Monthly Archives: November 2015

CẢM NHẬN VỀ SOẠN GIẢ VIỄN CHÂU QUA MỘT SỐ BÀI CA CỔ

CẢM NHẬN VỀ SOẠN GIẢ VIỄN CHÂU QUA MỘT SỐ BÀI CA CỔ

Đăng lúc: Thứ năm – 12/11/2015 09:08 – Đã xem: 187

SG Viễn Châu & NS Út Trà ÔnSG Viễn Châu & NS Út Trà Ôn

CLVNCOM – Thông tin về cuộc đời và con người soạn giả Viễn Châu đã được khai thác khá nhiều (điều đó cũng dễ hiểu, khi mà ông là cha đẻ của hàng ngàn bài ca cổ và tuồng cải lương). Trong phạm vi bài viết này xin dành vài dòng tản mạn để cảm nhận về một số tác phẩm của ông, nói chính xác hơn là cảm nhận về ông qua một những tác phẩm đó (Vì vậy bài viết không phải là bức tranh toàn cảnh và đầy đủ về tác giả và tác phẩm, chỉ là một góc nhìn rất cá nhân mà thôi).

1. Tm lòng dành cho thân phn con người bt hnh

Điều thiêng liêng nhất (và đôi khi cũng chính là điều bi kịch nhất) của người nghệ sĩ là sống trọn vẹn và hoà nhập vào nhân vật của mình. Viễn Châu sống với nhân vật của mình bằng tấm lòng và mối đồng cảm sâu sắc với từng số phận, từng cảnh đời. Đó không phải là lòng trắc ẩn của một người đi đường bất chợt thấy một người ăn xin mà dường như tấm lòng của ông tự tìm đến “lục lọi” từng ngõ ngách cuộc đời để tìm họ; đó không phải là cách người ta bố thí vài xu vì ông đưa nhân vật khốn khổ của mình lên một vị trí cao đẹp nhất – vị trí tâm điểm trong tác phẩm nghệ thuật. Ông đưa người nghe vào một chuyến xe bên cầu Bến Lức nghe em bé hát dạo cất “li ca tc tưởi gia cung su” bên cạnh một ông lão tật nguyền (Su vương ý nhc). Nghe bài ca này qua giọng ca “không có tuổi” của NS tài danh Minh Cảnh thì mấy ai mà chẳng thấy chạnh lòng thương cảm. “Chiếc đàn long phím tang thương như mt kiếp cơ hàn”, “đôi h mt sâu thăm thm như cha đng mt ni nim dĩ vãng xa xăm”, “ li ca ngây thơ vng di” của cô bé như một mối ám ảnh đối với ông. Ta có thể gặp lại hình ảnh đôi vợ chồng già hát rong mù loà lẻ loi giữa cảnh trời nước mênh mông trong một buổi chiều buồn trong Tiếng độc huyền. Tiếng hát gợi nhớ đến những giọng ca “bun còn hơn nhng điu đàn thiên c” hoà lẫn với âm thanh buồn tiếng độc huyền không chỉ làm tác giả rơi nước mắt mà còn làm người nghe cũng không khỏi se thắt lòng (chính giọng ca mê hoặc đầy cảm xúc của NS Tấn Tài khi thể hiện bài này càng tăng thêm chất tự sự buồn cho tác phẩm). Hình ảnh đó cũng gợi nên những tâm tư, những nỗi buồn của “nghịêp cầm ca” nơi chính ông. Ở ông không có chỗ cho sự “tự cao” của một “nghệ sĩ nổi tiếng” trước những người hát rong “tầm thường”, với ông “họ nhạc sĩ ta cũng là nhạc sĩ, đời của ai rày đây mai đó thì đời của ta cũng sương gió lâu rồi”, vì cùng chung “kiếp tằm nặng mối tơ vương” cùng mang cái đẹp đến cho cuộc đời.

Không chỉ “ưu ái” riêng cho những người “đồng nghịêp bất hạnh”, Viễn Châu dành trọn tình cảm của mình cho bất cứ con người khốn khó nào mà ông từng gặp trên đường đời. Như từng tâm sự với khán giả về hoàn cảnh ra đời của bàiTình anh bán chiếu, ông sáng tác bài ca đầy cảm xúc khi tình cờ bắt gặp hình ảnh một anh bán chiếu dừng lại nghỉ mệt bên vệ đường giữa buổi trưa hè. Tình anh bán chiếu là một món quà vô giá dành cho anh bán chiếu vô danh (và tất cả những người vất vả với nghề bán chiếu), một món quà cho “Ngã 7 Phụng Hiệp” và cho tất cả những ai yêu mảnh đất, con người Nam Bộ. Một mối tình đơn phương tuỵêt vọng xen lẫn với những nỗi nhọc nhằn của nhân vật tạo nên một tác phẩm tuỵêt đẹp – một nét đẹp thuần chất, tự nhiên không đến từ vẻ hào nhoáng, không đến từ sự thơ mộng điệu đàng mà từ những chất liệu cuộc sống. Có nhiều vở diễn dài mấy giờ, hàng chục nhân vật mà lại chẳng có nhân vật nào “sống” trong khi một bài ca cổ dài hơn 5 phút lại mang đến một câu chuyện, một số phận, một không gian sống động hoà quyện nhau một cách hoàn hảo (Sau này chính ông do vẫn “nặng nợ” với anh bán chiếu mà viết tiếp vở “Tình anh bán chiếu” nhưng không đặc sắc lắm, có lẽ bài ca này đã chắt lọc mọi tinh hoa câu chuyện rồi). Ai bảo người miền Tây hiền lành nhưng cục mịch, bộc trực nên khô khan? Viễn Châu cảm nhận được chất lãng mạn và thủy chung (đến “khờ khạo”) của anh chàng trai Nam Bộ khi yêu thương, suy nghĩ mông lung và chờ đợi vô vọng cô gái đặt mua chiếu, đan lát từng sợi chiếu như đang hoàn thành một kỉ vật tình yêu, còn trách hờn người ta đi lấy chồng (dù cô ấy chẳng hứa hẹn gì!). Cuộc sống nhọc nhằn khốn khó không ngăn được người ta biết yêu, biết hi vọng dẫu hi vọng có thể sẽ thất vọng “tôi vác đôi chiếu bông mà cõi lòng tan nác, bước chân đi như th xác không hn”. Nhưng sâu thẳm bên dưới nỗi buồn “thất tình” đó là nỗi cô đơn của một kiếp người cơ cực bị lãng quên “đến khi h ct bước sang ngang li ko mt li hi han t giã, đến đôi chiếu bông tôi đã b công ngi dt my ngày đêm ròng rã mà nay vn còn nm trơ dưới khoang thuyn”. Tình anh bán chiếu và NSND Út Trà Ôn dường như “sinh ra là để dành cho nhau vậy”, cùng mang một nét buồn xa vắng, đậm chất tự sự, chân phương và mộc mạc; đó là lý do mà dù bao nhiêu năm trôi qua vẫn không (và sẽ không) có một “anh bán chiếu” nào có hồn như “anh Út Trà Ôn”.

Ngoài những tác phẩm này, ông còn cóthể hiện tâm hồn nhạy cảm trước nỗi bất hạnh của con người như Em bé đánh giày (NS Minh Cảnh ca), Em bé vt lon bia (NS Minh Cảnh ca), Tình người cung n (NS Hồng Nga ca), Tiếng đàn trong ngc ti (NS Lệ Thuỷ ca), Dưới gc cao su (NS Dũng Thanh Lâm ca)… – thể hiện tình thương một cách chân thật, sâu sắc mà dung dị, như chính tính cách của ông.

2. Tình yêu

Tất nhiên, một số lượng lớn trong bộ tác phẩm đồ sộ của ông cũng dành cho chủ đề muôn thuở của con người – tình yêu. Nổi tiếng và đi vào lòng người sâu đậm nhất là bài Võ Đông Sơ (gắn liền với giọng ca NS Minh Cảnh), Bch Thu Hà (qua giọng ca NSUT Lệ Thuỷ). Những câu ca “Biên cương lá rơi Thu Hà em ơi, đường dài mịt mùng em không tới nơi” đã trở nên quá quen thuộc với nhiều người mê cải lương, từ những giọng ca nghêu ngao trong các bữa nhậu đậm phong cách miệt vườn đến trên sân khấu (nhân vật hề trong vở Bàn thờ tổ một cô đào do NSUT Bảo Quốc thủ diễn cũng hát 2 câu này). Võ Đông Sơ và Bạch Thu Hà là nhân vật của nhà văn Tân Dân Tử trong tiểu thuyết “Git máu chung tình” (xuất bản năm 1954) về tư tưởng “Trai thời trung hiếu làm đầu/ Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình”. Thế nhưng, bằng tài năng của mình, ông đã thổi luồng gió trữ tình – bi tráng vào câu chuyện tưởng chừng như quá quen thuộc ấy: một sự chia li, một vẻ chết chóc nhưng không uỷ mị bởi những lời khiếp nhược hay nỗi sợ hãi. Người Nam bộ vốn tôn thờ hình ảnh một “anh hùng tử khí hùng bất tử” đầy vẻ hiên ngang nhưng nhất định phải nồng nàn tình cảm (âu cũng là triết lý duy tình của người Việt Nam). Chính vì vậy mà Võ Đông Sơ đã, đang và sẽ còn mãi một sức sống mãnh liệt, một vị trí đẹp trong lòng khán giả mộ điệu. Những câu đẹp nhất bài ca có thể kể đến “Rượu chia li ngày y tin anh đi, hoa lá bay theo gió nga phi”, “Lá rng rơi rng như mưa, phi chăng xây h nm m cho ta?”, “Máu đào tuôn đm ướt nhung bào, chí anh hùng vùi trong kiếm đao”… Ít gây “sốt” hơn, Bạch Thu Hà tuy là một bài độc lập nhưng gắn bó mật thiết và cùng với Võ Đông Sơ tạo nên một bức tranh đẹp với tình yêu đôi lứa, chí khí anh hùng, lòng trung trinh tiết liệt.

Không may mắn được yêu và chết vì người yêu như Bạch Thu Hà, cô gái trongLá tru xanh chỉ có một tâm sự của người yêu rồi bị phụ bạc. Chuyện đơn giản và phổ biến tưởng chừng như sẽ nhàm chán. Ấy vậy mà bài Lá trầu xanh có một sức sống và sức hấp dẫn kì lạ. Có lẽ nhờ hình ảnh “trầu xanh” bàng bạc khắp bài ca – khi là gánh trầu cô gái bán mưu sinh hàng ngày, khi lại là trầu cau ngày cuới người yêu mà cô dâu không phải là mình. Nếu chỉ là một câu chuyện tình dang dở của một cô gái bình thường thì chưa chắc bài hát này đã dễ thương, dễ cảm đến vậy. Tác phẩm của Viễn Châu luôn gợi lên những hình ảnh gắn bó với cuộc sống, đặc biệt là cuộc sống miền quê Nam bộ với những khung cảnh non nước (lúc là chợ nổi, lúc là bến phà, lúc là bến sông đỏ rực ô môi…), những con người chân chất và đầy tình cảm, những công việc mưu sinh bình dị… Cái đẹp thô mộc, chân thật và tràn đầy tình cảm trong tác phẩm của Viễn Châu vì vậy mà đi vào lòng người một cách tự nhiên và sâu nặng. Nghe Lá trầu xanh mà buồn cho một cô gái nghèo (chả ai gánh trầu xanh ra chợ bán mà giàu cả!), cuộc sống mưu sinh nhọc nhằn tưởng chừng sẽ nhẹ nhàng hơn khi cô được hạnh phúc khi có một tình yêu trọn vẹn. Vậy mà trong “một ngày thu tàn hiu quạnh, khung trời mưa buồn buông lạnh” anh đã vui duyên mới. Mỗi một câu trong bài này đều toát lên vẻ u buồn nặng trĩu qua lăng kính của cô gái “mười tám xuân xanh đã mang mi tuyt tình”. Không hiểu sao mỗi khi lắng nghe tâm sự này, tôi cứ cảm thấy đây không chỉ là tâm sự của một cô gái bán trầu, mà là cách suy nghĩ, cách “thất tình” của bất cứ cô gái làm nghề gì, cùng độ tuổi, cùng một hoàn cảnh sống nghèo và đơn điệu, “đặt cược” khá lớn cho “canh bạc” tình yêu rồi bị “phá sản”. Dẫu có buồn đến mức “Mưa rơi lnh ướt khung tri/Anh ph em ri em còn biết tin ai” nhưng không tạo cảm giác yếm thế như kiểu thất tình rồi tự vẫn mà ta hay đọc được đâu đó trên báo. Thật không quá khi cho rằng Viễn Châu chia sẻ với đọc giả một tâm sự buồn trong sáng và “chính đáng”. Ta có thể tin vào lòng yêu cuộc sống của những con người mà Viễn Châu phản ánh vào tác phẩm của ông. Bài Mạnh Lệ Quân giữa bài, âm điệu trầm bổng, tràn đầy nỗi da diết, oán thán… như một điểm nhấn đầy cảm xúc và đáng yêu nhất của bài ca cổ. (Lần đâu tiên tôi được nghe NS Lệ Thuỷ trình bày bài này, chất giọng ngọt ngào, dễ thương và đậm đặc phong vị Nam Bộ của cô thực sự khắc một dấu ấn đẹp vào lòng tôi – có lẽ vì vậy mà dù nghe chỉ vài lần hồi bé mà tôi thuộc được cả bài Mạnh Lệ Quân này!)

Một mối tình buồn và đầy tâm sự khác mà tôi rất yêu thích là câu chuyện của rặng ô môi, của một sư nữ tật nguyền, của “bác Sáu giăng câu” và của một đứa con xa quê trong bài Bên rng ô môi. Tôi “phải lòng” rồi đâm ra “nghiện” nặng giọng ca của Tấn Tài khi nghe ông hát bài này. Lời bài hát như những nét vẽ tuyệt vời và sống động cho một bức tranh quê hiền hoà và đẹp đến nhói lòng; mỗi câu chữ và giai điệu đều chở nặng tâm sự – tình yêu quê hương, sự bàng hoàng trước cảnh đổi thay xơ xác vì khói lửa, nỗi đau nhói lòng khi biết người yêu mình sau bao biến cố đã có chồng, vùi thân vào am tự rồi còn mất mát về thể xác. Dùng bài Lý con sáo để mở ra không gian buồn mênh mông, những câu vọng cổ độ dài vừa phải (giọng ca đẹp của những Tấn Tài, Út Trà Ôn, Minh Cảnh được phô diễn hoàn hảo khi nhả ra từng chữ một xoáy sâu tận lòng người) – nghe mà thấm, mà cảm được từng cung bậc cảm xúc một. Hãy nghe Tấn Tài cất câu vọng cổ đầu tiên “Bến nước năm xưa ch còn ci đa già chơ vơ rũ bóng, gió đông ơi lòng tôi đà n lnh sao gió đông còn thi làm chi cho bông ô môi rũ cánh rng tơi bi” – bầu trời lộng gió của sông Tiền, sông Hậu như đang ở quanh đây, từng cánh ô môi như đang rơi rụng trước mắt… Tình với cô gái chỉ cần qua câu “em đãi tôi ăn bát canh mng tơi vi ni cơm go mi ri chia tay t giã đ lên đường”, chiến tranh tàn khốc và số phận cô gái được gói gọn trong câu chuyện kể lại của một ông lão giăng câu hàng xóm “con Tư nó đã ly chng t 5 năm v trước nhưng s phn nó bc phước vô duyên, chng nó chết đi ri không ch ta nương nó bun kh vào chùa xin quy y thí phát, nhưng khói la vô tình không tha nơi pht t gi nó đã thành ra mt sư n tt nguyn”. Nếu ai đó đang phải xa vùng sông nước quê hương để lang bạt góc trời nào đó, một chiều quay về lại bến nước năm xưa, nhìn một bóng dáng thân thuộc trên chiếc xuồng giăng câu, nhìn cội đa già đứng đó một cách “chung thuỷ”, một cánh hoa dân dã rơi rơi trên sông, tìm kiếm lại một con người của ký ức…. ắt sẽ hiểu cảm xúc dạt dào và vô tận như thế nào. Bao nhiêu là cảnh, bao nhiêu là tình, ấy vậy mà Viễn Châu “gói” cả vào bài ca này tinh gọn như thế!
Tình yêu đôi lứa là chủ đề chiếm khối lượng tương đối lớn trong bộ tác phẩm đồ sộ của ông, ngoài các bài trên có thể kể đến Lan (Út Bạch Lan ca), Lan và Đip (Hồng Nga ca),Hoa trôi dòng nước bc (Kim Ngọc ca), Người yêu nay đã có chng (Tấn Tài ca)…

Đâu chỉ có tình yêu nam nữ, ông còn dành nhiều bài ca ngợi tình cảm gia đình như Ngày gi nh cha (Tấn Tài ca), Tình mu t (Ngọc Giàu ca), Chim vt kêu chiu (Hữu Phước, Hương Lan ca), Nh m (Ngọc Giàu ca), Cha v cõi Pht(Lệ Thuỷ ca), Hương sen quê ngoi (Lệ Thuỷ, Minh Phụng ca)… Có khi, ông dành tình yêu của mình cho chính những đồng nghiệp trót mang “nghiệp cầm ca”, tiêu biểu nhất có thể kể đến Em yêu người ngh sĩ (Lệ Thuỷ ca).

3. N cười hóm hnh

Nghe ngần ấy nỗi lòng, tâm sự buồn mênh mang ta cứ ngỡ Viễn Châu trầm và buồn như chính các tác phẩm đó. Nhưng ông có nét hóm hỉnh, duyên dáng của một “ông già Nam bộ” mà ta có thể thấy qua nhân vật huyền thoại Bác Ba Phi hoặc bất cứ ông cụ vui tính nào đó mà ta có thể gặp trong đời thực. Những giai điệu vui, dí dỏm nhưng không kém phần sâu sắc đó ông “đặt trọn niềm tin” vào giọng ca của “quái kiệt” Văn Hường. Lúc thì đả kích thói sính Tây trưởng giả trong “V tôi nói tiếng Tây”, lúc thì cười vào “giọng ca karaoke” của cô vợ ưa ca hát trong “V tôi mê tân nhc”, lúc là niềm tự hào đáng yêu của ông chồng dành cho bà vợ “V tôi đp ác”, lúc thì châm biếm thói phóng nhanh vượt ẩu trong “Tai nn Hon-đa” (mang tính thời sự đến tận hôm nay), lúc thì vui tưng bừng với mấy “ông già gân” Tư Ếch, Ba Râu… Nếu bạn biết rằng Viễn Châu rất duyên & hóm khi ông sử dụng nhiều kiểu nói, những câu hát nhại vui rất “thời thượng” thời bấy giờ, ví dụ như “Có cô gái Đ Long lc bu cua, lc 1 cái lên 3 con gà mái. Ôi hết tin, thua hết tin”, “Em đang đi trên câu Bông, té xung sông ướt cái qun ni lông. Dzô đi em, dù tri khuya anh vn đưa em v”, “chy (xe) cho hết hn L Thu xanh mt M Châu, Hoành Oanh kêu lính bt…”, “siết (ga) cho Tn Tài thua bc, siết cho Thanh Hi a gan… Trường Xuân co trc, Thanh Vit đ râu…”. Rồi ông cũng dành nhiều bài hát vui để Văn Hường “réo” tên nhiều nghệ sĩ thân yêu như Lệ Thuỷ, Mỹ Châu, Bạch Tuyết, Phượng Liên, Tấn Tài, Trường Xuân, Thanh Hải, Út Hiền, Thanh Việt… Những cuộc hội ngộ của Tư Ếch, Ba Râu gợi lại những không khí gia đình, tình làng nghĩa xóm “dzui tưng bừng” ở miền quê. Thậm chí tích truyện nghiêm túc như Quan Công tha Tào vẫn có chỗ cho Văn Hường chọc cười khán giả! Nghe ca cổ mà cứ phải cười nghiêng ngửa như thế, vì vậy mà khi xưa trong những ngày lễ tết, đám cưới, những bài ca cổ vui này thường được khán giả vặn lên tạo không khí (nhà tôi cũng là một trong số đó). Mấy chục năm mà nghe lại những bài ca này vẫn thấy vui và những câu nói, những kiểu đùa ngày nào vẫn được “bảo tồn”! Nếu ai chưa từng cười khi nghe ca cổ, hãy thử nghe Viễn Châu – Văn Hường thử xem có… nhịn cười nổi không!

Vài dòng chưa điểm hết được những nét đặc trưng, những nội dung chủ yếu trong hàng ngàn tác phẩm của ông, hơi “tư lợi” một chút vì tôi điểm những bài hát mà tôi yêu nhất trong nhiều bài của Viễn Châu mà tôi thích! Trong một bộ phận lớn của ông, ta luôn cảm nhận được cái tình, cái cảnh và cuộc sống của vùng sông nước phương Nam – như một lời giới thiệu cho khách phương xa và chia sẻ tình yêu với những tâm hồn Nam bộ, dù đang ở quê hay xa xứ. Ông cũng mang đến nhiều tâm sự của nhân vật trong tích Tàu (vốn quá quen thuộc với người Việt Nam) như Hng Võ bit Ngu Cơ (Tấn Tài, Lệ Thuỷ, Điền Tử Lang ca), Bàng Quý Phi (Tấn Tài), Tôn Tn gi điên (Út Trà Ôn ca), Đào Tam Xuân (Út Bạch Lan ca), Hn Kinh Kha (Tấn Tài ca), Trang T th v (Hữu Phước ca), Hng Võ S Bá Vương (Hà Bửu Tân ca)… hoặc những nhân vật “Made in Vietnam” nhưTrng Thu M Châu (Ngọc Giàu ca), Người điên yêu trăng (Minh Cảnh ca), Tâm s Mng Cm (Tấn Tài, Phượng Liên ca)… hoặc triết lý sâu sắc của nhà Phật trong Thích Ca tm đo (Út Trà Ôn ca), Tu là ci phúc (Minh Cảnh ca)…

Cũng xin lan man thêm tí xíu với một số giọng ca tuyệt vời gắn bó với các bài hát của Viễn Châu. Bài hát của Viễn Châu hay, điều này không có gì phải phủ nhận. Nhưng những giọng ca “tê tái lòng người” là cầu nối, là kênh chuyển tải, là sự thể hiện cái đẹp của từng câu chữ, từng giai điệu trên giấy, tạo nên những bông hoa thơm ngát trong hoa viên cải lương. Đó là một Út Trà Ôn – tinh hoa của những nét đẹp mộc mạc, tinh khiết nhất. Đó là Tấn Tài với cách nhả chữ khi xuống vọng cổ làm tê tái lòng người và một chất giọng buồn xa vắng. Đó là Minh Cảnh ngọt ngào, truyền cảm (nói chung, cả ba NS này tôi đều yêu chất giọng chân phương, đầy cảm xúc cả). Đó là một Lệ Thuỷ trẻ trung, dễ thương và trong sáng; một Ngọc Giàu dịu dàng và da diết, một sầu nữ Út Bạch Lan với chất giọng “buồn còn hơn những điệu đàn thiên cổ”… Trong số đó, tôi xin trân trọng nhắc đến một người, tuy còn ít người biết đến, tuy không “hồng nhan” nhưng lại bạc phận – đó là NS Hà Bửu Tân (ông mất khá sớm nên để lại không nhiều tác phẩm). Lần đầu tiên nghe ông hát Xuân đất khách của Viễn Châu mà tôi ngỡ ngàng đến sung sướng. Chất giọng sang trọng nhưng vẫn gần gũi, trau chuốt nhưng vẫn tự nhiên, không điệu đàng, khoáng đạt mênh mông mà vẫn tinh tế, dịu dàng.

Tuy không phải là người nghiên cứu văn hoá chuyên nghiệp lại có phần hơi võ đoán, tôi trộm nghĩ những bài ca của Viễn Châu dễ đi vào lòng người miền Nam vì những bài buồn nẫu ruột và cũng vì những bài vui thật vui đó. Người ta dễ nhận thấy người miền Nam hiền hoà, phóng khoáng (chơi thì “xả láng”, nhậu “quắc cần câu”) và rất lạc quan yêu đời nên họ “khoái” những bài ca cổ hài thật dễ hiểu. Vậy còn những bài buồn? Cảnh tình sông nước đẹp nhưng buồn, người miền Nam tuy hào sảng đó nhưng cuộc sống thực sự vẫn vô vàn khó khăn. Từ khi khẩn hoang, chiến đấu với thiên nhiên khắc nghiệt và cuộc sống lao động vất vả, họ luôn phải lạc quan để sống nhưng không phải dửng dưng và hời hợt mà không biết buồn biết khổ. Rồi tâm lý dễ mềm lòng, muốn chở che những mảnh đời bất hạnh, đồng cảm với những con người khốn khó… Tất cả những điều đó làm cho những bài ca buồn, những nghịch cảnh éo le trong tác phẩm của Viễn Châu đi vào lòng họ một cách tự nhiên nhất. Kiểu vui, kiểu buồn, kiểu yêu, kiểu ghét trong bài ca của Viễn Châu đích thị là những kiểu rặc Nam bộ: cười vui lạc quan về cuộc sống, buồn vì góc tối cuộc đời nhưng có khi chạnh lòng chỉ vì cảnh tình sông nước, cô gái thì thuỷ chung chờ đợi, chàng trai thì nhút nhát âm thầm, ghét những thói trưởng giả và giả tạo, yêu những điều tốt đẹp không đo bằng thước đo vật chất… Cuộc sống đang biến đổi, tâm tình con người cũng khác đi nhưng những giá trị tinh thần ấy vẫn mãi là những nét đặc trưng đáng yêu của vùng đất phương Nam “coi dzậy mà hổng phải dzậy” – thoáng trông như đơn giản mà có vô vàn điều thú vị chờ ta khám phá… Hi vọng rằng cơn bão vật chất và làn sóng đô thị hoá sẽ không làm mất đi những giá trị tốt đẹp của nông thôn, cụ thể là vùng đất phương Nam. Hi vọng và tin tưởng thế. Vì không còn cái đẹp thì cuộc sống có còn là cuộc sống đâu?

Sài-Gòn,
12.11.2015.
Petrus Trần

Image

Petrus Trần

Nguồn tin: FB Petrus Trần
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Advertisement
Categories: Tài Liệu Tham Khảo | Leave a comment

Ðức Huỳnh Giáo Chủ

ĐỨC PHẬT ĐỐI VỚI CHÚNG-SANH

 

Một ông cha ở trong gia-đình vẫn có lòng thương xót hết các con, dù lớn nhỏ, khôn dại gì cũng vậy.  Tại sao? Vì xét ra lớn nhỏ là tại đứa sanh ra trước, đứa sanh sau; khôn dại là tại đứa chăm học cùng biếng trễ, chớ cũngđồng là con đều do huyết nhục sanh ra. Vậy bổn-phận ông cha thì hết lòng lo dạy-dỗ các con, lo-lắng cho có gia-cư, nghiệp-nghệ, tài-sản để cho con, ruộng đất cho con.  Vậy thì tình thương vẫn đồng, mà cái chỗ âu-yếm ban thưởng nhiều khi có khác, ấy là phải tùy theo mỗi đứa.

 

Tại sao vậy?  Vì đứa nào hiếu thuận từ-hòa, dễ dạy, dễ hiểu, thì ông cha âu yếm hơn đứa ngỗ-nghịch, bạo tàn.  Với đứa khó dạy thì ông chỉ biết than-thở mà thôi, chớ không thể âu-yếm đặng.  Còn đứa nào cần-kiệm, lo giữ-gìn gia-sản của cha nó, chẳng cho hư-hoại, cẩn thận từ ly, dầu lời nói hay việc làm để bảo tồn danh-giá của cha nó, thì cha nó hằng ngày ban thưởng cho nó luôn, chớ không thể ban thưởng cho những đứa hoang chơi, tàn phá sự-nghiệp, làm những điều điếm-nhục gia môn!  Những đứa ấy, ông cho có thể nén lòng mà rước lấy sự chế-nhạo, trách-cứ là nhiều lắm rồi, chớ làm sao mà ban thưởng đặng.

 

Cũng mường tượng như trên, hỡi các người!  Đức Phật đối với chúng-sanhvà môn-đồ như người cha đối với các hạng con trên đây vậy.  Phật cũng yêu hết chúng sanh, dầu kẻ ngu người trí, yêu tất cả môn-đồ (dầu kẻ biếng-nhác với kẻ siêng-năng).  Bởi tại duyên-nghiệp mỗi chúng-sanh chẳng đồng nhau, tu cao thấp khác nhau, nhưng mỗi chúng-sanh đều có Phật tánh. Vậy lòng từ-bi của Phật là vì thương xót chúng-sanh, lo dạy-dỗ chúng-sanh, nhưng mà sự gần gũi và ban phước-huệ vẫn có khác, vì phải tùy theo mỗi kẻ tín-đồ.

 

Người tín-đồ nào hằng ngày vâng lời Phật dạy, rán lo học hỏi, tìm kiếm đạo mầu, quí trọng chuyện lành thìPhật thường gần-gũi hơn đứa đã dạy nhiều lần mà chẳng chịu nghe theo, và thường ban thưởng cho kẻ tín-đồ nàoquí trọng kinh luật của Phật, chăm lòng giữ theo giới-luậtcẩn thận từ lời nói việc làm, đừng để cho người ta nhạo-báng Phật hay chê-bai Thầy của mình.  Còn những kẻ tín-đồ dối tu,chẳng vâng lời dạychẳng giữ giới-luật thì trên là Đức Phật và dưới là ông Thầy của kẻ ấy chỉ lấy lòng từ-bi mà nhận sự trách-cứ của kẻ ngoại đạo, chớ không thế nào mà gần-gũi và ban phước-huệ cho kẻ chẳng thành-tín kia đặng.

 

Bạc-liêu, ngày 24-8 Nhâm-Ngũ (1942)

2 Attachments

14a- ĐỨC PHẬT ĐỐI VỚI CHÚNG-SANH – Microsoft Word.doc
14b- ÐUC PHAT ÐOI VOI CHUNG-SANH – pdf.pdf
Categories: Đức Huỳnh Giáo Chủ | Leave a comment

Ðức Huỳnh Giáo Chủ

Ðức Huỳnh Giáo Chủ
Vương Kim

Ðức Phật, Hoàng thiên lịnh giáng trần,

 

Huỳnh gia chuyển kiếp lập đời Tân.

 

Giáo truyền đạo Thích dìu sanh chúng,

 

Chủ ý chọn người vẹn Tứ ân.

 

 

(Hình Tác giả: Vương Kim Phan Bá Cầm)

Phần I:

HÀNH TRẠNG

Thiên thứ hai

 

Giai đoạn hoạt động đấu tranh

 

 

Chương VII

 

Vận Ðộng Ðộc Lập

Ngay khi Nhựt đảo chánh Pháp này 9-3-1945, chánh quyền Nhựt lên thay thế chánh quyền Pháp, các đảng phái quốc gia được tự do hoạt động, Ðức Huỳnh Giáo Chủ, để ứng phó với tình thế mới, bèn đưa ra một tổ chức tranh đấu lấy tên là Việt Nam Ðộc Lập Vận Ðộng Hội.

Ðộc Lập Vận Ðộng.

Ðứng trước việc thay đổi đột ngột tình hình nước nhà, có hai việc khận cấp cần phải làm: một là ngăn chận mọi sự trả thù trong dân chúng; hai là phải tổ chức hàng ngũ đấu tranh.

1. Ngăn chận các cuộc trả thù. Trong thời kỳ Pháp thuộc, bọn thực dân thi hành một chánh sách hết sức hà khắc đối với nhân dân, nhứt là những phần tử yêu nước. Phụ họa theo bọn tham tàn cướp nước, còn có một đám tay sai, đành cam tâm làm tôi tớ cho ngoại địch vì một chút lợi danh, đem thân làm những việc bỉ ổi, sâu dân mọt nước, giết hại đồng bào. Đó là những hạng cường hào ác bá trong hương thôn và đám chó săn chim mồi ngoài thành thị.

Ỷ lại thế lực thực dân che chở, chúng đã gây nên bao nhiêu tội lỗi trong nhân dân, kết thành thù oán, nhỏ nhặt thì là thù oán cá nhân, lớn hơn thì là thù oán giữa tộc họ làng nước.

Một khi cơ cấu đàn áp bị phá vở, đương nhiên sức đối kháng sẽ chổi dậy. Ðể thỏa mãn thù oán cá nhân, nhiều cuộc giết hại, thanh toán đã xảy ra.

Ðể ngăn chận mọi hành động trả thù riêng, như “đốt phá nhà cửa, hoặc trộm cướp, sát nhân, làm rối trật tự, có hại cho sự kiến thiết quốc gia”, Ðức Huỳnh Giáo Chủ đã tha thiết kêu gọi lòng “từ bi bác ái, dĩ đức háo sanh khoan hồng đại độ” đối với hạng người lầm đường lạc lối, gây nên lắm tội tình, và đồng thời khuyên tất cả đồng bào muốn tỏ ra xứng đáng là “một người dân một nước tự do” thì hãy quên hết những mối thù hiềm ganh ghét, đừng bày ra cái họa nồi da xáo thịt khiến cho ngoại nhân khinh bỉ một dân tộc như dân tộc Việt Nam ta đã có nhiều tấm lòng nhân hậu và những trang lịch sử vẻ vang”.

Lời kêu gọi ấy đã cứu được bao nhiêu giọt máu đổ ra. Chẳng những giữa đồng bào với đồng bào mà còn giữa đồng bào và ngoại chủng, chẳng phụ lời kêu gọi tha thiết đầy lòng đạo đức từ bi của Ngài: “Trước kia chúng nó hà khắc ta, chúng đã đành; ngày nay ta hà khắc lại, sao đành. Vì lòng chúng nó đầy sự hung tàn, còn lòng ta lại đầy nhân ái”.

2. Ðoàn kết và tổ chức. Hành động thứ hai của Ngài là đồng thời với sự ngăn chận mọi cuộc trả thù còn phải thực hiện cho được sự đoàn kết giữa các giới đồng bào để tranh đấu cho sự độc lập nước nhà.

Ðể thực hiện cuộc đoàn kết ấy, Ngài cho ra đời một tổ chức mệnh danh là Việt Nam Ðộc Lập Vận Ðộng Hội, kêu gọi các từng lớp nhân dân thuộc thành phần: trí thức Việt Nam, các bạn thanh niên, các nhà thương mãi, nông gia, thợ thuyền, các cụ đồ nho, các nhà sư hãy cùng nhau đoàn kết thành một lực lượng vận động cho cuộc độc lập quốc gia.

Trong bản hiệu triệu, Ngài có viết:

“Gần ngót trăm năm nay đồng bào trải biết bao cay đắng, lớp kẻ thù giày đạp, lớp quan lại tham ô, vì thế nên người dân Việt Nam gánh vác biết bao nhiêu sưu thuế nặng nề. Kẻ thù đã lợi dụng chánh sách ngu dân để nhồi sọ quần chúng, gây mầm chia rẽ Bắc, Nam, Trung, phá rối sự đoàn kết, hầu mong cho cuộc đô hộ được vĩnh viễn trên giải non sông đất nước mà Tổ Tiên ta phải phí biết bao màu đào mới gầy dựng được.

“Vả lại từ trước cho đến nay các bực anh hùng, các nhà chí sĩ khắp ba kỳ đã bao phen vùng vẫy chống lại quân thù mong gầy dựng lại nền độc lập cho quê hương đất Việt.

“Nhưng than ôi! Chỉ vì thiếu khí giới tối tân, chỉ vì sơ đường luyện tập mà giọt máu anh hùng đành hòa với bao nhiêu giọt lệ, khóc phút sa cơ, để lại cho người đồng thời và cho đoàn hậu thế muôn vàn tiếc thương ân hận”.

Rồi Ngài kêu gọi:

“Hỡi đồng bào Việt Nam!

“Chúng ta đã bước và đang bước đến một khúc nghiêm trọng trên lịch sử. Giờ đây ta đã  có thêm nhiều đặc quyền lo lắng đến cái giang san gấm vóc của Tổ Tiên ta di truyền lại.

“Vận động cuộc độc lập!

“Vận động cuộc độc lập!

“Phải! Toàn quốc phải liên hiệp vận động cho cuộc độc lập. Ðấy là cái chủ trương duy nhứt của Việt Nam Ðộc Lập Vận động Hội”.

Sau ngày đảo chánh 9-3-1945, mọi giới đồng bào, nhứt là các nhà trí thức đều tỏ vẻ lạc quan, tin chắc theo lời hứa hẹn của quân đội Nhựt, nước Việt Nam sẽ tuyên bố hoàn toàn độc lập.

Phương chi, sau ngày đảo chánh pháp, Hoàng đế Bảo đại tuyên bố Việt Nam là một nước độc lập, hủy bỏ tất cả hòa ước đã ký với Pháp, nhứt là có chánh phủ Trần Trọng Kim là một chánh phủ của một quốc gia độc lập thì còn gì phải vận động độc lập nữa, như Ðức Huỳnh Giáo Chủ đã chủ trương.

Trong một cuộc lễ mừng ngày độc lập, tổ chức tại vường ông Thượng tức vườn Tao đàn, nhiều chánh khách lấy làm lạ sao Ðức Thầy còn đưa ra lời hiệu triệu kêu gọi đồng bào các giới tham gia Việt Nam Ðộc Lập Vận động Hội để cùng nhau “vận động cuộc độc lập” cho quốc gia thì Ngài có cho biết rằng: Việt nam chúng ta chưa độc lập đâu. Cần phải tích cực vận động mới mong thực hiện được.

Lời nói của Ngài quả thật không sai. Cuộc chiến tranh dai dẳng kèo dài một phần tư thế kỷ, gieo tang tóc cho đất nước, đau khổ cho đồng bào, đủ xác nhận lời nói của Ðức Huỳnh Giáo Chủ là lời tiên tri, biết trước thời cuộc.

Đi Kinh Lý.

Sau cuộc đảo chánh ngày 9-3-1945, tình hình trở nên bất ổn ở các tỉnh do sự thay đổi đột ngột chánh quyền từ tay người Pháp qua tay người Việt. Nhiều nơi dân chúng chống lại viên quan người Việt mới nhậm chức, vì lẽ viên quan ấy đã gây lắm tội tình trong thời kỳ Pháp thuộc. Có nơi, bộ máy an ninh sụp đổ vì các viên chức Pháp bị bắt cầm tù, nên xảy ra lắm trò cướp bóc, giết người vì thù oán cá nhân.

Nhà binh Nhựt bèn yêu cầu Ðức Thầy về các tỉnh miền Tây để trấn an dân chúng cùng xếp đặt việc trị lý cho có qui mô, bởi chúng biết ảnh hưởng của Ngài ở Hậu Giang và chỉ có Ngài mới có đủ uy tín dàn xếp.

Ngài nhận thấy cũng là cơ hội cho Ngài về thăm anh em tín đồ nhứt là Thánh địa Hòa Hảo, Ðức ông Ðức Bà đã xa cách tính ra gần sáu năm, và cũng là dịp cho Ngài kiểm soát lại cơ cấu của nền đạo hầu chấn chỉnh lại cho phù hạp với sự đổi mới của đất nước.

Ngài khởi hành hồi 2 giờ rưỡi chiều ngày mồng 9 tháng 2 năm Ât Dậu, nhằm ngày 22-3-1945. Sau đây là lộ trình của cuộc kinh lý:

– Ngày 9-2 Ât Dậu rời Sài Gòn, ghé Mỹ Tho, Cai Lậy, Vĩnh Long và đến Cần Thơ. Ngài ở đây ba hôm mới đi Long Xuyên.

– Ngày 13-2 Ât Dậu (nhằm ngày 26-3-1945) đến Long Xuyên và nghỉ đây một đêm.

– Sáng ngày 14-2 Ât Dậu (nhằm 27-3-1945) đi Châu đốc và ở đây một đêm.

– Sáng ngày 15-2 Ât Dậy (28-3-1945) về Hòa Hảo thăm thân sinh và ở đây một ngày.

– Ngày 16-2 Ât Dậu (29-3-1945) đi Long Xuyên và ở đây 2 ngày.

– Sáng ngày 19-2 Ât Dậu (1-4-1945) đi về Sài Gòn có ghé Sa đéc.

Sau cuộc kinh lý Hậu Giang của Ðức Thầy người Nhựt nhận thấy uy thế của Ngài rất lớn ở vùng châu thổ sông Cửu Long. Ngài đi đến đâu đều được khối tín đồ hùng hậu nghinh tiếp nhiệt liệt, nên có ý lo sợ lực lượng quần chúng Phật Giáo Hòa Hảo có thể làm trở ngại chương trình Liên Á của quân phiệt Nhựt; vì vậy họ có ý muốn Ðức Thầy đứng trên vị trí tôn giáo hoạt động hơn trên địa hạt chánh trị. Có lẽ vì thế mà chương trình của Việt Nam Ðộc Lập Vận Ðộng Hội không thực hiện.

MUC LUC | CHƯƠNG 1 | | CHƯƠNG 2 | | CHƯƠNG 3 | | CHƯƠNG 4 | | CHƯƠNG 5 | | CHƯƠNG 6 | | CHƯƠNG 7| | CHƯƠNG 8 | | CHƯƠNG 9 | | CHƯƠNG 10 | | CHƯƠNG 11 | | CHƯƠNG 12 |

CHƯƠNG 13 | | CHƯƠNG 14 | | CHƯƠNG 15 | | CHƯƠNG 16 | | CHƯƠNG 17|

[TV. PGHH]

Categories: Đức Huỳnh Giáo Chủ | Leave a comment

Quan hệ giữa quân sự và chánh trị.

Chương XVI

 

Chánh Trị

Việt Nam Dân Chủ Xã Hội đảng

Quan hệ giữa quân sự và chánh trị.

Clausewitz một nhà binh Pháp-Ðức, trong quyển “Chiến tranh lận” có định nghĩa chiến tranh như sau: Chiến tranh chẳng những là một hành động chánh trị (action politique) mà thực sự là một thủ đoạn của chánh sách, chánh sách kế tục quan hệ ngoại giao.

Cứ theo định nghĩa nầy, quân sự chỉ là một thủ đoạn để thực hiện chánh sách. Sở dĩ gây chiến hay dùng thủ đoạn quân sự là vì đôi bên không thể giải quyết bằng đường lối ôn hòa, ngoại giao chánh trị. Quân sự hay chiến tranh, theo đó, chỉ là một thủ đoạn nhứt thời đem áp dụng trong một giai đoạn để thực hiện mục tiêu chánh trị hay quốc sách. Như thế, quân sự là tranh đấu giai đoạn còn chánh trị là tranh đấu trường kỳ, thường xuyên hay có thể nói chiến tranh hay quân sự là một thủ đoạn bạo lực để đạt đến mục đích chánh trị hay chánh sách.

Dùng quân sự hay chiến tranh để giải quyết một vấn đề gì là một việc làm bất đắc dĩ, bởi giải quyết nhau bằng phương pháp chánh trị ngoại giao không xong mới đưa đến sự giải quyết bằng bạo lực, bằng súng đạn. Khi dùng đến bạo lực thì chỉ cho khỏi gây ra chết chóc sanh mạng, tàn phá sự nghiệp tài sản. Vì vậy mà loài người luôn luôn tìm cách giàn xếp bằng đường lối chánh trị hơn quân sự. Chỉ có những dân tộc bạo tàn, háo sát hung hãn, tham lam, nuôi óc cướp bóc mới ỷ thị vào sức mạnh để gây chiến tranh xâm lược hầu thỏa mãn dục vọng tham tàn, óc thích giết hại đồng loại với bản tính cầm thú.

Như trường hợp nước Việt Nam chúng ta, dân tộc Việt Nam là một dân tộc hiếu hòa nhưng luôn luôn bất khuất trước mọi áp bức bạo lực, sở dĩ phải dùng đến quân sự là để bảo vệ đất nước, chúng ta không còn phương pháp nào hơn dùng bạo lực để chống lại bạo lực. Nhưng một khi cường khấu rút lui thì dân chúng ta trở lại đời sống hòa bình và luôn luôn dùng lối ngọai giao khéo léo của một nước nhỏ để bảo vệ quê hương đối với nước lớn mạnh.

Ðức Huỳnh Giáo Chủ sở dĩ lập Bộ đội cũng không ngoài mục đích chống xâm lăng cứu nước. đây là một thủ đoạn bất đắc dĩ phải dùng đến, vì không còn một thủ đọan nào hữu hiệu hơn khi mà đường lối chánh trị, ngoại giao trở thành vô hiệu hay bất lực đứng trước bạo lực.

Đó là một thủ đoạn áp dụng trong một giai đoạn cho nên ngoài sự thành lập Bộ đội chống xâm lăng, Ðức Huỳnh Giáo Chủ còn thành lập chánh đảng để tranh đấu thực hiện mục tiêu chánh trị, xây dựng nước Việt Nam “Công bình và nhơn đạo, một nước Việt Nam tương xứng với các nước dân chủ tiền tiến trên hoàn cầu”. Chánh trị, là mục tiêu, còn quân sự là phương tiện để đạt mục tiêu. Cho nên có thể vì chánh trị như địa bàn hay hải đăng, còn quân sự hay bộ đội như hướng, thiếu hải đăng rọi sáng ban đêm thì thuyền tàu chắc chắn phải lạc hướng và có thể rướng lên cồn hay va vào hòn vào đảo mà vở mà chìm.

Một bộ đội mà thiếu chánh trị lãnh đạo thì bộ đội đó sẽ trở thành một đám lê dương chuyên nghề đánh mướn, bán máu lấy tiền hay một bộ đội lục lâm chuyên phán dân hại nước. Mục đích cầm súng là để thực thi chánh sách hay kế hoạch chánh trị. Trong giai đoạn kháng chiến, cầm súng là để chống xâm lăng bảo vệ quê hương cùng sanh mạng tài sản của đồng bào. Vì vậy mà một bộ đội cách mạng vần phải có kỷ cương. Không kỷ luật thì quân đội sẽ là một đám người ô hợp, chẳng những không thắng được địch, thực hiện mục đích chánh trị mà còn gây tai họa cho dân cho nước. Cho nên, đồng thời với sự thành lập bộ đội Ðức Huỳnh Giáo Chủ còn hợp với các nhà cách mạng yêu nước thành lập đảng chánh trị để lãnh đạo đường lối tranh đấu chống xâm lăng, giành độc lập.

Lý do lập đảng Dân Xã.

Quân sự và chánh trị ví cũng như tay chân và bộ óc trong thân thể con người. Quân sự mà không chánh trị không khác thân thể có tay chân mà không có bộ óc. Không óc, con người sẽ hành động cuồng loạn.

Phương chi trong giai đoạn tranh đấu cứu nước và dựng nước, chánh trị thủ lấy một vai trò tối quan trọng cũng như bộ óc trong thân thể con người, không có không được. Ví như cuộc kháng chiến thành công nghĩa là đã dùng quân sự đánh đuổi xâm lăng, chẳng phải đến đó là chấm dứt; đây chỉ mới hoàn thành giai đoạn cứu nước, nhưng còn giai đoạn xây dựng đất nước hay tái thiết quốc gia.

Khi đặt ra vấn đề xây dựng đất nước là đặt ra vấn đề quốc sách để làm tiêu hướng cho phát triển quốc gia theo nhịp tiến thế giới hay nhơ loại. Và khi nói đến quốc sách là nói đến xu hướng chánh trị.

Một nước là một quốc gia gồm nhiều gia đình, nhiều từng lớp xã hội, đương nhiên có nhiều ý kiến không giống nhau, có khi trái nghịch nhau. để giữ cho xã hội không rối loạn, những người cùng một xu hướng cùng một quyền lợi thường tập hợp nhau thành những đoàn thể đảng phái. Mỗi tập thể có những chương trình kiến thiết theo quan niệm xu hướng quyền lợi của mình. Đương nhiên giữa các chương trình có sự cạnh tranh nhau, thành thử có sự tiến bộ và luôn luôn tranh nhau cải thiện đời sống một ngày một tốt đẹp hơn.

Chánh đảng hay đảng chánh trị là một tổ chức biểu hiện một xu hướng chánh trị, phản ảnh xu hướng và quyền lợi của những người cùng tập hợp nhau thành đoàn thể. Cho được phù hợp với nguyện vọng tiến bộ của toàn dân hay đa số nhân dân, các chương trình kiến tạo phải tùy từng giai đoạn tiến hóa mà thay đổi. Nhờ vậy mà xã hội luôn luôn trên đà tiến triển không ngừng.

Bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng phải có lúc chấm dứt. Chỉ có đấu tranh chánh trị thì không bao giờ dứt. Khi hoàn thành một kế sách chấm dứt một giai đoạn đấu tranh thì kế tiếp một kế sách mới đặt ra đòi hỏi một sự tranh đấu mới. Như vậy hành động chánh trị luôn luôn có tánh cách trường kỳ, cho nên lúc nào chánh trị cũng đóng lấy vai trò lãnh đạo soi sáng cho quân sự có tánh cách đoản kỳ hay giai đoạn.

Đó là lý do khiến Ðức Huỳnh Giáo Chủ thành lập Việt Nam Dân Chủ Xã Hội đảng.

Miền Nam cần có một đảng chánh trị.

Vì nhu cầu cần có một đảng chánh trị để lãnh đạo tranh đấu chống xâm lăng và kiến thiết quốc gia khi phục hồi nền độc lập, Ðức Huỳnh Giáo Chủ hiệp với các nhà ái quốc thành lập Việt Nam Dân Chủ Xã Hội đảng gọi tắt là Dân Xã đảng.

Ðảng Dân Xã là một chánh đảng gồm nhiều thanh phần nhưng trụ cột là thành phần đông đảo nhứt là khối Phật Giáo Hòa Hảo và Việt Nam Quốc Gia độc Lập đảng, một đàng có khối quần chúng nông dân đông đảo còn một đàng có một giàn cán bộ được huấn luyện.

Xét ra trong hiện tình đất nước, các tôn giáo cũng như đảng phái ở miền Nam chưa có thể đóng lấy vai trò lãnh đạo đấu tranh chánh trị chống xâm lăng. Các tôn giáo thì không thể trực tiếp đứng ra tranh đấu vì vấp phải luật nghi ràng buộc, không cho phép bước ra ngoài phạm vi của kẻ tu hành, còn về đảng chánh trị thì ở miền Nam chỉ có Mặt Trận Việt Minh đã mang tiếng là bị Cộng sản lung lạc, mất cả sự ủng hộ trong nước và ngoài nước, đến như Việt Nam Quốc Gia độc Lập đảng, một đảng chánh trị duy nhứt ở miền Nam thì lại quá yếu vì thiếu hậu thuẫn quần chúng. Vì sự nhu cầu của tình thế, miền Nam cần có một lực lượng lãnh đạo kháng chiến và kiến thiết quốc gia khi nền độc lập được khôi phục.

Sự thành lập Việt Nam Dân Chủ Xã Hội đảng thống hợp hai khối: Phật Giáo Hòa Hảo (Tôn giáo) và Việt Nam Quốc Gia độc Lập đảng (chánh trị) cùng một số đoàn thể: thanh niên, cần lao, kháng chiến thành một lực lượng chánh trị đủ khả năng đóng lấy vai trò lãnh đạo quốc gia trên lập trường dân tộc.

Ðảng Dân Xã chẳng những cần thiết trong giai đoạn tranh đấu chống xâm lăng giành độc lập mà còn cần thiết trong giai đoạn kiến tạo quốc gia giữa hai chủ nghĩa cực đoan: Tư bản và Cộng sản đang tranh giành ảnh hưởng trên bàn cờ quốc tế. Nếu đứng trên phương diện phúc lợi của nhân dân mà xét thì mỗi chủ nghĩa đều có ưu điểm và nhược điểm.

Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, con người được giải phóng về đời sống tinh thần, được hưởng mọi quyền tự do dân chủ. Nhưng cũng vì tự do quá trớn mà hạng giàu, hạng tư bản được tự do bóc lột hạng nghèo khó, công nhơn lao động. Khiến cho hạng thiếu phương thức sanh sản phải nghèo kổ, thất nghiệp chịu đói chịu khát.

Ðến như chế độ cộng sản, mặc dầu về đời sống không có cảnh thất nghiệp nhưng cũng bị bóc lột sức lao động, bị tước đoạt tài sản. Ngoài ra còn bị đàn áp về mặt tinh thần. Trong chế độ Cộng sản không có danh từ tự do, dù là tự do suy nghĩ, nghĩ khác hay nói khác hơn những mạng lịnh của chánh quyền là bị tù đày, bị thủ tiêu.

Nếu đem so sánh hai chế độ, người ta có thể nói, trong chế độ tư bản, con người được hoàn toàn tự do về mặt tinh thần, nhưng bị bóc lột về đời sống vật chất; còn trong chế độ Cộng sản thì con người được phần nào đảm bảo về đời sống xã hội nhưng hoàn toàn bị bóp nghẹt về phương diện tinh thần. Thành thử con người, sống trong chế độ nào, tư bản hay Cộng sản, vẫn thấy thống khổ, khổ về đời sống vật chất, khổ về đời sống tinh thần.

Sau đệ nhị thế chiến, loài người sống giữa hai sự tranh chấp của hai chế độ cực hóa, luôn luôn chực biến con người thành những bộ máy sản xuất và trong tương lai có thể đưa loài người đến vực thẳm diệt vong, nếu những tâm hồn cuồng loạn vì tham vọng đen tối không chịu thức tỉnh, trở lại bản tánh nhân thiện mà dẹp bỏ các thứ võ khí sát nhân.

Ðứng giữa hai chế độ cực hóa, loài người chỉ còn một xuất lộ, vừa giải phóng con người về phương diện đời sống vật chất và tinh thần, đồng thời đem lại một đời sống quân bình hạnh phúc. Đó là chủ nghĩa Dân Chủ Xã Hội, một chủ nghĩa “trung hóa” nghĩa là đứng giữa hai cực đoan, hóa giải thành một chủ nghĩa quân bình, giải phóng con người cả hai phương diện. Với chủ nghĩa dân chủ trong Dân Chủ Xã Hội, con người sẽ được hoàn toàn tự do về mặt vật chất cũng như tâm linh.

Với chủ nghĩa xã hội trong Dân Chủ Xã Hội, đời sống con người sẽ được đảm bảo: không còn sự chinh lệch quá xa giữa hạng giàu và hạng nghèo. Ai ai cũng được đảm bảo về nhà ở, công ăn việc làm. Mỗi gia đình đều có một mái nhà, nhà nông có ruộng, người thợ có nghề và các công cụ cần thiết cho nghề nghiệp.

Xã hội Dân Xã có thể gọi là quân bình nhứt trong đó mọi người đều sống một đời hoàn toàn an lạc.

(hai tấm hình của Ðức Thầy (trang 286,287).

Ðảng Dân Xã chẳng những cần thiết trong giai đoạn kháng chiến chống xâm lăng mà còn cần thiết trong giai đoạn xây dựng quốc gia khi Việt Nam độc lập. Hiện nay có nhiều nước đang tiến trên con đường dân chủ xã hội. Trong tương lai, sự giải thể hai chủ nghĩa tư bản và cộng sản sẽ đưa nhơn loại đến một chủ nghĩa quân bình anlạc, phù hợp với con người hoàn toàn giải phóng. Đó là chủ nghĩa Dân Chủ Xã Hội.

Cho nên sự thành lập đảng Dân Xã chẳng những đáp ứng được nhu cầu cứu nưóc mà còn phù hợp với trào lưu tiến hóa nhơn loại trên bước đường tương lai tiến đến một xã hội quân bình an lạc chủ nghĩa Dân Chủ Xã Hội.

Ðức Huỳnh Giáo Chủ, là một bực tiên giác, tiên liệu được thời cuộc và bước tiến của nhơn loại, nên chủ trương thành lập một chánh đảng lấy tên là Việt Nam Dân Chủ Xã Hội đảng. Ngài đã giải thích lý do tại đâu chấp nhận thành lập đảng Dân Xã và dùng đảng nầy làm lợi khí tranh đấu thay vì dùng tôn giáo. Ngài có nêu ra ba lý do sau đây để đáp lại câu hỏi của một tín đồ (1):

“1. Việt Minh tranh đấu chánh trị. Nếu Thầy đem đạo ra tranh đấu thì không thể được, vì đạo chỉ lo tu hành chơn chất, nên Thầy phải tổ chức đảng chánh trị mới đủ điều kiện để tranh đương kịp.

“2. Các nhà ái quốc chơn chánh trong nước mặc dù nhìn nhận Thầy là nhà ái quốc chơn chánh, nhưng không thể hiệp chung với Thầy lo việc quốc gia, bởi lẽ anh em ấy không thể tu hành như mình, hoặc giả đã có đạo rồi thì không lẽ bỏ đạo mà qui y theo Phật Giáo Hòa Hảo, vì vậy Thầy phải tổ chức đảng chánh trị để anh em ấy có điều kiện tham gia vì rằng tham gia, họ chỉ giữ kỷ luật của đảng mà thôi, còn tôn giáo thì của ai nấy giữ.

“3. Tất cả anh em tín đồ nếu thấy mình còn nặng nợ với non sông tổ quốc, thương nước thương dân hãy tham gia mà tranh đấu. Ðây là phương tiện để anh em tín đồ hành sử Tứ Ân”. (2)

Ðảng Dân Xã không phải Phật Giáo Hòa Hảo đổi tên.

Ðể đánh tan dư luận thấy khối tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo tham gia đông đảo vào đảng Dân Xã, nên cho rằng đảng Dân Xã là Phật Giáo Hòa Hảo trá hình, Ðức Huỳnh Giáo Chủ đã cực lực đính chánh điều ngộ nhận ấy trong bài minh xác trên báo Quần Chúng ngày 15-11-1946 như sau:

“1. Ðảng Việt Nam Dân Chủ Xã Hội là một đảng chánh trị, có tuyên ngôn, chương trình, điều lệ rõ ràng do mấy nhóm chánh trị, đoàn thể kháng chiến hay anh em trong các tôn giáo mà hoạt động chánh trị hợp lại thành lập. Thế thì không phải Phật Giáo Hòa Hảo đổi tên.

“2. Sở dĩ tôi nhân danh mà kêu gọi anh em Hậu Giang là vì về dĩ vãng mặc dù tôi ở trong địa hạt Phật giáo, nhưng có quyền riêng là gia nhập Việt Nam Dân Xã, nó hợp với quan niệm tranh đấu chánh trị của tôi. Cái quyền nhập đảng ấy, anh em Công giáo, Cao đài, Tịnh độ cư sĩ vẫn có cũng như tôi. Hiện nay tôi là đảng viên của đảng Dân Chủ Xã Hội và có rất nhiều anh em ở Hậu giang cũng đã vào đảng Dân Xã. Khi đã vào đảng đều tuân kỷ luật của đảng trong sự hoạt động chánh trị. Như vậy cũng rõ rệt rằng Phật Guiáo Hòa Hảo và đảng Dân Xã là hai tổ chức khác nhau, Tôn giáo là Tôn giáo mà Chánh trị là Chánh trị”. (3)

Một điều nữa chứng tỏ đảng Dân Xã không phải Phật Giáo Hòa Hảo đổi tên là việc thành lập Ban Chấp Hành Trung Ương mà những chức vụ quan trọng đều giao phó cho anh em Việt Nam Quốc Gia Ðộc Lập đảng, nhứt là trường hợp anh Nguyễn Bảo Toàn được Ðức Huỳnh Giáo Chủ cử giữ chức vụ Tổng Bí Thơ trong Trung Ương đảng Bộ. Anh thuộc gia đình Thiên Chúa Giáo, thế mà anh được đề cử là vì hai lý do sau đây:

a)     Trước nhứt anh chủ trương tờ nhựt báo Dân Mới, nổi tiếng chống Pháp nên bị Tòa đại hình kêu án 5 năm khổ sai đày đi Côn Đảo. Đến năm 1944 mãn tù, anh bị quản thúc tại Mặc Bắc (Trà Vinh) quê quán anh cho đến ngày Nhựt đảo chánh. Anh hiệp với Nguyễn văn Sâm, Hồ văn Ngà, Phan Khắc Sửu… thành lập Việt Nam Quốc GiaĐộc Lập Đảng, trong đó anh giữ chức vụ Tổng Bí Thơ, nhờ thành tích đi Côn đảo. Chính với thành tích nầy Ðức Thầy đề cử anh giữ chức Tổng Bí Thơ Trung ƯơngĐảng Bộ Đảng Dân Xã, cũng như ông Nguyễn Giác Ngộ được Ðức Thầy đề cử giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Chi đội Nguyễn Trung Trực cũng do ban năm Côn đảo của ông. Như thế Ðức thầy chọn người lãnh đạo là tùy ở thành tích chớ không dựa vào tình cảm hay tôn giáo. Việc đề cử anh Nguyễn Bảo Toàn vào chức vụ Tổng Bí Thơ đủ nói lên tinh thần trọng dụng nhân tài, đặt quyền lợi quốc gia trên tình nghĩa bè phái.

b)     Đề cử anh Nguyễn Bảo Toàn thuộc gia đình Thiên Chúa Giáo mà không đề cử tín đồ Phật Giáo như ông Nguyễn văn Sâm, Trần văn Ân hay tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo như bác sĩ Trần văn Tâm là để minh xác đảng Dân Xã không phải là Phật Giáo Hòa Hảo trá hình hay đổi tên, mặc dầu đa số đảng viên là khối tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo.

Diễn tiến của đảng Dân Xã.

Với ý định thành Liên khu Quốc gia, để làm thế mạnh bên ngoài, Ðức Thầy phái ông Nguyễn Hoàn Bích tức Nguyễn Bảo Toàn sang Trung Hoa hiệp với các nhà cách mạng lưu vong thành lập Mặt Trận Toàn Quốc và để làm thế ủng hộ bên trong, Ngài phái ông Lê văn Thu về miền Tây mở lớp huấn luyện cán bộ chánh trị và xúc tiến việc đặt cơ sở khắp nơi.

Cuối năm 1946, tình hình trở nên khó khăn, do sự phản ứng của nhân dân chống lại sự khủng bố ráo riết của Pháp. đường sá bị phá, sự lưu thông bị gián đoạn nhiều nơi. Vì vậy sự liên lạc giữa Trung Ương với các Bộ đội tác chiến cũng như cơ quan chánh trị ở miền Tây bị cắt đứt. Một phúc trình hoặc đề nghị từ miền Tây chuyển lên Trung Ương mất nhiều thời giờ, rất trở ngại cho công việc hoạt động quân sự và chánh trị.

Cho nên cuối 1946, một hội nghị quân chính được triệu tập tại Hiệp Xương. Về phía quân sự thì có Ban chỉ huy Bộ đội Nguyễn Trung Trực, còn về phía chánh trị thí đại diện các Ban Chấp Hành Tỉnh Bộ. Ðức ông được mời tham dự với tư cách cố vấn.

Ðể tiện việc hoạt động kịp thời ứng phó với tình thế, hội nghị đồng chấp nhận một kiến nghị yêu cầu Trung Ương sớm thành lập một Ban chỉ huy Quân chính miền Tây để trực tiếp lãnh đạo sanh hoạt quân sự và chánh trị.

Vào đầu năm 1947, Trung Ương có phái về 3 vị: Lê văn Kinh (tức Lương Trọng Tường), Ngô văn Hai (tức Nguyễn xuân Tăng) và ông Sơn (tức Lâm ngọc Thạch) về miền Tây đứng ra triệu tập một phiên họp tại Cái Gút, xã Nhơn Mỹ để thành lập Ban Chấp Hành Liên Tỉnh miền Tây. Theo đề nghị thì xin lập Ban chỉ huy Quân chính, Ban chỉ huy viết tắt BCH có thể hiểu là Ban Chấp Hành?

Ban Chấp Hành Liên Tỉnh.

Phiên họp gồm có 3 vị của Trung Ương phái về, ông Lê văn Thu lúc bấy giờ là Giám đốc khóa huấn luyện chánh trị tại Nhơn Mỹ, ông Mai văn Dậu, nhơn viên trong Ban Hòa Giải và đại diện các Ban chấp hành Tỉnh bộ.

Mở đầu phiên họp, ông Lê văn Kinh trình Ủy nhiệm thơ của Trung Ương, đặc phái ba ông về Hậu giang thành lập Ban chấp hành Liên Tỉnh miền Tây, với hình thức Ban Thường Vụ như sau:

–         1 Trưởng ban

–         1 Tổng Bí Thơ

–         1 Ủy viên Tài chánh

Ðại diện Tỉnh bộ Châu đốc liền đưa ra nhận xét hình thức tổ chức ấy không thấy ấn định trong điều lệ của đảng và nếu tổ chức theo hình đó thì phá vỡ tổ chức cũ từ tỉnh xuống đến xã ấp. Như thế là làm xáo trộn cả bộ máy đảng trong Tỉnh Châu đốc.

Ông Kinh khẳng định rằng: ông được Ủy viên đặc biệt (Ðức Thầy), đồng thời cũng là sáng lập viên và Ủy viên Trung ương, đã ủy nhiệm thì ông có toàn quyền tổ chức. Trước Ủy nhiệm thơ của Ðức Thầy, các cử tọa đều im lặng. Nhưng đại diện Tỉnh bộ Châu đốc có đưa ra nhận xét là hình thức tổ chức ấy không được ổn bởi lẽ, nếu có chức Tổng Bí Thơ thì không có chức Trưởng Ban, vì đó là hình thức tổ chức của một Chánh đảng. Còn nếu có chức Trưởng Ban thì không thể có chức Tổng Bí Thơ, bởi đây là hình thức tổ chức của hiệp hội. Nếu tổ chức theo hiệp hội thì gọi là Tổng thơ ký.

Ông Ngô văn Hai yêu cầu định nghĩa và phân biệt thế nào là Tổng Bí Thơ và thế nào là Tổng Thơ Ký.

Ðại diện Tỉnh bộ Châu đốc liền phân tách: Tổng Bí Thơ là chức vụ chưởng quản các Bí Thơ, một chức vụ tối quan trọng trong đảng, vì người sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm với cấp trên và giữ bí mật các văn kiện mật. Còn Tổng Thơ Ký chỉ có phận sự làm công việc văn phòng của một Ban Thường Vụ mà thôi. Vã lại với hình thức của tổ chức hiệp hội, từ chức vụ Trưởng Ban cho đến Tổng Thơ Ký trong Ban Thường vụ đều liên đới chịu trách nhiệm và mọi huấn lịnh, chỉ thị đều đem ra thảo luận chung, khác hơn hình thức tổ chức đảng, chức vụ Tổng Bí Thơ hay Bí Thơ chịu hoàn toàn trách nhiệm và giữ mật mọi việc quan trọng.

Sau khi nghe trình bày, ông Lê văn Kinh cũng như ông Ngô văn Hai đồng chấp nhận đổi danh từ Tổng Bí Thơ lại Tổng Thơ Ký. Dầu vậy , đại diện Tỉnh bộ Châu đốc cũng kháng nghị rằng hình thức tổ chức hiệp hội trái nghịch với điều lệ và làm xáo trộn bộ máy tổ chức cũ.

Ông Lê văn Thu yêu cầu ghi lời kháng nghị của Tỉnh Châu đốc vào biên bản để trình lên Trung Ương quyết định tối hậu.

Vào đầu tháng 2 năm 1947, Ðức Thầy di chuyển về miền Tây, đặt văn phòng tại Hành dinh của Chi đội 30 ở xã Phú Thành, có lẽ đọc biên bản nên có cho vời nhân viên Ban chấp hành Tỉnh bộ Châu đốc đến.

Sau khi nghe trình bày, Ngài có nói; Tuy tôi là Ủy viên Trung Ương cũng là sáng lập viên đảng Dân Xã, vẫn không có quyển sửa đổi điều lệ. Quyền ấy phải dành cho đại hội toàn quốc, một năm được triệu tập một lần, mới có quyền sửa đổi mà thôi. Như vậy ông Kinh đã làm sai nguyên tắc. Nói đoạn, Ngài xoay qua ra lịnh cho văn phòng viết thơ mời gấp Ban chấp hành Liên Tỉnh (4).

Mấy hôm sau đó, Ðức Thầy ngộ nạn. Thế rồi Ban chấp hành Liên tỉnh cứ tiếp tục hoạt động theo hình thức tổ chức mới và ra lịnh cho các cấp bộ lệ thuộc cùng cải tổ theo.

Về hình thức, thế là Ðảng Dân Xã đã thay đổi mà về tinh thần, đảng cũng trải qua một cuộc biến cải hay lột xác, từ địa vị lãnh đạo chánh trị đã biến thành một tổ chức lệ thuộc quân sự, đóng lấy vai trò tiếp tế, cung phụng vừa tiền bạc vừa quân nhu thực phẩm cho quân đội mà thôi.

Các nhà ái quốc trí thức theo Ðức Thầy về miền Tây để phục vụ đảng, hoặc đào tạo cán bộ hoặc chuẩn bị ra báo, nhận thấy đảng Dân Xã đã biến thể nên không còn lý do để phục vụ, lần lượt rút lui về Sài Gòn. Trong số đó được biết: Luật sư Lê văn Thu, nhà văn Nguyễn Duy Linh, các giáo sư Huế Ðiền, Võ văn Lượm…

Về phương diện chánh trị đã thế mà về phương diện quân sự, vì sự bức bách của tình thế cũng có chỗ đổi thay. để đáp ứng với tình thế mới Bộ đội Phật Giáo Hòa Hảo ra đời. Thừa cơ hội Ðức Thầy vắng mặt, Thực dân cũng như Cộng sản tăng gia tấn công và khủng bố.

Cờ Ba Sao.

Vào khoảng tháng 7 năm 1947, trong một trận đánh tại vùng Láng Linh, vì thiếu quân kỳ nên Bộ đội Dân Xã bị thiệt hại nặng. Có một số sĩ quan như Cò Trình, Cờ No… tử trận.

Ông Lâm Thành Nguyên đến báo cáo với Ban Chấp Hành Liên Tỉnh lúc bấy giờ đóng tại xã Hưng Nhơn, nguyên nhân của sự tổn thất và yêu cầu Liên tỉnh tạo cho lá quân kỳ. Sau khi thảo luận, lá cờ vàng với một ngôi sao đỏ được đưa ra, có ý đối chọi lại cờ VM, nền đỏ một ngôi sao vàng.

Lá cờ nầy không được chấp nhận, vì lẽ nó không khác lá cờ của Thanh Niên Tiền Phong. Do đó, lá cờ được thêm hai ngôi sao nữa nghĩa là thành lá cờ nền vàng ba ngôi sao đỏ.

Ban Chấp Hành Liên Tỉnh có yêu cầu các cấp cho ý kiến và giải thích ý nghĩa để chọn lựa. Có nhiều ý kiến được đưa ra. Người thì giải rằng: nền vàng là màu tượng trưng cho quốc gia Việt Nam, còn ba sao là tượng trưng cho ba kỳ: Nam, Trung, Bắc hoặc

-Tam dân chủ nghĩa: Dân tộc, Dân quyền, Dân sanh.

– Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng.

– Tam tài: Thiên, địa, Nhơn.

Cuối năm 1947, một cái tang đưa đến cho đảng Dân Xã: ông Nguyễn văn Sâm, Ủy viên Trung Ương đặc trách Ngoại giao và đồng thời cũng là đại diện cho Mặt Trận Toàn Quốc tại miền Nam bị ám sát tại Chợ Lớn (10-10-1947).

Tiếp theo đó, bác sĩ Trần văn Tâm, Ủy viên Trung Ương đặc trách Tài chánh, cũng bị ám sát.

Thế là sự liện lạc giữa Trung Ương đảng bộ với Ban Chấp Hành Liên Tỉnh đã lỏng lẻo từ sau ngày Ðức Thầy ngộ nạn, nay thì đứt hẳn. Từ biến hình, đảng Dân Xã đến đây mất luôn lãnh đạo và dần dần lột xác biến thành một đảng Hòa Hảo.

Trong lúc mất lãnh đạo, lại thêm dồn dập bị Pháp tấn công khủng bố, bắt bớ cán bộ, cũng như làm tê liệt các cơ quan tỉnh, quận, xã, cố dồn ép đảng Dân Xã hoặc tan rã, hoặc liên minh với Pháp chống cộng.

Vì giữ vững lập trường kháng chiến nên đảng bị khủng bố đến tê liệt.

Ðầu năm 1948, một phiên họp được triệu tập tại chùa Cây Xanh ở Cái Tắc, Ban chấp hành Liên Tỉnh tuyên bố đình chỉ công tác. Thế là các cán bộ phải hoặc rút vào vị trí bí mật, hoặc chui vào các lực lượng võ trang để tiếp tục tranh đấu quân sự.

Ðảng Dân Xã Ba Sao.

Năm 1954, nhân đem quân ra hợp tác với quân đội quốc gia, đại tá Lê Quang Vinh tức Ba Cụt, cho hợp thức hóa Việt Nam Dân Chủ Xã Hội đảng với đảng kỳ nền vàng ba ngôi sao đỏ dụm lại (5), do Nghị định số 91-BNV/CT ngày 14-5-1954. Kịp khi Hiệp định Geneve ra đời (20-7-1954), đại tá Lê Quang Vinh kéo toàn quân và đảng Dân Xã vào bưng biền chống lại sự qua phân lãnh thổ Việt Nam do âm mưu của Thực dân và Cộng sản, cho đến ngày chế độ độc tài gia đình trị của Ngô đình Diệm bị lật đổ.

Sau khi đảng rút vào bưng, Ngô đình Diệm ban hành Nghị định số 41-NV ngày 27-1-1955 thâu hồi Nghị định số 91-BNV/CT ngày 14-5-1954 cấm Việt Nam Dân Chủ Xã Hội đảng với lá cờ nền vàng ba sao đỏ hoạt động.

* * *

Nhắc lại Nguyễn Hoàn Bích tức Nguyễn Bảo Toàn Tổng Bí Thơ của đảng được Ðức Huỳnh Giáo Chủ để cử đại diện đảng và Phật Giáo hòa Hảo sang Trung Hoa hiệp với các nhà cách mạng lưu vong thành lập Mặt Trận Toàn Quốc với mục đích xây dựng một thế quốc gia. Nhưng vì công dân Vĩnh Thụy lại nghe theo ý kiến của Pháp, chịu trở về nước với danh nghĩa Quốc Trưởng Bảo đại nên nhiệm vụ của Mặt Trận bất thành trong công cuộc xây dựng thế quốc gia bên ngoài làm hậu thuẫn cho Liên khu Quốc gia kháng chiến bên trong. Liền sau đó Ðức Huỳnh Giáo Chủ ngộ nạn, rồi vài tháng sau ông Nguyễn văn Sâm bị ám sát.

Ðầu năm 1948, Nguyễn Bảo Toàn trở về nước, gặp phải hoàn cảnh vô cùng bất lợi. Một mặt cơ sở Trung Ương không còn, một mặt tánh mạng bị đe dọa nên buộc lòng phải xuất ngoại sang Ấu Châu, sống với nghề mở lớp hàm thụ dạy chánh trị.

 

CHÚ THÍCH

(1) ông Huỳnh Hữu Phỉ.

(2) Hành sử đạo nhân. Tr. 140.

(3) Hành sử đạo nhân. Tr. 144.

(4) Nghe đâu, sau đó Liên tỉnh có đến và theo lời của nhiều nhân viên văn phòng thuật lại, Ðức Thầy thâu hồi giấy ủy nhiệm của ông Kinh và ra lịnh cho Sáu Rớt (tức đại tá Trần văn Tươi) đưa ông Kinh về Sài Gòn. Chừng như Sáu Rớt vì bận việc lo chuyên chở thuốc men nên có hẹn với Ðức Thầy để hoãn lại một ngày khác.

(5) Khi mới ra đời ba sao xếp theo hình vòng cung chớ không dụm lại.

MUC LUC | CHƯƠNG 1 | | CHƯƠNG 2 | | CHƯƠNG 3 | | CHƯƠNG 4 | | CHƯƠNG 5 | | CHƯƠNG 6 | |CHƯƠNG 7 | | CHƯƠNG 8 | | CHƯƠNG 9 | | CHƯƠNG 10 | | CHƯƠNG 11 | | CHƯƠNG 12 |

CHƯƠNG 13 | | CHƯƠNG 14 | | CHƯƠNG 15 | | CHƯƠNG 16 | | CHƯƠNG 17|

Categories: Đức Huỳnh Giáo Chủ | Leave a comment

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔvà Phật Giáo Thời Ðại

Lê Hiếu Liêm 

Chương bốn:

Nguồn gốc lịch sử, bối cảnh chính trị và truyền thống tâm linh.

 

Về căn bản, tư tưởng Huỳnh Phú Sổ là sự tiếp nối trung thực, trong sáng và rực rỡ 2.000 năm tư tưởng Phật Giáo Việt Nam, một nền Phật Giáo dân tộc đặc thù, hòa lẫn và bất khả phân ly với truyền thống Việt Nam, để trở thành tư tưởng Việt Phật hay Phật Việt. Tuy nhiên do hoàn cảnh địa lý và lịch sử của đồng bằng Nam Bộ, vùng đất cuối cùng của tổ quốc, vùng đất mới được khai phá và định cư từ thế kỷ 17, nên tư tưởng Huỳnh Phú Sổ có những nét đặc biệt, độc đáo của truyền thống Phật Giáo và tín ngưỡng Nam Bộ. Ta hãy xét bối cảnh lịch sử và tín ngưỡng của đồng bằng sông Cửu Long trước khi Huỳnh Phú Sổ xuất hiện.

 

A/ Công cuộc Nam Tiến:

Theo lời cố vấn, có tính cách tiên tri của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là Hoành Sơn nhất đái vạn đại dung thân (Một dãy núi Hoàng Sơn, dung thân vạn đời) cuối thế kỷ 16, Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa (Huế) và xây dựng dãy đất miền Trung từ Quảng Bình, nơi có núi Hoành Sơn, trở vào Nam thành một vương quốc tự trị, tuy vẫn thần phục triều đình nhà Lê trên danh nghĩa, nhưng trong thực tế đã ly khai khỏi uy quyền của chúa Trịnh, là thế lực, cũng vẫn tôn thờ nhà Lê nhưng đang nắm quyền cai trị trong nước. ở vùng đất mới này, Nguyễn Hoàng đã dựa vào Phật Giáo để xây dựng chủ lực tinh thần và văn hóa của vương quốc. Ông đã cho xây chùa Linh Mụ vào năm 1601 và triều đại của Ông đã hết lòng hộ trì Phật Giáo.

Cuộc Nam Tiến dưới sự lãnh đạo của các chúa Nguyễn đã được thực hiện nhanh chóng: năm 1611, quân nhà Nguyễn đánh tan quân Chiêm Thành, lập phủ Phú Yên, năm 1653, lập phủ Diên Khánh (Nha Trang) và lập phủ Bình Thuận (Phan Rang, Phan Rí) năm 1697, sau khi tiêu diệt vương quốc Chiêm Thành, là vương quốc đã có những thời hùng mạnh đem quân đánh chiếm cả kinh thành Thăng Long. Đồng thời năm 1658 chúa Nguyễn Phúc Tấn gởi 3.000 quân đánh vào Cao Miên, theo lời cầu cứu của hoàng tộc Cao Mên. Năm 1674, vua Cao Miên bị Thái Lan uy hiếp, sang tỵ nạn ở Khánh Hòa và cầu cứu chúa Nguyễn nên Việt Nam đem binh tiến đánh Prey Kor (tức Sài Gòn) và tiến thẳng lên Nam Vang bảo vệ cho Nặc ông Non lên làm vua.

Năm 1679, chúa Nguyễn cho phép 3.000 quân lính người Hoa, từ Quảng Đông sang tỵ nạn đến định cư khai thác vùng Đông Phố (Gia định), Lộc Dã (Biên Hòa) và Mỹ Tho (định Tường). Năm 1707 Mặc Cửu, một người Hoa lưu vong đã đến định cư ở Hà Tiên từ năm 1680, đem dâng đất Hà Tiên và đảo Phú Quốc cho chúa Nguyễn. Đầu thập niên 1730, các vùng đất khác của đồng bằng Nam Bộ như Long Hồ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Châu Đốc, Sa Đéc, Kiên Giang, Cà Mâu, Sóc Trăng, Trà Vinh đều lần lượt được sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam.

Năm 1759, vua Cao Miên là Nặc Tôn dâng cho chúa Nguyễn vùng đất cuối cùng là Tầm Phong Linh (An Giang) trong đó có dãy núi Thất Sơn. Đến đây cuộc Nam Tiến kết thúc và lãnh thổ Việt Nam, hình chữ S, chạy dài từ Cao Bằng, Lạng Sơn đến Hà Tiên, Phú Quốc đã được hình thành (Thành Nam, sđd, t 23-32).

Từ miền Nam sông Dương Tử, nằm cắt đôi Trung Hoa hiện nay, dưới sự xâm lăng khốc liệt của Hán Tộc, tổ tiên chúng ta đã lùi về đồng bằng Sông Hồng cách đây hơn 2.000 năm. Suốt 1500 đầu tiên, chúng ta thu mình trên một dãy đất nhỏ từ biên giới Quảng Đông, Quảng Tây đến Nghệ An, Hà Tỉnh và chịu hơn 1.000 năm Bắc Thuộc và đương đầu với những cuộc xâm lăng quy mô của các đế quốc phương Bắc. Thời đại Lý Trần với Phật Giáo là quốc giáo, trong các thế kỷ 11, 12, 13, 14, đã khẳng định thế đứng độc lập và bình đẳng với Trung Hoa của vương quốc Đại Việt và đưa vương quốc Đại Việt đứng ngang ngữa với những triều đại rực rỡ nhất của Trung Hoa.

Nhờ sự phân ly cát cứ của chúa Nguyễn và sự chia cắt đất nước, bắt đầu từ cuối thế kỷ 16 (và chỉ chấm dứt năm 1789, khi vua Quang Trung đánh tan cả hai thế lực Trịnh – Nguyễn và thống nhất đất nước), và nhờ cuộc nội chiến Trịnh – Nguyễn trong suốt 45 (ttừ nam 1627 đến năm 1672) với bảy trận đại chiến, mà lãnh thổ Việt Nam đã bành trướng đến cực Nam của bán đảo Hoa – Ấn: Việt Nam đã lớn lên gần gấp đôi trong vòng chưa đến 200 năm. Cũng vậy, nhờ sự chia cắt và cuộc nội chiến 1954 – 1975 và sự thống nhất quốc gia dưới chế độ Cộng Sản sau năm 1975 mà Việt Nam đã lớn lên và bành trướng khắp thế giới: ngày nay hai triệu kiều dân Việt Nam đã định cư trên gần 100 quốc gia trên thế giới và đại đa số là những quốc gia phát triển, tiến bộ nhất. Con số này sẽ tăng gấp đôi trong vòng 20 năm tới. Việt Nam đang thật sự lớn lên để hình thành một Việt-Năm-Châu và Việt Nam cũng đang hòa nhập với các nước trong vùng để hình thành một Việt Nam – Đông Nam Á, trục trung tâm của Á Châu – Thái Bình Dương.

Những cuộc nội chiến khốc liệt của hai họ Trịnh – Nguyễn đã là cơ duyên thuận tiện cho làn sóng di dân từ miền Trung đổ xuống miền Nam. Như các chúa Nguyễn, những di dân này đã ra đi về miền đất mới với tôn giáo truyền thống của họ là Đạo Phật, và như tất cả những di dân khác trên thế giới, họ mang theo một tinh thần ái quốc cao độ, một tinh thần dân tộc mãnh liệt. Cuộc xâm lăng của Thực Dân Pháp vào giữa thế kỷ 19 đã là một bằng chứng hùng hồn: Tuy sáu tỉnh Nam Bộ bị thực dân chinh phục đầu tiên, sát nhật và thống trị trực tiếp nhưng nó đã gặp phải sự kháng chiến và bất hợp tác mạnh mẽ của mọi tần lớp dân chúng, và tôn giáo của thực dân trong thời đó, là Thiên Chúa Giáo La Mã, bị tuyệt đại đa số dân chúng tẩy chay, xa lánh và vì vậy, đồng bằng sông Cửu Long là nơi tôn giáo ngoại lại này, tuy được Thực Dân hổ trợ toàn diện trong suốt gần 100 năm, lại là nơi suy yếu, rời rạc nhất. Và nhiệm mầu thay, nơi đây, cũng là nơi các tôn giáo dân tộc được phát triển sâu rộng, mãnh liệt nhất. Và với một tốc độ khủng khiếp: chỉ trong vài tháng sau khi thành lập, đạo Cao Đài có hàng trăm ngàn tín đồ, chỉ trong vài năm sau khi khai đạo, Phật Giáo Hòa Hảo có gần một triệu tín đồ.

Trong khi đó suốt một thế kỷ truyền đạo bằng đủ mọi cách và với phương tiện lớn lao, tại lục tỉnh (không kể Sài Gòn và phụ cận, là nơi đô hội, dân tứ xứ đổ về), số tín đồ Thiên Chúa Giáo chỉ trên dưới vài trăm ngàn người. Và những người này cũng có tinh thần dân tộc, lòng ái quốc, sự khoan dung, ôn hòa, phóng khoáng hơn hẳn các tín hữu của họ ở những nơi khác.

 

B/ Cuộc kháng chiến chống Pháp.

Cuộc kháng chiến chống quân xâm lăng Pháp bùng nổ trước hết ở miền Nam, ngay khi chúng chiếm thành Gia Định (Sài Gòn) năm 1859 và cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục dù chính quyền trung ương, là triều đình Huế, đã đầu hàng. đối đầu với quân xâm lăng, nhân dân Việt Nam, tiếp nối truyền thống giữ nước kiên cường, đã anh dũng chiến đấu. Đặc điểm của cuộc kháng chiến Nam Bộ là dân chúng vẫn không từ bỏ vũ khí dù chính quyền nhà Nguyễn đã đầu hàng: họ từ bỏ quan niệm trung quân của Nho Giáo để theo đuổi lý tưởng ái quốc. Một đặc điểm khác là dân chúng đã tự động đứng lên kháng chiến giữ nước, họ hình thành những đoàn nghĩa binh cùng quân triều đình chiến đấu chống giặc.

Trong khi quân chính quy trong thành Gia định chỉ 1.000 người, dân quân, dưới sự tập hợp của các chí sĩ đất Gia định như Trần Thiện Chính, Lê Huy đông đến 5.800 người. Họ cùng nhân dân quyết chiến với quân Pháp và sau khi bị giặc chiếm thành, một đặc điểm quan trọng khác của cuộc kháng chiến Nam Bộ, là tuyệt đại đa số nhân dân đã tản cư rút khỏi vùng bị giặc chiếm đóng, sau khi thiêu hủy chính nhà cửa của họ, vì không chịu ở chung với quân cướp nước, đến nổi: “Nơi mà trước kia có 40 làng, hồi 1859, nay chỉ còn có một làng gọi là Chợ Quán giữa thành và Chợ Lớn, ngoài ra đều bị phá tan rồi”. Các cố đạo Pháp ra sức khuyên dụ dân ở lại nhưng vô hiệu quả. De Larclauze phải than rằng: “Than ôi, ở đây cũng như ở Đà Nẳng, ảnh hưởng của các cha là một chuyện hoang đường, các lão này thật là xảo quyệt, vô ích, không giúp đỡ được gì cho tốt“.

(Cuộc xâm chiếm Việt Nam của giặc Pháp phần lớn là do sự xúi dục của các nhà truyền đạo Thiên Chúa Giáo. Giám Mục E Huc gởi thư cho Hoàng Đế Napoléon III trong tháng 1 năm 1857 thúc dục Pháp đem quân xâm lăng Việt Nam,. trong đó có đoạn “đánh chiếm Việt Nam s4 dễ dàng hết, sẽ không gây phí tổn gì cho nước Pháp. Dân chúng hiền lành, cần cù, rất thuận lợi cho việc tuyên truyền lòng tin Thiên Chúa Giáo… Họ sẽ đón tiếp chúng ta như những người giải phóng và những ân nhân”. Lịch Sử Việt Nam, q 2, t 32).

Trong khi đó tại miền Bắc, dù đương đấu với quân Pháp trễ nhất (Pháp tấn công đà Nẳng ngày 31/8/1858 và Gia định ngày 17/2/1859, và tấn công Hà Nội năm 1873) và có đến 15 năm để chuẩn bị nhưng quân đội lẫn dân chúng đều thờ ơ, thụ động và một số không ít, lại hèn nhát bỏ chạy, đầu hàng, thậm chí còn làm tay sai cho giặc để bán nước cầu vinh.

Thăng Long và đất Bắc, trong những thời kỳ hưng thịnh của Phật Giáo và dân tộc, dưới các triều đại quân chủ Phật giáo Lý Trần, hàng trăm ngàn quân thiện chiến Mông Cổ và Trung Hoa còn bị đánh tan tành.

Thế mà vào năm 1873, tên thiếu tá Pháp Francis Garnier chỉ với 180 quân đã chiếm được Thăng Long (Hà Nội). Không những thế, một thành lớn như thành Hưng Yên, một toán quân Pháp chỉ 7 tên thế mà viên án sát chỉ huy thành sợ chết, nộp thành cho chúng ngày 5/12/1873.

Tồi tệ hơn nữa là chỉ trong ba tuần, 180 tên giặc Pháp không những chiếm Hà Nội, mà còn chiếm luôn năm thành Hưng Yên, Nam định, Hải Dương, Bắc Ninh, và Ninh Bình.

Chiếm đến đâu, chúng dùng các cố đạo tuyển các giáo dân Thiên Chúa giáo để lập thành binh lính và chính quyền tay sai (lịch sử Việt Nam, q 3, t 64). Một số lớn giáo dân TCG đã đắc lực tiếp tay cho quân xâm lăng cướp nước và tranh nhau làm tay sai cho chúng và đó là một trong những lý do chính giúp giặc Pháp cướp nước Việt Nam một cách dễ dàng và nô dịch nhân dân Việt Nam suốt hơn 80 năm trời.

Mười năm sau, và sau cuộc kháng chiến anh dùng của Nam Bộ ¼ thế kỷ, một tên trung tá Pháp (Henri Revière), chỉ với 600 quân, cũng đã lấy thành Hà Nội trong nửa ngày, và “quan võ sợ giặc chạy trốn từng đàn, quan văn nghe gió cũng chạy theo nốt“. Đề đốc Lê Trinh chạy trốn như chuột, án sát Tôn Thất Bá phản bội tổ quốc, đầu hàng giặc, được chúng ch làm quyền tổng đốc Hà Nội. (Lịch Sử Việt Nam, q 2, t 69).

Chỉ có điều an ủi cho sĩ khí dân tộc là tổng đốc Hoàng Diệu đã tự vẫn sau khi để mất thành, noi gương tổng đốc Nguyễn Tri Phương 10 năm trước, cũng đã tuyệt thực nhịn ăn mà chết sau khi để mất thành Hà Nội cho tên thiếu tá Francis Garnier. Những cái nhục lớn nầy, phải đợi đến gần 100 năm sau, nhân dân Việt Nam mới rửa sạch được bằng chiến thắng điện Biên Phủ.

Cuộc kháng chiến Nam Bộ sôi nổi, quyết liệt, bền bỉ và được toàn dân nhất tâm tham gia, đến nổi quân giặc phải báo cáo về chính quốc là quân đội Việt Nam gồm tất cả mọi người không đau ốm. Trước quốc nạn, anh hùng từ nhân dân xuất hiện như lá cây rừng: Huyện Thoại, Phủ Cậu, Thiên Hộ Dương, Trương Công định, Nguyễn Trung Trực, Trần Văn Thành, Phan Tôn, Phan Liêm… và số nghĩa quân lên đến hơn 40.000 người.

Hầu như khắp Lục Tỉnh đều nổi lên chống giặc, giữ nước, biến thành một cao trào tổng khởi nghĩa: “Tất cả các đồn của chúng ta đều bị cô lập… Người An Nam với võ khí thô sơ đã chống lại súng, họ cứ nhào vô đánh với một nghị lực mù quáng, chứng tỏ rằng họ can đảm và quyết tâm một cách phi thường… Khởi nghĩa khắp nơi. Nơi nào chúng cũng bị trấn áp nhưng không nơi nào chúng bị đánh tan vì ta không có đủ phương tiện… Quân khởi nghĩa ngày càng mạnh dạn, càng tấn công… người Pháp đang bị bao vây, các tầng lớp nhân dân đều tham gia nổi loạn…” theo các báo cáo của quân Pháp.

Chúng phải tăng cường thêm viện binh từ Trung Hoa, Phi Luật Tân và từ Pháp. Trong các nhóm dân quân khởi nghĩa, nhóm lớn nhất do Trương Công định lãnh đạo. ông quy tụ gần 20.000 dân quân, hoạt động chống giắc khắp Lục Tỉnh và đã làm cho quân Pháp phải khiếp sợ. Ngày 20/8/1864, quân Pháp tấn công vào quân Trương Công định và ông bị trúng đạn. Không để sa vào tay giặc, ông tự sát bằng gươm.

Khí phách anh hùng của dân tộc, và đặc biệt của nhân dân Lục Tỉnh, được biểu lộ quyết liệt trong hành động của các lãnh tụ nghĩa quân bị bắt. Nguyễn Trung Trực đã trả lời khi bị giặc bắt tại Phú Quốc vào thágn 9 năm 1868: “Phận ta đã xong, ta không cứu được nước ta, ta chỉ yêu cầu chúng ta có một việc là giết ta ngay đi“. Câu nói cuối cùng của ông, đã đi vào lịch sử một cách oanh liệt, huy hoàng, là “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây“.

Thủ Khoa Huân nổi dậy ở định Tường, bị bắt và bị hành hình ở Mỹ Tho tháng 6 năm 1875. Các lãnh tụ nghĩa quân khác Phan Văn Đạt đã lớn tiếng mắng địch cho đến khi bị hành quyết, Trần Xuân Hòa bị giặc bắt đã cắn lưỡi tự vẫn, Lê Cao Dũng đã cự tuyệt không uống thuốc của giặc cho đến phút chết… (Lịch Sử Cận đại Viêt Nam, q I, t 72-167).

Trước đó, các tướng lãnh, quan lại triều đình tại Lục Tỉnh cũng đều tự sát sau khi giặc chiếm mất thành hay sau khi bị bắt: Học đốc Võ Duy Ninh, án sát Lê Từ đều tự sát sau khi thành Gia định thất thủ. (Lịch sử Việt Nam, q II, t 37) Ngày cả Phan Thanh Giản cũng đã tuyệt thực 17 ngày và uống thuốc độc tự tử sau khi ba tỉnh Vĩnh LOng, An Giang, Hà Tiên bị giặc chiếm vào các ngày 20-24 tháng 6 năm 1867 (sđd, t 52).

Với tinh thần hy sinh quyết chiến cao độ và bền bỉ của nhân dân Lục Tỉnh, giặc một hần vừa bị nghĩa quân giết hại, phần chết chóc, bịnh tật vì thời tiết và nhất là những khó khăn, rối loạn tại Pháp Quốc, chúng đã định rút chạy, thế nhưng triều đình Huế lại đề nghị thương thuyết, nghị hòa, phải bồi thường chiến phí cho quân giặc, không những thế triều đình còn bắt các nghĩa quân nộp cho quân Pháp. Cuộc kháng chiến Nam Bộ đã bị phản bội, bỏ rơi. Ngoài ra, tình hình loạn lạc tại miền Bắc, giặc giã nổi lên khắp nơi, chế độ quân chủ Khổng giáo, bị Tàu hóa, Hán hóa nặng nề nhà Nguyễn đã quá bạc nhược về ý chí chiến đấu, về trí tuệ, cũng như về binh lực, nên đã phải ký hòa ước bán nước năm 1862, bán đứng Nam Bộ cho Pháp để tập trung lực lượng bình định miền Bắc.

Một đặc điểm nổi bật nữa của kháng chiến Nam Bộ là cuộc kháng chiến chống Pháp và các phần tử tay sai còn tiếp tục mạnh mẽ, sâu rộng trên lãnh vực văn học qua các bài hịch, văn tế, thơ của các tác giả vô danh cũng như của những sĩ phu yêu nước tên tuổi như Nguyễn đình Chiểu, Phan Văn Trị, Bùi Hữu Nghĩa…

Sự nở rộ, lan rộng và được mọi tầng lớp dân chúng cảm kích, ủng hộ của các phong trào kháng chiến võ trang như thơ văn yêu nước sôi sục trong giai đoạn nầy chắc chắn đã có ảnh hưởng lớn lao đến tinh thần ái quốc, đấu tranh cứu nước của phong trào tôn giáo Bửu Sơn Kỳ Hương xẩy ra cùng thời và phong trào Phật Giáo Hòa Hảo sau nầy: Lãnh tụ kháng chiến Trần Văn Thành là một đại đệ tử của Phật Thầy Tây An và anh hùng kháng chiến Nguyễn Trung Trực (tức quan Thượng Đẳng Đại Thần) được tín đồ PGHH tôn thờ như một vị thần, chỉ sau Phật Tổ và Phật Thầy Tây An).

Cuộc kháng chiến võ trang chống Thực Dân Pháp của nhân dân Việt Nam nói chung nà nhân dân Lục Tỉnh nói riêng dũng cảm, bền bỉ kéo dài cho đến cuối thế kỷ 19. Và từ đầu thế kỷ 20 cuộc kháng chiến này được tiếp tục và nâng cao hơn dưới các hình thức mới như phong tràoĐông Du, Việt Nam Quang Phục Hội, các hội kín, các đảng cách mạng và các tôn giáo dân tộc… Một đặc điểm khác nữa là các phong trào yêu nước, như phong trào Đông Du do nhà chí sĩ Phan Bội Châu khởi xướng, tuy xuất phát từ miền Trung , nhưng lại được nhân dân Lục tỉnh tham gia, ủng hộ mạnh mẽ hơn tất cả các nơi khác.

Chính ở Nam Bộ, chính ở những vùng đất mới của Tổ Quốc mà sinh lực và thần trí dân tộc được tích lũy dồi dào, sung mãn đã phát tiết nổ ra thành những hành động anh hùng, khí phách trong các cuộc kháng chiến trên lãnh vực quân sự và văn học. Chính ở miền Nam mà truyền thống văn hóa, tôn giáo, tâm linh, tín ngưỡng của dân tộc được lưu giữ, bảo tồn, trao truyền, một cách trân trọng và nguyên vẹn. Trong khi đó, ngay chính suối nguồn quê hương xuất phát, là miền Bắc và miền Trung, một số không nhỏ những truyền thống nầy đã bị lu mờ, mai một.

Đồng bằng sông Cửu Long đã đủ lớn về tâm tưởng, đủ phong phú về tài nguyên, đủ mạnh về tinh thần, nhưng đồng thời cũng vẫn còn trinh nguyên, đôn hậu, tươi mát, mới lạ để đón nhận một thiên tài tôn giáo ra đời và một phong trào tôn giáo lớn dậy.

Nếu Huỳnh Phú Sổ sinh ra ở những nơi khác trong giai đoạn Pháp Thuộc, giai đoạn suy vi, chìm đắm của dân tộc, ở những nơi đó bạc nhược về tinh thần, suy yếu về ý chí, nghèo đói về kinh tế, kém cỏi về trí tuệ, nô lệ về văn hóa, xơ cứng, khô cằn trong nếp nghĩ, nếp sống, thì những thông điệp của ông đã không vang vọng đến ngày nay. Sự nghiệp của Huỳnh Phú Sổ chính là sự nghiệp của nhân dân Nam Bộ. ông đã hét lớn vào vách đá sừng sững, hùng tráng và đã có muôn ngàn tiếng dội chấn động. Cùng một tiếng hét đó, cất lên trên một bãi sình lầy, sẽ chỉ có sự im lặng mênh mong.

Huỳnh Phú Sổ đã có cáo cơ duyên và cái hạnh phúc lớn lao được sinh ra, lớn lên trên đồng bằng sông Cửu Long hiền hòa, nắng ấm, tươi vui, đã khai đạo, hoằng pháp và đấu tranh với những con người hiền lương, khí phách, trung trực. ông đã thấy, dù thời gian hoạt động quá ngắn, nhũng hoa trái đầu mùa của hạt giống Chánh Pháp và tinh thần Ái Quốc mà ông đã gieo truyền, trong đau thương, và lớn lên, trong nghiệt ngã.

Những hạt giống đẹp đẽ, mầu nhiệm nầy đã không bao giờ sống sót và nở hoa, sinh trái, nếu chúng không được lưu giữ, bằng máu xương, bởi những tâm hồn, những tấm lòng, những trái tim, những cuộc đời chân thật, ngay thẳng, đạo đức và anh hùng: Không phải tự nhiên, tình cờ, mà cách đây 130 năm, Nguyễn Trường Tộ đã viết trong bản điều tần Tế Cấp Bát điều (TámĐiều Cứu Vớt) “Những sông núi hai bên sông Cửu Long tất sẽ làm chổ nghỉ nhàn dưỡng lão cho nước ta“.

 

C/ Truyền thống đạo pháp và dân tộc.

Trong trào lưu đề kháng chống ngoại xâm và khai mở, phục sinh truyền thống tâm linh, tín ngưỡng của dân tộc, xuất hiện một phong trào kiên trì nhất và có ảnh hưởng sâu rộng nhất trong nhân gian Nam Bộ là phong trào tôn giáo Bửu Sơn Kỳ Hương với hai ngọn cờ Tín Ngưỡng vàÁi Quốc.

Tín ngưỡng: đó là đạo Phật nhân gian, truyền thống, mang nặng màu sắc Tam Giáo.

Ái Quốc: đó là chống thực dân Pháp.

Người sáng lập Bửu Sơn Kỳ Hương là ông Đoàn Minh Huyên sinh năm 1807 tại làng Tòng Sơn, thuộc Gia Định thành. Năm 1849 tại làng ông nổi lên nạn dịch tả hoành hành giết người như rạ, ông đã giản dị dùng nước lạnh, giấy vàng chữa lành bịnh cho các nạn nhân và chận đứng được bịnh dịch tả. Dân chúng tin phục và tin rằng ông là Phật Thầy giáng phàm cứu dân. Sau đó ông đến định cư ở ngôi chùa Tây An, núi Sam, Châu Đốc nên được dân chúng tôn xưng là Phật Thầy Tân An.

Mang đặc tính tu hành theo đạo Phật bình dân và yêu nước, hay nói theo cách ngày nay là đạo Pháp và Dân Tộc, ông chủ trương học Phật, tu Nhân, thực hành giáo lý tứ ân, làm các điều lành, tránh các điều ác, cúng lạy, niệm phật tại gia đình, và tín đồ không cần xây chùa cao, tượng lớn, không cần tăng, ni, hình tướng, chỉ cần thờ một tấm trần điều với ba lễ vật đơn sơ là nước lạnh, nhang và bông hoa.

Với giáo lý và phương pháp tu hành giản dị, thích hợp căn cơ, trình độ của đại đa số nông dân hiền lành chất phác nên số tín đồ đến quy y thọ giới ngày càng đông, tạo thành một phong trào tôn giáo rộng lớn khắp miền Nam. Mỗi tín đồ, sau khi quy y, được cấp một “lòng phái” bằng giấy màu vàng, trên đó có in triện màu đỏ bốn chữ Bửu Sơn Kỳ Hương. đó là những nét đặc biệt của đạo Phật, tông phái Bửu Sơn Kỳ Hương tại miền Nam.

Phật Thầy Tây An mất năm 1856 để lại một số sấm giảng, mở đầu cho truyền thống truyền đạo bằng thơ của Bửu Sơn Kỳ Hương.

 

Sau đó xuất hiện một nhân vật không tên tuổi được tôn xưng là đức Phật Trùm, có tài trị bịnh, phép thần thông, tiếp nối truyền thống Bửu Sơn Kỳ Hương truyền đạo từ năm 1868 đến năm 1875.

Tiếp theo là ông Ngô Lợi, được tôn xưng là Đức Bổn Sư, có tài chửa bịnh không cần dùng thuốc, lập làng An định, một chiến khu chống Pháp, dưới chân dãy Thất Sơn để quy tụ về làng khoảng 2.000 tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương, tiếp tục truyền đạo Bửu Sơn Kỳ Hương trong thời gian 1879-1890. Làng An định bị giặc Pháp tàn phá trong năm 1890.

Sau đó xuất hiện nhân vật không tên tuổi, được gọi là Đức Sư Vải Bán Khoai, tác giả cuốn Sấm Giảng Người Đời, tiếp nối rao truyền đạo Bửu Sơn Kỳ Hương trong các năm 1901-1902 và cuối cùng là sự xuất hiện, ở một quy mô rộng lớn nhất, hiện đại nhất, của Đức Huỳnh Giáo Chủ, tức Huỳnh Phú Sổ, khai sáng đạo Phật Giáo Hòa Hảo năm 1939. (Dật Sĩ & Nguyễn Văn Hầu, sđd, chương 1, 2, 3, 4).

Từ Đức Phật Thầy Tây An đến Đức Huỳnh Giáo Chủ, trải qua suốt 90 năm, là một giòng sinh mệnh Phật Giáo đặc thù Việt Nam  và đặc biệt Nam Bộ nhưng nó không tách lìa, trái lại, là một phần bất khả phân ly của 2.000 năm Phật Giáo Việt Nam và 2.500 năm của Phật Giáo Thế Giới. So với rất nhiều tông phái Phật Giáo khác tại Việt Nam và trên thế giới, thì Bửu sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo có đặc chất và màu sắc Phật giáo rất rõ rệt và đậm nét, chưa kể là nó còn mang được tính chất trong sáng và truyền thống của đạo Phật.

 

D/ Gốc rễ văn hóa và tâm linh của cuộc Nam Tiến: đạo Phật tại miền Nam.

Các vị minh quân khai sáng nhà Nguyễn, như tất cả những vị minh quân khác của các triều đại trước, đều tôn sùng đạo Phật, và đại đa số nhân dân đàng Trong đã tiếp nối truyền thống văn hóa, tâm linh của Tổ Tiên.

Điểm nổi bật của sự phát triển Phật giáo Đàng Trong là sự hoằng pháp rất thành công của các danh tăng đến từ Trung Hoa như các thiền sư Viên Cảnh, Viên Khoan, Minh Hoằng, Giác Phong, Từ Lâm, Pháp Bảo, Pháp Hoa, Tế Viên, Nguyên Thiều, … (thuộc phái thiền Lâm Tế), của quốc sư Hưng Liên và nhất là của thiền sư Thạch Liêm (thuộc phái thiền Tào Động). Người đi xa nhất về phía Nam là thiền sư Tế Viên, khai sơn chủa Thập Tháp Di Đà ở Bình Định. Ảnh hưởng quan trọng nhất của các tăng sĩ Trung Hoa trong việc hưng thịnh của Phật giáo Đàng Trong có lẽ đến từ thiền sư Thạch Liêm, thầy của thiền sư Hưng Liên, người được chúa Nguyễn Phúc Chu tôn làm quốc sư. Thạch Liêm được chúa Nguyễn Phúc Chu mời đến Huế năm 1695 và cách đây đúng 300 năm, ông đã dạy Phật pháp như sau cho nhà lãnh đạo quốc gia: “Trai giới không phải chỉ để cho sạch miệng, sạch mình và sạch tư tưởng mà thôi đâu. Trai giới là làm cho quốc gia từ trên tới dưới được thanh lý chỉnh tề, không một người nào không ngồi đúng chỗ, không một việc nào chẳng giải quyết thỏa đáng: làm được như thế mới là sự trai giới viên mãn của một ông vua”. Thiền sư Thạch Liêm còn đề nghị chúa Nguyễn Phúc Chu thực hiện trai giới bằng cách: “Trả tự do cho những người bi giam cầm oan ức, phóng thích bớt những tù nhân trong ngục thất, chẩn cấp cho những kẻ nghèo đói, tháo gỡ cho những người bị đè nén ép uổng, bãi bỏ bớt những luật lệ quá nghiêm khắc, dễ dãi cho người buôn thúng bán bưng và cho thợ thuyền”. Chúa Nguyễn Phúc Chu đã nghe lời thầy và thực hiện những biện pháp trai giới cụ thể, thực tế, hợp lòng dân nầy.

(Nguyễn Lang, Phật Giáo Việt Nam Sử Luận, q 2, t 239).

Trong việc hoằng pháp tại Đàng Trong, một thiền sư Việt Nam đã có công rất lớn là thiền sư Liễu Quán. ông người Phú Yên, sinh năm 1670, đi tu từ lúc nhỏ với thiền sư Tế Viên, học đạo với nhiều vị danh tăng đương thời như các thiền sư Giác Phong, Thạch Liêm, Tử Dung. Ông đã Việt hóa thiền phái Lâm Tế và làm cho thiền phái nầy trở thành thiền phái của đa số Phật TửĐàng Trong (200 năm sau, Phật Thầy đã đến nương náu ở chùa Tây An, núi Sam, Châu Đốc. Tây An Tự là một chùa thuộc dòng Lâm Tế). Người Việt Nam có công lớn không kém thiền sư Liễu Quán là chúa Nguyễn Phúc Chu, pháp danh Hưng Long, sinh năm 1675, tinh thông văn chương lẫn võ bị, lên ngôi chúa năm 17 tuổi, thọ ngũ giới và bồ tát giới với thiền sư Thạch Liêm năm 21 tuổi. Là một minh quân, ông hâm mộ đạo Phật. Chính ông là người tiếp nối sự nghiệp của chúa Nguyễn Hoàng, cho đúc chuông chùa Linh Mụ nặng 3.285 cân. Những chữ khắc trên chuông, ngắn gọn, nhưng đủ để nói lên, mạnh, sâu, tấm lòng của một minh quân thương dân, yêu nước, và một phật tử thuần thành, hiểu đạo:

“Quốc Chúa Đại Việt Nguyễn Phúc Chu, nối dòng Tào động Chánh Tông đời thứ ba mươi, pháp danh Hưng Long, đúc hồng chung này nặng 3.285 cân, an trí ở chùa Thiên Mụ Thiền Tự để vĩnh viễn cung phụng Tam Bảo. Cầu nguyện gió hòa mưa thuận, quốc thái dân an, chúng sinh trong pháp giới đều hoàn thành viên chủng trí”.

Chính ông, năm 1714 đại trùng tu chùa Linh Mụ và khi hoàn thành, đã ở lại chùa một tháng, ăn chay, phát chẩn tiền và gạo cho người nghèo. (Nguyễn Lang, sđd, t 240-241).

Không những xây chùa, đúc chuông, lông còn áp dụng những biện pháp “trai giới” ngoạn mục, cũng như bản điều trần 18 điểm về việc trị nước theo tinh thần Phật giáo, mà sư phụ của ông là thiền sư Thạch Liêm đã đệ trình cho ông.

Khởi đi từ chúa Nguyễn Hoàng, được tiếp nối và làm cho hưng thịnh rực rỡ bởi chúa Nguyễn Phúc Chu, đạo Phật đã như một giòng os6ng lớn chảy thấm vào các vùng đất mới, cũng như được những di dân miền Trung mang vào đồng bằng sông Cửu Long như là một di sản quý giá của quê hương mà họ đã giã từ ra đi đế đến lập nghiệp trên mãnh đất Nam Bộ hiền hòa, phì nhiêu.

Vào thế kỷ thứ 18, khi các chúa Nguyễn mở rộng bờ cõi đến các tỉnh cực Nam thì một số cao tăng cũng theo làn sóng di dân xây chùa, hoằng pháp, và không những thế còn đóng góp một phần quan trọng trong việc phò tá nhà Nguyễn phục hưng, sai khi bị Tây Sơn đánh bại, và thống nhất đất nước. ở đông Phố tức Gia Định có thiền sư Đạt Bổn từ Quy Nhơn vào lập chủa Thiên Trường năm 1755. Chính ở chùa nầy, 20 năm sau, năm 1775, Hòa Nghĩa đạo Lý tướng quân suy tôn đông Cung Thái Tử Nguyễn Phúc Dương lên kế nghiệp chúa Nguyễn để chống lại quân Tây Sơn (NL, sđd, t 207). Trước đó cũng đã có chùa Tập Phước, Giác Lâm đã được xây lên ở Gia định. Không những thế cùng thời đã có những ngôi chùa ở các tỉnh khác tại miền Nam như Biên Hòa, Tây Ninh, Hà Tiên…

Vào đầu thế kỷ thứ 19, năm 1802, chúa Nguyễn Ánh, tức vua Gia Long thống nhất đất nước. Các vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự đức đã từ bỏ nền chính trị đạo đức, khoa dung độ lượng, thuần túy dân tộc, dựa trên chủ lực tinh thần, văn hóa Trung Hoa của triều đại nhà Thanh, dựa trên khổng giáo. Tuy nhiên vì công lớn lao của một số cao tăng đàng Trong trong việc yểm trợ nhà Nguyễn phục hưng đất nước nên các triều vua nầy cũng có đôi chút quan tâm nâng đỡ Phật giáo.

Nhưng vì không phải là Phật tử hiểu đạo nên sự hộ trì Phật Giáo của họ chỉ ở mức độ tín ngưỡng như xây chùa, đùc tượng . phong thưởng, trợ cấp ruộng đất…

Trong thời kỳ này, có các danh tăng như thiền sư Mật Hoằng, Liễu Thông, Viên Quang, Đạo Thông, Viên Ngộ, Phước An… đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hoằng pháp tại Lục Tỉnh.

Sang đầu thế kỷ 20, các vị cao tăng Từ Phong, Chí Thanh, Huệ Quang, Khánh Anh, Tâm Thông, Hoằng Nghĩa, Huệ Tịnh… tiếp tục duy trì Phật pháp, thắp sáng ngọn đèn chánh Pháp tại Nam bộ trong đêm dài thống trị của thực dân Pháp.Chính từ đó, từ những ngọn lửa than hồng của dân tộc và đạo pháp, được giữ kính và lưu truyền một cách trân trọng trong chốn thiền môn, mà đã xuất hiện huy hoàng, bi tráng thế hệ Huỳnh Phú Sổ, thế hệ Thích Trí Quang, thế hệ Tuệ Sĩ, Mạnh Thát của hôm qua và ngày nay…

|Muc Luc| |Ch.1| |Ch.2| |Ch.3| |Ch.4| |Ch.5| |Ch.6| |Ch.7| |Ch.8| |Ch.9| |Ch.10|TK|

[BHH430] [PGHH] [THƯ VIỆN PGHH]

For any questions, send Email to:  phvpghh@aol.com
Copyright © 2003. PhatHocVienPGHH. All rights reserved.
Revised: 04/24/04

 

Categories: Đức Huỳnh Giáo Chủ | Leave a comment

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔvà Phật Giáo Thời ÐạiLê Hiếu Liêm

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔvà Phật Giáo Thời ÐạiLê Hiếu Liêm 

 

Chương một: Dẫn nhập Việt Nam và Phật Giáo đầu thế kỷ hai mươi.

 

Đầu thế kỷ 20, tư tưởng Nho Giáo, thống trị độc tôn đất nước từ Thời Hồ Quý Ly, nhà Lê và nhà Nguyễn suốt 400 năm, hoàn toàn sụp đổ. Tư tưởng Phật Giáo, ngự trị vinh quang trong thời đại Lý Trần từ thế kỷ thứ 11 đến cuối thế kỷ 14, suy đồi tận gốc. Tư tưởng Tây Phương và tôn giáo của nó, Thiên Chúa Giáo La Mã, bị đại đa số trí thức và nhân dân coi như sản phẩm và công cụ của chế độ Thuộc Địa và thực dân Pháp nên vẫn không được chấp nhận. Ý thức hệ Cộng Sản cũng như các tư tưởng mới khác chưa ra đời. Cả một khoảng trống tư tưởng, cũng có nghĩa là một khoảng trống tôn giáo và chính trị, to lớn bao trùm trên một nước Việt Nam bị nô lệ, bóc lột, áp bức, lạc hậu và nghèo đói. Nhưng đây cũng là môi trường lý tưởng cho sự ra đời của những tư tưởng mới, những tôn giáo mới, những chính đảng mới và những phong trào mới: Phong trào Đông Du và Việt Nam Duy Tân Hội của Phan Bội Châu từ năm 1904,Đông Kinh Nghĩa Thục của Lương Văn Can và các nhà Nho tiến bộ năm 1907, tư tưởng dân quyền và dân chủ của Phan Chu Trinh suốt hai mươi năm (1905-1925), phong trào chống thuế ở Trung Kỳ năm 1908, vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội cùng năm, Việt Nam Quang Phục Hội năm 1912, cuộc khởi nghĩa ở Trung Kỳ và ở Huế năm 1916 của Thái Phiên, Trần Cao Vân, Lê Ngung, vua Duy Tân…, phong trào Hội Kín ở miền Nam năm 1913-1916 lan rộng khắp Lục Tỉnh và cuộc tấn công Sài Gòn năm 1916. Các hoạt động này đã liên tục diễn ra từ đầu thế kỷ 20 đến cuối đệ nhất thế chiến.

Tuy nhiên mãi đến đầu thập njiên 20 Việt Nam mới thật sự thức dậy với sự ra đời Việt Nam Thanh Niên Cách mạng Đồng Chí Hội và Tân Việt Cách Mạng Đảng năm 1925, Đạo Cao Đài năm 1926, Việt Nam Quốc Dân Đảng năm 1927, Cuộc khởi nghĩa Yên Bái và sự ra đời của Đảng Cộng Sản Đông Dương năm 1930 và phong trào Sô Viết Nghệ Tỉnh 1930-1931.

 

Trong thời gian sôi động này, từ 1925 trở đi, Phật Giáo cũng đã thức dậy. Từ năm 1923, thiền sư Khánh Hòa và thiền sư Thiện Chiếu đã thành lập, tại chùa Long Hòa ở Trà Vinh, Hội Lục Hòa Liên Hiệp với mục đích vận động thành lập một Hội Phật Giáo Việt Nam toàn quốc để chấn hưng Phật Giáo. Thiền sư Thiện Chiếu, khác hẳn tất cả tăng sĩ Phật Giáo đương thời, là một tăng sĩ có tân học. Ông đã đi ra Trung và Bắc vận động thống nhất Phật Giáo năm 1927 nhưng bất thành.

Năm 1928 thiền sư Khánh Hòa xây dựng Thích Học Đường và Phật Học Thư Xã tại Chùa Linh Sơn, Sài Gòn và năm 1929 Ông cho ấn hành tạp chí Viên Âm, tập san Phật Học đầu tiên bằng quốc ngữ tại Việt Nam, đặt trụ sở tại chùa Xoài Hột, Mỹ Tho. Cùng thời, thiền sư Thiện Chiếu xuất bản một tạp chí Phật Học nhắm vào giới thanh niên trí thức lấy tên là Phật Hòa Tân Thanh Niên, đặt tòa soạn tại chùa Chúc Thọ ở Gia Định.

 

Năm 1931 thiền sư Khánh Hòa cùng nhiều tăng sĩ và cư sĩ thành lập Hội Phật Học đầu tiên tại Việt Nam, lấy tên là Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học và thiền sư Từ Phong được mời làm Chánh Hội Trưởng. Hội ra tờ Từ Bi Âm năm 1932. Thiền sư Khánh Hòa, cùng người cộng sự thân tín là thiền sư Thiện Chiếu đã đóng vai trò tiền phong khai mở phong trào chấn hưng Phật Giáo và hiện đại hóa Phật Giáo, chuyển động sâu rộng lịch sử Phật Giáo và lịch sử Việt Nam trong suốt 65 năm qua.

Tại miền Trung, thiền sư Giác Tiên mở Phật Học Đường  tại chùa Trúc Lâm năm 1929 và ủy thác cho đệ tử là bác sĩ Lê Đình Thám thành lập Hội An Nam Phật Học năm 1932. Hội quy tụ đông đảo những danh tăng và cư sĩ trí thức tại miền Trung. Cư sĩ Lê Đình Thám được bầu làm Hội Trưởng và vua Bảo Đại được mời làm Hội Trưởng Danh Dự. Hội ra tạp chí Phật Học Viên Âm năm 1933. Năm 1934, thiền sư Giác Tiên, cư sĩ Lê Đình Thám… đã thành lập Trường An Nam Phật Học, trong đó có mở cấp Đại Học Phật Giáo. Đặc biệt hơn nữa là Hội đã phát động phong trào “Chỉnh Lý Tăng Già” rất quyết liệt để loại trừ ra khỏi tăng già những thành phần phạm giới, bất xứng. Chính nhờ những nổ lực cấp tiến này mà Phật Giáo miền Trung đã đóng được một vai trò quan trọng trong những thập niên sau đó.

Năm 1934 các thiền sư Trí Hải, Tâm Ứng, Tâm Bảo cùng với giới cư sĩ trí thức tên tuổi tại Hà Nội như Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Văn Tố, Dương Bá Trạc, Trần Văn Giáp, Nguyễn Năng Quốc, Nguyễn Hữu Kha, Bùi Kỷ, Lê Dư… thành lập Bắc Kỳ Phật Giáo Hội, bầu cư sĩ Nguyễn Năng Quốc làm hội trưởng và suy tôn thiền sư Thanh Hanh làm Thiền Gia Pháp Chủ. Đặc biệt là trong buổi lễ suy tôn Pháp Chủ này, cư sĩ Trần Trọng Kim đã thuyết pháp về đề tài; “Thập Nhị Nhân Duyên”. Hội ra tạp chí Đuốc Tuệ năm 1935 và phát triển mạnh mẽ khắp miền Bắc (Nguyễn Lang, Phật Giáo Việt Nam Sử Luận, q 3, t 51-173).

Đặc tính của cả ba Hội Phật Học tại ba miền là vai trò nổi bật của giới trí thức cư sĩ, là thuần túy Phật học và sinh hoạt Phật sự. Thời điểm 1925-1945 là thời điểm chuẩn bị trong kiên nhẫn và thầm lặng. Các hội Phật Học đã làm đúng chức năng và vai trò lịch của mình, một cách khiêm tốn, từ đống gạch vụn đổ nát của nền Phật học và Phật Giáo Việt nam trong thời Thực Dân Pháp thống trị.

Trong thời kỳ này xuất hiện những con người đặc biệt, xuất sắc và những tư tưởng mạnh mẽ, quyết liệt, trong Phật Giáo cũng như ngoài Phật Giáo. Từ đầu thập niên 30, tư tưởng Phật Hộc của Thích Thiện Chiếu đã là những quả bom chấn động. Và năm 1939 Huỳnh Phú Sổ xuất hiện làm một cuộc cách mạng tôn giáo, cải cách toàn bộ và triệt để Phật Giáo chưa từng có trong hai ngàn năm lịch sử Phật Giáo Việt Nam. Miền Nam, một vùng đất lạ lùng và kỳ diệu…

 

An Hòa Tự

Phan Chu Trinh từ Pháp trở về Sài Gòn năm 1925, đất nước bùng lên những làn sóng tư tưởng dân quyền và dân chủ. Ông khẳng định phải tìm nguyên nhân mất nước trong sự mất đạo đức, mất luân lý, trong bài diễn thuyết Đạo Đức và Luân Lý Đông Tây, và ông cũng khẳng định chế độ quân chủ chuyên chế là nguyên nhân chính làm mất nước trong bài thuyết giảng Quân Trị Chủ Nghĩa và Dân Trị Chủ Nghĩa tại Sài Gòn năm 1925. Ông mất năm sau đó và đám tang ông cùng với cuộc vận động ân xá nhà chí sĩ Phan Bội Châu đã khơi bùng phong trào yêu nước và yêu tự do dân chủ trên toàn quốc, đặc biệt là trong giới thanh niên.

Nhưng dữ dội, bốc lửa và sấm sét trong tư tưởng yêu nước chống thực dân cũng như tư tưởng tự do dân chủ, trong thời này, chỉ có Nguyễn An Ninh là đi xa nhất, quyết liệt nhất. Là một thanh niên miền Nam,Ông đi du học ở Pháp và trở về nước với bằng cử nhân Luật. Lợi dụng quy chế thuộc địa của Nam Kỳ, nơi mà báo chí bằng tiếng Pháp được tự do, không bị kiểm duyệt, Ông ra tờ La Cloche fèlèe (Tiếng Chuông Rè) từ năm 1923 đến năm 1926. Ông tự xưng tờ báo của Ông là “cơ quan tuyên truyền tư tưởng Pháp”, lấy tư tưởng của kẻ xâm lăng để đập những nhát búa tạ vào chế độ Thực Dân, đồng thời tờ báo cũng tự nhận là “cơ quan chuẩn bị cho tương lai dân tộc”. Thật là độc đáo và tuyệt vời.

Ngoài việc phê bình kịch liệt, thẳng tay chính sách và chế độ thực dân, Ông cổ võ cho việc đào tạo một tầng lớp thanh niên Việt Nam tân học, có văn hóa, có lý tưởng, có chí khí, có năng lực và có tổ chức vàÔng tuyệt đối tin vào sức mạnh và vào tương lai của nhân dân Việt Nam. Ông chủ trương một nước Việt Nam thống nhất từ Nam chí Bắc và trở về lịch sử dân tộc để tìm niềm tin và sức mạnh. Ông hô hào, khi chỉ mới ngoài 20 tuổi, “Chẳng những phải duy trì những giấc mộng vĩ đại, mà còn phải tổ chức thành một nhóm quan trọng để chuẩn bị cho tương lai”. Không những tư tưởng táo bạo, độc đáo, mới lạ, kiến thức của Ông cũng rất uyên bác. Khi Thống Đốc Nam Kỳ tuyên bố: “Xứ này không cần trí thức”. Ông đã viết bài trả lời bốc lửa: “… Những thảm khổ của chúng ta ngày nay, còn gì nữa, đúng là do tổ tiên của chúng ta đã sờ mó vào cây kiến thức. Hạng trí thức đã làm đảo lộn thế giới, làm hư hỏng hạnh phúc của thế giới. Hãy nguyền rủa tên tuổi của Prométhé, kẻ đã lấy trộm chút lửa của Trời. Hãy nguyền rủa con người đã bày ra cái ná cao su cho trẻ con bắn đá vào trán ông khổng lồ… Trí Tuệ, đó là cái tai hại. Trí tuệ, đó là con rắn cuốn quanh thân cây đã làm cho chúng ta vĩnh viễn mất cõi thiên đường… Nói đến vai trò giáo dục, vai trò văn minh của các ông chủ xứ Đông Dương này, thưa các ông, điều ấy làm ta mỉm cười… Người ta đã quỳ lụy bái phục những vị “đem ánh sáng tới”, những vị “làm điều kỳ diệu ở Ấu Châu”… Cái gì kỳ diệu? Thực ra cái kỳ diệu đó là, chỉ trong một thời gian ngắn thôi, người ta đã có thể làm cho trình độ trí thức của người Nam đã thấp đi lại càng rơi vào chỗ cực kỳ dốt nát. Cái kỳ diệu đó là người ta đã có thể, trong một thời gian ngắn như thế, xô đẩy một dân tộc có tư tưởng dân chủ, ngã nhào vào tình trạng nô lệ hoàn toàn“. (Trần Văn Giàu, Sự Phát Triển Của Tư Tưởng ở Việt Nam Từ Thế Kỷ 19 đến Cách Mạng Tháng Tám, q2, t 311).

Nguyễn An Ninh cũng là một trong những nhà trí thức tân học đầu tiên nghiên cứu Phật Học và hoàn thành một tác phẩm Phật Học quan trọng, cuốn “Phê Bình Phật Giáo”. Sau thời kỳ hoạt động sôi nổi từ 1923 đến 1926, Nguyễn An Ninh bị ở tù trong thời gian 1926-1927, sau đó Ông về nghiên cứu Phật Giáo. Trên bàn làm việc của Ông, có một cái chuông, một cái mõ, Ông cạo trọc đầu và đi chân không.Ông nghiên cứu Phật Giáo qua tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức và các hoạt động Phật Giáo trong nước. Cuốn Phê Bình Phật Giáo xuất bản năm 1937 là kết quả của sự nghiên cứu này. Tựa đề của cuốn sách, 70 năm sau cũng không có ai dám viết một cuốn sách Phật Học có tựa đề thách thức và can đảm như vậy. Mục đích và phương pháp luận còn mới lạ, táo bạo hơn, đó là “so sánh Phật Giáo với thời đại của nó để chỉ chỗ hay, chỗ đúng hơn của nó đối với các thuyết khác và so sánh Phật Giáo với thời đại này để chỉ sai lầm của Phật Giáo“. Tác phẩm này được giới trí thức, giới chính trị cũng như giới Phật Giáo chú ý đặc biệt.

Nhưng không gây sóng gió và tranh luận suốt nhiều năm trời như những tác phẩm của Thích Thiện Chiếu.Đối với Tăng, Ni, Phật Tử thập niên 30, những tư tưởng Phật Học của Thích Thiện Chiếu là những tiếng sét ngang tai. Ngày nay đọc lại, chắc chắn quý vị tăng sĩ, cư sĩ và Phật Tử cũng không khỏi giựt mình, chấn động và suy nghĩ. Những tư tưởng này, được viết từ thập niên 30, ngày nay, cuối thập niên 90, vẫn còn mới, còn táo bạo, còn chứa đầy sức nặng của đá tảng và sức nổ của sấm sét. Thích Thiện Chiếu là tinh hoa sáng chói của Phật Giáo trong thập niên 20, 30. Ông đã đi tiền phong trong mọi lãnh vực chấn hưng và hiện đại hóa Phật Giáo Việt Nam trong thế kỷ 20 này.

Ta phải đứng trên một đỉnh núi cao, mới hy vọng nhìn thấy những cái gì chưa ai nhìn thấy, những cái gì nằm khuất sau dãy núi cao. đó có thể là những dãy núi cao hơn, hay là một đại dương mênh mông hay là một bình nguyên rực rỡ. Thích Thiện Chiếu là một ngọn núi cao của Phật học và Phật Giáo Việt Nam trước đệ nhị thế chiến. Ta hãy đứng trên đỉnh núi cao ngất, hùng tráng này để nhìn rõ một đỉnh núi cao ngất, hùng vĩ khác, là Cư sĩ, Bồ Tát, Giáo Chủ Huỳnh Phù Sổ.

|Muc Luc| |Ch.1| |Ch.2| |Ch.3| |Ch.4| |Ch.5| |Ch.6| |Ch.7| |Ch.8| |Ch.9| |Ch.10|TK|

[BHH430] [PGHH] [THƯ VIỆN PGHH]

For any questions, send Email to:  phvpghh@aol.com
Copyright © 2003. PhatHocVienPGHH. All rights reserved.
Revised: 04/24/04

 

Categories: Đức Huỳnh Giáo Chủ | Leave a comment

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔvà Phật Giáo Thời ÐạiLê Hiếu Liêm

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔvà Phật Giáo Thời ÐạiLê Hiếu Liêm 

 

Chương một: Dẫn nhập Việt Nam và Phật Giáo đầu thế kỷ hai mươi.

 

Đầu thế kỷ 20, tư tưởng Nho Giáo, thống trị độc tôn đất nước từ Thời Hồ Quý Ly, nhà Lê và nhà Nguyễn suốt 400 năm, hoàn toàn sụp đổ. Tư tưởng Phật Giáo, ngự trị vinh quang trong thời đại Lý Trần từ thế kỷ thứ 11 đến cuối thế kỷ 14, suy đồi tận gốc. Tư tưởng Tây Phương và tôn giáo của nó, Thiên Chúa Giáo La Mã, bị đại đa số trí thức và nhân dân coi như sản phẩm và công cụ của chế độ Thuộc Địa và thực dân Pháp nên vẫn không được chấp nhận. Ý thức hệ Cộng Sản cũng như các tư tưởng mới khác chưa ra đời. Cả một khoảng trống tư tưởng, cũng có nghĩa là một khoảng trống tôn giáo và chính trị, to lớn bao trùm trên một nước Việt Nam bị nô lệ, bóc lột, áp bức, lạc hậu và nghèo đói. Nhưng đây cũng là môi trường lý tưởng cho sự ra đời của những tư tưởng mới, những tôn giáo mới, những chính đảng mới và những phong trào mới: Phong trào Đông Du và Việt Nam Duy Tân Hội của Phan Bội Châu từ năm 1904,Đông Kinh Nghĩa Thục của Lương Văn Can và các nhà Nho tiến bộ năm 1907, tư tưởng dân quyền và dân chủ của Phan Chu Trinh suốt hai mươi năm (1905-1925), phong trào chống thuế ở Trung Kỳ năm 1908, vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội cùng năm, Việt Nam Quang Phục Hội năm 1912, cuộc khởi nghĩa ở Trung Kỳ và ở Huế năm 1916 của Thái Phiên, Trần Cao Vân, Lê Ngung, vua Duy Tân…, phong trào Hội Kín ở miền Nam năm 1913-1916 lan rộng khắp Lục Tỉnh và cuộc tấn công Sài Gòn năm 1916. Các hoạt động này đã liên tục diễn ra từ đầu thế kỷ 20 đến cuối đệ nhất thế chiến.

Tuy nhiên mãi đến đầu thập njiên 20 Việt Nam mới thật sự thức dậy với sự ra đời Việt Nam Thanh Niên Cách mạng Đồng Chí Hội và Tân Việt Cách Mạng Đảng năm 1925, Đạo Cao Đài năm 1926, Việt Nam Quốc Dân Đảng năm 1927, Cuộc khởi nghĩa Yên Bái và sự ra đời của Đảng Cộng Sản Đông Dương năm 1930 và phong trào Sô Viết Nghệ Tỉnh 1930-1931.

 

Trong thời gian sôi động này, từ 1925 trở đi, Phật Giáo cũng đã thức dậy. Từ năm 1923, thiền sư Khánh Hòa và thiền sư Thiện Chiếu đã thành lập, tại chùa Long Hòa ở Trà Vinh, Hội Lục Hòa Liên Hiệp với mục đích vận động thành lập một Hội Phật Giáo Việt Nam toàn quốc để chấn hưng Phật Giáo. Thiền sư Thiện Chiếu, khác hẳn tất cả tăng sĩ Phật Giáo đương thời, là một tăng sĩ có tân học. Ông đã đi ra Trung và Bắc vận động thống nhất Phật Giáo năm 1927 nhưng bất thành.

Năm 1928 thiền sư Khánh Hòa xây dựng Thích Học Đường và Phật Học Thư Xã tại Chùa Linh Sơn, Sài Gòn và năm 1929 Ông cho ấn hành tạp chí Viên Âm, tập san Phật Học đầu tiên bằng quốc ngữ tại Việt Nam, đặt trụ sở tại chùa Xoài Hột, Mỹ Tho. Cùng thời, thiền sư Thiện Chiếu xuất bản một tạp chí Phật Học nhắm vào giới thanh niên trí thức lấy tên là Phật Hòa Tân Thanh Niên, đặt tòa soạn tại chùa Chúc Thọ ở Gia Định.

 

Năm 1931 thiền sư Khánh Hòa cùng nhiều tăng sĩ và cư sĩ thành lập Hội Phật Học đầu tiên tại Việt Nam, lấy tên là Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học và thiền sư Từ Phong được mời làm Chánh Hội Trưởng. Hội ra tờ Từ Bi Âm năm 1932. Thiền sư Khánh Hòa, cùng người cộng sự thân tín là thiền sư Thiện Chiếu đã đóng vai trò tiền phong khai mở phong trào chấn hưng Phật Giáo và hiện đại hóa Phật Giáo, chuyển động sâu rộng lịch sử Phật Giáo và lịch sử Việt Nam trong suốt 65 năm qua.

Tại miền Trung, thiền sư Giác Tiên mở Phật Học Đường  tại chùa Trúc Lâm năm 1929 và ủy thác cho đệ tử là bác sĩ Lê Đình Thám thành lập Hội An Nam Phật Học năm 1932. Hội quy tụ đông đảo những danh tăng và cư sĩ trí thức tại miền Trung. Cư sĩ Lê Đình Thám được bầu làm Hội Trưởng và vua Bảo Đại được mời làm Hội Trưởng Danh Dự. Hội ra tạp chí Phật Học Viên Âm năm 1933. Năm 1934, thiền sư Giác Tiên, cư sĩ Lê Đình Thám… đã thành lập Trường An Nam Phật Học, trong đó có mở cấp Đại Học Phật Giáo. Đặc biệt hơn nữa là Hội đã phát động phong trào “Chỉnh Lý Tăng Già” rất quyết liệt để loại trừ ra khỏi tăng già những thành phần phạm giới, bất xứng. Chính nhờ những nổ lực cấp tiến này mà Phật Giáo miền Trung đã đóng được một vai trò quan trọng trong những thập niên sau đó.

Năm 1934 các thiền sư Trí Hải, Tâm Ứng, Tâm Bảo cùng với giới cư sĩ trí thức tên tuổi tại Hà Nội như Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Văn Tố, Dương Bá Trạc, Trần Văn Giáp, Nguyễn Năng Quốc, Nguyễn Hữu Kha, Bùi Kỷ, Lê Dư… thành lập Bắc Kỳ Phật Giáo Hội, bầu cư sĩ Nguyễn Năng Quốc làm hội trưởng và suy tôn thiền sư Thanh Hanh làm Thiền Gia Pháp Chủ. Đặc biệt là trong buổi lễ suy tôn Pháp Chủ này, cư sĩ Trần Trọng Kim đã thuyết pháp về đề tài; “Thập Nhị Nhân Duyên”. Hội ra tạp chí Đuốc Tuệ năm 1935 và phát triển mạnh mẽ khắp miền Bắc (Nguyễn Lang, Phật Giáo Việt Nam Sử Luận, q 3, t 51-173).

Đặc tính của cả ba Hội Phật Học tại ba miền là vai trò nổi bật của giới trí thức cư sĩ, là thuần túy Phật học và sinh hoạt Phật sự. Thời điểm 1925-1945 là thời điểm chuẩn bị trong kiên nhẫn và thầm lặng. Các hội Phật Học đã làm đúng chức năng và vai trò lịch của mình, một cách khiêm tốn, từ đống gạch vụn đổ nát của nền Phật học và Phật Giáo Việt nam trong thời Thực Dân Pháp thống trị.

Trong thời kỳ này xuất hiện những con người đặc biệt, xuất sắc và những tư tưởng mạnh mẽ, quyết liệt, trong Phật Giáo cũng như ngoài Phật Giáo. Từ đầu thập niên 30, tư tưởng Phật Hộc của Thích Thiện Chiếu đã là những quả bom chấn động. Và năm 1939 Huỳnh Phú Sổ xuất hiện làm một cuộc cách mạng tôn giáo, cải cách toàn bộ và triệt để Phật Giáo chưa từng có trong hai ngàn năm lịch sử Phật Giáo Việt Nam. Miền Nam, một vùng đất lạ lùng và kỳ diệu…

 

An Hòa Tự

Phan Chu Trinh từ Pháp trở về Sài Gòn năm 1925, đất nước bùng lên những làn sóng tư tưởng dân quyền và dân chủ. Ông khẳng định phải tìm nguyên nhân mất nước trong sự mất đạo đức, mất luân lý, trong bài diễn thuyết Đạo Đức và Luân Lý Đông Tây, và ông cũng khẳng định chế độ quân chủ chuyên chế là nguyên nhân chính làm mất nước trong bài thuyết giảng Quân Trị Chủ Nghĩa và Dân Trị Chủ Nghĩa tại Sài Gòn năm 1925. Ông mất năm sau đó và đám tang ông cùng với cuộc vận động ân xá nhà chí sĩ Phan Bội Châu đã khơi bùng phong trào yêu nước và yêu tự do dân chủ trên toàn quốc, đặc biệt là trong giới thanh niên.

Nhưng dữ dội, bốc lửa và sấm sét trong tư tưởng yêu nước chống thực dân cũng như tư tưởng tự do dân chủ, trong thời này, chỉ có Nguyễn An Ninh là đi xa nhất, quyết liệt nhất. Là một thanh niên miền Nam,Ông đi du học ở Pháp và trở về nước với bằng cử nhân Luật. Lợi dụng quy chế thuộc địa của Nam Kỳ, nơi mà báo chí bằng tiếng Pháp được tự do, không bị kiểm duyệt, Ông ra tờ La Cloche fèlèe (Tiếng Chuông Rè) từ năm 1923 đến năm 1926. Ông tự xưng tờ báo của Ông là “cơ quan tuyên truyền tư tưởng Pháp”, lấy tư tưởng của kẻ xâm lăng để đập những nhát búa tạ vào chế độ Thực Dân, đồng thời tờ báo cũng tự nhận là “cơ quan chuẩn bị cho tương lai dân tộc”. Thật là độc đáo và tuyệt vời.

Ngoài việc phê bình kịch liệt, thẳng tay chính sách và chế độ thực dân, Ông cổ võ cho việc đào tạo một tầng lớp thanh niên Việt Nam tân học, có văn hóa, có lý tưởng, có chí khí, có năng lực và có tổ chức vàÔng tuyệt đối tin vào sức mạnh và vào tương lai của nhân dân Việt Nam. Ông chủ trương một nước Việt Nam thống nhất từ Nam chí Bắc và trở về lịch sử dân tộc để tìm niềm tin và sức mạnh. Ông hô hào, khi chỉ mới ngoài 20 tuổi, “Chẳng những phải duy trì những giấc mộng vĩ đại, mà còn phải tổ chức thành một nhóm quan trọng để chuẩn bị cho tương lai”. Không những tư tưởng táo bạo, độc đáo, mới lạ, kiến thức của Ông cũng rất uyên bác. Khi Thống Đốc Nam Kỳ tuyên bố: “Xứ này không cần trí thức”. Ông đã viết bài trả lời bốc lửa: “… Những thảm khổ của chúng ta ngày nay, còn gì nữa, đúng là do tổ tiên của chúng ta đã sờ mó vào cây kiến thức. Hạng trí thức đã làm đảo lộn thế giới, làm hư hỏng hạnh phúc của thế giới. Hãy nguyền rủa tên tuổi của Prométhé, kẻ đã lấy trộm chút lửa của Trời. Hãy nguyền rủa con người đã bày ra cái ná cao su cho trẻ con bắn đá vào trán ông khổng lồ… Trí Tuệ, đó là cái tai hại. Trí tuệ, đó là con rắn cuốn quanh thân cây đã làm cho chúng ta vĩnh viễn mất cõi thiên đường… Nói đến vai trò giáo dục, vai trò văn minh của các ông chủ xứ Đông Dương này, thưa các ông, điều ấy làm ta mỉm cười… Người ta đã quỳ lụy bái phục những vị “đem ánh sáng tới”, những vị “làm điều kỳ diệu ở Ấu Châu”… Cái gì kỳ diệu? Thực ra cái kỳ diệu đó là, chỉ trong một thời gian ngắn thôi, người ta đã có thể làm cho trình độ trí thức của người Nam đã thấp đi lại càng rơi vào chỗ cực kỳ dốt nát. Cái kỳ diệu đó là người ta đã có thể, trong một thời gian ngắn như thế, xô đẩy một dân tộc có tư tưởng dân chủ, ngã nhào vào tình trạng nô lệ hoàn toàn“. (Trần Văn Giàu, Sự Phát Triển Của Tư Tưởng ở Việt Nam Từ Thế Kỷ 19 đến Cách Mạng Tháng Tám, q2, t 311).

Nguyễn An Ninh cũng là một trong những nhà trí thức tân học đầu tiên nghiên cứu Phật Học và hoàn thành một tác phẩm Phật Học quan trọng, cuốn “Phê Bình Phật Giáo”. Sau thời kỳ hoạt động sôi nổi từ 1923 đến 1926, Nguyễn An Ninh bị ở tù trong thời gian 1926-1927, sau đó Ông về nghiên cứu Phật Giáo. Trên bàn làm việc của Ông, có một cái chuông, một cái mõ, Ông cạo trọc đầu và đi chân không.Ông nghiên cứu Phật Giáo qua tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức và các hoạt động Phật Giáo trong nước. Cuốn Phê Bình Phật Giáo xuất bản năm 1937 là kết quả của sự nghiên cứu này. Tựa đề của cuốn sách, 70 năm sau cũng không có ai dám viết một cuốn sách Phật Học có tựa đề thách thức và can đảm như vậy. Mục đích và phương pháp luận còn mới lạ, táo bạo hơn, đó là “so sánh Phật Giáo với thời đại của nó để chỉ chỗ hay, chỗ đúng hơn của nó đối với các thuyết khác và so sánh Phật Giáo với thời đại này để chỉ sai lầm của Phật Giáo“. Tác phẩm này được giới trí thức, giới chính trị cũng như giới Phật Giáo chú ý đặc biệt.

Nhưng không gây sóng gió và tranh luận suốt nhiều năm trời như những tác phẩm của Thích Thiện Chiếu.Đối với Tăng, Ni, Phật Tử thập niên 30, những tư tưởng Phật Học của Thích Thiện Chiếu là những tiếng sét ngang tai. Ngày nay đọc lại, chắc chắn quý vị tăng sĩ, cư sĩ và Phật Tử cũng không khỏi giựt mình, chấn động và suy nghĩ. Những tư tưởng này, được viết từ thập niên 30, ngày nay, cuối thập niên 90, vẫn còn mới, còn táo bạo, còn chứa đầy sức nặng của đá tảng và sức nổ của sấm sét. Thích Thiện Chiếu là tinh hoa sáng chói của Phật Giáo trong thập niên 20, 30. Ông đã đi tiền phong trong mọi lãnh vực chấn hưng và hiện đại hóa Phật Giáo Việt Nam trong thế kỷ 20 này.

Ta phải đứng trên một đỉnh núi cao, mới hy vọng nhìn thấy những cái gì chưa ai nhìn thấy, những cái gì nằm khuất sau dãy núi cao. đó có thể là những dãy núi cao hơn, hay là một đại dương mênh mông hay là một bình nguyên rực rỡ. Thích Thiện Chiếu là một ngọn núi cao của Phật học và Phật Giáo Việt Nam trước đệ nhị thế chiến. Ta hãy đứng trên đỉnh núi cao ngất, hùng tráng này để nhìn rõ một đỉnh núi cao ngất, hùng vĩ khác, là Cư sĩ, Bồ Tát, Giáo Chủ Huỳnh Phù Sổ.

|Muc Luc| |Ch.1| |Ch.2| |Ch.3| |Ch.4| |Ch.5| |Ch.6| |Ch.7| |Ch.8| |Ch.9| |Ch.10|TK|

[BHH430] [PGHH] [THƯ VIỆN PGHH]

For any questions, send Email to:  phvpghh@aol.com
Copyright © 2003. PhatHocVienPGHH. All rights reserved.
Revised: 04/24/04
Categories: Đức Huỳnh Giáo Chủ | Leave a comment

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật Giáo Thời Ðại

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ
và Phật Giáo Thời Ðại
Lê Hiếu Liêm

 

 

Chương một: Dẫn nhập Việt Nam và Phật Giáo đầu thế kỷ hai mươi.

 

Đầu thế kỷ 20, tư tưởng Nho Giáo, thống trị độc tôn đất nước từ Thời Hồ Quý Ly, nhà Lê và nhà Nguyễn suốt 400 năm, hoàn toàn sụp đổ. Tư tưởng Phật Giáo, ngự trị vinh quang trong thời đại Lý Trần từ thế kỷ thứ 11 đến cuối thế kỷ 14, suy đồi tận gốc. Tư tưởng Tây Phương và tôn giáo của nó, Thiên Chúa Giáo La Mã, bị đại đa số trí thức và nhân dân coi như sản phẩm và công cụ của chế độ Thuộc Địa và thực dân Pháp nên vẫn không được chấp nhận. Ý thức hệ Cộng Sản cũng như các tư tưởng mới khác chưa ra đời. Cả một khoảng trống tư tưởng, cũng có nghĩa là một khoảng trống tôn giáo và chính trị, to lớn bao trùm trên một nước Việt Nam bị nô lệ, bóc lột, áp bức, lạc hậu và nghèo đói. Nhưng đây cũng là môi trường lý tưởng cho sự ra đời của những tư tưởng mới, những tôn giáo mới, những chính đảng mới và những phong trào mới: Phong trào Đông Du và Việt Nam Duy Tân Hội của Phan Bội Châu từ năm 1904,Đông Kinh Nghĩa Thục của Lương Văn Can và các nhà Nho tiến bộ năm 1907, tư tưởng dân quyền và dân chủ của Phan Chu Trinh suốt hai mươi năm (1905-1925), phong trào chống thuế ở Trung Kỳ năm 1908, vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội cùng năm, Việt Nam Quang Phục Hội năm 1912, cuộc khởi nghĩa ở Trung Kỳ và ở Huế năm 1916 của Thái Phiên, Trần Cao Vân, Lê Ngung, vua Duy Tân…, phong trào Hội Kín ở miền Nam năm 1913-1916 lan rộng khắp Lục Tỉnh và cuộc tấn công Sài Gòn năm 1916. Các hoạt động này đã liên tục diễn ra từ đầu thế kỷ 20 đến cuối đệ nhất thế chiến.

Tuy nhiên mãi đến đầu thập njiên 20 Việt Nam mới thật sự thức dậy với sự ra đời Việt Nam Thanh Niên Cách mạng Đồng Chí Hội và Tân Việt Cách Mạng Đảng năm 1925, Đạo Cao Đài năm 1926, Việt Nam Quốc Dân Đảng năm 1927, Cuộc khởi nghĩa Yên Bái và sự ra đời của Đảng Cộng Sản Đông Dương năm 1930 và phong trào Sô Viết Nghệ Tỉnh 1930-1931.

 

Trong thời gian sôi động này, từ 1925 trở đi, Phật Giáo cũng đã thức dậy. Từ năm 1923, thiền sư Khánh Hòa và thiền sư Thiện Chiếu đã thành lập, tại chùa Long Hòa ở Trà Vinh, Hội Lục Hòa Liên Hiệp với mục đích vận động thành lập một Hội Phật Giáo Việt Nam toàn quốc để chấn hưng Phật Giáo. Thiền sư Thiện Chiếu, khác hẳn tất cả tăng sĩ Phật Giáo đương thời, là một tăng sĩ có tân học. Ông đã đi ra Trung và Bắc vận động thống nhất Phật Giáo năm 1927 nhưng bất thành.

Năm 1928 thiền sư Khánh Hòa xây dựng Thích Học Đường và Phật Học Thư Xã tại Chùa Linh Sơn, Sài Gòn và năm 1929 Ông cho ấn hành tạp chí Viên Âm, tập san Phật Học đầu tiên bằng quốc ngữ tại Việt Nam, đặt trụ sở tại chùa Xoài Hột, Mỹ Tho. Cùng thời, thiền sư Thiện Chiếu xuất bản một tạp chí Phật Học nhắm vào giới thanh niên trí thức lấy tên là Phật Hòa Tân Thanh Niên, đặt tòa soạn tại chùa Chúc Thọ ở Gia Định.

 

Năm 1931 thiền sư Khánh Hòa cùng nhiều tăng sĩ và cư sĩ thành lập Hội Phật Học đầu tiên tại Việt Nam, lấy tên là Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học và thiền sư Từ Phong được mời làm Chánh Hội Trưởng. Hội ra tờ Từ Bi Âm năm 1932. Thiền sư Khánh Hòa, cùng người cộng sự thân tín là thiền sư Thiện Chiếu đã đóng vai trò tiền phong khai mở phong trào chấn hưng Phật Giáo và hiện đại hóa Phật Giáo, chuyển động sâu rộng lịch sử Phật Giáo và lịch sử Việt Nam trong suốt 65 năm qua.

Tại miền Trung, thiền sư Giác Tiên mở Phật Học Đường  tại chùa Trúc Lâm năm 1929 và ủy thác cho đệ tử là bác sĩ Lê Đình Thám thành lập Hội An Nam Phật Học năm 1932. Hội quy tụ đông đảo những danh tăng và cư sĩ trí thức tại miền Trung. Cư sĩ Lê Đình Thám được bầu làm Hội Trưởng và vua Bảo Đại được mời làm Hội Trưởng Danh Dự. Hội ra tạp chí Phật Học Viên Âm năm 1933. Năm 1934, thiền sư Giác Tiên, cư sĩ Lê Đình Thám… đã thành lập Trường An Nam Phật Học, trong đó có mở cấp Đại Học Phật Giáo. Đặc biệt hơn nữa là Hội đã phát động phong trào “Chỉnh Lý Tăng Già” rất quyết liệt để loại trừ ra khỏi tăng già những thành phần phạm giới, bất xứng. Chính nhờ những nổ lực cấp tiến này mà Phật Giáo miền Trung đã đóng được một vai trò quan trọng trong những thập niên sau đó.

Năm 1934 các thiền sư Trí Hải, Tâm Ứng, Tâm Bảo cùng với giới cư sĩ trí thức tên tuổi tại Hà Nội như Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Văn Tố, Dương Bá Trạc, Trần Văn Giáp, Nguyễn Năng Quốc, Nguyễn Hữu Kha, Bùi Kỷ, Lê Dư… thành lập Bắc Kỳ Phật Giáo Hội, bầu cư sĩ Nguyễn Năng Quốc làm hội trưởng và suy tôn thiền sư Thanh Hanh làm Thiền Gia Pháp Chủ. Đặc biệt là trong buổi lễ suy tôn Pháp Chủ này, cư sĩ Trần Trọng Kim đã thuyết pháp về đề tài; “Thập Nhị Nhân Duyên”. Hội ra tạp chí Đuốc Tuệ năm 1935 và phát triển mạnh mẽ khắp miền Bắc (Nguyễn Lang, Phật Giáo Việt Nam Sử Luận, q 3, t 51-173).

Đặc tính của cả ba Hội Phật Học tại ba miền là vai trò nổi bật của giới trí thức cư sĩ, là thuần túy Phật học và sinh hoạt Phật sự. Thời điểm 1925-1945 là thời điểm chuẩn bị trong kiên nhẫn và thầm lặng. Các hội Phật Học đã làm đúng chức năng và vai trò lịch của mình, một cách khiêm tốn, từ đống gạch vụn đổ nát của nền Phật học và Phật Giáo Việt nam trong thời Thực Dân Pháp thống trị.

Trong thời kỳ này xuất hiện những con người đặc biệt, xuất sắc và những tư tưởng mạnh mẽ, quyết liệt, trong Phật Giáo cũng như ngoài Phật Giáo. Từ đầu thập niên 30, tư tưởng Phật Hộc của Thích Thiện Chiếu đã là những quả bom chấn động. Và năm 1939 Huỳnh Phú Sổ xuất hiện làm một cuộc cách mạng tôn giáo, cải cách toàn bộ và triệt để Phật Giáo chưa từng có trong hai ngàn năm lịch sử Phật Giáo Việt Nam. Miền Nam, một vùng đất lạ lùng và kỳ diệu…

 

An Hòa Tự

Phan Chu Trinh từ Pháp trở về Sài Gòn năm 1925, đất nước bùng lên những làn sóng tư tưởng dân quyền và dân chủ. Ông khẳng định phải tìm nguyên nhân mất nước trong sự mất đạo đức, mất luân lý, trong bài diễn thuyết Đạo Đức và Luân Lý Đông Tây, và ông cũng khẳng định chế độ quân chủ chuyên chế là nguyên nhân chính làm mất nước trong bài thuyết giảng Quân Trị Chủ Nghĩa và Dân Trị Chủ Nghĩa tại Sài Gòn năm 1925. Ông mất năm sau đó và đám tang ông cùng với cuộc vận động ân xá nhà chí sĩ Phan Bội Châu đã khơi bùng phong trào yêu nước và yêu tự do dân chủ trên toàn quốc, đặc biệt là trong giới thanh niên.

Nhưng dữ dội, bốc lửa và sấm sét trong tư tưởng yêu nước chống thực dân cũng như tư tưởng tự do dân chủ, trong thời này, chỉ có Nguyễn An Ninh là đi xa nhất, quyết liệt nhất. Là một thanh niên miền Nam,Ông đi du học ở Pháp và trở về nước với bằng cử nhân Luật. Lợi dụng quy chế thuộc địa của Nam Kỳ, nơi mà báo chí bằng tiếng Pháp được tự do, không bị kiểm duyệt, Ông ra tờ La Cloche fèlèe (Tiếng Chuông Rè) từ năm 1923 đến năm 1926. Ông tự xưng tờ báo của Ông là “cơ quan tuyên truyền tư tưởng Pháp”, lấy tư tưởng của kẻ xâm lăng để đập những nhát búa tạ vào chế độ Thực Dân, đồng thời tờ báo cũng tự nhận là “cơ quan chuẩn bị cho tương lai dân tộc”. Thật là độc đáo và tuyệt vời.

Ngoài việc phê bình kịch liệt, thẳng tay chính sách và chế độ thực dân, Ông cổ võ cho việc đào tạo một tầng lớp thanh niên Việt Nam tân học, có văn hóa, có lý tưởng, có chí khí, có năng lực và có tổ chức vàÔng tuyệt đối tin vào sức mạnh và vào tương lai của nhân dân Việt Nam. Ông chủ trương một nước Việt Nam thống nhất từ Nam chí Bắc và trở về lịch sử dân tộc để tìm niềm tin và sức mạnh. Ông hô hào, khi chỉ mới ngoài 20 tuổi, “Chẳng những phải duy trì những giấc mộng vĩ đại, mà còn phải tổ chức thành một nhóm quan trọng để chuẩn bị cho tương lai”. Không những tư tưởng táo bạo, độc đáo, mới lạ, kiến thức của Ông cũng rất uyên bác. Khi Thống Đốc Nam Kỳ tuyên bố: “Xứ này không cần trí thức”. Ông đã viết bài trả lời bốc lửa: “… Những thảm khổ của chúng ta ngày nay, còn gì nữa, đúng là do tổ tiên của chúng ta đã sờ mó vào cây kiến thức. Hạng trí thức đã làm đảo lộn thế giới, làm hư hỏng hạnh phúc của thế giới. Hãy nguyền rủa tên tuổi của Prométhé, kẻ đã lấy trộm chút lửa của Trời. Hãy nguyền rủa con người đã bày ra cái ná cao su cho trẻ con bắn đá vào trán ông khổng lồ… Trí Tuệ, đó là cái tai hại. Trí tuệ, đó là con rắn cuốn quanh thân cây đã làm cho chúng ta vĩnh viễn mất cõi thiên đường… Nói đến vai trò giáo dục, vai trò văn minh của các ông chủ xứ Đông Dương này, thưa các ông, điều ấy làm ta mỉm cười… Người ta đã quỳ lụy bái phục những vị “đem ánh sáng tới”, những vị “làm điều kỳ diệu ở Ấu Châu”… Cái gì kỳ diệu? Thực ra cái kỳ diệu đó là, chỉ trong một thời gian ngắn thôi, người ta đã có thể làm cho trình độ trí thức của người Nam đã thấp đi lại càng rơi vào chỗ cực kỳ dốt nát. Cái kỳ diệu đó là người ta đã có thể, trong một thời gian ngắn như thế, xô đẩy một dân tộc có tư tưởng dân chủ, ngã nhào vào tình trạng nô lệ hoàn toàn“. (Trần Văn Giàu, Sự Phát Triển Của Tư Tưởng ở Việt Nam Từ Thế Kỷ 19 đến Cách Mạng Tháng Tám, q2, t 311).

Nguyễn An Ninh cũng là một trong những nhà trí thức tân học đầu tiên nghiên cứu Phật Học và hoàn thành một tác phẩm Phật Học quan trọng, cuốn “Phê Bình Phật Giáo”. Sau thời kỳ hoạt động sôi nổi từ 1923 đến 1926, Nguyễn An Ninh bị ở tù trong thời gian 1926-1927, sau đó Ông về nghiên cứu Phật Giáo. Trên bàn làm việc của Ông, có một cái chuông, một cái mõ, Ông cạo trọc đầu và đi chân không.Ông nghiên cứu Phật Giáo qua tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức và các hoạt động Phật Giáo trong nước. Cuốn Phê Bình Phật Giáo xuất bản năm 1937 là kết quả của sự nghiên cứu này. Tựa đề của cuốn sách, 70 năm sau cũng không có ai dám viết một cuốn sách Phật Học có tựa đề thách thức và can đảm như vậy. Mục đích và phương pháp luận còn mới lạ, táo bạo hơn, đó là “so sánh Phật Giáo với thời đại của nó để chỉ chỗ hay, chỗ đúng hơn của nó đối với các thuyết khác và so sánh Phật Giáo với thời đại này để chỉ sai lầm của Phật Giáo“. Tác phẩm này được giới trí thức, giới chính trị cũng như giới Phật Giáo chú ý đặc biệt.

Nhưng không gây sóng gió và tranh luận suốt nhiều năm trời như những tác phẩm của Thích Thiện Chiếu.Đối với Tăng, Ni, Phật Tử thập niên 30, những tư tưởng Phật Học của Thích Thiện Chiếu là những tiếng sét ngang tai. Ngày nay đọc lại, chắc chắn quý vị tăng sĩ, cư sĩ và Phật Tử cũng không khỏi giựt mình, chấn động và suy nghĩ. Những tư tưởng này, được viết từ thập niên 30, ngày nay, cuối thập niên 90, vẫn còn mới, còn táo bạo, còn chứa đầy sức nặng của đá tảng và sức nổ của sấm sét. Thích Thiện Chiếu là tinh hoa sáng chói của Phật Giáo trong thập niên 20, 30. Ông đã đi tiền phong trong mọi lãnh vực chấn hưng và hiện đại hóa Phật Giáo Việt Nam trong thế kỷ 20 này.

Ta phải đứng trên một đỉnh núi cao, mới hy vọng nhìn thấy những cái gì chưa ai nhìn thấy, những cái gì nằm khuất sau dãy núi cao. đó có thể là những dãy núi cao hơn, hay là một đại dương mênh mông hay là một bình nguyên rực rỡ. Thích Thiện Chiếu là một ngọn núi cao của Phật học và Phật Giáo Việt Nam trước đệ nhị thế chiến. Ta hãy đứng trên đỉnh núi cao ngất, hùng tráng này để nhìn rõ một đỉnh núi cao ngất, hùng vĩ khác, là Cư sĩ, Bồ Tát, Giáo Chủ Huỳnh Phù Sổ.

|Muc Luc| |Ch.1| |Ch.2| |Ch.3| |Ch.4| |Ch.5| |Ch.6| |Ch.7| |Ch.8| |Ch.9| |Ch.10|TK|

Categories: Đức Huỳnh Giáo Chủ | Leave a comment

NHỮNG MẪU CHUYỆN VỀ ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ

 

 

Mùa Xuân Trẩy Hội Chùa Hương.

 

NHỮNG MẪU CHUYỆN VỀ ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ

 Tùy Bịnh Cho Thuốc. 

 PHÁP LUẬN/THAM LUẬN
Categories: Đức Huỳnh Giáo Chủ | Leave a comment

Ðức Huỳnh Giáo Chủ Vương Kim

Ðức Huỳnh Giáo Chủ
Vương Kim

 

Ðức Phật, Hoàng thiên lịnh giáng trần,

 

Huỳnh gia chuyển kiếp lập đời Tân.

 

Giáo truyền đạo Thích dìu sanh chúng,

 

Chủ ý chọn người vẹn Tứ ân.

 

 

(Hình Tác giả: Vương Kim Phan Bá Cầm)

 

Phần I:

 

HÀNH TRẠNG

 

 

Thiên thứ nhứt

 

Giai đoạn ra đời mở đạo

 

 

Chương I: Bối cảnh xã hội

 

Chương II:Thân thế

 

Chương III: Ra Tế độ

 

Chương IV: Đăng Sơn

 

Chương V: Sứ Mạng

 

Chương VI: Lưu Cư

 

Chương VII: Vận Ðộng Ðộc Lập

 

Chương VIII: Tổ Chức Hàng Ngũ

 

Chương IX: Chuẩn Bị Ðấu Tranh

 

 

Thiên thứ hai

 

Giai đoạn hoạt động đấu tranh

 

 

Chương X: Dấn Thân

 

 

Thiên thứ ba

 

Giai Ðoạn Vắng Mặt

 

 

Chương XI: Lý Do Thọ Nạn

 

Chương XII: Còn Hay Mất

 

 

Phần II:

 

SỰ NGHIỆP

 

 

Thiên thứ tư

 

Sự Nghiệp Về Mặt Ðạo

 

Tôn Phái Phật Giáo Hòa Hảo

 

 

Chương XIII: Học Phật

 

Chương XIV: Tu Nhân

 

 

Thiên thứ năm

 

Sự Nghiệp Về Mặt Ðời:

 

Công nghiệp cách mạng

 

 

Chương XV: Quân Sự.

 

Bộ Ðội Nguyễn Trung Trực

 

 

Chương XVI: Chánh Trị

 

Việt Nam Dân Chủ Xã Hội đảng

 

Cùng một tác giả:

 Long Hoa xuất bản

–         Tận Thế và Hội Long Hoa (1952)

–         Đức Phật Thầy Tây An (1953) (hiệp với Đào Hưng)

–         Để Hiểu Phật Giáo Hòa Hảo (1954) (hiệp với Thanh Sĩ)

–         Ðời Hạ Ngươn (1960)

–         Đời người dướI ánh sáng Đạo Phật (1960)

–         Bửu Sơn Kỳ Hương (1966)

–         Hành sử Đạo Nhân (1970)

–         Tu Hiền (1972)

–         Đời Thượng Ngươn (1973)

–         Pháp Môn Tịnh Độ (1973)

–         Tại Sao Ta Phải Tu (1974)

Dân Xã Tùng Thư

–         Chánh trị thường thức (1956)

–         Tinh thần cán bộ (1971)

–         Lập trường Dân Xã Đảng (1971)

MUC LUC CHƯƠNG 1 | | CHƯƠNG 2 | | CHƯƠNG 3 | | CHƯƠNG 4 | | CHƯƠNG 5 | | CHƯƠNG 6 | | CHƯƠNG 7 | |CHƯƠNG 8 | | CHƯƠNG 9 | | CHƯƠNG 10 | | CHƯƠNG 11 | | CHƯƠNG 12 |

CHƯƠNG 13 | | CHƯƠNG 14 | | CHƯƠNG 15 | | CHƯƠNG 16 | | CHƯƠNG 17|

[TV. PGHH]

Categories: Đức Huỳnh Giáo Chủ | Leave a comment

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔvà Phật Giáo Thời ÐạiLê Hiếu Liêm

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔvà Phật Giáo Thời ÐạiLê Hiếu Liêm 

 

Chương một: Dẫn nhập Việt Nam và Phật Giáo đầu thế kỷ hai mươi.

 

Đầu thế kỷ 20, tư tưởng Nho Giáo, thống trị độc tôn đất nước từ Thời Hồ Quý Ly, nhà Lê và nhà Nguyễn suốt 400 năm, hoàn toàn sụp đổ. Tư tưởng Phật Giáo, ngự trị vinh quang trong thời đại Lý Trần từ thế kỷ thứ 11 đến cuối thế kỷ 14, suy đồi tận gốc. Tư tưởng Tây Phương và tôn giáo của nó, Thiên Chúa Giáo La Mã, bị đại đa số trí thức và nhân dân coi như sản phẩm và công cụ của chế độ Thuộc Địa và thực dân Pháp nên vẫn không được chấp nhận. Ý thức hệ Cộng Sản cũng như các tư tưởng mới khác chưa ra đời. Cả một khoảng trống tư tưởng, cũng có nghĩa là một khoảng trống tôn giáo và chính trị, to lớn bao trùm trên một nước Việt Nam bị nô lệ, bóc lột, áp bức, lạc hậu và nghèo đói. Nhưng đây cũng là môi trường lý tưởng cho sự ra đời của những tư tưởng mới, những tôn giáo mới, những chính đảng mới và những phong trào mới: Phong trào Đông Du và Việt Nam Duy Tân Hội của Phan Bội Châu từ năm 1904,Đông Kinh Nghĩa Thục của Lương Văn Can và các nhà Nho tiến bộ năm 1907, tư tưởng dân quyền và dân chủ của Phan Chu Trinh suốt hai mươi năm (1905-1925), phong trào chống thuế ở Trung Kỳ năm 1908, vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội cùng năm, Việt Nam Quang Phục Hội năm 1912, cuộc khởi nghĩa ở Trung Kỳ và ở Huế năm 1916 của Thái Phiên, Trần Cao Vân, Lê Ngung, vua Duy Tân…, phong trào Hội Kín ở miền Nam năm 1913-1916 lan rộng khắp Lục Tỉnh và cuộc tấn công Sài Gòn năm 1916. Các hoạt động này đã liên tục diễn ra từ đầu thế kỷ 20 đến cuối đệ nhất thế chiến.

Tuy nhiên mãi đến đầu thập njiên 20 Việt Nam mới thật sự thức dậy với sự ra đời Việt Nam Thanh Niên Cách mạng Đồng Chí Hội và Tân Việt Cách Mạng Đảng năm 1925, Đạo Cao Đài năm 1926, Việt Nam Quốc Dân Đảng năm 1927, Cuộc khởi nghĩa Yên Bái và sự ra đời của Đảng Cộng Sản Đông Dương năm 1930 và phong trào Sô Viết Nghệ Tỉnh 1930-1931.

 

Trong thời gian sôi động này, từ 1925 trở đi, Phật Giáo cũng đã thức dậy. Từ năm 1923, thiền sư Khánh Hòa và thiền sư Thiện Chiếu đã thành lập, tại chùa Long Hòa ở Trà Vinh, Hội Lục Hòa Liên Hiệp với mục đích vận động thành lập một Hội Phật Giáo Việt Nam toàn quốc để chấn hưng Phật Giáo. Thiền sư Thiện Chiếu, khác hẳn tất cả tăng sĩ Phật Giáo đương thời, là một tăng sĩ có tân học. Ông đã đi ra Trung và Bắc vận động thống nhất Phật Giáo năm 1927 nhưng bất thành.

Năm 1928 thiền sư Khánh Hòa xây dựng Thích Học Đường và Phật Học Thư Xã tại Chùa Linh Sơn, Sài Gòn và năm 1929 Ông cho ấn hành tạp chí Viên Âm, tập san Phật Học đầu tiên bằng quốc ngữ tại Việt Nam, đặt trụ sở tại chùa Xoài Hột, Mỹ Tho. Cùng thời, thiền sư Thiện Chiếu xuất bản một tạp chí Phật Học nhắm vào giới thanh niên trí thức lấy tên là Phật Hòa Tân Thanh Niên, đặt tòa soạn tại chùa Chúc Thọ ở Gia Định.

 

Năm 1931 thiền sư Khánh Hòa cùng nhiều tăng sĩ và cư sĩ thành lập Hội Phật Học đầu tiên tại Việt Nam, lấy tên là Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học và thiền sư Từ Phong được mời làm Chánh Hội Trưởng. Hội ra tờ Từ Bi Âm năm 1932. Thiền sư Khánh Hòa, cùng người cộng sự thân tín là thiền sư Thiện Chiếu đã đóng vai trò tiền phong khai mở phong trào chấn hưng Phật Giáo và hiện đại hóa Phật Giáo, chuyển động sâu rộng lịch sử Phật Giáo và lịch sử Việt Nam trong suốt 65 năm qua.

Tại miền Trung, thiền sư Giác Tiên mở Phật Học Đường  tại chùa Trúc Lâm năm 1929 và ủy thác cho đệ tử là bác sĩ Lê Đình Thám thành lập Hội An Nam Phật Học năm 1932. Hội quy tụ đông đảo những danh tăng và cư sĩ trí thức tại miền Trung. Cư sĩ Lê Đình Thám được bầu làm Hội Trưởng và vua Bảo Đại được mời làm Hội Trưởng Danh Dự. Hội ra tạp chí Phật Học Viên Âm năm 1933. Năm 1934, thiền sư Giác Tiên, cư sĩ Lê Đình Thám… đã thành lập Trường An Nam Phật Học, trong đó có mở cấp Đại Học Phật Giáo. Đặc biệt hơn nữa là Hội đã phát động phong trào “Chỉnh Lý Tăng Già” rất quyết liệt để loại trừ ra khỏi tăng già những thành phần phạm giới, bất xứng. Chính nhờ những nổ lực cấp tiến này mà Phật Giáo miền Trung đã đóng được một vai trò quan trọng trong những thập niên sau đó.

Năm 1934 các thiền sư Trí Hải, Tâm Ứng, Tâm Bảo cùng với giới cư sĩ trí thức tên tuổi tại Hà Nội như Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Văn Tố, Dương Bá Trạc, Trần Văn Giáp, Nguyễn Năng Quốc, Nguyễn Hữu Kha, Bùi Kỷ, Lê Dư… thành lập Bắc Kỳ Phật Giáo Hội, bầu cư sĩ Nguyễn Năng Quốc làm hội trưởng và suy tôn thiền sư Thanh Hanh làm Thiền Gia Pháp Chủ. Đặc biệt là trong buổi lễ suy tôn Pháp Chủ này, cư sĩ Trần Trọng Kim đã thuyết pháp về đề tài; “Thập Nhị Nhân Duyên”. Hội ra tạp chí Đuốc Tuệ năm 1935 và phát triển mạnh mẽ khắp miền Bắc (Nguyễn Lang, Phật Giáo Việt Nam Sử Luận, q 3, t 51-173).

Đặc tính của cả ba Hội Phật Học tại ba miền là vai trò nổi bật của giới trí thức cư sĩ, là thuần túy Phật học và sinh hoạt Phật sự. Thời điểm 1925-1945 là thời điểm chuẩn bị trong kiên nhẫn và thầm lặng. Các hội Phật Học đã làm đúng chức năng và vai trò lịch của mình, một cách khiêm tốn, từ đống gạch vụn đổ nát của nền Phật học và Phật Giáo Việt nam trong thời Thực Dân Pháp thống trị.

Trong thời kỳ này xuất hiện những con người đặc biệt, xuất sắc và những tư tưởng mạnh mẽ, quyết liệt, trong Phật Giáo cũng như ngoài Phật Giáo. Từ đầu thập niên 30, tư tưởng Phật Hộc của Thích Thiện Chiếu đã là những quả bom chấn động. Và năm 1939 Huỳnh Phú Sổ xuất hiện làm một cuộc cách mạng tôn giáo, cải cách toàn bộ và triệt để Phật Giáo chưa từng có trong hai ngàn năm lịch sử Phật Giáo Việt Nam. Miền Nam, một vùng đất lạ lùng và kỳ diệu…

 

An Hòa Tự

Phan Chu Trinh từ Pháp trở về Sài Gòn năm 1925, đất nước bùng lên những làn sóng tư tưởng dân quyền và dân chủ. Ông khẳng định phải tìm nguyên nhân mất nước trong sự mất đạo đức, mất luân lý, trong bài diễn thuyết Đạo Đức và Luân Lý Đông Tây, và ông cũng khẳng định chế độ quân chủ chuyên chế là nguyên nhân chính làm mất nước trong bài thuyết giảng Quân Trị Chủ Nghĩa và Dân Trị Chủ Nghĩa tại Sài Gòn năm 1925. Ông mất năm sau đó và đám tang ông cùng với cuộc vận động ân xá nhà chí sĩ Phan Bội Châu đã khơi bùng phong trào yêu nước và yêu tự do dân chủ trên toàn quốc, đặc biệt là trong giới thanh niên.

Nhưng dữ dội, bốc lửa và sấm sét trong tư tưởng yêu nước chống thực dân cũng như tư tưởng tự do dân chủ, trong thời này, chỉ có Nguyễn An Ninh là đi xa nhất, quyết liệt nhất. Là một thanh niên miền Nam,Ông đi du học ở Pháp và trở về nước với bằng cử nhân Luật. Lợi dụng quy chế thuộc địa của Nam Kỳ, nơi mà báo chí bằng tiếng Pháp được tự do, không bị kiểm duyệt, Ông ra tờ La Cloche fèlèe (Tiếng Chuông Rè) từ năm 1923 đến năm 1926. Ông tự xưng tờ báo của Ông là “cơ quan tuyên truyền tư tưởng Pháp”, lấy tư tưởng của kẻ xâm lăng để đập những nhát búa tạ vào chế độ Thực Dân, đồng thời tờ báo cũng tự nhận là “cơ quan chuẩn bị cho tương lai dân tộc”. Thật là độc đáo và tuyệt vời.

Ngoài việc phê bình kịch liệt, thẳng tay chính sách và chế độ thực dân, Ông cổ võ cho việc đào tạo một tầng lớp thanh niên Việt Nam tân học, có văn hóa, có lý tưởng, có chí khí, có năng lực và có tổ chức vàÔng tuyệt đối tin vào sức mạnh và vào tương lai của nhân dân Việt Nam. Ông chủ trương một nước Việt Nam thống nhất từ Nam chí Bắc và trở về lịch sử dân tộc để tìm niềm tin và sức mạnh. Ông hô hào, khi chỉ mới ngoài 20 tuổi, “Chẳng những phải duy trì những giấc mộng vĩ đại, mà còn phải tổ chức thành một nhóm quan trọng để chuẩn bị cho tương lai”. Không những tư tưởng táo bạo, độc đáo, mới lạ, kiến thức của Ông cũng rất uyên bác. Khi Thống Đốc Nam Kỳ tuyên bố: “Xứ này không cần trí thức”. Ông đã viết bài trả lời bốc lửa: “… Những thảm khổ của chúng ta ngày nay, còn gì nữa, đúng là do tổ tiên của chúng ta đã sờ mó vào cây kiến thức. Hạng trí thức đã làm đảo lộn thế giới, làm hư hỏng hạnh phúc của thế giới. Hãy nguyền rủa tên tuổi của Prométhé, kẻ đã lấy trộm chút lửa của Trời. Hãy nguyền rủa con người đã bày ra cái ná cao su cho trẻ con bắn đá vào trán ông khổng lồ… Trí Tuệ, đó là cái tai hại. Trí tuệ, đó là con rắn cuốn quanh thân cây đã làm cho chúng ta vĩnh viễn mất cõi thiên đường… Nói đến vai trò giáo dục, vai trò văn minh của các ông chủ xứ Đông Dương này, thưa các ông, điều ấy làm ta mỉm cười… Người ta đã quỳ lụy bái phục những vị “đem ánh sáng tới”, những vị “làm điều kỳ diệu ở Ấu Châu”… Cái gì kỳ diệu? Thực ra cái kỳ diệu đó là, chỉ trong một thời gian ngắn thôi, người ta đã có thể làm cho trình độ trí thức của người Nam đã thấp đi lại càng rơi vào chỗ cực kỳ dốt nát. Cái kỳ diệu đó là người ta đã có thể, trong một thời gian ngắn như thế, xô đẩy một dân tộc có tư tưởng dân chủ, ngã nhào vào tình trạng nô lệ hoàn toàn“. (Trần Văn Giàu, Sự Phát Triển Của Tư Tưởng ở Việt Nam Từ Thế Kỷ 19 đến Cách Mạng Tháng Tám, q2, t 311).

Nguyễn An Ninh cũng là một trong những nhà trí thức tân học đầu tiên nghiên cứu Phật Học và hoàn thành một tác phẩm Phật Học quan trọng, cuốn “Phê Bình Phật Giáo”. Sau thời kỳ hoạt động sôi nổi từ 1923 đến 1926, Nguyễn An Ninh bị ở tù trong thời gian 1926-1927, sau đó Ông về nghiên cứu Phật Giáo. Trên bàn làm việc của Ông, có một cái chuông, một cái mõ, Ông cạo trọc đầu và đi chân không.Ông nghiên cứu Phật Giáo qua tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức và các hoạt động Phật Giáo trong nước. Cuốn Phê Bình Phật Giáo xuất bản năm 1937 là kết quả của sự nghiên cứu này. Tựa đề của cuốn sách, 70 năm sau cũng không có ai dám viết một cuốn sách Phật Học có tựa đề thách thức và can đảm như vậy. Mục đích và phương pháp luận còn mới lạ, táo bạo hơn, đó là “so sánh Phật Giáo với thời đại của nó để chỉ chỗ hay, chỗ đúng hơn của nó đối với các thuyết khác và so sánh Phật Giáo với thời đại này để chỉ sai lầm của Phật Giáo“. Tác phẩm này được giới trí thức, giới chính trị cũng như giới Phật Giáo chú ý đặc biệt.

Nhưng không gây sóng gió và tranh luận suốt nhiều năm trời như những tác phẩm của Thích Thiện Chiếu.Đối với Tăng, Ni, Phật Tử thập niên 30, những tư tưởng Phật Học của Thích Thiện Chiếu là những tiếng sét ngang tai. Ngày nay đọc lại, chắc chắn quý vị tăng sĩ, cư sĩ và Phật Tử cũng không khỏi giựt mình, chấn động và suy nghĩ. Những tư tưởng này, được viết từ thập niên 30, ngày nay, cuối thập niên 90, vẫn còn mới, còn táo bạo, còn chứa đầy sức nặng của đá tảng và sức nổ của sấm sét. Thích Thiện Chiếu là tinh hoa sáng chói của Phật Giáo trong thập niên 20, 30. Ông đã đi tiền phong trong mọi lãnh vực chấn hưng và hiện đại hóa Phật Giáo Việt Nam trong thế kỷ 20 này.

Ta phải đứng trên một đỉnh núi cao, mới hy vọng nhìn thấy những cái gì chưa ai nhìn thấy, những cái gì nằm khuất sau dãy núi cao. đó có thể là những dãy núi cao hơn, hay là một đại dương mênh mông hay là một bình nguyên rực rỡ. Thích Thiện Chiếu là một ngọn núi cao của Phật học và Phật Giáo Việt Nam trước đệ nhị thế chiến. Ta hãy đứng trên đỉnh núi cao ngất, hùng tráng này để nhìn rõ một đỉnh núi cao ngất, hùng vĩ khác, là Cư sĩ, Bồ Tát, Giáo Chủ Huỳnh Phù Sổ.

|Muc Luc| |Ch.1| |Ch.2| |Ch.3| |Ch.4| |Ch.5| |Ch.6| |Ch.7| |Ch.8| |Ch.9| |Ch.10|TK|

[BHH430] [PGHH] [THƯ VIỆN PGHH]

Categories: Đức Huỳnh Giáo Chủ | Leave a comment

Bài Mới Đăng

Categories: Đức Huỳnh Giáo Chủ | Leave a comment

ĐỨC PHẬT ĐỐI VỚI CHÚNG-SANH

ĐỨC PHẬT ĐỐI VỚI CHÚNG-SANH

 

–       Đức Phật đối với chúng-sanh và môn-đồ như người cha đối với các hạng con.

–       Phật yêu hết chúng sanh, dầu duyên-nghiệpchẳng đồng nhautu cao thấp khác nhau, nhưng mỗi chúng-sanh đều có Phật tánh.

–       Lòng từ-bi của Phật, thương xótdạy-dỗchúng-sanh, nhưng mà sự gần gũi và ban phước-huệ vẫn có khác, vì phải tùy theo mỗi kẻ tín-đồ:

o  Người tín-đồ vâng lời, lo học hỏikiếm đạo mầuquí trọng chuyện lànhquí trọng kinh luậtgiữ theo giới-luậtcẩn thận từ lời nói việc làm thì Phật thường gần-gũi hơn và thường ban thưởng

o  Những tín-đồ dối tuchẳng vâng lời dạy,chẳng giữ giới-luật thì trên là Đức Phật và dưới là ông Thầy của kẻ ấy chỉ lấy lòng từ-bi mà nhận sự trách-cứ, chớ không thế nào mà gần-gũi và ban phước-huệ cho kẻ chẳng thành-tín kia đặng.

 

****************

 

ĐỨC PHẬT ĐỐI VỚI CHÚNG-SANH

 

Một ông cha ở trong gia-đình vẫn có lòng thương xót hết các con, dù lớn nhỏ, khôn dại gì cũng vậy.  Tại sao? Vì xét ra lớn nhỏ là tại đứa sanh ra trước, đứa sanh sau; khôn dại là tại đứa chăm học cùng biếng trễ, chớ cũngđồng là con đều do huyết nhục sanh ra. Vậy bổn-phận ông cha thì hết lòng lo dạy-dỗ các con, lo-lắng cho có gia-cư, nghiệp-nghệ, tài-sản để cho con, ruộng đất cho con.  Vậy thì tình thương vẫn đồng, mà cái chỗ âu-yếm ban thưởng nhiều khi có khác, ấy là phải tùy theo mỗi đứa.

 

Tại sao vậy?  Vì đứa nào hiếu thuận từ-hòa, dễ dạy, dễ hiểu, thì ông cha âu yếm hơn đứa ngỗ-nghịch, bạo tàn.  Với đứa khó dạy thì ông chỉ biết than-thở mà thôi, chớ không thể âu-yếm đặng.  Còn đứa nào cần-kiệm, lo giữ-gìn gia-sản của cha nó, chẳng cho hư-hoại, cẩn thận từ ly, dầu lời nói hay việc làm để bảo tồn danh-giá của cha nó, thì cha nó hằng ngày ban thưởng cho nó luôn, chớ không thể ban thưởng cho những đứa hoang chơi, tàn phá sự-nghiệp, làm những điều điếm-nhục gia môn!  Những đứa ấy, ông cho có thể nén lòng mà rước lấy sự chế-nhạo, trách-cứ là nhiều lắm rồi, chớ làm sao mà ban thưởng đặng.

 

Cũng mường tượng như trên, hỡi các người!  Đức Phật đối với chúng-sanhvà môn-đồ như người cha đối với các hạng con trên đây vậy.  Phật cũng yêu hết chúng sanh, dầu kẻ ngu người trí, yêu tất cả môn-đồ (dầu kẻ biếng-nhác với kẻ siêng-năng).  Bởi tại duyên-nghiệp mỗi chúng-sanh chẳng đồng nhau, tu cao thấp khác nhau, nhưng mỗi chúng-sanh đều có Phật tánh. Vậy lòng từ-bi của Phật là vì thương xót chúng-sanh, lo dạy-dỗ chúng-sanh, nhưng mà sự gần gũi và ban phước-huệ vẫn có khác, vì phải tùy theo mỗi kẻ tín-đồ.

 

Người tín-đồ nào hằng ngày vâng lời Phật dạy, rán lo học hỏi, tìm kiếm đạo mầu, quí trọng chuyện lành thìPhật thường gần-gũi hơn đứa đã dạy nhiều lần mà chẳng chịu nghe theo, và thường ban thưởng cho kẻ tín-đồ nàoquí trọng kinh luật của Phật, chăm lòng giữ theo giới-luậtcẩn thận từ lời nói việc làm, đừng để cho người ta nhạo-báng Phật hay chê-bai Thầy của mình.  Còn những kẻ tín-đồ dối tu,chẳng vâng lời dạychẳng giữ giới-luật thì trên là Đức Phật và dưới là ông Thầy của kẻ ấy chỉ lấy lòng từ-bi mà nhận sự trách-cứ của kẻ ngoại đạo, chớ không thế nào mà gần-gũi và ban phước-huệ cho kẻ chẳng thành-tín kia đặng.

 

Bạc-liêu, ngày 24-8 Nhâm-Ngũ (1942)

Categories: Đức Huỳnh Giáo Chủ | Leave a comment

TÂM THƯ VỀ NGÀY ĐẠI LỄ

TÂM THƯ VỀ NGÀY ĐẠI LỄ

TÂM THƯ VỀ NGÀY ĐẠI LỄ

TÂM THƯ VỀ NGÀY ĐẠI LỄ   Kính thưa quý đồng đạo và quý đồng bào,   Năm nay, Hội Đồng Trị Sự Trung Ương xin kính mời quý vị tham dự Đại Lễ Kỷ Niệm 75 Năm Đức Huỳnh Giáo Chủ Khai Sáng Phật Giáo Hòa Hảo, được tổ chức tại Hội Quán số 12432 đường Euclid, bên cạnh ngã tư đường Lampson, thành phố Garden Grove.   Nhân dịp thiêng liêng trọng đại này, chúng tôi muốn cùng quý vị ôn nhuần lời dạy của Đức Thầy và ưu tư của chúng ta.                       Trả nợ thế nghĩa ân trọn vẹn                     Cảnh non bồng kỳ hẹn ngày kia   Đây là lời của Đức Huỳnh Giáo Chủ.   Nợ thế tức là nợ đời, nợ Tứ Ân mà ta đã thọ trong kiếp sống. Vì vậy, ta có bổn phận phải đền trả, bởi vì ta đã thọ nhận vay mượn nó từ thuở bé thơ cho đến lúc thành nhân.   Cái công ơn cha mẹ nuôi nấng đẻ đau, 9 tháng cưu mang, 3 năm bú mớm. Rồi ân tấc đất ngọn rau tạo nên kiếp sống này. Ân được dìu dắt về tâm linh đạo đức, còn ân về Đồng Bào và Nhân Loại nữa. Cho nên ta có trách nhiệm phải cố gắng đền đáp một cách tận tình. Ta sẽ tu không thành nếu nợ đời chúng ta không trả, dù có muốn hay không thì cũng phải:                       Tu đền nợ thế cho rồi                     Thì sau mới được đứng ngồi tòa sen   *                       Thấy dân thấy nước nghĩ mà đau                     Quyết rứt cà sa khoát chiến bào                     Đuổi bọn xâm lăng gìn đất nước                     Ngọn cờ Độc Lập phất phơ cao.   Con đường cứu nước với chương trình Dân Chủ Xã Hội tiên tiến được Đức Huỳnh Giáo Chủ mở ra là một sinh lộ thực tiễn cho dân tộc Việt. Trước hiểm họa xâm lấn của Trung Cộng, một quốc nạn có thể đưa đến diệt vong, một Biển Đông sôi sục như chảo dầu, một biển lửa sắp bùng cháy, kể cả trên đất liền, hiệu ứng với lời tiên tri của Tứ Thánh Tam Hoàng Thơ, đặc biệt là của Đức Huỳnh Giáo Chủ:                       Đất Bắc Kỳ sao quá ruộng sâu                     Tàu Man đến đó giăng câu đặt lờ   Hay là:                       Mặt nước biển lô nhô lặn hụp                     Chim đua bay cá lại tranh mồi                     Ngọn thủy triều nô nức sục sôi                     Bầu trái đất một phen luân chuyển.   Để cảnh tỉnh cho những đầu óc nô lệ Tàu cộng, ngay từ năm 1946 khi trả lời cho cụ Phạm Thiều (đại diện Việt Minh) mời Đức Thầy tham chánh, bằng những lời thơ xin trích ra đây 2 câu của cụ Phạm Thiều:                       Sao còn lãnh đạm với đồng bang                    Toan trút cho ai gánh trị an   Đức Thầy đáp họa:                      Nhìn xem Trung quốc khách lân bang                     Cứ cố xỏ ngầm sao trị an?   Và đặc biệt với hai câu như một lời cảnh tỉnh:                      Ngàn năm Bắc địch dày bừa                     Mà còn đứng dậy tống đưa quân thù.   Hỡi những đầu óc mông muội hãy tỉnh thức mau lên kẻo trễ.   Kính thưa quý đồng hương, quý đồng đạo,   Chúng ta sẽ kỷ niệm ngày Đức Thầy bị cộng sản ám hại, tức là ngày Đức Thầy Thọ Nạn Đốc Vàng, chúng ta đang tổ chức Đại Lễ Kỷ Niệm lần thứ 75 ngày Đức Thầy khai sáng Đạo Phật Giáo Hòa Hảo. Không những tưởng niệm công đức mở đạo cứu đời của Ngài, mà còn tưởng nhớ đến công lao cứu dân cứu nước khi Đức Thầy dấn thân vào con đường đấu tranh chống Pháp để giành Độc Lập qua các Mặt Trận và Phong Trào do Đức Huỳnh Giáo Chủ thành lập hay cộng tác. Nhất là Ngài đã thành lập chánh đảng Việt Nam Dân Chủ Xã Hội.   Để tưởng nhớ đến công đức của một vị Phật đã lâm phàm giáo dân độ chúng, đưa muôn người thoát khỏi biển mê sông khổ mà quy về chơn tâm thật tánh để đạt đến cảnh hạnh phúc bình an, tâm linh giác ngộ, như Ngài đã từng bày tỏ:                       Huyền pháp thâm trầm thơm bất tuyệt                     Vô Vi chánh Đạo hỡi người ơi.   Hay một hoài bão chưa thành khi non sông còn dưới ách nông nô độc tài toàn trị. Một đất nước phú cường, một chế độ không độc tài không cộng sản chưa thực hiện được, thì Đức Thầy đã vắng mặt.                       Nước non tan vỡ bởi vì đâu                     Riêng một ta mang nặng mối sầu                    Lòng những hiến thân mưu độc lập                     Nào hay tai họa áp bên lầu.                       *                       Bên lầu tiếng súng nổ vang tai                     Trời đất phụ chi kẻ trí tài                     Mưu quốc hóa ra người phản quốc                     Ngàn thu mối hận dễ nào phai.   Kính thưa quý vị,   Thư vắn tình dài, chúng ta có thể nghe tiếp hay chia sẻ tâm sự của nhau vào dịp Kỷ Niệm lần thứ 75 ngày Đức Thầy khai sáng Đạo sẽ được Hội Đồng Trị Sự Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo tổ chức vào ngày Chủ Nhật 29 tháng 6 năm 2014, lúc 2 giờ chiều tại Hội Quán số 12432 đường Euclid, góc Lampson và Euclid.   Một lần nữa xin nhắc lại, ở góc đường Euclid và Lampson, quý vị sẽ thấy trên nóc Hội Quán có treo cờ và biểu ngữ tung bay phất phới, thì đó là địa điểm chào mừng quan khách.   Xin quý đồng đạo và đồng hương coi đây là thơ mời chính thức phổ biến sâu rộng trên làn sóng truyền hình và truyền thanh cũng như trên báo chí và internet.   Với lòng vô cùng trân trọng và tri ân, sự hiện diện của quý vị là niềm khích lệ lớn lao đối với chúng tôi trên bước đường tầm cầu chân lý, đồng thời phụng sự hữu hiệu cho dân tộc và đạo pháp.   Ban Tổ Chức Đại Lễ trân trọng kính mời.     TM Hội Đồng Trị Sự Trung Ương và Ban Tổ Chức Đại Lễ Kỷ Niệm.   – Tiến Sĩ Lê Phước Sang, Hội Trưởng HĐTSTƯ. Trưởng Ban Tổ Chức Đại Lễ. Cell: 832-397-9813.   – Huyền Tâm Huỳnh Long Giang, Tổng Vụ Trưởng Phổ Thông Giáo Lý. Tổng Thư Ký Ban Tổ Chức Đại Lễ. Cell: 714-720-5271   Xin lưu ý: Đậu xe trên đường Lampson hay những địa điểm thuận tiện gần đó.

About these ads

Occasionally, some of your visitors may see an advertisement here.

Tell me more | Dismiss this message

Categories: Đức Huỳnh Giáo Chủ | Leave a comment

Dạy môn “Công dân và Tổ quốc”, nhưng Tổ quốc tên là gì?

Dạy môn “Công dân và Tổ quốc”, nhưng Tổ quốc tên là gì?

(Nhân ngày Nhà giáo nghĩ về việc dạy môn học Lịch sử hiện nay)
Hà Sĩ Phu (Danlambao) – Xuất thân là một thày giáo phổ thông, rồi giảng viên đại học, rồi viết về những vấn đề chính trị xã hội, tôi rất quan tâm đến cuộc tranh luận quyết liệt về xử lý môn học Lịch sử hiện nay.
Phía cơ quan chủ quản tức Bộ Giáo dục thì bảo vệ cho quan điểm cần “tích hợp” môn Lịch sử chung với 2 môn khác thành môn học “Công dân và Tổ quốc”, trong khi hầu hết các trí thức trong nước, ngoài bộ phận chủ quản nói trên, đều nói rằng làm như vậy thì “Thực chất là xoá bỏ môn Lịch sử trong nền giáo dục phổ thông”, đây “là một việc làm không đúng, cần phải kiên quyết loại bỏ. Phải nghiên cứu lại một cách nghiêm túc với sự tham gia trực tiếp của các nhà khoa học”, “chương trình này sẽ dẫn đến hệ lụy làm “teo” môn lịch sử trong trường phổ thông, lớp trẻ không còn biết sự hy sinh của các bậc tổ tiên để có đất nước như ngày hôm nay”…(*)
1. Ý kiến đã nhiều nhưng nỗi lo chưa hết
Trên công luận thì ý kiến trái chiều với Bộ Giáo dục tỏ ra áp đảo, nhưng đừng vội mừng, kinh nghiệm cho biết trong cơ chế vận hành hiện nay những ý kiến “trái chiều” dù có tình có lý rõ ràng, dù có lợi cho dân cho nước cũng “không là cái đinh gì” khi “Trên” đã quyết định, khi đã là chủ trương lớn của ĐCSVN, (và người ta có lý do để nghi ngờ, nếu điều này có bàn tay của Trung quốc thì thật khó thoát ra như cái gông 16 chữ vàng rất êm ả mà tai quái). Vậy tuy đã có rất nhiều lời phân tích xác đáng song mối lo ngại bị “teo” dần môn Sử Việt vẫn không được phép nguôi ngoai, cho tới khi nào nguyện vọng chính đáng của nhân dân, mà đại diện là giới trí thức độc lập, được thành hiện thực.
2. Ý nghĩa đặc biệt của môn Sử Việt và môn Sử Đảng:
Ý nghĩa chung thì đã rõ, mỗi dân tộc đều “lớn lên thành người” theo một quá trình riêng của dân tộc mình, quên cái quá khứ cụ thể ấy là lấy đi cái nền phát sinh của con người, thì dân tộc ấy như người bị chặt cụt 2 chân, chỉ ngồi trên xe lăn để người ta đưa đẩy đi đâu cũng được. Không còn biết mình là ai thì mất hết sức mạnh tự thân.
Không ít người ngộ nhận, tưởng đang cùng thế giới chia sẻ những giá trị văn minh kỹ thuật hiện đại như nhau thì có nghĩa mọi dân tộc đã ngang hàng với nhau. Thực ra, cái tầm vóc NGƯỜI, đẳng cấp NGƯỜI tức cái hồn NGƯỜI bên trong vẫn có thể khác nhau nhiều lắm. Tầm vóc NGƯỜI là kết quả được tạo ra từ một quá trình lịch sử lâu dài và gắn chặt với một cộng đồng xác định gọi là Dân tộc.
Vậy trong trường hợp cộng đồng dân tộc Việt Nam, đặc điểm lịch sử quan trọng nhất là gì?
– Trong QUÁ KHỨ, VN là một dân tộc thuần hậu, đã còn nhiều lạc hậu lại phải sống cạnh một nước láng giềng khổng lồ đầy tham vọng và thâm hiểm. Nhưng dù có nền văn hóa rất gần nhau mà sau 1000 năm đô hộ, kẻ khổng lồ gian ác vẫn không đồng hóa được nước nhò này, giang sơn gấm vóc Việt Nam vẫn nguyên vẹn. Lịch sử Việt Nam (gọi tắt là Sử Việt để phân biệt với môn Sử Đảng) chủ yếu là Lịch sử chống xâm lược Tàu, qua đó khẳng định một Dân tộc có sức sống và khả năng thích nghi mãnh liệt.
– Nhưng trong Lịch sử HIỆN TẠI tức mấy chục năm gần đây Việt Nam gặp một bước ngoặt bất ngờ. Kẻ thù cũ có dịp quay trở lại, nhờ tận dụng được một cơ hội mới quý như vàng, đó là Ảo tưởng Cộng sản đã nhốt chung con sói và bày hươu vào chung một chuồng, cái chuồng sơn son rất đẹp có tên “đại gia đình Xã hội chủ nghĩa, bốn phương Vô sản đều là anh em”.
Đã là XHCN thì mọi việc cứ do hai ĐCS ngồi với nhau quyết định, trong đó thế bất lợi luôn thuộc về cái ĐCS nhỏ và chịu ơn. Còn nhân dân bị trị thì bị nền CS toàn trị tước hết mọi vũ khí tinh thần và vật chất và khóa chặt, không còn điều kiện tối thiểu để tự đứng lên làm một sự nghiệp gì. Sự hỗ trợ quốc tế thì bị hạn chế tối đa bởi chủ trương chỉ đối thoại song phương, không chấp nhận nước thứ ba can dự và trì hoãn việc kiện ra Liên hiệp quốc. Nước nhỏ mà thực hiện ba điều ấy thì khác nào tạo “điều kiện cần và đủ để cho địch nhất định thắng-ta nhất định thua” như dọn cỗ cho kẻ xâm lược. Giai đoạn Lịch sử ngắn ngủi này là thời gian của Sử Đảng, tuy được viết rất hùng tráng song chính là giai đoạn làm cho Việt Nam chịu ơn Trung quốc, thất thế trước Bành trướng Đại Hán và rước họ trở lại.
Nay trước vận nước lâm nguy, đúng lúc phải tăng cường Sử Việt để sống lại tinh thần Thoát Trung, và sửa những sai lầm của giai đoạn Sử Đảng đã giúp Đại Hán cơ hội trở lại thì giới cầm quyền Việt Nam đã khéo léo làm toàn những điều ngược lại: lấy cớ “giảm tải cho học sinh” để giảm dần Sử Việt truyền thống, đồng thời tăng cường môn Sử Đảng bằng mọi phương tiện, thử hỏi như vậy thì có lợi cho giặc hay có lợi cho dân tộc ta? Nếu có một tên Thái thú Tàu thì nó cũng chỉ mong làm được như vậy.
Còn nhớ hồi ông Lê Khả Khiêu đang làm Tổng Bí thư, có đoàn đại biểu Trung quốc sang thăm, trao đổi về những vấn đề lý luận. Phía Việt Nam nói ĐCS Trung quốc đảm nhiệm phần lý luận, VN chỉ nhiều kinh nghiệm thực hành.Phía Trung quốc nói VN cần sửa lại Lịch sử của mình!
Theo ý Trung Quốc, Việt Nam chỉ là “đứa con hoang” cần trở về với mẹ thì những trang sử oanh liệt chống ngoại xâm của Lê Lợi, Hưng Đạo, Quang Trung…chẳng qua chỉ còn là những vụ phản loạn của địa phương, như bọn giặc có nổi lên chống lại chính quyền Trung ương chứ có gì khác?
Dã tâm gian ác của giặc Bành trướng Đại Hán đã nằm trong gien của họ, đấy là việc của họ. Nhưng những người cùng được mang dòng máu Việt của những anh hùng cứu quốc trong Sử Việt mà nay bị cái “đại cục Ý thức hệ đầy lợi quyền lừa đảo” cuốn đi, cúi mặt làm tay sai, làm nhục tổ tiên thì sao mà tha cho được? Họ chỉ lo cho Đại Hán khi thấy tâm lý người Việt ghét xâm lược Tàu, họ hứa với Tàu sẽ đàn áp những cuộc biểu tình yêu nước, họ hứa sẽ sửa những trang lịch sử oanh liệt chống giặc Tàu…Chương trình “tích hợp” môn lịch sử kiểu này khác nào tiếp tục triển khai mật ước phục vụ ý đồ của giặc xâm lăng? Liệu có oan không, khi nhớ rằng ông Bộ trưởng bảo vệ cái đề án xóa nhòa môn Sử Việt này cũng chính là người mấy năm trước đã ra lệnh cấm học sinh sinh viên tham gia biểu tình yêu nước đấy! Chẳng có gì là ngẫu nhiên cả.
Ảnh: Thí sinh thi Sử, một mình một hội đồng thi!
3. Tích hợp thành môn “Công dân và Tổ quốc” gây hiệu quả tốt hay xấu?
– Tích hợp kiểu này, môn Sử Việt sẽ bị phá nát
Có sự tích hợp là tốt, có sự tích hợp là xấu, tùy theo tính chất và tương tác của các môn hợp phần. TS Vũ Thị Phương Anh cho biết khi giảng về chủ đề “người dân tộc thiểu số ở VN”, trong đó tích hợp luôn cả lịch sử, cả địa lý, và cả văn hóa vào nữa. Đó là ví dụ về sự tích hợp tốt làm tăng hiệu quả. Sự tích hợp có nhiều mức độ, có khi chỉ cần bổ sung hay minh họa bằng những bài đọc thêm kẻm theo bài chính.
Nhưng sự tích hợp môn Sử Việt với hai môn Giáo dục công dân và An ninh quốc phòng cho ta ví dụ ngược lại, nó sẽ “phá nát” môn Sử Việt (như lời GS Đỗ Thanh Bình – nguyên Chủ nhiệm khoa Lịch sử, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội). Bản thân môn Lịch sử (Sử Việt) với tư cách là một khoa học và ổn định, nhưng hiện nay đã bị nhiễm “tính Đảng”, bị chính trị hóa khá nhiều rồi (và đó là một nguyên nhân khiến môn Lịch sử bị áp đặt và khô khan), đã thế bây giờ lại ghép vào hai môn Giáo dục công dânAn ninh quốc phòng là hai môn gắn chặt với thể chế chính trị trước mắt, chứa đầy “đảng tính” là yếu tố chính trị nhất thời, thì Lịch sử sẽ bị băm nát và biến tính ra sao, thiết nghĩ có thể biết trước.
Nếu chỉ vì tâm lý học sinh chán môn Sử mà phải tinh giảm thì còn đâu là chuẩn mực sư phạm? Lỗi không ở học sinh, không ở bản thân môn học, mà ở nội dung áp đặt chủ quan vô lý và người truyền đạt vô hồn.
– Vướng ngay từ cái tên môn học
Việc “tích hợp” môn Sử Việt này vào một môn chung bị vướng ngay từ cái tên của môn chung đó: Công dân và Tổ quốc! Tổ quốc tên là gì vậy? Người dân Việt nào cũng hiểu đây là Tổ quốc Việt Nam, thế thôi. Nhưng xin thưa không phải thế, ĐCSVN đã đổi tên chính thức cho Tổ quốc là Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, nhiều khi chỉ gọi tắt là Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa. Tổ quốc có kèm một tính ngữ để định hướng, để đừng lầm với cái Tổ quốc cổ truyền. Tổ quốc cũng phải mang “tính Đảng”, phải chính trị hóa.
Trong bài “Đôi điều suy nghĩ của một công dân” (1993) tôi đã viết như sau:
Vượt lên trên mọi sự tranh giành giai cấp, vượt qua mọi thể chế, Tổ quốc chúng ta bao giờ cũng là Tỏ quốc Việt Nam thôi! Ta gọi những đồng bào ta ở nước ngoài muốn đem sức người sức của về xây dựng đất nước là ‘Việt kiều yêu nước’ nhưng họ có yêu Chủ nghĩa Xã hội đâu? Nếu ta chuyển cả Tổ quốc thành ‘Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa’ thì những đồng bào yêu nước ấy còn đâu nước để mà yêu? Tôi tin rằng sẽ có ngày chúng ta làm lễ trả lại ‘tên khai sinh’ cho Tổ quốc là Tổ quốc Việt Nam, thì sức mạnh của Người sễ tăng lên gấp bội, những con dân nước Việt sẽ rưng rưng nước mắt, nắm chặt lấy tay nhau mà reo hò.”
– Phẩm chất người thày quyết định hiệu quả môn học
Tổng số tiết dạy tất nhiên là một yếu tố quan trọng nhưng nội dung giảng dạy và phẩm chất người thày quan trọng hơn nhiều. Nội dung môn học thì đã như trên phân tích. Phẩm chất người thày thì sao? Bên cạnh phương pháp, kỹ năng truyền đạt thì quan điểm, tư tưởng, nhiệt tâm và nhân cách của người thày là yếu tố quyết định. Người thày hiện nay ra sao, họ phải là những “cán bộ giáo dục của Đảng”, phẩm chất đầu tiên là không được có ý kiến khác với Đảng, nếu có sẽ bị loại trừ ngay. Nhà trường là nơi bị quản lý chính trị rất chặt, trong những trí thức có tư tưởng dân chủ tiến bộ, dám lên tiếng phản biện lâu nay hỏi có được mấy người là các nhà giáo? Các nhà giáo bị nhiễm độc CS (một cách tự nguyện hay bắt buộc) lại đứng trên bục, giảng cái gọi là môn Lịch sữ đã “tích hợp” bị nhiễm độc nặng nề thì nạn nhân là những người bị nuốt những thức ăn tinh thần độc hại đó là những con em chúng ta, những chủ nhân tương lai của đất nước sẽ bị nhiễm độc hàng loạt, sẽ chết từ từ cả về trí tuệ và tâm hồn, đến lượt họ lại thành những người thày đi gieo chất độc thì xã hội chỉ còn là con thuyền lạc bến, buông trôi theo mật ước Thành Đô.
***
Để dứt lời, xin các thày giáo cô giáo, những đồng nghiệp của tôi miễn thứ cho tôi nếu có những lời làm quá đau lòng đồng nghiệp trước cái “đại cục” nhức nhối cho tương lai của giống nòi mình. Nhưng cũng thật mừng trong cuộc tranh luận về môn Sử Việt này, nhiều thày giáo cô giáo đã không thể im lặng, đã lên tiếng phản biện quyết liệt. Thương trò, thương mình và thương Dân tộc. Xin trích lời của Phó Gíáo Sư Vũ Quang Hiển (Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) làm một ví dụ:
“Cắt ghép và xuyên tạc lịch sử vốn là cách làm của những người muốn bôi nhọ lịch sử dân tộc và nhân loại. Ngày càng có nhiều công bố trên phương tiện thông tin đại chúng làm lung lạc tinh thần thế hệ trẻ Việt Nam bằng cách lắp ghép và xuyên tạc lịch sử theo một logic chủ quan đã định trước, nhưng lại núp bóng “cách nhìn mới” về lịch sử. Vì vậy, việc giáo dục lịch sử thiếu tính hệ thống và toàn diện sẽ đặt thế hệ trẻ Việt Nam đứng trước hiểm họa thấy rõ.”
21-11-2015
Categories: Tài Liệu Tham Khảo | Leave a comment

Một video rất ấn tượng của NASA với những cảnh quay vô cùng chi tiết về mặt trời

Một video rất ấn tượng của NASA với những cảnh quay vô cùng chi tiết về mặt trời

NASA gần đây đã phát hành một video có độ nét cực cao (4K) cho thấy rất chi tiết cảnh tượng nổ hạt nhân nguyên tử ở mặt trời của chúng ta.

Chia sẻ bài viết này
Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Video: Hành trình vào thế giới tuyệt vời của san hô

Video: Hành trình vào thế giới tuyệt vời của san hô

Mời các bạn tham gia một cuộc hành trình vào thế giới dưới nước của san hô, một thế giới hoàn toàn khác hẳn, tuyệt vời và bí ẩn!

Corali

San hô (Facebook.com/Epoch Times paris)

San hô là động vật biển không xương thuộc lớp Anthozoa, thường sống trong những quần thể đông đúc, bao gồm rất nhiều polyp, liên kết với nhau bởi các rãnh đá vôi. Sau khi chết, trên bộ xương cũ bị vôi hóa được thêm một lớp san hô khác, tạo thành các rặng san hô.

Bộ xương vôi hóa của san hô thường có màu đỏ hoặc màu trắng, chúng được người dân sử dụng để làm đồ nghệ thuật và đồ trang sức.

Theo thời gian, san hô đã được sử dụng làm trang trí trong các đồ trang sức, chính vì điều này đã đe dọa sự tồn tại của chúng.

Quảng cáo

Các rạn san hô

Các rạn san hô là những quần thể san hô, những sinh vật không cuống nhỏ, giống như cỏ chân ngỗng, qua hoạt động của chúng tiết ra một lớp phủ canxi cacbonat, khác nhau theo từng loài. Lớp phủ này tồn tại ngay cả khi san hô chết đi, và trên bề mặt của nó sẽ lại thiết lập một polyp khác, qua thời gian làm cho rạn san hô lớn rộng ra.

Là một hệ sinh thái rất nhạy cảm, các rạn san hô chỉ tìm thấy ở các vùng nhiệt đới, với nước ấm quanh năm (nhiệt độ từ 20 đến 28 ° C), trong khu vực nước trong, nơi ánh sáng dễ dàng chiếu đến. Do đó các loài san hô không thể ở độ sâu lớn hơn 30 mét.

San hô kiếm thức ăn theo hai cách: cách đầu tiên là sử dụng các xúc tu để chụp các hạt nhỏ chất hữu cơ trong nước (thực vật hoặc động vật); cách thứ hai là phương thức bù trừ, san hô thiết lập một liên kết cộng sinh với một loại tảo  fotosintetizatoare để có thể sống sót trong vùng nước ít chất dinh dưỡng.

Qua hoạt động, san hô đã làm thay đổi môi trường sống của chúng, tạo ra một hệ sinh thái với năng suất và đa dạng sinh học cao. Trong thực tế, các rạn san hô là một số trong các hệ sinh thái giàu có nhất trên thế giới về đa dạng loài.

Tăng nhiệt độ nước biển, axit hóa đại dương, đánh bắt quá mức và ô nhiễm từ các châu lục là những yếu tố góp phần vào sự tàn sát các rạn san hô

Các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới, các chuyên gia về sinh vật biển, đã cảnh báo các rạn san hô đang suy giảm nhanh, đe dọa cuộc sống của hàng triệu người. Các nhà nghiên cứu kêu gọi hành động toàn cầu ngay lập tức để cứu những gì có thể được.

Nên nhớ rằng các rạn san hô cung cấp thực phẩm và công ăn việc làm cho một lượng lớn người dân sống ở các vùng ven biển, tạo ra doanh thu đáng kể thông qua du lịch và đặc biệt chúng thật sự là những rào cản tự nhiên trước bão và sóng biển.

Ngoài ra, các nhà khoa học cảnh báo rằng các rạn san hô gần như bị phá hủy hoàn toàn trên toàn cầu: ví dụ, trong vùng biển Caribê, Biển san hô Bariere ở Australia và các ví dụ có thể còn tiếp nối.

Tiếp theo, mời bạn một chuyến đến thế giới của san hô qua video này. Một thế giới hoàn toàn khác, thế giới dưới nước tuyệt vời và bí ẩn!

Chia sẻ bài viết này
Categories: Cảnh-Đẹp | Leave a comment

Trên đời này thứ gì là khó được nhất?

Trên đời này thứ gì là khó được nhất?

Ảnh: Getty

Ảnh: Getty Images

Có ba vị tỳ kheo thảo luận vấn đề: “Trên đời này thứ gì là khó được nhất”?

Vị tỳ kheo thứ nhất nói: “Trên đời khó được nhất là có mãi tuổi thanh xuân, khoẻ mạnh và trường thọ. Một người cho dù có gia tài của cải tiền tỉ, nhưng khi bệnh tật già nua tới, cũng không thụ hưởng được những niềm vui của đời”. Vị tỳ kheo thứ hai nói: “Trên đời điều khó được nhất là có người bạn tri kỷ, có thể cùng nhau chia sẻ hoạn nạn. Một người dù cho quyền cao chức trọng đến đâu, nếu không có lấy một người bạn chân thành bên cạnh, quạnh hưu cô đơn, chẳng khác nào đoá hoa mà mất đi hương thơm, không có ong bướm vòng quanh.” Vị tỳ kheo thứ ba nói: “Tôi nhận thấy thứ khó được nhất là họ hàng quyến thuộc hoà hợp mỹ mãn. Nếu một người có thân thể khoẻ mạnh, có bạn tốt tri kỷ nhưng họ hàng quyến thuộc tranh đấubất hòa, thì có ích gì? Cuộc sống mỗi ngày giống như ở địa ngục trần gian, muốn thoát ra mà không biết đến khi nào.”

Phật Đà nghe ba vị tỳ kheo luận nghị xong, liền quyết định triệu tập đại chúng. Lúc này tiết trời đang độ mùa thu, gió thu nhè nhẹ thổi, cỏ cây xanh tươi khoáng dã, không khí thanh khoát sảng khoái lòng người. Phật Đà nói với các chư vị tỳ kheo: “Trên thế gian này thứ gì là khó được nhất? Không phải khoẻ mạnh trường thọ, không phải bạn bè tri tâm, cũng chẳng phải thân quyến hoà hợp. Ta kể một câu chuyện cho các vị nghe:

Ở đại trung hải, có một con rùa mù, mệnh thọ của nó vô lượng kiếp số, trải qua thiên bách ức thương hải tang điền (trăm ngàn năm bãi bể nương dâu). Bình thường nó lặn sâu nghìn trượng tận dưới lòng đại dương, trăm năm mới nổi lên mặt nước một lần. Lại có một cây gỗ nổi trên mặt nước, bên trong có một cái lỗ hổng, theo gió và sóng biển mà trôi dạt. Rùa mù trăm năm mới nổi lên mặt nước một lần, để gặp được cây gỗ nổi thì đã là kỳ tích, huống hồ hôm nay lại gặp đúng cây gỗ có lỗ hổng, chở nó vào bờ? Rùa mù gặp gỗ rỗng, hơn cả cơ hội ngàn vạn năm có một, nhưng đối với sinh mệnh trôi nổi trong luân hồi mà nói, muốn có được thân người còn khó hơn rùa mù được vào bờ cả vạn lần!”

Quảng cáo

Đức Phật dúm lấy một nắm đất trên mặt đất, mở bàn tay ra, nói với các tỳ kheo: Chúng sinh được thân người như đất trên lòng bàn tay ta, chúng sinh chẳng được thân người như đất trên khắp đại địa cầu. Cái gì khó được nhất? Chính là thân người!”

Ảnh: NTDTV

Ảnh: NTDTV

Một khi đã mất thân này, vạn kiếp khó có lại được, đây không phải chỉ là lời dạy của kinh Phật cổ xưa mà còn là nhận thức không thể thiếu trong cuộc sống của sinh mệnh chúng ta, giúp chúng ta quý tiếc thân người, trân trọng nhân duyên đương tại. Cái gì khó được nhất? Thân người khó được nhất. Con người là anh linh của vạn vật, cũng chỉ có người có thể tu luyện, có thể tu thành Phật, tu thành Đạo. Cho nên cần trân quý cơ quyên này. Danh lợi là không mang theo đi được, chúng ta khi đến cõi đời này với hai bàn tay trắng, khi rời khỏi nơi đây tay trắng vẫn hoàn trắng tay mà thôi. Vậy mà còn mê lạc trong thế gian, vì danh vì lợi mà theo đuổi đến cùng, lại càng tạo thêm nhiều nghiệp lực tội lỗi, thiện – ác tất có báo ứng đó là đạo lý của trời, cứ như vậy càng khiến cho đời sau thêm nhiều khổ nạn. Hãy trân trọng hiện tại, tuân theo chính pháp, phản bổn quy chân mới là mục đích chân chính để làm người.

Chia sẻ bài viết này
Categories: Tài-liệu Tu-Học | Leave a comment

Những cảnh đêm đẹp nhất của Nhật Bản được giải trong một cuộc thi

Những cảnh đêm đẹp nhất của Nhật Bản được giải trong một cuộc thi

Les plus belles vues nocturnes du Japon désignées lors d’un concours

Nagasaki. Thành phố này đã có những thay đổi lớn kể từ vụ đánh bom nguyên tử vào năm 1945. Hiện giờ nó là một thành phố cảng lớn và ngành công nghiệp đóng tàu đang rất hưng thịnh.

Cuộc thi The Night View Summit 2015, được tổ chức tại Kobe vào tháng 10, đã chọn được ba cảnh đêm đẹp nhất của quần đảo Nhật Bản.

4500 người Nhật Bản đã tham dự, để cuối cùng chọn ra những bức ảnh này.

Mẹo nhỏ để chụp một bức ảnh đẹp về những thành phố sáng đèn này: Nếu bạn đến Nhật Bản, và khi bạn đến Nagasaki, hẹn gặp bạn ở công viên Nabekanmuriyama hoặc ở công viên Inasayama.

Sapporo. La ville capitale de l’île nordique d’Hokaïdo accueille chaque année le Yuki Matsuri snow festival, qui attire 2 millions de visiteurs.

Sapporo – Thành phố thủ phủ của đảo Hokkaido tổ chức các lễ hội tuyết Yuki Matsuri hàng năm, thu hút 2.000.000 du khách.

Quảng cáo

Sapporo.

Thành phố Sapporo

Kobe. La ville choisie pour accueillir le concours est aussi un port maritime très actif. Beaucoup d’étrangers se pressent dans les restaurants de cette ville, bien connue pour sa cuisine du boeuf.

Kobe. Là thành phố được lựa chọn để đăng cai tổ chức cuộc thi, đây cũng là một cảng biển rất nhộn nhịp. Nhiều người nước ngoài tụ tập tại các nhà hàng của thành phố, vốn nổi tiếng với món thịt bò.

Kobe. Une vue des monts Rokkousan et Masayan, est appelée la  » vue à 1 million de dollars « , car c’est à peu près le coût de l’électricité consommée quotidiennement par la ville pour sa lumière.

Thành phố Kobe. Một điểm quan sát trên núi Rokkosan Masayan, còn được gọi là “địa điểm 1 triệu USD”, bởi vì đó là chi phí điện tiêu thụ hàng ngày của thành phố đối cho vấn đề chiếu sáng

Nagasaki. Photo ayant remporté le premier Prix du concours.

Thành phố Nagasaki

Nagasaki. Cette ville a parcouru un long chemin depuis le bombardement atomique qui la visa, en 1945. Elle est maintenant une des principales villes portuaires, et l’industrie navale y est florissante.

Thành phố Nagasaki

 

Chia sẻ bài viết này
Categories: Cảnh-Đẹp | Leave a comment

CÁC SỰ KIỆN PHỐI HỢP VỚI NHAU TẠO THỜI CƠ THUẬN LỢI CHƯA TỪNG CÓ!

CÁC SỰ KIỆN PHỐI HỢP VỚI NHAU TẠO THỜI CƠ THUẬN LỢI CHƯA TỪNG CÓ!

Trần Quí Cao

Các biến chuyển trên thế giới có liên quan tới Việt Nam ngày càng dồn dập, lôi cuốn, thúc đẩy nước này tiến lên con đường văn minh và phát triển bền vững.

Quan sát các biến chuyển ấy trong những ngày gần đây, người viết nhận thấy thời cơ ngày càng thuận lợi, có tác động thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa đất nước, tự chủ hoá nền kinh tế để, trên cơ sở đó, phát triển mạnh mẽ.

Các sự kiện ấy độc lập với nhau, được vạch ra và tiến hành bởi các tổ chức, chính quyền độc lập với nhau. Vậy mà, thú vị thay, may mắn thay, và cũng đúng thời thế thay, tất cả tạo nên hợp lực khó cưỡng lại lôi cuốn nước Việt Nam vào khúc quanh lịch sử. Khúc quanh lịch sử đó là thoát độc tài và thoát toàn trị.

CÁC SỰ KIỆN GÌ?

Chúng tôi chỉ xin nói đến những sự kiện xuất phát từ ba quốc gia, xảy ra trong vòng vài tháng nay.

1) Trung Hoa: Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Việt Nam

  1. a) Trước chuyến thăm:

Đại đa số dân Việt Nam căm ghét Trung Cộng. Những trận chiến Trung Cộng đánh vào đất liền và biển đảo của Việt Nam còn tươi màu máu trong ký ức dân Việt. Khoảng một trăm ngàn quân và dân Việt Nam bị tàn sát thảm khốc, và Trung Cộng hiện vẫn còn đang chiếm giữ biển đảo quan trọng của Việt Nam. Họ đã xây trên đó những hạ tầng vững chắc có thể dùng cho mục đích quân sự uy hiếp toàn bộ Biển Đông và đất liền của Việt Nam. Họ cướp đoạt ngư trường truyền thống, đánh đuổi và giết hại ngư dân Việt. Do đó dân chúng Việt Nam không muốn thấy ông Tập trên đất nước mình. Đối với họ, ông Tập là bạn của đảng CSVN nhưng là kẻ thù của dân tộc.

  1. b) Trong chuyến thăm:

Dân chúng biểu thị hòa bình ý muốn phản đối ông Tập và Trung Cộng. Chính quyền dùng bạo lực của công an và xã hội đen cấm đoán, đàn áp dân chúng trong khi dùng nghi lễ 21 phát đại bác với hoa hồng rải đường đón ông Tập.

Sự kiện Trung Cộng chiếm đóng lãnh thổ Việt Nam và chủ quyền Hoàng Sa Trường Sa không được đề cập tới trong các buổi hội kiến và trong phát biểu của ông Tập trước Quốc hội Việt Nam. Chỉ có tung hô tình hữu nghị và thề thốt cùng nhau xây dựng chủ nghĩa xã hội độc đảng, độc tài và toàn trị tại Việt Nam, điều mà dân Việt cực kỳ chán ghét và căm hận.

  1. c) Sau chuyến thăm:

Sự chia rẽ giữa dân chúng và đảng CSVN càng rõ nét, sâu sắc.

Dân chúng đã nhìn thấy đảng CSVN (thực chất là thế lực đang khuynh đảo đảng CSVN và nhờ Trung Quốc bảo vệ sự thống trị của mình) đã hoàn toàn quay lưng với dân tộc, với tổ quốc. Họ bỏ mặc dân chúng bị Trung Quốc giết hại và bỏ mặc những phần lãnh thổ bị Trung Quốc chiếm cướp. Họ cười rạng rỡ và xun xoe chào đón ông Tập trong niềm hi vọng hân hoan rằng ngôi vị thống trị của họ sẽ còn tồn tại dù lòng dân đã phế bỏ.

Dân chúng đã hiểu rằng, đối với thế lực này, nước Việt cần có thái độ và hành động dứt khoát chống lại nếu muốn bảo vệ nền tự chủ và giàu mạnh của tổ quốc. Đại đa số dân chúng và đa số đảng viên đã có sự đồng cảm và đồng lòng với nhau về điều này.

2) Hoa Kỳ: Các động thái về Biển Đông và hiệp định TPP

  1. a) Các nhân vật lãnh đạo cao cấp nhất của Hoa Kỳ trong chính quyền cũng như trong hệ thống quân sự phê phán những việc làm chà đạp luật pháp quốc tế của Trung Quốc như hung hăng áp đặt đường lưỡi bò, thay đổi hiện trạng Biển Đông bằng cách bồi đắp bãi chìm thành đảo nổi, áp đặt các đòi hỏi chủ quyền và lãnh hải vô lý…
  2. b) Hoa Kỳ đã quyết định tuần tra Biển Đông trong vùng 12 hải lý mà Trung Quốc cho rằng thuộc về lãnh hải của họ. Đặc biệt, trong khi ông Tập có mặt tại Hà Nội, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đã mời người đồng cấp Mã Lai cùng thị sát Biển Đông trên chiến hạm Mỹ. Đây là những động thái quyết đoán của Hoa Kỳ phủ nhận các đòi hỏi vô lý của Trung Quốc tại Biển Đông.
  3. c) TPP đã được ký kết. Ai cũng biết độ lớn kinh tế và diện tích lãnh thổ TPP bao phủ. Hơn nữa, TPP không chỉ có giá trị kinh tế, mà còn có các ý nghĩa chính trị tiếp theo. Riêng đối với Việt Nam, nếu biết tận dụng, lợi ích kinh tế mà hiệp định này sẽ mang lại thực vô cùng to lớn: gia tăng độ lớn nền kinh tế, và, rất quan trọng, tạo cơ hội để Việt Nam tự chủ về kinh tế thoát khỏi lệ thuộc vào Trung Quốc. Hoa Kỳ đã rất nỗ lực để TPP được ký kết trong năm 2015.

3) Myanmar: Cuộc bầu cử đa đảng và dân chủ thành công

Cuộc bầu cử tự do dân chủ đầu trên trên đất nước này sau 50 năm dưới chế độ độc tài quân đội đã được tiến hành. Đảng đối lập đã thắng lợi với tỉ lệ áp đảo. Đảng cầm quyền tuyên bố thua, chúc mừng đảng đối lập, và hứa sẽ cộng tác để bàn giao chính quyền.

Những cuộc bầu cử được tổ chức một cách công bằng và dân chủ, được người dân và các đảng phái chính trị chấp nhận trong tinh thần công bằng và dân chủ như thế này đã là thông lệ tại các nước dân chủ truyền thống như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Úc… Tuy nhiên, đối với Myanmar, cuộc bầu cử được tổ chức bởi nhà cầm quyền mới hôm qua còn độc tài lại kết thúc êm đẹp, minh bạch và chan hòa tinh thần dân chủ như vậy thực là một thành công vang dội. Cả thế giới chúc mừng và khâm phục. Dân chúng Myanmar hạnh phúc cùng hướng về tương lai tươi sáng trong tinh thần hòa hợp, hòa giải.

KHÚC QUANH LỊCH SỬ CỦA VIỆT NAM

Rất đáng tiếc cho Việt Nam là sau khi giành độc lập từ Pháp lại tự phá hủy sinh lực của mình bằng cuộc nội chiến tàn khốc. Xã hội Việt Nam dần đánh mất các điều hay của nhân loại mà Việt Nam tiếp thu từ phương Tây như cách tổ chức xã hội, tinh thần khoa học, các giá trị sống mới mẻ và văn minh (tự do, dân chủ, bình đẳng, khoa học khách quan)… Chế độ độc đảng và toàn trị bao trùm đất nước khiến nguồn lực dồi dào của Việt Nam bị phung phí và lập trường kiên định chủ nghĩa xã hội khiến Việt Nam ngày càng lệ thuộc vào Trung Cộng.

Bốn mươi năm đất nước thống nhất dưới sự lãnh đạo toàn diện của đảng CSVN đem lại một nước Việt Nam thụt lùi mọi mặt và nền tự chủ bị xâm phạm và uy hiếp nặng nề bởi Trung Cộng. Không lập tức và tích cực thoát khỏi tình trạng bế tắc này, tương lai của Việt Nam sẽ rất tối tăm và bi thảm. Người dân Việt Nam, qua lịch sử ngàn năm, đã biết lệ thuộc vào Trung Quốc bành trướng thì cuộc sống tối tăm và bi thảm dường nào!

Việt Nam cần dứt khoát bước vào khúc quanh lịch sử thoát độc tài và thoát toàn trị. Thoát độc tài và thoát toàn trị, Việt Nam sẽ thoát khỏi bầu không khí u ám, nặng nề, ngu tối của chế độ cộng sản, của đói nghèo, của lệ thuộc Trung Cộng. Thoát độc tài toàn trị là khúc quanh quan trọng nhất, quyết định tất cả.

Đại đa số dân chúng mong muốn và sẵn sàng góp sức vào sự nghiệp này. Chưa bao giờ lòng dân đồng thuận cao tới vậy, nếu xét trên số phần trăm ủng hộ hướng đi này thì con số tối thiểu chắc cũng phải trên 80%, theo như vài khảo sát gián tiếp.

LẬP LUẬN CỦA ĐẢNG CSVN và CÁC SỰ KIỆN NÓI TRÊN PHẢN BÁC RA SAO?

Trái lại, các thế lực muốn duy trì nền thống trị độc đảng cho đảng CSVN lập luận thế nào? Họ cho rằng có 3 lý do chính khiến Việt Nam không nên và không thể bước vào khúc quanh lịch sử nói trên được:

1) Lý do thứ nhất: Vì chủ nghĩa xã hội là con đường tốt đẹp nhất mà Việt Nam không được rời xa và phải nỗ lực xây dựng. Để xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công, phải giữ đại cục liên minh với Trung Cộng, với đảng Cộng Sản Trung Quốc.

2) Lý do thứ hai: Vì điều này có nguy cơ kéo theo các hệ quả đối đầu và có thể có xung đột với Trung Quốc. Trung Quốc có thể chiếm các đảo mà Việt Nam còn giữ trên Biển Đông. Trung Cộng có thể áp lực kinh tế gây khủng hoảng cho Việt Nam vốn đang rất lệ thuộc họ.

3) Lý do thứ ba: Vì trình độ dân trí Việt Nam còn thấp, chưa biết cách sử dụng các quyền tự do và chưa biết cách hành xử dân chủ, và do đó đa đảng và tự do sẽ gây hỗn loạn xã hội…

Ngoài những nhân vật có hiểu biết nhưng vì quyền lợi và tiền của cho cá nhân mà nấp sau lập luận nêu trên, thì vẫn còn một số đảng viên và dân chúng còn tin tưởng vào lập luận đó. Thực ra, với đại đa số những người Việt Nam quan tâm tới thời sự chính trị và tương lai tổ quốc, ba lý do nói trên chỉ là lập luận càn của kẻ cùng đường cạn lý. Các sự kiện trong đời sống thực phản bác dứt khoát lập luận đó.

Tính cùng đường cạn lý của lý do thứ nhất

Liên kết giữa 2 nước và hai đảng Việt-Trung chỉ là liên kết giữa hai đảng cầm quyền rất phản động, phản động theo ý nghĩa là ngoan cố đi ngược chiều tiến của toàn nhân loại về hướng tự do, dân chủ, đi ngược ước vọng của đại đa số dân chúng trong mỗi nước. Liên kết này dựa trên chủ nghĩa xã hội, một chủ nghĩa mà đại đa số các nước từng đi theo đã vứt bỏ vì sự tai hại cuả nó.

Sự kiện ông Tập thăm Việt Nam với các tuyên bố không thật lòng về truyền thống láng giềng tốt đẹp, với các khuyến dụ hai nước hỗ trợ nhau xây dựng chủ nghĩa xã hội, chấp nhận giữ nguyên hiện trạng về việc Trung Quốc cướp biển đảo Việt Nam đã càng khiến dân Việt thấy rõ lý do thứ nhất chỉ là trò phỉnh dụ, là trò hề. Không hề có chủ nghĩa xã hội tốt đẹp, chỉ có chiêu bài của Trung Cộng giữ Việt Nam trong vòng chư hầu lệ thuộc, giữ êm thấm nước Việt Nam trong khi Trung Cộng củng cố pháp lý và công trình quân sự trên các đảo đó, và chiêu bài của giới cầm quyền cộng sản Việt Nam muốn “buông” biển đảo cho Trung Cộng để giữ nền thống trị bóc lột của đảng trên nước Việt Nam.

Tính cùng đường cạn lý của lý do thứ hai

Nhiều nhà quan sát quốc tế và Việt Nam cho rằng Trung Cộng rất sợ xảy ra chiến tranh chính thức với Việt Nam.

Nếu Trung Cộng gây ra cuộc chiến này: a) Trung Cộng không có đồng minh, cũng không có người ủng hộ trên thế giới, b) Nền kinh tế Trung Cộng bị ảnh hưởng rất tai hại: con đường vận chuyển nhiên liệu, nguyên liệu và hàng hóa bị cắt đứt. Đó là chưa kể các lệnh cấm vận vì hành vi gây cuộc chiến phi nghĩa, c) Kinh tế quốc gia khủng hoảng vì cuộc chiến phi nghĩa, Trung Cộng sẽ đại loạn do các đại bất mãn tích tụ quá lâu dài trong dân chúng thừa cơ bùng phát. Loạn sắc tộc, loạn chính trị, loạn xã hội…

Tác hại của cuộc chiến đối với Trung Cộng sẽ to lớn và khó sửa chữa hơn là tác hại đối với Việt Nam. Trung Cộng sợ cuộc chiến nổ ra hơn Việt Nam. Nói vậy không có nghĩa là người viết ủng hộ chiến tranh, chỉ là muốn nêu một cái nhìn toàn cục về thế mạnh và yếu giữa hai bên để chính quyền Việt Nam không vì ươn hèn và ích kỷ mà thêm một lần nữa uốn gối Thành Đô di hại quá lớn về sau.

Hơn nữa, Việt Nam không tấn công ai, chỉ thay đổi nền chính trị của riêng mình. Sẽ không có một Trung Cộng nào đủ lý lẽ để dám gây chiến!

Trung Cộng không có lợi khi gây chiến, nhưng sẽ có lợi nếu trong khi Việt Nam đồng ý giữ “đại cục bang giao Việt-Trung” và chấp nhận hiện trạng đã bị mất một số đảo, Trung Cộng lại lấn chiếm thêm các đảo khác của Việt Nam. Dân chúng Việt Nam đã biết rõ điều này, rằng khi chấp nhận “đại cục bang giao Việt –Trung”, đảng CSVN đã câu giờ trước dân tộc để nhượng thêm lãnh thổ cho kẻ xâm lăng truyền kiếp.

Sự kiện hải quân Hoa Kỳ tuần tra Biển Đông 8 lần/năm là một răn đe có hiệu quả mà Trung Cộng không thể không e dè. Việt Nam, cùng với quyết tâm không để mất một tấc lãnh thổ nào nữa, có thể dùng thời cơ thuận lợi do sự kiện này mang lại để bảo vệ lãnh thổ mà vẫn bảo vệ được hòa bình. Ngoài ra, cùng với việc Phi Luật Tân kiện Trung Cộng, Indonesia đã thách thức Trung Cộng về đường lưỡi bò phi lý. Hợp lực của các sự kiện thế giới và khu vực không cho phép Trung Cộng lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam hơn nữa. Việt Nam cần tận dụng thời cơ này để dân chủ hóa đất nước, phục hưng và nâng cao nội lực dân tộc. Chỉ cần hai thập niên năm năm cả nước đồng lòng, không một thế lực hiếu chiến và bành trướng nào dám coi thường Việt Nam. Chúng ta sẽ là một thế lực rất đáng nể để bảo vệ hòa bình và sự phát triển của chúng ta.

Quả thật là sau 40 năm toàn trị Việt Nam, đảng CSVN đã khiến nền kinh tế đất nước phụ thuộc nặng nề vào Trung Cộng về nhiều mặt. Sự kiện TPP đã được ký kết và sẽ được thực thi chính là cơ hội quá tốt để nền kinh tế Việt Nam dần tự chủ hơn. Chỉ cần hai thập niên quyết tâm tìm sự tự chủ đó, Việt Nam có thể tự tin ở mức độ thoát Trung về kinh tế để không còn phải sợ Trung Cộng dùng kinh tế uy hiếp nữa.

Vậy nên, lý do thứ hai đảng CSVN nêu ra để không cho Việt Nam rời bỏ độc tài và toàn trị chỉ là sự thổi phồng các nguy cơ hoàn toàn có thể ngăn cản được. Lý do này có mục đích thuyết phục dân Việt chấp nhận kéo dài chính thể độc tài của đảng CSVN, chấp nhận mất biển đảo cho Trung Cộng. Thay vì có đối sách kêu gọi hùng tâm dũng khí, phát huy truyền thống tự chủ của dân tộc để bảo vệ và phát triển đất nước, và sau đó đòi lại biển đảo đã bị cướp mất, đảng CSVN lại dùng con ngáo ộp Trung Cộng vuốt ve lòng sợ hãi ươn hèn của dân chúng để dìm đất nước trong vòng lệ thuộc Trung Cộng và vòng trị độc tài của đảng!

Tính cùng đường cạn lý của lý do thứ ba

Đã biết bao túi khôn chính trị nhân loại, đã biết bao bài học thực tiễn trên thế giới từ mấy trăm năm qua, dạy rằng: chính thể tự do mới phát huy được sức mạnh dân chúng, xây dựng cuộc sống ấm no và nền tự chủ đất nước, chính thể độc tài thì ngày càng làm xã hội suy thoái và quốc gia mất tự chủ.

Dân chúng Việt Nam, trước năm 1945, dù dưới chế độ thực dân Pháp, so sánh với các nước trong vùng, đã có trình độ tự do dân chủ tương đối cao. Hãy nhớ lại các quyền tự do báo chí, tự do lập hội, các cuộc biểu tình vài chục, vài trăm ngàn người gần trăm năm trước chống chính quyền thuộc địa, bênh vực Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu… để biết mức độ dân chủ thực sự của Việt Nam lúc đó so với bây giờ. Sau năm 1956, miền Nam xây dựng chế độ dân chủ tiến bộ hơn, thực chất là một nền dân chủ hiện đại bảo đảm tất cả các quyền tự do căn bản của người dân dù đang bị miền Bắc tiến công tàn khốc…

Ngoài ra cần nhớ rằng, trước 1975, nền dân chủ của miền Nam tương đương của Hàn Quốc. Đảng CSVN đã đánh phá và lật đổ nền dân chủ của miền Nam, chiếm quyền cai trị đất nước 40 năm, mỗi ngày mỗi tàn phá thêm các nền tảng dân chủ đó, để tới hôm nay Việt Nam được thế giới xếp hạng là một trong những nước thiếu dân chủ nhất! Đảng CSVN có thể dễ dàng phủi tay với trách nhiệm này sao? Dân chúng Việt có thể mong đợi gì ở đảng CSVN để nâng cao trình độ dân trí cho tới lúc, theo ý đảng, đủ sức hưởng tự do?

Sự kiện cuộc bầu cử đa đảng và dân chủ thành công ở Myanmar là lập luận thực tiễn bác bỏ lý do thứ ba này. Lập luận rằng đa đảng và tự do sẽ gây hỗn loạn xã hội trở nên lố bịch. Lập luận rằng trình độ dân trí Việt Nam còn thấp trở nên khôi hài. Sự kiện cuộc bầu cử đa đảng và dân chủ thành công ở Myanmar càng chứng tỏ rõ tính cùng đường của lập luận này và lật tung tính lấp liếm, giả dối của người lập luận.

KẾT LUẬN

Các điều vạch ra trên đây thật ra không mới mẻ gì, người viết chỉ tổng hợp lại mà thôi. Còn bao nhiêu phần trăm dân chúng và bao nhiêu phần trăm đảng viên chưa thấy các điều này?

Người viết tin rằng số phần trăm đó rất nhỏ. Do vậy, xác suất để Việt Nam tiến vào khúc quanh lịch sử thoát độc tài, thoát toàn trị là rất lớn. Khi đã thoát độc tài, toàn trị thì thoát Cộng, thoát Trung sẽ là các hệ quả tất nhiên.

Thời cơ trước mắt cho dân tộc lớn lắm, phần thưởng cũng lớn lắm. Cái đỉnh độc tài toàn trị đã rất nghiêng rồi, cố gắng thêm, kiên nhẫn thêm, những người đấu tranh cho tự do dân chủ sẽ lật được nó.

Cùng nhau nhìn lên cao, cùng nhau nhìn rộng ra thế giới. Đoàn kết, kiên nhẫn, quyết tâm, khiêm tốn, bao dung, xây dựng nhu cầu phát triển tổ quốc trong mỗi người dân và tổ chức liên kết với các người cùng nhu cầu đó. Mục tiêu quá tốt đẹp, lành mạnh, thời cơ quá thuận lợi, bằng tình đồng bào chúng ta sẽ thuyết phục được mọi người cho dù có khuynh hướng chính trị nào. Bởi vì không có tình tự nào quyến rũ hơn tình tự dân tộc và lập luận nào thuyết phục hơn lập luận của tổ quốc.

Tôi tin rằng rồi đảng CSVN cũng sẽ phải thay đổi. Một ngày không xa!

T.Q.C

Tác giả gửi BVN

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Tình hình không còn như trước nữa

5851. Tình hình không còn như trước nữa

Posted by adminbasam on 17/11/2015

Blog VOA

Bùi Tín

17-11-2015

Biểu tình phản đối TCB trước cổng ĐSQ TQ tối ngày 4/11. Nguồn: FB Bạch Hồng Quyền

Biểu tình phản đối TCB trước cổng ĐSQ TQ tối ngày 4/11. Nguồn: Facebook

Thế là mọi sự đã rõ ràng. Không còn nghi ngờ gì nữa. Điều mà một số cán bộ suy nghĩ và mong muốn đã không xảy ra. Mong muốn của họ là Bộ Chính trị phải tính đến chuyện xa rời dần bọn bành trướng và xích lại ngày càng gần các nước dân chủ như Hoa Kỳ, các nước Liên Âu, Nhật Bản, Ấn Độ, Philippines, Malaysia, Indonesia, theo đúng nguyện vọng rộng rãi của nhân dân Việt Nam, vì theo cơ quan điều tra quốc tế Pew, 80% người dân Việt Nam muốn kết bạn với phương Tây, chỉ có 17% muốn gắn bó với Trung Quốc.

Trước đó cũng đã có những phán đoán lạc quan rằng người có thể lên nắm cương vị lãnh đạo mới trong năm 2016 muốn xích lại gần phương Tây sẽ ở thế thượng phong trong Bộ Chính trị và trong Ban Chấp hành Trung ương, sẽ có quyết sách mới, mạnh dạn xoay trục theo hướng Thoát Trung, và Đại Hội XII của đảng CS Việt Nam sẽ thay đổi hẳn mô hình chính trị-kinh tế một cách có hệ thống, thực hiện dân chủ đa nguyên một cách chủ động trong ổn định, không bạo lực, được toàn đảng và toàn dân hưởng ứng mạnh mẽ, được cả thế giới dân chủ hoan ngênh nhiệt liệt. Đảng CS sẽ được ghi công là nghe theo nguyện vọng của toàn dân, cùng nhân dân mở ra Kỷ nguyên Dân chủ, Tự do thật sự cho đất nước, mở đường cho hòa hợp dân tộc, phát triển bền vững cho toàn dân chung hưởng, ly khai với chính sách tệ hại phụ thuộc Trung Quốc kéo dài ¼ thế kỷ, từ cuộc mật đàm Thành Đô năm 1990.

Thế nhưng mọi sự đã không tốt đẹp như thế. Cuộc đón tiếp Tập Cận Bình và đoàn Trung Quốc một cách long trọng, quá mức cần thiết đã phơi bày rõ ràng sự thật là toàn bộ « tứ trụ », tất cả 16 người trong Bộ Chính trị, 200 ủy viên Trung ương đảng, 500 đại biểu Quốc hội đều chung một quyết sách và thái độ thần phục bành trướng.

Trước khi Tập Cận Bình đến Việt Nam, đã có Tuyên bố của hơn 1.000 trí thức và đảng viên yêu cầu lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam phải có lập trường yêu nước vững vàng, đáp trả những lời lẽ trịch thượng của họ Tập, ít nhất cũng phải nói một lần là Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam với chứng cứ lịch sử rõ ràng, ít nhất cũng phải một lần lên án những cuộc tàn sát ngư dân ta. Nhưng đã không một người lãnh đạo nào dám lên tiếng đến nửa lời, không một ai dám chất vấn một câu, không môt ai dám bỏ phòng họp của Quốc hội ra ngoài để tỏ sự ý phản đối. Tất cả còn đứng dậy vỗ tay hoan nghênh.

Chính Tập Cận Bình tỏ ý muốn nói chuyện tại Quốc hội Việt Nam vì ông ta biết rằng hơn 90% đại biểu Quốc hội là cán bộ CS cấp cao; như thế coi như ông Tập đã trực tiếp ban huấn thị cho toàn đảng CS đàn em chấp hành.

Rõ ràng các nhà lãnh đạo Việt Nam đã tự mình tách khỏi toàn dân, đối lập với người dân lúc đó đang biểu tình tuần hành ở Hà Nội, Sài Gòn, Nha Trang…và bị công an cùng côn đồ đánh đập đến đổ máu.

Khi bọn khách của kẻ bầy tôi về rồi, lãnh đạo không còn trốn đâu cho thoát búa rìu của dư luận. Chưa bao giờ kẻ quy phục ngoại bang bị xã hội lên án dữ dội, nghiêm khắc như thế. Các mạng tự do khẳng định lãnh đạo CS Việt Nam là lũ bán nước, là kẻ phản quốc, «liếm gót dày bành trướng». Những kẻ vì tham quyền, tham lợi của phe đảng bán mình cho quỷ dữ, không còn có tư thế cầm quyền, cai trị đất nước, không còn mảy may tính chính đáng để đại diện cho nhân dân.

Chưa bao giờ khí thế của người dân yêu nước chống kẻ bạc nhược cầm quyền lại bùng nổ dữ dội như trong mấy ngày qua. Một loạt bài bình luật sắc bén, văn châm biếm, thơ đả kích, hình vẽ trào lộng lên án thói trịch thượng, kiêu ngạo, thâm hiểm của đoàn Trung Quốc và thái độ cúi đầu, quy thuận, của kẻ tay sai lộ nguyên hình.

Một chi tiết tưởng là nhỏ mà rất tiêu biểu là xe Tập Cận Bình ngồi, treo cờ Tàu, lại mang bảng số có con số 79 rành rành, mà không một ai ở ban lễ tân Bộ Ngoại giao và tình báo bộ Công an nhận ra, để buộc phải thay hay cất đi, vì bọn Tàu cố tình dùng con số 79 để làm nhục dân Việt, khi ai nấy đều biết năm 1979 là năm chúng đưa quân tràn qua biên giới tàn sát nhân dân ta. Chúng nó thâm độc, đểu cáng. Lễ tân bộ Ngoại giao chỉ lo việc triải thảm đỏ, yến tiệc, hầu hạ tận tình «khách quý» của họ. Cả bộ Công an có tai mắt khắp nơi mà không nhìn ra con số 79 in to, đậm trước và sau chiếc xe lớn nhất, còn cho mô tô và quân lính mặc lễ phục hộ tống bè lũ kẻ cướp. Khi họ nhắm mắt tận tâm hầu hạ những tên xâm lược giết hại dân ta như thế thì đồng đội của họ lại đang ngăn chặn, bắt bớ, đánh đập đến đổ máu anh chị em ruột thịt dám lên tiếng chống bành trướng trên đường phố.

Toàn dân ta phải làm gì bây giờ? Tổ quốc đang lâm nguy, trong tình trạng cực kỳ khẩn cấp.

Chúng ta phải nghĩ đến những biện pháp, phương hướng, chủ trương đấu tranh quyết liệt tương xứng với nguy cơ cực lớn trước mắt. Trong bài trước tôi đã đề nghị các nhân vật yêu nước tiêu biểu, các luật sư, giáo sư, nhà sử học, nhà ngoại giao, nhà báo, cùng người lãnh đạo các tổ chức dân sự, các blogger tự do, nhà kinh doanh hãy bàn bạc trên tinh thần hợp tác anh em, nhân nhượng và tương kính để lập nên một Tòa án Lương tâm Đặc biệt nhằm tìm ra giải pháp cho tình hình thậm cấp chí nguy này.

Trong tình hình mới, các hội nghị Trung ương đảng CS Việt Nam lần thứ 13 và 14 sắp tới sẽ không giải quyết được gì, mà chỉ là chui sâu thêm vào cái bẫy bành trướng, để kiên định chủ nghĩa xã hội mơ hồ, kiên định chế độ độc đảng tệ hại, kiên định nền kinh tế chỉ huy nguy hiểm. Nếu không có một sức ép mạnh mẽ của toàn xã hội thì ngay cả Đại hội đảng XII cũng sẽ vô tích sự, kế hoạch 5 năm cũng chỉ đi sâu vào bế tắc lẩn quẩn, không những không thoát khỏi khủng hoảng trì trệ, mà còn lún sâu thêm vào bế tắc triệt để về mọi mặt, và rồi toàn xã hội, toàn dân phải gánh chịu mọi hậu quả bi đát nhất.

Do vậy mọi tinh lực dân tộc phải hướng vào cuộc đấu tranh không khoan nhượng giành độc lập, tự do thật sự, Tự do thật sự. Vấn đề then chốt hiện nay là các lực lượng yêu nước thức tỉnh và huy động toàn dân xuống đường biểu thị ý chí, nguyện vọng của mình trong tình hình mới hiện nay. Sự kiện tuyên bố phản đối Tập Cận Bình đến Việt Nam chỉ 3 ngày đã có hơn 1.000 chữ ký và hơn 200 luật sư cùng nhau xuống đường đòi công lý là những dấu hiệu tốt đẹp. Nay là lúc nên đem ra vận dụng rộng rãi những kinh nghiệm thực tiễn quý báu của các cuộc xuống đường trong những năm 2012, 2013 và 2014.

Từ Myanmar đang vang lên lời nhắn nhủ tâm huyết của nữ anh hùng Aung San Suu Kyi: “Không phải cường quyền làm cho tình hình khẩn cấp, mà chính là nỗi sợ. Nỗi sợ mất quyền của kẻ cầm quyền và nỗi sợ cái dùi cui của người dân bị đè nén».

Khi đông đảo nhân dân không còn sợ dùi cui, cường quyền, đồng lòng đứng lên làm chủ vận mệnh của mình thì mọi sự đều có thể. Tương lai và hạnh phúc của dân tộc sẽ thành hiện thực, và nhân dân Việt Nam tay không với ý chí và tâm huyết của mình sẽ làm nên lịch sử, khai sáng ra kỷ nguyên Tự do cho Tổ quốc thân yêu.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Blog at WordPress.com.