Lịch Sử PG Hòa Hảo
CSVN khủng bố trên quy mô lớn đối với tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy
CSVN khủng bố trên quy mô lớn đối với tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy
Đức Huỳnh Giáo Chủ tên thật là Huỳnh Phú Sổ, con của Đức ông Huỳnh Công Bộ và Đức Bà Lê Thị Nhậm ở làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc nay là thị trấn Phú Mỹ, Phú Tân, An Giang.
CA xua quân phá buổi lễ Đản sanh của Đức Huỳnh Giáo Chủ
CA xua quân phá buổi lễ Đản sanh của Đức Huỳnh Giáo Chủ
CTV Danlambao – Buổi lễ kỷ niệm 95 ngày sinh của Đức Huỳnh Giáo Chủ – người khai sáng Phật Giáo Hòa Hảo đã bị nhà cần quyền CSVN huy động lực lượng lớn quấy phá và đàn áp thô bạo.
Liên tục trong nhiều ngày, tu sỹ Võ Văn Thanh Liêm và nhiều thành viên tại Quang Minh Tự bị rơi vào cảnh bị bao vây, cô lập. Xung quanh chùa luôn có sự xuất hiện của hàng trăm côn an đủ loại sẵn sàng xua đuổi, đánh đập tất cả những ai ra vào.
Lễ Đản Sanh Đức Huỳnh Giáo Chủ bị ngăn cản
Lễ Đản Sanh Đức Huỳnh Giáo Chủ bị ngăn cản

Như lệ thường mỗi lần có các ngày lễ lớn của Phật giáo Hòa hảo thìđồng đạo thuộc các chi phái nằm ngoài Phật giáo Hòa hảo chính thức của nhà nước đều bị ngăn chặn. Năm nay cũng không ngoại lệ, ngày hôm nay kỷ niệm Đức Huỳnh Giáo chủ Đản sanh tín đồ Phật giáo Hòa hảo Độc lập cũng bị ngăn cản, có người bị đánh và Quang Minh Tự bị bao vây.
Ngăn cản tổ chức Đại Lễ tại chùa Quang Minh Tự
Ngày 25 tháng 11 Âm lịch năm nay nhằm ngày 15 tháng 1 năm 2015 kỷ niệm 95 năm ngày Đản sinh của Huỳnh Giáo chủ. đồng đạo Phật giáo Hòa hảo khắp nơi đổ về An Giang để hành lễ và đã gặp sự cản trở của an ninh, công an phối hợp với cảnh sát giao thông và côn đồ bằng mọi cách không cho họ tới Quang Minh Tự nơi được xem là cơ sở chính thức để tín đồ Phật giáo Hòa hảo độc lập tập trung cầu nguyện và hành lễ tưởng niệm Đức Thầy.
Bắt đầu từ nhiều ngày trước các nẻo đường đã bị phong tỏa, anh Nguyễn Bắc Truyển, một tín đồ Phật giáo Hòa hảo cho biết:
-Ngày Đản sinh của Đức Huỳnh Giáo chủ năm nay là ngày 25 tháng 11 âm lịch tức là ngày 15 tháng 1 năm 2015. Thường thì các tín đồ tập trung vể một địa điểm nào đó để tổ chức ngày đản sinh của Đức Thầy hoặc là tổ chức tại nhà thì năm nay tại chùa Quang Minh Tự như hàng năm vẫn tổ chức cho các tín đồ Phật giáo Hòa hảo độc lập không liên quan gì tới các tổ chức Phật giáo Hòa hảo do nhà nước lập ra để tổ chức kỷ niệm ngày Đản sinh của Đức Thầy. Theo tôi được biết công an mật vụ đã bao vây rất nhiều tín đồ Phật giáo Hòa hảo tại miền Tây cũng như tại chùa Quang Minh Tự vào ngày hôm qua và hôm nay.
Tôi là một tín đồ Phật giáo Hòa hảo là người tu chân chánh, lấy sự công bằng và sự thật để nói lên những tiếng nói sự thật nhưng họ còn theo tôi tới chỗ làm để cấm đoán không cho tôi làm việc. Những người bán gạo cho tôi ăn họ cũng cấm
Đạo tràng Nguyễn Hoàng Nam
Đạo tràng Nguyễn Hoàng Nam là người bị ngăn chận ngay tại nhà không cho đi dự lễ, ông Nam bức xúc nói với chúng tôi:
-Mọi khi bất cứ cuộc lễ nào đến thì nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đều đàn áp tín đồ Phật giáo Hòa hảo chúng tôi. Mỗi khi lễ 18 tháng 5, lễ 25 tháng 2 hay 22 tháng 2 các ngày lễ này nhà cầm quyền đều cho an ninh và côn đồ trấn áp những tín đồ Phật giáo Hòa hảo những người dân. Cấm đoán những nơi như chùa Quang Minh Tự, đạo tràng của ông Bùi Văn Chung, Hoài Nam … nhân dân các tỉnh miền Tây đều bị trấn áp hết. Mỗi khi lễ tới trước ngày 23, 24, 25 họ đã chặn trước người dân, họ cấm đoán hết.
Trong khi ngay chính bản thân của tôi là một tín đồ Phật giáo Hòa hảo là người tu chân chánh, lấy sự công bằng và sự thật để nói lên những tiếng nói sự thật nhưng họ còn theo tôi tới chỗ làm để cấm đoán không cho tôi làm việc. Những người bán gạo cho tôi ăn họ cũng cấm. Không lẽ nhà cầm quyền của cộng sản này lo cho dân như thế hay sao? Anh em chúng tôi quyết tâm phải đương đầu với cộng sản này để họ phải trả lại những gì cho nhân dân, trả lại những gì của tôn giáo chúng tôi.
Kỳ thị, đàn áp ngày càng trắng trợn
Ông Võ Văn Thanh Liêm, trụ trì Quang Minh Tự cho biết tình trạng công an ngăn cản tín hữu Hòa hảo trong ngày hôm qua và hôm nay như sau:
-Hôm nay là ngày Đản sinh của Đức Huỳnh Giáo chủ đàng này cũng tổ chức nhưng vào ngày 22 thì nó đã gác rồi tới sáng 24 nó mới chặn tiếp. Anh em đi vô Quang Minh Tự thì nó chặn ai cãi thì đánh, mấy đứa cháu tôi cũng bị đánh, người nhà còn bị đánh. Nó để máy nó xịt nước cứt bò và dùng những thứ tục tỉu nó chửi người Phật giáo Hòa hảo. Cộng sản nó nói một đường nó làm một ngã từ xưa nay. Anh em xa xứ bên hải ngoại cũng vì cộng sản mới lưu lạc mấy chục năm trường.
Hôm nay nó không chặn ngay trước cửa nhưng cách đó vài chục thước chặn đầu trên đầu dưới ai chạy tới thì nó ngăn, vô Quang Minh Tự nửa chừng vô không được. Ở ngoài đường cái thì nó án ngữ rất đông làm cho người ta sợ còn vô một khúc rồi nó chặn lại không cho vô. Mình đi với đồng đạo nó vẫn đánh như thường.
Người tù nhân lương tâm Võ Văn Vũ vì tranh đấu cho tự do tín ngưỡng mà hai vợ chồng ông đã lĩnh những bản án nặng nề. Ông Vũ bị trước sau 9 năm tù nay đã ra trại còn vợ ông là bà Mai Thị Dung với bản án 11 năm vẫn còn bị giam trong tù.
Nói với chúng tôi về việc ngăn chặn không cho ông sử dụng quyền tự do tôn giáo của mình ông Vũ kể:
-Hàng năm Phật giáo Hòa hảo có ba ngày lễ lớn. Ngày 18 tháng 5 là ngày Đức Huỳnh Giáo chủ khai sáng đạo Hòa Hảo, ngày 25 tháng 11 là ngày Đàn sinh Đức Thầy và ngày 25 tháng 2 Âm lịch là ngày Đức Huỳnh Giáo chủ bị Việt Minh hãm hại. Thường vào những ngày lễ lớn thì nhà cầm quyền cộng sản họ đem bố ráp tất cả lực lượng an ninh, côn đồ lưu manh có đầy đủ. Cảnh sát giao thông đến từng nhà chận không cho anh em ra khỏi nhà để đi làm lễ. Riêng Quang Minh Tự trụ trì là ông Võ Văn Thanh Liêm từ hôm qua tới nay vẫn bị bao vây bên ngoài, đồng đạo đến họ chận lại họ không cho vào.
Riêng tôi thì không đi ra khỏi nhà được. Sáng nay có hai vợ chồng hai em là Nguyễn Thanh Phong, Nguyễn Ngọc Hà là hai cựu tù nhân lương tâm một đứa sáu năm một đứa 4 năm tù bị chung một lượt với tôi kỳ đó sáng nay hai cháu đi làm lễ thì an ninh công an họ chận họ nói không ra khỏi nhà hai cháu phải quày trở về.
Anh em đi vô Quang Minh Tự thì nó chặn ai cãi thì đánh, mấy đứa cháu tôi cũng bị đánh, người nhà còn bị đánh. Nó để máy nó xịt nước cứt bò và dùng những thứ tục tỉu nó chửi người Phật giáo Hòa hảo. Cộng sản nó nói một đường nó làm một ngã từ xưa nay
Ông Võ Văn Thanh Liêm
Ông Võ Văn Thanh Liêm cho biết lý do mà chính quyền cố tâm ngăn cản những đồng đạo thuộc các chi phái khác ngoài Phật giáo Hòa hảo quốc doanh như sau:
-Nói về cho phép thì không khi nào nó cho phép nó muốn tiêu diệt mình và phải theo nó mình không theo thì nó dập cho tới khi tiêu diệt mới thôi. Tại sao mình không theo? Vì trong nước Việt Nam bây giờ Giáo hội do người của nó đưa vô nắm hết cho nên mình không đồng ý điều đó, mình không theo Ban trị sự Phật giáo Hòa hảo mà mình chỉ lo hành đạo thôi nhưng nó không để mình yên nó lúc nào cũng muốn mình phục tùng theo nó mới được.
Không những trong các ngày lễ lớn mà bất cứ dịp nào có thể tập trung người tín đồ đông đảo là bị cấm, Ông Võ Văn Vũ cho biết những trường hợp gần đây:
-Trong giai đoạn này thì mình thấy nhà cầm quyền họ thẳng tay đàn áp tôn giáo rất là khắc nghiệt. Đám tiệc giỗ quẩy đều bị ngăn cản. Thân mẫu của anh Trần Văn Út tức Út Hòa Lạc tự thiêu chung với tôi trong năm 2005 bà mất, hôm thứ ba rồi là tuần giỗ thứ 5. Mỗi khi đến đúng tuần bà thì công an họ được lệnh bắt ghế ngồi chặn ngang đường luôn họ không cho đi vô đó thậm chí trên đường đi còn tới mười mấy cây số nữa mời đến thì tôi và anh Tô Văn Mãnh cũng bị họ chận đường họ đuổi về họ nói nếu tôi đến đó mà bị đánh thì họ không chịu trách nhiệm.
Mặc dù rất nhiều đồng đạo còn trong vòng tù tội vì tranh đấu nhưng tín đồ Phật giáo Hòa hảo từ nhiều năm qua vẫn kiên trì đòi quyền tự do hành đạo bên ngoài sự kềm tỏa của Ban trị sự Phật giáo Hòa hảo do nhà nước lập ra. Ý nguyện này hoàn toàn hợp với hiến pháp Việt Nam đã ghi rõ về tự do tôn giáo mà người dân có quyền thụ hưởng.
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO HÒA HẢO
Other Albums
![]() ![]() Videos
2 videos
|
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() KHÓA TU HỌC NGÀY 1&2 THÁNG 11 NĂM 2014
66 photos
|
|
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() HÌNH ẢNH LỄ 18/5/2014 AL LẦN THỨ 75
125 photos · 2 contributors
|
|
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() Cover Photos
5 photos
|
Bản Báo Cáo Về Tình Hình PGHH Gửi Trợ Lý Ngoại Trưởng Hoa Kỳ
Bản Báo Cáo Về Tình Hình PGHH Gửi Trợ Lý Ngoại Trưởng Hoa Kỳ
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO HÒA HẢO
–oOo–
KÍNH GỞI:
– CHÍNH PHỦ HOA KỲ.
– NGÀI TỔNG THỐNG HOA KỲ.
– BỘ NGOẠI GIAO HOA KỲ.Kính thưa quý vị,
Nhân cuộc tiếp xúc giữa Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, chúng tôi xin thay mặt cho 7 triệu tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo (PGHH) gởi đến quý vị về tội ác của chế độ Cộng Sản Việt Nam (CSVN) đối với PGHH từ 1945 cho đến nay.
CSVN đã gây cho dân tộc Việt Nam thảm họa và tổn thất nặng nề về mọi mặt: – Cuộc cải cách ruộng đất những năm 1955-1956 đã giết chết trên một trăm bảy chục ngàn người. Và cuộc thanh trừng các Đảng phái chính tri, tôn giáo hàng trăm ngàn người. Để họ độc chiếm quyền lãnh đạo Dất nước.
Trong những năm 1945 PGHH có hơn một triệu rưỡi tín đồ nên PGHH và vị lãnh đạo tinh thần Đức Huỳnh Giáo Chủ là mục tiêu cho CSVN đàn áp và thảm sát PGHH để trừ hậu họa về sau. Vì vậy PGHH là nạn nhân của CSVN qua nhiều giai đoạn.– Giai đoạn 1945 – 1975
Sau 8/1945 CSVN chiếm được chính quyền,họ bao vây bắt Đức Huỳnh Giáo chủ PGHH ở Sài Gòn. Để tránh cảnh tương tàn ĐHGC PGHH lánh nạn ở Miền Đông. Tại Miền Tây Việt Nam, CSVN đã bắt hàng ngàn tín đồ, nhân sĩ PGHH giam cầm và xử tử:
Huỳnh Thạnh Mậu (bào đệ ĐHGC PGHH).
Trần Ngọc Hoành
Thi sĩ Nguyễn Xuân Thiếp
Trần Quang Thiều
Võ Tăng Sâm
Nguyễn Văn Hay
Nguyễn Văn Ngàn
Huỳnh Văn Công
Huỳnh Văn Kích
Ngày 16/4/1947 ám hại Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH (ĐHGC vắng mặt đến nay) và sau đó là cuộc tàn sát tín đồ PGHH. Đau lòng nhất là có mồ chôn tập thể nằm rải rác ở các tỉnh Miền Tây Việt Nam:
-Hầm chôn tập thể ở Vàm Von, Ô Môn , Tp Cần Thơ hơn ngàn người.
-Hầm chôn tập thể ở xã Phú Thuận, Hồng Ngự, Đồng Tháp gần năm trăm người.
-Hầm chôn tập thể ở Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp hơn trăm người
…
Ngoài ra CSVN còn bắt nhiều cá nhân cho neo đá dưới song và bắt đi biệt tích.
Theo thống kê chưa đầy đủ của GHPGHH Thuần Túy thì số lượng tín đồ, nhân sĩ PGHH bị CSVN sát hại từ năm 1945 đên 1975 là hơn năm chục ngànngười.– Giai đoạn 1975 đến 1999.
Sau khi CSVN cưỡng chiếm được Miền Nam, họ đã tiến hành cuộc đán áp PGHH vô cùng nghiệt ngã:
Bắt hàng ngàn Trị sự viên, lãnh đạo GHPGHH các cấp đi tù đày. Trong đó có hàng trăm người bị hành hạ và đầu độc chết trong ngục tù.
Tất cả các cơ sở tôn giáo của PGHH: chùa, thư viện,hội quán, độc giảng đường,trụ sở của Giáo hội từ Trung Ương đến đia phương… bị CSVN chiếm đoạt không chừa miếng ngói hay viên gạch. Họ chiếm làm cơ quan,xí nghiệp,cán bộ chiếm dụng để ở hoặc bán hay bỏ trống.
Gây khó dễ và trấn áp các tín đồ PGHH trên bước đường thực hiện quyền tín ngưỡng như thờ phượng,hành lễ trong các dịp Lễ ngày 18/5, 25/11, 25/02; cấm in ấn sách vỡ giáo lý PGHH, truy bức những người truyền bá Giáo lý PGHH.– Giai đoạn 1999 đến nay.
Trước sức ép của thế giới tự do và những nhà đấu tranh cho nhân quyền dân chủ và tự do tôn giáo trong nước. CSVN cho ra đời Ban Đại Diện PGHH sau đó là Ban Trị Sự GHPGHH (quốc doanh) nhầm lừa bịp thế giới và trong nước.
Những người trong Ban Trị Sự GH/PGHH quốc doanh hầu hết là những đảng viên cộng sản hay Cán bộ nhà nước về hưu:
– Nguyễn văn Tôn 50 năm tuổi đảng
– Nguyễn Tấn Đạt không tôn giáo cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Phú Tân, An Giang.
– Nguyễn Huy Diễm đảng viên cộng sản
– Nguyễn Văn Lượng cán bộ
– Bùi văn Đương cán bộ
Họ dùng Ban Trị Sự quốc doanh và công an CSVN làm công cụ trấn áp những người không theo tổ chức mà họ dựng lên và kềm hãm sự phát triễn của PGHH.
Điển hình là GH/PGHH/TT (thành viên là những cựu Trị sự viên GH/PGHH trước 1975 tái phục hoạt tổ chức) do cụ Lê Quang Liêm làm Hội trưởng.
CSVN sách nhiễu đàn áp, chụp mũ, quy kết tội các tín đồ PGHH chống nhà nước, gây rối trật tự công cộng từ nhưng năm 1990 đến nay có hàng trăm tín đồ PGHH bị kết tội như vậy:
– Hà Hải
– Nguyễn Văn Điền
– Nguyễn Văn Thơ
– Trần Nguyên Hưỡn
– Lê Minh Triết
– Võ Văn Thanh Liêm
– Tống Văn Chính
– Trương văn Đức
– Bùi Thiện Huệ
– Lê Văn Sóc
– Nguyễn Châu Lang
– Trương Văn Thức
– Nguyễn văn Bửu
– Bùi Tấn Nhã
– Lê Văn Tính
– Nguyễn Văn Mỏng
– Nguyễn Thanh Phong
– Nguyễn Thị Hà
– Nguyễn Văn Bé Cao
– Nguyễn Văn Thùy
…
Hiện nay còn nhiều tín đồ PGHH đang bị CSVN giam cầm và đối xử nghiệt ngã, đau khong cho đi trị bệnh…
– Mai Thị Dung
– Dương Thị Tròn
– Nguyễn Văn Lía
– Bùi Văn Trung
– Bùi Văn Thâm
– Nguyễn Văn MinhPGHH đã có hai người tự thiêu vì sự khủng bố của CSVN. Họ muốn thấp lên ngọn đuốc để đánh động từ tâm của thế giới tự do và nhà cầm quyền CSVN sớm thay đổi chính sách về tự do tôn giáo, như cụ bàNguyễn Thị Thu, Anh Trần Văn Út!
Ngoài ra CSVN ngăn cản đàn áp những tín đồ PGHH họ cho là ”ngoài luồng” (không nầm trong tổ chức quốc doanh) khi thực hiện quyền tự do tôn giáo: tổ chức các ngày lễ lớn trong Đạo, cúng giỗ ong bà trong gia đình, dự khóa niệm Phật, thuyết giảng giáo lý… đều bị đàn áp:
– 02/2010 địa điểm niệm phật thuyết giảng giáo lý của Bùi Thiện Thọ, Bùi Thiện Huệ bị công an Ô Môn, Tp Cần Thơ tấn công và lấy tài sản…
– 3/2010 tại xã Thành Trung, Bình Tân, Vinh Long công an Bình Tân và Vĩnh Long xong vào tại địa điểm niệm Phật của bà Nguyễn Thị Tuyết đang hành lễ niệm phật bắt hơn 20 tín đồ PGHH cho người đánh đập dã man. Bà Nguyễn Thị Tuyết phù mặt, chảy máu.
– 12/2012, ngày Lễ 25/11 (al) tại nhà ông Nguyễn Văn Điền xã Tân Phước, Lai Vung, Đồng Tháp công an giả dang côn đồ xông vào hành hung người dự lễ.
– 6/2013, ngày lễ 18/5 (al) tại Quang Minh Tự của ông Võ Văn Thanh Liêm công an ngăn cản và tấn công hành hung người dư lễ.
– 8/2013, ngăn cản tín đồ PGHH tham dự lễ giỗ tại nhà bà Nguyễn Thị Ngọc Lan ở Ô Môn, Tp Cần Thơ, đánh trọng thương anh Nguyễn Ngọc Tân.
– 4/2014 tại nhà ông Nguyễn Văn Vinh ở Chợ Mới, tỉnh An Giang tổ chức ngày lễ 25/02 al hàng trăm công an xong vào điểm lễ đập phá, lấy toàn bộ máy quay phim chụp ảnh,tư trang,tiền bạc của tín đồ PGHH dự lễ. Lột trần truồng bà Nguyễn Thị Xinh 85 tuổi, bẻ gảy tay bà Võ Thị Gấm 78 tuổi.
– Công an giả dạng côn đồ hành hung ông Lê Văn Sóc và ông Bùi Văn Luốt,cùng cháu Tường Vi mới 4 tuổi.
Đây là những sự kiện điển hình cho các cuộc đàn áp của nhà cầm quyền CSVN đối với PGHH vừa qua.
Nhân đây chúng tôi gởi lời thỉnh cầu đến Bộ Ngoại Giao Hoa kỳ, Chính phủ Hoa Kỳ, Ngài Tổng Hoa Kỳ gây sức ép cho nhà cầm quyền CSVN sớm trả lại những quyền cơ bản cho người dân Việt Nam: tự do đi lại, tự do hội họp, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo…:
– Yêu cầu CSVN trả lại quyền tự quyết về mọi vấn đề của nội bộ tôn giáo. Nhà nước chỉ làm chức năng quản lý.
– Yêu cầu CSVN trả lại cơ sở cho PGHH : chùa,thư viện,hội quán, trụ sở làm việc của Giáo Hội PGHH các cấp…
Trước nhất trả lại:
Văn Phòng Ban Trị Sự TƯ/GH/PGHH, Thư Viện TƯ, tại thị trấn Phú Mỹ, tỉnh An Giang.
Văn phòng TƯ 2, số 114 Bùi Thị Xuân, Q1, Sài Gòn.
Văn phòng Ban trị sự Tỉnh Long Xuyen tại Tp Long Xuyên.
Văn phòng Ban trị sự tỉnh Phong Dinh nay là TP Cần Thơ.
Văn phòng Ban trị sự tỉnh Vĩnh Long tại Tp Vĩnh Long.
Văn phòng Ban trị sự Sa Đéc tại thị xã Sa Đéc
– Yêu cầu CSVN tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng hành lễ tổ chức các ngày lễ lớn trong Đạo: 25/02, 18/5, 25/11; không nên đổ thừa vì lý do an ninh mà có hành động ngăn chăn và trấn áp.
– Đặc biệt là yêu cầu CSVN trả tự do tức khắc,vô điều kiên cho:– Nguyễn Văn Lía
– Dương Thị Tròn
– Mai Thị Dung
– Bùi Văn Trung
– Bùi Văn Thâm
– Nguyễn Văn Minh.Trên đây là những thỉnh nguyện của chúng tôi gởi đến quý vị thấu hiểu và giúp đỡ chúng tôi.
Xin kính chúc quý vị nhiều sức khỏe.
Trân trọng kính chào.Sài Gòn, ngày 21 tháng 10 năm 2014
TM/GH/PGHH (TT)
Thừa lệnh Hội Trưởng Trung Ương
Phát ngôn viên
(ký tên )
Lê Văn Sóc
Công an ĐT phong tỏa nơi các tín đồ PGHH tổ chức lễ tưởng niệm 4 anh hùng ‘Tử vì Đạo’
Công an ĐT phong tỏa nơi các tín đồ PGHH tổ chức lễ tưởng niệm 4 anh hùng ‘Tử vì Đạo’
Công an ĐT phong tỏa nơi các tín đồ PGHH tổ chức lễ tưởng niệm 4 anh hùng ‘Tử vì Đạo’ bị VMCS hành quyết tại Cần Thơ, năm 1945.
Theo nguồn tin từ Giáo Hội PGHH (TT) sáng ngày 2/9 Âl, Giáp Ngọ tức ngày
25-9-2014. Tín đồ PGHH tổ chức lễ tưởng niệm lần thứ 69 năm ngày hy sinh các anh hùng liệt sĩ PGHH; – Huỳnh Thạnh Mậu, – Trần Ngọc Hoành, – Nguyễn Xuân Thiếp, – Trần Nguyên Thiều tại Xã Quới Thạnh, Huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ.Hiện diện buỗi lễ gồm có Đại diện Giáo Hội PGHH (TT) Trung Ương và các tỉnh thành như: An Giang, TP.Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long , Đại diện thân tộc Tổ Đình và người thân của các liệt sĩ trên cùng với khoảng hơn 100 tín đồ PGHH.– Ông Hồ Thiện Tâm, đại diện cho ban tổ chức tuyên bố lý do khai mạc buổi lễ: “Để tưởng nhớ công ơn các anh linh Huỳnh Thạnh Mậu, Trần Ngọc Hoành, Nguyễn Xuân Thiếp, Trần Nguyên Thiều đã hy sinh vì đạo pháp và dân tộc, chúng ta trở về đây thắp nén hương dâng chay phẩm cúng các anh linh tử sĩ”.– Ông Trần Văn Quang, đại diện cho ban tổ chức và thân tộc các liệt sĩ ngõ lời cám ơn đến đại diện Giáo Hội PGHH (TT) các cấp cùng toàn thể chư quý đồng đạo đến tham dự, kế đến là nghi thức theo truyền thống PGHH trong ngày lễ tưởng niệm người mất là lễ dâng chay phẩm và lễ cầu siêu.
Buổi lễ diễn ra trong tinh thần ôn hòa, không bới xới lịch sử.Nhưng sáng ngày 25-9-2014, (nhằm ngày 2/9 Âl, Giáp Ngọ) hằng trăm công an đóng chốt 2 đầu đường không cho tín đồ PGHH đến dự lễ. Với sự cương quyết bằng mọi cách, họ len lõi đường ruộng, vườn … lẫn tránh bằng các đường tắc đi vào điểm lễ. Đến khoảng 9 giờ sáng, một phái đoàn khoảng 30 người của Giáo Hội PGHH Thuần Túy của các tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và Trung Ương đến. Vì không thể ngăn cản được trước sự quyết tâm, công an đành cho phái đoàn vào.
Trong khi đó bên ngoài điểm hành lễ, hằng trăm công an thường phục, sắc phục lãng vãng chụp hình, quay phim làm đủ thứ trò, bên trong điểm lễ cũng có rất nhiều công an theo dõi.Sau khi cử hành lễ xong, ông Nguyễn Văn Thiết ở Đồng Tháp có chia sẽ với một số đồng đạo bằng bản tin ngày Đại Lễ 25/2 Âl, bị chính quyền Đồng Tháp khủng bố tại nhà ông, 1 tên công an mật vụ cướp lấy bản tin trên và sau đó công an kéo đến lập biên bản với nội dung tuyên truyền tài liệu trái phép. Ban tổ chức và đồng đạo không đồng ý ký biên bản. Sau đó là 1 cuộc bố ráp đòi bắt tất cả về công an huyện Vĩnh Thạnh. Họ bao vây điểm lễ cho đến 14 giò cùng ngày rồi họ tự rút lui.* Được biết 4 Anh hung tử sĩ trên là người lãnh đạo và nhân sĩ của PGHH.
– Ông Huỳnh Thạnh Mậu là bào đệ của Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH.
– Ông Nguyễn Xuân Thiếp là thi sĩ nổi tiếng tại Sài Gòn lúc bấy giờ, được
Đức Huỳnh Giáo Chủ giao phó trach nhiệm tham dự những cuộc hội nghị lớn với Việt minh Cộng sản thời bấy giờ..
– Ông Trần Ngọc Hoành là trưởng nam của cố Trung Tướng PGHH Trần Văn Soái.
– Ông Trần Nguyên Thiều là 1 Giáo Sư ở Sài Gòn.Trao đổi với chúng tôi qua điện thoại, ông Nguyễn Văn Điền Phó Hội Trưởng Trung Ương Giáo Hội PGHH cho biết: Qui Ông Nguyễn Xuân Thiếp, Trần Ngọc Hoành và Trần Nguyên Thiều được Đức Thâỳ cử xuống Cần Thơ để đàm phán về việc Việt Minh cộng sản đã ngang nhiên
xả súng vào đoàn người PGHH đang mít tinh mừng độc lập ngày 8-9-45 tại Cần Thơ và hằng trăm nhân sĩ, Trị Sự Viên PGHH các cấp bị bắt giam. Thế nhưng Việt minh Cộng sản ở Cần Thơ không thả người mà bắt luôn 4 ông, sau đó đem xử tử tại sân vận động Cần Thơ ngày 2/9, Âl,
Ất Dậu (nhằm ngày 7-10-1945) cùng lúc hằng ngàn nhân sĩ, tín đồ PGHH bị sát hại tại khắp địa phương thuộc đồng bằng sông Cửu Long.Sau khi Nhật đầu hang Đồng minh, các đảng phái chính trị và tôn giáo đã hình thành Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất, đứng đầu là Hồ Văn Ngà ngày 14-8-45…Đến ngày 25-8-45, Trần Văn Giàu tự xưng là Chủ Tịch Lâm Ủy Hành Chánh Nam Bộ và 8 ủy viên, phần lớn là cộng sản hoặc thân cộng!
Các lãnh tụ Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất bất bình, rất sợ nguy cơ độc tài đảng trị tại Nam Bộ. Trần Văn Giàu một mặt theo vuốt ve, mặt khác cho người ám hại các lãnh tụ trong Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất!!! Điển hình là ngày 9-5-45 Trần Văn Giàu bao vây văn phòng Đức Huỳnh Giáo Chủ tại đường Miche (SG) nhưng không thành. Ngày 13-9-45, công an của Giàu do Lý Huê Vinh cầm đầu tìm bắt Vũ Tam Anh ở Xóm Thơm và các nhân sĩ quốc gia như: Hồ Văn Ngà, Trần Quang Vinh, Lương Trọng Tường, Bùi Văn Chiêu…
NHÓM PHÓNG VIÊN PGHH
Dưới Đây là bản tin của VRNs và Một đoạn Video từ chương trình phát hình của “Đài Đáp Lời Sông Núi”
VRNs (26.09.2014) – Cần Thơ – Ngày kể tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Phật Giáo Hòa Hảo (PGHH): Huỳnh Thạnh Mậu, Nguyễn Xuân Thiếp, Trần Ngọc Hoành, Nguyễn Văn Thiều.
Ban truyền thông Phật giáo Hòa Hảo (PGHH) cho biết: “Sáng ngày 2/9 Giáp Ngọ, nhằm ngày 25/9/2014, khối tín đồ PGHH Thuần Túy tổ chức lễ tưởng niệm lần thứ 69 năm ngày Việt minh cộng sản xử tử bốn ông Huỳnh Thạnh Mậu, Nguyễn Xuân Thiếp, Trần Ngọc Hoành, Nguyễn Văn Thiều tại xã Quới Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh, Tp. cần Thơ.
Tại điểm lễ sáng nay, hằng trăm CA đón đường ngăn cản không cho tín đồ PGHH tham dự ngày kỷ niệm này, tuy nhiên với lòng cương quyết tham dự, khoảng 100 đồng đạo và cán bộ Ban trị sự giáo hội PGHH Thuần Túy các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp . . đã vào được điểm lễ, xung quanh nơi diễn ra cuộc lễ an ninh mặc thường phục và sắc phục đứng đầy đường.
Buổi lễ được tổ chức trong tin thần ôn hòa, không khơi gợi hận thù, tuy nhiên vào phúc cuối có một sự kiện nhỏ xảy ra đó là đồng đạo Nguyễn Văn Thiết (Tư Thiết – Đồng Tháp) có chia sẽ một bản tin tại tư gia ông bị đàn áp vào ngày Đại Lễ 25/2. Bắt được cơ hội này, an ninh, công an huyện Vĩnh Thạnh và TP. cần Thơ gây khó dễ gia đình và đồng đạo và đòi bắt ông Tư Thiết về CA huyện Vĩnh Thạnh để xử lý. Đồng đạo và gia đình không chấp nhận, công an đang bao vây nhà và có thể tràn vô bất cứ lúc nào. Chúng tôi sẽ cập nhật và đưa tin sau”.
Nhà cầm quyền, trong quá khứ đã có nhiều thủ đoạn để tiêu diệt các nhân sự cốt cán của PGHH, và từ 1975 đến nay, PGHH là tôn giáo bị đàn áp dã man nhất.
Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, quản nhiệm Hội thánh Chuồng Bò nói: “Tôi xin chia sẻ hiệp thông cầu nguyện cùng GHPGHHTT và cực lực phản đối nhà cầm quyền VN đàn áp GHPGHHTT tại Cần Thơ. Đây là hành vi vi phạm pháp luật VN, vi phạm các Công ước quốc tế về quyền con người mà nhà cầm quyền VN đã tham gia ký kết. Cầu xin Thượng Đế ban ơn cho GHPGHHTT vượt qua đạo nạn này”.PV. VRNs
Cựu tù chính trị Lê Văn Tính được thả trước thời hạn
Cựu tù chính trị Lê Văn Tính được thả trước thời hạn
Cựu tù chính trị Lê Văn Tính được thả trước thời hạnGia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok.2014-10-16
Cựu tù nhân chính trị Lê Văn Tính, 74 tuổi, từng là một dân biểu trong chính quyền Việt Nam Cộng hòa và mới được trả tự do hồi cuối tháng 9 vừa qua trước thời hạn cùng một số tù nhân lương tâm khác như ông Trần Tư, Bảo Giang- Trần Tuấn Nam, Nguyễn Long Hội, Trần Hoàng Giang.
Ông Lê Văn Tính từng bị tù hai lần. Lần thứ nhất là đi học tập sau năm 1975 thời gian 10 năm tại Trại giam ở Tân Lập, Vĩnh Phú ngoài bắc. Lần thứ hai ông bị bắt vào tháng 11 năm 96 sau khi sang Thái Lan tham gia đại hội của Đảng Nhân dân Hàng Động; bị dẫn độ về nước và ra tòa với tội danh ‘trốn đi nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân’.
Gia Minh hỏi chuyện ông Lê Văn Tính về thời gian ở tù kéo dài trong những năm qua. Trước hết ông nói về việc được tự do trước thời hạn mấy năm như sau.
Cựu tù nhân chính trị Lê Văn Tính: Tôi tuyên bố thẳng thừng tôi không bao giờ yêu cầu giảm án hay đặc xá gì cả. Vì hai yếu tố đó là một trong bốn tiêu chuẩn của tù nhân là phải nhận tội mới được xếp loại khá giỏi và mới được giảm án. Đối với cá nhân tôi thì 18 năm mà 14 năm bị biệt giam, giam riêng rồi; chỉ có 4 năm sống chung với tập thể thôi. Tôi không nhận tội.
Nhưng nay chính sách ‘tình người, nhân đạo’ gì đó của Đảng cộng sản Việt Nam mà họ trả tự do cho tôi thì tôi cám ơn. Thế thôi.
Gia Minh: Ông có nghĩ là có sự can thiệp nào từ bên ngoài thì vừa rồi mới có đợt một số tù nhân được về trước thời hạn như thế không?
Cựu tù nhân chính trị Lê Văn Tính: Cái đó có hai yếu tố. Thứ nhất yếu tố bên ngoài, tất cả những tiếng nói bên ngoài cũng có sự lên tiếng, can thiệp, quan tâm đến anh em tù nhân. Điều đó là thứ nhất, chúng tôi ghi nhận điều đó.
Điều thứ hai là theo tiến trình tự do- dân chủ bây giờ, chính phủ của đảng cộng sản Việt Nam bây giờ họ cũng đang đi trong tiến trình cởi mở. Phối hợp cả hai nên tôi được trả tự do sớm hơn.
Gia Minh: Trong thời gian ông bị biệt giam và đi qua hai nơi, gia đình ông có được thăm nuôi thường xuyên không?
Cựu tù nhân chính trị Lê Văn Tính: Lúc đầu cũng có trở ngại vì cuộc sống của hai người con trai của tôi khi đó cũng khó khăn lắm nên hầu như không có thăm nuôi gì. Thứ đến là biện pháp ‘cấm vận’: thư từ, quà cáp không có. Sau này khi ra sống chung thì cuộc sống thoải mái hơn.
Gia Minh: Khi được ra ( sống chung), ông bị giam với những ai?
Cựu tù nhân chính trị Lê Văn Tính: Nhiều người lắm, tôi không nhớ hết. Có số được về, có số ở lại. Tôi nhớ người của mấy đảng chính trị: Việt Nam Tự do của ông Nguyễn Hữu Chánh, Đảng Nhân dân Hành động, Đảng Vì Dân, 8406, Đảng Dân chủ Nhân dân… Số lượng người khoảng 40-50 người.
Gia Minh: Tù chính trị của các đảng phái bị giam chung như vậy, việc liên lạc- trao đổi ra sao?
Cựu tù nhân chính trị Lê Văn Tính: Nói ngay, ban đầu xét về khuôn khổ cũng khắc khe; nghĩa là chưa có mở cửa để anh em có sự tiếp cận, giao tiếp với nhau một cách thoải mái. Sau đó anh em phản ứng nên cuối cùng họ cũng mở cửa và anh em cũng gặp nhau, cũng tiếp xúc theo kiểu thân quen nhiều ít. Cũng có thể ngồi chung với nhau cà phê, trà lá, tâm sự với nhau…
Gia Minh: Việc đối xử với tù nhân chính trị ra sao?
Cựu tù nhân chính trị Lê Văn Tính: Nói thật ra qui định của người ta vậy rồi; nhưng sau này cũng thấy người ta có những chính sách cởi mở hơn. Những yêu cầu mình đòi hỏi về những cái thiết thân cho cuộc sống lần lượt người ta cũng thỏa mãn.
Gia Minh: Trong thời gian ông sống trong tù, có những người phải suy kiệt và ‘ra đi’ trong nhà tù không?
Cựu tù nhân chính trị Lê Văn Tính: Giữ kín hay biệt tích thì không, nhưng tình trạng suy dinh dưỡng, chết chóc cũng có một số. Gần nhất,trước khi tôi về có Đinh Đăng Định. Anh ta còn tuổi trẻ và tinh thần rất cứng rắn, là người đáng khen. Anh bị bệnh và tôi có làm đơn kiến nghị và cộng thêm nhiều yếu tố nữa nên anh được tạm hoãn thi hành án, nhưng khi ra ngoài thì anh ta chết.
Gia Minh: Sau thời gian ở trong nhà giam và nay về lại địa phương, ông thấy cuộc sống của người dân và đặc biệt là những đồng đạo Phật giáo Hòa Hảo của ông không theo chi phái Nhà nước thì ra sao?
Cựu tù nhân chính trị Lê Văn Tính: Về đây tôi cũng được sự quan tâm đặc biệt từ huyện đến tỉnh, nói về cách ứng xử họ cũng dành cho tôi ưu ái trong cách làm việc từ vấn đề nhập khẩu đến làm giấy chứng minh nhân lại, làm bảo hiểm y tế họ cũng sẵn sàng ủng hộ. Nhưng cũng còn bị ràng buộc bởi chế độ quản chế ‘đi thưa, về trình’ nên cũng thấy ngột ngạt.
Gia Minh: Còn về đồng đạo Phật giáo Hòa Hảo?
Cựu tù nhân chính trị Lê Văn Tính: Vì tôi mới về nên ‘đầu hôm, sớm mai’ cũng không nắm vững rõ ràng đâu. Tuy nhiên, người tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, họ trở về tín ngưỡng tu tâm, dưỡng tánh một cách mà tôi thấy phấn khởi. Nhưng nói về mặt tổ chức của giáo hội thì còn phức tạp lắm, nên tôi chỉ ghi nhận bước đầu thế thôi. Còn nhiều phe cánh phức tạp lắm.
Gia Minh: Trước năm 1975 ông đã là một dân biểu quốc hội, nay về qua tiếp cận thông tin, ông thấy đời sống của người dân địa phương thế nào so với những năm trước đây?
Cựu tù nhân chính trị Lê Văn Tính: Nói về mức độ phát triển trong cuộc sống thì phải ghi nhận bây giờ có đổi khác, tức có tiến một vài bậc.
Gia Minh: Với thời gian gần 40 năm, thì mức độ phát triển như vậy đã thỏa đáng chưa?
Cựu tù nhân chính trị Lê Văn Tính: Chưa đâu, cần phải làm nhiều việc nữa. So với những nước lân cận thì mình còn tụt hậu hơn so với người ta, phải phấn đấu hơn nữa và chưa phải lạc quan lắm đâu.
Gia Minh: Cám ơn ông.
Dõi Gót Theo Thầy – Hay Cuộc Thám Hiểu Trên Núi Tà-Lơn
Dõi Gót Theo Thầy – Hay Cuộc Thám Hiểu Trên Núi Tà-Lơn
Ðức Huỳnh Giáo Chủ ( Vương Kim)
Ðức Huỳnh Giáo Chủ
Vương Kim
Ðức Phật, Hoàng thiên lịnh giáng trần,Huỳnh gia chuyển kiếp lập đời Tân.Giáo truyền đạo Thích dìu sanh chúng,Chủ ý chọn người vẹn Tứ ân.(Hình Tác giả: Vương Kim Phan Bá Cầm)
Phần I: HÀNH TRẠNG
Thiên thứ nhứt Giai đoạn ra đời mở đạo
Thiên thứ hai Giai đoạn hoạt động đấu tranh
Thiên thứ ba Giai Ðoạn Vắng Mặt
Phần II: SỰ NGHIỆP
Thiên thứ tư Sự Nghiệp Về Mặt Ðạo Tôn Phái Phật Giáo Hòa Hảo
Thiên thứ năm Sự Nghiệp Về Mặt Ðời: Công nghiệp cách mạng
Bộ Ðội Nguyễn Trung Trực
Việt Nam Dân Chủ Xã Hội đảng |
Cùng một tác giả:Long Hoa xuất bản- Tận Thế và Hội Long Hoa (1952)- Đức Phật Thầy Tây An (1953) (hiệp với Đào Hưng)– Để Hiểu Phật Giáo Hòa Hảo (1954) (hiệp với Thanh Sĩ)
– Ðời Hạ Ngươn (1960) – Đời người dướI ánh sáng Đạo Phật (1960) – Bửu Sơn Kỳ Hương (1966) – Hành sử Đạo Nhân (1970) – Tu Hiền (1972) – Đời Thượng Ngươn (1973) – Pháp Môn Tịnh Độ (1973) – Tại Sao Ta Phải Tu (1974) Dân Xã Tùng Thư– Chánh trị thường thức (1956) – Tinh thần cán bộ (1971) – Lập trường Dân Xã Đảng (1971) |
MUC LUC | CHƯƠNG 1 | | CHƯƠNG 2 | | CHƯƠNG 3 | | CHƯƠNG 4 | |CHƯƠNG 5 | | CHƯƠNG 6 | | CHƯƠNG 7 | | CHƯƠNG 8 | |CHƯƠNG 9 | |CHƯƠNG 10 | | CHƯƠNG 11 | | CHƯƠNG 12 |
| CHƯƠNG 13 | | CHƯƠNG 14 | | CHƯƠNG 15 | | CHƯƠNG 16 | |CHƯƠNG 17|
Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật Giáo Thời Ðại
Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ
và Phật Giáo Thời Ðại
Lê Hiếu Liêm
Viện Tư Tưởng Việt Phật Hoa Kỳ 1995
tái bản lần thứ hai 2001
Kính tặng những người mang tâm hạnh Bồ Tát tùy thuận phụng sự chúng sanh đã hy sinh tự do và thân mạng
cho lý tưởng cứu khổ cứu nạn con dân và đất nước Việt Nam thân yêu.
Viện Tư Tưởng Việt Phật
Chuyển luân chánh pháp vào thời đại,
chính sách quốc gia & đời sống quốc dân.
Mục LụcChương Một: Việt Nam và Phật Giáo đầu Thế Kỷ 20.Chương Hai: Tư Tưởng Phật Học Của Thiền Sư Thích Thiện Chiếu.A/ Cuộc đời và hành trạng của thiền sư Thích Thiện Chiếu.B/ Tư tưởng Phật học của thiền sư Thích Thiện Chiếu và các bạn cùng lý tưởng.a/ Bác bỏ Thượng Đế.b/ Bác bỏ thuyết linh hồn bất tử.
c/ Bác bỏ quan niệm thiên đàng, niết bàn. d/ Thuyết vô ngã. 1/ Mâu thuẩn của niết bàn. 2/ Mâu thuẩn nhân quả.
Chương Ba: Cuộc đời của Huỳnh Phú Sổ. A/ Cuộc đời thanh thiếu niên. B/ Cuộc đời hành đạo. C/ Những năm tháng bị quản thúc, lưu đày. D/ Thời gian sống ở Sài Gòn và đi khuyến nông tại miền Tây. E/ Quê hương bừng dậy trong cách mạng và kháng chiến. F/ Dấn thân hoạt động cách mạng kháng chiến cứu quốc. G/ Những ngày cuối cùng của Huỳnh Phú Sổ. H/ Các tác phẩm của Huỳnh Phú Sổ.
Chương Bốn: Nguồn Gốc Lịch Sử, Bối Cảnh Chính Trị Và Truyền Thống Tâm Linh. A/ Công cuộc Nam tiến. B/ Cuộc kháng chiến chống Pháp. C/ Truyền thống Đạo Pháp và Dân Tộc.
Chương Năm: Tinh Hoa Tư Tưởng Phật Học Và Phương Thức Chấn Hưng Phật Giáo Của Huỳnh Phú Sổ. 1/ Phương pháp luận của Huỳnh Phú Sổ. 2/ Hình thức giảng đạo. 3/ Đối tượng hoằng pháp. 4/ Phương thức cứu độ. 5/ Tinh yếu tư tưởng Huỳnh Phú Sổ.
Chương Sáu: Cuộc Cách Mạng Tôn Giáo Của Huỳnh Phú Sổ. 1/ Khuyến khích tu hành theo đạo Phật. 2/ Bài trừ mê tín dị đoan. 3/ Việt hóa nghi thức thờ phượng. 4/ Đề cao vai trò của người Phật tử tại gia. 5/ Áp dụng thuyết tứ ân, đưa đạo Phật vào đời. 6/ Đưa đạo Phật vào thời đại. 7/ Hình thành một tôn giáo dân tộc.
Chương Bảy: Con Đường Hành Động Phật Giáo Qua Hành Trạng Của Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ. A/ Tranh đấu cho độc lập, thống nhất, hòa giải và đoàn kết dân tộc. B/ Nổ lực đoàn kết, thống nhất Phật giáo.
Chương Tám: Nội Dung Phật Pháp Của Phật Giáo Hòa Hảo. – Đường trung đạo. – Chư Phật có bốn đại đức. – Tam nghiệp và thập ác. 1/ Sát sanh. 2/ Đạo tặc. 3/ Tà dâm. 4/ Lưỡng thiệt. 5/ Ỷ ngôn. 6/ Ác khẩu. 7/ Vọng ngữ. 8/ Tham lam. 9/ Sân nộ. 10/ Mê si.
– Sơ giải về tứ diệu đế. – Luận về bát chánh. 1/ Chánh kiến. 2/ Chánh tư duy. 3/ Chánh nghiệp. 4/ Chánh tinh tấn. 5/ Chánh mạng. 6/ Chánh ngữ. 7/ Chánh niệm. 8/ Chánh định.
– Cư sĩ Huỳnh Phú Sổ và danh tăng Narada Maha Thera. – Thập nhị nhơn duyên. – Môn hoàn diệt. – Đức Phật đối với chúng sanh. – Lời khuyên bổn đạo. – Trong việc tu thân xử kỷ.
Chương chín: Hình Thức Tín Ngưỡng Của Phật Giáo Hòa Hảo. A/ PGHH là một tông phái Phật giáo tu hành tại gia. B/ Hình thức thờ phượng, lễ bái, cầu nguyện. – Thờ phượng. – Hành lễ. – Tang lễ. – Hôn nhân. – Những điều cấm làm. – Đối với các tôn giáo và nhân sanh. – Điều kiện vo đạo. – Sự cúng lay của người cư sĩ tại gia.
C/ Tám điều răn cấm. – Lời khuyên bổn đạo.
Chương Mười: Thi Kệ Của Huỳnh Phú Sổ. – Thi kệ của Huỳnh Phú Sổ và thi kệ của Nhất Hạnh. – Huỳnh Phú Sổ là một phần mầu nhiệm của chúng ta.
– Nhận định Tình Hình Tôn Giáo Tại Việt Nam của tác giả. – Đức Huỳnh Giáo Chủ Như Là Một Triết Gia Việt Nam của Học Giả Phạm Công Thiện. – Huỳnh Phú Sổ Và Chúng Ta của Tiến Sĩ Lý Khôi Việt.
Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ Và Phật Giáo Thời Đại là một tác phẩm sử học và Phật học nên tác giả đã không thể viết khác hơn về một số sự thật lịch sử và một số nhận định, phê bình. Lịch sử là lịch sử. Và tự do tư tưởng là quyền tự do căn bản nhất, thiêng liêng nhất của mọi con người trong thế giới văn minh ngày nay. Tác giả hoan nghênh và sẵn sàng thảo luận với bất cứ ai về bất cứ vấn đề gì được nêu lên trong tác phẩm nầy.
* Các hình của Huỳnh Phú Sổ được chụp lại từ trong cuốn Phật Giáo Hòa Hảo Trong Dòng Lịch Sử Dân Tộc của Nguyễn Long Thành Nam.
Viện Tư Tưởng Việt Phật P.O Box 915 Danville, CA 94526. USA
Tác Giả & Tác Phẩm
* Tác giả Lê Hiếu Liêm sinh năm 1952 tại Huế, tốt nghiệp Cử nhân Luật Khoa đại Học Sài Gòn năm 1974 và Tiến Sĩ Luật Khoa, chuyên ngành về Luật Các Tổ Chức Quốc Tế Và Bang Giao Kinh Tế Quốc Tế, đại Học Sorbonne năm 1978, sáng lập Tạp Chí Khai Phóng (1981), báo Thanh Niên Hành động (1984), báo The Berkeley Times (1986), Viện Tư Tưởng Việt Phật (1990), Tạp Chí Bông Sen (1991) và Trường Phật Học Lý Trần (1991). Trong hơn hai thập niên qua, tác giả đã hoàn thành các tác phẩm sau đây: – Ý Thức Hệ Của Các Quốc Gia Đang Phát Triển (1970), – Chiến Tranh Việt Nam Và Luật Quốc Tế (1973), – Hợp Tác Và Hội Nhập Tại Đông Nam Á (1976), – Việt Nam Và Hoa Kỳ Trong Thời đại Mới 1976-2000 (1976), – Bản Điều Trần Nguyễn Trường Tộ Mới (1977), – Khía Cạnh Pháp Lý Và Thực Tế Của Sự Giao Thương Nga-Mỹ (luận án tiến sĩ, 1978), – Việt Nam Tranh Đấu Sử Luận (1980), – Hai Ngàn Năm Việt Nam Và Phật Giáo (1981).
Tác giả đã viết trên 200 bài nghiên cứu, tham luận, bình luận, phóng sự, bút ký… dưới các bút hiệu khác nhau, về các vấn đề Phật Giáo, Phật Học và Đất Nước, được đăng tải trên các tạp chí Phật Giáo Việt Nam, Khai Phóng, Giao Điểm, Hoa Sen, Bông Sen, Bông Sen Âu Châu… và được trích đăng lại trong nhiều tờ báo khác. Tác giả Lê Hiếu Liêm là chủ biên của bộ Phật Học Lý Trần, Khóa Căn Bản (Năm thứ nhất Cao Đẳng Phật học), Khóa Trung Cấp (Năm thứ hai Cao Đẳng Phật học) và Khóa Cao Cấp (năm thứ ba Cử Nhân Phật học) tổng cộng 6.000 trang. Ngay từ tác phẩm đầu tiên “Ý Thức Hệ Của Các Quốc Gia đang Phát Triển”, được viết khi 18 tuổi, tác giả đã đề nghị lấy Phật Giáo để dung hòa, hóa giải các nguồn ý thức hệ đang tàn phá Việt Nam và làm chủ đạo văn hóa-chính trị mới cho Việt Nam. Lời kêu gọi này tiếp tục được đưa ra trong Bản Điều Trần gởi các nhà lãnh đạo Việt Nam, được viết khi 24 tuổi, và được tác giả mang đến trao cho phái đoàn Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đang công du tại Pháp trong năm 1977. Thông điệp giải cứu và quang hưng đất nước trong tinh thần khoan dung, khai phóng, từ bi và trí tuệ của đạo Phật, đồng thời cũng là của truyền thống văn hóa dân tộc và của thời đại, được tác giả tiếp tục khẳng định trong hầu hết các tác phẩm được viết từ suốt 20 năm qua.
* Tác phẩm Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ Và Phật Giáo Thời Đại được viết từ cuối năm 1994 và hoàn thành, quyển một, vào tháng tư năm 1995. Đây là quyển đầu tiên của bộ sách ba cuốn viết về Huỳnh Phú Sổ. Quyển một giới thiệu cuộc đời – tư tưởng Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ và nội dung giáo lý – hình thức tín ngưỡng của Phật Giáo Hòa Hảo, như một tông phái Phật giáo được Việt hóa và hiện đại hóa. Quyển hai so sánh Huỳnh Phú Sổ và các vị giáo chủ khác, cùng đối chiếu Phật Giáo với các tôn giáo khác, đây là một bản tổng kết và đánh giá di sản tôn giáo của dân tộc và nhân loại. Quyển ba trình bày những tiên đoán về tương lai của các tôn giáo và của Phật Giáo Việt Nam, và đưa ra những đề nghị để xây dựng một nền Phật Giáo Thời đại trong Thời đại Phật Giáo, là thế kỷ 21 sắp đến.
“Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ đã đưa lịch sử vượt qua tương lại, đã nối liền Đạo Pháp với Dân Tộc, và đã đến hiện đại từ truyền thống. Ý thức mới trong văn hóa, tôn giáo và chính trị của Ông vẫn còn rực sáng để đánh thức chúng ta, dẫn đường cho thời đại, cho sinh mệnh Việt Nam và tương lai Phật Giáo Việt Nam. Tất cả chúng ta, những ai vẫn còn mang trong trái tim truyền thống văn hóa và tâm linh của dân tộc, chính là hóa thân của Huỳnh Phú Sổ, của Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Tuệ Trung, của Khuông Việt, Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn. Huỳnh Phú Sổ bất tử. Vì sự nghiệp của ông chính là sự nghiệp Phật Giáo. Vì sự nghiệp của ông chính là sự nghiệp Việt Nam. Vì Huỳnh Phú Sổ đã trở thành một phần mầu nhiệm của Việt Nam, của Phật Giáo, của mỗi chúng ta…”
|
|Muc Luc| |Ch.1| |Ch.2| |Ch.3| |Ch.4| |Ch.5| |Ch.6| |Ch.7| |Ch.8| |Ch.9| |Ch.10| |TK|
[BHH430] [PGHH] [THƯ VIỆN PGHH]
Occasionally, some of your visitors may see an advertisement here.
Nhập những từ trong hình vào ô bên dưới