Daily Archives: December 9, 2014

Chuyên gia Mỹ bàn cách để Trung Quốc phải trả giá hơn ở Biển Đông

Chuyên gia Mỹ bàn cách để Trung Quốc phải trả giá hơn ở Biển Đông

ĐÔNG BÌNH

06/12/14 09:44

(GDVN) – Tăng triển khai quân sự ở khu vực, tăng cường hợp tác với đồng minh và đối tác, đánh vào điểm yếu của TQ, tăng cường năng lực cho đồng minh, đối tác…

Hạm đội tàu sân bay Mỹ

Tạp chí “Lợi ích quốc gia” Mỹ ngày 3 tháng 12 đăng bài viết của Patrick M. Gronin, cố vấn cấp cao, giám đốc điều hành cấp cao chương trình an ninh châu Á-Thái Bình Dương, Trung tâm an ninh mới Mỹ cho rằng, cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế, thực lực quân sự của Trung Quốc tăng mạnh, tiến tới làm cho thái độ của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở biển Hoa Đông và Biển Đông ngày càng “tự tin” (hung hăng, hăm dọa).

Bài viết khuyến nghị chính phủ Mỹ tăng cường quan hệ hợp tác với các đồng minh châu Á-Thái Bình Dương như Nhật Bản, Việt Nam, Philippines, Australia và Ấn Độ, đồng thời cùng xem xét thông qua chiến lược “tăng trả giá” để ngăn chặn Trung Quốc.

Bài viết đặc biệt chỉ ra, xét thấy tác chiến săn ngầm của Trung Quốc tương đối yếu, Mỹ và đồng minh có thể đầu tư nhiều hơn vào “tài sản dưới nước”, cách làm này về lâu dài có thể buộc Trung Quốc phân tán nhiều nguồn lực hơn để khắc phục điểm yếu này.

Từ sau khi bị Philippines “xua đuổi” vào đầu thập niên 1990, Hải quân Mỹ lại giành được đầu mối hậu cần quan trọng từ Singapore. Gần đây, Singapore cho phép Hải quân Mỹ cập cảng 4 tàu tuần duyên, trong đó chiếc thứ hai sẽ nhanh chóng triển khai.

Tàu tuần duyên USS Freedom Hải quân Mỹ

Để tiến hành đổi mới điều chỉnh đối với quân Mỹ đóng tại Nhật Bản, chính quyền Shinzo Abe đang thúc đẩy xây dựng kế hoạch thay thế căn cứ không quân Futenma, vì vậy Mỹ sẽ di dời 9.000 binh sĩ thủy quân lục chiến khỏi Nhật Bản, trong đó 5.000 binh sĩ sẽ đến Guam.

Đương nhiên, cuộc bầu cử gần đây của Okinawa khiến cho kế hoạch sắp xếp lại tài sản không quân Futenma tiếp tục tăng thêm nhân tố phức tạp mới.

Đến năm 2015, Mỹ có triển vọng ra nhiều thông cáo hơn, củng cố tốc độ và quy mô hiện diện quân sự ở Guam. Trong 10 năm qua, Mỹ đã điều máy bay ném bom kiểu mới và 3 tàu ngầm đến Guam, những hành động này thậm chí hoàn thành trước khi tuyên bố quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương vào năm 2011.

Sau khi tuyên bố quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ có kế hoạch điều chỉnh tỷ lệ lực lượng hải, không quân ở Thái Bình Dương và Đại Tây Dưng từ 50 : 50 thành 60 : 40, làm cho khu vực Thái Bình Dương chiếm mức cao hơn.

Mỹ và Philippines thông qua đàm phán đã đạt được thỏa thuận mở rộng hợp tác quốc phòng, đã xây dựng khung pháp lý cho hiện diện quân sự luân phiên và cải thiện hợp tác quốc phòng. Trong đó bao gồm triển khai trước thiết bị, nâng cấp công trình hải quân cho căn cứ Palawan cùng với điều phi đội không quân thực hiện nhiều nhiệm vụ diễn tập và huấn luyện thông thường hơn.

Lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ

Ở Australia, liên minh Mỹ-Australia đồng ý triển khai luân phiên 2.500 binh sĩ Thủy quân lục chiến ở cảng Darwin, miền bắc Australia. Đồng thời có thể sử dụng máy bay không người lái thực hiện nhiệm vụ tình báo, theo dõi và do thám trên quần đảo Cocos của Australia.

Những quan điểm này – bao gồm hợp tác trên biển ba bên Nhật Bản-Australai-Mỹ hoặc ba bên Australia-Ấn Độ-Mỹ sẽ được thể hiện trong Sách trắng Quốc phòng năm 2015 của chính quyền Tony Abbott (Australia).

Loại “tăng trả giá quân sự” thứ hai nhằm vào các hành vi “xấu” (bất lương), cách tăng cường phương án lựa chọn quân sự là triển khai nhiều hành động quân sự hơn với nhiều đối tác hợp tác hơn.

Mỹ đã làm rất tốt như vậy, hiện nay không chỉ cần triển khai nhiều cuộc diễn tập hơn với các đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Thái Lan (cân nhắc một chút về sự bất ổn chính trị hiện nay của Thái Lan), Australia, hơn nữa, còn phải tăng thêm đối tác hợp tác như Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Ấn Độ.

Phô diễn vũ lực đã có tiền lệ, bất kể là điều máy bay ném bom chiến lược B-52 sau khi Trung Quốc (đơn phương) lập ra Vùng nhận dạng phòng không biển Hoa Đông hay điều tàu ngầm đến Manila trong giai đoạn đối đầu bãi cạn Scarborough vào năm 2012.

Máy bay ném bom chiến lược B-52 và B-2 Mỹ

Biện pháp quân sự “tăng trả giá” thứ ba, chuẩn bị ngăn chặn cưỡng chế trên biển là, tận dụng điểm yếu của nước khiêu khích/gây sự, tăng thêm trả giá quân sự cho họ. Loại phương thức này có thể liên quan đến hiện đại hóa quân sự hoặc các bước làm bộc lộ điểm yếu an ninh của đối phương khác.

Trung Quốc là một quốc gia mỏng manh, bởi vì họ không có quyền kiểm soát biển ở rất nhiều eo biển hẹp, dễ bị đe dọa bởi năng lực tác chiến săn ngầm có ưu thế, đồng thời phải lo ngại về vùng chuyển tiếp địa lý hẹp cùng một số hạn chế khác…

Xét thấy, các điểm yếu của Trung Quốc liên quan đến tác chiến săn ngầm, Mỹ và đồng minh, đối tác có thể ra sức đầu tư cho hoạt động tàu ngầm, gia tăng mua sắm lâu dài, buộc Trung Quốc phải tập trung nhiều nguồn lực hơn cho khắc phục hạn chế này.

Một con đường khác có thể tận dụng điểm yếu của Trung Quốc là tiến hành răn đe tên lửa và răn đe phi đối xứng khác đối với họ, cho dù Trung Quốc luôn đầu tư xây dựng năng lực “chống can thiệp/ngăn chặn khu vực”. Tên lửa hành trình không chỉ là chương trình tên lửa đạn đạo chống hạm của Trung Quốc, rõ ràng còn là vũ khí phòng thủ có lợi để Quân đội Trung Quốc buộc Quân đội Mỹ tiếp tục rời xa “lãnh hải” của họ.

Tàu ngầm hạt nhân tấn công USS Hawaii lớp Virginia, Hải quân Mỹ

Tuy nhiên, nếu Mỹ thay đổi đầu đạn tên lửa hiện có, trang bị tên lửa có nhiều đầu đạn kiểu chùm cho máy bay không người lái, thì có thể gây ra rủi ro to lớn cho Quân đội Trung Quốc, buộc họ đầu tư rất nhiều cho hệ thống tên lửa và phòng không trên mặt đất, trên biển.

Về chính trị, nói đến “giao chiến không khoan nhượng” rất lôi cuốn đối với tất cả các nhà lãnh đạo. Quan điểm của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ là, ngẫu nhiên sẽ đánh vỡ một cái chén, nhưng tuyệt đối không thể vứt bỏ một em bé. Kết quả từ tính chất của loại thách thức phi thông thường, cấp độ thấp này là, không thể coi những nước này là đứa trẻ của mình. Có lúc, Mỹ cũng sẽ không thể chống đỡ, chủ yếu là lo ngại hạn chế năng lực của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.

Biện pháp quân sự “tăng trả giá” thứ tư là – ít nhất là gián tiếp – nâng cao năng lực tự vệ cho các đồng minh và đối tác hợp tác. Điều này có thể áp dụng phương thức triển khai đối thoại chiến lược có độ sâu, xuất khẩu năng lực chuyên nghiệp và huấn luyện để thực hiện, đặc biệt là xuất khẩu vũ khí và thiết bị.

Loại biện pháp này đặc biệt thích hợp với các nước có sức mạnh quân sự bất đối xứng nghiêm trọng, bởi vì, Trung Quốc có lực lượng cảnh sát biển, lực lượng chấp pháp và lực lượng quân sự khổng lồ, hiện đại và năng lực liên tục được tăng cường.

Ngày 9 tháng 5 năm 2014, Mỹ-Philippines tổ chức tập trận đột kích đổ bộ ở Biển Đông

Mỹ bán tàu tuần tra nghỉ hưu cho Philippines, bổ sung sức mạnh trên biển có hạn cho họ chính là một ví dụ điển hình; Nhật Bản cũng có thể cung cấp tàu tuần tra cho Philippines và Việt Nam để mở rộng lực lượng bảo vệ bờ biển của họ.

Do Nhật Bản có thể lấy lý do “viện trợ đối ngoại” để làm cho Trung Quốc phải trả giá cho sự “tự tin” (hung hăng, hăm dọa) trên biển của họ, như vậy dư luận sẽ không làm rõ được điều này rốt cuộc là biện pháp kinh tế hay biện pháp quân sự.

Một phương thức nâng cao năng lực đối tác hợp tác khác – giống như Nhật Bản cung cấp tàu tuần tra – là mạng lưới lực lượng châu Á không ngừng tăng lên, lấy “hợp tác an ninh bên trong châu Á” làm nền tảng. Trên phương diện này, do Hải quân Việt Nam mua 6 tàu ngầm diesel lớp Kilo của Nga, như vây, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ có thể viện trợ xây dựng năng lực chuyên nghiệp cho Việt Nam, đào tạo họ cách thức sử dụng tàu ngầm.

Còn có rất nhiều biện pháp, chính sách có thể dùng để “tăng trả giá”, hơn nữa, không phải liên quan đến hiện diện quân sự, hành động quân sự và trạng thái quân sự. Tuyên truyền tích cực mục đích chính trị của Mỹ và đồng minh không phải là vì xung đột, thậm chí đều không phải là vì đối đầu, nếu có thể tránh được.

Tàu ngầm thông thường lớp Kilo do Nga chế tạo

Đương nhiên, đây là “vạch ra ranh giới đỏ” cho những hành vi “xấu” (bất lương), can ngăn họ không nên dùng biện pháp cưỡng chế hoặc vũ lực để đơn phương làm thay đổi hiện trạng.

Quả thực, hiện trạng hoàn toàn không phân biệt rõ ràng, nhưng trách nhiệm này ở Đông Nam Á phải do nước lớn gánh vác, chẳng hạn Trung Quốc, cần qua đây làm mẫu kiềm chế, xây dựng hợp tác.

Ở biển Hoa Đông, thông qua xây dựng lòng tin, tránh sự việc mở rộng, ngăn chặn tính toán nhầm để kiềm chế, chứng minh khí phách của chính trị gia, điều này đều có sức ép đối với hai nước Trung Quốc và Nhật Bản.

Tóm lại, chính quyền Washington cần tính toán điểm mạnh và điểm yếu của Trung Quốc, xác định ưu thế tốt nhất của mình, sau đó sử dụng chính sách để thực hiện những ưu thế này.

Khi xem xét những biện pháp này, Mỹ cần làm cho họ cứng rắn một cách thích hợp, phải chú ý mục tiêu chính trị lớn hơn của Washington là, hội nhập một Trung Quốc trỗi dậy vào hệ thống dựa trên quy tắc và có hạn.

Mỹ không thể lừa mình dối người cho rằng, điều này sẽ không có rủi ro, nhưng Mỹ không có lý do không tìm được một loại phương thức phi đối kháng để can ngăn các hành vi khinh xuất của Trung Quốc.

Tuy nhiên, sự việc hầu như là như vậy: các “thách thức vùng xám” của Ấn Độ-Thái Bình Dương sẽ không nhanh chóng mất đi, như vậy chắc chắn sẽ không có biện pháp thích hợp để đối phó quốc gia có thực lực mạnh nhất khu vực này.

Hạm đội liên hợp Hải quân ba nước Mỹ-Ấn-Nhật tiến hành diễn tập liên hợp “Malabar-2014” ở đông Okinawa từ ngày 24 đến ngày 30 tháng 7 năm 2014.

 

TỪ KHÓA :

Patrick M. Gronin , Mỹ , Trung Quốc , thực lực quân sự , cứng rắn , tự tin , mối đe dọa , châu Á-Thái Bình Dương , đồng minh , đối tác , Việt Nam , tàu ngầm ,săn ngầm

CHỦ ĐỀ : HẢI QUÂN CÁC NƯỚC
CHỦ ĐỀ : BÌNH LUẬN QUÂN SỰ
CHỦ ĐỀ : BIỂN ĐÔNG – HOA ĐÔNG – HOÀNG HẢI
Advertisement
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Mỹ phản bác yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc trên biển Đông

Mỹ phản bác yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc trên biển Đông

VOV.VN – Báo cáo được công bố chỉ 1 tuần trước thời hạn Toà trọng tài quốc tế yêu cầu Trung Quốc đưa ra tài liệu biện luận về vụ kiện của Philippines.

Bộ Ngoại giao Mỹ vừa công bố báo cáo phản bác đường 9 đoạn hay còn gọi là “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc đơn phương đưa ra tại Biển Đông. Báo cáo được công bố chỉ 1 tuần trước thời hạn Toà trọng tài quốc tế yêu cầu Trung Quốc đưa ra tài liệu biện luận về vụ kiện của Philippines đối với yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc Kinh tại Biển Đông.

Báo cáo do Cục Đại dương và Các vấn đề môi trường và khoa học quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ tiến hành với mục đích nghiên cứu những đòi hỏi về biển hoặc ranh giới biển của các quốc gia duyên hải và đánh giá sự phù hợp của những đòi hỏi này với luật pháp quốc tế.

 Cho đến nay, Trung Quốc vẫn chưa làm rõ những đòi hỏi về biển liên quan đến đường 9 đoạn theo cách thức phù hợp với luật pháp quốc tế (ảnh: KT)

Báo cáo cho biết năm 2009, Trung Quốc gửi công hàm lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, trong đó đính kèm bản đồ đường 9 đoạn bao trùm các đảo, vùng nước và cấu trúc địa lý khác tại Biển Đông.

Đường 9 đoạn chiếm khoảng 2 triệu km2 diện tích biển (tương đương 22% diện tích đất của Trung Quốc) và 13 km2 diện tích đất trên Biển Đông (trừ Đài Loan và đảo Đông Sa), bao gồm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và bãi cạn Scaborough.

Báo cáo nêu rõ, đường 9 đoạn nằm khá gần với đường bờ biển của các quốc gia tiếp giáp với Biển Đông, trong đó đoạn số 1 chỉ cách bờ biển Việt Nam 50 hải lý và cách đảo Lý Sơn của Việt Nam 36 hải lý.

Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, bản đồ có “đường lưỡi bò” đầu tiên được cho là xuất hiện tại Trung Quốc từ năm 1947, trước khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.

Bản đồ “đường lưỡi bò” năm 2009 của Trung Quốc có nhiều điểm không thống nhất với các bản đồ khác, trong đó có bản đồ 11 đoạn xuất bản năm 1947. Chẳng hạn như đoạn đứt khúc thứ 2 nằm gần bờ biển Việt Nam hơn 45 hải lý so với đoạn gần nhất trên bản đồ năm 1947 trong khi đoạn 1 gần hơn 15 hải lý.

Báo cáo nhấn mạnh, cho đến nay, Trung Quốc vẫn chưa làm rõ những đòi hỏi về biển liên quan đến đường 9 đoạn theo cách thức phù hợp với luật pháp quốc tế. Các luật, tuyên bố và hành động chính thức của Trung Quốc đều thể hiện những bằng chứng mâu thuẫn nhau đối với bản chất và phạm vi của các yêu sách mà nước này đưa ra, cho thấy ít nhất 3 cách diễn giải khác nhau mà Bắc Kinh muốn thể hiện.

Thứ nhất, đường 9 đoạn là khu vực mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền đối với các đảo và vùng biển liên quan được xác lập dựa trên các đảo này theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển (UNCLOS). Thứ 2, đường 9 đoạn là các đường ranh giới quốc gia của Trung Quốc. Thứ 3, đường 9 đoạn là ranh giới của cái gọi là “các đòi hỏi biển lịch sử” của Trung Quốc.

Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ trong trường hợp thứ nhất, nếu đường 9 đoạn thể hiện các đảo mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền thì các đòi hỏi về biển trong phạm vi đường 9 đoạn này phải phù hợp với các quy định của UNCLOS về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được xác lập dựa trên bờ biển và các cấu trúc địa lý theo đúng định nghĩa về “đảo” trong điều 121 công ước này.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng do đang có tranh chấp về chủ quyền đối với các đảo tại Biển Đông nên các vùng biển liên quan tới các đảo này cũng là đối tượng bị tranh chấp.

Hơn nữa, kể cả nếu Trung Quốc có chủ quyền đối với các đảo tại Biển Đông đi chăng nữa thì ranh giới của bất kỳ vùng biển nào được xác lập dựa trên các đảo này theo điều 121 của UNCLOS cũng đều phải được phân định giữa các nước liên quan.

Trong trường hợp thứ 2, nếu đường 9 đoạn định thể hiện các đường ranh giới quốc gia của Trung Quốc thì những đường này đều không có cơ sở pháp lý phù hợp với luật biển. Theo luật quốc tế, các ranh giới biển được xác lập dựa trên thỏa thuận giữa các quốc gia láng giềng và do vậy, một quốc gia không thể đơn phương xác lập ranh giới biển với một quốc gia khác.

Hơn nữa, một đường ranh giới như vậy không phù hợp với thực tiễn giữa các quốc gia và luật pháp quốc tế, theo đó vị trí của ranh giới biển được xác định dựa trên đường bờ biển đối diện, dài và liên tục chứ không phải dựa trên các hòn đảo rất nhỏ và biệt lập như tại Biển Đông.

Ngoài ra, các đoạn 2,3 và 8 trên bản đồ năm 2009 của Trung Quốc không chỉ nằm khá gần bờ biển của các nước khác mà tất cả hoặc một phần của những đoạn này đều nằm ngoài phạm vi 200 hải lý tính từ bất kỳ cấu trúc địa lý nào mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền.

Trong trường hợp thứ 3, nếu đường 9 đoạn định thể hiện khu vực mà Trung Quốc đòi hỏi cái gọi là “vùng nước lịch sử” hay “quyền lịch sử” thì những yêu sách này cũng không nằm trong mục “đòi hỏi lịch sử” được quy định trong điều 10 và 15 của UNCLOS.

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, Biển Đông là vùng biển nửa kín lớn, trong đó nhiều quốc gia duyên hải được hưởng quyền có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo luật biển. Luật biển không cho phép các đòi hỏi về biển của một quốc gia dựa trên yếu tố “lịch sử” được đứng trên những quyền này của một quốc gia khác.

Trung Quốc cũng không đáp ứng được các tiêu chí pháp lý đối với yêu sách về “vùng nước lịch sử”, bao gồm thực thi chủ quyền một cách công khai, được biết đến rộng rãi, liên tục và hiệu quả tại Biển Đông; và được các nước khác công nhận việc thực thi này. Báo cáo kết luận, với những lý do trên, yêu sách hiện nay của Trung Quốc về đường 9 đoạn là không phù hợp với luật quốc tế về biển.

Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ được đưa ra chỉ ít ngày trước thời hạn Toà trọng tài quốc tế yêu cầu Trung Quốc phải đưa ra tài liệu biện luận về vụ kiện của Phillipines (15/12/2014) đối với những đòi hỏi chủ quyền phi lý của Bắc Kinh tại Biển Đông. Ngày 7/12 vừa qua, Trung Quốc đã tuyên bố không chấp nhận tham gia vụ kiện trên./.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Rậm rịch ‘chuyển thế’ trên bàn cờ chính trị Việt Nam

Rậm rịch ‘chuyển thế’ trên bàn cờ chính trị Việt Nam
Sunday, December 07, 2014 3:22:31 PM


http://platform.twitter.com/widgets/tweet_button.ff7d9077a26377d36b6a53b1a95be617.en.html#_=1418109286945&count=horizontal&counturl=http%3A%2F%2Fwww.nguoi-viet.com%2Fabsolutenm2%2Ftemplates%2FviewarticlesNVO.aspx%3Farticleid%3D199357%26zoneid%3D97&id=twitter-widget-0&lang=en&original_referer=http%3A%2F%2Fwww.nguoi-viet.com%2Fabsolutenm2%2Ftemplates%2FviewarticlesNVO.aspx%3Farticleid%3D199357%26zoneid%3D97%23.VIahWdLF-sw&size=m&text=R%E1%BA%ADm%20r%E1%BB%8Bch%20%27chuy%E1%BB%83n%20th%E1%BA%BF%27%20tr%C3%AAn%20b%C3%A0n%20c%E1%BB%9D%20ch%C3%ADnh%20tr%E1%BB%8B%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20-%20Cot%20B%C3%A1o%20Th%C6%B0%E1%BB%9Dng%20Xuy%C3%AAn%20-%20Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20Vi%E1%BB%87t%20Online%3A&url=http%3A%2F%2Fwww.nguoi-viet.com%2Fabsolutenm2%2Ftemplates%2FviewarticlesNVO.aspx%3Farticleid%3D199357%26zoneid%3D97%23.VIahWbnOVbo.twitterShare on print   PrintShare on email   Email      


Phạm Chí Dũng

Sau kỳ họp lần thứ 8 Quốc Hội dường như mang lại tâm cảm “bất phân thắng bại,” mọi chuyện lại trở về vị trí xuất phát cách đây hai năm. Cho dù Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và các cộng sự đắc lực của ông đã vượt qua cửa ải lấy phiếu tín nhiệm một cách khá huy hoàng, nhưng không thể nói là họ đã thành công trọn vẹn.

Cuộc tranh giành ảnh hưởng đầy cân não không hẳn bắt đầu từ “thượng tầng kiến trúc,” mà theo thông lệ, khởi phát từ “hạ tầng cơ sở.”

Bình Dương – một địa bàn Nam Bộ được giới quan sát chính trị xem là tương đối “nhạy cảm,” vừa bị thanh tra chính phủ công bố bản kết luận thanh tra có liên quan đến “nhiều sai phạm trong quản lý đất đai.”

Cũng liên quan đến địa bàn Bình Dương, sự kiện đáng ghi dấu nhất trong thời gian gần đây là “cuộc chiến” giữa ủy ban nhân dân địa phương này – đại diện bởi Chủ Tịch Tỉnh Lê Thanh Cung, với chủ doanh nghiệp khu du lịch Đại Nam đồ sộ nhất Việt Nam là ông Dũng “Lò Vôi.” Một số dư luận cho rằng đây thực chất là sự đổ bể tình cảm giữa hai phe phái trong “nội bộ cấp cao” sau một thời gian thất bại trong cố gắng hàn gắn dĩ vãng.

Sự kiện đình đám không kém cũng phát lộ trong thời gian qua là chính ông Lê Thanh Cung bị báo chí và dư luận lột tả khối tài sản khổng lồ từ công sức tích góp “một nắng hai mưa” của vị “lãnh chúa địa phương” này. PetroTimes – tờ báo “thân công an” và được đích thân Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm trong năm nay – lại trở thành địa chỉ nhiệt tình nhất trong việc công kích khá toàn diện đối với ông Lê Thanh Cung.

Nhưng khác hẳn với quá khứ hầu như chôn vùi rất nhiều bí mật về tài sản quan chức, vụ việc nguyên tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền bị “làm tới bến” đối với ít nhất 6 sở hữu nhà đất cho thấy không một chủ tịch tỉnh nào có thể nghiễm nhiên “hạ cánh an toàn.”

Thậm chí còn có lời đồn đoán rằng nếu không quyết liệt giữ được chức vụ và hơn nữa phải giữ cho bằng được mối quan hệ thân tình với một “bức tường” nào đó, những quan lại đầu tỉnh như ông Lê Thanh Cung sau khi “rớt đài” sẽ không chỉ bị tước đi quyền sở hữu khối dinh thự kếch xù, mà còn có thể bị truy tố về chuyện làm thế nào để “ăn” được chừng đó hiện kim.

Hình ảnh gần gũi và dữ tợn nhất vừa được phát đi từ Trung Quốc. Có đến hàng tấn tiền mặt trong nhà Từ Tài Hậu – nguyên phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương. Phải huy động đến hàng chục xe tải quân sự mới có thể chuyên chở hết số kim ngân được giấu kín trong nhà viên tướng lĩnh “quân giải phóng” vừa bị tống giam này.

Về lại vạch xuất phát

Cũng bởi bầu không khí nhá nhem đen bạc như thế, bản kết luận về sai phạm đất đai tại Bình Dương, được thanh tra chính phủ công bố ngay trước thời điểm diễn ra hội nghị trung ương cuối năm 2014, hẳn phải mang một sắc tố bất thường.

Một chi tiết đáng chú ý là thanh tra chính phủ cho biết “kết luận thanh tra này được thủ tướng chính phủ thống nhất và chỉ đạo các cơ quan có liên quan thực hiện.”

Vụ việc trên hẳn gợi cho nhiều người nhớ lại một sự kiện khác: Vào Tháng Giêng năm 2013, thanh tra chính phủ công bố kết luận thanh tra sai phạm đất đai tại Đà Nẵng với số tiền thất thoát lên đến 3,400 tỷ đồng. Khi đó, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng “đồng ý” với bản kết luận thanh tra Đà Nẵng, cho dù ngay lập tức chính quyền Đà Nẵng phản ứng quyết liệt. Nhiều dư luận cho rằng ngay vào thời điểm ấy, bản kết luận thanh tra không nhằm mục tiêu gì khác hơn là làm khó cho bước đường tiến vào Bộ Chính Trị của ông Nguyễn Bá Thanh – người hiện nay đang điều trị ung thư ở Hoa Kỳ mà theo báo chí tường thuật đầy ẩn ý, ngay cả lãnh đạo Quốc Hội cũng không biết tình hình sức khỏe của ông Thanh tốt xấu như thế nào.

Kết quả hiển thị nhất tại hội nghị trung ương giữa năm 2013 là cùng với ông Vương Đình Huệ, nhân vật “hốt liền, bắt liền” đã bị “trượt” ủy viên Bộ Chính Trị. Hai nhân vật khác có vẻ được lòng hơn là Nguyễn Thiện Nhân và Nguyễn Thị Kim Ngân đã “chính danh,” cho dù cho tới nay cả hai tân ủy viên này vẫn chưa chính thức được giao phó cương vị thật sự quan yếu nào.

Quá khứ dẫn dắt hiện tại. Bàn cờ chính trị Việt Nam giờ đây đang hiện ra một vài nước đi có tính đột biến và không mấy bình thường.

Ngay đầu Tháng Mười Hai, Bộ Chính Trị đã “đột ngột” điều chuyển Bí Thư Thành Ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành sang làm phó văn phòng trung ương – một cơ quan không mấy nổi bật và có thể khá phóng khoáng về chức “phó.”

Hải Phòng lại là địa bàn trọng điểm của Đại Biểu Quốc Hội Nguyễn Tấn Dũng.

Sau kỳ họp lần thứ 8 quốc hội dường như mang lại tâm cảm “bất phân thắng bại,” mọi chuyện lại trở về vị trí xuất phát cách đây hai năm.

Cho dù Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và các cộng sự đắc lực của ông đã vượt qua cửa ải lấy phiếu tín nhiệm một cách khá huy hoàng, nhưng không thể nói là họ đã thành công trọn vẹn. Những ảo ảnh còn chập choạng ám ảnh trên sân khấu buông màn mới thực sự là thành công của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội: chưa thông qua dự án sân bay Long Thành; không đồng ý phong hàm đại tướng cho nhân sự thứ trưởng thường trực Bộ Công An; và đặc biệt, không “nhắc” gì đến Luật Tổ Chức Chính Phủ – vẫn được biệt danh “dự luật tăng quyền cho thủ tướng.”

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.