Monthly Archives: December 2014

Tiến sỹ Jim Tucker trao đổi về nghiên cứu luân hồi trong khoa học Mỹ

Tiến sỹ Jim Tucker trao đổi về nghiên cứu luân hồi trong khoa học Mỹ

Chia sẻ bài viết này

Tiến sỹ Jim Tucker (Ảnh: Dan Addison/Ban quan hệ công chúng Đại học Virginia Public Affairs/Phòng Hình ảnh)

Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn và thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên (Epoch Times) về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!

Tiến sĩ Jim Tucker học hỏi được những điều tốt nhất. Bậc tiền bối của ông trong nghiên cứu luân hồi tại Đại học Virginia – Tiến sĩ Ian Stevenson (1918-2007) – được cộng đồng khoa học Mỹ trọng vọng bởi các phân tích đúng mực, ngay cả khi ông đã không thuyết phục được tất cả mọi người rằng luân hồi chắc chắn tồn tại.

Mặc dù làm việc tại Hoa Kỳ, khá nhiều đối tượng nghiên cứu của tiến sĩ Stevenson là ở châu Á. Tiến sĩ Tucker đang đưa các nghiên cứu này tới Mỹ. Điều này mang đến nhiều lợi ích nhưng cũng đầy thách thức.

Bạn sẽ không tìm thấy Phật tử nào trên mỗi góc phố ở đây chịu nói cho bạn nghe về tiền kiếp – hoặc, quan trọng hơn, sẵn sàng lắng nghe bọn trẻ của họ nói về tiền kiếp.

Nói thế không phải để làm giảm giá trị của những nghiên cứu từ tiến sỹ Stevenson. Tiến sỹ Stevenson đã ghi lại hàng ngàn trường hợp trẻ em – những trẻ có vẻ như nhớ được về kiếp trước của chúng, và một vài “ký ức” chính xác đến mức tiến sỹ Steveson có thể kiểm chứng điều được cho là hiện thân tiền kiếp của họ. Ông đã tìm thấy các báo cáo điều tra về những cái chết bất thường và các tài liệu khác, để chứng thực những chi tiết mà đứa trẻ mô tả về cuộc sống tiền kiếp và cái chết trong kiếp đó của chúng. Chúng được gọi là các trường hợp luân hồi “đã gỡ nút”.

Nhưng các trường hợp của châu Á có khả năng bị bác bỏ tại Mỹ, bị xem là sự biến thái tâm lý trong hệ thống tín ngưỡng hiện hành.

Tại Mỹ, nếu một đứa trẻ nói về một người mẹ khác, những đứa cháu khác hoặc chúng đã từng chết do hỏa hoạn, cha mẹ chúng sẽ không nhanh chóng đoán ra rằng đó có thể là ký ức của chúng từ kiếp trước.

Khi tiến hành khảo sát ở Mỹ, các nhà khoa học không phải lo ngại đến yếu tố gia đình có thể ảnh hưởng đến trẻ bằng những câu hỏi thăm dò hoặc nói về những kiếp trước. “Chúng tôi không phải lo rằng các yếu tố văn hóa có thể ảnh hưởng đến kết quả giống như các trường hợp ở châu Á”, Tiến sĩ Tucker cho biết.

Nhưng mặt khác, vì không ai tìm về những ký ức tiền kiếp, nên rất khó phát hiện ra người nhớ được kiếp trước. Tiến sĩ Tucker đã nghiên cứu nhiều trường hợp rõ nét tại Mỹ, nhiều trong số đó có thể so sánh ngang với các trường hợp luân hồi “đã gỡ nút” tại châu Á của Tiến sỹ Stevenson.

Không những không nói gì đến tiền kiếp, nhiều gia đình người Mỹ mà tiến sỹ Tucker từng làm việc thậm chí còn một mực chống lại. Chỉ sau khi xuất hiện các chứng cứ thuyết phục cho thấy đứa trẻ nhớ được một cuộc sống trong tiền kiếp – các chứng cứ khiến những ông bố bà mẹ đầy hoài nghi phải bị thuyết phục – tiến sĩ Tucker mới có thể biết được thông tin từ họ.

Ví dụ, một tín đồ Ki-tô giáo theo phái Phúc âm ở Louisiana – người hoàn toàn phản bác ý tưởng về luân hồi – cuối cùng đã bị thuyết phục bởi các chi tiết về kiếp trước mà con trai của ông đã cung cấp.

Khi con trai của ông, James Leininger, lên 2 tuổi, cháu bắt đầu có những ác mộng kinh hoàng về tai nạn rơi máy bay. Cậu bé nói máy bay của cậu bị bắn rơi bởi người Nhật, rằng máy bay của mình cất cánh từ tàu Natoma, và cậu đã có một người bạn tên là Jack Larson. Từ một bức ảnh, cậu cũng xác định vùng máy bay rơi là Iwo Jima.

Iwo Jima là một hòn đảo mà Hoa Kỳ đã chiếm năm 1945. Tàu Natoma đã thực sự tham gia vào cuộc chiến giành lại Iwo Jima. Một phi công đã chết trong trận chiến, và cũng có một phi công tên là Jack Larson trên tàu Natoma.

Leininger bắt đầu nói cậu là James thứ ba. Phi công đã thiệt mạng trong trận chiến giành Iwo Jima có tên là James Huston Jr (viết tắt của Junier, nghĩa là James Huston cháu/con/em). James Leininger có thể là James thứ ba nếu cậu là hóa thân kiếp này của người phi công đó.

Tiến sĩ Tucker lớn lên với tín ngưỡng Baptist Phương nam [1]. Khi được hỏi gia đình ông cảm thấy thế nào về các nghiên cứu này, ông nói: “Tôi không biết rõ họ có cảm nhận gì”. Mẹ ủng hộ ông, mặc dù ông không chắc chắn bà có bị thuyết phục bởi sự tồn tại của luân hồi. Vợ con của ông cũng ủng hộ các nghiên cứu này.

Ông cũng may mắn được làm việc với các đồng nghiệp luôn ủng hộ mình tại Đại học Virginia. Bộ môn Nghiên cứu Tri giác tập hợp các nhà nghiên cứu về trải nghiệm cận tử, bóng ma, cảnh tượng lúc chết và các chủ đề khác liên quan đến ý thức con người.

“Bạn không bao giờ biết được ai sẽ sẵn sàng tiếp nhận nó”, tiến sĩ Tucker nói. “Có nhiều cách để xác định, nhưng tôi cho rằng chúng tôi đang có một cách tiếp cận hợp lý và là cách tiếp cận khoa học bởi sự ham hiểu biết, cố gắng tìm hiểu xem điều gì đang xảy ra mà không có bất kỳ định kiến nào”.

Ông cũng tiến hành các nghiên cứu khác song song với nghiên cứu về luân hồi. Trong khi các phương pháp khảo sát khoa học truyền thống có thể đo lường các hiện tượng một cách khá chắc chắn, tiến sĩ Tucker cho biết có rất nhiều đối tượng quan trọng không nhất thiết phải tuân theo phương pháp nghiên cứu truyền thống. Mặc dù vậy, chúng cần được tiếp tục khám phá.

Lợi ích của nghiên cứu luân hồi

Nghiên cứu luân hồi có thể giúp một số trẻ em gặp khó khăn khi phải đối mặt với các ký ức tiền kiếp. Đôi khi những trẻ này thậm chí xuất hiện triệu chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) do ký ức đáng sợ về cái chết. Một số bị ám ảnh bởi những hình ảnh đau thương, và một số đơn giản nhắc đến sự vắng mặt của các thành viên gia đình trong tiền kiếp đến mức trở nên đặc biệt khích động. Trong các trường hợp đã gỡ nút, một số đã viếng thăm các gia đình trong tiền kiếp, nhờ vậy giải quyết được các vấn đề tâm lý mà họ gặp phải.

Tiến sĩ Tucker giải thích rằng đôi khi biện pháp này hiệu quả bởi ký ức của trẻ được công nhận, hoặc bởi trẻ có thể nhận thấy gia đình cũ của mình vẫn ổn và rằng đó là cuộc sống trong quá khứ. Dù bằng cách nào, trẻ em thường ngừng nói về cuộc sống trong quá khứ của chúng khi chúng khoảng 6 – 7 tuổi.

Một lợi ích khác là những nghiên cứu này có thể giúp người Mỹ có niềm tin vào thế giới bên kia. Tiến sĩ Tucker hy vọng rằng nghiên cứu của ông có thể giúp mọi người đối xử với nhau tốt hơn, mặc dù ông nói rằng bất cứ loại tín ngưỡng nào, cho dù có quan điểm luân hồi hay không, đều có thể làm được điều này.

Liệu có một ngày người Mỹ sẽ mở lòng để chấp nhận quan điểm về luân hồi như con người trong văn hóa phương Đông? “Tôi không nhất định phải thấy nền văn hóa Mỹ đi theo hướng đó”, tiến sĩ Tucker nói. Khoảng 20% người Mỹ tin vàoluân hồi, ông nói, và không có dấu hiệu cho thấy con số trên tăng lên. Nhưng người Mỹ có thể có nhiều khả năng tin vào sự tái sinh sau khi biết đến các ví dụ về chính những đứa trẻ Mỹ, trong văn hóa Mỹ, có thể nhớ lại tiền kiếp, chứ không phải là những ví dụ đến từ phần còn lại của thế giới.

Vì nhiều chi tiết mà trẻ đưa ra về cuộc sống trong tiền kiếp ăn khớp với những người thực sự tồn tại nhưng đã qua đời, tiến sĩ Tucker cho biết, “nó bác bỏ logic cho rằng đó chỉ là một sự trùng hợp”.

Ông đưa ra ví dụ về một người phụ nữ ở Lebanon đã đưa ra chính xác tên của 25 người quen trong cuộc sống tiền kiếp của cô, kèm theo các mô tả về mối quan hệ của họ. Trong cuốn sách mang tên “Return to Life: Extraordinary Cases of Children Who Remember Past Lives” (tạm dịch: “Luân hồi: Những trường hợp bất thường của trẻ em có ký ức tiền kiếp”), tiến sĩ Tucker đưa ra nhiều ví dụ về trẻ em ở Mỹ và ở nước ngoài có ký ức rõ ràng về cuộc sống trước đây đã khẳng định niềm tin vào cuộc sống sau khi chết.

Theo TaraMacIsaac trên Twitter, hãy truy cập trang Khoa học Epoch Times Beyond trên Facebook, và đăng ký nhận bản tin Beyond Science để tiếp tục khám phá những lĩnh vực mới của khoa học!

Advertisement
Categories: Tài Liệu Tham Khảo | Leave a comment

Trung Quốc cần Т-50 để làm gì?

Trung Quốc cần Т-50 để làm gì?

28/12/2014 6:24 (GMT+7)

Nguồn infonet.vn

Lần ra mắt của tiêm kích thế hệ 5 J-31 của Trung Quốc tại triển lãm hàng không AirShow China 2014 ở Chu Hải gần như không được để ý.

Sản phẩm mới chủ yếu của Trung Quốc, đúng như dự đoán của các chuyên gia hàng không, không phải là thành quả của sự tiến hóa lâu dài của tư duy kỹ thuật, mà là sự chắp ghép khéo léo các ý tưởng của người khác mà một phần trong số đó Bắc Kinh chôm được bất hợp pháp. Gây ồn ào hơn nhiều là việc đàm phán thương vụ dự kiến bán tiêm kích tối tân Su-35 của Nga cho Trung Quốc. Nước này dự định mua không dưới 1 phi đội 24 chiếc Su-35.

Động cơ của tiến bộ

Đặc điểm của Su-35 là ở chỗ nó được xem như nấc thang cuối cùng hay là mẫu quá độ trước khi xuất hiện tiêm kích thế hệ T-50 trong quân đội Nga. Trên Su-35 có nhiều thiết bị và cơ cấu được chế tạo chính là cho máy bay hiện đại hơn này (T-50). Ví dụ như động cơ 117S. Nó được phát triển trên cơ sở các động cơ trước đó AL-31F lắp trên Su-27, nhưng có lực đẩy mạnh hơn là 14,5 tấn so với 12,5 tấn, tuổi thọ dài hơn và tiêu thụ nhiên liệu ít hơn. Điều đó đem lại cho máy bay không chỉ tốc độ và sức cơ động cao hơn, mà còn cả khả năng mang nhiều vũ khí hơn. Và chính động cơ này sẽ được lắp cho các tiêm kích Т-50 sản xuất loạt đầu tiên.

Yếu tố mới quan trọng thứ hai là tổ hợp radar anten mạng pha Irbis có những tính năng mà hiện tại là hiếm có về tầm phát hiện mục tiêu. Xét về tính năng, radar này tiếp cận radar trên tiêm kích thế hệ 5 F-22 của Mỹ. Ở các hướng ngược chiều, radar Irbis-E có thể phát hiện mục tiêu ở tầm đến 350-400 km, mà đây là thông số hiếm có đối với các trạm radar trên khoang hiện đại. Ở cự ly đó, tiêm kích có thể nhìn thấy tàu sân bay, ở tầm 150-200 km – nhìn thấy cầu đường sắt, ở tầm 100-120 km – nhìn thấy xuồng, ở tầm 60-70 km – nhín thấy bệ phóng tên lửa chiến thuật-chiến dịch hay một tốp xe bọc thép và xe tăng. Và có thể tiêu diệt chúng một cách phù hợp.

Đồng thời, trong phái đoàn Nga người ta cũng che giấu việc Trung Quốc quan tâm đến Su-35 không chỉ là bởi chính tiêm kích này mà là cơ hội sao chép động cơ và radar để phát triển chương trình tiêm kích thế hệ 5 J-20 hạng năng và J-31 hạng nhẹ của họ.

Cả 2 máy bay này được định vị như sự đáp trả đối với các tiêm kích thế hệ 5 F-22 Raptor và F-35 Lightning II của Mỹ. Theo các quan chức công ty chế tạo máy bay Trung Quốc AVIC, J-31 được phát triển “không phải để cho các thị trường nước ngoài và cạnh tranh với F-35, mà dành cho không quân Trung Quốc”. Nhưng điều đó thật khó tin. Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã trở thành một trong những đấu thủ chính trên thị trường vũ khí các nước thế giới thứ ba. Ví dụ, Bangladesh, Li-băng, Iran, Malaysia, Maroc, Nigeria, Sri Lanka và Algeria, nơi họ chèn ép thành công không chỉ các công ty của phương Tây mà cả của Nga. Theo Tân Hoa xã, Trung Quốc đã kết thúc triển lãm Chu Hải với hơn 300 hợp đồng trị giá kỷ lục 23,4 tỷ USD.

Trung Quốc làm nhái như chảo chớp

Năm 2003, Moskva và Bắc Kinh đã ký hợp đồng sản xuất Su-27SK theo giấy phép tại Trung Quốc. Nhưng kết quả là trong 200 bộ linh kiện đặt hàng, Trung Quốc chỉ mua có một nửa lấy cớ là Su-27 có khả năng chiến đấu kém. Rồi họ tập trung vào dự án J-11B của mình. Nhưng tất cả đều biết rằng, J-11B cơ bản là sao chép các máy bay Su-27/30. Song song, Trung Quốc với sự hỗ trợ của Nga đã chế tạo ra 2 đối thủ cho tiêm kích Nga MiG-29 là J-10 và FC-1. Theo đánh giá của Trung Quốc, việc sản xuất theo giấy phép Su-27SK đã đưa trình độ công nghệ của Tổng công ty chế tạo máy bay Thẩm Dương tiến lên 20-25 năm. Còn việc chế tạo bản sao chép máy bay Nga là J-11B đã là bước nhảy vọt về chất của công nghiệp hàng không Trung Quốc.

Một ví dụ khác là việc chế tạo tiêm kích trên hạm J-15 sao chép Su-33 của Nga để trang bị cho tàu sân bay Liêu Ninh, vốn là tàu sân bay Varyag đóng dở của Hải quân Liên Xô mà Ukraine bán cho Trung Quốc vào cuối thập niên 1990. Varyag bỏ neo ở bến cảng Đại Liên từ năm 2002. Trong suốt thời gian này, các chuyên gia Trung Quốc miệt mài sửa chữa và hiện đại hóa tàu này. Bắc Kinh không hề che giấu là họ coi tàu sân bay cũ của Liên Xô này là phương tiện để kiểm nghiệm các công nghệ đóng đội tàu sân bay của họ. Khó khăn duy nhất để họ thực hiện các kế hoạch này là không có các máy bay có khả năng hạ cánh lên boong tàu sân bay, cũng như kinh nghiệm huấn luyện phi công trên hạm. Người Trung Quốc cũng đã sao chép công nghệ hạ cánh cho tiêm kích lên tàu sân bay từ mẫu chế thử T-10K của Su-33 bị sót lại Ukraine sau khi Liên Xô tan vỡ.

Mắt xích yếu của ngành công nghiệp sao chép Trung Quốc

“Tốc độ phát triển của chương trình chế tạo máy bay của Trung Quốc thật ấn tượng. Nhưng không nên quên rằng, trong ngành hàng không, hình thức phải tương ứng với nội dung. Những đường bao tàng hình của thân máy bay J-31 và J-20 chưa đủ để biến chúng làm thành máy bay thế hệ 5. Chủ yếu là cái gì sẽ có bên trong các tiêm kích này: động cơ, radar, thiết bị điện tử trên khoang – chính chúng sẽ quyết định sự tương xứng của các tiêm kích với thế hệ này hay thế hệ khác”, GS Viện Hàn lâm khoa học quân sự Nga Vadim Kozyulin đánh giá.

Hiện thời, cả hai tiêm kích này còn lâu mới hoàn thiện. Trên J-31 và J-20 vẫn là các động cơ Nga AL-31F. Trên J-10 và FC-1 là RD-93 của Nga. Mặc dù cả hai loại động cơ này đã bị các nhà sản xuất Trung Quốc sao chép, Bắc Kinh vẫn thích mua sản phẩm tương tự của Moskva. Tuổi thọ và độ tin cậy của các động cơ hàng rởm của Trung Quốc chưa sánh được trình độ của Nga. Trung Quốc cũng bế tắc trong các vấn đề như radar, vật liệu composite. Với sự xuất hiện của Su-35 ở Trung Quốc, dự kiến sẽ có một cú nhảy vọt công nghệ nữa trong phát triển công nghiệp hàng không Trung Quốc.

Gần đây, Bắc Kinh đang trở thành một đối tác chính của Nga. Nga đang xây dựng các nhánh đường ống dẫn khí đến Trung Quốc, sẵn sàng chia xẻ công nghệ chế tạo máy bay. Tại triển lãm AirShow China 2014, Tổng công ty quốc doanh Rostekh của Nga đã ký nhiều hợp đồng hợp tác trong nhiều dự án then chốt đối với công nghiệp Trung Quốc. Còn Tổng công ty Chế tạo động cơ thống nhất ODK của Nga và Tổng công ty CATIC của Trung Quốc đã ký hợp đồng phát triển chương trình động cơ RD-93 trù tính hiện đại hóa động cơ này để tăng lực đẩy và tổ chức cung cấp động cơ này cho Trung Quốc.

Tại gian trưng bày của ODK đã giới thiệu các động cơ turbine phản lực AL-31FN với hộp tổ máy dẫn động đặt thấp (để sử dụng cho tiêm kích J-10 của Trung Quốc) và RD-93 chế tạo riêng cho tiêm kích hạng nhẹ FC-1 của Trung Quốc, cũng như động cơ AI-222-25 dành cho các máy bay huấn luyện, huấn luyện chiến đấu và chiến đấu hạng nhẹ hiện đại và tương lai. Động cơ này cũng được trang bị cho máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130 của Nga.

Cú nhảy vọt công nghệ

Tại sao lại bán những sản phẩm công nghệ cao tinh vi như thế cho đối thủ cạnh tranh? Một câu hỏi lớn. Mặc dù câu trả lời cho nó hoàn toàn rõ ràng. Đối với Nga, các sản phẩm kỹ thuật này đang lạc hậu nhanh chóng. Động cơ 117S được gọi là “động cơ giai đoạn 1”. Trên các tiêm kích Т-50 sản xuất loạt sẽ lắp động cơ công suất mạnh hơn nhiều, nhưng để hoàn tất phát triển động cơ này sẽ cần những khoản tiền khổng lồ. Liên hiệp NPO Saturn, nơi đang chế tạo động cơ này, nói rằng, “động cơ giai đoạn 2” mới gần như đã sẵn sàng. Liên quan đến RD-93, thì trên MiG-35 đang lắp loại tiên tiến hơn là RD-33MKV với loa phut xoay hoàn toàn, cho phép tiêm kích có khả năng siêu cơ động mà MiG-29 bình thường không thể nào có được.

Radar Irbis là một bí quyết công nghệ đương nhiên của công nghiệp Nga. Nhưng Viện NII Tikhomirov ở Zhukovsky, ngoại ô Moskva đã chế tạo được loại kế tiếp tiên tiến hơn – radar mạng pha chủ động – đó là hơ 1.000 module thu/phát tiểu hình hợp nhất thành một trường thống nhất với công suất lớn. Radar anten mạng pha chủ động “nhìn thấy” tất cả những gì diễn ra trên không và mặt đất ở khoảng cách mấy trăm kilômet, có thể đồng thời bám nhiều mục tiêu, dẫn vũ khí của máy bay tới các mục tiêu đó. Các nhà thiết kế nói, máy bay có thể đồng thời bắn tất cả các mục tiêu đó khi phóng tên lửa như mưa.

“Trên các tiêm kích tương lai sẽ bố trí không chỉ một radar ở nghĩa thông thường mà là một hệ thống vô tuyến điện tử tích hợp, bao gồm các radar ở dải tần, cũng như các hệ thống nhận dạng, tác chiến điện tử và các thiết bị khác”, Tổng giám đốc Viện NIIP Yuri Belyi nói. Và tất cả những điều đó được gộp vào một ý tưởng thống nhất, một khái niệm thống nhất, sẽ đem lại như bây giờ người ta thích nói, “hiệu ứng chiến đấu kết hợp”.

Rõ ràng là không thể đạt được hiệu ứng đó nếu không có những đầu tư bổ sung. Hợp đồng bán Su-35 cho Trung Quốc sẽ mang lại cho công nghiệp Nga không dưới 2 tỷ USD.

Theo Vietnamdefence

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

CHÚ HỮU Ở WASHINGTON DC VỀ THĂM HỘI QUÁN- Ngày 8/11/2014

CHÚ HỮU Ở WASHINGTON DC VỀ THĂM HỘI QUÁN- Ngày 8/11/2014

By Hung Huynh · Updated about 2 months ago

Chú chia sẽ giáo lý của Tổ Thầy….
2

2

2

2

 

Categories: Lịch Sử PG Hòa Hảo | Leave a comment

Kính thưa Cụ Hội Trưởng Gò Công,

TS. LêPhước Sang

Hội truởng HSTƯ GH-PGHH
————————————————
12432 Euclid Street, Garden Grove, CA 92840
832-397-9813(714) 584-7778 (xin để lại message)

 

———- Forwarded message ———-
From: Sang Lephuoc <lephuocsang.pghh@gmail.com>
Date: 2014-11-15 19:07 GMT-08:00
Subject: Re: lephuocsang
To: Doi Tran <doitran1@socal.rr.com>

Kính thưa Cụ Hội Trưởng Gò Công,

1. Tôi không dè rầng Cụ hồi âm mau lẹ như vậy. Xin trình Hội Trưởng sự hối lỗi của tôi vì tôi gởi bài  viết quá trễ nên mới gây nhiều phiền toái cho Cụ Hội Trưởng và cho Qúy vị trong Ban Biên Tập. Như tôi đã nói với Cụ, xin Cụ và bà con đừng ngại, xin để đó, chừng có dịp khác cũng được mà, đâu có gì quan trọng mà phải gấp rút.
2. Tôi có nói chuyện với Hoa Hậu Trần Kim Bông, một người trong Hoàng Tôc, gọi Cựu Hoàng Bảo Đai bằng anh bạn dì ruột. Má của Cựu Hoàng, Đức Từ Cung,   là chị ruổt của má Hoa Hậu Kim Bông ( Tel 714-204-1299). Trưa nay Kim Bông có ghé thăm Trụ Sở  PGHH.
3,Theo tin tức thì Đức Từ Cung không phải sanh trưởng tại Gò Công mà tại Huế.
4. LPSang đậu bằng Brevet D’Etudes Du Premier Cycle năm 1953,túc 21 tuổi..LPSang tốt nghiệp Trường Võ Bị Lỉên Quân Đalạt năm 1954, tức 22 tuỏi.
 VỚI TẤM ,LÒNG CHÂN THÀNH KÍNH TRỌNG, QUÍ MẾN VÀ NGƯỠNG MỘ CỤ HỘI TRƯỞNG, TÔI XIN LONG TRONGTHƯA VỚI CỤ RẰNG :”tôi mong rầng Cụ coi LPS như người ruột thịt, xin Cụ tin chắc rằng LPS luôn sẵn sàng cùng với Cụ làm bất cứ việc gì Cụ tin là hữu ích cho QGDT.” LPS biết là trong nhiều tiền kíếp, LPS dã thíếu nợ Cụ nhiều lắm…”
Kính cẩn,
lephuocsang

TS. LêPhước Sang

Hội truởng HĐTSTƯ GH-PGHH
————————————————
12432 Euclid Street, Garden Grove, CA 92840
832-397-9813(714) 584-7778 (xin để lại message)
2014-11-15 17:23 GMT-08:00 Doi Tran <doitran1@socal.rr.com>:

Thay Le phuoc Sang kinh men
Ban bien tap thanh that cam on Thay ve bai viet cua Thay,ngay nay chung toi hop voi ban Bien tap de co gang sep dat vi phut chot bai lay out qua 300 trang
roi.
Cach nay hon 1 thang co anh em sinh hoat truoc day o Duc quoc di cong tac o Hoa ky co ghe tham chung toi la anh Vo su Nguyen van Nhan co nhac den
Thay ve khoang doi luc truoc 1975,khi nao gap Thay se ke lai8 mcho thay nghe
Kinh chuc suc khoe Thay luon duoc doi dao
Than kinh
Tran nghia Doi
—– Original Message —–
Sent: Saturday, November 15, 2014 1:59 PM
Subject: lephuocsang
Categories: Hội Đồng Trị Sư | Leave a comment

TRÍCH – YẾU : XIN GIÚP GÂY QUỶ ĐỂ SỬA CHỬA TRỤ SỞ HĐTSTU, GHPGHH

TS LêPhướcSang, Hội Trưởng, DB DươngMinhQuang, Đệ Nhứt Phó Hội Trưởng,và

DB Dương Thanh Tồn, Cố Vấn Chánh Sách,

HÔI ĐỒNG TRỊ SỰ TRUNG ƯƠNG, GIÁO HÔI PHẬT GIÁO HOÀ HẢO (hdtstu,ghpghh)

Kính gởi

Quý Đồng Đao Trị Sự Viên cao cấp, Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Nam và BCHTU,

VNDXĐ cùng với Quý vị Mạnh Thường Quân.

TRÍCH – YẾU : XIN GIÚP GÂY QUỶ ĐỂ SỬA CHỬA TRỤ SỞ HĐTSTU, GHPGHH và làm

một số công tác phổ thông giáo lý, công tác văn hoá, giáo dục và thanh niên…

Kính thưa Quý Vị,

1.Như đã tường trình với Quý vị từ lâu rồi, HDTSTU, GHPGHH có cơ duyên rất tốt

cho nên đã may mắn được sự giúp đở của Cô Khuyến Nguyễn, một đồng đạo

PGHH, thuộc gia đình tín đồ kỳ cựu thuần thành ở LongXuyên, của Hoa Hậu Lam

Châu, một phụ nữ giàu lòng từ thiện và hoà ái, là con gái tinh thần của tôi, Hội

Trưởng Lê Phước Sang, và của Hoa Hậu Tràn Kim Bông, một người rất có thiện chí

và thiện duyên sẵn sàng đem nhiều thời giờ cùng tâm huyết để yểm trợ và ủng hộ

PGHH…

2.Tôi vừa nhận được văn thư đính kèm của Ông Mike Austin, Supervising

Inspector, coi về Community Development Deparment và Building Services

Division trực thuộc thành phố Garden Grove . Văn thư nầy yêu cầu chúng tôi phải

sửa chửa Trụ Sở HDTSTU, GHPGHH, 12432 Euclid St bỡ vì có nhiều công chuyện

mà qui luật bắt buộc phải sửa chửa, rất tốn kém, để nhân sự sinh hoạt tại nơi đây

không bị nguy hiểm . Khi mua trụ sở nầy năm 2003, phí tổn mấy trăm ngàn, với

tư cách là người cảm thấy có bổn phân phải lo giúp đở tài chánh, con gái tôi là Lê

Phước Thuỳ Phương và chồng là Trương Vũ Hiền bằng long cung cấp một số tiền

quan trọng theo qui luật đòi hỏi khi vay tìền ngân hàng- để mua được building

nầy…DB Dương Thanh Tồn là người nồng cốt PGHH nên được yêu cầu đứng tên

trong giấy tờ mua nhà , sau thời gian mấy năm thì Ông Dương Thanh Tồn thấy có

nhu cầu phải chuyển giao lai cho Trương Vũ Hiền và Lê Phước Thuỳ Phương

đứng tên. Hội Trưởng LêPhước Sang cam kết ngay từ khi mua, năm 2003, phải

chịu trách nhiệm đống tiền mortgage hàng tháng cho ngân hàng. Lúc khởi đầu, có

3 người là Hội Trưởng Lê Phước Sang, DB Dương Minh Quang, Đệ Nhứt Phó Hội

Trưởng và Đại Tá Nguyễn văn Nam , Tổng Bí Thư Việt Nam Dân Xã Đảng do Đức

Huỳnh Giáo Chủ thành lập ngày 21 tháng 9 năm 1946, chúng tôi cùng nhau đồng ý

mỗi tháng mỗi người phải góp $600.00 để lo trả tiền mortgage hàng tháng là

$1800.00…Ông Dương Minh Quang và Nguyễn văn Nam đã tận tình giữ đúng

trách nhiệm đống tiền như cam kết, nhưng hoàn cảnh gia đình đã bắt buộc hai

người anh em nầy phải gián đoạn sau gẩn một năm chung lưng tiếp sức với

tôi….Kể từ thời gian gián đoạn nầy đến nay, Hội Trưởng Lê Phước Sang một thân

một mình phải chịu trách nhiệm tự lo giải quyết tất cả mọi phí tổn, nghĩa là phải

có $1800.00 hàng tháng để đống mortgage; phải có lối $800.00 hàng tháng để

đống tiền điện, tiền gas, tiền nước, tiền rát, tiền điện thoại, tiền internet,và mọi

tốn kém như sửa chửa lặt vặt và các chi phí bất thường khác; phải có $2000.00

một năm, tức là mỗi tháng $166.00 để đống tiền bảo hiểm; và phải có $6000.00

một năm, tức mỗi tháng $500.00 để đống tiền property tax … Trụ Sở HDTSTU nầy

được mua vào năm 2003 tức là 11 năm nay như vậy thì LêPhước Sang tự thân đã

hoàn toàn chịu trách nhiệm ( sau gần một năm có 2 đồng đạo Dương Minh

Quang va Nguyễn Nan Nam tiếp tay vơi tôi trong phần đống mortgage) nghĩa là

mỗi tháng phải có $3266.00 trong khi mỗi tháng tôi được những người ở trong trụ

sở đống $1600.00, như vậy, mỗi tháng, tôi cần thêm $1666.00 mà trên thực tế

tôi phải kêu gọi con gái LêPhước Thuỳ Phương và chồng Trương Vũ Hìền giúp đở,

tổng cộng mỗi năm là $13,992.00 Trong thời hạn 11 năm, tôi được sự ủng hộ của

con gái là $153,912.000. Tôi cảm ơn Trời Phật đã ban phước lành để 4 con của

chúng tôi, 2 trai là LêPhước Hoàng Trọng trưởng nam, có bằng Tiến Sĩ Luật và

LêPhước Hoàng Hà, trai út, đậu bằng Bác Sỉ Tâm Lý, 2 gái, trưởng nữ là LêPhước

Thùy Nga, Thạc Sĩ Computer, thứ nữ là LêPhước Thùy Phương, Bác Sĩ Nha Khoa,

tất cả đều được nên người có tư cách, và hữu ích trong xã hội, biết hiếu thảo và

học hành đỗ đạt tới nơi tới chốn. Phải công bằng mà nói, Lê Phước Sang có bổn

phận phải cảm ơn hìền nội là bà LêPhước Sang, người vợ tuyệt vời đã tự mình

bíết làm tròn bổn phận, tình nguyện chịu cực chịu khổ, hết lòng săn sóc tất cả mọi

việc cho Lê Phước Sang, kể từ năm đám cưới 1957 hoàn toàn lo liệu cho gia đình

nhà chồng, gồm có bà mẹ goá, gồm có người chị là Le Thị Phú,có chồng là tín đồ

PGHH, Đoàn Thanh Liêm, Đại tá Quân Cảnh, và đứa em trai là Đại Úy Quận

Trưởng Lê Phước An và nhiều đứa cháu. Không có bà LêPhước Sang thì gia đình

nhà chồng không được săn sóc như vậy và tất cả 4 đứa con chắc chấn là 100%

không thể nào được như hiện tại.

3.Trong lúc lo mua Trụ Sở tại Nam California năm 2003,tôi thấy có bổn phận phài

lo tíếp tiên bạc với vợ chồng Trương Vũ Hiền và LêPhước Thuỳ Phương nên tôi đi

Greyhound Bus lên tìm gặp và bàn tính với đồng đảo Nancy Nguyễn, đang giữ

nhiệm vụ Hội Trưởng Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn kiêm Hội Trưởng Hoa Kỳ và Chủ Tich

Hội Đòng Bảo Trợ PGHH hết lòng với PGHH từ thời Tu sĩ Thái Hoà làm Hội Trưởng

Ban Trị Sự Trung Ương qua sự ủng hộ của NS Lê Phước Sang, và Thiếu Tướng

Phạm Văn Đỗng. Chiếu hoàn cảnh hiện đang rất khó khăn lúc bấy giờ, Bà Nancy

Nguyễn nói : “Anh Sang biết là tôi luôn tin tưởng và hết lòng ủng hộ anh, nay anh

đang nhận lãnh nhiệm vu Hội Trưởng HDTSTU, GHPGHH và cần có một Trụ Sở tại

Orange County, tôi rất muốn cùng chung lo với anh nhưng hoàn cảnh hiện thời

khiến cho tôi chỉ có thể giúp anh $20,000.00 mỹ kim chớ không thể nào giúp anh

nhiều hơn như tôi mong muốn được…Tôi yêu cầu anh lên xe đi với tôi, tôi sẽ lái xe

cùng anh đi gặp một số bạn bè của tôi, và tôi sẽ khẳn khoản yêu cầu họ cho tôi

mượn mấy chục ngàn, tôi hứa sẽ hoàn trả lại cho họ trong thời hạn mấy tháng.”

Chúng tôi ghé nhiều nhà nhưng đều không gặp may mắn chút nào cả. Suốt 11

năm nay, đồng đạo Nancy Nguyễn chẳng những không hề mỡ miệng nhắc nhở tôi

một lần nào về số tiền $20,000.00 đã giúp HDTSTU, GHPGHH để mua Trụ Sở

12432 Euclid St năm 2003,mà lại còn thỉnh thoảng gởi $500.00 hoặc $700.00

hoặc $1000.00 để yểm trợ HDTSTU trong các công tác giáo sự

4.TÔI XIN KÍNH GỞI NGUYÊN VĂN BỨC THƯ MỚI VỨA NHẬN ĐƯỢC TỪ CITY OF

GARDEN GROVE KÝ TÊN BỞI SUPERVISING INSPECTOR MIKE AUSTIN YÊU CẦU

SỬA CHỬA TRỤ SỞ PGHH TRÊN ĐƯỜNG EUCLID ST VÌ TÔI MONG RẰNG QUÝ VỊ

KHI ĐỌC XONG, SẼ THẤY RÕ ĐƯỢC TÁNH CHẤT NGHIÊM TRONG CỦA VẤN ĐỀ ĐỂ

MÀ TÙY NGHI LO TIẾP TAY GIÚP ĐỞ..TÔI CẦU XIN “ sẽ không có có một người nào

hoàn toàn từ chối. Tuỳ hoàn cảnh, nếu không có phương tiện dồi dào hơn thì xin

vui lòng gởi ủng hộ tượng trưng, dù chỉ là một Mỹ kim cũng được đón nhận như

là một thái độ vô cùng trân quí. Trước hết, Tôi trực tiếp kêu gọi và mong chờ sự

đáp ứng của các đồng đạo đại gia, và thiết yếu ở gần như Hội Trưởng Chủ Tịch Hội

Đồng Bảo Trợ Nancy Nguyễn, 703-532-1552, như Hội Trưởng Le Văn Hướng, 408-

221-9564 và các đồng đạo kỳ cựu cả đời như DB Đệ Nhứt Phó Hội Trưởng Dương

Minh Quang, 832-541-1786, như DB Cố Vấn Chánh Sách Dương Thanh Tồn, 832-

875-7727,như Tổng Bí Thư Nguyễn Van văn Nam, 832-397-9906, ông Thac sĩ

Nguyễn Tấn Lạc, 714-332-9244 và các Lãnh Đạo BCHTU,VNDXĐ, như Chánh Thơ

Ký kiêm Tổng Vụ Trưởng Phổ Th6ng Giáo Lý 714-720-527, như Phó Hội Trưởng

Nội Vu Trần văn Vui 619-278-9758,và dĩ nhiên là phải trông cậy nơi các vị Mạnh

Thương Quân đang có điều kiện tài chánh thoải mái và đang sẵn lòng rộng rãi mà

đa số anh chị em đều hi vong và tin cậy rằng Hội Trưởng và Chủ Tich Hội Đồng

Bảo Trợ Nancy Nguyễn và Hội Trưởng BTSTU Lê Văn Hướng, Hội Trưởng Canada

Tân Nguyễn là những nhân vật có tầm vóc và khả nâng huy động những bậc đaị

danh, rất hằng tâm hằng sản ra tay yểm trợ. Dĩ nhiên là tôi phải kêu gọi người anh

ruột của bà Lê Phước Sang là Đại Tá Bùi Van Mạnh, Tham Mưu Trưởng kiêm Chủ

Nhiệm Chánh Trị Bộ Quân Đội Nguyễn Trung Trục thuộc quyễn Tổng Tư Lệnh của

Tướng Nguyễn Giác Ngộ, sau làm Tham Mưu Trưởng cho Trung Tướng Trần Văn

Đôn, Tư Lệnh Quân Đoàn I và Vùng I Chiến Thuật, rỗi làm Tham mưu Trưởng Bộ

Tư Lệnh Luc Quân khi Trung Tướng Trần Văn Đôm trở thànhTư Lệnh Lục Quận,

liên tục làm thành viên Hội Đồng Nhân Sĩ, Hội Đồng Quốc Gia Lập Pháp, Hội Đồng

Dân Quân và làm Giám Sát, Giám Sát Viện thuộc thành phần do Tối Cao Pháp

Viện đề cử…. Tôi xin kính cẩn nhờ Đại Tá Bùi Van Manh trong vai vế trưởng

thượng trong PGHH cũng như trưởng thượng trong gia đình- cùng với người con

trai của Đại Tá là BS Bùi Manh Tuấn, 011492831993383 chỉu cự sinh hoạt với các

con trai, con gái và các cháu nội và cháu ngoải của anh chị năm Bùi Văn Mạnh. Đó

chính lá trưởng nam Bùi Mạnh Hùng, Bùi Phước Loan, Hoàng Bùi Trang Thuỳ

Phương và chồng là BS Hoàng Van Ngân, Bùi Thị Tuý Phương và chổng là Bùi Văn

Na. Bà LêPhước Sang có môt ngườ anh ruột nữa tên là Bùi Kỉnh Thúc đã từ trần ở

Việt Nan sau 1975- hiện thời còn mấy ngườ cháu kêu bằng Cô ruột mà bà rất

thương đang sống tại Hoa Kỳ tên Bùi Thị Hằng với con trai là kỹ sư Lê Vũ làm việc

tại University of Houston, và Bùi thị Chỉnh với con gái là Trương Ánh cùng với em

trai là Kỹ sư Bùi văn Huấn và Phu nhân là Kim Liên sanh ra nhiều đứa con híeu

thảo và hoc hành rất giỏi.Tôi rất nóng ruột phải chờ tới lúc nầy mới nói chuyện với

người chị ruột của tôi là bà Lê Thị Phú, vợ của Đại Tá Quân Cảnh Đòan Thanh Liêm

mà Cụ Hôi Trưởng Lương Trong Tường dự trù cho làm Tỉnh Trưởng hay Nghị Sĩ.

Tôi rất thương bà chị ruột Lê Thị Phú, nhiều thông minh, nhiều tài trí nầy, nhưng

tôi tội nghiệp chị không được đi học, vì phải hi sinh, phải ở nhà, thay mặt cho

LêPhước Sang và LêPhước An lo bầu bạn và săn sóc bà má goá bụa cô đơn của

chúng tôi, đó là lý do khiến tôi phải cố gắng bằng mọi cách, lo liệu mọi viêc cho

chị…Tôi cảm thấy là tối cần thiết phải kêu gọi bà chị ruột Lê Thị Phú của tôi, 630-

682-0662 và nhờ Chị sinh hoạt với các ban hữu thân thiết của bà, với các con của

bà là Đoàn Kim Hoàng, Đoàn Kim Phượng, Đoàn Minh Thuấn, Đoàn minh Triết,

Đoàn Kim Khánh, Đoàn Kim Cương, Đoàn Kim Oanh, Đoàn minh Đức, Đoàn Minh

Tâm, Đoàn Minh Tùng….Chị Lê Thị Phú của tôi thường hay than thở trước những

cực nhọc và khốn khổ của tôi…Bà sợ tôi chịu không nỗi, cho nên tôi tin chắc là bà

sẽ cố gắng hết mình tiếp giúp với tôi. Hai Ong DB Dương Minh Quang, DB Dân

Biểu Dương thanh Tồn, lãnh đạo nồng cốt của PGHH từ lâu đời đến nay và Đại Tá

Tỏng Bí Thư VNDXĐ Nguyễn Văn Nam vốn biết rằng LêPhuoc Sang hết long hết dạ

với PGHH, không bao giờ chấp nhận ngừng nghĩ nên chắc chắn sẽ cùng nhau

không thể nào không cố gắng vận dụng phương tiện để yểm trợ như đã từng làm

cả đời từ trước đến nay. Đây là những nhân vật có đầy đủ kinh nghiệm, khôn

ngoan, tinh tế và bản lãnh để huy động được tài chánh tối cần cho công việc cần

phải làm. Đó lá sửa chửa Trụ Sở HĐTSTƯ tại 12432 Euclid St, Garden Grove, CA

92840 trong đó có Ngôi Tam Bảo PGHH, có hình ảnh Việt Nam Phật Giáo Liên Hiệp

Hội do nơi Đức Thầy thành lập tháng 4 năm 1945, mà Hoà Thượng Thích Minh

Tuyên, TS NS Trần Quang Thuận Tổng Vụ Trưởng Kế Hoach GHPGVNTN cùng với

LêPhước Sang và DB Dương Minh Quang, Đệ Nhứt Phó Hội Trưởng

HDTSTU,GHPGHH triệu tập một Đại Hội Hổn Hợp PG-PGHH để tái sinh hoạt

VNPGLHH, với sư tham gia và yểm trợ của Hoà Thượng Thượng Thủ Thúch Tâm

Châu, Hoà Thượng Thích Hạnh Đạo, Hoà Thượng Thích Giac Lượng, cùng với

Huynh Trưởng PGHH Trần Kiều Bùi Văn Mạnh, Chủ Tich Hội Đồng Điều Họp PGHH-

DXĐ, Tu Sĩ Thái Hòa, Hội trửởng BTSTU, GHPGHH và nhà văn- soạn giả Hồ Mnh

Châu, Phó Hội Trưởng Trung Ương kiêm Hội Trưởng PGHH Âu Châu, trong đó có

Đền Thờ Quốc Tổ, Đền Thờ Quan Thượng Đẳng Đại Thần Nguyễn Trung Trực và

Anh Hùng Liệt Sỉ PGHH-DXĐ vị quốc vong thân, Đền Thờ Các Thánh Tử Đạo Phật

Gíao, PGHH, Cao Đài và Công Giáo, trong đó có cả Văn Phòng BCHTU,

VNDXD. Bà LêPhước An, Phu nhân Cố Đại Đội Trưởng của Tổng Tư Lệnh Ba

Cụt và của Tổng Tư Lệnh Nguyễn Giác Ngộ, Cố Chỉ Huy Trưởng Đia Phương Quân

và Tham Mưu Trưởng TK Phước Thành, Cố Quận Trưởng Châu Thành Long Xuyên

đang có mặt tại Hoa Kỳ với Trưởng Nữ Lê Phước Thu Hồng, Trưởng Nam Lê

Phước Hoàn Vũ ( Vơ chồng Lê Phứơc An thương anh chị ba nên quyết đinh cho

thầng con cưng nầy trở thành trưởng nam của ÔB Le Phước Sang sau 6 năm anh

chi ba chờ con hoài mà chưa có ), thứ nam LêPhước Hoàn Dũng, thứ nữ Lê Phước

Thu Hà đang ở Tây Đức và trai út là LêPhước Hoàn Hãi đang ở LongXuyên, Việt

Nam. Bà LêPhước An đều biết rằng anh chị ba cũng như tất cả các con đều biết

rằng hai bác ba không hề tiếc bất cứ điều gì đối với mọt người nam hào kiệt

mang tên LêPhước An con của Ông Lê Văn Ngà và của bà Tôn Thị Tươi, em ruột

của anh ba Bê LêPhước Sang và em ruột của chị hai A LêThị Phú nên bất cứ cái gì

có thể làm được sau khi đoc xong bức thơ nầy và bức thư của Supervising

Inspector Mike Austin thì chắc chắn là bà LêPhước An và các cháu sẽ cố gắng. Bây

giờ, Ông già LêPhước Sang, 83 tuổi, sanh năm Nhâm Thân, 1932 cảm thấy phải

nhắi lại lời nhắn nhủ và dăn dò tâm huyết của bà mẹ mang tên là BùiThiChiêm-

LêPhước Sang “ MẸ MONG MUỐN NHỨT LÀ TỤI CON PHẢI LO TIẾP TAY VỚI TÍA

TRONG MỌI VIỆC TÍA CẦN CHO PGHH.” để trưởng nam LêPhước Hoàn Vũ và

LêPhước Hoàng Trọng, để LêPhước Thùy Nga, LêPhước Thùy Phương, LêPhươc

Hoàng Hà nhớ lời của mẹ…

Những lời nói sau chót nầy là lời tôi muốn thiết tha kêu gọi và cầu cứu với những

người nồng cốt, rường cột tượng trưng cho tương lai của PGHH.Tôi đã kể phương

danh quý tánh của những nhãn vật nầy, nhưng thật ra không ai có khả năng nói

đúng ai mới xứng đáng ĐƯỢC XƯNG TỤNG LÀ NỒNG CỐT, RƯỜNG CÔT VÀ

TƯƠNG LAI CỦA PGHH NGỌAI TRỪ CHÍNH NHỮNG NHÂN VẬT NẦY CHỨNG TỎ

BẰNG HÀNH ĐÔNG. Đại khối gần 9 triệu tín đồ PGHH cầu xin Phật Tổ, Phật Thầy,

Quan Thượng Đẳng Đai Thần gia hộ và vận chuyển để thời thế thuận họp giúp

sản sanh ra nhiều thành phần ưu tú- thượng hảo hạng làm rực sáng và tự hào

cho đạo Phật Vịệt Nam của chúng ta.Tôi luôn luôn nhớ đến tình nghỉa lâu đời của

anh BA THậN, chị BA THẬN, chủ nhân LEE SANDWITCH cho nên không thể kh6ng

nhờ Hội Trượng Lê Van Hướng trình bức thơ nầy đến chị ba với thành tâm kính

nhờ chị ba, nhờ Lê vân Chiêu và Phu Nhân, nhờ Lê văn Hứớng và Phu nhân cùng

anh chi em, ráng tự mình vận động bản thân mình, vân động các thành viên ruột

thịt và bạn bè thân thiêt…

KẾT LUẬN: ĐỨC THẦY HUỲNH GIÁO CHỦ LÁ ÔNG PHẬT GIÁNG TRẦN SÁNG LẬP RA

ĐẠO PHẬT VIỆT NAM VỚI GIÁO THUYẾT TUYỆT VỜI, VÀ VỚI HÀNH ĐỘNG SIÊU

PHÀM,“ta chịu khổ khổ cho bá tánh”. HÀNG NGỦ TÍN ĐỒ CHÚNG TA KHÔNG

THẤM NHẬP ĐỦ HẾT CÁI THÂM THÚY VÀ TINH TẾ CỦA CÁC GIÁO HÓA TRONG

PGHH XUYÊN QUA TÍEN TRÌNH MỞ ĐẠO, HÀNH ĐẠO VÀ TRUYỀN ĐẠO CỦA ĐỨC

THẦY… CHÚNG TA PHẢI NHÌN XEM VA NGHIỀN NGẪM CÁCH ĐỨC THẦY DẠY THỚ

KÍNH VÀ DỀN ĐÁP TỨ ÂN. ĐỨC THẦY DẠY PGHH PHẢI SỐNG CÒN VÀ PHÁT TRIỄN

RA SAO TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC VÀ CỘNG ĐỒNG THẾ GIỚI, CẦN PHẢI TỒN

TẠI, CẦN PHẢI DUNG HOÀ, CẦN PHẢI NHƯỜNG NHỊN VÀ NHẪN NHỤC, CẦN PHẢI

BIẾT GIỮ GÌN ĐẠO LÝ VÀ LẼ PHẢI, CẦN PHẢI BIẾT MÌNH VÀ BIẾT NGƯỜI ĐỂ ĐƯỢC

THƯƠNG MẾN, ĐỂ ĐƯỢC NỂ TRONG, ĐỂ ĐƯỢC KÍNH VÌ…TÔI THÀNH TÂM CHO

RẰNG TÍN ĐỒ PGHH, DÙ Ở HOÀN CẢNH NÀO CŨNG KHÔNG CÓ QUYỀN CHỂNH

MẢNG VÀ BỎ CUỘC, MÀ PHẢI DẤN THÂN ĐỐNG GÓP CHO ĐẾN HƠI THỞ CUỐI

CÙNG. Được sanh ra làm ngườ, thì phải xứng đáng là người. Chọn lựa con đường

quy y làm tín đồ PGHH thì phải xứng đáng là đệ tử của Đức Thầy…Lăn lộn trong

cuộc đời để theo đuổi mục tiêu quan trọng như Đức Thầy chỉ dạy thì phải gắng gổ

tận lực hi sinh như là nguyên tắc chánh yếu, nhưng phải biết hiên ngang, phải biết

tự hào và hãnh diện chấp nhận thành, chấp nhận bại, chấp nhận vinh, chấp nhận

nhục trong khi hết lỏng làm sứ mạng thiêng liêng cao cả cùa mìinh ĐỐI VỚI TỨ

ÂN, ĐỐI VỚI HOC PHẬT- TU NHÂN, PHỤNG SỰ QUỐC GIA VÀ DÂN TỘC.

Xin chấm dứt bức thơ thiết yếu vàq dài dòng nầy tại đây, với lời cầu nguyện bình

an, manh khỏe, thành công và hạnh phúc cho anh chị em đồng đạo mà toi thành

tâm mong ước sẽ nghĩ suy vá đáp ứng để cho LêPhước Sang làm được các công

viêc sửa chủa Trủ Sở, công việc Phổ Thông Giáo Lý, công việc Văn Hoá, Giáo Dục

và Thanh Niên mà chúng ta có bổn phận phải làm khi phụng sự PGHH.

Thân mến và Kính cẩn,

TS Hội Trưởng LêPhước Sang, cell 832-397-9813, lephuocsang.pghh@gmail.com.

DB Đệ nhứt Phó Hội Trưởng Dương Minh Quang, cell 832-541-1786.

DB Cố Vấn Chánh Sách Dương Thanh Tồn, cell 832-875-7726

Categories: Hội Đồng Trị Sư | Leave a comment

ảnh phong cảnh vào chung kết

ảnh phong cảnh vào chung  kết

 “Quê ngoại” – Thành Vương

Tác giả chia sẻ: “Quê tôi là một vùng chiêm trũng. Khi mùa gặt xong, bà con thu gom rơm rạ xây thành từng ụ. Đấy là một cách dự trữ thức ăn cho trâu bò khi lũ lụt về và mùa đông đến mà không phải đốt gây ô nhiễm môi trường”.
 

 “Đình Gò Táo” – Nguyễn Dũng

Bức ảnh chụp một ngôi đình cổ ở xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
 
 

“Mùa thu thác Bản Giốc” – Võ Hoàng Vũ
Tác phẩm được chụp nhân chuyến đi đầu tiên của tác giả, người Đà Nẵng, tới Cao Bằng. “Bức ảnh được chụp tại tầng trên cùng của thác, khi những vạt nắng chiều vàng óng nhuộm lên những mảng cây trên thác. Đó là thời khắc tuyệt vời nhất của mùa thu, khoảnh khắc tuyệt vời và may mắn đối với tôi. Tôi muốn thể hiện sự mềm mại của dòng thác, dịu êm của sắc thu nhưng vẫn lấy hết ngọn núi để thể hiện sự vững chãi và chắc chắn, âm dương hòa hợp”.
Ghi chú : Thác chỉ còn lại phần nhỏ thuộc VN (Hình 1)- Phần lớn và đẹp nhất đã thuộc về TQ (Hình 2 )( quản lý chung ?!,hổng dám đâu!!!)

Hình 1 : Phần VN

Hình 2 : Phần TQ
 
 

 “Nhà thờ Đức Bà nhìn từ trên cao” – Huỳnh Thu

Bức ảnh chụp mặt trước Nhà thờ Đức Bà,Saigon.
 
 
 

 “Sài Gòn bừng sáng” – Y Ho Nhu

“Bức ảnh được chụp từ tầng 40 của một tòa nhà đang xây dựng, sử dụng len fisheye kết hợp với độ cao tạo ra hiệu ứng hình cầu. Chủ thể bức ảnh này là ánh đèn bừng sáng từ Đại lộ Đông Tây – một con đường đẹp uốn lượn dọc theo bến Chương Dương – đây cũng là một trong những điểm nhấn của Sài Gòn“.
 
 
 

 “Vòng vo Sài Gòn” – Dương Hoàng Đăng

Bức ảnh được tác giả chụp vào một buổi chiều nhá nhem tối tại sân thượng của chung cư Cao Đạt (Q5, Sài Gòn). “Ở góc chụp từ trên cao xuống, tôi đã cố gắng zoom ống kính để đặc tả hình ảnh đại lộ Võ Văn Kiệt lên đèn đang ôm lấy kênh Tàu Hủ uốn lượn hình chữ S”.
 
 

“Suối Yến mùa thu” – Hoàng Thị Thu Đông
“Suối Yến nằm trong khu di tích thắng cảnh Chùa Hương, thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Trong một chuyến tham quan Suối Yến cùng những người bạn vào trung tuần tháng 9, tôi cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên ẩn trong không gian thanh bình tĩnh lặng. Cảnh sắc Hương Sơn bốn mùa đều đẹp, nhưng đẹp nhất có lẽ vẫn là vào mùa thu, mùa không lễ hội. Cả chiều dài dòng suối được phủ một sắc hồng tím của những bông hoa súng, còn hai bên bờ là những rặng cây tràm lơ thơ lá”, tác giả chia sẻ.
 

 “Cái cây ở hồ thủy điện Sông Hinh” – 

Huỳnh Lê Viễn Duy
“Hồ thủy điện Sông Hinh nằm ở huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, cách TP Tuy Hòa khoảng 50 km về hướng Tây. Nơi đây có nhiều bãi cỏ xanh mướt, nhiều cảnh đẹp lãng mạn, một nơi lý tưởng để picnic, cắm trại qua đêm. Ngoài ra nơi đây có rất nhiều góc hình đẹp dành cho các nhiếp ảnh gia phong cảnh.
Trong hình là một cái cây đã chết khô, vào mùa mưa nước hồ lên cao, cây nằm giữa biển nước, tạo dáng rất đẹp. Tôi cùng một người bạn lên vị trí này với mục đích chụp dải ngân hà vào ban đêm nhưng không thể bỏ qua khoảnh khắc hoàng hôn đẹp mê hồn nơi đây”.
 

“Mùa no ấm” – Đinh Công Thủy
Bức ảnh được chụp tại thôn Khuổi My, xã Phương Độ, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang, trong chuyến đi thực tế của tác giả ngày 25/9/2014.
 

“Thác Bản Giốc” – Nguyễn Văn Sơn
Bức ảnh được chụp trong một chuyến đi Cao Bằng của tác giả. “Trước khi đến thác Bản Giốc, tôi đã được xem ảnh và nghe một số người bạn kể về thắng cảnh này. Khi đến nơi, tôi thật sự ngỡ ngàng trước vẻ đẹp và sự hùng vĩ của thiên nhiên nơi đây”, tác giả chia sẻ.
 

 “Yên bình” – Nguyễn Anh Phương

Bức ảnh được thực hiện ngày 22/2/2014, trong một chuyến rong ruổi săn tìm nghệ thuật của tác giả trên cánh đồng quê. “Thời tiết đẹp, trời đứng gió, không thể bỏ lỡ cơ hội, tôi liên tục ghi lại khoảnh khắc cho riêng mình với nhiều góc độ khác nhau. Tôi cảm nhận từng khoảnh khắc đang dần chuyển mình thay đổi. Thật tĩnh lặng, thật bình yên, thật thoải mái”. 
 

“Sắc màu” – Cao Quang Trung
Bức ảnh được chụp trong chuyến đi dã ngoại kết hợp khảo sát du lịch của tác giả cùng mốt số đồng nghiệp ở tuyến Ba Bể – Thác Bà – Suối Giàng – Mù Cang Chải. Bức ảnh chụp ở Chế Cu Nha – một trong ba nơi ruộng bậc thang đẹp nhất Mù Cang Chải.
 

 “Hương lúa mới ngày mùa” – Trần Trung Hậu

“Đây là một khu ruộng bậc thang nằm gần một bản nhỏ trên vùng cao Bát Xát – Lào Cai. Các thửa ruộng tầng tầng lớp lớp như quấn vào nhau, ôm lấy bản làng. Khi mùa lúa chín, cả khu ruộng vàng rực bừng sáng dưới nắng chiều, giữa mầu xanh bát ngát của núi rừng tạo nên sự tương phản mạnh về màu sắc, ánh sáng”, tác giả chia sẻ.
 

“Phố núi lên đèn” – Vũ Ngọc Hoàng
Bức ảnh được chụp mùng 8 Tết Nhâm Thìn, trong chuyến đi một mình lên Sa Pa của tác giả. “Khi trời vừa nhá nhem, nền trời vẫn còn sáng, thị trấn đã bật đèn, đúng lúc đó mây về và tôi bấm máy được kiểu ảnh này”.
 

 “Vươn tới tầm cao” – Nguyễn Thanh Vân

“Gần hết thời gian nộp ảnh dự thi, tôi nhận thấy chưa có cảnh biểu trưng TP HCM – đô thị hiện đại, ngày một tiến nhanh trên đường hội nhập. Tôi nghĩ ra còn góc nơi trung tâm tài chính của thành phố tôi chưa chụp, thế là rủ người bạn cùng lên cao ốc MC để chụp”, tác giả chia sẻ.
 
 

 “Bình minh Mỹ Khê” – Hoàng Nam Dương

Bức ảnh được tác giả chụp trong một chuyến đi du lịch với gia đình tại Đà Nẵng. “Tôi đã cố gắng dậy thật sớm để đón được những khoảnh khắc đầu tiên của một ngày mới trên bãi biển Mỹ Khê. Tôi cảm nhận được một vẻ đẹp rất lộng lẫy nhưng cũng rất đỗi bình yên”.
 

 “Xuôi dòng” – Nguyễn Hoàng Thanh

Tác giả cho biết, ảnh được chụp tại Bích Động ngày 11/3/2013 với Canon 5d2 24-105. ISO 100 – 105mm – F6.3 – 1/160.
 
 

“Xuân về cao nguyên đá” – Trần Anh Tuấn
Tác giả chia sẻ: “Bức ảnh được ghi lại trong chuyến đi sáng tác đầu năm tại Cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang. Ảnh này được chụp khi tôi đến gần Đồng Văn, các cháu bé khi thấy có người lạ đến chạy ùa lên để đón chào, hòa vào với những người phụ nữ, người đàn ông đi về bản. Khung cảnh đó lưu luyến mãi trong tôi”.
 

“Lập An soi bóng” – Nguyễn Xuân Duy
“Bức ảnh Lập An soi bóng được chụp trong một buổi sáng mùa thu đầy nắng. Tôi cùng nhóm bạn đam mê chụp phong cảnh phải đón chuyến xe sớm để di chuyển từ Đà Nẵng ra Huế. Sau khi chụp bình minh sáng đầm Lập An, cảnh sinh hoạt chợ giữa đầm, cảnh các em bé theo cha mẹ ra đầm lượm lặt cá vụn… nhóm chuẩn bị ra về. Bất chợt, tôi nhìn lại, những đám mây trên cao như ùa xuống ôm trọn dãy núi phía sau đầm, mặt nước trong xanh và tĩnh lặng hơn khi không còn khuấy động bởi các loại tàu cá của ngư dân, một chiếc thuyền nan nằm trơ trọi giữa đầm lọt vô khung hình làm tiền cảnh cho một không gian mênh mông của núi, của đầm phía sau. Tự nhiên thấy con người cũng nhỏ bé, lẻ loi trước vẻ hùng tráng kỳ vĩ của thiên nhiên…”.
 

 “Làng gốm Vĩnh Long” – Phạm Trí Nhân

Tác phẩm chụp tại làng gốm Nhơn Phú thuộc huyện Mang Thít, Vĩnh Long.
 
 

 “Thắng cảnh Gành Đá Đĩa” – Huỳnh Lê Viễn Duy

“Tôi về Phú Yên trúng vào đợt mưa bão, suốt một tuần lễ mưa gió, nhưng sáng nào tôi cũng chạy xe máy quãng đường 40km ra Gành Đá Đĩa để chụp ảnh. Suốt sáu ngày đi rồi về mà không chụp được gì vì thời tiết quá xấu, đến ngày thứ bảy, ngày cuối cùng ở Phú Yên, tôi vẫn quyết tâm đi lại nơi này. Hôm đó là ngày bão tan, khung cảnh nơi đây đã cho tôi một bình minh không thể tuyệt vời hơn. Thật tình cờ những đám mây trên trời cũng xếp hình vảy cá giống hình dạng của đá nơi đây, trong tích tắc tôi phát hiện mảng mây màu đỏ rất đẹp, tôi xếp những chiếu thúng đối xứng với đám mây và tạo thành một bức ảnh với nhiều thứ đối xứng nhau: Mây hình vảy cá đối xứng với Gành đá, thuyền thúng đối xứng với mảng mây màu đỏ”, tác giả chia sẻ.
 

 “Nghỉ ngơi” – Phạm Văn Tỵ

“Trong chuyến đi sáng tác ở biển Tân Thành, Gò Công, sau khi chụp no nê với một bình minh tuyệt đẹp, tôi quay lại thấy con thuyền của ngư dân nằm nghỉ ngơi trên bãi biển khi nước rút. Ánh sáng xiên chiếu vào thân tàu được buộc chặt vào sợi dây neo cùng những vân cát nhờ ánh sáng chiếu vào nổi bật cả tiền cảnh. Một cảm xúc thanh bình về cảnh vật quê hương mang lại cú bấm máy nhanh chóng và bức ảnh ra đời”.
 

 “Hà Nội mùa thu” – Đào Việt Hùng

Bức ảnh được thực hiện sáng 9/10/2014. “Nhân ngày được nghỉ làm, tôi dậy sớm lang thang các phố phường Hà Nội (…) Tôi dừng chân ở Hồ Gươm, nơi cảm nhận rõ ràng nhất những gì của mùa thu Hà Nội. Trong  không gian ấy, tôi bất chợt bắt gặp một khuôn hình quen thuộc nhưng hôm nay thật lạ, một tháp rùa thấp thoáng trong vòng ôm của cành phượng xanh, một cái gì đó mướt mát khác với những gì thường thấy như tháp rùa với những tán cây khô trụi lá hay sương giăng với hai màu đen trắng thường hay mang đến cảm xúc trầm lắng. Chút nắng sớm làm ánh lên chút vàng của nước, khiến tôi cảm nhận được một mùa thu đầy sức sống, mướt mát và mềm mại”, tác giả chia sẻ.
 

 “Phố cổ bên sông Lạch Tray” – Vu Dung Pham

Ảnh chụp phong cảnh một dãy nhà cổ bên sông Lạch Tray, Hải Phòng.
 
 

“Chiều muộn” – Nguyễn Ngọc Quỳnh
“Tấm hình chụp tại Ba Sao, Hà Nam, gần thành phố Phủ Lý trong một buổi chiều muộn đầy cảm xúc. Nơi đây thắng cảnh hữu tình, buổi chiều đầy sương giăng làm khung cảnh trở nên mờ mờ ảo ảo. Trên mặt nước có một thân cây lâu năm đang bị ngập, nó đã bị chết khô vì nước lũ về, nhưng vẫn đứng sừng sững và người đánh cá với ngọn đèn leo lét lặng lẽ giăng lưới trên mặt nước. Tất cả đã tạo cho tôi một cảm xúc thật khó tả. Tôi đã bấm máy hoàn thành tác phẩm này”, tác giả kể.
 

“Một góc biển Cổ Thạch” – Lê Xuân Thoại
Ảnh được chụp tại biển Cổ Thạch, Bình Thuận.
 

 “Thiên đình Hoàng Su Phì” – Nguyễn Minh Tân

“Tác phẩm được thực hiện khi cơn bão số 3 (Kalmaegi) vừa đi qua miền Bắc để lại bầu không khí lạnh, mây sương kéo dài bao trùm toàn khu vực miền núi. Một chuyến săn ảnh mùa vàng kéo dài hơn 10 ngày đã đưa tôi đến những vùng đất thiêng liêng của Tổ Quốc. Cả buổi chiều rong ruổi trên những con đường đèo và tôi quyết định dừng chân nơi đây chờ cơ hội, hy vọng một tia nắng mong manh… Và rồi ông trời đã ban thưởng cho tôi một tia nắng hoàng hôn tuyệt đẹp. Mọi thứ đã làm nên cảnh thần tiên hùng vĩ y như thiên đình hạ giới khiến tôi đặt tên cho tác phẩm là Thiên đình Hoàng Su Phì“.
 

  “Ngày bình yên” – Trần Thành Quyết

“Ảnh được chụp tại hồ Đại Ninh, thuộc huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Lúc này cảnh vật đã vào cuối thu, mặt trời lên muộn, sương giăng mờ ảo khắp mặt hồ. Những cành khô đã chết nổi lên, soi bóng trên mặt nước phẳng lặng. Đây đó vài ngư dân qua lại với chiếc xuồng giăng lưới nho nhỏ. Tất cả gợi lên một khung cảnh thật chậm rãi, yên bình”, tác giả cho biết.
 

 “Sương sớm trên hồ Đa Mi” – Nguyễn Văn Thương

Bức ảnh ghi lại cảnh thanh bình như bức tranh thuỷ mặc, vừa nhẹ nhàng, nên thơ, vừa hoang sơ của hồ Đa Mi, Bình Thuận trong sương sớm.
 

 “Non nước hữu tình” – Đỗ Tuyết Trinh

Bức ảnh được thực hiện cuối tháng 5 năm nay, trong chuyến thăm Tam Cốc – Bích Động với quyết tâm chinh phục góc chụp đẹp nhất và khó chụp nhất. Tác giả đã phải đi thuyền, lội qua nhiều thửa ruộng, con mương để tới cửa hang, sau đó bám vách đá vừa trơn, vừa nhọn để leo lên điểm cao nhất của quả núi. Tại đây, tác giả bắt gặp “vẻ đẹp vừa nên thơ vừa hùng vĩ của con sông Ngô Đồng, uốn lượn như dải lụa mềm giữa những thửa ruộng đang bắt đầu vào vụ gặt. Những dãy núi đá vôi nhấp nhô hai bên như bức thành đồng che chắn cho những thửa ruộng và dòng sông hiền hòa đón đưa những chiếc thuyền của du khách ghé thăm”.
 
Cuộc thi Ảnh Nghệ thuật VnExpress 2014, do báo VnExpress phối hợp với Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch tổ chức, nhận tác phẩm dự thi từ 28/8 đến 27/10. Sau tám tuần, cuộc thi thu hút gần 39.000 tác phẩm từ hơn 10.000 tác giả tham dự. Trong đó, hơn 1.100 bức ảnh vượt qua vòng sơ loại, được đăng tải trên website http://photo.vnexpress.net/. Sau khi công bố danh sách tác phẩm vòng chung kết. Ban tổ chức sẽ tiếp tục làm việc để chọn ra 2 giải nhất, 2 giải nhì, 2 giải ba và 8 giải khuyến khích (chia đều cho hai thể loại) với tổng giá trị giải thưởng lên đến 500 triệu đồng. Lễ trao giải sẽ diễn ra vào 26/11 tại TP HCM.
Cuộc thi có sự tài trợ của Công ty du lịch TransViet Travel, Công ty Schmidt Marketing, Hệ thống đặt phòng trực tuyến iVIVU.com.
 SongNgu
Categories: Uncategorized | Leave a comment

Xin vui lòng chuyển tiếp mail này đến càng nhiều người càng tốt. Gia đình này cần sự giúp đỡ của bạn

 

Xin đừng xóa.
Xin vui lòng chuyển tiếp mail này đến càng nhiều người càng tốt. Gia đình này cần sự giúp đỡ của bạn… nếu bạn chuyển mail này đến cho ai đó…thì gia đình này sẽ nhận được 3$ tiền Thái Bhat để  đem mổ em này.
Tôi hy vọng bạn sẽ chuyền mail này như tôi vừa làm. Cám ơn.
Xin vui lòng đừng xóa và hãy chuyển tiếp….
Will you please be kind and forward this email to as many people as you can.
This Family needs our help………………if you forward this mail to one person,
they will get $3.00 Thai Bhat that will go towards the operation……… 

I hope that you will pass along just as I did… 

Thank you…..
Description:  cid:WVEFYCTATFLW.IMAGE_3.jpeg

 
HAVE A HEART, PLEASE. DO NOT DELETE

BEFORE SENDING THIS EMAIL THROUGH AT LEAST SIX 6 PEOPLE.
Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

tất cả những “Got talent” hay nhất trong năm 2014

Sang Lephuoc

Dec 20 (7 days ago)

to me
TS. LêPhước Sang

Hội truởng HĐTSTƯ GH-PGHH
————————————————
12432 Euclid Street, Garden Grove, CA 92840
832-397-9813(714) 584-7778 (xin để lại message)
———- Forwarded message ———-
From: Minh N <cuminh1944@gmail.com>
Date: 2014-12-20 16:01 GMT-08:00
Subject: Fwd:
To:
Cc: Minh N <cuminh1944@gmail.com>

    Xin chuyển….tất cả những “Got talent” hay nhất trong năm 2014 đến Quí Vị thưởng thức trước khi bước qua năm m\́i 2015.  Phó thường dân xin cám ơn Anh Phương Nguyên.

———- Forwarded message

auditions America’s got talent 2014

Attachments area
Preview YouTube video The best auditions america’s got talent 2014

The best auditions america’s got talent 2014
Categories: Tài Liệu Tham Khảo | Leave a comment

Thúc đẩy nhữnh giá trị nhân văn

THÚC ĐẨY NHỮNH GIÁ TRỊ NHÂN VĂN

Phúc Cường dịch

New Delhi, Ấn Độ, ngày 22 tháng 11 năm 2014

Dalai Lama 2

His Holiness the Dalai Lama speaking at a meeting organized
by Ananta Aspen Centre in New Delhi, India
on November 22, 2014. Photo/Tenzin Choejor/OHHDL

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã viếng thăm trường Springdales. Ngài đã được hiệu trưởng, bà Ameeta Mulla Wattal và hội đồng cùng người sáng lập trường, Rajni Kumar, năm nay đã 90 tuổi, cung đón nồng nhiệt tại trường. Trường Springdales được bà thành lập vào năm 1955 với mục đích đem lại cho người học một chương trình đào tạo toàn diện và một hệ thống giá trị nhân văn bao gồm các giá trị phổ quát như tình yêu thương, chân lý và trí tuệ.

Ngài đã được cúng dường khăn cát tường truyền và cái cây còn sống. Ngài đã cùng đốt nến cầu nguyện trong khi các thành viên của dàn hợp xướng cùng ca một khúc ca đoàn kết. Bà Wattal chia sẻ rằng với tư cách là giáo viên, bà cùng các đồng nghiệp cảm thấy có trách nhiệm định hình trong tâm người trẻ ý niệm rằng tâm từ bi là giải pháp cho tất cả các rắc rối. Bà cho biết họ đã luôn mong nguyện thỉnh mời Ngài chia sẻ tại trường học và bây giờ đã rất hài lòng bởi giấc mơ đã trở thành hiện thực. Bà thỉnh cầu ngài ban huấn từ tới những tâm hồn trẻ trung ham hiểu biết.

Springdales

Members of the school choir performing at the start of
His Holiness the Dalai Lama’s interactive session
with teachers and students at Springdale School
in New Delhi, India on November 22, 2014.
Photo/Tenzin Choejor/OHHDL

“Kính thưa các hiệu trưởng, các thầy cô giáo và các học sinh. Bất cứ khi nào tôi gặp gỡ mọi người, tôi luôn ghi nhớ rằng tất cả chúng ta đều giống nhau, đều là con người. Chúng ta có cùng bộ não con người như nhau, tất cả chúng ta đều có tiềm năng. Đôi khi tiềm năng đó kết thúc bằng việc tạo ra nhiều rắc rối hơn, nhưng nói chung bản chất cơ bản của con người là tình thương và lòng bi mẫn.”

Ngài đã chia sẻ về việc các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm với trẻ sơ sinh. Họ đã cho kết quả các  bản vẽ sinh động về các tình huống trong đó một người giúp đỡ hay gây khó khăn, kết quả cho thấy họ ủng hộ các trường hợp giúp đỡ. Ngài cho rằng điều này cho thấy rõ chúng ta là những động vật xã hội, chúng ta sống phụ thuộc vào nhau. Đây là lý do tại sao chúng ta phát triển ý thức cộng đồng. Và những cảm xúc mà cộng đồng nuôi dưỡng chính tình yêu thương và lòng bi mẫn, trong khi sân giận và ghanh tỵ tạo ra khoảng cách và chia rẽ. Chính bằng việc nuôi dưỡng một ý thức luôn quan tâm tới tha nhân mà chúng ta có thể học cách sử dụng trí tuệ của mình một cách đúng đắn.

Dalai Lama

His Holiness the Dalai Lama speaking at
Srpringdales School in New Delhi, India
on November 22, 2014. Photo/Tenzin Choejor/OHHDL

“Giáo dục hiện đại có xu hướng tập trung vào những mục tiêu vật chất mà không  chú trọng đầy đủ tới việc trưởng dưỡng từ tâm. Nếu nền giáo dục của chúng ta có đề cập đến các giá trị đạo đức thì lại thường liên quan đến niềm tin tôn giáo. Mặc dù có sự khác biệt về mặt triết học nhưng việc thực hành chính của tất cả các truyền thống tôn giáo chính là tình yêu thương. Và để thực hành tình yêu thương một cách hiệu quả, bạn cần sự khoan dung và tha thứ, kỷ luật tự thân và sự biết đủ. Những truyền thống này đều có một mục đích chung, để giúp chúng ta phát triển tình yêu thương. Nó có thể được thông qua niềm tin vào một đấng sáng tạo và ý thức rằng tất cả chúng ta đều sẵn có một tia sáng của ngài, hiện thân của tình yêu thương bên trong mỗi người. Hoặc chúng ta có thể làm theo truyền thống tin tưởng vào luật nhân quả và ý tưởng rằng nếu bạn làm điều thiện lành, bạn sẽ nhận được lợi lạc, nếu làm điều ác, sẽ nhận được hậu quả tiêu cực. Dù có sự khác biệt trong triết lý, thì những truyền thống tâm linh đều chia sẻ một mục tiêu chung.”

Springdales School

Members of the audience listening to His Holiness
the Dalai Lama speaking at Springdales School
in New Delhi, India on November 22, 2014.
Photo/Tenzin Choejor/OHHDL

Ngài nhận xét ​​rằng ở Ấn Độ tất cả các truyền thống tôn giáo lớn từ lâu đã chung sống hòa thuận với nhau. Tuy nhiên, trong số 7 tỷ con người còn sống trong thế giới ngày nay, 1 tỷ khẳng định rằng họ không có niềm tin như vậy. Ngài đặt vấn đề vậy làm thế nào để giáo dục những người đó các giá trị của tình yêu thương và lòng bi mẫn. Ngài đề nghị cần phải áp dụng một cách tiếp cận thế tục và rằng Ấn Độ đã thông qua một cách tiếp cận lịch sử như vậy đã cho thấy một sự tôn trọng bình đẳng tới mọi tôn giáo và ngay cả đối với những người không có đức tin tôn giáo.

” Do đó tôi tin tưởng rằng, ý tưởng về đạo đức thế tục là một lĩnh vực cho thể lợi ích cho tất cả. Về mặt sinh học chúng ta được sinh ra với tình yêu thương và lòng bi mẫn. Khi được sinh ra, chúng ta nương vào tình thương yêu của người mẹ để tồn tại.Tình yêu thương và lòng bi mẫn cho phép phát triển một cách lành mạnh và mang lại cho chúng ta sự tự tin. Nhiều thiếu nữ phí thời gian để là đẹp bằng sử dụng mỹ phẩm và những thứ như vậy, nhưng điều quan trọng thực sự tạo ra các mối quan hệ hạnh phúc, một cuộc hôn nhân hạnh phúc là vẻ đẹp nội tâm.

“Chúng ta đều cần tình bạn và tình bạn được xây dựng trên sự tin tưởng, sự tin tưởng tới trên cơ sở tôn trọng và quan tâm đến người khác. Một gia đình có thể giàu có và quyền thế, nhưng nếu các thành viên trong gia đình bị ảnh hưởng bởi sự mất lòng tin và nghi ngờ họ sẽ không bao giờ có được hạnh phúc. Một gia đình nghèo mà các thành viên tin tưởng lẫn nhau thì chắc chắn sẽ hạnh phúc.”

Ngài nhắc tới các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng những người tham gia vào khóa rèn luyện tình yêu thương, lòng bi mẫn trong một thời gian ngắn chỉ ba tuần cho thấy sự giảm đáng kể mức độ căng thẳng và áp suất lên máu. Mối quan hệ của họ với bạn bè được cải thiện.Ngài cho rằng trích dẫn này là một minh chứng chúng ta có thể giáo dục con người trên cơ sở các kết quả nghiên cứu khoa học, kinh nghiệm thông thường và ý thức thông thường. Do xu hướng quá con trọng vật chất của giáo dục hiện đại, công việc này đang được vận hành ở Mỹ và ở Ấn Độ để thiết kế một chương trình nuôi dưỡng nền đạo đức thế tục, phát triển trí tuệ và tình thương yêu.

 

“Thế kỷ 20 chứng kiến nhiều sự phát triển đáng ghi nhận,” Đức Đạt Lai Lạt Ma bình luận, “nhưng đó cũng là một kỷ nguyên của bạo lực chưa từng có. 200 triệu người, theo ước tính của nhiều nhà sử học, đã chết vì bạo lực. Hàng tỷ đôla đã được chi vào việc phát triển các loại vũ khí hủy diệt, nhưng chúng đã không mang đến sự thay đổi tích cực. Ngay cả bây giờ, khi ở nơi của chúng ta đang được hưởng sự uyên bình thì nhiều nơi khác nhiều những con người như chúng ta vẫn đang bị giết hại và bị tổn thương. Chúng ta không thể tạo ra một thế giới hòa bình hơn qua việc sử dụng vũ lực; thay vào đó, phải trưởng dưỡng sự bình an nội tâm.”

Nhìn rộng khắp tới thính chúng, ngài chia sẻ những ai dưới 20 tuổi thuộc thế kỷ 21. Trong khi không có gì có thể làm để thay đổi quá khứ, thì nếu thế hệ này cố gắng, họ sẽ có thể thay đổi tương lai. Ngài cho rằng ngày nay nếu chỉ quan tâm tới lợi ích của riêng đất nước mình thì đã quá lỗi thời, đây là thời đại cần hướng sự quan tâm tới toàn nhân loại. Ấn Độ, với truyền thống bất bạo động và hòa hợp tôn giáo ngàn đời nay, có thể đóng góp to lớn cho sự nghiệp này.

Springdales School 2

His Holiness the Dalai Lama speaking
at Srpingdales School in New Delhi, India
on November 22, 2014. Photo/Tenzin Choejor/OHHDL

“Tôi đã sống 55 năm ở đất nước này như một người tị nạn,” ngài nói. “Tôi xem mình là một sứ giả của tư tưởng Ấn Độ cổ. Đôi khi tôi cũng coi mình là người con của đất nước Ấn Độ bởi vì là một người tu học truyền thống Nalanda. Đây nguồn gốc tất cả kiến thức của tôi. Trong khi thân của tôi được nuôi dưỡng bằng gạo và thực phẩm Ấn Độ. Văn hóa Ấn Độ không chỉ có tác dụng trong hình thức bề ngoài của ca nhạc và vũ đạo, mà còn tồn tại trong trái tim. Nếu chúng ta chú ý đến điều đó, nó sẽ mang lại hiệu quả tích cực. Chúng ta vận hành nền giáo dục hiện đại một cách nghiêm túc, nhưng cũng xin hãy ghi nhớ những gì mà Ấn Độ cổ đại đã dạy chúng ta về thực tại, về bản chất của tâm và cảm xúc của chúng ta. Những kho tàng tri thức Ấn Độ này, đặc biệt hữu ích ngày nay, đang nhận được sự trân trọng to lớn từ nhiều nhà khoa học hiện đại.”

Springdales School 3

Many of the assembled students raising their hands in
response to a question from His Holiness the Dalai Lama
during their interactive session at Springdales School
in New Delhi, India on November 22, 2014.
Photo/Tenzin Choejor/OHHDL

Trả lời một số câu hỏi từ thính chúng, ngài luận giải  rằng sự cạnh tranh để đảm bảo thành công cho tất cả các thành viên tham gia là hữu ích, nhưng sự cạnh tranh chỉ để phục vụ lợi ích một số ít trong khi lại loại trừ những người khác thì không được phép. Ngài minh định rõ rằng, hành động nghiêm khắc có thể được sử dụng một cách tích cực, ví dụ như một giáo viên có thể sử dụng hoàn toàn để giúp đỡ cho sinh viên của mình. Với câu hỏi ngài có thường xem phim, ngài trả lời rằng ngài từng đi xem phim trong đầu những năm 60, nhưng ngày nay ngài không xem truyền hình hay phim ảnh.

Với câu hỏi Đức Phật có phải là một vị thần linh, ngài trả lời là không phải. Đức Phật bắt đầu là một con người nhưng thông qua những nỗ lực phi thường, ngài đã trở thành một vị Phật giác ngộ. Ngài chia sẻ với thính chúng, thách thức lớn nhất ngài phải đối mặt là khi tìm hiểu tính Không và lý duyên khởi được dạy bởi ngài Long thọ. Khi còn nhỏ tuổi, ngài chỉ muốn chạy nơi này nơi kia, không quan tâm nhiều đến tu học, nhưng hôm nay ở tuổi gần 80, đọc và tu học là những điều ngài yêu thích làm. Ngài nhìn trìu mến xuống bà Rajni Kumar và hài ước rằng, ngài bày tỏ mong nguyện trường thọ đến 90 hoặc 100 tuổi như bà.

Khi được đặt câu hỏi, ai là người mang lại nguồn cảm hứng cho ngài, đức Đạt Lai Lạt Ma đã không do dự nhắc đến các Đạo sư của truyền thống Nalanda như ngài Long Thọ và ngài Tịch Thiên. Ngài chia sẻ rằng, lắng nghe luận giải các trước tác của đạo sư Tịch Thiên đã làm thay đổi đời sống của ngài. Nhắc đến tên một số nhân vật đương thời, ngài nhắc tới Mahatma Gandhi, vị Tổng thống đầu tiên của Ấn Độ, Tiến sĩ Rajendra Prasad, người có kiến thức uyên bác và sự khiêm nhường đã gây ấn tượng sâu sắc tới ngài. Cuối cùng, ngài kết luận ​​rằng mang lại hạnh phúc cho người khác không phải là vấn đề phải hy sinh hạnh phúc riêng của bản thân. Nỗ lực mang lại hạnh phúc cho người khác, ngay cả khi chúng ta không luôn luôn thành công, là nguồn cội của sự viên mãn hoàn hảo. Sân giận và hận thù là dấu hiệu của sự yếu đuối, trong khi tình thương yêu là một dấu hiệu chắc chắn của sức mạnh.

Trong buổi chiều Ngài đã được thỉnh mời tới một buổi gặp gỡ được tổ chức bởi Trung tâm Aspen Ananta, một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận. Trung tâm có mục đích  củng cố sự thay đổi tích cực trong xã hội thông qua việc phổ biến tri thức. Ngài chia sẻ ba tâm nguyện của mình. Thứ nhất, thúc đẩy các giá trị nhân bản sâu sắc hơn như là nguồn cội của hạnh phúc và sức khỏe thể chất; củng cố ý niệm nguồn gốc tối hậu của hạnh phúc là ở trong tâm. Ngài nhận xét ​​rằng cuộc sống của chúng ta bắt đầu dưới sự chăm sóc, yêu thương của người mẹ và với tư cách là động vật xã hội, chính tình thương yêu và lòng bi mẫn đã đưa con người xích lại gần nhau.

Tâm nguyện thứ hai của ngài là thúc đẩy sự hòa hợp giữa các tôn giáo. Ngài lấy dẫn chứng về Mẹ Teresa và các hội Truyền giáo Bác Ái đã cống hiến hết mình cho phúc lợi của người nghèo và cơ nhỡ. Đó là một sự thể hiện cho đức tin của họ. Ngài nhắc lại rằng các truyền thống tôn giáo có thể có sự khác biệt về mặt triết học, nhưng lại chia sẻ một mục tiêu chung.

Springdales School 4

A member of the audience asking
His Holiness the Dalai Lama during his talk organized
by Ananta Aspen Centre in New Delhi, India
on November 22, 2014. Photo/Tenzin Choejor/OHHDL

Mặc dù ngài đã hoàn toàn rút lui khỏi trách nhiệm chính trị, nhưng ngài vẫn giữ tâm nguyện cho sự hưng thịnh của văn hóa Phật giáo Tạng. Người Tạng lưu giữ một truyền thống Phật giáo toàn diện, kết quả của những cá nhân nghiên cứu và thực hành nghiêm cẩn qua nhiều thế kỷ. Phật giáo Tây Tạng có thể đem lại lợi ích không chỉ người Tây Tạng, mà còn hàng triệu Phật tử ở Trung Quốc. Ông chia sẻ rằng Tạng ngữ có thể là phương tiện chính xác nhất để tìm hiểu và luận giải các tư tưởng Phật giáo. Ngài cũng chia sẻ thêm mối quan tâm của ngài đối với môi trường tự nhiên của Tây tạng bởi một tỷ người trên khắp châu Á phụ thuộc vào dòng chảy từ các con sông ở đây.  “Chúng tôi là tất cả giống như con người,” ngài kết luận. “Tất cả chúng ta cần phải có trách nhiệm tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn và một nhân loại an bình hơn. Hãy luôn ghi nhớ trong tâm điều này. ”
Trả lời câu hỏi của thính chúng, ngài đã chia sẻ về ý tưởng xây dựng nền đạo đức thế tục, tầm quan trọng của từ tâm, và thực tế là tương lai của thế giới phụ thuộc vào chúng ta và cách thức chúng ta sống như thế nào. Ngài cho nói rằng trong việc tìm cầu hạnh phúc, chúng ta cần một bản đồ tâm thức và các cảm xúc trong tâm. Chúng ta cần phải phát triển ý thức về trưởng dưỡng tâm, một sự hiểu biết làm thế nào để đối trị các cảm xúc tiêu cực và trưởng dưỡng các phẩm chất tích cực. Đó là cách để tìm sự bình an nội tâm.

 

Nguồn: Dalailama.com

Người dịch: Phúc Cường

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

01/12/20143:01 SA
Tuệ Thiền (Lê Bá Bôn)
Khách
“Tâm nguyện thứ hai của ngài là thúc đẩy sự hòa hợp giữa các tôn giáo. Ngài lấy dẫn chứng về Mẹ Teresa và các hội Truyền giáo Bác Ái đã cống hiến hết mình cho phúc lợi của người nghèo và cơ nhỡ. Đó là một sự thể hiện cho đức tin của họ. Ngài nhắc lại rằng các truyền thống tôn giáo có thể có sự khác biệt về mặt triết học, nhưng lại chia sẻ một mục tiêu chung”. Cảm động với câu nói này của Ngài, tôi xin đăng ở đây bài tản bút của mình:

THAY LỜI CẢM TẠ BẬC MINH SƯ VĨ ĐẠI
(Tản bút – 30/9/2013)

Đức Phật Thích Ca – một trong những minh sư vĩ đại
(Xin nhấn mạnh: “một trong”, chứ không phải là “duy nhất”)
Tôi nhớ (đại khái) những lời minh triết của Ngài
Ngài nói: Hãy tự thắp đuốc lên mà đi!
Ngài nói: Đừng vội tin bất cứ gì, ngay cả lời của Phật
Ngài nói: Chân lí là chân lí, ai nói cũng vậy thôi
Ngài nói: Những điều tôi đã dạy, chỉ ít ỏi như một nắm lá giữa rừng
Ngài nói: Đường tu tập có hơn tám vạn bốn nghìn pháp môn
Ngài nói: Chia sẻ đạo lí, phải biết khế lí khế cơ
Ngài nói: Phải biết quý dù là điều thiện nhỏ
Ngài nói: Phải biết vui theo công đức của người khác
Ngài nói: Phải mẫn cảm từ bi với bể khổ chúng sinh
Ngài nói: Đừng chấp thủ “hơn thua” về ngôn từ, hình tướng
Ngài nói: Mục tiêu cuối cùng là giải thoát vô minh và cố chấp nhân-ngã
Ngài nói: Phải tu tâm để có tâm thái thiện ích-hòa bình
Và vân vân, vân vân…

Tôi cảm động với những lời minh triết
Nên không kì thị tôn giáo này tôn giáo kia
Tôn kính mọi tôn giáo và văn hóa có những điều hướng thiện tâm linh
Tôn giáo nào cũng có những lỗi lầm và có những điều đáng học
Kinh luận nào, triết lí nào cũng “tam sao thất bổn”…
Tôi biết minh sư vĩ đại nhất của chính mình
Là tự tri-tỉnh thức
Để giải thoát khỏi những khuôn đúc của cái “tôi”
“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã”
Là mẫu số chung của đạo của đời (*)
Là ngọn đuốc soi đường, biết tùy duyên-bất biến…

Tôi cảm động với những lời minh triết
Nên tôn kính Phật giáo nguyên thủy
Cũng như tôn kính Phật giáo đại thừa (phát triển)
Tôn kính Mật tông, Thiền tông, Tịnh độ tông…
Và tôn kính mọi giao thoa văn hóa hướng thiện tâm linh
Biết chân lí là của chung
Nên ung dung Chân-Thiện-Mĩ trên mọi nẻo đường thuận-nghịch
Trong hữu tướng, biết mục tiêu vô tướng
Trong hữu hạn, biết sống với Vô Cùng
Cùng bạn lữ trên đường về Tối Thượng
Tin yêu mọi người cùng hướng thiện tâm linh
Chia sẻ thiện lành cùng tất cả chúng sinh.

**
(*): -“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ,
là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền;
mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ,
cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả.
(Đường Về Minh Triết; Tuệ Thiền (Lê Bá Bôn).

GỬI Ý KIẾN CỦA BẠN

Tên của bạn
Email của bạn

Tạo bài viết

02/10/2012(Xem: 18205)

30/06/2013(Xem: 9604)

Categories: Tài Liệu Tham Khảo | Leave a comment

Nhật Bản hỗ trợ phát triển hạ tầng giao thông của Hà Nội

Nhật Bản hỗ trợ phát triển hạ tầng giao thông của Hà Nội
21:23 | 26/12/2014

ĐCSVN)Sau khi được khánh thành và đưa vào sử dụng vào ngày 4/1/2015 tới, ba dự án ODA với sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản sẽ góp phần không nhỏ trong việc kết nối Hà Nội với quốc tế, cũng như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế của Việt Nam. Đây là khẳng định của các đại diện Chính phủ Nhật Bản trong cuộc họp báo ngày 26/12, tại Hà Nội.

 Ông Nagai Katsuro – Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam (bên phải)
và ông Mori Mutsuya – Trưởng đại diện JICA Việt Nam (bên trái) chủ trì
buổi họp báo ngày 26/12 tại Hà Nội (Ảnh: Kiều Giang)


Tại buổi họp báo, ông Nagai Katsuro – Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và ông Mori Mutsuya – Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam cho biết, ba dự án lớn là: Dự án xây dựng cầu Nhật Tân; Dự án xây dựng Nhà ga hành khách T2 sân bay quốc tế Nội Bài; Dự án xây dựng đường nối sân bay quốc tế Nội Bài và cầu Nhật Tân sẽ được khánh thành vào ngày 4/1/2015. Đây là ba dự án được thực hiện với nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản.

Dự án xây dựng cầu Nhật Tân đã xây dựng là một trong những cây cầu dây văng có quy mô lớn nhất tại Đông Nam Á, bắc qua sông Hồng với tổng chiều dài 8,91km (bao gồm cầu chính và đường dẫn hai đầu cầu).

Cùng với tuyến đường nối với sân bay Nội Bài, công trình trọng điểm này sẽ giúp cải thiện giao thông từ thành phố Hà Nội tới sân bay; đồng thời đóng vai trò là một phần của tuyến đường vành đai 2 thành phố Hà Nội góp phần giảm tải ùn tắc giao thông cho khu vực nội đô và phát triển khu vực phía Bắc thành phố Hà Nội.

Móng phần cầu chính sử dụng “công nghệ tường vây cọc ống thép”, là một trong những công nghệ thi công tiên tiến đặc thù của Nhật Bản. Với diện tích lắp đặt nhỏ, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến giao thông đường thủy, phương pháp sử dụng cọc ống thép này giúp rút ngắn thời gian thi công, có hiệu quả cao trong việc chống động đất và tăng khả năng chịu lực trong điều kiện đất yếu. Hiện nay, phương pháp này đã được đưa vào sử dụng như là phương pháp xây dựng cơ bản cho các thiết kế cầu tại Việt Nam.

Dự án xây dựng Nhà ga hành khách T2 sân bay quốc tế Nội Bài đã xây dựng nhà ga hành khách mới, phục vụ cho các chuyến bay quốc tế với khả năng đáp ứng được hơn 10 triệu hành khách/năm. Nhà ga này có lắp đặt hệ thống kiểm tra hành lý sân bay và hệ thống cung cấp nhiên liệu hàng không bằng các ống dẫn nhiên liệu ngầm hiện đại, tương tự như với sân bay quốc tế của Nhật Bản, góp phần giảm áp lực quá tải thường xuyên của sân bay và đảm bảo vận chuyển hành khách, hàng hóa thuận lợi và an toàn.

Dự án xây dựng đường nối sân bay quốc tế Nội Bài và cầu Nhật Tân đã xây dựng tuyến đường nối hiện đại từ nút giao Nam Hồng đến đường cao tốc Bắc Thăng Long – Nội Bài, có thiết kế sáu làn xe chạy với chiều rộng 32m và hai đường gom hai bên rộng 7,5m. Tuyến đường được kỳ vọng sẽ giúp nâng cao năng lực vận chuyển kết nối các khu công nghiệp phía Bắc.

 Cầu Nhật Tân giúp cải thiện giao thông từ thành phố Hà Nội đến sân bay Nội Bài.
Nguồn: JICA


Trong quá trình xây dựng những công trình quy mô lớn này, vào thời gian thi công cao điểm nhất, trên công trường đã có hơn 1000 công nhân và kỹ sư làm việc/ngày. Các chuyên gia và kỹ sư Nhật Bản đã chuyển giao cho kỹ sư và công nhân Việt Nam những phương pháp quản lý doanh nghiệp của Nhật Bản cũng như các kỹ thuật và kinh nghiệm xây dựng an toàn trong thời gian ngắn nhất.

Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam về việc liệu có khó khăn nào đã được lường trước trong quá trình Nhà ga hành khách T2, sân bay quốc tế Nội Bài được đưa vào vận hành và sử dụng hay không, ông Mori Mutsuya – Trưởng đại diện JICA cho biết: Để giải quyết những khó khăn có thể gặp phải trong quá trình vận hành và sử dụng Nhà ga T2, JICA đã hỗ trợ thực hiện thêm Dự án hỗ trợ thiết lập chương trình vận hành và bảo trì tại sân bay quốc tế Nội Bài (dự án hợp tác kỹ thuật). Theo đó, JICA đang hỗ trợ Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam tạo lập cơ cấu tổ chức và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho kế hoạch vận hành và bảo trì sân bay. Việc triển khai hợp tác một cách tổng hợp và đồng bộ, có kết hợp chặt chẽ hai hình thức hợp tác: hợp tác kỹ thuật và vốn vay ưu đãi cũng là đặc điểm nổi bật của viện trợ ODA của Nhật Bản.

Trong thời gian qua, Nhật Bản đã và đang hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đáp ứng với từng quá trình phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội, như cải tạo một số nút giao vốn là điểm đen ùn tắc, xây dựng các tuyến đường vành đai giúp cải thiện đáng kể tình hình ùn tắc giao thông và nâng cao hiệu quả vận chuyển hàng hóa.

Hơn nữa, việc xây dựng và nâng cấp các tuyến đường chính nối thành phố Hà Nội với các khu vực địa phương được kỳ vọng tăng cường mạng lưới vận chuyển hàng hóa, xây dựng các khu công nghiệp dọc các tuyến quốc lộ, kêu gọi đầu tư của tư nhân, qua đó đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế và giảm nghèo ở các khu vực này.

Song song với hỗ trợ vốn vay ưu đãi để xây dựng hạ tầng giao thông, JICA đã và đang thực hiện các biện pháp nâng cao an toàn giao thông thông qua các dự án hợp tác kỹ thuật./.

Các từ khóa theo tin:
Kiều Giang

Nhật Bản hỗ trợ phát triển hạ tầng giao thông của Hà Nội
21:23 | 26/12/2014

ĐCSVN)Sau khi được khánh thành và đưa vào sử dụng vào ngày 4/1/2015 tới, ba dự án ODA với sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản sẽ góp phần không nhỏ trong việc kết nối Hà Nội với quốc tế, cũng như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế của Việt Nam. Đây là khẳng định của các đại diện Chính phủ Nhật Bản trong cuộc họp báo ngày 26/12, tại Hà Nội.

 Ông Nagai Katsuro – Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam (bên phải)
và ông Mori Mutsuya – Trưởng đại diện JICA Việt Nam (bên trái) chủ trì
buổi họp báo ngày 26/12 tại Hà Nội (Ảnh: Kiều Giang)


Tại buổi họp báo, ông Nagai Katsuro – Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và ông Mori Mutsuya – Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam cho biết, ba dự án lớn là: Dự án xây dựng cầu Nhật Tân; Dự án xây dựng Nhà ga hành khách T2 sân bay quốc tế Nội Bài; Dự án xây dựng đường nối sân bay quốc tế Nội Bài và cầu Nhật Tân sẽ được khánh thành vào ngày 4/1/2015. Đây là ba dự án được thực hiện với nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản.

Dự án xây dựng cầu Nhật Tân đã xây dựng là một trong những cây cầu dây văng có quy mô lớn nhất tại Đông Nam Á, bắc qua sông Hồng với tổng chiều dài 8,91km (bao gồm cầu chính và đường dẫn hai đầu cầu).

Cùng với tuyến đường nối với sân bay Nội Bài, công trình trọng điểm này sẽ giúp cải thiện giao thông từ thành phố Hà Nội tới sân bay; đồng thời đóng vai trò là một phần của tuyến đường vành đai 2 thành phố Hà Nội góp phần giảm tải ùn tắc giao thông cho khu vực nội đô và phát triển khu vực phía Bắc thành phố Hà Nội.

Móng phần cầu chính sử dụng “công nghệ tường vây cọc ống thép”, là một trong những công nghệ thi công tiên tiến đặc thù của Nhật Bản. Với diện tích lắp đặt nhỏ, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến giao thông đường thủy, phương pháp sử dụng cọc ống thép này giúp rút ngắn thời gian thi công, có hiệu quả cao trong việc chống động đất và tăng khả năng chịu lực trong điều kiện đất yếu. Hiện nay, phương pháp này đã được đưa vào sử dụng như là phương pháp xây dựng cơ bản cho các thiết kế cầu tại Việt Nam.

Dự án xây dựng Nhà ga hành khách T2 sân bay quốc tế Nội Bài đã xây dựng nhà ga hành khách mới, phục vụ cho các chuyến bay quốc tế với khả năng đáp ứng được hơn 10 triệu hành khách/năm. Nhà ga này có lắp đặt hệ thống kiểm tra hành lý sân bay và hệ thống cung cấp nhiên liệu hàng không bằng các ống dẫn nhiên liệu ngầm hiện đại, tương tự như với sân bay quốc tế của Nhật Bản, góp phần giảm áp lực quá tải thường xuyên của sân bay và đảm bảo vận chuyển hành khách, hàng hóa thuận lợi và an toàn.

Dự án xây dựng đường nối sân bay quốc tế Nội Bài và cầu Nhật Tân đã xây dựng tuyến đường nối hiện đại từ nút giao Nam Hồng đến đường cao tốc Bắc Thăng Long – Nội Bài, có thiết kế sáu làn xe chạy với chiều rộng 32m và hai đường gom hai bên rộng 7,5m. Tuyến đường được kỳ vọng sẽ giúp nâng cao năng lực vận chuyển kết nối các khu công nghiệp phía Bắc.

 Cầu Nhật Tân giúp cải thiện giao thông từ thành phố Hà Nội đến sân bay Nội Bài.
Nguồn: JICA


Trong quá trình xây dựng những công trình quy mô lớn này, vào thời gian thi công cao điểm nhất, trên công trường đã có hơn 1000 công nhân và kỹ sư làm việc/ngày. Các chuyên gia và kỹ sư Nhật Bản đã chuyển giao cho kỹ sư và công nhân Việt Nam những phương pháp quản lý doanh nghiệp của Nhật Bản cũng như các kỹ thuật và kinh nghiệm xây dựng an toàn trong thời gian ngắn nhất.

Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam về việc liệu có khó khăn nào đã được lường trước trong quá trình Nhà ga hành khách T2, sân bay quốc tế Nội Bài được đưa vào vận hành và sử dụng hay không, ông Mori Mutsuya – Trưởng đại diện JICA cho biết: Để giải quyết những khó khăn có thể gặp phải trong quá trình vận hành và sử dụng Nhà ga T2, JICA đã hỗ trợ thực hiện thêm Dự án hỗ trợ thiết lập chương trình vận hành và bảo trì tại sân bay quốc tế Nội Bài (dự án hợp tác kỹ thuật). Theo đó, JICA đang hỗ trợ Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam tạo lập cơ cấu tổ chức và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho kế hoạch vận hành và bảo trì sân bay. Việc triển khai hợp tác một cách tổng hợp và đồng bộ, có kết hợp chặt chẽ hai hình thức hợp tác: hợp tác kỹ thuật và vốn vay ưu đãi cũng là đặc điểm nổi bật của viện trợ ODA của Nhật Bản.

Trong thời gian qua, Nhật Bản đã và đang hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đáp ứng với từng quá trình phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội, như cải tạo một số nút giao vốn là điểm đen ùn tắc, xây dựng các tuyến đường vành đai giúp cải thiện đáng kể tình hình ùn tắc giao thông và nâng cao hiệu quả vận chuyển hàng hóa.

Hơn nữa, việc xây dựng và nâng cấp các tuyến đường chính nối thành phố Hà Nội với các khu vực địa phương được kỳ vọng tăng cường mạng lưới vận chuyển hàng hóa, xây dựng các khu công nghiệp dọc các tuyến quốc lộ, kêu gọi đầu tư của tư nhân, qua đó đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế và giảm nghèo ở các khu vực này.

Song song với hỗ trợ vốn vay ưu đãi để xây dựng hạ tầng giao thông, JICA đã và đang thực hiện các biện pháp nâng cao an toàn giao thông thông qua các dự án hợp tác kỹ thuật./.

Các từ khóa theo tin:
Kiều Giang
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Blog at WordPress.com.