Monthly Archives: April 2013

Cô gái Czech tìm được cha người Việt sau 13 năm

06:00 | 19/04/2013

Cô gái Czech tìm được cha người Việt sau 13 năm

Ông Trần Văn Thông lặng người khi biết tin con gái người Czech đang tìm mình. Hơn 10 năm qua ông cũng đi tìm con không được. Nay khi hy vọng cạn dần thì hạnh phúc đến, quá bất ngờ và theo cách mà ông chưa từng tưởng tượng.

 

Katrin Tranova và bố ruột đã tìm lại được nhau sau hơn 10 năm mất liên lạc.
Katrin Tranova và bố ruột đã tìm lại được nhau sau hơn 10 năm mất liên lạc..

Chiều 15/4, khi ông Thông đang lái xe trên đường Hà Nội – Thái Nguyên, điện thoại đổ chuông, là một người bạn lâu năm của ông đang gọi. 

“Thông, mày phải khao to rồi!” “Khao gì?”. “Con gái mày, đang tìm bố đấy”. Người đàn ông 50 tuổi lặng đi, có cái gì như đang chẹn vào cổ họng. “Ôi! Có thể nào?”.

Chuông điện thoại lại kêu. “Thông, mày họ Trần? sinh năm 63? Thế là tìm được con rồi nhé, bao nhiêu năm rồi!” “, một người bạn khác reo lên.

Thông không nhớ nổi có bao nhiêu cuộc điện thoại trong chiều hôm đó. Ông chỉ trấn tĩnh sau khi nghe một ông bạn đọc rành rọt từng từ trong bài báo về việc con gái đầu lòng của ông, Katrin, bặt tin từ năm 2000, đang ở Thụy Sĩ và khao khát tìm được cha ruột.

Trong lúc đó ở Thụy Sĩ, Katrin Tranova, cô gái có bố người Việt và mẹ người Czech đang phập phồng hy vọng. Phóng viên VnExpress ở Hà Nội vừa yêu cầu cô gửi thêm ảnh gia đình để họ tìm bố giúp cô. Không gặp bố đã gần 20 năm, Katrin vẫn nhớ những ngày còn sum họp khi cô còn bé xíu.

Sau nhiều năm tìm kiếm thông tin của cha qua những người quen cũ của gia đình và một số kênh thông tin khác nhưng không thành, cô gái 23 tuổi có phần thất vọng. Cách đây một năm, Katrin liên lạc được với chị Đỗ Thị Thủy, làm việc tại Viện Goethe, một tổ chức giao lưu văn hóa quốc tế của Đức tại Việt Nam, và nhờ tìm lại cha với những thông tin ngắn ngủi. Biết một trường hợp tương tự trong đó một người con ở Đức sum họp với cha ở Việt Nam sau 30 năm, chị Thủy tìm đến VnExpress.

 

Ông Thông và con gái Katrin khi còn ở Czech. Ảnh do ông Thông cung cấp.
Ông Thông và con gái Katrin khi còn ở Czech. Ảnh do ông Thông cung cấp. .

Ở Hà Nội, ông Thông về nhà lục lại những bức ảnh cũ mà gia đình cất kỹ bấy lâu. Ký ức những ngày trai trẻ vẫn như mới hôm qua. 

Cũng như hàng vạn thanh niên khác sang làm việc tại Tiệp Khắc những năm 1980, ông Thông có những ngày tháng đáng nhớ tại đây. Ông là công nhân thợ nguội tại nhà máy cơ khí tại Ostrava, rồi lập gia đình với một phụ nữ Czech và sinh con gái năm 1989.

Cuộc sống đưa đẩy, vợ chồng ông ly hôn năm 1994 và bé Katrin ở với mẹ. Ở hai thành phố khác nhau, ông Thông thi thoảng vẫn đến thăm con. Năm 1996 ông về Việt Nam và từ đó chỉ còn có thể liên lạc với Katrin bằng thư từ qua địa chỉ của ông ngoại bé.

Từ khi về nước, ông Thông và người vợ mới vẫn viết thư gửi quà sang Czech theo địa chỉ của ông ngoại Katrin. Năm 2000, ông ngoại mất, liên lạc cũng mất theo. Quà ông Thông gửi bị trả lại vì không có người nhận. Mong mỏi chuyện trò với con, ông Thông nhờ các bạn bè ở bên Czech liên lạc nhưng cũng không tìm được vì khi đó mẹ con Katrin đã chuyển sang Thụy Sĩ.

Tưởng chừng không còn hy vọng tìm được con gái giữa biển người mênh mông, ông Thông chỉ còn biết chờ đợi vào tương lai khi có những điều kiện liên lạc tốt hơn. Bà Hà, vợ ông Thông, cho biết ông bà có hai con trai. Từ khi các con còn bé ông bà đã luôn kể chuyện về người chị gái ở Czech.

“Vợ chồng tôi giao nhiệm vụ cho các con khi lớn lên thì đi tìm chị Katrin cho bố mẹ”, bà Hà kể.

 

Ông và vợ vui mừng khi tìm được con gái Katrin. Bà Hà cầm trên tay tập ảnh của Katrin mà gia đình cất giữ cẩn thận bấy lâu nay. Ảnh: Hoàng Hà
Ông và vợ vui mừng khi tìm được con gái Katrin. Bà Hà cầm trên tay tập ảnh của Katrin mà gia đình cất giữ cẩn thận bấy lâu nay. Ảnh: Hoàng Hà.

Ông Thông và bà Hà giữ rất nhiều ảnh của Katrin, từ lúc cô còn nhỏ xíu đến những bức ảnh vui đùa của hai cha con. Cầm tấm ảnh cũ chụp một cô bé tóc hoe hoe, ông nói: “Cái váy này chính là tôi mua cho Katrin năm 1994. Con bé rất thích thú mặc bộ váy này đi chơi phố”. 

Người cha cầm từng tấm ảnh lên, kể chi tiết ảnh chụp lúc nào, ở đâu với ai. Tấm hình cuối cùng ông nhận được từ Katrin được chụp khi cô đến thăm ông ngoại. Ông ngoại lại gửi ảnh cho bố Thông.

Đại gia đình của ông Thông gồm ông bà nội của Katrin, ông trẻ, các bác, các anh chị em họ đều vui mừng vì tìm lại được đứa con của dòng họ. “Cả gia đình đón nhận tin này trong sự vui mừng. Mừng lắm vì cũng đã tìm kiếm bao nhiêu năm nay”, ông Trần Văn Thắng, anh trai của ông Thông, kể.

Tối 15/4, Katrin nhận được thư của VnExpress thông báo đã tìm được cha cô, kèm các số điện thoại để liên lạc. Cô ngỡ ngàng, không tin ở mắt mình vì mọi việc diễn ra quá nhanh. Katrin bối rối một hồi lâu, thậm chí không biết mình nên làm gì và không biết nên nói gì với bố. Cô nhớ lần cuối cùng hai cha con nói chuyện thì cô vẫn còn bé xíu.

Bẽn lẽn, Katrin nhờ mẹ gọi điện nói chuyện trước. “Con gái khoe với mẹ là đã tìm được bố rồi nhưng đang ngại ngùng, chưa biết nói gì với bố”, vợ cũ kể với ông Thông qua điện thoại bà gọi về Hà Nội. Bà hiện sống tại Thụy Sĩ cùng chồng sau, còn Katrin ở riêng và là một nhân viên bán hàng, vừa làm vừa đi học nâng cao.

Sau một khoảng thời gian lấy lại cân bằng, hôm qua Katrin đã bình tĩnh hơn để gọi điện về cho bố. Cha con lần đầu trực tiếp nói chuyện sau gần hai mươi năm.

Suốt một tiếng đồng hồ, Katrin và ông Thông nói chuyện bằng tiếng Czech, kể về những chuyện đã diễn ra trong bao năm qua. Ông Thông hỏi thăm con gái về cuộc sống, công việc hiện tại. “Tôi hỏi con bé có người yêu chưa, nhưng Katrin bảo ‘con gái bố vẫn còn trẻ'”, ông Thông khoe với phóng viên, giọng lâng lâng hạnh phúc.

Katrin nói với bố rằng sẽ sắp xếp sang Việt Nam muộn nhất là vào mùa thu năm nay. Trong khi ông Thông, bà Hà và cả họ tộc hân hoan vì niềm vui sắp được đoàn viên, hai cậu em trai của Katrin thì nhanh chóng bày tỏ sự thích thú, hứa sẽ học ngoại ngữ giỏi hơn để nói chuyện với chị.

Khi bố mẹ đang kể với khách về chị gái, cậu bé học lớp 10 vừa phơi phóng quần áo trong gara, vừa nghiêng đầu hóng chuyện, mắt lấp lánh. Bà Hà cho biết: “Hai cu cậu đã lên kế hoạch bố trí phòng nào cho chị ở khi Katrin về nhà”.

Theo Vũ Hà 
VnExpress

Advertisement
Categories: Tin Trong Nước | Leave a comment

Đừng ảo tưởng Trung Quốc từ bỏ tham vọng

Đừng ảo tưởng Trung Quốc từ bỏ tham vọng độc chiếm Biển Đông (15/04/2013)
Chúng ta không nên ảo tưởng gì về việc nhà cầm quyền Trung Quốc sẽ từ bỏ tham vọng và âm mưu độc chiếm Biển Đông. Bởi tham vọng bá quyền của Trung Quốc có từ ngàn năm và xuyên suốt qua tất cả các thời kỳ. Tuy nhiên đừng sợ Trung Quốc, Việt Nam phải mạnh lên, phải nhất trí, đoàn kết để chặn đứng dã tâm của Trung Quốc nuốt trọn Biển Đông.
Diện mạo mới trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Ảnh: Hoàng Long
Tư tưởng bá quyền, bành trướng thời nào cũng có
Tham vọng bá quyền của Trung Quốc đã có từ nhiều đời nay và các thế hệ lãnh đạo của họ đều coi Biển Đông là phần lãnh thổ của Trung Quốc, dù trong một thời gian dài họ chưa hề có chỗ đứng tại đây. Ngay sau ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949), họ đã có “bước tiến dài” trong việc chiếm đóng đảo, bãi đá ngầm và thực thi chủ quyền không chính đáng tại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của ta.
Thời gian gần đây, báo chí chính thống Trung Quốc đã có rất nhiều hành động, lời nói rất ngang ngược, hiếu chiến như “muốn giải quyết vấn đề Nam Hải, Trung Quốc phải đoạt trọn Việt Nam-Việt Nam đừng liều lĩnh”. “Nam Sa chỉ là cái cớ để xuất quân, đoạt được miền Nam Việt Nam mới là việc quan trọng nhất! Hạ được Việt Nam là có thể khống chế được Đông Nam Á”. Trên thực địa, họ có những hành động ngang ngược khác như, khuyến khích vốn xã hội tham gia khai thác các hải đảo chưa có người ở- điều này cho thấy  rõ âm mưu tiến về Biển Đông của Trung Quốc.
Tất cả những lời nói và hành động trên đưa chúng ta đi đến khẳng định: Bá chiếm toàn bộ Biển Đông là mục tiêu trước mắt, lâu dài và trong bất kỳ tình huống, thời gian nào cũng không thay đổi của các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc. Chưa lấn chiếm bằng hết cái lưỡi bò hoang đường mà họ đã vạch ra họ quyết không thôi. Để thực hiện được mục tiêu bất di bất dịch đó, nhà cầm quyền Trung Quốc đã, đang và sẽ không từ bất kỳ thủ đoạn nào.
Biển Đông-sự sống còn của Trung Quốc
Sau hơn 30 năm phát triển kinh tế với tốc độ cao, Trung Quốc đang phải đối mặt với nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trong khi đó trữ lượng dầu mỏ ở Biển Đông rất lớn (đủ dùng cho họ trong vòng 100 năm). Ngoài ra, còn nhiều tài nguyên khác mà Trung Quốc cho là trị giá trên 1.000 tỷ USD. Có nhà khoa học của Trung Quốc đã tính rằng, hai mẫu biển nếu sử dụng tốt có thể thu hoạch bằng 1 mẫu ruộng tốt. Như vậy, trong tương lai không xa Biển Đông là “kho lương thực” thứ 2 của Trung Quốc.
Thứ nữa, đặt Biển Đông vào vấn đề chiến lược toàn cầu của Trung Quốc, ta sẽ thấy, sở dĩ người Trung Quốc kiên quyết không buông vấn đề này không chỉ là chuyện tài nguyên phong phú mà còn vì vị thế chiến lược vô cùng quan trọng của nó. Bởi khống chế được Biển Đông, Trung Quốc hy vọng có thể “nắn gân” Nhật Bản, Hàn Quốc… những nước thường xuyên vận chuyển lượng hàng hóa lớn qua đây.
Không chỉ vậy, Trung Quốc còn hy vọng khi khống chế được Biển Đông, địa vị siêu cường của Mỹ trên thế giới và nhất là tại Đông Bắc Á, Đông Nam Á không còn; trong khi đó Nga và Ấn Độ- hai nước lớn khác cũng không còn vai trò đáng kể.
Việt Nam được nhiều nước trên thế giới ủng hộ
Trung Quốc hiện nay là nước có GDP đứng thứ 2 thế giới, hải quân mạnh, đóng tầu lớn thì họ rất mạnh. Nhưng sự thật thì rất nhiều người kể cả người Trung Quốc cũng phải thừa nhận rằng trong vấn đề Biển Đông, Việt Nam chúng ta có những ưu thế nhất định khiến họ phải dè chừng. Ngoài tinh thần dân tộc, sức mạnh nội tại, sự ủng hộ của thế giới, Việt Nam chúng ta còn có một vị trí địa lý chiến lược trên Biển Đông. Trong xử lý các vấn đề ở Biển Đông thật ra là chúng ta nhẫn nhịn để giữ hòa khí mà thôi. Tóm lại, Trung Quốc mạnh nhưng không đáng sợ. Nếu chiến tranh xảy ra, chính Trung Quốc cũng thừa nhận rằng họ không có bạn, họ sẽ bị cô lập trong khi Việt Nam đang nhận được sự ủng hộ của nhiều nước trên khắp thế giới.
Biển Đông vừa là vấn đề đối ngoại, vừa là vấn đề đối nội
Việt Nam không bao giờ chấp nhận đường biên giới “lưỡi bò” trên biển mà Trung Quốc vẽ ra. Muốn chặn đứng ý đồ của Trung Quốc, chúng ta cần làm cho khối ASEAN nhất là các nước có liên quan trực tiếp thấy rõ Việt Nam không có tham vọng tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải với bất kỳ ai. Phải làm sao cùng nhau tránh được âm mưu của Trung Quốc “chia để trị”, “bẻ gẫy từng chiếc đũa” tiến tới thôn tính toàn bộ Biển Đông. Chúng ta phải chủ động có những cố gắng bước đầu để phối hợp hành động nếu không muốn nói là cùng ra sức xây dựng lòng tin và sự đoàn kết trong nội khối. Nếu ASEAN làm được điều này, Trung Quốc sẽ không thể tự do hành động ngang ngược.
Lịch trình của Trung Quốc chiếm đóng phi pháp Hoàng Sa, Trường Sa
Năm 1951, Ngoại trưởng Trung Quốc khi ấy là Chu Ân Lai đã tuyên bố đòi chủ quyền với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tháng 6-1956, quân đội Trung Quốc đã chiếm đóng “một nửa quần đảo Hoàng Sa” nhân lúc quân đội viễn chinh Pháp chưa kịp bàn giao cho chính quyền Sài Gòn. Tháng 1-1974 hải quân Trung Quốc dùng vũ lực lấy nốt nửa còn lại của quần đảo Hoàng Sa từ chính quyền Sài Gòn. Tháng 3-1988, quân đội Trung Quốc lấn chiếm 7 đảo, bãi đá ngầm của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa. Sau gần 40 năm, Trung Quốc đã chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và 7 đảo (bãi đá ngầm) trên quần đảo Trường Sa. Tháng 2-1992, Luật Lãnh hải nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa một lần nữa cho thấy rõ ràng Trung Quốc đã tự coi quần đảo Hoàng Sa đã thuộc họ, không có tranh chấp với ai.

Muốn làm được điều này, cần công khai, quốc tế hóa vấn đề này để công luận thế giới hiểu rõ. Chẳng hạn, nếu Việt Nam công khai việc các hạm tàu Trung Quốc đe dọa các thuyền, tàu cá của ngư dân ta đang đánh bắt cá tại vùng đặc quyền kinh tế của ta thì thế giới sẽ nghĩ sao về Trung Quốc?

Chúng ta phải làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và người Việt ở nước ngoài thấy rõ Trung Quốc đang vi phạm trực tiếp chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông. Hơn bao giờ hết, chúng ta phải thấy Biển Đông vừa là vấn đề đối ngoại lớn, đồng thời cũng là vấn đề đối nội lớn. Nếu đối ngoại là phải kiên quyết giương cao ngọn cờ chính nghĩa, học tập cha ông trong hành xử, ứng xử với Trung Quốc (thông minh, khôn khéo, nhưng luôn giữ vững lập trường trước những vấn đề nguyên tắc, không quá cứng rắn cũng không yếu đuối trước mọi áp lực của họ)… Còn đối nội, đó là, nâng cao lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm đối với Tổ quốc của mỗi người dân nhất là đối với thế hệ thanh niên.
Bên cạnh đó, chúng ta phải nhanh chóng tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước, tăng cường sự đoàn kết toàn dân tộc. Chỉ khi nào nền kinh tế đất nước phát triển lớn mạnh, đời sống nhân dân được cải thiện, uy tín của Việt Nam tại khu vực và trên trường quốc tế ngày một tăng cường và dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam muôn người như một thì chúng tôi cho rằng Trung Quốc buộc phải có cách ứng xử khác ở Biển Đông.
Dương Danh Dy
Categories: Biển Đông | Leave a comment

Kinh hoàng tấn công khủng bố liên hoàn tại Mỹ

Quốc tế

16/04/2013 09:03 GMT+7

Kinh hoàng tấn công khủng bố liên hoàn tại Mỹ

Vụ tấn công khủng bố bằng bom tại Boston vài giờ trước khiến cho cả nước Mỹ một lần nữa rúng động. Ba người được xác định là thiệt mạng và hơn 120 người đã bị thương sau khi hai quả bom phát nổ ở gần vạch về đích.

CÁC TIN LIÊN QUAN
Thế giới 24h: Nước Mỹ “bị khủng bố”

Vụ đánh bom Boston qua lời kể của nhân chứng

Hình ảnh quả bom thứ nhất phát nổ. Clip CBS

Hai quả bom phát nổ đã để lại một hiện trường hỗn loạn đầy máu, người người hoảng loạn và khói do bom nổ mù mịt.

Quả bom thứ hai được bố trí cách quả bom thứ nhất một dãy nhà, đã phát nổ chỉ vài giây sau khi quả bom thứ nhất làm rung chuyển tòa nhà gần đó.

Theo các video ghi lại, hai quả bom có thể đã được đặt ở gần vạch đích hoặc ngay trong tòa nhà sát đó.

Hình ảnh quả bom thứ hai phát nổClip: CBS

Nhà Trắng đã gọi đây là hành động tấn công khủng bố. Đội đặc nhiệm chống khủng bố đã được huy động để xử lý vụ việc.

“Bất kỳ những vụ việc nào có nhiều thiết bị nổ tương tự như trong trường hợp này, thì rõ ràng là một hành động khủng bố và sẽ được xử lý như là một hành động khủng bố”, vị quan chức Nhà Trắng khẳng định.

khủng bố, tấn công, nước Mỹ, đánh bom liên hoàn, đánh bom
Sơ đồ vụ đánh bom. Quả bom thứ nhất phát nổ ở gần Thư viện Công, sát vạch đích, quả bom thứ hai phát nổ sau đó 10 giây, trên phố Boylston. Ảnh: The Sun

Phát biểu trên truyền hình Mỹ, Tổng thống Barack Obama đã thề rằng, nước Mỹ sẽ tìm ra bằng được những kẻ đã gây ra vụ đánh bom kép tại thành phố Boston và bắt những kẻ này phải gánh chịu trách nhiệm.

Vụ khủng bố tại Boston là lần đầu tiên trên đất Mỹ sau 12 năm qua.

Trước đó, ngày 11/9/2001, tổ chức khủng bố Al-Qaeda đã bắt cóc hai máy bay và đâm vào tòa tháp thương mại thế giới WTC và Lầu Năm Góc khiến gần 3000 người thiệt mạng.

Ngày 27/7/1996, bom nổ tại Công viên Olympic ở Atlanta, Georgia khiến hai người thiệt mạng và 111 người bị thương.

Ngày 19/4/1995, thành phố Oklahoma rung chuyển bởi vụ nổ bom khiến 168 người thiệt mạng và 700 người bị thương.

 Hình ảnh hiện trường vụ khủng bố

khủng bố, tấn công, nước Mỹ, đánh bom liên hoàn, đánh bom

khủng bố, tấn công, nước Mỹ, đánh bom liên hoàn, đánh bom

khủng bố, tấn công, nước Mỹ, đánh bom liên hoàn, đánh bom

khủng bố, tấn công, nước Mỹ, đánh bom liên hoàn, đánh bom 

khủng bố, tấn công, nước Mỹ, đánh bom liên hoàn, đánh bom

khủng bố, tấn công, nước Mỹ, đánh bom liên hoàn, đánh bom

khủng bố, tấn công, nước Mỹ, đánh bom liên hoàn, đánh bom

khủng bố, tấn công, nước Mỹ, đánh bom liên hoàn, đánh bom

khủng bố, tấn công, nước Mỹ, đánh bom liên hoàn, đánh bom

khủng bố, tấn công, nước Mỹ, đánh bom liên hoàn, đánh bom

khủng bố, tấn công, nước Mỹ, đánh bom liên hoàn, đánh bom

khủng bố, tấn công, nước Mỹ, đánh bom liên hoàn, đánh bom

khủng bố, tấn công, nước Mỹ, đánh bom liên hoàn, đánh bom

khủng bố, tấn công, nước Mỹ, đánh bom liên hoàn, đánh bom

khủng bố, tấn công, nước Mỹ, đánh bom liên hoàn, đánh bom

khủng bố, tấn công, nước Mỹ, đánh bom liên hoàn, đánh bom

khủng bố, tấn công, nước Mỹ, đánh bom liên hoàn, đánh bom

khủng bố, tấn công, nước Mỹ, đánh bom liên hoàn, đánh bom

khủng bố, tấn công, nước Mỹ, đánh bom liên hoàn, đánh bom

khủng bố, tấn công, nước Mỹ, đánh bom liên hoàn, đánh bom

Lê Thu (Theo CBS/AP/Reuters/RT/The Sun)

Categories: Tin Hoa Kỳ | Leave a comment

.chân dung các vị vua triều Nguyễn.

 

.Ngắm tuyệt phẩm tái hiện chân dung các vị vua
 triều Nguyễn.

 
Chân dung các vị vua triều Nguyễn được khắc họa qua những họa phẩm tuyệt đẹp, được đăng tải trên website ABS Travel.
 
Gia Long (1762 – 1820) là vị Hoàng đế đã thành lập nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam . Ông tên thật là Nguyễn Phúc Ánh (thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh), trị vì từ năm 1802 đến khi qua đời năm 1820.
Vua Minh Mạng, cũng gọi là Minh Mệnh (1791 – 1841), tức Nguyễn Thánh Tổ, là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Nguyễn, Được xem là một ông vua năng động và quyết đoán,Minh Mạng đã đề xuất hàng loạt cải cách từ nội trị đến ngoại giao, trong đó có việc ngăn chặn quyết liệt ảnh hưởng phương Tây đến Việt Nam.
Vua Thiệu Trị (1807 – 1847) là vị Hoàng đế thứ ba của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1841 đến 1847. Ông có tên húy là Nguyễn Phúc Miên Tông, ngoài ra còn có tên là Nguyễn Phúc Tuyền và Dung. Ông là con trưởng của vua Minh Mạng và Tá Thiên Nhân Hoàng hậu Hồ Thị Hoa.
Vua Tự Đức (1829 – 1883), là vị Hoàng đế thứ tư của nhà Nguyễn. Ông tên thật làNguyễn Phúc Hồng Nhậm hay còn có tên Nguyễn Phúc Thì, là con trai thứ hai của vị hoàng đế thứ 3 triều Nguyễn, Thiệu Trị. Ông là vị vua có thời gian trị vì lâu dài nhất của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến 1883. Trong thời gian trị vì của ông, nước Đại Nam dần rơi vào tay quân Pháp.
Hiệp Hòa (1847 – 1883) là vị vua thứ sáu của vương triều nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam . Tên thật của ông là Nguyễn Phúc Hồng Dật, còn có tên là Nguyễn Phúc Thăng, là con thứ 29 và là con út của vua Thiệu Trị và bà Đoan Tần Trương Thị Thuận. Ông lên ngôi tháng 7/1883, nhưng bị phế truất và qua đời vào tháng 10 cùng năm.
Kiến Phúc (1869 – 1884), tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Đăng, thường được gọi làDưỡng Thiện, là vị vua thứ bảy của vương triều nhà Nguyễn. Ông là con thứ ba của Kiên Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh, được vua Tự Đứcchọn làm con nuôi. Kiến Phúc lên ngôi năm 1883, tại vị được 8 tháng thì qua đời khi mới 15 tuổi.
Hàm Nghi (1871 – 1943) là vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn, là em trai của vua Kiến Phúc. Năm 1884, Hàm Nghi được đưa lên ngôi ở tuổi 13. Sau khi cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại năm 1885, Tôn Thất Thuyết đưa ông ra ngoài và phát hịch Cần Vương chống thực dân Pháp. Phong trào Cần Vương kéo dài đến năm 1888 thì Hàm Nghi bị bắt. Sau đó, ông bị đem an trí ở Alger (thủ đô xứ Algérie).
 
Vua Đồng Khánh (1864 – 1889), miếu hiệu Nguyễn Cảnh Tông, là vị Hoàng đế thứ chín của nhà Nguyễn, tại vị từ năm 1885 đến 1889. Tên húy của nhà vua các tài liệu ghi khác nhau, nơi thì ghi là Nguyễn Phúc Ưng KỷNguyễn Phúc Ưng Thị, Nguyễn Phúc Ưng BiệnNguyễn Phúc Chánh Mông, ngoài ra còn có tên Nguyễn Phúc Đường. Ông là con trưởng của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh, được vua Tự Đức nhận làm con nuôi năm 1865.
Vua Thành Thái (1879 – 1954) là vị Hoàng đế thứ 10 của nhà Nguyễn, tại vị từ 1889 đến 1907. Tên húy của ông là Nguyễn Phúc Bửu Lân, còn có tên là Nguyễn Phúc Chiêu. Ông là con thứ 7 của vua Dục Đức và bà Từ Minh Hoàng hậu (Phan Thị Điểu). Do chống Pháp nên ông bị đi đày tại ngoại quốc.
Vua Duy Tân (1900 – 1945) là vị vua thứ 11 của nhà Nguyễn (ở ngôi từ 1907 tới 1916), sau vua Thành Thái. Khi vua cha bị thực dân Pháp lưu đày, ông được người Pháp đưa lên ngôi khi còn thơ ấu. Tuy nhiên, ông bất hợp tác với Pháp và bí mật liên lạc với các lãnh tụ khởi nghĩa Việt Nam . Vì lý do này, ông bị người Pháp đem an trí trên đảo Réunion ở Ấn Độ Dương.
Vua Khải Định (1885 – 1925), hay Nguyễn Hoằng Tông là vị Hoàng đế thứ 12 nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, ở ngôi từ 1916 đến 1925. Ông có tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, còn có tên là Nguyễn Phúc Tuấn, con trưởng của vua Đồng Khánhvà bà Hựu Thiên Thuần Hoàng hậu Dương Thị Thục.
Bảo Đại (1913 – 1997) là vị Hoàng đế thứ 13 và cuối cùng của triều Nguyễn, cũng là vị vua cuối cùng của chế độ quân chủ Việt Nam . Tên húy của ông là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, còn có tên là Nguyễn Phúc Thiển , tục danh “mệ Vững” là con của vua Khải Định và Từ Cung Hoàng thái hậu. Đúng ra “Bảo Đại” chỉ là niên hiệu nhà vua nhưng tục lệ vua nhà Nguyễn chỉ giữ một niên hiệu nên nay thường dùng như là tên nhà vua.
Theo Kiến thức
Categories: Tài Liệu Tham Khảo | Leave a comment

Ảnh ‘độc’ chủ quyền Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa

Ảnh ‘độc’ chủ quyền Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa

Tàu cá Quảng Ngãi trở lại Hoàng Sa

Khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa trong Hiến pháp

300 người Trung Quốc xem triển lãm Hoàng Sa của Việt Nam
> Báo Mỹ: Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam

TPO – Những bức ảnh vô giá mà báo Tiền Phong đăng tải dưới đây là bằng chứng không thể chối cãi về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa trên biển Đông.

Các cơ sở hành chính của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa trước năm 1970
 

Các cơ sở hành chính của Việt Nam đã được xây dựng và tồn tại, hoạt động từ lâu trên quần đảo Hoàng Sa. Ảnh trên chụp từ trước năm 1945. Tuy nhiên, gần đây Trung Quốc cho xây dựng cái gọi là ‘thành phố Tam Sa’ trên quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Trạm Khí tượng thủy văn cảu Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa đã tồn tại từ trước năm 1945
Ngọn Hải đăng của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa từ trước năm 1945 là bằng chứng rõ ràng về chủ quyền của Việt Nam.
Ông Nguyễn Giáo - Nhân viên khí tượng làm việc ở Hoàng Sa trước năm 1974
Cán bộ khí tượng Nguyễn Giao làm việc trên Hoàng Sa trước năm 1974
Bia khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa năm 1930
Bia chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa. Ảnh chụp năm 1930.

Ảnh dưới: Hoàng Sa nhìn từ trên không với các cơ sở quân sự, khí tượng của Việt Nam.

Hoàng Sa chụp từ trên máy bay với các cơ sở quân sự, khí tượng...của Việt Nam. Ảnh chụp năm 1968
Bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ cho thấy Trung Quốc không có Hoàng Sa. Ảnh: Ngô Vương Anh
Bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ cho thấy Trung Quốc không có Hoàng Sa. Ảnh: Ngô Vương Anh.

Mô hình phát triển do Trung Quốc ngang nhiên đề ra cho đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) của Việt Nam

 

Mô hình phát triển do Trung Quốc ngang nhiên đề ra cho đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) của Việt Nam.

Trí Đường (st)

Ý kiến của bạn
Các tin khác
Categories: Biển Đông | Leave a comment

> Chiến tranh Việt Nam trên bìa tạp chí Mỹ

1.700 ảnh chiến tranh Việt Nam chưa từng công bố

Chiến tranh Việt Nam trên bìa tạp chí Mỹ

TPO- Tờ Dailymail của Anh hôm 4/4 có đăng tải một loạt những hình ảnh về chiến tranh Việt Nam do cựu chiến binh Mỹ Charlie Haughey chụp.

 

Lính Mỹ chuẩn bị lên chiếc máy bay trực thăng
Lính Mỹ chuẩn bị lên chiếc máy bay trực thăng Chinook.

 

Đó là một cuộc chiến đẫm máu kéo dài suốt hơn hai thập kỉ, cướp đi hàng triệu sinh mạng, để lại những tổn thương tinh thần không bao giờ lành lên những binh sỹ và cả những người bản địa, Dailymail viết.

Bốn thập kỉ sau khi Mỹ rút khỏi Việt Nam, những bức ảnh chưa bao giờ được công bố do một lính Mỹ chụp đã làm sống dậy những ký ức về cuộc sống nơi chiến trận.

Sau khi trở về từ chiến tranh, ông có 1.700 bản âm, ông cất chúng vào một chiếc hộp và không bao giờ mở nó ra vì những ký ức đau buồn.

Năm ngoái, ông mở lại chúng và quyết định chuyển những bản âm này thành những bản kỹ thuật số.

Sau khi nhìn lại những bức ảnh lần đầu tiên trong suốt 43 năm qua, ông Haughey không thể ngủ được trong suốt ba đêm liền. Sau đó, ông quyết định sẽ triển lãm những bức ảnh này ở Portland, Oregon.

Sau đây là một số hình ảnh về chiến tranh Việt Nam của ông Haughey:

 

Ánh mắt tò mò của những em bé Việt Nam
Ánh mắt tò mò của những em bé Việt Nam .
Những người lính trầm ngâm khi đang trên chiếc trực thăng Chinook tới Việt Nam
Những binh sĩ trầm ngâm khi đang trên chiếc trực thăng Chinook tới Việt Nam.
Cả một cánh rừng cao su bị phá hủy vì chất độc hóa học
Cả một cánh rừng cao su bị phá hủy vì chất độc hóa học.
Chiếc xe bọc thép  M132s bắn lửa sang hai bên đường để tránh bị phục kích. M123s được triển khai lần đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1962
Chiếc xe bọc thép M132s bắn lửa sang hai bên đường để tránh bị phục kích. M123s được triển khai lần đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1962.
Lính Mỹ nói chuyện với dân địa phương
Lính Mỹ nói chuyện với dân địa phương.
Bên trong một lớp học thời chiến
Bên trong một lớp học thời chiến.
Categories: Tin Hoa Kỳ, Uncategorized | Leave a comment

Những ‘quái thú’ biết bay chuyên tấn công mặt đất của Mỹ

Những ‘quái thú’ biết bay chuyên tấn công mặt đất của Mỹ

Thứ sáu 05/04/2013 16:15

Một trong những lợi thế rất lớn của lính Mỹ trên chiến trường là họ thường được yểm trợ bởi các lực lượng không quân tầm thấp. Chiến thuật này đã từng được áp dụng từ đại chiến thế giới I nhưng đến nay, với sự phát triển của công nghiệp quốc phòng Mỹ, những phi vụ tấn công cận chiến từ trên không đã trở nên rất đáng sợ.

Trong bối cảnh có nguy cơ nổ ra cuộc chiến tranh Triều Tiên lần 2 và buộc quân đội Mỹ phải tham chiến, tạp chí quân sự – quốc phòng Military & Defense đã điểm mặt lại những con “quái thú” biết bay của quân đội Mỹ chuyên phụ trách nhiệm vụ yểm trợ cho bộ binh trên mặt đất.

 

Hầu hết các đơn vị bộ binh Mỹ ngày nay đều được xây dựng một niềm tin rằng mỗi khi gặp khó khăn trên chiến trường, họ sẽ được không lực hỗ trợ.

 

 

Nhưng khi tiếng súng vang lên, việc đầu tiên của họ vẫn là nằm xuống với khẩu súng của chính mình.

 

 

Một số người sẽ vồ lấy thứ vũ khí “uy lực” nhất: Điện đàm

 

 

Quân đội Mỹ có khá nhiều loại hỏa lực có thể trợ giúp bộ binh trên mặt đất nhưng các lính thủy đánh bộ Mỹ thường có sự lựa chọn “khoái khẩu” của riêng mình.

 

 

Đó là những chiếc trực thăng tấn công Bell AH-1 Super Cobra…

 

 

Hoặc AH-64 Apache

 

 

Mỗi chiếc AH-1 Super Cobra được trang bị một súng máy 20 ly và rất nhiều loại rốc két khác nhau

 

 

Nhưng “đàn anh” của nó lại có súng máy 30ly với nhiều đạn hơn và có thể mang theo cả tên lửa bên cạnh rốc-két. Cả 2 loại trực thăng này đều có tính “sát thủ” rất cao trong điều kiện chiến đấu ban đêm hay ban ngày bởi chúng đều có hệ thống cảm biến  nhiệt hiện đại. Một cựu lính thủy đánh bộ cho biết, lính trên chiến trường thường thích AH-1 Super Cobra bởi nó có thể bay thấp tới 50 feet (15 m) và xả súng vào đối phương với độ chính xác cao.

Nhưng thực tế là có một loại máy bay được thiết kế riêng để hỗ trợ bộ binh trên mặt đất là A-10 Thunderbolt.

 

 

“Con quái vật” này được trang bị súng máy 30ly với tốc độ bắn 4.000 viên/phút.

 

 

Nhưng càng lợi hại với kẻ thù thì cũng càng nguy hiểm với chính quân Mỹ. Theo kinh nghiệm chiến trường, trước khi khai hỏa những chiếc A-10 cần phải xác định được vị trí của “quân mình” nếu không tỷ lệ sống sót từ mức 80% xuống chỉ còn 40%.

 

 

Đáng chú ý, trong quân đội Mỹ những chiếc tiêm kích F/A-18 vốn là máy bay được thiết kế để tham gia các trận không chiến với máy bay đối phương nhưng về sau chúng được chuyển đổi để có thể thực hiện cả những nhiệm vụ yểm trợ cho bộ binh.

 

 

AV-8B Harrier – mẫu máy bay của hải quân cũng là một trong những “quái vật” khác nhờ khả năng cất cánh thẳng đứng, mang theo được rất nhiều bom, rốc-két, và súng máy.

 

 

Các lính thủy đánh bộ cho biết, họ rất thích kiểu “xa luân chiến” của những quái vật trên không khi yểm trợ cho bộ binh. Ban đầu, những chiếc “cánh cứng” như F/A-18 hay AV-8B Harrier với ưu thế tốc độ cao sẽ đến trước, đánh phủ đầu đối phương. Sau khi những máy bay này kết thúc đợt tấn công đầu cũng là lúc các máy bay trực thăng vừa kịp đến và tiến hành đợt không kích thứ 2.

 

 

Cùng với máy bay, quân đội Mỹ còn nâng cấp những loại “bom ngu” thành “bom thông minh” nhờ sử dụng hệ thống định vị toàn cầu để đánh trúng mục tiêu chính xác hơn.

 

 

Nhưng tất cả những loại vũ khí trên vẫn không thể so sánh được với con quái vật thực sự AC-130. Thực chất AC-130 là một mẫu máy bay vận tải nhưng sau khi được hoán cải, nó có thể mang trên mình một lượng vũ khí khổng lồ và “dội mưa bom, bão đạn” đúng nghĩa vào kẻ thù.

 

 

Ở bên cạnh trái, nó được trang bị rất nhiều pháo và một khẩu lựu pháo 105 mm Howitzer.

 

 

Có điều, khi dự án phát triển mẫu tiêm kích tàng hình thế hệ 5, F-35 Lightning II hoàn thiện, nhiệm vụ của những con “quái thú” trên sẽ chấm dứt.

 

 

F-35 Lightning II  có khả năng không chiến, tấn công mặt đất, trinh sát, ném bom…

Lê Trí

TAG

Xem thêm

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Bí mật về cõi âm qua lời kể của Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng

Bí mật về cõi âm qua lời kể của Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng

QLB – Sau đây là những tiết lộ của nhà ngoại cảm Bích Hằng về cõi âm:

PV: Hơn 20 năm tiếp xúc với thế giới người âm để tìm hài cốt liệt sỹ, chị thấy thế giới ấy như thế nào? Có khác biệt gì với thế giới mà chúng ta đang sống? 

Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng: Sau nhiều năm làm việc về tâm linh, tôi muốn viết một cuốn sách cuốn chiếu theo thời gian về những sự việc mình đã trải qua để chia sẻ với mọi người những hiểu biết của tôi về thế giới người âm. Thế giới ấy, tôi thấy vô cùng từ bi, độ lượng, thật thà, không xảo trá. Không biết những vong linh ấy khi còn sống, họ là người thế nào? Nhưng khi về thế giới bên kia, họ đều khuyên con cháu trên trần phải từ bi, hỉ xả, năng làm việc thiện, tránh điều ác. 

Thế giới ấy có sự liên kết về huyết thống, dòng máu khăng khít lắm. Chỉ cần có một chút họ hàng thôi, sự gắn kết ấy đã chặt chẽ rồi. Tôi đặc biệt cảm kích cái nghĩa sâu nặng giằng níu, ràng buộc giữa các liệt sỹ với nhau. Vì tình cảm cứ giăng mắc, đan cài, khiến cho tôi nhiều khi đi tìm người này chưa được nhưng lại tìm thấy người khác. Người này được tìm thấy thì họ lập tức nhờ vả, nhắn nhủ tìm thêm những đồng đội khác.

Như lần đi tìm mộ liệt sỹ Phùng Văn Bành ở Mỹ Đức, Hà Tây, tôi gặp một liệt sỹ khác tên Long nhờ nhắn tìm gia đình ở Đa Sĩ. Cho tới khi tìm ra hài cốt liệt sỹ, gia đình mới được nghe kể câu chuyện ông đã lấy vợ trên đường đi kháng chiến như thế nào. Hồi đó, vì thương mến một cô y tá cùng đơn vị, lại chung lí tưởng trên đường ra mặt trận, hai người đã nên duyên. Trên đường về quê báo cho gia đình thì ông Long bị hy sinh còn bà Liễu bị thương nặng nhưng qua khỏi. Sau này bà sống ở tỉnh Hòa Bình.

Gia đình liệt sỹ Long hoàn toàn bất ngờ, họ chưa bao giờ biết ông từng có vợ. Sau này họ cất công đi xác minh lại từ đơn vị và lên tỉnh Hòa Bình tìm lại bà Liễu thì sự thực sáng tỏ đúng là như thế.

Hay vụ gần đây nhất, tháng 12/2012, sau khi tìm thấy hài cốt của anh hùng lực lượng vũ trang Đinh Châu, nguyên Tỉnh đội trưởng của tỉnh Quảng Đà. Liệt sỹ Châu đã nhắn nhủ con trai là Đinh Văn Ba hãy cố gắng tìm nốt hài cốt của 4 đồng đội của ông hy sinh năm 1968 nằm gần đó. Nhờ sự chỉ dẫn của vong linh liệt sỹ Đinh Châu, ngày 29 tháng 12 năm 2012, chúng tôi đã khai quật hố sâu gần 2m ở khu đô thị Hòa Xuân (Đà Nẵng), cất bốc 4 hài cốt và đưa về nghĩa trang liệt sỹ.

Tháng 8 năm 2012, nhờ tình cảm giăng mắc giữa các vong linh, tôi tìm thấy 4 hài cốt người dân bị bọn Pôn-pốt giết hại năm 1979 ở Kiên Giang. Ban đầu, tôi tìm thấy hài cốt của chị Phan Thị Thảo ở gần nhà máy xi măng Hà Tiên. Sau đó chị Thảo nhờ tôi tìm nốt 3 người hàng xóm bị giết cùng ngày và bị vùi xác gần đó.

Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng trong một chuyến đi tìm mộ liệt sỹ

Có một điểm khác biệt căn bản giữa thế giới người âm và người dương là: Ở thế giới âm, họ không có những mối nhân duyên mới. Con trai chết chưa vợ, con gái chết chưa chồng không vì thế mà họ lấy nhau. Tôi chưa bao giờ thấy họ kết hôn cả. Về mặt thể xác hữu hình, khi một đứa trẻ chết ở lúc 3 tuổi thì một 100 năm sau họ vẫn là đứa trẻ 3 tuổi. Nhưng đứa trẻ ấy vẫn lớn lên ở tầm trí tuệ.

Chị vừa nói đến những linh hồn của những người chết trẻ. Vậy đối với những bào thai vài tháng tuổi bị ruồng bỏ thì sao? Vong linh chúng có tồn tại?

– Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng: Khi nghiên cứu thế giới người âm, tôi đặc biệt bị ám ảnh bởi tiếng vọng của những linh hồn hài nhi, vì muôn vàn lí do mà chúng phải rời xa sự sống ngay từ trong lòng mẹ, chưa thực sự hiện diện trên cõi đời. Chúng cũng có thể thét gào, oán thán, nỉ non, đớn đau, hay từ bi, hỉ xả, tràn ngập yêu thương…

Tôi vẫn nhớ như in những năm 1991-1992, trong quá trình thi công một bệnh viện phụ sản, đội thi công bắt buộc phải chặt một cây đa. Vì ở đúng vị trí cây đa đó, họ phải xây dựng một tòa nhà nhiều tầng do bệnh nhân ngày càng nhiều.

Khi tôi đến làm lễ, sau khi thắp hương và khấn, tôi thấy cành lá chuyển động dập dờn, cứ như cái cây đang rùng mình, run rẩy và bỗng nhiên xuất hiện những hình người, những đôi mắt bé lấp ló trong đám lá mà chưa bao giờ tôi nhìn thấy. Thấy lạ quá, tôi bèn cất tiếng hỏi xem ở đây có chuyện gì, có ai cho biết được không? Nghe tôi hỏi, một vong linh của bác sĩ từng làm ở bệnh viện này xuất hiện. Bác nói với tôi rằng, đó là linh hồn của những hài nhi. Đứa thì bị cha mẹ bỏ lại bệnh viện, đứa thì chết ngay sau khi sinh. Có mấy đứa bị cắt nát ra vì lúc đó mới chỉ là bào thai vài tháng tuổi…

Tất cả chúng đều là những vong hồn không ai ngó tới, thậm chí cha mẹ chúng còn hận thù việc chúng bỗng dưng hình thành và có mặt trên đời. Người bác sĩ nói rằng, bản thân bác ở lại cây đa này chính là để chăm sóc những linh hồn bơ vơ đó. Tôi cảm thấy tim mình đau nhói, xót xa. Tôi muốn trò chuyện, vỗ về ôm ấp mấy đứa trẻ nhưng chúng bé quá, chưa biết nói. Nhìn đám trẻ, tôi thấy lòng đau đớn, quặn thắt, vì sự bơ vơ không nơi nương náu của chúng. Cuối cùng, tôi quyết định lập đàn cầu siêu cho các em bé vô tội.

PV: Như vậy, theo chị, thực sự có sự tồn tại của người âm. Vậy thế giới có ảnh hưởng, có mối liên kết gì với thế giới người trần chúng ta đang sống, đặc biệt là sự ảnh hưởng về mối liên kết giữa mồ mả tổ tiên với đời sống của con cháu cõi dương thế? 

– Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng: Thực sự là có sự tồn tại của thế giới tâm linh. Thế giới ấy nhiều khi có ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống của chúng ta mà người thường (không có khả năng ngoại cảm) không nhìn thấy, nghe thấy. Nếu không có sự chỉ dẫn của vong linh, làm sao tôi có thể tìm thấy hàng chục ngàn hài cốt liệt sĩ vùi xác thân khắp nơi rừng sâu, núi thẳm, ao hồ, sông suối? Làm sao có chuyện người chết đi tìm người sống mà Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người đã làm thành cả một đề tài nghiên cứu?

Nhà ngoại cảm niệm Phật cầu gia bị

Có điều, trong hành 23 năm tiếp xúc với “vong” đẻ đi tìm hài cốt, tôi ngộ ra một điều: Tôn giáo quyết định ý thức tâm linh. Những người theo đạo Phật cực kì thanh thoát, nhẹ nhõm. Tôi nói chuyện với vong của các hòa thượng hay các phật tử, chẳng thấy họ kêu ca hay đòi hỏi gì sất. Nhưng những người theo đạo Lão, đạo Tứ phủ thì cực kì nặng nề, sân hận, nặng nề chuyện cúng kiếng đủ mọi thứ.

Về mồ mả, tôi tạm chia làm hai giới: một bên theo đạo Lão, một bên theo đạo Phật. Những người theo đạo phật thì nhẹ tênh. Với họ, được hóa thân đi là một sự giải thoát, chuyển đổi cảnh giới. Khi thác, họ nhanh chóng rời bỏ thân xác, họ về luôn với gió núi mây trời. Còn những người theo đạo Lão cứ khư khư giữ lấy cái mộ của mình và rất khó siêu thoát. Hôm nay có con trâu húc mộ, ngày mai có người cuốc vào mộ, động mộ, thế là lập tức về “báo” ngay con cháu, làm cho con cháu sôi sùng sục lên, vội vàng sắm sánh lễ vật, mời thầy tạ mộ, hàn long mạch… mới yên.

Cho nên tôi có một lời khuyên là khi người thân mất, chúng ta nên hướng họ vào một tôn giáo nhất định mà theo tôi, thiện nhất, lành nhất là đạo Phật, đẻ được giải thoát. Tại sao ở Philippines, nhiều gia đình sống nhiều năm trên những nấm mộ ngoài nghĩa trang. Trẻ em cầm đầu lâu ném chơi như ném bóng, cầm xương ống chân chơi khăng mà họ vẫn khỏe mạnh, sống lâu? Tại sao ở Hàn Quốc, hầu hết người dân chết đều hỏa táng, rải tro cốt ra biển mà dân họ vẫn giàu, nước vẫn mạnh? Vì trước khi chết, tâm thức người ta đã ngộ rằng: Thân xác này chỉ là cõi tạm. Chết là linh hồn đi lên, rời bỏ thân xác thối rữa, không nuối tiếc.

Ở Việt Nam, những năm gần đây, vào dịp Tết Nguyên Đán hay giỗ chạp, chứng kiến nhiều gia đình đốt linh đình cả sân vàng mã, tôi thấy sợ. Làm như thế khiến cho người âm hoài tưởng đến cuộc sống trần gian, càng khó siêu thoát. Sau khi chết, linh hồn tồn tại dưới dạng khí, sóng nên họ đâu có dùng những thứ vàng mã ấy. Họ chỉ dùng bằng ý niệm. Nhìn thấy vàng mã, họ reo mừng: A, hôm nay có quần áo đẹp rồi. Nhưng đóng tro bụi ấy làm sao họ mặc được. Nên tôi thấy rất là phí phạm khi nhiều người đốt ngập trời “nhà lầu, xe hơi”… Tôi đã từng chứng kiến ở đền Kiếp Bạc, người ta bày la liệt cả một sân voi ngựa, đông hơn cả voi ngựa nhà Trần đánh quân Nguyên Mông. Người âm là khí, linh khí là âm. Họ chết mấy trăm năm rồi, rất là mong manh. Lửa là dương. Đốt lửa ngút trời như thế là đẩy hết khí ra, tán sạch khí.

Categories: Tài Liệu Tham Khảo | Leave a comment

20 triệu ý kiến ủng hộ Hiến Pháp chỉ là trò ‘con nghé’!

 

Friday, April 5, 2013

 

QLB 

“Không có lẽ gì mà Việt Nam lại phải chịu tiếng ‘tụt hậu’ so với Miến Điện” 
Vualambao – Việt Nam nếu so với Miến Điện thì dân tộc thuần nhất hơn nhiều, người dân Việt Nam sau hàng ngàn năm chịu nỗi thống khổ bởi đô hộ của giặc Tàu rồi đến giặc Pháp đã khiến cho con người VIệt Nam khi sinh ra đã khao khát hòa bình, hiền lành, chịu khó, xem ra còn có phần nhu nhược…
Hậu quả của sự ngu dân bởi chế độ thực dân đô hộ rồi tiếp nối suốt nhiều chục năm chiến tranh, khi nước nhà thống nhất thì chịu hậu quả của chính sách ngu dân, hành chính bao cấp, bế quan tỏa cảng, sai lầm của giới cầm quyền tự cô lập mình với thế giới đã khiến cho cả dân tộc tụt hậu, đói nghèo…. Hệ thống giao dục lạc hậu, tham nhũng đã góp thêm phần làm cho trình độ chung của người dân còn thua xa các nước láng giềng…
Những tưởng rằng Việt Nam còn hơn được Miến Điện, vậy mà giờ đây Miến Điện đang bỏ xa Việt Nam bởi họ đã cho báo chí tư nhân hoạt động, Đảng đối lập đã giành được ghế trong Quốc Hội…
Nhìn lại Việt Nam mới thấy tủi nhục, nhân dân trình nguyện vọng đòi hỏi quyền làm người, được đa nguyên đa Đảng như Hiến Pháp năm 1946 mà Hồ Chủ Tịch khởi xướng thì bị quy chụp “Thoái hóa, biến chất”, bị giới truyền thông lề Đảng xa xả chửi bới, quy chụp, những Bloggers viết về dân chủ đều lần lượt bị mời đến công an phường cho an ninh làm việc, một số bị bắt giam lén lút…
Lời kêu gọi của Ông Chủ tịch nước về chống tham nhũng, về “Quân đội phải trung với Nước, hiếu với dân ” như lời Hồ Chủ Tịch dạy … xem ra như tiếng kêu của con Đa đa khắc khoải trong không trung, nhân dân cảm kích, lắng nghe, muốn làm theo nhưng lại ‘thấp cổ bé họng’ không một phương tiện trong tay, giới lãnh đạo với ‘chuyên chính’ trong tay bày ra đủ trò… b\
Bằng cách ép buộc nhân dân ký đồng ý với dự thảo Hiến Pháp do Quốc Hội soạn thảo bằng không sẽ không được chứng giấy tờ, không được xếp hộ nghèo, thậm chí còn bị tổ dân phố, bị chi bộ, bị công an, mặt trận phường xã bắt đi họp ‘quán triệt’ với giọng đầy đe dọa “ai đòi đa nguyên, đa Đảng là chống lại Đảng và Nhà nước...”…
Mỗi gia đình đều được Chi bộ Đảng, tổ dân phố đến làm việc giao nhiệm vụ cho đảng viên của gia đình đó thay mặt ký thay cho cả gia đình và hàng chục người khác trong gia đình đều được tính “đồng ý” mà chẳng cần quan tâm đến ý kiến phản đối…, sau đó vội vã tập hợp lên con số 20 triệu công bố lên thách thức danh sách hàng chục ngàn người ký vào bản kiến nghị 72!!!
 
Có lẽ chẳng có người dân nào không biết rõ 20 triệu người đồng ý chỉ là một sản phẩm trí trá phản ánh đúng bản chất mà nền giáo dục của Nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khiến người ta nhớ đến câu chuyện Trạng Quỳnh:
 ‘con nghé bị bỏ đói nhiều ngày đẩy ra trường đấu thì chỉ  rúc vào ‘đít’ con Trâu mộng tìm vú mẹ khiến Trâu Mộng thua trận’! Vậy mà được Bộ giáo dục của Phạm Vũ Luận tung hô cổ súy “Dân Việt Nam thông minh” đến tệ!
 
Từ sự trí trá, chẳng hề có luật lệ gì của con nghé lại thành biểu tượng trí thông minh của người Việt Nam thì cái kết qủa 20 triệu chữ ký đồng ý với Hiến Pháp, đồng ý Đảng CS là duy nhất để đối đầu với bản kiến nghị 72 có khác nào cái trò con nghé đấu với con bò mộng! 
 
Con nghé bị bỏ đói, 20 triệu người dân cũng bị bỏ đói, nhưng lại còn bị khủng bố bởi nhà tù, bởi dọa dẫm biến họ thành ‘người ngoài hành tinh’ không giấy tờ, không công ăn việc làm…
 
Chừng nào Việt Nam còn giở  những cái trò ‘con nghé’ đối với nhân dân thì đất nước còn lầm than, còn loạn lạc, Đảng cộng sản Việt Nam còn bị nhân dân xa lánh và còn là mảnh đất màu mỡ cho Đảng X tham nhũng, độc tài, phát xít thống trị đất nước.
 
Trần Ái Quốc
 
Việt Nam và Myanmar, ai chậm hơn 
 
Vụ cháy ở Rangoon báo động về vấn đề sắc tộc Miến Điện

Kể từ khi tiến trình dân chủ hóa tại Miến Điện tăng tốc, trên truyền thông quốc tế và khu vực đã có nhiều so sánh chuyển biến mạnh mẽ ở nước này với Việt Nam.

Theo đánh giá đó, Việt Nam ‘tụt hậu’ vì ngày càng siết chặt báo chí và từ chối đa nguyên chính trị, trong lúc Miến Điện cho đối lập vài mươi ghế trong Quốc hội và để báo chí tư nhân xuất bản.
Nhưng những tuần gần đây, tình hình tại Miến Điện cho thấy các vấn đề nội bộ, nhất là thù hằn sắc tộc và tôn giáo, vẫn còn sâu nặng, và tạo điều kiện cho tác động từ bên ngoài.

Thảm kịch di tản của thuyền nhân Rohingya theo Hồi giáo từ bang Rakhine có bạo loạn đã khiến Tổ chức Hồi giáo Quốc tế (IMO) và nhiều nhóm nhân quyền đã lên tiếng.
Chia sẻ trách nhiệm

Dư luận Phương Tây vốn ủng hộ phe đối lập dân chủ Miến Điện cũng đặt câu hỏi về điều họ cho là thụ động của bà Aung San Suu Kyi trước xung đột sắc tộc ở Rakhine.

Cùng lúc, hòa giải giữa các nhóm sắc tộc ly khai tại bang Kachin giáp Vân Nam với chính quyền Miến Điện vẫn chưa có cơ hội hoàn tất, dù đã có Trung Quốc đóng vai trò trung gian.

Nhưng không chỉ tại các vùng xa, mà gần đây ngay tại Rangoon, đô thị lớn nhất Liên bang Myanmar cũng xảy ra một vụ hỏa hoạn làm chết nhiều trẻ em Hồi giáo.

Trước đó, hôm 22 tháng 3, chính quyền đã phải ban hành tình trạng thiết quân luật tại thị trấn Meiktila ở vùng Mandalay, nơi bạo động bùng nổ chỉ vì một vụ cãi cọ nơi cửa hàng.

Các nhóm ly khai vũ trang vẫn còn làm chủ vùng rừng núi Miến Điện

Phóng sự mới nhất trên BBC World của Jonathan Head đã nêu bật nạn thù ghét tôn giáo tại vùng này, nơi một số sư sãi Phật giáo thân chính quyền đã công khai tuyên truyền chống Hồi giáo.

Trong một diễn biến nhỏ có chiều hướng tiến bộ, sau sự can thiệp của bà Suu Kyi, chủ dự án mỏ đồng liên doanh với Trung Quốc ở Monywa, Bắc Miến Điện, đã trả lại 900 acre đất cho dân sau nhiều cuộc biểu tình.

Như thế, vì đồng ý tham chính, bà Suu Kyi cũng phải lo việc nước chung với các tướng lĩnh một cách cụ thể về an sinh quốc kế chứ không chỉ đứng một bên để phê phán.

Và dư luận cũng đang mong chờ bà nói rõ ràng hơn, nhanh chóng hơn về các vấn đề sắc tộc đầy gai góc.

Quá trình mở cửa và dân chủ hóa tại Miến Điện là bước đi mạnh dạn chia sẻ quyền lực và trách nhiệm giữa phái tiến bộ của ông Thein Sein trong quân đội với lực lượng của bà Aung San Suu Kyi.

Tiến trình này tại Miến Điện có nhiều điểm giống thỏa thuận chia sẻ quyền lực giữa đảng Cộng sản của Đại tướng Wojciech Jaruzelski ở Ba Lan hồi thập niên 1980 với phe Công đoàn Đoàn kết và nhân vật được giải Nobel Hòa Bình, ông Lech Walesa.

Nhưng nếu như ở Ba Lan khi đó thỏa thuận Bàn Tròn được quốc tế ủng hộ là đủ để xoay chuyển tình hình thì tại Miến Điện ngày nay, cái bắt tay của bà Aung San Suu Kyi và ông Thein Sein, cả hai cùng nhóm sắc tộc Burman đa số, có vẻ chưa đủ.

Có thể coi dân chủ hóa ở Miến Điện là quá trình bắt đầu giữa người Miến với nhau để sau đó, bước tới thực sự thống nhất quốc gia, giải quyết các phe phái quân sự sắc tộc ly khai có hàng vạn quân vẫn làm chủ các vùng rừng núi.

Trong lúc họ chưa kịp hoàn tất hồ sơ đó thì lại nổ ra vấn đề giữa cộng đồng Hồi giáo và Phật giáo, nhắc lại cuộc xung đột âm ỉ, kéo dài tương tự làm hàng nghìn người chết ở Nam Thái Lan.

Giải pháp ‘chính trị đi trước’ ở Miến Điện cũng chưa chắc đã nhanh chóng tạo đà cho ‘kinh tế theo sau’.
Nhiều điều gần gũi 

Bà Aung San Suu Kyi tham chính sau thỏa thuận chia sẻ quyền lực với các tướng lĩnh

So sánh với Việt Nam thì quả là khập khiễng.

Việt Nam đã thống nhất đất nước và vấn đề sắc tộc trong nhiều năm qua vẫn nằm trong tầm kiểm soát của chính quyền trung ương, dù đôi khi có nảy sinh điềm nóng ở một số vùng xa.

Về kinh tế, Việt Nam cũng đã cải tổ sớm hơn nhiều so với Miến Điện và đang chuẩn bị bước lên ngưỡng thu nhập trung bình trong khi Miến Điện còn thiếu vắng gần như toàn bộ cơ sở hạ tầng và vẫn là một trong số nước ‘nghèo khổ nhất châu Á’, theo đánh giá của BBC Monitoring.

Nhưng cũng vì thế, không có lẽ gì mà Việt Nam lại phải chịu tiếng ‘tụt hậu’ so với Miến Điện, nếu đánh giá trên cơ sở các tiêu chí kinh tế, trình độ phát triển, năng lực hội nhập và tính thống nhất.

Nhưng lẽ điều mà các vị lãnh đạo Việt Nam cần làm là thúc đẩy cuộc đối thoại ‘Việt – Việt’ như giữa người Burman đa số tại Miến Điện đã làm.

Vì Việt Nam đi trước Miến Điện trong nhiều lĩnh vực nhưng các luồng khối tư duy trong chính nhóm Việt (Kinh) hóa ra vẫn chưa đồng nhất.

Chia cắt Nam Bắc hay chia rẽ Quốc Cộng đã thuộc về dĩ vãng nhưng các viễn kiến về tương lai đất nước, về câu hỏi Việt Nam muốn trở thành quốc gia như thế nào thì vẫn chưa có đồng thuận, ngay cả trong đa số người dùng tiếng Việt, trong và ngoài nước.

Cuộc tranh luận về Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp này là một dịp tốt để đối thoại về các vấn đề đó.

“Không có lẽ gì mà Việt Nam lại phải chịu tiếng ‘tụt hậu’ so với Miến Điện” 

Lùi lại lịch sử một chút thì ta sẽ thấy các lo ngại phe nhóm, đảng phái hóa ra thật nhỏ bé so với cuộc hành trình xuyên nhiều thế kỷ của các dân tộc Đông Nam Á.

Trước khi người Phương Tây kéo đến thì bên ngoài Đế chế Trung Hoa, vùng Đông Nam Á là nơi các vương triều Ava, Sukhothai, Ayutthaya, Angkor, Champa và Đại Việt tranh giành ảnh hưởng.

Sau này ba nước lớn nhất còn lại là Myanmar, Thái Lan và Việt Nam về số phận tuy khác nhau nhưng cũng chia sẻ nhiều điều gần gũi trong các bước thăng trầm của thời cuộc.

Và hiện nay thì dù mức độ phát triển, nhịp điệu chính trị của mỗi nước một khác nhưng sự ganh đua ngấm ngầm vẫn còn đó, thể hiện qua bóng đá, qua kinh doanh, qua các diễn đàn vùng.

Ai đi trước về sau hay đi sau về trước trong giai đoạn vài ba năm có thể không quá quan trọng.

Điều quan trọng là hướng đi cho Việt Nam trong nhiều thập niên tới.

ASEAN khác EU nên Việt Nam có đổi tên nước là gì, chọn hiến pháp mới ra sao là chuyện hoàn toàn do người Việt quyết định với nhau, người Thái Lan, Indonesia hay Miến Điện sẽ không lên tiếng.

Nhưng chắc chắn có người trong số họ sẽ yên tâm nếu Việt Nam cứ cài số lùi và lo ngại nếu Việt Nam tiến quá nhanh trong cuộc cạnh tranh khu vực.

BBC

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Hãy chấm dứt làm những con hủi, hãy làm Người!

Wednesday, April 3, 2013

Hãy chấm dứt làm những con hủi, hãy làm Người!

QLB 
Sau khi đánh bom Tòa Đại sứ Mỹ  Ngọc Diệp bí mật đi tu tại chùa Quang Minh Tự (Phú Nhuận)
 – Rất nhiều ‘chiến sĩ tình báo’ lừng lẫy một thời, nay nếu gặp lại sẽ bắt gặp ở họ chỉ có những giọt nước mắt lăn dài… Người thì đang sống  trong tủi nhục, nghèo đói, người may mắn hơn có chức vụ cao trong Chế độ mới, song cũng phải sống trong tâm trạng khắc khoải, phẫn uất, hối tiếc…

Trường hợp Thượng Tướng Phan Trung Kiên, người đội trưởng Biệt động Sài gòn lừng lẫy năm xưa đã từng được phong tặng danh hiệu anh hùng, cuộc đời đi theo ‘cách mạng’ đã đưa ông lên được đến ‘lon’ Thượng Tướng, vậy mà ngay khi vừa về nghỉ hưu chưa được mấy tháng ông đã phải  nằm bất động bởi ‘cơn nhồi máu cơ tim’ do thầy trò Nguyễn Văn Hưởng gây ra bởi đơn giản ông đã nhiều lần lớn tiếng vạch mặt chỉ tên tham nhũng, bởi ông không còn dấu nổi sự hối tiếc để rồi thốt ra miệng không phải chỉ một lần:

 
“Nếu biết thế này thì trước đây không đủ sức ‘làm cách mạng’….”!
 

Trường hợp nữ tình báo Đặng Ngọc Ánh – Một Bác sĩ nổi tiếng tốt nghiệp Sorbone – đã ‘lập thành tích’ kinh hoàng ngày 29/6/1965: Đánh sập Tòa Đại sứ Hoa Kỳ! Vậy mà số phận của bà những năm cuối đời đến chính giới truyền thông Lề Đảng hôm nay đã phải đau đớn viết:

Cả cuộc đời hy sinh, cống hiến cho cách mạng, cuối đời bà phải sống nương tựa vào người con tật nguyền của một nữ đồng đội mà bà hứa nhận nuôi. Để có cái ăn, bà phải tự tay lao động âm thầm ở một bản làng vùng sâu của huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng).”
Cả cuộc đời nữ bác sĩ xinh đẹp này đã hy sinh cho ‘Cách mạng’, đã chối bỏ cả người chồng chính thức của mình, rồi lừa dối một Đại sứ Mỹ lấy làm chồng chì vì để đánh sập Tòa Đại Sứ cướp luôn cuộc đời sự nghiệp của chính ông Đại sứ này…
Có lẽ cuộc đời đều có nhân quả: Từ sau ngày 30-4-1975, cuộc đời của bà Ngọc Ánh là những năm tháng dài tăm tối, tủi nhục, nghèo đói, sống lay lắt ở một vùng đồi núi….
Từ một phụ nữa xinh đẹp, tài ba, bà Ánh đã biến thành thế này đây….
Những người gặp bà đời thường đều được nghe những tiếng chặc lưỡi, những giọt nước mắt hối tiếc vì những điều mình đã làm…
Tất cả những người như họ mà Thượng Tướng Phan Trung Kiên, như bà Đặng Ngọc Ánh chỉ là gương mặt điển hình … Họ đều giống nhau ở một điều: Tất cả đều nhận ra mình đã bị lừa dối, đã bị lầm lạc hy sinh cho một thứ không có thật… Đã có những năm tháng họ lầm tưởng rằng mình chiến đấu, hy sinh vì lý tưởng, vì lòng yêu nước…..
Để rồi sự thật phũ phàng cuộc đời họ là câu trả lời đầy đủ nhất: Họ đã gây tội ác không những đối với đồng loại mà đối với chính những người thân yêu của họ và gây tội ác đối với chính bản thân họ! Họ đã đánh đổi Hạnh phúc có thật của mình cho một chủ thuyết, cho một Đảng mà đến hôm nay đã hiện nguyên hình chính là Đảng X – Đảng tham nhũng, độc tài, phát xít.
 Họ và hàng triệu triệu người đã nằm xuống, đã hy sinh để rồi đẩy nhân dân Việt Nam vào sự  thống trị của những Đồng chí X – Những ‘tinh tú’ của Đảng – Kẻ tham nhũng, bạo tàn, vô ơn, bội nghĩa, lấy đàn áp nhân dân làm vui, cướp bóc, làm giàu qua đêm làm lẽ sống … – Đó chính là đặc trưng của một lý tưởng, một chủ thuyết mà những Thượng Tướng Phan Trung Kiên, những Bác sĩ hoàng tộc Đặng Ngọc Ánh, những cựu chiến binh Đoàn Văn Vươn cùng hàng triệu triệu người Việt Nam khác đã lầm lạc đi theo để đến cuối đời mới nhìn thấy ‘cái mặt nạ đã rơi xuống’ để lộ nguyên hình bản chất thật: MỘT ĐẢNG X CỦA BÈ LŨ THAM NHŨNG, ĐỘC TÀI X!
Hàng triệu con tim đã thổn thức với những giọt nước mắt đắng cay lăn dài…. Những nước mắt cũng chẳng khiến bè lũ X động lòng! Hãy gạt nước mắt, nuốt căm hận vào tim, Hãy cùng nhau đứng dạy để sửa sai lầm của chính mình, cùng nhau đoàn kết đánh đổ bè lũ X! Chỉ có như vậy mới đưa Việt Nam trở thành một đất nước như nguyện ước của Hồ Chí Minh: Một Việt Nam Dân chủ – Cộng hòa của một chế độ hòa hợp dân tộc mà mọi thành phần, mọi đảng phái được bình đẳng, mỗi con người thật sự có quyền làm người cùng tham gia xây dựng một Tổ Quốc  Việt Nam giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh như Hiến Pháp 1946 đã đề ra…
Sau 68 năm nhân dân Việt Nam chỉ mong muốn được ‘lội ngược’ lại quá khứ, được hưởng quyền làm người như 67 năm về trước của bản Hiến Pháp 1946. Ước nguyện quá ư nhỏ bé, quá ư khiêm tốn và đó cũng là lý tưởng mà dân tộc đã đi theo Nguyễn Ái Quốc, vậy mà xem ra như không tưởng!!!!!!!!!
Nhân dân Việt Nam không thể để Đảng X dẫn dắt cả dân tộc chúng ta đến trại tập trung khổng lồ để tự sát như vậy, hãy tự mình quyết định vận mệnh của chính mình:
 HÃY CHẤM DỨT LÀM NHỮNG CON HỦI BỊ CẢ THẾ GIỚI NGUYỀN RỦA! HÃY TRỞ LẠI LÀM NGƯỜI TỰ DO SÁNG VAI CÙNG NĂM CHÂU BỐN BỂ!
Đàm Đức Đam
Mời xem thêm những bài viết của Lề Đảng để hiểu thêm….
Nữ tình báo dòng dõi hoàng tộc xinh đẹp nhất Việt Nam

Xinh đẹp, gan dạ, bản lĩnh, thông minh, tài giỏi… bà trở thành một cán bộ tình báo chiến lược, sánh ngang với những cây đa, cây đề trong làng tình báo Việt Nam. Bà là người từng gây chấn động nước Mỹ với trận đánh xóa sổ Đại sứ quán Mỹ, Nha cảnh sát quận I (Sài Gòn) ngày 20/9/1965.

Theo bà Đặng Hoàng Ánh, chính tuổi thơ bất hạnh, thời thế loạn lạc đã dẫn lối đưa đường một thiếu nữ 11 tuổi như bà đi theo con đường cách mạng. Mong ước đền nợ nước, trả thù nhà là động lực để bà cố gắng học hỏi và trở thành một nhà tình báo xuất sắc, luồn sâu trong lòng địch, thực hiện những trận đánh cảm tử rúng động chính quyền địch.

Ký ức Hoàng tộc 
May mắn được biết đến bà, với tôi đó là một diễm phúc. Bởi xét theo đế hệ Hoàng triều thời phong kiến, bà là một Quận chúa lá ngọc cành vàng. Chị em con chú con bác với vua Bảo Đại và là em họ của giáo sư Bửu Hội (Giáo sư nổi tiếng thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học Pháp). Thời chiến, bà là một chiến sỹ tình báo cao cấp hoạt động lưỡng tuyến trên lằn ranh giữa ta và địch. Bên cạnh đó, bà cũng là bác sỹ giải phẫu nổi tiếng từng tốt nghiệp hạng xuất sắc đại học Sorbonne Pari (Pháp) thập kỷ 60, được chính quyền Sài Gòn trọng dụng và Tống Ngô Đình Diệm mến mộ nhận làm con nuôi.

Thời bình trở lại, bà là người thẳng thắn, sắc sảo, dám đấu tranh với tiêu cực, được nhân dân và chính quyền cơ sở tin yêu. Điều đáng nói cuộc đời bà không bình lặng như người ta tưởng, đó là quãng đời chỉ có sóng gió và những con đường gập ghềnh, đầy góc khuất. Tôi cam đoan như thế. Trong những dòng nhật ký được bà chép tay trong suốt hơn nửa cuộc đời có vinh, nhục, ngọt, bùi, đắng, cay… Tất nhiên, còn thấm đẫm những dòng nước mắt chát chua. Cả cuộc đời hy sinh, cống hiến cho cách mạng, cuối đời bà phải sống nương tựa vào người con tật nguyền của một nữ đồng đội mà bà hứa nhận nuôi. Để có cái ăn, bà phải tự tay lao động âm thầm ở một bản làng vùng sâu của huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng).

Chuyến xe từ TP.HCM ngược Tây Nguyên chông chênh vượt qua những con đường gập ghềnh, đèo cao, dốc thẳm. Qua điện thoại hẹn trước, giọng cụ bà tôi cần gặp thâm trầm chất Huế pha lẫn sự ngọt ngào của thanh âm Nam Bộ cứ động viên quan tâm. Tôi bồi hồi liên tưởng khi được gặp, trò chuyện thân tình với bà, con người mà cuộc đời có thể ví tựa huyền thoại. Từ ngã ba Liên Khương (thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng) rẽ trái tầm 10km thì vào xã Bình Thạnh – chốn quê yên bình mà cựu tình báo một thời đang sống quảng cuối cuộc đời.

Vừa đến nơi, cụ bà đã đứng đầu ngõ nở nụ cười đón khách. Với cặp kính trắng trễ gọng, nụ cười tươi trên gương mặt phúc hậu, vết nhăn thời gian vẫn chưa làm nhòa nét đẹp quý phái của một Quận chúa có dòng dõi Hoàng tộc. Bà bắt tay lanh lẹ và dẫn tôi vào nhà. Căn nhà nhỏ, sạch sẽ do một tay bà tạo dựng bằng chính sức lao động của mình sau giải phóng. Hiện bà ở cùng gia đình anh Đặng Anh Quân (48 tuổi), là con của một nữ đồng đội hi sinh trong tù mà bà nhận nuôi, đến nay vẫn chưa thể tìm được người thân, cũng như gốc tích.

Trong gian phòng nhỏ, trên chiếc tủ mộc đơn sơ, bà trân trọng để tấm ảnh trắng đen đã ố màu. Bên đối diện là ảnh Bác Hồ. Thấy ánh mắt tò mò của tôi, cụ bà cười hiền: “Ba tôi đấy, Trần Lệ Chất (tự Gia Khanh), đồng môn, đồng niên, đồng chí hướng với cụ Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Bác Hồ). Ông cũng là thành viên sáng lập ra trường Dục Thanh (Phan Thiết, nơi Bác Hồ từng dạy học) và tổ chức những hoạt động yêu nước đầu thế kỷ 20. Bà Đặng Hoàng Ánh bảo, cha bà sinh năm 1862, làm quan triều đình nhà Nguyễn, thông minh, thạo nhiều ngoại ngữ nhưng có xu hướng tiến bộ, bất mãn triều đình nên bỏ áo mũ, từ quan.

Trong ảnh, ông cụ trán cao, mắt sáng ẩn sau cặp kính tròn, cổ thắt cà vạt kiểu Tây, bức ảnh chụp chân dung một trí thức hơn thế kỷ trước vẫn đẹp đến lạ. Trong trí nhớ cụ bà, vị cha già hiện lên đầy hãnh diện và tự hào: “Sinh thời người dân mến mộ thường gọi cha tôi là Lệ Chất tiên sinh. Với những hoạt động yêu nước, khi phong trào Duy tân bị Pháp đàn áp, ông phải chạy sang Bồ Đào Nha. Sau khi về nước thì ông ra Bắc rồi lấy vợ ngoài Thanh Oai (Hà Nội), sau đó làm thư ký cho Công sứ Pháp Claude Léon Lucien Garnier (Người có cổ phần trong Công ty thương mại Liên Thành hồi đầu thế kỷ 20 ở Phan Thiết – Bình Thuận). Hiện tại con cháu của các anh chị em (con của vợ đầu) của cha tôi vẫn còn ở ngoài Bắc, đến nay chúng tôi vẫn liên lạc.

Theo cách mạng

Được Công sứ Claude Léon Lucien Garnier trọng dụng, năm 1906 cha bà vào Bình Thuận xin giấy phép tập hợp với những trí thức tư sản yêu nước lúc bấy giờ là Hồ Tá Bang, Nguyễn Trọng Lợi, Nguyễn Quý Anh, Nguyễn Hiệt Chi, Trần Lệ Chất, Ngô Văn Nhượng thành lập Công ty Liên Thành. Công ty chuyên buôn bán nước mắm và một số mặt hàng hải sản khác, trong đó có cổ phần của viên công sứ Pháp. Rồi thành lập tiếp 2 bộ phận là: “Liên Thành Thư Xã (truyền bá sách báo, tài liệu tiến bộ từ hải ngoại) và Dục Thanhhọc hiệu (trường dạy học). Tất cả để hưởng ứng phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng tại Trung Kỳ. Nhân duyên đã đưa cha bà cưu mang người con của đồng môn Nguyễn Sinh Sắc là Nguyễn Văn Ba (sau này là Bác Hồ).

Cũng từ đây, cha bà nhận ra nguyện vọng tìm con đường cứu nước của Nguyễn Văn Ba, nhờ quen biết với Công sứ Pháp và ông Hồ Tá Bang (trí thức Duy tân) mà ông đã làm giấy chứng nhận (tựa như giấy chứng minh) cho Văn Ba. Vào tháng 5/1911 Công sứ Pháp gọi cha bà giao việc đi Pháp để ngoại giao buôn bán. Cơ hội đến, chàng thanh niên Văn Ba xin được ra nước ngoài cùng chuyến tàu. Cha bà đã đứng ra xin Công sứ Pháp làm paso xuất cảnh cho Văn Ba và được đồng ý, còn cha bà chính thức đổi họ thành Nguyễn Như Chuyên

. Ngày 2/6/1911 tàu Amiral Latouche Tréville (quốc tịch Pháp) cập cảng Nhà Rồng (Sài Gòn). Đến ngày 5/6/1911, cha bà và chàng thanh niên Văn Ba lên tàu rời bến Nhà Rồng, chính thức xuất ngoại. Bà Đặng Hoàng Ánh bảo, những câu chuyện quá khứ bà đều được nghe cha mình kể lúc ông còn sinh thời. Và, chính tuổi thơ đầy bất hạnh, những tháng năm đau thương như là chất xúc tác găm tất cả vào trí nhớ, thường trực theo bà qua từng năm tháng không thể nào quên. “Đó là những câu chuyện tôi được nghe lúc cha tôi còn sống kể lại và một phần tôi đã chứng kiến, tôi đã ghi lại trung thực trong những trang nhật ký từ khi tôi là sinh viên y khoa ở Việt Nam, với mong muốn con cháu mình sau này đọc lại để biết”, bà nói.

Trong những lời trò chuyện, tôi cảm nhận được nỗi buồn khó giấu trên khuôn mặt nhẫn nhịn của bà. Như khơi vào ký ức buồn, giọng bà chùng xuống: “Rồi một ngày tai họa ập xuống, cả nhà tôi bị xử giảo hình“. Nói đến đây cổ bà nghẹn lại, khóe mắt đôi dòng lệ lại rơi, đôi mắt thâm quầng mà cuộc đời đầy sóng gió của một Quận chúa đã bao lần thầm khóc. Ngồi suy ngẫm lại cuộc đời, bà gửi trong dòng nhật ký:

 “Tôi chịu đựng bao cay đắng, nhiều lúc muốn buông xuôi trôi nổi theo số phận. Nhưng nhìn về quá khứ của bản thân, của ba, của má, của anh chị em… nên tôi lại gượng dậy, vượt qua”. 

Câu chuyện giữa tôi và Quận chúa có lúc chững lại, đó là lúc bà nhắc lại quá khứ đau buồn. Bà Ánh đưa tôi xem chiếc vòng tay bằng đá xanh, đúng ra nó là một kỷ vật hơn là thứ đồ trang sức, bà đã cẩn trọng đeo giữ trong suốt quãng đời đã qua của mình. “Khi cả nhà tôi bị xử giảo hình, máu chảy loang lổ nền đất, mẹ tôi ngã xuống, tôi chỉ kịp lấy được chiếc vòng này. Mẹ tôi là cụ Trương Ngọc Trầm em họ của cụ Trương Gia Mô (1866-1929, từng làm quan ở Huế, một sĩ phu yêu nước đầu thế kỷ 20). Đó là ngày 26 tháng Chạp, năm 1945 (Bính Tuất), chỉ còn bốn ngày nữa là Tết cổ truyền. Bọn Tôn Nhân Phủ (cơ quan quản lí nội bộ hoàng tộc thời phong kiến của triều đình) và giặc Pháp đã cấu kết với nhau giả chiếu của vua Bảo Đại xử tru di cả nhà tôi, vì cha tôi ủng hộ các phong trào cải tiến”.

Lối rẽ

Bà bảo, bản thân may mắn được đồng chí Phạm Hùng (nhà cách mạng lừng danh từng bị Pháp hai lần tuyên án tử, người từng được cha bà cứu thoát hồi ở Mỹ Tho) cứu đưa về Sài Gòn giao gửi cho đồng chí Phạm Văn Xô (người được nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng cao quý). Bà được cưu mang, dạy dỗ và cho đi học, đó là con đường dẫn bà đến với cách mạng và trở thành một sinh viên y khoa xuất sắc, một nhà tình báo chiến lược từng làm cho bọn Mỹ – Ngụy bao phen chao đảo.

Đột nhập “Nhà trắng châu Á” 

Khoảng giữa năm 1964, mật tin tình báo cho biết, năm 1965 Mỹ sẽ tăng viện trợ vũ khí, cố vấn và binh lính vào miền Nam để thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. Theo đó, chính quyền tay sai tại miền Nam sẽ ký thỏa thuận cho Mỹ mượn cảng Cam Ranh trong vòng 30 năm làm căn cứ quân sự. Đổi lại Mỹ sẽ đổ đô la vào miền Nam chống lưng cho ngụy quyền bằng các phương tiện chiến tranh hiện đại để mở rộng chiến sự ra miền Bắc.

Tình hình đó, TW chỉ đạo lực lượng biệt động Sài Gòn phải lên phương án đánh Đại sứ quán Mỹ để răn đe, bắt buộc phải có thiệt hại. Trong cuộc họp bí mật sau đó có đồng chí Bảy Vịnh (Nguyễn Vịnh, sau này là đại tướng Nguyễn Chí Thanh) cùng những đồng chí biệt động Sài thành, rất nhiều phương án được đưa ra. Trong đó đáng chú ý là phương án của T2R (Phạm Ngọc Diệp, tức bà Đặng Hoàng Ánh bây giờ) là sử dụng lực lượng nhỏ, công khai khéo léo tiếp cận, làm quen với một nhân viên cao cấp nào đó trong đại sứ quán. Khi lọt vào bên trong, điều nghiên tình hình thì cơ hội đánh thành công sẽ cao hơn.

Bà Ánh (đứng giữa) được phong dũng sỹ diệt Mỹ sau trận đánh tại sứ quán Mỹ năm 1965 và được ra Bắc gặp Bác Hồ, Bác Tôn.

Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn lúc này có những quan chức như: Đại tướng Maxwell D. Taylor phụ trách về kinh tế, tiến sỹ Kissinger phụ trách về quân sự, Tư lệnh bộ chỉ huy cố vấn quân sự Mỹ tại miền Nam, tướng Westmoland và phụ trách chiến sự, trung tướng Maxcov phụ trách chiến đấu trực tiếp và Robert Maxnamara phụ trách vũ khí chiến trường. Tuy nhiên, trong số đó Ngọc Diệp chú ý đến cái tên Maxwell D. Taylor.

Ông cố vấn Vũ Ngọc Nhạ (tình báo chiến lược được cách mạng cài cắm) từng cho biết, Taylor là người không chỉ sõi tiếng Việt cũng như văn hóa Việt. Bà ngoại Taylor là người Việt, nên ông ta cũng có cảm tình với người Việt. Hơn nữa, hiện Taylor vẫn còn cô đơn vì đã li hôn vợ, nên nếu dùng mỹ nhân kế làm quen viên đại sứ này thì không khó. Trên cơ sở đó T2 (Đặng Ngọc Diệp) phân tích, nếu tiếp cận được Taylor thì sẽ dễ bề vào Đại sứ quán Mỹ nghiên cứu tình hình và sẽ có cơ hội đặt bom bí mật để đánh. Sau hồi bỏ phiếu thì phương án của T2- Đặng Hoàng Ánh đạt số phiếu nhiều hơn.

Sau khi Diệm bị ám sát năm 1963, Hoàng Đức Nhã (người của cách mạng) tiếp tục về làm cố vấn trong Tổng thống phủ. Ông còn thường ra vào đại sứ quán dễ dàng như thể ở nhà mình, hơn nữa quen biết tất cả các tướng tá trong chính giới Sài Gòn cũng như các đại cứ Mỹ tại Việt Nam, trong đó có Maxwell D. Taylor. Tại cuộc gặp bí mật tại Nhà thờ Đức Bà, Ngọc Diệp nhờ Hoàng Đức Nhã giới thiệu vào dinh tổng thống làm tiếp tân, kiêm ca vũ để phục vụ trong những buổi liên hoan cho binh lính. Với uy tín từng làm bác sỹ cho mẹ Ngô Đình Diệm, lại nói tiếng Tây lưu loát, có ngoại hình, cô được gật đầu nhận ngay.

Điệp vụ hoàn hảo 

Hoàng Đức Nhã, người của Tổng thống phủ giới thiệu Ngọc Diệp với đại sứ Maxwell D. Taylor. Ngay cái nhìn đầu tiên người đàn ông từng hơn một lần vỡ hạnh phúc đã phải si mê trước nét đẹp thuần khiết và tài năng của Ngọc Diệp. Đặc biệt khi biết Ngọc Diệp là quận chúa cuối cùng của nền phong kiến Việt Nam, em của vua thất sủng Bảo Đại, ông ta càng thêm trân trọng và mến mộ. Từ ngày tiếp cận được Taylor, mọi thứ đều diễn ra như kịch bản đã vạch. “Ông ta hơn tôi gần 20 tuổi, đó là một người Mỹ tiến bộ, hiểu người Việt hơn cả người bản xứ, quan điểm ở Việt Nam của ông ta cũng không cực đoan như những viên tướng khác. Ông ấy cầu hôn tôi và hứa cho tôi tất cả những gì nếu tôi thích, sẵn sàng dẫn tôi sang Mỹ sống đời nhung lụa. Ông ấy tặng tôi tờ ngân phiếu giá trị 1 triệu USD và chiếc nhẫn quý để cầu hôn. Số tiền này tôi giao cho đồng chí anh Hai Phạm Văn Xô để góp vào mua vũ khí”, nữ biệt động tài sắc ngày nào nhớ lại.

Mệnh lệnh của tổ chức, của Đảng phải thực thi, không có yếu tố tình cảm được xen lẫn, lý trí luôn phải làm chủ. Trong những ngày vờ làm người tình của Maxwell Taylor, phải ăn diện, dự tiệc ở biệt thự xa hoa, bà Đặng Hoàng Ánh lúc đó phải chịu biết bao cay nghiệt từ bạn bè, đồng nghiệp là các bác sỹ. Họ cho rằng bà tham đô la nên sẵn sàng bỏ chồng, con cặp bồ với người Mỹ. Chỉ có bà, những đồng đội và lãnh đạo Bảy Vịnh mới biết. Cuộc đời làm tình báo như bà nói, đó là sự hi sinh thầm lặng, có những điều không bao giờ được nói mà chỉ được làm. “Sau này tiếng đời tôi từng lấy chồng Mỹ cũng có nguồn gốc từ sự kiện này. Trong khi đó, đây là kịch bản của tổ chức đề ra, tôi có trách nhiệm phải diễn, phải làm vợ viên đại sứ Mỹ, tạo lòng tin trong chính quyền Sài Gòn để có cơ hội đánh”, bà nói.

Rồi Ngọc Diệp vờ đồng ý lấy Maxwell D. Taylor, lễ đính hôn sẽ được tổ chức ở tòa đại sứ Mỹ vào ngày 29/5/1965, đúng ngày trọng đại chính quyền Sài Gòn ký kết với Mỹ thỏa thuận quân sự thuê bán đảo Cam Ranh. Qua thông tin từ chồng tương lai Taylor, một đại tiệc lớn sẽ được mở, dự kiến trên dưới 2.000 người, trong đó chủ yếu là tướng tá chóp bu ngụy và những viên đại sứ Mỹ. Cơ hội đến, Ngọc Diệp xin quyết định đánh vào ngày này, phương án đưa ra lợi dụng uy tín là vợ đính hôn của đại sứ Taylor, Ngọc Diệp sẽ bí mật mang thuốc nổ vào đặt trong các bình hoa trên các bàn tiệc.

Trong gian phòng dự kiến sẽ có 134 bàn, mỗi bàn dài 10 người đều có lọ hoa, tất cả thuốc nổ tổng hợp đều được Ngọc Diệp bỏ vào trước đó, dự kiến khi phát nổ nó sẽ làm lây lan sang kho đạn ở nha cảnh sát. Sáng 29/5/1965, Ngọc Diệp cùng những chiến sỹ tình báo được cài cắm trong chính quyền Sài Gòn bám sát hỗ trợ là trung tướng Đặng Văn Quang, đại tướng Đỗ Cao Trí, trung tướng Lịnh Quang Viên, tình báo Hoàng Đức Nhã, Tổng nha quận I Sài Gòn Kiều Công Bì, hai ca sỹ phản gián Ngọc Hiển và Cẩm Vân. Ngọc Diệp tay cầm 3 con gấu bông như cũ đi vào tòa đại sứ. Lễ đính hôn cùng Taylor sẽ được tổ chức trước, sau đó là lễ ký thỏa thuận Mỹ- Sài Gòn, cuối cùng là mở tiệc ăn mừng.

Lễ đính hôn cùng Taylor xong, đến lễ ký kết hoàn thành, cuối cùng là bản Tăng- gô và những ly rượu dạ tiệc. Ngọc Diệp nán lại nhảy cùng chồng, hết bản nhạc, Ngọc Diệp cùng những sỹ quan cao cấp (chiến sỹ đặc tình) nhanh chóng chào ra về. Chiếc xe vừa chạy đến Bưu điện Sài Gòn thì 3 tiếng nổ chát chúa liên tiếp vang lên. Xong, cô bí mật đến chùa Quang Minh Tự (Q. Phú Nhuận) xuống tóc đi tu. Ngày hôm sau các nhật báo Sài Gòn đều chạy những tin tức nóng trên trang nhất về vụ đánh bom táo tợn này cho biết, tòa đại sứ Mỹ và Nha cảnh sát quận I sau buối sáng đã trở thành đống gạch vụn.

Hai trận đánh cách nhau 59 ngày

Nhiều tranh cãi đã diễn ra về vụ đánh tòa đại sứ Mỹ 1965. Trên thực tế, thời Ngô Đình Diệm tòa đại sứ Mỹ đặt gần Sân bay Tân Sơn Nhất bị đánh 3 lần, sau đó chuyển về đường Hàm Nghi bị đánh một lần, nhưng tất cả đều không gây thiệt hại. Lần thứ 5 thì đội biệt động của bà Ánh dưới sự chỉ đạo của đồng chí Phạm Văn Xô mới tiêu diệt được. Đáng chú ý là trận đánh ngày 30/3/1965 có nhiều chi tiết trùng hợp, gây nhầm lẫn với trận đánh ngày 29/5/1965.

Theo bà Đặng Hoàng Ánh, trận đánh này do đồng chí Bảy Bê (tức Nguyễn Văn Xuân, Bình Định) biệt động Thành Sài Gòn tiến hành vào 10h40’ sáng 30/3/1965, tại đường Hàm Nghi. Sau sự kiện này tòa đại sứ chuyển đến đường Mạc Đỉnh Chi, sát vách Nha cảnh sát quận I. Đến sáng 29/5/1965 thì bà Đặng Hoàng Ánh tiến hành đánh sập gần như hoàn toàn lúc10h45. “Hai sự kiện cách nhau 59 ngày, ở hai địa điểm khác nhau. Nhiều người đã nhầm lẫn, chỉ có những người trong cuộc như chúng tôi mới tường tận”, bà Ánh nói.

Kỳ Anh

Categories: Tài Liệu Tham Khảo | Leave a comment

Blog at WordPress.com.