Monthly Archives: January 2015

Tình người và “nàng” sư tử Sirga

Tình người và “nàng” sư tử Sirga

TTO – Báo Anh Daily Mail thuật lại câu chuyện xúc động về tình bạn giữa nhà bảo tồn người Đức Val Gruener (27 tuổi) và “nàng” sư tử Sirga.

Nhà bảo tồn người Đức Gruener và cô bé sư tử Sirga lúc nhỏ – Ảnh: metro.co.uk

Cách đây 3 năm, nhà bảo tồn người Đức Val Gruener đang  thực hiện dự án bảo vệ động vật hoang dã tại Botswana đã cứu sống Sirga sau khi nó bị lạc đàn tại vùng đồng cỏ Kalahari . Anh đem Sirga về chăm sóc tại khu bảo tồn động vật hoang dã Modisa thuộc Botswana.

Trải qua thời gian, đôi bạn Val Gruener và Sirga càng trở nên thân thiết hơn. Nàng sư tử Sirga lớn nhanh như thổi sau 3 năm và cân nặng 140kg.

Sau 3 năm, tình bạn Gruener và Sirga thân thiết hơn – Ảnh: metro.co.uk

Mỗi khi anh Val Gruener đến mở cửa trang trại Modisa thì sư tử Sirga lúc nào cũng nhảy chồm lên ôm cổ “ân nhân” Gruener, còn anh thì mở vòng tay ôm Sirga thắm thiết.

Video Sirga nhảy lên ôm cổ Gruener được đồng nghiệp John Hawkins đưa lên kênh You Tube ngày 21-8-2014, đến nay thu hút hơn 10 triệu lượt người xem.

Anh Gruener bày tỏ cảm thấy tự hào về Sirga. “Tôi thật sự hạnh phúc khi chứng kiến sư tử Sirga trưởng thành. Lần đầu tiên Sirga hạ gục một con linh dương và đem con mồi về khoe với tôi. Sirga giờ có thể sống tự lập trong tự nhiên” – anh Gruener nói với Daily Mail.

“Đây là một câu chuyện xúc động vượt qua mọi biên giới về một tình bạn thân thiết điển hình giữa con người và sư tử” – nhà làm phim động vật hoang dã Jurgen Jozefowicz của hãng phim Tauana Films (Botswana) nói.

Trong khi đó, anh Gruener tiết lộ sẽ làm bạn trọn đời với sư tử Sirga trong vùng đồng cỏ hoang dã Botswana.

Video sư tử Sirga nhảy lên ôm cổ nhà bảo tồn người Đức Gruener – Nguồn: YouTube . Cái ôm thắm thiết giữa Gruener và Sirga – Ảnh: Daily Mail
Tình bạn giữa Gruener và Sirga không thể tách rời – Ảnh: Daily Mail
Anh Gruener và sư tử Sirga chơi đùa trong thiên nhiên hoang dã – Ảnh: Daily Mail
Khoảnh khắc vui đùa giữa Gruener và Sirga – Ảnh: Daily Mail

HUỲNH PHƯƠNG

Tuổi Trẻ 27/01/2015

Advertisement
Categories: Cảnh-Đẹp | Leave a comment

Xây đảo trên các bãi ngầm ở Biển Đông – Trung Quốc khiến ASEAN lo ngại

Xây đảo trên các bãi ngầm ở Biển Đông – Trung Quốc khiến ASEAN lo ngại

UntitledBienDong.Net: Bất chấp sức ép của Bắc Kinh, hôm 28/1, các Ngoại trưởng ASEAN họp tại Malaysia đã bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc xúc tiến cải tạo các bãi đá ngầm thành đảo và các căn cứ nổi phục vụ mưu đồ tranh giành biển đảo của họ.

Untitled

Ông Anifah Aman, Ngoại trưởng Malaysia, nước Chủ tịch ASEAN năm 2015

Theo BBC, Tuyên bố được đưa sau khi Manila cảnh báo các thành viên ASEAN rằng độ tin cậy của khối 10 quốc gia khu vực này đang bị thử thách, trừ phi toàn khối hành động mạnh mẽ trong cách xử lý “vấn đề cốt yếu ở ngay sân nhà chúng ta”.

Trong tuyên bố của nước chủ nhà sau cuộc họp hai ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia nói: Hội nghị chia sẻ những mối lo ngại mà một số bộ trưởng ngoại giao nêu ra về việc cải tạo các bãi đá ở Biển Đông, mặc dù ông không nhắc tới tên một quốc gia nào cụ thể.

Chủ nhà Malaysia cũng kêu gọi ASEAN gia tăng nỗ lực nhằm đạt được việc thực hiện Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông nhằm ngăn ngừa nguy cơ xung đột.

Với bản đồ đường 9 đoạn, Trung Quốc ngang nhiên đòi giành chủ quyền đối với phần lớn Biển Đông, nơi các thành viên ASEAN Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam, và cả Đài Loan ở ngoài khối cũng có tuyên bố chủ quyền.

Những hành động được coi là hiếu chiến của Bắc Kinh đã khiến khu vực cảm thấy lo ngại. Tuần trước, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tố cáo Bắc Kinh đang tìm cách xây dựng các đảo nhỏ trên một số bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, trên đó có thể xây dựng các công trình kiên cố thậm chí cả đường băng cho máy bay, gây trở ngại cho tự do hàng hải trên Biển Đông.

Còn tại hội nghị ASEAN, hôm 28/1 ông Rosario tuyên bố: « Việc xây dựng quy mô này đặt ASEAN vào tình thế phải lựa chọn chiến lược. Nếu chúng ta cứ khoanh tay đứng nhìn, thì sẽ có hại cho sự đoàn kết của khối ».

Ngoại trưởng Philippines cũng cho rằng cộng đồng quốc tế cần phải « nói với Trung Quốc rằng những gì họ đang làm là sai trái, đồng thời phải chấm dứt các hành động xây dựng trên ».

Các Ngoại trưởng ASEAN họp tại thành phố Kota Kinabalu trên đảo Borneo. Đây là hội nghị đầu tiên trong số nhiều cuộc gặp khác sẽ diễn ra năm nay tại Malaysia, nước đảm nhiệm chức chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2015.

Theo báo Lao Đông, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự hội nghị. Chia sẻ mối quan ngại về những diễn biến gần đây trên Biển Đông, Phó Thủ tướng nói: ASEAN cần phát huy vai trò chủ đạo của Hiệp hội trong việc bảo đảm hòa bình và an ninh khu vực, tập trung thúc đẩy triển khai những biện pháp cụ thể theo hướng: Cụ thể hóa các biện pháp nhằm triển khai đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố DOC, đặc biệt là Điều 5 về kiềm chế và không làm phức tạp tình hình; đẩy nhanh quá trình đàm phán thực chất nhằm sớm đạt được Bộ Quy tắc COC, và tiếp tục tiến hành các biện pháp xây dựng lòng tin nhằm ngăn ngừa và quản lý các sự cố trên biển, ảnh hưởng đến hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không trên Biển Đông.

Một nội dung quan trọng khác được các Bộ trưởng tập trung thảo luận tại hội nghị lần này là việc triển khai lộ trình thành lập Cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015 – điều mà Malaysia đã tuyên bố là ưu tiên hàng đầu trong năm mà Malaysia là Chủ tịch này.

Tính đến nay, việc thực hiện đã đạt được khoảng 85% khối lượng công việc, trong đó trụ cột chính trị – an ninh đạt 85%, trụ cột kinh tế đạt 78% và văn hóa – xã hội đạt 97%.

Để Cộng đồng ASEAN được hình thành đúng thời hạn ngày 31.12.2015, các nước nhất trí cần có cam kết chính trị mạnh mẽ hơn và đầu tư nguồn lực thích đáng hơn để hoàn thành các phần việc còn lại; coi trọng kết hợp hài hòa lợi ích quốc gia với lợi ích chung của ASEAN; đề cao “văn hóa thực thi” và tăng cường các cơ chế giám sát thực thi hiệu quả; nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy tổ chức ASEAN, kể cả nâng cao năng lực của Ban Thư ký ASEAN.

Các Bộ trưởng cũng thảo luận về hoàn tất soạn thảo Tầm nhìn ASEAN sau 2015; tăng cường hiệu quả hoạt động của bộ máy tổ chức ASEAN; xây dựng Cộng đồng lấy người dân làm trung tâm; tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ; mở rộng thương mại và đầu tư nội khối; tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình, cải tiến tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của ASEAN.

BDN

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Mỹ – Ấn: Cái bắt tay của ông Obama và ông Modi

BienDong.Net

Mỹ – Ấn: Cái bắt tay của ông Obama và ông Modi

obama bat tay modiBienDong.Net: Nhân chuyến viếng thăm Ấn Độ kết thúc hôm 27/01/2015, Tổng thống Barack Obama và Thủ tướng Narendra Modi thông báo hai bên đã thỏa thuận về một hiệp định hợp tác quân sự mới (thời hạn 10 năm) thay thế cho hiệp định hợp tác song phương sẽ hết hạn trong năm nay.

obama bat tay modi

Tổng thống Mỹ Barack Obama (P) bắt tay Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, tại Diễn đàn doanh nghiệp Mỹ – Ấn, New Delhi, 26/01/2015 ảnh REUTERS

Với « Hiêp định khung về hợp tác quốc phòng Mỹ – Ấn », hai nước đã thỏa thuận gia tăng các cuộc tập trận chung, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh hàng hải.

Tuy nhiên, theo RFI, điều quan trọng hơn hết đối với Tổng thống Obama qua chuyến viếng thăm Ấn Độ, đó là Thủ tướng Modi bày tỏ quan điểm chung với Mỹ về sự cần thiết phải ngăn chặn đà bành trướng của Trung Quốc.

Cũng theo theo đề nghị của chính Thủ tướng Modi, cuộc họp đầu tiên giữa hai lãnh đạo Mỹ – Ấn chủ yếu bàn về mối đe dọa Trung Quốc.

Các nhà quan sát ghi nhận rằng Thủ tướng Modi giờ đây có vẻ sẵn sàng khôi phục dự án hợp tác an ninh – quân sự bốn bên, giữa Ấn Độ với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Australia.

Hồi năm 2007, bốn quốc gia này đã thiết lập một cơ chế gọi là « Đối thoại an ninh bốn bên”, nhưng sau đó đã bị đình chỉ do sự phản đối dữ dội của Bắc Kinh.

Từ lâu, Hoa Kỳ vẫn cam kết sẽ hỗ trợ để hải quân Ấn Độ có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh ở Ấn Độ Dương, con đường hàng hải chủ yếu vận chuyển dầu lửa và các tài nguyên khác đến Trung Quốc.

Theo báo Mỹ The New York Times, trong tuyên bố chung về “Tầm nhìn chiến lược Mỹ – Ấn Độ đối với khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương”, được đưa ra sau các cuộc hội đàm giữa Tổng thống Barrack Obama và Thủ tướng Narendra Modi tại New Delhi, hai nhà lãnh đạo tái khẳng định tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn hàng hải và tự do đi lại trên biển, trên không trong khu vực, đặc biệt là tại Biển Đông.

Mỹ và Ấn Độ cũng kêu gọi “tất cả các bên tránh đe dọa hoặc sử dụng vũ lực” trong các tranh chấp chủ quyền trên biển.

Bình luận về chuyến thăm của ông Obama đến Ấn Độ, BBC viết: Đến dự lễ Quốc khánh trọng thể bất chấp trời mưa gió ở Dehli hôm 26/1, Tổng thống Mỹ, Barack Obama muốn thúc đẩy quan hệ Hoa Kỳ với Ấn Độ và bày tỏ ủng hộ đối vớiThủ tướng Narendra Modi.

Hai lãnh đạo Mỹ – Ấn cũng chia sẻ tầm nhìn về Chính sách hành động về phương Đông của Dehli và ủng hộ “tự do hàng hải” ở Biển Đông, cũng như vai trò của một nước Ấn Độ đang vươn lên cả ở Nam Á, Tây Phi và Đông Nam Á, BBC nhận định.

Trong khi đó, theo Thời báo Hindustan, hai ông Obama và Modi cùng nói về viễn cảnh cho Châu Á – Thái Bình Dương trong bối cảnh Bắc Kinh “lên gân căng thẳng ở vùng Biển Đông giàu tài nguyên khiến quốc tế phải chú tâm đến vùng này”.

Về phần mình, RFI nhận xét rằng trong khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhắc lại đề nghị của ông nâng quan hệ Bắc Kinh – New Delhi lên một cấp độ mới trong bức điện mừng quốc khánh Ấn độ thì báo chí chính thống của Trung Quốc, như tờ Nhân dân Nhật báo và Hoàn cầu Thời báo, lại đua nhau cảnh báo Ấn Độ đừng rơi vào bẫy của Mỹ.

Các báo này lên án Washington cố tình mô tả Trung Quốc và Ấn Độ như là hai kẻ thù không đội trời chung.

Trong động thái được coi là nhằm đáp lại tuyên bố chung về “Tầm nhìn chiến lược Mỹ – Ấn Độ đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương”, Bộ ngoại giao Trung Quốc khẳng định: Chỉ có các quốc gia có liên quan đến những tranh chấp trên Biển Đông mới nên tham gia vào vấn đề này.

Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã đưa ra bình luận khá quyết liệt, với ám chỉ rằng những nước không liên quan tới Biển Đông thì không nên can dự vào vấn đề này.

BDN

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Báo Trung Quốc lại bàn “chiến tranh Trung-Việt” trên Biển Đông

Báo Trung Quốc lại bàn “chiến tranh Trung-Việt” trên Biển Đông

HỒNG THỦY

28/01/15 08:31

(GDVN) – Máy bay Trung Quốc không có cách nào có thể trinh sát được lực lượng tàu ngầm Việt Nam hoạt động tại Cam Ranh.

Chương trình bình luận quân sự “Quyết thắng hải – lục – không” của đài truyền hình tỉnh Cam Túc, đồng thời cũng được phát sóng trên website của đài truyền hình trung ương Trung Quốc ngày 24/1/2015 tiếp tục tuyên truyền xuyên tạc lịch sử về cuộc chiến tranh xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam do Bắc Kinh gây ra năm 1979.

Chương trình này đã ca ngợi sư đoàn 127 do Trương Vạn Niên cầm đầu đã tấn công xâm lược biên giới Việt Nam mà ngày nay truyền thông nhà nước Trung Quốc vẫn bịp bợm rằng họ tiến hành cuộc chiến “phản kích tự vệ chống Việt Nam”.

Trương Vạn Niên từng cầm đầu sư đoàn 127 xâm lược Việt Nam năm 1979.

Dưới sự chỉ huy của Trương Vạn Niên, từ ngày 17 đến ngày 26/1/1979 sư đoàn 127 đã tấn công vào cửa khẩu Chi Ma huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn sát hại 850 người Việt Nam. Từ ngày 27/2 đến 2/3 sư đoàn này áp sát thị trấn Lộc Bình, cắt đứt đường số 4 và sát hại 380 người Việt Nam. Từ 3/3 đến 6/3 chúng tấn công vào thị xã Lạng Sơn sát hại 430 người. Từ 6/3 đến 10/3 chúng rút khỏi Lộc Bình và sát hại thêm 430 người Việt.

Chỉ tính riêng dưới tay Trương Vạn Niên sư đoàn 127 Trung Quốc đã sát hại hơn 2100 người Việt và rút quân về nước. Tuy nhiên nhiều khả năng con số này mới chỉ là các chiến sĩ các lực lượng vũ trang của Việt Nam, chưa tính vô số đồng bào già trẻ lớn bé đã bị quân Trung Quốc sát hại tàn bạo – PV.

Truyền thông Trung Quốc cho rằng, sau cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược toàn tuyến biên giới Việt Nam, sư đoàn 127 do Trương Vạn Niên cầm đầu được ca ngợi là “quả đấm thép” của Bắc Kinh. Trương Vạn Niên sau này lên tới chức Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương thời Giang Trạch Dân và vừa chết cách đây ít hôm – PV.

Sau khi tuyên truyền cho cuộc chiến tranh phi nghĩa, truyền hình Cam Túc và CCTV lại bàn tán đến thực lực quân sự Việt Nam, đặc biệt là không và hải quân.

“Su-30MK2 Việt Nam uy hiếp được chiến hạm, căn cứ quân sự (phi pháp) Trung Quốc ở Biển Đông nhưng không đe dọa được mục tiêu chiều sâu phòng ngự ở Hải Nam, Quảng Đông”

Truyền thông Trung Quốc tuyên truyền, năm 2003, 2009 và 2010 Việt Nam đã ký hợp đồng mua của Nga tổng cộng 36 chiếc chiến đấu cơ Su-30MK2, hình ảnh chụp chiến đấu cơ này tại căn cứ quân sự Đà Nẵng cho thấy phía Nga đã cơ bản giao hàng. Đài này tuyên truyền, Việt Nam và Trung Quốc gần như đồng thời mua sắm vũ khí của Nga. Năm 1992 khi Trung Quốc ký hợp đồng mua Su-27 của Nga thì Việt Nam cũng gấp rút đặt hàng Moscow loại chiến đấu cơ này.

Báo Trung Quốc tuyên truyền, năm 2003 khi binh chủng không quân trong hải quân Trung Quốc bắt đầu trang bị Su-30MK2 thì trung đoàn 935 sư đoàn 370 của không quân Việt Nam cũng “vội vã” đề nghị mua sắm Su-30MK2. Đài này tuyên truyền, quân đội Việt Nam “chạy đua” vũ khí trang bị với Trung Quốc để “cạnh tranh lợi ích trên Biển Đông”?!

Chiến đấu cơ Việt Nam, hình minh họa.

Truyền thông Trung Quốc tuyên truyền, hiện tại lực lượng Su-30MK2 được Việt Nam biên chế cho 2 trung đoàn chủ lực 923 và 935. Trong đó trung đoàn 923 đóng tại Thọ Xuân, Thanh Hóa với bán kính tác chiến 1000 km của Su-30MK2 đơn vị này có thể tấn công sang tận Quảng Châu, Trung Quốc. Phạm vi mục tiêu của trung đoàn 923 bao gồm tất cả các căn cứ và cảng khẩu quan trọng của hạm đội Nam Hải, Trung Quốc.

Đài truyền hình Cam Túc tuyên truyền tiếp, lực lượng Su-30MK2 còn lại được không quân Việt Nam biên chế cho trung đoàn 935 đóng tại miền Nam Việt Nam, trực diện Biển Đông. Bộ Quốc phòng Việt Nam thường xuyên điều động trung đoàn này tham gia tập trận tấn công tầm xa với mục đích sẵn sàng chiến đấu trên Biển Đông rõ nét.

Chương trình “Quyết thắng hải – lục – không” còn mới đến trường quay 2 nhà bình luận, Tống Trung Bình và Ngụy Đông Húc. Bình luận về lực lượng Su-30MK2 của Việt Nam, Ngụy Đông Húc cho rằng trình độ sử dụng chiến đấu cơ này của phi công quân sự Việt Nam ở mức “dưới trung bình”?!

Giải thích cho điều này, ông Húc dẫn nguồn tin “chuyên gia Nga” nói rằng, lực lượng phi công quân sự Việt Nam được phái sang Nga đào tạo chỉ được 1/3 hoặc ít hơn vượt qua được các kỳ sát hạch. Chiến đấu cơ Su-30MK2 được thiết kế cho người Nga cao to, còn người Việt Nam thể hình nhỏ bé hơn nên khi ngồi trong buồng lái sẽ bị hạn chế nhiều về các thao tác?!

Ngụy Đông Húc cho rằng Việt Nam ít tiền, mỗi lần tập trận đều chỉ điều động Su-30MK2 cất cánh hạn chế, thời gian bay của phi công không nhiều. Và cũng vì ít tiền nên các tên lửa không đối không, không đối đất đi kèm Su-30MK2 vốn rất đắt đỏ cũng bị hạn chế trong diễn tập bắn đạn thật, hiệu quả không cao?!

Tống Trung Bình thì bình luận, lực lượng Su-30MK2 của Việt Nam có thể uy hiếp nhất định đối với lực lượng chiến hạm Trung Quốc trên Biển Đông cũng như các căn cứ quân sự nước này xây dựng (bất hợp pháp) ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), bởi không quân Việt Nam có ưu thế địa lý, các căn cứ quân sự dọc bờ biển Việt Nam rất gần 2 quần đảo này.

Mặt khác chiến đấu cơ Việt Nam được trang bị một số loại vũ khí tấn công chính xác, bao gồm các tên lửa không đối đất có thể làm tăng mối đe dọa với tàu chiến Trung Quốc trên Biển Đông. Tuy nhiên Tống Trung Bình nói “quan điểm của truyền thông Việt Nam” (thực tế là đưa lại từ truyền thông nước ngoài, bao gồm cả Trung Quốc) cho rằng Su-30MK2 có thể tấn công các mục tiêu chiều sâu phòng ngự của Trung Quốc ở Hải Nam và Quảng Châu là “ngây thơ”.

Ông Bình cho rằng, bất luận là Su-27 hay Su-30MK2 cũng đều là chiến đấu cơ thế hệ 3, không phải loại tàng hình nên không thể bay quá 600 km từ căn cứ xuất phát mà không bị radar phòng không Trung Quốc phát hiện. Chưa kể hệ thống chiến hạm Trung Quốc qua lại trên Biển Đông cũng là một mạng lưới cảnh báo phòng không hiệu quả, nên Su-30MK2 hay Su-27 “chưa tới đất Trung Quốc đã bị đánh chặn”, về cơ bản không có khả năng uy hiếp các mục tiêu chiều sâu phòng ngự của hải quân Trung Quốc ở Hải Nam và Quảng Đông.

Tàu ngầm Hà Nội, ảnh: Quân đội nhân dân.

“Trung Quốc áp dụng mọi thủ đoạn, xây dựng trận địa sonar ở Biển Đông để trinh sát phát hiện, đối phó tàu ngầm Việt Nam từ Cam Ranh”

Về lực lượng tàu ngầm Kilo của hải quân Việt Nam, truyền hình Trung Quốc tuyên truyền rằng chiếc tàu ngầm thứ 5 mang tên Đà Nẵng đã được phía Nga cho hạ thủy. Trong khi 2 tàu đầu tiên Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã bắt đầu huấn luyện và thường trú tại cảng Cam Ranh.

Truyền hình Cam Túc bình luận, Kilo 636MV của Việt Nam là loại cải tiến, hiện đại hơn tàu ngầm Kilo 636 Nga bán cho Trung Quốc. Bình luận về lực lượng tàu ngầm Việt Nam tại sao được bố trí tại Cam Ranh, Ngụy Đông Húc cho rằng Cam Ranh là một cảng nước sâu đặc biệt thích hợp cho tàu ngầm, địa hình rộng rãi, độ sâu trong cảng từ 16 đến 30 mét rất thích hợp cho tàu ngầm cơ động ra vào một cách bí mật.

Mặt khác Cam Ranh nằm ở Nam Trung Bộ của Việt Nam, đặt tàu ngầm và tàu hộ vệ mua của Nga tại đây có thể tránh được hoạt động trinh sát của Trung Quốc trong khi đảm bảo được chiều sâu phòng ngự đối với Biển Đông cũng như eo biển Malacca.

Máy bay Trung Quốc không có cách nào có thể trinh sát được lực lượng tàu ngầm Việt Nam hoạt động tại Cam Ranh, trong khi các tàu hộ vệ Việt Nam mua của Nga có năng lực tác chiến khá tốt, hoàn toàn có thể kết hợp với tàu ngầm và không quân triển khai tác chiến hiệp đồng quân binh chủng. Năng lực tàng hình cũng như tấn công tầm xa của tàu ngầm Việt Nam khi đặt tại Cam Ranh là rất mạnh.

Tống Trung Bình nói rằng mình đã từng đến Cam Ranh.

Tống Trung Bình nói rằng ông ta đã từng đến cảng Cam Ranh, có thể nói đây là một cảng quân sự vô cùng tốt, 3 mặt vách núi dựng đứng, vịnh Cam Ranh rộng rãi rất thích hợp cho việc bố trí tàu ngầm. Bởi thế nên cả Mỹ và Liên Xô trước đây đều đóng quân đồn trú tại Cam Ranh.

Việc trinh sát phát hiện tàu ngầm Việt Nam từ Cam Ranh ra Biển Đông theo Tống Trung Bình, Trung Quốc phải huy động toàn lực, đa dạng hóa các thủ đoạn, từ theo dõi bằng vệ tinh cho đến điều động hệ thống tàu ngầm và chiến hạm mặt nước, tạo thành “trận địa sonar” để phát hiện tàu ngầm Việt Nam.

Ông Bình tin rằng hiện tại Việt Nam có 3 tàu ngầm và tương lai nhiều nhất cũng chỉ có 6 tàu ngầm, không phải quá nhiều. Trong khi Trung Quốc bố trí cả tàu ngầm hạt nhân ở Biển Đông nên việc phát hiện và ngăn chặn tàu ngầm Việt Nam không khó.

Hoạt động quân sự quốc phòng, nâng cao năng lực phòng thủ của Việt Nam lâu nay vẫn là tâm điểm chú ý của giới tình báo và truyền thông Trung Quốc. Những chương trình bình luận quân sự như thế này của báo đài Trung Quốc đưa tin, bình luận về lực lượng quân sự Việt Nam không ngoài mục đích bôi nhọ hình ảnh Việt Nam, đồng thời giễu võ dương oai về khả năng quân sự Trung Quốc, phục vụ cho mục tiêu lâu dài của Bắc Kinh.

Đáng lưu ý, Tống Trung Bình tuyên bố đã từng đến Cam Ranh và theo dõi mọi thông tin về các hoạt động quốc phòng của Việt Nam nên mọi thông tin, hình ảnh về hoạt động quân sự Việt Nam trên báo chí đều trở thành nguồn tin của Hoa Nam tình báo – PV.

Mặt khác, việc truyền thông nhà nước Trung Quốc vẫn tiếp tục tuyên truyền xuyên tạc, bóp méo sự thật cuộc chiến tranh xâm lược toàn tuyến Biên giới phía Bắc Việt Nam bắt đầu từ năm 1979 cũng như hải chiến xâm lược Hoàng Sa 1974, Gạc Ma 1988 cho thấy mọi cam kết “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai” mà lãnh đạo cấp cao nhất của Trung Quốc đưa ra đang bị truyền thông Trung Quốc phủ định hoàn toàn.

Người ta khó có thể tin rằng truyền thông nhà nước Trung Quốc thích nói gì thì nói mà không có sự kiểm soát của nhà nước, nên khó có thể khiến dư luận không cho rằng Bắc Kinh sẽ vẫn chỉ nói một đằng, làm một nẻo và mục tiêu bành trướng toàn bộ Biển Đông vẫn được họ đẩy mạnh, chỉ có điều lúc công khai rầm rộ, khi âm thầm lặng lẽ mà thôi – PV.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Sống trên sao Hỏa – Một đi không trở lại .

 

         Sống trên sao Hỏa – Một đi không trở lại .
Công ty Mars One tuyên bố sẽ xây dựng một khu định cư trên sao Hỏa vào năm 2023, nghe có vẻ như một câu chuyện viễn tưởng nhưng đó hoàn toàn là sự thật. Đến năm 2022, phi hành đoàn sẽ thực hiện chuyến du hành bảy tháng đến sao Hỏa và ở trong những ngôi nhà mới của họ, đến cuối đời. Cứ hai năm một lần, một phi hành đoàn khác sẽ gia nhập khu định cư để cư trú trên hành tinh này. 
 


Nhà đồng sáng lập Mars One Bas Lansdorp có một phương pháp hết sức hiện đại để tài trợ cho dự án, đó là mở cửa dự án với truyền thông. Ông nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ tài trợ cho sứ mệnh này bằng việc tạo ra một sự kiện truyền thông lớn nhất từ trước tới nay xung quanh nó. Mọi người trên thế giới có thể chứng kiến mọi thứ sẽ diễn ra trong quá trình chuẩn bị và sống trên sao Hỏa”.

Một phòng khách của cư dân trên sao Hỏa giống như ở trái đất.

Theo ông Bas Lansdorp, đây sẽ là một chương trình truyền hình thực tế vì đã bao hàm yếu tố phiêu lưu mà chúng tôi không phải tạo thêm bất cứ thử thách giả tạo nào. Ý tưởng về một thế giới trên hành tinh khác đã kích thích trí tò mò hàng trăm ngàn người trên web. Mars One đã thu hút 232.000 lượt xem trên YouTube kể từ khi được công bố ngay sau một tuần. Ngoài tính giải trí, một số nhà khoa học cũng bị thu hút bởi khả năng du hành liên hành tinh.

Lịch trình đưa người định cư lên sao Hỏa của Công ty Mars One

Mars One là dự án phi lợi nhuận của một doanh nhân người Hà Lan “say sưa” với một kế hoạch “vĩ đại”, và tất cả những gì họ cần là thật nhiều tiền, trang thiết bị và bốn nhà du hành vũ trụ sẵn sàng tham gia chuyến hành trình “One way ticket” (Một đi không trở lại) lên hành tinh đỏ. Trước tiên Mars One sẽ đưa các robot tự hành lên sao Hỏa để tìm kiếm một địa điểm lý tưởng cho việc định cư và sau đó xây dựng các khu nhà ở. Sau vòng tuyển lựa đầu tiên gắt gao, Tổ chức Mars One (Hà Lan) đã chọn được 1.058 ứng viên từ 140 quốc gia trên thế giới cho chương trình định cư vĩnh viễn trên sao Hỏa. Trong đó, Mỹ là nước có số hồ sơ trúng tuyển nhiều nhất khoảng 297 thành viên, kế là Canada – 75 người và Ấn Độ – 62 người. Sau đó, hội đồng tuyển dụng lại sàng lọc tiếp khoảng 24 ứng viên tiêu biểu nhất để huấn luyện và đưa lên sao Hỏa định cư.

Mars One sẽ đưa toàn bộ thiết bị và dụng cụ cần thiết để xây dựng khu định cư trên lên sao Hỏa vào năm 2022. Theo kế hoạch, vào tháng 4/2024 họ sẽ phóng chuyến tàu chở nhóm đầu tiên gồm bốn người lên sao Hỏa, thời gian chuyến bay khoảng bảy tháng. Năm nhóm còn lại, mỗi nhóm cũng bốn thành viên sẽ lần lượt được đưa lên sao Hỏa, thời gian trung bình cách nhau mỗi chuyến từ 1-2 năm. Chi phí toàn bộ cho chương trình Mars One lên đến 6 tỉ USD, được tài trợ bởi nhiều tổ chức, cá nhân trên thế giới.

Rau tự trồng trong nhà cung cấp thực phẩm cho người định cư trên hành tinh đỏ

Cụ thể công ty sẽ chọn lựa khoảng 40 nhà du hành trong số những người ghi danh từ khắp mọi châu lục trên trái đất. Bốn người trong số họ gồm 2 nam, 2 nữ sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên lên sao Hỏa vào tháng 9/2022 và đáp xuống bề mặt hành tinh đỏ vào tháng 4/2023. Theo kế hoạch của Mars One, nhóm 4 người khác sẽ “cất cánh” 2 năm sau đó. Điều đáng lưu ý ở đây là sẽ không một ai quay về trái đất! Các nhà du hành tương lai sẽ trải qua khóa huấn luyện 8 tháng bắt buộc ở một địa điểm ít người qua lại. Họ được học cách sửa chữa các kết cấu nhà cửa, trồng rau trong các khoảng không gian hạn chế và các vấn đề y khoa từ nghiêm trọng đến thông thường như bảo vệ răng miệng, rách cơ và gãy xương.

Mô hình ngôi nhà đủ tiện nghi trên sao Hỏa

Mỗi người được Mars One đưa lên sao Hỏa sẽ mang theo khoảng 2.500kg hàng hóa hữu dụng. Sau 8 chuyến bay, dự kiến sẽ có hơn 20.000kg hàng tiếp tế được gửi lên hành tinh đỏ, trong đó không thể thiếu thực phẩm và các thanh năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, các cư dân chinh phục sao Hỏa sẽ không được cung cấp nước hoặc dưỡng khí mà họ phải tự làm ra trên trái đất mới. Họ sẽ lọc lấy nước trên sao Hỏa từ đất. Rồi từ nước, người ta có thể tạo ra hydro và oxygen để thở. Ông Lansdorp xác nhận: “Chúng ta sẽ tạo ra một bầu khí quyển giống như bầu khí quyển trên trái đất”.

Tuy nhiên nhiều chuyên gia vũ trụ nhận định, đây không phải chuyện đùa. Nguy cơ đối với tham vọng đưa người lên sao Hỏa sẽ rất lớn. Trong hành trình chinh phục một khoảng cách mà con người chưa bao giờ vượt qua thì bức xạ là mối lo lớn nhất. Chuyến bay lên sao Hỏa có thể khiến các nhà du hành rơi vào tình trạng nhiễm xạ vượt quá tiêu chuẩn của NASA ấn định. Và khi ở trên sao Hỏa, mức độ bức xạ sẽ còn cao hơn, gây tổn hại cấu trúc gene của các tế bào, làm cho tế bào chết đi hoặc bị biến đổi thường xuyên dẫn đến ung thư.

Thiết bị năng lượng điện mặt trời sẽ sử dụng trên sao Hỏa

Tham vọng đưa người định cư lên sao Hỏa của Cơ quan Quản trị Hàng không và Không gian – NASA cũng không kém. Trong một cuộc họp tại thành phố Houston, Texas, NASA đã công bố một cách chi tiết kế hoạch đưa người lên sao Hỏa trong vài thập niên tới. Theo kế hoạch dự kiến, một nhóm nhỏ phi hành gia sẽ đến sao Hỏa trong chuyến du hành kéo dài 30 tháng, khởi hành vào tháng 2-2031 trên chiếc phi thuyền nặng 400 tấn. Phi thuyền này được ráp lại tại quỹ đạo thấp của trái đất bằng cách sử dụng 3 hoặc 4 tên lửa Ares V – loại thiết bị mới mà NASA đang nghiên cứu chế tạo. Phải mất 6 hoặc 7 tháng để phi thuyền từ trái đất lên đến sao Hỏa với việc sử dụng một loại nhiên liệu đông. Tuy nhiên, nhiều chi tiết có thể thay đổi, do đó, chi phí ước tính dao động rất lớn, từ 20 tỉ USD – 450 tỉ USD.

Đồ dùng và nơi ở của các phi hành gia trên sao Hỏa được đưa lên trước – vào tháng 12-2028 hoặc tháng 1-2029. Các phi hành gia sẽ ở lại sao Hỏa 16 tháng, tự trồng rau quả để ăn và sử dụng điện hạt nhân. Họ phải tự túc rất nhiều việc trong sinh hoạt và công việc như bảo dưỡng máy móc, kể cả việc chế tạo bộ phận hoặc phụ tùng cho các thiết bị. Họ được trang bị hệ thống “chu trình kín” để phục vụ cuộc sống, trong đó, không khí và nước được tái sử dụng. NASA cho rằng việc trồng cây còn có lợi ích cho tinh thần của phi hành gia.

Từ trong phòng khách có thể nhìn ra khoảng xanh bên ngoài cũng trong nhà

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức trong việc bảo đảm an toàn cho các phi hành gia. NASA cũng phải có biện pháp bảo vệ họ trước mức độ phóng xạ. Họ cũng cần có thiết bị để chẩn đoán và trị liệu khi bị bệnh hoặc chấn thương. Một số thí nghiệm trước trên mặt trăng sẽ phục vụ cho kế hoạch nói trên.

Để chuẩn bị từng bước lên sao Hỏa vào năm 2030, NASA đã phóng một tên lửa United Launch Alliance Delta V Heavy từ Florida, đưa tàu vũ trụ Orion lên quỹ đạo Trái đất hôm 5/12 vừa qua trong chuyến bay thử nghiệm kéo dài 4,5 tiếng. “Đây là một ngày vĩ đại đối với thế giới và những người yêu không gian vũ trụ. Lần đầu tiên trong hơn 40 năm Mỹ phóng thử nghiệm tàu vũ trụ có khả năng đưa con người lên vũ trụ. Tàu Orion bay lên độ cao 430km so với mặt đất, rồi bay lên độ cao 5.790km. Sau đó, tàu Orion đã rơi xuống an toàn trên vùng biển ngoài khơi thành phố San Diego, California.” – giám đốc NASA Charles Bolden tuyên bố.

Cơ quan NASA cũng sẽ đưa người lên sao Hỏa

Lúc này, NASA sẽ phân tích dữ liệu do các cảm biến trên tàu Orion thu thập được để xác định xem nhiệt độ bên trong tàu có đảm bảo cho phi hành gia sống sót hay không. Bởi khi quay trở lại bầu khí quyển Trái đất, tàu Orion bay với tốc độ lên đến hơn 32.100 km/h. Nhiệt độ vỏ tàu tăng lên tới 2.200 độ C. Tàu Orion có khả năng chở bốn phi hành gia. NASA đã lên kế hoạch dùng tàu này đưa người lên thiên thạch và tới Sao Hỏa vào thập niên 2030. Đến nay NASA đã đầu tư 9,1 tỉ USD cho chương trình tàu Orion. Một chuyến bay thử nghiệm nữa sẽ diễn ra vào năm 2018. Chuyến thăm đầu tiên có người sẽ được thực hiện vào năm 2021. Tổng chi phí của dự án Orion lên đến 19-22 tỉ USD. Kể từ sau chương trình thám hiểm Mặt trăng Apollo của NASA, các phi hành gia mới chỉ bay lên độ cao vài trăm kilomet tính từ mặt đất.

Đặc biệt, ghi danh chương trình “Một đi không trở lại” của Mars One có một người Việt tên Vũ Quốc Anh. Vũ Quốc Anh tên thật là Vũ Xuân Linh, 31 tuổi vừa trở về Việt Nam cách đây vài tháng sau khoảng thời gian dài học và làm việc ở Mỹ và Singapore, Chile. Hiện anh làm công việc marketing ở Sài Gòn. Quốc Anh là một trong 9 người Việt có tên trong danh sách dự tuyển, và cũng là người được chọn đi tiếp vào vòng 2 của chương trình Mars One. Ở vòng một anh đã thuyết phục ban tổ chức về lý do tham gia chương trình bằng clip ngắn thể hiện rõ sự quyết tâm, lòng can đảm khi đương đầu với chặng đường được gọi là “hành trình tự sát”… Vào vòng 2, Quốc Anh sẽ cùng 1.057 đối thủ trải qua các bước kiểm tra về sức khỏe, chiều cao, cân nặng, tim phổi, mắt, vận động tay chân, các bệnh truyền nhiễm… “Dù biết đây là chuyến bay ‘một đi không trở lại’ nhưng tôi mong muốn sẽ là một trong 4 người được sống nốt phần đời còn lại trên sao Hỏa để khám phá hành tinh này”.

Vũ Quốc Anh 
được công ty Mars One chọn vào dự tuyển vòng 2 trong chuyến đi hành tinh đỏ “một đi không trở lại”
Categories: Tài Liệu Tham Khảo | Leave a comment

Hoa Thạch Thảo

2015-01-24 19:45 GMT-08:00 Sang Lephuoc <lephuocsang.pghh@gmail.com>:

ANH TRẦN VIỆT LONG ƠI,

XIN CÁM ƠN ANH.KÍNH LỜI THĂM ANH CHỊ MẠNH KHOẺ, HẠNH PHÚC VA THÁNH CÔNG.
TÔI LUÔN NHỚ DẾN TRẦN VIỆT LONG. BIẾT ANH LÀ NGƯỜI CÓ TÀI, NHƯNH MONG ƯỚC CỦA LPS LÀ NGƯỜI TÀI TVLONG NEN DÙNG TÀI CỦA MIINH  VÀO CHỔ MÀ TỔ QUỐC ĐANG CHỜ ĐỢI VÀ NGỐNG TRÔNG.
NOI GÌ THÌ NÓI CHỚ CÒN định nghiệp bất năng chuyển, vô duyên phận bất nâng độ…SỐ LPS KHÔNG CÓ DUYÊN ĐƯỢC TVL ĐỘ, THÌ CẦ CỞ NÀO CŨNG KHÔNG THỂ THÀNH.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
lephuocsang

TS. LêPhước Sang

Hội truởng HĐTSTƯ GH-PGHH
————————————————
12432 Euclid Street, Garden Grove, CA 92840
832-397-9813(714) 584-7778 (xin để lại message)
2015-01-24 13:59 GMT-08:00 Tran Viet Long <tranvietlong@hotmail.com>:

Anh Đẳng thân,
Mấy tuần nay bận việc quá nên tôi chưa hồi đáp Anh và anh Nguyễn Hy Văn.  Đọc bài viết của tác giả Lê Duy Đoàn thấy rất hay và khá đầy đủ về Hoa Thạch Thảo.  Bài viết rất khách quan, trong sáng nhưng cũng không thiếu tính lãng mạn về một loài hoa.
Sau khi ở tù cải tạo hơn mười năm rồi được cho về nhà, nhà thơ Tô Thùy Yên đã viết:
” Cám ơn hoa đã vì ta nở
” Thế giới vui từ nỗi lẻ loi !
 
Cũng như rất nhiều bài thơ hay trong văn học sử Đông Phương về câu hỏi “Hoa nở vì ai” hay “Hoa vì ai nở,” nhất là thơ của các Thiền Sư đạt đạo, nhưng sự thật thì Tô Thùy Yên và các thi sĩ đó đều sai.  Hoa chỉ nở cho chính hoa và cho mục đích hiện hữu của hoa.  Tất cả mọi sinh vật, động vật cũng như thực vật, đều có một mục đích để xuất hiện, để ra đời, để hiện hữu, và để tồn tại là thực hiện sự tiếp nối.  Hoa nở để tạo sự tiếp nối từ hoa ra quả và quả mang hạt rồi hạt sinh

​cây (mộc), sinh cỏ (thảo), sinh ​

cành, sinh hoa.  Nhưng muốn tiếp nối được và được tiếp nối thì hoa phải tự phô bày màu sắc trắng đỏ tím vàng

​ …​

để hấp dẫn, để quyến rũ ong bướm đến hút nhụy và truyền tải phấn hoa

​cho ​

hoa khác … .

Hoa nở vì hoa, hoa nở cho hoa; hoa tự khoe sắc thắm cho hoa để chiêu dụ bướm ong thực hiện mục đích tiếp nối của hoa.
 
” Nghìn thu em lặng lẻ ươm mầm,
” Cành sen không ai biết, em âm thầm nở hoa.
[Nghìn Thu — Phạm Duy / Thái Thanh // Nhạc và lời của chính Phạm Duy; không phải thơ của Tản Đà.
Thế thôi !
Cho nên Balgobin đã phân biệt thật chính xác sự khác nhau giữa Complete và Finished bằng một câu nói giản dị đầy ẩn dụ, ” When you marry the right woman, you are complete.  When you marry the wrong woman, you are finished.  And, if the right one catches you with the wrong one, you are complete finished.”  Từ lâu tôi tâm đắc với sự phân biệt rõ ràng giữa Complete và Finished của nhà ngữ danh tiếng học này, nhưng khi tôi đọc được lời phát biểu của một vị sĩ quan cấp tướng VNCH bằng vào kinh nghiệm sống của ông và của … lịch sử nhân loại (human history / chữ ông dùng) thì tôi mới thấy hoa nở vì hoa, hoa nở cho hoa, hoa độc lập bẩm sinh, hoa chỉ không tự cô lập mình mà hoa chủ động liên lập với môi trường sinh thái để duy trì sự hiện hữu và tồn tại bằng diễn trình nối tiếp tự nhiên và miên viễn.  Hoa không nở vì mùa Xuân, hoa không nở vì nắng vàng tha thướt, hoa cũng không nở vì gió nhẹ nhởn nhơ mớn trớn mà tất cả các yếu tố ngoại vi đó chỉ là những trợ duyên cho diễn trình nở hoa mà thôi chứ hoa nở vì hoa, vì nhân, vì quả của chính hoa.
Khi chuyện trò thân ái với hai cô con gái nhỏ của mình, vị tướng đã dạy dỗ con bằng những lời nói rất chân thành và vô cùng thương yêu của một con người khiêm tốn, mặc dầu có lúc ông “phải” làm Tổng Tư Lệnh Quân Đội — Commander-in-Chief — trong một năm rồi đảm nhiệm chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội — Chairman of the Joint Chiefs of Staff — trong hơn mười năm.
“He warns us about love.  ‘You must not trust a man to support you.  Love is independence.  Love is self-reliance.’ và 
‘It is less important whether a man trusts and depends on his wife.  It is more important that a woman not find herself dependent on her husband.’ vì ‘A boy’s life would not be ruined if his love is a mistake, but a girl’s life would be.  That, he said, is human history.”
[Lan Cao: The Lotus and the Storm. New York, 2014. 39]
 
Do vậy, tự bẩm sinh, hoa độc lập.  Hoa nở vì hoa và cho chính hoa là một điều tất yếu, một nhu cầu tự nhiên của chính hoa. Hoa chủ động đem nét đẹp đến cho đời vì người đời ngưỡng mộ vẻ đẹp của hoa chứ không phải hoa tồn tại vì những gì ngoại giới ngoài bản thân hoa.  Điều này thể hiện rất rõ trong cuộc đổi đời năm 1975 mà chúng ta thấy và ngưỡng mộ sự độc lập, sự dấn thân, sự hy sinh, sự quên mình, sự tháo vát, sự đãm đang, và nhất là sự chịu đựng của người phụ nữ VNCH, ngay cả khi cùng gia đình đến định cư tại nước thứ ba trong những tháng năm đầu của cuộc đời tị nan.
Đẹp thay !
William Tran
 
     Đi tìm nhành hoa thạch thảo
          Lê Duy Đoàn
 
              

Những người có chút máu văn nghệ một lúc nào đó nổi hứng, thường buột miệng hát đôi câu vu vơ. Những câu hát nằm trong bộ nhớ có khi chỉ là một đoạn của bài hát. Khúc đầu, khúc giữa, khúc đuôi, khúc nào cũng được, tự nhiên bật ra như radio bắt được tần số dò đài, những bài hát cóp nhặt trên dòng đời một cách có ý hay vô tình nghe đâu đó thỉnh thoảng được hát nho nhỏ như thế..

Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo,
Em nhớ cho, mùa thu đã chết rồi… 
 
Đó là câu hát tôi thường nghêu ngao nhất, có lẽ vì không gian đượm buồn nhè nhẹ của lời bài hát, mà cũng vì trong câu hát có tên một loài hoa gây ấn tượng vì vẻ huyền hoặc của nó.
Có lẽ với người Tây phương, người ta biết ngay hoa thạch thảo là hoa gì, một cái gì thấy được, ngắt được,thậm chí ngữi được mùi hoa ngát hương của nó. Trừ những người đã đi Tây và có quan tâm tìm hiểu thì còn có thể biết chứ phần nhiều người Việt chúng ta thật ra đọc thì đọc, hát thì hát chứ chẳng biết hoa thạch thảo là hoa gì, mặt mũi vóc dáng ra sao ?!
Bài viết này không bàn luận gì về bài thơ L’ Adieu mà Búi Giáng đã dịch và Phạm Duy đã phổ nhạc, tôi chỉ muốn nhân câu chuyện liên quan đến bài thơ để đi tìm ra một cành hoa đúng thật là một cành hoa thạch thảo đặt lên mộ của Léopoldine tiếc thương người bạc mệnh.
Léopoldine là con gái cưng của Victor Hugo, đại văn hào Pháp (1802-1885). Léopoldine đã chết đuối cùng chồng trong một vụ lật thuyền trên sông Seine vào trưa ngày 4/9/1843, khi cô chưa đầy 20 tuổi và đang mang thai 4 tháng. Hugo chỉ biết tin con mất khi ông vô tình đọc một tờ báo ở quán cà phê nọ. Mộ Léopoldine được chôn gần nơi bà qua đời trên bờ sông Seine đoạn chảy qua Villequier gần cảng Havre, cạnh khu bờ biển Normandi. Apollinaire làm bài thơ L’Adieu sau khi đi thăm mộ Léopoldine con gái của Victor Hugo vào ngày 16 tháng 9 năm 1913. 

L’Adieu
J’ai cueilli ce brin de bruyère 
L’automne est morte souviens-t’en 
Nous ne nous verrons plus sur terre 
Odeur du temps brin de bruyère 
Et souviens-toi que je t’attends 

Lời vĩnh biệt ( dịch)
Ta đã hái nhành lá cây thạch thảo 
Em nhớ cho, mùa thu đã chết rồi 
Chúng ta sẽ không tao phùng đựợc nữa 
Mộng trùng lai không có ở trên đời 
Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi 
Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó…

Bùi Giáng (1925-1998) dịch 
(“Ði vào cõi thơ”. Bùi Giáng, trang 80-82, nhà xuất bản Ca Dao, Sàigon, Việt Nam.1969)
Cũng dựa trên ý thơ của bài thơ nói trên, năm 1965, Phạm Duy viết bài “Mùa thu chết” mở đầu bằng 2 câu:

“Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo 
Em nhớ cho: Mùa Thu đã chết rồi!

Bùi Giáng thì dịch “ hái nhành lá” còn Phạm Duy thì viết “ ngắt cụm hoa”. Đây là khởi đầu của những suy diễn sai lầm của nhiều người viết về hoa thạch thảo.
Ngắt cụm hoa trong lời nhạc của Phạm Duy gợi hình ảnh một “cây thân thảo”, hình ảnh người ngắt cụm hoa là hình ảnh một người cúi xuống một bụi hoa .
Hái nhành lá cây trong câu thơ dịch của Bùi Giáng gợi hình ành một cây “hoa thân mộc” cao vừa tầm hái.
 
1. Những cây không phải là Hoa Thạch Thảo nhưng bị ngộ nhận:
Việc ngộ nhận hoa thạch thảo của người đọc bài thơ dịch và và lời bài hát nầy có nguyên do từ tên gọi tiếng Việt, một sự đồng hóa, lồng ghép khiên cưởng của chữ nghĩa do tên gọi giống nhau.
a. Ngoài Bắc, người ta gọi Cúc cánh mối (vì hoa mỏng nhẹ như cánh mối) là thạch thảo, cúc thạch thảo nên nhiều người cứ thản nhiên coi cây hoa thạch thảo trong bài thơ nói trên là cây cúc cánh mối .
Cây có nguồn từ châu Âu, châu Á. Cúc cánh mối là cây thân thảo, sống nhiều năm nhờ có thân rễ mọc bò dưới đất. Thân cao 15 – 50 cm, đơn hay phân nhánh ít ở ngọn. Lá dài, thuôn hình giáo tù, hơi có lông mịn, nguyên, các lá ở thân không có cuống. Cụm hoa hình đầu đơn độc ở ngọn các nhánh. Vòng hoa đều dài, cánh môi thuôn hẹp, thẳng màu lam tím. Các hoa ở ngoài hình lưỡi, màu lam tím, dài 1 cm. Hoa giữa hình ống hẹp màu vàng, xếp sát nhau. Hoa thường màu tím nhạt. Quả bế có mào lông mịn màu vàng.

Cúc cánh mối, tên Aster amellus L, hay còn gọi là cúc thạch thảo, là một loài thuộc chi Cúc sao (Aster) thuộc về Họ Cúc (Asteraceae). Tên tiếng Anh European Michaelmas Daisy, tiếng Pháp Oeil de Christ.

 

  Như vậy, có thể nói ngay Cúc cánh mối không phải là cây hoa thạch thảo. Sự nhầm lẫn bắt nguồn từ việc trùng tên theo cách gọi của người miền Bắc Việt nam mà thôi. 

Rất nhiều bài viết trên mạng internet về hoa thạch thảo kể một câu chuyện tình lãng mạn của đôi thanh niên nam nữ có tên hẳn hoi. Có thể đó là một câu chuyện bịa như hầu hết truyền thuyết, cố ý tạo một câu chuyện đầy kịch tính rồi gán ghép vào xuất xứ tên gọi một loài hoa. “Ami và Edible thường hay cùng nhau vào rừng. Ami hái nấm còn Edible săn thú. Rồi, Edible vươn người ra vách đá dựng hái hoa thạch thảo cho Ami. Edible sẩy chân rơi xuống vực chỉ kịp nói xin đừng quên tôi”, (kèm theo bài viết là hình chụp Cúc cánh mối để minh họa) .
Bắt đầu từ đây, những bài viết đó kéo thêm những ngộ nhận tiếp theo “Ban đầu họ đặt tên cho nó là Forget me not, sau nhiều năm và được trồng ở nhiều nước nó lại có những cái tên khác nhau như Muguet De Mai (Pháp), Thạch Thảo (Việt Nam)…”
 
bChính hoa 5 cánh tiếng Việt gọi là Hoa Lưu Ly mới là hoa Forget me not
Trong một số ngôn ngữ, tên của hoa lưu ly được gọi là hoa “xin đừng quên tôi“. Tên tiếng Anh “Forget me not” được mượn từ tên tiếng Pháp là “Ne m’oubliez pas” và được dùng lần đầu tiên vào khoảng năm 1532.
              Myosotis alpestris

Có khoảng 50 loài lưu ly trong chi này, và chúng khác biệt nhau một cách đáng kể. Tuy nhiên, một lượng lớn các loài có chung các đặc điểm được miêu tả như hoa màu lam tím nhỏ (đường kính 1 cm) với 5 cánh hoa mọc dày dặc trên các thân cây bò lan um tùm, ra hoa vào mùa xuân. Các loại màu sắc khác của hoa cũng không phải là bất thường trong chi này, với các dạng màu hồng hay trắng vẫn có thể tồn tại. Chúng hay được trồng trong vườn và các giống trồng thường có hoa với màu sắc hỗn tạp.

Các loài lưu ly có thể là cây một năm hoặc cây lâu năm. Hệ thống bộ rễ của chúng nói chung là rễ chùm. Hạt của chúng được tìm thấy trong các quả dạng quả đậu nhỏ, hình tulip dọc theo thân tới hoa. Quả đậu bám vào quần áo khi va chạm phải chúng và cuối cùng rơi xuống đất, giải phóng các hạt nhỏ để chúng có thể nảy mầm ở mọi nơi.
Họ (familia):
Boraginaceae
Phânhọ  (subfamilia):
Boraginoideae
Chi  (genus):
Myosotis

Đây chỉ là sự gán ghép tên gọi. Dựa vào lời của người bạn trai nói với bạn gái khi rơi xuống vực trong câu chuyện thương tâm nói trên để cho rằng hoa thạch thảo còn có tên gọi là forget me not là một sai lầm ấu trỉ.
 
c. Thêm một loài hoa được kéo vào đây để tung hỏa mù làm người đọc không biết đâu mà lần là Muguet De Mai (Pháp).
Hoa này có tên là Hoa Linh Lan, trong tiếng Anh còn được gọi là Our Lady’s tears (Nước mắt của Mẹ). Các tên gọi khác trong tiếng Anh là May Lily (huệ tháng Năm)May Bells (hoa chuông tháng Năm)Lily Constancy (huệ chung thủy)Ladder-to-Heaven (thang tới thiên đường), Male Lily.
Theo truyền thống, hoa linh lan được bán tại Pháp trên các đường phố vào ngày 1 tháng 5. Kể từ năm 1982, hoa linh lan là quốc hoa của Phần Lan.
Bộ (ordo):
Asparagales
Họ (familia):
Ruscaceae
Chi(genus):
Convallaria
Loài(species):
C. majalis

Linh lan hay lan chuông (danh pháp khoa học: Convallaria majalis, L, là loài duy nhất trong chi Convallaria thuộc một họ thực vật có hoa là họ Ruscaceae. Nó có nguồn gốc trong khu vực ôn đới mát của Bắc bán cầu tại châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Nó là một loài cây thân thảo sống lâu năm có khả năng tạo thành các cụm dày dặc nhờ loang rộng theo các rễ ngầm dưới mặt đất gọi là thân rễ. Các thân rễ này tạo ra rất nhiều chồi mỗi mùa xuân. Thân cây cao tới 15–30 cm, với hai lá dài 10–25 cm và cành hoa bao gồm 5-15 hoa trên đỉnh ngọn thân cây. Hoa có màu trắng (ít khi hồng), hình chuông, đường kính 5–10 mm, có mùi thơm ngọt; nở hoa về cuối mùa xuân. Quả của nó là loại quả mọng màu đỏ, nhỏ với đường kính 5–7 mm. Nó là một loại cây cảnh trồng phổ biến trong vườn vì các hoa có mùi thơm của nó.
 

Hoa lan chuông

Kết 1: Cúc cánh mối (Aster amellus L), forget me not hay còn gọi là hoa lưu ly (Myosotis), Linh lan hay lan chuông (Convallaria majalis,L), cả 3 loài đều không phải là Cây Hoa Thạch Thảo.
 

2. Hoa Thạch Thảo là cây gì ?
Guillaume Apollinaire làm bài thơ L’Adieu sau khi đi thăm mộ Léopoldine con gái của Victor Hugo vào ngày 16 tháng 9 năm 1913. Bài thơ được viết lên một phần là để tưởng nhớ Victor Hugo, một phần là tiếc thương người bạc mệnh. 
Câu đầu:
J’ai cueilli ce brin de bruyère,
được Bùi Giáng dịch rất sát:
Ta đã hái nhành lá cây thạch thảo,
Brin de bruyère là nhánh, cành, nhành cây thạch thảo. Có lẽ Bùi Giáng cũng không biết cây thạch thảo ra sao, nên cứ bám vô chữ mà dịch cho chắc ăn. Mấy câu dưới ý tứ thoáng hơn nên có thể dịch thoát cũng được. Còn Phạm Duy phổ nhạc nên lại càng thoáng hơn một chút nữa. Cành lá hay cụm hoa cũng được, có hoa hay chỉ trơ cành cũng chẳng sao, thì cứ chữ gì động được đến tầng vi tế rung động của con tim là phổ. Phạm Duy có biệt tài phổ nhạc, ý nhạc nâng ý thơ, nên những bài thơ ông phổ hầu như tất cả đều nổi tiếng và đôi khi làm những nhà thơ vô danh cũng nổi tiếng theo.
Điều chính yếu của bài viết này là tìm ra đúng cây Hoa Thạch Thảo mà Apollinaire đã từng hái nhành hoa và đặt lên mộ Léopoldine vào ngày cuối thu (16/9).
Cây Hoa thạch thảo có
Tên Hoa : 紅方柏 (hồng phương bách), 石楠 thạch nam)
Tên Anh : heather 
Tên Pháp: bruyère 
Thuộc Họ Đỗ Quyên (Ericaceae)
Tất cả các loại thạch thảo đều trong Họ Ericaceae, có một loài hoa thạch thảo duy nhất thuộc Chi Calluna, ngoài ra là Chi Erica. Dưới đây là một số loài thuộc Chi Erica trong hàng vài trăm loài khác nhau trên thế giới.
Loài Calluna vulgaris là loài thạch thảo thật sự (true heather), loài cây nhỏ, có hoa nhỏ hình chuông màu tím, hay hồng nhạt.
 

 
Chi Erica gồm nhiều loài khác nhau từ loài cây nhỏ mọc từng bụi nhỏ hoặc có thể là cây lớn.
– Erica arborea, cây nhỏ ở vùng Địa Trung Hải có chùm hoa trắng hình chùy, thơm và có rễ cứng như gỗ được dùng để làm ống điếu hút.
– Erica carnea, là loại cây hoa nhỏ mùa đông hay mùa xuân, ở Âu châu có hoa hình chuông màu đỏ hay hồng. Phân bố ở vùng núi Alpes
– E. cinerea: loại thạch thảo có lá nhỏ, hoa hình chuông màu đỏ tím từ Tây Âu cho đến Đan mạch.
– Erica ciliaris phân bố ở phía Tây nước Pháp, Anh quốc, bán đảo Ibériquevà Bắc Maroc.
– E. tetralix, bellheather, cross-leaved heath là loại cây nhỏ lùn có hoa màu hồng ở Tây Âu 
– E. vagans hay còn gọi là Cornish heath là loại thạch thảo mọc cả bụi có hoa màu hồng hay trắng thường thấy ở cánh đồng hoang tại Cornish và đông nam Ấu châu.
– E. lusitanica mọc rậm rạp có hoa trắng hồng phân bố ở Tây ban nha và Bồ Đào Nha và ở vùng bán đảo Iberia.
– E. perspicua hay Prince of Wales heath mọc rất nhiều ở Anh quốc và Nam Phi châu, có hoa màu trắng. Hoa dài và trông tựa như chùm lông của huy hiệu trên Coat of Arms của Hoàng tử xứ Wales- Anh Quốc, nên mang tên Prince-of-Wales heath
– Erica mammosa là loại Erica có nhiều màu nhất từ màu trắng, tím, cam đến màu đỏ. Hoa chuông đặc biệt dài hơn các loại Erica khác.
Có thể kể thêm một số loài :
Erica australis phân bố ở Bắc Maroc, Erica ciliaris ở phía Tây nước Pháp, Anh quốc, Erica cinerea, Erica erigena, Erica mackaiana, Erica manipuliflora, Erica multiflora, Erica scoparia, Erica sicula, Erica terminalis, Erica tetralix, Erica umbellata.
Những loài này phân bố cùng khắp nên tôi chỉ để ý đến những loài cư trú ở vùng Normandi là bờ biển phía Tây của nước Pháp và phân bố rộng rải ở Anh quốc.
Sau khi đã nghiên cứu, phân loại và loại suy cùng đối chiếu với hình ảnh hoa thạch thảo trong văn chương, văn bản. Tôi đi đến kết luận:
 
Kết 2: Loài Calluna vulgaris là loài thạch thảo thật sự (true heather), loại cây nhỏ, có hoa nhỏ hình chuông màu tím, hay hồng nhạt chính là Cây Hoa Thạch Thảo mà tôi muốn tìm.
Loài hoa này gốc ở Châu Âu, nhờ mấy nhà thơ, nhà văn nên nó mới thành hoa kiểng, chứ trước kia thế kỷ 17 -19 nó là hoa dại. Ở miền bắc nước Anh cây hoa thạch thảo này mọc đầy đồng, giống như cỏ tranh ở Việt Nam. Dân Scotland lấy thân của nó bện lại làm chổi, hoặc lợp mái, ken vách và nhiều công dụng thực tế khác hơn là làm kiểng. Bây giờ di cư sang Châu Mỹ nó thành Cô Bé Thị Thành đỏng đảnh ỏ trong các tiệm bán hoa, chứ ngày xưa nàng gốc nhà quê rặt.
Ai từng đọc qua truyện Ðỉnh Gió Hú (Wuthering Heights) của Emily Bronte chắc cũng nhớ đến những cánh đồng hoang (moors) mọc đầy hoa thạch thảo (heather), và tiếng hót líu lo của những con chim chiền chiện (moor-lark). Hoa thạch thảo là loài hoa mà chính tác giả, Emily Bronte yêu thích, nàng đã nhiều lần đưa nó vào truyện và thơ của mình. (1)
Hành trình đi tìm Nhành Hoa Thạch Thảo khởi đi từ những ngộ nhận về một loài hoa đã đi vào văn thơ của thế giới và thơ nhạc Việt nam. Người ta thường muốn biết chân dung thật sự người trần mắt thịt của một Nàng Thơ là như thế nào. Vì thế mới có Ngô Vũ Bích Diễm của Diễm xưa, có Ngô Vũ Dao Ánh của Thư Tình Gửi Một Người, Minh Đức Hoài Trinh của Đừng Bỏ Em Một Mình, Khánh Ngọc của Nửa Hồn Thương Đau….
Nhành Hoa Thạch Thảo cũng là một Nhành Thơ trong tâm hồn của nhiều người Việt.
Chân dung Nàng đã hiển lộ nhưng nét duyên của Nàng không bao giờ phai mờ.
Ôi ngát hương thời gian mùi thạch thảo,
Em nhớ cho rằng ta vẫn chờ em…

Lê Duy Đoàn

_________________
 
Trích:
(1) Một đoạn ngắn trong bài “Hoa tương tư” của Lê Phạm Trung Dung
Categories: Tài Liệu Tham Khảo | Leave a comment

Ngẫm nghĩ về cuộc đời

 
             Ngẫm nghĩ về cuộc đời
Đừng bao giờ trách móc bất kỳ ai trong cuộc sống của bạn. Người Tốt sẽ cho bạn Hạnh Phúc.  Người Xấu cho bạn Kinh Nghiệm.  Người Tồi Tệ nhất cho bạn Bài học,. và  người Tuyệt Vời Nhất sẽ cho bạn Kỷ Niệm.
   Đừng hứa khi đang vui! Đừng trả lời khi đang nóng  giận! Đừng quyết đinh khi đang buồn! Đừng cười khi người khác không vui!
     Cái gì mua được bằng tiền, cái đó rẻ.
    Ba năm học nói, một đời học cách lắng nghe.Chặng đường ngàn dặm luôn bắt đầu bằng 1 bước đi. Đừng a tòng ghen ghét ai đó, khi mà họ chẳng có lỗi gì với ta.
   Tuy trong rừng có nhiều cây đại thọ cả ngàn năm, nhưng người sống thọ đến 100 tuổi không nhiều. Bạn thọ lắm cũng chỉ sống đến 100 tuổi (tỉ lệ 1 trên 100.000 người). Nếu bạn sống đến 70 tuổi, bạn sẽ còn 30 năm. Nếu bạn thọ 80 tuổi, bạn chỉ còn 20 năm. Vì lẽ bạn không còn bao nhiêu năm để sống và bạn không thể mang theo các đồ vật bạn có, bạn đừng có tiết kiệm quá mức. (trên 50t mừng từng năm, qua 60t mong hàng tháng, tới 70t đếm mỗi tuần, đến 80t đợi vài ngày, được 90t… ngơ ngác một mình với giờ
phút dài thăm thẳm!).  Bạn nên tiêu những món cần tiêu, thưởng thức những gì nên thưởng thức, tặng cho thiên hạ những gì bạn có thể cho, nhưng đừng để lại tất cả cho con cháu. Bạn chẳng hề muốn chúng trở nên những kẻ ăn bám.
   Đừng lo lắng về những gì sẽ xảy ra sau khi bạn ra đi, vì khi bạn đã trở về với cát bụi, bạn sẽ chẳng bị ảnh hưởng bởi lời khen hay tiếng chê bai nữa đâu.
    Đừng lo lăng nhiều qúa về con cái vì con cái có phần số của chúng và chúng sẽ  tự tìm cách sống riêng. Đừng trở thành kẻ nô lệ của chúng.  Đừng mong chờ nhiều ở con cái. Con biết lo cho cha mẹ, dù có lòng vẫn quá bận rộn vì công ăn việc làm và các ràng buộc khác nên không thể giúp gì bạn. Các con vô tình thì có thể sẽ tranh giành của cải của bạn ngay khi bạn còn sống, và có khi còn muốn bạn chóng chết để chúng có thể thừa hưởng các bất động sản của  bạn. Các con của bạn cho rằng chuyện chúng thừa hưởng tài sản của bạn là chuyện dĩ nhiên nhưng bạn không thể đòi dự phần vào tiền bạc của chúng.
     Với những người thuộc lứa tuổi 60 như bạn, đừng đánh đổi sức khoẻ với tài lực nữa. Bởi vì tiền bạc có thể không mua được sức khoẻ.
Khi nào thì bạn thôi làm tiền? và có bao nhiêu tiền là đủ (tiền muôn, tiền triệu hay mấy chục triệu)? Dù bạn có cả ngàn mẫu ruộng tốt, bạn cũng chỉ ăn khoảng 3 lon gạo mỗi ngày; dù bạn có cả ngàn dinh thự, bạn cũng chỉ cần một  chỗ rộng 8 mét vuông để ngủ nghỉ ban đêm.Vậy chừng nào bạn có đủ thức ăn và có đủ tiền tiêu là tốt rồi. Nên bạn hãy sống cho vui vẻ. Mỗi gia đình đều có chuyện buồn phiền  riêng.  Đừng so sánh với người khác về danh vọng và địa vị trong xã hội và con ai thành đạt hơn, nhưng bạn hãy so sánh  về hạnh phúc, sức khỏe và tuổi thọ…
    Đừng lo nghĩ về những chuyện mà bạn không thể thay đổi vì chẳng được gì, mà lại còn làm hại cho sức khỏe bạn…Bạn phải tạo ra sự an lạc và tìm được niềm hạnh phúc của chính mình. Miễn là bạn phấn chấn, nghĩ toàn chuyện vui và làm những việc bạn  muốn  mỗi ngày một cách thích thú thì bạn thật đã sống hạnh phúc từng ngày.
     Một ngày qua là một ngày bạn mất đi, nhưng một ngày trôi qua trong hạnh phúc là  một ngày bạn “được”. Khi bạn vui thì bệnh tật sẽ lành; khi bạn hạnh phúc thì bệnh sẽ chóng hết. Khi bạn vui và hạnh phúc thì bệnh sẽ chẳng đến bao giờ.Với tính khí vui vẻ, với thể thao thể dục thích đáng, thừơng xuyên ra ánh sáng mặt trời, thay đổi thực phẩm đa dạng, uống thuốc bổ vừa phải, hy vọng rằng bạn sẽ sống thêm 20 hay 30 năm tràn trề sức khỏe.Và nhất là biết trân qúy những điều tốt đẹp quanh mình và còn Bạn bè nữa… họ đều làm cho bạn cảm thấy trẻ trung và có người cần đến mình. Không có họ chắc chắn bạn sẽ cảm thấy lạc lõng, bơ vơ.
Xin chúc bạn mọi điều tốt đẹp nhất.(Xin chia sẻ những điều này với tất cả những người quen của bạn đã trên 60 tuổi hay những người không bao lâu nữa cũng sẽ trên 60)/.
KHÔNG TÊN
Categories: Tài Liệu Tham Khảo | Leave a comment

TQ sẽ phát động chiến tranh ở Biển Đông, chứ không phải ở đảo Senkaku?

TQ sẽ phát động chiến tranh ở Biển Đông, chứ không phải ở đảo Senkaku?

ĐÔNG BÌNH

24/01/15 08:48

(GDVN) – Bài viết cho rằng, Mỹ đóng vai trò quan trọng trong quyết định phát động chiến tranh của Trung Quốc, các nước ven Biển Đông nhỏ yếu hơn, TQ đang chuẩn bị…

Quân đội Trung Quốc tích cực tham gia tổ chức diễn tập với các thành viên SCO, nhất là chống khủng bố để ổn định phía tây bắc, rảnh tay cho bành trướng trên Biển Đông?

Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 23 tháng 1 dẫn mạng Quan sát quân sự Nga ngày 20 tháng 1 đưa tin, khả năng liên minh giữa Trung Quốc và Nga do báo chí đề cập là “to lớn”, hơn nữa còn có thể bổ sung thêm thực lực của các nước trung gian như Kazakhstan, Mông Cổ. Một khi có hậu phương chiến lược kể trên, Trung Quốc có thể trực tiếp bắt tay giải quyết vấn đề của mình ở Thái Bình Dương, hơn nữa sẽ không giới hạn ở đó.

25 năm qua, thực lực của Hải quân Trung Quốc được tăng cường rõ rệt. Đến nay đã có 26 tàu đổ bộ Type 072 (lượng giãn nước các chủng loại từ 4.100-4.800 tấn), 3 tàu đổ bộ Type 071 (lượng giãn nước trên 20.000 tấn). Đồng thời còn chế tạo các tàu khu trục Type 052B, Type 052C, Type 051C, Type 052D và tàu hộ vệ Type 054A, tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 với tốc độ chưa từng có. Thực lực của lực lượng tàu ngầm cũng gây ấn tượng quan ngại sâu sắc.

Không nên quên sự chuẩn bị quân sự của Trung Quốc ở các đảo thuộc Biển Đông và biển Hoa Đông, hiện đang xây mới sân bay ở đó. Sau khi nhận thức được có thể không kịp thực hiện chương trình chế tạo tàu sân bay nội (chỉ cải tạo tàu sân bay Varyag của Ukraine đã mất hơn 10 năm), Trung Quốc quyết định biến các hòn đảo xa xôi thành tàu sân bay không chìm trên biển. Ngoài ra, thực lực của lực lượng hàng không bờ biển Quân đội Trung Quốc luôn mạnh hơn lực lượng hàng không trên tàu.

Căn cứ vào nhân tố tổng hợp có thể suy đoán, tiếp tục qua 10 năm, Trung Quốc sẽ có được ưu thế quân sự mang tính quyết định nhằm vào tất cả các nước trong khu vực, tiền đề là không tính tới sự hỗ trợ của Mỹ đối với các nước trong khu vực. Nhưng, Mỹ chắc chắn sẽ can dự trước vào cuộc chiến tranh. Một nguyên nhân khác tăng tốc khởi động cơ chế chiến tranh của Mỹ là ở chỗ đồng USD sụt giá, cùng với đồng nhân dân tệ sẽ trở thành đồng tiền dự trữ thế giới.

Ở cấp độ chính trị, Washington có nhu cầu xúi giục Bắc Kinh phát động các hành động quân sự quy mô lớn đối với một nước láng giềng nào đó, từ đó có cớ tuyên bố Trung Quốc là kẻ xâm lược.

Loại địa vị này sẽ trực tiếp làm cho Trung Quốc một khi thất bại về quân sự thì sẽ bị nước chiến thắng tùy ý chiếm lĩnh và chia cắt. Dù sao, ví dụ thực tế này hoàn toàn không xa vời, cảnh ngộ của đế chế Nhật Bản và đế chế Đức sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai và đế quốc Othman sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đều như vậy.

Năm 2014, Trung Quốc đã ra mặt xâm phạm trắng trợn và nghiêm trọng chủ quyền biển đảo Việt Nam bằng các chiến dịch to lớn, thậm chí đã đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực. Việt Nam kiên quyết bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình và bảo vệ hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.

Một khi Mỹ chiến thắng, tất cả khoản nợ của đồng minh NATO từ Trung Quốc đương nhiên sẽ bị xóa sổ, tài sản của Trung Quốc trên toàn thế giới sẽ bị niêm phong.

Báo TQ cho rằng: Đương nhiên, không được trông chờ tầng lớp tinh hoa Trung Quốc sẽ phản quốc đi theo địch, họ “chắc chắn kiên trì chiến đấu”. Nếu như nói các chuyên gia cách đây không lâu còn dự đoán, “còn tới 10 năm nữa mới nổ ra cuộc xung đột quy mô lớn, như vậy hiện nay, thời hạn này đã tới gần”.

Nếu như tình thế tranh chấp phát triển theo hình thức cực đoan, “để chuẩn bị ứng phó với chiến tranh có thể nổ ra, Trung Quốc ít nhất cần tới thời gian 3 năm để chuẩn bị”.

Trong tình hình không cực đoan, cần 10 – 20 năm để chuẩn bị. Bắc Kinh hiểu rất rõ, họ có thể “sẽ không còn có được môi trường phát triển tốt đẹp”, bởi vì “trò chơi đang tiến hành theo quy tắc của người khác”, vì vậy phải áp dụng biện pháp tương ứng, từng bước cải thiện quan  hệ với các quốc gia lục địa, có kế hoạch bảo vệ ổn định biên cương.

Đến nỗi Trung Quốc đã sớm bắt đầu “xây dựng các điểm tựa và căn cứ” trên phương hướng mà Lục quân, Không quân hoặc Hải quân Trung Quốc có thể phát động chiến dịch tiến công trong tương lai, điều này sớm đã không còn bí mật gì.

Vài năm trước, giới blog Ấn Độ còn nhiệt tình bàn bạc về các hình ảnh vệ tinh liên quan tới các công trình quân sự của Trung Quốc ở khu vực Aksai Chin, khu vực này do Trung Quốc đánh chiếm trong cuộc chiến tranh biên giới Trung-Ấn năm 1962.

Khoảng tháng 7 năm 2014, trên truyền thông đã xuất hiện thông tin Quân đội Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp) sân bay mới ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Trong khi đó, ở phía bắc Trung Quốc, khu vực cách biên giới Nga trên trăm km cũng có sân bay và căn cứ.

Tháng 12 năm 2014, Trung Quốc bắt đầu xây dựng căn cứ quân sự ở quần đảo Nam Kỷ trên biển Hoa Đông, nó cách đảo Senkaku (do Nhật Bản kiểm soát, Trung Quốc đòi chủ quyền) chỉ hơn 300 km. Không còn nghi ngờ gì nữa, hành động này là để nhanh chóng tiến quân tới khu vực tranh chấp giữa Trung-Nhật.

Năm 2014, cộng đồng quốc tế chứng kiến Trung Quốc có một loạt các hành động phá hoại DOC, ngăn cản tiến tới COC – đó là các hành động nguy hiểm của họ trên Biển Đông: hạ đặt giàn khoan nước sâu Hải Dương Thạch Du 981 ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam và xây dựng đảo nhân tạo ở các đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam v.v…

Nhưng, khó khăn của kế hoạch này ở chỗ, Ishigaki, đảo Iriomote và Yonaguni của Nhật Bản cách đảo Senkaku gần hơn, khoảng cách giữa chúng bằng khoảng một nửa khoảng cách giữa các đảo của Trung Quốc.

Nhật Bản có sân bay dân dụng ở Ishigaki và Yonaguni, có thể sử dụng để bảo vệ đảo Senkaku. Ngoài ra còn có kế hoạch xây dựng trạm radar và khu cảnh giới trên đảo Yonaguni trong 2 năm tới.

Nhật Bản có thể sẽ biến đá ngầm lớn nhất trong đảo Senkaku thành tàu khu trục không chìm, triển khai rất nhiều hệ thống phòng không và hệ thống tên lửa chống hạm bờ biển Type 88 tự chế. Hòn đảo này nham thạch chắc chắn, có thể xây dựng công sự phòng thủ mạnh, xây dựng hệ thống đường hầm dưới mặt đất.

Trong lịch sử, Nhật Bản có kinh nghiệm phong phú biến đảo nhỏ thành pháo đài. Kinh nghiệm đột kích đảo Iwo Jima của Quân đội Mỹ và tấn công chiếm giữ của Liên Xô trước đây chính là minh chứng trực quan. Từ lúc đó, công nghệ phát triển mạnh.

Mỹ còn cam kết, một khi Nhật Bản bị tấn công, sẽ cung cấp viện trợ quân sự cho Tokyo, nhưng Mỹ không có bất cứ đảm bảo nào để thực hiện cam kết. Thực tiễn chứng minh, khi đó tất cả đều sẽ tùy thuộc vào quyết định của chủ nhân Nhà Trắng. Viện trợ quân sự cho Nhật Bản có thể chỉ giới hạn ở cung ứng nguồn lực, trang bị quân sự và tình báo trinh sát.

Mặc dù Mỹ rất có thể quyết định tham chiến thực sự, đặc biệt là trong tình hình Trung Quốc một khi cả gan áp sát Okinawa, bởi vì Mỹ bố trí căn cứ quân sự khổng lồ ở đó, bao gồm căn cứ không quân Kadena và căn cứ thủy quân lục chiến Futenma, cùng với trạm bảo đảm kỹ thuật, kho xăng dầu. Mỹ đến lúc đó sẽ đối mặt với sự lựa chọn: Hoặc từ bỏ đồng minh, mất hết thể diện; hoặc tham chiến thực sự, hậu quả khó đoán.

Khả năng lớn nhất là, Nhà Trắng cuối cùng “sẽ quyết định tham chiến”, bởi vì một khi Okinawa bị chiếm đóng, Guam và quần đảo Bắc Mariana sẽ bị đe dọa.

Năm 2014, thế giới tiếp tục chứng kiến Trung Quốc dồn sức mạnh quân sự cho Biển Đông khi biên chế rất nhiều tàu chiến mới như tàu khu trục Type 052D (trong hình), tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056… Xu thế này sẽ còn tiếp diễn mạnh mẽ trong tương lai.

Rất rõ ràng, Nhật Bản sẽ tập trung dựa vào lực lượng hàng không trong chiến tranh trên biển tương lai. Hiện nay, chương trình đóng tàu chiến của Nhật Bản cơ bản chấm dứt. Trong tương lai gần, sẽ chỉ trang bị 2 tàu sân bay chở trực thăng săn ngầm lớp Izumo và 3 tàu ngầm lớp Soryu.

Nhưng kế hoạch đổi mới lực lượng hàng không tấn công của Nhật Bản tương đối khổng lồ, dự tính sẽ mua sắm F-35A thay thế cho 78 chiếc F-4 cũ. Hiện nay đã đặt mua 42 chiếc F-35A, ngoài ra 28 chiếc đã đưa vào ngân sách. Lô máy bay chiến đấu mới này sẽ triển khai ở liên đội hàng không số 83 tại Naha, Okinawa.

Nhưng, không có bất cứ lý do gì cho rằng Trung Quốc sẽ bắt đầu phát động tấn công từ đảo Senkaku trong tương lai, trừ phi động cơ ý thức hệ đã chiếm thượng phong, đã vượt động cơ kinh tế và địa-chính trị. “Logic hợp lý hơn là đánh chiếm quần đảo Trường Sa”, các đối thủ ở đó như Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia “tương đối nhỏ yếu”, ít nhất yếu hơn một bậc, hơn nữa “giá trị chiến lược” lớn hơn.

Đương nhiên, khi đối phó với Philippines thì sự việc sẽ không đơn giản như vậy. Từ năm 1951 đến nay, Philippines đã ký kết Hiệp ước viện trợ quân sự lẫn nhau với Mỹ. Tháng 4 năm 2014, hai nước đã phê chuẩn điều ước mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ, lần đầu tiên để cho quân đồn trú Mỹ trở thành lực lượng thường trú về thực chất.

Đây cũng chính là “điểm tựa” để Philippines dám thách thức Trung Quốc ở Biển Đông. Hai nước đã tranh đoạt quyết liệt 20 năm xung quanh đảo tranh chấp ở Biển Đông, Trung Quốc rõ ràng chiếm thế thượng phong. Vì vậy không loại trừ khả năng Mỹ sẽ buộc phải đoạt lấy Philippines lần thứ ba trong lịch sử.

Hiện nay, theo bài báo tuyên truyền của TQ, Philippines tạm thời chỉ thách thức Trung Quốc, ngoài ra còn đang tăng cường quan hệ với Quân đội Việt Nam, “ký kết liên minh chống Trung Quốc”. Do bất cứ bên nào đều sẽ không sẵn sàng nhượng bộ hoặc thỏa hiệp, vì vậy sẽ chỉ làm trầm trọng hơn xung đột.

Năm 2014, thế giới chứng kiến hàng loạt những phát ngôn và hành động cực kỳ hiếu chiến cũng như tìm mọi cách đánh lừa dư luận của phía Trung Quốc liên quan đến tranh đoạt lãnh thổ ở khu vực xung quanh, nhất là từ đầu tháng 5 đến tháng 7 năm 2014

Vùng biển quần đảo Trường Sa có tài nguyên sinh vật và dầu mỏ phong phú. Ngoài ra, ở đây kiểm soát eo biển Malacca – nơi có ý nghĩa chiến lược quan trọng, 25% thương mại trên biển của thế giới đi qua nơi này, hàng năm có 50.000 tàu qua lại. Tàu chở dầu từ Trung Đông chạy tới Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan cũng đi qua đây, vì vậy chiến tranh khu vực rất có thể bùng nổ ở đây.

Giữa một số nước trong khu vực và Trung Quốc không có vấn đề nghiêm trọng, nhưng lập trường của họ đến nay không rõ ràng lắm. Đồng thời, họ cũng hoàn toàn không lệ thuộc quá mức vào Mỹ. Rất có thể sẽ khoanh tay đứng nhìn từ đầu đến cuối. Indonesia quan tâm hơn tới sự ổn định ở trong nước. Hoa kiều ở Singapore rất nhiều, hoàn toàn không lo ngại sự bành trướng của Trung Quốc. Campuchia và Thái Lan sẽ cố gắng duy trì trung lập hoàn toàn.

Ấn Độ rất có thể được cho là kẻ thù của Trung Quốc, chứ không phải là nước trung lập, nhưng Ấn Độ sẽ đứng ngoài trong giai đoạn đầu xung đột, cố gắng tận dụng cơ hội để thu lợi. Bangladesh, Sri Lanka và Bhutan – những quốc gia chịu ảnh hưởng khá lớn từ Ấn Độ cũng sẽ làm như vậy.

Trung Quốc tạm thời còn đang cân nhắc các loại con đường tiếp tế, ứng phó vói cục diện eo biển Malacca một khi bị địch phong tỏa. Ngoài tuyến đường Âu-Á nêu trên, còn gồm có xây dựng điểm cuối vận chuyển dầu khí mới ở Transbaikal tới Mãn Châu.

Trung Quốc cũng đã chọn Pakistan và Myanmar, có kế hoạch thông qua những cảng biển và lãnh thổ của các nước này, trực tiếp vận chuyển năng lượng về Trung Quốc.

Categories: Biển Đông | Leave a comment

Hình ảnh vụ tấn công kinh hoàng ở Tân Cương

Hình ảnh vụ tấn công kinh hoàng ở Tân Cương

Ít nhất 31 người thiệt mạng trong vụ nổ sáng 22/5 ở thủ phủ Urumqi của Tân Cương, Trung Quốc…

NHẬT MINH

Vụ nổ xảy ra khi hai chiếc xe hơi lao thẳng vào đám đông trong một khu 
chợ. Sau đó một trong hai chiếc xe này đã phát nổ - Ảnh: Weibo.

Vụ nổ xảy ra khi hai chiếc xe hơi lao thẳng vào đám đông trong một khu chợ. Sau đó một trong hai chiếc xe này đã phát nổ – Ảnh: Weibo.

Vụ nổ diễn ra chỉ một ngày sau khi tòa án Tân Cương kết án 39 phần tử bị cáo buộc tuyên truyền video khủng bố - Ảnh: Weibo.

Vụ nổ diễn ra chỉ một ngày sau khi tòa án Tân Cương kết án 39 phần tử bị cáo buộc tuyên truyền video khủng bố – Ảnh: Weibo.

Bộ Công an Trung Quốc gọi đây là một "vụ khủng bố bạo lực nghiêm trọng" - Ảnh: Weibo.

Bộ Công an Trung Quốc gọi đây là một “vụ khủng bố bạo lực nghiêm trọng” – Ảnh: Weibo.

Hình ảnh từ hiện trường cho thấy nhiều nạn nhân nằm trên đường phố, dưới
 gốc cây trong khi đồ đạc, hàng hóa văng tung tóe - Ảnh: Weibo.

Hình ảnh từ hiện trường cho thấy nhiều nạn nhân nằm trên đường phố, dưới gốc cây trong khi đồ đạc, hàng hóa văng tung tóe – Ảnh: Weibo.

Một số hình ảnh còn cho thấy cảnh khói lửa tại hiện trường - Ảnh: Weibo.

Một số hình ảnh còn cho thấy cảnh khói lửa tại hiện trường – Ảnh: Weibo.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố sẽ trừng trị thích đáng những kẻ đứng đằng sau vụ việc này - Ảnh: Weibo.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố sẽ trừng trị thích đáng những kẻ đứng đằng sau vụ việc này – Ảnh: Weibo.

Ông Tập nhấn mạnh, cảnh sát sẽ tăng cường các cuộc tuần tra và kiểm tra 
an ninh quanh những mục tiêu có thể của bọn khủng bố, đồng thời ngăn 
chặn ảnh hưởng lan rộng - Ảnh: Weibo.<br>

Ông Tập nhấn mạnh, cảnh sát sẽ tăng cường các cuộc tuần tra và kiểm tra an ninh quanh những mục tiêu có thể của bọn khủng bố, đồng thời ngăn chặn ảnh hưởng lan rộng – Ảnh: Weibo.

Bí thư Ủy ban Chính pháp Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Mạnh Kiến 
Trụ cam kết sẽ "đập tan sự ngạo mạn của những kẻ khủng bố bạo lực" - 
Ảnh: Weibo.<br>

Bí thư Ủy ban Chính pháp Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Mạnh Kiến Trụ cam kết sẽ “đập tan sự ngạo mạn của những kẻ khủng bố bạo lực” – Ảnh: Weibo.

Một nhóm công tác do Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Quách Thanh Côn dẫn
 đầu đã đến Tân Cương để giám sát các hoạt động điều tra - Ảnh: Weibo.

Một nhóm công tác do Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Quách Thanh Côn dẫn đầu đã đến Tân Cương để giám sát các hoạt động điều tra – Ảnh: Weibo.

Thời gian gần đây, nhiều vụ tấn công bạo lực đã xảy ra tại Tân Cương - Ảnh: Weibo.

Thời gian gần đây, nhiều vụ tấn công bạo lực đã xảy ra tại Tân Cương – Ảnh: Weibo.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Có đường băng trên đảo Gạc Ma, chiến đấu cơ Trung Quốc vươn tới toàn miền Nam VN

Có đường băng trên đảo Gạc Ma, chiến đấu cơ Trung Quốc vươn tới toàn miền Nam VN

  • Thứ Tư, 03/09/2014 | 15:04 GMT+7
Thuộc chuyên đề:  Tình hình Biển Đông
(VTC News) – Hoàn cầu Thời báo nói nếu Trung Quốc xây đường băng 2km trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của VN, miền Nam VN sẽ nằm trong vùng tấn công của chiến đấu cơ Trung Quốc.
Hòn đảo này được Trung Quốc đổ thêm bê tông để biến thành đảo nhân tạo có diện tích bằng 17 sân bóng đá (khoảng 1.700m). Những bức ảnh được Hoàn Cầu thời báo Trung Quốc đăng tải cho thấy công việc xây dựng đang gấp rút diễn ra. 
 
Có đường băng trên đảo Gạc Ma, chiến đấu cơ Trung Quốc vươn tới toàn miền Nam VN
Trung Quốc đang gấp rút xây dựng công trình trên đảo Gạc Ma
‘Xe cơ giới chạy rầm rập, đất đá chất cao như núi, việc bê tông hóa hòn đảo đang diễn ra khẩn trương’, tờ Kanwa của Canada cho biết.
 
Toàn bộ hòn đảo có chiều dài 5.000m, rộng 400m, giới phân tích cho rằng Trung Quốc toan tính biến Gạc Ma thành cơ sở không quân.
 
Theo tính toán của Hoàn Cầu thời báo, đảo Gạc Ma cách TP.HCM 830km; cách Manila 890km; cách eo biển Malacca, cửa ngõ Biển Đông khoảng 1.500km. Nếu Trung Quốc cho xây đường băng dài 2.000m trên đảo Gạc Ma, các chiến đấu cơ Su-30; J-10; J-11 sẽ có khả năng tác chiến vươn tới tận Malacca.
 
Thậm chí toàn bộ miền Nam Việt Nam cũng nằm trong phạm vi tấn công của các chiến đấu cơ này.
 
Theo Hoàn Cầu thời báo, Trung Quốc đang tập trung xây dựng nhiều công trình ở phía Tây đảo Gạc Ma, có chiều dài lên đến 4.04km. 
 
Có đường băng trên đảo Gạc Ma, chiến đấu cơ Trung Quốc vươn tới toàn miền Nam VN
Mô hình xây dựng đảo Hoàng Sa trong tương lai (Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1974 đến nay)
Trong khi đó, phía Đông Bắc sẽ được xây thành cảng, cung cấp khả năng ra vào cho tàu khu trục hạm cỡ lớn. 
Đài Loan cũng sẽ chịu uy hiếp nhất định từ phía đảo Gạc Ma, bởi nơi này cách đảo Ba Bình do Đài Loan chiếm đóng trái phép của Việt Nam khoảng 72km. 
 
Tờ Kanwa nhận định với năng lực tác chiến hiện nay, Trung Quốc có thể ‘dễ dàng chiếm đảo Ba Bình’, bắt giữ toàn bộ quân nhân Đài Loan trên đảo để ra điều kiện đàm phán với Đài Bắc.
 
Trung Quốc cũng đang xây dựng, kiên cố hóa đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà nước này xâm chiếm trái phép năm 1974. 
 
Theo tờ Want China Times của Đài Loan, khi hai hòn đảo này được xây dựng xong, Trung Quốc hoàn toàn có thể lắp đặt radar tầm xa, sóng vô tuyến và các thiết bị giám sát trên không, trên biển. 
 
Toàn bộ các quốc gia Đông Nam Á, cho đến tận Singapore đều nằm trong tầm kiểm soát của radar Trung Quốc.
 
Trong khi Mỹ tuyên bố ‘xoay trục sang châu Á’, động thái mới này của Trung Quốc được cho là sẽ tạo áp lực đáng kể lên hạm đội Thái Bình Dương nổi tiếng của Mỹ.
 
Tờ Want China Times nhận xét, việc xây các căn cứ quân sự ở đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) và đảo Gạc Ma (Trường Sa) sẽ giúp quân đội Trung Quốc tiến thêm 850km trên Biển Đông. 
 
Tờ báo này cho rằng ngay khi hải quân Mỹ qua eo biển Malacca vào Biển Đông, mọi động tĩnh sẽ khó lọt qua hệ thống radar Trung Quốc bố trí ở hai đảo nêu trên.
 
Tờ Want China Times dẫn nguồn tin Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết, từ nhiều năm qua, Trung Quốc đã cài đặt nhiều thiết bị dò sóng âm tàu ngầm, do thám tín hiệu tàu chiến ở nhiều điểm đảo trên Biển Đông. 
 
Trung Quốc cũng xây nhiều trạm radar có khả năng phát hiện tàu chiến và các hoạt động chuyển quân của Mỹ, Việt Nam và Malaysia.
 
Tờ báo của Đài Loan nói Trung Quốc cũng đang lên kế hoạch xây đảo nhân tạo trên nền một số đảo san hô mà nước này chiếm đóng trái phép, nhưng số lượng đảo là bao nhiêu thì không được Want China Times tiết lộ.
 
Theo trang tin quân sự Trung Quốc Chinamil, Bắc Kinh cũng đang xúc tiến xây dựng các công trình trên đảo đá Chữ Thập ở Trường Sa (Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Thử). 
 
Hiện tại, Trung Quốc đã cho xây dựng đảo nhân tạo rộng 90m2 ở đảo đá Chữ Thập, có sân bay trực thăng, radar, thiết bị giám sát vô tuyến, cung cấp chỗ neo đậu cho tàu khu trục hạm cỡ nhỏ.
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Blog at WordPress.com.