Monthly Archives: February 2015

Việt – Nga trước thử thách

Việt – Nga trước thử thách của bối cảnh mới

Hợp tác giữa Việt Nam và Nga trong 65 năm qua, với những kết quả hiếm có, đang đứng trước những thách thức mới do biến chuyển tình hình an ninh khu vực, các học giả hai nước nhận xét.
T-10-5562-1395477309-5671-1422422087.jpg

Hợp tác quốc phòng, an ninh, trong đó có chế tạo và chuyển giao tàu ngầm, vẫn được Nga và Việt Nam coi là ưu tiên hợp tác thời gian tới. Ảnh minh họa: Phong Nghị

Giáo sư Vladimir Kolotov, Chủ nhiệm Ban Lịch sử Viễn Đông, Khoa Nghiên cứu châu Á và châu Phi, Đại học St. Petersburg, Nga, cùng Tiến sĩ Nguyễn Đình Luân, cố vấn tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Phát triển quan hệ quốc tế, trao đổi với VnExpress về triển vọng quan hệ Việt – Nga thời gian tới.

– Ông đánh giá như thế nào về quan hệ Việt – Nga hiện nay?

– Ông Vladimir Kolotov: Nga và Việt Nam đang có mối hợp tác Chiến lược Toàn diện. Các tài liệu chính thức của Nga đều cho thấy Việt Nam là một trong ba đối tác ưu tiên quan trọng nhất ở khu vực châu Á. Đó là vị trí rất cao.Đối tác chiến lược chính của Nga ở Đông Bắc Á là Trung Quốc, tại Nam Á là Ấn Độ, và tại Đông Nam Á là Việt Nam.

– Ông Nguyễn Đình Luân: Khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt – Nga thể hiện sự tin cậy chiến lược ở mức độ cao giữa hai nước. Đây là một trong những tài sản chiến lược quan trọng của Việt Nam trong thế kỷ 21, được coi là thế kỷ của châu Á – Thái Bình Dương vốn nhiều cơ hội và cũng không ít thách đố.

Việt Nam không phải là ưu tiên số 1 trong chính sách châu Á – Thái Bình Dương của Nga, nhưng Việt Nam có vị trí địa chính trị quan trọng ở Đông Nam Á, trong đó có cảng Cam Ranh, đường bờ biển dài. Quan hệ chiến lược toàn diện với Việt Nam cũng là một tài sản chiến lược quan trọng của Nga trong “bàn cờ lớn” mới đang định hình.

Để có vị thế xứng đáng trên trường thế giới trong tương lai, Nga cần phải có những đối tác chiến lược tin cậy ở các khu vực trọng điểm.

– Sự tin cậy đó giúp hai nước thành công ở lĩnh vực nào?

Ông Kolotov: Nga sản xuất thiết bị kỹ thuật quân sự cho Việt Nam, trong đó có tàu ngầm, là lĩnh vực hợp tác truyền thống giữa hai nước trong 65 năm qua. Nga cũng đào tạo giúp Việt Nam vận hành các thiết bị này. Tôi cho rằng đó là một ví dụ cho thấy độ tin cậy cao giữa hai nước, điều khó tìm được trong quan hệ quốc tế hiện nay.

– Ông Nguyễn Đình Luân: Sự tin cậy chiến lược là cơ sở cho Việt Nam và Nga phát triển quan hệ hợp tác an ninh, quốc phòng. Nga đã, đang và sẽ tiếp tục là nước cung cấp ổn định, lâu dài phần lớn vũ khí và trang thiết bị quân sự cho Việt Nam. Nga nhất trí đào tạo về quân sự cho Việt Nam, bởi Nga có thế mạnh trong ngành công nghiệp quốc phòng hiện đại.

Trong khi đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ hợp tác an ninh – quốc phòng với các mức độ khác nhau, Việt Nam sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Nga theo cả hai chiều rộng và sâu. Hợp tác với Nga đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hiện đại hóa quân đội, xây dựng nền công nghiệp quốc phòng phục vụ cho bảo vệ vững chắc chủ quyền và an ninh quốc gia, tạo thế đứng chiến lược vững chắc hơn cho Việt Nam ở Đông Á – Thái Bình Dương.

– Tình hình tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông hiện nay được Nga nhìn nhận như thế nào, và có ảnh hưởng gì đến hợp tác trong lĩnh vực dầu khí với Việt Nam?

Ông Kolotov: Nga không phải một nước liên quan trực tiếp đến tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Nga giữ quan điểm là tranh chấp ở khu vực này cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình và dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Tôi tin rằng các doanh nghiệp lớn của Nga sẽ tiếp tục thực hiện các dự án đang hợp tác với Việt Nam trên cơ sở hai bên cùng có lợi.

– Ông Nguyễn Đình Luân: Biển Đông đang trở thành một tiêu điểm trong cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung, với tầm quan trọng chiến lược về giao thông hàng hải và tiềm năng dầu khí.

Hợp tác dầu khí của Nga với Việt Nam ở Biển Đông không chỉ là lợi ích kinh tế của Nga, mà còn là câu chuyện về diện mạo nước lớn và ảnh hưởng chiến lược trong tương lai. Nguy cơ Nga tạm ngừng hợp tác dầu khí với Việt Nam chỉ xuất hiện khi và chỉ khi bùng nổ chiến tranh cường quốc ở khu vực Đông Á – Thái Bình Dương. Nếu điều đó xảy ra thì tất cả các hoạt động khai thác dầu khí ở Biển Đông đều phải tạm ngừng.

Châu Á – Thái Bình Dương sẽ trở thành trung tâm chính trị của thế giới trong thế kỷ này. Mỹ vẫn đang tiếp tục xúc tiến triển khai chính sách xoay trục, Nhật Bản cũng tăng cường ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Ấn Độ dưới thời Thủ tướng Narendra Modi đang đẩy mạnh triển khai chính sách “hành động hướng Đông”. Để trở thành một trung tâm quyền lực bình đẳng trong cấu trúc an ninh mới đang định hình ở khu vực này, Nga phải tạo dựng được vị thế địa chiến lược và ảnh hưởng quốc tế ngang tầm của mình.

– Năm ngoái Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố quan hệ Nga – Trung đang ở mức cao nhất trong lịch sử, điều này ảnh hưởng thế nào tới quan hệ với Việt Nam?

– Ông Kolotov: Điều đó không ảnh hưởng đến an ninh của Việt Nam. Nga và Trung Quốc hợp tác an ninh trong khuôn khổ Tổ chức hợp tác Thượng Hải, trong phạm vi ở Trung Á. Còn tại châu Á – Thái Bình Dương, Nga và Trung Quốc hoạt động độc lập, mỗi bên thực hiện chính sách đối ngoại riêng của mình. Nga vẫn tạo điều kiện tối ưu để Việt Nam nâng cao khả năng quốc phòng.

Việc hoan nghênh quan hệ tốt giữa Việt Nam và Trung Quốc là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga. Tôi xin nhấn mạnh rằng nếu quan hệ Việt – Trung bị đẩy sang hướng tiêu cực sẽ khiến hai bên cùng bị thiệt hại.

– Ông Nguyễn Đình Luân: Quan hệ Nga – Trung đạt mức hợp tác cao nhất trong lịch sử là một thực tế, nhưng còn một thực tế khác là cũng có những trở ngại, thách thức lớn đối với họ. Chẳng hạn, địa bàn của “Con đường tơ lụa” trên bộ mà Trung Quốc đang xúc tiến triển khai, giúp nước này gia tăng ảnh hưởng ở Trung Á, lại là vùng đất rất quan trọng đối với Nga.

Ngoài ra, còn có những vấn đề gai góc khác nữa. Nga cũng đã từng trải nghiệm sự nóng lạnh trong quan hệ Xô – Trung trước đây, trong đó có cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc năm 1969.

Các nước trong khu vực đều đang phải lo xa để tránh họa gần. Nhật Bản cũng không theo Mỹ để cấm vận Nga. Tôi cho rằng Việt Nam sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Nga theo cả hai chiều rộng và sâu.

– Những lĩnh vực nào có triển vọng tăng tiến mạnh mẽ trong hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới?

– Ông Kolotov: Hiện Nga đang chú trọng đến vấn đề an ninh kỹ thuật số, hay còn gọi là an ninh mạng, đây là lĩnh vực Việt – Nga có thể đẩy mạnh hợp tác. Việt Nam cũng nên coi trọng hệ thống phòng không, lực lượng hải quân và thiết bị bay không người lái. Về kinh tế, trong bối cảnh Mỹ và châu Âu cấm vận Nga, Việt Nam có thể tăng xuất khẩu sang Nga các mặt hàng để mở rộng thị phần ở đây.

– Ông Nguyễn Đình Luân: Trong một vài năm tới, Nga sẽ phải tập trung vào ổn định tình hình trong nước và vực dậy nền kinh tế suy yếu. Đây là thời điểm thử thách Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt – Nga, cũng là một cơ hội để Việt Nam nâng cao giá trị của tài sản chiến lược trong quan hệ với Nga. Để đối phó với khả năng chiến tranh không – biển, ngoài tàu ngầm, Việt Nam còn có thể hợp tác với Nga để hoàn thiện hệ thống phòng thủ tên lửa và bảo đảm an ninh mạng, an ninh không gian.

Trong lúc Nga đang đẩy mạnh hiện đại hóa khu vực Viễn Đông, Việt Nam có thể phát huy các lợi thế của mình như nguồn lao động dồi dào, tăng xuất khẩu hàng nông sản sang Nga.

Việt Anh

Advertisement
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Trung Quốc gạt biển Đông khỏi nghị trình ADMM Plus

Trung Quốc gạt biển Đông khỏi nghị trình ADMM Plus
Wednesday, February 18, 2015 12:46:45 PM


http://platform.twitter.com/widgets/tweet_button.62da0a34306f5c17db7d290755ed1d7d.en.html#_=1424508580632&count=horizontal&counturl=http%3A%2F%2Fwww.nguoi-viet.com%2Fabsolutenm2%2Ftemplates%2FviewarticlesNVO.aspx%3Farticleid%3D203259%26zoneid%3D2&dnt=false&id=twitter-widget-0&lang=en&original_referer=http%3A%2F%2Fwww.nguoi-viet.com%2Fabsolutenm2%2Ftemplates%2FviewarticlesNVO.aspx%3Farticleid%3D203259%26zoneid%3D2%23.VOhGjebF-sw&size=m&text=Trung%20Qu%E1%BB%91c%20g%E1%BA%A1t%20bi%E1%BB%83n%20%C4%90%C3%B4ng%20kh%E1%BB%8Fi%20ngh%E1%BB%8B%20tr%C3%ACnh%20ADMM%20Plus%20-%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20-%20Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20Vi%E1%BB%87t%20Online%3A&url=http%3A%2F%2Fwww.nguoi-viet.com%2Fabsolutenm2%2Ftemplates%2FviewarticlesNVO.aspx%3Farticleid%3D203259%26zoneid%3D2%23.VOhGjRIMnB1.twitterShare on print   PrintShare on email   Email      



SINGAPORE (NV) .- Trung Quốc đã gạt bỏ đề nghị đưa biển Đông vào nghị trình của ADMM Plus sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Mã Lai,  tổ chức Jane’s Defense tiết lộ và tờ The Diplomat của Nhật vừa thuật lại.

ASEAN thiếu đồng thuận, các chiến hạm của Trung Quốc vẫn ngang dọc trên biển Đông như đang đi lại trong “ao nhà”. (Hình: Tân Hoa Xã)

ADMM Plus là cách gọi tắt Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng. Ngoài 10 Bộ trưởng Quốc phòng của ASEAN, hội nghị này còn có đại diện Bộ Quốc phòng của tám quốc gia nằm ngoài ASEAN là Hoa Kỳ, Nga, Úc, Tân Tây Lan, Nhật, Nam Hàn, Ấn và Trung Quốc tham dự.

ADMM Plus đã diễn ra hai lần. Lần đầu vào năm 2010 tại Việt Nam và lần thứ hai vào năm 2013 tại Brunei.

Tại cuộc họp giữa các chuyên viên để chuẩn bị cho ADMM Plus lần thứ ba, đại diện Trung Quốc đã gạt bỏ đề nghị của ASEAN: Đưa việc thực thi DOC (Bản Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông) và nội dung COC (Bộ Quy tắc ứng xử giữa ASEAN và Trung Quốc tại biển Đông) ra thảo luận tại ADMM Plus.

Nói cách khác, bởi Trung Quốc không đồng ý, những vấn đề vốn được xem là cốt lõi trong quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc cũng như an ninh khu vực sẽ không được đề cập tại ADMM Plus lần thứ ba.

Cần lưu ý rằng, mục tiêu của ADMM Plus là tạo lập một cơ chế hợp tác để giải quyết những bất đồng, trong đó có mâu thuẫn về chủ quyền nhằm hóa giải các xung đột tiềm ẩn. Thái độ của Trung Quốc mâu thuẫn với mục tiêu này.

Tờ The Diplomat nhận định, việc gạt bỏ biển Đông khỏi nghị trình của ADMM Plus cho thấy Trung Quốc không thật lòng. Điều đó còn chứng minh Trung Quốc không muốn bị các văn kiện chính thức trói buộc, ảnh hưởng đến việc thực thi tham vọng khống chế toàn bộ biển Đông.

Trung Quốc không muốn “quốc tế hóa” các tranh chấp biển Đông vì hi vọng có thể bắt chẹt từng quốc gia Đông Nam Á trong các cuộc thương thuyết song phương. Cũng vì vậy, COC đúng nghĩa có thể sẽ là một hi vọng không bao giờ thành hiện thực.

Hồi tháng 7 năm ngoái, tại hội thảo về “Tranh chấp biển Đông dưới góc nhìn dân sự”, do Việt Nam tổ chức, với sự tham gia của 50 học giả ở nhiều quốc gia khác nhau. Ông Carl Thayer, Giáo sư Học viện Quốc phòng Úc, từng khuyến cáo, ASEAN nên tự soạn thảo COC trước khi đàm phán với Trung Quốc. Đừng chú trọng vào đàm phán với Trung Quốc về COC.

Theo ông Thayer, việc ASEAN chỉ quan tâm đến đàm phán với Trung Quốc về COC mà không chú ý tới tự soạn COC trên biển Đông, bởi sợ Trung Quốc bác bỏ dự thảo tự soạn là một sai lầm. Ông Thayer nhấn mạnh, điều đó khiến ASEAN khó đạt được một lập trường chung trong khi Trung Quốc có thể lợi dụng khác biệt trong ASEAN để kéo dài các cuộc đàm phán, có thêm thời gian để củng cố sự hiện diện và kiểm soát đối với các vùng biển và thực thể ở biển Đông.

Vị giáo sư người Úc này cho rằng, diễn biến tranh chấp giữa Trung Quốc với Philippines tại bãi Second Thomas và tranh chấp giữa Trung Quốc với Việt Nam trong vụ giàn khoan 981 cho thấy, Trung Quốc muốn tình trạng thực tế thay đổi đến mức ASEAN không thể làm gì được nữa trước khi đạt được thỏa thuận về COC trên biển Đông.

Do vậy, ASEAN cần phải tìm kiếm sự đồng thuận về dự thảo COC trên biển Đông để xác lập lập trường thống nhất trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc. Ông Thayer khuyến cáo, ASEAN nên chỉnh sửa và cập nhật dự thảo COC trên biển Đông của Indonesia thành bản thảo cuối cùng để Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN phê chuẩn, phát hành nhằm tìm kiếm sự ủng hộ quốc tế.

Trên thực tế, ASEAN đã lặng lẽ bác dự thảo COC trên biển Đông do Indonesia soạn và hướng sự quan tâm vào quan điểm của Trung Quốc đã khiến ASEAN bị tách thành hai nhóm: Nhóm có tranh chấp và nhóm không có tranh chấp.

Ông Thayer đề nghị ASEAN nên nhìn xa hơn, xem COC là bộ quy tắc ứng xử cho những vấn đề chung trên biển của khu vực Đông Nam Á chứ không đơn thuần chỉ là COC cho biển Đông. Điều này sẽ giúp củng cố tư cách pháp lý của ASEAN và tăng cường khả năng đối phó với các cường quốc bên ngoài.

Cũng cần nhắc lại là năm 1996, ASEAN đã từng đề cập đến việc xây dựng COC trên biển Đông nhưng bất thành. Do các tranh chấp trên biển Đông càng ngày càng gay gắt, năm 2002, ASEAN và Trung Quốc đã ký Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC).

Tuy nhiên DOC không giúp giảm bớt căng thẳng trên biển Đông vì phạm vi áp dụng thiếu rõ ràng và các quy định thì thiếu cụ thể. Chưa kể DOC không có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý. Đến năm 2011, ASEAN và Trung Quốc tiếp tục thông qua Bản Quy tắc hướng dẫn DOC nhưng văn kiện này cũng không khắc phục được hết những hạn chế của DOC.

Người ta hy vọng nếu ASEAN có thể thông qua một COC cùng với Trung Quốc, các tranh chấp trên biển Đông có thể được phân xử bởi một cơ quan tài phán quốc tế.  Tuy nhiên cho đến nay, Trung Quốc chưa bao giờ tỏ ra đồng tình với giải pháp này và tìm nhiều cách để tạo bất đồng giữa các quốc gia trong khối ASEAN khi họ bàn luận về COC.

Khó khăn trong đàm phàn giữa ASEAN và Trung Quốc là điều được xem như tất nhiên. Tháng 8 năm 2013, ông James R. Holmes, giáo sư về chiến lược của Học viện Hải quân Hoa Kỳ, từng cảnh báo, tìm cách thuyết phục Trung Quốc chấp thuận COC mà không dứt khoát trong việc giải quyết các mâu thuẫn hiện tại, chưa chắc đã là giải pháp tốt nhất cho ASEAN trong tương lai.

Theo ông Holmes, ASEAN nên cẩn trọng và mạnh mẽ khước từ COC với Trung Quốc, nếu trong đó, Trung Quốc không chấp nhận từ bỏ những đòi hỏi vô lối về chủ quyền ở biển Đông.

Theo hướng này thì ASEAN cần đạt được một văn kiện mà trong đó, Trung Quốc chấp nhận rút khỏi những nơi thuộc vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ASEAN mà họ từng xâm phạm. Chấp nhận ngưng ngăn cản hoạt động của hải quân các nước trong khu vực đường chín đoạn mà Trung Quốc tự vạch ra, cũng như chấp nhận rằng, bất kỳ COC nào ở biển Đông cũng phải tuân thủ Công ước về Luật Biển.

Ông Holmes nhận định, ưng thuận một COC với Trung Quốc mà thiếu cân nhắc các yếu tố vừa kể sẽ đồng nghĩa với việc phải chấp nhận thực trạng hiện nay. Trong đó bao gồm cả việc Trung Quốc đã chiếm giữ các khu vực nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của nhiều quốc gia ASEAN.

Vị giáo sư về chiến lược của Học viện Hải quân Hoa Kỳ khuyến cáo, nếu ASEAN chấp nhận một COC với Trung Quốc mà thiếu các điều kiện như ông đề nghị thì COC đó sẽ giúp Trung Quốc có thể giữ được những gì họ đã thâu tóm trong thời gian vừa qua. Ông Holmes nhấn mạnh, ASEAN sẽ phải trả giá đắt nếu thiếu tỉnh táo và cương quyết trong quá trình đạt được một COC với Trung Quốc.

Nay những cảnh báo đó đã trở thành rõ ràng. (G.Đ)

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Trung Quốc bị “bao vây” ở Biển Đông

Trung Quốc bị “bao vây” ở Biển Đông

Cập nhật lúc: 11h12″  | 17/02/2015

(VnMedia) – Chính phủ Ấn Độ và Singapore trong hai dịp riêng rẽ gần đây đã lên tiếng cảnh báo không được dùng vũ lực hay đe dọa vũ lực trong các cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước láng giềng nhỏ hơn như Philippines ở Biển Đông. Đây được xem là lời răn đe ngầm của Ấn Độ và Singapore đối với Trung Quốc – nước đang duy trì một lập trường quyết liệt, hung hăng trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông.

Ngày càng có nhiều nước lên tiếng cảnh báo Trung Quốc về cách ứng xử ở Biển Đông

Hai đầu tàu của nền kinh tế ở khu vực Châu Á đã bày tỏ lập trường chính thức trong một tuyên bố chung với Mỹ về các cuộc tranh chấp căng thẳng kéo dài nhiều năm liên quan đến chủ quyền ở Biển Đông giữa Trụng Quốc với một loạt nước láng giềng xung quanh.

Singapore kêu gọi các bên có tranh chấp kiềm chế, kiểm soát các cuộc tranh chấp giữa họ thông qua các cơ chế, thể chế quốc tế như ASEAN, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á và Diễn đàn Khu vực ASEAN.

Singapore và Mỹ “khẳng định tầm quan trọng của hòa bình và sự ổn định khu vực, an ninh hàng không trên biển, tự do và an toàn hàng hải và hàng không cũng như tự do thực hiện các hoạt động giao dịch, thương mại hợp pháp.

Ngoại trưởng Singapore Chee Wee Kiong cũng thẳng thừng chỉ trích những hoạt động lấn chiếm của Trung Quốc ở các khu vực mà Philippines tuyên bố thuộc chủ quyền của họ ở Biển Đông. Ông Chee Wee Kiong kêu gọi cường quốc Châu Á “hãy thể hiện sự kiềm chế ở mức cao nhất”.

Singapore cũng tin rằng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) có thể là một công cụ hiệu quả trong luật quốc tế để giải quyết các cuộc tranh chấp ở Biển Đông.

Trong khi đó, Ấn Độ nhấn mạnh, sự ổn định ở Biển Đông là cần thiết cho sự thịnh vượng kinh tế trong khu vực.

“Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên tránh đe dọa dùng vũ lực hay dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp. Chúng tôi kêu gọi các bên giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải thông qua những phương tiện hòa bình, phù hợp với các nguyên tắc đã được quốc tế thừa nhận trong luật quốc tế, trong đó có UNCLOS”, tuyên bố chung của New Delhi với Washington đã viết như vậy.

Trước đó, hồi đầu tháng này, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin CNN rằng Mỹ ủng hộ sự nổi lên của Trung Quốc nhưng sự nổi lên đó không được gây hại cho các nước láng giềng trong khu vực.

“Sự phát triển của Trung Quốc không nên được đánh đổi bằng lợi ích của các nước xung quan. Trung Quốc không nên de dọa các nước nhỏ như Việt Nam hay Philippines trong các cuộc tranh chấp hàng hải mà cần phải nỗ lực giải quyết các cuộc tranh chấp đó bằng biện pháp hòa bình”, Tổng thống Obama cảnh báo.

Singapore và Ấn Độ là hai nước mới nhất lên tiếng cảnh báo Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Như vậy, ngày càng có nhiều nước lên tiếng công khai chỉ trích cách hành xử và đòi chủ quyền của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông chiến lược và giàu tài nguyên. Có vẻ như Trung Quốc đang bị “bao vây” ở Biển Đông khi các nước cả trong khu vực và bên ngoài, từ có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến các cuộc tranh chấp ở đây đều nhất loạt lên tiếng bày tỏ phản ứng không đồng tình với chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trung Quốc đối mặt với những thách thức địa chính trị trong năm 2015

Biển Đông được đánh giá là một trong những thách thức lớn của Trung Quốc trong năm 2015. Ông Gu Xuewu – một giáo sư ở trường Đại học Bonn, mới đây đã đưa ra nhận định, những sự kiện toàn cầu đang tạo ra một loạt thách thức địa chính trị và nguy cơ cho Trung Quốc và nước này cần phải chú ý hơn đến các vấn đề liên quan đến Nhật Bản, Châu Âu cũng như Biển Đông.

Năm mới 2015 bắt đầu với nhiều sự kiện cho thấy sự dịch chuyển của trung tâm thế giới về bán cầu phía đông, ông Gu đã phân tích như vậy trên tờ tạp chí South Reviews đặt tại Guangzhou. Những sự kiện mà ông Gu nói đến bao gồm chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Ấn Độ. Trong chuyến thăm này, ông chủ Nhà Trắng đã lên tiếng bày tỏ sự ủng hộ của Washington cho việc đưa Ấn Độ trở thành một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Ngoài ra, Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Narendra Modi đã mời Nhật Bản tham gia vào dự án phát triển tàu ngầm tấn công hạt nhân.

Các hoạt động đáng chú ý khác có thể ảnh hưởng đến lợi ích của Trung Quốc theo ông Gu là kế hoạch của Nga trong việc phát triển các khu vực vùng Viễn Đông và sự ra đi của Quốc vương Abdullah của Ả-rập Xê út. Tuy nhiên, giáo sư Gu thừa nhận, vì còn quá sớm để xác định được ảnh hưởng của những sự kiện trên, Trung Quốc nên duy trì lập trường “đợi và xem” và trong lúc đó Trung Quốc nên tập trung vào các thách thức trước mắt.

Một trong những thách thức đó đến từ Nhật Bản – nơi chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe đang tìm cách sửa đổi lại hiến pháp hòa bình, tìm kiếm một vai trò chủ động hơn, tích cực hơn và mở rộng ra bên ngoài cho quân đội Nhật Bản. Tokyo áp dụng một lập trường vô cùng cứng rắn với Trung Quốc trong cuộc tranh chấp ở biển Hoa Đông. Tokyo cũng không ngần ngại công khai chỉ trích Trung Quốc trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông.

Theo ông Gu, thách thức ở Biển Đông đối với Trung Quốc là rất lớn bởi Mỹ đang cùng với Philippines chống lại những đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh trên một vùng lãnh thổ, lãnh hải rộng lớn, chiếm trọn gần hết Biển Đông. Mỹ còn đang cổ vũ Nhật Bản can thiệp vào vấn đề Biển Đông. Ông Robert Thomas – Chỉ huy Hạm đội Số 7 của Mỹ hồi cuối tháng 1 đã từng nói, việc Nhật Bản tiến hành các cuộc tuần tra ở Biển Đông là một hoạt động “có ý nghĩa”.(tổng hợp)Kiệt Linh  

Tags: Biển Đông, Trung Quốc, tranh chấp, lãnh thổ, lãnh hải, thách thức, địa chính trị,Singapore, Ấn Độ, cảnh báo, Mỹ, Nhật Bản, Philippines, Tổng thống Obama, độc chiếm,biển Hoa Đông,

  • print
  • email

Tiểu đường lo sợ ăn kiêng?

chuatieuduong.vn

Ăn kiêng dễ dàng chỉ nhờ 100% thảo dược quý, giảm hấp thụđường, ổn định đường huyết

Tiểu đường lo sợ ăn kiêng?

chuatieuduong.vn

Ăn kiêng dễ dàng chỉ nhờ 100% thảo dược quý, giảm hấp thụđường, ổn định đường huyết

Ý kiến bạn đọc(0)

Gửi đi Nhập lại

Mới cập nhật

Các tin khác

Mới – Nóng

Chuyên đề

Máy bay MH17 Malaysia bị rơi ở Ukraine

Video

Kinh hoàng khoảnh khắc máy bay lao vào thành cầu” class=”img” style=”border: none; height: 200px; width: 270px;”>

Kinh hoàng khoảnh khắc máy bay lao vào thành cầu

Tour “Tam Bình” dịp Tết nguyên đán

muachung.vn

Khám phá Đảo Bình Ba – Bình Hưng – Biển Bình Tiên – Vịnh Vĩnh Hy 3N3Đ.2.050.000đ. Đặt Tour

Tour Singapore – Indonesia – Malaysia

muachung.vn

Khám phá 3 đất nước xinh đẹp và kỳ thú trong 6 ngày 5 đêm ưu đãi dịp Tết.5.460.000đ.Click

 

Categories: Biển Đông | Leave a comment

Trung Quốc và âm mưu thôn tính Việt Nam

NgocAnhLe – Với diện tích khoảng gần 3,5 triệu km2, biển Đông là một trong những biển lớn nhất thế giới. Biển Đông có nhiều tuyến giao thông hàng hải, hàng không quan trọng giữa châu Á và châu Âu, giữa nhiều khu vực quan trọng khác của châu Á. Ngoài ra Biển Đông còn là địa bàn quân sự chiến lược quan trọng không những đối với tất cả các nước trong khu vực Đông Nam Á mà còn là địa bàn chiến lược giao thương giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Biển Đông có 3 quần đảo chính: Đông Sa, Hoàng Sa, Trường Sa. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã là lãnh thổ của Việt Nam từ lâu đời và chiếm cứ một khu vực biển rộng lớn: khu vực Hoàng Sa rộng khoảng 13.000 km2; khu vực Trường Sa rộng khoảng 18.000 km2.
Ở vào một vị trí chiến lược trọng yếu trên biển Đông chỉ cách bờ biển Việt Nam khoảng 120-250 hải lý, lại là khu vực có tiềm năng về lượng dầu khí dồi dào, nên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là hai vị trí trên biển Đông có tầm quan trọng về quân sự và kinh tế của Việt Nam. Trong chiến lược thôn tính toàn cầu, Trung Quốc không dễ gì mà bỏ qua cái cơ hội này, biển Đông chính là mục tiêu ưu tiên.
Về phía Việt Nam thì liên tục lên tiếng xác định chủ quyền của mình ở Hoàng Sa và Trường Sa, nêu lên những dẫn chứng để xác định mối liên hệ liên quan, bằng mọi cách, bày tỏ thái độ quyết liệt của mình. Nhưng người ta vẫn thấy Trung Quốc cứ đương nhiên tiến hành những gì họ muốn. Trung Quốc ngang nhiên cấm mọi thuyền bè lưu thông trong khu vực biển Đông kể cả khu vực Trường Sa và Hoàng Sa trong thời gian họ tập trận gây xáo trộn các mối giao thương bình thường; mới đây họ lại ngang nhiên không cho Việt Nam khai thác các nơi có mỏ dầu trong vùng biển Đông…
Tình hình căng thẳng hơn khi tàu đánh cá Việt Nam liên tục bị Hải Quân Trung Quốc gây áp lực trên biển Đông, tàu Việt Nam thường xuyên bị tàu của họ đâm chìm ngay trên lãnh thổ mình. Hải Quân Trung Quốc thường xuyên công khai vi phạm lãnh hải Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa đặc biệt Trung Quốc còn xúc tiến việc thăm dò khai thác dầu khí tại những vùng biển đang tranh chấp.
Bất chấp dư luận trong và ngoài nước, Trung Quốc đang ra sức thực hiện âm mưu để nhanh chóng trở thành một cường quốc ở châu Á – Thái Bình Dương, có tầm cỡ ngang hàng với Mỹ, Nhật ở khu vực này. Trung Quốc lên chiến dịch xâm lấn hoàn toàn biển Đông làm ưu tiên hàng đầu vì đó là vị trí chiến lược của biển Đông. Làm chủ được biển Đông tức là khống chế được cả Đông Nam Á và tuyến giao thông hàng hải huyết mạch từ Thái Bình dương qua Ấn Độ Dương. Đây cũng được biết đến là khu vực giàu tài nguyên nhất, đó là dầu khí mà Trung Quốc không muốn lọt vào tầm kiểm soát của các nước khác.
Cuộc xâm lấn lãnh thổ
Sau khi Trung Quốc chiếm đóng hai Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các diễn tiến trong  các quan hệ giữa hai nước vẫn diễn ra một cách rất bình thường như không có gì xảy ra. Trung Quốc vẫn tiếp tục giành được nhiều dự án lớn tầm cỡ quốc gia, trong đó có dự án Bauxite Tây Nguyên.
Nói riêng về dự án Bauxite Tây Nguyên, nếu Đảng Cộng Sản Việt Nam cẩn trọng hơn trong vấn đề chiến lược quân sự, thì không thể nào lại không đề phòng sự xâm nhập của Trung Quốc vào một khu vực chiến lược quan trọng như Tây Nguyên. Đảng Cộng Sản Việt Nam rất hiểu rõ rằng chỉ cần mất Tây Nguyên là coi như Việt Nam đã lâm thế. Hơn nữa, với dự án Bauxite Tây Nguyên, phải chăng Đảng Cộng Sản Việt Nam đang muốn bán rẻ một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và có giá trị về mặt quân sự là quặng Uranium cho Trung Quốc và việc khai thác Bauxite làm ảnh hưởng xấu tới môi trường sống ở đó.
Các chuyên gia khi đó nhận định:
”Nếu triển khai các dự án bô-xít, về môi trường sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn nước của vùng Tây Nguyên, không đủ nước để phát triển được cây công nghiệp cao su, chè và cà phê. Về sinh thái, sẽ ảnh hưởng xấu đến khí hậu của toàn vùng miền Nam Trung Bộ và Campuchia, hạn hán sẽ kéo dài, lũ lụt sẽ thường xuyên xảy ra hơn” (TuanVietnamnet).
“Khai thác quặng bôxit chế biến thành alumina để luyện nhôm là một quy trình tiêu tốn lượng nước và điện khổng lồ, đồng thời phát thải một lượng khí thải nhà kính và bùn đỏ có sức hủy diệt môi trường rất ghê gớm. Nguồn nước của Tây Nguyên những năm gần đây sụt giảm nghiêm trọng, nếu trưng dụng nguồn nước cho khai thác bôxit, chắc chắn Tây Nguyên sẽ chết vì thiếu nước”…( Giáo sư Đào công Tiến ).
Rõ ràng là đối với Trung Quốc, Cộng Sản Việt Nam đã nhượng bộ một cách rất thái quá, bất bình thường đến mức tỏ ra nhu nhược, sợ sệt.
Trước thái độ nhượng bộ nầy của Việt Nam, Trung Quốc luôn gây sức ép và lấn dần Việt Nam trên mọi vấn đề. Phải chăng vì Trung Quốc cho rằng Việt Nam là nước dễ thôn tính và dễ lấn lướt nhất trong tình thế hiện tại: quan hệ hợp tác, đầu tư giữa các nước và Việt Nam còn chưa phát triển, đơn phương về chính trị, yếu kém về quân sự và nhất là nghèo về kinh tế, mà lại chiếm một vị trí chiến lược quan trọng ở Đông Nam Á.
Chỉ một vài phân tích sơ bộ nêu trên cũng thừa đủ để nhận định rằng hiện tại cũng như trong tương lai, Trung Quốc luôn là mối đe dọa chủ yếu đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, cũng như đối với an ninh và phát triển của Việt Nam. Nếu ai đó cứ trông đợi vào một hệ thống chính quyền Cộng Sản độc đảng, đa quyền, thân Tàu như hiện nay như cái phao cứu hộ thoát nạn giặc Tàu thì hoàn toàn sai lầm.
Còn đâu cái thời oanh liệt mà Trưng Trắc, Trưng Nhị xưa kia đã hiên ngang lên đàn thề quyết tử với non sông đánh đuổi giặc Tàu:
“Một xin rửa sạch quốc thù,
 Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng,…”
(Trích: Thiên Nam Ngũ Lục).
 
 
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Những con đường hoa đẹp như tranh vẽ

Những con đường hoa đẹp như tranh vẽ

Bất kỳ du khách nào cũng ước ao được thả bộ, thư giãn hay đắm mình giữa bầu không khí trong lành với khung cảnh tuyệt vời của những con đường hoa này.

Con đường phủ đầy hoa tím ở Molyvos nằm trong một ngôi làng du lịch thuộc đảo Lesvos, Hy Lạp. Ngôi làng ven biển lãng mạn này được rất nhiều cặp tình nhân lựa chọn để đi hưởng tuần trăng mật.

Thành phố Bonn, Đức sở hữu một con đường ngập tràn sắc hồng của hoa anh đào mỗi độ xuân sang. Vẻ đẹp lãng mạn của nó khiến bất cứ ai tới đây cũng phải nao lòng, tuy nhiên mỗi mùa hoa chỉ kéo dài từ 7 đến 10 ngày.

Một tuyến đường phủ đầy hoa đem lại vẻ thơ mộng, yên bình và hiền hòa đến kỳ lạ cho thành phố Stockholm, Thụy Điển.

Vào mùa thu, lá cây bạch quả chuyển màu vàng sáng, sau đó trải đầy con đường ở Swann Street NW, Washington DC, Mỹ.

Những giàn hoa giấy leo kín và phủ sắc hồng rực rỡ cho một lối đi ở Valencia, Tây Ban Nha. Đây cũng là điểm hẹn ưa thích của những cặp tình nhân.

Con đường phủ một màu tím của hoa Jacaranda (phượng tím) ở Cullinan, Nam Phi.

Hai hàng hoa gạo trổ bông đỏ thắm cả một con đường dài ở Đài Loan.

Thành phố cổ Spello, Italy có một con ngõ nhỏ được trang hoàng bằng rất nhiều chậu hoa với đủ loại và màu sắc khác nhau.

Categories: Cảnh-Đẹp | Leave a comment

Tánh Linh của Loài Vật.

Tánh Linh của Loài Vật.

Inbox x

Vu Nguyen

Feb 9 (5 days ago)
to bcc: me

Kính gởi quý đạo hữu, quý đồng đạo!

 

Sự việc của 1 chú Mèo hoang, đang bị bệnh và ít khi lại gần được, đã nhiều lần đi theo để nghe cầu nguyện và nghe niệm Phật, xãy ra tại Giáo Hội Georgia. Do nhân duyên, hôm nay 9 tháng 2 năm 2015, có dịp chụp những ảnh và ghi lại một đoạn Video.  Xin chia sẻ cùng quý vị về tánh linh của loài vật, mong xem qua.

https://www.facebook.com/video.php?v=923067197732940

 

Trân trọng,

Vũ Nguyễn

 

Ảnh đang chờ trước lối vào Chánh Điện 1.

Ảnh đang chờ trước lối vào Chánh Điện 2.

Ảnh đang chờ trước lối vào Chánh Điện 3.

 

Ảnh được vào Chánh Điện

Ảnh đang nghe cầu nguyện, niệm Phật 1

 

 

 

 

 

Ảnh đang nghe cầu nguyện, niệm Phật 2

Categories: Tài Liệu Tham Khảo | Leave a comment

TÁNH LINH CỦA LOÀI VẬT

TÁNH LINH CỦA LOÀI VẬT

Inbox x

Vu Nguyen

Feb 10 (4 days ago)
to bcc: me

Kính gởi đạo hữu, quý đồng đao!

Mong quý vị xem qua những biểu hiện của chú Mèo để cảm nhận tánh linh của loài vật và quán xét những lời dạy của Đức Thầy:

“Giống thú kia là loại sanh cầm,
Mà còn biết kiếm tầm đạo-đức.

Thú-vật biết tu hành náo-nức,
Còn người sao chẳng rứt hồng-trần?”

Và:

“Cỏ cùng cây điểu-thú chim-muông,
Nhơn với vật huờn lai bổn-tánh.”

                                                                (Giáo lý PGHH)

Trân trọng,

Vũ Nguyễn

 

 

1-   Mèo lắng nghe lời cầu nguyện cùng giáo lý, nơi cửa chánh của Giáo Hội (10/2/2015).

https://www.facebook.com/video.php?v=923614977678162&l=5121764689764361192

 

https://www.facebook.com/video.php?v=923621944344132&l=7513181850114406383

 

2-   Mèo theo gót đến nơi thờ phượng ngoài sân (10/2/2015).

https://www.facebook.com/video.php?v=923636867675973&l=2043519315795152378

 

3-   Mèo tiếp tục lắng nghe lời cầu nguyện và giáo lý đạo ở khu thờ Tam Bảo bên ngoài sân, qua loa phát thanh sau lưng Bàn Thờ (10/2/2015).

https://www.facebook.com/video.php?v=923649814341345&l=3301847099278752650

Categories: Tài Liệu Tham Khảo | Leave a comment

Trở lại Sài gòn

Trở lại Sài gòn


Mời các thân hữu xem phim Trở lại Sài gòn để thấy lại những hình ảnh thân thương ngày xưa.

Bộ tài liệu này dành cho những ai yêu Sài Gòn, cả ngày trước và bây giờ.

Tác giả Frank Ford, một người lính Mỹ đã từng đứng bên kia chiến tuyến, qua serie này đã tái hiện một Sài Gòn cách đây hơn 30 năm rất đầy đủ, rất chân thật. Từ những quán ăn bình dân, những khu nhà ổ chuột, đến những khách sạn quốc tế, những nhà hàng nổi tiếng, những tượng đài kỷ niệm…

Chắc chắn trong đây có những con đường, ngôi nhà mà các bạn đi ngang qua hằng ngày, nay bỗng thấy chúng thật khác lạ… và có những nơi chỉ còn lại trong những bức ảnh và ký ức của người Sài Gòn…

Video chỉ mang tính chất cá nhân của tác giả, không có ý đồ chính trị hay đề cập đến những vấn đề nhạy cảm. Trình độ nghe dịch của tôi cũng chưa cao lắm nên có nhiều chỗ chưa hay, mong các bạn thông cảm và đóng góp để tôi hoàn thiện bộ tài liệu này.

Chân thành cảm ơn bác Frank Ford đã cung cấp tư liệu và giúp đỡ cháu hoàn thành seri này.

Categories: Cảnh-Đẹp | Leave a comment

Quan hệ Mỹ-Việt 2015 : Vũ khí, TTP, Biển Đông và Obama

Quan hệ Mỹ-Việt 2015 : Vũ khí, TTP, Biển Đông và Obama

Phát Thứ hai, ngày 05 tháng một năm 2015
Quan hệ Mỹ-Việt 2015 : Vũ khí, TTP, Biển Đông và Obama

Quan hệ Mỹ Việt : Vũ khí, TTP, Biển Đông là các điểm cần theo dõi trong năm 2015

Về quan hệ Mỹ-Việt trong năm 2015, giới quan sát đều xem khả năng Tổng thống Mỹ công du Việt Nam là một trong những điểm cần quan tâm. Bên cạnh đó, còn có các vấn đề hệ trọng khác, đặc biệt là các chuyển biến trong hồ sơ vũ khí vừa được tháo gỡ vào cuối năm ngoái 2014, vai trò của Mỹ trong vấn đề Biển Đông, triển vọng ký kết được Hiệp định tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương TPP.

Năm 2014 được nhiều chuyên gia đánh giá là một dấu mốc quan trọng trong bang giao Việt-Mỹ, với tàn tích sau cùng thời hai bên xung khắc bắt đầu được xóa bỏ sau gần 40 năm tồn tại : Cấm vận vũ khí sát thương do Mỹ áp đặt trên Việt Nam. Quyết định giảm nhẹ cấm vận vũ khí được lồng trong khuôn khổ quan hệ song phương tiến bộ rõ nét, đặc biệt trong lãnh vực quan hệ quốc phòng, với Washington không ngần ngại đả kích Trung Quốc khi nổ ra các sự cố ngoài Biển Đông liên quan đến Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.

Bên cạnh đó, còn một điểm có thể coi là chưa trọn vẹn : Tổng thống Mỹ Obama vẫn chưa thăm Hà Nội, trái với mong muốn từng được các lãnh đạo Việt Nam nhiều lần bày tỏ.

2015 : Kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Mỹ-Việt

Do đó, nhìn về quan hệ Mỹ-Việt trong năm 2015 vừa bắt đầu, các nhà quan sát đều xem khả năng đương kim Tổng thống Mỹ công du Việt Nam là một trong những điểm cần quan tâm. Lý do rất dễ hiểu : Năm nay là năm hai nước kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao (1995-2015).

Giới lãnh đạo Việt Nam, từ Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong tháng 11 vừa qua đều đã tranh thủ cuộc gặp song phương với ông Obama bên lề Hội nghị Thượng đỉnh APEC và Đông Á để chính thức nhắc lại lời mời Tổng thống Mỹ thăm Việt Nam trong năm nay và được ông Obama hứa là sẽ đến thăm « vào thời điểm thích hợp ».

Bên cạnh đó, cũng có nhiều các vấn đề hệ trọng khác, đặc biệt là các chuyển biến trong hồ sơ vũ khí vừa được tháo gỡ vào cuối năm ngoái 2014, vai trò của Mỹ trong vấn đề Biển Đông, triển vọng ký kết được Hiệp định tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương TPP (Trans-Pacific Partnership) do Mỹ thúc đẩy và có Việt Nam tham gia…

Mỹ bị phân tâm nên sẽ lơ là châu Á ?

Điểm cần ghi nhận đầu tiên là giới chuyên gia phân tích vẫn vấn vương với một câu hỏi cố hữu : Liệu Mỹ có thể tiếp tục chiến lược xoay trục qua Châu Á trong bối cảnh họ phải đối phó với một loạt những diễn biến đáng ngại trên thế giới trong năm qua hay không ? Từ dịch Ebola bùng lên tại châu Phi, khủng hoảng Ukraina gây căng thẳng trong quan hệ giữa Nga với Phương Tây, cho đến cuộc chiến chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Irak và Syria, hay hồ sơ hạt nhân Iran chưa thấy giải pháp…, tất cả đều là những vấn đề thiết thân cho an ninh nước Mỹ mà Washington không thể lơ là.

Đấy cũng chính là các mối lo ngại được chuyên gia Michael Green thuộc Trung tâm nghiên cứu CSIS tại Washington nêu bật trong bài nhận định hôm 23/12/2014 về vai trò của Mỹ tại các vùng biển châu Á trong năm 2015 (The United States and Maritime Asia in 2015).

« Cho dù các chuyên gia ngày càng quan ngại về an ninh hàng hải trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, một câu hỏi ngỏ vẫn là chính quyền Obama sẽ tập trung đối phó như thế nào trước các thách thức đặt ra trong khu vực đó vào năm 2015. Người ta có thể hoài nghi là vấn đề an ninh của các hòn đảo ngoài Thái Bình Dương nằm trong năm vấn đề hàng đầu đối với Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice hay Ngoại trưởng John Kerry.

Khủng hoảng do dịch Ebola sẽ huy động nhiều công sức trong lãnh vực an ninh truyền thống trong một thời gian – do những nguyên nhân có thể là rất đúng đắn. Cùng lúc, ngày càng có thêm các dấu hiệu cho thấy là Tổng thống Nga Vladmir Putin sẽ gia tăng áp lực trên Ukraina, Đông Âu và các nước Baltic để gỡ bí cho tình hình kinh tế tuyệt vọng của Nga. Hoa Kỳ cũng đang bị kéo sâu hơn vào Irak một lần nữa với mối đe dọa của tổ chức Nhà nước Hồi giáo. Thời hạn cho một thỏa thuận hạt nhân với Iran đã trôi qua mà không thấy kết quả gì hoặc bất kỳ triển vọng mới nào về một giải pháp ngoại giao.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng sẽ phải đau đầu với một loạt cân nhắc giữa việc bảo đảm số lượng tàu chiến cam kết cho vùng Thái Bình Dương và đầu tư vào công nghệ mới để chống lại các phương tiện chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (anti-access/area-denial) do Trung Quốc phát triển và triển khai – chưa kể đến khả năng tái triển khai chiến dịch ở vùng Tây Nam Á. Bộ trưởng Quốc phòng được đề cử Ash Carter là một chuyên gia về các loại công nghệ này, nhưng sẽ phải đối mặt với một số khó khăn trong việc cân nhắc nếu ngân sách quốc phòng tiếp tục phải chịu áp lực cắt giảm. »

Tiền đề tốt tại Nhật, Philippines và Việt Nam sẽ được phát huy

Tuy nhiên, Giáo sư Green vẫn có một số suy nghĩ lạc quan cho rằng Hoa Kỳ trong năm 2014 đã tạo ra được một số tiền đề vững chắc đặc biệt là tại ba nước Nhật Bản, Philippines và Việt Nam để bảo đảm an ninh cho vùng biển châu Á.

« Tại Nhật Bản, được củng cố thêm sau chiến thắng trong cuộc bầu cử, Thủ tướng Shinzo Abe sẽ ở tư thế thuận lợi để cho thông qua luật lệ liên quan đến quyền tự vệ tập thể, và đặc biệt là việc cho phép Nhật Bản tham gia nhiều chiến dịch hỗn hợp hơn với quân đội Mỹ. Hiệp định tăng cường hợp tác quốc phòng Mỹ-Philippines (EDCA), cũng như quyết định dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, sẽ giúp cho hai nước này tăng cường năng lực giám sát vùng biển, được hỗ trợ thêm bằng các tàu tuần tra cũng như các giúp đỡ khác từ Nhật Bản ».

Đối với chuyên gia Michael Green, tình hình chung cho phép duy trì một thái độ « lạc quan khiêm tốn » về sự ổn định trong vùng biển châu Á trong năm 2015. Vấn đề là chính quyền Mỹ phải nhận thức rõ rằng mọi biểu hiện về sự lơ là của Mỹ đối với châu Á, có thể khiến cho kẻ khác – hàm ý chỉ Trung Quốc – xem năm 2015 là cơ hội để lấn lướt.

Triển vọng quan hệ của Mỹ với khu vực là như vây, còn riêng với Việt Nam thì ra sao. Để tìm hiểu vấn đề này RFI đã phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, thuộc trường Đại Học George Mason, tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ.

Lợi ích của Mỹ là Việt Nam chống được áp lực từ Trung Quốc

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng là tác giả chương Quan hệ Mỹ-Việt : Những chuyển biến trong nhận thức và lợi ích (Evolving Perceptions and Interests) trong tập biên khảo Chiến lược châu Á 2014-15: Quan hệ giữa Mỹ với Đồng minh ở vùng trung tâm của quyền lực toàn cầu (Strategic Asia 2014–15: U.S. Alliances and Partnerships at the Center of Global Power), do Trung tâm nghiên cứu về châu Á NBR (The National Bureau of Asian Research) tại Hoa Kỳ phát hành vào thượng tuần tháng 12/2014.

Bài khảo cứu của Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng điểm lại sự phát triển của quan hệ Mỹ-Việt trong thời gian qua, và phân tích xem những thay đổi trong cán cân lực lượng khu vực, cũng như những thay đổi trong hệ thống chính trị nội bộ Việt Nam, kể từ khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, đã thúc đẩy cả Washington lẫn Hà Nội theo đuổi một quan hệ gần gũi nhau hơn và có nhiều ý nghĩa chiến lược hơn.

Phân tích của Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng có thể được tóm tắt như sau : Quan hệ Mỹ-Việt đã được cải thiện đáng kể, từ thế đối địch chuyển sang đối tác, nhờ hai chuyển biến địa chính trị chủ chốt đã tạo nên một sự tương đồng lợi ích chiến lược giữa hai bên : Việt Nam bắt đầu vượt qua được thái độ nghi kỵ ý định và các cam kết của Mỹ, trong lúc sự trỗi dậy của Trung Quốc và hành vi quyết đoán của nước này ở Biển Đông đã làm cho cả cả Washington lẫn Hà Nội lo lắng.

Trong tình hình đó, lợi ích của Mỹ là phải làm sao có được một Việt Nam mạnh mẽ, ổn định, độc lập và có năng lực cũng như quyết tâm chống lại sức ép từ Trung Quốc. Hoa Kỳ do vậy phải có biện pháp để vừa cải thiện năng lực quân sự của Việt Nam và giảm thiểu tình trạng thiếu lòng tin giữa hai nước, vừa không quên chú ý đến nhu cầu thúc đẩy hơn nữa tiến trình dân chủ hóa của Việt Nam.

Chính sách của Mỹ đối với Việt Nam, theo Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, cần quan tâm đến ba yếu tố chính :

1/ Trong bối cảnh Mỹ tìm cách đối phó với đà trỗi dậy của Trung Quốc trong tư cách thế lực thống trị ở châu Á, Việt Nam có thể trở thành một đối tác quan trọng của Mỹ trong việc xây dựng một cấu trúc an ninh đa cực để duy trì hòa bình và bảo tồn ảnh hưởng của Washington trong khu vực.

2/ Việc tăng cường hợp tác an ninh phụ thuộc vào việc xây dựng lòng tin lẫn nhau và thuyết phục được Việt Nam rằng Hoa Kỳ không hề có lợi ích chiến lược nào trong việc phá hoại chế độ hiện hành. Đồng thời, Việt Nam cũng phải hiểu rằng sự thiếu tiến bộ về nhân quyền là một trở ngại lớn cho quan hệ gần gũi hơn giữa hai nước.

3/ Mỹ nên tìm ra phương cách hội nhập Việt Nam vào Hiệp định Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương và cung cấp tư vấn kỹ thuật để giúp Việt Nam thực hiện các cải cách kinh tế, luật pháp và chính trị cần thiết nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi giúp tăng cao lượng đầu tư của Mỹ vào Việt Nam.

Vũ khí, TPP và Obama : Ba điểm cần theo dõi trong năm 2015

Trả lời phỏng vấn của RFI, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng có ba diễn biến quan trọng liên quan đến quan hệ Mỹ-Việt cần theo dõi trong năm 2015. Đó là các hồ sơ vũ khí và quan hệ quân sự quốc phòng, triển vọng ký kết Hiệp định TPP và khả năng Tổng thống Obama đi thăm Việt Nam.

Theo Giáo sư Hùng, việc đảng Cộng hòa Mỹ nắm quyền kiểm soát cả hai viện Quốc hội Mỹ có thể có lợi cho việc phát triển quan hệ với Việt Nam, và thúc đẩy hai hồ sơ vũ khí và hiệp định TPP. Riêng về vấn đề Biển Đông, sự can dự của Mỹ sẽ tiếp tục vì Washington không thể chấp nhận việc Bắc Kinh biến Biển Đông thành ao nhà của Trung Quốc.

Tốc độ phát triển quan hệ Mỹ-Việt tuy nhiên tùy thuộc vào thái độ của Việt Nam, cần cải thiện hồ sơ nhân quyền, tin tưởng hơn vào đối tác, và nhất là bỏ đi tâm lý lo ngại « diễn biến hòa bình. »

Phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng 05/01/201505/01/2015Nghe

RFI : Về quan hệ Việt Mỹ trong năm 2015, đâu là những điểm cần theo dõi ?

Nguyễn Mạnh Hùng : Tôi nghĩ là có 3 điểm cần theo dõi : (1) Cấm vận đã mở, nhưng vấn đề là Mỹ có bán vũ khí cho Việt Nam hay không ? (2) Có ký được Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương hay không ? (3) Điều kiện có đủ tốt để Tổng thống Obama đi thăm Việt Nam hay không ?

Ba điều này đều có thể trở thành hiện thực, nếu hội đủ được một số điều kiện.

Về Hiệp định TPP, có hai vấn đề : Một là Quốc hội Mỹ có cho Tổng thống quyền điều đình thương ước nhanh chóng (fast track legislation) hay không, và hai là Việt Nam và Mỹ có thỏa thuận được với nhau hay không. Đó là chưa kể đến việc Hoa Kỳ phải đạt được thỏa thuận với các nước khác.

Còn về vấn đề bán vũ khí, Mỹ đã nói là điều đó tùy thuộc vào nhu cầu của Việt Nam, cũng như là vấn đề nhân quyền (tại Việt Nam).

Riêng vấn đề thứ ba, việc ông Obama đi thăm Việt Nam hay không tùy thuộc vào việc hợp tác hai bên tăng đến mức độ nào, và từ giờ đến đó, hai bên có điều gì không bằng lòng với nhau không ?

RFI : Việc Đảng Cộng hòa kiểm soát cả Thượng viện lẫn Hạ viện có thể có tác động ra sao đến chính sách Việt Nam của Mỹ ?

Nguyễn Mạnh Hùng : Trước hết, hai đảng không có khác biệt gì nhiều về chính sách đối với Việt Nam. Họ đều muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam, cả về phương diện quốc phòng, thương mại lẫn giáo dục. Họ đều muốn Việt Nam tiến bộ về nhân quyền. Đó là những điểm chung trong chính sách của Mỹ.

Riêng hai đảng Dân chủ và Cộng hòa khác nhau ở điểm đảng Cộng hòa có khuynh hướng ủng hộ Bộ Quốc phòng, ủng hộ một đường lối ngoại giao cứng rắn hơn, ủng hộ quyền lợi của giới tư bản…

Như vậy, đảng Cộng hòa có thể – và họ đã làm rồi – không cắt giảm nhiều trong ngân sách quốc phòng. Họ muốn có một chính sách ngoại giao cứng rắn, gọi là ‘muscular’, và vì họ để ý đến quyền lợi của giới tư bản, họ tương đối sẵn sàng trao cho Tổng thống quyền điều đình thương ước nhanh chóng.

Nhưng cũng chính vì muốn bảo vệ quyền lợi thương mại của Mỹ, mà vấn đề phê chuẩn UNCLOS có khó khăn…

RFI : Chiều hướng phát triển quan hệ quân sự quốc phòng ?

Nguyễn Mạnh Hùng : Tùy thuộc vào Việt Nam và cũng tùy thuộc vào hành động của Trung Quốc.

Việt Nam có nhu cầu mua vũ khí là để chứng tỏ với Trung Quốc rằng mình cũng có quan hệ khác, chứ không phải hoàn toàn sợ Trung Quốc. Như vậy nếu Trung Quốc đấu dịu thì Việt Nam không cần (mua) nữa. Nhưng nếu Trung Quốc tiến lên, thì Việt Nam phải chứng tỏ bằng hành động của mình, và như vậy, chứng tỏ có quan hệ quốc phòng với Mỹ.

Nhưng vấn đề cũng tùy Việt Nam, tức là việc Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam thì cũng tùy thuộc vào nhiều vấn đề, thứ nhất là vấn đề nhân quyền, mà nhiều người đã từng nhấn mạnh.

RFI : Mỹ trong vấn đề tranh chấp Biển Đông năm 2015 ?

Nguyễn Mạnh Hùng : Trước hết cần phải biết tại sao Mỹ phản đối ngày càng mạnh. Sở dĩ Mỹ phản đối ngày càng mạnh là vì Trung Quốc có hành động càng ngày càng lấn lướt, tạo ra rất nhiều chuyện gọi là « sự đã rồi », làm thay đổi cán cân lực lượng, và ảnh hưởng đến sự hiện diện của Mỹ ở Biển Đông. Lý do là như vậy.

Cho nên nhìn vào quá khứ mình có thể đoán được tương lai, bởi vì phản ứng của Mỹ sẽ tùy thuộc vào chính sách và hành động của Trung Quốc.

Nếu Trung Quốc lấn lướt thì tình hình sẽ phải căng thẳng hơn, nếu Trung Quốc đấu dịu thì tình hình sẽ dịu bớt đi. Thành ra yếu tố căn bản là thái độ của Trung Quốc. Bởi vì Mỹ không thể nào chấp nhận Biển Đông trở thành cái hồ của Trung Quốc, nghĩa là một cái chủ thuyết Monroe của Trung Quốc là điều không thể chấp nhận đối với Mỹ được…

Ỏ Biển Đông, Trung Quốc nói vấn đề là vấn đề các nước ở Biển Đông, thì các anh ở ngoài đừng can thiệp vào. Trung Quốc đặt vấn đề này nhiều lần rồi. Vấn đề là khi họ thi hành cái chủ thuyết Monroe thì Mỹ không chấp nhận chuyện đó.

RFI : Trở ngại trong phát triển quan hệ Việt Mỹ năm 2015 ?

Nguyễn Mạnh Hùng : Có một số điểm : Thứ nhất là vấn đề nhân quyền còn rắc rối. Vấn đề nhân quyền lại dính với chuyện khác : Việt Nam nghi ngờ ý định của Mỹ là khuyến khích chiến dịch diễn biếến hòa bình, lật đổ chính quyền Việt Nam.

Và thứ 3, tôi nghĩ là quan trọng nhất, là khác biệt về thể chế giữa Mỹ với Việt Nam, khiến cho một liên minh gọi là lâu dài, thoải mái, tin cậy lẫn nhau, tương đối khó thực hiện, mà chỉ có thể có liên minh tạm thời mà thôi, bởi vì những cái gọi là quyền lợi chiến lược chỉ tương đồng một cách tạm thời.

Đấy là những vấn đề lớn thôi. Chi tiết thì còn có nhiều vấn đề.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Mỹ xây dựng ‘không quân vô hình’ áp đảo Nga, Trung

Khoa học – Công nghệ

Thứ Sáu, 06/02/2015 09:54

Mỹ xây dựng ‘không quân vô hình’ áp đảo Nga, Trung

Lầu Năm góc tính chi hàng trăm triệu USD trong năm tới cho việc khởi động dự án phát triển các loại máy bay chiến đấu tàng hình mới.

Dây chuyền sản xuất tại các nhà thầu quân sự chuyên chế tạo, lắp ráp chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 có thể ngưng lại do những trục trặc liên quan đến tiêm kích F-35. Thế nhưng điều đó cũng không quá đáng lo: Lầu Năm góc đang đổ tiền vào 3 dự án nghiên cứu, phát triển các loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6, chưa kể khoản ngân sách dành cho phát triển máy bay ném bom chiến lược mới, máy bay không người lái tàng hình cất, hạ cánh trên tàu sân bay.

Không quân Mỹ hướng hướng mục tiêu mới. Ảnh: Northrop Grumman

Kết hợp lại, những bước đi này sẽ tạo ra một lực lượng “không quân vô hình”  thống nhất của quân đội Mỹ. Những máy bay tàng hình mới sẽ tạo cho không quân Mỹ khả năng chiến đấu vượt trội, nhất là khi nó được tích hợp một loạt các công nghệ, vũ khí mới như súng điện từ, súng laze…

Ngân sách quốc phòng trong năm tài khóa 2016 được công bố hôm 2/2 có khoản chi cho dự án mới mà Lầu Năm góc gọi là “Sáng kiến cải tiến không gian” (AII). Chương trình này do Cơ quan phát triển các dự án nghiên cứu Quốc phòng tiên tiến (DARPA) – tổ hợp nghiên cứu quân sự hàng đầu của Quân đội Mỹ, đảm trách. Trọng tâm của dự án là phát triển một loại chiến đấu cơ tàng hình “bí ẩn” (X-plane). X-plane sẽ được tích hợp các công nghệ mới mà cũng có thể được dùng trong các máy bay tàng hình hiện đại của không quân và hải quân. Nó sẽ là “người kế nhiệm” của F-22 Rator – máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5.

Dựa trên thành công của X-plane, các tổ hợp quân sự cũng sẽ phát triển máy bay mới, thay thế cho loại F/A Super Hornet của hải quân, vốn được xem là tiêm kích thế hệ thứ 4. Đề xuất ngân sách mới cũng bao gồm khoản tiền cho các chương trình phát triển của không quân và hải quân; tạo ra 3 chương trình trong tổng thể dự án phát triển thế hệ máy bay chiến đấu tàng hình mới do DARPA thực hiện.

Số tiền chưa được công bố chính thức, nhưng chương trình của DARPA hướng đến việc phát triển các công nghệ mới vượt trội, giúp không quân Mỹ đánh bại được các “đối thủ” Nga và Trung Quốc. Giới tướng lĩnh Lầu Năm góc gần đây tỏ ra quan ngại trước việc các tiêm kích tàng hình mới nhất của Mỹ như F-22 hay F-35 không đủ sức “sống sót” trước các chủng loại vũ khí, trang bị phòng không hiện đại mà Nga và Trung Quốc đang phát triển. Nguyên do chính là việc hai loại chiến đấu cơ này có thể bị các radar tần số thấp định vị, theo dõi, truyền lệnh tấn công.

Cùng lúc, Lầu Năm góc tiếp tục theo đuổi chương trình phát triển khoảng 80-100 máy bay ném bom chiến lược mới, trị giá 550 triệu USD/chiếc, thay thế cho B52, B-1 Lancer. Máy bay ném bom tầm xa này dự định sẽ được đưa vào biên chế sau năm 2020. Không tiết lộ chi tiết, giới chức quân sự Mỹ chỉ mô tả đó là loại tàng hình, siêu thanh, được trang bị tên lửa hành trình tầm xa.

Hoài Thanh (Theo Thedailybeast)

Categories: Tin Hoa Kỳ | Leave a comment

Blog at WordPress.com.