Monthly Archives: May 2013

Người mẹ Việt khiến báo Pháp cảm động

Thứ Ba, 28/05/2013 – 10:46

 

Người mẹ Việt khiến báo Pháp cảm

động

Chị là Hélènne Pucci, sinh năm 1945, người gốc Sài Gòn nhưng sang Pháp định cư từ năm 10 tuổi. Khác với bao người mẹ trên đời, chị ít khi dám nhắc đến con trai út của mình bởi đó là tình yêu mà chị có thể đánh đổi bằng cả sinh mạng mình, đồng thời cũng là nỗi đau lớn nhất và chưa bao giờ nguôi ngoai trong cuộc đời chị.


Vụ thắng kiện gần 1 triệu USD nổi tiếng nước Pháp

Chuyện xảy ra vào năm 1994, khi đó Jean Marc Pucci – con trai út của chị mới 16 tuổi. Ở cái tuổi “bẽ gãy sừng trâu” khi ấy, Jean đam mê bơi lội và có thể bơi sải đến 700m hai lượt đi về trên biển ở Paris. Một buổi sáng, Jean đến hồ bơi. Quăng mình xuống hồ, Jean vấp cú va chạm mạnh với một người bạn đang đứng dưới hồ, khiến đầu Jean bị đập vào thành hồ. Máu tuôn ra, Jean ngất xỉu.

Nói về con trai, chưa bao giờ chị Hélènne Pucci cầm được nước mắt.
Nói về con trai, chưa bao giờ chị Hélènne Pucci cầm được nước mắt.
Trước cửa phòng cấp cứu, bác sĩ cho biết Jean bị gãy và bể tủy đốt sống cổ, khả năng sẽ bị liệt đến chết, còn nếu cho mổ thì xác suất hồi phục là 0%. Chị vừa nghe xong thì loạng choạng, bước ra sân bệnh viện đứng khóc.

12 giờ đêm đó, hai cánh tay của Jean mất cảm giác, đến 3 giờ sáng thì liệt hết cả người. Y tá gọi bác sĩ đến xem, bác sĩ khẳng định diễn biến như vậy là bình thường. Chị như bị đứt từng đoạn ruột, nhưng bằng linh cảm kỳ lạ của một người mẹ, chị nhận ra có sự khuất tất trong kết luận và quá trình điều trị của bệnh viện. Chị đâm đơn kiện bệnh viện ra tòa.

Tòa giam hai vị bác sĩ điều trị chính cho Jean là Jean – Francois Vaxemédecins và Samir Daoui trong 24 giờ, họ vẫn khăng khăng bảo mình điều trị đúng quy trình. Giam họ thêm 24 giờ nữa thì bất ngờ một y tá đứng ra làm chứng hai vị này đã giấu và thay đổi chứng cứ, rằng nếu được mổ kịp thời thì Jean hoàn toàn có khả năng hồi phục. Hai bác sĩ bị nhốt tù 30 ngày.

Bất nhẫn trước sự bất tương xứng giữa hình phạt và mất mát quá lớn mà Jean phải gánh chịu, chị kiện lần thứ hai. Lần này, tòa bắt bảo hiểm bệnh viện phải bồi thường cho Jean 900.000USD.

Thời điểm đó, dư luận nước Pháp đặc biệt quan tâm theo dõi vụ kiện hy hữu kéo dài gần 2 năm của người phụ nữ gốc Việt. Vụ việc được phản ánh trên nhiều mặt báo Pháp làm rung động hàng triệu trái tim bạn đọc trước tình yêu, nghị lực phi thường và sự dũng cảm của một người mẹ.

Nói về con trai, chưa bao giờ chị Hélènne Pucci cầm được nước mắt.

Tờ Le Parisien đăng bài viết về vụ đòi lại công lý cho con trai của chị Hélènne Pucci, với tít: “Cái chết hay là sai lầm điều trị?”.

Người mẹ 1,6m thoăn thoắt bê đỡ con trai cao… 2,05m

Trước khi Jean bị nạn, chị Hélènne Pucci có hãng phim tư nhân, chuyên sản xuất phim cho các kênh truyền hình ở Pháp, cũng là bà chủ của một khách sạn 3 sao ở Paris. Nhưng chị đã bỏ hết công việc và sự nghiệp, bán tháo gần hết tài sản để tiếp tục chạy chữa cho con.

Suốt 15 năm dài từ khi con trai bị tai nạn cho đến khi mất, chị Hélènne đã gạt nước mắt chăm lo cho Jean từng ly từng chút một bằng tình yêu thương và sự chu đáo đến lạ kỳ, không khác hồi con mới lọt lòng hay mới lên ba, lên năm tuổi. Chị hầu như túc trực bên Jean suốt 24/24, từ làm vệ sinh cá nhân thay con, đến đút mớm cơm nước, lo từng bữa ăn giấc ngủ đến diễn biến buồn vui nhỏ nhặt của con đều không thể thiếu chị. May sao qua một thời gian điều trị thuốc thang theo kiểu “vái tứ phương” và tích cực tập vật lý trị liệu, Jean hồi phục vận động hai cánh tay, nhưng vẫn phải vĩnh viễn ngồi xe lăn.

Trong suốt 15 năm gắn bó như hình và bóng với đứa con trai bất hạnh của mình, mỗi đêm chỉ dám chợp mắt khoảng 3 giờ đồng hồ, chỉ có duy nhất một lần chị Hélènne tạm rời con vào năm 2006, khi chị bị nhồi máu tim. Chỉ có sức mạnh kỳ diệu của tình mẫu tử thiêng liêng mới có thể cắt nghĩa nổi vì sao chị có thể tỉnh dậy khỏe mạnh như thường sau hai ngày nằm liệt giường và do đâu người mẹ 1,6m này có thể ngày ngày thoăn thoắt bê đỡ con trai cao lớn 2,05m lên xuống xe lăn và ra vào ôtô.

Ở một mặt trận khác phức tạp hơn, chị còn làm nên một cuộc thay đổi lớn lao trong quan điểm sống và tâm hồn con trai. Từ một người suy sụp, chán sống sau khi sức khỏe bị tước đoạt, Jean dần cảm thấy tự tin và sống hạnh phúc trong  sự quan tâm ấm áp của mẹ và mọi người xung quanh. Đã có lúc Jean tủi thân mình, chạnh lòng cho mẹ buông câu: “Con đã phá nát đời mẹ rồi, con đáng chết!”, nhưng câu trả lời của người mẹ đã đem lại ý chí sống cho Jean: “Con là tất cả ý nghĩa cuộc sống của mẹ, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào”. Ba năm trước khi Jean mất, mỗi đêm ngủ của con là một đêm trắng của mẹ. Chị nằm ghé dưới chân con, canh chừng không để chiếc chân lành của con đạp lên một bên chân bị sưng phù khiến con đau đớn tỉnh giấc.

Ngày cuối cùng của Jean, chị kể trong nước mắt: “Jean hôn mê một ngày một đêm, nhịp tim gần bằng 0 thì bỗng bừng tỉnh dậy, thều thào cho biết là “Con đang chết nửa đường thì nghe tiếng mẹ gọi con thảm thiết quá nên con quay trở lại!”. Sau đó, Jean lịm dần rồi ra đi với hai dòng nước mắt chảy dài.

Đoạn đời còn lại đầy ý nghĩa

Từ nhiều năm nay, chị Hélènne Pucci gắn mình với rất nhiều hoạt động từ thiện tại quê mẹ Việt Nam. Ngoài các hoạt động từ thiện với tư cách cá nhân, chị còn là thành viên của Quỹ Hỗ trợ giáo dục nhân đạo Việt Nam. Có đợt hưởng ứng kêu gọi xin thuốc cho bệnh nhân phong cùi ở Việt Nam của chị, ông Giám đốc Khách sạn Equinox Paris 13 ở Pháp đã vận động và tài trợ đến… 300kg thuốc.

Về bản thân, chị nói: “Tôi đã và đang chịu đựng nỗi đau mất con nên càng thông cảm cho nhiều người cũng gặp bất hạnh. Hơn nữa, lâu nay tôi không chỉ sống cho mình mà còn sống thay cho cả đời sống của con, tôi làm những việc này cũng là thay cho con. Hồi còn sống, nó luôn ủng hộ tôi làm từ thiện”. Câu chuyện đặc biệt về trái tim người mẹ của chị Hélènne còn là nguồn cảm hứng để mới đây nhà văn, nhà biên kịch Lê Văn Duy chấp bút thành kịch bản phim truyền hình Gió đồng, giữ đúng tên hai mẹ con chị trong kịch bản.

Tôi quý và nể chị nuôi Hélènne

Tôi quen biết chị Hélènne từ năm 1995 rồi thân thiết như chị em ruột thịt cho đến bây giờ, từ chỗ cùng cảnh ngộ khuyết tật với con trai của chị. Bất cứ chuyện vui buồn lớn nhỏ gì tôi cũng có thể chia sẻ hết với chị. Tôi chưa thấy người mẹ nào kiên cường và làm được nhiều điều phi thường cho con mình, mà ngay cả sức vóc đàn ông mạnh khỏe đến thế nào cũng không làm nổi. Chị cũng là một người rất hiền từ nhân hậu, nghe khó nghe khổ dù ở chỗ xa xôi thế nào chị cũng lặn lội tới hoặc tìm cách giúp đỡ cho bằng được. Tôi thấy mình thật may mắn được làm đứa em nuôi của một người chị đáng quý, đáng nể như vậy.

Diễn viên PHAN VĂN SÁNG – người đóng vai nam chính trong phim truyền hình Chim phóng sinh (đạo diễn Trần Quang Đại, hãng phim TFS)

 

Advertisement
Categories: Tin Hải Ngoại | Leave a comment

PGHH

Hotline: 0965.237.756
Update time 19:03 29/05/2013 (GMT+7)

       

“Thần đồng” Phật giáo 5 tuổi đã nổi

danh khắp trời Tây

Từ bé đã nổi danh khắp nơi nhờ những bài thuyết pháp giảng đạo, “thần đồng” Phật giáo, Như Ý còn khiến cho các đạo sĩ ở trời Tây phải vượt ngàn dặm đến để diện kiến.
Một giảng sư chuyên nghiên cứu Phật pháp đã phải thốt lên rằng: “Gần 50 năm tu niệm, giảng thuyết không biết bao nhiêu bài ở khắp mọi nơi, nhưng kiến thức tôi học hỏi được về Phật pháp so với bé Như Ý thì vẫn còn cách biệt quá xa. Ngẫm lại, tôi thấy quả đúng là “Trường Giang sóng sau đè sóng trước…”.
Đạo sĩ ngoại quốc phủ phục trước đức hạnh “thần đồng”
Sau khi video clip thuyết giảng của bé Như Ý (Ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú (An Giang) được truyền tải rộng rãi không chỉ trong giới đồng đạo Phật giáo Hòa Hảo mà ở khắp mọi miền đất nước, rất nhiều các giảng sư đã liên hệ, bày tỏ ý muốn bồi dưỡng thêm kiến thức Phật pháp cho bé. Trong khi đó, bản thân bé Như Ý luôn tâm niệm rằng: “Tài năng không quan trọng, cái quan trọng của người hành đạo là tâm đạo, phải thắp sáng cái tâm đạo của mình rồi mới thắp cho những người xung quanh. Em nghĩ, chia sẻ những hiểu biết về đạo pháp đến người khác thì cần chí tâm tu hành ở ngay chính nội hàm ở bên trong con người mình chứ không phải ở sách vở. Sức nhiệm màu cần ở cái tâm chứ không phải cái tài, kẻ tu hành đa phước mới lên…”
 Niềm đam mê của “thần đồng” Như Ý là học tập và nghiên cứu

Đáng nói hơn, nhờ sự am tường tư tưởng nhà Phật và khả năng thuyết giảng trước đám đông đáng kinh ngạc khi mới 5 tuổi, tiếng tăm Như Ý còn vang xa tận hải ngoại, thậm chí được giới đạo sỹ Tây phương biết đến. Có lần, một ông đạo sĩ Việt kiều tên là Kelvin Trần, vì ngưỡng mộ danh tiếng của Như Ý mà bỏ công, gác việc lặn lội bay sang Việt Nam. Mục đích duy nhất của chuyến đi qua nửa vòng trái đất này, không gì khác ngoài hy vọng được thấy “thần đồng” bằng xương, bằng thịt. Hồi đó, đáp chuyến bay xuống TP. HCM, vị đạo sỹ đã đi thẳng về An Giang tìm nhà bé Như Ý. Ngay lần đầu diện kiến “thần đồng”, ánh mắt nhìn trìu mến và phong thái ung dung, tự tại toát ra từ bé Như Ý đã khiến vị đạo sĩ xúc động mà quỳ gối rồi òa khóc nức nở. Suốt một tuần trời nán lại sau đó, được dịp kề cận và nghe “thần đồng” thuyết giảng Phật pháp, vị đạo sỹ càng thêm ngưỡng mộ tài năng và đức hạnh của cô bé. Cho đến tận bây giờ, ông vẫn giữ mối liên lạc với gia đình và thường hỏi thăm bé Như Ý.

Nói về khả năng phi phàm của “thần đồng” nhỏ tuổi này, không chỉ có vị đạo sĩ cách nửa vòng trái đất kia ngưỡng mộ, mà là bất kỳ ai cũng sẽ phải thán phục nếu được dự một buổi “đăng đàn” thuyết pháp của bé. Cùng mặt trên chuyến đi của PV hôm đó, có cụ Đào Bá Hai quê tận Vĩnh Long, năm nay đã 76 tuổi, sức khỏe yếu, việc đi lại chẳng dễ dàng gì. Vậy mà từ khi biết Như Ý, cứ vài tháng, ông cụ lại lặn lội ngồi xe máy cùng bạn đồng đạo là ông Nguyễn Văn Dũng (60 tuổi) xuống An Giang để được nghe Như Ý thuyết giảng. Lần này, cụ Hai còn tặng Như Ý một cái máy cát-sét nhỏ hơn lòng bàn tay, phát vô số bài giảng kinh đã được thu sẵn. Cụ Hai tâm sự với chúng tôi: “Tôi từng nghe Như Ý giảng đạo lúc 9 tuổi.
Ngay lúc đó, bé đã có khả năng thực hiện những bài giảng Phật pháp, tu hành liền một mạch hàng giờ trôi chảy. Những bài giảng của Như Ý không đứt đoạn, không vấp váp, đầy ý tưởng, hình ảnh, tràn ngập tri thức, thơ ca, ẩn dụ, phúng dụ, hoán dụ, so sánh, tượng trưng, ước lệ… khơi gợi mạnh mẽ tâm trí người nghe. Bên cạnh đó, bé còn thể hiện sự am hiểu kiến thức Phật giáo Đông- Tây kim cổ vô cùng kinh ngạc”. Trước lúc ra về, cụ Hai lại nắm tay Như Ý dặn dò: “Ta biết có dặn dò con cố gắng tu đạo cũng bằng thừa, vì vốn dĩ đạo đã có sẵn trong con từ khi mới lọt lòng rồi. Ta chỉ mong con sau này đắc đạo, giúp ích cho đời thôi”.
Bà Bảy Tăng (50 tuổi) vừa lặn lội từ TP.HCM tìm xuống nhà bé Như Ý và ngồi tỉ tê với chúng tôi đủ chuyện về “thần đồng” với một niềm ngưỡng mộ sâu sắc. Bà Bảy nói trong hoan hỉ: “Trước đây, tôi từng nghe bé thuyết giảng qua băng đĩa. Cũng có gặp một hai lần khi bé thuyết pháp trực tiếp trên TP.HCM mà không có điều kiện trực tiếp trò chuyện. Sau này biết rồi, tôi thường mua đĩa do Như Ý thuyết giảng mở cho mấy đứa cháu nghe. Đứa nào đứa nấy đều ham mê xúm xít lại xem mãi mà không biết chán”.
Trí nhớ siêu phàm
Không chỉ nổi danh với những bài thuyết pháp hàng giờ đồng hồ trước các đồng đạo, tài năng thiên bẩm của Như Ý còn có nhiều điểm kỳ lạ mà đến giờ chưa có ai giải thích được. Từ lúc 3 tuổi, cô bé đã học thuộc lòng tất cả các hình minh họa trong cuốn sách tiếng Việt lớp 1 để “đuổi hình bắt chữ” mà không cần một ai chỉ dẫn. Lạ kỳ thay, cứ chỉ vào hình nào là bé phát âm chữ ấy đúng 100% từ đầu đến cuối, dù tiếng nói còn bập bẹ chưa tròn.

Như Ý có trí nhớ tốt như vậy, nên trong trường mỗi dịp bế mạc, tổng kết năm học, bé đều đại diện học sinh lên nói trước toàn trường mà không cần bản ghi chép. Mỗi lần đó, cô giáo dặn về soạn bài phát biểu, sau khi soạn xong bé ôn lại và lên nói mà không cần “bản mộc” nữa. Nhớ lại buổi khai trường lớp 6, khi ai lên phát biểu cũng cần cầm theo tờ giấy, chỉ có mỗi Như Ý là lên nói liền mạch mà không cần cầm bất cứ thứ gì theo. Mới đây, khi tham gia cuộc thi An toàn Giao thông của nhà trường tổ chức, bé phải học thuộc hơn 300 câu, thế mà chỉ sau hai bữa là Như Ý “giải quyết” gọn ghẽ, không sai một câu nào.

Thầy Trần Văn Ơi, giáo viên phụ trách bộ môn tiếng Anh kể: “Hiện tại, bé Như Ý đang học lớp 6A2 của trường. Môn Anh văn do thầy phụ trách và Như Ý học rất giỏi, dẫn đầu lớp về kết quả học tập. Khả năng đặc biệt của bé Như Ý là tự tin, khi nói có sức truyền cảm cao, làm người nói với người nghe có sự đồng cảm đến lạ. Các thầy cô bộ môn khác cũng cho biết điểm của bé cũng suýt soát 10 phẩy. Trong giờ học, chừng nào các em khác không trả lời được, chúng tôi mới kêu Như Ý, mà hầu hết câu nào em cũng trả lời rất tốt. Theo như tôi nghĩ, thành công của Như Ý là do em ấy có sự đầu tư về học tập, nhận thức tốt”.
Từ khi bé Như Ý bộc lộ khả năng thuyết giảng Phật pháp, giới chư tăng đồng đạo không ngừng tìm đến. Bên cạnh đó, nhiều chùa, tịnh thất ngoại tỉnh thường mời Như Ý đi thuyết giảng, mỗi lần “đăng đàn” đều có ghi âm, ghi hình để sao ra đĩa phát cho các Phật tử nghe. Giảng sư Trần Văn Luốc, pháp danh Trần Như – thành viên tiểu ban nghiên cứu của Ban Phổ truyền Giáo lý Trung ương Phật giáo Hòa Hảo tại TP.HCM thừa nhận, Như Ý có một trí nhớ rất tuyệt vời. “Như Ý thuộc làu 48 lời đại nguyện của Đức Phật A Di Đà, các bài kinh giảng chính trong Phật giáo Hòa Hảo. Đặc biệt, bé nhớ không sai một từ nào. Có những cái phải học dữ lắm, tôi mới thuộc còn Như Ý chỉ cần học sơ sơ cũng đã nhớ như in rồi. Bé rất ham học, không chỉ kiến thức mà còn học cả hạnh nết, công phu của mình. Gần 50 năm tu niệm, giảng thuyết không biết bao nhiêu bài ở khắp mọi nơi, nhưng kiến thức tôi học hỏi được về Phật pháp so với bé Như Ý thì vẫn còn cách biệt quá xa. Cũng bởi lẽ, cái phong thái khi thuyết giảng của bé chiếm lĩnh lòng người cao hơn những lời nói hay, nói đẹp. Đúng là “Trường Giang sóng sau đè sóng trước mà…””, ông Luốc nói.
Theo nhận định của rất nhiều giảng sư và các chư tăng đồng đạo: Nền tảng chân tu mà Như Ý có được là một bí ẩn. Họ cho rằng cô bé này có duyên với tu hành từ kiếp trước nên mới thấm đạo phật nhanh nhạy như vậy. Điều đáng nói ở bé Như Ý không phải là nói về cái tài năng đặc biệt của bé mà nói về cái phong cách, một đứa nhỏ mà có phong cách rất người lớn, không có tính cách khoe hoang. Bởi phong cách ấy, nhiều người đã ví bé như một vị thiền sư đắc đạo.
Categories: Tài-liệu Tu-Học | Leave a comment

Tổng thống Putin nghĩ gì?

12:01:am 29/04/13 | Tác giả: 

Tổng thống Putin nghĩ gì?

putinKhông ít các nhà nghiên cứu Tây Phương kể từ thế kỷ 17 đã tiên liệu sẽ có ngày nước Nga hoà nhập vào đại gia đình Âu Châu để đối phó với hiểm hoạ da vàng – tức là lúc mà Trung Quốc trổi dậy và  đe doạ nước Nga nói riêng và Âu Châu nói chung. Nhưng hiện tổng thốngPutin đang đi một hướng trái ngược lại khi ông hợp tác với Bắc Kinh nhằm kềm chế ảnh hưởng của Tây Phương, cho dù hơn ai hết ông hiểu rất rõ thế địa chính trị trong khu vực và đâu là lợi ích lâu dài của nước Nga. Chính sách của Putin dường như chỉ nhằm thoả mãn tự ái dân tộc ngắn hạn và tâm lý nghi ngờ Âu-Mỹ của chính cá nhân ông, điều này đã được nhiều nhà phân tích tìm hiểu vì bắt nguồn từ những nguyên nhân văn hoá và lịch sử xâu xa.

Có người cho rằng tổng thống Putin muốn dành lại vị thế siêu cường giống như thời Liên Xô cũ. Nhưng tham vọng là một chuyện, một người nhiều kiến thức như ông Putin không thể không biết rằng nước Nga gánh chịu những giới hạn về kinh tế và dân số nên chỉ có thể là một cường quốc hạng nhì hay ba trong thế kỷ 21. Hợp tác với Tây Phương vẫn tốt cho lợi ích lâu dài hơn là bắt tay với Trung Quốc. bởi vì Âu-Mỹ không có tham vọng lãnh thổ, trong khi Hoa Lục ấp ủ giấc mơ chiếm lại tài nguyên giàu có trên hàng triệu cây số vuông vùng biên giới mà họ cho là bị Sa Hoàng cướp đoạt trước đây.

Putin có thể chọn thế đu dây, khai thác tình trạng tranh chấp giữa Mỹ-Trung để xác định vai trò của một cường quốc không thể bị lãng quên. Về quân sự Mạc Tư Khoa bán vũ khí vừa cho Hoa-Ấn rồi cả những nước trong ASEAN vốn đang tranh chấp. Về chính trị bênh vực cho chế độ độc tài bị thế giới lên án ở Iran và Syria. Trên bình diện kinh tế xây ống dẫn bán dầu khí cho Trung-Hàn-Nhật để vừa có lời và cũng cho thấy vai trò quan trọng trong nền kinh tế khu vực. Cung cách hành xử của Nga trong nhiều trường hợp lại mang tính cách trục lợi thay vì tạo cho mình một thế đứng cân bằng giữa các xung đột, nên ông Putin dù là một chiến lược gia kinh nghiệm lại bỏ mất thời cơ quan trọng để xây dựng nền tảng vững chắc cho những quyền lợi lâu dài trong tương lai. Nga chỉ hành xử theo cơ hội chủ nghĩa mà không tạo sức thuyết phục và chỗ đứng lâu dài của một cường quốc.

Trong số ba nước đối thủ dưới thời chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ và Trung Quốc có tầm nhìn rất xa trong lúc Nga lạc lõng không xác định được vị trí của mình vào thế kỷ 21 – cho dù chính khuyết điểm này đôi khi lại trở thành ưu thế khi Mạc Tư Khoa theo đuổi chính sách trục lợi làm nghiêng ngả bàn cờ quốc tế. Mỹ dẫn đầu về tính năng động và sáng tạo trong một xã hội mở rộng của mô hình dân chủ tự do, trong trào lưu toàn cầu hoá và nền trật thế giới vốn được hình thành từ sau Thế Chiến Thứ Hai. Hoa Lục ôm ấp giấc đại mộng Phục Hưng Trung Hoa dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản, và đòi hỏi quan hệ quốc tế phải được thay đổi cho phù hợp với vai trò ngày càng lớn mạnh của mình. Nga ở vào tư thế có thể chọn lựa được vị trí thăng bằng giữa hai siêu cường trong thế kỷ 21, thì trong nước lại không có những cuộc tranh luận về hướng tiến lịch sử của đất nước khi giới lãnh đạo chỉ lo nịnh bợ thi hành các quyết định của tổng thống Putin trong lúc thành phần trí thức bị chia rẽ và vất vả tranh đấu cho quyền tự do bày tỏ ý kiến.

Những bài viết của Putin cho thấy ông không phải là một nhà độc tài ngu muội mà rất thấu hiểu về những nhu cầu của nước Nga: tăng cao dân số; phát triển công nghệ hiện đại bên cạnh lãnh vực quốc phòng; ổn định xã hội để tăng trưởng kinh tế, nhưng đồng thời mở cánh cửa dân chủ và pháp trị vì đây là con đường duy nhất giải quyết tình trạng tham nhũng hối mại nhằm phát huy năng lực sáng tạo và cạnh tranh của xã hội. Nhưng khi hành xử ông dường như chỉ chủ trọng vào ổn định – nhất là cho vai trò Tổng Thống mà ông đang nắm giữ đến nhiệm kỳ thứ ba – mà xao lãng các mục tiêu còn lại dù đây chính là nền tảng lâu dài cho đất nước.

Các biện pháp của ông chỉ nhằm vào thoả mãn tinh thần quốc gia hời hợt của quần chúng, đồng thời tô bóng hình ảnh cá nhân và cũng cố vây cánh thế lực trong các hệ thống kinh tế, an ninh và nhà nước. Putin thực hiện được những điều này không phải với bản lãnh tầm cỡ như các nhà lãnh đạo Lý Quang Diệu hoặc Đặng Tiểu Bình, trái lại một mặt ông áp dụng bàn tay sắt đối với thành phần đối lập, đồng thời lợi dụng vào hoa lợi thu nhập từ nguồn tài nguyên dồi dào phong phú để thúc đẩy nền kinh tế và xoa dịu quần chúng.

Về ngoại giao, việc Putin nâng tầm quan trọng của khối BRIC (gồm Ba Tây – Nga – Ấn Độ – Trung Quốc, cộng thêm Nam Phi) rất hợp lý khi mà tỷ trọng kinh tế của các nước này tăng vọt trong lúc Âu-Mỹ-Nhật không hẳn là đầu máy tăng trưởng và cũng chưa chắc sẽ còn giữ thứ hạng hiện thời trong vài thập niên tới đây. Nhưng bù lại, Putin không hề cố gắng tạo dựng một khuôn mẫu để khối BRIC tín nhiệm và hợp tác, vì các nước đều biết ông muốn lợi dụng họ để làm suy yếu Tây Phương và nâng tầm quan trọng của riêng nước Nga; giống vậy, Bắc Kinh muốn dùng làm bàn đạp tạo ảnh hưởng khắp thế giới nhằm phục vụ cho giấc mơ Phục Hưng Trung Hoa; trong khi Ba Tây – Ấn Độ và Nam Phi không có tham vọng toàn cầu nên cảm thấy an toàn hơn khi nền trật tự thế giới hiện thời được duy trì, cho dù họ muốn có tiếng nói mạnh hơn trong các vấn đề kinh tế.

***

Sau khi Liên Bang Xô Viết tan rã, nước Nga cảm thấy bị tổn thương cả về uy tín lẫn quyền lợi mỗi dịp hợp tác với Tây Phương. Lần thứ nhất khi bỏ phiếu đồng thuận ở Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc lên án Iraq xâm lăng Kuwait năm 1990, rồi sau đó dẫn đến hai cuộc chiến vùng vịnh làm sụp đổ một chế độ vốn là thế lực và thân chủ lâu đời từ sau Thế Chiến Thứ Hai. Lần thứ hai khi đồng minh truyền thống của Nga là sắc dân Serbia phải thua cuộc trong cuộc chiến tại Kosovo thuộc Nam Tư cũ năm 1998-99. Cạnh đó nhiều người Nga nghĩ rằng Âu-Mỹ đã âm mưu phá hoại nền kinh tế để nước Nga vĩnh viễn không còn là một đối thủ của Tây Phương. Khi NATO thu nhận các nước Đông Âu cùng nhiều quốc gia trước đây nằm trong Liên Bang Xô Viết làm thành viên, Mạc Tư Khoa xem đây là bước xâm phạm vào vùng trái độn và đe doạ nền an ninh của Nga, dẫn đến ba lần tranh chấp (1) chiến tranh với Georgia năm 2008 (2) cắt không bán khí đốt cho Ukraine năm 2009 (3) phản đối hệ thống tên lửa phòng thủ của Hoa Kỳ không được đặt tại Ba Lan năm 2009.

Hố sâu giữa Nga và Âu Châu bắt đầu từ khởi nguồn xa xôi trong lịch sử khi một bên theo Chính Thống Giáo còn phía kia là Cơ Đốc Giáo. Nước Nga bị Tây Phương xem như lạc hậu và thô kệch cho dù nơi đây đã sinh sản các đại văn hào như Tolstoi và Doestoyevsky, những toán học gia lừng lẫy như Markov và Euler, và hoàn thiện điệu vũ ballet vốn được thế giới ngưỡng mộ. Nga là một quốc gia nông nghiệp truyền thống từ thời Sa Hoàng (đất đai thuộc về quý tộc) sang Xô-Viết (đất đai thuộc tập thể) nên quan niệm về sỡ hữu tư nhân và quyền tự do cá nhân chỉ mới manh nha bộc phát sau này. Những nhà lãnh đạo mà dân Nga cảm thấy gần gũi như Yeltsin (tài giỏi, nhưng thô lỗ và thích say rượu) và Putin (nghị lực và quyết đoán) thay vì Gorbachev vốn quá nhiều dáng dấp của giới trí thức Tây Phương.

Như trên đã đề cập đến, tổng thống Putin nhiều lần viết bài cho thấy ông hiểu rất rõ nhu cầu ổn định của dân Nga – hay nói đúng hơn đây là tâm lý thụ động chờ đợi nhà nước lo liệu về an ninh và đời sống. Nhưng chính ông đã nhận xét rằng cánh cửa dân chủ và pháp luật phải được mở để bài trừ tham nhũng và tạo cơ hội cho sức cạnh tranh sáng tạo bùng phát thì mới xây dựng được tương lai lâu dài. Dù vậy phản ứng của Putin đối với những chỉ trích vi phạm nhân quyền hình như bị thúc đẩy bởi tâm lý cá nhân không thể chấp nhận bị Tây Phương và thành phần trí thức trịch thượng, thay vì ông chọn con đường lợi ích cho quốc gia. Hoạ chăng điểm khác biệt của Putin tuy dung túng bè đảng nhưng ông xem thường họ như những con cờ để sử dụng, chớ ông không chiụ đơn thuần làm lãnh tụ của đám cướp theo kiểu như nhiều chính trị gia độc tài nước khác.

Putin cũng không phân biệt được giữa khát vọng dân chủ – độc lập – an ninh của các quốc gia Đông Âu và thuộc Liên Bang Xô Viết trước đây mà xem việc NATO mở rộng như mối đe doạ cho Nga. Các nước này trước đây đã nhiều lần bị bán đứng, xâm lăng rồi chà đạp bởi cả Tây Âu, Đức Quốc Xã rồi Xô Viết; đến nay là cơ hội đầu tiên họ có hy vọng vào tương lai. Khó mà hình dung NATO dù bành trướng lại có ngày tấn công nước Nga; trái lại khi Đông và Tây Âu cùng thịnh vượng và dân chủ chính là cơ hội để nước Nga cung cấp nhiên liệu đồng thời tiếp nhận đầu tư, kỹ thuật, cùng tính kỷ luật và tổ chức để phát triển lâu dài. Đây lại còn là thế lực giúp Nga cân bằng lực lượng với tham vọng của Trung Quốc từ phương Nam.  Tóm lại, cả Nga cùng Âu Châu cùng hợp tác có lợi (win-win) thay vì đối nghịch để kẻ thắng người thua (zero sum game).

Trái lại, con gấu Nga đã chọn bắt tay – không phải với con rồng mà là con rắn độc Trung Quốc vì thể nào cũng có ngày nó quay lại cắn người bạn đồng hành. Tuy đây có thể là bước tính giai đoạn nhưng những quyết định bán kỹ thuật quân sự cho Hoa Lục (cho dù biết trước rằng sẽ bị sao chép) cũng như khai thác để làm mất thế cân bằng giữa Tây Phương và Hoa Lục sẽ còn để lại hậu hoạn lâu dài về sau.

Lịch sử sẽ đánh giá Putin như một nhà lãnh đạo có nhiều tư duy nhưng lại bỏ lỡ cơ hội đưa nước Nga vào con đường phát triển bền vững và vai trò cường quốc trách nhiệm trên quốc tế. Nước Nga trong thời hậu Putin sẽ bắt đầu đi lại từ đầu để tìm ra vị trí của mình trong thế kỷ 21.

© Đoàn Hưng Quốc

© Đàn Chim Việt

Categories: Tài Liệu Tham Khảo | Leave a comment

Một thế giới hậu Hoa Kỳ

Fareed Zakaria – Một thế giới hậu

Hoa Kỳ

Submitted by TongBienTap on Sat, 04/17/2010 – 23:00

Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ

Lời mở đầu cho ấn bản bìa mềm:

Chiếc xe đua chạy nhanh nhất thế giới

Thời hoàng kim nào cũng đến lúc chung cuộc. Càng hào nhoáng chừng nào, kết cục càng cháy bỏng chừng nấy. Cuộc đổ vỡ năm 2008 là sự xụp đổ tồi tệ nhất của thế giới kể từ năm 1929 và đã dẫn đến sự đình trệ kinh tế thê thảm nhất kể từ cuộc Đại suy thoái đến nay. Tất cả mọi biến chuyển trong năm qua đều không từng có thể tiên liệu được: sự hủy hoại của gần 50 trillion mỹ kim trong các tài sản kinh tế toàn cầu; việc quốc hữu hóa những công ty cho vay nợ nhà lớn nhất Hoa Kỳ; vụ khai phá sản lớn nhất lịch sử (Lehman Brothers); sự biến mất của các ngân hàng đầu tư; những gói kích thích và cứu chuộc quanh thế giới lên đến nhiều trillion dollars. Chúng ta đang sống qua thời đại chắc chhắn sẽ được nhớ lại để nghiên cứu trong nhiều thế hệ sau.

Làm thế nào chúng ta đã đến mức này ? Mỉa mai thay, tôi đã phải rút ra kết luận rằng nguyên nhân chính của cuộc đổ xụp này chính là – sự thành công. Môt phần tư thế kỷ qua đã là một sự tăng trưởng ngoạn mục. Cứ mỗi một thập niên hay tương tự, kích thước kinh tế toàn cầu tăng gấp đôi, từ 32 trillion mỹ kim trong năm 1999 lên đến 62 trillion vào năm 2008, lạm phát liên tục nằm ở mức thấp một cách đáng ngạc nhiên. Sự tăng trưởng kinh tế đã đến tận những khu vực mới. Trong khi các gia đình ở phương Tây dọn vào các ngôi nhà to hơn, mua sắm laptop và điện thoại di động, thì những nông dân đủ ăn ở Á Châu và châu Mỹ La tinh tìm được công ăn việc làm mới trong các thành phố phát triển nhanh. Ngay cả ở Phi châu, dân chúng cũng nhảy vào được thị trường toàn cầu để mua bán sản phẩm của mình. Ở mọi nơi chốn, giá cả hàng hóa đi xuống, trong khi sự thịnh vượng trong các hình thức đầu tư chứng khoán và địa ốc nhảy vọt. Những biểu thị kinh tế vĩ mô sẽ lập tức cho thấy tất cả câu chuyện. Trong năm 2006 và 2007, những năm đánh dấu cao trào của thời hoàng kim, 124 quốc gia – khoảng 2/3 tổng số các nước trên thế giới- đã nhanh chóng phát triển hơn 4 phần trăm hàng năm.

Nguyên nhân gì tạo nên thời đại phát triển toàn cầu ? Như tôi sẽ trình bày chi tiết trong tập sách này, đó chính là sự kết hợp của chính trị, kinh tế và sức mạnh của khoa học kỹ thuật.

Chính trị:

Cái chết của Liên bang xô viết đã dẫn đến một thế hệ tương đối ổn định về chính trị. Trong thời chiến tranh lạnh, đã từng xảy ra hàng chục cuộc chiến tranh dân sự, bạo loạn và các nhóm phiến loạn vũ trang được Liên Xô bảo trợ – và trong hầu hết các trường hợp này, Tây phương cũng đã tài trợ cho các đối tác của mình. Không có cạnh tranh về quyền lực, chiến tranh ít xảy ra hơn và nếu có xảy ra cũng chỉ ở bình diện nhỏ. Cũng có những ngoại lệ, như vụ đụng chạm đẫm máu ở Congo trong những năm 1990 và, dĩ nhiên, chủ nghĩa khủng bố như đã từng gây nên bởi Al Qaeda, nhưng trên tổng thể, thế giới đã tận hưởng được sự ổn định và hòa bình hơn là đã từng có trong suốt thế kỷ. Con số thương vong gây nên bởi các bạo hành chính trị tiếp tục suy giảm.

Kinh tế:

Sự xụp đổ của chủ nghĩa cộng sản đã khiến thị trường tự do tư bản chủ nghĩa trở thành lối thoát sinh tử duy nhất đề vận hành một nền kinh tế, khiến tạo khích lệ cho các chính phủ ở mọi nơi trở nên một bộ phận của hệ thống kinh tế quốc tế. Các thỏa hiệp mới và các cơ quan như WTO đã hoạt động để giảm bớt các rào cản nhằm hợp nhất thế giới. Các chính phủ từ Việt Nam đến Cam Bốt đều đã nhận thức được rằng họ không thể bỏ lỡ cuộc chạy đua đến thịnh vượng của cả toàn cầu. Các chính phủ này đã theo đuổi các chính sách hợp lý, giảm mức nợ nần và loại bỏ những trợ cấp nâng đỡ phi lý- không phải vì những con người như Bob Rubin hay Hank Paulson cưỡng ép họ phải hành động như thế, mà chính bởi vì họ có thể nhìn ra được những lợi điểm của việc di chuyển vào trong phương hướng ấy (và cái giá phải trả nếu không hành động như thế). Những cải tổ ấy khuyến khích đầu tư quốc tế và tạo nên các công ăn việc làm mới.

Ðồng thời, các ngân hàng trung ương đã học được cách điều khiển và làm dịu nhẹ chu kỳ thương mại, ngăn ngừa được những thay đổi giá cả bất nhất khiến có thể tổn hại đến công ăn việc làm, tài sản tiết kiệm , dẫn đến các bất ổn và cách mạng. Lấy Hoa Kỳ làm một thí dụ: Giữa những năm 1854 và 1919, cứ bốn năm lại xảy ra một lần suy thoái và mỗi lần như thế, sự suy thoái kéo dài đến hai năm tròn. Hai thập niên qua, Hoa Kỳ trải qua được tám năm tăng trưởng liên tục không hề bị gián đoạn bởi các suy thoái, và sự suy sụp, khi suy thoái xảy đến chỉ kéo dài có tám tháng. Thời kỳ ổn định này là thắng lợi của cuộc tấn công dài nhiều thế hệ vào nạn lạm phát. Khởi đầu với Paul Volcker vào những năm đầu 1980,các ngân hàng trung ương phát động cuộc chiến tranh chống lạm phát, xử dụng những công cụ cùn mẻ của chính sách tiền tệ để giữ cho giá cả hàng hóa được ổn định tương đối. Những chiến thuật được mài dũa trong cuộc chiến đấu ấy đã trở thành một trong những món hàng xuất khẩu thành công nhất của Hoa Kỳ. Vào năm 2007, chỉ có hai mươi ba quốc gia có mức lạm phát cao hơn 10 phần trăm, và chỉ một quốc gia – Zimbabwe – phải chịu khốn khổ vì lạm phát siêu.
Kỹ thuật.

Cuộc cách mạng tin học gia tốc thêm cho sự xuất hiện của một nền kinh tế toàn cầu đơn thể. Các chi phí về truyền thông xuống thấp, thông tin có thể truy cập được ở mọi nơi và sự kết hợp trở nên dể dàng hơn. Ðột nhiên, một cửa hàng bán những món hàng thể thao ở Nebraskan có thể có nguồn từ Trung Quốc, bán sang Âu châu, để rồi có sổ sách được thực hiện bởi các kế toán viên ở Bangalore.

Nhưng ảnh hưởng chính của tất cả những thành công này – lạm phát thấp, tăng trưởng toàn cầu, tiến bộ nhanh của khoa học kỹ thuật – lại chính là sự ngạo mạn, hay nói một cách kỹ thuật hơn, là cái chết của sự rủi ro. Trong những năm 1990 và 2000 này, những người làm thương mại đã không còn lo lắng về các rủi ro chính trị – các hiểm nguy đến tăng trưởng kinh tế bởi các cú đảo chính, tấn công của khủng bố và các rối loạn xã hội. Tuy nhiên ít có các rủi ro về chính trị. Một sự táo bạo đã đơn giản mang lại một thể chế mới vẫn phải đối diện với các gò bó cũng như các cơ hội của một nền kinh tế toàn cầu. Sự ổn định căn bản của thế giới thời kỳ hậu chiến tranh lạnh đã kéo dài, bất chấp chủ nghĩa khủng bố cùng đôi lúc tai họa.

Chính những người làm thuơng mại ấy đã ít chú ý đến một vấn nạn rất quen thuộc ở cận kề hơn trong nước : rủi ro về kinh tế. Như Alan Greenspan, họ cho rằng sự phát triển của các sản phẩm tài chính phức tạp đã thực sự giảm thiểu được rủi ro bằng cách phân tán ra rộng rãi. Họ đã tin rằng các mức nợ từng có lúc được xem là nguy hiểm hiện đã có thể kiểm soát được căn cứ vào những gì họ tưởng đã thay đổi được các tình huống mãi mãi. Kết quả là, các nhà đầu tư đã dồn tài sản vào loại vốn thông thường được xem là những loại đầu tư nguy hiểm, tất cả cho những hứa hẹn ít ỏi. Trải rộng tín dụng ra- sự khác biệt lợi tức giữa trái phiếu của ngân khố Hoa Kỳ, thường được coi như một loại đầu tư an toàn nhất thế giới, với trái phiếu của những công ty có thành tích giới hạn – đã ở mức thấp kỷ lục. Những quốc gia bất ổn như Ecuador và các công ty bấp bênh như Chrysler có thể vay mượn được rẻ gần như ngang với chính phủ Hoa kỳ (Dĩ nhiên là vào năm 2009, Ecuador đã không trả được nợ và Chrysler đã ngăn ngừa được sự khánh tận chỉ nhờ vào sự cứu chuộc phút chót của chính phủ). Và bởi vì nợ rẻ, những người cho vay nợ và giới chủ nhà đã xử dụng quá đà, tiêu xài vượt ra ngoài khả năng của họ. Các ngân hàng và những nhà đầu tư vốn cung cấp tất cả các đồng nợ rẻ mạt ấy đã được bảo đảm bởi những két bạc to đùng của những tập đoàn- với các lợi nhuận tăng vọt gấp đôi trong suốt liên tục mười tám quý liền giữa 2002 và 2006- và tỉ lệ khai phá sản xuống thấp dưới mức trung bình. Những ngày nắng đẹp tưởng như không bao giờ có thể chấm dứt.

Kinh tế thế giới đã trở thành tương tự như một chiếc xe đua đắt tiền, ngoại hạng, với khả năng đua ở tốc độ chóng mặt. Vì mọi người đã lái chiếc xe đua này trong thập niên vừa qua và đã cảm nhận được các cao độ cùng tốc độ cuồng loạn như có chích thuốc kích thích adrenaline. Chỉ có một vấn đề duy nhất: đó là hóa ra không một ai biết cách lái một chiếc xe đua như thế này. Trải qua mười năm vừa qua, kinh tế toàn cầu đã trở nên một thứ chưa ai từng nhìn thấy – một hệ thống nối kết của khoảng 125 quốc gia, tất cả đều tham dự và tất cả đều chạy với những tốc độ chưa từng biết đến. Thật như thể là chiếc xe đua ấy được lái bởi 125 tay đua khác nhau- và không một ai kịp nhớ nghĩ đến việc mua các bộ phận giảm shock.

Vấn nạn của Nợ nần

Có những người muốn mua các bộ giảm shock. Họ được xem như những người bi quan tiêu cực trong những năm tháng phát triển. Họ đã đặt câu hỏi tại sao những bộ nợ nhà dưới chuẩn lại có thể được đánh lãi xuất cao như những trái phiếu của hãng General Electric. Nhưng cứ mỗi năm thành công lại chấm dứt với một báo cáo lợi nhuận nổ tung con mắt khác hay ngày lãnh lương bạc tỉ của các nhà quản trị các quỹ đối trọng (hedge funds) cùng những hứa hẹn sửa chữa không được hiện thực hóa khiến những người bi quan tiêu cực trở nên yên lặng hơn. Có một loại đảo ngược lối chọn lọc tự nhiên xảy ra ở Wall Street. Như Boykin Curry, vị giám đốc điều hành ở Eagle Capital đã từng phát biểu, trải qua hai mươi năm qua, “tế bào DNA của gần như tất cả các cơ quan tài chính đã bị biến ảnh (morph) một cách nguy hiểm. Mỗi khi có một ai hối hả tăng thêm lực bẩy tài chính và rủi ro, chỉ vài năm sau đó thực tế lại chứng minh là họ hành động “đúng”. Những con người này được khuyến khích để táo bạo hơn, được thăng chức, và được chi phối đến nhiều tiền bạc hơn. Trong khi ấy, bất cứ ai có quyền mà do dự, hoặc tranh cãi để cẩn thận hơn, đều bị xem là “sai lầm”. Các thành phần cẩn trọng càng tăng phần xấu hổ, phải làm ngơ đi để được tăng thưởng. Họ đã mất đi ảnh hưởng của mình”.
Warren Buffett đã giải thích là trọng tâm của vấn nạn chính ở việc cứ tăng mãi cái lực bẩy tài chính – từ chữ hoa mỹ của Wall Street dùng cho chữ “nợ”. Đó chính là “cách duy nhất khiến một người khôn ngoan phải đi đến phá sản”, Buffett đã nói ” bạn hành động những điều khôn ngoan, hẳn nhiên bạn sẽ giàu có. Nhưng nếu bạn hành xử khôn ngoan và dùng đến loại đòn bẩy tài chính và bạn cứ hành động sai lầm như thế, đòn bẩy tài chính này sẽ triệt tiêu bạn, bởi vì bất cứ điều gì nhân với con số không chỉ là số không. Thế nhưng điều này lại được củng cố vững chắc thêm bởi vì chung quanh bạn ai cũng đang thành công, bạn cũng đang hành động thành công, và giống như là cô lọ lem Cinderella ở buổi yến tiệc. Nhìn chàng lúc nào cũng mê mẫn, tiếng nhạc càng hay hơn, càng lúc càng vui hơn, bạn nghĩ “Việc quái gì mà ta phải ra về lúc 12 giờ kém 15 ? ta sẽ về lúc 12 giờ kém hai phút” Thế nhưng khổ nỗi, không hề có cái đồng hồ nào trên tường cả. Và ai cũng nghĩ là mình sẽ ra về vào lúc 12 giờ kém 2 phút “. Một cách tóm tắt, đấy chính là câu chuyện vì sao chúng ta đã đi đến tai họa của năm 2008.

Ở một vài mức độ, nợ nần chính là trọng tâm của tất cả mọi việc. Kể từ những năm 1980, người Mỹ đã tiêu thụ nhiều hơn mức họ làm ra và đã bù vào sự thiếu hụt bằng cách đi vay nợ. Điều này xảy ra trong mọi giai tầng của xã hội. Loại nợ gia đình (household debts) đã tăng nhanh từ 680 tỉ vào năm 1974 đến mức 14 nghìn tỉ vào năm 2008. Gấp đôi chỉ trong vòng 7 năm qua. Hiện nay,một gia đình trung bình có mười ba thẻ tín dụng và $120000 tiền nợ nhà. Tuy nhiên, căn cứ trên một số tiêu chuẩn, các hộ gia đình chính là những đỉnh cao của sự tằn tiện. Các chính trị gia ở mức nhà nước và địa phương bbắt đầu vay mượn vào tương lai để hăm hở mang lại cho cử tri của mình những sân vận động chơi bóng rổ mới và các đường cao tốc mười hai đường chạy mà không phải tăng thuế. Họ ban hành các trái phiếu để chi trả cho các công trình yêu quý của mình, các trái phiếu vốn chỉ dựa vào tiền đánh thuế trong tương lai và tiền trúng xổ số. Thế nhưng ngay các chính khách ấy cũng còn phải xấu hổ vì chính phủ liên bang, ông vua của nợ nần. Vào năm 1990, nợ quốc gia ở mức 3 nghìn tỉ. Đến cuối năm 2008, món nợ này đã lên được cõi mười một con số,vượt quá 10 nghìn tỉ.(Vào lúc tôi viết những dòng này, con số ấy đã đến 11 nghìn tỉ). Chiếc đồng hồ ghi nợ quốc gia nổi tiếng ở thành phố Nữu Ước không còn chỗ để hiển thị tất cả các con số. Chủ nhân của chiếc đồng hồ này sẽ phải lắp đặt một cái đồng hồ mới, to rộng hơn vào năm nay.

Nói một cách khác, Hoa Kỳ đã trở thành một đất nước của những con nợ. Không có gì là sai trái với nợ nần – nếu xử dụng khôn ngoan, các khoản nợ và đòn bẩy tài chính sẽ là những nhịp tim của một nền kinh tế hiện đại – nhưng xử dụng quá mức như thế, nợ nần trở nên kẻ sát nhân. Và cả hai về của phương trình phải đưọc cân bằng – Hoa Kỳ đã không bao giờ có thể đến được vị trí như thế nếu không có những quốc gia sẵn lòng cho vay nợ. Đó là nơi mà – “Cuộc vươn dậy của những kẻ khác” như tôi đặt tên – nhập cuộc, và điều này được biểu tượng tốt nhất từ cuộc vươn dậy của Trung Quốc.

Dù trải qua những năm tháng phát triển mạnh, các hộ gia đình ở Trung Quốc và các tập đoàn đã có khuynh hướng cẩn trọng. Họ bỏ vào ngân hàng một nửa lợi tức kiếm được của mình, luôn luôn sẵn sàng cho một ngày khó khăn. Tính cần kiệm cao độ kết hợp với mức tăng trưởng cao đã đưa đến sự tích lũy của Trung Quốc về những nguồn vốn lớn lao. Nhưng đây không phải chỉ có nguyên nhân từ các đặc điểm của loại văn hoá đức Khổng tử. Chính phủ Trung Quốc đã không hề khuyến khích việc tiêu dùng và cổ vũ cho sự tiết kiệm, một phần là phương cách để giữ mức lạm phát và tiền tệ của họ ở mức thấp – điều đã khiến cho hàng hóa Trung Quốc được rẻ và thu hút giới tiêu thụ Tây phương, các quốc gia như Trung Quốc đã được lên men bởi cơn khủng hoảng Á châu năm 1997, khi các nền kinh tế Á châu thất bại, các ngân hàng Tây phương đến tiếp cứu bằng những điều kiện vay phiền hà. Sau khi hồi sinh, các chính phủ Á châu – và cả các chính phủ khác ngoài Á Châu nữa- quyết định tích lũy trữ lượng của chính mình, để khi xảy ra khó khăn, họ sẽ không phải lệ thuộc vào lòng tốt của người lạ nữa.

Do đó, thay vì mang đồng tiền tiết kiệm tăng nhanh của mình tái đầu tư vào kinh tế nội địa, chính quyền Trung Quốc đã dấu nhẹm đi. Nhưng làm sao chính phủ tích trữ được tiền bạc của mình ? Chính bằng cách mua vào – và vẫn còn tiếp tục mua đến hiện nay – những thứ mà khi ấy được coi là những loại đầu tư an toàn nhất thế giới: các trái phiếu của Ngân khố Hoa kỳ. Thông qua việc tích lũy các khối lượng không lồ của nợ Hoa kỳ, người Trung Quốc đi đến chỗ phụ giúp cho lối tiêu thụ Mỹ – là chính cái tính cách đã gây ra nợ nần. Họ đã tài trợ cho cuộc chè chén chi tiêu của chúng ta và xây dựng lên một kho tích trữ vĩ đại của đồng nợ mỹ kim. Người Trung Quốc đã tiết kiệm quá nhiều, người Mỹ đã tiêu thụ quá tay. Hệ thống như thể được cân đối rồi.

Và không phải chỉ có Trung Quốc mà thôi. Tám thị trường hội nhập quốc gia khác đã tích lũy được một ngân quỹ chiến tranh trị giá hơn 100 tỉ, đa phần là tiền Mỹ kim. Nhưng chỉ riêng Trung Quốc có trong tay hơn 2 trillion dự trữ, hầu hết là tiền Mỹ kim. Tháng 9 vừa qua, Trung Quốc trở thành chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Hoa Kỳ, qua mặt cả Nhật bản, một đất nước lâu nay đã không còn mua vàng bạc của Hoa kỳ ở khối lượng lớn nữa. (Với sở hữu 10 phần trăm của tất cả những trái phiếu kho bạc Mỹ chưa đáo hạn, Trung Quốc gần như một chủ nợ lớn nhất, thế thôi, nhưng Ngân khố hoa kỳ không tính đến giới cho vay trong nước). Trung Quốc hiện nay đang sở hữu các biên lai nợ lớn nhất thế giới, và các biên lai nợ này đều có chữ ký của chú Sam.
Sự tiết kiệm quá mức trên bình diện toàn cầu đã cho thấy cũng là một vấn nạn như sự tiêu dùng quá tay. Nhà kinh tế học Dani Rodrick ở Havard đã ước đoán rằng việc chuyển gởi quá nhiều tiền ra ngoại quốc thay vì đầu tư một cách sinh lợi đã tốn kém Trung Quốc khoảng một phần trăm GDP một năm, hoặc hơn 40 tỉ hàng năm. Việc cho vay của Trung Quốc chính cũng đã là một chương trình kích thích vĩ đại cho Hoa Kỳ. Khiến giữ được mức lãi xuất thấp, khuyến khích người có nhà mượn lại thêm vào nợ nhà, các nhà quản trị quỹ đối trọng nén chặt thêm các loại đòn bẩy tài chính và các ngân hàng đầu tư mầy mò chọc được những bản cân đối kết toán của mình. Nhà bỉnh bút Martin Wolf của tờ Thời báo tài chính đã nói lối cho vay của Trung Quốc tạo ra đồng tiền rẻ mạt và “đồng tiền rẻ tạo nên các cuộc truy hoan trác táng của những sáng tạo tài chính, vay mượn và chi xài”.

“Sẽ không có đường quay về lối làm ăn như trước nữa” Wolf đã viết như thế. Nhưng trong ngắn hạn, dường như chúng ta đi đến hơn cả nguyên trạng ấy. Không lâu trước khi nhậm chức, Tổng thống Barack Obama đã cảnh báo về viển cảnh của “các khoản nợ hàng trillion mỹ kim cho những năm sắp đến” khi chính phủ của ông tăng thêm tất cả các chi tiêu vào mọi thứ, từ kỹ nghệ xanh đến chăm sóc y tế nhằm thổi nền kinh tế lún sâu của chúng ta lên. Hầu hết các khoản tiền chi dùng ấy đều vay mượn từ Trung Quốc. Người Trung Quốc cũng có những khó khăn kinh tế của chính họ để mà phải vượt qua, và họ đã phải chi 600 tỉ Mỹ kim – một con số vĩ đại tương đương với 15 phần trăm GDP của họ- để chiến đấu với các khó khăn ấy. Kết quả là, chúng ta đang yêu cầu Trung Quốc phải đồng thời tài trợ cho cả hai cuộc bành trướng tiền tệ lớn nhất trong lịch sử con người: của chính họ và của chúng ta. Và quốc gia có tất cả các sáng kiến để tiếp tục tiêu xài lu bù các trái phiếu kho bạc của mình. Không thế thì các xuất khẩu của Trung Hoa sẽ khốn đốn, và các tỉ số gia tăng cao ngạo của họ sẽ tụt xuống đất đen.

Tuy nhiên, người Trung Quốc có các lựa chọn. Kinh tế gia từng đoạt giải Nobel Joseph Stigliz đã giải thích rằng “Họ chắc chắn sẽ giữ cho giới tiêu thụ ở Hoa kỳ tiếp tục như thế, nhưng nếu rõ ràng là điều ấy không mang lại kết quả, họ sẽ có kế hoạch B”. Kế hoạch B sẽ là sự tập chú vào việc thúc đẩy tiêu thụ ở Trung Hoa thông qua các chi dùng của chính phủ và tăng thêm tín dụng cho nhân dân mình. Như sử gia Niall Ferguson đã viết ” câu hỏi lớn nhất của ngày hôm nay là phải chăng Hoa-Mỹ (Trung Quốc và Mỹ) đi chung đường với nhau hay chia ra hai ngả riêng vì cơn khủng hoảng này. Nếu đi chung đường, chúng ta sẽ tìm ra được một lối mòn đi ra khỏi cánh rừng. Nếu họ chia tay, chúng ta sẽ phải chào tạm biệt với toàn cầu hóa”.

Kịch bản tốt nhất sẽ là Trung Quốc và Hoa Kỳ cùng hợp tác với nhau để từ từ tháo gỡ cái kết ước cùng tự sát của họ. Trung Quốc sẽ hưởng lợi được từ việc có thêm nhiều tiền để tái đầu tư vào kinh tế nội địa của họ. Hoa Kỳ sẽ hưởng lợi được từ sự bắt buộc phải tiến hành những quyết định mạnh mẽ hơn để cuối cùng sẽ trở nên khá hơn. Tối thiểu từ những năm 1980, người Mỹ đã từng nhận ra rằng mình có thể tiêu xài buông thả, cứ khất lần việc trả nợ cho đến vô hạn. Điều này đã không tốt đẹp gì cho chính sách đối ngoại và đối nội của họ. Điều ấy đã khiến cho Hoa Thịnh Đốn trở nên ngạo mạn, lười biếng và cẩu thả. Nhưng những chuyến tàu miễn phí đang đi đến kết thúc rồi.

Chạy đua đến một Thế giới Hậu-Hoa Kỳ

Mặc dù kích thước của cuộc khủng hoảng tài chính này vượt khỏi bất cứ điều gì trong ký ức gần đây nhưng không phải là nó chưa từng xảy ra. Lịch sử của chủ nghĩa tư bản đầy ắp những ảo tưởng, hoảng loạn, các cơ chế tài chính đổ vỡ và các suy thoái. Người Đức đã từng mất trí vì hoa tulip vào những năm 1600, chứng điên loạn đường sắt đã tấn công Đế quốc Anh vào những năm 1840. Ngay chỉ mới gần đây vài thập niên, đã từng có những thảm hoạ về tài chính ở Mexico, Argentina, Brazil và hầu như ở mọi thành phố của các quốc gia châu Mỹ Latinh. Nga và các nước vệ tinh của họ trước đây đã bị khánh tận vào những năm 1990 và con bệnh đã lây lan đến các nước Á châu cho đến cuối thập kỷ ấy. Cú đổ xụp năm 1998 của Long-Term Capital management, một trong những quỹ đối trọng lớn nhất thế giới, đã quá muộn phiền đến mức Quỹ dự trữ liên bang đã phải tổ chức một cuộc cứu chuộc (bailout) để giữ cho hệ thống tài chính không bị sụp đổ.

Cơn khủng hoảng của năm 2008 thì khác chính xác ở chỗ nó không bắt nguồn từ một số vũng tù ở các nước đang phát triển; nó đã xuất hiện ngay từ Hoa Kỳ, tâm điểm của chủ nghĩa tư bản toàn cầu, và tiến triển qua các huyết mạch của nền tài chính quốc tế. Bất chấp ý kiến của một số bậc uyên thâm, cuộc khủng hoảng này đã không hề báo hiệu chung cuộc cho chủ nghĩa tư bản. Nhưng chắc chắn nó đã là sự kết thúc của một số loại thống trị kinh tế toàn cầu đối với Hoa kỳ. Cuộc đột biến kinh tế hiện nay sẽ chỉ thúc đẩy sự chuyển dịch đến một thế giới Hậu-Hoa kỳ. Nếu cuộc chiến tranh ở Iraq và chính sách ngoại giao của George W. Bush có được hậu quả vô hiệu hoá tính hợp pháp của sức mạnh chính trị quân sự của Hoa kỳ trong cái nhìn của thế giới, cuộc khủng hoảng tài chính có được hậu quả của sự vô hiệu hóa sức mạnh kinh tế của Mỹ.

Bất kể ai nghĩ gì về chính sách ngoại giao của Hoa kỳ, tất cả đều phải đồng ý rằng Hoa Kỳ là một nền kinh tế có hiệu quả, khôn ngoan và hiện đại nhất thế giới- với những thị trường vốn đầu tư tiến bộ nhất. Kết quả là, Hoa kỳ giữ được quyền bá chủ không chỉ bằng sức mạnh quân sự mà còn trong cõi lớn của các ý tưởng. Các chủ ngân hàng trung ương và các viên chức tài chính trên khắp thế giới đều đã học hỏi những căn bản cho nghề nghiệp của họ từ các trường sở của Mỹ. Các chính khách phát triển kinh tế của họ từ việc bắt chước theo các lời khuyên vốn được dẫn giải trong Đồng thuận Washington (Wasington Consensus). Những sáng kiến ở thung lũng Silicon từng là niềm ganh tỵ của cả thế giới. Các thị trường sâu sắc, sinh lợi của Nữu Ước đã được tán thưởng và bắt chước trên khắp các châu lục chỉ trừ châu băng đảo.

Như Brad Setser, một thành viên của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại đã nhận xét, cuộc toàn cầu hóa sau Đệ nhị thế chiến gần như đồng nghĩa với cuộc Mỹ hóa. Ông viết “Những người ngoại quốc đi vay tìm cách gây quỹ có khuynh hướng phát hành các trái phiếu có tên gọi bằng Mỹ kim, xử dụng luật lệ của New York, và đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của Uỷ Hội Trao đổi chứng khóan (Securities and Exchange Commission) để công báo”. Các định chế và mẫu mực của Mỹ đã được thu hút hơn chính từ thành công về kinh tế của quốc gia.

Sự xụp đổ của Wall Street sẽ ăn mòn đáng kể vào di sản thành công ấy. Kinh tế Mỹ sẽ teo lại hoặc đình trệ trong năm 2009, và sẽ phát triển một cách có tiềm năng chầm chậm trong những năm sau đó, nặng nề bởi nợ nần. Hầu hết Âu châu cũng sẽ ở trong tình trạng tương tự. Hoạt động kinh tế ở mọi nơi, một cách tự nhiên, sẽ bị ảnh hưởng bởi cuộc xụp đổ của thế giới thượng hạng này.Thị trường chứng khoán khắp nơi sẽ xụp đổ và tài chính sẽ trở nên hoàn toàn toàn cầu hóa. Nhưng các nền kinh tế căn bản của những thị trường lớn – Trung Hoa, Ấn độ và Ba tây – hiện đủ lớn để có thể có được hoạt động kinh tế của chính mình (nhu cầu nội địa) khiến không phải lệ thuộc vào các xuất khẩu qua Tây phương. Kết quả là, Quỹ Tiền tệ quóc tế ước lượng 100 phần trăm phát triển của toàn cầu trong năm 2009 sẽ đến từ các thị trường mới nổi. Trong khi các thị trường tài chính của những đất nước này bị buộc chặt với các thị trường tài chính của Hoa Kỳ, các nền kinh tế thực sự của họ, lần đầu tiên trong lịch sử, đang đạt được những độc lập tính từ những thị trường này. Goldman Sachs thoạt tiên đã dự án là GDP gộp lại của 4 nước BRIC – Ba Tây, Nga, Ấn độ, Trung quốc – có thể vượt khỏi tổng số GDP gộp lại của các nước G7 vào năm 2035. Vào những ngày này, họ cho rằng điều ấy có thể xảy ra vào năm 2027. Cuộc suy thoái toàn cầu hiện nay làm tạo thêm nhiều niềm tự tin chứ không ít đi.
Nói cho cùng, quyền lực toàn cầu vượt khỏi các ý tưởng, các chương trình làm việc và các khuôn mẫu. Sự phát hiện mà từ đó phần lớn các chương trình đổi mới đã xảy ra trong thập kỷ qua đã tạo nên một loại nhà giấy (house of cards) ăn mòn quyền lực Mỹ. Kể từ nay, rao bán các ý tưởng Mỹ đến các phần còn lại của thế giới sẽ phải cần đến nhiều nỗ lực hơn. Các nước đang phát triển sẽ lựa chọn những chính sách kinh tế nào khiến phát triển được lòng tin và thích hợp với mình nhất. “Hệ thống kinh tế Hoa Kỳ được xem như một mẫu mực và chúng tôi cố gắng hết sức mình để bắt chước bất cứ phần nào chúng tôi có thể bắt chước được” Yu Yongding, một cựu tham vấn cho ngân hàng trung ương Trung Quốc đã phát biểu như thế vào cuối tháng 9 năm 2008. “Đột nhiên, chúng tôi nhận thấy người thầy của chúng tôi không phải là xuất sắc như thế nữa, cho nên lần sau khi thiết kế hệ thống tài chính của mình chúng tôi sẽ xử dụng đến trí tuệ của chính chúng tôi nhiều hơn”.

Sự vùng dậy của phần còn lại, ở trọng tâm là một hiện tượng kinh tế nhưng sự chuyển dịch chúng ta đang chứng kiến không phải chỉ là các vấn đề thuộc tiền tệ. Chuyển dịch này có cả các hậu quả của chính trị, quân sự và văn hóa nữa. Khi các quốc gia trở nên giàu và mạnh hơn, và khi Hoa Kỳ phải đấu tranh để dành lại niềm tin của cả thế giới, ắt chúng ta sẽ nhìn thấy nhiều thử thách và những quyết đoán lớn lao hơn từ những quốc gia đang vươn dậy. Trong một tháng mùa hè vừa qua, Ấn độ đã sẵn lòng thách thức trực diện Hoa kỳ ở các cuộc đàm phán thương mại tại Doha, Nga tấn công và chiếm đóng một số phần lãnh thổ của Georgia và Trung quốc đã tổ chức Olympic với một chương trình biể diễn ngoạn mục hoành tráng nhất lịch sử (với chi phí hơn 40 tỉ). Mười năm trước, không một quốc gia nào trong số ba nước này có đủ sức mạnh và niềm tự tin để hành động như họ đã làm. Cho dù tỉ số tăng trưởng của họ xuống thấp và chắc chắn sẽ phải xuống thấp như thế, những quốc gia này cũng sẽ không buông bỏ những vai trò mới của họ trong hệ thống toàn cầu.
Hãy thử xem xét một số ví dụ. Trải qua thập kỷ vừa rồi, Hoa kỳ đã bành trướng ảnh hưởng của mình vào khu vực từng là của Nga trong nhiều thế kỷ. Sự thống trị của Hoa Kỳ trong thời đại hậu-chiến tranh lạnh, Moscow đã đồng ý. Họ cần tiền và hậu thuẫn của Washington. Nhưng vào năm 2008 Nga đã là một quyền lực được tái sinh. Giữa tháng hai năm 2009, nước cộng hòa Kyrgyz hoàn tất quyết định của họ để đóng cửa căn cứ hàng không Manas, một căn cứ được Hoa kỳ cung cấp để đem lại các hỗ trợ hàng không chủ yếu cho các chiến dịch của họ tại Afghanistan, vốn đã trở nên đặc biệt quan trọng sau khi đóng cửa một căn cứ hàng không khác ở Uzbekistan vào năm 2005. Động cơ thúc đẩy chính là đồng tiền. Hoa kỳ đã chi 55 triệu mỹ kim mỗi năm để thuê căn cứ này và cho thấy ý định sẵn sàng trả đến 100 triệu/năm. Chính phủ Nga chống lại một cách không thân thiện ý tưởng của một căn cứ quân sự Mỹ bán thường trực hiện diện trong sân sau nhà của mình, đã chào mời một kế hoạch viện trợ trị giá 2.3 tỉ mỹ kim khiến làm rúm ró hỗ trợ tài chính của Mỹ , bao gồm cả 180 triệu mỹ kim tiền xóa nợ, 150 triệu tiền viện trợ và 2 tỉ tiền nợ để hoàn tất công trình xây dựng trạm thủy điện. Công trình năng lượng là một công trình liên doanh và sẽ nâng công suất điện lực của Cộng Hoà Kyrgyz lên 40 phần trăm, có thể nâng khả năng xuất khẩu năng lượng của quốc gia này đến mức tối đa. Cho dù giá dầu có xuống đến 40 mỹ kim một thùng, Nga vẫn ở trong vị trí có thể theo đuổi một chính sách ngoại giao độc lập hơn.

Ngay cả đồng minh mới của Mỹ là Ấn độ cũng duy trì tính độc lập của mình với Hoa Kỳ. Thủ đô Tân Đề ly cảm kích Washington về các hỗ trợ của họ trong việc hợp pháp hoá Ấn độ như là một đất nước có năng lực nguyên tử bình thường, nhưng Ấn độ vẫn chống lại các vấn đề về an ninh. Mặc cho sức ép của Hoa Kỳ, Ấn độ cứ đơn giản không xem Iran như một mối đe dọa như Hoa Kỳ quan niệm. Ấn độ đã một lần đồng ý ủng hộ Hoa kỳ tại Ủy ban Quốc Tế về Năng lượng Nguyên tử nhưng vẫn tiếp tục có những quan hệ tăng cường với Iran, kể cả việc cùng tham gia tập trận trên vùng biển. Ấn độ xem Iran như một đối tác thương mại mới và từ chối việc cô lập Iran trong bất cứ hình thức nào. Vào tháng Tư 2008, các phi công của Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad yêu cầu được dừng lại ở thủ đô Tân Đề Li để tiếp nhiên liệu khi lãnh tụ Iran trở về nước sau chuyến viếng thăm Tích Lan. Ngay lập tức, chính phủ Ấn độ đã đề xuất một lời mời chính thức và biến chuyến tạm dừng 6 giờ đồng hồ này trở thành một cuộc thăm viếng cấp quốc gia.

Tình trạng hiện tại của IMF và Ngân hàng thế giới cũng đem lại một bài học hữu ích. Các cơ quan chức năng này, thống trị bởi tiền bạc vàý tưởng của Mỹ, lâu nay từng được xem như những công cụ chuyên chở ảnh hưởng Mỹ. Ngày nay, Setser đã viết rằng “các nền kinh tế mới nổi lên như Trung quốc, Nga, Ấn độ, Saudi Arabia, Korea và ngay cả Brazil cũng không cần đến IMF; họ còn không ngừng trở thành một vai trò cạnh tranh với IMF. Saudi Arabia đã là hậu ứng cho Lebanon. Venezuela đã giúp Argentina trả lại nợ cho IMF. Trung quốc đã phát triển tài chính như một lựa chọn khác thay vì vay mượn ở Ngân hàng thế giới”.

Để có được một thí dụ rõ ràng hơn chỉ riêng về việc các thay đổi đã liên kết sâu sắc như thế nào với sự nổi dậy của phần còn lại, hãy đọc lại các tin tức báo chí về Hội nghị G20 ở Washington DC. tháng 11 năm 2008, tất cả các cuộc khủng hoảng tài chính trước đây đã từng được giải quyết bởi Ngân hàng thế giới hay khối G7 (và sau đó là khối G8). Trong những cuộc khủng hoảng trước đây, phương Tây đóng phần vai người thầy nghiêm nghị quở trách một lớp học ương ngạnh. Những bài học họ truyền đạt giờ đây dường như không còn giá trị. Hãy nhớ lại rằng trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính ở Á châu, Hoa kỳ và các nước Tây phương khác đã đòi hỏi Á châu phải thực hiện ba bước – phải để những ngân hàng tồi thất bại, phải giữ các chi tiêu trong kế hoạch và phải giữ lãi suất tiền lời cao. Trong cuộc khủng hoảng của chính mình, Tây phương đã thực hiện đúng chiều ngược lại của cả ba mặt ấy.

Trong bất cứ biến chuyển nào, cuộc khủng hoảng này là một loại mà phương Tây đã không thể tự mình giải quyết được. Để đạt được giải pháp có hiệu quả trong một nền kinh tế toàn cầu liên kết chặt chẽ, tất cả các tay chơi chủ yếu của thế giới – bao gồm cả những nền kinh tế nổi bật nhất – cần phải tham dự. Để cung ứng tiền mặt, những quốc gia như Trung quốc và Saudi Arabia rất quan trọng. Còn đối với sự chính danh, các câu lạc bộ Âu châu xưa cũ đã già cỗi, là những thánh tích của một thế giới đã qua và đã không còn chào bán được một giải pháp toàn cầu nào cho chính mình. Khi cuộc khủng hoảng trở nên rõ nét, ngay cả Hoa Kỳ cũng không còn có thể hành động độc lập. Do đó, lần đầu tiên một cuộc họp của tất cả đầu não các nước G20 – nghĩa là các nước G8 cộng với các quốc gia chính yếu vừa nổi dậy – đã được triệu tập.
Dĩ nhiên không phải mọithứ đều thay đổi cả. Hội nghị G20 vẫn phải được tổ chức ở Washington, và tổng thống George W. Bush vẫn đóng vai trò chính trong việc khai triển chương trình làm việc. Đó là một thế giới mới nhưng không cần thiết phải là một thế giới mà Mỹ phải bị loại trừ.Thực tế, Mỹ vẫn còn là quốc gia quan trọng bậc nhất trên toàn cầu, một quốc gia có khả năng thi hành ảnh hưởng trong tất cả các cõi và trên tất cả các lục địa trong phương cách mà không một thế lực nào khác có thể làm được. Mỹ vẫn còn là “siêu quyền lực mặc nhiên”, trong ngôn từ của nhà văn Đức Josef Joffe. Nhưng hiện nay, chúng ta đang sống trong một thế giới mà hành động chung không phải chỉ là một ước muốn mà chính là vì sự sống còn.

Tất cả cùng liên kết lại với nhau

Hợp tác quốc tế là một con vật lắt léo. Dù có quyết tâm cũng chẳng có được một lối đi rõ ràng. Afghanistan là mẫu mực cho một loại chương trình hợp tác quốc tế thành công – tối thiểu là trên lý thuyết. Cuộc xâm chiếm ban đầu có được sự ủng hộ của Liên Hiệp Quốc và cộng đồng quốc tế. Nỗ lực quân sự, hiện nay đã trải qua hơn 7 năm, bao gồm Anh quốc, Canada, Poland – ngay cả Pháp quốc. Ngân hàng thế giới, USAID và các chính phủ quốc tê đã đóng góp nhiều tỉ mỹ kim để tái thiết cấu trúc hạ tầng. Thế nhưng cuộc chiến ở đấy vẫn gần như thất bại. Chính phủ Hamid Karzai chỉ điều khiển được ít hơn một phần ba đất nước. Bên ngoài Kabul, các lãnh chúa là những cội nguồn thế lực chính. Dù đã suy yếu nhưng Taliban vẫn còn đó khả năng phục hồi đáng lo ngại. Nha phiến trở thành nguồn xuất khẩu chính của đất nước. và hầu hết các quốc gia – từ các biên giới lân cận như Pakistan đến các đối tác Tây phương như Đức quốc – đang nôn nóng muốn rút lại những hứa hẹn của họ hơn là hoàn tất chúng. Chủ nghĩa quốc gia thu hẹp lấn át chủ nghĩa quốc tế sáng suốt quá đỗi thường xuyên.

Nhưng bài học từ Afghanistan cho thấy rằng chủ nghĩa đa phương không phải lúc nào cũng dễ dàng và có hiệu quả. Nhưng nỗ lực ở Afghanistan đã khốn đốn vì sự thiếu lưu tâm – chính quyền của Bush đã quá bận rộn việc chào bán và gây chiến ở Iraq – và vẫn có thể cứu chữa được. Bên cạnh đó, các vấn nạn của ngày nay đòi hỏi một giải pháp đa phương dù một giải pháp như thế hết sức khó để mà đạt đến. Thử xem xét đến hầu như bất cứ vấn nạn trầm kha nào ngày nay chúng ta đang phải đối đầu; đa phần đều cho thấy vấn nạn ấy có liên quan đến nhiều hơn là một quốc gia. Chủ nghĩa khủng bố, lây nhiễm tài chính, bệnh tật, năng lượng, an ninh – tất cả đều thử thách đến các giải pháp hợp tác, và trong một số trường hợp cần đến các định chế để thực hiện.

Đơn cử thí dụ như một cơn bệnh lây nhiễm chẳng hạn. Ngày nay, một khi bệnh bùng phát ra, chắc chắn sẽ lây lan nhanh và rộng khắp. Có nghĩa là tất cả chúng ta đều có một thúc đẩy phải xác định được bản chất của căn bệnh càng nhanh càng tốt, cô lập các nạn nhân lại và hành động để tìm ra cách chữa trị. Lý tưởng là, Tổ chức Y Tế quốc tế nhập cuộc, yêu cầu gởi ngay đến họ các mẫu virus, thực hiện các phân tích rõ ràng và đề ra các biện pháp để tuân thủ. Không may thay, Tổ chức y Tế Quốc tế thì thiếu hụt ngân sách và nhân lực, lại không đủ thẩm quyền để có thể làm ra các luật lệ để mọi người phải tuân thủ. Trung Quốc đã từng dấu kín cơn bệnh cúm gia cầm trong lãnh thổ của mình nhiều tuần lễ trước khi thế giới phát hiện ra. Có lúc, Indonesia từng thoái thác không giao nộp các mẫu bệnh cúm vì họ lo lắng rằng các mẫu ấy sẽ được dùng để chế tạo ra các loại chủng ngừa đắt tiền khiến đất nước này không kham nổi.

Đây là loại thế giới đang đối đầu với tổng thống Barack Obama: một thế giới bát nháo và hay sinh sự với rất ít câu trả lời dể dàng. Nhưng dù cho tất cả những vấn nạn này, thế giới này vẫn là một thế giới rõ ràng yên bình. Xảy ra chiến tranh giữa những quyền lực lớn là không thể nghĩ đến được. Căn cứ vào một số yếu tố, chẳng hạn như số dân sự thương vong, chúng ta quả đang sống trong những ngày tháng hòa bình chưa từng có. Và Al Qaeda, mối đe dọa đầu tiên của thế kỷ hai mươi mốt, đã rụng hết răng và chuyển vào thế phòng thủ trong khi người Hồi giáo trên thế giới đã bị đánh bại bởi sự tuyên dương cho bạo lực và sẵn sàng giết hại thường dân, ngay cả khi những thường dân ấy là người Hồi giáo của họ. Việc bầu cho Barak Obama, một người Mỹ đa chủng, từng đi khắp thế giới, có cha là người theo Hồi giáo, mang tên lót là Hussein, đã thực khiến cho những nhóm khủng bố phải kinh ngạc.Trong một đoạn phim video gần đây, các lãnh tụ của chúng đã phải dùng đến phương sách công kích cá nhân một cách vô tích sự vào vị tân tổng thống, gọi ông là một “tên mọi đen giữ nhà”. Mối lo ngại của chúng có thể hiểu được: Việc bầu Obama làm tổng thống là biểu trưng của niềm hy vọng cho thế giới và là một đe dọa đến loại tư tưởng gieo hận thù của Al Qaeda.

Dĩ nhiên, cũng có loại mối lo xưa cũ rằng trong giai đoạn chuyển biến, nền hòa bình có thể bị đổ xụp. Kể từ khi Thucydides đã từng nhận định rằng cuộc chuyển quyền từ Sparta đến Athens là nguyên nhân chính yếu của chiến tranh Pelopnnesan, các học giả đã chứng kiến những thời điểm ấy với sự am hiểu. Nhưng lần này, nếu được sắp đặt một cách đúng đắn, cuộc nổi dậy của phần còn lại không cần phải làm cho mất ổn định. Mỹ sẽ không chìm đắm nhanh, sẽ không phải được thay thế bằng một quốc gia khác. Trong một ý nghĩa sâu sắc, mọi người đang ở cùng nhau trong cuộc khủng hoảng này. Các quốc gia khác có thể đóng các vai trò ổn định chính yếu. Và không phải chỉ ở lãnh vực kinh tế. Trong cuộc xung đột giữa Nga và Georgia, chính tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy thân hành đến Moscow chứ không phải Bush. Khi Israel và Syria bước vào bàn thương thảo trong mùa hè vừa qua, chính Turkey đã là người môi giới hòa bình chứ không phải Washington. Và khi các bè phái người Lebanon lại xông vào nhau bằng súng đạn vào bạo lực, người duy nhất có thể mang họ trở lại bàn thương thảo là Shiekh của Qatar. Không một trường hợp nào trong số này có mặt Hoa Kỳ. Điều này không thể nghĩ đến được trong mười năm trước. Ngày nay điều ấy là phổ biến. Dù cho một thế giới tích cực hơn cũng có nghĩa là nhiều đối kháng và mị dân hơn, thế giới ấy cũng có nghĩa là nhiều nhà thương thuyết và các lãnh tụ khu vực hơn với một nguyên tắc để giữ gìn nền hoà bình. Nếu niềm thôi thúc ấy có thể tổ chức và khuyến khích được, thế giới sẽ là một nơi chốn tốt đẹp hơn cho niềm thôi thúc ấy.

Hầu hết các thế lực chính cùng chia xẻ chung với Hoa kỳ những lý tưởng và quyền lợi căn bản. Những khích lệ từ chia xẻ ấy giữ cho thế giới di chuyển trong chiều hướng đi đến ổn định hơn và thịnh vượng hơn. Những hiểm nguy thực sự vẫn còn đó khi Washington đi những quân bài thấp, khiến tạo ra bất ổn và hỗn loạn, hoặc ra bài quá tay, đưa các quốc gia khác đến sự oán giận và đi theo con đường riêng của mình. Sự khôn khéo của sức mạnh quân sự và chính trị của Hoa Kỳ vẫn duy trì một nhiệm vụ duy nhất hết sức quan trọng cho ổn định của toàn cầu. Hoa Kỳ phải mang lại được các luật chơi, các định chế và dịch vụ nhằm giúp giải quyết các vấn nạn chính của thế giới, trong khi trao cho các nước khác-chủ yếu là những quyền lực mới nổi- một vai trò trong hệ thống.

Trong những thập niên gần đây, Hoa Kỳ đã không mang lại lối lãnh đạo này. Tuy nhiên ngay cả Paris, London, Moscow, Beijing hay New Delhi cũng không. Âu châu đã từng do dự khi chuyển nhượng quyền lực cho IMF và các hội nghị khác, và nhiều quốc gia có thị trường mới nổi đã canh giữ chủ quyền của mình một cách ganh tỵ như thể Hoa Kỳ, có khi còn ganh tỵ hơn cả Hoa kỳ nữa. Ai là đối tượng để chê trách, trừ khi chúng ta tìm ra các phương cách để mở rộng và tăng cường các lề luật và định chế cho sự hợp tác toàn cầu – về kinh tế, năng lượng, thay đổi khí hậu, bệnh tật, ma túy, nhập cư và hàng loạt các vấn đề khác – thế giới sẽ phải trải qua nhiều khủng hoảng và các giải pháp của chính phủ sẽ là khinh suất và đặc biệt sẽ : quá ít, quá trễ. Chúng ta không thể ra khỏi tình trạng khủng hoảng hiện tại với sức lực thực sự trừ khi các quốc gia chính trên thế giới cùng hợp tác với nhau trên một bình diện vĩ đại và bền bỉ.

Mặt khác, nếu chúng ta cùng đến với nhau và làm việc cho những vấn nạn chung của nhân loại, hãy tưởng tượng đến các cơ hội mở ra cho bao người. Thử tưởng tượng nếu chúng ta tạo nên các luật chơi mới, mở ra được một con đường cho phép tiến trình toàn cầu hóa tuyệt vời này phát triển bền bỉ và tỏa rộng đến mọi tầng lớp của xã hội, nâng cao các chuẩn mực của đời sống và sức khỏe cho kẻ nghèo khó nhất trong những người nghèo, cho phép nhiều người và nhiều người nữa phát triển được tiềm năng của mình.

Nếu chúng ta thực sự cộng tác với nhau và bỏ cuộc khủng hoảng này vào quá khứ, các cơ hội sẽ là vô tận. Kinh tế thế giới mang đến được lời hứa hẹn một đời sống tử tế cho mọi người ở mọi nơi chốn. Truyền thông cho phép chúng ta biết đến và học hỏi được ở lẫn nhau như chưa từng bao giờ có đưọc trong quá khứ. Các phối hợp chính trị sẽ có thể thuần hóa được những ngọn lửa cạnh tranh của các quyền lực lớn. Hàng ngày, con người đang thực hiện những điều tuyệt diệu ở mọi nơi chốn trên thế giới. Bây giờ, đã đến lúc để các chính phủ của họ phải đáp ứng điều phi thường này của nhân loại bằng những phát kiến của mình để tạo nên được những hình thái mới của sự hợp tác. Thử thách lớn nhất của Barack Obama và thế hệ lãnh đạo này là sáng tạo được một hệ thống quan hệ quốc tế mới, một hệ thống có thể mang lại sự hợp tác toàn cầu xác thực và có hiệu quả về những vấn đề chung lớn lao đang muộn phiền tất cả chúng ta. Đây là kế hoạch lớn nhất của thế kỷ hai mươi mốt : Một kiến trúc mới bảo đảm được hòa bình, phát triển và tự do cho toàn thế giới.

Categories: Tài Liệu Tham Khảo | Leave a comment

Đại sứ Mỹ David Shear:

 
 Tuổi Trẻ  
06/05/2013 09:30 (GMT + 7)
Đại sứ Mỹ David Shear:
Chúng ta sẽ sớm rõ hơn nội hàm quan hệ đối tác song phương
  • Tiến triển gì về đàm phán TPP 
    • Tiến triển nhưng vẫn còn những vấn đề phức tạp. Nhật Bản sẽ tham gia đàm phán. Đàm phán sẽ kết thúc vào cuối năm nay.
    • Các hội đàm của quyền đại diện thương mại Mỹ Demetrios Marantis ở Hà Nội đều rất tốt, hài lòng về tiến độ hiện tại.
    • Sau khi có thỏa thuận, chính quyền Obama sẽ phải trình quốc hội thông qua.Không có tiến bộ về mặt dân chủ, nhân quyền sẽ rất khó thông qua hiệp ước này.
  • Biển Đông liên quan trực tiếp tới “lợi ích quốc gia” của Mỹ.
    • Chúng tôi và Ngoại trưởng Kerry vẫn rất cam kết gắn bó với khu vực.
    • Mọi người ở VN không nên lo ngại chuyện cam kết của Mỹ đối với khu vực.
  • Mỹ giúp đào tạo lực lượng cảnh sát biển VN?
    • “Họ bày tỏ quan tâm tới việc trao đổi hợp tác với phía Mỹ. Chúng tôi sẵn lòng giúp VN xây dựng lực lượng cảnh sát biển chuyên nghiệp nhất có thể.”
    •  Vẫn đang trong giai đoạn thảo luận.
  • Một số tàu chiến Mỹ vừa tới thăm VN, sắp tới ó thêm hoạt động hợp tác gì nữa?
    • Hợp tác quân sự của Mỹ với VN dựa trên thỏa thuận ghi nhớ mà bộ quốc phòng hai bên ký kết tháng 9-2011.
  • Mỹ vẫn còn quan tâm tới việc sử dụng cơ sở Cam Ranh?
    • Cảng Cam Ranh là nơi tốt để sửa chữa và tiếp tế tàu.
    • Nếu phía VN muốn thực hiện thêm các hoạt động ở đó, phía hải quân Mỹ sẽ sẵn sàng đàm phán thêm.
  • Khả năng lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với VN được dỡ bỏ?
    • Vấn đề đáng được cân nhắc.
  • Quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai nước?
    • Thỏa thuận về quan hệ hợp tác chiến lược phải đề cập tới rất nhiều lĩnh vực quan hệ giữa hai nước, bao gồm cả
      • quan hệ kinh tế,
      • quan hệ giữa nhân dân hai nước,
      • quan hệ về đối ngoại và hợp tác chiến lược.
    • Nhiều trao đổi cấp cao trong năm nay sẽ rõ hơn nội hàm của quan hệ đối tác song phương.
TTCT – Đại sứ Mỹ tại VN David B. Shear có cuộc trả lời riêng với TTCT về đàm phán Hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng như triển vọng hợp tác, quan hệ giữa hai nước.
 Ngài đại sứ, ông có thông tin gì về chuyến thăm của quyền đại diện thương mại Mỹ Demetrios James Marantis gần đây? Chúng ta có tiến triển gì về đàm phán TPP sau chuyến đi?
– Nước Mỹ luôn muốn một VN phát triển mạnh, thịnh vượng. Và chúng tôi tin rằng việc VN tham gia vào TPP sẽ giúp VN đạt được điều này.
Việc đàm phán TPP giờ đã bước vào giai đoạn mới. Cuối năm ngoái, các nước cùng đồng ý với nhau là đàm phán sẽ kết thúc vào cuối năm nay. Gần đây chúng ta đã đồng ý để Nhật Bản sẽ tham gia quá trình đàm phán. Việc đàm phán có nhiều tiến triển nhưng vẫn còn những vấn đề phức tạp, trong một số trường hợp là vấn đề rất khó cần giải quyết.
Vòng đàm phán tiếp theo giữa các bên sẽ diễn ra ở Lima (Peru) trong tuần đầu tiên của tháng 5. Quyền đại diện thương mại Mỹ Demetrios Marantis đến Hà Nội là để chuẩn bị cho vòng đàm phán đó. Các cuộc hội đàm của ông ở Hà Nội đều rất tốt. Ông ấy hài lòng về tiến độ hiện tại. Tuy vậy cả hai bên đều hiểu sẽ còn rất nhiều các cuộc đàm phán cam go phía trước giữa các nước TPP.
* Tôi có nói chuyện với một số nhà ngoại giao VN thì mọi người đều nói là VN rất muốntham gia TPP nhưng lo ngại việc Mỹ có những yêu cầu ngoài kinh tế đối với quá trình đàm phán?
– Quá trình ở Mỹ là thế này: trước hết là đàm phán để đạt được thỏa thuận với các đối tác. Sau khi có thỏa thuận, chính quyền Obama sẽ phải trình thỏa thuận TPP đó cho quốc hội thông qua. Và điều rõ ràng là nếu không có tiến bộ về mặt dân chủ, nhân quyền sẽ rất khó để có được sự ủng hộ chính trị ở quốc hội để thông qua hiệp ước này. Sẽ rất nhiều người ở Quốc hội Mỹ đặt câu hỏi về vấn đề dân chủ, nhân quyền của VN khi chúng tôi trình hiệp ước đó lên. Chúng tôi không thể tránh được thực tế chính trị đó.
* Ngoại trưởng John Kerry đã nhậm chức được một thời gian và ông có một loạt chuyến đi tới châu Âu và Trung Đông. Chỉ đến gần đây ông mới công du sang châu Á. Phải chăng chính sách “chuyển trục” sang châu Á của Mỹ đã thay đổi dưới thời Ngoại trưởng Kerry?
– Ngoại trưởng Kerry tới thăm Đông Bắc Á cách đây chừng mười ngày và trong chuyến đi ông tái khẳng định cam kết của Mỹ tiếp tục gắn bó mạnh mẽ với Đông Á. Ông tái khẳng định cam kết của Mỹ đối với chính sách tái cân bằng [sang châu Á – Thái Bình Dương]. Mọi người ở VN không nên lo ngại chuyện cam kết của Mỹ đối với khu vực. Chúng tôi và Ngoại trưởng Kerry vẫn rất cam kết gắn bó với khu vực. Tôi tin ông sẽ tới thăm lại khu vực trong thời gian rất sớm.
* Ngoại trưởng Hillary Clinton hồi năm 2010 từng tuyên bố biển Đông liên quan trực tiếp tới “lợi ích quốc gia” của Mỹ. Với Ngoại trưởng Kerry thì điều này vẫn còn nội hàm tương tự?
– Cho đến giờ nước Mỹ vẫn chưa hề thay đổi quan điểm đối với vấn đề biển Đông. Và cũng chưa có thay đổi trong tuyên bố của chúng tôi đối với vấn đề này.
Trung Quốc đã tăng cường các động thái để thúc đẩy các tuyên bố về chủ quyền của mình trên cả biển Hoa Đông (với Nhật) và biển Đông. Trong trường hợp xảy ra xung đột thì Chính phủ Mỹ sẽ phản ứng thế nào?
– Đó là tình huống giả định và tôi không muốn bình luận việc đó. Một điều rõ ràng là nước Mỹ luôn rất tích cực tham gia chính sách đối ngoại ở khu vực cả về biển Đông cũng như các vấn đề khác như vấn đề sông Mekong. Chúng tôi mới có hội thảo về sáng kiến hạ sông Mekong (LMI) ở TP.HCM tuần vừa rồi.
Chúng tôi đang theo dõi rất sát những gì đang diễn ra trên biển Hoa Đông cũng như trên biển Đông. Và chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với những người đồng cấp phía VN liên quan tới vấn đề này.
* Đã có một số bản tin nói Mỹ có thể giúp đào tạo lực lượng cảnh sát biển VN. Ông có thông tin thêm gì về vấn đề này?
– Lực lượng cảnh sát biển VN mới chính thức thành lập gần đây. Họ bày tỏ quan tâm tới việc trao đổi hợp tác với phía Mỹ liên quan vấn đề xây dựng lực lượng. Chúng tôi sẵn lòng hợp tác với lực lượng cảnh sát biển VN để giúp VN xây dựng lực lượng cảnh sát biển chuyên nghiệp nhất có thể.
Như vậy là mới chỉ có những liên lạc đầu tiên chứ chưa có hoạt động cụ thể?
– Chúng tôi vẫn đang trong giai đoạn thảo luận coi có thể hợp tác được gì nhưng có thể nói Mỹ rất quan tâm tới vấn đề này. Sau khi trao đổi kỹ hơn chúng tôi mới có thể công bố chi tiết các hoạt động hợp tác được.
* Về vấn đề hợp tác quân sự, chúng ta vừa có thêm một số tàu chiến Mỹ tới thăm VN. Sắp tới chúng ta có thêm hoạt động hợp tác gì nữa?
– Hợp tác quân sự của Mỹ với VN dựa trên thỏa thuận ghi nhớ mà bộ quốc phòng hai bên ký kết tháng 9-2011. Dựa trên thỏa thuận đó chúng tôi đã hợp tác trong các lĩnh vực như cứu trợ nhân đạo và thiên tai, tìm kiếm và cứu nạn, y tế, gìn giữ hòa bình và trao đổi các chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo quốc phòng. Bản ghi nhớ đó rất quan trọng với cả hai bên và có rất nhiều lĩnh vực chúng ta có thể thực hiện dựa trên bản ghi nhớ đó.
Chúng tôi đang trong quá trình thảo luận thêm với Bộ Quốc phòng VN về việc triển khai thêm các hoạt động dựa trên bản thỏa thuận ghi nhớ, đặc biệt là hợp tác trong lĩnh vực cứu trợ nhân đạo và thiên tai cùng gìn giữ hòa bình. Đây sẽ là những hoạt động quan trọng trong tổng thể hợp tác quốc phòng song phương.
Đối với cảng Cam Ranh, Mỹ vẫn còn quan tâm tới việc sử dụng cơ sở ở đây?
– Cảng Cam Ranh là nơi rất thuận tiện cho một số tàu hải quân của Mỹ tới để sửa chữa và tiếp tế. Đó là lý do chúng tôi đang làm những gì đang làm tại Cam Ranh.
* Xin ông nói rõ hơn các hoạt động được không?
– Họ có một cơ sở ở đó và chúng tôi thấy một số hoạt động sửa chữa ở Cam Ranh là nơi tốt để thực hiện. Chất lượng tốt và giá cả phải chăng. Về cơ bản đó là trên cơ sở thương mại.
* Vậy liệu Mỹ có quan tâm tới việc sử dụng thêm các dịch vụ hay hợp tác ở đó?
– Cảng Cam Ranh là nơi tốt để sửa chữa và tiếp tế tàu. Nếu phía VN muốn thực hiện thêm các hoạt động ở đó, tôi tin phía hải quân Mỹ sẽ sẵn sàng đàm phán thêm.
* Đã có những tiến triển trong hợp tác quân sự hai nước nhưng Mỹ vẫn còn lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với VN. Khả năng lệnh cấm vận này được dỡ bỏ?
– Tôi nghĩ đó là vấn đề đáng được cân nhắc. Ở Washington đã có những trao đổi công khai về vấn đề này nhưng tôi nghĩ còn rất nhiều lĩnh vực hợp tác quân sự hai bên có thể triển khai trước khi chúng ta tiến tới bước đi lớn là chấp thuận cung cấp vũ khí sát thương cho VN.
Chúng ta đã nói nhiều về việc xây dựng quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai nước nhưng dường như vấn đề cấm vận vũ khí đó vẫn còn cản trở?
– Thỏa thuận về quan hệ hợp tác chiến lược hay bất cứ danh hiệu nào mà chúng ta muốn gọi mối quan hệ song phương sẽ là một thỏa thuận hết sức toàn diện. Thỏa thuận đó phải đề cập tới rất nhiều lĩnh vực quan hệ giữa hai nước, bao gồm cả quan hệ kinh tế, quan hệ giữa nhân dân hai nước, quan hệ về đối ngoại và hợp tác chiến lược.
Khi chúng ta có thêm nhiều trao đổi cấp cao trong năm nay như tới Washington hoặc Hà Nội, chúng ta sẽ rõ hơn nội hàm của quan hệ đối tác song phương.
Ông đã đề cập rằng các nước dự định kết thúc đàm phán TPP trong năm nay. Ông nghĩ liệu điều đó có đạt được không khi mà giờ chúng ta có thêm Nhật Bản và còn rất nhiều vấn đề gai góc phía trước?
– TPP là thỏa thuận cực kỳ quan trọng cho cả Mỹ và VN. Tôi tin thỏa thuận này sẽ có lợi cho cả hai phía rất nhiều. Một nhà kinh tế ở Washington nghiên cứu về lợi ích của TPP kết luận rằng trong các nước tham gia TPP thì VN sẽ là nước có lợi nhiều nhất. Ông ấy tính rằng xuất khẩu của VN sẽ tăng khoảng 28%, GDP tăng khoảng 11% nhờ TPP. Vì vậy đây là cơ hội tuyệt vời cho VN tăng trưởng xuất khẩu không chỉ là tới Mỹ, tới Nhật mà cả các thành viên TPP khác nữa.
Đây là cơ hội tuyệt vời để VN tăng thêm tính hấp dẫn của mình với các nhà đầu tư nước ngoài và là cơ hội để VN tiến lên trong chuỗi giá trị về xuất khẩu. Đây là cơ hội mà các bên đều có lợi.
Đương nhiên việc đàm phán sẽ rất cam go, các bạn đối mặt với những đối tác rất rắn. Nhưng chúng tôi tin khi hiệp ước được thông qua thì sẽ tốt cho tất cả chúng ta. Về chuyện thời điểm kết thúc đàm phán, đúng là việc Nhật Bản tham gia đàm phán TPP sẽ tạo thêm một chiều cạnh tranh mới cho đàm phán. Dẫu vậy chúng tôi vẫn quyết tâm để kết thúc đàm phán vào cuối năm nay.
* Xin cảm ơn ông.
THANH TUẤN thực hiện
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

TÌM HIỂU VỀ SỰ“NIỆM PHẬT”

TÌM HIỂU VỀ SỰ“NIỆM PHẬT”

Giá trị của việc niệm Phật, được giới thiệu
qua bài “Pháp Môn Tịnh Độ & Giá Trị của Sự
Niệm Phật”, trong CD & sách “Học Phật Tu Nhân,
Tu Tại Gia-Làm Tròn Nhân Đạo, Tìm Đến Sự Giải
Thoát”, là phương thức hành trì, được tin là giản
dị, dể học, dễ hành. Tuy nhiên, để có hiệu quả,
Đức Huỳnh Giáo Chủ khuyên: “Ta cũng nên bố-
thí, nhẫn-nhục, trì-giới, để độ tham, sân, si… Cần
tu thập thiện thì sự niệm mới có hiệu quả. Tu
thập thiện, dứt được thập ác, cũng gọi là tịnh tam
nghiệp… Chúng-sanh tịnh được tam nghiệp mới
mong về cõi Phật.”

Và trong đoạn “Niệm Phật” của “Sấm
Giảng Người Đời”, Đức Sư Vải Bán Khoai cũng
khuyên, khi niệm Phật, chúng ta nên: “muôn việc
đều thôi, không trách than hay kể công. Tránh siêu
niệm, sân si, oán giận cừu hờn. Bỏ tánh nghinh
ngang, câu mâu, tánh gian tà. Không hại người,
chịu hẩm hút cháo rau, sửa tánh tình, ănngay ở
thẳng, tu nhơn tích đức. Chẳng màng sang giàu,
hương sắc.”

Ngài dạy chúng ta: “phải giữ Tứ Ân, giữ
đạo vợ chồng, ơn Thầy nghĩa bạn, và đền đáp ơn
cha nghĩa mẹ, ơn nhà nợ nước. Nhớ chữ Bồ Đề,
tập tánh từ bi, thương người tàn tật, cứu người mắc
nạn, thương hết thế trần.”

Nếu thật tâm hành trì theo phương thức
niệm Phật thì chúng ta sẽ được: “thanh nhàn, vui
thú thảnh thơi, buồn sầu giải hết, Phật độ bảo toàn,
ấm no, khỏi nơi đói lạnh, tật bịnh tiêu tan, thoát
điều bi ai, khỏi hết tai nàn, tránh nơi tai họa, tai
ương khỏi lầm.”

Và khi chúng ta nhận rõ được Phật tánh hay
Như Lai tánh của chính mình, khi ấy chúng ta: “dẹp
được tam bành lục tặc, bình an yêu quái ẩn hình
trong thân.”

Đức Sư Vải Bán Khoai cũng cho biết, khi
niệm Phật, chúng ta: “được Phật độ ân cần, cứu vớt
thoát cơn nguy hiểm, tai họa, khỏi nơi lao khổ,
được yên ổn, chớ hề hại thân.”

Quan trọng, Ngài khuyên: “khuya sớm phải
ân cần, chí tình, giữ dạ cho bền. Đừng nghi ngờ,
phải tưởng Thần linh,bảo hộ bên mình mộ khan.”

Và nếu chí công cầu nguyện thì: “Phật hiện
cho, dắt đi coi non coi núi coi thời Bồng Lai, có Sen
nở đợi chờ, hân hoan Cực Lạc và Cửu Huyền Thất
Tổ đặng về Tây Phương.”

Với những điều được Đức Huỳnh Giáo
Chủ cùng Đức Sư Vải Bán Khoai cho biết, đã cho
chúng ta nhận rõ về những việc cần hành, song song
cùng sự niệm Phật, và những kết quả đạt được trong
việc hành theo phương thức nầy. Một lần nữa, xin
giới thiệu thêm một “Con Đường Tắt” để giúp
chúng ta sớm tìm đến sự giải thoát. Mong hãy lắng
tâm đọc qua, đoạn “Niệm Phật” của Đức Sư Vải
Bán Khoai, để có thêm đức tin trong việc tu học.

Xin thành tâm cầu nguyện Chư Phật mười
phương cùng ơn trên Thầy Tổ gia hộ cho tất cả
chúng ta được nhất tâm phụng hành để đạt được
kết quả mỹ mãn, và xin hồi hướng tất cả những gì
đạt được về cho chúng sanh, vạn vật, để đồng thọ
hưởng những ân đức và đồng được vãng sanh về
nơi an lạc.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật.

Nguyễn Hoàng Vũ

NIỆM PHẬT

Niệm Phật có bốn Thần linh,
Thường thường bảo hộ bên mình mộ khan.
Niệm Phật tật bịnh tiêu tan,
Lòng đừng tráo chác mắc vòng gian nan.

Niệm Phật Cực Lạc hân hoan,
Ta Bà khổ não giàu sang mấy hồi.
Niệm Phật muôn việc điều thôi,
Chớ ham siêu niệm luân hồi khốn thay.

Niệm Phật thì phải ân cần,
Thức khuya dậy sớm tay lần hột châu.
Niệm Phật nhớ chữ Bồ đề,
Ơn thâm phải trả nghĩa sâu phải đền.

Niệm Phật thọ mạng tăng long,
Cửu Huyền Thất Tổ đặng về Tây Phương.
Niệm Phật nhớ chữ từ bi,
Gian tham bất bất si si vừa vừa.

Niệm Phật nhiều người không ưa,
Những người có tánh thuở xưa tới giờ.
Niệm Phật sen nở đợi chờ,
Cây nào bông nấy bốn mùa tốt tươi.

1/2

Niệm Phật vui thú thảnh thơi,
Buồn sầu giải hết, mặc người cười chê.
Niệm Phật nhớ chữ bằng đầu,
Cửu Huyền Thất Tổ đặng về Tây Phương.

Niệm Phật Phật độ bảo toàn,
Lần tay có Phật sao không chịu dò?
Niệm Phật chớ khá oán người,
Dầu ai hung ác ta thì thiện tâm.

Niệm Phật nhiều kẻ vô nhân,
Họa tai thì niệm, hết dần lại quên.
Niệm Phật không tốn đồng tiền,
Niệm Phật thoát khỏi những điều bi ai.

Niệm Phật có Phật Như Lai,
Bình an yêu quái ẩn hình trong thân.
Niệm Phật thì phải bỏ tà,
Khỏi nơi tai họa sao dân không dò.

Niệm Phật Phật độ ân cần,
Lâm cơn nguy hiểm có người cứu an.
Niệm Phật đừng có trách than,
Cũng đừng oán giận cừu hờn với ai.

Niệm Phật có Phật vãng lai,
Lâm cơn nạn tám Phật sai cứu mình.
Niệm Phật phải sửa tánh tình,
Ăn ngay ở thẳng chớ tình phang ngang.

Niệm Phật bỏ tính nghinh ngang,
Tu nhơn tích đức Phật sai rước về.
Niệm Phật Phật độ nhiều bề,
Gặp cơn tai họa chớ hề hại thân.

Niệm Phật đừng có kể công,
Dầu lâm tai nạn cũng không lụy mình.
Niệm Phật thì phải chí tình,
Ơn cha nghĩa mẹ giữ gìn cân phân.

Niệm Phật phải giữ Tứ Ân,
Ơn nhà nợ nước xử phân trọn nghì.
Niệm Phật tập tánh từ bi,
Đạo vợ nghĩa chồng chớ có nại nhau.

Niệm Phật hẩm hút cháo rau,

Thương người tàn tật sang giàu đừng ham.

Niệm Phật đừng muốn tiền ngàn,
Xa cừ mã não ai màng làm chi.

Niệm Phật tàn tật đừng khi,
Nữa sau mắc đọa hơn thì người ta.
Niệm Phật bỏ tánh gian tà,
Cũng đừng ham sắc ham hoa làm gì?

Niệm Phật đừng có sân si,
Thấy người mắc nạn khả đi cứu người.

Niệm Phật đừng có oán cừu,
Đừng đem lòng ác hại người chẳng nên.

Niệm Phật giữ dạ cho bền,
Ơn Thầy nghĩa bạn chớ nên sai lầm.
Niệm Phật Phật hiện vào tâm,
Tam bành lục tặc giục mình đặng đâu.

Niệm Phật bỏ tánh câu mâu,
Thì sau mới đặng một câu thanh nhàn.
Niệm Phật khỏi hết tai nàn,
Nói cho già trẻ đặng tàng căn nguyên.

Niệm Phật Phật độ hiển nhiên,
Gặp cơn bạo loạn đặng yên thân mình.
Niệm Phật phải tưởng Thần linh,
Cũng đừng khinh dễ mà mình lụy thân.

Niệm Phật thương hết thế trần,
Giàu nghèo thì cũng nhân nhân là người.
Niệm Phật khổ hải bằng mười,
Chí công gắng đặng thì mình mới nên.

Niệm Phật giữ dạ cho bền,
Ơn đền nghĩa trả dưới trên thuận hòa.
Niệm Phật Phật chẳng ở xa,
Chí công cầu nguyện Phật mà hiện cho.

Niệm Phật thì đặng ấm no,
Khỏi nơi đói lạnh mà lo nỗi gì ?
Niệm Phật có Phật dắt đi,
Coi non coi núi coi thời Bồng Lai.

Niệm Phật Phật cứu hoài hoài,
Khỏi nơi lao khổ nào ai thấy rày.
Niệm Phật tai họa cũng bay,
Nói cho già trẻ giữ nay mà nhờ.

Già trẻ đừng có nghi ngờ,
Việc đời ngó thấy bây giờ tới đây.
Mấy bài khuyên hết Đông Tây,
Nói cho nam nữ đặng hay cứu mình.

Nếu ai mà chẳng có tin,
Rồi sau mang họa chớ tình trách than.
Huệ Lưu diễn nghĩa mấy hàng,
Cầu cho già trẻ luận bàn tu thân.

Cuộc đời xem thấy hầu gần,
Có buồn thời đọc tai ương khỏi lầm.
Đọc rồi phải niệm ba câu,
Có biên câu niệm khẩn cầu dưới đây.

Nam Mô Năng, Cứu Khổ Cứu Nạn, Cho Vạn
Dân Bá Tánh, Bồ Tát Ma Ha Tát.
(Niệm ba lần)

2/2

Categories: Tài-liệu Tu-Học | Leave a comment

Nước Mỹ chúa tể

Forwarded message ———- From: Sang Lephuoc <lephuocsang.pghh@gmail.com> Date: 2013/5/12 Subject: To: Tony Duong <duongthanhton@hotmail.com>

thời đại mớiTẠP CHÍ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN

Số 1 – tháng 3/2004


Nước Mỹ chúa tể

Cao Huy Thuần

Giáo sư Ðại Học Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Liên Hiệp Âu châu Ðại Học Amiens (Pháp)

Siêu cường duy nhất còn lại trên thế giới, nước Mỹ là tối thượng. Nhưng “tối thượng” của cách đây mười ba năm, hồi Liên Xô sụp đổ, không giống “tối thượng” của sau 11-9, lại càng không giống “tối thượng” của sau chiến tranh Irak. Ngôi vị thì vẫn thế, nghĩa là cao nhất, cao tột. Nhưng cách củng cố ngôi vị đó, trong hành động, trong lý thuyết, trong ngôn ngữ, khác trước, khác nhiều, như một bước ngoặt. Các lý thuyết gia đang lúng túng, không biết phải dùng từ ngữ gì để diễn tả tình trạng và cách cư xử của nước Mỹ ngày nay.HegemonyPrimacyEmpireNeo-imperialism? Một Ðế Chế La Mã mới? Không có một khái niệm chính xác nào hoàn toàn thỏa mãn, tôi mượn tạm cách nói bình dân, gọi là “chúa tể ” để tặng danh vị đó cho Tổng thống Bush.   Kẻ mạnh nhất, mà lại mạnh như chúa tể, có hai vần đề phải xử lý : một, là phải duy trì hoàng bào chúa tể của mình ; hai, là phải chư hầu hóa quan hệ với các nước mạnh khác, nhất là với đồng minh. Tranh luận lý thuyết hiện nay xoay quanh hai vấn đề đó, ở Mỹ, ở châu Âu, ở Trung Quốc.  I Cái gì là mới, cái gì tạo ra bước ngoặt, cái gì phô trương khí thế của chúa tể? Ba biểu hiện sau đây: một, là biến những hành động đơn phương thành đơn phương chủ nghĩa; hai, là đổi “chính trị thực tế”(realpolitik) thành “chính trị sức mạnh” (machtpolitik; ba, là đưa đạo đức chủ quan của mình lên thành đạo đức của thế giới.   1. Trước hết là đơn phương chủ nghĩa. Có nước nào, nhất là nước lớn, không viện dẫn tính cần thiết của hành động đơn phương khi phải bảo vệ quyền lợi thiết thân của mình? “Ta phải bảo vệ quyền lợi sống chết của ta như từ trước đến nay, ta phải nói không một mình khi gặp bất cứ vấn đề gì mà ta không thể chấp nhận”. Ðó là nước Pháp nói (1). Bởi vậy, cũng thường tình thôi khi chính quyền Clinton định nghĩa “lãnh đạo” của Mỹ trước hết như là “hành động một mình lúc cần thiết để bảo vệ quyền lợi của Mỹ” (2). Ðiều đáng nói ở đây là chính quyền Clinton xem đơn phương như biện pháp tối hậu, không phải biện pháp thường dùng. Bởi vì “lãnh đạo của Mỹ cũng đòi hỏi chúng ta phải vận dụng sự ủng hộ của đồng minh, của bạn bè, của các định chế quốc tế để hoàn thành mục tiêu chung” (3). Rõ ràng hơn nữa : “Gần đây, cách nói thời thượng là ta phải hành động một mình. Quan niệm như thế là sai lầm: nó giới hạn tính mềm dẻo, làm suy yếu ảnh hưởng, làm thương tổn lợi ích của ta. Làm như vậy chẳng khác nào chính ta tự giải giới trước những đe dọa thúc bách nhất của thế giới. Nhiều mục tiêu quan trọng nhất của ta sẽ không thể hoàn thành được nếu không có sự hợp tác của các nước khác” (4). Ðó là những câu viết của ông W. Christopher, bộ trưởng ngoại giao của Clinton trong nhiệm kỳ thứ nhất. Chủ trương đa phương đó, bà Madeleine Albright, bộ trưởng ngoại giao trong nhiệm kỳ thứ hai của Clinton, gọi là “đa phương xác quyết”, assertive multilateralism.   Sự thực, đơn phương hay đa phương là vấn đề giả, và chính ông Christopher cũng nói thế. Cả hai phải đi đôi với nhau, đa phương để “tạo ảnh hưởng trên sự việc mà không buộc phải gánh chịu tất cả rủi may hay trả bằng mọi giá và cũng không làm hỏng tự do hành động tối hậu”; đơn phương chính là khí giới tối hậu đó. Chủ trương của ông Bush thì trái ngược: đơn phương không phải là tối hậu mà là ưu tiên trong những lĩnh vực mà nước Mỹ lựa chọn. Và bởi vì tình trạng nhất cực đưa đến hậu quả là làm dễ dàng tự do lựa chọn, ông khai thác triệt để tự do đó bằng cách nâng nó lên mức tối đa. Ðã là chúa tể thì không ai ràng buộc được cả. Tất cả quan hệ đa phương nào ràng buộc nước Mỹ và không phù hợp với quyền lợi của Mỹ đều phải truất phế hết: hiệp ước đa phương Kyoto về môi trường, tổ chức đa phương kiểu Tòa án hình sự quốc tế, ngay cả luật pháp quốc tế, ngay cả Liên Hợp Quốc. Chủ quyền của nước Mỹ là tối thượng. Quan hệ quốc tế là rừng rú. Trong rừng rú, kẻ mạnh nhất là chúa sơn lâm. Ðừng nói governance nữa với ông Bush, nước Mỹ không công nhận một cung cách quản trị cộng đồng nào cả, bởi vì trên đầu nước Mỹ chỉ có cờ Mỹ tung bay thôi. Ðừng hòng toàn cầu hóa nước Mỹ: nước Mỹ đang Mỹ hóa toàn cầu. Tổ chức thương mãi thế giới WTO? OK, chơi được. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF? Coi chừng, đừng diễn trò hào hiệp thương thuyết lại nợ nần của các nước nghèo: Mỹ phủ quyết thẳng tay.   Ðơn phương, vì đơn phương là tự do hành động. Mà tự do hành động cao nhất là gì trong lĩnh vực an ninh? Là đánh lúc nào muốn, lúc nào thuận tiện nhất, không vướng đồng minh, không vướng tổ chức quốc tế, không vướng luật pháp, không vướng bất cứ một ràng buộc nào. Biến cố 11-9 tạo thuận tiện mọi bề, nhất là về tâm lý quần chúng nội bộ, để đưa hành động đơn phương lên thành chủ nghĩa. Bước ngoặt đó, ông Bush tuyên bố như sau: Nước Mỹ “không ngần ngại hành động một mình, nếu cần, để hành xử quyền tự vệ của mình bằng cách hành động phòng ngừa để chống lại bọn khủng bố, ngăn cản không cho chúng gây thiệt hại cho dân và nước Mỹ” (5). Chiến tranh phòng ngừa là chiến tranh mà điếu 51 Hiến chương LHQ nghiêm cấm. Ðưa chiến tranh phòng ngừa lên hàng quốc sách là đạp đổ tan tành tất cả hệ thống an ninh cộng đồng mà Tổng thống Roosevelt đã gây dựng. LHQ sụp đổ trước khi diễn ra chiến tranh Irak.   2. Ðiểm thứ hai là chủ nghĩa sức mạnh. Sức mạnh là thước đo vị thế của các quốc gia trên thế giới. Ðo lường sức mạnh được không? Câu hỏi lý thuyết cổ điển này chắc lỗi thời rồi. Trước đây, lý thuyết gia chất vấn: có gì mạnh hơn khí giới nguyên tử? Nhưng sinh ra để mà không nổ thì mạnh ở đâu? Có ai mạnh hơn Liên Xô về quân đội? Thế mà tan tành! Việt Nam là nước lạc hậu; thế mà đuổi được siêu cường! Thụy Sĩ nhỏ xíu; thế mà giàu! Ông Giáo hoàng đi không vững, nói không ra hơi, thế mà xóa biên giới! Những bàn cãi lý thuyết này về sức mạnh đã trở thành lý thuyết suông với nước Mỹ hiện nay. Tại sao? Tại vì Mỹ mạnh về mọi mặt, đo lường quá dễ! Về quân sự? Hố ngăn cách giữa Mỹ với các nước mạnh khác gây chóng mặt: chi tiêu cho quốc phòng trong năm 2003 nhiều hơn 15-20 nước mạnh nhất cọng lại (6). Lịch sử loài người chưa bao giờ biết một khoảng cách khiếp như thế. Mà sức mạnh đó được mua với giá bao nhiêu? 3,5% tổng sản lượng quốc gia! Tác giả Paul Kennedy bình luận: “Ðứng số 1 trên thế giới mà phải mua với giá đắt quá thì có gì lạ; siêu cường duy nhất trên thế giới với giá rẻ mạt mới là chuyện giật mình” (7). Có cần phải nói thêm về kinh tế, kỹ thuật, óc phát minh, sáng chế chăng? Tất cả những yếu tố cấu thành cái mà người ta gọi là hard power đó, Mỹ hội đủ trong tay, bỏ xa các anh mạnh khác. Ðược hậu thuẫn với sức mạnh cứng đó, tác giả Mỹ có tiếng, Joseph Nye, khuyên Mỹ nên tận dụng soft power thôi là đủ ngự trị rồi. Bởi vì thế giới cũng khiếp cái sức mạnh mềm của Mỹ! Ăn Mỹ (nhanh gọn), mặc Mỹ, nhạc Mỹ, phim Mỹ, sách báo Mỹ, giải trí Mỹ, sống Mỹ, trung tâm văn hóa cũng đã chuyển từ Paris qua New York! Cứng hay mềm, chẳng ai cạnh tranh nổi. Loài người chưa hề biết một cấu trúc thế giới nào trong đó một nước mạnh đè bẹp các nước mạnh khác phũ phàng đến thế. Superpuissance? Vẫn còn nhẹ quá. Hyperpuissance! Ðó là chữ dùng của cựu bộ trưởng ngoại giao Pháp Hubert Védrine. Tối siêu cường?   Hệ luận ngày nay của sức mạnh “tối siêu” đó là tôn thờ sức mạnh, lấy sức mạnh làm mục đích, xem thế giới là rừng rú, luật pháp quốc tế là luật rừng, luật của kẻ mạnh. Robert Kagan là lý thuyết gia của khuynh hướng mới, bài viết “Power and Weakness” và quyển sách xuất bản cùng đề tài sau đó của ông lẫy lừng khắp nơi. Sức mạnh cắt nghĩa tất cả, từ chính sách của Mỹ đến căng thẳng với Âu châu. Tại sao căng? Giản dị thôi: tại vì Mỹ mạnh, tại vì Âu châu yếu. Vì Mỹ mạnh nên văn hóa chiến lược (strategic culture) của Mỹ thiên về sử dụng vũ lực. Vì Âu châu yếu nên văn hóa chiến lược của Âu châu ngả sang việc tụng kinh, hết kinh luật pháp dến kinh thương thuyết, kinh đa phương. Âu châu lăm le “đa phương hóa” Mỹ. Khác nhau như thế là khác tận căn bản, như đàn ông khác đàn bà: Mỹ, giống như đàn ông, đến từ sao Hỏa ; Âu châu, như đàn bà, đến từ Vệ Nữ hành tinh. Âu châu là thái giám, cụt đuôi rồi, vì EU chẳng phải đọc là EUnuchs,  ennuchs, là thái giám đó sao? (8). Ðã khác tận căn bản, thì phần việc cũng khác: Mỹ sửa soạn bữa ăn, Âu châu rửa chén; Mỹ đánh, Âu châu thu dọn chiến trường. Ðối với Mỹ “đe dọa” là đe dọa, đe dọa thì phải xóa nó đi, bằng vũ lực. Âu châu gặp đe dọa thì tránh né, gọi đe dọa là “vấn đề”, và vấn đề thì “giải quyết”, bằng tiền bạc, bằng ngoại giao. Âu châu liên hiệp với nhau nên từ bỏ chủ quyền, từ bỏ sức mạnh, thăng hóa sức mạnh để liên hiệp. Mỹ chẳng biết giai đoạn “hậu quốc gia” đó nên vẫn cứ mãi là anh chàng cao bồi Gary Cooper rảo quanh thành phố, súng lục bên hông, giữ an ninh cho dân cư dù ai muốn hay không muốn (9).   Nếu hiểu rành rọt như thế, nghĩa là hiểu căn bản của sự khác nhau là sức mạnh, thì đừng hòng hai bên hòa hợp lại với nhau. Ðừng hy vọng hão rằng mai đây, khi Bush rời chính quyền, Mỹ sẽ thay đổi chính sách: chẳng phải Bush đâu, đó là sức mạnh. Sức mạnh bảo phải hành động như thế, nói năng như thế, không thể khác được. Bởi vậy, trước mắt Kagan, các tác giả Pháp chẳng hiểu gì Mỹ cả. Họa hoằn mới có một tác giả Âu châu thông minh, thấy vấn đề, tất nhiên ông đó là người Anh, Robert Cooper. Thế giới ngày nay, theo Cooper, tựa như đế chế La Mã ngày trước, chỉ những nước nằm giữa trung tâm, giàu, mạnh, văn minh, hiện đại, mới sống trong an ninh, hòa bình, còn chung quanh toàn là những vùng tiền hiện đại cả, tựa như rợ ngày xưa, chẳng biết hòa bình, an ninh là gì. Vậy thì, nếu thế giới hậu hiện đại không biết tự bảo vệ mình, coi chừng, sẽ bị tiêu hủy! Nhưng làm thế nào Âu châu tự bảo vệ được khi từ bỏ ngôn ngữ và lý tưởng sức mạnh? Cooper trả lời: chỉ có một cách duy nhất thôi là dùng hai đơn vị đo lường khác nhau. Giữa họ với nhau, Âu châu cư xử trên căn bản luật pháp và an ninh hợp tác; nhưng lúc phải tiếp xúc với thế giới chung quanh, “ta phải trở lại với những biện pháp cứng rắn trước đây – vũ lực, tấn công phòng ngừa, lừa gạt, bất cứ cái gì cần thiết”. Ðó là nguyên tắc của Cooper để duy trì văn minh của “xã hội chúng ta”: “giữa chúng ta với nhau, ta áp dụng luật pháp ; nhưng khi ta hoạt động trong rừng, ta phải dùng luật rừng” (10). Nếu tác giả những dòng ấy làm nghề gõ đầu trẻ như chúng tôi trong đại học để kiếm sống thì nói làm gì! Cooper là cố vấn của Tony Blair trước khi cộng tác với Javier Solana, phụ trách ngoại giao của Liên Hiệp Âu châu. Ông lý luận như thế để khai sáng cho Âu châu. Ông đề nghị lý luận đó phải đi sóng đôi với việc tăng cường sức mạnh của Âu châu về cả hai mặt, vật chất và tâm lý. Dựa trên dự án thông minh và thực tế đó, Kagan bình luận thêm: điều mà Cooper thực sự muốn diễn tả không phải là tương lai của Âu châu mà là hiện tại của Mỹ. Tại sao? Tại vì Mỹ đang nhọc nhằn phấn đấu giữa hai thế giới đó, vừa bám chặt chân trên thế giới này để bảo vệ nó, phát triển luật áp dụng trong những xã hội tiến bộ, văn minh, vừa đồng thời phải sử dụng vũ lực chống lại  những tay nào ở thế giới kia không chịu tuân theo luật đó. Nước Mỹ đang sử dụng hai đơn vị đo lường khác nhau như Cooper đề nghị, và Âu châu phải biết rằng cái thiên đường hậu hiện đại trong đó họ sống sẽ không duy trì được đâu nếu không có chàng cao bồi Mỹ lăm lăm súng lục canh giữ quanh vòng đai thành phố, trực diện với những Saddam, những Kim Jong Il, những Giang, những Hu, những a-da-tô-la xồm xoàm râu. Không có đạo đức nào cao hơn đạo đức ấy: canh giữ thiên đường cho kẻ khác, còn ta chung thân chỉ là sê-ríp thôi.   Lý thuyết của Kagan lồ lộ phô ra một thực trạng mới của ngày hôm nay. Cho đến gần đây, thế giới chia cắt theo đường phân ranh giàu/nghèo, kỹ nghệ tân tiến/canh nông lạc hậu, Bắc/Nam. Một đường chia cắt mới được vẽ ra, dựa trên tiêu chuẩn sức mạnh và những hệ luận của nó về chiến lược, văn hóa, chia khối “Tây phương” ra làm hai, một bên là Mỹ, một bên là Âu châu. Không thiếu gì tác giả Mỹ báo hiệu sự rẫy chết của khái niệm “The West” (11). Fukuyama tự hỏi, nghĩa là tự trả lời: đường phân ranh của toàn cầu hóa chia cắt Tây phương với tất cả thế giới còn lại hay chia cắt Mỹ với tất cả thế giới còn lại. Ông căn cứ trên khái niệm chính đáng để trả lời: “người Mỹ không quan niệm có một tính chính đáng dân chủ nào ở trên quốc gia; người Âu châu, ngược lại, nghĩ rằng tính chính đáng đó phát xuất từ ý chí của một cộng đồng quốc tế” (12). Diễn dịch như thế là trung thực với “chủ thuyết Bush”. Rạch ròi hơn, Kagan nói : “Sự khác biệt căn bản giữa Mỹ và Âu châu không phải nằm nơi lĩnh vực văn hóa hay triết lý mà là nơi khả năng hành động”: vì Mỹ mạnh cho nên mới nói quyền lợi của quốc gia Mỹ là trên hết, trên bất kỳ cộng đồng nào, dù là Tây phương, the West.   Tây phương lại càng không phải là một khối thuần nhất khi tổ chức quân sự trước đây được khai sinh ra để bảo vệ an ninh và văn hóa chung, NATO, bây giờ đang mở rộng tầm hoạt động ra khỏi phạm vi Âu châu – Bắc Ðại Tây Dương, hợp tác chiến lược với những nước trước đây ở trong Liên Bang Xô Viết, gởi quân đội đến tận Trung Á, tận Caucase, ngay trước mũi Nga, ngay bên hông Trung Quốc. Âu châu không ngại việc mở rộng NATO, nhưng đâu là the West tròn như nắm xôi tình nghĩa của thời kháng Xô?   Mấu chốt của chính sách Mỹ ngày nay nằm ở đấy. Thế giới đã thu về một mối, một cực, không phải cực Tây phương mà là cực Mỹ quốc. Mỹ không cần Âu châu, và đã chứng tỏ không cần cả NATO, vẫn thống trị được cả thế giới. Cho nên vấn đề chiến lược của Mỹ trong tình trạng nhất cực hiện nay là duy trì ưu thế nhất cực đó. Trước đây, các tác giả Mỹ – và cả chính quyền – dùng chữ “lãnh đạo” (leadership) để chỉ vai trò số 1 của Mỹ. Họ cũng không ngần ngại dùng chữ “hegemony”, nhưng, để nhấn mạnh bản tính “độ lượng” của Mỹ, họ gọi đó là một benign hegemony. Ngay cả Kagan trước đây cũng sử dụng ngôn ngữ như vậy, nói rằng Mỹ hành xử một benevolent hegemony (13). Ngày nay, chữ primacy xuất hiện, nhưng thú thật, tôi không biết phải dịch “from hegemony to primacy” thế nào, bởi vì hai chữ đều là tối thượng cả. Chỉ biết rằng chính sách để duy trì ngôi vị tối thượng của ông Bush là ngăn chận không cho một peer competitor, một kẻ cạnh tranh ngang vai ngang vế nào trỗi lên (14). Chia để trị, nguyên tắc sơ đẳng đó được áp dụng triệt để ở Âu châu(15). Học thuyết quân sự được cải biên, liên minh cổ điển và thường trực kiểu NATO nhường chỗ cho những liên kết từng vụ việc (ad hoc) mà nhiệm vụ được nước Mỹ quy định trước. Bộ trưởng quốc phòng Rumsfeld chơi giọng kẻ cả: “Nhiệm vụ phải quyết định liên kết, liên kết không được quyết định nhiệm vụ. Nếu không thì nhiệm vụ sẽ bị tụt xuống hàng mẫu số chung thấp nhất và ta không chấp nhận được chuyện đó” (16). Chính sách an ninh không đặt nền móng trên việc đánh giá đe dọa mà là trên căn bản khả năng tấn công. Nghĩa là không cần nhắm trước tiên đến việc định nghĩa đe dọa nào là thật sự và cấp bách mà nhắm vào việc xây dựng một khả năng quân sự chiếm ưu thế vĩnh viễn cho phép nước Mỹ đạt được khả năng đánh gục bất cứ kẻ nào cả gan thách thức. Với chính sách mới này, ông Bush đã oanh liệt tuyên bố trong diễn văn West Point rằng Hoa Kỳ thay thế chính sách ngăn đê cổ điển (containment) bằng chính sách đánh phòng ngừa: tấn công là phương pháp phòng vệ tốt nhất. Sức mạnh có thể làm được tất cả: có quân đội tấn công, rồi cũng sẽ có quân đội chống hỗn loạn mà mục đích là lập lại trật tự xã hội sau một chiến tranh hủy nát kiểu Irak (17).   3. Ðiểm thứ ba mới lạ trong chiến lược Bush là thánh hóa tranh chấp ta/địch. Ta là thiên thần, là ông Thiện ; địch là quỷ sứ, là ông Ác. Ai không theo ta thì đương nhiên là Ác thôi. Chuyện này thật ra không mới gì, ông Bush chỉ học bài của Reagan, của Dulles thôi. Cái mới là biến cố 11-9 biến ông Bush thành người kể chuyện thiện ác có tính thuyết phục nhất trong tất cả các ông tổng thống Mỹ. Thuyết phục đến nỗi cả thế giới hoài nghi mà người Mỹ vẫn tin. Âu châu không nghe ông, ông nói: đó là Âu châu đã thoái hóa rồi, đã tương đối hóa đạo đức, cho nên đã quỳ hai gối, không dám hé môi động đến tên của ác quỷ; nước Mỹ tôn thờ đạo đức như tuyệt đối, cho nên một mình vẫn diệt ác như thường. Ðạo đức đó cho phép ông Bush cầm roi quân sư phụ “phạt” nước Pháp đã dám cản mũi kỳ đà trong chiến tranh Irak. Phạt! Chẳng phải ngôn ngữ trịch thượng đối với chư hầu đó sao?

II

Ở địa vị tối thượng như thế, nước Mỹ có thể gặp những hậu quả gì? Ðịa vị chúa tể này có thể kéo dài được không? Ðó là vấn đề mà chính các tác giả Mỹ nêu lên trước tiên.   Trước hết, trên chính trị quốc tế, hễ có sức mạnh thì có phản ứng chống lại sức mạnh. Sức mạnh quá lớn tất làm chung quanh lo; chung quanh lo tất tìm cách chống, hoặc tự bản thân mình cũng phải mạnh lên, hoặc liên kết với các nước khác. Khi một nước tìm ngôi bá chủ thì đồng thời cũng tạo mầm mống hủy diệt chính ngôi bá chủ tương lai. Lịch sử Âu châu đầy dẫy kinh nghiệm ấy. Ðế quốc Habsburg dưới triều Charles V, Tây Ban Nha dưới triều Philip II, Pháp dưới thời Louis XIV, rồi Napoléon, Ðức dưới tay Hitler: có nước nào duy trì ngôi bá chủ bền vững đâu? Mặt trời không lặn trên đế quốc Anh hồi thế kỷ 19, cho nên Mỹ, Ðức, Pháp cũng bắt nó sáng trên đế quốc của mình. Thế thì tương lai của chúa tể ngày nay cũng sẽ thế chăng?   Mỹ cũng sẽ như thế: đó là luận thuyết thứ nhất. Xem kìa: ngay từ thời Clinton, Nga, Trung Quốc, Âu châu đều đã không cảm thấy thoải mái. “Ða cực” trở thành ám ảnh trong diễn văn của ông Chirac. “Bất cứ cộng đồng nào chỉ có một cường quốc thao túng đều là một cộng đồng nguy hiểm và thúc đẩy phản ứng”(18). Bộ trưởng ngoại giao Pháp thời đó, Hubert Védrine, làm Mỹ bực mình lắm, cứ nói lui nói tới: “Chúng ta không thể chấp nhận việc thế giới thu gọn vào một cực về mặt chính trị hoặc một thế giới đồng nhất về mặt văn hóa hoặc chủ nghĩa đơn phương của một tối siêu quốc. Vì vậy chúng ta tranh đấu cho một thế giới đa cực, đa diện, đa phương” (19).   Trên thực tế, dù Âu châu đành phải nài nỉ Mỹ can thiệp quân sự ở Kosovo, nhưng trong lòng áy náy lắm, vì Mỹ can thiệp không cần thông qua LHQ. Védrine không ngừng giải thích: đây là một đặc lệ, không phải tiền lệ. Áy náy, cho nên sau đó Trung Quốc, Nga và Ấn Ðộ bàn bạc hợp tác quân sự, chuyển nhượng khí giới, san sẻ kỷ thuật quân sự, đề cao đa cực. Ðề cao “thế giới đa cực”, tháng 7-2001, Nga và Trung Quốc ký hiệp ước ghi nhận quan tâm chung trên mục tiêu này. Putin tuyên bố không chấp nhận một hệ thống đơn cực, Giang Trạch Dân lặp lại nguyên văn. Áy náy, cho nên cũng sau đó, Âu châu thành lập Chính sách quốc phòng và an ninh chung (PEDS) mà mục đích là tạo cho được một lực lượng can thiệp đủ sức độc lập hơn với Mỹ. Nước Ðức trung thành đến thế mà bây giờ miệng lưỡi cũng gió đổi chiều: “cốt lõi của khái niệm Âu châu sau 1945 là, và vẫn còn là, từ khước tham vọng bá chủ của một cường quốc đơn độc”. Ðó là câu nói của bộ trưởng ngoại giao Joscha Fischer năm 2000. Cựu thủ tướng Helmut Schmidt không cần úp mở: Ðức và Pháp “chia sẻ với nhau một lợi ích chung là không giao phó số phận của mình vào tay bá quyền của đại đồng minh Hoa Kỳ” (20).   Ở Trung Ðông, chúa tể dễ gặp nguy hiểm hơn trước. Trước đây, phẫn nộ của quần chúng Hồi giáo đã cao rồi: vì Mỹ dính như keo với Israel, vì Mỹ đóng quân trên thánh địa Arabie Saoudite, vì Mỹ ủng hộ các chính quyền Ả rập mất dân, vì Mỹ thách thức cả Iran lẫn Irak với chính sách “dual containment”, ngăn đê cả hai. Bây giờ, với 11-9, với chiến tranh ở Afghanistan, với khủng bố và chống khủng bố, với chế độ bảo hộ ở Irak, luận thuyết “xung đột văn minh” của Huntington bỗng nhiên có cơ sở hiện thực. Xung kích trên mặt trận ý thức hệ, Mỹ đang trở thành tử thù của khối Hồi giáo, rước họa khủng bố vào tương lai, nhúng chân trong một thứ chiến tranh mới chưa từng học, “chiến tranh bất đối xứng”: với một lưỡi dao cạo trên máy bay, khủng bố có thể thách thức siêu cường nguyên tử. Vậy thì, trong chiến tranh toàn diện thiện/ác bất tận này, sức mạnh quân sự của Mỹ có thích hợp không? Trải dài, mở rộng ra đến đâu? Gặt hái ân huệ hay thù ghét?   Ðó là quan điểm của đối lập ở Mỹ, thiểu số. Quan điểm của giới cầm quyền thì chỉ hồ hởi thôi, như gà gáy sáng. Ðừng lấy kinh nghiệm lịch sử ra thuyết giảng tôi! Nước Mỹ không giống ai hết! Về địa dư, an ninh của Mỹ an toàn, khác xa các đế quốc trong lịch sử: nằm giữa đại dương, đông tây là biển, bắc nam là tiểu quốc, Mỹ mạnh thêm cũng thế thôi, chẳng gây thêm lo sợ cho lân bang, khác với Nga và Trung Quốc chẳng hạn, mạnh thêm thì chung quanh mất ngủ. Chính trị thế giới vốn là như thế, gọi là thế giới nhưng lo lắng chủ yếu nằm ở địa phương. Các nước nhỏ ở Âu châu không sợ Mỹ mạnh quá, chỉ lo Pháp Ðức mạnh quá. Nhật đâu sợ Mỹ mạnh, chỉ lo Trung Quốc trồi lên. Vì vậy, anh mạnh nào lăm le trồi lên trong vùng, coi chừng Mỹ quốc sẽ bật anh mạnh khác mạnh lên, cân bằng lực lượng. Ðó là chính sách offshore balancing mà Mỹ đã áp dụng trước hai thế chiến ở Âu châu, đứng xa ngoài khơi mà vẫn can thiệp được như thường. Huống hồ ngày nay Mỹ có quân đóng tại chỗ, dù ở Âu hay Á.   Ðịa dư khác, tương quan lực lượng cũng khác. Các nước nuôi tham vọng bá chủ trong lịch sử chỉ mạnh trên một vài phương diện; Mỹ thì mạnh tuốt, trên mọi mặt. Lực lượng của Mỹ nằm ở bên kia Ðại Tây Dương, an ninh toàn vẹn, khác với các nước bá chủ ở Âu châu ngày trước, phải chiếm lãnh thổ người khác, phải bảo vệ lãnh thổ của mình. Ngày trước, các nước liên kết chống bá quyền là các nước muốn duy trì trật tự cũ trong khi nước nuôi tham vọng bá quyền là nước muốn thay đổi trật tự kia. Ngày nay, Mỹ là siêu cường bảo đảm trật tự an bài và trật tự đó có lợi cho hầu hết các cường quốc khác. Chẳng ai có lợi để phá trật tự cũ; cũng chẳng ai có lợi để lôi kéo kẻ khác vào chuyện phiêu lưu này. Thêm nữa, ngày trước liên kết là để ngăn không cho bá chủ trồi lên; ngày nay Mỹ đã là bá chủ từ khuya! Chàng này vừa lớn lại vừa giàu, chẳng ai được như thế. Nga thì lớn mà xu hào không rủng rỉnh. Âu châu thì giàu nhưng còn lâu mới lớn, nghĩa là mới thành “Liên Hiệp”. Chỉ e anh Trung Quốc thôi, peer competitor nay mai đấy. Nhưng nay mai là bao lâu? Bao lâu thì anh ấy giàu? Năm 2020? Không chắc. Vậy thì trong tương lai trước mắt, chẳng có đối thủ nào sẽ trồi lên. Những “tam đa Âu châu” (Pháp-Ðức-Nga), “quan hệ đặc biệt” (Ðức-Nga), “tam giác chiến lược” (Nga-Trung Quốc-Ấn Ðộ), “hợp tác chiến lược” (Nga-Trung Quốc) chỉ là những liên kết hữu danh vô thực diễn tả tâm trạng bất an của một số nước trước sức mạnh của Mỹ. Cứ xem hợp tác Nga-Trung: cả hai đều cầu thân với Mỹ, cả hai đều có quan hệ kinh tế với Mỹ quan trọng hơn giữa họ với nhau. Thế thì chúa tể có gì mà lo?

III

Ðó là tranh luận giữa các tác giả Mỹ với nhau. Âu châu nghĩ gì?   Trước tiên, Âu châu có thể trở thành một cực không? Ða cực là giấc mơ của nước Pháp, nhưng cũng chỉ của nước Pháp. Ðôi khi mơ cũng thành hiện thực phần nào, chẳng hạn khi Pháp thuyết phục được Anh và Ðức thành lập một lực lượng can thiệp với 60.000 quân số. Ðồng ý từ 1999 ở Saint Malo, dự án vẫn còn ở trên đường thực hiện. Chừng nào Âu châu chưa có một lực lượng quân sự độc lập với Mỹ, Âu châu chưa là một cực. Huống hồ Âu châu cũng chưa có một ngoại giao chung, tuy hiệp ước Maastricht đã ký từ 11 năm nay. Âu châu có đủ yếu tố để tạo thành sức mạnh trừ ý muốn trở thành sức mạnh. Ý muốn đó càng loãng đi khi Âu châu càng mở rộng thêm cho các nước thân Mỹ ở Trung và Ðông Âu. Muốn đa cực, Pháp cần có lực lượng quân sự của Anh. Anh Pháp Ðức là nền tảng không thể thiếu được của một Âu châu độc lập về quân sự. Nhưng lập trường của ông Blair là thế nào? Là chỉ có một cực thôi, cực Tây phương, khối Tây phương, trong đó Âu châu hợp tác với Mỹ. Trong thực tế, Pháp cũng không thể đi xa hơn, và lực lượng 60.000 người kia cũng chỉ nhắm mục đích dựng xây một “cực” Âu châu trong lòng NATO có khả năng can thiệp tự túc lúc nào NATO không thể hoặc không muốn can thiệp (21).   Nếu không phải là một cực, Âu châu có phải là đối trọng của Mỹ không? Ðối trọng? Ấy là con rắn độc mà phe tân bảo thủ chung quanh ông Bush muốn đập bể đầu. Richard Perle cảnh cáo: đối trọng là chống đối, là giới hạn, là ngăn chận Hoa Kỳ; “đó không phải là ý nghĩ của tôi về đồng minh”. Ông đe: “thế mà đó là đề tài nằm tiềm tàng tận trong sâu thẳm của tư tưởng Âu châu” (22). Âu châu cãi lại: đó là đề tài nằm trong sâu thẳm của tư tưởng Hoa Kỳ đấy chứ, bởi vì đó là khái niệm căn bản của hiến pháp nước Mỹ! Cãi nhau vô ích, vì ông Perle đã nói rằng nguyên tắc văn minh ở bên trong không áp dụng cho thực tế rừng rú ở bên ngoài.   Nhưng đối trọng có phải là mục tiêu của Âu châu không?  Cũng không! Ông Chris Patten, đặc trách ngoại giao trong Ủy Ban Âu châu thanh minh: ấy, sao lại gán cho chúng tôi cái “tham vọng điên rồ” đó? Và ông cắt nghĩa :”Khi tôi dùng chữ “đối trọng” để nói về vai trò của Âu châu đối với Mỹ, tôi cũng nói đến “người hợp tác”. Tôi không bao giờ phát biểu tham vọng Âu châu sẽ trở thành siêu cường. Ðó là một tham vọng điên rồ và một cách nhìn thế giới vô cùng lỗi thời” (23).   Ðối trọng? Một tác giả Pháp có uy tín đưa hai tay lên trời: thế thì vinh dự cho Âu châu quá! Vinh dự cho Âu châu được ông Robert Kagan so sánh với Mỹ trên tiêu chuẩn sức mạnh. Thực ra, không phải Âu châu yếu; Âu châu dửng dưng! Âu châu không có tham vọng chi phối hoàn cảnh thế giới ở bên kia biên giới của mình, và như thế không phải vì thiếu phương tiện mà vì từ nửa thế kỷ nay, Âu châu đã quá quen thói nhìn Mỹ bảo đảm trật tự thế giới đến nỗi chẳng còn biết nghĩ gì nữa trên lĩnh vực này. “Không phải Âu châu khác Mỹ vì yếu, mà khác vì không có tham vọng … Không phải Âu châu có một chính sách khác Mỹ; Âu châu chẳng có chính sách gì cả” (24).   Ðối trọng! “Các chính quyền Âu châu sẽ không kết hợp nhau để chống lại Mỹ. Nếu được lựa chọn giữa việc mất ân sủng của Hoa Thịnh Ðốn và việc thắt chặt đoàn kết ở Bruxelles, nhiều nước thành viên của Liên Hiệp Âu Châu sẽ lựa chọn Hoa Thịnh Ðốn. Liên hiệp nhau với mục đích chống Mỹ sẽ chia rẽ nhau hơn nữa, chứ không thống nhất Âu châu hơn” (25).   Không đa cực, cũng không đối trọng, vậy thì Âu châu làm gì đây trước sức mạnh của Mỹ? Âu châu là gì của Mỹ? Trả lời : không phải là kẻ đồng lõa với Mỹ trong mọi tình huống mà là người hợp tác, partenaire, nghĩa là không phải gọi dạ bảo vâng, có khi gật đầu mà cũng có khi lắc. Chính cái lắc đầu đó là cái mà ông Perle không chấp nhận, bởi vì như thế là contrepoids, đối trọng! Cãi nhau là trên chỗ ấy. Âu châu nói: tôi là kẻ hợp tác, nghĩa là hợp tác đích thực. Ðể làm gì? Nhiều cách trả lời, nhưng tựu trung đều một ý. Ngưòi thì nói: để hiện hữu một cách độc lập (26). Người thì nói: để “tạo ra một Âu châu nằm trong Tây phương mà ảnh hưởng lên Mỹ và làm chiếc cầu nối kết với những dân tộc mà nước Mỹ cứ xa dần mỗi ngày” (27).   Nhưng Pháp và Ðức có cộng tác được với nhau để xây dựng một Âu châu như vậy không? Ðố ai dám nói chắc. Ai lạc quan thì thấy Ðức có khuynh hướng độc lập hơn với Mỹ, thấy Ðức không thể chia sẻ những quan tâm toàn cầu của Mỹ. Mỹ cố lôi Ðức vào vòng tay của mình để “cùng nhau hợp tác lãnh đạo”,partenariat dans le leadership, Ðức xua tay, lạy anh, em chả dám. Ðức chỉ có thể theo đuổi một chính sách toàn cầu với Mỹ trong khuôn khổ Âu châu mà thôi. Ở chính giữa Âu châu, an ninh của Ðức dính liền với ổn định của Âu châu, nghĩa là của Âu châu thống nhất. Mà Âu châu thống nhất, Âu châu chính trị, Ðức chỉ có thể tạo ra với Pháp. Ấy là lối nhìn lạc quan. Nhưng xa Mỹ để đi với Pháp cũng liều như đánh xì phé. Cho nên ai bi quan thì thấy “các chính quyền Ðức lắc qua lắc lại giữa những cú xì phé và nỗi lo dấn thân quá xa” (28). Vả chăng, cái nhìn về Âu châu của Pháp và Ðức có giống nhau đâu. Giữa triển vọng Âu châu mà Ðức muốn thực hiện và vị thế thống trị của Mỹ ở Âu châu, Ðức thiếu phương hướng rõ rệt.   Bởi vậy, trả lời dứt khoát thế nào đây cho câu hỏi nhất cực hay đa cực? Nói khơi khơi nửa nếp nửa tẻ là hay nhất: “một châu Âu thực sự là Âu châu sẽ không phải là kết thúc mà là khởi đầu của hợp tác liên-Ðại Tây Dương” (29). Thậm khéo! Nghĩa là muốn hợp tác đích thực, châu Âu phải là Âu châu đã. Nhưng Mỹ có để cho châu Âu thành Âu châu không? Peer competitor!   Chính vì châu Âu chẳng biết khi nào trở thành Âu châu, nghĩa là trở thành một cực, cho nên đa cực chỉ là nói cho khỏi ấm ức; trên thực tế, “đa cực” chỉ có nghĩa là đa phương. Chris Patten nói rất rõ: nếu anh là lãnh tụ thế giới, và nếu anh để cho tăm tiếng của anh tan rã khắp nơi, chắc chắn anh không khỏi phiền lụy. Cũng vậy, anh là Number One cho nên anh được e dè, kính nể, nhưng đồng thời anh cũng gây ra ganh ghét, sợ hãi, khước từ. Anh đang chất thêm củi vào lửa “chiến tranh văn minh” rất nguy hiểm cho cả anh và tôi. Tôi không muốn chết thiêu với anh trong đó, cũng không muốn anh bị thù ghét nữa. Tôi muốn cộng tác với anh để lấp bằng hố sâu với thế giới Hồi giáo, để giải quyết vần đề Irak sau chiến tranh, vấn đề Bắc Hàn, để thành công với anh ở Afghanistan, để bàn bạc với anh một cách hợp lý hơn vấn đề Iran. Tóm lại, “chúng ta có thể hợp tác với nhau một cách đa phương mỗi khi thấy có thể làm được, và, nếu không làm được thì chúng tôi lấy trách nhiệm về phần chúng tôi ở Âu châu” (30). Nhưng “lấy” có được không? Mỹ có để cho “lấy” không? Patten chỉ có thể kết luận với một nguyện vọng: “Dù sao, tôi cũng mong rằng nước Mỹ sẽ tiếp tục đem đến cho thế giới sự lãnh đạo độ lượng mà chỉ có nước Mỹ làm được mà thôi như một siêu cường lần đầu tiên trong lịch sử của nhân loại” (31). Khéo nói quá !   Ða phương: chỉ có thế Âu châu mới kiếm được chút chỗ đứng dưới mặt trời rồi nhân đó mới ngoi lên. Bàn cờ thế giới hiên nay đang diễn ra cái nước đi ấy. Ông Bush đơn phương là để chận Âu châu không cho nó ngoi lên. Chirac phản ứng để Âu châu khỏi chết yểu về chính trị. Lý luận đưa ra chỉ nhắm vào điểm ấy: đơn phương là không thể thực hiện được trong mọi trường hợp; đa phương là cách xử thế nằm chính trong bản chất của các vấn đề trên thế giới hiện nay, dù là môi trường, ma túy, phóng nhiễm nguyên tử hay khủng bố. Mỹ có bom đạn thì Âu châu có tiền: ai chi tiền nhiều hơn ở Balkans, ở Palestine nếu không phải là Âu châu? Một mình nước Mỹ không giải quyết được mọi vấn đề, trước sau gì rồi cũng phải cậy đồng minh.   Nhưng nói thế thì, nghĩ cho cùng, cũng chẳng làm mếch lòng gì chúa tể. Ngồi vào bàn ăn, ông chủ có thể chọn thực đơn hay gọi từng món. Ðơn phương hay multilatéralisme à la carte có khác gì nhau đâu, chính yếu là ý muốn của ông chủ, là tự do chọn lựa. Cứ xem chuyện Irak với Bắc Hàn: cùng là “khủng bố” cả, “nhà nước côn đồ” cả, nhưng để giải quyết tranh chấp với Bắc Hàn, Mỹ đã chẳng chọn đa phương với Trung Quốc đó sao? Anh này mới thật là peer competitor, có cơ thành ra một cực. Âu châu, còn lâu!    IV   Trung Quốc có phải là một cực? Ðây cũng là đề tài nóng bỏng của các tác giả ở Bắc phương. Vào khoảng 1993, họ nhìn trận đồ trên thế giới như diễn ra dưới cái thế “nhất siêu đa cường”: sức mạnh đang chuyển từ Mỹ qua Trung Quốc, Âu châu, Nhật, Nga và vài nơi khác nữa. Ða cực là khuynh hướng (32). Ðó là thời gian mà Pháp nhìn Trung Quốc như kẻ đồng thanh tương ứng. Ðến cuối những năm 90 thì các tác giả Trung Quốc thấy thực tế dường như đi ngược lại: “anh Siêu thì siêu hơn, các anh Cường thì kém cường đi”(33). Ða cực, vì vậy, sẽ là “một diễn biến dài và quanh quẹo”. Dài là bao lâu? Có người bảo: từ 10 đến 15 năm. Có người thận trọng hơn: 50 năm! Tất nhiên cũng có người cộng lại chia hai: từ 20 đến 30 năm. Ðó là thời gian mà ông Clinton tấn công Trung Quốc về mặt nhân quyền, liên hệ vấn đề này với vấn đề công nhận điều khoản tối huệ quốc cho Bắc Kinh. Ðâu có dùng hard power với Trung Quốc được, ông ra chiêu soft.Chiến tranh ở Kosovo khiến các tác giả Trung Quốc e ngại hơn nữa. Mỹ can thiệp dưới chiêu bài nhân đạo, nhân quyền, biến can thiệp về nhân quyền thành luật lệ, thể chế, gạt chủ quyền quốc gia ra ngoài xó Hiến chương LHQ, đột phá “phòng tuyến cuối cùng” (34) của các nước ở ngoài cực ý thức hệ của Mỹ. Giữaengagement và containment trong chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc, các tác giả Trung Quốc càng ngày càng thiên về cách nhìn cho rằng Mỹ muốn áp dụng chính sách thứ hai, nhất là khi Bush lên cầm quyền.   Biến cố 11-9 xoay ngược tình huống. Ðang căng, Bush bỗng làm hòa để kéo Trung Quốc vào “chiến tranh không bao giờ dứt” chống khủng bố. Khủng bố cũng là vấn đề của Trung Quốc: hiểm họa ly khai Hồi giáo ở Tân Cương, trái bom nguyên tử và trái bom Hồi giáo quá khích ở Pakistan, căng thẳng giữa Pakistan và Ấn Ðộ … Có kẻ thù chung, có cớ để gần nhau. Hòa hoãn và hợp tác với Mỹ trở thành chính sách của Trung Quốc từ 2001.   Nhiều người đặt câu hỏi: ý muốn hòa hoãn đến từ ai trước? Có người trả lời: từ Bush. Khi tranh cử thì cứng rắn để lấy phiếu, khi lên cầm quyền thì phải trung dung để khỏi vỡ đầu trước thực tế. Có người bảo: từ Trung Quốc. Trước cứng rắn của Bush về Ðài Loan, về Nhật Bản, Bắc Kinh hòa dịu. Có người công nhận điều đó nhưng nói thêm: ta hòa hoãn với Mỹ vì ta tin ở ta hơn, tin ở sự vững chắc của ta trên thế giới và ảnh hưởng của ta trong vùng. Phát triển hơn về kinh tế, uy tín hơn về chính trị vùng, bang giao sáng sủa đặc biệt với Hàn Quốc, tương quan tích cực hơn với Nga, với các nước Trung Á, Nam Á, hội nhập trơn tru vào WTO, Thế Vận Hội 2008 ở Bắc Kinh … bao nhiêu thành tích thu được! Hai cách giải thích cuối cùng đưa đến cùng một kết luận: khi nào Trung Quốc thấy cần hợp tác và hòa hoãn với Mỹ thì tứ xứ chung quanh cũng được hưởng ơn mưa móc thuận hòa theo (35). Mới đây, cuối tháng sáu, Trung Quốc còn ký hiệp ước với Ấn Ðộ thành lập con đường thương mại xuyên qua Sikkim mà hai bên tranh chấp về chủ quyền sau khi Ấn sát nhập vào lãnh thổ mình năm 1975.   Tất nhiên đây chỉ là một giả thuyết, nhưng, dù sao, phần đông tác giả cho rằng trước một Bush cứng rắn, Trung Quốc đã khéo léo quẹo một vòng qua bên phải mà không mất thể diện chút nào. Từ đó đến nay, đường chiến lược của Trung Quốc là lại gần với Mỹ. Ít nhất hai lý do giải thích thái độ này. Một là Trung Quốc mua thời gian để mạnh về kinh tế, nhất là trong giai đoạn kinh tế mở cửa cho toàn cầu hóa và đồng thời mở cửa cho xáo trộn xã hội nghiêm trọng. Hai là Trung Quốc mua ôn hòa của Mỹ trong thế trận với Ðài Loan để giữ vững nguyên trạng, nghĩa là nguyên trạng có lợi cho Bắc Kinh vì Bắc Kinh không ngừng tân trang hỏa tiễn chĩa vào hòn đảo (36).   Chính trong thời gian sửa đổi chính sách này (thừa nhận đa cực như hoài vọng, nhất cực như thực tế; hợp tác là căn bản; ổn định môi trường chung quanh là cần thiết) mà thế giới và lân bang chứng kiến ngoại giao Trung Quốc bỗng nhiên thu nhận đa phương vào tập tục. Trung Quốc vuốt ve ASEAN, vỗ về các thành viên, trấn an họ về tham vọng ở Biển Ðông, tham gia hội họp ARF (tổ chức an ninh vùng của ASEAN) tuy vẫn không ngừng chủ trương rằng an ninh là lĩnh vực bàn cãi tay đôi, đề nghị xây dựng Tổ chức hợp tác Thượng Hải với các nước ở biên thùy Trung Á … Trong thế giới nhất cực, đa phương là đường lối duy nhất còn lại để chống bá quyền của chúa tể. Trên điểm này, nhận định của Trung Quốc không khác Pháp. Và bởi vì không khác nên cả hai đều nhấn mạnh sự quan trọng của tổ chức đa phương cao nhất là LHQ. Lính Trung Quốc có bao giờ đội mũ xanh đâu, thế mà bây giờ Bắc Kinh kèn trống vênh vang gởi một đoàn mũ xanh qua tận Congo. Ðó là tháng giêng 2003, đúng là gần Tết.   Thế nhưng đạo đa phương của Trung Quốc cũng là đạo của nước lớn. Cũng là mũ xanh, nhưng khi LHQ muốn gởi mũ xanh qua Macédoine thì Bắc Kinh phủ quyết. Tại sao? Tại vì nước này công nhận Ðài Loan. Hội Ðồng Bảo An muốn xem xét tranh chấp nguyên tử ở Bắc Hàn? Không được! Bắc Hàn là vùng ảnh hưởng của Trung Quốc. Ða phương như thế, báo chí Pháp gọi là “đa phương cùn” (37), nhất là khi so sánh thái độ của Pháp và thái độ của Trung Quốc trong vụ Irak: Pháp tích cực bảo vệ uy thế của LHQ; Trung Quốc bảo vệ LHQ trong chừng mực chuyện đó không làm hại bang giao song phương đang tốt với Mỹ. Cho nên Trung Quốc đứng nấp sau lưng Pháp, nhường vai trò minh tinh cho Pháp, riêng mình “bất đồng ý với Mỹ nhưng với miệng cười” (38). Trong ba tháng đầu của năm 2003, cách thức nổi bật nhất để xử lý vụ Bắc Hàn và Irak là cái máy điện thoại. Bush gọi Giang trong tháng giêng, tháng hai, rồi gọi Hu (Hồ Cẩm Ðào) tháng ba; Powell gọi Tang tháng giêng. Lí Triệu Tinh, bộ trưởng ngoại giao mới, gọi Powell tháng ba. Cũng tháng ba, Powell gọi Tang, bây giờ là cố vấn. “Hello ! Bush đó hả? Hẩu lớ! Hu đây!” Ðường dây trực tiếp thiết lập một thứ quan hệ song phương thân hữu mà có tác giả đã gọi là “telephone diplomacy” (39).

V

Ðơn phương, đa phương: chuyện đó có liên quan gì đến Việt Nam không? Có chứ ! Dưới sức mạnh của chúa tể, ai mà chẳng thấy áp lực ! Nhìn đâu cũng thấy, nhất là từ sau đại thắng Irak. Ở Trung Ðông, ông Bush đang ép hai bên Israel và Palestine nhượng bộ lẫn nhau. Nếu ông thành công, không chừng thế giới hết dám cười thầm chủ trương thay đổi bản đồ chính trị của ông trong vùng nóng cháy này. Ở Âu châu, Pháp tìm mọi cách để làm lành, nước nào cũng nhũn nhặn, biết điều, biết cao thấp. Làm lành, trước hết là thừa nhận quan điểm của Mỹ. Thừa nhận quan điểm của Mỹ, trước hết là trực tiếp xem quan tâm của Mỹ là quan tâm hàng đầu của chính mình và, qua đó, gián tiếp xem hành động của Mỹ ở Irak là chính đáng. Hội Ðồng Âu châu, họp ở Thessalonique (Hy Lạp) ngày 21-6 vừa qua, đã biết điều như vậy: đã biểu quyết về đường lối căn bản chống lại việc phóng nhiễm vũ khí tận diệt; đã đặt nền móng cho một “chiến lược an ninh Âu châu” mà hậu quả trên thực tế là tạo tính chính đáng cho hành động phòng ngừa của Mỹ; đã ăn nói cứng rắn với Iran, khác với lối chơi ôn hòa trước đây (40). Ở Á châu, cũng trong tháng 6, quan tâm của Mỹ cũng được thỏa mãn  tại hội trường ARF. Hơn thế nữa, sau khi Powell đe dọa trừng phạt bọn “côn đồ” đang cầm quyền ở Miến Ðiện, ASEAN yêu cầu họ phải trả tự do nhanh chóng cho bà Aung San Suu Kyi (41).   Trong ba biểu hiện nổi bật nói từ đầu bài của chiến lược Mỹ, biểu hiện thứ ba có liên quan đến Việt Nam. Nhân quyền không phải là đề tài mới. Cái mới là tính cách trần trụi trong việc định nghĩa giá trị, nhân quyền, tính chính đáng hiện nay. Tính chính đáng (légitimité), dù đến từ luật hay từ đạo đức, đều phải đặt tiêu chuẩn trên giá trị của nước Mỹ, căn cứ trên hiến pháp Mỹ, trên ý muốn của dân tộc Mỹ, chứ không phải trên một cơ quan nào ở cao hơn, dù là một tổ chức đa phương như LHQ hay một luật pháp toàn cầu trừu tượng. Robert Kagan đã viết như thế, và thực tế đã diễn ra như thế. Mẫu mực giá trị của nước Mỹ là mẫu mực của toàn cầu. Còn như ai muốn biết giá trị đó cụ thể là gì lúc này, xin hỏi các lobbies nòng cốt đang cộng sinh với thế lực tân bảo thủ chung quanh ông Bush, đang cùng với tả hữu của ông định nghĩa thế nào là thiện, thế nào là ác, thế nào là khủng bố, thế nào là thánh chiến, thế nào là tôn giáo, thế nào là nhân quyền (42).   Tôi đã nhiều lần phát biểu ý kiến về chuyện này, có nói thêm nữa cũng chỉ nhắc lại mà thôi. Vậy xin phép nhắc lại một câu: chúng ta phải thay đổi, và bởi vì thay đổi là không thể tránh được, hãy giữ độc lập của ta bằng cách đoàn kết mà thay đổi, thay đổi trong sức mạnh của toàn dân, không phải dưới áp lực từ bên ngoài. Lại xin nói thêm: hơn bao giờ hết, “toàn dân” phải hiểu là bao gồm cả khối dân tộc ở ngoài nước. Tầm quan trọng lớn lao của khối này chưa hề được hiểu đúng mức. Bởi vì muốn hiểu đúng người khác thì phải hiểu họ từ trong bụng của họ, chứ không phải hiểu họ từ trong bụng của ta. Thời điểm ngày hôm nay bắt buộc cái bụng này phải nghe cái bụng kia, nghe với quan tâm cùng nhau định nghĩa quyền lợi tối cao của dân tộc. Mà không phải định nghĩa trừu tượng đâu, vô ích. Ðịnh nghĩa qua từng sự việc cụ thể, bởi vì chỉ như vậy tin tưởng mới vượt lên trên chia rẽ, hận thù, đạo đức Việt Nam mới thắng “đạo đức” đế quốc.

Chú thích

(1) Trích trong: Michael J. Glennon, Why the Security Council failed, Foreign Affairs, May-June 2003. (2) (3) (4) Warren Christopher, America ‘s Leadership, America ‘s Opportunity, Foreign Policy, Spring 1995. (5) Xem trong: The National Security Strategy of the United States of America, do Chính Phủ Mỹ phát hành rộng rãi vào tháng 9-2002. Tất cả những gì gọi là “chủ thuyết Bush” đều nằm trong đó. (6) (7) Stephen G. Brooks và William C. Wohlforth, American Primacy in Perspective, Foreign Affairs, July-August 2002. (8) Timothy Garton Ash, L’anti-européanisme en Amérique, Commentaire, n°101, Printemps 2003. Ðây là một lối chơi chữ. EU là chữ viết tắt của European Union, Liên Hiệp Âu châu. (9) Robert Kagan, Power and Weakness, Policy Review, June-July 2002. Quyển sách của ông tựa đề là : Of Paradise and Power (Knopt 2002) dịch ra tiếng Pháp dưới tựa đề: La Puissance et la Faiblesse. Les Etats-Unis et l’Europe, Commentaire/Plon 2002. (10) Xem R. Kagan, sđd, và Daniel Vernet, Impérialisme postmoderne, Le Monde, 25-4-2003. (11) Owen Harries, tác giả người Úc, nói trước về sự suy sụp của “Tây phương” từ mười năm nay trong bài: The Collapse of the West, Foreign Affairs, September-October 1993. (12) Francis Fukuyama, Craquements dans le monde occidental, Le Monde, 16-8-2002. (13) Robert Kagan, The Benevolent Empire, Foreign Policy, Summer 1998. (14) Thật ra, chính sách này đã được vạch ra từ 1992, lúc Liên Xô vừa sụp đổ, lúc mà tác giả tân bảo thủ Charles Krauthammer sáng tác ra mấy chữ “thời điểm nhất cực” trong The Unipolar Moment. America ‘s and The World, Foreign Affairs 1990-91. Trong một tài liệu quan trọng, Lầu Năm Góc viết: “Mục tiêu thứ nhất của chúng ta là phải tập trung vào việc ngăn chận sự trỗi dậy của bất cứ cường quốc nào có triển vọng trở thành kẻ cạnh tranh với ta trong tương lai” (John Mearsheimer, The Future of the American Pacifier, Foreign Affairs, September-October 2001). (15) Xem Thierry Montbrial, Refonder la relation transatlantique, Le Monde, 14-6-2003. (16) Tom Barry, The US Power Complex: What’s New, Foreign Policy Focus, Special Report, Novemb 2002, http//www.fpif/papers/02power/index.body.html (17) Jacques Isnard, Le Pentagone rêve d’une armée “anti-chaos”, Le Monde 27-5-2003. (18) trích bởi Michael J. Glennon, bài đã dẫn. (19) Christopher Layne, Offshore Balancing Revisited, The Washington Quarterly, Spring 2002. (20) M. Glennon, đã dẫn. (21) Xem phỏng vấn bà bộ trưởng quốc phòng Michèle Alliot-Marie trong Le Monde 15/16-6-2003. (22) Chris Patten § Richard Perle, Les relations entre l’Europe et les Etats-Unis, Commentaire, n° 101, Printemps 2003, trang 11. (23) như trên, trang 14. (24) (25) Christophe Bertram, Faiblesse de la puissance. Réponse à Robert Kagan, Commentaire như trên, trang 29. (26) J. Andréani trong Commentaire vừa dẫn. (27) Pierre Hassner, Etats-Unis-Irak-Europe: le troisième round, Le Monde, 26-4-2003. (28) (29) Karl Lamers, L’avenir du monde occidental, Le Monde 10-6-2003. Tác giả là một nhân vật quan trọng đã từng đặc trách ngoại giao của nhóm dân biểu đảng Dân chủ thiên chúa trong Quốc Hội Ðức. (30) (31) Chris Patten, bài đã dẫn. (32) Yong Deng, Chinese ‘s Perceptions of US Power and Strategy, Asian Affairs, Fall 2001. (33) Xem Wang Jisi, Building a Constructive Relationship, trong: Morton Abramowitz, Funabashi and Wang Jisi,China-Japan-US: Managing the Trilateral Relationship (Tokyo-NewYork, Japan Center for International Exchange, 1998) trang 22. (34) Yong Deng, bài đã dẫn. (35) Robert Sutter, China ‘s Rise in Asia. Are US Interests in Jeopardy? CSIS, Pacific Forum, PacNet Newsletter 7-3-2003. (36) (37) Frédéric Bobin, Le multilatéralisme inachevé de la Chine, Le Monde, 26-3-2003. (38) (39) Lập trường của Bắc Kinh là giải giới Irak nhưng chống chiến tranh. Bắc Kinh vẫn giữ lập trường đó ngay cả sau khi Bush tuyên bố tối hậu thư 48 giờ. Bộ trưởng ngoại giao Tang Jiaxuan nói với Powell trong điện thoại rằng Trung Quốc muốn chấm dứt ngay chiến tranh để vấn đề Irak có thể tìm được một giải pháp chính trị. Xem Bonnie S. Glaser, US-China Relations: China and the US. Disagree, but with Smiles, trong: Brad Glosseman § Vivian Brailey Fritschi (ed.) Comparative ConnectionsA Quarterly E.Journal on East Asian Bilateral Relations, Vol. 5, N° 1, First Quarterly 2003 trang 31. (40) Về God ‘s Lobbies, xem: William Martin, The Religious Right and Foreign Policy, Foreign Policy, Spring 1999. (41) Patrick Jarreau et Laurent Zucchini, Un certain apaisement euro-américain, Le Monde, 26-6-2003. Xem thêm bình luận về phúc trình của Javier Solana trong bài: Une doctrine de sécurité commune justifie l'”action préventive”, Le Monde 21-6-2003. (42) La diplomatie américaine marque des points en Asie du Sud-Est, Le Monde 19-6-2003.     © 2004 Thời Đại Mới

Categories: Tài Liệu Tham Khảo | Leave a comment

Kinh Goi Cu Hoi Truong LP SANG,

013/5/8 Thanh Vo <vo.thanh.van90@gmail.com>

Kinh Goi Cu Hoi Truong LP SANG,

 

Nhan duoc hung tin Cu Ba LP SANG, nhu danh BUI THI CHIEM vua ta the vao ngay 3/5/2013, chung toi cac A/C/E trong dai gia dinh VNQDD — nhung nguoi da tung sat canh voi G/s LP SANG cung nhu dai gia dinh DAN XA DANG trong dai cuoc dau tranh chung cho TU DO va DAN CHU cho VN – thanh kinh chia buon voi G/S LP SANG cung quy A/C/E chien huu DAN XA DANG. Cau nguyen chu Phat tiep do huong linh Cu Ba BUI THI CHIEM Vang-Sanh Cuc-Lac Quoc.

 

Gia dinh VNQDD.

 

 

 

From: Sang Lephuoc [mailto:lephuocsang.pghh@gmail.com
Sent: Sunday, May 05, 2013 10:02 AM
To: Tony Duong; Tam huyen; vantran200991@yahoo.com;giaccodo@yahoo.comdieuchipham53@yahoo.com;nhatquang@yahoo.comquele1@hotmail.compaul@drlephuoc.com; Phuong Lephuoc; ngoclam.mientay@yahoo.com; Alex Le; Henry Le
Cc: Thanh Vo; dzung36@yahoo.comnghianhuphan@yahoo.com; Luc Nguyen47; michaelnhan695@yahoo.comhaivu6584@yahoo.com
Subject: Fwd: Thư Phân Ưu

 

Categories: Uncategorized | Leave a comment

Fwd: Thư Phân Ưu

Fwd: Thư Phân Ưu

Inbox
x
Sang Lephuoc
May 5 (7 days ago)

to Tony, me, vantran200991, giaccodo, dieuchipham53, nhatquang, quele1, paul, Phuong, ngoclam.mientay, Alex, Henry, Thanh, dzung36, nghianhuphan, Luc, michaelnhan695, haivu6584
———- Forwarded message ———-
From: <hhuynh5511@aol.com>
Date: 2013/5/5
Subject: Thư Phân Ưu
To: lephuocsang.pghh@gmail.com

PHÂN-ƯU
                  Vô cùng thương tiếc nhận được tin buồn

                         Bà BÙI-THỊ-CHIÊM hiền nội của đồng đạo           
                                     LÊ-PHƯỚC-SANG.

Vừa tạ thế vào lúc 09.10 PM, ngày 03 tháng 5 năm 2013
Nhằm ngày mồng 24 tháng 3 năm Quí Tỵ
Tại Bệnh viện Houston, (Hoa Kỳ)

HƯỞNG THỌ 79 TUỔI

 Được biết Bà từng sát cánh với Hiền phu trong mọi sinh hoạt Đạo PGHH từ nhiều chục năm qua trong nước lẫn Hải ngoại, nay đã vỉnh viễn ra điđể lại sự thiếu vắng lớn trong lòng người tín đồ và gia tộc.
 
Đồng thành tâm cầu nguyện cho Cố đồng đạoBÙI-THỊ-CHIÊM, nhờ ơn Đức Phật từ bi cứu độ vong linh được thoát chốn mê đồ, vãng sanh Miền Cực Lạc.
Thành tâm phân ưu cùng  LÊ-PHƯỚC-SANG vàtang quyến.


NAM MÔ BỔN-SƯ THÍCH-CA MÂU NI PHẬT
       NAM MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT 

Hoa Kỳ, ngày 04 tháng 5 năm 2013.
 
Dương-Minh-Quang, Houston, TX.
Lê-Ngọc-Anh, Houston, TX.
Huỳnh-Văn-Hiệp, Richmond, VA.
Trần-Sinh-Cát-Bình, Santa Ana, CA
Lý-Hồng-Lạc, Garden Grove, CA.
 
Lễ cầu nguyện và Hoả tang:
Sẽ được Tổ Chức vào Ngày thứ hai 12-5-2013, Taị Houston, Texas (Hoa Kỳ)
Sang Lephuoc
May 8 (4 days ago)

to nancynguyen5075minhquang4429NgaiThuannganvannguyennganvnguyenLactanTanLe, Tony, me, vantran200991, giaccodo, quele1, dieuchipham53, nhatquang, Phuong, paul, Henry, Alex
———- Forwarded message ———-
From: Sang Lephuoc <lephuocsang.pghh@gmail.com>
Date: 2013/5/8
Subject: Re: Thư Phân Ưu
To: Thanh Vo <vo.thanh.van90@gmail.com>

Ong Chu tich Vo Van Thanh oi,

Thay mat cho gia dinh, thay mat cho HDTSTU, GHPGHH va VNDXD, toi xin cam on  Ong Chu Tich va Anh Chi Em VNQDD, dac biet la Cu Chu Tich Danh Du Phan Nhu Toan.
Ba Le Phuoc Sang da ra di, lam cho toi vo cung dau buon, nhung nho lai toan bo cuoc doi cua ba het long khuyen khich va ung ho cong cuoc dan than cua toi, nhut la nho lai nhung loi dan do  cua ba muon toi phai uu tien toi cao cho cong cuoc tranh dau,,,,PHAI LAM VIEC CHO HAY, PHAI LAM VIEC CHO GIOI, PHAI LAM VIEC CHO CO KET QUA VA THANH  TUU, roi day toi se dan than nhieu hon, cung voi anh em nhieu hon..Trong cay noi Anh Chi  Em thuoc dai gia dinh VNQDD.
Than thuong va kinh trong,
lephuocsang
2013/5/8 Thanh Vo <vo.thanh.van90@gmail.com>

Kinh Goi Cu Hoi Truong LP SANG,

 

Nhan duoc hung tin Cu Ba LP SANG, nhu danh BUI THI CHIEM vua ta the vao ngay 3/5/2013, chung toi cac A/C/E trong dai gia dinh VNQDD — nhung nguoi da tung sat canh voi G/s LP SANG cung nhu dai gia dinh DAN XA DANG trong dai cuoc dau tranh chung cho TU DO va DAN CHU cho VN – thanh kinh chia buon voi G/S LP SANG cung quy A/C/E chien huu DAN XA DANG. Cau nguyen chu Phat tiep do huong linh Cu Ba BUI THI CHIEM Vang-Sanh Cuc-Lac Quoc.

 

Gia dinh VNQDD.

 

 

 

From: Sang Lephuoc [mailto:lephuocsang.pghh@gmail.com]
Sent: Sunday, May 05, 2013 10:02 AM
To: Tony Duong; Tam huyen; vantran200991@yahoo.com;giaccodo@yahoo.comdieuchipham53@yahoo.com;nhatquang@yahoo.comquele1@hotmail.compaul@drlephuoc.com; Phuong Lephuoc; ngoclam.mientay@yahoo.com; Alex Le; Henry Le
Cc: Thanh Vo; dzung36@yahoo.comnghianhuphan@yahoo.com; Luc Nguyen47; michaelnhan695@yahoo.comhaivu6584@yahoo.com
Subject: Fwd: Thư Phân Ưu

 

 

———- Forwarded message ———-
From: <hhuynh5511@aol.com>
Date: 2013/5/5
Subject: Thư Phân Ưu
To: lephuocsang.pghh@gmail.com

PHÂN-ƯU

 

                  Vô cùng thương tiếc nhận được tin buồn

                         Bà BÙI-THỊ-CHIÊM hiền nội của đồng đạo

                                      LÊ-PHƯỚC-SANG.

Vừa tạ thế vào lúc 09.10 PM, ngày 03 tháng 5 năm 2013
Nhằm ngày mồng 24 tháng 3 năm Quí Tỵ
Tại Bệnh viện Houston, (Hoa Kỳ)

HƯỞNG THỌ 79 TUỔI

 

 Được biết Bà từng sát cánh với Hiền phu trong mọi sinh hoạt Đạo PGHH từ nhiều chục năm qua trong nước lẫn Hải ngoại, nay đã vỉnh viễn ra đi để lại sự thiếu vắng lớntrong lòng người tín đồ và gia tộc.

 

Đồng thành tâm cầu nguyện cho Cố đồng đạoBÙI-THỊ-CHIÊM, nhờ ơn Đức Phật từ bi cứu độ vong linh được thoát chốn mê đồ, vãng sanh Miền Cực Lạc.
Thành tâm phân ưu cùng  LÊ-PHƯỚC-SANGvà tang quyến.

NAM MÔ BỔN-SƯ THÍCH-CA MÂU NI PHẬT
NAM MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT

Hoa Kỳ, ngày 04 tháng 5 năm 2013.

Dương-Minh-Quang, Houston, TX.

Lê-Ngọc-Anh, Houston, TX.

Huỳnh-Văn-Hiệp, Richmond, VA.

Trần-Sinh-Cát-Bình, Santa Ana, CA

Lý-Hồng-Lạc, Garden Grove, CA.

 

Lễ cầu nguyện và Hoả tang:

Sẽ được Tổ Chức vào Ngày thứ hai 12-5-2013, Taị Houston, Texas (Hoa Kỳ)

 

2 attachments — Download all attachments
Cuoc doi cua ba Bui Thi Chiem.docx
28K   View   Download
Chuong trinh cua HDTSTU, GH.PGHH tren Dai Truyen Hinh.docx
42K   View   Download
Categories: Uncategorized | Leave a comment

Sự Kiện Quan Trọng Nhất Trong Cuộc Đời

Sự Kiện Quan Trọng Nhất Trong Cuộc Đời
Con người vốn do tâm thức và thể xác hòa hợp thành, tâm thức không biến hoại nhưng thể xác thì biến hoại tuân theo quy luật sanh lão bệnh tử. Mỗi khi tâm thức rời khỏi thể xác hơi thở không còn hơi ấm tiêu tan đời sống chấm dứt gọi là chết, sự thật thể xác có chết nhưng tâm thức thì không mất.
Khi hơi thở người bệnh không còn nữa tâm thức không phải lúc đó đã rời khỏi thể xác. Vậy ngay khi người bệnh chấm dứt hơi thở tâm thức bao lâu thì rời khỏi thể xác? Nhanh lắm là ngay sau khi mới chết chậm lắm là một hai ngày. Trên thực tế trường hợp nhanh và chậm rất ít xét chung là khoảng từ mười đến mười hai giờ đồng hồ thần thức sẽ rời khỏi thể xác. Đôi khi người bệnh đã chấm dứt hơi thở trong khoảng một vài ngày đột nhiên sống lại việc đó do hai nguyên nhân. Một là thần thức chưa rời khỏi thể xác hai là thần thức đã rời nhưng nhập trở lại.
Căn cứ trên thực tế đã xảy ra, vì thế chúng ta đối với việc lớn lâm chung ngàn vạn lần nên thận trọng. Người đời nhận thức sai lầm cho rằng người bệnh sau khi hơi thở chấm dứt là chết, ngay đó bèn khám nghiệm tử thi va chạm khiến người bệnh phải chịu vô vàn sự thống khổ. Nhân đây, quyển sách nhỏ này sẽ cung cấp các kiến thức thông thường khi lâm chung, để kêu gọi mọi người trong xã hội đối với việc trước và sau khi chết cần nên để ý và làm cho đúng pháp.
Thể xác thì biến hoại nhưng tâm thức không bao giờ mất. Gia đình nên chú trọng tâm thức của người chết, cần làm cách nào để thần thức không thống khổ; cần làm cách nào để có sự an tịnh; thần thức có những nhu cầu gì; cần tiếp dẫn thần thức đi về thế giới nào; cần làm việc gì để thần thức có lợi và tránh những việc gì gây tổn hại cho thần thức… Các vấn đề nêu trên là vô cùng quan trọng.
Người đời tuy có kiền thức sâu rộng nhưng đối với việc lớn lâm chung thì hoàn toàn không biết. Họ thường bảo: “Con người khi hơi thở chấm dứt là chết, chết là hết là đoạn diệt đó là lẽ tự nhiên”. Họ chỉ lo làm cách nào để tang ma to lớn, mọi người khen ngợi mà chẳng quan tâm đến sự lợi ích của người chết. những nhận thức của việc làm nông nỗi này khiến người chết vô cùng bi ai thống khổ, việc làm như thế không phải là người có trí tuệ.
Họ không biết hơi thở tuy không còn nhưng thần thức người chết vẫn chưa rời thể xác, người chết không chỉ còn ở trạng thái hấp hối có cảm giác mà cảm thọ của họ lúc này tột cùng đau đớn như rùa bị lột mai. Do đó, trước khi thần thức chưa rời thể xác người bà con cần đặc biệt quan tâm, nên đem những lời Phật pháp khai thị, với âm thanh trong trẻo dịu dàng để an ủi người bệnh khiến cho tâm họ được an lạc và có chỗ quy hướng.
Cho nên khi người bệnh vừa mới chấm dứt hơi thở, bà con không được di chuyển thân thể không được bi ai khóc lóc khiến thần thức người bệnh phải bi lụy. Đồng thời phải nên để tâm suy nghĩ giờ này thần thức đang ở đâu? Cần biết thần thức sẽ tùy theo nghiệp lực thiện ác để cảm thọ cảnh giới khổ đau hay hạnh phúc nào? Cần làm cách nào để tiếp độ thần thức ra khỏi ba cõi đạt đến sự an vui Niết bàn tịch tịnh? Những việc này người đời hoàn toàn không hay biết.
Người đời không biết lúc nào thần thức rời khỏi thể xác; không biết xót thương nỗi thống khổ của người chết; không biết tác dụng của việc cứu độ; không biết tẩm liệm đúng cách thức… Nói cách khác, đối với nguời chết việc cần làm thì họ không làm việc không nên làm thì họ lại làm, có thể nói không quá đáng đó là hạng người điên đảo không trí. Đối với vấn đề quan trọng “Chết” họ quy về thái độ bàng quang không hay biết, đã phụ ơn bà con lại phụ ơn hiếu đạo, chỉ làm cho xong việc cam tâm biến thành nhận thức sai lầm, như thế người sống đối với người chết há không phải là quá lạnh lùng hay sao?
Nhân đây, quyển sách này gióng lên những lời kêu gọi thống thiết: “Chết” là việc lớn nhất của đời người, chỉ có y cứ vào Phật pháp mới có được sự nhận thức chính xác mới có được sự lợi ích triệt để đối với người chết. Các vị nhân sĩ nếu có chỗ nào hoài nghi nên thân cận các vị pháp sư để thưa hỏi, không những giải nghi mà còn nâng cao tầm nhận thức làm kiên cố tín tâm. Sự việc liên quan đối với người chết chúng ta không thận trọng hay sao? Nay tôi đem các yếu điểm của việc trước và sau khi lâm chung xin biện giải một cách rõ ràng.
I. Hơi thở tuy chấm dứt nhưng thần thức vẫn chưa rời thể xác
Người bệnh sau khi hơi thở chấm dứt nhưng thần thức vẫn chưa rời thể xác nên họ vẫn còn tri giác. Phải trải qua một thời gian đến khi toàn thân lạnh hẳn thần thức rời thể xác ngay đó mới được gọi là chết.
Sau khi chấm dứt hơi thở trước khi thần thức chưa rời thể xác, thời điểm này tâm thức vô cùng thống khổ. Bởi do cảm thương thân phận đã chết mà rơi nước mắt; cũng nhân tham luyến thế gian thương yêu vợ con tài sản mà khó buông bỏ; hoặc nhân tâm nguyện chưa thành đột nhiên cái chết đến mà bi ai sầu não; hoặc nhân oan ức chưa bày tỏ mà không chịu nhắm mắt, vì thế vào thời điểm này là thời điểm mà mọi sự bi ai khổ não chồng chất. Nếu thể xác bị người sống xê dịch hoặc nghe tiếng kêu khóc, há chẳng làm cho thần thức muốn rời thể xác nhưng không rời được cảm thọ nỗi đau đớn vô vàn. Người sống nỡ nào lại nhẫn tâm như thế để làm hại người chết hay sao?
Người đời phần nhiều không hay biết cho rằng con người khi hơi thở chấm dứt là chết, do sự ngộ nhận này mà kết thành đại họa. Cho nên với những việc làm có hại bà con và con cháu hiếu thuận không thể không biết để tránh.
Lấy việc xê dịch thể xác người chết mà nói, chỉ cần người bệnh vừa mới chấm dứt hơi thở ngay đó bi ai khóc lóc hoặc sờ mó cơ thể mà kêu gào, hoặc tự ý chuyển đổi thế nằm, hoặc trước khi thân thể chưa lạnh hẳn mà vội tắm rửa thay quần áo, hoặc tiêm thuốc hồi dương, hoặc tiêm thuốc đề phòng thân sình thúi, hoặc mới chấm dứt hơi thở đã tống vào nhà xác, hoặc ngay trong ngày đã tẩm liệm, hoặc mới hai ba ngày đã hỏa táng …Tất cả những việc làm tàn nhẫn này, vì thần thức chưa rời thể xác nên người chết vẫn còn cảm giác vẫn phải cảm thọ tận cùng của sự thống khổ. Người sống làm các việc như thế tác hại đối với người chết không nhỏ khiến họ lâm chung thống khổ đọa lạc, thế là từ chỗ thương yêu mà trở thành tàn hại như thế không đáng sợ hay sao.
Không biết rằng lúc thần thức chưa rời thể xác, người chết vẫn có sự thống khổ đồng như người sống. Người sống còn có thể kêu la cầu cứu kháng cự lại; còn người chết lúc này tuy vô cùng đau khổ nhưng không có cách nào kêu cứu kháng cự khiến họ nổi tâm sân hận. Người thế gian không hiểu một số vấn đề bình thường khi lâm chung khiến dẫn đến một số hậu quả bi thảm như thế há không đau đớn lắm sao. Người bệnh do sự thống khổ nên sanh tâm sân hận khiến thần thức đọa lạc trong ác thú, thế mà kẻ làm con hiền cháu thảo vẫn cứ dửng dưng không hay không biết.
Nhân đây tôi xin kêu gọi mọi người, với người bệnh sau khi mới chấm dứt hơi thở trước khi thần thức chưa rời thể xác, trong khoảng thời gian từ mười đến mười hai giờ đồng hồ, phòng người bệnh nên duy trì sự yên lặng không có các việc chuyển động như trên đã nói, để bảo hộ thần thức người chết được yên tịnh và an ổn. Tư thế người bệnh nằm nên để tự nhiên không được xê dịch.
 
Sau khi toàn thân lạnh hẳn, chúng ta lấy vải cũ nhúng vào nước nóng rồi áp vào các bộ phận cong rút của cơ thể khiến cho mềm mại. Còn bằng trong khoảng thời gian trước mười đến mười hai giờ đồng hồ, chúng ta không nên dùng tay thăm dò hơi nóng không được để mèo chó va chạm, trong phòng bệnh không được nói chuyện tạp hoặc khóc lóc. Cần vận dụng trong khoảng thời gian này có biện pháp cứu độ hướng dẫn thần thức người bệnh hướng đến cảnh giới an lạc làm cho họ được vãng sanh Tịnh độ hưởng thọ mọi điều vui, đây là trách nhiệm của người bà con cũng là việc làm đúng hiếu đạo của con cái đối với người quá cố.
II. Thần thức lúc nào mới rời thể xác
Thần thức rời thể xác nhanh hay chậm cùng với nghiệp lực con người tạo ra có mối quan hệ trực tiếp. Nói một cách đơn giản, người nghiệp lực cực thiện hay cực ác cho đến người được vãng sanh thì thần thức rời thể xác rất nhanh. Còn hạng phổ thông bình thường việc thần thức rời thể xác chậm hơn. Ví như người khi sống có tâm hiếu dưỡng cha mẹ nhân từ bất sát giúp đời cứu người…bởi nghiệp nhẹ nên khi chấm dứt hơi thở, thần thức trực tiếp sanh về cõi lành (Nhân đạo, Thiên đạo). Lại hạng người khi sống nham hiểm độc ác ngỗ nghịch bất hiếu sát sanh hại vật… do vì nghiệp nặng nên khi mới chấm dứt hơi thở, thần thức trực tiếp sanh về cõi ác (Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh).
Còn người sanh tiền phát tâm niệm Phật lâm chung mong cầu từ lực Phật tiếp độ; hoặc tu thiền định chứng Vô sanh pháp nhẫn đã ra khỏi Tam giới. Hạng người đó sẽ biết trước giờ chết, thân không bệnh khổ tâm không phiền não vui vẻ niệm Phật hoặc nhập định mà rời thể xác, trực tiếp vãng sanh Tịnh độ hay chứng đắc Thánh quả hưởng thọ vô lượng điều vui. Còn lại hạng người phổ thông bình thường nghiệp lực không thuộc cực thiện hay cực ác, thần thức rời thể xác sẽ chậm hơn. Thời gian nhanh và chậm có khác nhau, do đó ước định từ khoảng mười đến mười hai giờ đồng hồ sau khi người bệnh chấm dứt hơi thở là vậy.
Sau khi thần thức đã rời thể xác trước khi chưa thọ thân quả báo đời sau, trong khoảng thời gian này thần thức sẽ thọ thân trung ấm. Có người sau khi thọ thân trung ấm chỉ qua một hai ngày thì thọ thân quả báo đời sau có người một hai tuần thọ thân quả báo đời sau, nhưng tối đa là bảy tuần quyết định sẽ có chỗ cho thần thức thọ sanh.
Nói chính xác, chỗ thần thức rời thể xác là phần lạnh sau cùng của cơ thể, nhưng tối kỵ việc dùng tay thăm dò hơi nóng trên thân thể người chết. Vì thế, từ khoảng mười đến mười hai giờ đồng hồ là có liên hệ tình hình như bài trên đã nói. Nhưng nên xem thời tiết nóng hay lạnh hoặc địa phương có thích nghi hay không thích nghi, rồi ước lượng khả năng mà đem thời gian thăm dò hơi nóng người chết co lại hoặc kéo dài một chút đều có thể được.
III. Thần thức rời thể xác đi về đâu
Không gian không ngằn mé gọi là vũ, thời gian không cùng tận gọi là trụ. Ở trong khoảng vô cùng vô tận của vũ trụ, tất cả thần thức đều có sự tiếp xúc với các cảnh giới mà cảnh giới đó cũng vô lượng vô biên. Nói khái quát, cảnh giới Thánh nhân có bốn cảnh giới phàm phu có sáu. Tâm thể của mười cảnh giới này vốn đồng, nhưng vì sự mê ngộ nhiễm tịnh của mỗi loài bất đồng mà hình thành phàm Thánh, giải thoát hay trói buộc ngàn muôn sai biệt. Đây là nói việc làm Thánh hay phàm, hoặc hưởng thọ khoái lạc giải thoát tự tại, hoặc lãnh thọ thống khổ nghiệp chướng trói buộc đều do tự tâm cảm thành tự tâm là chủ tể.
Nhưng nay là thời Mạt pháp nếu hoàn toàn nương vào tự lực mà mong cầu chứng ngộ, vạn người tu khó được một hai người. Chúng sanh thời nay phần nhiều si ám mê nhiễm hư vọng điên đảo nghiệp trọng phước khinh chướng thâm huệ thiểm, như thế thì không mãi mãi trôi lăn trong Tam giới hay sao?
Đức Thích Ca Thế tôn nhân đó xót thương nên đặc biệt mở ra pháp phương tiện, chỉ bày pháp môn niệm Phật rất đơn giản mà dễ thành tựu. Ngài dạy rằng ở thế giới Tây phương có đức Phật A Di Đà, vị Phật đó nguyện lực rộng lớn, không luận là người thượng trí hay kẻ hạ ngu người hiền lương hay kẻ độc ác, chỉ cần hồi đầu hướng thiện phát tâm tín sâu nguyện thiết thành khẩn xưng niệm Nam mô A Di Đà Phật một lòng cầu nguyện vãng sanh thế giới Cực lạc, khi mạng chung Phật và Thánh chúng sẽ đến tiếp dẫn. Người đó ở trong khoảng một niệm liền được vãng sanh, vĩnh viễn thoát ly nỗi thống khổ luân hồi mãi mãi thọ hưởng sự an vui thắng diệu.
Nhân đây, tôi xin diễn bày pháp cứu độ trước và sau khi lâm chung ứng dụng vào thời điểm nguy ách này. Ngoài việc không được xê dịch cơ thể không bi ai khóc lóc ra bà con và bạn bè ở trong phòng bệnh nên giữ yên lặng để tâm và cảnh an tịnh, nên vì người bệnh mà đồng thanh xưng niệm Phật hiệu A Di Đà để dẫn dắt thần thức người bệnh nghe danh hiệu Phật, sanh lòng hoan hỷ, trong tâm duyên theo tiếng niệm Phật, tâm cảnh người bệnh sẽ khai sáng có cảm giác an toàn một lòng cầu sanh nước Phật, quyết định được vãng sanh thế giới Tây phương Cực lạc.
IV. Người bệnh cần nên có nhận thức
Tất cả các pháp trong thế gian đều do nhân duyên mà sanh huyễn hóa mà có. Bởi do nhân duyên hư vọng hòa hợp mà có sanh, nhân duyên hư vọng biệt ly mà có diệt. Duyên tụ thì huyễn có duyên tán thì huyễn không. Cho nên tất cả các pháp từ xưa đến nay chẳng khác nào như bóng trên mặt nước, cảnh hiện trong gương, lửa xẹt điện chớp, tợ như nhậm mắt thấy hoa đốm giữa hư không. Thân tứ đại này vốn bọt bèo huyễn chất không bền, già suy bệnh chết khổ không vô thường. Đó là quy luật tất nhiên của sanh diệt biến dị đổi dời trong sát na không dừng. Cho nên cuộc đời con người rốt cùng cũng có một điểm cuối, thế gian chỉ là quán trọ ven đường ta chỉ là kẻ lữ khách tạm nghỉ chân đôi chút mà thôi.
Đời người vài mươi năm, không những đã ở trong vòng danh lợi vật dục, được mất hơn thua, hội hợp chia ly, oán tắng ái biệt, thiên tai hỏa hoạn, sanh kế bức bách, phiền muộn lo toan, thù địch oán đối mà còn đời đời kiếp kiếp bỏ thân này lại thọ thân khác, nhân quả nối tiếp kiếp mãi xoay vần không thoát ngoài tứ sanh, trầm luân ngũ thú, trong cảnh huyễn sống huyễn chết vạn khổ chồng chất, thân tâm huyễn thọ sự thống khổ như thế nhưng chưa bao giờ có sự tỉnh ngộ.
Nên nghĩ tất cả các pháp trong thế gian đều là sanh diệt vô thường, đều là mộng huyễn không thực. Lại nghĩ nỗi thống khổ của ba ác đạo dễ vào mà khó ra, cõi người thì trược ác, phước trời thì dễ hết nhưng nghiệp nhân mỗi khi đã tạo khó mà tránh khỏi. Giả sử bị trầm luân trong ba cõi thì uổng thọ sanh tử luân hồi không có hạn kỳ. Vì thế chúng ta nên tinh tấn nhanh chóng hồi đầu, đem tất cả việc nhà thảy đều buông bỏ, đối với các pháp đều không tham luyến mà một lòng quy hướng về với Phật A Di Đà cầu nguyện vãng sanh thế giới Cực lạc.
Mỗi niệm mỗi niệm đều kiên cố đến khi mạng chung nhất định sẽ được Phật hiện thân đưa tay tiếp dẫn. Nghĩa là đức A Di Đà Phật cùng với Thánh chúng đồng đến đón tiếp, trong khoảng khảy móng tay liền được vãng sanh thế giới Di Đà thanh tịnh. Từ đây siêu phàm nhập Thánh thần thông tự tại thọ mạng không cùng, ra khỏi Tam giới thoát hẳn sanh tử, đây là hạng người có đại trí tuệ. Hoặc như mạng sống chưa hết thì nhờ công đức niệm Phật, quyết định tiêu trừ tội chướng thọ mạng thêm bền.
Nếu thấy bệnh tình của mình mỗi ngày mỗi nặng nên dặn dò phó thác mọi việc cho người nhà, như có người nào đến thăm đều xin họ vì mình niệm Phật không nên cùng họ nói chuyện tạp. Công đức niệm Phật là bất khả tư nghì. Kinh nói: “Niệm một câu A Di Đà có thể tiêu trừ các tội nặng trong nhiều kiếp sanh tử. Niệm một câu A Di Đà Phật, trên thấu đến trời Hữu đảnh dưới chí đến ngục Phong luân, chúng sanh nhiều như cõi vi trần thảy đều hưởng thọ sự lợi ích”. Do đó, công đức niệm Phật có thể siêu thoát quỷ thần có thể cứu độ được thân trung ấm. Nếu khi bệnh nặng thấy các oan hồn quỷ dữ đến khủng bố, hoặc biến thành các cảnh ưa thích để dụ dỗ, lúc đó chỉ nên thành khẩn niệm A Di Đà Phật, tà ma quỷ dữ nghe tiếng niệm Phật có thể siêu thoát hoan hỷ mà đi. Nhân đây, nhờ niệm Phật mà oán kết được hóa giải nghiệp chướng sớm tiêu trừ, bản thân rất thuận lợi vãng sanh thế giới Cực lạc.
Người niệm Phật là hoàn toàn nương nhờ vào nguyện lực đại bi của Phật A Di Đà nhiếp thọ. Vì thế nếu chúng ta một lòng xưng danh hiệu Phật thì trong ao thất bảo ở Tây phương có hiện ra một đóa hoa sen đề tên họ chúng ta, ngày kia khi chúng ta mạng chung sẽ thát sanh trong đóa sen đó. Nếu ở Ta bà này niệm Phật tinh tấn không giải đãi thì hoa sen ở Tây phương phóng ra bốn tia sắc báu ngày càng thêm rực rỡ. Thế giới Cực lạc sự thanh tịnh thù thắng trang nghiêm vi diệu, lầu các đều do bảy báu tạo thành, các báu kỳ dị thanh nhã hương khiết, ao báu nước bát công đức tẩy trừ tâm cấu bẩn, nhạc trời thường trỗi không đánh tự kêu, khí hậu không nóng không lạnh điều hòa thích nghi, cơm ăn áo mặc tùy ý hiện bày, chim báu rực rỡ hót ra diệu âm diễn nói lý khổ, không, vô thường, vô ngã, gió hiu hiu thổi cây báu giăng bày đều diễn nói vô lượng pháp âm vi diệu, sáu căn thanh tịnh không có các khổ, mọi trần lao cấu nhiễm tự nhiên tiêu trừ, trí tuệ thâm tiến đạt sâu thực tướng, thần thông tự tại mạng sống không cùng không còn các khổ chỉ hưởng thọ các điều vui .
Hạng người sau khi chết chỉ mong bà con vì mình làm Phật sự để siêu thoát, hoặc làm đám lớn cho dễ xem mà không biết khi sống nương vào bản thân tu học để cầu giải thoát chứng Thánh đạo là dễ, còn sau khi chết nương vào bà con làm công đức để cầu siêu thoát là khó. Giả sử bà con, con cái có tâm chí thành cung kính mời các vị cao Tăng đến làm Phật sự, lễ bái sám hối cầu Phật gia bị tất cả công đức đó trong bảy phần người chết chỉ hưởng được một phần, sáu phần công đức còn lại là thuộc về người sống cho đến thuộc về người xuất gia làm Phật sự.
Vì thế trước khi lâm chung, người bệnh nên vì bản thân mình mà làm tất cả mọi công đức, lúc đó bản thân sanh tâm hoan hỷ, tâm chí thành, tâm sám hối, tâm niệm Phật, bản thân đã biết rõ nương vào sức gia bị sẽ đạt được sự lợi ích rất lớn, rất dễ cứu độ. Tốt nhất là khi thân thể còn khỏe mạnh cố gắng phát tâm tu phước huệ, tụng kinh lễ sám, trai giới niệm Phật. Hiểu rõ được lẽ thật của vũ trụ nhân sanh, phát nguyện lớn lập chí lớn, tu Thánh đạo thành Thánh quả. Nhưng khi lâm chung có người khác trợ niệm lẽ đương nhiên là vô cùng cần thiết.
Nên mở máy niệm Phật, người bệnh phải giờ giờ phút phút lắng nghe niệm theo hoặc lắng nghe niệm thầm. Nếu tai người bệnh thường huân tập tiếng niệm Phật, khí lực sẽ tỉnh lại có thể tịnh hóa thân tâm tăng trưởng duyên lành, trưởng dưỡng Thánh thai, trong ruộng tám thức thường gieo giống đạo. Lâm chung lại được người khác trợ niệm trợ thành việc lớn vãng sanh, thực là trong khi bệnh không thể thiếu người bạn đồng tu tịnh nghiệp.
V. Người bà con cần nên nhận thức
Nếu người bệnh bệnh tình quá nặng khó lành thuốc thang vô hiệu, gia đình nên mời các vị thiện tri thức đến khai thị cho người bệnh. Thiện tri thức nên đến trước người bệnh mà nói: “Cuộc đời vốn là khổ, không, vô thường, vô ngã, chỉ có thế giới Tây phương Cực lạc là cực kỳ trang nghiêm thanh tịnh. Con người dù giàu sang phú quý nhưng trong nháy mắt đã thành không. Cõi Tây phương thì sự khoái lạc vô cùng. Bà con nay sẽ vì ông mà đối trước Tam bảo lễ Phật sám hối, tụng kinh niệm Phật, bố thí phóng sanh ngõ hầu tăng trưởng phước đức cho ông”.
Giả sử người bệnh vui mừng phát tâm niệm Phật cầu vãng sanh, cảm giác có sự an toàn tâm có chỗ quy hướng thì khuyến khích họ buông xả tất cả chuyên tâm nghe theo tiếng niệm Phật của người trợ niệm, hoặc chuyên tâm nghe theo Phật hiệu. Tâm người bệnh lắng nghe tiếng niệm Phật phải như con thơ nhớ mẹ một lòng quy hướng về Phật A Di Đà, lấy tín sâu nguyện thiết thành khẩn niệm Phật làm tư lương để cầu vãng sanh thế giới Cực lạc. Người bà con lại nên chí thành khẩn thiết vì người bệnh mà niệm Phật trợ niệm, cầu Phật lực gia hộ người bệnh nếu mạng sống chưa hết thì bệnh tình thuyên giảm tiêu trừ tật bệnh thọ mạng thêm dài, còn bằng mạng sống đã hết thì nhờ sức Phật tiếp dẫn sớm được vãng sanh. Nếu người bệnh do nghiệp chướng phát hiện mà sanh tâm chán ghét tiếng niệm Phật, lúc đó người bà con nên tụng vài ba bộ kinh Địa tạng, hoặc niệm danh hiệu Nam mô đại nguyện Địa tạng vương Bồ tát thì người bệnh có thể nghiệp chướng tiêu trừ sanh lòng ưa thích niệm Phật.
Người bà con không nên ở trước mặt người bệnh có nét ưu sầu thảm não để tránh người bệnh sanh khởi tình cảm luyến ái. Âm điệu niệm Phật không nên xen lẫn bi ai để tránh người bệnh dẫn khởi tâm sầu thương mà mất chánh niệm. Bà con nhất định không được khóc lóc chỉ là tăng thêm tình ái trói buộc phiền não thống khổ, thậm chí làm cho người bệnh bực mình mà sanh tâm sân hận do tâm sân hận mà đọa ác đạo, như thế há chẳng làm sai lạc việc lớn vãng sanh của người bệnh hay sao.
Người bệnh khi sắp lâm chung bà con nếu có ăn thịt uống rượu không nên để cho người bệnh thấy, nếu không người bệnh dễ mất chánh niệm sẽ đọa vào Tam đồ ác đạo.
Nếu người bệnh hơi thở đã chấm dứt, do vì thần thức chưa lìa thể xác nên lúc đó cơ thể người chết vẫn còn cảm giác, các vị lương y, người thăm viếng cần có thái độ cẩn thận nên nghe theo lời yêu cầu của gia đình. Trong thời gian mười đến mười hai giờ đồng hồ cần giữ sự yên lặng, đồng thời nên cung cấp khí lạnh hoặc nước đá để khí hậu phòng bệnh được mát mẽ. Lúc này cơ thể người bệnh không được di chuyển, không được đụng chạm các vật trong phong. Đến như tư thế người chết nên để nằm tự nhiên sau đó dùng vải cũ nhúng nước nóng áp vào tay chân người chết thì cơ thể có thể mềm mại như khi sống.
Phòng bệnh phải tuyệt đối yên lặng không được cười giỡn nói chuyện tạp, nếu trước khi người bệnh chấm dứt hơi thở chưa kịp mời thiện tri thức đến khai thị thì lúc này mời ngay vị thiện tri thức đến bên tai người chết lớn tiếng khai thị (nội dung khai thị như đoạn trước). Tâm người chết còn có sự hiểu biết nhờ khai thị khiến họ có chỗ quy hướng tâm có nơi nương tựa. Bà con và bạn bè nên chia ban luân phiên niệm Phật, trước niệm đủ sáu chữ Hồng danh khoảng mười phút sau đó chuyển sang niệm bốn chữ Hồng danh “A Di Đà Phật” mỗi câu mỗi chữ phải rõ ràng phân minh.
Tốt nhất là mọi người nên hòa theo tiếng niệm Phật trong máy của pháp sư, trong tâm liền nghĩ tưởng cầu nguyện Phật A Di Đà từ bi phóng quang tiếp dẫn. Tiếng niệm Phật không được gián đoạn khiến cho thần thức người bệnh nghe được câu Phật hiệu liên tục rõ ràng, mới có thể sanh tâm hoan hỷ cảm ứng được nguyện lực của Phật, mà theo Phật vãng sanh thế giới Cực lạc. Có điều khi trợ niệm trong phòng bệnh nên tránh làm phiền nhiễu đến những người bệnh khác.
Một niệm sau cùng khi lâm chung là thời điểm quyết định cho việc siêu thăng hay đọa lạc. Một niệm sau cùng nếu là niệm lành thì sanh về cảnh giới nhân thiên, một niệm sau cùng nếu là niệm ác thì đọa lạc vào cảnh giới Tam đồ, một niệm sau cùng nếu là niệm Phật thì vãng sanh về cảnh giới Tây phương. Một lòng niệm Phật là tâm lực, nguyện lực tiếp độ chúng sanh là Phật lực, sự cảm ứng là pháp lực. Ba lực bất khả tư nghì này dung hợp vào trong một câu Hồng danh, Phật A Di Đà sẽ tự nhiên trong tâm niệm Phật mà hiện thân tiếp dẫn, cho nên nếu tâm niệm sau cùng khi lâm chung là niệm Phật, người đó liền theo Phật vãng sanh về thế giới Cực lạc. Nhân đây, mục đích của bà con và bạn bè trợ niệm niệm Phật là hy vọng một niệm sau cùng của người bệnh là niệm Phật, theo Phật vãng sanh. Vì thế giờ phút lâm chung chúng ta trợ duyên người bệnh niệm Phật tức có sự diệu dụng thù thắng vô cùng.
Sau khi người bệnh chấm dứt hơi thở từ mười đến mười hai giờ đồng hồ, không luận là có vãng sanh hay không người trợ niệm đều nên luân phiên tiếp tục niệm Phật. Nếu thần thức người chết đã vãng sanh thì nhờ công đức niệm Phật có thể tăng cao phẩm vị. Nếu người chết do mất chánh niệm không được vãng sanh thì thần thức người chết ở trong khoảng thời gian bảy ngày, hoặc chậm lắm bảy tuần nhờ công đức trợ niệm mà càng mau siêu thoát. Bởi vì thân trung ấm người chết vốn phiêu phiêu không định khổ sở trăm bề không nơi nương tựa. Trong thời gian sau khi chết đến bảy tuần, thân trung ấm ở trong mỗi niệm mỗi niệm luôn mong ngóng người bà con cốt nhục vì mình mà tạo phước làm công đức để cứu bạt khổ nạn. Vì vậy lúc này người bà con, một mặt nên liên tục thay ban niệm Phật khiến thân trung ấm nghe được tiếng niệm Phật mà được siêu thoát, giống như kẻ đói khát mà được uống nước cam lồ; một mặt cung thỉnh các bậc cao Tăng tụng kinh niệm Phật để cầu nguyện thần thức người chết mau được siêu thoát. Người bà con nên vì vong linh mà rộng tu phước huệ hồi hướng cho họ được tiêu trừ nghiệp chướng sớm được vãng sanh Tịnh độ.
Nếu người chết khi sanh tiền chưa từng biết Phật pháp, hoặc căn bản vốn không tin Phật pháp nhưng vì thân trung ấm hiện đang rơi vào cảnh khốn khổ nên họ rất mong ngóng được cứu độ. Do đó trong bảy tuần thất tiến vong là thời gian có thể chuyển hóa tâm thức mê lầm của họ. Ở trong thời gian quá độ nghiệp báo một đời chưa rõ ràng này người bà con nên vì người chết mà làm các công đức, vận dụng tâm chí thành tha thiết hồi hướng công đức cho người chết. Mục đích là chuyển hóa định nghiệp đọa lạc Tam đồ ác đạo của họ thành nhân tố vãng sanh Tịnh độ vĩnh viễn hưởng thọ mọi sự an lạc.
Sau khi mạng chung người bà con nên ở trong thời gian bảy tuần vì người chết mà tu tạo các công đức, bố thí phóng sanh cứu giúp kẻ nghèo đói, cúng dường Tam bảo lễ bái sám hối tụng kinh niệm Phật, cầu Phật gia bị khiến người chết xa lìa nghiệp chướng vãng sanh Tịnh độ. Bà con và con cái nên lấy sự hiếu thuận sâu nặng và công đức chí thành tha thiết để niệm Phật, như thế hai bên kẻ sống người chết mới có sự cảm ứng mới có thể làm cho người chết cảm được công đức cứu độ.
Người chết thăng trầm trong khổ đau hay hạnh phúc trách nhiệm đó hoàn toàn tùy thuộc vào bà con. Tốt nhất là người bà con nên tránh đi tất cả những việc làm không có ý nghĩa mà chuyển thành những công đức cứu giúp kẻ nghéo khó… Vì thế không nên tẩm liệm những đồ quý giá, không cần phát tang to làm đám lớn, không nên tụ tập ăn uống linh đình, không nên quá chú trọng đến hình thức mà điều quan trọng là làm sao cho người chết đạt được sự lợi ích chân thật.
 
Trong thời gian bốn mươi chín ngày gia đình nên ăn chay niệm Phật đồng thời cữ ngũ tân và cấm tuyệt sát sanh. Tang lễ đều nên cúng chay dọn chay cần làm các công đức để người chết tiêu trừ nghiệp chướng, sớm vãng sanh về thế giới thanh tịnh của Phật A Di Đà. Như thế người bà con không những đạt được phước đức vô lượng mà còn có thể cảm được thiện thần thường theo bên mình ủng hộ.
Cúng tế vong linh nên lấy việc niệm Phật làm chính bà con và bạn bè đều nên tham gia niệm Phật. Niệm Phật cứu độ người chết công đức rất lớn rất dễ làm rất tinh tế và có sự lợi ích chân thật. Có điều những người tham gia niệm Phật nên tránh ăn mặn uống rượu và cữ ngũ tân.
Các chùa Thiện đạo, chùa Pháp vân, Hoa nghiêm Liên xã ở thành phố Đài bắc đều có cho thỉnh máy niệm Phật, gia đình nên thỉnh về để mọi người hòa theo tiếng niệm Phật của pháp sư trong máy mà niệm. Muốn cho người chết đạt được sự lợi ích, gia đình ngoài việc tu tạo các công đức còn nên ngày đêm chia ban luân phiên niệm Phật, sao cho tiếng niệm Phật không gián đoạn, mong cầu Phật tiếp dẫn thần thức người chết vãng sanh Cực lạc. Chớ nên đốt giấy tiền vàng mã và chôn cất các vật dụng của người chết. Làm như thế chính là hy vọng người chết đọa lạc vào trong cảnh giới Nga quỷ. Gia đình cần nên nhớ điều này.
VI. Việc làm của nhà mai táng cần có sự cải tiến
Sau khi thần thức rời khỏi thể xác ngoại trừ những người có nghiệp lực cực ác hay cực thiện, hoặc vãng sanh Thánh đạo đều không phải trải qua giai đoạn thân trung ấm, còn lại hạng người phổ thông bình thường phần nhiều đều phải thọ thân trung ấm. Nay tôi xin nói rõ tình hình tại sao có một số người đã chết rồi mà sống lại, mong các vị để tâm tham khảo.
Thân trung ấm không nơi nương tựa phiêu phiêu không định, trong giai đoạn sau khi đã chết nhưng chưa có chỗ thọ sanh, hoặc chấp thân này là ta mà lấy đó làm đối tượng để thọ sanh, nếu tử thi chưa hoại có thể hồi dương trở lại. Có một số người hốt nhiên chết bất đắc kỳ tử nếu thọ mạng chưa đáng chết trong thời gian bảy ngày dưới âm ty trả về cũng có thể sống trở lại.
Lại có một số người vì phán đoán sai lầm, lúc người bệnh đang còn tình trạng hấp hối tâm chưa rời khỏi thể xác, thế mà người sống đối xử quá đáng với họ hoặc lập tức đem tử thi tống vào nhà xác, hoặc ngay trong ngày đã vội tẩm liệm, cho đến khi bệnh tình người đó giảm họ khỏe lại nhưng người khác vì không biết mà cho rằng người này chết rồi sống trở lại. Liên quan đến vấn đề người chết đi sống lại không những có ghi trong sách vở mà trong các bệnh viện, nhà mai táng đều có xảy ra cảnh người chết đi sống lại. Vì thế đối với việc lớn lâm chung chúng ta cần nên đặc biệt thận trọng.
Nhân đây, sau khi người bệnh chấm dứt hơi thở cho đến lúc tẩm liệm bà con đối với cơ thể người chết phải giờ giờ phút phút để tâm theo dõi, không luận thần thức đã rời thể xác hay chưa thảy đều nên đối xử như người đó đang còn ở trạng thái hấp hối. Đối với việc tắm rửa thay quần áo người chết cho đến quá trình tẩm liệm người bà con cần phải trực tiếp trông xem. Tóm lại, từ khi người chết chấm dứt hơi thở cho đến lúc tẩm liệm bà con không được rời khỏi tử thi, nên thực tâm hiếu đạo “Theo hầu ở bên đích thân tẩm liệm”, đây là đạo lý muôn thuở. Nếu cho rằng nay là xã hội công nghiệp nên bỏ bớt các thủ tục rườm rà gây trở ngại, nhưng đâu có thể cho rằng xã hội công nghiệp là đem thân thể cha mẹ chết chưa lạnh mà tống vào nhà xác hay nơi mai táng rồi không đoái hoài sao?
Các thành phố lớn trên thế giới đều có thiết lập nhà mai táng, gia đình người chết đối với mọi việc làm của nhà mai táng không nên quá tin tưởng khiến đang tâm làm cho người chết bị ngược đãi. Một số gia đình chỉ biết đem tử thi giao cho nhà mai táng, bản thân không quan tâm không để ý đến việc người chết phải chịu biết bao sự thống khổ. Gia đình và người phúng điếu chỉ quan tâm đám ma cho rình rang, người chết áo mũ cho chỉnh tề để tẩm liệm… mà không chú ý đến các việc trước và sau khi đưa tử thi vào quan tài. Vì để hợp tình hợp lý đúng với sự hiếu đạo, hết thảy quá trình trước khi chết cho đến lúc tẩm liệm gia đình nên trực tiếp giám sát để tránh cho người chết khỏi phải chịu sự thống khổ; “Theo hầu ở bên đích thân tẩm liệm” là truyền thống văn hóa đạo đức của người Trung hoa là hiếu đạo luân thường cố hữu của con người.
Gia đình người chết nếu cho rằng cần nên tuân thủ theo các việc làm của nhà mai táng gia đình khỏi phải trực tiếp giám sát, đây quả thật là đại đại bất hiếu là hoàn toàn không phù hợp với tập tục tốt đẹp xưa nay của người Trung hoa. Nếu như nhà mai táng tự làm mà không có lương tâm nghề nghiệp đây không phải là tổn hại cho người chết lắm sao? Con cháu hiếu thuận há không cần cảnh giác mà yên tâm sao? Huống còn chạy theo một số hủ tục, có một vài nhà mai táng trước khi tẩm liệm họ dùng dao mổ bụng tử thi lấy nguyên phần ruột bên trong rồi độn mạt cưa vải cũ vào. Hoặc dùng dao kéo mổ tử thi để tiện việc tẩy trùng. Cách đây mấy năm có một nhà mai táng ở xứ nọ bị gia đình khởi tố vụ cưỡng dâm xác chết.
Phàm các việc làm tàn bạo thảm hại này căn bản là do gia đình khi đưa tử thi vào không trực tiếp giám sát mọi việc làm của nhà mai táng. Còn nhà mai táng như thế chẳng khác nào cảnh Địa ngục ở trần gian? Nếu người chết thần thức chưa rời thể xác lúc này người chết vẫn còn có cảm giác như đang hấp hối, việc xử lý tử thi một cách tàn bạo của nhà mai táng há không phải là lò mổ hay sao? Tóm lại, không luận thần thức đã rời thể xác hay chưa với người chết chúng ta không được đối xử ngược đãi họ, nên lấy sự hiếu đạo của con người mà đặc biệt thận trọng việc này. Nhà mai táng ở các địa phương, việc làm của họ tuy không tận tình nhưng nếu gia đình trực tiếp giám sát quyết họ sẽ làm đúng quy củ.
Nhà mai táng là nơi mà tất cả mọi người đều phải trải qua, đây là công việc chung của xã hội; nhằm để tiêu trừ tội ác duy trì và bảo hộ sự hiếu đạo của con người, do đó mọi người không nên có tâm xem thường. Nhân đây, nhà mai táng ở các nơi nên mời các vị hiền nhân văn sĩ đóng góp các ý kiến để cải tiến, ngõ hầu kiến lập nội quy mô phạm cho mình. Tôi xin lược một vài ý kiến đối với các việc làm của nhà mai táng hiện nay mong các vị lưu tâm xét kỹ.
1. Tất cả mọi sự sinh hoạt cho đến phòng ốc, khuôn viên… của nhà mai táng chỗ nào còn thiếu thốn, người dân trong địa phương và chính quyền sở tại cần tạo điều kiện quan tâm giúp đỡ để cảnh quang được sạch đẹp.
2. Đối với người chết tuyệt đối không được làm các việc làm trái với sự hiếu đạo của con người.
3. Quá trình xử lý người chết của nhà mai táng nên công khai không được bí mật ngược đãi, gia đình người chết cần phải trực tiếp giám sát mọi việc làm của nhà mai táng đối với người chết.
4. Nếu gia đình có những ý kiến không đồng tình với việc làm của nhà mai táng trong quá trình xử lý người chết, nhà mai táng nên nghiên cứu cải thiện.
5. Nên lấy nguyên tắc phù hợp với sự hiếu đạo của con người để xử lý.
6. Trước khi tẩm liệm nên mời gia đình đến giám định mọi việc làm đối với người chết lấy đó làm nguyên tắc. Tại các thành phố lớn nên thiết lập thêm các nhà mai táng tăng thêm các bàn thờ vong để gia đình tiện việc cúng tế. Kêu gọi mọi người cần thực hành hiếu đạo “Theo hầu ở bên đích thân tẩm liệm”. Vì sự tiến bộ của xã hội nhà mai táng cần phải có đầy đủ nội quy mô phạm.
VII.Sau khi chết bảy ngày mới cử hành hỏa táng
Việc hỏa táng có liên quan đến mùa nóng mùa lạnh không đồng, mùa lạnh trong bảy ngày xác chết vẫn chưa biến hoại nếu chưa quá bảy ngày mà đã hỏa táng sẽ xảy ra một số vấn đề; một là sợ thần thức chưa hoàn toàn rời khỏi thể xác; hai là lỡ có trường hợp người chết rồi hồi dương trở lại. Vì thế với mùa lạnh nên để sau bảy ngày tốt nhất là sang tuần thứ hai mới cử hành hỏa táng.
Mùa nóng xác chết rất mau sình thối có thể quyết định sớm hơn. Một số nơi người chết mới chấm dứt hơi thở hai ba ngày liền cử hành hỏa táng, đây là việc làm vô cùng nguy hiểm và tàn nhẫn cần phải thận trọng. Người xưa từng nói: “Từ ba đến bảy ngày có khi thần thức vẫn chưa rời thể xác”, câu nói này là chỉ một số trường hợp đặc biệt nhưng chúng ta cũng nên lấy đó để cảnh giác.
VIII. Mọi ý muốn của mình nên dặn dò trước cho gia đình
Người lớn tuổi trong gia đình đừng nên cho rằng bàn luận về chuyện sống chết là không vui vẻ rồi kiêng kỵ mà không bàn luận, việc liên quan tới vấn đề trước và sau khi chết rất có sự lợi hại cho bản thân. Chết là vấn đề lớn mà mọi người không một ai có thể tránh khỏi, con cháu trong gia đình khi đến tuổi trưởng thành cũng đều phải hiểu rõ vấn đề sống và chết này.
Thời gian chóng qua tuổi thơ nháy mắt đã già yếu nên con người khi tuổi còn trẻ cần đem bản văn này để mọi người trong gia đình cùng tham khảo, mọi ý muốn của mình trước và sau khi lâm chung phải dặn dò rõ ràng với con cháu đó là thượng sách. Đối với một số người trẻ tuổi với việc sống chết họ không chút để tâm, người lớn nếu không đem những chủ trương của mình dặn dò trước với con cháu thì đến lúc lâm chung trong tâm tuy còn minh mẫn nhưng miệng không thể nói được, con cháu nếu xử lý các việc không như ý tâm sẽ khởi phiền não, thần thức sẽ oan uổng chịu phải những sự khổ nạn.
IX. Nhân tự lực và duyên tha lực
Lâm chung niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh độ cần có đầy đủ nhân tự lực và duyên tha lực. Tự lực là chánh nhân để vãng sanh Tây phương, tha lực là trợ duyên để vãng sanh Tây phương. Nhân và duyên hòa hợp mới có sự cảm ứng thành tựu việc lớn vãng sanh.
Xét về phương diện tự lực, người nào khi bình thường có niềm tin về thế giới Cực lạc tin có Phật A Di Đà, ước nguyện được sanh về thế giới Cực lạc, ước nguyện được thấyPhật A Di Đà. Một lòng chí thành niệm Phật cầu sanh về Tịnh độ cầu thấy Phật A Di Đà. Câu câu chữ chữ từ tâm mà phát từ miệng mà khởi rồi vào trong tai, mỗi niệm mỗi niệm tương tục không có gián đoạn. Âm điệu hòa nhã nhu nhuyến tiếng niệm Phật khẩn thiết chí thành. Niệm niệm có đủ tâm mong cầu câu câu đều nguyện vãng sanh Tịnh độ, cầu Phật từ bi nhiếp thọ mong Phật thương xót duỗi tay cứu độ.
Đức Di Đà thương nhớ chúng sanh chẳng khác nào như mẹ nhớ con, chúng sanh nào có tâm tín nguyện trì danh nhớ Phật niệm Phật như con nhớ mẹ, hai đàng có sự thương nhớ sâu nặng không lúc nào ngăn cách tất có sự cảm ứng lẫn nhau người đó quyết sẽ được Phật nhiếp thọ. Không luận cảnh duyên thuận nghịch hay khổ vui ngay cảnh đó đều tuyệt hẳn ngoại duyên tâm không theo cảnh mà chuyển, ở trong mọi lúc mọi nơi đều chuyên cần trì danh niệm Phật thâu nhiếp cả sáu căn tịnh niệm nối nhau. Lâu ngày công phu sẽ thuần thục, đến khi lâm chung mới có thể buông bỏ mọi duyên đề khởi câu Phật hiệu. Lâm chung nếu chánh niệm hiện tiền tức sẽ được Phật tiếp dẫn, như trong khoảng khảy móng tay liền được vãng sanh về thế giới Cực lạc.
Người bệnh khi lâm chung người khác vì họ mà niệm Phật trợ niệm, một là có thể trợ giúp người bệnh đề khởi tâm niệm Phật, hai là có thể trợ giúp người bệnh sám hối nghiệp chướng. Nếu nghiệp chướng của họ tiêu trừ thì hoa sen báu và Thánh chúng tất cả mọi thắng cảnh Tịnh độ tự nhiên hiện tiền.
Người nào khi lâm chung có được tâm tín sâu nguyện thiết, có được tâm khẩn thiết chí thành niệm Phật như bình thường, người đó một niệm sau cùng là niệm Phật đó là nhân tự lực.
Người nào khi bình thường không có tâm tín sâu nguyện thiết chí thành niệm Phật, hoặc tuy có tâm tín sâu nguyện thiết chí thành niệm Phật nhưng công phu chưa được thuần thục, đến lúc lâm chung gặp được thiện tri thức khai thị mà sanh tâm hoan hỷ, sanh tâm chánh tín phát nguyện cầu sanh, tâm chí thành niệm Phật đó cũng là nhân tự lực.
Đức A Di Đà thệ nguyện sâu rộng độ khắp các loài chúng sanh, thế giới Cực lạc thanh tịnh trang nghiêm đó là duyên tha lực.
Thiện tri thức khéo khai thị khiến người bệnh sanh tâm chánh tín, buông bỏ mọi duyên trần một lòng niệm Phật cầu sanh Tịnh độ. Gia đình và liên hữu vì người bệnh mà niệm Phật trợ niệm, từ khi chấm dứt hơi thở cho đến mười hay mười hai giờ đồng hồ, lại không chuyển dịch cơ thể không bi ai khóc lóc đó cũng là duyên tha lực.
Nếu người nào khi lâm chung nhân tự lực và duyên tha lực cả hai đều đầy đủ thì sẽ có sự cảm ứng lẫn nhau, người đó nhất định sẽ được Phật tiếp dẫn, niệm trước vừa lâm chung niệm sau đã có mặt ở Tịnh độ. Nếu ai có sự ứng hợp nhân và duyên như trên thì vạn người niệm Phật vạn người vãng sanh.
Người nào thường ngày tuy có tâm tín nguyện niệm Phật nhưng đến lúc lâm chung vì bệnh khổ bức bách khiến tâm niệm Phật không đề khởi được, để rồi khởi lòng tham luyến tình ái dục niệm thế gian cho đến vợ con tài sản, ý niệm tham luyến này buông không xuống, trường hợp này là không có nhân tự lực.
Người nào nếu lúc lâm chung chẳng có thiện tri thức đến khai thị cũng không có ngưới niệm Phật trợ niệm, lại gặp gia đình không biết mà chuyển dịch cơ thể bi ai khóc lóc phá hoại chánh niệm, trong tâm người chết vô cùng phiền muộn nhưng không thể mở miệng nói được, do đó sự thống khổ phiền muộn càng tăng, trường hợp này cũng là không đủ duyên tha lực.
Người nào khi lâm chung có đủ nhân tự lực nhưng thiếu duyên tha lực, hoặc khi công phu niệm Phật thuần thục không cần phải người khác niệm Phật trợ niệm nhưng vì gia đình không biết mà chuyển dịch cơ thể bi ai khóc lóc khiến phá hoại chánh niệm, trường hợp này là có nhân mà không có duyên cũng không thể vãng sanh.
Người nào nếu khi lâm chung chỉ nương vào duyên thiện tri thức khai thị gia đình niệm Phật trợ niệm, không bị chuyển dịch cơ thể không bi ai khóc lóc nhưng bản thân vì bệnh khổ bức bách , hoặc tâm bị trói buộc vào sự tham luyến tình ái dục niệm thế gian vợ con tài sản mà buông không xuống, vì thế tâm tín nguyện niệm Phật không đề khởi được, trường hợp này là có duyên mà không có nhân cũng không thể vãng sanh.
Đức A Di Đà thệ nguyện sâu rộng như vầng trăng sáng tỏ không chỗ nào mà ánh trăng không chiếu. Chúng sanh phát tâm niệm Phật như ao trong yên tĩnh không động. Nước ao trong lặng thì bóng trăng tỏ hiện, tâm chúng sanh thanh tịnh thì chư Phật hiển bày. Người niệm Phật với công phu thuần thục sẽ cảm thông với Phật, người đó khi lâm chung nương vào nguyện lực của Phật quyết định sẽ được vãng sanh thế giới Cực lạc.
Kết luận
Chúng ta từ vô thỉ đến nay bởi một niệm bất giác mà chạy theo ngoại cảnh phan với duyên trần. Bởi sức nhân duyên si vọng huân tập khiến trong tâm sanh diệt niệm khởi phát sanh các món điên đảo, cho đến toàn chân thành vọng che đậy chướng ngại bản tánh diệu minh. Do vì tâm sanh nên các pháp sanh do vì pháp sanh nên các tâm sanh, tâm cảnh níu kéo triển chuyển vô cùng. Bởi phiền não tham sân si phát từ thân miệng ý tạo thành hữu lậu khởi hoặc tạo nghiệp, nhân nghiệp mà cảm quả do quả mà nhân khởi, nhân và quả nối nhau không bao giờ có gián đoạn.
Vì thế chúng sanh đời đời kiếp kiếp bỏ thân này lại thọ thân khác lưu chuyển không hạn kỳ, mãi mãi trôi lăn nơi biển nghiệp luân chuyển trong Tam giới. Nhân đây, huyễn hiện thăng trầm nơi sáu thú uổng thọ đại khổ của thân tâm, sự thống khổ bức bách vô cùng mà chúng sanh không hay không biết. Nên rõ, nhân vọng chấp mà có sanh vì sanh mà có diệt, sanh diệt gọi là vọng hết sanh diệt gọi là chân.
Bởi thấu tỏ được lý duyên sanh như huyễn vọng niệm vốn không mà siêng tu Giới định tuệ để có ngày thể nhập chân như Phật tánh, thấy rõ được bản thể Bất động chặt đứt được sóng lớn sanh tử. Cũng ngay đây dứt hẳn vọng tưởng sanh diệt huyễn hóa ngộ nhập thể tánh chân thật bình đẳng nhất như. Nhưng toàn nương vào sức tự lực để đoạn hoặc chứng chân phản bổn hoàn nguyên, ngõ hầu đạt mục đích xuất ly Tam giới liễu sanh thoát tử, trừ phi người nào đã trải qua nhiều kiếp tiệm tu túc thế đã lắm phen huân tập giống đạo, còn không thì tuy trải qua nhiều kiếp tu hành e rằng vẫn khó có thể chứng ngộ.
Duy có pháp môn Tịnh độ nương nhờ vào từ lực của Phật có thể đới nghiệp vãng sanh. Chỉ cần chúng sanh nào có tín sâu nguyện thiết chí thànhh niệm Phật cầu sanh Tịnh độ là đều có thể vượt tắt Tam giới không còn phải thọ thân đời sau. Cho nên lúc lâm chung niệm Phật cầu sanh thế giới Cực lạc đó là then chốt để siêu phàm nhập Thánh cũng là đường tắt mau chóng thành tựu Chánh giác, bỏ con đường tắt này thì không còn con đường nào an ổn hơn. Bởi tín nguyện trì danh là sanh lộ để liễu sanh thoát tử là phép mầu để thoát khỏi nghiệp chướng buộc ràng. Lại dùng tịnh duyên tăng thượng mà mau chứng Vô sanh, tiếp lấy trí lực nguyện lực nhập vào trần lao mà bạt tế quần mê sanh tử.
Xét qua hai môn tự lực và tha lực thì tự lực tu hành phải nghiệp tận tình không mới phá được vô minh chứng pháp tánh, tất nhiên người tu phải trải qua nhiều kiếp mới thành chánh giác, việc khó và dễ thành Phật của hai môn khác xa trời vực. Cổ đức nói: “Chỉ thấy được Di Đà còn lo gì tỏ ngộ”. Vì vậy, chúng ta chỉ cần được vãng sanh Tịnh độ quyết định sẽ thấy Phật nghe pháp mở bày Tri kiến Phật. Nếu chứng được Vô sanh pháp nhẫn được Phật thọ ký thì không khác gì được tăng cao Thánh vị. Từ đây tận cùng vị lai kiếp thường hưởng thọ pháp lạc, thường ra vào trong mười cõi tuyên dương Chánh pháp, gắng sức tu hành nỗ lực hóa độ chúng sanh thực hành đạo lớn Bồ đề. Do đây, trong thì chứng Thánh trí để thoát ly sanh tử ngoài thì diễn bày vạn hạnh để thể nhập vào biển nguyện. Nhập Niết bàn nhưng không rời bỏ đại bi thường hành phương tiện độ người nhưng chưa từng ra ngoài bản thể.
Người học Phật nên lập chí nguyện lớn phát tâm Vô thượng Bồ đề mong cầu chứng được quả vị Vô sanh, sau khi được Phật thọ ký hướng thẳng đạo lớn Bồ đề, dụng sức trí tuệ bi nguyện đi vào khắp biển khổ trần lao phiền não, khởi Vô duyên đại từ vận dụng Đồng thể đại bi bình đẳng làm lợi ích khắp tất cả chúng sanh, lấy Tứ nhiếp tịnh hóa chúng sanh sớm thoát khỏi Ta bà ngũ trược ác thế mau lên cữu phẩm nơi Cực lạc liên bang. Như thế, rộng độ khắp pháp giới chúng sanh trải qua cực vi trần số kiếp, viên tu vạn hạnh, viên mãn vạn đức bi trí song vận trí tuệ cụ túc mà chứng Vô thượng chánh giác, cũng ngay đó gọi là viên mãn Vô thượng đại Bồ đề. Đó là thành tựu mục tiêu cứu cánh “Thượng cầu Phật đạo hạ hóa chúng sanh”. Đó là thay thế đức Như lai đảm nhận trách nhiệm độ thoát chúng sanh lợi khắp các loài hàm thức. Đó là bậc đại trượng phu thực hành Bồ tát đạo. Đó là chân tinh thần phát huy rực rỡ Đại thừa Phật giáo.
Biên soạn bản văn này chẳng có tánh chất thời gian chẳng có tánh chất phương sở, chỉ vì tất cả con người ở hiện tại và tận cùng vị lai mà đề xướng các kiến thức cơ bản trước và sau khi lâm chung. Mong các vị hiền nhân văn sĩ phổ biến rộng rãi bản văn: “Sự kiện quan trọng nhất trong cuộc đời” này. Mong cầu ở hiện tại và tận cùng vị lai có bao nhiêu người khi lâm chung đều được tiêu trừ nghiệp chướng xa lìa phiền não, trở lại nguồn tịnh tâm đồng lên bờ giác, đều được vãng sanh thế giới Tây phương Cực lạc của đứcPhật A Di Đà.
Hoan nghênh các vị hiền sĩ đã đề xướng ấn tống tặng bản văn này cho người đọc ngõ hầu rộng kết tịnh duyên, triển chuyển lưu truyền khiến mọi người trong hiện tại và vị lai được hưởng sự lợi ích, công đức này vô lượng phước đức này vô biên, tổ tiên sớm được siêu thăng con cháu thảy đều được nhân từ hiếu đạo.
Sự kiện quan trọng nhất trong cuộc đời
Pháp sư Tịnh Không
Categories: Uncategorized | Leave a comment

Blog at WordPress.com.