Monthly Archives: July 2013

Gampopa Đã Đạt Được

Gampopa Đã Đạt Được Những Thành Tựu Tâm Linh Như Thế Nào

Geshe Ngawang Dhargyey
Lobsang Gyeltsen thông dịch tại Dharamsala, Ấn Độ, năm 1979
Samaya Hart và Alexander Berzin hiệu đính,
tháng Mười Một, 2003
Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên, Lozang Ngodrub hiệu đính
Bảo Châu Trang Nghiêm của Giải Thoát được gọi là những dòng kết hợp của các truyền thống Kadam và Đại Thủ Ấn (Mahamudra) (bka’-phyag chu-bo gnyis-‘dres). Tác giả của nó là Gampopa (sGam-po-pa bSod-nams rin-chen) (1079-1153), đã được nhiều đạo sư Kadampa giảng dạy các hành trì và quan điểm của dòng truyền thừa của các ngài. Sau khi Gampopa thọ nhận các giáo huấn và truyền thống Đại Thủ Ấn từ bổn sư (guru) của ngài, Milarepa (Mi-la Ras-pa bZhad-pa’i rdo-rje) (1040-1123), ngài đã kết hợp hai dòng giáo huấn thành một.
Để nhận thức giá trị và nghiên cứu tác phẩm này, ta cần có một ít hiểu biết về Gampopa, tác giả của nó. Nếu không có tiểu sử của tác giả, các giáo huấn sẽ không có nhiều ý nghĩa. Ta cần phải quen thuộc với Gampopa và tìm hiểu Gampopa như một người đã thực sự sống một cuộc đời của một người bình thường và là người mà nhờ sự tu tập, đã đạt được những thành tựu tâm linh đích thực. Những giáo huấn này là kết quả từ kinh nghiệm và sự hành trì Pháp của ngài.

Những Lời Tiên Tri

Trước khi đạo sư Milarepa thâu nhận những đệ tử của ngài, bổn tôn Vajrayogini hiện ra trong một linh ảnh và tiên đoán rằng trong tương lai gần đây, ngài sẽ thâu nhận một đệ tử tựa như mặt trời, một đệ tử tựa như mặt trăng, và nhiều đệ tử khác giống như những vì sao trên trời. Đệ tử tựa như mặt trời chính là Gampopa, người cũng được biết như vị Y Sĩ Vĩ Đại của Dagpo (Dvags-po lha-rje). Ngài trở thành một trong các đệ tử chính của Milarepa, cùng với Rechungpa (Ras-chung-pa rDo-rje grags-pa) (1084-1161) và nhiều vị khác.
Gampopa không phải là một người bình thường. Sự hiện diện của ngài trong thời kỳ này và thế giới này đã được tiên tri trong nhiều kinh điển, đặc biệt là Kinh Hoa Sen Trắng, trong đó có một sự tiên tri rõ ràng về sự xuất hiện của ngài như sau:
Một hôm, vào thời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Đức Phật quay sang đệ tử của ngài là ông A Nan và nói: “A Nan, sau khi ta nhập niết bàn, ở phương Bắc của bán cầu này có một vị đại tăng (fully ordained monk) sẽ được biết đến như Tỳ Kheo Y Sĩ.” Gampopa là một Tỳ Kheo, một y sĩ hoàn hảo có năng khiếu tự nhiên về y học. “Ngài là người đã trải qua nhiều kiếp hoàn toàn tận tụy với việc hành trì Pháp, và là người có nhiều vị thầy tâm linh.”

Đời Sống như một Gia Chủ

Gampopa sinh trong một ngôi làng nhỏ ở Tây Tạng, thuộc miền Nam của Dagpo (Dvags-po), gần biên giới Nepal. Cha ngài là một thầy thuốc lừng danh của làng đó. Cha mẹ ngài có hai con trai, và Gampopa là con trai cả. Khi còn là một đứa trẻ, Gampopa cực kỳ thông minh. Ngài học nghề của cha và cũng trở thành một thầy thuốc vĩ đại. Vào khoảng mười lăm tuổi, ngài nghiên cứu nhiều kinh điển của phái Nyingma và vì thế, đã có kiến thức rộng lớn về truyền thống này. Ngài theo đuổi nhiều nghiên cứu tâm linh và khi hai mươi hai tuổi, ngài kết hôn với Chogme (mChog-med), con gái của một gia đình rất giàu có ở làng bên cạnh. Sau cuộc hôn nhân, họ có một con trai và một con gái.
Vài năm sau, con trai ngài chết bất ngờ. Gampopa mang xác con tới nghĩa địa và làm những gì phải làm theo tục lệ của miền đó. Khi trở về nhà sau tang lễ, ngài thấy con gái ngài cũng đã chết. Không lâu sau cái chết của người con gái, vợ ngài suy sụp vì nhiều bệnh tật. Là một y sĩ, Gampopa cho vợ uống nhiều loại thuốc, hội ý với những thầy thuốc khác và nỗ lực làm các puja (lễ cúng dường) khác nhau để vợ được bình phục, nhưng không có phương pháp nào mang lại hiệu quả tốt đẹp. Khi bệnh của vợ ngài càng lúc càng trở nặng, họ trở nên tuyệt vọng. Cuối cùng, Gampopa ngồi bên giường bệnh và đọc cho bà nghe một quyển kinh để chuẩn bị cho cái chết của bà. Nhưng vợ ngài không chết.
Gampopa lấy làm lạ vì sao vợ ngài không thể chết. Điều gì đã khiến bà không chết? Bà không thể từ bỏ điều gì trong cuộc đời này, một cuộc đời vô vọng, chỉ hứa hẹn nỗi đau đớn và khổ sở triền miên? Cảm thấy vô cùng thương xót người vợ phải nằm liệt giường vì bệnh tình trầm trọng, Gampopa dịu dàng hỏi bà: “Tôi đã làm mọi sự để chữa trị cho bà. Tôi đã thử nhiều y sĩ, thuốc men và mọi cách cầu nguyện và nghi lễ để bà được bình phục, nhưng tất cả đều thất bại. Những biện pháp đó không có hiệu quả vì những nghiệp trước đây của bà. Nghiệp lực và những lời cầu nguyện trong những đời trước của chúng ta đã kết hợp bà và tôi. Nhưng giờ đây, mặc dù tôi vô cùng thương yêu bà, tôi phải hỏi bà điều gì thật sự giữ bà ở lại đây? Nếu bất cứ tài sản nào chúng ta có trong nhà, hay bất cứ của cải vật chất nào mà chúng ta đã cùng nhau tích lũy đang giữ bà lại, hoặc nếu như bà vô cùng quyến luyến bất kỳ thứ nào trong đó thì tôi sẽ cho đi tất cả. Tôi sẽ bán chúng hay cúng dường cho tu viện, hoặc sẽ đem cho người nghèo. Tôi sẽ tống khứ tất cả những gì khiến bà không ra đi được. Tôi sẽ làm tất cả những gì bà muốn tôi làm.”
Chogmey trả lời: “Tôi không quyến luyến của cải hay bất kỳ thứ gì trong nhà. Đây không phải là điều đang giữ tôi lại. Mối bận tâm lớn nhất của tôi là tương lai của ông, chính vì điều này mà tôi không thể chết. Sau khi tôi chết, ông sẽ dễ dàng tái hôn và có nhiều con trai, con gái, nhiều hơn những đứa con mà chúng ta đã có với nhau nữa. Tuy nhiên, tôi thấy rằng lối sống này không có chút ý nghĩa nào đối với ông. Đó là lý do tại sao tôi hết sức bận tâm về ông. Nếu ông hứa với tôi là thay vì sống một cuộc đời như thế, ông sẽ trở thành một hành giả tận tụy với Pháp – đó là cách hữu hiệu nhất để thành tựu hạnh phúc của riêng ông và của tất cả chúng sinh, như thế thì tôi có thể yên lòng lìa bỏ cuộc đời này. Nếu không thì tôi sẽ ở trong tình trạng này trong một thời gian dài.”
Gampopa nói: “Nếu là như vậy thì tất nhiên, tôi sẽ hứa danh dự với bà là tôi sẽ trở thành một hành giả hết lòng với Pháp và từ bỏ lối sống này.”
Chogmey trả lời: “Mặc dù tôi tin ông, nhưng để tôi có thể hoàn toàn vui vẻ và yên tâm về lời hứa của ông, hãy đem một người làm chứng tới đây.”
Gampopa xin chú của ngài làm chứng cho lời thề của mình. Đứng trước người vợ thân yêu của ngài, có người chú làm nhân chứng, Gampopa phát nguyện hiến dâng đời mình cho Pháp. Điều này làm cho Chogmey rất sung sướng, và bà nói: “Ngay cả sau khi tôi chết, tôi vẫn sẽ chăm sóc ông.” Bà cầm tay ngài nói như thế, rơi lệ và từ giã cõi đời.
Ngài đã chuẩn bị một lễ hỏa thiêu thật công phu cho người vợ. Từ tro, xương và đất sét, ngài làm nhiều bài vị tạ ơn, cùng những bản in pho tượng của các Đấng Giác Ngộ. Ngài đã xây dựng bảo tháp (stupa) để tỏ lòng tôn kính bà, “Bảo Tháp Chogmey” (mChog-med mchod-rten), vẫn còn tồn tại đến ngày nay ở Tây Tạng.
Giờ đây, Gampopa còn lại một mình, ngài phân chia tất cả tài sản của mình thành hai phần bằng nhau. Ngài bán đi một phần, lấy tiền cúng dường Tam Bảo và bố thí cho người nghèo khó. Phần còn lại, ngài dùng để duy trì cuộc sống và thực hành Pháp. Một hôm, chú của ngài, người đã từng làm nhân chứng khi Gampopa thề với Chogmey, tới thăm Gampopa, nghĩ rằng ngài vô cùng tiếc thương người vợ yêu quý. Ông tới để khuyên bảo ngài, bảo ngài đừng lo lắng và an ủi ngài bằng cách giải thích hoàn cảnh của ngài bằng ánh sáng của định luật nghiệp quả.
Gampopa trả lời rằng ngài không lo lắng gì hết. Trái lại, ngài rất vui mừng là bà đã chết. Hết sức giận dữ khi nghe điều này, người chú nhặt một nắm đất ném vào mặt Gampopa. Ông la lên: “Ý anh muốn nói gì? Anh không thể tìm được một người vợ tốt hơn, một người xinh đẹp như thế đâu!”
Ngạc nhiên vì cơn giận của chú, Gampopa hỏi ông: “Chú là loại nhân chứng gì đây? Không phải là chú đã có mặt ở đó khi cháu thề là sẽ theo đuổi việc thực hành Pháp hay sao? Chú không nghe thấy sao?” Trước lời nói này, người chú hết sức ngượng ngùng và nói: “Điều này là sự thật. Mặc dù chú là một ông già, chú chẳng bao giờ nhớ đến việc thực hành Pháp, trong khi cháu còn rất trẻ mà lại can đảm như thế trong việc theo đuổi con đường tâm linh. Chú rất sung sướng nếu có thể giúp đỡ cháu bằng cách nào đó.”

Trở Thành Tăng Sĩ và Tu Học với các Đạo Sư Kadam

Một hôm, Gampopa sắp xếp nhiều thực phẩm và quần áo dự trữ, quyết định sống một cuộc đời cô tịch. Không một lời từ giã người thân hay bạn bè, ngài rời bỏ quê hương, đi đến vùng Penpo (‘Phan-po) để tìm một vị bổn sư (guru).
Không lâu sau đó, ngài gặp Shawa-lingpa (Sha-ba gling-pa), một vị thầy từ bi thuộc truyền thống Kadam và xin được thọ các giới Sa di và Tỳ kheo. Ngài nhận pháp danh xuất gia Sonam-rinchen (bSod-nams rin-chen). Là một nhà sư, ngài đã tu tập một cách sâu sắc với nhiều Kadampa Geshe, hành thiền và nghiên cứu với những đạo sư vĩ đại này. Ngài thường trải qua nhiều ngày không có thức ăn hay một giọt nước, miệt mài trong lạc thọ của thân và tâm trong thiền định viên mãn. Gampopa đã đạt được một mức độ thành tựu định lực khiến ngài có thể tĩnh tọa bảy ngày hoàn toàn an trú trong thiền định.
Vì thế, Gampopa đã có nhiều nội quán và sự xác tín trong việc thực hành Pháp trước khi bắt đầu tìm kiếm bổn sư của ngài là Milarepa. Ngài đã thông thạo toàn bộ giáo lý Kadam và có những giấc mơ lạ thường, chẳng hạn như ngài là một bồ tát thập địa. Ngài thường mơ thấy một hành giả du già (yogi) màu xanh với một cây tích trượng, đặt bàn tay phải trên đầu ngài và đôi khi phỉ nhổ ngài. Cho rằng giấc mơ kỳ lạ này là một dấu hiệu cho thấy một vong linh ác ý đang cố tạo sự ngăn trở và chướng ngại cho việc thực hành Pháp của mình, ngài đã thực hiện một kỳ nhập thất sâu sắc về Achala (Mi-g.yo-ba), Bậc Bất Động. Achala là một nhân vật có dáng vẻ phẫn nộ, được thiền quán đặc biệt trong truyền thống Kadam để giải trừ các chướng ngại trong việc tu tập. Tuy nhiên, sau kỳ nhập thất, giấc mơ tương tự vẫn thường xuất hiện mạnh mẽ hơn và sống động hơn bất kỳ lúc nào. Ngài không ngờ rằng giấc mộng này là một dấu hiệu cho thấy chẳng bao lâu nữa, ngài sẽ gặp vị thầy tương lai của mình là đại hành giả du già Milarepa.

Gặp Ngài Milarepa

Lần đầu tiên Gampopa nghe danh hiệu của Milarepa là lúc ngài đang đi nhiễu quanh một bảo tháp trên đường và tình cờ nghe được một cuộc trò chuyện giữa ba người hành khất. Một người luôn miệng phàn nàn về nạn đói đang hoành hành trong xứ và việc ông ta chưa được ăn trong một thời gian dài. Một người khác trả lời rằng họ nên biết xấu hổ và không nên nói mãi về thức ăn, kẻo vị Tỳ Kheo đang đi nhiễu quanh bảo tháp này nghe thấy thì thật là xấu hổ. Ông ta nói: “Hơn nữa, chúng ta không phải là những người duy nhất không có gì để ăn. Có một đại thánh giả du già lừng danh là Milarepa, người chẳng bao giờ có thực phẩm và hoàn toàn hiến mình cho việc tu tập Pháp trong núi non. Ngài không bao giờ phàn nàn về thực phẩm. Tất cả chúng ta cần phải cầu nguyện để có thể phát khởi ước nguyện chân thành, được sống một cuộc đời giản dị như ngài.”
Khi nghe danh hiệu của Milarepa, Gampopa đã kinh nghiệm đại lạc và hạnh phúc. Ngài thuật lại điều này cho thầy của ngài và vị thầy nói: “Ngay từ đầu, ta đã biết con có duyên nghiệp gần gũi với một vị thiền sư như thế. Hãy đến với ngài và mọi sự sẽ thành công mỹ mãn.”
Đêm hôm đó, Gampopa khó mà ngủ được. Hầu như cả đêm, ngài dâng những lời cầu nguyện và ước nguyện mãnh liệt để có thể lập tức gặp được đại hành giả du già Milarepa. Cuối cùng, khi chập chờn trong giấc ngủ, ngài có một giấc mơ thật đặc biệt, trong đó ngài nghe âm thanh thật lớn từ một con ốc xà cừ trắng, âm thanh lớn nhất trên trái đất. Ngài cũng thuật lại chuyện này cho thầy của ngài nghe và vị thầy nói: “Đây là một điềm lành. Con nên lập tức đi tìm Milarepa.”
Gampopa chạy tới chỗ những người hành khất đang cắm trại và hỏi họ có quen biết Milarepa không, và nếu họ biết Milarepa đang ở đâu, thì họ có thể dẫn ngài tới gặp vị thầy đó hay không. Ngài nói với họ rằng ngài có mười sáu aoxơ (ounce) vàng cát và sẽ tặng cho họ một nửa, còn một nửa sẽ dùng làm lễ vật cúng dường cho bổn sư Milarepa vĩ đại khi gặp được ngài. Người hành khất già nhất nói ông biết Milarepa và đồng ý dẫn Gampopa tới hang động của vị này.
Người hành khất già đã lừa bịp. Trên đường đi, ông thú nhận mình không biết đường tới hang động. Ông ta nói mình không được khỏe và không thể tiếp tục dẫn đường cho Gampopa nữa. Họ tới một nơi hoàn toàn hoang vắng, không có người, không có nhà cửa hay thú vật gì cả. Người hành khất bỏ đi và Gampopa hoàn toàn trơ trọi một mình. Ngài tiếp tục lang thang trong nhiều ngày, không có gì để ăn, rồi cuối cùng, ngài gặp một nhóm thương gia. Gampopa hỏi một người trong nhóm là liệu ông ta có biết Milarepa ở đâu không. Người thương gia trả lời là ông ta biết Milarepa rất rõ và ngài là một thiền giả vĩ đại và một đại hành giả du già. Ông ta bảo Gampopa rằng Milarepa thường thay đổi chỗ ở, di chuyển từ động này sang động khác, từ thị trấn này tới thị trấn khác, nhưng hiện nay ngài đang ở tại thị trấn này và hang động ấy. Người thương gia chỉ về phía cái hang và cho những lời chỉ dẫn rõ ràng để người đệ tử đầy lòng khát khao đi đến nơi trú ngụ của vị đại hành giả du già. Lòng tràn ngập niềm vui, Gampopa ôm chầm lấy người thương gia với sự biết ơn và mãi một lúc lâu mới chịu buông ông ra.
Đó là một cuộc hành trình kéo dài vài ngày, và ngài đã du hành mà không có thực phẩm. Cuối cùng, ngài té xuống đất và bất tỉnh. Khi tỉnh lại, ngài nghĩ rằng mình không có duyên nghiệp để được gặp vị đại hành giả này và bây giờ, chắc chắn là ngài sắp chết. Vì thế ngài chắp tay lại, với lòng biết ơn và tôn kính sâu sắc nhất, ngài cầu nguyện thật mãnh liệt để có thể tái sinh làm người và được làm đệ tử của Milarepa.
Trong khi Gampopa đang nằm dưới đất chờ chết, một trong những đạo sư Kadampa đã nhìn thấy ngài. Thấy Gampopa ngã xuống trên nền đất cứng, vị đạo sư chạy đến để giúp đỡ. Vị đạo sư hỏi: “Anh đang làm gì ở đây?” Gampopa trả lời: “Con đang tìm kiếm vị đạo sư vĩ đại Milarepa. Con đã du hành nhiều ngày không có lương thực và nước uống. Giờ đây con cảm thấy mình sắp chết và rất tiếc là không có nhân duyên để gặp vị bổn sư này.” Vị thầy Kadampa đi tìm thực phẩm và nước, sau đó hướng dẫn Gampopa tới thị trấn Milarepa đang trú ngụ.
Khi Gampopa tới trị trấn, ngài hỏi nhiều người làm thế nào để gặp vị bổn sư này và làm thế nào để nhận được những loại giáo lý đặc biệt mà ngài đang tìm kiếm. Cuối cùng, ngài gặp một người là một vị thầy vĩ đại và là đệ tử của vị hành giả du già thành tựu. Gampopa nói với ông rằng ngài khát khao mãnh liệt, muốn gặp vị bổn sư này và thọ nhận những giáo huấn của ngài. Vị thầy nói với ngài là ngài không thể gặp vị đại hành giả du già ngay lập tức. Ông nói ngài phải chờ đợi vài ngày và được khảo nghiệm trước khi có thể thực sự thọ nhận giáo huấn.
Vài ngày trước, Milarepa có một cuộc gặp gỡ với các đệ tử, và ngài nói với họ về việc Gampopa sắp đến. Ngài nói ngài đang trông chờ một Tỳ Kheo y sĩ tới, và sau khi tu học với ngài, người này sẽ nhận lãnh toàn bộ giáo lý, và sẽ truyền bá giáo pháp khắp mười phương. Milarepa kể cho họ nghe đêm hôm trước ngài có một giấc mơ, trong đó vị Tỳ Kheo y sĩ mang tới cho ngài một cái bình thủy tinh trống không. Milarepa đổ nước đầy bình, điều đó cho thấy Gampopa sẽ đến với một tâm thức hoàn toàn cởi mở và dễ lãnh hội để thọ nhận giáo huấn, và Milarepa sẽ rót đầy bình tâm thức của Gampopa bằng nước cam lồ, đó là toàn bộ giáo huấn và nội quán của ngài.
Rồi Milarepa cười sảng khoái và nói: “Giờ đây, ta tin chắc rằng Phật pháp sẽ chiếu sáng như vầng thái dương tỏa sáng muôn phương.” Sau đó ngài hát cho những người tụ hội quanh ngài nghe, “Sữa của một con sư tử trắng chắc chắn là bổ dưỡng, nhưng nếu một người không uống sữa thì sẽ không có được lợi lạc gì từ chất dinh dưỡng này. Các con phải tự mình nếm nó, cho dù chỉ một giọt, rồi thì các con sẽ cảm nhận được hiệu lực dinh dưỡng của sữa này. Giáo huấn của ta giống hệt như thế. Trước hết, các con phải phát triển kinh nghiệm về nó, nếm trải nó, và rồi thì giáo huấn đó sẽ hết sức lợi lạc.”
“Không có gì phải nghi ngờ về giá trị và sự sâu sắc của những giáo huấn xuất phát từ dòng truyền thừa của Tilopa và Naropa. Nhưng nếu các con không thiền quán về những giáo huấn này, các con sẽ không hiểu được sự thâm thúy của chúng. Chỉ sau khi thiền quán về chúng và phát triển kinh nghiệm chân chính, các con mới có thể hiểu được chiều sâu của những giáo huấn này. Đạo sư vĩ đại Marpa như người cha thân yêu của ta, đã mang những giáo huấn này về từ Ấn Độ, và ta, một hành giả du già, đã thiền quán về chúng. Ta đã khảo nghiệm giá trị của những giáo huấn ấy và đã phát triển những kinh nghiệm phù hợp với giáo pháp.”
“Sữa của một con sư tử trắng phải có một bình chứa đặc biệt. Không thể đựng nó trong một chiếc bình tầm thường. Chẳng hạn nếu như đổ sữa vào một chiếc bình bằng đất sét, ngay khi sữa chạm vào bình, chiếc bình sẽ rạn nứt. Đối với những giáo huấn bao la và sâu xa của dòng truyền thừa này, phải có môt loại hành giả đặc biệt. Ta từ chối giảng dạy truyền thống này cho những ai đến nhận giáo huấn của ta mà chưa sẵn sàng. Ta sẽ chỉ giảng dạy cho những người có tâm thức hoàn toàn phát triển và thích hợp, những người đã sẵn sàng đối với giáo huấn này và hành trì của nó.”
Các đệ tử hỏi Milarepa: “Bao giờ người mà thầy thấy trong giấc mơ sẽ tới?” Milarepa trả lời: “ Người ấy có thể sẽ tới đây vào ngày mốt. Anh ta bị ngất xỉu và đã kêu cầu ta cứu giúp. Ta đã dùng thần thông của mình để hướng dẫn anh ta tới đây.”
Ngày hôm sau, trong khi thiền định, thỉnh thoảng Milarepa lại phá lên những tràng cười. Một nữ thí chủ thành tín lo sợ vì những trận cười này, nên đã vào thăm ngài và xin ngài giải thích. “Điều gì đã khiến ngài cười như vậy? Đôi khi ngài rất nghiêm cẩn và đôi khi ngài lại cười đùa. Ngài phải giải thích về hành động này, bởi vì người ta có thể nghĩ rằng ngài đã phát điên. Điều gì đang xảy ra với ngài vậy? Ngài không thể giữ bí mật về chuyện này!”
Milarepa trả lời rằng: “Ta hoàn toàn khỏe mạnh. Tinh thần của ta hoàn toàn bình thường và ta không có điều gì bí ẩn. Ta thấy những điều khôi hài đang xảy ra cho một đệ tử của mình, người sẽ tới gặp ta. Trước tiên, anh ta ngất xỉu và bây giờ thì đau nhức khắp thân thể, nhưng anh ta rất dũng cảm và đang dồn hết sức lực để đến gặp ta. Nhìn thấy điều này, khiến ta phải bật cười. Ta sung sướng và đồng thời nghĩ rằng điều đó rất khôi hài.”
“Chẳng bao lâu nữa anh ta sẽ tới thị trấn này, và bất kỳ ai mời anh ta vào nhà mình trước nhất sẽ đạt được giác ngộ trong một thời gian ngắn nhờ phước báo của anh ta. Người chủ nhà hào phóng sẽ đạt được rất nhiều nội quán và năng lực để thành tựu những mục đích của họ thật nhanh chóng.”
Vài ngày sau, Gampopa đến, rất yếu ớt và bệnh hoạn. Thật ngẫu nhiên là cánh cửa đầu tiên mà Gampopa đi tới là ngôi nhà của nữ thí chủ đã đặt câu hỏi với Milarepa. Bà có ý trông chờ Gampopa, nên khi ngài đến thì lập tức bước ra. Bà hỏi ông là ai và ông cần gì. Gampopa giải thích chi tiết của cuộc hành trình tìm kiếm Milarepa. Nữ thí chủ lập tức hiểu rằng đây chính là vị đệ tử mà Milarepa đã nói với bà. Nhớ đến lời tiên tri của Milarepa, bà mời Gampopa vào nhà và dâng cho ngài nhiều thức cúng dường.
Nữ thí chủ khiến cho Gampopa thích thú vì những câu chuyện tiên tri của Milarepa. Bà nói: “Vị lama của thầy đang chờ thầy và đã nói rõ về thầy cho tất cả chúng tôi biết. Ngài nói rằng thầy bị ngất xỉu và ngài đã gởi cho thầy sự trợ giúp kỳ diệu, và bây giờ ngài đang nóng lòng chờ thầy tới. Thầy có thể đi gặp ngài lập tức và thầy sẽ được đón tiếp nồng hậu.” Nghe những điều này, Gampopa trở nên tự mãn với những lời tán tụng và nghĩ rằng: “Ồ, ta hẳn phải là một người vô cùng vĩ đại, thầy ta đã chờ đợi ta từ bấy lâu nay.” Thấy được vẻ kiêu ngạo mà Gampopa biểu lộ ra, Milarepa đã không thèm nhìn tới ngài trong nửa tháng. Ngài cố ý bỏ mặc và phớt lờ Gampopa, và Gampopa phải tìm một nơi khác để ở.
Cuối tuần lễ thứ hai, nữ thí chủ dẫn Gampopa tới nhà của Milarepa và hỏi ngài có thể tiếp Gampopa hay không. Milarepa đồng ý. Khi Gampopa tới nơi, Milarepa đang ngồi ở giữa; Rechungpa ngồi ở một bên ngài, trên ghế cao bằng ghế của Milarepa, và ở bên kia là một đệ tử khác, cũng ngồi trên ghế cao như thế. Tất cả đều mặc y phục trắng giống hệt nhau. Trông họ thật giống nhau và cùng ngồi trong một tư thế. Nét mặt của mỗi người đều giống nhau. Milarepa chờ xem Gampopa có nhận ra ngài không. Gampopa thông minh có lẽ đã nhận thấy Rechungpa khe khẽ gật đầu, ra dấu là Milarepa ngồi ở giữa ba người. Gampopa lễ lạy Milarepa, mang tất cả những vật cúng dường tới và xếp đặt trước mặt ngài. Ông nói về khát vọng nung nấu mong gặp được vị bổn sư, để thọ nhận giáo huấn và đạt được giác ngộ.
Milarepa nhập thiền trong ít giây, sau đó đưa tay về phía tụ vàng cát mà Gampopa đã cúng dường, nhặt một ít lên và ném lên không trung. “Ta cúng dường vàng này cho bổn sư Marpa của ta,” ngài tuyên bố. Ngay lập tức, không gian vang vọng lại tiếng sét và sấm chớp nổ tung bầu trời. Một cầu vồng lớn xuất hiện, cùng với nhiều dấu hiệu cát tường khác.
Milarepa đang uống chang, một loại rượu nặng. Rượu được đựng trong một tách sọ người đặt trên bàn. Một lát sau, ngài nâng tách rượu lên và đưa nó cho Gampopa. Thoạt đầu Gampopa lưỡng lự, bởi ngài là một đại tăng với giới nguyện không uống rượu. Ngài bối rối, ngồi đó trước sự hiện diện của tất cả các đệ tử khác. Milarepa nói: “Đừng suy nghĩ thêm nữa. Hãy uống những gì ta đưa cho ông.” Thế là Gampopa uống hết tách rượu không chút do dự.
Sau đó, Milarepa hỏi tên của ngài, ngài trả lời là Sonam-rinchen, là tên mà vị đạo sư Kadampa của ngài đã ban cho. Milarepa nghĩ rằng đó là một cái tên hết sức tốt lành: Sonam có nghĩa là “năng lực tốt lành,” và Rinchen nghĩa là “viên ngọc cao quý.” Vì thế, Gampopa là Viên Ngọc Cao Quý của Năng Lực Tốt Lành. Milarepa âu yếm lập lại một lời kệ tán thán có tên của Gampopa trong đó ba lần. Gampopa cảm thấy danh hiệu mà ngài được ban cho thật trọng đại và đầy ý nghĩa.

Đạo Sư Thuật Lại Tiểu Sử của Mình

Rồi Milarepa nói: “Trước tiên, ta sẽ kể cho con nghe chút ít tiểu sử của ta. Nhưng trước đó, tất cả chúng ta sẽ tỏ lòng tôn kính và đảnh lễ bổn sư Marpa vĩ đại của chúng ta, cội nguồn của dòng truyền thừa của truyển thống tu tập mà tất cả chúng ta đều đang nối dõi.” Sau khi họ tỏ lòng tôn kính và đảnh lễ xong, Milarepa thuật lại tiểu sử của ngài:
“Hiện nay, ở Ấn Độ, những đại thành tựu giả hiện thực lừng danh nhất là Naropa và Maitripa. Marpa là trưởng tử tâm linh vĩ đại của hai đại thành tựu giả Ấn Độ vĩ đại và lừng danh này. Và vị đạo sư vĩ đại Marpa của chúng ta là cội nguồn và người nắm giữ tất cả những giáo huấn mà chúng ta đang tu học thật kỹ càng. Các daka (không hành nam), dakini (không hành nữ) và các Hộ Pháp đã làm cho danh tiếng của ngài lan truyền khắp muôn phương. Sau khi được biết danh tiếng lẫy lừng của ngài Marpa, cho dù gặp khó khăn tới đâu chăng nữa, ta cũng quyết tâm tìm kiếm ngài. Khi gặp được Marpa, ta chẳng có gì để cúng dường, nhưng ta đã cúng dường thân khẩu ý của mình. Để đáp lại lời khẩn cầu chân thành của ta, Marpa đã ân cần thừa nhận rằng ngài có những phương pháp hữu hiệu để đạt được giác ngộ trong một đời người ngắn ngủi, đó là những phương pháp mà đạo sư vĩ đại Naropa đã truyền thụ cho ngài.”
“Ta trải qua vài năm ở đó, nhận lãnh các giáo huấn và hành trì sâu sắc từ vị đạo sư của ta, sống một cuộc đời khiêm tốn, hoàn toàn tận tụy, có động lực thanh tịnh, đầy lòng can đảm và quyết tâm to lớn để đạt được giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sinh. Ta đã nhận được toàn bộ giáo huấn của ngài Marpa. Đạo sư của ta đã thề rằng ngài chẳng còn điều gì khác để ban cho ta. Ta đã rót tràn đầy chiếc bình tâm thức của ta bằng toàn bộ nước cam lồ giáo huấn của Marpa, vị bổn sư của ta.”
“Đây là điều ngài Marpa nói với ta, đó là lời khuyên vô cùng quan trọng: ‘Bây giờ là thời ngũ trược, và đặc biệt là vào thời gian này, thọ mạng của con người đang suy giảm. Nó đang trên đà suy giảm chứ không tăng trưởng. Đừng khao khát kiến thức về mọi sự. Hãy nỗ lực thấu suốt tinh túy của việc tu tập Pháp và cố gắng hoàn thiện tinh túy ấy. Chỉ có cách này, con mới có thể đạt được giác ngộ trong một đời người ngắn ngủi. Đừng cố gắng tinh thông mọi lãnh vực.’”
“Với quyết tâm phi thường, theo đúng những lời dạy của bổn sư Marpa của ta, và với sự hoàn toàn thấu suốt về lẽ vô thường, sau khi đóng yên cương năng lực của lòng nhẫn nại, ta đã thành tựu và kinh nghiệm nhiều nội quán lợi lạc từ những giáo huấn này. Ta đã có một chứng ngộ rõ ràng về Tam Thân (Three Kayas), các thân của chư Phật: một sự hoàn toàn xác quyết và chứng ngộ Tam Thân bằng kinh nghiệm, thực hành và thiền định của ta. Ta có niềm tin trong việc thành tựu Tam Thân này. Giống như ta đã phát triển những nội quán và kinh nghiệm này từ sự tu tập của mình, ta sẵn sàng ban cho con tất cả những giáo huấn mà ta đã thọ nhận từ bổn sư Marpa nhân từ của ta. Con cũng đừng xem những giáo huấn này như một lý thuyết, như sự hiểu biết đơn thuần trí thức về giáo pháp. Con phải phát triển kinh nghiệm thực sự về chúng như ta đã làm.”
Rồi Milarepa nói với Gampopa rằng: “Hãy lấy lại món cúng dường vàng cát của con, bởi một lão già như ta không sử dụng vàng. Và hãy lấy lại trà mà con đã cúng dường – một lão già như ta không có bình trà và bếp để nấu trà. Ta không sử dụng vàng hay trà; hãy lấy lại toàn bộ vật cúng dường của con. Nếu con tự thấy mình đã sẵn sàng để giao phó hết bản thân cho ta, sống với sự dẫn dắt và giáo huấn của ta, thì con phải sống như ta. Con phải sống một cuộc đời giản dị và noi theo cách sống và cách tu tập của ta.”
Gampopa trả lời: “Nếu Thầy không nhận trà của con vì Thầy không có bình trà và không có bếp thì con sẽ tới nơi nào đó để pha trà.” Rồi Gampopa tới một căn nhà gần đó, pha trà và trở lại với bổn sư cùng món cúng dường của mình. Milarepa rất hài lòng. Ngài gọi những đệ tử khác và cùng với họ thưởng thức món trà thơm ngon mà Gampopa đã chuẩn bị.

Milarepa Giảng Dạy cho Gampopa

Milarepa hỏi về những giáo huấn và hành trì mà Gampopa đã thọ nhận. Gampopa miêu tả đầy đủ về tất cả những vị thầy và giáo huấn mà ngài đã có, cùng những pháp thiền mà ngài đã hành trì. Milarepa nhận xét rằng tất cả những giáo huấn này đều là những giáo huấn tuyệt hảo, và Gampopa đã có toàn bộ nền tảng cho giáo huấn Tummo (gtum-mo), nội hỏa, một phương tiện thiện xảo để chứng ngộ chân tánh của thực tại là Không tướng.
Milarepa tiếp tục: “Mặc dù tất cả các lễ quán đảnh, giáo huấn và lực gia trì mà con đã nhận lãnh từ những đạo sư trước đây của con hoàn toàn có thể chấp nhận được trong truyền thống của ta, ta phải ban cho con một lễ điểm đạo khác, chỉ để bảo đảm rằng tất cả những lễ điểm đạo mà con đã thọ nhận sẽ không mất đi hiệu lực vì hoàn cảnh sống của con. Ta sẽ ban lễ điểm đạo hành trì của Vajrayogini cho con.” Sau lễ quán đảnh, Milarepa ban cho ngài tất cả giáo huấn trong một khoảng thời gian ngắn. Gampopa lập tức đắm mình trong việc tu tập và nhanh chóng phát triển những kinh nghiệm và nội quán của những giáo huấn này. Các nội quán của ngài tiến triển mỗi ngày, như một chồi non vươn lên từ mặt đất. Ngài hết sức hài lòng và vô cùng sung sướng với sự tiến bộ của mình.
Gampopa hành thiền về Tummo và mỗi ngày, đều có một kinh nghiệm mới mẻ. Một đêm mùa đông cực kỳ giá lạnh, ngài đã hành thiền hoàn toàn trần trụi trong một hang động để khảo nghiệm về nội hỏa mà ngài đã phát triển. Ngài thấy ấm áp suốt đêm, nhưng vào buổi sáng, khi ngưng thực hành Tummo, ngài cảm thấy vô cùng lạnh giá. Ngài đã thực hành pháp thiền này trong một tuần và đến cuối tuần, ngài có các linh kiến về năm vị Phật Thiền Định (Dhyani Buddhas). Khi ngài đi gặp sư phụ để thuật lại tất cả những kinh nghiệm và linh kiến của mình, Milarepa nói: “Điều này không tốt mà cũng không xấu. Hãy nỗ lực hơn nữa để chứng đắc nó. Đừng bị lôi cuốn vì những linh kiến như thế, hãy hoàn thiện năng lực của nội hỏa.”
Gampopa thiền định mãnh liệt trong ba tháng, và vào cuối thời gian này, ngài cảm thấy toàn thể vũ trụ đang quay tròn như một bánh xe khổng lồ. Sau khi cảm nhận điều này trong một thời gian dài, ngài tới gặp Milarepa để xin lời chỉ dạy. Bổn sư của ngài trả lời: “Điều này không tốt mà cũng không xấu. Đó là một dấu hiệu cho thấy các tư tưởng và năng lượng khác nhau đi vào những kinh mạch của năng lượng vi tế khác nhau và hiện giờ, chúng đang đi vào kinh mạch trung ương. Con phải nỗ lực hơn và thiền định thêm nữa.”
Sau khi tu tập thêm nữa, ngài có một linh kiến Đức Quán Thế Âm (Avalokiteshvara) thấm nhập qua đỉnh đầu và hòa tan, hợp nhất với ngài. Khi ngài hỏi Milarepa về điều này, vị đạo sư nói: “Điều này không tốt mà cũng không xấu. Đó là một dấu hiệu cho thấy luân xa đỉnh đầu của con đang khai mở.”
Khi hành thiền, Gampopa trải qua một loạt những biến đổi vật lý bên trong. Ngài cảm thấy một luồng khí mạnh mẽ và một luồng hơi nóng đi lên và đi xuống dọc theo xương sống. Khi ngài thuật lại điều này cho Milarepa, vị thầy đáp: “Điều này không tốt mà cũng không xấu. Đó là một dấu hiệu cho thấy các kinh mạch của năng lượng vi tế đang nối kết với nhau trong thân thể. Khi con kiểm soát được những kinh mạch vi tế này và chúng nối kết với nhau thì con sẽ trải qua những cảm giác này. Bây giờ con phải trở về và hãy hành thiền thêm nữa.”
Vào lúc khác, ngài có một linh kiến đầy đủ về tất cả những trạng thái khác nhau của các thần thánh, chư Thiên. Ngài có một linh kiến thanh tịnh về chư Thiên cao cấp hơn đang rưới cam lồ trắng lên các chư Thiên thuộc các tầng trời thấp hơn và điểm đạo cho họ. Milarepa giải thích rằng: “Điều này không tốt mà cũng không xấu. Đó là một dấu hiệu cho thấy sự khai mở của luân xa cổ họng. Các nguồn gốc và vị trí khác nhau của cực lạc hiện đang phát triển tại mỗi vị trí này trong thân thể con.”
Vào thời điểm này, Milarepa ban cho Gampopa nhiều bài tập du già để thực hành, các thủ ấn và động tác của thân thể nhằm khai mở những trung tâm năng lượng vi tế khác trong thân. Ngài bảo Gampopa: “Đừng bị những điều này lôi cuốn thái quá. Hãy coi chúng như những dấu hiệu của sự tiến bộ của con, nhưng đừng bị phân tâm vì chúng. Thay vì vậy, hãy tiếp tục và hoàn thiện những hành trì này.”
Ở cấp độ thiền định này, điều tối quan trọng là đệ tử phải sống gần gũi với vị bổn sư, bởi vì người đệ tử phải nhận được sự hướng dẫn thật đặc biệt. Nếu đệ tử sống quá xa vị bổn sư thì ngài không thể ban cho đệ tử sự hướng dẫn cá nhân kịp thời rất trọng yếu cho sự tiến bộ của đệ tử. Và nếu bản thân vị bổn sư không có kinh nghiệm cá nhân về những điều đệ tử của mình đang trải qua thì đây quả là một vấn đề lớn. Tất cả những tiến bộ của đệ tử sẽ ngưng lại vào lúc đó. Vì thế, điều thiết yếu là phải có một vị bổn sư có sự chứng ngộ và trải nghiệm tột đỉnh, và hàng ngày, người đệ tử phải nhận được sự hướng dẫn cho mỗi bước trong kinh nghiệm hành thiền.

Tiến Bộ của Gampopa

Vào giai đoạn này, Gampopa đã có thể hoàn toàn sử dụng thiền định làm thực phẩm, chứ không cần tới thực phẩm thông thường nữa. Một đêm, Gampopa mơ thấy một hiện tượng nguyệt thực và nhật thực. Trong khoa chiêm tinh của Tây Tạng, người ta tin rằng khi một hiện tượng thiên thực xảy ra thì mặt trời và mặt trăng bị một con quỷ ăn. Ngài cũng mơ thấy có hai loại chúng sinh ăn ngấu nghiến mặt trời và mặt trăng: một loại bằng kích thước một sợi lông đuôi của một con ngựa, và loài kia có vẻ là những mảnh nhỏ của các côn trùng. Khi Gampopa tìm đến Milarepa để xin lời chỉ dạy về giấc mơ, Milarepa nói Gampopa đừng lo là mình có thể đi lầm đường, và điều đó không tốt mà cũng chẳng xấu. Giấc mơ là một dấu hiệu cho thấy sự tiến bộ trong việc thiền định của Gampopa. Điều đó có nghĩa là hiện giờ, những khí vi tế từ hai kinh mạch phụ đang bắt đầu chảy vào kinh mạch trung ương.
Milarepa khuyến khích Gampopa tiếp tục hành trì, bởi ngài nhận ra đây là tất cả các dấu hiệu thành tựu của đệ tử. Khi một hành giả có thể đưa hơi thở và các khí vi tế từ những kinh mạch phụ vào kinh mạch trung ương thì người đó đã tiến bộ rất nhiều. Hệ thống năng lực vi tế trong tất cả chúng sinh đều giống nhau. Thông thường, chúng sinh chủ yếu thở bằng kinh mạch bên phải và vì thế có tâm luyến mạnh mẽ, hoặc chủ yếu họ thở bằng kinh mạch bên trái và kết quả là có rất nhiều sân hận. Chúng ta hiếm khi nào phát triển những tư tưởng có tính chất xây dựng, là những gì bắt nguồn từ kinh mạch trung ương, bởi kinh mạch này bị khóa bằng những nút thắt.
Khi các hành giả du già nhiều kinh nghiệm có thể thở bằng kinh mạch trung ương là họ đã tháo gỡ những nút thắt. Họ có thể điều khiển hơi thở và những năng lực vi tế từ hai kinh mạch phụ đi vào kinh mạch trung ương, do đó chỉ phát khởi những chủ ý tích cực.
Sau đó, khi Gampopa viếng thăm sư phụ, Milarepa có vẻ rất hài lòng. Nhưng tất cả những gì ngài nói với Gampopa sau khi lắng nghe về mỗi nội quán hay kinh nghiệm mới mẻ là: “Và rồi sau đó (de-nas), rồi sau đó, rồi sau đó,” có nghĩa là khi các kinh nghiệm diễn biến, Gampopa phải đi tới kinh nghiệm kế tiếp cho tới khi đạt được giác ngộ. Milarepa không dám nói thẳng với Gampopa về tiến bộ của ông, sợ rằng Gampopa có thể trở nên kiêu hãnh, điều đó sẽ ngăn trở Gampopa tiến bộ hơn nữa trên đường tu.
Sau đó, Gampopa thiền định trong một hang động trong một tháng. Vào cuối kỳ nhập thất, ngài có một linh kiến đầy đủ về Hevajra cùng với mạn đà la (mandala) và đoàn tùy tùng của Bổn Tôn Hevajra. Ngay khi Gampopa thấy linh kiến này, ngài nghĩ rằng đây là điều mà Lama ám chỉ tới khi ngài nói, “ rồi sau đó, rồi sau đó, rồi sau đó.” Đây là những gì mà việc tu tập của ngài đã mang lại vào chung cuộc. Nhưng tiếp theo linh kiến đó là những linh kiến khác về các mạn đà la và các bổn tôn khác. Một hôm, ngài có một linh kiến về một thân tướng của Heruka bao gồm toàn bộ mạn đà la làm bằng xương của vị Hộ Phật này. Milarepa cảnh báo Gampopa chớ nên xem đây là một thành tựu vĩ đại, rằng điều này không tốt mà cũng không xấu. Nó chỉ là một dấu hiệu cho thấy luân xa rốn đang khai mở. Khi luân xa rốn của bạn hoàn toàn khai mở, bạn sẽ thấy mọi thứ màu trắng, trắng như xương bị mặt trời tẩy trắng, bởi vì năng lượng của bồ đề tâm màu trắng đã hoàn toàn phát triển.
Sau đó ngài có một kinh nghiệm mà không phải là một giấc mơ. Ngài cảm thấy mình trở nên to lớn, một người khổng lồ. Ngài cảm thấy mọi loài chúng sinh từ những dạng tái sinh khác nhau đang bò trên tứ chi, ngón chân và những bộ phận khác nhau trên thân ngài. Đây là một dấu hiệu cho thấy ngài đã phát triển một hệ thống năng lượng vi tế hoàn toàn thành tựu. Từ đầu cho đến giai đoạn đó, ngài chỉ mới hành trì thiền định tổng quát về Tummo, thiền định nội hỏa. Giờ đây, ngài có thể thọ nhận những chỉ giáo cao cấp nhất của pháp Tummo.

Những Kinh Nghiệm, Giấc Mơ và Thành tựu

Các bản văn có ghi chép rằng bất kỳ khi nào Milarepa nghe Gampopa thuật lại những gia đoạn kinh nghiệm khác nhau của mình, ngài luôn luôn nói: “Không tốt mà cũng chẳng xấu. Hãy thiền định thêm nữa.” Ngài giảng giải đầy đủ cho đệ tử về ý nghĩa của những kinh nghiệm này, nhưng không bao giờ khen ngợi Gampopa. Và sự việc cần phải như thế, đây là cách một vị bổn sư cần phải hướng dẫn đệ tử của mình. Nếu vị bổn sư ngợi khen thái quá và ban cho quá nhiều lời khích lệ như ‘Điều này cực kỳ quan trọng’ hay ‘Giờ đây con đã có một kinh nghiệm vĩ đại,’ người đệ tử sẽ cảm thấy phấn khởi, và điều đó sẽ là một trở ngại to lớn. Anh ta sẽ không tiến bộ thêm nữa và sẽ bị dính mắc vào những kinh nghiệm của mình và bị chúng khống chế.
Mặc dù tiểu sử của ngài chỉ được mô tả trên vài trang giấy, Gampopa đã phải thiền định tháng này qua tháng khác. Việc phát triển những kinh nghiệm này không dễ dàng chút nào, mà phải mất bao nhiêu năm trời trong thiền định thâm sâu. Ở giai đoạn này, Gampopa đã có ba mươi ba giấc mơ đặc biệt liên tục, nhưng vì sẽ mất quá nhiều thì giờ để đề cập mỗi một giấc mơ, chỉ có giấc mơ cuối cùng sẽ được thuật lại theo chi tiết.
Khi Milarepa bảo ba đệ tử chính của ngài là Gampopa, Rechungpa and Lingrepa (Gling ras-pa) thuật lại những giấc mơ của họ. Lingrepa kể lại giấc mơ về một cảnh mặt trời mọc. Ông nói với bổn sư rằng trong giấc mơ, ngay khi mặt trời mọc trên đỉnh núi, những tia sáng mặt trời tập trung nơi tim ông và trái tim ông chuyển hóa thành ánh sáng vĩ đại. Rechungpa kể lại với Milarepa là ông mơ thấy mình đi qua ba thị trấn phát ra âm thanh rất ồn ào.
Gampopa không chịu kể cho Milarepa nghe giấc mơ của mình. Ngài chỉ đảnh lễ, khóc và đặt đầu mình trên gối Thầy. Ngài than rằng giấc mơ không đáng để kể lại. Nó quả là một giấc mơ khủng khiếp, điều đó hẳn có nghĩa là ngài là một kẻ cực kỳ kinh khủng. Ngài sợ rằng điều đó có nghĩa là ngài sẽ gặp rất nhiều chướng ngại và cầu xin Milarepa đừng bắt ngài thuật lại giấc mơ. Milarepa bảo Gampopa rằng ngài biết một giấc mơ là tốt hay xấu, nên cứ kể lại giấc mơ cho ngài nghe.
Trong tất cả những giấc mơ này, giấc mơ của Lingrepa có vẻ tốt đẹp nhất, nên Lingrepa cho rằng mình là người vĩ đại nhất trong ba đệ tử, bởi vì dường như giấc mơ của ông đầy những dấu hiệu cát tường. Milarepa giải thích rằng đây là giấc mơ xấu nhất. Ngài nói nó ngụ ý rằng lòng bi mẫn của Lingrepa rất nhỏ bé và sự lợi lạc mà ông mang lại cho chúng sinh sẽ hết sức giới hạn. Những tia sáng mặt trời tập trung nơi trái tim ông có nghĩa là ông sẽ đi tới cõi Phật của Dakini Vajrayogini trong đời này. Ngài giải thích rằng giấc mơ của Rechungpa cho thấy ông không thể đạt được giác ngộ trong một đời. Rechungpa phải chờ đợi thêm ba đời nữa, vì ông đã ba lần thất hứa, không làm điều gì đó cho Milarepa.
Đối với Gampopa, điều khiến cho giấc mơ giống như một cơn ác mộng là vì ngài thấy mình ở trên một cánh đồng trống với rất nhiều thú vật và ngài đang đi vòng quanh chặt đầu những con vật ấy. Gampopa ngạc nhiên khi Milarepa hài lòng với giấc mơ hiển nhiên là quá khủng khiếp này. Sau khi Gampopa kể xong giấc mơ, Milarepa nói: “Đưa tay của con cho ta,” và ngài cầm tay Gampopa một cách âu yếm. Ngài nói ngài rất tin tưởng Gampopa và ông đã đáp ứng được những kỳ vọng của ngài. Ngài nói với các đệ tử rằng việc chặt đầu những con vật có nghĩa là Gampopa sẽ có thể giải thoát nhiều chúng sinh khỏi sự trói buộc của luân hồi sinh tử.
Milarepa nói: “Giờ đây, việc làm lợi lạc chúng sinh, việc bảo tồn và truyền bá giáo pháp của ta đã hoàn tất. Đã có người có thể thay thế ta.”
Gampopa đã đạt đến giai đoạn không còn thở như những chúng sinh bình thường nữa. Ngài chỉ hít vào và thở ra một lần duy nhất trong ngày. Ngài đang kinh nghiệm một giòng nội quán và linh kiến liên tục về chư Phật trong chân tướng của các ngài, kể cả Tám Đức Phật Dược Sư và Ba Mươi Lăm Đức Phật Sám Hối.
Milarepa nói với các đệ tử rằng giờ đây Gampopa đã sẵn sàng để thọ nhận giáo huấn từ một Báo thân – một trong những thân Phật trong dạng vi tế mà chỉ các bồ tát thánh nhân, những bậc có tri giác vô niệm về Không tướng, mới có thể nhìn thấy. Chẳng bao lâu, Gampopa sẽ có thể kinh nghiệm được Pháp thân – thân của một tâm toàn trí mà chỉ có những bậc giác ngộ mới đạt được.

Khúc Rẽ của Con Đường

Một hôm, Milarepa nói với Gampopa: “Ta già lắm rồi và ta muốn sống những ngày còn lại với con, nhưng vì năng lực của một vài lời cầu nguyện trước đây, chúng ta phải xa nhau và con phải đi tới miền Trung của tỉnh U (dBus).”
Milarepa ban cho Gampopa nhiều lời khuyên dạy, đặc biệt cảnh cáo Gampopa về tánh tự phụ, bởi Gampopa có rất nhiều thần thông. Ngài bảo Gampopa đừng bị choáng ngợp vì kiến thức về quá khứ và tương lai, hay vì thần túc thông của mình; những điều này có thể trở thành những chướng ngại to lớn cho Gampopa. Ngài đặc biệt khuyên Gampopa chớ tìm kiếm lỗi lầm của người ở bên trái hay bên phải, nghĩa là Gampopa nên thận trọng, chớ tìm lỗi lầm của những người ở chung quanh mình. Ngài dạy Gampopa rằng một người chẳng bao giờ biết được người khác thực sự ra sao, họ chỉ có thể tự xét đoán mình. Gampopa sẽ không có cách nào phán đoán một cách chính xác về họ, dù cho hành động của họ là tốt hay xấu.
Sau đó, Milarepa bảo Gampopa đi tới một nơi để thiết lập một tu viện. Ngài giải thích rằng Gampopa sẽ tìm thấy tất cả các đệ tử của mình ở đó, tất cả những người mà Gampopa có duyên nghiệp để phát triển Phật pháp. Ngài cảnh báo Gampopa chớ sống gần những người làm nô lệ cho tam độc, tham, sân si, vì chúng sẽ khiến Gampopa bị nhiễm độc. Ngài cũng cảnh cáo Gampopa đừng sống gần những người có quá nhiều thương và ghét. Ngài nói thêm rằng Gampopa nên tránh những người keo kiệt, và giải thích rằng nếu ông sống lâu dài với họ, cuối cùng Gampopa sẽ tiết kiệm ngay cả những mảnh gỗ nhỏ. Ngài khuyên Gampopa phải hết sức nhẫn nại và đừng bao giờ xem thường các vị lama của mình, dù ông có thấy chính mình là bậc giác ngộ chăng nữa. Gampopa phải sống trong sạch, giản dị và hòa nhã với tất cả mọi người. Cuối cùng, Milarepa bảo Gampopa hãy gia tăng mãnh lực thành tựu của mình bằng cách tiếp tục thiền định và tu tập cho tới khi đạt được mục tiêu tối hậu là giác ngộ.
Milarepa đưa tiễn Gampopa giống như cách bổn sư Marpa của ngài đã làm. Ngài chuẩn bị nhiều thứ cùng với lương thực và cùng với hai đệ tử khác, đi cùng với Gampopa một quãng xa. Trước khi cáo biệt bổn sư, Gampopa tụng nhiều bài kệ tán thán, thừa nhận rằng ông đã rất may mắn gặp được Milarepa trong đời này. Gampopa hát một bài ca về việc ngài chỉ có một khát khao duy nhất là được gặp Milarepa và ngài rất biết ơn vì không chỉ được tu học theo truyền thống của Milarepa, ngài còn có thiện nghiệp để kết hợp sự hiểu biết này với những giáo huấn mà ngài đã thọ nhận từ những đạo sư Kadam. Gampopa cảm thấy yên tâm là ngài đã tận dụng tối đa kiếp người quý báu của mình.

Chiếc Cầu Cuối Cùng để Vuợt Qua

Họ đi tới một chiếc cầu và Milarepa nói: “Bây giờ thì con đi một mình. Hãy từ biệt ta. Vì những lý do cát tường, ta sẽ không qua cầu.” Rồi ngài ban phước để Gampopa đi qua cầu. Khi Gampopa đã qua cầu, ngài gọi ông trở lại: “Trở lại đây một lần nữa, ta có một giáo huấn rất đặc biệt để ban cho con. Nếu ta không cho con lời khuyên này thì ta sẽ ban cho ai?”
Gampopa hỏi: “Con có cần cúng dường một mạn đà la cho thầy để có được giáo lý và lời khuyên đặc biệt này không?” Milarepa nói không cần có một vật cúng dường. Ngài cảnh báo Gampopa chớ làm uổng phí lời khuyên dạy này, mà hãy giữ nó trong tận đáy lòng. Rồi Milarepa quay lưng lại với Gampopa, kéo chiếc y lên để cho Gampopa thấy mông đít trần trụi của ngài. Gampopa nhìn thấy mông đít của thầy hoàn toàn chai sần, giống như miếng da đã chai cứng.
Milarepa nói: “Đối với việc hành trì thì không có gì vĩ đại hơn thiền định, miễn là con biết phải thiền định về điều gì và cách thức thiền định về nó. Ta, kẻ đã có được kiến thức và sự hiểu biết về nhiều phương pháp hành thiền khác nhau, đã thiền định cho tới khi mông ta chai cứng như miếng da. Con cần phải thực hành như thế. Đây là giáo lý cuối cùng của con.”
Rồi ngài nói rằng đã tới lúc Gampopa phải ra đi. Người đệ tử từ giã thầy và đi tới miền Nam Lhasa. Ở đó, Gampopa thiết lập tu viện của mình theo lời tiên tri của Milarepa.

Kết Luận

Bảo Châu Trang Nghiêm của Giải Thoát là kết quả của những kinh nghiệm mà Gampopa đã phát triển từ những giáo huấn và thiền định của các đạo sư Kadampa và truyền thống của Milarepa. Khi sáng tác bản văn này, ngài là một bậc chứng ngộ theo cả hai truyền thống, và đã kết hợp trí tuệ của cả hai trường phái trong bản văn này.
Theo truyền thống của các luận văn thì một tiểu sử vắn tắt của vị đạo sư đã sáng tác quyển sách luôn luôn được trình bày, để những lời giảng dạy của tác giả có thể mang lại hiệu quả to lớn hơn cho các đệ tử. Nếu bạn chỉ đọc một quyển sách hay chỉ nghiên cứu điều gì đó mà không hiểu biết về tác giả, thì việc này sẽ không có ý nghĩa bằng. Tôi đang noi theo truyền thống này.
Thật ra, không có gì khác biệt giữa chúng ta với Gampopa và Milarepa. Lúc ban đầu, Milarepa là một người bình thường, có đầy mãnh lực tiêu cực từ tất cả những ác nghiệp của ngài. Nhưng ngài đã cật lực tu hành để loại trừ các phiền não và ảo tưởng, dần dần phát triển các kinh nghiệm và nội quán. Gampopa cũng thế, ngài đã phải tu tập rất khó nhọc để đạt được những thành tựu tâm linh. Khi bắt đầu tu tập, các ngài không là những bậc giác ngộ vĩ đại, và việc thiền định và phát triển trí tuệ cùng những thành tựu không phải là điều dễ dàng đối với các ngài. Trong trường hợp của Milarepa, thậm chí ngài còn tệ hơn hầu hết chúng ta, điều đó chứng minh rằng ta luôn luôn có khả năng thành tựu nếu ta sẵn sàng chăm chỉ tu hành. Khi ta phát triển được lòng nhẫn nại và can đảm của các đạo sư vĩ đại, thì bản thân ta có thể giống như Milarepa và Gampopa.
Bảo Châu Trang Nghiêm của Giải Thoát là một tác phẩm của một đạo sư vĩ đại như thế, là người vì lợi lạc của chúng ta, đã hợp nhất hai dòng truyền thống Kadampa và Đại Thủ Ấn thành một con đường rõ rệt.
Advertisement
Categories: Tài Liệu Tham Khảo | Leave a comment

Dân China (Tàu cọng) đang sống trong hoảng loạn bất an cao độ

 

Dân China (Tàu cọng) đang sống trong hoảng loạn bất an cao độ

image
Báo chí trên các Blog mấy tuần nay ở China đã truyền tay nhau đăng tải tình trạng báo động đỏ đó là khách du lịch vào China giảm 30 % so với giữa năm 2012. Nguyên nhân chính là do 3 yếu tố không thể hóa giải nổi đó là:
image
1, Nguồn nước tại China cho người ăn và uống nhiễm độc ghê gớm: đặc biệt là nhiễm chì, a-xít, thủy ngân và hóa chất độc hại suốt hơn mấy chục năm qua của sự phát triển nóng thị trường làm ăn kinh tế do các nhà máy, các xí nghiệp thải ra đã ngấm nặng trong lòng đất và trên các sông hồ, các nguồn nước trên phạm vi cả nước. Người ta tính rằng nay chỉ còn có Tây tạng đã đỡ chút ít mà thôi, nhưng với tình trạng này cứ kéo dài thì cũng không thể là nơi con người có thể sống được.
image
Sau khi báo chí đăng tải về lợn chết đổ vứt ra sông, rồi vịt và sau cùng là hình ảnh hàng loạt cá chết đặc trên các hồ thì những lời cảnh cáo này trên các Blog càng lan nhanh hơn bao giờ hết. Chính quyền China đang lúng túng không biết sẽ làm gì để trấn an dân, hầu như là bất lực.
image
2, Lý do thứ hai là ô nhiễm khí thở của con người từ hai phía:
image
Đó là từ khí thải ở các nhà máy, các công trường xí nghiệp thải ra. Người ta đo lượng Các-bon-nic và các chất độc trong không khí đã đến mức báo động đỏ, nồng độ đông đặc khiến cho những người khỏe biến thành người bệnh, nhiều người bị bệnh như hen xuyễn hay phổi nhất là trẻ em và người có tuổi bị tử vong nhiều trong mấy năm qua và nhất là những năm gần đây. Nhưng thảm họa đến nữa là do các trận bão cát do sự sa mạc hóa đang tràn đến các thành phố.
image
3, Tình trạng này cùng với vấn đề chính trị, xã hội thiếu minh bạch, công bằng đã khiến đa số người dân China sống cảm thấy bất an, càng ngày càng nhiều người giầu có mức tiền triệu đô-la trở lên đã đăng ký ồ ạt bỏ nước ra đi định cư tại các nước như Mỹ, Canada, Anh, Úc và nay khi có dấu hiệu các quốc gia này thấy không thể nhận thêm người vào nữa thì họ và nhiều người lưng vốn ít hơn đã đổ vào các nước Nam Mỹ, Campuchia, Lào và có xu hướng cả Việt nam nhưng trên danh nghĩa các nhà đầu tư làm ăn. Họ mang theo cả gia đình, anh em họ hàng thậm chí cả dòng họ.
Như báo chí China đã phải nói đây thực sự là cuộc chạy tỵ nạn khỏi China chứ không phải là đi định cư như vẫn xẩy ra lâu nay. Người ta thấy phổ biến cảnh ngày ngày tại các đại sứ quán các nước tại China, số người xếp hàng ghi tên làm thủ tục ngày càng đông, có người đã thuê phòng trọ gần đó để chờ cho bằng được đến lượt mình. China không chỉ lo số ngoại tệ sẽ biến khỏi đất nước này mà lo đây sẽ là hiệu ứng tai hại là sẽ đến ngày khách nước ngoài không giám vào China . Như báo chí đăng tải khuyên người đi du lịch rằng bạn không thể đến du lịch China nếu cứ đeo mặt nạ cả ngày và đeo bên mình hàng can nước lọc mang theo đi khắp nơi trên đất nước này.
image
4, Không còn ai ở China dám ăn các loại hoa quả và sữa, thịt từ chính China làm ra vì các thứ đó độc hại và nguy hiểm cho con người.
Như báo chí châu Âu và Mỹ , Úc v.v…mấy tuần qua liên tục đăng bài cảnh báo việc người China ra sức gom sữa trên khắp các cửa hàng ở châu Âu và các quốc gia phương Tây để đưa về China và nay cả quả tươi vì những người có chút tiền ở China không giám ăn quả tươi, thị lợn, gà, vịt và uống sữa, sản phảm làm ra tại chính quốc gia mình. Người ta cho rằng những sản phẩm sữa China vẫn chưa khôi phục được niềm tin người tiêu dùng sau vụ tai tiếng năm 2008 nay chẳng những chưa ngưng mà có khả năng kém phẩm chất và độc hại cao hơn vì không tin vào sự minh bạch của các thông tin nhà nước đưa ra.
“Các siêu thị hay những nơi bán lẽ mặt hàng sữa trẻ em đang hạn chế bán,” ông Richard Dodd cho biết. Họ phải làm điều này vì xuất hiện một số khách hàng mua với số lượng lớn bất thường. Xu hướng không bình thường này được cho là kết quả của việc xuất khẩu sữa không chính thức sang China .”
Những tuần qua, các siêu thị tại Anh quốc đã phải dán thông cáo yêu cầu khách hàng không mua nhiều hơn hai hộp sữa một lúc để đảm bảo nguồn cung cấp cho những người khác.Nhiều người tiêu dùng tại Anh cho biết họ để ý thấy có tình trạng khan hiếm sữa tại các siêu thị và phải đi nhiều nơi mới mua được nhãn hiệu mình thường dùng.
“Vào Chủ Nhật, chúng tôi đã không thể tìm được sản phẩm nào từ Asda hay Tesco, chúng tôi đã phải tới Sainsbury’s,” bà Lyn Patterson nói với Reuters.
Hãng thực phẩm của Pháp Danone, công ty sản xuất sản phẩm sữa Aptamil nói hiện đang phải tăng cường sản xuất để đáp ứng nhu cầu tăng bất thường này.
“Chúng tôi hiểu nhu cầu tăng cao bắt nguồn từ những đợt xuất khẩu không chính thức sang China nhằm đáp ứng nhu cầu của các phụ huynh muốn tìm kiếm nhãn hiệu sữa phương Tây cho con cái mình,” công ty này nói trong một thông cáo.
Giá quả tươi ở các chợ và siêu thị ở châu Âu tằng cao gấp rưỡi và nhiều hoa quả đặc sản cũng không thấy có để bán nữa. Nhiều người đã kêu gọi chính phủ phải có biện pháp ngăn chận ngay nếu không sẽ là vấn nạn. Đến nay cả quả tươi bị người China gom mua đóng hòm mang về nước để phục vụ với hơn tỷ người thì khối lượng nhập về sẽ càng ngày càng cao hơn
Tại Việt nam các lái buôn cá, thịt, gạo tạp phế lù người China đã có mặt trên các thị trường Việt nam để gom hàng mang về bên kia biên giới hay qua các ngả đường biển và hàng không. Đổi lại họ chuyển sang Việt nam các hàng mà người China lo sợ độc hại không giám dùng nhưng cho thêm các thuốc hãm độc hại để giữ lâu không héo. Như thế, độc hại lại càng kinh khủng hơn. Như báo chí đăng tải là lòng lợn, chân gà, đuôi bò v.v… những thứ khoái khẩu của người Việt ăn hầu như đuợc mang vào VN không những vốn đã độc hại lại đang trong tình trạng bị hối thối và đang bị phân hủy. Phương thức vận chuyển bằng đường bộ, đường thủy và nay cả bằng cả đường hàng không nữa, thật là nguy hiểm hết chỗ nói. Nên tỷ lệ người dân bị bệnh ung thư đang tăng cao ở quốc gia này.
Vơ vét hàng mang về là “Siêu lợi nhuận”
Một sản phẩm sữa chỉ với giá 10 bảng Anh được bán với giá cao gấp ba lần ở thị trường China , Reuters cho biết.

image
Người TQ gom hàng đặc biệt là sữa
Chính quyền Hong Kong đã phải hạn chế số sữa người dân China được mang về lục địa sau khi tình trạng mua gom đẩy giá và gây khan hiếm sữa tại đây.
Một doanh nhân người China nói với Sky News rằng ông mua sữa từ các siêu thị và sau đó bán qua một trang mua sắm trên mạng Taobao của China .
“Tôi mua với giá 7 đến 9,5 bảng mỗi hộp sữa, và bán với giá từ 16,5-19,5 bảng,” ông này nói.
Ông này cũng cho biết người China gom sữa dưới nhiều hình thức khác nhau:
“Thứ nhất là các sinh viên hay khách du lịch được gia đình hoặc bạn bè nhờ mua một vài hộp sữa. Thứ hai là những công ty nhỏ và vừa như chúng tôi. Và thứ ba là những nhà buôn lớn thường ở London hayPortsmouth . Họ mua trực tiếp từ các nhà phân phối hàng cho siêu thị, với những đơn hàng từ 20.000 bảng.”
Trả lời BBC Tiếng Việt, ông Junqi Yang, người dân tỉnh Quảng Đông, China cũng cho biết các dịch vụ giao hàng, cho thuê kho tại đây đang rất phát triển nhờ sữa nhập từ nước ngoài.
China là nước có ngành công nghiệp sản xuất sữa khá phát triển. Tính đến nay, ngành công nghiệp này có giá trị khoảng 30 tỷ đôla, với mức tăng trưởng thường niên trên 20% kể từ năm 2000. Theo ông: “Nhiều người China ở đây thà trả giá cao còn hơn chấp nhận đánh cược với sức khỏe và tình mạng của con cái mình khi dùng sữa nhãn hiệu China .”
China gần đây đã ra sức trấn an người dân rằng các sản phẩm sữa tại China là an toàn và được kiểm nghiệm chặt chẽ. Tuy nhiên, hệ thống luật pháp thiếu hiệu quả tại đây đang vẫn là một vấn đề lớn. Vấn đề là ở chỗ người dân China đang thấy bất an và tình trạng nay đã trở nên hoảng loạn khó thể trấn an được nữa. Người ta thấy ngay các quan chức thì gia đình nào cũng đưa con cái ra sống ở nước ngoài và bản thân họ cũng chỉ cần vơ thêm khẩn trương chút nữa là cũng biến mất lúc nào nhà nước cũng không thể biết
.
Tương lai của đất nước này đang đến mức bất ổn và chắc chắn sẽ rất ảm đạm từng ngày và phải được đọc tăng lên khi nhìn vào con số tăng trưởng kinh tế. Như chính người China nói: “Không thể kiểm soát được nữa, đầu hàng thôi! Nếu tôi có khả năng đi được ra nước ngoài thì tôi cũng đi. Cái cột điện còn muốn dời đi nữa là con người? ”
Nguyễn Hoàng Hà
Hình ảnh chấn động về những dòng sông “chết” ở China
Du lịch China phát triển nhất nhì châu Á. Nhưng, khi những hình ảnh dưới đây được công bố, thế giới đã sốc trước mức độ ô nhiễm trên những dòng sông “chết” ở China.
Vô số những sông, hồ ở China đã bị ô nhiễm nặng bởi chúng nằm cạnh các nhà máy, khu công nghiệp. Đôi khi, sông hồ trở thành nơi chứa rác bất đắc dĩ của người dân.
Ô nhiễm nguồn nước đã dẫn tới sự gia tăng của những “làng ung thư” hay những khu vực mà tỉ lệ ung thư cao đột biến. Tuần trước, tờ nhật báo China Daily cho biết chính phủ China đã thông qua kế hoạch chi 16 tỉ đô la trong 3 năm tới để xử lý triệt để vấn đề ô nhiễm tại Bắc Kinh. Nếu không, du lịch cũng như chất lượng cuộc sống ở đây sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
image
Hơn 2.200 con lợn chết trôi nổi trên một con sông lớn ở thành phố Thượng Hải hồi đầu tháng 3 này.
image
Một cậu bé bơi trong dòng nước ngập đầy tảo ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông.
image
Hai nhà máy hóa chất dẫn thẳng nước thải ra hệ thống cống khiến con sông Kiện Hằng ở Lạc Dương, tỉnh Hà Nam chuyển thành màu đỏ năm 2011.
image
Hồ Sào ở Hợp Phì, tỉnh An Huy.
image
Một đứa trẻ bơi trong hồ nước ô nhiễm ở phía tây nam tỉnh Quý Châu.
image
Một con cá chết nổi trong vùng nước dày đặc tảo ở hồ Đông, Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc.
image
Một nhà máy sản xuất đinh ốc và ốc vít nằm bên cạnh con sông ô nhiễm ở Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang.
image
Nước thải của một nhà máy đất hiếm.
image
Ngư dân dọn dầu loang ven một khu cảng lớn ở miền Bắc China sau khi một đường ống dẫn rò rỉ hơn 1.600 tấn dầu thô ra biển hồi năm 2010.
image
Một người đàn ông ngồi câu cá trên ống cống đổ ra con kênh ô nhiễm ở Bắc Kinh.
image
Một ngư dân hớt lên một vốc nước đầy tảo ở hồ Sào, Hợp Phì, tỉnh An Huy.
image
Cá chết trôi nổi trên con sông ở Hợp Phì, tỉnh An Huy.
image
Người dân lội qua một con kênh ô nhiễm, lòng kênh đặc bùn ở Bắc Kinh.
image
Một cây cầu bắc qua con sông ô nhiễm ở ngoại ô Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang.
image
Một ống cống rò rỉ làm ô nhiễm một con sông và một hồ chứa nước năm 2010.
image
Công nhân thu nhặt rác trôi nổi trên con sông Trường Giang.
image
Cá chết nổi đầy trên mặt hồ ở ngoại ô Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc.
image
Câu cá bên dòng sông ô nhiễm
image
Một con sông bị ô nhiễm chảy về thành phố Cáp Nhĩ Tân – một trong những thành phố lớn nhất China năm 2005.
image
Ruồi muỗi bâu đầy rào chắn dọc hồ Đông ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc.
image
Một ngư dân nhảy từ thuyền lên bờ sau một ngày làm việc trên con sông ô nhiễm ở Hợp Phì, tỉnh An Huy.
Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Giới thiệu ông Hộitrưởng HĐTSTƯ,GH.PGHH, TS. LêPhước Sang

Giới thiệu ông Hộitrưởng HĐTSTƯ,GH.PGHH, TS. LêPhước Sang

Nhân dịp Đại lễ Kỹ niệm 74 Đức Thầy khai sang nền Đạo PGHH.

Soạn và đọc: Huyền Tâm, Chánh Thư ký HĐTSTƯ, kiêm Tổng Vụ truởng Phổ thong Giáo lý

—————————————————————————————

Kính thưa Quý quan khách,

Kính thưa Quý Đồng đạo,

Hôm nay là ngày Đại lễ Kỹ niệm 74 năm Đức Huỳnh Giáo chủ khai

sáng Đạo PGHH, nhằm ghi nhận công ơn của Ngài và luôn nhắc nhở

đồng đạo tu rèn theo giáo huấn của Đức Thầy.

Nhân dịp này, chúng tôi cũng không quên công ơn của môt người còn

sống, ông đã tận tụy một đời, một lòng với PGHH trong suốt hơn 70

năm. Dù hôm nay ông đã ngoài bát tuần, nhưng lúc nào cũng nghĩ đến

đất nước, đến PGHH nhiều hơn cả bản thân. Tôi muốn nói đến TS. Lê

Phước Sang, Hội trưởng HĐTSTƯ-PGHH. Ông là một đồng đaọ lão

thành mà chúng tôi luôn học hỏi và trân quý.

Chắc nhiều người đã biết về TS. Lê Phước Sang, và một số người cũng

đã biết về những sinh hoạt trong chính quyền VNCH, cũng như về đống

góp của Ong cho PGHH trước năm 1975 tại Việt Nam. Thế nhưng, tôi

xin mạn phép được nói thêm về ông nhân dịp Đại lễ Kỹ niệm 74 năm

này.

Thưa quý vị:

Trước năm 1975, lúc thiếu thời, ông đã được HĐTSTƯ của PGHH rất

thương yêu và tin cậy. Khi ấy Cụ Lương Trọng Tường là Hội Trưởng,

cùng các cụ Phó Hội Trưởng, Chánh Thơ ký, Viện Trưởng Phổ thông

Giáo lý kiêm Tổng quản nhiệm Trung tâm Giáo thuyết PGHH thuộc

Viện Đai Học Hòa Hảo, Vien truong Kiểm soát, Vien truong Van Hoá

Xã Hội, VienTruong Tổ Chức và nhiều vị chức sắc cao cấp khác trong

PGHH. Ai ai cũng tin cậy và hy vọng về Lê Phước Sang, một người còn

rất trẻ, nhưng có trình độ và nhiều năng lực. Vì thế, nên HĐTSTƯ đã

giao phó cho ông các trọng trách như sau:

• Đại Diện cho HĐTSTƯ để làm việc với Chánh Phủ đương thời, làm

việc với các Tôn giáo và các Đảng phái, làm việc với các Tòa Đại

sứ và Ngoai giao Đoàn;

• Chủ tich Khối Dân cử PGHH gồm DB, NS, NV Hội đồng tỉnh và

Hội đồng xã;

• Tổng vụ trưởng Văn hoá – Giáo dục và Thanh niên, Vịên Trưởng

Viện ĐH Hoà Hảo để đào tạo nhân tài cho PGHH, cho Miền Tay

va Viet Nam.VĐH.HH đuoc Bộ Giáo Duc cấp Nghi Đinh cho

phep dạy va cấp văn bằng Cử nhân, Tien Sĩ Dẹ tam Cấp va PH.D.

Chủ tich HĐ Quản trị Bệnh viện Nguyễn Trung Trực và Bảo An

Quân, với Nghị định của Bộ Y tế, với ngân sách và thuốc men đủ

điều trị miễn phí cho mấy trăm giuờng bệnh và vô số bệnh nhân

ngoại chẩn;

• Chủ tịch Uỷ ban PGHH,TƯ lo về chánh trị và bầu cử cấp Quốc gia,

nhằm lựa chọn các ứng cử viên của PGHH, và lựa chọn ứng cử viên

Tổng thống nào để thảo luận về điều kiện hợp tác truớc và sau khi

họ đắc cử.

Qua những nhiệm vụ được giao phó và những thành công nhất định

mà ông đã đạt được trong thập niên 70 tại VNCH, chúng ta đã thấy sự

thông minh, và năng lực thiên phú đã tạo nên thành tích và tên tuổi của

TS Lê Phước Sang trước năm 1975.

Chính nhờ vào tiềm năng và vốn liếng của PGHH đã ủng hộ, mà ông đã

thành công trong nhiem vụ Chánh án, Tổng trưởng, phụ tá Thủ tướng

chuyên trách về lãnh vực Giáo dục, Canh nông và Y tế trong Đe Nhị

Cong Hoà Viet Nam. Và, cũng nhờ sự ủng hộ của toàn thể đồng đạo

PGHH, HĐTSTU đã vân động cho LePhuoc Sang đắc cử Dân biểu

Quốc hội Lập hiến tại Long Xuyên với số phiếu cao nhứt toàn quốc, trở

thanhLanh Tụ Khối Đa Số và rồi đắc cử Nghi sĩ trong cuộc bầu Toàn

Quốc với số phiếu cao nhất tại miền tây và vùng 4 chiến thuật. Sau đó

ông đã thành lập Viện Đại học HH nhằm phát triển về văn hóa, giáo

dục tại tất cả các tỉnh thuộc Miền Tây. Đây là niềm tự hào của riêng

GHPGHH và dân chúng Miền Tây của chúng tôi.

Có một điều ít người biết đến. Đó là khi Hoa Kỳ quyết định rời bỏ Việt

Nam vì nhu cầu chiến lược mới của họ, TS. Lê Phước Sang đã vận

động được một Hội nghị Thượng đỉnh tại BTL Vuùng IV, Cần Thơ

giữa Chánh phủ gồm Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Thủ tướng Trần

Thiện Khiêm và Tổng trưởng Nội vụ Lê Công Chất cùng với HĐTSTUGH.PGHH gồm Cụ Hội trưởng Lương Trọng Tường, NS Lê Phuớc

Sang và cụ cố vấn kiêm Chánh thư ký Dật Sĩ Trần Văn Nhựt. Cụ Hôi

truởng Lương Trọng Tuờng uỷ nhiệm cho NS Lê Phước Sang đứng ra

trình bày sách lược của HĐTSTU xin chánh phủ đồng ý võ trang 6 Sư

đoàn Dân quân PGHH, không cần lương bổng, không cần thực phẩm và

quân trang để giữ vững diện địa giúp QLVNCH dồn hết sức lực đối phó

với tình thế đang ngày một nguy kịch, hi vọng tái tạo dựng khí thế cho

Quan Dan Can Chính…. Chánh phủ rất vui mừng, nhưng tiếc thay Hoa

Kỳ đã cản trở Chánh phủ Việt Nam thực hiện, vì những lý do và nhu

cầu đặc biệt của Hoa Kỳ. Và, sau đó là quốc nạn 30 tháng 4 năm 1975

đã xảy ra khiến cho bao nhiêu đau thương và mất mát như chúng ta đã

thấy.

Từ sau 1975 khi rời khỏi quê hương ra hải ngoại cho đến nay, đứng

trước nhiều biến chuyển đau thương dồn dập đối với tín đồ PGHH, TS

Lê Phước Sang luôn canh cánh bên lòng ngày đêm lo lắng, không một

chút an tâm.. Với bằng cử nhân luật tại VNCH, bằng thạc sĩ và PhD tại

Hoa Kỳ, Vien Đại Học Pittsburgh, với kinh nghiệm cao cấp lãnh đạo

trong tư pháp, hành pháp, lập pháp và PGHH, từ 1975 đến 2013, TS Lê

Phước Sang, suốt 38 nam nay, không hề làm bất cứ một công việc gì

có luơng bổng tại ngoai quốc . Mỗi năm đồng đạo LePhuoc Sang chỉ

về thăm gia đình không quá 40 ngày ngoại trừ truờng hợp Bà Lê Phước

Sang 3 lần đau thật nặng. Và bà vừa mới từ trần ngày 3 tháng 5 nầy..

Trong cả cuôc đời lưu vong,Tiến sĩ Lê Phước Sang luôn tự đặt mình

phải có bổn phận phụng sự PGHH tại quốc nội và tại hải ngoại, và nổ

lực thiêt tha của Ong là luôn tận tình tận lưc kết hợp với các Đoàn thể

Việt chơn chánh đồng thời hết long cộng tác với Hoa Kỳ và với Quốc

tế. Đối với những người dân trong nước chưa có cuộc sống thoải mái,

đạo đức mỗi ngày một càng băng hoại, nên đồng đạo LePhuoc Sang

luôn luôn nghĩ suy và tìm kế hoach để làm một điều gì đó có thể mang

lại lợi ích cụ thể thiết thực cho đồng đạo và đồng bào.

Chúng tôi rất tin tưởng và kính trọng Tiến sĩ Lê Phước Sang cùng với

đại khối 8 triệu đồng đạo PGHH là những người luôn luôn sẵn sàng

dâng hiến bản thân mình cho quốc gia dân tộc, cho Tổ quốc Việt Nam,

cho sự trường tồn và thịnh vượng của PGHH ….

Với những lời tha thiết nầy để chia sẻ tâm tư cùng quý vị Thượng

khách, đồng thời với những lời tri ân nồng nhiệt của đồng đạo chúng

tôi đến ông Hội trưởng HDTSTU, TS Lê Phước Sang, toi xin kính

chúc Ông Hội Truong luôn dồi dào sức khỏe, luôn vững mạnh tinh

thần, và thân tâm an lạc để tiếp tục hòa mình dẩn dắt anh chi em,

tiếp tục đấu tranh cho PGHH và cho quyền lơi chung của đại cuộc.

Xin thành khẩn tri ân và kính chúc toàn thẻ quý vị thương khách hôm

nay hiện diện được hạnh phước và đươc thành công tren mọi phương

diện…

Nam Mô A Di Đà Phật

Categories: Hội Đồng Trung Ương | Leave a comment

Ts Lê-phước-Sang vĩnh-biệt Hiền-Nội

Kính thưa quý vị Quan khách,Kinh thưa Đồng đạo PGHH,

Thay mặt tang quyến, tôi kính cẩn cảm tạ Quan khách và Đồng đạo tham dự lễ hỏa tang hiền nội của

tôi là bà Bùi Thị Chiêm hôm nay, được tổ chức thật đơn giản nên cò nhiều sơ xuất. Kính xin quý vị rộng

lòng miễn thứ.

Có một người em trong gia đình là Dân Biểu DươngThanh Tồn nhiều lần đề nghị voi toi:

“Anh Ba à, anh có phước nên có một người vợ tào khang trung thành và tận tụy phi thường suồt 56 năm

sau hôn lễ năm 1957 đã trọn đời hòan tòan quên mất bản thân mình để chỉ lo một chuyện duy nhất là

hết lòng phụng sự anh, het long nghe lời anh,het long phò tá anh làm nên sự nghiệp cho PGHH và cho

đất nước, hết lòng hy sinh lo lắng giúp cho em trai của anh, cho chị gái anh, cho con cháu anh thuộc

dòng họ nhà chồng. Chị Ba Bùi Thị Chiêm là người mẹ hiền suốt 38 năm lưu vong, tu 1975 thay anh, la

con chim bat ngan, không có ở nhà, hết lòng dạy dỗ 4 đứa con, LePhuoc Hoang Trong, Le Phuoc Thuy

Nga, Le Phuoc Thuy Phuong, LePhuoc Hoang Ha của anh nên người hiếu thảo và tài giỏi, thường xuyên

khóc lóc và thúc đẩy bắt buộc các con phải ráng học tới nơi tới chốn, đến mức cao tột… Không ai trong

PGHH va trong than huu không biết rằng nếu không có người vợ cực kỳ hi hữu như chị Ba thì anh không

thể nào trở thành nhân vật quốc gia và nhân vật PGHH như tầm vóc hiện thời được… Anh Ba có tánh lạ

kỳ: “không nói hết những ân tình mà anh cưu mang dạt dào trong lòng với chị Ba mà lại chỉ tuông chảy

ra cho bạn bè và em út biết. Đây là cơ hội cuối cùng. Hồn chị Ba đang ở trên cao nhìn mình, hoac hồn

chị Ba đang phảng phất quanh đây, nuối tiếc nhìn anh, nhìn con cháu và anh em thân thiết. Đồng đạo

và bạn bè muốn anh Ba nói những thiết thiết tha tha nhứt mà anh chất chứa trong lòng cho chị Ba nghe

trước khi chị Ba đi về miền cực lạc, ben chan Phat “.

Dúng lắm! Em ơi là Em! Thằng Dương Thanh Tồn này nói rất đúng. Anh phai thuật lại nhung loi no

noi vì muốn Em nghe tâm tình của nó với Em. Anh than với các con và bầy cháu ngọai của Em rằng

quấn quít 24 giờ bên Em mấy chục tháng nay, anh thấy chưa bay tỏ được một phần nho nhoi nao là

anh thương Em tới dau… Anh nợ Em 100 lần, 1000 lần nhiều hơn những lời có thể nói bởi vì ngôn ngữ

không có thể diễn tả, không bao giờ đủ sức phản ảnh duoc công lao của Em, trái tim và đầu óc của Em

đối với Lê Phước Sang là chồng Em, đối với PGHH và doi voi Đức Thầy, đối với các con của chúng ta, đối

với bầy cháu ngọai của Em là trùng trùng điệp điệp, vô tận vô cùng. Thằng Lê Phước Hòan Vũ mà Em

đặt tên là thằng Ái bây giờ là trưởng nam của mình, nó chỉ huy các em cùng với thằng rể Trương Vũ Hiền

của Em, lo cho tang lễ của Em với vợ nó là Tuyết Nga tận tình, tận nghĩa. Dù anh có tái sanh 10 kiếp nửa

anh chắc chắn không thể nào có được một người vợ tào khang có thể so sánh được với Em. Đức Thầy

đã dạy trong dieu thu 8 KHUYEN BON DAO “ Ta phai thuong yeu lan nhau nhu con mot cha,diu dat lan

nhau vao con duong dao duc, neu ai giu dang tron lang tron sang về noi cỏi Tây Phương an dưỡng ma

hoc dao cho hoan toan dang trở lại cứu vớt chúng sanh.” Hai vo chong mình phải hứa với nhau rằng

trong kiếp lai sinh mình phải gặp lại nhau, làm vợ làm chồng, để Em cùng anh lo cho PGHH và tổ quốc

Việt Nam, như hiện giờ. Nhưng anh sẽ ngọt ngào tử tế với Em nhieu hơn và không có lỗi lầm với Em

như hiện kiếp.Xin Em nho nhận lời xin nầy va loi dan do nay của anh.

Kính xin quan khách, bạn bè thân thiết và Đồng đạo tha lỗi cho Lê Phước Sang về mọi điều sơ xuất và

nhận nhung loi cam on chân thật của chúng tôi. LePhuocSang va tang quyen tri an nhung dien tin phan

uu cua Hoa Thuong Thich Minh Tuyen Chu Tich CTD Hoi Dong Dieu Hop Trung Uong Viet Nam Phat Giao

Lien Hiep Hoi, cua Hoi Truong BTS PGHH Nam California Nguyen Thanh Giau thay mat Chuc sac va Dong

Dao, cua Pho Hoi Truong Huynh van Hiep, cua Ong Nguyen van Ngan, Phu ta Tong Thong Nguyen Van

Thieu thay mat BD Duong minh Quang, DB Duong Thanh Ton va cac NS Nguyen van Ngai, NS Nguyen van

Nhue, NS Nguyen van An…

Tang quyen va Le Phuoc Sang rat cam dong va ghi on Dong dao DB Duong Minh Quang, De Nhut Pho

Hoi Truong nhan danh HDTSTU, GH.PGHH, Dong dao Dai ta Tong Bi Tho Nguyen van Nam, nhan danh

BCHTU, VNDXD doc dieu van trong ngay hoa tang Dong dao Bui Thi Chiem, Phu Nhan cua LePhuoc Sang,

dac biet nhut la dieu van cua Bac Si Dan Bieu Nguyen van Thuan, ma noi dung tran day an tuong lai lang

nhung an tinh than thiet. Rat ghi nho su hien dien cua Dong Dao Huynh ba Thanh, con cua Cu Huynh Van

Nhiem duoc dai khoi dong dao kinh trong va thuong yeu. LePhuoc Sang luon nho nhung danh gia that

cao ma dong dao Ho Thien Chi luon danh cho Huynh ba Thanh la mot tuong lai lon cua PGHH.

Nam mô A Di Đà Phật.Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.Nam mô Phật Tổ, Phật Thầy từ bi cứu độ

vong linh Vợ cua con là Bùi Thị Chiêm được thóat chốn mê đồ, vãng sanh ve mien cực lạc tiep tuc hoc

dao de roi tro lai the gian phung su giao thuyet Hoc Phat Tu Nhan va Tu An Trong Dai, voi tu cach nguoi

con Phat, tin do cua Duc Huynh Giao Chu PGHH.

NAM MO A DI DA PHAT.

LePhuoc Sang, thay mat tang quyen.

Cell 8323979813, lephuocsang.pghh@gmail.com

Houston, ngày 10 tháng 5, 2013

Categories: Hội Đồng Trị Sư | Leave a comment

DIỄN VĂN CỦA TS LÊ PHƯỚC SANG, HỘI TRƯỞNG HDTSTU

DIỄN VĂN CỦA TS LÊ PHƯỚC SANG, HỘI TRƯỞNG HDTSTU

NHÂN NGÀY ĐẠI LỄ KỸ NIỆM 74 NĂM ĐỨC THẦY KHAI SÁNG ĐẠO PGHH

Hội trường VNCR, Morin Street, Westminster, California

Chủ Nhật 21 tháng 7 năm 2013 vào lúc 3 giờ chiều

———————————————————————————————–

Kính thưa HT Giác Lượng, HT Minh Tuyên, HT Minh Đạt, Mục sư TS. Nguyễn

Văn Minh, Linh mục Minh Hạnh và Qúy Vị Lãnh đạo tinh thần,

Kính thưa lãnh tụ Chánh đảng, lãnh tụ Hội đoàn, lãnh tụ Cộng đồng và Truyền

thông Báo chí,

Kính thưa Đồng bào và Đồng đạo,

Kính thưa Đồng đạo PGHH Nguyễn Hữu Chánh, Founder/ Tổng Giám Đốc

Global – TV, Hệ thống Phát hình Toàn cầu,

Kính thưa Quý vị Thượng khách,

I. Nhân danh là tín đồ PGHH đã từng phụng sự với tư cách TBT VN Dân xã

Đảng và Chủ tịch HĐVNTD, hiện này là Hội trưởng HDTSTU, tôi xin hân hoan

kính cẩn chào mừng và tri ân Quý vị tham dự Đại lễ thiêng liêng này của hơn 8

triệu tính đồ PGHH. Nhìn các thượng khách, tôi rất cảm động thấy có những bạn

thân thiết cố tri là lãnh đạo tôn giáo và lãnh đạo chính trị rất tên tuổi cùng với

đông đảo Dân biểu và Nghị sĩ VNCH như Nghị sĩ Trần Tấn Toàn, Nghị sĩ Nguyễn

Hữu Tiến, Dân biểu Vi Anh Bùi Văn Nhân, Dân biểu Trần Văn Ân, Phát ngôn

viên QLVNHC, Dân biểu Nguyễn Văn sâm, Dân biểu Nguyễn Minh Đăng, Dân

biểu Nguyễn Lý Tuởng, Dân biểu Trương Văn Miên. Tu sĩ Thích Minh Đạt là

nguời bạn lâu đời đã cùng tôi gắng bó từ thời còn tu hành với Hoà thượng Giác

Nhiên, Hoà thượng Giác Lượng, Hoà thượng Minh Tuyên, hiện đang là Viện

truởng Chùa Nhân Quả, hôm nay cùng đến cùng với vài chục phật tử và nhiều tiến

sĩ thiện trí thức – sẽ tiếp tục cùng với An Hoà tự PGHH chung lo đại cuộc. Tôi

không đủ lời tri ân Hoà thượng Giác Lượng và Hoà thượng Minh Tuyên suốt mấy

chục năm nay đã tận tình thương mến và giúp đỡ tôi trong thật nhiều phương diện

để tôi phục vụ PGHH và tổ quốc. Tôi xin đuợc trân trọng trình bày tấm lòng cảm

kích đối với nhiệt tình yểm trợ và đóng góp của đồng đạo PGHH Nguyễn Hữu

Chánh trong quá khứ, hiện tại và tương lai để PGHH phát huy khả năng phụng sự

hữu hiệu của mình.

II. Đức Thầy mở đạo PGHH ngày 18 tháng 5 Kỹ Mảo nhằm 4 tháng 7 năm 1939

dương lịch là ngày độc lập của Hoa Kỳ. Phù hợp với phong hoá và dân sinh của

quốc độ VN trong thời thực dân Pháp đô hộ; phổ thông giáo lý bằng thi thơ lục

bát, thất ngôn truờng thiên thật thâm trầm, êm ái, cảm hoá lòng nguời; tiên tri

thời cuộc và cứu bệnh nan y bằng lá cây, giấy vàng và nuớc lã, Đức Thầy đã thức

tỉnh ngừơi đời nên trùng trùng điệp điệp đồng bào kéo về Thánh địa quy y theo

PGHH. Chính quyền Pháp hoảng sợ đến độ phải lấy nhiều biện pháp ngặt nghèo

để đối phó như di chuyển đi nhiều nơi, đưa vào nhà thương điên Chợ Quán và

đưa ra khỏi nuớc VN. Đức Huỳnh Giáo Chủ hiện thời đã có hơn 8 triệu tín đồ và

chiến hữu trung kiên cư ngụ trên một căn cứ địa là vựa lúa nuôi duỡng cả nước,

một lòng tận tình lo “bảo quốc an dân”, lo “cứu nuớc khi nuớc lâm nguy”. Tín đồ

PGHH hằng năm tổ chức Đại lễ kỹ niệm ngày Đức Thầy lập đạo, không phải là

vấn đề về hình thức mà là vì bổn phận phải nghiền ngẫm, ghi nhớ và thi hành lời

Đức Thầy dạy dỗ. Đức Thầy đã nói: Muốn về cõi Phật thì phải lập thân cõi trần

mà lập thân cõi trần là làm nhiệm vụ tứ ân quan trọng nhất là ân đất nuớc. Đức

Thầy dạy tín đồ phải tha thứ tội lỗi cho nhau khi nóng giận, phải thương yêu lẫn

nhau như con một cha dìu dắt lẫn nhau vào con đường đạo đức, nếu ai giữ trọn

lành trọn sang về nơi cõi tây phương an duỡng và học đạo cho hoàn toàn đặng trở

lại cứu vớt chúng sanh.

III. Đức Thầy đã lập PG Liên Hiệp Hội năm 1945 mong đoàn kết các tôn phái

đạo Phật. Sau ngày 1975 tại Nam Cali, một đại hội tổng hợp PG – PGHH với Hoà

Thượng Minh Tuyên, tiến sĩ Trần Quang Thuận cùng với Lê Phuớc Sang và DB

Dương Minh Quang đã quyết định tái sinh hoạt VNPH Liên Hiệp Hội. Hội đồng

điều hợp trung ương đã đuợc thành lập với 4 vị đại diện vừa kể. Hội đồng điều

hợp trung ương này đuợc đại hội hỗn hợp uỷ nhiệm triệu thỉnh hội đồng lãnh đạo

tinh thần tối cao gồm có Đại lão Hoà Thượng Thích Tâm Châu, Hoà thuờng Thích

Hạnh Đạo, Hoà thượng Thích Giác Lượng, Huynh truởng PGHH Trần Kiều Bùi

Văn Mạnh, Hội truởng danh dự Tu sĩ Thái Hoà, Hội truởng Âu Châu Hồ Minh

Châu. Hôm nay chiếu theo yêu cầu của nhiều nhân vật thương nuớc thương dân

tôi trân trọng thỉnh cầu quý vị lãnh đạo trong hai cơ chế vừa kể cùng với Hoà

Thương Minh Đạt, Mục sư Tiến sĩ Nguyễn Quang Minh, Linh mục Minh Hạnh

và toàn thể quý vị lãnh đạo tinh thần cố gắng thành lập liên minh các tôn giáo để

cùng nhau dùng từ tâm và đạo hạnh tìm đuờng cứu vớt quê hương tránh khổ đau

và mất mát triền miên. Tôi sẵn sàng toàn thì đi theo cùng quý vị và lãnh tụ các

đoàn thể, cộng đồng và chánh đảng để làm công việc tiếp xúc và vận động lớn lao

này.

IV. Tôi tin tuởng và khâm phục Đức Thầy về tấm lòng đạo đức, yêu nước, thương

dân, hài hoà, đoàn kết. Tôi thành tâm hết lòng hết sức “cung kỉnh cầu xin ơn trên

tối cao, cầu xin chư Phật mười phương, cầu xin Phật tổ Phật thầy, Quan Thượng

đẳng Đại thần hộ độ chúng con có đủ tâm đủ lực để hài hoà đoàng kết nhường

nhịn nhẫn nhục với nhau làm cho đại cuộc thành công viên mãn. Hôm nay đứng

truớc nhiều biến chuyển dồn dập của tình thế tôi tự xét có bổn phận kính chuyển

đến toàn thể thượng khách hiện diện và những vị tôn quý không hiện diện được

“tấm lòng cảm kích và tri ân sâu xa của đại đa số 8 triệu đồng đạo PGHH quốc nội

đối với tình nghĩa cao trọng của quý vị mà chúng tôi coi là vô cùng to lớn vĩ đại”.

Tôi hy vọng và mong mỏi rằng chúng ta sẽ càng ngày càng thêm cảm thông, gần

gủi và gắn bó để cùng nhau chung lo cho quê hương và dân tôc. Xin cầu chúc toàn

thể quý vị đuợc sức khoẻ thành công và thân tâm an lạc.

Nam Mô A Di Đà Phật

Categories: Hội Đồng Trung Ương | Leave a comment

Tuyết Nga thương mến,

TS. LêPhước Sang

Hội truởng HĐTSTƯ GH-PGHH
————————————————
12432 Euclid Street, Gardem Grove, CA 92840
2013/7/22 Sang Lephuoc <lephuocsang.pghh@gmail.com>

Tuyết Nga thương mến,
1.Thầy năm nay 82 tuổi, sanh năm nhâm thân, 1932. Thầy cám ơn con đã đến dự Đại Lễ Kỹ Niệm 74 năm Đức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng PGHH. Thầy thấy con  chạy tói chạy lui, cực khổ, chăm lo dọn dẹp tiep với may anh em trong Ban Tổ Chức, trước khi khai mac. cũng như sau khi bế mac. Thầy tự nghĩ thầm trong lòng :” con nhỏ nầy thiệt là vô cùng la lùng xuất sắc. Có tài trí, có tấm lòng, có khả năng và tân tuy. Ơn Trên Trời Phât và Đức Thầy chắc sẽ hộ độ cho Tuyết Nga được thành công, đem vinh quang rực rỡ về cho  muc tiêu và lý tưởng của Tổ Đình Sân Khấu Cải Lương  và cho những anh chị em cùng nghề nghiệp. Thầy cảm kich với hoài bảo của con, với nỗt lực thiết tha của con, với duyên dáng của con, với đẹp đẽ và bản lãnh của con để làm  nên đai sự. Thầy rất vui mừng và cảm tạ Ơn TrênTrời Phật đã an bày dể cho Thầy và con gập nhau nhân kỳ Đại Lễ nầy để chúng ta trở thành Tíá-Con với nhau.
2.Tía là một Ông già tín đò PGHH 82 tuổi đã thọ ơn của Đức Thầy giáo hoá, thọ ơn đồng đạo khuyến khích Thầy hoc hành dù là quá trễ  vào lúc Thầy 17 tuổi,  sau khi Tía cua Thầy chết năm 1939,  lúc 32 tuổi  còn Thầy thì chỉ mới 7 tuỏi, phải sống cực khổ trong đồng ruộng  suốt 10 năm trời. Biết than phận mình, thầy ráng sức hoc, không kể sống kể chết gì hết. Thầy đậu Cử nhân luật 1963 năm 31 tuổi tai Saigon, đậu Master Bang Giao Quốc Tế và Công quyền học năm 1969, đậu PH.D đầu năm 1977 tai Univesity of   Pittsbugg, Tiẻu Bang Pa, sau khi lưu vong.Thầy có lời thề phảii tận lực phụng sự PGHH va Tổ Quốc tới khi tắt thở, phải tiếp tuc nổ lực nhiều hơn nữa để nhớ ơn hiền nội là bà Lê Phước Sang, đáp ứng lời dặn dò, trối trăn của bà nhiều lần trước khi từ trần ngày 3 tháng 5, 2013 tai Sugar Land, Tx. Hôm nay, tự dưng Thầy phát tâm cam kết sẽ cùng với anh chi em trị sự viên cao cấp trong HDTSTU PGHH hết lòng quí mến và yểm trợ công việc con làm. Thầy có đọc Tập San ÁNH ĐÈN SÂN KHÂU của con, rất có giá trị, bài viết về Út Bach Lan nghien cứu rất công phu, với nhiều tài liêu. Hơn 38 năm nay, Thầy toản thì lo cho PGHH va Viet Nam, không hề làm môt viêc gì có lương bỗng, ngoại trừ mỗi tháng lãnh  SSI 850 mỹ kim. Thầy muốn bày tỏ tình nghĩa và hoan nghênh con và anh chi em thân thiết làm viêc với con. Xin cho Thầy gởi tậng  con một trăm mỹ kim để ủng hô Tập San của con. Tuyết Nga là con gái giỏi của Thầy nên Thầy làm như vậy để khuýên khích và ca ngơi. Con không được nói :” Sao mà Tía keo kiệt quá vậy? Môt trăm mỹ kim thì con làm đuọc viêc gì?” Con gái à, mot trăm nầy đáng giá là 10 ngàn đó nghen con. Chừng nào khá lên, Tía sẽ nhớ tới viêc đó.” Như con đã nói, TIA LÀM TRÁCH NHIỆM  CỦA TÍA, CON LAM TRÁCH NHIÊM. CỦA CON, BẰNG LƯƠNG TÂM VA LÒNG THÀNH.”
Tía LePhuoc Sang thuong con gái Tuyet Nga và tất ca ban hửu của con  lephuocsang
cell 8ù-397-9813
TS. LêPhước Sang
Hội truởng HĐTSTƯ GH-PGHH
————————————————
12432 Euclid Street, Gardem Grove, CA 92840
Categories: Hội Đồng Trị Sư | Leave a comment

Obama nói gì sau khi gặp Chủ tịch Sang?

Obama nói gì sau khi gặp Chủ tịch Sang?

Cập nhật: 20:58 GMT – thứ năm, 25 tháng 7, 2013
Tổng thống Obama nói sẽ ‘cố gắng’ thăm Việt Nam trước khi kết thúc nhiệm kỳ

Sau cuộc gặp giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang, Hoa Kỳ và Việt Nam ra tuyên bố chung về quan hệ “đối tác toàn diện” (comprehensive partnership).

Tuyên bố chung, được đăng trên trang web Nhà Trắng, nói ông Obama và Trương Tấn Sang “quyết định xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ để đem lại khuôn khổ tổng thể cho việc thúc đẩy quan hệ”.

Quan hệ này dựa trên các nguyên tắc “tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế, hệ thống chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau”.

Quan hệ mới sẽ tạo ra “cơ chế hợp tác trong các lĩnh vực gồm quan hệ ngoại giao và chính trị, kinh tế, thương mại, khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo, môi trường và sức khỏe, các vấn đề di sản chiến tranh, quốc phòng và an ninh, bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, văn hóa, thể thao và du lịch,” theo tuyên bố chung.

Sau cuộc gặp, Tổng thống Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang có phát biểu trước giới phóng viên.

Xin giới thiệu với quý vị nội dung phát biểu của Tổng thống Obama:

“Tôi hân hạnh được chào đón Chủ tịch Trương Tấn Sang đến Nhà Trắng và Phòng Bầu dục cho cuộc gặp song phương đầu tiên với tôi. Sự kiện này thể hiện tiến bộ vững chắc và củng cố quan hệ giữa hai nước chúng ta.

Rõ ràng tất cả chúng ta đều nhận ra lịch sử vô cùng phức tạp giữa Mỹ và Việt Nam. Từng bước một, chúng ta đã có thể thiết lập một mức độ tôn trọng và tin tưởng nhau, cho phép chúng ta giờ đây loan báo quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước. Điều này sẽ cho phép có hợp tác lớn hơn nữa về một loạt vấn đề từ thương mại đến hợp tác quân sự, công tác đa phương về các vấn đề như trợ giúp thiên tai, trao đổi khoa học và giáo dục.

Chúng tôi cũng thảo luận về các cách thức mà Mỹ và Việt Nam đang tham gia thông qua Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đó sẽ là nỗ lực vô cùng tham vọng để gia tăng thương mại, buôn bán và minh bạch trong quan hệ thương mại ở vùng châu Á Thái Bình Dương. Chúng tôi quyết tâm với mục tiêu tham vọng là hoàn tất thỏa thuận này trước cuối năm vì chúng tôi biết rằng điều này có thể tạo thêm việc làm và tăng đầu tư khắp khu vực và ở hai nước chúng ta.

Chúng tôi đã thảo luận nhu cầu tiếp tục các nỗ lực giải quyết trong hòa bình những vấn đề trên biển đã xảy ra ở Biển Nam Trung Hoa và các nơi khác ở châu Á – Thái Bình Dương. Và chúng tôi đánh giá rất cao quyết tâm của Việt Nam làm việc với ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á để chúng ta đạt được các Quy tắc Ứng xử mà sẽ giúp giải quyết các vấn đề này trong hòa bình và công bằng.

Ông Obama nói cuộc gặp thể hiện tiến bộ vững chắc và củng cố quan hệ giữa hai nước

Chúng tôi đã thảo luận những thách thức mà tất cả chúng ta đối mặt trong các vấn đề nhân quyền. Chúng tôi nhấn mạnh Hoa Kỳ tiếp tục tin rằng tất cả chúng ta phải tôn trọng các vấn đề như tự do bày tỏ, tự do tôn giáo, tự do hội họp. Và chúng tôi đã có đối thoại rất thẳng thắn cả về tiến bộ mà Việt Nam đang đạt được và những thách thức còn tồn tại.

Cả hai chúng tôi tái khẳng định những nỗ lực đã có để giải quyết các vấn đề di sản chiến tranh. Chúng tôi đánh giá rất cao sự hợp tác tiếp tục của Việt Nam trong cố gắng tìm lại những người mất tích và những người đã chết trong chiến tranh. Và tôi tái khẳng định quyết tâm của Hoa Kỳ làm việc với Việt Nam quanh một số vấn đề môi trường và sức khỏe đã tiếp tục nhiều thập niên sau đó, vì chiến tranh.

“Tôi vô cùng trân trọng chuyến thăm của ngài. Nó là dấu hiệu cho sự trưởng thành và bước phát triển kế tiếp giữa Mỹ và Việt Nam.”

Cuối cùng, chúng tôi đồng ý rằng một trong những nguồn sức mạnh giữa hai nước chúng ta là dân số Mỹ gốc Việt ở đây nhưng rõ ràng vẫn duy trì quan hệ mạnh mẽ với Việt Nam. Và trên hết, những quan hệ người với người đó là chất keo có thể tăng cường quan hệ giữa bất kỳ hai quốc gia nào.

Vì thế tôi chỉ muốn nói với Chủ tịch Sang tôi vô cùng trân trọng chuyến thăm của ngài. Nó là dấu hiệu cho sự trưởng thành và bước phát triển kế tiếp giữa Mỹ và Việt Nam. Khi chúng ta gia tăng tham vấn, tăng cường hợp tác, thương mại, trao đổi khoa học và giáo dục, nó sẽ tốt cho sự thịnh vượng và cơ hội của nhân dân tại Mỹ, cũng như tốt cho cơ hội và thịnh vượng của nhân dân Việt Nam.

Vào cuối cuộc gặp, Chủ tịch Sang chia sẻ với tôi bản sao lá thư của Hồ Chí Minh gửi Harry Truman. Và chúng tôi đã bàn về việc Hồ Chí Minh thực sự có cảm hứng nhờ Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp Hoa Kỳ, và những lời nói của Thomas Jefferson. Hồ Chí Minh đã nói ông muốn hợp tác với Hoa Kỳ. Và Chủ tịch Sang bày tỏ rằng ngay cả nếu 67 năm đã trôi qua, thì cũng là điều tốt khi chúng ta còn đang có tiến bộ.

Cảm ơn ngài rất nhiều vì chuyến thăm. Và tôi trông đợi chúng ta tiếp tục hợp tác với nhau.”

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Thế đứng chông chênh của VN

Chuyến thăm nước Mỹ của chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang đang thu hút nhiều bình luận và đồn đoán của công luận. Chuyến đi có gì mới hay chỉ là một động tác bình thường trong bang giao quốc tế?

Thế đứng chông chênh của VN

Chuyến bay của đoàn Việt Nam do chủ tịch nước Trương Tấn Sang dẫn đầu đã hạ cánh trên đất Mỹ, lần thứ hai kể từ khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc, một người đứng đầu nhà nước Việt Nam thăm nước Mỹ. So với người tiền nhiệm là ông Nguyễn Minh Triết, chuyến đi lần này của ông Sang có vẻ được quan tâm nhiều hơn, các bài viết về chuyến đi này trên truyền thông, cộng với nhiều lời đồn đoán trên mạng internet, mà hồi thời ông Triết tại vị chưa phát triển như hiện nay, làm cho không khí rộn ràng hơn, ít nhất trong không gian Việt ngữ, dù biết rằng thủ đô chính trị của nước Mỹ cũng đã quá rộn ràng sau hàng lọat vấn đề làm đau đầu giới hành pháp và ngọai giao, từ Snowden đến Zimmerman, và hậu sự Benghazi hình như cũng còn nhiều lấn cấn.

Bên cạnh vấn đề nhân quyền và tôn giáo cố hữu của nhà nước Việt Nam như một căn bệnh mãn tính, thì có lẽ nguyên nhân quan trọng nhất làm dư luận quan tâm đến chuyến đi này là thế đứng chông chênh của nước Việt Nam hiện tại giữa hai cường quốc, một bên là nước Mỹ cựu thù có vẻ mệt mỏi vì đa đoan thế sự, bên kia là người anh em thù hận ngàn năm nhưng cùng ý thức hệ là Trung Hoa đang hồi sinh, lắm tiền nhiều của do xuất khẩu đồ tiêu dùng, dù mới chỉ có tàu sân bay giả nhưng cũng đã lên vũ trụ. Nước Mỹ thì ở xa nhưng nhiều hấp dẫn với một tiềm lực kinh tế mạnh mẽ và gần hai triệu người Việt vẫn hằng ngày đọc tin tức từ Việt Nam. Nước Trung Hoa gần bên nhưng thiếu đất và khát tài nguyên, lăm le muốn tạo nên cuộc chơi mới trên bàn cờ thế giói Made in China.

Trước chuyến thăm này chỉ vài tuần lại là chuyến thăm cũng của ông Trương Tấn Sang đến Bắc Kinh làm nhiều người quan tâm đến thế sự nảy sinh đồn đoán rằng thì là do Bắc Kinh mà có Washington, rằng Bắc Kinh o ép quá nên ông Sang và chính phủ Việt Nam phải tức tốc sang Hoa Kỳ. Và trước đó nữa là liên tục các vụ tấn công ngư dân Việt Nam của người Trung quốc trên Biển đông.

Kết thúc chuyến đi Bắc Kinh vẫn là những lời tuyên bố thắm tình hữu nghị theo công thức cộng sản, tuy nhiên người lạc quan vẫn hy vọng, như tiến sĩ Nguyễn Nhã, một người nghiên cứu về Biển Đông phát biểu với Nam Nguyên sau chuyến thăm Bắc Kinh của ông Sang như sau,

“Mọi người đều biết rõ ý đồ Trung Quốc hiện nay như thế nào ở Biển Đông cũng như trên thế giới. Dĩ nhiên Việt Nam là một nước nhỏ và ở bên cạnh Trung Quốc. Tôi nghĩ những hoạt động của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, cũng như tất cả các hoạt động ngoại giao thì chắc chắn sẽ góp phần làm cho căng thẳng ngày càng giảm đi, nhưng trong thực tế chính trị là vấn đề rất phức tạp.”

Chính trị càng phức tạp hơn nữa khi ngòai quan hệ giữa hai quốc gia bình thường với các xung khắc quyền lợi của chúng, Việt Nam và Trung quốc lại cùng chia sẻ (hoặc có thể làm ra vẻ chia sẻ) một ý thức hệ, cùng một cách cai trị mà không còn tồn tại ở bất cứ đâu trên thế giới này ngòai hai nơi khá kỳ cục là Bắc Hàn và Cuba. Một hệ thống tòan trị đã phủ lên nước Việt nam hơn nửa thế kỷ qua, đi sâu vào từng ngóc ngách thôn xóm, một di sản lịch sử mà những cái đầu duy lý nhất chắc chắn sẽ rất cẩn trọng khi muốn tháo dỡ.

Ngoài ra, định mệnh đã cho dân tộc Việt Nam một vị trí địa chính trị đầy sôi động và phức tạp. Vài ngàn năm trước, đất Việt chính là mối tiếp nối giữa hai thế giới, một bên là Trung Hoa của Khổng giáo tôn ti trật tự cùng những cuộc chinh phục bằng cơ bắp, còn bên kia là Ấn độ mưa mùa hay chinh phục người khác bằng triết lý và thơ ca. Vài trăm năm trước đây, Việt Nam lại là nơi giằng xéo giữa một bên là đế quốc Đại Thanh mòn mỏi với những lề thói già nua, còn bên kia là chủ nghĩa tư bản phương Tây đang lên đầy sức sống. Và chỉ mới mấy chục năm nay thôi, đất nước này đã từng là ranh giới khốc liệt giữa thí nghiệm cộng sản và phần còn lại của thế giới.

Có vẻ một lần nữa nước Việt lại đứng giữa hai thế giới với chính sách chuyển trục sang Á Châu của nước Mỹ được khẳng định trong vài năm gần đây.

Làm sao để cân bằng?

 

image-1-250.jpg
Đại diện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại sân bay quân sự Andrew chiều 23/7/2013. Photo courtesy of tienphong.vn

 

Trong tương quan địa chính trị, quyền lợi, ý thức hệ đầy phức tạp như thế, Việt Nam đã và đang tìm thế cân bằng giữa hai cường quốc đứng đầu thế giới hiện nay. Tiến sĩ Vũ Tường, khoa chính trị Đại học Oregon, nói chuyện với chúng tôi từ Việt Nam,

“Vấn đề Việt Nam sử dụng chính sách đu dây đã được nói đến từ lâu. Tôi không có kỳ vọng vào chuyến thăm này.”

Tuy nhiên cũng có một vài khác lạ trong chi tiết về phái đòan của chủ tịch nước lần này đến Washington. Trước ngày ông Sang lên đường đã có một bức thư của nhiều nhân sĩ trí thức trong nước nhắn nhủ ông nhân cơ hội này tìm cách giải “Hán hóa”, ý nói thóat ra khỏi ảnh hưởng của người Trung quốc. Trong đòan cũng có nhiều chức sắc tôn giáo, rõ ràng là sang Mỹ với mục đích tìm kiếm sự đối thọai với cộng đồng Việt Nam tại Mỹ về những vấn đề nhân quyền và tôn giáo, điều mà chính giới Mỹ lúc nào cũng gây sức ép lên chính quyền của tổng thống Mỹ.

Sự hiện diện của nhóm người này chưa biết có gây nên hiệu quả nào lớn hơn chuyến thăm lần trước của chủ tịch Triết hay không, nhưng đó có lẽ là một tín hiệu cho thấy những người cầm quyền Việt Nam coi trọng hơn sự vận động chính trị tại Mỹ, chứ không đơn thuần nghĩ rằng chỉ cần tư bản Mỹ vào Việt Nam là đủ. Bên cạnh đó, sức ép của những ý kiến chống lại sự thân tình cộng sản Việt-Hán cũng dường như ngày càng mạnh lên với bức thư của các nhân sĩ trí thức, dù nó chỉ mới được biết đến bởi những ai tiếp xúc được với internet.

Cách đây hơn 2000 năm, sử gia Hy lạp là Thucydides có viết về mối liên quan giữa một đế quốc và một tiểu quốc bên cạnh như sau: Khi thế giới chuyển động thì chỉ có một vấn đề trong sự tương quan sức mạnh, kẻ mạnh làm cái gì mà họ muốn, còn kẻ yếu chịu đựng cái gì họ phải chịu.

Trong trường hợp Việt nam, sự chịu đựng đó còn trầm trọng hơn bởi trò đu dây giữa một rừng gươm giáo. Một bên là những tôn ti trật tự cũ cộng với sự cầm quyền của ý thức hệ, một bên là xã hội mở nhiều hấp dẫn nhưng cũng gây lo âu vì niềm tin không đủ lớn.

Cách đây hơn mười năm, một sử gia người Nhật chuyên nghiên cứu về Việt Nam là giáo sư Tsuboi từ đại học Waseda đã khái quát tình hình nước Việt Nam thời Tự Đức, thời kỳ chuyển tiếp quan trọng của Việt Nam, trong một cuốn sách có nhan đề: Nước Đại Nam giữa đế quốc Pháp và Trung Hoa. Nay, Trung hoa không còn là Đại Thanh nữa, Hoa Kỳ cũng chẳng phải là đế quốc của Napoleon đệ tam, nhưng chủ đề Việt Nam giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa có thể là viễn cảnh sẽ còn kéo dài chưa thấy đường chân trời.

 

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

THƯ TRẦN TÌNH PGHH-PGHH

Kính chuyển đến chư qúi đồng đạo và BTS khắp nơi: Tiếng nói và lời yêu cầu quan tâm đến hiện tình PGHH trong nước.

 
Thánh Địa Hòa Hảo, ngày 9/7/2013

THƯ TRẦN TÌNH
 

Kính gởi

– Quí BTS//PGHH Hải Ngoại Các Cấp tại Hoa Kỳ.

– Quí BTS/PGHH Hải Ngoại, Các Cấp tại Canada, Úc Châu, 
Âu Châu .
– Quí Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại. 

Trước tiên chúng tôi xin thay mặt bà con đồng đạo quê nhà, chân thành kính lời chúc sức khỏe, chúc phúc an lành và thịnh vượng đến toàn thể quí cộng đồng PGHH hải ngoại, quí cộng đồng Việt kiều khắp nơi trên thế giới. Cảm ơn quí vị thời gian qua đã không ngừng quan tâm giúp đỡ về tinh thần lẫn vật chất, hỗ trợ tích cực cho các phong trào đấu tranh “Giữ Đạo Chờ Thầy” của đồng đạo tâm huyết nơi quê nhà, góp phần lớn lao bảo vệ và vinh danh nền Đại Đạo của Tổ, 
Thầy suốt thời kỳ pháp nạn thường xuyên xảy ra .

Thưa quí vị, 
Lâu nay, do tính ưu việt chân chính, sáng chói nhiệm mầu của nền Giáo lý Phật Giáo chân truyền, nên PGHH luôn là đối tượng bị chỉ trích, xuyên tạc của nhiều xu hướng tà tây đố kỵ. Nhất là lĩnh vực văn hóa, tư tưởng, lịch sử…Trước đây đã từng xảy ra nhiều vụ phỉ báng trên sách báo qua các đầu đề: Dòng sông thơ ấu, Sư thúc Hòa Hảo, Tướng phường tuồng…Tâm thư phục đạo, VCD Vạn linh tịnh độ… Nhìn chung những tác phẩm độc hại trên chỉ xuyên tạc khía cạnh lẻ tẻ, vu vơ. Đặc biệt gần đây, sự việc Học viện PGVN tại TP/HCM đã trở thành “Tâm điểm” phỉ báng Đạo PGHH có sự cộng tác của nhiều người, họ dồn tổng lực xuyên tạc, nhục mạ nhằm triệt hạ tận góc rễ nền Phật giáo bản địa (PGHH) bằng cả tính pháp lý. “Đồng hội, đồng thuyền” trong sự công kích bất chính này, ngoài tập luận văn ác kiến của kiêu sinh Thiện huệ còn có phần giải thích sai suyển tôn danh Phật Giáo Hòa Hảo trong quyển Tự Điển Phật Học của hòa thượng Thích Minh Châu, có cả giáo sư Minh Chi hướng dẫn và Hội đồng điều hành Học viện khóa IV phê duyệt “luận văn đạt yêu cầu”. Thủ phạm chính thực hiện hành vi “Vi hiến và phạm Thánh” trong luận văn tốt nghiệp đề tài: “Thực chất của đạo Hòa Hảo” là tăng sinh Thích thiện huệ với ý đồ cực kỳ thâm độc, nham hiểm, thái độ hết sức kiêu căng hỗn láo. Hắn không tiếc lời phỉ báng Đức Huỳnh Giáo Chủ bằng lời lẽ thô lỗ nặng nề, dùng ma thuyết ngoại đạo công kích giáo lý PGHH còn miệt khinh rằng: “Đạo Hòa Hảo là đạo của những người thất học” hắn lại ngoan cố truy cùng, đuổi tận đã nhiều lần phủ nhận và tướt đoạt tư cách pháp nhân của đạo Phật Giáo Hòa Hảo đến cuồng ngông táng tận, khác nào ma vương phá đạo. Thế mà các thiền sư tiến sĩ trong Học viện PGVN/TP/HCM không biết có còn tu “chánh kiến” nữa không mà đến hai lần phê duyệt “Luận văn đạt yêu cầu”? Lại còn tưởng thưởng cho học trò “cưng” của mình một bằng cấp cử nhân Phật học, đặc biệt còn nâng cấp cho y sang du học ở trường Quốc tế. (University of Pune Ấn Độ thuộc phân khoa Triết, cuối năm 2013 sẽ ra trường với bằng Tiến sĩ). Phẫn uất trước sự chống phá hết sức cực đoan thù địch đến trắng trợn của ranh tăng Thích Thiện Huệ. Cộng đồng PGHH trong và ngoài nước đồng loạt phản ứng viết nhiều đơn khiếu nại, kiến nghị, thư phản đối, kháng thư… gửi dồn dập đến học viện PGVN tại TP/HCM và các cơ quan hành pháp chức năng khác.Tính đến nay đã có hàng trăm văn bản gởi đi,ròng rã hơn bảy tháng trời, nhưng về phía nhà chức trách vẫn chưa vào cuộc để “An dân”, công lý cũng im lìm không hề phán xét, phía Học viện PGVN tại TP/HCM chỉ ra vỏn vẹn một văn bản “Phúc đáp…” hứa suông về hình thức kiểm điểm qua loa mà cũng chưa thực hiện tối thiểu điều gì. Khiến sự phẫn uất của cộng đồng PGHH càng thêm dâng cao khó kiểm soát. 

Nay đã đến giai đoạn phát đơn khởi kiện ra tòa, cũng không có tín hiệu lạc quan. Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại TP/HCM chưa hồi báo, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh An Giang trả lại hồ sơ và chỉ dẫn khiếu nại đến Ban Tôn giáo Chính phủ hoặc Hội đồng trị sự PGVN. Xem như việc kiện cáo được đưa trở về điểm xuất phát khiếu nại ban đầu, đúng cái nơi quản lý tôn giáo cao nhất cũng vừa là nơi“vô tư” nhất đối với vụ việc nghiêm trọng lần này, vì họ chưa từng “Đả động bên nào” phó mặc cho “Rồng, cọp” tranh đương, tuy đã có nhiều đơn bức xúc của tín đồ PGHH gửi tới. Kể ra công việc đệ đơn trình tấu xem như “gởi sớ cho hạc”. Đây chính là một vấn đề rất nan giải! 

Dù vậy, tinh thần đấu tranh vì chơn lý, vì chính nghĩa đòi công lý của cộng đồng PGHH nạn nhân quyết không dừng lại bất kể thời gian, bất chấp hi sinh gian khó. Hơn 7 tháng qua đồng đạovẫn tiếp tục đi gõ cửa dặm đi, dặm lại nhiều lần hầu hết các cơ quan Hành pháp, kiện đến cơ quan Tư pháp, tới đây sẽ lần dò đến cơ quan Lập pháp, cũng không mấy hy vọng, nhưng phải khiếu nại cho giáp vòng, may ra sẽ tìm được sự trợ giúp bất ngờ từ phía các nhà soạn thảo Hiến pháp, các vị đã từng ký ban hành các Đạo luật Quốc gia, lẽ nào lại không nóng ruột khi có những cá nhân, tổ chức ngang nhiên vi Hiến và phạm pháp mà không bị xử lý. Nếu thật sự rủi ro, cả ba hệ phân quyền của Đất nước đều quây lưng trước nỗi oan tình của người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, thì chúng ta chỉ còn cách ngữa mặt lên Trời mà hát câu: “Thiên lý dị nhiên” thôi! Và đến đây, có lẽ là cùng đường trên tiến trình đấu tranh tuân theo luật pháp Quốc gia, vì phía trước không có một chút tia sáng cuối đường hầm. Lúc ấy, đành phó thác cho ý thức và căn cơ của đa số cộng đồng “tính sao thì tính” vậy! 

Nhận thức khách quan cho thấy hình như công cuộc đấu tranh này đang thiếu một tố chất xúc tác cần yếu nào đó, một là “ Cơ Trời ”, hai là “Quốc tế”. Trời thì cao viễn, chưa đủ cơ duyên khó cầu, Quốc tế thì đất rộng, biển to, thiếu phương tiện và nhân duyên khó gặp! “Nước xa khó chữa lửa gần”. Thực trạng hoang mang này, cộng đồng PGHH quê nhà ví như một đoàn người đang lạc giữa rừng hoang, xung quanh toàn là hầm hố cạm bẫy, tiếng kêu cứu khó thấu trời xanh, chẳng lẽ phải chờ chết thảm giữa cánh rừng già một cách tức tưởi thế ư! 

Linh cảm cho biết, vẫn còn một xuất lộ cầu may, là trông cậy vào vai trò trung gian vận động của Việt kiều PGHH hải ngoại. Chủ yếu dựa vào quí vị là những yếu nhân tối cần, hầu cứu vãn tình thế như: Chòm sao Bắc đẩu soi đường giữa trời đêm cô tịch. Sẵn môi trường giao lưu thuận lợi, quí vị lại từng sống và làm việc nơi những quốc gia dân chủ tiên tiến, có kinh nghiệm giao tiếp nhiều nơi, có tình cảm và uy tín với các tổ chức Tôn Giáo Thế giới … Hoa kỳ và Úc Châu, Âu châu là trung tâm giao lưu Quốc tế tầm cỡ có ảnh hưởng toàn cầu. Tiếng nói từ mối giao hảo thân thiện ngoại giao của quí vị chắc chắn tranh thủ được nhiều sự trợ giúp quan trọng, là cơ hội đối ngoại tốt trong việc thương lượng ôn hòa, thân thiện với các cơ quan quản lý Tôn giáo tại VN để cùng hài hòa tháo gỡ vướng mắc rất đáng quan tâm. Cơ hội giải oan cho PGHH trong sự cố học viện lần này có khả năng mang lại kết quả hữu hiệu như mong đợi, tất cả đều kỳ vọng vào sự vận hành ngoại giao khéo léo của quí vị. 

Theo tâm trạng chung của cộng đồng PGHH quốc nội hiện nay là: Rất trông đợi kết quả tốt lành từ phía quí vị trong việc xúc tiến tổng hợp các chứng cứ trích đoạn từ tập luận văn tốt nghiệp của Thích thiện huệ, sớm gởi đến các cơ quan có trách nhiệm chủ quản du tăng sinh VN du học tại Ấn Độ để kịp thời đề xuất biện pháp chế tài. Với kinh nghiệm sở trường vốn có, đây là việc làm trong tầm tay của quí vị.

Hiện nay theo chúng tôi được biết: Tăng sinh Thích thiện huệ đang theo học tại trường University of Pune Ấn Độ thuộc phân khoa Triết. Có thể liên hệ Tòa đại sứ Ấn Độ tại Hoa Kỳ, Canada và tại Úc Châu,Âu châusẽ có thêm nhiều thông tin cần thiết. 

Thưa quí đồng đạo hải ngoại. 

Có lẽ do tính hiếu hòa và lòng nhân nhượng cố hữu của một cộng đồng sức yếu thế cô, nên PGHH thường bị ngược đãi, phỉ báng thậm tệ, ngay như tăng sinh tầm thường hạ đẳng như T T huệ mà còn tỏ ra hống hách kiêu căng, miệt khinh hỗn láo, thóa mạ cả cộng đồng PGHH chúng ta một cách vô cớ mà vẫn an nhiên tự tại, trong khi chúng ta là nạn nhận vô tội vạ phải chịu nhiều đắng cay tủi nhục.. Nghĩ tủi cho thân phận Đạo nhà, đã từng lừng danh là một tông phái Phật giáo dân tộc chính thống đường bệ, Đức Giáo Chủ là một cổ Phật lâm phàm, oai đức rộng lớn trùm phủ càn khôn, được cả thế giới tôn vinh, Thần Tiên kính phục, lại vô cớ bị lũ ma trơi phỉ báng nặng lời. Thảm thay vì “Thời quây vận kiểng” cộng đồng chúng ta đành co cụm vào nơi ẩm thấp để chịu nhục nhằn, đau đớn biết bao! 

Tuy nhiên, dù hoàn cảnh nghiệt ngã thế nào, tinh thần bảo pháp phải luôn được nêu cao. Chúng tôi những tín đồ PGHH tuy thấp cổ bé miệng vẫn luôn thể hiện tiết tháo của những nhà tu hành chân chính, bất chấp gian nguy, quyết đi đòi công lý đến cùng dù phải trả giá đắc bao nhiêu ! Những mong kiều bào đồng đạo khắp năm Châu giúp vùa thêm nghị lực, ý chí để cùng quyết tâm thống nhứt đòi lại sự công bằng cho đoàn thể, hầu bảo toàn danh dự và giá trị thiêng liêng của nền chánh đạo chân truyền, vốn đã bị chỉ trích, phỉ báng một cách nghiệt cay vô lý. Trong lòng chúng ta đừng quên lời nhắc nhở của Đức Tôn Sư: 

“Nhưng cũng chỉ vừa lời với vốn,
Dại gì phải chịu trả ngông nghênh”.

Để thắt chặt nhịp cầu duyên bảo pháp lâu dài vững chắc. Tất cả đồng đạo tâm huyết nơi quê nhà luôn luôn trân trọng sự trợ giúp nhiều mặt của quí vị Việt kiều PGHH Hải ngoại tại Hoa Kỳ, Canada, tại Úc Châu, Âu châu và cộng đồng kiều bào khắp nơi trên thế giới. Rất mong được cùng gắn kết liên giao, kỳ vọng vào sự vận động thân thiện của quí vị, kịp thời tháo gỡ sự cố học viện cho suôn sẻ, công bằng, nhằm duy trì bền vững tinh thần “Giữ Đạo Chờ Thầy” hầu đền đáp phần nào hồng ân Tam Bảo. 

Trước khi dứt lời tâm ý trần tình, một lần nữa chúng tôi thay mặt cộng đồng PGHH quê nhà chân thành cảm ơn tinh thần hào hiệp của tất cả quí Ban Trị Sự PGHH Hải ngoại các cấp tại Hoa Kỳ, Canada và tại Úc Châu, Âu châu, cộng đồng kiều bào hải ngoại khắp năm Châu, cộng đồng đa sắc tộc bổn quốc liên bang Hoa Kỳ và liên bang Úc. 

Xin gởi lời chúc sức khỏe và lời nguyện cầu ơn trên Thầy, Tổ ban phước lành cho tất cả quí vị.


Trân trọng kính bút
 

Nhóm đồng đạo tâm huyết quê nhà.
Categories: Hội Đồng Trung Ương | Leave a comment

Nhận định về đối thoại nhân quyền Việt- Mỹ

10:00:am 21/04/13 | Tác giả: 

 

USA Vietnam FlagNhân quyền là giá trị nền tảng của nước Mỹ cho nên trong quan hệ với những nhà nước độc tài toàn trị đây là một điều tế nhị có khi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối bang giao.

Không phải lúc nào nước Mỹ cũng coi nhân quyền là mục đích tối thượng trong chiến lược của mình nhưng nhân quyền vẫn là những ràng buộc mà nước Mỹ vẫn phải tôn trọng và giải quyết để nước Mỹ đạt được mục đích ngoại giao mà không làm tổn thương hình ảnh của mình với tư cách là một siêu cường lãnh đạo thế giới và không phản bội lại niềm tin khai sáng và nhân bản khi hình thành Hiệp chúng quốc Hoa kỳ.

Giá trị nhân quyền thăng trầm tùy nhu cầu của thời cuộc và quan điểm của từng chính phủ.

Tổng thống Obama và đảng Dân chủ đặt nhân quyền vào một vị thế khá cao trong chính sách ngoại giao của mình tuy nước Mỹ phải bước vào cuộc cạnh tranh toàn cầu với những cường quốc đang trên đà trổi dậy như Trung cộng, Nga, Ấn độ, Nhật bản .

Những quốc gia này không theo đuổi giá trị nhân quyền, bảo vệ và thăng tiến nhân quyền trên thế giới không phải là mục tiêu của họ nên trong quan hệ với các chế độ độc tài họ luôn có nhiều lợi thế so với Hoa kỳ. Điều này đặt ra cho nước Mỹ sự lựa chọn càng ngày càng khó khăn trong việc bảo vệ quyền lợi của nước Mỹ và trung thành với giá trị nền tảng mà Hoa kỳ thiết lập.

Chính vì biết được điều này nên các chế độ độc tài đã khai dụng tối đa để thủ lợi trong quan hệ với Mỹ, tranh thủ được đầu tư, hợp tác, viện trợ mà không nhượng bộ hoặc nhượng bộ rất ít trong hồ sơ nhân quyền mà Mỹ đòi hỏi khi thiết lập bang giao. CSVN là một điển hình nổi trội .

Năm 2012 với sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và có hệ thống của Đảng CSVN, chính phủ Hoa kỳ buộc phải hủy bỏ cuộc đối thoại nhân quyền thường niên với Hà nội để phản đối.

Nhưng chính phủ Mỹ biết rằng cắt đứt hoàn toàn kênh đối thoại nhân quyền với Hà nội không phải là thượng sách để giúp thăng tiến nhân quyền tại VN và bảo vệ quyền lợi của Mỹ. Nước Mỹ coi đối thoại nhân quyền là một cơ hội để Mỹ áp lực với chế độ CSVN, và với sự kêu gọi từ Hà nội chính phủ Mỹ quyết định tiến hành vòng đối thoại nhân quyền vào ngày 12/04/2013.

Trước khi vòng đối thoại nhân quyền mở ra, tờ Quân đội nhân dân và Nhân dân, hai cơ quan ngôn luận chủ chốt của đảng CS đã có bài chỉ trích nặng nề ông Daniel Baer phó phụ tá Ngoại trưởng Hoa kỳ đặc trách nhân quyền và lao động, một nhân vật mà Hà nội phải đối thoại.

Nhiều người cảm thấy khó hiểu việc làm của đảng CSVN, ai lại đi chỉ trích người mà mình yêu cầu đối thoại ?

Tiếp theo những chỉ trích ông Baer và chính phủ Hoa kỳ, nhà cầm quyền cộng sản đã tiến hành một đợt tấn công các nhà dân chủ, các blogger cổ xúy nhân quyền, các tôn giáo bị Hà nội đặt ra ngoài vòng pháp luật. Như việc tấn công tư gia của blogger Huỳnh thục Vy bằng nước cá và phân thối như đã từng làm trước đây với cụ Hoàng minh Chính, bà Trần khải Thanh Thủy, bà Bùi minh Hằng. Tấn công và làm bị thương anh Nguyễn chí Đức một cựu đảng viên CS, nhà yêu nước và vận động dân chủ, hành hung và sách nhiễu Giáo hội Phật giáo Hòa hảo, vào chùa Giác Hoa thuộc giáo hội Phật giáo VN thống nhất do Hòa thượng Viện trưởng Viện Hóa đạo Thích Viên Định trụ trì để nhiễu sự.

Ngay trong ngày đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ đang diễn ra công an CSVN đã hành hung và xúc phạm bà Trần thị Hồng vợ Mục sư Nguyễn công Chính người đang chịu 11 năm tù vì lý do tôn giáo và chính trị, ngăn cản không cho Bác sĩ Phạm hồng Sơn và Luật sư Nguyễn văn Đài đến gặp phái đoàn Ngoại giao Hoa kỳ theo lời mời của phái bộ Ngoại giao Mỹ.

Dư luận trong và ngoài nước và cả Tòa Đại sứ Hoa kỳ bất bình vì thái độ bất nhất của nhà cầm quyền Hà nội .

Thái độ bất nhất và khinh thường công luận cũng như cách hành xử phản văn minh theo tập quán quốc tế của đảng CSVN đã dẫn đến những nhận định khác nhau.

Có quan điểm cho rằng đây là kế hoạch phá bĩnh của cánh bảo thủ thân Trung cộng không muốn vòng đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ thành công để đạt được sự xích lại gần nhau hơn giữa Hà nội và Washington, trong bối cảnh an ninh khu vực và toàn cầu đang có nhiều chuyển biến phân cực mạnh và nguy hiểm. Trong bối cảnh đó Mỹ đang mở rộng vòng tay để đón nhận Hà nội vào một chiến lược bao vây và kiềm chế Trung cộng.

Trước mắt là việc Mỹ mở cửa để Việt nam bước vào Hiệp định thương mại  xuyên Thái bình dương TPP và sau đó là một sự hợp tác sâu rộng hơn về an ninh và quân sự giữa hai cựu thù.

Nhưng theo quan điểm của cá nhân tôi đây là sở trường của đảng CSVN.

“Vừa đánh vừa đàm” là một chiến thuật được sử dụng rộng rãi và liên tục của các đảng CS từ CS Trung hoa đến CS Việt nam, “đánh cứ đánh, đàm cứ đàm”, “vừa đánh vừa đàm”.

Với chiến thuật này Hà nội không buông bỏ cơ hội nâng cao quan hệ đối tác với Mỹ để đẩy mạnh thương mại và đầu tư giúp chế độ sống còn và phát triển, nhưng cũng không tiến tới một thỏa hiệp nào cả để Hà nội phải làm những gì mà Mỹ yêu cầu bằng văn bản giấy trắng mực đen.

Theo tôi đây là chính sách nhất quán của Hà nội từ lâu nay để đối phó với những đòi hỏi mở rộng dân chủ và tôn trọng nhân quyền của Mỹ

“Vừa đánh vừa đàm” giúp Hà nội tiếp tục duy trì quan hệ đối thoại và hợp tác với Mỹ nhưng cũng không làm họ suy yếu quyền lực hoặc không rơi vào quỹ đạo của Mỹ.

Đây là sách lược của CSVN trong mọi giai đoạn, mọi tình huống.

Điều này được chứng minh cụ thể khi mới đây ngày 17/04/2013 Lương thanh Nghị, phát ngôn nhân bộ Ngoại giao VN khẳng định trong cuộc họp báo rằng nhà cầm quyền CSVN “đã tạo mọi điều kiện thuận lợi” để phái đoàn Ngoại giao Mỹ tiếp xúc với các nhà vận động Dân chủ ?!

Một sự dối trá trơ trẽn đến tận cùng nhưng không phải là lần đầu và ngoại lệ.

Đây là chỉ dấu cho thấy nhận định trên là hoàn toàn đúng.

Tập đoàn lãnh đạo CSVN là một, họ có một quan điểm nhất quán đó là chống Mỹ và Khối Tự do, chống lại giá trị Dân chủ- nhân quyền giữ vững sự độc tôn cai trị không chia sẻ quyền lực với bất cứ ai để làm cho quyền lực tuyệt đối bị suy thoái dẫn đến sụp đổ chế độ.  Vì họ biết rằng một khi chế độ độc tài sụp đổ thì với tội ác cao như núi khó lòng thoát khỏi sự trừng phạt của Luật pháp và khối tài sản khổng lồ mà họ tích tụ được trong thời gian cầm quyền sẽ bị tịch thu sung công quỹ. Đây là một cơn ác mộng với họ và gia đình cho dù họ biết rằng con đường Dân chủ hóa sẽ đưa đất nước đến văn minh tiến bộ vượt bậc như các nước Đông Âu.

Với lãnh đạo chóp bu đảng CSVN thì chỉ có một chọn lựa duy nhất là trung thành với đàn anh Trung cộng, tìm sự hậu thuẫn từ đàn anh để duy trì quyền lực và tài sản cho dù kết quả là đưa đất nước và dân tộc vào vòng nô lệ Trung hoa một lần nữa. CSVN bất chấp mọi hậu quả xấu đối với dân tộc miễn sao họ được an toàn và tiếp tục hưởng đặc quyền đặc lợi.

Những nhân vật lãnh đạo CSVN như những thuyền trưởng thà chết cùng con thuyền chứ không bỏ thuyền vì quyền lực và tài sản kếch xù do ăn cướp mà có được cùng tính mạng của họ chung chia số phận với con thuyền chế độ. Họ có lý do để liều mạng chỉ tội nghiệp cho những đảng viên CS cấp trung và cấp thấp phải chịu chết oan cùng họ.

Tại đây chúng ta thấy rõ mâu thuẫn giữa giới lãnh đạo chóp bu của đảng CS và những đảng viên cấp dưới.  Những đảng viên cấp trung và cấp thấp không có lý do gì để liều thân bảo vệ giới lãnh đạo chóp bu. Họ không bị đe dọa phải chịu sự trừng phạt của luật pháp và nhân dân một khi chế độ sụp đổ, họ cũng không nhận được những quyền lợi to lớn, kếch xù để phải hy sinh vì nó.

Họ chỉ là những công cụ được giới lãnh đạo chóp bu sữ dụng để tiếp tục duy trì quyền lực và tài sản, họ chỉ là những viên đá lót đường, những viên gạch xây nên đài “vinh quang” và tội ác cho giới lãnh đạo chóp bu của Bộ chính trị và Trung ương đảng.

Mâu thuẫn này sẽ bùng nổ khi thế giới và khu vực có biến động lớn như chiến tranh Trung- Nhật chẳng hạn.

Ai dám đoan chắc là chiến tranh sẽ không xảy ra trong khu vực mang tầm vóc chiến lược này kéo theo sự tham chiến của Mỹ và cả Khối Nato ?

Thế giới và vạn vật luôn vận động và quá trình vận động này tạo ra mâu thuẫn giữa các thế lực, làm sự quân bình và trật tự vốn có không còn phù hợp nữa tiến tới một sự thay đổi để tạo lập một thế quân bình mới, một trật tự mới. Quy luật này đúng với cục diện hiện hiện nay tại khu vực Đông Á –Thái bình dương khi TC trổi dậy như vũ bão phá vỡ trật tự hiện có và chiến tranh là để hình thành một trật tự mới.

Nhưng cái thiện luôn thắng cái ác, thế giới Tự do và Hoa kỳ đủ mạnh để xác lập một trật tự mới trên thế thượng phong, bảo vệ quyền lợi của Mỹ và các nước đồng minh, các quốc gia nhược tiểu cũng may mắn mà thoát khỏi nanh vuốt của TC, tham vọng thay đổi trật tự thế giới của TC sẽ đẩy TC vào hố thẳm và bị phân liệt từng mảnh.

Sự quay trở lại vùng Đông Á của Hoa kỳ là một sự chuẩn bị tất yếu.

Những người CS cấp trung và cấp thấp phải biết điều này để tự cứu mình trước khi quá trể, đừng để mình bị hy sinh, bị lợi dụng như một quân cờ một phương tiện trong tay Bộ chính trị và Trung ương đảng CSVN.

© Huỳnh ngọc Tuấn

© Đàn Chim Việ

Categories: Tin Hoa Kỳ | Leave a comment

Blog at WordPress.com.