Monthly Archives: November 2013

Tàu sân bay đã cập căn cứ quân sự Tam Á trên đảo Hải Nam.

Tàu sân bay đã cập căn cứ quân sự Tam Á trên đảo Hải Nam.

Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, Liêu Ninh, ngày 29/11 đã lần đầu tiên tới quân cảng Tam Á và bắt đầu huấn luyện tại căn cứ hải quân mới bên bờ Biển Đông.

Cùng ngày, Bộ quốc phòng Trung Quốc cũng lần đầu tiên lên tiếng xác nhận rằng hải quân nước này giờ đây đã có khả năng đón và phục vụ các tàu sân bay tại căn cứ Tam Á.

Liêu Ninh đã rời cảng nhà Thanh Đảo tại tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc, để tới Biển Đông hôm 26/11. Đây là lần đầu tiên hàng không mẫu hạm này thực hiện một cuộc hành trình xuyên biển kể từ khi nó được đưa vào sử dụng trong hải quân Trung Quốc hồi tháng 9/2011. Các cuộc huấn luyện trước đó chủ yếu diễn ra gần cảng nhà.

Khi rời Thanh Đảo, Liêu Ninh đã được hố tống bởi 2 tàu khu trục tên lửa Thẩm Dương, Thạch Gia Trang và 2 tàu hộ vệ hiện đại Yên Đài, Duy Phường.

Tàu sân bay Liêu Ninh đã đi qua eo biển Đài Loan trên đường tới Biển Đông. Con tàu đã mất 10 giờ để vượt qua eo biển nhạy cảm này hôm 28/11.

Phát ngôn viên Bộ quốc phòng Trung Quốc, Đại tá Yang Yujun nói trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 28/11 rằng Liêu Ninh có thể đóng tại Nam Á và huấn luyện ở Biển Đông trong một khoảng thời gian “đáng kể”.

Chuyên gia hải quân Trung Quốc Li Jie cho hay các tàu trên đã tạo thành một phần của đội hình tác chiến và nhiều tàu khác có thể gia nhập hạm đội này trong tương lai.

Andrei Chang, từ tạp chí quốc phòng châu Á Kanwa và là người đã giám sát các dự án tàu sân bay trong 20 năm qua, cho hay Biển Đông thích hợp cho các hoạt động huấn luyện vào mùa đông.

Căn cứ hải quân Tam Á mới được xây dựng bên bờ Biển Đông

Căn cứ hải quân Tam Á mới được xây dựng bên bờ Biển Đông.

Các nhà phân tích cho rằng việc đưa tàu sân bay tới Tam Á cho thấy Trung Quốc có thể đặt các tàu sân bay trong tương lai ở Biển Đông, làm gia tăng căng thẳng với các quốc gia láng giềng, vốn cũng có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh trong khu vực.

“Việc cập cảng và huấn luyện của Liêu Ninh tại căn cứ hải quân Tam Á có ý nghĩa quan trọng đối với kế hoạch triển khai tàu sân bay về lâu về dài của Trung Quốc”, ông Li nói.

“Chuyến đi tới Tam Á cũng cho thấy Liêu Ninh có cảng thứ 2 ở cực nam Trung Quốc”, chuyên gia Li nói thêm.

Bắc Kinh có kế hoạch chế tạo tới 4 tàu sân bay tầm trung đến năm 2020, một nguồn tin quân sự tiết lộ.

Giáo sư Ni Lexiong, một chuyên gia hải quân tại Đại học khoa học luật và chính trị Thượng Hải, cho rằng Biển Đông có tầm quan trọng về mặt chiến lược và quân sự. “Tam Á là lối vào cho phần lớn các nguồn năng lượng đến Trung Quốc bằng đường biển”, ông Ni nói.

Các tàu thuyền và tàu chở dầu tới từ Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Eo biển Malacca cũng đi qua khu vực này, chuyên gia Ni nói thêm.

Việc Trung Quốc đưa hàng không mẫu hạm Liêu Ninh tới Biển Đông đã khiến các quốc gia trong khu vực lo ngại, nhất là trong bối cảnh Bắc Kinh mới đây tuyên bố tự thành lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, nơi Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản và Hàn Quốc.

Một phát ngôn viên Bộ ngoại giao Philippines cho rằng việc Liêu Ninh tới Biển Đông là một sự triển khai đáng lo ngại.

“Việc triển khai Liêu Ninh đã làm gia tăng căng thẳng và vi phạm Tuyên bố quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), phát ngôn viên Raul Hernandez nói hồi tuần này.

Theo dõi sự kiện qua Videos Thời Sự quốc tế tiếng Anh

Tin tức nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=764338#ixzz2m9fG1mMg
doc tin tuc www.xaluan.com

Advertisement
Categories: Biển Đông | Leave a comment

Nga: Việc cung cấp vũ khí cho VN không gây tổn hại TQ

Nga: Việc cung cấp vũ khí cho VN không gây tổn hại TQ

theo Tiếng nói nước Nga | 11/10/2013 15:13Chia sẻ:

Đài Tiếng nói nước Nga vừa dẫn lời chuyên gia quốc phòng nước này cho rằng, VN chỉ thực hiện những động thái cần thiết tối thiểu để lực lượng vũ trang theo kịp nhịp bước thời đại.

Tiêm kích Su-30MK2 của quân đội Việt Nam
Tiêm kích Su-30MK2 của quân đội Việt Nam

Quá trình tái trang bị các lực lượng vũ trang Việt Nam, diễn ra có sự tham gia tích cực của Nga, đang là việc thu hút quan tâm ở phương Tây và các nước láng giềng châu Á, song hành với quan ngại ngày càng tăng của CHND Trung Hoa. Được biết, người Trung Quốc đã phát biểu về mối quan ngại này với phía Nga trong quá trình các tiếp xúc song phương.

Tuy nhiên, theo nhận xét của ông Vasily Kashin, chuyên viên Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ, Việt Nam chỉ thực hiện những động thái cần thiết tối thiểu để lực lượng vũ trang của đất nước theo kịp nhịp bước thời đại.

Dù vậy, hàng loạt nhà bình luận quân sự Trung Quốc đã tuyên bố trực tiếp rằng Việt Nam đang tái trang bị mạnh, cụ thể là trong lực lượng quốc phòng xuất hiện cả những chiếc tàu ngầm diesel-điện tiên tiến, và do đó tạo ra mối đe dọa rõ rệt với an ninh quốc gia của CHND Trung Hoa.

Theo Đài Tiếng nói nước Nga, Việt Nam đã trở thành một đối tác lớn của Nga trong lĩnh vực hợp tác quân sự-kỹ thuật. Với sự hỗ trợ của Nga, Việt Nam đang tạo lập hạm đội tàu ngầm trong thành phần có 6 tàu ngầm đề án 636. Việt Nam cũng nhận được từ Nga các chiến đấu cơ Su-30MK2, tàu tên lửa, khu trục hạm, tên lửa chống hạm và hệ thống phòng không các loại khác nhau. Nga giúp Việt Nam bảo trì các trang bị vũ khí Liên Xô cung cấp trước đây và dành hỗ trợ nghiêm túc trong việc đào tạo các sĩ quan Việt Nam theo các chuyên ngành kỹ thuật.

Tuy nhiên, “cũng không nên quá phóng đại ý nghĩa những thành công của Việt Nam trong lĩnh vực hiện đại hóa quốc phòng. Sẽ là ngây thơ nếu chờ đợi rằng một quốc gia lớn nhất của khu vực Đông Nam Á có nền kinh tế phát triển nhanh chóng cứ mãi hài lòng với kho vũ khí còn sót lại từ thời Xô Viết“, Đài Tiếng nói nước Nga phân tích.

Cũng theo Đài Tiếng nói nước Nga, Trung Quốc hàng năm tiến hành chế tạo những tàu ngầm hạt nhân mới, hàng năm cho ra đời hàng chục máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, Trung Quốc đã thu xếp khâu xây dựng tàu khu trục, có trang bị hệ thống riêng tương tự với Aegis của Mỹ. So với tốc độ hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc, thì những thành quả của Việt Nam còn khá khiêm tốn. Dù Nga có sẵn sàng cung cấp vũ khí cho Việt Nam chăng nữa, thì Việt Nam đơn giản là chưa đủ nguồn lực tài chính để xây dựng và duy trì lực lượng không quân và hải quân trong tình trạng chuẩn bị chiến đấu đến mức có thể thách thức Trung Quốc.

Việt Nam chỉ cố gắng để đảm bảo các nhu cầu cơ bản của quốc phòng. Và Trung Quốc nên lấy làm may mắn vì Việt Nam thực hiện điều đó với sự giúp đỡ của Nga”, báo này viết.

“Bất kể luôn có căng thẳng và tranh chấp lãnh thổ, quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam vẫn khác biệt so với quan hệ giữa Trung Quốc và những đồng minh gần gũi của Hoa Kỳ như Nhật Bản và Philippines. Trung Quốc coi trọng phát triển quan hệ chiến lược của mình với Việt Nam, trông đợi thu hút quốc gia chủ chốt này của vùng Đông Nam Á vào hợp tác kinh tế quy mô lớn”.

Giả sử Nga từ chối cung cấp các loại vũ khí cần thiết cho Việt Nam… Việt Nam chắc chắn phải hướng tới nguồn cung cấp đối trọng thay thế duy nhất về vũ khí hiện đại, là Hoa Kỳ và các đồng minh của người Mỹ.

(…) Do đó, giả như Mátxcơva không cung cấp vũ khí cho Hà Nội thì sẽ là phương án xấu với Bắc Kinh, gây hậu quả tiêu cực nghiêm trọng cho an ninh của Trung Quốc, hơn là duy trì tiếp nối quá trình cung cấp như hiện nay“, Đài Tiếng nói nước Nga nhận định

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Khi người Nhật phải thốt lên: “Việt Nam là một nước ngon!”

Tư liệu

Khi người Nhật phải thốt lên: “Việt Nam là một nước ngon!”

Thứ tư 22/06/2011 07:42

(GDVN) – “Việt Nam mến yêu trong con mắt một người Nhật Bản” là tựa đề bài thuyết trình xuất sắc của anh Yasunori Kohge tại chương trình Đây Việt Nam 2011 (tên sự kiện do BTC đặt, tên tiếng Anh là Day Vietnam 2011), làm nức lòng hơn 500 người tham dự tại Hội trường giao lưu quốc tế ở Tokyo. 

 

 

 

 

Như Giáo dục Việt Nam đã đưa tin, đài NHK Nhật Bản khi phát bình luận về sự kiện này đã nói rằng: bài thuyết trình của Yasunori Kohge là rất thú vị, nhất là cách anh nói về món ăn Việt: “Việt Nam là một nước ngon” (delicious country)! Nhận định đó rất trùng khớp với chia sẻ của chị Bế Ngọc Quyên, sinh viên năm 2 trường GRIPS và cũng là cô giáo dạy tiếng Việt cho Yasunori Kohge: “Bài thuyết trình của anh Kohge thực sự rất ấn tượng và trở thành một trong những điểm nhấn tạo nên thành công của Đây Việt Nam 2011”.

Anh Y... Kohge, tác giả bài thuyết trình
Anh Yasunori Kohge, tác giả bài thuyết trình “Việt Nam mến yêu trong mắt một người Nhật Bản”.

 

Với sự giúp đỡ của chị Bế Ngọc Quyên, chúng tôi đã có trong tay nội dung lược dịch bài thuyết trình bằng tiếng Anh của Yasunori Kohge. Kohge cho biết anh rất vui lòng đồng ý để Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải lại bài thuyết trình của mình.

Dưới đây, mời độc giả cùng theo dõi (trích dịch bám theo bài thuyết trình dạng slide Power Point).

Slide1:

Xin chào quý vị và các bạn!

Tên tôi là Yasunori Kohge.

Tôi rất vui hôm nay được gặp các bạn và có cơ hội được giới thiệu với các bạn về những trải nghiệm cuộc sống của mình ở Việt Nam.

Slide2: “Trước” và “Sau”

Năm 2011, tôi làm việc cho 1 công ty có trụ sở tại Hà Nội. Tôi chia ra hai giai đoạn trước và sau.

Giai đoạn “trước” tức là trước khi tôi đến Việt Nam. Tôi chỉ biết đến tên “Vietnam”. Giai đoạn này cũng tính từ năm 2001 đến 2006, tôi chỉ thỉnh thoảng đến Việt Nam công tác.

Giai đoạn “sau” tức là khi tôi sống tại Việt Nam và sau khi tôi rời Việt Nam.

Vì thế, “Trước” và “Sau” nghĩa là: Trước khi tôi trải nghiệm cuộc sống tại Việt Nam, và sau đó

Slide4: Trước khi đến Việt Nam

Khi tôi được yêu cầu đến Việt Nam, những tưởng tượng của tôi về Việt Nam là như sau:

“Phở”, Tôi biết Phở là món ăn Việt Nam. Thường thì rất nhiều người Nhật (ngay cả tạp chí và sách báo v.v.. đều viết là Mỳ Việt Nam

Hình vẽ ngộ nghĩnh của Kohge về Phở Việt Nam.
Hình vẽ ngộ nghĩnh của Kohge về Phở Việt Nam.

 

“Nón lá”: Tôi cho rằng đó là một style nổi tiếng của người Việt Nam. Bởi vì tôi đã nhìn thấy những style này trên TV, truyện tranh và phim ảnh.

“Việt Nam” và “Nhật Bản” có hình dạng gần như nhau, trải dài theo chiều dọc từ Bắc đến Nam.

“Áo dài” có rất nhiều màu. Tôi chỉ biết trên sách và tivi nhưng tôi nghĩ áo dài là 1 trang phục truyền thống rất đẹp.

Còn đây là chiếc áo dài Việt Nam nhìn rất đáng yêu do Kohge vẽ.
Còn đây là chiếc áo dài Việt Nam nhìn rất đáng yêu do Kohge vẽ.

 

Nóng: Tôi đã nghĩ rằng Việt Nam rất nóng. Bởi vì Việt Nam ở phía Nam. Giống như những bức ảnh trong hình, tôi nghĩ là Việt Nam là 1 đất nước nhiệt đới. Sau khi đến Việt Nam, tôi đã hiểu thế nào là nóng.

Đây là những tưởng tượng của tôi về Việt Nam trước khi tới Việt Nam.

Yasunori Kohge: Tôi tin dân tộc Việt Nam sẽ được thế giới ủng hộ

Trả lời phỏng vấn ngắn của Báo điện tử Giáo dục Việt Nam qua email, Yasunori Kohge khẳng định anh tin tưởng cuộc đấu tranh vì hòa bình của Việt Nam sẽ được thế giới ủng hộ.

– Chào Koghe, anh có biết tình hình căng thẳng ở biển Đông do Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam không?

Tôi có biết. Một vài hôm trước tôi có xem chương trình thời sự trên kênh NHK về sự kiện này. Gần đây, tình hình chủ quyền ở biển Đông có dấu hiệu căng thẳng. Trung Quốc gây xung đột với Việt Nam, Trung Quốc gây xung đột với Nhật Bản (hoặc cả những quốc gia khác nữa).

Khi xem tin tôi đã rất ngạc nhiên…

Tôi cảm thấy Trung Quốc không nhất thiết gây ra những bất hòa với các nước láng giềng. Chúng ta, Việt Nam, Nhật Bản và các nước khác nên hợp tác với nhau để cùng hội đàm với phía Trung Quốc.

Chúng ta không mong muốn bất kỳ sự căng thẳng nào hay xung đột về vấn đề biên giới.

– Anh có tin dân tộc Việt Nam yêu chuộng hòa bình và chính nghĩa sẽ được thế giới ủng hộ?

Vâng, tôi tin vào điều đó.

Nhìn lại lịch sử, tôi thấy Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn sau Chiến tranh Thế giới 2, nhưng sau đó các bạn cũng đã tự thiết lập nên một nền hòa bình và sự công bằng của chính mình.

Tôi nghĩ rằng, chính sách hàng đầu của Việt Nam là hướng tới hòa bình thế giới.

Còn tôi, tôi được sinh ra ở Hiroshima. Như bạn biết đấy, Hiroshima là thành phố bị tàn phá bởi bom nguyên tử, hiểu lịch sử thấy khát vọng hòa bình mạnh mẽ.

Tôi chắc chắn  Việt Nam sẽ là quốc gia dẫn đầu trên lĩnh vực hòa bình toàn cầu, và tôi hy vọng Nhật Bản cũng sẽ làm điều đó cùng với Việt Nam và các nước châu Á khác.

Slide10: Khởi đầu

Tháng 10/2001: Tôi nhớ là lần đầu tiên tới Việt Nam là tháng 10/2001.

Lúc đó tôi đến Việt Nam từ Manila, Philippine; chuyển máy bay tại Hongkong.

Tôi đến sân bay Nội bài thì được sếp đón và đưa tôi đến khu trung tâm của Hà Nội.

Lúc đó tôi thấy rất sợ! Vì từ sân bay đến khu trung tâm có rất nhiều ô tô, rất nhiều xe máy. Và xe cộ đi rất nhanh. Còi rất to nữa! Tôi nghĩ rằng tôi có thể sẽ chết ở đây mất!

Thời gian ở Hà Nội, tôi đi xung quanh và nhìn thấy các chữ cái Việt Nam. Giống bảng chữ alphabet. À không, có gì đó là lạ thêm vào các chữ cái. Làm sao tôi có thể đọc được?

Sau đó, tôi biết thêm rằng “Món ăn Việt Nam rất ngon”. Phở, bún chả, lẩu, nem, bún đậu mắm tôm, xôi, bít tết, bánh mỳ… Rất ngon. Thêm nữa là, bánh mỳ trở nên rất nổi tiếng ở Nhật bản vì có một vài cửa hàng bánh mỳ ở Tokyo và một vài chương trình tiếng Việt hay tạp chí có giới thiệu về bánh mỳ.

Slide13: Thành phố có nhiều cây xanh

Hà Nội là Thủ đô của Việt Nam. Nghe đến từ “Thủ đô”, bạn sẽ nghĩ là có nhiều nhà cao tầng, đường xá … ít cây xanh.

Nhưng ở Hà Nội, có rất nhiều cây xanh: cạnh những con đường to rộng, ở công viên hoặc dọc theo vỉa hè.

Hồ Hoàn Kiếm: Đi 1 vòng quanh hồ mất 30 phút. Trong khi đi bộ ta có thể nhìn thấy rất nhiều cây xanh và cảm thấy rất dễ chịu.

Slide14 Học Tiếng Việt

Từ năm 2001 đến 2005, tôi đến Việt Nam nhưng mỗi lần đều không dài. Chỉ 1 tuần, 10 ngày hoặc 2 tuần.

Nhưng sau đó công ty muốn tôi làm việc tại Việt Nam. Tất nhiên tôi rất vui.

Trước khi sống ở Hà Nội, tôi có học tiếng Việt và sau đó tôi vẫn tiếp tục học.

Nhưng tôi thấy rằng học tiếng Việt 1 mình rất khó. Khi giao tiếp hoặc đi uống bia với các đồng nghiệp thì có phiên dịch nhưng tôi rất muốn tự mình nói chuyện mà không cần phiên dịch.

Đến tháng 1/2007, tôi gặp cô giáo tiếng Việt của tôi tên là Quyên. Lúc đầu, cô giáo dạy tôi các chữ cái a,ă,â,b,c,d…  Và cách phát âm: dấu sắc, dấu hỏi, dấu huyền, dấu ngã, dấu nặng v.v.. Và “Cái này là cái gì?”, “Con gà, con mèo, con cá”…

Kohge: Học tiếng Việt rất vui.
Kohge: Học tiếng Việt rất vui.

 

Slide 17: Các hoạt động khác

Ở Việt Nam, tôi rất thích tham gia các hoạt động ngoại khóa như là:

(1)    Tháng 4/2008, tôi tham gia cuộc thi Hùng biện tiếng Việt cho người Nhật Bản

(2)    Tháng 6/2006, tôi tham gia đóng 1 bộ phim ngắn cùng các sinh viên trường Sân khấu điện ảnh HN.

(3)    Tham gia Hội Kiếm đạo HN và tập luyện với các bạn Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Slide 18 & 19: Cuộc thi hùng biện

Chủ đề của tôi là “Tiếng Việt và tôi”.

Ở cuộc thi, tôi rất thoải mái và nói về việc học tiếng Việt của mình. Nhưng tiếc là không có ảnh về bài giới thiệu của tôi.

Tôi có giải thưởng nhưng không phải là giải nhất, nhì hay ba. Nhưng tôi tự hào vì mình đã hùng biện mà không nhìn giấy.

Sau cuộc thi, tôi đi uống bia với các bạn thí sinh.

Bây giờ tôi nghĩ rằng, nếu cô giáo Quyên không phải cô giáo của tôi, tôi sẽ không thể tham gia cuộc thi này. Cô giáo đã dạy tôi rất nhiệt tình và cô giáo nói rằng nên học thuộc lòng bài thuyết trình thì tốt hơn. Nên tôi đã học và cố nhớ nó. Qua luyện tập cho cuộc thi, tôi thấy phát âm của mình tốt hơn.

Slide20: Làm phim

Tôi đã tham gia đoàn làm phim với hai người Nhật nữa và rất nhiều các bạn Việt Nam.

Slide 23: Kiếm đạo

Có hai câu lạc bộ Kiếm đạo ở HN. Tôi thuộc câu lạc bộ “Kiếm đạo Việt Nam”.

Có khoảng 100 bạn Việt Nam. Đội Kiếm đạo đã tham gia thi đấu khu vực Đông Nam Á hai lần, kết quả rất tốt.

Slide 26: Ảnh chụp với gia đình tôi

Đây là bức ảnh chụp năm 2007, lần duy nhất gia đình tôi đến HN.

Slide 32: Bây giờ và sau này

Các bạn có thể tự hỏi tôi đã làm gì để duy trì mối liên hệ của mình với Việt Nam sau khi tôi rời Hà Nội? Đây là câu trả lời: Bây giờ tôi thấy rất vui được làm việc với các bạn Việt Nam. Và tôi rất muốn sẽ mãi mãi duy trì mối quan hệ của mình với Việt Nam và các bạn Việt Nam.

Slide 33: Vietnam Festival

Sau khi quay trở lại NB, tôi thấy mình vẫn có thể kết nối với Việt Nam. Tôi và gia đình rất thích đến các lễ hội Việt Nam hàng năm.

Slide36: Phần cuối của bài thuyết trình

Vào phần cuối của bài thuyết trình. Tôi muốn nói với các bạn 1 điều.

Qua thời gian sống tại HN, tôi rất thích 1 từ Việt Nam, đó là Cảm ơn.

Thật ra, ở Việt Nam, không phải lúc nào tôi cũng nghe thấy từ Cảm ơn.

Người Nhật nói cảm ơn rất thường xuyên, tôi cho rằng hơi nhiều quá.

Do vậy, tôi nghĩ rằng khi người Việt Nam nói Cảm ơn thì nó đi sâu vào lòng người.

Khi các đồng nghiệp, bạn bè nói Cảm ơn với tôi, tôi cảm thấy: “Ah, anh ấy/chị ấy cảm ơn mình từ tận đáy lòng”.

Và bây giờ tôi muốn nói cảm ơn với tất cả mọi người

Kết lại bài thuyết trình, Kohge nói lời cảm ơn như người Việt.
Kết lại bài thuyết trình, Kohge nói lời cảm ơn như người Việt.

Diên Vỹ – Nguyễn Hường

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Dè chừng quân đội tàng hình

Dè chừng quân đội tàng hình

(VOV) – Các chiến binh sẽ trở nên thực sự đáng sợ khi họ có thể tàng hình trước cả mắt thường lẫn thiết bị cảm ứng.

Xưa nay chúng ta mới nghe nói nhiều đến kỹ thuật ngụy trang và công nghệ tàng hình điện tử chống radar cho máy bay và tàu chiến. Nhưng với sự phát triển như vũ bão của khoa học, con người đã chế ra được các vật liệu giúp người sử dụng có thể tàng hình ngay cả trước mắt thường hoặc các thiết bị điện tử nhận diện bằng tia hồng ngoại hay nhiệt cơ thể. Khi một đội quân tàng hình được nhờ vào các chất liệu này thì bất kỳ một đối phương nào cũng phải dè chừng vì rất khó có thể tấn công một đội quân như vậy cũng như tự vệ trước sự tấn công của nó.

Công nghệ “Tàng hình Lượng tử” do hãng Hyperstealth Biotechnology phát triển là một trong những công nghệ tàng hình mới nhất hiện nay với rất nhiều ưu điểm. Hãng Canada này là một công ty hàng đầu chuyên thiết kế trang phục, thiết bị ngụy trang cho quân đội, cảnh sát.

Trong một bài viết gần đây đăng trên website công ty này, Chủ tịch của Hyperstealth Biotechnology là Guy Cramer đã giới thiệu tổng thể về công nghệ mới này.

Vật liệu tàng hình giúp người lính trở nên trong suốt (ảnh: soldiersystems)

Bẻ cong ánh sáng

Nếu những gì tác giả Guy Cramer viết là chính xác thì Tàng hình Lượng tử quả là một vũ khí vô cùng lợi hại cho các đơn vị quân đội trên chiến trường. Bởi vì vật liệu Tàng hình Lượng tử này, theo Cramer, có khả năng bẻ cong sóng ánh sáng quanh mục tiêu cần bảo vệ, khiến mục tiêu hoàn toàn vô hình. Nó giúp loại bỏ các đặc điểm nhận dạng mục tiêu qua thị giác, hồng ngoại (nhìn trong đêm), và nhiệt. Nó thậm chí có thể che giấu cả bóng của mục tiêu (thử nghiệm cho thấy, có thể giảm tới 95% bóng của mục tiêu). Ngoài ra nó còn có các ưu điểm vượt trội so với các phương pháp tàng hình khác, như nhẹ, không cần điện, và … khá rẻ.

Cramer khẳng định, 2 nhóm tư lệnh riêng rẽ trong quân đội Mỹ và 2 nhóm tư lệnh riêng rẽ khác trong quân đội Canada đã trực tiếp kiểm nghiệm vật liệu do hãng Hyperstealth Biotechnology chế tạo và xác nhận vật liệu trên thực sự hoạt động được mà không cần camera, pin, đèn hoặc gương. Vẫn theo lời Cramer, cả quân đội Mỹ và Canada đều ghi nhận thiết bị này có tác dụng làm vô hình trước các ống kính hồng ngoại và dụng cụ quang học nhiệt.

Chủ tịch hãng thiết bị ngụy trang Canada cung cấp một số bức ảnh minh họa cho công nghệ tàng hình và thiết bị của mình. Tuy nhiên, ông chú thích luôn, vì lý do an ninh, đây chỉ là các bức ảnh được chỉnh sửa nhằm minh họa ý tưởng thôi, chứ không phải là ảnh chụp vật liệu thật.

Tác giả chia sẻ, trong một lần thuyết trình tại hội nghị về khoa học tàng hình hồi tháng 5/2011 với đa số người dự là lính đặc nhiệm SEAL của hải quân Mỹ, một biên tập viên của tạp chí Thời đại Quân sự (của Anh) đã xin phỏng vấn ông về chủ đề Tàng hình Lượng tử. Tuy nhiên, lúc đó, ông cũng chỉ có thể đưa cho nữ biên tập viên này và giới truyền thông những bức ảnh “minh họa”. Cũng giống như trong bài viết gần đây, Cramer khi ấy chỉ có thể miêu tả cho nữ nhà báo về các ứng dụng của “bẻ cong ánh sáng” chứ không thể trình bày cụ thể phương thức đạt được điều đó. Thực sự thì, các buổi làm việc giữa ông và Bộ Tư lệnh quân đội Mỹ đều mang tính nội bộ cao, còn công nghệ “bẻ cong ánh sáng” vẫn đang tiếp tục được hoàn thiện.

Ảnh minh họa ý tưởng, do Cramer tạo ra. Trong ảnh là trợ lý của Cramer (nguồn: Hyperstealth)

Cramer cho biết, hiện nay mới chỉ có các lực lượng có thẩm quyền của Canada, Mỹ và Anh là được phép tiếp cận và sử dụng công nghệ này. Cramer thậm chí còn nói thêm, hãng của ông đã phát triển cả biện pháp phát hiện bất cứ ai “nhại” theo công nghệ Tàng hình Lượng tử.

Công nghệ mới này được Cramer phát triển từ cuối năm 2008 đầu 2009.

Các kịch bản ứng dụng Tàng hình Lượng tử

Tuy không tiết lộ cách bẻ cong ánh sáng nhưng Cramer có trình bày các tình huống ứng dụng Tàng hình Lượng tử trong quân sự.

1. Phi công nhảy dù thoát hiểm:

Một phi công bung dù trên vùng địa hình trống trải của đối phương. Chiếc dù của anh ta được làm từ vật liệu Tàng hình Lượng tử, khiến đối phương không phát hiện ra được anh khi đang rơi từ từ trong không trung. Kẻ thù biết đích xác vị trí máy bay rơi và người phi công có chưa đầy 1 tiếng đồng hồ để tìm nơi lẩn trốn. Anh ta sẽ chùm chiếc dù tàng hình lên toàn thân và do đó sẽ tàng hình trước cả mắt thường và các thiết bị cảm biến, trừ phi lính phe kia vấp phải người anh ta. Khi này, người phi công có thể đánh tín hiệu radio cho đồng đội biết tọa độ đến ứng cứu.

2. Đột kích bờ biển:

Camera và thiết bị cảm ứng có đầy trên bờ biển quân thù. Lực lượng đặc nhiệm mặc trang phục Tàng hình Lượng tử bơi lại gần bờ biển ngay giữa “ban ngày ban mặt” chứ không chờ đến đêm để che giấu tung tích. Đội này xâm nhập tuyến phòng thủ của quân thù mà không hề bị phát hiện, hoàn thành nhiệm vụ, rồi rút lui y như khi đến. Kẻ thù theo dõi qua thiết bị cảm biến và camera nhưng không thấy bất cứ dấu hiệu gì bất thường. Bằng chứng duy nhất mà đối phương có thể nhận biết được là dấu giày của đội biệt kích để lại khi đến và lui.

Quân đội Quốc gia Afghanistan cũng là một khách hàng mua trang phục ngụy trang của hãng Hyperstealth (ảnh: Hyperstealth)

3. Che giấu máy bay trên mặt đất:

Trước kia để giữ bí mật, máy bay phải đưa vào các nhà che. Nhưng nay, với công nghệ mới, máy bay có thể dễ dàng tránh được con mắt của vệ tinh và khinh khí cầu do thám cũng như máy bay không người lái ở bất cứ thời điểm nào trong ngày cũng như đêm.

4. Bảo đảm an toàn cho tàu ngầm khi nổi gần mặt nước:

Tàu ngầm rất dễ bị tấn công khi nổi lên độ sâu kính tiềm vọng (để quan sát tàu và máy bay đối phương trước khi nổi lên hẳn hoặc khai hỏa tấn công đối phương). Trước nay, kính tiềm vọng chỉ được che giấu phần nào bằng sơn ngụy trang. Nhưng giờ đây, công nghệ Tàng hình Lượng tử cho phép che giấu hoàn toàn cả kính tiềm vọng nổi trên bề mặt nước và bản thân tàu ngầm lơ lửng gần mặt nước.

5. Cận chiến trong nhà, công sự:

Đây là 1 trong các tình huống chiến đấu nguy hiểm nhất mà lực lượng đặc nhiệm và chống khủng bố phải luyện tập kỹ càng thường xuyên. Giờ đây, với Tàng hình Lượng tử, đối phương chỉ biết được có ai ở vị trí nào đó thông qua việc lắng nghe tiếng chuyển động hoặc trực tiếp mở cửa – điều này tạo thế chủ động cao cho đặc nhiệm khi giải cứu con tin.

6. Cả đội xe tăng tàng hình, kẻ thù thất kinh:

Một nhóm xe tăng của “quân ta” giao chiến với kẻ thù. Đối phương chỉ có thể định vị “ta” dựa vào tiếng động cơ xe tăng và tiếng đạn pháo xe tăng, nên hầu như khó có thể bắn trả và dễ bị bao vây tấn công từ cả bên sườn và phía sau. Nhìn qua thiết bị cảm biến, đối phương không nhận diện được gì và sẽ dễ bị mất tinh thần chiến đấu trước đối phương vô hình.

7. Bắn tỉa:

Một tay súng bắn tỉa được lệnh “trừ khử” một nhân vật cấp cao nào đó tại 1 địa điểm cụ thể. Tuy nhiên có những khoảng trống tới hàng dặm. Nếu chưa có Tàng hình Lượng tử, anh ta sẽ phải tìm nơi ẩn náu, che giấu vị trí của mình. Nhưng giờ thì anh ta có thể đàng hoàng vào vị trí tác chiến ngay giữa địa hình trống trải, thoải mái nạp đạn, thay đổi địa điểm ngắm bắn cũng như rút lui khỏi vị trí mà không lo sợ bị phát hiện.

Bước tiến từ công nghệ ngụy trang ‘tắc kè’

Trước khi có công nghệ Tàng hình Lượng tử, Cramer cũng đã phát triển công nghệ Smartcamo hết sức tinh vi. Theo một bài viết khác đăng trên website của hãng, sau khi hãng Hyperstealth giới thiệu 1 đoạn video về Smartcamo tại một hội thảo chuyên đề quốc tế về ngụy trang tại Brussels năm 2010, quân đội Mỹ đã lập tức đề nghị Cramer không đưa video ra trước công chúng nữa.

Trực thăng được phủ lớp ngụy trang thông minh (ảnh: Hyperstealth)

“Vải” Smartcamo (ngụy trang thông minh) được cấy công nghệ (Nano,…) giúp nó có thể điều chỉnh theo môi trường xung quanh. Một bộ quân phục Smartcamo có khả năng thay đổi màu từ sa mạc sang rừng xanh hoặc các mức trung gian giữa 2 dạng. Hay, một chiếc máy bay được phủ chất liệu này sẽ có màu đất khi đang hạ cánh, hoặc màu xanh da trời khi bay trên cao.

Tuy nhiên, công nghệ này có một số nhược điểm như chi phí cao, nguồn điện nặng, và thời gian kích hoạt hạn chế. Và đây là lý do mà Cramer tiến lên phát triển công nghệ Tàng hình Lượng tử ưu việt hơn hẳn, có thể che giấu hiệu quả các phương tiện quân sự trên không, trên biển, trên bộ trước cả mắt thường và các dụng cụ dò tìm điện tử./.

Trung Hiếu/VOV online

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Ấn Độ muốn cân bằng lực lượng để đối phó với Trung Quốc

BienDong.Net

Ấn Độ muốn cân bằng lực lượng để đối phó với Trung Quốc

BienDong.Net: Sau những căng thẳng do tranh chấp lãnh thổ, mặc dù Trung Quốc và Ấn độ đã nỗ lực cải thiện quan hệ và làm dịu tình hình, song chủ trương của New Delhi tăng cường mở rộng quan hệ nhằm đối phó với những thách thức từ Trung Quốc vẫn không thay đổi.

Báo Ấn Độ: Cân bằng sự hung hãn của Trung Quốc

Trong số ra gần đây, báo Ấn Độ The Times of India đăng bài nhận xét: Chuyến thăm Ấn Độ của nhà lãnh đạo Việt Nam, Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, không thể đơn thuần chỉ là một chuyến thăm của một nhà lãnh đạo nước ngoài trong năm nay.

 alt

Chiến hạm hải quân Ấn Độ ghé thăm Việt Nam

Kế tiếp nhà lãnh đạo của Việt Nam, New Delhi sẽ tiếp Hoàng đế Nhật Bản Akihito và hai nhà lãnh đạo quan trọng trong khu vực – Tổng thống Hàn quốc Park Geun – Hye và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (Thủ tướng Nhật cũng sẽ là quốc khách chính yếu của Ngày Cộng Hòa Ấn Độ nhân kỷ niệm ngày ban hành Hiến pháp đầu tiên của Ấn Độ).

Ấn Độ tổ chức những hoạt động ngoại giao này trong vòng hai tháng rưỡi sắp tới với chủ đích cân bằng ảnh hưởng gia tăng và thái độ hung hãn của Trung Quốc ở Đông Á và Đông Nam Á.

Chuyến thăm của ông Trọng là chuyến đi Ấn Độ thứ ba của các nhà lãnh đạo cao cấp Việt Nam kể từ 2011, cho thấy dấu hiệu tăng tiến của quan hệ đối tác chiến lược và quốc phòng giữa hai nước.

Việc này nói lên những mối liên kết gia tăng giữa hai nước cùng có tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải với Trung Quốc, bài báo viết.

Chuyến thăm lặng lẽ của Bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ Mathur đến thành phố Hồ Chí Minh được coi là nhằm củng cố những thỏa thuận chính yếu để tăng cường quan hệ quốc phòng song phương.

Hai nền quân sự Việt – Ấn duy trì những cuộc tiếp xúc thường xuyên. Những mặt hàng quân sự mà Việt Nam mong nhận được từ Ấn Độ còn bao gồm tên lửa hành trình siêu âm Brahmos, loại vũ khí do Ấn Độ và Nga hợp tác sản xuất. Moscow đã bật đèn xanh, nhưng Ấn Độ còn cân nhắc ý nghĩa chính trị của việc cung cấp loại vũ khí hàng đầu này cho Việt Nam.

Sau Việt Nam, những cuộc thăm viếng của Nhật Hoàng Akihito và Thủ tướng Abe trong những tháng tiếp theo cho thấy hành trình mà Nhật và Ấn Độ thực hiện kể từ những cuộc thử nghiệm hạt nhân năm 1998.

Bên cạnh thương mại và đầu tư, quan hệ đối tác về quốc phòng và cuộc giao dịch về hạt nhân đã được đề nghị vẫn là những yêu tố chính của mối quan hệ song phương.

Các viên chức của Phủ Thủ tướng Ấn Độ giải thích: “Mối quan hệ Ấn – Nhật vẫn bền chặt suốt 10 năm qua và chỉ có một hướng là hướng đi lên”.

Cựu Bộ trưởng Ngoại vụ, Chủ tịch Hội đồng Tư Vấn An ninh quốc gia Ấn Độ Shyam Saran nói với The Economic Times: “Sự kiện Nhật Bản nổi bật lên như một nhà cung cấp quân dụng quốc phòng là điều đáng chú ý. Thủ tướng Abe đã nhất quyết không cho phép Trung Quốc thực hiện bá quyền”.

Báo Trung Quốc: Ấn độ “hướng Đông” nhằm đối phó với Trung Quốc

Trong khi đó, tờ Bình luận Trung Quốc (BLTQ) của Hồng Kông đã đăng tải bài viết với nội dung Ấn Độ tăng cường “hướng Đông” nhằm đối phó với Trung Quốc.

Theo bài báo, Ấn Độ đang hưởng ứng chiến lược “tái cân bằng Châu Á” của Mỹ, tăng cường thực thi chiến lược “Đông tiến để có thể giành được lợi ích lớn nhất khi Mỹ thực hiện chiến lược này, đồng thời thừa cơ để gia tăng độ ảnh hưởng về chính trị của Ấn Độ tại khu vực Đông Á và Đông Nam Á.

Tờ BLTQ phân tích: Cuối tháng 5 vừa qua, thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh sang thăm Nhật Bản để tăng cường hợp tác an ninh, quốc phòng với quốc gia này. Ấn Độ tích cực hưởng ứng ý tưởng “hợp lưu” Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương mà thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đưa ra, quốc gia này cũng đang tích cực triển khai mối quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, tạo luồng sinh khí mới cho nền kinh tế Ấn Độ và tăng cường các cuộc đối thoại liên quan đến lợi ích chung.

Theo BLTQ, Ấn Độ đã đề ra kế hoạch “ba bước” trong hợp tác chiến lược với Nhật Bản: Thứ nhất, tăng cường cơ chế khu vực, tăng cường sự đồng thuận; Thứ hai, thúc đẩy nhất thể hóa kinh tế khu vực một cách sâu rộng; Thứ ba, tăng cường gắn kết khu vực, dựa trên nguyên tắc tự do hàng hải được luật pháp quốc tế bảo vệ, duy trì sự thông suốt cho các hoạt động thương mại hợp pháp, giải quyết một cách hòa bình các vấn đề trên biển.

Tờ BLTQ cho rằng Ấn Độ luôn cảnh giác cao độ trước sự tiến quân vào Ấn Độ Dương của hải quân Trung Quốc, đề phòng hải quân Trung Quốc củng cố vị thế chiến lược tại Ấn Độ Dương.

BDN

Categories: Biển Đông | Leave a comment

Trang Đầu » Trung Quốc

Quyền lực mềm Trung Quốc: Một nạn nhân khác của bão Hải Yến

James R. Homes, The Diplomat,

14 tháng Mười Một 2013

Trần Ngọc Cư dịch

Món tiền cứu trợ nhỏ nhoi ngoài mức tưởng tượng mà Bắc Kinh gửi cho Manila đánh dấu một kỷ nguyên ngoại giao chế nhạo mới [a new era of sneer diplomacy].

Trung Quốc không bao giờ hết làm cho thế giới sững sờ. Lãnh đạo Trung Quốc không những hủy hoại cả một chiến dịch quyền lực mềm đầy hứa hẹn được thai nghén trong nhiều năm. Nó còn san bằng cả nền móng quyền lực mềm của chính mình, rồi đổ muối lên trên tàn tích khiến cho không có gì cỏ thể bén rễ trở lại được. Lý do tại sao vẫn còn là một điều bí ẩn.

Dấu hiệu mới nhất cho thấy Trung Quốc có vấn đề hiện ra sau khi trận bão Hải Yến đánh vào Philippines cuối tuần qua, giết chết ít nhất trên 1.800 người, tính cho đến hôm nay [tức ngày 14 tháng Mười Một]. Giáo sư [Walter Russell] Mead đăng một bài trên blog bày tỏ sự ngạc nhiên về số tiền bé tẹo mà Bắc Kinh dành cho việc cứu trợ thiên tai tại Philippines. Khi đọc bài báo, tôi tin chắc Mead đã bỏ sót hai hay ba số zê-rô. Nhưng đối chiếu bài bình luận của ông với một bản tin của hãng Reuters, thì y như rằng, con số ông ta viết ra là đúng: 100.000 USD tiền cứu trợ trực tiếp, và thêm 100.000 USD nữa thông qua Hội Chữ thập đỏ. [Thật ra, về sau Trung Quốc tăng thêm 1.620.000 USD nữa – DG.] Những con số chiếu lệ này làm ô danh chủ nghĩa chiếu lệ.

Ta hãy quên đi cái ngoại giao bằng nụ cười. Đây là cái ngoại giao bằng sự nhạo báng. Nhiều nhà quan sát, trong đó có tôi, gán sự bất động của Trung Quốc tiếp theo sau thảm họa tsunami Ấn Độ Dương 2004 cho khả năng còn non nớt của nước này. Lúc đó, Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) chưa sử dụng được những khả năng viễn chinh cần thiết để cứu trợ ở những nơi xa bờ biển Trung Quốc. Bắc Kinh làm ít vì nó chỉ đủ sức làm ít vậy thôi. Tuy nhiên, các lực lượng Trung Quốc hiện nay đã có những phương tiện cứu hộ như tàu bệnh viện Peace Ark [Tàu Nô-ê Hoà bình]. Nhưng các lực lượng này vẫn bất động, không chịu làm gì cả. Thật khó mà không kết luận rằng Bắc Kinh từ chối giúp đỡ nạn nhân trận bão chỉ vì có thù oán với Philippines. Dẫu sao, Manila dám liều lĩnh lặp đi lặp lại rằng khu đặc quyền kinh tế của mình, vâng, là khu đặc quyền kinh tế của mình. Thái độ trả đũa chính trị của Trung Quốc có vẻ đã vượt lên trên việc xoa dịu nỗi đau khổ của con người.

Cách đây không lâu, ít ai nghĩ rằng cách ứng xử này có thể xảy ra, khi Trung Quốc khôn khéo gắn liền khuôn mặt của các nhân vật như Khổng Tử và Đô đốc Trịnh Hoà của Nhà Minh với sự trỗi dậy của một đại cường. Với thông điệp: Trung Quốc là một đại cường nhân ái duy nhất, không có khả năng ngược đãi các tiểu quốc láng giềng.

Những mời gọi này có hiệu quả bao lâu mà Bắc Kinh theo đúng những điều mình rêu rao. Quyền lực mềm chính là “sức thu hút,” theo Giáo sư Joe Nye, cha đỡ đầu của khái niệm này. Đồng tác giả Toshi Yoshihara trên Naval Diplomat Blog thích đặt câu hỏi, liệu quyền lực mềm là một loại hương thầm [pheromone] hay chỉ là một thoáng nước hoa. Trả lời: một hương thầm.

Văn hóa, định chế, và chính sách – những suối nguồn của quyền lực mềm – cần phải giữ được tính nhất quán qua những quãng thời gian dài để tạo được sự chờ đợi nơi những khối thính giả trong tầm ngắm. Hành vi bất nhất, hay cách ứng xử mâu thuẫn với hình ảnh mà một nước muốn trưng ra, nhất định sẽ gây ấn tượng giả dối trong mắt người quan sát. Hay nói đúng ra, loại hành vi này sẽ bôi bác chính những điều mà nước ấy rêu rao. Một chuẩn mực ứng xử xuống cấp thì chẳng còn gì là chuẩn mực. Chủ nghĩa hoài nghi, nếu không phải là sự mất niềm tin, sẽ đón chào chính sách ngoại giao Trung Quốc trong tương lai cứ mỗi lần Bắc Kinh cố xức lên mình một chút nước hoa. Một mùi hôi thối sẽ thoang thoảng bay qua.

Từ quan điểm của Mỹ, cách ứng xử của Trung Quốc vẫn có mặt tốt của nó: Trung Quốc đã làm cho mình nom giống một tên tiểu nhân, một đứa keo kiệt, chứ không phải là một cường quốc cao thượng đáng vai lãnh đạo khu vực. Đây là hành vi tự hại mình ở mức xuẩn động cao. Việc chi mà ta phải can ngăn một đối thủ chiến lược có ý định cầm súng tự bắn vào chân mình. Mày cứ bắn đi!

 

J. R. H.

Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN.

Categories: Tài Liệu Tham Khảo | Leave a comment

Xã hội Dân sự hay Đảng sự?

Trang Đầu » Dân chủ

Xã hội Dân sự hay Đảng sự?

Hà Sĩ Phu

Khỏi cần lý luận để chứng minh Xã hội dân sự hay Xã hội công dân (Civil Society)  là vô cùng cần thiết và là một thước đo của xã hội văn minh (*).

Do quá hiểu chân lý đương nhiên này nên chính các đảng cộng sản, bên cạnh bộ máy hành chính rất chặt chẽ vẫn phải có những hình thức của Xã hội dân sự, đó là hình thức “Mặt trận” bao gồm hết các tổ chức của nam phụ lão ấu, tôn giáo, công nhân, nông dân…, không chừa một ai.

Đó hẳn là căn cứ để tác giả Thanh Nguyên trên báo Quân đội Nhân dân (xem ở đây) viết rằng:

Nếu cái gì tốt đẹp, tích cực của cái gọi là “xã hội dân sự” thì xã hội ta đang có”.

Khẳng định “cái gọi là Xã hội dân sự thì xã hội ta đang có” thì rất đúng (tức cái xã hội “Mặt trận” đang có đấy) , nhưng các từ ngữ “tốt đẹp” và “tích cực” thì hơi bị… ngược! Nếu nó đã “tốt” và “tích cực” thật thì dân đã xài nó rồi, khỏi phải tốn bao công sức để ra đời một trang Xã hội Dân sự  với bao khó khăn vất vả và đòi hỏi sự dấn thân dũng cảm, và khiến báo Quân đội Nhân dân phải ra tay đối phó như bài viết kể trên?

Cái gọi là “Mặt trận” không thể gọi là của dân khi từ đơn vị nhỏ đến đơn vị lớn đều do người của đảng “lãnh đạo” hết, những ý nguyện lớn nhất của dân có bao giờ được cất lên từ “Mặt trận” không?

Trong xã hội ngày nay chữ nhân dân đã bị “đảng hóa” đến kiệt cùng. Dân được chia nhỏ đến từng tổ dân cư dưới sự giám sát trực tiếp của những chi bộ đảng, quân đội “nhân dân” thì phải trung với Đảng, công an “nhân dân” thì chỉ biết còn Đảng còn mình, thậm chí trên báo Quân đội Nhân dân còn định nghĩa lại “nhân dân” (chỉ gồm những ai theo Đảng lập nên xã hội này)… thì thử hỏi cái “Mặt trận” do Đảng lập ra, cử hẳn một trong 14 vị vua tập thể nắm chóp, thì cái chất “Dân” trong đó có còn hay không?

Theo tác giả Thanh Nguyên thì Diễn đàn Xã hội Dân sự chớ có lập trang Web  riêng làm gì, muốn tốt thì hãy “Tuyên truyền tính chất vì quyền lợi của nhân dân ở các tổ chức xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng”…

Dài dòng làm chi, chỉ hai chữ “dưới sự” là đủ nói lên tất cả! Ai thấy “dưới sự” lâu quá, mỏi lưng thì xin mời vào đây cho thư giãn: www.diendanxahoidansu.wordpress.com.

 

H. S. P.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

(*) Xin đọc một bài báo giàu đảng tính: Xã hội công dân – Một trong những tiền đề để xây dựng xã hội Cộng sản

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Đổi mới tư duy cho đất nước tiến lên

Trang Đầu » Dân chủ

Đổi mới tư duy cho đất nước tiến lên

Nguyễn Trọng Vĩnh

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh

 

I. Vì ai nên nỗi

Đọc bài viết của tiến sĩ Trần Đình Bá về “Tứ đại Vina” và những thất thoát do họ gây ra, nợ nần khổng lồ của nhà nước cùng sự công bố của vụ trưởng Trần Ngọc Thành [xem ở đây – BVN], tôi vô cùng xót xa và oán hận. Chắc rằng những công dân lương thiện mà biết được cũng có tâm trạng như tôi.

Do thất thoát, lãng phí, tham ô hàng chục, hàng trăm tỷ đô la, tài chính nhà nước thiếu hụt, tất phải lạm phát, làm cho giá mọi thứ nhu cầu thiết yếu của dân tăng, từ xăng dầu, điện, nước, học phí, viện phí, thuốc men, cho đến con cá lá rau cũng tăng, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, nhất là công nhân, dân nghèo đời sống càng chật vật.

Do tài chính thiếu hụt, không có tiền tăng lương cho công nhân viên chức, giáo viên để họ đủ nuôi sống gia đình, nên nhiều người phải xoay sở một cách bất chính; không có tiền xây thêm trường học, học sinh phải học ba ca, không có tiền xây thêm bệnh viện, khiến bệnh nhân phải nằm 2,3 người một gường; không có tiền đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; không có tiền tăng ngân sách quốc phòng, để trang bị cần thiết tạm đủ khả năng bảo vệ độc lập chủ quyền, nên bị “người ta” lấn át. Do thiết hụt tài chính lại tăng vay nợ nước ngoài, nợ cũ nợ mới chồng chất để gánh nặng cho cháu chắt phải trả bao giờ cho hết trong khi tài nguyên khoáng sản các loại móc lên bán hết, còn đâu phần cho các thế hệ mai sau. Những thất thoát kinh khủng mà “Tứ đại Vina” gây ra do mua sắm đồ phế thải, do làm ăn thua lỗ, do tham ô, tất nhiên các giám đốc, các tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm. Nhưng trách nhiệm lớn hơn phải là Chính phủ, Thủ tướng là cấp trên trực tiếp quản lý và chỉ đạo các Tập đoàn kinh tế nhà nước. Chả lẽ những sự việc rất to như mua “ụ nổi sắt vụn”, tàu nát, xây hơn 200 cảng biển, 63 sân bay quá nhiều không cần thiết, v.v. mà Thủ tướng không biết hoặc biết mà dung dưỡng, hoặc có những uẩn khúc, khuất tất gì bên trong mà không dám công khai xử lý và không dám công khai nhận trách nhiệm.

Nhưng xét đến cùng thì trách nhiệm thuộc về lãnh đạo Đảng, bởi vì Đảng lãnh đạo toàn diện, lãnh đạo chính quyền, kể cả ký thay chính quyền trong hoạt động đối ngoại, các chức danh chính quyền từ dưới lên đều do cấp ủy Đảng bố trí, Thủ tướng cũng do lãnh đạo Đảng quyết định. Quốc hội bầu chỉ là hình thức. Một Thủ tướng yếu kém, không có tâm, có tầm mà lãnh đạo vẫn để cho quyền điều hành, cộng với những chủ trương sai lầm của lãnh đạo nên kinh tế sa sút, tụt hậu, chính trị lệ thuộc, xã hội hỗn loạn, văn hóa đạo đức suy đồi, dân nghèo nước yếu.

II. Đổi mới tư duy để đất nước tiến lên

1. Trước hết cần có một Hiến pháp thật sự dân chủ, bảo đảm mọi quyền tự do chính đáng của công dân đã ghi trong Hiến pháp, đúng tinh thần dân làm chủ, mọi quyền lực thuộc về nhân dân như lâu nay văn kiện thường nêu. Hiến pháp phải đặt lợi ích của Tổ quốc lên trên hết và phù hợp với trào lưu văn minh, tiến bộ của thế giới đương đại trong đó có tam quyền phân lập. Có thế mới động viên được tinh thần phấn khởi của toàn dân, phát huy được mọi năng lực, sáng tạo vào công cuộc xây dựng đất nước, không phải như dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 hiện nay theo chỉ thị của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sắp được Quốc hội thông qua.

2. Lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động, không cần nói “theo chủ nghĩa Mác – Lê nin” nữa. Biết rằng Mác, Lênin là những nhà uyên bác, những đầu óc lớn đáng kính, nhưng các vị cũng có những chỗ sai, không phù hợp với thực tế. Vả lại những ý gì của Mác, của Lênin mà thích hợp với nước ta thì đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu, cũng như Người đã tiếp thu những gì là văn minh khoa học, tiến bộ của thế giới. Người cũng đã nghiên cứu tiếp thụ những cái đúng cái hay của đạo Phật, đạo Thiên chúa, của Khổng Tử, của Tôn Trung Sơn. Vậy làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh là đủ rồi.

3. Mục tiêu: Xây dựng nước ta dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh như nghị quyết Đảng đã từng nêu là thích hợp. Được thế thì nhân dân hạnh phúc rồi. Không nêu xây dựng chủ nghĩa xã hội nữa. Mô hình xã hội chủ nghĩa kiểu Stalin, trái ngược với thực tế cuộc sống đã tan rã, sụp đổ rồi. Các nước vẫn còn bám theo mô hình ấy như Cuba, Việt Nam, Triều Tiên thì đều nghèo, thậm chí đói (như Triều Tiên), trừ Trung Quốc. Từ khi ông Đặng Tiểu Bình nêu: “Mèo trắng, mèo đen, mèo nào bắt được chuột là mèo tốt” thì Trung Quốc đã rẽ theo con đường phi xã hội chủ nghĩa rồi và tiến nhanh. Mặc dầu đến nay, họ vẫn nêu “Xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” là nói để mà nói thôi, thực tế thì xã hội Trung Quốc hiện tại là xã hội tư bản chưa hoàn chỉnh do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Việt Nam ta mang tên là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa và vẫn nói xây dựng chủ nghĩa xã hội, vậy theo mô hình nào, tiêu chí ra sao, chưa ai nêu ra. Trong nước ta hiện nay, cái gì là xã hội chủ nghĩa không ai chỉ ra được, đến Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nói “Đến hết thế kỷ này, cũng chưa hoàn thành được chủ nghĩa xã hội”. Cái mà gần 100 năm nữa chưa biết ra thế nào có phải là ảo tưởng không? Lại nói “định hướng xã hội chủ nghĩa” là định hướng theo cái vô hình ư, thật mơ hồ. Vậy nên thôi nói xây dựng chủ nghĩa xã hội để khỏi tự bó buộc mình và dễ hòa đồng với thế giới. Nên giải thể hoặc cổ phần hóa các Tập đoàn kinh tế nhà nước, không giao cho nó vai trò chủ đạo nền kinh tế và nó cũng không có khả năng chủ đạo.

4. Lãnh đạo khác với Đảng trị. Không nên mọi việc đều do Bộ Chính trị quyết định một cách chủ quan, độc đoán. Phải thực hiện dân chủ, tôn trọng các quyền tự do của công dân được ghi trong Hiến pháp; phải đồng hành với dân, lắng nghe ý kiến của dân, của các chuyên gia, các nhà kinh tế giỏi trong, ngoài nước trong đó có ý kiến của ông Lý Quang Diệu; lắng nghe những ý kiến tâm huyết của những nhà trí thức chân chính, những ý kiến xây dựng của các nhân sĩ ngoài Đảng, của các Đảng viên lão thành trung thực, nói thẳng nói thật. Không nên đàn áp những người có ý kiến bất đồng, những người đấu tranh cho độc lập chủ quyền của Tổ quốc. Bộ Chính trị không nên tự cho mình là giỏi giang, sáng suốt nhất nước (thực tế không phải như vậy), mà phải quý trọng thu hút hiền tài. Những cái ghế, cái ngai không phải là quan trọng mà những người nào làm được cho Tổ quốc cường thịnh mới là quan trọng nhất.

5. Quan trọng hơn hết là phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường vốn có của dân tộc ta. Tự lực, tự cường phải xây dựng và phát triển nội lực, nội lực chính là lòng dân và sức dân. Gắn bó với dân, dựa vào dân thì sẽ có tất cả. Từ các triều đại phong kiến đánh bại được quân xâm lược phương Bắc, giữ được nước cũng là nhờ có sức mạnh của dân, Cách mạng tháng 8 giành lại được độc lập, xây dựng được chính quyền cũng là nhờ được sức mạnh của hàng vạn, hàng triệu dân (vũ khí bấy giờ không đáng kể). Tất nhiên cần có vua sáng, tôi hiền, có lãnh đạo kiệt xuất, tướng lĩnh tài ba biết động viên và phát huy sức mạnh toàn dân. Hiện nay, do yếu kém không tạo được sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc thành ra lệ thuộc. Cái gì giới cầm quyền Trung Quốc đề xuất vì lợi ích của họ đều phải chấp nhận, cái gì Trung Quốc không muốn đều không dám làm. Thế thì tinh thần độc lập tự chủ ở đâu? Tại sao không làm được như Miến Điện?

Ta đã đề ra chính sách ngoại giao “Đa dạng hóa, đa phương hóa, Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, không can thiệp vào nội bộ của nhau” là rất đúng. Vậy cần phát triển quan hệ thân thiện, bình đẳng, cân bằng với các nước lớn, Mỹ cũng như Trung Quốc, không ngả theo bên nào. Đối với những vấn đề thuộc lợi ích quốc gia của ta, ta cứ hành xử theo tình thần độc lập tự chủ, không việc gì phải e ngại ai./.

N. T. V.

 

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Hút thuốc và khói bụi, hai thứ chết người ở Trung Quốc

Hút thuốc và khói bụi, hai thứ chết người ở Trung Quốc

 Lu Chen, Epoch Times       November 25, 2013      Xã Hội Trung Quốc     No Comment
Một người đàn ông (L) mang một chiếc mặt nạ, như một khách khác đang bịt miệng trong chuyến thăm Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh vào ngày 5 tháng 11 năm 2013. Trung Quốc dự kiến ​​sẽ có một triệu bệnh nhân ung thư phổi vào năm 2025 do ảnh hưởng của thuốc lá và ô nhiễm không khí, theo Hội nghị Cấp cao lần thứ 6 về Ung Thư Phổi Bắc-Nam Trung Quốc - tổ chức tại Bắc Kinh ngày 16-ngày 17 tháng 11. (Wang Triệu / AFP / Getty Images)Một người đàn ông (L) mang một chiếc mặt nạ, như một khách khác đang bịt miệng trong chuyến thăm Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh vào ngày 5 tháng 11 năm 2013. Trung Quốc dự kiến ​​sẽ có một triệu bệnh nhân ung thư phổi vào năm 2025 do ảnh hưởng của thuốc lá và ô nhiễm không khí, theo Hội nghị Cấp cao lần thứ 6 về Ung Thư Phổi Bắc-Nam Trung Quốc – tổ chức tại Bắc Kinh ngày 16-ngày 17 tháng 11. (Wang Triệu / AFP / Getty Images)

Không khí không dễ hít thở và việc hút thuốc lá đang cùng nhau mang đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân Trung Quốc.

Đến năm 2025, Trung Quốc dự kiến ​​sẽ có một triệu bệnh nhân ung thư phổi, đây là con số lớn nhất của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, theo Hội Nghị Cấp Cao lần thứ 6 về Ung Thư Phổi – Bắc – Nam Trung Quốc tổ chức tại Bắc Kinh ngày 16-17 Tháng 11.

Thống kê từ Bộ Y tế Trung Quốc cho thấy ung thư phổi có tỷ lệ tử vong cao nhất trong số tất cả các loại ung thư ở Trung Quốc và tỷ lệ đã tăng 465% trong suốt 30 năm qua.

Theo Bộ Y tế tỷ lệ mắc ung thư phổi tăng trung bình 26,9 phần trăm mỗi năm.

Một phần ba số người hút thuốc trên toàn thế giới

Các chuyên gia tại hội nghị thượng đỉnh cho rằng hút thuốc là nguyên nhân chính cho sự gia tăng tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi ở Trung Quốc, và cho biết việc kiểm soát hút thuốc lá sẽ là một biện pháp quan trọng để ngăn ngừa ung thư phổi.

Khoảng 1 triệu người Trung Quốc chết vì các bệnh tật do hút thuốc lá mỗi năm. Các chuyên gia tại hội nghị dự đoán rằng khoảng 2 triệu người sẽ chết vì các bệnh liên quan đến hút thuốc vào năm 2025, nếu không có những biện pháp kiểm soát thuốc lá, các báo cáo chính thức nói.

Trung Quốc là nước sản xuất nhiều thuốc lá nhất trên thế giới mỗi năm 1,7 nghìn tỷ điếu thuốc lá, cao gấp 2,5 lần so với Hoa Kỳ, theo báo cáo chính thức của Trung Quốc. Trung Quốc có 350 triệu người hút thuốc, chiếm gần một phần ba trong số 1,1 tỷ người hút thuốc trên toàn thế giới.

Ô nhiễm không khí nghiêm trọng

Nghiên cứu cho thấy ô nhiễm không khí là có liên quan chặt chẽ với ung thư phổi và các bệnh tim mạch khác.

Sự huện hữu với một mức độ nhất định của các hạt mịn trong không khí, được ước tính đã gây ra 3,2 triệu ca tử vong do bệnh tim mạch trên toàn thế giới trong năm 2010, theo báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Quốc Tế về Ung thư, là một phần của Tổ chức Y Tế Thế giới WHO.

Báo cáo cho biết 223.000 ca tử vong là ung thư phổi, và hơn một nửa số ca tử vong ung thư phổi là do các hạt nhỏ trong môi trường xung quanh ở Trung Quốc và các nước Đông Á khác.

Tình trạng không khí tồi tệ và sương mù dày đặc ở Trung Quốc đã được báo cáo thường xuyên trong năm nay. Một số trường tiểu học, sân bay, đường cao tốc bị đóng cửa ở các khu vực Bắc, Trung, và các vùng ven biển Trung Quốc vào tháng trước do sương mù dày đặc, mà nguyên nhân được cho là ô nhiễm nghiêm trọng và nguy hiểm.

Bắc Kinh sẽ đầu tư 15 tỷ nhân dân tệ (2,5 tỷ USD) để kiểm soát sự ô nhiễm không khí trong năm 2014, theo Ủy ban Phát Triển và Cải cách Bắc Kinh. Bắc Kinh đã bố trí 8 tỷ nhân dân tệ (1,3 tỷ USD) để kiểm soát sự ô nhiễm không khí trong năm nay.

Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Tổ Chức Y Tế Thế Giới về ô nhiễm không khí ngoài trời ở 1100 thành phố trên 91 quốc gia trong những năm 2008 và 2009, 21 trong số 100 thành phố tồi tệ nhất về mức độ ô nhiễm không khí là ở  Trung Quốc.

Đầu tháng này, một bé gái 8 tuổi ở tỉnh Giang Tô phía đông Trung Quốc được chẩn đoán bị ung thư phổi, khiến cô bé trở thành bệnh nhân ung thư phổi trẻ nhất trên toàn thế giới. Các bác sĩ địa phương đổ lỗi cho ô nhiễm không khí là nguyên nhân chính, họ chỉ ra rằng cô bé đã hít vào quá nhiều hạt mịn bởi cuộc sống của cô bé nằm bên cạnh một con đường giao thương hạng nặng trong nhiều năm.

Categories: Kien-thuc Y-Khoa | Leave a comment

CHÙA PHẬT GIÁO LÂU ĐỜI NHẤT ĐƯỢC PHÁT HIỆN TẠI NEPAL

 

Chùa Phật Giáo lâu đời nhất được phát hiện tại Nepal

(11/27/2013) (Xem: 700)
CHÙA PHẬT GIÁO LÂU ĐỜI NHẤT
ĐƯỢC PHÁT HIỆN TẠI NEPAL
CÓ THỂ ĐẨY LÙI NGÀY PHẬT ĐẢN SINH 
 
Viết bởi Dan Vergano, National Geographic, ngày 25 tháng 11 2013.
Dịch bởi Tâm Thường Định, ngày 26 tháng 11, 2013.

– Các cuộc khai quật phát hiện ra một ngôi chùa Phật Giáo có niên đại từ thế kỷ thứ sáu trước Công nguyên

Ngày Phật Đản sinh có thể đẩy lùi cả một thế kỷ? Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra bằng chứng về ngôi đền Phật giáo cổ nhất được khám phá từ trước đến nay, có niên đại khoảng 550 trước công nguyên

Tọa lạc tại trung tâm hành hương Lâm Tỳ Ni (Lumbini) của Nepal, nơi Đức Phật đản sinh, sự phát hiện này có thể làm thay đổi ngày sinh của một nhân vật tôn giáo nổi tiếng.  Ngày sinh này có thể có trước hơn một thế kỷ mà nhiều học giả đã công nhận. (Xem thêm:”Buddha Rising.”)

Nhà khảo cổ học Robin Coningham của trường Đại học Durham, Vương quốc Anh, tác giả chính của cuộc nghiên cứu khảo cổ này, nhận định trên tạp chí Antiquity hôm thứ Hai, “Những gì chúng tôi đã tìm thấy là Đền thờ Phật giáo đầu tiên trên thế giới.”

Trong cuộc nghiên cứu này, các nhóm khảo cổ quốc tế tường thuật rằng họ đang đào bới phía dưới lớp gạch của đền thờ, nơi mà có hàng trăm ngàn người hành hương đến thăm viếng mỗi năm.


Photography by Ira Block, National Geographic. 
Hình ảnh của các nhà khảo cổ Robin Coningham và Kosh Prasad Acharya chỉ đạo cuộc khai quật trong ngôi đền 
thờ Maya Devi (Hoàng hậu Maya).
Ông Coningham cho rằng, cuộc khai quật cho thấy cấu trúc bằng gỗ cũ kỷ nằm bên dưới những bức tường gạch của ngôi đền Phật giáo. Cách bố trí của ngôi đền gần đây sao lại giống hệt cách bố trí của các cấu trúc bằng gỗ trước đó, điều này chỉ vào một đền thờ có tính tiếp tục của Phật giáo.

Coningham bảo rằng, “Các cuộc tranh luận lớn là về thời gian Đức Phật đã sống và bây giờ chúng tôi có một ngôi đền có từ thế kỷ thứ sáu trước Công nguyên.”  Nhóm nghiên cứu đã sử dụng hai loại kỹ thuật cacbon phóng xạ để tìm ra tuổi của ngôi đền này.

Các học giả bên ngoài hoan nghênh sự phát hiện này, nhưng cảnh giác rằng đừng quá vội vàng chấp nhận sự kiện đền thờ Phật giáo này là lâu đời nhất được phát hiện mà không cần thêm những phân tích khác.

Theo nhà khảo cổ học Ruth Young của Đại học Leicester của Vương quốc Anh qua một điện thư, “Các nhà khảo cổ rất thích tuyên bố rằng họ đã tìm thấy cái sớm nhất hoặc lâu đời nhất của một thứ gì đó.”

Nơi sinh của Đức Phật

Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới, với hơn 350 triệu người, hầu hết đang sống ở Đông Á.

Theo truyền thống, vườn Lâm Tỳ Ni là nơi mẹ của Đức Phật, Hoàng hậu Maya (Maya Devi), với tay nắm lấy một nhánh cây Vô ưu và đã hạ sanh nhân vật lịch sử thái tử Siddhartha Gautama, người sau này trở thành Đức Phật.

Ngày Đức Phật đản sanh chính xác vẫn còn tranh luận, với chính quyền Nepal ưu chuộng 623 trước Công nguyên, và các truyền thống khác ưu chuộng ngày gần đây, khoảng năm 400 trước Công nguyên hơn.

Tuy nhiên, 249 trước Công Nguyên, vườn Lâm Tỳ Ni đã trở thành một trong bốn thánh địa tâm linh, rất liêng thiêng của Phật giáo, đánh dấu bằng chữ khắc và một trụ cột để lại có trong 249 trước Công Nguyên bởi hoàng đế A-Dục (Ashoka) Ấn Độ, người đã giúp Phật giáo lan truyền rộng rải trên khắp châu Á.

Vườn Lâm Tỳ Ni sau đó bị bỏ hoang tàn và được tái phát hiện vào năm 1896 và tái thành lập như là một trung tâm tôn thờ, đền thờ Hoàng hậu Maya, mà bây giờ là một di sản thế giới.

Vì lo ngại hao mòn khi truy cập nhiều khác, UNESCO, cùng với các quan chức Nhật Bản và Nepal , hỗ trợ Coningham và các đồng nghiệp khi họ ghi lại những điều kiện tại Lâm Tỳ Ni và nghiên cứu lịch sử bên dưới các lớp cấu trúc gạch còn sót lại từ thời đại A-Dục Vương (vua Ashoka).

Nghiên cứu cũng được sự hỗ trợ bởi Hiệp hội Địa lý quốc gia.

“Chúng tôi có gần quyền vô song tiếp cận nơi khảo cổ này mà có thể sẽ không có cơ hội thứ hai mãi đến thế hệ sau,” Coningham nói. ” Vì lý do đó , chúng tôi thực hiện công việc của mình hoàn toàn cởi mở và minh bạch cho khách hành hương. Họ được chứng kiến và thật cảm động khi được xem chúng tôi đã làm khảo xác.”

Đền Thờ Cây Cổ

Khi đào bới bên dưới trung tâm ngôi đền, các nhà nghiên cứu phát hiện ra những chỗ sâu chỉ vào một lan can bằng gỗ xung quanh một ngôi đền gỗ và có niên đại khoảng 550 trước Công nguyên, Coningham nói. Họ cũng tìm thấy một cấu trúc bằng gạch cũ kỷ.

Trung tâm của ngôi đền đã được khảo xác, nhóm nghiên cứu tìm thấy, và có những rễ cây bằng thạch, bao quanh bởi những tầng đất sét được đi mòn của du khách. Đó có thể là một đền thề cổ xưa, hoặc đền thờ bằng cây.

Rễ cây dường như đã được làm cho màu mỡ, và mặc dù đền thờ cổ xưa được tìm thấy trong truyền thống cũ Ấn Độ, ngôi đền thiếu những dấu hiệu của sự cúng thần hay cúng hiến ở nơi này.

“Nó rất sạch sẽ, trên thực tế, điều đó chỉ vào truyền thống Phật giáo của sự bất bạo động và không thờ cúng thần linh,” Coningham nói.

Nhóm khảo cổ tập trung nghiên cứu vào tuổi của ngôi đền từ than gỗ với kỹ thuật cacbon phóng xạ và phát quang kích thích (luminescence dating), một phương pháp mà tiết lộ thời gian phân hủy phóng xạ của các nguyên tố trong đất để lộ tuổi tác của nó khi còn ở bờ mặt.

Nhìn chung, Coningham lập luận, cuộc khai quật tại điểm này tiết lộ sự bắt đầu của sự trồng trọt khoảng 1000 trước Công nguyên, tiếp theo là sự phát triển một cộng đồng tu viện Phật giáo tương tự của thế kỷ thứ sáu trước Công nguyên.

Sự Uyên Thâm Thận Trọng

“Bằng chứng mới nhất từ cuộc nghiên cứu cho thấy hoạt động nghi lễ đã diễn ra trong nhiều thế kỷ trước ở các cấp độ thời vua A Dục và điều này thực sự có ý nghĩa và thú vị”, Young nói.

Julia Shaw, một giảng viên trong khảo cổ học Nam Á tại Đại học London, bảo rằng: “Những tuyên bố cho một lan can bằng gỗ xung quanh một ngôi đền cây có thể thuyết phục nhưng có thể vẫn còn tính chất suy đoán.”

Bà Shaw cảnh giác nên thận trọng về việc tuyên bố đền thờ Phật giáo lâu đời nhất.

Bà nói, “Sự thờ cúng cây cối, thường ở bàn thờ đơn giản, là một tính năng phổ biến của các tôn giáo cổ xưa ở xứ Ấn Độ, và sự trùng lắp giữa các nghi lễ Phật giáo và truyền thống từ trước, những gì mô tả về việc thờ phụng cây cối có thể khác biệt với sự thờ phượng của Đức Phật lịch sử”.

“Tuy nhiên, nó tiết lộ một số hiểu biết mới cho việc khảo cổ học về nghi lễ Ấn Độ nói chung”, bà ta cho biết thêm.

Coningham kêu gọi đây là cơ hội tốt để nghiên cứu đền thờ thiêng liêng này và đóng góp vào việc bảo tồn vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) quan trọng này, đặc biệt là do sự phổ biến ngày càng rộng rãi của một thánh địa hành hương lịch sử. Đến năm 2020, dự kiến có hơn bốn triệu người hành hương ​​sẽ đến thăm nơi này.

“Thật là hết sức bận rộn vào những thời điểm khảo xác, có những người cầu nguyện và thiền định, “Coningham nói. “Đó là một thách thức và thú vị, làm việc trên một môi trường tôn giáo sống động này.”

Translated from Oldest Buddhist Shrine Uncovered In Nepal May Push Back Buddha’s Birth Date
Excavations uncover a shrine dating to the sixth century B.C. by Dan Vergano of National Geographic

 

Dưới đây là chùm ảnh của National Geographic

Bản đồ vị trí khai quật cổ sử – Lumbini (Vườn Lâm Tỳ Ni – lãnh thổ Nepal)

Đền thờ Hoàng hậu Maya (Mahadevi temple), nơi đang khai quật cổ sử bên trong


Một vị sư đang hướng về đền thờ Hoàng hậu Maya (Mahadevi temple) cầu nguyện


Các vị sư đang cầu nguyện khi đoàn khảo cổ Anh đang khai quật cổ sử phía bên dưới


 

BÀI ĐỌC THÊM:

● Phân tích thêm về thời điểm Đức Phật đản sinh (National Geographic)

.● Phát hiện dấu tích Phật tổ sống ở thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên (BBC)

Categories: Tài Liệu Tham Khảo | Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.