Monthly Archives: March 2015

Tình hình Việt Nam hiện nay: Phải chăng “Nhân dân nào chính quyền ấy”

Tình hình Việt Nam hiện nay: Phải chăng “Nhân dân nào chính quyền ấy”?

Tiêu Dao Bảo Cự

Diễn tiến trong thái độ của chính quyền đối với vụ tưởng niệm Gạc Ma 14/3 và việc thực hiện kế hoạch chặt 6700 cây xanh ở Thủ đô Hà Nội cho thấy hành động của nhân dân đã tác động đến chính quyền.

Sau khi đám “dư luận viên” phá rối vụ tưởng niệm Gạc Ma, khác với sự im lặng hay công khai hỗ trợ hành động phá rối, lần này chính quyền đã lên tiếng phủ nhận việc tổ chức và ủng hộ đám “dư luận viên” thô thiển, ngu ngốc gây phẫn nộ trong nhân dân thay vì gọi những người đến tưởng niệm là “bọn phản quốc” như các lần khác, đã tôn vinh họ là “những người yêu nước”. Tương tự, sau việc chặt phá  một số cây xanh, chính quyền đã lùi bước trước phản ứng mạnh mẽ và tức thời của nhiều tầng lớp dân chúng trên đường phố và trên mạng xã hội.

Những điều trên làm ta liên tưởng đến câu tổng kết của một nhà tư tưởng: “Nhân dân nào chính quyền ấy”. Nó cũng đánh dấu việc mở đầu một giai đoạn nhân dân chuyển mình đã tác động tích cực lên nhà cầm quyền.

Trên dưới hai thập niên vừa qua, nhiều cuộc chuyển đổi và cách mạng long trời lở đất đã xảy ra đối với hệ thống Xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới và các nước có chế độ độc tài ở Bắc Phi, Trung Đông. Nhiều người đã mơ tưởng đến các loại “cách mạng màu, cách mạng hoa” như ở một số nước, nhưng điều đó đã không xảy ra. Tình hình này cũng có thể chứng minh cho cách tổng kết “nhân dân nào chính quyền ấy” ở Việt Nam.

Nhân dân là một từ trừu tượng nhưng lại rất cụ thể. Ai cũng có thể tự xưng nhân dân, nhân danh nhân dân, hô hào nhân dân. Có khi nhân dân im lặng chịu dẫn dắt như bầy cừu nhưng cũng có lúc nhân dân nổi gió dậy sóng. Người xưa cũng đã từng nói “chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”.

Trong chiều dài lịch sử của mình, nhân dân Việt Nam có hai đặc tính nổi bật: chịu đựng và phản kháng. Hai đặc tính này luân phiên hay cùng lúc bổ sung cho nhau tùy hoàn cảnh cụ thể. Nếu không rèn đúc được hai đặc tính này, chắc chắn quốc gia Việt Nam đã bị xóa sổ trên bản đồ thế giới.

Trong lịch sử thế giới, không ít thí dụ về việc có những chế độ tàn ác được nhân dân ủng hộ trong một giai đoạn, mà rõ ràng nhất là phát xít Đức và Nhật, đã gây nên Thế chiến 2, làm hao tổn bao nhiêu máu xương của nhân loại. Chế độ Cộng sản ở Liên Xô và Trung Quốc trước đây cũng thế, cho đến khi nhân dân nhìn ra tai họa tày trời với những tội ác kinh hoàng mà chế độ do chính họ ủng hộ gây dựng nên đã mang đến.

Từ năm 1975, 40 năm qua, tại sao nhân dân Việt Nam vẫn phải chịu đựng một chính quyền ngày càng tỏ ra tồi tệ, đưa đất nước ngày càng “tụt hậu” thay vì vươn lên sau khi đã chấm dứt chiến tranh và thống nhất. Có người trách cứ, thậm chí nguyền rủa nhân dân chỉ biết hèn nhát cúi đầu. Nhận định về tình hình này là một vấn đề phức tạp trên nhiều lãnh vực, từ nhiều góc độ. Ở đây chỉ xin phân tích về tính chất của nhân dân định hình bởi hoàn cảnh lịch sử hiện nay.

Nhân dân bao gồm tất cả mọi tầng lớp trong xã hội. Khi nói nhân dân ủng hộ, chịu đựng hay phản kháng phải có đại bộ phận nhân dân chứ không phải một vài tầng lớp.

Từ sau 1975 nhân dân Việt Nam có tâm lý và tâm cảnh sau đây: Vui mừng vì đất nước đã hết chiến tranh và thống nhất (trong đó riêng ở miền Nam, những người có liên quan đến chế độ Việt Nam Cộng hòa lo sợ bị trả thù, phân biệt đối xử và thực tế điều này đã diễn ra). Họ ngán ngại chiến tranh, xáo trộn, cốt làm ăn kiếm sống để vươn lên và hưởng thụ khi có điều kiện. Không ít người lo sợ khi gặp rắc rối với chính quyền, sẵn sàng thỏa hiệp với chuyện hối lộ để được việc, mặt khác lại có tâm lý cầu an thường tránh xa hay vô cảm với cái xấu, cái ác xảy ra chung quanh hàng ngày.

Riêng đối với trí thức, ở miền Bắc từ sau vụ Nhân văn – Giai phẩm và Xét lại – chống Đảng, tinh thần phản kháng hầu như bị thui chột đến mấy thế hệ, ở miền Nam, do tâm lý và hoàn cảnh bại trận, tinh thần phản kháng cũng nhụt đi nhiều.

Đối với học sinh sinh viên là lứa tuổi trong sáng, giàu lòng phản kháng tự nhiên nhưng chính sách giáo dục nhồi sọ, nô lệ, nặng tính chính trị, cùng với hoàn cảnh kinh tế khó khăn của toàn xã hội đã làm họ trở nên thụ động và phần đông chỉ biết vâng phục, mong muốn học giỏi, thi đỗ, có việc làm và làm giàu.

Tất cả những điều trên đã làm cho nhân dân cam chịu trước bao nhiêu khó khăn, khổ nhục, bị tước đoạt nhiều thứ tự do nhưng vẫn nhẫn nhục chịu đựng trong một thời gian dài, tưởng như toàn xã hội đã tê liệt sự phản kháng. 

Tuy nhiên gần đây tình hình đã thay đổi, những dấu hiệu phản kháng đã bộc lộ và bùng lên nơi này nơi khác với nhiều mức độ khác nhau. Đầu tiên là “dân oan” bị mất đất mất nhà đã đi khiếu kiện, biểu tình, “chống người thi hành công vụ” (thực ra là thi hành “công vụ phi pháp”) và một vài trường hợp đã bạo động. Các tôn giáo bị trù dập, đàn áp cũng có phản ứng tương tự. Nhiều trí thức, văn nghệ sĩ, kể cả đảng viên phê phán nghiêm khắc chính sách của Đảng và Nhà nước ngày càng gay gắt. Các blogger, facebooker phần đông là các bạn trẻ, quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề chính trị, bày tỏ quan điểm trái với chính quyền ngày càng sắc bén, một số nhỏ đã đi vào hành động một cách khôn ngoan, táo bạo. Việc chống lại cảnh sát giao thông, đôi khi ngay cả lúc phạm lỗi, đã trở nên phổ biến, thậm chí có dấu hiệu cực đoan như chửi bới, tông thẳng xe vào cảnh sát là điều trước đây chưa bao giờ có. Hai biểu hiện gần đây của nhiều tầng lớp xã hội là vụ tưởng niệm Gạc Ma và chống chặt cây xanh ở Hà Nội như đã nói trên cho thấy sự chuyển mình của quần chúng từ chịu đựng sang phản kháng.

Sự phản kháng này chỉ có hiệu quả lớn khi đại bộ phận nhân dân tham gia. Các tầng lớp nhân dân không đồng nhất nên phải có sự tác động, kích thích lẫn nhau, đặc biệt trong đó tầng lớp ưu tú có trách nhiệm dẫn dắt và thúc đẩy, lứa tuổi trẻ xung kích tiến lên hàng đầu. Trí thức dấn thân thường đấu tranh vì lý tưởng chứ không vì quyền lợi, tuổi trẻ không ngại hy sinh, không so đo tính toán. Đó hầu như là kinh nghiệm của mọi cuộc cách mạng. Và trong thời đại Internet, thông tin truyền tải tức thời, sự tác động qua lại giữa các tầng lớp càng nhanh lên gấp bội.

Phải chăng đây là con đường, là lối thoát tất yếu cho tình hình Việt Nam? Và có phải Đảng – chính quyền đã không học được bài học tự ngàn xưa “chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân” để đi đến tự hủy?

24/3/2015

T.D.B.C 

Tác giả gửi BVN

Advertisement
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

LỄ TƯỞNG NIỆM NGÀY ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ THỌ NẠN

LỄ TƯỞNG NIỆM NGÀY ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ THỌ NẠN

LỄ TƯỞNG NIỆM NGÀY ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ THỌ NẠN KHI HỌP

VỚI BỬU VINH TẠI ĐỐC VÀNG HẠ, ĐỒNG THÁP MƯỜI, VÀO ĐÚNG

NGÀY 25 THÁNG 02 ÂM LỊCH NHẰM NGÀY 16 THÁNG 4 NĂM 1947.

-o-
I/- Đối với đồng bào và đồng đạo Phật Giáo Hòa Hảo (PGHH) cư ngụ tại Bắc Mỹ

như Hoa Kỳ, Mể Tây Cơ, Canada , Úc, Âu và Á Châu, Xuân Ất Mùi 2015 đã về

trên khắp cùng Đất Trời Vạn Vật. Mùa Xuân đã mang đến bao tươi vui, niềm tin

và hy vọng. Với sự khích lệ của doanh gia Khuyến Nguyễn; chủ nhân Nước Mía

Viễn Đông, chủ hàng trăm mẫu rừng Mía; của hoa hậu Lam Châu; từ lâu đã từng

tổ chức thật nhiều công cuộc mổ mắt giúp tại Việt Nam và Tại Miên cho rất nhiều

người khỏi bị mù loà, đồng thời tổ chức vô số bữa ăn cũng như nhiều săn sóc

điều trị, thường xuyên yểm trợ những người thiếu thốn; và của Hoa Hậu Huỳnh

Nga, Chủ Tịch Hội Từ Thiện PGHH, Hội Đồng Trị Sự Trung Ương Giáo Hội

PGHH và Việt Nam Dân Xã Đảng đã long trọng thiết trí một Xe Hoa Diễn Hành

trên Đại Lộ Bolsa thành phố Westminster, trong khung cảnh vô cùng tưng bừng

náo nhiệt của 03 ngày Tết Ất Mùi 2015. Xe Hoa Nầy Của PGHH mang nhửng

khẩu hiệu:

a/ Đức Huỳnh Giáo Chủ Vạn Tuế;

b/Tinh thần PGHH-VNDXĐ bất diệt;

c/ HĐTSTƯ.GHPGHH yêu cầu Trung Cộng tôn trọng chủ quyền Biển đảo cùa Tổ

Quốc Việt Nam;

d/ HDTSTU, GH.PGHH và VNDXĐ kính gởi lời Chúc Mừng Năm Mới Ất Mùi,

2015 đến toàn thể đồng đạo và đồng bào trên Thế Giới.

Mùa Xuân đang chậm chậm đi qua, nhưng với những tín đồ PGHH thuần thành,

tận tuỵ, niềm vui Xuân chưa hoàn toàn chấm hết thì nỗi buồn cho đại cuộc và cho

nghĩa tình trung hậu lại xuất hiện rộn ràng…Viết đến đây, Ban Tổ Chức “Lễ

Tưởng Nhớ Ngày Đức Thầy Thọ Nạn “ chúng tôi, trong đầu óc và trong tâm hồn

không hiểu sao lại chỉ muốn tha thiết nhớ đến những lời Đức Thầy dạy dỗ – “ nên

làm những điều lành, điều tốt; cố tránh xa những những điều dữ, điều ác”- “cần

thích thú giao dịch thân thiết với nhũng nhân vật từ tâm bác ái, với những người

1

người sanh ra đời với hoài bảo và bẩm tánh muốn làm người hửu ích cho xã hội

và hửu ích cho Quốc Gia Dân Tộc.” Trên căn bản đó, chúng tôi hân hoan nhớ tới

những kinh nghiệm đẹp đẽ và quí báu đã xảy ra trong đời sống…Mấy chục năm

trước đây, chúng tôi đã có duyên may gặp gỡ và thọ ơn Cô Lê Kim Anh, một nhà

hảo tâm rất cao cả, thuộc tín ngưỡng Tin Lành do trung gian của đồng đạo PGHH

Huyền Tâm Huỳnh Long Giang thay mặt anh chị em mời đến tham dự ngày Gây

Quỹ gíúp PGHH và Việt Nam Dân Xã Đảng (VNDXĐ), cử hành tại nhà hàng Phú

Lệ Hoa, đường Westminster và Brookhurst, Orange County, Nam Cali. Cô Lê Kim

Anh trước năm 1975, cư ngụ tại Sài Gòn, làm việc với Air Việt Nam chừng một

năm; sau năm 1975, khi định cư ở Mỹ, làm cho hãng hàng không Delta Air Lines

gần 20 năm; phu quân của Lê Kim Anh là Mike CongDon, một phi công rất tài

giỏi của Air America. Cô đã rộng lòng giúp một số tiền quan trọng, gần 5,000

(năm ngàn) Mỹ Kim để cho PGHH làm công viêc tại quốc nội như lo cung cấp

cơm cháo cho đồng bào nghèo tại các bịnh viện, như lo đào tạo những thành phần

non trẻ thuyết giảng về thi văn giáo lý PGHH của Đức Thầy. Cô Lê Kim Anh và

Mike CongDon sanh được hai gái tên Elyzabeth CongDon Mc Gee, tên Christina

Le CongDon và có 6 cháu ngọai mà hai Vợ Chồng Lê Kim Anh – Mike C ongDon

II/- ĐỐC VÀNG HẠ LÀ BIẾN CỐ ĐỨC THẦY THỌ NẠN. ĐẾN NAY ĐÃ

68 NĂM TRÔI QUA RỒI. ĐỨC THẦY ĐÃ VÔ SỐ LẦN NÓI : “ Ta chịu khổ –

khổ cho bá tánh.” NGÀY ĐỨC THẦY THỌ NẠN LÀ NGÀY TOÀN THỂ TÍN

ĐỒ PGHH VÀ ĐẢNG VIÊN DÂN XÃ KHÔNG AI KHÔNG CẢM THẤY ĐAU

BUỒN THỐNG THIẾT. ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ ĐÃ BỊ Việt Minh Cộng Sản

(VMCS) CỦA TRẦN VĂN GIÀU ÁM HAI TẠI ĐỒNG THÁP MƯỜI, ÔNG

HUỲNH THẠNH MẬU, BÀO ĐỆ PHẦN XÁC ĐỨC THẦY, THI SĨ VIÊT

CHÂU, VÀ VÔ SỐ PGHH – DXĐ ĐÃ BỊ TÀN SÁT TẠI CẦN THƠ, VÀ KHẮP

NƠI TẠI NAM BỘ, TRỤ SỞ TRUNG ƯƠNG CỦA PGHH TẠI SAIGON ĐÃ

BỊ BAO VÂY, LỤC SOÁT ĐỂ TÌM BẮT ĐỨC THẦY…TÍN ĐỒ PGHH YÊU

CẦU BẤT CỨ AI ĐƯA RA BẰNG CHỨNG RẰNG ĐỨC THẦY ĐÃ CHỈ THỊ

VÀ DẶN DÒ ĐẠI KHỐI BỔN ĐẠO PHẢI CÓ BỔN PHẬN TRIỆT ĐỂ LO TRẢ

THÙ VÀ TẬN TÌNH BÁO OÁN …TẤT CẢ TAI BAY HỌA GỞI VÀ MÁU

SÔNG XƯƠNG NÚI CỦA PGHH ĐỀU ĐÃ RÁO RIẾT XẢY RA TRONG THỜI

GIAN TRẦN VĂN GIÀU NẮM TOÀN QUYỀN LÃNH ĐẠO UỶ BAN HÀNH

KHÁNG NAM BỘ. TÍN ĐỒ PGHH VÀ ĐẢNG VIÊN DÂN XÃ CHO RẰNG

2

TRẦN VĂN GIÀU ĐÃ RA LỊNH CHO GUỒNG MÁY VMCS KHẮP NAM BỘ

PHẢI TÀN SÁT PGHH-DXĐ, RA LỊNH CHO BỬU VINH PHẢI ÁM HẠI ĐỨC

THẦY TẠI ĐỒNG THÁP MƯỜI…LỄ TƯỞNG NHỚ NGÀY ĐỨC THẦY THỌ

NẠN CÓ TRÁCH NHIỆM NÓI LÊN NHỮNG ĐIỀU CẦN PHẢI NÓI ĐỂ LỊCH

SỮ KHÔNG BỊ THAY ĐỔI VÀ XUYÊN TẠC.

Một cuộc Biến thiên, sao dời vật đổi đã xảy ra. Chỉ còn lại một nổi buồn rầu trong

tâm tư… Khi mỗi độ Xuân về thì hình ảnh ngày xưa lại tái hiện. Trên thực tế,

không hề có môt đơn vị quân sự nào được Đức Thầy cho phép đi theo hộ tống khi

Bửu Vinh mời Đức Thầy hội họp. Ba cận vệ quân của Đức Thầy bị đâm chết khi

Đức Thầy mới bắt đầu họp với Bửu Vinh. Một người giỏi võ nghệ tên Mười Tỷ đã

chạy được về Phú Thành, nơi đóng quân của các Tướng Lãnh nồng cốt như Trần

Văn Soái và Nguyễn Giác Ngộ, Lâm Thành Nguyên và Lê Quang Ving tự Ba Cụt

để báo cáo các sự tình …Tiếng tù và, tiếng mỏ, tiếng trống, tiếng la ó, tiếng báo

động, tiếng tập họp rất là rầm rộ ồn ào… Những Đảng Viên Dân Xã, những Thanh

Niên Thanh Nữ, những Đoàn Viên Võ Sĩ của Các Lực Lượng Bảo An đều tức thời

trở thành sẵn sàng lên đường chiến đấu dẹp loạn giải nguy cho Đức Thầy. Không

ai quên được hình ảnh xôn xao náo động của vô số Nam Phụ Lão, Ấu, gào thét và

nức nở vang dội lên cùng khắp nơi nơi…Bỗng nhiên, một kỵ sĩ phi mã mang về

Phú Thành một bức thơ với nội dung do Đức Thầy viết và ký tên tường thuật lại

các việc đã xảy ra khi họp với Bửu Vinh. Tướng Nguyễn Giác Ngộ là người được

Đức Thầy bổ dụng làm chỉ huy trưởng Quân Đội Nguyễn Trung Trực cho nên Đức

Thầy thường gởi chỉ thị và dặn dò về Quân Đội Chánh Quy của Đức Thầy. Tướng

Nguyễn Giác Ngộ ra lịnh qui tụ tất cả các văn thơ viết tay đã nhận từ Đức Thầy để

so sánh với văn thơ vừa nhận. Luật Sư Mai văn Dậu, Đổng Lý Văn Phòng của Đức

Thầy, Tướng Nguyễn Giác Ngộ, và các lãnh tụ quân chánh tối cao đều quả quyết

rằng bức thơ vừa nhận là do chính Đức Thầy viết. Trong bức thơ nầy, Đúc Thầy

đã đưa ra những quyết định tối hậu như: “ Tuyệt đối không được kéo quân đi tiếp

cứu. Phải đóng quân y tại chỗ. Phải triệt để tuân lịnh.” Thế là toàn thể đều ngậm

ngùi tuân hành theo ý chỉ của Đức Thầy. Rồi nóng lòng chờ đợi. Rồi thao thức

ngóng trông. Không hề có một ai dám nghĩ đến tư tưởng cải lệnh Đức Thầy.

Không hề có một ai sanh tâm nghĩ bậy, sanh tâm tuyệt vọng hay mất niềm tin.

TẤT CẢ HÀNG CHỤC TRIỆU TÍN ĐỒ PGHH ĐỀU ÂM THẦM CHỜ NGÀY

ĐỨC THẦY TRỞ LẠI, HOẶC BẰNG THÂN XÁC CỦ, HOĂC BẰNG

3

PHƯƠNG PHÁP NHIỆM MẦU NÀO KHÁC…TÍN ĐỒ PGHH TIN TƯỞNG

RẰNG SÁM GIẢNG VÀ THI VĂN GIÁO LÝ CỦA ĐỨC THẦY TỒN TẠI

LUÔN ĐỦ SỨC ĐỂ GIỮ GÌN BỔN ĐẠO, GIỐNG NHƯ KHẨU QUYẾT CỦA

ĐỨC BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI DẠY DỔ CHÚNG SANH KHI NGÀI

NHẬP NIẾT BÀN… Dù Đức Thầy ở nơi đâu, và ra sao, Tín đồ PGHH vẫn nhớ

lời Đức Thầy căn dặn:

“Nếu mất thôi đành xong món nợ, Nay còn, há dễ ngó lơ sao,

Dọc ngang chí cả dầu lao khổ, Thất bại đâu làm dạ núng nao…,

Non sông bao phủ khí anh hào, Thân nầy cũng quyết đền ơn nước,

Máu giặc nguyền đem nhuộm chiến bào”.

Tại sao vậy? Tại sao Đức Thầy phải chịu khổ, phải chấp nhận hiểm nguy, không

màng bất kỳ thế lực cường quyền nào âm mưu ám toán, giết hại, nhục mạ, hay

xuyên tạc, bôi xấu. Có phải vì tình yêu sanh chúng của Đức Giáo Chủ quá bao la.

Có phải vì lòng bao dung cứu độ chúng sanh vô tận vô cùng của đại Bồ Tát họ

Huỳnh – “ XUỐNG MƯỢN XÁC NHẰM NĂM KỶ MÃO để trên thì cầu Phật

đạo, dưới phải đền đáp Tứ đại trọng ân mà Đức Thầy chấp nhận:

“Dầu gian lao dạ sắt chẳng sờn. Miễn sanh chúng thông đường giải thoát.”

“Thân ta dường thể như lươn,

Cứu dân chẳng nệ nắng sương lắm đầu

Sáu trăng Thầy Tớ dãi dầu

Quyết lòng truyền bá đạo mầu mà thôi”.

“Thương trần ta cũng ráng thề,

Đặng cho bá tánh liệu bề tu thân

Tu hành chẳng được đức ân,

Thì ta chẳng phải xác thân người đời”.

4

“Bể trầm luân khô cạn sáu đường. Tăng sĩ mới trở về nơi thanh tịnh”.

III/- Dù gọi là gì, dù là của ai đi chăng nữa, nếu đem so sánh việc cổ xưa với

việc cận kim cận đại, tín đồ của Đức Thầy cảm thấy được những bằng chứng rất

hãnh diện về PGHH, đáng được xưng tụng là Đạo Phật Việt Nam với 76 năm

trong lịch sữ hình thành, và phát triễn, càng ngày càng cố gắng nổ lực, hoàn bị

thêm, xuất phát từ những nét Việt hóa của Phật Giáo khởi đầu từ thời kỳ TRÚC

LÂM YÊN TỬ, NHÀ TRẦN… Với chân thành tâm tâm niệm niệm, với hoài bảo

không ngừng nghĩ trong nổ lực học hỏi và phát huy, PHẬT GIÁO VIỆT NAM

TỪ THỜI CỔ XƯA CHO ĐẾN NGÀY HÔM NAY ĐÃ CHỨNG MINH KHẢ

NĂNG VÀ TRÁCH NHIÊM “VIỆT NAM” CỦA MÌNH – KHÔNG HOÀN

TOÀN LỆ THUỘC TRUNG HOA VÀ LỆ THUỘC ẤN ĐỘ – MĂC DÙ VẪN

LUÔN TRUNG THÀNH VỚI CHÁNH PHÁP CỦA ĐỨC BỔN SƯ THICH CA

MÂU NI PHẬT. Nhìn lịch sử Đạo Phật Việt Nam như vậy, với nhân cách đó, với

gương hạnh đó, ai là nhà nghiên cứu và học hỏi, phải thấy rằng vấn đề quả thật rất

ư là đồ sộ và phức tạp chớ không phải là “tuỳ tiện và giản đơn”… Chúng ta hãy

thử nghe mấy bài thơ sau đây để thử coi làm cách nào chúng ta có thể tránh khỏi

ngậm ngùi cảm xúc. Dù anh hay tôi, dù chúng ta là ai. Có thể chúng ta là văn nhân

thi sĩ. Có thể chúng ta là công kỷ thương gia hay nữ tú nam thanh hoặc là tao nhân

mặc khách. Chúng ta có thể là nông dân, thợ thuyền, có thể là nhà báo, làm truyền

thông, là kỷ sư, bác sĩ, là chánh trị gia, là nhà quân sự, thậm chí là nhà tu…

TA CÓ TÌNH YÊU RẤT ĐƯỢM NỒNG,

YÊU ĐỜI YÊU LẪN CẢ NON SÔNG,

TÌNH YÊU CHAN CHỨA TRONG HOÀN VŨ,

KHÔNG THỂ YÊU RIÊNG KHÁCH MÁ HỒNG

*

NẾU KHÁCH MÁ HỒNG MUỐN ĐƯỢC YÊU,

THÌ TRONG TÂM TRÍ HÃY XOAY CHIỀU,

HƯỚNG VỀ PHỤNG SỰ CHO NHÂN LOẠI,

5

SẼ GẶP TÌNH TA TRONG KHỐI YÊU,

*

TA ĐÃ ĐA MANG MỘT KHỐI TÌNH

DƯỜNG NHƯ THỆ HẢI VỚI SƠN MINH

TÌNH YÊU MÀ CHẲNG RIÊNG AI CẢ,

YÊU KHẮP MUÔN LOÀI LẪN CHÚNG SINH.

XUẤT XỨ VÀ NGUỒN GỐC CỦA BÀI THƠ NẦY LÀ ĐỨC THẦY TRẢ LỜI

CHO MỘT CÔ GÁI NGƯỜI GỐC HOA Ở MIỀN ĐÔNG, SAIGON, GIA ĐỊNH,

ĐÃ THẦM YÊU TRỘM NHỚ ĐỨC THẦY KHI NGÀI LÁNH NẠN NGƯỜI

PHÁP TAI CHỢ LỚN.

IV/- Đức Thầy là nhà tu hành, là Giáo chủ của PGHH, cớ sao phải xen vào việc

Chánh Trị. Vào thới đó, Phong Trào Chống Pháp Cứu Quốc dâng cao. Ai có thể

điềm nhiên tọa thị trước cảnh Nước mất Nhà tan… Đức Thầy có lần hỏi câu hỏi

trên nhưng mọi người đều im lặng. Đức Thầy buồn bã rồi tự trả lời.

Yêu Nước bao đành trơ mắt ngó,

Thương đời chưa vội ẩn non cao,

Quyết đem tâm sự tâu cùng Phật,

Coi lịnh Từ Bi dạy lẽ nào. .

Nếu tâm tư của nhà ái quốc Lý Đông A là:

“ Đền xong món nợ tiền sinh ấy,

Trở lại hang sâu nhập Niết Bàn”

Trong khi, với Đức Thầy thì :

“Tăng sĩ quyết chùa am bế cửa,

6

Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha,

Đền xong nợ nước thù nhà,

Thiền môn trở gót Phật đà Nam mô”

Thử ngâm lại mấy vần thơ sau đây …

“Ngày Tết năm nay ở Chiến Khu,

Bưng biền gió lốc tiếng vi vu,

Xa xa súng nổ thay trừ tịch,

Dân Việt còn mang nặng mối thù.

Mối thù nô lệ trả chưa xong,

Pháp tặc còn trêu giống Lạc Hồng,

Dùng thói dã man mưu thống trị,

Thì ta quyết chiến dễ nào không”.

HAY LÀ:

“Tặng bạn ngày Xuân chén rượu nồng,

Uống rồi vùng vẫy khắp Tây Đông,

Đem nguồn sống mới cho nhân loại,

Để tiến tiến lên cõi đại đồng”.

“NƯỚC NON TAN VỞ BỠI VÌ ĐÂU,

RIÊNG MỘT TA MANG NẶNG MỐI SẦU,

LÒNG NHỮNG HIẾN THÂN MƯU ĐỘC LẬP,

NÀO HAY TAI HOẠ ÁP BÊN LẦU”.

7

“Tay Tăng Sĩ gậy thiền quyết nắm,

Lần bụi bờ xuống thẩm lên đèo,

Dù cho gặp lắm hùm beo,

Từ bi vẫn niệm, quyết leo khỏi rừng,

Đâu nản chí mà ngừng việc phải…”

“Thâm hiểu lòng ta nỗi cuộc đời

Một bầu nhiệt huyết chẳng se lơi

Mến yêu Quốc Thuỷ tình đồng chủng,

Phải tính sao xong nỗi cuộc đời…”

V/- Kính thưa Quý Đồng Hương và Đồng Đạo,

Phải tính làm sao trước hiểm họa tồn vong của Quê Hương Đất Nưóc, hiểm họa

ngoại xâm, hiểm họa nội xâm, hiểm họa độc tài toàn trị, hiểm họa tham nhũng

thì dư luận nói là triệt để và tối đa. Hiểm họa mất biển, mất đảo, mất nước…Biển

Đông dậy Sóng. Quê Hương và Tổ Quốc Việt Nam dậy Sóng. TỰ CỔ CHÍ KIM,

NGƯỜI VIÊT NAM CHÚNG TA ĐỀU ĐƯỢC TỔ TIÊN DẠY BẢO RẰNG:

“ Quốc gia hưng vong, thất phu hửu trách”.

TỒN HAY VONG, THẠNH HAY SUY, THÀNH HAY BẠI, NHỤC HAY VINH

LÀ TRÁCH NHIỆM CHUNG CÙA MỌI NGƯỜI VIỆT NAM… Nói gì thì nói,

không ai có quyền khẳng định rằng…”ĐÂY KHÔNG PHẢI LÀ LỖI CỦA TÔI”.

Nói gì thì nói, tất cả mọi người đều phải có danh dự và đều phải có gan dạ để phải

nói được câu: “ TẠI VÌ TÔI KHÔNG LÀM HẾT BỔN PHẬN CỦA TÔI.”

8

Đức Thầy đã nói:

“ Ngàn năm Bắc Địch vầy bừa,

Mà còn đứng dậy tống đưa quân thù,

Hồn chíến sĩ ngàn thu rạng tỏ,

Gương anh hùng chói đỏ như châu”.

*

“Sanh vi tướng, tử vi thần,

Câu châm ngôn ấy truyền lần đến nay”.

Ngày trước là Pháp Lang Sa, ngày hôm nay là quân Tàu Cộng. Xin hãy xem và

hiểu những vần thơ duới đây như hình ảnh báo hiệu các chuyển động mà tín đồ

PGHH tin là Ơn Trên và Đức Thầy dùng để mô tả viễn tượng sắp tới…Rõ ràng là

trên trời thì phi cơ nhào luyện rầm rầm, rộ rộ còn dưới biển thì đủ thứ tàu chiến và

tiềm thủy đỉnh đã không ngừng lặn xuống, nổi lên, thi thố tài năng… Đúng là:

“MẶT NƯỚC BIỂN LÔ NHÔ LẶN HỤP,

CHIM ĐUA BAY, CÁ LẠI TRANH MỒI,

NGỌN THUỶ TRIỀU NÔ NỨC SỤC SÔI,

BẦU TRÁI ĐẤT MỘT PHEN LUÂN CHUYỂN…”

*

“Nơi phía trước, cheo leo tiếng khóc,

Đứng sau lưng, hình vóc vẫy chưng,

Nước kia, lửa nọ tưng bừng,

9

Thảm cho thế sự, lẫy lừng nạn tai”.

VI/- KÍNH THƯA CHƯ QUÝ LIỆT VỊ,

Tâm thư đã dài, nhưng điều muốn bày tỏ thì chưa hết. Chúng tôi xin tạm dừng

nơi đây. THAY MẶT HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ TRUNG ƯƠNG, Giáo Hội PGHH

VÀ Ban Chấp Hành Trung Ương, VN DÂN XÃ ĐẢNG, BAN TỔ CHỨC LỄ

TƯỞNG NHỚ NGÀY ĐỨC THẦY THỌ NẠN THA THIẾT KÍNH MỜI TOÀN

THỂ ĐỒNG ĐẠO, TOÀN THỂ ĐỒNG HƯƠNG, QUÝ VỊ QUAN KHÁCH VUI

LÒNG NHÍN CHÚT THỜI GIỜ ĐẾN THAM DỰ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ CÙNG

CHIA XẺ VÀ TRAO ĐỔI NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ ĐỜI, VỀ ĐẠO NHẤT LÀ

NHẮC NHỞ LẪN NHAU VỀ MẶT TINH THẦN, VỀ Ý CHÍ QUYẾT TÂM VÌ

DÂN TỘC VÀ ĐẠO PHÁP.

BUỔI LỄ ĐƯỢC TỔ CHỨC TẠI HÔI QUÁN PGHH TRUNG ƯƠNG,

12432 EUCLID ST, GARDEN GROVE, CA 92840,

NGAY GÓC ĐƯỜNG LAMPSON.

KHAI MẠC ĐÚNG 3 GIỜ CHIỀU NGÀY CHỦ NHỰT, 26 THÁNG 4 NĂM 2015.

Một lần nữa, Ban Tổ Chức xin trân trọng kính mời, với lòng đặc biệt tri ân và

ngưỡng mộ.

Thành Phố Garden Grove, ngày 15 Tháng 3, 2015

TM Ban Tổ Chức Lễ Tưởng Nhớ Ngày Đức Thầy Thọ Nạn.

HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ TRUNG ƯƠNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO HOÀ HẢO,

Hội Trưởng: Lê Phứơc Sang; Đệ nhứt Phó H. Trưởng: DB Dương M.Quang,

Cố Vấn: DB Dương ThanhTồn – Chánh Thơ Ký: Huyền Tâm, Huỳnh Long Giang –

Phó Hội Trưởng Nội Vụ: Trần Văn Vui – Phó Hội Trưởng Ngoại Vụ: Nguyễn Cửu

Long – Chủ Tịch Hội Đồng Kế Hoạch và Phát Triễn: Thạc Sĩ Nguyễn Tấn Lạc.

10

Tổng Bí Thơ: Đại Tá Nguyễn Văn Nam, BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

VIỆT NAM DÂN XÃ ĐẢNG.

THIỆP MỜI.

THAM DỰ LỄ TƯỞNG NHỚ NGÀY ĐỨC THẦY THỌ NẠN TAI ĐỒNG THÁP MƯỜI.

Ban Tổ Chức Chúng Tôi trân trọng kính mời:

……………………………………………………………………………………

Vui lòng tham dự LỄ TƯỞNG NHỚ NGÀY ĐỨC THẦY THỌ NAN tại Đồng

Tháp Mười, 16 tháng 4 năm 1947.

Lễ Tưởng Nhớ nầy được tổ chức tại Trụ Sở HĐTSTƯ, GHPGHH, 12432 Euclid

St, Garden Grove, CA 92840, cử hành vào ngày Chủ Nhật, 26 tháng 4 năm 2015,

gần ngả tư đường Lampson Avenue.

CHƯƠNG TRÌNH LỄ TƯỞNG NHỚ NGÀY ĐỨC THẦY THỌ NẠN GỒM CÓ:

11

1. Tiếp đón Quan khách và đồng đạo: 2 giờ 30 pm. Khai mạc đúng 3 chiều.

2. Nghi thức khai mạc: Chào Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa, Đạo kỳ và Mặc Niệm.

3. Giới thịệu Thành phần tham dự.

4. Diễn văn Khai Mạc của TS Lê Phước Sang, Hội Trưởng HĐTSTƯ, GHPGHH.

5. Lễ Niệm Hương trước Ngôi Tam Bảo.

6. Đọc bài Lễ Tưởng Nhớ Ngày Đức Thầy Thọ Nạn.

7. Phát biểu của Quan Khách và Xướng Ngâm Thi Văn Giáo Lý.

8. Văn Nghệ.

9. Cảm tạ của Ban Tổ Chức. Bế mạc lúc 7 giờ chiều.

10. Khoản đãi thức ăn nhẹ và nước uống giải khát.

————————————————————————————–

CHỔ ĐẬU XE KHI DỰ LỄ :

a/ Đậu trên đường Lampson Avenue.

b/ Đậu bên lề tay mặt đường Euclid St – đi từ đường Lampson Ave., hướng về đường Chapman

và đường Orangewood.

1.đậu phía sân sau của Brentwood DENTAL – 12400 Euclid St. Tel 714-537-1600.

2. đậu phía sân sau của Art of DENTISTRY – 12372 Euclid St. Tel.714-539-1004.

3. đậu phía sân sau của Russo Chiropractic Clinic – 12362 Euclid St. Tel 714534-5712.

4. đậu phía sân sau của JP Escrow. Realty- 12312 Euclid St. Tel &14-467-4664

5. đậu phía sân sau của Dinh Vo DSD. DENTAL – 12302 A Euclid St .Tel. 714-590-2210.

c/ Đậu bên lề tay mặt đường Euclid St- đi kể từ đường Chapman – hướng về đường Lampson.

6. đậu phía sân sau và bên hông của NHA TRANG PRE – SCHOOL – 12351 Euclid St.

Tel 714-983-4850.

7. đậu phía sân sau và bên hông của LAW OFFICE – LUẬT SƯ NGUYỄN TÔN

NGUYÊN, 12411 Euclid St., Tel 714-638-4675.

CHÚNG TÔI MONG MỎI ĐƯỢC ĐÓN RƯỚC QUÝ THƯỢNG KHÁCH ĐỂ

ĐẠI KHỐI 8 TRIỆU TÍN ĐỒ PGHH CỦA ĐỨC THẦY CÓ DUYÊN MAY HẠNH

NGỘ Xin tri ân với tất cả tấm lòng

tôn kính, mong chờ và ngưỡng mộ.

Ban Tổ Chức LỄ TƯỞNG NHỚ NGÀY ĐỨC THẦY THỌ NẠN.

HĐTSTƯ, GHPGHH VÀ BCHTƯ, VN DÂN XÃ ĐẢNG.

12

Xin liên lạc với Ban Tổ Chức:

MC: hoa hậu Khuyến Nguyễn, nghệ sĩ Bích Ty và nghệ sĩ Tuyết Nga.

Hoa Hậu Lam Châu, Hoa Hậu Huỳnh Nga.

1-TS Hội Trưởng Lê Phước Sang: cell 832-397-9813

2- Chánh thơ ký Huyền Tâm Huỳnh Long Giang: 714-720-5271.

3- Thạc Sĩ Nguyễn Tấn Lạc, Chủ Tịch HĐKH.PT, Trưởng Ban Tiếp Tân.

4- Bích Ty: MC xướng danh thành phần dự Lễ. Tel. 714-726-4002.

5.Trưởng Ban Chào Mừng & Tiếp Đón quan khách: Phạm Diệu Chi

6. Thành phần đặc biệt giúp đở về phương diện VẬN ĐỘNG THÂN HỮU: soạn giả Trần

Văn Hương, giáo sư Hồ Phi, giáo sư Lê Hữu Quế, Thiền Sư Nguyên Linh, Giáo Sư Lê

Quý An, Nghệ Sĩ Hồng Quyên, Nghệ Sĩ Hoàng Lợi, Chị Phạm Mai, Anh Chị Mỹ Dung,

Cung Nhật Dương, Đặng Ngọc Thảo, NiNa Nghĩa Nguyễn, Nguyễn Thanh Tân, Ông Bà

Ba Định, Chủ Tịch Châu Văn Để và Cô Minh Nguyệt.

Xin mời xem WEBSITE: WWW.tandanhoa.com. Cơ quan ngôn luận chánh thức

của Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo, Hội Đồng Trị Sự Trung Ương.

About these ads

Occasionally, some of your visitors may see an advertisement here.

Tell me more | Dismiss this message

Categories: Sinh Hoạt Tôn Giáo | Leave a comment

Ông Trọng cần phải đi Mỹ

Ông Trọng cần phải đi Mỹ

Nguyễn Thanh Giang

Qua lời ngỏ của ngoại trưởng John Kerry, chính phủ Mỹ đã mời ông Nguyễn Phú Trọng sang thăm Hoa Kỳ. Có lẽ hàng loạt hoạt động ngoại giao, kể cả chuyến thăm Hoa Kỳ của Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Công an Việt Nam, đang tích cực dọn đường cho chuyến đi này. Tuy nhiên, tin cho hay, cho đến giờ, Tổng thống Barack Obama không định tiếp ông Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu dục trong Nhà Trắng. Không biết rồi liệu ông Nguyễn Phú Trọng có đến Hoa Kỳ, đến thì ông sẽ làm gi? Xin nêu mấy suy nghĩ về chuyện này:

Về phía tổng thống Barack Obama, ai cũng biết đây là lời mời bất đắc dĩ. Ngoài cái tội vi phạm nhân quyền, chà đạp dân chủ, ông Nguyễn Phú Trọng không có tư cách gì để được Tổng thống Hoa Kỳ mời mọc, tiếp đón cả. Thực tế cho thấy, các Tổng thống Mỹ không kênh kiệu, không xem thường nhược tiểu như bọn Đại Hán. Chủ tịch Nguyễn Minh Triết, chủ tịch Trương Tấn Sang, thủ tướng Phan Văn Khải đã từng được tiếp trong Phòng Bầu dục. Tiếp đón một khách mời của Chính phủ theo nghi thức nào là vấn đề quy định lễ nghi của nhà nước Hoa Kỳ. Tuy nhiên chúng tôi mong rằng, vì quyền lợi của nhân dân Việt Nam cũng như vì lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ, Tổng thống hãy nhân nhượng đến mức tối đa để chuyến viếng thăm vẫn được diễn ra suôn sẻ. Hạ mình xuống để chiều chuộng đối phương trong trường hợp này sẽ được xem là sự hy sinh của Tổng thống. Hy sinh vì quyền lợi của nhân dân Việt Nam và vì lợi ích quốc gia Hoa Kỳ. Sẽ không vì thế mà tầm mức của Tổng thống bị hạ thấp trước một đối tượng chẳng đáng gì. Dẫu sao, chắc Tổng thống cũng nhận thức được rằng đàng sau cái hình nhân ấy là một dân tộc rất đáng ngưỡng mộ, rất đáng tôn kính, như bất cứ dân tộc nào trên thế giới.

Về phía ông Nguyễn Phú Trọng, ông nên tỉnh táo để tự đánh giá mình. Cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trong Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung ương 10 của ĐCSVN vừa qua đã xếp ông ở hàng thứ 8. Tại đây, người bỏ phiếu phần nhiều trực tiếp chiụ ơn mưa móc của ông và mong còn được ông tiếp tục tiến cử trong Đại hội XII sắp tới. Nếu đưa ông ra cho quảng đại nhân dân bỏ phiếu thì chắc kết quả thảm hại hơn nhiều. Không ai thành kiến, tư thù gì ông. Người ta đánh giá ông qua lời nói, qua hành động cụ thể. Ông sợ Trung Quốc hay cá nhân ông chịu ơn mưa móc của họ mà ông luôn luôn lấp liếm bao che cho họ. Khi họ đã thành lập thành phố Tam Sa trên hầu hết Biển Đông của ta, cắt cáp thăm dò dầu khí của ta, bắn giết ngư phủ của ta …, Quốc hôi đòi được nghe báo cáo tình hình Biển Đông, ông gạt đi không cho ai được nói, được nghe. Giàn khoan HD 981 ngang nhiên kéo đến chọc vào lãnh hải của ta lúc ông đang chủ trì Hội nghị Trung ương nhưng ông lờ đi không thông báo, cũng không tỏ thái độ gì. Sao lại vô cảm, vô trách nhiệm đến thế được!

Ông giành lấy quyền chỉ huy chống tham những từ tay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để rồi không làm được gì nên hồn mà còn bao biện cho tham nhũng. Ông thanh minh: Đường Tăng đi thỉnh kinh còn phải hối lộ. Ông dọa: đánh chuột sẽ vỡ bình.

Mang danh giáo sư-tiến sỹ nhưng ông không biểu lộ được trình độ tương đương. Đăng đàn ở đâu, buông tờ giấy ra là ông ăn nói rất chuệnh choạng. Ngay các văn bản soạn sẵn của ông đọc lên không những không có hồn, không có bóng dáng thực tế mà chỉ trình bày những kiến thức chính trị Mác-Lê-Mao xơ cứng, cũ mèm như trong giáo khoa Trung học phổ thông. Vậy mà ông dám đem đi thuyết giảng ở Cuba, làm cho tổng thống Brazil Dilma Rousseff – thuộc đảng Công nhân cánh tả thân Cộng sản – mà cũng thấy quá chối tai, vội vàng tuyên bố cắt bỏ lời mời đối với ông. Cán bộ trong Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết trong lịch sử quan hệ quốc tế, chưa bao giờ Hà Nội bị một vố bất ngờ và mất thể diện đến như vậy!

Ấy thế mà, được Giáo hoàng và một số thủ lãnh EU tiếp vào cuối tháng 1.2013 ông hý hửng khoe khoang kiểu AQ: “Mình phải như thế nào thì người ta mới mời chứ!”. Ông không biết rằng chỉ vì cần hội nhập với cái địa thế chính trị rất đáng quan tâm, cái tiềm năng rất đáng trân trọng của dân tộc Việt Nam, của đất nước Việt Nam mà người ta phải dằn lòng mời một người như ông?

Được Hồ Cẩm Đào cử đặc phái viên sang chúc mừng, ông vênh vang coi như mình là nhất. Ông phỉ báng cả các bậc tiền nhiệm: Chưa bao giờ ngay sau Đại hội, một số đảng anh em như… Đảng Cộng sản Trung Cộng cử đặc phái viên của Tổng bí thư, Chủ tịch nước sang gặp Tổng bí thư ta để trực tiếp chúc mừng thành công của Đại hội!”.

Đến thăm Cuba, Bắc Triều Tiên, Trung Quốc, ông được tiếp đón như người lãnh đạo cao nhất, còn hơn nguyên thủ quốc gia, Chủ tịch nước, ông được ở nhà khách nhiều sao nhất, ngồi xe sang nhất với hai hàng môtô hộ tống, được mời duyệt đội quân danh dự, có 21 phát đại bác chào mừng, được mời tiệc quốc yến. Đi đâu ông cũng hý hửng khoe về 21 phát đại bác. Ông có chắc chắn đấy là biểu hiện tôn kính cá nhân ông hay chỉ vì cùng hội cùng thuyền mà người ta muốn tô son trát phấn cho nhau, khích động nhau. Chính vì vậy ông càng mê man lú lẫn đến mức dám ngang nhiên tuyên bố: “Hiến Pháp đứng sau cương lĩnh của Đảng”, “Quốc hội là thể chế hóa các nghị quyết và quyết định của Trung ương và Bộ Chính trị”. Ông có biết như vậy là Đảng trắng trợn ăn cướp quyền dân chủ, quyền con người của cả dân tộc không? Nếu tôi nhớ không nhầm thì chưa Tổng Bí thư nào của ĐCSVN lộ liễu, trâng tráo đến vậy.

Nghĩ rằng, lịch sứ ĐCSVN rồi sẽ không xếp ông cùng hạng được với, ngay cả các vị ít học như Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu mà may lắm ngang với Nông Đức Mạnh.

Cho nên, mong rằng ông đừng đòi hỏi gì nhiều mà bằng mọi giá yết kiến cho được Tổng thống Barack Obama càng sớm càng tốt.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ghi được dấu ấn nâng tầm quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ lên mức đối tác toàn diện. Lẽ ra trong chuyến đi này ông phải nâng tầm lên được mức đối tác chiến lược. Tuy nhiên, ai cũng biết trông mong ở ông về việc này là chuyện “rau diếp làm đình”. Vấn đề chỉ còn là yêu cầu ông phải ra sức tạo điều kiện cho Việt Nam được gia nhập Hiệp ước Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP ngay trong năm nay.

Chỉ e rằng Trung Quốc lại xui khôn xui dại ông như đã xui Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu ngăn trở Phan Văn Khài trì hoãn Việt Nam vào WTO chờ Trung Quốc vào trước!

Chỉ vào TPP Việt Nam mới cơ may cứu vãn được nguy cơ sụp đổ kinh tế.

Ký được Hiệp uớc Thương mại Việt Mỹ, vào được Tổ chức Mậu dịch Quốc tế WTO, năm 2014 kim ngạch thương mại hai chiều Việt – Mỹ đã đạt 36,3 tỉ đô la, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 30,6 tỉ đô la, nhập khẩu đạt 5,7 tỉ đô la. Như vậy năm 2014 Việt Nam xuất siêu qua thị trường Mỹ 24,9 tỉ đô la, mức xuất siêu cao nhất từ trước đến nay. Vượt qua nhiều đối thủ trong ASEAN, năm 2014 Việt Nam trở thành nước xuất khẩu số 1 vào thị trường Mỹ. Nhờ xuất siêu được sang Mỹ cán cân thương mại Việt Nam mới có nguồn bù cho khoản nhập siêu từ Trung Quốc gần 29 tỷ đô la năm 2014.
TPP sẽ là một cơ hội to lớn hơn đối với Việt Nam. Nó dắt dẫn bước tiến hợp lý tiếp theo cho Việt Nam hội nhập sâu thêm vào nền kinh tế toàn cầu. Nhờ các rào cản bị dỡ bỏ, hiệp định thương mại tiêu chuẩn cao này sẽ mở ra những xa lộ thương mại mới, những cơ hội hấp dẫn cho các doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam. Một khi được làm thành viên của TPP, doanh số xuất khẩu của nước ta sẽ tăng dần lên 2 rồi 3 lần trong 5 -10 năm tới, mức sống của đồng bào ta sẽ bắt kịp Thái Lan và kỹ nghệ của ta sẽ có dịp phát triển theo gương của Đài Loan và Hàn Quốc.

Điều quan trọng là ông Nguyễn Phú Trọng phải tích cực đổi mới tư duy. Thẳng thắn hơn, ông phải cải tạo cái tư duy cũ mèm, xơ cứng, lạc hậu đến mức như là phản động của ông. Phải từ bỏ cái gọi là Chủ nghĩa xã hội, từ bỏ tư tưởng thần phục Trung Quốc để chủ động tích cực cầu thân với Hoa Kỳ. Không thể duy trì đường lối đu dây, ngả hẳn theo Hoa Kỳ là yêu cầu cấp bách, là mệnh lệnh khẩn thiết của tình hình thực tế. Ngả hẳn theo Hoa Kỳ không chỉ để có nước giầu, dân mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh mà còn để bảo toàn được độc lập dân tộc, lãnh thổ, lãnh hải. Không có Hoa Kỳ Việt Nam rất khó đương đầu với ý đồ xâm lăng tàn bạo của Đại Hán.

Tất nhiên không bao giờ nên chọc giận Trung Quốc. Mềm mỏng, hữu nghị nhưng kiếm chế, thậm chí khuất phục được đối phương là nghệ thuật, là tài năng của người lãnh đạo. Vả chăng, cũng phải có cả cái uy của một người bạn chiến lược như Hoa Kỳ đứng sát một bên thì mới buộc Trung Quốc tự kìm chế bớt cái thói tham lam, ngông cuồng Đại Hán của họ.

Cầu thân để thiết lập được quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ không dễ nhưng không phải không làm được ngay trong ngày một ngày hai. Sự trỗi dậy của Trung Quốc về kinh tế và chính trị cùng với nguy cơ khống chế lưu thông trên Biển Đông đang là mối lo ngại của Mỹ. Trong chiến luợc xoay trục an ninh qua Châu Á-Thái Bình Dương, bên cạnh Nhật Bản chắc chắn Hoa Kỳ xem Việt Nam là đối tác quan trọng nhất. Việt Nam không chỉ có quân cảng Cam Ranh mà còn có tiềm năng quân sự yểm tàng từ Bạch Đằng, Đống Đa.

Dù còn e ngại những người lãnh đạo, Hoa Kỳ không thể không ngưỡng mộ dân tộc Việt Nam. Hoa Kỳ cần Việt Nam.

Nhất là vừa qua Tổng thống Obama đã bổ nhiệm một Đại sứ rất tha thiết với Việt Nam, ông Ted Osius mà trong buổi nói chuyện ở trường Đại học Tổng hợp Hà Nội mới đây ông đã nhiều lần hứa hẹn “Không có gì là không thể”.

Mong ông Trọng sẽ đến Mỹ và sẽ làm được những gì cần thiết nhất có thể.

Hà Nội 22 tháng 3 năm 2015

N.T.G 

Tác giả gửi BVN

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

CHỦ ĐỀ ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN VÀ HỘI THẢO

Đây là bài tham luận Hiền viết nhân đi dự Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc 2008 tại Hà

Nội vừa qua : (Bài này đăng ký tại Đại Tòng Lâm)

[ CHỦ ĐỀ ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN VÀ HỘI THẢO

Chủ đề Đại lễ Phật Đản và Hội Thảo năm 2008 là: “ Sự đóng góp của Phật Giáo

trong công việc xây dựng một xã hội công bằng dân chủ và văn minh”.

Hội thảo gồm 6 chủ đề lớn và 1 diễn đàn như sau:

1. Vai trò của Phật giáo trong việc ngăn ngừa chiến tranh.

2. Sự đóng góp của Phật Giáo về công bằng xã hội.

3. Phật Giáo nhập thế và phát triển.

4. Chăm sóc môi trường: Giải pháp của Phật Giáo về sự thay đổi khí hậu.

5. Vần nạn của gia đình và giải pháp của Phật Giáo.

6. Giáo dục của Phật Giáo: Sự kế thừa và phát triển.

7. Diễn đàn: Phật giáo trong thời đại kỷ thuật số.

Chắc chắn rằng một “xã hội công bằng dân chủ và văn minh” nếu không được gieo

trồng bởi hạt giống: “Nhất thiết chúng sanh giai hửu Phật tánh” thì không thể nào xã hội

đó đạt đến mức khả quan cho yêu cầu lảnh đạo đất nước nói riêng và thế giới nói chung.

Nhà Bác học Einsten cũng đã xác nhận: “Mọi vấn nạn của nhơn loại tương lai phải là

cách giải quyết theo Phật Giáo” Như vậy, các nhà làm công tác Phật Giáo phải làm gì để

cho hạt giống Phật được khơi dậy trong mỗi con người là điều cấp thiết, mới có thể nói

được hết ý nghĩa tôn vinh bậc chí tôn của nhơn loại về trí tuệ tròn đầy của Ngài, bằng

không thì mọi khả năng tiếp thu và truyền đạt của các đệ tử chỉ thuộc về mặt văn tự mà

thôi.

Tuy nhiên khi lắng nghe câu: “Phật cũng đồng nhất thể bình đẳng với chúng

sanh”, chúng ta đã nhìn thấy một xã hội công bằng dân chủ văn minh thật rõ nét, và việc

cần phải làm để đạt mức yêu cầu nầy. Theo tôi, cần làm sáng rõ hơn ý nghĩa ý nghĩa của

“Quy Y Tam Bảo”. Vì, Phật đại diện cho trí tuệ, Pháp đại diện cho tiếng nói, cam ngôn,

mỹ từ, Tăng là thế hệ kế thừa. Đem so với câu: “Nhứt thiết chúng sanh giai hửu Phật

tánh”, thì mỗi con người đều gồm đủ tam bảo (tinh thần, thể chất và ngôn ngữ diễn đạt)

và quy y vâng làm là thể hiện tính cách thiết thực của 3 giá trị nầy hay gọi là quyền bình

đẳng tự có của mỗi con người về Phật chất.

Thế nên trước hiện tình nhơn loại còn đang bị đe dọa bởi cái ác và bước đường

truyền thừa của Đạo Phật khá dài, tính đã 2552 năm, trong chúng ta ai ai cũng tìm thấy

lối thoát cho con người không ngoài những gì Phật dạy và sự kính ngưỡng Phật Giáo

cũng đã đúc kết bằng thái độ của Liên Hiệp Quốc, song chưa đủ để thực hiện chủ nghĩa

từ bi, bác ái đại đồng của Đức Phật, theo chúng tôi, LHQ phải là một chánh phủ Phật

Giáo toàn cầu, toàn bộ nhân sự lãnh đạo LHQ phải là những Phật tử thuần thành về học

Phật, sau đó lãnh đạo các nước cùng học Phật thì con dân nhơn loại mới có thể hưởng

ứng một cách toàn diện về các yêu cầu Phật sự trong các sinh hoạt của chúng dân. Rõ

nghĩa hơn: “Đạo Phật chẳng những truyền bá ở thiền lâm mà còn phải thực hiện trên

trường chánh trị” mà các Thiên Tử của các thời đại Lý, Trần Việt Nam đã minh chứng,

thì hiệu quả mới có thể cao hơn.

Riêng Việt Nam phải là nước tiên phong, vì dân tộc Việt Nam sinh ra từ cái bọc

trăm trứng, đã từng gọi là đồng bào. Nên thuật ngữ Phật chủng không chỉ mang nghĩa hột

giống Phât mà cùng chung cội nguồn từ thể chất đến tinh thần, và nhìn từ tri kiến Phật thì

vạn hửu vạn vật cũng đều chứa sẳn hạt giống Phật trong ấy, duy có điều là chúng ta làm

sáng tỏ được hay không còn đòi hỏi trình độ triển khai của các đệ tử. Và, chỉ với cách

thể hiện nầy, chúng ta mới thấy rõ thế nào độ chính xác của tinh thần giác ngộ đối với cơ

cảm nhơn loài ngày hôm nay, cùng đúng với ý nghĩa của một xã hội công bằng dân chủ

và văn minh thật sự.

Tất nhiên việc truyền đạt trí tuệ Phật(“Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ

thành”) là điều mà các nhà làm công tác Phật giáo cần phải đầu tư hơn nữa. Phương chi

với 14 tỷ tế bào não của con người, chúng ta chỉ mới sử dụng 6%, tức là 840 ngàn tế bào

não của con người đã được Đức Thế Tôn khai mở mà công tác phiên dịch còn đòi hỏi rất

nhiều ở trình độ giải trình của các nhà mỹ học về ngôn ngữ, có thể nói học vị Tiến sĩ về

ngôn ngữ học còn phải suy nghĩ rất nhiều về trình độ Vô học về ngôn ngữ, về pháp ngữ

của Đức Thế Tôn.Điều nầy chúng ta cũng đã từng nghe câu nói của Đức Huệ Năng:”

Người có Nam Bắc, chớ Phật tánh thì không có Nam Bắc”, tiếng nói thân quen của người

VN ở xứ Lãnh Nam trước khi di cư đến vùng đất nầy, và câu nói hiện sinh sinh hơn:

“Đừng chia lìa Bắc Tổ Nam Tông, Chỉ biết giống Lạc Hồng Thượng Cổ”. Phải chăng đấy

chính là trọng điểm của vô học, của tiếng nói nhân quyền, tiếng nói của bình đẳng tuyệt

đối, đại diện cho tự do, công bằng dân chủ văn minh của dân tộc Việt Nam xưa, tiếng nói

đại diện cho nhơn loài mà ngày nay chúng ta (Liên Hiệp Quốc) cần phải phát động.

Như thế điều kiện của dân tộc Việt Nam, của đồng bào Việt Nam có nhiều thuận

lợi hơn để cùng các dân tộc khác phát huy điều kiện của chính dân tộc mình. Và dân

tộc Việt Nam chúng ta cần phải mạnh dạn hơn nữa trong việc đưa ra chương trình hành

động, nói rõ hơn là phải sẳn sàng đăng ký khi đã kiểm phối toàn diện. Đồng thời yêu cầu

Liên Hiệp Quốc hổ trợ Việt Nam trong các mục tiêu đề xuất; ngõ hầu chúng ta đóng góp

cho việc ngăn ngừa chiến tranh, vấn nạn gia đình, công bằng xã hội, giáo dục và kế thừa,

nhập thế và phát triển, cùng ổn định môi trường, mà bất kỳ dân tộc nào cũng có thể nhìn

nhận một tính cách đầy đủ của dân tộc mình, bằng con đường Phật Giáo.Còn lại các yêu

cầu chi tiết khi đề nghị được đại hội triển khai và thông qua trên thực tế. Và chúng ta

càng cảm phục hơn nữa khi các nhà khoa học Phật Giáo đưa ra các phần mềm ứng dụng

cho các hoạt động Phật sự bằng công nghệ thông tin thì yêu cầu triển khai đạo Phật sẽ

đẩy nhanh tốc độ hơn.

Tóm lại, những gì thuộc sở trường của hai hạng: Xuất gia và tại gia, chúng tôi

cảm nghĩ mọi yêu cầu sẽ được giải quyết.

Xin cảm ơn sự lắng nghe của quý vị.

Nguyễn Thượng Hiền

Email: nguyenthuonghien09@gmail.com

Categories: Tài Liệu Tham Khảo | Leave a comment

Hội thảo về Biển Đông diễn ra tại Bỉ

“NHẬT BÁO VĂN HÓA – CALIFORNIA” THỨ HAI 16 MAR 2015
Hội thảo về Biển Đông diễn ra tại Bỉ
blank
Hội thảo có sự tham gia của hơn 150 quan chức và diễn giả từ các nước trên thế giới

Một hội thảo về Biển Đông với chủ đề “Biển Đông: Nhìn từ góc độ Luật Quốc tế” vừa diễn ra tại Brussels, Bỉ.

Hội thảo có sự tham dự của nhiều quan chức từ EU, Nato, các quan chức Bỉ và học giả về Biển Đông, theo một thông cáo.

Phiên thứ nhất của hội thảo về ‘Đánh bắt hải sản’ có nội dung “tập trung làm rõ vấn đề đánh bắt cá, bảo vệ môi trường trên biển nói chung và tại biển Đông nói riêng cần có sự hợp tác của các bên liên quan, không đơn phương và phải tôn trọng luật pháp quốc tế”, thông cáo cho biết.

Phiên thứ hai về ‘Hàng hải’ có nội dung tập trung về vấn đề an ninh hàng hải ở Biển Đông.

Giáo sư James Kraska, Đại học Due, Hoa Kỳ, đã gửi bài tham luận trong phiên này, trong đó chỉ trích việc Trung Quốc thực hiện chính sách “xâm lược” tại Biển Đông và yêu cầu Bắc Kinh phải “dừng chính sách nguy hiểm này”.

Trong phiên thứ ba về ‘Quy chế đảo’, Giáo sư Ted McDorman, nguyên cố vấn Bộ Ngoại giao Canada, đã trình bày các quy định củaLuật Quốc tế về các nguyên tắc xác định đảo, bãi đá ngầm và các quy chế pháp lý kèm theo.

Theo đó, ông cho rằng các yêu cầu chủ quyền không có cơ sở sẽ không được luật pháp quốc tế thừa nhận.

Cũng trong phiên thảo luận này, Tiến sỹ David Anderson, nguyên Thẩm phán Tòa án Quốc tế về Luật Biển, đã chỉ trích Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế trong việc xây dựng đảo nhân tạo.

Trong phiên thứ tư về ‘Giải quyết tranh chấp quốc tế’, Giáo sư Nâtlie Klein, từ Đại học Tổng hợp Macquarie Sydney, Úc, cho rằngcác tranh chấp cần được giải quyết thông qua luật pháp quốc tế.

Trong khi đó, Tiến sỹ Arif Havas Oegroseno, nguyên Đại sứ Indonesia tại Bỉ, nói tranh chấp cần được giải quyết thông qua nỗ lực ngoại giao đa phương, trong đó có vai trò quan trọng của ASEAN./

BBC 12/3/2015

XEM THÊM:

FESS dự Hội thảo “An ninh biển ở Đông Á” ngày 30/9/2014 tại Brussels, Bỉ

09/10/2014

Ngày 30/9, tại Brúc-xen, Vương Quốc Bỉ đã diễn ra hội thảo quốc tế với chủ đề “An ninh biển ở Đông Á” do Học viện Ngoại giao Việt Nam, Viện Nghiên cứu Châu Á của Châu Âu và Viện Quan hệ Quốc tế Nhật Bản đồng tổ chức. Gần 100 đại biểu bao gồm học giả các nước Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Việt Nam, Philipines, Úc, Pháp, Bỉ, các quan chức EU, Bỉ, các nhà ngoại giao tại Bỉ đã tập trung thảo luận vào bốn chủ đề chính: i) Tầm quan trọng toàn cầu của các vùng biển ở Đông Á; ii) Những diễn biến gần đây ở Biển Đông và Biển Hoa Đông; iii) Các khía cạnh pháp lý của các vấn đề biển Đông Á và kinh nghiệm của Châu Âu; iv) Các lĩnh vực hợp tác tiềm năng vì hòa bình, an ninh và phát triển. Tham gia từ phía Việt Nam có TS. Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao chủ trì phiên về tầm quan trọng của các vùng biển Đông Á, TS. Trần Trường Thủy – Giám đốc Quỹ Hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông – và TS. Nguyễn Đăng Thắng – Giảng viên Khoa luật quốc tế – có các tham luận trình bày tại phiên về diễn biến tình hình và phiên về các khía cạnh pháp lý của tranh chấp tại Biển Đông.
blank
Chủ tịch Đặng Đình Quý phát biểu tại Hội thảo (Ảnh: EIAS)

Thảo luận tại hội thảo, đa số đại biểu đều cho rằng các vùng biển Đông Á, nhất là Biển Đông, có tầm quan trọng toàn cầu. Hiện nay 90% thương mại quốc tế là lưu chuyển đường biển, trong đó 40% qua Biển Đông. Các tranh chấp, căng thẳng ở các vùng biển tại Đông Á nếu không xử lý tốt có thể dẫn đến đụng độ, ảnh hưởng đến tự do hàng hải, lưu thông hàng hóa, môi trường đầu tư, thương mại của khu vực và tác động đến nền kinh tế thế giới. Tình hình Biển Hoa Đông sau thời gian căng thẳng Trung-Nhật, tạo ra hiện trạng mới với sự hiện diện đồng thời của các lực lượng hai bên. Diễn biến gần đây, Trung-Nhật phần nào bớt đối đầu hơn trên thực địa và đi vào đối thoại song vẫn tiềm ẩn những căng thẳng đòi hỏi phải xử lý. Tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp với các hành động cưỡng chế và gây bất ổn tại khu vực của Trung Quốc như hạ đặt giàn khoan tại vùng biển tranh chấp với Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa, mở rộng các vị trí đang chiếm đóng tại Trường Sa, ngăn cản Philippines tiếp tế tại Bãi Cỏ Mây, ban hành và thực thi các luật, quy định nội bộ để thúc đẩy các yêu sách phi pháp tại Biển Đông v.v.
blank
Giám đốc Trần Trường Thủy tham gia trình bày tham luận tại Hội thảo. (Ảnh: EIAS)

Nhiều đại biểu cho rằng Mỹ, Nhật và các nước lớn khác can dự sâu hơn do các lo ngại về các yêu sách và hành vi làm ảnh hưởng đến an ninh, tự do hàng hải và luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc, tuy nhận thức được lợi ích của các nước bên ngoài khu vực, vẫn nỗ lực tìm cách gạt các nước này ra ngoài với các biện pháp ngoại giao, kinh tế với ASEAN như đề xuất giải quyết vấn đề trên hai kênh chỉ giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, hay các sáng kiến kinh tế, tài chính, kết nối mới. Nhiều đại biểu cho rằng ASEAN gần đây thể hiện đoàn kết hơn trong vấn đề Biển Đông do lo ngại tình hình ảnh hưởng đến vai trò và vị thế của ASEAN. Tuy nhiên, ASEAN cần tăng cường hơn nữa tham vấn, hợp tác nội khối, nhất là giữa các nước ven Biển Đông; thúc đẩy đàm phán COC với Trung Quốc; ủng hộ các biện pháp giải quyết hòa bình tranh chấp, bao gồm cả trọng tài quốc tế.
blank
TS. Nguyễn Đăng Thắng trình bày tham luận tại Hội thảo. (Ảnh: EIAS)

Các đại biểu cho rằng các bên tranh chấp cần làm rõ yêu sách của mình phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế, từ bỏ các yêu sách trái với quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nhất là yêu sách Đường lưỡi bò của Trung Quốc, đồng thời kiềm chế, không có các hành vi đơn phương làm phức tạp tình hình.
blank
Hội thảo An ninh biển Đông Á, Brussels, Bỉ. (Ảnh: EIAS)

Các đại biểu cho rằng EU hiện hợp tác kinh tế sâu rộng với khu vực Đông Á, là bạn hàng lớn nhất của Trung Quốc, nhà đầu tư lớn nhất của ASEAN; lợi ích của EU là cần đảm bảo an toàn, tự do hàng hải qua khu vực. EU cần đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề an ninh, ổn định khu vực, cần thúc đẩy việc tuân thủ và tôn trọng luật pháp quốc tế, chuẩn mực ứng xử; xây dựng các thể chế đa phương và giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình ở khu vực. Nhiều đại biểu kiến nghị EU cũng như từng nước thành viên cần tiếp tục nêu quan ngại về tình hình Biển Đông trong các tuyên bố đơn phương cũng như trên các diễn đàn quốc tế; giúp tăng cường năng lực của các nước ASEAN. Đồng thời EU cần tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm, mô hình giải quyết tranh chấp và hơp tác biển hiệu quả.

Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông (FESS)

Categories: Biển Đông | Leave a comment

Trung cộng sẽ tấn công Đài Loan?

Trung cộng sẽ tấn công Đài Loan?

Chu Chi Nam, Vũ Văn Lâm (Danlambao) – Gần đây giới bình luận chính trị Á Châu bàn tán sôi nổi về giả thuyết cho rằng Trung cộng sẽ tấn công Đài Loan. Sự kiện này bắt nguồn từ lời tuyên bố của Tập Cận Bình trong một kỳ họp Trung ương đảng: ‘Chúng ta không thể chấp nhận Đài Loan sống biệt lập từ thế hệ này qua thế hệ khác’, thêm vào đó, vào năm tới, sắp có cuộc bầu cử tổng thống ở Đài Loan, mà nhiều người cho rằng Đảng Trung Hoa quốc dân đảng đang nắm quyền, chủ trương hội nhập vào Trung cộng chắc chắn sẽ thua với đảng Dân chủ Cấp tiến, chủ trương một Đài Loan độc lập, vì qua cuộc bầu cử cấp quận vừa qua, Đài Loan có 23 quận, đảng Dân chủ Cấp tiến đã chiếm đa số áp đảo, ngay cả tỉnh Đài bắc cũng đã thuộc về đảng này.
Qua lời tuyên bố của họ Tập, với sự kiện Đảng Dân chủ cấp tiến thắng cử tổng thống trong năm tới, có người tiên đoán Trung cộng sẽ gửi quân xâm chiếm Đài Loan, sự tiên đoán này không phải là không có lý.
Khả thế Trung cộng tấn công Đài Loan 
Theo như những nhà nghiên cứu và chuyên viên quân sự thì khả thế này gần như không thể xẩy ra.
Thật vậy, mặc dầu hiện nay, Trung cộng có 2 330 000 lục quân, 2 300 000 quân trừ bị, 470 000 không quân, 250 000 hải quân, với 9 000 chiếc xe tăng, Nga Xô 15 000, Hoa Kỳ 8 000 chiếc, (theo l’Expansion số 747), đông nhất thế giới, với ngân sách quốc phòng một năm là 142 tỷ $, chỉ sau Mỹ, với 577 tỷ $, trên Nga 90 tỷ $, có 77 tàu chiến lớn, 60 tàu ngầm, 55 tàu đổ bộ cỡ lớn, 85 tàu chiến cỡ nhỏ, có trang bị hỏa tiễn (Theo tin tức Bộ Quốc phòng Mỹ); tuy nhiên những con số này vẫn làm cho những nhà nghiên cứu chiến tranh cho rằng Trung cộng không ở khả thế tấn công và chiếm được Đài Loan vì nhiều nguyên do:
Hải quân Trung cộng có nhiều tàu, nhưng chỉ là tàu hoạt động gần vùng duyên hải, nhiều lắm là hoạt động tầm trung, không có tầm hoạt động cỡ xa. Nên ngay cả việc khống chế biển Đông cũng chỉ là một giấc mơ, còn lâu mới có thể thực hiện được, vì không có tàu hoạt động tầm xa, thì làm sao mà có thể làm dậy sóng biển Đông.
Nói một cách tổng quát, thì quân đội Trung cộng hiện nay vẫn ở trong tình trạng sau Đệ Nhị thế Chiến, còn thua xa một số nước, ngay ở chung quanh như Nam Hàn, Nhật, và cả Đài Loan, về cả 3 quân chủng: lục quân, không quân và hải quân.
Về quân chính qui, mặc dầu con số to lớn 2 330 000 quân, nhưng những người lính Trung cộng không được luyện tập đến nới đến chốn, không được trang bị những vũ khí hiện đại, cách chiến đấu vẫn mang nặng tính chất du kích, nay nếu đánh Đài Loan, thì không còn du kích nữa, mà là trận chiến, phối hợp không quân, thủy quân và lục quân, cách này quân đội Trung cộng không có kinh nghiệm. Hơn thế nữa, con số 2 330 000, tuy to lớn, nhưng trong đó có lính kiểng, lính có tên mà không có thực, vì tình trạng hối lộ tham nhũng. Theo như những tài liệu của những cơ quan nghiên cứu chống tham nhũng của chính Bộ quốc phòng Trung cộng, thì để có một chức tướng, cần phải đút lót cho các ông lớn cả triệu $, sau đó, khi được chức rồi, thi tìm cách khai tên lính giả, lính có trên giấy tờ, mà không có trên thực tế, để lĩnh lương hàng tháng, để bù vào số tiền mà mình đã đút lót cho các ông trên.
Tình trạng hối lộ tham nhũng nặng nề nhất ở Trung cộng hiện nay là trong ngành quân đội, nhất là từ thời Đặng tiểu Bình, sau biến cố Thiên An Môn, để lấy lòng quân đội, đã cho quân đội làm kinh tế. Thế rồi cứ thế tiếp tục, ông chủ tịch nào lên cũng sợ đụng đến quân đội, sợ họ nổi loạn, hay đảo chính, vì họ có quân trong tay. Tình trạng tệ hại, lạc hậu của quân đội Trung cộng hiện nay quá rõ ràng.
Chi cần lấy một thí dụ đơn giản, nực cười, nhưng nó nói lên nhiều ý nghĩa: Hoa Kỳ đã từ lâu nghiên cứu về quân trang, quân phục của người lính, do Đại học MIT (Massachussettes Institut of Technology) nghiên cứu cách đây đã cả 20 năm, làm thế nào để người lính mặc bộ quân phục nhẹ nhất, tiện lợi nhất, có thể tự chữa trị khi bị thương, có thể tự báo về tổng đài khi nguy hiểm, có thể nhảy thật cao qua những bức tường, với đôi giày đặc biệt. Trong khi đó thì người lính Trung cộng vẫn còn mặc quần xà lỏn, mới có quyết định gần đây của Bộ quốc phòng thay thế. Mặc quần xà lỏn, nhiều khi phải bò, gặp những chướng vật, có thể làm ‘con chim’ của người lính bị thương.
Đó là sự yếu kém nghiên cứu về quân trang, quân phục. Còn yếu kém về nhiều lãnh vực khác.
Về chiến tranh quân sự, chúng ta không thể chỉ nói đến lượng, mà quên phẩm, nói như người xưa ‘Quân chỉ cần tinh, chứ không cần đông’.
Rút tỉa kinh nghiệm trong trận Đệ Nhị Thế Chiến:
Trận không chiến giữa Đức và Anh, vào năm 1940, về số lượng máy bay, Anh ngang với Đức, nhưng phi công Anh điêu luyện hơn. Hơn thế nữa, vào lúc đó, Anh đã có hệ thống ra đa biết trước đoàn máy bay Đức đến nên sẵn sàng nghênh chiến, cả trên không và dưới đất với những ổ đại bác chống máy bay. Trận không chiến Luân đôn mà các sử gia thường gọi đi đến kết qủa là Đức bị thua.
Đây là trận đầu tiên báo hiệu Đức thua, nhất là từ khi Hoa Kỳ nhảy vào vòng chiến, sau đến Liên Xô, thì cán cân chênh lệch hẳn về phía Đồng Minh.
Ngay cả về hải quân, người ta cũng không thể nhìn về số lượng. Nói đến trận hải chiến ở Midway giữa Hoa Kỳ và Nhật, số hàng không mẫu hạm của Nhật hơn hẳn Hoa Kỳ vào lúc đó. Nhật có 10 chiếc, Hoa Kỳ 7, hơn thế nữa về trọng tải, hàng không mẫu hạm của Nhật nặng hơn, vì hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ đóng trong nước, phải đi ra biển qua kinh đào Panama, trọng lượng phải có giới hạn mới có thể qua kinh, trong khi Nhật là một quần đảo, những chiếc hàng không mẫu hạm đóng trọng lượng nào cũng được, và có thể hạ thủy dễ dàng.
Tuy nhiên trận Midway, Nhật đã thua, vì vào lúc đó Hoa Kỳ đã có một hệ thống nghe điện báo, nghe lén Tổng hành dinh của Nhật, biết đường vận chuyển của những tàu Nhật, nên sẵn sàng nghênh chiến.
Nếu nói về số lượng, thì ngày hôm nay lực lượng quân sự của Trung cộng rất cao, nhưng quân thì không tinh, vũ khí thì quá lỗi thời.
Nay nói về Đài Loan, số quân, số vũ khí của Đài Loan không nhiều, nhưng quân thì rất tinh, vũ khí thì rất hiện đại. Có thể nói, hải quân của Đài Loan, nhất là về phòng thủ, đứng nhất nhì ở châu Á, ngang hàng hay không thua gì với Nhật.
Từ năm 1990, Đài Loan đã mua 4 chiếc tuần dương hạm ( frégates) của Pháp, mà Pháp vừa bán 2 cái cho Nga, đang đợi giao hàng và 1 cái cho Ai cập cùng 24 chiếc máy bay Mirages. Đây là một chiếc tàu phòng thủ biển rất là hữu hiệu, vừa chạy lẹ, vừa dễ điều khiển, có sắm hỏa tiễn vừa phòng không, vừa phòng trên đất liền, chống xe tăng, vừa phòng biển, chống hỏa lôi.
Lực lượng phòng vệ về biển cũng như phòng không với hỏa tiễn Patriots mua của Hoa Kỳ, của Đài Loan, rất hiện đại, rất mạnh.
Để tấn công Đài Loan, dù với hỏa tiễn, với máy bay, cũng không phải dễ. Hơn thế nữa để gửi quân ra Đài Loan, qua eo biển Đài Loan, ngăn cách nước này với Trung cộng, mặc dầu không xa, nhưng những tàu chở quân đổ bộ của Trung cộng chưa cập bến Đài Loan, thì đã bị đánh chìm trên biển.
Bởi lẽ đó, theo con mắt những chuyên viên quân sự, thì khả thế Trung cộng tấn công, rồi xâm chiếm Đài Loan, rất khó có thể xẩy ra.
Tuy nhiên chúng ta không thể nhìn lịch sử nói chung và lịch sử chiến tranh nói riêng, chỉ bằng con mắt hữu lý như người ta tưởng. Nếu lấy con mắt hữu lý mà nhìn, thì Đức không thể nào gây chiến trong Đệ Nhị Thế Chiến. Nhưng Đệ Nhị Thế Chiến đã xẩy ra.
Khả thế có thể xẩy ra 
Theo Tôn Ngô Binh pháp: ‘Phàm cái cớ khởi binh có 5: một là tranh danh, hai là tranh lợi, ba là tích ác, bốn là nội loạn, năm là nhân đói.’ (Tôn Ngô Binh pháp – Ngô văn Triện dịch – trang 269).
Từ đó, chúng ta xét lý do khởi binh của Trung cộng thì nội loạn và nhân đói là có khả thế nhất. Nhất là nội loạn.
Lịch sử nhiều khi chỉ là lập lại, tất nhiên nó không thể giống như hai giọt nước, nhưng nó có chiều hướng giống nhau.
Nhìn vào hoàn cảnh và những nguyên do đưa đến trận Đệ Nhị thế Chiến (1939 – 1945), nếu quả thật có việc Trung cộng đánh Đài Loan, thì những nguyên do nó cũng hao hao giống nhau, mặc dầu đây mới chỉ là một cuộc chiến ở mức độ vùng.
Thật vậy, trước Đệ Nhị thế Chiến, cũng có cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1930, nước Đức bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế khó khăn, đồng thời có việc phải trả bồi thường chiến tranh quá nặng nề, làm cho dân Đức bất mãn. Lợi dụng tình thế này, Đảng Đức quốc xã đã khơi dậy lòng oán hận, đầu óc chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
Ngày hôm nay Tập cận Bình cũng khơi dậy lòng dân tộc cực đoan của dân Tàu.
Vào thời Đệ nhị Thế Chiến, Hitler đã khơi dậy tinh thần này và lên nắm quyền, coi thường thế giới, tái vũ trang, rồi tấn công chiếm nước Áo, sau đó đến nước Tiệp. Thế giới, nhất là 2 nước Anh, Pháp, vì mới thoát khỏi Thế Chiến thứ Nhất (1914-1918), còn mệt mỏi, không muốn tham chiến. Nhưng Hitler làm quá, gửi quân đánh chiếm Ba Lan. buộc Anh, Pháp nhảy vào, gây nên thế chiến, rồi đến Hoa Kỳ, tuy muộn màng. Nhưng một khi Hoa Kỳ nhảy vào thì cán cân đã chênh lệch về phía Anh, Pháp.
Người ta có thể nói một cách quá đáng là Đại Chiến Thứ Nhì xẩy ra phần lớn là do cá nhân một mình Hitler, trái hẳn với quan niệm hữu lý của lịch sử.
Nhìn vào tình hình nước Tàu hiện nay, nếu quả thực có việc Trung cộng tấn công Đài Loan, mặc dầu theo nhiều phân tích của nhiều chuyên gia thì gần như không thể, nhưng nếu xẩy ra thì cũng do hoàn cảnh kinh tế nước Tàu, và do chính con người của Tập cận Bình như trước kia với Hitler.
Thực vậy, sau một thời gian tăng trưởng kinh tế với hai con số, kinh tế nước Tàu hiện nay chỉ tăng trưởng với 1 con số, lúc đầu dự đoán là 7,3%, nay chính thức với kỳ Họp quốc hội vừa qua, với lời tuyên bố của Lý khắc Cường, Thủ tướng, thì quyết định tăng trưởng ở mức độ 7%. Mặc dầu vẫn còn tăng trưởng nhưng từ 2 con số, xuống một con số, như vậy cũng là bắt đầu khó khăn rồi. Thêm vào đó có việc thế giới tẩy chay hàng Trung cộng, tìm cách hạn chế xuất cảng của nước này.
Đấy là chưa nói đến việc Trung cộng hung hăng muốn khống chế Biển Thái bình dương, nguồn chuyên chở ½ hàng hóa thế giới, chuyên chở từ 60 đến 80% dầu cho Trung Cộng, Nhật bản, Đài Loan và những nước trong vùng.
Trung cộng hiện nay là một nước đói ăn và khát dầu như một nhà chuyên viên nói. Trong khi đó thì biển Thái bình dương là một vùng có một trữ lượng dầu quan trọng. Biển Thái bình Dương, ở những vùng chung quanh 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, theo một số nghiên cứu tây phương, có một dự trữ dầu vào khoảng từ 50 đến 70 tỷ thùng dầu, trong khi đó theo nghiên cứu của Trung cộng, thì có từ 100 tới 130 tỷ thùng dầu. Tất nhiên là một nước khát dầu, Trung cộng rất muốn khống chế vùng này.
Ngày xưa Hitler thì đưa ra lý thuyết ‘Không gian sinh tồn’, ngày nay thì Trung cộng nghĩ ‘Biển Thái Bình Dương là quyền lợi cốt lõi’ của Trung cộng.
Lý do nội loạn có 2 trường hợp, đó là loạn ngay trong nội bộ Đảng, hai là nội loạn trong dân, các dân tộc vùng Tây tạng, Tân cương, v.v… có thể nổi lên đòi tự trị.
Nội loạn ngay trong lòng Đảng: Theo Đặng tiểu Bình, ‘Nếu chế độ cộng sản Tàu sụp đổ, thì nguyên nhân chính bắt nguồn từ sự nội loạn trong Đảng’. Từ câu đó, người ta nhìn vào hiện tình của Đảng Cộng sản Tàu, chúng ta thấy phong trào chống tham nhũng của Tập Cận Bình hiện nay chính là sự đấu đá nội bộ trong đảng. Họ Tập chỉ chống những người tham nhũng không theo ông, vì ở Trung cộng hiện nay, ngay từ Tập cận Bình, ai mà không tham nhũng. Thử hỏi lương họ Tập, mặc dầu mới tăng, nhưng chỉ là 2 000 $, một tháng, với số lương này, làm sao ông có thể gửi con gái sang học ở trường Harvard bên Mỹ. Cuộc đấm đá quyền lực này với họ Tập, gần như đang diễn ra khắp nơi, từ trung ương đến địa phương, là một cuộc đấu tranh một sống, một còn. Chính họ Tập tuyên bố: ‘Tôi không màng tới sống chết, không nghĩ đến danh tiếng của tôi còn hay mất, tôi nhất quyết chống tham nhũng.’
Thêm vào đó, tình hình kinh tế bắt đầu xuống dốc, sự bất mãn của dân nổi lên khắp nơi, ngay có cả vấn đề khủng bố, dân Di Ngô Nhĩ đã làm nhiều cuộc khủng bố ở nhiều nơi, ở cả Bắc Kinh; năm vừa qua, có hơn 200 ngàn cuộc biểu tình chống chính phủ về nhiều lãnh vực: cướp đất của dân, đàn áp dân thiểu số và những nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, ô nhiễm môi trường làm nhiều người bị bệnh v.v…
Người ta có thể nói, Trung cộng hiện nay chỉ là một nồi nước nóng cao độ, mặc dầu Đảng cộng sản cố dùng cách đạy nắp bằng bất cứ giá nào. Nhưng cái gì cũng có giới hạn.
Phải chăng giới hạn này đang đến với triều đại Tập cận Bình, nên họ Tập, vì khó khăn nội bộ, nội loạn, nhân đói, như Ngô tử nói, để giải quyết những khó khăn trên, sẽ quyết định cất quân đánh Đài Loan.
Thái độ của Mỹ, Nga nếu Trung cộng tấn công Đài Loan
Thái độ của Mỹ:
Có người đưa ra giả thuyết: Vì ngân sách quốc phòng của Mỹ giảm, vì Hoa Kỳ mới thoát khỏi 2 cuộc chiến A phú hãn và Irak, hiện nay đang bận tâm về chiến tranh chống khủng bố ở bắc Irak, bắc Syrie, nên Hoa Kỳ không có khả năng giúp Đài Loan, không tham chiến, để mặc cho Trung cộng đánh chiếm Đài Loan. Thêm vào đó họ còn đi xa hơn, đưa ra chính sách Dominos (con cờ này mất thì kéo theo con cờ kia), đó là Trung cộng xâm chiếm Đài Loan, rồi sau đó xâm chiếm những nước chung quanh, trong đó có Miến Điện, Mã Lai, Singapour v.v…
Đây là một giả thuyết ảo tưởng.
Nếu Trung cộng đánh Đài Loan, Hoa Kỳ chắc chắn không làm ngơ. Bằng chứng quá khứ: Đó là sau khi đế quốc cộng sản Liên Xô sụp đổ, vào giữa thập niên 90, chiến tranh nội bộ xảy ra ở nước Nam Tư, Hoa Kỳ đã ‘Oanh tạc lầm’ vào tòa Đại sứ Trung cộng ở bên đó.
Để phản ứng lại, Trung cộng dọa tấn công Đài Loan, Chính quyền của ông Bill Clinton lúc bấy giờ vào nhiệm kỳ 2, năm 1996, đã ‘Nhẹ nhàng’ gửi một chiếc hàng không mẫu hạm tới đậu ngay ở giữa eo biển Formose ngăn cách Đài Loan và Trung cộng, làm cho Trung cộng hết dọa nạt. Nếu Trung cộng tấn công Đài Loan, Hoa Kỳ không làm ngơ, nhưng không nhảy vào cuộc chiến liền lập tức, mà còn đợi, như trong thế chiến thứ Nhất và thứ Nhì, cũng không nhảy vào hết mình như 2 cuộc chiến trên, mà chỉ cần nhảy vào có giới hạn.
Chúng ta biết hiện nay Hoa Kỳ có 20 chiếc hàng không mẫu hạm. Trung cộng có 1 cái Liêu ninh, mua lại của Ukhraine, vào năm 1995, dưới nhãn hiệu của 2 chủ xòng bạc Ma cao, nói về làm xòng bạc nổi, rồi mang về sửa làm hàng không mẫu hạm quân sự. Từ đó cho tới nay, đã là 10 năm, thế mà hàng không mẫu hạm Liêu ninh vẫn chưa có thể để máy bay hạ cánh. Bằng chứng là nhân ngày tết Nguyên đán vừa qua, người ta thấy Trung cộng trưng bày hàng không mẫu hạm Liêu ninh, nhưng không thấy một chiếc may bay nào ở trên, mà chỉ thấy dân và thủy thủ đứng đầy ở bong tàu. Trung cộng nói sẽ hạ thủy 2 hay 3 chiếc hàng không mẫu hạm trong tương lai. Với tàu Liêu ninh còn vậy, huống chi nói tới những cái tương lai.
Thái độ của Nga:
Gần đây, vì Hoa Kỳ và Âu Châu cấm vận Nga, nên Trung cộng và Nga đã ký một hiệp ước cung cấp dầu và khí đốt cho Trung cộng lên tới 400 tỷ $, trong nhiều thập niên. Từ đó, nhiều người cho rằng nếu có chiến tranh Mỹ Trung về Đài Loan, thì Nga sẽ đứng về phía Trung cộng.
Thực sự không phải như vậy. Người xưa có câu: ‘Bán họ hàng xa, mua láng giềng gần’. Câu này chỉ đúng với cá nhân, nhưng không đúng với một quốc gia, nhất là quốc gia này lại là đế quốc như Nga và Trung cộng. Câu trên trở thành ‘Bán láng giêng gần, mua bạn xa.’ Tại sao vậy? Các quốc gia láng giềng, nhất là các đế quốc, có một lịch sử lâu dài cả hàng ngàn, hàng trăm năm, có nhiều tranh chấp về biên giới. Những tranh chấp này lúc nào cũng tiềm ẩn, chỉ chờ dịp là bùng nổ. Trung cộng và Nga là như vậy. Hai nước có biên giới chung cả 4 000 km, tranh chấp từ lâu, lúc nào cũng sẵn sàng bùng nổ. Nga rất sợ tình trạng tranh chấp ở đây với Trung cộng, vì ở khu vực này, Nga chỉ có 6 triệu dân, trong khi Trung cộng có 120 triệu dân, trên thực tế, những vùng mà Nga chiếm của Tàu trước kia, nay gần như bị Tàu chiếm lại, về mọi mặt, kinh tế, hành chánh, quân sự. Ngày xưa, dân Nga làm chủ vùng này vì giàu có hơn dân Tàu, ngày nay thì trái lại.
Người ta nói nhiều đến hiệp ước bán dầu khí 400 tỷ $, nhưng chỉ là trên giấy tờ, vì trên thực tế hai bên chưa nước nào khởi công xây dựng ống dẫn dầu và khí. Thêm vào đó, Trung cộng muốn mua của Nga 100 máy bay không tiếng động, bỏ bom, TU -22, để thay thế những máy bay cũ H-6, nhưng Nga từ chối. Tại sao? Vì Nga sợ cảnh “Gậy ông đập lưng ông.” Nếu có tranh chấp biên giới Nga Hoa, và nếu Trung cộng có những máy bay này, Trung cộng không ngần ngại bỏ bom Nga trước tiên.
Trở về câu hỏi: Nếu có chiến tranh Trung Mỹ về Đài Loan, thì thái độ Nga như thế nào?
Nga sẽ đứng trung lập, ngồi trên núi để xem hổ báo đánh nhau, rồi tìm cách thủ lợi, chứ không đứng về phía nào, dù là Mỹ hay Trung cộng.
Con người là một con vật biết lo về tương lai. Một khi lo về tương lai thì phải tiên đoán tương lai. Nhưng tất cả những tiên đoán đều là võ đoán, nó khiến người tiên đoán phải cẩn thận và có một sự khiêm nhượng tối đa, vì lịch sử nhân loại đã phải trả một giá bằng máu về những lời tiên đoán có tính cách không khiêm nhường, không có một tý gì là khoa học, có tính cách lãng mạng và tiên tri của K. Marx. Thế rồi những người cộng sản bắt đầu bằng Lénine, một khi cướp được chính quyền, dùng bạo lực để thực hiện lời tiên tri này, đưa đến thảm họa cho nhân loại, đó là 100 triệu người chết, vì chế độ cộng sản.
Những lời tiên đoán nên là những lời chỉ dẫn (indicative), hơn là bó buộc ( impérative), nên là một sự trao đổi làm tỏ rõ vấn đề, hơn là một mệnh lệnh và thực hiện bằng võ lực.
Những lời tiên đoán về nước Trung cộng, về việc Trung cộng có thể đánh Đài Loan hay không cũng nên cẩn thận tối đa.(1)
Paris ngày 21/03/2015
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Góc khuất Trung Quốc: Gián điệp kinh tế và mua chuộc quyền lực

Góc khuất Trung Quốc: Gián điệp kinh tế và mua chuộc quyền lực

Goc khuat TQBienDong.Net: Không chỉ gây lo ngại cho các nước láng giềng liên quan đến những tranh giành lãnh thổ, tiết lộ của báo chí Châu Âu gần đây còn cho thấy một thực tế gây sửng sốt: Trung Quốc đang tiến hành trên qui mô lớn hoạt động gián điệp kinh tế và dùng tiền để thao túng chính khách địa phương.

Goc khuat TQ

RFI dẫn báo Pháp Libération số ra mới đây cho biết: « Trung Quốc tiến hành hot đng gián đip trên quy mô ln » tại Pháp. Một tài liệu mật tổng hợp tình hình của Tổng cục phản gián Pháp – DGSI – cảnh báo về các phương pháp hoạt động tình báo kinh tế của Trung Quốc, trên mọi lĩnh vực.

Về mặt chính thức, quan hệ giữa Pháp và Trung Quốc có vẻ thuận buồm xuôi gió và theo lời Thủtướng Pháp Manuel Valls nhân chuyến công du Bắc Kinh vừa qua, thì không có gì đáng lo ngại cả.

Thế nhưng, cơ quan phản gián Pháp lại không nghĩ thế. Họ nhận định Trung Quốc rất « xông xáo » trong lĩnh vực tình báo kinh tế.

Theo Cơ quan phản gián Pháp, Trung Quốc « rất giỏi trong vic đánh cp các thiết b th nghim và tin tc », chừng nào chưa bị bắt thì không gì có thể ngăn chặn được họ. Tình báo Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến các đổi mới công nghệ, trong lĩnh vực hàng không, không gian, y sinh. Cục 2 của quân đội Trung Quốc trực tiếp chỉ đạo các hoạt động này.

Một mối quan tâm khác của chính quyền Trung Quốc là theo dõi, giám sát các nhân vật đối lập chính trị. Giới lãnh đạo Bắc Kinh rất lo ngại phong trào Pháp Luân Công, vấn đề người Tây Tạng, các hiệp hội ủng hộ cuộc đấu tranh của người Tây Tạng, các cộng đồng người Đài Loan, Duy Ngô Nhĩ….

Báo Libération cho biết ngay cả Tổng cục phản gián Pháp cũng đã từng bị tình báo Trung Quốc thâm nhập. Cách nay vài năm, một lãnh đạo của DGSI dường như đã tỏ ra « mềm yếu » trước một đối tượng Trung Quốc làm việc cho cơ quan tình báo của Bắc Kinh.

Tài liệu của phản gián Pháp nêu rõ, các nhân viên tình báo Trung Quốc hoạt động với « vỏ bọc » ngoại giao trong sứ quán Trung Quốc tại Paris và các cơ quan lãnh sự ở Marseille, Strasbourg (nơi có Nghị viện Châu Âu), Lyon và Polynésie thuộc Pháp. Bắc Kinh cũng thường xuyên điều phái các nhân viên tình báo dưới danh nghĩa sinh viên, thực tập sinh, thành viên các phái đoàn thương mại và những người này là « những bậc thày về trò giả vờ đi lạc đường trong các cuộc viếng thăm nhà máy ». Các dự án liên doanh nghiên cứu giữa các tập đoàn bào chế dược phẩm cũng là đối tượng nhòm ngó của tình báo kinh tế Trung Quốc.

Một nhân viên phản gián Pháp nói với báo Libération, « trên thực tế, tình báo Trung Quc « vn hot đng vi tâm lý như thi chiến tranh lnh », « bất k lúc nào, mi thành viên ca cng đng người Trung Quc, đc bit là các sinh viên đang theo hc đi hc, các thc tp sinh trong nhng doanh nghip công ngh mũi nhn » cũng có thể được sử dụng để thu thập thông tin. Do vậy, rất khó ngăn chặn các hoạt động này. Việc chỉ định các đại diện những hiệp hội sinh viên, giới nghiên cứu Trung Quốc tại Pháp, lãnh đạo các viện Khổng Tử, đều phải có sự chấp thuận của sứ quán Trung Quốc.

Do không có đủ người để theo dõi, giám sát, DGSI tìm cách cảnh báo, kêu gọi tinh thần cảnh giác trước nguy cơ tình báo kinh tế trong các lĩnh vực công nghệ mũi nhọn.

Cũng do thiếu phương tiện và nhân lực, từ năm 2011, cơ quan phản gián và hiến binh Pháp đã không còn hợp tác với nhau nữa trong việc điều tra, ngăn chặn hoạt động tình báo kinh tế.

Để khắc phục tình trạng này, DGSI tìm cách thiết lập mối quan hệ làm việc với giới lãnh đạo các trường đại học, các viện công nghệ hoặc các doanh nghiệp công nghệ mũi nhọn.

Vấn đề người Trung Quốc ở Châu Âu không dừng ở đó. Đầu năm nay, ngay tại thời điểm các đảng phái chính trị ở Anh bắt đầu cuộc chạy đua nước rút cho cuộc tranh cử vào Quốc hội thì nổ ra vụ bê bối hối mại quyền thế của các nghị sĩ nổi tiếng Jack Straw và Malcolm Rifkind, khiến hai chính trị gia này phải nhanh chóng tuyên bố rút khỏi chính trường.

Sự việc được khơi mào từ một phóng sự điều tra của tờ Daily Telegraph cùng thực hiện với kênh truyền hình Channel 4 và phát trong chương trình Dispatches chuyên phanh phui các góc khuất của quyền lực trên thế giới. Họ cài phóng viên vào tiếp cận hai chính trị gia gạo cội là ông Jack Straw của Công đảng và Sir Malcolm Rifkind của đảng Bảo Thủ. Hai ông đã làm chính trị từ rất lâu, vàđều từng giữ chức Bộ trưởng khi chính phủ của họ cầm quyền.

Trong đoạn phim quay lén trong phòng làm việc của hai ông trong Quốc hội, hai vị này đã hứa hẹn sẽ giúp đối tác gặp những đối tác cần thiết, đổi lại bằng những khoản tiền lớn.

Trong trường hợp của ông Rifkind, đối tác là một công ty của Trung Quốc. Tờ Daily Telegraph trình bày lời chào mời của ông rằng, với số tiền 5.000 bảng Anh một ngày, công ty Trung Quốc nọcó thể gặp tất cả những nhân vật quan trọng đang nắm giữ hệ thống an ninh hạt nhân trên thế giới, vì lẽ ông từng giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng và ngoài vị trí là Chủ tịch Ủy ban an ninh Quốc hội, ông còn là thành viên của các tổ chức quốc tế như Diễn đàn Kinh tế Thế giới và Hội đồng chuyên trách các nghị trình toàn cầu về hạt nhân.

Trong cuộc trao đổi, ông Rifkind còn tiết lộ về mối quan hệ với cựu Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright và nhóm quan hệ bao gồm 22 Ngoại trưởng trên thế giới.

Trong bối cảnh Trung Quốc luôn sẵn sàng dùng tiền để mua quan hệ và đổ tiền vào cả những chương trình chính thức như Viện Khổng Tử lẫn những món quà ngoại giao và mối quan hệ cánhân, phóng sự này chỉ ra một nguy cơ rất lớn cho các nước nhỏ đang có tranh chấp hoặc nguy cơđối đầu với Trung Quốc, vì các nước này sẽ yếu thế trong ngoại giao, khi Trung Quốc có được những mối quan hệ trực tiếp tại các cấp cao nhất trong chính trường Anh, Mỹ và các cường quốc, cả trong đảng cầm quyền lẫn bên phía đối lập.

Theo RFI, đây là câu chuyện sẽ tiếp tục gây tranh cãi cho dù dư luận nước Anh bắt đầu lắng dịu sau khi hai nghị sĩ Jack Straw và Malcolm Rifkind tuyên bố từ chức để trút bớt gánh nặng cho đảng của họ trong chiến dịch tranh cử sôi động.

BDN

 

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Biển Đông: Mỹ tung đòn độc, Trung Quốc “lạnh sống lưng”

Biển Đông: Mỹ tung đòn độc, Trung Quốc “lạnh sống lưng”

Cập nhật lúc: 18h40″  | 21/03/2015

(VnMedia) – Hồi đầu tuần này, chỉ huy của Hạm đội Số 7 thuộc Hải quân Mỹ đã khiến Trung Quốc không khỏi “lạnh sống lưng” khi đưa ra đề xuất về một chiến dịch đặc biệt ở Biển Đông.

Ảnh minh họa

Cụ thể, theo đề xuất của Phó Đô đốc Robert Thomas đưa ra hôm thứ Ba (17/3), ông Thomas đã đề xuất rằng các nước ASEAN nên hợp tác để thiết lập một lực lượng hàng hải chung nhằm tiến hành hoạt động tuần tra trên biển ở Biển Đông. Mỹ cũng đề nghị giúp ASEAN một tay trong hoạt động tuần tra Biển Đông.

Tờ Bloomberg đưa tin, Phó Đô đốc Thomas của Hải quân Mỹ đã đưa ra đề xuất nói trên tại Triển lãm Hàng không và Hàng hải Quốc tế Langkawi được tổ chức ở Malaysia sau cuộc họp của các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN. Phát biểu tại hội nghị  này, ông Thomas đã nói, các nước ASEAN nên tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh hàng hải trong khi vẫn tôn trọng chủ quyền và không gian ven biển của nhau. Hoạt động hợp tác đó nên được tổ chức giống như trường hợp các nước phối hợp nỗ lực để chống lại nạn cướp biển ở vùng Vịnh Aden.

“Có lẽ nói thì dễ hơn làm nhưng từ quan điểm chính sách và tổ chức, một sáng kiến như vậy có thể giúp làm rõ hơn các mục tiêu hoạt động trong những sự kiện huấn luyện mà ASEAN đang muốn theo đuổi. Nếu các nước thành viên ASEAN dẫn đầu trong việc tổ chức một thứ gì đó giống như vậy, hãy tin tôi đi, Hạm đội số 7 của Mỹ sẽ sàng giúp đỡ và hậu thuẫn”, ông Thomas đã cam kết như vậy.

Người đứng đầu lực lượng hải quân Mỹ ở Tây Thái Bình Dương khẳng định, Mỹ sẽ ủng hộ cho kế hoạch tiến hành các cuộc tuần tra đa quốc gia ở Biển Đông giống như các nước đã làm ở Eo biển Malacca.

Giới chức Lầu Năm Góc cũng đã ngầm đồng ý với đề xuất của Phó Đô đốc Thomas. Điều này được thể hiện trong một tuyên bố được phát đi ngày hôm qua (20/3), trong đó nói rằng: “Bộ Quốc phòng hoan nghênh các nỗ lực tập thể nhằm củng cố an ninh hàng hải ở Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có những nỗ lực do ASEAN làm chủ và dẫn dắt. Chúng tôi tin rằng sự hợp tác chặt chẽ giữa các nước thành viên trong ASEAN là vô cùng quan trọng trong việc duy trì hòa bình và thịnh vượng ở trong khu vực”, phát ngôn viên Lầu Năm Góc – bà Henrietta Levin  cho hay.

Phó Đô đốc Philippine Jesus Millan sau đó đã nói rằng, Hải quân Philippine đồng ý với đề xuất của Phó Đô đốc Mỹ Thomas. Đây là điều không có gì đáng ngạc nhiên. Manila từ lâu đã luôn công khai phản đối gay gắt những cuộc tuần tra của tàu thuyền Trung Quốc xung quanh những vùng tranh chấp ở Biển Đông trong những năm gần đây và đồng minh Mỹ đã tăng cường giúp đỡ để Manila có thể tiến hành các cuộc tuần tra tương tự để giám sát mọi hoạt động trong vùng lãnh hải của mình.

Tuy nhiên, ông Milan thừa nhận, sáng kiến của ông Thomas đòi hỏi cần phải có sự tập trung nguồn lực và vì thế cần tất cả các nước liên quan cùng tham gia.
Chắc chắn bất kỳ lực lượng tuần tra hàng hải chung nào của ASEAN ra đời với sự tham gia của Mỹ hay sự ủng hộ của Mỹ đều sẽ khiến Trung Quốc nổi điên.

Trung Quốc lại tức giận với Mỹ

Trung Quốc hôm qua đã lên tiếng chỉ trích vị sĩ quan hải quân cấp cao của Mỹ về việc đưa ra đề xuất trong đó các nước ASEAN sẽ phối hợp tuần tra chung ở Biển Đông với sự giúp đỡ của Hạm đội số 7 của Mỹ.

“Chúng tôi hy vọng rằng Mỹ sẽ tuân thủ nghiêm túc cam kết không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp chủ quyền”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã nói như vậy.

Ông Hồng Lỗi cho rằng những phát biểu của Phó Đô đốc Thomas sẽ “không giúp ích gì cho việc giải quyết các cuộc tranh chấp ở Biển Đông một cách đúng đắn và không giúp gì cho hòa bình, sự ổn định ở Biển Đông..

Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh, cam kết lâu dài của Bắc Kinh là giải quyết các cuộc tranh chấp ở Biển Đôgn thông qua đàm phán, tham vấn trực tiếp với các nước có liên quan.

Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông với 4 nước láng giềng Đông Nam Á gồm Philippines, Malaysia, Brunei, Việt Nam và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Trung Quốc đang đòi chủ quyền tới khoảng 90% Biển Đông chiến lược và giàu tài nguyên dựa trên yêu sách đường 9 đoạn phi lý hay còn gọi là đường lưỡi bò. Đường 9 đoạn liếm sâu vào bên trong trung tâm biển của Đông Nam Á. Đòi hỏi chủ quyền phi lý, phi pháp và quá đáng của Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ và quyết liệt của các nước trong khu vực nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung.

Khi bị cộng đồng quốc tế lên tiếng phản đối, Trung Quốc liên tục khăng khăng cho rằng các cuộc tranh chấp ở Biển Đông chỉ là vấn đề của riêng Trung Quốc với các nước có tranh chấp trực tiếp. Bắc Kinh không ít lần lên tiếng cảnh báo các cường quốc, trong đó có Mỹ, tránh xa Biển Đông. Ngay cả việc đưa vấn đề Biển Đông ra ASEAN cũng bị Trung Quốc phản đối bất chấp thực tế là có đến 4 nước trong ASEAN đang có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông và các nước khác đều có lợi ích ở Biển Đông.

Trung Quốc luôn đòi tự giải quyết các cuộc tranh chấp ở Biển Đông với riêng từng nước trên cơ sở song phương. Sở dĩ Bắc Kinh phản đối quyết liệt việc quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, muốn giải quyết trên cơ sở song phương là do nước này muốn dùng sức mạnh của nước lớn để ép các nước nhỏ đang có tranh chấp với họ để dễ bề giành ưu thế. Tuy nhiên, đây là điều mà cộng đồng quốc tế không chấp nhận. Đề xuất mới của Mỹ lại khiến Trung Quốc nổi giận đùng đùng.(tổng hợp)Kiệt Linh  

Tags: Mỹ, chiến lược, Biển Đông, đòn độc, chiêu độc, tuần tra chung, ASEAN, lực lượng hải quân chung, Hạm đội số 7 Mỹ, cải tạo, bồi đắp, xây dựng, ngăn chặn, Biển Đông, tranh chấp, độc chiếm, tham vọng, vi phạm chủ quyền, Việt Nam, phản đối, đường 9 đoạn, đường lưỡi bò,

  • print
  • email

Ý kiến bạn đọc(0)

Gửi đi Nhập lại

Mới cập nhật

Các tin khác

Mới – Nóng

Chuyên đề

Máy bay MH17 Malaysia bị rơi ở Ukraine

Video

Kinh hoàng khoảnh khắc máy bay lao vào thành cầu” class=”img” style=”border: none; height: 200px; width: 270px;”>

Kinh hoàng khoảnh khắc máy bay lao vào thành cầu

 

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

LỄ TƯỞNG NIỆM NGÀY ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ THỌ NẠN

LỄ TƯỞNG NIỆM NGÀY ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ THỌ NẠN KHI HỌP

VỚI BỬU VINH TẠI ĐỐC VÀNG HẠ, ĐỒNG THÁP MƯỜI, VÀO ĐÚNG

NGÀY 25 THÁNG 02 ÂM LỊCH NHẰM NGÀY 16 THÁNG 4 NĂM 1947.

-o-
I/- Đối với đồng bào và đồng đạo Phật Giáo Hòa Hảo (PGHH) cư ngụ tại Bắc Mỹ

như Hoa Kỳ, Mể Tây Cơ, Canada , Úc, Âu và Á Châu, Xuân Ất Mùi 2015 đã về

trên khắp cùng Đất Trời Vạn Vật. Mùa Xuân đã mang đến bao tươi vui, niềm tin

và hy vọng. Với sự khích lệ của doanh gia Khuyến Nguyễn; chủ nhân Nước Mía

Viễn Đông, chủ hàng trăm mẫu rừng Mía; của hoa hậu Lam Châu; từ lâu đã từng

tổ chức thật nhiều công cuộc mổ mắt giúp tại Việt Nam và Tại Miên cho rất nhiều

người khỏi bị mù loà, đồng thời tổ chức vô số bữa ăn cũng như nhiều săn sóc

điều trị, thường xuyên yểm trợ những người thiếu thốn; và của Hoa Hậu Huỳnh

Nga, Chủ Tịch Hội Từ Thiện PGHH, Hội Đồng Trị Sự Trung Ương Giáo Hội

PGHH và Việt Nam Dân Xã Đảng đã long trọng thiết trí một Xe Hoa Diễn Hành

trên Đại Lộ Bolsa thành phố Westminster, trong khung cảnh vô cùng tưng bừng

náo nhiệt của 03 ngày Tết Ất Mùi 2015. Xe Hoa Nầy Của PGHH mang nhửng

khẩu hiệu:

a/ Đức Huỳnh Giáo Chủ Vạn Tuế;

b/Tinh thần PGHH-VNDXĐ bất diệt;

c/ HĐTSTƯ.GHPGHH yêu cầu Trung Cộng tôn trọng chủ quyền Biển đảo cùa Tổ

Quốc Việt Nam;

d/ HDTSTU, GH.PGHH và VNDXĐ kính gởi lời Chúc Mừng Năm Mới Ất Mùi,

2015 đến toàn thể đồng đạo và đồng bào trên Thế Giới.

Mùa Xuân đang chậm chậm đi qua, nhưng với những tín đồ PGHH thuần thành,

tận tuỵ, niềm vui Xuân chưa hoàn toàn chấm hết thì nỗi buồn cho đại cuộc và cho

nghĩa tình trung hậu lại xuất hiện rộn ràng…Viết đến đây, Ban Tổ Chức “Lễ

Tưởng Nhớ Ngày Đức Thầy Thọ Nạn “ chúng tôi, trong đầu óc và trong tâm hồn

không hiểu sao lại chỉ muốn tha thiết nhớ đến những lời Đức Thầy dạy dỗ – “ nên

làm những điều lành, điều tốt; cố tránh xa những những điều dữ, điều ác”- “cần

thích thú giao dịch thân thiết với nhũng nhân vật từ tâm bác ái, với những người

1

người sanh ra đời với hoài bảo và bẩm tánh muốn làm người hửu ích cho xã hội

và hửu ích cho Quốc Gia Dân Tộc.” Trên căn bản đó, chúng tôi hân hoan nhớ tới

những kinh nghiệm đẹp đẽ và quí báu đã xảy ra trong đời sống…Mấy chục năm

trước đây, chúng tôi đã có duyên may gặp gỡ và thọ ơn Cô Lê Kim Anh, một nhà

hảo tâm rất cao cả, thuộc tín ngưỡng Tin Lành do trung gian của đồng đạo PGHH

Huyền Tâm Huỳnh Long Giang thay mặt anh chị em mời đến tham dự ngày Gây

Quỹ gíúp PGHH và Việt Nam Dân Xã Đảng (VNDXĐ), cử hành tại nhà hàng Phú

Lệ Hoa, đường Westminster và Brookhurst, Orange County, Nam Cali. Cô Lê Kim

Anh trước năm 1975, cư ngụ tại Sài Gòn, làm việc với Air Việt Nam chừng một

năm; sau năm 1975, khi định cư ở Mỹ, làm cho hãng hàng không Delta Air Lines

gần 20 năm; phu quân của Lê Kim Anh là Mike CongDon, một phi công rất tài

giỏi của Air America. Cô đã rộng lòng giúp một số tiền quan trọng, gần 5,000

(năm ngàn) Mỹ Kim để cho PGHH làm công viêc tại quốc nội như lo cung cấp

cơm cháo cho đồng bào nghèo tại các bịnh viện, như lo đào tạo những thành phần

non trẻ thuyết giảng về thi văn giáo lý PGHH của Đức Thầy. Cô Lê Kim Anh và

Mike CongDon sanh được hai gái tên Elyzabeth CongDon Mc Gee, tên Christina

Le CongDon và có 6 cháu ngọai mà hai Vợ Chồng Lê Kim Anh – Mike C ongDon

II/- ĐỐC VÀNG HẠ LÀ BIẾN CỐ ĐỨC THẦY THỌ NẠN. ĐẾN NAY ĐÃ

68 NĂM TRÔI QUA RỒI. ĐỨC THẦY ĐÃ VÔ SỐ LẦN NÓI : “ Ta chịu khổ –

khổ cho bá tánh.” NGÀY ĐỨC THẦY THỌ NẠN LÀ NGÀY TOÀN THỂ TÍN

ĐỒ PGHH VÀ ĐẢNG VIÊN DÂN XÃ KHÔNG AI KHÔNG CẢM THẤY ĐAU

BUỒN THỐNG THIẾT. ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ ĐÃ BỊ Việt Minh Cộng Sản

(VMCS) CỦA TRẦN VĂN GIÀU ÁM HAI TẠI ĐỒNG THÁP MƯỜI, ÔNG

HUỲNH THẠNH MẬU, BÀO ĐỆ PHẦN XÁC ĐỨC THẦY, THI SĨ VIÊT

CHÂU, VÀ VÔ SỐ PGHH – DXĐ ĐÃ BỊ TÀN SÁT TẠI CẦN THƠ, VÀ KHẮP

NƠI TẠI NAM BỘ, TRỤ SỞ TRUNG ƯƠNG CỦA PGHH TẠI SAIGON ĐÃ

BỊ BAO VÂY, LỤC SOÁT ĐỂ TÌM BẮT ĐỨC THẦY…TÍN ĐỒ PGHH YÊU

CẦU BẤT CỨ AI ĐƯA RA BẰNG CHỨNG RẰNG ĐỨC THẦY ĐÃ CHỈ THỊ

VÀ DẶN DÒ ĐẠI KHỐI BỔN ĐẠO PHẢI CÓ BỔN PHẬN TRIỆT ĐỂ LO TRẢ

THÙ VÀ TẬN TÌNH BÁO OÁN …TẤT CẢ TAI BAY HỌA GỞI VÀ MÁU

SÔNG XƯƠNG NÚI CỦA PGHH ĐỀU ĐÃ RÁO RIẾT XẢY RA TRONG THỜI

GIAN TRẦN VĂN GIÀU NẮM TOÀN QUYỀN LÃNH ĐẠO UỶ BAN HÀNH

KHÁNG NAM BỘ. TÍN ĐỒ PGHH VÀ ĐẢNG VIÊN DÂN XÃ CHO RẰNG

2

TRẦN VĂN GIÀU ĐÃ RA LỊNH CHO GUỒNG MÁY VMCS KHẮP NAM BỘ

PHẢI TÀN SÁT PGHH-DXĐ, RA LỊNH CHO BỬU VINH PHẢI ÁM HẠI ĐỨC

THẦY TẠI ĐỒNG THÁP MƯỜI…LỄ TƯỞNG NHỚ NGÀY ĐỨC THẦY THỌ

NẠN CÓ TRÁCH NHIỆM NÓI LÊN NHỮNG ĐIỀU CẦN PHẢI NÓI ĐỂ LỊCH

SỮ KHÔNG BỊ THAY ĐỔI VÀ XUYÊN TẠC.

Một cuộc Biến thiên, sao dời vật đổi đã xảy ra. Chỉ còn lại một nổi buồn rầu trong

tâm tư… Khi mỗi độ Xuân về thì hình ảnh ngày xưa lại tái hiện. Trên thực tế,

không hề có môt đơn vị quân sự nào được Đức Thầy cho phép đi theo hộ tống khi

Bửu Vinh mời Đức Thầy hội họp. Ba cận vệ quân của Đức Thầy bị đâm chết khi

Đức Thầy mới bắt đầu họp với Bửu Vinh. Một người giỏi võ nghệ tên Mười Tỷ đã

chạy được về Phú Thành, nơi đóng quân của các Tướng Lãnh nồng cốt như Trần

Văn Soái và Nguyễn Giác Ngộ, Lâm Thành Nguyên và Lê Quang Ving tự Ba Cụt

để báo cáo các sự tình …Tiếng tù và, tiếng mỏ, tiếng trống, tiếng la ó, tiếng báo

động, tiếng tập họp rất là rầm rộ ồn ào… Những Đảng Viên Dân Xã, những Thanh

Niên Thanh Nữ, những Đoàn Viên Võ Sĩ của Các Lực Lượng Bảo An đều tức thời

trở thành sẵn sàng lên đường chiến đấu dẹp loạn giải nguy cho Đức Thầy. Không

ai quên được hình ảnh xôn xao náo động của vô số Nam Phụ Lão, Ấu, gào thét và

nức nở vang dội lên cùng khắp nơi nơi…Bỗng nhiên, một kỵ sĩ phi mã mang về

Phú Thành một bức thơ với nội dung do Đức Thầy viết và ký tên tường thuật lại

các việc đã xảy ra khi họp với Bửu Vinh. Tướng Nguyễn Giác Ngộ là người được

Đức Thầy bổ dụng làm chỉ huy trưởng Quân Đội Nguyễn Trung Trực cho nên Đức

Thầy thường gởi chỉ thị và dặn dò về Quân Đội Chánh Quy của Đức Thầy. Tướng

Nguyễn Giác Ngộ ra lịnh qui tụ tất cả các văn thơ viết tay đã nhận từ Đức Thầy để

so sánh với văn thơ vừa nhận. Luật Sư Mai văn Dậu, Đổng Lý Văn Phòng của Đức

Thầy, Tướng Nguyễn Giác Ngộ, và các lãnh tụ quân chánh tối cao đều quả quyết

rằng bức thơ vừa nhận là do chính Đức Thầy viết. Trong bức thơ nầy, Đúc Thầy

đã đưa ra những quyết định tối hậu như: “ Tuyệt đối không được kéo quân đi tiếp

cứu. Phải đóng quân y tại chỗ. Phải triệt để tuân lịnh.” Thế là toàn thể đều ngậm

ngùi tuân hành theo ý chỉ của Đức Thầy. Rồi nóng lòng chờ đợi. Rồi thao thức

ngóng trông. Không hề có một ai dám nghĩ đến tư tưởng cải lệnh Đức Thầy.

Không hề có một ai sanh tâm nghĩ bậy, sanh tâm tuyệt vọng hay mất niềm tin.

TẤT CẢ HÀNG CHỤC TRIỆU TÍN ĐỒ PGHH ĐỀU ÂM THẦM CHỜ NGÀY

ĐỨC THẦY TRỞ LẠI, HOẶC BẰNG THÂN XÁC CỦ, HOĂC BẰNG

3

PHƯƠNG PHÁP NHIỆM MẦU NÀO KHÁC…TÍN ĐỒ PGHH TIN TƯỞNG

RẰNG SÁM GIẢNG VÀ THI VĂN GIÁO LÝ CỦA ĐỨC THẦY TỒN TẠI

LUÔN ĐỦ SỨC ĐỂ GIỮ GÌN BỔN ĐẠO, GIỐNG NHƯ KHẨU QUYẾT CỦA

ĐỨC BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI DẠY DỔ CHÚNG SANH KHI NGÀI

NHẬP NIẾT BÀN… Dù Đức Thầy ở nơi đâu, và ra sao, Tín đồ PGHH vẫn nhớ

lời Đức Thầy căn dặn:

“Nếu mất thôi đành xong món nợ, Nay còn, há dễ ngó lơ sao,

Dọc ngang chí cả dầu lao khổ, Thất bại đâu làm dạ núng nao…,

Non sông bao phủ khí anh hào, Thân nầy cũng quyết đền ơn nước,

Máu giặc nguyền đem nhuộm chiến bào”.

Tại sao vậy? Tại sao Đức Thầy phải chịu khổ, phải chấp nhận hiểm nguy, không

màng bất kỳ thế lực cường quyền nào âm mưu ám toán, giết hại, nhục mạ, hay

xuyên tạc, bôi xấu. Có phải vì tình yêu sanh chúng của Đức Giáo Chủ quá bao la.

Có phải vì lòng bao dung cứu độ chúng sanh vô tận vô cùng của đại Bồ Tát họ

Huỳnh – “ XUỐNG MƯỢN XÁC NHẰM NĂM KỶ MÃO để trên thì cầu Phật

đạo, dưới phải đền đáp Tứ đại trọng ân mà Đức Thầy chấp nhận:

“Dầu gian lao dạ sắt chẳng sờn. Miễn sanh chúng thông đường giải thoát.”

“Thân ta dường thể như lươn,

Cứu dân chẳng nệ nắng sương lắm đầu

Sáu trăng Thầy Tớ dãi dầu

Quyết lòng truyền bá đạo mầu mà thôi”.

“Thương trần ta cũng ráng thề,

Đặng cho bá tánh liệu bề tu thân

Tu hành chẳng được đức ân,

Thì ta chẳng phải xác thân người đời”.

4

“Bể trầm luân khô cạn sáu đường. Tăng sĩ mới trở về nơi thanh tịnh”.

III/- Dù gọi là gì, dù là của ai đi chăng nữa, nếu đem so sánh việc cổ xưa với

việc cận kim cận đại, tín đồ của Đức Thầy cảm thấy được những bằng chứng rất

hãnh diện về PGHH, đáng được xưng tụng là Đạo Phật Việt Nam với 76 năm

trong lịch sữ hình thành, và phát triễn, càng ngày càng cố gắng nổ lực, hoàn bị

thêm, xuất phát từ những nét Việt hóa của Phật Giáo khởi đầu từ thời kỳ TRÚC

LÂM YÊN TỬ, NHÀ TRẦN… Với chân thành tâm tâm niệm niệm, với hoài bảo

không ngừng nghĩ trong nổ lực học hỏi và phát huy, PHẬT GIÁO VIỆT NAM

TỪ THỜI CỔ XƯA CHO ĐẾN NGÀY HÔM NAY ĐÃ CHỨNG MINH KHẢ

NĂNG VÀ TRÁCH NHIÊM “VIỆT NAM” CỦA MÌNH – KHÔNG HOÀN

TOÀN LỆ THUỘC TRUNG HOA VÀ LỆ THUỘC ẤN ĐỘ – MĂC DÙ VẪN

LUÔN TRUNG THÀNH VỚI CHÁNH PHÁP CỦA ĐỨC BỔN SƯ THICH CA

MÂU NI PHẬT. Nhìn lịch sử Đạo Phật Việt Nam như vậy, với nhân cách đó, với

gương hạnh đó, ai là nhà nghiên cứu và học hỏi, phải thấy rằng vấn đề quả thật rất

ư là đồ sộ và phức tạp chớ không phải là “tuỳ tiện và giản đơn”… Chúng ta hãy

thử nghe mấy bài thơ sau đây để thử coi làm cách nào chúng ta có thể tránh khỏi

ngậm ngùi cảm xúc. Dù anh hay tôi, dù chúng ta là ai. Có thể chúng ta là văn nhân

thi sĩ. Có thể chúng ta là công kỷ thương gia hay nữ tú nam thanh hoặc là tao nhân

mặc khách. Chúng ta có thể là nông dân, thợ thuyền, có thể là nhà báo, làm truyền

thông, là kỷ sư, bác sĩ, là chánh trị gia, là nhà quân sự, thậm chí là nhà tu…

TA CÓ TÌNH YÊU RẤT ĐƯỢM NỒNG,

YÊU ĐỜI YÊU LẪN CẢ NON SÔNG,

TÌNH YÊU CHAN CHỨA TRONG HOÀN VŨ,

KHÔNG THỂ YÊU RIÊNG KHÁCH MÁ HỒNG

*

NẾU KHÁCH MÁ HỒNG MUỐN ĐƯỢC YÊU,

THÌ TRONG TÂM TRÍ HÃY XOAY CHIỀU,

HƯỚNG VỀ PHỤNG SỰ CHO NHÂN LOẠI,

5

SẼ GẶP TÌNH TA TRONG KHỐI YÊU,

*

TA ĐÃ ĐA MANG MỘT KHỐI TÌNH

DƯỜNG NHƯ THỆ HẢI VỚI SƠN MINH

TÌNH YÊU MÀ CHẲNG RIÊNG AI CẢ,

YÊU KHẮP MUÔN LOÀI LẪN CHÚNG SINH.

XUẤT XỨ VÀ NGUỒN GỐC CỦA BÀI THƠ NẦY LÀ ĐỨC THẦY TRẢ LỜI

CHO MỘT CÔ GÁI NGƯỜI GỐC HOA Ở MIỀN ĐÔNG, SAIGON, GIA ĐỊNH,

ĐÃ THẦM YÊU TRỘM NHỚ ĐỨC THẦY KHI NGÀI LÁNH NẠN NGƯỜI

PHÁP TAI CHỢ LỚN.

IV/- Đức Thầy là nhà tu hành, là Giáo chủ của PGHH, cớ sao phải xen vào việc

Chánh Trị. Vào thới đó, Phong Trào Chống Pháp Cứu Quốc dâng cao. Ai có thể

điềm nhiên tọa thị trước cảnh Nước mất Nhà tan… Đức Thầy có lần hỏi câu hỏi

trên nhưng mọi người đều im lặng. Đức Thầy buồn bã rồi tự trả lời.

Yêu Nước bao đành trơ mắt ngó,

Thương đời chưa vội ẩn non cao,

Quyết đem tâm sự tâu cùng Phật,

Coi lịnh Từ Bi dạy lẽ nào. .

Nếu tâm tư của nhà ái quốc Lý Đông A là:

“ Đền xong món nợ tiền sinh ấy,

Trở lại hang sâu nhập Niết Bàn”

Trong khi, với Đức Thầy thì :

“Tăng sĩ quyết chùa am bế cửa,

6

Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha,

Đền xong nợ nước thù nhà,

Thiền môn trở gót Phật đà Nam mô”

Thử ngâm lại mấy vần thơ sau đây …

“Ngày Tết năm nay ở Chiến Khu,

Bưng biền gió lốc tiếng vi vu,

Xa xa súng nổ thay trừ tịch,

Dân Việt còn mang nặng mối thù.

Mối thù nô lệ trả chưa xong,

Pháp tặc còn trêu giống Lạc Hồng,

Dùng thói dã man mưu thống trị,

Thì ta quyết chiến dễ nào không”.

HAY LÀ:

“Tặng bạn ngày Xuân chén rượu nồng,

Uống rồi vùng vẫy khắp Tây Đông,

Đem nguồn sống mới cho nhân loại,

Để tiến tiến lên cõi đại đồng”.

“NƯỚC NON TAN VỞ BỠI VÌ ĐÂU,

RIÊNG MỘT TA MANG NẶNG MỐI SẦU,

LÒNG NHỮNG HIẾN THÂN MƯU ĐỘC LẬP,

NÀO HAY TAI HOẠ ÁP BÊN LẦU”.

7

“Tay Tăng Sĩ gậy thiền quyết nắm,

Lần bụi bờ xuống thẩm lên đèo,

Dù cho gặp lắm hùm beo,

Từ bi vẫn niệm, quyết leo khỏi rừng,

Đâu nản chí mà ngừng việc phải…”

“Thâm hiểu lòng ta nỗi cuộc đời

Một bầu nhiệt huyết chẳng se lơi

Mến yêu Quốc Thuỷ tình đồng chủng,

Phải tính sao xong nỗi cuộc đời…”

V/- Kính thưa Quý Đồng Hương và Đồng Đạo,

Phải tính làm sao trước hiểm họa tồn vong của Quê Hương Đất Nưóc, hiểm họa

ngoại xâm, hiểm họa nội xâm, hiểm họa độc tài toàn trị, hiểm họa tham nhũng

thì dư luận nói là triệt để và tối đa. Hiểm họa mất biển, mất đảo, mất nước…Biển

Đông dậy Sóng. Quê Hương và Tổ Quốc Việt Nam dậy Sóng. TỰ CỔ CHÍ KIM,

NGƯỜI VIÊT NAM CHÚNG TA ĐỀU ĐƯỢC TỔ TIÊN DẠY BẢO RẰNG:

“ Quốc gia hưng vong, thất phu hửu trách”.

TỒN HAY VONG, THẠNH HAY SUY, THÀNH HAY BẠI, NHỤC HAY VINH

LÀ TRÁCH NHIỆM CHUNG CÙA MỌI NGƯỜI VIỆT NAM… Nói gì thì nói,

không ai có quyền khẳng định rằng…”ĐÂY KHÔNG PHẢI LÀ LỖI CỦA TÔI”.

Nói gì thì nói, tất cả mọi người đều phải có danh dự và đều phải có gan dạ để phải

nói được câu: “ TẠI VÌ TÔI KHÔNG LÀM HẾT BỔN PHẬN CỦA TÔI.”

8

Đức Thầy đã nói:

“ Ngàn năm Bắc Địch vầy bừa,

Mà còn đứng dậy tống đưa quân thù,

Hồn chíến sĩ ngàn thu rạng tỏ,

Gương anh hùng chói đỏ như châu”.

*

“Sanh vi tướng, tử vi thần,

Câu châm ngôn ấy truyền lần đến nay”.

Ngày trước là Pháp Lang Sa, ngày hôm nay là quân Tàu Cộng. Xin hãy xem và

hiểu những vần thơ duới đây như hình ảnh báo hiệu các chuyển động mà tín đồ

PGHH tin là Ơn Trên và Đức Thầy dùng để mô tả viễn tượng sắp tới…Rõ ràng là

trên trời thì phi cơ nhào luyện rầm rầm, rộ rộ còn dưới biển thì đủ thứ tàu chiến và

tiềm thủy đỉnh đã không ngừng lặn xuống, nổi lên, thi thố tài năng… Đúng là:

“MẶT NƯỚC BIỂN LÔ NHÔ LẶN HỤP,

CHIM ĐUA BAY, CÁ LẠI TRANH MỒI,

NGỌN THUỶ TRIỀU NÔ NỨC SỤC SÔI,

BẦU TRÁI ĐẤT MỘT PHEN LUÂN CHUYỂN…”

*

“Nơi phía trước, cheo leo tiếng khóc,

Đứng sau lưng, hình vóc vẫy chưng,

Nước kia, lửa nọ tưng bừng,

9

Thảm cho thế sự, lẫy lừng nạn tai”.

VI/- KÍNH THƯA CHƯ QUÝ LIỆT VỊ,

Tâm thư đã dài, nhưng điều muốn bày tỏ thì chưa hết. Chúng tôi xin tạm dừng

nơi đây. THAY MẶT HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ TRUNG ƯƠNG, Giáo Hội PGHH

VÀ Ban Chấp Hành Trung Ương, VN DÂN XÃ ĐẢNG, BAN TỔ CHỨC LỄ

TƯỞNG NHỚ NGÀY ĐỨC THẦY THỌ NẠN THA THIẾT KÍNH MỜI TOÀN

THỂ ĐỒNG ĐẠO, TOÀN THỂ ĐỒNG HƯƠNG, QUÝ VỊ QUAN KHÁCH VUI

LÒNG NHÍN CHÚT THỜI GIỜ ĐẾN THAM DỰ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ CÙNG

CHIA XẺ VÀ TRAO ĐỔI NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ ĐỜI, VỀ ĐẠO NHẤT LÀ

NHẮC NHỞ LẪN NHAU VỀ MẶT TINH THẦN, VỀ Ý CHÍ QUYẾT TÂM VÌ

DÂN TỘC VÀ ĐẠO PHÁP.

BUỔI LỄ ĐƯỢC TỔ CHỨC TẠI HÔI QUÁN PGHH TRUNG ƯƠNG,

12432 EUCLID ST, GARDEN GROVE, CA 92840,

NGAY GÓC ĐƯỜNG LAMPSON.

KHAI MẠC ĐÚNG 3 GIỜ CHIỀU NGÀY CHỦ NHỰT, 26 THÁNG 4 NĂM 2015.

Một lần nữa, Ban Tổ Chức xin trân trọng kính mời, với lòng đặc biệt tri ân và

ngưỡng mộ.

Thành Phố Garden Grove, ngày 15 Tháng 3, 2015

TM Ban Tổ Chức Lễ Tưởng Nhớ Ngày Đức Thầy Thọ Nạn.

HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ TRUNG ƯƠNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO HOÀ HẢO,

Hội Trưởng: Lê Phứơc Sang; Đệ nhứt Phó H. Trưởng: DB Dương M.Quang,

Cố Vấn: DB Dương ThanhTồn – Chánh Thơ Ký: Huyền Tâm, Huỳnh Long Giang –

Phó Hội Trưởng Nội Vụ: Trần Văn Vui – Phó Hội Trưởng Ngoại Vụ: Nguyễn Cửu

Long – Chủ Tịch Hội Đồng Kế Hoạch và Phát Triễn: Thạc Sĩ Nguyễn Tấn Lạc.

10

Tổng Bí Thơ: Đại Tá Nguyễn Văn Nam, BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

VIỆT NAM DÂN XÃ ĐẢNG.

THIỆP MỜI.

THAM DỰ LỄ TƯỞNG NHỚ NGÀY ĐỨC THẦY THỌ NẠN TAI ĐỒNG THÁP MƯỜI.

Ban Tổ Chức Chúng Tôi trân trọng kính mời:

……………………………………………………………………………………

Vui lòng tham dự LỄ TƯỞNG NHỚ NGÀY ĐỨC THẦY THỌ NAN tại Đồng

Tháp Mười, 16 tháng 4 năm 1947.

Lễ Tưởng Nhớ nầy được tổ chức tại Trụ Sở HĐTSTƯ, GHPGHH, 12432 Euclid

St, Garden Grove, CA 92840, cử hành vào ngày Chủ Nhật, 26 tháng 4 năm 2015,

gần ngả tư đường Lampson Avenue.

CHƯƠNG TRÌNH LỄ TƯỞNG NHỚ NGÀY ĐỨC THẦY THỌ NẠN GỒM CÓ:

11

1. Tiếp đón Quan khách và đồng đạo: 2 giờ 30 pm. Khai mạc đúng 3 chiều.

2. Nghi thức khai mạc: Chào Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa, Đạo kỳ và Mặc Niệm.

3. Giới thịệu Thành phần tham dự.

4. Diễn văn Khai Mạc của TS Lê Phước Sang, Hội Trưởng HĐTSTƯ, GHPGHH.

5. Lễ Niệm Hương trước Ngôi Tam Bảo.

6. Đọc bài Lễ Tưởng Nhớ Ngày Đức Thầy Thọ Nạn.

7. Phát biểu của Quan Khách và Xướng Ngâm Thi Văn Giáo Lý.

8. Văn Nghệ.

9. Cảm tạ của Ban Tổ Chức. Bế mạc lúc 7 giờ chiều.

10. Khoản đãi thức ăn nhẹ và nước uống giải khát.

————————————————————————————–

CHỔ ĐẬU XE KHI DỰ LỄ :

a/ Đậu trên đường Lampson Avenue.

b/ Đậu bên lề tay mặt đường Euclid St – đi từ đường Lampson Ave., hướng về đường Chapman

và đường Orangewood.

1.đậu phía sân sau của Brentwood DENTAL – 12400 Euclid St. Tel 714-537-1600.

2. đậu phía sân sau của Art of DENTISTRY – 12372 Euclid St. Tel.714-539-1004.

3. đậu phía sân sau của Russo Chiropractic Clinic – 12362 Euclid St. Tel 714534-5712.

4. đậu phía sân sau của JP Escrow. Realty- 12312 Euclid St. Tel &14-467-4664

5. đậu phía sân sau của Dinh Vo DSD. DENTAL – 12302 A Euclid St .Tel. 714-590-2210.

c/ Đậu bên lề tay mặt đường Euclid St- đi kể từ đường Chapman – hướng về đường Lampson.

6. đậu phía sân sau và bên hông của NHA TRANG PRE – SCHOOL – 12351 Euclid St.

Tel 714-983-4850.

7. đậu phía sân sau và bên hông của LAW OFFICE – LUẬT SƯ NGUYỄN TÔN

NGUYÊN, 12411 Euclid St., Tel 714-638-4675.

CHÚNG TÔI MONG MỎI ĐƯỢC ĐÓN RƯỚC QUÝ THƯỢNG KHÁCH ĐỂ

ĐẠI KHỐI 8 TRIỆU TÍN ĐỒ PGHH CỦA ĐỨC THẦY CÓ DUYÊN MAY HẠNH

NGỘ Xin tri ân với tất cả tấm lòng

tôn kính, mong chờ và ngưỡng mộ.

Ban Tổ Chức LỄ TƯỞNG NHỚ NGÀY ĐỨC THẦY THỌ NẠN.

HĐTSTƯ, GHPGHH VÀ BCHTƯ, VN DÂN XÃ ĐẢNG.

12

Xin liên lạc với Ban Tổ Chức:

MC: hoa hậu Khuyến Nguyễn, nghệ sĩ Bích Ty và nghệ sĩ Tuyết Nga.

Hoa Hậu Lam Châu, Hoa Hậu Huỳnh Nga.

1-TS Hội Trưởng Lê Phước Sang: cell 832-397-9813

2- Chánh thơ ký Huyền Tâm Huỳnh Long Giang: 714-720-5271.

3- Thạc Sĩ Nguyễn Tấn Lạc, Chủ Tịch HĐKH.PT, Trưởng Ban Tiếp Tân.

4- Bích Ty: MC xướng danh thành phần dự Lễ. Tel. 714-726-4002.

5.Trưởng Ban Chào Mừng & Tiếp Đón quan khách: Phạm Diệu Chi

6. Thành phần đặc biệt giúp đở về phương diện VẬN ĐỘNG THÂN HỮU: soạn giả Trần

Văn Hương, giáo sư Hồ Phi, giáo sư Lê Hữu Quế, Thiền Sư Nguyên Linh, Giáo Sư Lê

Quý An, Nghệ Sĩ Hồng Quyên, Nghệ Sĩ Hoàng Lợi, Chị Phạm Mai, Anh Chị Mỹ Dung,

Cung Nhật Dương, Đặng Ngọc Thảo, NiNa Nghĩa Nguyễn, Nguyễn Thanh Tân, Ông Bà

Ba Định, Chủ Tịch Châu Văn Để và Cô Minh Nguyệt.

Xin mời xem WEBSITE: WWW.tandanhoa.com. Cơ quan ngôn luận chánh thức

của Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo, Hội Đồng Trị Sự Trung Ương.

Categories: Lịch Sử PG Hòa Hảo | Leave a comment

NHỮNG NHÂN CHỨNG SỐNG CỦA NẠN ĐÓI NĂM ẤT DẬU 1945

NHỮNG NHÂN CHỨNG SỐNG CỦA NẠN ĐÓI NĂM ẤT DẬU 1945

Inbox x

Vu Nguyen <vuhomemax@gmail.com>

Jan 13
to bcc: me

Kính gởi quý đạo hữu, quý đồng đạo

Kính mong quý vị đọc qua bài sau, nhân dịp lễ Đản Sinh Đức Thầy – năm thứ 95, để cùng ôn lại dấu mốc của đạo và lịch sử của dân tộc.

Trân trọng,

Vũ Nguyễn

 

Nạn Đói Năm 45 Trong Ký Ức Người Còn Sống

Khi cám bã, rau dại, củ chuối đã hết, dân làng đào khoai ngứa ăn. “Ăn xong ngứa như rách cả cổ nhưng không ăn thì chết. Ngẫm lại, con người khi đó còn không được như con lợn, con gà bây giờ”, ông Vũ Viết Bật (82 tuổi) ngậm ngùi nhớ lại.

Nạn đói lịch sử năm Ất Dậu

Ông Tô Minh Thuyết kể rằng: “Bố tôi mất vào tháng tư năm đói. Mỗi lần làm giỗ cho ông cụ, nhìn đàn con cháu quây quần, mâm cơm đầy đủ là lại chứa chan nước mắt”. Ảnh: Hoàng Phương.

Ông Tô Minh Thuyết (80 tuổi, người Tây Lương, Tiền Hải, Thái Bình) bị bệnh teo não. Rất nhiều chuyện đã quên nhưng ký ức về nạn đói mỗi lần nhắc đến ông lại rùng mình, buông câu “chuyện xưa rồi nhưng cứ nhớ đến là lại tủi thân”. Nạn đói ập về Thái Bình vào tháng 10/1944. Mẹ ông đi thăm đồng về khóc lóc nói với chị cả: “Khéo cả làng chết đói mất thôi con ơi”.

Lúa trên cánh đồng thôn Thượng và các thôn khác trắng như cánh cò, không tìm thấy hạt mẩy. “Không ai biết lúa bị bệnh gì, dân chỉ kháo nhau là do trời làm. Không có thóc nộp tô, dân kéo đến nhà giàu để vay nhưng họ không cho, để dành thóc bán cho Nhật. Mẹ tôi phải đội thúng bát đĩa cổ ra nhà địa chủ Lý Sách đổi vài cân thóc. Sau nhà giàu không mua nữa, bà đội thúng đi về giữa trời mưa mấy lượt mà không có gì cho 6 chị em tôi ăn”, ông Thuyết kể.

Người ta ăn tất cả những gì có thể. Cậu bé Thuyết mới 10 tuổi vẫn nhớ cảnh dân làng đổ ra cánh đồng nhổ rau dền, rau sam, lá bắp cải già, thứ gì ăn được là nhặt về hết. Rồi người ta giết cả chó mèo vì không nuôi nổi. Có nhà trong làng bán rẻ trâu không ai mua, phải mổ thịt ăn dần, vừa ăn vừa khóc.

“Ăn hết rau cỏ, vật nuôi trong nhà, cả làng lùng chuột đồng làm thịt, nướng vội nướng vàng rồi tranh nhau xé ăn. Họ vật vờ ở bờ bụi đào củ dong, ráy, củ chuối, băm ra cho vào nồi đất, đun sôi bốc ăn ngon lành. Nhà nào có cây chuối, đu đủ thì đêm canh như canh miếu thờ vì sợ bị trộm. Trong làng, có đám đánh nhau mẻ đầu vì tranh giành củ chuối. Khi củ chuối hết là bắt đầu có người chết”, ông Thuyết kể.

Vì đói, ở Tồn Thành (Giao Thủy, Nam Định), người ta cắt cỏ vực đốt lấy hạt, giã vỏ lấy nhân nấu cháo ăn. Được ít ngày, cỏ vực không còn một ngọn, dân đào khoai ngứa, thứ chỉ dành cho lợn. “Ăn xong ngứa như rách cả cổ, nhưng không ăn thì chết. Ngẫm lại, con người khi đó còn không được như con lợn, con gà bây giờ”, ông Vũ Viết Bật (82 tuổi) nhớ lại.

Dải đất bắc miền Trung ít ruộng, dân cư chỉ sản xuất một vụ lúa, sống chủ yếu bằng hoa màu và đánh bắt cá. Thôn Thủ Phú thuộc làng Phú Xá xưa (nay là xã Quảng Đại, Quảng Xương, Thanh Hóa) từ xưa chỉ có làm nghề đánh bắt cá biển, đổi nông sản với các vùng khác. Tết Ất Dậu là thời điểm mở màn cho những cái chết trong thôn. Trong trí nhớ của ông Nguyễn Xuân Tài thì bà Sến, người xóm trên là nạn nhân đầu tiên. “Bà này chết rục bên gốc chuối sau nhà, thân hình khô quắp chỉ còn lại nắm xương. Những tháng sau đó, người dân Thủ Phú chết như ngả rạ. Trong làng ngoài ngõ, bên gốc đa, sân đình, bờ đồng, xó chợ… đâu cũng thấy thây ma nằm ngổn ngang”, cụ ông 92 tuổi cho hay.

Người bị choáng đâm đầu xuống sông, người nằm bên bờ ruộng khi miệng còn ngậm cỏ, người chết trong nhà không ai biết. Ban đầu, dân làng bó chiếu, chăn đem chôn. Về sau những tấm mành lưới, cánh buồm để ra khơi trở thành “quan tài” tạm, xác chết được kéo ra bãi tha ma phía bờ biển. Nghĩa địa Cồn Mả Quán chi chít nấm mồ lấp vội.

Cụ Trình Thị Chự (102 tuổi) là người duy nhất trong gia đình 9 người sống sót qua nạn đói năm 1945 ở làng Thủ Phú, xã Quảng Đại, (Quảng Xương, Thanh Hóa) . Ảnh: Lê Hoàng.

Thôn Thủ Phú có khoảng 40 hộ chết gần hết cả nhà, như nhà ông Minh Hinh, hai vợ chồng với 7 con trai đều ra đi. Gia đình ông Biện Bang, Bút Lợi, Sệnh Cày… cũng vậy. Thôn này trở thành nơi có nhiều người chết đói nhất xứ Thanh. “Một buổi chiều, có người ngửi thấy mùi hôi thối nồng nặc, chạy sang thì cả 7-8 người nhà ông Minh Hinh nằm chết co mỗi người một xó, chuột bọ, côn trùng bò lổn nhổn. Dân làng phải kéo sập mái nhà châm lửa đốt rồi lấp đất vùi xác tại chỗ”, cụ Tài kể lại.

Người già nhất thôn Thủ Phú từng chứng kiến nạn đói Ất Dậu là cụ Trình Thị Chự (102 tuổi). Gia đình cụ Chự có 9 người thì mất 8 (gồm cha mẹ và 6 người con, 3 gái, 3 trai). “Trong ba ngày, tôi phải chứng kiến 8 người thân qua đời. Tự tay tôi lần lượt kéo xác cha mẹ và những người anh em ra đồng. Không có cuốc thuổng, tôi dùng tay bới đất. Ướm chừng như đã lút thân người, tôi chôn vội họ rồi lại tất tả chạy về lê xác người khác”, cụ Chự rưng rưng.

Sống gần trọn kiếp người, cái chết vì đói của những người thân luôn ám ảnh cụ bà Nguyễn Thị Sót (87 tuổi, người xã Tây Lương, Tiền Hải, Thái Bình). “Nhà tôi có 8 người thì 5 người chết. Vợ chồng anh cả chết còng queo ở xó nhà, đứa cháu lớn đói quá nằm vạ vật ở góc bếp. Tôi lay nó tỉnh dậy, nhích mi mắt không thấy gì ăn rồi lại nhắm mắt, từ sáng đến trưa thì chết. Bố tôi chết ở dưới thuyền nhiều ngày, khi phát hiện ra thì đã đầy ruồi bọ, anh trai thứ chết ở đâu không tìm thấy xác”, bà Sót kể, nước mắt chực trào ra.

“Năm ấy tôi mới 17 tuổi, đương thanh xuân, thế mà chỉ còn da bọc xương. Nhiều người đói rạc cả thân xác, không phân biệt nổi đàn bà hay đàn ông. Người ta cướp cả manh quần áo vá chằng vá đụp trên thi thể người đàn bà có chửa sắp sinh để đổi lấy miếng bánh đúc ăn”, bà cụ kể tiếp.

Dân gian có câu “Thái Bình chết bảy còn ba” để hình dung về thảm cảnh của quê lúa năm 1945. Xóm Trại của xã Tây Lương gần như bị xóa sổ, 130 nhân khẩu thì có 103 người chết. Gia đình ông Tô Nuôi có 4 người, mình ông được cứu sống vì đi làm con nuôi. Cả dòng họ ông 35 người thì chết đói 31. Nhà cụ Hoàng Phác có bốn thế hệ sống với nhau 31 người thì chết đói 26 người, 2 người đến nay không biết tung tích.

Nhà khá giả cũng không thoát nổi. Ở thôn Hiên, xã Tây Lương, người dân còn kể lại câu chuyện gia đình ông Nguyễn Văn Tư chết đói đặc biệt. Khi nhiều người mang đồ thờ, bát đĩa quý trong nhà đi bán giá rẻ, ông đem thóc đổi lấy đồ, sau hết thóc xoay không kịp rồi cũng chết. Hay gia đình ông Nguyễn Văn Lý làm tuần đinh, nhà có 2 trâu, 3 mẫu ruộng, 16 nhân khẩu thì chết mất 15 bởi mua sắm đồ đạc nhiều, không có dự phòng.

Trong trí nhớ của bà Sót khi đó, khắp làng xã người chết đói nằm co, người sống thì lê lết kiếm miếng ăn. Người không đi nổi thì ngồi vật vờ nhìn nhau. Không khí tĩnh lặng đến dị thường, không ánh lửa, không tiếng chó sủa mèo kêu, chỉ có tiếng chuột gù. Những con chuột vì ăn thịt người chết mà to béo bằng cả bắp chân. Người đói nhìn thấy không còn sức mà bắt ăn.

Vợ chồng ông Nguyễn Văn Ngô (102 tuổi) và bà Nguyễn Thị Sót (87 tuổi) là những người sống sót qua nạn đói ở làng Trung Tiến, xã Tây Lương (Tiền Hải, Thái Bình). Ảnh: Hoàng Phương.

Tạm qua cơn đói, khi có lúa mới, nhiều người lại chết vì một bữa no. “Khi được mùa, họ ăn như chưa từng được ăn. Thế rồi nhiều người lăn ra chết với tấm bụng căng tròn”, cụ Nguyễn Xuân Trang (97 tuổi, thôn Thủ Phú) cho hay, có đến vài chục người trong làng chết vì một bữa no.

“Giữa trưa hè nắng oi ả. Người làng bất thần nghe tiếng khóc ré bên nhà lão Thử. Bà con chạy tới thì lão đang đánh trần nằm giãy đành đạch giữa sân với cái bụng căng lè, bên cạnh là rổ khoai lang mới luộc chưa kịp chín hết”, cụ Trang thở dài.

70 năm qua, xã Tây Lương khi xưa chết đói 2/3 thì nay đã thành một vùng giàu có, thanh bình bên sông Trà Lý. Gia đình bà Sót con cháu đuề huề. Sống qua cơn tăm tối của đất trời, bà được dân làng Trung Tiến gọi là người “sống dai nhất làng” vì không ăn gì nhiều ngày mà vẫn sống.

Còn ông Thuyết đã chẳng thể nhớ nổi hương vị củ chuối, cháo cám năm xưa, nhưng mỗi độ tháng tư về, nhìn con cháu quây quần bên mâm cơm đủ đầy ngày giỗ là lại khóc. “Trải qua năm ấy, gia đình nào cũng sứt mẻ, chẳng nhà nào còn vẹn nguyên”, ông nói.

Nhóm phóng viên

Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/nan-doi-nam-45-trong-ky-uc-nguoi-con-song-3130491.html

Ý kiến người đọc:

Tôi là nhân viên phục vụ của một nhà hàng tại tphcm , hằng ngày tôi vẫn thường hay ăn những thứ mà những vị khách bỏ lại khi họ ăn không hết , những lúc như thế tôi rất cảm thấy tuổi cho thân mình , nhưng khi đọc được bài viết này , tôi cảm thấy được an ủi phần nào trong cuộc sống hiện nay …. Thầm mong cho những chuyện như thế sẽ không bao giờ xảy ra với đất nước của chúng ta một lần nữa …. (shopkanu. – 01:30 13/1)

trước mình phục vụ nhà hàng cũng thế cũng hay ăn thức ăn thừa của họ, tối về cũng khóc. nhưng rồi cũng qua mình được ông bà dạy từ nhỏ là không được phí phạm đồ ăn (Du Tiến – 20 giờ trước)

Nhà bố Tĩn, bà mẹ là người chết đầu tiên. Cháo cám lâu ngày, cụ mắc bệnh kiết lỵ. Rồi đến cháo cám cũng không có, chỉ mỗi thứ ốc tép nấu rau. Hết thóc, hết người đến cân thóc tạ, nhà bố Tĩn mất nguồn xay giã. Không còn sức đưa xác mẹ ra đồng, bố Tĩn đành chôn mẹ ngay trong vườn. Bố Tĩn cố đào cái huyệt sâu. Lúc đào gắng sao khỏi quỵ, người đi chôn mà quỵ sẽ không đứng lên được, chính bố Tĩn đã nhìn thấy cảnh đó. Ghê quá, đi chôn người mà người ta phải chôn luôn mình. Sau cái chết của bà mẹ, đến lượt vợ và đứa con út. Bố Tĩn biết trước vợ sắp chết. Buổi sáng thằng bé lóp chóp mút vú, mẹ nó thì lã chã nước mắt. Lúc sau thấy vợ lủi vào góc nhà. Thường người sắp chết đói hay lảng vào chỗ khuất, giấu mặt, họ buồn và lo sợ. Chết đói khác chết bệnh, cứ từ từ, thoi thóp. Bố Tĩn nhoài đến lay vợ, lần đầu người còn ấm, lần sau thì lạnh rồi. Nghe tin mẹ chết, có cái đứa lớn phều phào khóc, còn mấy đứa nhỏ ngơ ngơ đứng, ngó theo chị và bố đưa xác mẹ cùng em ra vườn. Trừ bố Tĩn, liên tiếp mấy hôm ấy, ông cụ nhiêu và lũ cháu lần lượt ra đi… Nghĩ sắp đến lượt mình, nên đói mà bố Tĩn cũng chẳng thiết kiếm gì nhét vào bụng. Người ta bảo ăn độc rau má thôi, ăn linh tinh là chết. Nhà bố Tĩn đã gắng kiếm rau má, vậy mà vẫn “đi” hết. ĐÂY LÀ MỘT ĐOẠN NGẮN CỦA TRUYỆN NGẮN LÀNG MA, MIÊU TẢ NẠN ĐÓI 1945 . (Hoàng Bạch – 02:13 13/1)

Ngày nay con chúng ta đã thoát nghèo và dần quên đi những nỗi đau thương của ngày xưa, họ sẵn sàng vất bỏ những phần ăn còn thừa mứa. Tôi 28t chưa từng chải qua bất kỳ 1 nạn đói nào nhưng Ba Má tôi vẫn luôn nhắc một miếng khi đói bằng một gói khi no và tôi chưa bao giờ dám quên điều này. Một ký ước buồn về nạn đói khi xưa, cũng may là ông bà tôi ngày đó ở Nam Định và ông về kịp lúc trước khi quá muộn, nếu không đã không có tôi và chị em tôi rồi. Hãy trân trọng những gì mà mình đã có, mình đã quá no đủ thì hãy nên nghĩ đến những người nghèo khó hơn mình. (Badday Pham – 22 giờ trước)

Đọc mà muốn khóc, càng cảm thấy mình may mắn đến mức nào so với bao người. Ngày bé đọc truyện “Một bữa no” mà tưởng tác giả hư cấu, mãi sau mới biết thời đói khổ dân tộc mình đã trải qua kinh khủng đến mức nào. Cầu mong cho thế giới yên bình, ai cũng có cơm ăn áo mặc đầy đủ để không phải chịu thảm cảnh như vậy nữa. (Sơn – 01:27 13/1)

Cảm ơn nhóm phóng viên nhiều , đã khơi lại những năm tháng khó khăn thiếu thốn ấy. Đọc bài viết tôi như thấy người làng tôi năm ấy. Mẹ tôi kể ” sau nhiều ngày không có thức ăn nhìn mọi người đói lả đến chết mẹ không cầm được nước mắt”. Bây giờ có cơm ăn áo mặc cuộc sống đầy đủ nhưng con luôn phải sử dụng chúng cho đúng. Cái gì cũng không phải vô tận, tới lúc bói không ra, rà không thấy con ạ. (minhdinhta – 23 giờ trước)

Đọc bài này xong tôi mới thấm thía lời Bố tôi dạy ” Tích cốc phòng cơ”. Bố tôi nay đã 83 tuổi, Bầm tôi nay đã 82 tuổi, họ đã trải qua nạn đói khủng khiếp 1945. Nay cuộc sống đầy đủ nhưng trong ký ức của ông bà không sao quên được nạn đói năm xưa. Hễ thấy các con đổ đi bát canh cạn cơm thừa là ông bà lại xót xa, tôi hiểu sự xót xa đó không phải do kiệt xỉn mà do ký ức của nạn đói năm xưa giá như có được chút cơm thừa, canh cạn chắc nhiều người đã không phải chết đói.  (Yên Lc – 02:55 13/1)

Nạn đói năm Ất Dậu 1945 thật kinh khủng, hơn 2 triệu đồng bào đã bị chết đói. Mong sao đất nước luôn thanh bình và no đủ để không còn ai phải chết đói. Đọc lại chuyện xưa để mong rằng mọi người luôn nhớ lời cha ông “Được mùa chớ phụ ngô khoai, đến khi thất bát lấy ai bạn cùng”, luôn luôn tiết kiệm, không lãng phí. (baonguyen – 20 giờ trước)

Tôi đã dành hơn 1 tiết dạy chỉ để đọc cho học sinh nghe về bài báo này để với hy vọng thế hệ trẻ hôm nay hiểu được những đau khổ tột cùng mà cha ông đã phải gánh chịu, để chúng biết trân trọng hơn hạt cơm, hạt gạo và tuyệt nhiên không được lãng phí. Dân tộc mình khổ quá! (huonghpi – 16 giờ trước)

 

                         KHUYẾN NÔNG

 

Hỡi đồng-bào! Hỡi đồng-bào!

Thần chết đã tràn vào Trung-Bắc,
Ngày lại ngày siết chặt giống nòi;
Lật qua các bài báo mà coi,
Thấy con số chết xem mòi kinh nguy.

Cũng tại vì Tây-di bày kế,
Phá-hoại nền kinh-tế nước ta.
Làm cho điên-đảo sơn-hà,
Làm cho điêu-đứng con nhà Lạc-Long.

Bổng phút đâu cuồng phong một trận,
Quân Phù-Tang khai hấn bất kỳ.
Còn đâu mưu khéo giải vi,
Còn đâu hoãn kế trong kỳ viện binh?

Dầu những kẻ vô tình với nước,
Cũng tỉnh hồn mơ-ước tự-do.
Tiếng vang độc-lập reo hò,
Từ Nam chí Bắc nung lò khí thiêng.

Quyết phen nầy kết-liên một khối,
Đem máu đào tắm gội giang-san.
Giờ đây đem lại mùa-màng,
Năm rồi miền Bắc tan-hoang còn gì.

Chỉ có xứ Nam-Kỳ béo-bở,
Cơ-hội nầy bỏ dở sao xong.

Cả kêu điền-chủ phu-nông,
Đứng lên đừng để ruộng đồng bỏ hoang.

Muốn cứu khỏi tai nàn của nước,
No dạ dày là chước đầu tiên.
Nam-Kỳ đâu phải sống riêng,
Mà còn cung-cấp cho miền Bắc, Trung.

Quân-đội Nhựt cần dùng lương thảo,
Cũng phải ăn lúa gạo Nam-kỳ.
Ta còn ngần ngại nỗi chi,
Mà không cày cấy kịp thì hỡi-dân?

Điền-chủ phải một lần chịu tốn,
Giúp áo quần, giúp vốn thêm lên.
Muốn cho dân được lòng bền,
Mua giùm canh-cụ là nền khuếch-trương.

Giá mướn phải thường thường dể thở,
Xử ôn-hòa niềm-nỡ yêu nhau.
Cùng chung một giọt máu đào,
Phen nầy hiệp sức nâng cao nước nhà.

Kẻ phu-tá cũng là trọng trách,
Cứu giống-nòi quét sạch non sông.
Một phen vác cuốc ra đồng,
Thề rằng ruộng phải được trồng lúa khoai.

Mưa nắng ấy đâu nài thân xác,
Chí hy-sinh dầu thác cũng cam.
Miễn sao cho cánh đồng Nam,
Dồi-dào lúa chín gặt đam về nhà.

Chừng ấy mới hát ca vui-vẻ,
Ai còn khinh là kẻ dân ngu.
Không đem được chút công-phu,
Không đem sức-lực đền-bù nước non.

Gởi một tấc lòng son nhắn-nhủ,
Khuyên đồng-bào hãy rủ cho đông.
Nắm tay trở lại cánh đồng,
Cần-lao, nhẫn-nại Lạc-Long tổ truyền.

 

Saigon, tháng tư năm Ất-Dậu (1945)

Categories: Tài Liệu Tham Khảo | Leave a comment

Blog at WordPress.com.