Monthly Archives: July 2015

8 lời khuyên để giảm stress và bình tĩnh lại nhanh chóng

8 lời khuyên để giảm stress và bình tĩnh lại nhanh chóng

(diego_cervo/iStock)

(diego_cervo/iStock)

Tất cả chúng ta đều đã từng bị stress. Một số người đôi khi mới bị, một số khác lại bị liên tục, hết sức mệt mỏi.

Khi bị sự căng thẳng áp đảo hoàn toàn, hàng triệu người quay sang cách họ tin là có thể chữa được nhanh nhất – một viên thuốc hoặc một ly rượu vang sẽ giúp họ “trở về với thực tại”. Mặc dù nó có vẻ là một giải pháp hợp lý, nhưng nếu bạn lạm dụng nó dù chỉ một chút, bạn bắt đầu khó kiểm soát được khả năng tự bình tĩnh hay tự an ủi một cách tự nhiên. Lạm dụng thêm chút nữa, bạn đang bắt đầu phụ thuộc hoặc thậm chí nghiện các chất có thể hủy hoại cơ thể.

Để phá tan sự căng thẳng nhanh chóng và ngay lập tức, bạn không cần phải đắm chìm vào rượu chè. Thay vào đó, hãy thử một trong các cách sau đây, sẽ tốt hơn, nhanh hơn, khỏe hơn, linh động và hữu hiệu hơn để nhanh chóng thoát khỏi sự căng thẳng về thể chất. Frank Costanza trong Seinfeld thường nói, “thanh tịnh ngay!”, nào chúng ta hãy bắt đầu:

  1. Hãy thử vũ khí bí mật ở vùng eo: kỹ thuật thở bụng

Dưới đây là một bài tập thở đơn giản, bạn có thể làm ở bất cứ đâu. Trong thực tế, đó là cách làm yêu thích của tôi. Bạn có thể làm điều đó trong xe hơi, trên xe lửa hoặc trên đường đi làm hoặc tại bàn làm việc trong khi chờ đợi cuộc hội nghị tiếp sau. Dưới đây là cách thực hiện:

Quảng cáo

Thở bụng

  • Tìm một chỗ thoải mái, ngồi thẳng lưng trên một chiếc ghế, hoặc nếu không gian cho phép thì nằm xuống.
  • Đặt tay lên bụng
  • Mím miệng nhẹ nhàng và lưỡi đặt chạm hàm trên và thở bằng mũi. Nếu mũi của bị nghẹt vì lý do cụ thể nào đó, bạn có thể thở bằng miệng.
  • Hít sâu và chậm, cảm nhận được cơ hoành của bạn di chuyển xuống phía dưới và bụng phình lên. Bàn tay đặt trên bụng sẽ cảm thấy việc phình bụng giống như một quả bóng đang được bơm căng lên.
  • Cuối nhịp hít, đừng giữ hơi thở – để bụng tự động xẹp dần xuống khi thở ra.
  • Cố gắng tống hết không khí ra khỏi phổi. Nhịp thở ra thông thường nên dài gấp đôi khi hít vào, nhớ thư giãn.
  • Lặp lại quá trình này, tập trung vào bàn tay ở trên bụng lên xuống theo nhịp thở.
  1. Tự xoa bóp tai

Nghe có vẻ kỳ cục, nhưng hãy nghe tôi. Nếu bạn cần làm tiêu tan căng thẳng một cách nhanh chóng và kín đáo tại bàn làm việc, hãy thử xoa bóp đôi tai của bạn, từ dái tai đến đỉnh tai, dùng áp lực nhẹ nhàng khi di chuyển lên xuống nhiều lần, cho đến khi bản thân bạn bắt đầu cảm thấy thư giãn. Xoa bóp kiểu này – hãy nghĩ nó như là một lần châm cứu miễn phí – sẽ giúp kích hoạt các điểm huyệt của tai và gửi các thông điệp êm dịu tới hệ thần kinh, từ đó sẽ vỗ về phản ứng làm căng thẳng cơ thể.

  1. Gõ huyệt xua đuổi căng thẳng

Một loại biện pháp khác dựa trên cơ sở bấm huyệt mà bạn có thể làm hầu như ở bất cứ nơi nào là Kỹ thuật Tự do với Cảm xúc (EFT), còn được gọi là bài gõ nhẹ. Nhiều người thấy nó là một công cụ tuyệt vời giúp họ tiêu tan căng thẳng một cách nhanh chóng khi họ không có thời gian. Vậy EFT là gì? Đó là một kỹ thuật tự chăm sóc đơn giản, bằng cách gõ lên những điểm hoặc những vị trí cụ thể trên hệ thống kinh lạc của cơ thể giúp kích thích và kích hoạt năng lượng dự trữ và sức mạnh tự hồi phục của cơ thể. Để học cách gõ, hãy xem một số đoạn video trực tuyến. Ví dụ, hãy thử đoạn video này của Jessica Ortner –Emotional Freedom Technique Informational video.

  1. Hãy thử ba phút thiền định có hướng dẫn

(kosmos111/iStock)

(kosmos111/iStock)

Bạn cần bình tĩnh trước một cuộc họp quan trọng hoặc một buổi thuyết trình lớn? Khi thiền định bạn không cần phải ngồi được thế hoa sen. Chỉ cần nắm lấy một chiếc ghế, nhắm mắt lại và chỉ trong thời gian ba phút nghỉ giữa giờ để kiểm soát sự căng thẳng, thông qua hướng dẫn thiền định siêu đơn giản này cho cả người mới bắt đầu và chuyên nghiệp.

  1. Được. Hãy làm đi. Cứ dùng thuốc. Nhưng đừng dùng dược phẩm!

Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp lành mạnh tự nhiên thay thế cho một dược phẩm như Valium hay Xanax, tôi thường khuyên tất cả các bệnh nhân của tôi dùng Stress Support. Đó là một công thức hữu ích tuyệt vời, lại dễ dung nạp, được thiết kế để trợ giúp khả năng xử lý căng thẳng của cơ thể. Nó bao gồm các chất dinh dưỡng làm dịu hệ thần kinh cũng như hỗ trợ sức khỏe tuyến thượng thận.

  1. Nghe nhạc

(monkeybusinessimages/iStock)

(monkeybusinessimages/iStock)

Âm nhạc thực sự có khả năng làm dịu. Khi căng thẳng bắt đầu ập đến, hãy với lấy tai nghe, bật nhạc lên, cố thử loại gì đó có tác dụng làm thanh thản, và ngồi lặng lẽ trong một vài phút. Bạn cũng có thể thử nghe những âm thanh tự nhiên (ví dụ như tiếng nước suối sủi bọt, tiếng những con sóng vỗ, âm thanh của các con vật, vv), thánh ca, nhạc cổ điển hay khí nhạc đều giúp làm chậm lại quá trình sản sinh các kích thích tố gây căng thẳng. Một trong những bệnh nhân của tôi thường phải đi máy bay vì công việc, có một danh sách các bài nhạc mà cô gọi là “thời gian xáo động”. Đó là khoảng 20 giai điệu siêu nhẹ nhàng – không hề có một nhịp nhanh hay hùng hổ – sẽ đúng thứ cần khi mọi thứ xóc nảy lên ở độ cao 35.000 feet. Tất cả những gì cô phải làm bấm nút “Bật” và để sự lắng dịu bắt đầu. Trên các chuyến bay đường dài danh sách này của cô dài gấp đôi để giúp cô đi vào giấc ngủ. Một bệnh nhân khác thì tin tưởng vào âm nhạc trong bộ phim The Piano.

  1. Hãy ngửi thứ gì đó tuyệt vời

(SrdjanPav/iStock)

(SrdjanPav/iStock)

Khi đến một spa một trong những điều đầu tiên mà mọi người cảm nhận thấy, bên cạnh sự thanh bình và yên tĩnh là mùi hương spa thư thái gần như lập tức làm chúng ta dịu lại, ngay cả với những người căng thẳng nhất. Khi bạn nhận thấy mức độ căng thẳng bắt đầu tăng, hãy vận dụng sức mạnh của hệ thống khứu giác và hạ hỏa nhanh chóng bằng cách hít một hơi tinh dầu êm ả. Hãy điểm vài cái tên của các loại tinh dầu làm dịu phổ biến nhất: hoa oải hương, cỏ vetiver, gỗ đàn hương và dầu cây ngọc lan tây. Nhỏ vài giọt lên da của bạn hay vào một miếng bông và hãy hít vào, sự căng thẳng của bạn sẽ biến mất. Hãy giữ một số ở trong túi và để tại văn phòng và điều đó sẽ giúp tình trạng khó chịu của bạn biến mất khi bạn cảm thấy sự căng thẳng đang bắt đầu kéo đến.

  1. Cười thật nhiều

Chúng ta đều biết rằng tập thể dục là điều cần thiết để có sức khỏe tốt và để kiểm soát được mức độ căng thẳng, nhưng đôi khi bạn cần bỏ đi thói quen tập thể dục cũ. Lần sau, khi bạn có một ngày thực sự khó khăn, thay vì đau khổ với máy chạy bộ, hãy thử một lớp yoga. Một buổi học yoga đầy ắp tiếng cười sẽ kích hoạt việc phóng thích thuốc giảm đau tự nhiên của cơ thể, làm cơ thể bạn thư giãn với tất cả các cảm giác dễ chịu và làm tiêu tan sự căng thẳng trong ngày. Bạn cũng sẽ cười rất nhiều, rất nhiều đấy!

Tiến sĩ Frank Lipman là người sáng lập và là giám đốc của Trung tâm Wellness Eleven Eleven ở thành phố New York. Bài viết này đã  xuất bản lần đầu  tại DrFrankLipman.com.

 

Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè
Advertisement
Categories: Kien-thuc Y-Khoa | Leave a comment

Sống không mong cầu và thản nhiên

Sống không mong cầu và thản nhiên

(Fotolia)

Cách đây vài ngày, một đồng nghiệp tự nhiên hỏi tôi: “Bạn không nhiều tiền hơn tôi, nhưng tôi thấy bạn và các bạn của bạn rất thanh thản. Tất cả các bạn đều dễ dãi và không bị áp lực tinh thần. Bạn cho tôi cái bí quyết nào đó được không?”. Sự thành thật của anh ta làm tôi cảm động, tôi thư thả mỉm cười và trả lời: “Tôi không mơ ước gì trong tâm của tôi cả. Bạn làm được như thế không?”. Anh ta lập tức có vẻ khó chịu trên mặt và nói: “Làm sao làm được điều đó? Mấy ngày qua tôi qúa mệt mỏi và cần phải làm việc lại ngày mai. Con trai tôi thi rớt môn toán và tôi không biết làm sao để giải quyết đây. Mới đây tôi mắc nợ tiền visa nhiều quá và chưa đủ tiền trả nó. Lo nhiều việc quá đi thôi! Nếu tôi không lo điều này, thì tôi còn nhiều nạn nữa”. Tôi bình tĩnh nói với anh ta: “Chỉ khi nào anh không mong cầu một điều gì thì anh mới thật sự thanh thản”.

Tôi kể cho anh ta nghe một câu chuyện”Có một ông lái buôn rất giàu có gặp một người ăn mày.

Người ăn mày nói: “Ông và tôi đều bạn cũ. Ông cho tôi xin ít tiền được không?”. Ông lái buôn nhìn người ăn mày rất kỹ và nói: “Tôi nhận ra ông rồi. Trước đây ông cũng giàu lắm. Tại sao vậy?”.

Ông ăn mày nói: “Thì năm ngoái nhà bị cháy và tài sản của cải của tôi bị đốt sạch”.

Quảng cáo

Người lái buôn hỏi: “Thì tại sao thành ăn mày?”.

Người ăn mày nói:” “Vì tôi cần tiền mua rượu”.

Người lái buôn hỏi: “Tại sao lại mua rượu?”.

“Vì có rượu mới đủ can đảm để ăn xin!”.

Nghe được điều đó, người lái buôn chợt hiểu. Ngay lúc đó ông thấy ngay được sự thật về những người thường đã bị mê mờ trong thế gian hiện tại. Ông ta thở dài nói “Tất cả những người trên thế gian này thật sự bị nghiện rượu, đàn bà và tiền bạc hết. Vì thế họ phung phí cuộc đời. Cuối cùng tất cả đều nằm dưới sáu tấc đất; nhưng tại sao lại sống như thế này?”.

Ông ta nói với người ăn mày: “Khi nào ông quyết định không cần uống rượu nữa thì đến gặp tôi”. Người lái buôn bỏ đi.

Người ăn mày rất chán nản vì không xin được tiền từ bạn cũ. Ngay lúc đó có một Ðạo sĩ đến và người ăn mày lập tức hỏi: “Xin ông cho tôi biết ngày mai sẽ ra sao?”..

Người Ðạo sĩ vừa cười vừa nói: “Ông không có gì cả, tuy nhiên ông lại lo lắng về ngày mai? Tại sao ông lại lo về những thứ lặt vặt này? Chúng tôi là những Ðạo sĩ chỉ muốn làm người tốt, từ bi, nhẫn nhục và không có hờn giận ai, hay ham muốn điều gì. Chúng tôi có nhiều thức ăn cho hằng ngày. Thậm chí khi không có đồ ăn khi đi khất thực, chúng tôi không cảm thấy đói. Tại sao lại không thanh thản được?”.

Sau khi tôi kể xong câu chuyện, tâm tôi rất rung động. Người đồng nghiệp của tôi hình như hiểu được đôi chút và nói: “Tôi không lo lắng đến vấn đề này nữa”. Tôi biết rằng anh ta tạm thời yên ổn và nói: “Anh thử điều này: chỉ cần từ bi, tốt bụng, nhẫn nhục và không giận hờn, không than phiền, thù ghét. Thì bạn sẽ từ từ học được không ham muốn điều gì nữa. Tôi hy vọng rằng bạn cũng có thể được thanh thản”.

Tôi nghĩ về điều này rất nhiều sau đó, rằng chỉ có những người từ bi, thật thà, nhẫn nhục mới có thể thanh thản. Khi tâm trí không còn ham muốn, thì người đó có thể thấy sự thật của cuộc đời. Thì họ có thể sống thanh thản. Chỉ có khi nào tâm trí của một người không còn ham muốn, thì người đó mới được thanh cao.

Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè
Categories: Tài Liệu Tham Khảo | Leave a comment

Nhà tu hành và nhà khoa học thần kinh

Nhà tu hành và nhà khoa học thần kinh

(Keith Tsuji/Getty Images)

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14. (Keith Tsuji/Getty Images)

Năm 1992, nhà khoa học thần kinh Richard Davidson gặp phải một thử thách từ Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói: “Ngài đã sử dụng những công cụ khoa học thần kinh hiện đại để nghiên cứu chứng trầm cảm, suy nhược và sợ hãi. Vậy tại sao ngài không dùng những công cụ đó để nghiên cứu về lòng tốt và sự lương thiện?”.

“Khoan dung là cách tốt nhất để kích thích vòng tuần hoàn cảm xúc tích cực trong não bộ”, Davidson, người sáng lập Trung tâm Nghiên cứu Trí tuệ Lành mạnh (Center for Investigating Healthy Minds) thuộc trường Đại học Wisconsin, Madison, nói trong một buổi tọa đàm tại Ngày hội Ý tưởng Aspen (Aspen Ideas Festival). “Đây thực sự là một khám phá thú vị về khoa học thần kinh, trong giới tu hành có nhắc đến những điều tinh hoa – Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng thường nói đến điều này – rằng cách tốt nhất để chúng ta có được hạnh phúc là khoan dung với người khác.

Ảnh quét não bộ cho thấy “lương thiện là một trạng thái tốt đẹp có liên hệ mật thiết với cơ thể”. Lấy ví dụ, Davidson và các cộng sự của ông trong một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thiền định giúp nâng cao khả năng đáp ứng miễn dịch đối với vắc-xin cúm.

Quảng cáo

Tuy nhiên vẫn chưa biết chính xác bằng cách nào sự lương thiện có thể làm biến đổi não bộ, giúp nâng cao sức khỏe và tư cách đạo đức. Nghiên cứu của Davidson chỉ ra rằng “tất cả chúng ta đều chịu trách nhiệm cho bộ não của mình”. Trong trường hợp đó, rèn luyện tính trách nhiệm có thể là bước đầu tiên.

Bài viết này được đăng lần đầu trên trang http://www.theatlantic.com.

Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè
Categories: Tài Liệu Tham Khảo | Leave a comment

Thực hư hải chiến Hoàng Sa 1974

Thực hư hải chiến Hoàng Sa 1974

Nhân kỉ niệm lần thứ 41 vừa qua, đã có hàng loạt các bài báo viết về trận hải chiến Hoàng Sa 19/1/1974 và lòng dũng cảm của quân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Tuy vậy, lại có ít thảo luận về điều thực sự diễn ra trong trận chiến.

Trong hàng thập niên, nó vẫn được giữ kín, nhưng gần đây một vài cựu binh đã viết hoặc kể lại câu chuyện của mình. Chính quyền Hoa Kỳ cũng đã công bố một vài tư liệu quan trọng từ kho lưu trữ. Gộp lại những thông tin đó, chúng kể ta nghe câu chuyện về những cá nhân anh hùng bị làm hại bởi kế hoạch tác chiến kém, lãnh đạo tệ hại, và lực lượng không cân sức.

Tháng 1/1974 là quãng thời gian rất khó khăn cho Nam Việt Nam. Lệnh ngừng bắn, được thiết lập sau khi quân Mỹ rút khỏi Việt Nam, đã sụp đổ, buộc chính quyền Sài Gòn phải tham chiến với một nền kinh tế hầu như bị tê liệt. Sự kiện ở mấy mỏm đá ngoài khơi cách Đà Nẵng 350 dặm không phải là ưu tiên. Quân lính canh gác Hoàng Sa cũng không có đủ nguồn lực lẫn chiến lược đúng đắn để tự bảo vệ.

Vào thứ Hai 14/1, một tàu thủy của VNCH phát hiện hai tàu hải quân Trung Quốc đang thả neo gần đảo Hữu Nhật (Robert), thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm trong quần đảo Hoàng Sa do Nam Việt Nam chiếm giữ. Chỉ quen với việc đóng quân trên đất liền, quân VNCH đột nhiên phải đối diện với nguy cơ chiến đấu trên biển. Ngay ngày hôm sau, 15/1, tổng thống Thiệu đã trực tiếp đến thăm hải quân tại Đà Nẵng.

Hôm đó, Jerry Scott từ lãnh sự quán Hoa Kỳ đã đề nghị Tư lệnh Hải quân vùng I duyên hải và là bạn tốt của mình, phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, cho phép Gerald Kosh, một nhân viên dưới quyền, được lên tàu đi Hoàng Sa.

Ông Thoại nhanh chóng đồng ý‎ và Kosh đã có mặt trên tàu HQ-16. Con tàu này là một trong bảy chiếc tuần dương hạm cũ của Hoa Kỳ giao lại cho VNCH đầu những năm 1970. Mặc dù ra đời từ thời Thế chiến Đệ nhị, loại tàu này được trang bị những khẩu súng cỡ nòng lên tới 5 inch (127mm), tốt nhất trong cả lực lượng hải quân của VNCH. Kosh sau đó đã viết một bản tường trình dài về trận chiến mà hiện đã được phép công bố.

null

Sự kiện mất Hoàng Sa đang được bàn luận trở lại ở Việt Nam

Ngày hôm sau, 16/1, HQ-16 đưa 16 lính Biệt Hải của VNCH đến bảo vệ đảo Hữu Nhật. Nhưng quân Trung Quốc đã có mặt trên đảo Duy Mộng (Drummond) và đảo Quang Hòa (Duncan) với lực lượng hỗ trợ ở gần đó. Tất cả những thông tin này đều được khẩn báo về Đà Nẵng.

Ở sở chỉ huy đã có sự hoang mang. Tham mưu phó Hải quân Đỗ Kiểm, người có cấp bậc cao thứ ba trong hàng ngũ hải quân VNCH, đã đề nghị phải phản ứng nhanh và kiên quyết. “Nếu chúng ta hàng động bây giờ thì có thể lấy lại được đảo,” ông Kiểm nhớ lại lời ông nói với tư lệnh hải quân, Đề đốc Trần Văn Chơn. Thay vì thế, theo lời ông Kiểm, ông Chơn đã yêu cầu phải có bằng chứng lịch sử về chủ quyền của Việt Nam với quần đảo đó. Mấy giờ sau ông Kiểm đã phải tìm trong thư viện hải quân và phòng lưu trữ chỉ để tìm các tài liệu.

Vào ngày thứ Năm, 17/1, 15 lính Biệt Hải đổ bộ lên đảo Quang Ảnh (Money). Trong 7 hòn đảo thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm, lúc đó 3 được quân VNCH chiếm giữ và 2 nằm trong tay quân Trung Quốc. Thêm 3 tàu được vội vàng điều tới Hoàng Sa: HQ-5 (tuần dương hạm cũ của Mỹ), HQ-4 (tàu khu trục USS Forster cũ, được trang bị súng cỡ nòng 3 inch) và HQ-10 (tàu quét thủy lôi cũ USS Serene của Hoa Kỳ, được cải biên thành tàu tuần tra).

Vào sáng thứ Sáu ngày 18/1, tất cả 4 con tàu trên đã có mặt tại Hoàng Sa. Hải đội trưởng Hà Văn Ngạc quyết định thể hiện sức mạnh bằng cách cho lực lượng đổ bộ xuống đảo Quang Hòa. Nhưng hai tàu hộ tống Trung Quốc đã được điều động đến đó và ông Ngạc phải hủy kế hoạch. Quân Trung Quốc thắng hiệp 1.

Vào tối thứ Sáu, mật tin đã được gửi cho ông Ngạc từ Đà Nẵng. Một mệnh lệnh rất kì quặc: tái chiếm đảo Quang Hòa một cách hòa bình. Ông Ngạc quyết định đổ bộ vào sáng hôm sau, thứ Bảy ngày 19/1. Vào lúc 8.29, khi đội lính đi vào đảo, quân Trung Quốc nổ súng, làm một lính VNCH thiệt mạng. Người thứ hai bị giết hại khi cố lấy lại xác đồng đội. Quân thủy đánh bộ VNCH phải rút lui.

Ông Ngạc liên lạc về để tìm mệnh lệnh. Trong trụ sở Hải Quân VNCH ở Sài Gòn, Đỗ Kiểm chạy đi tìm Đề đốc Chơn. Ông ta biến mất. Một trợ l‎ý bảo rằng ông Chơn đã ra sân bay để chuẩn bị đi Đà Nẵng. Ông Kiểm gọi cho phó của ông Chơn ở Đà Nẵng. Ông ta cũng biến mất, để ra sân bay đón ông Chơn. Ngay tại thời điểm mà số phận của Hoàng Sa đang ngàn cân treo sợi tóc, hai lãnh đạo tối cao của Hải Quân VNCH đều mất tích. Cuối cùng, ông Kiểm là người ra lệnh nổ súng.

Truyền thông Nam Việt Nam được kể lại rằng đội tàu VNCH đã làm chìm hai tàu và ngăn cản được hạm đội Trung Quốc lớn hơn nhiều lần. Trận chiến được thêu dệt ly kì như huyền thoại vào đúng dịp Tết.

Vào lúc 10.29, hai giờ sau khi hai lính thủy đánh bộ bị giết hại, 4 tàu của phía Việt Nam nổ súng vào 6 tàu Trung Quốc.

Thật không may, súng trên tàu HQ-4 lại bị hỏng và con tàu nhanh chóng bị trúng đạn bởi một trong hai tàu hộ tống Trung Quốc. HQ-5 đã bắn trúng và làm hư hỏng nặng tàu hộ tống còn lại, nhưng rốt cuộc nó cũng bị trúng đạn. Mười lăm phút sau, HQ-5 vô tình bắn trúng tàu HQ-16. HQ-16 bị mất kiểm soát nguồn điện và bị nghiêng 20 độ. Sau đó tàu HQ-5 lại bị trúng đạn, hỏng mất tháp pháo và hệ thống radio. Cuối cùng, tàu HQ-10 nhỏ nhất đoàn, bị trúng tên lửa của quân Trung Quốc khiến cho đài chỉ huy bị phá hủy và thuyền trưởng thiệt mạng.

Chỉ trong vòng một giờ đồng hồ, mặc dù đã làm hư hỏng nặng hai tàu của Trung Quốc, đội tàu của VNCH hầu như đã mất khả năng chiến đấu. HQ-10 bị chìm còn ba chiếc còn lại lê lết về được Đà Nẵng.

Đánh giá một cách khách quan, trận chiến là một thảm họa, tuy nhiên những lính quay trở về được chào đón như những người hùng. Truyền thông Nam Việt Nam được kể lại rằng đội tàu VNCH đã làm chìm hai tàu và ngăn cản được hạm đội Trung Quốc lớn hơn nhiều lần. Trận chiến được thêu dệt ly kì như huyền thoại vào đúng dịp Tết. Nhưng trên thực tế, đó lại là một thảm họa.

Nhà báo Bill Hayton, làm việc ở BBC, là tác giả cuốn Vietnam: Rising Dragon (2010). Tác phẩm mới của ông về tranh chấp Biển Đông, The South China Sea – dangerous ground, sẽ được xuất bản năm nay bởi NXB Đại học Yale.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Ý kiến: May mà Trung Quốc tráo trở

Ý kiến: May mà Trung Quốc tráo trở

Xuân Thành

Gửi tới BBC từ Đà Nẵng

Mặc dù có tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông, giới lãnh đạo quân đội Việt Nam và Trung Quốc chưa bao giờ lớn tiếng.

“Đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sỹ. Trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ” – Câu thơ của Việt Phương phản ánh ý thức của nhiều thế hệ người Việt ngày trước, đến nay vẫn còn được truyền tụng.

Thế mà bây giờ Việt Nam lại ào ào đòi thoát Trung, người dân háo hức kỳ vọng về chuyến đi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ. Mỹ – như một vị cứu tinh, một ngôi sao sáng soi đường chỉ lối cho Việt Nam.

Từ bao giờ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa mới xấu xa và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ mới đẹp đẽ như thế?

Từ Mỹ xấu xa

Năm 2001, khi sự kiện 11-9 xảy ra, thầy giáo tôi đã nói trên lớp rằng: “Bin Laden là một anh hùng”. Tất nhiên câu nói được cả lớp ủng hộ nhiệt liệt.

Đối với người Việt Nam khi đó, mọi hành động của Mỹ đều đen tối, có động cơ không đàng hoàng; và vì thế mọi thế lực đối nghịch với Mỹ đều anh hùng, cao thượng. Dù có là khủng bố giết chết dân thường đi nữa, thì nước Mỹ cũng xứng đáng phải chịu hậu quả như vậy.

Trên cái đà đó, đương nhiên cuộc chiến Afghanistan để tiêu diệt Taliban của Mỹ cũng xấu xa, cuộc chiến Irag năm 2003 càng dơ bẩn. Chiến dịch tiêu diệt Saddam Hussein của Mỹ được thông tin đến nhân dân Việt Nam chỉ đơn giản là Mỹ muốn chiếm nguồn dầu mỏ của quốc gia Trung Đông.

Bin Laden và Saddam Hussein xuất hiện trên báo Việt Nam như những vị lãnh tụ vĩ đại khi bắt đầu cuộc chiến rồi như những con người thất thế đáng thương khi thua trận.

Không ai bận tâm tìm hiểu những người này thế nào, vì cứ chống lại Mỹ là tốt. Bin Laden tốt, Saddam Hussein tốt, Iran tốt, Triều Tiên tốt, Fidel Castro quá tốt, Putin cực tốt, và tất nhiên: Trung Quốc ít nhất cũng tốt hơn Mỹ.

Cho đến Mỹ tốt

Chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Trọng được đánh giá theo nhiều góc nhìn khác nhau.

Thế rồi đột nhiên mọi việc quay ngoắt 180 độ. Đối với người Việt Nam bây giờ, cứ chống lại Mỹ và phương Tây là xấu, hoặc ít nhất phải có vấn đề gì đó.

Bin Laden và Taliban bị khinh bỉ như một bọn khủng bố man rợ, Saddam Hussein phạm tội diệt chủng, Triều Tiên không biết thương dân dân nghèo đói để phát triển vũ khí hạt nhân… tất cả đều là những thể chế độc tài, lạc hậu…

Putin mới đây vẫn còn là người hùng bỗng vụt biến thành một kẻ độc ác. Vụ máy bay MH17 bị bắn rơi năm ngoái đến nay vẫn chưa xác định được thủ phạm, nhưng rất nhiều người Việt Nam không ngần ngại khẳng định rằng Putin là kẻ chủ mưu chứ chẳng phải ai vào đây. Nếu sự kiện Nga sáp nhập Crimea diễn ra vào khoảng 10 năm trước chắc sẽ được ủng hộ nhiệt tình, nhưng nay người Việt coi đó là một trò hề.

Ngay đến cả cuộc khủng hoảng Hy Lạp mà truyền hình trong nước đưa tin hướng người xem nghĩ đến việc châu Âu đang chèn ép Hy Lạp, phần lớn mọi người vẫn tự tìm hiểu để biết rằng: đó là hậu quả của việc làm ít chơi nhiều.

Người Việt không còn hả hê với việc Iran và Cuba chống Mỹ đến cùng nữa, mà hồ hởi vì họ phải xuống nước để làm lành với phương Tây.

Vì đâu có sự thay đổi đó?

Hành động đưa giàn khoan vào khu vực có tranh chấp tại Biển Đông tạo làn sóng phẫn nộ lớn tại Việt Nam.

Cái mốc cho sự thay đổi trong nhận thức của người Việt Nam bắt đầu từ khoảng 5 năm trước, khi Trung Quốc bắt đầu có sự gây hấn mạnh mẽ ở biển Đông.

Thật ra thì việc Trung Quốc có những hoạt động trên biển có lẽ không phải chờ đến lúc đấy, nhưng đó là thời kỳ bùng nổ Internet ở Việt Nam nên mọi thứ không thể giấu giếm thêm được nữa.

Người Việt khi đó mới ngỡ ra rằng: nước mình chẳng mạnh mẽ gì, và Trung Quốc chứ chẳng phải Mỹ mới là kẻ thù thâm độc nhất.

Người Việt luôn tin tưởng vào vai trò “Canh giữ hòa bình thế giới” của mình và người anh em Cuba, cho đến khi bị Trung Quốc đe dọa, chúng ta mới biết rằng Việt Nam không có khả năng bảo vệ ai hết.

Rồi hàng loạt câu hỏi được đặt ra: Tại sao nước mình lại nghèo thế, tại sao vị thế lại kém thế… Niềm tin vào những thứ vĩ đại mơ hồ trước đây đã lung lay. Và công cuộc tự tìm kiếm thông tin bắt đầu. Khi biết những chuyện như Hoàng Sa đã mất vào tay Trung Quốc mà bao năm xem dự báo thời tiết vẫn tưởng là còn của mình, người dân nhận ra có rất nhiều sự thật khủng khiếp vẫn được giấu kín.

Trước đó người Việt không có nhu cầu tìm hiểu và bác bỏ mọi thứ thuộc về hải ngoại. Qua thông tin chính thống, Việt Nam lúc nào cũng giỏi cả, và cái gì cũng nhất. Sự yên ổn giả tạo ru ngủ người Việt, làm cho họ vẫn sống với những ánh hào quang trong quá khứ do mình tự vẽ ra.

Nhưng sự đe dọa của Trung Quốc làm giấc mơ ấy phụt tắt, mọi thứ hết lung linh.

Trước đây, đối với người Việt, có những vị lãnh tụ không bao giờ được phép nói xấu và bất cứ ai động đến những thần tượng đó đều là xuyên tạc, vu khống. Nhưng nay, sự mất niềm tin làm cho họ nhận ra rằng: những thông tin kia có thể là sự thật lắm chứ.

Rồi hàng loạt cuốn sách của những người thân cận với các lãnh tụ ra đời, càng đọc người ta càng thấy những cái kém cỏi, xấu xa, dốt nát; và tất nhiên, càng ghét chế độ bao nhiêu thì người ta càng mê phương Tây bấy nhiêu.

Nhưng chú ý là những cuốn sách kiểu này không phải giờ mới có, chỉ có điều nếu không có bước chuyển niềm tin quan trọng như đã nói ở trên, chúng vẫn chỉ được xếp vào hạng “phản động, nói xấu chế độ” do nghe theo các “thế lực thù địch” mà thôi.

Kết quả

Chính sách xoay trục về châu Á của Hoa Kỳ được xem là để đối phó với hành động của Trung Quốc trong khu vực.

Dần dần, cái nhìn của người dân đối với chế độ đã thay đổi tạo nên một sức ép đáng kể buộc lãnh đạo phải thay đổi theo nếu không muốn mất quyền lực vào một ngày không xa.

Việt Nam đã trở nên khiêm tốn hơn. Trước đây, chúng ta rất khó chịu với vai trò “Sen đầm quốc tế” của Mỹ. Chữ “Sen đầm” vốn được phiên âm từ “Gendarme” trong tiếng Pháp, nôm na là để chỉ cảnh sát. Từ này vốn không có gì xấu, nhưng Việt Nam gán với Mỹ để ám chỉ việc Hoa Kỳ can thiệp khắp nơi trên thế giới.

Nay, thay vì tự coi mình là “Cảnh sát quốc tế” với nhiệm vụ “Canh giữ hòa bình thế giới”, Việt Nam đã tự nguyện từ bỏ vai trò đó và mong muốn Hoa Kỳ phải giữ đúng trách nhiệm “Sen đầm” để giúp mình tránh khỏi sự đe dọa từ đất nước ở bên kia biên giới mà trên danh nghĩa vẫn là anh em đồng chí.

Như vậy, cần phải nhìn lại những tác động của nước láng giềng phương Bắc, nó không chỉ có tiêu cực mà còn có cả mặt tích cực nữa. Không có mối họa Trung Quốc, Việt Nam vẫn mãi ảo tưởng về bản thân và dậm chân tại chỗ.

Dù có thể chuyến đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ mới đây chủ yếu là bất đắc dĩ do sức ép của phe cải cách, kết quả của nó còn rất hạn chế và con đường để tiến tới dân chủ vẫn còn mông lung, nhưng có một điều chắc chắn: Trung Quốc càng siết chặt vòng vây bao nhiêu, Việt Nam càng phải cởi mở với Mỹ bấy nhiêu.

 X. T.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

5 trận đánh ác liệt của những thiết giáp hạm

5 trận đánh ác liệt của những thiết giáp hạm

Thiết giáp hạm Bismarck, biểu tượng của Hải quân Đức quốc xã chìm sau cuộc chạm trán ở eo biển Đan Mạch trở thành một trong những trận đánh ác liệt giữa các chiến hạm võ thép.
Tuần dương hạng nặng HMS Invincible bốc cháy dữ dội sau khi trúng đạn pháo từ tàu chiến Đức. Ảnh: WikipediaTuần dương hạng nặng HMS Invincible bốc cháy dữ dội sau khi trúng đạn pháo từ tàu chiến Đức. Ảnh: Wikipedia

Hải chiến Jutland

Khi xảy ra Thế chiến I, Đức tập trung mọi tàu chiến vào hạm đội High Seas do Đô đốc Reinhard Scheer chỉ huy. Trong khi đó, hạm đội Grand của Anh do Đô đốc John Jellicoe làm tư lệnh. Theo National Interest, tháng 5/1916, 2 vị chỉ huy hạm đội lên kế hoạch gài bẫy lẫn nhau với mong muốn tiêu diệt đối phương.

Kế hoạch của Đức là dàn dựng một kế hoạch tấn công vào biển Bắc nhằm thu hút hạm đội tàu chiến Anh sau đó sẽ sử dụng các tàu ngầm để tiêu diệt. Trong khi đó, hạm đội Anh với sức mạnh áp đảo cũng muốn nhân cơ hội tiêu diệt sức mạnh tác chiến của Hải quân Đức. Cả 2 dồn mọi quyết tâm vào trận hải chiến Jutland, gần Đan Mạch.

Sự xuất hiện của toàn bộ hạm đội Grand khiến Hải quân Đức rơi vào tình huống nguy hiểm mang tính sống còn. Phía Anh có đến 28 thiết giáp hạm, 9 tuần dương hạm trong khi Đức chỉ có 16 thiết giáp hạm, 6 tiền thiết giáp và 5 tuần dương hạm.

Hải quân Anh đã mắc sai lầm chiến lược khi để các tàu chiến Đức đột phá vòng vây và thoát khỏi khu vực. Kết quả mỗi bên tổn thất 4 thiết giáp hạm. Trận Jutland được xem là một thất vọng của Hải quân Hoàng gia Anh.

Trận đánh Mers-el-Kebir

5 trận đánh ác liệt của những thiết giáp hạm - ảnh 1Thiết giáp hạm Bretagne phát nổ sau khi trúng đạn từ chiến hạm Anh. Ảnh: Returnofkings

Sau khi Pháp đầu hàng phát xít Đức, số phận các tàu chiến của hải quân nước này trở nên không rõ ràng. Chúng có thể rơi vào tay phe phát xít. Phần lớn các thiết giáp hạm của Pháp đang neo đậu ở căn cứ Mers El Kébir, Algeria.Ngày 3/7/1940, Hải quân Hoàng gia Anh quyết định can thiệp và ra tối hậu thư cho Hải quân Pháp, gia nhập phe Đồng minh hoặc tự giải giáp vũ khí, đánh đắm tàu chiến.

Trong khi các sĩ quan chỉ huy Hải quân Pháp còn đang tranh luận về tương lai thì Hải quân Anh nổ súng. Kết quả cuộc hải chiến bất ngờ khiến 1 thiết giáp hạm Pháp bị đánh chìm, 2 hỏng nặng, 3 tàu khu trục hư hại, 1.297 thủy thủ thiệt mạng.

Chạm trán ở Calabria

5 trận đánh ác liệt của những thiết giáp hạm - ảnh 2Chiến hạm Italy nhả đạn trong cuộc chạm trán với Hải quân Hoàng gia Anh. Ảnh: Wikipedia

Những năm Thế chiến II, các trận hải chiến ở Địa Trung Hải chủ yếu nhằm bảo vệ đoàn tàu buôn đi qua khu vực. Ngày 9/7/1940, lực lượng đặc nhiệm Hải quân Italy gồm 2 thiết giáp hạm, 6 tuần dương hạm hạng nặng, 8 tuần dương hạng nhẹ, 16 tàu khu trục bất ngờ chạm trán đoàn hộ tống của Hải quân Hoàng gia Anh ở khu vực Calabria, gần Italy.Lực lượng phía Anh gồm: 1 tàu sân bay, 3 thiết giáp hạm, 5 tuần dương hạng nhẹ và 16 tàu khu trục. Các thiết giáp hạm của Anh có lợi thế về hỏa lực tấn công dồn dập vào tàu chiến đối phương. Chiến hạm Italy cũng đáp trả ác liệt. 2 bên đều tuyên bố chiến thắng.

Hải chiến ở eo biển Đan Mạch

5 trận đánh ác liệt của những thiết giáp hạm - ảnh 3Siêu hạm lớn nhất của Đức tấn công dữ dội vào thiết giáp hạm lớn nhất của Hải quân Hoàng gia Anh. Ảnh: Navasource

Khi Hải quân Đức đưa thiết giáp hạm Bismarck vào sử dụng năm 1940, nó trở thành chiến hạm lớn nhất thế giới. Ngày 21/5/1941, siêu hạm lớn nhất của Đức cùng tuần dương hạng nặng Prinz Eugen rời Na Uy trong nhiệm vụ tiêu diệt đội tàu buôn của phe Đồng minh ở Đại Tây Dương.Hải quân Hoàng gia Anh điều động 2 thiết giáp hạm hạng nặng và 4 tàu khu trục nhằm ngăn chặn ý đồ của Đức. Các chiến hạm 2 bên gặp nhau ở eo biển Đan Mạch. Thiết giáp hạm Bismarck nhanh chóng chứng tỏ uy lực của chiến hạm lớn nhất thế giới khi đánh chìm chiến hạm HMS Hood (từng là thiết giáp hạm lớn nhất thế giới).

Chiến hạm của Đức tiếp tục quay sang đấu pháo ác liệt với thiết giáp hạm HMS Prince of Wales có kích thước và tải trọng tương đương với Bismarck. 2 siêu chiến hạm đều hư hại sau cuộc chiến ác liệt. Chiến hạm Anh buộc phải quay về căn cứ để sửa chữa trong khi siêu hạm của Đức bị rò rỉ nhiên liệu buộc phải từ bỏ nhiệm vụ.

Hải quân Anh quyết định báo thù cho chiến hạm Hood bằng cách gửi lực lượng truy đuổi chiến hạm Đức. Biểu tượng sức mạnh Hải quân Quốc xã bị đánh chìm vào ngày 27/5/1941.

Trận đánh Guadalcanal

5 trận đánh ác liệt của những thiết giáp hạm - ảnh 4Thiết giáp hạm USS Washington pháo kích dữ dội vào tàu chiến Nhật đêm 12/11/1942. Ảnh: 2today

Ngày 13/11/1942, lực lượng đặc nhiệm Hải quân Đế quốc Nhật Bản gồm 2 thiết giáp hạm cố gắng tấn công phi trường Henderson, nằm trên đảo Guadalcanal. Nhóm tàu tuần dương và khu trục của Hải quân Mỹ trong khu vực nhanh chóng tấn công đáp trả gây hư hại cho chiến hạm Nhật.Tối 14/11, lực lượng Nhật cố gắng tổ chức tấn công một lần nữa, nhưng sự xuất hiện của 2 thiết giáp hạm phía Hải quân Mỹ khiến nỗ lực của Nhật bị phá sản. 2 thiết giáp hạm, 1 tàu tuần dương, 3 tàu khu trục bị đánh chìm, phía Mỹ tổn thất 2 tuần dương hạng nhẹ và 3 tàu khu trục.

Theo Zing

Categories: Tài Liệu Tham Khảo | Leave a comment

Từ Vị Xuyên 1984 tới Biển Đông 2015

Từ Vị Xuyên 1984 tới Biển Đông 2015

Quốc Phương BBC Việt ngữ

Hài cốt liệt sỹ Việt Nam ở mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) được thu thập sau trên dưới ba thập niên kết thúc chiến tranh biên giới Việt – Trung.

Cần có thái độ và ứng xử ra sao với quá khứ chiến tranh để rút ra bài học xử lý các nguy cơ xung đột Việt – Trung trong hiện tại cũng như tránh được các nguy cơ chiến tranh trong tương lai.

Đây là mạch chủ đề chính được cuộc Tọa đàm Trực tuyến của BBC thứ Năm tuần này thảo luận với các khách mời nhân 31 năm Việt Nam đánh dấu trận chiến Vị Xuyên (tỉnh Hà Giang) trong cuộc chiến tranh Biên giới kéo dài một thập niên với Trung Quốc.

Từ Hà Nội hôm 16/7/2015, Nhà văn Phạm Viết Đào có thân nhân hy sinh trong trận chiến Vị Xuyên nói đây là trận chiến “lớn nhất ở Đông Nam Á”.

Ông nói: “Về trận Vị Xuyên, phía Trung Quốc theo thông tin tôi nhận được là họ làm rất rầm rộ vào năm 2009, họ kỷ niệm hai mươi năm, họ coi là “Chiến thắng Lão Sơn”.

“Và “Chiến thắng Lão Sơn” ấy đã được các tài liệu, sách báo của Ấn Độ và Nhật Bản coi là một trong những cuộc chiến tranh lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á bởi vì lúc ấy Trung Quốc huy động năm, sáu chục vạn quân vào cái (trận chiến) này”.

Và nhà văn Phạm Viết Đào nói thêm:

“Chúng tôi biết rằng trận Lão Sơn này, Trung Quốc gọi là Lão Sơn ấy, chính đích thân tướng Lưu Á Châu là con rể của Phó Thủ tướng (Trung Quốc) Lý Tiên Niệm, đã viết rất nhiều cuốn sách về (trận chiến) này. Và chính Nguyên soái (Trung Quốc) Diệp Kiếm Anh đã viết thư tay Lưu Á Châu vào lấy tài liệu.

Blogger Phạm Viết Đào nói trận Vị Xuyên được một số tạp chí nghiên cứu của Ấn Độ và Nhật Bản xếp là một trong các “cuộc chiến lớn nhất” ở Đông Nam Á.

“Và ông đã viết tiểu thuyết về trận Lão Sơn này, và chính quyển tiểu thuyết này đã được một Tạp chí của Việt Nam là Hồn Việt giới thiệu và tôi đã phản ánh rất dữ việc tại sao một Tạp chí của Việt Nam giới thiệu một cuốn tiểu thuyết của Trung Quốc viết về Lão Sơn, trong khi chúng tôi là những người nhà văn muốn viết thì không ai được viết”, blogger Phạm Viết Đào nói với Tọa đàm.

Nên tưởng niệm?

Khi được hỏi liệu trận chiến Vị Xuyên nói riêng và chiến tranh biên giới Việt Trung có nên được Việt Nam tưởng niệm, đánh dấu hàng năm hay không, Đại tá Phạm Hữu Thắng, nhà nghiên lịch sử quân sự nêu quan điểm cho rằng ở Việt Nam hàng năm đã có ngày “27 tháng Bảy” dành cho thương binh, liệt sỹ.

Đại tá Thắng từ Viện Nghiên cứu Lịch sử Quân sự, từ Hà Nội, nói:

“Tưởng niệm thường xuyên, theo quan điểm của tôi thì nhìn chung vào dịp 27/7 đã có tưởng niệm thương binh, liệt sỹ rồi.

“Thế còn những địa danh cụ thể thông thường nó gắn liền với từng đơn vị một.

“Tôi nghĩ rằng những cuộc tưởng niệm ấy thì do từng địa phương, từng đơn vị một tổ chức thôi thì còn được.

“Còn có tính chất quốc gia thì tôi nghĩ là cũng không cần thiết”, nhà nghiên cứu lịch sử quân sự Việt Nam nói.

Tuy nhiên ngay trước đó, Đại tá Phạm Hữu Thắng cũng khẳng định trận Vị Xuyên là một trận chiến “ác liệt” nhất trong cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung vốn kéo dài một thập niên, bắt đầu từ ngày 17/2/1979.

Ông nói: “Cuộc chiến Vị Xuyên là cuộc chiến đấu được coi là ác liệt nhất ở toàn bộ tuyến biên giới mà sau khi Trung Quốc tấn công tháng 2/1979 và đã bị đẩy lui về phía bên kia biên giới.

“Sau đó, cuộc xung đột biên giới vẫn diễn ra cho đến năm 1988. Cuộc chiến Vị Xuyên từ giữa năm 1984, mùa hè 1984 cho đến hết 1985, được coi là giai đoạn ác liệt nhất.

Đại tá Phạm Hữu Thắng cho rằng việc tưởng niệm Vị Xuyên và Cuộc chiến Biên giới Việt – Trung ở cấp quốc gia hàng năm là “không cần thiết”.

“Và không chỉ ác liệt ở chỗ Vị Xuyên mà còn ác liệt của cả tuyến biên giới.

“Còn từng trận đánh cụ thể, thì thực ra cái tuyên truyền; và các tài liệu nghiên cứu về cuộc Chiến tranh Biên giới vẫn đang trong tình trạng bảo mật, cho nên việc nghiên cứu cụ thể về các trận đánh đó, thì tôi cũng chưa có điều kiện”, nhà nghiên cứu lịch sử quân sự nói với BBC.

Tuy vậy, một khách mời khác tại Tọa đàm của BBC cho rằng việc đánh dấu, “tưởng niệm hàng năm” trận Vị Xuyên cũng như Chiến tranh Biên giới Việt – Trung 1979 là “chuyện đương nhiên” mà “không nên đặt ra câu hỏi”.

Nhà báo tự do, cựu chiến binh Chiến tranh biên giới Việt – Trung, ông Ngô Nhật Đăng, nói:

“Trận Vị Xuyên kéo dài, không phải (chỉ là) năm 1979 sau đó một tháng, mà (trận) Vị Xuyên kéo dài đến năm 1984, và sự hy sinh xương máu của cả hai phía rất là lớn.

“Theo tôi, việc tưởng niệm là điều tất nhiên”.

“Né tránh sự thực”

Đề cập vấn đề bài học ứng xử với quá khứ, mà cụ thể là trận chiến Vị Xuyên hay Chiến tranh Biên giới 1979 và mối liên hệ với vấn đề tranh chấp trên Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam hiện nay, nhà báo Nguyễn Giang của BBC nêu quan điểm:

“Về vấn đề đang xảy ra trên Biển Đông bây giờ, tôi có cảm giác là trong một giới nhất định ở Việt Nam, họ tìm cách gần như là né tránh một sự thực, tức là rõ ràng là đang bị lấn.

“Gần đây thì đỡ hơn, nhưng có một thời gian có cảm tưởng thậm chí báo chí không được nói lên tên là ‘Tàu Trung Quốc’, cái đó rất là vô lý ở chỗ là chính Trung Quốc họ nói, cũng đăng ngay trên báo của họ.

Nhà báo Nguyễn Giang cho rằng có những câu hỏi lớn trong chính sách và đối sách xử lý xung đột của Việt Nam trước Trung Quốc hiện nay.

“Tại sao phía Việt Nam lại không đưa? Vậy thì tôi hiểu là chính sách ngoại giao của Việt Nam thấy có vẻ như là, nhìn từ bên ngoài vào, có vẻ gọi là mềm mỏng.

“Nhưng mềm mỏng đấy, mà phía bên kia họ không coi là mềm mỏng, thì chúng ta phải xem lại. Đấy là việc rất bình thường trong chuyện quan hệ đối tác.

“Đấy là một câu hỏi rất là lớn. Rồi chuyện một quốc gia tự mình làm quên lịch sử của mình, thì người khác sẽ nhắc cho mình, mà là lịch sử của họ. Cái đấy cũng là một câu hỏi tiếp”.

Và Nguyễn Giang nhấn mạnh:

“Càng né tránh thì càng bị động, đó là quan điểm của tôi cho các sử gia Việt Nam, còn các nhà hoạch định chính sách, tôi không biết họ suy nghĩ thế nào, thì cũng không dám bình luận”, nhà báo chia sẻ với Tọa đàm.

Lịch sử lặp lại?

Từ Studio của BBC tại London, Thạc sỹ Nguyễn Bảo Châu, Giảng viên Chính trị Quốc tế, thuộc Học viện Quan hệ Quốc tế của Việt Nam, người đang tu nghiệp nghiên cứu sinh Tiến sỹ tại Đại học East Anglia, Anh Quốc, bình luận với Tọa đàm về bài học lịch sử kết nối giữa Vị Xuyên 1984 và Biển Đông 2015.

Thạc sỹ Bảo Châu nói: “Tôi cho rằng lịch sử có thể đang lặp lại trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

“Bởi vì ngoài sự kiện biên giới năm 1979, hiện nay đang có khu vực tranh chấp ở Biển Đông, theo tôi bài học ở đây đó là chúng ta (Việt Nam) cần phải thấy được sự chú ý là điều giống nhau trong luận điệu của Trung Quốc.

Thạc sỹ Nguyễn Bảo Châu (giữa) cho rằng lịch sử đang có những lặp lại trong quan hệ bang giao Trung – Việt mà Việt Nam cần lưu ý hơn tới những “luận điệu” của Trung Quốc.

“Ví dụ trong sự kiện xâm chiếm biên giới, thì Trung Quốc tuyên truyền cho người dân Trung Quốc là “Việt Nam xâm lược”, là “Trung Quốc tự vệ, dạy cho bài học”’ v.v…

“Những luận điệu đó không có bằng chứng (cơ sở), cũng như là so sánh với tình trạng ở Biển Đông hiện tại, thì việc đặt giàn khoan, cũng như xây dựng đảo nhân tạo, theo tôi thấy Trung Quốc cũng có rất nhiều luận điệu.

“Ví dụ như là để bảo vệ môi trường, sinh thái v.v…, nhưng mà không đưa ra được một bằng chứng rõ ràng nào, thì chúng ta cần phải rút kinh nghiệm và đưa ra cái bất nhất trong hành động và trong luận điệu của Trung Quốc…

“Tôi nghĩ rằng Việt Nam đang rút kinh nghiệm và đang chủ động hơn trong việc đưa ra, nói với thế giới về quyền tài phán, chủ quyền lãnh thổ của mình, và chúng ta đã góp phần đưa được vào chương trình nghị sự của Liên Hiệp Quốc về vấn đề Biển Đông, cũng như trong những tuyên bố của Asean, trong lần Thượng đỉnh gần nhất.

“Tôi nghĩ đấy cũng là một tín hiệu mừng trong đấu tranh ngoại giao, trong mọi mặt trận của Việt Nam,” nhà nghiên cứu nói với BBC.

Khách mời

Bàn tròn “Từ Vị Xuyên 1984 tới Biển Đông 2015″ được phát trực tuyến trên kênh YouTube của BBC Việt ngữ từ 19h30-20h00 giờ Việt Nam, hôm 16/7/2015, với các khách mời tham gia từ Việt Nam và hải ngoại là:

– Đại tá Phạm Hữu Thắng, nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Lịch sử Quân sự, Bộ Quốc phòng Việt Nam.

– Thạc sỹ Nguyễn Bảo Châu, giảng viên Khoa Chính trị Quốc tế, Học viện Quan hệ Quốc tế, Bộ Ngoại giao CHXHCN Việt Nam.

Một cuộc tưởng niệm chiến tranh biên giới Việt - Trung ở Hà Nội năm ngoái.

Một cuộc tưởng niệm chiến tranh biên giới Việt – Trung ở Hà Nội năm ngoái.

– Nhà văn, blogger Phạm Viết Đào, thân nhân Liệt sỹ trận Vị Xuyên.

– Nhà báo tự do, blogger, Ngô Nhật Đăng, cựu binh phía Việt Nam trong cuộc chiến Việt – Trung.

– Nhà báo Nguyễn Giang, Trưởng Ban Việt ngữ, Trưởng vùng Đông Á, Thế giới vụ BBC.

Một số khía cạnh được thảo luận tại tọa đàm gồm có:

– Thái độ nào cần có với quá khứ, nhất là đối với di sản chiến tranh quá khứ?

– Xử lý như thế nào di sản quá khứ, mà trong đó có xung đột chiến tranh, để đạt được hiệu quả cho hiện tại và tương lai.

– Thiếu sòng phẳng với quá khứ để thu được lợi ích bang giao, hợp tác trong hiện tại liệu có phải là một cách làm đúng, không thể phê phán.

Mời quý vị theo dõi toàn bộ chương trình Tọa đàm tại đây.

Q.P

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

“Đi thì cũng dở, ở không xong”

“Đi thì cũng dở, ở không xong”

Tương Lai

Đấy là mượn ý câu thơ của Bà chúa Thơ Nôm Hồ Xuân Hương mà không hiểu cắc cớ làm sao bỗng vận vào trong mông lung suy ngẫm qua những điều đọc được trên báo chí truyền thông trong nước, ngoài nước về chuyến Mỹ du của ông Nguyễn Phú Trọng:

Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt
Đi thì cũng dở ở không xong

Dùng dằng vì bên “người bạn lớn” vừa kết giao còn “người bạn siêu lớn” vốn là người thân quý cùng chung ý thức hệ. Đâu phải là chuyện bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn mà là chuyện chính trị, chuyện quốc gia đại sự quan trên nhằm xuống người ta trông vào.

Thì kìa, ông Trọng nở nụ cười xúc động để nói với cựu Tổng thống Mỹ Bin Clinton: “Ngài là người bạn lớn của chúng tôi”. Ông còn nói: “Việt Nam và Hoa Kỳ đã từng là đồng minh trên mặt trận chống phát xít”. Ông còn đặc biệt lưu ý: “Người nước ngoài duy nhất có mặt bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày Cách mạng Tháng Tám là những người bạn Hoa Kỳ”. Khó để có những lời có cánh nào nồng thắm hơn. Và ông Clinton khẳng định: “Chúng ta chấp nhận nhau là chúng ta đã giải thoát chính mình”. Chắc ông Trọng hiểu được chiều sâu triết lý trong mệnh đề “giải thoát chính mình” nên xem ra có phần suy tư?

Thời điểm vị Tổng thống Mỹ ra tuyên bố lập lại quan hệ bình thường với Việt Nam cách đây 20 năm là lúc ông Trọng vừa được bầu bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII đang quyết liệt chống “những thế lực nước ngoài” mưu toan thực hiện “diễn biến hoà bình” mà tạp chí Cộng sản là nơi lĩnh ấn tiên phong.

Với ông Clinton thì “Bình thường hóa bang giao đối với tôi, về mặt cá nhân, chính trị và giá trị địa lý chiến lược là một trong những thành tựu quan trọng nhất trong sự nghiệp của mình. Nó giúp hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng quan hệ hữu nghị và chứng tỏ cho thế giới ngày càng phân hóa rằng: hợp tác vẫn là tốt đẹp hơn xung đột rất nhiều.”

Nhưng với ông Trọng thì trong khúc “prelude” chuẩn bị cho bản hợp xướng công du Mỹ quốc sẽ được công diễn đã cao giọng nhắc lại lời tuyên bố đanh thép của người “kiên định lập trường phân rõ địch ta” để quyết ôm lấy người “bạn siêu lớn”, dẫn đến nỗi nhục Thành Đô với lý do “Chẳng lẽ bao nhiêu thành quả cách mạng giành được bằng xương máu của biết bao thế hệ người Việt Nam lại đem trao vào tay những lực lượng đưa đất nước đi vào con đường tư bản chủ nghĩa, con đường chắc chắn không thể bảo đảm độc lập thật sự cho dân tộc, tự do hạnh phúc thật sự cho tuyệt đại đa số nhân dân“… vì vậy: “Kiên trì chủ nghĩa Marx-Lenin là vấn đề có tính nguyên tắc số một đối với Đảng ta”.

Mà đâu chỉ ở khúc dạo đầu cho chuyến công diễn ở Mỹ, RFA ngày 10.7.2015 đã lưu ý: “Trong lúc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cố gắng cải thiện hình ảnh dân chủ nhân quyền của Việt Nam trong chuyến viếng thăm chính thức Hoa Kỳ đang diễn ra, thì tại Việt Nam sáng nay, Ban Tổ chức Trung ương chuẩn bị nhân sự khóa mới có lời kêu gọi tích cực phòng chống về điều gọi là tự diễn biến, tự chuyển hóa. Sau đó một ngày, 11 tháng 7 2015 BBC đưa ra nhận định của Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Mỹ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam: “Thực ra bây giờ những người vẫn còn lo lắng về ‘Diễn biến hòa bình’ là những người rất lạc hậu”.

Phải chăng Tiến sĩ Zachary Abuza đúng khi đưa ra nhận định trên BBC: “Ông Trọng là người bị giằng xé giữa quá khứ và tương lai”? Chao ôi “[…] Mưa gió dập dìu/ Liều thân thì cũng phải liều thế thôi”!

Hãy nghĩ thêm về lời bàn của Jonathan London ngay khi ông Trọng vừa đặt chân lên đất Mỹ ngày 8.7.2015: “Việc Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ có thể nói, kể cả phái bảo thủ nhất trong Đảng Cộng sản Việt Nam cũng thấy ra sự cần thiết của mối quan hệ mạnh mẽ đối với Mỹ. Dù vẫn còn có những quan điểm khác nhau trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng rất khó tưởng tượng họ vẫn cứ nói đến diễn biến hòa bình…, hoặc nói xấu Mỹ liên tục. Trên thực tế vì những quyền lợi chiến lược của Việt Nam thì dù có quan điểm chính trị ra sao, đều vẫn phải có quan hệ tốt với Mỹ.

Nếu ngài Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden thuộc Kiều hơn tí nữa chưa chừng sẽ lẩy câu: “Trời làm chi cực bấy trời/ Này ai vu thác cho người hợp tan!” để sẻ chia với ông Trọng trong chuyến Mỹ du khá gay cấn. Cho dù cưỡi chuyên cơ và ngồi ghế VIP nhưng sao cứ như “vó câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh” vì bên trong ông vẫn bị “giằng xé giữa quá khứ và tương lai.

Một mặt thì ông tuyên bố một cách hùng hồn: “Đây là thời điểm tốt để chúng ta đánh giá lại chặng đường đã qua và chia sẻ tầm nhìn “hướng tới tương lai”” như đã nói trước diễn đàn của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Hoa Kỳ (CSIS) ở thủ đô Washington ngày 9.7.2015. Ông còn thiết tha kêu gọi Mỹ “sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, nhất là khi Việt Nam đã tham gia một hiệp định có tiêu chuẩn cao và toàn diện như TPP. Nhưng mặt khác, là Trưởng ban chuẩn bị nhân sự khóa mới ông sẽ xử lý ra sao với lời kêu gọi tích cực phòng chống tự diễn biến, tự chuyển hóa mà RFA đã cẩn thận giải thích hộ: “Được biết những nhóm từ tự diễn biến, tự chuyển hóa được dùng để mô tả khuynh hướng cán bộ đảng viên có tư tưởng xa rời chủ nghĩa Mác-Lenin, tán dương nền kinh tế thị trường của các nước theo chế độ tư bản”?!

Rồi ra liệu phải “ăn làm sao, nói làm sao bây giờ” với những người cùng chí hướng từ lâu đã cùng ông chia sẻ gánh nặng quyền lực của hệ thống chuyên chính vô sản? Nhưng gay nhất là làm sao để không phật ý ông “bạn siêu lớn”cùng chung “ý thức hệ” từng làm chỗ dựa cho ông khi ông kiên định con đường xã hội chủ nghĩa và quyết liệt giữ vững chủ nghĩa Mác-Lênin để giữ bằng được cái ghế quyền lực đã lung lay!

Ông bạn siêu lớn ấy chắc chắn sẽ không dung tha khi ông định “đánh giá lại chặng đường đã qua và chia sẻ tầm nhìn “hướng tới tương lai”” với Mỹ! Đơn giản chỉ vì Việt Nam thực hiện dân chủ hoá là điều tối kỵ với Bắc Kinh! Đấy là điểm vào tử huyệt của chế độ toàn trị độc đảng của Trung Quốc từ Mao, Đặng cho đến Giang, Hồ rồi Tập Cận Bình hiện nay: “Này này tớ bảo cho mà biết/ Chốn ấy hang hùm chớ mó tay”!

Đành rằng nhận thức là một quá trình. Và đôi khi với những xung động từ bên ngoài tương tác với những cảm xúc, tâm tư của con người cũng có thể đẩy tới những đột biến trong nhận thức. Thì chẳng phải kim cương được hình thành dưới áp lực đó sao? Đương nhiên, ở đây chả cần tạo ra áp lực vượt 70.000kg/cm2 và nhiệt độ trên 13000C để làm gì, vì chúng ta đâu có nói chuyện giàu sang mà phải cần đến chuyện tạo ra kim cương!

Vả chăng, như các cụ ta xưa đã dạy: “Thiên khả đạc, địa khả lượng/ Duy hữu nhân tâm bất khả phòng” (Trời đo được, đất lường được/ Chỉ có lòng người không thể phòng). Không nói chuyện giàu sang bởi lẽ “Thế gian phú quí hoa gian lộ/ Thế thượng công khanh hải thượng âu”, tạm dịch là: “Giàu sang ở đời chớp nhoáng như giọt sương trong hoa/ Quyền lực ở đời mong manh như bọt nước đầu ghềnh”.

Nhiệm kỳ quyền lực của ôngTrọng cũng chỉ trọm trẹm mấy tháng nữa thôi, nó có “mong manh như bọt nước đầu ghềnh” không thì chưa biết được, nhưng dù sao thì ông cũng đã làm được một việc có ích mà trong trường hợp này thì xem ra lời tự sướng dạo nào “mình phải như thế nào thì người ta mới mời chứ” đâm ra lại tìm ra nơi đắc địa để thể hiện. Thú vị nằm ở sự kiện đầy kịch tính này đây! Sự thể hiện đó rồi sẽ nhận được sự phán xét rất công minh của lịch sử cho dù có lúc ông đã ngậm ngùi tự phán: “Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn/ Khuôn xanh biết có vuông tròn mà hay”. Vuông tròn ra sao thì còn ăn vào hậu vận! Còn hôm nay đây thì báo chí thế giới nhìn nhận chuyến thăm của ông Trọng “mang một ý nghĩa biểu tượng”.

Biểu tượng cho cái gì?

Hãy nghe phát biểu của Tổng thống Obama: “Tôi nghĩ rằng cuộc gặp gỡ này là chỉ dấu cho thấy sự tiến bộ vượt bậc đã diễn ra trong mối quan hệ giữa hai nước chúng ta trong hai mươi năm quaĐây là một cơ hội tuyệt vời cho chúng tôi làm sâu sắc thêm các cuộc thảo luận của hai nước quanh viễn kiến của chúng tôi cho một mối quan hệ đối tác toàn diện”.

Một bài viết trên đài VOA thì bình rằng: ““Thú vị”, “sâu sắc”, “ngỡ ngàng”, “kỳ diệu”, “hết sức tâm đắc”, đó là những từ mà Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã dùng trong phát biểu với Tổng thống Obama và trong bài diễn văn đọc trước bữa tiệc chiêu đãi do Phó Tổng thống Joe Biden chủ trì”.

Nêu lên mẫu số chung giữa Việt Nam và Mỹ, tờ New York Times đưa ra nhận định: “Mặc dù còn bất đồng sâu sắc về nhân quyền và quyền của người lao động, ông Obama đã phá lệ vì ông Trọng là lãnh đạo cao cấp nhất, là nhân vật thuộc phe bảo thủ và đã từng là một trong những người chống đối mạnh mẽ nhất việc thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ”.

Theo báo này, cuộc gặp gỡ tại Nhà trắng cho thấy quyết tâm của Tổng thống Obama xây dựng quan hệ đối tác sâu rộng hơn với các nước Châu Á, nhằm làm đối trọng với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc về kinh tế, chính trị và quân sự, đồng thời bảo đảm an ninh khu vực. Tờ New York Timescho rằng, lý do thúc đẩy hai nước thắt chặt quan hệ Việt-Mỹ, đó là lợi ích chung giữa Washington và Hà Nội!

Tờ Washington Post thì thẳng thừng mà rằng Barack Obama nỗ lực lôi kéo Việt Nam làm đồng minh chống Trung Quốc. Rồi thì TPP là một công cụ nằm trong chiến lược xoay trục về Á Châu Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, bằng cách dùng các ảnh hưởng kinh tế để hình thành một liên minh chống lại sự bành trướng của Trung Quốc!

Nhìn toàn cảnh chuyến đi thì đây chính là cuộc công diễn ‘quyến rũ Hoa Kỳ’ của Đảng Cộng sản Việt Nam”, đài BBC đưa ra nhận định rồi bình luận tiếp: “Báo chí tiếng Anh hay nói người Mỹ tìm cách ‘quyến rũ’, ‘thu hút’ lãnh đạo Việt Nam (an American charm offensive) nhưng nói ngược lại cũng đúng. Đảng Cộng sản Việt Nam qua chuyến thăm của Nguyễn Phú Trọng đang cố gắng tỏ ra thân thiện với nước Mỹ và gửi thông điệp rằng “tuy là cộng sản, chúng tôi rất đáng mến” và mong quan hệ này giúp cho hệ thống bền hơn mà không phải thay đổi về cơ bản”.

Thực hiện thành công màn “công diễn” khó khăn và tế nhị này, ông Trọng, theo nhận định của Alexander L. Vuving ở Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á Thái Bình Dương, “đã thể hiện một hình ảnh, một con người khác – gần như là trái ngược với những gì mà dư luận cảm nhận về ông trước đây.

Nếu như Hội nghị Thành Đô 1990 để lại di sản trong chính trị Việt Nam là xu hướng “chống phương Tây” giành ngôi trưởng, xu hướng “hiện đại hoá” chỉ ở ngôi thứ, thì chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ có tác động ngược lại.

Nó báo hiệu rằng xu hướng “hiện đại hoá” đang đi lên và xu hướng “chống phương Tây” đang đi xuống. Sự kiện này sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả Đại hội 12 của Đảng Cộng sản, dự trù nhóm họp vào cuối năm nay hoặc đầu sang năm.

Tuy nhiên, Alexander L.Vuving đã không quên cảnh báo: “Việt Nam sẽ phải đương đầu với mối đe doạ chiến lược của một Trung Quốc nhiều tiền lắm mẹo, Việt Nam sẽ không có con đường nào khác là phải đổi mới để sống còn”.

Ông Trọng sẽ giữ một vai trò như thế nào trong sự đổi mới để sống còn đó? Nếu không quá cường điệu thì cũng có thể nói đó sẽ là một dấu ấn lịch sử.

Có lẽ cần nhắc lại một ý đã viết trong bài “Những bước đi oái oăm của lịch sử”: “Trong những bước đi oái oăm của lịch sử, nhân tố ngẫu nhiên có vai trò đặc biệt của nó. [] Những ngẫu nhiên này chính là một bộ phận trong tiến trình phát triển. Sự phát triển diễn ra nhanh hay chậm lại phụ thuộc vào cái ngẫu nhiên, kể cả những cái ngẫu nhiên rất nhỏ mà những điều vừa nói cho thấy điều đó. Điều này chứng tỏ cái được gọi là ngẫu nhiên đó luôn ẩn dấu cái tất yếu [] Và sự trớ trêu của cuộc sống thường hiện diện trong mối quan hệ mà thoạt nhìn có vẻ bí ẩn đó”.

Sự trớ trên đó đang hiện diện trong chặng đường còn rất ngắn của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mà Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã miêu tả rất văn vẻ: “không gì khác ngoài những triển vọng ở phía chân trời”!

Chỉ có điều, ông Joe Biden tế nhị đã không lưu ý ông Trọng đến người cũng được ông xem là “người bạn lớn”, là “bạn siêu lớn” vốn quá thân thiết và tin cậy mà vừa về được mấy hôm thì đã đến vấn an ngay. Và rồi, ông lại cũng phải nở nụ cười thân thiết như thông lệ! Cũng theo thông lệ, ông phải ôm hôn ông Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc ấy ba lần.

Thật ra thì ngay khi ông Trọng còn ở Mỹ, tờ báo Hoàn Cầu ra ngày 8/7/2015 của “bạn siêu lớn” đã ỡm ờ giọng lưỡi lưu manh: “[…] chiến lược căn bản của Việt Nam là cổ võ phát triển kinh tế xã hội như Trung Quốc và họ sẽ đạt được thành quả tối đa nếu chiến lược đó đừng đi ngược lại các tranh chấp Biển Đông…” và đe doạ: “Không nước nào được hưởng lợi khi mời Mỹ chen vào các cuộc tranh chấp với Trung Quốc. Thật ra, điều đó báo hiệu thất bại”. Rồi không hề úp mở nói toẹt ra: “Mối quan hệ thân cận hơn giữa Việt Nam và Mỹ một phần là nhằm đối phó với Trung Quốc, và kéo theo biện pháp trả đũa từ Trung Quốc. Điều này sẽ gây áp lực lên cả ba phía, và khi đó, Việt Nam có thể trở thành kẻ chịu thiệt hại nhiều nhất. Và ngay lập tức, món võ Tàu bí truyền được vung ra: Lá bài Campuchia được người đồng chí cùng chung ý thức hệ vận dụng cấp tập: chọc vào biên giới Tây Nam, gây bất ổn, phá hoại quan hệ láng giềng hữu nghị Việt Nam – Campuchia.

Để làm gì ư? Thì còn đó bài học táng tận lương tâm của việc Bắc Kinh sử dụng Khmer Đỏ đánh đòn hiểm khi Việt Nam vừa bước ra khỏi cuộc chiến với thương tích đầy mình những nghĩ rằng đất nước này sẽ không gượng dậy nổi để phải quỳ gối trước chủ nghĩa bành trướng Đại Hán. 40 năm trước đây Đặng Tiểu Bình quyết vỗ béo con hổ Polpot, kẻ thực hiện kế hoạch diệt chủng đối với dân tộc Campuchia làm tên lính xung kích đánh Việt Nam. Hôm nay, Tập Cận Bình dùng mọi cách để thao túng giật dây các thế lực chính trị Campuchia để quậy phá Việt Nam. Không có gì phải ngạc nhiên cả. Đấy là sự tiếp nối đường lối nhất quán của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán xuyên suốt lịch sử.

Tự bao đời, bất cứ người Việt Nam nào còn lưu chảy trong huyết quản dòng máu Việt bất khuất quật cường không thể quên và không hề quên bài học nằm lòng ấy. Họ hiểu ra ngay đòn hiểm của món võ Tàu bí truyền được hiện đại hoá với chiêu bài “cùng chung ý thức hệ” được tô son, vẽ phấn với 16 chữ và 4 điều lừa mị bịp bợm. Họ cũng thừa biết đòn hiểm ấy được tung ra là nhằm chiêu dụ những ai còn lú lẫn và sùng bái mớ giáo điều đã bị lịch sử vứt bỏ mong tìm một điểm tựa cho sự sụp đổ nhãn tiền bộ phận còn lại của hệ thống xã hội chủ nghĩa đang thoi thóp! Thì đó, hãy xem cách “xoay trục” ngoạn mục của Raul Castro đang được dân Cuba vỗ tay rầm rầm.

Đấy chính là nguyên nhân sâu xa và cũng là chuyện sống còn mà Alexander L.Vuving nhận định rất đúng: “sẽ không có con đường nào khác là phải đổi mới để sống còn”. Sự sống còn của đất nước trước nanh vuốt kẻ thù, cũng là sự sống còn của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và những thế lực từng nhận được sự hậu thuẫn của “người đồng chí cùng chung ý thức hệ”!

Trên Asia Sentinel David Brown đưa ra nhận định: “Ở Việt Nam, chuyến đi của ông Trọng được coi như một bước đột phá trong quan hệ với kẻ thù một thời của Hà Nội [] trong dịp này các hệ phái chính trị đã đi vào cùng chiều với nhân vật chính là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người vốn được xem [] là một “lãnh đạo đảng yếu kém nhất từ trước đến giờ”. Nhưng vào dịp này, ông đã hành xử đúng với danh nghĩa nhân vật số một của chế độ Hà Nội [] Không ai ở Hà Nội có thể hiểu biết hơn ông Trọng về thông điệp mà chuyến đi của ông sẽ chuyển tới Bắc Kinh “người hàng xóm khổng lồ muôn thuở” rằng: Hà Nội đã tự điều chỉnh để gần gũi hơn với Washington, ít nhất là trong suốt thời gian Trung Quốc theo đuổi bá quyền trên vùng biển ngoài khơi bờ biển dài 3.260 km của Việt Nam”.

Đây là điểm gay cấn hiểm nghèo nhất của ông Trọng! Thế nhưng dù sao thì cũng cần phải hy vọng rằng, hành động trắng trợn và hung hãn của ông “bạn siêu lớn” vừa qua đã làm bừng tỉnh khỏi cơn mê ngủ của những người từng cả tin vào ảo ảnh “cùng chung ý thức hệ” để vượt lên chính mình.

Trên The Diplomat hôm 13/7 Carl Thayer bình luận rằng, cuộc hội đàm giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tổng thống Barack Obama tại Phòng Bầu Dục của Nhà Trắng đã phá vỡ mọi rào cản chính trị trong quan hệ song phương []Việc mời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào Phòng Bầu Dục đã cho thấy cam kết của ông Obama tôn trọng hệ thống chính trị Việt Nam, phá tan những lo ngại rằng Hoa Kỳ “âm mưu lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thông qua diễn biến hòa bình. Phải chăng vì thế mà trong bài nói chuyện tại CSIS, ông Trọng rất hăng hái và hùng hồn kêu gọi: “Cần tiếp tục thông qua đối thoại thẳng thắn, xây dựng để có cách nhìn tổng thể về những thay đổi cơ bản mang tính hệ thống”?

Thay đổi cơ bản mang tính hệ thốngthay đổi cái gì vậy?

Đây là một câu hỏi cực lớn.

Nếu ông Trọng dám gửi vào trong lời kêu gọi hùng hồn đó một nội dung phản ánh đúng ý nguyện của nhân dân, thuận chiều với quy luật lịch sử nhằm hướng tới một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh thay cho một thể chế phản dân chủ được áp đặt bởi một nền chuyên chính tàn bạo và nghiệt ngã đè nặng lên đời sống của mọi tầng lớp nhân dân, kìm hãm sự phát triển đất nước gần nửa thế kỷ qua thì, thay vì là tội đồ của lịch sử, ông sẽ được ghi nhận là người, vào phút bù giờ, đã góp phần cứu một bàn thua trông thấy để góp phần thúc đẩy lịch sử. Sự oái oăm của lịch sử còn thể hiện ra ở đường giáp ranh mong manh giữa tội đồ lịch sửngười thúc đẩy lịch sử!

Nếu được ghi nhận thì vì lần này ông đã không bỏ lỡ thời cơ như ông và một số người tiền nhiệm của ông đã từng bỏ lỡ với nhận thức rằng bỏ lỡ thời cơ là sai lầm lịch sử tệ hại nhất mà cái giá đất nước phải trả là không sao tính nổi. Nếu làm được vậy thì dù ông chưa có được ý tưởng cao thượng như Theodore Roosevelt “Không một người tù nào cảm thấy nhẹ nhàng hơn tôi khi tôi trút được gánh nặng quyền lực, cũng học được cách thế ứng xử của vị Tổng thống Hoa Kỳ mà ông đã trích dẫn để kết thúc cho bài nói chuyện của ông tại CSIS: “Khi tin là có thể, thì bạn đã đạt được một nửa thành công.

Trích dẫn này cần được xem là câu hay nhất mà ông đã nói được trong chuyến đi mang tính biểu tượng này. Hay nhất vì ở đây, người ta có thể tìm thấy hình hài khá rõ nét tính biểu tượng của chuyến đi mà người Mỹ đã kiên trì và nhẫn nại dọn đường. Hình hài ấy tuy chỉ ẩn náu một quyết tâm, nhưng đó chính là cái mà cuộc sống chờ đợi.

Liệu ông Trọng có vượt lên được chính mình để “một nửa thành công” còn lại được thực hiện? Câu trả lời còn bỏ ngỏ. 

T. L.

Tác giả gửi BVN.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

THÔNG CÁO BÁO CHÍ Vụ kiện Trọng tài giữa Cộng hòa Philippines và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Vụ kiện Trọng tài giữa Cộng hòa Philippines và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

La Hay, 13 tháng 7 năm 2015

Tòa Trọng tài Kết thúc Phiên điều trần về Thẩm quyền và Khả năng thụ lý 

Vào thứ 2, ngày 13 tháng 7 năm 2015, Tòa Trọng tài đã kết thúc phiên điều trần về thẩm quyền và khả năng thụ lý trong vụ việc trọng tài mà nước Cộng hòa Philippines đã khởi kiện chống lại nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo quy định của Phụ lục VII của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (“Công ước”).

Phiên điều trần được bắt đầu vào ngày 7 tháng 7 năm 2015 và diễn ra ở Cung điện Hòa bình, trụ sở của Tòa Trọng tài Thường trực ở La Hay, Hà Lan.

Đoàn Philippines gồm khoảng 60 người tham dự, trong đó có Cố vấn Pháp lý với vai trò là Luật sư tranh tụng của Philippines, Ngoại trưởng, Bộ trưởng Tư pháp, Bộ trưởng Quốc phòng, thành viên Tòa án Tối cao, thành viên Hạ viện, các Đại sứ, luật sư của chính phủ, các quan chức, luật sư, cố vấn, chuyên gia kỹ thuật và trợ lý.

Luật sư tranh tụng của Philippines, Cố vấn Pháp lý Florin T. Hilbay, và Ngoại trưởng Philippines, ông Albert Ferreros del Rosario đã có các bài phát biểu giới thiệu. Sau đó, Luật sư của Philippines, ông Paul S. Reichler, Giáo sư Phillipe Sands QC, ông Lawrence H. Martin, Giáo sư Bernand H. Oxman, và Giáo sư Alan Boyle đã trình bày các lập luận pháp lý của Philippines.

Tòa trọng tài đã quyết định không công khai phiên điều trần. Tuy nhiên, sau khi nhận được các văn bản đề nghị từ các Quốc gia có quan tâm đến vụ việc và tham khảo ý kiến của các Bên, Tòa trọng tài đã cho phép Chính phủ Malaysia, Cộng hòa Indonesia, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Vương quốc Thái Lan và Nhật Bản cử các đoàn nhỏ tham gia phiên điều trần với tư cách quan sát viên.

Khởi đầu của vụ kiện trọng tài

Quá trình trọng tài bắt đầu vào ngày 22 tháng 1 năm 2013 khi Philippines gửi tới Trung Quốc Thông báo và Bản yêu sách “liên quan đến tranh chấp với Trung Quốc đối với quyền tài phán trên biển của Philippines ở vùng Biển Tây Philippines”. Vào ngày 19 tháng 2 năm 2013, Trung Quốc đã gửi Philippines công hàm ngoại giao trong đó đưa ra “Quan điểm của Trung Quốc đối với các vấn đề ở Biển Đông” và từ chối, trả lại Thông báo của Philippines.

Tòa trọng tài gồm năm thành viên được chủ trì bởi Thẩm phán Thomas A. Mensah đến từ Ghana. Các Thành viên khác gồm có Thẩm phán Jean-Pierre Cot người Pháp, Thẩm phán Stanislaw Pawlak người Ba Lan, Giáo sư Alfred Soons người Hà Lan và Thẩm phán Rudiger Wolfrum người Đức. Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) đóng vai trò là Cơ quan đăng ký của cuộc tố tụng.

Trung Quốc không tham gia

Chính phủ Trung Quốc đã duy trì quan điểm không chấp nhận và cũng như không tham gia vào quá trình tố tụng trọng tài này. Trung Quốc đã tái khẳng định quan điểm này trong các công hàm ngoại giao, các tuyên bố chính thức, “Tuyên bố Lập trường của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Vấn đề Thẩm quyền trong Vụ kiện Trọng tài Biển Đông do Cộng hòa Philippines đệ trình” ngày 7 tháng 12 năm 2014, và hai lá thư do Đại sứ Trung Quốc tại Hà Lan gửi hai thành viên của Tòa Trọng tài. Chính phủ Trung Quốc cũng đã khẳng định rằng những tuyên bố và tài liệu này “sẽ không được hiểu là Trung Quốc đang tham gia vào quá trình tố tụng trọng tài dưới bất kỳ hình thức nào”.

Điều 9 của Phụ lục VII Công ước quy định rằng:

Khi một trong số các bên trong vụ tranh chấp không ra Toà hoặc không trình bày các lý lẽ của mình, thì bên kia có thể yêu cầu Toà tiếp tục trình tự tố tụng và phán quyết. Việc một bên vắng mặt hay việc một bên không trình bày các lý lẽ của mình không cản trở cho trình tự tố tụng. Trước khi ra phán quyết, Toà trọng tài cần phải biết chắc chắn rằng không những Toà có thẩm quyền xét xử vụ tranh chấp mà còn chắc chắn rằng đơn kiện có cơ sở về mặt thực tế pháp lý.

Phù hợp với nghĩa vụ theo Điều 5 của Phụ lục VII Công ước về việc “cho mỗi bên có khả năng bảo vệ các quyền của mình và trình bày căn cứ của mình”, Tòa Trọng tài đã thường xuyên cập nhật cho Trung Quốc những tiến triển của mọi giai đoạn trong quá trình tố tụng. Bản ghi chép của các phiên xét xử đều đã được chuyển tới Trung Quốc và Trung Quốc đã được mời đưa ra ý kiến đối với tất cả những gì đã được nêu ra ở phiên xét xử.

Quá trình tố tụng về Thẩm quyền và Khả năng thụ lý

Theo quy định của Công ước, một tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII có thẩm quyền xem xét một tranh chấp giữa các Quốc gia Thành viên Công ước trong phạm vi tranh chấp đó liên quan đến việc “giải thích hay áp dụng” Công ước. Tuy nhiên, Công ước cũng loại trừ một số loại tranh chấp khỏi thẩm quyền của tòa trọng tài và bao gồm một số điều kiện tiên quyết cần phải được đáp ứng trước khi tòa trọng tài thực thi thẩm quyền của mình.

Vì những lý do đã nêu tại Lệnh Thủ tục số 4 ngày 21 tháng 4 năm 2015, Tòa Trọng tài đã coi những trao đổi của Trung Quốc là cấu thành lập luận cho rằng vụ kiện của Philippines nằm ngoài phạm vi thẩm quyền của Tòa Trọng tài. Vì vậy, Tòa Trọng tài đã quyết định mở phiên sơ thẩm để xem xét phạm vi thẩm quyền và khả năng thụ lý các yêu sách của Philippines. Trong trường hợp Tòa Trọng tài quyết định rằng Tòa có thẩm quyền đối với một số yêu sách của Philippines thì Tòa sẽ tiếp tục mở các phiên xét xử về nội dung vụ tranh chấp.

Tòa Trọng tài tiếp tục có nghĩa vụ theo Điều 9 Phụ lục VII của Công ước về việc thỏa mãn được yêu cầu rằng Tòa có thẩm quyền đối với vụ tranh chấp. Theo đó, trước và trong phiên xét xử Tòa Trọng tài đã làm rõ rằng Tòa sẽ xem xét các vấn đề về thẩm quyền và khả năng thụ lý cho dù nó có được nêu lên trong Tuyên bố Quan điểm của Trung Quốc hay không.

Vào ngày 23 tháng 6 năm 2015, Tòa Trọng tài đã gửi thư tới các Bên với hướng dẫn về những vấn đề cần giải quyết liên quan đến phiên xét xử. Tòa Trọng tài cũng đặt thêm câu hỏi trong quá trình xét xử.

Tóm tắt Tuyên bố Lập trường của Trung Quốc về Vấn đề Thẩm quyền

Tuyên bố Lập trường của Trung Quốc được đưa ra vào ngày 7 tháng 12 năm 2014 “nhằm chứng minh rằng [Tòa Trọng tài] không có thẩm quyền đối với vụ việc này”. Tuyên bố Lập trường này “không thể hiện bất kỳ quan điểm nào đối với các vấn đề thực chất liên quan đến nội dung vụ kiện trọng tài mà Philippines đệ trình lên” và “sẽ không được coi là Trung Quốc chấp nhận hay tham gia vào quá trình tố tụng này”.

Tuyên bố Lập trường, có thể được truy cập tại http://www.fmprc.gov.cn/mfa_eng/zxxx_662805/t1217147.shtml, nêu ra bốn quan điểm sau, theo Trung Quốc:

  • Nội dung trọng tâm của vụ kiện trọng tài là chủ quyền lãnh thổ đối với một số cấu trúc trên biển ở Biển Đông, nó nằm ngoài phạm vi của Công ước và không liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước;
  • Trung Quốc và Philippines đã thỏa thuận, thông qua các văn bản song phương và Tuyên bố về Ứng xử của các Bên ở Biển Đông, rằng hai bên sẽ giải quyết các tranh chấp có liên quan qua con đường đàm phán. Bằng việc đơn phương khởi động vụ kiện trọng tài này, Philippines đã vi phạm nghĩa vụ của mình theo luật quốc tế;
  • Ngay cả khi giả định, vì mục đích tranh luận, rằng nội dung vụ kiện liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước, thì nội dung đó là một phần không thể tách rời của công tác phân định trên biển giữa hai nước, vì vậy nó sẽ rơi vào phạm vi của tuyên bố của Trung Quốc năm 2006 phù hợp với Công ước, trong đó loại trừ những tranh chấp liên quan đến phân định biển khỏi thẩm quyền bắt buộc của trọng tài và các thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc khác;
  • Hệ quả là, Tòa Trọng tài rõ ràng không có thẩm quyền đối với vụ việc này. Dựa trên những quan điểm nêu trên và quyền tự do của Quốc gia được phép chọn phương thức giải quyết tranh chấp, việc Trung Quốc bác bỏ và không tham gia vào vụ việc trọng tài hiện tại là hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế.

Tóm tắt lập luận của Philippin

Trong bài phát biểu giới thiệu lúc khai mạc phiên xét xử về thẩm quyền và khả năng thụ lý, Bộ trưởng del Rosario đã tóm tắt đệ trình của Philippines về nội dung tranh chấp của hai Bên như sau:

  • Đầu tiên, Trung Quốc không có quyền thực hiện cái mà nước này gọi là “quyền lịch sử” đối với các vùng biển, đáy biển và vùng đất dưới đáy biển ngoài giới hạn mà nước này được hưởng theo Công ước;
  • Thứ hai, cái gọi là “đường chín đoạn” không hề có bất kỳ căn cứ nào theo luật quốc tế khi ý nghĩa của nó là nhằm vạch ra giới hạn yêu sách “quyền lịch sử” của Trung Quốc;
  • Thứ ba, những cấu trúc trên biển mà Trung Quốc dựa vào để làm căn cứ nhằm khẳng định yêu sách của mình ở Biển Đông không phải là các đảo có khả năng tạo ra quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa. Thay vào đó, một số cấu trúc đó là “đảo đá”, theo định nghịa của Điều 121(3); một số khác là các cấu trúc lúc chìm lúc nổi; còn số khác là đảo chìm. Do đó, không một cấu trúc nào có khả năng tạo ra quyền ngoài phạm vi 12 hải lý, thậm chí một số cấu trúc còn không tạo ra bất kỳ một quyền nào. Những hoạt động cải tạo với quy mô lớn gần đây của Trung Quốc không thể thay đổi một cách hợp pháp bản chất và đặc điểm nguyên thuỷ của những cấu trúc này;
  • Thứ tứ, Trung Quốc đã vi phạm Công ước bằng việc can thiệp vào quyền thực thi quyền chủ quyền và quyền tài phán của Philippin; và
  • Thứ năm, Trung Quốc đã vi phạm [Công ước] bằng việc gây ra thiệt hại không thể phục hồi đối với môi trường biển trong khu vực, thông qua việc phá hủy các bãi san hô ở Biển Đông, bao gồm các khu vực thuộc [vùng đặc quyền kinh tế] của Philippines, thông qua thực tiễn đánh cá mang tính phá hủy và nguy hại của mình, và qua việc đánh bắt những loài vật có nguy cơ tuyệt chủng.

Bộ trưởng del Rosario cũng nhấn mạnh rằng “qua việc đệ trình vụ việc này, Philippines không yêu cầu Tòa Trọng tài xét xử về khía cạnh chủ quyền lãnh thổ của các tranh chấp với Trung Quốc. Chúng tôi có mặt ở đây vì muốn làm rõ những quyền trên biển của mình ở Biển Đông, một câu hỏi mà Tòa có thẩm quyền xem xét”.

Tiếp sau Bộ trưởng del Rosario là Luật sư của Philippines, ông đã bắt đầu bằng việc trả lời câu hỏi rằng vụ kiện của Philippines liên quan đến việc có tồn tại một tranh chấp pháp lý giữa Philippines và Trung Quốc đối với một số vấn đề hay không và liệu những tranh chấp đó có đòi hỏi việc giải thích hay áp dụng Công ước hay không. Theo Philippines, tranh chấp giữa các Bên, ở mức rộng nhất, liên quan đến các quan điểm trái chiều của các Bên về nguồn gốc các quyền trên biển của mình. Theo quan điểm của Philippines, “các quyền và nghĩa vụ của Philippines và Trung Quốc chính là các quyền và nghĩa vụ được quy định trong Công ước 1982, không hơn không kém” và Công ước quy định đầy đủ về các vùng biển của các Quốc gia Thành viên. Vì vậy, đối với Philippines, câu hỏi về việc “liệu ‘quyền lịch sử’ của Trung Quốc theo luật quốc tế có trái với các điều khoản của Công ước 1982 , hay được bảo vệ bởi những điều khoản đó, là một vấn cần phải giải thích và áp dụng Công ước”. Tương tự, Philippines lập luận rằng những đệ trình của mình liên quan đến quy chế của một số cấu trúc trên biển và các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, đòi hỏi Tòa Trọng tài phải áp dụng các điều khoản có liên quan của Công ước, vì vậy chúng là những vấn đề thuộc thẩm quyền của Tòa Trọng tài.

Tiếp theo, Luật sư của Philippines nói tới mối quan hệ giữa các đệ trình của Philippines trong vụ trọng tài này và các yêu sách của Philippines về chủ quyền đối với các cấu trúc trên biển ở Biển Đông, cụ thể là phản đáp lại các lập luận trong Tuyên bố Quan điểm của Trung Quốc. Theo Philippines, quy chế của một cấu trúc theo quy định của Công ước và các vùng biển mà nó có thể tạo ra không đòi hỏi phải xác định trước rằng Quốc gia nào có chủ quyền đối với cấu trúc đó. Vì vậy, Tòa Trọng tài không cần phải xem xét đến vấn đề chủ quyền khi xét xử các đệ trình của Philippines, do quy chế của các cấu trúc sẽ không thay đổi, cho dù Quốc gia nào có chủ quyền với chúng đi chăng nữa. Hơn nữa, Philippines cho rằng theo luật quốc tế tòa và tòa trọng tài có quyền thực thi thẩm quyền đối với một phần của một tranh chấp đa chiều, ngay cả khi tòa đó không có thẩm quyền xem xét tất cả các vấn đề liên quan đến tranh chấp.

Tiếp đó, Luật sư của Philippines quay sang câu hỏi về các điều kiện tiên quyết đối với thẩm quyền của Tòa Trọng tài và liệu Tuyên bố về Ứng xử của các Bên ở Biển Đông năm 2002  hay Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á năm 1976 có cấu thành một thỏa thuận giữa các Bên về việc loại trừ quyền giải quyết tranh chấp giữa các bên bằng hình thức trọng tài theo quy định của Công ước hay không. Theo Philippines, Tuyên bố năm 2002 không phải là một thỏa thuận có tính ràng buộc về pháp lý, một thực tiễn mà Trung Quốc đã nhiều lần khẳng định. Hơn nữa, Philippines lập luận rằng, Tuyên bố 2002 không chứa bất kỳ nội dung nào có thể được hiểu là loại trừ giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, và bản thân Tuyên bố cũng dẫn chiếu đến việc giải quyết tranh chấp theo quy định của Công ước. Tương tự như vậy, theo Philippines, mặc dù Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác là một thỏa thuận có tính ràng buộc giữa các Bên, bản thân Hiệp ước cũng đã khẳng định về khả năng sử dụng các biện pháp giải quyết tranh chấp khác. Theo quan điểm của Philippines, điều khoản này chỉ áp đặt một “trách nhiệm khiêm tốn” với các Quốc gia tranh chấp và trách nhiệm đó đã được thỏa mãn thông qua trao đổi ngoại giao giữa Philippines và Trung Quốc.

Sau đó, Luật sư của Philippines nói tới các ngoại lệ đối với thẩm quyền được quy định trong Công ước và lập luận trong Tuyên bố Quan điểm của Trung Quốc rằng các đệ trình của Philippines là một phần không thể tách rời của một tranh chấp đối với phân định ranh giới trên biển và do đó bị loại trừ khỏi thẩm quyền của Tòa Trọng tài theo quy định của Điều 298 của Công ước. Theo Philippines, “các vấn đề về phân định trên biển chỉ phát sinh trong bối cảnh chồng chéo quyền của các quốc gia ven biển” và Trung Quốc, với sự phản đối của mình, đã gộp vấn đề về quyền đối với các vùng trên biển với câu hỏi về việc phân chia các vùng đó trong trường hợp có sự chồng chéo. Theo quan điểm của Philippines, một trong những thành tựu nổi bật của Công ước là đã xác định được quyền trên biển của các Quốc gia ven biển và xây dựng được cơ chế giải quyết tranh chấp đối với bản chất và giới hạn của các quyền đó. Vì vậy, Philippines cho rằng, cho dù Tòa Trọng tài không thể phân định các quyền chồng chéo, nhưng Tòa không bị cản trở trong việc xác định sự tồn tại của các quyền đó, như Philippines đã yêu cầu.

Liên quan đến việc loại trừ theo Điều 298 đối với các tranh chấp liên quan đến “vịnh hoặc danh nghĩa lịch sử”, Luật sư của Philippines lập luận rằng các yêu sách của Trung Quốc về “quyền lịch sử” là hoàn toàn khác biệt với “danh nghĩa lịch sử” được quy định trong Công ước. Khi rà soát bản tiếng Trung của Công ước, cũng như của năm thứ tiếng chính thức khác (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ả Rập, và tiếng Nga), Philippines cho rằng một “vịnh hay danh nghĩa lịch sử” bị giới hạn ở các yêu sách ở vùng biển nội thủy liền kề với đường bờ biển của một Quốc gia. Hơn nữa, theo Philippines, các tuyên bố và trao đổi ngoại giao của Trung Quốc cũng chưa hề sử dụng những thuật ngữ đó để mô tả các “quyền lịch sử” mà Trung Quốc yêu sách ở Biển Đông.

Luật sư của Philippines sau đó nói về các ngoại lệ về thẩm quyền đối với các tranh chấp liên quan đến hoạt động quân sự hoặc chấp pháp. Theo Philippines, ngoại lệ đối với các hoạt động chấp pháp là hẹp và chỉ áp dụng với các hoạt động chấp pháp có liên quan đến nghiên cứu khoa học trên biển hay quản lý tài nguyên sinh vật (cả hai lĩnh vực này đã bị loại trừ khỏi giải quyết tranh chấp bắt buộc). Do đó, Philippines không coi ngoại lệ về chấp pháp là có liên quan đến các đệ trình của mình. Còn với ngoại lệ về hoạt động quân sự, Philippines cho rằng việc coi các hoạt động là có tính quân sự phụ thuộc vào mục đích của chúng và lập luận rằng Trung Quốc, chứ không phải Philippines, mới có khả năng cung cấp thông tin về bản chất và mục đích các hoạt động của mình ở Biển Đông. Tuy nhiên, Philippines cũng lưu ý rằng Trung Quốc đã không coi các hoạt động của mình là có tính quân sự và cũng không viện dẫn đến ngoại lệ này trong Tuyên bố Lập trường. Thêm vào đó, Philippines nhận định rằng “nhiều Quốc gia đã sử dụng tàu hải quân của mình cho mục đích chấp pháp ít nhất là vài lần” và lập luận rằng “việc các cán bộ quân sự tham gia vào các hoạt động xây dựng hay cải tạo đất không đồng nghĩa với việc mục đích của các hoạt động đó là quân sự”.

Cuối cùng, Luật sư của Philippines nói tới các ngoại lệ về thẩm quyền đối với các tranh chấp liên quan đến tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế trong phạm vi các đệ trình của Philippines về tổn hại đối với môi trường và các loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng. Theo Philippines, ngoại lệ này không thể được áp dụng, do các vi phạm của Trung Quốc không xảy ra ở vùng lãnh hải bao quanh Bãi cạn Scarborough hay trong các vùng gần Bãi Second Thomas Shoal và Đá Vành khăn, những vùng mà chỉ có Philippines được hưởng vùng đặc quyền kinh tế. Theo Philippines, trong trường hợp này Tòa Trọng tài không bị hạn chế về thẩm quyền. Philippines cũng làm rõ rằng các đệ trình của mình liên quan đến các nội dung của Công ước về môi trường biển và ở đây Philippines không khiếu kiện về một vi phạm riêng đối với Công ước về Đa dạng sinh học.

Vào ngày cuối cùng của phiên xét xử, để trả lời các câu hỏi của Tòa Trọng tài, Philippines đã đưa thêm những lập luận về (a) sự tồn tại của một tranh chấp pháp lý liên quan đến từng đệ trình của Philippines; (b) phạm vi thẩm quyền lệ thuộc của một tòa trọng tài đối với các vấn đề nhỏ liên quan đến chủ quyền lãnh thổ có thể được nêu trong đệ trình của Philippines; (c) việc áp dụng nguyên tắc estoppel (cấm phản cung) đối với Tuyên bố về Ứng xử các Bên ở Biển Đông năm 2002; (d) về việc Philippines có nghĩa vụ cố gắng giải quyết tranh chấp giữa các Bên theo quy định của Tuyên bố năm 2002 hay Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á năm 1976 hay không; (e) phạm vi và ý nghĩa của các ngoại lệ theo Công ước đối với các tranh chấp liên quan đến hoạt động quân sự; và (f) liệu câu hỏi về thẩm quyền đối với bất kỳ một đệ trình nào của Philippines không mang “tính sơ thẩm một cách thuần túy” và đòi hỏi Tòa Trọng tài phải xác định trước một hay nhiều vấn đề liên quan đến nội dung yêu sách của Philippines hay không. Philippines cũng trả lời các câu hỏi của các thành viên trong Tòa Trọng tài.

Bước tiếp theo của Tòa Trọng tài

Các Bên sẽ có thời hạn đến thứ 2 ngày 20 tháng 7 năm 2015 để rà soát và đệ trình những thay đổi đối với bản ghi chép của phiên xét xử về thẩm quyền và khả năng thụ lý. Đến thứ 5 ngày 23 tháng 7 năm 2015 Philippines sẽ đệ trình các văn bản phản hồi các câu hỏi của Tòa Trọng tài trong phiên xét xử. Tòa Trọng tài kỳ vọng rằng các bản ghi chép sửa đổi sẽ có thể được truy cập tại trang mạng của PCA.

Phù hợp với nghĩa vụ của Tòa Trọng tài theo Điều 5 Phụ lục VII của Công ước về việc “cho mỗi bên có khả năng bảo vệ các quyền của mình và trình bày căn cứ của mình”, Tòa Trọng tài đã quyết định cho Trung Quốc cơ hội được bình luận bằng văn bản, với thời hạn là ngày 17 tháng 8 năm 2015, đối với tất cả những gì được nói tại Phiên xét xử về Thẩm quyền và Khả năng thụ lý này.

Tòa Trọng tài hiện đang bước vào quá trình phân xử và ý thức được nghĩa vụ của mình theo Quy tắc Thủ tục về việc “tránh sự trì hoãn và chi phí không cần thiết và cung cấp một tiến trình công bằng và hiệu quả”. Tòa Trọng tài sẽ cố gắng đưa ra quyết định về các vấn đề về Thẩm quyền và Khả năng thụ lí mà Tòa coi là hợp lý một cách nhanh nhất có thể và hy vọng sẽ làm được trước thời điểm cuối năm.

Nếu Tòa Trọng tài xác định rằng có những phản đối đối với thẩm quyền hay các vấn đề về khả năng thụ lí không mang tính sơ thẩm một cách thuần túy thì, theo quy định của Điều 20(3) của Quy tắc thủ tục, những vấn đề đó sẽ được xem xét và quyết định tại các phiên sau của quá trình tố tụng.

***

Các thông tin thêm về vụ kiện, bao gồm Quy định Thủ tục và các Thông cáo Báo chí trước đây và hình ảnh của buổi điều trần có thể xem tại http://www.pca-cpa.org/showpage.asp?pag_id=1529.

Thông tin về Toà Trọng tài Thường trực (PCA):  Toà Trọng tài Thường trực là một cơ quan liên chính phủ được thành lập năm 1899 bởi Công ước Hague về việc xét xử hoà bình các tranh chấp quốc tế. Có trụ sở tại Cung điện Hoà Bình ở La Hay, Hà Lan, Toà Trọng tài Thường trực thực hiện việc phân xử bằng hình thức trọng tài, hoà giải, tìm hiểu tình hình thực tế một cách trung lập và các thủ tục giải quyết tranh chấp khác giữa các quốc gia, các thực thể nhà nước, các tổ chức phi chính phủ và các chủ thể tư nhân.

Dịch: Việt Phạm

Hiệu đính: Kim Minh

Nguồn: http://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-nuoc-ngoai/5117-thong-cao-bao-chi-vu-kien-trong-tai-philippines-trung-quoc

***

Trung Quốc nhìn nhận vụ kiện ở Biển Đông như thế nào?

17-07-2015

Bài viết của TS. Xue Li, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc phân tích lập trường của Trung Quốc đối với vụ kiện và dự đoán cách đối phó của Trung Quốc nếu phán quyết của Tòa trọng tài nghiêng về phía Philippines.

Ngày 7/12/2014, Bộ Ngoại giao Trung Quốc được ủy quyền công bố “Tài liệu Lập trường của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Vấn đề Thẩm quyền trong Vụ kiện Biển Đông do Cộng hoà Philippines khởi xướng”. Truyền thông Trung Quốc và nước ngoài đã đưa ra nhiều lý giải xoay quanh bản văn kiện này, và hiện nay chủ đề này lại đang nóng lên. Tòa Trọng tài Thường trực La Hay đã kết thúc phiên điều trần các tranh tụng của Philippines, nhưng do Trung Quốc từ chối không tham gia vụ kiện, tài liệu lập trường hồi tháng 12 sẽ là văn bản trình bày rõ ràng nhất về quan điểm của Trung Quốc đối với vụ kiện. Nội dung chính và những nét nổi bật của tài liệu này là gì? Tác động của việc công bố tài liệu này ra sao? Và những bước đi tiếp theo của Trung Quốc sẽ như thế nào?

Bối cảnh vụ kiện

Như những gì mà mọi người đang theo dõi vấn đề Biển Đông đã biết, Philippines đã đệ trình bản tranh tụng gồm 10 chương, dài gần 4.000 trang lên Tòa Trọng tài Quốc tế về Luật Biển. Trong bản tranh tụng đó, chương 1 là quan trọng nhất – dài 270 trang bao gồm các phân tích pháp lý và những bằng chứng có liên quan đến vụ kiện, và giải thích cụ thể tại sao tòa trọng tài lại có thẩm quyền chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Philippines. Chương 2 đến chương 10 là các phụ lục, bao gồm các dữ kiện lịch sử, bằng chứng và bản đồ bổ trợ cho lập trường của Philippines.

Theo thủ tục của tòa, Trung Quốc phải nộp bản tranh tụng phản biện vào ngày 15/12/2014. Nhưng vào ngày 31/3/2014, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tuyên bố rõ ràng rằng Trung Quốc không chấp nhận và sẽ không tham gia vào vụ kiện. Việc công bố bản văn kiện lập trường của Trung Quốc ngay trước hạn nộp bản phản biện vào tháng 12 có hai tác dụng: văn bản này vừa giải thích tại sao tòa không có thẩm quyền đối với vụ kiện vừa nhấn mạnh lập trường của Trung Quốc không tham gia vào vụ kiện. Vậy điều này phải chăng phản ánh một sự chuyển biến trong chính sách Biển Đông của Trung Quốc, từ lập trường mềm mỏng trong “cách tiếp cận kép” cho đến quan điểm rõ ràng được nêu trong tài liệu lập trường? Nếu không phải như vậy, làm thế nào để giải thích mối quan hệ giữa hai hành động này?

Vào tháng 8/2014, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nêu ra “cách tiếp cận kép”, gửi đến thông điệp rằng Trung Quốc đồng ý xử lý tranh chấp Biển Đông trong khuôn khổ đa phương. Cả khối ASEAN có thể đóng một vai trò thích hợp trong tranh chấp, nhưng Trung Quốc phản đối sự can dự của các nước khác ngoài khu vực; đặc biệt là sự hòa giải có phần thiên vị hơn cho một bên yêu sách. Theo đó, chúng ta có thể thấy rằng, Trung Quốc không còn phản đối bất kỳ mọi hình thức quốc tế hóa, thay vào đó là ủng hộ việc khu vực hóa vấn đề một cách có giới hạn (hay có thể kiểm soát một cách tương đối) để tránh việc toàn cầu hóa không giới hạn (hay không thể kiểm soát).

Vào 13/11/2014 ở Naypyidaw, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã có một bài phát biểu về vấn đề Biển Đông, chính thức làm rõ quan điểm của Trung Quốc: áp dụng “cách tiếp cận kép” để giải quyết tranh chấp Biển Đông. Lập trường của Trung Quốc về Bộ Quy tắc Ứng xử cũng thay đổi, từ nhấn mạnh “các kỳ vọng hợp lý” đến bàn bạc về “thúc đẩy nhanh” tiến trình nếu đạt được “một thỏa thuận đồng nhất”. Hai bài phát biểu này đều cho thấy sự linh hoạt về mặt ngoại giao của chính quyền Trung Quốc hiện nay. Lập trường này cũng liên quan đến Sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” của Trung Quốc – với mục tiêu là để tháo ngòi tranh chấp Biển Đông, mắt xích yếu nhất trong quan hệ Trung Quốc – ASEAN, hay ít nhất là để ngăn cản tranh chấp không tác động xấu đến làn sóng hợp tác mới giữa Trung Quốc và ASEAN.

Trung Quốc chấp thuận cách tiếp cận “đa phương khi cần thiết” và “khu vực hóa khi thích hợp”, nhưng ngoại giao nước lớn không thể lúc nào cũng mềm mỏng. Ngoại giao nước lớn thường phải kết hợp giữa các chiến thuật mềm mỏng và cứng rắn. Mặt “cứng rắn” của Trung Quốc thể hiện qua các nỗ lực của nước này trong  năm 2014 chủ động kiểm soát và củng cố sự hiện diện ở khu vực. Các hoạt động xây dựng ở Hoàng Sa và Trường Sa và sự kiện giàn khoan HD-981 là những bằng chứng rõ ràng của nỗ lực này. Việc công bố tài liệu lập trường cũng cho thấy thái độ cứng rắn của Trung Quốc. Tài liệu chủ yếu nhằm nêu lên ba điểm điểm: tranh chấp Biển Đông cần được giải quyết thông qua đối thoại chính trị; Trung Quốc không chấp nhận bất kỳ phán quyết nào của tòa trọng tài quốc tế và hành động của Trung Quốc là có cơ sở pháp lý vững chắc.

Những điểm mạnh và điểm yếu của Tài liệu Lập trường

Tháng 12/2014 là thời điểm đầu tiên chính phủ Trung Quốc công bố một bản tài liệu lập trường chi tiết về vấn đề Biển Đông, và một số cơ quan truyền thông coi tài liệu này như là “sách trắng” về Biển Đông của Trung Quốc. Bản lập trường bao gồm 6 phần và 93 điều.

Sau phần giới thiệu, tài liệu đưa ra ba luận điểm ứng với ba mục để chứng minh một cách cụ thể rằng động thái đưa đơn kiện ra tòa trọng tài của Philippines là bất hợp pháp và vô lý, và rằng tòa trọng tài không có thẩm quyền. Xem xét lần lượt từng luận điểm một, Trung Quốc cho rằng vụ kiện không hợp pháp vì đã vi phạm “Tuyên bố Ứng xử các bên ở Biển Đông” (DOC); hơn nữa, cốt lõi của vụ kiện liên quan đến vấn đề chủ quyền đối với một số đảo và đá ở Biển Đông và do đó nằm ngoại phạm vi điều chỉnh của Công ước và không thể áp dụng Công ước để xử lý vụ kiện. Vụ kiện không hợp lý vì đã vi phạm một thỏa thuận song phương giữa Trung Quốc và Philippines không đơn phương kiện đối phương ra tòa trọng tài trong khi vẫn còn những kênh giải quyết tranh chấp hiệu quả khác. Philippines biết rằng Trung Quốc sẽ không chấp nhận phán quyết của một tòa trọng tài quốc tế, nhưng vẫn lựa chọn biện pháp này. Đối với luận điểm cho rằng Tòa không có thẩm quyền, theo quy định của UNCLOS, vào năm 2006, Trung Quốc đã tuyên bố không chấp nhận bất kỳ thủ tục bắt buộc nào của tòa đối với cả việc phân định biên giới biển cũng như giải quyết tranh chấp.

Sau ba mục này, tài liệu đưa ra một mục khác chứng minh việc Trung Quốc có quyền không tham gia vào vụ kiện là hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế. Tài liệu kết thúc với kết luận rằng: tòa trọng tài không có thẩm quyền đối với vụ kiện; cách đúng đắn để giải quyết tranh chấp là thông qua tham vấn và đàm phán; Trung Quốc sẽ không thay đổi quan điểm hay chính sách hiện hành vì vụ kiện.

Một đặc điểm nổi bật của tài liệu lập trường này là, cùng với việc sử dụng các văn bản chính trị và các sự thật lịch sử, nó cũng tham chiếu đến các các án lệ trong luật quốc tế và các công trình nghiên cứu của một vài học giả luật quốc tế. Đây cũng là văn bản chính trị có hàm lượng nghiên cứu cao, được chính phủ Trung Quốc chuẩn bị một cách chu đáo. Các quan điểm của chính phủ trong tài liệu này đã đại diện cho (nhưng không chỉ giới hạn trong) những thành tựu gần đây của các học giả Trung Quốc về chính trị và luật quốc tế.

Tài liệu cũng chỉ ra Trung Quốc đã giải quyết tranh chấp biên giới trên bộ với 12 trong số 14 nước láng giềng, phân định 90% đường biên giới trên bộ của của nước này. Cùng lúc, Trung Quốc đã phân định biên giới trên biển với Việt Nam ở Vịnh Bắc Bộ; ký các hiệp định nghề cá riêng rẽ với Hàn Quốc và Nhật Bản; ký thỏa thuận về hợp tác phát triển dầu khí với Bắc Triều Tiên. Tất cả những kết quả này đều đạt được thông qua đàm phán. Đây là một thông điệp rõ ràng muốn gửi gắm đến Philippines.

Tuy nhiên, tài liệu cũng bộc lộ hai điểm yếu. Đầu tiên, Trung Quốc tin rằng vụ kiện mà Philippines đưa ra thực chất là liên quan đến vấn đề chủ quyền đối với các thực thể ở Biển Đông, và do đó tòa không có thẩm quyền. Nhưng Philippines tin rằng vụ kiện của mình chỉ yêu cầu toà trọng tài phân xử việc liệu Trung Quốc có khẳng định quyền trên biển phù hợp với UNCLOS hay không, một vấn đề mà Tòa hoàn toàn có thẩm quyền. Trước hai lập luận mâu thuẫn này, bên thứ ba có thể kết luận rằng vụ kiện thuộc thẩm quyền của Tòa, trừ phi Trung Quốc đưa ra được các bằng chứng thuyết phục hơn. Quan điểm của Trung Quốc đối với vấn đề cốt lõi của vụ kiện dù sao cũng chỉ là một nhận định chủ quan, do đó hiệu quả về mặt pháp lý khá hạn chế. Hơn nữa, theo thực tiễn luật quốc gia của Trung Quốc, quyền quyết định thẩm quyền thuộc về tòa, và không thuộc về bất kỳ bên nào trong vụ kiện.

Thứ hai, tài liệu lập trường không làm rõ được “đường chín đoạn”. Việc cần làm rõ ý nghĩa của “đường chín đoạn” được hầu như tất cả các quốc gia công nhận ngoại trừ Trung Quốc, và nếu làm được điều này, Trung Quốc có thể tạo ra một ấn tượng tốt đối với tòa trọng tài. Mặc dù Trung Quốc quyết định không tham gia vào vụ kiện, Trung Quốc cũng nên tận dụng thời cơ này để đưa ra các giải thích chính thức về “đường chín đoạn”, qua đó có thể làm dịu đi những nghi ngại từ các nước khác. Đây là một cơ hội tuyệt vời cho Trung Quốc để triển khai chính sách “hữu nghị, thân thiện, cùng có lợi, và rộng mở”  và chính sách “láng giềng tốt” của mình.

Trung Quốc cần một kế hoạch dự phòng

Bằng việc công bố tài liệu lập trường vào tháng 12/2014,Trung Quốc hy vọng có thể đạt được ít nhất hai điều sau: gây ảnh hưởng đến quyết định của tòa trọng tài về vấn đề thẩm quyền và ảnh hưởng đến các hành động tiếp theo của Philippines.

Quan điểm chính thức của một nước – đặc biệt là nước lớn – chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tòa, dù chỉ về mặt tâm lý. Trên thực tế, phiên tranh tụng nói về vấn đề thẩm quyền diễn ra vào tuần này được tiến hành để đáp lại các lập luận của Trung Quốc trong tài liệu lập trường. Nhưng các thẩm phán của tòa trọng tài bao gồm những chuyên gia pháp lý hàng đầu của các quốc gia, và họ thường được đánh giá cao bởi sự độc lập trong các phán xét của mình. Do vậy, tài liệu lập trường của Trung Quốc không thể tác động mạnh đến phán quyết của các thẩm phán về vấn đề thẩm quyền cũng như phán quyết đối với chính bản thân vụ kiện.

Chính quyền Trung Quốc nhìn nhận vụ kiện là một phần trong tổng thể quan hệ Trung Quốc – Philippines. Quan điểm của Trung Quốc rất rõ ràng: cố gắng giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng việc “quốc tế hóa” hoàn toàn không có lợi cho việc giải quyết tranh chấp và chỉ gây tác động xấu đến quan hệ song phương. Vụ kiện sẽ gây hại nhiều hơn lợi cho Philippines. Đối với Trung Quốc, quay trở lại đàm phán hòa bình trong khuôn khổ Trung Quốc – ASEAN là con đường duy nhất để giải quyết tranh chấp theo cách đôi bên cùng thắng. Và giờ, một khi Philipines đã kiện Trung Quốc ra tòa, Philippines cần kết thúc nó. Nhưng điều này khó có thể xảy ra, ít nhất là trước khi nhiệm kỳ của Tổng thống Aquino kết thúc vào năm 2016. Do đó, nhìn theo góc độ này, tác động của tài liệu lập trường của Trung Quốc là khá hạn chế.

Tuần này, tòa trọng tài đã nghe Philippines trình bày về các lập luận đối với vụ kiện, điều này cũng có nghĩa tòa sẽ có quyết định sớm nhất vào khoảng cuối năm 2015. Nếu tòa quyết định không có thẩm quyền hay có phán quyết chống lại Philippines, vụ kiện sẽ chấm dứt tại đó. Đối với Trung Quốc, đây chính là kết quả mà họ mong đợi. Vấn đề là, điều gì sẽ xảy ra nếu phán quyết của Tòa chống lại Trung Quốc? Trung Quốc cần một kế hoạch dự phòng.

Nhiều khả năng tòa sẽ quyết định có thẩm quyền đối với vụ kiện và vụ kiện của Philippines sẽ giành được sự ủng hộ. Trung Quốc nên chuẩn bị trước cho một vài kết quả có thể xảy ra của tòa sau đây:

Thứ nhất, phán quyết cho rằng “đường chín đoạn” không có giá trị pháp lý. Nếu trường hợp này xảy ra, các nước yêu sách ASEAN sẽ từ bỏ sự thận trọng còn lại và tiến hành khoan dầu quy mô lớn bên trong “đường chín đoạn”, có thể kêu gọi hợp tác với nhiều công ty dầu khí quốc tế và do đó sẽ liên quan đến rất nhiều quốc gia. Trong trường hợp đó, Trung Quốc nên làm gì? Từ bỏ hoàn toàn việc hợp tác với các công ty dầu khí quốc tế rõ ràng là không thực tế, nhưng liệu Trung Quốc có thể hạn chế hoạt động của các công ty này bên trong Trung Quốc hay không? Nhiều công ty có hoạt động khai thác khá hạn chế tại Trung Quốc, và do đó biện pháp này sẽ không mang lại hiệu quả.

Thứ hai, tòa trọng tài có thể quyết định rằng quyền của Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa là phù hợp với UNCLOS. Trong trường hợp đó, Trung Quốc nên điều chỉnh cách làm của mình hiện giờ hay không? Trung Quốc có thể từ chối chấp nhận phán quyết của tòa và vẫn kiên quyết tiếp tục với các hoạt động chấp pháp của mình; không nước nào có khả năng ngăn chặn Trung Quốc. Nhưng nếu xung đột nổ ra giữa Trung Quốc và các nước yêu sách ASEAN (điều mà khó có thể tránh khỏi và có thể xảy ra bất cứ lúc nào), truyền thông phương Tây và các nước ASEAN sẽ buộc tội Trung Quốc là bá quyền, không tôn trọng luật quốc tế và đẩy các nước ASEAN phụ thuộc vào Mỹ để đảm bảo an ninh. Điều này hiển nhiên không hề có lợi cho tầm nhìn của Trung Quốc về an ninh Châu Á và sáng kiến Một vành đai Một con đường.

Thứ ba, tòa trọng tài có thể ra phán quyết rằng một vài hành động của ngư dân Trung Quốc gần bãi cạn Scarborough (Hoàng Nham) và Bãi Second Thomas Shoal (Bãi Cỏ Mây hay Bãi Nhân Ái) – như việc đánh bắt các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng như loài ngao khổng lồ – đã vi phạm trách nhiệm của Trung Quốc trong các công ước bảo vệ môi trường biển quốc tế. Trong trường hợp này, làm thế nào để Trung Quốc ngăn các hành động của các ngư dân, đặc biệt là khi sự ngăn ngừa này có thể tác động đến kế sinh nhai của hàng trăm ngư dân? Dựa trên ví dụ về thỏa thuận Vịnh Bắc Bộ, Trung Quốc có thể không có lựa chọn nào ngoài việc buộc các ngư dân của mình từ bỏ tàu thuyền và tìm kiếm nghề mới. Trong trường hợp đó, sẽ tốt hơn nếuTrung Quốc đưa ra sáng kiến và bắt đầu từ bây giờ, hơn là chờ đợi cho đến khi Trung Quốc buộc phải hành động theo phán quyết không có lợi cho nước mình.

Xue Li là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc. Bài viết được đăng lần đầu tiên trên trang The Diplomat.

Người dịch: Thùy Anh

Hiệu đính: Minh Ngọc

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

TQ hoang mang vì không biết Đô đốc Mỹ “bay đi đâu trên Biển Đông”

TQ hoang mang vì không biết Đô đốc Mỹ “bay đi đâu trên Biển Đông”

Hải Võ | 22/07/2015 07:39

TQ hoang mang vì không biết Đô đốc Mỹ "bay đi đâu trên Biển Đông"

Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương (Hải quân Mỹ) Scott Swift, ảnh chụp năm 2013 khi ông còn là phó Đô đốc. Photo: AFP

Bắc Kinh hoàn toàn không nắm được các thông tin về cuộc thị sát Biển Đông của Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Scott Swift cũng như những vị trí, khu vực mà ông đi qua.

Tướng Swift có thể đi tới “bất cứ đâu trên Biển Đông”

Hoàn cầu đặt ra câu hỏi đang khiến Bắc Kinh hoang mang vì không tìm được đáp án: “Máy bay P-8A Poseidon chở Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương làm gì ở Biển Đông?”

Được biết, nhiệm vụ trinh sát hôm 18/7 do trung đội máy bay tuần tra VP-45 của Mỹ thực hiện, nhưng Hải quân nước này không tiết lộ hành trình cũng như khu vực mà ông Scott bay qua.

Điều khiến Trung Quốc lo sợ là, không như vụ nước này đón đầu và cảnh cáo 8 lần máy bay P-8A của Mỹ hôm 20/5, lần này Bắc Kinh không hề nắm được bất cứ thông tin gì về hoạt động của ông Scott cho đến khi Hải quân Mỹ đăng ảnh và thông báo trên website chính thức.

Chuyên gia quân sự Trung Quốc Trương Quân Xã bình luận trên Hoàn Cầu cho biết, Biển Đông có chiều rộng Đông-Tây khoảng hơn 900km, chiều dài Nam-Bắc hơn 1.800km.

“Các thông tin từ truyền thông Mỹ cho thấy, máy bay P-8A mà Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương có mặt đã xuất phát từ Philippines.

P-8A Poseidon có tầm bay lớn nhất lên tới trên 8.000km, bán kính tuần tra khoảng 2.600km. Với tốc độ 800km/h thì trong 7 tiếng đồng hồ, Đô đốc Swift có thể đi tới bất cứ địa điểm nào trên Biển Đông.” – Trương Quân Xã phân tích.

Ông này nói thêm: “Với 4 tiếng đồng hồ hành trình khứ hồi, ông Swift vẫn còn 3 tiếng để dừng lại ở đâu đó. Có thể ông ta đã thị sát các hải vực và đảo, đá.”

Hoàn Cầu cũng tỏ ra lo ngại khi dẫn các báo cáo từ phương Tây cho biết, trên máy bay P-8A của Mỹ “dường như đã xuất hiện một thiết bị mới bí ẩn” được mô tả là “có ăng-ten và vỏ hộp”.

Theo đó, thiết bị này có khả năng giám sát thông tin liên lạc của đối thủ, cho phép truyền các đoạn hội thoại bằng tiếng nước ngoài về để các chuyên gia ngôn ngữ phiên dịch trực tiếp.

Trung Quốc choáng vì phải đến khi Hải quân Mỹ đăng ảnh Đô đốc Swift, Bắc Kinh mới biết về chuyến bay trinh sát Biển Đông của ông.

Trung Quốc “choáng” vì phải đến khi Hải quân Mỹ đăng ảnh Đô đốc Swift, Bắc Kinh mới biết về chuyến bay trinh sát Biển Đông của ông.

Trung Quốc cay cú

Bộ quốc phòng Trung Quốc hôm qua (20/7) đã có phản ứng trước việc Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương (Mỹ) Scott Swift thực hiện chuyến bay trinh sát trên Biển Đông hôm 18/7.

“Chúng tôi đã chú ý tới các báo cáo liên quan. Chúng tôi hy vọng Mỹ tuân thủ cam kết không đứng về bên nào trong các vấn đề Biển Đông, có thêm hành động thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực thay vì làm điều ngược lại.” – Thông cáo của BQP Trung Quốc viết.

Cục sự vụ báo chí BQP nước này chỉ trích: “Cần phải chỉ ra, trong suốt một thời gian dài, máy bay và tàu chiến của quân đội Mỹ đã thực hiện trinh sát với tần suất cao, phạm vi lớn và cự ly gần đối với Trung Quốc trên Biển Đông.

Điều này làm tổn hại tín nhiệm song phương, nguy hại lợi ích quốc gia của Trung Quốc, rất dễ dẫn đến các sự cố ngoài ý muốn về an ninh trên biển và trên không. Chúng tôi kiên quyết phản đối những hành vi này.”

Chuyến bay của tướng Scott Swift diễn ra trong bối cảnh tình hình Biển Đông “nóng” bởi các hoạt động xây dựng trái phép của Trung Quốc.

Đô đốc Swift đã tuyên bố Mỹ giữ lập trường không chọn bên ở Biển Đông, nhưng sẽ bảo đảm tự do hàng hải và sử dụng quân lực mạnh mẽ để “chuẩn bị đối phó với bất kỳ sự cố bất ngờ nào mà Tổng thống Barack Obama cho rằng không thể tránh khỏi”.

Ngày 20/7, ông Swift phát biểu tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc cho biết chuyến bay trinh sát hôm 18/7 chỉ là một nhiệm vụ theo thông lệ và Đô đốc này tham gia để “tìm hiểu chức năng máy bay P-8A Poseidon”.

Thời báo Hoàn Cầu cay cú chỉ trích máy bay tuần tra P-8A Poseidon mà Mỹ đưa vào Biển Đông “chẳng có gì gọi là đóng vai trò hòa bình”.

Chuyên gia không quân Trung Quốc Phó Tiền Tiêu nói với Hoàn Cầu, P-8A hiện là máy bay trinh sát săn ngầm tân tiến nhất của Mỹ và đang được thay thế dần cho loại cũ là P-3C Orion trong những năm gần đây.

Ông Phó cho rằng lý do “khảo sát tính năng máy bay” của Đô đốc Scott “chỉ là cái cớ”, bởi việc vị Tư lệnh này tìm hiểu hay bay thử nghiệm trên một loại máy bay đã được hoàn thiện “không có ý nghĩa gì lớn lao”.

“(Đô đốc Scott) ngồi trên máy bay trinh sát vào hoạt động ở Biển Đông là một động thái không hữu hảo” – Phó Tiền Tiêu nói.

Cung cấp thông tin, liên hệ đường dây nóng: 0943 113 999 hoặc 01254.91.91.91.

Sự Kiện

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Blog at WordPress.com.