Monthly Archives: August 2014

TRÒ THÁU CÁY CỦA LÃNH ĐẠO TRUNG QUỐC

TRÒ THÁU CÁY CỦA LÃNH ĐẠO TRUNG QUỐC

Nguyễn Thanh Giang

Lãnh đạo Trung Quốc tháu cáy thì nhiều nước trên thế giới đã hiểu, những nước chưa hiểu cũng đang dần dần hiểu bởi họ không bị lóa mắt trước hàng hóa và tiền của Trung Quốc. Nhưng sự hèn hạ của phía đối tác với Trung Quốc, đến giờ phút này hẳn nhiên cũng không thể nào che mo nang với thế giới được nữa. Vừa hèn hạ mà lại vừa “tháu cáy” với dân chúng nữa thì tính thế nào? Vụ xử án nhóm yêu nước Bùi Minh Hằng chẳng phải là “hèn với giặc ác với dân” đến trơ tráo cùng tột đấy sao? Bởi thế, chỉ trong phạm vi phát ngôn, nếu từ nay có bất kỳ một kẻ nào mà lại dám mở mồm thớ lợ nhắc đến “4 tốt và 16 chữ” sau chuyến đi của ông “Đại tướng không quân”, thì xin cùng nhất tề lên tiếng hô vang “biến đi“, như ông Hạ Đình Nguyên đã làm với Vũ Mão. Nói như Phan Bội Châu:

Oán thù ta hãy còn lâu,

Trồng tre nên gậy gặp đâu đánh chừa.

Bauxite Việt Nam

Do Trung Quốc mời mà ông Lê Hồng Anh đã đến Bắc Kinh từ ngày 26 đến 27/8 trong tư cách đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Khác với cách đây mấy tháng, Nguyễn Phú Trọng xin mà Tập Cận Bình cũng không cho sang.

Điều đó chứng tỏ rằng Trung Quốc có thể đã nhất thời xuống thang vì bẽ mặt trước dư luận quốc tế phản ứng đối với hành động đạo tặc của HD 981.

Tuy nhiên, ngay lúc này họ vẫn thò cái bộ mặt gian xảo của họ ra trên giấy trắng mực đen.

Tuyên bố chung về “Nhận thức chung nguyên tắc ba điểm về tiếp tục phát triển quan hệ Trung-Việt”sau chuyến đi của ông Lê Hồng Anh do Tân Hoa Xã Trung Quốc phát đi như sau:

  • Lãnh đạo hai Đảng, hai nước sẽ tiếp tục tăng cường chỉ đạo trực tiếp phát triển quan hệ song phương, thúc đẩy quan hệ Trung-Việt trước sau như một phát triển lành mạnh, ổn định.
  • Hai bên cần phải tiếp tục sâu sắc giao lưu giữa hai Đảng, nhìn về lâu dài khôi phục và tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng, kinh tế-thương mại, an ninh hành pháp, nhân văn, v.v.
  • Hai bên đồng ý tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo hai Đảng và hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước Trung-Việt”, vận dụng tốt cơ chế đàm phán Chính phủ về biên giới Trung-Việt, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu và thương lượng về vấn đề cùng khai thác, không áp dụng hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, giữ gìn đại cục của quan hệ Trung-Việt cũng như hoà bình và ổn định của Nam Hải.

Trong khi đó, Thông Tấn Xã Việt Nam nói ba nội dung này là:

  • Lãnh đạo hai Đảng, hai nước Việt Nam-Trung Quốc tăng cường hơn nữa việc chỉ đạo trực tiếp đối với quan hệ hai Đảng, hai nước, thúc đẩy quan hệ Việt-Trung không ngừng phát triển lành mạnh, ổn định.
  • Hai bên tăng cường giao lưu giữa hai Đảng, hai nước; khôi phục và tăng cường hợp tác giữa hai bên trên mọi lĩnh vực như chính trị ngoại giao, quốc phòng, an ninh, kinh tế, thương mại, thực thi pháp luật, nhân văn…
  • Hai bên tuân thủ các nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc,” sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam-Trung Quốc; tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, đồng thời tích cực nghiên cứu và bàn bạc các giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, kể cả vấn đề hợp tác cùng phát triển; kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; duy trì đại cục quan hệ Việt-Trung và hòa bình, ổn định trên Biển Đông.

Hai bản văn trên không giống nhau và có thể đã bị Trung Quốc xuyên tạc theo ý họ:

Ở điểm thứ nhất, phía Việt Nam chỉ nêu thúc đẩy quan hệ Việt-Trung không ngừng phát triển lành mạnh, ổn định thì phía họ thêm vào mấy chữ trước sau như một.

Dứt khoát không thể trước sau như một nữa. Trước đây do bị lường gạt quan hệ ta với họ là quan hệ thầy-trò, quan hệ lính lệ-chủ soái, đưa dân ta đi vác cờ cho họ, đổ máu vì họ. Bây giờ ta với họ như chèo bẻo-diều hâu. Cùng chung sống trong bầu trời nhưng nếu láng cháng thì sẵn sàng lao tới đánh đuổi.

Ở điểm thứ hai, phía Trung Quốc đã đưa thêm các chữ cần phải tiếp tục sâu sắc … nhìn về lâu dài.

Giao lưu thì cứ giao lưu, tùy tình hình mà điều chỉnh mức độ. Mệnh lệnh nào buộc ai cần phải, mà cũng không nhất thiết cứ phải sâu sắc.

Giao lưu như thế nào thì tùy nhu cầu của mỗi bên, thực tế đổi trắng thay đen đã cho thấy, biết thế nào mànhìn về lâu dài.

Trong điểm thứ hai này đáng cảnh giác nhất là phía Trung Quốc đưa thêm các chữ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực …  an ninh hành pháp trong khi Việt Nam chỉ đặt vấn đề tăng cường hợp tác giữa hai bên trên mọi lĩnh vực như … thực thi pháp luật.

Phải chăng Trung Quốc muốn nhắc lại Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc do Nguyễn Phú Trọng ký kết với Hồ Cẩm Đào để tạo cơ hội đưa công an, quân đôi Trung Quốc vào Việt Nam?

(Điểm Năm trong khoản 4 của Tuyên bố trên ghi rõ một điều cực kỳ ngu xuẩn và tội lỗi: “Năm là, đi sâu hơn nữa hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực thi hành pháp luật và an ninh … cùng phòng ngừa và tấn công các hoạt động vi phạm pháp luật, tội phạm xuyên biên giới; tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau trong việc giữ gìn ổn định trong nước của mình”).

Gian trá, lếu láo hơn cả là, ở điểm thứ ba Trung Quốc đã gài câu: tích cực nghiên cứu và thương lượng về vấn đề cùng khai thác… Nam Hải.

Biển Đông đã là của Việt Nam từ ngàn đời nay chứ có phải của chung Việt Nam – Trung Quốc đâu mà đặt vấn đề cùng khai thác được.

Dứt khoát tàu thuyền Trung Quốc không được vào đánh bắt thủy hải sản ở Biển Đông (Khi họ vào đánh cá ở lãnh hải Philippines đã bị nước này bắt bỏ tù và nộp phạt).

Dứt khóat Trung Quốc không được đưa giàn khoan vào thăm dò khai thác dầu khí ở Biển Đông, ngoại trừ trường hợp Việt Nam mời họ vào ký kết hợp đồng ăn chia theo tỷ lệ Việt Nam ấn định.

Rõ ràng, không thể một phút lơi là không cảnh giác với Bắc Triều. Trong bài viết “Có nên đặt vấn đề Thoát Trung” tôi đã tha thiết kêu gọi: “Hãy khắc ghi vào tâm trí chúng ta khẩu hiệu “Hãy cảnh giác với Bắc Triều” bằng chỉ thị, nghị quyết, bằng thường xuyên nêu trong mục kiểm điểm ở các chi bộ Đảng, các buổi hội họp của các tổ chức dân sự, bằng thơ văn, nhạc, họa …”

 Thế mà! Mấy ngày nay lại có tin hàng vạn lao động người nước ngoài đang rầm rập đổ vào Vũng Áng – Hà Tĩnh, trong đó có nguồn tin cho biết “trên 90% trong tổng số gần 11.000 lao động tuyển dụng mới mang quốc tịch Trung Quốc”.

Chưa nói đến hiểm họa Thành Troa, chỉ trông vào con số 24.000 kỹ sư, cử nhân Việt Nam hiện đang không có công ăn việc làm cũng thấy bất cứ do đâu, bất cứ vì cấp chính quyền nào để xảy ra tình trạng trên cũng không thể chấp nhận được.

Hãy cảnh giác với Bắc triều!

Hãy cảnh giác với Trung Nam Hải!

Hà Nội 28 tháng 8 năm 2014

N.T.G.

Tác giả gửi BVN

Advertisement
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Mỹ phản đối án tù ở Đồng Tháp

Mỹ phản đối án tù ở Đồng Tháp

Bà Bùi Minh Hằng trong một lần biểu tình chống Trung Quốc

Hoa Kỳ nói “đáng báo động” khi tòa án Việt Nam “sử dụng các điều luật về trật tự công cộng để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ”.

Phiên tòa sơ thẩm của tòa án ở tỉnh Đồng Tháp kết án ba năm tù giam với bà Bùi Thị Minh Hằng.

Ông Nguyễn Văn Minh bị kết án 2,5 năm tù giam và bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh 2 năm tù giam.

Báo Đồng Tháp nói họ “gây rối trật tự công cộng”, bị truy tố theo Điều 245, Bộ Luật hình sự.

Tuyên bố của Sứ quán Mỹ ở Hà Nội nói họ “quan ngại sâu sắc”.

“Việc các cơ quan chức năng Việt Nam sử dụng các điều luật về trật tự công cộng để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ vì họ bày tỏ quan điểm chính trị một các ôn hoà là điều đáng báo động.”

Sứ quán Mỹ nói: “Việc kết án này dường như không phù hợp với quyền tự do ngôn luận và những nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị cũng như các cam kết thể hiện trong Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế.”

Tuyên bố viết tiếp: “Chúng tôi kêu gọi chính phủ hãy thả vô điều kiện ba cá nhân này, cũng như các tù nhân lương tâm khác, và cho phép mọi người Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ.”

Trong khi đó, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), trụ sở ở Mỹ, cho rằng đây là các cáo buộc “hình sự nhưng có nguyên do chính trị”.

“Chính quyền Việt Nam giờ đây đã dùng tới cả lỗi giao thông ngụy tạo để truy tố hình sự các nhà hoạt động,”ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách Châu Á của HRW tuyên bố.

‘Bắt giữ, đánh đập’

Cùng ngày 26/8 khi diễn ra phiên xử, các trang mạng xã hội đưa thông tin rằng nhiều người ủng hộ các bị cáo đã bị tạm giữ, hay đánh đập.

Trang mạng Dân Làm Báo nói một người, Nguyễn Ngọc Lụa, bị công an “đánh đổ máu, hiện đã ngất xỉu và phải đưa đi cấp cứu”.

Trong khi đó, trang Dòng Chúa Cứu thế nói “từ ngày 23/8, nhiều nhà hoạt động xã hội từ Bắc chí Nam đã bị công an, an ninh mật vụ theo dõi, cấm cửa, cấm đường đi đến Đồng Tháp”.

Bà Bùi Thị Minh Hằng cùng ông Nguyễn Văn Minh và bà Nguyễn Thị Thuý Quỳnh bị bắt vào ngày 11/2/2014 khi đang trên đường thăm gia đình vợ chồng cựu tù nhân chính trị Nguyễn Bắc Truyển.

Hồi tháng Hai, anh Trần Bùi Trung, con trai bà Hằng, nói với BBC bà bị bắt sáng ngày 11/2 khi đang đường đi tới nhà ông Nguyễn Bắc Truyển, một tù nhân lương tâm vừa được trả tự do hồi đầu năm, tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.

“Lúc đi cùng với mẹ tôi còn có 20 người khác … trên đường đi thì bị một lực lượng lớn công an huyện Lấp Vò chặn lại và dùng dùi cui đánh đập cả đoàn, cướp giật tài sản, máy móc rồi dẫn cả đoàn về giam tại công an huyện Lấp Vò,” anh Trung nói.

Anh Trung hiện đang có mặt ở Hoa Kỳ để vận động trả tự do cho bà Hằng.

‘Ngăn cản dự phiên tòa’

Trả lời BBC ngày 26/8, blogger Nguyễn Tường Thụy, một trong những người đến tham dự phiên tòa, nói lực lượng an ninh đã “phong tỏa hai đầu đường dẫn vào tòa”.

“Chúng tôi chỉ có thể đứng bên ngoài”, ông nói.

“Sau đó họ đuổi chúng tôi nhưng không được nên mang xe đến bắt chúng tôi đưa đi”.

Ông Thụy cho biết ông cùng với hơn 20 người khác đã bị bắt đưa đến đồn công an Mỹ Phú, thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp và nói một số người đã bị đưa đi nơi khác.

Nhiều blogger khác cũng phản ánh trên trang cá nhân rằng bị ngăn cản đến tham dự phiên tòa.

Theo thông tin từ blogger JB Nguyễn Hữu Vinh, tổng số người đến dự phiên tòa bị bắt đưa đi là hơn 50 người.

‘Cáo buộc ngụy tạo’

Trong thông cáo ngày 25/6, một ngày trước phiên xử, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) đã kêu gọi trả tự do ngay vô điều kiện cho bà Hằng và các nhà hoạt động khác.

“Chính phủ Việt Nam đang dùng những cáo buộc ngụy tạo về việc gây cản trở giao thông để truy tố các nhà hoạt động,” thông cáo dẫn lời ông Phil Robertson, Phó giám đốc châu Á của HRW, nói.

“Nhà cầm quyền Việt Nam nên nhận ra rằng vụ việc lần này không đáng nhận sự chỉ trích từ quốc tế và cần hủy những cáo buộc này ngay lập tức.”

“Chính quyền càng cố gắng buộc Bùi Thị Minh Hằng phải im lặng bao nhiêu, tiếng nói của bà trong cuộc đấu tranh cho các quyền cơ bản và các quyền tự do ngày càng trở nên lớn hơn.”

“Chính quyền nên bắt đầu lắng nghe ý kiến từ bà và các nhà hoạt động khác thay vì giam giữ họ sau song sắt.”

Categories: Lịch Sử PG Hòa Hảo | Leave a comment

Khoảnh khắc tuyệt đẹp của gia đình động vật dễ thương nhất thế giới …

 Khoảnh khắc tuyệt đẹp của gia đình động vật dễ thương nhất thế giới  …
    

·         Chẳng có gì tuyệt vời hơn những khoảnh khắc tuyệt đẹp của gia đình dù cho chúng ở bất kỳ đâu.
1. Mẹ con gấu trắng.
alt

alt

2. Sư tử con đang tập đi.

alt
3. Gia đình thú có túi này thật đông đúc.

alt
4. Cái đuôi này chắc hẳn là đồ chơi quen thuộc của cáo con.

alt
5. Khuôn mặt vô cùng đáng yêu của voi con.

alt
6. Hai chú chim non ngoan ngoãn nằm dưới cánh mẹ.

alt
7. Sóc sơ sinh đang được chăm sóc rất cẩn thận.

alt
8. Khi gia đình gấu xám Bắc Mỹ đi bơi.
alt
9. Cử chỉ âu yếm của loài hươu cao cổ.

alt
10. Có bao nhiêu chú chim non đây nhỉ?

alt
11. Gia đình loài rái cá biển sinh sống tại Alaska.

alt

alt

12. Nụ hôn của bé gấu xám dành cho gấu mẹ. 

alt
13. Các bé thiên nga đang được mẹ thiên nga chở đi dạo một vòng.

alt
14. Khoảnh khắc ấm áp của loài cầy thảo nguyên.

alt
15. Cá sấu cũng có những giây phút hạnh phúc như thế này đây.

alt
16. Sư tử cái đang chơi đùa cùng con.

alt
17. Khi gia đình hà mã đi bơi.

alt
18. “Cái này ăn được không hả mẹ?”
alt
19. Đại gia đình chim cánh cụt.

alt
20. Chẳng có gì thích thú hơn được nghỉ ngơi trên lưng mẹ tê tê sau một ngày dài.

alt
21. Những ký ức đầu tiên của “bé” về thế giới rộng lớn.

alt
22. Cái liếm thân thương của người mẹ.

alt
23. “Thế nhé, bí mật. Đừng kể cho mẹ là được!”

alt
Categories: Cảnh-Đẹp | Leave a comment

Phiên tòa xét xử người yêu nước Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh

Phiên tòa xét xử người yêu nước Bùi Thị

Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và

Nguyễn Văn Minh

Phiên tòa ô nhục tại Đồng Tháp vừa kết thúc lúc 18h45′:

– Chị Bùi Thị Minh Hằng bị kết án 3 năm tù giam
– Anh Nguyễn Văn Minh bị kết án 2,5 năm tù giam
– Chị Nguyễn Thị Thúy Quỳnh bị kết án 2 năm tù giam

– Cô Nguyễn Ngọc Lụa bị CA đánh đổ máu, ngất xỉu và phải đưa đi cấp cứu
– Anh Trương Văn Dũng bị CA dùng mũ bảo hiểm đánh chảy máu đầu 

Danlambao  Đêm 25 và rạng sáng ngày 26/8/2014, không khí khủng bố bao trùm Đồng Tháp – nơi diễn ra phiên tòa sơ thẩm 3 người yêu nước: Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh.

Toàn bộ các khách sạn, nhà nghỉ tại thành phố Cao Lãnh và thị xã Sa Đéc bị công an bố ráp cả đêm. Các bến xe và giao lộ bị chốt chặn bởi lực lượng công an đông đảo và dày đặc. Cả một hệ thống an ninh hùng hậu từ trung ương đến địa phương đã được huy động nhằm đàn áp bất cứ ai đến tham dự phiên tòa ‘công khai’ tố cáo chế độ.
Bất chấp sự đàn áp mạnh tay, người dân cả nước gồm đủ mọi thành phần vẫn tiếp tục đổ về Đồng Tháp ủng hộ và đòi trả tự do cho những người yêu nước. Trước ngày diễn ra phiên tòa sơ thẩm, 5 người đã bị CA bắt cóc gồm có: Bùi Tiến Hưng, Hoàng Văn Dũng, Trương Văn Dũng, Mai Phương Thảo và Nguyễn Nữ Phương Dung. Hiện thông tin về cả 5 người hoàn toàn bị cắt đứt.
Trong khí đó, hàng chục người khác mặc dù đã vượt thoát sự ngăn chặn của an ninh địa phương, nhưng khi đến Đồng Tháp đã lập tức bị công an kéo đến bao vây các khách sạn, nhà nghỉ. Nhiều người đã chấp nhận ngủ qua đêm ngoài đường để chống lại sự đeo bám của công an.
Sáng ngày 26/8/2014, đúng vào thời điểm diễn ra phiên tòa tố cáo chế độ, thông tin về các vụ càn quét, bắt bớ liên tiếp được gửi đi. Đồng Tháp tràn ngập trong bầu không khí khủng bố chưa từng có.

Cho đến thời điểm 12:00 trưa ngày 26/8/2014, theo ghi nhận của Danlambao đã có ít nhất 100 người bị công an bắt giam khi đến tham dự phiên tòa, trong đó có nhiều trường hợp bị đánh đập hết sức thô bạo

Dưới đây là bản tin tường thuật trực tiếp diễn biến phiên tòa tố cáo chế độ với các nguyên đơn là 3 người yêu nước Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh đang diễn ra tại trụ sở tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
*
5h30: Tại Cao Lãnh, Đồng Tháp, anh Lê Hồng Phong và Trương Minh Hưởng bị chặn tại nhà nghỉ Khả Phụng, trên Quốc lộ 30, cách Cao Lãnh 9km. Một viên CA vào phòng đòi “nói chuyện chơi”. Có 6 tên khác đang ở ngoài.
6h00: Đặng Thị Quỳnh Anh (con chị Bùi Hằng) cùng chồng và con đã đến gần khu vực tòa án. Những bà con Phật giáo Hòa Hảo đến tham dự phiên tòa bị chặn tại 22 Trương Định. An ninh liên tục giở trò khiêu khích.
Viên Công an ĐT tên Sáu lao vào phòng 
Lê Hồng Phong và Trương Minh Hưởng đòi “nói chuyện”.
7h00: Anh Lê Hồng Phong và Trương Minh Hưởng bị bắt đưa về đồn CA xã Mỹ Xương, Cao Lãnh, Đồng Tháp (số phone công an xã: 0673.392.4352).
Cùng lúc, tại 147 Hùng Vương, hơn 20 tên CA sắc phục và đông dân phòng chặn trước cửa khách sạn; không cho đi ra ngoài với dùi cui và bộ mặt đằng đằng sát khí. Trong khách sạn gồm Huỳnh Thục Vy, Huỳnh Phương Ngọc, Huỳnh Trọng Hiếu, Trần Thị Hài, Nguyễn Thị Ánh Ngân vợ Hiếu và con trai nhỏ 8 tháng tuổi.
Ảnh: FB Huỳnh Phương Ngọc
 
7h15: Tại số 22 Trương Định, đã tập trung một rất đông bà con PGHH. Họ nhất quyết không chịu giải tán. Một số anh em đến đó bị chặn, đánh đập và cướp đồ đạc. Cụ thể, anh Đỗ Văn Tuấn cướp điện thoại, đánh khi đang đứng chụp hình. Anh Nguyễn Văn Thạnh và Trịnh Xuân Thủy vừa bước xuống đã bị tấn công. Anh Trịnh Xuân Thủy bị cướp máy ảnh.
3 bạn trẻ từ Vinh gồm có: Nguyễn Văn Thông, Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Văn Kỳ bị bắt về trụ sở CA xã Tân Bình, Châu Thành, Đồng Tháp. Số điện thoại công an xã Tân Bình: 063 3866185
Đoàn người PGHH bị chặn và gây sự (FB Thanh An Lê)
7h20p: Bà con PGHH tại 22 Trương Định bị đánh đập và đưa lên 2 chiếc xe 16 chỗ rồi đưa đi đâu không ai rõ. Tại hiện trường, công an chặn các ngả đường đến toà án. Chỉ những người có giấy triệu tập mới có thể  vào khu vực toà, những người khác đều bị xua đuổi.

Công an đang đàn áp và bắt người trong đoàn PGHH
7h45′: Cho đến thời điểm này, có ít nhất 40 tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đã bị công an bắt giam mất tích khi đến tham dự phiên tòa.

Những chiếc xe bít bùng này được nói là xe của trại giam đang áp giải chị Bùi Thị Minh Hằng, chị Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và anh Nguyễn Văn Minh đến trụ sở tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp  

08h00: Toàn bộ các tuyến đường dẫn vào trụ sở tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp đều bị công an chốt chặn với lượng lượng quân số đông đảo, đủ mọi sắc phục.

08h05′: Chị Bùi Thị Diễm Thúy, vợ anh Nguyễn Văn Minh và cũng là nhân chứng đã vào được tòa. Chị Đặng Thị Quỳnh Anh con Bùi Thị Minh Hằng, cùng con gái 6 tháng tuổi và chồng không được vào bên trong, bị chặn tại ngã 3 gần Tòa án.

08h15′: Ký giả Trương Minh Đức và Đinh Nhật Uy vừa bị CA khống chế, bắt đi đâu không rõ.

08h20′: Ở cổng sau của toà án, bà con dân oan tỉnh Tiền Giang đang bị đàn áp. Facebook Khúc Thừa Sơn bị công an bao vây, đàn áp khi anh đang hỏi thăm bà con. Facebook Annam Dương Lâm bị tịch thu điện thoại  và bị vây bắt nhưng đã trốn thoát.

08h23′: Hai người đến dự phiên tòa là Nguyễn Công Khoa và Nguyễn Võ Xuân Thùy bị bắt tại quán Cafe Bốn Mùa, gần trụ sở tòa án.

08h26′: Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh đã bị CA bắt cóc.

Công an dày đặc bên ngoài phiên tòa tự nhận ‘công khai’

08h30′: Các đợt trấn áp liên tục xảy ra xung quanh phiên tòa xét xử 3 người yêu nước. Lực lượng an ninh đông đảo sẵn sàng xông tới giật điện thoại và đánh bất kỳ ai nếu phát hiện người đó cầm điện thoại trên tay.

08h40′: Một tên Việt gian mặc thường phục, tay cầm bộ đàm chỉ mặt chị Dương Thị Tân đe dọa: “Ở thành phố thì được, xuống Đồng Tháp thì chết”. Tên này chính là kẻ đã tham gia chặn xe của luật sư khi đến tòa.

08h45′: Đinh Nhật Uy và nhà báo Trương Minh Đức đang bị giam giữ tại trụ sở công an phường 1 (Số điện thoại: 0673.385.2954)

08h50′: Facebook Khúc Thừa Sơn và anh Bùi Công Thủ vừa bị CA bắt cóc.

08h55′: Nhóm các anh chị Huỳnh Anh Tú, anh Thịnh, chị Đặng Thị Quỳnh Anh (con gái Bùi Hằng), chị Dương Thị Tân liên tục bị sách nhiễu, khủng bố mặc dù họ là nhân chứng, là người thân của chị Hằng. Hiện không ai trong số họ có thể đến gần phiên tòa chứ chưa nói đến việc vào bên trong Tòa án.

09h05′: Anh Huỳnh Công Thuận bị công an bắt đưa về trụ sở công an phường 2, thành phố Cao Lãnh.

09h15′: Anh Võ Văn Bảo và anh Trần Văn Thường bị CA bắt vào góc đường Lê Quý Đốn. Con gái anh Thường bị CA đánh và giật balo.

09h30′: Anh Võ Văn Bảo hiện đang bị đưa về giam giữ tại trụ sở CA phường 1. Võ Văn Bảo là con trai cựu tù nhân lương tâm Võ Văn Bửu, mẹ anh là bà Mai Thị Dung – một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đang bị kết án 6 năm tù giam.

09h35′: Ít nhất có thêm 10 người vừa bị công an bắt giam, gồm có Facebook Annam Dương Lâm, nhà văn Nguyễn Tường Thuỵ, chị Nguyễn Thúy Hạnh (Liberty), Facebook Khởi Hoàng, Nguyễn Ngọc Lụa, chị Phạm Nhật Thuý Phượng, Lai Tiến Sơn, anh Mai Dũng, anh Lê Dũng, facebook Bánh Chưng Phạm, facebook Bang Trần, Trịnh Bá Phương (dân oan Dương Nội).

09h45′: Nhà văn Nguyễn Tường Thụy cùng khoảng 10 người khác hiện đang bị giam giữ tại trụ sở CA Phường Mỹ Phú. (Số điện thoại: 067.385.2291).

CA dày đặc trước phiên tòa tự nhận ‘công khai’ xét xử những người yêu nước (CTV Danlambao)
Một nhóm khoảng 30 người đã bị CA bao vây tại đầu đường Lê Quý Đôn, 
cách trụ sở tòa án khoảng vài trăm mét (Ảnh: CTV Danlambao)

10h00′: Một nhóm khoảng 30 người đã mang theo băng rôn, biểu ngữ tiến đến sát phiên tòa. Ngay lập tức, công an kéo đến huy động nhiều xe hơi, bao vây trấn tất cả mọi người.

Tất cả mọi người đang bị giam giữ tại trụ sở UBND phường Mỹ Phú, giao lộ Thủ Khoa Huân & Đinh Công Tráng, TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp.

11h00: Khi bị bắt, Bùi Tuấn Lâm và Nguyễn Hồ Nhật Thành đã bị công an đánh đập.

Công an đã cướp giỏ sách của Nguyễn Hồ Nhật Thành, sau đó khi đưa về trụ sở UBND phường Mỹ Phú họ yêu cầu Thành phải ‘làm việc’ vì những vật dụng mang theo trong giỏ sách. Tuy nhiên, yêu cầu này đã bị từ chối.

Danh sách những người đang bị giam giữ tại trụ sở UBND phường Mỹ Phú gồm có: Nguyễn Hoàng Vi, Bùi Tuấn Lâm, Nguyễn Hồ Nhật Thành, Hoàng Bùi, Lã Việt Dũng, Thanh Hoàng, Nguyễn Hữu Tình, Nguyễn Duy Linh, Nguyễn Thị Nhung, Lê Đức Hiền, Trần Thị Thu Nguyệt, Lê Sỹ Bình…

* Người mặc váy xanh trong ảnh là bầu Nguyễn Hoàng Vi, hiện đang mang thai gần đến tháng thứ 9 nhưng vẫn bị công an lôi kéo, bắt đưa về trụ sở UBND phường Mỹ Phú vì đến ủng hộ tinh thần Bùi Hằng. (Ảnh: Facebook Thanh An Le).

11h05′: Tin đáng chú ý: Xuất hiện một chiếc xe cấp cứu vừa chạy thẳng vào trong sân tòa án. Hiện không rõ việc điều động xe cấp cứu vào bên trong phiên tòa có liên quan đến tình trạng sức khỏe của Bùi Hằng và 2 người còn lại hay không.

11h15′: Tình hình đàn áp ở tại trụ sở phường Mỹ Phú, nơi có khoảng 30 người bị bắt đang diễn ra hết sức khốc liệt.

Bạn trẻ Minh Khang, đến từ Vinh đã bị CA đánh đập dã man, còng tay và đưa lên xe đi đâu không rõ. Nguyên do bạn trẻ này bị đánh đập, còng tay chỉ vì dám “nói chuyện về quyền con người” với CA.

Trước đó, Minh Khang đã bị lực lượng cảnh sát cơ động chích điện, bẻ tay một cách hết sức thô bạo.

Một lúc sau, khi đang chất vất về việc vì sao bắt giữ, một loạt các anh em khác cũng bị chúng bắt lên xe và mang đi chỗ khác. Trong đó có Lã Việt Dũng, Hoàng Bùi, Bùi Tuấn Lâm, Lê Đức Hiền,…

Thông tin thêm được biết, Hoàng Bùi bị áp giải về trụ sở CA phường 1, Lã Việt Dũng bị bắt về trụ sở công an P.11, còn những người khác không rõ tung tích.

Các luật sư tham gia bào chữa phiên tòa, từ trái sang phải: 
Hà Huy Sơn, Đoàn Thái Duyên Hải, Trần Thu Nam, Nguyễn Văn Miếng 
(Ảnh: Facebook Nguyen Van Mieng)
11h20′: Phiên tòa tạm dừng để nghỉ trưa, dự kiến phiên xét xử buổi chiều sẽ được bắt đầu lúc 13h30′.

Về diễn biến phiên tòa sáng nay, được biết có tổng cộng 34 nhân chứng được triệu tập đến toà, trong số đó chỉ có 2 người là tín đồ PGHH có mặt trực tiếp tại thời điểm xảy ra sự việc cùng chị Bùi Thị Minh Hằng, 32 người còn lại là do phía công an chỉ định.

Việc triệu tập các nhân chứng do phía công an chỉ định cho thấy rõ ràng đây là một thủ đoạn giàn dựng sẵn nhằm gây bất lợi đối với chị Hằng, anh Minh và chị Thuý Quỳnh.

Khoảng 1h20′, các luật sư đã dời khỏi phòng xử án. Luật sư Trần Thu Nam cho biết chiếc xe cứu thương được đưa vào để “dự phòng”. Trước đó, có tin bố mẹ của anh Nguyễn Văn Minh bị ngất xỉu. Sức khỏe của chị Bùi Thị Minh Hằng không được tốt trong phiên tòa sáng nay, nhiều lúc chị đứng không vững.

Theo Luật sư Nam, có 32 “nhân chứng” do tòa đưa tới. Các nhân chứng thật sự đều không được triệu tập hoặc bị ngăn cản khi đến tòa. Chỉ có hai nhân chứng trực tiếp chứng kiến vụ việc được chấp nhận vào làm chứng.

Một người trong số đó là ông Phạm Nhật Thịnh đã bị khủng bố và chỉ được đưa vào phiên tòa giữa chừng.

14 nhân chứng mà luật sư yêu cầu triệu tập đã không được tòa chấp nhận. Đây là lý do các luật sư đề nghị hoãn tòa. Tuy nhiên, chủ tọa phiên tòa đã từ chối đề nghị này của các luật sư.

Được biết, không khí bên trong phiên tòa rất căng  thẳng. Phía tòa tận dụng tối đa những yếu tố bất lợi cho cả 3 người yêu nước, trong khi bác bỏ hầu hết những yếu tố có lợi và hợp pháp cho chị Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và anh Nguyễn Văn Minh.

Sáng nay, phiên tòa chỉ mới hoàn thành xong phần thủ tục và đọc bản cáo trạng. Chiều nay, tòa sẽ tiếp tục vào lúc 13 giờ 30 với phần xét hỏi và tranh tụng.

Nhiều nhân chứng vẫn tiếp tục bị đánh đập rất thậm tệ khi đến tham gia phiên tòa.

Từ Hà Nam, chị Trần Thị Nga lên tiếng phản đối phiên tòa trá hình, yêu cầu nhà cầm quyền CSVN phải dừng ngay tội ác, trả tự do cho 3 người yêu nước Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh.
13h30′: Phiên xử buổi chiều đã bắt đầu
15h15′: Chị Trần Ngọc Anh cùng khoảng hơn chục dân oan bất ngờ kéo đến phiên tòa ủng hộ những người yêu nước. Tuy nhiên, ngay khi còn cách trụ sở tòa án khoảng vài trăm mét thì đoàn dân oan đã bị công an chặn lại hành hung.
Hiện đoàn dân oan đang giằng co hết sức quyết liệt trước một lực lượng công an đông đảo, tình hình đang hết sức căng thẳng và có thể sẽ bị đàn áp bất cứ lúc nào.

15h30′: Chị Trần Ngọc Anh cùng đoàn dân oan đã bị công an trấn áp, bắt lên xe đưa đi đâu không rõ.

Anh Tuyến Xích Lô vận khăn đóng áo dài đã đến bến xe đò Cao Lãnh. Người đàn ông “không bán nước” hy vọng chiều này sẽ được chào đón 3 người yêu nước.
16h00: Cho đến thời điểm này, Danlambao ghi nhận đã có trên 100 người bị công an bắt giam phi pháp khi đến tham dự phiên tòa được tự nhận là ‘công khai’.

Dưới đây là danh sách tạm thời và vẫn đang tiếp tục được cập nhật:

1. Hoàng Văn Dũng
2. Trương Văn Dũng
3. Bùi Tiến Hưng
4. Nguyễn Nữ Phương Dung
5. Mai Phương Thảo
6. Lê Hồng Phong
7. Trương Minh Hưởng
8. Nguyễn Văn Thông
9. Nguyễn Văn Hùng
10. Nguyễn Văn Kỳ
11. Ký giả Trương Minh Đức
12. Đinh Nhật Uy
13. Nguyễn Công Khoa
14. Nguyễn Võ Xuân Thùy
15. Huỳnh Ngọc Chênh
16. Facebook Khúc Thừa Sơn
17. Nguyễn Hữu
18. Huỳnh Công Thuận
19. Võ Văn Bửu và 1 số anh em PGHH
20. FB Annam Dương Lâm,
21. Nguyễn Tường Thuỵ
22. Nguyễn Thúy Hạnh (FB Liberty)
23. Facebook Khởi Hoàng
24. Nguyễn Ngọc Lụa
25. Phạm Nhật Thuý Phượng
26. Phạm Nhật Thuý Phượng
27. Mai Xuân Dũng
28. Lê Dũng Vova
29. Bánh Chưng Phạm
30. FB Bang Trần
31. Trịnh Bá Phương
32. Nguyễn Hoàng Vi
33. Bùi Tuấn Lâm
34. Lã Việt Dũng
35. Nguyễn Hồ Nhật Thành
36. Hoàng Bùi
37. Thanh Hoàng
38. Nguyễn Hữu Tình
39. Nguyễn Duy Linh
40. Nguyễn Thị Nhung
41. Lê Đức Hiền
42. Trần Thị Thu Nguyệt
43. Bạch Hồng Quyền
44. Khởi Hoàng
45. Lê Sỹ Bình
46. Trần Ngọc Anh

Ngoài ra, còn trên 60 trường hợp khác cũng bị công an bắt giam nhưng chưa rõ thông tin về tên tuổi của người bị bắt.

17h30: Xảy ra cuộc đàn áp dã man tại trụ sở công an phường Mỹ Phú. An ninh bắt đầu ép từng người ‘làm việc’. Cô Nguyễn Ngọc Lụa bị tát liên tiếp vào mặt. Những người khác thấy vậy can thiệp thì lực lượng cảnh sát cơ động xông vào trấn áp, quây mọi người vào phòng kín.

Ảnh trái: Viên CA áo trắng trong ảnh là kẻ đã hành hung khiến cô Nguyễn Ngọc Lụa đổ máu, phải đưa đi cấp cứu.

Ảnh phải:  Cô Nguyễn Ngọc Lụa khi bị bắt vào trụ sở công an phường Mỹ Phú.

17h45: Tin khẩn báo gửi đi cho biết, cô Nguyễn Ngọc Lụa đã bị một viên công an đánh đổ máu, ngất xỉu và đang phải đưa đi cấp cứu.

Cô Nguyễn Ngọc Lụa là con của tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Lía, 74 tuổi, hiện đang bị kết án 4 năm 6 tháng tù giam.

18h45′: Phiên tòa vừa kết thúc với những mức án nặng nề:

Chị Bùi Thị Minh Hằng bị kết án 3 năm tù giam;
Anh Nguyễn Văn Minh bị kết án 2,5 năm tù giam;
Chị Nguyễn Thị Thúy Quỳnh bị kết án 2 năm tù giam.

Lúc 20h30′: Theo tin từ facebook Hoàng Dũng, khi đang đứng chờ xe gần cây xăng Nguyễn Sinh Sắc, Sa Đéc thì anh Trương Văn Dũng bị 4 tên côn đồ lao tới dùng nón bảo hiểm đánh chảy máu đầu.

Nguyễn Nữ Phương Dung, người bị bắt vào tối ngày 25/6/2014 đã về đến nhà với nhiều vết thương trên người.

Kể lại vụ việc, Dung cho biết cô bị bắt đưa về giam giữ tại trụ sở công an phường 2, thị xã Sa Đéc. Tại đây, hơn 4 công an cả nam lẫn nữ, cả Hội Phụ nữ lao vào giữ tay chân cưỡng chế kiểm tra tư trang và laptop của cô.

“Mình chống cự lại thì bị nhét giẻ vào miệng rồi bị đè xuống sàn một cách thô bạo. Sau đó bà trưởng CA phường là bà Nguyễn Thị Phượng còn đòi yêu cầu lột đồ mình ra vì nghi ngờ trong người có giữ thẻ nhớ ghi âm…

Đả đảo phiên tòa Đồng Tháp bất công!

Đả đảo CA Đồng Tháp bắt người trái pháp luật!

Đả đảo CA phường, thị xã Sa Đéc vi phạm nhân quyền, nhân phẩm con người trầm trọng!”

 
Categories: Tin Trong Nước | Leave a comment

Việt Nam, Ấn Ðộ tăng cường hợp tác quốc phòng, thương mại

Tin tức / Việt Nam

Việt Nam, Ấn Ðộ tăng cường hợp

tác quốc phòng, thương mại

Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj gặp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tại Hà Nội, ngày 25/8/2014.

Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj gặp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tại Hà Nội, ngày 25/8/2014.

Việt Nam và Ấn Ðộ có phần chắc sẽ ký kết những hiệp định quan trọng về hợp tác quốc phòng, thương mại và văn hóa trong chuyến công du của Tổng thống Ấn Ðộ Pranab Mukherjee đến Hà Nội vào tháng tới.

Báo chí Ấn Ðộ cho biết như thế hôm thứ ba trong lúc Ngoại trưởng Ấn Ðộ Sushma Swaraj kết thúc chuyến viếng thăm hai ngày đến Việt Nam.

Theo bản tin hôm thứ tư của trang mạng Tin tức Nga Ấn RIR, Ấn Ðộ sẽ huấn luyện cho phi công Việt Nam lái chiến đấu cơ Sukhoi-30 do Nga chế tạo. Ngoài ra New Dehli cũng đang xem xét tới việc bán cho Việt Nam loại phi đạn BrahMos do Nga và Ấn Ðộ cùng sản xuất.

Các nguồn tin trong Bộ Quốc phòng ở New Dehli cho biết Hà Nội muốn có những phi đạn này để ứng phó với mối đe dọa quân sự tiềm ẩn của Trung Quốc.

Năm ngoái, Ấn Ðộ đã đồng ý huấn luyện cho 500 quân nhân Việt Nam để vận hành các tiềm thủy đĩnh lớp Kilo mà Việt Nam mua của Nga. New Dehli cũng đồng ý cung cấp cho Việt Nam một khoản tín dụng 100 triệu đô la để mua bốn chiếc tàu tuần dương.

Theo tin của hãng PTI, khai thác dầu khí cũng là một lãnh vực hợp tác chính giữa Ấn Ðộ và Việt Nam. New Dehli đang xem xét tới việc có nên thăm dò dầu khí tại 5 lô mới ở Biển Đông mà Việt Nam vừa đề nghị hay không.

Trước đó, Trung Quốc đã công khai yêu cầu Ấn Ðộ chớ tiến hành các hoạt động thăm dò ở Biển Đông, nơi Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam và những nước khác ở Đông Nam Á.

Các nhà quan sát cho rằng các mối quan hệ Việt-Aán có phần chắc sẽ tiếp tục được tăng cường vì đôi bên muốn hợp tác với nhau trong các vấn đề quốc phòng và thương mại trong lúc cả Hà Nội và New Dehli đều nhìn Bắc Kinh với cặp mắt nghi ngờ.

Theo lịch trình đã được ấn định, Tổng thống Ấn Ðộ Pranab Mukherjee sẽ đến thăm Việt Nam vào tháng 9, vài ngày trước khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đi thăm Ấn Ðộ. Báo chí Việt Nam mới đây cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có lẽ sẽ đến thăm Ấn Ðộ vào tháng 10.

Trong khi đó, có tin cho biết các giới chức cấp cao của hai đảng đương quyền Việt Nam và Trung Quốc vừa đạt được đồng thuận về việc cải thiện quan hệ song phương sau khi hai nước có những căng thẳng nghiêm trọng vì vụ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Theo tin hôm thứ tư của Tân Hoa Xã, ông Lưu Vân Sơn, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã tiếp kiến ông Lê Hồng Anh, Đặc phái viên của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, tại Đại sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh.

Tân Hoa Xã cho biết tại cuộc hội đàm này, đôi bên đã đồng ý trên nguyên tắc về ba việc: (1) Lãnh đạo hai đảng, hai nước sẽ tiếp tục tăng cường chỉ đạo trực tiếp đối với sự phát triển quan hệ song phương, (2) Đôi bên tiếp tục gia tăng sự giao lưu giữa hai đảng, hướng tới mục tiêu khôi phục và thúc đẩy thêm nữa cho sự hợp tác trong các lãnh vực quốc phòng, kinh tế, thương mại…, (3) Đôi bên đồng ý tuân hành những nhận thức chung có tính chất quan trọng giữa các nhà lãnh đạo của hai đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về việc chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc”…không có những hành động gây phức tạp hay khuyếch đại những vụ tranh chấp ở Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải).

Trước đó trong ngày thứ tư, tờ Nhân dân Nhật Báo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc cho đăng một bài bình luận để kêu gọi Việt Nam đừng để cho tranh chấp Biển Đông gây tổn hại cho “đại cục” của quan hệ song phương. Bài viết của ông Hoa Ích Thanh, một chuyên gia quan hệ quốc tế, nói rằng “Việt Nam nên hiểu rằng sự phát triển của nước mình không thể tách rời Trung Quốc”, “sự phát triển của Trung Quốc mang lại cho Việt Nam một cơ hội vô cùng quí báu”, và “Việt Nam chớ nên có ý định ngông cuồng là ép buộc Trung Quốc ký kết ‘hiệp định bất bình đẳng’…”

Hôm qua, trong lúc tiếp ông Vương Gia Thụy, Trưởng ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, tại nhà khách Điếu Ngư Đài ở Bắc Kinh, nhân vật đứng hàng thứ 5 của Đảng Cộng Sản Việt Nam nói rằng chuyến thăm của ông lần này là để trao đổi với các nhà lãnh đạo Trung Quốc về các biện pháp “nhằm khôi phục và thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển lành mạnh.”

Nguồn: The Diplomat, PTI, Russia India Report, Xinhua

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Học giả Nga bình luận: Mua vũ khí Mỹ, Việt Nam sẽ trả giá đắt?!

Học giả Nga bình luận: Mua vũ khí

Mỹ, Việt Nam sẽ trả giá đắt?!

HỒNG THỦY

25/08/14 13:00

(GDVN) – Không biết Vladimir Kolotov có được “tình báo Hoa Nam” mớm lời hay không để lên lớp người Việt bằng những lời phân tích ngô nghê không ăn nhập gì với thực tế.

Các hoạt động quốc phòng, quân sự của Việt Nam trở thành mục tiêu xoi mói, bình luận trên tờ Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc. Tờ báo này cho rằng trong những năm qua nhờ kinh tế phát triển, Việt Nam ngày càng đa dạng hóa nguồn cung cấp vũ khí trang bị cho mình. Ngoài Nga, Việt Nam đang hướng đến các nhà cung cấp khác như Mỹ, Isarel, châu Âu. Trong hình ảnh là 1 khẩu TAR21 của Isarel được tờ báo Trung Quốc đăng tải.

Đài Tiếng nói nước Nga bản tiếng Trung Quốc ngày 23/8 đăng bình luận của ông Vladimir Kolotov, Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu lịch sử quốc gia Viễn Đông thuộc đại học Saint Petersburg nhận định, không lâu nữa Mỹ có thể dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ đã liên tục nhắc tới điều này khi đến Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh trong chuyến thăm vừa qua.

Ông Vladimir Kolotov cho rằng, rất nhiều người Việt Nam nghĩ trong bối cảnh Trung Quốc không ngừng gia tăng ức mạnh quân sự và liên tục leo thang gây hấn ở Biển Đông, vũ khí Mỹ sẽ giúp Việt Nam nâng cao năng lực phòng thủ cho mình. Tuy nhiên theo ông Vladimir Kolotov, nếu mua những vũ khí công nghệ cao của Mỹ, Việt Nam sẽ phải “trả giá đắt”?!

Đặng Tiểu Bình tới Tập Cận Bình, chính sách với láng giềng không đổi

(GDVN) – Thời gian xảy ra vụ giàn khoan 981, truyền thông Trung Quốc đưa tin Tập Cận Bình đã đến thăm 1 đơn vị quân đội, thúc giục binh lính phải “sẵn sàng chiến đấu”.

Lý do đầu tiên Vladimir Kolotov đưa ra cho nhận định này là, nếu Mỹ bán vũ khí công nghệ cao cho Việt Nam thì bên trong rất có khả năng Washington sẽ lắp các con chíp điện tử chỉ huy từ xa. Khi sử dụng những vũ khí này có thể gây nguy hiểm, xung đột nghiêm trọng. Vladimir Kolotov cho rằng từ bên kia bờ Thái BÌnh Dương, Mỹ có thể điều khiển vũ khí đã bán cho Việt Nam bắn về phía Washington mong muốn?!

Không biết vị học giả Nga này căn cứ vào đâu để nói Mỹ gắn chíp điện tử điều khiển từ xa vào vũ khí bán cho nước ngoài? Cả Mỹ và Nga đều là 2 nhà cung cấp vũ khí hàng đầu thế giới, và cũng là đối thủ của nhau trong thị trường này. Rất nhiều quốc gia mua vũ khí tối tân của Mỹ, không ít nước trở thành khách hàng vũ khí hiện đại của Nga, Việt Nam là một trong số đó. Suy luận như Vladimir Kolotov, các nước này đều trở thành “con rối” trong tay 1 trong 2 cường quốc? Một suy luận không tưởng – PV.

Nguyên nhân thứ 2, Vladimir Kolotov tin rằng với việc bán vũ khí công nghệ cao cho Việt Nam có thể nâng cao đáng kể mức độ ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Thông qua các hoạt động này, Washington có thể phát động các cuộc “cách mạng màu” lật đổ chế độ. Georgia, Libya, Syria và bây giờ là Ukraine đều là ví dụ.

Việc Mỹ hay bất cứ cường quốc nào khác can thiệp, thậm chí dẫn tới thay đổi 1 chế độ ở 1 quốc gia nào đó như ông Vladimir Kolotov bình luận đâu có thể dễ dàng chỉ bằng một vài mớ vũ khí mua bán như ông nói? Thực tế cho thấy, tất cả các cuộc khủng hoảng xảy ra tại những quốc gia Kolotov lấy làm ví dụ đều bắt nguồn từ những vấn đề nội tại, chia rẽ gay gắt trong nước chứ không phải do nhân tố bên ngoài. Sẽ chẳng cường quốc nào làm gì được khi một quốc gia cường thịnh và đoàn kết, được lòng dân – PV.

Chuyến thăm Việt Nam của tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ là một hoạt động đối ngoại quân sự hết sức bình thường, nhưng lại trở thành “nỗi lo ngại” của một số phương tiện truyền thông thân Bắc Kinh.

Vladimir Kolodov liên hệ tới quan hệ Việt – Trung trong động thái này một cách máy móc, lắp ghép khiên cưỡng: Đối với Mỹ, Việt Nam trở thành lãnh địa để “bẫy” Trung Quốc xa lầy. Người Việt Nam gọi đường đứt đoạn Trung Quốc yêu sách ở Biển Đông là đường lưỡi bò nên có thể nói rằng, Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam là nhằm ý đồ khiến cho “chiếc sừng bò Trung Quốc mắc kẹt tại Việt Nam”?! Một sự liên hệ, ví von hoàn toàn không ăn nhập, logic gì với nhau.

Đi xa hơn, Vladimir Kolotov đe dọa, hậu quả Việt Nam sẽ phải đối mặt sẽ giống như Saddam Husein “vì Mỹ mà chiến tranh với Iran suốt 10 năm, kết quả tính mạng không giữ nổi, đất nước cũng chẳng cứu nổi”?! Kolotov không đưa ra một lời giải thích tại sao cho ví dụ ông đề cập, Chiến tranh Iran – Iraq và cuộc chiến Mỹ – Iraq, vơ vào thành một để kết luận xanh rờn rằng Saddam Husein mất mạng vong quốc vì đã nghe Mỹ đánh Iran suốt 10 năm?

Chuyên gia Nga bình luận việc tướng Martin Dempsey thăm Việt Nam

(GDVN) – Washington sẽ dốc sức hỗ trợ kể cả kinh tế lẫn quân sự cho các quốc gia có mâu thuẫn nghiêm trọng với Trung Quốc, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam.

Lấy ví dụ về Saddam Husein có lẽ chưa đủ độ, Vladimir Kolodov tiếp tục dùng “lịch sử Việt Nam” theo nhận định phiến diện, chủ quan của cá nhân mình để tiếp tục chứng minh cho nhận định trên.

Ông nói rằng, Nguyễn Ánh, tức vua Gia Long khai triều nhà Nguyễn sau này, khi còn giao chiến với triều Tây Sơn đã từng giao dịch, mua vũ khí của Pháp và chấp nhận nhượng bộ về tự do tín ngưỡng, kết quả là đã giúp người Pháp “vùi quả bom vào đất Việt Nam”, cuối cùng vì người Pháp mà mất nước?!

Kết luận bài viết, Vladimir Kolotov khẳng định rằng, từ đó trở về sau đã hình thành “phương pháp lật đổ một chính phủ mà mình không muốn”, nên trước việc dỡ bỏ lệnh cấm (bán vũ khí sát thương của Mỹ cho Việt Nam) đi kèm với nó là nhượng bộ về nhân quyền, tự do tôn giáo, dân chủ hóa, Việt Nam cần phải “xem lại bài học lịch sử của chính mình trước khi quyết định”?!

Không biết Vladimir Kolotov có được “tình báo Hoa Nam” mớm lời hay không để lên lớp người Việt bằng những lời phân tích ngô nghê không ăn nhập gì với thực tế. Với lịch sử dài dằng dặc của những cuộc chiến tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc, hơn ai hết người Việt Nam hiểu kẻ thù của mình là ai và cần phải đối phó như thế nào. Chỉ vì một vài “lô vũ khí hiện đại có gắn chíp điện tử điều khiển từ xa” mà mất nước thì có lẽ cả thế giới này đã thành chư hầu, nô lệ cho các nhà sản xuất, xuất khẩu vũ khí của các cường quốc lớn, trong đó có Mỹ và Nga.

Hơn nữa, là một học giả về lịch sử, nhưng những nhận định của học giả Vladimir Kolodov đối với các sự kiện lịch sử lại khiến người ta giật mình trước sự lắp ghép tùy tiện, trật logic, không ăn nhập gì với nhau để cố chứng minh cho một nhận định chủ quan và phiến diện của mình. Những lập luận như Vladimir Kolotov đưa ra thường chỉ xuất hiện trên những tờ báo lá cải như Thời báo Hoàn Cầu hay những bài luận cố đấm ăn xôi của truyền thông, học giả Trung Quốc khi cố chứng minh cho cái gọi là “chủ quyền” của họ đối với Biển Đông. Hiếm thấy một học giả nào từ một nước thứ 3 lại đưa ra những nhận xét ngô nghê và nực cười đến như vậy – PV.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Ủy viên Bộ chính trị, Thường trực Ban Bí thư đảng cộng sản Việt Nam, ông Lê Hồng Anh sẽ sang thăm Trung Quốc

000_Hkg6745333(1).jpg

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (thứ 2 từ trái) và Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSVN Lê Hồng Anh (thứ hai từ phải) tại Hà Nội hôm 22/12/2011

AFP photo

 

Ủy viên Bộ chính trị, Thường trực Ban Bí thư đảng cộng sản Việt Nam, ông Lê Hồng Anh sẽ sang thăm Trung Quốc từ ngày 26 đến 27 tháng 8.

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, chuyến đi lần này của ông Lê Hồng Anh, người đồng thời cũng là đặc phái viên của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, là nhằm trao đổi với lãnh đạo Trung Quốc về các biện pháp làm dịu tình hình, không để tái diễn các vụ việc căng thẳng vừa qua.

Việt Hà phỏng vấn giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, người đã có những bài viết về quan hệ Việt Nam Trung Quốc. Trước hết nhận xét về chuyến đi sắp tới của ông Lê Hồng Anh giữa lúc quan hệ Việt Nam Trung Quốc còn đang căng thẳng sau vụ Trung Quốc đặt giàn khoan dầu vào vùng nước tranh chấp gần quần đảo Hoàng Sa từ tháng 5 đến tháng 7 vừa qua, Giáo sư Tương Lai cho biết:

Tôi nghĩ như thế này, dù có căng thẳng như thế hay căng thẳng hơn đi chăng nữa, thì cái việc hai bên đối phương gặp nhau là chuyện bình thường và cần thiết. Vấn đề là gặp để làm gì. Mỗi bên đều có yêu cầu của chính mình. Ông Lê Hồng Anh đi, theo báo chí Việt Nam tuyên bố không chỉ là với tư cách ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, mà ông còn được sự ủy nhiệm của ông Tổng Bí Thư. Như vậy là ông đại diện cho Tổng Bí Thư để trao đổi. Nó có cái nét hơi khác. Như vậy tức là vấn đề có ý nghĩa quan trọng một chút, chứ không phải chỉ là Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị và Thường trực Ban Bí Thư, mà còn đại diện cho Tổng Bí Thư….

Ở đây dư luận Việt Nam theo dõi muốn hỏi đây là cái gì. Nếu như đây là đi để trao đổi với Trung Quốc để rồi thực hiện chuyện thôi chúng ta mạn đàm song phương thế này và Việt Nam không kiện Trung Quốc nữa. Nếu như vậy thì rất tai hại. Như vậy thì lại rơi vào bẫy của Trung Quốc.

Bất cứ ai đã là người Việt Nam đứng trước kẻ thù xâm lược phải gắn kết nhau lại, loại bỏ bất đồng,… không rơi vào thủ đoạn lừa bịp của Trung Quốc khi bộ mặt xâm lược của Trung Quốc đã phơi bầy trước toàn thế giới.
– Gs. Tương Lai

Vấn đề Việt Nam hiện nay như vừa rồi nhiều người, trong đó có ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban biên giới viết một bài. Ông viết muốn không xảy ra chiến tranh thì phải kiện Trung Quốc. Có nghĩa là muốn để Trung Quốc không hung hăng, diễu võ dương oai ngoài biển Đông thì phải kiện Trung Quốc, nghĩa là đưa vấn đề Việt Nam thành vấn đề quốc tế, tức là phải quốc tế hóa vấn đề Việt Nam, và đấu tranh bằng pháp lý để dựa vào sức mạnh của công luận trên thế giới và pháp lý để ngăn chặn âm mưu của Trung Quốc.

Đây là điều rất quan trọng và chính vì Trung Quốc sợ điều đó nên Trung Quốc đã có nhiều động thái vừa qua. Nếu kỳ này ông Lê Hồng Anh đại diện cho ông Tổng Bí thư sang mà lại rơi vào bẫy của Trung Quốc để rồi thôi bây giờ chúng ta hữu nghị, chúng tôi đã rút giàn khoan 981 rồi, bây giờ không phải kiện Trung Quốc nữa, thì cái này lại rơi vào đúng cái bẫy mà lâu nay những người thấy rõ âm mưu của Trung Quốc rất e ngại. Còn cái đám muốn dựa vào Trung Quốc để bảo vệ cái ghế quyền lực của mình thì rất khoái cái chuyện này.

Vì thế điều quan trọng là việc đi trao đổi là tất yếu, bao giờ cũng thế, không thể nói cái chuyện đi hay không đi để bình luận, nhưng nội dung chuyến đi ấy nhằm mục tiêu gì, quan điểm cần giữ sẽ là điều gì, và sau khi đi trao đổi về thì nó giúp gì cho đường lối của Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và độc lập dân tộc mà không rơi vào bẫy của Trung Quốc.

6abb8292-c150-4947-8f92-85cdac375e6c-400.jpg
Tướng Martin E. Dempsey tại Bộ Quốc phòng Việt Nam trong chuyến thăm Hà Nội vào ngày 14 tháng 8 năm 2014. AFP photo

Việt Hà: Thưa ông, đáng nhẽ ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam sắp có cuộc họp quan trọng liên quan vấn đề này nhưng mà chúng ta chờ mãi mà chưa thấy cuộc họp này. Vậy theo giáo sư thì chuyến thăm này có liên quan gì đến cuộc họp đó không?

Gs. Tương Lai: Đúng là chúng tôi theo dõi cái hội nghị của Ban chấp hành Trung ương và chính vì nghĩ rằng có hội nghị đó sắp họp nên chúng tôi mới có thư ngỏ gửi Ban chấp hành Trung ương và các đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam ngày 28 tháng 7 vừa rồi. Mục tiêu của thư đó là gì. Mục tiêu của thư đó là kêu gọi ban chấp hành Trung ương phải cảnh giác trước các thủ đoạn của Trung Quốc, tìm mọi cách để gây nên một cái mơ hồ trong nhận thức để tiếp tục chính sách nhu nhược, bị Trung Quốc càng ngày càng lấn tới và không dám kiện Trung Quốc ra công lý quốc tế.

Bây giờ đây hội nghị mãi chưa họp thì không biết chuyến đi của Lê Hồng Anh có liên quan tới vấn đề sắp tới mà như chúng tôi biết trước đây là nội dung của Ban chấp hành Trung ương là để bàn về vấn đề biển Đông và kiện Trung Quốc. Nếu như bây giờ lại có giàn xếp để tiếp tục như đường lối đu dây kiểu cũ và sẽ lại rơi vào bẫy của Trung Quốc thì như thế rất nguy hiểm. Chúng tôi cho rằng ban chấp hành Trung ương cũng có nhiều người hiểu quá rõ âm mưu đó của Trung Quốc mà họ phải nâng cao cảnh giác theo dõi thử xem ông Ủy viên Bộ chính trị này đi có thể hiện được ý chí toàn dân không, và có một lần nữa mắc bẫy của Trung Quốc không. Cảnh giác đó là tuyệt đối cần thiết vào lúc này.

…quan điểm cho rằng Việt Nam không liên minh để làm hại, chống lại một nước thứ ba đó là một quan điểm lỗi thời rồi.
– Gs. Tương Lai

Bất cứ ai đã là người Việt Nam đứng trước kẻ thù xâm lược phải gắn kết nhau lại, loại bỏ bất đồng, tập trung vào mục tiêu chống xâm lược, để gắn thành một khối đoàn kết để chống họa xâm lược, chống Trung Quốc, không rơi vào thủ đoạn lừa bịp của Trung Quốc khi bộ mặt xâm lược của Trung Quốc đã phơi bầy trước toàn thế giới.

Việt Hà: Các phân tích gia quốc tế khi nói về quan hệ Việt Nam Trung Quốc và quan hệ Việt Mỹ thì nói có sự chia rẽ trong đảng giữa một bên muốn ngả về Trung Quốc và một bên ngả về Mỹ. Liên quan đến về vụ này, thì dường như bên ngả về Mỹ thắng thế hơn, ông có nhận xét thế nào?

Gs. Tương Lai: Tôi không nghĩ bên nào ngả bên nào là hay cả. Vấn đề Việt Nam trước hết phải phát huy sức mạnh nội lực của toàn dân. Kinh nghiệm đấu tranh của lịch sử Việt Nam cho thấy là lúc nào ý chí của toàn dân tộc được phát động thì lúc bấy giờ nó sẽ trở thành một sức mạnh to lớn. Cái việc quan trọng nhất bây giờ đây là đảng Cộng sản Việt Nam làm thế nào đó để khởi động được tinh thần yêu nước và ý chí độc lập, tinh thần dân tộc, đấy là điểm nhạy cảm nhất trong tâm thế Việt Nam.

Và vì vậy lúc này đây khi có sự ủng hộ của quốc tế, giờ phút này đây, ông Chủ tịch EU đang có mặt ở Hà Nội, trước đó thì ông tướng  Demsey của Mỹ rồi hai Thượng Nghị sĩ John McCain và Whitehouse, trước đó nữa ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và những quyết nghị của Thượng viện Mỹ… rồi tuyên bố của Thủ tướng Anh, tuyên bố đặc biệt là của Thủ tướng Nhật và thái độ của các nước ASEAN vừa rồi cũng rất rõ. Khác với lần họp ở Phnompenh, lần này hội nghị ASEAN đã biểu tỏ một thái độ mạnh mẽ hơn đối với vấn đề biển Đông và với thái độ ngang ngược của  Trung Quốc.

Vào lúc này đây, khi dư luận quốc tế đã mạnh lên như thế và thuận lợi cho Việt Nam như thế thì Việt Nam phải tranh thủ thuận lợi đó để mà cô lập kẻ hiếu chiến. Cho nên quan điểm cho rằng Việt Nam không liên minh để làm hại, chống lại một nước thứ ba đó là một quan điểm lỗi thời rồi. Ăn cướp nó vào đến sân mình, hàng xóm muốn giúp đỡ thì lại nói “không, không” chỉ để tôi đánh nhau với thằng kẻ cướp thôi. Không thể nói đó là sự khôn ngoan mà chỉ có thể nói đó là sự ngu xuẩn… nhưng có muốn đánh cướp được thì trước hết là người ở trong nhà phải ai có gậy cầm gậy, ai có dao cầm dao, có một quyết tâm đánh cướp đã. Còn trong nhà còn lục đục với nhau về quyền lợi thì làm sao mà đánh cướp được.

Khi trong nhà nhất trí rồi thì việc tranh thủ lực lượng bên ngoài để làm hậu thuẫn thì đấy là việc tuyệt đối cần thiết. Vào lúc này đây, liên minh với ai để chống lại kẻ thù xâm lược đó là vấn đề sống còn của đất nước vào lúc này. Và những người bình thường nhất thì họ cũng biết rằng bây giờ đây cần liên minh với lực lượng nào chống lại lực lượng nào. Họ biết cả. Đơn giản khi đảng cầm quyền biết dựa vào ý chí của dân, khởi động sức mạnh của dân thì lúc bấy giờ mới có được sự giúp đỡ bên ngoài và sự giúp đỡ bên ngoài ấy mới có hiệu lực.

Việt Hà: Xin cảm ơn giáo sư.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Nhiều nước trên thế giới tăng cường chống dịch Ebola

EBOLA

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Các quan chức tỉnh Đồng Tháp nói gì trước phiên xử chị Bùi Thị Minh Hằng?

Các quan chức tỉnh Đồng Tháp nói gì trước

phiên xử chị Bùi Thị Minh Hằng?

Huỳnh Bá Hải (Danlambao) – Thật là khó khăn chúng tôi mới tìm được cách liên hệ với các quan chức của tỉnh Đồng Tháp để tìm hiểu về phiên tòa “gây rối trật tự công cộng” vào ngày 26.8.2014 sắp đến tại Tòa án tỉnh Đồng Tháp.
Ông Lê Thành Công hiện đang là Phó chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Tháp có số máy di động là 0913 96 79 40 cho hay là ông không biết gì về phiên xử bà Bùi Thị Minh Hằng vào ngày 26.8.2014. Ông chỉ chúng tôi liên lạc với Tòa án tỉnh hay phòng pháp chế thuộc HĐND tỉnh tìm hiểu.
Chúng tôi liên lạc với ông Lê Minh Hoan hiện đang là bí thư tỉnh Đồng Tháp theo số 0673851444 thì sau nhiều lần người bắt máy cho hay đây là trực ban của Văn phòng tỉnh ủy “còn đồng chí bí thư tỉnh thì đang đi công tác xa”. Chúng tôi xin số máy di động của ông bí thư thì người này từ chối cung cấp. Người này chỉ chúng tôi liên lạc qua ông Đoàn Quốc Cường là chủ tịch tỉnh Đồng Tháp.
Chúng tôi gọi cho ông Đoàn Quốc Cường thì theo số máy 067 3851 520 thì ông ta nói là đang bận họp và cho hay là nếu là cơ quan báo chí thì nên liên hệ bên Báo Đồng Tháp để biết thêm thông tin về phiên xử.
Lòng vòng qua nhiều người trong ủy ban tỉnh Đồng Tháp thì chúng tôi cũng tìm được số phone của ông Mai Ngọc Dinh hiện là chánh văn phòng HĐND và cũng là chánh văn phòng của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp. Ông Mai Ngọc Dinh cũng là phát ngôn viên của tỉnh ủy.
Số máy di động của ông Mai NGọc Dinh là 0913 967 906. Ông Dinh cho hay là“phiên tòa phản động gây rối là do bên Tòa án xét xử độc lập chứ tỉnh ủy hay UBND không có chỉ đạo điều hành gì cả.” Theo ông Tòa án sẽ xét xử đúng người đúng tội không có gì mà dư luận bên ngoài phải quan tâm lo ngại.
Chúng tôi cố gắng liên lạc với ông Nguyễn Minh Thuấn đang là đại tá, giám đốc công an tỉnh Đồng Tháp thì đều vô hiệu, máy bàn ở cơ quan hay nhà riêng không ai bắt máy.
Chúng tôi liên lạc với thẩm phán L. đang là thẩm phán tòa hình sự tình Đồng Tháp. Thẩm Phán L. là bạn học cùng khóa với chúng tôi tại Trường Đào tạo các chức danh Tư pháp của Học Viện Tư Pháp. Thẩm phán này cho hay là phiên xử này rất nhạy cảm nên không dám đưa ra các ý kiến bình luận. Nhưng Thẩm phán L. cho biết thêm là “Ông Lộc (thẩm phán Bùi Phước Lộc là chủ tọa phiên tòa xét xử chị Minh Hằng) bị ông Thơ (Nguyễn Thành Thơ – Chánh án Toàn án tỉnh Đồng Tháp) đì dữ lắm nên mới xử vụ này. Bản thân ông Lộc không muốn ngồi ghế chủ tọa phiên tòa này. Đây là án chỉ đạo nên không ai muốn xử cả”.
Chúng tôi thắc mắc là án chỉ đạo nhưng cơ quan nào chỉ đạo Tỉnh ủy hay Tòa án Tối cao. Thẩm phán L. cho hay là theo yêu cầu từ Bộ công an. Thẩm phán L. yêu cầu không được nêu danh tánh ra trong bài báo. Theo thẩm phán L. nếu có cấu thành tội phạm thì cũng chỉ nên phạt hành chính chứ hình sự hóa vụ án này thấy cũng khó coi.
Luật sư T. là thành viên của Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Tháp cho hay rất khó dự đoán kết quả của phiên xử ngày 26.8.2014 tại Tòa án tỉnh Đồng Tháp. Vì đây là vụ án có tính sắp đặt và răn đe nên chắc không có án treo mà sẽ là án tù giam không dưới 1 năm tù giam. Nhiều vụ khác thì có thể cho hưởng án treo nhưng chắc vụ này sẽ có chỉ đạo là án tù giam.
Chúng tôi đang theo dõi mọi diễn biến xung quanh vụ án có tính sắp đặt chính trị này để bỏ tù những người yêu nước.

Categories: Lịch Sử PG Hòa Hảo | Leave a comment

VIỆT NAM CẦN ỦNG HỘ CHÍNH SÁCH AN NINH, QUỐC PHÒNG MỚI CỦA NHẬT BẢN

VIỆT NAM CẦN ỦNG HỘ CHÍNH SÁCH AN

NINH, QUỐC PHÒNG MỚI CỦA NHẬT BẢN

BienDong.Net: Trước những mối đe dọa từ Trung Quốc ở biển Hoa Đông, Nhật Bản đang tích cực đẩy mạnh chính sách quốc phòng để đối phó với Trung Quốc. Đây là điều có lợi cho Việt Nam.

Để triển khai chính sách tăng cường tiềm lực quốc phòng, sau khi lên cầm quyền, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã tích cực triển khai nhiều chính sách an ninh mới nhằm tăng cường khả năng phòng thủ quân sự để bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình trước sự khiêu khích, lấn lướt của Trung Quốc.

Việc Chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe Nhật Bản quyết định giải thích lại điều 9 Hiến pháp của Nhật mở đường cho việc tăng cường tiềm lực quốc phòng để tham gia nhiều hơn vào các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và các hoạt động an ninh tập thể khác nhằm bảo vệ chủ quyền và các lợi ích của Nhật ở biển Hoa Đông. Hơn thế nữa, theo giải thích này Nhật còn có thể tham gia vào các hoạt động an ninh tập thể với các đồng minh, kể cả các hành động quân sự theo các quy định của Hiến chương Liên hợp quốc về quyền tự vệ tập thể nhằm mục đích bảo vệ chủ quyền biển đảo của Nhật Bản. Việc giải thích điều 9 Hiến pháp của Nhật đã nhận được sự hậu thuẫn mạnh từ đồng minh Mỹ bởi lẽ Nhật có cùng một lợi ích chiến lược ở khu vực với Mỹ trong việc ngăn chặn kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc. Về cơ bản chính sách mới của Nhật Bản về quyền phòng vệ tập thể sẽ có lợi cho các nước ven Biển Đông trong cuộc đối đầu không cân sức với chính sách cường quyền và sự bành trướng của những người cầm quyền ở Bắc Kinh.

Chính sách an ninh mới của Nhật còn được thể hiện rõ trong “Sách trắng quốc phòng 2014” của Nhật mới được công bố hôm 05/8/2014. Trong đó, Nhật Bản đánh giá môi trường quốc tế xung quanh đang ngày càng trở nên khắc nhiệt hơn, chứa đựng nhiều thách thức và các yếu tố bất ổn định hơn và kịch tính hơn, nhất là về chủ quyền và lợi ích kinh tế biển.

“Sách trắng quốc phòng 2014” nhấn mạnh Nhật Bản quan ngại sâu sắc trước hành động hiếu chiến của Trung Quốc sử dụng sức mạnh để thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông và biển Hoa Đông, gây tình hình bất ổn ở khu vực và tạo ra những thách thức toàn cầu.

“Sách trắng quốc phòng 2014” nêu rõ những phát triển mới trong chính sách an ninh, quốc phòng của Nhật kể từ khi Thủ tướng Shinzo Abe cầm quyền như: việc thành lập Hội đồng An ninh quốc gia và thông qua Chiến lược An ninh quốc gia cũng như thông qua Đại cương Kế hoạch Phòng vệ mới và Kế hoạch Phòng vệ trung hạn 2014 – 2019 tháng 12/2013.

Sách trắng cho rằng việc Chính phủ Nhật Bản thông qua cách giải thích mới đối với Điều 9 Hiến pháp, cho phép Nhật thực hiện quyền phòng vệ tập thể giới hạn, gọi đây là quyết định “có tầm quan trọng lịch sử trong việc bảo vệ hơn nữa hòa bình, an ninh cho Nhật”.

Liên quan đến Biển Đông, “Sách trắng quốc phòng 2014” của Nhật đề cập đến một số hoạt động hiếu chiến của Trung Quốc đối với Việt Nam như vụ Trung Quốc nổ súng vào tàu cá Việt Nam tháng 3/2013; Trung Quốc đơn phương hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa, gây tình hình căng thẳng ở Biển Đông. Sách trắng cho rằng Việt Nam đang đối mặt với các thách thức an ninh đa dạng hơn và phức tạp hơn ở Biển Đông; Nhật Bản cần thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Việt Nam trên cơ sở quan hệ đối tác chiến lược.

Nhìn tổng thể, việc Nhật Bản tăng cường chính sách an ninh quốc phòng là có lợi cho Việt Nam vì đây chính là nhân tố kiềm chế sự hung hăng của Trung Quốc. Hiện Việt Nam có cùng một lợi ích với Nhật Bản là phải đối phó với âm mưu bành trướng của Bắc Kinh, chống lại chính sách cường quyền của Trung Quốc.

Trên thực tế, Nhật Bản có cùng quan điểm với Việt Nam trên vấn đề Biển Đông, phản đối yêu sách “đường lưỡi bò”; yêu cầu giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982; phản đối sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực hoặc cưỡng ép. Thời gian qua Nhật Bản đã luôn đứng về phía Việt Nam trong vấn đề Biển Đông; lên tiếng công khai phê phán các hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông; trong vụ việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trên thềm lục địa Việt Nam, Nhật Bản đã nhanh chóng lên tiếng phản đối mạnh mẽ.

Nhật Bản là nước có quan hệ kinh tế rất chặt chẽ với Việt Nam, là nước cung cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam. Nhật Bản tích cực trong việc hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực quản lý biển. Trong chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao Nhật đầu tháng 8 mới đây, Nhật Bản đã hỗ trợ cho Việt Nam 6 tàu đã qua sử dụng và nhiều trang thiết bị trị giá 5 triệu USD để tăng cường cho lực lượng Cảnh sát biển và lực lượng Kiểm ngư của Việt Nam.

Trong bối cảnh, Trung Quốc ráo riết triển khai các hoạt động nhằm kiểm soát, không chế biển Hoa Đông và Biển Đông tạo bàn đạp mở rộng hoạt động ra các vùng biển xa để thực hiện mục tiêu xây dựng cường quốc biển như Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra, Việt Nam cần phối hợp với Nhật Bản về các chính sách trên biển, thậm chí cần tính tới khả năng liên kết với Nhật để đối phó với Trung Quốc.

Trước mắt, Việt Nam cần ủng hộ việc Nhật Bản triển khai chính sách an ninh, quốc phòng mới, ủng hộ quyết định về thực hiện quyền phòng vệ tập thể giới hạn của Nhật Bản. Một Nhật Bản mạnh về an ninh, quốc phòng sẽ buộc Trung Quốc phải tập trung lực lượng để ứng phó và giảm bớt sự hung hăng, gây hấn ở Biển Đông. Trong cuộc đấu tranh không cân sức với Trung Quốc thì Nhật Bản là đồng minh tự nhiên của Việt Nam.

Sự liên kết chặt chẽ giữa Việt Nam, Nhật Bản và cả Philippines sẽ là sự lựa chọn khôn ngoan nhất cho cả Việt Nam, Nhật Bản và Philippines để chống lại mối đe dọa lớn từ Trung Quốc.

BDN

Categories: Biển Đông | Leave a comment

Blog at WordPress.com.