Monthly Archives: January 2014

Mô hình “nghiệp đoàn”: Liên kết ngư dân vươn khơi

Mô hình “nghiệp đoàn”: Liên kết ngư dân vươn khơi

VOV.VN-Mô hình nghiệp đoàn nghề cá đã phát huy vai trò trong việc chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đoàn viên.

(ảnh: Thanh niên)

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của các phương tiện đánh bắt, việc ngư dân đầu tư khai thác theo hướng mở rộng ngư trường xa bờ cũng được đẩy mạnh. Đặc biệt, để hoạt động nghề cá bảo đảm an toàn, hiệu quả bền vững, góp phần bảo vệ biển, đảo thuộc chủ quyền quốc gia, các địa phương đã hình thành và phát triển mô hình tổ hợp tác sản xuất trên biển, nghiệp đoàn nghề cá… Hiện nay mô hình nghiệp đoàn nghề cá đã phát huy vai trò trong việc chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên.

Bà Phạm Thị Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, hiện nay ở Lý Sơn có trên 427 tàu thuyền có công suất lớn, trong đó có 148 tàu đánh bắt xa bờ ở 2 vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa. Còn lại các tàu khai thác ở các vùng biển gần bờ. Sản lượng khai thác hải sản 6 tháng đầu năm 2013 của huyện đạt trên 21.000 tấn, ước đạt đạt trên 153 tỷ đồng, đạt 59% kế hoạch năm 2013 đã đề ra.

Theo bà Hương, đối với bà con ngư dân Lý Sơn, trong thời gian vừa qua, khó khăn lớn nhất là do địa bàn khai thác thủy sản xung yếu thường xuyên bị gió bão, áp thấp nhiệt đới. Khi khai thác ở vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa-ngư trường truyền thống của bà con ngư dân Lý Sơn, họ thường xuyên bị tàu nước ngoài bắt, đập phá, lấy tài sản. Một khó khăn nữa là nguồn lợi thủy sản cạn kiệt nên ngư dân phải thường xuyên ra khơi xa để đánh bắt. Giá cả, nguyên liệu phục vụ cho khai thác, đánh bắt tăng cao, trong khi giá cả hải sản bấp bênh, không có thị trường tiêu thụ ổn định đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của bà con…

Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết như hiện nay, UBND huyện Lý Sơn cùng đồn biên phòng Lý Sơn thường xuyên quan tâm, kiểm tra các phương tiện tàu thuyền trước khi xuất bến; yêu cầu ngư dân thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước về công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn. Cùng với đó, đảm bảo trang thiết bị đầy đủ, máy móc cần thiết như: radio, hệ thống icom, máy định vị, máy dò, phao cứu sinh… để chủ động nắm bắt các thông tin và thông báo về đất liền khi có sự cố xảy ra.

Khi tàu cá xuất bến, đồn biên phòng Lý Sơn trực tiếp làm các thủ tục cho bà con hành nghề, nắm rõ lượng tàu khai thác ở vùng biển nào, có bao nhiêu thành viên tham gia. Thông qua hệ thống định vị, vệ tinh, các phương tiên liên lạc để biết các vị trí, tọa độ cũng như thời gian hoạt động của tàu… Vì thế, trong thời gian qua, huyện Lý Sơn đã giải quyết việc nhiều trường hợp cứu hộ, cứu nạn khi gặp sự cố, hỏng máy, hoặc bị tàu nước ngoài vây bắt.

Trung tá Bùi Đức Anh, Phó Trưởng phòng quản lý biển, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho biết, trong thời gian qua, Bộ đội biên phòng luôn là địa chỉ tin cậy của ngư dân khi hoạt động trên biển. Bộ đội biên phòng đã phối hợp tích cực với cấp ủy, chính quyền địa phương, các ngành, các lực lượng tiến hành xây dựng các mô hình, các tổ đội, tàu cá ngư dân đoàn kết, an toàn trên biển. Bộ đội biên phòng cũng phối hợp hiệu quả với các cơ quan chức năng, thường xuyên cung cấp thông tin, hướng dẫn để các tổ đội, tàu thuyền, ngư dân khai thác được an toàn, hiệu quả trên biển. Nhất là khi ngư dân gặp các tình huống rủi ro, nguy hiểm, Bộ đội biên phòng trực tiếp hoặc phối hợp với các lực lượng để hỗ trợ thông tin, tổ chức cứu nạn, cứu hộ và đảm bảo an toàn cho họ.

“Hoạt động của các tổ đội, tàu thuyền đoàn kết trên biển đã và đang phát huy tốt được mục tiêu là chỗ dựa vững chắc của Bộ đội biên phòng và các lực lượng khác làm nhiệm vụ trên biển, góp phần xây dựng kinh tế biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc”- Trung tá Bùi Đức Anh nói.

Vai trò quan trọng của tổ đội, nghiệp đoàn nghề cá

Ông Phạm Ngọc Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Tổng Cục thủy sản, Bộ NN-PTNT cũng cho rằng, trước những khó khăn như hiện nay, ngư dân đảo Lý Sơn đã có những sáng kiến trong khai thác hải sản. Trước đây họ đi đơn lẻ, nay họ đã đi thành từng đoàn gồm nhiều tàu để thông tin, chia sẻ với nhau khi gặp tàu, thuyền của nước ngoài.

Ngoài ra, khi hình thành các tổ đội, chính quyền địa phương ở đảo Lý Sơn cũng nhanh chóng hướng dẫn ngư dân xây dựng nghiệp đoàn thủy sản Lý Sơn. Đây là nghiệp đoàn đầu tiên của cả nước và việc hình thành nghiệp đoàn đã hạn chế nhiều việc ngư dân bị bắt giữ trên biển. Các thành viên của nghiệp đoàn hỗ trợ nhau rất nhiều khi cần thiết, phối hợp cùng với các nghiệp đoàn lao động Việt Nam có các chương trình hoạt động nghĩa tình, các chương trình hỗ trợ cho ngư dân khi bị rủi ro trên biển, đặc biệt là khi bị các thế lực nước ngoài bắt giữ… Những việc làm này đã kịp thời giúp cho bà con ngư dân ở đảo Lý Sơn khôi phục sản xuất. Từ bài học kinh nghiệm của đảo Lý Sơn, nhiều địa phương trong cả nước cũng đã xây dựng các nghiệp đoàn khai thác thủy sản để thúc đẩy việc ra khơi, bám biển an toàn.

Theo Bộ NN-PTNT, đến nay, cả nước đã có khoảng 70.691 tổ đội khai thác thủy sản, trong đó có 22.000 tàu thuyền, 180.000 ngư dân là thành viên của các tổ đội, ngoài ra còn có 50.000 nghiệp đoàn khai thác thủy sản được thành lập. Đây là bước quan trọng để hướng tới việc tất cả ngư dân khai thác trên biển đều được tham gia vào các tổ đội, nghiệp đoàn.

“Vai trò, vị thế của tổ đội đối với việc khai thác trên biển không thể phủ nhận, không chỉ giúp cho ngư dân an toàn mà còn hỗ trợ cho họ nâng cao hiệu quả sản xuất trên biển. Cho nên, việc thúc đẩy mô hình tổ đội đi vào hoạt động đúng theo thực chất là phải có sự gắn kết mạnh mẽ, chia sẻ thông tin với nhau về ngư trường và nguồn lợi. Cùng với đó là chia sẻ về việc vận chuyển, đưa các sản phẩm, thủy sản vào bờ; đồng thời, các tổ đội hỗ trợ nhau trong việc bám biển, hoạt động an toàn trên biển”- Ông Tuấn nói.

Ông Tuấn cho biết, Bộ NN-PTNT đang tham mưu cho Chính phủ ban hành các chính sách để các tàu, thuyền khai thác thủy sản tham gia vào tổ, đội sẽ được hưởng các chính sách của Nhà nước. “Riêng về vấn đề cần có một lực lượng đủ mạnh để bảo vệ ngư dân trước các hiểm họa là một vấn đề cần quan tâm, nhưng ở nhiều góc độ thì việc này còn nhiều khó khăn. Theo tôi, không ai bảo vệ mình tốt hơn chính mình, chính những ngư dân tự bảo vệ ngư dân. Thông qua các tổ, đội, nghiệp đoàn sản xuất trên biển, ngư dân sẽ bảo vệ được mình. Còn trường hợp nào phức tạp hơn, các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan sẽ hỗ trợ ngư dân. Bà con ngư dân luôn luôn yên tâm một điều rằng, cả nước luôn đứng sau hỗ trợ, ủng hộ ngư dân bất cứ lúc nào khi họ gặp khó khăn”./.

Advertisement
Categories: Tin Trong Nước | Leave a comment

THƯ GỬI HỘI NGHỊ KIỂM ĐIỂM ĐỊNH KỲ PHỔ QUÁT (UPR) NĂM 2014

THƯ GỬI HỘI NGHỊ KIỂM ĐIỂM ĐỊNH KỲ PHỔ

QUÁT (UPR) NĂM 2014

Posted on 30/01/2014 by Doi Thoai
Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang

 

Thưa quý vị
Tôi là một nhà Địa Vật lý 78 tuổi hiện sống ở Hanoi. Tôi không làm chính trị. Công việc chính của tôi là nghiên cứu về Cổ Địa Từ. Tôi đã nghỉ hưu nhưng vì bị dày vò bởi sự tước đoạt các quyền tự do dân chủ, chà đạp lên quyền con người đối với nhân dân tôi nên tôi đã không thể không lên tiếng. Cuối năm 1998, chỉ vì bài viết “Nhân quyền – Khát vọng ngàn đời” (còn lưu trong thư viện online: http://www.nguyenthanhgiang.com) trình bầy những nhận thức phổ quát về nhân quyền, trong đó khẳng đinh: “Nhân quyền cao hơn chủ quyền” mà tôi bị ông Đỗ Mười – tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam lúc bấy giờ – ra lệnh tống giam. Ngày ấy đã sát Tết Nguyên đán nên một học trò cũ của tôi ở ngành công an nói rằng họ đã xin hoãn chấp hành lệnh. Tuy nhiên đến tháng 3 năm 1999 họ đã tống giam tôi thật sự. Nhờ đã nổ ra nhiều cuộc biểu tình ở Hoa Kỳ, Pháp, Úc …và sự can thiệp của Quốc hội Hoa Kỳ cùng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ họ đã phải thả tôi ra sau mấy tháng biệt giam. Không xét xử, không luận tội nhưng cũng không xin lỗi.
Tuy chưa bỏ tù lâu dài được tôi nhưng họ đã và đang thường xuyên vây hãm, khống chế, cô lập tôi. Trước đây họ cắt điện thoại, cắt mạng internet, nay họ theo giõi, nghe lén 24/24h. Khi nhận được tín hiệu mà họ cho là khả nghi, họ điều động hàng chục (có khi tới dăm chục) công an bao vây và đăt chốt canh công khai ngay trước nhà tôi. Cuộc vây ráp, bắt bớ mới nhất xẩy ra hôm 29 tháng 11 năm 2013 chỉ vì họ nhận được tin tiến sỹ Phạm Chí Dũng – một nhà hoạt động dân chủ – từ Saigon ra Hanoi làm việc ghé thăm tôi. Báo chí của ĐCSVN không chỉ ngang nhiên gán ghép tôi: phản bội tổ quốc, phản động, gíán điệp … mà còn vu khống, xuyên tạc, bôi bẩn tôi rất thậm tệ. Mặc dù không tìm được bằng chứng luận tôi nhưng họ vẫn liên tục khám nhà tôi tới 9 lần (sục cả vào thùng gạo, nhà vệ sinh …), lấy đi hàng tạ tài liệu và thiết bị văn phòng, câu lưu thẩm vấn tôi gần 20 lần …
Dẫu sao, nỗi gian truân của tôi không thể nào so sánh với Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Nguyễn Xuân Nghĩa … Tôi vô cùng xót thương những người vừa có tấm lòng thiết tha vì con người vừa có trí tuệ cao cả như: Trần Huỳnh Duy Thức, Vi Đức Hồi, Đỗ thị Minh Hạnh, Nguyễn Tiến Trung, Lê Quốc Quân, Cù Huy Hà Vũ, Trần Anh Kim … Tôi cũng mong quý vị quan tâm đến những người dù đã được ra tù hay chưa vào tù nhưng đang sống dở chết dở giữa xã hội vì bị kỳ thị, bị khống chế như Lê thị Công Nhân, Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Văn Đài, Phạm Hồng Sơn, Huỳnh Thục Vy …
Không thể không thừa nhận rằng Quyền Con Người ở Việt Nam đã được thăng tiến đáng kể. Tuy nhiên vì đã được xuất phát từ mức vô cùng tồi tệ kể từ khi ĐCSVN du nhập chủ nghĩa Mác Lênin nên cho đến nay nhân dân tôi vẫn còn bị đọa đầy trong trạng thái thật đen tối.
Ông Trần Phú, tổng bí thư đầu tiên của ĐCSVN, từng tuyên bố: “Trí, Phú, Địa, Hào đào tận gốc, trốc tận rễ”. Xin quý vị xem xét lại xem, trong lịch sử nhân loại có cái khẩu lệnh nào phản động hơn thế? Những “công cuộc lớn” của ĐCSVN như: Cải cách Ruộng đất, Nhân văn Giai phẩm, Xét lại Chống Đảng … chính là sự nối dài của chủ trương cơ bản của ĐCSVN: diệt tinh hoa dân tộc. Diệt tinh hoa dân tộc chính là tước bỏ quyền sống, quyền phát triển của dân tộc. Cho đến tận bây giờ ĐCSVN vẫn ngang nhiên trâng tráo cướp đoạt quyền của dân tộc, của đất nước. Mỗi độ xuân về, họ trương khẩu hiệu phải mừng Đảng rồi mới được mừng xuân, mừng đất nước. Họ buộc quân đội trước hết phải trung với Đảng, chứ không phải với nước. Họ buộc công an phải là thanh lá chắn của Đảng …
Rõ ràng vấn đề nền tảng của Dân chủ và Nhân quyền ở Việt Nam đã bị hủy hoại từ ngày ĐCSVN chấp chính. Mỗi ngày họ có sửa sang vặt vãnh đôi chút để lấy lòng và lừa mỵ những ai hời hợt cả tin nhưng thực tế vẫn quá tồi tệ.
Tiếc rằng tôi không thể đến trực tiếp với quý vị (Năm 1996 tôi cũng đã từng được mời đến Giơneve để trình bầy một bản báo cáo về Palaeomagnetism tại Hội nghị Địa Vật lý Quốc tế nhưng đã bị nhà cầm quyền ngăn trở) nhưng kính mong quý vị hãy chú tâm lắng nghe những đồng sự của tôi là những đại diện cho VOICE, Mạng Lưới Blogger Việt Nam, No-U Việt Nam, Dân Làm Báo, Con Đường Việt Nam, Phật Giáo Hòa Hảo Truyền thống, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam …
Tôi hy vọng quý vị sẽ có đóng góp thỏa đáng cho việc đòi xóa bỏ điều 258 trong bộ luật hình sự và thả các tù nhân lương tâm ở Việt Nam
Hanoi ngày 26 tháng 01 năm 2014
Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang
Số nhà 6 – Tập thể Địa Vật lý Máy bay
Trung Văn – Từ Liêm – Hanoi
Mobi: 0984 724 165

To the 18th session of the UN Human Rights Council UPR for Vietnam

Lady and Gentlemen,
I’m a 78 years old Geophysicist currently living in Hanoi. I’m not a politician. My main task at the time was to conduct research on Palaeomagnetism. I had retired but have been bothered by the government’s brutal violation of the people’s freedom and human rights causing me to speak up. At the end of 1998, I was imprisoned by Mr. Do Muoi, the general secretary of the communist party, solely because of my essay “ Nhan Quyen – Khat vong ngan doi” (Human rights – Forever quest) presenting the fundamental ideas about human rights in which I declared “Human rights is higher than state rights”. Those were the days close to Tet celebration and one of my students who worked for the police at the time had asked for a temporary mercy delay of my imprisonment. In March of 1999, they finally executed the order and put me in jail. Protests erupted in the US, French, Australia…the US Congress and the US State department raised concerns, under that pressure they must reluctantly released me after several months of isolated imprisonment. There was no trial, no prosecution and not even an apology to me.
Failing to imprison me for a long period of time, they must now resort to surround my house, harass and isolate me. In the past they had cut off my telephone service, my internet connection and now conduct surveillance and eardrop 24/24h. When they suspect something, they sent in tens of policemen  to surround my house and install a check stop in front of my house. The latest incident occurred on November 29 of 2013 when they received information that Mr. Pham Chi Dung, a democracy activist, would visit me. Without any evident, the communist propaganda printed papers accused me of being a betrayer, a counter-revolution agent and a spy. They had come and searched my house 9 times (they even searched the rice container and the toilet) and despite the fact that they couldn’t find any evident to prosecute me, they took away my research papers, my office equipments and interrogated me almost 20 times ……
Look into the bright side, my suffering can’t be compared with other people such as Mr. Nguyen Van Ly, Nguyen Van Hai (Dieu Cay), Nguyen
Xuan Nghia…… It pains me greatly thinking of other activists who are also
intellects with a heart for human rights such as: Tran Huynh Duy Thuc, Vi Đuc Hoi, Do Thi Minh Hanh, Nguyen Tien Trung, Le Quoc Quan, Cu Huy Ha Vu, Tran Anh Kim …… I urge you to pay attention to people who were released from prison earlier but are living in miserable condition right now due to the government policy of discrimination and harass such as Le Thi Cong Nhan, Pham Thanh Nghien, Nguyen Van Dai, Pham Hong Son, Huynh Thuc Vy……
It is admitted that Human right in Vietnam has made considerable progress. However, because of the fact that it began with terribly low level when the Vietnamese Communist party adopted the Marxist Leninism, my people has been suffered in the darkness of Marxist Leninism shadow ever since.
Mr. Tran Phu, the first general secretary of the communist party, had declared: “Tri, Phu, Dia, Hao, dao tan goc, troc tan re”. In the length of human’s history, have you ever heard such a verbal decree before? The
many “grand plans” of the communist party such as: Cai Cach Ruong Dat, Nhan Van Giai Pham, Xet Lai Chong Dang… are extensions of the core policy of the communist party: elimination of the best of the country. It means taking away people’s right to live, country’s right to progress. Everytime Tet comes, they hang up banners that celebrate the “party” first and then celebrate the season and country. They force the military to be loyal to the “party” first, not country first. They force the police to be the shield and sword of the “party”.
Obviously the foundation of democracy and human right had been destroyed since the day the communist party took power. They had done some
cosmetic modification to mislead the mass but the reality is very bad.
I regret that I can’t be there with you, but I hope that you will pay attention to my colleagues’ reports. Those are representatives from organizations such as VOICE, Mang Luoi Blogger Viet Nam, No-U Viet Nam, Dan Lam Bao, Con Duong Viet Nam, Phat Giao Hoa Hao Truyen Thong, Hoi Ai Huu Tu Nhan
Chinh Tri va Ton Giao Viet Nam…
I hope that you will contribute your voice to a call to abolish the article 258 in the civil law and release all Vietnam political prisoners.
Hanoi, January 26, 2014
Dr. Nguyen Thanh Giang
Số nhà 6 – Tập thể Địa Vật lý Máy bay
Trung Văn – Từ Liêm – Hanoi

Mobi: 0984 724 165

Filed under: Nguyễn Thanh Giang

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Nhà cầm quyền CSVN bị áp lực mạnh về nhân quyền

Nhà cầm quyền CSVN bị áp lực mạnh về nhân quyền

GENEVA (NV) – Nhà cầm quyền CSVN đang đối diện với áp lực rất mạnh về nhân quyền chưa từng có do chính người Việt Nam mở chiến dịch tố cáo ngay tại Liên Hiệp Quốc.
Nhiều tổ chức khác nhau, cả trong và ngoài Việt Nam, hiện đang có mặt ở Âu châu và sẽ đến trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Geneva, Thụy Sĩ, phơi bày thực trạng nhân quyền tại Việt Nam hiện đang tồi tệ, trái ngược hoàn toàn với những gì được chế độ vẽ vời và tuyên truyền.
Ngày 5/2/2014 tới đây, đại diện nhà cầm quyền Việt Nam, hội viên Liên Hiệp Quốc và thành viên Hội đồng Nhân Quyền LHQ, sẽ phải trình bày bản báo cáo định kỳ 4 năm một lần gọi là“Báo cáo kiểm điểm định kỳ phổ quát” (Universal Periodic Review gọi tắt là UPR) trước Hội Đồng Nhân Quyền LHQ.
Logo một số tổ chức tham gia vận động nhân quyền cho Việt Nam sẽ tới trụ sở LHQ ở Geneva, Thụy Sĩ, nhân dịp nhà cầm quyền CSVN báo cáo định kỳ 4 năm một lần vào ngày 5/2/2014 tới đây. (Hình: MLBVN)
Ở những lần báo cáo trước của Hà Nội, hầu như chỉ có các tổ chức quốc tế vận động dư luận và Hội đồng Nhân quyền, trình bày sự thật về tình hình nhân quyền Việt Nam không hề cải thiện như CSVN báo cáo. Đặc biệt lần này, các tổ chức, cá nhân người Việt Nam ở hải ngoại cũng như những người đến từ Việt Nam sẽ đến Geneva để đích thân nói lên thực trạng nhân quyền Việt Nam.
Đây là nỗ lực đầu tiên được các tổ chức dân sự của cộng đồng người Việt hải ngoại và các tổ chức dân sự trong nước phối hợp hành động. Như vậy, chế độ Hà Nội không chỉ đối diện với sự tố cáo của các tổ chức quốc tế là những người bên ngoài, mà sẽ phải đối diện với chính sự tố cáo của người Việt Nam, trong đó có nhiều người là nhân chứng sống đến từ nước Việt Nam.
Cho lần báo cáo định kỳ của CSVN sắp diễn ra chỉ một tuần lễ nữa, Văn phòng Cao Ủy Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc (OHCHR) và một số tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế đã mời một số tổ chức vận động nhân quyền trong và ngoài nước Việt Nam đến trụ sở LHQ để được nghe những tiếng nói của những người vốn là nạn nhân của chế độ độc tài đảng trị.
 
* Sang Geneva vận động
Một số tổ chức sẽ có mặt ở Geneva gồm có VOICE, Mạng lưới Blogger Việt Nam, Dân Làm Báo, Con Đường Việt Nam, Phật Giáo Hòa Hảo Truyền thống, No-U Việt Nam, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam, và thân nhân một số tù nhân chính trị. Tổ chức Việt Tân cũng có một phái đoàn tham dự.
Hiện các phái đoàn này đang đi tiếp xúc, vận động từ chính phủ và quốc hội Liên Hiệp Âu châu, các văn phòng các nước thành viên LHQ trong Hội Đồng Nhân Quyền, và Hội đồng Nhân Quyền LHQ. Những tuần lễ gần đây, một số tổ chức xã hội dân sự đã đến tiếp xúc với nhiều tòa đại sứ ngoại quốc tại Hà Nội, yêu cầu họ đưa thông tin đến đại diện nước họ tại LHQ về thực trạng nhân quyền Việt Nam.
Để chuẩn bị tham dự báo cáo định kỳ UPR của Việt Nam ngày 5/2/2014, từ năm ngoái, một số tổ chức dân sự của người Việt Nam đã soạn thảo các bản báo cáo tình hình nhân quyền Việt Nam, soạn thảo bằng Anh ngữ để các nhóm làm việc về UPR của LHQ sử dụng làm căn cứ, đánh giá tình hình nhân quyền tại Việt Nam, thay vì chỉ căn cứ vào sự tuyên truyền một chiều của CSVN.
Một số bản báo cáo tập trung về một mặt như tự do tôn giáo, tự do hội họp và phát biểu, tự do báo chí và thông tin, chế độ tù đày và sự tra tấn. Qua các bằng chứng cụ thể từ các vụ đàn áp người dân ngay trên đường phố đến những vụ bỏ tù dựa vào các điều luật mơ hồ và đi ngược Công uốc Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị, Hội Đồng Nhân Quyền LHQ sẽ có cơ hội nhìn vấn đề nhân quyền tại Việt Nam trung thực hơn.
Nhà cầm quyền Việt Nam ‘khoe khoang’ là “luôn luôn tôn trọng” nhân quyền. Nhân kỷ niệm Ngày Nhân Quyền Quốc Tế 10/12/2013, bộ trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh viết một bài phổ biến trên trang mạng TTXVN ca ngợi rằng “nhà nước Việt Nam luôn luôn bảo vệ, thúc đẩy quyền con người”. Thật là mỉa mai, hiện đang có hàng trăm tù nhân chính trị và tôn giáo đang bị giam giữ rải rác trên khắp nước trong những điều kiện giam giữ tồi tệ và sự đối xử độc ác.
Một ngày trước buổi báo cáo định kỳ của CSVN, ngày 24/1/2014, sẽ có một cuộc hội thảo ngay tại trụ sở LHQ với đề tài “Trách nhiệm của Việt Nam trong vai trò thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.” Ngoài những diễn giả thuộc nhiều tổ chức quốc tế đến từ Mỹ và Châu Âu, còn có một số người đến từ Việt Nam.
Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 12/12/2013 bỏ phiếu bầu 14 nước thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016 mà Việt Nam đã trúng cử ở khu vực Á châu vì không có nước nào khác tranh chỗ, không phải vì Việt Nam có nhân quyền đáng ca ngợi.
TTXVN khi loan báo tin này khoe rằng “Đây cũng là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những thành tựu của Việt Nam trong việc đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền của người dân trên tất cả các lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục, tôn giáo, tín ngưỡng…”
Tuần lễ trước đó, CSVN ký vào bản “Công Ước Quốc Tế Chống Tra Tấn” của LHQ, mở đường để được vào làm thành viên Hội Đồng Nhân Quyền. Nhưng từ đó đến nay, chưa đầy 2 tháng, đã có ít nhất 6 người dân chết trong tay công an rồi vu cho họ “tự tử” hay chết bệnh dù thân thể của họ đầy dấu vết tra tấn nhục hình.
Các cuộc tụ tập của người dân hay đi thăm viếng nhau của những người bất đồng chính kiến thì bị bắt giữ, đánh đập. Những gì diễn ra tại Việt Nam trong một khoảng thời gian ngắn chứng minh cho thế giới thấy nhân quyền tại Việt Nam được nhà cầm quyền Việt Nam “bảo đảm tốt hơn” ra sao. (TN)
Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Tư Lệnh Hải Quân Malaysia xác nhận TQ không xâm phạm hải phận

Tư Lệnh Hải Quân Malaysia xác nhận TQ

không xâm phạm hải phận

Tàu Hải giám Trung Quốc tăng cường tuần tiểu ở các vùng đảo đang tranh chấp. (minh hoạ)

Tàu Hải giám Trung Quốc tăng cường tuần tiểu ở các vùng đảo đang tranh chấp. (minh hoạ)

Sina image

Tư Lệnh Hải Quân Malaysia bác bỏ tin nói rằng hải quân Trung Quốc đưa 3 tầu chiến đến kiểm soát ở khu vực đảo mà Kuala Lumpur nói là có chủ quyền.

Sáng nay trong phát biểu đưa ra với nhật báo The New Straits Times, Đô Đốc Abdul Aziz Jaafar nói rằng địa điểm hải quân Trung Quốc thao diễn hôm Chủ Nhật vừa rồi cách bờ biển của Malaysia cả ngàn hải lý.

Ông nhấn mạnh rằng cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc không ảnh hưởng gì đến an ninh lãnh hải của Malaysia vì diễn ra ở hải phận quốc tế, đồng thời cho biết thêm là Bắc Kinh đã báo cho Malaysia và Hoa Kỳ biết trước khi cuộc tập trận bắt đầu.

Phát biểu của Đô Đốc Tư Lệnh Hải Quân Malaysia khác với những điều được chính phủ Trung Quốc phổ biến qua bản tin của Tân Hoa Xã. Bản tin này nói rằng 2 tầu chiến và một tầu đổ bộ của Trung Quốc đã hoạt động ở khu vực cách bờ biển Malaysia có 80 cây số, nói rõ là tại Bãi Ngầm James mà Trung Quốc gọi là Chiêm Mỗ Sa hay bãi Tăng Mẫu. Bãi này là một vùng san hô trong biển Đông, nời Trung Quốc, Đài Loan và Malaysia đang tranh chấp chủ quyền.

Tân Hoa Xã còn viết rằng các binh sĩ Trung Quốc tham dự cuộc tập trận này đã cử hành lễ tuyên thệ bảo vệ chủ quyền lãnh hải.

Categories: Biển Đông | Leave a comment

Philippines đã sẵn sàng trước những đe dọa từ Trung Quốc?

 

Philippines đã sẵn sàng trước những đe

dọa từ Trung Quốc?

Việt Hà, phóng viên RFA
2014-01-29
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ

In trang này

01292014-is-phil-ready-for-chi.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Giáo sư Renato Cruz de Castro, giảng dạy môn quan hệ quốc tế, thuộc trường đại học De La Salle, Philippines thuyết trình về tình hình biển Đông tại Hà Nội năm 2011

Giáo sư Renato Cruz de Castro, giảng dạy môn quan hệ quốc tế, thuộc trường đại học De La Salle, Philippines thuyết trình về tình hình biển Đông tại Hà Nội năm 2011

Courtesy East See Studies

 Nghe bài này

Tiếp theo sau việc chính quyền đảo Hải Nam của Trung Quốc đưa ra quy định về khai thác hải sản trên biển Đông, khiến nhiều nước trong khu vực lên tiếng phản đối, vào ngày 13 tháng giêng vừa qua, tờ báo China Daily Mail lại có một bài viết về khả năng Trung Quốc chiếm đảo Pagasa mà Việt Nam gọi là Thị Tứ, hiện do Philippines kiểm soát, trên quần đảo Trường Sa. Học giả Philippines nghĩ gì về những đe dọa mới của Trung Quốc nhắm vào nước này? Việt Hà phỏng vấn Giáo sư Renato Cruz de Castro, giảng dạy môn quan hệ quốc tế, thuộc trường đại học De La Salle, Philippines, về vấn đề này. Trước hết nhận xét về bài báo, Giáo sư de Castro nói:

GS. Renato Cruz de Castro: không có gì mới, quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc đã được huấn luyện để chuẩn bị cho việc họ gọi là giải phóng đảo Pagasa từ năm 2010. Họ đã gửi ra những tín hiệu. Vào tháng 8 năm 2010 họ đã có một cuộc tập trận lớn với giả định là họ lấy một hòn đảo đang được kiểm soát bởi nước khác. Họ đã gửi ra tín hiệu cho chính phủ của Tổng thống Aquino một tháng trước khi ông chính thức nhậm chức. Họ đã có sẵn kế hoạch và họ cứ liên tục gửi thông điệp là họ có khả năng và chiến thuật hợp lý để lấy đảo đó. Cho nên nó không mới. Có thể là người nào đó trong Bộ Quốc phòng hay Bộ Ngoại giao đã quyết định truyền ra bài báo đó để gửi ra thông điệp này lần nữa. Nó giống như một cuộc chiến tâm lý.

Không có gì mới, quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc đã được huấn luyện để chuẩn bị cho việc họ gọi là giải phóng đảo Pagasa từ năm 2010

GS. Renato Cruz de Castro

Việt Hà: Nếu điều này xảy ra, liệu Philippines có khả năng ứng phó?

GS. Renato Cruz de Castro: chúng tôi có thể làm gì nếu Trung Quốc quyết định chiếm đảo? Chúng tôi không có khả năng quân sự để thách thức Trung Quốc. Nếu điều đó diễn ra thì chúng tôi phải lãnh đạn.

 

Thủy quân lục chiến Philippines chuẩn bị lên tàu cho cuộc tập trận. (ảnh minh họa) AFP
Thủy quân lục chiến Philippines chuẩn bị lên tàu cho cuộc tập trận. (ảnh minh họa) AFP

 

Việt Hà: Ông có tin là Trung Quốc có thể thực hiện điều mà họ nói trong bài báo này?

GS. Renato Cruz de Castro: nó có thể xảy ra. Bởi vì trong lịch sử Trung Quốc thường gửi thông điệp, giống như trong chiến tranh Triều Tiên họ gửi thông điệp tới Ấn Độ rằng họ sẽ sử dụng vũ lực và vào năm 1962 họ gửi thông điệp nữa. Vấn đề là bạn thấy những thông điệp đó và nghĩ rằng đó chỉ là lời hù dọa không có thực. Nó giống như một con dao hai lưỡi, nó làm bạn lo sợ nhưng đó cũng là lời cảnh báo có thực. Họ có đủ khả năng để làm điều họ nói nhưng họ đang chờ thời cơ mà thôi.

Nó sẽ đặt Mỹ vào điểm nóng vì hiệp ước phòng vệ quốc phòng chung giữa hai nước nói rõ rằng bất cứ những tấn công nào nhắm vào các tàu của nhà nước Philippines trên biển Thái Bình Dương sẽ bị coi là tấn công vào nước Mỹ

GS. Renato Cruz de Castro

Việt Hà: Theo ông thì lúc nào là thời cơ cho họ và nhân tố nào sẽ ảnh hưởng đến thời cơ này?

GS. Renato Cruz de Castro: Lý tưởng nhất là trước khi Philippines thực hiện hiện đại hóa quân đội, chuyển trọng tâm chiến lược. Từ năm 2015, ngân quỹ sẽ từ từ chuyển từ an ninh nội địa sang bảo vệ lãnh thổ. Có thể là từ giờ tới 2015. Tất nhiên họ có một số nhân tố cần phải xem xét. Một trong những nhân tố là Mỹ sẽ phản ứng thế nào. Đó là nhân tố X. Nó sẽ đặt Mỹ vào điểm nóng vì hiệp ước phòng vệ quốc phòng chung giữa hai nước nói rõ rằng bất cứ những tấn công nào nhắm vào các tàu của nhà nước Philippines trên biển Thái Bình Dương sẽ bị coi là tấn công vào nước Mỹ.

Việt Hà: Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát tại Scarborough Shoal vào năm 2012, năm 2013 là bãi Cỏ Mây cũng do Philippines kiểm soát, và bây giờ bài báo này lại nói đến khả năng lấy một đảo lớn do Philippines kiểm soát tại Trường Sa, nơi Trung Quốc đang có tranh chấp với nhiều nước. Tại sao họ chỉ nhắm vào Philippines liên tục như vậy?

GS. Renato Cruz de Castro: chúng tôi nhận được sự đối xử ‘đặc biệt’ từ Trung Quốc sau khi chúng tôi gửi hồ sơ kiện lên tòa án quốc tế về luật biển của Liên hiệp quốc. Và họ sẽ tiếp tục làm nữa. Bài báo này chỉ là một trong nhiều hành động, tiếp theo sau việc Hải nam ra quy định về đánh bắt cá, cho phép Trung Quốc kiểm soát đến 80% diện tích biển Đông, bắt tàu cá nước ngoài phải đăng ký với Trung Quốc nếu không muốn bị bắt giữ. Họ đang gây thêm sức ép.

Việt Hà: nếu điều mà họ dọa thực sự xẩy ra thì nó ảnh hưởng đến Philippines thế nào?

Bây giờ đây là một cảnh báo dành cho Washington điều gì sẽ xảy đến, và cho thấy Mỹ sẽ thế nào nếu điều gì xảy đến với một đồng minh chiến lược. Vào lúc này thì chúng tôi hy vọng là Mỹ và có thể Nhật bản sẽ làm gì đó

GS. Renato Cruz de Castro

GS. Renato Cruz de Castro: Nếu điều này xảy ra thì đó sẽ là một cú sốc lớn đối với lực lượng quân đội của Philippines và chính phủ Philippines. Họ sẽ phải thực sự xem xét chuyển từ an ninh nội địa sang phòng vệ bên ngoài. Lịch sử cho thấy cú sốc về chiến lược khiến một quốc gia có khả năng đáp ứng với thực tế đang diễn ra. Những gì đang diễn ra ở Philippine hiện nay là có một sự chậm trễ trong việc chuyển dịch từ an ninh nội địa sang bảo vệ lãnh thổ trong lực lượng vũ trang của Philippines, bên cạnh đó là những bế tắc giữa Phillippines và Mỹ trong việc đàm phán để gia tăng sự hiện diện của quân đội Mỹ tại đây.

Cho nên một khi cú sốc đó xẩy ra thì nó sẽ khiến chính phủ phải tích cực thực hiện những gì mà họ đáng nhẽ phải làm. Có thể họ sẽ phải thay đổi hiến pháp để cho phép Mỹ đóng quân tại đây. Chính phủ sẽ phải tăng mạnh ngân sách quốc phòng. Hiến pháp hiện tại không cho phép như vậy vì luôn đặt ưu tiên vào giáo dục. Có thể Philippines cần một cú sốc từ bên ngoài.

Việt Hà: Điều này sẽ ảnh hưởng thế nào đến an ninh khu vực nói chung?

GS. Renato Cruz de Castro: nếu điều đó xảy ra thì đó sẽ là lần đầu tiên Trung Quốc sử dụng vũ lực với một nước thành viên gốc của ASEAN và cũng là lần đầu tiên Trung Quốc sử dụng vũ lực với một đồng minh an ninh của Mỹ. Điều này sẽ đặt Mỹ vào vị trí nóng. Nhật bản sẽ nghĩ Mỹ để Trung Quốc sử dụng vũ lực với Philippines thì Mỹ cũng có thể để Trung Quốc dùng vũ lực với Nhật Bản.

Bây giờ đây là một cảnh báo dành cho Washington điều gì sẽ xảy đến, và cho thấy Mỹ sẽ thế nào nếu điều gì xảy đến với một đồng minh chiến lược. Vào lúc này thì chúng tôi hy vọng là Mỹ và có thể Nhật bản sẽ làm gì đó. Có thể Philippines sẽ chào đón sự có mặt của Nhật bản cho an ninh trong khu vực. điều này đã được Ngoại trưởng Philippines tuyên bố vào năm 2012. Philippines chào đón Nhật bản tiếp nhận vai trò tích cực hơn trong việc duy trì an ninh trong khu vực. Tôi nghĩ là họ có khả năng làm điều này nhưng họ đang gặp khó khăn vì những ràng buộc trong hiến pháp của họ. Nhưng theo tôi thì mọi sự đang dần thay đổi.

Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn này.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Nhịp cầu Hoàng Sa giúp thân nhân liệt sỹ

Nhịp cầu Hoàng Sa giúp thân nhân liệt sỹ

Cập nhật: 09:11 GMT – thứ năm, 30 tháng 1, 2014
Hai bà quả phụ Nguyễn Thành Trí và Ngụy Văn Thà (bên phải)Nhịp cầu Hoàng Sa muốn hướng đến tri ân ‘các thế hệ từng góp công giữ gìn biển đảo’

Chương trình BấmNhịp cầu Hoàng Sa sau hai tuần đã quyên góp được 900 triệu đồng cho thân nhân các liệt sỹ hải chiến Hoàng Sa 1974.

Chương trình mới được khởi xướng từ đầu tháng 1 nhưng đã có 300 người tham gia ủng hộ vật chất.

Trong tháng Giêng Âm lịch, những người tham gia chương trình dự tính sẽ Bấmmua căn hộ cho bà quả phụ Nguỵ Văn Thà, hạm trưởng tàu Nhật Tảo hy sinh ngày 19/1/1974.

Sau đó là hoạt động tri ân tới gia đình các tử sỹ Hoàng Sa khác và trong tương lai là gia đình những người lính Quân đội Nhân dân Việt nam đã hy sinh khi tham gia bảo vệ đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988.

Nhóm khởi xướng chương trình gồm có ông Đỗ Thái Bình, nhà báo Huy Đức, nhà báo Thế Thanh, nhà báo Vũ Kim Hạnh và ông Lữ Công Bảy – cựu binh trận hải chiến Hoàng Sa.

Nhà báo Huy Đức viết trên Facebook cá nhân: “Chúng ta cần làm điều gì đó thiết thực hơn cho thân nhân những người lính đã hy sinh ở Hoàng Sa và cho những người lính từ Hoàng Sa trở về sống âm thầm suốt 40 năm qua”.

“Đây không chỉ là vấn đề vật chất mà còn là thái độ của người Việt Nam hôm nay trước anh linh của những thế hệ cha anh ‘vệ quốc vong thân'”.

Cũng theo ông, chương trình “còn hướng đến việc tri ân các thế hệ Việt Nam đã từng góp công giữ gìn biển, đảo”.

Categories: Tin Trong Nước | Leave a comment

Truyền hình Ả Rập lột mặt nạ chống Việt Nam của đối lập Cam Bốt

Truyền hình Ả Rập lột mặt nạ chống Việt

Nam của đối lập Cam Bốt

Ông Sam Rainsy, lãnh đạo phe đối lập thường có luận điệu bài Việt - REUTERS /Samrang Pring

Ông Sam Rainsy, lãnh đạo phe đối lập thường có luận điệu bài Việt – REUTERS /Samrang Pring

Trong không khí phấn khởi của phong trào đòi dân chủ và dân sinh tại Phnom Penh vào tháng 12/2013 và tháng 01/2014, với những cuộc biểu tình rầm rộ nhất trong lịch sử Cam Bốt, một khía cạnh đen tối đã xuất hiện : Khẩu hiệu và hành vi bạo động kỳ thị người Việt Nam nhiều khi được tung ra cùng với những lời kêu gọi cải thiện dân chủ và tăng lương đến từ phe đối lập. Đó là ghi nhận của đài truyền hình Ả Rập Al Jazeera trong một phóng sự ngày 24/01/2014 vừa qua.

Mang tựa đề « Biểu tình tại Cam Bốt phơi bày quan điểm bài Việt Nam », phóng sự của đài truyền hình Ả Rập đã nêu bật sự kiện nhiều người biểu tình đã hô vang những khẩu hiệu chống Việt Nam, phản ánh thái độ thù hằn Việt Nam mà lãnh đạo đối lập Sam Rainsy đã có từ lâu đối với Việt Nam – một tỳ vết dễ thấy giữa các thành tích đấu tranh cho nhân quyền của ông.

Theo Al Jazeera, về cuộc biểu tình của những người ủng hộ phe đối lập và công nhân may mặc tại khu phố Veng Sreng, vùng ngoại ô Phnom Penh ngày 03/01 vừa qua, báo chí đã nói nhiều về vụ cảnh sát quân sự đã bắn chết ít nhất bốn công nhân và làm bị thương hàng chục người khác.

Tuy nhiên, ít được nói đến hơn là sự kiện những người biểu tình đã gào thét những lời lẽ kỳ thị chủng tộc và xông vào cướp phá ít nhất là ba cửa hàng của người Việt Nam gần đó. Có tin cho là số cửa hiệu bị phá hủy còn nhiều hơn nữa. Nhiều người Việt cư ngụ trong khu vực đã phải bỏ chạy về Việt Nam.

Đài truyền hình Ả Rập đã trích lời anh Sok Min, 27 tuổi, chủ nhân một quán cà phê gần phố Veng Sreng đã bị những người biểu tình chống Việt Nam phá hủy, cho biết là anh đã bị thiệt hại khoảng 40.000 đô la trong vụ tấn công này và đã phải cho vợ và hai đứa con trong hoàn cảnh cực kỳ sợ hãi trở về Việt Nam vô thời hạn.

Khi được hỏi vào lúc đang xem xét cửa hàng bị hư hỏng ngay sau vụ tấn công, với hầu như toàn bộ đồ đạc bị cướp đi, trên sàn nhà vương vãi mảnh thủy tinh bị với và bao bì cà phê trống rỗng, Sok Min cho biết : « Họ đến để phá hủy tất cả mọi thứ… Họ nói rằng tôi là người Việt và họ không thích điều đó. ».

Những tuyên bố đáng ngại

Nhân cuộc bầu cử tại Cam Bốt vào tháng 07/2013, đảng Cứu nguy Dân tộc do ông Rainsy lãnh đạo đã giành được nhiều thắng lợi lớn trước đối thủ là Thủ tướng Hun Sen, lên cầm quyền từ năm 1985, ít lâu sau khi quân đội Việt Nam đánh qua Cam Bốt vào năm 1979 để lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ. Việt Nam đã rút khỏi Cam Bốt vào năm 1989, nhưng Đảng Nhân dân của ông Hun Sen vẫn duy trì quan hệ thân thiện với nước láng giềng hùng mạnh hơn ở phía đông, một kẻ thù lịch sử nhưng đã trở thành đồng minh.

Về phần ông Sam Rainsy, nhân vật này từ lâu đã luôn luôn cáo buộc điều ông ta cho là Việt Nam chiếm đất Cam Bốt, một quan điểm bị nhiều người cho rằng cố chấp đáng ngại. Ông Sam Rainsy khẳng định rằng ông không kích động bạo lực nhắm vào người Việt Nam sinh sống ở Cam Bốt, nhưng những phát biểu của ông trong suốt hai chục năm làm chính trị vừa qua thường bao gồm những luận điểm gay gắt chống lại thiểu số người Việt không được lòng dân tại chỗ, kèm theo những lời hứa là những người này sẽ bị đuổi khỏi Cam Bốt.

Al Jazeera nhắc lại là nhân một chuyến viếng thăm Phnom Penh ngày 23/01/2014, Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền tại Cam Bốt, ông Surya Subedi, đã có lời phê phán hiếm hoi nhắm vào phe đối lập, liên quan đến những luận điệu bài Việt Nam của đảng Cứu nguy Dân tộc và những vụ tấn công cửa hiệu của người Việt tại khu phố Veng Sreng.

Dùng từ yuon để gọi người Việt

Để tìm hiểu thêm, đài truyền hình Ả Rập đã tìm gặp ông Ou Virak , một nhà hoạt động nhân quyền nổi bật tại Cam Bốt, đứng đầu Trung tâm Nhân quyền Cam Bốt. Nhân vật này đã lên tiếng tỏ ý lo ngại về việc ông Sam Rainsy đang lao vào một trò kích động thù hận dân tộc nguy hiểm. Ông Ou Virak đã lên án sự kiện lãnh đạo đối lập Cam Bốt thường xuyên sử dụng thường xuyên từ ngữ youn đầy tính miệt thị để chỉ người Việt Nam.

Tiếng nói phê phán nói trên tuy nhiên đã không lọt tai nhiều người. Theo Al Jazeera, trong tháng qua, ông Ou Virak đã phải chịu một loạt những lời chửi mắng trên mạng, thậm chí còn bị dọa giết. Tổ chức Đài Quan sát Bảo vệ Giới Đấu tranh cho Nhân quyền đã công bố một thông báo khẩn cấp về tình hình của ông Ou Virak, và kêu gọi Sam Rainsy chính thức lên án các lời đe dọa đó, điều chưa thấy lãnh đạo đối lập Cam Bốt thực hiện.
Đối với ông Ou Virak, đảng Cứu nguy Dân tộc đã tập trung vào việc bài xích người Việt Nam để đánh lạc hướng dư luận trước các vấn đề cấp bách hơn mà tất cả người dân Campuchia cần phải đối mặt, chẳng hạn như cơ sở hạ tầng yếu kém, nạn phá rừng ồ ạt, tình trạng vi phạm nhân quyền tràn lan của chính phủ Hun Sen.

Khi được Al Jazeera hỏi là vì sao ông lại không lên án những lời đe dọa nhắm vào ông Ou Virak, lãnh đạo đối lập Sam Rainsy nói tránh đi rằng ông lên án mọi hình thức bạo lực. Ông Rainsy cũng nói thêm rằng những lời chỉ trích của đặc sứ Liên Hiệp Quốc Subedi đã dựa trên một « sự hiểu lầm và hiểu sai » về ngôn ngữ và văn hóa Cam Bốt.

Trả lời đài truyền hình Ả Rập, ông Sam Rainsy khẳng định rằng dân Cam Bốt nói chung, và đảng Cứu nguy Dân tộc của ông nói riêng « không xem bất cứ nước nào, bất kỳ dân tộc nào là thù địch… nhưng các chính sách hiện hành của chính phủ hiện thời ở Việt Nam đối với Cam Bốt không thân thiện và không xây dựng lắm ». Ông đã nêu lại những cáo buộc về việc Việt Nam lấn đất dọc theo biên giới, và việc các công ty Việt Nam được nhượng quyền khai thác rừng ở Cam Bốt.

Đối với Al Jazeera tuy nhiên, ngay cả khi lãnh đạo đối lập Cam Bốt lên án bạo lực, ông ta có thể là không hoàn toàn kiểm soát được tâm lý chống Việt Nam mà chính ông đã kích động trên đường phố. Trong các cuộc biểu tình, tiếng hô « bọn youn súc sinh » và « bọn youn chó má » rất thường được nghe thấy nhắm vào cảnh sát và lực lượng an ninh.

Quán cà phê của người Việt là ổ gián điệp

Phuong Sopheak, 27 tuổi, là một ủng hộ viên đối lập nhiệt tình, đã gia nhập đảng Cứu nguy Dân tộc vào tháng 06/2013, từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống chính phủ, bao gồm cả cuộc biểu tình trên phố Veng Sreng. Trả lời đài Al Jazeera, một mặt xác nhận rất thích đề nghị của đảng Cứu nguy Dân tộc muốn giúp Cam Bốt phát triển nhanh hơn, nhưng một mặt khác thanh niên này cho biết rất tâm đắc với lập trường chống người Việt nhập cư của đảng.

Thanh niên này đoán chắc rằng nhiều quan chức chính phủ hàng đầu là người Việt giả mạo thành người Cam Bốt : « Họ gửi người của họ sang Cam Bốt và cài Hun Sen lên làm lãnh đạo… để có được lãnh thổ Cam Bốt ».
Đối với đảng viên đảng Cứu nguy Dân tộc này, các tiểu thương như trường hợp ông Sok Min thực sự là gián điệp : « Một số chủ tiệm cà phê là gián điệp được cử qua để có được thông tin từ Cam Bốt. Tất nhiên họ có thể khẳng định rằng Cam Bốt là một nơi tốt cho kinh doanh và sinh hoạt, nhưng tôi đã nhìn thấy chứng minh thư của họ và họ là công an Việt Nam ».

Theo Al Jazeera, Thủ tướng Hun Sen vẫn duy trì một mối quan hệ thân thiết với Việt Nam, một kẻ thù lịch sử của Cam Bốt, qua đó cung cấp một mục tiêu tấn công dễ dàng cho đảng Cứu nguy Dân tộc. Trong một chuyến thăm Việt Nam gần đây, ông có bài phát biểu bằng tiếng Việt trôi chảy về tình hữu nghị giữa hai nước. Một clip video về sự kiện này được lưu truyền trên YouTube và nhanh chóng thu hút được hàng trăm ý kiến ​​tức giận.

Ngoài ra, chính quyền Phnom Penh cũng có phần lỏng lẻo trong việc thực thi luật nhập cư trong trường hợp các di dân kinh tế Việt Nam như ông Sok Min, nhiều người trong số này đổi lại đã thể hiện sự trung thành với đảng Nhân dân Cam Bốt.

Họ đã mất tất cả

Cheam Yeap, một dân biểu cấp cao trong đảng cầm quyền đã bảo vệ các chính sách của chính phủ đối với Việt Nam, cho đấy chỉ là một vấn đề hợp tác khéo léo với một người hàng xóm hùng mạnh. Theo nhân vật này, việc đảng Cứu nguy Dân tộc nêu bật Việt Nam như một kẻ thù và kỳ thị một quốc gia láng giềng là một trò « rất nguy hiểm, và tác hại mạnh mẽ đến lợi ích quốc gia của Cam Bốt » vì có tác dụng xua đuổi du khách và các nhà đầu tư Việt Nam.

Đối với chuyên gia David Chandler, giáo sư danh dự tại Đại học Úc Monash, từng nghiên cứu về Cam Bốt trong hàng chục năm, đã gọi các lời cáo buộc chống Việt Nam của ông Sam Rainsy là những « mưu mẹo ». Chuyên gia này giải thích : « [Sam Rainsy] ít khi dẫn chứng cho các lời cáo buộc của ông ta. Điều chắc chắn là doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam đang gây hại ở Cam Bốt, nhưng cũng tương tự như những người Malaysia, Hàn Quốc, Trung Quốc ». Giáo sư Chandler không chắc rằng những người buôn bán nhỏ và người nhập cư kinh tế khác đến từ Việt Nam đã làm tổn hại đến lợi ích của Cam Bốt.

Phóng sự của đài truyền hình Ả Rập kết thúc bằng câu chuyện một phụ nữ Cam Bốt, bà Ben Daravy, phải bận rộn suốt tuần này để quét dọn cửa hàng tại phố Veng Sreng mà bà đang muốn cho người khác thuê. Người thuê trước đó, một phụ nữ độc thân người Việt, đã bỏ chạy về Việt Nam sau hôm mồng 03/01/2014 sau khi quán cà phê của bà bị một đám đông phá cửa xông vào, cướp đi tất cả đồ đạc cũng như dụng cụ làm bếp. Những kẻ này còn đe dọa sẽ đốt cháy căn nhà, khiến cho người phụ nữ đó cùng đứa con gái phải trốn đi bằng cửa sau và không bao giờ quay trở lại.

Bà Daravy không nén nỗi tức giận : « Họ mang xăng đến đòi đốt nhà, và họ đã có thể làm thật nếu không có một người hàng xóm ngăn cản, nói với họ rằng chủ thực sự của cửa hàng này là người Khmer chứ không phải là người Việt ».

Người phụ nữ Cam Bốt này đã tỏ ý rất thông cảm với người thuê cũ của mình : « Người Việt thuê nhà ấy đã mất tất cả mọi thứ, tôi cũng mất rất nhiều nên không thể giúp bà ấy điều gì cả

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ ĐỨC-HUỲNH GIÁO-CHỦ PGHH MUÔN-NĂM

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ ĐỨC-HUỲNH

GIÁO-CHỦ PGHH MUÔN-NĂM

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ
và Phật Giáo Thời Ðại
Lê Hiếu Liêm

 

 

Chương một: Dẫn nhập Việt Nam và Phật Giáo đầu thế kỷ hai mươi.

 

Đầu thế kỷ 20, tư tưởng Nho Giáo, thống trị độc tôn đất nước từ Thời Hồ Quý Ly, nhà Lê và nhà Nguyễn suốt 400 năm, hoàn toàn sụp đổ. Tư tưởng Phật Giáo, ngự trị vinh quang trong thời đại Lý Trần từ thế kỷ thứ 11 đến cuối thế kỷ 14, suy đồi tận gốc. Tư tưởng Tây Phương và tôn giáo của nó, Thiên Chúa Giáo La Mã, bị đại đa số trí thức và nhân dân coi như sản phẩm và công cụ của chế độ Thuộc Địa và thực dân Pháp nên vẫn không được chấp nhận. Ý thức hệ Cộng Sản cũng như các tư tưởng mới khác chưa ra đời. Cả một khoảng trống tư tưởng, cũng có nghĩa là một khoảng trống tôn giáo và chính trị, to lớn bao trùm trên một nước Việt Nam bị nô lệ, bóc lột, áp bức, lạc hậu và nghèo đói. Nhưng đây cũng là môi trường lý tưởng cho sự ra đời của những tư tưởng mới, những tôn giáo mới, những chính đảng mới và những phong trào mới: Phong trào Đông Du và Việt Nam Duy Tân Hội của Phan Bội Châu từ năm 1904, Đông Kinh Nghĩa Thục của Lương Văn Can và các nhà Nho tiến bộ năm 1907, tư tưởng dân quyền và dân chủ của Phan Chu Trinh suốt hai mươi năm (1905-1925), phong trào chống thuế ở Trung Kỳ năm 1908, vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội cùng năm, Việt Nam Quang Phục Hội năm 1912, cuộc khởi nghĩa ở Trung Kỳ và ở Huế năm 1916 của Thái Phiên, Trần Cao Vân, Lê Ngung, vua Duy Tân…, phong trào Hội Kín ở miền Nam năm 1913-1916 lan rộng khắp Lục Tỉnh và cuộc tấn công Sài Gòn năm 1916. Các hoạt động này đã liên tục diễn ra từ đầu thế kỷ 20 đến cuối đệ nhất thế chiến.

Tuy nhiên mãi đến đầu thập njiên 20 Việt Nam mới thật sự thức dậy với sự ra đời Việt Nam Thanh Niên Cách mạng Đồng Chí Hội và Tân Việt Cách Mạng Đảng năm 1925, Đạo Cao Đài năm 1926, Việt Nam Quốc Dân Đảng năm 1927, Cuộc khởi nghĩa Yên Bái và sự ra đời củaĐảng Cộng Sản Đông Dương năm 1930 và phong trào Sô Viết Nghệ Tỉnh 1930-1931.

 

Trong thời gian sôi động này, từ 1925 trở đi, Phật Giáo cũng đã thức dậy. Từ năm 1923, thiền sư Khánh Hòa và thiền sư Thiện Chiếu đã thành lập, tại chùa Long Hòa ở Trà Vinh, Hội Lục Hòa Liên Hiệp với mục đích vận động thành lập một Hội Phật Giáo Việt Nam toàn quốc để chấn hưng Phật Giáo. Thiền sư Thiện Chiếu, khác hẳn tất cả tăng sĩ Phật Giáo đương thời, là một tăng sĩ có tân học. Ông đã đi ra Trung và Bắc vận động thống nhất Phật Giáo năm 1927 nhưng bất thành.

Năm 1928 thiền sư Khánh Hòa xây dựng Thích Học Đường và Phật Học Thư Xã tại Chùa Linh Sơn, Sài Gòn và năm 1929 Ông cho ấn hành tạp chí Viên Âm, tập san Phật Học đầu tiên bằng quốc ngữ tại Việt Nam, đặt trụ sở tại chùa Xoài Hột, Mỹ Tho. Cùng thời, thiền sư Thiện Chiếu xuất bản một tạp chí Phật Học nhắm vào giới thanh niên trí thức lấy tên là Phật Hòa Tân Thanh Niên, đặt tòa soạn tại chùa Chúc Thọ ở Gia Định.

 

Năm 1931 thiền sư Khánh Hòa cùng nhiều tăng sĩ và cư sĩ thành lập Hội Phật Học đầu tiên tại Việt Nam, lấy tên là Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học và thiền sư Từ Phong được mời làm Chánh Hội Trưởng. Hội ra tờ Từ Bi Âm năm 1932. Thiền sư Khánh Hòa, cùng người cộng sự thân tín là thiền sư Thiện Chiếu đã đóng vai trò tiền phong khai mở phong trào chấn hưng Phật Giáo và hiện đại hóa Phật Giáo, chuyển động sâu rộng lịch sử Phật Giáo và lịch sử Việt Nam trong suốt 65 năm qua.

Tại miền Trung, thiền sư Giác Tiên mở Phật Học Đường  tại chùa Trúc Lâm năm 1929 và ủy thác cho đệ tử là bác sĩ Lê Đình Thám thành lập Hội An Nam Phật Học năm 1932. Hội quy tụ đông đảo những danh tăng và cư sĩ trí thức tại miền Trung. Cư sĩ Lê Đình Thám được bầu làm Hội Trưởng và vua Bảo Đại được mời làm Hội Trưởng Danh Dự. Hội ra tạp chí Phật Học ViênÂm năm 1933. Năm 1934, thiền sư Giác Tiên, cư sĩ Lê Đình Thám… đã thành lập Trường An Nam Phật Học, trong đó có mở cấp Đại Học Phật Giáo. Đặc biệt hơn nữa là Hội đã phát động phong trào “Chỉnh Lý Tăng Già” rất quyết liệt để loại trừ ra khỏi tăng già những thành phần phạm giới, bất xứng. Chính nhờ những nổ lực cấp tiến này mà Phật Giáo miền Trung đã đóng được một vai trò quan trọng trong những thập niên sau đó.

Năm 1934 các thiền sư Trí Hải, Tâm Ứng, Tâm Bảo cùng với giới cư sĩ trí thức tên tuổi tại Hà Nội như Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Văn Tố, Dương Bá Trạc, Trần Văn Giáp, Nguyễn Năng Quốc, Nguyễn Hữu Kha, Bùi Kỷ, Lê Dư… thành lập Bắc Kỳ Phật Giáo Hội, bầu cư sĩ Nguyễn Năng Quốc làm hội trưởng và suy tôn thiền sư Thanh Hanh làm Thiền Gia Pháp Chủ. Đặc biệt là trong buổi lễ suy tôn Pháp Chủ này, cư sĩ Trần Trọng Kim đã thuyết pháp về đề tài; “Thập Nhị Nhân Duyên”. Hội ra tạp chí Đuốc Tuệ năm 1935 và phát triển mạnh mẽ khắp miền Bắc (Nguyễn Lang, Phật Giáo Việt Nam Sử Luận, q 3, t 51-173).

Đặc tính của cả ba Hội Phật Học tại ba miền là vai trò nổi bật của giới trí thức cư sĩ, là thuần túy Phật học và sinh hoạt Phật sự. Thời điểm 1925-1945 là thời điểm chuẩn bị trong kiên nhẫn và thầm lặng. Các hội Phật Học đã làm đúng chức năng và vai trò lịch của mình, một cách khiêm tốn, từ đống gạch vụn đổ nát của nền Phật học và Phật Giáo Việt nam trong thời Thực Dân Pháp thống trị.

Trong thời kỳ này xuất hiện những con người đặc biệt, xuất sắc và những tư tưởng mạnh mẽ, quyết liệt, trong Phật Giáo cũng như ngoài Phật Giáo. Từ đầu thập niên 30, tư tưởng Phật Hộc của Thích Thiện Chiếu đã là những quả bom chấn động. Và năm 1939 Huỳnh Phú Sổ xuất hiện làm một cuộc cách mạng tôn giáo, cải cách toàn bộ và triệt để Phật Giáo chưa từng có trong hai ngàn năm lịch sử Phật Giáo Việt Nam. Miền Nam, một vùng đất lạ lùng và kỳ diệu…

 

An Hòa Tự

Phan Chu Trinh từ Pháp trở về Sài Gòn năm 1925, đất nước bùng lên những làn sóng tư tưởng dân quyền và dân chủ. Ông khẳng định phải tìm nguyên nhân mất nước trong sự mất đạo đức, mất luân lý, trong bài diễn thuyết Đạo Đức và Luân Lý Đông Tây, và ông cũng khẳng định chế độ quân chủ chuyên chế là nguyên nhân chính làm mất nước trong bài thuyết giảng Quân Trị Chủ Nghĩa và Dân Trị Chủ Nghĩa tại Sài Gòn năm 1925. Ông mất năm sau đó và đám tang ông cùng với cuộc vận động ân xá nhà chí sĩ Phan Bội Châu đã khơi bùng phong trào yêu nước và yêu tự do dân chủ trên toàn quốc, đặc biệt là trong giới thanh niên.

Nhưng dữ dội, bốc lửa và sấm sét trong tư tưởng yêu nước chống thực dân cũng như tư tưởng tự do dân chủ, trong thời này, chỉ có Nguyễn An Ninh là đi xa nhất, quyết liệt nhất. Là một thanh niên miền Nam, Ông đi du học ở Pháp và trở về nước với bằng cử nhân Luật. Lợi dụng quy chế thuộc địa của Nam Kỳ, nơi mà báo chí bằng tiếng Pháp được tự do, không bị kiểm duyệt, Ông ra tờ La Cloche fèlèe (Tiếng Chuông Rè) từ năm 1923 đến năm 1926. Ông tự xưng tờ báo của Ông là “cơ quan tuyên truyền tư tưởng Pháp”, lấy tư tưởng của kẻ xâm lăng để đập những nhát búa tạ vào chế độ Thực Dân, đồng thời tờ báo cũng tự nhận là “cơ quan chuẩn bị cho tương lai dân tộc”. Thật là độc đáo và tuyệt vời.

Ngoài việc phê bình kịch liệt, thẳng tay chính sách và chế độ thực dân, Ông cổ võ cho việc đào tạo một tầng lớp thanh niên Việt Nam tân học, có văn hóa, có lý tưởng, có chí khí, có năng lực và có tổ chức và Ông tuyệt đối tin vào sức mạnh và vào tương lai của nhân dân Việt Nam. Ông chủ trương một nước Việt Nam thống nhất từ Nam chí Bắc và trở về lịch sử dân tộc để tìm niềm tin và sức mạnh. Ông hô hào, khi chỉ mới ngoài 20 tuổi, “Chẳng những phải duy trì những giấc mộng vĩ đại, mà còn phải tổ chức thành một nhóm quan trọng để chuẩn bị cho tương lai”. Không những tư tưởng táo bạo, độc đáo, mới lạ, kiến thức của Ông cũng rất uyên bác. Khi Thống Đốc Nam Kỳ tuyên bố: “Xứ này không cần trí thức”. Ông đã viết bài trả lời bốc lửa: “… Những thảm khổ của chúng ta ngày nay, còn gì nữa, đúng là do tổ tiên của chúng ta đã sờ mó vào cây kiến thức. Hạng trí thức đã làm đảo lộn thế giới, làm hư hỏng hạnh phúc của thế giới. Hãy nguyền rủa tên tuổi của Prométhé, kẻ đã lấy trộm chút lửa của Trời. Hãy nguyền rủa con người đã bày ra cái ná cao su cho trẻ con bắn đá vào trán ông khổng lồ… Trí Tuệ, đó là cái tai hại. Trí tuệ, đó là con rắn cuốn quanh thân cây đã làm cho chúng ta vĩnh viễn mất cõi thiên đường… Nói đến vai trò giáo dục, vai trò văn minh của các ông chủ xứ Đông Dương này, thưa các ông, điều ấy làm ta mỉm cười… Người ta đã quỳ lụy bái phục những vị “đem ánh sáng tới”, những vị “làm điều kỳ diệu ở Ấu Châu”… Cái gì kỳ diệu? Thực ra cái kỳ diệu đó là, chỉ trong một thời gian ngắn thôi, người ta đã có thể làm cho trình độ trí thức của người Nam đã thấp đi lại càng rơi vào chỗ cực kỳ dốt nát. Cái kỳ diệu đó là người ta đã có thể, trong một thời gian ngắn như thế, xô đẩy một dân tộc có tư tưởng dân chủ, ngã nhào vào tình trạng nô lệ hoàn toàn“. (Trần Văn Giàu, Sự Phát Triển Của Tư Tưởng ở Việt Nam Từ Thế Kỷ 19 đến Cách Mạng Tháng Tám, q2, t 311).

Nguyễn An Ninh cũng là một trong những nhà trí thức tân học đầu tiên nghiên cứu Phật Học và hoàn thành một tác phẩm Phật Học quan trọng, cuốn “Phê Bình Phật Giáo”. Sau thời kỳ hoạt động sôi nổi từ 1923 đến 1926, Nguyễn An Ninh bị ở tù trong thời gian 1926-1927, sau đó Ông về nghiên cứu Phật Giáo. Trên bàn làm việc của Ông, có một cái chuông, một cái mõ, Ông cạo trọc đầu và đi chân không. Ông nghiên cứu Phật Giáo qua tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức và các hoạt động Phật Giáo trong nước. Cuốn Phê Bình Phật Giáo xuất bản năm 1937 là kết quả của sự nghiên cứu này. Tựa đề của cuốn sách, 70 năm sau cũng không có ai dám viết một cuốn sách Phật Học có tựa đề thách thức và can đảm như vậy. Mục đích và phương pháp luận còn mới lạ, táo bạo hơn, đó là “so sánh Phật Giáo với thời đại của nó để chỉ chỗ hay, chỗ đúng hơn của nó đối với các thuyết khác và so sánh Phật Giáo với thời đại này để chỉ sai lầm của Phật Giáo“. Tác phẩm này được giới trí thức, giới chính trị cũng như giới Phật Giáo chú ý đặc biệt.

Nhưng không gây sóng gió và tranh luận suốt nhiều năm trời như những tác phẩm của Thích Thiện Chiếu. Đối với Tăng, Ni, Phật Tử thập niên 30, những tư tưởng Phật Học của Thích Thiện Chiếu là những tiếng sét ngang tai. Ngày nay đọc lại, chắc chắn quý vị tăng sĩ, cư sĩ và Phật Tử cũng không khỏi giựt mình, chấn động và suy nghĩ. Những tư tưởng này, được viết từ thập niên 30, ngày nay, cuối thập niên 90, vẫn còn mới, còn táo bạo, còn chứa đầy sức nặng của đá tảng và sức nổ của sấm sét. Thích Thiện Chiếu là tinh hoa sáng chói của Phật Giáo trong thập niên 20, 30. Ông đã đi tiền phong trong mọi lãnh vực chấn hưng và hiện đại hóa Phật Giáo Việt Nam trong thế kỷ 20 này.

Ta phải đứng trên một đỉnh núi cao, mới hy vọng nhìn thấy những cái gì chưa ai nhìn thấy, những cái gì nằm khuất sau dãy núi cao. đó có thể là những dãy núi cao hơn, hay là một đại dương mênh mông hay là một bình nguyên rực rỡ. Thích Thiện Chiếu là một ngọn núi cao của Phật học và Phật Giáo Việt Nam trước đệ nhị thế chiến. Ta hãy đứng trên đỉnh núi cao ngất, hùng tráng này để nhìn rõ một đỉnh núi cao ngất, hùng vĩ khác, là Cư sĩ, Bồ Tát, Giáo Chủ Huỳnh Phù Sổ.

|Muc Luc| |Ch.1| |Ch.2| |Ch.3| |Ch.4| |Ch.5| |Ch.6| |Ch.7| |Ch.8| |Ch.9| |Ch.10|TK|

[BHH430] [PGHH] [THƯ VIỆN PGHH]

About these ads

Occasionally, some of your visitors may see an advertisement here.

Tell me more | Dismiss this message

Like this:

Categories: Lịch Sử PG Hòa Hảo | Leave a comment

Tiến sỹ Takehiro Isei: “Tôi đã trở thành người Việt Nam… 80%”

Tiến sỹ Takehiro Isei: “Tôi đã trở thành người Việt Nam… 80%” 
11:16 | 29/01/2014

 (ĐCSVN) – Trong số 40 quốc gia mà Tiến sỹ Takehiro Isei từng đặt chân đến, Việt Nam là đất nước ông dừng chân lâu nhất, chỉ sau quê hương Nhật Bản của mình. Gần 10 năm sinh sống tại Việt Nam, ông đã có thể ăn được gần như tất cả các món ăn Việt và nhiều lần đón Tết cổ truyền của Việt Nam…

Với các cán bộ, nhân viên Trung tâm An toàn mỏ – Viện Khoa học Công nghệ mỏ (thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh), Tiến sỹ Takehiro Isei không chỉ là một chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực an toàn mỏ mà còn là một người cha, người anh đáng kính trong cuộc sống thường ngày…

Vị Tiến sỹ 70 tuổi và cơ duyên với Việt Nam

Bước sang tuổi 70, mái tóc đã pha nhiều sợi bạc, nhưng Tiến sỹ Takehiro Isei vẫn giữ một tác phong làm việc rất nhanh nhẹn và khoa học. Đó cũng chính điều mà các cán bộ, nhân viên của Trung tâm An toàn mỏ – Viện Khoa học Công nghệ mỏ (gọi tắt là Trung tâm) học được nhiều nhất từ ông. Ông Phạm Xuân Thanh – Phó Giám đốc Trung tâm cho biết: “Bác (cách gọi thân mật của các đồng nghiệp tại Trung tâm đối với Tiến sỹ Isei) làm việc rất khoa học, muốn làm gì đều phải có kế hoạch trước, làm xong thì ghi chép lại luôn. Đây là một điều rất hay mà chúng tôi học được từ bác”.

 

Tiến sỹ Takehiro Isei đã có gần 10 năm sống tại Việt Nam, để chia sẻ những kinh
nghiệm quý báu của ông trong lĩnh vực an toàn mỏ (Ảnh: Kiều Giang)


Tiến sỹ Isei là tình nguyện viên cao cấp đầu tiên trong lĩnh vực an toàn mỏ do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cử sang Việt Nam làm việc. Là một tiến sỹ khoa học, ông Isei từng công tác tại Phòng nghiên cứu kỹ thuật tài nguyên môi trường, Bộ Công thương Nhật Bản. Ông từng là đại diện của Nhật Bản tham dự Hội nghị nghiên cứu an toàn mỏ quốc tế tại nhiều nước trên thế giới.
 

Trong các năm từ 2001 – 2006, ông là cố vấn trưởng dự án Trung tâm quản lý an toàn khí mỏ Việt Nam. Trong thời gian này, ông tham gia hỗ trợ xây dựng, lắp đặt và đưa vào vận hành Phòng nghiên cứu an toàn mỏ tại Viện Khoa học Công nghệ mỏ ở Uông Bí. Sau khi dự án kết thúc, ông vẫn tiếp tục hỗ trợ về kiến thức, kinh nghiệm cho Viện Khoa học Công nghệ mỏ Việt Nam với tư cách cá nhân, theo tinh thần tự nguyện, chi phí tự túc.

Sau này khi biết Cơ quan Quốc tế Nhật Bản (JICA) có chương trình tuyển tình nguyện viên cao cấp sang Việt Nam làm việc, ông đã đề nghị được tham gia và mong muốn của ông đã trở thành hiện thực. Chia sẻ với chúng tôi, Tiến sỹ Isei cho biết, ông mong muốn có thể đem các kiến thức chuyên môn của mình để giúp các đồng nghiệp Việt Nam trong việc đảm bảo an toàn mỏ một cách có hệ thống và bền vững.

Trong hành trình từng đến 40 nước của mình, Tiến sỹ Isei chia sẻ có 3 nơi ông thích nhất. Một là Canada, nước ngoài đầu tiên ông đặt chân đến. Thứ hai là Hungary, nơi ông có 5 năm tham gia nghiên cứu và giảng dạy về an toàn mỏ. Và thứ ba là Việt Nam, nơi ông đã dành gần 10 năm để sinh sống, làm việc và gắn bó.

Tâm huyết đối với lĩnh vực an toàn mỏ

Tiến sỹ Isei kể, ông sinh năm 1943, khi công nghệ khai thác mỏ ở Nhật Bản chỉ mới bắt đầu. Vào thời điểm đó tại Nhật Bản hay xảy ra tai nạn hầm mỏ gây chết người. Ông còn nhớ một vụ tai nạn hầm mỏ rất lớn xảy ra vào thời điểm ông đang học đại học. Vụ tai nạn đã khiến 428 người chết. Đây cũng được coi là vụ tai nạn hầm mỏ lớn nhất trên thế giới. Sau này, khi ông là sinh viên năm thứ 4, Nhật Bản cũng xảy ra một số vụ tai nạn hầm mỏ lớn khác. Ông được đề nghị tham gia một nhóm nghiên cứu về hầm mỏ của Viện Nghiên cứu năng lượng và môi trường. Sau này, ông tiếp tục có nhiều nghiên cứu về công nghệ cháy nổ và có cơ hội làm việc tại rất nhiều quốc gia. Bởi vậy, ông đã có nhiều cơ hội chia sẻ kinh nghiệm ở các nước trước khi đến Việt Nam.

 

 Tiến sỹ Isei (người thứ hai từ trái sang) làm việc với các đồng nghiệp tại mỏ than
Hồng Thái, Quảng Ninh. (Ảnh do JICA cung cấp)


Theo Tiến sỹ Isei, trong vòng 10 năm qua, sản lượng than của Việt Nam đã tăng đáng kể, tuy nhiên số vụ tai nạn hầm mỏ đã giảm đi. Trên thực tế, Việt Nam đã kiểm soát khá tốt về vấn đề nổ khí mỏ. Song, tai nạn hầm mỏ vẫn là một thách thức. Hằng ngày những người thợ mỏ vẫn phải đối mặt với những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn. Ông đưa ra so sánh: ở Australia, sản lượng khai thác than gấp 5 lần Việt Nam nhưng năm 2012 không xảy ra tai nạn hầm mỏ nào, trong khi tại Việt Nam có 28 người chết vì tai nạn hầm mỏ. Ông cũng đặt trong tương quan so sánh giữa tỷ lệ người làm việc trong lĩnh vực hầm mỏ với số người chết vì tai nạn hầm mỏ, tỷ lệ này không kém so với số người chết vì tai nạn giao thông, tính trên tổng số người tham gia giao thông ở Việt Nam. Đây cũng chính là một trong những động lực khiến ông luôn muốn cùng các đồng nghiệp giảm tỷ lệ thương vong xuống càng thấp càng tốt.
 

Hiện nay, với tư cách là một tình nguyện viên cao cấp, Tiến sỹ Isei tham gia hỗ trợ lắp đặt và vận hành phòng thí nghiệm nghiên cứu cháy nổ tự nhiên, củng cố các kỹ thuật phát hiện sớm nguy cơ cháy nổ tại Trung tâm an toàn mỏ tại thị xã Uông Bí. Ông cũng đồng thời tư vấn các phương pháp quản lý an toàn, kỹ thuật tại hiện trường, hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, thành lập phòng thực nghiệm… đề phòng cháy nổ tự nhiên diễn ra tại các hầm khai thác mỏ.

Ông dành phần lớn thời gian làm việc tại Trung tâm An toàn mỏ – Viện Khoa học Công nghệ mỏ (thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh). Thỉnh thoảng, ông vẫn có mặt tại Hà Nội để làm việc cùng các đồng nghiệp ở Viện Khoa học Công nghệ mỏ Việt Nam. Theo Giám đốc Trung tâm An toàn mỏ Nhữ Việt Tuấn – người luôn sát cánh trong công việc và cũng là người đồng hành cùng Tiến sỹ Isei mỗi lần ra Hà Nội, Tiến sỹ Isei không chỉ là một người đáng khâm phục trong công việc mà còn là người nhận được sự yêu mến của tất cả nhân viên Trung tâm trong cuộc sống thường ngày.

Trở thành người Việt Nam… 80%

Đã nhiều lần được đón Tết tại Việt Nam, Tiến sỹ Isei cảm nhận rằng, không khí Tết ở Việt Nam khá giống với ở Nhật Bản khi ông còn nhỏ. Tại Nhật Bản bây giờ, việc đón Tết đã thay đổi. Nhưng ở Việt Nam, những nét văn hóa truyền thống ấy vẫn còn. Trong những dịp Tết, ông dành thời gian để gặp gỡ, ăn uống với những người bạn Việt Nam và cả những người thân, bạn bè Nhật Bản sang đây làm việc hay du lịch. Cho đến bây giờ, ông đã ăn được hầu như tất cả các món ăn của người Việt. Những món như thịt chó, mắm tôm, tiết canh, trứng vịt lộn… là những món vốn “khó ăn” với người nước ngoài, ông đều ăn được. Ông đùa nói với chúng tôi rằng: Tôi đã trở thành người Việt Nam… 80% rồi!

 

Cứ vào mỗi dịp Tết Nguyên đán, Tiến sỹ Isei lại cùng các đồng nghiệp của mình leo núi,
thăm chùa Đồng – Yên Tử (Ảnh do JICA cung cấp)


Ông kể, khi đến Việt Nam lần đầu tiên, ông thấy các bạn trẻ Việt Nam vẫn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống tốt đẹp, như sự kính trọng đối với người già. “Khi tôi lên xe buýt, các bạn trẻ Việt Nam bao giờ cũng nhường chỗ cho tôi” – ông Isei nói. Và ông rất ấn tượng về điều này.
 

Mẹ của Tiến sỹ Isei năm nay 94 tuổi – người đã từng sang Việt Nam 3 lần. Vợ của Tiến sỹ Isei cũng đã sang Việt Nam hơn 10 lần. Cả các con của ông cũng vậy, tất cả mọi người trong gia đình đều hiểu mục đích và mong muốn của ông khi làm việc tại Việt Nam. Và họ cũng coi Việt Nam như một nơi thân thuộc, họ cảm thấy thoải mái mỗi lần sang thăm ông. Những khi ấy thì cả nhà lại đi thưởng thức các món ăn Việt Nam, chia sẻ niềm vui và sự thú vị.

Cuộc sống hằng ngày của ông gắn bó với các cán bộ nhân viên của Trung tâm. Ông thường bắt đầu ngày mới từ lúc 4 – 5 giờ sáng để đi bộ thể dục. Các bữa cơm trong ngày, ông cũng ăn cùng các cán bộ nhân viên của Trung tâm. Ông chỉ tiếc rằng, mặc dù có gần 10 năm sống ở Việt Nam nhưng ông không nói được nhiều tiếng Việt. Ông khiêm tốn tự nhận mình “già rồi nên việc tiếp thu bị hạn chế” nhưng lại cười khi nói biết dùng tiếng Việt để “mặc cả” mỗi lần đi ra chợ.

Những lúc rảnh rỗi, ông vẫn thường chơi đàn ghi ta và hát. Vào dịp cuối tuần, ông cũng hay theo xe đưa đón của Trung tâm để ra Hà Nội. Ông bảo rất thích đi dạo quanh hồ Gươm và lang thang đi mua sách. Ông hay mua sách về Việt Nam, để khi có dịp lại mang ra giới thiệu với bạn bè mỗi lần trở về nước.

Cứ vào mỗi dịp Tết Nguyên đán, Tiến sỹ Isei thường cùng các đồng nghiệp leo núi Yên Tử. Tuy năm nay đã 70 tuổi, nhưng ông vẫn duy trì được sức lực dẻo dai và tinh thần phấn chấn. Tết Giáp Ngọ năm nay, ông có thêm cơ hội trải nghiệm và thưởng thức không khí ngày Tết cổ truyền đầy thú vị của người Việt trước khi quay trở lại Nhật Bản vào tháng 9/2014 tới./.

Các từ khóa theo tin:
Kiều Giang
In trang | Gửi góp ý

 

Các tin tiếp
Thủ tướng Thái Lan khẳng định cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra như kế hoạch (28/01/2014)
Thủ tướng Ukraine từ chức (28/01/2014)
Liên hợp quốc sẵn sàng hợp tác trên mọi lĩnh vực vì sự phát triển của Cuba (28/01/2014)
Hội nghị Geneva II tiếp tục bế tắc về vấn đề chính trị (28/01/2014)
Rượu vang – sản phẩm đặc sắc của văn hoá ẩm thực Bulgaria (28/01/2014)
Thái Lan: Quân đội bác lời kêu gọi của thủ lĩnh biểu tình (28/01/2014)
Campuchia: Đảng đối lập bị cáo buộc gây bất ổn xã hội (28/01/2014)
Lãnh đạo OSCE đề xuất làm trung gian hòa giải cho cuộc khủng hoảng Ukraine (28/01/2014)
Ủy ban bầu cử Thái Lan sẽ đề xuất hoãn bầu cử 6 tháng (27/01/2014)
Nga kỷ niệm 70 năm thành phố Leningrad thoát khỏi vòng phong tỏa của phátxít Đức (27/01/2014)
Categories: Tin Trong Nước | Leave a comment

Lãnh Đạo CSVN Là Người Việt Nam Hay Người Tầu?

Lãnh Đạo CSVN Là Người Việt Nam Hay

Người Tầu?

Lãnh đạo đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam đã hành động ngược với quyền lợi của Tổ quốc về Quần đảo Hòang Sa nên có nghi vấn trong nhân dân muốn biết họ là người Việt hay người Tầu?

Sau đây là những lý do đã gây ra thắc mắc:

Thứ nhất: Nếu họ là người Việt thì tại sao họ lại cấm Ủy ban nhân dân huyện Hoàng Sa tổ chức “Chương trình ca nhạc hát về biển đảo quê hương và Lễ thắp nến tri ân Hướng về Hoàng Sa”, dự trù diễn ra vào lúc 19h00 ngày 18/01/2014 tại Công viên Biển Đông, thành phố Đà Nẵng ?

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Hòang Sa, ông Đặng Công Ngữ, đã phải hủy bỏ vào giờ chót vì chính quyền Trung ương ở Hà Nội sợ đụng chạm đến Trung Cộng.

Theo một số tài liệu thì Hà Nội không muốn truy điệu và tri ân 74 chiến sỹ của Việt nam Cộng Hòa đã hy sinh khi chống lại cuộc cưỡng chiếm Hòang Sa của quân Trung Cộng ngày 19/01/1974 vì sợ bị Bắc Kinh lên án “lật lọng”. Lý do: Trung Cộng đã nắm được bằng chứng từ năm 1956 chính quyền Cộng sản Việt Nam lúc ấy là Việt nam Dân Chủ Cộng Hòa đã “lỡ mồm” thừa nhận Hòang Sa và Trường Sa (Trung Cộng gọi là Tây Sa và Nam Sa) là của Trung Cộng !

Bách Khoa tòan thư viết: “Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ngày 15 tháng 6 năm 1956, tức khi đang là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Ung Văn Khiêm đã nói với đại biện lâm thời của lãnh sự quán Trung Quốc tại Việt Nam, Lý Chí Dân, rằng: “Căn cứ vào tư liệu của phía Việt Nam, về mặt lịch sử thì quần đảo Tây Sa và Nam Sa nên là một phần lãnh thổ của Trung Quốc”.

Ai cũng biết vào thời điểm năm 1956 hai quần đảo Hòang Sa và Trường Sa thuộc quyền kiểm soát của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam Việt Nam. Vậy Ung Văn Khiêm có quyền gì và đã căn cứ vào đâu mà ăn nói qùang xiên như thế để gây họa cho Việt Nam bây giờ ?

Thứ hai: Tại sao nhà nước CSVN không biện giải nổi mỗi khi Trung Cộng trưng ra các Tài liệu:

-Công hàm ngày 14/09/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhìn nhận chủ quyền của Trung Cộng trên hai quần đảo Hòang Sa và Trường Sa.

-Bản đồ của Cục Đo đạc & Bản đồ VN (của miền Bắc, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa,VNDCCH) từ 1964 đã ghi Tây Sa và Nam Sa là tên của Trung Cộng gọi hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa.

-Tuyên bố ngày 09/05/1965 của chính phủ VNDCCH nhìn nhận “một phần của lãnh hải của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong quần đảo Tây Sa của Trung Quốc nằm trong “vùng chiến sự” của lực lượng vũ trang Hoa Kỳ.

Phía CSVN lúng túng vì họ biết đã lỡ “há miệng mắc quai” và không dám minh bạch với nhân dân mỗi khi cò ai muốn tìm hiểu cho ra nhẽ. Một số báo của đảng, tiêu biểu như báo Đại Đòan Kết của Mặt trận Tổ Quốc, ít viên chức ngọai giao và một vài Đại biểu Quốc hội có kiến thức về lịch sử như Đại biểu, sử gia Dương Trung Quốc thì cũng chỉ đưa ra những lập luận “bảo hòang hơn vua”, không soi sáng được tận nguồn gốc của những hành động và lời nói đã “tác hại nghiêm trọng” cho chủ quyền lãnh thổ và biển đảo của Việt Nam.

Thứ ba: Tại sao trước 24 giờ kỷ niệm 40 năm trận chiến chống Trung Cộng ở Hòang Sa ngày 19/01/2014 của Hải quân VNCH thì Ban Tuyến giáo Trung ương của đảng CSVN đã ra lệnh cho tất cả các báo phải “ngưng” không được đăng thêm bài nói về về Hòang Sa nữa. Lệnh ngưng này là chỉ thị của Bộ Chính trị đảng CSVN hay áp lực từ Trung Cộng ?

Trước lệnh này, một số báo “không thuộc dòng chính thống của đảng” như Thanh Niên, Giáo dục Việt Nam, ViệtNamNet, Tuổi Trẻ, v.v… đã đăng nhiều bài nói về lịch sử trận chiến Hòang Sa và ca tụng sự hy sinh bảo vệ Tổ Quốc của các chiến sỹ Việt Nam Cộng Hòa.

Hàng ngàn độc giả, trí thức và dân thường kể cả nguyên Giám đốc Học viện Hải quân – Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu 4 và nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Tiến sỹ Trần Công Trục đã lên tiếng yêu cầu Nhà nước phải “trân trọng và phải tôn vinh tinh thần yêu nước và hy sinh của những người lính VNCH chống ngoại xâm.” Nhà nước lặng thinh.

Các báo “chính ngạch” gồm Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Sài Gòn Giải Phóng, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Tuyên giáo, Tạp chí Dân Vận, Quốc phòng Tòan Dân v.v…đều không đả động gì đến biến cố Hòang Sa !

Như vậy là đảng CSVN đã “không cùng đồng hành vì chính nghĩa với dân tộc”. Họ đã chống lại nguyện vọng muốn bảo vệ Tổ quốc của dân và làm nhụt chí đấu tranh, yêu nước của thế hệ trẻ Việt Nam.

Thứ bốn: Vậy thì có lẽ không cần phải thắc mắc tại sao Công an Hà Nội đã có những hành động “thiếu văn hoá” và “không có giáo dục của Thánh hiền Việt Nam” khi họ bầy trò “cắt đá thi công gỉa vờ” và mở loa phóng thanh cực mạnh để phá buổi lễ tưởng niệm 40 năm Hòang Sa bị Trung Cộng cưỡng chiếm và ngăn cản người dân tri ân 74 Chiến sỹ VNCH tại Tượng đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội ngày 19/01/2014.

Trong số trên 400 Công an có anh Nguyễn Tuấn Khiên, phó đồn Công an phường Tràng Tiền đã gỉa làm công nhân cầm máy cắt đá xiên xẹo cốt làm bụt mù để đuổi người dân ra khỏi khu vực Tượng đài Lý Thái Tổ. Nhưng liệu anh có biết cấp chỉ huy của anh đã chủ mưu làm cho anh xấu mặt hay anh đã cố ý hành động để giúp cho Trung Cộng bảo vệ lập luận chủ quyền Hòang-Trường Sa là của họ?

Bằng chứng về anh “công nhân đội nón cối” tên Khiên này đã được Blogger Nguyễn Lân Thắng cho biết: “Lại thêm một phát hiện: Đồng chí cầm máy cắt đội mũ cối không phải là công nhân… đồng chí ấy tên là Nguyễn Tuấn Khiên, phó đồn công an phường Tràng Tiền… điện thoại của đồng chí ấy là: +849120998888.”

Trường hợp anh Công an Khiên và những Công an vác loa đi quanh la hét vào mặt người dân, kể cả vào mặt một nữ Nhà báo nước ngòai khi bà muốn phỏng vấn Tiến sỹ Nguyễn Quang A có phải bị lên án là họ đã “bôi nhọ” văn hóa Việt Nam để làm lợi cho Trung Cộng hay phải lôi các cấp chỉ huy của họ ra trước “tòa án lương tâm” để trả lời cho hành động của mình?

Hãy nghe một số trí thức của Thủ đô Hà Nội ghi lại “trò phá đám rẻ tiền” cuộc truy điệu yêu nước như sau:

Tiến sỹ Đào Tiến Thi:“ Ngó vào “công trình đang thi công” thì chỉ thấy mấy anh thợ đang xẻ đá. Những hòn đá nhỏ, có hòn chỉ lớn hơn nắm tay một chút và chẳng rõ xẻ như thế để làm gì. (Cho đến cuối buổi, khi người đi mít tinh đã về thì cuộc “thi công” cũng ngừng luôn và mấy cục đá xẻ lung tung đó càng tố cáo cái trò lố không che đậy được ai)…..

…Tôi nói nỗi buồn đau lớn nhất của tôi là nghĩ về dân tộc Việt Nam, từ một dân tộc anh hùng, hôm nay đã trở thành một dân tộc hèn nhát…”

Giáo sư Nguyễn Huệ Chi: “Một tốp thợ đá đang chia nhau ngồi lầm lỳ cưa xẻ những phiến đá lớn nhỏ xung quanh tượng đài (mà chốc sau, khi đã vãn cuộc tôi đi quanh nhìn ngó mới biết các phiến đá họ cưa chỉ là cưa để lấy bụi nên ném vương vãi khắp nơi, hằn sâu lằn ngang lằn dọc như những chú chó đá há miệng cười trong truyện cổ tích, đến là khôi hài). Thì ra đám bụi bốc lên rất cao che mờ cả bức tượng mà vừa đến đầu đường tôi cứ tưởng là khói hương nghi ngút, chính là đám bụi đá do những người thợ đá “hành nghề không đúng lúc” này đây. Chúng tôi đưa mắt nhìn nhau: một mưu kế đáng gọi là “kịp thời” nhưng cũng đáng gọi là “cùng kế” của đám bộ máy chức năng, cốt để cản trở buổi lễ mà họ cầm chắc là sẽ rất xúc động – mà sự xúc động của lòng dân thì chính là điều bất lợi với nhà cầm quyền nếu nó được tổ chức trọng thể.”

Tiến Sỹ Nguyễn Quang A: “Chứng kiến cảnh chướng tai gai mắt do công an (tôi tin những người mặc thường phục hôm đó cũng là công an mặc thường phục để che mắt thiên hạ) gây ra trong buổi tưởng niệm 40 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa, nhưng tôi đã không nhắc đến sự kiện đau lòng và ô nhục vào buổi sáng đó trong bữa cơm tối với phó thủ tướng Vương quốc Bỉ, một giáo sư về luật hiến pháp và nhân quyền…”

Nhà giáo Phạm Tòan của nhóm Cánh Buồm:”Thấy cái anh gọi loa đó cứ quanh quẩn gần bên, tôi nói đùa, “anh là người Tàu phải không? Quảng Đông hay Quảng Tây?” Mọi người cười ồ lên. Anh ta đi sang nhóm bên cạnh tôi. Nghe có tiếng người hỏi anh ta, “hôm nay anh được trả mấy trăm?” Có anh còn rút ra tờ năm trăm ngàn giơ trước mặt anh ta nữa. Không nghe thấy lời nói đùa, chỉ thấy tiếng cười rộ.”

Song song với sự tức giận và khinh bỉ việc làm của Chính quyền, người dân Hà Nội đã nói thay cho hàng triệu người khác vào sáng ngày 19/01/2014 trước Tượng đài Lý Thái Tổ bằng những khẩu hiệu và lời hô yêu nước, tri ân các chiến sỹ của cả 2 bên chiến tuyến đã bỏ mình vì Tổ quốc.

Hãy đọc:

“Không được bán Hòang Sa”

“Đả đảo Trung quốc xâm lược-Hòang Sa-Việt Nam-Trường Sa-Việt Nam –Đả đảo tay sai bán nước. Đả đảo tay sai Tầu.”

“Đả đảo bọn bán nước !”

Tẩy chay 16 chữ vàng & bốn tốt.

Hàng chục bó hoa trắng có hàng chữ “Hòang Sa-Việt Nam” đã được dựng dưới chân Tượng Vua Lý Thá Tổ trong khi hàng trăm người dân và dân oan từ các nởi đổ về đã hô to với những cánh tay vung lên trời cao “ Hoàng Sa-Việt Nam—Trường Sa-Việt Nam!”

Các biểu ngữ lớn nhỏ bầy tỏ lòng biết ơn các chiến sỹ đã hy sinh cho Tổ quốc và chống “tay sai Trung Cộng” cũng đã được dương cao, mặc cho những tiếng loa hò hét phá phách của Công an:

“Tưởng nhớ những người con yêu của Tổ Quốc đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu chống quân Trung quốc xâm lược tại biên giới phía Bắc-Biên giới Tây Nam, tại Hoàng Sa & Trường Sa.”

“Phong trào dân oan tri ân các anh Trường Sa-Hòang Sa”

“Tổ Quốc Ghi Công-Đời đời nhớ ơn các Anh hung bảo vệ Hòang Sa 19/1/1975-Hình Trung tá Ngụy Văn Thà, Hạm trường HQ-10 Nhật Tảo”.

“Sang Năm Tới Hòang Sa”

Như vậy khi người dân đã đứng về phía đối lập với Chính quyền để nói lên những điều biết ơn những con dân nước Việt đã nắm xuống cho mình được sống và Tổ quốc được trường tồn thì tại sao Lãnh đạo của đảng CSVN lại ngăn cấm dân chống ngọai xâm để làm lợi cho ngọai bang?

Đó là lý do tại sao Việt Nam không dám kiện Trung Cộng ra trước Tòa án Quốc tế đã xâm chiếm biển đảo của mình như Chính phủ Phi Luật Tân đã làm, phải không?

Cả cái Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất của Nước có 500 Đại biểu mà không thấy ai dám “đứng về phía dân” xuống đường đòi lại biển đảo và truy ơn những liệt sỹ đã bỏ mình trong các cuộc chiến chống Tầu xâm lược thì họ đại diện cho dân ta hay dân Trung Cộng ?

Như thế thì liệu đã qúa muộn chưa để nghi vấn về Quốc tịch của Lãnh đạo, hay ta cần phải làm cuộc giải phẫu để xem máu họ thuộc dòng giống nào?

Phạm Trần
(01/014)

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.