Daily Archives: July 23, 2016

Sát thủ gốc Việt sa lưới trời

Sát thủ gốc Việt sa lưới trời

13:20 ngày 23 tháng 07 năm 2016

Ở Thái Lan, tin tức về những vụ giết người của “Sát thủ bikini” Sobhraj tràn ngập trên các phương tiện thông tin đại chúng. Lập tức, nó thu hút nhiều nhà báo và ngay cả những nhà làm phim vào trại giam gặp anh ta để phỏng vấn.

Bị bắt

Tháng 3/1976, Sobhraj quay lại Bangkok bằng cái tên “Jacob” trong cuốn hộ chiếu đã lấy được. Thời điểm này, sau cái chết của 2 người Hà Lan và 2 người Israel, cảnh sát Thái Lan bắt đầu nghi ngờ “một người đàn ông lai Ấn, Á cùng một phụ nữ phương Tây”.

Theo Richard Neville, người chắp bút viết cuốn hồi ký “Cuộc đời tội phạm” cho Sobhraj, vì anh ta sử dụng hộ chiếu giả nên cảnh sát không biết anh ta vào, ra đất Thái lúc nào. Hơn nữa, họ cũng chưa rõ tên thật của Sobhraj.

Bên cạnh đó, nếu công khai vụ việc có thể sẽ khiến Sobhraj lặn mất, đồng thời cũng có thể làm ảnh hưởng đến ngành công nghiệp du lịch nên mặc dù đã thu thập được nhiều chứng cứ dựa trên bức thư thú tội của Rennelleau, cảnh sát Thái Lan chỉ lặng lẽ điều tra thay vì phát thông báo, đề nghị những ai biết về hung thủ hãy đến trình báo với nhà cầm quyền.

Nhưng người Hà Lan thì không! Một cán bộ phụ trách công tác lãnh sự ở Đại sứ quán Hà Lan tại Bangkok là ông Herman Knippenberg bắt tay vào việc điều tra. Theo ông Knippenberg, tất cả những nạn nhân xấu số đều có chung một điểm là trước khi chết, họ đều gặp gỡ, ăn uống, đi chơi với vợ chồng Sobhraj.

Mất nhiều thời gian, công sức tìm hiểu qua những khách du lịch, những người lái taxi, xe tuk tuk, ông Knippenberg có được địa chỉ căn hộ nơi vợ chồng Sobhraj cư trú. Thuyết phục cảnh sát Thái Lan cho phép khám xét căn hộ, Knippenberg và cảnh sát phát hiện khá nhiều bằng chứng về việc Sobhraj liên quan đến những vụ giết người. Đó là hộ chiếu của một số nạn nhân cùng các giấy tờ liên quan đến họ như vé máy bay, thư từ, hình ảnh. Bên cạnh đó, ông Knippenberg còn tìm thấy một lượng lớn thuốc ngủ và bột lá cây Majiad.

Thời điểm xảy ra vụ khám xét, vợ chồng Sobhraj cùng Ajay đang ở Singapore. Lúc trở lại Bangkok và lúc xuống taxi để đi bộ vào nhà thì bất ngờ một đứa bé hàng xóm nhanh ẩu đoảng, đã báo cho Sobhraj biết: “Mấy bữa trước có nhiều cảnh sát đến nhà chú”. Lập tức, bộ ba quay lưng tháo lui rồi thuê một chiếc xe hơi, chạy một mạch xuống tỉnh Surat Thani, miền Nam Thái Lan.

Nghỉ lại đó một đêm, hôm sau Sobhraj cùng vợ và Ajay đi Songkhla rồi qua biên giới, vào đất Malaysia. Hồ sơ Interpol về Sobhraj cho thấy tại Kuala Lumpur, theo lệnh Sobhraj, Ajay đã nhiều lần đột nhập vào các cửa hàng đá quý để ăn trộm nhưng sau đó cậu bé Ấn Độ này biến mất không tăm tích. Interpol tin rằng Sobhraj đã giết Ajay để xóa hết dấu tích trước khi đến Geneva, Thụy Sĩ, nơi vợ chồng anh ta xuất hiện như những người chuyên mua bán đá quý.

Tiêu thụ xong phần lớn số hàng do Ajay trộm được, tháng 7/1976, Sobhraj cùng vợ đi Bombay, Ấn Độ. Tại đây, anh ta thu nạp hai thiếu nữ người Mỹ là Barbara Smith và Mary Ellen Eather. Nạn nhân đầu tiên của “gia đình tội ác” Sobhraj là một thanh niên người Pháp tên Jean Luc Solomon. Vẫn bằng cách pha thuốc ngủ vào rượu để cướp tài sản nhưng do pha quá liều, Solomon ngộ độc chết.

Đến cuối tháng 7/1976, tại New Delhi, “gia đình” Sobhraj lừa một nhóm sinh viên Pháp bằng cách giới thiệu mình là những hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp. Do tin tưởng, nhóm sinh viên này đã nhờ Sobhraj đưa đi thăm thú nhiều nơi. Một buổi chiều, trước bữa ăn tại khách sạn Vikram, Sobhraj đưa cho mỗi sinh viên một viên thuốc, nói là thuốc ngừa bệnh kiết lị vì điều kiện ăn uống ở Ấn Độ không bảo đảm vệ sinh.

Tuy nhiên, có 3 sinh viên chỉ giả bộ uống rồi khi nhìn thấy bạn bè mình lần lượt ôm bụng quằn quại, họ đã xông vào túm chặt lấy Sobhraj, lôi anh ta đến đồn cảnh sát. Khi bị thẩm vấn, hai cô gái người Mỹ nhanh chóng thú nhận âm mưu cướp tài sản của Sobhraj đồng thời khai luôn về vụ đầu độc Jean Luc Solomon.

Riêng vợ chồng Sobhraj, trước sau cặp đôi này chỉ nói rằng họ đã bất cẩn trong việc mua thuốc ngừa kiết lị đồng thời chối bay chối biến về việc bỏ thuốc ngủ quá liều dẫn đến cái chết của anh thanh niên người Pháp. Dù vậy, cảnh sát cũng xác định được Sobhraj là kẻ đã đánh thuốc mê lính gác để trốn trại ở Kabul, Afghanistan hồi năm 1971 qua vết mổ… ruột thừa!

Việc hỏi cung hoàn tất, Sobhraj, Marie, Barbara Smith và Mary Ellen Eather bị đưa đến nhà tù Tihar ở New Delhi chờ ngày xét xử. Chịu không nổi cuộc sống khủng khiếp trong buồng giam, Barbara và Mary Ellen tự sát nhưng nhờ những người ở chung buồng phát hiện, gọi lính canh đưa đi cấp cứu nên cả hai thoát chết.

SoBhraj trả lời phỏng vấn của các nhà báo trên đường ra tòa án Kathmandu.

Riêng Sobhraj, do còn giấu được mấy viên đá quý đựng trong một cái ống bằng nhôm rồi nhét vào hậu môn, anh ta móc nối với mấy người lính canh, nhờ họ đem bán. Trong hồi ký, anh ta kể: “Dù ở tù nhưng bữa sáng của tôi luôn có bánh mì, trứng chiên, patê gan ngỗng, thịt jambon muối và pho mai hảo hạng, còn rượu thì khỏi nói”.Ra tòa, Sobhraj lĩnh án 12 năm tù giam về tội cướp thay vì phải chịu hình phạt treo cổ bởi những chứng cứ buộc tội anh ta giết Solomon không rõ ràng. Với Marie, cô ta bị phạt 7 năm tù nhưng chỉ hơn 2 năm, Marie được ân xá vì mắc bệnh ung thư buồng trứng. Trở về Canada, Marie trước sau vẫn khẳng định rằng mình vô tội. Đến khi chết vào tháng 4/1984, cô ta cho biết mình luôn trung thành với tình yêu dành cho Sobhraj còn hai cô gái người Mỹ, mỗi cô nhận mức án 2 năm tù về tội đồng lõa cướp tài sản.

“Sát thủ bikini” biến thành… “người rắn”

Khi Sobhraj ở tù tại Ấn Độ thì ở Thái Lan, cảnh sát Thái và Sứ quán Hà Lan vẫn kiên nhẫn điều tra. Hai năm sau đó, họ đã có đủ bằng chứng về việc băng nhóm Sobhraj giết 2 người Israel và 2 người Hà Lan cùng 1 cô gái Mỹ và 1 thanh niên Pháp. Đầu năm 1980, một nhóm quan chức thuộc Bộ Tư pháp Thái Lan sang New Delhi, làm việc với Bộ Tư pháp Ấn Độ để bàn về việc dẫn độ Sobhraj về Thái Lan xét xử khi anh ta mãn hạn tù ở Ấn Độ.

Lúc này, Sobhraj sống như một ông hoàng trong nhà tù Tihar. Với số tiền bán những viên đá quý mà viên rẻ nhất cũng có giá 50.000USD, buồng giam Sobhraj chẳng thiếu thứ gì, tivi, máy lạnh, tủ lạnh, điện thoại, bồn tắm nước nóng  còn ăn uống thì sơn hào hải vị. Thỉnh thoảng, Sobhraj còn tổ chức những bữa tiệc, mời lính gác nhà tù tham dự nên họ đã làm ngơ để một nữ luật sư của Sobhraj là Sneha Senger vào buồng giam ngủ với anh ta!

Ở Thái Lan, tin tức về những vụ giết người của “Sát thủ bikini” Sobhraj  tràn ngập trên các phương tiện thông tin đại chúng. Lập tức, nó thu hút nhiều nhà báo và ngay cả những nhà làm phim vào trại giam gặp anh ta để phỏng vấn. Lẽ dĩ nhiên Sobhraj đâu bỏ qua cơ hội kiếm tiền có một không hai này. Với những cuộc phỏng vấn chỉ kéo dài 30 phút, Sobhraj bỏ túi 2.000USD.

Trong những cuộc phỏng vấn ấy, Sobhraj luôn chối bỏ việc giết người mà chỉ giải thích về hành động của mình “là nhằm chống lại chủ nghĩa đế quốc phương Tây ở châu Á”. Riêng hai cuốn hồi ký, một là “Sobhraj – Cuộc đời tội phạm” do Richard Neville chắp bút và cuốn “Người rắn” do Thomas Thompson chắp bút, đã mang về cho Sobhraj 4 triệu USD. Tác giả Thomas Thompson cho biết: “Sở dĩ tôi đặt tên cho Sobhraj là “người rắn” vì dù bị giam ở nơi nào, anh ta cũng luồn lách trốn thoát được”. Với cuốn phim nói về cuộc đời phạm tội của Sobhraj, một hãng sản xuất ở Bolywood – là kinh đô điện ảnh Ấn Độ đã trả cho Sobhraj 6 triệu USD tiền bản quyền!

Và mặc dù có tiền, nhưng Sobhraj vẫn canh cánh lo âu về việc sẽ bị dẫn độ sang Thái Lan, nơi anh ta phải đối mặt với án tử hình. Theo cố vấn của cô luật sư nhân tình anh ta, tháng 3/1986, khi đã ở tù được 10 năm, Sobhraj tổ chức một bữa tiệc hoành tráng, chiêu đãi toàn bộ lính gác và bạn tù nhưng thức ăn được bỏ thuốc ngủ. Lúc tất cả đã vật vã dưới tác dụng của thuốc, Sobhraj mở cửa nhà giam bước ra.

Hai ngày sau, anh ta bị thanh tra Madhukar Zende thuộc Sở cảnh sát Mumbai bắt tại nhà hàng O’Coquero. Theo hồ sơ Interpol, Sobhraj cố ý để bị bắt nhằm kéo dài thời gian ở tù vì theo luật Thái Lan, một vụ trọng án sau 20 năm mà vẫn không bắt được thủ phạm thì sẽ hết thời hiệu truy cứu hình sự.

Quả đúng như vậy. Vụ đầu độc, trốn trại mang lại cho Sobhraj thêm 10 năm tù giam, tổng cộng là 22 năm. Ngày 17/2/1997, lúc đã 52 tuổi, Sobhraj được trả tự do, chính quyền Ấn Độ cho phép anh ta về Pháp.

Sobhraj cùng “vợ” là Nihita Biswas ở nhà tù Nepal, năm 2014.

Lưới trời lồng lộng

Sobhraj sống thoải mái ở ngoại ô Paris với tài sản 15 triệu USD – là tiền kiếm được từ những lần trả lời phỏng vấn, viết hồi ký và bán bản quyền làm phim. Thế nhưng, chẳng hiểu trời xui đất khiến thế nào mà Sobhraj quay lại Nepal, nơi anh ta đã giết người thanh niên Canada là Laurent Carriere và cô gái người Mỹ Connie Bronzich. Một số tờ báo Thái Lan gọi đó là “luật nhân quả”.

Ngày 17/9/2003, một nhà báo tình cờ nhìn thấy Sobhraj trên đường phố ở thủ đô Kathmandu. Hai ngày sau, anh ta bị bắt lúc đang đánh bài trong casino của khách sạn Yak&Yeti. Gần 1 năm sau – ngày 20/8/2004, Sobhraj bị tòa án Kathmandu kết án tù chung thân vì tội giết Carriere và Bronzich. Hầu hết các bằng chứng dùng để buộc tội Sobhraj do lãnh sự Hà Lan là ông Knippenberg và Interpol thu thập được.

Cuối năm 2007, luật sư của Sobhraj gửi một bản thỉnh nguyện thư đến  tổng thống Pháp là ông Nicolas Sarkozy, đề nghị Chính phủ Pháp can thiệp với Chính phủ Nepal, phóng thích Sobhraj vì lý do nhân đạo bởi lẽ anh ta đã ở tù Ấn Độ suốt 22 năm rồi nhưng thỉnh nguyện thư bị từ chối. Và mặc dù tù chung thân có nghĩa là suốt đời sẽ không bao giờ còn được bước chân ra khỏi nhà giam nhưng một thiếu nữ Nepal 20 tuổi là Nihita Biswas lại quyết định lấy Sobhraj làm chồng!

Sobhraj kể: “Tôi yêu Nihita Biswas ngay từ cái nhìn đầu tiên. Cô ấy là con của bà Shakuntala Thapa, luật sư của tôi khi bà đưa Nihita Biswas vào trại giam để làm thông dịch viên tiếng Pháp cho tôi”, còn Nihita Biswas thì: “Dù đã 64 tuổi nhưng Sobhraj vẫn là một người đàn ông tuyệt vời. Tôi sẽ đợi anh ấy”.

Ngày 9/10/2008, nhân lễ hội Bada Dashami của người Nepal, Sobhraj và Nihita Biswas tuyên bố đính hôn. Hôm sau, ban giám thị nhà tù Kathmandu bác bỏ thông tin này. Giám đốc nhà tù cho biết Nihita Biswas cùng gia đình được phép vào trại giam để thực hiện nghi lễ Tika cùng với những người thân của hàng trăm tù nhân khác nhưng đó không phải là lễ đính hôn vì khi vị trưởng lão bôi một dấu son lên trán họ thì đó chỉ là một phần nghi thức của lễ hội Bada Dashami.

Ngày 30/7/2010, Tòa án tối cao Nepal bác đơn kháng cáo của Sobhraj đồng thời bổ sung hình phạt 2.000 Rupi (tiền Nepal) về hành vi sử dụng hộ chiếu giả. Bên cạnh đó, tòa cũng ra lệnh phong tỏa tất cả mọi tài sản của Sobhraj.

Mẹ “vợ” anh ta – luật sư Shakuntala Thapa cho rằng “con rể” của mình đã bị đối xử bất công vì số tài sản của Sobhraj là do anh ta kiếm được qua việc trả lời phỏng vấn, viết hồi ký, bán bản quyền làm phim chứ không phải giết người cướp của. Riêng Nihita Biswas, “vợ” Sobhraj cười như mếu khi nghe tin gần 14 triệu USD của “chồng” mình không còn có thể rút ra được…

Cũng cần nói thêm là khi hồi ký “Charles Sobhraj – Cuộc đời tội phạm” xuất bản, Sobhraj đã phủ nhận tất cả những thông tin về mình trong cuốn sách này, và dọa sẽ kiện nhưng theo Richard Neville, người chắp bút cho cuốn hồi ký thì mọi lời kể của Sobhraj đều đã được ông ghi âm nên anh ta có kiện đằng trời!

Theo An Ninh Thế Giớ

Advertisement
Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Điều ít biết về vợ con huyền thoại bạc mệnh Lý Tiểu Long

Điều ít biết về vợ con huyền thoại bạc mệnh Lý Tiểu Long

11:00 | 23/07/2016

Nhìn lại những hình ảnh đáng nhớ của gia đình ngôi sao Hong Kong nhân kỷ niệm 43 năm ngày ông mất. 

 

Nhân dịp tròn 43 năm ngày mất của huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long, hàng loạt báo Hong Kong đã có những bài viết về cuộc đời, sự nghiệp của ngôi sao tài năng, bạc mệnh. Một trong những chi tiết rất được khán giả quan tâm là loạt bài về người vợ cùng hai người con của Lý Tiểu Long. Trang Daily mới đây đăng tải nhiều thông tin thú vị quanh chủ đề này, trong đó giới thiệu: “Tiểu Long quen biết Linda Lee Cadwell khi cô còn đang là nữ sinh trung học, còn ngôi sao họ Lý là thầy giáo dạy võ thuật. Mối quan hệ thầy trò nhanh chóng nảy nở thành tình yêu, và năm 1963, hai người chính thức hẹn hò”.

Năm 1964, Lý Tiểu Long và Linda kết hôn. Thời điểm bước vào cuộc sống hôn nhân, cô gái người Anh mới chỉ tròn 19 tuổi. Cặp đôi sống tại Washington và có hai con: Brandon Lee, Shannon Lee. Suốt gần 10 năm sau đó, Linda trở thành người phụ nữ của gia đình, từng bước chăm chút hậu phương cho chồng, trong khi Tiểu Long thành danh trên con đường sự nghiệp.

Những khoảnh khắc bình yên và hạnh phúc của Lý Tiểu Long và vợ con khi còn sống.

Lý Tiểu Long bên hai con. Ngay từ khi con trai Brandon còn nhỏ, huyền thoại võ thuật đã dạy võ cho cậu bé và thường đưa con đến phim trường. Thừa hưởng gien võ thuật của người cha nổi tiếng, Brandon nhận được nhiều kỳ vọng, ngợi khen sẽ nổi trội không thua cha đẻ.

Tiểu Long đặc biệt yêu và kỳ vọng vào cậu con trai cả, điều này được thể hiện qua cái tên Trung Quốc của cậu bé: Lý Quốc Hào.

Gia đình 4 người hạnh phúc của huyền thoại Lý Tiểu Long. Những năm sau này, khi sự nghiệp thành danh, Tiểu Long đưa vợ và các con về Hong Kong sinh sống.

Hình ảnh Lý Tiểu Long dạy con trai Brandon học võ thuật.

Năm 1973, Lý Tiểu Long đột ngột qua đời ở tuổi 33, cái chết đến nay vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Linda, vợ anh trở thành người góa bụa, một mình nuôi hai con. Sau cú sốc chồng chết, Linda đưa hai con về Mỹ sinh sống. Vì sợ con trai đi theo vết xe đổ của cha, cô cũng cấm con tiếp tục học võ.

Vợ và hai con trong đám tang Tiểu Long năm 1973. 20 năm sau đó, Brandon – con trai Tiểu Long cũng qua đời ở tuổi 28 trên phim trường, như một địnBàh mệnh nghiệt ngã. Vợ Tiểu Long sau đó trải qua hai lần kết hôn nữa, và hiện tại sống hạnh phúc bên người chồng thứ ba.

Gần đây nhất, năm 2015, vợ và con gái của Tiểu Long về Hong Kong tham gia sự kiện “75 năm ngày sinh Lý Tiểu Long”. Bà Linda giờ đã ở tuổi 70, trong khi con gái Shannon cũng ngoài 40. Là “con nhà nòi”, Shannon phát triển sự nghiệp ở lĩnh vực diễn xuất, nhà sản xuất truyền hình… Cô kết hôn với một luật sư và có một con gái, cuộc sống hiện tại rất hạnh phúc.

Ảnh: News

Theo Ngoisao.net

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Trò chơi cân não của Tập Cận Bình sau phán quyết PCA

Trò chơi cân não của Tập Cận Bình sau phán quyết PCA

Phạm Văn Thông | 23/07/2016 07:17

Trò chơi cân não của Tập Cận Bình sau phán quyết PCA

(Ảnh: EPA)

Kể từ phán quyết vụ kiện biển Đông của PCA, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã bước vào “trò chơi cân não” trong cố gắng duy trì sự ổn định của giới lãnh đạo Trung Nam Hải.

Bầu không khí buổi hội kiến tối hôm 12/7 giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk tại nhà khách Điếu Ngư Đài, thủ đô Bắc Kinh có chút căng thẳng.

Bởi lúc 17h chiều cùng ngày, Tòa trọng tài thường trực (PCA) tại The Hague, Hà Lan vừa ra phán quyết bác bỏ tuyên bố “chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc ở biển Đông.

Trong bài báo đăng hôm 20/7, tờ Nikkei Asian Review (Nhật Bản) mô tả, xuất hiện trên truyền hình với bộ vét xanh đen thường thấy, chiếc cà vạt màu đỏ và bằng âm điệu điển hình, ông Tập tuyên bố trắng trợn : “Từ cổ chí kim, các hòn đảo ở Biển Đông đều là lãnh thổ của Trung Quốc”.

Tập Cận Bình ngang ngược nói: “Trung Quốc sẽ không bị chi phối bởi quyết định của PCA hoặc không chấp nhận bất kỳ hành động hoặc tuyên bố nào dựa trên phán quyết của tòa trọng tài”.

Ngồi đối diện với chủ tịch Trung Quốc, ông Tusk bày tỏ sự không hài lòng của mình trước những lời nói của ông Tập về phán quyết PCA, ông ấn ngón tay trỏ vào thái dương của mình, đôi khi cao giọng.

Kênh truyền hình nhà nước Trung Quốc đã đưa tuyên bố trắng trợn của ông Tập lên tiêu đề trong chương trình thời sự 19h của ngày hôm đó, nhưng bỏ qua tuyên bố của ông Tusk rằng EU tin tưởng vào phán quyết của tòa trọng tài.

Sau ông Tập, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, người cũng tham dự cuộc họp, đứng trước ống kính máy quay và nhấn mạnh rằng phán quyết này là không thể chấp nhận.

Philippines, quốc gia đệ đơn kiện Trung Quốc lên PCA, và các nước láng giềng đã đánh giá cao quyết định “lịch sử” của tòa trọng tài, kêu gọi Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế.

Tại hội nghị thượng đỉnh Á – Âu (ASEM) tại Mông Cổ 3 ngày sau, trong phiên thảo luận quốc tế lớn đầu tiên diễn ra sau tuyên bố của tòa trọng tài, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu, phán quyết của tòa trọng tài phải được sử dụng làm cơ sở cho việc giải quyết những căng thẳng trên Biển Đông. Nhật Bản cũng là quốc gia đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ởBiển Hoa Đông.

Tuy nhiên, Bắc Kinh tiếp tục làm ngơ trước những lời kêu gọi này.

Trò chơi cân não của Tập Cận Bình sau phán quyết PCA - Ảnh 1.

Hình ảnh trong chương trình thời sự 19h ngày 12/7 của Trung Quốc, đưa tin ông Tập Cận Bình trắng trợn phủ nhận phán quyết của PCA.

Duy trì ổn định

Nikkei bình luận, trong khi ông Tập Cận Bình ngày càng lo lắng về việc Trung Quốc bị cô lập trên trường quốc tế, thì Tổng thống Mỹ Barack Obama chưa đưa ra bất kỳ một tuyên bố công khai nào về vấn đề này.

Theo các nguồn tin ngoại giao, ông Obama đã kêu gọi các quốc gia châu Á tránh phương hại đến Trung Quốc vì lợi ích của sự ổn định trong khu vực.

Việc Mỹ có lập trường thận trọng là điều dễ hiểu. Khi quan điểm sử dụng vũ lực đang lớn dần trong quân đội Trung Quốc và dư luận nước này, thậm chí có quan điểm kêu gọi một cuộc chiến ở biển Đông.

Mỹ lo ngại quân đội hoặc các phe phái của Trung Quốc có thể phản ứng thái quá nếu Bắc Kinh bị dồn vào chân tường.

Nhà Trắng cũng bày tỏ quan ngại về tình hình trong nước của Trung Quốc.

Hôm Chủ nhật (17/7), một người đàn ông ở tỉnh Hà Bắc đứng trước một nhà hàng thức ăn nhanh của Mỹ và xua đuổi khách hàng, hét lên “Anh là kẻ phản bội nếu ăn ở đây bởi vì Mỹ đang xâm chiếm Biển Đông!”.

Các cuộc kêu gọi tẩy chay sản phẩm Mỹ đang tăng lên.

Nếu chủ nghĩa dân tộc tại Trung Quốc, bị kích động bởi sự bất mãn đối với phán quyết PCA, chuyển hướng thành sự chỉ trích nhằm vào các lãnh đạo Trung Nam Hải, nó có thể gây ra sự bất ổn tại quốc gia này.

Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc hôm 18/7 gọi quyền lợi ở biển Đông là “lợi ích cốt lõi” và ảnh hưởng đến “nền tảng quản lý đất nước” của đảng Cộng sản Trung Quốc – như một sự ngầm thừa nhận về khả năng gây bất ổn của tình hình hiện nay.

Cùng ngày 18, Tập Cận Bình có chuyến khảo sát khu tự trị dân tộc Hồi ở Ninh Hạ, một trong những “thánh địa” của cuộc cách mạng Cộng sản Trung Quốc.

Trong lần xuất hiện công khai đầu tiên kể từ sau phán quyết, ông nhấn mạnh rằng tinh thần cách mạng, không sợ hy sinh của Trung Quốc có thể giúp họ vượt qua mọi khó khăn.

“Bằng mọi giá, chúng ta phải phục hưng sự vĩ đại của dân tộc Trung Hoa,” Tập Cận Bình kêu gọi.

PCA đã ra phán quyết của mình, bây giờ vấn đề này phụ thuộc vào cộng đồng quốc tế nhằm tìm ra một giải pháp để khéo léo kiềm chế sự nổi dậy của Trung Quốc.

Trò chơi cân não của Tập Cận Bình sau phán quyết PCA - Ảnh 2.

Các tàu thuộc “quân đỏ” trong cuộc tập trận trái phép của Trung Quốc gần quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam, từ 5-11/7. (Ảnh: 81.cn)

Trong cuộc chiến

Trong việc theo đuổi lợi ích quốc gia, Trung Quốc sử dụng khái niệm “ba cuộc chiến” – thông tin, tâm lý và pháp lý.

Cuộc chiến thông tin là việc phổ biến các thông tin nhằm lái dư luận quốc tế theo chiều hướng có lợi cho Trung Quốc, trong khi cuộc chiến tâm lý là nhằm mục đích đánh giá khả năng và năng lực quốc phòng của các quốc gia và các mối đe dọa khác.

Cuộc chiến pháp lý là giành ủng hộ của cộng đồng quốc tế thông qua các quyết định của tòa án và biện pháp pháp lý khác có lợi cho mình.

Phán quyết vụ kiện biển Đông là một bước ngoặt bất lợi trên mặt trận pháp lý của Trung Quốc.

Kể từ mùa xuân, khi bắt đầu nhận thấy dấu hiệu một phán quyết không như ý, Bắc Kinh đã “bung sức” trên mặt trận thông tin và tâm lý. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại là rất ít.

Vào hôm 8/7, Trung Quốc đã tổ chức trái phép một cuộc tập trận hải quân lớn chưa từng có trên Biển Đông ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), huy động hơn 100 tàu chiến và sử dụng ngư lôi, các vũ khí hiện đại khác.

Tình huống đưa ra là một khu vực được bảo vệ bởi “lực lượng hải quân màu đỏ” bị xâm chiếm bởi một “lực lượng hải quân màu xanh”. Một số nhà phân tích cho rằng kịch bản tập trận được mô phỏng như một cuộc đụng độ với Mỹ.

Theo Nikkei, một phần mục đích của cuộc chiến tâm lý này nhằm cho thế giới thấy rằng, Trung Quốc không ngần ngại sử dụng vũ lực nếu các nước khác xâm phạm đến lợi ích của Bắc Kinh bằng cách dựa vào phán quyết.

Tuy nhiên, cuộc tập trận đã vấp phải phản ứng của xã hội quốc tế, coi đó là “hành động khiêu khích”. Ngoài ra, Indonesia và Singapore, các quốc gia trước đây trung lập trong vấn đề biển Đông, đang nghiêng nhiều hơn về phía chỉ trích Trung Quốc.

theo Thế giới trẻ

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Báo Hàn ca ngợi Vietnam Airlines hoãn chuyến bay để vận chuyển hành khách Hàn Quốc bị thương nặng

Báo Hàn ca ngợi Vietnam Airlines hoãn chuyến bay để vận chuyển hành khách Hàn Quốc bị thương nặng

23/07/2016 16:24

Báo Hàn ca ngợi Vietnam Airlines hoãn chuyến bay để vận chuyển hành khách Hàn Quốc bị thương nặng

Báo chí và người dân Hàn Quốc đã ca ngợi hành động cao đẹp của Vietnam Airlines khi hoãn chuyến bay 80 phút, lắp ráp cáng trên máy bay để chuyển 1 bệnh nhân người Hàn đang bị thương nặng tại Myanmar bay về Hà Nội một cách an toàn.

Vừa qua, hãng hàng không Vietnam Airlines đã ghi dấu ấn tốt đẹp với các hành khách trên hành trình Yangon (Myanmar) – Hà Nội khi vận chuyển thành công một hành khách người Hàn Quốc bị tai nạn giao thông tại Myanmar về Hà Nội một cách an toàn và kịp thời.

Báo Hàn ca ngợi Vietnam Airlines hoãn chuyến bay để vận chuyển hành khách Hàn Quốc bị thương nặng - Ảnh 1.

Để cứu giúp một bệnh nhân, máy bay của hãng hàng không Vietnam Airlines đã cất cánh chậm 80 phút.

Sau khi trang tin Naver (Hàn Quốc) đăng tải thông tin này, cộng đồng mạng xứ Kim chi đã viết những dòng bình luận đầy hạnh phúc và biết ơn sâu sắc về VNA. Người dùng Naver, Cest bày tỏ“Nếu đến Việt Nam tôi chắc chắn sử dụng dịch vụ của Vietnam Airlines. Đất nước, con người Việt Nam thật tuyệt vời“.

Theo đó, Vietnam Airlines nhận được thông tin về một hành khách người Hàn Quốc phải nằm cáng trên chuyến bay trở về từ Yangon (Myanmar) tới Hà Nội (sau đó bay tiếp đến Hàn Quốc). Bệnh nhân này là ông Kim (54 tuổi), người giám sát hiện trường được công ty đối tác của tập đoàn kiến thiết Posco phái tới công trường xây dựng khách sạn Myanmar Amara.

Vào ngày 25/6, trong lúc đang chờ tín hiệu sang đường, ông Kim bị xe đâm và được đưa vào bệnh viện. Chân phải của ông bị gãy xương tại 6 chỗ, vùng đầu chảy nhiều máu. Mặc dù bị thương rất nặng, nhưng do điều kiện y tế của Myanmar còn nghèo nàn nên ông Kim không được tiếp nhận phẫu thuật.

Nghe tin, vợ của ông Kim bèn tức tốc bay tới Myanmar và cố gắng tìm kiếm các chuyến bay về Hàn Quốc để đưa chồng về, nhưng tất cả các hãng hàng không đều từ chối tiếp nhận ông với lý do: “Máy bay của chúng tôi quá nhỏ, nên chúng tôi không thể lắp đặt cáng cho bệnh nhân được”.

Cố gắng nắm lấy những tia hy vọng mong manh nhất, vợ ông Kim đã van nài các hãng hàng không hãy cho chồng mình đi cùng, dù là có phải nằm ở khoang hành lý. Nhưng tất cả các hãng đều nói rằng điều này là không thể vì lý do an toàn.

Khi ông Kim đang trong tình cảnh nguy kịch đó, chỉ có hãng hàng không của Việt Nam chấp nhận giúp đỡ. Họ đứng ra nhận sẽ chở ông Kim đi cùng trên chuyến bay vào tối ngày 29/6, hành trình Yanggon – Hanoi – Incheon, máy bay Airbus 321.

Báo Hàn ca ngợi Vietnam Airlines hoãn chuyến bay để vận chuyển hành khách Hàn Quốc bị thương nặng - Ảnh 2.

Trong tình huống này, VNA cũng đã có thể từ chối chở ông Kim như các hãng hàng không khác đã làm. Thế nhưng, họ đã không từ bỏ bệnh nhân.

Những tưởng đã rũ bỏ được mối lo, nhưng do chuyến bay xuất phát từ Yanggon lần này đã chật kín hành khách, vợ ông Kim nhận được tin rằng không thể lắp đặt cáng cho bệnh nhân trên máy bay ngay từ đầu được.

Việc lắp đặt cáng sẽ phải mất 2 tiếng đồng hồ, nếu như không lắp đặt cáng ngay từ trước thì sẽ gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới lịch trình bay của hãng hàng không. Trước khó khăn này, giống như bất kỳ hãng hàng không nào khác, Vietnam Airlines hoàn toàn có thể từ chối vận chuyển ông Kim. Thế nhưng Vietnam Airlines đã không từ bỏ bệnh nhân. Họ đã chấp nhận chở thêm 2 kỹ sư lắp cáng từ Yanggon đi cùng và dành ra 6 ghế ngồi để lắp đặt cáng cho bệnh nhân.

Báo Hàn ca ngợi Vietnam Airlines hoãn chuyến bay để vận chuyển hành khách Hàn Quốc bị thương nặng - Ảnh 3.

Hàn Quốc ca ngợi hành động đẹp của VNA. Ảnh minh họa của trang Naver Hàn Quốc

Cuối cùng, chuyến bay đã bị trì hoãn khoảng 80 phút, khiến cho nhiều hành khách phải khó chịu và phàn nàn. Thế nhưng, các tiếp viên đã đi tới ghế của từng người, từng người một để giải thích tình hình cho hành khách của mình.

Báo Hàn ca ngợi Vietnam Airlines hoãn chuyến bay để vận chuyển hành khách Hàn Quốc bị thương nặng - Ảnh 4.

Hành khách trên máy bay rất giận dữ nhưng các tiếp viên hàng không đã đến giải thích và thuyết phục từng người một.

Vợ ông Kim còn nói thêm: “Các tiếp viên đã liên tục nắm lấy tay chồng tôi và tận tình chăm sóc, nhờ vậy mà chồng tôi đã có thể hạ cánh an toàn. Tôi thật sự vô cùng biết ơn”.

Hiện tại, ông Kim đang trong quá trình hồi phục sau khi tiếp nhận phẫu thuật thành công tại bệnh viện Sinchon Severance. Nhờ có hãng hàng không đã ưu tiên mạng sống của con người hơn những thiệt hại sẽ nảy sinh từ việc trì hoãn chuyến bay của mình, mà một người trụ cột gia đình như ông Kim đã có thể trở về an toàn trong vòng tay người thân của mình.

Báo Hàn ca ngợi Vietnam Airlines hoãn chuyến bay để vận chuyển hành khách Hàn Quốc bị thương nặng - Ảnh 5.

Nhờ sự quyết tâm của một hãng hàng không, biết đặt mạng sống của một người lên trên các thiệt hại khác, ông Kim đã được trở về bên vòng tay của người thân.

Giữa những thông tin giật gân đến đau lòng về tai nạn, cuớp giết, thì câu chuyện này như mang niềm vui nhỏ đến với mọi người.

Cũng vì vậy mà một người Việt đã chia sẻ cảm xúc trên trang cá nhân của mình rằng: “Tôi hy vọng người Việt Nam đi đâu cũng để lại những hình ảnh đẹp, những cử chỉ đẹp. Tôi hy vọng ngoài việc phê phán, chăm chăm vào cái xấu, chúng ta cũng hãy biết trân trọng và chia sẻ, nhân rộng những điều tốt đẹp. Điều tốt đẹp không ở đâu xa, nó ở ngay trong bạn, xuất phát từ bạn!”.

theo Kenh14/TTVN

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Trung Quốc hết “giấu mình” buộc láng giềng tái vũ trang

Trung Quốc hết “giấu mình” buộc láng giềng tái vũ trang

VietTimes — Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã từ bỏ một cách không chính thức chính sách “trỗi dậy hòa bình”. Những yêu sách lãnh thổ ngang ngược và phi lý của Trung Quốc khiến nhiều nhà phân tích phương Tây lo sợ rằng nó có thể đẩy Đông Á vào một cuộc xung đột, National Interest đánh giá.
Đặng Phương Thảo – /Thứ Bảy, ngày 23/7/2016 – 12:46
Chiến hạm Trung Quốc tập trận, phóng tên lửa trên biểnChiến hạm Trung Quốc tập trận, phóng tên lửa trên biển

Đúng như dự đoán, Tòa Trọng tài (thành lập theo Phụ lục VII UNCLOS 1982) đã ra phán quyết bác bỏ yêu sách lãnh thổ ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong khi Philippines hoan hỉ thì Trung Quốc lại phản ứng một cách thô bạo và bác bỏ toàn bộ phán quyết này, National Interest ghi nhận.

Trung Quốc đang phải đối mặt với sự lựa chọn khó khăn: Chấp nhận một hệ thống quốc tế đi ngược lại lợi ích quốc gia của Trung Quốc hay tiếp tục xác quyết yêu sách chủ quyền mạnh mẽ hơn nữa và gia tăng nguy cơ xung đột với các nước láng giềng.

Mỹ và các đồng minh cũng đang phải đối mặt với một quyết định không mấy dễ dàng. Liệu họ nên củng cố phán quyết của tòa án bằng những hành vi không khoan nhượng về mặt ngoại giao hoặc tăng cường quân sự? Hoặc giả phải điều chỉnh hệ thống để đối phó các yêu sách của Trung Quốc.

Theo National Interest, các tranh chấp lãnh thổ là vấn đề quốc tế lâu dài và khá hóc búa. Không có tiến trình chung cho việc phân định chủ quyền và thẩm quyền chung trong việc quyết định ai sở hữu cái gì. Hầu hết các quốc gia đều theo đuổi lợi ích bằng việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ. Các cường quốc thường từ chối tuân theo các phán quyết của kẻ khác khi họ nhận thấy rằng lợi ích quan trọng của quốc gia đang bị đe dọa.

Châu Á – Thái Bình Dương hiện đang có những thách thức riêng. Vùng biển Đông Á đầy rẫy những tranh chấp lãnh thổ bao gồm bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham), quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Trung Quốc yêu sách chủ quyền phi lý với tất cả các hòn đảo này.

Đến tận gần đây, giá trị kinh tế của các hòn đảo, bãi đá, bãi cạn và các thực thể địa lý khác vẫn khó có thể nhìn ra. Tuy nhiên, Luật Biển đã tuyên bố rõ nước nào có chủ quyền đối với lãnh hải sẽ có quyền sở hữu với mọi loại tài nguyên thuộc lãnh hải đó. Do đó, các chính trị gia ở nhiều nước bắt đầu tưởng tượng ra những tài sản khổng lồ không thể đong đếm được từ hải sản cho đến nguồn khí đốt.

National Interest đánh giá tuy nhiên, sự trỗi dậy của Trung Quốc để trở thành một cường quốc đã làm thay đổi nguyên trạng trong khu vực. Trật tự lãnh thổ và pháp lý hiện nay được thiết lập khi Trung Quốc đang bị cô lập và còn non  yếu. Đế chế Trung Quốc lúc bấy giờ không đủ khả năng để tuyên bố chủ quyền hay bảo vệ lãnh thổ của mình. Do đó cũng dễ hiểu vì sao Trung Quốc không hài lòng với kết quả này và thật không may cho các nước láng giềng của Trung Quốc khi nước này không cam chịu giữ nguyên trạng.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã từ bỏ một cách không chính thức chính sách “trỗi dậy hòa bình”. Nước này đã trực tiếp thách thức chủ quyền lãnh thổ của Nhật Bản, Philippines và Việt Nam, tăng cường kiểm soát lãnh thổ trên thực tế, xây dựng trái phép các cơ sở quân sự bao gồm cả đường băng để củng cố vị thế của mình và liên tục ép ASEAN tránh đề cập đến vấn đề này. Những nỗ lực trên hiển nhiên là để hỗ trợ cho những yêu sách lãnh thổ ngang ngược và phi lý của Trung Quốc và một số nhà phân tích phương Tây lo sợ rằng nó có thể đẩy Đông Á vào một cuộc xung đột.

Philippines thiếu lực lượng quân đội hiệu quả và đành phải thúc ép Mỹ bảo vệ mình. Philippines cũng tìm đến kênh trọng tài để đưa ra những phán quyết mang tính pháp lý về vị thế của Philippines trong cuộc tranh chấp. Trung Quốc đã ngang nhiên một mực bác bỏ thẩm quyền của tòa án. Không những không giải quyết được vấn đề, vụ kiện này chỉ mới mở ra một chương mới cho những tranh cãi vẫn còn đương đà tiếp diễn, National Interest lo ngại.

Việc Trung Quốc bác bỏ phán quyết và quyết tâm bảo vệ cái gọi là “chủ quyền lãnh thổ,” lợi ích quốc gia và quyền hàng hải là điều không có gì đáng ngạc nhiên. Và sự tức giận của công chúng nước này cũng hết sức hiển nhiên, đây là điều mà chính quyền ông Tập Cận Bình có thể tìm cách khai thác. Bắc Kinh đang phải dàn lực lượng trên nhiều mặt trận: Thứ nhất là các vấn đề kinh tế nghiêm trọng trong nước, thứ hai là chiến dịch chống tham nhũng gây xáo trộn và thứ ba là vấn đề nhân quyền và tự do ngôn luận.

Một góc đá Su bi ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc ráo riết bồi lấp, xây đảo nhân tạo

Cùng lúc đó, phán quyết đã tái khẳng định vị thế của Philippines và các nước lân cận. Điều này đã tăng vị thế của họ trong việc chống lại Trung Quốc. Thậm chí Philippines, nước thiếu những công cụ quân sự cần thiết để bảo vệ những tuyên bố lãnh thổ của mình, cũng đã sẵn sàng thách thức Trung Quốc. Trong bất cứ trường hợp nào, các bên cũng sẽ không lùi bước.

Mỹ không phải là một bên yêu sách và không hề dính dáng đến các tranh chấp đang diễn ra. Nhưng Mỹ vẫn thường xuyên đụng độ với Trung Quốc về quyền thu thập thông tin tình báo trong vòng 200 hải lí thuộc vùng đặc quyền kinh tế. Chỉ cần một bên nhấn chìm tàu thuyền của bên kia hay những hành động quá khiêu khích của máy bay cũng đã có thể tạo ra sự cố và châm ngòi một cuộc xung đột.

Nếu chiến tranh xảy ra trong khu vực này, hiệp ước đồng minh của Mỹ với Nhật Bản và cam kết với Philippines có thể kéo Mỹ vào một cuộc chiến với Trung Quốc, nước sở hữu vũ khí hạt nhân. Thực tế, Tổng thống Obama đã tuyên bố rằng hiệp ước phòng thủ chung với Nhật Bản bao gồm cả các lãnh thổ tranh chấp trong quyền kiểm soát của Nhật Bản. Các quan chức Philippines cũng muốn một sự bảo đảm tương tự mặc dù quan hệ song phương với Mỹ đã trở nên lỏng lẻo hơn. Thậm chí thiếu vắng những quan hệ chính thức, Mỹ vẫn sẽ dính líu vào đây vì Washington xem mình như siêu cường vượt trội trên toàn cầu, có quyền giải quyết bất kì tranh chấp nào.

Tất cả các bên đều có nghĩa vụ làm giảm căng thẳng. Các bên nên bắt tay vào thực hiện điều này và bắt đầu bằng việc thừa nhận rằng không một tranh chấp lãnh thổ nào đáng phải trả giá bằng một cuộc chiến tranh. Trung Quốc đã nỗ lực để giảm thiểu những nguy cơ bằng việc sử dụng “chiến thuật cắt lát salami”, cố gắng xâm chiếm từng phần từng phần, cho dù sẽ phải trả giá bằng một cuộc xung đột.

Phần lớn các đảo đều ít có giá trị nội tại. Nguồn tài nguyên ở vùng biển bao quanh có thể rất đáng kể nhưng vẫn rất nhỏ khi so với chi phí của một cuộc xung đột. Sự phát triển chung sẽ mang lại lợi ích thương mại mà không dẫn đến chiến tranh, National Interest gợi ý.

Việc kiểm soát lãnh thổ sẽ ảnh hưởng đến các quyền hàng hải, nhưng nó không mang tính quyết định. Trong thời kỳ hòa bình thì việc tự do hàng hải có thể tiến hành mà hầu như không bị cản trở gì, còn trong chiến tranh thì việc qua lại trên biển sẽ phụ thuộc vào năng lực hải quân. Thêm vào đó, các tiền đồn quân sự sẽ hỗ trợ cho lực lượng của Trung Quốc nhưng nếu các tiền đồn này càng gần với các nước đồng minh thì càng dễ bị tổn thương.

Có lẽ điều quan trọng nhất là bản ngã của mỗi quốc gia. Đó là lí do vì sao vấn đề này đến nay vẫn hết sức nan giải, cho dù việc thảo luận các vấn đề liên quan đến lịch sử khu vực, quyền kiểm soát của mỗi quốc gia, luật quốc tế và các hiệp định song phương có phức tạp đến đâu. Những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc cực kỳ phi lý và ngông cuồng, nhưng Trung Quốc vẫn cương quyết không chịu từ bỏ, cho dù tòa án quốc tế có phán quyết thế nào. Trung Quốc cho rằng việc bảo vệ vùng duyên hải và các vùng biển của mình là điều mang tính sống còn.

Có nhận thức chung ở Mỹ cho rằng sự hiện diện của tàu bè, vũ khí Mỹ, chẳng hạn như các cuộc tuần tra thực thi tự do hàng hải có thể ngăn chặn các hành động hung hăng của Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc sẽ không đời nào chịu từ bỏ các lợi ích quốc gia quan trọng.

National Interest đánh giá Trung Quốc đang tăng cường chi tiêu quân sự, đẩy nhanh xây dựng hải quân, tăng cường hợp tác với các đối thủ của Mỹ và thách thức lợi ích của Mỹ ở bất cứ đâu. Các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực khó giải quyết, việc biến chúng thành một cuộc đối đầu với Mỹ sẽ làm tăng nguy hiểm và khiến các tranh chấp này khó giải quyết hơn. Cho phép Mỹ ban bố luật chơi sẽ là điều không thể chấp nhận được với Trung Quốc.

Hải quân Nhật Bản diễn tập đổ bộ
Binh sĩ Nhật Bản tập trận chiếm lĩnh trận địa từ trực thăng

Kết quả đẹp nhất cho Mỹ là để các sự kiện diễn ra một cách tự nhiên, các nước láng giềng của Trung Quốc tái vũ trang và phối hợp để đối phó với sự hung hăng của Trung Quốc. Sự tham gia của cả Ấn Độ và Nhật Bản sẽ khiến liên minh khu vực có nhiều khả năng được thành lập hơn. Các nước này sẽ hành động nhiều hơn nếu biết rằng họ phải khẳng định và bảo vệ các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của mình.

Theo National Interest, biện pháp hòa bình hoàn toàn có thể đạt được nếu các bên tránh biến vấn đề thành một trò chơi “được ăn cả, ngã về không”. Mỹ nên đề nghị các giải pháp sáng tạo bao gồm các các diễn đàn song phương và đa phương, các biện pháp hòa giải bên ngoài, các ủy ban quốc tế đặc biệt, đề xuất giải pháp chia sẻ chủ quyền và cùng phát triển trong khi trì hoãn các quyết định về chủ quyền, đảm bảo tự do hàng hải, không phân biệt chủ quyền và thiết lập nên bộ quy tắc ứng xử để hạn chế các đụng độ.

Phán quyết của tòa án đã khẳng định vị thế pháp lý của Philippines, nhưng điều quan trọng với các bên là cần xoa dịu, nếu không giải quyết được tranh chấp. Nếu Trung Quốc cảm thấy cần thiết phải thách thức, trong khi các quốc gia khác lại không tìm thấy lí do để nhân nhượng thì một cuộc khủng hoảng sẽ sớm nổ ra.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Blog at WordPress.com.