Daily Archives: May 20, 2014

Cảnh báo! Việc không thừa

Monday, May 19, 2014

Cảnh báo! Việc không thừa

CẢNH BÁO: THÔNG TIN HÔM NAY NGOÀI KHƠI, TRUNG QUỐC ĐƯA TÀU QUÂN SỰ RA ĐỂ BẢO VỆ GIÀN KHOAN NHƯNG THẬT SỰ CÓ THỂ DÙNG ĐỂ TẤN CÔNG CÁC CẢNG ĐÀ NẴNG, VŨNG TÀU, SAIGÒN và PHÚ QUỐC ...

SỐ LƯỢNG TÀU SÁNG NAY LÀ 325 chiếc, trong đó có rất nhiều tàu cá gỗ (radar KHÔNG thấy được) có thể dùng để chở quân vì số lượng tàu cá tăng lên đột biến, chụm lại từng hàng, mủi chỉa về hướng MIỀN NAM VN tức là Vũng Tàu và Phú Quốc ....
Di tản mới thấy kiều dân Trung Quốc “đông như quân Nguyên” 

HÀ TĨNH (NV) .- Những thông tin về việc kiều dân Trung Quốc được di tản hoặc tự di tản khỏi Việt Nam sau các vụ bạo động vừa qua, cho thấy, người Trung Quốc tại Việt Nam “đông như quân Nguyên.”

Tàu Trung Quốc vào cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh đón kiều dân. (Hình: AP)


 

“Đông như quân Nguyên” là một trong những thành ngữ mà vài năm gần đây, người Việt trong nước thường dùng để chỉ sự áp đảo mang tính tuyệt đối về số lượng. Các vụ đình công, biểu tình và một số chuyển thành bạo động, lan rộng trên toàn Việt Nam hồi tuần trước là lý do khiến Trung Quốc tổ chức di tản kiều dân khỏi Việt Nam.

Theo báo chí Trung Quốc, các cuộc đình công, biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông, rồi chuyển thành bạo động hồi tuần trước đã làm hai công nhân Trung Quốc thiệt mạng và khoảng 140 người bị thương.

Tân Hoa Xã loan báo, Trung Quốc đã thuê hai phi cơ, đưa những kiều dân bị thương từ Việt Nam đến một bệnh viện ở thành phố Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên. Những kiều dân khác được di tản bằng tàu. Cho đến chiều 17 tháng 5, “hơn 3,000 công dân Trung Quốc đã rời Việt Nam”.

Đến ngày 19 tháng 5, Tân Hoa Xã loan báo thêm, Trung Quốc đã điều bốn tàu, mỗi tàu có thể chở 1,000 người đến cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh để đón 4,000 công nhân Trung Quốc hồi hương. Hai tàu đã rời cảng Vũng Ánh và sẽ về đến cảng Hải Khẩu của Trung Quốc vào ngày 20. Hai tàu khác sắp cập cảng Vũng Áng để đón thêm 2,000 người nữa.

Theo tường thuật của báo chí Trung Quốc, những kiều dân Trung Quốc được di tản khỏi Việt Nam là công nhân làm việc tại Khu Kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh.

Nếu các số liệu của Tân Hoa Xã về hai đợt di tản là chính xác thì số kiều dân Trung Quốc làm việc tại Khu Kinh tế Vũng Ánh lên đến 7.000 người. Vượt xa số liệu mà chính quyền tỉnh Hà Tĩnh cung cấp cho báo giới Việt Nam cách nay hai tháng.

Trong tháng 3 và tháng 4, nhiều tờ báo ở Việt Nam như Tuổi Trẻ, Lao Động, Đại Đoàn Kết dẫn một báo cáo do Sở Lao động – Thương binh – Xã hội của tỉnh Hà Tĩnh, lập ngày 19 tháng 3, cho biết, tại Khu Kinh tế Vũng Áng “có 3.730 người nước ngoài, chủ yếu là người Trung Quốc đang làm việc, trong đó chỉ 1.560 người có giấy phép lao động”, số còn lại cư trú và làm việc bất hợp pháp nhưng chính quyền Việt Nam không làm gì cả.
Nếu dựa trên số liệu về kiều dân Trung Quốc được di tản khỏi Việt Nam trong vài ngày qua thì số lượng công nhân Trung Quốc làm việc tại Khu Kinh tế Vũng Áng ở Hà Tĩnh nhiều hơn gấp đôi số liệu mà Sở Lao động – Thương binh – Xã hội của tỉnh Hà Tĩnh công bố hồi tháng 3. Nói cách khác, số kiều dân Trung Quốc đến Việt Nam cư trú và làm việc bất hợp pháp, riêng tại Khu Kinh tế Vũng Áng không phải chỉ hơn một nửa mà là gần 4 phần 5!

Ngoài Tân Hoa Xã, ngày Thứ Hai 19/5/2014 tức sáng ngày Thứ Ba giờ Trung quốc, tờ Hoàn Cầu Thời báo ở Bắc Kinh cho biết, sau các vụ bạo động, đã có 11,000 kiều dân Trung Quốc tự rời Việt Nam bằng đường bộ. Riêng trong ngày chủ nhật 18 tháng 5, có đến 2,000 kiều dân Trung Quốc rời Việt Nam qua cửa khẩu Móng Cái.

Hồi đầu năm nay, Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội Việt Nam loan báo, dính đến hết năm ngoái, có khoảng 77,359 người ngoại quốc đang làm việc tại Việt Nam. Trong đó, số người có giấy phép làm việc là 40,529 người, số còn lại hoặc không có giấy phép làm việc (31,330 người), hoặc không thuộc diện được cấp giấy phép (5,500 người). Bên cạnh đó, bộ này thú nhận, con số người ngoại quốc không có giấy phép làm việc hoặc không thuộc diện được cấp giấy phép có thể “cao hơn số liệu thống kê” vì “chưa thể quản lý được”.
Trong vài năm gần đây, dân chúng, các chuyên gia, báo giới ở Việt Nam liên tục cảnh báo về vấn nạn công dân Trung Quốc ồ ạt tràn vào Việt Nam cư trú và làm việc bất hợp pháp nhưng hệ thống chính quyền từ trung ương đến dịa phương làm ngơ.

Cho đến nay, vẫn chưa rõ vì sao, các nhà thầu Trung Quốc có thể thắng khoảng 90% các vụ đấu thầu để thực hiện những “dự án trọng điểm” của Việt Nam. Các hợp đồng này được xem là kênh chính vừa dẫn lao động Trung Quốc sang Việt Nam làm tất cả mọi việc, vừa chuyển nguyên liệu, vật liệu, phụ liệu của Trung Quốc vào Việt Nam “kể cả đinh ốc”.

Các nhà thầu Trung quốc bất kể luật pháp Việt Nam chỉ cho phép giới đầu tư và các doanh nghiệp đưa người ngoại quốc vào Việt Nam làm việc nếu họ có kinh nghiệm, khả năng chuyên môn trong lĩnh vực quản lý hoặc kỹ thuật. Họ cũng bất kể luật pháp Việt Nam chỉ cho phép nhập cảng những loại nguyên liệu, vật liệu, phụ liệu mà Việt Nam không sản xuất được.

Trở lại với thực trạng vừa qua, song song với chuyện di tản kiều dân Trung Quốc khỏi Việt Nam, đang có một làn sóng chỉ trích Việt Nam trên báo chí Trung Quốc. Giống như chính quyền Trung Quốc, báo giới Trung Quốc đòi chính quyền Việt Nam “nhận trách nhiệm” về các cuộc bạo động. Tờ Hoàn cầu Thời báo nhận định “chính quyền Việt Nam không biết đâu là giới hạn của chủ nghĩa dân tộc và họ cũng không có khả năng kiểm soát bạo lực”. Tờ báo này kêu gọi dân chúng Trung Quốc “bình tĩnh” vì Trung Quốc “có sức mạnh để giữ bình tĩnh”.

Trong cuộc trò chuyện qua điện thoại giữa Bộ trưởng Công an của Việt Nam và Trung Quốc hồi cuối tuần qua, Bộ trưởng Công an Trung Quốc thúc giục Việt Nam “có các biện pháp cứng rắn để ngăn chặn các hành động bạo lực chống Trung Quốc và trừng phạt những người gây ra bạo động.”

Báo chí Trung Quốc cho biết, ông Quách Thanh Côn, Bộ trưởng Công an Trung Quốc, bảo với ông Trần Đại Quang, Bộ trưởng Công an Việt Nam, rằng: “Trung Quốc không hài lòng vì Việt Nam không đối phó một cách hiệu quả để kiềm chế tình hình”. (G.Đ)

——————————–

TRUNG QUỐC SƠ TÁN HƠN 3.000 CÔNG DÂN, HỦY HIỆP ƯỚC THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG VÀ DU LỊCH VỚI VIỆT NAM.
Trung Quốc bắt đầu sơ tán hơn 3.000 công dân của mình tại Việt Nam.
Năm tàu Trung Quốc từ Hải Nam sẽ đến Việt Nam để giúp đỡ, sơ tán những người Hoa tại Việt Nam. Mười sáu công dân Trung Quốc bị thương nặng đã được đưa ra khỏi Việt Nam vào sáng Chủ nhật trên một chiếc máy bay y tế.
Tân Hoa Xã cho biết 2 công dân Trung Quốc đã thiệt mạng và hơn 100 người khác bị thương trong vụ bạo lực ở Hà Tĩnh vào tuần qua.

Hiện nay Trung Quốc đang sử dụng sức ép kinh tế Việt Nam bằng cách đình chỉ các kế hoạch trao đổi kinh tế song phương với Việt Nam, cơ quan du lịch Trung Quốc hủy các tour du lịch Việt Nam, cắt giảm đường bay từ Trung Quốc sang Việt Nam.

China will suspend some of its plans for bilateral exchanges with Vietnam in response to the deadly violence against Chinese nationals in the country, major Chinese travel agencies have suspended their Vietnam tour services, a Foreign Ministry spokesman said on Sunday.

Nguyễn Thùy Trang

———————————–

CẢNH BÁO: THÔNG TIN HÔM NAY NGOÀI KHƠI, TRUNG QUỐC ĐƯA TÀU QUÂN SỰ RA ĐỂ BẢO VỆ GIÀN KHOAN NHƯNG THẬT SỰ CÓ THỂ DÙNG ĐỂ TẤN CÔNG CÁC CẢNG ĐÀ NẴNG, VŨNG TÀU, SAIGÒN và PHÚ QUỐC …

SỐ LƯỢNG TÀU SÁNG NAY LÀ 325 chiếc, trong đó có rất nhiều tàu cá gỗ (radar KHÔNG thấy được) có thể dùng để chở quân vì số lượng tàu cá tăng lên đột biến, chụm lại từng hàng, mủi chỉa về hướng MIỀN NAM VN tức là Vũng Tàu và Phú Quốc ….

ĐÂY LÀ HÌNH ẢNH VỆ TINH CÁC XE HỎA TIỄN TRUNG QUỐC DI CHUYỂN GẦN LAI CHÂU TRONG ĐÊM 16/5/2014.
ĐÂY LÀ HÌNH ẢNH VỆ TINH CÁC XE HỎA TIỄN TRUNG QUỐC DI CHUYỂN GẦN LAI CHÂU TRONG ĐÊM 16/5/2014.
NGÀY NÀO MÀ ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC CÒN YÊU ANH LÁNG GIỀNG THÌ NGÀY ĐÓ DÂN MÌNHCÒN ĐAU ĐỚN.

Cả trăm người đi đón 2 ngư dân bị đánh trọng thương ở Hoàng Sa 2
Dân Việt – Hàng trăm ngư dân Quảng Ngãi đã đến tận bến cảng Tịnh Kỳ để đón hai ngư dân bị đánh trọng thương tại Hoàng Sa trở về đất liền.

Vào khoảng 11 giờ 55 phút, ngày 18.5, chiếc tàu cá mang số hiệu QNg 90205 TS, của ông Nguyễn Văn Quang (sinh 1962), ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn đã đưa 2 thuyền viên bị đánh trọng thương khi đang hoạt động đánh bắt tại Hoàng Sa của Việt Nam cập bến cảng Tịnh Kỳ, TP. Quảng Ngãi.

Theo lời của ngư dân đi trên tàu này kể lại, thì vào khuya ngày 16 và rạng sáng ngày 17.5, khi 12/14 thuyền viên đi trên tàu xuống xuồng máy để hành nghề như mọi khi tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam thì bất ngờ 2 chiếc ca nô được thả từ chiếc tàu mang chữ Trung Quốc có số hiệu 306, chở người có mang theo vũ khí, dùi cui đến áp mạn và leo lên đập phá, ném toàn bộ thiết bị trên tàu cá như: máy định vị, Icom, máy dò cá và số hải sản đã đánh bắt được xuống biển…

Những người đi trên 2 chiếc ca nô trên còn dùng hung khí đánh trọng thương 2 ngư dân còn lại đang ở trên tàu cá là anh: Nguyễn Tấn Hải (sinh 1990), thuyền trưởng và Nguyễn Hiền Lê Anh (sinh 1991), thuyền viên.
Một lúc sau, 12 ngư dân rời tàu trước đó quay trở lại và chứng kiến cảnh tượng trên, đã vội điều khiển phương tiện đưa 2 ngư dân chạy vào đất liền.

Trao đổi nhanh với báo Dân Việt, BS Vũ Thế Bảo, Phó trưởng Khoa cấp cứu – BVĐK tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Qua kiểm tra sơ bộ ban đầu, 2 ngư dân Hải và Anh bị đa chấn thương phần mềm. Riêng ngư dân Hải còn bị gãy tay trái…

Sau khi làm các xét nghiệm, chụp phim và tiến hành hội chẩn mới có thể nói tình trạng thương tích của 2 ngư dân trên cụ thể được.

Một số hình ảnh đã ghi nhận khi tàu cá QNg 90205 TS đưa 2 thuyền viên bị nạn về đến cảng Tịnh Kỳ, báo Dân Việt sẽ tiếp tục cập nhật thông tin trên.

Nguồn tin, ảnh: http://danviet.vn/thoi-su/ca-tram-nguoi-di-don-2-ngu-dan-bi-danh-trong-thuong-o-hoang-sa/20140518015726225p1c24.htm

Ảnh: Thuyền viên Nguyễn Lê Hiền Anh đau đớn với chấn thương vùng đầu

NGÀY NÀO MÀ ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC CÒN YÊU ANH LÁNG GIỀNG THÌ NGÀY ĐÓ DÂN MÌNH CÒN ĐAU ĐỚN.

Cả trăm người đi đón 2 ngư dân bị đánh trọng thương ở Hoàng Sa 2

Dân Việt - Hàng trăm ngư dân Quảng Ngãi đã đến tận bến cảng Tịnh Kỳ để đón hai ngư dân bị đánh trọng thương tại Hoàng Sa trở về đất liền.

Vào khoảng 11 giờ 55 phút, ngày 18.5, chiếc tàu cá mang số hiệu QNg 90205 TS, của ông Nguyễn Văn Quang (sinh 1962), ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn đã đưa 2 thuyền viên bị đánh trọng thương khi đang hoạt động đánh bắt tại Hoàng Sa của Việt Nam cập bến cảng Tịnh Kỳ, TP. Quảng Ngãi.

Theo lời của ngư dân đi trên tàu này kể lại, thì vào khuya ngày 16 và rạng sáng ngày 17.5, khi 12/14 thuyền viên đi trên tàu xuống xuồng máy để hành nghề như mọi khi tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam thì bất ngờ 2 chiếc ca nô được thả từ chiếc tàu mang chữ Trung Quốc có số hiệu 306, chở người có mang theo vũ khí, dùi cui đến áp mạn và leo lên đập phá, ném toàn bộ thiết bị trên tàu cá như: máy định vị, Icom, máy dò cá và số hải sản đã đánh bắt được xuống biển...

Những người đi trên 2 chiếc ca nô trên còn dùng hung khí đánh trọng thương 2 ngư dân còn lại đang ở trên tàu cá là anh: Nguyễn Tấn Hải (sinh 1990), thuyền trưởng và Nguyễn Hiền Lê Anh (sinh 1991), thuyền viên.

Một lúc sau, 12 ngư dân rời tàu trước đó quay trở lại và chứng kiến cảnh tượng trên, đã vội điều khiển phương tiện đưa 2 ngư dân chạy vào đất liền.

Trao đổi nhanh với báo Dân Việt, BS Vũ Thế Bảo, Phó trưởng Khoa cấp cứu - BVĐK tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Qua kiểm tra sơ bộ ban đầu, 2 ngư dân Hải và Anh bị đa chấn thương phần mềm. Riêng ngư dân Hải còn bị gãy tay trái...

Sau khi làm các xét nghiệm, chụp phim và tiến hành hội chẩn mới có thể nói tình trạng thương tích của 2 ngư dân trên cụ thể được.

Một số hình ảnh đã ghi nhận khi tàu cá QNg 90205 TS đưa 2 thuyền viên bị nạn về đến cảng Tịnh Kỳ, báo Dân Việt sẽ tiếp tục cập nhật thông tin trên.

Nguồn tin, ảnh: http://danviet.vn/thoi-su/ca-tram-nguoi-di-don-2-ngu-dan-bi-danh-trong-thuong-o-hoang-sa/20140518015726225p1c24.htm

Ảnh: Thuyền viên Nguyễn Lê Hiền Anh đau đớn với chấn thương vùng đầu

Thuy Trang Nguyen với Hung Vu Quoc

Advertisement
Categories: Biển Đông | Leave a comment

Đấu tranh cứu nước cần muôn vẻ linh hoạt!

Đấu tranh cứu nước cần muôn vẻ linh hoạt!

Hà Sĩ Phu (Danlambao) – ...Một mặt chúng ta thẳng thắn đòi thực hiện cho được quyền biểu tình yêu nước ôn hòa, nhưng trong khi chưa đạt yêu cầu ấy thì cần phát huy các sáng kiến linh hoạt như biểu tình tại gia, liên gia, gửi những bản tin và khẩu hiệu yêu nước, nghiêm chỉnh, hợp pháp, nhằm lên án xâm lược cứu nước, gửi đến từng gia đình trong khu vực dân cư, một cách đàng hoàng và cố gắng tranh thủ sự đồng thuận của các cán bộ địa phương trong không khí cùng lo việc nước. Cốt sao đánh thức lòng yêu nước chống giặc trong toàn dân. Đấu tranh để cứu nước trong hoàn cảnh phức tạp như nước ta bây giờ nếu gò vào những hình thức cứng nhắc với yêu cầu cao ngay sẽ rất khó. Sự mềm dẻo, linh hoạt, đa dạng, vừa dũng cảm vừa thích nghi chắc sẽ dễ thực hiện hơn…
*
1. Ngăn cản biểu tình ở Đà Lạt:
Đà Lạt là thành phố nhỏ, ít dân, lâu nay quen yên tĩnh, chỉ có mấy người thường lên tiếng phản biện đã được biết rõ… nên việc biểu tình có khó khăn hơn nhiều nơi khác.
Lần này chúng tôi quyết định đánh động dư luận trước vụ giàn khoan HD-981. Ông Trần Thế Việt (nguyên Bí thư Thành ủy Đà Lạt) cùng với nhà thơ Bùi Minh Quốc viết một thư ngỏ thông báo cho bạn bè và cho UBND tỉnh và thành phố về dự kiến tổ chức một cuộc biểu tình yêu nước chống xâm lược, đề nghị công an giữ gìn trật tự an ninh giúp dân biểu tình được an toàn.
Các quan chức tỉnh và thành phố từ chối việc trả lời, giành sự trả lời cho cấp phường, trả lời rằng muốn biểu tình hợp pháp phải báo trước ít nhất một tuần!
Sau đó, từ chiều 17-5 các sĩ quan an ninh đã đến nhà các ông Trần Thế Việt, Bùi Minh Quốc, Hà Sĩ Phu, Mai Thái Lĩnh để giải thích quan điểm chính thức của Chính phủ là không cho biểu tình trong lúc này (e bị kẻ xấu phá hoại).
Thế rồi, 6g30 sáng 18-5 tại trung tâm thành phố (nơi dự kiến biểu tình) đã có rất đông cảnh sát tụ tập. Trước nhà các vị trên, nhất là nhà Hà Sĩ Phu và Bùi Minh Quốc… đều có rất đông công an chốt chặn, và cử một đoàn cán bộ Mặt trận và Ban dân vận vào tận trong nhà để thăm hỏi sức khỏe và đàm thoại rất lâu để giữ chân mọi người không thể ra khỏi nhà.
2. Vạch rõ những ngụy biện của nhà nước trong việc ngăn cấm biểu tình:
Bị giữ chân tại nhà, cuộc đấu giữa chính biện và ngụy biện là điều tất yếu phải diễn ra.
Trong không khí ôn hòa, chúng tôi tranh thủ làm rõ những nhận thức đúng về hiện tình đất nước trước sự xâm lăng có hệ thống của Trung quốc suốt mấy chục năm qua. Lý lẽ của các quý vị Ban Dân vận trước sau xoay quanh chỉ thị sau cùng của Thủ tướng: Phẫn nộ trước xâm lăng là đúng, nhưng nếu biểu tình sẽ bị kẻ xấu lợi dụng phá phách gây nhiều tổn hại nguy hiểm, nên phải bình tĩnh, để yên cho Đảng và nhà nước tiến hành các biện pháp chống xâm lược theo đúng đường lối của Đảng, cho nên nhà nước phải ngăn chặn biểu tình tự phát.
Tôi lần lượt vạch rõ những ngụy biện trong lập luận đó:
– Để mặc đảng và nhà nước xử lý như mấy chục năm nay thì kết quả là Việt Nam cứ lùi từng bước trước kế hoạch thôn tính Việt Nam một cách bài bản và hệ thống, dẫn đến vụ giàn khoan HD-981 thì nguy cơ mất nước đã cận kề. Nên nhân dân không thể ngồi yên như bấy lâu nay, mà phải thức tỉnh để cứu nước khi đã lâm nguy.
– Sức mạnh nền tảng để cứu nước là nhân dân, từ đó mới đảm bảo cho sức mạnh của nhà nước và quân đội. Ngược lại, khoán cho người cầm quyền là nguy hiểm, ví dụ kẻ nắm quyền vì sự dồn ép nào đấy phải ký một văn kiện đầu hàng thì mọi máy bay, tầu ngầm và quân đội cũng vô tác dụng. Về phía kẻ địch, nếu không thấy nhân dân Việt Nam phẫn nộ thì giặc cướp sẽ yên tâm lấn tới, họ chỉ sợ nhân dân chứ không sợ nhà nước đâu.
– Vin cái cớ “kẻ xấu kích động” để cấm biểu tình là một kịch bản vụng về và với ý đồ không trong sáng. Tôi xin chứng minh:
* Công nhân bị kích động là rất ít, bọn lưu manh phá phách là bọn chuyên nghiệp, rất có tổ chức, có tiền bạc và tự tiến hành công việc phá phách, số công nhân a dua không đáng kể. Chính liên đoàn Lao động cũng xác nhận như vậy. Tôi thương công nhân bị quy kết oan.
* Công an hầu như để mặc, chờ cho bọn xấu thực hiện xong công việc của chúng đã rồi mới ra tay.
* Công tác an ninh kém đến mức không có tình báo gì để phát hiện nguồn gốc của một bọn có tổ chức quy mô như vậy. Kém đến mức không xử lý kịp thời ngay lúc chúng xuất hiện mà để cho chúng trở thành đông đảo, hướng dẫn đoàn biểu tình đi khắp hàng trăm xí nghiệp.
* Được nhà nước và nhân dân ủy thác cho sứ mệnh giữ an ninh để dân biểu tình mà để xảy ra kết quả tệ hại như vậy là không hoàn thành nhiệm vụ. Đáng lẽ công an-cảnh sát phải nhận lỗi lầm to lớn ấy và phải bị khiển trách, chứ sao lại được trọng thưởng trong vụ này? Chẳng lẽ lại khen thưởng về thành tích đã khôn khéo để cho bọn lưu manh thực hiện xong hành vi phá phách của chúng để có cớ mà ngăn cấm biểu tình hay sao?
* Nhà nước vẫn xác nhận nhân dân biểu tình yêu nước chống xâm lược là rất chính đáng, nhưng nay biểu tình bị kẻ xấu gây tác dụng xấu thì đáng lẽ phải dẹp bọn xấu để cho biểu tình được an toàn, thế mới là hướng giải quyết tích cực. Nay chỉ vì bọn xấu mà ta phải từ bỏ một công việc có ý nghĩa lớn lao, ảnh hưởng đến sự tồn vong của đất nước thì đó là hướng giải quyết tiêu cực. Thế là lực lượng toàn dân và toàn lực lượng vũ trang đã chịu thua một bọn lưu manh phá rối? Sao lại vô lý như thế được?
* Biện bạch rằng nếu thấy bọn lưu manh phá phách đang khoác lá cờ đỏ mà công an bắt ngay e tạo ra hình ảnh xấu, mang tiếng là chống biểu tình? Ôi, sao lại chậm và hiền quá vậy? Bắt ngay thằng lưu manh giả danh lá cờ ấy lại, vạch rõ nguồn gốc của nó để giữ an toàn cho biểu tình rồi công bố trên mạng thì uy tín của công an tăng lên bao nhiêu lần chứ sao lại mang tiếng? Mang tiếng phải là những vụ như đạp vào mặt người đảng viên biểu tình Chí Đức, như đánh chết người vô tội trong đồn công an kia!
Tóm lại cái lý do ngăn cấm biểu tình vì sợ có kẻ xấu xúi giục là ngụy biện không thể đứng vững. Mục đích sự ngụy biện này là gì sẽ minh định sau, nhưng hãy trả lại ngay quyền biểu tình cho dân, vì đấy là sức mạnh nền tảng để cứu nước khi họa xâm lăng đã đến sát chân tường.
3. Đấu tranh để cứu nước nên linh hoạt, đa dạng:
Tôi đang nói chuyện với đoàn Dân vận thì nhận được điện thoại của nhà thơ Bùi Minh Quốc, nói cũng đang làm việc với Ban Dân vận, không ngờ bà Thục (phu nhân ông Quốc) ra trước cổng hô lớn: “Đã đảo Trung Quốc xâm lược! Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh!”. Bà Thục biểu tình một mình, tại gia, không cản trở giao thông, không có kẻ xấu xúi giục, vậy rất đúng quy định của Thủ tướng.
Tôi bèn nói lại thông tin ấy với đoàn Dân vận đang ngồi quanh tôi, mọi người chỉ cười không nói gì.
Lát sau, đoàn Dân vận về rồi, ông Đoàn Nhật Hồng, người đảng viên tiền khởi nghĩa 84 tuổi, gọi điện báo cho biết: ông đã đẩy chiếc xe lăn đưa bà ra trước cổng với khẩu hiệu chống Tàu xâm lược trên tay. Ông nói không cho biểu tình đông người thì đôi vợ chồng già này biểu tình tại gia vậy, ông khoe đã chụp ảnh để báo cáo với anh em bè bạn rồi.
Ông Đoàn Nhật Hồng cùng phu nhân (ngồi xe lăn) với khẩu hiệu chống giặc Tàu.
9g30, vừa kịp ăn sáng xong thì một anh bạn đến chơi (anh vốn là công nhân cho một công ty trồng hoa ở Đà Lạt), mang theo cả vợ chồng người con trai cùng đứa cháu nội.
Anh bảo: Tôi biết có tin biểu tình chống Trung quốc xâm lược nên mang cả gia đình đi tham dự để các cháu biết yêu đất nước. Nhưng ra đấy chỉ thấy công an nên tôi ghé thăm anh chị để “biểu tình tại gia” với anh chị vậy. Và chúng tôi chụp chung với nhau dưới khẩu hiệu chống giặc Tàu này:
***
Trước sự chăm sóc rất chu đáo, đồng bộ và bài bản của các cơ quan an ninh và dân vận của nhà nước quá đông đảo, không cho biểu tình chống xâm lược, chúng tôi không thể thực hiện cuộc biểu tình đã dự định, nhưng chúng tôi thẳng thắn nói với các cán bộ hữu trách để báo cáo với nhà nước ý kiến của chúng tôi rằng:
– Biểu tình để nhân dân bộc lộ lòng căm phẫn và biểu dương khí thế trước họa xâm lăng là điều thiêng liêng, nếu bảo hình thức ấy chưa thích hợp trong lúc này thì bao giờ sẽ thích hợp, hình thức nào là thích hợp và có hiệu quả, xin cho biết để thảo luận.
– Đảng và nhà nước đưa ra chủ trương, luật pháp. Nhưng luật lệ nào hợp lòng dân và ích nước thì được dân tin, luật lệ nào không hợp lòng dân, bất lợi cho đất nước thì lòng tin đã xói mòn chỉ càng bị xói mòn đấy.
Về phần người dân, một mặt chúng ta thẳng thắn đòi thực hiện cho được quyền biểu tình yêu nước ôn hòa, nhưng trong khi chưa đạt yêu cầu ấy thì cần phát huy các sáng kiến linh hoạt như biểu tình tại gia, liên gia, gửi những bản tin và khẩu hiệu yêu nước, nghiêm chỉnh, hợp pháp, nhằm lên án xâm lược cứu nước, gửi đến từng gia đình trong khu vực dân cư, một cách đàng hoàng và cố gắng tranh thủ sự đồng thuận của các cán bộ địa phương trong không khí cùng lo việc nước.
Cốt sao đánh thức lòng yêu nước chống giặc trong toàn dân. Chúng tôi nghĩ: Đấu tranh để cứu nước trong hoàn cảnh phức tạp như nước ta bây giờ nếu gò vào những hình thức cứng nhắc với yêu cầu cao ngay sẽ rất khó. Sự mềm dẻo, linh hoạt, đa dạng, vừa dũng cảm vừa thích nghi chắc sẽ dễ thực hiện hơn.
18-5-2014
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Liên minh quân sự Việt-Nhật, tại sao không?

Liên minh quân sự Việt-Nhật, tại sao không?

Hoàng Mai

Bằng việc đưa giàn khoan HD-981 vào khu vực Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, China đã thực sự xâm lược Việt Nam. Quan hệ Việt Nam-China thực sự đã chuyển sang một giai đoạn mới.

Việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 24 tổ chức tại Myanmar, ngày 11/5, đã có bài phát biểu cứng cỏi tố cáo trực tiếp đối với China được xem là một cơ hội vàng để từng bước vứt bỏ quan hệ “4 tốt và 16 chữ vàng”.

Trong khi chưa xây dựng một liên minh Việt-Mỹ, hay liên minh Việt-Nhật-Mỹ, thì trong điều kiện hiện nay, sự cần thiết phải thiết lập liên minh quân sự Việt-Nhật.

Ngày 17.5.2014, trong một bài viết tựa đề: “Nhật Bản sửa Hiến pháp, Trung Quốc lo ngại”(*), đăng trên báo điện tử “Một thế giới”, Thủ tướng Nhật Bản, ông Shinzo Abe nói: “Chúng tôi sẽ tạo ra các cơ cấu pháp lý trong nước để có những phản ứng liền mạch. Trong thế giới ngày nay, một quốc gia không thể tự bảo vệ nền hòa bình của mình được”.

Chúng ta đều biết, Nhật Bản là một cường quốc về kinh tế, chỉ xếp thứ 2 sau Mỹ trong hơn 30 năm, từ cuối những năm 1970 đến năm 2010, mới nhường lại vị trí này cho China, trong khi China có dân số hơn Nhật Bản khoảng 11 lần. Mặc dù vậy, người Nhật vẫn cho rằng “Trong thế giới ngày nay, một quốc gia không thể tự bảo vệ nền hòa bình của mình được”, quả thật, tầm nhìn của người Nhật luôn luôn đi trước thời đại và đưa Nhật trở thành cường quốc được thế giới nể trọng.

Cũng bài báo này cho biết:

“Một số quan chức cao cấp Nhật Bản đã đề cập đến khả năng nước này có thể sẽ thực hiện quyền tự vệ tập thể với các nước khác ngoài Mỹ, bao gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia và Indonesia”.

Vậy thì tại sao, không hình thành một liên minh quân sự Việt-Nhật?

1. Cơ sở để hình thành Liên minh quân sự Việt-Nhật (cần công khai, không còn bị quan hệ Việt Nam-China chi phối).

– Cả Việt Nam và Nhật Bản đang có nguy cơ bị China xâm lược, sự cần thiết lập liên minh nhằm hỗ trợ để bảo toàn lãnh thổ, lãnh hải của mỗi nước.

– Đảm bảo an toàn hàng hải qua Biển Đông, vì cả hai nước cần tuyến vận chuyển hàng hải này đến các nước Tây Á, châu Phi và Châu Âu.

– Trao đổi, hợp tác nâng cao kinh nghiệm, năng lực trong huấn luyện, cũng như trao đổi công nghệ và công nghiệp quốc phòng giữa hai nước, vân vân…

2. Lợi ích của Liên minh quân sự Việt-Nhật nhìn từ phía Việt Nam.

– Nhật Bản cung cấp, tài trợ, bán cho Việt Nam những thiết bị quân sự được sản xuất tại Nhật Bản.

– Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam về tài chính trong trường hợp chiến tranh xẩy ra và kéo dài. 

3. Đâu là rào cản hiện nay đối với Liên minh quân sự Việt-Nhật?

Nếu như cứ nhìn cái cách mà người Tàu mua chuộc khắp thế giới, ta không khó để hình dung, những cán bộ cao cấp Việt Nam từ lâu (thời điểm từ HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ, tháng 9/1990) đã bị Bắc Kinh mua chuộc, khống chế bằng nhiều hình thức, thủ đoạn khác nhau. Việc cắt đất biên giới cho Bắc Kinh đều có lý do và đưa vào thế “há miệng mắc quai”… Vì vậy, không thể một sớm, một chiều mà lãnh đạo Việt Nam hiện nay thoát ra khỏi sự ràng buộc đối với Bắc Kinh. Ngay cả một vài nhân vật liên quan đến HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ vẫn còn.

Quan hệ Việt Nam-China có nhiều góc khuất, tế nhị, lãnh đạo Việt Nam hiện nay rất sợ bị Bắc Kinh công bố…

Mặc dù vậy, chúng ta hy vọng, một liên minh toàn diện Việt-Mỹ cũng như liên minh Việt-Nhật-Mỹ sẽ được hình thành trong tương lai.

(*) http://motthegioi.vn/tieu-diem/nhat-ban-sua-hien-phap-trung-quoc-lo-ngai-71913.html

17.5.2014 

H.M

Tác giả gửi BVN

***

Nhật Bản sửa Hiến pháp, Trung Quốc lo ngại

Đăng Bởi Một Thế Giới – 07:50 17-05-2014 

Khi  giải thích về kế hoạch sửa Hiến pháp, nhằm cho phép Nhật Bản có thể thực hiện quyền tự vệ tập thể, Thủ tướng Shinzo Abe không hề đề cập trực tiếp đến Trung Quốc. Nhưng theo báoAsahi Shimbun, Bắc Kinh rõ ràng là mối đe dọa tiềm tàng trong sự bận tâm của ông Abe.

“Chúng tôi sẽ tạo ra các cơ cấu pháp lý trong nước để có những phản ứng liền mạch. Trong thế giới ngày nay, một quốc gia không thể tự bảo vệ nền hòa bình của mình được”, ông Abe nói tại cuộc họp báo ngày 15.5, giải thích lý do tại sao sự thay đổi trong cách diễn giải Hiến pháp là cần thiết.

Nhật Bản nhắm đến đối tượng là Trung Quốc

Bóng dáng của Trung Quốc cũng xuất hiện đậm nét, khi ông Abe giải thích sự cần thiết trong việc đối phó với các tình huống xảy ra ở “vùng xám”. Hiện nay Nhật Bản chưa có một khung pháp lý để triển khai lực lượng tự vệ ở khu vực đó.

“Có thể có khả năng một nhóm vũ trang cải trang thành ngư dân đổ bộ lên một trong những hòn đảo xa xôi hẻo lánh của Nhật Bản. Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường phản ứng nhằm chống lại một tình huống ở “vùng xám” tương tự như thế”, ông Abe đưa ra một ví dụ minh họa với hàm ý rõ ràng đang nhắc đến quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku.

Mặc dù ông Abe không hề nêu lên cái tên Trung Quốc trong các phát ngôn của mình, Ban cố vấn về Tái cấu trúc Cơ sở pháp lý cho an ninh Nhật Bản  nhắc đến ngân sách quân sự của Trung Quốc: “Nó (ngân sách) đã được tăng lên gấp 4 lần trong một thập kỷ qua, và con số công bố công khai trong năm tài chính này là 118 tỉ USD, gấp 3 lần chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản”.

Bản báo cáo cũng kêu gọi xem xét lại các biện pháp để đối phó với trường hợp các tàu ngầm nước ngoài xâm nhập vào vùng biển Nhật Bản và từ chối các yêu cầu rời khỏi. Điều này là một tham chiếu rõ ràng tới tần suất hoạt động ngày càng tăng của tàu ngầm Trung Quốc.

Không những muốn thay đổi cách diễn giải Hiến pháp để có thể đưa quân ra tham chiến ở nước ngoài, Tokyo còn đang có kế hoạch thay đổi Luật về Cục phòng vệ (SDF) để cho phép SDF được sử dụng nhiều loại vũ khí hơn trong việc đối phó với các tình huống như vậy.

Trong cách giải thích Hiến pháp hiện hành, Nhật Bản bị cấm thực hiện quyền tự vệ tập thể.

Một số quan chức cao cấp Nhật Bản đã đề cập đến khả năng nước này có thể sẽ thực hiện quyền tự vệ tập thể với các nước khác ngoài Mỹ, bao gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia và Indonesia.

Lực lượng phòng vệ Nhật Bản trong một cuộc tập trận. Ảnh: AP

Ông Abe khẳng định lập trường của mình là việc thay đổi cách diễn giải Hiến pháp không có nghĩa là Nhật Bản sẽ ngay lập tức đưa quân ra chiến trường. Tuy nhiên, với tình hình căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc khi Bắc Kinh đưa giàn khoan Haiyang Shiyou 981 vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, Nhật Bản có thể sẽ phải giúp đỡ Việt Nam nếu Tokyo quyết định mở rộng quyền tự vệ tập thể.

TrungQuốc lo ngại

Ngay sau tuyên bố của Thủ tướng Shinzo Abe, Trung Quốc và Hàn Quốc đã lên tiếng bày tỏ sự lo ngại.

“Các nước châu Á, bao gồm Trung Quốc, và cộng đồng quốc tế có đủ lý do để cảnh giác về ý định thực sự của Nhật Bản”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết trong cuộc họp báo ngày 15.5.

Cùng ngày, một quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói với tờ Asahi Shimbun, rằng quyết định của ông Abe thay đổi cách giải thích truyền thống về Hiến pháp hòa bình của Nhật Bản, sẽ có thể ảnh hưởng tới tình hình an ninh hiện nay ở khu vực Đông Á.

Tuy nói như vậy, nhưng Bắc Kinh cũng biết rằng việc Nhật Bản thay đổi chính sách an ninh là việc “chẳng chóng thì chầy”.

Khi chính quyền của ông Abe cập nhật Hướng dẫn chương trình quốc phòng hồi năm ngoái, trong đó có đề cập đến các biện pháp đối phó với khả năng quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc, một chuyên gia tại Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc đã dự đoán rằng “mục tiêu tiếp theo của Thủ tướng Abe là có được quyền tự vệ tập thể”. 

Hoài Anh

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Bắt bớ khắp nơi, công an trấn áp mọi cuộc biểu tình chống Trung Quốc

Bắt bớ khắp nơi, công an trấn áp mọi cuộc biểu tình

chống Trung Quốc

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-05-18
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ

In trang này
Lực lượng công an được triển khai đông dảo chư từng thấy trên mọi nẻo đường nhất là khu vực đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội . Hầu như mọi cuộc biểu tình đều không thành công trong ngày 18/05/2014

Lực lượng công an được triển khai đông dảo chư từng thấy trên mọi nẻo đường nhất là khu vực đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội . Hầu như mọi cuộc biểu tình đều không thành công trong ngày 18/05/2014

AFP

 Nghe bài này

Sáng hôm nay Chúa Nhật 18 tháng 5, theo lời kêu gọi của 20 tổ chức dân sự dự kiến sẽ có nhiều cuộc biểu tình diễn ra tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh, tuy nhiên mọi sự hoàn toàn khác với cuộc biểu tình tuần trước, 11 tháng 5 khi nhà nước cho phép đoàn viên thanh niên tham gia biểu tình chung với dân chúng.

Thay vì khuyến khích biều tình trong tầm kiểm soát, tại Hà Nội đã có bắt bớ và mọi người bị phân tán, chia chắn ra từng nhóm nhỏ. Vào lúc 9 giờ sáng một blogger cho biết một người tên Trung đã bị bắt:

Có một xe 7 chỗ biển xanh em chụp được biển xe khi Trung không lên xe thì họ tràn xuống, họ mặc thường phục bắt đầu đánh và kéo đẩy Trung lên xe và đưa về phường Điện Biên Phủ.

Nhà báo tự do JB Nguyễn Hữu Vinh cho biết công an dày dặc và không ai có thể tập trung được:

Hôm nay họ như ruồi, dày đặc. Chúng tôi ra bờ hồ, Đại sứ quán thấy công an dày đặc nên mấy anh em ngồi uống cà phê xong rồi tính.

Blogger vừa rồi cho biết hiện tình theo quan sát của anh:

 

Đường phố nào cung gặp các nút chặn của công an (Dongchuacuuthe)
Đường phố nào cũng gặp các nút chặn của công an (Dongchuacuuthe)

 

Chung quanh Đại sứ quán thì lực lượng an ninh và công an vây quanh rất đông ít nhất con số phải đến vài nghìn người.  Ở trong Hoàng Thành có ít nhất một tới hai trung đoàn đang ém quân trong ấy. Có xe cơ động các thứ đang được điều đến rất đông.

Tại Tp Hồ Chí Minh một thanh niên khi được hỏi cuộc biểu tình có diễn ra hay không câu trả lời của anh khiến chúng tôi không biết anh có mai mỉa hay không:

Tình hình ổn lắm anh ơi, tình hình ngon lắm. Thủ tướng chính phủ thông báo rồi mọi người dân đều chấp hành hết tốt lắm anh. Người dân Sài Gòn bây giờ tẩy chay biểu tình rồi. Chung quanh đây không có ai ra biểu tình hết anh ơi, im ắng lắm.

Lúc 12 giờ trưa ngày Chúa Nhật 18 tháng 5 ông Huỳnh Kim Báu, một trong số 54 người ký tên yêu cầu được biểu tình tuần trước ngày hôm nay ông và nhóm 54 người đều bị an ninh cô lập tại nhà, ông Báu kể:

Hôm nay tụi tôi được bảo vệ một cách chặt chẽ cứ mỗi người thì có ba người kèm. Họ công bố thẳng là không được ra khỏi nhà, ra là bị giữ lại thôi và tình hình tới giờ này thì bên ngoài cũng vậy, cũng im ắng không thấy có hiện tượng gì. Hôm nay nhà nước làm chủ tình hình bằng bạo lực.

Trong vài ngày qua đều các lãnh đạo cao cấp đểu phát ngôn ủng hộ biểu tình như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Giám đốc công an Hà Nội hay chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đều có chung ý kiến “biều tình là thể hiện tình yêu nước” Thủ tướng cũng gửi hàng ngàn tin nhắn tới cho những người thường xuyên biểu tình trước đây yêu cầu phải biểu tình trong ôn hoà và tránh bạo động để thế lực thù địch lợi dụng.

Trong khi đó, một số cơ quan truyền thông trong nước như mạng PetroTimes và Người Lao Động nói rằng trong ngày hôm nay trên cả nước không có cuộc biểu tình chống Trung Quốc nào diễn ra.

Mạng Petro Times chạy tựa bản tin ‘ Cả nước bình yên trong ngày kêu gọi “đại biểu tình”’. Bản tin được ký bởi nhóm phóng viên Petrotimes cho rằng trong nhiều ngày nay các đối tượng phản động lưu vong đã kích động bạo loạn, gây ra tình trạng mất trật tự, an ninh ở nhiều địa phương như Hà Tĩnh, Bình Dương.

Bài báo cho rằng lòng yêu nước của người dân khi phản ứng lại sự kiện Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào xâm phạm chủ quyền Việt Nam đã bị những đối tượng vừa nói lợi dụng.

Mạng báo Người Lao động thì khẳng định trên toàn quốc không diễn ra biểu tình. Theo báo này thì người dân chấp hành yêu cầu của thủ tướng chính phủ trong công điện phát đi hồi ngày 15 và chỉ thị ngày 17 tháng 5 vừa qua, cho đến 11 giờ trưa hôm nay dân chúng trên cả nước đã không tham gia biểu tình.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

‘Ai sẽ hậu thuẫn nếu VN bị tấn công?’

‘Ai sẽ hậu thuẫn nếu VN bị tấn công?’

Cập nhật: 15:06 GMT – thứ hai, 19 tháng 5, 2014

Một nhà quan sát tình hình châu Á đặt câu hỏi về kịch bản phản ứng của Việt Nam trong trường hợp chịu một cuộc tấn công vũ trang từ bên ngoài.

Trao đổi với BBC hôm 18/5 từ Paris, ông Jean-Francois Sabouret, giám đốc danh dự Mạng lưới Nghiên cứu châu Á (Réseau Asie) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) nêu quan điểm cho rằng Nhật Bản đã nghiêm túc đặt kịch bản xung đột trên biển, còn chưa rõ Việt Nam thì sao.

Ông nói: “Liên quan tới quần đảo Senkaku mà người Trung Quốc gọi là Điếu Ngư Đài, Nhật Bản đã đặt tình huống bị Trung Quốc tấn công, chiếm lĩnh.

“Họ không chỉ tính toán suông, mà có thể đã có những bàn bạc với đối tác, đồng minh chiến lược của mình, mà như thực tế đã chứng tỏ Hoa Kỳ đã tuyên bố an ninh của quần đảo Senkaku nằm trong phạm vi trách nhiệm đồng minh để hậu thuẫn và bảo vệ của Hoa Kỳ.”

“Ai sẽ hậu thuẫn Việt Nam nếu xảy ra một cuộc xung đột được nâng lên thành cấp độ xung đột quân sự và thậm chí là một cuộc chiến tranh, dù là một cuộc hải chiến chớp nhoáng?

“Liệu trong trường hợp đó nước Nga có tạo ra áp lực hòa bình hay quân sự để bảo vệ Việt Nam hay không? Và tương tự, phía Hoa Kỳ có giúp đỡ Việt Nam hay không để Việt Nam có thể bảo vệ được các vùng biển, đảo của mình?”

Ai sẽ hậu thuẫn Việt Nam nếu xảy ra một cuộc xung đột được nâng lên thành cấp độ xung đột quân sự và thậm chí là một cuộc chiến tranh, dù là một cuộc hải chiến chớp nhoáng?

TS. Jean-Francois Sabouret

Tiến sỹ Sabouret nói: “Ba cường quốc đang hiện diện và muốn khẳng định sức mạnh, ảnh hưởng ở các vùng biển khu vực, đó là Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga.

“Hoa Kỳ có vẻ đã có những động thái kiềm chế Trung Quốc và về phần mình Trung Quốc có vẻ đã tỏ ra không sợ ai, bằng chứng là họ đã thách thức, đe dọa các quốc gia như Nhật Bản, Philippines và mới nhất là Việt Nam.”

‘Các cường quốc bàn bạc’

Tuy nhiên, theo nhà quan sát, không chỉ giữa Việt Nam với Trung Quốc mà các mối căng thẳng cũng đang gia tăng giữa các quốc gia khác trong khu vực với Trung Quốc.

Ông nói: “Sự căng thẳng đang gia tăng giữa Trung Quốc với Việt Nam, Trung Quốc với Nhật Bản và Trung Quốc với Philippines. Trước khi sự căng thẳng vượt quá giới hạn, có thể các cường quốc Mỹ, Trung Quốc và Nga sẽ phải ngồi xuống với nhau để bàn bạc.”

“Nếu họ (Trung Quốc) thấy Việt Nam có sự hậu thuẫn, chẳng hạn được sự bảo vệ rõ ràng từ Nga hay Mỹ, thì có lẽ họ còn phải nghĩ lại, nhưng nếu Việt Nam hoàn toàn đơn độc, thì thế nào? Việt Nam nên khẩn trương chuẩn bị một kịch bản ứng phó xung đột chớp nhoáng, thậm chí là chiến tranh.”

Nhà nghiên cứu châu Á cũng đưa ra dự báo: “Trung Quốc đã đang trở thành một thế lực kinh tế, tài chính, và theo cách thức mà họ đang thể hiện, có thể dự đoán rằng trong một vài chục năm tới đây, họ cũng muốn trở thành một thế lực quân sự số một thế giới bên cạnh là thế lực kinh tài hàng đầu đó.”

Hôm 19/5, một nhà quan sát từ Hà Nội nói với BBC, có thể Trung Quốc đã có những toan tính, tính toán rất kỹ lưỡng từ trước khi đi nước cờ hạ đặt ‘giàn khoan 981’.

Tàu Trung Quốc đón công dân về nước

Tàu Trung Quốc đón công nhân từ Việt Nam về nước sau các vụ ‘bạo loạn.’

Không chỉ cho rằng Trung Quốc đã ‘tương kế, tựu kế’ khi Việt Nam có phản ứng mạnh, nhà quan sát này nói có các dấu hiệu cần kiểm chứng thêm rằng đã có bàn tay đạo diễn từ trước cho các cuộc ‘bạo loạn’ làm đánh lạc hướng dư luận quốc tế và khu vực, nhằm ‘tiếp tay’ cho động thái hạ đặt giàn khoan.

Trao đổi với BBC từ Hà Nội, Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng, nguyên Đại sứ Việt Nam Hà Lan, đặt vấn đề cho rằng đã có những người giả mạo công nhân và quần chúng để phá hoại các cuộc biểu tình của Việt Nam.

“Việt Nam đang chờ kết luận của cơ quan chuyên môn cũng như của cơ quan chức năng, nhưng tôi nghe anh em nói chuyện bảo rằng đấy không phải là anh em công nhân,” ông Thắng nói.

“Những khuôn mặt, những con người đó không phải là anh chị em công nhân, họ từ đâu đến, họ rất chuyên nghiệp, họ có những khí cụ, những dụng cụ rất chuyên môn, rất chuyên nghiệp.

“Đặc biệt là họ còn có bộ đàm để liên hệ với nhau, chứ những người đi biểu tình không có ai có bộ đàm, tôi cũng đã từng tham gia biểu tình, và tôi xem ngay như ở Hà Nội, chúng tôi chỉ có khẩu hiệu, các biểu ngữ, chứ ai lại có các bộ đàm, các thông tin, rồi có các tổ chức, việc này rõ ràng do một tổ chức hay tập hợp nào đó.

Không có lý gì để xảy ra sự việc như hồi năm 1979.

Ông Hoàng Vĩnh Giang

“Rõ ràng nó gây hại cho Việt Nam, gây hại cho hình ảnh của Việt Nam trên thế giới, và muốn hay không muốn, rõ ràng nó tiếp tay cho Trung Quốc,” ông Thắng nêu giả thuyết.

Không tin có ‘chiến tranh’

Hôm Chủ Nhật, một quan chức trong ngạch ‘ngoại giao nhân dân’ của Việt Nam bác bỏ khả năng có thể xảy ra một cuộc xung đột vũ trang, trước sự kiện Trung Quốc tuyên bố rút một số công dân khỏi Việt Nam và chấm dứt một số hợp tác.

“Không có lý gì để xảy ra sự việc như hồi năm 1979,” ông Hoàng Vĩnh Giang, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt – Trung Thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Ủy ban Olympics châu Á, nói.

“Cố gắng làm thế nào xử lý mâu thuẫn bằng phương pháp hòa bình, theo luật của Việt Nam và theo luật của quốc tế.

“Tôi chắc là sẽ xử lý được, không đến mức như là thời kỳ năm 1979 đâu.”

Tuy nhiên, hôm 17/5 một Phó Thủ tướng của Việt Nam, ông Vũ Đức Đam lên tiếng từ Hà Nội rằng Việt Nam đã tính toán cả tới các biện pháp ‘không hòa bình’ nếu các thương lượng qua kênh ngoại giao, hòa bình với Trung Quốc trong cuôc xung đột không đem lại hiệu quả.

Bình luận về phát biểu này của ông Vũ Đức Đam, một cựu thành viên Tổ tư vấn Thủ tướng Chính phủ thời các ông Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, nói với BBC:

“Tuyên bố của ông Đam là không thể trả giá cho hòa bình bằng chủ quyền của đất nước, tôi nghĩ là đấy là một lời tuyên bố đúng đắn.

“Việt Nam cũng phải sẵn sàng với những biện pháp khác ‘không hòa bình’ như là Trung Quốc đang làm để bảo vệ chủ quyền của mình,” bà Phạm Chi Lan nói với BBC.

Thêm về tin này

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Blog at WordPress.com.