Daily Archives: February 26, 2014

TINH- THẦN PGHH BẤT-DiệT

Ðức Huỳnh Giáo Chủ TINH-

THẦN

PGHH BẤT-DiệT

Ðức Huỳnh Giáo Chủ
Vương Kim

 

 

Ðức Phật, Hoàng thiên lịnh giáng trần,

 

Huỳnh gia chuyển kiếp lập đời Tân.

 

Giáo truyền đạo Thích dìu sanh chúng,

 

Chủ ý chọn người vẹn Tứ ân.

 

 

(Hình Tác giả: Vương Kim Phan Bá Cầm)

 

Phần I:

 

HÀNH TRẠNG

 

 

Thiên thứ nhứt

 

Giai đoạn ra đời mở đạo

 

 

Chương I: Bối cảnh xã hội

 

Chương II:Thân thế

 

Chương III: Ra Tế độ

 

Chương IV: Đăng Sơn

 

Chương V: Sứ Mạng

 

Chương VI: Lưu Cư

 

Chương VII: Vận Ðộng Ðộc Lập

 

Chương VIII: Tổ Chức Hàng Ngũ

 

Chương IX: Chuẩn Bị Ðấu Tranh

 

 

Thiên thứ hai

 

Giai đoạn hoạt động đấu tranh

 

 

Chương X: Dấn Thân

 

 

Thiên thứ ba

 

Giai Ðoạn Vắng Mặt

 

 

Chương XI: Lý Do Thọ Nạn

 

Chương XII: Còn Hay Mất

 

 

Phần II:

 

SỰ NGHIỆP

 

 

Thiên thứ tư

 

Sự Nghiệp Về Mặt Ðạo

 

Tôn Phái Phật Giáo Hòa Hảo

 

 

Chương XIII: Học Phật

 

Chương XIV: Tu Nhân

 

 

Thiên thứ năm

 

Sự Nghiệp Về Mặt Ðời:

 

Công nghiệp cách mạng

 

 

Chương XV: Quân Sự.

 

Bộ Ðội Nguyễn Trung Trực

 

 

Chương XVI: Chánh Trị

 

Việt Nam Dân Chủ Xã Hội đảng

 

Cùng một tác giả:

 Long Hoa xuất bản

–         Tận Thế và Hội Long Hoa (1952)

–         Đức Phật Thầy Tây An (1953) (hiệp với Đào Hưng)

–         Để Hiểu Phật Giáo Hòa Hảo (1954) (hiệp với Thanh Sĩ)

–         Ðời Hạ Ngươn (1960)

–         Đời người dướI ánh sáng Đạo Phật (1960)

–         Bửu Sơn Kỳ Hương (1966)

–         Hành sử Đạo Nhân (1970)

–         Tu Hiền (1972)

–         Đời Thượng Ngươn (1973)

–         Pháp Môn Tịnh Độ (1973)

–         Tại Sao Ta Phải Tu (1974)

Dân Xã Tùng Thư

–         Chánh trị thường thức (1956)

–         Tinh thần cán bộ (1971)

–         Lập trường Dân Xã Đảng (1971)

MUC LUC | CHƯƠNG 1 | | CHƯƠNG 2 | | CHƯƠNG 3 | | CHƯƠNG 4 | | CHƯƠNG 5 | | CHƯƠNG 6 | |CHƯƠNG 7 | | CHƯƠNG 8 | | CHƯƠNG 9 | | CHƯƠNG 10 | | CHƯƠNG 11 | | CHƯƠNG 12 |

CHƯƠNG 13 | | CHƯƠNG 14 | | CHƯƠNG 15 | | CHƯƠNG 16 | | CHƯƠNG 17|

[TV. PGHH]

About these ads

Occasionally, some of your visitors may see an adv

Advertisement
Categories: Lịch Sử PG Hòa Hảo | 1 Comment

Sao kỳ dzậy ta!!!: Lập đường dây bảo mật quốc phòng Việt Nam – Trung Quốc

Sao kỳ dzậy ta!!!: Lập đường dây bảo mật quốc phòng Việt Nam – Trung Quốc

Nó wính mình, nó lấn đất, chiếm đảo, nó đòi lấy lưỡi bò liếm hết biển Đông. Vậy mà các đồng chí quân dzận nhăn răng của đảng Lê Chiêu Thống thiết lập đường dây mật quốc phòng với nó là sao ta!? Bộ ta với mình tuy hai là một – “thiết lập đường dây thông tin điện thoại bảo mật trực tiếp giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Trung Quốc” để cùng nhau chống tụi… Lào ngoại xâm sao ta. Chuyện này chỉ có những cái đầu với hệ thần kinh mắc cở và nhục bị đứt mới giải thích nỗi.
*
Lập đường dây bảo mật quốc phòng Việt Nam – Trung Quốc 
Ông Quốc Chính (baotintuc) – Chiều 25/2, tại Hà Nội, Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã tiếp đồng chí Miêu Hồng Bác, Cục trưởng Cục Điện tín Trung Nam Hải, Trung Quốc nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam để bàn về việc thiết lập đường dây thông tin điện thoại bảo mật trực tiếp giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Trung Quốc.
Tại buổi tiếp, Trung tướng Võ Văn Tuấn đã nghe thông báo kết quả làm việc giữa Binh chủng Thông tin Liên lạc và Cục Điện tín Trung Nam Hải, Trung Quốc về công tác chuẩn để tiến tới thiết lập đường dây thông tin điện thoại bảo mật trực tiếp giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Trung Quốc.
 
Trung tướng Võ Văn Tuấn tiếp đồng chí Miêu Hồng Bác. Ảnh: Ông Quốc Chính-TTXVN 
Trao đổi với đoàn, đồng chí Võ Văn Tuấn khẳng định tầm quan trọng của việc thiết lập đường dây thông tin điện thoại bảo mật trực tiếp sẽ giúp quân đội hai nước kịp thời chia sẻ những thông tin mà hai bên cùng quan tâm, góp phần củng cố tăng cường hợp tác giữa nhân dân và quân đội hai nước Việt Nam-Trung Quốc.
Thay mặt đoàn, đồng chí Miêu Hồng Bác cảm ơn Trung tướng Võ Văn Tuấn đã giành thời gian tiếp đoàn. Phía Cục Điện tín Trung Nam Hải, Trung Quốc sẽ đẩy nhanh hợp tác với Binh chủng Thông tin liên lạc của QĐND Việt Nam sản xuất đưa vào thử nghiệm các trang thiết bị, đồng thời đưa ra các giải pháp khắc phục sự cố. Hai bên phấn đấu trong năm 2014 sẽ đưa vào hoạt động đường dây thông tin điện thoại bảo mật trực tiếp giữa Bộ Quốc phòng hai nước.
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Cảnh sát Ukraine quỳ gối xin lỗi nhân dân và bài học cho công an Việt Nam

Cảnh sát Ukraine quỳ gối xin lỗi nhân dân và bài học cho công an Việt Nam

Cảnh sát Ukraine xin người dân tha thứ (Ảnh: Reuters)


Trọng (Danlambao) – Hôm 24/2/2014, nhiều cảnh sát chống bạo động Ukraine đã tập trung tại thành phố Lviv để quỳ gối, công khai xin lỗi nhân dân vì sự liên quan của họ trong các cuộc đàn áp nhắm vào người biểu tình. Mặc dù khẳng định không trực tiếp tham gia đánh đập người dân, nhưng dường như tự bản thân những cảnh sát này thấy có trách nhiệm trước cái chết của hàng chục người vô tội sau các vụ giao tranh đẫm máu tại quảng trưởng Độc Lập (thủ đô Kiev).

Hình ảnh Reuters ghi lại cho thấy những người cảnh sát chống bạo động này đang quỳ gối, cúi đầu một cách chân thành và mong mỏi được nhân dân tha thứ. Tất cả đều mặc quần áo dân thường.

Quay trở về với nhân dân là thông điệp mà những cảnh sát này muốn nhắn gửi, thông điệp này không chỉ dành riêng cho người dân Ukraine mà còn cho cả lực lượng công an Việt Nam. Tên độc tài Viktor Yanukovych hiện đang phải tháo chạy và trốn tránh, bỏ lại tất cả quyền lực và dinh thự xa hoa.
Từ hôm 19/2/2014, Lviv tuyên bố là một ‘thành phố tự do’, không chấp nhận các chỉ thị từ chính phủ trung ương. Trước đó, nhiều cảnh sát của thành phố này cũng đã thể hiện sự bất tuân bằng cách rời bỏ nhiệm sở, hoặc từ chối tham gia lực lượng đàn áp.
Sau khi tên độc tài Viktor Yanukovych ra lệnh nổ súng bắn vào nhân dân, ngày 21/2/2014, nhiều cảnh sát từ thành phố Lviv lập tức tiến về thủ đô Kiev, họ công khai tuyên bố rời bỏ nhiệm sở để đứng chung hàng ngũ những người biểu tình tại Quảng trường Độc Lập.

Ngoại trừ những kẻ ác ôn bị truy tố, không ai bị ‘mất sổ hưu’ như đảng CS tuyên truyền láo lếu

Hiện nay, nhân dân Ukraine đang nỗ lực gìn giữ và bảo vệ thành quả của cuộc cách mạng, một chính phủ mới sẽ sớm được lập, đất nước Ukraine tiến gần hơn với một nền tự do, dân chủ đích thực và các giá trị nhân quyền được tôn trọng.

Những kẻ ác ôn đã nổ súng bắn vào người biểu tình cần bị truy tố trước pháp luật. Còn lại, hầu hết các nhân viên cảnh sát sẽ tiếp tục được giữ lại nhiệm sở, chắc chắn không có chuyện bị ‘mất sổ hưu’ như đảng cộng sản thường hay tuyên truyền bố láo bố lếu.
Đối với các đảng viên cộng sản và những người trong lực lượng vũ trang Việt Nam, đây là những hình ảnh rất đáng để suy ngẫm.
‘Bảo vệ chế độ’ hay ‘đứng cùng nhân dân’ sẽ luôn là một lựa chọn khó khăn và không dễ có câu trả lời ngay lập tức. Thực tế sau những gì diễn ra tại Ukraine, làm theo những gì lương tâm mách bảo luôn là một chọn lựa duy nhất.

Trọng
danlambaovn.blogspot.com

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Hanoi: Nguyen Bac Truyen and his wife physically attacked by police on their way to Australian Embassy

Hanoi: Nguyen Bac Truyen and his wife physically attacked by police on their way to Australian Embassy

 
CTV Danlambao/Translated by Nhu Ngoc (Danlambao) – According to an urgent report, Hanoi police stopped and beat Mr. Nguyen Bac Truyen and his wife Bui Thi Kim Phuong when the two were on their way to the Australian embassy.

Reportedly, security agents have been chasing Mr. Truyen and his wife since February 23, 2014 when they left Saigon for Hanoi.  Around 2:30 p.m. on February 24, 2014, plainclothes security agents stopped the couple’s taxi to carry out a physical attack at the intersection of Tuan Dao and Lieu Giai in Hanoi.
 
After stopping the taxi, the attackers rushed in to brutally beat Mr. Truyen and his wife. The taxi driver was also beaten. They cruelly punched the victims on their faces and knocked down Mr. Truyen on the street.
 
When local people came to help the victims those security agents walked away, leaving behind their victims covered with blood.
 
Handling the pain, the couple managed to get to the Australian Embassy. Moment later, the couple was taken to a nearby hospital by embassy staffs to treat their wounds.
 
Mr. Nguyen Bac Truyen, 47 years old, is an active human rights activist in Vietnam. He is also a former prisoner of conscience, convicted of 3 and a half years in prison for allegedly “conducting propaganda against the state.”
 
As a lawyer, Mr. Truyen has written many articles promoting democracy and human rights, and advocating for prisoners of conscience currently detained in harsh communist prisons in Vietnam.
 
On February 09, 2014, hundreds of police conducted a violent raid to arrest Mr. Truyen at the couple’s home in Dong Thap province. He was released the next day and forced to return to his parents’ home in Saigon.  Following his arrest, the authorities have carried out a series of illegal activities against his friends and other activists including Bui Thi Minh Hang, Nguyen Thi Thuy Quynh, and Nguyen Van Minh those who were arbitrarily arrested while on their way to visit Mr. Truyen’s family in Dong Thap and are still being detained for 14 days.
 
Undoubtedly, the communist authorities have actively carried out a political repression against Mr. Truyen and other activists; and the level of violence has become increasingly serious.

 
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Hà Nội: Vợ chồng anh Nguyễn Bắc Truyển bị CA đánh đổ máu trên đường đến Đại sứ quán Úc

Hà Nội: Vợ chồng anh Nguyễn Bắc Truyển bị CA đánh đổ máu trên đường đến Đại sứ quán Úc

Anh Nguyễn Bắc Truyển bị đánh rất đau, hiện đang được người của Đại sứ quán Úc đưa vào bệnh viện điều trị (Ảnh: Bạch Hồng Quyền)

CTV Danlambao – Tin khẩn báo gửi đi cho biết: CA Hà Nội vừa xua quân chặn đường, đánh đập dã man anh Nguyễn Bắc Truyển cùng vợ là chị Bùi Thị Kim Phượng khi cả hai đang trên đường đến Đại sứ quán Úc.

Trước đó, vợ chồng anh Truyển từ Sài Gòn ra Hà Nội vào hôm 23/2 trong tình trạng bị an ninh, mật vụ bám theo dày đặc.  Đến 14h30′ chiều nay, 24/2/2014, hai vợ chồng anh đang đi taxi đến gần Đại sứ quán Úc thì bất ngờ xuất hiện một nhóm an ninh thường phục chặn đường gây sự tại phố Đào Tuấn – Liễu Giai.

Taxi vừa dừng lại, bọn chúng lao vào đánh đập hai vợ chồng anh Truyển một cách tàn bạo, thậm chí người tài xế lái taxi cũng bị đánh. Trận đòn thù khủng khiếp của CA Hà Nội khiến anh Nguyễn Bắc Truyển mặt bê bết máu, mắt sưng bầm nằm gục giữa đường. Vợ anh là chị Bùi Thị Kim Phượng bị bọn chúng đấm thẳng vào mặt.
Khi người dân xuất hiện và can thiệp, nhóm công an này mới chịu dừng tay và bỏ đi.
Ảnh: Facebook Bạch Hồng Quyền

Mặc dù bị đánh rất đau, hai vợ chồng anh Truyển sau đó vẫn cố gắng dìu nhau đi đến vào tòa Đại sứ quán Úc.

Sau đó, hai vợ chồng anh Truyển đã được người của Đại sứ quán Úc đưa vào một bệnh viện gần đó điều trị vết thương.

Anh Nguyễn Bắc Truyển năm nay 47 tuổi, là một người hoạt động bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam. Anh cũng là một cựu tù nhân lương tâm từng bị kết án 3 năm rưỡi tù giam với cáo buộc ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’.

Anh Truyển là tác giả của nhiều bài viết kêu gọi dân chủ, nhân quyền và lên tiếng cho các tù nhân lương tâm hiện đang bị giam giữ trong chế độ lao tù CS.

Hôm 9/2/2014 vừa qua, vợ chồng anh Truyển bị hàng trăm công an kéo đến nhà riêng tại Đồng Tháp để đánh đập và bắt người. Từ đó đến nay, liên tiếp các đợt khủng bố đã được nhà cầm quyền CS thực hiện nhắm vào gia đình, bạn bè anh Truyển. Trong đó, 3 nhà hoạt động gồm có chị Bùi Thị Minh Hằng, chị Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, anh Nguyễn Văn Minh vẫn đang bị CA giam giữ sang ngày thứ 14 khi đến thăm gia đình anh Truyển.

Như vậy, các cuộc đàn áp nhắm vào gia đình anh Nguyễn Bắc Truyển đã được nhà cầm quyền CS thực hiện một cách tinh vi và có hệ thống, mức độ bạo lực ngày càng trở nên nghiêm trọng.

* Tin đang cập nhật
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Yêu cầu nhà cầm quyền trả tự do cho Bùi Thị Minh Hằng và khởi tố vụ án gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong khi thi hành công vụ.

Yêu cầu nhà cầm quyền trả tự do cho Bùi Thị Minh Hằng và khởi tố vụ án gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong khi thi hành công vụ.

Nguyễn Tường Thụy

1. Hôm nay, 21/2/2014, cháu Trần Bùi Trung, con trai chị Bùi Thị Minh Hằng cho biết, Công an huyện Lấp Vò đã trả lời gia đình về trường hợp của mẹ cháu là chị Bùi Thị Minh Hằng: “Đã có quyết định khởi tố… sẽ thông báo về gia đình”.

Cháu Trung cho biết người trả lời cháu là Nguyễn Hồng Nguyên thuộc phòng CSĐT công an huyện Lấp Vò.

Khi hỏi còn hai người là Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh cũng bị giữ lại với Bùi Hằng thì sao, con gái chị Hằng cũng cho biết là cũng như thế.

Thông tin này có độ chính xác cao vì là lời các con chị Bùi Hằng nói ra. Mặt khác, cũng đã hết thời hạn tạm giữ tối đa là 9 ngày mà chị không được trả tự do.

Nếu sự việc này là thật thì đây là việc làm bất chấp pháp luật của công an Lấp Vò – Long An [Đồng Tháp – BVN], là cách hành xử đê tiện và hèn nhát của nhà cầm quyền.

2. Như chúng ta đã biết, trưa ngày 11/2/2014, Bùi Hằng cùng hơn 20 bà con tín đồ Hòa Hảo đến thăm gia đình chị Bùi Thị Kim Phượng, vợ anh Nguyễn Bắc Truyền nhưng đã bị công an địa phương bắt.

Những người bị bắt cho biết họ bị chặn xe, đánh đập hết sức tàn bạo rồi chở về giam ở công an Lấp Vò.

Một ngày sau, 12/2/2014, Công an huyện Lấp Vò đã ra thông báo về việc tạm giữ người đối với Bùi Thị Minh Hằng. Lý do tạm giữ ghi “Đã có hành vi tụ tập đông người trên đường giao thông, gây cản trở giao thông nghiêm trọng…

Sau khi đa số người được thả (còn giữ lại 3 người) họ bắt thêm anh Nguyễn Văn Hoa – tín đồ PGHH, hiện nay chưa rõ ra sao.

Theo lời kể của những người bị bắt rồi thả về thì chính công an mới là người gây rối trật tự công cộng. Họ còn phạm tội theo Điều 107 Bộ luật hình sự: Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong khi thi hành công vụ.

3. Sự qui kết của công an Đồng Tháp và lời kể của những người trong cuộc hoàn toàn mâu thuẫn nhau thì chúng ta tin ai? Có thể khi bị bắt bớ, đánh đập, họ có phản ứng lại, nhưng 20 người làm sao có thể gây “cản trở giao thông nghiêm trọng”. Câu chữ này được cài vào nhằm tăng nặng khung hình phạt khi họ đưa Bùi Hằng ra tòa.

Điều 245. Tội gây rối trật tự công cộng  

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: 

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

Được biết, lực lượng công an đông hơn số người đến thăm gia đình chị Phượng rất nhiều lần. Vì vậy, việc cản trở giao thông nếu có thì do phía công an gây ra chứ đâu tại 20 người di thăm chị Phượng.

Trên thực tế, việc công an sử dụng lực lượng nhiều hơn những người họ đàn áp, đánh đập và đã đàn áp, đánh đập họ là điều đã xảy ra thường xuyên không có gì là lạ.

4. Bùi Thị Minh Hằng từng bị bắt đi cải tạo 2 năm. Mặc dù họ dụ dỗ, lừa đảo bằng đủ cách, nào là xin khoan hồng, nào là xin đi chữa bệnh nhưng đều bị chị cự tuyệt. Cuối cùng, sau 5 tháng, họ buộc phải cưỡng bức chị ra. Điều này đồng nghĩa với việc họ thừa nhận bắt Bùi Hằng đi cải tạo là sai.

Sau khi ra trại, Bùi Hằng phát đơn kiện Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch Hà Nội. Chị đã nộp án phí. Nhưng sau đó thì tòa án bênh Thảo, không đưa ra xét xử vụ này.

Ra trại, chị từ người nội trợ, trở thành một người chiến sĩ như chị nói. Chị đấu tranh mạnh mẽ hơn, có bài bản hơn nhưng đều trong khuôn khổ của luật pháp. Và chính sự mạnh mẽ của chị làm cho họ khó chịu. Chị bị theo dõi mọi nơi, mọi lúc, kể cả khi ở nhà đóng cửa, chúng dùng mắm tôm, dầu nhớt ném vào nhà, phơi bày sự bẩn thỉu, đê tiện, hèn hạ mà chỉ chế độ này mới có.

Chị đã mất quá nhiều, từ kinh tế, từ việc gia đình ly tán, từ thân xác hao mòn tới 15 kg sau khi ra trại. Nhà cầm quyền đã đẩy chị đến chỗ không còn gì để mất. Chị đã từng tuyên bố tự thiêu mà những người hiểu chị không coi đây là chuyện đùa.

5. Lần này, họ quyết tâm bắt chị đưa ra tòa. Vụ bắt chị hôm 11/2 chỉ là tạo cớ (chứ không phải là mượn cớ) để bắt giam chị. Họ bất chấp bài học đưa Hằng vào trại cách đây chưa lâu vẫn còn đó. Chắc hẳn trong việc này, Công an Lấp Vò hay Đồng Tháp cũng chỉ là người thực hiện âm mưu của cấp cao hơn nữa đối với Bùi Hằng.

Tuy nhiên, xét toàn diện, nhà cầm quyền dù có tức tối, nhỏ nhen cũng cần phải cân nhắc. Bắt Bùi Hằng vào tù không phải là điều đơn giản, cho dù họ thừa cơ bắp để làm điều đó.

Ra trại, Bùi Thị Minh Hằng càng được nhiều người ủng hộ hơn, kể cả trong nước và cộng đồng quốc tế. Nếu như thời gian chị ở trại cải tạo, nhà cầm quyền lợi dụng hoàn cảnh của chị để chia rẽ gia đình chị thì bây giờ, các con đã hiểu chị và trở về với chị, các cháu thương mẹ hơn bao giờ hết. Bạn bè chị vui mừng và chúc mừng chị về Hạnh phúc muộn mằn đó. Có ai đó còn dè dặt bởi tính cách quá mạnh, hoặc nghi ngờ về động cơ đấu tranh của chị thì bây giờ cũng hiểu và thương yêu, nể trọng chị hơn.

Trong 2 ngày nay, khi chờ đợi đã hết thời hạn tạm giữ tối đa, nhiều lời kêu gọi biểu tình phản đối giam giữ Bùi Hằng không phải ở Đồng Tháp mà ở Hà Nội, Sài Gòn đã được nêu ra.

Còn với chị, tù tội cũng thoảng qua như giấc ngủ ngày. Chị cũng đã sẵn sàng cho việc này, bởi chị hiểu quá rõ dã tâm và thủ đoạn của những kẻ có quyền đối với chị

Qua vụ việc Bùi Hằng và đồng bào tín đồ Hòa Hảo bị bắt, tôi tin đồng bào hơn là tin vào Công an Vấp Lò – Đồng Tháp. Yêu cầu nhà cầm quyền trả tự do cho Bùi Thị Minh Hằng và những người còn lại. Đồng thời ra quyết định khởi tố vụ án theo điều 107 Bộ luật hình sự: Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong khi thi hành công vụ.

21/02/2014

N.T.T.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Ðức Huỳnh Giáo Chủ

Ðức Huỳnh Giáo Chủ
Vương Kim

Ðức Phật, Hoàng thiên lịnh giáng trần,

Huỳnh gia chuyển kiếp lập đời Tân.

Giáo truyền đạo Thích dìu sanh chúng,

Chủ ý chọn người vẹn Tứ ân.

(Hình Tác giả: Vương Kim Phan Bá Cầm)

Phần I:

HÀNH TRẠNG

Thiên thứ hai

Giai đoạn hoạt động đấu tranh

Chương VII

Vận Ðộng Ðộc Lập

Ngay khi Nhựt đảo chánh Pháp này 9-3-1945, chánh quyền Nhựt lên thay thế chánh quyền Pháp, các đảng phái quốc gia được tự do hoạt động, Ðức Huỳnh Giáo Chủ, để ứng phó với tình thế mới, bèn đưa ra một tổ chức tranh đấu lấy tên là Việt Nam Ðộc Lập Vận Ðộng Hội.

Ðộc Lập Vận Ðộng.

Ðứng trước việc thay đổi đột ngột tình hình nước nhà, có hai việc khận cấp cần phải làm: một là ngăn chận mọi sự trả thù trong dân chúng; hai là phải tổ chức hàng ngũ đấu tranh.

1. Ngăn chận các cuộc trả thù. Trong thời kỳ Pháp thuộc, bọn thực dân thi hành một chánh sách hết sức hà khắc đối với nhân dân, nhứt là những phần tử yêu nước. Phụ họa theo bọn tham tàn cướp nước, còn có một đám tay sai, đành cam tâm làm tôi tớ cho ngoại địch vì một chút lợi danh, đem thân làm những việc bỉ ổi, sâu dân mọt nước, giết hại đồng bào. Đó là những hạng cường hào ác bá trong hương thôn và đám chó săn chim mồi ngoài thành thị.

Ỷ lại thế lực thực dân che chở, chúng đã gây nên bao nhiêu tội lỗi trong nhân dân, kết thành thù oán, nhỏ nhặt thì là thù oán cá nhân, lớn hơn thì là thù oán giữa tộc họ làng nước.

Một khi cơ cấu đàn áp bị phá vở, đương nhiên sức đối kháng sẽ chổi dậy. Ðể thỏa mãn thù oán cá nhân, nhiều cuộc giết hại, thanh toán đã xảy ra.

Ðể ngăn chận mọi hành động trả thù riêng, như “đốt phá nhà cửa, hoặc trộm cướp, sát nhân, làm rối trật tự, có hại cho sự kiến thiết quốc gia”, Ðức Huỳnh Giáo Chủ đã tha thiết kêu gọi lòng “từ bi bác ái, dĩ đức háo sanh khoan hồng đại độ” đối với hạng người lầm đường lạc lối, gây nên lắm tội tình, và đồng thời khuyên tất cả đồng bào muốn tỏ ra xứng đáng là “một người dân một nước tự do” thì hãy quên hết những mối thù hiềm ganh ghét, đừng bày ra cái họa nồi da xáo thịt khiến cho ngoại nhân khinh bỉ một dân tộc như dân tộc Việt Nam ta đã có nhiều tấm lòng nhân hậu và những trang lịch sử vẻ vang”.

Lời kêu gọi ấy đã cứu được bao nhiêu giọt máu đổ ra. Chẳng những giữa đồng bào với đồng bào mà còn giữa đồng bào và ngoại chủng, chẳng phụ lời kêu gọi tha thiết đầy lòng đạo đức từ bi của Ngài: “Trước kia chúng nó hà khắc ta, chúng đã đành; ngày nay ta hà khắc lại, sao đành. Vì lòng chúng nó đầy sự hung tàn, còn lòng ta lại đầy nhân ái”.

2. Ðoàn kết và tổ chức. Hành động thứ hai của Ngài là đồng thời với sự ngăn chận mọi cuộc trả thù còn phải thực hiện cho được sự đoàn kết giữa các giới đồng bào để tranh đấu cho sự độc lập nước nhà.

Ðể thực hiện cuộc đoàn kết ấy, Ngài cho ra đời một tổ chức mệnh danh là Việt Nam Ðộc Lập Vận Ðộng Hội, kêu gọi các từng lớp nhân dân thuộc thành phần: trí thức Việt Nam, các bạn thanh niên, các nhà thương mãi, nông gia, thợ thuyền, các cụ đồ nho, các nhà sư hãy cùng nhau đoàn kết thành một lực lượng vận động cho cuộc độc lập quốc gia.

Trong bản hiệu triệu, Ngài có viết:

“Gần ngót trăm năm nay đồng bào trải biết bao cay đắng, lớp kẻ thù giày đạp, lớp quan lại tham ô, vì thế nên người dân Việt Nam gánh vác biết bao nhiêu sưu thuế nặng nề. Kẻ thù đã lợi dụng chánh sách ngu dân để nhồi sọ quần chúng, gây mầm chia rẽ Bắc, Nam, Trung, phá rối sự đoàn kết, hầu mong cho cuộc đô hộ được vĩnh viễn trên giải non sông đất nước mà Tổ Tiên ta phải phí biết bao màu đào mới gầy dựng được.

“Vả lại từ trước cho đến nay các bực anh hùng, các nhà chí sĩ khắp ba kỳ đã bao phen vùng vẫy chống lại quân thù mong gầy dựng lại nền độc lập cho quê hương đất Việt.

“Nhưng than ôi! Chỉ vì thiếu khí giới tối tân, chỉ vì sơ đường luyện tập mà giọt máu anh hùng đành hòa với bao nhiêu giọt lệ, khóc phút sa cơ, để lại cho người đồng thời và cho đoàn hậu thế muôn vàn tiếc thương ân hận”.

Rồi Ngài kêu gọi:

“Hỡi đồng bào Việt Nam!

“Chúng ta đã bước và đang bước đến một khúc nghiêm trọng trên lịch sử. Giờ đây ta đã  có thêm nhiều đặc quyền lo lắng đến cái giang san gấm vóc của Tổ Tiên ta di truyền lại.

“Vận động cuộc độc lập!

“Vận động cuộc độc lập!

“Phải! Toàn quốc phải liên hiệp vận động cho cuộc độc lập. Ðấy là cái chủ trương duy nhứt của Việt Nam Ðộc Lập Vận động Hội”.

Sau ngày đảo chánh 9-3-1945, mọi giới đồng bào, nhứt là các nhà trí thức đều tỏ vẻ lạc quan, tin chắc theo lời hứa hẹn của quân đội Nhựt, nước Việt Nam sẽ tuyên bố hoàn toàn độc lập.

Phương chi, sau ngày đảo chánh pháp, Hoàng đế Bảo đại tuyên bố Việt Nam là một nước độc lập, hủy bỏ tất cả hòa ước đã ký với Pháp, nhứt là có chánh phủ Trần Trọng Kim là một chánh phủ của một quốc gia độc lập thì còn gì phải vận động độc lập nữa, như Ðức Huỳnh Giáo Chủ đã chủ trương.

Trong một cuộc lễ mừng ngày độc lập, tổ chức tại vường ông Thượng tức vườn Tao đàn, nhiều chánh khách lấy làm lạ sao Ðức Thầy còn đưa ra lời hiệu triệu kêu gọi đồng bào các giới tham gia Việt Nam Ðộc Lập Vận động Hội để cùng nhau “vận động cuộc độc lập” cho quốc gia thì Ngài có cho biết rằng: Việt nam chúng ta chưa độc lập đâu. Cần phải tích cực vận động mới mong thực hiện được.

Lời nói của Ngài quả thật không sai. Cuộc chiến tranh dai dẳng kèo dài một phần tư thế kỷ, gieo tang tóc cho đất nước, đau khổ cho đồng bào, đủ xác nhận lời nói của Ðức Huỳnh Giáo Chủ là lời tiên tri, biết trước thời cuộc.

Đi Kinh Lý.

Sau cuộc đảo chánh ngày 9-3-1945, tình hình trở nên bất ổn ở các tỉnh do sự thay đổi đột ngột chánh quyền từ tay người Pháp qua tay người Việt. Nhiều nơi dân chúng chống lại viên quan người Việt mới nhậm chức, vì lẽ viên quan ấy đã gây lắm tội tình trong thời kỳ Pháp thuộc. Có nơi, bộ máy an ninh sụp đổ vì các viên chức Pháp bị bắt cầm tù, nên xảy ra lắm trò cướp bóc, giết người vì thù oán cá nhân.

Nhà binh Nhựt bèn yêu cầu Ðức Thầy về các tỉnh miền Tây để trấn an dân chúng cùng xếp đặt việc trị lý cho có qui mô, bởi chúng biết ảnh hưởng của Ngài ở Hậu Giang và chỉ có Ngài mới có đủ uy tín dàn xếp.

Ngài nhận thấy cũng là cơ hội cho Ngài về thăm anh em tín đồ nhứt là Thánh địa Hòa Hảo, Ðức ông Ðức Bà đã xa cách tính ra gần sáu năm, và cũng là dịp cho Ngài kiểm soát lại cơ cấu của nền đạo hầu chấn chỉnh lại cho phù hạp với sự đổi mới của đất nước.

Ngài khởi hành hồi 2 giờ rưỡi chiều ngày mồng 9 tháng 2 năm Ât Dậu, nhằm ngày 22-3-1945. Sau đây là lộ trình của cuộc kinh lý:

– Ngày 9-2 Ât Dậu rời Sài Gòn, ghé Mỹ Tho, Cai Lậy, Vĩnh Long và đến Cần Thơ. Ngài ở đây ba hôm mới đi Long Xuyên.

– Ngày 13-2 Ât Dậu (nhằm ngày 26-3-1945) đến Long Xuyên và nghỉ đây một đêm.

– Sáng ngày 14-2 Ât Dậu (nhằm 27-3-1945) đi Châu đốc và ở đây một đêm.

– Sáng ngày 15-2 Ât Dậy (28-3-1945) về Hòa Hảo thăm thân sinh và ở đây một ngày.

– Ngày 16-2 Ât Dậu (29-3-1945) đi Long Xuyên và ở đây 2 ngày.

– Sáng ngày 19-2 Ât Dậu (1-4-1945) đi về Sài Gòn có ghé Sa đéc.

Sau cuộc kinh lý Hậu Giang của Ðức Thầy người Nhựt nhận thấy uy thế của Ngài rất lớn ở vùng châu thổ sông Cửu Long. Ngài đi đến đâu đều được khối tín đồ hùng hậu nghinh tiếp nhiệt liệt, nên có ý lo sợ lực lượng quần chúng Phật Giáo Hòa Hảo có thể làm trở ngại chương trình Liên Á của quân phiệt Nhựt; vì vậy họ có ý muốn Ðức Thầy đứng trên vị trí tôn giáo hoạt động hơn trên địa hạt chánh trị. Có lẽ vì thế mà chương trình của Việt Nam Ðộc Lập Vận Ðộng Hội không thực hiện.

MUC LUC | CHƯƠNG 1 | | CHƯƠNG 2 | | CHƯƠNG 3 | | CHƯƠNG 4 | | CHƯƠNG 5 | | CHƯƠNG 6 | | CHƯƠNG 7| | CHƯƠNG 8 | | CHƯƠNG 9 | | CHƯƠNG 10 | | CHƯƠNG 11 | | CHƯƠNG 12 |

CHƯƠNG 13 | | CHƯƠNG 14 | | CHƯƠNG 15 | | CHƯƠNG 16 | | CHƯƠNG 17|

[TV. PGHH]

Categories: Đức Huỳnh Giáo Chủ | Leave a comment

Bùi Hằng – Mở đầu cho một cuộc đấu tranh mới

Bùi Hằng – Mở đầu cho một cuộc đấu tranh mới

Người Buôn Gió

Công an huyện Vấp Lò, tỉnh Đồng Tháp đang ra quyết định khởi tố Bùi Thị Minh Hằng về ”cản trở giao thông”. Không cần phải suy nghĩ nhiều, tất cả người quan sát đều biết đó là một cái bẫy dựng lên để cáo buộc Bùi Hằng. Sự việc xảy ra khi nghe tin gia đình Nguyễn Bắc Truyền bị khó khăn do chính quyền đến khủng bố gia đình anh. Bùi Hằng và một số bạn bè cấp tốc lên đường với mục đích đến nhà Truyền để chia sẻ. Với mục đích nôn nóng mau mau đến hiện trường, không lẽ gì trên đường đi tốp người này bỗng nhiên lăn ra đường để cản trở giao thông. Nhất là lăn ra giữa đường ở một chỗ tỉnh lẻ. Nếu đã chủ ý ngăn cản giao thông thì họ không phải đi xa đến thế để cản trở giao thông con đường tỉnh lộ của một tỉnh lẻ. Họ có thiếu gì chỗ trên đường quốc lộ đông người qua lại để làm điều đó. Nhất là trên quãng đường đi dài như vậy?

Công an huyện Lò Vấp khởi tố bắt giam Bùi Thị Minh Hằng. Vở kịch này đã được con trai của Bùi Thị Minh Hằng, một thanh niên ngoài 20 tuổi cũng đọc được chứ chả cần đến người lớn. Bùi Thị Minh Hằng, cái tên từng gây chấn động ở những thành phố đầu não đất nước, tại sao một huyện của tỉnh lẻ dễ dàng bắt và khởi tố chị nhanh gọn như vậy?

Người ta làm có chủ ý, làm ở tỉnh lẻ để sự việc diễn ra tại đó, xử lý tại đó. Nơi xa xôi sẽ khiến cho gia đình, bạn bè khó có thể đến đó theo đuổi kiện cáo, đấu tranh đòi hỏi. Và nếu có thì cuộc đàn áp sẽ diễn ra khốc liệt, tránh được tai mắt của các phóng viên quốc tế vốn chỉ quen thuộc với địa bàn lớn như Hà Nội hay Hồ Chí Minh. Tin tức sẽ bị cô lập, phong tỏa dễ dàng như những cuộc đàn áp xảy ra ở những tỉnh lẻ Trung Quốc.

Hôm nay trên FB của mình, Trần Bùi Trung, cậu con trai của Bùi Thị Minh Hằng đã xác quyết cuộc đấu tranh công lý cho Bùi Thị Minh Hằng sẽ được Trung triển khai ở Hà Nội. Không đi vào những đơn từ theo đuổi với bộ máy pháp luật như công an, tòa án, viện kiểm sát mất thì giờ bởi những hứa hẹn khiến người ta phải đi đi về về chờ đợi, Trần Bùi Trung quyết định sẽ gia nhập hội dân oan ở Hà Nội để đấu tranh cho mẹ mình trước những văn phòng quốc hội, chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ.

Đương nhiên sự có mặt của con trai Bùi Thị Minh Hằng ở trong những tốp dân oan ngày càng đông ở Hà Nội kia sẽ thu hút dư luận nhiều hơn. Ít nhất hàng ngày sẽ có hàng chục phóng viên tự do đến đưa tin, hình ảnh về các hoạt động đòi công lý cho mẹ của Trần Bùi Trung. Tất nhiên các tốp dân oan cũng có dịp bày tỏ oan khiên của mình với dư luận. Một cuộc chiến thông tin sẽ diễn ra gay gắt, cập nhật hàng ngày…

Âm mưu dùng tỉnh lẻ như Đồng Tháp để cô lập sự đấu tranh cho Bùi Thị Minh Hằng chắc hẳn sẽ thất bại.

Chỉ còn một âm mưu cô lập khác là tác động vào những nhóm đấu tranh để rỉ tai tuyên truyền như kiểu đã từng làm với nhiều người đấu tranh khác, những luận điệu như Bùi Hằng có ”vấn đề đảng phái” hay ”vấn đề tiền nong” hoặc thích chơi trội gì gì đó sẽ tác động vào sự đố kỵ của một số người có tiếng là ”đấu tranh”. Mục đích phân hóa tư tưởng của những người muốn đấu tranh tự do cho Bùi Thị Minh Hằng. Hôm nay chúng ta chứng kiến nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn đã phải xót xa tuyên bố ngừng viết, ngừng đấu tranh. Chắc hẳn không phải vì ông sợ, ông đã trải mười năm tù ngục, vợ mất, con thơ bơ vơ. Không lẽ gì ngày hôm nay ông sợ hãi sự trấn áp của chính quyền. Điều mà ông sợ là những người đấu tranh khác đã bàng quan trước cảnh gia đình ông bị đánh đập, khủng bố thì đúng hơn. Nếu chúng ta hiểu được tâm trạng của gia đình Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Phương Uyên, Tạ Phong Tần cũng đã từng bị những lời xì xầm từ những nhà ”đấu tranh” như họ có ”vấn đề đảng phái, tiền nong, động cơ này nọ”, chúng ta sẽ hiểu được tâm trạng gia đình Huỳnh Ngọc Tuấn, Huỳnh Thục Vy.

Và tất nhiên Bùi Thị Minh Hằng sẽ không bị rơi vào cái bẫy cô lập dư luận như vậy, âm mưu này cũng sẽ thất bại.

Sự lựa chọn của Trần Bùi Trung ở Hà Nội ít nhiều sẽ tránh được sự cô lập tuyên truyền này. Bởi Hà Nội với Bùi Thị Minh Hằng có quá nhiều đồng đội, anh chị em, bạn bè. Sự cố bài viết của Nguyễn Quang A hay Lã Việt Dũng về Bùi Thị Minh Hằng chỉ là sự góp ý, chứ nó không phải là sự chia rẽ hay đố kỵ như những luận điệu khác. Nếu chúng ta nhìn Bùi Thị Minh Hằng âm thầm, bền bỉ đi phát tài liệu nhân quyền, không hề có sự nóng giận va chạm không cần thiết, chúng ta mới hiểu Bùi Thị Minh Hằng không phải là người nôn nóng như chị thể hiện. Mà những hành động phản đối gay gắt ấy chỉ diễn ra khi sự việc không còn phương án nào khả dĩ hơn.

Sắp tới khi Trần Bùi Trung ra Hà Nội sẽ cần đến sự hỗ trợ về truyền thông, quan tâm của anh em trong nước. Đặc biệt là khu vực Hà Nội và những vùng lân cận. Cũng cần hỗ trợ cho cháu ăn nghỉ trong những ngày đấu tranh đòi công lý cho mẹ. Thiết nghĩ hai việc này đều không khó khăn đối với anh em trong nước và đồng bào hải ngoại. Mọi cản trở về đăng ký tạm trú từ phía nhà cầm quyền đối với Trần Bùi Trung tại Hà Nội sẽ là những sự kiện truyền thông mà chính phía chính quyền tạo nên.

Thật đáng tiếc cho nhà cầm quyền khi phải đối diện với một cuộc đấu tranh lẽ ra không nên có.

N.B.G.

Nguồn: nguoibuongio1972.blogspot.com

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Vợ chồng Luật sư Nguyễn Bắc Truyển bị đánh trên đường tới Đại sứ quán Úc

Trang Đầu » Tố Cáo

Vợ chồng Luật sư Nguyễn Bắc Truyển bị

đánh trên đường tới Đại sứ quán Úc

Nguyễn Tường Thụy

clip_image002

Anh Nguyễn Bắc Truyển bị đánh – Ảnh: Bạch Hồng Quyền

Vợ chồng Luật sư Nguyễn Bắc Truyển chiều nay bị đánh khi anh chị đi tắc xi đến đại sứ quán Úc. Sự việc xảy ra vào khoảng 2 giờ chiều nay, 23/2/2014 tại khu vực gần sứ quán. Audio phỏng vấn chị Bùi Thị Kim Phượng do Thanh Lan thực hiện cho biết vợ chồng anh đang trên đường tới sứ quán thì bị những tên mặc thường phục đi trên 3, 4 xe máy chặn lại. Chúng kẹp 3, không đội mũ bảo hiểm. Chúng gây sự với lái xe tắc xi để tạo cớ rồi lôi vợ chồng anh Truyển ra đánh.

Anh Truyển bị chúng đánh rất dữ dội,  mặt mày chảy máu, mắt mũi bị bầm.

Khi dân phố chạy đến can thiệp, chúng mới bỏ đi. Họ cho biết những tên này là công an, giả dạng thường dân.

Vợ chồng anh Truyển cố gắng vào được đại sứ quán Úc.

Mời nghe audio tại đường link sau:

facebook.com

Tới khoảng 4 giờ chiều, anh được nhân viên đại sứ quán đưa đi chữa trị vết thương.

clip_image004

Nhân viên Sứ Quán Úc đang đưa anh Truyển đi khám vết thương – Ảnh Nguyễn Lân Thắng

Được biết Cuộc gặp do Đại sứ Úc mời một số hoạt động Việt Nam, trong đó có vợ chồng anh Nguyễn Bắc Truyển. Vợ chồng anh ra Hà Nội ngày hôm qua, 22/2/2014.

Anh Nguyễn Bắc Truyển đã từng bị kết án tù 3 năm 6 tháng tù vào năm 2007 với tội danh tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Anh mãn án năm 2010. Ra tù anh đã có những hoạt động tích cực cho Dân chủ, Nhân quyền nên luôn luôn bị theo dõi, kiểm soát rất gắt gao.

Ngày 9/2, anh bị Công an tỉnh huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng tháp) đã sử dụng vũ lực bắt giữ tại nhà chị Bùi Thị Kim Phượng, vợ anh.ở ấp Hưng Nhơn, xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Sau đó 1 ngày, không có lý do gì, họ buộc phải thả anh ra.

23/2/2014

N. T. T.

Nguồn: Blog Nguyễn Tường Thụy

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Trung Quốc được cai trị như thế nào: Vì sao việc trị dân ngày càng trở nên khó khăn hơn đối với Bắc Kinh?

Trang Đầu » Biển Đông

Trung Quốc được cai trị như thế nào: Vì sao việc trị dân ngày càng trở nên khó khăn hơn đối với Bắc Kinh?

David M. LamptonForeign Affairs, Jan/Feb 2014

Trần Ngọc Cư dịch

clip_image002

Công nhân làm sạch tượng Mao, 24 tháng Chín, 2013 (ảnh: Reuters)

Trung Quốc trải qua ba cuộc cách mạng trong thế kỷ 20. Đầu tiên là sự sụp đổ của nhà Thanh năm 1911, và đi kèm với nó, là sự sụp đổ của đường lối cai trị truyền thống tại nước này. Sau một thời kỳ nhiễu nhương kéo dài, cuộc cách mạng thứ hai diễn ra năm 1949, khi Mao Trạch Đông và Đảng Cộng sản giành được thắng lợi trong cuộc Nội chiến Quốc-Cộng và khai sinh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; việc sử dụng quyền hành bằng bạo lực và bất bình thường của Mao chỉ chấm dứt cùng với cái chết của ông năm 1976.

Cuộc cách mạng thứ ba còn đang tiếp diễn, và cho đến nay, kết quả của nó là tích cực hơn nhiều so với hai cuộc cách mạng trước. Tiến trình này bắt đầu vào giữa năm 1977 với việc lên nắm quyền của Đặng Tiểu Bình, người đã phát động một thời kỳ cải tổ chưa từng thấy trong lịch sử Trung Quốc, kéo dài hàng chục năm nay, chuyển đổi nền kinh tế cô lập sang một nền kinh tế dẫn bước toàn cầu, đưa hàng trăm triệu người Trung Hoa thoát cảnh đói nghèo và mở đường cho một cuộc di dân vĩ đại từ vùng quê vào các thành thị. Cuộc cách mạng này đã tiếp diễn qua nhiệm kỳ của những người kế vị Đặng Tiểu Bình, đó là Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, và Tập Cận Bình.

Dĩ nhiên, cuộc cách mạng do Đặng khởi xướng đã không mang tính cách mạng trong một ý nghĩa quan trọng: Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn duy trì độc quyền chính trị. Tuy nhiên, lối nói rập khuôn cho rằng Trung Quốc đã cải tổ kinh tế mà không cải tổ chính trị trong những năm kể từ 1977 đã che mờ một sự thật quan trọng: rằng cải tổ chính trị, như một nhà chính trị Trung Quốc nói riêng với tôi năm 2002, “đã diễn ra một cách lặng lẽ và thiếu công khai.”

Thực tế là, chính quyền trung ương Trung Quốc ngày nay đang hoạt động trong một môi trường trên cơ bản khác xa với môi trường đã hiện hữu vào đầu nhiệm kỳ của Đặng Tiểu Bình trong ba cung cách chủ yếu. Một, quyền lực của các cá nhân lãnh đạo Trung Quốc đã dần dần trở nên yếu hơn trong tương quan giữa họ với nhau và với phần còn lại của xã hội. Hai, xã hội Trung Quốc, cũng như nền kinh tế và hệ thống thư lại, đã nứt rạn, làm gia tăng các khối cử tri mà các lãnh đạo Trung Quốc phải đáp ứng, hay chí ít phải quản lý. Ba, lãnh đạo Trung Quốc hiện phải đối đầu với một dân số có nhiều nguồn lực hơn bao giờ cả – bằng tiền bạc, tài năng, và thông tin.

Vì tất cả những lý do này, việc cai trị Trung Quốc ngày nay đã trở nên thậm chí khó khăn hơn so với thời của Đặng. Bắc Kinh đã phản ứng lại những chuyển biến này bằng cách tiếp thu công luận vào việc làm chính sách của mình, trong khi vẫn giữ nguyên những cấu trúc chính trị cơ bản. Tuy nhiên, các lãnh đạo Trung Quốc đã sai lầm nếu họ tin rằng họ có thể duy trì ổn định chính trị và xã hội vô hạn định mà không cần nhanh chóng cải tổ hệ thống điều hành đất nước. Một Trung Quốc với một nhà nước yếu hơn và một xã hội dân sự mạnh hơn sẽ đòi hỏi một cấu trúc chính trị khác với hiện nay rất nhiều. Nó đòi hỏi một cam kết mạnh mẽ hơn đối với chế độ pháp trị, thông qua các cơ chế đáng tin cậy hơn – như tòa án và các cơ quan lập pháp – để giải quyết xung đột, đáp ứng các lợi ích khác nhau, và phân phối các nguồn lực. Trung Quốc cũng cần điều hành chính phủ tốt hơn, cần có tính minh bạch, và trách nhiệm giải trình. Nếu thiếu những phát triển này, Trung Quốc sẽ lâm vào bất ổn chính trị trong tương lai, còn nghiêm trọng hơn tình trạng nó đã kinh qua trên bốn thập niên nay. Những hậu chấn chắc chắn sẽ lan đến các nước láng giềng của Trung Quốc và nhiều vùng khác trên thế giới, nếu căn cứ vào ảnh hưởng toàn cầu ngày càng lớn của Trung Quốc. Những cải tổ vừa qua của Trung Quốc đã tạo ra các tình thế mới mà lãnh đạo nước này cần phải nhanh chóng thích nghi. Việc cải tổ cũng giống như đi một chiếc xe đạp: nếu không tiếp tục đạp cho xe đi tới, thì bạn sẽ ngã.

KHÔNG PHẢI TẤT CẢ CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO ĐỀU GIỐNG NHAU

Theo nhà xã hội học Đức Max Weber, các chính phủ có thể tiếp nhận thẩm quyền của mình từ ba nguồn: truyền thống, phẩm chất và sức thu hút của cá nhân lãnh đạo, và các qui phạm hiến định và pháp lý. Trung Quốc, qua quá trình của thời kỳ cải tổ, đã diễn biến xa dần hai dạng thức đầu của tính chính danh và đang hướng tới dạng thức thứ ba.

Cũng như Mao, Đặng đã hưởng được một sự pha trộn thẩm quyền gồm yếu tố truyền thống và sức thu hút cá nhân. Nhưng những nhà lãnh đạo sau ông đã tạo được chính danh bằng cách khác. Giang (lãnh đạo Trung Quốc từ 1989 đến 2002) và Hồ (cai trị từ 2002 đến 2012) ở nhiều mức độ khá nhau đã được chính Đặng chỉ định, còn việc đưa Tập lên địa vị chóp bu, vào năm 2012, lại là sản phẩm của một tiến trình chính trị tập thể trong nội bộ ĐCSTQ. Qua thời gian, một loạt tiêu chuẩn qui định việc tuyển chọn lãnh đạo đã phát triển, gồm việc giới hạn nhiệm kỳ và tuổi tác, những thước đo thành tích, và việc lấy ý kiến trong nội bộ Đảng. Mặc dù những chuẩn mực này là quan trọng, nhưng người ta không nên nhầm lẫn chúng với luật pháp – vì chúng vẫn còn nhiều bất cập, thiếu chính thức, và có thể bị đảo ngược – song những chuẩn mực này thực sự đánh dấu một cuộc chia tay ngoạn mục với hệ thống lãnh đạo bốc đồng của Mao.

Khi các nền tảng của tính chính danh đã thay đổi, những người kế vị Đặng nhận thấy khả năng tự mình đưa ra các chính sách suy giảm đi nhiều. Mặc dù Đặng không hưởng được quyền lực vô hạn như Mao, nhưng trong các quyết định chiến lược, ông có thể hành động độc đoán và quả quyết sau khi đã tham khảo các nhân vật có thế lực trong Đảng. Hơn nữa, tầm cỡ và phạm vi ảnh hưởng của những quyết sách do Đặng đưa ra thường là vô cùng to lớn. Ngoài việc phát động cải tổ kinh tế, Đặng còn thực hiện một số quyết định then chốt khác, như đưa ra chính sách một con năm 1979, đàn áp phong trào Bức tường Dân chủ cũng trong năm ấy, và, năm 1989, thiết quân luật và triển khai binh lính [trong vụ thảm sát Thiên An Môn] tại Bắc Kinh. Còn về vấn đề Đài Loan, Đặng cảm thấy đủ yên tâm để chấp nhận một thái độ mềm dẻo với đảo quốc này, dành việc giải quyết các quan hệ xuyên Eo biển Đài Loan cho thế hệ sau.

Trái lại, Giang, Hồ, và Tập bị hạn chế nhiều hơn. Sự khác biệt này được biểu hiện đầy đủ vào cuối năm 2012 bước sang 2013, vào thời điểm Tập kế vị Hồ. Trong những năm 1970, nhằm xây dựng quan hệ với Nhật Bản, Đặng đã tránh né được thứ chính trị dân tộc chủ nghĩa rất dễ bùng nổ quanh các vấn đề chủ quyền trên đảo Điếu Ngư (mà Nhật Bản gọi là đảo Sensaku). Nhưng Tập, vừa mới vươn lên địa vị chóp bu và muốn củng cố quyền lực của mình tiếp theo sau việc Nhật Bản quốc hữu hóa đảo Sensaku, cảm thấy bị bó buộc phải hành động một cách cứng rắn để phản ứng lại động thái này của Tokyo.

Nói cách khác, Trung Quốc đã đi từ tình trạng được cai trị bởi các thủ lĩnh độc tài (strongmen) dựa vào uy tín cá nhân đến các nhà lãnh đạo bị hạn chế bởi quyết sách tập thể, bởi giới hạn nhiệm kỳ và các qui phạm khác, bởi công luận, và bởi tính cách kỹ trị (technocratic characters) của mình. Như một nhà ngoại giao cao cấp Trung Quốc đã nói với tôi năm 2002, “Mao và Đặng có thể tự mình quyết định; Giang và các nhà lãnh đạo hiện nay phải lấy ý kiến.”

Các lãnh đạo Trung Quốc còn đi ra khỏi lề lối của Mao và Đặng trong một phương diện quan trọng khác: họ bắt đầu nhận thấy mục đích của mình không chủ yếu nằm ở việc tạo nên các thay đổi to lớn, mà ở nỗ lực duy trì hệ thống chính trị và cải thiện thành tích của nó. Mục tiêu của Đặng là chuyển hóa vận mạng đất nước. Đặng tìm cách nâng cao Trung Quốc trên thang kinh tế cũng như trên đẳng trật quyền lực toàn cầu, và ông đã thực hiện được điều này. Ông mở cửa Trung Quốc để đón nhận kiến thức từ ngoài vào, khuyến khích giới trẻ Trung Quốc đi ra nước ngoài học hỏi (một thái độ được ảnh hưởng bởi chính những năm trưởng thành của ông tại Pháp và Liên Xô), và cho phép nguyên tắc lợi thế so sánh (comparative advantage), mậu dịch, và giáo dục tạo phép lạ của chúng.

Người kế vị Đặng, là Giang, lên cầm quyền chỉ vì ông ta tiêu biểu một sự thay đổi trong phong cách lãnh đạo: tiếp theo sau những cuộc biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, cả thế lực ủng hộ cải tổ lẫn lực lượng lo ngại cải tổ đều coi Giang là một người có khả năng và không đe dọa lợi ích của họ. Nhưng cuối cùng ông từ bỏ thái độ đứng giữa để ngả theo xu thế cải tổ nhanh chóng. Giang đưa Trung Quốc vào Tổ chức Thương mại Thế giới, chuẩn bị đưa người đầu tiên lên thám hiểm không gian, và tuyên bố, lần đầu tiên, rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc cần phải kết nạp vào hàng ngũ của mình những con số đông đảo gồm những người có đầu óc sáng tạo và có kỹ năng. Trong 13 năm cầm quyền của ông, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng trung bình 9,7% mỗi năm.

Tuy nhiên, do cá tính và hoàn cảnh riêng, Giang khó trở thành một thủ lĩnh độc tài có khả năng chuyển đổi đất nước như Đặng. Vốn là một kỹ sư được đào tạo theo bài bản, Giang có đầu óc thực tiễn và thường chú tâm làm cho mọi việc vận hành có hiệu quả. Năm 1992, chẳng hạn, ông kể lại với một nhóm người Mỹ rằng một thập kỷ trước đó, khi còn là một quan chức nhỏ, ông đã đến thăm Chicago và đặc biệt chú ý đến việc thu nhặt rác của thành phố này vì ông hi vọng tìm ra một giải pháp cho vấn đề vệ sinh do các vỏ dưa hấu bị thải bỏ bừa bãi ở quê nhà. Rồi Giang khoe với những người Mỹ này rằng khi làm thị trưởng Thượng Hải, ông đã tiết kiệm diện tích đất bằng cách xây các đường dốc vào cầu theo hình xoắn ốc, nhờ vậy giảm bớt nhu cầu di dời cư dân thành phố. Những việc như thế này chắc chắn không thay đổi xã hội nhanh chóng, song những bận tâm của Giang thực sự cải thiện đời sống của người dân Trung Quốc bình thường.

Hồ và vị thủ tướng của mình, là Ôn Gia Bảo, lại càng tỏ ra ít có khả năng chuyển đổi xã hội hơn. Người ta có thể thấy trước diễn biến này thậm chí từ năm 2002, vào thời điểm Hồ sắp nhậm chức. “Một xu thế khác sẽ hướng tới lãnh đạo tập thể, chứ không phải là những lãnh đạo tối cao,” một nhà ngoai giao cao cấp Trung Quốc đã nói với tôi vào thời đó. “Việc lãnh đạo đất nước trong tương lai sẽ có tính cách tập thể và dân chủ hơn; các lãnh đạo sẽ tìm kiếm đồng thuận chứ không đưa ra những quyết sách độc đoán. Nhưng mặt yếu là, họ sẽ ít có quyền hạn hơn. Vì việc ra các quyết sách táo bạo khi đất nước cần đến những quyết sách táo bạo sẽ trở nên khó khăn hơn đối với họ.” Hồ gần như không thực hiện một cải tổ chính trị hay kinh tế nào; thành tựu đáng ghi nhận nhất của ông là đã cải thiện được quan hệ với Đài Loan. Cách lý giải độ lượng nhất đối với những năm tháng cầm quyền của Hồ là, ông ta đã tiêu hóa những cải tổ sâu rộng mà Đặng và Giang đưa ra.

Sau khi được đưa lên địa vị lãnh đạo cao nhất trong Đảng vào tháng Mười Một năm 2012, Tập đã củng cố quyền lực của mình một cách ấn tượng trong năm 2013, cho phép một cuộc tranh luận sôi nổi về các cải tổ xuất hiện, thậm chí khi ông đã thắt chặt các giới hạn về tự do bày tỏ. Cốt lõi của cuộc tranh luận này liên quan đến phương cách để tiếp sinh lực lại cho tăng trưởng kinh tế và mức độ theo đó một cuộc thay đổi chính trị có thể trở thành điều kiện tiên quyết cho tiến bộ kinh tế hơn nữa.

Sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung Ương tháng Mười Một 2013 (Hội nghị toàn thể lần thứ 3), chính quyền Tập tuyên bố ý định “làm sâu sắc thêm việc cải tổ một cách toàn diện” và đã thành lập một nhóm chuyên trách để thực hiện điều này. Việc cần đến một bộ phận như thế báo hiệu rằng nhiều tranh chấp chính sách vẫn còn tồn tại và rằng chính phủ trung ương có ý định tiếp tục tập trung vào cải tổ chí ít cho đến năm 2020. Nhưng giản dị là, không có một lộ trình đưa ra thật rạch ròi, vì trong vài lãnh vực, Trung Quốc cần thị trường hóa; trong một số lãnh vực khác, Trung Quốc cần phải phân tán quyền hành; và trong vài lãnh vực khác nữa, Trung Quốc cần phải tập trung quyền hành.

Mặc dù vẫn còn nhiều chỗ hàm hồ [trong tuyên bố của Hội nghị], nhưng cốt lõi của chính sách đang triển khai là cho phép thị trường đóng một vai trò quyết định trong việc phân phối các nguồn lực, đồng thời Bắc Kinh sẽ tạo sân chơi bình đẳng ở trong nước giữa các công ty nhà nước và các công ty phi-nhà nước và giản lược các thủ tục hành chánh về việc cấp giấy phép. Doanh nhân nước ngoài có thể tìm thấy một số điều vừa ý khi chính phủ hứa hẹn “nới lỏng tiếp cận đầu tư, tăng tốc việc xây dựng các khu tự do mậu dịch, và triển khai chính sách cởi mở kinh tế ở nội địa và miền duyên hải.” Những chính sách này cũng sẽ mang lại nhiều hậu quả chính trị, và thông cáo của phiên họp nói trên đã nhắc đến nhu cầu cải tổ trong ngành tư pháp và trong chính quyền địa phương, đồng thời một cách mơ hồ đề xuất thêm nhiều quyền cho người nông dân. Tuy vậy, trong việc kêu gọi thành lập hội đồng an ninh quốc gia, bản thông cáo đã xác định an ninh đối nội và đối ngoại là những quan tâm chính. Một cuộc trường chinh nằm trước mặt.

XÃ HỘI PHÂN HÓA

Những thay đổi này trong phong cách lãnh đạo cá nhân đã diễn ra đồng thời với một thay đổi cơ cấu khác: đó là tiến trình phân hóa xã hội, kinh tế, và bộ máy thư lại của Trung Quốc. Trong thời đại của Mao, các lãnh đạo quyết đoán rằng họ chỉ phục vụ một lợi ích – đó là lợi ích của quần chúng Trung Hoa. Công việc của chính phủ là đàn áp các thế lực ngoan cố và giáo dục người dân về lợi ích thực sự của họ. Việc quản trị quốc gia không nhắm vào hòa giải các dị biệt, mà là loại bỏ các dị biệt ấy đi.

Tuy nhiên, kể từ Mao về sau, xã hội và bộ máy thư lại Trung Quốc đã phân hoá ra nhiều mảng, khiến Bắc Kinh khó làm các quyết định và thi hành các chính sách hơn trước. Để đối phó với thử thách này, chính phủ Trung Quốc, đặc biệt từ thời Đặng, đã phát triển một hệ thống chính trị độc tài nhưng có khả năng đáp ứng một số đòi hỏi, rõ ràng quân bình các nhóm lợi ích quan trọng liên quan đến địa lý, chức năng, phe phái, và chính sách bằng cách cho chúng được đại diện ở những cấp cao nhất trong ĐCSTQ. Mặc dù những con đường dẫn đến việc bày tỏ thái độ chính trị riêng vẫn còn bị hạn chế và việc làm chính sách của giới lãnh đạo chóp bu vẫn thiếu công khai, nhưng các lãnh đạo Trung Quốc hiện nay cố gắng giải quyết, chứ không triệt tiêu, các xung đột giữa những nhóm lợi ích cạnh tranh nhau, chỉ dập tắt chúng khi họ nhận thấy chúng đặc biệt trở thành những đe dọa to lớn. Lãnh đạo Trung Quốc cố gắng thu hút hàng ngũ của các nhóm cử tri khác nhau, đồng thời đàn áp những người đứng đầu các phong trào chống chính phủ.

Nhiều nhóm lợi ích mới và có thế lực của Trung Quốc từ bản chất là lợi ích kinh tế. Giới lao động và giới quản lý hiện nay thường xung đột nhau về điều kiện làm việc và tiền lương. Trong một cung cách tương tự, khi các doanh nghiệp Trung Quốc trở nên giống các tập đoàn kinh tế phương Tây, chúng chỉ tuân theo các chỉ thị của Đảng một phần nào đó thôi. Chẳng hạn, như học giả Tabitha Mallory đẫn chứng, công nghiệp đánh bắt cá ngày càng được tư hữu hóa – năm 2012, có đến 70 phần trăm công ty đánh bắt cá “ở các vùng nước xa bờ” nằm trong tay tư nhân – khiến chính phủ trung ương ngày càng khó ngăn chặn việc đánh bắt cá vượt số lượng qui định [overfishing].

Đồng thời, trong khu vực quốc doanh, Tập đoàn Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đang hậu thuẫn những chính sách tăng cường tính quyết đoán tại biển Hoa Nam [Biển Đông Việt Nam], nơi người ta cho rằng có trữ lượng hydrocarbon to lớn nằm dưới lòng đất, và do đó tập đoàn kinh tế này tìm thấy một mẫu số chung với hải quân Trung Quốc, là lực lượng đang đòi hỏi một ngân sách lớn hơn và một hạm đội được hiện đại hóa. Trong các vấn đề đối nội cũng như đối ngoại, các nhóm lợi ích đã trở thành những kẻ tham gia ngày càng có tiếng nói trong tiến trình làm chính sách.

Giới thư lại Trung Quốc đã tìm cách thích nghi với sự lan tràn của các nhóm lợi ích bằng cách tự mình phân hóa ra nhiều mảng. Các quan chức sử dụng những diễn đàn gọi là “tiểu tổ lãnh đạo” (lingdao xiaozu) để giải quyết các xung đột giữa những tổ chức và địa phương tranh chấp nhau. Do đó, các Phó Thủ tướng và các Ủy viên Quốc vụ viện mất nhiều thì giờ giải quyết những tranh chấp này. Trong khi đó, các tỉnh, các thành phố lớn như Thượng Hải chẳng hạn, và các hiệp hội công nghiệp và thương mại ngày càng dựa vào các người đại diện tại Bắc Kinh để đẩy mạnh lợi ích của mình bằng cách vận động hành lang các nhà làm quyết sách ở cấp quốc gia – một mô hình cũng đã được sao chép ở cấp tỉnh.

QUYỀN LỰC CỦA NGƯỜI DÂN

Mao gần như không bao giờ cho phép công luận hạn chế những chính sách của mình; ý dân là điều mà ông tự mình định nghĩa lấy. Nhưng về sau, Đặng lại đưa ra các cải tổ, vì ông sợ rằng ĐCSTQ có nguy cơ mất chính nghĩa, nhưng Đặng chỉ nghe theo công luận khi nó phù hợp với sự phân tích của chính ông.

Ngày nay, trái lại, gần như tất cả lãnh đạo Trung Quốc đều công khai nói về tầm quan trọng của công luận, với mục đích là để chặn trước các vấn đề có thể xảy ra. Vào tháng Tám 2013, chẳng hạn, tờ báo nhà nước Trung Quốc Nhật báo nhắc nhở người đọc rằng Ủy ban Phát triển và Cải tổ Quốc gia đã ra điều lệ đòi hỏi quan chức địa phương tiến hành các cuộc đánh giá rủi ro [risk assessments] để định khả năng xảy ra các xáo trộn trong dân chúng khi họ phản ứng chống lại các dự án xây dựng quan trọng và nói rõ rằng những công trình như thế phải đóng cửa tạm thời nếu chúng tạo ra một sự chống đối “ở mức trung bình” trong dân chúng.

Trung Quốc đã xây dựng một bộ máy đồ sộ với mục đích đo lường quan điểm của người dân – vào năm 2008, là năm gần đây nhất mà ta có thể tìm thấy dữ liệu, khoảng 51.000 hãng, nhiều hãng có hợp đồng với chính phủ, đã tiến hành các cuộc thăm dò dư luận – và thậm chí Bắc Kinh đã bắt đầu sử dụng các dữ liệu thăm dò để hỗ trợ việc đánh giá xem các quan chức ĐCSTQ có đáng được thăng thưởng hay không. “Sau Đặng, cho đến nay chưa có một thủ lĩnh độc tài nào xuất hiện, vì thế công luận đã trở thành một loại xã hội dân sự,” một chuyên gia thăm dò ý kiến, một người ngày càng nhận thêm nhiều hợp đồng từ chính phủ trung ương, đã nói với tôi năm 2012. “Tại Hoa Kỳ, thăm dò dư luận được sử dụng trong các cuộc tuyển cử, nhưng tại Trung Quốc, một công dụng chính của việc thăm dò là để theo dõi thành tích của chính phủ.”

Những diễn biến như thế này cho thấy rằng các lãnh đạo Trung Quốc hiện nay nhìn nhận rằng chính phủ cần phải đáp ứng các đòi hỏi nhiều hơn nữa, hay chí ít phải tỏ ra như thế. Thật vậy, từ năm 2000 trở đi, càng ngày họ càng viện dẫn công luận nhiều hơn trong việc giải thích các chính sách của mình về tỉ giá trao đổi ngọai tệ, thuế má, và cơ sở hạ tầng. Công luận thậm chí có thể là động lực thúc đẩy tính quyết đoán của Bắc Kinh trong khu vực vào năm 2009 và 2010. Niu Xinchun, một học giả Trung Quốc, tranh luận rằng Bắc Kinh đã theo đuổi một lập trường cứng rắn hơn trong các tranh chấp biển đảo và trong các vấn đề đối ngoại khác vào giai đoạn nói trên như một cách đáp ứng trực tiếp cơn phẫn nộ của công chúng về những chỉ trích từ phương Tây đối với hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc, nhất là trong thời gian gần Thế vận hội 2008, khi một số lãnh đạo phương Tây gợi ý là có khả năng họ sẽ không tham dự. Người Trung Quốc đặc biệt chán ghét thái độ của Pháp đến nỗi Trung Quốc Nhật báo đưa tin rằng “nhân dân Trung Quốc không muốn thấy Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy tham dự lễ khai mạc Thế vận hội Bắc Kinh.”

Thái độ sẵn sàng đáp ứng rộng rãi hơn của Bắc Kinh phần lớn phát xuất từ việc nhìn nhận rằng khi các chính quyền địa phương, các tổ chức phi-nhà nước, và các cá nhân càng có nhiều quyền lực, thì chính phủ trung ương càng mất dần độc quyền về ngân quĩ, nhân tài, và thông tin. Ta hãy xét đến vấn đề vốn. Kể từ thời Đặng trở về sau, càng ngày vốn càng được tích lũy trong các ngân quĩ nằm ngoài thẩm quyền của chính phủ trung ương. Từ năm 1980 đến năm 2010, số tiền trong thu nhập tổng cộng của nhà nước được chi tiêu ở cấp địa phương đã tăng lên từ mức 42 phần trăm đến 82 phần trăm. Trong khi đó lượng hàng hóa trong toàn bộ sản phẩm công nghiệp do khu vực nhà nước sản xuất đã rớt xuống từ mức 78 phần trăm năm 1978 xuống 11 phần trăm năm 2009. Tất nhiên, nhà nước vẫn nắm quyền kiểm soát chặt chẽ các khu vực chiến lược liên quan đến quốc phòng, năng lượng, và các cơ sở hạ tầng công cộng có qui mô lớn, và người dân Trung Quốc bình thường vẫn chưa hưởng được bất cứ một điều gì gần gũi với tự do kinh tế vô giới hạn. Sự thay đổi chính sách này cũng làm lợi cho các quan chức tham nhũng địa phương, các lãnh đạo quân sự, các tổ chức tội phạm, và các doanh nhân côn đồ (rogue entrepreneurs), vì tất cả bọn họ đều có thể đi ngược lại các lợi ích công dân. Nhưng khi người dân giành được quyền kiểm soát các nguồn lực kinh tế, họ có rất nhiều lựa chọn hơn trước về nơi họ muốn ở, về tài sản họ muốn mua, về cách họ muốn giáo dục con cái, và về những cơ hội họ muốn theo đuổi. Đây chưa phải là tự do không hạn chế, nhưng chắc chắn đây là một khởi đầu.

Còn về vốn con người (human capital), vào niên khóa 1977-78, niên khóa đầu tiên sau cuộc Cách mạng Văn hóa, có khoảng 400.000 học sinh trúng tuyển vào các đại học tại Trung Quốc; vào năm 2010, con số đó đã tăng lên 6,6 triệu. Ngoài ra, hiện nay có nhiều sinh viên Trung Quốc đang du học ở nước ngoài – trong niên khóa 2012-13, riêng tại Mỹ có hơn 230.000 sinh viên Trung Quốc đến học tập – và nhiều người sẽ trở về nước sau khi tốt nghiệp. Kết quả là Trung Quốc đang có một vựa nhân tài đồ sộ, những người có khả năng tạo sức mạnh cho các tổ chức và các doanh nghiệp nằm ngoài kiểm soát của nhà nước. Những thực thể này đang lớn mạnh từng ngày về số lượng và quyền lực, và trong một số trường hợp, chúng đã bắt đầu thực hiện những chức năng trước đây chỉ được nhà nước đảm trách – hay chẳng được ai ngó ngàng đến. Chẳng hạn, Viện Nghiên cứu các Vấn đề Công cộng và Môi trường, một tổ chức phi chính phủ chuyên thu thập và công bố các dữ liệu về cách vất bỏ đồ phế thải của các nhà máy, đã tạo được sức ép buộc một số công ty gây ô nhiễm môi trường phải sửa đổi lề lối làm việc của mình.

Người dân Trung Quốc bình thường cũng đang tiếp cận được một lượng thông tin đồ sộ chưa từng thấy. Hiện nay đã có hơn nửa tỉ người Trung Quốc sử dụng Internet. Ngoài việc khống chế dòng chảy thông tin bằng cái gọi là bức Đại Tường thành Lửa [the Great Firewall], hiện nay chính phủ cần phải dùng thông tin để chọi lại thông tin. Chẳng hạn, nhằm đối phó các đồn đãi trên mạng về quan chức ĐCSTQ bị thất sủng Bạc Hi Lai, chính phủ đã công bố những phần đã kiểm duyệt của các lời chứng tại toà án cho các mạng xã hội Trung Quốc. Chính phủ trung ương đã thực hiện các nỗ lực phi thường vừa để vận dụng những lợi ích của Internet vừa để ngăn chặn những hệ quả gây bất ổn nhất của nó.

Đồng thời, ngày càng nhiều công dân Trung Quốc lũ lượt tràn vào các thành thị. Tiến trình đô thị hóa có xu thế gắn liền với trình độ giáo dục và mức lương cao hơn trước, đồng thời nâng cao những kỳ vọng của người dân. Như một chuyên gia kinh tế Trung Quốc có nhiều thâm niên đã nói với tôi năm 2010, “Ở thành thị, người dân có thể thở một không khí tự do tươi mát.”

Việc kết hợp những yếu tố gồm các khối dân cư ngày càng sống chen chúc trong các thành thị, cùng với những kỳ vọng của người dân tăng lên nhanh chóng, với sự bành trướng tri thức, và sự dễ dàng hơn về trong việc phối hợp các hành động xã hội, có nghĩa là các lãnh đạo Trung Quốc sẽ thấy việc cai trị dần dần trở nên thách thức hơn đối với họ. Thật ra họ đã thấy rõ điều này. Vào tháng Mười Hai 2011, chẳng hạn, một bí thư địa phương thuộc tỉnh Quảng Đông trong khi phải đối đầu với các nông dân đang phẫn nộ về việc đất đai của họ bị cưỡng chế, đã xẵng giọng trước đám đông, “Chỉ có một bọn người thật sự chịu nhiều gian khổ chồng chất, từ năm này sang năm khác. Đó là ai, quí vị biết không? Đó là cán bộ, chính là cán bộ, trong đó có tôi.”

CÔNG DÂN HAY THẦN DÂN?

Cuộc cách mạng cải tổ của Trung Quốc đã đi tới một điểm mà Đặng và đồng bào của ông chưa bao giờ có thể dự kiến. Hiện nay các lãnh đạo chóp bu Trung Quốc đang phấn đấu vất vả để cai trị bằng đường lối tập thể, đừng nói chi đến việc quản lý một bộ máy thư lại ngày càng phức tạp và một xã hội ngày càng phân hóa. Việc lãnh đạo của họ càng trở nên khó khăn hơn do Trung Quốc thiếu hẳn các định chế để kết hợp các nhóm lợi ích khác nhau, phân xử một cách vô tư các xung đột giữa chúng với nhau, và để đảm bảo việc thực thi chính sách có trách nhiệm và công bằng. Nói thế khác, mặc dù Trung Quốc có thể có một nền kinh tế sung sức và một quân đội hùng mạnh, nhưng hệ thống cai trị của nó đã trở nên dễ gãy đổ.

Những sức ép này có thể đưa Trung Quốc vào một trong những lộ trình có thể xảy ra sau đây. Một lựa chọn là, lãnh đạo Trung Quốc sẽ cố gắng tái lập hệ thống trung ương tập quyền độc tài, nhưng việc này cuối cùng sẽ không đáp ứng nhu cầu của một xã hội Trung Quốc đang nhanh chóng chuyển mình. Khả năng thứ hai là, trước tình trạng hỗn hoạn và thối nát, một lãnh tụ có sức thu hút quần chúng và có khả năng thay đổi vận mạng đất nước sẽ đứng ra thiết lập một trật tự mới – có lẽ sẽ dân chủ hơn nhưng cũng có thể độc tài hơn. Kịch bản thứ ba nguy hiểm hơn nhiều: Trung Quốc tiếp tục phân hóa, mà không xây dựng được những định chế và qui phạm cần thiết để quản trị đất nước một cách có trách nhiệm và công bằng và để hành xử một cách xây dựng đối với nước ngoài. Con đường này có thể dẫn đến hỗn loạn.

Nhưng còn có một kịch bản thứ tư, trong đó các lãnh đạo Trung Quốc sẽ thúc đẩy quốc gia đi tới, bằng cách thiết lập chế độ pháp trị (the rule of law) và các cơ cấu điều hành có khả năng phản ánh trung thực hơn các lợi ích đa dạng của đất nước. Bắc Kinh còn cần phải tìm kiếm thêm chính nghĩa cho mình ngoài phạm vi tăng trưởng kinh tế, chủ nghĩa duy vật, và địa vị toàn cầu, bằng cách xây dựng các định chế có nền móng là hậu thuẫn đích thực của người dân. Điều này không có nghĩa là phải chuyển sang một thể chế hoàn toàn dân chủ, mà có nghĩa là phải chấp nhận những đặc điểm dân chủ như: sự tham gia của người dân vào sinh hoạt chính trị ở cấp địa phương, tính minh bạch của quan chức nhà nước, những cơ quan tư pháp và chống tham nhũng độc lập hơn, và một xã hội dân sự dấn thân hơn, những kiểm soát có tính định chế (institutional checks) đối với quyền hành pháp, và những định chế lập pháp và dân sự để giúp những nhóm lợi ích đa dạng trong nước thể hiện được nguyện vọng của mình. Chỉ sau khi tất cả những biện pháp này được thực hiện đầy đủ, chính phủ Trung Quốc mới có thể bắt đầu thử nghiệm việc cho phép người dân có tiếng nói trong việc tuyển chọn các lãnh đạo hàng đầu trong chính phủ.

Những câu hỏi then chốt cần đặt ra hiện nay là, liệu Tập có ủng hộ một đường lối như vậy không, thậm chí chỉ trên lý thuyết, và liệu ông ta có đủ bản lĩnh để theo đuổi đường lối này đến nơi đến chốn không. Các dấu hiệu sơ bộ cho thấy rằng những phần tử ủng hộ cải tổ kinh tế đã thắng thế dưới sự lãnh đạo của ông, và những chính sách quan trọng được Hội nghị toàn thể lần thứ 3 phê chuẩn sẽ gia tăng sức ép đòi cải tổ chính trị. Nhưng thời đại Tập Cận Bình chỉ mới bắt đầu, và hãy còn quá sớm để ta có thể nói là thời gian ở trong quân đội và kinh nghiệm phục vụ của Tập tại những vùng được hiện đại hóa, những đô thị lớn, có giao lưu toàn cầu nhất – Phúc Kiến, Chiết Giang, và Thượng Hải – có mang lại cho nhà lãnh đạo này thẩm quyền và viễn kiến cần thiết để đẩy đất nước theo hướng đi của lịch sử hay không. Tập và sáu thành viên khác trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị hiện nay, cơ quan làm quyết sách có quyền lực nhất Trung Quốc, xuất thân từ những bối cảnh giáo dục khác nhau hơn so với thành viên của các Ban Thường vụ trước đây. Tính đa dạng này có thể báo trước một giai đoạn sáng tạo, nhưng nó cũng có thể tạo ra tình trạng tê liệt.

Thông thường vẫn có một nguy cơ là những người đã leo được lên địa vị chóp bu của một hệ thống chính trị rồi, có thể không còn thấy gì xa hơn nữa. Nhưng lịch sử vẫn cho người ta hi vọng: tại Trung Quốc, Đặng đã nhìn xa hơn Mao và hệ thống chính trị mà Mao nặn ra, và tại Đài Loan Tưởng Kinh Quốc đã mang lại những cải tổ nhằm tự do hóa xã hội vào thập niên 1980, một điều mà cha ông là Tưởng Giới Thạch trước đó đã tìm cách ngăn chặn.

Những nguy cơ khiến Trung Quốc đứng yên một chỗ thì nhiều, mà những cơ may vươn tới phía trước thì ít, và Trung Quốc chỉ có thể hi vọng rằng các lãnh đạo của mình nhận ra được sự thật này để đẩy đất nước đi tới, thậm chí dù không biết chính xác là họ sẽ đi đâu. Nếu Tập và phe nhóm của ông không làm được điều này, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng: chính phủ sẽ đánh mất tăng trưởng kinh tế, lãng phí tiềm năng con người, và có lẽ thậm chí hũy hoại cả ổn định xã hội. Tuy nhiên, nếu các lãnh đạo mới của Trung Quốc có thể vạch ra một lộ trình để tiến tới một hệ thống quản trị quốc gia nhân đạo hơn, có sự tham dự của người dân, và đặt cơ sở trên luật lệ – trong khi vẫn duy trì tăng trưởng kinh tế mạnh và ổn định xã hội – thì họ sẽ phục hồi được sức sống của quốc gia, vốn là tiêu chí của những nhà yêu nước và cải tổ suốt một thế kỷ rưỡi nay.

D. M. L.

DAVID M. LAMPTON là Giáo sư ngành Trung Quốc học – ngạch giáo sư vinh danh George và Sadie Hyman – và là Giám đốc SAIS-China tai Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp của Đại học Johns Hopkins. Bài tiểu luận này dựa vào cuốn sách của ông nhan đề Following the Leader: Ruling China, From Deng Xiaoping to Xi Jinping (Đi theo lãnh đạo: việc cai trị tại Trung Quốc, từ Đặng Tiểu Bình đến Tập Cận Bình), do the University of California xuất bản, 2014.

Foreign Affairs

Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Blog at WordPress.com.