Monthly Archives: December 2013

PHẠM QUANG ẢNH – HÙNG BINH HOÀNG SA

BienDong.Net

PHẠM QUANG ẢNH – HÙNG BINH HOÀNG SA

EmailInPDF.

BienDong.Net: Đảo Lý Sơn còn có tên là Cù lao Ré, người Bồ Đào Nha gọi là Pulo Catah, người Trung Quốc gọi là Ngoại La.

Từ xa xưa Cù lao Ré đã được coi là vị trí tiền tiêu của Đại Việt, nơi đây còn ắp đầy huyền sử và thực lục về một quân cảng nơi hội tụ những thủy quân nổi tiếng thời Chúa Nguyễn, Tây Sơn và triều Nguyễn.

Trong âm hưởng rì rào của biển là tiếng ốc u trườn trên ngọn sóng như tả như kể những câu chuyện bi hùng về các hùng binh của Hải đội Hoàng Sa, Bắc Hải triều Nguyễn. Những hùng binh đó mang một ý chí thép, một trái tim dũng cảm, vượt sóng to gió lớn ra quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa để thực thi nhiệm vụ giữ gìn chủ quyền hải đảo của đất nước.

Sách Đại Nam Thực Lục Chính Biên, đệ nhất kỉ, quyển 50 có chép: Tháng giêng năm Ất Hợi (tức năm 1815), sai bọn Phạm Quang Ảnh thuộc đội Hoàng Sa ra đảo Hoàng Sa xem xét đo đạc thuỷ trình mỗi năm khởi hành vào tháng hai âm lịch và về đến bờ vào tháng tám âm lịch.

Trong một lần ra khơi, gặp bão biển, Cai đội Phạm Quang Ảnh cùng hải đội đã không trở về. Thân xác của những hùng binh đó mãi mãi nằm trong biển cả, Cai đội Hoàng Sa Phạm Quang Ảnh đã viết nên sự tích thần kỳ bằng những sự kiện bi hùng như thế.

Theo các Bộ Chính sử triều Nguyễn, đội Hoàng Sa hoạt động liên tiếp từ thế kỷ 17 thời các chúa Nguyễn đến thời Tây Sơn, với những cai đội nổi tiếng như Phú Nhuận hầu Võ Văn Phú, Hội Nghĩa hầu Võ Văn Khiết. Sang thời nhà Nguyễn, ngay từ thời Gia Long đã cho thành lập các Hải đội Hoàng Sa, Bắc Hải và cử Phạm Quang Ảnh làm Cai đội Hoàng Sa tuyển chọn các binh phu đi Hoàng Sa và Bắc Hải (Trường Sa) làm nhiệm vụ tuần phòng trên biển, thu lượm sản vật, đo đạc hải trình, cắm mốc và dựng bia minh định chủ quyền đối với các quần đảo này.

Phạm Quang Ảnh sinh trưởng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, tại xã An Vĩnh thuộc Cù lao Ré, nay thuộc thôn Đông, xã An Bình, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Ôngđược bổ nhiệm chức Cai đội Hoàng Sa dưới triều Hoàng đế Gia Long (1802 – 1820).

Huyền sử như còn ngời lên về một Phạm Quang Ảnh có sức vóc cường tráng, giỏi nghề đi biển, ông đã từng chỉ huy Hải đội Hoàng Sa đánh tan giặc cướp biển trên Biển Đông, giữ vững chủ quyền lãnh thổ của đất nước.

Dưới thời vua Gia Long, Cai đội Phạm Quang Ảnh cùng bảy mươi suất lính và năm thuyền chiến được lệnh làm nhiệm vụ canh giữ vùng biển và đo đạc thuỷ trình, tìm kiếm, khai thác những sản vật quý để cung tiến triều đình.

Những người lính Hoàng Sa như Phạm Quang Ảnh được nhà vua gọi là những “hùng binh”. Họ đã vâng lệnh triều đình đi làm nhiệm vụ dẫu vẫn biết phía trước là biển cả thường trực nhiều hiểm họa …thập nhân khứ nhất nhân hoàn… có nghĩa là 10 người đi chỉ có một người trở về.

Những “hùng binh” đó trước khi lên đường, họ đã được tế sống. Thế nhưng cứ đều đặn hàng năm, theo lệnh vua, họ vẫn hiên ngang vượt lên sóng to gió lớn để thực thi những chuyến hải hành ngang dọc Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo sử sách truyền lại, tiếc thương những hùng binh đó, vua Gia Long thân chinh ra tận Lý Sơn làm lễ chiêu hồn. Tương truyền trong chuyến ra Lý Sơn có một thầy phù thủy, ông sai dân chúng lên núi Giếng Tiền lấy đất sét, nặn thành 25 hình người. Nặn xong, ông lập đàn cúng, gọi hồn về nhập tượng rồi mặc cho tượng áo dài khăn xếp, cũng trong quan ngoài quách và đem an táng theo nghi thức thông thường đối với một người đã mất.

Có lẽ, không nơi nào dọc đất nước lại có nhiều ngôi mộ gió như ở Lý Sơn. Tập tục này gắn liền với đội chiến binh Hoàng Sa. Vào thế kỷ 19, theo lệnh vua, những thủy binh nhận nhiệm vụ vượt biển đến đối mặt với những con sóng bạc đầu. Nhiều người ra đi, rất ít người trở về. Vậy nên mới có câu “Hoàng Sa trời biển mênh mông. Người đi thì có mà không thấy về”.

Tưởng nhớ những người lính hy sinh vì đất nước, những người đã để lại thân xác nơi biển cả, những người dân trên đảo Lý Sơn đã lập những ngôi mộ gió. Người ta tin rằng, khi làm lễ chiêu hồn, linh hồn người mất sẽ trở về nhập vào hình nhân để phù hộ cho những người kế tiếp ra bám biển.

Kế tiếp bên ngôi mộ của Cai đội Phạm Quang Ảnh là mộ của hai mươi tư hùng binh hải đội Hoàng Sa, tất cả gồm hai mươi lăm ngôi mộ gió, xếp thành một hàng dài. Trong thanh âm thâm viễn như vẫn hiện diện đâu đây về lễ xuất quân của thủy quân Hoàng Sa thủa ấy.

Sau khi mất, Cai đội Phạm Quang Ảnh được phong làm Thượng đẳng thần và được nhân dân An Vĩnh thờ cúng như Thành Hoàng. Tên của ông được đặt cho một hòn đảo trong nhóm Lưỡi Liềm thuộc quần đảo Hoàng Sa để ghi nhớ về sự kiện người anh hùng Phạm Quang Ảnh có công khẳng định chủ quyền lãnh thổ.

Trên những vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, không chỉ có Phạm Quang Ảnh mà còn đó máu xương của biết bao thế hệ người Việt đã đổ xuống, khắc ghi và gìn giữ các thành quả khai phá lãnh thổ, các giá trị tinh thần đời đời truyền lại cho thế hệ mai sau. Đó cũng chính là chứng cứ xác thực và sinh động nhất về chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Sự hi sinh của Phạm Quang Ảnh cùng những “hùng binh” Trường Sa cũng thật bi tráng. Thân thể ông và những con người ấy mãi mãi gửi lại nơi biển cả mênh mông, chỉ còn lại những ngôi mộ gió hiện diện với thời gian.

Sự khắc nghiệt của thiên nhiên không cản nổi bước chân những người con đất đảo. Đối với họ, tiếng sóng biển gào thét kia chỉ giống như những đứa con trùng khơi đang gọi về đất mẹ. Họ vẫn căng buồm ra khơi. Bởi ra khơi là trách nhiệm, là lẽ sống. Có lẽ những câu chuyện về đội hùng binh Hoàng Sa khiến họ vững tin trong sóng gió trong sự bao la của biển cả. Họ là những kiệt hiệt đã từng gánh vác sứ mệnh thiêng liêng khai phá Biển Đông của nước Việt từ thời nhà Nguyễn.

Tiếng gió Lý Sơn thật khác lạ, lúc như sự vỗ về an ủi của người mẹ, thì thầm bên những ngôi mộ, lúc lại dữ dội gào thét như đứa con lạc mẹ. Có lẽ vì vậy mà người ta gọi những ngôi mộ là “mộ gió” chứ không phải sương (của đêm), nắng (của ngày), bởi tiếng gió suốt ngày đêm sẽ ru mãi những âm linh, vỗ về giấc ngủ ngàn thu của những người con đất Việt.

Những khúc tráng ca bi hùng về Phạm Quang Ảnh và đội hùng binh giữ đảo như một lời thề nhắn gửi với thế hệ mai sau về bài ca dựng nước và giữ nước của cha ông. Những câu chuyện ấy đã, đang và sẽ khắc sâu vào tâm khảm các thế hệ người Việt Nam ở trong nước cũng như ngoài nước gìn giữ cho muôn đời sau một dòng bằng máu thắm: Hoàng Sa, Trường Sa mãi mãi là một phần lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam.

BDN

Advertisement
Categories: Biển Đông | Leave a comment

‘Cuộc chiến cuối cùng’ nhằm tẩy não hàng triệu người được phát động tại Trung Quốc

‘Cuộc chiến cuối cùng’ nhằm tẩy não hàng triệu người được phát động tại Trung Quốc

 Matthew Robertson, Epoch Times       December 29, 2013      Chế Độ Trung CộngNhân Quyền Cho Trung Quốc     No Comment

ZZZZZZZZZZZZXX13.12.29_Screen-Shot-2013-11-15
Từ vùng đồng bằng lạnh giá Phương Bắc, Hắc Long Giang, đến rộng khắp Tây Tạng, và trên toàn đại lục Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lại đang tiếp sinh lực cho một chiến dịch nhằm chuyển hoá bằng vũ lực tư tưởng của hàng triệu học viên của một môn tu luyện cổ truyền.

Mọi ngóc ngách của xã hội đang bị cuốn vào cuộc vận động này, theo như hàng tá những chỉ thị của Đảng được đăng trên những website của Đảng và chính phủ. Thậm chí những trụ sở giáo dục và y tế, như Trường Trung học Giang Môn và Bệnh viện Hữu nghị Bắc Kinh, cũng dự kiến tham gia.

“Đi vào các bản làng. Đi vào các hộ gia đình. Đi vào các trường học. Đi vào các tổ chức chính phủ. Đi vào các cơ sở kinh doanh. Đi vào những tế bào của Đảng trong nhân dân,” là khẩu hiệu được đăng trên website của một địa phương thuộc thành phố Trùng Khánh. “Thực hiện ‘Cuộc chiến cuối cùng 2013-2015 nhằm Tái giáo dục và Chuyển hóa’ là quyết định khoa học của Trung Ương Đảng dựa trên tình hình đấu tranh hiện nay,” một khẩu hiệu khác giải thích.

Pháp Luân Công (còn được biết là Pháp Luân Đại Pháp), môn tu tập Trung Hoa bị nhắm đến, đã bị bức hại tại Trung Quốc kể từ năm 1999. Giang Trạch Dân, nguyên lãnh đạo Đảng lúc đó, đã mở ra chiến dịch này, và đến cuối năm 2012 ông ta cùng những người dưới trướng vẫn không ngừng bức hại. Hiện nay, “Cuộc chiến Cuối cùng” từ năm 2013 đến 2015 này, là cuộc vận động có quy mô quốc gia đầu tiên để đàn áp Pháp Luân Công dưới sự cai trị của Tổng bí thư Đảng Tập Cận Bình.

Những nghi vấn chính trị

Các thành viên chủ chốt trong các sở an ninh, những người đã tuân hành nguyện vọng chính trị của nguyên lãnh đạo Đảng Giang Trạch Dân, đã bị cách chức trong năm nay. Cho rằng cuộc bức hại Pháp Luân Công  được chỉ thị và thi hành theo mục đích cá nhân của Giang, có người nghĩ rằng sau khi bộ sậu của ông ta không còn nắm quyền nữa, bức hại sẽ dần dần lắng xuống.

Những thống kê không đầy đủ từ Minghui.org, một website của Pháp Luân Công, thể hiện rõ sự suy giảm những vụ bắt bớ, giam cầm và tra tấn. Và hệ thống trại lao động trong một số khu vực ở Trung Quốc, nơi mà hơn một thập kỷ qua đã ngược đãi một số lượng lớn các học viên Pháp Luân Công, đã lặng lẽ đóng cửa trong năm nay.

Nhưng chiến dịch mới cho thấy trừ phi có quyết định chính thức chấm dứt bức hại từ Hội Ủy viên Bộ Chính Trị, cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng, đơn giản là cuộc bức hại vẫn tiếp tục, theo như Yiyang Xia, giám đốc cao cấp phòng Nghiên cứu và Chính sách tại Trung Quốc, thuộc Tổ chức Luật Nhân Quyền có trụ sở tại Washington D.C.

“Ngoại trừ cuộc Cách mạng Văn hóa, mà gần như đã hủy diệt Đảng Cộng sản, về cơ bản là không có phong trào chính trị nào giống như thế mà bị lật đổ,” ông nói.

Các nhóm lợi ích

Theo như những thống kê chính thức, ngân sách của Đảng Cộng sản cho an ninh quốc nội trong năm ngoái là hơn 120 tỷ đô la.

Các quan chức thi hành chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công sử dụng nguồn ngân sách này. “Có vài trăm nghìn quan chức an ninh mà phương kế sinh nhai và phúc lợi là có được từ cuộc bức hại này, vì thế họ rất mong có thêm những chiến dịch mới,” Yiyang Xia cho biết.

Ông cho biết thêm rằng 14 năm đã trôi qua kể từ ngày đầu tiên của cuộc bức hại, một nhóm lớn những kẻ trục lợi trong Đảng đã được hình thành, hăng hái tham gia, bởi vì nhờ thế mà họ có được quyền lực và tiền tài.

Liang Xiaojun, một luật sư nhân quyền tại Trung Quốc đã nhận bào chữa cho những học viên Pháp Luân Công, cho biết rằng có 3 lý do mà cuộc bức hại vẫn đang tiếp diễn: “Thứ nhất là xu thế: Có một cuộc bức hại vẫn đang xảy ra, và không ai nói gì để ngăn nó lại. Thứ hai, là một chế độ chuyên chế, Đảng cần tạo ra những đối thủ. Thứ ba là lợi ích: Những người đang làm công việc bức hại Pháp Luân Công có được lợi ích kinh tế.”

Pháp Luân Công là một môn tu luyện tinh thần dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Nó có 5 bài tập chậm rãi. Vào thời điểm thịnh hành ở những năm cuối thập niên 1990, theo như thống kê chính thức, có hơn 70 triệu người tập, nhiều hơn số lượng Đảng viên Đảng Cộng sản. Các học viên cho rằng có hơn 100 triệu người tham gia tập luyện.

Tẩy não

Phương thức chủ yếu mà các lực lượng an ninh và cảnh sát Trung Quốc sẽ sử dụng trong chiến dịch này được gọi là “giáo dục hợp pháp,” hay theo như tiếng bản địa, là tẩy não.

Nó bao gồm giam giữ và cách ly những môn đồ Pháp Luân Công, sau đó ép họ đọc hay xem những tuyên truyền của Đảng Cộng sản về môn tu tập này. Điều này đi cùng với tước đoạt giấc ngủ và bức hại thân thể, thỉnh thoảng rất nghiêm trọng – sốc bằng baton điện, những tư thế làm căng ép, và đốt cháy cơ thể thường xuyên được báo cáo.

Corinna-Barbara Francis, một nhà nghiên cứu về Trung Quốc tại Tổ chức Ân xá Quốc tế, đã lưu ý rằng các trại lao động là công cụ chủ yếu để thực hiện chiến dịch chuyển hóa cuối cùng các học viên Pháp Luân Công, từ năm 2010 đến 2012. Với sự giải thể một số trại lao động, “giả thuyết của tôi là họ sắp chuyển các học viên đến những lớp học này,” cô nói, dẫn chứng việc các trung tâm tẩy não được thành lập với số lượng lớn và không theo thể thức, bởi những quan chức Đảng tại địa phương.

Duihua, một nhóm nhân quyền có trụ sở tại San Francisco nghiên cứu về Trung Quốc, cho biết rằng những cơ sở này thậm chí còn vô nguyên tắc hơn những trại lao động và hoạt động bên ngoài tất cả luật pháp.

Bất hợp pháp

Cuộc chiến Cuối cùng là một chiến dịch chính thức được ban hành bởi Ban Công sảnh Đảng Cộng sản Trung Quốc, có thể là dựa trên một tài liệu được biên soạn bởi phòng 610, một tổ chức ngoài pháp luật của Đảng có nhiệm vụ dập tắt Pháp Luân Công, theo như Yiyang Xia, người nghiên cứu những phương thức hoạt động trong những chiến dịch của An ninh Đảng.

Nhưng dù cho nó là một chiến dịch chính thức, toàn bộ hoạt động trên thực tế là bất hợp pháp căn cứ theo luật pháp Trung Quốc, các luật sư cho biết.

“Một tài liệu như vậy là bằng chứng cho sự vi phạm nhân quyền,” Liang Xiaojun, một luật sư, cho biết. “Các quan chức chính phủ mà đã từng học một chút pháp luật nên biết rằng đưa ra những chỉ thị kiểu như thế là bất hợp pháp. Con người có tự do tín ngưỡng và tự do ngôn luận” theo như hiến pháp, ông nói.

Tang Jitian, một luật sư nhân quyền, cho biết “Tuyệt nhiên không thể bàn cãi gì về tính bất hợp pháp của nó.” Hiểu một cách chính xác là, những hoạt động của lực lượng an ninh nên được xem là “cưỡng chế mất tích, bắt cóc,” Tang nói.

Những địa phương bất cẩn

Các nhà phân tích đã nắm rõ những phương thức hoạt động của Đảng Cộng sản nói rằng những chỉ thị được đăng khắp nơi trên Internet ở những website của chính quyền địa phương thực ra không phải là điểm khởi nguồn.

“Tôi không liên quan đến những hoạt động này. Tôi chỉ có nhiệm vụ đăng thông tin lên trang Web”, theo phỏng vấn qua điện thoại một người điều hành website Thị trấn Kim Hạc, tỉnh Thiểm Tây. “Tài liệu được đưa xuống từ trung ương qua từng cấp từng cấp. Quốc vụ Viện khuyến khích cởi mở thông tin, nên bất kỳ thông tin nào của chính phủ mà không phải là thông tin mật thì tất cả đều được công bố trên website.”

Yiyang Xia lưu ý rằng không có chính quyền cấp tỉnh nào đưa thông tin lên website – chỉ có những phòng chính phủ ở cấp rất thấp, mà không hiểu rõ những điều luật, mới làm vậy, ông nói.

Tuy vậy, những người thực hiện chiến dịch này được chỉ thị là phải làm cho tốt. “Có những đánh giá nghiêm khắc về … chiến dịch [chống Pháp Luân Công] hàng năm,” theo như một thông báo tại quận Vân Dương, Trùng Khánh. “Nếu địa phương nào không tích cực tổ chức … các hoạt động [chống Pháp Luân Công] và không thể hoàn tất việc giáo dục và chuyển hóa các sinh viên, chính quyền sẽ nghiêm túc tìm ra người chịu trách nhiệm.”

Tao Decai, lãnh đạo những hoạt động chống Pháp Luân Công tại Trường Trung học Trung Sơn, ở Từ Châu, tỉnh Giang Tô, đã được tiếp cận qua điện thoại để nắm bắt tình hình của chiến dịch.

“Chúng tôi đã đưa những khảo sát cho các sinh viên đem về nhà,” ông nói, nghĩa là sinh viên phải kiểm tra xem có ai trong gia đình tu tập Pháp Luân Công hay không. Ông Tao không muốn trả lời những câu hỏi chi tiết hơn và kết thúc cuộc gọi.

Chỉ tiêu

Giống như bất kỳ cuộc vận động có quy mô quốc gia nào của một chính phủ cộng sản, chiến dịch này có rất nhiều chỉ tiêu.

Một thông báo từ văn phòng Đảng Cộng sản khu vực Đường Đối Nhân, tại Trùng Khánh, viết: “Hàng năm, hơn 20% các mục tiêu bất trị phải được đưa đến các lớp học giáo dục một lần. Tỷ lệ tái phạm phải giảm xuống hơn 3%.”

Quận Vân Dương nói rằng hơn 90% các khu vực lân cận cần phải có tỷ lệ chuyển hóa 90%.

Trấn Tân Đồn Tử tỉnh Tế Lâm, phía bắc Trung Quốc, đưa ra một mục tiêu tham vọng hơn nữa “Đến cuối năm 2015 chuyển hóa tất cả những môn đồ Pháp Luân Công chưa được chuyển hóa. Tiếp tục tuyên truyền vạch trần và chỉ trích Pháp Luân Công.”

‘Khôi hài’

Sự sốt sắng trong những nỗ lực của Đảng nhằm thay đổi tâm thức của một nhóm lớn những cá nhân ôn hòa, cùng với sự thất bại liên tiếp của chiến dịch nhằm thật sự đạt được mục đích của nó, là đề tài khó xử và đôi khi khôi hài cho các nhà quan sát.

Liang Xiaojun, luật sư Trung Quốc, nói rằng ông nghĩ là chiến dịch này “rất buồn cười.” “Đảng không thể nào đạt được mục tiêu chuyển hóa tất cả các học viên Pháp Luân Công,” ông nói.

“Họ đã cố gắng rất nhiều để loại trừ nhóm này, nhưng sau rất nhiều nỗ lực, hiệu quả không như họ muốn, và hiện nay nó đã trở thành một vấn đề quốc tế,” theo như Tang Jitian, một luật sư nhân quyền khác tại Trung Quốc. “Họ đã cố làm và thất bại, và giờ thì họ đang lâm vào khủng hoảng.”

Ông cho biết thêm: “Họ yêu cầu cao, và họ muốn người khác làm việc nhiệt tình và hăng hái, nên có những điểm rất buồn cười. Nhưng sử dụng bạo lực để thay đổi tư tưởng và quan niệm, trên thực tế là không thể được.”

Lu Chen báo cáo. Arial Tian và Frank Fang nghiên cứu

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Biển Đông chính là lý do khiến Trung Quốc mua Su-35

Biển Đông chính là lý do khiến Trung Quốc mua Su-35

TRANG CHỦ>TIN TỨC>THẾ GIỚI20:00 PM, 02-12-2013

(ĐSPL) – Việc mua máy bay chiến đấu tiên tiến Su-35 của Nga sẽ cung cấp cho Trung Quốc một “cây gậy lớn” để vung vẩy ở Biển Đông.

Máy bay chiến đấu đa năng Su-35 của Nga.

Xem xét việc mua Su- 35 qua góc độ nhu cầu chiến lược của Bắc Kinh, trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ gần đây với các nước láng giềng, người ta mới hiểu lý do vì sao mà Trung Quốc lại mong muốn có loại máy bay phản lực thế hệ 4++ hiện đại nhất thế giới này đến thế.

Có thể nói, Su-35 là máy bay chiến đấu phi tàng hình tốt nhất thế giới hiện nay. Mặc dù máy bay chiến đấu tàng hình đang thống trị các phòng thiết kế máy bay phương Tây, Trung Quốc vẫn ưu tiên mua máy bay chiến đấu “lạc hậu hơn” là Su-35. Đáng ngạc nhiên là ưu thế trong không chiến không phải là lợi thế hàng đầu của Su-35, mặc dù loại máy bay chiến đấu này có nhiều tính năng vượt trội hơn F-15 của Nhật Bản. Lợi thế của Su-35 không phải nằm trong tốc độ mà là khối lượng nhiên liệu lớn mà nó có thể mang theo. Giống như Su-27, Su- 35 được chế tạo để tuần tra không phận rất rộng lớn và có thể đối phó với các mối đe dọa cách xa các khu đô thị chính của Liên bang Nga. Không quân Trung Quốc (PLAAF) hiện cũng đang đối mặt với vấn đề tương tự.

Biển Đông là một vấn đề như vậy. Việc tuyên bố chủ quyền một khu vực rộng tới 2,25 triệu km2 đang đặt ra nhiều thách thức đối với Không quân Trung Quốc. Hiện thời, các máy bay chiến đấu của PLANAF xuất phát từ  đất liền chỉ có thể tiến hành tuần tra có giới hạn khu vực phía Nam Biển Đông do nhiên liệu hạn chế. Trung Quốc muốn sở hữu Su-35 để giúp thực thi các yêu sách lãnh thổ, ngăn chặn các bên tranh chấp trong khu vực và có thêm phương tiện hữu hiệu trong trường hợp xung đột leo thang.

Một cải tiến quan trọng của Su-35 so với Su-27/J-11B là mang thêm các thùng nhiên liệu phụ và khả năng tiếp nhiên liệu trên không. Với các thùng nhiên liệu phụ, Su-35 có bán kính hoạt động rộng hơn Su-27 tới 20%. Đó là chưa kể khả năng tiếp nhiên liệu trên không. Chương trình tiếp nhiên liệu của Trung Quốc còn sơ khai và không liên quan đến máy bay hải quân.

Su- 35 có lợi thế đáng kể so với Su-27, vốn chỉ có thể bay tới khu vực Reed Bank, lượn vài vòng rồi phải nhanh chóng quay về căn cứ. Với bán kính hoạt động lên tới 4.500 km (với hai thùng nhiên liệu phụ), Su-35 có thể hoạt động khắp Biển Đông và đánh chặn máy bay của Philippines bay trên khu vực. Không những thế, Su-35 còn hiện đại hơn, vượt trội hơn tất cả các loại máy bay chiến đấu của các nước láng giềng ven Biển Đông. Đó là chưa kể đến khả năng tấn công các tàu nổi của đối phương trên biển.

Với khả năng của Su-35, kết hợp với các lực lượng tên lửa đạn đạo cùng với các loại vũ khí chống tiếp cận khác, Trung Quốc sẽ có trong tay một con “át chủ bài” quan trọng ở Biển Đông. Su-35 cho phép Trung Quốc có khả năng thể hiện sức mạnh quân sự với hầu hết các quốc gia Đông Nam Á.

Với máy bay chiến đấu tầm xa Su-35, Trung Quốc có một phương tiện hữu hiệu để hạn chế việc các quốc gia khác xâm nhập khu vực Biển Đông. Su- 35 là một bước tiến quan trọng theo hướng này.

Với thùng chứa nhiên liệu lớn và khả năng tiếp nhiên liệu trên không, Su-35 có thể giúp Trung Quốc thực thi yêu sách chủ quyền bằng cách tiến hành tuần tra và đánh chặn một cách hiệu quả. Sự kết hợp giữa Su-35 với các loại máy bay chiến đấu tầm ngắn hơn và các loại tên lửa đất đối không, tên lửa đạn đạo và hành trình tầm xa…có thể cung cấp cho Trung Quốc một thế trận phòng thủ theo chiều sâu “tầng tầng, lớp lớp”.

Có thể nói, việc Trung Quốc mua máy bay chiến đấu đa năng tầm xa Su-35 là chủ yếu nhằm thực thi yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông. Với loại máy bay chiến đấu Su-35 thế hệ 4 ++ vượt trội hơn tất cả các loại máy bay chiến đấu mà các nước Đông Nam Á hiện có, Trung Quốc sẽ có một “cây gậy lớn” để vung vẩy ở Biển Đông.

Minh Đức (theo The Diplomat)

1

Categories: Biển Đông | Leave a comment

Con trai Bí thư Lê Thanh Hải lên chức

Cập nhật: 13:34 GMT – chủ nhật, 29 tháng 12, 2013
Lê Trương Hải HiếuÔng Hiếu cũng là một đại biểu của hội đồng nhân dân thành phố, cơ quan giám sát chính quyền

Lê Trương Hải Hiếu, con trai lớn của ông Lê Thanh Hải, bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, vừa lên chức phó chủ tịch một quận trung tâm tại thành phố mà cha ông đang là lãnh đạo cao nhất, báo chí trong nước đưa tin.

Theo đó, chiều thứ Năm ngày 26/12, Ủy ban nhân dân thành phố này đã công bố quyết định bổ nhiệm ông Hiếu làm phó chủ tịch Quận 1. Ông Hiếu được giao phụ trách mảng kinh tế, theo báo mạng Vietnamnet.

Trang mạng báo Thanh niên cũng có Bấmđăng tin này nhưng có vẻ sau đó đã được gỡ bỏ mà không rõ lý do.

Xuất thân cao cấp

Ông Hiếu được thăng chức lên làm phó chủ tịch Quận 1 từ vị trí bí thư phường Bến Thành.

Sinh năm 1981, hiện nay ông Hiếu chỉ mới 32 tuổi và xuất thân trong một gia đình quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cha ông là một trong 16 ủy viên Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam trong khi mẹ ông, bà Trương Thị Hiền, là hiệu trưởng Trường Cán bộ Thành phố.

Dì ruột của ông là bà Trương Mỹ Hoa, cựu phó chủ tịch nước.

Việc ông này trở thành phó bí thư Quận 1, một quận quan trọng hàng đầu của Thành phố Hồ Chí Minh, ở độ tuổi còn khá trẻ như thế có thể là bước chuẩn bị để cho ông thăng tiến về sau.

“Vấn đề là nếu một người tài năng bằng hoặc hơn nhưng không phải là con ông cháu cha thì có leo được đến vị trí đó không? Và chắc chắn là người tài hơn ngoài xã hội đầy.”

Tri Huynh viết trên Facebook BBC Việt ngữ

Người em trai kế tiếp của ông Hiếu là ông Lê Trương Hiền Hòa hiện là giám đốc một công ty kinh doanh bất động sản, trong khi người em út Lê Tấn Hùng hiện là chỉ huy trưởng Lực lượng Thanh niên xung phong.

Ngoài ông Lê Trương Hải Hiếu ra, con trai của một số đương kim và cựu ủy viên Bộ Chính trị khác đều có vị trí khá vững vàng trong bộ máy chính quyền khi tuổi đời còn rất trẻ.

Hồi năm 2011, ông Nguyễn Xuân Anh, con trai cả của ông Nguyễn Văn Chi, cựu trưởng Ban Kiểm tra Trung ương Đảng, trở thành phó chủ tịch Đà Nẵng khi chỉ mới 35 tuổi.

Trong khi đó, ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai đầu của đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, được bổ nhiệm làm thứ trưởng Bộ Xây dựng cũng khi mới 35 tuổi.

Ngoài ra, người em út của ông Nghị là Nguyễn Minh Triết hiện đang là cán bộ Đoàn thanh niên.

Tuy nhiên, trong khi các ông Nghị và Anh đều đã là ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng từ năm 2011 thì ông Hải Hiếu vẫn còn là Quận ủy viên.

Du học nước ngoài

Một điểm giống nhau giữa các ông Hải Hiếu, Thanh Nghị, Xuân Anh và Minh Triết là đều từng đi du học ở các nước phương Tây về.

Ông Hiếu từng được Thành phố Hồ Chí Minh tuyển chọn để cử đi học cao học Quản trị kinh doanh ở Mỹ theo chương trình đào tạo 300 thạc sỹ, tiến sỹ của Thành ủy bằng ngân sách Nhà nước, theo Vietnamnet.

Nguyễn Xuân AnhPhó chủ tịch Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cũng là con trai một cựu ủy viên Bộ Chính trị

Trước đó, ông Hiếu là sinh viên Trường Luật với chuyên môn là Luật Thương mại.

Ông đã có quá trình thăng tiến nhanh chóng kể từ khi đi học ở Mỹ về. Từ công tác đoàn ông trở thành bí thư phường Bến Thành, một phường trung tâm của Quận 1, rồi bây giờ là phó bí thư quận.

Theo Vietnamnet thì ông từng tham gia chiến dịch Mùa hè xanh, tức chiến dịch sinh viên tình nguyện về nông thôn giúp dân, ‘bốn năm liền với vai trò thủ lĩnh’.

Gần đây nhất, trên cương vị là đại biểu Hội đồng nhân dân, tức cơ quan lập pháp và giám sát của thành phố, ông Hiếu được cho là đã đề nghị cơ quan chức năng làm rõ việc lực lượng trật tự đô thị Quận Bình Thạnh có hành động bạo lực đối với một người bán hàng rong.

Vietnamnet nhận xét ông Hiếu là ‘cán bộ trẻ năng động với nhiều sáng kiến về cải cách thủ tục hành chính’.

Việc bổ nhiệm ông Hiếu làm phó bí thư Quận 1 đã nhận được rất nhiều ý kiến khác nhau trên trang Facebook của BBC Việt ngữ.

“Quan trọng là cái tài cái đức, con ai không quan trọng, làm gì và đất nước được gì mới là điều đáng quan tâm. Tôi đang trông chờ vào những lãnh đạo trẻ, có tâm có tầm có học thức,” một người có tên là Nguyễn Đức Thịnh viết.

Trong khi đó, Huy Nguyen viết: “Cho dù anh ta có năng lực thực sự thì vẫn sẽ bị cái mác con ông cháu cha.”

Một người khác có tên là Tri Huynh thì phản bác: “Vấn đề là nếu một người tài năng bằng hoặc hơn nhưng không phải là con ông cháu cha thì có leo được đến vị trí đó không? Và chắc chắn là người tài hơn ngoài xã hội đầy.”

Categories: Tin Trong Nước | Leave a comment

CIA theo dõi sát trận Hoàng Sa 1974

CIA theo dõi sát trận Hoàng Sa 1974

Vũ Quí Hạo Nhiên

Viết cho BBC từ Little Saigon, California

 

Cập nhật: 10:30 GMT – thứ hai, 30 tháng 12, 2013

Bốn mươi năm trước, Trung Quốc tấn công Hoàng Sa, đánh bật lực lượng hải quân Việt Nam Cộng Hòa đồn trú tại đó và chiếm đóng quần đảo này từ đó.

Trận hải chiến kéo dài chưa tới hai ngày dẫn đến việc Trung Quốc chiếm trọn quyền kiểm soát quần đảo này.

̣Điện tín của CIA cũng theo dõi phản ứng từ Bắc Việt khi đó

Bị ràng buộc bởi Hiệp định Paris, Hạm đội 7 Mỹ nằm ngoài khơi Thái Bình Dương không can thiệp một chút gì vào cuộc chiến này cả, nhưng điều đó không có nghĩa là Hoa Kỳ không quan tâm: Hồ sơ bạch hóa của CIA cho thấy họ theo dõi trận chiến và tường trình lên tổng thống Mỹ mỗi ngày.

Không phải tới năm 1973 Mỹ mới theo dõi tình hình Hoàng Sa.

Hầu hết những động thái trước đó của Trung Quốc liên quan đến quần đảo này đều được CIA ghi nhận, kể cả lời tuyên bố đường lưỡi bò 12 hải lý năm 1958.

Những thông tin này được tóm tắt trong bản Central Intelligence Bulletin (“CIB”), một bản tin tình báo hàng ngày của CIA nộp cho Tổng thống và các viên chức cao cấp.

Gia tăng hoạt động

Ngày 16 tháng 6 năm 1971, một bản CIB báo tin Bắc Kinh gia tăng hoạt động trong vùng quần đảo Hoàng Sa:

“Những đoàn công voa hải quân từ Yu-lin (Du Lâm) trên đảo Hải Nam hiện tới Hoàng Sa thường xuyên, nhất là Woody Island (đảo Phú Lâm), một trong những đảo lớn nhất trong nhóm. Bảo vệ đoàn tàu chủ yếu là tàu khu trục, là tàu chiến lớn nhất trong hạm đội Nam Hải của Trung Quốc.”

Bản CIB này cho biết Trung Quốc “đang xây một bến đậu, vét một con kênh, xây một cây cầu, và dựng nhiều tòa nhà mới trên đảo.”

Chiến hạm Nhật Tảo của VNCH đã tham gia bảo vệ Hoàng Sa

Bản CIB cũng khuyến cáo là trong tình trạng nhiều nước cùng tranh chủ quyền Hoàng Sa, những hoạt động xây cất này củng cố thêm đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc.

Hồ sơ CIA cũng nhận xét rằng Trung Quốc từ nhiều năm đã giữ một đài truyền thông và quan sát trên đảo Phú Lâm và ngư dân Trung Quốc dùng Hoàng Sa làm nơi trú ẩn và lấy tổ yến.

Tới tháng 1/1974, giao tranh xảy ra giữa Trung Quốc và Việt Nam Cộng Hòa tại Hoàng Sa.

Bản tin CIB đề ngày 18/1 (giờ Washington, tức 17/1 giờ Việt Nam) báo động là “Trung Quốc và Nam Việt Nam có thể đã giao tranh hôm 16/1 vì Trung Quốc chiếm đảo Robert Island (đảo Hữu Nhật).

Sài Gòn (ý nói CIA tại Sài Gòn) báo cáo là binh sĩ Nam Việt Nam bắn vào phía Trung Quốc khi những người này dựng lều và cắm cờ trên đảo. Phía Nam Việt Nam cũng cho rằng quân Trung Quốc đã đổ bộ xuống hai đảo nữa trong nhóm đảo Lưỡi Liềm (còn gọi là Nguyệt Thiềm).”

Bản tin CIB nhận xét rằng trước trận giao tranh này, vụ đụng độ duy nhất trước đó là năm 1959 khi phía VNCH bắt một số ngư dân Trung Quốc trong nhóm đảo Lưỡi Liềm và vài ngày sau thả họ ra.

Đến hôm sau, bản tin CIB ngày 19/1 báo tin “lực lượng Trung Quốc và Nam Việt Nam giao tranh trên một hòn đảo của Hoàng Sa, đươc cho biết là Duncan Island (đảo Quang Hòa). Bản tin này, với nhiều đoạn còn chưa được bạch hóa, đưa tin rằng có 74 thủy quân lục chiến Việt Nam đổ bộ lên đảo và “bị khoảng hai đại đội Trung Quốc bao vây.”

“Phía Nam Việt Nam báo tin có 3 thủy quân lục chiến bị giết và 2 bị thương, và hiện đã rút lực lượng ra khỏi đảo.”

Bản tin ngày 21/1, tóm tắt trận hải chiến, ghi nhận “quân đội Trung Quốc và Nam Việt Nam giao tranh hôm qua (tính ra là ngày 19/1) trong ngày thứ nhì, với phía Trung Quốc chiếm trọn phần kiểm soát quần đảo Hoàng Sa.”

Bản tin này, đi kèm một trang bản đồ Hoàng Sa, trích lời “phát ngôn viên Nam Việt Nam” cho biết:

“Một bức điện tín khác đề ngày 21/1 cho rằng Bắc Việt Nam ‘lúng túng’ trước trận chiến Hoàng Sa”

“Phía Trung Quốc sau khi không kích vào sáng hôm qua thì tiếp theo với cuộc đổ bộ vào các đảo Pattle, MOney, và Robert (Hoàng Sa, Quảng Ảnh, Hữu Nhật). Các lực lượng hải và không quân của Sài Gòn đã được lệnh rút ra khỏi vùng này, và phía Nam Việt Nam đã bỏ lại quân đội trên đảo. Trong số người bị bỏ lại là một sĩ quan liên lạc người Mỹ, thuộc văn phòng tùy viên quốc phòng (DAO).”

Một số tài liệu khác cho thấy viên sĩ quan này khi đó đã giải ngũ, và trở thành một nhân viên dân sự của DAO tên là Gerald Kosh, sau đó có viết báo cáo chi tiết về trận chiến nộp cho Bộ binh Hoa Kỳ.

“Cho tới gần đây,” bản tin viết tiếp, “phía Nam Việt Nam chỉ duy trì sự hiện diện trên đảo Hoàng Sa. Sự xuất hiện của binh sĩ Sài Gòn trên các đảo lân cận có thể đã kích thích cho hoạt động quân sự của Bắc Kinh.”

Tới ngày 29/1, bản tin CIB cho biết Trung Quốc bắt đầu trả tù binh, khởi đầu với Gerald Kosh và năm quân nhân VNCH bị thương, sẽ được chuyển cho Hồng thập tự tại biên giới Hong Kong ngày 31/1.

CIA cũng quan tâm đến một chi tiết do một sĩ quan Việt Nam nói với phóng viên Washington Post, cho rằng vài ngày trước trận hải chiến, VNCH quan sát tàu chiến Liên Xô đi qua vùng biển này.

Bài báo này khiến CIA phải kiểm chứng lại, và trả lời trong một bức điện gửi từ trung tâm điều hành Operation Center của CIA đến phòng Situation Room của Nhà Trắng.

Bức điện tín đề ngày 23/1 bác bỏ chi tiết này và viết, “Không một chiếc tàu chiến Xô-viết nào đến gần quần đảo Hoàng Sa từ sau tháng 11 năm ngoái, dù có một tàu tuần dương, một tàu khu trục, và ba tàu ngầm đi băng qua biển Nam Hải (biển Đông) trên đường đến Ấn Độ Dương.

Liên Xô lo Trung Quốc

Hải quân Xô-viết tỏ ra đặc biệt không quan tâm đến vụ Hoàng Sa: Tàu Xô Viết neo ở biển Nam Hải để thu thập tình báo vẫn theo dõi căn cứ hải quân Hoa Kỳ ở Subic Bay, Philippines, thay vì sự việc ở Hoàng Sa.”

Bản đồ Hoàng Sa của Hoa Kỳ ghi nhận hoạt động xây cất từ phía TQ

Trong khi CIA tường thuật là cả Việt Nam Cộng Hòa lẫn Trung Quốc đều khẳng định chủ quyền tại Hoàng Sa, thì một bức điện tín khác đề ngày 21/1 cho rằng Bắc Việt Nam “lúng túng” trước trận chiến này.

Bức điện tín trích báo chí Pháp cho hay “nguồn tin được phép nói” (authorized sources) của Hà Nội phát biểu rằng giữ gìn chủ quyền lãnh thổ là một “nghĩa vụ thiêng liêng” của mọi quốc gia, nhưng ngược lại cũng cho rằng “những tranh chấp nhiều khi phức tạp đối với lãnh thổ và ranh giới giữa hai nước láng giềng cần được xem xét kỹ lưỡng và thận trọng.”

Liên Xô, ngược lại, không ngại ngần dùng trận chiến này để bêu xấu Trung Quốc.

Bản tin CIB ngày 21/3/1974 cho rằng: “Bộ máy tuyên truyền của Moscow đã dùng sự kiện Hoàng Sa và việc Trung Quốc ủng hộ phiến quân ở Miến Điện để lợi dụng sự nghi ngại truyền thống của Nam và Đông Nam Á đối với Trung Quốc.”

Bản tin này cũng cho rằng “Moscow có thể cũng lo ngại rằng việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa là bằng chứng của một sự hiểu ngầm giữa Bắc Kinh và Washington về khu vực.”

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của nhà báo Vũ Quý Hạo Nhiên ở California, Hoa Kỳ. BBC sẽ tiếp tục đăng tải các bài về chủ đề hải chiến Trường Sa và tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.

Xem thêm: ‘BấmThái độ của Mỹ sau trận Hoàng Sa 1974‘, và ‘BấmHà Nội im lặng nhưng không đồng tình

Categories: Biển Đông | Leave a comment

Sức mạnh đội tàu Nhật đang huấn luyện chung với Việt Nam

QUÂN SỰ

21:39 NGÀY 20/10/2013

Sức mạnh đội tàu Nhật đang huấn luyện chung với Việt Nam

Là những tàu huấn luyện và hộ tống nhưng 3 chiếc tàu của Nhật Bản đang thăm Đà Nẵng được trang bị đầy đủ thiết bị và vũ khí hạng nặng.

Phóng to
Trong 3 tàu  chuyến thăm Đà Nẵng lần này, tàu JDS Isoyuki (DD-127) thuộc lớp tàu khu trục đa năng thế hệ 3 Hatsuyuki của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản. Tàu được đóng từ những năm 1980, có lượng giãn nước toàn tải 4.000 tấn, dài 130 m, rộng 13,6m, thủy thủ đoàn 200 người.
Isoyuki được trang bị hệ thống vũ khí khá mạnh để thực hiện các nhiệm vụ chống tàu mặt nước, phòng không, chống ngầm tầm gần – tầm trung. Tàu được trang bị 2 bệ phóng tên lửa hành trình chống tàu cận âm RGM-84 Harpoon có tầm bắn 130 km, cùng với pháo hạm 76 mm.
Isoyuki được trang bị bệ phóng rocket săn ngầm RUR-5 ARSOC có tầm bắn 19 km (lắp ngư lôi hạng nhẹ Mark 46 hoặc đầu thuốc nổ mạnh). Ngoài ra, tàu còn có bệ phóng ngư lôi 324 mm.
Ngoài tàu khu trục JDS Isoyuki (DD-127) trong chuyến thăm Đà Nẵng lần này còn có tàu huấn luyện Shirayuki (TV-3517) vốn cũng là tàu khu trục lớp Hatsuyuki cùng loại Isoyuki nhưng đã được hoán cải thành tàu huấn luyện từ năm 2011. Cấu hình vũ khí của nó dường như vẫn được giữ nguyên, phục vụ tốt hoạt động huấn luyện, thậm chí khi cần có thể chiến đấu.
Tiếp theo là tàu huấn luyện JDS Kashima (TV-3508), đây là “soái hạm” của Hạm đội tàu huấn luyện Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản. Tàu có lượng giãn nước 4.050 tấn, dài 143 m, thủy thủ đoàn 370 người. JDS Kashima trang bị hỏa lực nhẹ gồm pháo hải quân bắn nhanh Otobreda 76 mm và 2 bệ phóng ngư lôi 324 mm.
Đoàn tàu của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản thực hiện chuyến thăm Đà Nẵng lần này do Chuẩn Đô đốc Kitagawa Fumiyuki làm Trưởng đoàn cùng 750 sĩ quan và thủy thủ.
Sáng 20/10, đoàn đã có buổi giao hữu thể thao với UBND TP. Đà Nẵng. Tại buổi tiếp đoàn, thay mặt Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Thiếu tướng Nguyễn Quy Nhơn, Phó tư lệnh Quân khu 5 nhấn mạnh, chuyến thăm của đoàn lần này góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước nói chung và quân đội hai nước nói riêng.
Chuẩn Đô đốc Fumiyuki Kitagawa đã cảm ơn sự đón tiếp trọng thị của Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và mong muốn tăng cường mối quan hệ giữa quân đội hai nước, nhất là trong lĩnh vực Hải quân. Ngày 21/10 trước khi rời Đà Nẵng, đoàn tàu Lực lượng Tự vệ biển Nhật Bản sẽ có một buổi huấn luyện chung trên biển với Hải quân Việt Nam. Trong ảnh: Tàu Isoyuki.
Chuẩn Đô đốc Fumiyuki Kitagawa đã cảm ơn sự đón tiếp trọng thị của Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và mong muốn tăng cường mối quan hệ giữa quân đội hai nước, nhất là trong lĩnh vực Hải quân. Ngày 21/10 trước khi rời Đà Nẵng, đoàn tàu Lực lượng Tự vệ biển Nhật Bản sẽ có một buổi huấn luyện chung trên biển với Hải quân Việt Nam. Trong ảnh: Tàu Isoyuki.
Categories: Biển Đông | Leave a comment

Để giữ vững chủ quyền phải đoàn kết dân tộc, tự lực cánh sinh”

Để giữ vững chủ quyền phải đoàn kết dân

tộc, tự lực cánh sinh”

HỒNG THỦY25/12/13 07:47

(GDVN) – Đoàn kết dân tộc là nguồn sức mạnh vô địch để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù khó khăn nguy hiểm đến đâu.

Tiếp theo bài 6 Thừa cơ thôn tính Hoàng Sa không có giá trị pháp lý cho yêu sách của TQ trong loạt bài “Hoàng Sa mãi mãi là lãnh thổ của Việt Nam” do Tiến sĩ Trần Công Trục gửi tới độc giả báo Điện tử Giáo dục Việt Nam dịp 40 năm Trung Quốc (TQ) thôn tính toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.

Lịch sử đã chứng minh, nước mất thì nhà tan, chủ quyền lãnh thổ thường bị ngoại bang xâm phạm khi khối đoàn kết dân tộc bị suy giảm, khi mà trên dưới không đồng lòng, khi có sự tranh giành lợi ích, địa vị… giữa các cá nhân và nhóm lợi ích, khi có sự phân biệt chia rẽ trong nội bộ của một quốc gia, giữa các quốc gia, khu vực và quốc tế vì những tính toán vụ lợi…Đoàn kết dân tộc là nguồn sức mạnh vô địch để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù khó khăn nguy hiểm đến đâu.

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.
Sau năm 1954, do bối cảnh lịch sử Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành 2 miền Nam, Bắc theo hiệp đinh Geneva, chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH) ở miền Nam tiếp nhận sự bàn giao của Pháp, tiếp tục thực thi chủ quyền đầy đủ và liên tục đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam thông qua việc cắt quân đồn trú, thị sát, quản lý, thành lập đơn vị hành chính.
Cả 3 lần Trung Quốc (TQ) đem quân thôn tính Hoàng Sa (1909, 1956 và 1974) đều là thời điểm Việt Nam đang phải đối mặt với chiến tranh, địch họa. Năm 1974, lợi dụng cuộc kháng chiến thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam đang vào thời kỳ nước rút, TQ đem quân thôn tính nốt nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, chính thể VNCH đã kiên quyết bảo vệ chủ quyền, những người con Việt Nam tham gia trận hải chiến không cân sức này đã chiến đấu và ngã xuống để bảo vệ chủ quyền lãnh hải thiêng liêng của dân tộc Việt.

Trong bối cảnh lịch sử thời đó, có thể lập trường chính trị 2 miền khác nhau, nhưng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định, “nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”, việc những người lính miền Nam chiến đấu, ngã xuống là nhằm kiên quyết bảo vệ chủ quyền của người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam ở Hoàng Sa. Đó là hành động đại diện cho Nhà nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong việc thực thi và bảo vệ chủ quyền mà chúng ta không thể xem nhẹ.

Về mặt pháp lý, họ là một chủ thể trong quan hệ quốc tế được thừa nhận bởi hiệp định Geneva. Những tuyên bố của chính quyền VNCH bảo vệ chủ quyền ở Hoàng Sa, những người lính miền Nam chiến đấu ở Hoàng Sa ngã xuống phải được ghi nhận, đó là bằng chứng của quá trình Nhà nước Việt Nam thực thi chủ quyền liên tục đối với quần đảo này trong suốt chiều dài lịch sử.

Sơ đồ tác chiến của Hải quân VNCH trong hải chiến Hoàng Sa 1974

 

Sắp tới năm 2014 là tròn 40 năm ngày Hoàng Sa bị TQ thôn tính bất hợp pháp, chúng ta cần phải nhận thức đúng đắn vai trò và sự hy sinh của những người lính miền Nam bảo vệ Hoàng Sa, về mặt pháp lý đó là bằng chứng Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ đã thực thi chủ quyền một cách hòa bình và liên tục và đầy đủ đối với quần đảo này. Chúng ta tri ân các liệt sĩ anh dũng hy sinh để bảo vệ quần đảo Trường Sa năm 1988 thì cũng không thể quên rằng, năm 1974 những người con đất Việt của chúng ta đã ngã xuống để bảo vệ quần đảo Hoàng Sa trước họng súng của TQ.

Đó là thực tế không ai phủ nhận được. Chúng ta phải quan tâm và vinh danh những người lính đã ngã xuống để bảo vệ Hoàng Sa bởi họ là những người Việt Nam, đại diện cho Việt Nam để gìn giữ chủ quyền. Chúng ta không được quên điều đó, đó mới chính là truyền thống uống nước nhớ nguồn, tri ân các thế hệ cha anh của người Việt, đó cũng mới là cách thiết thực nhất để củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, đấu tranh đòi lại chủ quyền Hoàng Sa và bảo vệ chủ quyền Trường Sa trong bối cảnh hiện nay.

Nếu chúng ta không quan tâm đầy đủ và đúng mực đối với vấn đề Hoàng Sa 1974 và vai trò đại diện cho Việt Nam thực thi, bảo vệ chủ quyền quần đảo này của những người lính miền Nam, chúng ta sẽ mất đi một nguồn sức mạnh vô cùng to lớn và quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ mà hiện nay ta đang rất cần. Về pháp lý, đó chính là bằng chứng sống động của việc thực thi chủ quyền hòa bình, liên tục của Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, có sức nặng rất lớn trong công tác đấu tranh ngoại giao và pháp lý bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, đồng thời bác bỏ các yêu sách vô lý và thủ đoạn chia rẽ nội bộ ta trong vấn đề Biển Đông từ phía đối phương chỉ vì những khác biệt về mặt nhận thức.

Hiện nay, hơn bao giờ hết phải tạo được sự đồng thuận và đoàn kết nội khối để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ. Công luận khu vực và quốc tế cũng chỉ có thể ủng hộ chúng ta trong tiến trình đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông khi chính người Việt Nam phải đoàn kết, thống nhất và có ý thức cùng nhau đấu tranh, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ.

Những người con Đất Việt anh dũng ngã xuống trước họng súng TQ để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quần đảo Hoàng Sa của dân tộc Việt Nam.

 

Nhìn qua TQ, mặc dù những yêu sách họ đưa ra ở Biển Đông là cực kỳ vô lý và không có bất cứ cơ sở pháp lý nào, nhưng họ lại rất thống nhất, bài bản và hệ thống trong việc thực hiện âm mưu hiện thực hóa đường lưỡi bò, biến Biển Đông thành ao nhà. Gần đây nhất, Bộ Chính trị đảng Cộng sản TQ họp bàn vấn đề phát triển TQ thành cường quốc về biển, trong đó có nêu phương châm chỉ đạo hết sức vô lý và không thể chấp nhận ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, đó là “chủ quyền thuộc TQ, gác tranh chấp cùng khai thác.”
Động thái này rõ ràng nhằm tạo ra sự thống nhất về mặt quan điểm, tư tưởng về cái gọi là “lợi ích cốt lõi quốc gia” và họ bắt đầu triển khai. TQ ở thế phi nghĩa mà còn thống nhất cao độ từ trên xuống dưới như vậy thì đó là một điều chúng ta cần đặc biệt lưu ý và soi lại mình.
Dân tộc Việt Nam có một truyền thống yêu nước nồng nàn và đã được minh chứng qua các thời kỳ lịch sử. Người Việt Nam đều quan tâm, băn khoăn, trăn trở đến toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của đất nước, thậm chí có thể thể hiện lòng yêu nước của mình bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên chúng ta vẫn đang tồn tại những nhận thức, quan điểm trái ngược nhau trong cách thức bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh hải, làm thế nào để thống nhất chủ trương bảo vệ chủ quyền một cách nhất quán, rõ ràng, công khai, minh bạch, đúng luật và củng cố khối đại đoàn kết của toàn dân tộc, tập hợp được rất nhiều tầng lớp khác nhau, đặc biệt là công tác tham mưu nghiên cứu. Do đó chúng ta cần nỗ lực thống nhất từ trên xuống dưới, xây dựng và củng cố đội ngũ các nhà nghiên cứu, tham mưu và hoạch định chính sách tâm huyết, bản lĩnh và có trình độ cao.
Trong bối cảnh tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nhiều nhân tố khó lường như hiện nay, TQ liên tục đưa ra các phép thử thăm dò thái độ của các bên liên quan và tiếp tục lấn tới trong việc khẳng định yêu sách phi lý của họ với đường lưỡi bò ở Biển Đông, trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 còn cho chúng ta một bài học đắt giá: Muốn bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thì không thể dựa hoàn toàn vào bên ngoài, theo phe này hay phe kia mà phải tự lực cánh sinh, kết hợp với  việc vận dụng tối đa xu thế quốc tế và khu vực, quan hệ đối ngoại để thực hiện mục tiêu này.
Chính ông Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống VNCH năm 1974 đã nhận định rằng TQ sẽ đánh Trường Sa, thôn tính bằng vũ lực giống như những gì họ đã làm ở Hoàng Sa có sự tiếp tay hoặc làm ngơ của Mỹ. Và thực tế lịch sử đã chứng minh, các nước lớn bao giờ cũng tính đến lợi ích của họ đầu tiên và trên hết trong các vấn đề quốc tế. Họ sẵn sàng đổi chác trên lưng của các nước liên quan trực tiếp để bảo vệ lợi ích chiến lược của họ. Hạm đội 7 của Mỹ hoàn toàn có thể can thiệp khi TQ đem quân đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974 khi VNCH là đồng minh của Mỹ, nhưng Washington đã không làm như vậy. Người Mỹ và người TQ đã đổi chác trên lưng dân tộc Việt Nam. Bài học này chúng ta không bao giờ được phép quên.
Tự lực tự cường chính là truyền thống là ý chí và nhân phẩm của người Việt Nam đươc hun đúc bằng máu xương và mồ hôi nước mắt của biết bao thế hệ. Cho đến ngày nay truyền thống, nhân cách đó vẫn không bao giờ phai nhòa, vẫn luôn luôn được duy trì và phát huy! Nó được thể hiên trong đường lối chủ trương của hiện nay của Nhà nước Việt Nam thông qua các văn bản, tuyên bố chính thức.
Tuy nhiên, nhấn mạnh điều đó không có nghĩa là VN muốn cô lập, xem nhẹ sự giúp đỡ ủng hộ của bạn bè quốc tế. Hai cuộc kháng chiến dành độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc của chúng ta là một minh chứng hùng hồn, dựa vào sức mình là chính và tranh thủ tối đa sự ủng hộ cũng như các xu thế có lợi từ bên ngoài.
Việt Nam đánh giá cao sức mạnh đoàn kết quốc tế và khu vực, nhất là trong tình hình quốc tế hiện nay, Việt Nam luôn luôn tôn trong vai trò vị trí của các cường quốc trong thế cân bằng chiến lược quốc tế hiện tại. Điều này được thể hiện rất rõ trong bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn an ninh Shangri-la năm qua ở Singapore.
Đồng thời Việt Nam cũng không chủ trương ngả theo một cường quốc nào, không lợi dụng nước này, phe nhóm này để chống lại nước khác, không liên minh quân sự, chinh tri… Bởi vì bài học phải trả giá bằng máu xương qua lịch sử nhân loại cho thấy, nếu hoàn toàn trong cậy, ỷ lại một cường quốc nào đó thì mất nhiều hơn là được! Bất kỳ một ai trong quan hệ quốc tế, trước hết họ đều vì lợi ích của chính họ, họ sẵn sàng hy sinh lợi ích nhỏ để lấy lợi ích lớn hơn, thất thủ Hoàng Sa là một bài học.
Categories: Biển Đông | Leave a comment

Ký ức của lính Hoàng Sa: “Cuộc chiến 1974 ác liệt lắm”

 

Ký ức của lính Hoàng Sa: “Cuộc chiến 1974 ác liệt lắm”

MINH KIỆT26/12/13 13:37

(GDVN) – “Dù chúng tôi không thể giữ được mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc nhưng cũng luôn đau đáu nghĩ về nơi ấy. Đó là nơi chủ quyền của ông cha ta đã chịu nhiều hi sinh mất mát để bảo vệ.”

Chúng tôi tìm về Tiền Giang gặp lại nhân chứng sống trực tiếp tham gia trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19/1/1974 chống lại quân Trung Quốc tấn công, thôn tính quần đảo thiêng liêng của người Việt. Qua những câu chuyện cho chúng ta thấy được phần nào mức độ ác liệt của trận chiến, tình cảm thiêng liêng đối với Tổ Quốc của những người con Đất Việt đã cầm súng bảo vệ Hoàng Sa.

 

Ông Đoàn Văn Nghiệp 62 tuổi, ở xã Thới Sơn, TP.Mỹ Tho, Tiền Giang là thủy thủ tàu HQ16, một trong 15 người đổ bộ chốt giữ đảo Quang Ảnh trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974.

Cuộc chiến xảy ra ác liệt lắm…

Ông Đoàn Văn Nghiệp 62 tuổi, ở xã Thới Sơn, TP.Mỹ Tho, Tiền Giang là thủy thủ tàu HQ16, một trong 15 người đổ bộ chốt giữ đảo Quang Ảnh trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974 nhớ lại: “Sáng ngày 19/1/1974, chúng tôi nhận lệnh đổ bộ lên bờ để bảo vệ đảo, anh em rất tự hào tiến lên. Lúc đấy, Trung úy Lâm Chí Liêm làm trưởng toán mang theo 2 súng M79, 3 súng M16, một máy thông tin liên lạc và một số súng đạn khác cùng một ít lượng thực. Chúng tôi tiến lên đảo để chiếm đóng và tổ chức phòng thủ tại đây”.

Ông Nghiệp nhớ lại: “Lúc đó, chúng tôi lên được đảo và thiết lập hệ thống phòng thủ chờ lệnh tiếp theo từ phía chỉ huy. Không ai nghĩ rằng sẽ xảy ra một trận thủy chiến với tàu Trung Quốc. Bởi trước đó, hai bên chỉ “khẩu chiến” với nhau”.

Theo ông, tàu VNCH liên tục phát tín hiệu yêu cầu tàu Trung Quốc di chuyển ra khỏi khu vực chủ quyền của Việt Nam. Nhưng phía họ cũng phản ứng lại tương tự. Đôi bên giằng co “khẩu chiến”, đến trưa cùng ngày, phía VNCH nhận thấy Trung Quốc có dấu hiệu dùng vũ lực tấn công, nên đã chủ động đánh đòn phủ đầu.

“Đến khoảng trưa ngày 19/1/1974, hai bên bắt đầu nổ súng. Tàu VNCH bắn chìm tàu chiến 274 của Trung Quốc trước. Sau đó, đối phương cũng đã kịp phản ứng và bắt đầu khai hỏa tấn công ngược lại. Khi ấy, tôi đứng trên đảo quan sát diễn biến trận đánh và bắt đầu lo lắng” – ông bồi hồi nói, Trung Quốc huy động lực lượng quá đông và mạnh.

Ông Nghiệp nhớ lại: “Năm đó, lực lượng của VNCH gồm 4 tàu chiến: 2 tuần dương hạm là HQ16 (Lý Thường Kiệt), HQ5 (Trần Bình Trọng) và 2 tàu HQ4 (Trần Khánh Dư), HQ10 (Nhật Tảo). Còn phía Trung Quốc, lúc đấy có 6 tàu và lực lượng tiếp ứng của đối phương cũng nhiều hơn”.

Trưa hôm đó, tàu HQ10 đã hạ tàu 396 của Trung Quốc khiến tàu này ủi vào bờ và mất khả năng chiến đấu. Tuy nhiên, HQ10 cũng bị tổn thất nặng nề, bị hỏa lực của 2 tàu chiến Trung Quốc bắn trúng đài chỉ huy và hầm máy khiến tàu bốc cháy dữ dội và bắt đầu chìm, quân số trên tàu tổn thất nghiêm trọng, chỉ còn lại 22 người kịp thoát khỏi tàu.

Riêng HQ4 cũng bị trúng đạn tại đài chỉ huy và chạy về phía bắc của đảo để bảo vệ an toàn. Còn chiếc HQ5 vẫn bám sát tàu chiến 271 của địch. Tuy nhiên, do chiếc 389 của Trung Quốc hỗ trợ, hỏa lực hai tàu địch dồn vào HQ5 buộc tàu phải rút lui để đảm bảo an toàn.

Chỉ còn lại chiến hạm HQ16 nhưng cũng bị đạn Trung Quốc bắn trúng, làm mất điện và nước tràn vào khoang làm tàu bị nghiêng, buộc phải di chuyển ra xa vùng chiến sự để bảo toàn lực lượng.

“Sau gần 2h nổ súng, lực lượng phía VNCH tổn thất nặng, HQ10 bị chìm không thể rút về, còn HQ4 và HQ5 lần lượt rút về Đà Nẵng. Riêng HQ16 vẫn còn muốn quay lại đón chúng tôi về cùng, tuy nhiên sau đó được lệnh từ ban chỉ huy, tàu cũng phải cơ động về, không quay lại rước.”- ông nhớ lại.

Ngồi kể lại cho chúng tôi nghe trận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa cách đây gần 40 năm như cứ tưởng ông vừa mới trở về từ đấy.

Ngoài những hình ảnh trận đánh năm xưa, ông vẫn còn nhớ như in, nhớ từng chi tiết cụ thể thì ký ức đứng trước ranh giới sự sống và cái chết cũng khiến ông không thể nào quên được.

Giành giật sự sống với tử thần

Sau trận chiến đó, toàn bộ tàu của VNCH rút về đất liền, phía Trung Quốc cũng đưa thêm tàu và máy bay ra tiếp viện, chuẩn bị tấn công vào các đảo đang có người của VNCH đóng giữ.

Cuộc chiến xảy ra ác liệt lắm…

 

Trước tình thế nguy cấp đó, ông và 14 người trên đảo Quang Ảnh có một đêm mất ngủ vì lo lắng. Ông kể: “Sau trận chiến, chúng tôi nhận được điện đàm cho biết tàu không thể trở ra cứu hộ được, anh em toàn quyền quyết định hành động. Lúc đó, anh em cũng đã hiểu rõ tình thế. Buộc lòng chúng tôi phải bàn tính kế tiếp theo”.

Tối 19/1, mọi người rất căng thẳng và lo lắng, nếu ngày mai phía Trung Quốc quay lại công kích, chắc chắn sẽ chết bì không thể chống lại được những làn đạn pháo dồn dập của địch.

Đúng như dự đoán, sáng ngày 20/1/1974, ở đảo phía đối diện, Trung Quốc đã công kích và bắt toàn bộ quân số của VNCH trên đảo đó.

Ông Nghiệp nhớ lại thời khắc quyết định: “Trước tình thế nguy cấp đó, anh em chúng tôi đã bàn tính kế hoạch và thống nhất ý kiến rút quân tìm đường về đất liền để đảm bảo an toàn. Thế là chúng tôi sử dụng bè để rời đảo vào lúc 11h trưa cùng ngày, dù còn một chút hi vọng mong manh cũng phải đi”.

 

“Suốt 10 ngày trôi lênh đênh trên biển, chúng tôi chỉ uống nước cầm cự mạng sống. Anh em thống nhất tuân thủ quy định, mỗi người chỉ uống một muỗng nước, ngày uống 3 muỗng. Không ai được uống nhiều vì sợ không đủ nước cầm cự đến khi gặp được thuyền cứu hộ”.
Ông Đoàn Văn Nghiệp, thời trẻ, thủy thủ tàu HQ16, một trong 15 người đổ bộ chốt giữ đảo Quang Ảnh trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974.

 

Dù đã tiết kiệm nhưng đến ngày thứ 6, đoàn đội cũng hết nước ngọt để uống. Lúc này, mỗi người phải uống nước tiểu của mình mà sống. Có anh bị sảng đến nỗi nhảy xuống biển và nói: “Các anh ở đây, tôi đi lấy nước ngọt về cho mọi người uống”.

Ông cũng kể lại rằng, trước khi xuống bè đi đã quy định rõ, nếu ai chết trước thì không thể mang xác về được, mà sẽ bỏ lại biển khơi. Bởi nếu để xác lại thì mùi hôi thối sẽ khiến những người còn lại không chịu được. Tất cả thống nhất và một lòng hi vọng trở về đất liền để gặp lại gia đình, vợ con. Đứng trước ranh giới giữa sự sống và cái chết, con người mới bộc lộ hết được những phẫm chất, ý chí đáng quý của mình.

Đến ngày thứ 10, ông và các đồng đội may mắn được một tàu cá cứu và đưa về căn cứ Hải đội 2 ở Quy Nhơn. Toàn đội nhanh chóng được đưa đến bệnh viện quân y Quy Nhơn cấp cứu. Nhưng trước đó, một người đã chết khi vừa gặp tàu cá.

Mãi đến ngày hôm nay, ông vẫn không thể quên được những ký ức đó. Mỗi lần nhớ lại, ông đều rơm rớm nước mắt. Có lẽ, đó là những ký ức mà ít ai trải qua. Một cuộc đời nếm trải cái ranh giới sự sống và cái chết, chứng kiến những hi sinh mất mát của đồng đội. Ông khóc vì tiếc thương cho đồng đội đã ngã xuống vì biển đảo, khóc vì những chuỗi ngày đối diện với cái chết nhưng đồng đội không bỏ nhau, vẫn đoàn kết chia sẽ từng giọt nước.

Lâu lâu, ông lại lấy tời giấy đặc cách thăng cấp quân hàm ra xem và chỉ tên từng đồng đội. Ông cũng đánh dấu vào đấy tên những người đã cùng mình vượt qua cái chết sau 10 ngày trên biển. “Từ ngày hòa bình đến nay, chúng tôi mất liên lạc và không còn gặp nhau nữa. Nếu ngày đó, không có anh Nguyễn Ngọc Cẩn (quê Kiên Giang) thì toàn đội không dám lên bè đi về. Vì anh ấy giỏi thiên văn và có kinh nghiệm đi biển” – ông thở dài nhớ lại.

Rồi ông khẳng định: “Cuộc chiến đã lùi xa gần 40 năm nhưng ký ức vẫn còn đó như mới ngày hôm qua, dù chúng tôi không thể giữ được mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc nhưng cũng luôn đau đáu nghĩ về nơi ấy. Đó là nơi chủ quyền của ông cha ta, đã chịu nhiều hi sinh mất mát để bảo vệ. Vì vậy, mong thế hệ trẻ sau này cần phát huy tinh thần của thế hệ trước, đòi lại chủ quyền và bảo vệ mảnh đất của mình…”.

Categories: Biển Đông | Leave a comment

Lật mặt” thực phẩm bẩn Trung Quốc trà trộn thành đặc sản Việt

Sống khỏeAn toàn thực phẩmThể dụcPhòng và chữa bệnhCây thuốc Vị thuốc

“Lật mặt” thực phẩm bẩn Trung

Quốc trà trộn thành đặc sản Việt

theo VEF | 28/12/2013 12:22Chia sẻ:

(Soha.vn) – Người tiêu dùng nên tỉnh táo khi lựa chọn thực phẩm vì hiện nay có rất nhiều thực phẩm bẩn, độc hại của Trung Quốc được nhập về đội lốt thành hàng Việt.

Nhiều vụ thực phẩm Trung Quốc bẩn, độc được phát hiện khiến người tiêu dùng rủ nhau tẩy chay hàng Tàu. Tuy nhiên, các gian thương vẫn qua mặt người mua hàng bằng chiêu thức gắn mác Việt cho hàng Tàu một cách hết sức tinh vi.

Lừa người tiêu dùng Việt

Trong năm qua, trên thị trường dội lên vấn nạn thực phẩm Trung Quốc đội lốt hàng Việt để đánh lừa người tiêu dùng. Hàng Trung Quốc tràn ngập thị trường, lấn át hàng Việt, từ cá thịt đến rau quả, gừng tỏi…

Đầu năm nay, người tiêu dùng hoang mang trước thông tin cá tầm vẫn được người bán, nhà hàng quảng cáo là cá tầm Tam Đảo đa phần là cá nhập từ Trung Quốc, giá bán chỉ bằng 2/3 so với cá tầm nuôi tại Việt Nam. Sau đó, lực lượng chức năng còn phát hiện một vụ vận chuyển 2 tấn cá lóc có nguồn gốc từ Trung Quốc nhập lậu về Hà Nội.

"Lật mặt" những thực phẩm bẩn Trung Quốc trà trộn thành đặc sản Việt 1

Người mua khó phân biệt được cá tầm nuôi tại Việt Nam (trái) và cá tầm Trung Quốc (phải)

Tại các chợ đầu mối, nông sản được nhập về hiện nguyên hình là hàng Trung Quốc. Song, khi đến các chợ lẻ, lập tức nó trở thành… hàng Việt!

Khoai tây Trung Quốc được gắn mác khoai Đà Lạt. Các mặt hàng như bắp cải, bông cải, cải thảo cà rốt, hành tây… nhập hàng từ Trung Quốc nhưng người bán sẽ giới thiệu đây là hàng Đà Lạt, Tiền Giang.

Hành tây Trung Quốc sẽ được người bán tại chợ khẳng định là hành tây Đà Lạt. Gừng, tỏi… có xuất xứ từ Trung Quốc nhập về chợ đầu mối với số lượng lớn, nhưng khi ra chợ lẻ chúng sẽ đội lốt hàng Việt khiến người tiêu dùng không thể phân biệt.

"Lật mặt" những thực phẩm bẩn Trung Quốc trà trộn thành đặc sản Việtt 2

Hoa quả Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt Nam được bày bán tràn lan trong các chợ

Cam, quýt được nhập từ Trung Quốc sẽ được người bán hàng tại chợ khẳng định là hàng Việt, lấy từ Hà Giang, Vinh… Các loại hoa quả như xoài, táo, dưa… cũng được giới thiệu lấy từ Bắc Giang, Hà Giang, hay hàng miền Nam chuyển ra.

"Lật mặt" những thực phẩm bẩn Trung Quốc trà trộn thành đặc sản Việt 3

Một thùng cam Trung Quốc được tập kết ở chợ Long Biên. Từ đây, cam sẽ được đưa về các sạp dưới mác cam Hà Giang.

Theo tiết lộ của một người bán hàng vì bây giờ người tiêu dùng không chuộng các mặt hàng kém chất lượng, mà thời gian qua, hàng Trung Quốc luôn bị phát hiện kém chất lượng, nhiễm độc. Do đó, họ mới phải nói là hàng Việt Nam, nếu không sẽ không bán được hàng và không được giá. Thực tế, các chủ cửa hàng tại các chợ lấy hàng rẻ. Song khi được “gắn” mác Việt Nam, họ sẽ bán với giá cao hơn gấp hai, ba lần.

Người tiêu dùng nên tỉnh táo

Tình trạng hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt đã gây hoang mang cho người tiêu dùng. Và nếu không có giải pháp hữu hiệu thì uy tín của hàng Việt chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tuy nhiên, cái khó nhất hiện nay ở các địa phương là hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt chỉ được phát hiện sau khi lực lượng quản lý thị trường kiểm tra gắt gao kết hợp lời khai của các đối tượng vận chuyển. Còn khi đã lưu thông ra thị trường thì rất khó kiểm soát. Trong khi đó, con số hàng hoá giả mạo hàng Việt phát hiện được cũng chỉ là một phần rất nhỏ trong lượng hàng hoá không được kiểm soát về chất lượng đang trôi nổi trên thị trường hiện nay.

Vì thế, mỗi người tiêu dùng nên tỉnh táo khi mua hàng để tránh tình trạng mua hàng nhái, giá cao, không đảm bảo chất lượng.

"Lật mặt" những thực phẩm bẩn Trung Quốc trà trộn thành đặc sản Việt 4

Gừng Trung Quốc (trái) đẹp hơn gừng trong nước nhưng mùi thơm thì thua xa

Theo các chuyên gia, do được dùng nhiều chất kích thích, bảo quản nên hầu hết trái cây Trung Quốc có kích thước đều đặn, láng bóng và giữ được rất lâu trong môi trường tự nhiên. Chỉ cần tinh mắt một chút là bà nội trợ dễ dàng nhận ra đâu là rau quả Trung Quốc, đâu là hàng Việt Nam.

Mẹo nhanh phát hiện hàng Tàu

Khoai tây vàng của Trung Quốc củ to, mẫu đẹp hơn, vỏ dày hơn nên quá trình vận chuyển đi xa không bị xước như khoai Đà Lạt.

Gừng Trung Quốc trơn, bóng, mọng nước, ruột vàng, ít xơ, lớp vỏ nhẵn nhụi, căng mọng, củ to, đều, ít nốt sần sùi, được vệ sinh rất sạch sẽ. Gừng ta tuy xấu mã, nhiều rễ và nốt sần sùi, bẻ đôi củ sẽ thấy có đường gân bên trong nhưng rất thơm.

Hành tây Trung Quốc có vỏ xanh, còn hành tây Đà Lạt thường bóng, có hình dạng tròn đều hoặc bầu dục, có màu vàng, tím hoặc trắng.

Tỏi Trung Quốc thường nhiều tép, củ to, vỏ mỏng, rất dễ bóc, có vị hăng, the. Tỏi ta có nhiều loại song củ nhỏ, khó bóc, vị thơm rất đặc trưng.

Hành Trung Quốc củ to, chỉ có một tép, không thơm, vỏ mỏng. Hành ta thường cỏ vài tép trên một củ, rất thơm, lớp vỏ dày.

Cà rốt ta củ nhỏ, đậm màu, tươi mới, thường có cuống không như cà rốt Trung Quốc bóng loáng, đều củ, to, không có cuống hay đầu thường bị đen do để lâu.

Bí đỏ Việt Nam nhỏ, sần sùi. Bí đỏ Trung Quốc thường có kích thước gấp đôi, gấp 3 bí ta, quả dài, bóng và đẹp hơn .

Bắp cải Trung Quốc thường được bọc trong túi lưới, dạng tròn, to bằng nắm tay, xanh nhạt, lá xoăn. Còn bắp cải ta to, màu trắng.

Cà chua Trung Quốc quả to, bóng đều, không cuống vì sử dụng chất bảo quản rất lâu. Cà chua ta thường có cuống, tươi hơn.

Lựu Việt Nam trái nhỏ, hột nhiều, dày, màu da xanh. Lựu TQ to, tròn, vỏ mỏng, màu trắng hồng.

Quýt Việt Nam vỏ mỏng, thường bị nám. Quýt Trung Quốc vỏ dày, bóng và khi bóc ra 2 đầu múi thường bị khô, chai.

Cam Vinh trái tròn, nhỏ, có màu xanh vàng, vỏ thường bị nám. Cam Trung Quốc trái to, có màu vàng tươi, vỏ mỏng, trơn láng, không hạt; múi có mùi úng.

Nho Trung Quốc to tròn, có lớp vỏ màu nhạt, ăn vị chua, mềm, bở và nhiều hạt. Nho Ninh Thuận quả nhỏ, chùm ngắn, màu xanh tươi.

Cải thảo Đà Lạt bắp tròn trịa. Cải thảo Trung Quốc lá xanh đậm, thon dài.

Súp lơ xanh của Đà Lạt còn lá và thân đầy đủ, vị ngọt đậm đà. Súp lơ Trung Quốc bị cắt mất thân và bọc trong bao xốp, chất lượng kém hơn so với hàng Đà Lạt, để cả tháng vẫn trắng tươi, không bị hỏng.

Categories: Tin Trong Nước | Leave a comment

J-20 TQ có khả năng bao trùm lên quần đảo Trường Sa của Việt Nam?

GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

J-20 TQ có khả năng bao trùm lên

quần đảo Trường Sa của Việt Nam?

ĐÔNG BÌNH28/12/13 09:56

(GDVN) – Trung Quốc sẽ trang bị máy bay J-20 vào 8 năm tới, bao trùm lên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

 

Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 số hiệu 2002 Trung Quốc

Tân Hoa xã ngày 24 tháng 12 đưa tin, tờ “Thanh niên Trung Quốc” dẫn thông tin từ Đại học Quốc phòng Trung Quốc cho biết, hiện nay, kết cấu tổng thể của máy bay chiến đấu tàng hình J-20 Trung Quốc đã có xu hướng ổn định, phạm vi sửa đổi đã không lớn, hiện đang ở trong giai đoạn bay thử định hình “rủi ro lớn nhất, tốn thời gian dài nhất, khoa mục nhiều nhất”.

Theo bài báo, trước đây có phân tích chỉ ra, máy bay chiến đấu J-20 bay thử tạo ra mối đe dọa cho các nước xung quanh trên biển Hoa Đông và Biển Đông. Tháng 7 năm 2013, đài truyền hình vệ tinh Thâm Quyến dẫn tờ “Bình luận quân sự” Nga cho rằng, để “phân cao thấp với Trung Quốc ở Biển Đông”, Việt Nam muốn mua radar chống tàng hình sóng ngắn VHF mới của Nga để ứng phó với mối đe dọa của máy bay J-20 trên Biển Đông trong tương lai.

Tháng 6 năm 2012, các tờ báo của Nhật Bản như “Sankei Shimbun” và “Nghiên cứu quân sự” đưa tin, Nhật Bản cho rằng, trong tương lai, máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc sẽ coi biển Hoa Đông là hướng nhiệm vụ chủ yếu, để ngăn chặn máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc chọc thủng phòng tuyến biển Hoa Đông của Nhật Bản, họ đã bắt đầu phát triển radar chống tàng hình thế hệ mới, đồng thời có kế hoạch triển khai nó ở khu vực tây nam Nhật Bản, theo dõi, giám sát máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc.

Máy bay chiến đấu J-20 bay siêu thấp

Tờ “Yomiuri Shimbun” Nhật Bản đầu tháng này cho rằng, Không quân Trung Quốc hiện nay chưa chiếm địa vị ưu thế trước Nhật Bản và Mỹ ở biển Hoa Đông, nhưng nếu máy bay chiến đấu J-20 đưa vào chiến đấu thực tế trong vài năm sau, thực lực của Không quân Trung Quốc sẽ có sự phát triển vượt bậc.

Căn cứ vào kinh nghiệm trước đây, máy bay chiến đấu từ khi bay thử đến khi thực sự trang bị cho quân đội, cơ bản cần thời gian 5-8 năm. Do công nghệ của máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư phức tạp hơn, bài báo dự kiến máy bay chiến đấu J-20 có thể trang bị cho quân đội vào 8 năm tới.

Trước đây, máy bay chiến đấu J-20 đã hoàn thành bay thử kỹ thuật, bảo đảm máy bay có thể độc lập và an toàn bay đến căn cứ tiến hành bay thử định hình. Sau khi hoàn thành giai đoạn bay thử định hình, J-20 sẽ tiến hành bay thử thử nghiệm vũ khí để thử nghiệm hiệu quả, khả năng sử dụng tác chiến.

Ngày 26 tháng 9 năm 2013, máy bay chiến đấu J-20 bay thử, được dân mạng chụp được

Theo bài báo, máy bay chiến đấu J-20 có các đặc điểm như có 1 chỗ ngồi, lắp 2 động cơ, thiết kế 2 đuôi buông, bố cục khí động học cánh mũi, áp dụng cửa hút gió DSI; có hiệu quả tàng hình, tính cơ động, tính ổn định, khả năng chiên đấu cự ly gần và khả năng tấn công biên đội mạnh. Được tuyên truyền cho rằng, khả năng tàng hình “nóng” của J-20 tương đương với máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor của Mỹ.

Bài báo còn chỉ ra 3 điểm yếu lớn của máy bay chiến đấu J-20, gồm có: động cơ mua của Nga không thể đáp ứng yêu cầu của máy bay J-20; bố cục khí động học không đủ, ảnh hưởng đến khả năng cơ động và hiệu quả tàng hình của máy bay; 2 động cơ lại quá gần, gây ảnh hưởng không tốt cho kết cấu tổng thể.

Theo bài báo, J-20 là một loại máy bay chiến đấu hạng nặng đa năng, trọng lượng cất cánh gần 30 tấn, hành trình có thể đạt 4.000 km trở lên, bán kính tác chiến trên 1.500 km.

Nếu triển khai ở đảo Hải Nam sẽ có thể bao quát toàn bộ các hòn đảo ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), đồng thời có thể tiến hành tác chiến tấn công đối với các máy bay chiến đấu F-22 và F-35 của quân Mỹ triển khai ở Guam.

Máy bay chiến đấu J-20 chuẩn bị bay thử

Bài báo còn cho rằng, tuy máy bay J-20 hiện vẫn chưa hoàn thiện, nhưng trong tương lai nếu có thể giải quyết vấn đề tác chiến tàng hình đường không, sẽ có lợi hơn cho Trung Quốc đoạt lấy quyền kiểm soát trên không, đồng thời tăng cường con bài hiệu quả hơn cho an ninh chiến lược của Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương, hơn nữa sẽ gây ảnh hưởng to lớn đến quan hệ quốc tế và tình hình địa-chiến lược của thế giới, nhất là khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Theo bài báo, vào thập niên 1980, Trung Quốc bắt đầu thiết kế máy bay tàng hình mới. Sau thập niên 1990, chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư J-20 của Trung Quốc chính thức khởi động. Ngày 11 tháng 1 năm 2011, máy bay chiến đầu tàng hình J-20 đã bay thử thành công ở Thành Đô, Trung Quốc.

Động cơ J-20 phụt lửa xanh
Bụng máy bay chiến đấu J-20
Máy bay chiến đấu J-20 leo cao
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 của Quân đội Mỹ bay cơ động với độ khó cao
Biên đội máy bay chiến đấu F-22 của Quân đội Mỹ bay trên không
Đặc tả đầu máy bay chiến đấu F-22 Mỹ
Máy bay chiến đấu F-22 tiếp dầu trên không
Categories: Biển Đông | Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.