Monthly Archives: September 2014

Mỹ giúp Việt Nam khả năng truy diệt tàu ngầm “lạ”?

Mỹ giúp Việt Nam khả năng truy diệt

tàu ngầm “lạ”?

Việt-Long, RFA
2014-09-25
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ

http://ct1.addthis.com/static/r07/sh173.html#iit=1411835047638&tmr=load%3D1411835043364%26core%3D1411835045490%26main%3D1411835047240%26ifr%3D1411835047711&cb=0&cdn=0&chr=UTF-8&kw=martin%20dempsey%2Cmccain%2Cp-3%2Ckilo&ab=-&dh=www.rfa.org&dr=http%3A%2F%2Fwww.rfa.org%2Fvietnamese%2F&du=http%3A%2F%2Fwww.rfa.org%2Fvietnamese%2Fin_depth%2Fus-to-help-vietnam-with-ability-to-search-and-destroy-strange-subs-09252014131746.html&dt=M%E1%BB%B9%20gi%C3%BAp%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20kh%E1%BA%A3%20n%C4%83ng%20truy%20di%E1%BB%87t%20t%C3%A0u%20ng%E1%BA%A7m%20%22l%E1%BA%A1%22%3F&dbg=0&md=0&cap=tc%3D0%26ab%3D0&inst=1&vcl=1&jsl=8321&prod=undefined&lng=en-US&ogt=image%2Cdescription%2Ctitle%2Csite_name&pc=men&pub=radiofreeasia&ssl=0&sid=5426e4a5402ab3e8&srpl=1&srcs=1&srd=1&srf=1&srx=1&ver=300&xck=0&xtr=0&og=site_name%3DRadio%2520Free%2520Asia%26title%3DM%25E1%25BB%25B9%2520gi%25C3%25BAp%2520Vi%25E1%25BB%2587t%2520Nam%2520kh%25E1%25BA%25A3%2520n%25C4%2583ng%2520truy%2520di%25E1%25BB%2587t%2520t%25C3%25A0u%2520ng%25E1%25BA%25A7m%2520%2522l%25E1%25BA%25A1%2522%253F%26description%3DVi%25E1%25BB%2587t%2520Nam%2520r%25C3%25A1o%2520ri%25E1%25BA%25BFt%2520t%25C4%2583ng%2520c%25C6%25B0%25E1%25BB%259Dng%2520h%25E1%25BA%25A3i%2520qu%25C3%25A2n%2520%25C4%2591%25E1%25BB%2583%2520ph%25C3%25B2ng%2520v%25E1%25BB%2587%2520v%25C3%25B9ng%2520bi%25E1%25BB%2583n.%2520Li%25E1%25BB%2587u%2520M%25E1%25BB%25B9%2520c%25C3%25B3%2520n%25E1%25BB%259Bi%2520l%25E1%25BB%258Fng%2520l%25E1%25BB%2587nh%2520c%25E1%25BA%25A5m%2520b%25C3%25A1n%2520v%25C5%25A9%2520kh%25C3%25AD%2520s%25C3%25A1t%2520th%25C6%25B0%25C6%25A1ng%2520%25C4%2591%25E1%25BB%2583%2520Vi%25E1%25BB%2587t%2520Nam%2520mua%2520m%25C3%25A1y%2520bay%2520gia%2520t%25C4%2583ng%2520kh%25E1%25BA%25A3%2520n%25C4%2583ng%2520th%25C3%25A1m%2520s%25C3%25A1t%2520h%25E1%25BA%25A3i%2520ph%25E1%25BA%25ADn%252C%2520ph%25C3%25A1t%2520hi%25E1%25BB%2587n%2520k%25E1%25BB%258Bp%2520th%25E1%25BB%259Di%2520nh%25E1%25BB%25AFng%2520gi%25C3%25A0n%2520khoan%2520l%25E1%25BA%25ADu%2520v%25C3%25A0%2520c%25C3%25A1c%2520t%25C3%25A0u%2520ng%25E1%25BA%25A7m%2520%2522l%25E1%25BA%25A1%2522%253F%26image%3Dhttp%253A%252F%252Fwww.rfa.org%252Fvietnamese%252Fin_depth%252Fus-to-help-vietnam-with-ability-to-search-and-destroy-strange-subs-09252014131746.html%252Fsub-killer-75.gif%252F%2540%2540images%252F008a8136-2669-4759-8f31-5185e055e2e0.jpeg&aa=0&csi=undefined&rev=5.3&ct=1&xld=1&xd=1
In trang này
p3-cockpit

Trang thiết bị trong phòng lái phi cơ tuần thám P-3 Orion

Courtesy of navydad.com

http://www.rfa.org/vietnamese/manuallyupload/audio-player/player.swf

Dỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương?

Tin của hãng thông tấn Reuters cho biết Hoa Kỳ có thể nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, và đến cuối năm nay, nếu những cuộc thương lượng thành công, Việt Nam sẽ được mua phi cơ thám sát hải dương P-3 Orion của Mỹ.

Máy bay P-3 Orion được dùng để thám sát biển, cả trên lẫn dưới mặt nước, có khả năng phát hiện vị trí các tàu ngầm. Phi cơ này cũng có sẵn thiết bị để mang và phóng bom, hỏa tiễn, ngư lôi.

Sau khi Việt Nam bị bất ngờ vào giây phút giàn khoan biển khơi 1 tỷ đô la  HD-981 lù lù xuất hiện ngay trong hải phận đặc quyền kinh tế của mình, liệu việc Mỹ bán phi cơ thám sát cho Việt Nam có bắt đầu vào cuối năm nay hay đầu năm tới không?

Việc Mỹ nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam thì đã được Việt Nam yêu cầu từ lâu, và hai bên cũng đã thương lượng nhiều lần. Đặc biệt trong năm nay nhiều giới chức hàng đầu của giới hành pháp, lập pháp và quân đội Mỹ đã tấp nập đến Việt Nam. Sau cố vấn An ninh quốc gia Hoa Kỳ Evan Medeiros và các Thượng nghị sĩ John McCain, Sheldon Whitehouse, thì đến lựợt Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, đến Hà Nội.

Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1971 một vị đại tướng Tổng tham mưu trưởng của Hoa Kỳ đặt chân đến Việt Nam. Đó là điều rất có ý nghĩa về một cuộc hợp tác quân sự, sau khi nguyên Bộ trưởng quốc phòng Leon Panetta đến Cam Ranh cách đây hai năm. Nghị sĩ John McCain và tướng Martin Dempsey đều nói Washington sẵn sàng nới lỏng lệnh cấm chuyển giao vũ khí sát thương cho Việt Nam. Tuy nhiên, trước khi được quốc hội ban hành luật chính thức, đó vẫn là những đề nghị do Washington đưa ra, không quên kèm theo những điều kiện khác, để kiến tạo một công cuộc hợp tác quân sự. Và cần nói ngay đó sẽ không phải là một mối hợp tác chiến lược, hay liên minh quân sự, vì còn nhiều yếu tố khác gây ảnh hưởng đến mối quan hệ Việt-Mỹ.

australian-sub
Tàu ngầm Úc phối hợp với phi cơ P-3, gia tăng khả năng chống tàu ngầm – Courtesy of Wikimedia

Như vậy việc Mỹ bán phi cơ tuần thám P-3 cho Việt Nam chưa qua khỏi những vòng thương lượng. Nay đã gần cuối năm, mà Việt Nam chưa có vẻ gì đáp ứng những điều kiện do Mỹ nêu ra.

Một trong những đề tài thương lượng khác là Hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương, TPP, nghe nói sẽ không kịp thành toàn trong năm nay, vì Hà Nội không thỏa mãn những điều kiện về nhân quyền, dân chủ của Washington từ bấy lâu.

Vấn đề vũ khí sát thương cũng đi kèm những điều kiện như vậy, nên nếu dựa vào tình trạng quan hệ Việt Mỹ cho đến hôm nay, không chắc tất cả mọi việc sẽ suôn sẻ trước cuối năm nay.

Nhưng hôm thứ tư 24 tháng 9, 2014, bên cạnh phiên họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh lên tiếng hoan nghênh việc Mỹ có thể dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam.  Ông nói hai nước đã bình thường hóa quan hệ trên 20 năm, đã lập đối tác toàn diện hồi năm ngoái; mối quan hệ là bình thường, lệnh cấm vũ khí sát thương cho Việt Nam mới là điều không bình thường. Ông Minh còn nói Bắc Kinh không có lý do để nổi giận khi Việt Nam mua vũ khí Mỹ, vì Việt Nam không mua của nước này thì cũng phải mua vũ khí của nước khác mà thôi. Ngoại trưởng Việt Nam dường như ngụ ý nhắn nhủ với Trung Quốc quyết tâm củng cố lực lượng quân sự của Việt Nam.

Phó Thủ tướng- Ngoại trưởng Phạm Bình Minh được giới nghiên cứu về Việt Nam coi là nhân vật chủ chốt của chính sách thắt chặt quan hệ Việt Mỹ. Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry từng mời ông sang thăm Washington, nhưng chuyến đi bị hoãn lại vào hồi tháng 7. Thay vào đó Ủy viên Bộ chính trị Phạm Quang Nghị sang Mỹ hôm 21 tháng 7 để gặp Thượng nghị sĩ McCain và một số nhà lập pháp khác, rồi Ủy viên Bộ chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương ĐCSVN Lê Hồng Anh đi Bắc Kinh vào giữa tháng 8, gần trùng hợp với dịp đại tướng Dempsey đến Hà Nội.

Như vậy kế sách của Hà Nội về vấn đề quan hệ với Mỹ và Trung Quốc ra sao? Liệu Hà Nội và Washington có đi đến kết luận vấn đề vũ khí sát thương cũng như hiệp định TPP vào dịp Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đi Hoa Kỳ không?

dempsey-dobaty
Tướng Dempsey và tướng Đỗ Bá Tỵ duyệt hàng quân danh dự tại Hà Nội, tháng 8, 2014

Giữa ngã ba đường

Mối quan hệ tay ba Việt-Mỹ-Trung vốn là câu hỏi nhức đầu cho giới quan sát, giới chính trị, ngoại giao cũng như truyền thông ở khắp nơi, cả Việt Nam, Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc và châu Á.

Dẫu với những diễn tiến ngoại giao tích cực như trên, Hoa Kỳ vẫn chưa thể lạc quan về một sự chuyển hướng ngoại giao nhanh chóng của Hà Nội sang phía Washington, ít nhất cũng trong một vài năm nữa.

Tuy rằng Việt Nam vẫn tiếp tục có nhu cầu củng cố quốc phòng để đứng ở vị trí mà Trung Quốc không thể coi thường, bắt nạt, chiếm biển chiếm đất của mình, nhưng đồng thời Hà Nội vẫn phải chiều lụy Bắc Kinh về ngoại giao, chính trị, để tránh những hành động phá hoại kinh tế và một cuộc chiến cấp bách kiểu “bài học 1979” mà phe diều hâu khua chiêng gióng trống trên mặt báo Global Times của Bắc Kinh lâu nay. Thêm vào đó, cũng vì phải dựa vào Trung Quốc về chính trị, Việt Nam cũng không thể thỏa mãn những điều kiện về nhân quyền và dân chủ do Hoa Kỳ  đặt ra để có thể chuyển giao vũ khí sát thương và ký hiệp ước TPP.

Mặt khác, cũng sau những diễn tiến ngoại giao tích cực ấy, người ta không thể biết chắc Hoa Kỳ có nhất quán trong lập trường đòi hỏi nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam hay không, và bên kia, phía Việt Nam có thể nhượng bộ tới đâu để hoàn thành hai mục tiêu quan trọng về quân sự và kinh tế đó.

Lý do về tầm quan trọng của mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc thường được Việt Nam đem ra biện hộ cho chính sách ngoại giao thân Trung, tránh Mỹ của mình.

Biết rõ điều đó, người Mỹ mới đem hiệp định TPP làm chiếc áo phao cứu cấp cho Việt Nam trong tình huống thân Mỹ lánh Trung. Có trong tay hiệp định này Việt Nam mới “mặc áo phao” để thoát được mối lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc.

Hai khuynh hướng

Chiếc áo phao cứu cấp đã được quảng cáo với Việt Nam từ lâu, vào khi Việt Nam đã bị lấn át đủ điều, và trước cả lúc xảy ra vụ giàn khoan HD-981 vào hồi tháng 5. Sau đó mới đến các “sứ giả chiến lược” của Mỹ đi đến Việt Nam như con thoi, như để giúp Việt Nam giải quyết hai vấn đề vũ khí sát thương và hiệp định TPP, chính là hai trục xoay chiến lược của Việt Nam. Bộ chính trị ở Hà Nội sẽ quyết định ra sao?

us-custom-p3
Quan thuế Mỹ dùng P-3 tuần tra biển, chống buôn lậu ma túy vào Mỹ- Courtesy of findthebest.com

Khó đưa ra một câu trả lời xác quyết,  bởi vì từ lâu nay đầu não lãnh đạo của Việt Nam là bộ chính trị vốn luôn bị giằng co giữa hai khuynh hướng. Không muốn nói đó là sự chia rẽ giữa phe thân Tàu với phe thân Mỹ, nhưng ai cũng thấy quả có những quan điểm khác biệt giữa cánh muốn chiều theo Trung Quốc vì không tin Mỹ bằng tin Trung Quốc, và cánh có quan điểm tin cậy Hoa Kỳ hơn trong việc bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ.

Tuy nhiên, may ra sau chuyến đi của Phó Thủ tướng – Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh người ta có thể thấy được rõ ràng hơn ý hướng của hai phía.

Lá bài nhân quyền

Việt Nam sẽ có một ít nhượng bộ về nhân quyền, vì thực ra họ chẳng phải nhượng bộ gì hết.  Lúc nào Hà Nội cũng có sẵn những lá bài nhân quyền trong túi để ra tay trong canh bạc nhân quyền với Mỹ. Đó là những người bất đồng chính kiến đang bị giam nhốt như những con tin, để Việt Nam đem neo giá và Mỹ phải kèo nài. Trước nay khi Hà Nội cần đòi hỏi Washington một việc nào đó, và đối lại Washington đòi Hà Nội phải “tôn trọng nhân quyền”, thì một vài “con tin” này lại được thả nhỏ giọt. Rồi một số khác lại bị bắt đem vào “kho dự trữ”.

Xem từ phía Washington, một số nhà sản xuất vũ khí của Mỹ ngỏ ý hy vọng bán được phi cơ P-3 Orion không võ trang vào cuối năm nay hay đầu năm tới. Không rõ những phi cơ tuần thám không võ trang có đứng ngoài danh sách “vũ khí sát thương” hay không.

Việt Nam giúp Mỹ?

Chuyện này còn nhắc người ta nhớ lại, mới hôm 19 tháng 8 năm nay một chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc bay cắt mũi một chiếc P-8 Poseidon của Mỹ, cách không tới 10 mét, lúc phi cơ Mỹ đang làm nhiệm vụ do thám thường ngày, cách phía đông Hải Nam 200 km.

Trước đó hơn 3 năm, tháng 8 năm 2011, một phản lục cơ F-8 của Trung Quốc cũng bay cảnh cáo 3 lần với một phi cơ EP-3E của Mỹ đang do thám cách phía nam bờ đảo Hải Nam 110 km. Bay pass thứ ba, chạm phải thiết bị radom (trái cầu radar) của phi cơ Mỹ, chiếc  F-8 đứt làm đôi, rơi xuống biển, phi công tử nạn.Thiết bị radom của chiếc EP-3E văng mất khỏi phi cơ, máy bay mất cao độ, suýt rơi, phải đáp khẩn cấp xuống Hải Nam. Phi hành đoàn 24 người bị giam giữ 10 ngày tại Hải Khẩu trước khi được trao trả.

Hạm đội 7 có một phi đoàn thám sát, nhiệm vụ thường xuyên là thu thập dữ liệu tình báo về hải quân Trung Quốc, đặc biệt là căn cứ tàu ngầm Hải Nam và hành trình, tọa độ của những chiếc tàu ngầm chiến lược xuất phát từ nơi ấy.

Nếu Hoa Kỳ muốn được Việt Nam giúp theo dõi các tàu ngầm của Trung Quốc ở biển Đông, thì cuối năm nay Việt Nam mang nhiều triển vọng có máy bay P-3 Orion.

Riêng hiệp ước TPP còn gắn liền với điều kiện Việt Nam phải có công đoàn tự do, độc lập, nên ít hy vọng sẽ được ký kết trong năm nay.

Advertisement
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

THẦY LÂM NẠN TẠI ĐỐC-VÀNG

Giòng Ký Ức Ngậm Ngùi Với Những Năm Vắng Bóng Đức Huỳnh Giáo Chủ

(19/03/2011) (Xem: 13888)

GIÒNG KÝ ỨC NGẬM NGÙI VỚI NHỮNG NĂM VẮNG BÓNG ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ.

 

Tại sao tôi phải nói?

 

Kính thưa quý đồng đồng-đạo thân mến!

 

Trong thời gian ghi chú thiên nhựt ký nầy, càng viết tôi càng thấy được giải thoát. Lần đầu tiên cảm tưởng là tôi có thể vượt thắng nổi dĩ vãng và làm được như thế, nhiều việc trở nên sáng tỏ trước mắt tôi.

 

Trí tưởng của tôi lúc nầy gần như người thấy quảng đời quá khứ hiện ra trước mắt mình và nó là trang sách đang mở rộng. Nhắc lại những sự kiện gay go đã xảy ra làm hao mòn một nền đạo giáo chơn thành. Với mục đích khác nữa, khi đặt bút viết Hồi-Ký nầy, tôi mong làm sao cho rốt cuộc mọi người sẽ nhìn tôi đúng như con người thật của tôi, và có sơ sót điều gì đáng ghi mà tôi đã quên đi, ước mong toàn thể liệt vị niệm tình nhắc nhở và bổ chính hầu tô điểm cho thiên ký ức nầy được viên mãn và kỷ niệm chung của toàn thể chúng ta.

 

Nhớ lại vào năm mà tôi đã nên 19 tuổi, độ ấy tôi rất ngây thơ của thời trẻ trung niên tiếu, sống bên cạnh một gia đình nông dân chất phát. Tuy nhiên, chí tôi đã sẵn thờ một tôn chỉ đạo giáo của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, noi truyền thống Phật Thầy Tây An  và do sự cảnh giác của Đức Thầy Huỳnh Giáo CHủ.

 

Tóm lại: là tuyệt đối lòng tôi đã nặng mang giềng đạo đức và trí tôi cũng in sâu với tiếng gọi quốc hồn, giữa thời mà dân tộc VIệt Nam đang chìm sâu vào vòng nô lệ của Thực Dân Pháp.

 

Hãnh diện thay, tôi được đứng vào hàng ngũ tranh đấu của Quân-Đội mang danh nghĩa Quan Thượng-Đẳng Đại Thần NGUYỄN TRUNG TRỰC mà Đức Huỳnh Giáo Chủ đã sáng lập thuộc hệ thống, Chiến Khu IX Chi Đội 30 giao quyền thống lãnh cho Ông Chỉ-huy Trưởng Nguyễn Giác Ngộ.

 

Môt năm đầy hăng hái, toại chí bình sanh sở vọng ở vào câu: “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, toàn dân Việt Nam đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, thảy thảy khép vào hàng ngũ võ trang quần chúng mãnh liệt cùng liên quân kháng Pháp.

 

Nhưng rủi thay! Gặp phải hồi đen bạc cho vận mệnh nước nhà còn kéo dài ngày tháng. Ngẫu nhiên trong hàng ngũ kháng chiến oai hùng của mặt trận Việt Minh đoàn kết, bỗng có sự âm mưu chia rẻ, tương sát quá khốc hại ở cảnh nồi da nấu thịt, những ban Hòa Giải đều bất lực bỏ cả ngôi vị đồng bôn tẩu. Bầu không khí bất hòa diễn ra rùng rợn khắp nơi…

 

Sắp theo
Tiêu đề
Ngày
Số lần xem
Đánh giá

Tăng dần
Giảm dần

Categories: Lịch Sử PG Hòa Hảo | Leave a comment

Diễn văn của Tổng thống CHLB Đức, Joachim Gauck,

Diễn văn của Tổng thống CHLB Đức,

Joachim Gauck,

 

tại lễ kỷ niệm 150 năm ngày thành lập

Đảng Xã hội dân chủ Đức (SPD)

 

Nguyễn Trung
dich, chú giải, và bình luận

 

Leipzig, 23 tháng 5 năm 2013

 

Một dịp hiếm có và đầy tự hào đoàn tụ chúng ta tại đây hôm nay: Đảng Xã Hội Dân Chủ Đức kỷ niệm lần thứ 150 ngày sinh của mình. Không một đảng nào khác tồn tại lâu như vậy, bởi lẽ những mục tiêu phấn đấu cơ bản của đảng này đã và luôn luôn có tính thời sự với nội dung mới, đó là: Các quyền tự do, công bằng xã hội, quyền tham dự vào chính trị.

 

Đây là ngày kỷ niệm của đảng lâu đời nhất nước Đức. Đây cũng là ngày lễ của châu Âu đấu tranh cho tự do và dân chủ. 150 năm này là cả một thiên lịch sử đầy những thắng lợi và thất bại, những cuộc chiến tranh khủng khiếp và tàn bạo, các cuộc nổi dậy và sự đàn áp; có thể nói đấy là các cuộc nổi dậy luôn luôn với nhận thức cho rằng các xã hội có thể thay đổi, dân chủ là có thể thực thi, nếu như chúng ta hiểu rõ được chúng ta phấn đấu, bảo vệ hay phải giành lấy những giá trị gì, và nếu như chúng ta đủ dũng cảm vượt qua được mọi đàn áp.

 

Mọi chuyện tùy thuộc vào việc chúng ta đã và luôn luôn dám đối mặt với tâm trạng cảm thấy mình bất lực, dám như thế vì chính mình và vì những người khác, dám tiến tới những bước phát triển mới. Với ý chí không gì lay chuyển nổi, nhiều nam nữ đảng viên Đảng Xã hội Dân Chủ Đức đã phấn đấu như vậy trong suốt quá khứ đầy biến động của đảng mình, dám xả thân cho niềm tin của mình, để đẩy mạnh phong trào, để giành được sự công nhận của xã hội, giành lấy sự tồn tại của chính mình, và nhiều người đã hy sinh.

 

Những con người dũng cảm này gửi lại chúng ta di chúc: Không nên coi lễ kỷ niệm hôm nay chỉ là “nơi để tưởng nhớ”. Nhìn vào nhiệm vụ của mình trong tương lai, chúng ta phải tự hỏi: Khẩu hiệu “Tiến lên!” (“Vorwaerts!”) [1]  của hôm qua sẽ có ý nghĩa gì đối với triển vọng sắp tới nhìn từ hôm nay?

 

Xin các quý vị hãy cho tôi bắt đầu từ năm 1863, xin hãy nhớ đến sự nghèo khốn, sự bóc lột, nhớ đến những điều kiện lao động mà ngày nay chúng ta chỉ thấy ở một số nước đang phát triển mà chúng ta từng phê phán; xin thưa đấy cũng chính là đời sống ngột ngạt thường ngày của hàng triệu người Đức thời đó. Thử hỏi những người thời ấy dám nổi dậy đấu tranh sẽ có thể lựa chọn như thế nào: Nên chăng đấy sẽ là sự nổi dậy để dẫn đến cách mạng, để rồi lại thiết lập nên một nền thống trị mới của những người trước đó đã từng bị áp bức? Tình hình đã đến mức gần xảy ra một kịch bản như thế. Nhưng Ferdinand Lassalle – người đã từng trải qua cuộc cách mạng 1848 ở tỉnh Rhein – đã tìm thấy đáp án khác cho nghèo khốn và áp bức. Ngày nay trong tai chúng ta chúng ta vẫn còn vang lên cương lĩnh của ông: Thay đổi xã hội bằng chính sách giải phóng con người, nhằm tạo ra sự tham gia của quảng đại quần chúng nhân dân vào chính sự. Mục tiêu này trước hết bao gồm giáo dục, cưỡng bách giáo dục đối với mọi người, đương nhiên bao gồm cả những nghiệp đoàn giáo dục tự lập của công nhân nhằm giúp mỗi cá nhân có thể thăng tiến nhờ có hiểu biết qua học hỏi. Giải phóng con người  bằng cách thực hiện tham gia vào các quyền đã ghi thành luật, nhất là bằng cách mỗi người tự nâng cao quyền năng của mình. Cách đây 150 năm những đòi hỏi này là cách mạng, và hôm nay vẫn còn rất hiện đại.

 

Trong thời kỳ Đảng Xã hội Dân chủ Đức mới được thành lập, đương nhiên phải đặt cuộc đấu tranh vì những quyền bình đẳng của cộng đồng công nhân bị áp bức lên trước. Cương lĩnh Eisenach năm 1869 ghi rõ, đấy là bầu cử tự do, bình đẳng trong cả nước, bất chấp sự khác biệt về đẳng cấp xã hội của những người tham gia bầu cử, là cấm lao động trẻ em, là các tòa án phải độc lập.

 

Trong cuộc đấu tranh triền miên trong nội bộ đảng XHDCĐ, cuối cùng quan điểm đã thắng thế là: không thiết lập một đặc quyền giai cấp mới nào. Vì không thể đáp trả sự bất bình đẳng bằng cách thiết lập nên một sự bất bình đẳng mới. Hơn ba thập kỷ sau khi Lassalle thành lập ĐXHDCĐ, Eduard Bernstein, nhà lý luận nổi tiếng và cũng là người bị đả kích rất nhiều của ĐXHDCĐ, đã mô tả: “dân chủ phải vừa là phương tiện, vừa là mục tiêu”. Đối với tôi, trong nhãn quan chính trị mới này hàm chứa một trong những cống hiến lịch sử vĩ đại nhất của đảng XHDCĐ.  Hồi ấy, ĐXHDCĐ đã rất sớm làm cho dân chủ có ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu rộng trong một bộ phận đáng kể của tầng lớp công nhân và phong trào xã hội chủ nghĩa ở nước Đức. Chính là ĐXHDCĐ đã đấu tranh cho cải cách, chứ không phải cho việc làm cách mạng. Và cũng chính là ĐXHDCĐ đã kiên trì  con đường của mình và cuối cùng đã vận động được đa số tham gia, với cái đích là cải thiện từng bước cụ thể đời sống con người, thay vì công bố những mục tiêu không tưởng xa vời.

 

Nhưng phong trào cộng sản thế giới đã quyết định cho mình con đường khác – hiển nhiên với những hệ quả vô cùng khủng khiếp. Phong trào này đã thiết lập nên một giai cấp nắm quyền mới, và thay thế sự thống trị cũ bằng một sự thống trị mới. Còn tự do, công bằng xã hội, sự ấm no… người công nhân phải mong ngóng một cách vô vọng.

 

Chính vì thế, ngày nay chúng ta càng đánh giá cao những nỗ lực cải cách của phong trào xã hội dân chủ. Nhờ những nỗ lực này, chúng ta lần đầu tiên có được Luật Bảo hộ lao động, Luật về Quyền tham gia bầu cử của phụ nữ, và nhiều điều khác nữa. Thể chế dân chủ đầu tiên của nước Đức – cụ thể ở đây là Nền Cộng hòa Weimar – sẽ không thể thiết lập được, nếu như các đảng viên xã hội dân chủ – đứng đầu là Friedrich Ebert và Philipp Sheidemann – không có can đảm phấn đấu cho sự hợp tác chính trị với những lực lượng to lớn khác của các đảng phái tư sản. Đặc biệt là, các đảng viên xã hội dân chủ đã đấu tranh kiên cường hơn, bền bỉ hơn nhiều nhà dân chủ khác trong việc bảo vệ nền cộng hòa này. Các đảng viên xã hội dân chủ đã nêu cao lý tưởng của mình về tự do, bình đẳng và đoàn kết, quyết đấu tranh chống lại mọi kẻ chỉ muốn áp bức và chiến tranh.

 

Không thể nào quên bài nói của Otto Wels ngày 23-03-1933 tại Quốc hội Đức, giữa lúc quốc xã đã bắt giam nhiều người chống đối, đồng thời khiến nhiều người chống đối khác phải sống lưu vong. “Người ta có thể tước đoạt mạng sống và tự do của chúng tôi, nhưng danh dự của chúng tôi thì không bao giờ!..”  Bài nói ấy của Otto Wels quả là “can đảm nhất chưa từng có tại Quốc hội Đức” – đúng như Peter Struck đã nhận xét.

 

Chúng ta nên ghi nhớ, bằng cách nói “Không!” với cái  gọi là Đạo luât Ủy quyền[2], hồi đó 94 nghị sỹ của ĐXHDCĐ chẳng những đã cứu danh dự của chính mình, mà còn cứu cả danh dự của thể chế dân chủ đầu tiên của nước Đức (nền Cộng hòa Weimar – ND chú giải). Những con người ấy đã hiến tặng mọi người Đức chúng ta một trang sử chính nghĩa của dân chủ – đấy cũng là sự đối nghịch hoàn toàn đối với tội lỗi và sự hổ thẹn (của sử nước Đức – ND chú giải), đấy cũng là một kinh nghiệm quý báu cho thấy con người ta có thể kiên định với những giá trị của mình – cho dù bị bêu giếu, bị làm nhục, bị đầy đọa. Ngày nay chúng ta trân trọng với tinh thần biết ơn sự can đảm của họ.

 

Trong hàng ngũ những người này có Kurt Schumacher, một trong những nghị sỹ đã bác bỏ cái gọi là Đạo luật Ủy quyền. Sau hàng chục năm bị giam trong trại tập trung, khi chiến tranh kết thúc, ông đã chống lại sự quyến rũ muốn thành lập một đảng công nhân bao gồm những người xã hội dân chủ và những người cộng sản. Bởi vì ông nhận ra rằng – xin trích lời ông – Đảng Cộng sản Đức “không phải là một giai cấp Đức, mà là một quốc đảng xa lạ”. Tại miền Đông nước Đức, Đảng Xã hội Dân Chủ Đức chính thống xưa kia mãi đến sau năm 1989 (khi CHDC Đức sụp đổ – ND chú giải) mới được tái lập. Tôi vô cùng biết ơn vì điều này.

 

Ngược lại, ở miền Tây nước Đức, ĐXHDCĐ đã tham gia một cách có ý nghĩa quyết định cùng với những người thuộc đảng bảo thủ và đảng tự do, làm cho Cộng Hòa Liên Bang Đức có thể hoạt động có hiệu quả, với thẩm quyền rộng rãi, trở thành một “liên bang dân chủ và xã hội” như đã quy định trong Đạo Luật Cơ Bản, và chúng ta đều biết Đạo luật này được ban hành cũng ngày 23 tháng 5[3].

 

Ngày nay chúng ta đều biết thể chế dân chủ của chúng ta thật vững chãi, cho dù đôi lúc suy yếu tùy theo tình trạng của các đảng phái. ĐXHDCĐ chẳng những có thể nhìn nhận lại truyền thống lâu đời nhất của mình. ĐXDCĐ còn phải thực hiện sự thay đổi rất sâu sắc từ bên trong. Đơn giản vì ĐXHDCĐ ngày nay không còn là đảng của giai cấp nữa. Trong quá trình học hỏi lâu dài và gian khổ,  ĐXHDCĐ đã phải tự phát triển mình để trở thành đảng của nhân dân. Cương lĩnh Godesberg năm 1959 đã xác định, củng cố và thúc đẩy sự cải tổ này.

 

Đối với hầu hết chúng ta, những cống hiến của ĐXHDCĐ cho CHLBĐ thật rõ ràng. Tôi xin kể ở đây những cải cách xã hội được tiến hành trong những năm thập niên 70 dưới thời Willi Brandt, giai đoạn đầu tiên đổi mới của Chính sách phương Đông mở cửa hướng sang Cộng Hòa Dân Chủ Đức và các nước láng giềng Đông Âu, chính sách này đã giúp vén lên bức màn sắt.

 

Cuốn phim (chiếu trong lễ kỷ niệm này – ND chú giải) cũng cho chúng ta thấy những cống hiến của Thủ tướng Liên bang Helmut Schmidt và Gerhard Schroeder, cả hai vị này hôm nay cũng có mặt tại đây cùng với chúng ta. Các nhiệm kỳ thủ tướng của hai vị gắn liền với những cống hiến lâu bền của ĐXHDCĐ đối với CHLBĐ.

 

Trong suốt 150 năm qua vấn đề cốt lõi của xã hội dân chủ là: xã hội đoàn kết, thể chế dân chủ thường xuyên được cải thiện. Nhưng trong thế giới thay đổi ngày nay, nhiều thách thức mới đang đặt ra cho ĐXHDCĐ cũng như cho các đảng khác. Trong đó vấn đề trung tâm là các đảng phải luôn luôn là một bộ phận của một xã hội công dân tự lớn mạnh, và nhờ đó luôn luôn tạo ra được những mối ràng buộc vững chắc cho một chương trình chính trị tổng quát (được hiểu là chiến lược phát triển – ND chú giải).

 

Nhiệm vụ này không hề dễ, bởi vì trong những năm qua chúng ta đã chứng kiến nhiều phong trào phản đối; những phong trào này nhiều khi cực đoan hơn các chính đảng, thường tập trung chỉ vào một vấn đề, và những phong trào này tư coi mình là đối thủ của các đảng. Những phong trào này cho thấy nhiều công dân muốn phải có tiếng nói của mình. Tôi hoan nghênh và ủng hộ điều này. Các đảng không nên lo sợ về hình thức tham gia này của công dân, mà ngược lại nên coi đấy là một hệ thống cảnh báo sớm, để nhờ đó có thể luôn luôn đi cùng với thời cuộc. Về phần mình, các đảng cũng cần phải có những phương thức tham chính mới, để từ đó làm cho sự năng động của mình tìm thấy hướng đi trong cuộc sống hàng ngày của nền dân chủ đại nghị của chúng ta. Tóm lại: Hình thức tham chính mới có một vai trò bổ sung quan trọng, nhưng dứt khoát không thay thế cho dân chủ đại diện.

 

Một lần nữa chúng ta hãy nghĩ xem, điều tôi vừa trình bầy có thể thấy rõ trong vấn đề: Các sáng kiến của công dân thường đại diện  những mối lợi ích riêng biệt – nhìn chung là chính đáng; trong khi đó ngược lại các đảng phải hướng về cái chung nhiều hơn, phải để mắt vào cái tổng thể. Thậm chí đôi khi các đảng có thể thành công trong việc tác động vào những cử tri của mình để lựa chọn những quyết định mâu thuẫn với đường lối hiện hành đến nay hoặc những lợi ích ngắn hạn của đảng. Tôi hiểu, trong phạm vi nội bộ một đảng điều này không được ưa chuộng lắm. Nhưng mà chúng ta đã chứng kiến: Chính những quyết định như thế thường là những quyết định có ý thức trách nhiệm đối với cả nước.

 

Hôm nay tôi chúc mừng ĐXHDCĐ 150 tuổi. Cho tôi nói lời cảm ơn và đánh giá cao đối với những người suốt 150 năm qua đã đấu tranh cho tự do, công bằng và đoàn kết và qua đó đã cải thiện đời sống của hàng triệu người.

 

Cùng với lời cảm ơn ĐXHDCĐ, tôi đánh giá cao tất cả những ai đang hoạt động trong các đảng dân chủ vì hạnh phúc của tất cả chúng ta – dù đấy là các hiệp hội tại các địa phương hay là trong khung khổ Chính sách Châu Âu, dù họ là làm việc nghiệp dư hay chuyên nghiệp. Cống hiến của họ đã góp phần vào những thành tựu trong nền dân chủ của chúng ta. Vì vậy tôi cũng xin chúc mừng tất cả chúng ta việc chúng ta có các đảng dân chủ. Các đảng này do con người tạo ra, vì thế chúng không hoàn hảo và không tránh khỏi thiếu sót, cho nên cần luôn luôn thực hiện phê bình, tự phê bình và phải chịu học. Các đảng dân chủ ở nước ta là cần thiết cho sự sống của nền dân chủ ở nước ta, và trong tương lai cũng không thể nào thiếu chúng. Với ý nghĩa ấy, xin nhiệt liệt chúc mừng sinh nhật (của ĐXHDCĐ – ND chú giải)!

 

 

 

 

Một vài cảm nghĩ của người dịch

 

Như một phản xạ tự nhiên, đọc xong bài diễn văn này, tôi liên hệ ngay đến nước ta, mặc dù toàn bộ câu chuyện của diễn văn xẩy ra ở nước Đức xa xôi, nghĩa là  – nhìn theo góc cạnh nào đó – chẳng dính dáng tí teo nào đến nước ta.

 

Suy nghĩ của tôi đơn giản: Lịch sử 150 năm của ĐXHDCĐ (SPD), về mặt nào đó mà nói cũng phản chiếu lịch sử thất bại của Đảng Cộng Sản Đức và sau này là Đảng Xã hội Thống Nhất Đức – đảng cầm quyền ở Cộng Hòa Dân Chủ Đức kể từ khi nhà nước này được thiết lập năm 1949, cho đến khi nó bị chính nhân dân của mình lật đổ năm 1989. Thực tế này gợi lên nhiều điều phải suy nghĩ.

 

Hai trào lưu: Cải cách và cách mạng vô sản

 

Trước hết xin thưa, cách dây 150 năm, hoặc thậm chí ít nhiều sớm hơn nữa, lịch sử phong trào cộng sản và công nhân trên thế giới nói chung và ở nước Đức nói riêng, ngay từ đầu – trước cả khi Marx bước lên vũ đài chính trị với Tuyên Ngôn Cộng Sản – cũng là lịch sử của hai trào lưu đấu tranh khác biệt nhau và đối lập nhau khủng khiếp, gần như giữa nước và lửa. Một bên là trào lưu xã hội dân chủ – được những người mác-xít đặt cho cái tên là “cải lương”, còn một bên là trào lưu của cách mạng chuyên chính vô sản. Cuộc đấu tranh giữa hai trào lưu này – mặc dù cả hai đều thuộc về phong trào cộng sản và công nhân quốc tế – càng về sau càng đối kháng nhau quyết liệt, chẳng kém gì đấu tranh với kẻ thù giai cấp. Chỉ xin điểm lại, các nhà lý luận mác-xít – kể từ Marx, Lénin trở xuống – đã giành cho trào lưu cải lương và toàn bộ cánh xã hội dân chủ sự bác bỏ tuyệt đối, với những lời lẽ và việc làm nặng nề nhất, không hiếm khi rất đẫm máu trong các chính quyền xô-viết và cộng sản sau này – dù ở châu Âu hay châu Á.

 

Nhân dịp này, nhìn lại phong trào cộng sản và công nhân thế giới 150 năm qua, có thể khẳng định: Tư tưởng của trào lưu cách mạng vô sản là thực hiện khát vọng xây dựng một xã hội mới không người bóc lột người – mang tên là chủ nghĩa xã hội, với 2 đặc trưng xuyên suốt: Thực hiện chuyên chính vô sản và công hữu hóa tư liệu sản xuất. Sau những bước phát triển ban đầu, phong trào này đạt tới đỉnh cao là thiết lập nên hệ thống thế giới xã hội chủ nghĩa gồm 12 quốc gia, bao gồm toàn Đông Âu và một phần lớn châu Á,  sau này có thêm Cuba.

 

Hệ thống các quốc gia XHCN này có ảnh hưởng quan trọng tới phong trào độc lập dân tộc trong 2 thập kỷ đầu tiên sau chiến tranh thế giới II, qua đó chi phối 1/3 quả địa cầu. Hệ thống thế giới XHCN phân rã rất sớm, đạt tới hồi kết là sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa Liên Xô Đông Âu trong các năm 1989 – 1991.

 

Sau chặng đường 150 năm kể trên, cuối cùng thế giới ngày nay đã chứng kiến sự phá sản và thất bại hoàn của trào lưu cách mạng vô sản dưới ngọn cờ của chủ nghĩa Mác – Lênin. Đồng thời thế giới cũng chứng kiến: Trào lưu xã hội dân chủ là một trong những yếu tố quyết định đem lại những thành quả quan trọng cho công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động ở hầu hết các nước phát triển – đặc biệt là các nước Bắc Âu. Trong những thành quả ấy, trước hết phải nói tới các quyền tự do, dân chủ của cá nhân con người, các điều kiện để mỗi con người ngày một tự nâng cao quyền năng của mình trong một chính thể dân chủ, cuộc sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân lao động ngày một cải thiện và nâng cao cùng với sự phát triển của đất nước.

 

Có thể nói một cách tổng quát: Sự phát triển của các nước công nghiệp, kể cả những tiến bộ đạt được trong thể chế chính trị và đời sống văn hóa – xã hội, có sự đóng góp không thể thiếu của trào lưu xã hội dân chủ. Nếu muốn, có lẽ cũng có thể nói: Do sự vận động  bên trong như vậy – trước hết được hiểu là những thắng lợi của trào lưu xã hội dân chủ – và  và do những thay đổi trên thế giới,  chủ nghĩa tư bản tại các nước công nghiệp này đã ngày một bớt đi “mùi đế quốc chủ nghĩa”. Ở phạm vi toàn cầu, chính sự vận động này đã góp phần từng bước đẩy lùi chủ nghĩa đế quốc trên thực tế. Đấy chính là xu thế vận động của thế giới đã diễn ra từ nửa sau thế kỷ 20 và đang tiếp diễn.

 

 Bản kết toán của trào lưu cách mạng vô sản tại các nước LXĐÂ nói ngắn gọn là: (1)chỉ thành công trong bạo lực đập tan (ở Nga) hay xóa bỏ (ở các nước Đông Âu) sự thống trị của giới cầm quyền áp bức đương thời, (2)nhưng thất bại hoàn toàn trong xây dựng một chế độ xã hội mới; nội dung cốt lõi được đề xướng thành lý tưởng của trào lưu này là giải phóng con người cuối cùng chỉ còn là một khẩu hiệu không tưởng, (3)trên thực tế giai cấp công nhân và nhân dân lao động cuối cùng lại trở thành kẻ bị chính những đồng chí của mình áp bức thống trị trong chế độ toàn trị mới. Chính 3 kết quả cụ thể này trong bản kết toán là những nguyên nhân quyết định, trực tiếp dẫn tới sự sụp đổ của các nước XHCN Liên Xô – Đông Âu 1989-1991.

 

Trong khi đó, tại các nước công nghiệp có trào lưu xã hội dân chủ phát triển mạnh  – dù là ở Tây Âu hay Bắc Âu – những thành quả tự do, dân chủ và cuộc sống phồn thịnh dành cho con người ngày càng cao và bền vững hơn. Dù chẳng bao giờ hết những vấn đề xấu tồn đọng, song cho đến nay chưa có một nước phát triển nào sụp đổ. Hơn nữa, những quốc gia này luôn luôn tìm được lối thoát ra khỏi mọi cuộc khủng hoảng để đi tiếp. Nhìn chung, thực tế cuộc sống thừa nhận các nước phát triển hiện nay đang là đầu tầu của đoàn tầu thế giới.

 

Thực tế trình bầy trên khẳng định: Trào lưu xã hội dân chủ tiếp tục có sức sống và là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tiến bộ xã hội. Nguyên nhân thật dễ hiểu: Trong bất kể nấc thang phát triển nào của mỗi quốc gia, tự do và các quyền dân chủ cụ thể của công dân luôn luôn là khát vọng thường trực thôi thúc và làm nên con người; cộng đồng ngày càng đôngnhững con người tự do và có quyền năng như vậy trong mỗi quốc gia chính là động lực phát triển quyết định của quốc gia ấy. Hơn thế nữa, tự do và dân chủ là tiền đề cho đòi hỏi tất yếu của đa nguyên chính trị làm nên sức sống quốc gia trong thời đại ngày nay.

 

Trong khi đó, chủ nghĩa bao giờ và ở bất kỳ đâu cũng chỉ là một giáo điều, trong quá trình vận động luôn luôn bị biến dạng thành tín điều, và cuối cùng bị lợi dụng thành công cụ chuyên chính bóp chết tự do – dân chủ và quyền con người.

 

Không có chủ nghĩa Mác – Lênin bách chiến bách thắng 

 

Cần lưu ý một sự thật lịch sử: Cách mạng vô sản xóa bỏ chế độ thống trị đương thời thật ra cho đến nay mới chỉ thành công duy nhất ở nước Nga mà thôi. Thực tế này trái hẳn với dự báo nêu trong Tuyên Ngôn Cộng Sản. Từ những gì quan sát được trên thế giới 150 năm qua cho đến hộm nay, còn có thể nói: Cách mạng Tháng Mười Nga có lẽ cũng là cuộc cách mạng vô sản cuối cùng.

 

Tại các nước Đông Âu không hề có một cuộc cách mạng vô sản nào cả để vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin, dù rằng phong trào cộng sản và công nhân tại những nước này phát triển rất sớm. Hoàn toàn không sai nếu nói rằng: Sự giải phóng của Hồng quân Liên Xô, vai trò tác động của Liên Xô sau chiến tranh thế giới II, và phong trào cộng sản tại các nước Đông Âu là các nhân tố trực tiếp dựng nên chế độ xã hội chủ nghĩa tại các quốc gia này.

 

Nhưng đúng là chủ nghĩa Mác – Lênin đã được các nước LXĐÂ vận dụng để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sau khoảng 4 thập kỷ tồn tại, các chế độ xã hội chủ nghĩa này phá sản hoàn toàn. Năm 1989 các nước XHCN Đông Âu sụp độ. Liên Xô, thành trì của chủ nghĩa xã hội và cũng là dinh lũy của chủ nghĩa Mác – Lênin, sụp  đổ cuối cùng năm 1991.

 

Chủ nghĩa Mác – Lênin (CNMLN) – phần liên quan đến đấu tranh giai cấp, đến đấu tranh giữa 2 còn đường ai thắng ai?[4] chống chủ nghĩa đế quốc – là một trong những yếu tố quan trọng (không phải yếu tố quan trọng duy nhất) đối với các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc tại Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, và sau này có thêm Cuba. Chính thực tế này đã xác định con đường đốt cháy giai đoạn để tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội sau khi các quốc gia này giành được độc lập. Nói một cách khác, thảm bại nghiêm trọng của những quốc gia này khi bắt tay vào xây dựng CNXH trong thời bình là tất yếu (ở Việt Nam đã có lúc khẩu phần lương thực phải có cả hạt bo-bo!), vì sự thất bại này đã được lập trình và cài đặt sẵn ngay từ lúc còn kháng chiến.

 

Bản kết toán của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở các nước Liên Xô – Đông Âu cũ cũng giữ nguyên vẹn tại 4 quốc gia này. Nguyên nhân cơ bản vẫn là sau khi giành được độc lập, con đường chuyên chính vô sản và công hữu tư liệu sản xuất không cho phép 4 quốc gia xã hội chủ nghĩa đi sau này  thành công trong những nhiệm vụ của phát triển và giải phóng con người. Cả 4 nước này buộc phải xé rào ý thức hệ mác xít – lê-nin-nít, để cải cách – (1)với nhãn hiệu là “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, (2)hoặc để đổi mới như ở Việt Nam – với cái tên gọi mới là “định hướng xã hội chủ nghĩa”, (3)hoặc là đã phải vứt bỏ tuốt luột chủ nghĩa Mác – Lênin để thế vào đó bằng “thuyết chủ thể” như ở Bắc Triều Tiên, (4)hoặc hiện nay đang phải quay về tìm kinh tế thị trường nhưng chưa muốn dân chủ cải cách chính trị như ở Cuba. Kết quả đạt được của quá trình cải cách ở cả 4 quốc gia này nhìn chung còn khá mờ nhạt tính xã hội và nhân văn, nhưng vẫn mang đặm ở các mức độ khác nhau mầu sắc của chủ nghĩa tư bản hoang dã (có người muốn gọi là chủ nghĩa tư bản dã man – nhất là ở Trung Quốc, Bắc Triều Tiên), nội dung thật của chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa vẫn là chế độ độc quyền toàn trị, cái nhân dân lao động được quá nhỏ bé so với cái họmất.

 

Riêng ở chỗ đứng hôm nay của nước ta sau 38 năm độc lập thống nhất, còn phải nói thêm: Sự tha hóa của đảng cầm quyền đang phạm phải làm cho cái giá phải trả cho độc lập thống nhất đất nước đắt quá. Ngoài sự ngột ngạt của chế độ độc quyền toàn trị, đất nước đang bị uy hiếp nghiêm trọng, lòng tin của nhân dân vào chế độ chính trị và vào vai trò của ĐCSVN chưa bao giờ khủng hoảng như hiện nay.

 

Bản kết toán hôm nay của chủ nghĩa Mác – Lênin trên thế giới phải chăng là:

 

Chủ nghĩa (hay học thuyết) Mác, được Lênin tổng hợp và bổ sung thêm (phần vai trò của chuyên chính vô sản và đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc) thành chủ nghĩa Mác – Lênin (CNMLN) để dẫn đường cho sự nghiệp giải phóng con người và xây dựng chủ nghĩa xã hội, đã không thành công ở bất kỳ quốc gia nào. CNMLN với tinh thần và nội dung như vậy đã cáo chung, kể cả Glasnos hay Perestroika thời cuối trào Liên Xô cũng không cứu vãn nổi. Chưa nói đến việc chính Lênin trong những năm cuối đời đã muốn sửa đổi lại nó (đang viết lại trong NEP[5]), nhưng Lênin không còn đủ thời gian làm việc này. Chưa nói đến (1)học thuyết Marx và những ý tưởng giải phóng con người của Marx – như những gì Marx (phần nào cùng với Engels) đã  xây dựng lên và (2)chủ nghĩa Mác – Lênin về “chủ nghĩa xã hội khoa học” là hai câu chuyện khác nhau, không ít điều mâu thuẫn nhau, không ít học giả trên thế giới đã chứng minh điều này.

 

Trên thế giới ngày nay không còn tồn tại phong trào cộng sản và công nhân quốc tế nữa. Trào lưu xã hội dân chủ trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế ngày càng lớn mạnh cho đến khi các nước XHCN LXĐÂ sụp đổ, nhưng kể từ đó cũng đang ngày càng mờ nhạt đi rất nhanh, và bây giờ đang ngày càng hòa nhập vào các trào lưu khác trong một thế giới đã hoàn toàn thay đổi. Đơn giản: Một thế giới thay đổi đang đặt ra những vấn đề thời sự hoàn toàn khác, tạo ra những người tham gia cuộc chơi khác.

 

Chủ nghĩa Mác – Lênin và  cái gọi là ý thức hệ cách mạng của Việt Nam 

 

Mặc dù CNMLN và phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã cáo chung như vừa trình bầy trên, nhưng hiện nay, trong nhiều văn kiện chính thống của ĐCSVN, nhất là trong các phát ngôn của nhiều người lãnh đạo, trong các bài viết của một số chính khách, học giả của ĐCSVN đang tham gia hàng ngũ dư luận viên, trong những giải trình của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tại Quốc hội (giải trình bản Dự thảo 5, ngày 17-05-2013), trong toàn bộ hoạt động của hệ thống báo chí “lề phải”.., chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đang được tìm mọi cách để áp đặt vào dân, để được đưa vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

 

Làm như thế nhằm mục đích gì?

 

Trước hết cần xem xét CNMLN được nói tới trên diễn đàn lề phải là chủ nghĩa nào? Đó là CNMLN gốc, do Lênin tổng hợp lại? Hay là thứ đã được Stalin xô-viết hóa, rồi tiếp đến là thứ đã được “mao-ít” hóa, rồi vào đến nước ta lại được “Việt Nam hóa” tiếp cho hợp khẩu vị chuyên chính và trình độ phát triển ở nước ta? Tiếp đến nữa còn phải hỏi: CNMLN đang được nói đến trên mọi diễn đàn của dư luận viên hiện nay còn đọng lại hay được thêm thắt mới đến mức nào so với chính những giáo trình của các trường và các cơ quan nghiên cứu lý luận của ĐCSVN?

 

Nếu đọc lại các bài nói, bài viết rất khiên cưỡng một chiều đả kích, không cần lý lẽ giải thích, của các dư luận viên trên các diễn đàn “lề phải”, thậm chí còn phải nghi ngờ: Không biết các tác giả của những bài viết hay bài nói này đã đọc hay đã được học với đúng nghĩa chủ nghĩa Mác – Lênin hay chưa? Hay là chỉ học, chỉ biết lơ mơ về nó, được dậy tốt dậy xấu như thế nào, hay là được yêu cầu phải nói như thế nào, thì phát thanh lại như thế?! Một trong những cao điểm trí tuệ của các bải này làm nên sự nghi ngờ ở đây chính là sự hù dọa về nguy cơ “mất sổ hưu”!

 

Trong khi đó, như đã trình bầy ở các phần trên, sự thất bại của  CNMLN trong việc xây dựng CNXH trên toàn thế giới – kể cả ở Việt Nam – không còn là chuyện phải bàn cãi.

 

Hơn thế nữa, cứ lấy những điều cao đẹp hiện đang được nói về CNMLN nhân dịp sửa đổi Hiến pháp, đối chiếu với những gì đang xảy ra trong cuộc sống hàng ngày – như một chiều đả kích những ý kiến xây dựng trong việc sửa đổi Hiến pháp, nhất quyết bóp chết hay không cho phép mở ra các diễn đàn để nhân dân trao đổi ý kiến của mình về sửa đổi Hiến pháp, liên tiếp các bản án rất nặng trấn áp những người yêu nước bất đồng chính kiến với chế độ và những người chống Trung Quốc xâm phạm bờ cõi đất nước, sự đàn áp thô bạo những người đi biểu tình bầy tỏ thái độ bảo vệ biển đảo của Tổ quốc, nhìn vào tệ nạn tham nhũng và biết bao nhiêu bất công xã hội đang xảy ra hàng ngày trên đất nước, nhìn vào sự sa đọa của hệ thống chính trị cai quản đất nước, nhìn vào sự xuống cấp và tha hóa ngày càng trầm trọng của đời sống văn hóa – xã hội của đất nước..,  không thể không đặt ra câu hỏi: CNMLN đang được áp đặt ở đây thực chất có nội dung gì và nhằm mục đích gì?

 

Cũng phải đặt ra câu hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh được nói đến trên các diễn đàn của dư luận viên là tư tưởng nào?

 

Tinh hoa trong tư tưởng Hồ Chí Minh là Tuyên ngôn Độc lập 02-09-1945, là Hiến pháp 1946, là tư tưởng Không có gì quý hơn độc lập tự do!, là đạo đức Cần kiệm liêm chính – chí công vô tư.., là Dân chủ có nghĩa là để cho nhân dân mở mồm ra nói!...

 

Xin hỏi có bất kỳ điều gì trong tinh hoa này của tư tưởng Hồ Chí Minh được tôn trọng, được vận dụng vào việc sửa đổi Hiến pháp lần này không?

 

Thậm chí hệ thống nhà nước cần được phân công nhiệm vụ, phân quyền kiểm soát lẫn nhau (tạm gọi là vấn đề “tam quyền phân lập” – như được thiết kế trong Hiến pháp 1946), nhưng được chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đích thân bác bỏ, với lập luận dứt khoát: Quyền lực nhà nước là thống nhất dưới sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của ĐCSVN…

 

Bác bỏ cách làm phô trương hình thức theo kiểu “26 triệu lượt ý kiến & 28 nghìn hội thảo…” để áp đặt, nhiều người đã hỏi thẳng lãnh đạo ĐCSVN: Sửa đổi Hiến pháp theo như cách đang làm thì sửa đổi làm gì? Chỉ thêm tốn tiền thuế của dân, công sức và thời gian của cả nước! Bản tuyên bố của nhóm 72 bác bỏ bản dự thảo 5 (ngày 17-05-2013) Dự thảo sửa đổi Hiến pháp nhận định: bản Dự thảo 5 thụt lùi so với Hiến pháp 1992 đang hiện hành.

 

Theo hay không theo ý thức hệ nào, tư tưởng nào, là quyền tự do của mỗi người. Nhưng áp đặt một ý thức hệ đã phá sản trên toàn thế giới, kể cả ở Việt Nam – cụ thể ở đây là CNMLN – vào Hiến pháp nước ta nhân dịp sửa đổi lần này nhằm mục đích gì?

 

Câu trả lời chỉ có thể là: Đây là sự áp đặt một công cụ chuyên chính tư tưởng và tinh thần, với mục đích phục vụ cho chuyên chính bạo lực, nhằm (a)bảo vệ chế độ độc quyền toàn trị nhân danh sự lãnh đạo của ĐCSVN, và (b)biện minh cho vị thế tối thượng bất khả xâm phạm của ĐCSVN để ghi vào Điều 4 của dự thảo Hiến pháp sửa đổi (bản dự thảo ngày 17-05-2013). Có lẽ vì hai lý do chủ yếu này, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã giải trình trước Quốc hội: Trước mắt không đặt ra vấn đề Luật về đảng trong sửa đổi Hiến pháp lần này. Giải trình như thế, khác gì tự xác nhận ĐCSVN đứng ngoài và đứng trên pháp luật, giữa lúc ĐCSVN kêu gọi cả nước sống và làm theo pháp luật!

 

Tuyên bố của nhóm 72 về bản dự thảo 17-05-2013 phân tích rõ:

–    Sự áp đặt này nhằm tiếp tục hiến định vai trò lãnh đạo của ĐCSVN, cho thấy ĐCSVN quyết đứng trên và đứng ngoài Hiến pháp;

–    Sự áp đặt này hàng chục năm nay đã và đang trực tiếp hủy hoại vai trò lãnh đạo của ĐCSVN, là nguy cơ xóa bỏ toàn bộ sự nghiệp lịch sử của ĐCSVN từ bên trong, triển vọng với nhiều hệ quả đẫm máu cho đất nước  – không một thế lực thù địch nào có thể làm nổi việc này;

–    Chế độ độc quyền toàn trị dưới hình thức “đảng hóa” mọi mặt đời sống đất nước ta là nguyên nhân gốc đẩy đất nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện hiện nay, với nhiều nguy cơ và thách thức mới rất nguy hiểm.

 

Tóm lại: Dùng một chủ nghĩa đã phá sản như một công cụ chuyên chính làm ngọn cờ khua trương cho một sứ mệnh chính trị không được phép tồn tại trong một nhà nước của dân – do dân – vì dân, mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân có nghĩa trong thực tế là sự phủ nhận trực tiếp nhà nước này, là để tiếp tục duy trì chế độ độc quyền toàn trị nhân danh kiên trì con đường định hướng xã hội chủ nghĩa,  nhân danh sự lãnh đạo của ĐCSVN. Kịch bản đen tối này không thể là sự lựa chọn của nhân dân ta, cũng không mở ra cho ĐCSVN con đường tồn tại. Cưỡng bức nhân dân đi theo kịch bản đen tối này, hệ quả cuối cùng sớm muộn sẽ chẳng khác mấy là sự tự sát của chính người cưỡng bức.

 

Sửa đổi Hiến pháp lần này đang tạo ra một cơ hội khó mà có lại, để ĐCSVN tự tay trực tiếp xóa bỏ kịch bản đen tối này cho chính mình mà những tha hóa tự thân đang cuốn hút mình vào. Không ai có thể làm thay ĐCSVN việc này.

 

Với gần 4 triệu đảng viên, lại trực tiếp nắm mọi quyền lực trong tay, ĐCSVN là lực lượng chính trị mạnh nhất trong xã hội Việt Nam, chiếm tới khoảng gần 4 triệu gia đình, có ảnh hưởng trực tiếp / gián tiếp tới 1/3 hay hơn nữa dân số cả nước, chưa nói đến nhiều ảnh hưởng to lớn khác nữa. Vì thế, tối ưu cho ĐCSVN và cũng là cho đất nước, là xóa bỏ kịch bản đen tối nêu trên. Con đường Myanmar đang gợi ý ra cho ĐCSVN một hướng đi hiện thực: Tất cả cùng sống, tất cả cùng nhau khép lại quá khứ, không ngoái lại quá khứ (bao hàm cả nghĩa không hồi tố), để cùng nhau theo tinh thần đoàn kết – hòa giải dân tộc mở ra một chương sử mới cho chính mình và cho đất nước, để từ nay mỗi người và cả đất nước trở thành chính mình: Xây dựng một đất nước tự do của những con người tự do. Đấy cũng là nguyện vọng cháy bỏng của toàn thể dân tộc Việt Nam ngày nay: Xây dựng một Việt Nam độc lập – tự do – hạnh phúc, để có được một Việt Nam đáng sống, không ai có thể ức hiếp, và cùng đi được với cả thế giới! Tìm đường cho nhân dân thực hiện khát vọng này, đấy mới chính là vai trò lãnh đạo mà ĐCSVN bây giờ phải lột xác phấn đấu để đạt tới. Đấy chính là con đường cứu đảng cứu nước mỗi đảng viên ĐCSVN bây giờ nhất thiết phải giác ngộ, chứ không phải cam tâm làm nô lệ của CNMLN đã bị cuộc sống loại bỏ – chỉ để phục vụ cho mục đích duy tri chế độ độc quyền toàn trị của một số người trong đảng đang giam hãm đất nước.

 

Trung thành với lịch sử chiến đấu vì nước vì dân của ĐCSVN, trung thành với tư tưởng Hồ Chí Minh, đảng viên ĐCSVN bây giờ nhất thiết và trước hết phải chiến thắng chính mình, để chiến thắng sự sa đọa đang dìm đảng của mình vào tội lỗi, để đặt lại đảng của mình vào con đường đấu tranh vì nước vì dân đã từng làm nên sự nghiệp của đảng, nhất là để không phản bội lại những hy sinh, những mất mát của dân tộc, của đồng chí và đồng đội trên chặng đường gần một thế kỷ qua!

 

Các đảng viên ĐCSVN hãy bắt đầu từ việc thảo luận thẳng thắn trong đảng về thực trạng của ĐCSVN và của đất nước, về những vấn đề đang đặt ra cho việc sửa đổi Hiến pháp. Hãy bắt đầu từ việc đòi trả tự do cho tất cả những người yêu nức bất đồng chính kiến với chế độ đang bị cầm tù. Hãy phản đối đàn áp biểu tình bảo vệ tổ quốc. Hãy xóa bỏ phân biệt đối xử lề trái hay lề phải trong báo chí, để cho trong báo chí chỉ có lẽ phải, lòng yêu nước, ý chí bảo vệ tổ quốc!

 

Các đảng viên của ĐCSVN dù ở cương vị nào, nếu còn giữ đất nước trong tim mình, nhất thiết phải đứng lên như thế để cứu đảng của mình, và như thế cũng là cứu nước. Các đảng viên ĐCSVN đừng để cho đảng của mình rơi vào tình trạng mà một chính khách ở Liên Xô hồi đó đã phải thốt lên: ĐCS Liên Xô không thể cải tạo được nữa! Chỉ còn cách đập tan nó!

 

Đối nghịch lại, nếu các đảng viên ĐCSVN không phấn đấu lựa chọn con đường cứu đảng cứu nước, sẽ chỉ còn lại con đường của kịch bản đen tối, của tha hóa và tội lỗi. Đó là con đường cố tính đối kháng lại nhân dân, sớm muộn sẽ dẫn tới thảm họa nồi da xáo thịt cho đất nước, kết cục chắc chắn với sự phủ nhận dứt khoát của nhân dân cả nước dành cho ĐCSVN, với một màn chót không phải là không hình dung được.

 

Người dịch tạm kết luận

 

Thành, bại và cuối cùng là sự cáo chung của trào lưu cách mạng của chuyên chính vô sản trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế sau 150 năm tồn tại; gắn liền với chặng đường lịch sử này là sự cáo chung của chủ nghĩa Mác – Lênin với tính cách là cẩm nang cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội; thành, bại và những thành tựu lâu bền của trào lưu xã hội dân chủ trên chặng đường 150 năm đồng hành này; thành và bại của chính thực tiễn 38 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta – bây giờ lùi xuống là định hướng xã hội chủ nghĩa, tất cả những thứ này có lẽ là đủ để cho chúng ta thấy: Thường xuyên mở rộng các quyền tự do, dân chủ rất cụ thể của mỗi công dân trong mỗi bước đi của đất nước, thường xuyên làm tất cả mọi việc để mỗi công dân luôn luôn tự nâng cao được quyền năng của mình từ hiểu biết và học hỏi, đấy mới là động lực sáng tạo, năng động và lâu bền cho sự phát triển của đất nước ta.

 

Tận dụng cơ hội việc sửa đổi Hiến pháp đang mang lại, sẽ mở ra cho đất nước ta một con đường đi lên của tự do và dân chủ.

 

Đọc kỹ diễn văn 150 năm ĐXHDCĐ (SPD) của Tổng thống Joachim Gauck, tôi thấy thêm một bằng chứng sống động của nước Đức cho những điều trình bầy trên. Tôi tin như vậy, tôi cũng mong nhân dân nước ta vận dụng được lợi thế của nước đi sau./.

 

Võng Thị – Hà Nội, ngày 10-06-2013

Nguyễn Trung

 

[1] “Vorwaerts!” (“Tiến lên!”) là khẩu hiệu đấu tranh của Đảng Xã hội Dân Chủ Đức, lấy từ cuộc đấu tranh của phong trào công nhân Đức cuối thế kỷ XIX. ND.

[2] Đạo luật trao những quyền hành đặc biệt cho chính quyền Hitler, qua đó phát xít hóa nước Đức, mở đường cho chiến tranh thế giới II. – ND chú giải.

[3] Đạo Luật Cơ Bản năm 1949 là Hiến pháp của Cộng Hòa Liên Bang Đức.  Chú ý, vì là nước phát xít bại trận trong chiến tranh thế giới II, nên cả 2 miền Tây và Đông nước Đức tuy đã có 2 nhà nước có chủ quyền, nhưng cả 2 nhà nước này vẫn chịu những ràng buộc nhất định trong khuôn khổ Hiệp ước Postdam và một số quyền kiểm soát của 4 bên đồng minh là Liên Xô, Mỹ, Anh và Pháp.  ND chú thích.

[4] “Ai thắng ai?” – giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa đế quốc.

[5] NEP – Neww Economic Policy.

 

Nguyễn Trung gửi cho viet-studies ngày 11-6-13

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Bài 4C – ĐỔI MỚI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỂ PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH ĐẢNG CỦA DÂN TỘC

Bài 4C – ĐỔI MỚI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐỂ PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH ĐẢNG CỦA DÂN

TỘC

Nguyễn Trung

(Bài viết về đại hội XII sắp tới của ĐCSVN, bài cuối trong loạt ba bài: Ba việc hầu như không thể, nhưng phải tìm cách làm)

Trong các bài trước, đặc biệt là trong bài 4B (Bàn về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường), tôi đã cố gắng đánh giá tình hình mọi mặt của đất nước, đi tới nhận định tổng quát: 40 năm độc lập thống nhất đầu tiên của đất nước là một giai đoạn phát triển thất bại. Xót xa lắm, nhưng hiểu biết của tôi là như vậy và phải thật lòng nói lên như vậy. Tôi không nói dối được. Ai muốn lợi dụng những điều tôi viết ra như thế vào việc phá hoại đất nước, đấy là dã tâm của họ, qua đó họ tự nói lên họ là ai. Đất nước này đủ trưởng thành để đối xử với những dã tâm này. Thật ra tôi chỉ phải giằng co với chính mình để dám sống vì sự thật mà thôi. Bài này tôi xin tập trung trình bày những suy nghĩ của mình về những nguyên nhân của thất bại từ phía đảng.

I.  Bản “kết toán” 40 năm đất nước độc lập thống nhất: Chưa ra khỏi vòng kiềm toả của Trung Quốc đại bá

“Kết toán” này là kết luận tôi rút ra từ suy nghĩ cả năm nay về đại hội XII sắp tới, cứ đắn đo mãi có nên viết ra hay không. Vì là 40 năm, nên có quá nhiều chuyện để nói. Tôi cố tìm điều gì để nói có thể khái quát lên được tất cả thực trạng đất nước hiện tại. Sự kiện cái giàn khoan HD 981 khiến tôi lấy khả năng ứng phó của đất nước đối với Trung Quốc đại bá làm hệ quy chiếu để đánh giá mọi cái đất nước đã làm được và mọi cái đất nước chưa làm được / thất bại, vì muốn hay không Trung Quốc vẫn là vấn đề thách thức số một đối với đất nước.

I.1. Đảng Cộng Sản Việt Nam là tù binh của chính mình

Nội dung cơ bản của các cuộc kháng chiến là vấn đề giải phóng dân tộc khỏi sự xâm lược của nước ngoài. Vì nhiều lý do liên quan đến cả xương máu nữa, nhiệm vụ lớn lao này che khuất phần nào một nhiệm vụ lớn lao khác quan trọng không kém: giải phóng dân tộc khỏi mọi nghèo hèn lạc hậu để trở thành dân tộc tự do. Toàn bộ nỗ lực sau khi kháng chiến kết thúc chỉ tập trung vào xoá bỏ nghèo nàn lạc hậu; hầu như bỏ quên hẳn nhiệm vụ giải phóng để dân tộc trở thành dân tộc tự do – nội dung cốt lõi là vấn đề dân chủ.

Trong những bài trước, đặc biệt là trong bài 3 (Chúng ta lựa chọn gì cho tổ quốc?) tôi đã đi tới kết luận: Đất nước được độc lập, nhưng nhân dân đến hôm nay vẫn chưa thật sự là người chủ của đất nước, vì đến nay vẫn đang thiếu một thể chế chính trị thực hiện quyền làm chủ đất nước của nhân dân. Thậm chí trong những bài này tôi đi tới kết luận: Trong cục diện mới của quốc tế và khu vực đầy thách thức hiểm nghèo, nhất là có vấn đề Trung Quốc, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày nay đòi hỏi phải được tiến hành bởi một dân tộc tự do. Bởi vì chỉ có phát huy yếu tố con người để làm nên sức mạnh quốc gia, đất nước chúng ta mới có thể trụ vững và phát triển được trước mọi thách thức. Nghĩa là cuộc sống khách quan đặt ra cho đất nước đòi hỏi như vậy.

Thế nhưng trong cuộc sống thật, duy ý chí của đảng lại lựa chọn tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội ngay sau 30-04-1975.

Tất nhiên thất bại, phải đổi mới, song đảng vẫn duy ý chí tiếp, chỉ điều chỉnh lại thành kiên định định hướng xã hội chủ nghĩa, mặc dù đến bây giờ đảng vẫn chưa xác định được rõ ràng nó là cái gì (bài 4A – Bàn về cải cách thể chế chính trị). Ý thức hệ cộng sản bắt buộc đảng phải làm như vậy, đảng không thể nghĩ khác và không thể làm khác được. Nhìn lại, vì những lẽ này có thể nói: Ngay sau 30-04-1975, đảng với tính cách là người giải phóng, đã bị ý thức hệ của chính mình bắt làm tù binh.

Kiên định như vậy, lại với quan điểm phải bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của đảng, nên như là một tất yếu, đảng chỉ tạo lập ra được trong thời bình cho nhân dân “một chế độ chăn dắt” (bài 4A, phần III,1.). Đất nước phải sống dưới vòm trời của ý thức hệ và bên trong ranh giới chế độ chính trị của đảng vạch ra, vượt ra ngoài là trái đạo, là thù nghịch. Trong những điều kiện như vậy, quyền lực và tha hoá ngày một ngày hai cuối cùng đã tước vũ khí hoàn toàn vai trò lãnh đạo của “tù binh đảng”, chỉ còn để lại mỗi cái tính cách là đảng cai trị cho đảng. Chế độ đảng xây dựng chuyển dần thành chế độ toàn trị, dù là nó mang tên là Cộng Hoà Xã Hội Chủ  Nghĩa Việt Nam. Trong các quốc gia có nền kinh tế thị trường, chế độ chính trị này thuộc loại lạc hậu nhất trên thế giới và đang trực tiếp kìm hãm sự phát triển của đất nước ta. Không phải ngẫu nhiên Lý Quang Diệu cho rằng đứng đầu Đông Nam Á hôm nay lẽ ra phải là Việt Nam!

Sự thật là đất nước 40 năm qua đã phát triển dưới mức tiềm năng và cơ hội cho phép và đồng thời đã để xảy ra quá nhiều hiện tượng hoang dã. Trong những thập kỷ vừa qua, thực tế phát triển này cùng với sự kìm hãm của chế độ chính trị toàn trị đã huỷ hoại không ít tiềm năng  của đất nước, để lại nhiều hậu quả nặng nề cho tương lai theo nghĩa “đời cha ăn ốc đời con đổ vỏ!” – nhìn theo góc độ tàn phá môi trường tự nhiên, gánh nặng nợ nần của quốc gia, sự tha hoá các thang giá trị đạo đức – văn hoá – xã hội, gánh nặng tụt hậu… vân vân…

Tha hoá và tham nhũng ngày càng lên ngôi, nhiệm kỳ sau hoành hành quyết liệt hơn nhiệm kỳ trước. Điều vô cùng cay đắng là: Cả một cái đảng có truyền thống cách mạng bao nhiêu thế hệ từ năm 1930, cuối cùng đã gục ngã bởi quá trình tha hoá và tham nhũng của chính mình trong thời bình làm chủ đất nước. Cái sa đoạ nhất của mọi sa đoạ dẫn tới đảng gục ngã là sự dối trá. Đến hôm nay đảng vẫn hoàn toàn vô cảm với sự diễn biến hoà bình này.

Không dừng lại ở đây, sự gục ngã này đã xô đẩy theo cả một đất nước có lịch sử hào hùng vào ách cai trị của cái chế độ toàn trị do đảng dựng nên, được vận hành dưới hình thức “chăn dắt” và bằng các chính sách ngu dân, tất cả dưới vòm trời ý thức hệ và bên trong ranh giới của chế độ toàn trị. Không thể nói khác: Đấy chính là một kiểu nô dịch, thiết lập trong các khung lồng định hình rõ ràng cho tư duy và toàn bộ đời sống đất nước, gần đây được gia cố thêm bằng những quy định trong Hiến pháp quân đội và công an phải trung thành với đảng…  Thật không còn gì phi lý và chua sót hơn: Kháng chiến xoá bỏ được ách nô dịch của bên ngoài, để cuối cùng bây giờ nhân dân phải chuốc lấy ách nô dịch từ bên trong do chính mình cũng góp phần dựng nên. Sự thật trần trụi của thể chế chính trị nước ta 40 năm qua là như vậy, mặc dù có thể nói trong thâm tâm đảng không muốn thế, song tha hoá của đảng đã gây ra như thế.

Cái ách nô dịch dựng nên tự bên trong như thế hàng thập kỷ nay lúc miễn cưỡng lúc thuận theo là đồng minh với sự can thiệp của quyền lực mềm Trung Quốc. Cả hai cái này bổ sung cho nhau hay cùng nhau gây ra không ít tai ương cho đất nước ta, đó là Thành Đô, là các thua thiệt trong phân xử biên giới trên bộ và dưới biển, là bô-xít Tây Nguyên, là hàng trăm điều đau lòng khác – trong đó cái đau nhất là sự lệ thuộc vào Trung Quốc đến hôm nay vẫn chưa tìm được cách thoát ra…

Trở thành tù binh của ý thức hệ mà chính mình tôn thờ, đảng đẩy cả nước vào một ách nô dịch mới, “ma tuý quyền lực đảng” mang tên gọi độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội  giữ cho đảng và toàn bộ hệ thống chính trị của nó ngày càng xa mọi cam kết đối với đất nước đã ghi trong cương lĩnh.

Toàn bộ bức tranh chế độ 40 năm là như thế.

Các tội ác tham nhũng tiêu cực, bất công, sự trấn áp, tình trạng tha hoá của hệ thống chính trị, xã hội xuống cấp, đất nước tụt hậu ngày càng nguy hiểm, chủ quyền quốc gia bị xâm phạm và tiếp tục bị uy hiếp nghiêm trọng…, tất cả những điều đau đớn này làm nhức nhối câu hỏi: Chẳng lẽ dân tộc ta hy sinh xương máu bao nhiêu thế hệ để đi tới cái đích như hôm nay? Có những bậc cha mẹ của cơ sở kháng chiến cũ đã thốt lên: Biết thế này tụi tao ngày xưa không cưu mang tụi bay…

Một đất nước như nước ta đáng phải chịu số phận như hôm nay? Gần bốn triệu đảng viên của đảng hãy giữ lại cho mình đạo đức làm người phải có để lặn vào dân mà hỏi cho ra nhân dân hôm nay đang nghĩ gì về đảng và đang mong muốn gì cho đất nước.

I.2. Ách nô lệ của tư duy

Sinh ra lúc đất nước còn bị là thuộc địa, lớn lên theo cách mạng rồi theo đảng từ lúc đầu còn xanh, cả đời càng về già tôi càng tự hỏi mình: Cái gì cứ giam hãm mãi đất nước ta trong lạc hậu và tụt hâu như thế này? Không thể nói nhân dân ta ươn hèn và không ý thức được thân phận của mình, nếu như không muốn nói rằng không phải dân tộc nào trên thế giới này cũng ngoan cường chống lại số phận nghèo hèn của mình như dân tộc ta. Hỏi như thế, chỉ càng nhức nhối thêm câu hỏi khác: …Thế mà tại sao nhân dân ta hôm nay vẫn còn đứng rất xa cái đích độc lâp – tự do – hạnh phúc như thế này?

Câu trả lời tôi tự tìm ra cho mình, nghĩa là tôi chấp nhận: Trăm tội có lẽ chỉ tại một điều là ta chưa xác lập nên được tư duy của chính mình, ta chưa thật là ta!?..

“Ta” ở đây là nhân dân ta, dân tộc ta.

Thời phong kiến, nghĩa là cách đây khoảng 2 thế kỷ trở về trước, thế giới của nước ta hầu như chỉ là Trung Quốc, ta chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Trung Quốc là tự nhiên, kể cả trong những triều đại nước ta độc lập. Thời ấy đành chấp nhận như vậy.

Cho đến khi cách mạng nước ta với sự xuất hiện của ĐCSVN năm 1930 tham gia vào phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, toàn bộ hệ thống tư duy của đảng cho tới hôm nay là chủ nghĩa Mác – Lênin (CNML) được chế biến và được Việt Nam hoá, lúc này lúc khác được cách điệu chút ít theo thời thế. Nói như vậy để khẳng định 2 đặc điểm: (a)chủ nghĩa Mác – Lênin ở nước ta kể từ khi du nhập cho đến hôm nay chỉ là một bản sao “tam sao thất bản”, nghĩa là có nhiều điều không phải là nguyên bản [1]; (b)độc lập tự chủ trong tư duy của đảng chỉ là những “cách điệu” cho phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam từng thời song vẫn nằm trọn vẹn trong khung khổ của ý thức hệ cộng sản với cái tên gọi là CNML. Nghĩa là đảng sống bằng tư duy vay mượn, coi nó là lý tưởng của mình, cố áp đặt nó vào đất nước, vì tin nó là duy nhất đúng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Đảng đã ngấm sâu trong xương tuỷ mình thứ tư duy vay mượn và duy ý chí  mác – lênin bản sao (chứ không phải nguyên bản, vả lại nguyên bản của nó cũng lỗi thời rồi) và nắm độc quyền chân lý, cho nên tới hôm nay nước ta vẫn chưa tạo ra được tư duy của chính mình cho những vấn đề của nước mình, mặc dù hầu hết đảng viên trong thế hệ tôi, trong không ít các thế hệ sau, đều hít thở hàng ngày với ý chí “không gì quý hơn độc lập tự do”, “tinh thần độc lập tự chủ”…

Lọt vào quỹ đạo của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, lại đúng vào thời đại được những người cộng sản đặt tên là “hai phe bốn mâu thuẫn”, rồi tiếp theo là thời kỳ chiến tranh lạnh [2], có thể đi tới nhận định: Trong bối cảnh quốc tế và với nội tình quốc gia như vậy, con đường đất nước ta đã đi từ 1930 cho tới ngày 30-04-1975 gần như là tất yếu, nghĩa là không thể tránh khỏi, không thể khác được – cho dù là vô cùng đau thương và đẫm máu. Từ hàng chục năm nay, nhất là từ khi “rũ áo từ quan”, tôi đã cố khách quan suy nghĩ rất nhiều về con đường này, đặt ra nhiều giả thuyết khác nhau, phác hoạ thử nhiều con đường khác nhau, song cuối cùng vẫn phải đi đến kết luận như vậy. Bài học rút ra từ con đường đất nước đã phải đi qua này thì có nhiều, quan trọng có tính mất còn đối với đất nước cho cả hiện tại và tương lai. Nhưng kết luận thì chỉ có một như vậy mà thôi [3], dù rằng trên con đường này đôi lúc hé mở một lối đi khác nào đó, nhưng chỉ hé mở rồi tắt ngấm ngay – đơn giản vì cái trật tự quốc tế “hai phe bốn mâu thuẫn” hồi ấy kinh khủng lắm, tất cả những gì đã rơi vào quỹ đạo của nó đều bị nghiền nát – cứ nhìn các cuộc nổi dậy tại các nước Đông Âu cũ XHCN từ 1956 cho đến khi các chế độ này tan rã cuối thập kỷ 1980s thì rõ; thực tế ở Việt Nam cũng quyết liệt không kém. Mà lịch sử thì không thể vẽ lại được.

Đúng là kể từ sau 30-04-1975, là một nước độc lập, nước ta hoàn toàn có điều kiện tìm ra một con đường riêng của mình cho nước mình. Song như tôi đã nhiều lần trình bầy, tư duy ý thức hệ cộng sản đã biến đảng thành tù binh của chính nó và không cho phép đảng làm khác như đã nêu lên trong phần I.1 bên trên. Cho đến hôm nay vẫn chưa một lần ý chí “độc lập tự chủ” cũng như tinh thần “không có gì quý hơn độc lập tự do” được ĐCSVN đưa vào trong việc xác lập cho mình một tư duy riêng, một con đường riêng của Việt Nam mà Việt Nam cần và phải lựa chọn. Cho đến hôm nay, trong những trường hợp tốt đẹp nhất và trong sạch nhất (hay là trong sáng nhất?) “độc lập tự chủ” và “không có gì quý hơn độc lập tự do” mà được đảng vận dụng, cũng vẫn chỉ là để thực hiện mọi thứ trong khung khổ cái gọi là “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” mà thôi. Ý thức hệ như thế hiển nhiên chỉ cho phép đảng nhìn được một khe đi nhất định trước mặt trong khi lấp mù hết cả cái thế giới chung quanh còn lại. Cái nhìn như vậy cùng với “ma tuý quyền lực đảng” cũng làm cho đảng đui điếc trước rất nhiều vấn đề của nội tình đất nước, vì thế tất cả hành động của đảng đối với đất nước chỉ là tiến hành “chăn dắt” đi liền với trấn áp những thứ trái chiều với ý thức hệ.

Cho đến khi các nước Liên Xô – Đông Âu xã hội chủ nghĩa sụp đổ cuối thập kỷ 1980s, cái gọi là “thế giới hai phe bốn mâu thuẫn” không còn tồn tại nữa. Đây là cơ hội vàng cho Việt Nam không phải bám theo ai, từ đó có thể tự giải thoát khỏi tư duy ý thức hệ cộng sản, xác lập con đường riêng của mình cho nước mình. Song khốn nỗi vì sợ mất chế độ xã hội chủ nghĩa của đảng, lãnh đạo đảng hồi ấy đã chọn hội nghị Thành Đô để đi với Trung Quốc, mặc dù trước khi đến hội nghị này Việt Nam đã được ăn 3 đòn chí tử của Trung Quốc: chiến tranh Campuchia, chiến tranh biên giới 17-02-1979 và việc 7 đảo và bãi đá của ta ở Trường Sa bị đánh chiếm 1988. Đảng tiếp tục rơi vào trạng thái không hiểu thế giới và không hiểu nước mình, ngày đêm chỉ còn lại duy nhất mỗi mối lo có thể mất quyền lực đảng và chế độ chính trị, coi mọi phản ứng đòi hỏi tự do dân chủ của nhân dân là diễn biến hoà bình, người yêu nước chống những sai trái của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền quốc gia bị đảng coi là thù địch (giữ đại cục).

Ý thức hệ của đảng đã hy sinh lợi ích quốc gia để bảo toàn chế độ của quyền lực đảng và đã tạo ra sự lệ thuộc Thành Đô đầy thảm hoạ cho đất nước. Chắc chắn nhân dân ta sẽ lên án nghiêm khắc.

Từ Thành Đô cho đến hôm nay, ý thức hệ của đảng tiếp tục làm thiệt hại nghiêm trọng nhiều lợi ích quốc gia khác. Trong những trường hợp này phải đặc biệt nhấn mạnh: Đàm phán biên giới trên bộ và dưới biển với Trung Quốc ở cái tư thế mơ hồ về ý thức hệ, lại bí mật với nhân dân, loại bỏ sự hậu thuẫn của nhân dân, thậm chí tự cho mình cái quyền quyết thay nhân dân trong vấn đề cực kỳ trọng đại liên quan đến sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, làm sao nước ta tránh được thua thiệt? Lịch sử cũng sẽ không tha thứ sai trái này.

Ý thức hệ của đảng cũng cướp đi mất khả năng cải cách chế độ chính trị để hoà bình thay đổi hiện trạng đất nước nhân dịp sửa đổi hiến pháp 2013. Thậm chí sự kiện giàn khoan HD 981 cũng chưa đủ nghiêm trọng để có thể lôi đảng ra khỏi cơn mê của ma tuý quyền lực đảng. Đại hội XII sắp tới đang được chuẩn bị theo xu hướng chịu sự chi phối tiếp tục của cơn mê ma tuý này.

Sự nô lệ như vậy của ý thức hệ – như đã nói trên – đã tước mất vũ khí vai trò lãnh đạo của “tù binh đảng”, hôm nay chỉ để lại cho đảng vỏn vẹn là một quyền lực chính trị lớn nhất trong nước đang cai trị quốc gia. Hôm nay, trước thềm đại hội XII, ý thức hệ này một lần nữa đặt đảng trước câu hỏi: Lựa chọn đất nước? Hay lựa chon sự tồn tại của quyền lực đảng?

Là nô lệ của ý thức hệ, đảng thực ra đang đánh mất chính mình, đảng không hiểu được và do đó không thể chia sẽ được nỗi lo đau đáu của dân tộc sau 40 năm đất nước độc lập thống nhất: Làm thế nào để ta là chính ta trên thế giới này? Là chính ta, chứ không phải là kẻ phải theo ai, đeo bám vào ai, càng không phải là kẻ cứ phải leo dây giữa cái thế giới đầy nhiễu nhương tai ác này!

Lo mất chế độ, đảng đang ngày càng đánh mất mình nhiều hơn, nguy cơ mất chế độ vì thế đang tăng theo, vì sự tha hoá của đảng đang làm đất nước suy yếu tiếp về mọi mặt – cứ so sánh đảng hôm nay với đảng cách đây 5 năm, 10 năm, 20 năm… sẽ rõ. Trừ những mặt tham nhũng tiêu cực, xem xét những giá trị chân chính một đảng chính trị phải có, chỉ có thể nhận xét: Đảng đang ngày càng mất nhiều hơn, càng trấn áp càng mất.

Trong 40 năm độc lập thống nhất đầu tiên, đảng nắm trọn vẹn mọi quyền hành tuyệt đối đối với quốc gia, làm tất cả mọi việc đảng muốn làm – nghĩa là đảng không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh vì bất kỳ lý do gì, song kết quả đất nước thu hoạch được tính đến ngày hôm nay là một giai đoạn phát triển thất bại như đã trình bầy trong các bài trước đây. Sự kiện giàn khoan HD 981 còn cho thấy đất nước bộc lộ quá nhiều yếu kém trong đối phó với âm mưu của Trung Quốc – nhất là tình trạng trống đánh xuôi kèn thổi ngược trong nội bộ lãnh đạo cấp cao nhất mà báo chí đã nêu lên.

Mặc dù ý chí bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia của nhân dân ta là bất khả kháng, mặc dù việc Trung Quốc phải rút giàn khoan HD 981 trước thời hạn họ định ra 30 ngày là do thất bại trước sự đấu tranh kiên trì của phía ta và sự lên án quyết liệt của cộng đồng quốc tế, song nhìn mọi mặt của sự việc, nhất là sự lúng túng nhất định của phía ta trong đấu tranh pháp lý với Trung Quốc, nhất là nhìn vào các phương tiện có trong tay Trung Quốc đang xử dụng để chống lại nước ta trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá, ngoại giao.., cần thẳng thắn đánh giá nước ta như hiện trạng đang chưa thoát khỏi vòng kiềm toả của Trung Quốc.

Sát nách một nước lớn đang ngoi lên siêu cường thế giới đượm mầu sắc đại bá, 40 năm phát triển của nước ta vẫn chưa tạo ra được đủ ý chí và lực để thoát khỏi vòng kiềm toả của người láng giềng lớn đầy rắc rối này. Sự thật là đất nước đang đứng trước thách thức mất còn trầm trọng nhất kể từ sau 30-04-1975, vì các lẽ:

– Việt Nam trở thành đột phá khẩu Trung Quốc cần khuất phục trong giai đoạn mới của chiến lược bá chiếm Biển Đông;

– bối cảnh quốc tế có quá nhiều chuyện “đục nước béo cò” để Trung Quốc lợi dụng cho việc xúc tiến tham vọng này;

– toàn bộ thách thức này lại diễn ra trong hoàn cảnh nội tình Việt Nam từ nhiều năm nay đang lâm vào một cuộc khủng hoảng toàn diện rất sâu sắc chưa từng có trong 40 nămđộc lập thống nhất.

Có thể đi tới nhận định, trong tất cả các nước láng giềng của Trung Quốc, Việt Nam như hiện nay đang là nước lệ thuộc nhiều nhất (hơn cả Bắc Triều Tiên), dễ bị can thiệp nhất, dễ bị làm chấn thương nhất, và đồng thời cũng là đối tượng Trung Quốc đang muốn và cần can thiệp sâu nhất vì rất nhiều lẽ.

Có thể nói đến mức, nếu Trung Quốc thành công trong sự can thiệp này vào Việt Nam, Trung Quốc hầu như sẽ không phải ra tay mà vẫn có thể đảo lộn được hoàn toàn mọi mối tương quan lực lượng trên Biển Đông và tại Đông Nam Á. Triển vọng này vô cùng cám dỗ đối với bá quyền Trung Quốc nhưng rất nguy hiểm cho nước ta, đang là kịch bản 1 của họ trong chính sách Việt Nam như tôi đã trình bày trong các bài viết trước (trong đó có Bài 2 “Hiểm hoạ đen”). Để Trung Quốc thành công trong âm mưu can thiệp như thế, Việt Nam sẽ trở thành tên lính xung kích rất được việc và là bàn đạp lý tưởng cho sự hoành hành của đại bá Trung Quốc, có thể mở ra một bước đột phá chiến lược làm phá sản “cái trục xoay CA-TBD” của Mỹ; hợp tác Trung – Nga đang tiếp sức thêm hy vọng cho một khả năng như thế. Tình hình này lại còn được bổ sung thêm bằng vấn đề chính Mỹ cũng đang đề nghị Trung Quốc cùng hợp tác chống nhà nước thánh chiến Hồi giáo (IS)…

Làm được kịch bản 1 trong bối cảnh quốc tế như thế, Trung Quốc có chỗ xả xú-páp hướng ra bên ngoài cho những áp lực đang đe doạ nổ tung nội trị Trung Quốc. Làm được như thế, giấc mộng Trung Hoa sẽ gần hiện thực thêm một bước. Chủ nghĩa dân tộc sô-vanh nước lớn Trung Quốc đang được khuyến khích cao độ cho triển vọng rất cám dỗ này.

Còn nếu Trung Quốc không thành công trong sự can thiệp này?

Câu trả lời lộ rõ mồn một đập ngay vào mắt chúng ta. Đấy là lời răn đe “4 không được” của Trung Quốc, đưa ra một ngày trước khi Dương Khiết Trì đến Việt Nam 16-05-2014. Đấy là cái bãi đá bây giờ biến thành căn cứ quân sự đảo Gạc Ma giữa Biển Đông. Đấy là lời khuyên nhẹ nhàng trên báo mạng Hoàn Cầu, trên Nhân dân nhật báo và nhiều báo mạng khác của Trung Quốc ngay sau chuyến đi của uỷ viên Bộ chính trị Lê Hồng Anh: Việt Nam cần biết lượng sức mình, đừng ảo tưởng!… Đấy là tiếp tục những bước đi khác trên Biển Đông và ngay tại cửa biển Vịnh Bắc Bộ…

Những điều vừa trình bày trên một lần nữa cho thấy dứt khoát: Việt Nam không bao giờ có lý do để tự mình chủ động biến Trung Quốc thành kẻ thù, nhưng Trung Quốc với tính cách là CHNDTH từ 1950 đến nay liên tục nhìn Việt Nam là một đối tượng phải khuất phục cho mục tiêu chiến lược bá quyền của mình. Bây giờ lại càng như vậy. Không có một mối quan hệ anh em, mối quan hệ ý thức hệ, mối quan hệ hữu nghị giữ gìn đại cục nào giữa ĐCSVN và ĐCSTQ có thể mảy may thay đổi được thực tế không thiếu máu và nước mắt này trong quan hệ Việt – Trung kể từ khi có nước CHNDTH đến nay – đây là điều phải khẳng định dứt khoát.

Thời kỳ quan hệ Việt – Trung “núi liền núi, sông liền sông…”, thời kỳ “Trung Quốc là hậu phương lớn của kháng chiến chống Mỹ” là những chặng đường quan hệ hai nước phát triển tốt đẹp, nước ta không quên và không vô ơn. Là nước láng giềng, còn ai hơn nước ta mong muốn sự bền vững mãi mãi của mối quan hệ tốt đẹp này? Nhưng điều này hoàn toàn không phụ thuộc vào nước ta. Thực tế đã diễn ra là 2 thời kỳ đẹp đẽ này chỉ có thể tồn tại trong chừng mực lợi ích của Việt Nam phù hợp và phục vụ được lợi ích của Trung Quốc: làm phên dậu an ninh vòng ngoài cho Trung Quốc. Nói thẳng thắn, 2 thời kỳ tốt đẹp này nước ta cũng phải mua bằng máu của mình (Việt Phương). Còn bây giờ nước Việt Nam độc lập có chủ quyền không có chỗ đứng trong khát vọng bá quyền để vươn lên siêu cường của Trung Quốc. Còn bây giờ nước Việt Nam độc lập có chủ quyền trở thành đối tượng cần khuất phục để mở ra đột phá khẩu chiến lược cho tham vọng của siêu cường bá quyền này. Còn bây giờ, nỗi sợ mất chế độ đang tiếp sức cho sự uy hiếp của Trung Quốc.

Ngoại giao phải làm tất cả những việc ngoại giao phải làm, kể cả quan hệ ngoại giao giữa ĐCSVN và ĐCSTQ, để gìn giữ hoà bình, hữu nghị và hợp tác cho nước ta với tính cách là một quốc gia độc lập có chủ quyền. Nhưng ngoại giao gì cũng phải xuất phát từ thực tế không có một “quan hệ đại cục” nào, cũng không có mối quan hệ anh em hay ý thức hệ nào giữa ĐCSVN và ĐCSTQ có thể cứu vớt được Việt Nam thoát khỏi tham vọng bá quyền của Trung Quốc. Trong mối quan hệ giữa ăn thịt và bị ăn thịt này chỉ 2 có tình huống: “mạnh được yếu thua”, và “đuổi chẳng được, tha làm phúc!”  Chẳng lẽ những sự kiện thua thiệt và đẫm máu đối với nước ta trong quan hệ VNDCCH/CHXHCNVN – CHNDTH cho đến hôm nay không đủ sức thuyết phục chúng ta về thực tế khách quan lạnh lùng này hay sao?

Câu hỏi trăn trở của đất nước bao đời nay “Làm sao ta có thể là chính ta trên thế giới này?” hôm nay đòi hỏi phải trả lời trước tiên câu hỏi “Làm sao ta có thể là chính ta bên cạnh siêu cường bá quyền đang lên này?”

Không có câu trả lời đúng, không tìm ra được con đường thực hiện câu trả lời đúng, hệ quả sẽ là: Chẳng những ta không thể là ta trên thế giới này, mà sẽ còn phải sống tiếp trong vòng kiềm toả của Trung Quốc với tính cách trở thành một chư hầu mạt hạng trong thời đại ngày nay.

II. Đã đến lúc Việt Nam phải học hỏi thế giới để lấy lại chính mình

            Nhìn về nhiều phương diện của 40 năm độc lập thống nhất, không thể tránh né được kết luận nước ta tụt hậu quá xa so với thế giới bên ngoài, mọi thấp kém là do chính mình, hôm nay không còn có thể đổ lỗi cho quá khứ chiến tranh được nữa. Đặt vấn đề như vậy, tôi tìm cách so sánh nước ta với một số nước chung quanh có xuất phát điểm và hoàn cảnh phát triển rất gần với nước ta, đó là: Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Thái Lan… Dưới đây là  một số điều tôi rút ra. 

II.1. Nước ta khác gì so với chung quanh?

Qua so sánh, tôi thấy toát lên một điều mang tính quy luật: điều kiện địa lý tự nhiên trong bối cảnh vận động của địa kinh tế và địa chính trị khu vực và toàn cầu từng thời cùng với thể chế chính trị có được trong mỗi thời kỳ quyết định con đường đi và số phận của đất nước trong mỗi thời ấy. Đây là sự vận động khách quan của sự vật. Mọi trào lưu, xu thế hay “chủ nghĩa”… của từng thời hình thành trong quá trình phát triển của khu vực và thế giới có thể làm cho sự vận động khách quan này từng thời mang những mầu sắc nhất định. Song các nhân tố (1) địa lý tự nhiên, (2) tác động của địa kinh tế và địa chính trị của khu vực và thế giới, và (3) thể chế chính trị của quốc gia luôn luôn là 3 yếu tố khách quan quyết định nhất thân phận và con đường phát triển của đất nước trong từng thời kỳ. (4) Đương nhiên còn phải kể đến văn hoá như một chiều dày lịch sử cũng là một yếu tố lâu dài tác động đến sắc thái của phát triển của đất nước.

Từ nhận xét trên, tôi thấy nước nào vận dụng tốt 4 yếu tố cơ bản này để xử lý được những thách thức và phát huy được mọi cơ hội đến với nó đều thành công, và trong đó thể chế chính trị là yếu tố quyết định nhất. Tôi cũng đi tới được kết luận: Các nước đem ra so sánh họ đều vận dụng tốt hơn nước ta cả 4 yếu tố cơ bản này, vì không bị nô lệ ý thức hệ. Trong khi đó nước ta ngày càng rơi sâu vào tụt hậu, vì không dồn tâm sức vận dụng 4 yếu tố cơ bản nêu trên, mà lại kiên trì theo đuổi cái lá diêu bông chủ nghĩa xã hội và thực hiện một chế độ toàn trị để vận hành đất nước.

Suy nghĩ tiếp, cái gì làm cho những nước này vận dụng tốt được 4 yếu tố cơ bản ấy, tôi rút ra được kết luận, đó là họ luôn luôn bám sát nhịp sống của thời đại để thường xuyên phát huy trí tuệ, tinh thần dân tộc và dân chủ, nhằm giải phóng tiềm năng phát triển của đất nước họ – trước hết là tiềm năng con người. Đội ngũ tinh hoa của đất nước họ chỉ có thể hình thành và xuất hiện trong những điều kiện như vậy. Đồng thời quá trình vận động này cũng làm cho thể chế chính trị và xã hội một mặt (a) trực tiếp góp phần xây dựng nên (với nghĩa rèn luyện, chọn lọc, đào thải…) đội ngũ tinh hoa của đất nước, (b) mặt khác tạo ra một thể chế và văn hoá chỉ để cho đội ngũ tinh hoa nắm quyền quyết định vận mệnh đất nước. Qua thực tế này, tôi càng thấy quyền tự do của cá nhân và chất lượng dân chủ của thể chế chính trị giữ vai trò vô cùng quan trọng. Toàn bộ quá trình này phải dựa trên nền tảng của giáo dục.

So sánh tiếp, tôi cũng thấy: Thể chế chính trị của họ giác ngộ lợi ích quốc gia càng cao – nghĩa là họ hiểu đúng thế giới và chính bản thân nước họ, và càng ưu việt trong xử lý mọi cơ hội và thách thức, họ giành được thành quả càng lớn. So sánh Thái Lan với 3 nước còn lại, tôi cũng đi tới kết luận như vậy (vì Thái Lan thua kém 3 nước kia rất nhiều). So sánh cả 4 nước này với các nước công nghiệp phát triển trên thế giới, tôi cũng đi tới nhận thức như thế [4]. Trong quá trình toàn cầu hoá ngày càng sâu rộng, ưu tiên chiến lược số một của hầu hết các nước này là giải phóng để phát huy nguồn lực con người làm nên sức mạnh quốc gia, để từ đó có thực lực luôn luôn cải thiện vị thế quốc tế của họ. Đây thật sự là một hiện tượng mang tính thời đại, chứ không phải đi lên chủ nghĩa xã hội là xu thế tất yếu như vẫn được rao giảng trong toàn bộ hệ thống chính trị của nước ta.

Trên đây là những điều khái quát nhất rút ra được từ công việc so sánh, và tôi cố gắng trình bầy thật giản lược để thích hợp với khuôn khổ hạn hẹp của bài viết này. Đến đây có thể kết luận:

–      Họ, các nước đem ra so sánh, có cả thế giới là không gian sống và tư duy, có một thể chế chính trị luôn luôn thúc đẩy đất nước vươn ra vùng vẫy trong cái không gian thế giới này.

–      Ta có vòm trời ý thức hệ và ranh giới rõ ràng của chế độ toàn trị quy định cái không gian sống và tư duy của đất nước – với cái tên gọi là CNXH/ĐHXHCN, luôn luôn lo sợ cái không gian rộng lớn của thế giới diễn biến hoà bình mất tiêu cái không gian CNXH/ĐHXHCN của ta.

Như đã nhiều lần trình bày trong các bài trước và bài này, càng “ươm” mãi đất nước trong cái lồng CNXH của cái lá diêu bông như thế, đất nước ta càng phải trả giá, với kết cục là thực trạng của đất nước như hôm nay. Sự thật đảng đang phải đối mặt là: Làm tiếp như thế, đảng đang ngày càng “mất”, hiện nay đảng đang ngày càng đến gần nguy cơ mất trắng, với nhiều tai hoạ khôn lường cho đất nước – vì ở nước ta có lẽ không thể có kịch bản đảng sụp đổ trong hoà bình như ở các nước LXĐÂ XHCN trước đây.

–      Tại sao lại như vậy?

–      Chỉ tại một nguyên nhân gốc duy nhất thôi: Những mâu thuẫn giữa cai trị và bị cai trị trong chế độ chăn dắt hiện nay đang ngày càng gia tăng tính đối kháng nguy hiểm.

Đặc điểm cơ bản của thể chế chính trị ở nước ta hiện nay là “quyền lực thay cho năng lực” như Trần Xuân Bách đã thẳng thắn nhận định trước Bộ Chính trị. Vì thế tha hoá và tham nhũng là vô phương cứu chữa, càng thúc đẩy đảng làm chức năng duy nhất là cai trị, vứt bỏ hẳn vai trò lãnh đạo. Xem xét tất cả các chủ trương chính sách đã thực hiện, các việc đảng đã làm – từ việc Bộ Chính trị mới là người nắm quyền lực tối cao và vận mệnh của đất nước nhưng không phải do nhân dân bầu lên, đến việc Quốc hội “đảng cứ dân bầu” chỉ là một cơ quan thực thi quyền lực đảng – trước hết là của Bộ Chính trị hoặc nhóm nào đó trong Bộ Chính trị…, sự thật đập vào mắt mọi người là: “Độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội” như vậy trên thực tế chỉ có nghĩa là Tổ quốc trở thành của riêng của đảng. Cương lĩnh ghi đảng chỉ có mục đích duy nhất là phục vụ lợi ích của nhân dân – nhưng nó phải là ở trong khung khổ của chế độ chăn dắt…;  vân vân… và vân vân… Phương tiện khả dụng để đảng thực hiện những quan điểm danh và thực đối nghịch nhau như nước với lửa như thế chỉ còn lại là bạo lực và sự dối trá. Do đó sự tích tụ tính đối kháng ngày càng quyết liệt giữa đảng và nhân dân là tất yếu. Toàn đảng, trước hết là Bộ Chính trị, cần nhìn thẳng vào sự thật này.

II.2. Phải đổi mới ĐCSVN để phấn đấu trở thành đảng của dân tộc

Cần đặc biệt lưu ý, cùng với sự tha hoá của quyền lực, đảng đang ngày càng tha hoá nghiêm trọng về mặt tư duy, gây nhiễm độc tư duy rất trầm trọng cho cả hệ thống chính trị và cho toàn xã hội. Về nhiều mặt, có lẽ sự tha hoá về mặt tư duy còn nguy hiểm hơn và khó khắc phục hơn sự tha hoá của quyền lực bạo lực. Về lâu dài, để đổi mới đất nước, sự nhiễm độc tư duy đảng mang lại cho đất nước có lẽ mới là kẻ thù nguy hiểm nhất của đất nước trong quá trình canh tân đất nước. Xin ngẫm nghĩ kỹ điều này.

Tại đây chỉ xin lẩy ra đôi điều để dẫn chứng.

–      Vì cột chặt mình vào tư duy ý thức hệ, nên đảng ngày càng “mất” như đã nói đi nói lại nhiều lần bên trên; song nếu đảng vứt bỏ nó thì đảng không có lý do để tồn tại như đảng đang là nữa. Thực tế này đang giết đảng dần dần. Trong khi đó đảng phải đẩy mạnh chính sách ngu dân để giữ ánh hào quang của chế độ, làm cho người dân không thấy được cái giá phải trả quá đắt cho những gì đã đạt được trong 40 năm qua, người dân vừa bị đầu độc bởi nhiều thứ hão huyền và ngộ nhận nhiều thứ, vừa không được trang bị hiểu biết và ý chí phải có để phấn đấu đưa đất nước thoát nạn tụt hậu…

–      Đảng nói dối nhiều quá theo cách “nói djậy mà không phải djậy”, khiến cho cả hệ thống chính trị và con người của nó cũng phải nói dối theo để tồn tại và để có thể sống được; trong xã hội ngày càng quá nhiều trường hợp dân cũng phải nói dối theo để tồn tại và để sống. Cái kiểu buộc phải sống hai mặt như thế để có thể tồn tại và sống được đang tàn phá tan hoang đất nước về nhiều mặt.

–      Vì chỉ chấp nhận đấu tranh giai cấp và phân chia đất nước ra thành nhân dân và thù địch trong đấu tranh giai cấp, nên đảng không có hay đã đánh mất khả năng đau nỗi đau của dân tộc – qua những sự kiện đầy máu và nước mắt như hiện tượng di cư vào Nam 1954, sự kiện nhân văn giai phẩm, cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản sau 30-04-1975, cải tạo “nguỵ quân nguỵ quyền”, nạn “thuyền nhân” vô cùng đau lòng… Đặc biệt là đã 40 năm rồi, nhưng đến hôm nay đảng vẫn không dám nhìn nhận cuộc kháng chiến chống Mỹ có 5 – 6 cuộc chiến tranh bên trong nó, và đau khổ nhất cho dân tộc ta là trong đó có cuộc nội chiến rất đẫm máu; thậm chí hôm nay ai dám nói đến hoà hợp hoà giải dân tộc theo tinh thần này, ngay lập tức sẽ bị quy  kết là phản động. Cho đến ngày hôm nay, đảng vẫn không đủ trí tuệ và ý chí để nhận thức được là lịch sử nội chiến của đất nước đã và đang bị đối xử như thế, đất nước này đã, đang phải tiếp tục trả giá rất đắt trong quá khứ, cho hiện tại và tương lai [5]. Không biết đau nỗi đau của dân tộc như thế, đảng đang rơi vào tình trạng vô cảm trước biết bao nhiêu nỗi đau khác của dân tộc, trong đó có nỗi đau nước độc lập mà vẫn phải là một dạng chư hầu của Trung Quốc, nỗi đau quằn quại ê chề của nhân dân trước tệ nạn trấn áp và tham nhũng, nỗi nhục của người dân của đất nước đi làm thuê và của đất nước cho thuê… Tâm lý bi quan và bất mãn rất nặng nề trong dân.

–      Không biết đau nỗi đau của dân tộc vì 40 năm rồi vẫn chưa tạo lập được sự hoà giải đáng khát khao để toàn dân tộc chỉ một ý chí và một con đường đưa đất nước đi lên phía trước, đảng đang tăng thêm nguy cơ làm cho dân tộc tiếp tục bị chia rẽ trước những thách thức hiểm nghèo từ Trung Quốc và những mối nguy mới của cục diện thế giới hôm nay. Xin đừng quên, dân tộc bị chia rẽ là một trong những nguyên nhân hàng đầu tạo ra cuộc nội chiến đẫm máu trong lòng cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nguy cơ này hôm nay còn nguyên vẹn, có thể nhìn vào Ukraina hôm nay để nhận định như vậy. Cần nhìn thẳng vào sự thật: 40 năm độc lập thống nhất rồi, nhưng vẫn chưa xây dựng được (hay chưa xây dựng được bao nhiêu) đoàn kết dân tộc về trí tuệ, ý chí, con đường phát triển đất nước và chỗ đứng nào đất nước nhất thiết phải giành lấy trong thế giới ngày nay! Lợi ích quốc gia làm sao kham nổi sự chậm trễ này trong sự uy hiếp hàng ngày của Trung Quốc? Nhìn vào lịch sử đất nước, tôi nghi rằng chưa bao giờ tinh thân dân tộc của nước ta thấp và thậm chí bị vùi dập như hiện nay; duy nhất ĐCSVN phải chịu trách nhiệm về thực tế này. Đừng cứ vin vào đã đánh thắng nhiều kẻ thù to trong quá khứ mà nhắm mắt trước thực tế: đảng đang làm cho tinh thần dân tộc bị tha hoá nghiêm trọng!

–      Giữ “đại cục” trong quan hệ với Trung Quốc như đang làm, đảng buộc phải trấn áp sự phản kháng của nhân dân chống những hành động Trung Quốc xâm phạm chủ quyền đất nước, bưng bít dân sự thật trong quan hệ Việt – Trung, giấu dân những thủ đoạn đen tối của Trung Quốc, áp đặt dân cũng phải giữ “đại cục” – nghĩa là dân cũng phải tự trói mình… Cách tiếp cận này một mặt làm tê liệt khả năng cảnh giác và sức chiến đấu của nhân dân, mặt khác kích thích yếu tố phản ứng bầy đàn rất nguy hiểm và rất dễ xảy ra với bàn tay can thiệp của quyền lực mềm Trung Quốc – sự kiện chỉ trong 2 ngày 13 và 14-05-2014 khoảng 800 xí nghiệp bị bạo loạn cướp phá là bài học đau đớn. Giữ “đại cục” như thế trên thực tế là khuyến khích một cách rất nguy hiểm tâm lý hữu khuynh đầu hàng không phải là không có trong lòng đất nước, vứt bỏ khả năng lấy nhân dân làm hậu thuẫn bất khả xâm phạm cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

–      Vân… vân…

Sửa tình trạng đảng đang làm nhiễm độc đất nước nêu trên, trước hết là sửa những điều chính bản thân đảng đang bị nhiễm độc. Đó chính là đòi hỏi ĐCSVN phải tự đổi mới chính mình để phấn đấu trở thành đảng của dân tộc. Biết đau những nỗi đau của dân tộc và biết đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, đảng có thể làm được. Ở nước ta hôm nay, đảng không phải bắt đầu nhiệm vụ này từ con số không!

III. Bàn về đại hội XII của ĐCSVN

III.1. Đại hội XII đứng trước thách thức nghiêm trọng

Trước hết nói về đảng.

Bốn mươi  năm áp dụng tư duy vay mượn CNML (bản sao) cho thấy nó hoàn toàn duy tâm, CNXH muốn xây dựng không xác định được, gặt hái được trong quá trình vận dụng dang dở thứ sao chép này thực chất chỉ là một dạng của chủ nghĩa tư bản kém phát triển, có nhiều nét hoang dã và phong kiến tiểu nông, vận hành dưới chế độ toàn trị độc đảng.

Sự thất bại của xây dựng CNXH ở nước ta là tất yếu, bởi các lẽ: Đấy là một chiến lược phát triển duy ý chí, không đáp ứng được những đòi hỏi và thách thức đặt ra cho đất nước do thực tế khách quan của những điều kiện địa lý tự nhiên, địa kinh tế và địa chính trị toàn cầu và khu vực trong thế giới chúng ta đang sống đặt ra cho nước ta, nên đã vấp phải sai lầm chiến lược trên tất cả mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng, nội trị và ngoại giao. Hệ quả đau lòng là hiện nay Việt Nam là một nước yếu trong khu vực, thậm chí rất yếu so với các thách thức phải đối mặt và so với vị thế của đất nước; càng phát triển càng lệ thuộc. Chính sách đối ngoại leo dây đang cho thấy đất nước vừa èo uột, vừa không có đồng minh hay liên minh nào vững chắc. Sự thật là đất nước đang mất phương hướng và không tự khẳng định được mình. Thất bại nghiêm trọng nhất là đến nay vẫn chưa xác lập được một thế đứng phải có của một quốc gia độc lập có chủ quyền bên cạnh một Trung Quốc khao khát bá quyền, trong khi đó ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc và bị uy hiếp nặng nề. Toàn bộ những thất bại này là tất yếu, vì trí tuệ và nghị lực sáng tạo của đất nước bị bóp chết, cả nước phải sống trong chế độ chăn dắt.

Có thể kết luận: ĐCSVN đã thất bại, nếu không muốn nói là đảng thực sự bất cập so với trách nhiệm lịch sử nó tự giành lấy cho mình là đảng duy nhất lãnh đạo và nắm quyền dẫn dắt nhân dân của nước Việt Nam độc lập trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Do bám giữ quyền lực và phản ứng đề kháng với sự thay đổi bắt buộc mà đất nước và đảng phải chấp nhận, ĐCSVN hiện nay trên thực tế là trở lực lớn nhất đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, thậm chí không loại trừ nguy cơ trở thành đối kháng lợi ích quốc gia – điều đã từng xảy ra ở rất nhiều quốc gia có chế độ toàn trị trong thế giới ngày nay.

Nói về thực trạng và đòi hỏi của đất nước.

Nước ta hiện nay rơi vào cuộc khủng hoảng toàn diện nặng nề, nói đơn giản là đất nước bị quá trình xây dựng CNXH làm hỏng về nhiều mặt với nhiều hậu quả lâu dài, khó khắc phục. Nổi lên là những vấn đề:

–      Các khả năng chuyển sang một giai đoạn phát triển mới để đưa đất nước đi tiếp rất hạn chế trên cả 4 phương diện trí tuệ, ý chí, tinh thần thực thi luật pháp và cơ sở vật chất/kỹ thuật.

–      Trong khi đó dân mất tin tưởng vào đảng và chế độ, lòng người phân tán, mất phương hướng. Rất đáng lo ngại là hiện tượng mất phương hướng về văn hoá ngày càng trầm trọng – nghĩa là đi ngược lại đòi hỏi càng hội nhập quốc tế lẽ ra càng phải tự khẳng đinh mình mạnh mẽ… Trình độ dân trí thấp so với đòi hỏi của cải cách thể chế chính trị, mà nguyên nhân chính là hậu quả của chính sách ngu dân, nền giáo dục bất cập, nhiều thang giá trị bị chế độ làm băng hoại trầm trọng và để lại những di sản nặng nề – (trong đó có nạn nói dối, làm ăn dối…)

–      Bộ máy cai trị quốc gia quan liêu ăn bám nặng nề và ngày nay trở thành dinh luỹ ngoan cố chống lại cải cách; vận hành trong chế độ toàn trị bộ máy này còn là dinh luỹ của tham nhũng và tội ác (các hoạt động kinh tế mang tính chất mafia, các nhóm lợi ích và sự lũng đoạn của chúng, những hành động khủng bố tinh thần của báo chí và đội ngũ dư luận viên, những hành động trấn áp bằng bạo lực, nỗi sợ nhìn vào dân chỉ thấy quá nhiều kẻ thù và diễn biến hoà bình, v.v.)

–      Khủng hoảng cơ cấu kinh tế đang gây ra những ách tắc trầm trọng; hầu như trong suốt quá trình 40 năm qua chưa tạo ra được sự chuẩn bị cần thiết về chất lượng nguồn nhân lực, thể chế quản trị quốc gia, kết cấu hạ tầng vật chất và kỹ thuật cần thiết cho đất nước đi vào một thời kỳ phát triển mới. Vì những lẽ này và vì cơ cấu kinh tế quá lạc hậu, khả năng trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 vừa là không hiện thực, vừa không ai đến giờ phút này có thể nói được đất nước nên phấn đấu trở thành một nước công nghiệp như thế nào trên tất cả các phương diện công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ trong ASEAN và trong nền kinh tế thế giới toàn cầu hoá… (trên thực tế đảng cứ nói đại là trở thành một nước công nghiệp cơ bản theo hướng hiện đại vào năm 2020, nhưng chưa một lần nói rõ ra đó là những cái gì…).

–      …

–      …

Có thể nói: Không thắng được bộ máy quan liêu ăn bám của mình, không trên cơ sở nâng cao dân trí giải phóng dân, không loại bỏ nguy cơ được xẩy ra đổ vỡ mới trong kinh tế, ĐCSVN hoàn toàn không có khả năng tiến hành cải cách thể chế chính trị đang trở thành đòi hỏi sống còn và không thể trì hoãn được nữa của đất nước. Trong khi đó sự tha hoá của bản thân hệ thống chính trị và sự can thiệp của quyền lực mềm Trung Quốc luôn luôn có khả năng gây ra những tình huống đặc biệt nhạy cảm và nóng bỏng – ví dụ như sự kiện khoảng 800 xí nghiệp bị cướp phá trong bạo loạn, hoặc rất nhạy cảm nhưng ở trạng thái tiềm tàng như bô-xít Tây Nguyên, cho thuê rừng, khu công nghiệp Vũng Áng… Chưa nói đến một sơ xuất trong trấn áp có thể gây ra bạo loạn không dập tắt được, một phản ứng của dân chống lại bất công có thể bùng lên cả đám cháy lớn không kiểm soát được… Xảy một ly, đi một dặm! Chẳng lẽ tất cả chỉ còn lại một quốc sách: Trấn áp? Giập tắt? Bất cần đạo lý?  – Tình hình mọi mặt trong / ngoài phải nói là rất nhạy cảm, nhưng để tồn tại chỉ bằng cách như thế khác gì tự sát, và nếu như thế không đốt cháy luôn đất nước thì cũng có nghĩa giam cầm đất nước hà khắc hơn nữa, quỵ luỵ nước ngoài hơn nữa? Sảy tay để sơ xuất cũng có thể dẫn đến cảnh ngộ như thế… Tất cả phải mở to mắt nhìn thẳng vào tình hình nhạy cảm này đang đe doạ đất nước.

Tuy nhiên vẫn phải nhấn mạnh, tình hình dù khó khăn và nhậy cảm đến thế nào chăng nữa, nếu không thông qua cải cách thể chế chính trị khai phá lối thoát và con đường đi lên, thì chỉ còn cách ngồi chờ đổ vỡ lúc nào đó ập đến.

Và như thế đổ vỡ sẽ đến có thể không xa lắm đâu, ví dụ:

–      Nền kinh tế như hiện nay, không có cách gì nuôi nổi và nuôi mãi được một hệ thống chính trị quan liêu ăn bám ngày càng phình lên, bao gồm hệ thống đảng, hệ thống nhà nước, hệ thống mặt trận – nghĩa là 3 thứ chính quyền trong một chính quyền chỉ để làm công việc của một chính quyền; trong khi đó toàn bộ hệ thống chính trị này hàng ngày trực tiếp phát sinh vấn đề mới tích tụ những đối kháng mới, đồng thời đang kìm hãm (và trên thực tế là loại bỏ) khả năng cải cách mở lối thoát cho đất nước. Còn nghiêm trọng hơn thế, như đã nói trên, hệ thống quan liêu ăn bám này có chân rết từ cấp cơ sở lên đến cấp cao nhất, là dinh luỹ của tham nhũng và tội ác; và xin đừng bao giờ quên tham nhũng/mafia không thừa nhận khái niệm biên giới quốc gia.

–      Kinh tế quốc gia ngày nay đặt ra những vấn đề chỉ có thể giải quyết được từ cải cách thể chế, thông điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thừa nhận đòi hỏi này. Chỉ riêng một vấn đề cơ cấu lại nền kinh tế hiện tại như thế nào để khắc phục sự lệ thuộc vào Trung Quốc cho thấy không thể trì hoãn cải cách thể chế chính trị được nữa. Sự kiện giàn khoan HD 981 làm kinh tế nước ta thiệt khoảng -1% GDP. Hàng loạt công trình kinh tế do Trung Quốc xây dựng đang và sẽ tiếp tục phát sinh tiếp nhiều vấn đề nghiêm trọng vì chất lượng sản phẩm và công nghệ tồi, giải quyết gánh nặng này như thế nào? Đường sắt trên cao ở Hà Nội do Trung Quốc trúng thầu với giá khoảng 70 triệu USD / 1 km, đắt gấp đôi so với trên thế giới, con đường này chỉ dài 13 km nhưng cần 600 nhân viên vận hành và phục vụ, làm kinh tế theo kiểu công trình càng “to” và càng nhiều công trình như thế càng “tốt” đất nước nào, dân nào gánh nổi? Khi cần gây sức ép chống Việt Nam, chỉ bằng một quyết định cấm vận hay phong toả nào đó, Trung Quốc có thể dễ dàng làm cho kinh tế nước ta thiệt hại -5 –  -10% GDP, có khác gì một cái thòng lọng treo sẵn lên cổ đất nước?… Trong khi đó nước ta năm này sang năm khác từ vài thập kỷ nay làm ra không đủ chi và nợ ngày một chồng chất, không cải cách thể chế chính trị không có lối ra. Tham nhũng và lãng phí rất lớn trong cả nước nhưng nền quốc phòng vẫn yếu kém… Giới nghiên cứu trên thế giới có tin Trung Quốc sẵn sàng cho vay để nuôi tiếp một nền kinh tế Việt Nam như thế với lý do không cần giấu giếm! Trên thực tế Trung Quốc đã và đang dùng tiền để “mua” như vậy đối với nhiều nước.

–      Sự kiện giàn khoan HD 981 tuy Trung Quốc đã tạm thất bại, nhưng cho thấy phía ta rất bị động, lúng túng, trở tay không kịp… Nhưng nghiêm trọng nhất là sự kiện này đã làm suy yếu sự thống nhất trong nội bộ lãnh đạo, tăng thêm những yếu tố bất ngờ nguy hiểm khác. Điều đặc biệt nghiêm trọng là cục diện quốc tế có nhiều sự kiện đột biến tác động trực tiếp đến khu vực ĐNÁ và an ninh của nước ta, Trung Quốc đang đục nước béo cò. Chậm một ngày nước ta không có cái dĩ bất biến ở đây là một quốc gia có bản lĩnh của một thể chế chính trị vững vàng của toàn dân tộc để ứng vạn biến  với mọi thách thức dù từ đâu đến và những tình hình đột biến trên thế giới, vận mệnh đất nước bị đe doạ thêm một ngày, càng để chậm càng nguy hiểm. Người xưa có câu: Chậm một bước chân, hận nghìn thu!..

–      …

–      …

Có thể nói, sự thật là đất nước đang ở trong tình trạng lực bất tòng tâm so với những việc phải làm, nhưng khoanh tay chịu chết không tiến hành cải cách thể chế chính trị chỉ có thể dẫn đến cái chết bi thảm một cách chắc chắn mà thôi. Trong khi đó cải cách thể chế chính trị tuy là cửa tử đối với thể chế toàn trị, nhưng lại là cửa sống đối với đất nước và đối với chính bản thân đảng này. Cuộc sống nghiêm khắc đang đặt ra vấn đề phải đi qua cửa tử này để mở cửa cho con đường sống. Sát sườn nhất là muốn sống chứ không phải là nô lệ bên cạnh Trung Quốc, thì nhất quyết phải đi qua cửa tử này! Có đi qua cửa tử này mới có thể có hữu nghị với Trung Quốc. Và cũng thật oái oăm nhưng hoàn toàn có lý: Có mở được cửa tử này để vươn lên đi ra với cả thế giới thì mới sống được như thế bên cạnh Trung Quốc, và sống được như thế bên cạnh Trung Quốc thì cũng đủ bản lĩnh đi được với cả thế giới. Còn hơn thế, muốn Việt Nam không chỉ đơn thuần một chiều là thị trường tiêu thụ sản phẩm Trung Quốc, mà thị trường bao la Trung Quốc còn phải là không gian vùng vẫy lý tưởng cho sản phẩm chất lượng cao của Việt Nam, nhất thiết phải bắt đầu từ cuộc cải cách thể chế chính trị đã chín muồi ở nước ta. Không như thế không sống được! Không có cách nào khác!

Nói cho hết lẽ, thất bại của ĐCSVN 40 năm qua là lý do hoàn toàn chính đáng loại bỏ vai trò lãnh đạo của nó đối với đất nước, lẽ công bằng thì phải như thế. Trong một vài bài viết đã lâu tôi cũng đôi lần thừa nhận chế độ này cùng với đảng của nó đáng sụp đổ ba bốn lần rồi!.. Nhưng cuộc sống của một quốc gia không đơn giản như thay một bộ phận cơ khí hỏng trong một cỗ máy nào đó. ĐCSVN bây giờ là lực lượng chính trị lớn nhất trong nước, thúc đẩy lực lượng chính trị lớn nhất này trở thành lực đẩy của cải cách là tối ưu với toàn dân tộc trong đó có đảng này, khả năng này đang có thể trở thành hiện thực. Nhưng quan trọng hơn thế nhiều, ĐCSVN có trách nhiệm ràng buộc đã cam kết trên lá cờ của đảng đối với dân tộc và các thế hệ đã sáng lập ra đảng này là phải đứng ra tiến hành cuộc cải cách thể chế chính trị này – theo phương thức từ trên xuống và từ trong đảng ra, để sự nghiệp cải cách này chỉ có một khả năng duy nhất: Mở ra con đường sống cho dân tộc và cho đảng này.

Cũng nói cho hết lẽ, oán hận và nỗi nghi ngờ chính đáng trong quá khứ đau khổ đang cầu mong xoá sổ hay đập tan đảng này.

Kẻ thù của một nước Việt Nam dân chủ, giầu mạnh, văn minh cũng muốn đất nước này một lần nữa nồi da xáo thịt và đang kích động nổi loạn đập tan đảng này. Đập tan được hay không đập tan được không thành vấn đề, miễn là gây ra được một lần nữa trên đất nước này cuộc bể dâu mới nồi da xáo thịt, cốt để kéo đất nước này tụt hậu thêm để chúng có lợi thêm, nhất là để chúng có thêm khả năng chi phối Việt Nam, vì để cho cái nước Việt Nam này mạnh lên thì phiền lắm!..

Chỉ có một con đường: Nhất quyết phải thông qua hoà giải đoàn kết dân tộc để hoá giải vĩnh viễn oán hận và nghi ngờ chính đáng, chấm dứt hẳn tình trạng ân oán luân hồi nhau khoét sâu thêm mãi vết thương dân tộc. Còn đối với kẻ thủ của một nước Việt Nam dân chủ, giầu mạnh, văn minh, một khi chúng ta thấy cần phải giành lấy cái gì cho đất nước mình, chúng ta cũng xác định được đúng đắn cách đối xử dành cho họ.

Xin mọi người tỉnh táo nhìn sự vật bằng con mắt thật của chính mình: Khả năng đập tan ĐCSVN là không có, cũng chưa thấy xảy ra ở đâu trong các nước LXĐÂ cũ; đến nay chỉ xảy ra tình huống những ĐCS ở các nước này tự sụp đổ. Song như đã phân tích nhiều lần, nếu tình huống đi tới kịch bản ĐCSVN sụp đổ, ở nước ta vẫn sẽ là một cuộc bể dâu mới và để ngỏ không ít những khả năng phát triển rối loạn khác nhau tiếp theo, với những cái giá đất nước phải trả rất đắt. Dù có một cuộc bể dâu mới như thế, trước sau đất nước vẫn không sao tránh được phải trải qua tiếp một quá trình cải cách với đúng nghĩa. Trong tình hình xảy ra kịch bản sụp đổ như thế, bàn tay quyền lực mềm Trung Quốc chắc chắn sẽ tận dụng mọi khả năng để chiếm thế thượng phong ở nước ta. [Phải tỉnh táo đánh giá rằng dù nội tình nước ta xảy ra kịch bản nào, Trung Quốc vẫn có nhiều khả năng “chơi” ta được, làm nước ta khốn khó, kể cả kịch bản nước ta tiến hành thành công cải cách. Lúc thức cũng như lúc ngủ, chúng ta không bao giờ được quên điều này!]

Còn một lẽ nữa cũng phải nói lên: Đến nay trên thế giới chưa có một đảng cộng sản cầm quyền nào tự thay đổi để cứu nước và cứu chính bản thân họ. ĐCS chỉ có cách phải đập tan! – như Yeltsin đã có lần nói toạc ra. ĐCSVN làm sao có thể là một ngoại lệ được?

Nếu thế, những đảng viên ĐCSVN yêu nước hãy tạo ra một ngoại lệ để cứu nước và cứu chính mình, nghĩa là đứng lên đổi mới đảng này để phấn đấu trở thành đảng của dân tộc, với mục tiêu: bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, xây dựng nhà nước của thể chế pháp quyền dân chủ, thực hiện các quyền làm chủ đất nước của nhân dân, lấy giải phóng phát huy con người làm nên sức mạnh quốc gia, vươn lên đi với cả thế giới để có thể đi được với Trung Quốc, tất cả để ta được thật sự là chính ta trên cái thế giới này. Giác ngộ được như vậy, đảng viên ĐCSVN hôm nay hoàn toàn có thể làm ra một ngoại lệ phải làm này cho đảng của mình. Giác ngộ bao giờ cũng là sức mạnh đầu tiên và bất khả kháng.

III.2. Làm gì và như thế nào?

Gần đây, trong quá trình chuẩn bị đại hội XII, có lần uỷ viên Bộ Chính trị Đinh Thế Huynh yêu cầu Hội đồng lý luận Trung ương nghiên cứu vấn đề xây dựng ĐCSVN là đảng cầm quyền trong chế độ một đảng. Trong khi đó 40 năm qua cho thấy ĐCSVN với tính cách là đảng cầm quyền duy nhất chỉ xây đựng nên được chế độ toàn trị như đất nước đang có hôm nay, và ĐCSVN tha hoá thành đảng cai trị; khái niệm “đảng cầm quyền” chỉ còn lại là cái nhãn mác sai gắn vào ĐCSVN mà thôi. Không một phép tiên nào hay đạo đức cách mạng sắt thép nào có thể giữ cho ĐCSVN thoát khỏi sự tha hoá này. Bốn mươi năm là một thực tế quá đủ để khẳng định chế độ một đảng cầm quyền tất yếu phát triển thành chế độ đảng trị. Lịch sử cũng cho thấy tại tất cả các nước do đảng công sản độc quyền nắm quyền đều như vậy.

Như thế, ĐCSVN muốn tự đổi mới mình để phấn đấu trở thành đảng cầm quyền với tính cách là đảng của dân tộc, chỉ có một con đường duy nhất là đảng phải tự đổi mới mình và đồng thời cùng với cả nước xây dựng thể chế chính trị đa nguyên của nhà nước pháp quyền dân chủ. Trên cơ sở đánh giá khủng hoảng xảy ra ở các nước LXĐÂ cuối những năm 1980, Trần Xuân Bách cho rằng xây dựng thể chế chính trị đa nguyên là tất yếu để thay đổi tình hình nước ta, vì lý do này ông bị thất sủng.

Vậy làm thế nào? Mấy chục năm nay ở nước ta khái niệm đa nguyên hoàn toàn bị cấm kỵ như một tư tưởng thù địch cực kỳ phản động chống lại chế độ. Nhân dân cả nước hoàn toàn chưa được chuẩn bị gì cho bước phát triển mới này. Đa nguyên theo kiểu bầy đàn sẽ vô cùng nguy hiểm, trong khi đó biết bao nhiêu bài học tầy liếp của hỗn loạn do đa nguyên tại không ít các quốc gia làm các cuộc cách mạng mang tên các “mùa hoa” ở Bắc Phi và một số nơi khác ở châu Âu.

Tôi không đủ thông tin và trí tuệ để đưa ra một kiến nghị cụ thể nên xây dựng một thể chế chính trị đa nguyên cho nhà nước pháp quyền dân chủ trong tình hình hiện nay ở nước ta như thế nào, nhưng tôi hoàn toàn tin rằng đây là một đòi hỏi tất yếu của đất nước, ĐCSVN hiện nay hoàn toàn có đủ mọi điều kiện huy động trí tuệ và nguồn lực của cả nước để xây dựng một chiến lược cải cách như thế.

Trong thâm tâm, tôi ước ao làm cách nào nước ta có được một chế độ chính trị hai đảng như ở Mỹ, hoặc bốn đảng như ở Đức, có luật pháp và những quy định để một thể chế như vậy hoạt động có hiệu quả, bền vững, phục vụ đất nước tối đa theo tinh thần dân chủ và qua đó thực hiện tốt nhất quyền làm chủ đất nước của nhân dân; phòng ngừa bằng hiến pháp không để xảy ra nguy cơ đa nguyên theo kiểu bầy đàn và hỗn loạn, nhưng đồng thời cũng ngăn chặn được khả năng thao túng đến từ đảng phái hay các thế lực kinh tế, luôn luôn bảo đảm được lợi ích quốc gia trên hết. Xã hội dân sự phải được phát triển như thế nào, dân trí phải tiếp tục được nâng cao như thế nào, kinh tế thị trường phải được hoàn thiện tiếp, để hình thành được hệ thống cột trụ chân kiềng “kinh tế thị trường – nhà nước pháp quyền – xã hội dân sự” làm bệ đỡ cho sự phát triển của đất nước. Hoàn toàn có thể thiết kế và thực thi một con đường phát triển như thế cho nước ta trong thời đại ngày nay.

Nhìn lại chính nước ta, một thời chúng ta đã có đảng Lao Động Việt Nam, Đảng Xã hội, Đảng Dân Chủ – có thể nói đấy là thành quả quan trọng thời Hồ Chí Minh. Trong tình hình và nhiệm vụ mới hiện nay của đất nước, rất nên nghiên cứu phục hồi lại mô hình này với nội dung mới mà thể chế chính trị đa nguyên của nhà nước pháp quyền dân chủ đòi hỏi như đã nói trên. Nói dân dã, đấy phải là một thể chế chính trị đa nguyên của nhà nước pháp quyền dân chủ với đúng nghĩa, không phải là một thứ đa nguyên kiểu “chậu cảnh”.

Rất mong trí tuệ cả nước và trong đảng vắt óc thiết kế lộ trình, các bước đi tối ưu cho đất nước tiến tới được cái đích này. Đại hội XII có sứ mệnh phải giải quyết thành công nhiệm vụ lịch sử này.

III.3. Về tiến hành đại hội XII

Một lần nữa tôi đề nghị thay đổi cách tiến hành đại hội theo lối đường mòn như đang làm, vì nó dẫn tiếp đến bế tắc và chỉ làm sâu sắc thêm tình hình khủng hoảng toàn diện hiện nay của đất nước. Rất nguy hiểm là làm đại hội theo đường mòn như vậy, đại hội nào cũng chỉ tập trung giải quyết vấn đề số 1 là “Ai ở? Ai đi?”, đảng cũng trước hết là chỉ để phục vụ vấn đề “Ai ở? Ai đi?”. Quốc gia đại sự vẫn chỉ là thứ yếu, vì nó đã là “của riêng” của đảng rồi nên không thành vấn đề.

Cũng như tôi đã trình bày trong thư ngỏ ngày 19-02-2013 gửi Bộ Chính trị và BCHTƯ ĐCSVN nhân dịp các hội nghị Trung ương 4, 5 và 6 khoá XI, hôm nay xin nhấn mạnh: Đại hội XII tới dù “Ai ở? Ai đi?”, trong đảng dù phe nào thắng phe nào thua, nhưng làm đại hội như thế này, đất nước luôn luôn là người thua!

Trong thư ngỏ ngày 19-02-2013 tôi đã đề nghị: Theo tinh thần nghị quyết Trung ương 4, Bộ Chính trị nên tự phê bình và nhận lỗi trước cả nước và toàn đảng về tình hình đất nước hiện nay, tự nhận kỷ luật là hết nhiệm kỳ này toàn thể Bộ Chính trị sẽ thôi không tham gia vào BCHTƯ khoá XII, để cho thế hệ trẻ trong đảng lên thay thế, cam kết trong nhiệm kỳ khoá XI này sẽ hoàn thành xây dựng đề án đổi mới đảng và thể chế chính trị như là một nhiệm vụ cuối cùng của mình với tính cách là Bộ Chính trị trước đất nước và toàn đảng.

Trong bài 3 “Chúng ta lựa chọn gì cho tổ quốc?”, tôi đã đề nghị phương án “ad hoc” như là một phương án phản biện song song với phương án chuẩn bị đại hội XII như đang tiến hành.

Trong bài này, vì bàn riêng vấn đề đổi mới đảng để phấn đấu trở thành đảng của dân tộc, tôi xin đề nghị bổ sung thêm:

1.    Tạm gác để lại bàn và chuẩn bị sau vấn đề nhân sự đại hội XII, kể cả việc bầu BCHTƯ mới.

2.    Nên thảo luận dân chủ trong toàn đảng đánh giá thẳng thắn và trung thực tình hình đất nước và những nhiệm vụ phải đề ra.

3.    Dựa trên kết quả đánh giá tình hình và nhiệm vụ (điểm 2), bàn việc xây dựng cương lĩnh mới để đổi mới đảng cho nhiệm vụ phấn đấu trở thành đảng của dân tộc, xây dựng thể chế chính trị đa nguyên của nhà nước pháp quyền dân chủ. Tuyên Ngôn Độc Lập 02-09-1945 và Hiến pháp 1946 là căn cứ quan trọng cho việc xây dựng Cương lĩnh mới và cải cách thể chế chính trị.

4.    Xây dựng lộ trình và các bước đi phải thực hiện trong nhiệm kỳ khoá XII để hoàn thành được nhiêm vụ cải cách thể chế chính trị trong khoá này.

5.    Dựa vào khả năng và kết quả đóng góp của những đảng viên xuất sắc vào xây dựng cương lĩnh và đề án cải cách thể chế chính trị thông qua bầu cử trong đảng đưa họ vào thế hệ lãnh đạo mới.

6.    Đại hội quyết định việc tổ chức bầu cử Quốc hội khoá 14 đúng với tinh thần là nhà nước pháp quyền dân chủ đầu tiên trong thể chế chính trị mới, trong đó đảng phải phấn đấu để thông qua bầu cử trung thực trở thành đảng cầm quyền với đúng nghĩa. Quyết định xây dựng hiến pháp mới của nhà nước pháp quyền dân chủ trong đó thực hiện đầy đủ tam quyền phân lập.

7.    Đại hội quyết định đẩy mạnh phát triển xã hội dân sự, coi đây là một mặt trận quan trọng để nâng cao dân trí và quyền năng của nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền dân chủ, phát huy quyền làm chủ đất nước của nhân dân để đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

8.    Song song với thực hiện quá trình chuẩn bị đại hội XII (các điểm từ 1 – 7), vận động sự tham gia rộng rãi và công khai của cả nước cùng chuẩn bị đại hội của đảng, đúng với tinh thần đảng phấn đấu trở thành đảng của dân tộc, coi ý nguyện của dân tộc và việc của quốc gia là việc của đảng – nghĩa là đưa cuộc sống vào nghị quyết của đảng; đồng thời làm cho toàn thể nhân dân coi việc của đảng cũng là việc của mình, vì đất nước là của mình, cần chủ động tham gia. (Tất cả các bài tôi viết về đại hội XII đều được gửi đến Bộ Chính trị và Hội đồng Lý luận Trung ương, rất mong được thảo luận trong đảng và ngoài xã hội những vấn đề nêu lên).

*

Cải cách thể chế chính trị và đổi mới đảng để phấn đấu trở thành đảng của dân tộc là hai nhiệm vụ chiến lược trọng đại nhưng vô cùng khó khăn và gian khổ. Như đã nói, đảng cần nhất quyết mở cửa tử đối với chế độ toàn trị để khai phá lối ra đưa đất nước vào một thời kỳ phát triển mới đáp ứng được mọi đòi hỏi và thách thức mới của tình hình.

Khát vọng cháy bỏng của nhân dân tiến hành cuộc cải cách có ý nghĩa lịch sử trọng đại này là sức mạnh rất to lớn, đáp ứng khát vọng này, đảng sẽ có cả dân tộc về phía mình, đồng thời đảng sẽ có những điều kiện tốt nhất để phấn đấu trở thành đảng của dân tộc. Với quyền lực trong tay, vì đất nước, Bộ Chính trị và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có mọi điều kiện giúp cho nhân dân có đủ thông tin minh bạch về thực trạng đất nước hôm nay và những thách thức đang đe doạ đất nước, đứng ra tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý trung thực và công khai, xem bao nhiêu tán thành, bao nhiêu không tán thành “Khép lại quá khứ, không hồi tố, chắt chiu từng thành quả đất nước đã có được dù nhỏ nhất, không để mất lấy một giọt máu, với tất cả tinh thần hoà giải và đoàn kết dân tộc, cùng nhau một ý chí tổ quốc trên hết tiến hành cuộc cải cách thể chế chính trị toàn trị hiện nay, để xây dựng nên thể chế chính trị đa nguyên của nhà nước pháp quyền dân chủ, nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”! Chắc chắn đây sẽ là sự kiện Diên Hồng thứ hai trong lịch ngàn năm yêu dấu của đất nước chúng ta!

Con đường đi tới một nhà nước pháp quyền dân chủ sẽ vô cùng gian truân, bởi lẽ một nhà nước như thế chỉ có thể hình thành được trên cơ sở mỗi chúng ta phải thông qua học hỏi tự thay đổi chính mình để trở thành công dân tự do. Giác ngộ vị thế đầy thách thức của đất nước và quyền sống của chính mình, đấy sẽ là bước đi đầu tiên trên con đường cả nước cần phải chung tay khai phá này.

Cũng chưa bao giờ có hiện tượng hầu như toàn thế giới hoan nghênh và ủng hộ một sự nghiệp cải cách như vậy hiện nay ở Việt Nam, vì lợi ích của hoà bình, hữu nghị và hợp tác trên thế đang giới đòi hỏi như vậy, ngoại trừ rất ít một vài nước có tính toán khác. Đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, không có lý do gì đảng không thành công.

Xin lưu ý cả nước và toàn đảng: Chúng ta không thể lựa chọn vị trí địa lý tự nhiên cho tổ quốc, nhưng tổ quốc chọn chúng ta phải đứng ngay sát nách Trung Quốc vậy. Cũng như Israel chọn dân tộc Do Thái phải sống giữa lòng thế giới Hồi giáo trùng điệp và xung khắc quyết liệt. Trước đây, bây giờ và mãi mãi sau này, chẳng có chủ nghĩa, cũng không có thần thánh hay thần tượng, và cũng không nốt hào quang lịch sử  nào có thể giúp dân tộc ta thay đổi được số phận của mình được định đoạt bởi các yếu tố tạo nên những thách thức trong thế giới này – bắt đầu từ yếu tố đầu tiên là vị trí địa lý tự nhiên của nước ta. Song đem so sánh dân tộc Việt Nam độc lập hôm nay với dân tộc Do Thái độc lập hôm nay, trong thâm tâm tôi thừa nhận dân tộc ta giác ngộ kém xa dân tộc Do Thái về nhận thức thách thức, càng kém hơn nữa về ý chí vượt qua thách thức. 40 năm độc lập rồi, nhưng dân tộc có lịch sử hơn hai nghìn năm này vẫn còn khờ dại quá, mơ hồ quá!… 40 năm độc lập rồi, ăn phải bao nhiêu của giả rồi mà vẫn không biết!… Bị nện bao nhiêu đòn rồi mà vẫn không tỉnh ra!… Hèn đến mức này mà vẫn cam chịu hèn tiếp!…

Sau gần một thế kỷ, Tản Đà bây giờ sống lại chắc sẽ rất đau lòng hỏi: Dân gần một trăm triệu ai người lớn? Độc lập 40 năm rồi vẫn trẻ con?

Không một người Việt Nam nào có thể vô cảm để cho tổ quốc của mình sống như  thế này!

Hà Nội, tháng 9 – 2014

N.T.

***

[1] Nguyễn Trung,  “Diễn văn của Tổng thống CHLB Đức, Joachim Gauck, tại lễ kỷ niệm 150 năm ngày thành lập Đảng Xã hội dân chủ Đức (SPD)”.

[2] “Hai phe bốn mâu thuẫn”: Phe xã hội chủ nghĩa, phe tư bản chủ nghĩa; bốn mâu thuẫn: (1) mâu thuẫn giữa đế quốc và chủ nghĩa xã hội, (2) giữa chủ nghĩa đế quốc và phong trào độc lập dân tộc, (3) giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư bản tại các nước đế quốc, (4)mau thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau.   Chiến tranh lạnh: 1945 -1990.

[3] Nguyễn Trung –  “Hoang tưởng và hiện thực” (Trao đổi ý kiến với anh Tống Văn Công, đồng gởi anh Lữ Phương) — Thời Đại Mới, tháng 11, 2012

[4] Xem (1) A. Tocqueville “Democracy in America”, (2) Daron Acemoglu & James A. Robinson “Tại sao các quốc gia thất bại”, (3) David Held “Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại”, vân vân…

[5] Nên hiểu điều này theo suy nghĩ của một nhà khoa học Liên Xô trước đây: Ai bắn vào lịch sử một phát súng lục, sẽ được lĩnh nhận trở lại cả một phát đại bác cho hiện tại và tương la

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Những tiếng nói Bốn Phương góp phần tìm giải pháp cho Biển Đông nước sôi lửa bỏng

Những tiếng nói Bốn Phương góp phần tìm giải

pháp cho Biển Đông nước sôi lửa bỏng

Trong lịch sử xưa cũng như nay, giữ gìn nền độc lập dân tộc vẫn là nghĩa vụ thiêng liêng của toàn thể đồng bào Việt Nam, những con người nhiệt huyết với đất nước, bất kể là người còn ở quốc nội hay đã ra sinh sống ở nước ngoài. Trước mắt, việc hiến kế tìm ra một giải pháp tích cực cho cục diện Biển Đông vốn dậy sóng từ nhiều thập kỷ vì âm mưu nham hiểm của kẻ thù truyền kiếp Trung Hoa dùng mọi quỷ kế ngoạm dần từng miếng, lấn tới từng bước, cũng là nghĩa vụ và quyền của tất cả mọi người trong số 90 triệu người Việt hôm nay; không một ai, một tổ chức nào được phép nhân danh một thứ uy lực nào để tuyên bố rằng việc ấy phải để mình lo, người khác không được đụng tới. Trên tinh thần đó, Bauxite Việt Nam xin trân trọng đăng dưới đây bản lên tiếng của ông Nguyễn Hữu Bính và Nhóm Câu lạc bộ Trà đàm về vấn đề sôi bỏng này. Tư liệu lịch sử dẫn dụng trong “bản lên tiếng” có thể còn có chỗ “xuất nhập”, chúng tôi không coi đấy là khuyết điểm quan trọng, và xin nhường quyền trao đổi cho bạn đọc.

Bauxite Việt Nam                                                  

 

Bản lên tiếng 

Của người Việt Hải ngoại.                      

Về nguy cơ chiến tranh ở Biển Đông

những giải pháp cho nguy cơ này .

============ * ============

    A   –      Biển Đông đang căng thẳng như hiện nay không hẳn vì tranh chấp dầu khí cho nhu cầu nhiên liệu ngày càng cao của Trung Quốc. Hay những hải đảo nhỏ bé không đủ điều kiện thông thường cho con người sinh sống.

  Những nguyên nhân chính gây nên căng thẳng ở Biển Đông hiên nay là:

              1 – Tham vọng bánh trướng “bình thiên hạ” của Chủ nghĩa Dân tộc cực đoan Đại Hán.

             2 – Mưu toan đòi quyền lực của một cường quốc mới nổi lên, phải tương xứng với sức mạnh nguyên tử, công nghệ quốc phòng, khả năng chinh phục vũ trụ, tiềm lực kinh tế và một lực lượng bộ binh hùng hậu đáng nể sợ, của con sư tử đã thức dậy này.

             3 – Nhu cầu chiếm thuộc địa, để giải quyết nạn nhân mãn, đang làm Trung Quốc phải hạn chế mỗi gia đình chỉ được phép có một con, nên dân số đang bị lão hóa.

             4 –  Thời cơ thuận lợi nhất để thực hiện giấc mơ “Phục hưng vĩ đại”. Nếu bỏ lỡ, mộng bá chủ toàn cầu của Trung Quốc khó có dịp gặp nhiều thuận lợi như hiện nay.

             5 – Chiếm Biển Đông để xây dựng thành “Cửa đột phá” nơi từ đó Trung Quốc tung quân đi chinh phục thế giới.

             6 – Việt Nam đã nhiều lần là trở ngại trên đường Trung Quốc mở rộng biên cương xuống phía Nam. Nay muốn thành đại cường phải san bằng trở ngại này.  

                  Vì giá trị “vị trí chiến lược” của Biển Đông đối với tham vọng bành trướng nên Trung Quốc coi Biển Đông là quyền lợi cốt lõi, ngang tầm với Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương. Vì thế bất chấp luật lệ quốc tế, Trung Quốc ngang ngược tự áp đặt chủ quyền hình lưỡi bò rộng hàng triệu km2, bằng 1/10 diện tích nước Trung Quốc, chiếm 80% diện tích biển Đông, lấn sâu vào thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của nhiều nước trong vùng.

                 Nên vùng biển quốc tế rộng lớn bị Trung Quốc chiếm đoạt, tự áp đặt hình lưỡi bò(Trung Quốc gọi là cán đuốc) để xây dựng thành quần thể các căn cứ quân sự hùng mạnh, làm bàn đạp cho mưu đồ bành trướng, đang đe dọa an ninh các nước trong vùng và tuyến lưu thông hàng hải qua vùng biển này.

                 Đấy mới là những nguyên nhân chính, đang gây nên căng thẳng ở Biển Đông.

                 Kinh tế được thổi phồng lên để che đậy hành động xâm lược, chỉ còn là tranh chấp.

   B  –       Nhưng tham vọng của Trung Quốc không dừng lại ở Biển Đông. Mộng bá chủ toàn cầu của dân tộc Hán được triết lý Tu thân – Tề gia – Trị quốc – Bình thiên hạ của Nho giáo, nhào nặn dân tộc này thành hiếu chiến. Tự phụ là dân tộc siêu đẳng, là trung nguyên, là thiên tử con trời, thế thiên hành đạo, trị vì thiên hạ. Ngay khi mới cắp sách đến trường, người dân Hán đã được trau dồi mộng xâm lăng. Coi đó là sứ mệnh của Trời trao cho.  

                 Bản đồ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thời Mao Trạch Đông, vẽ biên giới phía Nam giáp tới Úc, gồm hầu hết các nước trong vùng Đông Nam Á. Trong đó ghi rõ các cường quốc phương Tây đã chiếm phần lãnh thổ này của chúng vào những năm nào.

                 Ngay khi mới làm chủ Hoa lục, Mao Trạch Đông đã đưa ra lập luận “Thế giới ba chân vạc”. Theo Mao, nhân loại muốn có hòa bình thế giới phải chia ba: Liên Xô một phần Hoa Kỳ một phần. Trung Quốc không chịu làm đàn em Liên Xô mà phải có một phần.

            Lúc đó, Mao đã nhìn Việt Nam như một trở ngại trong tương lai, khi Trung Quốc mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam. Nên Mao bắt Hồ Chí Minh phải giải tán Đảng Cộng sản Đông Dương, để Việt, Miên, Lào thành lập đảng cộng sản riêng của từng nước, Trung Quốc mới hỗ trợ Việt Nam chống Pháp. Âm mưu mượn tay Mỹ hủy diệt dân tộc Việt, nên Trung Quốc thúc đẩy Việt Nam “chống Mỹ đến người Việt cuối cùng”. Trong chiến tranh biên giới Việt-Trung 79-86 thế kỷ trước, Trương Hải Dương, Chính ủy quân Giải phóng Trung Quốc, đã giải thích với quân lính của y: Phải đánh Việt Nam để đập tan chướng ngại cản bước Trung Quốc tiến xuống phía Nam. Đô đốc Lưu Hoa Thanh, nhà hoạch định sách lược của Trung Quốc, đưa ra chỉ tiêu: Muốn thành siêu cường, Trung Quốc phải nhổ bằng được cái gai Việt Nam và Đài Loan trước 2049, để làm chủ vùng biển phía Tây Thái Bình Dương và phía Đông Ấn Độ Dương . Khống chế đường hàng hải giữa hai đại dương này, để chặn đường tiếp liệu của Nhật Bản và ngăn Ấn Độ tiến về phía Đông. Vì thế:

          Chiến tranh ở biển Đông dù dưới hình thức nào, sớm muộn chắc chắn phải xẩy ra.

   C   –    Tham vọng chiếm đoạt Biển Đông của Trung Quốc, không chỉ là tai họa cho Việt Nam, nước đứng ở tuyến đầu của tham vọng này, mà còn đe dọa an ninh tất cả các nước trong vùng. Về lâu dài khi Trung Quốc đủ mạnh, một Đức quốc xã phương Đông sẽ trở thành thảm họa diệt chủng cho toàn nhân loại.

                Nên chúng tôi kêu gọi Chính phủ và nhân dân các nước tôn trọng hòa bình và công lý trên toàn thế giới:

      1 –   Đừng quên họa da vàng của thế kỷ 13, khi vó ngựa của quân xâm lược Nguyên Mông giày xéo gần khắp Châu Âu, đến cỏ cũng không mọc được.

      2 –   Đừng quên những sai lầm đã dọn đường cho hai cuộc Đại chiến Thế giới, đều có cùng một nguyên nhân: Nhượng bộ trước những tham vọng bành trướng của cường quốc mới trỗi dậy để tránh chiến tranh, nhưng vẫn không thoát khỏi chiến tranh. Hàng trăm triệu sinh mạng người dân vô tội trên khắp thế giới đã phải trả giá cho sai lầm này.

      3 –   Tham vọng của bọn bành trướng là “Bình thiên hạ” thống trị toàn cầu, chiếm Biển Đông chỉ là điểm khởi đầu của tham vọng này. Nên các nước trên thế giới, cần coi sự giúp đỡ Việt Nam cũng là tự giúp chính mình, để thấy đây là một bổn phận.

               Có thế, tham vọng bá chủ toàn cầu của bọn bành trướng mới bị ngăn chặn từ gốc. Nhân loại mới được yên tâm sống trong hòa bình.

   D  –   Chúng tôi kêu gọi những người cộng sản đang cầm quyền cai trị ở Việt Nam:

       1  –  Chưa bao giờ dân tộc chúng ta phải đối mặt với họa diệt vong gay gắt như hiện nay. Vì kẻ mưu tính chiếm nước ta lần này, là bọn theo Chủ nghĩa Thực dân Cổ điển: Giết hết dân bản xứ, di dân từ nước chúng sang, để giải quyết nạn nhân mãn. Chiến tranh diệt chủng thời Polpot ở Campuchia đã chứng minh điều đó. Xin đừng vội quên.

       2  –   Hãy nhớ lại thời cố Tổng bí thư Lê Duẩn:

         a –  Có chấp nhận chiến tranh mới ngăn, hay hạn chế được chiến tranh. Bọn xâm lược mới chùn bước, hết hung hăng, không dám kéo dài chiến tranh và tiến sâu vào nội địa Việt Nam.

         b –  Trung Quốc là bạn hay là thù, được phân định rõ và ghi vào hiến pháp. Nên thuận với lòng dân, tạo sức mạnh chống ngoại xâm. Lúc ấy đất nước còn ngổn ngang những khó khăn, do cuộc chiến 30 năm để lại, đâu có nhiều thuận lợi như ngày nay.         

       3  –   Đừng quên những bài học lịch sử thời Tự Đức:                                    

         a –  Đàn áp các cuộc nổi dậy của dân chúng chống ngoại xâm, để giữ hòa khí với quân xâm lược, hy vọng chuộc lại ba tỉnh đã bị chúng chiếm đóng. Nhưng ba tỉnh vẫn không chuộc lại được, mà cả nước đã bị chúng chiếm làm thuộc địa.

             –  Nay muốn giữ được nước phải để cái cương của quần chúng, hóa giải cái nhu của người cầm quyền, để nhu mà không nhược. Kẻ thù xâm lược mới nể sợ.

             – “Không đánh đổi chủ quyền thiêng liêng (của Tổ quốc) bằng (lấy) thứ hữu nghị viển vông hay hòa bình lệ thuộc nào đó”. Có thế mới ổn định được lòng dân.

         b –  Bọn khiếp nhược chủ bại “Phan Lâm mãi quốc” giặc chưa đánh đã hàng. Trong khi thế của giặc – ngoài hỏa lực – mọi mặt chúng đều yếu hơn ta rất nhiều.

            –  Nay muốn giữ được nước phải loại bọn chủ bại cầu thân với giặc ra khỏi chính quyền.

            – Hãy tin vào dân để dựa vào dân, tổ chức dân thành lực lượng xung yếu làm nòng cốt cho cuộc chiến chống ngoại xâm tới đây. Vũ khí không đủ ưu thế để chống ngoại xâm.

        c –  Quần thần triều Tự Đức chỉ lo “bảo vệ ngôi báu của nhà vua”, cốt sao chúng vẫn giữ được địa vị. Nên vô cảm với trách nhiệm của chúng, trước sự mất còn của đất nước.

                Nên trong kỳ bầu cử, lấy phiếu tín nhiệm lần này phải loại bọn “thà mất nước không chịu mất quyền” ra khỏi hàng ngũ lãnh đạo. Để Lòng Dân và Ý Đảng chỉ còn là một.

       4  –  An Dương Vương, do không phân định rõ ranh giới giữa bạn và thù nên mất cảnh giác, chấp nhận giặc thành người thân thích, rước giặc vào nhà, gây ra vụ án Mỵ Châu – Trọng Thủy. Sai lầm ấy đã dẫn dân tộc Việt tới đại họa, hơn ngàn năm Bắc thuộc.

                Nên lúc này cần xác định rõ: Trung Quốc là nước xã hội chủ nghĩa, đồng chí anh em, hay là kẻ xâm lược. Không một triều đại nào của Việt Nam không phải chống những cuộc xâm lăng của kẻ thù này. Để đừng mất cảnh giác với bọn bành trướng phương Bắc.

               Nếu thế, mật ước Thành Đô 9/1990 và Hữu nghị 10/2011 phải bị xé bỏ . Vì đó là một thứ “bảo kê” của dân anh chị, trong phe xã hội chủ nghĩa. Để mở đầu cho thoát Trung.

       5  –   Biển Đông cũng là quyền lợi cốt lõi của Việt Nam.

             –  Tỷ lệ diện tích biển so với đất liền của Việt Nam là 3/1. Chiều dài bờ biển so với diện tích đất liền là 1/100 (trung bình của thế giới là 1/600). Nên tới đây công nghệ khai thác tài nguyên biển sẽ chiếm tỷ lệ quan trọng trong dân số và thu nhâp quốc gia.

             –  Thế kỷ 21 là thế kỷ của đại dương, Biển Đông sẽ là đường giao lưu huyết mạch với thế giới bên ngoài của Việt Nam. Việt Nam cũng đang chuyển đổi từ nền Văn minh Phù sa sang Văn minh Hải cảng. Tương lai của dân tộc Việt phụ thuộc rất nhiều vào vùng biển này.

             –  Khúc miền trung Việt Nam từ bờ biển phía Đông đến biên giới giáp Lào phía Tây, chỉ rộng trên dưới 40 km. Mất các đảo ở Biển Đông là mất thế phòng thủ từ xa, nếu có ngoại xâm đất nước rất dễ bị chia cắt thành nhiều mảnh, không ứng cứu được nhau.

                Nên phải chiếm lại Hoàng Sa. Không để Trung Quốc độc chiếm Biển Đông.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                               

       6 –  Vừa thoát khỏi cuộc chiến tranh ác nghiệt kéo dài nửa thế kỷ, dân tộc Việt rất mong muốn hòa bình và chung sống hữu nghị với các nước trong vùng, để xây dựng lại đất nước. Nhưng càng nhún nhường, bọn bành trướng càng lấn tới, càng hữu nghị càng bị chúng bắt nạt.Nên đã đến lúc buộc dân tộc chúng ta:

            –  Muốn có hòa bình, phải chấp nhận chiến tranh. Có dám chấp nhận chiến tranh mới không tự cô lập, bọn xâm lược mới hết hung hăng. Vì thế ngăn được chiến tranh.

            –  Nhưng nếu bọn bành trướng vẫn tham lam mù quáng cố tình gây chiến tranh. Việt Nam lấy vũ khí ở đâu để chống trả cuộc chiến không cân sức này?

                Chúng ta không sợ phải chiến đấu đơn độc hay thiếu vũ khí tối tân, để ăn miếng trả miếng. Vì tham vọng “trị vì thiên hạ” của bọn bành trướng đã làm cuộc chiến tới đây giữa Việt Nam và Trung Quốc mang tính toàn cầu. Trung Quốc cũng đã từng gây thù hận với các nước láng giềng và đang tranh giành quyền lợi với nhiều nước trên thế giới. Nên nhân dịp này, những nước ấy cũng muốn “dạy cho Trung Quốc một bài học”.  Nhưng:

              1 – Dựa vào vũ khí để quyết định thắng thua trong chiến tranh không phải là trường phái quân sự của dân tộc Việt.

              2 – Lấy cái yếu của mình để chống cái mạnh của kẻ xâm lăng, cũng là điều cấm kỵ trong binh pháp.

              3 – Chỉ trông nhờ vào kẻ khác, để có sức mạnh chống ngoại xâm, đều có giá phải trả.

        –  Nhưng chiến tranh ngày nay là bấm nút từ xa với vũ khí hủy diệt hàng loạt. Liệu trường phái quân sự “Tinh thần là quyết định” có còn thích hợp?

                 Những cuộc chiến không cân sức, đang xảy ra trên thế giới những năm gần đây, đã để lại cho dân tộc chúng ta những bài học vô cùng quý giá:

      a  – Nghệ thuật “Chiến tranh Vi lượng” đã vô hiệu hóa sức mạnh của vũ khí tối tân hiện đại.

      b  – Càng hùng mạnh, tham vọng càng lớn, quyền lợi càng rộng khắp, càng rất sợ bị sa lầy.

      c  – Thua nhưng không chết, thì sẽ thắng.          

                Trong ba yếu tố để đánh bại kẻ xâm lược, thua mà không chết là căn bản. Các dân tộc Ả Rập dùng tôn giáo để có sức chịu đựng dẻo dai, để nuôi dưỡng sức mạnh đề kháng.

                Việt Nam không có tôn giáo ấy, nhưng nền Văn hóa Đình làng đã tạo cho dân tộc Việt một tinh thần trách nhiệm và lòng yêu nước, có sức chịu đựng dẻo dai hơn cả tôn giáo. Nên “Giặc đến nhà đàn bà phải đánh”, hay “Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách”. Trong đình làng tuy có chiếu trên chiếu dưới, nhưng từ cụ Tiên chỉ ngồi chiếu trên, đến anh Mõ không có chiếu để ngồi, đều cùng bàn việc làng. Văn hóa Đình làng coi đất nước là của chung toàn dân nên không chấp nhận bị áp đặt,hay một người nghĩ thay cho mọi người. Vì thế “Phép vua thua lệ làng”. Văn hóa Đình làng đã tạo nên nét đặc trưng, rất độc đáo của dân tộc Việt, được ghi trong chính sử: Nhiều lần dòng họ này nhường ngôi cho dòng họ khác, khi đất nước có nguy cơ ngoại xâm. Những lần nhường ngôi ấy dù dưới hình thức nào, nhưng hợp với lòng dân nên không gây xáo trộn cho xã hội.

                 Lần nhường ngôi gần đây nhất , Bảo Đại đã nhường ngôi cho Hồ Chí Minh , để “Thà làm dân một nước độc lập, còn hơn làm vua một nước nô lệ”. Lời nói ấy, thể hiện đất nước là của toàn dân. Thể hiện tinh thần trách nhiệm với dân với nước khi Tổ quốc lâm nguy nên không tham quyền cố vị. Vinh hay nhục ở tư cách, không ở địa vị vua hay dân.

                 Tinh thần trách nhiệm và lòng yêu nước nồng nàn của dân tộc Việt sẽ tạo cho Sách lược Chiến tranh Vi lượng sức chịu đựng dẻo dai, để đẩy bọn xâm lược vào thế sa lầy.

                Tinh thần trách nhiệm và yêu nước cũng tạo tính chính đáng cho quyền tự vệ của một nước nhỏ, dùng chiến tranh vi lượng để chống xâm lăng của nước lớn.

     7  –       Lịch sử bốn ngàn năm dựng và giữ nước của dân tộc Việt cũng đã chứng minh:

            –    Những lần dân tộc ta bị ngoại bang chiếm mất nước đều do:

                 Đất nước đã bị chính người Việt với người Việt, tranh nhau chiếm làm của riêng.

            –    Khi đất nước được xác định là của toàn dân:

                 Dân tộc ta đã đánh thắng kẻ thù xâm lược hùng mạnh hơn ta gấp nhiều lần.

                 Nên lo nghĩ của lòng dân lúc này, không phải là: Kẻ thù xâm lược hùng mạnh đến mức độ nào? Mà cái chính lại là: Dân tộc ta đang suy yếu đến mức độ nào?

                 Nguyên nhân chính đang làm suy yêu dân tộc, hiện nay là: Quyền lợi của Dâncủa Đảng (Cộng sản Việt Nam), mâu thuẫn nhau.

                Cái chính tạo nên mâu thuẫn quyền lợi này là: Đất nước này của Dân hay của Đảng?

                Nguy cơ ngoại xâm đẩy mâu thuẫn nội bộ dân tộc này thành mâu thuẫn đối kháng một mất một còn: Mất Nước hay mất Đảng?

                Có hóa giải được mâu thuẫn trên mới vực dậy được tinh thần trách nhiêm và lòng yêu nước của dân. Để dùng chiến tranh vi lượng, đưa cuộc chiến chống xâm lăng tới đây:

              –  Không chỉ xẩy ra ngoài hải đảo hay trên đất Việt Nam. Mà ngay tự những ngày đầu, phảiđưa chiến tranh tới tận hang cùng ngõ hẻm của bọn xâm lược. Khắp nơi trên thế giới, không có nơi nào an toàn cho quyền lợi của chúng. Bắt bọn xâm lược phải gánh chịu thảm họa của chiến tranh, do chính chúng gây ra. Rồi chỉ cho chúng thấy:

             –  Gây chiến tranh là quyền của chúng. Nhưng chúng có rút được chân khỏi cuộc chiến tiêu hao này hay không, lại là quyền của chúng ta.

                 Chúng ta có rất nhiều lợi thế để dùng Chiến tranh Vi lượng, đảo ngược cuộc chiến không cân sức này. Buộc bọn xâm lược vào thế thất bại nhục nhã, không có đường rút lui trong danh dự, như ở Trung Đông. Dù cuộc chiến này sẽ rất gian khổ, nhưng có dám chấp nhận, dân tộc ta mới vĩnh viễn thoát khỏi bị bọn bành trướng cậy lớn bắt nạt. Vì:

              Gây chiến với Việt Nam lần này là hành động tự sát của Trung Quốc, nội bộ của chúng đang có nhiều vấn đề nan giải: Từ nạn lãnh chúa đến vùng đất biên cương đang nổi dậy đòi độc lập. Nếu sa lầy ở Việt Nam, đất nước Trung Quốc sẽ bị chia năm sẻ bảy.

                Tinh thấn Lý Thường Kiệt, kinh nghiệm trong các cuộc chiến gần đây trên thế giới, đã tạo cho chúng ta lòng tin chiến thắng và quyết tâm sắt đá này.

   Đ  –      Trước thế nước, lòng dâný đảng đang mâu thuẫn nhau trầm trọng; tham vọng của bọn bành trướng đe dọa sinh mạng của dân tộc như ngàn cân treo sợi tóc; đòi hỏi người làm cách mạng chân chính phải tự vấn lương tâm về mục đích của cách mạng:

                 Giành được độc lập cho dân tộc rồi, phải trao trả đất nước lại cho dân. Nếu không, cuộc cách mạng này chỉ đổi chủ, từ ngoại xâm sang nội xâm. Mà không đổi đời, dân nô lệ vẫn hoàn nô lệ. Vì: Người dân sống trên đất nước mình, nhưng mất quyền làm chủ đất nước, cũng chỉ là dân nô lệ. Bất kể kẻ thống trị là người đồng chủng hay ngoại bang.

     1    –   Nên chúng tôi tha thiết kêu gọi những người cộng sản đi theo Đảng vì lòng yêu nước,không vì “giác ngộ quyền lợi giai cấp”:

             –   Hãy đứng chung hàng ngũ với dân, để đừng tự đánh mất chính danh, trở thành con buôn cách mạng, đang đào huyệt tự chôn mình.

             –  Hãy dùng Chủ nghĩa Cộng sản chỉ như phương tiện. Độc lập cho dân tộc, tự do cho xã hội, hạnh phúc cho toàn dân mới là cứu cánh. Đừng lẫn lộn phương tiện với cứu cánh.

             –  Hãy can đảm nhận lấy trách nhiêm sửa sai để không phản bội đồng bào, đồng đội đã hy sinh mạng sống cho lý tưởng cao quý Giải phóng dân tộc. Vì đổi mới nửa vời chỉ để Đảng tồn tại, mà không nhằm điều chỉnh lại hướng đi của Cách mạng Tháng 8/45, đang chệch hướng với mục đích ban đầu. Loại bỏ những sai lầm của Chủ nghĩa Cộng sản, một thứ chủ nghĩa phi dân tộc, phi quốc gia. Giải phóng giai cấp chỉ là chiêu bài. Chủ nghĩa này đã bị các cường quốc lợi dụng làm công cụ cho mưu đồ đế quốc của chúng.

              Lúc này hòa giải dân tộc, trên cơ sở đất nước là của toàn dân, để thống nhất lòng dânvới ý đảng, đang là nhu cầu cấp thiết để có sức mạnh chống ngoại xâm. Để kẻ xâm lăng không lợi dụng được thế yếu chia rẽ trong nội bộ dân tộc Việt.

             –  Nên tham nhũng không phải là điểm chính đã tách Đảng ra khỏi dân. Trả đất nước cho dân để hòa giải dân tộc, mới là điểm then chốt, nếu Đảng muốn lấy lại lòng tin với dân.

               Đây mới là giải pháp hữu hiệu để triệt tiêu nạn cửa quyền, cái nôi đẻ ra tham nhũng.

     2  –    Tổ tiên chúng ta khi phải đối đầu với họa ngoại xâm, cũng từ phương Bắc đến như ngày nay, đã có lúc phải nhún nhường mềm dẻo, nhưng vẫn giữ được thể diện của quốc gia, biểu lộ được ý chí quật cường của dân tộc. Vẫn lo tạo dựng sức mạnh toàn dân đoàn kết chống xâm lăng. Nên không có thái độ khúm núm, nịnh bợ như Lê Chiêu Thống, để xin giặc bảo kê quyến thống trị của chúng. Giữa cung đình các mâu thuẫn trong nội bộ lãnh đạo được hòa giải. Dân chúng được hỏi ý kiến “Nên hòa hay nên chiến” để động viên tinh thần trách nhiệm: Đất nước là của toàn dân. Nhà vua rời bỏ cung điện để hòa mình đồng cam cộng khổ với dân, lãnh đạo toàn dân chống ngoại xâm, nên đã chiến thắng.

                Khác với Tự Đức đàn áp dân để cầu hòa với giặc, nên đã bị giặc chiếm mất nước.

                Tấm gương quý giá của Triều đại nhà Trần, nay có noi theo mới giữ được nước.

       3  –   Đấy cũng là lời giải cho bài toán: Làm thế nào thống nhất được lòng dân?

   E  –   Trên đây là những lời tâm huyết, tuy đắng nhưng dã tật. Để mời gọi cả người cai trị và người bị cai trị: Tổ quốc đang lâm nguy, quyền lợi của dân tộc phải là tối thượng. Hãy can đảm nhìn thẳng vào sự thật, để vượt qua cái “hèn”, căn bệnh do Chủ nghĩa Xã hội tạo nên; thái độ “vô cảm” trước họa ngoại xâm, của những kẻ lạc loài, những đứa con hoang của dân tộc.Để có hành động đột phá: Xây dựng cơ chế “Đất nước là của toàn dân” thay cho “Chính quyền là công cụ chuyên chính của giai cấp thống trị, dùng để áp bức lại giai cấp bị trị”, một quái thai của Chủ nghĩa Mác đang làm suy yếu dân tộc.

                Từ đó sức dân được giải phóng, để dân mang hết khả năng cả nhân lực, vật lực, tài lực và trí lực ra bảo vệ và xây dựng một nước Việt hùng cường. Có thoát khỏi thân phận nhược tiểu, mới không bị nước khác cậy lớn bắt nạt. Hay  thành “lá bài thí”, khi Đông Á đang là trọng tâm tranh chấp quyên lực của các cường quốc.

                     Kẻ thù cướp nước đang rình rập chúng ta từng giây từng phút, chỉ chờ Việt Nam có xáo trộn là chúng đổ quân vào xâm chiếm. Nên những người Việt ở hải ngoại dù mang nhiều quốc tịch, nhưng vẫn coi Việt Nam là Tổ quốc duy nhất của mình. Đều đắn đo suy nghĩ:

                     Liệu chính quyền của người cộng sản sụp đổ, có kéo đất nước sụp đổ theo?

                     Nên lúc này đục nước chỉ béo cò, người Việt chân chính, không lợi dụng lúc Tổ quốc lâm nguy để chống nhau. Vì thế trên đây là những lời mời gọi rất chân thành, thẳng thắn nhưng xây dựng của chúng tôi ./.

 

          N.H.B &Nhóm CLB Trà đàm                                                                                             

          Tác giả gửi BVN   

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

: Tin-Tức Thế-Giới

Trung Quốc cố thay đổi hiện trạng

biển Đông

Thứ Bảy, 21:45  20/09/2014

Sử dụng biện pháp pháp lý để chống lại hành động ngang ngược của Trung Quốc ở biển Đông là lựa chọn tốt nhất, theo nhận định của chuyên gia Gregory Poling thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS)

Tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông là một mối đe dọa thực sự và sớm muộn sẽ ảnh hưởng đến Indonesia. Đó là phát biểu của người đứng đầu Cơ quan Điều phối An ninh biển Indonesia, Phó Đô đốc Desi Albert Mamahit, tại lễ khai mạc một cuộc họp về các hệ thống cảnh báo sớm trong lĩnh vực an ninh hàng hải được tổ chức ở TP Batam, tỉnh Riau Islands mới đây.

Trung Quốc tiến hành hoạt động xây dựng trái phép trên bãi đá Ken Nan thuộc quần đảo Trường Sa Ảnh: The Philippine Star
Trung Quốc tiến hành hoạt động xây dựng trái phép trên bãi đá Ken Nan thuộc quần đảo Trường Sa Ảnh: The Philippine Star

Báo The Jakarta Post hôm 20-9 dẫn lời ông Desi Albert Mamahit cho biết vùng biển xung quanh quần đảo Natuna của Indonesia chưa trực tiếp liên quan đến vấn đề tranh chấp trên biển Đông. Thế nhưng, dường như tranh chấp “đã tiến rất gần” đến khu vực này và Trung Quốc vẫn chưa làm rõ những tuyên bố liên quan đến vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia. Trước đây, Jakarta từng tỏ thái độ bất bình khi Bắc Kinh đưa một phần khu vực biển xung quanh quần đảo Natuna vào vùng lãnh hải của Trung Quốc, theo trang tin Sina.

“Đây rõ ràng là mối đe dọa thực sự cho Indonesia. Vấn đề trở nên phức tạp một khi nảy sinh bất đồng giữa các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc. Sẽ gặp nhiều khó khăn để tìm được tiếng nói chung mặc dù cho đến nay, tình đoàn kết ASEAN luôn luôn được duy trì” – ông Desi Albert Mamahit, hiện là Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc phòng Indonesia, nhận định. Theo ông, Indonesia cần phải chuẩn bị để đối phó với mọi động thái của bất kỳ bên liên quan nào trong tranh chấp ở biển Đông.

Nỗi lo nêu trên của Indonesia xuất hiện trong bối cảnh Trung Quốc không ngừng có những động thái đơn phương gây căng thẳng ở biển Đông. Đáng chú ý là vào đầu năm 2014, một hòn đảo nhân tạo mọc lên tại bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Đài Deutsche Welle (Đức) ngày 19-9 cho biết ban đầu, tính năng nhân tạo ở đó là một công sự nhà nổi bê-tông, nơi đặt trạm thông tin liên lạc, đơn vị đồn trú, 1 bến tàu. Giờ đây, nhà nổi được bao quanh bởi một đảo nhỏ diện tích khoảng 100.000 m2.

Theo chuyên gia Gregory Poling thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, có trụ sở tại Washington – Mỹ), Trung Quốc đang cố thay đổi hiện trạng nhằm mục đích gây khó, nếu không muốn nói là khiến cho một phiên tòa quốc tế không thể xác định được trạng thái ban đầu của những đảo hay bãi đá ngầm ở biển Đông. Theo ông, việc sử dụng biện pháp pháp lý để chống lại mưu đồ này của Trung Quốc là lựa chọn tốt nhất, như cần nêu bật việc Bắc Kinh biến các bãi đá thành đảo trái phép là hành động thách thức luật pháp quốc tế và vi phạm thỏa thuận của các bên liên quan đến tranh chấp ở biển Đông.

Trong một diễn biến gây lo ngại khác, Cục Hải sự Trung Quốc cho biết từ 8 đến 22 giờ (giờ địa phương) từ ngày 17 đến 22-9, Trung Quốc tổ chức huấn luyện diện rộng trên biển Đông, tại khu vực biển phía Đông đảo Hải Nam. Khu vực quân đội Trung Quốc tổ chức huấn luyện quân sự kéo dài từ đảo Hải Nam tới đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Phía Bắc Kinh đã ngang ngược cấm các phương tiện tàu thuyền vào khu vực huấn luyện quân sự.

Mỹ – Philippines sắp tập trận

Văn phòng Công vụ Hải quân Philippines ngày 20-9 thông báo khoảng 4.000 binh lính Mỹ và Philippines sẽ tham gia cuộc tập trận đổ bộ kéo dài 12 ngày bắt đầu từ 29-9 tại tỉnh Palawan. Cuộc diễn tập nhằm cải thiện khả năng phối hợp giữa lực lượng vũ trang 2 nước trong việc bảo vệ lãnh thổ, an ninh hàng hải, ứng phó với thiên tai cũng như các tình huống bất ngờ trong khu vực.

Theo báo Philippine Daily Inquirer, nội dung diễn tập gồm các bài tập chỉ huy, huấn luyện trên thực địa, đổ bộ, huấn luyện sử dụng kết hợp các loại vũ khí, phối hợp các chiến dịch dân sự – quân sự.

Categories: Biển Đông | Leave a comment

Các nhà lãnh đạo tôn giáo Ấn Độ sẽ họp cùng Đức Đạt Lai Lạt Ma

Các nhà lãnh đạo tôn giáo Ấn Độ sẽ

họp cùng Đức Đạt Lai Lạt Ma

RFA 16.09.2014
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ

http://ct1.addthis.com/static/r07/sh172.html#iit=1410933431156&tmr=load%3D1410933425873%26core%3D1410933429586%26main%3D1410933430963%26ifr%3D1410933431289&cb=0&cdn=0&chr=UTF-8&kw=%C4%91%E1%BA%A1t%20lai%20l%E1%BA%A1t%20ma&ab=-&dh=www.rfa.org&dr=http%3A%2F%2Fwww.rfa.org%2Fvietnamese%2F&du=http%3A%2F%2Fwww.rfa.org%2Fvietnamese%2Finternationalnews%2Fdllm-call-inter-faith-meet-india-counter-violence-09162014105819.html&dt=C%C3%A1c%20nh%C3%A0%20l%C3%A3nh%20%C4%91%E1%BA%A1o%20t%C3%B4n%20gi%C3%A1o%20%E1%BA%A4n%20%C4%90%E1%BB%99%20s%E1%BA%BD%20h%E1%BB%8Dp%20c%C3%B9ng%20%C4%90%E1%BB%A9c%20%C4%90%E1%BA%A1t%20Lai%20L%E1%BA%A1t%20Ma&dbg=0&md=0&cap=tc%3D0%26ab%3D0&inst=1&vcl=1&jsl=8321&prod=undefined&lng=en-US&ogt=image%2Cdescription%2Ctitle%2Csite_name&pc=men&pub=radiofreeasia&ssl=0&sid=541922b5bbbad332&srpl=1&srcs=1&srd=1&srf=1&srx=1&ver=300&xck=0&xtr=0&og=site_name%3DRadio%2520Free%2520Asia%26title%3DC%25C3%25A1c%2520nh%25C3%25A0%2520l%25C3%25A3nh%2520%25C4%2591%25E1%25BA%25A1o%2520t%25C3%25B4n%2520gi%25C3%25A1o%2520%25E1%25BA%25A4n%2520%25C4%2590%25E1%25BB%2599%2520s%25E1%25BA%25BD%2520h%25E1%25BB%258Dp%2520c%25C3%25B9ng%2520%25C4%2590%25E1%25BB%25A9c%2520%25C4%2590%25E1%25BA%25A1t%2520Lai%2520L%25E1%25BA%25A1t%2520Ma%26description%3DTin%2520t%25E1%25BB%25AB%2520New%2520Delhi%2520c%25C5%25A9ng%2520cho%2520%25C4%2590%25C3%25A0i%2520%25C3%2581%2520Ch%25C3%25A2u%2520T%25E1%25BB%25B1%2520Do%2520bi%25E1%25BA%25BFt%2520%25C4%2590%25E1%25BB%25A9c%2520%25C4%2590%25E1%25BA%25A1t%2520Lai%2520L%25E1%25BA%25A1t%2520Ma%2520%25C4%2591%25C3%25A3%2520g%25E1%25BB%25ADi%2520th%25C6%25B0%2520m%25E1%25BB%259Di%2520t%25E1%25BA%25A5t%2520c%25E1%25BA%25A3%2520c%25C3%25A1c%2520v%25E1%25BB%258B%2520l%25C3%25A3nh%2520%25C4%2591%25E1%25BA%25A1o%2520tinh%2520th%25E1%25BA%25A7n%2520c%25E1%25BB%25A7a%2520%25E1%25BA%25A4n%2520%25C4%2590%25E1%25BB%2599%2520tham%2520d%25E1%25BB%25B1%2520cu%25E1%25BB%2599c%2520h%25E1%25BB%2599i%2520th%25E1%25BA%25A3o%2520%25C4%2591%25E1%25BB%2583%2520c%25C3%25B9ng%2520t%25C3%25ACm%2520c%25C3%25A1ch%2520gi%25E1%25BA%25A3i%2520quy%25E1%25BA%25BFt%2520nh%25E1%25BB%25AFng%2520t%25E1%25BB%2587%2520tr%25E1%25BA%25A1ng%2520x%25C3%25A3%2520h%25E1%25BB%2599i%2520%25C4%2591ang%2520x%25E1%25BA%25A3y%2520ra%2520tr%25C3%25AAn%2520%25C4%2591%25E1%25BA%25A5t%2520%25E1%25BA%25A4n.%26image%3Dhttp%253A%252F%252Fwww.rfa.org%252Fvietnamese%252Finternationalnews%252Fdllm-call-inter-faith-meet-india-counter-violence-09162014105819.html%252F000_Del6353312-75.jpg%252F%2540%2540images%252Fc10e0eb5-cd26-477a-95cb-0f8f3206716f.jpeg&aa=0&csi=undefined&rev=5.1&ct=1&xld=1&xd=1
In trang này
000_Del6353312.jpg

Đức Đạt Lai Lạt Ma tại đền thờ Tsuglakhang, Ấn Độ hôm 16/3/2014.

AFP photo

Tin từ New Delhi cũng cho Đài Á Châu Tự Do biết Đức Đạt Lai Lạt Ma đã gửi thư mời tất cả các vị lãnh đạo tinh thần của Ấn Độ tham dự cuộc hội thảo để cùng tìm cách giải quyết những tệ trạng xã hội đang xảy ra trên đất Ấn.

Ông Gelek Namgyal, phụ tá của vị lãnh đạo tinh thần nhân dân Tây Tạng nói rằng ý kiến của Đức Đạt Lai Lạt Ma được sự ủng hộ của chính phủ Ấn, và cuộc hội thảo sẽ diễn ra tại New Dehli trong hai ngày Thứ Bảy và Chủ Nhật tới đây.

Đề tài được nói đến là những chia rẽ trong hai cộng đồng Ấn Giáo và Hồi Giáo, và những vấn đề khác như nạn bạo hành trong gia đình, tội ác ngoài xã hội.

Tin mới nhất chúng tôi vừa nhận được cho biết tất cả những nhà lãnh đạo các tôn giáo đều nhận lời tham dự, kể cả những vị đang lãnh đạo các tập thể tôn giáo thiểu số ở Ấn như Thiên Chúa Giáo và Do Thái Giáo.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Mỹ tiếp tục thách thức Trung Quốc ở biển Đông

Mỹ tiếp tục thách thức Trung Quốc ở

biển Đông

Việt Hà, phóng viên RFA
2014-09-16
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ

http://ct1.addthis.com/static/r07/sh172.html#iit=1410932924984&tmr=load%3D1410932910448%26core%3D1410932918404%26main%3D1410932924687%26ifr%3D1410932925241&cb=0&cdn=0&chr=UTF-8&kw=bi%E1%BB%83n%20%C4%91%C3%B4ng&ab=-&dh=www.rfa.org&dr=http%3A%2F%2Fwww.google.com%2Fuds%2Fmodules%2Felements%2Fnewsshow%2Fiframe.html%3Frsz%3Dlarge%26format%3D300x250%26q%3DBi%25E1%25BB%2583n%2520%25C4%2590%25C3%25B4ng%2520Trung%2520Qu%25E1%25BB%2591c%26element%3Dtrue&du=http%3A%2F%2Fwww.rfa.org%2Fvietnamese%2Fin_depth%2Fus-continue-challenge-cn-in-the-scs-vh-09162014164156.html&dt=M%E1%BB%B9%20ti%E1%BA%BFp%20t%E1%BB%A5c%20th%C3%A1ch%20th%E1%BB%A9c%20Trung%20Qu%E1%BB%91c%20%E1%BB%9F%20bi%E1%BB%83n%20%C4%90%C3%B4ng&dbg=0&md=0&cap=tc%3D0%26ab%3D0&inst=1&vcl=1&jsl=8321&prod=undefined&lng=en-US&ogt=image%2Cdescription%2Ctitle%2Csite_name&pc=men&pub=radiofreeasia&ssl=0&sid=541920b6831fa792&srpl=1&srcs=1&srd=1&srf=1&srx=1&ver=300&xck=0&xtr=0&og=site_name%3DRadio%2520Free%2520Asia%26title%3DM%25E1%25BB%25B9%2520ti%25E1%25BA%25BFp%2520t%25E1%25BB%25A5c%2520th%25C3%25A1ch%2520th%25E1%25BB%25A9c%2520Trung%2520Qu%25E1%25BB%2591c%2520%25E1%25BB%259F%2520bi%25E1%25BB%2583n%2520%25C4%2590%25C3%25B4ng%26description%3DHoa%2520K%25E1%25BB%25B3%2520m%25E1%25BB%259Bi%2520%25C4%2591%25C3%25A2y%2520ti%25E1%25BA%25BFt%2520l%25E1%25BB%2599%2520th%25C3%25B4ng%2520tin%2520cho%2520bi%25E1%25BA%25BFt%2520Malaysia%2520%25C4%2591%25C3%25A3%2520%25C4%2591%25E1%25BB%2581%2520ngh%25E1%25BB%258B%2520M%25E1%25BB%25B9%2520s%25E1%25BB%25AD%2520d%25E1%25BB%25A5ng%2520m%25E1%25BB%2599t%2520trong%2520c%25C3%25A1c%2520c%25C4%2583n%2520c%25E1%25BB%25A9%2520kh%25C3%25B4ng%2520qu%25C3%25A2n%2520c%25E1%25BB%25A7a%2520n%25C6%25B0%25E1%25BB%259Bc%2520n%25C3%25A0y%2520%25C4%2591%25E1%25BB%2583%2520th%25E1%25BB%25B1c%2520hi%25E1%25BB%2587n%2520c%25C3%25A1c%2520chuy%25E1%25BA%25BFn%2520bay%2520do%2520th%25C3%25A1m%2520%25E1%25BB%259F%2520khu%2520v%25E1%25BB%25B1c%2520bi%25E1%25BB%2583n%2520%25C4%2590%25C3%25B4ng.%26image%3Dhttp%253A%252F%252Fwww.rfa.org%252Fvietnamese%252Fin_depth%252Fus-continue-challenge-cn-in-the-scs-vh-09162014164156.html%252F000_455264684-75.jpg%252F%2540%2540images%252Fbcfd28ff-f521-4947-afff-f0616f87acd0.jpeg&aa=0&csi=undefined&rev=5.1&ct=1&xld=1&xd=1
In trang này
000_455264684.jpg

Đô đốc Jonathan Greenert, Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ tại Pentagon hôm 11/9/2014.

AFP photo

http://www.rfa.org/vietnamese/manuallyupload/audio-player/player.swf

 

Hoa Kỳ mới đây tiết lộ thông tin cho biết Malaysia đã đề nghị Mỹ sử dụng một trong các căn cứ không quân của nước này để thực hiện các chuyến bay do thám ở khu vực biển Đông. Khả năng máy bay do thám của Mỹ bay ở vùng biển Đông tạo thách thức ra sao trước những hành động lấn lướt gần đây của Trung Quốc?

Thông tin mới đây về việc Malaysia cho phép Hoa Kỳ sử dụng căn cứ không quân của nước này để thực hiện các chuyến bay do thám ở biển Đông có thể nói là một động thái hiếm hoi của Malaysia liên quan đến vấn đề tranh chấp biển Đông với Trung Quốc và theo một số chuyên gia thì đây có thể là một thách thức mới với Trung Quốc ở biển Đông.

Mỹ gia tăng sự hiện diện

Hôm 8 tháng 9, tại một diễn đàn quân sự ở Washington DC, đô đốc Jonathan Greenert, Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ cho biết Malaysia mới đây đã đề nghị cho phép Mỹ sử dụng một căn cứ không quân của nước này để thực hiện các chuyến bay do thám bằng máy bay P-8 Poseidon ra biển Đông. Giải thích về động thái mới này, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, thuộc trường đại học George Mason, Hoa Kỳ nhận định.

Thứ nhất là Trung Quốc càng ngày càng hành xử hung hăng hơn. Thứ hai nữa là  máy bay vừa rồi của Mỹ bị máy bay Trung Quốc xách nhiễu, thì Mỹ không chấp nhận, vì Mỹ muốn kiểm soát, muốn biết các động thái của Trung Quốc, các động thái quân sự của Trung Quốc vì Mỹ không tin Trung Quốc, cho rằng Trung Quốc không minh bạch. Mỹ xác nhận với Trung Quốc là sẽ tiếp tục làm như vậy.

Tuyên bố mới của đô đốc hải quân Hoa Kỳ Jonathan Greenert được đưa ra chỉ một ngày trước khi Phó Chủ tịch quân ủy Trung ương Trung Quốc PHạm Trường Long cảnh báo Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Susan Rice rằng Mỹ nên ngừng ngay các chuyến bay do thám gần bằng máy bay P-8 Poseidon trên vùng biển Đông và gần bờ biển Trung Quốc.

Hồi tháng trước, một chiếc chiến đấu cơ của Trung Quốc đã bay gần sát một chiếc P-8 ở ngoài khơi đảo Hải Nam. Hai chiếc máy bay chỉ bay cách nhau khoảng 30 feet và gần đụng nhau.

Mặc dù thông tin mới chưa được phía Malaysia chính thức xác nhận, nhưng theo đánh giá của giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, thông tin này là khả tín vì nó được xác nhận bởi đô đốc hải quân Hoa Kỳ và nó phù hợp với những hành động gần đây của Mỹ trong việc tăng cường sự hiện diện ở biển Đông.

Ít lâu nay Mỹ đã nói là thứ nhất là củng cố đồng minh, thứ hai là tăng cường quan hệ quân sự với các đối tác, Mỹ đã ký hiệp ước sử dụng các căn cứ cơ sở nếu cần và Mỹ đang làm dần dần và trong trường hợp của Malaysia như thế này cũng là trong trường hợp sử dụng cơ sở để làm phòng thủ chung.

Mới đây, nhân chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tới Philippines, nước cũng đang có tranh chấp chủ quyền gay gắt với Trung Quốc ở biển Đông, Hoa Kỳ và Philippines đã ký thỏa thuận theo đó Philippines cho phép gia tăng sự có mặt của quân đội Mỹ tại Philippines.

Báo New York Times hôm 13 tháng 9 trích lời một nhà ngoại giao châu Á giấu tên cho biết Malaysia và Mỹ đang thảo luận việc cho phép Hoa Kỳ sử dụng căn cứ không quân ở bang Sabah miền đông bắc nước này.

Ngoài ra, theo Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, việc máy bay Mỹ được sử dụng căn cứ không quân của Malaysia để thực hiện các chuyến bay do thám ngoài biển Đông cũng có thể coi là một hành động chặn trước khả năng Trung Quốc cho thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Đông như đã làm ở biển Hoa Đông hồi cuối năm ngoái.

Malaysia có quyền lợi gì?

Malaysia là nước đòi chủ quyền một phần trên biển Đông. Tuy nhiên, khác với Philippines và Việt Nam, Malaysia những năm qua không trực tiếp đối đầu với Trung Quốc trong các tranh chấp ở khu vực. Điều này xuất phát từ mối quan hệ kinh tế, thương mại giữa Malaysia và Trung Quốc. Malaysia là thành viên ASEAN đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc kể từ năm 1974. Malaysia cũng là nước thúc đẩy mối quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc. Kể từ năm 2010, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Malasyai. Thương mại hai chiều vào năm 2012 vào khoảng 55 tỷ đô la.

Trung Quốc dường như cũng khá nhẹ tay với Malaysia khi không có những hành động gây khó khăn nào đối với việc thăm dò dầu khí của tập đoàn dầu khí quốc doanh Malaysia là Petronas ngay trong vùng lưỡi bò, hay đường đứt khúc 9 đoạn mà Trung Quốc vẽ ra trên biển Đông.

Có tin là Trung Quốc đang xây đá ngầm thành đảo nên tất cả các nước đều có nhu cầu quan sát hành động của Trung Quốc để có đối phó kịp thời.
– Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng

Tuy nhiên, Malaysia cũng không hoàn toàn ngoại lệ trước những hành động đòi chủ quyền gay gắt của Trung Quốc ở biển Đông và nước này cũng có phản ứng nhất định. Bằng chứng là vào tháng 5 năm 2009, Malaysia đã cùng với Việt Nam nộp lên Ủy ban về Ranh giới và thềm lục địa của Liên hiệp quốc báo cáo chung về khu vực thềm lục địa kéo dài liên quan đến hai nước. Trung Quốc ngay sau đó đã lên tiếng phản đối. Đại diện thường trực của Trung quốc tại Liên hiệp quốc sau đó đã gửi công hàm cho Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon, yêu cầu Ủy ban không xem xét hồ sơ của Việt nam và Malaysia.

Gần đây nhất, hôm 26 tháng giêng, Trung Quốc cho biết ba tàu chiến của nước này đã đi tuần tra gần bãi James Shoal, phía nam quần đảo Trường Sa, cách bờ biển của Malaysia khoảng 50 hải lý. Các thủy thủ trên tàu Trung Quốc không những thế còn tổ chức lễ thề bảo vệ chủ quyền đối với bãi này.

Báo New York Times hôm 13 tháng 9 trích lời chuyên gia Đông Nam Á, Ernie Bower thuộc Trung Tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế ở Washington DC cho rằng Trung Quốc đã khiến Malaysia ngạc nhiên khi đưa tầu chiến vào vùng biển của nước này và đe dọa hoạt động khai thác dầu ngoài khơi của Malaysia.

Theo giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, những hành động gây hấn gần đây của Trung Quốc trên biển Đông như việc đắp các bãi đã ngầm thành đảo như cáo buộc của Philippines, hay hạ đặt giàn khoan dầu HD 981 ngoài khơi Việt Nam đã khiến Malaysia phải lo ngại và thay đổi phần nào cách tiếp cận của mình với Trung Quốc.

Có tin là Trung Quốc đang xây đá ngầm thành đảo nên tất cả các nước đều có nhu cầu quan sát hành động của Trung Quốc để có đối phó kịp thời. Thì đây là dịp Malaysia cho phép làm chuyện đó… hành động gần đây nhất là giàn khoan làm họ rất quan tâm… Malaysia cũng có quyền lợi để biết tin tức về hành động của Trung Quốc ở vùng biển Đông.

Hành động mới của Malaysia dù chưa thể nói có thể làm thay đổi những hành động gây hấn liên tục gần đây của Trung Quốc ngoài biển Đông, theo đánh giá của giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, nhưng điều này, mặt khác, cũng cho thấy một số quốc gia Đông Nam Á đang từ từ bỏ bớt ‘sự tự kiềm chế’ của mình với Trung Quốc để tăng cường hợp tác với Mỹ vì quyền lợi quốc phòng của họ.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Obama: ‘Ebola đe dọa an ninh toàn cầu’

Obama: ‘Ebola đe dọa an ninh toàn

cầu’

Cập nhật: 03:59 GMT – thứ tư, 17 tháng 9, 2014

Đây là một đại dịch ‘chưa từng thấy’ ở thời hiện đại

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gọi đợt dịch Ebola ở Tây Phi là ‘mối đe dọa đối với an ninh toàn cầu’ trong bài diễn văn thông báo Mỹ sẽ đóng góp nhiều hơn trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh này.

“Thế giới đang nhìn vào nước Mỹ,” ông Obama nói và nhấn mạnh đối phó với dịch Ebola cần ‘nỗ lực toàn cầu’.

Các biện pháp mà Mỹ thông báo bao gồm triển khai 3.000 binh sỹ đến các nước Tây Phi và xây dựng các cơ sở y tế mới.

Ebola đã giết chết 2.461 người trong năm nay, tức phân nửa số người nhiễm bệnh, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết.

‘Khủng hoảng chưa từng thấy’

Trong khi đó, các quan chức Mỹ đánh giá rằng trận dịch Ebola lần này là một cuộc khủng hoảng y tế ở mức độ ‘chưa từng thấy trong thời hiện đại’.

Sự lan truyền nhanh chóng của Ebola cũng đồng nghĩa với việc ngân quỹ cần thiết để chống dịch đã tăng gấp 10 lần trong tháng qua, điều phối viên về Ebola của Liên Hiệp Quốc nói và cho biết họ cần đến 1 tỷ đô la Mỹ để chống dịch.

Các biện pháp chống dịch mà ông Obama công bố hôm thứ Ba ngày 16/9 bao gồm:

  • Xây dựng 17 cơ sở y tế với 100 giường bệnh cùng với khu cách ly mỗi nơi ở Liberia.
  • Đào tạo 500 nhân viên y tế mỗi tuần.
  • Xây dựng một cầu hàng không để đưa hàng viện trợ vào các nước có dịch nhanh hơn.
  • Cung cấp các gói thiết bị y tế gia đình đến hàng trăm ngàn hộ dân.

Thế giới đang nhìn vào nước Mỹ (trong nỗ lực chiến đấu với Ebola).

Tổng thống Mỹ Barack Obama

Virus Ebola chỉ lây truyền qua đường tiếp xúc gần gũi. Không có cách chữa trị hay vacccine phòng ngừa. Trận dịch bùng phát ở Guinea trước khi lan đến các nước láng giềng như Sierra Leone và Liberia.

Ông Obama nói rằng đợt bùng phát đã lên đến mức dịch ở Tây Phi khi mà các bệnh viện và trạm xá ‘hoàn toàn quá tải’ và bệnh nhân ‘đang chết ngoài đường theo đúng nghĩa đen’.

Ông kêu gọi các nước khác tăng cường phản ứng vì diễn biến dịch ngày càng tồi tệ sẽ dẫn đến ‘những hệ lụy nghiêm trọng về chính trị, kinh tế, an ninh cho tất cả chúng ta’.

Có mối ‘đe dọa tiềm tàng’ đối với an ninh toàn cầu nếu những quốc gia này sụp đổ, ông nói.

“Thế giới biết làm sao để chiến đấu với căn bệnh này. Chúng ta biết rằng nếu chúng ta có những bước đi phù hợp chúng ta có thể cứu mạng người. Nhưng chúng ta phải hành động nhanh chóng,” ông nói.

Mỹ đang ở tuyến đầu trong nỗ lực chống dịch Ebola

Trước đó, Thư ký Báo chí Nhà Trắng Josh Earnest cho biết 3.000 quân lính Mỹ được triển khai ở Tây Phi sẽ không trực tiếp chăm sóc cho các bệnh nhân Ebola. Một phần trong số họ sẽ đóng quân ở một căn cứ chuyển tiếp ở Senegal trong khi những binh sỹ khác sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ huấn luyện, kỹ thuật và hậu cần đến mọi địa điểm ở Liberia.

‘Cơ hội khép lại’

Hôm thứ Ba ngày 16/9, một ủy ban của Hạ viện Mỹ đã nghe điều trần của Tiến sỹ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia, và Tiến sỹ Kent Brantly, người nhiễm Ebola nhưng đã hồi phục sau khi được áp dụng cách điều trị thử nghiệm.

Tiến sỹ Fauci nói 10 người tình nguyện tham gia vào một chương trình nghiên cứu vaccine riêng rẽ không có dấu hiệu bệnh trong giai đoạn thử nghiệm ban đầu.

Tổ chức Thầy thuốc Không Biên giới (MSF) kêu gọi các nước khác theo bước Mỹ trong cuộc chiến chống dịch vì phản ứng của thế giới tiếp tục ‘bị bỏ lại phía sau một cách nguy hiểm’.

Cơ hội của chúng tôi kiềm chế được trận dịch này đang khép lại dần.

Joanne Liu, chủ tịch MSF

Tại một cuộc họp báo về Ebola, bà Joanne Liu, chủ tịch MSF, nói thế giới cần có phản ứng phối hợp dưới một sự chỉ huy rõ ràng.

“Cơ hội của chúng tôi kiềm chế được trận dịch này đang khép lại dần,” bà nói, “Chúng ta cần nhiều nước đứng ra chống dịch, chúng ta cần triển khai lực lượng nhiều hơn và chúng ta cần làm ngay bây giờ.”

Trước đó, WHO đã hoan nghênh cam kết của Trung Quốc gửi một đội công tác lưu động đến Sierra Leone bao gồm các nhà dịch tễ học, các thầy thuốc và y tá.

“Nhu cầu cấp thiết nhất trước mắt là triển khai nhiều nhân viên y tế hơn,” bà Margaret Chan, tổng giám đốc WHO cho biết trong một thông cáo báo chí.

Thêm về tin này

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

‘Ấn Độ muốn VN mạnh trên Biển

Đông’

Cập nhật: 12:33 GMT – thứ hai, 15 tháng 9, 2014

Việt Nam và Ấn Độ có cùng lợi ích trên Biển Đông?

Việt Nam là đối tác trụ cột trong chính sách ‘Hướng Đông’ của Ấn Độ và mục tiêu của New Delhi là muốn giúp Việt Nam xây dựng tiềm lực để trở thành một quốc gia mạnh trên Biển Đông, một chuyên gia về chính sách quân sự của Ấn Độ nhận định với BBC.

Giáo sư Bharat Karnad, chuyên gia về quân sự và an ninh quốc gia tại Trung tâm Nghiên cứu chính sách ở New Delhi, đã đưa ra nhận định này nhân chuyến thăm kéo dài bốn ngày của Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee đến Việt Nam bắt đầu từ ngày 14/9.

Chính sách ‘Hướng Đông’

“Hướng Đông là một chính sách đang thành hình,” Giáo sư Karnad nói. “Ý tưởng của chính sách này là để cho các nước ven Trung Quốc xích lại gần nhau và cùng hợp tác trong lĩnh vực an ninh để hạn chế các lựa chọn của Trung Quốc trong việc đối phó với họ.”

Ông giải thích một nội dung chủ yếu của chính sách ‘Hướng Đông’ của Ấn Độ là ‘xây dựng năng lực’ cho các nước, nhất là Việt Nam và Philippines.

“Chúng tôi tham gia rất nhiều trong việc củng cố sức mạnh hải quân cho Việt Nam,” ông nói.

Ông đưa ra dẫn chứng rằng New Delhi đang tính đến việc cung cấp tên lửa hành trình BrahMos cho Việt Nam, giúp huấn luyện thủy thủ đoàn cho các tàu ngầm lớp Kilo mà Việt Nam mua từ Nga và sắp mở gói tín dụng trị giá 100 triệu đôla Mỹ cho Việt Nam để giúp nước này mua thêm 5 chiếc máy bay tuần tra của Ấn Độ.

Ý tưởng của việc này (chính sách Hướng Đông) là xây dựng Việt Nam trở nên hùng mạnh trên Biển Đông và đây là cách mà chúng tôi tin rằng sẽ giúp răn đe Trung Quốc đừng có những hành động hung hăng.

Giáo sư Bharat Karnad, Trung tâm Nghiên cứu chính sách, New Delhi

“Ý tưởng của việc này là xây dựng Việt Nam trở nên hùng mạnh trên Biển Đông và đây là cách mà chúng tôi tin rằng sẽ giúp răn đe Trung Quốc đừng có những hành động hung hăng,” ông nói.

Theo Giáo sư Karnad thì chính sách ‘Hướng Đông’ của Ấn Độ trải dài từ Vịnh Bengal cho đến Biển Nhật Bản và do đó Việt Nam và Nhật Bản được Ấn Độ xem là ‘hai trục chính’ trong chính sách ‘Hướng Đông’ của mình.

“Việt Nam nổi lên như là trục trung tâm còn Nhật Bản là trục cuối. Đây là cách mà Ấn Độ sẽ thi hành chính sách ‘Hướng Đông’.”

Ông cho biết những nước bị ảnh hưởng bởi tuyên bố chủ quyền đường chín đoạn của Trung Quốc ‘sẽ được Ấn Độ ủng hộ’.

Chính vì vậy mà chuyến công du Việt Nam lần này của Tổng thống Mukherjee ‘chắc chắn nằm trong chiến lược thực hiện chính sách ‘Hướng Đông’ của Ấn Độ’, Giáo sư Karnad nói và cho biết nghị trình trong chuyến thăm này sẽ bao gồm việc Ấn Độ tham gia khai thác dầu khí ở các lô mà Việt Nam chào mời trên Biển Đông.

Ấn Độ và Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược từ năm 2007

Điều này cho thấy Ấn Độ tái khẳng định cam kết của họ đối với khu vực Biển Đông, ông nhận xét, bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh.

“Những lô này nằm hoàn toàn trong vùng biển mà Việt Nam tuyên bố có chủ quyền,” ông nói.

“Ấn Độ đã nói rằng họ không đi đâu cả và rằng lợi ích của chúng tôi là ở việc ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Việt Nam.”

“Bắc Kinh phản đối một số việc mà Ấn Độ làm. Điều này cũng bình thường thôi,” ông nói thêm. “Luôn luôn có khác biệt và xung đột lợi ích giữa Bắc Kinh và New Delhi.”

Tín hiệu đến Trung Quốc?

Lãnh đạo Việt Nam-Ấn Độ liên tục thăm viếng lẫn nhau

Bình luận về việc chuyến đi Hà Nội của Tổng thống Mukherjee diễn ra đồng thời với chuyến công du Ấn Độ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Giáo sư Karnad phân tích rằng điều này đánh một tín hiệu đến Trung Quốc rằng Ấn Độ ‘đang xây dựng các lựa chọn khác ở châu Á’.

Trước thềm chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Mukherjee đã nói trong một cuộc phỏng vấn với Thông tấn xã Việt Nam rằng ông mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh và chính trị.

“Quan hệ giữa Ấn Độ và Việt Nam chưa bao giờ tốt như hiện nay,” Tổng thống Mukherjee nói với Thông tấn xã Việt Nam.

Trong ngày 15/9, hai hãng hàng không Việt Nam và Ấn Độ ký kết Biên bản ghi nhớ khai thác và hợp tác xúc tiến đường bay thẳng nhân chuyến thăm của Tổng thống Ấn Độ.

Vietnam Airlines và Jet Airways đã ký kết Biên bản ghi nhớ về việc mở đường bay thẳng.

Cùng ngày, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Pranab Mukherjee cũng chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác khác.

Trong đó có Ý định thư về hợp tác giữa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) và Tổng Công ty Dầu khí Ấn độ (ONGC Videsh Ltd).

Quốc vụ khanh Dầu khí và Khí đốt Dharmendra Pradhan nằm trong phái đoàn của Tổng thống Ấn Độ thăm Việt Nam lần này.

Thêm về tin này

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Mỹ phản đối án tù ở Đồng Tháp

Mỹ phản đối án tù ở Đồng Tháp

Bà Bùi Minh Hằng trong một lần biểu tình chống Trung Quốc

Hoa Kỳ nói “đáng báo động” khi tòa án Việt Nam “sử dụng các điều luật về trật tự công cộng để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ”.

Phiên tòa sơ thẩm của tòa án ở tỉnh Đồng Tháp kết án ba năm tù giam với bà Bùi Thị Minh Hằng.

Ông Nguyễn Văn Minh bị kết án 2,5 năm tù giam và bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh 2 năm tù giam.

Báo Đồng Tháp nói họ “gây rối trật tự công cộng”, bị truy tố theo Điều 245, Bộ Luật hình sự.

Tuyên bố của Sứ quán Mỹ ở Hà Nội nói họ “quan ngại sâu sắc”.

“Việc các cơ quan chức năng Việt Nam sử dụng các điều luật về trật tự công cộng để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ vì họ bày tỏ quan điểm chính trị một các ôn hoà là điều đáng báo động.”

Sứ quán Mỹ nói: “Việc kết án này dường như không phù hợp với quyền tự do ngôn luận và những nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị cũng như các cam kết thể hiện trong Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế.”

Tuyên bố viết tiếp: “Chúng tôi kêu gọi chính phủ hãy thả vô điều kiện ba cá nhân này, cũng như các tù nhân lương tâm khác, và cho phép mọi người Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ.”

Trong khi đó, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), trụ sở ở Mỹ, cho rằng đây là các cáo buộc “hình sự nhưng có nguyên do chính trị”.

“Chính quyền Việt Nam giờ đây đã dùng tới cả lỗi giao thông ngụy tạo để truy tố hình sự các nhà hoạt động,”ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách Châu Á của HRW tuyên bố.

‘Bắt giữ, đánh đập’

Cùng ngày 26/8 khi diễn ra phiên xử, các trang mạng xã hội đưa thông tin rằng nhiều người ủng hộ các bị cáo đã bị tạm giữ, hay đánh đập.

Trang mạng Dân Làm Báo nói một người, Nguyễn Ngọc Lụa, bị công an “đánh đổ máu, hiện đã ngất xỉu và phải đưa đi cấp cứu”.

Trong khi đó, trang Dòng Chúa Cứu thế nói “từ ngày 23/8, nhiều nhà hoạt động xã hội từ Bắc chí Nam đã bị công an, an ninh mật vụ theo dõi, cấm cửa, cấm đường đi đến Đồng Tháp”.

Bà Bùi Thị Minh Hằng cùng ông Nguyễn Văn Minh và bà Nguyễn Thị Thuý Quỳnh bị bắt vào ngày 11/2/2014 khi đang trên đường thăm gia đình vợ chồng cựu tù nhân chính trị Nguyễn Bắc Truyển.

Hồi tháng Hai, anh Trần Bùi Trung, con trai bà Hằng, nói với BBC bà bị bắt sáng ngày 11/2 khi đang đường đi tới nhà ông Nguyễn Bắc Truyển, một tù nhân lương tâm vừa được trả tự do hồi đầu năm, tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.

“Lúc đi cùng với mẹ tôi còn có 20 người khác … trên đường đi thì bị một lực lượng lớn công an huyện Lấp Vò chặn lại và dùng dùi cui đánh đập cả đoàn, cướp giật tài sản, máy móc rồi dẫn cả đoàn về giam tại công an huyện Lấp Vò,” anh Trung nói.

Anh Trung hiện đang có mặt ở Hoa Kỳ để vận động trả tự do cho bà Hằng.

‘Ngăn cản dự phiên tòa’

Trả lời BBC ngày 26/8, blogger Nguyễn Tường Thụy, một trong những người đến tham dự phiên tòa, nói lực lượng an ninh đã “phong tỏa hai đầu đường dẫn vào tòa”.

“Chúng tôi chỉ có thể đứng bên ngoài”, ông nói.

“Sau đó họ đuổi chúng tôi nhưng không được nên mang xe đến bắt chúng tôi đưa đi”.

Ông Thụy cho biết ông cùng với hơn 20 người khác đã bị bắt đưa đến đồn công an Mỹ Phú, thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp và nói một số người đã bị đưa đi nơi khác.

Nhiều blogger khác cũng phản ánh trên trang cá nhân rằng bị ngăn cản đến tham dự phiên tòa.

Theo thông tin từ blogger JB Nguyễn Hữu Vinh, tổng số người đến dự phiên tòa bị bắt đưa đi là hơn 50 người.

‘Cáo buộc ngụy tạo’

Trong thông cáo ngày 25/6, một ngày trước phiên xử, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) đã kêu gọi trả tự do ngay vô điều kiện cho bà Hằng và các nhà hoạt động khác.

“Chính phủ Việt Nam đang dùng những cáo buộc ngụy tạo về việc gây cản trở giao thông để truy tố các nhà hoạt động,” thông cáo dẫn lời ông Phil Robertson, Phó giám đốc châu Á của HRW, nói.

“Nhà cầm quyền Việt Nam nên nhận ra rằng vụ việc lần này không đáng nhận sự chỉ trích từ quốc tế và cần hủy những cáo buộc này ngay lập tức.”

“Chính quyền càng cố gắng buộc Bùi Thị Minh Hằng phải im lặng bao nhiêu, tiếng nói của bà trong cuộc đấu tranh cho các quyền cơ bản và các quyền tự do ngày càng trở nên lớn hơn.”

“Chính quyền nên bắt đầu lắng nghe ý kiến từ bà và các nhà hoạt động khác thay vì giam giữ họ sau song sắt.”

Categories: Lịch Sử PG Hòa Hảo | Leave a comment

Các quan chức tỉnh Đồng Tháp nói gì trước phiên xử chị Bùi Thị Minh Hằng?

Các quan chức tỉnh Đồng Tháp nói gì trước

phiên xử chị Bùi Thị Minh Hằng?

Huỳnh Bá Hải (Danlambao) – Thật là khó khăn chúng tôi mới tìm được cách liên hệ với các quan chức của tỉnh Đồng Tháp để tìm hiểu về phiên tòa “gây rối trật tự công cộng” vào ngày 26.8.2014 sắp đến tại Tòa án tỉnh Đồng Tháp.
Ông Lê Thành Công hiện đang là Phó chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Tháp có số máy di động là 0913 96 79 40 cho hay là ông không biết gì về phiên xử bà Bùi Thị Minh Hằng vào ngày 26.8.2014. Ông chỉ chúng tôi liên lạc với Tòa án tỉnh hay phòng pháp chế thuộc HĐND tỉnh tìm hiểu.
Chúng tôi liên lạc với ông Lê Minh Hoan hiện đang là bí thư tỉnh Đồng Tháp theo số 0673851444 thì sau nhiều lần người bắt máy cho hay đây là trực ban của Văn phòng tỉnh ủy “còn đồng chí bí thư tỉnh thì đang đi công tác xa”. Chúng tôi xin số máy di động của ông bí thư thì người này từ chối cung cấp. Người này chỉ chúng tôi liên lạc qua ông Đoàn Quốc Cường là chủ tịch tỉnh Đồng Tháp.
Chúng tôi gọi cho ông Đoàn Quốc Cường thì theo số máy 067 3851 520 thì ông ta nói là đang bận họp và cho hay là nếu là cơ quan báo chí thì nên liên hệ bên Báo Đồng Tháp để biết thêm thông tin về phiên xử.
Lòng vòng qua nhiều người trong ủy ban tỉnh Đồng Tháp thì chúng tôi cũng tìm được số phone của ông Mai Ngọc Dinh hiện là chánh văn phòng HĐND và cũng là chánh văn phòng của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp. Ông Mai Ngọc Dinh cũng là phát ngôn viên của tỉnh ủy.
Số máy di động của ông Mai NGọc Dinh là 0913 967 906. Ông Dinh cho hay là“phiên tòa phản động gây rối là do bên Tòa án xét xử độc lập chứ tỉnh ủy hay UBND không có chỉ đạo điều hành gì cả.” Theo ông Tòa án sẽ xét xử đúng người đúng tội không có gì mà dư luận bên ngoài phải quan tâm lo ngại.
Chúng tôi cố gắng liên lạc với ông Nguyễn Minh Thuấn đang là đại tá, giám đốc công an tỉnh Đồng Tháp thì đều vô hiệu, máy bàn ở cơ quan hay nhà riêng không ai bắt máy.
Chúng tôi liên lạc với thẩm phán L. đang là thẩm phán tòa hình sự tình Đồng Tháp. Thẩm Phán L. là bạn học cùng khóa với chúng tôi tại Trường Đào tạo các chức danh Tư pháp của Học Viện Tư Pháp. Thẩm phán này cho hay là phiên xử này rất nhạy cảm nên không dám đưa ra các ý kiến bình luận. Nhưng Thẩm phán L. cho biết thêm là “Ông Lộc(thẩm phán Bùi Phước Lộc là chủ tọa phiên tòa xét xử chị Minh Hằng)bị ông Thơ (Nguyễn Thành Thơ – Chánh án Toàn án tỉnh Đồng Tháp) đì dữ lắm nên mới xử vụ này. Bản thân ông Lộc không muốn ngồi ghế chủ tọa phiên tòa này. Đây là án chỉ đạo nên không ai muốn xử cả”.
Chúng tôi thắc mắc là án chỉ đạo nhưng cơ quan nào chỉ đạo Tỉnh ủy hay Tòa án Tối cao. Thẩm phán L. cho hay là theo yêu cầu từ Bộ công an. Thẩm phán L. yêu cầu không được nêu danh tánh ra trong bài báo. Theo thẩm phán L. nếu có cấu thành tội phạm thì cũng chỉ nên phạt hành chính chứ hình sự hóa vụ án này thấy cũng khó coi.
Luật sư T. là thành viên của Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Tháp cho hay rất khó dự đoán kết quả của phiên xử ngày 26.8.2014 tại Tòa án tỉnh Đồng Tháp. Vì đây là vụ án có tính sắp đặt và răn đe nên chắc không có án treo mà sẽ là án tù giam không dưới 1 năm tù giam. Nhiều vụ khác thì có thể cho hưởng án treo nhưng chắc vụ này sẽ có chỉ đạo là án tù giam.
Chúng tôi đang theo dõi mọi diễn biến xung quanh vụ án có tính sắp đặt chính trị này để bỏ tù những người yêu nước.
Categories: Lịch Sử PG Hòa Hảo | Leave a comment

Yêu cầu trả tự do cho bà Mai Thị Dung!

Yêu cầu trả tự do cho bà Mai

Thị Dung!

Yêu cầu trả tự do cho bà Mai

Thị Dung!

Yêu cầu trả tự do cho bà Mai Thị Dung!

Fb Trần Huỳnh Duy Thức – Nhà hoạt động từ thiện và tôn giáo Mai Thị Dung, một nông dân cắt lúa, sinh năm 1969, đang tiếp tục bị hành hạ trong tù khi thụ án 11 năm sau 2 lần bị kết án.
Cùng chồng là ông Võ Văn Bửu, bà Mai Thị Dung – tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo – đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình, tuyệt thực cho các tín hữu đồng đạo, phản đối nhà cầm quyền CSVN tịch thu các cơ sở giáo hội và đàn áp tự do tôn giáo.
Bất chấp gia đình có hai người con dưới tuổi thành niên, ngày 5 tháng 8 năm 2005, công an Việt Nam bắt giữ cả hai vợ chồng Mai Thi Dung và Võ Văn Bửu. Ngày 19 tháng 9 năm 2005, Tòa án tỉnh An Giang kết án bà Mai Thị Dung 6 năm tù và chồng bà 7 năm vì tội “gây rối trật tự công cộng”. Trước đó không lâu, ông Võ Văn Bửu vừa mãn hạn tù 3 năm cũng vì tội danh tương tự.
Trong tù, bà Mai Thị Dung kiên trì tổ chức các lễ Phật. Vì lẽ đó, ngày 22 tháng 7 năm 2008, nhà cầm quyền đã phạt thêm 5 năm tù về tội “chống đối nhân viên công lực”, nâng tổng án tù mà bà Dung phải chịu lên 11 năm.
Suốt thời gian ở tù, mặc dù bệnh nặng, bà Mai Thị Dung luôn bị hành hạ, bị cấm nói chuyện với các tù nhân – bởi thái độ bất hợp tác với cai tù trong việc “ký biên bản nhận tội”. Bà từng tuyệt thực trong tù để phản đối ngược đãi và yêu cầu được đưa đi điều trị. Chỉ một ngày sau khi bà tuyệt thực, hôm mùng 2 tháng 10 năm 2013, từ trại giam Xuân Lộc – Đồng Nai, bà bị chuyển ra Bắc cùng với một tù nhân lương tâm khác vừa được trả tự do là Đỗ thị Minh Hạnh trên quãng đường 1700 km với chân tay bị xích còng nên đã nhiều lần ngất xỉu trong xe thùng bịt kín.
Hiện bà đang bị giam tại Phân trại 3 Thanh Xuân, xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội với tình trạng sức khỏe nguy kịch trong điều kiện tù khắc nghiệt. Bà mắc nhiều chứng bệnh tim, gan, mật, dạ dày, chỉ có thể di chuyển bằng cách bò lê trên nền sàn vì không thể đứng vững – theo những gì chồng bà chứng kiến trong lần thăm cuối năm 2013. Ông Võ Văn Bửu đã ra tù vào tháng 8 năm 2012, sau khi đã thi hành án 7 năm tù giam.
Nhà cầm quyền Việt Nam xem Phật Giáo Hòa Hảo là kẻ thù. Phần lớn các hoạt động của giáo hội phải thực hiện bí mật. Nếu không, luôn có đông đảo an ninh chìm nổi theo dõi, bao vây, phá rối để có cớ bắt bớ những người tham gia lễ lạc.
11 tháng 7 năm 2014
 
Vietnam Human Rights News
vietnamhumanrightsnews@gmail.com
Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Trung Quốc cố thay đổi hiện trạng biển Đông

Trung Quốc cố thay đổi hiện trạng

biển Đông

Thứ Bảy, 21:45  20/09/2014

Sử dụng biện pháp pháp lý để chống lại hành động ngang ngược của Trung Quốc ở biển Đông là lựa chọn tốt nhất, theo nhận định của chuyên gia Gregory Poling thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS)

Tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông là một mối đe dọa thực sự và sớm muộn sẽ ảnh hưởng đến Indonesia. Đó là phát biểu của người đứng đầu Cơ quan Điều phối An ninh biển Indonesia, Phó Đô đốc Desi Albert Mamahit, tại lễ khai mạc một cuộc họp về các hệ thống cảnh báo sớm trong lĩnh vực an ninh hàng hải được tổ chức ở TP Batam, tỉnh Riau Islands mới đây.

Trung Quốc tiến hành hoạt động xây dựng trái phép trên bãi đá Ken Nan thuộc quần đảo Trường Sa Ảnh: The Philippine Star
Trung Quốc tiến hành hoạt động xây dựng trái phép trên bãi đá Ken Nan thuộc quần đảo Trường Sa Ảnh: The Philippine Star

Báo The Jakarta Post hôm 20-9 dẫn lời ông Desi Albert Mamahit cho biết vùng biển xung quanh quần đảo Natuna của Indonesia chưa trực tiếp liên quan đến vấn đề tranh chấp trên biển Đông. Thế nhưng, dường như tranh chấp “đã tiến rất gần” đến khu vực này và Trung Quốc vẫn chưa làm rõ những tuyên bố liên quan đến vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia. Trước đây, Jakarta từng tỏ thái độ bất bình khi Bắc Kinh đưa một phần khu vực biển xung quanh quần đảo Natuna vào vùng lãnh hải của Trung Quốc, theo trang tin Sina.

“Đây rõ ràng là mối đe dọa thực sự cho Indonesia. Vấn đề trở nên phức tạp một khi nảy sinh bất đồng giữa các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc. Sẽ gặp nhiều khó khăn để tìm được tiếng nói chung mặc dù cho đến nay, tình đoàn kết ASEAN luôn luôn được duy trì” – ông Desi Albert Mamahit, hiện là Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc phòng Indonesia, nhận định. Theo ông, Indonesia cần phải chuẩn bị để đối phó với mọi động thái của bất kỳ bên liên quan nào trong tranh chấp ở biển Đông.

Nỗi lo nêu trên của Indonesia xuất hiện trong bối cảnh Trung Quốc không ngừng có những động thái đơn phương gây căng thẳng ở biển Đông. Đáng chú ý là vào đầu năm 2014, một hòn đảo nhân tạo mọc lên tại bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Đài Deutsche Welle (Đức) ngày 19-9 cho biết ban đầu, tính năng nhân tạo ở đó là một công sự nhà nổi bê-tông, nơi đặt trạm thông tin liên lạc, đơn vị đồn trú, 1 bến tàu. Giờ đây, nhà nổi được bao quanh bởi một đảo nhỏ diện tích khoảng 100.000 m2.

Theo chuyên gia Gregory Poling thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, có trụ sở tại Washington – Mỹ), Trung Quốc đang cố thay đổi hiện trạng nhằm mục đích gây khó, nếu không muốn nói là khiến cho một phiên tòa quốc tế không thể xác định được trạng thái ban đầu của những đảo hay bãi đá ngầm ở biển Đông. Theo ông, việc sử dụng biện pháp pháp lý để chống lại mưu đồ này của Trung Quốc là lựa chọn tốt nhất, như cần nêu bật việc Bắc Kinh biến các bãi đá thành đảo trái phép là hành động thách thức luật pháp quốc tế và vi phạm thỏa thuận của các bên liên quan đến tranh chấp ở biển Đông.

Trong một diễn biến gây lo ngại khác, Cục Hải sự Trung Quốc cho biết từ 8 đến 22 giờ (giờ địa phương) từ ngày 17 đến 22-9, Trung Quốc tổ chức huấn luyện diện rộng trên biển Đông, tại khu vực biển phía Đông đảo Hải Nam. Khu vực quân đội Trung Quốc tổ chức huấn luyện quân sự kéo dài từ đảo Hải Nam tới đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Phía Bắc Kinh đã ngang ngược cấm các phương tiện tàu thuyền vào khu vực huấn luyện quân sự.

Mỹ – Philippines sắp tập trận

Văn phòng Công vụ Hải quân Philippines ngày 20-9 thông báo khoảng 4.000 binh lính Mỹ và Philippines sẽ tham gia cuộc tập trận đổ bộ kéo dài 12 ngày bắt đầu từ 29-9 tại tỉnh Palawan. Cuộc diễn tập nhằm cải thiện khả năng phối hợp giữa lực lượng vũ trang 2 nước trong việc bảo vệ lãnh thổ, an ninh hàng hải, ứng phó với thiên tai cũng như các tình huống bất ngờ trong khu vực.

Theo báo Philippine Daily Inquirer, nội dung diễn tập gồm các bài tập chỉ huy, huấn luyện trên thực địa, đổ bộ, huấn luyện sử dụng kết hợp các loại vũ khí, phối hợp các chiến dịch dân sự – quân sự.

Categories: Biển Đông | Leave a comment

Các nhà lãnh đạo tôn giáo Ấn Độ sẽ họp cùng Đức Đạt Lai Lạt Ma

Các nhà lãnh đạo tôn giáo Ấn Độ sẽ

họp cùng Đức Đạt Lai Lạt Ma

RFA 16.09.2014
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ

http://ct1.addthis.com/static/r07/sh172.html#iit=1410933431156&tmr=load%3D1410933425873%26core%3D1410933429586%26main%3D1410933430963%26ifr%3D1410933431289&cb=0&cdn=0&chr=UTF-8&kw=%C4%91%E1%BA%A1t%20lai%20l%E1%BA%A1t%20ma&ab=-&dh=www.rfa.org&dr=http%3A%2F%2Fwww.rfa.org%2Fvietnamese%2F&du=http%3A%2F%2Fwww.rfa.org%2Fvietnamese%2Finternationalnews%2Fdllm-call-inter-faith-meet-india-counter-violence-09162014105819.html&dt=C%C3%A1c%20nh%C3%A0%20l%C3%A3nh%20%C4%91%E1%BA%A1o%20t%C3%B4n%20gi%C3%A1o%20%E1%BA%A4n%20%C4%90%E1%BB%99%20s%E1%BA%BD%20h%E1%BB%8Dp%20c%C3%B9ng%20%C4%90%E1%BB%A9c%20%C4%90%E1%BA%A1t%20Lai%20L%E1%BA%A1t%20Ma&dbg=0&md=0&cap=tc%3D0%26ab%3D0&inst=1&vcl=1&jsl=8321&prod=undefined&lng=en-US&ogt=image%2Cdescription%2Ctitle%2Csite_name&pc=men&pub=radiofreeasia&ssl=0&sid=541922b5bbbad332&srpl=1&srcs=1&srd=1&srf=1&srx=1&ver=300&xck=0&xtr=0&og=site_name%3DRadio%2520Free%2520Asia%26title%3DC%25C3%25A1c%2520nh%25C3%25A0%2520l%25C3%25A3nh%2520%25C4%2591%25E1%25BA%25A1o%2520t%25C3%25B4n%2520gi%25C3%25A1o%2520%25E1%25BA%25A4n%2520%25C4%2590%25E1%25BB%2599%2520s%25E1%25BA%25BD%2520h%25E1%25BB%258Dp%2520c%25C3%25B9ng%2520%25C4%2590%25E1%25BB%25A9c%2520%25C4%2590%25E1%25BA%25A1t%2520Lai%2520L%25E1%25BA%25A1t%2520Ma%26description%3DTin%2520t%25E1%25BB%25AB%2520New%2520Delhi%2520c%25C5%25A9ng%2520cho%2520%25C4%2590%25C3%25A0i%2520%25C3%2581%2520Ch%25C3%25A2u%2520T%25E1%25BB%25B1%2520Do%2520bi%25E1%25BA%25BFt%2520%25C4%2590%25E1%25BB%25A9c%2520%25C4%2590%25E1%25BA%25A1t%2520Lai%2520L%25E1%25BA%25A1t%2520Ma%2520%25C4%2591%25C3%25A3%2520g%25E1%25BB%25ADi%2520th%25C6%25B0%2520m%25E1%25BB%259Di%2520t%25E1%25BA%25A5t%2520c%25E1%25BA%25A3%2520c%25C3%25A1c%2520v%25E1%25BB%258B%2520l%25C3%25A3nh%2520%25C4%2591%25E1%25BA%25A1o%2520tinh%2520th%25E1%25BA%25A7n%2520c%25E1%25BB%25A7a%2520%25E1%25BA%25A4n%2520%25C4%2590%25E1%25BB%2599%2520tham%2520d%25E1%25BB%25B1%2520cu%25E1%25BB%2599c%2520h%25E1%25BB%2599i%2520th%25E1%25BA%25A3o%2520%25C4%2591%25E1%25BB%2583%2520c%25C3%25B9ng%2520t%25C3%25ACm%2520c%25C3%25A1ch%2520gi%25E1%25BA%25A3i%2520quy%25E1%25BA%25BFt%2520nh%25E1%25BB%25AFng%2520t%25E1%25BB%2587%2520tr%25E1%25BA%25A1ng%2520x%25C3%25A3%2520h%25E1%25BB%2599i%2520%25C4%2591ang%2520x%25E1%25BA%25A3y%2520ra%2520tr%25C3%25AAn%2520%25C4%2591%25E1%25BA%25A5t%2520%25E1%25BA%25A4n.%26image%3Dhttp%253A%252F%252Fwww.rfa.org%252Fvietnamese%252Finternationalnews%252Fdllm-call-inter-faith-meet-india-counter-violence-09162014105819.html%252F000_Del6353312-75.jpg%252F%2540%2540images%252Fc10e0eb5-cd26-477a-95cb-0f8f3206716f.jpeg&aa=0&csi=undefined&rev=5.1&ct=1&xld=1&xd=1
In trang này
000_Del6353312.jpg

Đức Đạt Lai Lạt Ma tại đền thờ Tsuglakhang, Ấn Độ hôm 16/3/2014.

AFP photo

Tin từ New Delhi cũng cho Đài Á Châu Tự Do biết Đức Đạt Lai Lạt Ma đã gửi thư mời tất cả các vị lãnh đạo tinh thần của Ấn Độ tham dự cuộc hội thảo để cùng tìm cách giải quyết những tệ trạng xã hội đang xảy ra trên đất Ấn.

Ông Gelek Namgyal, phụ tá của vị lãnh đạo tinh thần nhân dân Tây Tạng nói rằng ý kiến của Đức Đạt Lai Lạt Ma được sự ủng hộ của chính phủ Ấn, và cuộc hội thảo sẽ diễn ra tại New Dehli trong hai ngày Thứ Bảy và Chủ Nhật tới đây.

Đề tài được nói đến là những chia rẽ trong hai cộng đồng Ấn Giáo và Hồi Giáo, và những vấn đề khác như nạn bạo hành trong gia đình, tội ác ngoài xã hội.

Tin mới nhất chúng tôi vừa nhận được cho biết tất cả những nhà lãnh đạo các tôn giáo đều nhận lời tham dự, kể cả những vị đang lãnh đạo các tập thể tôn giáo thiểu số ở Ấn như Thiên Chúa Giáo và Do Thái Giáo.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Mỹ tiếp tục thách thức Trung Quốc ở biển Đông

Mỹ tiếp tục thách thức Trung Quốc ở

biển Đông

Việt Hà, phóng viên RFA
2014-09-16
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ

http://ct1.addthis.com/static/r07/sh172.html#iit=1410932924984&tmr=load%3D1410932910448%26core%3D1410932918404%26main%3D1410932924687%26ifr%3D1410932925241&cb=0&cdn=0&chr=UTF-8&kw=bi%E1%BB%83n%20%C4%91%C3%B4ng&ab=-&dh=www.rfa.org&dr=http%3A%2F%2Fwww.google.com%2Fuds%2Fmodules%2Felements%2Fnewsshow%2Fiframe.html%3Frsz%3Dlarge%26format%3D300x250%26q%3DBi%25E1%25BB%2583n%2520%25C4%2590%25C3%25B4ng%2520Trung%2520Qu%25E1%25BB%2591c%26element%3Dtrue&du=http%3A%2F%2Fwww.rfa.org%2Fvietnamese%2Fin_depth%2Fus-continue-challenge-cn-in-the-scs-vh-09162014164156.html&dt=M%E1%BB%B9%20ti%E1%BA%BFp%20t%E1%BB%A5c%20th%C3%A1ch%20th%E1%BB%A9c%20Trung%20Qu%E1%BB%91c%20%E1%BB%9F%20bi%E1%BB%83n%20%C4%90%C3%B4ng&dbg=0&md=0&cap=tc%3D0%26ab%3D0&inst=1&vcl=1&jsl=8321&prod=undefined&lng=en-US&ogt=image%2Cdescription%2Ctitle%2Csite_name&pc=men&pub=radiofreeasia&ssl=0&sid=541920b6831fa792&srpl=1&srcs=1&srd=1&srf=1&srx=1&ver=300&xck=0&xtr=0&og=site_name%3DRadio%2520Free%2520Asia%26title%3DM%25E1%25BB%25B9%2520ti%25E1%25BA%25BFp%2520t%25E1%25BB%25A5c%2520th%25C3%25A1ch%2520th%25E1%25BB%25A9c%2520Trung%2520Qu%25E1%25BB%2591c%2520%25E1%25BB%259F%2520bi%25E1%25BB%2583n%2520%25C4%2590%25C3%25B4ng%26description%3DHoa%2520K%25E1%25BB%25B3%2520m%25E1%25BB%259Bi%2520%25C4%2591%25C3%25A2y%2520ti%25E1%25BA%25BFt%2520l%25E1%25BB%2599%2520th%25C3%25B4ng%2520tin%2520cho%2520bi%25E1%25BA%25BFt%2520Malaysia%2520%25C4%2591%25C3%25A3%2520%25C4%2591%25E1%25BB%2581%2520ngh%25E1%25BB%258B%2520M%25E1%25BB%25B9%2520s%25E1%25BB%25AD%2520d%25E1%25BB%25A5ng%2520m%25E1%25BB%2599t%2520trong%2520c%25C3%25A1c%2520c%25C4%2583n%2520c%25E1%25BB%25A9%2520kh%25C3%25B4ng%2520qu%25C3%25A2n%2520c%25E1%25BB%25A7a%2520n%25C6%25B0%25E1%25BB%259Bc%2520n%25C3%25A0y%2520%25C4%2591%25E1%25BB%2583%2520th%25E1%25BB%25B1c%2520hi%25E1%25BB%2587n%2520c%25C3%25A1c%2520chuy%25E1%25BA%25BFn%2520bay%2520do%2520th%25C3%25A1m%2520%25E1%25BB%259F%2520khu%2520v%25E1%25BB%25B1c%2520bi%25E1%25BB%2583n%2520%25C4%2590%25C3%25B4ng.%26image%3Dhttp%253A%252F%252Fwww.rfa.org%252Fvietnamese%252Fin_depth%252Fus-continue-challenge-cn-in-the-scs-vh-09162014164156.html%252F000_455264684-75.jpg%252F%2540%2540images%252Fbcfd28ff-f521-4947-afff-f0616f87acd0.jpeg&aa=0&csi=undefined&rev=5.1&ct=1&xld=1&xd=1
In trang này
000_455264684.jpg

Đô đốc Jonathan Greenert, Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ tại Pentagon hôm 11/9/2014.

AFP photo

http://www.rfa.org/vietnamese/manuallyupload/audio-player/player.swf

 

Hoa Kỳ mới đây tiết lộ thông tin cho biết Malaysia đã đề nghị Mỹ sử dụng một trong các căn cứ không quân của nước này để thực hiện các chuyến bay do thám ở khu vực biển Đông. Khả năng máy bay do thám của Mỹ bay ở vùng biển Đông tạo thách thức ra sao trước những hành động lấn lướt gần đây của Trung Quốc?

Thông tin mới đây về việc Malaysia cho phép Hoa Kỳ sử dụng căn cứ không quân của nước này để thực hiện các chuyến bay do thám ở biển Đông có thể nói là một động thái hiếm hoi của Malaysia liên quan đến vấn đề tranh chấp biển Đông với Trung Quốc và theo một số chuyên gia thì đây có thể là một thách thức mới với Trung Quốc ở biển Đông.

Mỹ gia tăng sự hiện diện

Hôm 8 tháng 9, tại một diễn đàn quân sự ở Washington DC, đô đốc Jonathan Greenert, Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ cho biết Malaysia mới đây đã đề nghị cho phép Mỹ sử dụng một căn cứ không quân của nước này để thực hiện các chuyến bay do thám bằng máy bay P-8 Poseidon ra biển Đông. Giải thích về động thái mới này, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, thuộc trường đại học George Mason, Hoa Kỳ nhận định.

Thứ nhất là Trung Quốc càng ngày càng hành xử hung hăng hơn. Thứ hai nữa là  máy bay vừa rồi của Mỹ bị máy bay Trung Quốc xách nhiễu, thì Mỹ không chấp nhận, vì Mỹ muốn kiểm soát, muốn biết các động thái của Trung Quốc, các động thái quân sự của Trung Quốc vì Mỹ không tin Trung Quốc, cho rằng Trung Quốc không minh bạch. Mỹ xác nhận với Trung Quốc là sẽ tiếp tục làm như vậy.

Tuyên bố mới của đô đốc hải quân Hoa Kỳ Jonathan Greenert được đưa ra chỉ một ngày trước khi Phó Chủ tịch quân ủy Trung ương Trung Quốc PHạm Trường Long cảnh báo Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Susan Rice rằng Mỹ nên ngừng ngay các chuyến bay do thám gần bằng máy bay P-8 Poseidon trên vùng biển Đông và gần bờ biển Trung Quốc.

Hồi tháng trước, một chiếc chiến đấu cơ của Trung Quốc đã bay gần sát một chiếc P-8 ở ngoài khơi đảo Hải Nam. Hai chiếc máy bay chỉ bay cách nhau khoảng 30 feet và gần đụng nhau.

Mặc dù thông tin mới chưa được phía Malaysia chính thức xác nhận, nhưng theo đánh giá của giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, thông tin này là khả tín vì nó được xác nhận bởi đô đốc hải quân Hoa Kỳ và nó phù hợp với những hành động gần đây của Mỹ trong việc tăng cường sự hiện diện ở biển Đông.

Ít lâu nay Mỹ đã nói là thứ nhất là củng cố đồng minh, thứ hai là tăng cường quan hệ quân sự với các đối tác, Mỹ đã ký hiệp ước sử dụng các căn cứ cơ sở nếu cần và Mỹ đang làm dần dần và trong trường hợp của Malaysia như thế này cũng là trong trường hợp sử dụng cơ sở để làm phòng thủ chung.

Mới đây, nhân chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tới Philippines, nước cũng đang có tranh chấp chủ quyền gay gắt với Trung Quốc ở biển Đông, Hoa Kỳ và Philippines đã ký thỏa thuận theo đó Philippines cho phép gia tăng sự có mặt của quân đội Mỹ tại Philippines.

Báo New York Times hôm 13 tháng 9 trích lời một nhà ngoại giao châu Á giấu tên cho biết Malaysia và Mỹ đang thảo luận việc cho phép Hoa Kỳ sử dụng căn cứ không quân ở bang Sabah miền đông bắc nước này.

Ngoài ra, theo Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, việc máy bay Mỹ được sử dụng căn cứ không quân của Malaysia để thực hiện các chuyến bay do thám ngoài biển Đông cũng có thể coi là một hành động chặn trước khả năng Trung Quốc cho thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Đông như đã làm ở biển Hoa Đông hồi cuối năm ngoái.

Malaysia có quyền lợi gì?

Malaysia là nước đòi chủ quyền một phần trên biển Đông. Tuy nhiên, khác với Philippines và Việt Nam, Malaysia những năm qua không trực tiếp đối đầu với Trung Quốc trong các tranh chấp ở khu vực. Điều này xuất phát từ mối quan hệ kinh tế, thương mại giữa Malaysia và Trung Quốc. Malaysia là thành viên ASEAN đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc kể từ năm 1974. Malaysia cũng là nước thúc đẩy mối quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc. Kể từ năm 2010, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Malasyai. Thương mại hai chiều vào năm 2012 vào khoảng 55 tỷ đô la.

Trung Quốc dường như cũng khá nhẹ tay với Malaysia khi không có những hành động gây khó khăn nào đối với việc thăm dò dầu khí của tập đoàn dầu khí quốc doanh Malaysia là Petronas ngay trong vùng lưỡi bò, hay đường đứt khúc 9 đoạn mà Trung Quốc vẽ ra trên biển Đông.

Có tin là Trung Quốc đang xây đá ngầm thành đảo nên tất cả các nước đều có nhu cầu quan sát hành động của Trung Quốc để có đối phó kịp thời.
– Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng

Tuy nhiên, Malaysia cũng không hoàn toàn ngoại lệ trước những hành động đòi chủ quyền gay gắt của Trung Quốc ở biển Đông và nước này cũng có phản ứng nhất định. Bằng chứng là vào tháng 5 năm 2009, Malaysia đã cùng với Việt Nam nộp lên Ủy ban về Ranh giới và thềm lục địa của Liên hiệp quốc báo cáo chung về khu vực thềm lục địa kéo dài liên quan đến hai nước. Trung Quốc ngay sau đó đã lên tiếng phản đối. Đại diện thường trực của Trung quốc tại Liên hiệp quốc sau đó đã gửi công hàm cho Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon, yêu cầu Ủy ban không xem xét hồ sơ của Việt nam và Malaysia.

Gần đây nhất, hôm 26 tháng giêng, Trung Quốc cho biết ba tàu chiến của nước này đã đi tuần tra gần bãi James Shoal, phía nam quần đảo Trường Sa, cách bờ biển của Malaysia khoảng 50 hải lý. Các thủy thủ trên tàu Trung Quốc không những thế còn tổ chức lễ thề bảo vệ chủ quyền đối với bãi này.

Báo New York Times hôm 13 tháng 9 trích lời chuyên gia Đông Nam Á, Ernie Bower thuộc Trung Tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế ở Washington DC cho rằng Trung Quốc đã khiến Malaysia ngạc nhiên khi đưa tầu chiến vào vùng biển của nước này và đe dọa hoạt động khai thác dầu ngoài khơi của Malaysia.

Theo giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, những hành động gây hấn gần đây của Trung Quốc trên biển Đông như việc đắp các bãi đã ngầm thành đảo như cáo buộc của Philippines, hay hạ đặt giàn khoan dầu HD 981 ngoài khơi Việt Nam đã khiến Malaysia phải lo ngại và thay đổi phần nào cách tiếp cận của mình với Trung Quốc.

Có tin là Trung Quốc đang xây đá ngầm thành đảo nên tất cả các nước đều có nhu cầu quan sát hành động của Trung Quốc để có đối phó kịp thời. Thì đây là dịp Malaysia cho phép làm chuyện đó… hành động gần đây nhất là giàn khoan làm họ rất quan tâm… Malaysia cũng có quyền lợi để biết tin tức về hành động của Trung Quốc ở vùng biển Đông.

Hành động mới của Malaysia dù chưa thể nói có thể làm thay đổi những hành động gây hấn liên tục gần đây của Trung Quốc ngoài biển Đông, theo đánh giá của giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, nhưng điều này, mặt khác, cũng cho thấy một số quốc gia Đông Nam Á đang từ từ bỏ bớt ‘sự tự kiềm chế’ của mình với Trung Quốc để tăng cường hợp tác với Mỹ vì quyền lợi quốc phòng của họ.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Obama: ‘Ebola đe dọa an ninh toàn cầu’

Obama: ‘Ebola đe dọa an ninh toàn

cầu’

Cập nhật: 03:59 GMT – thứ tư, 17 tháng 9, 2014

Đây là một đại dịch ‘chưa từng thấy’ ở thời hiện đại

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gọi đợt dịch Ebola ở Tây Phi là ‘mối đe dọa đối với an ninh toàn cầu’ trong bài diễn văn thông báo Mỹ sẽ đóng góp nhiều hơn trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh này.

“Thế giới đang nhìn vào nước Mỹ,” ông Obama nói và nhấn mạnh đối phó với dịch Ebola cần ‘nỗ lực toàn cầu’.

Các biện pháp mà Mỹ thông báo bao gồm triển khai 3.000 binh sỹ đến các nước Tây Phi và xây dựng các cơ sở y tế mới.

Ebola đã giết chết 2.461 người trong năm nay, tức phân nửa số người nhiễm bệnh, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết.

‘Khủng hoảng chưa từng thấy’

Trong khi đó, các quan chức Mỹ đánh giá rằng trận dịch Ebola lần này là một cuộc khủng hoảng y tế ở mức độ ‘chưa từng thấy trong thời hiện đại’.

Sự lan truyền nhanh chóng của Ebola cũng đồng nghĩa với việc ngân quỹ cần thiết để chống dịch đã tăng gấp 10 lần trong tháng qua, điều phối viên về Ebola của Liên Hiệp Quốc nói và cho biết họ cần đến 1 tỷ đô la Mỹ để chống dịch.

Các biện pháp chống dịch mà ông Obama công bố hôm thứ Ba ngày 16/9 bao gồm:

  • Xây dựng 17 cơ sở y tế với 100 giường bệnh cùng với khu cách ly mỗi nơi ở Liberia.
  • Đào tạo 500 nhân viên y tế mỗi tuần.
  • Xây dựng một cầu hàng không để đưa hàng viện trợ vào các nước có dịch nhanh hơn.
  • Cung cấp các gói thiết bị y tế gia đình đến hàng trăm ngàn hộ dân.

Thế giới đang nhìn vào nước Mỹ (trong nỗ lực chiến đấu với Ebola).

Tổng thống Mỹ Barack Obama

Virus Ebola chỉ lây truyền qua đường tiếp xúc gần gũi. Không có cách chữa trị hay vacccine phòng ngừa. Trận dịch bùng phát ở Guinea trước khi lan đến các nước láng giềng như Sierra Leone và Liberia.

Ông Obama nói rằng đợt bùng phát đã lên đến mức dịch ở Tây Phi khi mà các bệnh viện và trạm xá ‘hoàn toàn quá tải’ và bệnh nhân ‘đang chết ngoài đường theo đúng nghĩa đen’.

Ông kêu gọi các nước khác tăng cường phản ứng vì diễn biến dịch ngày càng tồi tệ sẽ dẫn đến ‘những hệ lụy nghiêm trọng về chính trị, kinh tế, an ninh cho tất cả chúng ta’.

Có mối ‘đe dọa tiềm tàng’ đối với an ninh toàn cầu nếu những quốc gia này sụp đổ, ông nói.

“Thế giới biết làm sao để chiến đấu với căn bệnh này. Chúng ta biết rằng nếu chúng ta có những bước đi phù hợp chúng ta có thể cứu mạng người. Nhưng chúng ta phải hành động nhanh chóng,” ông nói.

Mỹ đang ở tuyến đầu trong nỗ lực chống dịch Ebola

Trước đó, Thư ký Báo chí Nhà Trắng Josh Earnest cho biết 3.000 quân lính Mỹ được triển khai ở Tây Phi sẽ không trực tiếp chăm sóc cho các bệnh nhân Ebola. Một phần trong số họ sẽ đóng quân ở một căn cứ chuyển tiếp ở Senegal trong khi những binh sỹ khác sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ huấn luyện, kỹ thuật và hậu cần đến mọi địa điểm ở Liberia.

‘Cơ hội khép lại’

Hôm thứ Ba ngày 16/9, một ủy ban của Hạ viện Mỹ đã nghe điều trần của Tiến sỹ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia, và Tiến sỹ Kent Brantly, người nhiễm Ebola nhưng đã hồi phục sau khi được áp dụng cách điều trị thử nghiệm.

Tiến sỹ Fauci nói 10 người tình nguyện tham gia vào một chương trình nghiên cứu vaccine riêng rẽ không có dấu hiệu bệnh trong giai đoạn thử nghiệm ban đầu.

Tổ chức Thầy thuốc Không Biên giới (MSF) kêu gọi các nước khác theo bước Mỹ trong cuộc chiến chống dịch vì phản ứng của thế giới tiếp tục ‘bị bỏ lại phía sau một cách nguy hiểm’.

Cơ hội của chúng tôi kiềm chế được trận dịch này đang khép lại dần.

Joanne Liu, chủ tịch MSF

Tại một cuộc họp báo về Ebola, bà Joanne Liu, chủ tịch MSF, nói thế giới cần có phản ứng phối hợp dưới một sự chỉ huy rõ ràng.

“Cơ hội của chúng tôi kiềm chế được trận dịch này đang khép lại dần,” bà nói, “Chúng ta cần nhiều nước đứng ra chống dịch, chúng ta cần triển khai lực lượng nhiều hơn và chúng ta cần làm ngay bây giờ.”

Trước đó, WHO đã hoan nghênh cam kết của Trung Quốc gửi một đội công tác lưu động đến Sierra Leone bao gồm các nhà dịch tễ học, các thầy thuốc và y tá.

“Nhu cầu cấp thiết nhất trước mắt là triển khai nhiều nhân viên y tế hơn,” bà Margaret Chan, tổng giám đốc WHO cho biết trong một thông cáo báo chí.

Thêm về tin này

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Blog at WordPress.com.