Monthly Archives: December 2015

Đức-Thầy khai sáng nền Đạo PGHH (old)

Đức-Thầy khai sáng nền Đạo PGHH:

Đạo là gì? Đạo là con đường dẫn tới giác ngộ mà người có duyên sẽ gặp.” Đạo là

vốn thiệt cái đàng: “Ta ra sức dọn cho toàn chúng sanh”.

Đức-Thầy đã quyết:

Tay Tăng Sĩ gậy thiền quyết nắm

Lần bụi bờ xuống thẵm lên đèo

Dù cho gặp lắm hùm beo

Từ bi vẫn niệm quyết leo khỏi rừng

Đầu ngưỡng vọng ĐấtTrời minh chứng

Tấm lòng thành quyết dựng đạo đời

Đôi đều hòa nhả nơi nơi

Thân nầy mới chịu ngồi ngơi thạch bàn

Quyết đưa chúng về nơi non Thứu

Tạo Lư-Bồng ngõ hội quần tiên

Dù cho xoay chuyễn đất trời

Lòng Ta chí dốc độ đời mà thôi.

Trong bài Sứ-Mạng Đức-Thầy nói:Vì thể lòng từ bi bác ái cùng thù đáp những linh

hồn đã trợ duyên trong nhiều kiếp giúp Ta nương cậy tu hành nên ngày 18 tháng 5

năm Kỹ-Mão, Ta hóa hiện ra đời cứu độ chúng sanh.

Duyên lành rõ được khùng điên

Chẵng qua kiếp trước thiện duyên hữu phần

Một đấng Giáo Chủ người Việt Nam còn rất trẻ mới 19 tuổi đã khai sáng nền đạo

Phật Việt Nam đậm đà tình tự dân tộc thâm sâu và vô cùng mầu nhiệm.

Chẳng những vậy,ngoài tài trị bịnh như thần còn thuyết giảng và sáng tác thi-văn

giáo-lý để hoằng truyền đại đạo. Ngài còn đặc biệt cho thấy sự siêu phàm của Ngài

khi tiên tri chính xác những sự kiện lịch sử sau đây:

Sự kiện thứ nhứt:

Năm Kỹ-Mão (con mèo) khi đệ nhị thế chiến chưa bùng nổ thì Đức Thầy đã sớm

báo động: “Mèo kêu bá tánh lao xao…Đến chừng Rồng Rắn máu đào chỉnh

ghê…Con Ngựa lại đá con Dê…Khắp trong trần hạ nhiều bề gian lao…Khỉ kia cũng

bị xáo xào…Canh khuya Gà gáy máu đào mới ngưng”

Quả đúng như vậy “Canh khuya Gà gáy “tức là 12 giờ đêm giờ Đông Dương năm

Ất-Dậu(con Gà). Hiệp Định đầu hàng của Nhựt-Hoàng đã được ký kết. Qua hai

quả bom nguyên tử của Mỹ,số phận của nước Nhựt đã được định đoạt.

Ở Sài Gòn Chợ Lớn Miền Đông tại trụ sở làm việc khi các cao-đồ của ngài bàn tán

tình hình thời-cuộc không biết người Nhựt rồi đây thua hay thắng thì Đức-Thầy đã

có lần mĩm cười có vẽ hơi hài hước “Các ông biết không người Nhựt-Bổn ăn

không hết nửa con Gà”.

Đệ nhị thế chiến giữa hai phe trục tam cường Nhựt Đức Ý đã thua phe đồng

minh Nga Tàu Anh Mỹ.Cuộc thế chiến diễn ra tàn khốc kể từ năm Mèo Kỹ-Mão

1939 qua năm 1940 Rồng, 41 Rắn, 42 Ngựa, 43 Dê, 44 Khỉ,  45 Dậu(con gà)thì

kết thúc đúng như câu “Canh khuya Gà gáy máu đào mới ngưng”

Sự kiện thực tế thứ hai là chữ ký của Đức Huỳnh Giáo Chủ. Trên các văn kiện

Đức Thầy đã ký tên trong những năm 1945, 1946, cho đến 1947 Đức Thầy vắng

mặt. Tín-đồ thường thấy và lấy làm lạ là khi chữ Sổ (húy danh của ngài) viết tắt là

chữ S Đức Thầy luôn luôn gạch ngang giữa chữ.

Nhiều người lấy làm thắc mắc hỏi thì Ngài trả lời rằng sau nầy sẽ biết. quả thật

năm 1954 hiệp định Geneve ký kết đã chia đôi đất nước Việt-Nam hình cong chữ

Còn nhiều sự kiện phụ không thể kể hết ra đây. Nhưng sự kiện Biển Đông nổi sóng

mà Đức Thầy đã tiên tri từ lâu rồi chắc chắn phải được đề cập.

Mặt nước biển lô nhô lặn hụp

Chim đua bay cá lại tranh mồi

Ngọn thủy triều nô nức sục sôi

Bầu trái đất một phen luân chuyễn

Chẳng những chiến tranh dưới biển, máy bay như chim, tàu chiến như cá, mà hỏa

lực của các phe lâm chiến khủng khiếp đến nổi nước biển sục sôi và bầu trái đất

Nơi phía trước cheo leo tiếng khóc

Đứng sau lưng hình vóc vẫy chưng

Nước kia lửa nọ tưng bừng

Thảm cho thế sự lẫy lừng nạn tai

Tóm tắt, nếu đúc kết một cái nhìn từ tấm gương đạo hạnh, những bước hành trình

gian khổ của Đức-Thầy: Hòa-Hảo, Giác-Ngộ, Nhẫn-Nhục và vô cùng thiêng liêng

cao cả. Nếu không nói là bất phàm siêu phàm thì là gì?

Thường nhơn phàm tục thì làm sao có được khả năng nầy.

Có đấng đại giác nào lâm phàm độ chúng mà không phải chịu thọ nạn đâu?

Nhưng trường hợp của Đức Thầy thọ nạn theo như Ngài đã nói trước thì tín-đồ vẫn

kỳ vọng một ngày trở lại của Đức Thầy như câu:

Rán nghe lời dạy của Thầy

Để chừng đến việc kiếm Thầy không ra

Ít lâu Ta cũng trở về

Khuyên cùng bổn đạo chớ hề lảng xao

Trì lòng chớ có núng nao

Từ đây nhơn vật mòn hao lần lần

Từ nay cách biệt xa ngàn

Ai người tâm đạo đừng toan phụ Thầy

Giữa chừng đờn nở đứt dây

Chưa vui buổi hiệp bổng Thầy lại xa

Tỉnh say trong giấc mộng hoa

Mơ màng cũng tưởng như Ta bên mình

Tuy là hữu ảnh vô hình

Chớ dân lòng tưởng sân trình đáo lai

Vậy, để là tấm gương soi cho nhân loại hầu tuyên dương những tấm gương vì

đạo vì đời,bác ái từ bi hòa hảo,trung nghĩa hiếu hạnh thì đây là những tấm gương

cần nhắc nhở và ca tụng.

Nếu nhân loại không nhắc nhở tuyên dương các bực đại giác đại ngộ, các đấng

thiêng liêng lâm phàm độ thế thì thử hỏi nhân loại nên kỷ niệm tưởng nhớ nhắc

nhở và tuyên dương ai???              HUYEN-TAM (pghh)

Advertisement
Categories: Nhan dinh | Leave a comment

“Càn khôn bĩ rồi lại thái / Nhật nguyệt hối rồi lại minh” (Mênh mông thế sự 24)

“Càn khôn bĩ rồi lại thái / Nhật nguyệt hối rồi lại minh” (Mênh mông thế sự 24)

Tương Lai

Đó là quy luật vận động của thế giới, thế giới tự nhiên, thế giới con người mà Nguyễn Trãi đã vận dụng nhằm khẳng định bản lĩnh dân tộc trước những thách đố nghiệt ngã với niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của con người Việt Nam.

Càn Khôn là hai quẻ trong Kinh Dịch. cũng vậy, chỉ sự bế tắc, còn Thái là quẻ thứ 11, chỉ sự hanh thông. Từ điển Nho Phật Đạo do NXB Văn học ấn hành năm 2001 thì giải thích thêm: “quốc gia tốt đẹp hanh thông là nhờ vào sự hài hoà của vua tôi trăm họ” (tr.1317) sau khi đưa ra kiến giải “do Càn Khôn đại biểu cho hai lực lượng, tính chất, tác dụng và sự vật đối lập trong vũ trụ, vì vậy ý nghĩa tượng trưng của chúng là rất phong phú, vừa tượng trưng cho trời đất, vừa tượng trưng cho sự vật đối lập và thống nhất… cho nên nó thường được để gọi thay cho “thế giới”” (tr.141).

Nguyễn Trãi dẫn ra quy luật này để kết thúc cho áng “kim cổ hùng vănBình Ngô đại cáo viết năm 1428 sau khi đánh tan quân xâm lược nhà Minh để “Xa gần bá cáo, Ai nấy đều hay”. Nhắc lại quy luật chung muôn đời, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi không quên trang trọng nói đến truyền thống dân tộc được hun đúc từ khí thiêng sông núi mà ông cha ta bao đời gìn giữ: “Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu. Muôn thuở nền thái bình vững chắc. Âu cũng nhờ trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ”.

Mời gọi đến anh linh Nguyễn Trãi vào lúc này chính là viện dẫn đến những trang hào hùng và bi thương của lịch sử dân tộc mà ông là một chứng nhân sống động nhất để một lần nữa xác lập điểm quy chiếu trong đoán định chính tà, đạo đức và tài năng, những giá trị cốt lõi trong hệ thống giá trị đang bị xáo trộn và băng hoại. Điểm quy chiếu ấy không thể là gì khác lòng yêu nước, tinh thần quật khởi chống ngoại xâm, một hằng số của lịch sử Việt Nam. Đó là nhân tố tiên quyết và cũng là chỗ đến cuối cùng để nhìn nhận, đánh giá con người.

Điểm quy chiếu đó là gì nếu không phải là ý chí và cách ứng xử trước kẻ thù xâm lược để bảo vệ mảnh đất thiêng liêng được gọi là tổ quốc do ông cha bao đời gây dựng và bảo vệ. Điểm ứng xử đó là đặt tổ quốc lên trên hết và trước hết. Đức tài, chính tà, trung thành hay phản bội đều phải lấy đó làm điểm quy chiếu. Muốn vậy, phải đập vỡ bức tường của sự dối trá và lừa mị mà chúng ta đã tự nguyện xây nên để rồi tự giam cầm chính chúng ta trong sự lừa mị và dối trá đó. Đây là chuyện không hề đơn giản, nhưng nếu không có một bước chuyển động mang tính đột phá thì sẽ không có được bước thứ hai. Càng khó khăn bội phần khi đất nước ta ở vào cái vị thế địa-chính trị oái oăm, nằm sát nước láng giềng khổng lồ mà tất thảy mọi triều đại cai trị của nước khổng lồ này luôn nuôi mộng bành trướng, đồng hoá để biến các nước nhỏ láng giềng trở thành chư hầu. Tiến trình thực hiện tham vọng bành trướng này được biến hoá theo tình hình và tương quan lực lượng, song tính nhất quán của mưu đồ xâm lược và bành trướng thì không bao giờ thay đổi và ngày càng hung hăng hơn khi thế lực bành trướng được phình to ra. Càng nguy hiểm hơn khi chúng lại biết cách dùng thủ đoạn lừa mị, đưa ra cái chiêu bài “cùng chung ý thức hệ xã hội chủ nghĩa” để mua chuộc một nhúm những kẻ dám đặt Đảng lên trên Tổ quốc, đặt Hiến pháp dưới Cương lĩnh của Đảng. Chưa bao giờ mà nguy cơ trở thành chư hầu lại lửng lơ treo trên đầu dân tộc ta rõ như lúc này. Chính vì thế, phải tìm về với lịch sử, với truyền thống ông cha để khẳng định một cách thế sống, một lối ứng xử minh bạch và sòng phẳng với lương tâm, lương tri để không hổ thẹn với ông cha, hổ thẹn với thế giới.

Không phải là ngẫu nhiên mà khí phách của Trần Bình Trọng lại được cả dân tộc sùng kính và noi gương. “Ta thà làm ma nước Nam, không thèm làm vương đất Bắc” chính là sản phẩm của ý chí quật cường của dân tộc nhỏ bé ở phuơng Nam mà các triều đại Trung Hoa xách mé gọi là “Nam Man”. Chúng tự cho là nước “đứng giữa thiên hạ”, bốn chung quanh đều là (Đông) Di, (Tây) Địch, (Bắc) Nhung, (Nam) Man. Theo nhà nghiên cứu Dương Danh Dy thì trong bốn chữ Hán: Di, Địch, Nhung, Man nói trên, có tới 3 chữ có bộ thú, chỉ thú vật ở bên cạnh. Láo xược đến thế là cùng! Ấy vậy mà chính cái nước “nằm giữa thiên hạ” này đã từng bị thống trị bởi những chư hầu mà chúng đè đầu cưỡi cổ. Triều đại nhà Thanh, triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc, là một trong những ví dụ về nỗi nhục khó rửa của bành trướng Đại Hán.

Cũng cần phải nói thêm rằng, mối quan hệ giao hảo giữa các triều đại phong kiến Việt Nam với “thiên triều” luôn nằm trong thế bị chèn ép, ức hiếp từ nước lớn, chỉ tương đối dễ thở hơn tí chút là vào thời nhà Lý sau chiến thắng của Lý Thường Kiệt thế kỷ XI. Ấy là lúc Lý Thường Kiệt chủ trương “ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước để chặn mũi nhọn của giặc” đập tan hậu cứ an toàn của chúng ở châu Ung, châu Khâm, châu Liêm sau 42 ngày vây hãm thành Ung Châu rồi rút quân về. Phạt Tống lộ bố vănđược niêm yết khắp nơi, đẩy kẻ thù vào thế bị động, tạo ra thế chủ động phòng ngự của quân dân ta để rồi phản công tiêu diệt 50 vạn quân xâm lược nhà Tống.

Nói điều này là để hiểu thêm bản chất xâm lược của chủ nghĩa bành trướng Trung Hoa và bản lĩnh của ông cha chúng ta trong trường kỳ lịch sử lúc nhu lúc cương trong việc xử lý mối quan hệ với nước láng giềng luôn toan tính âm mưu bành trướng. Nhưng nhu hay cương đều phải thực hiện trên cái nền vững chắc của truyền thống bất khuất quật cường, dám vì tổ quốc mà hy sinh, quyết tử cho tổ quốc quyết sinh.Cái chết bi hùng của Trần Bình Trọng là biểu tượng sống động của tâm thế Việt Namtrong vị thế địa-chính trị oái oăm là vì ý nghĩa ấy. Không khẳng định cái tâm thế đó, không sao có đủ dũng khí và trí tuệ để tính đến chiến lược chiến thuật nhu hay cương, đánh hay đàm hoặc vừa đánh vừa đàm nhằm vận dụng nhuần nhuyễn phương châm “dùng yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều” xuyên suốt lịch sử Việt Nam, trở thành một điểm sáng trong học thuyết quân sự của ông cha truyền lại.

Cần nhớ rằng vào thời của Trần Bình Trọng ở thế kỷ XIII, dân số nước ta chưa đến 7 triệu người, (có sách nói là khoảng 3 hoặc 4 triệu), phải chống lại một kẻ thù xâm lược mà vó ngựa của chúng đã xéo nát bao thành trì từ Á sang Âu cho đến tận Hắc Hải. Nhà thơ đương thời người Armenia (1210-1290) V. Frik từng viết: “Không còn một dòng suối, một con sông nào không tràn đầy nước mắt chúng ta. Không còn một ngọn núi, một cánh đồng nào không bị quân Tartar giày xéo (dẫn theo Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm,Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên-Mông thế kỷ XIII, nxb Khoa hộc Xã hội, Hà Nội, 1972, tr. 38). Đế quốc Nguyên Mông vào thế kỷ XIII-XIV chiếm một vùng lãnh thổ rộng lớn nhất trong lịch sử thế giới từ Đông Á sang đến Hắc Hải. Bóng đen Mông Cổ là nỗi ám ảnh khủng khiếp với châu Âu lúc bấy giờ. Vậy mà chúng dốc toàn lực quyết chinh phục cái nước nhỏ bé ở phương Nam này để mở đường xuống Đông Nam Á. Tổng cộng ba đợt xuất quân, đế quốc Nguyên-Mông huy động từ 60 vạn tới một triệu lượt quân, trong khi dân số Đại Việt khi ấy thì như vừa nói.

Thử hỏi nếu lúc ấy, thay vì khí phách Trần Bình Trọng, mà lại lởn vởn trong đầu những người nắm giữ vận mệnh quốc gia cái khẩu khí Nguyễn Phú Trọng ở thế kỷ XXI này: “Nếu để xảy ra đụng độ gì thì tình hình bây giờ bất ổn thế nào, chúng ta có ngồi đây mà bàn việc tổ chức đại hội Đảng được không” thì liệu có ai khắc hai chữ “Sát Thát” trên cánh tay, tạo nên cái hào khí “Đông A” của thời Trần, nhân tố quyết định chiến thắng kẻ thù, mở ra trang sử vẻ vang nhất trong lịch sử dân tộc ta?

Khẩu khí của Trọng bộc lộ khá rõ cái tầm tư duy cũng như trí tuệ, bản lĩnh của ông ta, điều này không gây ngạc nhiên mà chỉ là sự chán ngán quen thuộc ngày càng đậm đặc. Với một thái độ khiếp nhược được nuôi dưỡng trong cái tâm thế chư hầu hèn mọn sợ “xảy ra đụng độ”, thì không những chỉ “bất ổn thế nào”, chẳng những không còn chỗ để “ngồi đây bàn việc tổ chức đại hội Đảng”, mà cái đầu của cả lũ đã mọc đuôi sam để chỉ còn lựa cách ứng xử như Thượng vị Văn Chiêu hầu Trần Lộng, Chiêu Quốc vương Trần Ích Tắc, hoặc thái uý Trần Nhật Hiệu, em ruột vua! Toàn các đại thần đầy ắp ơn vua lộc nước thời buổi ấy chắc không kém “tiêu chuẩn” của các vị cao cấp mấy đâu. Vậy mà nếu so sánh với bây giờ thì e rằng Nguyễn Phú Trọng còn được điểm cao hơn Thái uý Trần Nhật Hiệu em ruột nhà vua thế kỷ XIII cũng nên: Thì đó, khiếp sợ sức mạnh kẻ thù, nhằm tránh “đụng độ” với quân Nguyên, Hiệu đã hèn nhát đưa ra diệu kế “nhập Tống”! Thật nhục nhã cho cái khẩu khí “đụng độ” này!

Có lẽ phải nhắc lại đây một câu của thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược của Bộ Công an tại cuộc toạ đàm ngày 24/11/2012 được ghi lại trong cuốn sách của Nguyễn Mạnh Can – nguyên Phó Ban Tổ chức Trung ương Đảng và nay là Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Môi trường Văn hoá mới – vừa gửi rộng rãi cho lãnh đạo và những người quan tâm đến thời cuộc: “Ngày xưa hầu hết thất bại của Việt Nam trước xâm lược phía Bắc đều xảy ra trong thời bình, do lãnh đạo yếu hèn và cấp cao có nội gián”. Cũng trong cuốn sách ấy đã ghi lại lời của ông Nguyễn Văn An: “Các ý kiến tâm huyết ở đây, tôi đã trao đổi đầy đủ. Ngoài ra, tôi đã phản ánh với đồng chí lãnh đạo nhiều người dân nói: Trong các đồng chí, có người “PHÁ NƯỚC” có người “BÁN NƯỚC””.

Vấn đề đặt ra tuy hết sức nghiêm trọng song cũng không phải là cái gì quá khó hiểu, mà vốn là “Kê chư vãng cổ, Quyết hữu minh trưng (Việc xưa xem xét, Chứng cớ còn ghi) như Nguyễn Trãi đã chỉ ra trongBình Ngô đại cáo. Lịch sử không quá hiếm những “nội gián”, những người “phá nước” và những kẻ “bán nước”. Viện dẫn đến Nguyễn Trãi trong bối cảnh hiện nay là muốn gợi lên những nét tương đồng giữa xưa và nay đang hoà quyện vào đời sống đương đại. Một quá khứ gần đang hối hả giục giã những suy nghiệm và một quá khứ xa đang đánh thức những bài học lịch sử.

Trần Quốc Vượng – nhà sử học đáng kính – đã có một nhận định sâu sắc mang ý nghĩa gợi mở cho những gì đang diễn ra hôm nay: “Nguyễn Trãi tắm mình trong một bầu khí văn hoá, ở đó đang diễn tiến cuộc đấu tranh gay gắt giữa TRUYỀN THỐNG và ĐỔI MỚI, cuộc đấu tranh giữa xu hướng Trung Quốc hoá với xu hướng giải Trung Quốc hoá trong nội bộ các thế lực cầm quyền và giới trí thức văn hoá Đại Việt. Hai mươi năm Minh thuộc, với chủ trương và âm mưu tái Trung Quốc hoá nền văn hoá Việt của bọn giặc Minh, càng làm gay gắt thêm, phức tạp thêm cuộc đấu tranh nhằm xây dựng một nền văn hoá Việt Nam, một lối sống Việt Nam. Nguyễn Trãi đã dấn thân hết mình vào các cuộc đấu tranh chính trị, văn hoá, xã hội này; và tiếc thay, ông đã ra khỏi cuộc đời này một cách bi thảm” (Văn hoá Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm, nxb Văn Học, 2001, tr. 728).

Gần 600 năm đã trôi qua, cuộc đấu tranh không khoan nhượng của Nguyễn Trãi, cũng là cuộc đấu tranh giữa những trí thức tiên phong – tinh hoa của trí tuệ và bản lĩnh dân tộc – với một bộ phận các thế lực cầm quyền xa rời dân, nhất là trong buổi mạt kỳ, chưa bao giờ ngưng nghỉ vì âm mưu đồng hoá của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán chưa bao giờ buông tha. Nguyễn Trãi là danh nhân văn hoá của thế giới vì ông là tượng trưng cao cả nhất, đẹp đẽ nhất cho lòng yêu nước, cho trí tuệ và bản lĩnh dân tộc. Với ông, “coi công việc của quốc gia làm công việc của mình, lấy điều lo của sinh dân làm điều lo thiết kỷ” là nỗi niềm đau đáu (Chiếu cấm các đại thần tổng quản cùng các quan ở Viện, Sảnh, Cục tham lam lười biếng). Tâm niệm của ông là:

Bui có một niềm trung hiếu cũ,

Chẳng nằm thức dậy nẻo ba canh

(Bảo kính cảnh giới, số 158)

Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược

Có nhân, có trí, có anh hùng

(Bảo kính cảnh giới, số 132)

Trong bối cảnh phức tạp của cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đang trực tiếp uy hiếp lẽ tồn vong của đất nước gắn liền với cuộc đấu tranh chống thế lực phản dân chủ cố tình quay lưng lại với tiến trình dân chủ hoá – khát vọng mãnh liệt của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là của trí thức và thế hệ trẻ – thì điểm quy chiếu ấy lại càng phải rạch ròi, minh bạch. Yêu nước, chống Trung Quốc xâm lược gắn làm một với ý chí đấu tranh thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình dân chủ hoá vì độc tài toàn trị phản dân chủ được kẻ xâm lược nuôi dưỡng để làm chỗ dựa cho toan tính của chúng. Có thể nói trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, chưa bao giờ cái xu hướng giải Trung Quốc hoá lại vấp phải một chướng ngại vật lớn và phức tạp như hôm nay! Mà “lớn” và “phức tạp” là vì nó được chính thống hoá bằng Cương lĩnh, đặt lên trên cả Hiến pháp, được áp đặt bởi một bộ máy tuyên truyền khổng lồ cộng với sự hậu thuẫn của một bộ máy bạo lực cũng khổng lồ không kém.

Chướng ngại vật đó là cái “ý thức hệ xã hội chủ nghĩa”. Nguy hiểm và phức tạp hơn còn là vì cái “ý thức hệ” đã bị phá sản ấy lại được hà hơi tiếp sức bởi “người đồng chí láng giềng cùng chung ý thức hệ”. Kẻ xâm lược khoác bộ cánh “cùng chung ý thức hệ” ấy vừa thông qua những thủ đoạn lừa mị, mê hoặc những người kém hiểu biết và thiếu thông tin, vừa tác động trực tiếp vào thế lực đang giữ trọng trách trong bộ máy quyền lực, lung lạc nhúm người này bằng uy hiếp và mua chuộc. Thì ra, món võ Tàu cổ truyền xưa kia ừng uy hiếp, lung lạc những thân vương quý tộc đời Trần như những Thượng vị Văn Chiêu hầu, Chiêu Quốc vương, Thái uý em ruột vua …như vừa dẫn ra ở trên, thì nay đang tìm về những đối tượng hiện đại hơn trong danh xưng của “những đồng chí kiên định lập trường xã hội chủ nghĩa cùng chung ý thức hệ Mác-Lênin” đang chễm chệ trên những cái ghế quyền lực cao ngất ngưởng.

Xưa kia, trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã mắng “thằng nhãi con Tuyên Đức” (tức là vua nhà Minh): “Tưởng chúng biết lẽ ăn năn nên đã thay lòng đổi dạ. Ngờ đâu vẫn đương mưu tính lại còn chuốc tội gây oan. Giữ ý kiến một người, gieo vạ cho bao nhiêu kẻ khác. Tham công danh một lúc, để cười cho tất cả thế gian. Liệu hôm nay, những lời mắng mỏ ấy Nguyễn Trãi nên dành cho ai đây? Câu trả lời xin nhường cho công chúng. Họ đang là chứng nhân của những rối ren, xáo trộn trong thế cuộc rối bời phơi bày trước mắt.

Dành cho ai, là ai thì sự sòng phẳng của lịch sử sẽ điểm mặt chỉ tên. Mà trước khi chờ sự phán xét của lịch sử thì công luận cũng đã đưa ra những thẩm bình căn cứ vào điểm quy chiếu vừa đơn giản vừa rạch ròi: nhận thức và hành động trước kẻ xâm lược “Ngẫm thù lớn há đội trời chung . Căm giặc nước thề không cùng sống” như Nguyễn Trãi đã khẳng định trong Bình Ngô đại cáo. Những ai là “nội gián”, những kẻ nào là “phá nước”, những tên nào là “bán nước” mà cuốn sách do Nguyễn Mạnh Can chủ biên đã thẳng thắn chỉ ra cũng phải được thẩm định bằng điểm quy chiếu ấy. Đây không là điều gì phức tạp và khó hiểu. Đây là sự đúc kết nghiêm cẩn của lịch sử trong việc nhìn nhận, đánh giá nhân vật lịch sử.

Không có một nhân vật lịch sử nào là toàn bích, thậm chí còn rất nhiều khiếm khuyết. Trần Thủ Độ là một ví dụ. Ông là một nhân vật bị các sử thần thời phong kiến chê trách nhiều. Dưới ngòi bút của họ, Trần Thủ Độ hiện ra như một quyền thần vô học, có tài mà không có đức, có công với nhà Trần, lại có tội với nhà Lý. Thế nhưng bằng những thử thách của thời gian lớp mây mù phủ lên tên tuổi và sự nghiệp của vị khai quốc công thần ấy đã tan dần. Cái gọi là “có tội với nhà Lý” thì sự sáng suốt của lịch sử đã ghi công cho người đã biết khôn khéo thực hiện cuộc chuyển giao quyền lực một cách êm thấm từ một vương triều đã suy vong đang một chướng ngại cho sự tiến hoá của đất nuớc sang một triều đại mới đủ sức đương đầu với những thách đố ghê gớm ở bên trong cũng như từ bên ngoài mà không lâm vào cảnh đầu rơi máu chảy của muôn dân. Không có một bản lĩnh phi thường, một quyết đoạn sáng suốt, không thể thực thi một sứ mệnh lịch sử khó khăn như thế. Vì vậy, trong cái nhìn công minh và soòng phẳng của lịch sử, Trần Thủ Độ xứng đáng được xếp vào hàng những nhân vật kiệt xuất, đi đầu trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước trong lịch sử dân tộc. Câu nói của ông “đầu thần chưa rơi xin bệ hạ đừng lo” mãi ngời sáng trong tâm thế Việt Nam. Chính vì vậy, nhân dân tôn thờ ông. Trong đền thờ ông trên đồi Lim (Tiên Sơn, Hà Bắc) có treo hai câu đối nói lên sự thẩm định công minh và song phẳng ấy:

Công đáo vu kim, bất đán Trần gia nhị bách tải.

Luận định thiên cổ, kỳ tại Nam thiên đệ nhất lưu.

(Công đức của ông để mãi đến ngày nay, không chỉ bó hẹp trong hai trăm năm đời nhà Trần. Sau nghìn đời, công luận đã định, ông đáng liệt vào bậc thứ nhất dưới trời Nam)

Thêm một ví dụ nữa, Lê Lợi. Sử gia Trần Quốc Vượng dẫn Đại Việt sử ký toàn thưĐại Việt thông sửviết về ông để đưa ra lời bình: “Con người Lê Lợi thật là mâu thuẫn, lượn lờ, phức tạp, đa dạng. Ông giết người ngay mà vẫn biết là họ oan. Ông theo lời bọn gian mà vẫn biết là chúng xảo. Người anh hùng khi đã già yếu thì lẫn cẫn, hay nghi rồi làm sai… đến chết người, nhưng vẫn còn giữ lại trong lòng cái Thiên Lương, cái Lương tri con người”! Phải nói thêm rằng, việc giết hại công thần thì Vương triều Lê mở đầu với Lê Thái Tổ có khi phải xếp vào đầu bảng mà Nguyễn Trãi cũng là ví dụ đau đớn nhất trong suốt chiều dài lịch sử. Thế nhưng, đánh giá một nhân vật lịch sử là phải căn cứ vào đóng góp của nhân vật ấy vào sự thúc đẩy lịch sử đi tới. Những sai lầm và khiếm khuyết của họ cần được xem là những hạn chế của điều kiện trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Chính vì vậy, nhân dân sùng kính tôn thờ Lê Lợi, đặt ông đứng cạnh Nguyễn Trãi vì ông đã cùng Nguyễn Trãi lãnh đạo cuộc kháng chiến chống xâm lược nhà Minh giành thắng lợi trọn vẹn. Không có một Lê Lợi chắc cũng khó có một Nguyễn Trãi, họ cùng đảm đương một sứ mệnh bằng ý chí, trí tuệ và bản lĩnh quyết đoán thực thi sứ mệnh ấy một cách trọn vẹn:

Trời thử lòng trao cho mệnh lớn

Ta gắng trí khắc phục gian nan.

Ngẫm thù lớn há đội trời chung

Căm giặc nước thề không cùng sống

Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời

Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối

Phải chăng đây chính là điểm quy chiếu quan trọng nhất, nếu chưa phải là duy nhất, để nhìn nhận, thẩm định: ai là nhân vật đang thúc đẩy lịch sử đi tới được nhân dân ủng hộ, ai là kẻ kìm hãm bước tiến của đất nước, đi ngược lại quy luật vận động của cuộc sống, bỏ lỡ thời cơ đưa dân tộc bứt lên thoát khỏi lạc hậu và lạc điệu với thế giới, trở thành tội đồ của lịch sử, bị nhân dân phỉ nhổ.

Trong đám mây mù của sự nhiễu loạn thông tin về cuộc đấu quyền lực trước thềm Đại hội XII, hệ luỵ của một thể chế toàn trị bưng bít, che giấu sự thật, bóp nghẹt tự do tư tưởng nếu biết dựa vững vào điểm quy chiếu ấy thì “mọi trao qua đổi lại, mọi xem xét đánh giá đều vẫn rõ ràng như bày ra trước mắt, rành rọt như trỏ bàn tay vậy” (Lê Quý Đôn, Kiến văn tiểu lục).

Một khi mà sự thật đã “rõ ràng như bày ra trước mắt, rành rọt như trỏ bàn tay” thì hành động hướng đến đổi mới mạnh mẽ, đẩy nhanh tiến trình dân chủ hoá đất nước là cái thuận với quy luật, đáp ứng được đòi hỏi của dân. Ai làm được điều đó thì nhân dân đứng về họ, cổ vũ cho họ. Xu thế đó đang được đẩy tới, một xu thế không sao đảo ngược được.

Đó chính là lý do để tin chắc vào sự khẳng định của Nguyễn Trãi “Càn khôn bĩ rồi lại thái, Nhật nguyệt hối rồi lại minh.*

T. L.

Tác giả gửi BVN.

____________

*Mọi trích dẫn Bình Ngô đại cáo đều theo bản dịch của Ngô Tất Tố.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

TÂM THƯ VỀ NGÀY ĐẠI LỄ (old)

TÂM THƯ VỀ NGÀY ĐẠI LỄ   Kính thưa quý đồng đạo và quý đồng bào,   Năm nay, Hội Đồng Trị Sự Trung Ương xin kính mời quý vị tham dự Đại Lễ Kỷ Niệm 75 Năm Đức Huỳnh Giáo Chủ Khai Sáng Phật Giáo Hòa Hảo, được tổ chức tại Hội Quán số 12432 đường Euclid, bên cạnh ngã tư đường Lampson, thành phố Garden Grove.   Nhân dịp thiêng liêng trọng đại này, chúng tôi muốn cùng quý vị ôn nhuần lời dạy của Đức Thầy và ưu tư của chúng ta.                       Trả nợ thế nghĩa ân trọn vẹn                     Cảnh non bồng kỳ hẹn ngày kia   Đây là lời của Đức Huỳnh Giáo Chủ.   Nợ thế tức là nợ đời, nợ Tứ Ân mà ta đã thọ trong kiếp sống. Vì vậy, ta có bổn phận phải đền trả, bởi vì ta đã thọ nhận vay mượn nó từ thuở bé thơ cho đến lúc thành nhân.   Cái công ơn cha mẹ nuôi nấng đẻ đau, 9 tháng cưu mang, 3 năm bú mớm. Rồi ân tấc đất ngọn rau tạo nên kiếp sống này. Ân được dìu dắt về tâm linh đạo đức, còn ân về Đồng Bào và Nhân Loại nữa. Cho nên ta có trách nhiệm phải cố gắng đền đáp một cách tận tình. Ta sẽ tu không thành nếu nợ đời chúng ta không trả, dù có muốn hay không thì cũng phải:                       Tu đền nợ thế cho rồi                     Thì sau mới được đứng ngồi tòa sen   *                       Thấy dân thấy nước nghĩ mà đau                     Quyết rứt cà sa khoát chiến bào                     Đuổi bọn xâm lăng gìn đất nước                     Ngọn cờ Độc Lập phất phơ cao.   Con đường cứu nước với chương trình Dân Chủ Xã Hội tiên tiến được Đức Huỳnh Giáo Chủ mở ra là một sinh lộ thực tiễn cho dân tộc Việt. Trước hiểm họa xâm lấn của Trung Cộng, một quốc nạn có thể đưa đến diệt vong, một Biển Đông sôi sục như chảo dầu, một biển lửa sắp bùng cháy, kể cả trên đất liền, hiệu ứng với lời tiên tri của Tứ Thánh Tam Hoàng Thơ, đặc biệt là của Đức Huỳnh Giáo Chủ:                       Đất Bắc Kỳ sao quá ruộng sâu                     Tàu Man đến đó giăng câu đặt lờ   Hay là:                       Mặt nước biển lô nhô lặn hụp                     Chim đua bay cá lại tranh mồi                     Ngọn thủy triều nô nức sục sôi                     Bầu trái đất một phen luân chuyển.   Để cảnh tỉnh cho những đầu óc nô lệ Tàu cộng, ngay từ năm 1946 khi trả lời cho cụ Phạm Thiều (đại diện Việt Minh) mời Đức Thầy tham chánh, bằng những lời thơ xin trích ra đây 2 câu của cụ Phạm Thiều:                       Sao còn lãnh đạm với đồng bang                    Toan trút cho ai gánh trị an   Đức Thầy đáp họa:                      Nhìn xem Trung quốc khách lân bang                     Cứ cố xỏ ngầm sao trị an?   Và đặc biệt với hai câu như một lời cảnh tỉnh:                      Ngàn năm Bắc địch dày bừa                     Mà còn đứng dậy tống đưa quân thù.   Hỡi những đầu óc mông muội hãy tỉnh thức mau lên kẻo trễ.   Kính thưa quý đồng hương, quý đồng đạo,   Chúng ta sẽ kỷ niệm ngày Đức Thầy bị cộng sản ám hại, tức là ngày Đức Thầy Thọ Nạn Đốc Vàng, chúng ta đang tổ chức Đại Lễ Kỷ Niệm lần thứ 75 ngày Đức Thầy khai sáng Đạo Phật Giáo Hòa Hảo. Không những tưởng niệm công đức mở đạo cứu đời của Ngài, mà còn tưởng nhớ đến công lao cứu dân cứu nước khi Đức Thầy dấn thân vào con đường đấu tranh chống Pháp để giành Độc Lập qua các Mặt Trận và Phong Trào do Đức Huỳnh Giáo Chủ thành lập hay cộng tác. Nhất là Ngài đã thành lập chánh đảng Việt Nam Dân Chủ Xã Hội.   Để tưởng nhớ đến công đức của một vị Phật đã lâm phàm giáo dân độ chúng, đưa muôn người thoát khỏi biển mê sông khổ mà quy về chơn tâm thật tánh để đạt đến cảnh hạnh phúc bình an, tâm linh giác ngộ, như Ngài đã từng bày tỏ:                       Huyền pháp thâm trầm thơm bất tuyệt                     Vô Vi chánh Đạo hỡi người ơi.   Hay một hoài bão chưa thành khi non sông còn dưới ách nông nô độc tài toàn trị. Một đất nước phú cường, một chế độ không độc tài không cộng sản chưa thực hiện được, thì Đức Thầy đã vắng mặt.                       Nước non tan vỡ bởi vì đâu                     Riêng một ta mang nặng mối sầu                    Lòng những hiến thân mưu độc lập                     Nào hay tai họa áp bên lầu.                       *                       Bên lầu tiếng súng nổ vang tai                     Trời đất phụ chi kẻ trí tài                     Mưu quốc hóa ra người phản quốc                     Ngàn thu mối hận dễ nào phai.   Kính thưa quý vị,   Thư vắn tình dài, chúng ta có thể nghe tiếp hay chia sẻ tâm sự của nhau vào dịp Kỷ Niệm lần thứ 75 ngày Đức Thầy khai sáng Đạo sẽ được Hội Đồng Trị Sự Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo tổ chức vào ngày Chủ Nhật 29 tháng 6 năm 2014, lúc 2 giờ chiều tại Hội Quán số 12432 đường Euclid, góc Lampson và Euclid.   Một lần nữa xin nhắc lại, ở góc đường Euclid và Lampson, quý vị sẽ thấy trên nóc Hội Quán có treo cờ và biểu ngữ tung bay phất phới, thì đó là địa điểm chào mừng quan khách.   Xin quý đồng đạo và đồng hương coi đây là thơ mời chính thức phổ biến sâu rộng trên làn sóng truyền hình và truyền thanh cũng như trên báo chí và internet.   Với lòng vô cùng trân trọng và tri ân, sự hiện diện của quý vị là niềm khích lệ lớn lao đối với chúng tôi trên bước đường tầm cầu chân lý, đồng thời phụng sự hữu hiệu cho dân tộc và đạo pháp.   Ban Tổ Chức Đại Lễ trân trọng kính mời.     TM Hội Đồng Trị Sự Trung Ương và Ban Tổ Chức Đại Lễ Kỷ Niệm.   – Tiến Sĩ Lê Phước Sang, Hội Trưởng HĐTSTƯ. Trưởng Ban Tổ Chức Đại Lễ. Cell: 832-397-9813.   – Huyền Tâm Huỳnh Long Giang, Tổng Vụ Trưởng Phổ Thông Giáo Lý. Tổng Thư Ký Ban Tổ Chức Đại Lễ.

Categories: Hội Đồng Trị Sư | Leave a comment

Trân trọng kính mời: Quí hiền hữu đến tham dự

THƯ MỜI  December 3, 2015
Trân trọng kính mời:
 Quí hiền hữu đến tham dự
 Bữa cơm trưa
Vào lúc 11.00 trưa THỨ NĂM, 3 December 2015
tại DIAMOND SEA FOOD RESTAURNT
8058 Lampson Ave, Garden Grove, CA 92841
(Góc Lampson + Beach Blvd)
Phone 714/ 891.5347
MỤC ĐÍCH:
Gặp thăm nhau, làm quen dùng trưa đàm đạo tâm tình, chia xẻ buồn vui.
và trao đổi về thời sự xã hội.
 (Chi phí 8 dollars/người, tùy nghi có thì góp trả, không thì cũng tốt).
 Mong quí vị rủ thêm bà con, đồng hương, bạn bè cùng đến tham dự.
 Trân Trọng Kính Mời,
 Xin đến đúng giờ, vì thời lượng không quá 2 giờ.
NHÓM VI NHÂN, 
PHILIP HO
Mỗi tháng rủ ăn quán một lần,
Cho đời vui vẻ kết tương thân.
Tinh thần xã hội luôn ghi nhớ,
Lối Mỹ, lối Tây tự góp phần.*

 

Categories: Uncategorized | Leave a comment

TÂM THƯ KÍNH GỞI GIA ĐÌNH VÀ ANH EM THÂN THIẾT PGHH.

G I Á O H Ộ I P H Ậ T G I Á O H Ò A H Ả O.

TÂM THƯ KÍNH GỞI GIA ĐÌNH VÀ ANH EM THÂN THIẾT PGHH.

Xin giúp HDTSTU Tổ chức Văn Nghệ Gây Quỷ,Xe Hoa Diễn Hành Tết, Từ Thiện tại Nepal và Ấn Độ .

Kính thua Qu1y Vi,

1..Hoa Hậu Khuyến Nguyễn, đại doanh gia PGHH, chủ

nhân Công Ty Nước Mía Viễn Đông, chủ nhân 200 ha

mẫu rẫy mía,Tổng Quản Nhiêm Chương Trình Gọi là “ LA

Tết Festivals” suốt 20 năm nay, mỗi năm làm Văn Hóa

Xã Hôi Văn Nghệ với Thi Tuyển Hoa Hậu thật xuất sắc

mừng Tết Nguyên Đán tại LosAngeles… Khuyến Nguyễn

là tín đồ PGHH thuần thành kỳ cựu, có ghi danh hoc tại

VDH.HH năm 1970, thuộc đại gia đình nộị và ngoại quy y

làm Đệ Tử Trung thành và Tận tụy của Đức Thầy.

Khuyến Nguyễn là Phó Hôi Trưởng Điều Hành và Phối

Hợp, rất được anh chi em PGHH Trung Ương tin cậỵ,

thương mến và quí trong nhờ các đức tính siêng năng,

rộng rãi, tận tụy, hi sinh và hửu hiệu. HDTSTU, GHPGHH

cảm thấy cần phải nhờ cậy đến khả năng, tài trí , cần

phải nhờ cậy đến tấm lòng và thiện chí, đến hoàn cảnh

và phương tiện của Khuyến Nguyễn để giúp đở cho

PGHH và Quê Hương. Chính vì những lý do trình bày mà

HDTSTU đã trân trọng triệu thỉnh và đề cử Khuyến

Nguyễn giữ chức vụ Chủ Tich Ủy Ban Đặc Nhiệm PGHH

Trung Ương với Sứ Mang “Thực Hiện Tất Cả Các Chương

Trình và Công Tác Qui Định Bỡi TS Hội Trưởng LPSang Và

HDTSTU, GHPGHH”.Đây là một trọng trách rất khổng lồ

vĩ đại và nặng nề, vừa thiêng liêng cao cả và tối cần

thiết. Trong thời buổi hiện nay, không dễ gì có được

một nhân vật như Khuyến Nguyễn. Chính Lam Châu đã

cưc lực hơn hết và khẳng khái quyết liệt hơn bất cứ ai,

bảo đảm rằng Khuyến Nguyễn là người lý tưởng cho nhu

cầu của HDTSTU nhờ đó mà Hội Trưởng LPSang mới có

thể dồn hết tài sức để lo được nhũng viêc cần phải

lo..Lam Châu cam kết sẽ trực tiếp cùng chung lo với

Khuyến Nguyễn và chắc chắn lâ không để PGHH thất

vọng. Lam Châu là ai? Hoa Hậu Hòan Vũ Lam Châu , một

doanh gia rất uy tín và tên tuổi, hiện rất tích cực, tận tụy

và thành công trong vai tuồng Founder and President

Hiệp Hội Từ Thiện Những Tấm Lòng Vàng, gọi bằng

Tiếng Anh là Golden Hearts Foundation,mà đồng bào

Việt nghèo nàn cùng với quần chúng Hoa Kỳ nghèo nàn

và đồng bào túng thiếu khốn khó tai Quốc Nôi cũng như

tại Cambodia rất tri ân, rất kính trọng và nhắc nhở. Lam

Châu là con gái tinh thần của Hội Trưởng PGHH LPSang,

rất được anh chị em PGHH thương mến, tin cậy và quí

trọng vì thấy Cô là người hết sức hửu ích và hửu dụng

cho HDTDTU trong mọi sinh hoạt trên thục tế. LAM

CHÂU BẮNG LÒNG TÌNH NGUYỆN GIỮ CHƯC VỤ ĐỆ

NHƯT PHÓ CHỦ TICH ỦY BAN ĐẶC NHIỆM PGHH TRUNG

ƯƠNG,tiếp tay rất chặc chẻ vói chủ tich Khuyến Nguyễn,

HUYỀN TÂM LÀ TỔNG THƠ KÝ CỦA ỦY BAN, là người

rành rẽ về Giáo Ly PGHH, HOA HẬU HUỲNH NGA

DOANH GIA Ở ALASKA, chủ tich Hội Từ Thiện PGHH

Trung Ương, mỗi lần HDTSTU tổ chúc Đại Lễ đều về dự

và đều ủng hộ HẰNG NGÀN MỸ KIM, HOA HẬU HUYNH

NGA PHẢI LÀM PHÓ CHỦ TICH ỦY BAN ĐĂC NHIỆM

QUAN TRONG NẦY ĐỂ NHỚ RẮNG KHUYẾN NGUYỄN,

LAM CHÂU VÀ MỌI NGƯỜI ĐỀU RẤT TRÔNG CẬY NƠI

HUỲNH NGA tại vì Huỳnh Nga rất được lòng bạn hửu và

khách quí nên dễ dàng kêu gọi yểm trơ, nữ đại doanh

gia Kim Anh nổi danh nổi tiếng là một Mạnh Thường

Quân rộng rãi, thương người, cả đời ưa thích làm công

cuộc THIỆN ÍCH không ngừng nghỉ, mà vì muốn tỏ lòng

chân thành kính trong, và ngưỡng mộ cho nên HDTSTU,

GH PGHH xin thỉnh Cô Kim Anh làm Cố Vấn Danh Dự Đặc

Biệt, với ước mong rằng những cố gắng thường xuyên

và liên tục phụng sự việc tốt và việc thiện của PGHH

được Mạnh Thường Quân Kim Anh đánh giá là xứng

đáng để tận tình yểm trợ và tận tình giúp đở… Manh

Thướng Quân Kim Anh, do Huyền Tâm mời, đã tham

dự Đại Lễ PGHH và VNDXĐ, nhiều lần ủng hộ năm ngàn

đô, một ngàn đô và nhiều trăm đô. Hôi Trưởng LPSang

cầu nguyện xin Ơn Trện hộ độ để Quý Vỉ đại ân nhân

chịu khó liên lạc và thảo luận thật chặc chẽ với nhau

trong mưu cầu góp ý giúp đở cho PGHH: Cố Vấn Danh

Dự Đặc Biệt Kim Anh (907-349-3766, email là

kimanhlecd@acsalaska.net), Chủ Tich Khuyến Nguyễn

(714-478-5460-), Đệ Nhứt Phó Chủ Tich Lam Châu ( 714-

376-3027), Tổng Thơ Ký Huyền Tâm Hùynh Long Giang

( 657-256-7768), Hùynh Nga (907-230-2723 ). Danh

sách những nhân vật trong Ủy Ban sẽ đươc bổ túc sau.

2. Ủy Ban Đặc Nhiệm PGHH Trung Ương có Sứ Mạng

Thường Trưc và Trường Kỳ Vĩnh Cửu là “Thực Hiện Tất

Cả Các Chương Trình Và Công Tác Qui Đinh Bỡi TS Hội

Trưởng LPSang Và HDTSTU,GHPGHH”.Toàn bộ các

chương trình và công tác của HDTSTU không phải xuất

hiện cùng lúc một lần, mà từ từ mỗi lần và nhiều lần qui

tụ lại. Hôm nay, tôi xác nhận chỉ thảo luận mấy công tác

phải giải quyết trong vòng 5 tháng tới:

a/Khuyến Nguyễn, Lam Châu, LPS, Huyền Tâm, Kim Anh,

Huỳnh Nga v,v, từ hai ba tháng nay đã ráo riết chuẩn bị

một đêm Đại Nhac Hội Gây Qủy tại Restaurant Hoàng

Sa, dự trù 45 hay 50 bàn, mỗi bàn giá 300 Mỹ Kim, Viêt

Thảo, Giáng Ngoc làm MC, với Khuyến Nguyễn là MC

PGHH. Đang lo Nghệ Sỉ, đang làm Bích Chương, đang xin

quảng cáo , đang lo TV, Phát Thanh, Báo Chí, đang phân

phối nhiều nhóm, mỗi nhóm tùy khả năng bán 1 bàn,

hay 2 hoăc 3 bàn, lo tìm người Manh Thường Quân

donations bảo trợ, Khuyến Nguyễn cho biết đã xin đươc

mấy Manh Thường Quân, mỗi người cho vài ba ngàn.

Mỗi vé cá nhân là 30 đô, sẽ chừa riêng lối 100 ghế đặc

biệt, mỗi vé 100 đô. Ráng lo có quà quí bán đấu giá và

ráng lo sổ số để gia tăng tiền thu nhập làm công tác hửu

ích và từ thiện. Cố gắng sắp đặt chương trình đặc biệt

nói chuyện với đồng đạo và đồng bào Quốc nội về việc

“ Những gì Quốc Nội cần xin và nhũng gì Chúng ta có khả

năng cung cấp …”

b/ Lam Châu, Khuyến Nguyễn và LPS lo làm xe hoa Diễn

Hanh Tết gồn 4 xe- PGHH của HDTSTU, Nước Mía của

Khuyến Nguyễn , Từ Thiện của Lam Châu, Dân Quân Cán

Chánh của Đ/uy Hùynh2 Bá Khánh. Xe Hoa Diễn Hanh

Tết vào thang 2.

c/Lam Chau, Khuyen Nguyen, LPS, Huýnh Nga lo làm từ

thiện cứu trợ 2 động đất lớn tại Nepal và cứu trợ thành

phần tàn tật tại Ấn Độ. Tất cả các nổ lực từ thiện cứu

trợ từ trước dến nay đều luôn có sự hiện diện của

HDTSTU,GHPGHH can dự vào và đống góp. Lam Châu và

Huynh Nga sẽ lên đường vào tháng 4 nầy.

3.Hội trưởng LPS nhân danh HDTSTU.GHPGHH và

nhân danh là người thân thuôc ruột thit kêu gọi trong

gia đính- khởi sự từ a/chị hai Lê Thị Phú với các con

n như Đoàn K.Hoàng, Đoàn K.Phượng, Đoàn M.Thuấn,

Đoàn Minh Triêt,Đoàn Minh Đức, Đoàn MinhTâm,

Đoàn Minh Tùng, Đoàn Kim Cương, Đoàn Kim Khánh…

b/ b/ Lê Phước Sang với các con là LP HoàngTrọng, LP T

N Thuy Nga, LP Thùy Phương, LPHoàng Hà

c/LePhước An với các con là LP ThuHồng, LP HoanVu, LP

Hoàn Dũng, LP ThuHà, LP HoànHải

4.Khi Lam Châu va Huỳnh Nga đi làm Từ Thiện tại Đất

Phật tháng 4-2016, chúng ta nên góp phần bố thí để

Cầu nguyện cho bà Lê Phước Sang khuê danh Bùi Thi

Chiêm, Bà quả thật là từ mẫu của chúng ta,quả thậtlà

Ngoại tổ và Nội tổ mà công đức tuyệt vời xuất sắc đối

c với các cháu và các con mến yêu, chúng ta không bao

g giờ có quyền không nhớ đế ca ngợi và tri ân.Tùy hòan

Cảnh, có nhiều đống góp nhiều, có ít thì đống góp ít, dù

1 đô, hay 10 đô hay 100 đô, không nên hoàn toàn bỏ

qua không quan tâm đến. ĐỐI VỚI LP HOÀN TRONG, LP

THÙY NGA, LP THÙY PHƯƠNG, LP HOÀNG HÀ, CÁC ĐỨ

C CON CỦA LP THÙY NGA VÀ NG ANH DŨNG NHƯ NG LÊ

L THÙYNGÂN &NGLÊ BẢO QUỐC,các con LP THPHƯƠNG

H NHƯ TRG PHƯƠC THÙY TRANG,T.P THÙY NHU,T.P TÀI

VÀ T.P NGHĨA.

5. Dương thanh Tồn là con trai cưng nhứt củả Bà Lê Thị Quí, em gái út

của Tía của Tía tôi, rõ rang LPS mắc nợ Dương thanh Tồn từ tiền kiếp nên cảm

thấy vấn vương, thương yêu mến mộ Dương Thanh Tồn lạ lùng vô tận. Dương

Thanh Tồn có 4 con, trưởng nử lá Dương HIỀN, trai duy nhứt là Dương CÒN,

hai gái sau cùng là Dương PHƯỚC, và Dương HOÀI. Tên 4 con là HIỀN-CÒN

PHƯỚC-HOÀI. Thật rất hay và rất đẹp

6. Anh em thân thiết ruột thit PGHH-DXĐ phải kể nử lưu hào kiệ5t

Nancy Nguyễn do Thiếu Tướng Pham Văn Đổng Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô và

Tổng Trưởng Cựu Chiến Binh giới thiệu rằng đây là một kỳ nhân vô cùng xuất

sắc, có khả nâng giúp đở anh nên việc rất kỳ bí lạ lùng hửu hiệu.Nancy Nguyễn

là Chủ Tich Hội Dồng Bảo Trợ Trung Ương Giáo Hội PGHH, Hội Trưởng BTS

PGHH Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, Cống hiến ngôi nhà đồ sộ hoành tráng đep đẽ

cho LPSang dung làm Trụ Sổ Trung Ương HĐVNTD và DXĐảng cũng là Trụ Sở

Hội Hop Với American Committee For A Free Viet Nam Chủ Tich bởi

Ambassador William E. Colby, General Westmorelan va Admral Darl P. tes.

Năm 2003, LPSang được bầu làm Hội Trưởng HDTSTU, GHPGHH, chúng tôi

mua Trụ Sờ tại 12432 Euclid St, Garden Grove, CA 92840, Nancy Nguyễn đã

cống hiến 20,000 đô từ năm 2003, và thường xuyên tiếp tay đống góp liên tục..

Thật là một đại ân nhân. DB D ương Minh Quang, năm nay 88 tuổi, đã qui y

theo PGHH khi Đức Thầy khai sáng Đạo năm 1939, bỏ học, vào chiến khu võ

trang chống xâm lược Pháp khắp rừng núi và thành thị Miên Tây Nam

Bộ.Dương Minh Quang là mỏt tri sự viên lãnh đạo cao cấp của PGHH. Đai tá

Nguyễn Văn Nam có nhiều duyên phận với LPSang đã có nhiễu tãm tình và

yểm trợ LPS từ năm 1970 khi V ĐH.HH được thành lập

LPSANG, VỚI TƯ CÁCH HỘI TRƯỞNG HDTSTU, GHPGHH VÀ VỚI TƯ CÁCH LÀ

NGƯỜI NỖNG CỐT, GIỮ TRỌNG TRÁCH LÈO LÁI CÔNG CUỘC GIA ĐÌNH VÀ

PHŨNG SỰ PGHH, SAO CHO ĐƯỢC VỮNG VÀNG PHÁT TRIỄN VÀ PHÁT HUY

TÔI TIN…Tôi khẩn khoản kêu gọi và cầu xin tất cả mọi ngưới hãy cố gắng biết c

tân tình lo giúp cho PGHH, làm cho mọi người kính trọng PGHH.. XIN CHI HAI

LÊ THỊ PHÚ VÀ CÁC CON CÁC CHÁU, XIN GIA ĐÌNH LE PHUOC SANG VÀ CÁC

CON CÁ CHÁU, XIN GIA DÌNH DƯƠNG THANH TỒN VÀ CÁC CON CÁC CHÁU, XIN

GIA DÌNH LE PHƯỚC AN VÁ CÁC CON CÁC CHÁU – TẤT CẢ PHẢI TÙY NGHI

RÁNG CHUNG LO TỔ CHƯC ĐẠI NHAC HỘI GÂY QUỶ GIÚP PGHH QUỐC NỘI,

GIÚP LÀM 4 XE HOA DIỄN HÀNH TÉT NGUYÊN ĐÁN, LO CỬU PHÁI ĐOÀN VỀ

ĐẤT PHẬT LÀ NEPAL VÀ ẤN ĐỘ CỨU NẠN NHÂN ĐỘNG ĐẤT VÀ CỨU NGƯỜI

TÀN TẬT KHỐN KHÓ. KÍNH XIN NỮ LƯU HÀ KIỆT NANCY NGUYỄN, DB DƯƠNG

MINH QUANG VÀ ĐẠI TÁ NGYỄN  VAN  NAM  CỐ TÂM VẬN ĐỘNG NGƯỜI HÀO

TÂM HÀO SẢN.

NAM MÔ BỔN SƯ THICH1 CA MÂU NI PHẬT- – NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.

Lephuocsang

Cell 832-397-9813

Lephuocsang.pghh@gmail.com

Categories: Hội Đồng Trung Ương | Leave a comment

Lời phê phán nông cạn về hai Tôn giáo Cao Đài và PGHH của Thích phước tiến.

Lời phê phán nông cạn về hai Tôn giáo Cao Đài và PGHH của Thích phước tiến.

–oOo–

Liên tiếp mấy tuần qua dư luận trong cũng như ngoài nước bàn tán nhiều đến một nhà sư trẻ, tông đồ Phật giáo, do nhà nước VN chuẩn nhận: Thích phước tíến, hiện trú quán tại Tu Viện Tường Vân, tọa lạc tại 4-6 đường Kỳ Đồng, huyện Bình Thạnh, Sài Gòn (Việt Nam).

Trong phần ‘Vấn đáp Phật Pháp’ lần thứ 25, ở giửa đoạn video có đề cập đến hai tôn giáo (nội sinh) Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo… Thích phước tiến cho rằng: giáo lý của hai tôn giáo nầy là do góp nhặc từ đạo Phật, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Khổng giáo .v.v… đây là một sự tổng hợp nhất thời, cập nhật lời của Đức Phật để rồi gắn thành một cái tên “mới” hay đúng hơn là Thích phước tiến muốn ám chỉ hai vị Giáo chủ Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo “đạo văn” mà thôi!

Chúng tôi không muốn đi sâu về cá nhân của Thích phước tiến, vì thiển nghĩ nhiều người trong xã hội Việt Nam hiện tại được khoát chiếc áo ‘Tu hành’, và hầu như họ đã hoàn toàn bị chính trị hóa, con người không còn một chúc tư duy nào cả! Chỉ biết vâng theo bàn tay vô hình phía sau lôi kéo…họ gần như con ‘Vẹt’ học nói tiếng người… họ chỉ nhai đi, nhai lại những gì thu thập được! Khi mở đoạn video nhìn cách lật qua lật lại từng câu hỏi và không cần đọc lại các câu hỏi như được dự tính… Khi xem đoạn video chúng tôi cũng có thể đoán chắc nó nằm ở khoảng nào ở video trong nầy? Thủ thuật; Chỉ có thể lừa các em nhỏ ở lứa tuổi lên ba mà thôi! Nó không khác hơn gì ở cuộn phim “ Dưới ngọn cờ đại Nghĩa”, Cuốn sách “Dòng sông thơ ấu”, Sư thúc Huỳnh Phú Sổ” hay “Luận văn tốt nghiệp của Thích thiện huê”… Thích phước tiến có thao thao bất tuyệt trong ngôn từ (từ đời lẫn đạo), nhưng đó chỉ là lời ru ngũ cho hạng người kém trí, vô minh! Hãy nhìn xem tư cách và hình dáng của Thich phước tiến, phỉ chi đóng vai “Trư Bác Giái” trong bộ phim ‘Tam Tạng Thỉnh Kinh’ có lẽ hay hơn…nhất là lúc nào cũng dùng những danh từ của giới ‘giang hồ’ trong Việt Nam hiện tại. Ôi! tội thay cho một số người vì muốn lưu truyền những lời Kim ngôn, Ngạn ngữ của Chư Phật … rồi lại tiếp tay, in ấn, phổ biến các băng đĩa một cách vô tội vạ.. mà không dùng trí đạo quán xét việc nào nên làm và việc nào không nên làm!

Không muốn phân tích nhiều về các cá nhân nầy, chúng tôi chỉ muốn đề cập đến chủ trương từ bước lủng đọan và ngầm hủy thể các Tôn giáo (nội sinh) trong lòng dân tộc Việt. Riêng với Phật Giáo Hòa Hảo có thể vì con số tín đồ gần một phần mười so với dân số cả nước đã và đang hấp thụ sâu sắc tín ngưỡng nầy, mà người lảnh đạo nào cũng e ngại hay chăng?

Khi người tín đồ chọn cho chính mình con đường chính đạo, với chủ đích là thuần thành hạnh nguyện cầu giải thoát cho bản thân và tha nhân… Trong khi đó giáo điều ‘Tu nhân, Học Phật’ ở bước đường đầu tu học là giữ tròn Tứ ân,trong đó gồm : 1/- Ân Tổ tiên, Cha Mẹ, 2/- Ân Đất Nước, 3/- Ân Tam Bảo, 4/- Ân Đồng Bào và Nhân loại… Chính ân đất nước được Đức Thầy đã dạy: “Sanh ra ta phải nhờ ơn Tổ tiên, cha me, sống ta cũng nhờ ơn đất nước, quê hương. Hưởng những tất đất, ăn những ngọn rau, muốn cho sự sống được dễ dàng, giống nòi được truyền thụ, ta cảm thấy có bổn phận phải bảo vệ đất nước khi bị kẻ xâm lăng dày đạp, Rán nâng đỡ xứ sở quê hương lúc nghiêng nghèo, và làm cho được trở nên cường thịnh. Rán cứu cấp nước nhà khi bị kẻ ngoài thống trị. Bờ cõi vững lặng thân ta mới yên, quốc gia mạnh giàu mình ta mới ấm. Hãy tùy tài tùy sức, nỗ lực hy sinh cho xứ sở. Thảng như không đủ tài lực đảm đương việc lớn, chưa gặp thời cơ giúp đở quê hương, ta phải rán tránh đừng làm việc gì sơ xuất đến đổi làm cho nước nhà đau khổ và đừng giúp sức cho kẻ ngoại địch gây sự tổn hại đến đất nước. Đó là ta đền ơn cho đất nước vậy”
hay câu kệ dưới đây
“…Tăng sĩ quyết chùa am bế cửa, 
Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha. 
Đền xong nợ nước thù nhà, 
Thiền môn trở gót Phật đà Nam mô…” 

Bước kế theo là tiến dần đến Học đạo, tức học theo hạnh Chư Phật để tiến đến đắc thành quả vi. Nhưng vì biên kiến và chưa thông suốt lý đạo nên đã gây nhiều suy nghĩ sai trái trong việc hành đạo của người tín đồ, tạo luôn trắc trở trong nhiều thập niên qua… Ngay như đến nay vẫn còn rất nhiều thành kiến đối với danh từ Phật Giáo Hòa Hảo!

Phật Giáo Hòa Hảo: Là tên đặc của một tôn giáo Dân tộc, người sáng lập là Đức Thầy có thế danh là Huỳnh Phú Sổ. Ở giai đoạn sơ khai; dưới thời kỳ đô hộ giăc Pháp một số người cố tình làm nhẹ đi sự tôn kính, sùng bái của tín đồ kháp nơi nơi nên gọi là đạo Hào Hảo, mấy ông Hòa Hảo hay cả vị Giáo chủ cũng được họ gọi là Ông Tư Hòa Hảo v.v… Gọi Phật Giáo Hòa Hảo là Hòa Hảo cũng ví như khi viết Tên người, mà không viêt Họ vậy. Ngoài ra PGHH theo tinh thần dân gian thì nền Phật Đạo được Đức Thầy khai sáng nơi địa danh Hòa Hảo.

Thích phước tiến chỉ là con ‘ếch ngồi đáy viếng’ không hơn không kém, với trình độ hiểu biết hạn hẹp, lại tự cao, tự đại, thi hành theo kế sách của ai đó, mà không biết rồi đây sẽ là những con vật tế thần, như các bậc đàn anh khác vậy! Thích phước tiến hay dù có thế lực lớn phía sao như thế nào đi nữa cũng không thế nào phá vỡ được đức tin và sự thuần thành của đại khối tín đồ PGHH được. Hơn thế nữa sách vở và tài liệu trong công luận thế giới đã chánh thức ghi nhận Đức giáo chủ Huỳnh Phú Sổ là Bồ tác, là vị Hoạt Phật, là một nhà đại cách mạng tôn giáo, và vai vị thế tục của Ngài còn được xem như là một đại minh triết Việt Nam,

Ước mong các bậc thức gỉa, những người đạo đức hãy cùng tiếp tay ngăn chặn các việc làm có tính cách gây cho nhân tâm ly tán, tình thương yêu của cộng đồng dân tộc bị rạn nứt, không còn sức mạnh mưu cầu hạnh phúc an lành cho quê hương xứ sở.

Trân trọng,
Hoa Kỳ, mùa lập đông 2015
HH

*****
“NỘ KHÍ” 
của nhà sư Thích phước tiến–Phó ban Văn Hóa Phật giáo Tp/HCM – Phó Tổng Thư ký viện nghiên cứu Phật học – Ủy viên ban hoằng phápTrung Ương GH/PGVN

Hơn nữa tháng nay, trên internet xảy ra hiện tượng “chọi đá” dữ dội, nhắm vào nhà sư Thích phước Tiến, trụ trì chùa Tường Vân. Lý do ông sư “thừa đạm” có diện mạo bảnh bao này đã biểu lộ động thái cường nộ và phát ngôn cẩu thả hết sức bất nhã, chẳng khác phường tục lưu hạ đẳng. Khi trả lời những câu hỏi thật khiêm tốn và giản dị của Phật tử bên dưới: “Những bài thuyết trình của Bé Như Ý và nhóm thiếu nhi năng khiếu PGHH có phải là chánh pháp không?”.
Liền chạm đến phàm tánh, nhà sư nổi “nộ khí xung thiên” cao có, trợn mắt, khoa tay quá trán,lớn giọng câu mâu,lôi cả hai Tôn giáo bản địa(Cao Đài và PGHH) ra xuyên tạc, phỉ báng cho “đã nư”… Trước khi ông ta ăn thua thẳng tay với lũ trẻ thơ ngây, chỉ đáng là “cháu ngoại” so với tuổi của nhà sư. Xin lỗi, chúng tôi lúc nào cũng “Nên cung kính các tăng sư tu hành chơn chánh” nhưng cũng sẵn sàng giải thích chứng minh điều chánh lý, nhằm khuyên can, ngăn chận những hạng tu hành giả dối, thường dùng tà kiến, tật đố xuyên tạc phỉ báng các tôn giáo khác. “Nếu các ông vẫn tiếp tục làm điều tà mị, (chúng tôi) phải bài trừ triệt để và giảng giải cho quần chúng cùng những tín đồ nhà Phật hiểu đặng xa lánh họ”. Xin mời quí độc giả gõ hàng chữ “Thích Phước Tiến 2015, Hòa Hảo có liên quan gì với Phật Giáo” sẽ có ngay chứng cứ đành rành. Để kiểm nghiệm những điều mà cộng đồng 2 tôn giáo Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo hiện đang phản ứng có chánh đáng hay không?

Thật không ngờ! cứ tưởng sau hậu quả “Luận văn tốt nghiệp” của tăng sinh Thích Thiện Huệ hồi 2012. Đã khiến Học viện PGVN tại TP.HCM phải hứng chịu những cơn “mưa đá”, tan hoang uy tín của bổn viện suốt 3 năm liền (2012-2014) buộc Học viện phải hai lần ra công văn xin lỗi cộng đồng PGHH, mà vẫn còn tồn đọng không ít những cam kết chưa khắc phục dứt điểm. Xem như “Nợ cũ” vẫn còn đó!
Đáng lý, đó là bài học “Nhớ đời” cho những ai còn mang lốt áo nhà sư trong PGVN, phải hết sức cẩn ngôn, cẩn hạnh, và dè chừng khi làm MC hoặc thuyết trình trước công chúng. Dè đâu Thích Phước Tiến một nhà sư sở hữu một tu viện đồ sộ (mới chát) với chức vụ P.Ban Hoằng Pháp, viện nghiên cứu PGVN, lại cố tình dẫm chân lên “vết xe đổ” của đàn em cùng một “lò” đào tạo từ Học viện PGVN/TP/HCM cho đến Univer Pune Ấn Độ. Sự luân phiên phá hoại sự đoàn kết các tôn giáo này, của 2 huynh đệ “thiện huệ, phước tiến” có phải từ động cơ “lợi ích nhóm”, hay là cuộc “nhảy rào” đi ngược chủ trương đã từng được Học viện đề cập trong công văn đã hai lần phúc đáp cho BTS/PGHH/TƯ. Đề nghị Hội đồng Trị Sự PGVN và các cơ quan chức năng nên vào cuộc theo trách nhiệm quản lý và giám sát, kịp thời đưa ra hướng giải quyết thỏa đáng.
Tiếp sau đây là phần phản biện. Xin mời quí vị bấm link “Thích Phước Tiến vấn đáp kỳ thứ 25. Từ phút 1h 06 đến 1h 14” để xem lại thật kỹ những biểu hiện trong 8 phút “tật đố”. Với khuôn mặt “tròn vình như tên gọi” đứng sau một tràng hoa tươi thắm được trưng bày trang trọng trải phủ ngang giáp cả bụt giảng, biểu thị lòng ngưỡng mộ của thính chúng đối với một vị sư có chức sắc nổi trội trong hàng lãnh đạo PGVN. Làm như vậy, họ không dám mong đợi được nghe toàn lời đạo lý. Bởi vì ông sư này ít khi tỉnh táo, thường có thói quen cao ngạo và sân nộ vô chừng. Nhưng không đến nỗi phải bị ngộ độc nặng bởi sự lây nhiễm tà kiến, biên kiến, kiến chấp…quá sân si như lần này, từ một nhà sư “phản cảm” quá nặng chất phàm.
Này ông Phước Tiến! ông cần gì phải la lớn như vậy, trong khi “mồm mép” của ông vẫn còn kê sát micrô để quát tháo rằng: “Hòa Hảo là Hòa Hảo, Phật giáo là Phật giáo…” Ai đã giành giựt cái danh hiệu Phật giáo, hay muốn dính líu gì với sự nghiệp “Chùa cao Phật lớn” của ông, khiến ông phải sợ hãi mà vội phân ranh nhỏ mọn, một cách thiếu lễ độ và phạm pháp như vậy? Chúng tôi không cho phép ông hay bất cứ ai được tùy tiện gọi ngang xương “Hòa Hảo này Hòa Hảo nọ” trong mọi trường hợp. Vì đạo Phật Giáo Hòa Hảo có Tôn danh “bốn chữ” đầy đủ, và đã có pháp nhân ngang hàng với PGVN và các tôn giáo hợp pháp khác. Còn hơn hẳn PGVN về tính chất siêu phàm của vị Giáo Chủ, cùng với nền Giáo lý Phật pháp chân truyền, khế cơ khế lý, hội đủ yếu tố minh triết, vừa truyền thống lại vừa hiện đại. Do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập và lược tả trong Ngũ thừa Phật giáo và san định rút gọn từ tinh lý Tam giáo. Điều này hơn 166 năm qua PGVN chưa hề có được. Phải chăng vì sự chênh lệch này, đã khiến một số sư sãi PGVN tỏ ra mặc cảm, nên tìm cách này cách nọ bôi bác chỉ trích cho thỏa dạ ghét ghanh? Xin một lần nữa chúng tôi công khai khẳng định với các ông rằng: Phật Giáo Hòa Hảo chính thống thuộc tông phái Phật Giáo bản địa, mang đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Nhưng để cho không lẫn lộn với PGVN ngày nay. Đức Huỳnh Giáo Chủ gắn thêm địa danh Hòa Hảo trong tôn danh, để vừa khiêm tốn biểu thị tính chất hiền hòa, hảo hiệp vừa ghi dấu địa danh thanh nhã bao dung của vùng Đất Thánh. Đó là lịch sử hiển nhiên của PGHH không thể tranh cãi, do Thiên lý đã an bài.
Dù các ông có bất bình, chống phá cỡ nào thì cũng chỉ như “Tên bắn vào khoảng không” vô ích!. Các ông nên nhớ rằng, xúc phạm đấng Giáo Chủ siêu phàm là phạm ngũ nghịch, chẳng những bản thân đọa Địa ngục, mà còn lây sầu đến Tổ tông nữa!
Trong lúc sân nộ tối tăm, ông dùng lời ngụy biện cao rao với luận điệu hết sức vụng về không lối thoát rằng: “ Cao Đài và Hòa Hảo là hai tôn giáo sanh sau, nên giáo lý chỉ vay mượn của Phật giáo, Khổng giáo, Thiên Chúa, BSKH và các tín ngưỡng dân gian… chứ chẳng có gì mới. Cũng không có truyền thống lịch sử như Đức Phật Thích Ca, Đức Chúa Giê Su, Đức Khổng Tử, nên không thể gọi người lập Đạo mới đầu giữa thế kỷ 20 là Giáo Chủ được.Ông còn dè dặt tạm gọi “một người nào đó” đứng ra tổ chức tổng hợp…”
Nếu biết phận mình thuộc loại sư “dựa cột” thà làm thinh, không ai nói ông “câm” và cũng không ai biết mình là ông sư “tu lâu mà vẫn dốt” chỉ nhờ cái vẻ ngoài bóng loáng của lốt áo cà sa vàng hựt. Ông lạm dụng chi cái chức phó Ban hoằng pháp, để phát biểu trịch thượng linh tinh cho tổn thương tổ chức danh giá của viện nghiên cứu Phật giáo Việt Nam. Ông hiểu thế nào về danh từ Giáo chủ, thế nào là dòng truyền thừa của Phật giáo ba đời, thế nào là lịch sử Tam giáo, thế nào là Phật giáo bặt truyền, Phật giáo thất truyền, thế nào là giai đoạn chấn hưng. Nhất là phải tự hiểu sự nghiệp Phật giáo không phải là tài sản sở hữu của PGVN hay bất cứ tông phái nào. Mà do Đức Thế Tôn khai sáng để cứu nhân loại. Thế nên bất kỳ tín đồ Phật giáo hay tông phái Phật giáo nào cũng được quyền thừa hưởng và có nghĩa vụ bảo vệ và truyền bá, trên mọi hình thức. Dựa vào góc độ nào, ông chỉ trích và tranh dành với các tôn giáo tu theo Phật pháp. Ông đừng tưởng PGVN có thế dựa dẫm mạnh, rồi ngạo mạn khinh thường đạo Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo. Chính Cao Đài và PGHH mới đáng tự hào là tôn giáo có cội nguồn xuất xứ tại Việt Nam. Còn các ông cần xem lại coi có bị lai căn đủ thứ chủng loại thất truyền từ Trung Quốc về (Chùa cao Phật lớn, lầu phướn, xá hạc, pháp khí đàn đẩu trống phách in ỏi âm thinh sắc tướng)? Vào thời Đức Thich Ca, tăng đoàn có sắm sửa, trang hoàng đủ thứ hình tướng như các ông đang sở hữu hiện nay chăng?

Chúng tôi sẽ trình bày cho các ông rõ: Thế nào là Giáo chủ, là Tôn giáo, và các điều kiện cần thiết để được công nhận là một tôn giáo thuộc tông phái Phật giáo như sau:
– Tôn giáo: Là một tổ chức có giáo lý, tôn chỉ hướng dẫn việc tu hành, làm lành lánh dữ. Dạy con người phương pháp hướng thượng, biết tự giác giác tha theo con đường chân thiện mỹ từ nấc thang đầu đến nấc thang cứu cánh.
– Tông phái Phật giáo: Là tôn giáo có giáo lý và tôn chỉ dạy tu theo Ngũ thừa Phật giáo (Nhân,Thiên,Thinh văn, Duyên giác và Bồ tát).
– Giáo Chủ: Là vị sáng lập ra tôn giáo và là người đứng đầu tôn giáo.
– Tổ sư: Là vị được truyền thừa từ vị Giáo Chủ. Các Tổ sư được truyền tiếp theo liên tục gọi làTổ, Tổ tương truyền như: 27 đời Tổ Thiền tông Ấn Độ và 6 TổTrung Hoa và 13 Tổ Liên Tông Trung Quốc.
Dựa vào các định nghĩa khái lược trên, thì khái niệm về Tôn giáo hay được tôn gọi là Giáo Chủ, hoàn toàn không có yêu cầu yếu tố thời gian hay không gian lịch sử lâu mau gì cả. Vậy ông Phước Tiến hãy xem lại cách so sánh chống trái lịch sử vô lối của ông đã (buộc các Giáo chủ phải có quá trinh dài hàng ngàn năm như Đức Thích Ca, Đức Giê Su, Đức Khổng Tử mới được ông “chấp nhận”). Nếu vậy ông gọi hai vị sáng lập đạo Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo bằng danh hiệu gì chánh thức khác thay cho tôn danh Giáo chủ? ông tự làm khổ chính mình trong cách tôn xưng chi vậy?

Vậy đạo Phật Giáo Hòa Hảo có đủ các yếu tố của một tông phái đạo Phật và Đức Huỳnh Giáo Chủ rất chính danh được tôn xưng, cả về đạo lý lẫn pháp lý. Vì PGHH hội đủ 8 yếu tố căn bản sau:
1/. Có Đức Giáo Chủ khai sáng: Đức Giáo Chủ có tên tộc là: Huỳnh Phú Sổ, sinh năm 1920 (Kỷ Mùi) tại làng Hòa Hảo, Tân Châu, An Giang. Là đấng cứu thế có xác phàm bằng xương bằng thịt.
2/. Có ngày khai sáng là ngày 18 tháng 05 năm Kỷ Mão (1939) được Đức Huỳnh Giáo Chủ tuyên ngôn công khai trong bài “Sứ Mạng”. “Nên ngày 18 tháng 05 năm Kỷ mão, Ta hóa hiện ra ra đời cứu độ chúng sanh. Tuy là nhơn dân mới rõ pháp mà tưởng rằng Ta thượng xác cỡi đồng chớ có dè đâu chuyển kiếp đã từ lâu chờ đến ngày ra trợ thế. Nên phương pháp của Ta tùy trình độ cơ cảm của Tín nữ Thiện nam, trên thì nói Phật pháp cho kẻ có lòng mộ Đạo qui căn, gây gốc thiện duyên cùng Thầy Tổ, dưới dùng huyền diệu của Tiên gia độ bịnh để cho kẻ ít căn lành nhờ được mạnh mà cảm lòng từ bi của Chư vị với Trăm quan”.
3/. Có Tổ Đình là nơi khai sáng Đạo (ngôi nhà Đức Ông Huỳnh Công Bộ và Đức Bà Lê Thị Nhậm, song thân của Đức Giáo Chủ có địa chỉ cũng tại nơi sinh trưởng làng Hòa Hảo, Tân Châu, An Giang.
4/. Có tên gọi là Phật Giáo Hòa Hảo (không trùng với bất kì tôn giáo nào trong lịch sử các tôn phái Phật giáo).
5/. Có nghi thức thờ phượng đặc trưng Tam Bảo trong nhà là tấm“Trần Dà” và Tam Bảo ngoài trời là “Bàn Thông Thiên” một bàn thờ “Ông, Bà” tương trưng Cửu Huyền Thất Tổ.
6/. Có pháp môn, tôn chỉ “Học Phật Tu Nhân” tại gia cư sĩ được kiết tập trong quyền “Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý” do Đức Giáo Chủ PGHH lược tả từ Ngũ thừa Phật giáo và san định từ Tam giáo.
7/. Có số tín đồ rất đông đảo, từ cuối năm 1939, gần hơn 2 triệu và tăng dần tỷ lệ thuận với mức độ gia tăng dân số Quốc gia, đến nay ước đoán gần 8 triệu người. Tương đương số tín đồ PGVN.
8/. Có BTS/PGHH/TƯ và địa phương từ năm 1945. Có cơ sở Thờ tự khiêm tốn từ Trung Ương cho đến các làng mạc xa xôi khắp đồng bằng Nam Bộ. Hiện nay còn có thêm nhiều BTS/PGHH/HN trên nhiều châu lục. Vì đạo PGHH với mục đích nối theo chân truyền vô vi của Đạo Thích Ca ngày trước, nên không khuyếch trương chùa cao, Phật lớn, mà dành tiền cứu trợ dân nghèo. Chứ không phải 8 triệu tín đồ không đủ tiền đua chen với các tông phái khác về kiến trúc đồ sộ. Nếu tính số tiền làm từ thiện của PGHH hằng năm rất khổng lồ, có thể xây được năm bảy ngôi chùa hoành tráng dư thừa.

Nhưng theo phương thức tại gia, họ chỉ tạm nương ngụ gia đình, để lo tròn Trung hiếu,Tứ ân, cho vừa vặn với nhu cầu đơn giản, đặng rảnh rang “Tìm kiếm chân tánh của mình” và phụng sự non sông, xã hội. Nói chung Đạo PGHH không thiếu những điều kiện “ắt có và đủ” như các Tôn giáo khác. Chỉ có một thực tế khách quan đặc biệt là: PGHH có bản chất rặt ri là “Phật Giáo truyền thống Việt Nam” đúng nghĩa nhất, từ xuất thân cho đến giáo pháp. Vì PGHH được sinh ra tại Việt Nam, nền giáo lý mang tinh thần nhập thế của “Trúc Lâm Yên Tử”, có công gìn giữ phong hóa thời đại Đinh, Lê, Lý,Trần theo Tôn chỉ Học Phật Tu Nhân. Chứ không có bê nguyên xi Phật giáo Ấn Độ, hay rập khuôn theo Phật giáoTrung Hoa (Đời Đường) để làm của riêng mình theo khuôn sáo khô cứng thiếu sáng tạo cho đến tha hóa biến chất nghiêm trọng !
Thích Phước Tiến! vì lòng tự phụ ông không chịu tìm hiểu các nền đạo bản địa đặc sắc ra sao, chỉ giỏi thói “ganh hiền ghét ngõ”. Đừng tưởng vậy là ngoan, và cũng đừng tưởng hưởng của Tín thí, rồi chỉ lấy lời nói tật đố sân si ngã mạn đi khắp hoàn cầu chỉ trích và giành giựt danh từ Phật giáo với PGHH mà gọi rằng “pháp thí” để đáp nghĩa Đàn Na. Hãy nhớ một điều Ngục A Tỳ không thiếu chỗ dành cho kẻ vong ân và phạm ngũ nghịch tội!
Trong bộ đĩa vấn đáp kỳ 25, dài hơn một tiếng rưỡi. Có người hỏi:“Đạo PGHH có dạy về đạo Phật nhưng không thấy thờ Đức Phật”
Ông không giải đáp, chỉ gạt ngang rồi phủ nhận cục bộ rằng: “ Hòa Hảo là Hòa Hảo, không liên quan gì với Phật giáo”. Đây là cách bác bỏ rất thù địch, gây chia rẽ cộng đồng Phật giáo anh em. Lẽ ra ông phải ân cần giải nghi cho Phật tử của mình thông suốt rằng: Có nhiều cách thờ kính Tam Bảo chứ không riêng chỉ thờ tượng Phật…còn tùy phương thức thờ theo lý hay sự, theo tâm hay tướng, theo vô vi hay hữu vi…Chẳng hạn như, PGVN thờ tượng Phật là theo sự tướng hữu hình. Còn PGHH thờ “Trần Dà” là thờ Tam Bảo theo lý vô vi “cho lòng tin trở lại tâm hồn”. Vả lại tấm Trần Dà ngoài biểu tượng tinh thần vô thượng nhà Phật về lý, còn về sự thì sắc Dà chính là màu tổng hợp 5 sắc màu của Đạo kỳ Phật Giáo thế giới (xanh, đỏ, trắng, vàng, lục).

Ông vội cho rằng“Hòa Hảo không liên quan gì với Phật Giáo” là một sự lầm lẫn đáng thương do lòng ngã chấp hạn hẹp. Bất kỳ Tông phái Phật giáo nào cũng đều có liên quan “máu thịt” với Phật giáo cả. Phật Giáo Việt Nam cũng chỉ là một tông phái nhỏ của Đạo Phật Thích Ca. Chứ đâu phải là Đạo Thích Ca được truyền thừa cho PGVN qua Y Bát cụ chứng. Sau sự bặt truyền của Đức Lục Tổ Huệ Năng, đến giai đoạn Thần Tú hoành hành bá đạo, thì Phật giáo đã hoàn toàn bị “thế tục hóa” không còn ngôi chính thống Thiền Tông sau 33 đời Thánh Tổ nữa.
Ở Trung Hoa, lần lượt xuất hiện13 Tổ LiênTông theo các vùng miền ở Trung Hoa. Đến Tổ Ẩn Quang thứ 13 cũng chấm dứt vào đời nhà Thanh. Từ đó Thiền Tông và Tịnh Độ Tông đã chấm hết truyền thừa. Phật giáo bắt đầu thời kỳ tà chánh bất phân. Tại Việt Nam một cơ may có Ngài Trần Nhân Tông ngộ đạo, khôi phục Thiền phái đầu tiên là Trúc Lâm Yên Tử, Ngài được tôn là đệ nhất Tổ Thiền phái Việt Nam. Nhưng rồi dần về sau vẫn không thấy có thêm nhị Tổ, tam Tổ, được truyền thừa, cho đến nhà Nguyễn thời Tự Đức năm 1849 Ngài Đoàn Minh Huyên (Phật Thầy) xuất hiện khai sáng tông phái Phật Giáo Bửu Sơn Kỳ Hương, với tư cách một “Dị Nhân” thình lình xuất hiện, không mang vóc dáng nhà sư, cũng không tu học theo Tông phái nào, mà hoát nhiên đại Ngộ và hoằng hóa theo phương thức hoàn toàn mới mẻ so với truyền thống kinh điển. Với tôn chỉ Học Phật Tu Nhân. Đặc biệt dùng Mật giáo (Giáo Ngoại biệt truyền), khai thị cho 12 đại đệ tử đắc pháp thần thông chia nhau hóa chúng. Khi Đức Phật Thầy viên tịch 1856 BSKH không truyền cho đệ tử, mà Phật Thầy lần lược tái kiếp nhiều lần.
Phải trải qua gần 100 năm từ Đức Phật Thầy, Đức Phật Trùm, Đức Bổn Sư, Ông Sư Vãi bán khoai. Đến năm 1939 Đức Huỳnh Giáo Chủ chuyển kiếp như bốn lần trước, nhưng vì là kiếp chót, nhằm vào thời kỳ văn minh khoa học, nên sự “hóa hiện” của Đức Huỳnh Giáo Chủ có xác phàm cụ thể và sự tỏ ngộ cũng được thể nghiệm qua thử thách của các thức giả đương thời. Viết giảng kinh trước mắt mọi người, giảng đạo công khai trước công chúng, trị bịnh tuy có huyền diệu nhưng vẫn có hiệu nghiệm được nhiều danh y thán phục. Nhất là Pháp môn,Tôn chỉ được ĐứcThầy hệ thống hóa bằng “Hiển Giáo” rất tinh tường thứ lớp, khế lý, khế cơ, phù hợp phong hóa truyền thống Việt Nam. Đã thuyết phục được các hàng học giả trí thức Đông,Tây và gần đây được bộ Tự Điển Bách Khoa danh giá nhất thế giới công nhận Ngài là triết gia Việt Nam, đứng vững gần 80 năm giữa thời đại văn minh tiến bộ cực điểm của khoa học. Một bằng chứng lịch sử khá ấn tượng khiến nhiều người ngạc nhiên là: PGHH với tính ưu việt độc nhất, đã tạo ra một vùng Thánh địa mở rộng khắp miền Tây Nam Bộ, thành “đặc vùng đạo đức” nổi tiếng, mà trong cả nước không nơi nào có được. Sự hiện diện và lợi ích thiết thực của đạo PGHH không bút mực nào có thể mô tả tận cùng. Từ kẻ dốt người thông ai cũng có thể nhìn thấy rõ ràng trước mắt. Duy chỉ có thiểu số tăng đồ cố chấp, tỳ hiềm, tật đố…ngắm nhìn bằng cặp kiếng đen qua lăng kính miệng giếng, mới mờ hồ cảm thấy mặt trời luôn xám xịt đó thôi!

Ở một đoạn khác Thích Phước Tiến nói rằng:“Phật giáo đã trở thành tín ngưỡng dân gian từ lâu”. Đây là kiểu nói “ẩu” vô căn cứ. Phật giáo lúc nào cũng là một nền triết học siêu việt đệ nhất trong Tam giáo, do đâu ông biến thành “Tín ngưỡng lễ hội” ngang xương như vậy. Ông hãy xem quyển Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo của Quốc hội ban hành, ông sẽ rõ về sự giải thích rất khác biệt giữa tín ngưỡng dân gian và tín ngưỡng tôn giáo rất xa, một trời một vực.
Tôn giáo có tính triết lý, hệ thống tổ chức, khuôn khổ giới luật, phương pháp hành trì…còn tín ngưỡng dân gian chỉ là niềm tin do tập quán, phong tục, văn hóa tâm linh theo truyền thuyết hoặc giai đoạn lịch sử vùng miền. Đặc tính của tính ngưỡng dân gian là không có cá nhân đứng ra sáng lập, không có tôn chỉ, giáo điều, giới luật và phương pháp tu hành. Chỉ phần lớn là sự thờ cúng tri ân, tưởng nhớ anh hùng dân tộc,Tổ tiên, hoặc tín ngưỡng theo truyền thuyết có chánh có tà lẫn lộn…sinh hoạt tín ngưỡng dân gian được biểu hiện qua hình thức thờ cúng, lễ hội. Cơ sở của tín ngưỡng loại hình này là: Đình, Miếu, Lăng, Đền,…Non núi, hang động, hoặc khu di tích…
Một ví dụ về tín ngưỡng dân gian như: Lễ hội bà Chúa Sứ Núi Sam, Châu Đốc…đâu có mang hình thức tôn giáo nào.
Một ví dụ khác về tín ngưỡng tôn giáo mới của hai tôn giáo Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo, đều có giáo pháp, tôn chỉ hẳn hoi.

Đầu giữa thế kỷ 20, ngày 15/10/ Bính Dần (1926) đạo Cao Đài được Đức Hộ Pháp Phạm CôngTắc khai sáng tại tỉnh Tây Ninh, Miền Đông VN với hình thức một Tôn giáo mới, Ngài dùng cơ bút Đức Chí Tôn chuyển cơ giáo hóa nhân sanh, theo nguyên tắc thông công giữa Thiên đạo và Thế đạo thành Pháp Chánh Truyền, do sự điều hành của hai cơ quan Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài, dưới sự chưởng quản của Đức Chí Tôn nơi ngôi Bát Quái Đài. Vừa xoay chuyển vận hành, vừa lọc lừa tuyển chọn chân tu, qui nguyên Tam Giáo, hiệp nhứt Ngũ chi, theo chu kỳ Tam nguơn. Chứ phải đâu là sự ngẫu nhiên gắn ghép, vay mượn kinh pháp “Từ 80% của Phật Giáo 20% của Nho Giáo và một phần của Thiên Chúa”. Còn qui chụp “Hòa Hảo cũng không ngoài cách đó”, như ông phàm tăng TPT đã lớn giọng ngông cuồng trong đĩa vấn đáp kỳ 25. Xin hỏi ông Lê Thanh Tròn (tục danh)! ông và Ban nghiên cứu Phật giáo Việt Nam đã làm cuộc “thống kê vay nợ” hồi nào mà có số liệu cụ thể phần trăm y như thiệt vậy? Nếu chưa Hội thảo khoa học về đạo Cao Đài và PGHH mà dám “sạo” đưa ra tỷ lệ trắng trợn như vậy là loại “sư man” (sư nói dối).

Nếu như mục đích của Đạo Cao Đài là qui nguyện Tam Giáo bằng Pháp Chánh Truyền, đặt nặng cứu cánh Tiên Đạo (Thiên Đạo) đưa nhân sanh đến Hội Long Hoa và cảnh giới Thiêng liêng hằng sống với Đức Chỉ Tôn và Phật Mẫu. Thì PGHH cũng tương tự dựa vào nền tảng Tam Giáo, cốt lõi là vãn hồi đạo Nhân và chấn hưng đạo Phật. Đặt nặng cứu cánh đưa tín đồ đến hai cảnh giới thanh tịnh là Hội Long Hoa và Tây Phương Cực Lạc. Bằng yếu pháp Thiền Tịnh song tu.Tất cả giáo pháp của PGHH được Đức Huỳnh Giáo Chủ lược tả, tinh gọn từ ngũ thừa Phật giáo như: Tứ Ân, Thập Thiện, Bát Chánh, Tứ Diệu Đế, Môn Hoàn Diệt, Thập Nhị Nhân Duyên, Lục Căn lụcTrần,Từ, Bi, Hỉ, Xả. Đặt biệt là pháp môn Tịnh Độ của PGHH mang đặc tính Thiền Tịnh song tu: lìa ngũ trược, phá ngũ uẩn, thắng thất tình, trừ lục dục, tịnh Tam nghiệp…và Trì danh niệm Phật theo tứ oai nghi, (đi, đứng, ngồi, nằm) ngay cả trong sinh hoạt đời sống hằng ngày.

Tóm lại: Đạo Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo đều có một lịch sử hình thành và quá trình hành đạo rất danh chánh ngôn thuận, đồng khai sáng trên đất nước Việt Nam.Có hai đấng Giáo Chủ là bậc siêu phàm thấu đạt Thiên cơ, đạo lý và nhân tâm. Mở đạo đúng thời kỳ thế giới lâm vào hai cuộc đại chiến tranh đệ nhất và đệ nhị vô cùng tàn khốc, đất nước lầm than dưới gót giầy xâm lược. Nhằm khôi phục truyền thống Đạo đức và vận động tín đồ cùng dân tộc đánh đuổi xâm lăng. Trong khi đó PGVN giai đoạn ấy đã đóng góp được gì trong cuộc kháng chiến chống Pháp? Để đến khi thống nhất, lại có đủ điều kiện lợi dưỡng hưởng thụ giàu sang “Riêng pháp bảo,riêng chùa,riêng Phật”, nghinh ngang đi đó đi đây xuyên tạc, bôi nhọ, những người “Tôn giáo anh em” các ông đáng lý ra phải tự thẹn chính mình là vô tích sự với non sông dân tộc lúc bấy giờ mới phải.

Qua các chứng cứ nêu, đi đến kết luận: Đạo Cao Đài do Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc sáng lập thì đương nhiên được tôn là Giáo Chủ; Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập ra đạo PGHH cũng được tôn là Giáo Chủ; Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương do Đức Phật Thầy khai sáng thì Phật Thầy là Giáo Chủ; Đức Bổn Sư Ngô Lợi cũng đáng tôn là Giáo Chủ đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Điều nầy kẻ mới nhập môn cũng rõ, cớ gì nhà sư P.Ban Hoằng Pháp lại ngây ngô chẳng hiểu! Nếu từ rày ông còn bướng bỉnh ăn nói ngang ngược xúc phạm đạo Cao Đài và PGHH là phá hoại đoàn kết các tôn giáo. Chúng tôi đồng loạt tố cáo ông trước pháp luật. Nhưng lần này chỉ tạm cảnh cáo cho ông được xin lỗi trên đĩa.
Xin hỏi ông, xưa nay có Tôn phái nào trong Tam Giáo mà không dựa vào những lời Phật,Thánh,Tiên chỉ dạy hay không? Mà ông chê rằng “Cao Đài và PGHH dựa vào triết lý đã có sẵn, nói mới mà không mới gì cả”. Sao lại không mới về phương pháp giáo hóa cho thích hợp thời đại, ít nhất cũng mới hơn PGVN về cách tu Vô Vi, về tinh thần nhập thế, về hành sử Tứ Ân, xả thân phụng sự đồng bào nhân loại không mưu cầu lợi dưỡng…Luôn đề cao và trung thành theo triết lý Phật Giáo chân truyền “Nối theo chí Thích Ca ngày trước”. Dầu Phật ba đời cũng không rời khỏi chân lý Phật giáo. Về điều này chỉ có bậc đắc đạo, hoát nhiên đại ngộ như Đức Huỳnh Giáo Chủ, Đức Hộ Pháp mới đúng danh nghĩa Thánh Tăng đại đệ tử của Đức Thích Ca, Đức Ngọc Đế, mới đủ Thánh tâm, Phật trí nối chân truyền và chấn hưng Phật Giáo. Còn hạng ác tăng, tà tăng… chỉ độn vào tăng đoàn phá Phật, nhằm thực hiện lời nguyện năm xưa mà thôi!

Còn việc ông nói “Hòa Hảo lấy câu niệm Phật Di Đà làm sở niệm của họ” thật vô duyên tối nghĩa. Câu lục tự này của riêng ai mà lấy. Đức Thích Ca hay Đức Di Đà có bàn giao câu này cho PGVN làm sở hữu chưa, mà PGHH trì danh niệm Phật, ông lại tỏ ra ganh tị tức tối như bị mất phần. Chắc ông tưởng pháp môn Tịnh Độ là giáo sản của PGVN, không ai được rớ tới khi ông và PGVN chưa cho phép chăng? Ông đừng ảo tưởng, từ rày đã có chúng tôi theo sát những bài thuyết trình của ông để tiếp tục có nhận định về ông. Ông còn lạc quẻ đáng kể thêm nữa là, ông nói: “PGHH lấy một phần của đạo Hiếu Nghĩa để làm từ thiện” Nếu luận cho sát sườn là PGHH có nghĩa vụ hệ thống hóa toàn diện giáo hệ Bửu Sơn Kỳ Hương mới đúng. Lời của ông quá lục cục lòn hòn, tôi nghe nhiều lần nhưng không sao tóm lược thành câu cho đừng tối nghĩa. Vì cái tâm sân si cực độ nên lời nói cũng khó ổn định văn phạm ngữ nghĩa cho suông.
Đã tranh luận quá nhiều về lý thuyết, chắc cũng khó thuyết phục được ông về hiệu quả siêu việt của nền chánh đạo PGHH. Để ông và công luận đủ tin qua chứng cứ khách quan, chúng tôi giới thiệu sự kiện “Phát Huệ” của một tín đồ PGHH hồi thập niên 40, thay cho lời kết.
Đó là ông Trần Duy Nhứt, pháp hiệu Thanh Sĩ đã tu tập trong vòng 6 năm (từ 1943-1948) theo phương pháp Học Phật Tu Nhân:
“Lấy tâm Phật đạo hành Nhân đạo
Nhân đạo hoàn thành đạo Phật siêu”
Khi đã phát huệ ông vừa thuyết pháp vừa sáng tác hơn 30 tác phẩm nổi tiếng. Nhất là bộ Hiển Đạo đã từng được giới tăng ni in ấn phát hành và nghiên cứu. Trong khi ông Thanh Sĩ chỉ được xem là một tín đồ trung thành của PGHH, chứ không hề có một chức sắc lớn nhỏ nào trong Giáo Hội. Tín đồ thường của Đức Huỳnh Giáo Chủ còn như thế, thì tự nhà sư TPT cùng đông đảo tăng ni Phật tử hãy tưởng tượng đến bực Thầy như Đức Huỳnh Giáo Chủ thì sự quảng đại thần thông và trí tuệ siêu việt, có phải đến mức “bất khả tư nghị” không? Xin công luận tự do nhận định, để so sánh với sự chỉ trích của nhà sư P.Ban Hoằng Pháp Thích Phước Tiến.
Cuối cùng cũng không quên đề nghị nhà sư Thích Phước Tiến, nên tự giác xin lỗi cộng đồng hai tôn giáo Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo về những phát ngôn khiếm nhã, được ghi trong youtube “Vấn Đáp…2015”và các đĩa trước đó, có xúc phạm bổn giáo chúng tôi, nếu ông không có cách nào giải thích thuyết phục khác. Xét thấy sự kiện trên ông đã vi phạm Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo năm 2004 Quốc Hội khóa XI. Ở điểu 1, chương I, xin trích “Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Công dân có tín ngưỡng, tôn giáo hoặc không có tín ngưỡng tôn giáo cũng như công dân có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau phải tôn trọng lẫn nhau”. Nếu trong vòng 1/2 tháng, ông không đáp ứng yêu cầu trên. Chúng tôi sẽ làm đơn Khiếu nại gửi cơ quan chức năng xem xét, đồng thời nhắc lại số tồn đọng hành chánh mà Học viện PGVN tại TP.HCM và BTS/PGVN tỉnh An Giang, chưa xử lý dứt điểm về vụ việc Thích Thiện Huệ luôn thể.

Nguyễn Châu Lang

Attachments area

Preview YouTube video Thich phuoctien phê phán sai lệch vê CĐ&PGHH

Thich phuoctien phê phán sai lệch vê CĐ&PGHH

hhuynh5511@aol.com

Nov 21

to anhle2026, bach.phan, bactruyen2010, baloct, Baokiem2006, baoquangtinhda., baovetudo, binhnguyenmd, buiquangdinhpg., calitoday, canoht, Caodainews, caotridung38, chuonggiang, Chuacuuthe, congbang, CRFVN, cuongle_115, daohthao, daploisongnui, ddpghh, duongthanhton, dunzpghh, ducdaubac, drmaxai

Kính,

Xin chuyđế qúi thân hữu và đồng đạo trong, ngoài nước các phản ảnh của đồng đạo PGHH về bài trao đổi Phật pháp kỳ thứ 25 của Thích phước tiến Trụ trì tu viện Tường Vân, E 4/6 đường Nguyễn Văn Trí, Thị trấn Tân Túc, Huyện Bình Thạnh, Tp/hcm  Sài Gòn, (VN). Hiên nay được nhà nước csVN chuẩn nhận trong những chức vụ sau đây: -Phó ban Văn hóa Phật giáo Tp/hcm, -Phó tổng thư ký Viện nghiên cứu Phật hoc, -Ủy viên ban hoằng phápTrung Uơng PGVN. 
Đả cho rằng hai tôn giáo Cao Đài và PGHH là góp nhặc và vay mượn từ PG, KG hay nói đúng hơn là “ĐẠO VĂN”, đìèu nầy gây phẩn nộ rất lớn trong các tuần qua tại VN.
Trân trọng,
HH.
 
Xin qúi vị Click vào để xem đoạn Video nói trên.
Attachments area

Preview YouTube video Thich phuoctien phê phán sai lệch vê CĐ&PGHH

Thich phuoctien phê phán sai lệch vê CĐ&PGHH
Categories: Lịch Sử PG Hòa Hảo | Leave a comment

Phản ảnh của tín đồ PGHH về bài nói chuyên của Thích phước tiên

Phản ảnh của tín đồ PGHH về bài nói chuyên của Thích phước tiên

Inbox
x

hhuynh5511@aol.com

Nov 21

to anhle2026, bach.phan, bactruyen2010, baloct, Baokiem2006, baoquangtinhda., baovetudo, binhnguyenmd, buiquangdinhpg., calitoday, canoht, Caodainews, caotridung38, chuonggiang, Chuacuuthe, congbang, CRFVN, cuongle_115, daohthao, daploisongnui, ddpghh, duongthanhton, dunzpghh, ducdaubac, drmaxai
Kính,

Xin chuyđế qúi thân hữu và đồng đạo trong, ngoài nước các phản ảnh của đồng đạo PGHH về bài trao đổi Phật pháp kỳ thứ 25 của Thích phước tiến Trụ trì tu viện Tường Vân, E 4/6 đường Nguyễn Văn Trí, Thị trấn Tân Túc, Huyện Bình Thạnh, Tp/hcm  Sài Gòn, (VN). Hiên nay được nhà nước csVN chuẩn nhận trong những chức vụ sau đây: -Phó ban Văn hóa Phật giáo Tp/hcm, -Phó tổng thư ký Viện nghiên cứu Phật hoc, -Ủy viên ban hoằng phápTrung Uơng PGVN. 
Đả cho rằng hai tôn giáo Cao Đài và PGHH là góp nhặc và vay mượn từ PG, KG hay nói đúng hơn là “ĐẠO VĂN”, đìèu nầy gây phẩn nộ rất lớn trong các tuần qua tại VN.
Trân trọng,
HH.
 
Xin qúi vị Click vào để xem đoạn Video nói trên.
 
                                        ***********
Lời phê phán nông cạn về hai Tôn giáo Cao Đài và PGHH của Thích phước tiến.

–oOo–

Liên tiếp mấy tuần qua dư luận trong cũng như ngoài nước bàn tán nhiều đến một nhà sư trẻ, tông đồ Phật giáo, do nhà nước VN chuẩn nhận: Thích phước tíến, hiện trú quán tại Tu Viện Tường Vân, tọa lạc tại 4-6 đường Kỳ Đồng, huyện Bình Thạnh, Sài Gòn (Việt Nam).

Trong phần ‘Vấn đáp Phật Pháp’ lần thứ 25, ở giửa đoạn video có đề cập đến hai tôn giáo (nội sinh) Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo… Thích phước tiến cho rằng: giáo lý của hai tôn giáo nầy là do góp nhặc từ đạo Phật, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Khổng giáo .v.v… đây là một sự tổng hợp nhất thời, cập nhật lời của Đức Phật để rồi gắn thành một cái tên “mới” hay đúng hơn là Thích phước tiến muốn ám chỉ hai vị Giáo chủ Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo “đạo văn” mà thôi!

Chúng tôi không muốn đi sâu về cá nhân của Thích phước tiến, vì thiển nghĩ nhiều người trong xã hội Việt Nam hiện tại được khoát chiếc áo ‘Tu hành’, và hầu như họ đã hoàn toàn bị chính trị hóa, con người không còn một chúc tư duy nào cả! Chỉ biết vâng theo bàn tay vô hình phía sau lôi kéo…họ gần như con ‘Vẹt’ học nói tiếng người… họ chỉ nhai đi, nhai lại những gì thu thập được! Khi mở đoạn video nhìn cách lật qua lật lại từng câu hỏi và không cần đọc lại các câu hỏi như được dự tính… Khi xem đoạn video chúng tôi cũng có thể đoán chắc nó nằm ở khoảng nào ở video trong nầy? Thủ thuật; Chỉ có thể lừa các em nhỏ ở lứa tuổi lên ba mà thôi! Nó không khác hơn gì ở cuộn phim “ Dưới ngọn cờ đại Nghĩa”, Cuốn sách “Dòng sông thơ ấu”, Sư thúc Huỳnh Phú Sổ” hay “Luận văn tốt nghiệp của Thích thiện huê”… Thích phước tiến có thao thao bất tuyệt trong ngôn từ (từ đời lẫn đạo), nhưng đó chỉ là lời ru ngũ cho hạng người kém trí, vô minh! Hãy nhìn xem tư cách và hình dáng của Thich phước tiến, phỉ chi đóng vai “Trư Bác Giái” trong bộ phim ‘Tam Tạng Thỉnh Kinh’ có lẽ hay hơn…nhất là lúc nào cũng dùng những danh từ của giới ‘giang hồ’ trong Việt Nam hiện tại. Ôi! tội thay cho một số người vì muốn lưu truyền những lời Kim ngôn, Ngạn ngữ của Chư Phật … rồi lại tiếp tay, in ấn, phổ biến các băng đĩa một cách vô tội vạ.. mà không dùng trí đạo quán xét việc nào nên làm và việc nào không nên làm!

Không muốn phân tích nhiều về các cá nhân nầy, chúng tôi chỉ muốn đề cập đến chủ trương từ bước lủng đọan và ngầm hủy thể các Tôn giáo (nội sinh) trong lòng dân tộc Việt. Riêng với Phật Giáo Hòa Hảo có thể vì con số tín đồ gần một phần mười so với dân số cả nước đã và đang hấp thụ sâu sắc tín ngưỡng nầy, mà người lảnh đạo nào cũng e ngại hay chăng?

Khi người tín đồ chọn cho chính mình con đường chính đạo, với chủ đích là thuần thành hạnh nguyện cầu giải thoát cho bản thân và tha nhân… Trong khi đó giáo điều ‘Tu nhân, Học Phật’ ở bước đường đầu tu học là giữ tròn Tứ ân,trong đó gồm : 1/- Ân Tổ tiên, Cha Mẹ, 2/- Ân Đất Nước, 3/- Ân Tam Bảo, 4/- Ân Đồng Bào và Nhân loại… Chính ân đất nước được Đức Thầy đã dạy: “Sanh ra ta phải nhờ ơn Tổ tiên, cha me, sống ta cũng nhờ ơn đất nước, quê hương. Hưởng những tất đất, ăn những ngọn rau, muốn cho sự sống được dễ dàng, giống nòi được truyền thụ, ta cảm thấy có bổn phận phải bảo vệ đất nước khi bị kẻ xâm lăng dày đạp, Rán nâng đỡ xứ sở quê hương lúc nghiêng nghèo, và làm cho được trở nên cường thịnh. Rán cứu cấp nước nhà khi bị kẻ ngoài thống trị. Bờ cõi vững lặng thân ta mới yên, quốc gia mạnh giàu mình ta mới ấm. Hãy tùy tài tùy sức, nỗ lực hy sinh cho xứ sở. Thảng như không đủ tài lực đảm đương việc lớn, chưa gặp thời cơ giúp đở quê hương, ta phải rán tránh đừng làm việc gì sơ xuất đến đổi làm cho nước nhà đau khổ và đừng giúp sức cho kẻ ngoại địch gây sự tổn hại đến đất nước. Đó là ta đền ơn cho đất nước vậy”
hay câu kệ dưới đây
“…Tăng sĩ quyết chùa am bế cửa, 
Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha. 
Đền xong nợ nước thù nhà, 
Thiền môn trở gót Phật đà Nam mô…” 

Bước kế theo là tiến dần đến Học đạo, tức học theo hạnh Chư Phật để tiến đến đắc thành quả vi. Nhưng vì biên kiến và chưa thông suốt lý đạo nên đã gây nhiều suy nghĩ sai trái trong việc hành đạo của người tín đồ, tạo luôn trắc trở trong nhiều thập niên qua… Ngay như đến nay vẫn còn rất nhiều thành kiến đối với danh từ Phật Giáo Hòa Hảo!

Phật Giáo Hòa Hảo: Là tên đặc của một tôn giáo Dân tộc, người sáng lập là Đức Thầy có thế danh là Huỳnh Phú Sổ. Ở giai đoạn sơ khai; dưới thời kỳ đô hộ giăc Pháp một số người cố tình làm nhẹ đi sự tôn kính, sùng bái của tín đồ kháp nơi nơi nên gọi là đạo Hào Hảo, mấy ông Hòa Hảo hay cả vị Giáo chủ cũng được họ gọi là Ông Tư Hòa Hảo v.v… Gọi Phật Giáo Hòa Hảo là Hòa Hảo cũng ví như khi viết Tên người, mà không viêt Họ vậy. Ngoài ra PGHH theo tinh thần dân gian thì nền Phật Đạo được Đức Thầy khai sáng nơi địa danh Hòa Hảo.

Thích phước tiến chỉ là con ‘ếch ngồi đáy viếng’ không hơn không kém, với trình độ hiểu biết hạn hẹp, lại tự cao, tự đại, thi hành theo kế sách của ai đó, mà không biết rồi đây sẽ là những con vật tế thần, như các bậc đàn anh khác vậy! Thích phước tiến hay dù có thế lực lớn phía sao như thế nào đi nữa cũng không thế nào phá vỡ được đức tin và sự thuần thành của đại khối tín đồ PGHH được. Hơn thế nữa sách vở và tài liệu trong công luận thế giới đã chánh thức ghi nhận Đức giáo chủ Huỳnh Phú Sổ là Bồ tác, là vị Hoạt Phật, là một nhà đại cách mạng tôn giáo, và vai vị thế tục của Ngài còn được xem như là một đại minh triết Việt Nam,

Ước mong các bậc thức gỉa, những người đạo đức hãy cùng tiếp tay ngăn chặn các việc làm có tính cách gây cho nhân tâm ly tán, tình thương yêu của cộng đồng dân tộc bị rạn nứt, không còn sức mạnh mưu cầu hạnh phúc an lành cho quê hương xứ sở.

Trân trọng,
Hoa Kỳ, mùa lập đông 2015
HH

*****
“NỘ KHÍ” 
của nhà sư Thích phước tiến–Phó ban Văn Hóa Phật giáo Tp/HCM – Phó Tổng Thư ký viện nghiên cứu Phật học – Ủy viên ban hoằng phápTrung Ương GH/PGVN

Hơn nữa tháng nay, trên internet xảy ra hiện tượng “chọi đá” dữ dội, nhắm vào nhà sư Thích phước Tiến, trụ trì chùa Tường Vân. Lý do ông sư “thừa đạm” có diện mạo bảnh bao này đã biểu lộ động thái cường nộ và phát ngôn cẩu thả hết sức bất nhã, chẳng khác phường tục lưu hạ đẳng. Khi trả lời những câu hỏi thật khiêm tốn và giản dị của Phật tử bên dưới: “Những bài thuyết trình của Bé Như Ý và nhóm thiếu nhi năng khiếu PGHH có phải là chánh pháp không?”.
Liền chạm đến phàm tánh, nhà sư nổi “nộ khí xung thiên” cao có, trợn mắt, khoa tay quá trán,lớn giọng câu mâu,lôi cả hai Tôn giáo bản địa(Cao Đài và PGHH) ra xuyên tạc, phỉ báng cho “đã nư”… Trước khi ông ta ăn thua thẳng tay với lũ trẻ thơ ngây, chỉ đáng là “cháu ngoại” so với tuổi của nhà sư. Xin lỗi, chúng tôi lúc nào cũng “Nên cung kính các tăng sư tu hành chơn chánh” nhưng cũng sẵn sàng giải thích chứng minh điều chánh lý, nhằm khuyên can, ngăn chận những hạng tu hành giả dối, thường dùng tà kiến, tật đố xuyên tạc phỉ báng các tôn giáo khác. “Nếu các ông vẫn tiếp tục làm điều tà mị, (chúng tôi) phải bài trừ triệt để và giảng giải cho quần chúng cùng những tín đồ nhà Phật hiểu đặng xa lánh họ”. Xin mời quí độc giả gõ hàng chữ “Thích Phước Tiến 2015, Hòa Hảo có liên quan gì với Phật Giáo” sẽ có ngay chứng cứ đành rành. Để kiểm nghiệm những điều mà cộng đồng 2 tôn giáo Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo hiện đang phản ứng có chánh đáng hay không?

Thật không ngờ! cứ tưởng sau hậu quả “Luận văn tốt nghiệp” của tăng sinh Thích Thiện Huệ hồi 2012. Đã khiến Học viện PGVN tại TP.HCM phải hứng chịu những cơn “mưa đá”, tan hoang uy tín của bổn viện suốt 3 năm liền (2012-2014) buộc Học viện phải hai lần ra công văn xin lỗi cộng đồng PGHH, mà vẫn còn tồn đọng không ít những cam kết chưa khắc phục dứt điểm. Xem như “Nợ cũ” vẫn còn đó!
Đáng lý, đó là bài học “Nhớ đời” cho những ai còn mang lốt áo nhà sư trong PGVN, phải hết sức cẩn ngôn, cẩn hạnh, và dè chừng khi làm MC hoặc thuyết trình trước công chúng. Dè đâu Thích Phước Tiến một nhà sư sở hữu một tu viện đồ sộ (mới chát) với chức vụ P.Ban Hoằng Pháp, viện nghiên cứu PGVN, lại cố tình dẫm chân lên “vết xe đổ” của đàn em cùng một “lò” đào tạo từ Học viện PGVN/TP/HCM cho đến Univer Pune Ấn Độ. Sự luân phiên phá hoại sự đoàn kết các tôn giáo này, của 2 huynh đệ “thiện huệ, phước tiến” có phải từ động cơ “lợi ích nhóm”, hay là cuộc “nhảy rào” đi ngược chủ trương đã từng được Học viện đề cập trong công văn đã hai lần phúc đáp cho BTS/PGHH/TƯ. Đề nghị Hội đồng Trị Sự PGVN và các cơ quan chức năng nên vào cuộc theo trách nhiệm quản lý và giám sát, kịp thời đưa ra hướng giải quyết thỏa đáng.
Tiếp sau đây là phần phản biện. Xin mời quí vị bấm link “Thích Phước Tiến vấn đáp kỳ thứ 25. Từ phút 1h 06 đến 1h 14” để xem lại thật kỹ những biểu hiện trong 8 phút “tật đố”. Với khuôn mặt “tròn vình như tên gọi” đứng sau một tràng hoa tươi thắm được trưng bày trang trọng trải phủ ngang giáp cả bụt giảng, biểu thị lòng ngưỡng mộ của thính chúng đối với một vị sư có chức sắc nổi trội trong hàng lãnh đạo PGVN. Làm như vậy, họ không dám mong đợi được nghe toàn lời đạo lý. Bởi vì ông sư này ít khi tỉnh táo, thường có thói quen cao ngạo và sân nộ vô chừng. Nhưng không đến nỗi phải bị ngộ độc nặng bởi sự lây nhiễm tà kiến, biên kiến, kiến chấp…quá sân si như lần này, từ một nhà sư “phản cảm” quá nặng chất phàm.
Này ông Phước Tiến! ông cần gì phải la lớn như vậy, trong khi “mồm mép” của ông vẫn còn kê sát micrô để quát tháo rằng: “Hòa Hảo là Hòa Hảo, Phật giáo là Phật giáo…” Ai đã giành giựt cái danh hiệu Phật giáo, hay muốn dính líu gì với sự nghiệp “Chùa cao Phật lớn” của ông, khiến ông phải sợ hãi mà vội phân ranh nhỏ mọn, một cách thiếu lễ độ và phạm pháp như vậy? Chúng tôi không cho phép ông hay bất cứ ai được tùy tiện gọi ngang xương “Hòa Hảo này Hòa Hảo nọ” trong mọi trường hợp. Vì đạo Phật Giáo Hòa Hảo có Tôn danh “bốn chữ” đầy đủ, và đã có pháp nhân ngang hàng với PGVN và các tôn giáo hợp pháp khác. Còn hơn hẳn PGVN về tính chất siêu phàm của vị Giáo Chủ, cùng với nền Giáo lý Phật pháp chân truyền, khế cơ khế lý, hội đủ yếu tố minh triết, vừa truyền thống lại vừa hiện đại. Do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập và lược tả trong Ngũ thừa Phật giáo và san định rút gọn từ tinh lý Tam giáo. Điều này hơn 166 năm qua PGVN chưa hề có được. Phải chăng vì sự chênh lệch này, đã khiến một số sư sãi PGVN tỏ ra mặc cảm, nên tìm cách này cách nọ bôi bác chỉ trích cho thỏa dạ ghét ghanh? Xin một lần nữa chúng tôi công khai khẳng định với các ông rằng: Phật Giáo Hòa Hảo chính thống thuộc tông phái Phật Giáo bản địa, mang đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Nhưng để cho không lẫn lộn với PGVN ngày nay. Đức Huỳnh Giáo Chủ gắn thêm địa danh Hòa Hảo trong tôn danh, để vừa khiêm tốn biểu thị tính chất hiền hòa, hảo hiệp vừa ghi dấu địa danh thanh nhã bao dung của vùng Đất Thánh. Đó là lịch sử hiển nhiên của PGHH không thể tranh cãi, do Thiên lý đã an bài.
Dù các ông có bất bình, chống phá cỡ nào thì cũng chỉ như “Tên bắn vào khoảng không” vô ích!. Các ông nên nhớ rằng, xúc phạm đấng Giáo Chủ siêu phàm là phạm ngũ nghịch, chẳng những bản thân đọa Địa ngục, mà còn lây sầu đến Tổ tông nữa!
Trong lúc sân nộ tối tăm, ông dùng lời ngụy biện cao rao với luận điệu hết sức vụng về không lối thoát rằng: “ Cao Đài và Hòa Hảo là hai tôn giáo sanh sau, nên giáo lý chỉ vay mượn của Phật giáo, Khổng giáo, Thiên Chúa, BSKH và các tín ngưỡng dân gian… chứ chẳng có gì mới. Cũng không có truyền thống lịch sử như Đức Phật Thích Ca, Đức Chúa Giê Su, Đức Khổng Tử, nên không thể gọi người lập Đạo mới đầu giữa thế kỷ 20 là Giáo Chủ được.Ông còn dè dặt tạm gọi “một người nào đó” đứng ra tổ chức tổng hợp…”
Nếu biết phận mình thuộc loại sư “dựa cột” thà làm thinh, không ai nói ông “câm” và cũng không ai biết mình là ông sư “tu lâu mà vẫn dốt” chỉ nhờ cái vẻ ngoài bóng loáng của lốt áo cà sa vàng hựt. Ông lạm dụng chi cái chức phó Ban hoằng pháp, để phát biểu trịch thượng linh tinh cho tổn thương tổ chức danh giá của viện nghiên cứu Phật giáo Việt Nam. Ông hiểu thế nào về danh từ Giáo chủ, thế nào là dòng truyền thừa của Phật giáo ba đời, thế nào là lịch sử Tam giáo, thế nào là Phật giáo bặt truyền, Phật giáo thất truyền, thế nào là giai đoạn chấn hưng. Nhất là phải tự hiểu sự nghiệp Phật giáo không phải là tài sản sở hữu của PGVN hay bất cứ tông phái nào. Mà do Đức Thế Tôn khai sáng để cứu nhân loại. Thế nên bất kỳ tín đồ Phật giáo hay tông phái Phật giáo nào cũng được quyền thừa hưởng và có nghĩa vụ bảo vệ và truyền bá, trên mọi hình thức. Dựa vào góc độ nào, ông chỉ trích và tranh dành với các tôn giáo tu theo Phật pháp. Ông đừng tưởng PGVN có thế dựa dẫm mạnh, rồi ngạo mạn khinh thường đạo Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo. Chính Cao Đài và PGHH mới đáng tự hào là tôn giáo có cội nguồn xuất xứ tại Việt Nam. Còn các ông cần xem lại coi có bị lai căn đủ thứ chủng loại thất truyền từ Trung Quốc về (Chùa cao Phật lớn, lầu phướn, xá hạc, pháp khí đàn đẩu trống phách in ỏi âm thinh sắc tướng)? Vào thời Đức Thich Ca, tăng đoàn có sắm sửa, trang hoàng đủ thứ hình tướng như các ông đang sở hữu hiện nay chăng?

Chúng tôi sẽ trình bày cho các ông rõ: Thế nào là Giáo chủ, là Tôn giáo, và các điều kiện cần thiết để được công nhận là một tôn giáo thuộc tông phái Phật giáo như sau:
– Tôn giáo: Là một tổ chức có giáo lý, tôn chỉ hướng dẫn việc tu hành, làm lành lánh dữ. Dạy con người phương pháp hướng thượng, biết tự giác giác tha theo con đường chân thiện mỹ từ nấc thang đầu đến nấc thang cứu cánh.
– Tông phái Phật giáo: Là tôn giáo có giáo lý và tôn chỉ dạy tu theo Ngũ thừa Phật giáo (Nhân,Thiên,Thinh văn, Duyên giác và Bồ tát).
– Giáo Chủ: Là vị sáng lập ra tôn giáo và là người đứng đầu tôn giáo.
– Tổ sư: Là vị được truyền thừa từ vị Giáo Chủ. Các Tổ sư được truyền tiếp theo liên tục gọi làTổ, Tổ tương truyền như: 27 đời Tổ Thiền tông Ấn Độ và 6 TổTrung Hoa và 13 Tổ Liên Tông Trung Quốc.
Dựa vào các định nghĩa khái lược trên, thì khái niệm về Tôn giáo hay được tôn gọi là Giáo Chủ, hoàn toàn không có yêu cầu yếu tố thời gian hay không gian lịch sử lâu mau gì cả. Vậy ông Phước Tiến hãy xem lại cách so sánh chống trái lịch sử vô lối của ông đã (buộc các Giáo chủ phải có quá trinh dài hàng ngàn năm như Đức Thích Ca, Đức Giê Su, Đức Khổng Tử mới được ông “chấp nhận”). Nếu vậy ông gọi hai vị sáng lập đạo Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo bằng danh hiệu gì chánh thức khác thay cho tôn danh Giáo chủ? ông tự làm khổ chính mình trong cách tôn xưng chi vậy?

Vậy đạo Phật Giáo Hòa Hảo có đủ các yếu tố của một tông phái đạo Phật và Đức Huỳnh Giáo Chủ rất chính danh được tôn xưng, cả về đạo lý lẫn pháp lý. Vì PGHH hội đủ 8 yếu tố căn bản sau:
1/. Có Đức Giáo Chủ khai sáng: Đức Giáo Chủ có tên tộc là: Huỳnh Phú Sổ, sinh năm 1920 (Kỷ Mùi) tại làng Hòa Hảo, Tân Châu, An Giang. Là đấng cứu thế có xác phàm bằng xương bằng thịt.
2/. Có ngày khai sáng là ngày 18 tháng 05 năm Kỷ Mão (1939) được Đức Huỳnh Giáo Chủ tuyên ngôn công khai trong bài “Sứ Mạng”. “Nên ngày 18 tháng 05 năm Kỷ mão, Ta hóa hiện ra ra đời cứu độ chúng sanh. Tuy là nhơn dân mới rõ pháp mà tưởng rằng Ta thượng xác cỡi đồng chớ có dè đâu chuyển kiếp đã từ lâu chờ đến ngày ra trợ thế. Nên phương pháp của Ta tùy trình độ cơ cảm của Tín nữ Thiện nam, trên thì nói Phật pháp cho kẻ có lòng mộ Đạo qui căn, gây gốc thiện duyên cùng Thầy Tổ, dưới dùng huyền diệu của Tiên gia độ bịnh để cho kẻ ít căn lành nhờ được mạnh mà cảm lòng từ bi của Chư vị với Trăm quan”.
3/. Có Tổ Đình là nơi khai sáng Đạo (ngôi nhà Đức Ông Huỳnh Công Bộ và Đức Bà Lê Thị Nhậm, song thân của Đức Giáo Chủ có địa chỉ cũng tại nơi sinh trưởng làng Hòa Hảo, Tân Châu, An Giang.
4/. Có tên gọi là Phật Giáo Hòa Hảo (không trùng với bất kì tôn giáo nào trong lịch sử các tôn phái Phật giáo).
5/. Có nghi thức thờ phượng đặc trưng Tam Bảo trong nhà là tấm“Trần Dà” và Tam Bảo ngoài trời là “Bàn Thông Thiên” một bàn thờ “Ông, Bà” tương trưng Cửu Huyền Thất Tổ.
6/. Có pháp môn, tôn chỉ “Học Phật Tu Nhân” tại gia cư sĩ được kiết tập trong quyền “Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý” do Đức Giáo Chủ PGHH lược tả từ Ngũ thừa Phật giáo và san định từ Tam giáo.
7/. Có số tín đồ rất đông đảo, từ cuối năm 1939, gần hơn 2 triệu và tăng dần tỷ lệ thuận với mức độ gia tăng dân số Quốc gia, đến nay ước đoán gần 8 triệu người. Tương đương số tín đồ PGVN.
8/. Có BTS/PGHH/TƯ và địa phương từ năm 1945. Có cơ sở Thờ tự khiêm tốn từ Trung Ương cho đến các làng mạc xa xôi khắp đồng bằng Nam Bộ. Hiện nay còn có thêm nhiều BTS/PGHH/HN trên nhiều châu lục. Vì đạo PGHH với mục đích nối theo chân truyền vô vi của Đạo Thích Ca ngày trước, nên không khuyếch trương chùa cao, Phật lớn, mà dành tiền cứu trợ dân nghèo. Chứ không phải 8 triệu tín đồ không đủ tiền đua chen với các tông phái khác về kiến trúc đồ sộ. Nếu tính số tiền làm từ thiện của PGHH hằng năm rất khổng lồ, có thể xây được năm bảy ngôi chùa hoành tráng dư thừa.

Nhưng theo phương thức tại gia, họ chỉ tạm nương ngụ gia đình, để lo tròn Trung hiếu,Tứ ân, cho vừa vặn với nhu cầu đơn giản, đặng rảnh rang “Tìm kiếm chân tánh của mình” và phụng sự non sông, xã hội. Nói chung Đạo PGHH không thiếu những điều kiện “ắt có và đủ” như các Tôn giáo khác. Chỉ có một thực tế khách quan đặc biệt là: PGHH có bản chất rặt ri là “Phật Giáo truyền thống Việt Nam” đúng nghĩa nhất, từ xuất thân cho đến giáo pháp. Vì PGHH được sinh ra tại Việt Nam, nền giáo lý mang tinh thần nhập thế của “Trúc Lâm Yên Tử”, có công gìn giữ phong hóa thời đại Đinh, Lê, Lý,Trần theo Tôn chỉ Học Phật Tu Nhân. Chứ không có bê nguyên xi Phật giáo Ấn Độ, hay rập khuôn theo Phật giáoTrung Hoa (Đời Đường) để làm của riêng mình theo khuôn sáo khô cứng thiếu sáng tạo cho đến tha hóa biến chất nghiêm trọng !
Thích Phước Tiến! vì lòng tự phụ ông không chịu tìm hiểu các nền đạo bản địa đặc sắc ra sao, chỉ giỏi thói “ganh hiền ghét ngõ”. Đừng tưởng vậy là ngoan, và cũng đừng tưởng hưởng của Tín thí, rồi chỉ lấy lời nói tật đố sân si ngã mạn đi khắp hoàn cầu chỉ trích và giành giựt danh từ Phật giáo với PGHH mà gọi rằng “pháp thí” để đáp nghĩa Đàn Na. Hãy nhớ một điều Ngục A Tỳ không thiếu chỗ dành cho kẻ vong ân và phạm ngũ nghịch tội!
Trong bộ đĩa vấn đáp kỳ 25, dài hơn một tiếng rưỡi. Có người hỏi:“Đạo PGHH có dạy về đạo Phật nhưng không thấy thờ Đức Phật”
Ông không giải đáp, chỉ gạt ngang rồi phủ nhận cục bộ rằng: “ Hòa Hảo là Hòa Hảo, không liên quan gì với Phật giáo”. Đây là cách bác bỏ rất thù địch, gây chia rẽ cộng đồng Phật giáo anh em. Lẽ ra ông phải ân cần giải nghi cho Phật tử của mình thông suốt rằng: Có nhiều cách thờ kính Tam Bảo chứ không riêng chỉ thờ tượng Phật…còn tùy phương thức thờ theo lý hay sự, theo tâm hay tướng, theo vô vi hay hữu vi…Chẳng hạn như, PGVN thờ tượng Phật là theo sự tướng hữu hình. Còn PGHH thờ “Trần Dà” là thờ Tam Bảo theo lý vô vi “cho lòng tin trở lại tâm hồn”. Vả lại tấm Trần Dà ngoài biểu tượng tinh thần vô thượng nhà Phật về lý, còn về sự thì sắc Dà chính là màu tổng hợp 5 sắc màu của Đạo kỳ Phật Giáo thế giới (xanh, đỏ, trắng, vàng, lục).

Ông vội cho rằng“Hòa Hảo không liên quan gì với Phật Giáo” là một sự lầm lẫn đáng thương do lòng ngã chấp hạn hẹp. Bất kỳ Tông phái Phật giáo nào cũng đều có liên quan “máu thịt” với Phật giáo cả. Phật Giáo Việt Nam cũng chỉ là một tông phái nhỏ của Đạo Phật Thích Ca. Chứ đâu phải là Đạo Thích Ca được truyền thừa cho PGVN qua Y Bát cụ chứng. Sau sự bặt truyền của Đức Lục Tổ Huệ Năng, đến giai đoạn Thần Tú hoành hành bá đạo, thì Phật giáo đã hoàn toàn bị “thế tục hóa” không còn ngôi chính thống Thiền Tông sau 33 đời Thánh Tổ nữa.
Ở Trung Hoa, lần lượt xuất hiện13 Tổ LiênTông theo các vùng miền ở Trung Hoa. Đến Tổ Ẩn Quang thứ 13 cũng chấm dứt vào đời nhà Thanh. Từ đó Thiền Tông và Tịnh Độ Tông đã chấm hết truyền thừa. Phật giáo bắt đầu thời kỳ tà chánh bất phân. Tại Việt Nam một cơ may có Ngài Trần Nhân Tông ngộ đạo, khôi phục Thiền phái đầu tiên là Trúc Lâm Yên Tử, Ngài được tôn là đệ nhất Tổ Thiền phái Việt Nam. Nhưng rồi dần về sau vẫn không thấy có thêm nhị Tổ, tam Tổ, được truyền thừa, cho đến nhà Nguyễn thời Tự Đức năm 1849 Ngài Đoàn Minh Huyên (Phật Thầy) xuất hiện khai sáng tông phái Phật Giáo Bửu Sơn Kỳ Hương, với tư cách một “Dị Nhân” thình lình xuất hiện, không mang vóc dáng nhà sư, cũng không tu học theo Tông phái nào, mà hoát nhiên đại Ngộ và hoằng hóa theo phương thức hoàn toàn mới mẻ so với truyền thống kinh điển. Với tôn chỉ Học Phật Tu Nhân. Đặc biệt dùng Mật giáo (Giáo Ngoại biệt truyền), khai thị cho 12 đại đệ tử đắc pháp thần thông chia nhau hóa chúng. Khi Đức Phật Thầy viên tịch 1856 BSKH không truyền cho đệ tử, mà Phật Thầy lần lược tái kiếp nhiều lần.
Phải trải qua gần 100 năm từ Đức Phật Thầy, Đức Phật Trùm, Đức Bổn Sư, Ông Sư Vãi bán khoai. Đến năm 1939 Đức Huỳnh Giáo Chủ chuyển kiếp như bốn lần trước, nhưng vì là kiếp chót, nhằm vào thời kỳ văn minh khoa học, nên sự “hóa hiện” của Đức Huỳnh Giáo Chủ có xác phàm cụ thể và sự tỏ ngộ cũng được thể nghiệm qua thử thách của các thức giả đương thời. Viết giảng kinh trước mắt mọi người, giảng đạo công khai trước công chúng, trị bịnh tuy có huyền diệu nhưng vẫn có hiệu nghiệm được nhiều danh y thán phục. Nhất là Pháp môn,Tôn chỉ được ĐứcThầy hệ thống hóa bằng “Hiển Giáo” rất tinh tường thứ lớp, khế lý, khế cơ, phù hợp phong hóa truyền thống Việt Nam. Đã thuyết phục được các hàng học giả trí thức Đông,Tây và gần đây được bộ Tự Điển Bách Khoa danh giá nhất thế giới công nhận Ngài là triết gia Việt Nam, đứng vững gần 80 năm giữa thời đại văn minh tiến bộ cực điểm của khoa học. Một bằng chứng lịch sử khá ấn tượng khiến nhiều người ngạc nhiên là: PGHH với tính ưu việt độc nhất, đã tạo ra một vùng Thánh địa mở rộng khắp miền Tây Nam Bộ, thành “đặc vùng đạo đức” nổi tiếng, mà trong cả nước không nơi nào có được. Sự hiện diện và lợi ích thiết thực của đạo PGHH không bút mực nào có thể mô tả tận cùng. Từ kẻ dốt người thông ai cũng có thể nhìn thấy rõ ràng trước mắt. Duy chỉ có thiểu số tăng đồ cố chấp, tỳ hiềm, tật đố…ngắm nhìn bằng cặp kiếng đen qua lăng kính miệng giếng, mới mờ hồ cảm thấy mặt trời luôn xám xịt đó thôi!

Ở một đoạn khác Thích Phước Tiến nói rằng:“Phật giáo đã trở thành tín ngưỡng dân gian từ lâu”. Đây là kiểu nói “ẩu” vô căn cứ. Phật giáo lúc nào cũng là một nền triết học siêu việt đệ nhất trong Tam giáo, do đâu ông biến thành “Tín ngưỡng lễ hội” ngang xương như vậy. Ông hãy xem quyển Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo của Quốc hội ban hành, ông sẽ rõ về sự giải thích rất khác biệt giữa tín ngưỡng dân gian và tín ngưỡng tôn giáo rất xa, một trời một vực.
Tôn giáo có tính triết lý, hệ thống tổ chức, khuôn khổ giới luật, phương pháp hành trì…còn tín ngưỡng dân gian chỉ là niềm tin do tập quán, phong tục, văn hóa tâm linh theo truyền thuyết hoặc giai đoạn lịch sử vùng miền. Đặc tính của tính ngưỡng dân gian là không có cá nhân đứng ra sáng lập, không có tôn chỉ, giáo điều, giới luật và phương pháp tu hành. Chỉ phần lớn là sự thờ cúng tri ân, tưởng nhớ anh hùng dân tộc,Tổ tiên, hoặc tín ngưỡng theo truyền thuyết có chánh có tà lẫn lộn…sinh hoạt tín ngưỡng dân gian được biểu hiện qua hình thức thờ cúng, lễ hội. Cơ sở của tín ngưỡng loại hình này là: Đình, Miếu, Lăng, Đền,…Non núi, hang động, hoặc khu di tích…
Một ví dụ về tín ngưỡng dân gian như: Lễ hội bà Chúa Sứ Núi Sam, Châu Đốc…đâu có mang hình thức tôn giáo nào.
Một ví dụ khác về tín ngưỡng tôn giáo mới của hai tôn giáo Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo, đều có giáo pháp, tôn chỉ hẳn hoi.

Đầu giữa thế kỷ 20, ngày 15/10/ Bính Dần (1926) đạo Cao Đài được Đức Hộ Pháp Phạm CôngTắc khai sáng tại tỉnh Tây Ninh, Miền Đông VN với hình thức một Tôn giáo mới, Ngài dùng cơ bút Đức Chí Tôn chuyển cơ giáo hóa nhân sanh, theo nguyên tắc thông công giữa Thiên đạo và Thế đạo thành Pháp Chánh Truyền, do sự điều hành của hai cơ quan Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài, dưới sự chưởng quản của Đức Chí Tôn nơi ngôi Bát Quái Đài. Vừa xoay chuyển vận hành, vừa lọc lừa tuyển chọn chân tu, qui nguyên Tam Giáo, hiệp nhứt Ngũ chi, theo chu kỳ Tam nguơn. Chứ phải đâu là sự ngẫu nhiên gắn ghép, vay mượn kinh pháp “Từ 80% của Phật Giáo 20% của Nho Giáo và một phần của Thiên Chúa”. Còn qui chụp “Hòa Hảo cũng không ngoài cách đó”, như ông phàm tăng TPT đã lớn giọng ngông cuồng trong đĩa vấn đáp kỳ 25. Xin hỏi ông Lê Thanh Tròn (tục danh)! ông và Ban nghiên cứu Phật giáo Việt Nam đã làm cuộc “thống kê vay nợ” hồi nào mà có số liệu cụ thể phần trăm y như thiệt vậy? Nếu chưa Hội thảo khoa học về đạo Cao Đài và PGHH mà dám “sạo” đưa ra tỷ lệ trắng trợn như vậy là loại “sư man” (sư nói dối).

Nếu như mục đích của Đạo Cao Đài là qui nguyện Tam Giáo bằng Pháp Chánh Truyền, đặt nặng cứu cánh Tiên Đạo (Thiên Đạo) đưa nhân sanh đến Hội Long Hoa và cảnh giới Thiêng liêng hằng sống với Đức Chỉ Tôn và Phật Mẫu. Thì PGHH cũng tương tự dựa vào nền tảng Tam Giáo, cốt lõi là vãn hồi đạo Nhân và chấn hưng đạo Phật. Đặt nặng cứu cánh đưa tín đồ đến hai cảnh giới thanh tịnh là Hội Long Hoa và Tây Phương Cực Lạc. Bằng yếu pháp Thiền Tịnh song tu.Tất cả giáo pháp của PGHH được Đức Huỳnh Giáo Chủ lược tả, tinh gọn từ ngũ thừa Phật giáo như: Tứ Ân, Thập Thiện, Bát Chánh, Tứ Diệu Đế, Môn Hoàn Diệt, Thập Nhị Nhân Duyên, Lục Căn lụcTrần,Từ, Bi, Hỉ, Xả. Đặt biệt là pháp môn Tịnh Độ của PGHH mang đặc tính Thiền Tịnh song tu: lìa ngũ trược, phá ngũ uẩn, thắng thất tình, trừ lục dục, tịnh Tam nghiệp…và Trì danh niệm Phật theo tứ oai nghi, (đi, đứng, ngồi, nằm) ngay cả trong sinh hoạt đời sống hằng ngày.

Tóm lại: Đạo Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo đều có một lịch sử hình thành và quá trình hành đạo rất danh chánh ngôn thuận, đồng khai sáng trên đất nước Việt Nam.Có hai đấng Giáo Chủ là bậc siêu phàm thấu đạt Thiên cơ, đạo lý và nhân tâm. Mở đạo đúng thời kỳ thế giới lâm vào hai cuộc đại chiến tranh đệ nhất và đệ nhị vô cùng tàn khốc, đất nước lầm than dưới gót giầy xâm lược. Nhằm khôi phục truyền thống Đạo đức và vận động tín đồ cùng dân tộc đánh đuổi xâm lăng. Trong khi đó PGVN giai đoạn ấy đã đóng góp được gì trong cuộc kháng chiến chống Pháp? Để đến khi thống nhất, lại có đủ điều kiện lợi dưỡng hưởng thụ giàu sang “Riêng pháp bảo,riêng chùa,riêng Phật”, nghinh ngang đi đó đi đây xuyên tạc, bôi nhọ, những người “Tôn giáo anh em” các ông đáng lý ra phải tự thẹn chính mình là vô tích sự với non sông dân tộc lúc bấy giờ mới phải.

Qua các chứng cứ nêu, đi đến kết luận: Đạo Cao Đài do Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc sáng lập thì đương nhiên được tôn là Giáo Chủ; Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập ra đạo PGHH cũng được tôn là Giáo Chủ; Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương do Đức Phật Thầy khai sáng thì Phật Thầy là Giáo Chủ; Đức Bổn Sư Ngô Lợi cũng đáng tôn là Giáo Chủ đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Điều nầy kẻ mới nhập môn cũng rõ, cớ gì nhà sư P.Ban Hoằng Pháp lại ngây ngô chẳng hiểu! Nếu từ rày ông còn bướng bỉnh ăn nói ngang ngược xúc phạm đạo Cao Đài và PGHH là phá hoại đoàn kết các tôn giáo. Chúng tôi đồng loạt tố cáo ông trước pháp luật. Nhưng lần này chỉ tạm cảnh cáo cho ông được xin lỗi trên đĩa.
Xin hỏi ông, xưa nay có Tôn phái nào trong Tam Giáo mà không dựa vào những lời Phật,Thánh,Tiên chỉ dạy hay không? Mà ông chê rằng “Cao Đài và PGHH dựa vào triết lý đã có sẵn, nói mới mà không mới gì cả”. Sao lại không mới về phương pháp giáo hóa cho thích hợp thời đại, ít nhất cũng mới hơn PGVN về cách tu Vô Vi, về tinh thần nhập thế, về hành sử Tứ Ân, xả thân phụng sự đồng bào nhân loại không mưu cầu lợi dưỡng…Luôn đề cao và trung thành theo triết lý Phật Giáo chân truyền “Nối theo chí Thích Ca ngày trước”. Dầu Phật ba đời cũng không rời khỏi chân lý Phật giáo. Về điều này chỉ có bậc đắc đạo, hoát nhiên đại ngộ như Đức Huỳnh Giáo Chủ, Đức Hộ Pháp mới đúng danh nghĩa Thánh Tăng đại đệ tử của Đức Thích Ca, Đức Ngọc Đế, mới đủ Thánh tâm, Phật trí nối chân truyền và chấn hưng Phật Giáo. Còn hạng ác tăng, tà tăng… chỉ độn vào tăng đoàn phá Phật, nhằm thực hiện lời nguyện năm xưa mà thôi!

Còn việc ông nói “Hòa Hảo lấy câu niệm Phật Di Đà làm sở niệm của họ” thật vô duyên tối nghĩa. Câu lục tự này của riêng ai mà lấy. Đức Thích Ca hay Đức Di Đà có bàn giao câu này cho PGVN làm sở hữu chưa, mà PGHH trì danh niệm Phật, ông lại tỏ ra ganh tị tức tối như bị mất phần. Chắc ông tưởng pháp môn Tịnh Độ là giáo sản của PGVN, không ai được rớ tới khi ông và PGVN chưa cho phép chăng? Ông đừng ảo tưởng, từ rày đã có chúng tôi theo sát những bài thuyết trình của ông để tiếp tục có nhận định về ông. Ông còn lạc quẻ đáng kể thêm nữa là, ông nói: “PGHH lấy một phần của đạo Hiếu Nghĩa để làm từ thiện” Nếu luận cho sát sườn là PGHH có nghĩa vụ hệ thống hóa toàn diện giáo hệ Bửu Sơn Kỳ Hương mới đúng. Lời của ông quá lục cục lòn hòn, tôi nghe nhiều lần nhưng không sao tóm lược thành câu cho đừng tối nghĩa. Vì cái tâm sân si cực độ nên lời nói cũng khó ổn định văn phạm ngữ nghĩa cho suông.
Đã tranh luận quá nhiều về lý thuyết, chắc cũng khó thuyết phục được ông về hiệu quả siêu việt của nền chánh đạo PGHH. Để ông và công luận đủ tin qua chứng cứ khách quan, chúng tôi giới thiệu sự kiện “Phát Huệ” của một tín đồ PGHH hồi thập niên 40, thay cho lời kết.
Đó là ông Trần Duy Nhứt, pháp hiệu Thanh Sĩ đã tu tập trong vòng 6 năm (từ 1943-1948) theo phương pháp Học Phật Tu Nhân:
“Lấy tâm Phật đạo hành Nhân đạo
Nhân đạo hoàn thành đạo Phật siêu”
Khi đã phát huệ ông vừa thuyết pháp vừa sáng tác hơn 30 tác phẩm nổi tiếng. Nhất là bộ Hiển Đạo đã từng được giới tăng ni in ấn phát hành và nghiên cứu. Trong khi ông Thanh Sĩ chỉ được xem là một tín đồ trung thành của PGHH, chứ không hề có một chức sắc lớn nhỏ nào trong Giáo Hội. Tín đồ thường của Đức Huỳnh Giáo Chủ còn như thế, thì tự nhà sư TPT cùng đông đảo tăng ni Phật tử hãy tưởng tượng đến bực Thầy như Đức Huỳnh Giáo Chủ thì sự quảng đại thần thông và trí tuệ siêu việt, có phải đến mức “bất khả tư nghị” không? Xin công luận tự do nhận định, để so sánh với sự chỉ trích của nhà sư P.Ban Hoằng Pháp Thích Phước Tiến.
Cuối cùng cũng không quên đề nghị nhà sư Thích Phước Tiến, nên tự giác xin lỗi cộng đồng hai tôn giáo Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo về những phát ngôn khiếm nhã, được ghi trong youtube “Vấn Đáp…2015”và các đĩa trước đó, có xúc phạm bổn giáo chúng tôi, nếu ông không có cách nào giải thích thuyết phục khác. Xét thấy sự kiện trên ông đã vi phạm Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo năm 2004 Quốc Hội khóa XI. Ở điểu 1, chương I, xin trích “Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Công dân có tín ngưỡng, tôn giáo hoặc không có tín ngưỡng tôn giáo cũng như công dân có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau phải tôn trọng lẫn nhau”. Nếu trong vòng 1/2 tháng, ông không đáp ứng yêu cầu trên. Chúng tôi sẽ làm đơn Khiếu nại gửi cơ quan chức năng xem xét, đồng thời nhắc lại số tồn đọng hành chánh mà Học viện PGVN tại TP.HCM và BTS/PGVN tỉnh An Giang, chưa xử lý dứt điểm về vụ việc Thích Thiện Huệ luôn thể.

Nguyễn Châu Lang

Attachments area
Preview YouTube video Thich phuoctien phê phán sai lệch vê CĐ&PGHH

Thich phuoctien phê phán sai lệch vê CĐ&PGHH

hhuynh5511@aol.com

Nov 21

to anhle2026, bach.phan, bactruyen2010, baloct, Baokiem2006, baoquangtinhda., baovetudo, binhnguyenmd, buiquangdinhpg., calitoday, canoht, Caodainews, caotridung38, chuonggiang, Chuacuuthe, congbang, CRFVN, cuongle_115, daohthao, daploisongnui, ddpghh, duongthanhton, dunzpghh, ducdaubac, drmaxai
Kính,

Xin chuyđế qúi thân hữu và đồng đạo trong, ngoài nước các phản ảnh của đồng đạo PGHH về bài trao đổi Phật pháp kỳ thứ 25 của Thích phước tiến Trụ trì tu viện Tường Vân, E 4/6 đường Nguyễn Văn Trí, Thị trấn Tân Túc, Huyện Bình Thạnh, Tp/hcm  Sài Gòn, (VN). Hiên nay được nhà nước csVN chuẩn nhận trong những chức vụ sau đây: -Phó ban Văn hóa Phật giáo Tp/hcm, -Phó tổng thư ký Viện nghiên cứu Phật hoc, -Ủy viên ban hoằng phápTrung Uơng PGVN. 
Đả cho rằng hai tôn giáo Cao Đài và PGHH là góp nhặc và vay mượn từ PG, KG hay nói đúng hơn là “ĐẠO VĂN”, đìèu nầy gây phẩn nộ rất lớn trong các tuần qua tại VN.
Trân trọng,
HH.
 
Xin qúi vị Click vào để xem đoạn Video nói trên.
Categories: Lịch Sử PG Hòa Hảo | Leave a comment

TÂM THƯ VỀ NGÀY ĐẠI LỄ (old)

TÂM THƯ VỀ NGÀY ĐẠI LỄ

 

Kính thưa quý đồng đạo và quý đồng bào,

 

Năm nay, Hội Đồng Trị Sự Trung Ương xin kính mời quý vị tham dự Đại Lễ Kỷ Niệm 75 Năm Đức Huỳnh Giáo Chủ Khai Sáng Phật Giáo Hòa Hảo, được tổ chức tại Hội Quán số 12432 đường Euclid, bên cạnh ngã tư đường Lampson, thành phố Garden Grove.

 

Nhân dịp thiêng liêng trọng đại này, chúng tôi muốn cùng quý vị ôn nhuần lời dạy của Đức Thầy và ưu tư của chúng ta.

 

                    Trả nợ thế nghĩa ân trọn vẹn

                    Cảnh non bồng kỳ hẹn ngày kia

 

Đây là lời của Đức Huỳnh Giáo Chủ.

 

Nợ thế tức là nợ đời, nợ Tứ Ân mà ta đã thọ trong kiếp sống. Vì vậy, ta có bổn phận phải đền trả, bởi vì ta đã thọ nhận vay mượn nó từ thuở bé thơ cho đến lúc thành nhân.

 

Cái công ơn cha mẹ nuôi nấng đẻ đau, 9 tháng cưu mang, 3 năm bú mớm. Rồi ân tấc đất ngọn rau tạo nên kiếp sống này. Ân được dìu dắt về tâm linh đạo đức, còn ân về Đồng Bào và Nhân Loại nữa. Cho nên ta có trách nhiệm phải cố gắng đền đáp một cách tận tình. Ta sẽ tu không thành nếu nợ đời chúng ta không trả, dù có muốn hay không thì cũng phải:

 

                    Tu đền nợ thế cho rồi

                    Thì sau mới được đứng ngồi tòa sen

 

*

 

                    Thấy dân thấy nước nghĩ mà đau

                    Quyết rứt cà sa khoát chiến bào

                    Đuổi bọn xâm lăng gìn đất nước

                    Ngọn cờ Độc Lập phất phơ cao.

 

Con đường cứu nước với chương trình Dân Chủ Xã Hội tiên tiến được Đức Huỳnh Giáo Chủ mở ra là một sinh lộ thực tiễn cho dân tộc Việt. Trước hiểm họa xâm lấn của Trung Cộng, một quốc nạn có thể đưa đến diệt vong, mộtBiển Đông sôi sục như chảo dầu, một biển lửa sắp bùng cháy, kể cả trên đất liền, hiệu ứng với lời tiên tri của Tứ Thánh Tam Hoàng Thơ, đặc biệt là của Đức Huỳnh Giáo Chủ:

 

                    Đất Bắc Kỳ sao quá ruộng sâu

                    Tàu Man đến đó giăng câu đặt lờ

 

Hay là:

 

                    Mặt nước biển lô nhô lặn hụp

                    Chim đua bay cá lại tranh mồi

                    Ngọn thủy triều nô nức sục sôi

                    Bầu trái đất một phen luân chuyển.

 

Để cảnh tỉnh cho những đầu óc nô lệ Tàu cộng, ngay từ năm 1946 khi trả lời cho cụ Phạm Thiều (đại diện Việt Minh) mời Đức Thầy tham chánh, bằng những lời thơ xin trích ra đây 2 câu của cụ Phạm Thiều:

 

                    Sao còn lãnh đạm với đồng bang

                    Toan trút cho ai gánh trị an

 

Đức Thầy đáp họa:

 

                    Nhìn xem Trung quốc khách lân bang

                    Cứ cố xỏ ngầm sao trị an?

 

Và đặc biệt với hai câu như một lời cảnh tỉnh:

 

                    Ngàn năm Bắc địch dày bừa

                    Mà còn đứng dậy tống đưa quân thù.

 

Hỡi những đầu óc mông muội hãy tỉnh thức mau lên kẻo trễ.

 

Kính thưa quý đồng hương, quý đồng đạo,

 

Chúng ta sẽ kỷ niệm ngày Đức Thầy bị cộng sản ám hại, tức là ngày Đức Thầy Thọ Nạn Đốc Vàng, chúng ta đang tổ chức Đại Lễ Kỷ Niệm lần thứ 75 ngày Đức Thầy khai sáng Đạo Phật Giáo Hòa Hảo. Không những tưởng niệm công đức mở đạo cứu đời của Ngài, mà còn tưởng nhớ đến công lao cứu dân cứu nước khi Đức Thầy dấn thân vào con đường đấu tranh chống Pháp để giành Độc Lập qua các Mặt Trận và Phong Trào do Đức Huỳnh Giáo Chủ thành lập hay cộng tác. Nhất là Ngài đã thành lập chánh đảng Việt Nam Dân Chủ Xã Hội.

 

Để tưởng nhớ đến công đức của một vị Phật đã lâm phàm giáo dân độ chúng, đưa muôn người thoát khỏi biển mê sông khổ mà quy về chơn tâm thật tánh để đạt đến cảnh hạnh phúc bình an, tâm linh giác ngộ, như Ngài đã từng bày tỏ:

 

                    Huyền pháp thâm trầm thơm bất tuyệt

                    Vô Vi chánh Đạo hỡi người ơi.

 

Hay một hoài bão chưa thành khi non sông còn dưới ách nông nô độc tài toàn trị. Một đất nước phú cường, một chế độ không độc tài không cộng sản chưa thực hiện được, thì Đức Thầy đã vắng mặt.

 

                    Nước non tan vỡ bởi vì đâu

                    Riêng một ta mang nặng mối sầu

                    Lòng những hiến thân mưu độc lập

                    Nào hay tai họa áp bên lầu.

 

                    *

 

                    Bên lầu tiếng súng nổ vang tai

                    Trời đất phụ chi kẻ trí tài

                    Mưu quốc hóa ra người phản quốc

                    Ngàn thu mối hận dễ nào phai.

Categories: Lịch Sử PG Hòa Hảo | Leave a comment

Học giả Nho giáo đưa đề xuất cho thực trạng thiếu niềm tin và đạo đức ở Trung Quốc

Học giả Nho giáo đưa đề xuất cho thực trạng thiếu niềm tin và đạo đức ở Trung Quốc

Giáo sư Hà Hoài Hoành muốn khôi phục lại đạo đức xã hội tại Trung Quốc

He Huaihong (L), professor of philosophy at Peking University in Beijing, and Cheng Li, director, John L. Thornton China Center, The Brookings Institution, discuss moral decay and ethical awakening in China, at Brookings on Nov. 6. (Gary Feuerberg/Epoch Times)

Ông Hà Hoài Hoành (trái), giáo sư triết học tại Đại học Bắc Kinh ở Bắc Kinh, và ông Lý Thành, giám đốc trung tâm Trung Quốc John L. Thornton, Viện Brookings, thảo luận về tình trạng mục nát về tinh thần và sự thức tỉnh đạo đức ở Trung Quốc, tại viện  Brookings, ngày 6 tháng 11 năm 2015. (Gary Feuerberg / The Epoch Times)

WASHINGTON – Trong một cuốn sách do phòng thông tấn Viện Brookings xuất bản gần đây, giáo sư Trung Quốc Hà Hoài Hoành (He Huaihong) đề xuất những nguyên tắc xử thế xã hội mới cho một xã hội mà nhiều nhà quan sát, cả trong và ngoài Trung Quốc, đều cho rằng đang trong tình trạng khủng hoảng về đạo đức.

Với vai trò là một sử gia, nhà đạo đức học, nhà phê bình xã hội, và là một người bảo vệ hết mực của Nho giáo, giáo sư Hà đề ra một khuôn khổ tri thức để hướng dẫn hành vi của người dân và khôi phục lại những nguyên tắc xử thế xã hội để Trung Quốc có thể đứng ngang hàng với các quốc gia khác mà không hổ thẹn. Giáo sư He đã phát biểu tại Viện Brookings vào ngày 6 tháng 11 về cuốn sách mới của mình, “Đạo đức xã hội ở một  Trung Quốc đang thay đổi: tình trạng mục nát về tinh thần và sự tỉnh thức của đạo đức?”

Ông Hà Hoài Hoành là giáo sư triết học tại Đại học Bắc Kinh ở Bắc Kinh. Cuốn sách gồm 19 bài tiểu luận, ngoại trừ hai bài, còn lại thì đều được viết trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến 2013, và nay đã được hiệu chỉnh cho in sách.

Quảng cáo

“Hiện nay, chúng tôi có vấn đề khá nghiêm trọng về đạo đức trong xã hội Trung Quốc. Vấn đề cơ bản là chúng tôi thiếu sự tín nhiệm cơ bản và chúng tôi thiếu sự tử tế”, ông He nói thông qua người phiên dịch tiếng Anh.

He Huaihong, professor of philosophy at Peking University in Beijing, discusses his new book, "Social Ethics in a Changing China" and his ideas on reconstructing social ethics in China. He spoke at The Brookings Institution, on Nov. 6. (Gary Feuerberg/Epoch Times)

Ông Hà Hoài Hoành (He Huaihong), giáo sư triết học tại Đại học Bắc Kinh ở Bắc Kinh, thảo luận về cuốn sách mới của mình, “Đạo đức xã hội ở một Trung Quốc đang thay đổi” và những ý tưởng của ông về việc xây dựng lại nền đạo đức xã hội ở Trung Quốc. Ông phát biểu tại Viện Brookings, vào ngày 6 tháng 11 năm 2015. (Gary Feuerberg / The Epoch Times)

Lòng tin của nhân dân đối với các nhà lãnh đạo chính trị là điều đặc hữu đặc biệt. “Dù chính phủ nói gì đi nữa, người dân không tin chút nào. Ngay cả khi những điều họ nói là sự thật, người dân vẫn không tin,” ông Hà nói. Chính các thành viên của đảng Cộng sản và các quan chức nhà nước cũng không tin, ông nói.

“Chủ đề về sự bại hoại về tinh thần và sự thiếu niềm tin ở Trung Quốc ngày nay là những chủ đề không nhạy cảm và chắc chắn không phải điều cấm kỵ về chính trị ở Trung Quốc,” Lý Thành (Cheng Li), giám đốc của trung tâm Trung Quốc L. Thornton  John tại Brookings, người đã giới thiệu giáo sư Hà nói.

Trong phần giới thiệu cuốn sách, ông Lý cung cấp một danh sách dài những thực tế đã lan rộng để minh họa cho những vấn đề đạo đức nghiêm trọng: “gian lận thương mại, gian lận thuế, lừa gạt tài chính, các công trình xây dựng chất lượng kém và đầy nguy hiểm, các sản phẩm giả, sữa nhiễm độc, bánh mì độc, thuốc độc, và sự suy giảm đạo đức nghề nghiệp trong giáo viên, bác sĩ, luật sư, các nhà sư Phật giáo, và đặc biệt là trong các quan chức chính phủ.”

Giáo sư Hà viết rằng tệ tham nhũng của các quan chức chính phủ không có giới hạn, tới tận cấp cao nhất. Ngay chỉ “trưởng thôn, thị trưởng các thị trấn, các nhà quản lý ngân hàng địa phương đã có thể tích được hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm triệu nhân dân tệ tiền hối lộ. Một trưởng văn phòng huyện có thể sở hữu hàng chục ngôi nhà.”

Có … sự thờ ơ rộng khắp trong cư xử với những người khác, sự thiếu quan tâm đối với tính mệnh đồng loại, đối với sự đúng mực chung và với luật pháp.

Đạo đức xã hội trong một Trung Quốc đang thay đổi: Sự băng hoại về tinh thần và sự thức tỉnh về đạo đức? (2015)

Giáo sư Hà đặc biệt lo lắng về việc sự tử tế trong xã hội Trung Quốc đang bị mai một. Trong bài nói chuyện của mình, ông đã kể rằng nếu mọi người nhìn thấy một người già bị ngã, rất nhiều người sẽ không dám đỡ dậy vì sợ bị tống tiền. Họ có thể sẽ phải trả các hóa đơn y tế. Trong cuốn sách, ông kinh hoàng về việc một một đứa trẻ hai tuổi bị hai chiếc xe đâm phải, rồi bị hàng chục người qua lại làm ngơ.

“Đã có nhiều tai nạn liên quan đến xe buýt chở trẻ em mẫu giáo; khi các xe đâm nhau, người qua đường không cứu các nạn nhân mà thay vào đó lại ăn cắp hàng vận chuyển”, ông viết trong bài luận thứ tám “Khủng hoảng đạo đức trong xã hội Trung Quốc”.

“Có … sự thờ ơ rộng khắp trong cư xử với những người khác, sự thiếu quan tâm tới đời sinh mệnh đồng loại, với sự tử tế nói chung, và với luật pháp,” ông Hà đã viết.

Cách mạng Văn hóa

Giáo sư Hà đưa ra nhiều tư liệu lịch sử về sự bại hoại tinh thần, nhưng không cái nào hơn được thời Cách mạng Văn hóa (1966-1976) khi đất nước rơi xuống đáy của sự suy đồi đạo đức. Chiến dịch “đả tứ cựu” – tư tưởng cũ, văn hóa cũ, phong tục cũ, và thói quen cũ – khiến cho đạo đức truyền thống như “chỉ mành treo chuông.”

“Việc đả phá đó bao gồm việc tiêu hủy nhiều cuốn sách, các di vật, các di tích lịch sử và cổ đại. Những ngôi mộ của một số nhân vật lịch sử tôn kính bị phá huỷ, và thậm chí đôi khi hài cốt của họ bị đào lên. … trẻ em được lệnh phải báo cáo về gia đình chúng và thậm chí đôi khi còn tham gia vào việc đánh đập các thành viên của gia đình mình. … Chính trị hoàn toàn thay thế đạo đức. Tiêu chí duy nhất của việc đúng hay sai về đạo đức là lòng trung thành với nhà lãnh đạo chính trị, Mao Trạch Đông.”

Hạt nhân của cuộc Cách mạng Văn hóa là Hồng vệ binh, đỉnh cao là trong hai năm đầu tiên  từ 1966 đến 1968, khi đó “đất nước thực sự lâm vào tình trạng hỗn loạn.” Những người này đã bị giải tán sau tháng 7 năm 1968 khi Mao đẩy hầu hết bọn họ về nông thôn. Ông đã trở thành một hồng vệ binh lúc 12 tuổi và đã chứng kiến ​​một số hoạt động và bạo lực cực đoan. Ông cho biết ông chỉ ở bên rìa, chủ yếu là một người quan sát.

Một đặc tính quan trọng của phong trào Hồng vệ binh là “khuynh hướng bạo lực.” Một trong những khẩu hiệu được ưa chuộng của nó là: “khủng bố đỏ vạn tuế!” Ông mô tả một sự cố trong cuốn sách khi ông khiếp sợ về tình trạng “bạo lực bừa bãi”

“Đạo đức nhường chỗ cho chính trị,” ông nói. Từ sự sụp đổ của triều đại nhà Thanh, cuộc chiến tranh với Nhật Bản, nhiều giá trị được du nhập vào từ Liên Xô và Stalin, “Trung Quốc trong thế kỷ 20 đã trải qua một sự đảo ngược hoàn toàn về các giá trị truyền thống cổ xưa của chúng tôi.”

 [Trong cuộc Cách mạng Văn hóa] chính trị đã hoàn toàn thay thế đạo đức.

Trong những lời chỉ trích khắc nghiệt của ông về Hồng vệ binh, ông quy tội cho Mao và bào chữa cho Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng sự chỉ trích đảng Cộng sản không bao giờ rõ ràng, mà nằm dưới bề mặt. Ông đề cập đến 100 năm hỗn loạn trước 30 năm kinh tế thị trường vừa qua, theo ông đã để lại một di sản đó là sự hoài nghi. Những lời kêu gọi đòi bình đẳng ở thế kỷ trước phải được kết hợp chặt chẽ trong việc khôi phục lại những nguyên tắc đạo đức, ông nói, nhưng “những lý thuyết chiến tranh giai cấp cực đoan và triết lý của cuộc xung đột không mang lại lợi ích cho ai không phải là di sản mà chúng ta nên chấp nhận (trang 77),”  ông Hà viết, đề cập đến các học thuyết nền tảng của đảng cộng sản.

Không trực tiếp đề cập đến đảng cộng sản Trung Quốc, ông đã viết rằng hệ tư tưởng cũ đã phát triển thành một lý thuyết về cách mạng, mà không phải là một lý thuyết về quản trị. “Nó bắt đầu bằng việc nhập khẩu từ nước ngoài và trong những giai đoạn đầu tiên liên quan rất nhiều đến việc tấn công những truyền thống văn hóa của Trung Quốc. Ông cho biết ngay cả những tư tưởng chính trị gần đây, chẳng hạn như “xã hội hài hòa”, thì “luôn luôn là những tư tưởng quá mức và lạc lõng với thực tế của đời sống Trung Quốc.”

Ông cho biết người dân Trung Quốc mới chỉ thoát khỏi một “thời kỳ quá độ rung chuyển”, và dù hiện nay đang yên ổn, “chúng ta phải liên tục cảnh giác đề phòng tình trạng hỗn loạn quay trở lại.” Vì vậy, có một nhu cầu cấp thiết về xây dựng một xã hội kiểu mới và “bước đầu tiên trong quá trình đó là đặt những nền tảng luân lý vững chắc,” ông viết.

Biến Khổng Tử thành ma quỷ

Là một học giả Nho giáo, giáo sư Hà mô tả sự mất gốc về “tinh thần” của văn hóa truyền thống khi, trong phần sau của thời kỳ này, các nhà văn, những người trước đây là những người ủng hộ Nho giáo, lại tham gia vào các cuộc tấn công nho giáo.

“Trong những người bình thường, Nho giáo, trường Nho giáo, nghi lễ Nho giáo, và nguyên tắc luân lý Nho giáo trở thành từ ngữ xấu xa. Ngày hôm nay [2013] vẫn có thể cảm nhận được những ảnh hưởng của việc biến thành ma quỷ đó, và tác hại mà nó gây ra cho đạo đức xã hội không hề quá phóng đại.”

Không chỉ đám Hồng vệ binh cuồng tín và quá khích, tổn thất về giáo dục của cả một thế hệ trong cuộc Cách mạng Văn hóa, mà cả đạo đức truyền thống cũng bị ảnh hưởng trong 30 năm qua do sự bùng nổ của nền kinh tế Trung Quốc. “Đạo đức lại bị chôn vùi một lần nữa bởi kinh tế và kinh tế thị trường”, ông He nói. “Đó là lý do chính làm chúng tôi vấp phải những vấn đề đạo đức này ở Trung Quốc ngày hôm nay,” ông nói tại viện Brookings.

Khuôn khổ đạo đức xã hội mới

Giáo sư Hà cố gắng tổng hợp những nguyên lý đạo đức cũ đã từng được dùng trong 3000 năm tính đến kỷ nguyên hiện đại. Ông dẫn dắt người đọc trong bài luận đầu tiên, “Những nguyên tắc mới: Hướng tới một khuôn khổ mới của đạo đức xã hội Trung Quốc,” thông qua một khóa học nhỏ về Nho giáo.

Điểm khởi đầu của ông là Mạnh Tử, người nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng nhất trong số những môn đệ của Khổng Tử. Mạnh Tử tin vào lòng tốt bẩm sinh của con người. “Nhân chi sơ tính bản thiện,” ông Hà viết, trích lời Mạnh Tử.

Giáo sư Hà coi đó là “những đức tính không thay đổi” từ điển cổ và cho rằng chúng có thể được áp dụng cho thời kỳ hiện đại: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Năm đức tính này vẫn còn giá trị và cần cách giải thích mới, ông viết.

Lối nói khoa trương rỗng tuếch lan khắp nơi. … [Trung Quốc] phải liên tục đối mặt với sự giả dối; chúng ta đã quen với nó.

Một ví dụ theo đó là lòng nhân từ có thể được xem như là nguồn gốc của đạo đức. Khi lòng từ bi bị các nhân tố bên ngoài làm yếu đi, nó không dẫn dắt được đạo đức nữa, như sự nhẫn tâm chung ta thấy trong các ví dụ ngày nay được đưa ra ở trên. Lễ đòi hỏi tận tâm chu đáo. “Kiềm chế cảm xúc là điều kiện tiên quyết cho việc cư xử đúng mực”, và có nghĩa là hạn chế những ham muốn của chúng ta, đặc biệt là ham muốn vật chất, ông Hà nói. Trí huệ là nhận ra điều chính và “đánh giá đạo đức bằng ý chí và trí huệ … bao gồm cả trí huệ để thấy được sự trung dung và theo đuổi con đường trung đạo.”

Một sự vận dụng rất hấp dẫn của tư tưởng Nho giáo được gọi là “chính danh”. Giáo sư He nói rằng những ý thức hệ tư tưởng chính trị cũ là không đồng bộ với thực tế xã hội. “Những lời khoa trương rỗng tuếch lan tràn khắp nơi,” ông viết. Niềm tin xã hội, đặc biệt là giữa chính quyền và công chúng, rất căng thẳng, kích động một cuộc khủng hoảng lòng tin. Giáo sư He nói rằng người Trung Quốc “phải liên tục đối mặt với sự giả dối; chúng ta đã quen với nó.”

Ví dụ, “những viên chức” cai quản được bổ nhiệm làm “công chức” tạo ra một sự phân cách giữa danh nghĩa và thực tế ở Trung Quốc ngày nay. Các quan chức sử dụng quyền lực của mình một cách vô trách nhiệm và vô đạo đức, dẫn đến “sự giận dữ chung chưa từng có và sự thù hận đối với các quan chức cũng vậy.” Phương thuốc sửa chữa: “các công chức hãy là các công chức” chính danh, chính thức.

Những nguyên tắc đạo đức mới khác với nền đạo đức cũ theo một chiều hướng quan trọng. Mối quan hệ cũ giữa người cai trị và người dân có nghĩa là đặt ra luật lệ cho các thần dân và các thần dân thực hiện nghĩa vụ của họ với người cai trị. Ngày nay, người có  địa vị cao phải làm tròn bổn phận của mình với những người thân phận thấp kém và chịu trách nhiệm trước “các công dân”. Các chính trị gia “phải chấp nhận nhân dân như chủ nhân cốt yếu và tối hậu của họ,” ông viết. Ông xem việc này như sự thay đổi lớn nhất giữa nền đạo đức cũ và mới. Ông viết rằng sẽ rất khó khăn và lâu dài để Trung Quốc, căn cứ vào trạng thái hiện tại, trở thành một nền dân chủ pháp trị, nhưng đó là hướng đi lịch sử mà Trung Quốc sẽ phải đi theo.

Chia sẻ bài viết này
Categories: Tài Liệu Tham Khảo | Leave a comment

Bất kính và phỉ báng chính tín sẽ gặp thảm báo

Bất kính và phỉ báng chính tín sẽ gặp thảm báo

Bức tranh “Quang minh và hắc ám” tái hiện cảnh tra tấn, tiêm thuốc độc của cảnh sát tại Trung Quốc đối với học viên Pháp Luân Công – những người tu theo Pháp môn thuôc Phật gia (Ảnh: Falunart)

Trong lịch sử, có nhiều câu chuyện trở thành bài học kể về những ai bất kính và phỉ báng chính tín sẽ gặp thảm báo. Thời nhà Thanh có một Phật tử tại gia tên gọi Chu Tư Nhân (còn được biết đến là Chu An Sĩ) đã viết một cuốn sách rất hay có tên “An Sĩ toàn thư” bàn chi tiết về nguyên tắc này. Dưới đây, chúng tôi đưa ra một vài thí dụ được lấy từ cuốn sách này có liên quan đến các vị Hoàng đế và những cận thần của họ từ các triều đại khác nhau ở Trung Quốc cổ đại.

Trong thời Bắc Ngụy (năm 386–534 sau Công Nguyên), Thái Võ Đế rất sủng ái một trong những triều thần hàng đầu có tên Thôi Hạo. Ông ta là một người có kiến thức uyên thâm với trí nhớ phi thường và tài trí hơn người. Tuy nhiên, ông ta không tin Thần Phật và từng vô cùng giận dữ mà thiêu hủy kinh thư Phật giáo của vợ khi ông ta nhìn thấy bà đang tụng kinh. Hai em trai của ông ta là Thôi Di và Thôi Mô theo sùng Đạo Phật. Bất kỳ nơi nào mà họ đến và trông thấy tượng Phật, họ lại bày tỏ lòng tôn kính. Thôi Hạo thường trêu chọc và trách mắng họ.

Khoảng ba năm sau khi Thôi Hạo thuyết phục Thái Võ Đế cấm Phật giáo và giết tăng nhân, ông ta đã mạo phạm Hoàng đế, sau đó ông ta bị giam vào ngục và bị tra tấn tàn bạo. Để sỉ nhục ông ta hơn nữa, hàng chục cai ngục cũng đổ phân và nước tiểu người lên người ông ta. Tiếng kêu la rên rỉ không ngớt vì đau đớn của ông ta lan ra rất xa. Ngoại trừ Thôi Mô và Thôi Di, toàn bộ gia tộc của Thôi Hạo đều bị liên lụy và bị giết. Thi thể của họ bị bỏ trên đường phố để thị chúng.

Một ngày nọ sau khi Thái Võ Đế tận diệt Phật giáo ở trong nước, một vị tăng nhân tên gọi Đàm Thủy đã xuất hiện một cách thần bí tại hoàng điện của ông. Với phong thái hiên ngang, vị tăng nhân cầm trong tay một cây tích trượng trông chính trực và không chút sợ hãi. Thái Võ Đế hết sức sửng sốt và ra lệnh cho thị vệ giết vị tăng nhân, nhưng dường như không ai có thể lại gần được Đàm Thủy. Thái Võ Đế vô cùng giận dữ và rút dao ra để giết Đàm Thủy. Sau khi không chạm vào được Đàm Thủy, Thái Võ Đế đã ném Đàm Thủy vào một chuồng hổ. Tuy nhiên, con hổ có vẻ rất sợ hãi khi nhìn vị tăng nhân. Sau đó, Thái Võ Đế phái thiên sư Khấu Khiêm Chi của mình vào, và lần này con hổ gầm lên và cố gắng ăn thịt ông ta. Thái Võ Đế bỗng nhận ra rằng vị tăng nhân này không phải là phàm nhân. Ngay lập tức, ông thả vị tăng nhân ra và hứa sẽ khôi phục lại Phật giáo. Trên thực tế, bảy năm sau khi ban bố lệnh cấm, Phật giáo đã tự trở lại với cuộc sống của người dân thời Bắc Ngụy.

Quảng cáo

Chúng ta hãy cùng tra lại lịch sử và thấy một lần nữa ngay cả các vị Hoàng đế và các quan lại cao cấp đều không được dung thứ khi họ phạm tội đối với các tín ngưỡng chân chính.

Hoàng đế đầu tiên vào triều đại nhà Tần (năm 221-207 trước Công Nguyên), còn gọi là Tần Thủy Hoàng, đã nghe theo gian kế của nịnh thần Lý Tư đốt sách và đàn áp các học giả giữa những năm 213 và 206 trước Công Nguyên. Trong khoảng thời gian đó, triết lý của hàng trăm trường phái đã bị lược bỏ đi. Tuy nhiên, điều gì sẽ chờ đợi hai người này, toàn bộ gia tộc của Lý Tư bị giết và không lâu sau Tần Thủy Hoàng đã bị chết một cách khốn khổ.

Hoàn Đế và Linh Đế của triều đại Đông Hán (năm 25-220 sau Công Nguyên), cũng như các Hoàng đế Chiêu Tông và Tuyên Tông của triều đại nhà Đường (năm 618-907 sau Công Nguyên), đã trở nên u mê trước sắc đẹp của Hoàng hậu và các phi tần, đã cho phép họ can thiệp vào các công việc triều chính. Vì nhẹ dạ cả tin, họ đã ra lệnh giết rất nhiều học giả và những người chính trực. Cuối cùng thời kỳ cai trị của họ không kéo dài được bao lâu.

Võ Đế của triều đại Bắc Chu (năm 557-581 sau Công Nguyên) bị Nguyên Tung Sở mê hoặc, đã quyết định diệt Phật giáo. Chỉ bốn năm sau, Nguyên Tung Sở bị giáng chức và chết ngay sau đó. Võ Đế khi đó đột ngột bị bệnh, toàn bộ cơ thể ông trở nên thối rữa. Ông chết sớm ở tuổi 36.

Hoàng đế Võ Tông triều đại nhà Đường (năm 618-907 sau Công Nguyên) sủng tín Triệu Quy Chân và Lý Đức Dụ, hủy hoại Phật tự trên toàn quốc. Trong vòng chưa đầy một năm, Triệu Quy Chân bị giết và Lý Đức Dụ chết khi lưu vong. Võ Tông chết ở tuổi 32, và không có người nối dõi.

Trong số rất nhiều các Hoàng đế ở thời kỳ Ngũ Đại (năm 907-960 sau Công Nguyên) và Thập Quốc (năm 907-979 sau Công Nguyên) (một kỷ nguyên biến động chính trị ở Trung Quốc, giữa sự sụp đổ của triều đại nhà Đường và sự thiết lập của triều đại nhà Tống), không ai có tài năng cai trị siêu quá Hoàng đế Thế Tông của triều đại Hậu Chu. Nhưng Thế Tông bất kính Phật Pháp, dưới sự cai trị của ông Phật tượng bị hủy hoại ở khắp nơi. Trong vòng chưa đầy một năm, ông đã mất giang sơn của mình.

Mặc dù có nhiều thử thách và khổ nạn như vậy, các tín ngưỡng chân chính luôn có thể tìm được con đường trở về trong tâm của dân chúng. Không quá ba mươi năm sau phong trào “Đốt sách diệt Nho” của triều đại nhà Tần, Phật giáo lại được tái sinh trong nước. Một vài năm sau việc loại bỏ Phật giáo của triều đại nhà Đường và nhà Hán, Phật giáo lại tự quay trở lại. Thời Bắc Nguỵ, Phật giáo trở lại chỉ sau bảy năm bị cấm. Trong triều đại Bắc Chu, Phật giáo trở lại trong vòng sáu năm. Trong triều đại nhà Đường, Phật giáo được phục hưng trong vòng chưa đầy một năm.

Lý Tư và Thôi Hạo là những thủ phạm đầu tiên cấm Phật giáo, do đó, họ đã nhận quả báo ngay lập tức và nghiêm trọng nhất trong cuộc đời của họ.

Hoàng đế Huy Tông của triều đại Bắc Tống (năm 960-1127 sau Công Nguyên) đã biến các chùa chiền Phật giáo thành Đạo quán. Mặc dù không hoằng dương Phật giáo, ông đã thúc đẩy Đạo giáo. Vì vậy, số phận của ông không tồi tệ như một số Hoàng đế khác.

Tóm lại, bất luận các vị là ai (Hoàng đế, cận thần hay thường dân), nếu các vị bất kính và phỉ báng các tín ngưỡng chân chính, các vị là đang phạm phải tội ác vô cùng to lớn và cuối cùng sẽ nhận quả báo.

Categories: Tài Liệu Tham Khảo | Leave a comment

Blog at WordPress.com.