luận thuyết: ba bản văn gốc, ba bản tóm tắt được gọi là các
tràng hoa, ba bình giảng được gọi là các thừa, và ba giáo huấn về việc thực
hành:
1. Semnyi Ngalso (Nghỉ ngơi trong Bản tánh Tối thượng của Tâm), bản văn
gốc có mười ba chương, giảng nghĩa mọi phương diện của con đường, lúc
bắt đầu, khoảng giữa, và lúc cuối của các giáo lý Kinh điển và Mật điển.
Kèm theo nó là Ngedön Shingta Chenmo, một bình giảng về bản văn gốc,
gồm hai quyển; Künde Trengwa, một bản tóm tắt (đã thất lạc); Pema Karpö
Trengwa, một bản tóm tắt của ba bình giảng; và Changchup Lamzang, một
luận thuyết hướng dẫn việc thực hành.
2. Gyuma Ngalso (Nghỉ ngơi trong Bản tánh Huyễn hóa), có tám chương, là
một giáo huấn về việc cắt đứt những sự trói buộc của sự tham luyến nhờ
phương pháp của tám ví dụ về những xuất hiện huyễn hóa. Đi kèm theo nó
là Mandare Trengwa, một bản tóm tắt, Shingta Zangpo, bình giảng, và
Yizhin Norbu, luận thuyết hướng dẫn việc thực hành.
3. Samten Ngalso ( Nghỉ ngơi trong Thiền định), có ba chương, giải thích con
đường thiền định sâu xa, trí tuệ tự nhiên tự-hiện hữu. Kèm theo nó là
Pundarīke Trengwa, một bản tóm tắt, Shingta Namdak, một bình giảng, và
Nyingpo Chüdü, luận thuyết hướng dẫn việc thực hành. Ngoài ra còn có
Lekshe Gyatso, một đề cương của Ngalso Korsum, và Pema Tongden, một
danh mục nội dung.
C. Các bản văn Rangtröl Korsum (Ba Giáo khóa về sự Giải thoát Tự nhiên) là
“luận giảng ý nghĩa” về giáo huấn Semde, và mỗi bản văn có ba chương giảng
nghĩa nền tảng, con đường, và quả:
1. Semnyi Rangtröl với Lamrim Nyingpo, giáo huấn ý nghĩa.
2. Chönyi Rangtröl với Yizhin Nyingpo, giáo huấn ý nghĩa.
3. Nyam-nyi Rangtröl với Rinchen Nyingpo, giáo huấn ý nghĩa.
D. Yangtig Namsum (Ba Luận thuyết về Tinh túy Sâu xa) bao gồm những điểm
trọng yếu của giáo lý bí mật Me-ngagde, giáo khóa Nyingthig của Dzopa
Chenpo:
1. Lama Yangtig (hay Yangzap Yizhin Norbu) gồm có ba mươi lăm luận giảng.
Nó cô đọng và giải thích các giáo lý bao la gồm bốn quyển sách 304
(Seryigchen, Yu-yigchen, Tung-yigchen, và Zang-yigchen cùng với
Trayigchen) của Vima Nyingthig và một trăm mười chín luận thuyết của các
giáo huấn.
2. Khandro Yangtig gồm có năm mươi lăm luận thuyết. Những giáo lý này do
Longchen Rabjam tiết lộ như những phần bổ túc và luận giảng về Khandro
Nyingthig, được hóa thân đời trước của ngài khám phá.
3. Zabmo Yangtig là một luận giảng chi tiết về Vima Nyingthig và Khandro
Nyingthig.
139. Tiểu sử này được dựa trên LYN, và cũng dựa trên DSC, TCG, NTG, KNR 635/16,
LNG 310b/2, PKD 124b/5, RD 6b/6, RBP 219a/3, NN, và KKR 40b/2.
140. LK 101a/1.
141. LYN 7a/1 và những giáo lý khác xác nhận Khyentse Wangpo, một hóa thân của
Jigme Lingpa, là vị thứ mười ba.
142. KS. Xem KNN.
143. LYN 9a/3.
144. Xem KNR 582/20 đối với tiểu sử của ngài.
145. KNR 638/15. LNG 311a/4: Thang ‘Brog dBon Padma mCh’og Grub.
146. Sao chép Kinh điển, cúng dường, bố thí, nghe giáo lý, ghi nhớ giáo lý, tụng đọc
Kinh điển, giảng Pháp, đọc lời cầu nguyện, và suy nghĩ về ý nghĩa của Pháp và thiền
định về nó.
147. Làm an bình (tức tai), tạo sự thịnh vượng (tăng ích), hàng phục, và kính ái.
148. LYN 42a/4.
149. LYN 44a/6.
150. LYN 45a/2.
151. LYN 46b/1.
152. NYR 68b/5.
153. NYR 69b/2.
154. KZ38b/1, KNR 724/17: ngài cũng được gọi là Trati Ngakchang.
155. KNR 638/2.
156. LYN 209b/2.
157. LYN 82b/5.
158. Một khal là hai mươi tre và một tre là khoảng hai panh (1 panh= 0,58 lít [Anh] và 0,
47 lít [Mỹ].
159. LYN 118b/4.
160. Đó là DKG.
161. LYN 164a/5.
162. GL 21a/1, LYN 168b/5.
163. Theo GNP 93/4.
164. LYN 191b/2, DGN 70b/5, GL 65b/5.
165. KZ 33a/1 & 39a/2, KNR 641/24, 725/7.
166. Niên đại được dựa trên TKT 273/3.
167. Niên đại được dựa trên SB, TKT, và LS. Về tiểu sử Zhapkar (Shabkar), xin đọc LS.
168. LYN 220a/2.
169. KNR 725/1, KZ 38b/1, NPG 9a/5.
170. LYN 240b/6.
171. DB 6b/4.
172. NGR 57b/1.
173. NTG 3b/6.
174. KKR 42b/1.
175. KNR 724/19, KZ 38b/1, LYN 80b/5.
176. KNR 644/8. 305
177. LYN 203a/6.
178. LYN 204a/3, NTG 4a/5, KGT-I, 350/19. Bà làm Hoàng hậu 1790-1798. Chồng bà là
Vua Sawang Zangpo (hay Kun-‘Grub bDe dGa’ bZang Po), trị vì 1768-1790. Nam tử
của bà là Vua Tsewang Dorje Rigdzin (còn được gọi là Byams Pa Kun dGa’ Sangs
rGyas bsTan Pa’i rGyal mTshan).
179. LYN 105a/6
180. LYN 202a/1.
181. LYN 171b/1. Ba viên xá lợi này được giữ trong mặt giây đeo cổ của Dzogchen
Rinpoche đệ tam.
182. Tiểu sử này được dựa trên DGN. Tôi cũng đã dựa trên KNR 644/14 646/23, KZ,
RBP 223a/6-225b/3, PKD 127a/3-127b/5, PJM, DN, CN, PM, DZT, và DB.
183. LK 125b/2.
184. Tsampa là bột lúa mạch nướng, là thực phẩm chính ở Tây Tạng.
185. Những tư tưởng này không có ở trong tự truyện mà được thuật lại.
186. Theo Kyala Khenpo của Tu viện Dodrupchen.
187. RBP 224a/2.
188. LYN 164a-164b.
189. LYN 165b/5-166a/4.
190. GL 29a/5.
191. NTG 3b/6.
192. DD 7b/5: “dGe rTse bSod Nams bsTan ‘Dzin Nam ‘Jigs Med Ngo mTshar.”
193. LYN 191a/3.
194. PM 8a/2.
195. GD 72a/4.
196. DGN 74a/6.
197. DGN 74b/5.
198. DGN 75b/1, chú thích cuối trang trong KNR 641, RBP 224a/6, PJM 11/14.
199. LYN 204a/4.
200. LYN 204a/2, 205a/2, KNR 644/6, GL 93a/4. Sau này, Getse Lama Sönam (Punya)
Tendzin (còn gọi là Jigme Ngotsar) sống ở đây.
201. LYN 222a/6.
202. SB 28b/6, 455a/3: Zhapkar Tsoktruk Rangtröl đã nhận sự trao truyền Longchen
Nyingthig từ Lakha Drupchen.
203. Xem LST 270a/3.
204. DGN 100b/5.
205. LYN 220b/1.
206. SB 28b/6 và TKT 272/12, 19: Lakha Drupchen và Zhapkar Tsoktruk Rangtröl cùng
được Arik Geshe cho thọ giới xuất gia năm 1801.
207. Theo Khenpo Chöyak của Tu viện Shukchung.
208. DZT 5b/5, DB a/12.
209. Hai vị sau cùng được liệt kê trong PM 9a/4.
210. PJM 14b/4.
211. Hướng dẫn vào NGR 12 của E. Gene Smith và NTB, chú thích 1153, quyển 2.
212. CN 7a/2.
213. Ngày nay Tu viện Yarlung đang được xây dựng lại dưới sự hướng dẫn của
Yarlung Tülku Tenpe Nyima, một hóa thân của Dodrupchen Đệ Tam.
214. Dodrupchen kết thúc tự truyện của ngài năm 1813.
215. TTR 149b/6.
216. GL 124a/1.
217. KZ 90a/5.
218. KZ 93b/1. 306
219. KZ 107a/4. Theo RBP ngài mất lúc nửa đêm vào ngày 13.
220. LST 270a/3.
221. KZ 107a/6.
222. SM 1b/2.
223. DZT 5a/5, DB 12a/1.
224. NGR 13b/2.
225. LK 125b/5.
226. MG 15a.
227. NGR 57a/4.
228. LS 558/3: Lo-de cũng được gọi là Chingkarwa Tön-yö Dorje, một vị Thầy và đệ tử
của Zhabkar. Hóa thân của ngài là Trülzhik Künzang Thongtröl của Do-ngak Ling,
hóa thân đời trước của Trülzhik Rinpoche hiện tại, Ngawang Chökyi Lodrö (sinh năm
1924), hiện an trụ tại Nepal.
229. GN 44b/2.
230. TL 3a/3.
231. Hóa thân của Sherap Mebar (xem DZT 17b/3) là Do Rinpoche Tri-me Trakpa, mà
hóa thân là Do Rinpoche Zilnön Gyepa Dorje (1890-1939), nam tử của Rikpe Raltri,
con trai của Do Khyentse.
232. Tiểu sử này chủ yếu dựa trên GL và cũng dựa trên NGR, DNK và DGN.
233. GL 9a/1, 113b/1, KNR 889/17, 900/2.
234. NGR 61a/3, GL 63b/1. NGR nói rằng sự kiện này xảy ra ở Tsāri, nhưng GL nói nó
xảy ra trong ẩn thất Ogyen Ling.
235. GL 65a/1.
236. NGR 62a/2.
237. ON.
238. Đó là KBZ.
239. Không có tiểu sử viết tay để dựa vào. Hầu hết lịch sử truyền khẩu được dựa trên
những điều nghe được từ Kyala Khenpo, nếu không thì đã được biểu thị.
240. GL 112b/4.
241. GL 138b/1.
242. Tiểu sử này được dựa trên TTR 145a/5-156a/3, DL 98-112, PDK 209b/2-210a/4,
KNR 819, RB 208-213 và những truyền thống khẩu truyền chủ yếu từ Kyala Khenpo.
243. Tiểu sử này được dựa trên KZ, và cũng dựa trên SNG, BDL, DGN, và GL.
244. LNY 176a/5.
245. Tôi đã nghe nói về sự kiện này từ Kyala Khenpo, người đã nhìn thấy các dấu tích.
246. Tôi nghe hai câu chuyện này từ Kyala Khenpo.
247. Tôi thường có một mẩu roi da này.
248. KZ 194b/3, TTR 1167a/4.
249. PKD 127b/4 và một vài truyền thống khẩu truyền.
250. DZT 5a/5, DB 12a/1.
251. Tôi không thể tìm thấy tiểu sử nào của Kenchen Pema Dorje.
252. Tiểu sử này được dựa trên DZT và DB.
253. NGR 15b/1.
254. Tiểu sử này được dựa trên DN và PJM. Bởi không có nhiều tài liệu viết về cuộc đời
của ngài nên để có một vài thông tin, tôi đã chủ yếu dựa trên truyền thống khẩu
truyền.
255. GL 167b/4.
256. KZ 137b/4.
257. Zas là hiện tượng huyền bí nhưng rất phổ thông ở Tây Tạng và cả ở Golok. Hiện
tượng này có vẻ giống hiện tượng “đĩa bay” ở Tây phương. Không có báo cáo về
nguồn gốc của họ, nhưng họ được miêu tả là những chúng sinh huyền bí có ánh 307
sáng chói ngời. Người Tây Tạng tin rằng Zas là một trong vô số loài chúng sinh
trong vũ trụ. Trong số họ có cả những bậc linh thánh lẫn những kẻ có hại..
258. Tiểu sử này được dựa trên NUG, JKT, RBP 185a/4-195a/1, LNG 320b/1-328b/1,
và PKD 248a/2-260b/4.
259. DB 6b/4.
260. WJ 92/22.
261. Theo DNK, ngài mất năm bảy mươi hai tuổi, và theo NRG thì ngài ở trong rừng Ari
vào những năm 1850 và mất vào năm trước năm Dần. Ở thời điểm nào đó sau khi
Lungtok mất, Ngawang Palzang hai mươi chín tuổi vào năm 1907, vì thế niên đại
của Lungtok hẳn phải là 1830-1901.
262. Tiểu sử này được dựa trên NGR 12a/4 và cũng dựa trên DNK.
263. Tiểu sử này được dựa trên DB và cũng dựa trên NGR.
264. Tiểu sử này được dựa trên DNK 4.18-4.22 và NGR 98b/6-99b/4.
265. Tiểu sử này được dựa trên những tài liệu khẩu truyền từ Kyala Khenpo, Khenpo
Chöyak, và những vị khác.
266. Pramānavārttika, Vinayasūtra, Abhidharmakosha, Abhisamayālamkāra, và
Madyamakāvatāra.
267. EL 114/28.
268. Tường thuật này do các học trò của ngài chuẩn bị và cho thấy họ nhớ sự kiện gì.
269. Tiểu sử này được dựa trên những tường thuật khẩu truyền của Kyala Khenpo và
trên DN, DJN 11-18, và ZL.
270. Sarma có nghĩa là Tân Tantra hay những môn đồ của giáo lý Tân Mật thừa.
Nyingma theo Cựu Tantra, và tất cả những trường phái khác của Tây tạng là những
môn đồ của Tân Tantra.
271. PK 242b/2.
272. NYG 152b/6.
273. GRT 9a/4.
274. Janet Gyatso, Trong Tấm Gương Ký ức (Albany: SUNY,1992). Để có một cuộc
thảo luận về một vài vấn đề trong bản văn này, xem trang 173-213.
275. Kindness, Clarity, and Insight (Thiện tâm, Quang minh, và Nội quán) của Đức Đạt
Lai Lạt Ma thứ Mười bốn. (Snow Lion 1984). Để có một luận giảng dựa trên quyển
này và những bản văn khác của Dodrupchen, xem “Union of the Old and New
Translation School” (sự Hợp nhất của Trường phái Cựu và Tân Dịch thuật) trang
200-224.
276. Về bản dịch và bình giảng, xem HTT.
277. Để có một bản dịch, xem EL (trang 117-129); để có các bình giảng, xem
Transforming Problems into Happiness (Chuyển hóa các Vấn đề thành Hạnh phúc)
của Lama Thubten Zöpa Rinpoche (Boston: Wisdom, 1993) và Healing Power of
Mind (Năng lực Chữa lành của Tâm) của Tulku Thondup (sắp xuất bản).
278. Mặc dù niên đại bản văn của ngài dựa trên “ký ức” thì muộn hơn tác phẩm Đề
cương của Guhyagarbha, bản văn dựa trên ký ức được viết sớm hơn.
279. Tiểu sử này được dựa trên NB.
280. Theo BD IV 528-530, bà sinh năm 1841 (Kim Ngưu) và mất năm 1940, và theo CY
130/2, bà sinh năm “Mộc Ngưu, 1852” (nhưng Mộc Ngưu là 1865, không phải 1852,
là năm Thủy Tí). Theo LS 571, niên đại của bà là 1852-1953. Theo Lời Nói đầu cho
NB, bà sinh năm 1853 (Thủy Ngưu) hoặc 1865 (Mộc Ngưu). Tuy nhiên, chính bà kể
lại (NB 11a/4) rằng bà được hoài thai năm Thủy Tí (1852) nhưng sau đó nói rõ (NB
11b/3) rằng bà sinh năm Mộc Ngưu (1865), và theo Cham Wangmola ở Viện
Lukhang, một đệ tử thân thiết của Jestsun, bà mất vào cuối năm Thủy Thìn (1953).
281. NB 38b/2. Khi Pema Gyatso bốn mươi chín tuổi thì Jetsun mười ba tuổi.
282. NB 46b/4 308
283. NB 43a/3.
284. NB 106a/5, vào ngày mười bảy tháng hai năm Kim Dần.
285. Tiểu sử này được dựa trên DL 125-128.
286. Niên đại này được dựa trên MC. Tuy nhiên, theo DB 40b/6, ngài sinh năm 1862, và
theo NTB II-86/48 và LS XXV/40, niên đại của ngài là 1870-1940.
287. Tiểu sử này được dựa trên MC.
288. Tiểu sử này được dựa trên DK 1-35, các truyền thống khẩu truyền, và những bằng
chứng có tính cách cá nhân. Xem BM 140-144.
289. Tiểu sử này được dựa trên NGR.
290. NGR 58a/5.
291. Tiểu sử này được dựa trên những cuộc phỏng vấn các đệ tử của Alak Zenkar đệ
nhất do Zenkar Rinpoche đệ nhị sắp xếp với đầy thiện tâm.
292. Tiểu sử này được dựa trên GRT 9a/3, NYG, CD, và RB 238-257.
293. Mặc dù GRT 9a/3 nói năm Thổ Thân, NYG 51a/5 nói là năm Kim Thân, 28.
294. Mặc dù GRT 10a/3 và NYG 52b/4 nói Thủy Ngưu, NYG 52a/4 cũng đưa ra tuổi ba
mươi ba, vì thế, hẳn phải là năm Mộc Ngưu, bởi nó phù hợp với thời gian.
295. Tiểu sử này được dựa trên BD IV 703-712 và NO 129-141.
296. Theo các nguồn khác, 10 và 14.
297. Tiểu sử này được dựa trên những nguồn khẩu truyền và những sự kiện được tác
giả chứng kiến.
298. SMM 552/7.
299. Tiểu sử này được dựa trên DN, những nguồn khẩu truyền, và những sự kiện được
tác giả chứng kiến.
300. Một số người tin rằng Jamyang Zhepa đệ ngũ là một hóa thân của Dodrupchen.
301. Ngài là một trong hai tülku duy nhất trong toàn bộ miền Golok mà những vị có thẩm
quyền đã xác nhận năm 1993. Người còn lại tülku của Shangza (tülku của thân mẫu
ngài Je Tsongkhapa) tại Arik Ragya Gön, một tu viện Gelukpa.
302. Tiểu sử này được dựa trên DJN 48-64, DN, SCG, những nguồn khẩu truyền, và
những sự kiện do tác giả chứng kiến.
303. Xem chú thích 257.
304. Một con vật lai giống giữa một con bò đực và một con dri (bò yak cái).
305. bDag Ni Byang Ch’ub Mi Phyed Pa…
306. NYG 51b/3.
307. Khó có thể xác quyết được ý nghĩa thực sự của những dòng này là gì, nhưng
chúng có thể được biểu thị: Dòng đầu tiên – nói về việc các lực lượng cách mạng
đến tu viện từ phương nam. Dòng thứ hai – nói về việc xây dựng hai con đường mới
chạy về hướng Lhasa: một dọc theo cao nguyên phía bắc của miền Đông Tây Tạng,
và con đường kia chạy dọc hẻm núi phía nam của nó. Dòng thứ ba – nói về những
giọng điệu thay đổi của sự tuyên truyền chính trị. Mười dòng cuối cùng – nói về việc
Dodrupchen cư trú ở Sikkim, Ấn Độ.
Nói chung, “mặc y phục-không trung” có nghĩa là hoặc mặc y phục màu xanh
dương hoặc trần trụi. Ở đây thuật ngữ có thể ám chỉ Drukpa (người Bhutan). Druk
có nghĩa là “rồng,” trong truyền thống Đông phương là một sinh vật huyền bí sống
giữa những đám mây trong không trung và vì thế “mặc y phục-không trung,” và
Rinpoche có hàng trăm đệ tử người Bhutan tại tu viện của ngài ở Sikkim.
308. ZL 2a/3 và những nguồn khác.
309. Hơn một ngàn năm trước, Guru Rinpoche đã tiên đoán các nguy hiểm mà người
Tây Tạng phải đối mặt trong những thập kỷ gần đây và khuyên họ đào thoát tới
những nơi nào đó, “những xứ sở ẩn dấu.” Sikkim (Dremo Jong, Thung lũng Gạo) là
một trong những địa điểm chính yếu mà ngài nói rõ trong những tiên tri đó. 309
310. Kyabje Düdjom Rinpoche (1903-1987) từ Kongpo tới Sikkim và ban nhiều giáo lý.
Kyabje Trülzhik Pawo ở Minyak đến từ Kongpo, sống nhiều năm và mất tại Sikkim
năm 1960. Vì thế nó có thể ám chỉ một trong hai ngài.
311. Các Dodrupchen là những hóa thân của Thái tử Murum Tsepo và Sangye Lingpa.
312. Từ một bản thảo chép tay của Tak-rong Gyurme Trakpa (?-1975).
313. NYG 181a/3.
314. Tên của những vị Thầy và đệ tử của các ngài trong cây truyền thừa theo một dòng
phù hợp với thời đại của các ngài. Tuy nhiên, đối với nhiều vị tôi chỉ có thể đoán tuổi
của các ngài.
315. Các dấu hoa thị sau các tên biểu thị rằng vị Thầy là một người nhận lãnh và thậm
chí có thể là người trao truyền giáo lý Longchen Nyingthig, nhưng Longchen
Nyingthig có thể không là thực hành hay giáo lý chính của Đạo sư đó.
316. KNR 725/7, KZ 33a/1, 39a/2.
317. LYN 80b/5, 91a/3, KNR 726/18.
318. Ngài đã viết một bình giảng về Yumka Dechen Gyalmo năm 1801.
319. LYN 173b/5, 204a/6.
320. LYN 126b/1, DGN 68a/6, SB 223a/3.
321. KNR 724/19, KZ 38b/1.
322. SB 10b/3, 411a/6.
323. KZ 81b/6.
324. DGN 65b/4, DL 70/6, KNR 801/21.
325. Ngài là vị Thầy gốc của Zhabkar Tsoktruk Rangtröl (1781-1851).
326. PKD 219b/1, KNR 919/18.
327. KZ 34b/3.
328. PKD 214b/2, KZ 34b/3, KNR 921/7.
329. CG 169b/4. Ngài là vị Thầy gốc của Kham-nyön Dharma Senge (Ra-gang Chöpa,
?-1890).
330. DZT 17b/3, DB 37b/5.
331. Theo DB 6b/4.
332. Ngài là một trong những vị Thầy gốc của Kyabje Düdjom Jigdral Yeshe Dorje
(1904-1987) và của Kanjur Rinpoche Longchen Yeshe Dorje (1888-1975).
333. Ngài là một trong những vị Thầy gốc của Kyabje Düdjom Jigdral Yeshe Dorje
(1904-1987).
334. Ngài là vị Thầy gốc của Lạt ma Gönpo Tseten (?-1991) ở Labrang, Amdo.
335. Ngài là vị Thầy gốc của Giáo sư Namkhai Norbu (sinh năm 1938) ở Dege/Italy.
336. Ngài là một đệ tử của Alak Pema Rangtrol và là Thầy gốc của Shuksep Jetsun
(1865-1953).
337. Một trong những trao truyền Kanjur của Kyabje Düdjom Rinpoche đến từ Trakkar
qua Tülku Ngetön Gyatso (?-1959) ở Tungkar, Thung lũng Ser.
338. Ngài là vị Thầy gốc của Tertrül Chi-me Rigdzin (sinh năm 1922) ở Khordong.
339. Ngài là một vị Thầy chính của Tarthang Choktrül Thupten Chökyi Dawa (1894-
1959) và một vị Thầy của Khenpo Ngawang Palzang.
340. Các vị Thầy chính của ngài là Kathok Situ đệ nhị (1880-1925) và Pema Norbu đệ
nhị (1887-1932).
341. Vị Thầy gốc của ngài là Zhechen Gyalsap Gyurme Pema Namgyal đệ tam (1871-
1926).
342. Ngài là vị Thầy gốc của Nyoshül Lama Jamyang Dorje (sinh năm 1926).
343. Vị Thầy gốc của ngài là Choktrül Thupten Chökyi Dawa (1894-1959) của Tu viện
Tarthang.
344. Vị Thầy gốc của ngài là Kongtrül Pema Trime Lodrö (1901-1959?) của Tu viện
Zhechen.