Daily Archives: May 16, 2014

Việt – Trung căng thẳng trên biển trên bộ

Việt – Trung căng thẳng trên biển trên bộ

Cập nhật: 11:51 GMT – thứ năm, 15 tháng 5, 2014

Trong những năm qua, Việt Nam và Trung Quốc có nhiều bất đồng, va chạm vì tranh chấp biển đảo.

Nhưng có thể nói kể từ khi hai quốc gia tái lập quan hệ ngoại giao vào những năm đầu 1990, chưa bao giờ Hà Nội và Bắc Kinh rơi vào tình trạng căng thẳng như hiện nay.

Liệu những tranh chấp hiện tại sẽ dẫn đến xung đột giữa hai nước và gây bất ổn cho khu vực?

‘Hết tình đồng chí’

Theo tiến sỹ Lee Jones – một nhà nghiên cứu về an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Đại học Queen Mary, London, Anh Quốc, ‘những căng thẳng hiện tại giữa Việt Nam và Trung Quốc khó có khả năng leo thang, biến thành một cuộc xung đột lớn vì Việt Nam không có khả năng để đối đầu với Trung Quốc về mặt quân sự”.

Nhưng cùng lúc ông cho rằng căng thẳng giữa Bắc Kinh và Hà Nội sẽ tiếp tục, giống như tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines trong thời gian gần đây.

Trong khi đó, Mark Beeson – giáo sư về chính trị quốc tế và cũng là một chuyên gia về an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thuộc Đại học Murdoch University, Perth, Úc – nhật xét:

“Hành động của Trung Quốc có thể gây bất ổn trong khu vực. Còn chuyện những căng thẳng hiện tại sẽ dẫn đến xung đột hay không là một vấn đề khác. Nhưng tôi không nghĩ là Trung Quốc muốn điều đó”.

Tiến sỹ Lee Jones cho biết trong thời gian tới, Việt Nam có thể sẽ tìm kiếm “sự hậu thuẫn từ các đối tác ASEAN, Hoa Kỳ và có thể các cơ quan quốc tế như Tòa án Quốc tế”.

Đó cũng là biện pháp tốt nhất mà Việt Nam có thể làm nếu Trung Quốc không rút giàn khoan vì theo ông Việt Nam không thể đương đầu với Trung Quốc về mặt quân sự.

Khi được hỏi việc Trung Quốc đặt giàn khoan sẽ đánh dấu một sự thay đổi trong mối quan hệ giữa hai nước cộng sản hay không, Tiến sỹ Lee Jones cho rằng “không nên coi Trung Quốc và Việt Nam là hai ‘nước cộng sản’”.

Hành động khiêu khích này của Trung Quốc có thể làm hỏng thỏa thuận đó hoặc làm cho Đảng Cộng sản Việt Nam không thể duy trì cam kết ấy

“Đây là hai quốc gia độc đoán, độc đảng tư bản và thực sự chẳng có liên quan gì đến chủ nghĩa cộng sản. Theo sự hiểu biết của tôi là Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam đã có một ‘thỏa thuận quý ông’ (thỏa thuận miệng) – trong đó hai bên đồng ý không công khai chỉ trích lẫn nhau và tìm cách kiểm soát các cuộc biểu tình trong nước”.

“Cả hai bên đều có lợi khi kiểm soát được các cuộc biểu tình vì giới tinh hoa của cả hai đảng cầm quyền đang được hưởng lợi từ quan hệ kinh tế gần gũi”.

“Tuy nhiên, hành động khiêu khích này của Trung Quốc có thể làm hỏng thỏa thuận đó hoặc làm cho Đảng Cộng sản Việt Nam không thể duy trì cam kết ấy vì nó đã khuấy động phong trào chống Trung Quốc tại Việt Nam”.

Giáo sư Mark Beeson cũng cho rằng những diễn biến gần đây rất có thể sẽ đánh dấu một sự thay đổi lớn trong quan hệ giữa hai nước.

Theo chuyên gia về an ninh khu vực và đặc biệt Trung Quốc – đồng tác giả cuốn ‘China’s Regional Relations: Evolving Foreign Policy Dynamics’, được xuất bản năm nay (2014) – nếu Việt Nam nhận được sự hỗ trợ lớn hơn từ Mỹ và/hoặc các nước ASEAN, Việt Nam sẽ có thêm lợi thế.

Tuy nhiên ông cho rằng ASEAN đã bị Trung Quốc khôn khéo chia rẽ và có thể Mỹ sẽ miễn cưỡng đưa ra những bảo đảm an ninh đối với những quốc gia như Việt Nam – những nước mà Mỹ rất khó chi phối về chính sách.

Tại sao đặt giàn khoan lúc này?

Các câu hỏi khác cũng được nhiều người quan tâm và tìm cách lý giải trong những ngày qua là tại sao Trung Quốc lại quyết định đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong một ví trí nằm trong EEZ của Việt Nam vào thời điểm này.

Trả lời câu hỏi đó, trước tiên tiến sỹ Lee Jones cho rằng “không nên xem Trung Quốc như là một thực thể thống nhất, kỹ lượng hoạch định, thực hiện mọi chính sách, đường lối”.

“Thực tế, nhà nước Trung Quốc vẫn rất rời rạc với nhiều cơ quan trung ương và địa phương cạnh tranh nhau để nắm giữ các nguồn tài nguyên và giành quyền quyết định các chính sách về tài nguyên”.

“Trong các cơ quan hay nhóm đó có Hải quân Trung Quốc, Kiểm ngư và Cảnh sát biển, chính quyền địa phương, các tập đoàn nhà nước và một bộ ngoại giao yếu ớt. Hầu hết các động thái của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa đều phản ánh sự cạnh tranh này”.

Trong vụ giàn khoan, ít nhiều hải quân Trung Quốc cũng có liên quan

Khi được hỏi trong số đó ai là người đóng vai trò chính yếu, ông trả lời:

“Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc là người đặt giàn khoan. Mặc dù đó là một doanh nghiệp nhà nước, cũng giống như những doanh nghiệp nhà nước khác ở Trung Quốc, công ty này hoạt động khá độc lập và đều có mục đích là tối đa hóa lợi nhuận”.

“Nhưng điều làm cho tình hình thêm phức tạp là tàu hải quân Trung Quốc cũng tham gia hộ tống giàn khoan. Vì vậy, ít hay nhiều hải quân Trung Quốc cũng có liên quan”.

Vì không tin rằng Trung Quốc có một chủ trương lớn và thống nhất từ trên cao xuống, tiến sỹ Lee Jones – tác giả của cuốn sách “ASEAN, Sovereignty and Intervention in Southeast Asia”, xuất bản năm 2012 – không cho rằng việc Trung Quốc quyết định đặt giàn khoan vào thời điểm này là một cách đáp trả lại chuyến thăm châu Á gần đây của Tổng thống Mỹ Barack Obama hay nhằm thử Mỹ và các nước ASEAN.

Và nếu Trung Quốc thực sự làm như vậy thì “đó là một chiến lược ngớ ngẩn vì nó sẽ làm các nước láng giềng đối nghịch với Trung Quốc và đẩy họ đến gần hơn với Mỹ”, ông nhận định.

Tương tự, giáo sư Mark Beeson cũng cho rằng thật khó để biết việc đặt giàn khoan Hải Dương 981 “là một chính sách phối hợp cẩn thận bắt nguồn từ trên cao, hay các doanh nghiệp lớn của nhà nước, chính quyền địa phương và thậm chí cả quân đội Trung Quốc xúc tiến việc này”.

Nhưng theo ông dù ai đóng vai trò quyết định trong việc đặt giàn khoan, “Việt Nam không phải là một nước dễ bị đánh ngã như lịch sử phức tạp giữa hai nước nhắc nhở chúng ta điều đó”.

“Tôi đoán là Trung Quốc vẫn tiến hành làm như vậy dù có hoặc không có sự xoay trục của Mỹ, mặc dù việc nối lại các cam kết an ninh của Mỹ với Philippines có thể giải thích tại sao Trung Quốc lại nhắm vào Việt Nam”.

Làm sao tránh xung đột?

Nhà máy bị đốt ở Bình Dương sau biểu tình chống Trung Quốc

Tiến sỹ Lee Jones cũng cho rằng triển vọng duy nhất để giải quyết những căng thẳng trong tranh chấp Biển Đông là tất cả các bên thẳng thắn đưa ra các yêu sách của mình và thiện chí bước vào đàm phán để giải quyết xung đột.

Theo ông, một trong những giải pháp cho xung đột có thể là hai bên thỏa thuận cùng nhau khám phá và khai thác tài nguyên. Dù biết đạt một thỏa thuận như vậy là rất khó ông cho rằng đó không phải là một chuyện hoàn toàn không tưởng.

Về phía Trung Quốc, tiến sỹ Lee Jones cho rằng giới tinh hoa, lãnh đạo nước này “biết họ chẳng được lợi gì khi gây thù địch với các nước láng giềng dẫn đến việc các quốc gia này lôi kéo Mỹ vào các tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải. Họ càng không được gì khi làm cho các gia đó lo sợ và liên kết với Mỹ để hạn chế sự trổi dậy của mình”.

Về các cuộc biểu tình dẫn tới bạo động nhắm vào người Trung Quốc vừa nổ ra, ông Lee Jones đánh giá:

“Đây là phản ứng tất nhiên đến từ chỗ cả hai đảng cộng sản dùng chủ nghĩa dân tộc nhằm làm mới lại tính chính danh cho hai chế độ đã phá sản về ý thức hệ.”

“Nếu chính thể ở Việt Nam không kiểm soát được bạo động và người Trung Quốc bị chết nhiều, thì Bắc Kinh sẽ buộc phải đáp trả và điều này chắc chắn sẽ gây ra vấn đề cho hai chính phủ.”

Ông cũng cho BBC Tiếng Việt biết thêm hôm 15/5 rằng:

“Chính phủ Việt Nam không có lợi ích gì trong việc để vấn đề leo thang, và tôi nghĩ họ sẽ có hành động mạnh để giảm bạo lực.”

Bài do Đoàn Xuân Lộc soạn dựa trên phỏng vấn với các tác giả cho BBC Tiếng Việt.

Advertisement
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Đức Huỳnh Phú Sổ bất tử . PGHH Muôn-Năm . Tinh Thần PGHH bất-diệt

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔvà Phật Giáo Thời Ðại

Lê Hiếu Liêm

 

Chương một: Dẫn nhập Việt Nam và Phật Giáo đầu thế kỷ hai mươi.

 

Đầu thế kỷ 20, tư tưởng Nho Giáo, thống trị độc tôn đất nước từ Thời Hồ Quý Ly, nhà Lê và nhà Nguyễn suốt 400 năm, hoàn toàn sụp đổ. Tư tưởng Phật Giáo, ngự trị vinh quang trong thời đại Lý Trần từ thế kỷ thứ 11 đến cuối thế kỷ 14, suy đồi tận gốc. Tư tưởng Tây Phương và tôn giáo của nó, Thiên Chúa Giáo La Mã, bị đại đa số trí thức và nhân dân coi như sản phẩm và công cụ của chế độ Thuộc Địa và thực dân Pháp nên vẫn không được chấp nhận. Ý thức hệ Cộng Sản cũng như các tư tưởng mới khác chưa ra đời. Cả một khoảng trống tư tưởng, cũng có nghĩa là một khoảng trống tôn giáo và chính trị, to lớn bao trùm trên một nước Việt Nam bị nô lệ, bóc lột, áp bức, lạc hậu và nghèo đói. Nhưng đây cũng là môi trường lý tưởng cho sự ra đời của những tư tưởng mới, những tôn giáo mới, những chính đảng mới và những phong trào mới: Phong trào Đông Du và Việt Nam Duy Tân Hội của Phan Bội Châu từ năm 1904,Đông Kinh Nghĩa Thục của Lương Văn Can và các nhà Nho tiến bộ năm 1907, tư tưởng dân quyền và dân chủ của Phan Chu Trinh suốt hai mươi năm (1905-1925), phong trào chống thuế ở Trung Kỳ năm 1908, vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội cùng năm, Việt Nam Quang Phục Hội năm 1912, cuộc khởi nghĩa ở Trung Kỳ và ở Huế năm 1916 của Thái Phiên, Trần Cao Vân, Lê Ngung, vua Duy Tân…, phong trào Hội Kín ở miền Nam năm 1913-1916 lan rộng khắp Lục Tỉnh và cuộc tấn công Sài Gòn năm 1916. Các hoạt động này đã liên tục diễn ra từ đầu thế kỷ 20 đến cuối đệ nhất thế chiến.

Tuy nhiên mãi đến đầu thập njiên 20 Việt Nam mới thật sự thức dậy với sự ra đời Việt Nam Thanh Niên Cách mạng Đồng Chí Hội và Tân Việt Cách Mạng Đảng năm 1925, Đạo Cao Đài năm 1926, Việt Nam Quốc Dân Đảng năm 1927, Cuộc khởi nghĩa Yên Bái và sự ra đời của Đảng Cộng Sản Đông Dương năm 1930 và phong trào Sô Viết Nghệ Tỉnh 1930-1931.

 

Trong thời gian sôi động này, từ 1925 trở đi, Phật Giáo cũng đã thức dậy. Từ năm 1923, thiền sư Khánh Hòa và thiền sư Thiện Chiếu đã thành lập, tại chùa Long Hòa ở Trà Vinh, Hội Lục Hòa Liên Hiệp với mục đích vận động thành lập một Hội Phật Giáo Việt Nam toàn quốc để chấn hưng Phật Giáo. Thiền sư Thiện Chiếu, khác hẳn tất cả tăng sĩ Phật Giáo đương thời, là một tăng sĩ có tân học. Ông đã đi ra Trung và Bắc vận động thống nhất Phật Giáo năm 1927 nhưng bất thành.

Năm 1928 thiền sư Khánh Hòa xây dựng Thích Học Đường và Phật Học Thư Xã tại Chùa Linh Sơn, Sài Gòn và năm 1929 Ông cho ấn hành tạp chí Viên Âm, tập san Phật Học đầu tiên bằng quốc ngữ tại Việt Nam, đặt trụ sở tại chùa Xoài Hột, Mỹ Tho. Cùng thời, thiền sư Thiện Chiếu xuất bản một tạp chí Phật Học nhắm vào giới thanh niên trí thức lấy tên là Phật Hòa Tân Thanh Niên, đặt tòa soạn tại chùa Chúc Thọ ở Gia Định.

 

Năm 1931 thiền sư Khánh Hòa cùng nhiều tăng sĩ và cư sĩ thành lập Hội Phật Học đầu tiên tại Việt Nam, lấy tên là Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học và thiền sư Từ Phong được mời làm Chánh Hội Trưởng. Hội ra tờ Từ Bi Âm năm 1932. Thiền sư Khánh Hòa, cùng người cộng sự thân tín là thiền sư Thiện Chiếu đã đóng vai trò tiền phong khai mở phong trào chấn hưng Phật Giáo và hiện đại hóa Phật Giáo, chuyển động sâu rộng lịch sử Phật Giáo và lịch sử Việt Nam trong suốt 65 năm qua.

Tại miền Trung, thiền sư Giác Tiên mở Phật Học Đường  tại chùa Trúc Lâm năm 1929 và ủy thác cho đệ tử là bác sĩ Lê Đình Thám thành lập Hội An Nam Phật Học năm 1932. Hội quy tụ đông đảo những danh tăng và cư sĩ trí thức tại miền Trung. Cư sĩ Lê Đình Thám được bầu làm Hội Trưởng và vua Bảo Đại được mời làm Hội Trưởng Danh Dự. Hội ra tạp chí Phật Học Viên Âm năm 1933. Năm 1934, thiền sư Giác Tiên, cư sĩ Lê Đình Thám… đã thành lập Trường An Nam Phật Học, trong đó có mở cấp Đại Học Phật Giáo. Đặc biệt hơn nữa là Hội đã phát động phong trào “Chỉnh Lý Tăng Già” rất quyết liệt để loại trừ ra khỏi tăng già những thành phần phạm giới, bất xứng. Chính nhờ những nổ lực cấp tiến này mà Phật Giáo miền Trung đã đóng được một vai trò quan trọng trong những thập niên sau đó.

Năm 1934 các thiền sư Trí Hải, Tâm Ứng, Tâm Bảo cùng với giới cư sĩ trí thức tên tuổi tại Hà Nội như Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Văn Tố, Dương Bá Trạc, Trần Văn Giáp, Nguyễn Năng Quốc, Nguyễn Hữu Kha, Bùi Kỷ, Lê Dư… thành lập Bắc Kỳ Phật Giáo Hội, bầu cư sĩ Nguyễn Năng Quốc làm hội trưởng và suy tôn thiền sư Thanh Hanh làm Thiền Gia Pháp Chủ. Đặc biệt là trong buổi lễ suy tôn Pháp Chủ này, cư sĩ Trần Trọng Kim đã thuyết pháp về đề tài; “Thập Nhị Nhân Duyên”. Hội ra tạp chí Đuốc Tuệ năm 1935 và phát triển mạnh mẽ khắp miền Bắc (Nguyễn Lang, Phật Giáo Việt Nam Sử Luận, q 3, t 51-173).

Đặc tính của cả ba Hội Phật Học tại ba miền là vai trò nổi bật của giới trí thức cư sĩ, là thuần túy Phật học và sinh hoạt Phật sự. Thời điểm 1925-1945 là thời điểm chuẩn bị trong kiên nhẫn và thầm lặng. Các hội Phật Học đã làm đúng chức năng và vai trò lịch của mình, một cách khiêm tốn, từ đống gạch vụn đổ nát của nền Phật học và Phật Giáo Việt nam trong thời Thực Dân Pháp thống trị.

Trong thời kỳ này xuất hiện những con người đặc biệt, xuất sắc và những tư tưởng mạnh mẽ, quyết liệt, trong Phật Giáo cũng như ngoài Phật Giáo. Từ đầu thập niên 30, tư tưởng Phật Hộc của Thích Thiện Chiếu đã là những quả bom chấn động. Và năm 1939 Huỳnh Phú Sổ xuất hiện làm một cuộc cách mạng tôn giáo, cải cách toàn bộ và triệt để Phật Giáo chưa từng có trong hai ngàn năm lịch sử Phật Giáo Việt Nam. Miền Nam, một vùng đất lạ lùng và kỳ diệu…

 

An Hòa Tự

Phan Chu Trinh từ Pháp trở về Sài Gòn năm 1925, đất nước bùng lên những làn sóng tư tưởng dân quyền và dân chủ. Ông khẳng định phải tìm nguyên nhân mất nước trong sự mất đạo đức, mất luân lý, trong bài diễn thuyết Đạo Đức và Luân Lý Đông Tây, và ông cũng khẳng định chế độ quân chủ chuyên chế là nguyên nhân chính làm mất nước trong bài thuyết giảng Quân Trị Chủ Nghĩa và Dân Trị Chủ Nghĩa tại Sài Gòn năm 1925. Ông mất năm sau đó và đám tang ông cùng với cuộc vận động ân xá nhà chí sĩ Phan Bội Châu đã khơi bùng phong trào yêu nước và yêu tự do dân chủ trên toàn quốc, đặc biệt là trong giới thanh niên.

Nhưng dữ dội, bốc lửa và sấm sét trong tư tưởng yêu nước chống thực dân cũng như tư tưởng tự do dân chủ, trong thời này, chỉ có Nguyễn An Ninh là đi xa nhất, quyết liệt nhất. Là một thanh niên miền Nam,Ông đi du học ở Pháp và trở về nước với bằng cử nhân Luật. Lợi dụng quy chế thuộc địa của Nam Kỳ, nơi mà báo chí bằng tiếng Pháp được tự do, không bị kiểm duyệt, Ông ra tờ La Cloche fèlèe (Tiếng Chuông Rè) từ năm 1923 đến năm 1926. Ông tự xưng tờ báo của Ông là “cơ quan tuyên truyền tư tưởng Pháp”, lấy tư tưởng của kẻ xâm lăng để đập những nhát búa tạ vào chế độ Thực Dân, đồng thời tờ báo cũng tự nhận là “cơ quan chuẩn bị cho tương lai dân tộc”. Thật là độc đáo và tuyệt vời.

Ngoài việc phê bình kịch liệt, thẳng tay chính sách và chế độ thực dân, Ông cổ võ cho việc đào tạo một tầng lớp thanh niên Việt Nam tân học, có văn hóa, có lý tưởng, có chí khí, có năng lực và có tổ chức vàÔng tuyệt đối tin vào sức mạnh và vào tương lai của nhân dân Việt Nam. Ông chủ trương một nước Việt Nam thống nhất từ Nam chí Bắc và trở về lịch sử dân tộc để tìm niềm tin và sức mạnh. Ông hô hào, khi chỉ mới ngoài 20 tuổi, “Chẳng những phải duy trì những giấc mộng vĩ đại, mà còn phải tổ chức thành một nhóm quan trọng để chuẩn bị cho tương lai”. Không những tư tưởng táo bạo, độc đáo, mới lạ, kiến thức của Ông cũng rất uyên bác. Khi Thống Đốc Nam Kỳ tuyên bố: “Xứ này không cần trí thức”. Ông đã viết bài trả lời bốc lửa: “… Những thảm khổ của chúng ta ngày nay, còn gì nữa, đúng là do tổ tiên của chúng ta đã sờ mó vào cây kiến thức. Hạng trí thức đã làm đảo lộn thế giới, làm hư hỏng hạnh phúc của thế giới. Hãy nguyền rủa tên tuổi của Prométhé, kẻ đã lấy trộm chút lửa của Trời. Hãy nguyền rủa con người đã bày ra cái ná cao su cho trẻ con bắn đá vào trán ông khổng lồ… Trí Tuệ, đó là cái tai hại. Trí tuệ, đó là con rắn cuốn quanh thân cây đã làm cho chúng ta vĩnh viễn mất cõi thiên đường… Nói đến vai trò giáo dục, vai trò văn minh của các ông chủ xứ Đông Dương này, thưa các ông, điều ấy làm ta mỉm cười… Người ta đã quỳ lụy bái phục những vị “đem ánh sáng tới”, những vị “làm điều kỳ diệu ở Ấu Châu”… Cái gì kỳ diệu? Thực ra cái kỳ diệu đó là, chỉ trong một thời gian ngắn thôi, người ta đã có thể làm cho trình độ trí thức của người Nam đã thấp đi lại càng rơi vào chỗ cực kỳ dốt nát. Cái kỳ diệu đó là người ta đã có thể, trong một thời gian ngắn như thế, xô đẩy một dân tộc có tư tưởng dân chủ, ngã nhào vào tình trạng nô lệ hoàn toàn“. (Trần Văn Giàu, Sự Phát Triển Của Tư Tưởng ở Việt Nam Từ Thế Kỷ 19 đến Cách Mạng Tháng Tám, q2, t 311).

Nguyễn An Ninh cũng là một trong những nhà trí thức tân học đầu tiên nghiên cứu Phật Học và hoàn thành một tác phẩm Phật Học quan trọng, cuốn “Phê Bình Phật Giáo”. Sau thời kỳ hoạt động sôi nổi từ 1923 đến 1926, Nguyễn An Ninh bị ở tù trong thời gian 1926-1927, sau đó Ông về nghiên cứu Phật Giáo. Trên bàn làm việc của Ông, có một cái chuông, một cái mõ, Ông cạo trọc đầu và đi chân không.Ông nghiên cứu Phật Giáo qua tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức và các hoạt động Phật Giáo trong nước. Cuốn Phê Bình Phật Giáo xuất bản năm 1937 là kết quả của sự nghiên cứu này. Tựa đề của cuốn sách, 70 năm sau cũng không có ai dám viết một cuốn sách Phật Học có tựa đề thách thức và can đảm như vậy. Mục đích và phương pháp luận còn mới lạ, táo bạo hơn, đó là “so sánh Phật Giáo với thời đại của nó để chỉ chỗ hay, chỗ đúng hơn của nó đối với các thuyết khác và so sánh Phật Giáo với thời đại này để chỉ sai lầm của Phật Giáo“. Tác phẩm này được giới trí thức, giới chính trị cũng như giới Phật Giáo chú ý đặc biệt.

Nhưng không gây sóng gió và tranh luận suốt nhiều năm trời như những tác phẩm của Thích Thiện Chiếu.Đối với Tăng, Ni, Phật Tử thập niên 30, những tư tưởng Phật Học của Thích Thiện Chiếu là những tiếng sét ngang tai. Ngày nay đọc lại, chắc chắn quý vị tăng sĩ, cư sĩ và Phật Tử cũng không khỏi giựt mình, chấn động và suy nghĩ. Những tư tưởng này, được viết từ thập niên 30, ngày nay, cuối thập niên 90, vẫn còn mới, còn táo bạo, còn chứa đầy sức nặng của đá tảng và sức nổ của sấm sét. Thích Thiện Chiếu là tinh hoa sáng chói của Phật Giáo trong thập niên 20, 30. Ông đã đi tiền phong trong mọi lãnh vực chấn hưng và hiện đại hóa Phật Giáo Việt Nam trong thế kỷ 20 này.

Ta phải đứng trên một đỉnh núi cao, mới hy vọng nhìn thấy những cái gì chưa ai nhìn thấy, những cái gì nằm khuất sau dãy núi cao. đó có thể là những dãy núi cao hơn, hay là một đại dương mênh mông hay là một bình nguyên rực rỡ. Thích Thiện Chiếu là một ngọn núi cao của Phật học và Phật Giáo Việt Nam trước đệ nhị thế chiến. Ta hãy đứng trên đỉnh núi cao ngất, hùng tráng này để nhìn rõ một đỉnh núi cao ngất, hùng vĩ khác, là Cư sĩ, Bồ Tát, Giáo Chủ Huỳnh Phù Sổ.

|Muc Luc| |Ch.1| |Ch.2| |Ch.3| |Ch.4| |Ch.5| |Ch.6| |Ch.7| |Ch.8| |Ch.9| |Ch.10|TK|

[BHH430] [PGHH] [THƯ VIỆN PGHH]

Categories: Lịch Sử PG Hòa Hảo | Leave a comment

SÀI GÒN: PHẬT GIÁO HÒA HẢO THUẦN TÚY KÊU GỌI BIỂU TÌNH CHỦ NHẬT 18-5-2014 LÚC 8 GIỜ SÁNG

SÀI GÒN: PHẬT GIÁO HÒA HẢO THUẦN TÚY KÊU

GỌI BIỂU TÌNH CHỦ NHẬT 18-5-2014 LÚC 8 GIỜ

SÁNG

HLTL TRONG NƯỚCTÔN GIÁO5/14/2014

 

PHẬT GIÁO HÒA HẢO

THUẦN TÚY

HIỆU TRIỆU

Hỡi anh em trong nhà Nam Việt!

Nhớ nước ta hùng liệt thuở xưa.

Ngàn năm Bắc địch vày bừa,

Mà còn đứng dậy tống đưa quân thù.

Tiếng roi lại bình Ngô sát Đát,

Sử xanh còn ngào ngạt hương thơm. . .

 

Là con Hồng cháu Lạc, chúng ta làm sao quên được những trang sử bi thảm ngàn năm Bắc thuộc Trung Quốc đã giày xéo quê hương yêu quí của chúng ta, chà đạp lên đời sống của Dân tộc ta.

 

Những tấm gương sáng rạng ngời của tiền nhân ta: Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê là những trang sử oai hùng oanh liệt lưu lại cho chúng ta nhớ đến bổn phận thiêng liêng: BẢO VỆ TỔ QUỐC.

 

Nay, Tàu cộng lúc nào cũng nuôi tham vọng thôn tính nước ta, ngang ngược chiếm đảo, chiếm biển, chiếm đất, khai thác beauxit Tây Nguyên. . . rồi giờ đây lại đặt khoan dầu ở Biển Đông  một cách khiêu khích, coi 90 triệu đồng bào chúng ta như cỏ rác. . .

 

Vậy thì ta hãy hiệp bè,

Cùng nhau đoàn kết đặng khoe sức hùng.

Khắp Bắc Nam đùng đùng một trận,

Ấy mới mong quốc vận phục hồi.

Trước là dẹp lũ cộng bồi,

Sau đưa quốc tặc qui hồi Diêm cung.

Nếu nay chẳng vẫy vùng cương quyết,

Thì ắt là tiêu diệt giống nòi. . .

 

Đồng bào ơi!

Chúng ta hãy mạnh mẽ xuống đường để đả đảo Tàu cộng, đả đảo những kẻ mãi quốc cầu vinh, biểu dương tinh thần kiên cường yêu nước. 

 

ĐEM MÁU XƯƠNG ĐỔI LẤY TỰ DO.

 

Ngày xuống đường là ngày Chủ nhật 18-5-2014 vào lúc 8 giờ sáng. Địa điểm tập trung: Công viên 30-4 cạnh nhà thờ Đức Bà.

 

Với tư cách Hội Trưởng Trung Ương PGHH Thuần Túy, tôi tha thiết kêu gọi 7 triệu tín hữu PGHH toàn quốc, nhất là ở Miền Tây HÃY MẠNH MẼ TÍCH CỰC THAM GIA CÁC CUỘC BIỂU TÌNH CỦA ĐỒNG BÀO CHỐNG Tàu cộng. 

 

VIỆT NAM ĐỘC LẬP MUÔN NĂM.

Ngày 14 tháng 5 năm 2014.

TM Giáo Hội PGHH Thuần Túy.

Hội Trưởng Trung Ương

 

 

LÊ QUANG LIÊM

Categories: Lịch Sử PG Hòa Hảo | Leave a comment

PGHH – CẢNH BÁO KHẨN CẤP

PGHH – CẢNH BÁO KHẨN CẤP

PHẬT GIÁO HÒA HẢO
THUẦN TÚY
————————-
CẢNH BÁO KHẨN CẤP

Theo một nguồn tin đáng tin cậy cho biết là trong cuộc biểu tình sáng chủ nhật 18-5-2014, đám tay sai của Tàu cộng ở VN sẽ tổ chức nhiều toán xã hội đen trà trộn vào những người biểu tình rồi gây những việc náo loạn bất hợp pháp như vừa xảy ra ở Bình Dương và một vài nơi khác.

Âm mưu này biến những cuộc biểu tình chính nghĩa biến thành những hành động ô tạp bất hợp pháp nhằm mục đích:

a- Làm giảm uy tín phong trào chống Tàu cộng đang biểu dương và phát triển mạnh mẽ.

b- Tạo cho nhà cầm quyền cộng sản có cơ hội muốn bắt ai thì bắt, vàng thau lẫn lộn, dựa vào lý do an ninh trấn áp thành phần lãnh đạo phong trào chống Tàu cộng, dập tắt phong trào càng sớm càng tốt.

Trong tinh thần kiên cường bảo vệ đất nước, chúng ta vẫn tiến hành cuộc biểu tình nhưng phải hết sức dè dặt và thận trọng đối với những phần tử bất chính cùng đứng trong hàng ngũ biểu tình với chúng ta. Nếu có dấu hiệu sẽ xảy ra cuộc hỗn loạn thì ta phải tự giải tán đừng để bọn tay sai của Tàu cộng thừa cơ lợi dụng.

Ngày 16 tháng 5 năm 2014.

TM Giáo Hội PGHH Thuần Túy

Hội Trưởng Trung Ương

LÊ QUANG LIÊM

Tin liên quan 
SÀI GÒN: PHẬT GIÁO HÒA HẢO THUẦN TÚY KÊU GỌI BIỂU TÌNH CHỦ NHẬT 18-5-2014 LÚC 8 GIỜ SÁNG

Categories: Lịch Sử PG Hòa Hảo | Leave a comment

PGHH: Bạch Thư Tuyệt Mệnh của Tín đồ Nguyễn thị Ngọc Lan

PGHH: Bạch Thư Tuyệt Mệnh của Tín đồ Nguyễn thị

Ngọc Lan

HLTL TRONG NƯỚC4/01/2013

PHẬT GIÁO HÒA HẢO (năm đạo thứ 74)

 

BẠCH THƯ TUYỆT MỆNH

 

Kính gởi:

– Ủy Hội Nhân Quyền Quốc Tế HĐBA LHQ.

– Cộng  Đồng Nhân Loại yêu chuộng: Hòa bình, Công Lý, Nhân quyền: tự do Tôn Giáo, tự do Dân Chủ trên thế giới.

– Các cơ quan truyền thông quốc tế.

– Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.

– Đảng cầm quyền CS Việt Nam.

 

Tôi tên là: Nguyễn thị Ngọc Lan sinh năm 1956 thường trú số nhà 128/2 khu vực Thới Trinh A, phường Thới An quận Ô Môn TP CT. Nhân vào mùa xuân ĐẠO NẠN: 25/ tháng 02 và QUỐC NẠN: 30/ 04, kỷ niệm hằng năm trên đất nước Việt Nam. Tôi một tín đồ PGHH xin kính gởi bức: BẠCH THƯ TUYỆT MỆNH nầy đến với mọi người để chia sẻ lý tưởng và tâm tư nguyện vọng tha thiết của tôi, có nội dung như sau:

 

1- Phật Giáo Hòa Hảo là một tôn giáo Việt Nam, sinh ra và phát triển từ lòng dân tộc, Đức Giáo Chủ: Huỳnh Phú Sổ là người Việt Nam, khai sinh năm 1919 và lớn lên đến năm 1939, Ngài được 19 tuổi đã mở đạo tại làng Hòa Hảo và cho đến  ngày 25 tháng hai nhuần năm đinh hợi, thì Thọ Nạn tại rạch Đốc Vàng, cũng chính trên dãi đất Việt Nam nầy, lúc ấy Ngài được 27 tuổi. Có thể khẳng định cuộc đời và sự nghiệp Đức Huỳnh Giáo Chủ và tôn giáo PGHH đã gắn liền dòng sinh mệnh của dân tộc và tổ quốc Việt Nam.Với một nền giáo lý căn bản là: Học Phật Tu Nhân. Học Phật là học theo công hạnh của Phật. “Phật tu cách nào đắc đạo rồi dạy ta, ta phải làm theo cách nấy”. Còn Tu Nhân là đền đáp bốn trọng ân,1- Ân Tổ Tiên Cha Mẹ, 2- Ân Đất Nước, 3- Ân Tam Bảo, 4- Ân Đồng Bào và Nhân Loại, trong đó Ân Đất Nước, được đặt trước Ân Tam Bảo.

 

Để thực thi nghĩa vụ công dân lúc nước nhà bị họa xăm lăng đô hộ “nước mất đâu dễ ngồi an”. Với một ý chí ưu việt kế thừa truyền thống Đức Trần Nhân Tông, “Tăng sĩ quyết chùa am bế cửa, Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha. Đền xong nợ nước thù nhà, Thiền môn trở gót Phật Đà nam mô”, Đức Huỳnh Giáo Chủ với 02 triệu tín đồ, năm 1945 Ngài đã cổ súy khối tín đồ cùng toàn dân đứng lên đánh đuổi xăm lăng, giành lại độc lập cho đất nước… Là Đấng Giáo Chủ một Tôn Giáo phát xuất tại Việt Nam, và là thủ lãnh Đảng Việt Nam Dân Chủ Xã Hội: Đã chủ trương “toàn dân chính trị” thế tất Đảng chống độc tài bất cứ hình thức nào”, đã đối lập lại chủ nghĩa ngoại lai vô thần độc tài của lãnh tụ vong bản Hồ Chí Minh, một đệ tử của CNCSQT, núp với chiêu bài:Việt Minh. Cướp được chính quyền từ đức vua Bảo Đại, Việt Minh CS đã thủ tiêu những người thuộc các Đảng phái quốc gia chân chính, cụ thể chính là Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH đã bị ám hại trong một cuộc họp hòa giải do Việt Minh tổ chức vào ngày 25 tháng Hai nhuần năm Đinh Hợi, nhằm ngày 16-04-1947, và đoàn thể PGHH đã trở thành nạn nhân của VMCS. Với vô số những nấm mồ chôn tập thể, khắp nơi thuộc vùng ĐBSCL, đến nay vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt. Việt Minh CS đã khiến cho tinh thần đoàn kết dân tộc lúc bấy giờ bị tan rã, tạo cơ hội cho Pháp tái chiếm Việt Nam lần thứ hai.

 

Sau biến cố ngày 30-04-1975, miền nam Việt Nam bị CSBV cưỡng chiếm, các tôn giáo bị giải thể, nhất là tôn giáo PGHH. Bởi ý thức hệ của chủ nghĩa CS và trong quá khứ có những cuộc tàn sát đẫm máu đối với PGHH, ĐCSVN cầm quyền đã tìm mọi cách để triệt tiêu PGHH. Giáo Lý bị tịch thu hũy bỏ, các cơ sở thờ tự của đạo bị quản lý chiếm dụng, các chức sắc của đạo bị đưa đi trại tù “học tập cải tạo”. Nhiều người đã chết rũ trong lao lý, hay ra tù chỉ thời gian ngắn là chết, vì bị khảo hình hoặc bị đầu độc, do tính chất bạo lực bất khoan dung của chế độ CS.

 

Năm 1999, do sự đấu tranh đòi hỏi không ngừng từ trong nước, cùng cộng đồng người Việt hải ngoại và sức ép của cộng động quốc tế về Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo tại Việt Nam. Nhà cầm quyền CS với ý đồ “dùng PGHH để diệt PGHH”. Ngày 26-05-1999, Họ đã dàn dựng tấm bình phong để dối lừa công luận gồm: Ban Đại DiệnPGHH quốc doanh, làm tay sai công cụ để hợp pháp hóa vai trò thủ tiêu mọi truyền thống, lịch sử, di tích quý báu của PGHH, nhất là ngày lễ thiêng liêng trọng đại 25 tháng 02 hằng năm, ngày mà VMCS đã ám hại ĐHGC, (cho đến nay vẫn bị cấm ngăn, khủng bố, triệt hạ tín đồ hành lễ).

 

Để đấu tranh bảo vệ Đạo Pháp, đòi quyền Tự Do Tôn Giáo cho các tôn giáo Việt Nam nói chung, PGHH nói riêng, bằng chủ trương “ôn hòa bất bạo động,” người tín đồ PGHH thuần túy, đã bị nhà cầm quyền CS đàn áp, khủng bố rất dã man, vì quyết bảo vệ Đạo Pháp, bảo vệ những truyền thống quý báu không bị triệt tiêu, nhiều người đã quyết hy sinh quyền lợi gia đình và thân mạng, bằng cách Tự Thiêu, hay phải vào tù để phản đối sự đàn áp, và đòi quyền TỰ DO TÔN GIÁO với nhà cầm quyền CSVN, cho đến nay vẫn tiếp diễn không ngừng.

 

2- Kể từ khi có ĐCSVN do ông Hồ Chí Minh làm lãnh tụ. Suốt 69 năm cầm quyền miền bắc, 38 năm cầm quyền miền nam, ĐCS đã gây ra biết bao là tội ác với dân tộc Việt Nam. Khởi động chiến tranh đã làm tang tốc đau thương cho người dân hai miền Nam, Bắc phải nhà tan cửa nát, hàng ba triệu người đã tốn hao sinh mạng vì bị chết chóc, mang thương tật, do đạn bom để lại. Khi không có chiến tranh, ĐCS cầm quyền đã cướp đoạt tài sản đất đai nhà cửa nhân dân, và giết người bằng khẩu hiệu, chính sách bần cùng hóa nhân dân “trí, phú, địa, hào, đào tận gốc, tróc tận rể”, cải cách ruộng đất, nhân văn giai phẩm, học tập cải tạo, đánh đổ tư bản, cải tạo công thương nghiệp, đưa dân tập trung vùng kinh tế mới, làm kiệt quệ nguồn tài lực của quốc dân, trong thời kỳ gọi là “bao cấp”.

 

Bước sang thời kỳ “mở cửa”, đảng viên cộng sản có đầy đủ mọi quyền lực, dựa giẫm trên luật pháp, hưởng lợi ích nhóm với nhiều dịch vụ thương mại, nhận hối lộ bất chính, đồng lõa bao che, chia chác, tha hồ nhũng lạm bóc lột, đục khoét ngân sách quốc dân, gây nợ nần chồng chất lên đầu cổ người dân Việt Nam cần cù lao động. Tệ tham nhũng nầy, đến nay đã trở thành quốc nạn. Bị đối xử áp bức bất công, số Dân Oan bị cướp mất tài sản đất đai nhà cửa, đi khiếu kiện kêu oan nhiều năm, nhà cầm quyền vẫn không cứu xét, vô gia cư, cuộc sống đói nghèo lê la khắp nơi cầu thực.

 

Phụ nữ Việt Nam phải đi làm dâu hay làm nô lệ, bán dâm cho người ngoại quốc để kiếm tiền, mong “xóa đói giảm nghèo” cho gia đình người thân. Trẻ em nghèo đói thất học, lao động, bán vé số, ăn xin vất vưỡn đọa đày trong cuộc sống độ nhựt vv và vv.

 

Một thể chế độc đảng bất công, nên sanh nhiều tệ nạn hoành hành, đã đẩy người dân xuống tận cùng vực thẳm của sự khổ đau. Tự do Dân Chủ, tự do Tôn Giáo bị áp đặt cấm đoán khắc khe. Nhà tù CS đã cầm giam vô số những người bất đồng chính kiến, chỉ vì cất lên tiếng nói đòi quyền Tự do Tôn Giáo, đòi quyền tự do Dân Chủ.

 

Nói tóm lại từ khi ĐCS cầm quyền cho đến nay, với một chủ nghĩa ngoại lai vô thần, độc tài chuyên chế, triệt tiêu Tôn Giáo, xây dựng quyền lợi trên xương máu của nhân dân, đã tạo nên một xã hội Việt Nam đau thương, đầy máu và nước mắt, phẩm chất đạo đức suy đồi, tham quan đầy dẫy, bất công áp bức lộng hành, đói nghèo tuộc hậu. Tất cả đã hiện bày mà không một ai có lương tri mà không thấy biết. Và sự ám ảnh trước mắt: Là nguy cơ bị mất nước, dân tộc Việt Nam sắp làm nô lệ cho bọn bành trướng Tàu phù do ĐCSVN nhiều lần đã âm thầm ký kết thỏa hiệp hiến dâng Tổ Quốc. (Công hàm của Thủ Tướng Phạm văn Đồng đã chứng minh điều nầy).

 

Là người tín đồ PGHH phụng hành giáo pháp TỨ ÂN. Nhân mùa Quốc Nạn 30/04/1975, ngày CS miền Bắc cưỡng chiếm miền Nam, và lễ kỷ niệm 25/02 âl hàng năm ngày ĐHGC PGHH vắng mặt, do VMCS âm mưu hãm hại, suốt 37 năm qua ngày lễ kỷ niệm nầy luôn bị nhà cầm quyền cấm ngăn và khũng bố tín đồ PGHH không cho hành lễ. Nay trước thảm cảnh lầm than: Đạo Pháp ngữa nghiêng, Quốc phá Gia vong của đồng bào và tổ quốc Việt Nam. Lòng đầy bi xót, tôi xin kính gởi bức Bạch Thư Tuyệt Mệnh nầy đến với các tổ chức, cơ quan Nhân Quyền, dân chủ trên thế giới, mong  có biện pháp hữu hiệu cứu giúp. Bằng con tim khát vọng, muốn cho toàn thể đồng bào Việt Nam thân thương của tôi có một cuộc sống thật sự được: ĐỘC LẬP, TỰ DO, ẤM NO HẠNH PHÚC, và CÔNG BẰNG XÃ HỘI, mà suốt 69 năm qua, dân tộc Việt Nam chúng tôi đã bị chế độ vô thần, độc tài CSVN cưỡng đoạt. Để biểu lộ thành ý trên, tôi nguyện đốt lên ngọn Đuốc thân, để phản đối chính sách đàn áp Tôn Giáo, và Dân chủ bị kềm kẹp, góp phần cùng toàn dân tháo toan ách nạn cộng sản, kiến tạo lại một xã hội văn minh Việt Nam Mới mà Nhân Quyền phải được thực thi một cách đầy đủ.

 

Và riêng các Đảng viên, ĐCS cầm quyền, những điều tôi nêu trên của chế độ cầm quyền cộng sản là hoàn toàn đúng sự thật. Và tôi dám chắc một điều, đảng các vị là tác nhân, nên các vị hiểu rõ hơn ai hết, nhưng không thể thừa nhận sự thật trên, cụ thể như chính Sử gia kiêm ĐBQH Dương Trung Quốc đã phát biểu “có những sự thật không thể nói ra”. Vì sự thật đó chính là sai trái là lỗi lầm, là tội đồ của Dân Tộc. Vì đã đặc quyền lợi đảng trên tổ quốc và đồng bào, quên cội nguồn dân tộc, tôn thờ một chủ nghĩa CSQT, cam tâm làm tay sai, hiến dâng tổ quốc cho bọn bành trướng giặc Tàu, đưa dân tộc đến chổ khốn khổ, đói nghèo, lạc hậu, và cùm gông trong nô lệ.

 

Tôi chân thành tha thiết cầu mong quý vị hãy nghĩ đến tình ruột thịt, nghĩa đồng bào, da vàng, “giọt máu cùng đỏ, giọt nước mắt cùng mặn”. Dân tộc ta đã chịu đựng quá nhiều điều lầm than cơ cực và mất mát do ĐCSVN gây ra. Xin hãy thức tỉnh, tìm về lịch sử. Đức Vua Hùng đã có công dựng nước, các bậc Tiền Nhân bao đời đã có công giữ nước đem máu đào tắm gội giang san “thà làm quỷ nước Nam, quyết không nô lệ làm vương hầu phương bắc”. Họ đã hy sinh viết nên những trang lịch sử, độc lập vẻ vang oanh liệt cho nòi giống. Ý chí quật cường bất khuất, niềm kiêu hãnh vốn có của Tổ Tiên Hồng Lạc với một nền Văn Hiến quý báu hơn bốn ngàn năm lịch sử, mang đậm đà bản sắc của dân tộc, đã bao lần đập tan mộng xâm lăng, tham tàn bành trướng trước một kẻ thù khổng lồ phương bắc.

 

– Hãy vì nền độc lập, chủ quyền của quốc gia dân tộc Việt Nam không bị Tàu hóa.

– Hãy vì tương lai phồn vinh, thịnh vượng của quê hương Việt Nam.

– Hãy vì sự tự do, ấm no hạnh phúc, công bằng xã hội cho đồng bào Việt Nam.

 

Nay con thuyền Tổ Quốc Việt Nam sắp bị diệt vong trước phong ba bão táp: áp bức, đói nghèo, nô lệ giặc xâm lăng. Các vị là người lèo lái vận mệnh, hãy chuyển đổi phương hướng, tránh cho đồng bào cuộc tương tàn tương sát đẫm máu, tiến tới  hòa hợp hòa giải dân tộc, y như Miến Điện đã thực hiện một cách tuyệt vời. Hãy cùng nhau tuyên bố:

 

1-      Giải thể đảng Cộng Sản, trả quyền làm chủ cho nhân dân.

2-      Trả tự do cho các tù nhân Tôn Giáo và Chính Trị.

3-      Trưng cầu dân ý, có tổ chức nhân quyền quốc tế giám sát.

4-      Tiến hành bầu cử quốc hội lập hiến, bao gồm cá nhân, các đảng phái tham gia.

5-      Xây dựng Hiến Pháp Việt Nam, nhân quyền, dân chủ theo đúng tinh thần HĐBA LHQ.

 

Có được như thế, Tổ Quốc và đồng  bào Việt Nam mới thoát khỏi thảm họa diệt vong trước kẻ thù phương bắc, cùng chung xây dựng xã hội Dân Giàu Nước Mạnh, và Quý vị sẽ trở thành ân nhân của đại gia đình Việt Nam. Trang lịch sử tên tuổi quý vị muôn thu mãi chói ngời. Bằng ngược lại, tốc độ vận hành bánh xe Nhân Quyền, dân chủ Việt Nam sẽ nghiền nát, mà không một quyền lực nào có thể kềm hãm được. Tất cả mọi thứ vật chất của việc làm phi nhân phi nghĩa lẫn danh dự, sẽ không còn và bị đào thải xuống vũng bùn nhơ bẩn nghìn thu./.

 

Phật Giáo Hòa Hảo trường tồn bất diệt.

Tổ Quốc Việt Nam đời đời bền vững.

Nòi Giống Lạc Hồng tự do dân chủ, văn minh, ấm no hạnh phúc muôn năm.

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Nam Mô Đại Từ Đại Bi Kim Sơn Phật.

 

Cần Thơ ngày   01  tháng 04 năm 2013.

Người viết Bạch Thư Tuyệt Mệnh.

 

 

Nguyễn Thị Ngọc Lan.

Categories: Lịch Sử PG Hòa Hảo | Leave a comment

Nga sẽ gần với Trung Quốc hơn là Việt Nam

Nga sẽ gần với Trung Quốc hơn là Việt Nam

 

“Trong thời gian trước mắt, Nga sẽ gần với Trung Quốc hơn là Việt Nam, do đó sẽ không thể hiện vai trò nào ở Biển Đông mà để Trung Quốc đối đầu với Mỹ”, học giả Italia nhận định.

Xung quanh những diễn biến căng thẳng trên Biển Đông, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Lucio Caracciolo, học giả, nhà nghiên cứu hàng đầu về thời sự-chính trị quốc tế, hiện là Tổng Biên tập của Limes, tạp chí về địa-chính trị uy tín của Italy do chính ông sáng lập vào năm 1993.

Caracciolo là một gương mặt bình luận nổi tiếng trong các chương trình thời sự quốc tế trên truyền hình Italy, tác giả của nhiều cuốn sách nghiên cứu về Chiến tranh Lạnh, về sự hình thành và khủng hoảng của Liên minh châu Âu cũng như nhiều bài xã luận quốc tế trên nhật báo cánh tả La Repubblica. Ông cũng từng là giáo viên thỉnh giảng về quan hệ quốc tế ở nhiều trường đại học lớn của Italy.

– Trong những tháng qua, căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng đã tăng lên. Trước hết, đó là những xung đột với Nhật Bản trên biển Hoa Đông, và trong hai tuần qua là những hành động khiêu khích và va chạm với Việt Nam trên Biển Đông. Theo ông, đâu là nguyên nhân của những hành động này?

– Ông Lucio Caracciolo: Trung Quốc đang hành động mạnh mẽ nhằm khẳng định quyền sở hữu của họ đối với những quần đảo và vùng biển gần lãnh thổ của họ. Trên thực tế, theo tôi, đấy không chỉ là những đòi hỏi mang tính kinh tế, mà còn là cách để phô trương thanh thế của họ đối với tất cả các nước châu Á và Mỹ. Ngoài những lý do đơn thuần về kinh tế, thì những yêu sách ngày càng tăng của Trung Quốc giống như việc gia tăng sự thể hiện về hình ảnh, về quyền lợi và thể diện của một quốc gia cho là mình đã lên đến tầm siêu cường.

Giàn khoan,  HD-981,  Hải Dương-981,  biển Đông,  ASEAN,  Trung Quốc,  COC,  DOC,  yêu nước,  tuần hành,  vòi rồng,  bành trướng,  chiến tranh,  Trường Sa,  Hoàng Sa,  chủ quyền,  độc lập dân tộc,  biển đảo,  hàng xóm,  hải quân,  cảnh sát

Do đó, họ tìm kiếm những đụng độ, và chỉ cần một hòn đảo nhỏ trên biển cũng có thể là lý do để làm bùng lên những đối đầu. Hy vọng đó không phải là những đối đầu về quân sự, bởi vì Nhật Bản, Philippines và Việt Nam cũng như các nước khác đang có tranh chấp với Trung Quốc đều không muốn mắc bẫy về quân sự trong cuộc chơi thể diện này của Bắc Kinh.

– Chính phủ Trung Quốc đã luôn đòi hỏi chủ quyền của họ trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với yêu sách “đường 9 đoạn,” tạo ra căng thẳng và lo ngại trên Biển Đông. Hai tuần trước, Bắc Kinh đã đưa giàn khoan dầu Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) vào vùng biển Hoàng Sa, thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đều đã ký. Ông nhìn nhận sự việc này như thế nào?

– Ông Lucio Caracciolo: Hành động này có thể được coi là một đe dọa nghiêm trọng và phức tạp đối với an ninh khu vực. Việc khiêu khích Việt Nam có thể dẫn đến những động thái nguy hiểm tiếp theo trong cuộc chơi quyền lực của Trung Quốc. Nhưng chúng ta hãy nhớ lại rằng, Việt Nam luôn chiến thắng trong các cuộc chiến tranh với Trung Quốc. Không ngạc nhiên khi không ít người lo ngại vào một cuộc đụng độ về quân sự có giới hạn.

Tuy nhiên, tôi tin rằng, Trung Quốc và các quốc gia đang tranh chấp lãnh thổ với họ là Nhật Bản, Việt Nam, Philippines cũng như một số nước khác đều mong muốn tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho vấn đề này, nhưng rất khó có thể giải quyết dứt điểm được và sẽ để vấn đề này luôn mở ngỏ.

Việc giải quyết bằng con đường trọng tài quốc tế để có được một giải pháp cuối cùng không phải là điều mà Trung Quốc mong muốn, mà họ muốn đàm phán song phương với từng quốc gia tranh chấp để sao cho có lợi cho mình. Khiêu khích và sau đó đàm phán, đó là chiến thuật của Bắc Kinh.

– Tháng 7/2012, sau khi Hội nghị ASEAN kết thúc mà không thông qua được một tuyên bố nào, vốn được coi là một thắng lợi về ngoại giao của Trung Quốc, tạp chí Limes do ông làm Tổng Biên tập đã viết rằng, Bắc Kinh đã thắng một trận đánh, nhưng chưa phải là cả trận chiến. Hai năm sau, với những hành động của Trung Quốc trên vùng biển Hoàng Sa, một trận đánh nữa lại bắt đầu. Theo ông, nguy cơ về một cuộc chiến thật sự giữa Trung Quốc và Việt Nam liệu có khả năng xảy ra không?

– Ông Lucio Caracciolo: Như tôi đã nói ở trên, không thể loại trừ bất cứ khả năng nào cả, dù một cuộc chiến tranh bằng quân sự trên diện rộng theo đúng nghĩa của nó là điều tôi không muốn nhắc tới. Nhưng những cuộc va chạm giữa các tàu của Trung Quốc và Việt Nam trên Biển Đông hoàn toàn có thể diễn ra mức độ nghiêm trọng hơn.

 

Giàn khoan,  HD-981,  Hải Dương-981,  biển Đông,  ASEAN,  Trung Quốc,  COC,  DOC,  yêu nước,  tuần hành,  vòi rồng,  bành trướng,  chiến tranh,  Trường Sa,  Hoàng Sa,  chủ quyền,  độc lập dân tộc,  biển đảo,  hàng xóm,  hải quân,  cảnh sát
Ảnh: Kiên Trung

– Theo một số nhà bình luận, với hành động của mình, Trung Quốc muốn giảm ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á nói chung và thay thế vai trò siêu cường của Washington ở Đông Nam Á, ngay sau khi chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Obama tới châu Á vừa kết thúc. Phản ứng của Mỹ cho tới lúc này mới chỉ là đưa ra những tuyên bố “lo ngại.” Theo ông, chính quyền Obama sẽ làm gì để tiếp tục thể hiện vai trò và sức mạnh của mình trong khu vực?

– Ông Lucio Caracciolo: Chúng ta không được quên rằng, chính Tổng thống Obama là người đã đưa ra khẩu hiệu “xoay trục châu Á” đầy tham vọng trong chuyến đi vừa rồi. Đó không chỉ là một khẩu hiệu mà là một chiến lược lớn nhằm kiểm soát và khống chế sự lớn mạnh của Trung Quốc, một chính sách giống như những gì mà Mỹ đã từng áp dụng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh để đối đầu với Trung Quốc và Liên Xô, và những đối đầu đó chỉ kết thúc một phần khi Mỹ và Trung Quốc đạt được một thỏa thuận với nhau vào những năm 1970.

Bây giờ, sau nhiều năm trôi qua, khi ngày càng lớn mạnh lên, Trung Quốc cảm nhận được áp lực của Mỹ và một cuộc xung đột lớn đang hình thành ở châu Á.

Mỹ cho rằng Trung Quốc đang đe dọa vị trí siêu cường số một của họ, trong khi Trung Quốc nhận thấy Mỹ tìm mọi cách để kìm hãm sự vươn lên của họ. Trong quá trình phát triển, Trung Quốc coi việc kiểm soát các biển Hoa Đông và Biển Đông cùng các tuyến giao thương hàng hải trên đó như một hành lang quan trọng để đảm bảo cho họ trở thành một siêu cường có ảnh hưởng lớn trong khu vực về kinh tế và quân sự của họ.

Chừng nào người Mỹ và người Trung Quốc chưa đạt được những hòa hoãn như những năm trước kia, thì chừng đó an ninh của khu vực vẫn còn bất ổn. Tôi không tin rằng họ sẽ tìm được tiếng nói chung trong thời gian tới, bởi quan điểm của hai bên rất khác nhau.

– Trung Quốc gây hấn, Mỹ chỉ đưa ra tuyên bố, còn vai trò của Nga thì sao? Moskva đang rất bận rộn với các vấn đề liên quan đến Ukraine, nhưng liệu họ có một vai trò nào đó trong vấn đề Biển Đông, vốn có khả năng sẽ thành một cuộc khủng hoảng quốc tế?

– Ông Lucio Caracciolo: Nước Nga đã luôn là một đối tác lớn của Việt Nam, nhưng trong hoàn cảnh này, họ im lặng là bởi những tác động của cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine, diễn ra sát sườn họ, hơn là những vấn đề ở tận Biển Đông xa xôi hơn. Chính cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã khiến cho Trung Quốc và Nga gạt bất đồng để xích lại gần nhau.

Trong quan hệ ấy, Moskva và cả Bắc Kinh đều được lợi, bởi trước hết, Nga nhìn Trung Quốc như một thị trường khổng lồ để thay thế cho thị trường châu Âu và Ukraine, một khi các trừng phạt của Phương Tây đối với họ có tác dụng. Vì thế, tôi tin rằng, trong thời gian trước mắt, Nga sẽ gần với Trung Quốc hơn là Việt Nam, do đó sẽ không thể hiện vai trò nào ở Biển Đông mà để Trung Quốc đối đầu với Mỹ.

– Một số ý kiến cho rằng, Việt Nam nên kiện Trung Quốc ra Tòa án Liên hợp quốc. Nhưng quan điểm của ông như thế nào, Việt Nam nên làm gì?

– Ông Lucio Caracciolo: Tôi nghĩ rằng, trong cuộc đối đầu hiện tại đang ngày càng căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam, với tình hình hiện nay, ASEAN không thể giúp được gì nhiều cho Việt Nam. Mỹ cũng không thể giúp được nhiều cho Việt Nam, khi không thể có một sự thỏa hiệp tạm thời. Một khi các căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam tăng lên, Mỹ sẽ không đứng về phía Việt Nam. Việt Nam phải biết cách tự cứu mình.

– Xin cám ơn ông./.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Tin tổng hợp: Đình công chống Trung Quốc lan rộng trên quy mô cả nước

Tuesday, May 13, 2014

Tin tổng hợp: Đình công chống Trung Quốc lan rộng trên quy mô cả nước

QLB
ảnh FB NLTQuanlambao sẽ tiếp tục tổng hợp nguồn tin khắp nơi và cập nhật liên tục ở dưới.

Bạo loạn lan tới Vũng Áng

Trong lúc tình hình ở Bình Dương và Đồng Nai vẫn chưa ổn định thì bạo động khốc liệt lại xảy ra ở một nơi khác: Vũng Áng, Hà Tĩnh. Đây là khu kinh tế có rất nhiều các xí nghiệp Trung Quốc, nơi báo chí từng cảnh báo “ra ngõ gặp người Trung Quốc”. Vũng Áng có khoảng 5000  người Trung Quốc đang làm việc, có xã tới 1000 người Trung Quốc cư trú. Nhiều người sống và làm việc bất hợp pháp.
Thông tin chưa được kiểm chứng cho hay, có một số người thiệt mạng, cả Việt Nam và Trung Quốc. Đụng độ lớn đã xảy ra, nhà xưởng bị phóng hỏa. Con số thương vong  hàng chục người và hàng trăm người Trung Quốc phải trốn khỏi địa bàn.
Một số những bức ảnh lan truyền trên mạng cho thấy, người nằm la liệt trên mặt đường.

Vụ đụng độ xảy ra lúc 2 giờ chiều nay khi một số kẻ quá kích đốt phá ở Công Ty Fomorsa vùng đất Kỳ Anh đem cho Đài Loan thuê 70 năm. Cho tới chiều tối, tình hình vẫn chưa ổn định trở lại. Tham gia vào vụ bạo loạn có cả công nhân và dân chúng địa phương.
Mẫu thuẫn giữa dân chúng trong vùng và lao động Trung Quốc đã tiềm ẩn từ đôi năm nay và thỉnh thoảng vẫn xảy ra xô xát mang tính tập thể, nhưng chưa khi nào tới mức độ này.

vungang-3
vungang-5

Như tin đã đưa, ngày hôm qua, bạo động và cướp bóc đã xảy ra tại Bình Dương, nơi có hàng trăm xí nghiệp nước ngoài. Nhiều công ty Nhật, Hàn Quốc, Singapore cũng bị oan gia.
Khu công nghiệp gần như đóng cửa, các nhà đầu tư phải bỏ chạy. Nhiều người Trung Quốc, Đài Loan vội vã rời Việt Nam. Các khách sạn trong vùng cũng không dám cho họ lánh nạn vì sợ bị đám quá kích đập phá. Thiệt hại về tài sản vô cùng lớn.
Nhà chức trách cho hay, đã bắt khoảng 400 người để điều tra. Những nước có công dân bị thiệt hại đã lên tiếng về vụ việc này.
Trên các kênh truyền thông, Việt Nam kêu gọi người dân, nhất là công nhân trong các khu công nghiệp nước ngoài kiềm chế.

Đàn Chim Việt tổng hợp 

————————————–

Những nhân vật bí ẩn trong dòng người– TUẤN KHANH

Chạy khỏi đám đông hỗn loạn và hung dữ đó, cả 3 chúng tôi lạnh toát người, dù trời trưa nắng, nhiệt kế chỉ 37 độ C. Điều đầu tiên khi đã an toàn, tôi nhắc mọi người đi mua khẩu trang.

Lúc này, đám đông xuất hiện ở các con đường đã nhiều hơn. Họ đang cần cái gì đó để giải tỏa, cần một cái gì đó để đập phá, thể hiện sức mạnh của mình. Vừa chạy vừa điểm lại các sự kiện, Văn nhắc tôi rằng phần lớn những người có vẻ như chỉ huy, hướng dẫn mọi người. đều chạy trên các xe có biển số 36 – số Thanh Hóa. Tôi sực nhớ đến một người bạn ở Bình Dương đã nhắn tin nói với tôi về các cuộc bạo động xảy ra, một cách buồn phiền rằng “người Bình Dương không tệ như vậy, phần lớn các người gây bạo loạn đều đi xe số ba mươi mấy”. Quả là như vậy thật. Những người chạy trên những chiếc xe có số như 36, đều trang bị kỹ lưỡng bằng ống sắt, xà beng, cờ trống… như một cách có tính toán trước.

Chúng tôi quyết định đảo một vòng qua các chốt dân phòng, đồn công an để tìm hiểu tình hình. Trong khu vực có bạo loạn, hầu hết đều vắng lặng. Thậm chí các chốt gác dân phòng, chốt an ninh của khu công nghiệp đã bị đập phá tan hoang. Không còn ai trực ở đó nữa. Những người bạo động thành từng đoàn, chạy đi chạy lại như chốn không người. Sự sợ hãi của các nhân viên bảo vệ công ty đến cực độ. Khi chúng tôi ghé qua cửa một công ty để chụp lại các biểu ngữ tung hô Việt Nam như một lời van nài để yên cho họ, người bảo vệ từ phòng trực vốn đã bể hết kính cửa, vùng chạy hớt hải. Công ty này cũng đã bị đập phá trước đó.
Chúng tôi lại quyết định nhập vào một đám đông khác, đang gầm gừ trước cửa công ty khác, tên liên doanh bằng nhôm đã bị đập, chỉ còn chữ Việt Nam. Rồi đột nhiên một giọng Trung Bắc, kiểu giọng Nghệ An hét lên “vào đập đi anh em”. Cả đoàn người bị kích động rú ga tràn vào sân công ty, ập đến mọi nơi. Tiếng thùng gõ rầm rập. Người bảo vệ im lặng, nép mình, lùi lại. Thậm chí anh ta không dám nhìn theo những người cầm đầu vì sợ mang vạ.

Tôi bấm Thy, quyết định chạy theo một vài xe, có người la hét và hung hãn như là những chỉ huy. Họ chạy vòng quanh sân công ty, háo hức tìm những thứ có thể đập, có thể đốt. Không tìm thấy, họ đạp và đập luôn những chậu cây kiểng. Tôi giữ máy ghi hình liên tục những người này, nhất là khi họ hối thúc những người khác đang phân vân về việc có nên đập phá tiếp hay không.

Cũng là điều không may, một người ngồi sau chiếc xe dẫn đầu bắt đầu chú ý chúng tôi. Người thanh niên đeo khẩu trang, lưng quấn một lá cờ đỏ, tay cầm một gậy sắt dài. Anh ta nhìn chằm chằm chúng tôi, thả gậy sắt xuống sân, kéo một đường dài tóe lửa như đe dọa. Thấy không ổn, Thy trở đầu xe, băng qua một lớp khói mù mịt do ai đó đập và xịt các bình cứu hỏa. Chiếc xe đó theo sau nhưng chựng lại một chút vì khói. Người cầm gậy sắt nhìn theo chúng tôi, sốt ruột đập gậy sắt liên tục và mạnh vào một thanh tay cầm-cầu thang bằng nhôm, có lẽ vì không theo kịp.

Chúng tôi chạy vòng ra trước công ty. Đám đông đang tràn vào các văn phòng đập phá. Một người giọng Thanh Hóa, đứng trên yên chiếc xe số 36, hét vào cửa sổ cho đám đông phá, đập hiệu quả hơn. “Đồng hồ kìa, bảng viết bằng kính kìa, đập hết đi”. Anh này hét lớn, phụ họa ngay sau đó là những tiếng xổn xoảng vang lên khắp nơi. Qua những lần nhìn thấy, chúng tôi nhận ra rằng có những tốp người, rõ ràng chỉ có mục đích tàn phá để làm chứng tích. Còn có những người theo sau hôi của, đôi khi chỉ là những kẻ hám lợi và vô tổ chức mà thôi. Rất nhiều xe và container của các công ty đã bị lật, bị đốt chứ không bị hôi của. Hủy diệt là một mệnh lệnh rất rõ ràng, mà không phải người Việt bình thường nào đi theo đám đông cũng dám làm.

Quay xe ra ngoài, Văn ngoắc tay chỉ cho tôi thấy: đám đông khi nãy đòi giết thằng “Tàu” cũng vừa ập vào. Thật là họa vô đơn chí. Hôm đó, tôi lại mặc một chiếc áo màu vàng, nổi hơn bình thường, rất dễ nhận ra. Toát mồ hôi lạnh, chúng tôi lủi thật nhanh ra cửa và phóng đi. May mắn là cơn say đập phá khiến họ không kịp nhìn thấy chúng tôi giữa đám đông đang hò hét.

Lúc đó, đã gần 2 giờ chiều. Cả 3 quyết định tìm hiểu thêm tình hình ở các khu công nghiệp gần đó như Long Bình, Biên Hòa 2… xem có loạn như vậy không. Chúng tôi tiếp tục chạy lên Long Bình, vì biết có ở lại xem tiếp cũng không còn an toàn nữa.

Gần vào cửa ngõ khu công nghiệp Long Bình, chúng tôi nhìn thấy dấu hiệu của những đợt bạo động sắp đến: đó là cờ và băng-rôn khẩu hiệu đang được bán giá rẻ ngay trên các con đường đi vào. Mỗi chiếc xe tấp vào, đi ra với lá cờ đỏ như dự báo điều không lành sắp đến. Tuy nhiên, nơi này an ninh có vẻ được kiểm soát tốt hơn, có lẽ do ít công ty của Đài Loan và Trung Quốc. Công an cũng thấp thoáng xuất hiện ở nơi này, tuy nhiên chủ yếu là trưng bày, để giữ yên một vài công ty chứ vẫn không thể nào kiểm soát hết được những làn người cầm cờ trống, ào ạt ra vào cửa khu công nghiệp.

Tuy vậy khi chạy một vòng khu công nghiệp để xem thử, dấu hiệu của sự bất ổn của khu công nghiệp là các băng-rôn giới thiệu mình không phải của Trung Quốc đã xuất hiện, giăng khắp nơi. Có nơi đã bị đánh sập cửa, dù có băng-rôn “Việt Nam muôn năm”. Trừ một vài công ty của Nhật còn làm việc, còn lại dường như đã tạm ngưng hoạt động.

Một đám đông cầm cờ chạy vụt về phía khu công nghiệp Biên Hòa 2. Chúng tôi lại đi theo. Con đường dẫn vào khu công nghiệp này đang vắng, vì chưa đến giờ tan ca 1, cũng như rất ít công ty còn làm việc. Nơi này cũng không an ninh. Phía ngược chiều bên đường, một chiếc xe chạy cầm cờ, người ngồi sau mang ống tuýp nước bằng sắt dài, nhìn rất đáng ngại. Xe này chạy ào ạt vào trong nội khu công nghiệp. Nếu là ngày thường, chắc chắn chiếc xe đó đã bị CSGT chận lại. Nhưng hôm nay thì khác, họ chạy như trên xa lộ tự do.

Chúng tôi phát hiện một chiếc xe khác, có 2 người mặc áo bộ đội, cũng trang bị hung khí, chạy vòng vòng quanh khu công nghiệp. Khi theo dõi 2 người này, chúng tôi nhận ra bảng số xe của họ cũng không phải người Bình Dương. Phương thức của họ khá đơn giản: Cứ chạy vòng quanh, và hò hét khi gặp vài chiếc khác. Cứ như vậy đến vòng thứ 4, thứ 5, số lượng người của họ đã lên đến vài chục. Văn gọi đó là chiến thuật tuyết lăn – khi bắt đầu lăn thì nhỏ nhưng cứ quấn thêm tuyết và to dần theo đường dốc. Quả là như vậy, khoảng 20 phút sau, nhóm này đã có trên 100 người.
Khi đã đủ đông, 2 người mặc áo bộ đội này dẫn đầu và giơ gậy hét, chỉ vào cửa các công ty “Công ty của Trung Quốc, vào đi”. Đám đông ồ lên và ào đến trước cửa. Tuy nhiên, khi khám phá đó chỉ là công ty của Thái Lan, 2 người này thất vọng và lại dẫn đầu, miễn cưỡng lên đường. Thy chở tôi và quyết định tách ra, chạy hơi vượt lên. Một trong hai người mặc áo bộ đội thấy chúng tôi tách đoàn, đã chỉ gậy vào chúng tôi, hét lên, giọng Thanh Hóa “đi hướng này”.

Dần dần, chúng tôi nhận ra trong đám đông đó, có người rất tỉnh táo cho một mục đích, có người rất náo động thiếu suy nghĩ, chỉ ăn theo. Nhưng những người tỉnh táo đã kiểm soát tình hình.
Vượt qua một con đường tắt, chúng tôi ra đến ngã tư trong khu công nghiệp Biên Hòa 2. Bên kia đường là 2 người công an địa phương, đeo dùi cui, mà cả giờ đồng hồ rong ruỗi chúng tôi hiếm hoi mới gặp được. Đậu xe bên cạnh chúng tôi là hai thanh niên, cũng vừa trờ tới. Trong tích tắc ấy, bất ngờ từ cuối đường, một đám đông hơn trăm người cầm cờ đỏ, hò hét xuất hiện. Chúng tôi nhìn qua bên đường, xem phản ứng của 2 anh công an. Một anh quay đầu xe lại chạy ào đi, một anh khác bất chấp là đèn đỏ, băng xe chạy vụt qua mặt chúng tôi. Có giọng của người thanh niên đậu xe bên cạnh, hỏi “Ơ, thế công an không chặn đám này lại à?”. Anh thanh niên có vẻ lớn tuổi hơn, mang kính râm, trả lời lạnh lùng “Chặn? chặn cái con C.” Thy cố nhịn cười mà không được, phì ra.
Đám đông mà chúng tôi thấy tràn đến cổng một công ty Hàn Quốc. Nơi này, ban giám đốc như đã có chiến thuật đối phó, họ cho nhân viên khuân ra 5,6 thùng nước khoáng để mời, cỗ vũ. Đám đông lại hò hét, giơ chai chiến lợi phẩm và chạy đi. Tội nghiệp, sự cổ vũ giống như nín nhịn cho giật cô hồn vậy.

Đám đông này cũng có người chỉ huy, và có những phụ tá. Người chỉ huy là một anh người Bắc, đội nón bộ đội và đeo kính đen. Những người trong nhóm của anh ta đều có chung hung khí là những dùi cui gỗ có hình dạng như điếu cày. Đến nơi nào cần xô cửa xông vào, họ hò hét và thúc mọi người tràn vào. Ở một công ty của Singapore, quản lý đứng trên thành cửa chắp 2 tay lạy, nói khẩn khoản “Nơi này không có Trung Quốc đâu”. Đáp lại lời van xin đó, anh này hô khẩu hiệu cho đám đông hô theo “Mở cửa hay lật ngửa – Mở cửa hay lật ngửa”. Cuối cùng thì cửa phải mở, đám đông tràn vào. Những người bí ẩn đó làm hết sức hết lòng với nhiệm vụ, là thúc và nhắc mọi người tiến vào.

Lẫn trong đám đông, tôi thấy có vài nhân viên an ninh thường phục theo dõi. Họ nhìn, và gọi điện thoại. Nhiệm vụ của họ là gì, tôi không được rõ.

Ở một đoàn khác, sau khi chạy vòng qua công ty Fujitsu của Nhật Bản, họ phát hiện thấy một công ty liên doanh, nghi ngờ là với Đài Loan. Bài bản và cách thức cũ lại xuất hiện, dù con người và nhóm hoàn toàn khác nhau. Trong khi hỏi có mở cửa không thì một người trong nhóm chỉ huy đã đem xà beng lại nạy cửa. Ban quản lý sợ hãi và cố gắng tránh mọi thiệt hại bằng cách vờ vui cười vỗ tay cổ vũ, sau đó mở cửa cho đám đông này vào khám xét. Một người đàn ông tóc bạc, có vẻ là có chức vụ của công ty đứng vỗ tay, nói lớn liên tục “vào xem tự nhiên, không có Trung Quốc đâu”. Nhân viên công ty xếp thành hai hàng, vỗ tay râm ran như đón đoàn nguyên thủ quốc gia. Trong đoàn biểu tình này, có một người đàn ông bí ẩn, mặc áo công nhân, nhưng dáng vẻ rất thủ lãnh, phất tay liên tục, hét cho đám đông tiến vào. Cảm giác cay đắng lẫn lộn trong tôi khi nhìn thấy gương mặt cổ vũ, cười nhưng méo xệch của người quản lý. Hóa ra trong thời đại của chúng ta, khi nghe con người vỗ tay, không có nghĩa là đón chào hay cùng suy nghĩ nhé.

Tại sao có những người chỉ huy bí ẩn trong đám đông, và họ có những phụ tá của mình phối hợp rất ăn ý? Hầu hết những đoàn biểu tình đó, tôi luôn nhìn thấy thấp thoáng những an ninh thường phục, họ đã ghi nhận được điều gì? Một người an ninh khi đứng nhìn đám đông, thấy tôi quay hình đã quay mặt đi để tránh. Rõ ràng chính quyền đã không hoàn toàn thả lỏng, mà họ đã có cách kiểm soát theo một chiến thuật nào đó. Ngay cả việc vắng bóng các công an, CSCĐ, đó là một chiến thuật hay quyết bỏ lỏng? Công an Bình Dương sau cuộc bạo động 2 ngày, cho biết đã bắt giữ hơn 150 người, khi đám đông tiến công vào các căn nhà của Ủy ban, khi cao trào đập phá đang lên. Và nếu như vậy, đã có những chiến thuật và những phòng bị được tính toán trước?

Mọi câu hỏi chưa thể trả lời được lúc này. Điều cần nhất mà chúng ta cần là để lòng yêu nước không biến thành bạo động, người yêu nước không bị chụp mũ là những kẻ kích động. Lòng yêu nước cần hợp nhất để chống lại giặc thù, chống luôn cả những kẻ tôn thờ sức mạnh Trung Quốc. Trong khả năng của mình, tôi cùng những người bạn của mình chỉ có thể giới thiệu những nghi vấn, cho mọi người tham khảo. Sự thật và lòng yêu tự do cho đất nước này sẽ giải thoát chúng ta.
Rã rời sau một ngày chạy gần trăm cây số với những điều nghẹt thở, tôi lại ngồi xuống và viết như cho một cuộc chiến – của mình và bạn bè, anh chị quanh tôi, vốn vẫn đang miệt mài từ nhiều năm tháng: Những cuộc chiến đi tìm sự thật!

Categories: Tin Trong Nước | Leave a comment

BẠCH THƯ SỐ 1 Và Số 2 PHẬT GIÁO HÒA HẢO THUẦN TÚY

BẠCH THƯ SỐ 1 Và Số 2 PHẬT GIÁO HÒA HẢO THUẦN TÚY

  BẠCH THƯ SỐ 1 Và Số 2 PHẬT GIÁO HÒA HẢO THUẦN TÚY PHẬT GIÁO HÒA HẢO THUẦN TÚY CỦNG CỐ GIÁO QUYỀN-THỐNG NHẤT GIÁO HỘI-XIỂN DƯƠNG GIÁO PHÁP ————————–                            THÔNG BẠCH Kính gởi: Toàn thể tín hữu PGHH thân mến trong và ngoài nước, NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT. NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT. Thưa chư tín hữu, Nhân danh Hội Trưởng Trung Ương PGHH Thuần Túy, tôi có lời khen ngợi tòan thể Trị Sự Viên trong Giáo Hội và một số tín hữu đã phát huy mạnh mẽ ý chí kiên cường bất khuất trước sức đàn áp thô bạo của nhà cầm quyền cộng sản quyết tâm ngăn chận chúng ta tổ chức ngày Đại Lễ 25/2 âl , kỷ niệm Đức Huỳnh Giáo Chủ bị việt minh cộng sản ám hại. Giáo Hội PGHH Thuần Túy chúng ta đã biểu dương được tinh thần “TẬN TRUNG VỚI ĐẠO, TẬN HIẾU VỚI THẦY” một cách anh dũng bất chấp hiểm nguy sinh tử trước nhãn quan quốc nội và nhãn quan quốc tế rằng: PGHH không phải là con giun mà cộng sản muốn gày xéo thế nào cũng được. Thực ra, đứng trên phương diện thực tế khách quan, việc tổ chức lễ kỷ niệm là một phong tục thiêng liêng của nhân gian, bất luận giai cấp nào, tôn giáo nào, cả đình miểu am cốc đều có quyền tổ chức, không một quyền lực nào có quyền ngăn trở. Trên đất nước VN có bao nhiêu tôn giáo, có bao nhiêu đình miểu am cốc cũng đều được tự do tổ chức lễ kỷ niệm, chỉ duy nhất có PGHH là không được hưởng quyền này . Đó là chứng cứ hiển nhiên cho thấy rằng đảng csVN vẫn quyết tâm tiêu diệt PGHH, vì sao csVN muốn tiêu diệt PGHH? Vì PGHH tôn trọng Ân Tổ Tiên Cha Mẹ còn cs thì vô gia đình . . . Vì PGHH tôn trọng Ân Đất Nước còn cs thì vô tổ quốc . . . Vì PGHH tôn trọng Ân Tam Bảo (Phật,Pháp,Tăng) còn cs thì vô tôn giáo . . . Vì PGHH là một tôn giáo dân tộc, sinh ra từ lòng dân tộc, lớn lên trong khí thiêng sông núi của Tổ Quốc nên phải sống cùng Tổ Quốc và Dân Tộc và cũng phải chết vì Dân Tộc và Tổ Quốc. Đó là một chướng ngại to lớn trên con đường “xích hóa” VN của đảng csVN nên csVN phải triệt tiêu PGHH cho bằng được. Lần này nhà cầm quyền cs đã sử dụng trên 1.000 công an, bộ đội cơ động, có cả xã hội đen, xe vòi rồng, xe bít bùng, v.v. . . để đàn áp PGHH. Cái cảnh cs đàn áp thê thảm xảy ra tại nhà ông Nguyễn Văn Vinh đã chứng tỏ rõ ràng những hành động đó vừa vô nhân đạo, vừa vô liêm sĩ, vừa thô bạo, vừa tàn ác không còn tình người và người. – Đánh một bà già 82 tuổi (bà Trần Thị Xinh) rồi lột quần áo bỏ nằm trần truồng lõa lồ dưới đất là một hành động rừng rú không thấy có trong lịch sử loài người. – Đánh bà Võ Thị Gấm (vợ cố Hà Hải, người bị chết vì cs ngược đãi trong tù) 82 tuổi, gãy tay phải nhập viện . – Đánh đập 20 tín đồ PGHH bất tỉnh rồi lục soát ai có cà rá thì lấy cà rá, ai có giây chuyền thí lấy dây chuyền, ai có vòng vàng thì lấy vòng vàng, ai có tiền thì lấy tiền. Lấy tiền tất cả hơn 100 triệu đồng là tiền của anh em tín đồ PGHH dành dụm đóng góp để chẩn bần tín đồ nghèo trong dịp lễ. Ôi! Quang vinh thay cho đảng csVN, đánh người bất tỉnh để cướp của như thế ấy là hành động còn rừng rú hơn những toán thổ phỉ ! ! ! – Đóng chốt trước nhà trên 50 gia đình Trị Sự Viên lãnh đạo Giáo Hội PGHH Thuần Túy, “nội bất xuất, ngoại bất nhập” trong nhà có ai bịnh hoạn bất thường cũng không được đi ra khỏi nhà để chữa trị, nằm chờ chết. Với tín đồ PGHH nông dân chất phác, tay lấm chân bùn, trong tay không một tất sắt mà nhà cầm quyền cs đã sử dụng hằng ngàn công an để đàn áp thật là oai hùng, trong lúc quỳ lạy cúi đầu dâng đất (6 tỉnh phía Bắc) dâng biển, dâng đảo, dâng khai thác bauxit Tây Nguyên cho Tàu cộng . . . Các ông lãnh đạo đảng csVN ơi! Các ông có thấy hổ thẹn không? Thưa chư tín hửu PGHH thân mến, Cuộc đối đầu với cs , nhất là cuộc tuyệt thực tại gia của chúng ta lần này, người tín đồ PGHH đã biểu dương tinh thần bất khuất, ý chí kiên cường để bảo vệ đạo pháp, để bảo vệ quyền làm người của con người . . . Cuộc tuyệt thực đã đi đến ngày thứ tư, tôi xét thấy cũng dã đủ rồi, chúng ta phải bảo tồn sức khỏe của chúng ta để tiếp tục tiến bước trên con đường đấu tranh giải thể đảng cộng sản VN, tay nắm tay, sức chung sức, lòng chung lòng với toàn dân đế xây dựng một nước VN: Tự Do, Dân Chủ, Hòa Bình và Thịnh Vượngthật sự xứng đáng là con Hồng cháu Lạc với truyền thống 4.000 năm văn hiến. Tôi xin long trọng tuyên bố CHẤM DỨT CUỘC TUYỆT THỰC  kể từ hôm nay: ngày 27-3-2014. PHẬT đạo sáng ngời ánh bửu linh, GÍAO truyền chánh pháp tạo thanh bình. HÒA đồng nhơn loại an thiên hạ, HẢO hợp thời cơ độ chúng sanh. TRƯỜNG thuyết Tu Nhân đời thạnh trị, TỒN tâm Học Phật , đạo quang vinh. BẤT câu tăng tục chơn như pháp, DIỆT khổ qua bờ đến cõi thanh. – ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ VẠN TUẾ. – PGHH TRƯỜNG TỒN BẤT DIỆT. Ngày 27 tháng 3 năm 2014. TM Giáo Hội PGHH Thuần Túy. Hội Trưởng Trung Ương LÊ QUANG LIÊM ———————————– PHẬT GIÁO HÒA HẢO  THUẦN TÚY CỦNG CỐ GIÁO QUYỀN-THỐNG NHẤT GIÁO HỘI-XIỂN DƯƠNG GIÁO PHÁP                                         BẠCH THƯ SỐ 2 Kính gởi: – Ông Nguyễn Phú Trọng. – Ông Trương Tấn Sang. – Ông Nguyễn Sinh Hùng. – Ông Nguyễn Tấn Dũng. Thế là cuộc điều động hằng ngàn công an, bộ đội cơ động, xã hội đen, xe vòi rồng, xe bít bùng, v.v. . . để chận đứng PGHH tổ chức ngày lễ kỷ niệm Đức Huỳnh Giáo Chủ bị việt minh cộng sản ám hại . . . các ông đã đạt một chiến thắng vô cùng vẽ vang, chiến thắng  một nhóm tín đồ PGHH vốn là nông dân chất phác, tay lấm chân bùn trong tay không một tất sắt. Thật quang vinh thay cho đảng csVN quang vinh? Lại càng quang vinh hơn với những hành động oai hùng mang tính rừng rú: a- Đánh một bà già 82 tuổi (bà Trần Thị Xinh) bị ngất xỉu rồi lột hết quần áo để bà nằm trần truồng lõa lồ đưới đất. Hành động oai hùng này có lẽ đệ tử các ông đã hành sử đúng theo đường lối của đảng csVN quang vinh! Và oai hùng này không thấy có trong lịch sử loài người. b- Đánh bà Võ Thị Gấm 82 tuổi bị gãy tay phải đi cấp cứu ở bịnh viện Châu Thành, An Giang. c- Đánh đập ngất xỉu 20 tín đồ PGHH đang chuẩn bị cuộc lễ rồi lục soát lấy hết nữ trang tiền bạc. Số tiền này lên đến trên 100 triệu là tiền của anh chị em tín đồ PGHH dành dụm đóng góp để chẩn bần cho tín đồ nghèo trong dịp lễ. Thật quang vinh thay hành động sở trường cố hữu của đảng csVN dù những toán thổ phỉ cũng phải cúi đầu thán phục ! d- Đóng chốt trước cửa nhà toàn bộ chức sắc lãnh đạo của Giáo Hội PGHH Thuần Túy và “nội bất xuất, ngoại bất nhập” dù trong nhà có ai bịnh hoạn cũng không được ra khỏi nhà để chữa bịnh, nằm chờ chết. Điển hình như trường hợp của ông Nguyễn Văn Thơ ở Xã Tân Hòa (Đồng Tháp) trong ngày 23-3-2014 . . . trường hợp của ông Nguyễn Văn Vinh ở Xã Long Giang (An Giang) trong những ngày từ 20 đến 25-3-2014 . . . Trường hợp của ông Nguyễn Văn Điền ở Xã Tân Phước (Đồng Tháp) trong ngày 22-3-2014 . . . Trường hợp của anh Nguyễn Ngọc Tân ở Bình Minh (Vĩnh Long) trong ngày 23-3-2014 . . . v.v. . . Đây là hảnh động nhân đạo mà Tần Thỉ Hoàng có sống lại cũng phải cúi đầu thán phục ! Và đây cũng là một chứng minh cụ thể chính sách nhất quán tôn trọng nhân quyền, tôn trọng Tự Do Tôn Giáo mà Thứ Trưởng Hà Kim Ngọc, trưởng đoàn VN đã báo cáo trong Đại Hội Nhân Quyền kiểm điểm định kỳ toàn cầu về Nhân Quyền tại Geneve (Thụy Sĩ) ngày 5-2-2014. Bức Bạch Thư này tôi chỉ điểm sơ lược lại một số hành động của đoàn đệ tử các ông để các ông tự chiêm nghiệm chính sách của các ông như vậy có quá đáng hay không? Có trắng trợn chà đạp Nhân Quyền, có trằng trợn chà đạp Tự Do Tôn Giáo hay không? Vì tôi tin rằng các ông, dù sao,  cũng còn chút ít lương tâm để cân nhắc ĐIỀU LÀNH, ĐIỀU ÁC. Rõ ràng với đồng bào nhân dân trong nước các ông đã hành sử một chính sách độc tài toàn trị, chà đạp nhân dân đến xương tàn cốt rụi, còn với ngoại bang thì các ông chuyên dối trá để cầu viện . . . nhất là với tàu cộng thì các ông quỳ mọp để dâng đất (6 tỉnh phía Bắc) dâng biển dâng đảo, dâng khai thác bauxit Tây Nguyên , v.v. . . và v.v. . . Tôi mong các ông hãy tự kiểm điểm sửa sai để cho toàn dân còn được hưởng vài hạt cơm rơi . . . một vài manh áo rách. QUAY LẠI ẮT THẤY BỜ. Ngày 28 tháng 3 năm 2014 Cư Sĩ LÊ QUANG LIÊM

Categories: Lịch Sử PG Hòa Hảo | Leave a comment

Hỏi-Đáp: M. Taylor Fravel về tranh chấp của Trung Quốc với Việt Nam

Hỏi-Đáp: M. Taylor Fravel về tranh chấp của Trung Quốc với Việt Nam

Edward Wong,The New York Times, 08 tháng 5 năm 2014

Phan Văn Song dịch

Một tàu Cảnh sát biển Trung Quốc sử dụng vòi rồng phun vào một tàu cảnh sát biển VN gần quần đảo Hoàng Sa vào ngày 04 tháng 5. Reuters

Tranh chấp lãnh thổ âm ỉ lâu dài giữa Trung Quốc (TQ) và Việt Nam (VN) ở Biển Đông đã có một trong những đợt trào dâng định kì trong tuần này, khi tàu VN phải đối đầu với tàu TQ đang cố đặt một giàn khoan dầu gần quần đảo Hoàng Sa và ngoài khơi bờ biển VN. Giàn khoan này của Tổng công ty dầu ngoài khơi quốc gia TQ (hay CNOOC) và chỉ nằm cách bờ biển chính của VN 120 hải lí. Tàu TQ đã xịt vòi rồng nước vào tàu VN, và cả hai bên cho biết tàu của họ đã bị tàu đối phương đâm vào. Quân đội TQ đã đánh nhau với các đơn vị Nam VN ở phía Nam quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974, dẫn đến việc TQ chiếm lấy hoàn toàn quần đảo, mặc dù các đảo vẫn không có người ở.

Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kì hôm thứ Ba nói rằng “trong bối cảnh có nhiều căng thẳng gần đây ở Biển Đông, việc TQ quyết định vận hành giàn khoan dầu trong vùng biển tranh chấp là khiêu khích và không có ích cho việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.”

Hôm Thứ năm, M. Taylor Fravel, giáo sư khoa học chính trị tại Viện Công nghệ Massachusetts, trả lời các câu hỏi của The New York Times về sự kiện mới nhất này ngoài khơi bờ biển VN. Ông nghiên cứu các vấn đề lãnh thổ của TQ và là tác giả của “Strong Borders, Secure Nation: Cooperation and Conflict in China’s Territorial Disputes (Biên giới mạnh mẽ, quốc gia an toàn: Hợp tác và xung đột trong tranh chấp lãnh thổ của TQ)”, do Đại học Princeton xuất bản. Ông đăng những vấn đề này trên Twitter dưới @ Fravel.

H.

Tại sao TQ lại cố đặt giàn khoan dầu ở vị trí này vào thời điểm này?

Đ.

Lí do rất có thể là về chính trị chứ không phải về kinh tế. Về mặt kinh tế, khu vực nơi giàn khoan sẽ khoan có ít trữ lượng dầu khí đã qua kiểm chứng hoặc có thể có. Hơn nữa, giàn khoan, tốn 1 tỷ USD để xây dựng, vận hành mỗi ngày là vô cùng tốn kém, điều đó đặt ra câu hỏi tại sao CNOOC lại thăm dò ở một khu vực có triển vọng không chắc chắn.

Thay vào đó, có rất nhiều khả năng là TQ sử dụng giàn khoan để khẳng định và thực thi thẩm quyền của mình trên các vùng biển họ tuyên bố chủ quyền ở biển Đông. Soi rọi từ chuyến đi gần đây của Tổng thống Obama đối với khu vực, trong đó có chuyến thăm hai quốc gia có tranh chấp ở biển Đông, Malaysia và Philippines, thì cũng có thể TQ đang tìm cách để kiểm tra quyết tâm của Hoa Kì đối với chủ trương “xoay trục ” sang châu Á.

Tuy nhiên, việc định thời gian hành động của TQ là khó hiểu. Tuần tới, ASEAN sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh hàng năm tại Miến Điện. Với hành động này, chắc chắn hành vi của họ ở Biển Đông sẽ là một chủ đề chính sẽ được thảo luận tại cuộc họp đó và thế giới sẽ tập trung sự chú ý nhiều hơn tới các yêu sách chủ quyền của họ trong khu vực. Trong vài năm qua, nói chung TQ và VN đã cải thiện mối quan hệ của họ và cố dàn xếp các tranh chấp trên biển một cách hòa bình. Họ đạt được thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản để giải quyết tranh chấp trên biển vào tháng 10 năm 2011, thành lập một số đường dây nóng và hình thành các nhóm công tác phân giới trên biển và phát triển chung.

H.

Với những gì đã xảy ra trong tuần trước và lịch sử việc tranh giành quần đảo Hoàng Sa giữa TQ và VN, tình hình này có thể leo thang thành một cuộc xung đột dữ dội hơn hoặc lớn hơn hay không?

Đ.

Nguy cơ leo thang là có thật. Dầu khí ngoài khơi đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của VN. Điều nàycung cấp cho Hà Nội một động lực mạnh mẽ để ngăn chặn không cho TQ hoạt động trong khu vực 200 hải lí đặc quyền kinh tế (EEZ ) của VN ngay cả khi khu vực cụ thể này có thể không chứa mỏ có trữ lượng lớn. Vị trí gần gũi của giàn khoan tạo điều kiện thuận tiện để cả hai nước triển khai các lực lượng hải quân và các lực lượng thực thi pháp luật trên biển. Viễn ảnh nhiều tàu chen chút kiểm soát một khu vực nhỏ làm tăng cơ hội cho các tính toán sai lầm và va chạm có thể leo thang thành xung đột vũ trang.

Trong vài năm qua, VN đã cho thấy sự sẵn sàng sử dụng tàu chính phủ của mình để thách thức những gì họ xem như là hành vi quyết đoán của TQ đe dọa lợi ích của mình. Trong năm 2007, VN tìm cách ngăn chặn TQ tiến hành khảo sát địa chấn trong vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa, phía bắc chỗ giàn khoan đang đóng. Trong năm 2010, tàu VN bao vây một tàu Ngư chính của TQ trong vùng biển tranh chấp. Bây giờ, việc được mất còn quan trọng hơn đối với VN, điều này gợi ra rằng họ có thể chọn cách tiếp tục nỗ lực ngăn chặn không để giàn khoan TQ bắt đầu hoạt động khoan.

H.

Dựa trên cơ sở nào TQ cho rằng vị trí của giàn khoan này nằm trong phạm vi quyền hợp pháp của mình?

Đ.

TQ tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa (tiếng Trung là Tây Sa). Phản chiếu vị thế của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku, TQ cho rằng không có tranh chấp tồn tại với VN đối với quần đảo này. TQ đã kiểm soát phần phía bắc của quần đảo Hoàng Sa từ giữa những năm 1950 và phần phía nam từ năm 1974, khi đụng độ với các lực lượng miền Nam VN. Theo Bộ Ngoại giao TQ, hoạt động của giàn khoan đang diễn ra “trong vùng biển ngoài khơi quần đảo Tây Sa của TQ.”

Bản thân giàn khoan nằm cách đảo Tri Tôn (thể địa lí xa nhất về phía tây nam trong quần đảo Hoàng Sa khoảng) khoảng 17 hải lí về phía nam. Năm 1996, TQ vẽ đường cơ sở xung quanh toàn bộ quần đảo Hoàng Sa[i]. Dựa trên một đạo luật năm 1998, TQ tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lí từ đường cơ sở đó theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), trong đó họ độc quyền khai thác bất kì nguồn tài nguyên biển từ đường cơ sở như vậy[ii]. Vị trí của giàn khoan nằm trong vùng đặc quyền kinh tế như thế dựa trên tuyên bố của TQ về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.[iii]

H.

VN có cơ sở pháp lí để cho rằng việc TQ đặt giàn khoan dầu vi phạm chủ quyền lãnh thổ của VN hoặc đó là một hành động thực hiện thiếu thiện chí trong tình trạng có tranh chấp của quần đảo Hoàng Sa hay không?

Đ.

VN phản đối vị trí của giàn khoan vì hai lí do. Thứ nhất, giàn khoan này nằm trong vùng EEZ mà VN tuyên bố từ bờ biển của mình. Giàn khoan cách đảo Lí Sơn khoảng 120 hải lí và do đó trên thềm lục địa của VN và cũng trong EEZ 200 hải lí.

Thứ hai, VN tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và phản đối lập trường của TQ về việc không tồn tại tranh chấp. Mặc dù VN không vẽ đường cơ sở xung quanh quần đảo Hoàng Sa, họ bác bỏ yêu sách của TQ về chủ quyền đối với các đảo và quyền tài phán đối với  các vùng biển lân cận. Theo quan điểm của VN, giàn khoan của TQ nằm trong vùng biển VN và TQ không có cơ sở để khoan ở vị trí này.

H.

Lập trường của Hoa Kì về tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông là gì, và ông nghĩ rằng họ sẽ hoặc phải phản ứng như thế nào trong trường hợp này?

Đ.

Chính sách của Hoa Kì là không đứng về bên nào đối với chủ quyền của các thể địa lí ở biển Đông, kể cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Đồng thời, Hoa Kì đã nhấn mạnh lợi ích chủ yếu của mình trong khu vực, bao gồm tự do hàng hải, giải quyết hòa bình các tranh chấp, và tránh cưỡng ép và đe dọa trong các tranh chấp. Để hậu thuẫn cách giải quyết hòa bình, Mĩ đã kêu gọi TQ và ASEAN đạt tới một bộ quy tắc ứng xử ràng buộc và ủng hộ việc sử dụng trọng tài quốc tế, chẳng hạn như vụ Philippines gần đây đã nộp hồ sơ kiện trước Tòa Quốc tế về Luật Biển.

Để đáp ứng với sự kiện này, Hoa Kì cần kêu gọi tất cả các bên tham gia không nên có những hành động đơn phương trong vùng biển rõ ràng có tranh chấp. Hoa Kì cũng có thể nhấn mạnh rằng sự kiện này làm nổi rõ sự cần thiết phải có một bộ quy tắc ứng xử để quản lí tiềm năng leo thang và tránh những sự cố như vậy trong tương lai. Cuối cùng, Hoa Kì có thể thúc giục tất cả các bên đề ra các cơ chế cho sự phát triển chung, điều này có thể ngăn chặn các sự cố như vậy xảy ra trong tương lai.

H.

Theo ông các nước Đông Nam Á khác cũng có tuyên bố chủ quyền một phần của biển Đông sẽ phản ứng như thế nào với những hành động mới nhất này của TQ?

Đ.

Hành động của TQ chỉ có thể củng cố thêm nhận thức trong các quốc gia khác có yêu sách ở biển Đông rằng TQ nuôi dưỡng ý đồ quyết đoán và ý muốn hành động đơn phương. Đặc biệt, việc TQ triển khai giàn khoan sẽ làm các nước này quyết tâm thêm gấp bội làm những gì họ có thể để bảo vệ yêu sách của mình. Các nước này có thể sẽ đầu tư cho khả năng hải quân và thực thi pháp luật trên biển lớn hơn và tìm cách tăng cường hợp tác an ninh trên biển với Hoa Kì và Nhật Bản, cùng những nước khác, và cũng có thể giữa họ với nhau.

H.

TQ chuyên tâm mức nào trong việcsử dụng “đường chín đoạn” trong bản đồ thời Dân Quốc đê làm cơ sở cho yêu sách lãnh thổ của mình ở biển Đông?

Đ.

Mặc dù đường chín đoạn đã xuất hiện trên bản đồ TQ trong nhiều thập kỉ, TQ vẫn giữ một sự im lặng kì lạ về ý nghĩa của đường này. TQ chưa bao giờ tuyên bố đường này mô tả cái gì, dù xác định hay phủ định. Đường này có thể thể hiện cho một tuyên bố chủ quyền đối với các thể địa lí nằm trong đó hoặc có thể mở rộng nhiều hơn và thể hiện một yêu sách về EEZ hoặc quyền lịch sử (cả hai đều không phù hợp với UNCLOS.)

Ở TQ, vẫn còn bất đồng về việc định nghĩa đường này. Tuy nhiên, các hành động của TQ trong vài năm qua, chẳng hạn như bảo vệ ngư dân ở những khu vực xa xôi phía nam của biển Đông hoặc mời các công ty dầu mỏ nước ngoài đầu tư vào các lô thăm dò ngoài khơi bờ biển VN, cho thấy TQ có thể nghiêng về một định nghĩa rộng hơn.

Liên quan đến tuyên bố của TQ về chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, TQ khẳng định rằng đường chín đoạn, vốn được chính thức công bố vào cuối thập niên1940[iv], là chỗ dựa cho yêu sách của họ đối với các thể địa lí này.

Dịch giả gửi BVN.

Các chú thích là của dịch giả.


[i] Đường cơ sở của TQ vẽ không theo đúng quy định của UNCLOS vì TQ không phải là nước quần đảo. Theo quy định của UNCLOS chỉ có những quốc gia quần đảo (như Philippines, Indonesia…) mới có thể vẽ đường cơ sở bằng cách nối những điểm nằm ngoài cùng trên cáo đảo/đá xa nhất lại với nhau (theo một số ràng buộc nhất định).

[ii] Thật ra đoạn 3 trong điều 2 của luật về EEZ và thềm lục địa của TQ ngày 26/6/1998 nói rằng: “Các mâu thuẫn liên quan đến vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước CHNDTH và các nước có bờ biển đối diện hoặc liền kề sẽ được giải quyết, trên cơ sở luật pháp quốc tế và phù hợp với nguyên tắccông bằng, bởi một hiệp định phân định cho các khu vực tuyên bố.” Do đó, EEZ không nhất thiết có bề rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở mà có thể sẽ xác định bằng trung tuyến hay thoả thuận giữa hai bên…

[iii] Đúng ra, hợp lí hơn, giàn khoan còn cách đảo Hải Nam khoảng 183 hải lí nên vẫn nằm trong EEZ của Hải Nam, và theo luật 1998 của họ thì đây là vùng chồng lấn phải giải quyết theo đoạn 3, điều 2 (như nêu trong chú thích 2). Xem thêm bản đổ trong bài ‘Trong tiếng Trung, nói ‘khoan đi, cưng ơi, khoan đi’ thế nào?”

[iv] Thật ra, đường chín đoạn chỉ chính thức công bố ngày 7/5/2009 khi TQ gửi công hàm cho LHQ phản đối hồ sơ của VN và Malaysia dù được vẽ năm 1947 và công bố nội bộ 1948.

Categories: Biển Đông | Leave a comment

huyện phải xảy ra đã xảy ra… và còn tiếp tục…

Trang Đầu » Biển ĐôngLên Tiếng

Chuyện phải xảy ra đã xảy ra… và còn tiếp tục…

André Menras Hồ Cương Quyết

Phạm Toàn dịch

Chuyện giàn khoan HD 981 được đưa vào Biển Đông, người ta đã đoán biết gần đúng từ lâu. Tôi sẽ chẳng nói thêm điều gì mới, nếu căn cứ theo chuỗi sự kiện không chối cãi được, mà nói lại rằng Lịch Sử rất gần đây đã cho chúng ta biết nhiều điều về mối quan hệ giữa Trung Hoa và Việt Nam. Dẫu sao, nếu ta điểm qua sự kiện toàn cục đôi chút, thì cũng có chút ích lợi.

Sau một giai đoạn tiền thuộc địa, và một giai đoạn thuộc địa đầu tiên, khi đó vương quốc An Nam dù đã bị thống trị bởi bọn thực dân Pháp, vẫn khẳng định mạnh mẽ và là lần đầu tiên một vương quốc đã khẳng định chủ quyền của mình tại quần đảo Hoàng Sa. Vào thời kỳ đó, nước Trung Hoa đã gián tiếp thừa nhận điều đó khi họ từ chối quyền đô hộ của họ đối với nước Việt Nam trong hiệp ước Thiên Tân ký với người Pháp năm 1884-1885. Thế rồi vào đầu thế kỷ thứ 20, lợi dụng vài do dự từ phía nhà nước thuộc địa “bảo hộ”, Bắc Kinh đã bắt đầu bộc lộ những thèm khát bành trướng của họ. Tiếp theo, những tham vọng đó của Bắc Kinh càng được mài cho sắc nhọn thêm khi các cường quốc ủng hộ Trung Hoa và giao cho nước này sứ mệnh giải giáp quân đội Nhật sau năm 1945 (theo hiệp ước Postdam). Tiếp đó là sự xuất hiện của cái “đường lưỡi bò” hoang đường gồm 17 vạch năm 1947, cụ tổ của đường chữ U hoặc đường 9 đoạn được trình ra Liên Hiệp Quốc năm 2009.

Bắc Kinh lúc nào cũng dõi theo những khi xảy ra khoảng trống quyền lực để lao vào cái không gian mà họ đang đeo đuổi: khi là khoảng trống do người Nhật để lại năm 1945, khi là khoảng trống do người Pháp để lại năm 1945 và năm 1956, sau đó là khoảng trống do người Mỹ để lại năm 1974, thời điểm mà những cuộc thâm nhập vào Biển Đông đã mang dáng dấp của một cuộc xâm lăng đẫm máu. Cuộc xâm lăng này đã thể hiện rõ là một khúc dạo đầu cho cuộc xâm chiếm gần khắp vùng biển gọi là biển Nam Trung Hoa mà tôi muốn gọi tên là biển Đông Nam Á bởi vì, trước hết vùng biển này thuộc về các nước sống ở đó. Để có thể đánh lừa được thế giới tốt hơn, Trung Hoa đã ký và phê chuẩn công ước quốc tế về quyền trên biển năm 1982. Ký như vậy song vẫn không ngăn cản họ sáu năm sau lao vào cuộc tàn sát ở đảo Gạc Ma, và tiếp tục gặm nhấm những hòn đảo nhỏ và những bãi san hô gần Trường Sa. Cùng lúc, Bắc Kinh lao vào một cuộc chiến tranh đe dọa các công ty dầu lửa đang hợp tác với các nước ở vùng biển Đông Nam Á. Vừa dậm dọa, họ lại vừa ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002, bản Tuyên bố không cho phép sử dụng bạo lực để giải quyết những bất đồng nhưng không có những giải pháp chế tài cụ thể với các nước cam kết.

Tiếp đó, bắt đầu từ năm 2009, Trung Hoa gia tăng leo thang: họ gửi công hàm cho Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc để khẳng định các tham vọng bá quyền ở 80% vùng biển và các quần đảo ở biển Đông Nam Á; đó chính là “đường lưỡi bò”. Họ ra lệnh cấm đánh bắt cá tại vùng biển này từ ngày 16 tháng 5 đến ngày 1 tháng 8 hàng năm. Họ luôn luôn từ chối tham gia những cuộc thương thảo nhiều bên, nhất là tại các cuộc họp thượng đỉnh khối Đông Nam Á, trong đó một vài cuộc, như lần họp tại Campuchia, đã bị phá hoại một cách rõ rệt.

Tiếp đó, bắt đầu thời kỳ những cuộc lấn chiếm mạnh, thời kỳ có sự xâm nhập hiện thời của giàn khoan HD 981, khi Bắc Kinh dùng vũ lực để xông vào vùng đặc quyền kinh tế của các nước ven biển với mục đích thay đổi những vùng này, vốn là những vùng có chủ quyền theo luật quốc tế, thành những vùng tranh chấp. Đó là những lần xảy ra các vụ xâm lấn vào tàu Bình Minh và tàu Viking 2 hồi năm 2011, xâm lấn vào bãi cạn Scarborough năm 2012. Đồng thời với thủ đoạn xâm lăng thâm độc này, Bắc Kinh củng cố về quân sự và hành chính đối với căn cứ Hoàng Sa. Họ cố sức chính thức hóa và pháp chế hóa việc sát nhập quần đảo này với các đảo nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa bằng cách lập ra “thành phố Tam Sa” trên hòn đảo Phú Lâm của Việt Nam, sử dụng các luật lệ của đế quốc Trung Hoa xưa và nay, được đặt ra từ Bắc kinh hay từ đảo Hải Nam, bằng cách mở các tuyến du lịch, bằng những chiến dịch tuyên truyền quảng cáo, v.v. Họ làm tất cả một cách cấp tập. Rồi họ đơn phương đưa ra một đạo luật có hiệu lực từ mùng 1 tháng 1 năm 2014, áp đặt cho mọi tàu thuyền nước ngoài đang đánh cá trong vùng “lưỡi bò” phải được phép do chính quyền đảo Hải Nam cấp. Họ cũng lại đe dọa tạo ra một vùng nhận dạng phòng không trên biển Đông Nam Á, là điều họ đã áp đặt tại vùng biển Hoa Đông. Họ làm như vậy để kiểm soát cả vùng trời. Và chúng ta đang đứng trước vụ giàn khoan HD 981, chỉ 5 tháng sau khi Bắc Kinh ban hành đạo luật mới và thâm độc đó.

Kể lại diễn biến một cách ngắn gọn như vậy là nhằm cho thấy những gì Trung Hoa đã làm đều là có ý đồ rõ rệt từ lâu, có thể tiên đoán được bởi vì mọi việc đã được sắp đặt. Và cũng để thấy rằng mọi việc đang bước vào một thời kỳ gia tăng tốc độ.

Vụ giàn khoan nằm trong phần đã được lên chương trình đối với bộ phận thuộc về lãnh thổ và lãnh hải của nước Việt Nam. Nước Trung Hoa đã tỏ rõ quyết tâm, họ tin rằng họ có đầy đủ mọi phương tiện và họ sẽ không bao giờ lùi bước. Nhưng giống như một tên kẻ cắp, Trung Hoa lại do dự, e rằng nguy cơ có thể quá lớn. Cuộc chiếm giữ của Trung Hoa sẽ chỉ được tháo ngòi khi có sự chống cự về quân sự tại chỗ, khi có sự mạnh mẽ của nhân dân trên đường phố, khi có sự chống cự cực kỳ mạnh mẽ theo con đường ngoại giao và pháp lý (đặc biệt là việc cùng với Philippines kiện Trung Quốc lên các cơ quan quốc tế), khi có sự dũng cảm về kinh tế để tự giải phóng khỏi con yêu tinh, khi có sự dũng cảm về dân chủ để đoàn kết toàn dân ở bên trong và ở bên ngoài tổ quốc. Cần phải không ngừng nhắc đi nhắc lại điều này: Việt Nam sẽ chỉ tìm thấy sức mạnh cần thiết của mình ở trong nhân dân. Những tuyên bố gần đây từ Hoa Kỳ, cho thấy rõ rằng mơ màng đến sự giúp đỡ về vật chất của họ là điều vô ích. Sự trợ giúp pháp lý của họ vốn đã rất mong manh vì chính họ cũng không ký vào Công ước năm 1982 về luật  biển! Nhưng điều đó cũng không ngăn cản chúng ta phải nhấn mạnh rằng: họ là bên liên quan, sớm muộn và dù muốn dù không, Hoa Kỳ cũng không thể ẩn náu đằng sau một sự trung lập giả dối, và phải tham gia vào vũ điệu, nếu họ muốn duy trì được “quyền lợi quốc gia căn bản” của mình. Và như thế là từ đây, nước Việt Nam không còn chọn lựa nào khác, Việt Nam đã bị dồn đến sát tường và Bắc Kinh không có ý định tháo lui. Chế độ Hà Nội phải hoàn toàn thẳng thừng tống cổ khỏi hàng ngũ của mình tất cả những kẻ nào làm yếu và phân tán sức mạnh nhân dân, tất cả những kẻ nào hành xử độc ác với nhân dân, những kẻ lưu manh đang đẩy hàng nghìn gia đình nông dân ra khỏi đất đai của họ, những tên cảnh sát dã man đang dùng dùi cui đánh chết người… Phải trả tự do cho các công dân bị tù vì lý do yêu nước, chống bọn xâm lược Bắc Kinh… Việt Nam phải thực sự giải phóng và nuôi dưỡng những nguồn năng lượng nhân dân vô tận đó. Chẳng cần phải mở những cuộc đại hội của Đảng để tổng kết những chuyện đó và định ra những giải pháp cứu nguy dân tộc khi kẻ thù đã ở ngay trong nhà của mình rồi. Bây giờ không phải lúc để diễn thuyết dài dòng với những cái lưỡi bằng gỗ và những cái lưỡi ưỡn ẹo. Nếu Đảng không tiến hành một sự thay đổi căn bản triệt để thì mọi người có thể nói trắng ra rằng chính Đảng đã mở toang cửa cho cuộc xâm lăng của Đại Hán… và mở toang cửa cho sự tan rã của Đảng.

Những người lãnh đạo của Đảng vẫn còn một cơ hội tỏ ra xứng đáng với “bản sắc dân tộc Việt Nam” [tiếng Việt trong nguyên văn – ND]. Họ hãy tỏ ra có bản sắc dân tộc đi! Đây là một cơ hội – xin đừng bỏ lỡ.

Khi tôi viết những dòng này, tôi hy vọng rằng ngày mai và Chủ Nhật sẽ là những ngày biểu tình rầm rộ, có trách nhiệm, và tuyệt đối cứng rắn. Tôi rất tiếc không được ở bên cạnh những người bạn của mình vào những thời khắc làm nên lịch sử bảo vệ đất nước, song trái tim tôi luôn ở cùng các bạn. Tôi cũng mang đầy tình cảm và tinh thần đoàn kết với các đồng bào ngư dân của tôi ở miền Trung Việt Nam, với những con tàu đánh cá mỏng manh song phải đương đầu với bạo lực của bọn dã man chống lại cảnh sát biển Việt Nam như chúng ta đã thấy trong những băng video đăng trên internet.

AM – HCQ

Tác giả gửi BVN.

Categories: Biển Đông | Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.