Lịch Sử PG Hòa Hảo
TIN-KHẨN CỦA PGHH QUỐC-NỘI
TIN-KHẨN CỦA
PGHH QUỐC-NỘI
PHẬT GIÁO HÒA HẢO
Occasionally, some of your visitors may see an advertisement here.
THƯ PHẬT GIÁO HÒA HẢO THUẦN TÚY
THƯ PHẬT GIÁO HÒA HẢO THUẦN TÚY
gửi bởi thanhtrung » Chủ nhật Tháng 2 23, 2014 8:28 pm
Kính gởi: -Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư đảng CSVN.
-Ông Trương Tấn Sang, Chủ Tịch Nước CHXHCHVN.
-Ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ Tịch Quốc Hội CHXHCNVN.
-Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ Tướng Chánh Phủ CHXHCNVN.
Thưa Quý Ông,
Tôi là Lê Quang Liêm, Hội Trưởng Giáo Hội Trung Ương Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy (PGHH TT) trân trọng gởi đến Quý Ông bức thư này với những dòng máu và nước mắt của hằng triệu . . . triệu công dân tín đồ PGHH. .
Cách đây 2 tháng (ngày 18-12-2913) tôi đã có gởi cho Quý Ông bức thư trong đó yêu cầu Quý Ông là những nhân vật đang lãnh đạo đất nước VN phải giải đáp cho 7 triệu công dân tín đồ PGHH chúng tôi 3 điều thiết yếu liên hệ đến chính sách của quý ông đối với PGHH.Nhưng đã 2 tháng rồi mà vẫn chưa được quý ông giải đáp.
Tôi xin nhắc cho quý ông nhớ rằng trong cương vị lãnh đạo đất nước, quý ông có BỔN PHẬN phải giải đáp những thắc mắc, phẫn uất của nhân dân chứ không thể “NGỒI NHÀ MÁT ĂN BÁT VÀNG” , mắt lấp tai ngơ trước mọi kêu ca thán trách của nhân dân thấu đến trời xanh .
Quý ông đừng nghĩ rằng chủ thuyết và quyền lực Cộng Sản đệ tam quốc tế vẫn tồn tại mãi mãi trên quả địa cầu này! Ai ai cũng thấy biết cũng như quý ông đã thấy biết hơn ai hết, sau thế chiến thứ hai chấm dứt trên thế giới có bao nhiêu nước CS và bây giờ còn bao nhiêu nước CS ? . . . và cái gốc của CS thế giới bây giờ ở đâu? một thân cây mà không có cái gốc làm sao đứng vững và phát triển ? nhất là chủ nghĩa cộng sản đang đối đầu với phong trào Dân Chủ đang dâng cao như một đợt sóng thần ào ạt theo bước tiến văn minh của nhân loại? trong lúc đó thì đảng CSVN lại đang lúng túng trong cái quỹ đạo : “HỦY THỂ CỦA HỦY THỂ”
-KHÔNG CÓ GÌ TỐT HƠN LÀ HÃY TRỞ VỀ VỚI DÂN TỘC.
———————–
Phần PGHH còn một tháng nữa là đến ngày kỷ niệm Đức Huỳnh Giáo Chủ bị Việt Minh Cộng Sản quý ông ám hại: ngày 25 tháng 2 Giáp Ngọ nhằm 25-3-2014.
Từ ngày cưỡng chiếm được Miền Nam, suốt 38 năm dài, chế độ CHXHCNVN các ông triệt để cấm tổ chức ngày lễ kỷ niệm này với những biện pháp khắc nghiệt. Sát hại người rồi muốn bưng bít lịch sử để che giấu tội ác ư? Đây là một vấn đề LẤY THÚNG ÚP VOI, tôi nghĩ trong hàng ngũ lãnh đạo đảng CSVN có nhiều nhân vật lỗi lạc, sao lại chủ trương một sự việc không đúng với biện chứng khách quan.
Dễ gì lấy thúng úp voi,
Giấu đầu rồi cũng lại lòi đuôi ra.
Sát hại một Đức Giáo Chủ có 7 triệu tín đồ rồi muốn bưng bít lịch sử để che giấu tội ác như thế ấy rõ là một kế sách không thích ứng! Sao không bắt chước Tào Tháo bên tàu thời Tam quốc về vấn đề “CÂN KÊ” thì có lẽ còn dễ che đậy hơn . . .
Ám hại Đức Huỳnh Giáo Chủ rồi mỗi năm cấm tín đồ tổ chức lễ kỷ niệm là cái nhân tố tạo ra sự thù hằn ngày càng sâu đậm , khinh thường công luận, khinh thường NHÂN NGHĨA , NHÂN ĐẠO và CÔNG LÝ .
Vạn vật đều do tạo hóa tạo ra, mà con người là động vật thượng đẳng (Duy nhân ư vạn vật chi linh)
Con người là động vật thượng đẳng.
Vì con người có tri giác , có tri giác mà không biết luân thường đạo lý là một điều đáng tiếc, chỉ gây tổn hại cho tiến trình phát triển của xã hội.
Đứng trên nguyên tố tâm lý nào, phong tục nào, luật pháp nào mà đảng CSVN các ông cấm tổ chức lễ kỷ niệm Đức Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ ? ? ?
Ngày lễ kỷ niệm Đức Huỳnh Giáo Chủ đâu khác gì ngày lễ Phật Đản . . . ngày lễ Đức Thích Ca thành đạo . . . Lễ Giáng Sinh . . . Lễ kỷ niệm Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc.
Tại sao các tôn giáo này được tự do tổ chức những ngày lễ ấy, còn PGHH thì cấm đoán? Con tổ chức lễ kỷ niệm cha, đệ tử tổ chức lễ kỷ niệm Thầy . . . là một phong tục truyền thống thiêng liêng ngàn đời của nhân gian, chứ không chỉ ở VN. . . Tôi nghĩ quý ông là người có kiến thức phải biết rõ điều này.
“Cả vú lấp miệng em, cả hèm lấp miệng hũ” không phải là hành động của người chánh chơn quân tử, không phải là hành động của giới lãnh đạo sáng suốt công minh . . . Tôi mong các ông nên hiểu nhân tố khách quan này.
Muốn tiêu diệt PGHH, các ông nên nhớ rằng PGHH là một bộ phận của dân tộc. Diệt được PGHH như là đã chặt đứt một ngón tay. Các ông hãy xòe 2 bàn tay giơ lên, một bàn tay 4 ngón và một bàn tay 5 ngón, bàn tay nào đẹp hơn?
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.
Thành công, thành công, đại thành công.
Là câu kinh gối đầu nằm của quý ông: “Sống theo tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Quá trình chính sách của đảng CSVN quý ông đối với PGHH từ bấy lâu nay có đúng với tư tưởng Hồ Chí Minh không?
Lịch sử đã chứng minh quá rõ. Như vậy, đảng CSVN quý ông phản bội Chủ Tịch Hồ Chí Minh? Hay là những lời nói của Chủ Tịch Hồ Chí Minh là để quảng cáo?
Nếu phải nói những gì muốn nói về chính sách sai lầm của đảng CSVN đối với PGHH, chúng tôi dù có viết đến 100 trang giấy dài cũng chưa nói hết.
Nhân danh Giáo Hội PGHH Thuần Túy, tôi trân trọng thông báo với quý ông rằng: Giáo Hội PGHH Thuần Túy quyết tâm tổ chức ngày Đại Lễ kỷ niệm Đức Huỳnh Giáo Chủ vắng mặt năm thứ 67 vào ngày 25-2 năm Giáp Ngọ nhằm 25-3-2014 tại cơ sở tạm thời: Nhà ông Nguyễn Văn Vinh, số 393, Tổ 10, ấp Long Hòa, Xã Long Giang, huyện Chợ Mới (An Giang) dù phải trã mọi giá, dù phải xương rơi máu đổ, dù phải tội tù . . . vì PGHH chúng tôi đã bị đảng cs quý ông dồn đến tận chân tường, chỉ còn lấy cái chết để đòi tự do . . . chết để đòi quý ông trả lại sự công bằng.
THÀ CHẾT VINH HƠN SỐNG NHỤC
Vấn đề rạn vỡ giữa PGHH và đảng CSVNkhông phải là một vấn đề nan giải vì đây là một vấn đề do đảng CSVN quý ông đơn phương hành động , nếu muốn giải quyết êm đẹp, chỉ cần quý ông chấm dứt những hành động khắc nghiệt đối với PGHH. Thế thôi !
Là một công dân già, 95 tuổi, vô tài kém đức, nhưng tôi cũng cảm thấy có bổn phận phải bảo toàn sự sáng ngời của lịch sử dân tộc, xóa dần những đóm đen trong lịch sử, hoặc cố ý hoặc vô tình làm lu mờ. Sự rạn nứt giữa PGHH và đảng CSVN là những đóm đen điển hình đó.
Cho nên với những dòng chữ có phần dài dòng này là tôi muốn trút hết những gì phẫn uất trong lòng chúng tôi để quý ông là cấp lãnh đạo đất nước hiện thời xét biết cụ thể mà tùy nghi giải quyết. cho chúng tôi được êm ả tổ chức ngày kỷ niệm Đức Huỳnh Giáo Chủ .
Trong trường hợp quý ông vẫn dùng những biện pháp khủng bố, ngăn trở việc tổ chức ngày lễ nầy như 38 năm đã qua thì dù cuộc ngăn trở có khắc nghiệt đến mức độ nào chăng nữa, chúng tôi cũng vẫn quyết tâm tổ chức theo hình thức: NGÀY ĐẠI LỄ KỶ NIỆM ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ BỊ VMCS ÁM HẠI . . . với biểu ngữ phản đối quyết liệt , với Thông Điệp phản đối tối hậu gởi đi khắp nơi, đưa lên mạng tin tức toàn cầu, gởi cho Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc . . . Tóm lại chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể làm được , kể cả những cuộc tuyệt thực, tự thiêu để cho toàn thế giới thấy được chính sách bạo tàn, vô nhân đạo và chà đạp nhân quyền tại VN mà chính CHXHCNVN quý ông hiện nay là thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.
Trường hợp này nhà nước quý ông làm sao tránh khỏi danh nhơ tiếng xấu với thế giới văn minh, với nhân loại đang tiến mạnh đến TỰ DO, DÂN CHỦ? Và nước VN dưới chế độ CHXHCN sẽ ra sao trên con đường bang giao quốc tế ? ? ?
Xin đừng vì mặc cảm, hãy phát huy nhân nghĩa.
Tiếng tốt đồn xa, tiếng xấu đồn 3 ngày đường.
Thù oan mạc kết lộ phùng hiểm xứ nan hồi tị.
Chúng tôi rất mong quý ông không nỡ làm cho 7 triệu tín đồ PGHH và tôi thất vọng phải làm tất cả những gì mà chính chúng tôi không muốn làm.
Trân trọng,
Ngày 23 tháng 2 năm 2014
LÊ QUANG LIÊM
- thanhtrung
- Bài viết: 184
- Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 23, 2011 2:39 pm
TINH- THẦN PGHH BẤT-DiệT
Ðức Huỳnh Giáo Chủ TINH-
THẦN
PGHH BẤT-DiệT
Ðức Huỳnh Giáo Chủ
Vương Kim
Ðức Phật, Hoàng thiên lịnh giáng trần,
Huỳnh gia chuyển kiếp lập đời Tân.
Giáo truyền đạo Thích dìu sanh chúng,
Chủ ý chọn người vẹn Tứ ân.
(Hình Tác giả: Vương Kim Phan Bá Cầm)
Phần I:
HÀNH TRẠNG
Thiên thứ nhứt
Giai đoạn ra đời mở đạo
Chương I: Bối cảnh xã hội
Chương II:Thân thế
Chương III: Ra Tế độ
Chương IV: Đăng Sơn
Chương V: Sứ Mạng
Chương VI: Lưu Cư
Chương VII: Vận Ðộng Ðộc Lập
Chương VIII: Tổ Chức Hàng Ngũ
Chương IX: Chuẩn Bị Ðấu Tranh
Thiên thứ hai
Giai đoạn hoạt động đấu tranh
Chương X: Dấn Thân
Thiên thứ ba
Giai Ðoạn Vắng Mặt
Chương XI: Lý Do Thọ Nạn
Chương XII: Còn Hay Mất
Phần II:
SỰ NGHIỆP
Thiên thứ tư
Sự Nghiệp Về Mặt Ðạo
Tôn Phái Phật Giáo Hòa Hảo
Chương XIII: Học Phật
Chương XIV: Tu Nhân
Thiên thứ năm
Sự Nghiệp Về Mặt Ðời:
Công nghiệp cách mạng
Chương XV: Quân Sự.
Bộ Ðội Nguyễn Trung Trực
Chương XVI: Chánh Trị
Việt Nam Dân Chủ Xã Hội đảng
Cùng một tác giả: Long Hoa xuất bản – Tận Thế và Hội Long Hoa (1952) – Đức Phật Thầy Tây An (1953) (hiệp với Đào Hưng) – Để Hiểu Phật Giáo Hòa Hảo (1954) (hiệp với Thanh Sĩ) – Ðời Hạ Ngươn (1960) – Đời người dướI ánh sáng Đạo Phật (1960) – Bửu Sơn Kỳ Hương (1966) – Hành sử Đạo Nhân (1970) – Tu Hiền (1972) – Đời Thượng Ngươn (1973) – Pháp Môn Tịnh Độ (1973) – Tại Sao Ta Phải Tu (1974) Dân Xã Tùng Thư– Chánh trị thường thức (1956) – Tinh thần cán bộ (1971) – Lập trường Dân Xã Đảng (1971) |
MUC LUC | CHƯƠNG 1 | | CHƯƠNG 2 | | CHƯƠNG 3 | | CHƯƠNG 4 | | CHƯƠNG 5 | | CHƯƠNG 6 | |CHƯƠNG 7 | | CHƯƠNG 8 | | CHƯƠNG 9 | | CHƯƠNG 10 | | CHƯƠNG 11 | | CHƯƠNG 12 |
| CHƯƠNG 13 | | CHƯƠNG 14 | | CHƯƠNG 15 | | CHƯƠNG 16 | | CHƯƠNG 17|
Occasionally, some of your visitors may see an adv
Occasionally, some of your visitors may see an advertisement here.
TIN-KHẨN CỦA PGHH QUỐC-NỘI
PHẬT GIÁO HÒA HẢO
Ðức Huỳnh Giáo Chủ PGHH trường-cữu”Lịch Sử PG Hòa Hảo”
Ðức Huỳnh Giáo Chủ
|
Occasionally, some of your visitors may see an advertisement here.
Ðức Huỳnh Giáo Chủ PGHH Trường-Cữu
PGHH Trường-Cữu
Ðức Huỳnh Giáo Chủ
Vương Kim
Ðức Phật, Hoàng thiên lịnh giáng trần,
Huỳnh gia chuyển kiếp lập đời Tân.
Giáo truyền đạo Thích dìu sanh chúng,
Chủ ý chọn người vẹn Tứ ân.
(Hình Tác giả: Vương Kim Phan Bá Cầm)
Phần I: HÀNH TRẠNG
Thiên thứ nhứt
Giai đoạn ra đời mở đạo
Chương VI
Lưu Cư Ðộng Cơ. Gần ngót một năm ra cứu đời, dùng huyền diệu của Tiên gia độ bịnh, ra thi thơ Sấm Giảng thức tỉnh người đời, nhứt là những người có căn tu hành theo Ðức Phật Thầy Tây an, đã nhận chân Ðức Huỳnh Giáo Chủ là một vị siêu phàm giáng trần có sứ mạng cứu dân độ thế, nên qui ngưỡng một ngày một đông, gây thành một phong trào khá lan rộng, khiến nhà cầm quyền để ý đến, bèn cho mật thám theo dò la, nhưng chưa vội can thiệp. a) Ðộng cơ thứ nhứt. Có nhiều sự việc đáng làm cho chúng e ngại, lo ngại nhứt là số tín đồ mỗi lúc mỗi tăng một cách kinh khủng. Và điểm đáng lo ngại khiến nhà cầm quyền Pháp đi đến quyết định an trí hay lưu cư Ngài là những điểm sau đây: Trong Sấm Giảng có những câu bộc lộ huyền cơ làm cho chúng nghi là Ngài có mưu định Cần Vương hay chủ trương phục hồi đế nghiệp. để đáp ứng sự đòi hỏi của tín đồ quá đông đảo, Sấm Giảng phải in thành sách, chớ không thể chép tay hay đánh máy như lúc ban sơ. Nhưng muốn in, nhà in đòi phải có giấy phép của sở kiểm duyệt. Như có lần anh em đem kiểm duyệt, nhà cầm quyền giữ lại một thời gian, vì có những câu chúng không chấp thuận. Nếu bằng lòng sửa chữa lại, chúng mới cho phép in. Những điểm chúng kiệm duyệt là những câu nói về Thánh Chúa. Chẳng hạn như câu: Chẳng qua là Nam Việt vô vương, Nên tai ách xảy ra thảm thiết. Sau phải sửa lại: Chẳng qua là Nam Việt vô duơn, Nên tai ách xảy ra thảm thiết. Hay những câu nói về thiên cơ: Hết Tây rồi đến Huê Kỳ, Sưu cao thuế nặng vậy thì thiết tha. Sau phải sửa lại: Hết đây rồi đến dị kỳ, Sưu cao thuế nặng vậy thì thiết tha. Hay là câu: để gặp Chúa ngồi mà than khóc, Gỡ làm sao hết rối mà về. Sau phải sửa lại: để gặp Phật ngồi mà than khốc, Gỡ làm sao hết rối mà về. Cũng như trong bài Ngũ nguyện, về câu nguyện thứ nhứt: “Nam mô nhứt nguyện cầu: Thiên hoàng, địa hoàng, Nhơn hoàng Long Hoa hải hội, Thượng Phật từ bi, Minh Vương trị chúng, thế giới bình an”. Sau phải sửa lại: “Nam mô nhứt nguyện cầu: Thiên hoàng, địa hoàng, Nhơn hoàng Long Hoa hải hội, Thượng Phật từ bi, Phật Vương độ chúng thế giới bình an”. Ngoài ra, chúng còn cho lính kín theo dõi và chép được những bài chưa in ra, nhưng được truyền tay, truyền khẩu nhau có tánh cách chống Pháp. Chẳng hạn như bài Bánh mì: Mì kia gốc phải nước mình không? Nghe thấy rao mì thốt động lòng. Chiếc bánh não nùng mùi khách lạ, Bát cơm đau đớn máu ông cha. Văn minh những võ trưng ba mặt, Thắm thía tim gan ứa mấy dòng. Nhớ lại bảy mươi năm trở ngược, Say mì lắm kẻ bán non sông. Bài nầy chưa mấy rõ nghĩa chống Pháp bằng bài: “Cờ tam sắc” Tam sắc cờ bay phất phơ mà! Ngồi nhìn nhớ kỹ héo lòng ta. Thuở xưa đâu có cờ tam sắc, Gặp cảnh vong bang ứa ruột rà. Về bài “Cờ tam sắt”, Ðức Thầy cảm thấy thế nào cũng bị bọn gia nô của Pháp bắt bí nên chi Ngài sửa lại để đánh lạc hướng đám “chó săn chim mồi”. Ngài sửa lại như vầy! Tam sắc cờ bay phất phơ mà, Ngồi nhìn khoăn khoái cõi lòng ta. Thuở xưa đâu có cờ tam sắc, Nay hiệp Tây đông thể ruột rà. Quả thật, sau đó có tay sai của Pháp đến muốn nghe bài thơ ấy, nhưng cụt hứng khi nghe một tín đồ đọc lại bài thơ đã sửa chữa. Mặc dầu sách in được kiểm duyệt, các bài truyền khẩu được lột bỏ những điểm chống Pháp, nhưng những khoản kiểm duyệt cũng như những bài truyền khẩu tó tánh cách chống Pháp được kết tập thành hồ sơ kể cả những cuộc đối đáp của Ðức Huỳnh Giáo Chủ với những người đến tiếp kiến, những ý kiến được xem là bài Pháp hay phục hồi đế nghiệp hoặc phục quốc cũng được chúng sưu tầm và mật báo tất cả. Chẳng hạn như câu Ngài đáp một người hỏi Ngài tại sao tu mà còn để tóc, không thế phát như các nhà sư thì Ngài đáp một cách khí khái: Vì tôi không muốn để người ta cạo đầu. Danh từ “cạo đầu” được bọn gian nô diễn dịch là có ý bất phục đối với nhà cầm quyền bảo hộ. Sở Liêm phóng cho sưu tập những tư tưởng “phản nghịch” ấy, lập thành hồ sơ, và sau khi nghiên cứu, chúng đi đến kết luận: Ðức Huỳnh Giáo Chủ là một người khá nguy hiểm và nền đạo của Ngài là một tổ chức “chống Pháp” trá hình tôn giáo rất nguyhại cho an ninh, chánh sách thực dân thống trị. Do đó mà chúng quyết định an trí Ngài. b) Ðộng cơ thứ hai. Ngoài tài liệu thu thập trong Sấm Giảng có tánh cách chống Pháp, còn có việc ông đạo Tưởng nổi loạn ở Tân Châu cũng là một động cơ khiến nhà cầm quyền Pháp quyết định lưu cư Ðức Huỳnh Giáo Chủ để ngừa hậu hoạn. Như kỳ đăng sơn thứ tư, khi còn ở trên núi Tà Lơn, Ðức Thầy có nói với Biện đài lý do tại đâu phải về. Lý do đó là vụ đạo Tưởng nổi loạn ở Tân Châu. Và khi về đến Cần Giọt tường thuật vụ đạo Tưởng giết người tế cờ rất rõ. Vụ ấy xảy ra như sau: Ông đạo Tưởng tên thật là Lâm Văn Quốc, cũng gọi là đạo Quốc, có lập một am để tu tại xã Long Phú cách quận lỵ Tân Châu độ một cây số ngàn. Ông tự nhận là môn phái của Bửu Sơn Kỳ Hương gốc Thất Sơn và qui tụ một số tín đồ khá đông. Một hôm, ông tự xưng là Minh hoàng và phong tước cho một số môn đệ, nào là chức Vương, Quốc sư, Nguyên soái, Tiên phong, đô đốc, chuẩn bị một cuộc khởi nghĩa phục quốc. ông huấn luyện võ nghệ, cho rèn gươm đao và khoe có phép làm súng bắn không nổ. Thế rồi đêm mồng 8 rạng ngày mồng 9 tháng giêng năm Canh Thìn, ông phát động cuộc khởi nghĩa. Hành động đầu tiên là giết người để tế cờ. Con vật được ông chọn hy sinh là gia đình Hương tuần Hiếm bị nghi làm tay sai cho Pháp. Sau khi bốt trí châu đáo, bọn ông vây nhà và bắt vợ chồng Hương tuần Hiếm chặt đầu làm lễ tế cờ, gây thành một cuộc náo loạn kinh hoàng tại Tân Châu. Nhà cầm quyền Pháp bèn cho lính đến đàn áp. đạo Tưởng và đồng bọn tin ở tà thuật làm cho súng bắn không nổ nên hiên ngang đem gươm giáo ra chống cự. Rốt cuộc súng vẫn nổ và bọn đạo Tưởng đều bị bắn hạ; kết quả năm bảy mạng bị giết và gần 30 người bị bắt. Thế là màn xưng bá đồ vương của đạo Tưởng chấm dứt. Cuộc rối loạn do một nhóm người tự nhận là tu hành, là môn phái Bửu Sơn Kỳ Hương gây ra làm cho nhà cầm quyền Pháp có thái độ cứng rắn đối với Ðức Huỳnh Giáo Chủ. để tránh hậu hoạn, một cuộc nổi dậy của tôn giáo, tương tự như vụ đạo Tưởng, nhứt là đã có tài liệu chứng thật Ðức Huỳnh Giáo Chủ có tinh thần chống Pháp và đạo của Ngài thu hút tín đồ không thể tưởng tượng, có thể nguy hại cho chế độ thực dân thống trị, nên chi bọn thực dân quyết định dời Ngài ra khỏi tỉnh Châu đốc và an trí ở một nơi khác. a) Ði Châu đốc. Quyết định nầy được mật báo cho quận trưởng Tân Châu lúc bấy giờ là ông Nguyễn Văn Lễ. ông nầy có bà vợ là tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo. Sau khi được chồng cho biết ý định của người Pháp bà Lễ liền chiều ngày mồng 10 tháng 4 Canh Thìn đi xe ngựa xuống Chợ Vàm cho ông Huỳnh Hữu Phỉ hay có hung tin ấy. ông Phỉ cấp tốc đi xe đạp xuống Hòa Hảo cho Ðức Thầy hay để có lo toan cách ứng phó. Ngài rất thản nhiên, trong lúc anh em tín đồ đều lo âu, sợ cho Ngài phải bị tai họa đến lụy thân khổ xác. Ngài tươi tỉnh nói đế trấn an mọi người: không có gì mà phải sợ. Không ai làm hại được Thầy đâu. Anh em cứ an tâm. Mặc dầu Ngài nói vậy, chớ toàn thể tín đồ đều lo ngại. Qua ngày sau tức ngày 12 tháng 4 năm Canh Thìn vào lúc 7 giờ, nhà cầm quyền Pháp đến Hòa Hảo chở Ngày đi Châu đốc, vội vã đến đỗi không kịp cho Ngài thay đồ hay mang hành trang theo. Lúc bấy giờ Ngài mặc áo không túi nên cái giấy thuế thân, Ngài đành lấy giấy gói lại rồi cầm trong tay. (hình của Ðức Thầy chụp tại nhà ông Ký Giỏi) Khi đến Châu đốc, vài giờ sau, vâng theo lịnh của cấp trên, nhà cầm quyền địa phương cho chở Ngài rời khỏi tỉnh, thay vì đưa xuống tỉnh Long Xuyên, chúng lại đưa thẳng xuống tỉnh Sa đéc, cách tỉnh Châu đốc một tỉnh, ý chừng họ muốn đoạn hẳn liên lạc với quê nhà tưởng nơi xa lạ khó truyền giáo và thu hút tín đồ hơn. đứng trước sự đời Ngài đi đột ngột như thế anh em tín đồ đều ngơ ngác, đến rơi lệ, chỉ nhìn theo chớ không làm sao hơn được, trước sự rào đón, ngăn chặn hăm he của chánh quyền. b) Ðến Sa đéc. Ðến Sa đéc, Ngài được đưa lại sở mật thám, lúc bấy giờ do ông cò Bazin điều khiển. Gặp lúc ông này đi vắng, bà vợ người Việt có tâm mộ đạo, đối xử rất tử tế. Ðến khi viên cò Pháp về, bèn hỏi có phải Ngài là tác giả mấy quyển Sấm Giảng không? Ngài nhận chính tay Ngài viết. Viên cò không tin với sức học của Ngài có thể sáng tác nổi, nên chi muốn thử Ngài: – Nếu thật ông viết thì ông thử viết cho tôi coi. Ngài không ngần ngại đem giấy mực ra viết bài: “Sa đéc” trước mặt viên cò Bazin, rồi đọc cho ông cò nghe. Trong bài nầy Ngài tỏ bày nỗi lòng bi cảm đối với anh em tín đồ trong những dòng thống thiết như sau: Muốn lập đạo có câu thành bại, Sự truân chiên của khách thiền môn. Khắp sáu châu nức tiếng người đồn, Ta chịu khổ, khổ cho bá tánh. Tiếng gọi đời sông mê hãy lánh, Chạm lợi quyền giàu có cạnh tranh. Bước chông gai đường đủ sỏi sành, Đành tách gót lìa quê hương dã. Ta cũng chẳng lầy chi buồn bả, Bởi sự thường của bực siêu nhơn. Dầu gian lao dạ sắt chẳng sờn, Miễn sanh chúng thông đường giải thoát. Cơn dông tố mịt mù bụi cát, Chẳng nao lòng của đấng từ bi: Vì Thiên đình chưa mở hội thi, Nên Lão phải phiêu lưu độ chúng. Kẻ ác đức cho rằng nói túng, Nó đâu ngờ lòng Lão yêu đương. Xe rồ xăng vụt chạy bải bươn, đến khuất dạng tình thương náo nức. Khắp bá tánh chớ nên bực tức, Bởi nạn tai vừa mới vấn vương. Chốn Liên đài bát ngát mùi hương, Nhờ chỗ ấy mới thi công đức. đọc xong, viên cò Pháp phải nhận Ngài là một thiên tài xuất chúng và cho về ngụ nhà ông phán đặng. Tưởng đến Sa đéc, Ngài sẽ dừng chơn ở yên để tiếp tục cuộc hóa độ, đáp lại lòng mong cầu của mọi người, chớ có dè đâu nhà cầm quyền ở đây thấy ảnh hưởng của Ngài quá lớn, thu hút người khắp nơi tấp nập kéo đến, nên quyết định cấm Ngài truyền đạo. Thế là Ngài phải lên đường đi tỉnh khác, tùy Ngài chọn lựa. Hay tin, anh em tín đồ rất lo buồn, nhưng theo Ngài thì đó là một dịp cho Ngài phổ thông rộng rãi mối đạo. Ta cũng thương, thương trò lịu địu, Chớ cũng mừng được dịp phổ thông. Mà cũng là cơ thử thách của tạo hóa để xem người hành đạo có vững chí làm theo lời Ngài chỉ dạy hay không? Việc khó khăn lắm lúc khôi hài, Ây cũng bởi thày lay ông Tạo. Ông nhồi quả cho người hành đạo, Lúc nguy nàn thối chí cùng chăng? Nếu bền lòng vị quả cao thăng, Chẳng chặt dạ bỏ tăng Phật Thánh. c) Ðến Cần Thơ. được tin nhà cầm quyền Sa đéc ra lịnh trục xuất Ngài, ngày 17 tháng 4 Canh Thìn anh em tín đồ đem xe đến đưa Ngài xuống Cần Thơ, rồi cô Hai Gương thỉnh Ngài về ở nhà Hương Bộ Võ Mậu Thạnh là cậu của cô ở làng Nhơn Nghĩa, rạch Sua đủa, cũng gọi Kinh Xà No. đến đây Ngài được ở yên nên khởi lại việc cho thuốc, cho thi bài, tiếp tục cuộc hoằng hóa như hồi còn ở Hòa Hảo. Nhân việc phát phù trị bịnh, Ngài có làm một bài thơ về giấy vàng có hàm ý tiên tri sự biến đổi thời cuộc. Giấy vàng nay đã giá cao tăng, Bìa trắng lại ch?? vội bỏ lăn. Thương thảm chúng quăng nằm kẹt hóc, Chủ nhà quét tước lượm lăng xăng. Trong thời gian lưu cư tại Nhơn Nghĩa, Ngài sáng tác và thi họa cũng nhiều. Số tín đồ thâu nhận cũng khá đông, như Ngài đã viết: Nhân dân bá tánh cũng con lành, Thầy dạy cho đều khắp chúng sanh. May mắn vận thời đưa đến chốn, Tiền khiên dẹp gát kiếm con lành. d) Vào bịnh viện Chợ Quán. Nhận thấy ảnh hưởng ở đây cũng vang dội và thu hút tín đồ một cách phi thường, nhà cầm quyền không muốn cho Ngài hoạt động nữa. Như đã biết, Ngài được tự do chọn lấy chỗ lưu cư do đó Ngài đưa đơn xin đi Bạc Liêu. Thế là ngày 29 tháng 6 năm Canh Thìn, Ngài từ giã Nhơn Nghĩa, nhưng khi ra đến Cần Thơ, nhà cầm quyền giữ ngài lại và đưa vào bịnh viện để khám nghiệm ba bốn hôm, đến ngày mồng 4 tháng 7 Canh Thìn thì đưa Ngài lên Sài Gòn, vào nằm bịnh viện Chợ Quán lấy cớ khám nghiệm coi Ngài có mắc bịnh thần kinh không? Khi vào đây, ban sơ chưa ai biết Ngài. Ngay như viên lương y cai quản bịnh viện là ông Trần Văn Tâm cũng nhộ nhận nên mới nói bỡn khi gặp Ngài: Ở ngoài xé hết bao nhiêu giấy thuế thân của người ta rồi? Nhưng khi thấy cử chỉ của Ngài đoan trang và số tín đồ đến thăm quá đông mới nghi Ngài là ông đạo. Ông bèn đem những điều đọc trong một quyển sách Pháp về đạo Phật mà ông còn thắc mắc đến chất vấn thì được Ngài giải đáp một cách tinh thông, khiến ông phải ngạc nhiên đến khâm phục. Càng kính phục hơn nữa là khi Ngài cho thấy điều huyền diệu, như một hôm ông vào phòng Ngài thì thấy một cụ già đầu râu bạc phếu nằm trên giường. Ông tưởng đi lộn phòng, bèn trở ra để tìm phòng, nhưng khi định tỉnh xem lại số phòng quả quyết chính là phòng của Ngài, nên quày trở vào thì lạ thay, thay vì ông lão khi nãy lại là Ðức Huỳnh Giáo Chủ. Chừng đó ông mới hoàn toàn tin phục, xin thọ giáo qui y. Nhờ vậy Ngài tiếp tục công việc hoằng hóa dễ dàng. Mỗi ngày người đến xin thuốc, cũng như hàng thức giả đến hỏi đạo và qui ngưỡng càng lúc càng đông. Trong lúc ở bịnh viện, có một việc đáng nêu ra là trường hợp của anh gác cửa. Anh nầy lúc đầu tỏ ra khó khăn đối với anh em tín đồ đến thăm. Anh có một người mẹ đau mắt, chữa nhiều thầy mà không khỏi, khi nghe Ngài chữa bịnh kỳ diệu thì đưa mẹ đến. Ngài chỉ cho một chai nước lã về nhỏ, thế mà khỏi bịnh. Anh đem lòng khâm phục, gọi Ngài là Phật sống. Từ đó trở đi, anh đối xử rất cảm tình với anh em tín đồ không bị làm khó khăn như trước. Trong thời gian ở Chợ Quán, Ngài viết nhiều bài vở, nhưng đáng kể là quyển “Những điều sơ lược cần biết của kẻ tu hiền” và quyển “Khuyến Thiện” chỉ rõ tận tường pháp môn Tịnh độ. Hơn một năm cầm giữ Ngài để thí nghiệm, có thể do sự báo cáo của Bác Sĩ Tâm, nhà chức trách thấy Ngài không có gì tỏ ra mắc bịnh thần kinh, nên xét theo lời xin trước kia khi Ngài ở Xà No, bèn chấp thuận cho Ngài lưu cư về Bạc Liêu. Và cũng có thể nhận thấy tại Chợ Quán, nơi phồn hoa đô hội có nhiều phần tử thức giả qui ngưỡng nên sợ ảnh hưởng của Ngài lan rộng cả vùng Sài Gòn Chợ Lớn, Gia định, vì vậy mà định dời Ngài đi chỗ khác. Xét lại Bạc Liêu là một tỉnh ở mút miền Nam nước Việt lại là tỉnh, phần đông dân cư thuộc thành phần lai Miên, lai Tàu, chuyên việc buôn bán, nếu đưa Ngài đến đó khó mà gây ảnh hưởng sâu rộng được. Mặc dầu chấp nhận dời Ngài về Bạc Liêu nhưng nhà cầm quyền còn cố giữ lại trong một tuần lễ để giao cho sở mật thám dò xét. Họ đưa Ngài vào bót Ca-ti-na (Poste Catinat) ngày 11 tháng 5 Tân Tỵ (1941). Ðến ngày 19 nghĩa là sau 8 ngày giam giữ, Ngài mới lên đường đi Bạc Liêu. đ) Ðến Bạc Liêu. Ngài định đến ngụ nhà ông Hội đồng điều như Ngài đã dự tính khi ở Nhơn Nghĩa, nhưng nhà cầm quyền không chấp thuận bảo Ngài chọn chỗ khác, cố ý làm khó dễ nhứt là làm ngược lại ý định của Ngài. Trong số anh em tín đồ ở đây, có bà Cò Tàu Hảo đóng vai trọng yếu. Bà đến thương lượng với ông bà Võ Văn Giỏi, cựu thơ ký soái phủ Nam Kỳ thì được ông bà sẵn sàng nghinh tiếp. Ngài đến trình với Công an và được chấp thuận với điều kiện là không được: phát phù trị bịnh, thuyết pháp độ nhơn và mỗi tuần, vào ngày thứ hai phải đến trình diện Công an một lần. Nhơn đó, Ngài có làm ba bài thơ tức cảnh như sau: Việc chi mà phải đi trình báo, Mỗi tháng bốn kỳ nhọc cẳng ông. đợi máy huyền cơ xoay đến mức, Tính xong cuộc thế lại non Bồng. Thứ hai hứng sáng mưa tầm tã, Lính đứng ngoài đường giục giả ông. Kiếp khách trần gian vay lắm nợ, để đền trọn nghĩa với non sông. Người cười người nhạo bảo ông điên, Ông chẳng giận ai cũng chẳng phiền. Chỉ tiếc trần gian đùa quá vội, Chưa tường điên tục hay điên Tiên. Vì bị cấm đoán đến viếng thăm, anh em tín đồ không vào cửa được, đành đứng lóng nhóng bên ngoài rồi về, tạo thành tiếng đồn đến nhà cầm quyền. Hơn nữa theo sự dò xét của Công an cũng thấy đúng sự thật nên từ đớ sự canh phòng cũng lơi đi. Nhờ vậy Ngài tiếp xúc được nhiều nhân sĩ và hào phú đến vấn an và qui y, trong số ấy được biết; ông Cả Hốt (tức Dương Vĩnh Phước), ông bà Chung bá Khánh, ông bà Võ văn Giỏi… trở thành tín đồ thuần thành (1). (1) Cũng trong thời gian nầy (năm 1942), tác giả ra mắt Ðức Thầy và được Ngài tiếp kiến từ 7 giờ sáng đến 12 giờ trưa, khi thấy dọn cơm mới bái tạ lui ra. Trong thời gian ở Bạc Liêu, Ngài sáng tác rất nhiều bài vở, nhứt là lối tản văn, giải bày về giáo lý nhà Phật, như Thập Nhị Nhân Duyên, Tứ Diệu đề… Cũng nên nói qua tình hình trong lúc nầy. Quân đội Nhựt đã vào đông Dương và lấn lần quyền hành của chánh phủ thuộc địa Pháp. Người Nhựt cho chiêu mộ người Việt vào quân đội. Có một số người Việt hưởng ứng, gia nhập vào hàng ngũ và được đưa về đông Kinh huấn luyện, khi thành tài trở lại hoạt động nơi nước nhà với ý định hợp tác với quân Nhựt gở ách nô lệ, lấy lại chủ quyền quốc gia. Trong hàng ngũ những người ái quốc ra hợp tác với quân đội Nhựt, có tín đồ phật Giáo Hòa Hảo. Hẳn họ có bổn phận phải cứu Ðức Thầy ra khỏi sự kếm kẹp của người Pháp, nên vận động với nhà binh Nhựt ở Sài Gòn và được sự chấp thuận. Vã lại, người Nhựt nhận thấy Phật Giáo Hòa Hảo có một khối tín đồ to tát ở miền Nam, có thể lợi dụng lòng yêu nước của họ trong công cuộc hạ Pháp, nếu thi ơn giải cứu được vị Giáo Chủ của họ. Như thế sẽ mua chuộc được cảm tình của khối quần chúng đông đảo nầy. Mưu định giải cứu Ðức Thầy có thể nhà cầm quyền Pháp dò biết, nên chúng tính lưu cư Ngài qua Ai Lao. Nhưng chúng chẳng dè quân Nhựt lại ra tay trước. Sở Hiến binh Nhựt bèn phái ông Kimura cùng đi với một vài tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo xuống Bạc Liêu rước Ngài về Sài Gòn trong đêm mồng 2 tháng 9 năm Nhâm Ngọ (11-10-1942). Vì đi đêm lại không rành đường nên tài xế lái xe đi đường về Cà Mau, đến Tắc Vân thì xe hư máy. Ông Kimura phải mượn xe của Bang trưởng Triều Châu chạy trở lại Bạc Liêu rồi thẳng đường về Sài Gòn, vì vậy mà Pháp hay tin kịp. e) Về Sài Gòn. Nhưng xe vừa đến ngã ba Trung Lương (Mỹ Tho) thì gặp xe công an chận lại. Vì thế xảy ra tai nạn đụng xe làm cho ông Lâm thơ Cưu theo hầu Ngài bị thương ở sóng mũi, còn Ngài thì chỉ bị thương xoàng. Công an Pháp cho điệu tất cả về Sài Gòn. Hay tin nầy nhà binh Nhựt can thiệp và phản kháng kịch liệt. Bọn Pháp giành bắt Ðức Thầy còn nhà binh Nhựt thì quyết giựt lại viện cớ Ðức Thầy có liên lạc với Trùng Khánh. Trước sự can thiệp quyết liệt của nhà binh Nhựt, bọn Pháp đành nhượng bộ. Thế là Ðức Thầy được giải cứu. Nhà binh Nhựt đưa Ngài về ở phòng Thương Mãi (Hội Nghị Diên Hồng) lúc bấy giờ là cơ sở của Hiến Binh Nhựt. Ngài lưu lại đây trong vòng hai tháng rồi dọn về số 148 đường Lefèvre, hiện nay là đường Nguyễn Công Trứ. Phía sau Thượng Nghị Viện. Sau đó ít lâu dọn qua số 150 kế đó đến ngày Nhựt đảo chánh Pháp. Từ khi quân Nhựt giải cứu Ðức Thầy và đem Ngài về ở tại phòng Thương Mãi, trong vòng bảo vệ của Hiến Binh Nhựt, thì quân Pháp khởi sự khủng bố tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo vì chúng cảm thấy số phận của chúng lâm nguy nếu để quân đội Nhựt lôi cuốn được sự hợp tác của khối tín đồ đông đảo nầy. Nhiều nơi tín đồ bị bắt bớ, những người có uy tín ở Lục tỉnh phải tầm đường ẩn lánh lên Sài Gòn nhờ sự che chở của Ðức Thầy. Vì vậy mà Ngài phải dành cả căn phố cho anh em tá túc. Về thực phẩm thì anh em Lục tỉnh thường xuyên tiếp tế. Có hôm, sau khi dùng cơm trưa, anh em năm nghỉ, Ðức Thầy bước qua thấy anh em nằm sấp lớp không khác gì tằm trong nòng thì nói rằng: Có khác gì tằm đâu, khi ăn dâu no rồi thì nằm nghỉ. Nhưng đây là thứ tằm không kéo kén. Đây là những anh em hữu phước được Ðức Thầy chở che nên thoát khỏi sự khủng bố của quân Pháp. Chỉ thảm thương cho một số anh em khác, vì không kịp thoát thân nên bị quân pháp bắt và đầy đi. Người lên Bà Rá, kẻ ra Côn đảo. Có một số lớn đã bỏ thây nơi rừng thiêng nước độc hay gởi xương ngoài Côn đảo. Trong bảng “Những Thánh Tử đạo” nên ghi nhớ những tên ông Cả Ðô, ông Cả Cừ, ông Dương Thiện Tứ tự Sừ. Trong lúc tá túc tại căn nhà ở đường Lefèvre, có một số anh em tín đồ, vì chờ mãi thời cuộc mà không thấy biến chuyển nên đâm ra chán nản, hoặc than trách hoặc bỏ đi. Cũng có những người tỏ ý không bằng lòng khi Ðức Thầy để cho người Nhựt bảo vệ. Như thế sợ e mang tiếng ỷ lại vào ngoại bang thì Ngài có làm hai câu đối sau đây để tỏ ý chí bất khuất của Ngài: Trương Tiên tá Hớn phi thần Hớn, Quan Thánh cư Tào bất đế Tào. Mặc dầu chưa tung bay cất cánh, thỏa chí chim bằng, Ngài cũng bắt đầu tiếp xúc các nhà trí thức, nhứt là những nhóm ái quốc, thừa cơ hội uy thế của Pháp bị quân Phù Tang làm giảm hạ, đứng ra tập hợp hàng ngũ, tổ chức thành đoàn thể chánh trị, đương nhiên thân Nhựt. Trong số đó được biết nhóm ông Ngô đình Ðẩu, Trần văn Ân… trong Ủy Ban Trung Ương Việt Nam Phục Quốc Hội, nhóm Việt Nam Thanh Niên Ai Quốc đoàn của ông Ðinh Khắc Thiệt. Ðối với đoàn Thanh Niên ái quốc, Ngài có phái ông Hồ Nhựt Tân đến tham gia các phiên họp để trợ trưởng tinh thần và tài chánh Ngài cũng có làm thơ tặng đoàn để khích lệ chí anh hùng, đề cao lòng yêu nước, trong những câu như sau: Thanh niên nghĩa vụ phi thường, Phận là phải biết yêu thương giống nòi. Nay chẳng lẽ ngồi coi thắng bại, Của cọp rồng trên dãy đất ta. Một khi cọp đã lìa nhà, Biết rồng có chịu buông tha chăng cùng? Vậy anh em phải chung lưng lại, Dùng sức mình đánh bại kẻ thù; Tỏ ra khí phách trượng phu, Vung long tuyền kiếm tận tru gian thần. Xưa nước đã bao lần khuynh đảo, được cứu nguy nhờ máu anh hùng; Hy sinh báo quốc tận trung, Đem bầu nhiệt huyến so cùng sắt gang. Việt Nam là giống Hồng Bàng, Muôn đời xa lánh tai nàn diệt vong. Ngài không ngớt tiếp xúc và chuẩn bị hàng ngũ, vì Ngài tiên đoán cơ hội sẽ đến cho dân Việt Nam tranh đấu, giành lại chủ quyền đã mất trong tay Pháp ngót 80 năm nay. Ngày mà mọi người mong đợi ấy đã điểm. Ðó là ngày mồng 9 tháng 3 1945, ngày Nhựt đảo chánh Pháp, ngày Ðức Huỳnh Giáo Chủ chấm dứt giai đoạn ràng buộc bước sang giai đoạn công khai hoạt động đấu tranh. |
MUC LUC | CHƯƠNG 1 | | CHƯƠNG 2 | | CHƯƠNG 3 | | CHƯƠNG 4 | | CHƯƠNG 5 | | CHƯƠNG 6 | | CHƯƠNG 7| | CHƯƠNG 8 | | CHƯƠNG 9 | | CHƯƠNG 10 | | CHƯƠNG 11 | | CHƯƠNG 12 |
| CHƯƠNG 13 | | CHƯƠNG 14 | | CHƯƠNG 15 | | CHƯƠNG 16 | | CHƯƠNG 17|
Occasionally, some of your visitors may see an advertisement here.
Thể Loại Bài Viết
- Biển Đông
- Cảnh-Đẹp
- Chính-Trị Thời-Sự
- Hội Đồng Trị Sư
- Hội Đồng Trung Ương
- Kien-thuc Y-Khoa
- Lịch Sử PG Hòa Hảo
- Nhan dinh
- Sấm Giảng
- Sinh Hoạt của HĐTSTƯ
- Sinh Hoạt Tôn Giáo
- Tài Liệu – Tổ Chức
- Tài Liệu Tham Khảo
- Tài-liệu Tu-Học
- Tổng Quát
- THẮNG-TÍCH
- Tin Hải Ngoại
- Tin Hoa Kỳ
- Tin Trong Nước
- Tin-Tức Thế-Giới
- Uncategorized
- Đức Huỳnh Giáo Chủ
Bài Mới Đăng
- Quân đội Ukraine nhận lệnh sẵn sàng chiến đấu
- Kí ức đau thương về vụ thảm sát 500 người Việt của Khmer Đỏ
- Philippines: Các bên tranh chấp có thể kiện “đường 9 đoạn”
- Hàng chục người chết vì đâm dao ở TQ
- Chia buồn với Phạm Thanh Nghiên trong nỗi mất mát chung
- Chị tôi – Bùi Thị Minh Hằng
- Nghiên cứu so sánh các cuộc cách mạng
- Tại sao tôi ủng hộ Thủ tướng?
- Trò chơi nguy hiểm’ ở Crimea
- MÔN HOÀN DIỆT
- THẬP NHỊ NHƠN-DUYÊN
- ĐỨC PHẬT ĐỐI VỚI CHÚNG-SANH
- TIN VUI ĐẦU NĂM
- Chiến dịch “đánh lên” bất động sản: Thây ma biết đi và tầng cuối địa ngục
- Các yêu sách trên biển mâu thuẫn ở Biển Đông
- Yêu cầu nhà cầm quyền trả tự do cho Bùi Thị Minh Hằng
- Khi công an dùng nhục hình
- Biển Đông: Thế trận mới đang hình thành
- Ðức Huỳnh Giáo Chủ
- Tại Sao Một Số Cảnh Sát Trung Quốc Thay Đổi Tận Đáy Lòng Quan Điểm Về Cuộc Bức Hại Pháp Luân Công
- Hãy Chấm Dứt Nạn Cướp đoạt/Buôn bán Nội Tạng Tại Trung Quốc
- Phillipines Phản Đối Trung Quốc Sử Dụng Vòi Rồng Tấn Công Ngư Dân
- PGHH Trường-Cữu
- Hoa Kỳ giúp Việt Nam phát triển kinh tế
- Ba nhà hoạt động tuyệt thực trong trại giam đến ngày thứ 15
- Nga sửa căn cứ quân sự bỏ hoang để đối phó ai?
- Đàm phán Việt – Trung về khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ
- TINH- THẦN PGHH BẤT-DiệT
- Sao kỳ dzậy ta!!!: Lập đường dây bảo mật quốc phòng Việt Nam – Trung Quốc
- Cảnh sát Ukraine quỳ gối xin lỗi nhân dân và bài học cho công an Việt Nam
- Hanoi: Nguyen Bac Truyen and his wife physically attacked by police on their way to Australian Embassy
- Hà Nội: Vợ chồng anh Nguyễn Bắc Truyển bị CA đánh đổ máu trên đường đến Đại sứ quán Úc
- Yêu cầu nhà cầm quyền trả tự do cho Bùi Thị Minh Hằng và khởi tố vụ án gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong khi thi hành công vụ.
- Ðức Huỳnh Giáo Chủ
- Bùi Hằng – Mở đầu cho một cuộc đấu tranh mới
- Vợ chồng Luật sư Nguyễn Bắc Truyển bị đánh trên đường tới Đại sứ quán Úc
- Trung Quốc được cai trị như thế nào: Vì sao việc trị dân ngày càng trở nên khó khăn hơn đối với Bắc Kinh?
- Nhà vận động UPR bị câu lưu khi về nước
- Nghiên cứu so sánh các cuộc cách mạng
- Biển Đông: Mỹ hậu thuẫn thêm cho Philippines
- “Tư thế quân sự” nào của Mỹ khiến Trung Quốc lo sợ?
- Trung Quốc đang học bài của Việt Nam thời chống Mỹ
- Obama muốn bán lò hạt nhân cho VN
- Tòa án Tây Ban Nha tiếp tục theo đuổi vụ bắt ông Hồ Cẩm Đào
- PGHH Trường-Cữu
- Tín đồ PGHH tại Đồng Tháp tiếp tục bị sách nhiễu
- Báo động: Trung Quốc đã sẵn sàng cho cuộc chiến lớn
- “Không quân Việt Nam sử dụng đơn vị tinh nhuệ nhất cho Biển Đông”
- Hội thảo quốc tế về biển Đông và biển Hoa Đông tại Nhật Bản
- Dân Ukraine tràn vào tư gia Yanukovych
Lịch Phật Giáo HH
Nối Kết về Blog
Truyền Thông




MÔN HOÀN DIỆT
MÔN HOÀN DIỆT
Inbox
|
x |
|
10:52 AM (13 hours ago)
|
|||
|
Kính thưa quý đạo hữu, quý đồng đạo;
Em cháu xin gởi quý vị bài: “MÔN HOÀN DIỆT” để tiện việc tham khảo, tìm hiểu những giáo hóa về:
DIỆT SỰ VÔ MINH
– Đừng: phiền-não, tham-lam, ích-kỷ
– Không: hờn-giận, ghét-ganh
Ø Tìm con đường bát chánh đạo của Phật mà đi
Ø Làm việc nhơn từ, giúp thế độ đời
Ø Giữ tâm thanh tịnh, chuyên tâm niệm Phật, gây mối thiện-duyên
èèè (đưa đến) Trí-huệ mở-mang
èèè (đưa đến) Cõi lòng sáng-suốt
èèè (đưa đến) Màn vô-minh sẽ bị diệt
SỰ GIẢI THOÁT
Vô-minh (1) bị diệt èèè (đưa đến) hành diệt;
Hành (2) bị diệt èèè (đưa đến) thức diệt;
Thức (3) bị diệt èèè (đưa đến) danh-sắcdiệt;
Danh-sắc (4) bị diệt èèè (đưa đến) lục-nhập diệt;
Lục nhập (5) bị diệt èèè (đưa đến) xúc-động diệt;
Xúc-động (6) bị diệt èèè (đưa đến) thọ cảm diệt;
Thọ cảm (7) bị diệt èèè (đưa đến) ái diệt;
Ái (8) bị diệt èèè (đưa đến) bảo-thủ diệt;
Bảo-thủ (9) bị diệt èèè (đưa đến) hữu diệt;
Hữu (10) bị diệt èèè (đưa đến) sanh diệt;
Sanh (11) bị diệt èèè (đưa đến) lão, tử (12)diệt.
Ấy là giải-thoát vậy.
****************
MÔN HOÀN DIỆT
Nếu ta tìm con đường bát chánh đạo của Phật mà đi, giữ tâm thanh tịnh, làm việc nhơn từ, không lònghờn-giận, chẳng dạ ghét-ganh, chuyên tâm niệm Phật, giúp thế độ đời,đừng chứa điều phiền-não và để bụngtham-lam ích-kỷ, gây mối thiện-duyên, lần lần trí-huệ mở-mang, cõi lòng sáng-suốt, thì màn vô-minh sẽ bị diệt mất.
Vô-minh bị diệt thì hành diệt; hànhbị diệt thì thức diệt; thức bị diệt thì danh-sắc diệt; danh-sắc diệt thì lục-nhập diệt; lục nhập diệt thì xúc-động diệt; xúc-động diệt thì thọ cảm diệt;thọ cảm bị diệt thì ái diệt; ái bị diệt thì bảo-thủ diệt; bảo-thủ bị diệt thì hữu diệt; hữu bị diệt thì sanh diệt; sanh bị diệt thì lão, tử diệt. Ấy là giải-thoátvậy.
Bạc-liêu, năm Nhâm-Ngũ (1942)
THẬP NHỊ NHƠN-DUYÊN
THẬP NHỊ NHƠN-DUYÊN
NGUỒN GỐC CỦA SỰ LUÂN HỒI (12 duyên sanh)
Phát khởi từ sự tăm tối mê say, sự vô-minh (1)
èèè (đưa đến) hành-động (2), gây tạo ác nghiệp
èèè (đưa đến) sanh ra muôn pháp, nên có cái biết,thức (3)
èèè (đưa đến) có hữu-tình, nên có xác-thịt và linh-hồn, danh-sắc (4)
èèè (đưa đến) có 6 căn, nhiễm với 6 trần, gọi làlục-nhập (5)
èèè (đưa đến) tiếp-xúc với mọi người, vạn vật, gọi là xúc-động (6)
èèè (đưa đến) thọ hưởng của tiền-trần, gọi là thọ-cảm (7)
èèè (đưa đến) có cái ưa thích, quyến luyến, thâm tình, gọi là ái (8)
èèè (đưa đến) gắng công giữ-gìn, gọi là bảo-thủ(9)
èèè (đưa đến) sở hữu (10) để sống còn
èèè (đưa đến) mến tiếc, đầu thai trở lại cõi trần, gọi là sanh (11)
èèè (đưa đến) già-yếu-đau-chết, gọi là lão, tử (12).
Tại vô-minh mà ra tất cả.
TÓM LƯỢC VỀ 12 DUYÊN SANH
Vô-Minh (1) sanh hành;
Hành (2) sanh thức;
Thức (3) sanh danh-sắc;
Danh-Sắc (4) sanh lục-nhập;
Lục-Nhập (5) sanh xúc-động;
Xúc-Động (6) sanh thọ-cảm;
Thọ-Cảm (7) sanh ái;
Ái (8) sanh bảo-thủ;
Bảo-Thủ (9) sanh hữu;
Hữu (10) sanh sanh;
Sanh (11) sanh lão-tử (12).
****************
THẬP NHỊ NHƠN-DUYÊN
Nhơn duyên thứ nhứt phát khởi từ màn vô-minh mà che lấp bản ngã (linh-hồn) nên làm cho người phảităm tối mê say, gây tạo ác nghiệp,chịu nẻo luân hồi thống khổ. Đây là 12 duyên sanh: Vô-minh sanh hành, hành sanh thức, thức sanh danh-sắc, danh-sắc sanh lục-nhập, lục-nhập sanh xúc-động, xúc-động sanh thọ-cảm, thọ-cảm sanh ái, ái sanh bảo-thủ, bảo-thủ sanh hữu, hữu sanh sanh, sanh sanh lão-tử.
Đó là 12 duyên-sanh, nó dắt đi từ kiếp nầy đến kiếp kia không có dứt; cáivô-minh nghĩa là tối tăm mê dốt, từ hồi vô-thỉ. Có mê dốt ta mới hành-động, rồi hành-động ấy sanh ra muôn pháp, nên mới có cái thức (biết), ví như loài cây cỏ, sắt đá (vô tình) không biết chi cả, đâu có danh-sắc, còn ta là loài hữu-tình cái biết ấy nên có xác-thịt và linh-hồn, danh-sắc. Xác thịt và linh-hồn có thì phải có 6 căn: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý nhiễm với 6 trần là: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp nên gọi là lục-nhập. Có lục-nhập mới có tiếp-xúc với mọi người và vạn vật, nên gọi là xúc-động, rồi từ chỗ tiếp-xúc mới thọ hưởng của tiền-trần nên gọi làthọ-cảm. Có thọ-cảm, thọ hưởng của tiền-trần rồi mới có cái ưa thích, quyến luyến, thâm tình nên gọi là ái.
Muôn việc chi ở đời, nếu ta yêu thích cái điều đó, thì ta phải gắng công giữ-gìn chặt-chịa nên gọi là bảo-thủ; mà gìn-giữ chặt chịa thì mới có sống, nếu không, làm sao mà ta sống, nên gọi làhữu. Rồi cái sống ấy, mến tiếc ấy mới đầu thai trở lại cõi trần đặng hưởng dụng nên gọi là sanh. Muôn loài vạn vật hễ sanh ra thì lớn, hễ lớn thì sẽ già bị trong tứ đại (đất, nước, gió, lửa) làm nên nào là tứ thời, cảm-mạo bất hòa, hễ già thì yếu đau, nếu đau tất là phải chết nên gọi là lão, tử. Ấy vậy cái nghiệp-nhơn của già chết, ấy là tại cái vô-minh mà ra tất cả.
Ðức Huỳnh Giáo Chủ
Ðức Huỳnh Giáo Chủ
Vương Kim
Ðức Phật, Hoàng thiên lịnh giáng trần,
Huỳnh gia chuyển kiếp lập đời Tân.
Giáo truyền đạo Thích dìu sanh chúng,
Chủ ý chọn người vẹn Tứ ân.
(Hình Tác giả: Vương Kim Phan Bá Cầm)
Phần I:
HÀNH TRẠNG
Thiên thứ hai
Giai đoạn hoạt động đấu tranh
Chương VIII
Tổ Chức Hàng Ngũ Ðức Thầy vẫn biết tham vọng của quân phiệt Nhựt muốn thực hiện cái mộng làm chủ Ðông Á, như Ngài đã thấy thâm tâm của họ, khi chiếm Ðông Dương hay Tân Gia Ba, thay vì tuyên bố cho các phần đất thuộc địa nầy được độc lập, giao trả quyền cai trị lại cho dân bổn xứ, họ lại thi hành chánh sách “dịch chủ tái nô”, nghĩa là họ thay thế địa vị của bọn thực dân cũ để xây dựng chế độ thực dân mới của họ. Ðức Thầy vẫn biết tham vọng ấy nên chi đã thổ lộ tâm tư trong hai câu đối: Trương Tiên tá Hớn phi thần Hớn, Quan Thánh cư Tào bất đế Tào. Ngài sở dĩ đi với Nhựt là để khỏi bị Pháp mưu hại mà thôi. Ngài sống với Nhựt cũng như Quan Công xưa kia sống với Táo Tháo trong lúc thất thủ để chờ cơ hội thoát ly. Phương chi Ngài biết trước thời cơ, thế nào quân Nhựt vận số cũng không chịu nổi cuộc phản công của Ðồng Minh hết năm Dậu (1945) nên chi trong một bữa ăn đãi quan Nhựt, nhằm ngày 30 tức là ngày chay lạt, mà Ngài cho làm gà. Có người tín đồ nhắc Ngài thì Ngài nói: Người Nhựt không ăn hết nửa con gà. Như vậy Ngài đã biết trước Nhựt không tồn tại hết nửa năm Dậu (1945). Ngài đã thấu rõ máy huyền cơ nên chi Ngài âm thầm lo liệu để kịp kỳ ứng phó với thời thế.
Ban Trị Sự Phật Giáo Hòa Hảo. Từ ngày Ðức Thầy ra đời cho đến khi đưa đi lưu cư, không có khoảng thời gian nào rỗi rảnh để cho Ngài sắp xếp nền đạo thành một tổ chức có qui mô, hệ thống. Mãi cho đến khi được đưa về Sài Gòn, nương náu trong vòng bảo vệ của Hiến Binh Nhựt, nghĩa là từ ngày dời về căn nhà ở đường Lefèvre, Ngài mới được rảnh trí để lo sắp xếp nội bộ: Tổ chức các Ban Trị Sự. Mặc dầu gọi là Ban Trị Sự và nền đạo nên danh là Phật Giáo Hòa Hảo, nhưng về tổ chức chưa dựa vào điều lệ hay nội qui nào. Ngài chọn lựa trong hàng tín đồ thuần thành những người có đạo hạnh và uy tín trong vùng rồi chỉ định hoặc làm Hội Trưởng Tỉnh bộ, Quận bộ hay Thôn bộ. Người được chọn sẽ tùy tiện giới thiệu thêm người khác. Thành thử trong Ban Trị Sự không có con số nhứt định. Đó là tình trạng các Hội Trưởng trong Ban Trị Sự Phật Giáo Hòa Hảo hồi lúc Ðức Thầy còn bị ràng buộc nương náu trong vòng bảo vệ Hiến Binh Nhựt. Do sự tổ chức rời rạc ấy mà trong lúc Ðức Thầy đi kinh lý miền Tây, cuộc tiếp rước không được nhứt trí và xảy ra những điều phiền toái làm cho Ngài khó xử trí khi có nhiều tín đồ giành nhau đón Ngài về nhà mình. Ðến nay được công khai hoạt động, nhứt là để chấm dứt tình trạng tổ chức rời rạc, Ngài mới nghĩ đến sự chỉnh đốn lại các Ban Trị Sự và tổ chức thành hệ thống. Mặc dầu không có điều lệ, Ðức Thầy cũng đã có ý niệm về hình thức Ban Trị Sự gồm có những chức vụ nào. Ðại để một Ban Trị Sự gồm có 1 Hội Trưởng, 1 Phó Hội Trưởng, 1 Thơ ký, 1 Thủ bổn, 1 viên tổ chức, 1 viên liên lạc, 1 viên tuyên truyền, một số kiểm soát và cố vấn. Sau khi chỉnh đốn xong cơ cấu các cấp Tỉnh, Ngài mới nghĩ đến sắp xếp cơ quan Trung Ương. Cứ như được biết khoảng tháng 5 năm 1945, Ban Trị Sự Trung Ương được thành hình trong đó Ðức Thầy giữ chức Chánh Hội Trưởng, còn ông Lương Trọng Tường chức Chánh Thơ Ký (1). Ngoài ra còn được biết quí ông Trần Văn Tâm, La Văn Thuận và một số nữa không nhớ tên, lãnh các chức vụ khác trong Ban Trị Sự Trung Ương. (1) Cứ như được biết Ðức Thầy có cấp cho ông Tường giấy chứng minh thư chức Chánh Thư Ký, nhưng vài hôm sau thì thâu hồi.
Việt Nam Phật Giáo Liên Hiệp Hội. Thật ra thì khi Ngài về ở căn nhà đường Lefèvre, Ngài đã dự thảo chương trình thống hợp các tông phái Phật Giáo thành một lực lượng lấy tên là Việt Nam Phật Giáo Liên Hiệp Hội. Trong bài Hiệu Triệu của Việt Nam Ðộc Lập Vận động Hội, Ngài đã có lời kêu gọi thống nhứt giới tu hành theo Phật đạo như sau: “Các bực Tăng Sư, Thiền đức! Các Cụ có nhớ chăng? Trên lịch sử Việt Nam thời xưa, nhà đại đức Khuôn Việt dầu khoác áo cà sa rời miền tục lụy, thế mà khi quốc gia hữu sự cũng ra tay gánh vác non sông. “Từ khi người Pháp qua chiếm đất ta, bề ngoài gọi rằng cho ta tự do tín ngưỡng, nhưng bên trong dùng đủ mọi cách âm thầm chia rẽ và phá hoại cho tín đồ nhà Phật không có sức đoàn kết chấn hưng hầu bài trừ cái lưu lệ dị đoan mê tín. “Ðã vậy lại không có cơ quan tuyên truyền thống nhứt, cũng chẳng có trường chung đào luyện Tăng Sư, các cụ nên biết: hễ nước mất thì cơ sở của đạo phải bị lấp vùi, nước còn nền đạo được phát khai rực rỡ”. Ðể cụ thể hóa sự đoàn kết, Ngài thành lập Việt Nam Phật Giáo Liên Hiệp Hội với tôn chỉ liên hiệp các tông phái đạo Phật, các nhà sư, các nhà trí thức có xu hướng về Phật Giáo, để:
Ðể đạt mục đích trên, Hội sẽ tổ chức ba đặc ban: a) Ban nghiên cứu đạo Phật gồm có những nhà sư, những nhà thông thái để hằng ngày tra cứu kinh điển dịch sách hay viết sách nói về đạo Phật. b) Ban huấn luyện và truyền bá gồm có các nhà sư, cư sĩ trí thức hoạt động được hội phái đi các nơi giảng giải đạo Phật cho đại chúng, hoặc giả mở trường dạy đạo Phật. c) Ban chẩn tế gồm có các nhà hảo tâm thiện nam tín nữ hoạt động chuyên lo cứu giúp kẻ nghèo nàn đói khó, tật bịnh, hoặc giả thành lập các nhà dưỡng lão hay nuôi kẻ mồ côi người tàn tật. Nếu có thể được, mua trữ thuốc men vải sồ, lúa gạo để dành cho cuộc phước thiện. Vẫn tưởng Hội sẽ được các nhà sư hưởng ứng, nhưng trái lại, vì tinh thần “riêng chùa riêng Phật” nên Hội đành chết non. Đi khuyến nông. Bắt đầu từ năm 1944 trận thế chiến thứ hai trở nên ác liệt do Ðồng Minh phản công thắng lợi ở mặt trận Thái Bình Dương. Việt Nam bị phong tỏa, hàng hóa không nhập cảng được trở nên khan hiếm đắt đỏ, trái lại lúa gạo vì không xuất cảng được nên mất giá rẻ mạt. Trong lúc đồng bào miền Bắc thiếu gạo ăn thì ở Sài Gòn người Pháp dùng lúa thế cho than chụm các nhà máy điện. Vì giá lúa quá rẻ, nông gia bắt đầu bỏ ruộng hoang, xoay qua làm nghề khác. Tình hình nông nghiệp lâm nguy. Ðể cứu vãn tình thế, người Nhựt yêu cầu Ðức Huỳnh Giáo Chủ đi khuyến nông, vì chúng biết Ngài có ảnh hưởng rất lớn vùng châu thổ sông Cửu Long là vùng đất phù sa màu mỡ, vựa lúa của miền Nam, trong lúc bình thường đã sản xuất chẳng những dư sức nuôi miền Trung miền Bắc mà còn thừa thải xuất cảng ra nước ngoài đem lại cho nước nhà một nguồn ngoại tệ rất lớn. Thừa cơ hội nầy, Ðức Thầy nhận lời đi khuyến nông, trước là khuyến khích nông dân, sau là củng cố hàng ngũ. Hơn thế nữa, riêng Ngài cũng cảm thấy có nhiệm vụ thiêng liêng đối với dân tộc, nên chi Ngài đứng ra cổ võ đồng bào miền Nam, ngoài việc tăng gia sản xuất còn chung sức, nào tiền nào gạo chở ra cứu giúp, và cũng là dịp cho Ngài thăm viếng khuyến miễn tín đồ bấy lâu xa cách. Cuộc hành trình nầy mệnh danh là cuộc Khuyến nông, kéo dài trong hai tháng, đi khắp các tỉnh miền Tây Nam Việt, diễn thuyết 107 nơi, số người đến nghe trùng trùng điệp điệp. Bấy lâu có người mộ đạo đã tự qui y mặc dầu chưa hề gặp Ngài, cũng có người nghe danh cảm mộ mà không biết mặt, nay nghe tin Ngài về thì vô cùng hân hoan phấn khởi. Sự vui mừng của anh em tín đồ trông mong Ngài về không còn bút mực nào tả cho hết. Người ta dựng lên những cổng chào ở mỗi chặng đường và dài theo lộ đặt bàn hương án tỏ lòng kính mộ không khác quang cảnh khi rước sắc Thần trong làng. Trên đường Ngài đi qua, già trẻ nữ nam sắp hàng theo hai bên vệ đường làm thành hàng rào dài, đứng chực chờ cả ngày cả buổi, không quản nắng mưa miễn được chiêm ngưỡng dung nhan. Có điều làm cho mọi người cảm động là mỗi khi Ngài đi qua, nhiều cụ già mừng đến rơi lệ dầm dề, nghẹn ngào chào mừng không nên tiếng. Và một khi Ngài đi qua rồi thì anh em rùng rùng hoặc đạp xe hoặc kéo bộ chạy theo tạo thành một quang cảnh tấp nập làm trở ngại cuộc lưu hành. Vì vậy, mà Ngài ra lịnh, ai ở đâu thì tiếp rước ở đó, chớ không được đi sang qua vị trí khác. Mặc dầu có lịnh cấm nhưng cũng có người khéo léo tìm cách đi trước, bằng đường thủy thay vì bằng đường bộ. Vì số người đến đón quá đông nên cuộc tiếp rước phải tổ chức ở những địa điểm rộng rãi, thường là sân vận động, đình chùa hay rạp hát mới chứa hết. Ở mỗi địa điểm tập họp, người ta có dựng một diễn đài cao để cho mọi người ba bên bốn bề, dầu ở xa cũng trông thấy hình dáng, gương mặt hay bộ tịch của Ngài khi lên thuyết giảng. Mặc dầu đông đảo không thể tưởng tượng, nhưng khi Ngài cất tiếng thì đâu đó đều lặng lẽ, cho nên dầu ở xa cũng nghe tỏ rõ. Ngài có một giọng nói thanh tao, trong trẻo, hấp dẫn lạ thường, vừa hùng hồn vừa truyền cảm. Ai nghe cũng xúc động, khi mủi lòng rơi lệ, lúc phấn khởi hân hoan. Ngài nói thao thao bất tuyệt, ai ai cũng nhận Ngài có tài hùng biện, nói rất khỏe, nói không vấp, nói có mạch lạc, rất hấp dẫn. Có ngày, Ngài đăng đàn 5,6 chỗ, nói ngót hai ba tiếng đồng hồ mà không thấy mệt, không tiếng khan. Mỗi ngày dời chỗ nhiều lần mà không nơi nào diễn giảng giống nơi nào, dầu người với trình độ nào nghe cũng thấy thích thú. Vì Ngài ám thông tâm lý nên nói rất phù hạp mọi căn cơ, khi thì với giọng bình dị khi thì văn vẻ cao siêu. Do đó người nghe không thấy chán, mặc dầu đứng lâu 2,3 tiếng đồng hồ, càng nghe càng thấy khoái cảm, say mê. Với bất cứ đề tài nào, Ngài cũng nói trôi chảy, thông suốt từ cảnh đồng bào chết đói ngoài Bắc, hết sức thê thảm, qua những lời thiết tha kêu gọi nông dân nỗ lực cấy cày, đến những giáo lý cao siêu của nhà Phật, đề tài nào Ngài cũng diễn giảng thao thao bất tuyệt, nhả ngọc phun châu, càng lúc càng thu hút đông người đến nghe, đổ xô như nước lũ. Trong thời gian “đi khuyến nông” có vài việc làm cho Ngài bực mình là anh em tín đồ tranh nhau rước Ngài về nhà riêng. Cho được công bằng, khỏi mất lòng người nầy, được lòng người khác, Ngài chỉ chấp nhận đến hội quán, bằng không thì đến ở nhà hàng. Sau đây là lộ trình khuyến nông: Khởi hành tại Sài Gòn ngày mồng 1 tháng 5 năm Ât Dậu, nhằm ngày 10-06-1945, đi thẳng xuống Cần Thơ rồi đến Cái Răng, Sóc Trăng, Bãi Xào. Sau khi thuyết giảng tại Sóc Trăng và Bãi Xào, phái đoàn đến Bạc Liêu ngày mồng 6 tháng 5 năm Ât Dậu tức ngày 15-06-1945. Ðến đây Ngài nghỉ ở nhà ông Võ Văn Giỏi. Chiều ngày mồng 7 tháng 5 Ât Dậu, Ngài thuyết giảng tại đình Tân Hưng trong châu thành Bạc Liêu. Ngày mồng 8 tháng 5 năm Ât Dậu, Ngài khuyến nông ở Vĩnh Châu và chiều lại thuyết giảng tại Sóc đồn làng Hưng Hội. Ngày sau tức ngày 9 tháng 5 năm Ât Dậu, Ngài đi thăm Linh Quang Tự của ông Chung Bá Khánh dựng trong đồn điền của ông ở làng Vĩnh Lợi và thuyết pháp rồi nghỉ trưa ở đây. Chiều lại Ngài trở về nhà ông Võ Văn Giỏi ở Bạc Liêu. Trong thời gian ở Bạc Liêu, Ngài có đi Hòa Bình, Gia Rai và Cà Mau. Ngày 12 tháng 5 Ât Dậu nhằm ngày 21-6-1945 phái đoàn từ giã Bạc Liêu đi Rạch Giá, trải qua Vị Thanh, Giồng Riềng, và đến Rạch Giá ngày 16 tháng 5 năm Ât Dậu, ở nhà ông Nguyễn Công Hầu. Hôm sau, ngày 17 tháng 5 năm Ât Dậu, Ngài đi Cái Sắn, Tân Hội rồi trở về Rạch Giá, nghỉ hai ngày 19 và 20. Ngày 21 tháng 5 năm Ât Dậu, Ngài đi Sóc Xoài và Ba Hòn bằng ghe máy. Trong thời gian ở Rạch Giá, Ngài diễn giảng tại rạp Hòa Lạc và đến thăm đình thờ Quan Thượng đẳng đại Thần Nguyễn Trung Trực và quan Phó Cơ Ðiều tại làng Vĩnh Thanh Vân trong châu thành Rạch Giá. Từ giã Rạch Giá, phái đoàn đi Hà Tiên nơi đây đã có sẵn xe của ông Phán Hồ Viết Long và thầy thuốc Ðỗ văn Viễn chực chờ, rước về Châu đốc thì được tin Hà Tiên bị Ðồng Minh dội bom. Ngài vừa ghé nhà ông Phán Long thì chợ Châu đốc có báo động. Ngày ấy Ngài dùng cơm nhà thầy thuốc Viễn và nghỉ đêm ở đó. Sáng hôm sau, Ngài thuyết giảng tại sân vận động, trưa lại Ngài đi Bình Di thuyết giảng tại làng Khánh Bình. Hôm sau Ngài thuyết giảng ở Tịnh Biên rồi bận về có ghé Xà Tón, Thới Sơn, Nhà Bàn. Khi tới núi Sam Ngài có viếng mộ Phật Thầy và tỏ ra buồn bực. Ngày hôm sau Ngài đến thuyết giảng tại chợ Cái Dầu làng Bình Long. Bữa sau Ngài qua Tân Châu, thuyết giảng tại sân vận động, dùng cơm trưa nhà ông quan Hữu Kim, rồi đi Hồng Ngự, thuyết giảng tại nhà Hương Sư Sộ, Hội Trưởng Ban trị Sự quận Hồng Ngự. Chiều lại Ngài về tới Hòa Hảo ngày 20 tháng 5 năm Ât Dậu, nhằm ngày 5-7-1945. Trên đường về Hòa Hảo, Ngài cho ghé ghe máy thăm ông Năm Hiệu. Ngài lên tới nhà thì ông Năm Hiệu đã tắt thở trước 10 phút. Ngài dặn trong gia đình ngày mai (27-5-Ât Dậu) khi Ngài thuyết giảng ở Chợ Vàm về sẽ an táng. Đêm về Hòa Hảo anh em tín đồ tụ lại đông đảo đón Ngài, xếp hàng từ trong nhà Ðức Ông ra đến đại lộ, lên đến chợ Cái Tắc (Mỹ Lương), Ðức Thầy phải đi bộ cho anh em thấy mặt qua ánh sáng của chiếc đèn măng sông do một ngưới xách theo. Sáng ngày 27 tháng 5 Ât Dậu, Ngài diễn đài chợ Vàm Láng Phú An, tổ chức tại sân vận động. Buổi trưa Ngài dùng cơm nhà Hương Hào Phỉ. Trên đường về, Ngài có ghé đưa linh cửu ông Năm Hiệu ra phần mồ. Chiều ngày hôm đó, Ngài thuyết giảng tại đình Hòa Hảo. Trong mấy ngày ở Hòa Hảo, Ngài có làm lễ đem lư hương từ Tổ đình xuống chùa An Hòa Tự, nhằm ngày 30 tháng 5 Ât Dậu. Sáng ngày mồng 1 tháng 6 năm Ât Dậu, Ngài qua Năng Gù nơi đây có xe Ban Trị Sự tỉnh Long Xuyên đón Ngài rước về tỉnh lỵ Long Xuyên, tới đây độ 11 giờ và ở trọ nơi khách sạn của tỉnh thành. Ngày mồng 2 tháng 6 năm Ât Dậu, Ngài đi Vĩnh Trạch và Núi Sập. Ngày 3 tháng 6 năm Ât Dậu, Ngài đi thuyết giảng ở Chợ Mới. Ngày 4 tháng 6, Ngài đi Mỹ Lương. Ngày 5 tháng 6, Ngày đi Ðốc Vàng, chiều trở về Mỹ Hội đông. Sáng hôm sau Ngài thuyết giảng tại sân vận động của làng này rồi về Long Xuyên và thuyết giảng tại công sở làng Mỹ Phước (Châu thành Long Xuyên). Ngày hôm sau, Ngài đi Cái Sắn. Hôm sau, Ngài đi Thốt Nốt và chiều trở về nghỉ tại Long Xuyên đến 11 giờ đêm, Ngài đi luôn về Cần Thơ để hôm sau thuyết giảng tại sân vận động. Bữa sau, Ngài đi Xà No thăm Hương bộ Thạnh rồi thuyết giảng tại Cái Tắc. Bữa sau nữa, Ngài đi khuyến nông tại Phụng Hiệp và Cái Răng. Và mấy ngày sau đó, Ngài đi thuyết giảng ở Trà Mơn, Ô Môn, Cờ Ðỏ. Sau Cần Thơ, Ngài đi Sa đéc, Cao Lãnh, Vĩnh Long, Tam Bình, An Trường, Trà Vinh, Càn Long đến Bến Tre rồi trở về Sài Gòn. Mặc dầu, cuộc khuyến nông kéo dài trong 2 tháng nhưng không nơi nào Ngài ở lâu. Ngài chỉ đi thoáng qua cho anh em tín đồ được trông thấy dung nhan của Ngài cho thỏa lòng bấy lâu mong ước. Tuy Ngài đã đi rồi, nhưng anh em vẫn ghi đậm hình dáng của Ngài vào tâm não, nhứt là lời vàng ngọc của Ngài đã khuyến giáo. Anh em đa số đến thuộc nằm lòng những đoạn trong bài khuyến nông và nòng nả thi hành theo lời của Ngài tha thiết kêu gọi: Giờ đây xem lại mùa màng, Năm rồi miền Bắc tan hoang còn gì. Chỉ có xứ Nam kỳ béo bở, Cơ hội nầy bỏ dở sao xong. Cả kêu điền chủ, phú nông, Ðứng lên đừng để ruộng đồng bỏ hoang. Muốn cứu khỏi tai nàn của nước, No dạ dày là chước đầu tiên: Nam kỳ đâu phải sống riêng, Mà còn cung cấp cho miền Bắc Trung. Hoặc là: Kẻ phu tá cũng là trọng trách, Cứu giống nòi quét sạch non sông: Một phen vác cuốc ra đồng, Thề rằng ruộng phải được trồng lúa khoai. Mưa nắng ấy đâu nài thân xác, Chí hy sanh dầu thác cũng cam: Miễn sao cho cánh đồng Nam, Dồi dào lúa chín gặt đem về nhà. Chừng ấy mới hát ca vui vẻ, Ai còn khi là kẻ dân ngu: Không đem được chút công phu, Gởi một tấm lòng son nhắc nhủ. Khuyên đồng bào hãy rủ cho đông; Nắm tay trở lại cánh đồng, Cần lao nhẫn nại Lạc Long cổ truyền. Sau 2 tháng đi khuyến về, đã có nhiều tai biến xảy ra tại Sài Gòn, khiến Ngài vô cùng bi thảm viết ra bài thơ sau đây diễn tả cảnh Ðồng Minh dội bom tàn phá Sài Gòn. Lìa Sài Gòn trong vòng hai tháng, Khi lộn về tiệm quán tanh banh: Bởi chưng pháo lũy phi hành, Quăng bom mù quáng tan tành còn chi. Ðộng lòng của kẻ từ bi, Tây phương tâu lại A Di Phật đà. Rằng bên thế giới Ta Bà, Chúng sanh tàn sát cũng là vì tham. Di đà mở cuộc hội đàm, Cùng chư Bồ Tát quyết đem pháp lành. Tịnh bình rước khắp chúng sanh, Làm cho giác ngộ hiền lành như Ta. Công đồng hoạch định san hà, Nước ai nấy ở nhà nhà tự do. Ðiều được biết là sau khi khuyến nông về, Ngài không trở lại căn nhà ở đường Lefèvre nữa mà đi thẳng lên biệt thự số 38 đường Miche (nay là đường Phùng Khắc Khoan) là nơi anh em tín đồ đã xếp đặt sẵn trong lúc Ngài đi Hậu Giang. (hai bức hình của Ðức Thầy (trang 138, 139) |
MUC LUC | CHƯƠNG 1 | | CHƯƠNG 2 | | CHƯƠNG 3 | | CHƯƠNG 4 | | CHƯƠNG 5 | | CHƯƠNG 6 | | CHƯƠNG 7| | CHƯƠNG 8 | | CHƯƠNG 9 | | CHƯƠNG 10 | | CHƯƠNG 11 | | CHƯƠNG 12 |
| CHƯƠNG 13 | | CHƯƠNG 14 | | CHƯƠNG 15 | | CHƯƠNG 16 | | CHƯƠNG 17|
PGHH Trường-Cữu
PGHH Trường-Cữu
Ðức Huỳnh Giáo Chủ
Vương Kim
Ðức Phật, Hoàng thiên lịnh giáng trần,
Huỳnh gia chuyển kiếp lập đời Tân.
Giáo truyền đạo Thích dìu sanh chúng,
Chủ ý chọn người vẹn Tứ ân.
(Hình Tác giả: Vương Kim Phan Bá Cầm)
Phần I: HÀNH TRẠNG
Thiên thứ nhứt
Giai đoạn ra đời mở đạo
Chương VI
Lưu Cư Ðộng Cơ. Gần ngót một năm ra cứu đời, dùng huyền diệu của Tiên gia độ bịnh, ra thi thơ Sấm Giảng thức tỉnh người đời, nhứt là những người có căn tu hành theo Ðức Phật Thầy Tây an, đã nhận chân Ðức Huỳnh Giáo Chủ là một vị siêu phàm giáng trần có sứ mạng cứu dân độ thế, nên qui ngưỡng một ngày một đông, gây thành một phong trào khá lan rộng, khiến nhà cầm quyền để ý đến, bèn cho mật thám theo dò la, nhưng chưa vội can thiệp. a) Ðộng cơ thứ nhứt. Có nhiều sự việc đáng làm cho chúng e ngại, lo ngại nhứt là số tín đồ mỗi lúc mỗi tăng một cách kinh khủng. Và điểm đáng lo ngại khiến nhà cầm quyền Pháp đi đến quyết định an trí hay lưu cư Ngài là những điểm sau đây: Trong Sấm Giảng có những câu bộc lộ huyền cơ làm cho chúng nghi là Ngài có mưu định Cần Vương hay chủ trương phục hồi đế nghiệp. để đáp ứng sự đòi hỏi của tín đồ quá đông đảo, Sấm Giảng phải in thành sách, chớ không thể chép tay hay đánh máy như lúc ban sơ. Nhưng muốn in, nhà in đòi phải có giấy phép của sở kiểm duyệt. Như có lần anh em đem kiểm duyệt, nhà cầm quyền giữ lại một thời gian, vì có những câu chúng không chấp thuận. Nếu bằng lòng sửa chữa lại, chúng mới cho phép in. Những điểm chúng kiệm duyệt là những câu nói về Thánh Chúa. Chẳng hạn như câu: Chẳng qua là Nam Việt vô vương, Nên tai ách xảy ra thảm thiết. Sau phải sửa lại: Chẳng qua là Nam Việt vô duơn, Nên tai ách xảy ra thảm thiết. Hay những câu nói về thiên cơ: Hết Tây rồi đến Huê Kỳ, Sưu cao thuế nặng vậy thì thiết tha. Sau phải sửa lại: Hết đây rồi đến dị kỳ, Sưu cao thuế nặng vậy thì thiết tha. Hay là câu: để gặp Chúa ngồi mà than khóc, Gỡ làm sao hết rối mà về. Sau phải sửa lại: để gặp Phật ngồi mà than khốc, Gỡ làm sao hết rối mà về. Cũng như trong bài Ngũ nguyện, về câu nguyện thứ nhứt: “Nam mô nhứt nguyện cầu: Thiên hoàng, địa hoàng, Nhơn hoàng Long Hoa hải hội, Thượng Phật từ bi, Minh Vương trị chúng, thế giới bình an”. Sau phải sửa lại: “Nam mô nhứt nguyện cầu: Thiên hoàng, địa hoàng, Nhơn hoàng Long Hoa hải hội, Thượng Phật từ bi, Phật Vương độ chúng thế giới bình an”. Ngoài ra, chúng còn cho lính kín theo dõi và chép được những bài chưa in ra, nhưng được truyền tay, truyền khẩu nhau có tánh cách chống Pháp. Chẳng hạn như bài Bánh mì: Mì kia gốc phải nước mình không? Nghe thấy rao mì thốt động lòng. Chiếc bánh não nùng mùi khách lạ, Bát cơm đau đớn máu ông cha. Văn minh những võ trưng ba mặt, Thắm thía tim gan ứa mấy dòng. Nhớ lại bảy mươi năm trở ngược, Say mì lắm kẻ bán non sông. Bài nầy chưa mấy rõ nghĩa chống Pháp bằng bài: “Cờ tam sắc” Tam sắc cờ bay phất phơ mà! Ngồi nhìn nhớ kỹ héo lòng ta. Thuở xưa đâu có cờ tam sắc, Gặp cảnh vong bang ứa ruột rà. Về bài “Cờ tam sắt”, Ðức Thầy cảm thấy thế nào cũng bị bọn gia nô của Pháp bắt bí nên chi Ngài sửa lại để đánh lạc hướng đám “chó săn chim mồi”. Ngài sửa lại như vầy! Tam sắc cờ bay phất phơ mà, Ngồi nhìn khoăn khoái cõi lòng ta. Thuở xưa đâu có cờ tam sắc, Nay hiệp Tây đông thể ruột rà. Quả thật, sau đó có tay sai của Pháp đến muốn nghe bài thơ ấy, nhưng cụt hứng khi nghe một tín đồ đọc lại bài thơ đã sửa chữa. Mặc dầu sách in được kiểm duyệt, các bài truyền khẩu được lột bỏ những điểm chống Pháp, nhưng những khoản kiểm duyệt cũng như những bài truyền khẩu tó tánh cách chống Pháp được kết tập thành hồ sơ kể cả những cuộc đối đáp của Ðức Huỳnh Giáo Chủ với những người đến tiếp kiến, những ý kiến được xem là bài Pháp hay phục hồi đế nghiệp hoặc phục quốc cũng được chúng sưu tầm và mật báo tất cả. Chẳng hạn như câu Ngài đáp một người hỏi Ngài tại sao tu mà còn để tóc, không thế phát như các nhà sư thì Ngài đáp một cách khí khái: Vì tôi không muốn để người ta cạo đầu. Danh từ “cạo đầu” được bọn gian nô diễn dịch là có ý bất phục đối với nhà cầm quyền bảo hộ. Sở Liêm phóng cho sưu tập những tư tưởng “phản nghịch” ấy, lập thành hồ sơ, và sau khi nghiên cứu, chúng đi đến kết luận: Ðức Huỳnh Giáo Chủ là một người khá nguy hiểm và nền đạo của Ngài là một tổ chức “chống Pháp” trá hình tôn giáo rất nguyhại cho an ninh, chánh sách thực dân thống trị. Do đó mà chúng quyết định an trí Ngài. b) Ðộng cơ thứ hai. Ngoài tài liệu thu thập trong Sấm Giảng có tánh cách chống Pháp, còn có việc ông đạo Tưởng nổi loạn ở Tân Châu cũng là một động cơ khiến nhà cầm quyền Pháp quyết định lưu cư Ðức Huỳnh Giáo Chủ để ngừa hậu hoạn. Như kỳ đăng sơn thứ tư, khi còn ở trên núi Tà Lơn, Ðức Thầy có nói với Biện đài lý do tại đâu phải về. Lý do đó là vụ đạo Tưởng nổi loạn ở Tân Châu. Và khi về đến Cần Giọt tường thuật vụ đạo Tưởng giết người tế cờ rất rõ. Vụ ấy xảy ra như sau: Ông đạo Tưởng tên thật là Lâm Văn Quốc, cũng gọi là đạo Quốc, có lập một am để tu tại xã Long Phú cách quận lỵ Tân Châu độ một cây số ngàn. Ông tự nhận là môn phái của Bửu Sơn Kỳ Hương gốc Thất Sơn và qui tụ một số tín đồ khá đông. Một hôm, ông tự xưng là Minh hoàng và phong tước cho một số môn đệ, nào là chức Vương, Quốc sư, Nguyên soái, Tiên phong, đô đốc, chuẩn bị một cuộc khởi nghĩa phục quốc. ông huấn luyện võ nghệ, cho rèn gươm đao và khoe có phép làm súng bắn không nổ. Thế rồi đêm mồng 8 rạng ngày mồng 9 tháng giêng năm Canh Thìn, ông phát động cuộc khởi nghĩa. Hành động đầu tiên là giết người để tế cờ. Con vật được ông chọn hy sinh là gia đình Hương tuần Hiếm bị nghi làm tay sai cho Pháp. Sau khi bốt trí châu đáo, bọn ông vây nhà và bắt vợ chồng Hương tuần Hiếm chặt đầu làm lễ tế cờ, gây thành một cuộc náo loạn kinh hoàng tại Tân Châu. Nhà cầm quyền Pháp bèn cho lính đến đàn áp. đạo Tưởng và đồng bọn tin ở tà thuật làm cho súng bắn không nổ nên hiên ngang đem gươm giáo ra chống cự. Rốt cuộc súng vẫn nổ và bọn đạo Tưởng đều bị bắn hạ; kết quả năm bảy mạng bị giết và gần 30 người bị bắt. Thế là màn xưng bá đồ vương của đạo Tưởng chấm dứt. Cuộc rối loạn do một nhóm người tự nhận là tu hành, là môn phái Bửu Sơn Kỳ Hương gây ra làm cho nhà cầm quyền Pháp có thái độ cứng rắn đối với Ðức Huỳnh Giáo Chủ. để tránh hậu hoạn, một cuộc nổi dậy của tôn giáo, tương tự như vụ đạo Tưởng, nhứt là đã có tài liệu chứng thật Ðức Huỳnh Giáo Chủ có tinh thần chống Pháp và đạo của Ngài thu hút tín đồ không thể tưởng tượng, có thể nguy hại cho chế độ thực dân thống trị, nên chi bọn thực dân quyết định dời Ngài ra khỏi tỉnh Châu đốc và an trí ở một nơi khác. a) Ði Châu đốc. Quyết định nầy được mật báo cho quận trưởng Tân Châu lúc bấy giờ là ông Nguyễn Văn Lễ. ông nầy có bà vợ là tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo. Sau khi được chồng cho biết ý định của người Pháp bà Lễ liền chiều ngày mồng 10 tháng 4 Canh Thìn đi xe ngựa xuống Chợ Vàm cho ông Huỳnh Hữu Phỉ hay có hung tin ấy. ông Phỉ cấp tốc đi xe đạp xuống Hòa Hảo cho Ðức Thầy hay để có lo toan cách ứng phó. Ngài rất thản nhiên, trong lúc anh em tín đồ đều lo âu, sợ cho Ngài phải bị tai họa đến lụy thân khổ xác. Ngài tươi tỉnh nói đế trấn an mọi người: không có gì mà phải sợ. Không ai làm hại được Thầy đâu. Anh em cứ an tâm. Mặc dầu Ngài nói vậy, chớ toàn thể tín đồ đều lo ngại. Qua ngày sau tức ngày 12 tháng 4 năm Canh Thìn vào lúc 7 giờ, nhà cầm quyền Pháp đến Hòa Hảo chở Ngày đi Châu đốc, vội vã đến đỗi không kịp cho Ngài thay đồ hay mang hành trang theo. Lúc bấy giờ Ngài mặc áo không túi nên cái giấy thuế thân, Ngài đành lấy giấy gói lại rồi cầm trong tay. (hình của Ðức Thầy chụp tại nhà ông Ký Giỏi) Khi đến Châu đốc, vài giờ sau, vâng theo lịnh của cấp trên, nhà cầm quyền địa phương cho chở Ngài rời khỏi tỉnh, thay vì đưa xuống tỉnh Long Xuyên, chúng lại đưa thẳng xuống tỉnh Sa đéc, cách tỉnh Châu đốc một tỉnh, ý chừng họ muốn đoạn hẳn liên lạc với quê nhà tưởng nơi xa lạ khó truyền giáo và thu hút tín đồ hơn. đứng trước sự đời Ngài đi đột ngột như thế anh em tín đồ đều ngơ ngác, đến rơi lệ, chỉ nhìn theo chớ không làm sao hơn được, trước sự rào đón, ngăn chặn hăm he của chánh quyền. b) Ðến Sa đéc. Ðến Sa đéc, Ngài được đưa lại sở mật thám, lúc bấy giờ do ông cò Bazin điều khiển. Gặp lúc ông này đi vắng, bà vợ người Việt có tâm mộ đạo, đối xử rất tử tế. Ðến khi viên cò Pháp về, bèn hỏi có phải Ngài là tác giả mấy quyển Sấm Giảng không? Ngài nhận chính tay Ngài viết. Viên cò không tin với sức học của Ngài có thể sáng tác nổi, nên chi muốn thử Ngài: – Nếu thật ông viết thì ông thử viết cho tôi coi. Ngài không ngần ngại đem giấy mực ra viết bài: “Sa đéc” trước mặt viên cò Bazin, rồi đọc cho ông cò nghe. Trong bài nầy Ngài tỏ bày nỗi lòng bi cảm đối với anh em tín đồ trong những dòng thống thiết như sau: Muốn lập đạo có câu thành bại, Sự truân chiên của khách thiền môn. Khắp sáu châu nức tiếng người đồn, Ta chịu khổ, khổ cho bá tánh. Tiếng gọi đời sông mê hãy lánh, Chạm lợi quyền giàu có cạnh tranh. Bước chông gai đường đủ sỏi sành, Đành tách gót lìa quê hương dã. Ta cũng chẳng lầy chi buồn bả, Bởi sự thường của bực siêu nhơn. Dầu gian lao dạ sắt chẳng sờn, Miễn sanh chúng thông đường giải thoát. Cơn dông tố mịt mù bụi cát, Chẳng nao lòng của đấng từ bi: Vì Thiên đình chưa mở hội thi, Nên Lão phải phiêu lưu độ chúng. Kẻ ác đức cho rằng nói túng, Nó đâu ngờ lòng Lão yêu đương. Xe rồ xăng vụt chạy bải bươn, đến khuất dạng tình thương náo nức. Khắp bá tánh chớ nên bực tức, Bởi nạn tai vừa mới vấn vương. Chốn Liên đài bát ngát mùi hương, Nhờ chỗ ấy mới thi công đức. đọc xong, viên cò Pháp phải nhận Ngài là một thiên tài xuất chúng và cho về ngụ nhà ông phán đặng. Tưởng đến Sa đéc, Ngài sẽ dừng chơn ở yên để tiếp tục cuộc hóa độ, đáp lại lòng mong cầu của mọi người, chớ có dè đâu nhà cầm quyền ở đây thấy ảnh hưởng của Ngài quá lớn, thu hút người khắp nơi tấp nập kéo đến, nên quyết định cấm Ngài truyền đạo. Thế là Ngài phải lên đường đi tỉnh khác, tùy Ngài chọn lựa. Hay tin, anh em tín đồ rất lo buồn, nhưng theo Ngài thì đó là một dịp cho Ngài phổ thông rộng rãi mối đạo. Ta cũng thương, thương trò lịu địu, Chớ cũng mừng được dịp phổ thông. Mà cũng là cơ thử thách của tạo hóa để xem người hành đạo có vững chí làm theo lời Ngài chỉ dạy hay không? Việc khó khăn lắm lúc khôi hài, Ây cũng bởi thày lay ông Tạo. Ông nhồi quả cho người hành đạo, Lúc nguy nàn thối chí cùng chăng? Nếu bền lòng vị quả cao thăng, Chẳng chặt dạ bỏ tăng Phật Thánh. c) Ðến Cần Thơ. được tin nhà cầm quyền Sa đéc ra lịnh trục xuất Ngài, ngày 17 tháng 4 Canh Thìn anh em tín đồ đem xe đến đưa Ngài xuống Cần Thơ, rồi cô Hai Gương thỉnh Ngài về ở nhà Hương Bộ Võ Mậu Thạnh là cậu của cô ở làng Nhơn Nghĩa, rạch Sua đủa, cũng gọi Kinh Xà No. đến đây Ngài được ở yên nên khởi lại việc cho thuốc, cho thi bài, tiếp tục cuộc hoằng hóa như hồi còn ở Hòa Hảo. Nhân việc phát phù trị bịnh, Ngài có làm một bài thơ về giấy vàng có hàm ý tiên tri sự biến đổi thời cuộc. Giấy vàng nay đã giá cao tăng, Bìa trắng lại ch?? vội bỏ lăn. Thương thảm chúng quăng nằm kẹt hóc, Chủ nhà quét tước lượm lăng xăng. Trong thời gian lưu cư tại Nhơn Nghĩa, Ngài sáng tác và thi họa cũng nhiều. Số tín đồ thâu nhận cũng khá đông, như Ngài đã viết: Nhân dân bá tánh cũng con lành, Thầy dạy cho đều khắp chúng sanh. May mắn vận thời đưa đến chốn, Tiền khiên dẹp gát kiếm con lành. d) Vào bịnh viện Chợ Quán. Nhận thấy ảnh hưởng ở đây cũng vang dội và thu hút tín đồ một cách phi thường, nhà cầm quyền không muốn cho Ngài hoạt động nữa. Như đã biết, Ngài được tự do chọn lấy chỗ lưu cư do đó Ngài đưa đơn xin đi Bạc Liêu. Thế là ngày 29 tháng 6 năm Canh Thìn, Ngài từ giã Nhơn Nghĩa, nhưng khi ra đến Cần Thơ, nhà cầm quyền giữ ngài lại và đưa vào bịnh viện để khám nghiệm ba bốn hôm, đến ngày mồng 4 tháng 7 Canh Thìn thì đưa Ngài lên Sài Gòn, vào nằm bịnh viện Chợ Quán lấy cớ khám nghiệm coi Ngài có mắc bịnh thần kinh không? Khi vào đây, ban sơ chưa ai biết Ngài. Ngay như viên lương y cai quản bịnh viện là ông Trần Văn Tâm cũng nhộ nhận nên mới nói bỡn khi gặp Ngài: Ở ngoài xé hết bao nhiêu giấy thuế thân của người ta rồi? Nhưng khi thấy cử chỉ của Ngài đoan trang và số tín đồ đến thăm quá đông mới nghi Ngài là ông đạo. Ông bèn đem những điều đọc trong một quyển sách Pháp về đạo Phật mà ông còn thắc mắc đến chất vấn thì được Ngài giải đáp một cách tinh thông, khiến ông phải ngạc nhiên đến khâm phục. Càng kính phục hơn nữa là khi Ngài cho thấy điều huyền diệu, như một hôm ông vào phòng Ngài thì thấy một cụ già đầu râu bạc phếu nằm trên giường. Ông tưởng đi lộn phòng, bèn trở ra để tìm phòng, nhưng khi định tỉnh xem lại số phòng quả quyết chính là phòng của Ngài, nên quày trở vào thì lạ thay, thay vì ông lão khi nãy lại là Ðức Huỳnh Giáo Chủ. Chừng đó ông mới hoàn toàn tin phục, xin thọ giáo qui y. Nhờ vậy Ngài tiếp tục công việc hoằng hóa dễ dàng. Mỗi ngày người đến xin thuốc, cũng như hàng thức giả đến hỏi đạo và qui ngưỡng càng lúc càng đông. Trong lúc ở bịnh viện, có một việc đáng nêu ra là trường hợp của anh gác cửa. Anh nầy lúc đầu tỏ ra khó khăn đối với anh em tín đồ đến thăm. Anh có một người mẹ đau mắt, chữa nhiều thầy mà không khỏi, khi nghe Ngài chữa bịnh kỳ diệu thì đưa mẹ đến. Ngài chỉ cho một chai nước lã về nhỏ, thế mà khỏi bịnh. Anh đem lòng khâm phục, gọi Ngài là Phật sống. Từ đó trở đi, anh đối xử rất cảm tình với anh em tín đồ không bị làm khó khăn như trước. Trong thời gian ở Chợ Quán, Ngài viết nhiều bài vở, nhưng đáng kể là quyển “Những điều sơ lược cần biết của kẻ tu hiền” và quyển “Khuyến Thiện” chỉ rõ tận tường pháp môn Tịnh độ. Hơn một năm cầm giữ Ngài để thí nghiệm, có thể do sự báo cáo của Bác Sĩ Tâm, nhà chức trách thấy Ngài không có gì tỏ ra mắc bịnh thần kinh, nên xét theo lời xin trước kia khi Ngài ở Xà No, bèn chấp thuận cho Ngài lưu cư về Bạc Liêu. Và cũng có thể nhận thấy tại Chợ Quán, nơi phồn hoa đô hội có nhiều phần tử thức giả qui ngưỡng nên sợ ảnh hưởng của Ngài lan rộng cả vùng Sài Gòn Chợ Lớn, Gia định, vì vậy mà định dời Ngài đi chỗ khác. Xét lại Bạc Liêu là một tỉnh ở mút miền Nam nước Việt lại là tỉnh, phần đông dân cư thuộc thành phần lai Miên, lai Tàu, chuyên việc buôn bán, nếu đưa Ngài đến đó khó mà gây ảnh hưởng sâu rộng được. Mặc dầu chấp nhận dời Ngài về Bạc Liêu nhưng nhà cầm quyền còn cố giữ lại trong một tuần lễ để giao cho sở mật thám dò xét. Họ đưa Ngài vào bót Ca-ti-na (Poste Catinat) ngày 11 tháng 5 Tân Tỵ (1941). Ðến ngày 19 nghĩa là sau 8 ngày giam giữ, Ngài mới lên đường đi Bạc Liêu. đ) Ðến Bạc Liêu. Ngài định đến ngụ nhà ông Hội đồng điều như Ngài đã dự tính khi ở Nhơn Nghĩa, nhưng nhà cầm quyền không chấp thuận bảo Ngài chọn chỗ khác, cố ý làm khó dễ nhứt là làm ngược lại ý định của Ngài. Trong số anh em tín đồ ở đây, có bà Cò Tàu Hảo đóng vai trọng yếu. Bà đến thương lượng với ông bà Võ Văn Giỏi, cựu thơ ký soái phủ Nam Kỳ thì được ông bà sẵn sàng nghinh tiếp. Ngài đến trình với Công an và được chấp thuận với điều kiện là không được: phát phù trị bịnh, thuyết pháp độ nhơn và mỗi tuần, vào ngày thứ hai phải đến trình diện Công an một lần. Nhơn đó, Ngài có làm ba bài thơ tức cảnh như sau: Việc chi mà phải đi trình báo, Mỗi tháng bốn kỳ nhọc cẳng ông. đợi máy huyền cơ xoay đến mức, Tính xong cuộc thế lại non Bồng. Thứ hai hứng sáng mưa tầm tã, Lính đứng ngoài đường giục giả ông. Kiếp khách trần gian vay lắm nợ, để đền trọn nghĩa với non sông. Người cười người nhạo bảo ông điên, Ông chẳng giận ai cũng chẳng phiền. Chỉ tiếc trần gian đùa quá vội, Chưa tường điên tục hay điên Tiên. Vì bị cấm đoán đến viếng thăm, anh em tín đồ không vào cửa được, đành đứng lóng nhóng bên ngoài rồi về, tạo thành tiếng đồn đến nhà cầm quyền. Hơn nữa theo sự dò xét của Công an cũng thấy đúng sự thật nên từ đớ sự canh phòng cũng lơi đi. Nhờ vậy Ngài tiếp xúc được nhiều nhân sĩ và hào phú đến vấn an và qui y, trong số ấy được biết; ông Cả Hốt (tức Dương Vĩnh Phước), ông bà Chung bá Khánh, ông bà Võ văn Giỏi… trở thành tín đồ thuần thành (1). (1) Cũng trong thời gian nầy (năm 1942), tác giả ra mắt Ðức Thầy và được Ngài tiếp kiến từ 7 giờ sáng đến 12 giờ trưa, khi thấy dọn cơm mới bái tạ lui ra. Trong thời gian ở Bạc Liêu, Ngài sáng tác rất nhiều bài vở, nhứt là lối tản văn, giải bày về giáo lý nhà Phật, như Thập Nhị Nhân Duyên, Tứ Diệu đề… Cũng nên nói qua tình hình trong lúc nầy. Quân đội Nhựt đã vào đông Dương và lấn lần quyền hành của chánh phủ thuộc địa Pháp. Người Nhựt cho chiêu mộ người Việt vào quân đội. Có một số người Việt hưởng ứng, gia nhập vào hàng ngũ và được đưa về đông Kinh huấn luyện, khi thành tài trở lại hoạt động nơi nước nhà với ý định hợp tác với quân Nhựt gở ách nô lệ, lấy lại chủ quyền quốc gia. Trong hàng ngũ những người ái quốc ra hợp tác với quân đội Nhựt, có tín đồ phật Giáo Hòa Hảo. Hẳn họ có bổn phận phải cứu Ðức Thầy ra khỏi sự kếm kẹp của người Pháp, nên vận động với nhà binh Nhựt ở Sài Gòn và được sự chấp thuận. Vã lại, người Nhựt nhận thấy Phật Giáo Hòa Hảo có một khối tín đồ to tát ở miền Nam, có thể lợi dụng lòng yêu nước của họ trong công cuộc hạ Pháp, nếu thi ơn giải cứu được vị Giáo Chủ của họ. Như thế sẽ mua chuộc được cảm tình của khối quần chúng đông đảo nầy. Mưu định giải cứu Ðức Thầy có thể nhà cầm quyền Pháp dò biết, nên chúng tính lưu cư Ngài qua Ai Lao. Nhưng chúng chẳng dè quân Nhựt lại ra tay trước. Sở Hiến binh Nhựt bèn phái ông Kimura cùng đi với một vài tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo xuống Bạc Liêu rước Ngài về Sài Gòn trong đêm mồng 2 tháng 9 năm Nhâm Ngọ (11-10-1942). Vì đi đêm lại không rành đường nên tài xế lái xe đi đường về Cà Mau, đến Tắc Vân thì xe hư máy. Ông Kimura phải mượn xe của Bang trưởng Triều Châu chạy trở lại Bạc Liêu rồi thẳng đường về Sài Gòn, vì vậy mà Pháp hay tin kịp. e) Về Sài Gòn. Nhưng xe vừa đến ngã ba Trung Lương (Mỹ Tho) thì gặp xe công an chận lại. Vì thế xảy ra tai nạn đụng xe làm cho ông Lâm thơ Cưu theo hầu Ngài bị thương ở sóng mũi, còn Ngài thì chỉ bị thương xoàng. Công an Pháp cho điệu tất cả về Sài Gòn. Hay tin nầy nhà binh Nhựt can thiệp và phản kháng kịch liệt. Bọn Pháp giành bắt Ðức Thầy còn nhà binh Nhựt thì quyết giựt lại viện cớ Ðức Thầy có liên lạc với Trùng Khánh. Trước sự can thiệp quyết liệt của nhà binh Nhựt, bọn Pháp đành nhượng bộ. Thế là Ðức Thầy được giải cứu. Nhà binh Nhựt đưa Ngài về ở phòng Thương Mãi (Hội Nghị Diên Hồng) lúc bấy giờ là cơ sở của Hiến Binh Nhựt. Ngài lưu lại đây trong vòng hai tháng rồi dọn về số 148 đường Lefèvre, hiện nay là đường Nguyễn Công Trứ. Phía sau Thượng Nghị Viện. Sau đó ít lâu dọn qua số 150 kế đó đến ngày Nhựt đảo chánh Pháp. Từ khi quân Nhựt giải cứu Ðức Thầy và đem Ngài về ở tại phòng Thương Mãi, trong vòng bảo vệ của Hiến Binh Nhựt, thì quân Pháp khởi sự khủng bố tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo vì chúng cảm thấy số phận của chúng lâm nguy nếu để quân đội Nhựt lôi cuốn được sự hợp tác của khối tín đồ đông đảo nầy. Nhiều nơi tín đồ bị bắt bớ, những người có uy tín ở Lục tỉnh phải tầm đường ẩn lánh lên Sài Gòn nhờ sự che chở của Ðức Thầy. Vì vậy mà Ngài phải dành cả căn phố cho anh em tá túc. Về thực phẩm thì anh em Lục tỉnh thường xuyên tiếp tế. Có hôm, sau khi dùng cơm trưa, anh em năm nghỉ, Ðức Thầy bước qua thấy anh em nằm sấp lớp không khác gì tằm trong nòng thì nói rằng: Có khác gì tằm đâu, khi ăn dâu no rồi thì nằm nghỉ. Nhưng đây là thứ tằm không kéo kén. Đây là những anh em hữu phước được Ðức Thầy chở che nên thoát khỏi sự khủng bố của quân Pháp. Chỉ thảm thương cho một số anh em khác, vì không kịp thoát thân nên bị quân pháp bắt và đầy đi. Người lên Bà Rá, kẻ ra Côn đảo. Có một số lớn đã bỏ thây nơi rừng thiêng nước độc hay gởi xương ngoài Côn đảo. Trong bảng “Những Thánh Tử đạo” nên ghi nhớ những tên ông Cả Ðô, ông Cả Cừ, ông Dương Thiện Tứ tự Sừ. Trong lúc tá túc tại căn nhà ở đường Lefèvre, có một số anh em tín đồ, vì chờ mãi thời cuộc mà không thấy biến chuyển nên đâm ra chán nản, hoặc than trách hoặc bỏ đi. Cũng có những người tỏ ý không bằng lòng khi Ðức Thầy để cho người Nhựt bảo vệ. Như thế sợ e mang tiếng ỷ lại vào ngoại bang thì Ngài có làm hai câu đối sau đây để tỏ ý chí bất khuất của Ngài: Trương Tiên tá Hớn phi thần Hớn, Quan Thánh cư Tào bất đế Tào. Mặc dầu chưa tung bay cất cánh, thỏa chí chim bằng, Ngài cũng bắt đầu tiếp xúc các nhà trí thức, nhứt là những nhóm ái quốc, thừa cơ hội uy thế của Pháp bị quân Phù Tang làm giảm hạ, đứng ra tập hợp hàng ngũ, tổ chức thành đoàn thể chánh trị, đương nhiên thân Nhựt. Trong số đó được biết nhóm ông Ngô đình Ðẩu, Trần văn Ân… trong Ủy Ban Trung Ương Việt Nam Phục Quốc Hội, nhóm Việt Nam Thanh Niên Ai Quốc đoàn của ông Ðinh Khắc Thiệt. Ðối với đoàn Thanh Niên ái quốc, Ngài có phái ông Hồ Nhựt Tân đến tham gia các phiên họp để trợ trưởng tinh thần và tài chánh Ngài cũng có làm thơ tặng đoàn để khích lệ chí anh hùng, đề cao lòng yêu nước, trong những câu như sau: Thanh niên nghĩa vụ phi thường, Phận là phải biết yêu thương giống nòi. Nay chẳng lẽ ngồi coi thắng bại, Của cọp rồng trên dãy đất ta. Một khi cọp đã lìa nhà, Biết rồng có chịu buông tha chăng cùng? Vậy anh em phải chung lưng lại, Dùng sức mình đánh bại kẻ thù; Tỏ ra khí phách trượng phu, Vung long tuyền kiếm tận tru gian thần. Xưa nước đã bao lần khuynh đảo, được cứu nguy nhờ máu anh hùng; Hy sinh báo quốc tận trung, Đem bầu nhiệt huyến so cùng sắt gang. Việt Nam là giống Hồng Bàng, Muôn đời xa lánh tai nàn diệt vong. Ngài không ngớt tiếp xúc và chuẩn bị hàng ngũ, vì Ngài tiên đoán cơ hội sẽ đến cho dân Việt Nam tranh đấu, giành lại chủ quyền đã mất trong tay Pháp ngót 80 năm nay. Ngày mà mọi người mong đợi ấy đã điểm. Ðó là ngày mồng 9 tháng 3 1945, ngày Nhựt đảo chánh Pháp, ngày Ðức Huỳnh Giáo Chủ chấm dứt giai đoạn ràng buộc bước sang giai đoạn công khai hoạt động đấu tranh. |
MUC LUC | CHƯƠNG 1 | | CHƯƠNG 2 | | CHƯƠNG 3 | | CHƯƠNG 4 | | CHƯƠNG 5 | | CHƯƠNG 6 | | CHƯƠNG 7| | CHƯƠNG 8 | | CHƯƠNG 9 | | CHƯƠNG 10 | | CHƯƠNG 11 | | CHƯƠNG 12 |
| CHƯƠNG 13 | | CHƯƠNG 14 | | CHƯƠNG 15 | | CHƯƠNG 16 | | CHƯƠNG 17|
Occasionally, some of your visitors may see an advertisement here.
Thể Loại Bài Viết
- Biển Đông
- Cảnh-Đẹp
- Chính-Trị Thời-Sự
- Hội Đồng Trị Sư
- Hội Đồng Trung Ương
- Kien-thuc Y-Khoa
- Lịch Sử PG Hòa Hảo
- Nhan dinh
- Sấm Giảng
- Sinh Hoạt của HĐTSTƯ
- Sinh Hoạt Tôn Giáo
- Tài Liệu – Tổ Chức
- Tài Liệu Tham Khảo
- Tài-liệu Tu-Học
- Tổng Quát
- THẮNG-TÍCH
- Tin Hải Ngoại
- Tin Hoa Kỳ
- Tin Trong Nước
- Tin-Tức Thế-Giới
- Uncategorized
- Đức Huỳnh Giáo Chủ
Bài Mới Đăng
- HUYẾT-LỆ-THƯ PGHH THUẦN-TÚY
- GIỚI THIỆU THIỀN KINH TỞM
- TIN-KHẨN CỦA PGHH QUỐC-NỘI
- Thắng TQ’ trong tranh chấp Biển Đông?
- Mỹ điều tàu khu trục thứ 2 tới Biển Đông tìm máy bay mất tích
- Philippines phản đối Trung Quốc chặn tàu tiếp tế hải đảo
- Tướng Trung Quốc đòi lập sân bay, bến cảng ở Trường Sa
- Vụ MH370 và cơn sốt truyền thông Việt
- THƯ PHẬT GIÁO HÒA HẢO THUẦN TÚY
- Khi miếng bánh đã hết ngọt
- Công An Đồng Tháp dùng “thông báo” gởi cho LS Trần Thu Nam để làm cản trở?
- Sống hài hòa hay nhu nhược với TQ?
- Trung Quốc ngang ngược trước cuộc họp về Biển Đông
- Lý do thật sự đằng sau vụ bắt anh Truyển, chị Hằng và 18 người ở Lấp Vò: Đàn áp Tôn giáo, đàn áp Phật giáo Hòa hảo
- TINH- THẦN PGHH BẤT-DiệT
- Tín đồ PGHH phẫn nộ với cách hành xử của công an
- Mẹ luôn kiên cường như chính Mẹ nhé!
- Những tội danh kỳ lạ
- Mỹ muốn tăng hiện diện quân sự tại châu Á – Thái Bình Dương
- Nhật ra trát bắt tiếp viên Vietnam Airlines
- Mẹ tôi tuyệt thực từ ngày bị bắt’
- TIN-KHẨN CỦA PGHH QUỐC-NỘI
- Sống hài hòa hay nhu nhược với TQ?
- Trung Quốc do dự về việc lập ADIZ ở biển Đông?
- Ðức Huỳnh Giáo Chủ PGHH trường-cữu”Lịch Sử PG Hòa Hảo”
- Đất Quảng Trị tràn ngập người Trung Quốc
- Nguyễn Hưng Quốc (VOA): Việt Nam giữa ý thức hệ và chủ nghĩa quốc gia
- Trai tráng Ukraine xếp hàng dài đăng ký nhập ngũ
- Việt Nam bị Trung Quốc đe dọa tại Lào và Cam Bốt?
- Trung Quốc đang có âm mưu gì ở Hà Tĩnh và Quảng Trị?
- Bàng hoàng vụ bé 10 tuổi bị 2 người TQ cắt cổ
- Biển Đông: Philippines khiến Trung Quốc bẽ bàng?
- Ðức Huỳnh Giáo Chủ PGHH Trường-Cữu
- Quân đội Ukraine nhận lệnh sẵn sàng chiến đấu
- Kí ức đau thương về vụ thảm sát 500 người Việt của Khmer Đỏ
- Philippines: Các bên tranh chấp có thể kiện “đường 9 đoạn”
- Hàng chục người chết vì đâm dao ở TQ
- Chia buồn với Phạm Thanh Nghiên trong nỗi mất mát chung
- Chị tôi – Bùi Thị Minh Hằng
- Nghiên cứu so sánh các cuộc cách mạng
- Tại sao tôi ủng hộ Thủ tướng?
- Trò chơi nguy hiểm’ ở Crimea
- MÔN HOÀN DIỆT
- THẬP NHỊ NHƠN-DUYÊN
- ĐỨC PHẬT ĐỐI VỚI CHÚNG-SANH
- TIN VUI ĐẦU NĂM
- Chiến dịch “đánh lên” bất động sản: Thây ma biết đi và tầng cuối địa ngục
- Các yêu sách trên biển mâu thuẫn ở Biển Đông
- Yêu cầu nhà cầm quyền trả tự do cho Bùi Thị Minh Hằng
- Khi công an dùng nhục hình
Lịch Phật Giáo HH
Nối Kết về Blog
Truyền Thông



