Monthly Archives: August 2013

Đức Huỳnh Phú Sổ chủ trương toàn dân chánh trị

11:21:pm 15/03/12 | Tác giả: 

Đức Huỳnh Phú Sổ chủ trương toàn dân chánh trị

Đức Huỳnh Phú Sổ

Nghĩ đến Đức Thầy ta thường nghĩ đến vị Giáo chủ Phật Giáo Hòa Hảo, một tôn giáo phát sinh trong lòng dân tộc với hơn 7 triệu tín đồ lấy giáo lý nhà Phật làm căn bản hành đạo. Ít người biết được Đức Thầy là người sáng lập đảng Dân Xã, một Tổ Chức chính trị theo nguyên tắc “chủ quyền ở nơi tòan thể nhân dân”, chủ trương “tòan dân chánh trị” và “chống độc tài bất cứ hình thức nào”.

Kỷ niệm 65 năm ngày Đức Thầy thọ nạn, người viết xin được chia sẻ vài suy nghĩ về tư tưởng tòan dân chánh trị. Để tôn trọng những văn bản người xưa để lại, bài viết xin được dùng cụm từ chánh trị thay vì chính trị.

Làm Chánh Trị Là Yêu Nước

Ngày 9-3-2012 vừa qua phóng viên Đài Á Châu Tự Do Đỗ Hiếu đã phổ biến bài về Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Ông cho biết quan niệm của Tỳ Kheo Thích Pháp Huyền, trụ trì Tịnh Xá Phước Huệ,thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ở Định Quán thì mọi sinh hoạt tôn giáo tại Việt Nam đều được tự do, thoải mái: “Khi có lễ lộc hay bất cứ việc gì đều được nhà nước ủng hộ, chứ không có gì khó khăn, Mô Phật, đúng như vậy. Mình là người tu hành thì nhà nước rất tán đồng, hoan hỷ. Mình cứ tu theo giáo lý Đức Phật, không tham gia về chánh trị, thì chùa chiền được mở rộng, không có khó khăn gì.”

Trước cảnh nước mất về tay Trung cộng, nhà tan vì độc tài cộng sản vẫn có những Tỳ Kheo chỉ theo giáo lý, chỉ lo mở chùa, chỉ lo đắp tượng, quên đi cảnh nước mất nhà tan mới hiểu được hòan cảnh 65 năm về trước. Vào tháng 4 năm Ất Dậu (1945) Đức Hùynh Phú Sổ có đặt câu hỏi với tín đồ như sau: “Tôi là một nhà tu hành, lẽ thì vào chốn non cao, núi thẳm tu tâm dưỡng tánh, cớ nào hôm nay lại xen vào chánh trị?!” Không ai nói gì Đức Thầy có vẻ buồn, cau chân mày và ngâm bài thơ tứ tuyệt dưới đây:

Yêu nước bao đành trơ mắt ngó,

Thương đời chưa vội ẩn non cao.

Quyết đem tâm sự tâu cùng Phật,

Coi lệnh từ bi dạy lẽ nào.

Nhờ uy tín và dấn thân đấu tranh chánh trị, sau đảo chánh Pháp 1945 Đức Thầy được bầu làm thủ lãnh của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất gồm nhiều Tổ Chức Tôn Giáo, Tổ Chức Dân Sự Xã Hội, Tổ Chức Chánh Trị và Nhân Sĩ. Một điều không thể phủ nhận nếu thiếu đi sự tích cực tham gia chánh trị của Đức Thầy, của những Tổ Chức Quốc Gia, và những Cá Nhân không chấp nhận cộng sản thì đã không có một miền Nam tự do (1954-75), một Hải ngọai chống cộng và một quốc nội đang sửa sọan đứng lên giải thể cộng sản như ngày nay.

Đến ngày 21-9-1946, Đức Thầy loan báo đã thành lập một đảng Chính Trị lấy tên là Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng, gọi tắc là đảng Dân Xã. Qua lời loan báo Đức Thầy kêu gọi: “Tất cả anh em tín đồ nếu thấy mình còn nặng nợ với non sông tổ quốc, thương nước thương dân hãy tham gia mà tranh đấu. Ðây (đảng Dân Xã) là phương tiện để anh em tín đồ hành sử Tứ Ân“.

Sau này Ðức Huỳnh Giáo Chủ giải thích rõ hơn: “…mặc dù tôi ở trong địa hạt Phật giáo, nhưng có quyền riêng là gia nhập Việt Nam Dân Xã, nó hợp với quan niệm tranh đấu chánh trị của tôi. Cái quyền nhập đảng ấy, anh em Công giáo, Cao đài, Tịnh độ cư sĩ vẫn có cũng như tôi. Hiện nay tôi là đảng viên của đảng Dân Chủ Xã Hội và có rất nhiều anh em ở Hậu giang cũng đã vào đảng Dân Xã. Khi đã vào đảng đều tuân kỷ luật của đảng trong sự hoạt động chánh trị. Như vậy cũng rõ rệt rằng Phật Giáo Hòa Hảo và đảng Dân Xã là hai tổ chức khác nhau, Tôn giáo là Tôn giáo mà Chánh trị là Chánh trị“.

Rõ ràng Đức Thầy chỉ xem việc tham gia chánh trị để đền Ân Đất Nước và xem đảng Dân Xã như một phương tiện để phục vụ đất nước quê hương.

Phật Giáo Hòa Hảo – Tứ Ân – Bát Chánh

Bên trên Đức Thầy đã giải thích rõ ràng sự khác biệt giữa hai tổ chức Phật Giáo Hòa Hảo và đảng Dân Xã. Phật Giáo Hòa Hảo cũng có cơ cấu tổ chức từ trung ương xuống đến địa phương. Những người đại diện hay lãnh đạo ở mọi cấp đều do tín đồ chọn ra từ những người có tài có đức.

Theo lời Đức Thầy trên tinh thần thì cả hai tổ chức đều dựa trên Tứ Ân. Nhất là dựa trên Ân Đất Nước, truyền dạy con dân phải bảo vệ đất nước khi bị ngọai bang xâm lăng, xây dựng đất nước cho được cường thạnh, cứu nguy đất nước khi bị ngọai bang thống trị, tùy tài tùy sức hy sinh cho xứ sở. Nếu không làm được như trên thì phải tránh làm cho nước nhà đau khổ và chớ tiếp tay với ngọai bang xâm lược làm tổn hại đến đất nước. Như thế theo lời Thầy dạy yêu nước là phải tích cực chống cả ngọai xâm lẫn chống những kẻ nội thù đang hủy họai đất nước quê hương.

Ngòai Tứ Ân, Đức Thầy còn truyền giảng Bát Chánh là căn bản để rèn luyện đạo hạnh cá nhân. Bát Chánh gồm có:

Chánh kiến là dòm thấy xem thấy đúng như sự thật;

Chánh tư duy là tư tưởng chân chánh;

Chánh nghiệp là việc làm chánh đáng ngay thẳng;

Chánh tinh tấn là tín ngưỡng chân chánh;

Chánh mạng là giữ sanh mạng chân chánh và trong sạch;

Chánh ngữ là lời nói chân thật;

Chánh niệm là ghi nhớ sự chân chánh; và

Chánh định là suy nghĩ chân chánh.

Còn chánh trị theo người viết là làm những việc chánh đáng cho đất nước cho quê hương.

Tư Tưởng Chánh Trị Tòan Dân

Theo lời Đức Thầy dạy Phật Giáo Hòa Hảo lấy Tứ Ân và Bát Chánh làm căn bản, thế nên rất dễ dẫn đến kết luận tư tưởng chánh trị tòan dân chính là tư tưởng của Đức Thầy.

Theo Hồi Ký của Ông Trần văn Ân việc quyết định thành lập và soạn ra chủ trương của Dân Xã Đảng chỉ gồm 5 người Đức Thầy, ông Nguyễn văn Sâm, ông Nguyễn Bảo Tòan, ông Nguyễn văn Nhiều và chính ông. Văn bản Dân Xã Đảng hòan tất là từ ý kiến của cả năm người, và những người đã được hội ý nhưng không hiện diện, nhưng nhờ hồi ký của ông Trần văn Ân chúng ta có thể xác định được tòan dân chánh trị chính là tư tưởng của Đức Thầy.

Ông Ân cho biết Đức Thầy : “Ưng nghe và thảo luận suốt ba ngày, ưng chánh trị hóa quần chúng của mình, không chấp nhận sự cuồng tín như ta đã thấy ở nhiều tôn giáo từ xưa và hiện nay, không chấp nhận độc tài đảng trị, không bỏ rơi người nghèo khổ, ưng làm những gì để thủ tiêu bất công xã hội, chống cộng mà không ưng tàn sát, thương người thương cả mọi người: quả tình là hiếm có. Mà sở dĩ có được, theo tôi nghĩ, là nhờ truyền thống Phật giáo…”

Tư tưởng tòan dân chánh trị chính là tư tưởng dân chủ tuyệt đối, dân chủ hạ tầng, dân chủ phân quyền. Nói một cách đơn giản Đức Thầy cổ vũ mọi người có quyền tham gia chánh trị để làm những việc chánh đáng cho đất nước cho quê hương. Đây quả là một tư tưởng đi trước thời đại.

Tư Tưởng Độc Tài Cộng Sản

Đối nghịch lại là tư tưởng độc tài cộng sản, những người cộng sản cho rằng chánh trị là việc làm chuyên môn của những người đã được tuyển chọn, đào tạo và rèn luyện bên trong guồng máy đảng Cộng sản. Ở cực điểm là chuyện cha truyền con nối, bè phái như hiện nay. Mọi quyền lực quốc gia nằm trong tay 14 Ủy viên Bộ Chính Trị.

Đảng Cộng sản cho rằng dân trí Việt Nam còn thấp chưa đủ để thực thi dân chủ. Vào đầu năm nay 2012 cuộc tranh luận về vai trò của người trí thức tiết lộ một điều vô cùng quan trọng là nhiều người có học thức tại Việt Nam cũng chưa biết, chưa hiểu, hay chưa dám biết, chưa dám hiểu những quyền tự do mà họ đã bị đảng Cộng sản tước đọat. Ngược lại nhiều người thuộc các tầng lớp khác lại dấn thân đấu tranh cho tự do dân chủ. Trong số đó có rất nhiều tín đồ Phật giáo Hòa Hảo và chiến sĩ Dân Xã đảng. Điều này cho thấy lập luận dân trí và dân chủ nêu trên chỉ là những lập luận ngụy biện.

Có nhìn ra được điều này mới thấy rõ trên 65 năm về trước Đức Thầy đã chủ trương mang chánh trị xuống đến tòan dân, giáo dục chánh trị cho tòan dân. Đảng Dân Xã thành lập chỉ làm phương tiện để Đức Thầy có thể áp dụng tư tưởng chánh trị tòan dân của mình nâng cao tầm hiểu biết về dân chủ xã hội của hằng triệu tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, mà đa số là những nông dân ít học. Tư Tưởng và hành động của Đức Thầy đã đi trước thời đại.

Chánh trị hóa quần chúng

Không ít người trong chúng ta đều ngán ngẩm hai từ “chính trị” và thường tìm cách để “phi chính trị” hóa mọi vấn đề. Đây chẳng qua là hậu quả của guồng máy cai trị cộng sản đã thiết lập nhằm cai trị dân ta. Đảng, quốc hội, nhà nước, đòan thể, … tất cả chỉ nhằm phục vụ chế độ cộng sản. Riết đâm ra chúng ta quên rằng làm chánh trị đơn giản chỉ là làm những việc chánh đáng cho đất nước cho quê hương.

Còn Ðức Thầy thành lập đảng Dân Xã làm phương tiện đeo đuổi quốc sách, nhằm tranh đấu thực hiện các mục tiêu chánh trị, xây dựng một nước Việt Nam “Công bình và nhơn đạo, một nước Việt Nam tương xứng với các nước dân chủ tiền tiến trên hoàn cầu“. Chánh trị chính là mục tiêu tối hậu, còn đảng chỉ là phương tiện để đạt đến mục tiêu.

Trên thực tế mỗi quốc gia trong mỗi lúc có hòan cảnh khác nhau, mỗi quốc gia lại được hình thành từ nhiều tầng lớp xã hội khác nhau. Các tầng lớp này lại luôn thay đổi theo hòan cảnh của cá nhân và xã hội. Vì thế không lạ gì khi quyền lợi và ý kiến chánh trị mỗi người dân đều khác nhau có khi lại trái ngược nhau.

Khi quần chúng đã được giáo dục chánh trị thì những người cùng một xu hướng chánh trị, có cùng chung các quyền lợi thường tập hợp nhau thành những tổ chức chánh trị. Mỗi tổ chức chánh trị lại đề ra có những chánh sách theo quan niệm xu hướng chánh trị của mình. Các tổ chức chánh trị cạnh tranh nhau qua những chánh sách do tổ chức của mình đề ra và khả năng thực hiện chánh sách. Nhờ đó xã hội càng ngày càng trở nên tiến bộ, đời sống dân chúng được cải thiện và đất nước mỗi ngày trở nên tốt đẹp hơn.

Nói một cách khác cuộc đấu tranh chánh trị là một cuộc đấu tranh trường kỳ giữa các cá nhân, các tổ chức chánh trị. Tổ chức nào đề ra các quốc sách phù hợp với nguyện vọng của đa số người dân trong từng giai đọan sẽ được tòan dân trao cơ hội để thực hiện.

Trước khi một quốc sách được hoàn thành thì các tổ chức chánh trị phải đưa ra các quốc sách mới và phải vận động để tòan dân ủng hộ quốc sách mới này hầu được tiếp tục lãnh đạo quốc gia. Hành động chánh trị luôn luôn có tính cách trường kỳ, và lúc nào chánh trị cũng đóng lấy vai trò lãnh đạo đưa đất nước thăng tiến.

Đó chính là tư tưởng chánh trị tòan dân của Đức Thầy và là lý do tại sao Đức Thầy sáng lập Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng.

Dân Chủ Xã Hội

Trong Hồi ký ông Trần văn Ân còn cho biết: “Mấy câu hỏi mà Đức Thầy nêu lên là trong hòan cảnh nước nhà có thể thực hiện chánh trị xã hội và dân chủ được chăng ? Sự khác biệt giữa nước mình và Tây Âu ? Có tổn thương tôn giáo hay không ? Làm sao để đề cao nhân phẩm, v.v…

Ngày nay tư tưởng Dân Chủ Xã Hội làm nền tảng căn bản cho đảng chánh trị tại các quốc gia tân tiến. Đạo Thiên Chúa chủ trương một xã hội công bình nên các tín đồ Thiên Chúa Giáo thường gia nhập hay tích cực yểm trợ các đảng Dân Chủ Xã Hội. 65 năm về trước Đức Thầy cũng nhận ra tư tưởng dân chủ xã hội phù hợp với khối quần chúng nông dân mà mình đang lãnh đạo. Trong một dịp khác người viết sẽ trở lại đề tài này.

Thực Tế Việt Nam

Không may cho Việt Nam đất nước của chúng ta, 65 năm qua đảng Cộng sản sử dụng bạo lực để cướp và nắm giữ chính quyền. Về tư tưởng đảng Cộng sản lấy quốc tế cộng sản, lấy ngọai bang làm đồng chí anh em, xem những người đồng chủng không chấp nhận cộng sản là kẻ thù và sẵn sàng ra tay đàn áp tiêu diệt. Ngày nay cả Bộ Chính Trị đảng Cộng sản Việt Nam cũng phải được quan thầy Tàu cộng phê chuẩn chấp nhận nên bọn họ được ví như những thái thú thời Bắc Thuộc.

Hòang sa, Trường sa, Bản Giốc và nhiều phần đất quê hương hiện đang trong tay quân giặc. Bauxite Tây Nguyên, rừng Việt Nam cũng không thóat khỏi tay Tàu cộng. Nhục mất nước, nhục làm thân nô lệ cũng chỉ vì những người cộng sản đã bán rẻ linh hồn và thể xác cho ngọai bang Trung cộng. Để tiếp tục cầm quyền thiểu số lãnh đạo cộng sản luôn sẵn sàng làm tay sai cho Tàu cộng, tiếp tục đàn áp dân lành và bán đứng quê hương đất nước. Theo đuổi những tư tưởng ngọai bang Mác, Lênin, Stalin, Mao, đảng Cộng sản đưa Việt Nam đến tình trạng hiện nay, dân tình thì đói khổ, xã hội thì phân chia, nhân tâm thì ly tán, đạo lý thì suy đồi, … đất nước khủng hỏang bế tắc tòan diện.

Lịch sử đang xoay chiều, Khối Tự Do ngày càng xóa dần các thể chế độc tài và độc tài cộng sản. Các dân tộc Bắc Phi và Trung Đông đang lần lượt đứng lên để giành lại tự do. Chính đảng Cộng sản phải tự thú thay đổi để sống còn, nhưng vì bản chất không thay đổi, chế độ cộng sản đã bị đào thải tại Nga sô và Đông Âu rồi cũng sẽ bị đào thải tại Việt Nam.

Chánh Trị Tòan Dân Là Chân Lý

Các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo các chiến sĩ Dân Xã Đảng theo lời Đức Thầy dạy dựa vào dân tộc chiến đấu cho quyền lợi Tổ Quốc quyền lợi Dân Tộc. Tư tưởng chánh trị tòan dân của Đức Thầy đã thấm nhuần trong tâm trí các chiến sĩ Dân Xã. Các chiến sĩ Dân Xã một phát triển thành mười, mười phát triển thành trăm, trăm phát triển thành ngàn, … cứ thế theo lời Thầy dạy triệu người đang đứng lên để giành lại tự do, để xây dựng dân chủ, công bình, bác ái, đưa đất nước tiến lên hòa nhập vào thế giới văn minh.

Bài viết trước “Hiến Pháp Phải Gắn Liền Với Con Người Việt Nam” người viết đã đề nghị mang quyền sáng kiến vào Hiến Pháp Mới của Việt Nam. Theo đó nếu bất cứ sáng kiến nào một tỷ lệ làng xã Việt Nam đồng thuận thì sẽ biến thành những chánh sách quốc gia. Quyền sáng kiến sẽ giúp người dân nhất là người nông dân được trực tiếp tham gia hình thành các chánh sách quốc gia. Nó sẽ giúp cân bằng quyền lực giữa trung ương và địa phương và tạo nên sự công bằng giữa các địa phương. Một Hiến Pháp với sự liên tục tham gia trực tiếp giữa làng xã và chính quyền Trung Ương sẽ giúp Việt Nam thực hiện được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.

Chủ trương chánh trị tòan dân của Đức Thầy vì vậy nên được xem là một chân lý và ý tưởng mang quyền sáng kiến vào Hiến Pháp Mới của Việt Nam hòan tòan thích hợp cho Việt Nam Thống Nhất từ Bắc xuống Nam.

© Nguyễn Quang Duy

Melbourne, Úc Đại Lợi

14/3/2012

Nguồn: Chuyển Hóa

——————————————

Tài Liệu Tham Khảo

Sách Hành sử đạo nhân, Trang Nhà Phật Giáo Hòa Hảo

Sấm Giảng Thi Văn Tòan Bộ của Đức Hùynh Giáo Chủ, Văn phòng Phật Giáo Hòa Hảo Victoria – Ấn Hành 1997.

Nguyễn Long Thành Nam (1991), Phật Giáo Hòa Hảo Trong Dòng Lịch Sử Dân Tộc, Tập San Đuốc Từ Bi xuất bản.

Nguyễn Quang Duy (3-2011), Theo Chân Đức Thầy Kết Liên Cứu Quốc

Nguyễn Quang Duy (2-2012), Hiến Pháp Phải Gắn Liền Với Con Người Việt Nam

Trần văn Ân, Thành Lập Đảng Việt Nam Dân Chủ Xã Hội, Nguyễn Long Thành Nam từ trang 414 đến trang 417.

 

 

2 Phản hồi cho “Đức Huỳnh Phú Sổ chủ trương toàn dân chánh trị”

  1. VôVịChânNhân says:

    Yêu nước bao đành trơ mắt ngó,

    Thương đời chưa vội ẩn non cao.

    Quyết đem tâm sự tâu cùng Phật,

    Coi lệnh từ bi dạy lẽ nào.(ĐứcThầy)

    Phật không phải là trời, thần,.. hay ”đấng” từbi gì cả! Phật chỉ đơn giản là sự ”tỉnhthức” hay ”giácngộ” rồi giải-
    thoát, ”biến”, ”diệt”,.. hòa lẫn với hưkhông, về miền ”tịchdiệt”… vậy mà còn đem ”tâmsự tâu cùng Phật” tức là
    chưa hiểu ”phật” gì cả… và những ai muốn mượn tôngiáo để làm chínhtrị thì kếtkwả… như đã thấy!!!

  2. Bài viết sâu sắc, đơn dản, dễ hiểu. Quan trọng là tính khách quan rất cao. Xin cảm ơn tác giả!!

Phản hồi

Name (required)

Mail (will not be published) (required)

Website

 

 

Advertisement
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Về khuynh hướng Dân chủ Xã hội cho Việt Nam

Về khuynh hướng Dân chủ Xã hội cho Việt Nam

Nguyễn Quang Duy (Danlambao) – Lời kêu gọi thành lập một đảng mới của Luật sư Lê Hiếu Đằng đang dấy lên những tranh luận về độc đảng và đa đảng, về phương cách và khuynh hướng đấu tranh chính trị, về hiện tình và tương lai đất nước… Bài viết này mong làm rõ hơn con đường xã hội dân chủ để xem con đường này có thích hợp với Việt Nam hay không?
Khuynh hướng Dân Chủ Xã Hội
Ông Đằng cho rằng con đường xã hội dân chủ như đường lối của Đệ Nhị Quốc tế và dựa trên chủ nghĩa Marx, đó là điều thiếu chính xác.
Các đảng theo khuynh hướng dân chủ xã hội Âu Châu về tư tưởng và phương cách hoạt động chịu nhiều ảnh hưởng của Ferdinand Lassalle (1825-1864). Ông là người sáng lập Đảng Dân chủ Xã hội Đức năm 1863 và là chủ tịch đầu tiên của tổ chức này. Theo ông nhà nước là tổ chức của mọi thành viên trong xã hội. Để xây dựng xã hội mới thay vì đấu tranh cách mạng lật đổ chế độ cũ, giai cấp công nhân phải tích cực cải cách xã hội cũ qua đấu tranh nghị trường, đấu tranh giành quyền bằng phương thức bầu cử tự do.
Ngay sau đó năm 1869, Đảng Dân chủ Xã hội Đức tham gia cuộc tranh cử tự do, với chủ trương không phân biệt nguồn gốc của cử tri, cấm trẻ em lao động và cổ vũ sự độc lập của tòa án.
Mãi trên 30 năm sau, đến năm 1889 Engels và một số người khác mới đứng ra thành lập Liên Minh Quốc Tế Các Đảng Xã Hội còn gọi là “Đệ Nhị Quốc tế”. Liên minh này thu hút được một số đảng xã hội, trong đó có Đảng Dân chủ Xã hội Đức. Nhưng vì không thống nhất về tư tưởng chiến lược và chia rẽ về phương cách đấu tranh Liên minh này phải giải tán năm 1914.
Chủ nghĩa Marx
Theo Karl Marx lịch sử nhân loại là lịch sử đấu tranh giai cấp và nhà nước là công cụ nhằm bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị. Từ đó Marx chủ trương giai cấp công nhân phải đoàn kết lại và phải dùng bạo lực cách mạng để đập tan bộ máy nhà nước cũ, xây dựng nhà nước chuyên chính vô sản.
Tư tưởng Marx kết hợp với phương cách tổ chức Đảng Bolshevik của Vladimir Lenin đã dẫn đến cuộc vũ trang cướp chính quyền tại Nga vào tháng 10 năm 1917. Khi đó nhiều người tin rằng “cách mạng vô sản” sẽ nhanh chóng lan sang nước Đức và các quốc gia Âu châu, nhưng sự việc đã không bao giờ xẩy tới.
Năm 1919, Lenin phải cho thành lập Đệ Tam Quốc Tế nhằm “xuất cảng cách mạng vô sản”. Nhưng cũng không như Karl Marx tiên đoán, giai cấp công nhân chưa bao giờ đứng lên giành chính quyền. Một số quốc gia đã trở thành các quốc gia cộng sản lại do thế chiến thứ hai hay do các cuộc nội chiến xảy ra.
Để xây dựng chủ nghĩa xã hội kiểu Marx, một nhà nước chuyên chính và toàn trị đã xây dựng tại Liên Xô và các quốc gia cộng sản: nhà tù, đàn áp, khủng bố, đói kém và chiến tranh. Cũng chỉ vì sai lầm đấu tranh giai cấp kiểu Marx Phong trào Cộng sản đã khiến hằng trăm triệu người thiệt mạng và hằng tỷ người bị ảnh hưởng thể xác hay tinh thần.
Mặt khác chủ nghĩa Marx là tước bỏ quyền tự do cá nhân, đặc biệt là quyền tư hữu, nên hầu các nước theo cộng sản dân chúng đều sống trong nghèo đói, bất bình đẳng, bình quyền. Năm 1989 người dân các nước Liên Xô và Đông Âu đã phải đứng lên để giành lại chính quyền. Hiện chỉ còn vài quốc gia theo cộng sản và tất cả đều đang trong tình trạng khủng hoảng toàn diện.
Trong bài diễn văn kỷ niệm 150 năm thành lập Đảng Dân Chủ Xã Hội Đức, ngày 23-5-2013 vừa qua, Tổng Thống Đức Joachim Gauck đã nêu rõ sự khác biệt giữa khuynh hướng dân chủ xã hội và Phong Trào Quốc Tế Cộng sản. Ông Gauck nhận xét “Những đảng viên Dân chủ Xã hội đã giữ vững lý tưởng tự do, công bằng, đoàn kết và quyết tâm chống lại những ai đi ngược với tự do và cổ võ chiến tranh.”
Rồi ông so sánh: “Phong trào Cộng sản Thế giới đã quyết định khác và tất yếu đã dẫn tới những hậu quả khốc hại. Nó tạo ra một giai cấp mới của những người cai trị để thay thế giai cấp cũ nay không còn quyền lực. Ở đó những người lao động uổng công chờ đợi tự do, công bằng xã hội và hạnh phúc!”.
Con Đường Xã Hội Dân Chủ Khởi Đầu Bằng Tự Do
Tự do và bình đẳng là hai mục tiêu mà nhân loại luôn muốn đạt đến. Nhưng tự do đến một mức độ lại tiêu diệt bình đẳng của các cá nhân các nhóm khác trong xã hội.
Ngược lại mọi thành viên xã hội nếu ai cũng như ai, sẽ mất đi động năng khích lệ phát triển xã hội, thăng tiến xã hội sẽ bị chậm lại thậm chí bị kéo lùi.
Dân chủ vừa là mục tiêu, lại vừa là phương tiện để cân bằng giữa tự do và bình đẳng.
Từ đó các xã hội dân chủ phát sinh hai khuynh hướng chính trị: tự do và xã hội. Những người theo khuynh hướng xã hội cổ vũ và đấu tranh cho sự bình đẳng: bình đẳng trước pháp luật, bình đẳng về quyền lợi chính trị, kinh tế, giáo dục và xã hội, bình đẳng về nhân phẩm và giới tính.
Các đảng dân chủ xã hội sử dụng nghị trường Quốc Hội, truyền thông tự do và hệ thống chính trị để tranh luận và tìm sự ủng hộ cho chiến lược và chính sách từng thời điểm. Họ đấu tranh không theo chủ thuyết, không dựa vào ý thức hệ, mà hướng đến phục vụ con người, hướng đến sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và xã hội, sự tái phân phối lợi ích quốc gia tạo công bằng cho mọi thành viên trong xã hội.
Các đảng thắng cử sẽ có cơ hội để thực hiện các chính sách thính hợp với hoàn cảnh đất nước trong từng thời kỳ. Nhờ đó xã hội càng ngày càng trở nên tiến bộ, đời sống dân chúng được cải thiện và đất nước mỗi ngày trở nên tốt đẹp hơn.
Trong khi ấy chủ nghĩa Marx chỉ là những lý thuyết không tưởng, không thể làm căn bản để đề ra các chiến lược, các chính sách có thể thuyết phục được cử tri nên trên thực tế không một đảng chính trị nào sử dụng nó trong cuộc đấu tranh nghị trường.
Bạn Bè Quốc Tế Xã hội Chủ nghĩa
Từ ý thức nói bên trên ông Đằng nhận định rằng theo con đường xã hội dân chủ là chỗ dựa vững chắc ở bạn bè quốc tế. Thực ra các quan hệ quốc tế không đơn giản như thế.
Rõ nhất là Tổ Chức Quốc tế Xã hội Chủ nghĩa (Socialist International) gồm 143 các đảng chính trị theo khuynh hướng xã hội thuộc 140 quốc gia trên thế giới, không có sự hiện diện của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Tại Âu châu, các chính phủ Âu Châu hầu hết do các đảng xã hội trực tiếp cầm quyền, nhưng đa số lại không ngừng lên án vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Thụy Điển còn công khai ý định đóng cửa Tòa Đại Sứ tại Hà Nội.
Tháng 7 vừa qua Ngoại trưởng Lao Động Úc Bob Carr công khai yêu cầu giới chức cộng sản phải trả tự do cho ba người hoạt động công đoàn, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương. Ngoại trưởng Bob Car cho biết: “Chúng tôi đặt nặng tầm quan trọng cho việc bảo vệ quyền tự do lập hội và tự do thành lập công đoàn”.
Điều mà các đảng xã hội và chính phủ các quốc gia dân chủ mong muốn là Việt Nam có tự do, có dân chủ, có đa đảng chính trị thực sự. Sẽ không ai chấp nhận ý kiến của ông Đằng thành lập một đảng với mục tiêu góp ý cho đảng cầm quyền được hoàn thiện hơn.
Hai Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội Việt Nam.
Như đã trình bày bên trên những người đấu tranh cho tự do chính trị và bình đẳng xã hội đều có thể xem như những người theo khuynh hướng xã hội. Lịch sử phát triển chính trị tại Việt Nam đang được viết lại.
Gần đây ông Hà Sĩ Phu và một số người khác cho rằng Cụ Phan Chu Trinh là người đầu tiên mang khuynh hướng dân chủ xã hội vào Việt Nam. Nhưng theo tôi khuynh hướng này có thể trước đó đã được những người Âu Châu trực tiếp giới thiệu vào tầng lớp trí thức tại Việt Nam.
Chúng ta biết đến tên Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội nhưng các tài liệu về 2 đảng này quả thật hiếm hoi. Theo Bản “Báo cáo về công tác mặt trận tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ IV (25 – 30-1-1953)” thì hai đảng do Đảng Cộng sản “xây dựng”.
Trước năm 1952, riêng tại Liên khu 5 Đảng Xã hội đã có hơn 3.000 đảng viên và đa số là những người trí thức. Đảng Dân chủ có cơ sở khắp nơi, số lượng đảng viên lúc cao nhất là gần 3 vạn, đa số là nông dân hay tiểu thương. Nhưng vì thiếu kiểm soát nên Đảng Cộng sản không thực hiện ý định đã đề ra. Để sửa soạn tiến hành Cải cách Ruộng đất và để có thể trấn an các tầng lớp trí thức, nông dân và tiểu thương, bản Báo Cáo cho biết hai đảng cần được tổ chức lại.
Trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất, đảng viên của hai đảng nói trên chịu chung một số phận với đồng bào miền Bắc nên gần như tan rã, và đã thực sự bị Đảng Cộng sản giải tán năm 1986. Ôn lại lịch sử để rút ra bài học: một đảng chính trị mới muốn vững chắc cần có tư tưởng chỉ đạo, có mục tiêu và mục đích rõ ràng, và phải độc lập với Đảng Cộng sản.
Trong khi ấy Luật sư Lê Hiếu Đằng cho biết ý định muốn nhập chung tên của 2 Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội thành tên của đảng mới nên suy nghĩ của ông khó có thể thuyết phục được những người muốn thực sự dân chủ hóa nền chính trị tại Việt Nam.
Phật Giáo Hòa Hảo và Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng.
Trong đấu tranh giành độc lập, chỉ từ 1939 đến 1945, Phật Giáo Hòa Hảo một tôn giáo lấy dân tộc làm nền tảng đã thu hút được hằng triệu tín đồ. Trong khi đó Đảng Cộng Sản với chủ nghĩa quốc tế ngoại lai chỉ có được chưa đến 5.000 đảng viên. Điều này nói lên phần nào sự thực: thế hệ ông cha chúng ta đã không chọn con đường xã hội cộng sản.
Do hoàn cảnh đất nước, may ra chúng ta chỉ biết đến Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ đã sáng Phật Giáo Hòa Hảo, ít người biết Đức Thầy còn sáng lập Đảng Dân chủ Xã hội một đảng thuần khiết chọn con đường xã hội dân chủ.
Ngày 16-8-2013 vừa qua, Cụ Lê Quang Liêm đã chính thức lên tiếng: Đảng Dân chủ Xã hội hay Dân Xã Đảng là 1 chính đảng theo khuynh hướng dân chủ xã hội và đã Đức Huỳnh Phú Sổ chính thức công bố thành lập ngày 21/9/1946.
Theo Tuyên Ngôn: Việt Nam Dân Xã đảng là một đảng dân chủ, chủ trương thiệt thi triệt để nguyên tắc chánh trị của chủ nghĩa dân chủ: chủ quyền ở nơi toàn thể nhân dân. Đã chủ trương Toàn Dân Chánh Trị thế tất đảng chống độc tài bất cứ hình thức nào. Việt Nam Dân Xã Đảng là một đảng cách mạng xã hội, chủ trương tổ chức nền kinh tế theo nguyên tắc chủ nghĩa xã hội: không để giai cấp mạnh cướp công quả của giai cấp yếu, làm cho mọi người đều được hưởng phúc lợi cân xứng với tài năng và việc làm của mình; những người tàn tật yếu đuối thì được nuôi dưỡng đầy đủ.
 
Tư tưởng toàn dân chính trị là tư tưởng chỉ đạo của Dân Xã Đảng: dân chủ tuyệt đối, dân chủ hạ tầng, dân chủ phân quyền, mọi người đều có quyền tham gia chính trị một cách bình đẳng. Thực tế cho thấy quốc gia nào càng dân chủ, đất nước càng phát triển và người dân càng bình đẳng bình quyền.
Đức Huỳnh Phú Sổ nói rõ mục đích thành lập đảng để tạo môi trường cho “tất cả anh em tín đồ, nếu thấy mình còn nặng nợ với Non Sông, Tổ Quốc, thương nước thương dân, hãy tham gia đảng mà tranh đấu.” và mục tiêu là để thiết lập một nước Việt Nam Công bình và nhơn đạo, một nước Việt Nam tương xứng với các nước dân chủ tiền tiến trên hoàn cầu.
Dân Xã Đảng hiện vẫn công khai hoạt động tại hải ngoại và trong nước Đảng vẫn âm thầm sinh hoạt. Cụ Lê Quang Liêm là người được Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ chính thức giao trọng trách về Dân Xã Đảng.
Tạm Kết
Tóm lại, khuynh hướng của ông Lê Hiếu Đằng chưa phải là khuynh hướng của người dân chủ xã hội. Có chăng chỉ là khuynh hướng của những người đang muốn từ bỏ tư tưởng cộng sản để từ bỏ Đảng Cộng sản. Ông viết lời kêu gọi trên giường bệnh, có thể ngầm ám chỉ cơn bệnh của Đảng Cộng Sản, của chế độ cộng sản hay của cả dân tộc Việt Nam. Một dân tộc mà phân biệt đảng viên và người dân, phân biệt tầng lớp, phân biệt giàu nghèo, phân biệt nông thôn thành thị, phân biệt quốc nội hải ngoại ngày càng mở rộng.
Trở lại với con đường xã hội dân chủ tại Việt Nam, có người hỏi Đức Huỳnh Phú Sổ: “Tại sao đi đâu ông cũng ở nhà những người giàu có, chớ không thấy ở nhà kẻ nghèo hèn?” được Đức Huỳnh trả lời: “Nhà giàu như cái gò, nhà nghèo như cái hố. Tôi ở nhà giàu cũng là để ban cái gò xuống cho cái hố nhờ cậy”.
Câu trả lời nói trên không khác gì các chính sách chính trị toàn dân, chính sách lấy thuế người giàu chia cho người nghèo, chính sách phát triển thành thị thu hút nhân công từ nông thôn, chính sách hải ngoại đóng góp xây dựng quốc nội, chính sách nước giàu đóng góp cho nước nghèo… các chính sách để xây dựng một Việt Nam tự do dân chủ và một xã hội Việt Nam bình đẳng bình quyền.
29-8-2013
Melbourne, Úc Đại Lợi
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

“Hành thiện nhân mùa Vu Lan của người cư sĩ PGHH”.

Fwd: “Hành thiện nhân mùa Vu Lan

của người cư sĩ PGHH”.

Inbox
x
Sang Lephuoc
2:03 PM (21 hours ago)

to TONY, R, ndn801, nguyendaisi2012, Hong, daiphatthanhvi., Ton, minhquang4429, nhatquang, Lactan, lawrence, me, vantran200991, giaccodo, Tan, dieuchipham53, paul, Phuong, Alex, Henry, Le, anh, Anh
TS. LêPhước Sang

Hội truởng HĐTSTƯ GH-PGHH
————————————————
12432 Euclid Street, Garden Grove, CA 92840
832-397-9813 & (714) 584-7778 (xin để lại message)
———- Forwarded message ———-
From: <hhuynh5511@aol.com>
Date: 2013/8/30
Subject: “Hành thiện nhân mùa Vu Lan của người cư sĩ PGHH”.
To: kdang22@yahoo.comkhathydao@gmail.comkhiemtran@peoplepc.com,khihonghacbayve@gmail.comkimhoan.huynh@gmail.com,kimquangdo@yahoo.comkimthoa_99@yahoo.comlam.a@yahoo.com,lamicheal9@yahoo.comlanchi6418@ymail.comLarriLong@yahoo.com,ldlevanhung@yahoo.comlehuuchinh1967@gmail.com,lephuocsang.pghh@gmail.comlevanutmot@gmail.comlmthb99@yahoo.com,levantu8393@yahoo.comlu_a@ureach.comlyhientai01@yahoo.com,lykimkhoa@yahoo.commaivang@cox.netminhquang4429@yahoo.com,minhtho1106@yahoo.commthhuynh@gmail.commtriet@hotmail.com,nealdao07@yahoo.comnewhope4vn@yahoo.comngocco@bellsouth.net,nguyen5hiep@yahoo.comnguyenhuuhiep_pt@yahoo.com.vn,nguyen.david@sympatico.canguyenlong36@spcglobal.net,nguyenvanmau@yahoo.comnhatlinh17817@yahoo.comnhatgiai@yahoo.com,nhcoronado@gmail.comnhonnghia49@yahoo.comnmnttd@yahoo.com,nhonmy@yahoo.comnhulien13640@yahoo.comnimbussix@hotmail.com,cbletnh68@hotmail.comomon297390@yahoo.com,phamhongphucusa@yahoo.comphanngochan@hotmail.com,quangngocton@yahoo.catran.pham45@yahoo.comt.vanngo@yahoo.com,thatsone@yahoo.comthegioi.anlac@gmail.comthientam_htc@yahoo.com,thudohungvuong@yahoo.comthung_truong@yahoo.com,thuyho100@yahoo.comtranquocsi@yahoo.com, trinhvanmen@goole.mail,tuhaiww@gmail.comtunhanhocphat@gmail.com,tuyetmaipham218@yahoo.comtuongchomoi@hotmail.com,van_mai30@hotmail.comvansaus2@yahoo.comvietsnow2@yahoo.com,vinhliem9@hotmail.comvinhthevan@yahoo.comvuhomemax@yahoo.com,vuongchungk@yahoo.coml.comxuannho.vu1@gmail.com

Thưa Quý vi,
1.Đức Thầy rất quan tâm dạyr bảo tín đồ lo làm từ thiện, giúp kẻ nghèo nàn đói rách, vậy nên PGHH trong nứoc  đồng đạo lo bắt    cầu, đấp lộ, cất nhà, sửa nhà, hái thuốc nam, làm nhiều trạm thốc nam, mua xe cứu thương chở nguời di bịnh viện....nhứt là lập      nhièu nhóm nấu cơm cho ăn miển phí tại các nhà thương , bịnh viện và những nôi nghè khó.  
 
 
Kính thưa Quý vi,
1.Tín đồ PGHH trong nuớc rất xông xáo lam viêc từ thiện như bắt cầ, bồi lộ, sửa nhà, cất nhàgiúp nguoi nghèo khó,vô rừng, lên núi  hái thuốc nam, làm trại thuốc nam, sấm xe cứu    thương chổ bịnh nhân đi hhẩn cấp, làm nhiều nhóm nấu cơm cho ăn miễn phí tại các bịnh việnvà tại những nơi nghèo khổ.
2.Trong kinh giảng Đức Thay62 kêu gọi tín đồ làm phước, làmm nhơn và tínn đồ thuộc lòng những lời dạy của Đức Thầy cho nên tín đồ PGHH mo71i ràm rộ làm những việc  như kể trên.Đức Thầy nói:
a/cuộc dương thế ngày nay mỏng mảnh, mà sang giàu còn hiếp nghèo  nàn
b/ghét những đứa giàu sang kiêu hảnh, thuong những người đó rách cơ hàn.
c/ghét những kẻ có ân bỏnn xẻn, thương những người đói rách lương hiền
d/hãy thương  xót những người tàn tật,thấy nghèo hèn chớ khá khinh cười.
e/khuyên những kẻ giàu sang có của,hãy mở lòng thương xót dân nghèo
f/ kẻ nghèo khó hụt tiền thiếu gạo, mở lòng thương tiếp rước mới là.
g/ỷ nhiều tiền chẳng biết thương ai,cúng với lay.khó trừ cho đặng.
h/hiếm những kẻ không nhà không đất,mà sang giàu không sót thương dùm
  có lỡ lầm chưởi mắng um sùm, thêm đánh đập khác nào con vật
  ăn không hết lo dành lo cất, đem bac trăm cúng Phật làm chi
  Phật Tây Phương vốn tánh Từ bi, đâu túng thiếu mà quơ mà tởi
  Khùng cả tiếg kêu dân ơi hởi, hãy giúp cho kẻ đói mớ nhầm  
e/
 
 
 
 
 
“Hành thiện nhân mùa Vu Lan của người cư sĩ PGHH”.


Cái se lạnh nhè nhẹ của gió Thu như trúc sạch ô trược từ nhiều tháng nóng bức của đầu năm, kéo kèm theo những cơn mưa nhẹ hạt ùa đến vùng phù xa sông hậu như báo hiệu mùa Vu lan sắp đến,- ngày xá tội vong nhân,- ngày báo hiếu, đáp ân… Thông lệ thường năm cứ đến mùa nầy người cư sĩ PGHH có dịp tài bồi phước qủa, hồi hướng công đức đến cửu huyền thất tổ và ghi nhớ công ơn tiền nhân, báo đáp đức sanh thành dưỡng dục của cha mẹ và nhất là nương theo lời Đức Tôn Sư giáo hóa…cũng như phụng hành di huấn của chư Phật mười phương…

Tùy tâm thành và phương tiện người cư sĩ PGHH tại gia luôn biết tiết giảm tiêu pha, dành dụm chút ít tài vật tùy duyên chia sẻ với những hoàn cảnh khốn khó, kém may mắn, ốm đau, tật bệnh! Đây chính là hạnh hiếu thiết thực của người con Phật.. Đạo tràng Minh Thiện & Huệ Thọ cũng như hằng năm được các huynh đệ khắp nơi trợ duyên, nên đã đề xướng công việc an ủi những gia đình đang lâm vào hoàn cảnh khốn khó… nhân mùa Vu lan hiếu đạo năm nay (Qúi Tỵ 2013) với hạnh nguyện hồi hướng phước báo đã và đang thực hiện với tâm nguyện: – Trật-tự nhân-luân xã-hội được duy-trì. – Di sản tinh-thần của Tổ tiên được phát-huy trong sáng. – Đất nước được thanh-bình, thịnh-trị, thoát nạn ngoại xâm. – Hạnh-phúc, phú-cường cho bá tánh vạn dân. – Tôn giáo được phát-khai rạng-rỡ. – Ông, bà, Cha, Mẹ quá vãng được về cảnh giới an-lạc.

Tôi được vinh hạnh nhận lảnh trách nhiệm từ đạo tràng phân công theo đoàn ghi chép lại tất cả các sinh hoạt trong mùa Vu lan, nhằm tường trình lại cho các thân hữu và đồng đạo ‘Mạnh thường quân’ đãchung vai đâu cật đóng góp tạo thành hạnh nguyện chung:

* Vào ngày 11.7 âl, nhằm ngày 17.08.2013 với sự hướng dẫn của Huệ-Thọ, đoàn từ thiện PGHH đến khu vực Long Trị, Long-Mỹ, cấp phát cho 150 phần qùa gồm: – Thuốc, gạo, mùng, đường, nước tương, bột ngọt cho các gia đình khốn khó, cơ nhỡ, nhất là các bô lão không có thân bằng quyến thuộc. Mỗi phần trị gía khoản $ 250.000 x 150 = VN $ 37,500.000.

* Ngày 14.7 âl, nhằm ngày 20.08.2013 đoàn lại đến bệnh viện Thới-Lai, quận Ô-môn, cấp phát cho 60 bệnh nhân nghèo, thiếu đủ mọi phương tiện trong lúc đang điều trị bệnh tật, các phần qùa gồm: Sửa, mì, đường, gạo, mùng và tiền măt, mỗi phần qùa trị gía khoản $200.000. x 60 = VN $ 12,000.000.

* Ngày 15.7 âl, nhằm ngày 21.08.2013 đến bệnh viện ‘Y-hoc Cổ-truyền’ Đầu Sấu. thuộc thành phố Cần Thơ, cấp phát cho 50 bệnh nhân rất nghèo, do yêu cầu của số đồng đạo địa phương đề nghị, số vật phẩm gồm: Gạo, mùng, đường, sửa, nước tương và tiền mặt trị gía mỗi phần cũng khoản 
200.000. x 50 = VN $ 10,000.000.



* Riêng nơi đạo tràng Minh-Thiện & Huệ-Thọ trong ngày 16.7 âl, nhằm ngày 22.08.2013, cũng đã cấp phát cho tất cả đồng bào, đồng đạo nghèo chung quanh các khu vực lận cận của phường Phước Thới là 300 phần qùa gồm: 10 kg gạo, 01 mùng, nước tương, đường, bột ngọt, trị gía mỗi phần khoản 200.000$VN. Ngoài ra trong 04 ngày trước chánh lễ Vu Lan, đạo tràng được anh chị em đồng đạo tề tựu, tiếp tay nấu cơm chay miễn phí cho đồng bào như: -bệnh nhân các bệnh viện lân cận, hoặc đồng bào nghèo nơi các bến phà hoặc các bãi rác, ngay như với những kẽ nghèo khó mua gánh bán, bưng… mỗi ngày thực hiện được 3,000 hợp cơm chay X 4 = (12,000 hợp trong 4 ngày). – Q
ùa 300 x 200.000 = VN $ 60,000.000. – Cơm Chay 12.000 x 2.000 = VN $ 24,000.000.

* Đến ngày 19/7 âl Qúi mùi, nhằm ngày 25.8.2013, có lẽ cũng là ngày cuối mà đoàn từ thiện dự trù công việc hành thiện nhân mùa Vu lan của Đạo tràng. Đây là chuyến đi tương đối xa trong năm… Do đó từ 6 giờ sáng chúng tôi đã khởi hành, điểm đầu tiên chúng tôi đến là Trung tâm khiếm tật (trại Mù) tại tỉnh Vỉnh Long, sở dĩ mà đạo tràng được biết nơi nầy là do đồng đạo Huỳnh Bình Phong (Mù) tín đồ PGHH là phó hội nguời khiếm tật (Mù) tỉnh Vỉnh long. Hiện hội có tất cả 1,252 người khiếm tật, trong toàn tỉnh Vĩnh Long, nhưng họ ở rải rác nhiều nơi. Mà trước đây trên tháng Đạo tràng đã có hai lần cấp phát qùa an ủi hai nơi cũng trong phạm vi tỉnh lỵ: – Lần đầu tại khu vực Trà ôn, (Vĩnh-Long) 100 phần qùa. – Lần thứ hai tại khu vực Mang Thích, (Vĩnh Long) 200 phần qùa. Sự liên hệ với đạo tràng bắt nguồn từ nhiều vị đồng đạo các nơi nầy thường xuyên tới lui tham dự những khóa niệm Phật hay các buổi trao đổi giáo lý PGHH…

Hôm nay thuận trên tuyến đường đi Long An, nên đoàn đã tạt ghé lại an ủi số người khiếm tật đáng thương kia! Được sự ân cần niềm nở của Ông Trưởng và Phó hội người Mù (cả hai cũng mù lòa) và 45 người mù khác. Sau lời chào đón của đại diện người mù,

Huệ Thọ ngỏ lời thăm sức khỏe cùng nói lên nghiệp qủa con người, nhất là nỗi khốn khó của người mất thị giác và hoàn cảnh sống hiện tại, cầu nguyện cho tất cả tâm được bình an, sớm có nhiều duyên lành trong hiện tại. Sau đó gởi tặng cho các anh chị em một cây đàn, 2 triệu 500 ngàn và 10 cái USB trong đó có thâu toàn bộ quyển “Sấm Giảng Thi Văn Toàn Bộ” của Đức Thầy cùng nhiều đề tài thuyết giảng Giáo Lý PGHH khác.



Từ gĩa, đoàn tiếp tục đi về Tỉnh Long An. Được biết nơi nầy có vợ chồng Cô Chánh là một mạnh thường quân thường giúp đở các công tác từ thiện, hôm nay Cô cũng muốn đạo tràng có cơ hội gieo duyên với đồng bào nơi nầy, nên đã đề nghị Huệ Thọ đích thân hướng dẫn anh chị em đồng đạo đến thăm viếng các gia đình thật khốn khó đó, hầu thể hiện tinh thần thương yêu chân thành giữa người Đạo – kẻ Đời. Ngoài ra còn nhằm mục đích nói lên tinh thần thương yêu như con một cha như Thầy, Tổ chỉ dạy… không phân biệt kẻ lương, người giáo.



Thời tiết lại trở nên xấu bất thường nơi khu vực 5, xã Phú Cường (Cai Lậy), mưa càng lúc càng nặng hột, mà đường vào thôn làng lại rất khó khăn… tất cả hầu như ướt sũng, chúng tôi cố gắng thăm viếng được trên 5 gia đình, cơn mưa lại càng lúc càng to,



một số đồng đạo địa phương đề nghị gởi số quà còn lại anh chị em đồng đạo nơi đây sẽ phân phát trong ngày khác. Đoàn dự trù sẽ thăm 19 gia đình nhưng đành phải tạm ngưng, hẹn với lương tâm sẽ thăm viếng trong một lần khác! Số qùa tại khu vực nầy gồm: 10 kg gao, mùng, mền, nước tương, đường, sửa và 100.000$VN. (phần vợ chồng Cô Chánh đóng góp toàn số gạo cho tất cả bà con nơi nầy).



Quay hướng về Cần Thơ, bầu trời bắt đầu tối đen, tất cả ướt át, thu mình trên ghế xe, hình dung lại các hoàn cảnh thương tâm: kẻ tật nguyền, gìa yếu, gầy còm, người vô phước, bạc phần! Muôn vàn cảnh khổ thế gian… Nhưng ít ai chịu khó tìm cách tránh xa… Sự xoa dịu, an ủi từ các tâm hồn rộng lượng, nó chỉ có thể vơi đi chốc lát… Nhưng nghiệp qủa vẫn còn kia… Qúa khứ – Hiện tại – Vị lai. muốn giải nghiệp con đường duy nhất là: TU, TU và TU.

Mùa Vu Lan, 
Hậu-giang ngày 30.8.2013

NGỌC LỆ

Categories: Sinh Hoạt Tôn Giáo | Leave a comment

VỀ KHUYNH HƯỚNG D ÂN CHỦ XÃ HỘI CHO VI Ệ T N AM”

Re: Fw: [NQDUY] Bài mới “VỀ

 

KHUYNH HƯỚNG D ÂN CHỦ XÃ HỘI

 

CHO VI Ệ T N AM”

 

Inbox
x
Sang Lephuoc
10:01 AM (57 minutes ago)

to USIM, Tony, lawrence, Lactan, nhatquang, Tan, me, vantran200991, giaccodo
Kính xin quý vi vui lòng cho LPS dưôc nghe ý kien của quý vi.

Thành  thật tri ân.
lephuocsang

TS. LêPhước Sang

Hội truởng HĐTSTƯ GH-PGHH
————————————————
12432 Euclid Street, Garden Grove, CA 92840
832-397-9813 & (714) 584-7778 (xin để lại message)
2013/8/31 The USIM <freeusim@yahoo.com>

—– Forwarded Message —–
From: Nguyn Quang Duy <nguynquang_duy@yahoo.com.au>
To:
Sent: Friday, August 30, 2013 9:00 AM
Subject: [NQDUY] Bài mới “VỀ KHUYNH HƯỚNG DÂN CHỦ XÃ HỘI CHO VIỆT NAM”
Quý bạn đọc thân mến,

Bài mới xin gởi đến quý vị rất mong được phổ biến rộng rãi.
Nguyễn Quang Duy
VỀ KHUYNH HƯỚNG DÂN CHỦ XÃ HỘI CHO VIỆT NAM.
Nguyễn Quang Duy
Lời kêu gọi thành lập một đảng mới của Luật sư Lê Hiếu Đằng đang dấy lên những tranh luận về độc đảng và đa đảng, về phương cách và khuynh hướng đấu tranh chính trị, về hiện tình và tương lai đất nước… Bài viết này mong làm rõ hơn con đường xã hội dân chủ để xem con đường này có thích hợp với Việt Nam hay không?
Khuynh hướng Dân Chủ Xã Hội
Ông Đằng cho rằng con đường xã hội dân chủ như đường lối của Đệ Nhị Quốc tế và dựa trên chủ nghĩa Marx, đó là điều thiếu chính xác.
Các đảng theo khuynh hướng dân chủ xã hội Âu Châu về tư tưởng và phương cách họat động chịu nhiều ảnh hưởng của Ferdinand Lassalle (1825–1864). Ông là người sáng lập Đảng Dân chủ Xã hội Đức năm 1863 và là chủ tịch đầu tiên của tổ chức này. Theo ông nhà nước là tổ chức của mọi thành viên trong xã hội. Để xây dựng xã hội mới thay vì đấu tranh cách mạng lật đổ chế độ cũ, giai cấp công nhân phải tích cực cải cách xã hội cũ qua đấu tranh nghị trường, đấu tranh giành quyền bằng phương thức bầu cử tự do.
Ngay sau đó năm 1869, Đảng Dân chủ Xã hội Đức tham gia cuộc tranh cử tự do, với chủ trương không phân biệt nguồn gốc của cử tri, cấm trẻ em lao động và cổ vũ sự độc lập của tòa án.
Mãi trên 30 năm sau, đến năm 1889 Engels và một số người khác mới đứng ra thành lập Liên Minh Quốc Tế Các Đảng Xã Hội còn gọi là “Đệ Nhị Quốc tế”. Liên minh này thu hút được một số đảng xã hội, trong đó có Đảng Dân chủ Xã hội Đức. Nhưng vì không thống nhất về tư tưởng chiến lược và chia rẽ về phương cách đấu tranh Liên minh này phải giải tán năm 1914.
Chủ nghĩa Marx
Theo Karl Marx lịch sử nhân loại là lịch sử đấu tranh giai cấp và nhà nước là công cụ nhằm bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị. Từ đó Marx chủ trương giai cấp công nhân phải đòan kết lại và phải dùng bạo lực cách mạng để đập tan bộ máy nhà nước cũ, xây dựng nhà nước chuyên chính vô sản.
Tư tưởng Marx kết hợp với phương cách tổ chức Đảng Bolshevik của Vladimir Lenin đã dẫn đến cuộc vũ trang cướp chính quyền tại Nga vào tháng 10 năm 1917. Khi đó nhiều người tin rằng “cách mạng vô sản” sẽ nhanh chóng lan sang nước Đức và các quốc gia Âu châu, nhưng sự việc đã không bao giờ xẩy tới.
Năm 1919, Lenin phải cho thành lập Đệ Tam Quốc Tế nhằm “xuất cảng cách mạng vô sản”. Nhưng cũng không như Karl Marx tiên đóan, giai cấp công nhân chưa bao giờ đứng lên giành chính quyền. Một số quốc gia đã trở thành các quốc gia cộng sản lại do thế chiến thứ hai hay do các cuộc nội chiến xẩy ra.
Để xây dựng chủ nghĩa xã hội kiểu Marx, một nhà nước chuyên chính và tòan trị đã xây dựng tại Liên Xô và các quốc gia cộng sản: nhà tù, đàn áp, khủng bố, đói kém và chiến tranh. Cũng chỉ vì sai lầm đấu tranh giai cấp kiểu Marx Phong trào Cộng sản đã khiến hằng trăm triệu người thiệt mạng và hằng tỷ người bị ảnh hưởng thể xác hay tinh thần.
Mặt khác chủ nghĩa Marx là tước bỏ quyền tự do cá nhân, đặc biệt là quyền tư hữu, nên hầu các nước theo cộng sản dân chúng đều sống trong nghèo đói, bất bình đẳng, bình quyền. Năm 1989 người dân các nước Liên Xô và Đông Âu đã phải đứng lên để giành lại chính quyền. Hiện chỉ còn vài quốc gia theo cộng sản và tất cả đều đang trong tình trạng khủng hỏang tòan diện.
Trong bài diễn văn kỷ niệm 150 năm thành lập Đảng Dân Chủ Xã Hội Đức, ngày 23-5-2013 vừa qua, Tổng Thống Đức Joachim Gauck đã nêu rõ sự khác biệt giữa khuynh hướng dân chủ xã hội và Phong Trào Quốc Tế Cộng sản. Ông Gauck nhận xét “Những đảng viên Dân chủ Xã hội đã giữ vững lý tưởng tự do, công bằng, đoàn kết và quyết tâm chống lại những ai đi ngược với tự do và cổ võ chiến tranh.”
Rồi ông so sánh: “Phong trào Cộng sản Thế giới đã quyết định khác và tất yếu đã dẫn tới những hậu quả khốc hại. Nó tạo ra một giai cấp mới của những người cai trị để thay thế giai cấp cũ nay không còn quyền lực. Ở đó những người lao động uổng công chờ đợi tự do, công bằng xã hội và hạnh phúc!”.
Con Đường Xã Hội Dân Chủ Khởi Đầu Bằng Tự Do
Tự do và bình đẳng là hai mục tiêu mà nhân lọai luôn muốn đạt đến. Nhưng tự do đến một mức độ lại tiêu diệt bình đẳng của các cá nhân các nhóm khác trong xã hội.
Ngược lại mọi thành viên xã hội nếu ai cũng như ai, sẽ mất đi động năng khích lệ phát triển xã hội, thăng tiến xã hội sẽ bị chậm lại thậm chí bị kéo lùi.
Dân chủ vừa là mục tiêu, lại vừa là phương tiện để cân bằng giữa tự do và bình đẳng.
Từ đó các xã hội dân chủ phát sinh hai khuynh hướng chính trị: tự do và xã hội. Những người theo khuynh hướng xã hội cổ vũ và đấu tranh cho sự bình đẳng: bình đẳng trước pháp luật, bình đẳng về quyền lợi chính trị, kinh tế, giáo dục và xã hội, bình đẳng về nhân phẩm và giới tính.
Các đảng dân chủ xã hội sử dụng nghị trường Quốc Hội, truyền thông tự do và hệ thống chính trị để tranh luận và tìm sự ủng hộ cho chiến lược và chính sách từng thời điểm. Họ đấu tranh không theo chủ thuyết, không dựa vào ý thức hệ, mà hướng đến phục vụ con người, hướng đến sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và xã hội, sự tái phân phối lợi ích quốc gia tạo công bằng cho mọi thành viên trong xã hội.
Các đảng thắng cử sẽ có cơ hội để thực hiện các chính sách thính hợp với hòan cảnh đất nước trong từng thời kỳ. Nhờ đó xã hội càng ngày càng trở nên tiến bộ, đời sống dân chúng được cải thiện và đất nước mỗi ngày trở nên tốt đẹp hơn.
Trong khi ấy chủ nghĩa Marx chỉ là những lý thuyết không tưởng, không thể làm căn bản để đề ra các chiến lược, các chính sách có thể thuyết phục được cử tri nên trên thực tế không một đảng chính trị nào sử dụng nó trong cuộc đấu tranh nghị trường.
Bạn Bè Quốc Tế Xã hội Chủ nghĩa
Từ ý thức nói bên trên ông Đằng nhận định rằng theo con đường xã hội dân chủ là chỗ dựa vững chắc ở bạn bè quốc tế. Thực ra các quan hệ quốc tế không đơn giản như thế.
Rõ nhất là Tổ Chức Quốc tế Xã hội Chủ nghĩa (Socialist International) gồm 143 các đảng chính trị theo khuynh hướng xã hội thuộc 140 quốc gia trên thế giới, không có sự hiện diện của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Tại Âu châu, các chính phủ Âu Châu hầu hết do các đảng xã hội trực tiếp cầm quyền, nhưng đa số lại không ngừng lên án vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Thụy Điển còn công khai ý định đóng cửa Tòa Đại Sứ tại Hà Nội.
Tháng 7 vừa qua Ngoại trưởng Lao Động Úc Bob Carr công khai yêu cầu giới chức cộng sản phải trả tự do cho ba người hoạt động công đoàn, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương. Ngoại trưởng Bob Car cho biết: “Chúng tôi đặt nặng tầm quan trọng cho việc bảo vệ quyền tự do lập hội và tự do thành lập công đoàn”.
Điều mà các đảng xã hội và chính phủ các quốc gia dân chủ mong muốn là Việt Nam có tự do, có dân chủ, có đa đảng chính trị thực sự. Sẽ không ai chấp nhận ý kiến của ông Đằng thành lập một đảng với mục tiêu góp ý cho đảng cầm quyền được hòan thiện hơn.
Hai Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội Việt Nam.
Như đã trình bày bên trên những người đấu tranh cho tự do chính trị và bình đẳng xã hội đều có thể xem như những người theo khuynh hướng xã hội. Lịch sử phát triển chính trị tại Việt Nam đang được viết lại.
Gần đây ông Hà Sĩ Phu và một số người khác cho rằng Cụ Phan Chu Trinh là người đầu tiên mang khuynh hướng dân chủ xã hội vào Việt Nam. Nhưng theo tôi khuynh hướng này có thể trước đó đã được những người Âu Châu trực tiếp giới thiệu vào tầng lớp trí thức tại Việt Nam.
Chúng ta biết đến tên Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội nhưng các tài liệu về 2 đảng này quả thật hiếm hoi. Theo Bản “Báo cáo về công tác mặt trận tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ IV (25 – 30-1-1953)” thì hai đảng do Đảng Cộng sản “xây dựng”.
Trước năm 1952, riêng tại Liên khu 5 Đảng Xã hội đã có hơn 3.000 đảng viên và đa số là những người trí thức. Đảng Dân chủ có cơ sở khắp nơi, số lượng đảng viên lúc cao nhất là gần 3 vạn, đa số là nông dân hay tiểu thương. Nhưng vì thiếu kiểm soát nên Đảng Cộng sản không thực hiện ý định đã đề ra. Để sửa soạn tiến hành Cải cách Ruộng đất và để có thể trấn an các tầng lớp trí thức, nông dân và tiểu thương, bản Báo Cáo cho biết hai đảng cần được tổ chức lại.
Trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất, đảng viên của hai đảng nói trên chịu chung một số phận với đồng bào miền Bắc nên gần như tan rã, và đã thực sự bị Đảng Cộng sản giải tán năm 1986. Ôn lại lịch sử để rút ra bài học: một đảng chính trị mới muốn vững chắc cần có tư tưởng chỉ đạo, có mục tiêu và mục đích rõ ràng, và phải độc lập với Đảng Cộng sản.
Trong khi ấy Luật sư Lê Hiếu Đằng cho biết ý định muốn nhập chung tên của 2 Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội thành tên của đảng mới nên suy nghĩ của ông khó có thể thuyết phục được những người muốn thực sự dân chủ hóa nền chính trị tại Việt Nam.
Phật Giáo Hòa Hảo và Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng.
Trong đấu tranh giành độc lập, chỉ từ 1939 đến 1945, Phật Giáo Hòa Hảo một tôn giáo lấy dân tộc làm nền tảng đã thu hút được hằng triệu tín đồ. Trong khi đó Đảng Cộng Sản với chủ nghĩa quốc tế ngọai lai chỉ có được chưa đến 5.000 đảng viên. Điều này nói lên phần nào sự thực: thế hệ ông cha chúng ta đã không chọn con đường xã hội cộng sản.
Do hòan cảnh đất nước, may ra chúng ta chỉ biết đến Giáo Chủ Hùynh Phú Sổ đã sáng Phật Giáo Hòa Hảo, it người biết Đức Thầy còn sáng lập Đảng Dân chủ Xã hội một đảng thuần khiết chọn con đường xã hội dân chủ.
Ngày 16-8-2013 vừa qua, Cụ Lê Quang Liêm đã chính thức lên tiếng: Đảng Dân chủ Xã hội hay Dân Xã Đảng là 1 chính đảng theo khuynh hướng dân chủ xã hội và đã Đức Hùynh Phú Sổ chính thức công bố thành lập ngày 21/9/1946.
Theo Tuyên Ngôn: “Việt Nam Dân Xã đảng là một đảng dân chủ, chủ trương thiệt thi triệt để nguyên tắc chánh trị của chủ nghĩa dân chủ: chủ quyền ở nơi toàn thể nhân dân. Đã chủ trương Toàn Dân Chánh Trị thế tất đảng chống độc tài bất cứ hình thức nàoViệt Nam Dân Xã Đảng là một đảng cách mạng xã hội, chủ trương tổ chức nền kinh tế theo nguyên tắc chủ nghĩa xã hội: không để giai cấp mạnh cướp công quả của giai cấp yếu, làm cho mọi người đều được hưởng phúc lợi cân xứng với tài năng và việc làm của mình; những người tàn tật yếu đuối thì được nuôi dưỡng đầy đủ.”
Tư tưởng tòan dân chính trị là tư tưởng chỉ đạo của Dân Xã Đảng: dân chủ tuyệt đối, dân chủ hạ tầng, dân chủ phân quyền, mọi người đều có quyền tham gia chính trị một cách bình đẳng. Thực tế cho thấy quốc gia nào càng dân chủ, đất nước càng phát triển và người dân càng bình đẳng bình quyền.
Đức Hùynh Phú Sổ nói rõ mục đích thành lập đảng để tạo môi trường cho “tất cả anh em tín đồ, nếu thấy mình còn nặng nợ với Non Sông, Tổ Quốc, thương nước thương dân, hãy tham gia đảng mà tranh đấu.” và mục tiêu là để thiết lập một nước Việt Nam “Công bình và nhơn đạo, một nước Việt Nam tương xứng với các nước dân chủ tiền tiến trên hoàn cầu“.
Dân Xã Đảng hiện vẫn công khai họat động tại hải ngọai và trong nước Đảng vẫn âm thầm sinh họat. Cụ Lê Quang Liêm là người được Giáo Chủ Hùynh Phú Sổ chính thức giao trọng trách về Dân Xã Đảng.
Tạm Kết
Tóm lại, khuynh hướng của ông Lê Hiếu Đằng chưa phải là khuynh hướng của người dân chủ xã hội. Có chăng chỉ là khuynh hướng của những người đang muốn từ bỏ tư tưởng cộng sản để từ bỏ Đảng Cộng sản. Ông viết lời kêu gọi trên giường bệnh, có thể ngầm ám chỉ cơn bệnh của Đảng Cộng Sản, của chế độ cộng sản hay của cả dân tộc Việt Nam. Một dân tộc mà phân biệt đảng viên và người dân, phân biệt tầng lớp, phân biệt giàu nghèo, phân biệt nông thôn thành thị, phân biệt quốc nội hải ngọai ngày càng mở rộng.
Trở lại với con đường xã hội dân chủ tại Việt Nam, có người hỏi Đức Hùynh Phú Sổ:”Tại sao đi đâu ông cũng ở nhà những người giàu có, chớ không thấy ở nhà kẻ nghèo hèn? ” được Đức Hùynh trả lời: “Nhà giàu như cái gò, nhà nghèo như cái hố. Tôi ở nhà giàu cũng là để ban cái gò xuống cho cái hố nhờ cậy”.
Câu trả lời nói trên không khác gì các chính sách chính trị tòan dân, chính sách lấy thuế người giầu chia cho người nghèo, chính sách phát triển thành thị thu hút nhân công từ nông thôn, chính sách hải ngọai đóng góp xây dựng quốc nội, chính sách nước giàu đóng góp cho nước nghèo… các chính sách để xây dựng một Việt Nam tự do dân chủ và một xã hội Việt Nam bình đẳng bình quyền.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
29-8-2013
Tài Liệu Tham Khảo
Nguyễn Quang Duy (2-2013), Tù mù về Chủ nghĩa Marx, BBC.

Sang Lephuoc
10:37 AM (21 minutes ago)

to minhquang4429thongnhutthongnhatThuanNgainganvannguyen, USIM, Tony, lawrence, Lactan, nhatquang, Tan, me, vantran200991, giaccodo
1.XIN NHỜ TBT NGUYEN VAN NAM VA ANH EM VUI LÒNG GỞI CHO TÔI BẢN VĂM TUYÊN BỐ NHIỀU TRANG MÀ TÔI ĐÃ SOAN VÀ  PHỔ BIẾN CÁCH ĐÂY HƠN MƯỜI MẤY NĂM KHI TÔI NGHE TRONG QUỐC NỘI VN CÓ NGƯỜI MÚỐN THÀNHLẬP MỘT CHÁNH ĐẢNG TRÙNG TÊN VỚI ĐẢNG DÂN CHỦ XÃ HỘI MÀ ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ PGHH ĐÃ THÀNH LẬP NGÀY 21 THÁNG 9 NĂM 1946 VÀ ĐÃ MỜI  ÔNG NGUYỄN BẢO TOÀN, CÔNG GIÁO LÀM TBT, KHÂM SAI NGUYỄN VAN SÂM LÀM UỶ VIEN QUÂN SỰ, LÊ VAN THU LAM UỶ VIÊN TUYÊN HUẤN, TRẦN VAN ÂN LÀM UỶ VIÊN CHÁNH TRI,
KHÔNG CÓ AI TRONG QUÝ VI NẦY LÀ TÍN ĐỒ PGHH.
2. HÌNH NHƯ TBT NGUYỄN VAN NAM NHỒ ÔNG HUỲNH PHỔ XUÂN ĐÁNH MÁY BẢN TUYEN BỐ NẦY.
TRÂN TRỌNG.
Categories: Uncategorized | Leave a comment

Putin thách Obama công khai bằng chứng

BBC

bbc.co.uk navigation

TRỰC TIẾP

Putin thách Obama công khai bằng chứng

  1. Trong lúc Hoa Kỳ cân nhắc hành động quân sự chống lại Syria, có thể điểm qua một số loại vũ khí có thể được triển khai của cả hai bên trong những ngày sắp tới.

    cách đây 26 phút

  2. Reuters cho biết trách nhiệm của các chuyên gia LHQ chỉ là xác nhận có hay không việc dùng vũ khí hóa học.

    Họ không tìm hiểu ai là người đã dùng hóa học.

    Hoa Kỳ tuyên bố không cần chờ báo cáo của thanh tra LHQ vì đã chắc chắn chất hóa học được dùng và tin rằng thủ phạm là quân của Tổng thống Assad.

    Nhóm 20 người của LHQ có mặt ở Damascus ba ngày trước khi xảy ra vụ tấn công hôm 21/8. Khi đó họ đến để điều tra các cáo buộc từ trước.

    Tổng thống Nga Putin tuyên bố “hoàn toàn vô lý” khi cáo buộc vũ khí hóa học xảy ra trong khi thanh tra LHQ đã có mặt ở Syria.

    Phát biểu vào thứ Sáu, 30/8, Tổng thống Obama nói vụ tấn công ở khu ngoại ô Damascus ngày 21/8 là ‘một thách thức đối với thế giới’ và là sự xâm phạm “lợi ích an ninh quốc phòng” của Hoa Kỳ.

    Ông Obama nhấn mạnh ông chưa có “quyết định chung cuộc” về khả năng tấn công, nhưng đây là dấu hiệu rõ nhất rằng cuộc tấn công sắp xảy ra.

    cách đây 50 phút

  3.  Năm tàu khu trục của Mỹ có mặt ở Địa Trung Hải chờ lệnh tấn công. Các tàu trang bị tên lửa có tầm hoạt động hơn 1,000 hải lý, khiến tàu chiến Mỹ nằm xa ngoài khơi ngoài phạm vi trả đũa của chính phủ Syria.

    Pháp xác nhận tàu Chevalier Paul cùng Dixmude đang có mặt ở khu vực nhưng bác bỏ mọi liên hệ với khủng hoảng Syria.

    cách đây 1 giờ 17 phút

  4. Có tấn công bằng vũ khi hoá học, nhưng chưa biết là ai làm đâu nhá. Phe chính phủ đang thắng thế, ngu gì dùng vũ khí hoá học cho Mỹ nó có cớ đánh. Trên đời này ai ngu thế, nhìn là biết tụi nó cố tình làm vậy. (Huy Kha)

    Những kết quả khả dĩ sau cuộc chiến:
    1. Mỹ sẽ chiếm được kho dầu mỏ của người Syria đồng thời bán được thêm vũ khí
    2. Đất nước Syria sẽ lâm vào tình trạng bất ổn và nội chiến trong một thời gian dài
    3. Người Mỹ hất cẳng ảnh hưởng của người Nga trong khu vực

    4. Tạo điều kiện cho sự bành trướng của người Do thái sau khi một loạt nước trong khu vực bị tê liệt vì bất ổn chính trị
    5. Tạo thêm đồng minh, căn cứ quân sự, lợi ích về kinh tế… điều kiện trong chiến lược tiến dần về châu Á của Mỹ (Nguyen Don Thinh)

    cách đây 1 giờ 21 phút của BBCVietnamese qua Facebook

  5. Vấn đề là mấy thằng cầm đầu chết không sao, nhưng dân thường bán mạng khổ lắm ! Mạng người đâu có rẻ. (Namkoz DT)

    Putin bậy thì có! Bao nhiêu mạng người chết kia chắc người ta tự đánh bom hoá học chắc! Mà chỉ buồn: nếu tấn công Syria thì mong những kẻ đáng chết phải chết, còn mong người dân thường vô sự! Cầu mong vậy! (Vinh Lê)

    Cứ mỗi đời Tổng tống Mỹ là đâu đó trên trái đất này có chiến tranh, nhưng cái cách mà ông tổng thống Mỹ này thực hiện thấy nham hiểm hơn nhiều. (Người nhà quê)

     

    cách đây 2 giờ 36 phút của qua Facebook

  6. Tổng thống Nga Putin phát biểu với các phóng viên ở Vladivostok ngày 31/8:

    “Quân chính phủ Syria đang trên đà tấn công, ở một số vùng họ còn bao vây phiến quân. Trong điều kiện này, tự dưng đi trao chìa khóa cho những người luôn kêu gọi nước ngoài can thiệp quân sự thì thật hoàn toàn vô lý. Nó chẳng có logic tí nào, nhất là đúng ngày các thanh tra LHQ có mặt.

    Vì thế tôi tin rằng đây chẳng qua là sự khiêu khích của những kẻ muốn kéo các nước vào xung đột Syria. Những kẻ muốn có ủng hộ của các thế lực mà dĩ nhiên đầu tiên là Mỹ.

    Tôi tin chắc như vậy. Về lập trường của các đồng sự, bè bạn Mỹ, bảo rằng chính phủ Syria dùng vũ khí giết người hàng loạt – ở đây là vũ khí hóa học – và nói họ có bằng chứng, thế thì hãy đưa cho thanh tra LHQ và Hội đồng Bảo an.

    Cứ bảo có bằng chứng nhưng lại nói đây là bí mật, không cho ai xem, thì làm sao mà không bị phê phán. Nếu có bằng chứng, hãy cho xem nào. Nếu không được đưa ra, thì chẳng có bằng chứng nào.

    cách đây 2 giờ 41 phút

  7. Tổng thống Nga Vladimir Putin nói cáo buộc của Mỹ về chính phủ Syria là “hoàn toàn bậy bạ”.

    Ông Putin tuyên bố Washington cần nộp bằng chứng cho Hội đồng Bảo an LHQ.

    Phát biểu vào thứ Sáu, 30/8, Tổng thống Obama nói vụ tấn công ở khu ngoại ô Damascus ngày 21/8 là ‘một thách thức đối với thế giới’ và là sự xâm phạm “lợi ích an ninh quốc phòng” của Hoa Kỳ.

    Ông Obama nhấn mạnh ông chưa có “quyết định chung cuộc” về khả năng tấn công, nhưng đây là dấu hiệu rõ nhất rằng cuộc tấn công sắp xảy ra.

    cách đây 3 giờ 27 phút

  8. Tổng thống Pháp Francois Hollande nói rằng cuộc bỏ phiếu của Quốc hội Anh sẽ không ảnh hưởng đến ý chí của Pháp trong hành động ở Syria.

    Ông ủng hộ hành động trừng phạt “mạnh mẽ” vì cuộc tấn công gây tổn hại “không thể khắc phục” cho người dân Syria.

    cách đây 3 giờ 29 phút

  9. Để nước ngoài can thiệp quân sự không bao giờ là điều tốt cho đất nước. Bài học Miền Nam Việt Nam cho Mỹ can thiệp quân sự trước 1975, và Việt nam liên minh quân sự với Liên Xô sau 1975.

    Miền Nam đã thua trong cuộc chiến và Việt nam đã thất bại trong cuộc chiến đấu bảo vệ đất nước chống lại sự xâm lăng của Trung quốc để mất một phần lãnh thổ. Đó là 2 bài học của quá khứ khiến chúng ta phải suy ngẫm cẩn thận.

    Theo tôi, chúng ta nên theo gương Thụy Điển, họ phát huy nội lực đã làm hùng mạnh và hiện đại hóa đất nước bằng dân chủ hóa chính trị. (Hòa Vũ Đình)

    Thật không may cho những người phải sống dưới chế độ độc tài của những kẻ tự phụ và không bao giờ nghĩ đến lợi ích dân tộc, lợi ích nhân dân mà chỉ khăng khăng đồi ôm mãi lấy quyền lực. Đánh thì dân khổ, Israel với châu Âu cũng không tránh khỏi hệ lụy tai ương sau cuộc chiến, rồi trận chiến còn có thể đi vào những vết xe đổi ngu ngốc như ở Irac. Không đánh thì không biết đến bao giờ cuộc nội chiến mới kết thúc. (Nguyễn Duy Tùng)

    cách đây 3 giờ 55 phút của BBCVietnamese qua Facebook

  10. Phát biểu vào thứ Sáu, 30/8, Tổng thống Obama nói vụ tấn công ở khu ngoại ô Damascus ngày 21/8 là ‘một thách thức đối với thế giới’ và là sự xâm phạm “lợi ích an ninh quốc phòng” của Hoa Kỳ.

    “Chúng ta không thể chấp nhận một thế giới nơi mà phụ nữ, trẻ em và những thường dân vô tội có thể bị đầu độc ở một quy mô kinh khủng như vậy.”

    “Thế giới có trách nhiệm bảo đảm các tiêu chuẩn chống lại việc sử dụng vũ khí hóa học.”

    Tuy nhiên ông Obama cũng nhấn mạnh rằng Washington đang “cân nhắc khả năng hành động cục bộ”, và loại bỏ việc điều quân hay mở chiến dịch lâu dài ở Syria.

    Bình luận của ông Obama được đưa ra ngay sau khi Ngoại trưởng John Kerry phát biểu về điều mà Washington gọi là kết quả điều tra tình báo “với độ khả tín cao” về cuộc tấn công ngày 21/8.

    Những điểm chính trong báo cáo này bao gồm:

    • Cuộc tấn công đã khiến 1.429 người thiệt mạng, trong đó có 426 trẻ em.
    • Các chuyên gia hóa học của quân đội Syria đã được điều động đến khu vực này ba ngày trước cuộc tấn công.
    • Vệ tinh của Hoa Kỳ phát hiện ra nhiều hỏa tiễn từ khu vực do quân chính phủ kiểm soát bắn vào khu vực của quân nổi dậy, 90 phút trước khi có tin về một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học.
    • Hơn 100 video về hiện trường vụ tấn công cho thấy nhiều người có dấu hiệu nhiễm chất độc gây rối loạn thần kinh.
    • Những đoạn đối thoại bị nghe lén bao gồm một cuộc đàm thoại từ một quan chức cấp cao của Damascus “xác nhận vũ khí hóa học đã được sử dụng” và bày tỏ lo ngại về việc bị các thanh sát viên Liên Hiệp Quốc phát hiện.

    Hoa Kỳ nói kết quả điều tra dựa trên thông tin thu thập từ những nhân viên y tế, nhân chứng, nhà báo, video và hàng nghìn nguồn tin từ mạng xã hội.

    Ông John Kerry cũng gọi ông Assad là “tên côn đồ và kẻ sát nhân”.

    Đáp lại điều này, hãng thông tấn chính phủ Syria Sana nói ông Kerry đã “đưa chi tiết từ các tin cũ, do quân khủng bố đưa ra hơn một tuần trước”.

    cách đây 3 giờ 59 phút

  11. Thủ tướng Đức Angela Merkel chỉ trích Nga và Trung Quốc vì lập trường với Syria.

    “Rất tiếc là Nga và Trung Quốc thời gian qua từ chối có lập trường chung về xung đột Syria. Điều này làm suy yếu đáng kể vai trò LHQ,” bà nói trong một cuộc phỏng vấn.

    Nhưng bà loại trừ khả năng Đức tham gia hành động quân sự trừ phi cộng đồng quốc tế bật đèn xanh.

    “Đức không thể tham gia can thiệp quân sự mà không có sự cho phép của LHQ, NATO hay EU,” bà giải thích.

    cách đây 4 giờ 2 phút

  12. Cố vấn ngoại giao cho tổng thống Nga, Yuri Ushakov, thắc mắc vì sao nhóm LHQ đã xong công việc “khi mà còn nhiều câu hỏi về khả năng dùng vũ khí hóa học ở các vùng khác ở Syria”.

    Nga khẳng định không có bằng chứng chính phủ Syria là thủ phạm. Moscow và Bắc Kinh nói sẽ chặn mọi nghị quyết LHQ cho phép dùng vũ lực đánh chính phủ Syria.

    cách đây 4 giờ 6 phút

  13. Chính phủ Syria nói cáo buộc của Mỹ là “dối trá”. Thông cáo của bộ ngoại giao Syria nói “dưới chiêu bài bảo vệ nhân dân Syria, họ đang thúc đẩy cho sự gây hấn mà sẽ giết hàng trăm người Syria vô tội”.

    cách đây 4 giờ 10 phút

  14. Danh sách một số loại vũ khí có thể được sử dụng nếu Mỹ tấn công Syria.

    Bốn khu trục hạm trang bị tên lửa hành trình của Hoa Kỳ: USS Gravely, USS Ramage, USS Barry và USS Mahan.

    Các tên lửa hành trình cũng có thể được bắn từ tàu ngầm, nhưng hải quân Hoa Kỳ không tiết lộ vị trí của chúng.

    Căn cứ không quân tại Incirlik và Izmir ở Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan có thể được dùng cho không kích.

    Hai hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ: USS Nimitz và USS Harry S Truman ở gần đó.

    Hàng không mẫu hạm của Pháp mang tên Charles de Gaulle đậu ở phía đông Địa Trung Hải.

    Các chiến đấu cơ Raffale và Mirage của Pháp cũng có thể tấn công từ căn cứ không quân Al-Dhahra ở UAE.

    cách đây 4 giờ 14 phút

  15. Đoàn thanh tra Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã rời Damascus sau bốn ngày điều tra cáo buộc tấn công vũ khí hóa học.

    Họ đặt chân đến Lebanon vài giờ sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama nói Mỹ cân nhắc hành động “cục bộ” chống Syria.

    Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon nói báo cáo chung cuộc của đoàn có thể mất hai tuần mới xong.

    cách đây 4 giờ 17 phút

  16. Lần trước ở Lybia, Nga cũng phản ứng dữ dội và dọa nạt Phương Tây. Kết cục vài bữa lại xuống thang vì Phương Tây áp đảo và bảo vệ tự do. (Hưng Vũ Công)

    Những nhà độc tài toàn trị đã và đang có hành xử tàn bạo với chính nhân dân của mình cần phải lên án mạnh mẽ. Chính quyền của ông Assad cần phải đưa ra toàn án của nhân dân Syria để xét xử nghiêm minh về những viêc làm tàn bạo vô nhân tính của mình. (Do Thi Thu)

    Mĩ chưa chắc dám đánh đâu. Hù doạ nhau là chính. Thế giới không ủng hộ họ. Và quan trọng hơn Nga sẽ không để Mĩ giành lấy Syria từ tay mình. Hai bên có lẽ đang bí mật thoả thuận với nhau rồi. Syria chẳng qua là cuộc chơi của các cường quốc thoả thuận trên lưng nước nhỏ. (Duy Nguyen)

    cách đây 4 giờ 30 phút của BBCVietnamese qua Facebook

  17. Tổng thống Barack Obama nói Hoa Kỳ đang cân nhắc “hành động cục bộ” để đáp trả việc sử dụng vũ khí hóa học của quân đội chính phủ Syria.

    Ông Obama nhấn mạnh rằng chưa có “quyết định cuối cùng” nào được đưa ra, tuy nhiên bác bỏ khả năng Hoa Kỳ sẽ điều quân tới hiện trường.

    Ngoại trưởng John Kerry dẫn kết quả điều tra của tình báo Hoa Kỳ nói Syria đã sử dụng vũ khí hóa học làm 1.429 người chết, trong đó có 426 trẻ em.

    Chính phủ Syria gọi cáo buộc của Hoa Kỳ là “hoàn toàn dối trá” và đổ lỗi cho quân nổi dậy.

    Tổng thống Bashar al-Assad trước đó đã tuyên bố Syria sẽ tự vệ trước bất cứ “hành động xâm lược” nào của phương Tây.

    Tổng thống Pháp Francois Hollande thì tái khẳng định sự ủng hộ đối với lập trường của Hoa Kỳ.

    Tuy nhiên Nga, đồng minh lớn nhất của Syria, đã cảnh báo “bất cứ hành động quân sự đơn phương nào mà không có sự cho phép của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc” là sự “vi phạm trực tiếp luật pháp quốc tế”.

    Đoàn xe chở các thanh tra viên LHQ về vũ khí đã rời Damascus sáng thứ Bảy 31/8 sang Lebanon.

    Tổng thư ký Ban Ki-moon nói với giới ngoại giao rằng phải hai tuần nữa mới có phúc trình cuối cùng của nhóm thanh tra.

    cách đây 4 giờ 30 phút
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Putin ra lệnh tấn công Ả Rập Saudi nếu Syria bị đánh

 

Putin ra lệnh tấn công Ả Rập Saudi ếu Syria bị đánh

 
 

EU Times ngày 28/8 đưa tin cho hay, Tổng thống Nga Putin đã ra lệnh cho lực lượng vũ trang Liên bang Nga sẵn sàng thực hiện “một cuộc tấn công quân sự lớn” chống lại Ả Rập Saudi trong trường hợp phương Tây tấn công Syria.

 
Tờ EU Times ngày 28/8 đưa tin cho hay, Tổng thống Nga Putin đã ra lệnh cho lực lượng vũ trang Liên bang Nga sẵn sàng thực hiện “một cuộc tấn công quân sự lớn” chống lại Ả Rập Saudi trong trường hợp phương Tây tấn công Syria.
 
Ông Putin đã ra quyết định trên sau khi bị Hoàng tử Bandar đe dọa cho khủng bố Chechnya tấn công Olympic mùa đông Sochi nếu không ngừng hỗ trợ Assad.
 
“Theo các nguồn tin trong Điện Kremlin gần gũi với vụ việc, mệnh lệnh chiến tranh được ông Putin ban hành do “tức giận” sau cuộc hội đàm hồi tháng 8 với Hoàng tử Ả Rập Bandar bin Sultan, người đã đe dọa rằng nếu Nga không chấp thuận sự thất bại của Syria, Ả Rập Saudi sẽ “mở xích” cho những kẻ khủng bố Chechnya nằm dưới sự kiểm soát của họ để gây ra những cái chết hàng loạt và sự hỗn loạn trong thời gian diễn ra Thế vận hội Mùa đông diễn ra từ ngày 7-23/2/2014 tại Sochi, Nga”, EU Times cho biết.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. 
Tờ As-Safir của Li-băng cũng đã xác nhận mối đe dọa chống lại Nga này và cho biết Hoàng tử Bandar đã cam kết sẽ bảo vệ căn cứ hải quân của Nga ở Syria nếu chính quyền Assad bị lật đổ và ám chỉ Chechnya sẽ tấn công khủng bố tại thế vận hội mùa đông ở Sochi nếu không đạt được thỏa thuận trên.
 
“Tôi có thể cung cấp cho ngài một đảm bảo để bảo vệ thế vận hội mùa đông năm tới. Các nhóm Chechnya đe dọa sự an toàn của các cuộc thi sẽ được chúng tôi kiểm soát”, As-Safir dẫn nguồn tin riêng trích dẫn lời Hoàng tử Bandar cho biết thêm.
 
Hoàng tử Bandar tiếp tục nói rằng Chechnya hoạt động tại Syria là một công cụ áp lực có thể được điều khiển tùy ý. “Những nhóm này không sợ chúng tôi. Nhưng chúng tôi sử dụng chúng để tác động tới chính phủ Syria, tuy nhiên, họ sẽ không có vai trò trong tương lai chính trị của Syria”.
 
Tờ Telegraph của Anh trước đó đưa tin cho rằng Ả Rập Saudi đã bí mật cung cấp cho Nga một thỏa thuận ngầm giúp Moscow kiểm soát thị trường dầu mỏ toàn cầu, bảo vệ hợp đồng khí đốt của Nga nếu Điện Kremlin từ bỏ ủng hộ chính phủ Syria.
 
Tuy nhiên, ông Putin đã trả lời rằng, lập trường của Nga về vấn đề Assad sẽ không bao giờ thay đổi. Đáp lại, Hoàng tử Bandar cảnh báo rằng Syria có thể “không thoát khỏi các biện pháp quân sự”, nếu Nga từ chối các đề nghị hấp dẫn trên.
 
 
 Hoàng tử Bandar trong cuộc gặp gỡ với Tổng thống Putin.
Với các sự kiện đang vượt khỏi tầm kiểm soát ở Syria hiện nay, tờ Independent News Service của London mới đây cũng đưa tin cáo buộc Hoàng tử Bandar đã “thúc đẩy chiến tranh” tại Syria.
 
Truyền thông phương Tây còn cho rằng hôm 17/5, Tổng thống Putin đã ra lệnh cho các lực lượng quân sự Nga ngay lập tức chuyển từ trạng thái chuẩn bị cho chiến tranh địa phương sang chiến tranh khu vực và “chuẩn bị đầy đủ” để mở rộng chiến tranh quy mô lớn nếu Mỹ và EU tham gia vào cuộc nội chiến ở Syria.
 
Sự chuẩn bị này cộng với báo cáo mới về sự chuẩn bị tấn công trả đũa Ả Rập Saudi, theo giới phân tích, cho thấy Moscow đã xem bất kỳ cuộc tấn công nào vào Syria cũng như một cuộc tấn công vào chính quốc gia này.
 
Tuy nhiên, Financial Times hồi tháng 6 đã đưa ra một báo cáo trái chiều cho rằng cuộc chiến ở Syria, được dẫn dắt bởi Ả Rập Saudi và Qatar cùng đồng minh phương Tây, có mục tiêu duy nhất là phá vỡ vị thế hiện tại của Nga trên thị trường khí đốt tự nhiên ở EU.
 
Qatar đã chi 3 tỷ USD trong 2 năm qua để hỗ trợ cuộc nổi dậy ở Syria – một khoản chi phí xượt xa bất kỳ chính phủ nào khác, nhưng lại đang bị gạt sang một bên bởi Ả Rập Saudi, quốc gia đang là nhà cung cấp vũ khí chính cho phiến quân, Financial Times lý giải.
 
Qatar cũng có một đường ống dẫn khí đốt từ Vịnh Ba Tư tới Thổ Nhĩ Kỳ và nước này đang xem xét mở rộng sản xuất để chiếm ngôi vị số 1 thế giới về xuất khẩu khí.
 
 
Theo GDVN
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Các điều nổi bật trong chuyến thăm Mỹ của ông Trương Tấn Sang

 

Wednesday, August 28, 2013

Các điều nổi bật trong chuyến thăm Mỹ của ông Trương Tấn Sang

QLB 

Tổng thống Mỹ Barack Obama (P) tiếp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Nhà Trắng hôm 25/07/ 2013. – REUTERS/Yuri Gripas

– Về chuyến công du Hoa Kỳ của chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang – với đỉnh cao là cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 25/07/2013, đã có rất nhiều nhận định. Nhưng giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc (Đại học New South Wales) đã có nhận xét về một số điểm ít được lưu ý, liên quan đến Biển Đông, quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt cũng như phản ứng của Trung Quốc trước đà tăng cường quan hệ giữa Washington và Hà Nội.

Giáo sư Carl Thayer trước tiên hết đã có đánh giá chung khá tích cực về kết quả mà Việt Nam thu hoạch được nhân chuyến công du nước Mỹ của ông Trương Tấn Sang. Trong một nhận xét ngày 28/07/2013 (Thayer Consultancy Background Brief, July 28, 2013), ông đã nhấn mạnh đến khía cạnh đối thoại ở cấp lãnh đạo cao nhất tại hai nước đã được chính thức tái lập.

Các chuyến thăm cấp cao Mỹ-Việt được nối lại sau 5 năm gián đoạn 


“Chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phải được đánh giá là một thành công. Nó đánh dấu việc tái lập các chuyến công du cấp cao sau một thời gian gián đoạn kéo dài 5 năm. Chủ tịch Sang và Tổng thống Obama đã đồng ý định nghĩa quan hệ song phương Mỹ-Việt là đối tác toàn diện. Thỏa thuận đó bao hàm một cam kết thực hiện các chuyến thăm ở cấp cao và thành lập một cơ chế chính trị-ngoại giao song phương mới ở cấp bộ trưởng. Chủ tịch Trương Tấn Sang đã có quan điểm thẳng thắn giải quyết mối quan tâm của Hoa Kỳ về nhân quyền và đã có sáng kiến dẫn theo các chức sắc tôn giáo Việt Nam để nói chuyện trực tiếp với phía Mỹ.
 Mặc dù giữa Mỹ và Việt Nam còn nhiều bất đồng, cả hai bên đều đồng ý đẩy mạnh hợp tác trong chín lãnh vực, đáng chú ý nhất là chính trị-ngoại giao, quan hệ thương mại và kinh tế, khoa học công nghệ và giáo dục. Điều này sẽ tạo thêm thuận lợi cho Việt Nam vào lúc nước này đang nỗ lực hội nhập vào quốc tế.”

Đối với Giáo sư Thayer, chuyến viếng thăm Mỹ của chủ tịch nước Việt Nam quả là một bất ngờ, vì trước đó không có tín hiệu nào cho thấy là có chuyến công du như vậy, nhất là khi theo lẽ thường tình trong địa hạt ngoại giao, sau khi Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết công du Hoa Kỳ vào năm 2007, người đáp ứng phải là phía Tổng thống Mỹ Obama.

Giải thích về nguyên nhân “phá lệ này”, chuyên gia Thayer cho rằng cả hai đều đã cảm thấy cần phải nhanh chóng củng cố thêm quan hệ. Ông nhận xét như sau trong một bài viết ngày 29/07 (Thayer Consultancy Background Brief, July 29, 2013) :

“Hoa Kỳ đã đi đến một đánh giá là Việt Nam đang vươn lên thành một quốc gia quan trọng, đóng góp vào việc duy trì hòa bình và an ninh cho khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là trong khối ASEAN, cũng như cho quốc tế thông qua Liên Hiệp Quốc và các tổ chức đa phương khác. Chính sách tái cân bằng lực lượng của Hoa Kỳ (qua châu Á) bao gồm cả hai khía cạnh kinh tế và an ninh. Việt Nam và Mỹ cùng chia sẻ quan điểm tương tự trên cả hai vấn đề này.

Hoa Kỳ muốn tăng cường sự hiện diện của doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam (và Đông Nam Á nói chung), còn Việt Nam mong muốn được tiếp tục tiếp cận thị trường xuất khẩu lớn nhất của mình là Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ muốn tăng cường sự hiện diện và mở rộng địa bàn hoạt động của lực lượng quân sự Mỹ ở Đông Nam Á để đảm bảo một môi trường an ninh và hòa bình. Việt Nam hoan nghênh sự hiện diện của Mỹ miễn là điều này góp phần vào ‘hòa bình, hợp tác, thịnh vượng và phát triển’…”

Đối với Giáo sư Thayer việc nâng cấp quan hệ song phương, trong đó có việc cả hai bên đồng ý đúc kết nhanh chóng Thỏa thuận thương mại TPP (Tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương) đã mang lại cho cả hai phía Mỹ Việt những lợi ích cụ thể :

“Chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trương Tấn Sang là một thành công cho cả hai phía trên hai lãnh vực. Đầu tiên hết, Thỏa thuận TPP là một ưu tiên cao đối với chính quyền Obama vào lúc Tổng thống Mỹ muốn khôi phục nền kinh tế và tạo thêm công ăn việc làm cho người dân Mỹ bằng cách xuất khẩu ra nước ngoài. Hoa Kỳ muốn có một hiệp định TPP vì lợi ích kinh tế, nhưng đồng thời cũng để chứng minh rằng chính sách tái cân bằng lực lượng có cả thành tố khác chứ không đơn thuần là quân sự. Việt Nam cũng cần đạt được thỏa thuận TPP để có cơ hội đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế.”

Thành tố quân sự quốc phòng được Tổng thống Mỹ nêu bật 

Một khía cạnh khác trong chuyến thăm được giáo sư Thayer phân tích là hồ sơ quan hệ quân sự – quốc phòng Việt Mỹ nhân chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Trương Tấn Sang.

Về mặt chính thức, vấn đề này chỉ là một trong 9 đề mục được nêu lên trong bản tuyên bố chung về quan hệ đối tác toàn diện, theo đó hai bên nhất trí « tiếp tục hợp tác về quốc phòng và an ninh » và « cam kết triển khai đầy đủ Bản ghi nhớ » về thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương ký năm 2011.

Theo giáo sư Thayer, những gì ghi trong bản Tuyên bố chung không có gì mới, chỉ nhắc lại những gì đã được thông qua và đang được tiến hành. Nếu có một điểm quan trọng cần ghi nhận trong bản liệt kê này chính là điểm cả hai bên sẽ làm việc chặt chẽ với nhau để « tăng cường hợp tác thực thi pháp luật trên biển ».

Tuy nhiên, chuyên gia Thayer đã ghi nhận rằng Tổng thống Mỹ đã nhấn mạnh đến hợp tác quốc phòng trong phần phát biểu với báo chí ngày 25/07/2013 sau cuộc họp với đồng nhiệm Việt Nam. Giáo sư Thayer nhận xét như sau (trong bài nhận định công bố hôm 28/07 (Thayer Consultancy Background Brief, July 28, 2013):

« Tôi thấy là hợp tác về quốc phòng và an ninh trong tương lai được nhấn mạnh nhiều hơn trong các phát biểu đưa ra tại buổi họp báo sau cuộc họp, hơn là trong bản Tuyên bố chung…dường như chỉ là một sự lặp lại của các hoạt động hợp tác quốc phòng đã được phê duyệt và thực hiện. Các cuộc đối thoại cấp cao hiện đang được tiến hành dường như sẽ tiếp tục mà không có thay đổi đáng kể ».

Phải nói là khi phát biểu tại cuộc gặp gỡ báo chí hôm 25/07 vừa qua, ngay trong phần mở đầu, ông Obama đã xác định : « Quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước sẽ cho phép hợp tác hơn nữa trên một loạt các vấn đề từ thương mại đến hợp tác giữa hai quân đội, đến hoạt động đa phương trong các lãnh vực như cứu trợ thiên tai, đến trao đổi khoa học và giáo dục. »

Đây là lần hiếm hoi mà từ ngữ hợp tác giữa hai quân đội (military-to-military cooperation) được chính thức nêu lên trong chuyến thăm, cho thấy rõ mối quan tâm của hai bên trong việc phát huy khía cạnh hợp tác quốc phòng.

Riêng về một trong những mong muốn mà Việt Nam đã nhiều lần nêu lên liên quan đến việc Washington bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Hà Nội, điều này không thấy nêu lên công khai nhân chuyến thăm Mỹ của ông Trương Tấn Sang.

Tuy nhiên, trong lãnh vực này, giáo sư Thayer cho rằng Mỹ gần đây cũng đã nới lỏng hạn chế về việc bán các công nghệ vừa quân sự, vừa dân sự cho Việt Nam, chẳng hạn như các loại radar canh chừng vùng duyên hải, hay các loại phi cơ trinh sát biển.

Vấn đề, theo chuyên gia phân tích Úc, động cơ chính của Việt Nam trong việc đòi Mỹ bãi bỏ cấm vận vũ khí chỉ mang tính chất chính trị mà thôi, tức là đòi Hoa Kỳ bãi bỏ chế độ phân biệt đối xử. Theo ông Thayer, giả sử là Mỹ chấp nhận bỏ cấm vận, chưa chắc Việt Nam đã đặt mua ngay vũ khí của Mỹ, vừa rất đắt, vừa không tương thích với kho vũ khí hiện thời của Việt Nam, chủ yếu do Nga cung cấp.

Nhìn chung, giới phân tích đều nhận định rằng ông Trương Tấn Sang đã thành công trong việc “giảm nhẹ” các mối nghi ngại của Mỹ trong lãnh vực nhân quyền để cùng với đồng nhiệm Mỹ Barack Obama nâng cấp quan hệ lên hàng “đối tác toàn diện”, trong đó có một thành tố quốc phòng quan trọng được chính Tổng thống Mỹ nêu bật.

Biển Đông : Lời răn đe kín đáo của Mỹ 

Biển Đông với các hành động quá đáng của Trung Quốc cũng không bị lơ là trong chương trình nghị sự nhân chuyến thăm. Nhận xét đầu tiên là về mặt chính thức hai nhà lãnh đạo Việt Mỹ không nói lên điều gì mới lạ, tất cả đều được ghi lại trong bản Tuyên bố chung, dưới đề mục hợp tác chính trị và ngoại giao

« Hai nhà Lãnh đạo tái khẳng định ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có những quy định của Công ước Luật Biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS). Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama đồng thời tái khẳng định ủng hộ nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp trên biển và tranh chấp lãnh thổ.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhấn mạnh giá trị của việc tuân thủ đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), và tầm quan trọng của việc khởi động đàm phán để hoàn tất một bộ Quy tắc ứng xử (COC) có hiệu quả.

Tuy nhiên, giáo sư Thayer đã ghi nhận một yếu tố quan trọng liên quan đến Biển Đông nhưng nằm lẫn trong phần đề cập đến hợp tác kinh tế, thương mại song phương. Trong bài viết ngày 28/07 (Thayer Consultancy Background Brief, July 28, 2013), ông nêu bật :

« Điểm có ý nghĩa là Tuyên bố chung về Đối tác toàn diện đặc biệt đề cập đến mối quan hệ thương mại giữa Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ, Exxon Mobile, và Murphy Oil (hai tập đoàn dầu khí Mỹ) với tập đoàn Dầu khí PetroViệt Nam trong việc đầu tư ở vùng Biển Đông.

Thông tin này phải được gắn liền với tuyên bố mạnh mẽ gần đây của Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và tân Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, Daniel Russel (người thay thế ông Kurt Campbell), chống lại bất kỳ quốc gia nào sử dụng các biện pháp hù dọa, cưỡng ép hoặc võ lực.

Hoa Kỳ đã tung ra tín hiệu rõ ràng là họ sẽ đáp trả nếu Trung Quốc mưu toan cản trở các hoạt động thương mại hợp pháp. Điều này sẽ có thể làm môi trường trong khu vực Đông Á ổn định và tạo điều kiện để Việt Nam tiếp tục phát triển các nguồn năng lượng của mình ».

Đối với giáo sư Thayer, có thể xem đây là một biện pháp răn đe – ở mức độ thấp – nhắm vào Trung Quốc, chống lại bất cứ hành động quyết đoán từ phía Bắc Kinh. Đối với Việt Nam, đây là một bảo đảm từ Washington, cho biết là các tập đoàn Mỹ sẽ tiếp tục làm ăn với Việt Nam, bất chấp các hành động hù dọa của Trung Quốc.

Một chi tiết thứ hai được giáo sư Thayer ghi nhận liên quan đến Biển Đông là câu trả lời « thẳng thắn một cách bất thường » của Chủ tịch nước Việt Nam tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington (25/07) khi ông nói thẳng rằng đường lưỡi bò của Trung Quốc « không có căn cứ, về mặt pháp lý và thực tế. »

Trong bài nhận định về phát biểu của ông Trương Tấn Sang tại CSIS (Thayer Consultancy Background Brief, July 26, 2013), giáo sư Thayer cho biết :

« Chủ tịch Sang đã trả lời một câu hỏi về Trung Quốc và Biển Đông bằng cách bác bỏ tấm bản đố 9 đường gián đoạn của Trung Quốc ; cho đây là vô căn cứ, về mặt pháp lý và thực tế. Đây là một tuyên bố rất mạnh mẽ, tương phản với phát biểu dè dặt của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi trả lời các câu hỏi tại cuộc đối thoại Shangri-La ».

Quan hệ Mỹ-Việt được tăng cường, Trung Quốc há miệng mắc quai 

Một điểm khác được giáo sư Thayer ghi nhận là bất chấp các tuyên bố trên từ cả hai phía Việt Mỹ, bất chấp sự kiện là Việt Nam và Mỹ nâng cấp quan hệ lên hàng đối tác chiến lược, Bắc Kinh không thấy có phản ứng công khai. Nguyên nhân chính là vì Trung Quốc không có lý do gì để phản đối.

Trong nhận định ngày 29/07 ((Thayer Consultancy Background Brief, July 28, 2013), ông phân tích :

« Cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều sử dụng các thỏa thuận hợp tác chiến lược để củng cố quan hệ với nước khác. Việt Nam và Trung Quốc đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2008 và sau đó nâng cấp lên mức đối tác hợp tác chiến lược. Hoa Kỳ đã đàm phán hiệp định đối tác chiến lược với Singapore và Indonesia.

Do vậy, ngoài mặt, Trung Quốc khó có thể phản đối các thỏa thuận hợp tác song phương có mục tiêu thúc đẩy quan hệ kinh tế trên diện rộng và qua đó góp phần vào hòa bình, hợp tác, thịnh vượng và phát triển khu vực. Vấn đề nhạy cảm nhất liên quan đến hợp tác quốc phòng và hợp tác an ninh song phương. Tuy nhiên thỏa thuận quan hệ đối tác toàn diện Việt Mỹ không bao gồm bất kỳ sự hợp tác an ninh song phương hiện tại hoặc tương lai nào đe dọa lợi ích của Trung Quốc ở Đông Nam Á…

Tóm lại, tôi cho là Trung Quốc không thể công khai chỉ trích Việt Nam phát triển quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ, điều mà Trung Quốc cũng thực hiện với Việt Nam. Trung Quốc, vốn chủ trương không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác, do đó sẽ phải tôn trọng quyết định của Việt Nam muốn phát triển quốc phòng và an ninh với Mỹ. »

Trung Quốc có thể làm gì ? Trên vấn đề này, giáo sư Thayer xác định :

« Một cách tinh vi hơn, Trung Quốc sẽ kết luận rằng nếu gây sức ép ngoại giao quá nhiều trên Việt Nam, điều đó có thể phản tác dụng. Nói cách khác, ngày nào mà Việt Nam phát triển quan hệ an ninh và quốc phòng một cách đồng đều với các cường quốc và không liên minh với một nước này để chống nước khác, ngày đó, Trung Quốc sẽ phải quản lý một cách thận trọng quan hệ với Việt Nam ».

Giáo sư Thayer đã ghi nhận rằng trong suốt chuyến đi Mỹ của ông Trương Tấn Sang, các phương tiện truyền thông Trung Quốc bằng tiếng Anh hay các ngoại ngữ khác đã tránh đề cập đến sự kiện này. Cho đến nay, không thấy có bình luận tiêu cực nào trên báo chí Trung Quốc.

RFI

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Nga Mi sơn Một trong tứ đại danh sơn Trung Quốc

Sang Lephuoc
Aug 26 (1 day ago)

to thienz, me, Ton, minhquang4429, vantran200991, giaccodo, Tan, Tan, Lactan, paul, Phuong, Henry, Le, nhatquang, dieuchipham53, lawrence, quele1
1. Xin cam on Cô Thiên Trần gởi tài liệu quí giá nầy. Cần Cô Tiếp tục gởi.

2 Ong Huyen Tâm đưa lên Tan Dan Hoa. Com.
lephuocsang

TS. LêPhước Sang

Hội truởng HĐTSTƯ GH-PGHH
————————————————
12432 Euclid Street, Garden Grove, CA 92840
832-397-9813 & (714) 584-7778 (xin để lại message)
2013/8/26 thienz tran <thienztran@yahoo.com>

From: Viet Ho <anhtrangtritue@yahoo.com.vn>
To: “thienztran@yahoo.com” <thienztran@yahoo.com>
Sent: Sunday, August 25, 2013 1:30 PM
Subject: Chuyển tiếp: [Viet_Nalanda] Fw: Nga Mi sơn

—– Thư đã chuyển tiếp —-
Từ: B Nga <xitrum70@yahoo.com>
Tới: VietNalanda YahooGroup <Viet_Nalanda@yahoogroups.com>
Đã gửi 15:55 Chủ Nhật, 25 tháng 8 2013
Chủ đề: [Viet_Nalanda] Fw: Nga Mi sơn
Nga Mi sơn 
 
Một trong tứ đại danh sơn Trung Quốc
                                                            
image

Nga Mi sơn là một trong Tứ đại Phật giáo danh sơn.
Vị Bồ Tát bảo trợ của Nga Mi sơn là Samantabhadra, trong tiếng Việt còn được gọi là Phổ Hiền bồ tát.
Nga Mi sơn (峨嵋山) hay núi Nga Mi hay Đại Quang Minh sơn là một ngọn núi nằm ở phía trung nam tỉnh Tứ Xuyên thuộc miền tây Trung Quốc, trên khu vực quá độ của lòng chảo Tứ Xuyên theo hướng cao nguyên Thanh-Tạng. Thông thường được viết là 峨眉山 và đôi khi là 峩嵋山 hay 峩眉山, nhưng cách phát âm không thay đổi.

Nga Mi sơn là một trong Tứ đại Phật giáo danh sơn. Vị Bồ Tát bảo trợ của Nga Mi sơn là Samantabhadra, trong tiếng Việt còn được gọi là Phổ Hiền bồ tát.
Đỉnh cao nhất của Nga Mi sơn là đỉnh Vạn Phật của ngọn núi chính Kim Đỉnh, với độ cao 3.099 m. Với địa thế cao chót vót, phong cảnh đẹp nên người ta nói tới Nga Mi sơn như là “Nga Mi thiên hạ tú”. Là một trong Tứ đại Phật giáo danh sơn, tại Nga Mi sơn có khoảng 26 ngôi chùa; miếu, trong đó có 8 ngôi chùa; miếu lớn là cơ bản nhất. Người ta cho rằng Nga Mi sơn chính là đạo tràng của Phổ Hiền bồ tát.

Nga Mi sơn cùng bức tượng đại Phật Lạc sơn, bức tượng Phật tạc trên vách đá lớn nhất thế giới ở núi Thê Loan, được UNESCO công nhận là Di sản thế giới ngày 6 tháng 12 năm 1996.

Sau đây xin giới thiệu chùm ảnh của 2 thành viên focus_S và noicomdien trên diễn đàn otofun.net:
Đường lên đỉnh Nga Mi Sơn đẹp như bức tranh thủy mặc
Thẳm thẳm trong mây mù
Nhứng cây thông cổ thụ nghiêng mình trong mây
Mái chùa cổ ẩn khất trong sương mờ
Trong mầu xanh ngất ngây của trời đất , Phổ Hiền Bồ Tát rực rỡ trong nắng chiều
Có những lúc mây cuốn vào Phổ Hiền Bồ Tát
Tượng Thập Phương Phổ Hiền tọa lạc ở đỉnh núi Nga Mi trên cao 3.079m ,
tượng Phật bốn mặt cao 48m (cao nhất thế giới) bằng đồng với 20kg vàng mạ bên ngoài ,
tương rất uy nghi mặt quay về 4 hướng, ngồi rất tự tại trên đài sen tọa trên đài sen , cưỡi trên 4 con voi lớn .
Màu xanh biếc của bầu trời làm nổi bật tượng Phổ Hiền.
Dưới chân bệ đài , hàng nghìn đèn nến được xếp theo bậc thang ,
mỗi 1 buổi tối những người trông coi trên Kim Đỉnh thắp đèn nến sáng rực
Các bức chạm khắc rất tinh xảo tại bệ đài
Kỳ Lân , một trong những linh vật của Phật giáo.
Thật tuyệt khi đứng trên đỉnh Nga Mi nhìn thấy bao la trời đất .
Đối với du khách , đặt chân lên đỉnh Nga My là diễm phúc vì “đến” được một trong những địa danh Phật giáo linh thiêng nhất,
một “núi thiêng” đúng nghĩa trong văn hóa tâm linh Trung Hoa.
Tượng Phổ Hiền này hiện tại là tượng to nhất và cao nhất trên thế giới,
hơn nữa là một kiệt tác trong ngôi nhà nghệ thuật Phật Giáo.
Voi là luôn biểu tượng gắn liền với Phổ Hiền Bồ Tát
Phía trong tượng Phổ Hiền đặt bức tượng Phật cũng bằng đồng
Các cột trụ được đúc bằng đồng vừa có tác dụng đỡ vòm mái , vừa tạo vẻ trang nghiêm của đức Phật .
Xung quanh chạm khắc rất nhiều hình đức Phật
Đức Phật đứng trên tòa sen bằng đồng, hàng ngày hoa tươi được đưa từ chân núi lên thành kính dâng đức Phật
Tượng Phổ Hiền Bồ Tất là 1 trong những kiệt tác về đức Phật bằng đồng thời đương đại.
Đây cũng là ước vọng của hàng triệu người Trung Quốc, đặc biệt là để thể hiện thành tâm trước Phổ Hiền Bồ tát
Phia sau tượng Phổ Hiền là chùa Hoa Tạng
Chùa Hoa Tạng trước kia được xây dựng bằng gỗ, đã bị hỏa hoạn thiêu hủy.
Vì muốn bảo tồn truyền thống văn hóa Trung Quốc, bảo vệ thế giới tự nhiên và di sản văn hóa một cách hoàn chỉnh và cũng đồng thời phát triển kinh tế du lịch, dưới sự hỗ trợ của các cơ quan trực thuộc, bắt đầu từ năm 2003 đã tiến hành trùng tu triệt để ngôi chùa Hoa Tạng.
Chùa được làm hoàn toàn bằng đồng
Chùa Hoa Tạng dựa lưng vào ngọn núi có dáng rất đẹp, chúng tôi theo đường lên núi tới chùa Kim Đỉnh.
Trong Chùa Hoa Tạng có 3 tượng đức Phật tọa trên đài sen , cũng được làm bằng đồng.
Bên cạnh chùa Hoa Tạng là Chùa Bạc hay còn gọi là Ngân Ðiện được dát bằng bạc
Nga Mi Sơn được ca tụng từ đời xưa tới nay vì Nga Mi có nghĩa là lông mày đẹp của người con gái và sơn có nghĩa là núi.

Do vậy ngọn núi này riêng về cảnh trí thiên nhiên đã là “thế gian đệ nhất cảnh” , không đâu sánh kịp .

Từ độ cao ở Kim Đỉnh có thể nhìn xuống vực núi sâu bao quanh mây phủ điệp trùng…

Biển mây tầng tầng lớp lớp vô bờ như khối bạc khổng lồ mênh mông không biết từ nguồn đâu chảy về, có lúc sôi lên như dòng thác, có lúc gối lên như núi đá… Biển mây cuồn cuộn sóng không có thanh âm nhưng vẫn dội vào lòng ta tiếng vỗ của sự lặng thinh gột rửa bao bụi hồng trần…
Mây như tấm khăn lụa quàng lên đỉnh Vận Phật
Ánh nắng chỉ bừng lên hơn 30′ , mây mù lại kếo đến che phủ đỉnh Nga Mi
Mây bao quanh tượng Phổ Hiền Bồ Tát
Dưới chân tượng Thập Phương Phổ Hiền, vẫn còn một số người mải miết đi vòng quanh để cầu nguyện
Nến đã thắp lên rất nhiều để cầu nguyện
Trong nắng bình minh, cảnh vật thật rực rỡ
Kim Đỉnh rạng rỡ trong ánh bình minh, dưới chân tượng Thập Phương Phổ Hiền , từng đoàn du khách đi vòng quanh để cầu nguyện .
Những ngọn nến cháy suốt trong đêm, vẫn bừng sáng đón bình minh
Vẻ đẹp lộng lấy hiếm có trên Kim Đỉnh
Bức tường được dát và trạm trổ bằng vàng của Kim Đỉnh
Và đây được làm bằng vàng nguyên chất
Nhờ có trận mưa đã xua tan mây mù, Nga Mi sơn như bừng tỉnh trong nắng mai.
Khác với bình thường bị mây mù che phủ, vậy mà sáng nay các rặng núi nhô lên tầng tầng lớp lớp cùng đón bình minh
Từ Kim Đỉnh nhìn sang đỉnh Vạn Phật bừng lên trong nắng
Trong Chùa Kim Đỉnh chỉ có duy nhất tượng Phật Bà Quan Âm bằng vàng, cưỡi trên voi bằng bạc
Một góc từ Kim Đỉnh đến đỉnh Vạn Phật
Mặt trời vẫn soi rọi qua bánh xe luân hồi
Người Trung quốc chỉ mong 1 lần trong đời lên đỉnh Nga Mi để bái đức Phổ Hiền Bồ Tát.

Đó cũng là mong ước của người dân vùng Tứ Xuyên quanh năm mây mù, lên Kim Đỉnh để được ngắm trời xanh.

Nga Mi Sơn nằm trong dãy núi của cao nguyên Tây Tạng, do vậy cũng bị ảnh hưởng ít nhiều khí hậu của vùng Tây Tạng.

Trên Kim Đỉnh là một quần thể kiến trúc Phật giáo đặc sắc, cao nhất Trung Quốc bao gồm: tượng Phổ Hiền Bồ Tát, Chùa Đồng, Chùa Bạc, Chùa Vàng (Kim Đỉnh) và đỉnh Vạn Phật.

Nhật Xuất : Điều thú vị và ngoạn mục đối với du khách khi xem mặt trời mọc ở Kim Đỉnh là thấy mặt trời và mây rất gần và lại thấp hơn mình.
Phật Quang : ở Kim Đỉnh thỉnh thoảng có những luồng ánh sáng hình tròn bảy màu xuất hiện được xem như là hào quang của Phật.
Đó là một khoảnh khắc, đứng trên đài cao nghìn dặm ta chợt thấy một cầu vồng hình tròn bảy sắc rực rỡ hiện lên trên không trung giữa mây ngàn, như hào quang của Bồ Tát hiển linh hiện hình trong niềm tin vào cõi vĩnh hằng.
Dĩ nhiên không phải ai đến đây cũng có cơ duyên được chiêm ngưỡng Phật Quang: Một năm chỉ có khoảng 70 ngày có thể xuất hiện hiện tượng ánh sáng đặc biệt này trong những khoảnh khắc hết sức bất ngờ dưới ánh mặt trời trên núi cao.
Categories: Cảnh-Đẹp | Leave a comment

Phải ủng hộ và tích cực bênh vực Tuổi trẻ Yêu Nước

Phải ủng hộ và tích cực bênh vực Tuổi trẻ Yêu Nước

Lê Quang Liêm (Hội Trưởng Trung ương, Giáo Hội PGHH Thuần Túy) – Theo như thân nhân của Dương Thị Tròn thuật lại thì có lẽ Đỗ Thị Minh Hạnh là khốn khổ nhất vì đau nữa bên ngực, có khi một buổi, có khi một ngày, bên ngực đau đó “lói” lên là ngất xỉu vài phút mới tỉnh lại, điếc 1 lỗ tai, tay chân lỡ loét mà xin khám bịnh, dù là rất nhiều lần, vẫn bị quản giáo nhà tù từ chối. Thật là vô nhân đạo…
 
Với tư cách một chiến sĩ lão thành, 94 tuổi, tôi đã từng đương đầu với đảng csVN suốt gần 70 năm, tôi xin thành khẩn kêu gọi Toàn thể đồng bào VN trong và ngoài nước thuộc các tầng lớp thức giả, Hội đồng Liên Tôn VN, các tổ chức chính trị, các Hội đoàn, sinh viên học sinh, nông dân, lao động nhất tề lên tiếng đòi hỏi nhà cầm quyền cộng sản VN phải trả tự do hay ít nhất phải cho Đỗ Thị Minh Hạnh, Mai Thị Dung được người nhà bảo lãnh ra chữa bịnh ở ngoài nhà tù.
*
Tôi đang nằm trên giường bịnh, gia đình Dương Thị Tròn đến thăm. Họ vừa thăm Dương Thị Tròn ở khám đường Xuân Lộc (Đồng Nai) về và họ tường thuật lại cho tôi nghe một số nhỏ nữ tù nhân lương tâm (tôn giáo) được dồn về giam chung một căn trại gồm: Dương Thị Tròn, Mai Thị Dung, Đỗ Thị Minh Hạnh, Trần Thị Thúy (4 người này là tín đồ PGHH), bà Phương và Đỗ Thị Hồng (tù nhân chính trị) và 2 tù nhân thường phạm, tất cả là 8 người. Hai thường phạm có lẽ là để làm nội tuyến theo dõi 6 người kia và thực hiện những chỉ thị ngầm của Ban Quản Giáo. Trong 6 tù nhân lương tâm, thương hại nhất là Mai Thị Dung và Đỗ Thị Minh Hạnh đang bị mang bịnh hiểm nghèo mà không được Ban Quản Giáo nhà tù cho đi chữa trị đúng mức.
Nghe kể lại mọi chuyện trên tôi vô cùng xúc động, phải ngồi dậy viết mấy dòng chữ này chia sẻ nỗi niềm thống khổ với người bất hạnh.
Nói đến chế độ lao tù của đảng cộng sản thì có thể nói là địa ngục trần gian. Bản thân tôi cũng đã bị 5 năm tù và 5 năm quản chế. Năm năm tù thì ở trong một nhà tù nhỏ với muôn ngàn phân biệt đối xử vô nhân đạo. Năm năm quản chế thì ở một nhà tù lớn đầy dẫy hình thức trói buộc, không còn biết tự do của quyền làm người là gì?
Trong 6 người kể trên, theo như thân nhân của Dương Thị Tròn thuật lại thì có lẽ Đỗ Thị Minh Hạnh là khốn khổ nhất vì đau nữa bên ngực, có khi một buổi, có khi một ngày, bên ngực đau đó “lói” lên là ngất xỉu vài phút mới tỉnh lại, điếc 1 lỗ tai, tay chân lỡ loét mà xin khám bịnh, dù là rất nhiều lần, vẫn bị quản giáo nhà tù từ chối. Thật là vô nhân đạo. Lý do ngược đãi này là vì Đỗ Thị Minh Hạnh thường hay phản kháng hành động bất công, cưỡng chế của nhà tù nên bị ban quản giáo căm hờn nên âm thầm tổ chức các tù nhân hình sự kiếm chuyện gây gỗ đánh đập Minh Hạnh ngất xỉa nhiều lần thành mang bịnh nội thương hiểm nghèo, nhưng cũng không được nhà tù cho đi chữa trị.
Vậy Đỗ Thị Minh Hạnh là ai?
Là một cô gái lứa tuổi đôi mươi, sinh viên đại học, chỉ còn vài năm nữa là ra trường, nhẹ nhàng bước lên nấc thang vàng son của tuổi trẻ, đặt chân lên đài lợi danh danh lợi như bao nhiêu thanh niên nam nữ hằng mơ ước…
Nhưng Đỗ Thị Minh Hạnh thì không! Vì thấy tiền đồ Tổ quốc mù mịt, dân tộc nhất là giới nông dân bị cướp đất vườn, giới công nhân lao động bị bóc lột đến tận xương tủy… nên đành rời bỏ ghế nhà trường để dấn thân vào con đường đấu tranh vì chánh nghĩa đầy dẫy gian truân và nguy hiểm… và dưới đây là hình ảnh trong một quá trình “vì Nước vì Dân” của cô gái trẻ: Đỗ Thị Minh Hạnh.
– Năm 18 tuổi cô đã giúp đỡ cho những người dân oan Lâm Đồng làm đơn khiếu kiện đất đai.
– Năm 2005 cô đến Hà Nội giúp đỡ dân oan khiếu kiện đất đai, bị công an bắt giam và tra tấn nhiều ngày tại Hà Nội. Sau đó được gia đình vận động bảo lãnh về và bị nhà cầm quyền cộng sản địa phương giam lỏng để theo dõi ở tại Di Linh, Lâm đồng.
– Khi hay tin nhà cầm quyền cộng sản VN cho tàu cộng khai thác bauxite tây Nguyên, Hạnh đã bí mật cùng với bạn trai là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng đến tận nơi chụp ảnh các nông trường của Tàu cộng tại đây và chuyển hình ảnh đi toàn cầu qua mạng internet.
– Năm 2007, Minh Hạnh đã tổ chức cho công nhân người Việt bị áp bức tại các công ty nước ngoài để biểu tình và đình công để được tăng lương và an toàn lao động.
Tháng 12 năm 2009, Minh Hạnh đã bí mật sang Campuchia, Thái Lan để đến Malaysia tham dự Đại Hội (kỳ 2) của ỦY BAN VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG VN.
– Tết 2010, Hạnh cùng với 2 người bạn trai là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương và 1 số bạn bè rải truyền đơn NGÀN NĂM THĂNG LONG, lấy bí danh là Hải Yến, Hạnh đã trả lời những cuộc phỏng vấn của các đài: VOA, RFI, RFA, BBC… tố cáo nhà cầm quyền csVN và nguy cơ mất nước do hiểm họa xâm lăng của Tàu cộng.
– Tháng 2 năm 2010, Minh Hạnh bị bắt và bị cáo buộc “xúi dục” công nhân của 1 công ty giày da tỉnh Trà Vinh tổ chức đình công.
– Ngày 27/10/2010 Đỗ Thị Minh Hạnh bị xử 7 năm tù giam với tội danh: “phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chánh quyền nhân dân (điều 89 Bộ Luật Hình Sự) và tội rải truyền đơn kích động công nhân đình công, biểu tình, phá hoại tài sản doanh nghiệp theo chỉ đạo của Trần Ngọc Thành, người đứng đầu tổ chức “Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động”…
– Ngày 12/12 năm 2011, giải Quốc Tế Nhân Quyền VN được tổ chức tại Úc, đã trao trao tặng giải này cho TS Cù Huy Hà Vũ và Đỗ Thị minh Hạnh.
– Vào đầu tháng 7 năm 2013, qua một cuộc trao đổi với Ngoại Trưởng VN Phạm Bình Minh tại Hội nghị Asean ở Brunli, Ngoại Trưởng Úc Bob Carr yêu cầu trả tự do cho Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương với lời lẽ rằng: “Chúng tôi đặt nặng tầm quan trọng cho việc bảo vệ quyền tự do lập hội và tự do thành lập công đoàn” Tôi đã yêu cầu VN thả những người này.
Sơ lược một ít thành tích đáng khâm phục của Đỗ Thị Minh Hạnh có thể ai cũng nghĩ rằng số bạn gái trẻ như vậy kể ra rất hiếm. Nay Hạnh đang lâm vào cảnh khốn cùng, làm sao ta yên tâm ngồi ngó.
Tôi nghĩ chúng ta những bậc đã lão thành hay sắp lão thành có bổn phận phải vun trồng mầm non có tâm hồn yêu nước để có thể thay thế chúng ta.
“Nghiêng hai vai gánh nặng non sông,
Vớt trăm họ lầm than bể khổ. Lời Đức Huỳnh Giáo Chủ
Chúng ta phải tích cực ủng hộ và bênh vực giới trẻ trong mọi tình huống, để cho giới trẻ thấy rằng sau lưng họ còn vô số bậc lão thành tiếp trợ để họ mạnh dạn xuất hiện ngày càng nhiều để lật đổ một chế độ cộng sản độc tài toàn trị và ngăn chận hiểm họa Tàu cộng luôn luôn muốn thôn tính đất nước ta.
Với tư cách một chiến sĩ lão thành, 94 tuổi, tôi đã từng đương đầu với đảng csVN suốt gần 70 năm, tôi xin thành khẩn kêu gọi:
– Toàn thể đồng bào VN trong và ngoài nước thuộc các tầng lớp thức giả, Hội đồng Liên Tôn VN, các tổ chức chính trị, các Hội đoàn, sinh viên học sinh, nông dân, lao động nhất tề lên tiếng đòi hỏi nhà cầm quyền cộng sản VN phải trả tự do hay ít nhất phải cho Đỗ Thị Minh Hạnh, Mai Thị Dung được người nhà bảo lãnh ra chữa bịnh ở ngoài nhà tù.
– Ủy Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
-Các tổ chức Nhân quyền khắp thế giới.
– Chánh phủ các quốc gia tự do và Quốc Hội, nhất là Chánh Phủ Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Chánh Phủ Hoa Kỳ và Quốc hội.
– Liên Hiệp Châu Âu.
– Các cơ quan truyền thông quốc tế.
– Báo chí không biên giới.
Vui lòng vì lòng nhân đạo dùng uy tín và khả năng của mình can thiệp với nhà cầm quyền csVN về vụ Đỗ Thị Minh Hạnh, Mai Thị Dung Dương Thị Tròn, Trần Thị thúy… là những người “vô tội” chỉ có đòi quyền “Tự Do Tôn Giáo’.
Ngày 26 tháng 8 năm 2013
TM Giáo Hội PGHH Thuần Túy
Hội Trưởng Trung ương
Lê Quang Liêm
Chia sẻ bài viết:

Lưu ý: Trước khi gửi ý kiến phản hồi, mong các bạn đọc kỹ những điều đã được quy định tại phần “Thôn Quy”

Tìm kiếm

Free counters!
Categories: Tin Trong Nước | Leave a comment

We must support and actively defend the Patriotic Youth

 

We must support and actively defend the Patriotic Youth

Le Quang Liem (Head of the Central Council, genuine Hoa Hao Buddhism) – I was sick and resting in bed when some family members of Duong Thi Tron came to visit me. They recently visited Duong Thi Tron at Xuan Loc Prison, Dong Nai Province, and they told me that a small number of female prisoners of conscience and religion is currently detained in one cell, including Duong Thi Tron, Mai Thi Dung, Do Thi Minh Hanh, Tran Thi Thuy (these four people are Hoa Hao Buddhist practitioners), Mrs. Phuong, Do Thi Phuong Hong (two political prisoners), and two ordinary prisoners. Presumably, two ordinary prisoners were embedded to monitor the other six prisoners, and secretly carry out the orders from prison officials. Among the prisoners of conscience, Mai Thi Dung and Do Thi Minh Hanh have the most misfortune. They are very sick but prison officials don’t provide them proper medical care.
After listening to their story, I became so emotional that I have to get up to write these words to share the agony with those miserables.
One can say that the prison system of the communist party is hell on earth. I myself got five years in prison and five years of probation – five years in a small prison with thousands of inhuman discriminations, five years of probation in a large prison with all forms of bondage without knowing what the freedom of the right to be a human is.
Among the six mentioned prisoners, according to relatives of Duong Thi Tron, perhaps Do Thi Minh Hanh is the most miserable because she is suffering from chest pain that is reminiscent of a minor heart attack. When the pain strikes, Hanh becomes unconscious and regains consciousness in a few minutes. Hanh has lost hearing on one ear and suffered skin infections due to prison ill-treatment and unsanitary. It is inhumane. Because of standing up against unjust acts in prison, Hanh has become a target for retaliation from prison officials. Prison police have secretly organized attacks against Hanh using criminal inmates. On each attack, they brutally beat Hanh until she became unconscious. Over the time, the attacks inflict internal injuries, but Hanh is not allowed to obtain proper medical care.
So who is Do Thi Minh Hanh?
She was girl in the early twenties, a college student who only had a few more years to graduate, then could step on a golden ladder of youth to set foot on a bright future as many young men and women would dream of.
However, Do Thi Minh Hanh was not pursuing dreams for herself. Envisioning a dark future for the Fatherland and witnessing peasants robbed of farm lands and workers exploited to the bone, Hanh left the school chair to embark on the struggle to fight for justice on arduous and dangerous roads. Below is a panorama of a selfless life dedicated “for the Nation, for the People” of the young girl Do Thi Minh Hanh:
– At 18, she had helped farmers in Lam Dong prepare and file complaints on land disputes.
– She went to Hanoi in 2005 to help land dispute petitioners. As a result, police arrested and tortured her for days in Hanoi. Her family bailed her out, and Hanh was put under surveillance by local communist authorities in Di Linh, Lam Dong.
– Learning that the communist authorities in Vietnam allowed Communist China to mine bauxite in Central Highlands, Hanh and her boyfriend, Nguyen Hoang Quoc Hung, secretly took the pictures of the Chinese facilities and published them on the Internet.
– In 2007, Hanh organized protests for Vietnamese workers, who were oppressed by foreign companies, to voice their demands for higher wage and occupational safety.
– In Dec. 2009, Hanh secretly travelled to Malaysia via Cambodia and Thailand to attend the Second Conference of the Committee of Vietnamese Workers.
– In New Year Days in 2010, Hanh, Nguyen Hoang Quoc Hung, Doan Huy Chuong, and some of their friends distributed the leaflets ‘Thang Long Millennium’ to warm up patriotism. Using the alias Hai Yen, Hanh had answered interviews from several international radio programs such as VOA, RFI, RFA, BBC, etc. to criticize Hanoi regime and alert the public about the threats of invasion from Communist China.
– In Feb. 2010, Hanh was arrested and accused of “inciting” a strike at a shoe factory in Tra Vinh Province.
– On Oct. 27, 2010, Hanh was sentenced to seven years in prison on charges of “disturbing the public order against the government of the People (article 89 of the Penal Code) and distributing leaflets inciting the workers to strike and destroy business property under the direction of Tran Ngoc Thanh, the head of the “Committee to Protect Workers.”
– On Dec. 10, 2011, the Vietnam Human Rights Network presented the 2011 Vietnam Human Rights Award to Dr. Cu Huy Ha Vu and Do Thi Minh Hanh in a solemn ceremony in Melbourne, Australia.
– In early July 2013, through a conversation with Vietnamese Foreign Minister Pham Binh Minh at the ASEAN Foreign Ministers’ Meeting in Brunei, Australian Foreign Minister Bob Carr asked for the release of Nguyen Hoang Quoc Hung, Do Minh Hanh and Doan Huy Chuong, saying: “We place great importance on the protection of freedom of association and the freedom to form labour unions. Today I requested that Vietnam release these individuals.”
Above are some admirable achievements of Do Thi Minh Hanh. Perhaps, anyone can think that young girls like such a girl are difficult to find. Today, Hanh is suffering from her misery; how can we just sit and watch?
I think, as the elders or becoming the elders, we have a duty to cultivate the youths to have a patriotic soul in order to replace us.
“Tilt your shoulders to carry the Nation’s burden
save the miserables from their misery,” said Venerable Master Huynh Phu So.
We must actively support and advocate for the youths in any situations to let them know that behind them are countless elders standing by to help. So, they can bravely appear more and more to help overthrow a totalitarian regime and prevent the threats of foreign invasion from Communist China which always wants to conquer our country.
As a 94-year-old veteran, who has confronted with the Vietnamese Communist Party for almost 70 years, I sincerely call on:
– All Vietnamese compatriots in Vietnam and abroad, including academics, the Vietnamese Interreligious Council, political organizations, civil associations, students, farmers, and workers to jointly raise our voice demanding the Vietnamese communist regime to release or, at least, let Do Thi Minh Hanh and Mai Thi Dung be paroled for medical treatments.
– The United Nations Commission on Human Rights.
– Human rights organizations around the world.
– The government and congress of the free countries; particularly, the Government of the United States of America and the United States Commission on International Religious Freedom.
– The European Union.
– International media agencies.
– Reporters Without Borders.
For the sake of humanity, please use your credibility and ability to interfere with the Vietnamese communist authorities on the case of Do Thi Minh Hanh, Duong Thi Tron, Mai Thi Dung, and Tran Thi Thuy. They are innocent people who only demand to have “Freedom of Religion.”
August 26, 2013
On behalf of the genuine Hoa Hao Buddhism
Head of the Central Council
Le Quang Liem
Categories: Sinh Hoạt Tôn Giáo | Leave a comment

Blog at WordPress.com.