Monthly Archives: September 2013

Ấn độ – Mối lo ngại từ bên kia dãy Himalaya

BienDong.Net

Ấn độ – Mối lo ngại từ bên kia dãy Himalaya

BienDong.Net: Tiếp theo những căng thẳng biên giới liên quan đến lời tố cáo từ phía Ấn Độ về việc Trung Quốc cho quân xâm nhập địa phận bang Arunachal Pradesh, báo chí Ấn Độ cho biết nước này sẽ gia tăng các trạm gác hiện có dọc đường kiểm soát thực tế Ấn – Trung (LAC) dài 4,057 km đồng thời tăng cường lực lượng bảo vệ vùng biên giới chung với Trung Quốc và Pakistan.

Hãng tin PTI của Ấn Độ dẫn lời người phụ trách lực lượng biên phòng địa phương Ajay Chaddha cho biết, hiện nay Ấn Độ có 150 trạm gác ở xung quanh đường kiểm soát thực tế Ấn – Trung, trong đó 98 trạm sẽ được tăng cường nhân viên, 35 trạm mới sẽ được xây dựng tại những khu vực có độ cao so với mặt biển từ 2.743 m đến 4.000m.

alt

“Đây là một kế hoạch toàn diện, Ajay Chaddha nói: “Chúng tôi sẽ thông qua phương thức phân đoạn, để hoàn thành nhiệm vụ này trước năm 2017 “.

Cùng với kế hoạch này, chính phủ Ấn độ đã phê chuẩn việc thành lập một lực lượng sơn cước gồm khoảng 40 – 50 nghìn người dọc biên giới chung với Trung Quốc và Pakistan. Theo các chuyên gia Ấn Độ, lực lượng này với tên chính thức là Quân đoàn Tấn công miền núi sẽ được triển khai chậm nhất vào năm 2016 trong một quá trình tốn kém khoảng 650 tỉ rupi (hơn 10 tỉ USD), bằng gần nửa ngân sách quốc phòng nước này năm 2013 – 2014.

Tờ Daily Pioneer cho biết, lực lượng mới sẽ đặt trụ sở tại Panagarh, bang Tây Bengal, với các binh sĩ được huấn luyện về chiến tranh trên địa hình núi non. Quân đoàn sẽ được trang bị xe tăng, pháo hạng nhẹ, trực thăng vũ trang và được yểm trợ bởi chiến đấu cơ Su – 30 cùng các máy bay vận tải C – 17, C – 130 J. Ngoài bảo vệ biên giới, lực lượng này còn có nhiệm vụ tác chiến vũ trang chống nổi dậy, bảo đảm an ninh trong nước và cứu nạn.

Lý giải về việc quyết định thành lập Quân đoàn Tấn công miền núi, một đại diện của Bộ quốc phòng Ấn Độ cho biết, hiện nay, Ấn Độ đang đối mặt tình trạng căng thẳng gia tăng tại các khu vực tranh chấp với cả Trung Quốc và Pakistan. Việc thành lập Quân đoàn là một phần trong Học thuyết 2 mặt trận nhằm đối phó với nguy cơ bị Pakistan và Trung Quốc tấn công.

Hãng BBC dẫn nguồn tin quân đội Ấn Độ cho biết trong vòng ba năm qua, binh lính Trung Quốc đã thâm nhập lãnh thổ Ấn Độ hơn 600 lần.

Hai nước láng giềng, vốn từng có cuộc chiến biên giới ngắn ngủi vào năm 1962, vẫn đang tranh chấp nhiều khu vực biên giới trên dãy Himalaya.

 alt

Lính Ấn Độ tuần tra gần giới tuyến với Trung Quốc trên dãy Himalaya – Ảnh: Reuters

Cả hai bên đã nhiều lần tổ chức đối thoại về vấn đề biên giới, nhưng cho đến nay, hầu hết các cuộc đối thoại đều thất bại và căng thẳng xung quanh vấn đề này thỉnh thoảng lại xảy ra.

Trung Quốc là một đồng minh lâu năm và là nhà cung ứng vũ khí cho Pakistan, một đối thủ bị Ấn Độ ghét cay ghét đắng.

Sự hiện diện của lãnh tụ tinh thần lưu vong của Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma, tại thị trấn Dharamsala của Ấn Độ cũng là một trong những nguồn cơn gây căng thẳng giữa hai nước.

Trung Quốc hiện là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ, với kim ngạch thương mại hai chiều hơn 65 tỷ USD trong năm 2012 nghiêng nhiều về phía có lợi cho Trung Quốc.

Ngoài việc đối diện với Trung Quốc, Ấn Độ còn lo đối phó với Pakistan. Hồi giữa năm nay, New Delhi và Islamabad liên tục cáo buộc nhau nổ súng gây nhiều thương vong ở khu vực dọc giới tuyến tạm mang tên Đường kiểm soát.

Theo giới chuyên gia, Học thuyết 2 mặt trận chú trọng nhiều hơn đến việc đối phó Trung Quốc và quyết định lập Quân đoàn Tấn công miền núi đã nhanh chóng được thông qua sau vụ lính Trung Quốc vượt qua LAC đến 19 km và ở lì tại đây trong 21 ngày. Giới chức Ấn Độ cho rằng họ thừa sức đáp trả Pakistan nhưng “Trung Quốc mới là mối đe dọa lâu dài thật sự”.

Về mặt địa lý, đường LAC dài hơn 4.000 km được chia thành 3 phần. Phần phía tây nằm ở Ladakh, phần giữa nằm dọc biên giới Uttarakhand – Tây Tạng và phần phía đông ở Arunachal Pradesh (Trung Quốc gọi là nam Tây Tạng). Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với nhiều khu vực dọc giới tuyến này và đầu năm 2009, quân đội Ấn Độ đã triển khai 2 sư đoàn tại Arunachal Pradesh để tăng cường phòng thủ ở phần phía đông.

Hồi năm 2011, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K.Antony tuyên bố Trung Quốc sở hữu ít nhất 5 căn cứ không quân lớn ở Tây Tạng và đang nâng cấp một số căn cứ khác. Nước này còn đầu tư mở rộng mạng lưới đường sắt và đường bộ để có thể rút ngắn thời gian chuyển quân đến LAC xuống còn khoảng 20 ngày so với 90 ngày trước đây. Vì thế, theo tờ The Times of India, Ấn Độ đã phải cấp tốc cho xây dựng 18 đường hầm dọc giới tuyến với cả Trung Quốc và Pakistan để di chuyển nhanh binh sĩ cũng như cất giấu vũ khí.

BBC dẫn lời ông D.S Rajan, giám đốc trung tâm nghiên cứu về Trung Quốc của Ấn Độ, Chennai Centre for China Studies, nói rằng các động thái gần đây của New Delhi trước hết thể hiện chiến lược tự vệ vào lúc mà “Thái độ của Trung Quốc rất mập mờ”.

Ông nhấn mạnh: Một mặt Bắc Kinh mở rộng các mối quan hệ mậu dịch với các đối tác. Nhưng mặt khác thì Bắc Kinh lại dùng quân đội để khẳng định chủ quyền lành thổ. Trong bối cảnh đó, những nước láng giềng của Trung Quốc, như Ấn Độ phải chuẩn bị để đối phó với mọi tình huống, và nhất là để đề phòng việc lính Trung Quốc thâm nhập trái phép vào lãnh thổ Ấn độ.

BDN (nguồn BBC, TNO và Đất Việt)

Advertisement
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Việt Nam luôn chào đón doanh nghiệp Hoa Kỳ

Thủ tướng: Việt Nam luôn chào đón doanh nghiệp Hoa Kỳ

VOV.VN – “Việt Nam đang cải cách thể chế để các DN nước ngoài có thể đầu tư minh bạch vào Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế”.
Cuộc đối thoại bắt đầu vào lúc 23h00’ (giờ Việt Nam) tức 12h00 (giờ Mỹ) và được tường thuật trực tuyến trên VOV.VN.

Cuộc đối thoại giữa Thủ tướng Việt Nam với các doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ nhận được sự quan tâm hết sức đặc biệt, nhất là trong bối cảnh giữa hai bên đang trong tiến trình đàm phán Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương – TPP.

0h00

Thủ tướng đã xin phép rời buổi đối thoại để thực hiện phần công việc khác trong chuyến công tác. Các Bộ trưởng sẽ trả lời các câu hỏi tiếp theo của DN.

Câu hỏi DN: Tôi là đồng chủ tịch một quỹ đầu tư tài chính ở Việt Nam. Các đồng nghiệp đã hỏi rất nhiều vấn đề liên quan đến tài chính. Năm 2007, chỉ số cạnh tranh của Việt Nam rất cao nhưng giờ lại không cao như vậy. Chính phủ Việt Nam làm gì để thu hút các nhà đầu tư quay trở lại Việt Nam?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế tác động vào Việt Nam. Kinh tế VN không tăng trưởng cao như 10 năm trước. 3 năm qua chúng tôi chủ động điều tiết tăng trưởng để ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên tăng trưởng 3 năm qua, từ 2010 đến nay, vẫn đạt bình quân 5,6%/năm. Nợ xấu của hệ thống ngân hàng (NH) theo chuẩn quốc tế là 7%, nhưng quan trọng là đã kiểm soát nợ xấu không tăng lên.

Mục tiêu Việt Nam đặt ra đến cuối 2015 nợ xấu dưới 3%. Ông Thống đốc NHNN đã cam kết trước Quốc hội điều đó. Nhưng chúng tôi tin là sẽ làm được.

Thứ hai, chúng tôi đã mở cửa khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường vốn. Hiện nay, đầu tư FII vào thị trường chứng khoán rất tốt. Theo UB chứng khoán Nhà nước, gần đây đầu tư này đã đạt 8 tỷ USD.

Tối nay, tôi đã chứng kiến ký kết một hợp tác đầu tư lĩnh vực bảo hiểm. Ở Việt Nam có 40 ngân hàng 100% vốn nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam.

Hiện, nhà đầu tư nước ngoài được nắm cổ phần 30% trong TCTD. NHNN cũng đang xem xét nới rộng tỷ lệ này. Chúng tôi cam kết mở thị trường tài chính không kém gì các nước trong khu vực. Mời các bạn tham gia thị trường tài chính, tiền tệ của Việt Nam.

 

Câu hỏi DN: Tôi là đồng chủ tịch của một công ty tài chính có hợp tác với châu Á. Đầu năm nay có đầu tư vào dự án liên danh với Vingroup để hoàn thành dự án Royal City. Tuy nhiên, đến nay thị trường bất động sản rất ảm đạm. Chính phủ làm gì kích cầu bất động sản?

 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Tôi đã gặp các bạn ở Hà Nội. Tôi hoan nghênh đầu tư của các bạn vào Vingroup, một đầu tư đầu tiên của nước ngoài vào đầu tư tư nhân ở Việt Nam, trong lĩnh vực bất động sản.

 

Khủng hoảng tác động vào thị trường bất động sản cũng khó khăn. Chúng tôi đưa ra giải pháp làm ấm dần thị trường này: qui hoạch lại thị trường, mở rộng cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào bất động sản, mở rộng tín dụng cho người mua nhà… Giải pháp này không có gì mới, đã được thực hiện ở nhiều nước như Nhật, Mỹ… nhưng gắn kết với các giải pháp đặc thù của Việt Nam, tôi tin rằng thời gian tới thị trường sẽ ấm lên và 200 triệu USD đầu tư của ngài vào Việt Nam sẽ thành công.

23h30

Phát biểu tại buổi đối thoại, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết: Trong nhiều năm qua Việt Nam đã nỗ lực tiến hành công cuộc đổi mới và đã đạt được những thành tựu to lớn, từ một nước nghèo, bị tàn phá bởi chiến tranh, đã trở thành nước có thu nhập trung bình, là điểm đến hấp dẫn của đầu tư nước ngoài, đã đạt và vượt nhiều Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Hiện nay chúng tôi đang quyết tâm đưa đất nước phát triển bền vững, trở thành nước công nghiệp hiện đại.

 

 

 

Song song với các cải cách ở trong nước, Việt Nam chủ trương hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện. Chúng tôi đang tiến hành đàm phán 6 Hiệp định thương mại tự do quan trọng với các khu vực và trung tâm kinh tế hàng đầu trên thế giới, bao gồm Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), các FTA với EU, với Liên minh thuế quan Nga – Bê-la-rút- Ka-dắc-tan, với Khối mậu dịch tự do Châu Âu (EFTA), và với Hàn Quốc. Với triển vọng hoàn tất các Hiệp định này, nhất là Hiệp định TPP, Việt Nam sẽ trở thành một điểm đến quan trọng, hấp dẫn của mạng lưới liên kết kinh tế rộng lớn ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Đồng thời, với vị trí địa chiến lược quan trọng, Việt Nam sẽ đóng vai trò cầu nối đến Cộng đồng Kinh tế ASEAN thống nhất sẽ hình thành vào năm 2015.

 

“Việt Nam đang cải cách thể chế để các DN nước ngoài có thể đầu tư minh bạch vào việt Nam theo chuẩn mực quốc tế” – Thủ tướng nhấn mạnh.

 

Việt Nam tham gia đàm pháp TPP trong điều kiện Việt Nam có trình độ thấp nhất trong 12 thành viên. Điều này, khi Tổng thống Obama gặp tôi đã nói rằng Hoa Kỳ hiểu Việt Nam và sẵn sàng hợp tác với Việt Nam.

 

Bộ trưởng thương mại Hoa Kỳ khi đàm phán cũng theo tinh thần của Tổng thống Obama.

 

“Khó khăn đàm phán không còn ở Hoa Kỳ mà ở các nước khác” – Thủ tướng nhấn mạnh.

 

Chúng tôi đang huy động ngoài nhà nước, nước ngoài đầu tư kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện không chỉ cho đầu tư trong nước và cả nhà đầu tư nước ngoài. Tôi kêu gọi các nhà DN Hoa Kỳ tham gia đầu tư vào các lĩnh vực hạ tầng, giáo dục….

 

 

Việt Nam đang tập trung sức trong nước va nước ngoài là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng nhu cầu phát triển. Việt Nam đang có 16.000 người đang học tập tại Hoa Kỳ.

 

Chúng tôi đang chỉ đạo tái cơ cấu đầu tư công hiệu quả. Chúng tôi cũng mở cửa đầu tư công cho DN nước ngoài tham gia qua TPP.

 

Cuối cùng, chúng tôi đang tăng cường và thực hiện hiệu quả là nâng cao năng lực quản lý của cơ quan nhà nước Việt Nam. Việt Nam là thành viên tích cực, xây dựng của cộng đồng quốc tế.

 

Chúng tôi mong các bạn ủng hộ tiến trình cải cách ở Việt Nam, để góp phần đầu tư thương mại thành công ở Việt Nam.

 

Mới đây, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama đã thống nhất nâng cấp quan hệ hai nước lên tầm cao mới. Hy vọng, Hoa Kỳ sẽ là bạn hàng, nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam.

 

Tôi xin nói là lĩnh vực ICT, năng lượng, Hàng không, tài chính, ngân hàng là những lĩnh vực chúng tôi rất khuyến khích.

Hoa Kỳ không nên phân biệt đối với hàng hóa Việt Nam. Các mặt hàng nông sản liên quan đến hàng triệu nông dân nghèo Việt Nam.

23h10

Ông Alex – Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ – Việt Nam đã có phát biểu trước khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu.

 

Ông Chủ tịch nói: Thủ tướng là người bạn thân thiết của Hoa Kỳ. Điều này thể hiện niềm tin của các DN Hoa Kỳ vào môi trường kinh doanh ở Việt Nam và Thủ tướng có mặt ở đây đã minh chứng cho điều đó.

 

Các DN Hoa Kỳ kỳ vọng vào triển vọng tăng trưởng kinh tế ASEAN. Hội đồng kinh doanh ASEAN-Hoa Kỳ cũng rất quan tâm đến điều này.

 

Bên cạnh đó, chúng tôi mong muốn Hoa Kỳ đóng góp hơn nữa quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ. Thời gian tới, sự có mặt của các DN Hoa Kỳ tại Việt Nam sẽ nâng cao hơn nữa kim ngạch thương mại hai nước.

 

Chúc mừng Thủ tướng và Chính phủ Việt Nam trong việc điều hành kinh tế vĩ mô và phát triển kinh tế. Việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đang đi đúng hướng. Bên cạnh đó, chúng tôi mong Việt Nam cải cách hơn nữa thủ tục hành chính, cho phép nhiều người Mỹ đóng góp vào kinh tế Việt Nam.

 

Kinh tế toàn cầu ảm đạm nhưng thương mại hai chiều Việt Nam-Hoa Kỳ vẫn đạt trên 22 tỷ USD trong năm ngoái. Chúng tôi mong muốn con số này sẽ tăng trưởng hơn nữa trong thời gian tới.

 

Ngoài ra, chúng tôi mong Việt Nam tạo nhiều cơ hội hơn nữa về hạ tầng cơ sở cho các DN nước ngoài, trong đó có Hoa Kỳ.

 

Các công ty công nghệ của chúng tôi cũng nhận thấy có nhiều cơ hội kinh doanh tại Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung.

 

Chúng tôi nghĩ rằng, còn nhiều băn khoăn về nhiều quy định kinh doanh đối với các DN FDI.

 

Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ mong muốn hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam hơn nữa.

 

Chúng tôi đánh giá cao sự ủng hộ mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam với các DN Hoa Kỳ, đặc biệt là cá nhân ngài Thủ tướng.

 

Các DN Hoa Kỳ mong muốn và ủng hộ mạnh mẽ để Việt Nam gia nhập TPP để đem lại lợi ích cho hai bên.

 

Các nhà DN Hoa Kỳ cũng rất háo hức kinh doanh ở Việt Nam khi TPP hoàn thành.

 

Chúng tôi mong muốn gặp quý vị ở Hà Nội trong năm nay và nhiều năm nữa và trở thành đối tác của quý vị.

 

Đúng 23h00

Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã có mặt tại khán phòng trong sự chào đón nồng nhiệt của các doanh nhân hàng đầu Hoa Kỳ.

Cùng dự sự kiện này có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Kế hoạch-Đầu tư Bùi Quang Vinh; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình; Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng; ông Vũ Quốc Cường – Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ và nhiều quan khách./.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Tự xử dân chúng hay tự xử chính quyền?

Thursday, September 26, 2013

Tự xử dân chúng hay tự xử chính quyền?

QLB 

Tức nước vỡ bờ?

– Thói hoang tưởng quyền lực được sinh thời bởi ý thức hệ cầm cố đã tạo nên vô số món nợ phải đòi trong đầu óc dân quyền. Tự xử của dân cũng vì thế mang hơi hướng tự xử của chính quyền.

5 ngày sau vụ Đặng Ngọc Viết bắn các cán bộ quản lý quỹ đất ở Thái Bình, một số đại biểu quốc hội Việt Nam mới lần đầu tiên “thảo luận tập trung” về hiện tượng “tự xử” đang có chiều hướng lan rộng và “có dấu hiệu nguy hiểm” trong dân chúng.

Tự bắt trộm chó, tự thuê xã hội đen đòi nợ, tự thiêu, tự bắn cán bộ… – những hành tung mang tính “tự xử” đã xảy ra suốt mấy năm suy thoái kinh tế vừa qua, nhưng cho đến tận bây giờ mới được thừa nhận “có phần trách nhiệm của chính quyền địa phương”.
Cho đến khi cơn khủng hoảng chết chóc đã cận kề ngay trước mũi, vài người đại diện cho dân chúng mới dám hé lộ ngoài hành lang về tình trạng “chính quyền địa phương bất động”.

Với tất cả những động thái “hành là chính” đang có chiều hướng bất động một cách nguy hiểm như thế, hẳn đó cũng là một nguồn cơn để nảy sinh ra lời “hiệu triệu cứu quốc” dưới đây.

Hiệu triệu cứu quốc! 

“Thông báo với toàn thể nhân dân. Hiện nay đang có một đám người lạ mặt, đầu trọc, xăm trổ đầy mình, có hành vi côn đồ, dùng kiếm, dùng dùi cui, đuổi đánh, dọa đâm, chém, giết dân lành. Mọi người, ai có cuốc, xẻng, gậy gộc ra ứng cứu. Giặc đang càn quấy dân làng, mọi người tập trung mau để đánh giặc! Loa, loa, loa…” – ông trưởng thôn Đồng Quân gào vào loa phóng thanh, và từ chiếc loa này như vang dội âm thanh hiệu triệu một mất một còn vào những ngày kháng chiến cứu quốc.

Tháng 6/2013, xóm núi heo khuất ở vùng Ninh Bình lại một lần nữa giận dữ cùng rạo rực. Người dân đang nhìn thấy một đám cướp cạn giữa ban ngày ban mặt. Nhưng người dân cũng đang phải chứng kiến một biểu tả không thể bàng quan hơn của các nhân viên công lực địa phương khi để mặc đám côn đồ thỏa sức hành hung những người bám đất.

Đã hơn 25 năm qua, bãi đất nơi xảy ra tranh chấp giữa người dân Đồng Quân với Công ty cổ phần du lịch Cúc Phương là nguồn sống của dân, bằng chăn nuôi gia súc, trồng ngô và trồng đậu. Cư trú trên địa bàn này chủ yếu là người dân tộc Mường, được di dời từ rừng quốc gia Cúc Phương ra từ năm 1988.

Khoảng gần chục năm trước, Công ty Cúc Phương bắt đầu về xây dựng trên khoảng 15 ha bãi đất. Nhưng vài năm trở lại đây, công ty này lại có những hành vi định chiếm nốt 25ha đất còn lại.

Ở một thái cực còn lại, ông trưởng thôn Đồng Quân khẳng định là không hề nhận được thông báo nào từ chính quyền về việc cho công ty Cúc Phương thầu thêm 25 ha đất.

“Cho dù có thông báo thỏa thuận từ chính quyền về việc sang nhượng đất, chúng tôi cũng không bao giờ đồng ý. Vì 25 ha đất này là nguồn mưu sinh của người dân, bán nốt thì biết làm gì để sống!” – một người dân địa phương thét lên.

Nhưng vào lúc việc tranh chấp còn chưa ngã ngũ thì Công ty Cúc Phương đã liên tục điều “xe múc” vào đào đất.

“Người dân ngăn cản là đương nhiên. Vì thế mà cho côn đồ đến hành hung dân lành là điều không thể chấp nhận được!” – ông trưởng thôn quyết liệt.

Thái độ không khoan nhượng của người dân xóm núi Đồng Quân đã được biểu thị ngay tức thì: ngay sau tiếng loa xé nát buổi trưa hè yên ả, nhân dân hai thôn từ người già, thanh niên đến phụ nữ lập tức túa ra đầy đường. Dân hai đầu dồn lại đánh trả đám côn đồ. Từ bộ dạng hung tợn lúc đầu, bọn côn đồ phải dần rút lui, để cuối cùng đã phải nhận một trận đòn nhớ đời.

“Người dân xóm núi đại thắng!” – một tờ báo trong nước giật tít đầy hả hê. Nhưng còn hả hê hơn nhiều, vào một lần hiếm hoi “luật rừng” đã thành công.

Trong cái tâm cảm “luật rừng” ấy, cả hai phía chính – tà đều hiện diện. Nhưng nhân tố đáng ra phải có mặt – lực lượng bảo vệ pháp luật – thì lại vắng bóng đến không thể hiểu nổi.

Như một thói quen đã trở thành cố tật, chỉ sau khi trận đánh không chính danh trên kết thúc, công an huyện Nho Quan mới chính thức ló mặt tại hiện trường để làm nốt công đoạn cuối của việc “phá án”.

Tự xử dân chúng 

Những tay blogger có đầu óc hài hước nhất vẫn thường chua chát giễu cợt” Việt Nam có cả một rừng luật, nhưng chỉ có một thứ duy nhất được dùng là luật rừng”.

“Phép vua thua lệ làng” cũng từ cổ chí kim được viện dẫn và hành xử như một thói quen văn hóa độc đáo của người dân Việt, đặc biệt ở những vùng nông thôn miền Bắc.

Từ năm 2010 về trước, khi kinh tế còn tạm đủ sức cầm cự với lạm phát và phân hóa xã hội chưa lộ ra cái hố đen ngòm ngoác rộng của nó, phân cực dân sinh cũng âm thầm tiềm ẩn hơn chứ chưa bị đẩy tình thế vào cảnh hỗn mang như hiện nay.

Nhưng khi hiện tượng “rào làng” bắt đầu xuất hiện ở những địa phương như vùng phố núi Ninh Bình, người ta cũng bắt đầu chứng kiến cảnh đồng tâm hiệp lực giữa những gia đình cùng làng xã để bảo vệ quyền lợi “giết trộm”. Cảnh sắc đó đã vừa diễn ra ở Bắc Giang, nơi có đến 800 người dân đồng ký vào một lá đơn chưa từng có tiền lệ: nhận tội danh đánh đến chết những kẻ trộm chó.

Trước hành động phản ứng chưa từng có trên, chính quyền và ngành công an Bắc Giang trở nên lúng túng và rơi vào thế bị động. Thay cho việc bắt giữ vài người dân đầu trò trong vụ đánh chết cẩu tặc, vào lúc này nhà chức trách phải đối mặt với một thái độ có thể được xem là vượt qua sợ hãi để “sống chết có nhau” của dân làng. Tinh thần tập thể hành động như thế hẳn làm dư luận nhớ đến 13.000 người dân ở làng Ô Khảm của Trung Quốc, vào năm 2011 đã rào làng để phản kháng chế độ trưng thu đất đai vô lối mà đã gây ra cái chết của một trong những người cầm đầu nhóm phản kháng trong đồn công an địa phương.

Không hề có dấu hiệu hoang tưởng từ những người dân Bắc Giang, mà tinh túy hơn thế nhiều, 800 người dân đồng ký đơn nhận tội ở Bắc Giang đã công khai phơi bày một chủ đích có tính toán và mang dấu ấn thách thức chính quyền. Suy luận đơn giản là chính quyền không thể khởi tố tất cả dân làng, nhưng suy diễn phức tạp hơn là không phải chính quyền muốn làm gì thì làm trong bối cảnh đầu óc dân chúng đã tràn ngập tư tưởng bất mãn và sẵn sàng đối đầu nếu “cần thiết”.

Bắc Giang lại là địa phương mà đã nổ ra những vụ đòi đất tập thể, tương tự Hưng Yên, Thái Bình, ngoại thành Hà Nội, Hà Tĩnh, Nghệ An, Nam Định… Đến lượt những địa phương này lại nằm trong cách nhìn thường trực của chính quyền về một loại “điểm nóng” cần phải tiễu trừ.

Đất đai đã làm nên một biến động lịch sử khôn lường ở nông thôn miền Bắc Việt Nam, kể cả không khí manh nha “hồi tố” như trong cuộc cải cách ruộng đất vào giữa thế kỷ 20.

Trước vụ Đặng Ngọc Viết, một thanh niên ở Quảng Nam cũng đã dùng dao đâm vài cán bộ hiệp thương giá đền bù đất đai. Người thanh niên này say khi gây án đã chạy về nhà đâm dao vào ngực mình. Nhưng rất may trong vụ đó cả hung thủ lẫn nạn nhân đều bảo toàn được mạng sống.

Còn với trường hợp Đặng Ngọc Viết, động cơ trả thù đã trở thành đỉnh điểm của công tác “hồi tố”. Những quan chức nhà nước thực thi mệnh lệnh cao cả về thu hồi đất của dân với giá bèo đã phải trả một cái giá đắt ngang với sinh mạng của họ. “Tự xử” cũng vì thế đã biến diễn đến mức cực đoan và chắc chắn vượt trên rất nhiều “dấu hiệu nguy hiểm” mà các đại biểu quốc hội đang than thở.

Tự xử chính quyền 

Một lần nữa trong rất nhiều lần, dư luận và công luận Việt Nam phải khẩn thiết nhắc lại “cách mạng Thái Bình” mười sáu năm trước. Thế nhưng sự bất hạnh lại lộ đến chân tơ kẽ tóc: đã chẳng có một bài học nào được những người cầm cân nảy mực rút ra từ lịch sử. Mọi chuyện và thế sự vẫn trì miết trong một lối mòn tham lam, lũng đoạn và không kém ngu ngốc. Thói hoang tưởng quyền lực được sinh thời bởi ý thức hệ cầm cố đã tạo nên vô số món nợ phải đòi trong đầu óc dân quyền.

Vụ xả lũ bị coi là hành động “giết sống” người dân mới xảy ra vào tháng 9/2013 ở Đắc Lắc cũng là một ý thức hệ táng tận lương tâm của giới quan chức điều hành thủy điện và chính quyền địa phương. Thời điểm ấn định xả lũ là vào 8 giờ sáng, nhưng phải đến một tiếng rưỡi đồng hồ sau thông báo này mới được phát ra. Đó cũng là khoảng thời gian vừa đủ để dòng lũ đỏ ngầu cuốn tung mọi thứ, từ tài sản tích góp cả đời đến ít nhất 12 sinh mạng con người, xuống vùng trũng niềm tin dân chúng…

Với những gì đã hiện tồn cay đắng đến thế, điều bị xem là “vô cảm quan chức” vẫn còn là lời cảnh báo đầy tính nhân đạo. Giờ đây, vượt hơn thế nhiều, nhiều chính quyền địa phương càng như chìm trong cơn hôn mê vô trách nhiệm và chẳng hề đồng cảm với đồng loại. Hàng loạt điểm nóng có thể dẫn đến điểm nổ về đất đai, môi trường, tôn giáo… đã chỉ bị ụp lên bởi hàng núi công văn giấy tờ “xin ý kiến chỉ đạo”, trong đó không thiếu lời quy kết cho hành động của người dân là “xách động, manh động, chống đối…”.

Tâm trạng xã hội rối loạn trong dân chúng cũng tương tác hầu như trực tiếp với tâm lý thoái thác trách nhiệm ở các cấp chính quyền. Vụ việc càng “nhạy cảm” thì các cơ quan từ địa phương đến trung ương càng gia cố sức ép đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, và trên hết là quá khó để nhận ra một lãnh đạo nào dám chịu trách nhiệm cuối cùng. Trong khi đó, thời gian không ngừng trôi và hậu quả chẳng bao giờ ngừng lại. Rất thường là đến một thời điểm nào đó, tình hình trở nên xấu tệ để mọi chuyện có thể nhanh chóng rơi nhanh vào tình trạng mất kiểm soát.

Tự xử của dân chúng cũng rất có thể dẫn tới hành động tự phát nối kết, liên kết và gắn bó với nhau giữa các nhóm dân đấu tranh cho quyền lợi, cho dù không phải bao giờ quyền lợi của dân cũng đồng nhất với nhau. Đó cũng gần như là hình ảnh chan hòa giữa những dân oan không tôn giáo với các tín đồ – một hiện tượng đã và đang diễn ra ngày càng rộng tại vùng đáy niềm tin chính thể.

Nếu hiệu ứng vô chính phủ xảy ra, không thể nói khác hơn là tình trạng mất kiểm soát ở Việt Nam có thể trở nên vô phương cứu chữa, rút ngắn tính chính danh của chính thể và ghê gớm hơn nhiều là xâm hại những gì còn lại của một lịch sử văn hóa.

Tự xử của dân cũng vì thế mang hơi hướng tự xử của chính quyền. Tất cả những gì mà một chính thể không thể đáp ứng sẽ luôn phải trả bằng cái giá chân đứng của chính quyền từ bị mài mòn đến tự mục rã.

Nông thôn và một số đô thị ở miền Bắc đang chứng thực xu hướng chuyển động có tính song trùng tự xử rệu mục như thế. Dù chưa có một nghiên cứu nào phân tích về khả năng song trùng này, nhưng đáp án rõ rệt cho bài toán tự xử luôn là một điểm giao thoa, tại một thời điểm được xác định, giữa hai hành động vừa đồng pha vừa ngược chiều nhau – một thuộc về chính quyền và hành động kia bùng phát từ dân chúng.

P.C.D.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Nhân loại cần một thế giới không có chiến tranh, không còn đói nghèo

Nhân loại cần một thế giới không có chiến tranh, không còn đói nghèo 
08:31 | 28/09/2013

(ĐCSVN)- Chiều 27/9 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu tại Phiên thảo luận Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 68. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam xin giới thiệu toàn văn bài phát biểu quan trọng này.

 

 

 

 

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phát biểu trong Phiên thảo luận Cấp cao của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc 


Thưa Ngài Chủ tịch,
 

Thưa ngài Tổng Thư ký LHQ,

Thưa Quý vị,

Tôi rất vinh dự được phát biểu tại Diễn đàn cao quý này. Tôi xin chúc mừng Tiến sĩ Giôn Uy-li-am A-sơđược bầu làm chủ tịch Khóa họp thứ 68, Đại hội đồng LHQ. Tôi tin tưởng rằng, dưới sự điều hành của Ngài Chủ tịch, khóa họp này sẽ thành công trong hoạch định các bước phát triển của thế giới sau năm 2015. Tôi cũng xin bày tỏ sự trân trọng đối với đóng góp quan trọng của Ngài Tổng Thư ký vào thành công của LHQ trong thời gian qua.

Thưa Quý vị,

Nhìn lại 100 năm qua, thế giới đổi thay sâu sắc; như phẳng ra, như nhỏ lại nhờ những thành tựu kỳ diệu của Khoa học Công nghệ. Cuộc sống của con người được cải thiện rất nhiều. Nhưng cùng với bao điều tốt đẹp, vẫn luôn còn đó những hiểm họa tiềm tàng. Ước mơ của nhân loại về một cuộc sống an toàn, hòa bình và phồn vinh vẫn còn xa ở phía trước.

Nhân loại khát khao hòa bình, nhưng vì sao vẫn còn xung đột, chiến tranh. Kinh tế phát triển, nhưng vì sao hàng tỷ người vẫn còn nghèo khổ. Khoa học công nghệ tiến bộ vượt bậc, nhưng vì sao vẫn chưa có phương cách ứng phó thật hữu hiệu với thiên tai, dịch bệnh.

Các câu hỏi đó đặt ra cho cộng đồng quốc tế chúng ta trách nhiệm cao cả và hết sức nặng nề.

Thưa Quý vị,

Trong lịch sử loài người, chiến tranh đã hủy diệt nhiều nền văn minh. Ngay trong 100 năm qua, 2 cuộc thế chiến và nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc, trong đó có chiến tranh ở Việt Nam đã cướp đi sinh mạng của cả trăm triệu người và để lại hậu quả rất nặng nề, kéo dài nhiều thế hệ.

Chắc các vị đều chia sẻ với tôi rằng, cho dù hòa bình, hợp tác, phát triển là xu thế chủ đạo, nhưng nguy cơ chiến tranh vẫn chưa được loại bỏ. Vẫn còn đó bạo lực ở Trung Đông, Bắc Phi, gần đây nhất là ở Xi-ri – nơi chúng ta cần mạnh mẽ lên án việc sử dụng vũ khí hóa học, đồng thời dành cho hòa bình mọi cơ hội, tìm mọi giải pháp hòa bình để loại bỏ vũ khí hóa học trên cơ sở luật pháp quốc tế và các Nghị quyết của LHQ. Vẫn còn đó mối quan ngại sâu sắc về những diễn biến khó lường trên bán đảo Triều Tiên.

Biển Hoa Đông, Biển Đông vẫn chưa lặng sóng vì những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ… Chỉ cần một hành vi thiếu trách nhiệm sẽ có thể dẫn tới xung đột, thậm chí dẫn tới chiến tranh.

Đối với Biển Đông, nơi hơn một nửa hàng hóa thế giới đi qua – bảo đảm an ninh an toàn hàng hải là lợi ích thiết thực không chỉ đối với khu vực mà cả thế giới. Việt Nam trước sau như một nhất quán chủ trương giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; bảo vệ lợi ích chính đáng của mình đồng thời vì lợi ích chung, phù hợp với luật pháp quốc tế, công ước luật biển 1982, tuân thủ Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), các thỏa thuận khu vực và sớm tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).

Thưa quý vị,

Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc“.Sinh mạng con người dù màu da nào cũng quý như nhau. Mạng sống của một người bị cướp đi thì đối với một gia đình dù ở ngay khu Ma-hát-tan này hay ở nơi hẻo lánh nào đó trên trái đất cũng đều là mất mát thương đau.

Bất kỳ hành động hiếu chiến nào đều phải bị lên án, ngăn chặn. Bất cứ nỗ lực ngăn ngừa xung đột nào đều phải được trân trọng, ủng hộ. Còn một biểu hiện dù mong manh của sự sống, người thầy thuốc cũng phải tận tâm cứu người. Còn một tín hiệu dù nhỏ nhoi của hòa bình chúng ta cũng phải tận sức để tránh chiến tranh. Bởi chiến tranh sẽ cướp đi sinh mạng không chỉ của một mà của rất nhiều người –trong đó chắc chắn sẽ có nhiều phụ nữ và trẻ em.

Xung đột, chiến tranh chỉ có thể được ngăn chặn khi những hành động trái với Hiến chương LHQ, trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền… phải được đấu tranh loại bỏ. Hòa bình chỉ có thể được gìn giữ khi các quốc gia tôn trọng độc lập chủ quyền và truyền thống văn hóa của nhau, không áp đặt tiêu chuẩn chính trị, đạo đức lên nhau; khi vai trò của LHQ, của Hội đồng bảo an LHQ được phát huy… Và trên hết là lòng tin chiến lược giữa các quốc gia phải không ngừng được vun đắp bằng sự thật tâm, thái độ chân thành và những hành động thiết thực, cụ thể, như việc dỡ bỏ cấm vận đối với Cuba hay công nhận quyền tự quyết của Pa-lét -tin.

Cộng đồng quốc tế chúng ta trông đợi các cường quốc hãy là những tấm gương trong kiến tạo hòa bình. Hội đồng bảo an LHQ hãy là điểm tựa, là động lực để các quốc gia, các dân tộc cùng chung tay gìn giữ hòa bình… Bàn tay chết chóc của chiến tranh, của khủng bố, của bạo lực đang rình rập ở nhiều nơi hòng cướp đi mạng sống của hàng ngàn, hàng vạn, hàng triệu người vô tội. Hãy đừng tiếp tay. Đừng làm ngơ. Hãy ngăn chặn bàn tay đó lại.

Thưa quý vị,

Tôi chia sẻ quan điểm của ngài Tổng thư ký rằng các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ là nỗ lực chống đói nghèo thành công nhất trong lịch sử. Nhưng chúng ta không quên rằng 40% tài sản toàn cầu nằm trong tay chỉ gần 1% dân số thế giới. Khoảng cách giàu nghèo vẫn tiếp tục gia tăng. Thế giới vẫn còn hơn một tỉ người phải sống trong tình trạng nghèo cùng cực. Nghĩa là hàng trăm triệu người – trong đó có rất nhiều trẻ em – đói không đủ thức ăn, lạnh không đủ áo ấm, bệnh không có thuốc uống, tới tuổi đi học không được đến trường….

Chúng ta cũng không quên rằng, khí thải, nạn phá rừng, khai thác cạn kiệt tài nguyên… làm trái đất nóng thêm, nước biển dâng lên, thiên tai hung dữ, bệnh dịch hoành hành… Những đại họa đó làm cho các nước nghèo càng thêm khốn khó.

Để thoát khỏi đói nghèo; để phòng tránh thiên tai; để ngăn chặn bệnh dịch; để bảo vệ môi trường;… để một thế giới xanh hơn, công bằng hơn cần sự chung tay của tất cả chúng ta. Người nghèo, nước nghèo cần nỗ lực tự vươn lên với sự hỗ trợ của người giàu hơn, nước phát triển hơn. Sự hỗ trợ đó không phải chỉ bằng tấm lòng nhân ái “lá lành đùm lá rách“ mà trước hết cần bằng trách nhiệm bởi trong sự giàu có của nhiều người, sự phát triển của nhiều nước không phải không có phần đáng ra thuộc về những người nghèo, nước nghèo.

Cộng đồng quốc tế chúng ta, hãy bằng trách nhiệm và lòng nhân ái, nỗ lực hơn nữa cho một Chương trình nghị sự vì phát triển sau 2015 nhằm bảo vệ hòa bình, thúc đẩy hợp tác, xóa hết đói nghèo và bảo vệ hành tinh của chúng ta. Hãy tăng cường sự trợ giúp và có lộ trình phù hợp để các quốc gia kém phát triển hơn tham gia hiệu qủa vào các thỏa thuận, chế định quốc tế và giải quyết những vấn đề chung của nhân loại. Hãy cùng nhau đối mặt và vượt qua những thách thức, hiểm họa toàn cầu với tinh thần “Một người vì tất cả, tất cả vì một người như những người lính ngự lâm của Đại văn hào A-lếch-xăng Đuy-ma.

Thưa quý vị,

Là một người Việt Nam, những điều tôi chia sẻ trên đây đều là những trải nghiệm thấm đẫm mồ hôi và xương máu. Chỉ mấy mươi năm trước, hai tiếng Việt Nam gắn liền với chiến tranh và phân ly, với máu lửa và nước mắt. Một đất nước xa xôi với tên gọi Việt Nam đã phải hứng chịu hơn 15 triệu tấn bom đạn, nghĩa là gấp 4 lần tổng số bom đạn đã sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ II. Mỗi người Việt Nam chúng tôi đã phải hứng chịu một lượng bom đạn gấp gần 10 lần trọng lượng cơ thể mình. Đó là chưa kể hàng trăm triệu lít hóa chất có chứa chất đi-ô-xin – một sát thủ thầm lặng ghê gớm đối với sức khỏe và nòi giống con người.

Với truyền thống “đem đại nghĩa để thắng hung tànlấy chí nhân để thay cường bạo”; bằng lòng quả cảm hy sinh và sức sáng tạo phi thường; nhờ sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới nhân dân Việt Nam đã bảo vệ được nền Độc lập, thống nhất được Tổ quốc, khép lại quá khứ, hướng tới tương lai bắt tay xây dựng lại đất nước từ đống tro tàn; Đổi mới, hội nhập và phát triển.

Việt Nam đã đưa các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ vào chiến lược phát triển của mình, kết hợp chặt chẽ tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội và đã được Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc trao giải thưởng thành tích xuất sắc trong xóa đói giảm nghèo. Với phương châm con người là mục tiêu, là trung tâm của sự phát triển, Việt Nam đã đặc biệt quan tâm đầu tư cho y tế, giáo dục, thông tin… cho mọi người dân, nhất là ở các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Việt Nam cũng nỗ lực cùng các thành viên khác xây dựng Cộng đồng ASEAN – ngôi nhà chung của các quốc gia Đông Nam Á, vốn bị chia rẽ sâu sắc bởi chiến tranh. Đó là minh chứng sống động cho khát khao hướng tới tương lai hòa bình, hợp tác, phát triển thịnh vượng; cho sự thống nhất trong đa dạng; và cho thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ.

Thưa quý vị,

Đã phải trải qua những cuộc chiến tranh ngoại xâm tàn bạo và đói nghèo cùng cực nên khát vọng hòa bình và thịnh vượng của Việt Nam chúng tôi càng cháy bỏng. Chúng tôi luôn nỗ lực tham gia kiến tạo hòa bình, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ hành tinh của chúng ta. Việt Nam đã sẵn sàng tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ. Chúng tôi sẵn lòng đóng góp nguồn lực, dù còn nhỏ bé, như sự tri ân đối với bạn bè quốc tế đã giúp chúng tôi dành và giữ độc lập, thống nhất đất nước, thoát khỏi đói nghèo. Việt Nam đã và sẽ mãi mãi là một đối tác tin cậy, một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Tôi xin đề cập tới lương thực như một ví dụ. Từ một nước thiếu đói, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Chúng tôi không chỉ bảo đảm an ninh lương thực cho riêng mình mà còn góp phần tích cực bảo đảm an ninh lương thực thế giới. Chúng tôi cũng không chỉ xuất khẩu mà còn giúp các nước tự sản xuất thêm lúa gạo như đã thực hiện ở Cuba, Mô-dăm-bích, Ăng-gô-la, Ma-li, Ma-đa-gát-ca, Mi-an-ma…Chúng tôi mong rằng các quốc gia phát triển, các tổ chức quốc tế sẽ tham gia tài trợ các chương trình tương tự. Đó sẽ là những mô hình hợp tác nhiều bên đầy ý nghĩa và hiệu qủa thiết thực.

Thưa Ngài Chủ tịch, Thưa Quý vị,

Tôi muốn kết thúc phát biểu của mình với niềm tin rằng “Chương trình nghị sự vì phát triển sau năm 2015” sẽ được hoàn thiện hướng tới một thế giới không có chiến tranh, không còn đói nghèo. Tất cả vì hòa bình, hợp tác, phát triển, thịnh vượng. Tất cả để hành tinh của chúng ta mãi mãi một màu xanh. Màu xanh của hòa bình, màu xanh của phát triển bền vững.

Xin cảm ơn Quý vị và các bạn./.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Đại úy CSGT bị đánh, sỉ nhục trước khi bắn chết cấp trên

Đại úy CSGT bị đánh, sỉ nhục trước khi bắn chết cấp trên

Khi đang ngồi nhậu trong trụ sở, thiếu tá Trần Ngọc Sơn bất ngờ bị đại úy Ngô Văn Vinh rút khẩu súng ngắn ngắm bắn nhiều phát vào người, gục ngã xuống đất. Chưa dừng lại, thượng úy Đoàn Thanh Phú chạy lại hiện trường cũng bị đại úy Vinh bắn gục tại chỗ. Vụ án mạng xảy ra chiều tối 22/9 tại trạm Tuần tra kiểm soát giao thông Suối Tre (Đồng Nai) khiến dư luận chấn động.
Vụ nổ súng kinh hoàng 
Chiều 22/9, tại trụ sở trạm Tuần tra kiểm soát giao thông Suối Tre (thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) bất ngờ xảy ra một vụ nổ súng kinh hoàng khiến một CSGT tử vong tại chỗ, hai CSGT khác bị thương nặng. Nhận được tin báo về vụ việc, PV Người Đưa Tin nhanh chóng có mặt tại hiện trường để ghi nhận thông tin.
Nhiều nhân chứng có mặt tại hiện trường vụ nổ súng cho biết, vào chiều 22/9, thiếu tá Trần Ngọc Sơn (Phó trạm trưởng trạm Tuần tra kiểm soát giao thông Suối Tre) đang ngồi trong trụ sở thì đại úy Ngô Văn Vinh bước vào với vẻ mặt hầm hầm, rồi rút khẩu súng ngắn chĩa thẳng vào người thiếu tá Sơn bóp cò nhiều phát đạn. Chỉ vài giây sau, thiếu tá Sơn gục xuống đất, máu từ người chảy ra khắp nơi. Sau vài phút trấn tĩnh khi bóp cò hạ thiếu tá Sơn, đại uý Vinh phát hiện thượng úy Đoàn Thanh Phú lao tới can ngăn mình và hỗ trợ cấp cứu thiếu tá Sơn.
Trong cơn say máu, đại úy Vinh tiếp tục chĩa súng vào người thượng úy Phú rồi bóp cò nhiều phát. Nhận một viên đạn vào người, thượng úy Phú loạng choạng rồi gục xuống đất. Ngay sau đó, nhiều đồng đội của của Vinh lao vào can thiệp. Thấy Vinh tiếp tục dùng súng bắn người nên các đồng đội của hung thủ liền lao vào tước khẩu súng ngắn trên tay. Sau một hồi giằng co, đại úy Vinh bị khống chế ngay tại trận. Trong quá trình giằng cò, đại úy Vinh bị thương.
Ngay sau đó, một số chiến sĩ liền chạy đến kiểm tra người của thiếu tá Sơn và thượng úy Phú thì thấy cả hai đang trong tình trạng nguy kịch, còn đại úy Vinh cũng bị thương nặng. Trước vụ việc quá kinh hoàng, các chiến sĩ của Trạm liền nhanh chóng đưa cả ba vào bệnh viện đa khoa Long Khánh cấp cứu khẩn cấp.
 
Một số nạn nhân trong vụ nổ súng đang được cấp cứu tại bệnh viện. 
Đến tối cùng ngày, các nạn nhân nhập viện cấp cứu tại bệnh viện đa khoa Long Khánh. Tại đây, đội ngũ y bác sĩ của bệnh viện tích cực cấp cứu các nạn nhân. Riêng thiếu tá Sơn vì có nhiều vết đạn bắn thấu ngực và trúng vào đầu ở vùng thái dương phải nên đã tử vong trên đường đi cấp cứu. Về thượng úy Phú bị hai vết đạn bắn vào vùng mông và bẹn, các bác sĩ thực hiện ngay ca mổ cấp cứu khẩn cấp để lấy viên đạn ra khỏi người. Do tình trạng sức khỏe của thượng úy Phú nguy kịch nên các bác sĩ chuyển lên bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai cấp cứu. Đại úy Vinh được chẩn đoán bị đa chấn thương, phần đầu bị phù não do bể sọ. Sau ca mổ cấp cứu, đại úy Vinh vẫn trong tình trạng nguy kịch…
Mâu thuẫn bột phát? 
Sau khi vụ nổ súng kinh hoàng xảy ra, đến khoảng 21h cùng ngày, đại tá Huỳnh Tiến Mạnh (Phó giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai) đã có mặt tại bệnh viện đa khoa Long Khánh để nắm tình hình và chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ tiến hành bảo vệ hiện trường, điều tra làm rõ vụ nổ súng. Sáng 23/9, trao đổi với PV, đại tá Mạnh cho biết, trong sáng nay, các lực lượng nghiệp vụ của cơ quan CSĐT công an tỉnh Đồng Nai có mặt tại hiện trường tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi để điều tra, làm rõ vụ án.
Gia đình thượng úy Phú đang chăm sóc người nhà tại BV 
Theo tìm hiểu của PV, trưa 22/9, người dân thấy nhóm CSGT trên có đi ăn uống và hát karaoke ở thị xã Long Khánh. Đến khoảng 17h, cả nhóm trở về Trạm thì xảy ra mâu thuẫn, cãi vã nhau. Sau đó, đại úy Vinh nổ súng bắn lãnh đạo và đồng đội của mình. Cũng theo tìm hiểu của PV, vào thời điểm đại úy Vinh bị đồng đội khống chế, có xảy ra xô xát và dẫn đến tình trạng đa chấn thương, phù não do bể sọ, chứ không phải đại úy Vinh tự làm mình bị thương.
Một nguồn tin từ Trạm tuần tra kiểm soát giao thông Suối Tre tiết lộ, trước khi vụ án mạng kinh hoàng xảy ra, đại úy Vinh đi nhậu cùng một đồng nghiệp tại quán karaoke ở thị xã Long Khánh. Qua nhân viên lễ tân của quán, Vinh biết thiếu tá Sơn đang ngồi nhậu ở phòng bên cạnh nên cầm ly bia qua mời. Tại đây, đại úy Vinh cụng ly với thiếu tá Sơn và một người tên T. (công tác tại một garage ô tô ở khu vực khu Công nghiệp Amata, TP.Biên Hòa). Trong quá trình cụng ly, giữa T. và đại úy Vinh xảy ra mâu thuẫn, cãi vã. Khi mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, T. cầm ly bia đập vào đầu đại úy Vinh.
Sau khi xô xát với T., đại úy Vinh bỏ về Trạm Suối Tre nằm ngủ. Đến khoảng 17h10, khi đi nhậu về đến Trạm, thiếu tá Sơn tới phòng đại úy Vinh lôi ra ngoài, rồi chửi bới thậm tệ. Sau đó, thiếu tá Sơn nắm đầu đại úy Vinh đập đầu vào cạnh gường trước sự chứng kiến của nhiều cán bộ, chiến sĩ của trạm. Bức xúc trước hành vi của lãnh đạo Trạm, đại úy Vinh chạy vào phòng rút súng ngắn bắn vào ngực và đầu thiếu tá Sơn. Thấy lãnh đạo bị bắn, thượng úy Phú vào can ngăn cũng bị đại úy Vinh bắn nhiều nhát vào người.
Sáng 23/9, nhiều người dân có mặt tại hiện trường bàng hoàng cho biết, đêm qua, một số người dân ngụ gần Trạm tuần tra kiểm soát giao thông Suối Tre nghe hàng loạt tiếng súng đinh tai phát ra từ trụ sở Trạm. Do đây là trạm CSGT, người dân không có việc, không được tự ý vào nên chỉ đứng ở bên ngoài nghe ngóng. Khoảng 15 phút sau, người dân thấy các chiến sĩ trong Trạm nhanh chóng lấy xe chở ba người bị thương nặng đi bệnh viện cấp cứu. Vào thời điểm này, người dân nghe thấy các chiến sĩ của Trạm nói chuyện với nhau về nguyên nhân là do lính và sếp mâu thuẫn, dẫn đến vụ nổ súng này?
NHÓM PV
Categories: Tin Trong Nước | Leave a comment

Một hòn đảo mới xuất hiện sau động đất tại Pakistan

BienDong.Net

Một hòn đảo mới xuất hiện sau động đất tại Pakistan

BienDong.Net: Trận động đất 7,8 độ richter hôm 24.9 tại Pakistan đã khiến 328 người thiệt mạng và hình thành một hòn đảo mới ở ngoài khơi nước này.

AP dẫn lời các nhân chứng cho biết hòn đảo này xuất hiện gần cảng Gwadar, ngoài khơi bờ biển phía nam Pakistan.

Dường như trận động đất đã nâng đáy biển lên, khiến nó nổi lên mặt nước và có thể nhìn thấy từ bờ biển.

Tờ Dawn dẫn lời các nhà khoa học cho biết hòn đảo này dài 200 m, rộng 100 m, cao 20 m và nằm cách cảng Gwadar khoảng 600 m.

Zahid Rafi, một nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm theo dõi địa chấn quốc gia Pakistan cũng xác nhận việc hình thành đảo mới.

Theo các nhà địa chấn học, hòn đảo này tạm thời hình thành là do bùn núi lửa, sau khi hỗn hợp trầm tích gồm bùn, cát và nước bị đẩy lên bề mặt vì bị động đất làm cho khuấy đảo và gây sức ép lên khối chất lỏng dưới đáy đại dương.

Những người dân sống lâu năm ở khu vực này cho biết một hòn đảo tương tự cũng đã được hình thành sau trận động đất năm 1968, tuy nhiên đã biến mất một năm sau đó.

alt

“Rõ ràng rằng hòn đảo này không được hình thành từ đất, mà là do bị đẩy lên vì động đất” – nhà địa chất học Paul Early nói.

BDN

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

LINH HỒN, TÁI SINH VÀ GIẢI THOÁT

LINH HỒN, TÁI SINH VÀ GIẢI THOÁT

(08/17/2013) (Xem: 2791)
Tác giả : Lê Sỹ Minh Tùng
LINH HỒN, TÁI SINH VÀ GIẢI THOÁT  
Lê Sỹ Minh Tùng

Trước khi Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia tìm đạo, nhân dịp dạo chơi bốn cửa thành cung thành Ca tỳ la vệ, Ngài nhận thấy những cảnh khổ như sinh, già, bệnh, chết. Từ đó trong tâm của Thái tử nẩy sanh ra ba nghi vấn:

     1) Con người chúng ta từ đâu đến đây?
 
     2) Sau khi chết thì chúng ta sẽ đi về đâu?
 
     3) Cuộc đời nầy đầy dẫy khổ đau do đó nếu muốn thoát khổ và ra khỏi vòng sanh tử thì phải làm sao?

Vì nhận thức như thế Ngài từ bỏ cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con xinh cốt là để đi tìm chân lý cứu khổ, một con đường giải thoát. Ngài đã ra đi, bỏ lại tất cả, viễn ly mọi ràng buộc thế tình, trở thành một nhà tu khổ hạnh và phải tranh đấu với những hoàn cảnh khắc nghiệt để mong tìm thấy được ánh sánh chân lý. Sau 49 ngày đêm thiền định dưới cội Bồ-đề, Ngài đã tìm ra con đường giải thoát, có được thanh tịnh Niết bàn và giác ngộ viên mãn. Vì thế đạo Phật mới gọi là đạo giải thoát. Giải là cởi mở nghĩa là cởi mở những trói buộc để thoát ra khỏi mọi hình thức đau khổ của cuộc đời.

Trong đêm lịch sử mùng tám tháng chạp cách đây trên 2500 năm thì Ngài đã thành đạo sau khi chứng được tam minh và lục đại thần thông. Tam minh đó là:

1)Túc Mạng Minh: Túc là đời trước, mạng là sinh mạng còn minh là sáng suốt. Do đó túc mạng minh là sáng suốt để thấu hiểu rõ ràng những đời trước của mình. Đây là lời giải đáp câu hỏi thứ nhất là con người chúng ta từ đâu mà đến? Đức Phật đã thấy rõ vô số tiền kiếp của mình như việc mới xảy ra hôm qua. Đời trước Ngài là ai? Tên gì? Và sống ở đâu? Từ đó vô số kiếp hiện ra trước mắt Ngài, một kiếp qua đi thì kiếp khác lại đến. Vì sự trực tiếp nhớ về đời quá khứ của chính mình nên về sau đệ tử của Phật gom góp tất cả các đời quá khứ để làm thành kinh Bổn Sự cho Đức Phật.

2)Thiên Nhãn Minh: là con mắt sáng suốt thấy rõ ràng những gì rất xa một cách tường tận. Ngài đã thấy sự sanh tử của chúng sanh dựa trên cái nghiệp mà chính họ đã tạo ra. Sự thấy biết của Ngài như người đứng trên lầu cao nhìn xuống ngã tư đường thấy kẻ qua người lại một cách rõ ràng. Đức Phật thấy rằng con người chết rồi không phải là hết mà phải theo nghiệp để thọ sanh trong Lục đạo Luân hồi. Đây là câu trả lời cho nghi vấn thứ hai là sau khi chết chúng ta sẽ đi về đâu.

3)Lậu Tận Minh: Lậu là rơi rớt, tận là chấm dứt, là hết. Do đó lậu tận minh là biết tường tận để không còn rơi rớt vào trong lục đạo luân hồi. Đức Phật đã thấy nguyên nhân nào chúng sinh có sanh tử và phương cách nào chấm dứt sự sanh tử nầy để không còn rơi rớt, trầm luân trong sáu nẻo luân hồi. Đây chính là chân lý Tứ Diệu Đế. Con người không còn sanh tử tức là vĩnh viễn không còn đau khổ và đây là câu trả lời cho nghi vấn thứ ba.

Ngoài tam minh, Đức Phật còn chứng cả lục đại thần thông, đó là:

1) Thiên nhãn thông: có nhãn lực nhìn thấy khắp muôn loài cùng sự sanh hóa trong thế gian bao la rộng lớn.

2) Thiên nhĩ thông: có nhĩ lực để nghe khắp mọi nơi bao gồm loài người và loài vật.

3) Tha tâm thông: có tâm lực biết được tâm nguyện sở cầu của kẻ khác.

4) Túc mạng thông: có trí lực hiểu biết các đời trước của mình.

5) Thần túc thông: có thần lực để bay cao hay độn thổ.

6) Lậu tận thông: có trí tuệ thông suốt ba đời để không còn đau khổ, phiền não và sanh tử luân hồi.

Thế thì điều kiện để thành Phật là chứng tam minh, đắc lục thông chớ không hề có Bát Nhã. Nhưng trong Bát Nhã Tâm Kinh đã khẳng định rằng chư Phật ba đời cũng phải y vào Bát Nhã Ba La Mật Đa mà được đạo quả Bồ Đề. Vậy hư thật thế nào? Vào thời Đức Phật còn tại thế, chính Đức Phật và biết bao vị A La Hán chỉ cần đắc tứ thiền, chứng tam minh là có giải thoát. Mãi 700 năm sau ngày Đức Phật nhập diệt, Bồ Tát Long Thọ mới giới thiệu tư tưởng Bát Nhã vào trong Phật giáo và từ đó mới có Bát Nhã Tâm Kinh mà về sau khi Ngài Huyền Trang qua Ấn Độ thỉnh kinh đem về và dịch lại Bát Nhã Tâm Kinh của Long Thọ mà chúng ta có được ngày nay. Vậy thế nào là trí tuệ Bát Nhã? Đây là lời  giải thích dựa theo lối văn tự mới của Phật giáo Đại thừa để xác định rằng hành giả một khi có trí tuệ Bát Nhã nghĩa là người đó có đủ trí tuệ  để thấy biết rốt ráo rằng vạn pháp là vô ngã, không có tự thể tức là không. Vì thế người đắc đạo là người thực chứng chân lý Vô Ngã (ngã không) nghĩa là trong họ không còn khái niệm về “cái tôi” và “cái của tôi” nữa cho dù là vi tế.

Túc Mạng Minh và Thiên Nhãn Minh đã cho chúng ta một nhận định rõ ràng rằng con người có tái sinh cũng bởi do nghiệp (karma) mà chính họ tự tạo trong đời quá khứ và dĩ nhiên chết không phải là hết, mà cuộc đời của chúng sinh cũng giống như một như một sợi dây thẳng, không có điểm bắt đầu và không có điểm cùng tận.

Thế nào là tái sinh?

Theo tinh thần Phật giáo, mỗi chúng sinh là sản phẩm của chính mình, con người chúng ta hiện tại là sản phẩm do chính chúng ta tạo nhân trong quá khứ và bây giờ chúng ta đang tạo ra cuộc đời cho chính mình trong tương lai. Cuộc sống là một quá trình liên tục chỉ tạm thời gián đoạn mỗi khi thân xác vật lý biến đổi không còn phù hợp cho việc tiếp tục tồn tại và dừng hoạt động, chúng ta tạm rơi vào trạng thái không còn thân xác cho đến khi có cơ hội kết hợp đủ các yếu tố cần thiết thì một chu kỳ sống mới với thân xác mới lại bắt đầu. Tuy nhiên khái niệm về sự tái sinh không phải là đặc thù của Phật giáo mà rất nhiều tôn giáo khác nhau xưa và nay cùng đưa ra học thuyết chủ trương sự đầu thai mà trong đó họ cho rằng một linh hồn có thể luân chuyển trong nhiều thân xác khác nhau.

Vậy linh hồn là gì? Linh hồn có bất tử không?

Linh hồn, tiếng Hy Lạp là “Psyche”, nghĩa là sự sống, tinh thần, ý thức. Socrates cho rằng linh hồn là tinh thể (Essence). Platon lý luận rằng linh hồn bao gồm lý trí (Logos), tình cảm (Thymos) và ái dục (Eros). Trong khi đó, Aristote định nghĩa linh hồn là hoạt tính của một cơ thể sống và cho rằng linh hồn sẽ mất đi khi cơ thể không còn nữa, giống như hoạt tính của con dao là cắt, khi con dao bị hư hoại thì hoạt tính cắt không còn nữa. Mỗi tôn giáo, mỗi tín ngưỡng có quan niệm khác nhau về “linh hồn”, nhưng thông thường linh hồn thường được hiểu là phần tinh anh, cái tinh thể, phần tinh thần của con người. Xa hơn nữa, các tôn giáo như Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo, Hồi Giáo đều cho rằng linh hồn là phần thiêng liêng, bất diệt. Linh hồn là do Thượng đế ban cho mỗi người như là sự sống. Nếu một người biết thờ kính Thượng đế thì khi chết linh hồn đó sẽ được về sống hạnh phúc đời đời trên Thiên đường. Ngược lại, nếu làm ác, không tin vào Thượng đế thì linh hồn đó khi chết chắc chắn sẽ bị đọa vào địa ngục để gánh chịu mọi sự khổ đau.

Nói chung, các tôn giáo hữu thần đều cho rằng có một linh hồn bất tử trong con người. Nếu khi sống làm như lời Chúa dạy, thì sau khi chết người ấy được Chúa cứu rỗi lên Thiên đường hoặc ngược lại thì bị đày xuống hoả ngục. Cái phần phi vật chất được lên thiên đường hay xuống hoả ngục đó, họ gọi là linh hồn.

Vào thời Đức Phật còn tại thế, Bà la môn giáo (Ấn độ giáo ngày nay) tin rằng có một linh hồn hay bản ngã (Atman)(tiểu ngã) trường tồn. Đối với Ấn độ giáo, cặp phạm trù cơ bản nhất là tiểu ngã (Atman) và đại ngã (Brahman). Đại ngã là cái bản ngã vũ trụ, cái tuyệt đối. Nếu nhìn  dưới góc độ tôn giáo, đại ngã là yếu tố thần linh được bao chứa và thấm nhuần trong vạn vật. Còn tiểu ngã là cái bản thể của mỗi con người. Ấn độ giáo cho rằng tiểu ngã và đại ngã là nền tảng của vũ trụ quan, trong khi đó thuyết nghiệp báo và luân hồi là nền tảng nhân sinh quan. Thuyết luân hồi của Ấn độ giáo quan niệm rằng cái chết của con ngưởi là sự chuyển hóa sang kiếp sống khác, sự tái sinh trong luân hồi là do nghiệp báo mà ra. Nói cách khác, bất cứ hành động nào của con người cũng phải trả giá, nó toàn năng ngoài ý muốn con người và nó theo đuổi con người không bao giờ lầm lẫn. Sau cùng thuyết giải thoát cho rằng tuy rất khó, nhưng con người có thể tránh khỏi luân hồi nghiệp báo bằng cách nỗ lực gắng sức dập tắt động lực đẩy bánh xe nghiệp báo thì có thể đi đến giải thoát. Và lúc đó tiểu ngã sẽ hòa đồng vào đại ngã của vũ trụ. Tóm lại, Bà la môn giáo cho rằng thờ phượng các Thượng đế (đại ngã) cũng chính là thờ phượng tiểu ngã (Atman) của mình cho nên tiểu ngã là linh hồn và đại ngã (Thượng đế)(Brahman) là chúa tể các linh hồn đó.

Trong khi Ấn Độ giáo (Bà la môn giáo) tuyệt đối tin vào một linh hồn, một tiểu ngã thường hằng bất biến thì sự xuất hiện của Đức Phật đã thổi một luồng sinh khí mới vào trong xã hội Ấn độ lúc bấy giờ. Thuyết Duyên Khởi của Đức Phật với chân lý “Vô Ngã” , một trong ba pháp ấn (Vô thường, Vô ngã, Khổ) của giáo lý Phật Đà, đã phủ định cái Ngã trong Ta của Bà la môn giáo. Ấn Độ giáo càng phát triển vun bồi cho “tiểu ngã” bao nhiêu thì giáo lý đạo Phật chủ trương càng xa lìa, đánh đổ nó để trở về với trạng thái không dính mắc mà có thanh tịnh tự tại Niết bàn. Vì thế con đường giải thoát của đạo Phật là phải phá chấp, trong thì phá chấp ngã, ngoài thì phá chấp tướng, trong ngoài tự tại là có thanh tịnh Niết bàn.

Trong khi đó, người Trung Hoa tin rằng sau khi chết thì linh hồn sẽ bị ngưu đầu mã diện đưa về cõi âm. Sau khi được sự phán xét của Diêm vương, linh hồn thiện đi đầu thai ở dương thế còn linh hồn ác bị đọa đày đời đời trong hỏa ngục. Do đó, người Trung Hoa quan niệm rằng “sinh ký tử quy” nghĩa là “sống gửi, thác về” cho nên dương thế chỉ là cõi tạm trong khi cõi âm mới là cõi sống thật sự do vậy mới có tập tục đốt giấy vàng bạc để cho linh hồn ông bà tiêu xài ở cõi âm. Nhưng thử nghĩ lại đã ở trong hỏa ngục thì làm sao tiêu xài? Cùng quan niệm đó, vào thế kỷ thứ 18, thi hào Nguyễn Du (Tố Như) có viết trong truyện Kiều như sau:

“…Rằng: Những đấng tài hoa

Thác là thể phách, còn là tinh anh”.

Phách mà thi hào Nguyễn Du nói ở đây là thân tứ đại sẽ tan rã, tiêu mất. Cái duy nhất còn lại của con người mà thi hào gọi là “tinh anh” thì chính là “linh hồn” vậy.

Tuy có rất nhiều học thuyết về Thượng đế, linh hồn, nhưng Phật giáo phủ nhận tất cả. Đối với Phật giáo không chấp nhận khái niệm về một linh hồn bất tử hay một bản ngã thường tại. Vậy Phật giáo giải thích hiện tượng này thế nào?

Đức Phật dạy rằng con người là sự tập hợp của hai thành phần chính gọi là danh và sắc. Danh là phần tư tưởng gồm có 4 hợp tố, đó là thọ, tưởng, hành và thức. Sắc gồm có hai, đó là nội sắc và ngoại sắc, nhưng đại để là sự kết hợp của đất, nước, gió, lửa.

Theo quan điểm của đạo Phật, mọi sự vật hiện tượng, trong đó có cả con người, đều chịu  sự chi phối của quy luật biến dịch, thay đổi của vũ trụ. Định luật đó gọi là “vô thường”. Chính vì bản chất của mọi sự vật hiện tượng là không thật, do các duyên hội tụ mà thành, nên chúng mới chịu sự chi phối của định luật vô thường nầy. Thân (sắc) hay tâm (danh) của con người cũng  phải chịu sự chi phối, tác động này. Tất cả mọi sự vật hiện tượng, dù là các ý niệm hay tư tưởng đều luôn luôn thay đổi nên không có một cái gì gọi là một linh hồn bất tử được.

Do vậy, Phật giáo phủ nhận những quan niệm về linh hồn bất tử vì những quan niệm đó hoàn toàn không phù hợp với thuyết “duyên sinh, duyên diệt” của đạo Phật. Thật ra trên thế gian này không có cái gì gọi là trường tồn, bất tử cả bởi vì tất cả mọi sự vật đều sinh diệt vô thường. Cho dù to lớn như những hành tinh, những dãy Thiên hà hay bé nhỏ như hạt bụi, nguyên tử thì không có một sự vật nào là không do nội nhân, ngoại duyên hội tụ mà tồn tại. Vì sự tồn tại là do nhân duyên cho nên mọi sự vật không có tự thể, không có tự tánh nghĩa là tất cả đều là vô ngã tức là không. Nhân duyên tụ hội gọi là sinh, nhân duyên ly tán, gọi là diệt thế thôi.

Không những luật vô thường áp dụng cho thế giới vật chất hữu vi, mà ngay cả trong thế giới tư tưởng (tinh thần) thì tất cả cũng đều sinh diệt vô thường cả. Nhân sinh vũ trụ thay đổi từng giây, từng phút, từng sát na, từng ý niệm. Ngày nào chúng ta còn trai trẻ tráng kiện mà bây giờ lưng mõi, gối mòn, lưng còng má hóp, nhớ trước quên sau, nếu không là vô thường thì còn là gì? Cái tâm trước đâu có giống cái tâm sau cho nên tư tưởng liên tục sinh diệt trong ta, thế không là vô thường thì là gì?

Theo Phật giáo, “linh hồn” là tính biết, cái biết, sự nhận thức, tư duy…, gọi chung là Thức. Thức bao gồm một nội dung được xem là những dấu ấn, những hạt mầm (chủng tử) được tạo nên bởi những hành tác của một người trong đời sống hiện tại và những đời sống trước kia, còn được gọi là nghiệp hay nghiệp thức.

Trong kinh Đại Duyên (Mahanidanasutta) của Trường Bộ (Dighanikaya), Đức Phật gạn hỏi Tôn giả A-nan rằng:

Này A-nan, nếu Thức không đi vào trong bụng mẹ thì danh sắc có thể hình thành trong bụng mẹ được không?

Tôn giả A-nan đáp:

Bạch Thế Tôn, không”.

 Thức dựa theo Phật giáo là dòng chảy liên tục của các ý niệm. Các ý niệm này tùy thuộc nhiều yếu tố khác mà phát sinh và Đức Phật gọi quá trình tùy thuộc phát sinh nầy là “duyên khởi” và “thức” chỉ là một mắc xích trong 12 mắc xích duyên khởi  mà thôi. Chính sự tiếp nối của các ý niệm tương tục  nầy mà thức đi tái sanh, lên xuống trong 3 cõi 6 đường, chứ không phải là một linh hồn bất tử, vĩnh hằng như các tôn giáo hữu thần khác. Do đó, khái niệm “thức” của Phật giáo hoàn toàn khác biệt với “linh hồn bất tử” của các tôn giáo khác.

Vào thời Đức Phật, chỉ có sáu thức là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. Cho đến 700 năm sau ngày Đức Phật nhập Niết bàn, các luận sư như Long Thọ, Vô Trước và Thế Thân phân tích sâu rộng hơn công năng của ý thức (thức thứ sáu) và giới thiệu thêm Mạt na thức (thức thứ bảy) và A lại da thức (thức thứ tám). Chính A lại da thức là năng lượng, là sức mạnh gọi là nghiệp lực mà khi một người chết đi, nó đẩy A-lại-da thức nương gá vào một thân thể mới vừa tượng hình có hoàn cảnh phù hợp (tương ứng) với nó. Đó là ý nghĩa của “linh hồn đi đầu thai” mà Phật giáo gọi là Thức đi đầu thai.

Nói tóm lại, Phật giáo gọi “linh hồn” là “Thức” hay “Nghiệp thức” do vô minh từ vô thỉ mà có. Nó là vọng thức, luôn luôn vận hành, biến đổi theo hoàn cảnh và hành tác của một người, và là động lực khiến chúng sinh trôi lăn trong sinh tử luân hồi. Ngược lại linh hồn thì cố định, không thay đổi, trường tồn.

Vậy sự biến hành của “Thức” như thế nào?

Bây giờ chúng ta hãy suy nghiệm ý nghĩa của “thức” dựa trên quan niệm của Phật giáo Đại thừa. Trên thực tế, tâm chỉ có một nghĩa là chủ thể của 8 thức chỉ có một, nhưng do phân tích công năng mà chia thành tám. Làm ác, làm thiện là bảy thức đầu, và đem các nhân thiện, ác đó ký gửi ở thức thứ tám. A lại da thức (thức thứ tám) là cái kho tàng chấp chứa tất cả hạt giống (chủng tử) của nghiệp tức là nghiệp nhân. Người tổng quản của kho tàng là thức thứ bảy (Mạt na thức). Lấy của ra, đưa của vào kho là thức thứ 6, còn 5 thức đầu là tạo nghiệp. Tuy có tám thức, nhưng Phật giáo chỉ lấy thức thứ tám là A lại da thức làm chủ thể của sinh mạng vì  A lại da thức đưa con người vào biển sinh tử trầm luân và cũng chính A lại da thức này mà con người có thể huân tu để chuyển phàm hóa Thánh.

Như vậy công năng của thức thứ tám là tàng trữ, nhưng khác với  ông Thần tài giữ của, chỉ cho nhập mà không xuất kho. Ở đây trong  A lại da thức (thức thứ tám) thì tiến trình xuất và nhập kho nối tiếp không ngừng, nhập kho là các hành vi ảnh hưởng đến tâm lý, và để lại dấu ấn trong thức thứ tám gọi là “nghiệp nhân hay chủng tử”. Còn xuất kho là tâm lý dẫn tới hành vi tạo nghiệp hay cảm thọ, gọi là “nghiệp quả hay hiện hành”. Nói cách khác, nếu chủng tử thành hiện hành thì đó là xuất. Còn hiện hành thành chủng tử thì đó là nhập. Vì vậy trong suốt cuộc đời, tiến trình này tiếp nối không ngừng. Những đời quá khứ thì tiến trình này cũng vậy và dĩ nhiên những đời tương lai, tiến trình xuất  nhập này cũng y như vậy. Tất cả đều không ra ngoài quy luật liên hệ giữa chủng tử và hiện hành. Cứ thế mà con người sinh tử tương tục, sinh mạng nối tiếp không gián đoạn.

Vì sự biến hành liên tục, không ngừng nghĩ giữa xuất và nhập, giữa chủng tử và hiện hành cho nên bản chất của A lại da thức luôn luôn biến động không ngừng. Nói cách khác tiến trình của A lại da thức là niệm niệm sinh diệt, niệm niệm biến đổi và đó chính là động cơ đưa con người vào chốn sinh tử trầm luân và đồng thời A lại da thức có chức năng giúp chúng sinh thoát ly sinh tử, chứng đắc thanh tịnh Niết bàn.

Hãy nghe lời giải thích của Bồ tát Thế Thân về A-lại-da thức như sau: “Dòng chảy của các biến cố tâm thần mà bạn trải nghiệm, để lại hạt mầm (chủng tử) của nghiệp trong thức lưu trử nên gọi là Tàng thức (A-lại-da thức). Các hạt mầm được tồn trử trong nhà kho đó cho tới sau cùng, khi hội đủ các điều kiện thích đáng, chúng chín muồi và rồi ảnh  hưởng lên các biến cố về sau”.

A-lại-da thức chứa đựng mọi kinh nghiệm trong kiếp sống của mỗi con người và nguồn gốc của tất cả các quan niệm tinh thần. Theo quan niệm của Pháp tướng tông thì A-lại-da thức là nơi tập hợp mọi nghiệp quá khứ rồi tới một thời đểm nhất định, tác động lên kiếp tái sinh. Và cá thể thật ra chỉ là dòng sinh diệt tiếp nối của vô số chủng tử của nghiệp. Do đó, trong ta không có một bản ngã cố định.

Trong Thành Duy Thức Luận quyển ba giải thích thức A lại da thức có ba công năng như sau:

1)Giữ gìn (chấp trì) chủng tử của các pháp: Các pháp nói ở đây là chỉ cho tất cả các pháp hữu vi. Đó là “hữu lậu hữu vi” tức là các pháp tạp nhiễm thuộc về chúng sinh và “vô lậu hữu vi” tức là các pháp thanh tịnh thuộc về Thánh hiền. Tuy nhiên “chủng tử” chỉ có công năng tiềm tàng (ẩn núp) mà không khởi hiện. Nếu không có một cái gì để chứa giữ thì chủng tử của các pháp phải bị tản mất. Nếu chủng tử các pháp bị tản mất thì các pháp hiện hành ở thế gian và xuất thế gian cũng chẳng còn. Do đó phải có thức A lại da, tánh vô phú vô ký, nhất loại sinh diệt tương tục mới có thể duy trì chứa giữ chủng tử của các pháp.

2)Giữ chịu(chấp thọ) sắc căn và thế giới: Đây là muốn chỉ cho cái công năng giữ gìn báo thân của chúng sinh hữu tình được tương tục tồn tại trong một thời kỳ không tan hoại.

3)Giữ lấy(chấp thủ) việc kết nối đời sau tức là “kiết sanh tương tục” là do ba pháp: phiền não, nghiệp và sanh. Con người vì sống trong vô minh bất giác nên tạo ra nghiệp mà phải kết nối đời sau để thọ khổ. Chữ “kiết sanh” có nghĩa là thọ sanh tức là bắt đầu từ khi kết thai cho đến lúc sanh ra vậy. Tiến trình kết mối đời sau bắt đầu từ thân đang sống đến thân đang chết. Rồi từ thân đang chết đến thân trung ấm (thân mới chết chưa đầu thai). Và sau cùng từ thân trung ấm đến thân đời sau. Nếu các thân được tương tục không gián đoạn như thế ắt phải có một cái gì thường lưu hành và giữ gìn (chấp thủ). Cái đó chính là thức A lại da. Thật vậy, nếu không có thức thứ tám này để nắm giữ việc “kết nối đời sau” thì khi một người chết rồi phải mất luôn, không còn tái sanh được nữa. Như thế thành ra bị rơi vào thuyết Đoạn diệt của ngoại đạo rồi. Thêm nữa tất cả những chủng tử tốt xấu đều được gieo vào mảnh đất A lại da trong trạng thái tiềm ẩn. Các chủng tử này được huân tập, chuyển biến, tương sanh, tương duyên, tương diệt liên tục. Tất cả những sự chuyển biến này xảy ra liên tục và tức thời, chớp nhoáng và liên tiếp. Cái này diệt thì cái kia sinh, tương tức tương tục liên miên bất tận nên được gọi là Sát Na Sinh Diệt. Sát Na Sinh Diệt có thể được ví như những khối nước liên tục chuyển động chẩy trong dòng thác lũ. Khối nước trước đổ qua thì có khối nước khác đổ tới, tiếp nối liên tục không ngừng nghĩ và dĩ nhiên dòng nước cũ không thể chẩy trở lại nơi mà nó đã chẩy qua. Sự sinh diệt triền miên đó cũng có thể ví như những đợt sóng dạt dào trên biển cả. Đợt sống này đẩy đợt sóng kia, đợt sóng mới đẩy đợt sóng củ. Bởi có gió vọng tưởng thổi sóng dạt dào trên biển cả làm các ngọn sóng liên tiếp nhồi lên lặn xuống không ngừng nghĩ cho nên ngọn sóng này diệt thì ngọn sóng mới khởi sanh.

Nhưng làm thế nào để có giải thoát, viễn ly sinh tử luân hồi?

Như đã nói, công năng chính của A lại da thức là sự biến động liên tục không ngừng giữa chủng tử và hiện hành hay nghiệp nhân và nghiệp quả. Cũng như dòng nước chảy liên tục là do nước chảy mà có vì thế cứu cánh giải thoát của người tu Phật là làm thế nào cắt đứt dòng nước chảy sinh tử nhân quả liên tục đó. Một khi tác dụng của A lại da thức không còn nữa nghĩa là trong A lại da thức không còn chấp chứa gì, hiện hành cũng không và dĩ nhiên chủng tử cũng không thì lúc đó hành giả đã thành công chuyển “Thức” thành “Trí”, chuyển phiền não sinh tử luân hồi thành Bồ đề Niết bàn vậy. Khi chúng sinh biết tu tập làm cho tâm được thanh tịnh thì các chủng tử vô lậu được huân tập, tăng trưởng và phát sinh ra hiện hành. Các hiện hành này được huân tập trở vào thức A lại da thành các chủng tử vô lậu mới. Tùy theo tánh chất của các chủng tử vô lậu mới này mà chủng tử hữu lậu tiềm ẩn sẳn có trong tàng thức bị suy thoái và tiêu diệt hoặc các chủng tử vô lậu sẳn có ở trong đó được tăng trưởng và phát sinh thêm. Nếu chúng sinh trì công tu tập có nghĩa là tiếp tục huân tập các chủng tử vô lậu thanh tịnh đến khi tất cả các chủng tử và hiện hành hữu lậu hoàn toàn bị tiêu diệt thì lúc đó họ sẽ chứng đắc được bát địa Bồ-tát của Đại thừa. Đến đây thì tàng thức chỉ chứa toàn các chủng tử vô lậu. Các hạt giống hữu lậu của phiền não, nghiệp báo luân hồi sinh tử không còn nữa và A lại da thức bây giờ chuyển thành “Vô cấu thức”. Vô cấu thức cũng còn cái tên khác là Yêm-ma-la thức, Bạch tịnh thức, Thanh tịnh thức, Chân như thức, Như Lai tạng thức hay thức thứ chín. Tuy có rất nhiều tên như thế nhưng chung quy cũng chỉ có một ý nghĩa thanh tịnh, vô nhiễm.

Tóm lại, một khi chúng sinh đạt đến quả vị bát địa Bồ-tát thì các chủng tử hữu lậu làm chướng ngại chân tâm sẽ bị hủy diệt, nhưng thật ra vẫn còn những chủng tử hữu lậu vi tế nằm tiềm ẩn trong thức thứ tám này. Chỉ khi nào các vị bát địa Bồ-tát tiếp tục tiến tu pháp tối thắng vô phân biệt trí, được gọi là Thắng Pháp Không Quán, để vượt qua khỏi bậc Bồ-tát Thập địa mà đến bậc Đẳng Giác và khởi Kim Cang Dụ Định mà đạt tới Phật quả thì thức thứ tám này mới xóa tan hoàn toàn tất cả các vô lậu thậm thâm vi tế và chuyển thành Đại Viên Cảnh Trí. Khi đó các chủng tử vô lậu, cấu nhiễm đã hết, thức này chuyển thành trí thanh tịnh chiếu khắp mười phương các cõi nhiều như vi trần nên gọi là Đại Viên Cảnh Trí. Đây chính là cái thể thanh tịnh của Chơn Tâm cũng như mặt gương sáng chiếu soi tất cả vạn pháp một cách chân thật mà nhà Phật gọi là “như thị bất khả tư nghì”.

Thế thì A lại da thức không thể nào là “linh hồn” được vì linh hồn bất biến vĩnh hằng, trong khi đó A lại da thức có khả năng siêu phàm, nhập Thánh, giải thoát sinh tử trầm luân. Đây là điểm đặc thù của Phật giáo, hoàn toàn khác hẳn với bất cứ tôn giáo nào trên thế gian bởi vì Thánh giả của Phật giáo là người hoàn toàn giải thoát, không còn mầm mống tham-sân-si cho dù là vi tế. Họ luôn sống trong tự tại thanh tịnh Niết bàn và quan trọng nhất là làm chủ sự sống chết. Đối với những Thánh giả Phật giáo, sống là tùy duyên, độ đời cho nên khi duyên hết họ vào thiền định (tứ thiền từ cao xuống thấp và ngược lại), tịnh chỉ hơi thở rồi nhập Niết bàn. Ngài Xá Lợi Phất dạy rằng:

Không cần tịch diệt,
 
Cũng không cần trường sanh.
 
Chưa phải lúc thì ở,
 
Thời đến thì ra đi.

Phật giáo “không bao giờ” có truyền thống phong Thánh cho ai cả vì ai tu người ấy chứng, ai ăn người ấy no, không bao giờ một người ăn mà người khác no được (Kinh Lăng Nghiêm). Đức Phật dạy rằng: “một người chết đuối thì không thể nào cứu một người chết đuối khác được” cho nên phàm nhân thì làm sao ai có đủ tư cách phong Thánh cho phàm nhân khác được?

Khi mê thì chấp có ta, có Bản Ngã nên mới tạo nghiệp để phải chịu sinh tử triền miên. Đến khi thức tĩnh giác ngộ, thức tâm vọng niệm biến mất, bản Ngã không còn thì chơn tâm, Phật tánh hiện bày. Con người thường nghĩ rằng trong họ phải có Cái Ta nên trong tâm thức lúc nào cũng cho rằng Cái Ta này phải khác với mọi sự vật và cho đến chết họ cũng bo bo giữ chặt “Cái Ta” đến cùng để chuyển từ thân này sang thân khác. Nhưng tâm thức thì cùng khắp mười phương thế giới, không hề đi đâu. Còn Cái Ta chỉ là ảo danh, không hề thật có mà con người bám vào kiến chấp mê lầm nên mãi trôi nổi trong sinh tử luân hồi. Hãy lắng nghe câu chuyện trong kinh Tỳ kheo Na Tiên như sau :

Vua Di Lan Đà bây giờ hỏi Tỳ kheo Na Tiên rằng :

– Bạch Đại đức! Con người sau khi chết rồi, cái gì sanh trở lại?

Tỳ kheo Na Tiên liền đáp :

– Tâu Đại vương! Đó là Danh (thọ, tưởng, hành, thức) và Sắc (thân tức là đất, nước, gió, lửa…).

– Phải chăng đó là Danh và Sắc-thân của người cũ sanh trở lại?

– Thưa không phải Danh cũ, cũng không phải Sắc-thân cũ sanh trở lại. Cái Danh Sắc-thân của đời này làm các việc thiện ác, do nghiệp thiện ác ấy mà chuyển sanh sang một Danh Sắc-thân khác để thọ lãnh phước báo hay tội báo đã gây ra.

– Như vậy là không phải cái Danh Sắc-thân cũ sanh trở lại. Thế thì đời này là điều ác, đời sau đâu có chịu quả báo được? Và nếu không sanh trở lại nữa thì tức là đã thoát khỏi luân hồi?

– Không phải như vậy! Nếu sống ở đời mà chỉ toàn làm điều thiện thì sau khi chết có thể không sanh trở lại. Nhưng thông thường thì làm điều thiện cũng có mà gây điều ác cũng nhiều, việc lành, việc dữ tiếp nối xen nhau không ngừng, cho nên phải sanh trở lại mà thọ báo. Làm sao thoát khỏi luân hồi được.

– Xin cho thí dụ về sự liên hệ giữa Danh Sắc-thân cũ với Danh Sắc-thân mới :

– Ví như người hái trộm xoài của kẻ khác. Chủ vườn xoài bắt được quả tang đem đến đầu cáo với Đại vương, yêu cấu Đại vương xử trị. Trước mặt Đại vương bị cáo cãi rằng : ”Tôi không hái xoài của anh ấy. Cây xoài của anh ấy trồng hồi trước là cây mầm tí xíu. Còn những trái xoài mà tôi hái bây giờ nằm trên một cành cây to lớn sum sê. Thế thì tôi đâu có ăn trộm”. Trước những lý lẽ viện ra như thế, Đại vương có cho rằng anh ta vô tội và xử cho anh ta được thắng kiện không?

– Không! Vua Di Lan Đà đáp. Anh ta có tội. Trẩm sẽ xử cho người trồng xoài được thắng kiện. Vì trước kia nhờ người này ra công trồng trọt bón xới cây mầm, cho nên ngày nay mới có cây xoài to lớn đơm hoa kết trái.

– Tâu Đại vương! Con người tái sanh trở lại cũng giống như thế. Với cái Danh Sắc-thân này, người ta sống trên đời mà làm các việc thiện ác. Nghiệp thiện ác nối tiếp không ngừng, chuyển biến hình thành để sanh ra một Danh Sắc-thân mới. Cũng như do công phu đào lỗ bỏ hột và vun bón cây mầm nên về sau mới có cây xoài sum sê cành lá với trái chín trĩu cây. Làm việc thiện ác trong đời này tức là gieo hột giống xuống đất và bón xới cây mầm. Đời sau không sao không thọ báo được.

Vua lại hỏi :

– Bạch Đại đức! trong con người cái gì làm chủ? Phải chăng đó là linh hồn thường tại?

– Tâu Đại vương! Cái linh hồn thường tại ấy như thế nào?

– Nó thường ở trong ta, dùng mắt mà nhìn hình sắc, dùng tai mà nghe âm thanh, dùng mũi mà ngửi mùi, dùng lưỡi mà nếm vị, dùng thân mà sờ mó nhám trơn, dùng ý mà hiểu biết và nhờ nghĩ. Nó cũng như Đại đức và trẩm hiện đang ở trong cung điện này nhưng vì bốn mặt đều có cửa sổ, nên ngang qua cửa sổ ấy chúng ta mới thấy được phong cảnh bên ngoài.

– Như vậy, ý Đại vương là muốn ví các giác quan nơi con người với các cửa sổ của cung điện này chăng? Ngang qua bất cứ cửa sổ nào, ta cũng thấy được cảnh vật bên ngoài. Thế thì ngang qua bất cứ giác quan nào, linh hồn thường tại cũng phãi thấy được ngoại cảnh giống như thế chứ gì? Vậy linh hồn thường tại có thấy được hình sắc bằng tai, mũi, lưỡi, thân và ý chăng?

– Thưa không.

– Linh hồn thường tại có nghe được âm thanh, có ngửi được mùi, có sờ biết nhám trơn, có suy nghĩ  bằng mắt, mũi, lưỡi, thân và ý chăng?

– Thưa không.

– Như vậy thì lời lẽ của Đại vương trước sau không xứng hợp với nhau. Lại nữa, trong khi Đại vương và bần tăng cùng ngồi trong cung điện này, nếu phá bỏ hết tất cả các cửa sổ ở bốn phía thì tầm mắt của chúng ta rộng xa thêm ra không?

– Thưa có.

– Vậy, phá bỏ một cái cửa nơi thân ta là cặp mắt chẳng hạn thì linh hồn thường tại có thấy rộng xa thêm không?

– Thưa không.

– Và nếu phá bỏ thêm mấy cái cửa khác nơi thân ta là tai, mũi. Lưỡi, thân, ý thì linh hồn thường tại có nhờ đó mà nghe rộng thêm, ngửi nhiều thêm, nếm tăng lên, sờ nhiều ra và suy nghĩ rộng hơn không?

– Thưa không.

– Như vậy lời lẽ của Đại vương trước sau lại không xứng hợp nhau.

Na Tiên bèn giải thích rằng :

– Con mắt và hình sắc gặp nhau khiến tâm thần kích động. Tâm thần kích động thì liền sanh cảm thọ khổ vui. Với lỗ tai và âm thanh, hoặc với mũi và hương, lưỡi và vị, thân và nhám trơn, ý và điều nhớ nghĩ cũng như thế. Tâm thần kích động thì liền sanh cảm thọ khổ vui. Do cảm thọ khổ vui liền sanh ý niệm. Do ý niệm biến chuyển thành tựu cho nhau mà tạo nên một ông chủ vô thường là cái giả Ngã. Cái gọi là linh hồn thường tại đâu có dính dáng gì ở đây.

Dựa vào câu chuyện trên thì một người hiện tại đang sống tức là hiện giờ họ đang có đủ sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Con người vì bị vô minh che lấp, lấy giả làm chơn nên nghĩ rằng trong họ phải có một cái Ngã (Cái Ta) thường hằng bất biến mà họ gọi là linh hồn để làm chủ lấy đời họ và khi chết cái linh hồn này sẽ chuyển sang thân khác ở đời sau. Vậy hãy nghiệm xem thật sự con người có cái linh hồn thường hằng bất biến chăng? Con người là sự kết hợp của ngũ uẩn tức là sắc, thọ, tưởng, hành, thức nghĩa là con người là do nhân duyên hòa hợp tạo thành, chớ tự chúng không thể có được vì thế, ngũ uẩn không có tự tánh, chủ thể nên nó là vô ngã tức là Không. Cái biết phân biệt của lục thức khi lục căn duyên với lục trần chỉ là những ý niệm thay đổi không ngừng trong tâm thức của con người trong khi đó linh hồn thì cố định đâu có thay đổi. Dựa theo lý luận của những tôn giáo hữu thần thì con người vừa mới kết tinh rồi sinh ra thì đã có sẳn một cái linh hồn. Đến khi lớn lên và cho đến lúc chết thì cái linh hồn này vẫn như thế, không tăng không giảm, cố định. Nhưng thật ra một người càng hiểu biết chuyện đời thì tâm thức càng nới rộng chớ đâu có cố định. Một ông bác sĩ, một vị kỹ sư, một nhà bác học thì chắc chắn sự hiểu biết của họ hiện giờ khác rất xa với lúc họ chưa thành đạt. Thêm nữa, tạo tác thiện ác, tốt xấu là bởi do Mạt na thức. Bởi vì Mạt na thức có tính hằng thẩm tư lương nên luôn chấp đó là mình, là của mình mà sinh ra tham đắm si mê. Vì còn phân biệt đối đãi nên thấy có ta có người và dĩ nhiên là thấy Cái Ta và Cái Của Ta là đúng, là đẹp, là hơn. Đây là những căn bản của phiền não khổ đau cũng bởi do chấp ngã mà ra. Vì thế mới gọi là Ngã Si, Ngã Kiến, Ngã Mạn và Ngã Ái. Sau cùng tất cả những chủng tử thiện ác được cất giữ trong A lại da thức để chuyển sang đời sau. Nhưng tiến trình này như thế nào?

Con người vì sống trong vô minh bất giác nên tạo ra nghiệp mà phải kết nối đời sau để thọ khổ. Chữ “kiết sanh” có nghĩa là thọ sanh tức là bắt đầu từ khi kết thai cho đến lúc sanh ra vậy. Tiến trình kết nối đời sau bắt đầu từ thân đang sống đến thân đang chết. Rồi từ thân đang chết đến thân trung ấm (thân mới chết chưa đầu thai). Và sau cùng từ thân trung ấm đến thân đời sau. Nếu các thân được tương tục không gián đoạn như thế ắt phải có một cái gì thường lưu hành và giữ gìn (chấp thủ). Cái thường lưu hành và giữ gìn đó chính là thức thứ tám, là A lại da thức. Thật vậy, nếu không có thức thứ tám này để nắm giữ việc “kết nối đời sau” thì khi một người chết rồi phải mất luôn, không còn tái sanh được nữa. Do đó Phật giáo phủ nhận cái linh hồn thường hằng bất biến trong con người, bởi vì linh hồn thì không thay đổi nhưng con người mỗi giây mỗi phút luôn thay đổi theo thời gian và không gian. Tất cả những chủng tử thiện ác mà con người kết tập sẽ được cất giữ trong A lại da thức và sẽ chuyển qua thân khác khi nhân duyên hội đủ. Nên nhớ rằng thân xác là do kết hợp của thất đại (địa đại, thủy đại, phong đại, hỏa đại, kiến đại, không đại và thức đại) vì thế khi con người chết, thất đại tan rã thì đất trở lại với đất, nước trở về với nước, lửa trở lại với lửa… A lại da thức sẽ trở về với không đại trong không gian vô cùng vô tận này. A lại da thức hiện hữu trong hư không (không đại) không có nghĩa là nó không có. Nó lúc nào cũng có nhưng mắt thường không thấy được nên nhà Phật mới gọi nó là không. Ví cũng như gió, có ai thấy được gió đâu, nhưng gió lúc nào cũng có trong không gian địa cầu này. Không khí cũng thế, chỗ nào mà không có không khí, nhưng không khí không có mùi vị, hình sắc nên ngũ quan con người không nhận biết được. Một thí dụ khác là khí đốt. Khí đốt thì không có mùi vị, màu sắc mà lại rất độc cho nên khi dùng công tu hơi đốt mới cộng thêm mùi thúi vào để dễ nhận biết. Vì vậy khi hội đủ “nhân duyên” thì  A lại da thức duyên khởi tác tạo ra con người mới tức là có tái sinh.

Một người mới chết, tuy thất đại từ từ tan rã, tay chân lạnh ngắt, tim ngừng đập, nhưng Tàng thức (A lại da thức) vẫn còn lưu lại trong thân xác người chết. Dựa theo Phật giáo thì khoảng 8 tiếng đồng hồ sau khi tim ngừng đập thì Tàng thức mới thoát ra khỏi thân xác. Tất cả hơi nóng trong người (hỏa đại) đi theo Tàng thức ra ngoài nên toàn thân người chết lúc đó mới thật sự lạnh ngắt. Chính A lại da thức là năng lượng gọi là nghiệp lực, là sức mạnh vô hình nhập vào Noãn bào của người mẹ trước khi thất đại được hình thành. Đó là ý nghĩa của “linh hồn đi đầu thai”. Nhưng đến lúc lâm chung, tất cả thất đại tan rã trước rồi Tàng thức mới thoát ra sau.

Có ai chết rồi mà không sanh trở lại không?

Nếu chúng sinh còn nặng nợ tham dục ái ân, kẻ đó còn sanh trở lại đời sau. Còn những ai đã thoát khỏi vòng tham đắm dục tình thì người đó sẽ không còn tái sanh trở lại. Nói cách khác còn tạo nghiệp là còn sinh tử, hết tạo nghiệp là  thoát ly sinh tử, chứng nhập Niết bàn.

Cốt lõi của đạo Phật là gì?

Đến đây, Đức Phật đã giải thích xong hai nghi vấn đầu nói về luân hồi nghiệp báo, nhưng đây không phải là cốt lõi của giáo lý Phật Đà trong suốt thời gian 49 năm hoằng pháp của Ngài. Giáo pháp quan trọng nhất của đạo Phật là giúp chúng sinh thoát khổ và giải thoát mà không cần trông đợi vào bất cứ tha lực nào bởi vì Phật giáo là tín ngưỡng tự lực.

Nhưng tại sao con người phải khổ?

Bất cứ ai sinh ra trong thế gian này đều nghĩ rằng trong ta phải có một cái linh thiêng, làm chủ mạng sống của mình và gọi đó là “Cái Ta” tức là bản Ngã. Từ đó những vật sở hữu của họ thì gọi là “Cái Của Ta”. Khi cảm tính về “Cái Ta” hiện lên thì tính ích kỷ, tính tư lợi hay là tự xem ta là trung tâm (self-centered) cũng bắt đầu bùng phát. Ta thì lo ích kỷ cho riêng ta, người thì lo ích kỷ cho người vì thế con người bắt đầu tranh chấp, đố kỵ, hơn thua, lo bảo vệ Cái Ta và những cái thuộc về Ta. Cảm tính về Cái Ta và Cái Của Ta được xem là sự bám vúi, chấp thủ một khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần và nỗi khổ niềm đau cũng bắt đầu phát sinh từ đó.

Ngã chấp phát triển như thế nào?

Một đứa bé mới sinh ra đời chưa có cảm tính về một “Cái Ta” riêng biệt trong tâm thức của nó. Dần theo môi trường sống lớn lên, đứa bé được cha mẹ, những người thân chung quanh nhét vào trong tâm thức những ý niệm về Cái Của Ta. Đây là cha mẹ của nó, thức ăn của nó, cái giường ngủ của nó, đồ chơi của nó, cái phòng của nó, cái chén cái ly này là của nó, anh chị em của nó….Vì là của nó nên nó phải bảo vệ giữ gìn Cái Của Nó từ đó tâm thức bắt đầu phát triển những ý niệm ích kỷ hẹp hòi. Cái Ta ấy mỗi ngày tiếp tục biến đổi và sinh trưởng dưới tác động của những điều mà nó học hỏi mới và các kinh nghiệm mới trong cuộc sống và trong tâm thức của nó lúc nào cũng có Cái Ta mới khác hẳn với Cái Ta trước đó. Nói chung Cái Ta thay đổi từ lúc còn bé thơ, dần đến trưởng thành và sau cùng là đến lúc mạng chung. Mỗi thời điểm trong cuộc đời có một Cái Ta khác biệt, nào là Cái Ta lúc còn đi học, Cái Ta bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, Cái Ta của những cặp nhân tình, Cái Ta của những đấng cha mẹ, Cái Ta của những người lớn tuổi và cuối cùng Cái Ta của người sắp hấp hối. Nói chung, Cái Ta đang tuần tự biến dạng trong kiếp sống này qua những thể dạng khác nhau từ trẻ thơ, đến trưởng thành, rồi già nua và sau cùng nhờ vào cái chết để trở thành Cái Ta của một đứa bé khác dưới một cái tên gọi khác, vào trong một gia đình khác, một dòng họ khác, một quê hương khác, một tôn giáo khác và dĩ nhiên nó mang theo bao nhiêu kinh nghiệm, ký ức, kiến thức từ kiếp trước dưới hình thức những vết hằn ghi đậm trên dòng tri thức liên tục của nó.

Con người cố bám víu vào Cái Ta và Cái Của Ta dưới đủ mọi hình thức và họ quan niệm rằng Cái Ta chính là sự sống trong cuộc đời. Nhưng trên thực tế, mỗi khi xảy ra sự nắm bắt và bám víu vào bất cứ hiện tượng gì trên thế gian từ vật chất đến tinh thần, kể cả những thứ tốt đẹp nhất thì tức khắc nó sẽ sinh ra phiền não khổ đau.

Thí dụ nếu xem thân xác này là Của Ta thì chắc chắn chúng ta phải trau chuốt, chưng diện, phấn son, trang sức lấp lánh, áo lụa quần là, tạo công danh phú quý cho Cái Ta hưởng, mua nhà to đắt tiền cho Cái Ta ở, mua cao lương mỹ vị cho Cái Ta dùng, tranh công đoạt chức cho Cái Ta hãnh diện. Xa hơn nữa có người cắt bớt chỗ này, độn thêm chỗ kia cho cái thân thể Của Ta thêm hấp dẫn, rực rỡ huy hoàng…Nhưng thân này thực sự nó là Của Ta chăng? Nếu nó là Của Ta thì Ta phải làm chủ nó. Ta bảo nó đừng già, đừng bệnh, đừng chết…nó có nghe không? Nếu là Của Ta thì tại sao Ta không mang nó theo khi chết mà tứ đại trở về với cát bụi?

Tệ hại hơn nữa, nếu bây giờ nghĩ rằng tâm thức là Của Ta thì sự ích kỷ sẽ bùng lên, hận thù dấy khởi, tự ái dày vò, tham lam xúi dục, trong tâm dấy lên bao nhiêu hy vọng, ước mơ, mưu mô, tiếc nuối, thương yêu, ghét bỏ…từ đó phát sinh biết bao ảo giác và tưởng tượng không thiết thực và đây chính là đầu dây mối nhợ cho biết bao sự lo âu, phiền muộn và tranh chấp trong cuộc đời. Có chiến tranh giết chóc cũng bởi vì con người luôn bảo vệ những quan niệm rằng đây là nhà Của Tôi, gia đình Của Tôi, đất nước Của Tôi, quê hương Của Tôi, chùa Của Tôi, tôn giáo Của tôi, giáo hội Của Tôi…Bạn có biết trước khi đến thế giới này, kiếp trước bạn ở đâu không? Quê hương nào thực sự là của bạn? Quê hương bây giờ, quê hương trong kiếp quá khứ hay quê hương trong những kiếp tương lai? Cái nhà nào là cái nhà Của Ta? Nếu thật sự là Của Ta thì tại sao bạn không đem nó theo khi bạn chết mà phải bỏ lại hết cho thế gian? Có phải đó là con cái Của Ta, vợ chồng Của Ta, cha mẹ Của Ta chăng? Một khi ý niệm Của Ta tiềm ẩn trong tâm thức thì những khuynh hướng như ích kỷ, làm chủ, độc tài, độc đoán sẽ phát hiện khiến cho cuộc sống trong gia đình thiếu thăng bằng, mất hạnh phúc. Bạn có hài lòng (hạnh phúc)  khi người khác làm chủ (control) bạn không? Có phải tờ giấy hôn thú bảo đảm bạn làm chủ cuộc đời của người hôn phối chăng? Nếu thế thì tại sao hằng ngày có biết bao cặp vợ chồng dắt nhau ra tòa ly dị? Nó là con cái Của Ta thì tại sao chúng nó không nghe lời Của Ta?

Dựa theo tinh thần Phật giáo, không có gì trên thế gian là Cái Ta hay Cái Của Ta cả. Tất cả chỉ là do nhân duyên tác tạo. Vợ chồng là do duyên nợ mà thành. Hai người đã có nợ nần từ tiền kiếp, bây giờ có đủ duyên gặp lại nhau thì kết thành vợ chồng trở lại để trả hết những nợ nần kiếp trước và dĩ nhiên tiếp tục tái tạo nợ nần cho mai sau. Nếu không có nợ mà chỉ có duyên thì họ chỉ yêu nhau qua một giai đoạn rồi gặp trắc trở và cuối cùng cũng phải chia tay. Tình yêu bên ngoài có thể che phủ bằng những bông hoa tươi thắm, nhưng thật ra bên trong nó được che lấp bằng những bản chất ích kỷ và hưởng thụ của con người. Chính bản năng hưởng thụ đã thúc đẩy trai gái tìm đến với nhau và cũng chính cái bản năng ích kỷ đó (Cái Của Ta) đã thúc đây họ làm khổ cho nhau. Do đó nếu con người biết đem tình thương chân chính của sự hy sinh, độ lượng và vị tha vào trong cuộc sống thì tình yêu đó sẽ không còn đậm màu sắc ảm đạm của bản năng ích kỷ. Thông thường, do lòng đố kỵ và ích kỷ, chúng ta ít chịu chấp nhận cái hay của người khác vì người khác nổi bật sẽ làm chúng ta bị lu mờ. Chúng ta thờ ơ trước những ưu điểm của kẻ khác và vui mừng khi tìm thấy khuyết điểm của người vì người lu mờ thì ta sẽ nổi bật. Do tâm vị kỷ chúng ta dễ dàng rơi vào cạm bẩy “tán kỷ, hủy tha”, tức là khen mình, chê người. Đây là cội nguồn phát sinh ra phiền não và tạo nghiệp cũng tại vì cái ngã mạn mà thôi. Phải đổi tính vị kỷ nầy bằng tinh thần vị tha thì cuộc sống sẽ an vui tự tại. Thấy người giỏi thì khen, thấy người giàu thì mừng, thấy người khổ thì giúp. Thực hành như vậy thì phiền não không còn và những nguyên nhân gây ra phiền não cũng chấm dứt.

Thêm nữa, trong đời quá khứ nếu kết duyên với con cái thì đời nầy chúng ta gặp lại chúng. Nếu là phước duyên thì chúng đến để báo đền ơn nghĩa ngày xưa. Chúng quan tâm, lo lắng và giúp đỡ mọi chuyện cho cha mẹ. Chúng cố gắng học hành, trở thành người tốt để đem niềm vui cho cha mẹ. Còn nếu là ác duyên có nghĩa là chúng đến để đòi nợ, gây khổ cho cha mẹ. Cha đau mẹ yếu chúng chả cần quan tâm. Chúng chỉ thích ăn chơi trác táng, phung phí tiền bạc, tương lai đen tối và gây phiền não cho gia đình. Thay vì cố gắng tạo dựng một tương lai tốt đep cho cuộc đời của mình thì trong tâm chúng chỉ để ý đến cái gia sản to lớn của cha mẹ mà thôi. Thế thì cái gì là con cái Của Ta?

Đức Phật sinh ra trong cung vàng điện ngọc nhưng Ngài thấy rằng những nỗi khổ lúc nào cũng tiềm ẩn phía sau tuổi trẻ, sức khỏe và đời sống của tất cả mọi chúng sinh. Nỗi khổ là hiện tượng vô hình, nhưng nó lại tác động không kém gì những nhát đao, những thanh kiếm xuyên suốt vào tâm của con người. Cái đau đớn trong tâm hồn nhất thiết không thương sót một ai. Người giàu sang phú quý cưu mang nỗi khổ của người giàu, kẻ nghèo khó cũng phải gánh chịu những nỗi bất hạnh đau đớn dành riêng cho họ. Ông hoàng bà chúa có những nỗi khổ niềm đau  theo lối vua chúa, ngược lại kẻ bần cùng cũng có cái đau cái đớn chẳng khác gì. Nhưng tại sao chúng sinh lại phải khổ?

Trong bộ Trường A Hàm (Dĩgha Nikàya) Đức Phật dạy rằng:

Ái dục bắt nguồn từ đâu và phát sanh ở đâu? Nơi nào có thỏa thích và dục lạc, nơi đó có ái dục bắt nguồn và phát sanh. Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp có thỏa thích và dục lạc. Vậy ái dục bắt nguồn từ đó và phát sanh ở đó.

Con người vì bị vô minh che lấp nên không nhìn thấy biết đúng và từ đó ái dục có cơ hội phát sinh rồi chấp thủ, khư khư bám chặt lấy “Cái Ta” và những cái gì gọi là “Cái Của Ta”.  Thí dụ bất cứ ai cũng có thể xây dựng một ngôi nhà, bằng gỗ, bằng gạch hay bằng xi măng cốt sắt, nhưng Đức Phật dạy rằng loại nhà ấy không phải thật sự là “Cái Của Ta mà chỉ là của ta trên danh nghĩa, theo quy ước, trong khái niệm. Nó là một hiện tượng mà chúng ta gọi cái nhà trong thế gian vậy thôi. Còn ngôi nhà thật sự của chúng ta là trạng thái an tĩnh trong tâm thức. Một cái nhà vật chất ở ngoại cảnh có thể thật đẹp, nguy nga tráng lệ, nhưng nó chính là nguyên nhân tạo từ lo âu này đến lo âu khác, băn khoăn tự lo nọ đến áy náy buồn phiền kia. Vì nó ở ngoài ta tức là vật ngoại thân nên sớm muộn gì rồi ta cũng phải bỏ lại cho nên càng bám víu vào nó thì càng khó dứt bỏ tức là càng khổ đau thêm. Nó không phải là nơi chốn mà ta có thể sống vĩnh viễn trong đó, bởi vì nó không thật sự thuộc về ta mà là một phần của thế gian. Do đó ái dục làm động cơ thúc đẩy con người đưa đến hành động tạo nghiệp bất thiện bằng chính thân, khẩu hay ý của ta. Chính ái dục, nằm trong phạm vi ảnh hưởng của vô minh,  sai khiến con người luyến ái, đeo níu, bám chặt vào đời sống và lòng ham muốn khát khao ấy lôi cuốn con người lặn hụp triền miên trôi nổi từ kiếp sống này đến kiếp khác. Do đó có sống là có khổ.

Nói chung khổ là trạng thái không thỏa mãn, bất toại nguyện làm cho con người khó chịu. Hạnh phúc mà con người đeo đuổi cũng không thể tồn tại vì những điều kiện tạo duyên cho nó phát sinh luôn biến đổi vì thế không có hạnh phúc nào thật sự vững bền cả. Những điều mà chúng sinh mong muốn chỉ tồn tại nhất thời và những đối tượng mà con người khao khát mong mỏi chẳng qua chỉ là phù du tạm bợ, có đó rồi rồi mất đó chẳng khác nào như ôm giữ một cái bóng, như nắm bắt một làn hương.

Thêm nữa, dựa theo thuyết “Nghiệp cảm duyên khởi” của đạo Phật thì tất cả những chủng tử thiện, ác chẳng những từ đời này mà còn bao nhiêu đời quá khứ phát xuất từ ý nghĩ, lời nói và hành động của con người đều được lưu giữ trong A lại da thức (nhân). Khi hội đủ duyên thì chủng tử thiện, ác đó sẽ biến thành quả và đây là những kết quả khổ, vui mà con người thọ báo trong đời này và cho những đời kế tiếp. Thí dụ mãnh vườn phía sau nhà, chúng ta gieo nhiều loại hạt giống (chủng tử) khác nhau (nhân). Vì chúng nằm dười lòng đất nên mắt thường không thấy được cho nên có lúc chúng ta nghĩ rằng những hạt giống đó không còn hay chết. Sau nhiều trận mưa rào và trời ấm áp (duyên) thì chúng bắt đầu nẩy mầm (quả). Điều quan trọng nhất là giống nào nẩy mầm theo giống nấy, không bao giờ lộn lạo. Thí dụ giống cây cải thì sinh ra cây cải, giống ớt thì sinh ra cây ớt…Tuyệt đối không bao giờ có chuyện trồng ngò mà thành cây ớt được nghĩa là nhân thiện thì thọ lãnh quả lành, ngược lại nhân ác thì chắc chắn sẽ thọ lãnh quã dữ. Vì thế, nếu con người biết huân tập nhiều hạt giống thiện thì những chủng tử lành đó có công năng dẫn dắt họ tái sinh vào những cảnh giới an lành để tiếp tục hưởng những quả báo tốt đẹp. Ngược lại thì phải thọ báo vào cảnh giới khổ não, đau thương. Nghiệp là hành động lập đi lập lại nhiều lần rồi thành thói quen tức là tập khí. Chính cái thói quen, hay tập khí này có sức mạnh phi thường mà Phật giáo gọi là nghiệp lực để tùy duyên, chiêu cảm đến môi trường thích hợp mà thọ sinh, nên gọi là nghiệp cảm. Tuy nhiên, đạo Phật là đạo chuyển nghiệp nghĩa là trong quá khứ cho dù con người vì sống trong vô minh bất giác tạo nên bao nhiêu tội nghiệp (nhân). Nhưng nếu bây giờ biết thức tĩnh, dừng lại, tu tâm dưỡng tánh, tránh xa ác nghiệp, tạo nhiều thiện nghiệp thì những ác nhân đó không có cơ hội tác tạo với ác nghiệp để gây ra cảnh khổ cho mình. Nhân (cause) mà không có duyên (conditions) thì tuyệt đối không bao giờ thành quả (effect). Cũng như gạo (nhân) mà không có nước, không nấu (duyên) thì không bao giờ thành cơm được (quả).

Ngày nay con người thay vì cố tìm cách thay đổi cuộc sống cho phù hợp với đạo đức nhân bản thì họ nhắm mắt đi tìm phước báo. Giáo lý của Đức Phật rất ngắn gọn, đó là nên tránh xa các việc ác và cố gắng làm các việc lành. Khi đã thành tựu rồi thì cố gắng giữ gìn tâm ý cho được thanh tịnh là có giải thoát. Nhưng đa số người tu Phật cừ lờ đi, tuy họ cũng làm việc thiện mà không muốn buông bỏ những thói quen xấu của mình. Do đó đi tìm phước báo mà không buông bỏ tánh ác thì không bao giờ có. Tất cả hành vi thiện, ác đều do từ thân, khẩu, ý mà ra cho nên đó là nơi mà bạn phải nhìn lại mình mà nhà Phật gọi là “Phản quang tự kỷ” nghĩa là soi xét lại mình, quán chiếu lại mình, từ thân thể cho tới nội tâm, thấy rõ thân thể, nội tâm như thế nào. Trong khi đó “Hồi quang phản chiếu” có tánh cách đặc biệt dành cho bậc thượng cơ, nhất là những vị tu thiền trong Phật giáo. Nhìn xem hành vi của bạn có sai trái hay không? Chúng ta hằng ngày cố gắng cực nhọc lo lau sạch nhà cửa, xe cộ, chén bát nhưng lại quên không nhìn lại sự dơ bẩn trong tâm của mình. Bởi vì không thấy chính mình, con người mới có thể làm đủ điều xấu. Khi trong tâm vừa thoáng lên một ý nghĩ xấu, họ nhìn chung quanh xem có ai nhìn thấy ý đồ đó không rồi họ mới làm. Nhưng họ quên rằng có người biết và người đó không ai khác là chính mình (lương tâm). Nếu biết nhìn vào chính mình thì bạn sẽ biết phân biệt thiện, ác rất rõ ràng. Nếu bạn sắp làm một việc ác, bạn nhìn vào chính mình đúng lúc thì bạn có thể dừng lại. Thông thường vì nhìn ở bên ngoài nên tâm con người chứa đầy tham vọng và ảo tưởng, nhưng bây giờ nếu nhìn vào bên trong, nhìn lại chính mình thì bạn sẽ thấy rất rõ điều thiện và điều ác. Thấy điều thiện nhắc nhở chúng ta cố gắng làm y như vậy. Buông bỏ điều ác, thực hành điều thiện là có phước báo ngay. Đức Phật dạy rằng: “ Chúng sinh nếu muốn vun bồi phước báo của mình cho được viên mãn thì hãy lánh xa điều ác” nghĩa là nếu mình không làm điều ác thì tất cả việc làm bây giờ đều trở thành thiện hết mà không cần phân biệt thiện, ác gì cả. Ngược lại tuy có làm vài điều thiện, nhưng vẫn còn làm điều ác thì vẫn còn lo lắng, ưu bi, khổ não triền miên. Do đó, nếu tâm của chúng ta thiện lành và đức hạnh thì đây là hạnh phúc trong đời này vậy. Đối với con người hạnh phúc là diễn tiến theo ý muốn của họ, là khi mà mọi người trên thế giới chỉ nói những lời tốt đẹp đối với họ, nhưng nếu thực sự đây là hạnh phúc mà bạn mong muốn thì chính bạn đã xây lâu đài trên cát. Không những người ngoài làm chúng ta bực bội mà ngay cả những người thân yêu quanh chúng ta đôi khi cũng làm cho chúng ta buồn phiền, ưu bi, khổ não. Thậm chí, chính chúng ta cũng làm cho chúng ta buồn bực, không vui. Vì vậy, nếu bạn biết nhìn lại chính mình để buông bỏ điều ác thì chính mình sẽ có hạnh phúc bởi vì tâm lành thì không có lo âu, phiền não. Khi tâm thanh thản, bạn nở một nụ cười. Ngược lại tâm rối ren, lo lắng thì lòng bực dọc, mặt khô cằn, hung hăng, tức giận.

Tôn chỉ của đạo Phật là giúp chúng sinh giải thoát ra khỏi mọi hệ lụy của phiền não khổ đau để có cuộc sống an vui tự tại mà muốn đạt đến cứu cánh này thì chúng sinh phải biết buông xả. Vì thế trong Kinh Trung A Hàm (Majjhima Nikaya), Đức Phật đã tóm gọn cốt lõi của đạo Phật trong một câu thật ngắn gọn cho những ai muốn đi trên con đường  giải thoát giác ngộ, đó là”Không được bám víu vào bất cứ gì cả” mà Kinh Kim Cang gọi là “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” nghĩa là một khi mắt, tai, mũi, lưởi, thân và ý tiếp xúc với sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp mà tâm không bám víu, chấp thủ.

Cùng ý niệm đó, trong kinh Bahiya Sutta, Đức Phật giảng giải cho một đệ tử tên là Bahiya về sự bám víu, chấp thủ một khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần như sau:

Này Bahiya,

Khi nhìn thấy một hình tướng, thì đấy chỉ là cách trông thấy.

Khi nghe thấy một âm thanh, thì đấy chỉ là cách nghe thấy.

Khi ngửi thấy một mùi, thì đấy chỉ là cách ngửi thấy.

Khi nếm thấy một vị, thì đấy chỉ là cách nếm thấy.

Khi xảy ra một sự cảm nhận trên thân xác, thì đấy cũng chỉ là một sự cảm nhận.

Và mỗi khi có một tư duy hiện ra, thì đấy cũng chỉ là một hiện tượng tự nhiên hiện ra trong tâm thức.

Đấy là cách không có cái ngã.

Đấy là sự chấm dứt của dukkha (khổ đau). Đấy là nibbâna (niết-bàn).

Bài kinh trên tuy ngắn gọn, nhưng rất quan trọng. Vậy hãy nghiệm xem Đức Phật muốn dạy chúng ta những gì?

1)Khi mắt nhìn thấy hình tướng nào đó thì chỉ cần biết là mắt thấy hình tướng là đủ, đừng cho rằng mắt Ta thấy hình tướng đó thì sẽ vắng bóng Cái Ta và Cái Của Ta trong tâm thức. Tại sao? Thí dụ nếu mắt thấy chiếc xe thì chỉ là chiếc xe thôi cũng như mắt thấy trăm ngàn vật thể khác cho nên cái thấy đó không có dính mắc, cái thấy dững dưng không có gì quan trọng. Đó là thấy mà cũng như không thấy nên tâm không dao động. Ngược lại nếu cho là mắt Ta thấy chiếc xe thì cái thấy bây giờ là mình thấy, mình đem hình bóng chiếc xe đó vào tâm mình rồi ái dục phát sinh, lòng tham đắm nỗi dậy và nỗi khổ niềm đau cũng từ đó phát sinh. Nếu cố gắng làm đêm làm ngày để có tiền mua chiếc xe giống vậy thì quá khổ, còn muốn mà không được thì quá khổ tâm.

2)Khi tai nghe tiếng nhạc thì biết là tai đang nghe nhạc. Đừng cộng thêm ngã chấp vào mà nghĩ rằng tai Ta đang nghe nhạc.

3)Khi mũi ngửi mùi hương thì biết mũi đang ngửi mùi hương thế thôi.

4)Khi lưỡi nếm vị ngọt thì biết lưỡi đang nếm vị ngọt là đủ.

5)Khi thân đụng phải vật cứng hay mềm thì biết thân đang đụng vật cứng hay mềm chớ đừng cho rằng thân Ta đang đụng vật cứng hay mềm.

6)Cuối cùng khi có một tư tưởng hiện ra trong tâm thức thì biết có tư tưởng đang hiện ra trong tâm thức là đủ.

Thí dụ khi muốn làm một việc (thiện) gì cho người khác thì chỉ lo làm cho hoàn tất, tạo niềm vui cho kẻ khác là đủ thì tâm tự tại. Ngược lại, nếu cho rằng chính Ta làm việc đó thì trong tâm sẽ đặt ra vô số điều kiện tức là tâm còn dính mắc. Nào là muốn người trả ơn, nào là muốn người khác khen tặng, chụp hình, đăng báo thì phiền não tức thì phát sinh, không còn tự tại. Đây là sự khác biệt giữa việc làm vô ngã vị tha (vì người mà làm) và bản ngã tư lợi (mua bán, kinh doanh).

Nếu con người biết tư duy quán chiếu và thực hành đúng những lời dạy của Đức Phật ở trên thì trong họ cái tự Ngã dần dần bị tiêu diệt và những cảm tính về “Cái Ta” và “Cái Của Ta” cũng không còn. Đây là con đường thoát khổ, giải thoát tự tại Niết bàn tức là:

Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền” rồi vậy.

Vì vậy nếu con người sống trong chánh niệm tĩnh thức, không chạy theo sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp thì những cảm tính về “Cái Ta” và “Cái Của Ta” sẽ biến mất và đúng vào thời điểm đó không còn hình bóng của khổ đau và dĩ nhiên Niết bàn thanh tịnh sẽ hiện bày.

Thế thì đắc đạo rồi có còn đau khổ không?

Trở lại với kinh Na Tiên Tỳ Kheo:

Vua Di Lan Đà hỏi:

— Bạch Ðại đức, bậc tu hành đắc đạo không còn tái sanh trong đời sau, nhưng trong đời nầy có còn thấy mình đau khổ nữa không?

— Tâu Ðại vương, tùy từng việc một. Có việc còn thấy đau khổ, có việc không.

— Có việc có, có việc không, là như thế nào?

— Ðau khổ của thân thì còn, đau khổ của tâm thì hết.

— Vì sao vậy?

— Sở dĩ thân còn đau khổ là vì nhân duyên sinh ra loại đau khổ nầy là thân, hễ nhân duyên ấy còn tồn tại thì đau khổ của thân còn. Sở dĩ tâm hết đau khổ là vì nhân duyên sinh ra loại đau khổ thứ hai là lòng tham dục, một khi tâm ý đã dứt trừ hết các điều dữ, tham dục không còn nữa, thì đau khổ của tâm hết.

— Bậc tu hành đã đắc đạo rồi mà không khiến thân lìa được khổ đau, như thế là chưa chứng đắc Niết Bàn chăng? Ðắc đạo rồi mà thân còn đau khổ thì làm sao gọi là đắc đạo? Còn nán ở lại trần thế làm gì để còn chịu khổ đau?

— Tâu Ðại vương, bậc đắc đạo không chuộng mà cũng không ghét, không tìm cầu mà cũng không xua đuổi. Bình thản mà sống giữa cõi đời nầy, không hấp tấp, không vội vả. Ví như chuối non không cần phải vú ép. Lại cũng không cần chờ chuối chín để chực hái. Vì vậy nên đức Xá Lợi Phất xưa có dạy rằng:

Không cần tịch diệt,

Cũng không cần trường sanh.

Chưa phải lúc thì ở,

Thời đến thì ra đi.

Vua nói:

— Hay thay! Hay thay!

BÀI ĐỌC THÊM:
● KINH NA TIÊN TỲ KHEO, Cao Hữu Ðính
● KINH NA TIÊN TỲ KHEO, Thiện Nhựt
● MI TIÊN VẤN ĐÁP (MILINDA PANHA), Giới Nghiêm

Categories: Tài Liệu Tham Khảo | Leave a comment

Putin dùng lá bài Israel để ‘chơi’ Mỹ?

CHÍNH TRỊ ››
26/09/2013 05:29 GMT+7

Putin dùng lá bài Israel để ‘chơi’ Mỹ?

Sau thỏa thuận giải giáp vũ khí hóa học Syria, Nga đang lôi kéo vấn đề hạt nhân Israel vào các cuộc đàm phán Trung Đông.

 

 

Syria, Nga, Putin, Mỹ, hạt nhân, vũ khí hóa học
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai. Ảnh: AP

Tổng thống Nga Vladimir Putin gần đây nói rằng, vũ khí hóa học Syria là để đối phó với kho dự trữ hạt nhân Israel và chính các khả năng hạt nhân ấy khiến Israel trở thành mục tiêu. “Vũ khí hóa học Syria được chế tạo để đáp trả vũ khí hạt nhân Israel”, ông Putin nói.

Phát biểu tại Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai ở vùng Novgorod mới đây, ông Putin cho rằng, giải trừ vũ khí hủy diệt hàng loạt là một vấn đề cốt yếu và “ưu thế công nghệ của Israel đồng nghĩa với việc họ không cần phải có vũ khí hạt nhân”. Theo ông, Israel sẽ cần phải chấp thuận rũ bỏ vũ khí hạt nhân của mình, cũng giống như Syria giải trừ vũ khí hóa học. Ông nhấn mạnh, sự khác biệt giữa Israel và Nga liên quan tới vấn đề này là, Nga là một trong năm nước sở hữu vũ khí hạt nhân hợp pháp theo quy định của HIệp ước không phổ biến hạt nhân.

Eli Magen – cựu đại sứ Israel tại Nga cho rằng, tuyên bố của Putin là một quân bài mới trong cuộc chơi với Mỹ liên quan tới vũ khí hóa học Syria. “Nga đang lôi kéo vấn đề hạt nhân Israel vào các cuộc thương lượng Trung Đông”, Magen nói. Hiện ông là nhà nghiên cứu cấp cao tại Viên nghiên cứu an ninh quốc gia. “Có lẽ đây là bước ngoặt trong cách tiếp cận của Nga với Israel. Cho tới giờ, Moscow vẫn giữ quan hệ bình thường với Jerusalem”.

Động thái này có thể cũng có những tác động tới Iran. Kể từ khi Tổng thống Hassan Rohani lên nắm quyền, ông đã có nhiều cởi mở hơn với phương Tây, nhất là Mỹ. Nếu Washington và Tehran bắt đầu đàm phán trực tiếp, Nga sẽ giữ vai trò trung lập tại Trung Đông sau khi những cuộc hòa đàm Israel – Palestine nối lại với sự bảo trợ của Mỹ mà Moscow không có dính líu.

Người Nga cũng đang cố gắng nối lại đàm phán với Iran, thệm chí là đề xuất nâng cấp vũ khí và khí tài quân sự. “Có lẽ đưa ra vấn đề Israel sẽ thuyết phục Tehran nối lại hội đàm với Nga kể từ khi Mỹ không thể cung cấp điều đó”, Magen nói.

Tuy nhiên, Vitaly Naumkin, một thành viên của Viện Khoa học Nga nói rằng, ông Putin không có ý định liên kết vũ khí hạt nhân Israel với vũ khí hóa học Syria. “Putin nói mong muốn Trung Đông không còn vũ khí hủy diệt hàng loạt. Đó là ý tưởng cũ mà Nga theo đuổi nhiều năm. Nga coi đây là cách hữu hiệu để đảm bảo hòa bình và ổn định ở khu vực”, ông nhấn mạnh.

Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai là một sự kiện thường niên, diễn ra tại các nơi khác nhau ở Nga, nơi các học giả, phóng viên gặp gỡ quan chức Nga. Đây là cơ hội hiếm hoi để nắm bắt quan điểm của Kremlin về các vấn đề quốc tế. Moscow coi đây là địa điểm và sự kiện quan trọng để thúc đẩy hình ảnh quốc gia.

Năm nay, chủ đề Syria đã chi phối hội nghị. Bên cạnh Putin còn có các quan chức khác như Ngoại trưởng Lavrov, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và Chánh văn phòng điện Kremlin Sergei Ivanov.

Trong các cuộc tranh cãi với thanh sát viên LHQ, với phương Tây nói chung, người Nga luôn giữ vững quan điểm về đối tượng sử dụng vũ khí hóa học tại Syria. Ptuin tuyên bố có niềm tin mạnh mẽ rằng, cuộc tấn công vũ khí hóa học hôm 21/8 là do phe đối lập với chính quyền Syria tạo dựng. Chính sách của Nga là phản đối hành động đơn phương trên đấu trường quốc tế mà không có sự can thiệp hay tuân thủ khuôn khổ luật pháp quốc tế.

“Chúng tôi đã nhìn thấy nỗ lực vi phạm các quy định quốc tế và tạo ra một thế giới đơn cực”, Tổng thống Putin nói. “Nga tin là các quyết định phải được cùng nhau thực hiện và không vì lợi ích của một quốc gia nào. Chúng ta phải hiểu rằng, các khu vực khác nhau trên thế giới không thể sống theo một mẫu hình chung, dù là mẫu hình Mỹ hay châu Âu. Họ có những truyền thống khác”.

Với người Israel, phát biểu của Putin có lẽ không được chú ý. Israel thường xuyên mang quan điểm tự phòng thủ cho mỗi cuộc tấn công, bất chấp lập trường cộng đồng quốc tế. Nhưng với Nga, giữ vững các nguyên tắc đưa ra là cách họ mong muốn hạn chế ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới. Moscow muốn chấm dứt các hành động quân sự của Mỹ trên toàn cầu.

Nga đang nhắc nhở rằng, các hành động đơn phương của Mỹ tại Afghanistan, Iraq và Libya là “lợi bất cập hại”. Theo quan điểm của họ, vũ khí hóa học rất dễ rơi vào tay phiến quân và có nguy cơ đe dọa toàn thế giới.

Thái An (theo Haaretz

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Phát hiện mới về những dấu hiệu bệnh tim mạch

 

00:09 | 26/09/2013

Phát hiện mới về những dấu hiệu bệnh tim mạch

Một trong những dấu hiệu tiến triển suy tim là sự tự hủy của các tế bào cơ tim. Các nhà khoa học tại Trung tâm Y khoa thuộc đại học Temple (TUSM – Hoa Kỳ) cho rằng hiện tượng này có thể phần nào được ngăn chặn với những loại thuốc mới.

Và nay họ đã tiến gần hơn đến mục đích ấy khi vừa phát hiện ra một phân tử chỉ dấu suy tim mới tại một vị trí ít ai ngờ tới trong tế bào – ty thể. Cơ quan được mệnh danh “nhà máy sản xuất năng lượng của cơ thể” lại cũng chính là cơ quan có thể kích hoạt cơ chế tự hủy của tế bào.

Nghiên cứu này là công trình đầu tiên phát hiện ra vai trò của một phân tử enzyme có tên gọi GRK2 (G protein-coupled receptor kinase 2) trong ty thể. Người đứng đầu nhóm tác giả là GS. Walter J. Koch, trưởng khoa dược lý và cũng là Giám đốc Trung tâm Y học tịnh tiến tại TUSM.

“Chúng tôi biết rằng GRK2 có thể tham gia vào cơ chế bệnh sinh của một số hội chứng tim mạch như suy tim mạn tính, và rằng sự gia tăng hoạt tính của enzym này sẽ gây ra hiện tượng tự hủy diệt của các tế bào tim. Tuy nhiên cơ chế của nó chưa thực sự rõ ràng”, GS. Koch cho biết. Ngoài ra, nguyên nhân tại sao nồng độ của GRK2 gia tăng đột biến tại tim của những bệnh nhân suy tim vẫn chưa được tìm hiểu và khám phá một cách đầy đủ.

Thông thường, GRK2 được bài tiết gần màng plasma của tế bào cơ tim với vai trò ức chế một số tín hiệu từ mạch máu đến cơ tim.Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thuộc đại học Temple đã phát hiện ra sự di chuyển của nó đến ty thể trong các trường hợp thiếu máu cục bộ và oxy hóa do stress tại tim. Hai quá trình trên có cùng cơ chế khi xảy ra hiện tượng đột ngột ngừng vận chuyển máu giàu oxy tới các tế bào cơ tim, gây ra những phản ứng kích hoạt cơ chế tự hủy của các tế bào này. Nếu không được ngăn chặn, dần dần toàn bộ tế bào cơ tim tại một khu vực nào đó chịu ảnh hưởng sẽ bị hủy theo cơ chế này, làm suy giảm khả năng hoạt động bình thường của tim.

Nhóm nghiên cứu của GS. Koch đã khám phá ra hiện tượng di chuyển bất thường của GRK2 từ màng tế bào vào bên trong ty thể của các tế bào tim bị tổn thương do tình trạng thiếu máu cục bộ. Hiện tượng này do một yếu tố có tên heat-shock protein 90 (Hsp90) gây ra. Bằng cách ngăn chặn sự gắn kết giữa phân tử Hsp90 với GRK2, các nhà khoa học đã có thể ngăn không cho enzyme này di chuyển vào bên trong ty thể.

Họ cũng đạt được kết quả tương tự khi gây biến đổi một cấu trúc có tên gọi Ser670 trong trình tự chuỗi amino acid của GRK2. Khi Ser670 được hoạt hóa bởi các tín hiệu hóa học, Hsp90 sẽ chuyển sang trạng thái tích cực và gắn vào GRK2 để vận chuyển nó vào bên trong ty thể. Nếu gây biến đổi Ser670 sẽ dẫn đến kết quả cuối cùng là làm giảm các tín hiệu kích hoạt cơ chế tự hủy ở các tế bào cơ tim bị ảnh hưởng. Toàn bộ công trình trên được đăng tải trên số ngày 12/4/2013 của Tạp chí khoa học Circulation Research.

GS. Koch cho biết phát hiện trên có nhiều khả năng được ứng dụng vào thực tế lâm sàng để điều trị cho bệnh nhân, bằng cách phát triển những phương pháp ức chế hoạt động của enzyme GRK2 và khả năng gắn kết của nó với ty thể.

“Chúng ta sẽ có những cơ hội lớn để phát triển các loại thuốc chữa trị suy tim và cải thiện đáng kể triệu chứng của những bệnh này”, GS. Koch cho biết. Tuy vẫn còn cần thêm thời gian để nghiên cứu song những đặc tính dược lý học để ức chế GRK2 đã được khám phá. “Chúng tôi đang phát triển một liệu pháp điều trị gen gọi là ßARKct, vốn là một chất ức chế GRK2, và đang thu được nhiều tín hiệu khả quan hứa hẹn sẽ đủ điều kiện để thử nghiệm trên lâm sàng”.

GS. Koch và các cộng sự đã thực hiện đến bước thử nghiệm ßARKct trên động vật, và kết quả cho thấy nó có khả năng ức chế GRK2 ở các tế bào tim bị tổn thương qua đó ngăn chặn quá trình tự hủy của các tế bào này. Ngoài ra trong một nghiên cứu khác, ßARKct có thể ức chế quá trình vận chuyển enzyme tới ty thể sau khi bệnh nhân trải qua hiện tượng thiếu máu cục bộ, tức gián tiếp ngăn ngừa tiến triển của bệnh suy tim.

Vẫn còn nhiều điều chưa biết rõ về vai trò của GRK2, theo GS. Koch “Chúng ta vẫn cần tìm hiểu cụ thể những gì GRK2 sẽ làm khi xuất hiện trong ty thể của tế bào, những yếu tố nội bào nào enzyme này sẽ tác động và làm thế nào để ngăn chặn chúng”. Mặc dù vậy, nhóm tác giả khẳng định khá chắc chắn rằng GRK2 sẽ là một đích tác dụng rất tiềm năng để điều trị các bệnh lý tim mạch trong tương lai.

DS. Anh Đức
Dược & Mỹ phẩm

Categories: Kien-thuc Y-Khoa | Leave a comment

Tự thiêu trước cổng công an phường ở TP.HCM

 

Tuesday, September 24, 2013

Tự thiêu trước cổng công an phường ở TP.HCM

QLB – Trưa 24/9, tại đường Huỳnh Tịnh Của, quận 3, TP HCM, một người đàn ông bất ngờ tự thiêu trước sự bàng hoàng của nhiều người.

Anh Nguyễn Văn Lắm (SN 1996, bảo vệ nhà hàng Tao Ngộ), người chứng kiến sự việc, kể khoảng 11 giờ 11 phút, mọi người thấy một người đàn ông mang theo bình đựng đá màu đỏ đến ngồi ở ghế đá trước cổng Công an phường 8, quận 3.

Mọi người đang dọn dẹp hiện trường, nơi xảy ra vụ tự thiêu.
“Chúng tôi cứ tưởng ông ngồi chơi nên không để ý lắm. Bất ngờ, người này mở bình đựng đá, trút xăng từ trên đầu xuống rồi bật quẹt đốt”- anh Lắm kể.

Nghe tiếng người dân kêu cứu, Công an phường 8, quận 3 đã nhanh chóng chữa cháy và đưa nạn nhân đến bệnh viện.

Nhiều người dân khu vực cho biết người đàn ông này làm nghề sửa xe ở ngã tư đường Pasteur – Võ Thị Sáu.

Bệnh viện Quận 1 (đường Hai Bà Trưng, quận 1) cũng xác nhận một người đàn ông tên Sơn đã được đưa đến cấp cứu vào khoảng 12 giờ cùng ngày. Sau đó, bệnh nhân đã được chuyển đến bệnh viện Chợ Rẫy.

Categories: Tin Trong Nước | Leave a comment

Blog at WordPress.com.