Daily Archives: May 15, 2014

Ngoại trưởng Mỹ liên tiếp lên án Trung Quốc khiêu khích

Ngoại trưởng Mỹ liên tiếp lên án Trung Quốc khiêu khích

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry một lần nữa lên án việc Trung Quốc triển khai trái phép giàn khoan dầu trên thềm lục địa Việt Nam là khiêu khích, trong cuộc điện đàm với ngoại trưởng Trung Quốc.
John-Kerry1-4004-1399969004.jpg

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (phải) và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: AP.

“Ngoại trưởng Kerry nói rằng việc triển khai giàn khoan dầu cùng hàng chục tàu chính phủ của Trung Quốc là hành động khiêu khích”, bà Jen Psaki, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ hôm nay cho biết. “Ông kêu gọi hai bên giảm căng thẳng, đảm bảo an toàn cho các tàu trên biển và giải quyết những bất đồng bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế”.

Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh rằng Washington “vô cùng quan ngại” về những diễn biến trên Biển Đông trong thời gian gần đây. Trước đó ít giờ, phát biểu khi đang ở thăm Singapore, Ngoại trưởng Kerry nhắc đến hành động của Trung Quốc và mô tả đây là sự “gây hấn” và lo ngại sự “hung hăng” của Trung Quốc ở Biển Đông. Đây là bình luận của quan chức cấp cao nhất chính phủ Mỹ kể từ khi căng thẳng bùng lên đầu tháng này.

Theo Reuters, trong buổi họp báo hôm qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh thuật lại phản ứng của ông Vương Nghị trong cuộc điện đàm. Theo đó, ông Vương đòi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phải thận trọng trong lời nói cũng như hành động,

Căng thẳng trên Biển Đông tăng cao kể từ khi Trung Quốc hồi đầu tháng ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng thềm lục địa của Việt Nam. Phía Việt Nam đã sử dụng lực lượng kiểm ngư và cảnh sát biển để yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi phạm vi chủ quyền của Việt Nam.

Tuy nhiên, các tàu Trung Quốc lại cố ý gây ra những cuộc đụng độ, sử dụng vòi rồng tấn công tàu Việt Nam làm ít nhất 9 kiểm ngư viên của Việt Nam bị thương. Hôm nay, tàu Trung Quốc tiếp tục bao vây và đâm móp tàu của cảnh sát biển Việt Nam tại khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép.

Mỹ tuyên bố không đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ, nhưng có lợi ích trong tự do thương mại và hàng hải ở Biển Đông, nơi có nhiều tuyến hàng hải nhộn nhịp giao cắt.

Như Tâm

Advertisement
Categories: Biển Đông | Leave a comment

“Bắt cá nhiều tay” và “Không chốn dung thân”

“Bắt cá nhiều tay” và “Không chốn dung thân”

Phạm Chí Dũng

Giàn khoan HD-981 của Trung Quốc đang neo đậu trái phép tại vùng biển của Việt Nam. Ảnh sưu tầm từ Internet.

Trong số các quốc gia mà cần phải gây hấn để hướng dư luận Trung Quốc ra bên ngoài, Việt Nam đương nhiên ở vào thế yếu nhất và dễ bị o ép nhất. Chính sách “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước” từ nhiều năm qua đã trở nên phản tác dụng đến mức kế hoạch tính toán bắt cá nhiều tay đã trở nên một bài học kinh điển về hậu quả mà rốt cuộc Hà Nội không còn bất cứ đồng minh và càng không thể nói đến bạn hữu nào.

Cho dù nhiều khả năng chiến dịch xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam của Trung Quốc mới chỉ tạm dừng ở mục tiêu thăm dò và chiến thuật khiêu khích, nhưng phản ứng của toàn bộ ban lãnh đạo đảng cầm quyền ở Việt Nam đã trở nên nhu nhược chưa từng thấy. Tình hình đó đang phát triển nhanh đến mức mà một số giới quan sát cho rằng trong thời gian tới, Bộ Chính trị Việt Nam có thể bỏ mặc cho người Hán muốn làm gì thì làm ở khu vực biển Đông – PCD.

 “Không chốn dung thân”

Rất ít khả năng Trung Quốc tấn công Việt Nam ngay tại thời điểm này.

Nhưng bất chấp thái độ khiêm nhường quá đáng của chính quyền Hà Nội, hình ảnh khổng lồ của giàn khoan mang số hiệu 981 của người bạn “Bốn Tốt” ngạo nghễ trấn ngự ngay trong vùng lãnh hải Việt Nam vẫn trở thành tiêu điểm dư luận trong tuần qua.

Nếu cần phải nhìn lại, người ta sẽ không mấy khó khăn nhận ra một hệ thống dấu hiệu: cứ mỗi khi nội tình Nội Hán có hiện tượng động loạn, Bắc Kinh lại mở ra một chiến dịch gây hấn nho nhỏ với các quốc gia láng giềng như Philippines, Việt Nam và cả Nhật Bản. Logic này đã diễn biến gia tăng ở Việt Nam từ giữa năm 2011, khiến nổ ra 11 cuộc biểu tình chống Trung Quốc của người dân hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn, và cho đến cả giờ đây khi đã có gần hai chục cuộc biểu thị phản đối lòng tham Trung Nam Hải.

Hàng loạt nguy cơ xuất hiện từ làn sóng phản kháng của người Duy Ngô Nhĩ và khu vực Tây Tạng, cộng với cường độ sức ép mạnh mẽ của bất ổn xã hội ngay trong lòng Nội Hán, đã khiến Bắc Kinh một lần nữa phải hướng dư luận trong nước ra bên ngoài vào cuối tháng 4, đầu tháng 5/2014. Không gian bên ngoài đó, hữu hiệu và mang tính dân tộc chủ nghĩa nhất, chính là biển Đông. Đây cũng là điểm nối giữa các đời Tổng bí thư – Chủ tịch nước ở Trung Quốc, và cho tới giờ là sự thể hiện cực quyền của nhân vật được coi là quyền uy thứ hai trên thế giới – Tập Cận Bình.

Trong số các quốc gia mà cần phải gây hấn để hướng dư luận Trung Quốc ra bên ngoài, Việt Nam đương nhiên ở vào thế yếu nhất và dễ bị o ép nhất. Chính sách “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước” từ nhiều năm qua đã trở nên phản tác dụng đến mức kế hoạch tính toán bắt cá nhiều tay đã trở nên một bài học kinh điển về hậu quả mà rốt cuộc Hà Nội không còn bất cứ đồng minh và càng không thể nói đến bạn hữu nào.

Cho dù nhiều khả năng chiến dịch xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam của Trung Quốc mới chỉ tạm dừng ở mục tiêu thăm dò và chiến thuật khiêu khích, nhưng phản ứng của toàn bộ ban lãnh đạo đảng cầm quyền ở Việt Nam đã trở nên nhu nhược chưa từng thấy. Tình hình đó đang phát triển nhanh đến mức mà một số giới quan sát cho rằng trong thời gian tới, Bộ Chính trị Việt Nam có thể bỏ mặc cho người Hán muốn làm gì thì làm ở khu vực biển Đông.

Ngược hẳn với ý chí tự tôn bất chấp của Đại Hán, đất nước Giao Chỉ năm xưa đang luôn cúc cung một thái độ không thể khác hơn là quỵ lụy. Thái độ phản đối quá sức yếu ớt của Phó thủ tướng Phạm Bình Minh đối với Quốc vụ viện Trung Quốc đã khiến dư luận và giới quan sát phải đặt dấu hỏi nặng chịch về năng lực thực chất của vị ứng viên này nếu ông ta muốn vươn đến chức vụ Thủ tướng trong tương lai.

Vụ dùng giàn khoan dầu khí xâm phạm lãnh hải Việt Nam còn phát ra một linh cảm rất tệ về dã tâm thôn tính của Bắc Kinh trong vài ba năm tới. Hầu như chắc chắn, dã tâm đó sẽ chyển sang hành động rất cụ thể vào bất cứ khi nào chế độ chính trị Hà Nội đủ phân hóa đến mức tê liệt sức đề kháng, cộng hưởng bất ổn và phản kháng xã hội sôi trào.

Không còn đồng minh, cũng chẳng còn bạn bè, lại phải đối diện với tình cảm bất mãn quá sâu xa và chỉ chực chờ bùng nổ của dân chúng, giới lãnh đạo nhìn sang nhiều phía ở Hà Nội đang nghĩ gì về tác phẩm văn học “Không chốn dung thân”?

“Thoát Trung” hay còn gì khác?

Một động thái khác cũng rất đáng lưu tâm trong tuần qua là cùng thời gian xảy ra vụ giàn khoan 981 của Trung Quốc, một trong những tiếng nói “thoát Trung” mạnh mẽ ở Hà Nội là blogger Ba sàm Nguyễn Hữu Vinh đã bị bắt khẩn cấp. Tuy điều luật bắt giữ blogger này không hề đề cập đến yếu tố Trung Hoa, và chắc chắn sẽ không có chuyện đó, nhưng dư luận về sự khuất tất của động cơ bắt bớ có thể đã là quá đủ.

Tất nhiên, không thể trách cứ dư luận khi đã từng xảy ra những tiền lệ – ít nhất hai blogger là Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy đã bị bắt và bị truy tố vào năm 2013 mà mọi người đều biết ít nhiều có liên quan đến “tội” phản kháng Trung Quốc. Còn trước đó, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải là một trường hợp tiêu biểu, và thân phận của ông vẫn còn nằm nguyên trong chốn lao tù chưa biết đến khi nào.

Nhìn sang một khía cạnh khác, một luồng dư luận bổ sung lại nghi vấn động thái bắt giữ blogger Ba Sàm có liên quan đến những động thái ngày càng phức hợp và có vẻ mang tính kích nổ trên chính trường. Một chi tiết rất đáng chú ý là thời điểm bắt Ba Sàm chỉ trước khi khai mạc Hội nghị trung ương 9 có ba ngày. Chi tiết này càng trở nên có tính tham khảo nếu đối chiếu lại vụ bắt giữ một cán bộ nội chính của Thành ủy TP.HCM vào tháng 7/2012, cũng chỉ trước hội nghị trung ương 6 một thời gian ngắn.

Cùng thời gian xảy ra các vụ giàn khoan 981 và vụ bắt giữ Ba Sàm, nguyên Tổng giám đốc Vinalines Dương Chí Dũng vẫn phải nhận án tử hình tại phiên xử phúc thẩm đúng vào ngày kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ. Trái ngược với vẻ tươi cười tự tin trước đó, dường như nhân vật có tên “Ụ nổi” đã mất hẳn hy vọng được sống. Tình cảnh trái ngược như thế không thể không khiến phát sinh một luồng dư luận rất đặc thù: khi không còn khai thêm được bất kỳ thông tin nào có giá trị, đặc biệt là giá trị nội bộ, số phận của Dương Chí Dũng đã bị phủi tay. Nhưng ngược lại, số phận của “Phe lợi ích” lại trở nên khả quan nhất từ sau cái chết của viên Thứ trưởng công an Phạm Quý Ngọ vào ngày 18/2/2014.

Nối vòng tay lớn

Trong bối cảnh chính trường sôi động khúc bi ca, hoạt động của xã hội dân sự cũng không hề trầm lắng. Ngày 4/5/2014, lần đầu tiên trong lịch sử hình thành xã hội dân sự ở Việt Nam, 13 hội đoàn dân sự độc lập đã cùng ký tên vào một bản tuyên bố chung, đòi hỏi thái độ minh bạch của chính quyền đối với quyền lập hội và công khai phản ứng không khí sách nhiễu không thể chấp nhận của một số cơ quan an ninh đối với các thành viên của xã hội dân sự.

Sau vụ bắt giữ blogger Ba Sàm, dường như nhu cầu nối vòng tay lớn giữa các hội đoàn dân sự đang tăng tiến vượt bậc. Trước những khó khăn gây ra từ phía chính quyền, hầu hết các hội đoàn dân sự đều cảm thấy rủi ro có thể xảy đến với bất kỳ ai, và việc chia sẻ rủi ro với nhau trước khi nói đến những việc lớn lao và vĩ đại hơn, là một đức tính không thể thiếu của con dân nước Việt trong cơn hoạn nạn.

Chủ đề thành lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam cũng bởi thế đang được khơi lại và có thể thành hình trong một tương lai không quá xa.

P.C.D.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

KHÔNG LIÊN MINH VỚI HOA KỲ ĐỂ CHỐNG TRUNG QUỐC NHƯNG CẦN/PHẢI LIÊN MINH VỚI HOA KỲ ĐỂ GIỮ BIỂN ĐÔNG

KHÔNG LIÊN MINH VỚI HOA KỲ ĐỂ CHỐNG TRUNG QUỐC NHƯNG CẦN/PHẢI LIÊN MINH VỚI HOA KỲ ĐỂ GIỮ BIỂN ĐÔNG

Nguyễn Thanh Giang

– Trung Quốc đã xâm lăng Việt Nam bằng việc đem một giàn khoan khổng lồ cắm sâu trong thềm lục địa thuộc vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, tại địa điểm chỉ cách đảo Tri Tôn 34 km về phía nam, cách đảo Lý Sơn 221 km về phía đông, cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý.

Giàn khoan Hải Dương 981 (HD-981) là giàn khoan nửa nổi nửa chìm, dài 114 m, rộng 90 m, cao 137 m. Diện tích mặt sàn của nó rộng bằng một sân bóng đá tiêu chuẩn.

Gần hai năm trước (9-5-2012), khi đặt HD-981 ở mỏ dầu Lệ Loan 6-1-1 tại khu vực cách Hong Kong 320km về phía đông nam, chủ tịch Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) Vương Nghi Lâm đã hùng hồn tuyên bố “đây là biên giới di động, là lãnh thổ di động và là một trong những vũ khí chiến lược của Trung Quốc trong cuộc chiến năng lượng dầu khí”.

– Trung Quốc đã tấn công Việt Nam bằng cả một đạo quân mạnh gồm 80 tàu biển các loại, trong đó có 07 tàu quân sự gồm: tàu hộ vệ tên lửa, tàu tuần tiễu tấn công nhanh, tàu hải cảnh, hải giám, ngư chính… Trên không phận khu vực này, hàng ngày còn có hàng chục tốp máy bay khuấy đảo.

Họ bắn đại bác nước vào ta, phun vòi rồng vào tàu ta, húc rách hai tàu hải giám của ta, sát thương nhiều chiến sỹ của ta…

Cho nên trong cuộc biểu tình ngày 9-5-2014 trước Đại sứ quán Trung Quốc, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện đã cấp báo: ”Chúng tôi rất là căm phẫn. Yêu cầu Trung Quốc rút khỏi Biển Đông. Hành động của TQ trong những ngày vừa rồi thực sự là xâm lăng Việt Nam. Tổ Quốc thật sự lâm nguy. Chúng tôi đề nghị tất cả mọi người đứng lên để cứu nước”.

Sự việc nghiêm trọng như vậy nhưng báo chí ta chỉ lên tiếng rất dè dặt. Đã vậy, mình không dám nói nhưng cũng không chịu để thiên hạ góp lời. Tiến sỹ Tô Văn Trường cho biết: Đài Truyền hình Nhật Bản NHK muốn xin sử dụng hình ảnh về tàu của Trung Quốc phun vòi rồng, húc hư hại các tàu cảnh sát biển của ta, Bộ Ngoại giao đồng ý nhưng Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng ngăn cản!

Càng đáng phàn nàn hơn khi cái người đang lãnh trách nhiệm tổng chỉ huy toàn dân tộc, tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang Việt Nam lại như không còn khả năng nghe, không còn khả năng nhìn, không còn khả năng nói, không còn khả năng biểu cảm. Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương, hiện là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Văn hoá Minh triết phẫn nộ:

“Anh Nguyễn Phú Trọng là Tổng Bí thư, ngày mùng 3 tháng 5 đi tiếp xúc cử tri để chuẩn bị ra họp Quốc hội không hề có một nửa tiếng, nửa lời. Tôi hỏi anh trong tư cách một Tổng Bi thư của đảng cầm quyền mà như vậy thì là thế nào? Và tư cách của anh là một lãnh đạo cao nhất của đất nước hiện nay thì như thế nào? Tôi rất bất bình và thấy xấu hổ, nhục nhã khi một người lãnh đạo trước một sự kiện lớn của dân tộc lại không hề có một nửa ý kiến. Như thế tấm lòng của anh với dân, với đất nước là thế nào, anh sợ cái gì và tại sao anh không dám lên tiếng để phát động sức mạnh của nhân dân bảo vệ đất nước?

Tôi xin nói rõ là 4 triệu đảng viên không đủ sức để bảo vệ dân tộc đâu mà phải toàn dân. Anh không dựa vào dân, anh không phát động dân anh không nói rõ chính kiến của mình đối với dân thì dân sẽ nghi ngờ anh có làm tay sai cho họ không? Anh có ngậm miệng trong việc họ cho anh cái gì không mà anh lại im lặng?”.

Từ bên kia Thái Bình Dương, ứng cử viên Tổng thống Hoa Kỳ năm 2008, người tù binh chiến tranh Việt Nam năm xưa, ông John Mc Cain đã tức tốc lên tiếng: “Các tàu Trung Quốc bao vây và đâm vào tàu của Cảnh sát Biển Việt Nam là biểu hiện của quấy rối hung hăng. Không có gì nghi ngờ rằng Trung Quốc phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành động đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng này”. “Tất cả các quốc gia có trách nhiệm đều có bổn phận yêu cầu các lãnh đạo Trung Quốc ngay lập tức có các bước đi nhằm làm giảm căng thẳng và trả lại nguyên trạng”.

Và bà Jen Psaki, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ: “Chúng tôi rất quan ngại về những hành động nguy hiểm và đe dọa của các tàu trong khu vực tranh chấp“; “Hành động đơn phương” của Trung Quốc “dường như là một phần trong cách hành xử tổng thể của nước này nhằm yêu sách chủ quyền theo cách có thể gây hại cho hòa bình và ổn định của khu vực“.

Nhưng … ! Ông Trọng không những không bày tỏ được mối quan tâm cần thiết đối với tình trạng “sơn hà nguy biến”, mà thấy như, ông còn muốn xuê xoa, lấp liếm cho tội ác của “nguời bạn 4 tốt, 16 chữ vàng”.

Ngày 2 tháng 5 giàn HD 981 xâm lăng vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì ngày 5 tháng 5 Nguyễn Phú Trọng triệu tập hội nghị toàn quốc để nghe ông đọc một diễn văn lê thê, vô bổ về chống tham nhũng với toàn những câu, những ý nói ở đâu cũng được, nói lúc nào cũng được, không thấy thực tế cụ thể, không có gì mới.

Ngày 7 tháng 5 Trung Quốc tấn công phá hủy khí tài, khí cụ, sát thương binh sỹ của ta thì ngày mồng 8 Nguyễn Phú Trung triệu tập Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng để bàn về … văn hóa. Dưới quyền điều hành của ông TBT này, Hội nghị lờ tịt, coi như không nghe, không biết, không mảy may quan tâm đến một sự kiện vô cùng nguy cấp đang diễn ra trên đất nước.

(Trời ơi! với một vị “lãnh tụ” như vậy thì không mất biển, mất đảo, không bị đô hộ bởi Đại Hán cuồng vọng mới là lạ. Cho nên, chúng tôi khẩn thiết mong Hội nghị Trung ương 9 hãy chuyển ngay nội dung để bàn một vấn đề rất sống còn trước mắt: Thay Tổng Bí thư. Bị ngoại bang đô hộ thì còn chống tham nhũng làm gì? Bị ngoại bang đô hộ thì còn xây dựng nền văn hóa nào nữa!).

Tình hình rồi sẽ ra sao? 

Trung Quốc chắc chắn đã và sẽ bỏ ngoài tai những điệp khúc phản kháng đã trở nên vô hồn như: “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982″.

Ông Dương Danh Huy, một nhà nghiên cứu kỳ cựu về Trung Quốc đã rất có lý khi nói: “Trước chủ trương của Trung Quốc, một chủ trương bất di bất dịch bất kể lời lẽ ngoại giao phù phiếm, trước hết Việt Nam cần nhìn nhận rằng việc phản đối phi đối sách chỉ có thể dẫn tới bị chinh phục trên thực tế. Chỉ phản đối phi đối sách là tương đương với thầm chấp nhận bị chinh phục trên thực tế”.

“Cứ để Đảng và Nhà nước lo”, nhưng “dưới sự lãnh đạo tài ba, sáng suốt” của mấy ông lãnh đạo này thì liệu cái “chiến hạm khổng lồ” HD 981 có sẽ phải rời khỏi vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam không???

Nếu mũi khoan cứ cắm đấy mà chỉ đưa được Trung Quốc vào bàn đàm phán để “gác tranh chấp, cùng khai thác” tức là ta thất bại hoàn toàn. Tức là, Trung Quốc đã đạt được âm mưu biến vùng biển đặc quyền kinh tế của ta thành vùng tranh chấp. Trận thua này sẽ làm tiền đề cho những trận thua tiếp sau. Cái lưỡi bò của họ sẽ liếm hết Biển Đông của ta. Tin cho hay hải quân Trung Quốc lại đang chuẩn bị xây một sân bay trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của ta.

Muốn đuổi được HD 981 đi, chỉ còn cách giao nó cho binh chủng tên lửa đặt trên bờ biển hoặc trong tầu ngầm xử lý.

Nhưng, nếu vậy thì tình hình sẽ trở nên rất phức tạp, rất nặng nề.

Nhẽ ra, những người lãnh đạo ĐCSVN không được để cho tình trạng như hiện nay diễn ra.

Chắc hẳn Trung Quốc không dám ngang nhiên kéo giàn khoan HD 981 vào hải phận của ta nếu trong chuyến công du Châu Á vừa qua, Tổng thống Obama đến thêm nước thứ 5 mà tại Việt Nam ông cũng có lời tuyên bố tương tự như đã tuyên bố đối với Nhật Bản: Hoa Kỳ sẵn sàng bảo vệ đồng minh Nhật Bản về an toàn lãnh thổ trong đó có cả quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư).

Các nhà lãnh đạo Philippine do biết thực sự cầu thị cũng đã sẵn sàng chấp nhận sự bảo trợ như thế qua thỏa thuận lịch sử về việc để cho Hoa Kỳ sử dụng lại các căn cứ quân sự trên lãnh thổ mình sau hơn 22 năm rút quân (Sao Việt Nam không noi tấm gương sáng suốt đó để mời Hoa Kỳ trở lại Cam Ranh?).

Liên minh Nhật Bản – Hoa Kỳ chặn đường đến Senkaku, liên minh Phillipine – Hoa Kỳ chặn đường đến Scarborough nên Trung Quốc đành chọc khe Việt Nam.

Trung Quốc chỉ có thể thẳng tay ức hiếp, bắt nạt Việt Nam khi thấy Việt Nam bị cô lập.

Tình trạng cô lập do chính tự ta gây ra. Cái trò láu cá vặt chỉ thả vài người: Cù Huy Hà Vũ, Vi Đức Hồi, Nguyễn Tién Trung… hòng đổi lấy TPP trong khi không những không chịu thả Trần Huỳnh Duy Thức, Điếu Cày, Đỗ thị Minh Hạnh, Nguyễn Văn Lý, Lê Quốc Quân… mà còn bắt thêm Trương Minh Đức, Nguyễn Hữu Vinh… làm cho thế giới tiên tiến vẫn thấy chính quyền Việt Nam là “cái mặt không chơi được”. Chẳng những thế, Hiến pháp sửa đổi vẫn không chịu thừa nhận tự do lập hội, không chịu thừa nhận tự do ngôn luận, không chịu thừa nhận quyền bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, không chịu thừa nhận đa sở hữu đất đai…

Làm gì bây giờ?

1 – Đệ đơn kiện ngay Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Luật Biển Quốc tế.

Không nên chần chừ, không việc gì phải e ngại đối với khả năng Trung Quốc trả đũa về kinh tế. Hãy noi gương Phillipine. Hơn một năm qua, từ ngày bị kiện (1-2013), Trung Quốc chưa đưa ra được một đòn kinh tế nào đáng kể đối với Phillipines. Chẳng những thế, uy tín của tổng thống Philippines đã lên cao, toàn dân càng xiết chặt khối đại đoàn kết để cùng đương đầu.

Sự xâm nhập về kinh tế của Trung Quốc đang gây cho ta nhiều hệ lụy, nếu họ giở trò trừng phạt kinh tế thì “ta bươu đầu, họ cũng sứt trán”, đồng thời sẽ tạo điều kiện để ta hạn chế bớt những hệ lụy đang tiềm ẩn nhiều hậu họa khôn lường.

Nhẽ ra, ta đã phải đưa vấn đề Hoàng Sa ra Liên Hiệp Quốc từ lâu, và nếu vậy thì hôm nay đã không có việc họ dám đưa HD 981 vào vùng biển Hoàng Sa này.

2 – Nhanh chóng thiết lập liên minh quân sự với Hoa Kỳ

Hủy diệt HD 981 là khả năng trong tầm tay của ta nhưng e rằng ta không thể đương đầu với Trung Quốc trong trận chiến mở rộng trên Biển Đông.

Chỉ hiểu nội lực là sức mạnh của riêng mình thì dù có vươn lên mạnh mẽ gấp mấy cũng chưa thể đương đầu với Trung Quốc trên Biển Đông. Nội lực phải gồm cả khả năng huy động được sức mạnh của quốc tế gộp vào cho mình. Sức mạnh quốc tế mà hiện nay ta có thể huy động chủ yếu nằm ở Hoa Kỳ. Tiềm lực quân sự các nước Đông Nam Á không lớn. Trong các cường quốc quân sự trên thế giới hiện nay, Hoa Kỳ là một trong mấy nước sẵn sàng chia sẻ với ta hơn cả về mối quan tâm đối với quyền tự do hàng hải trên Biển Đông.

Thực tế lịch sử và phân tích logic cho biết Hoa Kỳ không có nhu cầu (và không còn dám) xâm lăng hoặc đô hộ Việt Nam như âm mưu của bè lũ Đại Hán, cho nên liên minh quân sự với Hoa Kỳ thông qua những ràng buộc bởi những cam kết chặt chẽ sẽ không thể uy hiếp nền độc lập của ta.

Liên minh với Hoa Kỳ, dựa vào Hoa Kỳ không thể xem là hèn, là thương tổn lòng tự hào dân tộc. Không một ai trên thế giới có thể nghi ngờ về ý chí tự lực, tự cường và tinh thần tự tôn dân tộc của người Nhật.

Liên minh với Hoa Kỳ cũng không thể xem là cớ chọc giận Trung Quốc bởi vì Liên minh Việt Nam – Hoa Kỳ không phải để chống Trung Quốc mà là để bảo vệ Biển Đông của ta.

*

Vừa kết thúc bài viết, nước mắt tôi bỗng giàn giụa khi nghe ca sỹ Nhật Thủy đăng quang ngôi vị Idol Việt Nam 2014 bằng ca khúc “Tự nguyện” với câu hát hào hùng mê đắm “Là người, một lần khi nằm xuống, cùng anh em đứng lên phất cao ngọn cờ”. Thất vọng về bản thân đã gìà (gần 80), thất vọng về những người lãnh đạo, nhưng tôi hoàn toàn tin vào tuổi trẻ Việt Nam, hoàn toàn tin vào dân tộc tôi

 

Hà Nội 11 tháng 5 năm 2014                                                                                                       N.T.G.                                                                                            

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Chủ nhật 18/5: Toàn quốc xuống đường!

Chủ nhật 18/5: Toàn quốc xuống đường!

Cựu sĩ quan quân đội, Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng

Không thể trông đợi bất cứ sự tỉnh ngộ hay hồi tâm nào từ chính quyền Bắc Kinh! Không thể nào làm chùn bước não trạng “Ngàn năm Bắc thuộc” của kẻ đang một lần nữa muốn nô thuộc Giao Chỉ!

Cũng không thể mỏi mòn trông chờ động tác thể hình khom lưng của nhà cầm quyền Việt Nam được chuyển sang thế ngẩng cao đầu!Không thể chỉ với thái độ “ngoại giao mềm dẻo” nhằm kéo lê cố tật “mười sáu chữ vàng” mà không có bất cứ một hành động đáp trả xứng đáng nào!

Ngay một hành động danh dự tối thiểu cho khuôn mặt chính thể và cũng vì ý chí còn lại của dân tộc cũng chưa từng được phô diễn trong suốt ba tuần qua, kể từ khi giàn khoan HD981 của Đại Hán ngạo nghễ ngự trị ngay trên vùng biển quê hương của chúng ta.

Ba tuần qua phải có giá trị bằng ba năm trời đằng đẵng của một dân tộc chìm trong bóng tối phương Bắc cả một thiên niên kỷ và đang sắp mất nốt những giá trị tự trọng còn sót lại. Nỗi lăng nhục dân tộc đối với Việt Nam lần này là quá lớn so với gần hai chục đợt gây hấn và hành hạ ngư dân Việt của chế độ độc đảng Trung Quốc từ năm 2011 đến nay.

***

Nhu nhược là nguồn cơn của tội lỗi, đớnhèn là căn nguyên của mất nước.

Trong suốt ba năm qua, những gì mà chế độ một đảng ở Việt Nam dụng tâm thỏa hiệp với người bạn “Bốn Tốt” đã đổi lại được gì? 10 thỏa thuận của nguyên thủ quốc gia Trương Tấn Sang dưới bóng cờ sắc máu Tập Cận Bình vào mùa hè năm 2013 có làm cho tình thế bớt chút nào nóng bỏng và tủi nhục? Tại sao người được xem là một nguyên thủ quốc gia khác – Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng – lại khiến cho con dân nước Việt tuyệt vọng đến thế khi ông không dám đả động một lời về đợt xâm lăng HD981 trong bài diễn văn mở đầu Hội nghị trung ương 9 – một hành động khiến những người đam mê điện ảnh bắt buộc phải đau đớn ngẫm lại bộ phim “Sự im lặng của bầy cừu”?

Tất cả những im lặng còn kém xa tinh thần nhu nhược ấy quả là hoàn toàn bất xứng so với một quốc gia cũng được xem là nhỏ bé như Philippines. Cách đây đúng bốn chục năm, đất nước này chỉ là hình ảnh mờ nhạt của Việt Nam. Nhưng chỉ mới vào năm 2013, Manila đã khiến cho giọng hú chó sói của Bắc Kinh trở thành tiếng tru lạc lõng trong đêm trường Tây Tạng. Trung Quốc đã không dám thực hiện bất kỳ hành vi tấn công quân sự chiếm đảo nào. Ngược lại, lực lượng hải quân Philippines còn đủ can đảm bắt giữ tất cả những tàu cá Trung Hoa xâm phạm vùng lãnh hải của họ.

Nhưng thái độ của Bộ Chính trị Hà Nội ra sao? Trong ít nhất ba năm qua và bất chấp gần hai chục cuộc biểu tình của  tầng lớp trí thức và nhân dân, đảng và chính quyền Việt Nam đã chỉ mang trên mình một nỗi nhẫn nhục thực thể và nỗi sợ hãi vô hình, bởi những nguyên do và động cơ thâm sâu mà có lẽ chỉ có họ mới ngầm hiểu với nhau.

***

Ngay giờ đây, lớp dân chúng khốn khổ của giới cai trị Việt Nam lại không thể hình dung ra một hậu quả gì khác hơn, ngoài tiếng đồn về những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống thời đại đang dậy trời phẫn nộ.

Ngay vào giây phút đáng được xem là giờ lâm chung này của dân tộc, một cơn phẫn nộ khác cũng đang bừng sôi tràn ngập trong lòng dân chúng :

Tại sao sau gần hai chục năm bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ, giới lãnh đạo đầy bảo thủ ở Việt Nam vẫn không tiến nổi đến một hiệp ước quốc phòng với Hoa Kỳ – như kết quả mà người bạn Philippines vừa đạt được –để tạo nên một “lá chắn biển Đông” vì sự an nguy của chính mình?

Tại sao Chính phủ Việt Nam lại không đủ bản lĩnh khởi kiện hành vi xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc tại tòa án quốc tế như người bạn Philippines đã và đang làm?

Tại sao nhà cầm quyền Việt Nam lại không dám thể hiện lòng can đảm ngoại giao tối thiểu như triệu hồi đại sứ tại Trung Quốc, hay mạnh mẽ hơn là cắt đứt quan hệ ngoại giao với kẻ đã nuốt gọn thác Bản Giốc ở mạn đầu Tổ quốc?

Tại saoBộ Quốc phòng Việt Nam lại không có bất kỳ hành động quân sự nào để ít nhất tương xứng với điều được coi là danh dự và sự tồn tại của quân chủng hải quân hay binh chủng không quân nước nhà?

Tại sao cùng là người Việt Nam mà chính quyền và ngành công an ở Hà Nội, Sài Gòn và các địa phương khác vẫn đang tâm thực thi chính sách ngăn chặn biểu tình và bắt bớ người biểu tình đối với lớp dân chúng chỉ mang tinh thần yêu nước và phản kháng Trung Quốc?

Tại sao họa xâm lăng đang cận kề mà một bộ phận quan chức no đủở các cấp vẫn ung dung thù tạc, với những cuộc mittinh lạc điệu cùng những cuộc “phản biểu tình” thô thiển mà chỉ nói lên một ý nghĩa duy nhất: Hèn với giặc, Ác với dân?…

***

Chủ nhật ngày 18 tháng Năm năm 2014, Toàn quốc xuống đường!

Hãy xuống đường để nhà cầm quyền Việt Nam thấm thía rằng số phận họ gắn liền với dân tộc Việt Nam! Xuống đường không chỉđể biểu thị tinh thần phản kháng Trung Quốc mà phản ứng cả thái độ nhu nhược và động cơ thỏa hiệp không thể chấp nhận của những người luôn kiên định chế độ một đảng lãnh đạo ở Việt Nam! Xuống đường để giàn khoan HD981 phải bị đuổi về cố quốc của nó! Xuống đường để không thể một lần nữa chịu khuất phục làm nô lệ cho phương Bắc!

Cuộc biểu tình ngày 11/5 vừa qua dù thật ý nghĩa nhưng vẫn chưa làm phai nhạt tâm trạng vô cảm chính trị trong xã hội và tâm thế đáng xấu hổ của những người mang nhiệm vụ phân hóa biểu tình. Chỉ chừng đó vẫn là quá ít để giữ yên Tổ quốc!

Không phân biệt các thành phần nhà nước và phi chính phủ, đã đến lúcchúng ta phải kết chặt tay nhau! Hãy kết liên một lòngvà nhiệt thành giữa giới công chức và viên chức, quân đội và công an, Mặt trận Tổ quốc cùng các đoàn thể nhà nước… với toàn thể nhân dân, công nhân, nông dân, sinh viên, học sinh, trí thức, tôn giáo và xã hội dân sự! Các tỉnh thành trên cả nước hãy xuống đường để thế giới biết rằng chúng ta có Chính nghĩa!

Xuống đường để làm sống lại lời hịch phá Thanhcủa Quang Trung Nguyễn Huệ:

Đánh cho để dài tóc 
Đánh cho để đen răng 
Đánh cho nó ngựa xe tan tác 
Đánh cho nó manh giáp chẳng còn 
Đánh cho nó biết nước Nam anh hùng có chủ

***

Đả đảo chủ nghĩa bành trướng Trung Hoa!
Đả đảo quân xâm lược Trung Quốc!
Tổ quốc hay là chết!
Đời đời Việt Nam tự do!

P.C.D.

Tác giả gửi BVN

 

 

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Dân tộc phải hồi sinh!

Dân tộc phải hồi sinh!

Hà Sĩ Phu

(Một bài bốn năm về trước như viết cho hôm nay)

1. Mất nước là gì?

Ngoại xâm là sự xâm lăng từ bên ngoài, nội xâm là sự xâm lăng từ bên trong, đối với một quốc gia. Nếu quốc gia ấy không chống cự nổi trước sự xâm lăng, dù từ bên ngoài hay từ bên trong, thì kết quả đều giống nhau: mất nước!

Có người thắc mắc: trường hợp mất nước vào tay người trong nước là nghĩa làm sao? Xuất phát từ quan điểm Dân là gốc của nước thì ngày nay phải hiểu “mất nước” là tình trạng nhân dân bị mất quyền làm chủ đất nước của mình. Nước vẫn còn đó nhưng dân không làm chủ thì đấy là mất nước!

Quyền làm chủ ấy bị mất vào tay người nước ngoài thì gọi là nạn ngoại xâm, mất vào tay kẻ thống trị độc tài trong nước thì đó là nạn nội xâm. Giặc ngoại xâm hay nội xâm đều cướp mất của dân quyền làm chủ đất nước, trong đó có quyền quan trọng nhất là quyền làm chủ đối với đất đai, lãnh thổ. Cả hai trường hợp đều do thiếu dân chủ, thiếu bình đẳng, hoặc là thiếu dân chủ giữa các quốc gia, hoặc do thiếu dân chủ trong nội bộ một nước.

Trong thế giới văn minh ngày nay, đại bộ phận nhân dân đã được làm chủ đất nước của mình, song vẫn còn một số tập đoàn cầm quyền muốn tiếm đoạt quyền ấy của nhân dân mình hoặc nhân dân nước khác, làm cho nhân dân bị “mất nước từng phần”, chứ không còn khả năng gây ra sự “mất nước trọn gói” như ngày xưa nữa.

2. Chủ nghĩa đấu tranh giai cấp có hại cho dân tộc.

Chủ nghĩa tư bản đã và đang tồn tại ở rất nhiều quốc gia, nhưng chẳng bao giờ và chẳng ở đâu phải đưa ra khẩu hiệu “yêu chủ nghĩa tư bản là yêu nước”. Tại sao đến phiên “chủ nghĩa xã hội” lại phải đặt ra vấn đề “yêu chủ nghĩa xã hội là yêu nước”? Tại sao phải cố tình đồng nhất hai tình yêu ấy, cột chặt hai tình yêu ấy với nhau? Nguyên nhân rất đơn giản, vì trên thực tế hai thứ ấy không đồng nhất, không khớp được với nhau, nên phải dùng khẩu hiệu ấy để cố gò nó lại. Không ký sinh được vào chủ nghĩa yêu nước thì cái gọi là chủ nghĩa xã hội chẳng còn sức sống gì.

Lúc đầu, sự kết hợp ấy có gây được sự cộng hưởng là do “… lúc ấy cái vòng kim cô Mác – Lê vẫn chỉ mới như một hào quang từ xa, chưa hiện hình tác quái…” [1] . Nhưng chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa đấu tranh giai cấp vốn tiềm tàng những mâu thuẫn cơ bản nên càng về sau càng xung đột. Đấu tranh giai giai cấp ắt phải tiến đến chuyên chính vô sản (Lenin). Trong khi chủ nghĩa yêu nước cần đoàn kết dân tộc và sự phát triển, thì chuyên chính vô sản vừa phá đoàn kết dân tộc vừa kìm hãm sự phát triển. Từ 1989, chuyên chính vô sản khắp nơi trên thế giới bị đào thải, gốc rễ là do nó chống lại chủ nghĩa yêu nước. Những nước cộng sản Đông Âu đuổi chủ nghĩa cộng sản đi chính là đuổi nội xâm để giành lại đất nước.

Họ đuổi đi một chủ nghĩa có hại cho đoàn kết dân tộc và sự phát triển, chứ về con người họ càng đùm bọc nhau hơn, như dân Tây Đức và dân Đông Đức, không ai đánh đuổi ai cả.

Chủ nghĩa đấu tranh giai cấp vốn coi những gì thuộc về giai cấp quan trọng hơn những gì thuộc về dân tộc, nên mới có xu hướng bỏ qua ranh giới dân tộc để “vô sản toàn thế giới liên hiệp lại”. Ảo tưởng này đã được các nước cộng sản lớn lợi dụng ngay, cái “gia đình các nước xã hội chủ nghĩa” đầy tính chất gia trưởng nên các anh cả chị hai lấn át các nước nhỏ để thu lợi. Về sau, khi quan điểm giai cấp đại đồng ấy bị phá sản, mọi nước trở về với chủ nghĩa yêu nước thì những “việc đã rồi” khó có thể đòi trở lại. Nếu không có cuộc chiến Bắc Nam về ý thức hệ và không có tư tưởng vô sản thì ông Phạm Văn Đồng chắc không dễ dàng nhường cho Trung Quốc quần đảo Hoàng Sa đâu. Khi phe xã hội chủ nghĩa tan rã, Trung Quốc trở thành trụ cột xã hội chủ nghĩa duy nhất thì một lần nữa quan điểm cộng sản lại làm cho nước Việt Nam thiệt thòi nhiều trước một Trung Quốc vốn đầy tham vọng.

“Nếu không vướng chủ nghĩa ấy tôi tin chắc rằng những người lãnh đạo Việt Nam ngày nay đã không chịu thế lép, mà cũng hiên ngang như Lý Thường Kiệt, như Quang Trung đã làm chứ không thua kém đâu. Chỉ bởi vì nếu không nương tựa vào Đại Hán thì một cái quái thai cộng sản, cô độc cỏn con, ngược dòng, đứng làm sao được trước dòng chảy văn minh toàn cầu này?… Mấy nghìn năm, Đại Hán đô hộ mãi vẫn không cướp được một tấc đất Việt Nam nào, ‘Nam quốc sơn hà’ một ly cũng không suy suyển. Bây giờ nhờ có cái gọi là chủ nghĩa xã hội quốc tế, họ có thể làm được cái việc ấy mà không tốn một phát tên, một viên đạn nào, có phải thế không? Thế thì trong việc giữ nước, thời kỳ này là mạnh nhất hay yếu nhất trong lịch sử? Nếu những người cầm quyền Việt Nam vẫn cứ đi nước đôi, cố nắm ngọn cờ chủ nghĩa xã hội, tức là cùng một lúc cầm cả hai ngọn cờ, thì nguy cơ báo trước rằng ngọn cờ Dân tộc sẽ tuột khỏi tay, bởi ngọn cờ Dân tộc bao giờ cũng thuộc về những người yêu nước chân chính, không chấp nhận bất cứ một vòng kim cô nào chụp lên đầu Dân tộc!” [2]

Không nghi ngờ gì nữa, chủ thuyết cộng sản rất có hại cho chủ nghĩa yêu nước, nó là một nguồn nảy sinh và nuôi dưỡng nội xâm, làm lợi cho ngoại xâm, khẩu hiệu “yêu chủ nghĩa xã hội là yêu nước” là một khẩu hiệu ngược

3. Vừa nội xâm vừa ngoại xâm – phải làm gì trước?

Muốn chống được ngoại xâm cần phải lo xa. Lo xa không gì bằng phải dẹp nội xâm trước hết, vì đây là nhân tố trực tiếp hay gián tiếp rước ngoại xâm vào.

Nội xâm làm cho dân nghèo, dân khổ, dân oán. Ngay nội bộ cầm quyền cũng lục đục lo đối phó với nhau. Như vậy dân tộc bị tiêu ma sinh lực, tạo cơ hội cho ngoại xâm. Muốn chống nội xâm phải có một hệ thống chính trị dân chủ, bình đẳng, có luật pháp công minh, song đó đều là những yêu cầu mà một hệ thống chính trị có gốc là chuyên chính vô sản, với một đảng duy nhất cầm quyền vô thời hạn như Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Bắc Triều Tiên khó lòng thực hiện được. Trong những nước xã hội chủ nghĩa này, mọi sự đoàn kết chỉ ở ngoài vỏ, giữ yên xã hội chủ yếu là bằng quyền lực.

Các hội chứng dối trá, bạo hành, vô cảm đục ruỗng xã hội. Tất cả tai vạ đều trút xuống kẻ không quyền lực là dân thường, như thế họ không thờ ơ với đất nước sao được? Trong bài “Để cứu Trường Sa” tác giả Trần Khải đã có một câu chí lý: “Nếu không cho người dân quyền làm chủ thực sự, thì mảnh đất hình chữ S cũng sẽ là đất lạ!” (đất nước này không phải của dân?).

Trong khi việc “Chống nội xâm, cứu nước” [3] còn bế tắc như thế thì tình huống ngoại xâm đã đến! Buộc phải tập trung “đối ngoại” đã, nhưng chống ngoại xâm khi nội xâm đang là quốc nạn thì quả thực vô cùng khó khăn. Khắc phục bệnh thờ ơ – vô cảm để người dân vào cuộc tranh đấu đã khó nhưng xuống đường rồi có thể lại bị chính nhà cầm quyền cản trở mới thật ngược đời (đáng lẽ nhà nước phải vận động, khuyến khích chứ?).

Nhưng bế tắc tận cùng sẽ thấy lối ra. Quy luật xưa nay, khi đất nước bị bên ngoài xâm lăng bao giờ cũng gây ra hai hiệu ứng trái ngược: một hiệu ứng tích cực là làm cho tinh thần dân tộc thức tỉnh, dẹp oán thù, dị biệt nội bộ để lo cứu nước, còn hiệu ứng tiêu cực là làm cho kẻ cơ hội bám lấy ngoại bang, ve vãn để kiếm chác, kẻ yếm thế thì càng trùm chăn.

Nhưng thật vui mừng khi thấy trong trường hợp xã hội ta hiệu ứng tích cực có lẽ mạnh hơn, ít nhất là trong lúc này. Sau các cuộc biểu tình sáng 9-12, Thái Hữu Tình đã viết:

Sinh viên biểu tình, phải đâu chuyện lạ

Nhưng nước mình khác nước người ta!

(vì không nước nào cấm biểu tình yêu nước – HSP)

Nếu quả thực đã hồi sinh được hồn dân tộc

Thì thực tình, tôi cám ơn kẻ cướp Trường Sa

Một sớm mùa đông, nước non này ấm lại… [4]

Nước non này ấm lại” vì xuất hiện nhiều nhân tố mới mấy chục năm nay chưa từng có, sinh viên biểu tình, có các văn nghệ sĩ và một số người đứng tuổi tham gia. Lần đầu tiên xuất quân mà họ chững chạc, đàng hoàng, khôn ngoan, linh hoạt, cứng dắn. Cô văn sĩ rất trẻ Lynh Bacardi (thế hệ 8x) nói: “Ðây, cuộc mở miệng đầu tiên của chúng tôi. Ðây, lần đầu tiên chúng tôi thực hiện một trong những quyền cơ bản của con người. Ðây, chúng tôi cảm nhận được nhiệt huyết sôi sục trên gương mặt nhau. Ðây, chúng tôi nhắc nhở cho chính phủ Việt Nam biết nhân dân Việt Nam còn tồn tại và biết họ cần làm những gì cho đất nước”. “Nếu chủ nhật tới và những chủ nhật về sau có buổi xuống đường, tôi xin lại được tiếp tục đứng bên cạnh các bạn.” [5]

Nhà thơ Hoàng Hưng cũng tham gia biểu tình và phát hiện một vấn đề chính trị rất trúng: “Rõ ràng là khi lòng yêu nước xuất phát từ đáy con tim chúng ta, không bị ai dắt mũi, ra lệnh, áp đặt, thì nó thực sự trở thành sức mạnh. Người dân thờ ơ với chính trị chỉ là do cái chính trị ấy không hợp với lòng dân, cái chính trị của ai đó độc quyền làm với danh nghĩa người dân.” [6]

Rõ ràng là một thể chế áp đặt, thủ tiêu quyền làm chủ của dân thì cũng thủ tiêu luôn cái hồn dân tộc, nhưng hôm nay các bạn trẻ đã làm cho cái hồn đó hồi sinh. Cám ơn “kẻ xâm lược” như lời Thái Hữu Tình là phải lắm!

Đọc thấy trên các trang Web dân chủ có thông báo ký tên phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ [7] , rất nhiều bạn bè quanh tôi ký tên ngay, không cần biết người đứng ra tổ chức là ai. Họ bảo: Ai đứng ra cũng được, việc này là chung của tất cả những ai là người Việt Nam, mọi ranh giới về chính trị, tôn giáo, đảng phái đều không còn nữa!

Trong phong trào dân chủ đang có nhiều dị biệt nhưng đến việc này lại gần gũi nhau hơn. Hôm biểu tình có anh công an đã nói nhỏ với một sinh viên: nếu không vướng bộ quần áo này thì tôi đã đứng vào với các anh rồi.

Tổ quốc đúng là mẹ hiền, vì chỉ có mẹ mới ôm được tất cả những đứa con xung khắc vào trong một vòng tay.

Giả dụ trong cuộc biểu tình có một công an đứng ra ngăn cản, sinh viên có thể giãi bày: Ở đây chỉ có hai bên, một bên là những người Việt Nam giữ gìn lãnh thổ, phía bên kia là kẻ xâm lấn đất nước ta, vậy đồng chí thuộc bên nào?… Nói thế mà công an còn kiên quyết giải tán những người yêu nước ôn hoà thì chẳng ngượng với lương tâm lắm sao?

Ví dụ thì còn nhiều, thực tế thật phong phú.

Sự nghiệp chống nội xâm là việc căn bản của ta, còn phải làm dài dài. Nhưng việc chống ngoại xâm cấp thiết trước mắt bỗng dưng lại thành nhân tố tích cực, nó thức tỉnh, hoạt hoá xã hội, thêm người tốt, bớt người xấu, kéo mọi người lại gần nhau…

Liên kết dân tộc càng mạnh thì càng có khả năng phân hóa nội xâm, cô lập ngoại xâm. Hai mặt trận chống nội xâm và chống ngoại xâm nhịp nhàng cùng một lúc lại hỗ trợ cho nhau mới hay chứ!

Không buồn mà lại vui. Chủ nghĩa Mác cũng đã có câu: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, là ngày hội của quần chúng”, nhất là quần chúng trẻ dồi dào trí tuệ và sinh lực.

Cứ vào thực tiễn sẽ thấy lối ra.

Mọi lý thuyết đều màu xám, chỉ cây đời mãi mãi xanh tươi”. Hay thật.

 

H. S. P. (Tháng 5-2010)

Tác giả gửi BVN.

===================================

[1] Hà Sĩ Phu: “Phải có dân chủ mới giữ được độc lập dân tộc”:

 

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Công An đàn áp PGHH – Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo liên tiếp bị đàn áp

 Công An đàn áp PGHH – Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo liên tiếp bị đàn áp

 

Đánh đập dã man

Trong những ngày qua, nhiều tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo chân tu ở Miền Tây tiếp tục bị đàn áp đáng ngại, nhất là trong những ngày lễ lớn của Đạo PGHH.

Cách nay ít lâu, một viên chức công an cao cấp tại Miền Tây khẳng định rằng:

“Vấn đề tín ngưỡng tôn giáo là quyền của công dân VN được pháp luật VN bảo hộ. Không ai có quyền xâm phạm đến họ.”

Thì mới đây, vào thứ Hai 24 tháng 6 vừa rồi, tức ngay trước ngày18 tháng Năm âm lịch kỷ niệm thời điểm Đức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng Đạo PGHH tại Miền Tây Nam Bộ cách nay hơn 50 năm, lực lượng gồm công an, mật vụ, dân phòng tấn công đoàn rước lễ tại Quang Minh Tự ở ấp Long Hoà 2, xã Long Điền A, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Tu sĩ Nguyễn Văn Bông thuộc làng Hòa Hảo, An Giang kể lại rằng: “chúng đánh đập Tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm cùng khoảng 20 tín đồ PGHH, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em. Nhiều tín đồ nữ PGHH bị ngất xỉu khi bị đánh đập dã man. Chúng còn đem nước xịt vào những người bị thương đang nằm la liệt trên đường đi. Riêng tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm bị khoảng 20 tên thay phiên nhau đánh vào bụng, ngực và đầu làm Tu sĩ phải gục xuống, chúng mới thôi”.

Rồi đến ngày Chánh Lễ 18 tháng Năm âm lịch, tức thứ Ba 25 tháng Sáu vừa rồi, tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm, Trụ trì Quang Minh Tự, đã lấy dao tự mổ bụng để phản đối hành động công an đàn áp thô bạo khi phái đoàn đồng đạo do ông dẫn đầu tiến vào Quang Minh Tự hành lễ kỷ niệm ngày Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ khai sáng đạo pháp. Bào đệ của Tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm, là tu sĩ tại gia Võ Văn Diêm, kể lại:

“Công an dùng ghế ném chúng tôi, dùng nước thúi xịt chúng tôi, Anh Năm tôi (Tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm) và các đồng đạo đều bị trúng, rồi họ chửi mắng cách thô lỗ, lúc đó anh mới vạch bụng ra tự mình rạch bụng, vết thương chiều sâu hơn 1 cm, và chiều dài hơn 10 cm, lúc đó họ thấy vậy tản ra. Anh Năm tôi lúc đó xỉu, mấy anh em tôi mới khiêng anh Năm tôi về nhà thân mẫu tôi… Họ dùng hành động và có thái độ tàn ác như vậy với chúng tôi.”

Giữa lúc tín đồ PGHH chân chính ngày càng lâm nạn, mà nói theo lời tu sĩ Võ Văn Bữu: “gần đây họ mạnh tay hơn trước. Họ dùng những hành động dữ dằn hơn: nói chung côn đồ, lưu manh quá chừng nhiều. Anh em chúng tôi sơ hở đi ra ngoài đường là bị đánh, bị dùng xe ép, xe đụng, chặn đường đánh”, thì một viên chức trong Ban Trị Sự Trung ương của Giáo Hội PGHH bị tín đồ cho là “Giáo hội Quốc Doanh”, khẳng định:

“Trong nhiệm vụ của Ban Trị Sự, Đức Thầy nói là khi các Ban Trị Sự lập xong thì phải khẩn cấp lập thêm 3 Ban: một là Ban Nghiên cứu Đạo Phật; Hai là Ban Huấn luyện Truyền bá Đạo Phật; ba là Ban Chẩn Tế tìm phương cách cứu giúp kẻ khốn cùng. Với 3 ban này thì hiện nay Ban Trị Sự Trung ương lo thực hiện 4 chương trình Đạo sự gắn liền với 3 Ban này để hoạt động đúng theo lời Đức Thầy.”

Nhưng cư sĩ PGHH Lê Minh Triết cư ngụ tại Chợ Mới, An Giang phản ứng rằng:

“Dạ mong muốn của tín đồ PGHH, trước nhất về phương diện đạo pháp, là làm sao tôn giáo của mình không bị bàn tay của nhà nước xen vô, và người PGHH được tự do truyền đạo, tự do hành đạo, tự do làm tất cả công tác của tôn giáo mình, trong khi Ban Trị Sự phải không do Nhà nước chỉ đạo, mà phải do tín đồ PGHH chọn người đủ tài, đức để lãnh đạo giềng mối của PGHH.”

http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep…013155646.html

Copyright © 2006, RFA. Đăng tải lại với sự cho phép của Radio Free Asia, 2025 M St. NW, Suite 300, Washington DC 20036.http://www.rfa.org.

Reply With Quote
The Following User Says Thank You to TuyetNhiNguyen For This Useful Post:
tu.nhan.dan. (06-27-2013)
  #2
Cũ 06-27-2013, 05:09 PM
Thống soái
Ngày Gia Nhập: Dec 2010
Số Bài: 15,110
Thanks: 1,448
Được cảm ơn 2,901 lần trong 2,368 bài
Default

Cư sĩ PGHH rạch bụng phản đối chính quyền

Anh em đồng đạo khiêng cư sĩ Võ Văn Thanh Liêm về nhà mẹ ruột ông Võ Văn Diêm hôm 25/6/2013
Quang Minh Tự tại ấp Long Hòa 2, xã Long Điền A, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang lại bị công an đến bao vây không cho tiến hành lễ kỷ niệm khai sáng đạo.

Công an đàn áp…
Sự việc diễn ra hôm nay ngày 25 tháng 6 năm 2013, tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm sau khi hoàn thành nghi thức lập bàn hương án tại nhà thân mẫu của ông và dẫn đầu đoàn các đồng đạo tiến vào Quang Minh Tự để hành lễ thắp nhang cho Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ nhân ngày khai sáng đạo, thì công an- an ninh địa phương tiến hành ngăn chặn và hành hung trên đường vào chùa. Trước hành động đó của phía cơ quan chức năng ông Võ Văn Thanh Liêm đã lấy dao ra tự mổ bụng để phản đối.
Ông Võ Văn Diêm, người em của ông Võ Văn Thanh Liêm cho chúng tôi biết sự việc:
“Làm lễ xong rồi, mặc áo choàng đi mỗi người cầm 1 nén hương vào chùa Quang Minh Tự, đi được một đọan đường hơn 100 mét, hai bên có hàng rào, công an dùng ghế ném chúng tôi, dùng nước thúi xịt chúng tôi, Anh Năm tôi và các đồng đạo đều bị trúng, rồi họ chửi mắng cách thô lỗ, lúc đó Anh mới vạch bụng ra tự mình rạch bụng, vết thương chiều sâu hơn 1 cm, và chiều dài hơn 10 cm, lúc đó họ thấy vậy tản ra, Anh Năm tôi lúc đó xỉu, mấy Anh Em tôi mới khiêng Anh Năm tôi về nhà thân mẫu tôi. Bây giờ chúng tôi đang lo trị bệnh cho Anh Năm và các Anh Em bị thương, các Anh Em bây giờ mà không được uống thuốc điều trị thì chắc chắn sau này đều bị mang bệnh hậu, họ dùng hành động và có thái độ tàn ác như vậy với chúng tôi.”
…họ chửi mắng cách thô lỗ, lúc đó Anh mới vạch bụng ra tự mình rạch bụng, vết thương chiều sâu hơn 1 cm, và chiều dài hơn 10 cm, lúc đó họ thấy vậy tản ra.

Ông Võ Văn Diêm

Một nữ Phật tử Hòa Hảo, tên Tuyết đi cùng với đoàn cho biết tiếp thêm sự việc xảy ra:
“Công an an ninh đánh các đồng đạo vào bụng, vào hông, họ xô đẩy, họ dùng bàn ghế ném vào đầu của các đồng đạo nữ, và họ dùng nước hầm cống hôi thúi, xịt vào mọi người.”
Nữ Phật tử nói trên cho chúng tôi biết tình hình công an an ninh bao vây chặt khu chùa Quang Minh và không cho các cư sĩ vào:
“Hôm nay, công an an ninh tăng cường bốn tứ phía luôn, hôm qua thì có khoảng trên 100 an ninh công an, hôm nay thì có thể trên con số hôm qua nữa, có cả công an tỉnh, huyện, xã, ấp. Công an nói không cho vào không có lý do nào hết, nơi Quang Minh tự này không ai được đến, chỉ có người trong nhà được đến thôi, còn ngoài ra những người lạ, tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo thì không được vào Chùa dự lễ, họ chỉ nơi khác đến như Ban Đại Diện của Phật Giáo Hòa Hảo do nhà nước lập ra đến nơi đó mà cúng thờ, cách Quang Minh tự vài cây số.”
… đánh đập tu sĩ

Cư sĩ Võ Văn Thanh Liêm đã lấy dao ra tự mổ bụng để phản đối chính quyền ngày 25 tháng 6 năm 2013. RFA files Ngày chánh lễ rơi vào ngày hôm nay 25/6/13, tuy nhiên cư sĩ chuẩn bị cho sinh hoạt này đã bắt đầu từ ngày 24/6/13 tại tư gia thân mẫu của Thầy Võ Văn Thanh Liêm. Công an hôm qua cũng đã tiến hành những hành động ngăn trở tương tự như ngày hôm nay 25 tháng 6 :
“Ngày hôm qua lúc khoảng một giờ trưa, có một số anh em đồng đạo và các đứa cháu của tôi, cũng trên 20 người sau khi xong nghi thức lập bàn hương, trên đường đi vào chùa Quang Minh, bị chính quyền địa phương của Tỉnh, Huyện, xã, Ấp canh gác trên đường đi vào Chùa, họ dùng thái độ chửi mắng cách thô lỗ, đánh đập vào người, họ dùng máy bơm nước vào cái cống dơ bẩn, họ xịt vào người, trên mình đầu, cổ, ướt hết tóc tai, có người bị xịt trúng té xuống, vì cách có ba, bốn mét, đánh mấy Anh Em, có đứa cháu gái tôi, công an nó lấy ghế đập, ném bị sưng đầu đổ máu, và có một cô ở xóm tên Nguyễn Thị Mỹ Kiều cũng bị đánh, họ có thái độ của họ quá tàn nhẫn đối với nhân dân và các Anh Em đồng đạo.”
Ông Võ Văn Thanh Liêm từng bị đi tù nhiều lần vì cương quyết bảo vệ giáo lý chân truyền của Đức Huỳnh Giáo chủ. Ông mãn án tù 6 năm cho lần vào tù thứ 34 hồi ngày 5 tháng 2 năm ngoái.
Một số tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo cho biết, hiên nay số lượng Phật tử PGHH có khoảng trên 2 triệu khắp ở Việt Nam, đa số tín đồ tập trung ở Miền Tây Nam Bộ, nhiều tín đồ PGHH chân tu tại Miền Tây đã bị hành hung, giam cầm, đe doạ thường xuyên chỉ vì Đức Tin Tôn Giáo và quyết không theo Giáo Hội PGHH mà do chính quyền Cộng sản Việt Nam lập ra. Ông Võ Văn Diêm chia sẽ với chúng tôi trong tâm trạng bức xúc:
Công an an ninh đánh các đồng đạo vào bụng, vào hông, họ xô đẩy, họ dùng bàn ghế ném vào đầu của các đồng đạo nữ, và họ dùng nước hầm cống hôi thúi, xịt vào mọi người.

Một nữ Phật tử

“Do Đảng cộng sản vô thần, độc tài, không cho đa nguyên, đa đảng, những người vào đảng, thì không được có tôn giáo, Đảng chỉ có một Đảng thôi không tôn giáo. Và họ muốn diệt Đạo của chúng tôi, mà họ diệt không được, lúc dựng tổ đình họ đánh đập các Anh/Em bỏ tù đày họ, và bây giờ họ muốn lấy quyền hành của người trong Đạo, thì họ đưa Đảng viên vào nắm giữ các chức vụ, nhưng không được tín đồ nào bầu. Thành ra có những người nhẹ dạ sợ theo họ, còn một số Anh/Em không theo họ thì họ kêu là bất đồng ý kiến.”
Chúng tôi gọi điện đến cơ quan công an địa phương để tìm hiểu về thông tin mà các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo cho biết như vừa nêu; nhưng khi chúng tôi trình bày sự việc, người nhận máy cúp ngay.
Chính quyền Cộng sản Việt Nam luôn nói với dư luận quốc tế là nhà nước Việt Nam tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo. Tuy nhiên việc tiếp tục tấn công vào tín đồ PGHH tại Quang Minh Tự cho thấy hành động của chính quyền địa phương ở An Giang đi ngược lại với những gì mà chính quyền trung ương đã nói./ An Nhiên/ RFA

Reply With Quote
The Following 2 Users Say Thank You to KienHoa For This Useful Post:
nguoivn (06-27-2013), tu.nhan.dan. (06-27-2013)
  #3
Cũ 06-27-2013, 07:49 PM
Tướng 2 sao
Ngày Gia Nhập: Dec 2010
Số Bài: 320
Thanks: 590
Được cảm ơn 314 lần trong 168 bài
Default Vì nƯỚc, vì ĐẠo quên mình.

VÌ NƯỚC, VÌ ĐẠO QUÊN MÌNH.
Tín Đồ Phật Giáo HÒA HẢO An Giang: Chúng Tôi Chấp Nhận Đương Đầu Với Cộng Sản Để Bảo Vệ “Đạo”

Toán CA này tỏ ra rất hung hãn, ăn nói thô bạo như côn đồ, hăm đánh, hăm còng, hăm bắn đủ thứ . . . nhưng chẳng ai sợ hãi.
Ngoài ra, hằng trăm gia đình cán bộ cốt cán PGHH Thuần Túy khắp các tỉnh Miền Tây đều bị CA dùng đủ mọi mánh khóe đe dọa, hoặc canh giữ ngày đêm công khai hay bí mật…

Trích : “Trong một bức thư gởi cho Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng thắng thắn phê bình chủ trương thân Tàu cộng sát hại người đồng chủng:
Đồng bào nỡ giết nhau chi,
Bang duật tương trì lợi lũ ngư ông . . .
*
* *
Nước Nam Việt ở ven bờ Nam hải,
Ngàn xưa từng chống Tàu họa xâm lăng,
Bạch Đằng Giang công nghiệp ấy ai bằng,
Quân Việt ít đánh tan Mông Cổ mạnh . . .”
*
* *
Vì quan điểm ngăn ngừa họa xâm lăng Tàu cộng như vậy nên đảng csVN và Mao Trạch Đông đồng xem PGHH như là một trở lực đáng ngại nên phải áp dụng kế hoạch triệt tiêu PGHH và mở màn trận tuyến triệt tiêu PGHH là hành động thô bỉ, và bạo ngược của Trần Văn Giàu ngang nhiên xua hằng trăm Quốc Gia Tự Vệ Cuộc (Công An) đến bao vây văn phòng Đức Huỳnh Giáo Chủ ở đường Miche (Sàigon) để sát hại Ngài trong đêm 9-9-45 (sau khi Nhật đầu hàng) nhưng VMCS không thành công, và từ đó chương trình truy quét PGHH, csVN vẫn tiếp diễn cho đến ngày 17-4-47 tức là ngày 25 thàng 2 nhuần năm Đinh Hợi , chúng thành công trong vụ ám hại Đức Huỳnh Giáo Chủ lần thứ 2.
Đại lược theo thời gian và không gian từ năm 1945 đến nay, 68 năm trôi qua, csVN thẳng tay truy sát PGHH trong mọi môi trường, trong mọi tình huống, trong mọi cơ hội . . . có thể được và số nạn nhân PGHH bị Việt Minh CS giết có trên 20.000 người . . . Hiện nay tại Phú Thuận , tỉnh Đồng Tháp còn một mồ chôn tập thể với 467 thi hài nạn nhân PGHH bị VMCS giết, và ở những nơi khác như ở Lôi Tự (Cần Thơ), Bến Tre, v.v. . . mỗi mồ chôn tập thể có đến hằng trăm thi hài.
Đã nhiều lần tôi gởi thư thách thức nhóm chóp bu đảng csVN nếu có can đảm hãy đi với tôi đến khai quật những mồ tập thể đó hầu nhận rõ cái tội ác “Trời không dung, Đất không tha” của đảng csVN, nhưng đảng csVN vẫn mãi mãi im hơi lặng tiếng trong lúc vẫn mãi mãi tiếp tục truy sát PGHH .
Đến nay, triển khai “Tàm thực kế”, Tàu cộng đã thành công 3 mặt trên 4 điểm chiến lược, còn điểm cuối cùng là Miền Nam.
Miền Tây Nam Bộ VN là một vựa lúa, sẽ là một cơ sở hậu cần chiến lược đối với Tàu cộng trong kế hoạch bành trướng thành con Rồng Châu Á, tất nhiên Tàu cộng sẽ thúc đẩy nhóm tay sai phải tìm cách triệt tiêu những tập thể đối nghịch mà PGHH là đối tượng hàng đầu.
Thế là PGHH phải bị csVN thẳng tay khủng bố trên mọi mặt là một việc phải xảy ra.
Nhưng dù trước đại hiểm họa Tàu cộng, dù dưới lưỡi dao đổ tể của csVN, người tín đồ PGHH vẫn quyết tâm bảo vệ đất nước, vẫn quyết tâm bảo vệ Đạo pháp đến hơi thở cuối cùng theo lời chỉ dạy của Đức Huỳnh Giáo Chủ:
Tử vì nước còn ghi linh miếu,
Thác bởi nhà thanh sử danh bia.
“Hưởng những tất đất, ăn những ngọn rau, muốn cho cuộc sống được dễ dàng, giống nòi được truyền thụ , ta cảm thấy bổn phận phải bảo vệ quê hương khi bị kẻ xâm lăng giày đạp. Bờ cõi vững lặng thân ta mới yên, quốc gia mạnh giàu ,mình ta mới ấm. Hãy tùy tài tùy sức, nỗ lực hy sinh cho xứ sở . . .”
Đó là những lời vàng ngọc, người tín đồ PGHH dù phải xương tan thịt nát cũng chẳng bao giờ dám làm sai.
*
* *
Ý chí và lập trường của người tín đồ PGHH là như thế đó, nhưng trước sức mạnh bạo tàn của Tàu cộng là một siêu cường quốc lại có sự hổ trợ của một nhóm VN tay sai “mãi quốc cầu vinh” thì PGHH khác nào một con én không bao giờ tạo được một mùa Xuân.
Chống xâm lăng bảo tồn đất nước, chống độc tài toàn trị để phát huy Tự Do, Dân Chủ là việc làm, là trách nhiệm của toàn dân, hay ít nhất là đại bộ phận toàn dân.
Ba mươi tám năm qua (1975-2013) dưới chế độ độc tài toàn trị của đảng csVN đã có không ít những cuộc trổi dậy của các thành phần chống cộng : Tôn giáo, Chính trị, Trí thức yêu nước, Cần lao, nông dân, sinh viên, học sinh, v.v. . . nhưng không đi đến thắng lợi cuối cùng là vì những cuộc trổi dậy này diễn ra đơn lẽ, mạnh ai nấy làm và mạnh ai nấy chịu hậu quả không có được sự hổ trợ tích cực và nhiệt tình không có sự ĐOÀN KẾT của các đoàn thể bạn để tạo thành một sức mạnh khả dĩ đương đầu được với csVN, nên dễ dàng bị CS đập tan.
Đây là một kinh nghiệm thực tiễn, một khuyết điểm đáng lưu ý cần bổ túc trong hàng ngũ chống độc tài toàn trị để hành sử trên con đường xây dựng Tự Do, Dân Chủ, và chống xâm lăng Tàu cộng , bảo tồn dất nước.
Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Là một chân lý, là một phương ngôn xử thế, là kim chỉ nam cho những con người muốn làm nên lịch sử từ việc nhỏ năm mười người cho đến hằng triệu người , hằng tỷ người . . . không có đoàn kết tất nhiên không có sức mạnh hợp quần, không có sức mạnh thì làm sao đi đến thành công được?
Sứ mạng của chúng ta hiện thời là đang đứng trước đại nguy cơ “MẤT NƯỚC” do bàn tay xâm lược Tàu cộng là một siêu cường quốc mà chúng ta cứu nước chống xâm lăng Tàu cộng bằng thực lực của những tập thể lẽ loi thì có khác nào đem trứng chọi đá, làm sao thành công?
“Phải biết người biết mình” là câu binh thơ gối đầu nằm của những người muốn làm nên lịch sử.
Trong hiện tình của đất nước, chúng ta phải tạo một khối Đại Đoàn Kết Dân Tộc mới có đủ uy tín , mới có đủ THẾ và LỰC để:
-Đẩy lùi độc tài toàn trị bên trong.
-Đánh tan xâm lăng Tàu cộng bên ngoài.
Có Đại Đoàn Kết Dân Tộc thì chắc chắn giặc xâm lăng nào ta cũng chiến thắng . . . chế độ độc tài nào ta cũng có thể giải thể hay đẩy lùi vào bóng tối.
Chúng ta phải nhớ lại tấm gương sáng ngời “Hội Nghị Diên Hồng” của con Hồng cháu Lạc.”

Qua nghĩa cử “hiên ngang dấn thân” của những người Trẻ Yêu Nước mà bị xử bản án nặng nề, không nương tay và giảm khinh của đảng csVN vừa xảy ra thời gian qua, đã chứng minh cụ thể là dưới chế độ độc tài toàn trị của đảng csVN hiện nay: “Chống xâm lăng Tàu cộng là một trọng tội ???”

Chúng tôi là Tín đồ lúc nào cũng lo tu hành và hoàn thiện với giáo lý của PGHH nên những ngày lễ hoặc những ngày giỗ chúng tôi sẵn sàng đến tham dự, dầu hoàn cảnh có khó khăn đến mấy chúng tôi cũng vượt qua mọi chướng ngại. Đây là ước nguyện của chúng tôi. Chúng tôi chấp nhận đương đầu với chế độ cộng sản bằng mọi cách để bảo vệ Đạo cũng như bảo vệ Tôn giáo của chúng tôi.
Đức Tin sẽ thắng sự chết !
Thệ nguyện: “Một Đời Một Đạo Đến Ngày Chung Thân”
PHẬT GIÁO HÒA HẢO Bất Diệt

Categories: Lịch Sử PG Hòa Hảo | Leave a comment

“Thỏa thuận trong bất đồng”

“Thỏa thuận trong bất đồng”

11/04/2014 07:32 (GMT + 7)
TT – Từ diễn đàn đầu tháng 4 với các bộ trưởng quốc phòng ASEAN tại Hawaii, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã nêu: “Tôi kêu gọi tất cả các bên tranh chấp làm rõ các yêu sách của mình bằng các chứng lý dựa trên luật pháp quốc tế và tuân thủ quy tắc được quốc tế chấp nhận cùng các chuẩn mực trong hành vi”.

Bộ trưởng Hagel (thứ hai từ trái sang) cũng phải đấu dịu khi nhắc lại chuyện suýt đụng tàu – Ảnh: Reuters

>> Trung – Mỹ nói chuyện nhưng chưa thông
>> Mỹ – Trung so kè “quyền lực mềm”
>> Chuck Hagel cảnh báo: TQ phải tôn trọng láng giềng

Để rồi, sau khi cự cãi với người đồng cấp Trung Quốc Thường Vạn Toàn hôm 8-4 tại Học viện Quốc phòng Trung Quốc, ông Hagel tiếp tục can gián: “Tranh chấp trên biển phải được giải quyết thông qua luật pháp quốc tế. Chúng ta phải tin tưởng vào những luật lệ và những quy tắc. Chúng tôi hi vọng các tranh chấp phải được quản lý, giải quyết một cách hòa bình và ngoại giao, phản đối việc sử dụng vũ lực hoặc cưỡng chế”.

Tại sao ông Hagel chỉ có mỗi một “bài ca can gián” đó? Ông không giấu giếm tâm tư của ông với các võ tướng Trung Quốc: “Do lẽ Quân đội nhân dân Trung Quốc hiện đại hóa các khả năng của mình và mở rộng sự hiện diện ở châu Á và xa hơn nữa, (khiến) các lực lượng Mỹ và Trung Quốc áp sát nhau hơn, làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố, tai nạn, hoặc một tính toán sai lầm”.

Rõ ràng vụ hai tàu hộ vệ tàu sân bay Liêu Ninh ngày 5-12 năm ngoái cố đâm thẳng vào chiếc USS Cowpens lúc đó đang bám đuôi chiếc Liêu Ninh vẫn còn ám ảnh ông Hagel. Nếu các bên cùng “tới luôn”, điều gì sẽ xảy ra? Bởi thế, trước các quan chức Trung Quốc, ông Hagel mới thuật lại công lao của chỉ huy trưởng chiếc Liêu Ninh: “Chỉ huy trưởng Zhang Zheng đã giúp tránh một thảm họa gần kề, tàu Mỹ và Trung Quốc tránh một vụ va chạm khi chỉ cách nhau 46m… Trong thời khắc khủng hoảng phải đối diện đó, chỉ huy trưởng Zhang đã cố làm xuống thang tình hình”.

Một cuộc xung đột trên biển Đông là điều mà ông Hagel cũng như bất cứ ai khác ở Washington không mong đợi. Mỹ chẳng muốn chiến tranh vào lúc đang phải trả cái giá quá đắt cho các cuộc chiến của cựu tổng thống Bush. Trong thực tế, hai tàu chống tên lửa mà ông Hagel hứa sẽ phái đến tăng cường bảo vệ Nhật cũng phải đợi đến năm 2017 mới đến nơi do còn phải “giật gấu vá vai” ngân sách dự toán cho tài khóa năm 2017!

Trong vị trí chủ nhà, ông Tập Cận Bình đáp lại “bài ca can gián” đó bằng bài ca “quan hệ quân sự kiểu mới” mà ông đã cùng ông Obama thỏa thuận vào tháng 6 năm ngoái tại Annenberg trên cơ sở không xung đột và không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác hai bên cùng có lợi, thúc đẩy hợp tác cụ thể đa dạng hơn, xử lý hữu hiệu hơn các dị biệt cùng các vấn đề nhạy cảm. Trong cuộc họp báo chung với ông Hagel, Bộ trưởng Thường Vạn Toàn đã loan báo bảy điểm vừa đồng thuận, trong đó cụ thể nhất là điểm 2: Hai bên thỏa thuận tích cực thúc đẩy hơn nữa tiến trình thiết lập một cơ chế mới nhằm thông báo các hoạt động quân sự lớn một cách tỏ tường, cũng như các chuẩn mực hành vi an toàn cho hoạt động quân sự trên biển, trên không và cố gắng sớm đạt kết quả cụ thể.

“Quan hệ quân sự kiểu mới” đó chẳng qua là một “thỏa thuận trong khi vẫn bất đồng” sao cho tránh đụng độ, theo bình luận của Đài truyền hình CCTV của Trung Quốc.

DANH ĐỨC

Chuyên gia Trung Quốc phản ứng Mỹ

Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên cho biết giọng điệu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel lẫn một số quan chức khác của Mỹ đưa ra liên quan đến vấn đề biển Đông và Hoa Đông lần này sắc sảo, mạnh mẽ hơn so với chuyến công du trước của người tiền nhiệm Leon Panetta năm 2012.

Trang web của Bộ Quốc phòng Trung Quốc dẫn lời Phó chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long ngày 8-4 nhấn mạnh người dân Trung Quốc “rất không vui” về những việc Mỹ giúp Nhật Bản và các nước Đông Nam Á qua cam kết sẽ sát cánh với khu vực này trong tương lai.

Giới chuyên gia Trung Quốc còn đang quan ngại những thông điệp mà Bộ trưởng Chuck Hagel và giới chức Mỹ đưa ra liên quan đến vấn đề biển Đông và biển Hoa Đông trong thời gian gần đây cũng chính là tín hiệu báo trước rằng Tổng thống Barack Obama sẽ đưa những vấn đề này ra thảo luận trong chuyến thăm Nhật Bản, Philippines và Malaysia sắp tới.

Thời Báo Hoàn Cầu ngày 10-4 dẫn lời ông Ngưu Tân Xuân, chuyên gia Viện Quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc, kêu gọi Bắc Kinh cần phải gây sức ép để Mỹ có thể biết được cảm xúc nghiêm túc của Trung Quốc về vấn đề này. Ông Nguyễn Tông Trạch, nguyên là nhà ngoại giao thuộc Viện nghiên cứu quốc tế của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho rằng Tổng thống Obama cần nghiêm túc xem xét khía cạnh này khi ông đến châu Á. “Trung Quốc đã truyền đạt thông điệp này trong các cuộc gặp với ông Hagel những ngày qua. Mỹ đang đi theo hướng mà Trung Quốc không muốn thấy, đó là đứng về phía Nhật Bản và Philippines. Trung Quốc rất bực bội về điều này” – ông Nguyễn nói.

Ông Giả Khánh Quốc, phó giáo sư Trường Quan hệ quốc tế thuộc Đại học Bắc Kinh, cho rằng việc cuối cùng mà Bắc Kinh muốn là ông Obama hãy quay đầu khi ông đến châu Á: “Các lãnh đạo Trung Quốc mong muốn rằng chuyến viếng thăm của ông Obama sẽ không bị lợi dụng để tập hợp các nước khác chống lại Trung Quốc”.

Trung Quốc đã khiến các nước trong khu vực phải cảnh giác trước tuyên bố tăng chi tiêu quốc phòng trong ba năm tới. Giới chuyên gia quốc tế nhận định đây là một tín hiệu mà chính quyền Bắc Kinh muốn khẳng định họ sẽ không giảm nhẹ cường độ trong các vụ tranh chấp lãnh thổ.

MỸ LOAN

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Cơ hội đối phó các thách thức trong thế kỷ 21

Quốc phòng Mỹ – ASEAN:

Cơ hội đối phó các thách thức trong thế kỷ 21

05/04/2014 08:20 (GMT + 7)
TT – Nhiều vấn đề của khu vực đã được đề cập tại Diễn đàn quốc phòng lần đầu tiên tổ chức ở Mỹ với sự tham dự của các đại diện Đông Nam Á.

Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh (trái) và Bộ trưởng Chuck Hagel tại bàn tròn ở diễn đàn ngày 2-4 – Ảnh: Reuters

>> ASEAN mạnh nhất khi đoàn kết 
>> Đẩy mạnh hợp tác quốc phòng Việt Nam – Nhật Bản

Ngày 4-4 (giờ VN), Diễn đàn quốc phòng giữa các nước ASEAN và Mỹ bước vào ngày làm việc cuối cùng và cũng là ngày quan trọng nhất tại Honolulu, bang Hawaii. Trong ngày làm việc tại khu nghỉ dưỡng Kalaha trên bờ biển Thái Bình Dương, các bộ trưởng quốc phòng đã có cuộc thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về một loạt vấn đề liên quan tới quốc phòng và an ninh.

Mỹ quan ngại trước những căng thẳng gia tăng ở biển Đông

Phát biểu với báo giới, sau khi kết thúc diễn đàn, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho biết Diễn đàn quốc phòng Mỹ – ASEAN lần đầu tiên diễn ra trên lãnh thổ nước Mỹ là cơ hội lớn để Mỹ với các quốc gia châu Á nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng xây dựng và tăng cường quan hệ đối tác nhằm đối phó hiệu quả với những thách thức mới trong thế kỷ 21. Diễn đàn cũng là một cột mốc lịch sử đánh dấu sự gắn kết và can dự ngày càng gia tăng của Mỹ với ASEAN, và là minh chứng cho thấy vai trò quan trọng của các nước ASEAN trong việc duy trì sự ổn định và hòa bình của khu vực.

Bộ trưởng Hagel cho biết tại diễn đàn lần này, Mỹ và ASEAN nhất trí xác định thảm họa thiên nhiên cũng là một yếu tố liên quan chặt chẽ với an ninh trong thế kỷ 21. Thách thức này đòi hỏi các quốc gia, trong đó có Mỹ và ASEAN, cần phải tăng cường hợp tác với nhau.

Theo ông, trong ba ngày diễn ra diễn đàn, các bộ trưởng quốc phòng đã thảo luận hàng loạt vấn đề, trong đó có việc hợp tác hàng hải và cách thức giải quyết các căng thẳng ở biển Đông. Bộ trưởng Hagel cho biết tại diễn đàn lần này, ông đã bày tỏ với các bộ trưởng ASEAN về mối quan ngại ngày càng tăng của Mỹ trước những căng thẳng gia tăng ở khu vực biển Đông, nơi quyền lợi của các nước cần phải được tôn trọng và Mỹ quan ngại về những đe dọa sử dụng vũ lực.

Bộ trưởng Hagel kêu gọi các bên tuyên bố chủ quyền ở biển Đông cần phải dựa trên luật pháp và các nguyên tắc ứng xử quốc tế, đồng thời khẳng định việc gia tăng hợp tác quốc phòng giữa Mỹ và ASEAN không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào. Trong chính sách tái cân bằng với châu Á, Mỹ cũng gia tăng quan hệ với Trung Quốc và ngay sau diễn đàn này, Bộ trưởng Hagel sẽ thăm Trung Quốc, một quốc gia mà ông cho rằng cần đóng góp vai trò tích cực hơn trong các vấn đề quốc tế.

Không để ASEAN trở thành công cụ của các nước lớn

Trả lời phỏng vấn TTXVN sau khi diễn đàn kết thúc, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam – đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định Diễn đàn quốc phòng Mỹ – ASEAN khác với các diễn đàn đa phương khác ở chỗ đây là diễn đàn giữa ASEAN với riêng Mỹ. Việc tổ chức diễn đàn là cần thiết nhằm tăng cường sự hợp tác và phối hợp đối phó với các thách thức phi truyền thống như cứu trợ, giải quyết hậu quả thiên tai. Tuy nhiên, điều quan trọng là ASEAN phải duy trì được vai trò trung tâm và chủ đạo, không để ASEAN trở thành công cụ của các nước lớn. Diễn đàn còn là cơ hội để bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN thảo luận với nhau về các vấn đề cùng quan tâm cũng như quan hệ của ASEAN với Mỹ.

Về vấn đề biển Đông, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho biết đây là một vấn đề nổi cộm, đã và tiếp tục được đề cập tại các hội nghị của ASEAN, trên nguyên tắc chung là giữ được sự ổn định và an ninh hàng hải, giải quyết các bất đồng bằng biện pháp ngoại giao, theo các nguyên tắc luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982, tuyên bố sáu điểm của ASEAN, tôn trọng các nguyên tắc duy trì nguyên trạng trong Tuyên bố của các bên về biển Đông (DOC), tiến tới việc ASEAN cùng Trung Quốc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho biết tại diễn đàn lần này, phía Việt Nam đã đề nghị Mỹ tăng cường chia sẻ thông tin, hỗ trợ kỹ thuật giúp nâng cao khả năng của các nước ASEAN trong việc phòng ngừa và đối phó với các thảm họa thiên nhiên và cứu hộ cứu nạn. Việt Nam đã tích cực tham gia các nỗ lực chung này, điển hình là nỗ lực khắc phục hậu quả trận bão tàn phá Philippines hồi năm ngoái và nỗ lực gần đây trong việc tìm kiếm máy bay chở khách của Hãng hàng không Malaysia bị mất tích.

Theo TTXVN

Mỹ cảnh báo Trung Quốc

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á Daniel Russel cảnh báo Trung Quốc không nên dùng vũ lực để đòi chủ quyền tại châu Á. Theo báo Washington Post, phát biểu trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, ông Russel cho biết sau khi Nga đưa quân vào bán đảo Crimea, một số nước châu Á đã bày tỏ lo ngại Trung Quốc có thể sẽ dùng vũ lực và các hành vi đe dọa đối với các nước láng giềng để đòi chủ quyền lãnh thổ.

Ông Russel khẳng định do nền kinh tế Trung Quốc có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau sâu sắc với Mỹ và các nước láng giềng, nên “các biện pháp cấm vận mà Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) áp lên Nga sẽ có hiệu quả cảnh báo đối với bất kỳ ai ở Trung Quốc muốn lấy việc Crimea sáp nhập vào Nga làm mô hình mẫu”. Trợ lý ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh Washington không đứng về phía nào trong các tranh chấp chủ quyền ở châu Á, nhưng “Trung Quốc không nên nghi ngờ quyết tâm bảo vệ các nước đồng minh của Mỹ”.

“Tổng thống Mỹ và Chính phủ Mỹ quyết tôn trọng các cam kết quốc phòng với các nước đồng minh” – ông Russel tuyên bố. Ông cho rằng Trung Quốc và các nước châu Á cần giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Ông Russel bày tỏ hi vọng việc Philippines kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế sẽ buộc Bắc Kinh phải làm rõ các đòi hỏi chủ quyền mù mờ. Trợ lý ngoại trưởng Mỹ cũng chỉ trích việc Trung Quốc triển khai một số lượng lớn tàu trên biển Đông trong các khu vực tranh chấp với Philippines là hành vi “khiêu khích”.

Theo thông báo của Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ đến thăm Nhật, Hàn Quốc, Malaysia và Philippines từ ngày 22-4 để khẳng định quyết tâm thực hiện chiến lược “tái cân bằng” chiến lược và kinh tế tại châu Á – Thái Bình Dương.

SƠN HÀ

Categories: Uncategorized | Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.