Monthly Archives: September 2015

Tại sao bà Hillary Clinton lại nói ông Tập Cận Bình “đạo đức giả”?

Tại sao bà Hillary Clinton lại nói ông Tập Cận Bình “đạo đức giả”?

Ông Tập Cận Bình dường như đã quên mất rằng chính Bắc Kinh cũng đang áp đặt “luật rừng”, “cậy mạnh hiếp yếu” ở Biển Đông, nơi quốc gia này đã dùng vũ lực.

Cựu Ngoại trưởng và hiện là một trong những ứng viên tranh cử Tổng thống sáng giá nhất của Mỹ, bà Hillary Clinton đã lên tiếng chỉ trích ông Tập Cận Bình trên tài khoản Twitter cá nhân riêng của mình về thói “đạo đức giả”.

Bà Clinton mô tả việc ông Tập Cận Bình bày tỏ ý định tổ chức một hội nghị thượng đỉnh Liên Hợp Quốc để tôn vinh nữ quyền với sự tham gia của các đệ nhất phu nhân đã hoạt động tích cực trong lĩnh vực này 20 năm qua là hành vi “đáng hổ thẹn” sau khi bà đưa ra một loạt dẫn chứng về kỷ lục vi phạm nữ quyền của Bắc Kinh, tờ Sydney Morning Herald hôm 28/9 đưa tin cho biết.

clinton-tap-can-binh
Bà Clinton đã chỉ trích những tuyên bố của ông Tập Cận Bình là đạo đức giả và đáng hổ thẹn. Ảnh SCMP.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 28/9 đã có bài phát biểu tại Liên Hợp Quốc. Chủ đề chính của bài phát biểu này đề cập đến hòa bình, ổn định, bình đẳng và phát triển bền vững. Ông cũng thông báo về việc thành lập quỹ 2 tỷ USD dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc và điều 8.000 quân tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của tổ chức này.

Trong bài phát biểu của mình, ông Tập Cận Bình tuyên bố rằng tất cả các nước cần hợp tác xây dựng một tương lai công bằng mới, từ bỏ luật rừng.

Ông còn nhắc nhở về sự kết thúc của Thế chiến II và ví nó là “trang đen”trong lịch sử nhân loại, cho rằng Liên Hợp Quốc đã đạt đến một mốc lịch sử mới và cần phải trả lời câu hỏi chính là: làm thế nào để hỗ trợ hòa bình và phát triển trong thế kỷ 21.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng, trong thời đại toàn cầu hóa kinh tế, tất cả các nước phụ thuộc lẫn nhau, do đó, họ cần phải xây dựng một loại mối quan hệ mới, được đặc trưng bởi sự hợp tác cùng có lợi.

“Trong thời đại toàn cầu hóa kinh tế, sự an toàn của tất cả các nước được kết nối với nhau. Không có nước nào có thể một mình đảm bảo an toàn đầy đủ một mình và không nước nào có thể đạt được sự ổn định trước các sự bất ổn khác. Luật rừng có nghĩa là cậy mạnh hiếp yếu. Các nước không nên hành xử như vậy. Những kẻ kiêu ngạo có thể sử dụng vũ lực, nhưng trên thực tế, họ sẽ gánh kết cục như một kẻ kẻ lấy đá ghè chân mình (?!)”, ông nhấn mạnh.

Trung Quốc đang có kế hoạch để tạo ra một quỹ duy trì hòa bình và hỗ trợ phát triển trị giá 2 tỷ USD dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc trong 10 năm. Ngoài ra, ông tuyên bố rằng Trung Quốc trong năm năm tiếp theo sẽ cung cấp 100 triệu USD cho Liên minh châu Phi để đối phó với các cuộc khủng hoảng. Ông cũng hứa hẹn tặng 10 triệu USD cho các cơ quan khác của Liên Hợp Quốc để thúc đẩy nữ quyền.

Ông Tập Cận Bình còn kêu gọi “các nước lớn, mạnh mẽ và giàu có không đàn áp các nước nhỏ, nghèo và yếu”, đối xử với họ như những người ngang, và giải quyết bất đồng thông qua đối thoại và tham vấn (?!).

Lãnh đạo Trung Quốc còn nhấn mạnh rằng cần phải loại bỏ tâm lý chiến tranh lạnh, kêu gọi Liên Hợp Quốc đóng vai trò tích cực hơn nữa trong việc chấm dứt xung đột, gìn giữ hòa bình bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận giải quyết hòa bình các tranh chấp.

Ông Tập Cận Bình còn khẳng định rằng Trung Quốc không bao giờ theo đuổi con đường bá chủ, bành trướng và tách ra khỏi con đường phát triển hòa bình.

Trong bài phát biểu của mình, ông Tập Cận Bình dường như đã quên mất rằng chính Bắc Kinh cũng đang áp đặt “luật rừng”, “cậy mạnh hiếp yếu” ở Biển Đông, nơi quốc gia này đã dùng vũ lực và đưa ra những tuyên bố bất hợp pháp hòng chiếm quyền kiểm soát gần như toàn bộ Biển Đông. Vậy sự công bằng và được đối xử ngang bằng với những nước Đông Nam Á ở Biển Đông ở đâu? PV.

Trong tuyên bố, ông Tập Cận Bình đã khuyến khích giải quyết bất đồng một cách hòa bình và thông qua đối thoại. Điều này khiến cộng đồng quốc tế cũng không thể không đặt ra câu hỏi tại sao Bắc Kinh đến nay vẫn né tránh vụ kiện đường lưỡi bò do Philippines khởi xướng?

Có thể nói, bài phát biểu của ông Tập Cận Bình trước Đại hội đồng cho thấy Bắc Kinh đang muốn dùng tiền bạc và những lời hoa mỹ để thúc đẩy vị trí của mình như một cường quốc hàng đầu thế giới có thế giới mạnh mẽ về kinh tế và có trách nhiệm về an ninh, môi trường; tỏ ra là một thành viên thường trực ngày càng tự tin hơn trong Hội đồng Bảo an.

Tuy nhiên, một khi nói không đi đôi với việc làm thì ông Tập Cận Bình đã tự biến mình thành trò cười cho hàng trăm đại biểu ngồi bên dưới lẫn cộng đồng quốc tế – PV.

Advertisement
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Ô nhiễm tư tưởng là ngọn nguồn của mọi ô nhiễm xã hội

Ô nhiễm tư tưởng là ngọn nguồn của mọi ô nhiễm xã hội

beach-298255_1280

Nhân loại chúng ta đang sống trong một môi trường quá ô nhiễm, mọi thứ đều ô nhiễm, ô nhiễm đến mức từ Ô Nhiễm trở thành một từ bình thường, thông dụng hàng ngày, và chẳng có một tác dụng nhắc nhở hay gợi nhớ gì với bất cứ ai khi nghe được Ô Nhiễm qua một câu chuyện hay một buổi đàm thoại nào đó.

Nhắc đến ô nhiễm là người ta đầu tiên nghĩ ngay đến ô nhiễm không khí. Đúng vậy, với nền công nghiệp phát triển mạnh về mọi mặt như ngày hôm nay thì sự ô nhiễm đến từ đường phố, từ các chất thải của các nhà máy, trang trại, phân xưởng, nông trại…, từng hộ gia đình là chuyện không thể tránh khỏi. Ô nhiễm không khí đến mức ngày nay đi tìm một vùng có không khí trong lành là vô cùng khó khăn. Trong các thành phố, đô thị dường như không thể tìm được rồi, nhưng nếu có đi về các vùng quê hẻo lánh, rừng núi heo hút thì cũng không thể tìm được, chỉ là tìm cho mình một vùng không khí ít ô nhiễm hơn mà thôi.

Tiếp theo là người ta nghĩ ngay đến ô nhiễm nguồn nước, nếu cách đây 40 năm trở về trước, nếu có ai nói đến chuyện thiếu nước sạch thì sẽ chẳng ai tin cả, nước đầy khắp mọi nơi, có những vùng chỉ cần đào xuống 2-3m là có nước ngọt trong vắt và sạch sẽ để uống, có những nơi chỉ dùng nước giếng, nước suối, nước sông để sinh họat, họ dùng nước mưa để ăn uống, hứng trong mùa mưa dùng trong cả năm. Nhưng ngày nay có hứng nước mưa thì cũng không dùng được, nào bụi bặm dơ bẩn, axít, các chất thải độc hại trong môi trường đều tích tụ trong nước mưa. Nước giếng thì đào vài chục mét chứ vài trăm mét cũng không có nước sạch, nước bơm lên thì hôi thối, tanh nồng, dù có dùng các biện pháp thanh lọc thì cũng không thể dùng để ăn uống được. Không có gì là khó hiểu khi tất cả những chất độc hại chưa qua xử lý từ các nhà máy, trang trại, phân xưởng, bệnh viện…đều được người ta xả thẳng ra sông ngòi, chôn hết xuống đất, làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ngầm trong lòng đất, mà nước ngầm lại là những dòng nước xuất phát từ thượng nguồn, đổ ra những con suối, thành những con sông, chảy về hạ nguồn, đổ về biển, đi vào lòng đất, bắt đầu một chu kỳ tịnh hóa của nước để trở về với thượng nguồn, với một nguồn nước hoàn toàn trong sạch. Con người không biết điều này, cứ vô tư khai thác nước ngầm mà sử dụng, hậu quả là làm thay đổi những chu trình phát triển và tái phát triển của vạn vật trong tự nhiên, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về sinh thái, môi trường…

(Ảnh: Pixabay)

Kế đến là ô nhiễm thức ăn, từ người trồng trọt, chăn nuôi đến thương lái, người chế biến thức ăn…tất tần tật đều sử dụng hóa chất độc hại, mỗi người một ít, cho đến tay người tiêu dùng thì đã trở thành sản phẩm hóa chất, hoàn toàn độc hại rồi. Chẳng hạn như trước đây người nông dân trồng lúa, 6 tháng mới thu hoạch, họ chỉ bón phân hữu cơ cho lúa và không dùng bất cứ thuốc trừ sâu hay bảo vệ thực vật nào, 6 tháng sau ruộng đất bỏ hoang, đó lại là 6 tháng để đất lấy lại dinh dưỡng, phù sa và những khóang chất vô cùng cần thiết cho vụ lúa năm sau, cho nên hạt gạo ngày ấy có chất lượng và mùi thơm mà ngày nay không có bất kỳ hạt gạo nào có thể sánh bằng. Ngày nay nông dân dùng lúa 3 tháng là thu hoạch, lại thâm canh tăng vụ, một năm có thể làm 3 vụ lúa, đất không kịp phục hồi, không có dinh dưỡng thì có phân hóa học, sâu bệnh thì có thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật…Xét cho cùng thì đất chỉ là môi trường trung gian để các loại hóa chất tan ra hòa vào sự sinh trưởng của cây lúa đã biến đổi Gen, hay nói một cách khác hạt gạo ngày nay là sản phẩm của tất cả các loại hóa học do con người chế tạo ra, cho nên không khó hiểu khi chất lượng và khả năng dinh dưỡng của hạt gạo ngày nay rất thấp so với hạt gạo trước đây. Nói về chăn nuôi thì cũng chẳng khá hơn, những giống heo đã biến đổi gen hoặc lai tạo được chăn nuôi với những thức ăn có chất kích thích cao, thuốc tạo nạc…Tất cả những sản phẩm trên khi qua cơ sở chế biến ban đầu, qua thương lái, cơ sở chế biến thức ăn, đến tay người dùng đã trở thành sản phẩm hoàn toàn của hóa học, với những sản phẩm như vậy không trách được tại sao ngày nay bệnh tật tràn lan, toàn những căn bệnh quái ác, những trận đại dịch…

Ô nhiễm âm thanh cũng là một vấn đề cần đề cập đến, tại các đô thị, thành phố thì có lẽ mức độ ô nhiễm của tiếng động, âm thanh đã đến mức báo động. Suốt 24 tiếng đồng hồ trong một ngày, tìm được cho mình một phút giây yên bình không có sự can nhiễu của tiếng ồn là một điều bất khả thi. Ngoài ra ở các vùng nông thôn ngày nay cũng vậy, các công trình xây dựng, cầu đường, những nhà máy, những máy móc phục vụ nhà nông…cũng không cho con người một phút giây yên tĩnh đúng nghĩa.

Ô nhiễm ánh sáng cũng không thể bỏ qua. Tại các đô thị, thành phố ngày nay đêm cũng như ngày, khó phân biệt được, đêm đến là lúc con người phát huy hết công suất của ánh sáng nhân tạo, làm mất đi sự chính xác của đồng hồ sinh học của động thực vật trong vùng, các loài chim di trú bị mất phương hướng, di trú sai đường, dẫn đến sự rối loạn và mất cân bằng sinh thái những vùng mà loài chim di trú không đến được và cả những vùng mà loài chim di trú đến sai. Với sự ô nhiễm của tiếng động và ánh sáng cùng lúc, các loài và con người sẽ bị rối loạn nghiêm trọng đồng hồ sinh học, không ngủ đúng giấc, đúng giờ sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy về tinh thần của con người, nhất là những người chuyên sống về đêm, ngày thì lăn ra ngủ bù.

Còn một lọai ô nhiễm nữa mà con người ngày nay đang phải chịụ đựng hằng ngày nhưng lại hoàn toàn không hay biết, đó là ô nhiễm của các loại sóng xung quanh môi trường mà con người đang sống như: điện trường, sóng vô tuyến, sóng điện từ, sóng wifi, sóng 3G, sóng điện thọai di động…. Những loại sóng này tràn ngập không gian sống của con người, giao thoa lẫn nhau, gây nên tác hại riêng đối với cơ thể con người. Chỉ vì chúng ta không nhìn thấy sự hiện diện của chúng nên chúng ta mới xem nhẹ và có thái độ bàng quang như hiện nay, nếu như có loại thiết bị giúp con người “nhìn” được những loại sóng này đang bao vây xung quanh họ như thế nào thì chắc có lẽ con người sẽ giật mình kinh hãi mà tiêu hủy hết thảy những thiết bị, công nghệ mà ngày nay con người đang tin tưởng và tự hào.

Tất cả các loại ô nhiễm trên đều là sản phẩm của con người, do con người tạo ra nhằm mục đích phục vụ lợi ích của con người và ngày nay nó quay lại bao vây, khống chế và sát hại con người. Âu cũng là luật Nhân Quả của Vũ Trụ.

locomotive-60539_1280

Tuy nhiên tất cả các lọai ô nhiễm trên lại không nguy hiểm bằng một loại ô nhiễm khác, đó là ô nhiễm tư tưởng của con người. Thoạt nghe có vẻ thấy kỳ lạ, nhưng đó là sự thật, càng trở về quá khứ thì tư tưởng con người càng thuần tịnh hơn, trong sáng hơn, càng trở về sau này thì tư tưởng con người càng ngày càng phức tạp hơn, nguy hiểm hơn và đặc biệt là được che đậy tốt hơn. Ngày nay khoa học đã chứng minh được và đã công nhận rằng khi con người ta suy nghĩ thì đầu não sẽ tạo ra một loại vật chất năng lượng nào đó, khoa học ngày nay chỉ biết đến vậy và cũng chỉ biết là bộ não con người tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhất so với cơ thể nhưng lại tiêu hao một mức độ năng lượng lớn hơn rất nhiều so với trọng lượng của nó. Khoa học chưa xác định được nó thuộc loại vật chất gì và tư tưởng tốt hay tư tưởng xấu thì có sinh ra 2 loại vật chất khác nhau hay không, nhưng tất nhiên khi tư tưởng tốt hoặc xấu thì sẽ sinh ra 2 chủng vật chất khác nhau là hoàn toàn hợp lý.

Con người trong quá khứ rất chất phác và thuần tịnh, những lời họ nói thường xuất phát từ đáy lòng, từ thật tâm, nghĩ sao nói vậy, không nặng về hình thức, bóng bẩy, có cánh…nên khi hai người ngồi nói chuyện với nhau về gia đình, cuộc sống…thì những lời khen tặng, nhận xét thường là thật lòng. Ngày nay hai người ngồi tâm sự với nhau về cuộc sống, gia đình…những lời có cánh, bóng bẩy, đạo đức tuôn ra ào ạt với một vẻ mặt rất hiền từ, thật tâm, chân tình, nhưng bên trong của họ không nghĩ như vậy, đến khi họ gặp một người khác có tư tưởng đối nghịch với người này thì khi nghe họ nói chuyện mới vỡ lẽ ra tất cả những gì họ nói là không thật tâm như bề ngòai của họ.

Ngày nay con người được dạy dỗ từ nhỏ rằng con người sinh ra chỉ có một đời người, chết đi là hết, cho nên khi còn sống “ khôn nhờ dại chịu”, phải biết tranh đấu để sinh tồn, phải biết tranh dành những cái tốt nhất cho bản thân, cho gia đình mình, sống và hưởng thụ cho bản thân là phương châm sống của mọi người và được truyền thừa cho các đời sau, “sống không vì mình thì trời tru đất diệt”…Bởi vì con người ngày nay không còn tin vào Thần Phật nữa, không tin vào luật Nhân Quả nữa, cho nên không điều ác nào, không thủ đoạn dơ bẩn nào họ không dám làm, ra đường chỉ vì một ánh mắt, một câu nói vô tình của một người không quen biết cũng trở thành nguyên nhân để đoạt mạng người ta.

Bởi vì con người ngày nay luôn giữ trong đầu những tư tưởng cực đoan như thế, ai ai cũng vậy, nên khi hòa nhập vào xã hội, mỗi người một ít góp vào không gian chung toàn xã hội những tư tưởng vật chất xấu, những vật chất xấu này lan truyền trong không gian rồi tiêu tán đi, nhưng ngày nay khi nó chưa kịp tiêu tán đi thì những luồng tư tưởng xấu khác hình thành và lan truyền chồng lấn lên, mỗi người một ít, chồng chất theo thời gian, đến một lúc nào đó nó quay lại can nhiễu, chi phối tư tưởng và hành vi con người, giam hãm và phong bế con người vào trong môi trường vật chất xấu đó mà không thể thoát ra được, càng ngày càng dày đặc, càng dính mắc, càng vô phương cứu chữa.

Cũng như ô nhiễm sóng, nếu như có loại thiết bị có khả năng giúp cho con người thấy được những loại vật chất này đang lan truyền, bao vây và khống chế con người như thế nào thì biết đâu con người sẽ nhận thức minh bạch mọi chuyện, từ đó mà nghiêm túc hơn trong việc thay đổi từ gốc rễ quan niệm của con người ngày nay, mới hy vọng vào sự tự cứu lấy mình.

Trong các loại ô nhiễm thì sự ô nhiễm tư tưởng là nghiêm trọng nhất và chính là nguyên nhân của các loại ô nhiễm khác. Nếu muốn tự cứu lấy mình thì trước hết con người phải triệt tiêu được tư tưởng xấu làm sản sinh ra loại vật chất xấu kia, mà muốn làm được điều đó thì con người phải nhìn nhận lại và thay đổi từ tận gốc rễ những quan niệm hiện nay về thế giới quan và nhân sinh quan, nói một cách khác thì con người phải thay đổi quan niệm Đạo Đức của mình, nó không phải là những thứ đạo đức mà chúng ta được học khi còn học phổ thông, không phải là đạo đức mà ta được thụ hưởng từ sự dạy dỗ có định hướng lâu nay. Muốn hiểu rõ thế nào là Đạo Đức làm người thực thụ thì đầu tiên chúng ta phải tách ra và hiểu thế nào là Đạo và thế nào là Đức đã, khi hiểu được rồi thì hợp hai chữ lại chúng ta mới hiểu được phần nào nội hàm của Đạo Đức.

Khi Đạo Đức con người thăng hoa, thuận theo tự nhiên mà sống, luôn nghĩ đến người khác khi làm bất cứ việc gì…thì loại vật chất xấu kia sẽ bị triệt tiêu, thay vào đó là những vật chất tốt do tư tưởng tốt, thiện lương, hòa ái của con người sản sinh ra. Khi những vật chất tốt này lan truyền tràn ngập trong không gian xung quanh chúng ta, nó sẽ quay lại dung hòa với chúng ta. Sống trong môi trường hòa ái, thiện lương như vậy, ai cũng làm điều tốt cho người khác, thì cuối cùng chính mình sẽ được thụ hưởng những điều tốt do cộng đồng mang lại, lúc đó những sự ô nhiễm khác như : không khí, nước, thức ăn…sẽ không còn tồn tại nữa, con người sẽ cùng nhau bước sang một kỷ nguyên mới của vũ trụ mới, hoàn toàn trong sáng và mỹ diệu.

Quan điểm trong bài viết này thể hiện ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Đại Kỷ Nguyên.

Categories: Nhan dinh | Leave a comment

Hoa Kỳ tiếp tục điều thêm quân về Châu Á: Hạm Đội Ba của Hoa Kỳ quay trở lại vùng biển châu Á Thái Bình Dương

Hoa Kỳ tiếp tục điều thêm quân về Châu Á: Hạm Đội Ba của Hoa Kỳ quay trở lại vùng biển châu Á Thái Bình Dương

Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) – Hãng thông tấn Reuter vừa mới thừa nhận Bộ Tư Lệnh Hạm Đội Ba của Hoa Kỳ, đóng tại San Diego thuộc tiểu bang California – Hoa Kỳ, có trách nhiệm hoạt động ở vùng biển Thái Bình Dương gần khu vực châu Mỹ, nay nhận lãnh trách nhiệm phải làm việc phối hợp cùng chung với Bộ Tư Lệnh Hạm Đội Bảy trong các hoạt động giữ gìn an ninh tại châu Á Thái Bình Dương, nhất là khu vực tiềm ẩn đầy bất ổn như vùng biển Nhật Bản – Trung Quốc chẳng hạn.
Điều này cho thấy, Hạm Đội Bảy không còn một mình cán đáng an ninh hàng hải cho toàn vùng biển châu Á Thái Bình Dương như trước nữa, nay có thêm Hạm Đội Ba phụ một tay.
Hành động điều động thêm Hạm Đội Ba vào vùng biển châu Á Thái Bình Dương cho thấy Hoa Kỳ dứt khoát răn đe hành động của Trung Quốc cho xây hàng loạt các đường bay quân sự trên các đảo còn đang trong vòng tranh chấp kiện tụng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ thừa nhận vùng châu Á Thái Bình Dương đang gia tăng những bất ổn đáng kể tạo ra bởi Trung Quốc. Báo cáo gần đây nhất của Bộ Tư Lệnh Hạm Đội Bảy cho biết Bắc Kinh đã xây hoàn tất bảy đảo nhân tạo với ba sân bay quân sự nhằm đối phó với ưu thế hàng không mẩu hạm của Hải quân Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ và các nước đồng minh trong vùng đã thường xuyên kêu gọi Trung Quốc phải chấm dứt xây dựng các đảo nhân tạo và phi trường quân sự tại các đảo còn đang tranh chấp nhưng Trung Quốc chỉ hứa hẹn suông mà thôi chứ không thật sự ngừng các dự án xây dựng của mình.
Sự hiện diện hoạt động trở lại của Hạm Đội Ba có một ý nghĩa rất đặc biệt đối với vùng biển châu Á Thái Bình Dương vì hạm đội này chính là hạm đội đã đánh bại sức mạnh Không-Hải của Đế Quốc Nhật Bản trong thời Đệ Nhị thế chiến. Điều này chứng tỏ là từ đây về sau, Hoa Kỳ sẽ dùng các hành động quân sự để trừng phạt sự thất hứa và thái độ hung hăng của Trung Quốc, vốn làm các nước đồng mình trong vùng và cả Hoa Kỳ mệt mỏi, mất dần niềm tin cũng như kiên nhẫn đối với Bắc Kinh.
Nếu Hạm Đội Bảy có 80 chiến hạm thì Hạm Đội Ba có 100 chiến hạm, chưa tính 4 chiếc hàng không mẫu hạm. Hạm Đội Ba được thành lập năm 1943 bởi vị Đô Đốc lừng danh William Halsey và chính trên tàu chiến USS Missouri của Hạm Đội Ba, Nhật Bản đã ký bản tuyên bố đầu hàng chấm dứt thế chiến tại châu Á Thái Bình Dương vào năm 1945.
Các nhà phân tích cho rằng sự quay trở lại của Hạm Đội Ba thể hiện sự hợp tác sâu rộng hơn giữa hai siêu cường kinh tế trong vùng là Hoa Kỳ và Nhật Bản để giữ vững an ninh hàng hải. Nói một cách khác là Hoa Kỳ điều Hạm Đội Ba trở lại vùng biển châu Á Thái Bình Dương nhằm trấn an mối lo lắng của Nhật Bản trước sự hiếu chiến ngày mỗi tăng của Trung Quốc.
Chưa biết hai bộ Tư Lệnh Hạm Đội Ba và Bảy của Hoa Kỳ sẽ điều phối hoạt động bên nhau chi tiết ra sao, nhưng chắc chắn, Hạm Đội Ba sẽ tập trung mạnh ở vùng biển Nhật Bản cùng với Hạm Đội Bảy để uy hiếp trực diện hệ thống phòng thủ của Bắc Kinh.
Trong bản tuyên bố chung tại Tòa Bạch Ốc khi viếng thăm Hoa Kỳ, Chủ Tịch Cộng Sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình vẫn dứt khoát không từ bỏ lập trường thách thức sự lãnh đạo độc tôn của Hoa Kỳ có từ sau Đệ Nhị thế chiến cho đến giờ tại châu Á Thái Bình Dương bằng cách đòi Hoa Kỳ phải chia sẻ vị thế lãnh đạo này cùng với Trung Quốc. Ông Tập tuyên bố như sau: “Tôi cho rằng vùng biển Thái Bình Dương đủ rộng lớn cho hai quốc gia chúng ta cùng chia sẻ trách nhiệm lãnh đạo & đảm bảo an ninh khu vực”
Ngoài Hạm Đội Bảy hùng mạnh, liệu có thêm sự hiện diện của Hạm Đội Ba với một chiến sử đầy vinh quang tại vùng biển Nhật Bản – Trung Quốc có làm họ Tập sợ mà chùn bước và thay đổi cách nghĩ hay không, thời gian sẽ trả lời vậy.
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Cung đường Everest Base Camp, trải nghiệm tôi không bao giờ quên

Cung đường Everest Base Camp, trải nghiệm tôi không bao giờ quên

Tôi tên là Freya, một người đam mê du lịch đến từ Bỉ. Tôi rất thích khám phá những địa danh mới, và đặc biệt đam mê leo núi.

Một trong những hành trình đáng nhớ nhất mà tôi từng thực hiện từ trước đến giờ là chuyến leo núi đến Everest Base Camp ở Nepal, khu trại nơi có thể nhìn thấy đỉnh Everest từ xa. Dãy Himalaya hiện ra trước mắt đẹp tuyệt vời, đối với tôi đây thực sự là một trải nghiệm vô cùng đặc biệt. Tôi sẽ không bao giờ quên được cảm giác khi hoàn thành cuộc hành trình khó khăn và niềm vui sướng tột độ khi lên đến khu trại.

Tôi không phải là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp nhưng tôi rất thích ghi lại các chuyến đi và đăng những bức ảnh của mình lên trang blog cá nhân. Vì thế, bạn có thể gọi tôi là nhiếp ảnh gia nghiệp dư cũng được.

Bộ sưu tập này là những bức ảnh được ghi lại trong cuộc hành trình đến Everest Base Camp của tôi.

Bạn có thể xem thêm thông tin tại: holidaynomad.com

Quảng cáo

Đặt chân đến Gorakshep

Chuyến bay từ Kathmandu đến Lukla

Điểm du lịch Mani Stones, trên đường từ Lukla tới Phakding

Từ Phakding đến Monjo

Leo núi đến Monjo

Cầu Hillary Suspension Bridge cũ và mới

Đỉnh Everest, cái nhìn đầu tiên

Đỉnh Everest nhìn từ Namche

Bảo tàng Sherpa ở Namche

Tuyến đường từ Namche tới Tengboche

Tu viện Tengboche

Cảnh đẹp tuyệt vời của núi Everest nhìn từ Tengboche

Cảnh Ama Dablam trên đường đến Pangboche

Cảnh núi Everest trên đường đến Dingboche

Nghỉ giải lao

Con đường từ Dingboche tới Lobuche

Nơi tưởng niệm Scott Fisher

Gần tới Lobuche

Trên đường đến Everest Base Camp

Giờ thì đã gần đến Base Camp

Everest Base Camp

Quay trở lại Gorakshep trong tuyết

Hoàng hôn trên Everestview nhìn từ Kalapathar

Con đường quay trở lại đầy tuyết

Chuyến bay trở về Kathmandu

Categories: Cảnh-Đẹp | Leave a comment

Thư giãn Chủ nhật: Chớ có bao giờ đụng đến Việt Nam

Thư giãn Chủ nhật: Chớ có bao giờ đụng đến Việt Nam

Ngô Việt Dũng

 

“KHÔNG ĐƯỢC ĐỤNG ĐẾN VIỆT NAM!”

Đó chính là lời căn dặn trước khi chết của Bin Laden đối với các thuộc hạ.

Lý do như sau:

Tổ chức khủng bố Al-Qaeda trước đây đã nhiều lần cử các phần tử khủng bố sang Việt Nam làm nhiệm vụ nhưng đều thất bại cay đắng.

Tên thứ nhất sang ám sát một đ/c lãnh đạo, nhưng đ/c này họp hành tiếp khách triền miên. Tên này mòn mỏi đợi chờ đến nỗi hết hạn visa, hết tiền khách sạn mà đ/c vẫn chưa họp xong, đành từ bỏ nhiệm vụ quay về căn cứ chịu tội.

Tên thứ hai bị ngập giữa đường phố Sài Gòn, xe hỏng nặng, thuốc nổ ướt sũng, nhiệm vụ thất bại.

Tên thứ ba ra Hà Nội khủng bố Ga Hàng Cỏ nhưng không tài nào chen lên xe buýt được.

Tên thứ tư bị trộm móc mất thiết bị điều khiển từ xa ở cổng chợ Bến Thành, rút chiếc xơ-cua ra chưa kịp bấm nút cũng bị 2 kẻ đi mô tô giựt mất luôn.

Tên thứ năm đánh bom Chùa Hương nhưng từ Ngã Tư Sở đã bị đám Cò bám riết như đỉa, tìm mọi cách cũng không sao thoát được, nhiệm vụ thất bại thảm hại.

Tên thứ sáu phá hoại thủy điện Sông Tranh, nhưng vừa trèo lên thì đập nứt, cả người và dụng cụ bị nước cuốn đi chết không kịp ngáp.

Tên thứ bảy bị kẹt xe ở khúc cong mềm mại đường Trường Chinh gần 2 tiếng đồng hồ, ngộ độc khói xe chết tức tưởi.

Tên thứ tám có nhiệm vụ đánh bom đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông đúng vào ngày khánh thành. Do chậm tiến độ hết lần này đến lần khác, tên này không biết đợi đến bao giờ mới khánh thành, sốt ruột đi qua hiện trường xem xét, bị giàn giáo và sắt cây rơi trúng đầu chết thẳng cẳng.

Tên thứ chín chuẩn bị hạ cánh xuống Tân Sơn Nhất, nhìn xuống thấy xe tải húc máy bay, kiểm soát không lưu mất tín hiệu, máy bay lòng vòng không hạ cánh. Tên này tưởng máy bay đi tìm nhà cao tầng để đâm như vụ 11/9 nên sợ quá vỡ tim chết hộc máu.

Tên thứ mười là một nữ khủng bố khét tiếng, vợ lẽ của Bin Laden. Ả này vừa xuống sân bay Nội Bài, còn đang ngơ ngác xem bản đồ, thì đã bị bọn buôn người bắt đi, đem sang Trung Quốc bán, đến nay vẫn biệt vô âm tín.

Bin Laden không chịu nổi, quyết định đích thân đưa con trai mới 6 tuổi sang Việt Nam đi học để thông thạo địa bàn, sau này lớn lên sẽ khủng bố đẫm máu. Nhưng mỗi lần họp phụ huynh là một cơn ác mộng đối với hắn. Ngoài học phí trái tuyến, giáo viên bắt trùm khủng bố phải đóng đủ các loại tiền như quỹ lớp, tiền học thêm, tiền học ngoại ngữ, tiền điều hòa, tiền máy chiếu, tiền báo, tiền bảo hiểm thân thể, tiền bảo hiểm y tế v.v và v.v… Al- Qaeda dù đã gồng mình cũng không đỡ nổi. Cuối cùng Bin Laden buộc phải ôm con tháo chạy về căn cứ, kế hoạch thất bại hoàn toàn.

Trước khi chết, Bin Laden đã thống thiết dặn dò thuộc cấp: “Các ngươi hãy tấn công toàn thế giới để trả thù cho ta, nhưng vì sự tồn vong của tổ chức, tuyệt đối không được đụng đến Việt Nam”

Ơn Trời! chúng ta đang sống trong một đất nước an toàn nhất thế giới!

N.V.D.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

TQ sắp triển khai tàu ngầm có thể tấn công 50 bang của Mỹ

TQ sắp triển khai tàu ngầm có thể tấn công 50 bang của Mỹ

Theo Ủy ban đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ-Trung, tên lửa JL-2 trên tàu ngầm Type 094 Trung Quốc có thể vươn tới tất cả 50 bang của Mỹ nếu được phóng từ vùng biển phía đông Hawaii.

Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo Type 094

Lầu Năm Góc cho biết, trước cuối năm nay, Trung Quốc có vẻ sẽ triển khai loại tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa có thể tấn công nước Mỹ.

Điều này làm gia tăng lo ngại của chính quyền Obama trước những động thái “khoe cơ bắp” của Trung Quốc ở châu Á.

Theo cơ quan Tình báo Quốc phòng (DIA) của Lầu Năm Góc, đó là các tàu ngầm hạt nhân Type 094 lớp Jin trang bị tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-2.

Tuy nhiên, DIA không đưa ra đánh giá cụ thể thời gian triển khai của loại tàu này, cũng như tình trạng của tên lửa JL-2.

Lary Wortzel, thành viên Ủy ban đánh giá an ninh và kinh tế Mỹ-Trung nhận định:

“Khả năng duy trì liên tục các đợt tuần tra răn đe là cột mốc quan trọng đối với một cường quốc hạt nhân. Tôi cho rằng Trung Quốc sẽ tuyên bố năng lực này để phô trương sức mạnh và thanh thế”.

Trước đó, Lầu Năm Góc và DIA dự đoán rằng các chuyến tuần tra của tàu ngầm Trung Quốc bắt đầu vào năm ngoái.

Mối đe dọa từ tên lửa JL-2

Trung Quốc hiện có ít nhất 4 tàu ngầm lóp Jin.

55 năm sau khi Trung Quốc tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên, giới chuyên gia phân tích đánh giá rằng các chuyến tuần tra của tàu ngầm mới sẽ mang lại cho nước này công cụ hữu hiệu hơn để đối phó một cuộc tấn công hạt nhân.


Sơ đồ bố trí tên lửa JL-2 trên tàu ngầm lớp Jin của Trung Quốc

Sơ đồ bố trí tên lửa JL-2 trên tàu ngầm lớp Jin của Trung Quốc

Collin Koh Swee Lean, chuyên gia tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (Singapore) nhận định:

“Trong tất cả các năng lực răn đe chiến lược của Trung Quốc, thành tố trên biển là bí mật được bảo vệ chặt chẽ nhất vì nó sẽ trở thành phương thức răn đe an toàn nhất đối với Trung Quốc”.

Việc triển khai tuần tra các tàu ngầm hạt nhân là một bước tiến quan trọng của Trung Quốc vì tên lửa JL-2 có tầm bắn tới 7.403km.

Ủy ban đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ-Trung đánh giá rằng những tên lửa này có thể vươn tới Alaska nếu được phóng từ những vùng biển gần Nhật Bản và vươn tới tất cả 50 bang của Mỹ nếu được phóng từ những vùng biển phía đông Hawaii.

Vẫn đang trong quá trình thử nghiệm

Trong bản báo cáo hồi tháng 4 về Hải quân Trung Quốc, Cơ quan Tình báo Hải quân Mỹ (ONI) cho biết, các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm của Trung Quốc hiện nay chỉ có thể tấn công các mục tiêu trong vùng lân cận Trung Quốc.

Trong khi đó, JL-2 có tầm bắn gấp gần 3 lần các tên lửa này.

Tên lửa JL-2 “đã trải qua cuộc thử nghiệm thành công vào năm 2012 và có vẻ đã sẵn sàng đi vào hoạt động”. Theo ONI, “một khi được triển khai, JL-2 có thể mang lại cho Trung Quốc khả năng tấn công các mục tiêu trong lục địa Mỹ”.

Tên lửa JL-2 trong lần phóng thử nghiệm
Tên lửa JL-2 trong lần phóng thử nghiệm

Theo chuyên gia Koh, bản báo cáo của ONI cho thấy có thể PLA vẫn đang trong quá trình thử nghiệm JL-2.

“Nếu những tên lửa này chưa sẵn sàng hoạt động, không có lý do gì để Trung Quốc triển khai chúng trong các đợt tuần tra” – Koh nói.

Cũng theo Koh, hiện có đồn đoán cho rằng Trung Quốc đang phát triển mẫu tàu ngầm hạt nhân Type 096 lớp Tang, có thể mang 24 tên lửa đạn đạo, nhiều gấp đôi so với các tàu ngầm Type 094 lớp Jin.

Do vậy, Koh nhận định, khả năng lớn nhất là JL-2 đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng và đã có thành công, nếu không, chúng sẽ không được triển khai cùng với chương trình phát triển tàu ngầm 096 lớp Tang.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Ngọc Bích – Út Trà Ôn về đoàn Thanh Hải

Ngọc Bích – Út Trà Ôn về đoàn Thanh Hải

Chương trình buổi hát của danh ca Út Trà Ôn đăng trên quảng cáo

Chương trình buổi hát của danh ca Út Trà Ôn đăng trên quảng cáo

File photo

Sau nhiều năm đi hát, có lẽ rút được kinh nghiệm, nên đến năm 1972 Thanh Hải cùng với hề Văn Hường đứng ra lập gánh lấy bảng hiệu Thanh Hải – Văn Hường. Và lúc này thì Út Trà Ôn bị thất nghiệp do các đoàn Kim Chung giải tán. Cậu Mười cùng cô học trò Ngọc Bích về đầu quân cho gánh hát Thanh Hải – Văn Hường.

Cá ăn kiến, thì cũng có lúc kiến ăn cá

Trước đây khi còn ở đoàn Thủ Đô, trong khi Út Trà Ôn hát vai chánh ngoài sân khấu thì Thanh Hải đứng núp sau cánh gà học hỏi, bởi không có vai nào hết. Người ta nói lúc ấy Thanh Hải rất “sợ” Cậu Mười, cậu nói gì nghe nấy, sai bảo gì cũng phải làm. Bởi thời này đào kép chánh muốn gì bầu gánh cũng phải chiều theo, nhứt là Út Trà Ôn nổi tiếng hay làm khó dễ. Nếu như cậu bất mãn gì đó mà có liên quan đến Thanh Hải, thì anh ta rất dễ dàng bị đuổi khỏi đoàn, bởi làm mất lòng kép chánh.

Thế nhưng, 10 năm sau thì đệ nhứt danh ca lại về đầu quân gánh Thanh Hải – Văn Hường, tức chịu sự điều động phân bố vai trò của bầu gánh Thanh Hải. Nói rõ hơn là Út Trà Ôn làm việc dưới sự chỉ huy của Thanh Hải. Thiên hạ nói đời là thế! Cá ăn kiến, thì cũng có lúc kiến ăn cá vậy!

Rồi thì thời gian chưa đầy một năm thì đoàn Thanh Hải – Văn Hường cũng bị rã gánh, hầu hết đào kép công nhân phải chịu thất nghiệp, bởi đâu còn đoàn nào, sân khấu nào để mà đầu quân. Riêng bầu Thanh Hải về nhà trông coi mấy cửa hàng buôn bán của anh. Thế nhưng, vẫn nhớ nghề nên thỉnh thoảng có đoàn nào kêu đi hát chầu thì cũng nhận lời cho vui thôi, chớ không nhắm vào tiền bạc hay giao kèo gì hết.

Sau 1975 gánh hát cải lương thành lập nhiều, tỉnh nào cũng có, Thanh Hải về hát cho đoàn Quê Hương (Bến Tre) cùng với Út Hiền, Hồng Thủy, Thành Chiến. Đến năm 1977 lại về cộng tác với đoàn Thống Nhứt (Tây Ninh) hát với Ánh Hồng, được khán giả khen ngợi qua vai Trần Bình Trọng. Lúc bấy giờ mỗi khi Thanh Hải ra chợ Long Hoa thì người ta gọi anh bằng cái tên của vai tuồng.

Năm 1978 Thanh Hải về thành phố hát ở đoàn Sống Chung, được một năm thì về cộng tác với đoàn Văn Công thành phố, đây là đoàn cải lương mà Thanh Hải cộng tác thời gian lâu dài nhứt (9 năm).

Nghỉ hát sau 30 năm theo đuổi nghiệp cầm ca

1411195646-thanh-hai5-622.jpg
Từ trái sang: Nghệ sĩ Minh Vương, Nghệ sĩ Thanh Sang, Nghệ sĩ Thanh Hải, Nghệ sĩ Thanh Tú trong buổi họp mặt đoàn cải lương Thanh Minh tại Bình Dương trước đây.

Cuối năm 1988, thời điểm này cải lương còn hoạt động trong bao cấp, nên người lãnh đạo đoàn hát có nhiều quyền hành. Không biết vô tình hay cố ý, hoặc vì lý do nào đó mà trưởng đoàn lại phân bố vai trò, giao cho Thanh Hải vai hề, mà lại là vai trò rất khó coi anh ta thua buồn rời khỏi đoàn về… nằm nhà, nghỉ hát sau 30 năm theo đuổi nghiệp cầm ca.

Suốt 5 năm không thấy Thanh Hải xuất hiện ở đoàn hát nào hết, mà chỉ thường xuyên chăm sóc vườn điều 5 mẫu ở Bến Cát, Sông Bé, mà anh đã tạo ra nó lúc còn đi hát kiếm ra tiền.

Có lần một nhà báo gặp Thanh Hải đã hỏi anh:

– Thế sao Thanh Hải chưa hát trở lại dù có đoàn mời?

– Tôi đã lớn tuổi, sức khỏe kém, không thể theo đoàn đi lưu diễn xa nên tôi quyết định nghỉ hát.

– Còn một nguyên nhân nào khác khiến anh đột ngột nghỉ hát, điều gì đã làm cho anh chán ngán tình đời không đi hát?

Thanh Hải buồn bã trả lời:

– Tôi nghỉ hát nằm nhà, có nghĩa là không phải tôi vì tiền nhiều tiền ít, mà bỏ đoàn này theo đoàn nọ. Nhưng vấn đề tiền bạc, sự tương quan đồng lương của nghệ sĩ trong cùng đơn vị nghệ thuật rất là quan trọng. Về mặt nghề nghiệp, sự cao thấp chênh lệch của đồng lương, nói lên cái gì khác hơn là ý nghĩa tiền nhiều hay ít. Người ta tranh giành nhau từng chiếc ghế để có quyền xếp lương người này, nâng lương người nọ, hạ lương người kia, phân công phân vai không hợp lý, để đẩy lùi nghề nghiệp người khác, để cho người ta chán nản bỏ đi.

Đó là sự hiểm độc của người đời từ xưa đến nay vẫn không đổi mới chút nào. Tôi từng làm bầu gánh, tôi đã cố sức tránh không để cho sự quyết định tiền bạc, đồng lương của mình như là đánh giá tài năng làm đau khổ đồng nghiệp, vì tôi biết làm thế là mất đức. Tôi chỉ nói thế để giải thích sự nghỉ hát của tôi, chứ không còn để tâm phiền trách gì ai đã từng gây đau khổ cho tôi.

Đêm về tôi cứ suy nghĩ mãi, lẽ nào chỉ vì tự ái cá nhân, vì bất đồng với vài người mà mình phải từ bỏ sự nghiệp của mình. Nhưng sở trường của tôi là kép mùi. Tôi biết mình lớn tuổi không thể hát kép chánh, nhưng dù vai gì cũng phải hợp với sở trường của mình. Người ta lại giao cho tôi đóng vai hề. Có lần tôi “được” giao đóng vai một thằng cầm sợi dây giữ cho con heo nái đi động đực để chọc cho khán giả cười. Như thế làm sao tôi còn muốn đi hát nữa. Dù sao tôi cũng đã 30 năm trong nghề, vinh quang đã trải qua, nên tôi rút lui khỏi sân khấu không có gì để mà hối tiếc.

Categories: Tài Liệu Tham Khảo | Leave a comment

‘Hạ màn’ ông Tập thăm Mỹ, TQ dương Đông kích Tây

‘Hạ màn’ ông Tập thăm Mỹ, TQ dương Đông kích Tây

Các cố vấn của ông Tập Cận Bình đã chuẩn bị một chương trình đến Mỹ theo đúng nghệ thuật dùng binh nổi tiếng của TQ “dương Đông kích Tây”, tránh trực diện những vấn đề đối phương quan tâm, vu hồi vào những điểm đối phương không tính hết.

Chuyến thăm Mỹ của ông Tập Cận Bình vừa kết thúc với một Tuyên bố chung Mỹ-Trung thể hiện xu thế chủ đạo trong quan hệ hai siêu cường ở thế kỷ 21: vừa đấu tranh vừa hợp tác.

Ông Tập đến Mỹ trong bối cảnh kinh tế TQ có dấu hiệu đi xuống, đồng nhân dân tệ phá giá, cuộc chiến chống tham nhũng gặp khó khăn trong khi kinh tế Mỹ khởi sắc, ông Obama vừa giành được sự ủng hộ của hai viện QH ủng hộ Thỏa thuận hạt nhân Iran+P5, mục tiêu ông theo đuổi suốt gần hai nhiệm kỳ.

Nhiều nhà bình luận đã nhìn nhận ông Tập đến Mỹ trong tư thế yếu và Mỹ có thể buộc TQ phải làm rõ một số vấn đề đặc biệt là hai hồ sơ Chiến tranh mạng và tranh chấp ở Biển Đông. Hàng loạt các tuyên bố hùng hồn của các quan chức Mỹ đã được đưa ra trước chuyến thăm.

Tập Cận Bình thăm Mỹ, Obama, một vành đai một con đường, con đường tơ lụa, phá giá nhân dân tệ, bán đảo Triều Tiên
Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp Chủ tịch TQ Tập Cận Bình tại Nhà Trắng ngày 25/9. Ảnh: Reuters

Cùng một ngày 21/9/2015, hai quan chức cấp cao Mỹ đã lên tiếng. Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Susan Rice cảnh báo, hoạt động gián điệp mạng do nhà nước bảo trợ phải chấm dứt, và Washington coi đây là mối lo ngại đối với an ninh quốc gia và là nhân tố then chốt trong quan hệ Mỹ – Trung. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew thì bày tỏ quan ngại về các chính sách điều hành tỷ giá đồng nội tệ của TQ, yêu cầu TQ tái khẳng định cam kết hướng tới một nền kinh tế theo định hướng thị trường với động lực là chi tiêu tiêu dùng.

Chuyến thăm của ông Tập cũng trùng với chuyến thăm Mỹ đầu tiên của Giáo hoàng Francis ngày 23/9/2015.Một ẩn ý làm loãng sự quan tâm của dân chúng hay là áp lực so sánh về chính sách đối với đóng góp hòa bình và quyền con người?

Song không thật đúng như các mong đợi và bình luận, kết quả chuyến thăm của Tập Cận Bình đã cho thấy TQ cứng rắn hơn dư luận nghĩ và Mỹ-Trung mỗi nước đều có những hạn chế để buộc phải hợp tác.

Món quà kinh tế

Nếu như chuyến thăm của Đặng Tiểu Bình đến Mỹ tháng 1/1979 mở đầu cho giai đoạn bình thường hóa quan hệ hai nước thì chuyến thăm 2015 của ông Tập Cận Bình thể hiện vai trò cùng Mỹ lãnh đạo thế giới, đem giấc mơ Trung Hoa so sánh với các giá trị giấc mơ Mỹ, định hình quan hệ kiểu mới giữa hai cường quốc trong thế kỷ 21.

Các cố vấn của ông Tập đã chuẩn bị một chương trình theo đúng nghệ thuật dùng binh nổi tiếng của TQ “dương Đông kích Tây”, tránh trực diện những vấn đề đối phương quan tâm, vu hồi vào những điểm đối phương không tính hết.

Trước chuyến đi, ông Tập đã có những phát biểu về Thái Binh Dương bao la đủ chỗ cho cả Mỹ và TQ, đối đầu sẽ là đại họa cho cả hai bên, quan hệ Mỹ – Trung nên nhìn vào đại cục, là 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới, và lịch sử đã chứng minh, 2 nước sẽ có lợi khi hợp tác và bất lợi khi đối đầu.

Cuộc diễu binh rầm rộ ngày 3/9/2015 đã phô diễn sức mạnh của nền kinh tế có chi phí quân sự lớn thứ hai thế giới và đang ngày càng làm Mỹ e ngại. Ông Tập đã không chọn Washington là điểm đến đầu tiên theo lễ tân thông thường mà chọn Seattle, một trung tâm kinh tế Mỹ. TQ đã đưa ra món quà chạm ngõ theo nghi lễ phương Đông mà Mỹ khó có thể từ chối.

Đó là các hợp đồng kinh tế về việc xây dựng tuyến đường sắt cao tốc dài 230 dặm, trị giá 12,7 tỉ USD nối giữa Los Angeles và Las Vegas; là việc TQ mua 300 máy bay Boeing của Mỹ và tạo điều kiện để các công ty Mỹ đàu tư 3 tỉ USD vào các dự án sử dụng năng lượng ở TQ.

Trong bài phát biểu tại Seattle hôm 22/9, ông Tập Cận Bình đã đưa ra đề xuất 4 điểm về phát triển mối quan hệ nước lớn kiểu mới giữa hai nước để thăm dò Mỹ.

Ông cho rằng TQ và Mỹ nên hiểu đúng các mục đích chiến lược của nhau, tăng cường hơn nữa sự hợp tác cùng có lợi, giải quyết những bất đồng giữa hai nước một cách thỏa đáng và tích cực tìm kiếm thêm những điểm tương đồng cũng như thúc đẩy các cuộc giao lưu nhân dân.Các chuyến thăm tại Taloma, New York tạo hình ảnh tích cực của ông Tập trong mắt công chúng Mỹ cũng như trên cả khía cạnh kinh tế và quyền con người.

Phát biểu của Obama và Tập Cận Bình tại họp báo chung ngày 25/9 cho thấy hai lãnh đạo đã trao đổi một cách thẳng thắn về các vấn đề quan tâm song để có tiếng nói chung vẫn còn phải phấn đấu. Nói một cách khác hai bên vẫn đang đường ai nấy đi dù có một số biện pháp lòng tin được dề xuất.

Quan hệ nước lớn kiểu mới?

Vấn đề đầu tiên hai lãnh đạo trao đổi là mối quan hệ nước lớn kiểu mới. Lần đầu tiên Tổng thống Obama hoan nghênh sự trỗi dậy của TQ một cách hòa bình, ổn định, thịnh vượng và là đối tác có trách nhiệm trong các vấn đề quốc tế. Ông nhấn mạnh lần đầu tiên Mỹ và TQ sẽ là những đối tác chính thức thúc đẩy phát triển toàn cầu. Thịnh vượng hơn và an ninh hơn sẽ là những kết quả chính mà sự hợp tác Mỹ-Trung mang lại.

Cả hai nước là đối tác trước các thách thức toàn cầu, từ an ninh hạt nhân, chống cướp biển ở mũi Hảo vọng, hòa giải và phát triển ở Afganistan cho đến đấu tranh chống dịch Ebola.

Tổng thống Mỹ khẳng định sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác dù cũng còn những bất đồng cần đề cập thẳng thắn và xây dựng. Mỹ-Trung sẽ cùng các nước khác thúc đẩy phát triển Afganistan, hợp tác thực hiện Thỏa thuận hạt nhân Iran, tăng cường lực lượng gìn giữ hòa bình, đồng y giải trừ vũ khí hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên.

Ông Tập Cận Bình đã có dịp để tuyên bố chính thức về những điểm chính trong quan hệ nước lớn kiểu mới mà TQ sẽ cùng Mỹ xây dựng, không xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng thắng.

Ông ủng hộ một chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu, nhấn mạnh vai trò đàm phán 6 bên theo sáng kiến của TQ, ở bán đảo Triều Tiên nhằm từng bước tiến tới giải trừ vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên một cách triệt để và xác thực thông qua con đường hòa bình.

Vấn đề thứ hai là hợp tác kinh tế. Mỹ thừa nhận TQ là một thị trường xuất khẩu quan trọng. Trong nhiệm kỳ của ông Obama, xuất khẩu Mỹ vào TQ đã tăng gấp đôi, tạo 1 triệu công ăn việc làm cho người Mỹ. Lo ngại những tác động điều chỉnh đồng nhân dân tệ, Mỹ kêu gọi hai nước tiến tới Hiệp định đầu tư song phương tiêu chuẩn cao tạo điều kiện cho các công ty Mỹ.

Ông Tập đã trấn an doanh nhân Mỹ khi khẳng định Mỹ-Trung là hai nền kinh tế bổ sung cao cho nhau và có tiềm năng to lớn để tiếp tục hợp tác.

Ông khẳng định sẽ tiếp tục con đường cải cách, phối tác chính sách kinh tế vĩ mô và cùng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu với ổn định tài chính. Mỹ-Trung đồng y thiết lập liên hệ cấp cao điện thoại thường kỳ về các vấn đề kinh tế.

Cả trong phát biểu cũng như trả lời phỏng vấn, ông Tập không quên nhắc đến cam kết của Mỹ về kế hoạch cải cách hệ thống điều hành và phân bổ quyền lực tại Quỹ tiền tệ quốc tế, biện pháp giảm vai trò của Mỹ và tăng vị trí của TQ trong điều hành tài chính thế giới.

Các sáng kiến Một vành đai Một con đường, Con đường tơ lụa, Ngân hàng AIIB được nêu ra kêu gọi sự hợp tác của Mỹ. Nếu TQ phát triển nó sẽ mang lại lợi ích cho thế giới và nước Mỹ. Nếu Mỹ phát triển, nó cũng mang lại lợi ích cho thế giới và TQ.

Điều đáng chú ý là Chủ tịch Tập khẳng định sẽ tiếp tục cải cách toàn diện sâu rộng, xây dựng quản trị trên nền tảng pháp luật và tăng cường kỷ luật đảng. TQ thể hiện rõ đường lối tiếp tục cải cách kinh tế sâu rộng dưới sự lãnh đạo một đảng.

Về vấn đề thứ ba, Tổng thống Obama đã nêu quan tâm sâu sắc của các DN và công dân Mỹ bị xâm phạm trên mạng. Ông chỉ ra rằng các xâm phạm này phải chấm dứt. Hai bên nhanh chóng đạt được thỏa thuận chung là hai chính phủ sẽ không tiến hành hoặc hỗ trợ các xâm phạm mạng, đánh cắp sở hữu trí tuệ, bao gồm các bí mật thương mại và các thông tin làm ăn mật nhằm trục lợi thương mại.

Chủ tịch TQ đồng ý hai bên đã đạt được sự đồng thuận quan trong trong cuộc chiến chung chống xâm phạm an ninh mạng, sẽ xử ly các vụ hình sự, thúc đẩy hỗ trợ điều tra và chia xẻ thông tin. Mỹ đã không đi đến cùng lời đe dọa xâm phạm an ninh mạng phải chấm dứt và sẽ có các biện pháp trừng phạt trả đũa khi chỉ đề cập đến an ninh thương mại mà chưa nói đến các xâm phạm an ninh quốc phòng.

TQ giữ vững quan điểm hai chính phủ sẽ hợp tác vì như Tổng thống Obama chia sẻ đã hiểu hết tâm sự của Chủ tịch Tập – với 1,3 tỷ người, ông không thể bảo đảm hành vi của từng cá nhân trên đất TQ.

Nguyễn Hồng Thao

Tiếp: ‘Đòn nắn gân’ Biển Đông của ông Tập Cận Bình khi thăm Mỹ

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Nỗi hoảng loạn khiến cuộc hành hương trở thành thảm kịch

Nỗi hoảng loạn khiến cuộc hành hương trở thành thảm kịch

Khi cảm thấy bị nguy hiểm trong đám đông, tim đập nhanh, hơi thở gấp hơn, bản năng thúc đẩy con người chạy đến nơi an toàn bằng mọi giá, khiến tình hình tồi tệ hơn.
2-9181-1443144631.jpg

Các nạn nhân trong vụ giẫm đạp ở gần thánh địa Mecca hôm 24/9. Ảnh: Reuters

Vụ giẫm đạp gần thánh địa Mecca ở Arab Saudi hôm 24/9 khiến 717 người chết và hơn 800 người bị thương là thảm họa tồi tệ nhất trong vòng 25 năm qua. Giới chức địa phương đổ lỗi cho người hành hương không đi đúng lịch trình dẫn đến hỗn loạn, còn người hành hương tố cáo chính quyền điều tiết kém, khiến hai dòng người đấu đầu nhau, dẫn đến xô đẩy và chết người.

Cho dù lập luận của bên nào đúng sai chưa rõ, có một nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tấn bi kịch này, theo các chuyên gia khoa học tâm lý, đó là nỗi hoảng loạn trong một đám đông bị kích động.

Vụ giẫm đạp ở Mina bắt nguồn từ “cơn sốt” khi người ta nóng lòng tới đích, hoặc từ tâm lý “hoảng loạn chạy trốn” khi con người tìm cách thoát khỏi nơi nguy hiểm. Trong cả hai trường hợp, dòng người đông đúc đang di chuyển theo cùng một phương hướng. Dòng người sẽ di chuyển thuận lợi cho đến khi gặp phải một vật cản, chẳng hạn như một cánh cửa hẹp, hay một lối rẽ nhỏ.

Nhà chức trách Arab Saudi đưa ra nhận định ban đầu rằng vụ giẫm đạp diễn ra tại nơi giao nhau giữa Phố 204 và Phố 223, hình thành một sự vam chạm giữa hai dòng chuyển động, khiến người ta xô vào nhau.

Xô đẩy

Chuyên gia phân tích nguy cơ và an toàn đám đông G. Keith Still cho rằng những thảm kịch như thế này không phải là vụ giẫm đạp, mà là “một đám đông xô đẩy nhau sau khi hai dòng người xung đột trong không gian chật hẹp”.

Về mặt cơ học, những vụ xô đẩy của đám đông như vậy diễn ra khá đơn giản: Khi một đám đông dồn ép nhau ở mật độ khoảng 7 người trên một mét vuông, điều tối quan trọng là những người phía trước phải di chuyển nhanh như người phía sau. Nếu không, những người ở phía sau, khi không nhìn được những gì ở phía trước đám đông, sẽ tiến lên để có thêm không gian, với ý nghĩ rằng người phía trước sẽ tiếp tục di chuyển để nhường đường cho họ.

Nếu vì lý do nào đó, nhịp tiến của hai khối này bị lệch nhau, chẳng hạn như có vật cản ở phía trước đám đông, hay một tin đồn ở phía sau rằng người ta đang xô đẩy nhau, đám đông tất yếu sẽ tăng tốc, và ép chặt vào đám người ở phía trước, đôi khi tạo ra lực đủ mạnh để đè bẹp những người đứng trước mặt họ.

“Hình ảnh tôi thường sử dụng trong các hội thảo là một quả trứng bị đẩy ngược trở lại vào trong con gà”, Still nói.

Các nhà khoa học cho biết 6 hoặc 7 người trưởng thành khi cùng lúc liên tục đẩy về một hướng, sức mạnh mà họ tạo ra đủ để uốn cong đường ray xe lửa. Khi hàng ngàn người từ hai hướng liên tục ép vào nhau, hậu quả đối với những người mắc kẹt ở giữa là khủng khiếp.

Kết quả khám nghiệm tử thi những người thiệt mạng trong các vụ giẫm đạp cho thấy ngực của họ phải chịu sức ép lên tới 6,4 psi, tương đương lực tác động 4,5 tấn trên một mét vuông.

2-4260-1443154514.jpg

Vụ giẫm đạp xảy ra tại nút thắt cổ chai giao giữa Phố 204 và Phố 223 ở Mina. Ảnh: NYTimes

“Mật độ lớn đến mức khi một người cử động, anh ta sẽ tạo ra lực tác động lên những người xung quanh”, ông Dirk Helbing, chuyên gia về khoa học máy tính tại ETH Zurich, nói. “Bạn có thể trở thành nạn nhân của những lực tác động ngẫu nhiên này và ngã xuống. Lúc đó, bạn vô tình tạo ra một khoảng trống giữa đám đông, và những người đứng quanh bạn mất đi chỗ dựa sẽ mất thăng bằng và ngã nhào lên bạn”.

Cơn hoảng loạn của đám đông

Thông thường những vụ giẫm đạp kinh hoàng nhất bắt đầu với một hoặc vài người chết do bị đám đông đè bẹp trong khi xô đẩy. Những cái chết này nhanh chóng gây ra tâm trạng hoảng loạn trong đám đông, và nhiều người có thể bị chèn ép đến ngạt thở bởi những người xung quanh.

Trong thực tế, các chuyên gia cho rằng việc đổ lỗi cho hành vi của đám đông trong các vụ giẫm đạp là một sai lầm, vì hầu hết những thảm kịch này có thể được ngăn ngừa bằng cách giãn rộng không gian vật lý của đám đông.

“Vụ giẫm đạp này giống như là hai dòng người từ hai hướng ngược chiều ép chặt vào nhau, với mật độ người vượt quá ngưỡng an toàn. Một khi nó đã bắt đầu, sẽ là quá muộn để có thể ngăn chặn thảm kịch leo thang”, Still giải thích.

Theo đó, trong đám đông chật chội, chúng ta trở thành nạn nhân của trạng thái sinh học chính bản thân mình. Nếu hàng ngàn người cùng bình tĩnh và tập trung, thảm họa sẽ không xảy ra. Nhưng khi đối mặt với cái chết, hầu hết chúng ta đều rơi vào trạng thái tim đập nhanh và thở gấp, cùng nỗi thôi thúc phải chạy đến nơi an toàn bằng bất cứ giá nào.

Theo nhà sinh vật học Iain Couzin tại đại học Princeton, trong khi nhiều loài vật tiến hóa để thích nghi với hoàn cảnh đông đúc, chẳng hạn như các đàn chim hay đàn cá khổng lồ di chuyển nhịp nhàng, thì con người lại tiến hóa theo hình thức các nhóm gia đình nhỏ.

Mặc dù ngày nay con người sinh sống trong các thành phố đông đúc, nhưng bộ não của họ vẫn chưa thực sự thích nghi được với hoàn cảnh. “Chúng ta không biết phải làm gì trong hoàn cảnh như vậy. Những hoàn cảnh đó không cho phép chúng ta hiểu được điều gì đang diễn ra”, ông Couzin nói.

Theo ông, khi rơi vào trạng thái hoảng loạn, con người sẽ không tuân theo những quy tắc đã được đặt ra. “Cách phản ứng của con người với hoảng loạn tạo ra nguy cơ. Phản ứng của một đám đông lớn sẽ trở thành thứ rất nguy hiểm trong những hoàn cảnh nhất định”.

Có thể ngăn chặn được không?

Một nghiên cứu năm 2010 chỉ ra rằng dù các nhà tổ chức sự kiện đã rất nỗ lực, các vụ giẫm đạp vẫn gia tăng trên toàn thế giới. Thế nhưng các nhà khoa học vẫn khá mơ hồ về nguyên nhân thực sự làm bùng nổ thảm họa. Các nhân viên cứu hộ, những người đến hiện trường đầu tiên, chỉ tập trung vào tìm kiếm và chữa trị cho người bị thương, chứ hiếm khi ghi nhớ lại những gì họ quan sát được về vụ giẫm đạp.

“Các tổ chức y tế quốc tế đã thừa nhận rằng đây là một loại thảm họa”, phó giáo sư Edbert Hsu tại đại học Johns Hopkins cho biết. “Nếu họ quy định rằng có ai đó phải đến hiện trường thật nhanh để quan sát những gì diễn ra, chúng ta sẽ có những báo cáo chi tiết để có thể so sánh, đối chiếu. Nếu không có những báo cáo đó, chúng ta sẽ không thực sự hiểu được mình đang đối phó với điều gì”.

1-8140-1443144631.jpg

Khoảng hai triệu người Hồi giáo hành hương đến Mecca trong năm nay. Ảnh: Reuters

Để tránh những vụ giẫm đạp như thế này, Still cho rằng các nhà tổ chức sự kiện cần phải lưu tâm đến tốc độ và hướng di chuyển của đám đông, dựa trên mục tiêu tụ tập của họ. “Khi không làm được như vậy, bạn sẽ tạo ra cảm giác và hành vi bực bội cho đám đông, và sự bực bội này có thể bùng nổ trong không gian quá chật hẹp”, ông giải thích.

Trí Dũng

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Lập hạm đội dân quân – chiêu mới của Trung Quốc ở Biển Đông

Lập hạm đội dân quân – chiêu mới của Trung Quốc ở Biển Đông

Trung Quốc đang xây dựng hạm đội tàu cá mới trên Biển Đông nhằm phục vụ cho lực lượng dân quân biển, động thái có thể đẩy căng thẳng khu vực leo thang.
17620404-793517-1438393386-660-4736-7587

Hàng chục nghìn tàu cá Trung Quốc ra Biển Đông hôm 1/8, sau khi lệnh cấm đánh bắt nước này đơn phương đưa ra hết hiệu lực. Ảnh: Hinews

Lực lượng dân quân biển – một trong những ẩn số về sức mạnh trên đại dương của Trung Quốc – thực tế sử dụng tàu cá dân sự trong nhiều nhiệm vụ như giải cứu các tàu  mắc cạn hay thậm chí hỗ trợ đổ bộ lên các vùng đảo tranh chấp. Dù nhiều ý kiến trong nội bộ Trung Quốc từ lâu yêu cầu đưa dân quân biển vào hoạt động chính thức, nhưng đây là lần đầu tiên lực lượng này có một hạm đội tàu cá riêng, tăng cường sức mạnh đáng kể cho nhà sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ cá lớn nhất thế giới.

Trong cuộc hội thảo về sức mạnh hải quân Trung Quốc, Zhang Hongzhou, nghiên cứu viên của trường nghiên cứu quốc tế Rajaratnam, Singapore trình bày “dường như Trung Quốc đang xây dựng hạm đội tàu đánh cá quốc doanh nhằm phục vụ lực lượng dân quân trên Biển Đông”.

Vai trò quan trọng của dân quân biển Trung Quốc trong hoạt động đánh bắt cá không quá mới. Từ năm 2013, trong một chuyến thăm làng chài ở tỉnh Hải Nam, Chủ tịch Tập Cận Bình nói với dân quân ở đây rằng họ không nên chỉ dẫn đầu việc đánh cá mà còn cần thu tập thông tin và hỗ trợ xây dựng các đảo, rạn san hô vì lợi ích của Trung Quốc trên Biển Đông. Bài phát biểu của Tập Cập Bình đã tạo đà cho sự phát triển lực lượng dân quân biển, nhiều thành phố ven biển thành lập những đơn vị dân quân mới, kêu gọi nguồn lực, tài nguyên cung cấp cho hoạt động đào tạo người đánh cá và xây dựng tàu mới.

Tuy nhiên động thái xây dựng hạm đội tàu cá quốc doanh cho dân quân trên biển Đông là “một hiện tượng mới”, Zhang nói. Khi có hạm đội riêng, họ sẽ hoạt động mà không phải phụ thuộc vào việc thuê tàu cá của ngư dân hay các công ty khác.

Theo quan điểm của Zhang, sự thay đổi này của chính phủ Trung Quốc phản ánh sự bất lực của Bắc Kinh trong công tác quản lý ngư dân. Sau một loạt vấn đề, trong đó có việc ngư dân khiếu nại mức chi trả thấp cho các việc mà họ làm theo lệnh chính phủ, chính quyền trung ương dường như đã quyết định rằng họ cần lực lượng riêng để tiện kiểm soát và chỉ huy, Zhang nói.

Ông cũng không hề hoài nghi việc Trung Quốc sử dụng hạm đội tàu cá mới này để củng cố vị trí của mình ở Trường Sa. Theo nghiên cứu, có hơn 1,8 triệu tấn tài nguyên hải sản trong vùng biển gần quần đảo với số lượng khai thác hàng năm có thể có thể lên đến 500.000 đến 600.000 tấn.

“Hạm đội tàu cá tất nhiên sẽ được triển khai ở Trường Sa”, ông phân tích.

Tuy nhiên Zhang cũng cảnh báo việc tăng cường sử dụng lực lượng dân quân biển có thể gây leo thang tranh chấp trong khu vực và làm phá hoại quyền lợi của chính Trung Quốc. Zhang cho rằng dân quân biển có thể lợi dụng “vỏ bọc” lòng yêu nước để tiến hành các hành động bất hợp pháp gồm khai thác trộm san hô, rùa biển và các loài quý hiếm khác, điều này có thể ảnh hưởng đến hình ảnh Trung Quốc trên trường quốc tế.  Họ cũng có thể hoạt động trên vùng biển tranh chấp, làm leo thang căng thẳng với các quốc gia láng giềng.

“Điều này thực tế có thể gây ảnh hướng đến chính sách đối ngoại của Trung Quốc và phá hoại mối quan hệ với các nước láng giềng”, Zhang kết luận.

Việc Trung Quốc sẽ giải quyết những rủi trước mắt này như thế nào vẫn còn là ẩn số, khi chi tiết về số lượng và thời gian phát triển của hạm đội mới này vẫn chưa rõ ràng. Tỉnh Hải Nam đã ra lệnh xây dựng với 84 tàu dân quân biển cho cái gọi là “thành phố Tam Sa”. 10 tàu cá sẽ được giao trong năm 2015. Hiện tại, hạm đội chỉ có 4 tàu. Ông Zhang cho rằng sẽ phải mất vài năm để hoàn thiện cả hạm đội.

Tuấn Vũ (theo The Diplomat)

Categories: Biển Đông | Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.