Monthly Archives: October 2014

​Lợi nhuận là trên hết

​Lợi nhuận là trên hết

08:39 | 13/10/2014

Báo điện tử Tầm nhìn Các nước Liên minh châu Âu (EU) thường đối mặt với cáo buộc bán vũ khí vô tội vạ vì lợi nhuận, kể cả cho những quốc gia bị cấm vận.

Tàu ngầm Trung Quốc sử dụng động cơ do Đức sản xuất - Ảnh: Washington Times
Tàu ngầm Trung Quốc sử dụng động cơ do Đức sản xuất – Ảnh: Washington Times

Theo trang World Bulletin, đầu tháng 10 các nghị sĩ châu Âu đã chỉ trích dữ dội việc chính quyền Đức đồng ý xuất khẩu rất nhiều loại vũ khí như súng đạn và xe quân sự cho các nước Trung Đông.

Đây không phải là lần đầu tiên các hợp đồng bán vũ khí của châu Âu gây tranh cãi. Khảo sát của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết xuất khẩu vũ khí của EU đạt con số 39,9 tỉ euro (hơn 50 tỉ USD) vào năm 2012, chiếm 34% tổng số hợp đồng chuyển nhượng vũ khí toàn cầu.

Có mặt ở mọi điểm nóng

Thiếu minh bạch

Phong trào chống buôn bán vũ khí (CAAT – Anh) chỉ trích các nước châu Âu, trong đó có Đức, Anh, Pháp và Ý, thường không chịu công bố dữ liệu về các hệ thống vũ khí xuất khẩu ra nước ngoài.

“Chúng ta không thể xác định được loại vũ khí nào đã được châu Âu bán đi. Sự thiếu minh bạch này là rất khó chấp nhận” – chuyên gia Andrew Smith thuộc CAAT nhấn mạnh.

Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha và Anh chiếm 80% tổng doanh thu xuất khẩu vũ khí của EU. Trong số 13 tập đoàn quốc phòng hàng đầu thế giới theo xếp hạng của SIPRI, BAE Systems của Anh đứng thứ ba sau hai đại gia Mỹ Lockheed Martin và Boeing.

Các hãng khác như EADS (nhiều nước châu Âu hợp tác), Finmeccanica (Ý) và Thales (Pháp) đều là những nhà sản xuất tầm cỡ.

Thời chiến tranh lạnh, các công ty vũ khí châu Âu bị mang tiếng là sẵn sàng bán hàng cho bất cứ đối tượng nào để đảm bảo nguồn thu.

Năm 1998, EU thông qua Bộ quy tắc ứng xử (COC) với tám tiêu chí quản lý xuất khẩu vũ khí, bao gồm việc tôn trọng nhân quyền và bảo vệ hòa bình. Toàn bộ 28 thành viên EU ký Hiệp ước buôn bán vũ khí LHQ 2013 với các điều khoản cấm bán vũ khí có thể được sử dụng trong các cuộc xung đột hoặc hành vi vi phạm nhân quyền.

Thế nhưng vũ khí do châu Âu sản xuất luôn có mặt ở mọi điểm nóng bất ổn trên toàn cầu.

Bạo động chính trị lan rộng ở Ai Cập từ năm 2011 khiến chính quyền tổng thống Hosni Mubarak sụp đổ. Tuy nhiên SIPRI cho biết xuất khẩu vũ khí của EU sang Ai Cập năm 2012 đạt mức kỷ lục 363,2 triệu euro (492 triệu USD), tăng 20% so với một năm trước.

Năm 2004, EU dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Libya và lập tức các nước châu Âu mở chiến dịch quảng cáo rầm rộ để bán vũ khí cho chính quyền đại tá Muammar Gaddafi. Năm 2010, xuất khẩu vũ khí EU sang Libya đạt mức 484 triệu USD.

Khi cuộc cách mạng Mùa xuân Ả Rập nổ ra ở Libya tháng 2-2011, chính quyền Gaddafi và quân nổi dậy dùng vũ khí châu Âu bắt giết lẫn nhau. Ước tính 25.000 người thiệt mạng, 4.000 người mất tích và 50.000 người bị thương trong cuộc nội chiến Libya.

Sau khi chế độ Gaddafi sụp đổ, châu Âu tiếp tục tuồn vũ khí tới Libya. Các giấy phép bán lượng vũ khí trị giá 30 triệu USD mới được thông qua trong thời gian gần đây.

Bất chấp tình trạng căng thẳng giữa Israel và Palestine ở dải Gaza trong tháng 3 và 10-2012, doanh số bán vũ khí châu Âu cho Israel tăng vọt 290% lên 613 triệu euro (774 triệu USD) trong năm này. Rất nhiều người dân Palestine ở dải Gaza đã bị bom đạn sản xuất tại châu Âu cướp đi sinh mạng.

Tháng 9-2014, 24 tổ chức bảo vệ quyền lợi người Palestine đã gửi đơn khiếu nại tới Brussels để kêu gọi ngừng bán vũ khí cho Israel sau đợt tấn công đẫm máu vào dải Gaza vừa qua.

Gây tranh cãi dữ dội nhất trong thời gian qua là việc châu Âu tiếp tục bán vũ khí cho Nga dù chỉ trích Matxcơva vì cuộc khủng hoảng Ukraine.

Chính phủ Pháp không chịu hủy hợp đồng bán hai tàu sân bay trực thăng Mistral trị giá 1,7 tỉ USD cho Nga, Ý cung cấp 60 xe bọc thép cho Matxcơva trong khi nhà thầu quân sự Đức Rheinmetall xây một căn cứ huấn luyện quân sự trị giá 163 triệu USD ở Nga.

Bất chấp cấm vận

“Vấn đề trước hết là tài chính, sau nữa là uy tín. Làm trong ngành buôn vũ khí, bạn khó có thể hủy hợp đồng” – báo Washington Post dẫn lời chuyên gia Etienne de Durrand, giám đốc Viện Quan hệ quốc tế (Pháp).

Và thậm chí các nước châu Âu còn bị chỉ trích vì bán thiết bị quốc phòng cho Trung Quốc dù vẫn duy trì lệnh cấm vận vũ khí đối với Bắc Kinh vì sự kiện Thiên An Môn năm 1989.

Trong giai đoạn 2003-2005, các nước châu Âu đã thảo luận việc dỡ bỏ lệnh cấm vận này nhưng vấp phải sự phản đối dữ dội của Mỹ và Nhật. Năm 2005, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố: “Chúng tôi không muốn rơi vào tình huống lực lượng Mỹ phải đối mặt với vũ khí châu Âu”.

Tuy nhiên, các quốc gia châu Âu đã tìm ra đường vòng qua lệnh cấm vận này để xuất khẩu vũ khí sang Trung Quốc. Nhiều tập đoàn vũ khí châu Âu không bán hệ thống vũ khí đầy đủ cho Trung Quốc, nhưng cung cấp nhiều loại thiết bị quan trọng cho các hệ thống vũ khí Bắc Kinh triển khai.

Báo cáo của Reuters năm 2013 cho thấy phần lớn tàu chiến Trung Quốc sử dụng động cơ diesel do Đức và Pháp thiết kế. Tàu khu trục Trung Quốc được trang bị hệ thống siêu âm, trực thăng chống ngầm và tên lửa Pháp.

Động cơ máy bay của Anh giúp máy bay ném bom của quân đội Trung Quốc bay trên bầu trời. Máy bay tuần tra của Trung Quốc được trang bị hệ thống rađa cảnh báo sớm do Anh sản xuất.

Hàng loạt trực thăng tấn công và vận tải của Trung Quốc sử dụng thiết kế của Hãng Eurocopter, một công ty con của tập đoàn khổng lồ EADS.

Quan trọng nhất là các tàu ngầm Trung Quốc sử dụng động cơ diesel MTU do Đức sản xuất. Ước tính trong năm 2012 Đức đã xuất khẩu 56 động cơ MTU cho hải quân Trung Quốc.

Các chuyên gia SIPRI nhận định với việc Bắc Kinh có nhiều hành động gây hấn trên biển Đông và biển Hoa Đông, tàu ngầm Trung Quốc chạy động cơ Đức là mối đe dọa lớn nhất đối với lực lượng Mỹ, Nhật và các nước châu Á.

Chưa hết, lệnh cấm vận của EU không áp dụng đối với các mặt hàng vừa có cả công dụng quân sự và dân sự.

Theo Tuổi Trẻ

http://tamnhin.net/widgets@/article_statistic&aid=MTYzNTg=&ctc=80&sid=equpvkpo96vcl2jlmin1n0jcq1

TIN CÓ THỂ LIÊN QUAN
Advertisement
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật Giáo Thời Ðại

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ

và Phật Giáo Thời Ðại

Lê Hiếu Liêm

 

Viện Tư Tưởng Việt Phật Hoa Kỳ 1995

tái bản lần thứ hai 2001

 

Kính tặng những người mang tâm hạnh Bồ Tát tùy thuận phụng sự chúng sanh đã hy sinh tự do và thân mạng

cho lý tưởng cứu khổ cứu nạn con dân và đất nước Việt Nam thân yêu.

 

Viện Tư Tưởng Việt Phật

Chuyển luân chánh pháp vào thời đại,

chính sách quốc gia & đời sống quốc dân.

Mục Lục

Chương Một: Việt Nam và Phật Giáo đầu Thế Kỷ 20.

Chương Hai: Tư  Tưởng Phật Học Của Thiền Sư Thích Thiện Chiếu.

A/ Cuộc đời và hành trạng của thiền sư Thích Thiện Chiếu.

B/ Tư tưởng Phật học của thiền sư Thích Thiện Chiếu và các bạn cùng lý tưởng.

a/ Bác bỏ Thượng Đế.

b/ Bác bỏ thuyết linh hồn bất tử.

c/ Bác bỏ quan niệm thiên đàng, niết bàn.

d/ Thuyết vô ngã.

1/ Mâu thuẩn của niết bàn.

2/ Mâu thuẩn nhân quả.

 

Chương Ba: Cuộc đời của Huỳnh Phú Sổ.

A/ Cuộc đời thanh thiếu niên.

B/ Cuộc đời hành đạo.

C/ Những năm tháng bị quản thúc, lưu đày.

D/ Thời gian sống ở Sài Gòn và đi khuyến nông tại miền Tây.

E/ Quê hương bừng dậy trong cách mạng và kháng chiến.

F/ Dấn thân hoạt động cách mạng kháng chiến cứu quốc.

G/ Những ngày cuối cùng của Huỳnh Phú Sổ.

H/ Các tác phẩm của Huỳnh Phú Sổ.

 

Chương Bốn: Nguồn Gốc Lịch Sử, Bối Cảnh Chính Trị Và Truyền Thống Tâm Linh.

A/ Công cuộc Nam tiến.

B/ Cuộc kháng chiến chống Pháp.

C/ Truyền thống Đạo Pháp và Dân Tộc.

 

Chương Năm: Tinh Hoa Tư Tưởng Phật Học Và Phương Thức Chấn Hưng Phật Giáo Của Huỳnh Phú Sổ.

1/ Phương pháp luận của Huỳnh Phú Sổ.

2/ Hình thức giảng đạo.

3/ Đối tượng hoằng pháp.

4/ Phương thức cứu độ.

5/ Tinh yếu tư tưởng Huỳnh Phú Sổ.

 

Chương Sáu: Cuộc Cách Mạng Tôn Giáo Của Huỳnh Phú Sổ.

1/ Khuyến khích tu hành theo đạo Phật.

2/ Bài trừ mê tín dị đoan.

3/ Việt hóa nghi thức thờ phượng.

4/ Đề cao vai trò của người Phật tử tại gia.

5/ Áp dụng thuyết tứ ân, đưa đạo Phật vào đời.

6/ Đưa đạo Phật vào thời đại.

7/ Hình thành một tôn giáo dân tộc.

 

Chương Bảy: Con Đường Hành Động Phật Giáo Qua Hành Trạng Của Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ.

A/ Tranh đấu cho độc lập, thống nhất, hòa giải và đoàn kết dân tộc.

B/ Nổ lực đoàn kết, thống nhất Phật giáo.

 

Chương Tám: Nội Dung Phật Pháp Của Phật Giáo Hòa Hảo.

– Đường trung đạo.

– Chư Phật có bốn đại đức.

– Tam nghiệp và thập ác.

1/ Sát sanh.

2/ Đạo tặc.

3/ Tà dâm.

4/ Lưỡng thiệt.

5/ Ỷ ngôn.

6/ Ác khẩu.

7/ Vọng ngữ.

8/ Tham lam.

9/ Sân nộ.

10/ Mê si.

 

– Sơ giải về tứ diệu đế.

– Luận về bát chánh.

1/ Chánh kiến.

2/ Chánh tư duy.

3/ Chánh nghiệp.

4/ Chánh tinh tấn.

5/ Chánh mạng.

6/ Chánh ngữ.

7/ Chánh niệm.

8/ Chánh định.

 

– Cư sĩ Huỳnh Phú Sổ và danh tăng Narada Maha Thera.

– Thập nhị nhơn duyên.

– Môn hoàn diệt.

– Đức Phật đối với chúng sanh.

– Lời khuyên bổn đạo.

– Trong việc tu thân xử kỷ.

 

Chương chín: Hình Thức Tín Ngưỡng Của Phật Giáo Hòa Hảo.

A/ PGHH là một tông phái Phật giáo tu hành tại gia.

B/ Hình thức thờ phượng, lễ bái, cầu nguyện.

– Thờ phượng.

– Hành lễ.

– Tang lễ.

– Hôn nhân.

– Những điều cấm làm.

– Đối với các tôn giáo và nhân sanh.

– Điều kiện vo đạo.

– Sự cúng lay của người cư sĩ tại gia.

 

C/ Tám điều răn cấm.

– Lời khuyên bổn đạo.

 

Chương Mười: Thi Kệ Của Huỳnh Phú Sổ.

– Thi kệ của Huỳnh Phú Sổ và thi kệ của Nhất Hạnh.

– Huỳnh Phú Sổ là một phần mầu nhiệm của chúng ta.

 

Phụ Lục.

– Nhận định Tình Hình Tôn Giáo Tại Việt Nam của tác giả.

– Đức Huỳnh Giáo Chủ Như Là Một Triết Gia Việt Nam của Học Giả Phạm Công Thiện.

– Huỳnh Phú Sổ Và Chúng Ta của Tiến Sĩ Lý Khôi Việt.

 

 

Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ Và Phật Giáo Thời Đại là một tác phẩm sử học và Phật học nên tác giả đã không thể viết khác hơn về một số sự thật lịch sử và một số nhận định, phê bình. Lịch sử là lịch sử. Và tự do tư tưởng là quyền tự do căn bản nhất, thiêng liêng nhất của mọi con người trong thế giới văn minh ngày nay.

Tác giả hoan nghênh và sẵn sàng thảo luận với bất cứ ai về bất cứ vấn đề gì được nêu lên trong tác phẩm nầy.

 

* Các hình của Huỳnh Phú Sổ được chụp lại từ trong cuốn Phật Giáo Hòa Hảo Trong Dòng Lịch Sử Dân Tộc của Nguyễn Long Thành Nam.

 

Viện Tư Tưởng Việt Phật

P.O Box 915

Danville, CA 94526. USA

 

 

Tác Giả & Tác Phẩm

 

* Tác giả Lê Hiếu Liêm sinh năm 1952 tại Huế, tốt nghiệp Cử nhân Luật Khoa đại Học Sài Gòn năm 1974 và Tiến Sĩ Luật Khoa, chuyên ngành về Luật Các Tổ Chức Quốc Tế Và Bang Giao Kinh Tế Quốc Tế, đại Học Sorbonne năm 1978, sáng lập Tạp Chí Khai Phóng (1981), báo Thanh Niên Hành động (1984), báo The Berkeley Times (1986), Viện Tư Tưởng Việt Phật (1990), Tạp Chí Bông Sen (1991) và Trường Phật Học Lý Trần (1991).

Trong hơn hai thập niên qua, tác giả đã hoàn thành các tác phẩm sau đây:

– Ý Thức Hệ Của Các Quốc Gia Đang Phát Triển (1970),

– Chiến Tranh Việt Nam Và Luật Quốc Tế (1973),

– Hợp Tác Và Hội Nhập Tại Đông Nam Á (1976),

– Việt Nam Và Hoa Kỳ Trong Thời đại Mới 1976-2000 (1976),

– Bản Điều Trần Nguyễn Trường Tộ Mới (1977),

– Khía Cạnh Pháp Lý Và Thực Tế Của Sự Giao Thương Nga-Mỹ (luận án tiến sĩ, 1978),

– Việt Nam Tranh Đấu Sử Luận (1980),

– Hai Ngàn Năm Việt Nam Và Phật Giáo (1981).

 

Tác giả đã viết trên 200 bài nghiên cứu, tham luận, bình luận, phóng sự, bút ký… dưới các bút hiệu khác nhau, về các vấn đề Phật Giáo, Phật Học và Đất Nước, được đăng tải trên các tạp chí Phật Giáo Việt Nam, Khai Phóng, Giao Điểm, Hoa Sen, Bông Sen, Bông Sen Âu Châu… và được trích đăng lại trong nhiều tờ báo khác.

Tác giả Lê Hiếu Liêm là chủ biên của bộ Phật Học Lý Trần, Khóa Căn Bản (Năm thứ nhất Cao Đẳng Phật học), Khóa Trung Cấp (Năm thứ hai Cao Đẳng Phật học) và Khóa Cao Cấp (năm thứ ba Cử Nhân Phật học) tổng cộng 6.000 trang.

Ngay từ tác phẩm đầu tiên “Ý Thức Hệ Của Các Quốc Gia đang Phát Triển”, được viết khi 18 tuổi, tác giả đã đề nghị lấy Phật Giáo để dung hòa, hóa giải các nguồn ý thức hệ đang tàn phá Việt Nam và làm chủ đạo văn hóa-chính trị mới cho Việt Nam.

Lời kêu gọi này tiếp tục được đưa ra trong Bản Điều Trần gởi các nhà lãnh đạo Việt Nam, được viết khi 24 tuổi, và được tác giả mang đến trao cho phái đoàn Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đang công du tại Pháp trong năm 1977.

Thông điệp giải cứu và quang hưng đất nước trong tinh thần khoan dung, khai phóng, từ bi và trí tuệ của đạo Phật, đồng thời cũng là của truyền thống văn hóa dân tộc và của thời đại, được tác giả tiếp tục khẳng định trong hầu hết các tác phẩm được viết từ suốt 20 năm qua.

 

* Tác phẩm Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ Và Phật Giáo Thời Đại được viết từ cuối năm 1994 và hoàn thành, quyển một, vào tháng tư năm 1995. Đây là quyển đầu tiên của bộ sách ba cuốn viết về Huỳnh Phú Sổ. Quyển một giới thiệu cuộc đời – tư tưởng Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ và nội dung giáo lý – hình thức tín ngưỡng của Phật Giáo Hòa Hảo, như một tông phái Phật giáo được Việt hóa và hiện đại hóa. Quyển hai so sánh Huỳnh Phú Sổ và các vị giáo chủ khác, cùng đối chiếu Phật Giáo với các tôn giáo khác, đây là một bản tổng kết và đánh giá di sản tôn giáo của dân tộc và nhân loại. Quyển ba trình bày những tiên đoán về tương lai của các tôn giáo và của Phật Giáo Việt Nam, và đưa ra những đề nghị để xây dựng một nền Phật Giáo Thời đại trong Thời đại Phật Giáo, là thế kỷ 21 sắp đến.

 

“Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ đã đưa lịch sử vượt qua tương lại, đã nối liền Đạo Pháp với Dân Tộc, và đã đến hiện đại từ truyền thống. Ý thức  mới trong văn hóa, tôn giáo và chính trị của Ông vẫn còn rực sáng để đánh thức chúng ta, dẫn đường cho thời đại, cho sinh mệnh Việt Nam và tương lai Phật Giáo Việt Nam. Tất cả chúng ta, những ai vẫn còn mang trong trái tim truyền thống văn hóa và tâm linh của dân tộc, chính là hóa thân của Huỳnh Phú Sổ, của Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Tuệ Trung, của Khuông Việt, Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn.

Huỳnh Phú Sổ bất tử.

Vì sự nghiệp của ông chính là sự nghiệp Phật Giáo.

Vì sự nghiệp của ông chính là sự nghiệp Việt Nam.

Vì Huỳnh Phú Sổ đã trở thành một phần mầu nhiệm của Việt Nam, của Phật Giáo, của mỗi chúng ta…”

 

|Muc Luc| |Ch.1| |Ch.2| |Ch.3| |Ch.4| |Ch.5| |Ch.6| |Ch.7| |Ch.8| |Ch.9| |Ch.10| |TK|

[BHH430] [PGHH] [THƯ VIỆN PGHH]

Categories: Lịch Sử PG Hòa Hảo | Leave a comment

“Xu thế dân chủ” của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng

“Xu thế dân chủ” của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng

Chân Như, phóng viên RFA
2014-10-29
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ

http://ct1.addthis.com/static/r07/sh177.html#iit=1414778323711&tmr=load%3D1414778318203%26core%3D1414778320131%26main%3D1414778323495%26ifr%3D1414778323767&cb=0&cdn=0&chr=UTF-8&kw=d%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%2Cnh%C3%A2n%20quy%E1%BB%81n&ab=-&dh=www.rfa.org&dr=http%3A%2F%2Fwww.rfa.org%2Fvietnamese%2F&du=http%3A%2F%2Fwww.rfa.org%2Fvietnamese%2Fprograms%2FYouthForum%2Fdemo-trend-fr-nguyen-tan-dung-cn-10292014142709.html&dt=%E2%80%9CXu%20th%E1%BA%BF%20d%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%E2%80%9D%20c%E1%BB%A7a%20Th%E1%BB%A7%20T%C6%B0%E1%BB%9Bng%20Nguy%E1%BB%85n%20T%E1%BA%A5n%20D%C5%A9ng&dbg=0&md=0&cap=tc%3D0%26ab%3D0&inst=1&vcl=1&jsl=8321&prod=undefined&lng=en-US&ogt=image%2Cdescription%2Ctitle%2Csite_name&pc=men&pub=radiofreeasia&ssl=0&sid=5453cdd0cddd6a34&srpl=1&srcs=1&srd=1&srf=1&srx=1&ver=300&xck=0&xtr=0&og=site_name%3DRadio%2520Free%2520Asia%26title%3D%25E2%2580%259CXu%2520th%25E1%25BA%25BF%2520d%25C3%25A2n%2520ch%25E1%25BB%25A7%25E2%2580%259D%2520c%25E1%25BB%25A7a%2520Th%25E1%25BB%25A7%2520T%25C6%25B0%25E1%25BB%259Bng%2520Nguy%25E1%25BB%2585n%2520T%25E1%25BA%25A5n%2520D%25C5%25A9ng%26description%3DTrong%2520chuy%25E1%25BA%25BFn%2520th%25C4%2583m%2520%25C4%2590%25E1%25BB%25A9c%2520v%25E1%25BB%25ABa%2520qua%252C%2520khi%2520tham%2520gia%2520tr%25E1%25BA%25A3%2520l%25E1%25BB%259Di%2520ph%25E1%25BB%258Fng%2520v%25E1%25BA%25A5n%252C%2520Th%25E1%25BB%25A7%2520t%25C6%25B0%25E1%25BB%259Bng%2520Nguy%25E1%25BB%2585n%2520T%25E1%25BA%25A5n%2520D%25C5%25A9ng%2520c%25C3%25B3%2520ph%25C3%25A1t%2520bi%25E1%25BB%2583u%253A%2520%25E2%2580%259CD%25C3%25A2n%2520ch%25E1%25BB%25A7%2520l%25C3%25A0%2520xu%2520th%25E1%25BA%25BF%2520kh%25C3%25B4ng%2520th%25E1%25BB%2583%2520%25C4%2591%25E1%25BA%25A3o%2520ng%25C6%25B0%25E1%25BB%25A3c%25E2%2580%259D.%26image%3Dhttp%253A%252F%252Fwww.rfa.org%252Fvietnamese%252Fprograms%252FYouthForum%252Fdemo-trend-fr-nguyen-tan-dung-cn-10292014142709.html%252F000_DV1889109-75.jpg%252F%2540%2540images%252F1c9d4897-9699-4f55-91da-9924b081984e.jpeg&aa=0&csi=undefined&toLoJson=uvs%3D5453cb62ca15a9ea002&rev=9.0&ct=1&xld=1&xd=1
In trang này
000_DV1889109.jpg

Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Berlin hôm 15 tháng 10 năm 2014.

AFP photo

http://www.rfa.org/vietnamese/manuallyupload/audio-player/player.swf

 

Trong chuyến thăm Đức vừa qua, khi tham gia trả lời phỏng vấn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có phát biểu: “Dân chủ là xu thế không thể đảo ngược”. Trong chương trình diễn đàn bạn trẻ hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về xu hướng dân chủ tại Việt Nam ra sao với sự tham gia của Thúy Nga, Thanh Tùng và Tiến Trung.

Dân chủ là gì

Chân Như: Trước khi chúng ta đi sâu vào lời phát biểu của ông thủ tướng, theo các bạn với ngôn ngữ bình dân, dễ hiểu, thì dân chủ là gì?

Tiến Trung: Theo ngôn ngữ dễ hiểu bình dân và ngắn gọn, dân chủ có nghĩa là dân làm chủ, là chủ nhân của đất nước mình, làm chủ tài sản đất đai của mình. Nếu khoa học thêm một chút thì dân chủ là thể theo chính trị phải đảm bảo  chính quyền là do toàn thể người dân điều hành, là dân chủ trực tiếp, hoặc chính quyền được điều hành bởi những người đại diện cho người dân.  Đối với Trung chỉ có thể chế dân chủ thật sự mới đảm bảo được quyền làm chủ của người dân được thực thi, các quyền tự do của người dân được tôn trọng, bảo vệ, và các chính sách của chính quyền phù hợp với nguyện vọng của đa số dân chúng.

Thúy Nga: Dân chủ, thứ nhất dân phải được làm chủ tải sản ruộng vườn đất đai của mình. Người dân phải được quyền giám sát tiền thuế của mình đóng trong ngân sách của nhà nước. Các quan chức của chính phủ sử dụng sai mục đích, lạm quyền, tham ô, tham nhũng thì người dân có quyền để đuổi người quan chức đó đi.  Đặc biệt, người dân phải được cái quyền tự do phát triển trong vấn đề kinh doanh cũng như là các sáng kiến khoa học của mình phát minh ra phải được quyền thực hiện. Tất nhiên quyền đó không có vi phạm đến quyền tự do con người của người khác.

Thanh Tùng: Như Tiến Trung và Thúy Nga đã phát biểu, ở đây trước hết người dân phải được làm chủ hoàn toàn từ chính trị cho đến xã hội dân sự, người dân phải có được quyền căn bản.  Đối với một nền chính trị mà nói cụ thể là một chính phủ thì chính phủ đó phải là của dân, do dân và phải vì dân. trong một xã hội dân sự, cụ thể là xã hội dân chủ, thì dân chủ trong đó có sự tập hợp của nhiều tổ chức và tất cả đều được quy định trên hiến pháp và pháp luật. Các cách thức hoạt động của chính phủ là tất cả đều nhắm vào quyền lợi của người dân. Và người dân có quyền giám sát và có quyền quyết định trong việc thay đổi hay bầu cử lập lại trật tự.

Chân Như: Ở VN, có một câu khâu hiệu luôn được nhắc đến đó là xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng-dân chủ-văn minh”. Theo các bạn so với tiêu chí của câu khẩu hiệu trên thì thực tế xã hội Việt Nam hiện nay đạt được bao nhiêu phần trăm về mặt dân chủ?

Tiến Trung: Chúng ta có thể nhìn vào 3 trụ cột của một đất nước để biết được mức phát triển của dân chủ như thế nào.  Đó là nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường tự do và xã hội dân sự.  Trụ cột thứ nhất là nhà nước pháp quyền mà nền tảng là hiến pháp dân chủ. Ở Việt Nam, hiện tại, hiến pháp là do đảng cộng sản Việt Nam viết và dân không được quyền phúc quyết hiến pháp. Và hiến pháp đó phải đi ngược lại nguyên tắc của thị trường tự do khi họ khẳng định kinh tế quốc doanh chủ đạo.

Theo ngôn ngữ dễ hiểu bình dân và ngắn gọn, dân chủ có nghĩa là dân làm chủ, là chủ nhân của đất nước mình, làm chủ tài sản đất đai của mình.
– Tiến Trung

Tuy nhiên,  nguồn lực kinh tế quốc gia lại bị phân bổ một cách méo mó, lệch lạc, kém hiệu quả. Trụ cột thứ ba là xã hội dân sự. Vấn đề đơn giản nhất là quyền lập hội tại Việt Nam vẫn chưa có. Do vậy nhìn vào 3 trụ cột thì Việt nam vẫn chưa có.  Ngoài ra, còn có 3 điểm nhỏ hơn để chúng ta nhìn vào để biết mức phát triển dân chủ đó là ở Việt Nam hiện tại chưa có báo chí tư nhân; Toà án thì do đảng cộng sản khống chế; Và quá trình bầu cử chỉ do đảng cộng sản kinh loát. Khi nhìn vào 3 trụ cột lớn và 3 điểm nhỏ, tôi không thể khẳng định bao nhiêu phần trăm nhưng tất cả những điều nêu trên đều khẳng định Việt Nam chưa có dân chủ.

Thanh Tùng: Theo tôi thời gian qua cho đến hiện tại, những khẩu hiệu (dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng – dân chủ-văn minh) hoàn toàn sáo rỗng.  Điều này thể hiện qua những điểm sau:  Thứ nhất họ nói dân giàu, nhưng thực tế sau ngày thống nhất đất nước người dân Việt Nam chẳng những không được giàu lên mà ngược lại nghèo đi rất nhiều.  Còn nói về nước mạnh ở đây cho thấy Việt Nam hoàn toàn không có sự mạnh mẽ gì thể hiện trong các bảng xếp hạng các quốc gia trên thế giới.  Việt Nam thường nằm ở những thứ hạng áp chót.  Ngoài ra, việc phát triển các ngành công nghiệp hầu hết Việt Nam rất yếu kém. Văn minh ở Việt Nam, một xã hội phải nói rằng đang rất lộn xộn và bát nháo; Người dân họ chưa thể hiện được  nếp sống văn minh, môi trường môi sinh không được bảo vệ.  Một xã hội như vậy thì dường như chúng ta chưa thể nói gì đến vấn đề Việt Nam có được một “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh”

Thúy Nga: Đạt bao nhiêu phần trăm thì không chắc nhưng chắc chắn rất ít.  Câu khẩu hiệu ở Việt Nam thực chất chỉ là câu ngoài môi để mị dân. Nó chỉ là vũ khí để cho nhóm quan chức và nhóm lợi ích của chính phủ để họ tham ô, tham nhũng bóc lột tiền thuế của dân cũng giống như cướp đất, cướp nhà của dân.  Tình trạng dân oan đi khiếu kiện triền miên vì bị cướp đất cướp nhà và chính quyền thì các cấp không giải quyết thì người dân làm sao có thể giàu được.

Việt Nam cần làm gì

Chân Như: Ông NTD phát biểu cho rằng: “Dân chủ là xu thế không thể đảo ngược, và là đòi hỏi khách quan của xã hội loài người, VN không phải ngoại lệ, không đứng ngoài xu thế này”.  Đúng như lời ông Dũng, xu thế dân chủ hóa ở Việt Nam gần đây khá khởi sắc.  Tuy nhiên các phong trào dân chủ vẫn còn bị trấn áp, đe dọa, khủng bố từ phía chính quyền. vì sao?

Thanh Tùng: Ông Nguyễn Tấn Dũng thường đi ra “nước ngoài” và có những lời phát biểu khá mỹ miều. Theo bản thân tôi, về mặt ngoại giao, ông buộc phải phát biểu như thế để xây dựng hình ảnh bộ mặt các quan chức Việt Nam khi đi ra ngoài. Và lại một lần nữa cho thấy những phát biểu của ông Dũng hoàn toàn không có một trọng lượng nào. Cụ thể là  không hề đi đôi với hành động nào của chính phủ.  Tôi được biết hồi hội nghị Shangri la ở Philippines, khi Trung Quốc đưa dàn khoan vào thì ông Nguyễn Tấn Dũng cũng có những phát biểu rất mỹ miều. Theo tôi,  họ làm như vậy để  lấy lòng dân và để lấy lòng đối với đối tác mà khi đi ra họ có quan hệ ngoại giao ở nước ngoài thôi. Trên thực tế, khi về trong nước thì những hành động mình trông đợi lại không xảy ra.

Ông Nguyễn Tấn Dũng thường đi ra “nước ngoài” và có những lời phát biểu khá mỹ miều. Theo bản thân tôi, về mặt ngoại giao, ông buộc phải phát biểu như thế để xây dựng hình ảnh bộ mặt các quan chức Việt Nam.
– Thanh Tùng

Tiến Trung: Trước hết chúng ta khẳng định dân chủ là cơ bản, là nền tảng và là nguyên tắc tổ chức của xã hội ngày nay. Do vậy khi dùng từ xu thế như ông Nguyễn Tấn Dũng nói sẽ khiến cho các lãnh đạo đảng cộng sản có cớ để câu giờ, là chỉ thể hiện dân chủ trong tương lai.

Ở Việt Nam, các lãnh đạo đảng mới chỉ nói rất nhiều về dân chủ,về nhà nước pháp quyền, và tôn trọng nhân quyền chứ chưa hề có hành động cụ thể gì, nên tôi rất đồng ý với anh Tùng.  Chúng ta cũng thấy từ đầu thế kỷ 20 đến đầu thế kỷ 21 bây giờ, các quốc gia theo thể thức dân chủ thì ngày càng nhiều và chiếm đa số so với quốc gia bị lãnh đạo áp đặt thể chế độc tài toàn trị.  Còn phong trào dân chủ Việt Nam thì vẫn bị đàn áp, theo tôi, vì những người lãnh đạo của đảng cộng sản họ vẫn sợ mất cái đặc quyền đặc lợi cho phe nhóm của mình.

Vừa rồi, chính ông Nguyễn Phú Trọng có nói rằng “đây là vấn đề lợi ích cấu kết mắc ngoặc với nhau, lợi ích nhóm.  Ông mất chân giò bà thò chai rượu, những quan hệ lằng nhằng với nhau”.  Chính ông tổng bí thư của đảng cộng sản đã nói rõ thực trạng giữa các lãnh đạo là như vậy, vấn đề lợi ích, cho nên tôi nghĩ đảng cộng sản thì vẫn nói chứ chưa làm được.

000_Hkg10109836-400.jpg
Từ trái qua: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hà Nội hôm 20/10/2014. AFP photo

Thúy Nga: Như tôi cũng nói ở trên, chế độ cộng sản toàn trị thì họ cũng chỉ dùng khẩu hiệu, lời lẽ đầu môi để hoãn binh lừa dối nhu cầu thực sự của người dân thôi. Thực tế, ông ta vẫn chỉ đạo các công an với an ninh thường phục (thực chất là côn đồ) để áp bức các tổ chức xã hội dân sự đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền trong thời gian vừa rồi và hiện tại vẫn thế.

Như các bạn thấy, vấn đề dân chủ ở Việt Nam thời gian này cũng khá hơn những thời gian trước, nó liên quan đến vấn đề dân chủ của toàn cầu thôi chứ không riêng gì ở Việt Nam. Đặc biệt là nhờ internet mà người dân đã hiểu được quyền căn bản và quyền con người của mình; Và những cái tốt của xã hội dân chủ, cái xấu của xã hội chủ nghĩa mà chính quyền Việt Nam vẫn đang tuyên truyền mị dân.

Chính vì thế mà nhiều người đã dám đứng lên để đấu tranh phản đối việc làm sai và đấu tranh cho dân chủ nhân quyền.  Nếu thực sự ông Dũng phát biểu câu đấy thì tại sao ông ta lại ra lệnh cho công an côn đồ đàn áp và khống chế không cho người dân được biểu tình phản đối Trung Quốc xâm chiếm biển đảo như chuyện giàn khoan HD 981; Hoặc là mới đây rất nhiều người dân đem bản kiến nghị đến yêu cầu quốc hội để bạch hóa hội nghị thành đô thì quốc hội không nhận. Điều đó cho thấy lời ông Dũng phát biểu bên Đức với thực tế mà họ hành xử ở Việt Nam hoàn toàn khác nhau.

Chân Như: Để có một nền dân chủ thật sự, VN cần có những thay đổi gì?

Thúy Nga: Theo tôi thứ nhất phải có đa nguyên đa đảng để đảng nọ giám sát đảng kia như vậy quan chức chính quyền mới giảm bớt được những lạm quyền và tham ô tham nhũng. Cái thứ hai  là người dân phải được quyền tự do ứng cử và bầu cử để chọn ra người có tài, có tâm cho đất nước và lo cho dân.  Và thứ ba là ngành tư pháp và lập pháp và hành pháp phải hoạt động thực sự  độc lập.  Ngành báo chí cũng vậy; Ngành báo chí của Việt Nam bây giờ đang tuyên truyền, nhưng thật sự ngành báo chí và truyền thông cần phải được thực sự độc lập và đưa tin đúng sự thật và đa chiều.

Chế độ cộng sản toàn trị thì họ cũng chỉ dùng khẩu hiệu, lời lẽ đầu môi để hoãn binh lừa dối nhu cầu thực sự của người dân thôi.
– Thúy Nga

Cái quan trọng nữa quyền tự do phát biểu, tư tưởng của mình không bị bất cứ áp bức gì bên phía chính quyền. Điều cần phải được thực hiện ngay tức thời đó là chính quyền phải trả tự do cho tất cả những tù nhân lương tâm, những người đang bị chính quyền bách hại chỉ vì họ dám lên tiếng và hành động để đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền. Tuy nhiên, hiện nay tất cả những điều trên đều chưa có và tất cả đều đang bị nằm dưới sự kìm kẹp của đảng cộng sản.

Tiến Trung: Đối với quan điểm của tôi thì chỉ khi nào Việt Nam có một hiến pháp dân chủ thì lúc đó nền dân chủ mới bắt đầu.  Khi  nào Việt Nam chưa có hiến pháp dân chủ thì ngày đó Việt Nam vẫn còn chưa có dân chủ. Hiện tại, Việt Nam rõ ràng chưa có hiếp pháp dân chủ tại vì theo tôi, khi mà có hiến pháp dân chủ thì đó chính là cơ sở điều hành xã hội.  Từ hiến pháp dân chủ đó sẽ đề ra việc đảm bảo quyền tự do của người dân như thế nào, cơ chế tam quyền phân lập ra sao. Như chị Thúy Nga đã nói, tôi mong là phải đấu tranh cho  toàn dân được  bầu ra quốc hội của mình. Từ đó, quốc hội sẽ dự thảo hiến pháp mới toàn dân thông qua.

Thanh Tùng: Những điểm căn bản, Thúy Nga và Tiến Trung đã nêu ra gần hết rồi. Tất nhiên, mình thấy những yếu tố đó cũng phải dựa trên vấn đề là  sự chủ động thay đổi từ bản chất của chế độ.  Điều đầu tiên họ phải có một hiến pháp thật sự dân chủ.  Khi mà một đảng cầm quyền đang độc quyền về mọi phương diện, thì đối với chúng ta, đặc biệt là những bạn trẻ và những nhân sĩ trí thức phải đồng lòng cùng nhau chúng ta đòi hỏi phải có được một nền giáo dục độc lập tiên tiến, chứ không thể như bao năm qua.

Còn với các nghiệp đoàn thì cũng đòi hỏi có được công đoàn độc lập để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người dân. Truyền thông báo chí cũng vậy phải có các nghiệp đoàn và tổ chức để làm sao đảm bảo quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.  Để có những điều cơ bản như vậy,Việt Nam cần có những thay đổi gì? Trong điều kiện hiện tại, chúng ta đang bị kìm kẹp chặt chẽ bởi thế lực cầm quyền. Chúng ta cần tìm đủ mọi cách để  vượt ra được cái sự kìm kẹp đó, và cùng nhau xây dựng một xã hội mà ở đó có được sự công bằng, dân chủ.

Xin cám ơn Thúy Nga, Thanh Tùng và Tiến Trung đã đến với chương trình.

Chân Như cũng hy vọng các bạn trẻ cũng sẽ tham gia vào hội luận để hầu nêu lên chính kiến của mình, đó là quyền bày tỏ mà mỗi con người trên trái đất này đều phải có.

Các bạn có thể gởi email về cho Chân Như qua hoangc@rfa.org hay theo dõi Chân Như qua facebook tại facebook.com/Channhu.rfa

https://www.youtube-nocookie.com/v/EMZq3gAGe7U?version=3&hl=en_US

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Nhóm Giang Trạch Dân gây rối ở Hồng Kông để hạ uy tín ông Tập

Nhóm Giang Trạch Dân gây rối ở

Hồng Kông để hạ uy tín ông Tập

A- A A+ ‹Đọc›

Theo tờ The Epoch Times, xem ra các thành viên thân cận cựu Tổng bí thư Giang Trạch Dân của đảng Cộng sản Trung Quốc – CPC (sau đây gọi tắt là nhóm Giang Trạch Dân) đã tạo ra nhiều rắc rối ở Hồng Kông (HK) để có thể hạ uy tín Chủ tịch Tập Cận Bình.

Ông Giang Trạch Dân - Ảnh: www.stasiareport.com
Ông Giang Trạch Dân – Ảnh: http://www.stasiareport.com

Sự gây rối này nhằm buộc ông Tập phải lập lại cuộc thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989, giúp cánh ông Giang có thể phê phán ông Tập hành động bạo lực và buộc ông phải từ chức.

Từ đó, sẽ chặn được cuộc thanh trừng các thành viên thuộc cánh ông Giang trong chiến dịch chống tham nhũng.

Cựu tổng bí thư CPC Giang mất tầm ảnh hưởng khi người kế nhiệm Hồ Cẩm Đào mãn nhiệm hồi năm 2012. Lúc đó, ông Hồ Cẩm Đào ra quy định mới: các cựu lãnh đạo cấp cao không còn được can thiệp vào hoạt động của đương kim tổng bí thư CPC.

Vậy là ông Giang không còn có thể can thiệp vào chính trị, mất nhiều “chiến hữu” như Bạc Hy Lai bị bỏ tù.

Trong nỗ lực thu phục lại quyền lực, nhóm Giang Trạch Dân đã lên nhiều kế hoạch trừ khử ông Tập, như tổ chức ám sát, lạt đổ, hoặc một sự kiện giống vụ quảng trường Thiên An Môn.

HK trở thành mặt trận

Tình hình bất ổn chính trị, các cuộc phản đối ở HK cũng là một kế hoạch của cánh ông Giang. Năm 2012, một thành viên của cánh ông Giang là Tăng Thanh Hồng phụ trách vụ HK, chỉ định Lương Chấn Anh làm đặc khu trưởng HK.

Dù HK được cho là có đa phần độc lập với “mẫu quốc” TQ, ông Lương được cho là đảng viên bí mật của CPC và là người của ông Giang.

Việc này cho phép cánh ông Giang lôi HK vào cuộc đấu đá quyền lực ở Bắc Kinh. Mục tiêu của cánh này là cài ông Tập vào thế cựu tổng bí thư Triệu Tử Dương, người mất quyền lực sau vụ quảng trường Thiên An Môn.

Ngày 31.8, ban thường vụ quốc hội TQ (NPC) ra nghị quyết phủ nhận nguyện vọng của người HK là được tự do bầu đặc khu trưởng vào năm 2017.

Nghị quyết này khiến người HK bức xúc, hàng chục ngàn sinh viên bãi khóa, rồi có thêm dân thường tham gia các cuộc phản đối lớn, mà thế giới gọi là Phong trào Dù.

Chính quyền HK đã dùng hơi cay, ớt cay để trấn áp người phản đối, cho rằng họ sẽ phải rút lui. Nhưng hóa ra càng có thêm người tham gia phản đối.

Viễn cảnh CPC trao quyền dân chủ cho HK là cực kỳ mỏng. CPC đã luôn thao túng các cuộc chỉ định đặc khu trưởng cùng thành viên lãnh đạo đặc khu này, từ sau khi Anh trao trả cho TQ hồi năm 1997.

Hơn nữa, CPC kiểm soát xã hội HK thông qua các tổ chức như Hội đồng hành chính, phòng Thương mại và Hiệp hội các nghề HK.

Nhưng lần này, việc chọn chủ đề bầu cử đặc khu trưởng để gây bất ổn ở HK, khi vấn đề này chóng gây bất mãn trong xã hội HK.

Hội nghị trung ương 4 của CPC (từ ngày 20 đến 23.10) được dự báo sẽ có thêm nhiều thành viên cánh ông Giang bị kỷ luật, nên cánh này tạo thêm rắc rối ở HK để “câu giờ”.

Như vụ nữ đặc khu phó Carrie Lam đột ngột hủy cuộc đàm phán ngày 9.10 với cánh thủ sinh viên (đến tuần này mới tổ chức).

Chính quyền ông Lương làm đủ cách để leo thang căng thẳng xã hội và Liên đoàn sinh viên HK tuyên bố lập cuộc “bất tuân dân sự”.

Theo giới truyền thông nước ngoài, ngày 28.9, ông Tập giận dữ bác đề xuất của chủ tịch NPC Trương Đức Giang: ông Tập nên dùng vũ lực giải tán “bọn trẻ phản đối”.

Ông Tập nói sẽ không triển khai Quân đội giải phóng nhân dân (PLA) đóng ở HK và để ông Lương tự xử lý cuộc phản đối.

Ngày 3.10, ông Lương ra lệnh cho giang hồ tấn công các sinh viên. Một số tên xã hội đen xưng danh là người ủng hộ dân chủ, gây hấn và đánh nhau với người biểu tình ủng hộ CPC chống cuộc phản đối, nhằm kích động căng thẳng.

Việc bác quyền bầu cử tự do của người HK, cùng việc đàn áp Phong trào Dù là kết quả âm mưu cài thế gây rắc rối cho ông Tập của cánh ông Giang – Tăng từ 2 năm qua.

Ảnh: Reuters

Ông Tập phản công, bằng cách cử công an chìm đến HK để xác định nhân thân các thành viên nhóm Giang Trạch Dân ở đó.

Họ thu thập thông tin về ông Lương, gồm những mối quan hệ và người ủng hộ trong chính quyền đặc khu, cảnh sát và giới giang hồ.

Họ cũng công khai vạch mặt những kẻ kích động phản đối ngoài đường phố.

Tại sao là HK?

Cánh ông Giang chọn “quậy” ở HK vì nhiều lý do: đó là một trung tâm tài chính của thế giới.

Hầu hết giới truyền thông nước ngoài đều có chi nhánh ở đây, nên nếu có chuyện gì xảy ra thì thông tin nóng được truyền khắp thế giới ngay lập tức.

Lý do khác: Tăng Thanh Hồng đã thu được nhiều cảm tình viên CPC và tổ chức tội phạm Hội Tam Hoàng ở HK, trong gần 20 năm ông nắm vụ HK.  Các lực lượng này rất dễ triển khai.

Bên cạnh đó, HK là đặc khu hành chính theo công thức “một quốc gia, hai chế độ” trong quan hệ với TQ. Công thức này được bảo vệ bởi các giá trị tự do, dân chủ, thượng tôn pháp luật đã kế thừa từ thời là xứ nhượng địa của Anh.

Nên nếu tái lập sự kiện quảng trường Thiên An Môn, đó sẽ là “cú đánh mạnh” vào ông Tập và cánh ông Giang có thể thu phục lại quyền lực.

Các lực lượng của cánh ông Giang đã xuống đường tuần hành chống dân chủ ngày 17.8 và tấn công Phong trào Dù ở Mong Kok.

Những vụ việc này nhằm khơi lửa hận thù và làm gia tăng căng thẳng ở HK.

Nhóm Giang Trạch Dân còn đàn áp quyền tự do báo chí ở HK. Từ khi ông Lương làm đặc khu trưởng, ông lệnh cho “đàn em” xâm nhập, kiểm soát giới truyền thông bằng nhiều chiến thuật.

Như giang hồ đe dọa giới truyền thông, thân chủ của báo The Epoch Times (HK) xịt sơn nhà trùm Jimmy Lai của hãng truyền thông Next Media, hoặc đánh dã man cựu tổng biên tập Kevin Lau của Ming Pao.

Ông Lương còn ép giới truyền thông bằng các biện pháp kinh tế: rút quyền quảng cáo, buộc đuổi việc các nhà bình luận chính trị sắc sảo.

Sự kiểm soát giới truyền thông HK của ông Lương tạo điều kiện cho giới truyền thông chính thức TQ tiếp tục thóa mạ giới sinh viên, xuyên tạc Phong trào Dù. Các lực lượng thân CPC thì phao tin đồn để hạ uy tín phe phản đối…

Như đã nêu, tất cả các sự kiện này chỉ nhằm cài bẫy ông Tập phải tái diễn sự kiện quảng trường Thiên An Môn…

Theo dõi sự kiện qua Videos Thời Sự quốc tế tiếng Anh

Tin tức nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1003113#ixzz3Hk5Ogrld
doc tin tuc www.xaluan.com

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Đánh đập, nhục mạ

(Từ trái) Đinh Nhật Uy, Phan Thanh Hải, Dương Thị Tân, Phạm Bá Hải, Nguyễn Đan Quế, Thích Không Tánh, Trần Thị Hài, Phạm Chí Dũng – Chùa Liên Trì, Rằm tháng giêng 2014

Một số thành viên Hội CTNLT (từ trái) Đinh Nhật Uy, Phan Thanh Hải, Dương Thị Tân, Phạm Bá Hải, Nguyễn Đan Quế, Thích Không Tánh, Trần Thị Hài, Phạm Chí Dũng – Chùa Liên Trì, Rằm tháng giêng 2014

RFA files

http://www.rfa.org/vietnamese/manuallyupload/audio-player/player.swf

 

Cựu tù nhân lương tâm tại Việt Nam sau khi mãn án tù tiếp tục chịu sự đối xử hà khắc của cơ quan chức năng. Một số trường hợp mới nhất vừa xảy ra trong hai ngày 29 và 30 tháng 10 vừa qua.

Đánh đập, nhục mạ

Ba người vừa trải qua tình trạng bị các viên chức an ninh công khai theo dõi, can thiệp vào công việc của họ rồi nhục mạ và đánh đập họ là các cựu tù nhân Phạm Bá Hải, Nguyễn Văn Sóc và Chu Mạnh Sơn.

Ông Phạm Bá Hải hiện là điều phối viên của Hội cựu tù nhân lương tâm Việt Nam, ông Nguyễn Văn Sóc là một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, còn anh Chu Mạnh Sơn là một thanh niên Công giáo ở Vinh.

Hai ông Phạm Bá Hải và Nguyển Văn Sóc vào ngày 29 tháng 10 lên Đà Lạt để thăm một cựu tù nhân chính trị khác là ông Dương Âu. Theo lời kể của hai ông này, thì cuộc viếng thăm đó bị an ninh vào tận nhà can thiệp; sau đó lực lượng an ninh đi theo đến tận gần nhà trọ và việc hành hung xảy ra tại một ngõ vắng dẫn vào nơi trọ.

Ông Phạm Bá Hải kể lại:

Vừa nói dứt câu họ đấm ngay vào mặt tôi, vào mũi tôi. Khi bị đấm bất ngờ như vậy tôi bị té xuống đường, ngay khi tôi té xuống đường, họ đá liên tục vào người tôi.
-Phạm Bá Hải

“Họ đứng ngáng đường tôi đi và dùng thân đẩy vào người tôi họ kiếm chuyện, một anh trong số đó nói ‘vô đây thăm ai, làm gì’. Vừa nói dứt câu họ đấm ngay vào mặt tôi, vào mũi tôi. Khi bị đấm bất ngờ như vậy tôi bị té xuống đường, ngay khi tôi té xuống đường, họ đá liên tục vào người tôi. Tôi dùng hay tay che đầu lại. Một anh nắm cổ áo tôi lôi lên không muốn cho tôi nằm xuống, chân thì đá.

Phần anh Sóc bị hai người tách qua bên kia đường và không cho anh Sóc can thiệp vào việc họ đánh tôi. Anh Sóc thấy vậy nhào vào và cũng bị đá.

Sau một lát đánh liên tục như vậy, có một người ở xa la lên ‘tôi là công an, tôi là công an’; bốn người lập tức nói ‘chạy, chạy, chạy’ bỏ tôi lại hiện trường nằm ở đỏ. Anh Sóc ở bên kia đường và anh (nói là công an) đến nói có muốn vào đồn trình báo gì hay không, Rõ ràng đây là một kịch bản mà họ dàn dựng ra vì gần đó vẫn có hai an ninh trinh sát đứng quan sát.”

Ông Nguyễn Văn Sóc cũng cho biết sự việc xảy ra với hai người tại Đà Lạt như sau:

“Riêng tôi họ đạp vô bụng và sau bả vai. Lúc đó lu bu quá tôi không nhớ rõ nhưng đánh rất dã man.”

Theo kế hoạch sau khi lên Đà Lạt thăm cựu tù nhân Dương Âu, hai ông Phạm Bá Hải và Nguyễn Văn Sóc đi ra Vinh bằng máy bay để gặp một số cựu tù nhân lương tâm khác ở đó như anh Chu Mạnh Sơn, gia đình tù nhân Đặng Xuân Diệu… Tuy nhiên ngay khi mới xuống sân bay Vinh thì họ đã bị an ninh vây bắt đưa đi làm việc và trong khi làm việc ông Phạm Bá Hải đã chịu những hành xử như lời ông thuật lại như sau:

“Họ đưa tôi với anh Sóc về một xã gần sân bay thành phố Vinh vào lúc hơn 2 giờ chiều. Họ giữ chúng tôi làm việc, khủng bố tinh thần và quần thảo chúng tôi cho đến mãi 7 giờ tối.

pham-ba-hai-400
Ông Phạm Bá Hải trong chuyến đi miền Tây thăm các cựu tù nhân lương tâm trước đây. (Từ trái sang: Nguyễn Thanh Phong, Nguyễn Văn Thơ, Phạm Bá Hải). File photo.

Trong quá trình làm việc đối với tôi, có đặc điểm là trong giỏ của tôi có mang một số dụng cụ gồm có laptop, iPhone, iPad. Đây là quà tặng cho một số gia đình tù nhân. Vì là quà tặng nên tôi không biết password của những máy này nhưng an ninh bắt tôi cung cấp password; nhưng tôi nói không phải máy móc của tôi. Thế là họ dùng mọi hình thức tra tấn, khủng bố. Trong đó có một vị chỉ huy từ khi bắt tôi ở sân bay, ông này đã sỉ vả và dùng lời lẽ nặng nề. Khi tôi bất hợp tác, tôi tịnh khẩu và không trả lời thế là ông ta dùng hai ngón tay xỏ vào hai lỗ mũi của tôi và móc ngược lên trên khiến đầu tôi bật ra phía sau đánh vào thành ghế. Sau đó ông ta có hành động nữa là đang hút thuốc và dí vào cổ tay trái của tôi khi tôi ngồi khoanh tay, tịnh khẩu. Tôi có phản đối nói hành vi như thế của ông luật pháp Việt Nam không cho phép, ông không có quyền ‘nhục hình’ người khác, ông ta nói rằng ‘cái thứ, cái loại của chúng mày là phải như thế’!”

Cựu tù nhân lương tâm Chu Mạnh Sơn đi đón hai ông Phạm Bá Hải và Nguyễn Văn Sóc tại sân bay Vinh cũng bị bắt đưa đi làm việc và bị đánh đập trong quá trình làm việc như thế với cơ quan chức năng. Anh Chu Mạnh Sơn kể lại:

“Công an huyện Yên Thành đã đưa tôi về đến trụ sở Công an huyện, sau đó họ đưa tôi vào phòng làm việc thi hành án hình sự huyện Yên Thành. Tại phòng làm việc này chính anh Chu Văn Phú, trưởng phòng thi hành án huyện, đã đánh vào người tôi gồm ba đấm vào mặt, bốn tát tai, đá hai cái vào lưng và đấm hai cái vào ngực và một cú đá khiến đầu tôi chúi xuống mặt đất. Anh Chu Văn Phú đã đánh tôi trước sự chứng kiến của công an huyện Yên Thành, có sự chứng kiến của phó trưởng công an huyện Yên Thành, trưởng công an xã Phúc Thành và nhiều cán bộ công an huyện Yên Thành. Cũng tại đây, ông phó trưởng công an huyện Yên Thành nói với anh Chu Văn Phú ‘đánh chết nó đi’, ‘đánh cho nó không còn ăn được cơm, đánh cho nó ngu đần luôn thể’. Anh Chu Văn Phú còn bảo ‘mi chẳng là cái đ… gì đâu, đừng có ngoan cố’, ‘tao đánh và có khi tao giết không!’. Cũng tại phòng làm việc thi hành án hình sự của huyện Yên Thành, anh Nguyễn Văn Trung, trưởng công an xã Phúc Thành cũng nói ‘không muốn làm người, lại muốn làm chó’!”

Vi phạm luật và quyền con người

Ông Phạm Bá Hải nêu ra những sai phạm của cơ quan chức năng tại Đà Lạt và ở Vinh khi có những hành vi đánh đập, khủng bố, sỉ nhục đối với bản thân ông như sau:

“Tôi đi với tư cách là công dân đầy đủ, tôi không phải là người đang bị quản chế, tôi có quyền đi bất cứ nơi nào và tôi gặp người nào luật pháp cũng không cấm.”

Bản thân cựu tù nhân lương tâm Chu Mạnh Sơn hiện đang còn trong thời gian quản chế nên anh thừa nhận có sai trong việc ra sân bay đón hai ông Phạm Bá Hải và Nguyễn Văn Sóc mà không có ý kiến của chính quyền địa phương nơi anh cư trú; tuy nhiên theo anh này việc đánh đập, sỉ nhục anh là không đúng với luật pháp Việt Nam cũng như những công ước quốc tế mà Hà Nội đã ký kết.

Vào ngày 23 tháng 10 vừa qua chủ tịch nước Việt Nam trình quốc hội phê chuẩn Công ước Chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc  trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người. Hành động của những viên chức công an, an ninh tại hai nơi tại Đà Lạt và Vinh đối với ba cựu tù nhân lương tâm như vừa nói không phải là chuyện cá biệt mà theo những nạn nhân đó là hành xử có thể nói ‘thường nhật’ của những viên chức an ninh, công an lâu nay.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Mỹ tung máy bay đi săn tàu ngầm Trung Quốc

Thứ ba, 28/10/2014 | 12:14 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|

Mỹ tung máy bay đi săn tàu ngầm Trung Quốc

Sà xuống độ cao 500 feet trên Thái Bình Dương, trung tá hải quân Bill Pennington lái chiếc máy bay trinh sát tối tân P-8 của hải quân Mỹ về phía một con tàu khả nghi ở phía nam Nhật Bản.

Ở phía cuối máy bay, kỳ thực là một Boeing 737 đã đại tu này, phi hành đoàn chăm chú thám sát con tàu bằng hàng loạt thiết bị trinh thám và giám sát, kể cả radar, GPS và các camera hồng ngoại. Kết quả chuyến đi săn không có gì đáng quan tâm: con tàu đó là một tàu chở công ten nơ của Singapore. Chiếc P-8 gầm lên tăng độ cao, phi hành đoàn phẩy tay cho qua. Mục tiêu của họ phải là thứ đáng giá và nguy hiểm hơn nhiều: tàu ngầm của Trung Quốc.

Trinh thám cơ này là một trong 6 chiếc P-8 Orion mà Mỹ điều đến căn cứ ở Okinawa từ tháng 12 năm ngoái, như một phần trong chiến lược xoay trục về châu Á, triển khai nhiều hơn các nguồn lực ngoại giao và quân sự về khu vực này nhằm đối phó với năng lực quân sự cũng như sự quyết đoán ngày càng gia tăng của Trung Quốc.

P-8-Poseidon-jpeg-5314-1414471513.jpg

Máy bay trinh sát và chống ngầm P-8 Poseidon. Ảnh: Military Today

Quần đảo Okinawa có tầm quan trọng đối với chiến lược của Mỹ, bởi nó án ngữ một bề của biển Hoa Đông, nơi đang có tranh chấp chủ quyền gay gắt giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Đó cũng là nơi mà Mỹ có căn cứ gần nhất tới Biển Đông, nơi Trung Quốc đang sa vào tranh chấp chủ quyền với một loạt nước Đông Nam Á.

Okinawa cũng tọa lạc ngay cạnh một trong các lối đi quan trọng – eo biển Miyako, nơi các tàu ngầm Trung Quốc thường sử dụng để đi ra Thái Bình dương. “Chúng tôi thường làm thế này, nếu họ đi từ A đến B, chúng tôi sẽ khai thác vấn đề đó”, Pennington nói. Ông cho rằng máy bay trinh sát P-8 là thứ giúp thay đổi cuộc chơi, bất chấp việc nhiều người chỉ trích chính phủ Mỹ đầu tư tới 34 tỷ USD cho việc phát triển và mua sắm phi đội P-8.

Phản lực trinh sát này sẽ thay thế các máy bay cánh quạt P-3 ở Okinawa. P-3 được phát triển từ những năm 1960 nhằm săn lùng tàu ngầm của Liên Xô. Máy bay P-8 hiện có khả năng thả và theo dõi 64 “phao âm học” (sonarbuoy), gấp đôi năng lực của P-3.

Trinh thám cơ thế hệ mới có thể theo dõi mục tiêu trong tầm 1.200 hải lý, xa hon 300 hải lý so với P3, có thể hoạt động hiện trường 4 giờ trước khi phải trở về căn cứ.

“Khả năng của máy bay cho phép chúng tôi xuống đến tận phía nam của South China Sea”, Đại tá Mike Parker, chỉ huy Lực lượng số 72 Hải quân Mỹ, nói và dùng tên tiếng Anh của Biển Đông. “Chúng tôi vẫn thường xuống đó. Chúng tôi có đủ khả năng xác định vị trí của tàu ngầm, và nếu cần, thông báo cho họ rằng chúng tôi biết họ ở đâu”.

Hoạt động của P-8 khiến nó có thể ở vào tình thế đối đầu với sức mạnh của  Trung Quốc. Hồi tháng 8, Mỹ công bố hình ảnh cho thấy chiến đấu cơ của Trung Quốc nhào lộn và phơi bụng khoe vũ khí ngay trước mũi P-8, phía trên đảo Hải Nam. Đây là nơi Trung Quốc có căn cứ tàu ngầm. Phía Trung Quốc khẳng định phi công của họ bay an toàn và yêu cầu Mỹ ngừng các chuyến bay trinh sát gần căn cứ của Trung Quốc.

Tuy nhiên Mỹ tuyên bố các chuyến bay đó thực hiện ở không phận quốc tế, thậm chí còn đưa P-8 xuống Biển Đông nhiều giờ hơn thông qua đàm phán với các nước trong khu vực này nhằm sử dụng các đường băng và bãi đáp phục vụ các chuyến săn ngầm.

Tầm hoạt động gia tăng của P-8 cũng như tính thiết yếu của các bãi đáp trong khu vực đã được chứng tỏ khi chiến dịch tìm kiếm MH370 diễn ra đầu năm nay. Qua chiến dịch đó, Mỹ cũng đã đề xuất và thực hiện việc hợp tác chặt chẽ hơn với các quốc gia nhằm tăng năng lực chống ngầm cho hạm đội của họ. Mỹ có kế hoạch cho P-8 hoạt động phối hợp với phi cơ không người lái Triton. Chiếc Triton đầu tiên sẽ triển khai tại Guam năm 2017.

Tuy có tầm xa hơn, tốc độ nhanh hơn và sử dụng được nhiều phao âm học hơn, công nghệ săn ngầm của P-8 vẫn không khác thời Chiến tranh Lạnh. Vừa phụ thuộc khoa học vừa phụ thuộc bản năng, kỹ thuật chiến tranh ngầm của chúng ta ngày nay vẫn dựa vào tính chất phức tạp của đại dương. Không một vệ tinh hay radar nào có thể phát hiện vật thể dưới nước. Cách hữu hiệu nhất để tìm một con tàu ngầm là sử dụng thiết bị sonar để nghe động cơ của tàu, hoặc nghe các tín hiệu vọng âm, hay tiếng “ping” phản lại từ vỏ kim loại của nó.

Các tàu ngầm tìm cách tránh bị phát hiện bằng cách giữ cho động cơ thật êm, hạn chế phát tín hiệu viễn thông và lẩn mình bên dưới “lớp nhiệt” –  lớp giữa phần nước ấm hơn gần bề mặt đại dương và phần lạnh hơn ở phía dưới – nơi có phản âm.

P-8 cũng phối hợp với các vệ tinh chuyên theo dõi các căn cứ tàu ngầm, với các microphone đặt dưới lòng biển nhằm nghe tiếng của tàu ngầm, và với các tàu trên mặt biển – loại kéo theo hàng loạt thiết bị âm học. Một khi phát hiện mục tiêu tiềm tàng, P-8 thả các phao âm học theo hình mạng lưới, sau đó xử lý các dữ liệu thu được từ phao để khoanh vùng mục tiêu.

Dữ liệu hiển thị trên một màn hình ở phía cuối máy bay, được phân tích bởi các chuyên gia như Robert Pillars. Anh được huấn luyện để nghe các tín hiệu âm học của tàu ngầm Trung Quốc.

“Nếu có tàu ngầm nằm trong phạm vi phát hiện của các phao âm học, tôi sẽ tìm ra nó”, anh nói khi ngồi phía đuôi chiến P-8 vừa xuất kích. “Đó là một nghệ thuật. Bạn có khi theo đuổi một con tàu đến hai lần và cả hai đều nhầm lẫn, do mỗi lần nó ‘kêu’ một cách khác nhau. Điều quan trọng là phải được học và phải có bản năng phù hợp”.

pilot-P8-3415-1414471513.jpg

Phi công trong buồng lái chiếc P-8, đang bay trong khu vực tây Thái Bình Dương. Ảnh:Dominic Nahr

Cho đến gần đây, việc tìm ra tàu ngầm Trung Quốc khá dễ dàng. Hầu hết tàu của nước này là loại chạy bằng dầu diesel, thường bị phát hiện vì cứ vài giờ một lần lại ngoi lên mặt nước để “thở”. Các lò phản ứng hạt nhân trên các tàu thế hệ mới của Trung Quốc thì thậm chí còn ồn hơn.

Tuy nhiên, năm 2006, hải quân Mỹ bị bất ngờ khi một con tàu ngầm lớp Tống chạy diesel của Trung Quốc trồi lên ngay trong tầm phóng ngư lôi của hàng không mẫu hạm Kitty Hawk, mà tàu Mỹ không hề biết trước.

“Trung Quốc ngày nay đã có những tàu ngầm rất êm, khiến cho việc phát hiện chúng ngày càng khó khăn”, đại tá hải quân Parker nói. “Nếu anh không giỏi, anh không thể phát hiện”.

Kể từ sau vụ Kitty Hawk, Mỹ tăng cường hoạt động tuần tra chống ngầm. Nhưng Trung Quốc cũng triển khai thêm nhiều tàu mặt nước, tàu ngầm, máy bay và tên lửa được thiết kế để ngăn chặn khả năng trinh thám của Mỹ gần bờ biển Trung Quốc.

Năm 2009, 5 tàu Trung Quốc đã quây chiếc USNS Impeccable, một trong những tàu chống ngầm hiện đại nhất của Mỹ, ở vùng biển quốc tế gần căn cứ tàu ngầm của Trung Quốc ở đảo Hải Nam. Cuối năm ngoái, Trung Quốc bất ngờ thiết lập vùng nhận dạng phòng không và cảnh báo sẽ thực hiện các biện pháp phòng vệ cần thiết trước các chuyến bay không thông báo của nước ngoài.

Nhiều chuyên gia quân sự e rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục lập vùng nhận dạng tương tự trên Biển Đông, cho dù Bắc Kinh suốt nhiều tháng nay khẳng định họ không có ý định đó. Mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc, theo nhận định của giới phân tích, là biến Biển Đông thành địa bàn vững chắc cho các tàu ngầm của họ, như Liên Xô từng có những thành trì cho hoạt động của hạm đội tàu ngầm thời Chiến tranh Lạnh.

Nếu các máy bay và tàu mặt nước của Trung Quốc có thể chặn lực  lượng chống ngầm của Mỹ từ xa, thì đội tàu ngầm của Trung Quốc sẽ rảnh tay tuần tiễu khắp các vùng biển gần bờ và âm thầm lượn ra khơi xa ở Thái bình dương mà không ai biết.

“Tình thế sẽ giống thời Chiến tranh Lạnh”, đại tá Parker nhận xét.

Ánh Dương (theo WSJ)

Categories: Biển Đông | Leave a comment

Chiến đấu cơ tàng hình mới của Trung Quốc lộ diện

Thứ sáu, 31/10/2014 | 17:22 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|

Chiến đấu cơ tàng hình mới của

Trung Quốc lộ diện

Các bức ảnh về một chiếc máy bay của Trung Quốc đang hạ cánh vừa được tung ra làm dấy lên nghi vấn cho rằng đây là chiếc chiến đấu cơ tàng hình đời mới mà Bắc Kinh đang phát triển.
j-31-0-4006-1414749946.jpg

Hình ảnh chiếc máy bay được cho là chiến đấu cơ tàng hình đời mới J-31 của Trung Quốc. Ảnh: SCMP

Theo SCMP, những hình ảnh, đến nay vẫn chưa được xác thực, xuất hiện hồi đầu tuần trên một diễn đàn của những người đam mê quân sự. Chúng cho thấy một chiến đấu cơ, với nhiều đặc điểm giống với chiếc máy bay chiến đấu Shenyang J-31 trong bức ảnh rò rỉ trước đó, đang hạ cánh ở thành phố Chu Hải, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Tập đoàn Máy bay Shenyang có tên trong danh sách các tổ chức tham gia Triển lãm Hàng không Vũ trụ Quốc tế lần thứ 10 của Trung Quốc, bắt đầu diễn ra vào ngày 11/11 tại Chu Hải. Sự trùng hợp khiến nhiều người suy đoán chiếc J-31 sẽ được công bố trong sự kiện lần này. Tuy nhiên, phát ngôn viên của triển lãm không trực tiếp bác bỏ hay xác nhận vấn đề trên.

Máy bay tàng hình Trung Quốc được phát triển trong nhiều năm và thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 10/2012. Đây là một máy bay phản lực hai động cơ mà giới phân tích cho rằng có khả năng thực hiện các nhiệm vụ từ tàu sân bay.

Theo Andrei Chang, tổng biên tập tạp chí Kanwa Asian Defence của Canada, có vẻ J-31 mượn những đặc tính từ chiếc máy bay hai động cơ F-22 và chiếc F-35C của quân đội Mỹ.

J-31 không phải là chiếc máy bay mới duy nhất của Trung Quốc lộ diện trong tháng này. Các bức ảnh của chiếc phi cơ tàng hình cỡ lớn thế hệ thứ 4 J-20, chiếc KJ-500 được trang bị hệ thống cảnh báo sớm và chiếc máy bay vận tải quân sự Y-20 cũng được đăng trên một diễn đàn quân sự hôm 25/10.

Vũ Hoàng

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Tướng Mỹ: Quan hệ Mỹ-Trung là chiến tranh vô hình

Trong khi thế giới đang chìm vào cuộc khủng hoảng ở Ukraine và cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo IS, ở châu Á, Trung Quốc đã có những động thái “mài gươm chuẩn bị cho chiến tranh”.

Trong 3 trung tâm địa chính trị của quyền lực toàn cầu ngày nay, 2 trung tâm đang chìm trong chiến tranh, trung tâm thứ ba cũng đang trên bờ vực của một cuộc chiến. Tại châu Âu, Nga trỗi dậy trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Tại Trung Đông, Nhà nước Hồi giáo IS khiến quốc tế chao đảo khi tắm máu Syria và Iraq. IS có vẻ đã sẵn sàng để mở rộng cuộc chiến sang Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ và tại khu vực có người Kurd ở Iraq bất chấp các cuộc không kích của Mỹ và liên minh quốc tế.

Ở châu Á, Trung Quốc vẫn chưa tạo ra bất kỳ cuộc chiến đổ máu nào. Nhưng khi đọc cuốn sách “Fire on the Water: China, America, and the Future of the Pacific” (tạm dịch: Khói lửa trên biển: Trung Quốc, Mỹ và tương lai của Thái Bình Dương) của tác giả Robert Haddick, có thể thấy Bắc Kinh đang mài gươm chuẩn bị cho chiến tranh trong khi Washington đang bị phân tâm bởi sự hỗn loạn ở những nơi khác.

Haddick đã đúng khi đánh giá rằng Mỹ “đang hoạt động như một nhà cân bằng ngoại đạo, đóng vai trò trung tâm trong an ninh tại Đông Á, một trách nhiệm đã thúc đẩy tất cả thịnh vượng. Nhưng cũng giống như châu Âu 1 thế kỷ trước, rất có thể châu Á sẽ hình thành một sự cân bằng ổn định trong quyền lực khi đối mặt với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc”.

Với chuyên môn về chính trị – quân sự dày dặn, Haddick đã chỉ ra rằng Trung Quốc đang sử dụng chiến thuật ngoại giao khôn ngoan và xây dựng lực lượng quân đội để khai thác điểm yếu của quân đội Mỹ tại chiến trường châu Á.

Hình ảnh Trung Quốc “đang mài gươm chuẩn bị cho chiến tranh”? số 1

Trung Quốc đã làm ngoại giao để giải quyết nhiều tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng. “Từ năm 1998, Trung Quốc đã giải quyết 11 tranh chấp biên giới kéo dài với 6 nước láng giềng. Những bước đi đó đã loại bỏ những va chạm an ninh từ các mối ẩn họa trên đất liền”. Thỏa thuận khí đốt 4 tỷ USD giữa Trung Quốc và Nga được ký kết vào tháng 5/2014 và thỏa thuận phát triển kinh tế ký kết với Ấn Độ vào tháng 9/2014 càng tăng cường đánh giá của Haddick đó là Bắc Kinh đang củng cố mối quan hệ với các nước chung biên giới đất liền.

Giải quyết tranh chấp biên giới cho phép Trung Quốc đổi hướng và tập trung sự chú ý địa chính trị vào vùng biển. Trung Quốc đang sử dụng lực lượng hàng hải bán quân sự để đặt chân lên những hòn đảo tranh chấp và khẳng định quyền bá chủ tại Biển Đông cũng như biển Hoa Đông.

Haddick quan sát thấy sự tương phản đáng lo ngại trong hành vi này. Trong khi Trung Quốc giải quyết tranh chấp trên đất liền, “họ lại tăng tốc đi đòi chủ quyền hàng hải tại Biển Đông và biển Hoa Đông”. Trung Quốc đang áp dụng “chiến thuật salami” với những hành động quyết đoán. Chiến thuật này chưa thể gây ra chiến tranh nhưng về lâu dài, nó sẽ mở rộng ảnh hưởng và sự cưỡng chế của Trung Quốc tại châu Á một cách đáng kể.

Trung Quốc đang kết hợp hoạt động hàng hải bán quân sự với sự tích tụ sức mạnh quân sự đáng kể để ngăn chặn và tấn công các nhóm tàu sân bay của Mỹ. Chi tiết cuốn sách của Haddick tiết lộ rằng Trung Quốc đang tăng cường hệ thống phát hiện và nhắm mục tiêu các nhóm chiến đấu Mỹ ở cả trên không lẫn trên đất liền cũng như xây dựng các tàu nổ và tàu ngầm tấn công để tiêu diệt được tên lửa hành trình chống tàu của Mỹ. Tất cả những khả năng của hải quân Trung Quốc được thiết kế để có thể tấn công được các căn cứ hải quân Mỹ ở cách bờ biển Trung Quốc đến 2.000 km.

Các khả năng quân sự của Trung Quốc có thể ngăn Mỹ vận hành máy bay cánh cố định nhằm tăng cường thêm những mối đe dọa cho quân đội Mỹ tại khu vực. Ông Haddick nhận định “các máy bay ném bom Flanker mà Trung Quốc hiện có là thách thức đặc biệt đối với Mỹ và các nước đồng minh bởi bán kính chiến đấu tương đối lớn của nó.  Các biến thế của Flanker không cần tiếp nhiên liệu có bán kính chiến đấu ít nhát 1.500 km. 5 trong số 6 căn cứ không quân của Mỹ tại tây Thái Bình Dương (2 cái ở Hàn Quốc, 3 cái ở Nhật Bản) đều năm trong bán kính chiến đấu của Flanker”. Hơn nữa, khả năng phòng không ngày càng tinh vi, mật độ dày lên của Trung Quốc sẽ làm Mỹ tốn kém đáng kể để có thể nắm giữ các tài sản quân sự có nguy cơ trên đất liền của Trung Quốc.

Trung Quốc không bị giới hạn việc xây dựng khả năng tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo như Mỹ bởi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung INF. Washington và Moscow đã ký Hiệp ước INF cấm các loại tên lửa mặt đất có tầm bắn từ 500-5.500 km. Trung Quốc đang tung ra các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình và ngày càng đe dọa tới các căn cứ không quân có máy bay tầm ngắn của Mỹ. Đây là tình huống đặc biệt đáng sợ với Mỹ bởi NGa đã vi phạm các điều khoản của Hiệp ước INF khi thử nghiệm các tên lửa hành trình bị cấm.

Đỉnh cao là việc Trung Quốc đang cố ngăn khả năng can thiệp quân sự của Mỹ.  Họ đang mở rộng khả năng chiến tranh mạng và chống vệ tinh để vô hiệu hóa các lệnh, sự kiểm soát, thông tin liên lạc và tình báo của Mỹ. Trung Quốc cũng đang hiện đại hóa lực lượng hạt nhân chiến lược bao gồm các tên lửa đạn đạo liên lục địa di động trên đất liền và các tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân gắn trên tàu ngầm.

Trung Quốc cũng sẽ không bao giờ bị lực lượng chiến lược và lực lượng thông thường của Mỹ đe dọa giống như trong khủng hoảng eo biển Đài Loan năm 1996. Haddick cho rằng: “Chương trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc bắt đầu một cách nghiêm túc sau khi các nhà hoạch định PLA cản thận nghiên cứu kết quả cuộc Chiến tranh vùng vịnh năm 1991 và khủng hoảng eo biển Đài Loan năm 1995-96. Nó được thiết kế đặc biệt để khai thác các lỗ hổng trong cơ cấu, học thuyết và lên kế hoạch của quân đội Mỹ. Giả định rằng các chỉ huy Mỹ sẽ không còn hoạt động cho tới cuối thập kỷ này”.

“Fire on the War”, cuốn sách đã cung cấp những phân tích chính trị-quân sự tuyệt vời mà không bị những lợi ích của các dịch vụ vũ trang, sự quan liêu của an ninh quốc gia và các ngành công nghiệp quốc phòng cản trở. Tác giả cuốn sách đã cảnh báo tất cả mọi người vốn đang bị phân tâm bởi những cuộc khủng hoảng toàn cầu tại châu Âu hay Trung Đông về thanh kiếm chính trị và quân sự đang được mài sắc của Trung Quốc ở châu Á.

Bảo Linh/Người đưa tin (tin tức Nationalinterest)

Video có thể bạn quan tâm

Skip
Từ khóa bài viết:

“Trung Quốc “đang mài gươm chuẩn bị cho chiến tranh”?”: , ,, ,

https://accounts.google.com/o/oauth2/postmessageRelay?parent=http%3A%2F%2Fwww.tinmoi.vn#rpctoken=663395697&forcesecure=1

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Lịch Sử PG Hòa Hảo

Lịch Sử PG Hòa Hảo

THẦY LÂM NẠN TẠI ĐỐC-VÀNG

Giòng Ký Ức Ngậm Ngùi Với Những Năm Vắng Bóng Đức Huỳnh Giáo Chủ

(19/03/2011) (Xem: 13888)

GIÒNG KÝ ỨC NGẬM NGÙI VỚI NHỮNG NĂM VẮNG BÓNG ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ.

 

Tại sao tôi phải nói?

 

Kính thưa quý đồng đồng-đạo thân mến!

 

Trong thời gian ghi chú thiên nhựt ký nầy, càng viết tôi càng thấy được giải thoát. Lần đầu tiên cảm tưởng là tôi có thể vượt thắng nổi dĩ vãng và làm được như thế, nhiều việc trở nên sáng tỏ trước mắt tôi.

 

Trí tưởng của tôi lúc nầy gần như người thấy quảng đời quá khứ hiện ra trước mắt mình và nó là trang sách đang mở rộng. Nhắc lại những sự kiện gay go đã xảy ra làm hao mòn một nền đạo giáo chơn thành. Với mục đích khác nữa, khi đặt bút viết Hồi-Ký nầy, tôi mong làm sao cho rốt cuộc mọi người sẽ nhìn tôi đúng như con người thật của tôi, và có sơ sót điều gì đáng ghi mà tôi đã quên đi, ước mong toàn thể liệt vị niệm tình nhắc nhở và bổ chính hầu tô điểm cho thiên ký ức nầy được viên mãn và kỷ niệm chung của toàn thể chúng ta.

 

Nhớ lại vào năm mà tôi đã nên 19 tuổi, độ ấy tôi rất ngây thơ của thời trẻ trung niên tiếu, sống bên cạnh một gia đình nông dân chất phát. Tuy nhiên, chí tôi đã sẵn thờ một tôn chỉ đạo giáo của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, noi truyền thống Phật Thầy Tây An  và do sự cảnh giác của Đức Thầy Huỳnh Giáo CHủ.

 

Tóm lại: là tuyệt đối lòng tôi đã nặng mang giềng đạo đức và trí tôi cũng in sâu với tiếng gọi quốc hồn, giữa thời mà dân tộc VIệt Nam đang chìm sâu vào vòng nô lệ của Thực Dân Pháp.

 

Hãnh diện thay, tôi được đứng vào hàng ngũ tranh đấu của Quân-Đội mang danh nghĩa Quan Thượng-Đẳng Đại Thần NGUYỄN TRUNG TRỰC mà Đức Huỳnh Giáo Chủ đã sáng lập thuộc hệ thống, Chiến Khu IX Chi Đội 30 giao quyền thống lãnh cho Ông Chỉ-huy Trưởng Nguyễn Giác Ngộ.

 

Môt năm đầy hăng hái, toại chí bình sanh sở vọng ở vào câu: “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, toàn dân Việt Nam đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, thảy thảy khép vào hàng ngũ võ trang quần chúng mãnh liệt cùng liên quân kháng Pháp.

 

Nhưng rủi thay! Gặp phải hồi đen bạc cho vận mệnh nước nhà còn kéo dài ngày tháng. Ngẫu nhiên trong hàng ngũ kháng chiến oai hùng của mặt trận Việt Minh đoàn kết, bỗng có sự âm mưu chia rẻ, tương sát quá khốc hại ở cảnh nồi da nấu thịt, những ban Hòa Giải đều bất lực bỏ cả ngôi vị đồng bôn tẩu. Bầu không khí bất hòa diễn ra rùng rợn khắp nơi…

 

Sắp theo
Tiêu đề
Ngày
Số lần xem
Đánh giáTăng dần
Giảm dần

Categories: Lịch Sử PG Hòa Hảo | Leave a comment

Mỹ phản đối án tù ở Đồng Tháp

Mỹ phản đối án tù ở Đồng Tháp

Bà Bùi Minh Hằng trong một lần biểu tình chống Trung Quốc

Hoa Kỳ nói “đáng báo động” khi tòa án Việt Nam “sử dụng các điều luật về trật tự công cộng để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ”.

Phiên tòa sơ thẩm của tòa án ở tỉnh Đồng Tháp kết án ba năm tù giam với bà Bùi Thị Minh Hằng.

Ông Nguyễn Văn Minh bị kết án 2,5 năm tù giam và bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh 2 năm tù giam.

Báo Đồng Tháp nói họ “gây rối trật tự công cộng”, bị truy tố theo Điều 245, Bộ Luật hình sự.

Tuyên bố của Sứ quán Mỹ ở Hà Nội nói họ “quan ngại sâu sắc”.

“Việc các cơ quan chức năng Việt Nam sử dụng các điều luật về trật tự công cộng để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ vì họ bày tỏ quan điểm chính trị một các ôn hoà là điều đáng báo động.”

Sứ quán Mỹ nói: “Việc kết án này dường như không phù hợp với quyền tự do ngôn luận và những nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị cũng như các cam kết thể hiện trong Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế.”

Tuyên bố viết tiếp: “Chúng tôi kêu gọi chính phủ hãy thả vô điều kiện ba cá nhân này, cũng như các tù nhân lương tâm khác, và cho phép mọi người Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ.”

Trong khi đó, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), trụ sở ở Mỹ, cho rằng đây là các cáo buộc “hình sự nhưng có nguyên do chính trị”.

“Chính quyền Việt Nam giờ đây đã dùng tới cả lỗi giao thông ngụy tạo để truy tố hình sự các nhà hoạt động,”ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách Châu Á của HRW tuyên bố.

‘Bắt giữ, đánh đập’

Cùng ngày 26/8 khi diễn ra phiên xử, các trang mạng xã hội đưa thông tin rằng nhiều người ủng hộ các bị cáo đã bị tạm giữ, hay đánh đập.

Trang mạng Dân Làm Báo nói một người, Nguyễn Ngọc Lụa, bị công an “đánh đổ máu, hiện đã ngất xỉu và phải đưa đi cấp cứu”.

Trong khi đó, trang Dòng Chúa Cứu thế nói “từ ngày 23/8, nhiều nhà hoạt động xã hội từ Bắc chí Nam đã bị công an, an ninh mật vụ theo dõi, cấm cửa, cấm đường đi đến Đồng Tháp”.

Bà Bùi Thị Minh Hằng cùng ông Nguyễn Văn Minh và bà Nguyễn Thị Thuý Quỳnh bị bắt vào ngày 11/2/2014 khi đang trên đường thăm gia đình vợ chồng cựu tù nhân chính trị Nguyễn Bắc Truyển.

Hồi tháng Hai, anh Trần Bùi Trung, con trai bà Hằng, nói với BBC bà bị bắt sáng ngày 11/2 khi đang đường đi tới nhà ông Nguyễn Bắc Truyển, một tù nhân lương tâm vừa được trả tự do hồi đầu năm, tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.

“Lúc đi cùng với mẹ tôi còn có 20 người khác … trên đường đi thì bị một lực lượng lớn công an huyện Lấp Vò chặn lại và dùng dùi cui đánh đập cả đoàn, cướp giật tài sản, máy móc rồi dẫn cả đoàn về giam tại công an huyện Lấp Vò,” anh Trung nói.

Anh Trung hiện đang có mặt ở Hoa Kỳ để vận động trả tự do cho bà Hằng.

‘Ngăn cản dự phiên tòa’

Trả lời BBC ngày 26/8, blogger Nguyễn Tường Thụy, một trong những người đến tham dự phiên tòa, nói lực lượng an ninh đã “phong tỏa hai đầu đường dẫn vào tòa”.

“Chúng tôi chỉ có thể đứng bên ngoài”, ông nói.

“Sau đó họ đuổi chúng tôi nhưng không được nên mang xe đến bắt chúng tôi đưa đi”.

Ông Thụy cho biết ông cùng với hơn 20 người khác đã bị bắt đưa đến đồn công an Mỹ Phú, thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp và nói một số người đã bị đưa đi nơi khác.

Nhiều blogger khác cũng phản ánh trên trang cá nhân rằng bị ngăn cản đến tham dự phiên tòa.

Theo thông tin từ blogger JB Nguyễn Hữu Vinh, tổng số người đến dự phiên tòa bị bắt đưa đi là hơn 50 người.

‘Cáo buộc ngụy tạo’

Trong thông cáo ngày 25/6, một ngày trước phiên xử, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) đã kêu gọi trả tự do ngay vô điều kiện cho bà Hằng và các nhà hoạt động khác.

“Chính phủ Việt Nam đang dùng những cáo buộc ngụy tạo về việc gây cản trở giao thông để truy tố các nhà hoạt động,” thông cáo dẫn lời ông Phil Robertson, Phó giám đốc châu Á của HRW, nói.

“Nhà cầm quyền Việt Nam nên nhận ra rằng vụ việc lần này không đáng nhận sự chỉ trích từ quốc tế và cần hủy những cáo buộc này ngay lập tức.”

“Chính quyền càng cố gắng buộc Bùi Thị Minh Hằng phải im lặng bao nhiêu, tiếng nói của bà trong cuộc đấu tranh cho các quyền cơ bản và các quyền tự do ngày càng trở nên lớn hơn.”

“Chính quyền nên bắt đầu lắng nghe ý kiến từ bà và các nhà hoạt động khác thay vì giam giữ họ sau song sắt.”

Categories: Lịch Sử PG Hòa Hảo | Leave a comment

Các quan chức tỉnh Đồng Tháp nói gì trước phiên xử chị Bùi Thị Minh Hằng?

Các quan chức tỉnh Đồng Tháp nói gì trước

phiên xử chị Bùi Thị Minh Hằng?

Huỳnh Bá Hải (Danlambao) – Thật là khó khăn chúng tôi mới tìm được cách liên hệ với các quan chức của tỉnh Đồng Tháp để tìm hiểu về phiên tòa “gây rối trật tự công cộng” vào ngày 26.8.2014 sắp đến tại Tòa án tỉnh Đồng Tháp.
Ông Lê Thành Công hiện đang là Phó chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Tháp có số máy di động là 0913 96 79 40 cho hay là ông không biết gì về phiên xử bà Bùi Thị Minh Hằng vào ngày 26.8.2014. Ông chỉ chúng tôi liên lạc với Tòa án tỉnh hay phòng pháp chế thuộc HĐND tỉnh tìm hiểu.
Chúng tôi liên lạc với ông Lê Minh Hoan hiện đang là bí thư tỉnh Đồng Tháp theo số 0673851444 thì sau nhiều lần người bắt máy cho hay đây là trực ban của Văn phòng tỉnh ủy “còn đồng chí bí thư tỉnh thì đang đi công tác xa”. Chúng tôi xin số máy di động của ông bí thư thì người này từ chối cung cấp. Người này chỉ chúng tôi liên lạc qua ông Đoàn Quốc Cường là chủ tịch tỉnh Đồng Tháp.
Chúng tôi gọi cho ông Đoàn Quốc Cường thì theo số máy 067 3851 520 thì ông ta nói là đang bận họp và cho hay là nếu là cơ quan báo chí thì nên liên hệ bên Báo Đồng Tháp để biết thêm thông tin về phiên xử.
Lòng vòng qua nhiều người trong ủy ban tỉnh Đồng Tháp thì chúng tôi cũng tìm được số phone của ông Mai Ngọc Dinh hiện là chánh văn phòng HĐND và cũng là chánh văn phòng của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp. Ông Mai Ngọc Dinh cũng là phát ngôn viên của tỉnh ủy.
Số máy di động của ông Mai NGọc Dinh là 0913 967 906. Ông Dinh cho hay là“phiên tòa phản động gây rối là do bên Tòa án xét xử độc lập chứ tỉnh ủy hay UBND không có chỉ đạo điều hành gì cả.” Theo ông Tòa án sẽ xét xử đúng người đúng tội không có gì mà dư luận bên ngoài phải quan tâm lo ngại.
Chúng tôi cố gắng liên lạc với ông Nguyễn Minh Thuấn đang là đại tá, giám đốc công an tỉnh Đồng Tháp thì đều vô hiệu, máy bàn ở cơ quan hay nhà riêng không ai bắt máy.
Chúng tôi liên lạc với thẩm phán L. đang là thẩm phán tòa hình sự tình Đồng Tháp. Thẩm Phán L. là bạn học cùng khóa với chúng tôi tại Trường Đào tạo các chức danh Tư pháp của Học Viện Tư Pháp. Thẩm phán này cho hay là phiên xử này rất nhạy cảm nên không dám đưa ra các ý kiến bình luận. Nhưng Thẩm phán L. cho biết thêm là “Ông Lộc(thẩm phán Bùi Phước Lộc là chủ tọa phiên tòa xét xử chị Minh Hằng) bị ông Thơ (Nguyễn Thành Thơ – Chánh án Toàn án tỉnh Đồng Tháp) đì dữ lắm nên mới xử vụ này. Bản thân ông Lộc không muốn ngồi ghế chủ tọa phiên tòa này. Đây là án chỉ đạo nên không ai muốn xử cả”.
Chúng tôi thắc mắc là án chỉ đạo nhưng cơ quan nào chỉ đạo Tỉnh ủy hay Tòa án Tối cao. Thẩm phán L. cho hay là theo yêu cầu từ Bộ công an. Thẩm phán L. yêu cầu không được nêu danh tánh ra trong bài báo. Theo thẩm phán L. nếu có cấu thành tội phạm thì cũng chỉ nên phạt hành chính chứ hình sự hóa vụ án này thấy cũng khó coi.
Luật sư T. là thành viên của Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Tháp cho hay rất khó dự đoán kết quả của phiên xử ngày 26.8.2014 tại Tòa án tỉnh Đồng Tháp. Vì đây là vụ án có tính sắp đặt và răn đe nên chắc không có án treo mà sẽ là án tù giam không dưới 1 năm tù giam. Nhiều vụ khác thì có thể cho hưởng án treo nhưng chắc vụ này sẽ có chỉ đạo là án tù giam.
Chúng tôi đang theo dõi mọi diễn biến xung quanh vụ án có tính sắp đặt chính trị này để bỏ tù những người yêu nước.
Categories: Lịch Sử PG Hòa Hảo | Leave a comment

Yêu cầu trả tự do cho bà Mai Thị Dung!

Yêu cầu trả tự do cho bà Mai

Thị Dung!

Yêu cầu trả tự do cho bà Mai

Thị Dung!

Yêu cầu trả tự do cho bà Mai Thị Dung!

Fb Trần Huỳnh Duy Thức – Nhà hoạt động từ thiện và tôn giáo Mai Thị Dung, một nông dân cắt lúa, sinh năm 1969, đang tiếp tục bị hành hạ trong tù khi thụ án 11 năm sau 2 lần bị kết án.
Cùng chồng là ông Võ Văn Bửu, bà Mai Thị Dung – tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo – đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình, tuyệt thực cho các tín hữu đồng đạo, phản đối nhà cầm quyền CSVN tịch thu các cơ sở giáo hội và đàn áp tự do tôn giáo.
Bất chấp gia đình có hai người con dưới tuổi thành niên, ngày 5 tháng 8 năm 2005, công an Việt Nam bắt giữ cả hai vợ chồng Mai Thi Dung và Võ Văn Bửu. Ngày 19 tháng 9 năm 2005, Tòa án tỉnh An Giang kết án bà Mai Thị Dung 6 năm tù và chồng bà 7 năm vì tội “gây rối trật tự công cộng”. Trước đó không lâu, ông Võ Văn Bửu vừa mãn hạn tù 3 năm cũng vì tội danh tương tự.
Trong tù, bà Mai Thị Dung kiên trì tổ chức các lễ Phật. Vì lẽ đó, ngày 22 tháng 7 năm 2008, nhà cầm quyền đã phạt thêm 5 năm tù về tội “chống đối nhân viên công lực”, nâng tổng án tù mà bà Dung phải chịu lên 11 năm.
Suốt thời gian ở tù, mặc dù bệnh nặng, bà Mai Thị Dung luôn bị hành hạ, bị cấm nói chuyện với các tù nhân – bởi thái độ bất hợp tác với cai tù trong việc “ký biên bản nhận tội”. Bà từng tuyệt thực trong tù để phản đối ngược đãi và yêu cầu được đưa đi điều trị. Chỉ một ngày sau khi bà tuyệt thực, hôm mùng 2 tháng 10 năm 2013, từ trại giam Xuân Lộc – Đồng Nai, bà bị chuyển ra Bắc cùng với một tù nhân lương tâm khác vừa được trả tự do là Đỗ thị Minh Hạnh trên quãng đường 1700 km với chân tay bị xích còng nên đã nhiều lần ngất xỉu trong xe thùng bịt kín.
Hiện bà đang bị giam tại Phân trại 3 Thanh Xuân, xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội với tình trạng sức khỏe nguy kịch trong điều kiện tù khắc nghiệt. Bà mắc nhiều chứng bệnh tim, gan, mật, dạ dày, chỉ có thể di chuyển bằng cách bò lê trên nền sàn vì không thể đứng vững – theo những gì chồng bà chứng kiến trong lần thăm cuối năm 2013. Ông Võ Văn Bửu đã ra tù vào tháng 8 năm 2012, sau khi đã thi hành án 7 năm tù giam.
Nhà cầm quyền Việt Nam xem Phật Giáo Hòa Hảo là kẻ thù. Phần lớn các hoạt động của giáo hội phải thực hiện bí mật. Nếu không, luôn có đông đảo an ninh chìm nổi theo dõi, bao vây, phá rối để có cớ bắt bớ những người tham gia lễ lạc.
11 tháng 7 năm 2014
 
Vietnam Human Rights News
vietnamhumanrightsnews@gmail.com
Lịch Sử PG Hòa Hảo | Leave a comment

Vì nƯỚc, vì ĐẠo quên mình.

Lịch Sử PG Hòa Hảo

Yêu cầu trả tự do cho bà Mai Thị Dung!

Yêu cầu trả tự do cho bà Mai

Thị Dung!

Yêu cầu trả tự do cho bà Mai Thị Dung!

Fb Trần Huỳnh Duy Thức – Nhà hoạt động từ thiện và tôn giáo Mai Thị Dung, một nông dân cắt lúa, sinh năm 1969, đang tiếp tục bị hành hạ trong tù khi thụ án 11 năm sau 2 lần bị kết án.
Cùng chồng là ông Võ Văn Bửu, bà Mai Thị Dung – tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo – đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình, tuyệt thực cho các tín hữu đồng đạo, phản đối nhà cầm quyền CSVN tịch thu các cơ sở giáo hội và đàn áp tự do tôn giáo.
Bất chấp gia đình có hai người con dưới tuổi thành niên, ngày 5 tháng 8 năm 2005, công an Việt Nam bắt giữ cả hai vợ chồng Mai Thi Dung và Võ Văn Bửu. Ngày 19 tháng 9 năm 2005, Tòa án tỉnh An Giang kết án bà Mai Thị Dung 6 năm tù và chồng bà 7 năm vì tội “gây rối trật tự công cộng”. Trước đó không lâu, ông Võ Văn Bửu vừa mãn hạn tù 3 năm cũng vì tội danh tương tự.
Trong tù, bà Mai Thị Dung kiên trì tổ chức các lễ Phật. Vì lẽ đó, ngày 22 tháng 7 năm 2008, nhà cầm quyền đã phạt thêm 5 năm tù về tội “chống đối nhân viên công lực”, nâng tổng án tù mà bà Dung phải chịu lên 11 năm.
Suốt thời gian ở tù, mặc dù bệnh nặng, bà Mai Thị Dung luôn bị hành hạ, bị cấm nói chuyện với các tù nhân – bởi thái độ bất hợp tác với cai tù trong việc “ký biên bản nhận tội”. Bà từng tuyệt thực trong tù để phản đối ngược đãi và yêu cầu được đưa đi điều trị. Chỉ một ngày sau khi bà tuyệt thực, hôm mùng 2 tháng 10 năm 2013, từ trại giam Xuân Lộc – Đồng Nai, bà bị chuyển ra Bắc cùng với một tù nhân lương tâm khác vừa được trả tự do là Đỗ thị Minh Hạnh trên quãng đường 1700 km với chân tay bị xích còng nên đã nhiều lần ngất xỉu trong xe thùng bịt kín.
Hiện bà đang bị giam tại Phân trại 3 Thanh Xuân, xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội với tình trạng sức khỏe nguy kịch trong điều kiện tù khắc nghiệt. Bà mắc nhiều chứng bệnh tim, gan, mật, dạ dày, chỉ có thể di chuyển bằng cách bò lê trên nền sàn vì không thể đứng vững – theo những gì chồng bà chứng kiến trong lần thăm cuối năm 2013. Ông Võ Văn Bửu đã ra tù vào tháng 8 năm 2012, sau khi đã thi hành án 7 năm tù giam.
Nhà cầm quyền Việt Nam xem Phật Giáo Hòa Hảo là kẻ thù. Phần lớn các hoạt động của giáo hội phải thực hiện bí mật. Nếu không, luôn có đông đảo an ninh chìm nổi theo dõi, bao vây, phá rối để có cớ bắt bớ những người tham gia lễ lạc.
11 tháng 7 năm 2014
 
Vietnam Human Rights News
vietnamhumanrightsnews@gmail.com
Categories: Lịch Sử PG Hòa Hảo | Leave a comment

Yêu cầu trả tự do cho bà Mai Thị Dung!

Yêu cầu trả tự do cho bà Mai

Thị Dung!

Yêu cầu trả tự do cho bà Mai Thị Dung!

Fb Trần Huỳnh Duy Thức – Nhà hoạt động từ thiện và tôn giáo Mai Thị Dung, một nông dân cắt lúa, sinh năm 1969, đang tiếp tục bị hành hạ trong tù khi thụ án 11 năm sau 2 lần bị kết án.
Cùng chồng là ông Võ Văn Bửu, bà Mai Thị Dung – tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo – đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình, tuyệt thực cho các tín hữu đồng đạo, phản đối nhà cầm quyền CSVN tịch thu các cơ sở giáo hội và đàn áp tự do tôn giáo.
Bất chấp gia đình có hai người con dưới tuổi thành niên, ngày 5 tháng 8 năm 2005, công an Việt Nam bắt giữ cả hai vợ chồng Mai Thi Dung và Võ Văn Bửu. Ngày 19 tháng 9 năm 2005, Tòa án tỉnh An Giang kết án bà Mai Thị Dung 6 năm tù và chồng bà 7 năm vì tội “gây rối trật tự công cộng”. Trước đó không lâu, ông Võ Văn Bửu vừa mãn hạn tù 3 năm cũng vì tội danh tương tự.
Trong tù, bà Mai Thị Dung kiên trì tổ chức các lễ Phật. Vì lẽ đó, ngày 22 tháng 7 năm 2008, nhà cầm quyền đã phạt thêm 5 năm tù về tội “chống đối nhân viên công lực”, nâng tổng án tù mà bà Dung phải chịu lên 11 năm.
Suốt thời gian ở tù, mặc dù bệnh nặng, bà Mai Thị Dung luôn bị hành hạ, bị cấm nói chuyện với các tù nhân – bởi thái độ bất hợp tác với cai tù trong việc “ký biên bản nhận tội”. Bà từng tuyệt thực trong tù để phản đối ngược đãi và yêu cầu được đưa đi điều trị. Chỉ một ngày sau khi bà tuyệt thực, hôm mùng 2 tháng 10 năm 2013, từ trại giam Xuân Lộc – Đồng Nai, bà bị chuyển ra Bắc cùng với một tù nhân lương tâm khác vừa được trả tự do là Đỗ thị Minh Hạnh trên quãng đường 1700 km với chân tay bị xích còng nên đã nhiều lần ngất xỉu trong xe thùng bịt kín.
Hiện bà đang bị giam tại Phân trại 3 Thanh Xuân, xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội với tình trạng sức khỏe nguy kịch trong điều kiện tù khắc nghiệt. Bà mắc nhiều chứng bệnh tim, gan, mật, dạ dày, chỉ có thể di chuyển bằng cách bò lê trên nền sàn vì không thể đứng vững – theo những gì chồng bà chứng kiến trong lần thăm cuối năm 2013. Ông Võ Văn Bửu đã ra tù vào tháng 8 năm 2012, sau khi đã thi hành án 7 năm tù giam.
Nhà cầm quyền Việt Nam xem Phật Giáo Hòa Hảo là kẻ thù. Phần lớn các hoạt động của giáo hội phải thực hiện bí mật. Nếu không, luôn có đông đảo an ninh chìm nổi theo dõi, bao vây, phá rối để có cớ bắt bớ những người tham gia lễ lạc.
11 tháng 7 năm 2014
 
Vietnam Human Rights News
vietnamhumanrightsnews@gmail.com
Lịch Sử PG Hòa Hảo | Leave a comment

Cần Thơ: CA khủng bố buổi lễ cầu an cho mẹ cô Đỗ Thị Minh Hạnh

Cần Thơ: CA khủng bố buổi lễ cầu an cho mẹ cô Đỗ Thị Minh Hạnh

CA sắc phục sách nhiễu những người đến tham dự lễ cầu an cho bà Trần Thị Ngọc Minh

Một buổi lễ cầu an cho bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ ruột cô Đỗ Thị Minh Hạnh đã nhanh chóng bị hàng trăm công an khủng bố và quấy phá vào sáng ngày 5/8/2014 tại Cần Thơ.

Thông tin do Nhóm Phóng viên Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy gửi đi cho biết, đây là buổi lễ nhằm mục đích cầu an cho bà Trần Thị Ngọc Minh, người mẹ hiện đang hết sức nguy kịch sau một thời gian dài đi khắp thế giới đòi trả tự do cho con gái mình là Đỗ Thị Minh Hạnh.

Dưới sự chỉ đạo của cụ Lê Quang Liêm, Hội Trưởng Trung Ương Giáo Hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy, buổi lễ dự định sẽ được tổ chức tại tư gia ông Phan Tấn Hòa và bà Nguyễn Thị Ngọc Lan tại Phường Thới An, Quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ.
Ngay từ sáng sớm, hàng trăm công an đã lập tức được huy động nhằm quấy phá và đàn áp những người đến tham dự buổi lễ cầu an.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Hội Trưởng Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy tại TP. Cần Thơ kể lại:
“Sáng sớm ngày 5-8-2014, công an đủ sắc phục và cả thường phục hằng trăm tên, đứng rải rác 2 bên đường khoảng 1 cây số ở hai đầu đường dẫn vào nhà. Họ ngăn chận không cho các tín đồ PGHH địa phương đến tham dự buổi lễ cầu an. Đồng thời tại khắp các ngõ đường, bến đò ở khu vực Phường Thới An đều có công an ngăn chận phái đoàn các tỉnh đến”.
Bản tin do Nhóm Phóng viên Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy trích lời các nhân chứng bị CA sách nhiễu nói:
Ông Hà Văn Duy Hồ, Tổng Đoàn Trưởng Đoàn Thanh Niên PGHH Yêu Nước nói: “Tôi cùng với ông Tống Văn Chín, Hội Trưởng PGHH Thuần Túy tỉnh An Giang  và một số người khác vừa mới đến cầu Tầm Vu thuộc phường Thới An, TP Cần Thơ liền bị lực lượng cảnh sát giao thông chận xe xét hỏi giấy tờ. Sau đó lực lượng an ninh Quận Ô Môn không cho phái đoàn vào nơi tổ chức lễ cầu an với lý do nơi đó mất an ninh”.
“Ông Nguyễn Ngọc Tân, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Truyền Thông PGHH Thuần Túy từ phía bờ Vĩnh Long sang bến đó Thới An thì bị cảnh sát giao thông xét giấy tờ, ông Tân đã lấy máy điện thoại chụp hình thì liền bị bọn an ninh mật vụ cướp lấy điện thoại có hình ảnh trong máy”, ông Quách Hồng Phúc đi cùng ông Tân cho biết.
Ngoài ra nhiều phái đoàn ở các nơi khác đều bị chận tại nhà. Điển hình là ông Nguyễn Văn Điền, Phó Hội Trưởng Trung Ương PGHH Thuần Túy vừa ra khỏi nhà khoảng 100 mét thì bị công an xã Tân Phước, công an Huyện Lai Vung và công an tỉnh Đồng Tháp chận lại, dùng lời lẽ đe dọa và cấm không cho ông đi.
Hôm 25/7/2014, sau một thời gian dài đi khắp nới kêu cứu cho con, bà Trần Thị Ngọc Minh đã lâm bệnh nặng và được đưa đi cấp cứu tại bệnh tại bệnh viện AHK nước Áo.
Gia đình Đỗ Thị Minh Hạnh sau đó đã ngỏ lời thỉnh cầu các chức sắc và tín đồ PGHH Thuần Túy cầu an cho mẹ mình nhưng buổi lễ đã không thể diễn ra, các Trị Sự Viên PGHH Thuần Túy bị ngăn cản và cấm đoán không cho dự lễ.
“Trong thời gian chưa đầy một tháng, Giáo Hội PGHH Thuần Túy đã nhiều lần bị sách nhiễu, ngăn chận không cho đi lại, hội họp, không cho thực hiện quyền tín ngưỡng. Việt Nam không xứng đáng là thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ”, Ông Nguyễn Ngọc Tân Tổng Vụ Trưởng Truyền Thông PGHH Thuần Túy khẳng định.

Theo Nhóm Phóng viên Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy

Categories: Lịch Sử PG Hòa Hảo | Leave a comment

Cô bé Việt Nam nhớ rõ chuyện từ…ba kiếp trước

Cô bé Việt Nam nhớ rõ chuyện từ…ba kiếp trước

Kính mừng ngày báo hiếu, Thùy Trang xin đặt hết toàn tâm toàn ý về Mẹ, gửi đến anh chị còn Mẹ hay mất mẹ, lời chân tâm của đứa con. Bé Như Ý là tựu trung cho tình cảm thiêng liêng của chúng ta đang nghĩ về Mẹ mà Thùy Trang muốn gửi gấm đến anh chị.<br />
—————–</p>
<p>Cô bé Việt Nam nhớ rõ chuyện từ…ba kiếp trước</p>
<p>Nguyễn Thị Như Ý (11 tuổi, An Giang) từ nhỏ đã nổi tiếng là một hiện tượng “vô tiền khoáng hậu” bởi khả năng thuyết giảng trước đám đông và am hiểu Phật giáo thượng thừa.</p>
<p>Ngay từ lúc sinh ra, Như Ý đã có những biểu hiện khác thường. Hơn 3 tuổi, dù nói chưa tròn tiếng, bé tiếp tục thể hiện khả năng am hiểu sâu sắc Phật đạo nói chung và tư tưởng Phật giáo Hòa Hảo nói riêng, khiến giới đồng đạo phải sửng sốt. Đặc biệt, Như Ý có thể tự tin đứng trước đám đông, thuyết giảng thông suốt hàng giờ đồng hồ về một chủ đề nào đó mà không bối rối, lặp từ. Người ta bảo, bé có nhân duyên tiền kiếp đối với đạo Phật.</p>
<p>Chị Nguyễn Thị Cam (33 tuổi, mẹ ruột bé Như Ý) kể: “Khi được hơn 3 tuổi, Như Ý đã nói chuyện như một người trưởng thành, giống hệt một tu sĩ tinh thông đạo pháp”.</p>
<p>Trong một lần nói chuyện với mẹ mình, Như Ý có nói rằng: “Con chỉ “mượn mẹ” để đầu thai xuống kiếp này tu thêm mà thôi. Kiếp trước của con là một người sinh ra có cha mẹ giàu sang, song con chỉ muốn đi tu mà không được song thân chấp thuận, con buồn tủi lắm, không dễ như cha mẹ bây giờ. Kiếp thứ hai, con được làm một nữ tu sĩ, sống được 50 tuổi nhưng vì tu chưa đắc đạo nên kiếp này con về lại nhân gian để tu tiếp, mong rằng sẽ truyền bá sâu rộng chốn nhân gian hơn nữa, con người hòa hợp, không tranh giành đặc lợi mà giúp đỡ lẫn nhau”.</p>
<p>Cũng theo chị Cam, một lần khác Như Ý không nghe lời khuyên răn của cha mẹ nên chị mắng, không ngờ bé cười rồi cất lời: “Con là một người khác chứ không phải là con mẹ đâu ạ, kiếp này con chỉ mượn cha mẹ để lên đây tu thành thêm kiếp đạo dang dở của con thôi”.</p>
<p>Với độ am hiểu đạo giáo tinh thông, thuyết giảng thu phục lòng người, Như Ý nhanh chóng được đông đảo phật tử biết đến, nhiều ngôi chùa trong giáo hội đã mời Như Ý về thuyết giảng, nói chuyện.</p>
<p>Cho đến nay, bé đã đăng đàn hằng trăm buổi nói chuyện, có thể thuyết giảng nhiều chủ đề khác nhau về đạo Phật, khiến cả những nhà nghiên cứu đạo pháp phải thán phục.</p>
<p><span class='embed-youtube' style='text-align:center; display: block;'><span class="embed-youtube" style="text-align:center; display: block;"><iframe class="youtube-player" width="470" height="295" src="https://www.youtube.com/embed/BEd4b6xXVZ8?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=en&autohide=2&wmode=transparent" allowfullscreen="true" style="border:0;" sandbox="allow-scripts allow-same-origin allow-popups allow-presentation"></iframe></span></span></p>
<p><span class='embed-youtube' style='text-align:center; display: block;'><span class="embed-youtube" style="text-align:center; display: block;"><iframe class="youtube-player" width="470" height="295" src="https://www.youtube.com/embed/uVhLXaI0iOQ?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=en&autohide=2&wmode=transparent" allowfullscreen="true" style="border:0;" sandbox="allow-scripts allow-same-origin allow-popups allow-presentation"></iframe></span></span></p>
<p>st” width=”199″ height=”200″ /></p></div>
<p><b><i><a href=QLB
Thùy Trang –  Kính mừng ngày báo hiếu, Thùy Trang xin đặt hết toàn tâm toàn ý về Mẹ, gửi đến anh chị còn Mẹ hay mất mẹ, lời chân tâm của đứa con. Bé Như Ý là tựu trung cho tình cảm thiêng liêng của chúng ta đang nghĩ về Mẹ mà Thùy Trang muốn gửi gấm đến anh chị.

—————–
Cô bé Việt Nam nhớ rõ chuyện từ…ba kiếp trước
Nguyễn Thị Như Ý (11 tuổi, An Giang) từ nhỏ đã nổi tiếng là một hiện tượng “vô tiền khoáng hậu” bởi khả năng thuyết giảng trước đám đông và am hiểu Phật giáo thượng thừa.
Ngay từ lúc sinh ra, Như Ý đã có những biểu hiện khác thường. Hơn 3 tuổi, dù nói chưa tròn tiếng, bé tiếp tục thể hiện khả năng am hiểu sâu sắc Phật đạo nói chung và tư tưởng Phật giáo Hòa Hảo nói riêng, khiến giới đồng đạo phải sửng sốt. Đặc biệt, Như Ý có thể tự tin đứng trước đám đông, thuyết giảng thông suốt hàng giờ đồng hồ về một chủ đề nào đó mà không bối rối, lặp từ. Người ta bảo, bé có nhân duyên tiền kiếp đối với đạo Phật.

Chị Nguyễn Thị Cam (33 tuổi, mẹ ruột bé Như Ý) kể: “Khi được hơn 3 tuổi, Như Ý đã nói chuyện như một người trưởng thành, giống hệt một tu sĩ tinh thông đạo pháp”.

Trong một lần nói chuyện với mẹ mình, Như Ý có nói rằng: “Con chỉ “mượn mẹ” để đầu thai xuống kiếp này tu thêm mà thôi. Kiếp trước của con là một người sinh ra có cha mẹ giàu sang, song con chỉ muốn đi tu mà không được song thân chấp thuận, con buồn tủi lắm, không dễ như cha mẹ bây giờ. Kiếp thứ hai, con được làm một nữ tu sĩ, sống được 50 tuổi nhưng vì tu chưa đắc đạo nên kiếp này con về lại nhân gian để tu tiếp, mong rằng sẽ truyền bá sâu rộng chốn nhân gian hơn nữa, con người hòa hợp, không tranh giành đặc lợi mà giúp đỡ lẫn nhau”.

Cũng theo chị Cam, một lần khác Như Ý không nghe lời khuyên răn của cha mẹ nên chị mắng, không ngờ bé cười rồi cất lời: “Con là một người khác chứ không phải là con mẹ đâu ạ, kiếp này con chỉ mượn cha mẹ để lên đây tu thành thêm kiếp đạo dang dở của con thôi”.

Với độ am hiểu đạo giáo tinh thông, thuyết giảng thu phục lòng người, Như Ý nhanh chóng được đông đảo phật tử biết đến, nhiều ngôi chùa trong giáo hội đã mời Như Ý về thuyết giảng, nói chuyện.

Cho đến nay, bé đã đăng đàn hằng trăm buổi nói chuyện, có thể thuyết giảng nhiều chủ đề khác nhau về đạo Phật, khiến cả những nhà nghiên cứu đạo pháp phải thán phục.

http://youtu.be/BEd4b6xXVZ8

http://youtu.be/uVhLXaI0iOQ

Lịch Sử PG Hòa Hảo

Lịch Sử PG Hòa Hảo

Yêu cầu trả tự do cho bà Mai Thị Dung!

Yêu cầu trả tự do cho bà Mai Thị Dung!

Yêu cầu trả tự do cho bà Mai Thị Dung!

Yêu cầu trả tự do cho bà Mai Thị Dung!

Fb Trần Huỳnh Duy Thức – Nhà hoạt động từ thiện và tôn giáo Mai Thị Dung, một nông dân cắt lúa, sinh năm 1969, đang tiếp tục bị hành hạ trong tù khi thụ án 11 năm sau 2 lần bị kết án.
Cùng chồng là ông Võ Văn Bửu, bà Mai Thị Dung – tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo – đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình, tuyệt thực cho các tín hữu đồng đạo, phản đối nhà cầm quyền CSVN tịch thu các cơ sở giáo hội và đàn áp tự do tôn giáo.
Bất chấp gia đình có hai người con dưới tuổi thành niên, ngày 5 tháng 8 năm 2005, công an Việt Nam bắt giữ cả hai vợ chồng Mai Thi Dung và Võ Văn Bửu. Ngày 19 tháng 9 năm 2005, Tòa án tỉnh An Giang kết án bà Mai Thị Dung 6 năm tù và chồng bà 7 năm vì tội “gây rối trật tự công cộng”. Trước đó không lâu, ông Võ Văn Bửu vừa mãn hạn tù 3 năm cũng vì tội danh tương tự.
Trong tù, bà Mai Thị Dung kiên trì tổ chức các lễ Phật. Vì lẽ đó, ngày 22 tháng 7 năm 2008, nhà cầm quyền đã phạt thêm 5 năm tù về tội “chống đối nhân viên công lực”, nâng tổng án tù mà bà Dung phải chịu lên 11 năm.
Suốt thời gian ở tù, mặc dù bệnh nặng, bà Mai Thị Dung luôn bị hành hạ, bị cấm nói chuyện với các tù nhân – bởi thái độ bất hợp tác với cai tù trong việc “ký biên bản nhận tội”. Bà từng tuyệt thực trong tù để phản đối ngược đãi và yêu cầu được đưa đi điều trị. Chỉ một ngày sau khi bà tuyệt thực, hôm mùng 2 tháng 10 năm 2013, từ trại giam Xuân Lộc – Đồng Nai, bà bị chuyển ra Bắc cùng với một tù nhân lương tâm khác vừa được trả tự do là Đỗ thị Minh Hạnh trên quãng đường 1700 km với chân tay bị xích còng nên đã nhiều lần ngất xỉu trong xe thùng bịt kín.
Hiện bà đang bị giam tại Phân trại 3 Thanh Xuân, xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội với tình trạng sức khỏe nguy kịch trong điều kiện tù khắc nghiệt. Bà mắc nhiều chứng bệnh tim, gan, mật, dạ dày, chỉ có thể di chuyển bằng cách bò lê trên nền sàn vì không thể đứng vững – theo những gì chồng bà chứng kiến trong lần thăm cuối năm 2013. Ông Võ Văn Bửu đã ra tù vào tháng 8 năm 2012, sau khi đã thi hành án 7 năm tù giam.
Nhà cầm quyền Việt Nam xem Phật Giáo Hòa Hảo là kẻ thù. Phần lớn các hoạt động của giáo hội phải thực hiện bí mật. Nếu không, luôn có đông đảo an ninh chìm nổi theo dõi, bao vây, phá rối để có cớ bắt bớ những người tham gia lễ lạc.
11 tháng 7 năm 2014
 
Vietnam Human Rights News
vietnamhumanrightsnews@gmail.com
Categories: Lịch Sử PG Hòa Hảo | Leave a comment

ĐIỂM BÁO PHÁP QUỐC NGÀY 20/10/2014

ĐIỂM BÁO PHÁP QUỐC NGÀY 20/10/2014

Nước Mỹ thất vọng vì Obama

Thanh Hà
media

Vầng hào quang của Obama đang lu mờ trong mắt cử tri ? Ảnh ngày 10/10/2014 – Reuters
Hội nghị toàn thể Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc khóa 18. Manh nha đối thoại tại Hồng Kông giữa chính quyền với phe dân chủ. Nga – Ukraina tạm dừng chiến tranh khí đốt. Vài tuần lễ trước bầu cử giữa nhiệm kỳ, nhiều dân biểu Mỹ giữ khoảng cách với Tổng thống Obama.
Hai tuần lễ trước bầu cử giữa nhiệm kỳ, rất hiếm có vị dân biểu nào của đảng Dân chủ mời tổng thống Barack Obama tham gia vận động tranh cử. Trên đây là nhận định trên báo Les Echos của ông Dominique Moïsi, chuyên gia Pháp về quan hệ quốc tế, giảng dậy tại trường đại học King’s College Luân Đôn, cố vấn của Viện nghiên cứu IFRI .
Ông Barack Obama đã dễ dàng đắc cử và tái đắc cử trong hai nhiệm kỳ 2008 và 2012. Trong lịch sử cận đại của Hoa Kỳ, ông là ứng cử viên đã đem lại nhiều phấn khởi và hy vọng nhất. Vậy mà trong đợt tranh cử lần này, các ứng cử viên đảng Dân chủ đều xa lánh chủ nhân Nhà Trắng.
Giải thích cho nghịch lý nói trên, chuyên gia Pháp trích lời một nhà quan sát về tình hình chính trị hàng đầu của Mỹ : với năm tháng, khuyết điểm của tổng thống Barack Obama càng rõ nét. Lãnh đạo hành pháp Hoa Kỳ có tài hùng biện, nhưng « nói thì quá nhiều, mà làm thì quá ít ».
Nhược điểm thứ nhì của ông Obama là trong nhiệm kỳ hai, ban cố vấn cho tổng thống Mỹ là những người trung thành với ông chứ không phải là những chuyên gia thực sự có tài trong những lĩnh vực mà họ được chọn để giúp ông lèo lái vận mệnh đất nước. Cụ thể hơn chính sách an ninh và đối ngoại của Hoa Kỳ dưới sự điều hành của hai cộng tác viên rất trung thành với ông Barack Obama là bà Susan Rice và John Kerry đã bị chỉ trích dữ dội.
Nhà Trắng bị phê bình quá vội vã muốn rút khỏi Irak nên đã nhắm mắt trước nhiều việc làm sai trái của thủ tướng Maliki. Washington lơ là với những quyền lợi thực sự và chiến lược của cả Hoa Kỳ lẫn Irak. Đối với Syria, Washington cũng đã không có lập trường rõ ràng.
Thế nhưng, để công bằng hơn với ông Barack Obama, chuyên gia Pháp Donimique Moïsi cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, cả về mặt đối nội lẫn đối ngoại, điều hành đất nước không phải là dễ. Về kết quả bầu cử giữa nhiệm kỳ trong hai tuần nữa, ông Moïsi chờ đợi đảng Dân chủ sẽ mất đa số ở cả Thượng và Hạ viện.
Thế nhưng trong cuộc bầu cử Tổng thống vào năm 2016 thì đảng Cộng hòa sẽ thua. Vì tới nay đảng này vẫn chưa tìm ra đồng thuận về người đại diện cho đảng này để ra tranh cử, trong lúc bên phía đảng Dân chủ thì mọi chuyện đã an bài. Ứng cử viên của đảng này sẽ là bà Hillary Clinton.
Cử tri Mỹ lại có khuynh hướng bỏ phiếu cho một biểu tượng. Sau khi đã đưa người Mỹ da đen đầu tiên vào Nhà Trắng, ông Moïsi nghĩ là trong nhiệm kỳ tổng thống sắp tới, một phụ nữ sẽ ngồi vào chiếc ghế tổng thống để điều hành đất nước. Đấy chỉ là những dự đoán.
Tạm dừng chiến tranh khí đốt
media

Rời khỏi châu Mỹ để nhìn sang châu Âu : Le Monde khẳng định « Putin không nhượng bộ trước áp lực của châu Âu trên hồ sơ Ukraina ». Nhật báo kinh tế Les Echos lạc quan hơn với bài báo mang tựa đề « Chiến tranh khí đốt giữa Nga và Ukraina tạm ngưng ».
Nhờ các đối tác châu Âu, Kiev tìm được đồng thuận với Matxcơva về giá khí đốt cho mùa đông năm nay. Châu Âu giúp Ukraina thanh toán bớt nợ cho Nga. Đổi lại, Nga tiếp tục bán khí đốt cho Ukraina với giá 385 đô la/1000 mét khối. Nhưng đó chỉ là một thỏa thuận tạm thời. Báo Les Echos xem như Matxcơva và Ukraina đã đồng ý « tạm buông vũ khí trên mặt trận khí đốt ». Nhưng Le Monde bi quan hơn khi trích lời tổng thống Ukraina, Petro Porochenko : đôi bên tiếp tục thảo luận thêm một cách cụ thể hơn vào ngày 21/10/2014. Và theo tờ báo, trên hồ sơ khí đốt, thì châu Ấu, Nga và cả Ukraina đang trong thế « trống đánh xuôi, kèn thổi ngược ».
Một điều chắc chắn là khủng hoảng Ukraina vẫn không có tiến triển. Cho dù Liên Hiệp Châu Âu đã trải thảm đỏ đón ông Putin, tổng thống Nga đã không nhượng bộ một ly. Vài giờ trước khi đến dự thượng đỉnh Á – Âu tại Milano, Ý chủ nhân điệm Kremly tuyên bố rút bớt quân khỏi biên giới giữa Nga và Ukraina. Tin trên đã bị tổ chức Liên Minh Bắc Đại Tây Dương bác bỏ liền sau đó. Le Monde kết luận : trên hồ sơ Ukraina, tổng thống Vladimir luôn trung thành với một chiến lược đó là « nói một đằng làm một nẻo ».
Ổ gián điệp tại Roumanie ?
media

Cũng về thời sự châu Âu, vào ngày 02/11/2014 Rumani tổ chức bầu cử tổng thống. Giới lãnh đạo tại Bucarest đang tố cáo lẫn nhau về quá khứ « mật vụ ». Tại Rumani, chính trị và tình báo luôn đi đôi với nhau. Đó là nhận định của Le Monde trong một bài báo ngắn.
Thông tín viên tại Bucarest của tờ báo cho biết, cuối tháng 9 vừa qua, lãnh đạo ngành tính báo đối ngoại của Rumani, Teodor Melescanu tuyên bố từ chức. Tiếp theo đó đến lượt ông George Maior, người đứng đầu cơ quan mật vụ đặc trách về hồ sơ đối nội cũng cho biết sẽ thôi việc sau bầu cử tổng thống. Nhiều tin đồn cho rằng ông Maior chuẩn bị để trở thành thủ tướng trong trường hợp đảng xã hội của ông Victor Ponta đắc cử. Ông này hiện đang là thủ tướng dưới quyền Tổng thống cánh hữu Traian Basescu.
Trả lời đài truyền hình vào tuần trước, Tổng thống Rumani mãn nhiệm, Basescu khẳng định ông Ponta nên thú nhận trong thời gian từ năm 1997 đến 2001 đã từng là mật vụ chìm. Năm ngoái khi Tổng thống Basescu yêu cầu điều tra về quá khứ của các thành viên mới gia nhập nội các Ponta, để xem rằng họ có liên hệ với bên mật vụ hay không, thì bất ngờ quyết định trên đã bị phủ Thủ tướng đã bác hẳn.
Thái độ úp mở đó khiến ngày càng có nhiều câu hỏi về liên hệ giữa các chính khách Rumani với bên tình báo. Và theo như nhận định của Le Monde những tiết lộ về mối liên hệ đó được Tổng thống mãn nhiệm Rumani tung ra vào thời điểm này chỉ nhằm làm giảm uy tín của đối thủ chính trị hàng đầu của ông ta : Victor Ponta.
Hồng Kông : lực lượng thù nghịch từ bên ngoài ?
Người biểu tình đứng sau các chướng ngại vật tại khu vực bị chiếm đóng ở khu thương mại Mong Kok (Vọng Giác), ngày 20/10/2014.

Trở lại với phần tin châu Á, báo chí Paris vẫn còn lác đác một số bài viết về Hồng Kông. Phóng viên của báo công giáo La Croix mô tả cảnh người biểu tình bình tĩnh chờ đợi đối thoại sắp mở ra với chính quyền. Một nhà quan sát nhận định : « Dân Hồng Kông đang viết nên một trang sử mới ».
Một người biểu tình tại khu Admiralty nêu lên hai điều kiện cần thiết để đời sống ở Hồng Kông được trở lại bình thường : một là cảnh sát phải xin lỗi về những hành vi hung bạo nhắm vào giới trẻ Hồng Kông và hai là lãnh đạo đặc khu hành chính này phải can thiệp để điều chỉnh luật bầu cử. Khó có thể hướng tới đối thoại nếu thiếu hai điều kiện tiên quyết đó.
Báo Les Echos lưu ý độc giả từ đầu phong trào dân chủ Hồng Kông, ngày 19/10/2014, lần đầu tiên ông Lương Chấn Anh tố cáo các « lực lượng từ bên ngoài » dật giây làn sóng biểu tình. Tác giả bài viết nhấn mạnh : từ trước tới nay, đó là luận điểm của Bắc Kinh nhưng lần đầu tiên được lãnh đạo Hồng Kông sử dụng. Nhìn từ Đại Lục, người biểu tình Hồng Kông đã được Đài Loan dẫn giắt và được một số các tổ chức tại Anh Quốc yểm trợ. Hồng Kông vốn là thuộc địa cũ của Vương quốc Anh.
Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
media

« Y pháp trị quốc », hay cai trị đất nước bằng pháp luật. Đó là chủ đề chính của Hội nghị toàn thể Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc khóa 18. Thế nhưng La Croix nêu lên câu hỏi : Bắc Kinh quan niệm như thế nào về một « Nhà nước pháp quyền » ?
Tờ báo này cảnh cáo độc giá chớ nên bị cụm từ đó đánh lạc hướng. Đành rằng về mặt chính thức, Trung Quốc khẳng định là tại một Nhà nước pháp quyền, không một cá nhân hay tập thể nào, không một cơ quan nào của chính phủ được đặt trên pháp luật. Nhưng tại đất nước của ông Tập Cận Bình, điều ấy không bảo đảm là bên tư pháp, lập pháp và hành pháp độc lập với Đảng.
Khái niệm Nhà nước pháp quyền theo diễn giải của chủ tịch Trung Quốc hiện nay là nền tảng để « cải tổ » hệ thống điều hành trong nội bộ. Theo phân tích của La Croix, với Hội nghị 18 lần này, ông Tập Cận Bình sẽ « củng cố quyền lực của Đảng », và khái niệm đó hoàn toàn khác với « Nhà nước pháp quyền » theo định nghĩa của các nền dân chủ phương Tây.
Le Figaro châm biếm về khái niệm « Nhà nước pháp quyền » được giới lãnh đạo Bắc Kinh rao giảng. Theo thông tin viên của tờ báo, Trung Quốc hô hào củng cố một Nhà nước pháp quyền trong lúc ngày càng có nhiều luật sư bị bỏ tù, có nhiều vụ « mất tích » hay những ca bị bắt giam mà không được xét xử, ngày càng có nhiều nhà đối lập bị sách nhiều. Làm sao có thể nói tới một Nhà nước pháp quyền mà ở đó các vị thẩm phán đều là thành viên đảng cộng sản và gần 100 % các bị cáo trong các vụ xử đều có tội ?
« Nghệ thuật chính thức »
Cũng Le Figaro cho biết thêm là không chỉ hài lòng với việc thâu tóm quyền lực chính trị, chủ tịch Trung Quốc còn đang trên đà tập trung cả quyền lực văn hóa vào tay mình. Trong một cuộc tiếp xúc gần đây với giới văn nghệ sĩ Trung Quốc trong hơn 2 giờ đồng hồ, lãnh đạo Bắc Kinh đã yêu cầu các văn sĩ, họa sĩ, các nhà sáng tác và kể cả các vũ công nên « thể hiện tinh thần yêu nước », « phát huy những giá trị xã hội chủ nghĩa (…), phục vụ nhân dân là một trong những tiêu chí của Đảng Cộng Sản Trung Quốc và đây là điều thiết yêu đối với văn hóa và nghệ thuật ».
Vẫn trong buổi hội ngộ đó với các văn nghệ sĩ, lãnh đạo Trung Quốc đã kêu gọi các nhà sáng tác đừng chạy theo đồng tiền, đừng sáng tác những gì « hôi mùi tiền » mà hãy đề cao những « giá trị của một nước Trung hoa đương đại ».
Một nhà hoạt động văn hóa tại Bắc Kinh tâm sự với phóng viên báo Le Figaro : ông Tập đang nhắc lại lời dậy của Mao chủ tịch xưa kia, như thể là nghệ thuật, văn hóa được gắn liền với chính sách tuyên truyền của Đảng. Một kiến trúc sư trẻ của Trung Quốc nhắc lại một điều thật sơ đẳng : « Ông Tập Cận Bình hay đảng Cộng sản Trung Quốc không thể định hướng cho văn hóa, cho mỹ thuật, bằng không, chúng ta tiến thẳng tới một tai họa ».
Báo động dầu hỏa tuột giá

Phụ trang kinh tế của Le Figaro ngay trên trang đầu báo động trước hiện tượng dầu hỏa trượt giá. So với đỉnh điểm hồi mùa hè vừa qua, giá dầu trên thế giới đã giảm mất 30 %. Đây là một tin vui với những ai đi xe máy, nhưng là dấu hiệu báo trước kinh tế toàn cầu không khả quan. Ở trang trong tờ báo nêu lên câu hỏi : ai được, ai thua trong vụ này ?
Theo Le Figaro người đi xe máy, hay xe ô tô được nhẹ gánh, chính phủ Pháp cũng vậy khi hóa đơn năng lượng được giảm đi đôi chút. Các nước tiêu thụ dầu hỏa có lợi, trong lúc các nhà sản xuất và xuất khẩu của thế giới thì lao đao. Cụ thể là trong trường hợp của Nga : ngân sách của Matxcơva bị thâm hụt khi giá dầu rơi xuống dưới ngưỡng 90 đô /thùng. Còn đối với các tập đoàn khai thác dầu hỏa, 75 đô la một thùng dầu là ngưỡng « nguy hiểm ». Thậm chí đối với một số khoản dự trữ giá thành của một thùng dầu đã là trên dưới 100 đô la Mỹ.
Pháp : chiến lược huy động cử tri của cánh tả ? 
 Martine Aubry le 13 septembre à Lomme, près de Lille.

Cuối cùng, trở lại thời sự Pháp : đây là đề tài chiếm nhiều trang nhất các báo trong ngày. « 86 % dân Pháp không muốn tổng thống Hollande ra ứng cử thêm một nhiệm kỳ 2 », tựa lớn trên tờ báo cánh hữu Le Figaro. Libération thiên tả dành trang nhất cho bà Martine Aubry, cựu bộ trưởng Lao động và là một nhân vật có trọng lượng trong hàng ngũ đảng Xã hội. Rất kín tiếng từ hai năm nay, hôm qua « mẹ đẻ » của luật lao động 35 giờ một tuần, bước lên tuyến đầu chỉ trích chính sách kinh tế của cặp bài trùng Hollande- Valls.
Báo kinh tế Les Echos coi bà Aubry như là đối thủ chính của tổng thống Hollande. Libération giải thích : vào lúc cả điện Elysée lẫn Matignon cùng chủ trương hỗ trợ giới sản xuất, thì bà Aubry muốn quay lại với một công thức truyền thống hơn. Đó là bơm thêm sức mua cho người tiêu dùng để kích cầu. Đây là một tính toán của bà thị trưởng thành phố Lille để chuẩn bị huy động cử tri của cánh tả cho cuộc bầu cử tổng thống 2017.
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.