Daily Archives: July 24, 2016

Ts Phạm Trọng Chánh – Đọc lê khắc thanh hoài Chuyện một người đàn bà… Năm con. Kể chuyện tình nhà thơ triết gia phạm công thiện (1941-2011)

Ts Phạm Trọng Chánh – Đọc lê khắc thanh hoài Chuyện một người đàn bà… Năm con. Kể chuyện tình nhà thơ triết gia phạm công thiện (1941-2011)

Chủ Nhật, ngày 24 tháng 7 năm 2016

Nhà thơ triết gia Phạm Công Thiện  qua đời năm 2011 tại Houston, nhưng chuyện kể, các bài viết về anh đã nhiều lầm lạc : Người thì viết : anh bỏ áo tu hành lấy cô vợ người Pháp, theo Thiên Chúa Giáo ; kẻ khác  viết :  anh không hề có một mảnh bằng kể cả bằng tú tài mà dạy Triết Học  Viện Đại học Sorbonne, mười lăm tuổi anh đọc và viết hàng chục ngôn ngữ, mười lăm tuổi anh dạy  trung học, hai mươi tuổi anh là khoa trưởng khoa Khoa Học Nhân Văn, Đại Học Vạn Hạnh Sài Gòn, anh là triết gia không cần học một ai ? Dạy Triết học tại một Đại Học Pháp mà không cần một văn bằng nào ?

Đâu là sự thật, đâu là huyền thoại ?

Được chị Lê Khắc Thanh Hoài tặng cho quyển tiểu thuyết đầu tiên của chị : Chuyện một  người đàn bà năm con,  tôi đọc say mê, với lối văn giản dị trong sáng tôi đọc một mạch, tôi không ngờ chị viết hay và hấp dẫn như thế về cuộc đời khổ đau gian truân của chị với một thi nhân, triết gia mà thời niên thiếu tôi đã từng say mê tác giả : Ý thức mới trong văn nghệ và triết học, Phạm Công Thiện.

Sách trang bìa hình tháp Eiffel Paris, nơi xảy ra câu chuyện và bức chân dung  chị Lê Khắc Thanh Hoài  ký tên  Phạm Công Thiện vẽ, ngày anh tỏ tình cùng chị, chị không dấu tên người bạn đời. Người đàn bà có năm con cùng triết gia, nhà thơ Phạm Công Thiện (1941-2011) kể lại cuộc đời mình dẫn nhập bằng cuộc đối thoại với cháu ngoại,  mừng sinh nhật bà, trao phong bì : một bài thơ bằng tiếng Pháp  và lì xì :  10 Euro cho bà, vì thấy bà ngoại nghèo quá thật là dễ thương, ngộ nghĩnh và cảm động.  Từ đó chị kể lại cuộc đời mình qua 13 năm sống chung. Thời gian mà anh  sang Pháp  năm 1970,  từ bỏ áo nhà tu Thích Nguyên Tánh và sau năm 1985 anh sang Mỹ cư ngụ tại Los Angeles và qua đời tại Houston.

Tuổi học sinh Trung học, tôi say mê khi đọc Phạm Công Thiện, tôi biết về thơ Appolinaire, Rimbaud, Pierre Emmanuel… về các triết gia mới  Tây Phương qua anh.

Bây giờ thì tôi viết về anh qua truyện kể của chị Thanh Hoài, nhìn anh qua những Vidéo các buổi nói chuyện của anh. Tôi muốn tìm hiểu cuộc đời  Hiện tượng Phạm Công Thiện, một thời làm mưa làm gió tại Miền Nam những năm 1966-1970. Và dư âm những mưa gió ấy tại Hải ngoại từ 1970 đến năm 2011. Tôi muốn hiểu Phạm Công Thiện là ai ? anh là một thiên tài thần đồng, hay  một Trạng Quỳnh của một thời ?. Những kiến thức anh lấy từđâu ? nguyên do gì anh đã mê hoặc  cả một thế hệ tuổi trẻ miền Nam trong thời điểm đó. Đâu là sự thật của đời anh, đâu là huyền thoại do anh và mọi người thêu dệt. Những người Phạm Công Thiện quen biết  tôi đều có dịp gặp gỡ :  từ chùa Hải Đức Nha Trang, đến Paris, đến Viện Đại Học Vạn Hạnh : Họa sĩ Vĩnh Ấn, nhà thơ Thi Vũ Võ Văn Ái, nhà thơ Nhị Tay Ngàn đến Hoà thượng Minh Châu Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh, Thiền sư Nhất Hạnh, chị Thanh Hoài người bạn đời từng chung sống với anh 13 năm, và có 5 con với anh.

Chị Thanh Hoài sinh năm 1950 tại Huế, con một vị bác sĩ nổi tiếng tại Huế trong Phong Trào tranh đấu Phật Giáo  miền Trung, năm 1963 từng bị  tù dưới chế độ Ngô Đình. Năm 1969 chị học Triết học Đông Phương tại Viện Đại Học Vạn Hạnh. Năm 1970 chị lên đường sang Bruxelles du học. Gặp và kết hôn với  Phạm Công Thiện tại Paris. Chị Thanh Hoài còn là một nhạc sĩ đàn dương cầm, tốt nghiệp Trường Quốc Gia Âm Nhạc Huế, tác giả nhiều CD, và hàng trăm nhạc phẩm.

Trước nhất  Phạm Công Thiện làmột nhà thơ : tập Ngày sinh của rắn in năm 1988, có những bài thơ đẹp,  và lạ lùng :

VI : Tôi chấp chới/ đắng giọng/ giữa tháng ngày mơ mộng, nốt ruồi của hương/ hay nốt ruồi của rigvêda/ tôi mửa máu đen/ tôi mửa đêm paris/ tôi giao cấu mặt trời sinh ra mặt trăng/ tôi thủ dâm thượng đế sinh ra loài người/ cho quế hương nằm ở nhà thương điên trí nhớ/ mặt trời có thai/mặt trời có thai/ sinh cho tôi một đứa con trai mù mắt.

VIII : Mười năm qua gió thổi đồi tây/ tôi long đong theo bóng chim gầy/ một sớm em về ru giấc ngủ/ bông trời bay trắng cả rừng cây/ gió thổi đồi tây hay đồi đông/ hiu hắt quê hương bến cỏ hồng/ trong mơ em vẫn còn bên cửa/ tôi đứng bên đồi mây trổ bông/ gió thổi đồi thu qua đồi thông/mùa hạ ly hương nước ngược dòng/tôi đau trong tiếng gà xơ xác/ một sớm bông hồng nở cửa đông.

Anh nổi tiếng thần đồng, 15 tuổi đã cộng tác viết bài cho tạp chí Bách Khoa, một tạp chí nổi tiếng giới trí thức miền Nam thời bấy giờ, anh thông thạo 5, 6 ngoại ngữ, một quyển sách anh được Nguyễn Hiến Lê giới thiệu. Nguyễn Hiến Lê là một học giả tự học viết khoảng 60 quyển sách, từ sách : Tự học làm người, Rèn luyện nhân cách, đến Triết Học Trung Hoa. Một kiến thức đáng kính phục. Có lẽ Phạm Công Thiện đã học phương pháp tự học và làm việc của  học giả Nguyễn Hiến Lê. Muốn học một ngôn ngữ, học bằng cách dịch  quyển sách mình ưa thích, mỗi ngày đều đặn, chỉnh tề, ngồi vào bàn viết, lúc đầu khó khăn, sau thành thói quen viết dễ dàng nhanh chóng. Tôi hiểu anh không nói ngoa, anh đã viết 20 quyển sách thời niên thiếu và đốt đi. Đó là cách tập luyện viết sách, đọc một quyển sách mình mô phỏng theo, viết một quyển tương tự, ban đầu mình chịu ảnh hưởng nhiều từ từ mình tạo ra một phong cách riêng, tiến đến một sáng tạo hoàn toàn.

Anh giỏi tiếng Pháp anh có tài dịch thơ lưu loát và quyến rũ, anh đọc các triết gia Tây Phương và các Thiền sư Phật Giáo và diễn tả lại gọn gàng dễ hiểu. Anh đáp ứng được nhu cầu giới trẻ đương thời đang muốn mở ra tiếp xúc với Tây Phương, nhưng không đủ vốn liếng ngôn ngữ để đọc trực tiếp bằng tiếng Pháp, tiếng Anh. Kiến thức văn chương Tây Phương từ sau cuộc tiếp xúc với Văn chương lãng mạn thời Thơ Mới với Baudelaire, Edgar Poe, các Triết gia  Hiện Sinh, hiện đại như thế nào ? Anh đáp ứng được một nhu cầu muốn tìm hiểu của đương thời. Thuở còn học sinh Trung Học tại Phan Thiết, tôi và anh Nguyễn Bắc Sơn nhà thơ, thường gặp nhau bàn về những điều Phạm Công Thiện viết. Trong không khí ngột ngạt của chiến tranh Việt Nam, thân phận thanh niên rồi sẽ đi lính, rồi sẽ chết trên chiến trường như bao bạn bè.Trong không khí thành thị miền Nam thời đó, thanh niên cần một lối thoát ra khỏi không gian tù túng, mơ ước một chân trời khác , đọc được Phạm Công Thiện hay Bùi Giáng tên tuổi các triết gia Hy Lạp, triết gia bên Tây  tên tuổi nghe mù mờ, có người tóm lược giảng giải  nên lấy làm thích thú. Lâu lâu lại khen chữ nghĩa, tâng bốc  văn hóa Việt Nam, làm hừng chí  tự ti dân tộc.  Phạm Công Thiện  nổi danh trên mảnh đất trống tư tưởng đó.

Phạm Công Thiện là một người quyến rũ, có sức thôi miên người đối thoại. Chị Thanh Hoài viết  tr 167:

« Gặp Chàng là gặp người bằng xương bằng thịt, không phải là người trong văn chương tiểu thuyết. Chàng rất chân thật, không giả dối kệch cỡm.  Chàng phản ảnh đúng những gì Chàng viết. Thẳng thắng. Táo bạo. Nẩy lửa. Sức hút dữ dội. Quyến rũ lạ lùng. Người đối diện chỉ còn biết buông xuôi và… trôi theo bấp bênh cùng Chàng !

Phải rồi ! Bấp bênh và… vôđịnh ! Tự dưng nàng linh cảm mãnh liệt điều đó. Đến với chàng là chấp nhận bấp bênh và vô định. Không chờ đợi, không đòi hỏi. Vô điều kiện.  Là quăng bỏ quá khứ và tương lai. Là phiêu lưu không cần địa bàn định hướng. Chỉ có một chiếc kim chỉ nam là tấm lòng, là con tim, là sự thành thật. Đó mới là kho tàng vô giá. »

Thời tôi và chị Thanh Hoài đi du học, số nam sinh viên luôn luôn đông hơn nữ, tỷ lệ có thể đến 1/20. Được một cô sinh viên du học xinh đẹp mới qua là có ít nhất  hàng tá chàng trai Việt chạy theo. Các gia đình thượng lưu trong xã hội Việt Nam thời bấy giờ, gửi con gái đi du học với niềm hy vọng : nếu nó học không xong cũng hy vọng có được tấm chồng trí thức, bác sĩ, kỹ sư, tương lai bảo đảm. Con gái nếu không thành công, thì có con rể vinh hiển cũng được nơi nương tựa yên ổn. Chị Thanh Hoài đã từ chối bao kỹ sư, bác sĩ đến với chị để nghe tiếng gọi của trái tim yêu một thi sĩ, một triết gia, âu cũng là một sự lựa chọn cho cuộc đời gian truân của chị.

Phạm Công Thiện là ai ? anh được đào tạo từ đâu ? hay anh là một thiên tài, đã học từ bao nhiêu kiếp trước, nay sinh ra đã trở thành một triết gia không cần học ai ?

Theo tiểu sử anh sinh ra từ một gia đình theo đạo Công Giáo, anh theo học một trường tư thục Công giáo dạy bằng tiếng Pháp, anh được  cha mẹ mướn người dạy kèm học tại tư gia, nhưng năm 1963, anh ra Nha Trang quen biết với nhà thơ Quách Tấn. Quách Tấn  đưa anh đi thăm viếng chùa Hải Đức, nơi đây anh tập thiền và quy y pháp danh Nguyên Tánh với Thầy Trí Thủ, một vị cao tăng Phật Giáo.

Phạm Công Thiện không viết hồi ký nên không rõ anh có bằng Tú Tài  II hay không, nhưng giỏi sinh ngữ như anh  việc thi thí sinh tự do, lấy bằng Tú Tài toàn phần không phải là chuyện khó, rất nhiều học sinh học trường Pháp, thi  thí sinh tự do lấy bằng Tú Tài  II Ban Sinh Ngữ Văn Chương trường Việt thật dễ dàng. Học sinh  trường Pháp thi  môn Anh Văn, Pháp Văn kỳ thi  Tú Tài Việt được 18, 20 dễ dàng, các môn Triết Học, Sử Địa chỉ cần học một lượt cũngđược trung bình là kỳ thi qua trót lọt. Triết Học lại là môn anh Thiện ưa thích lại quen viết bằng tiếng Việt.  Để có học bổng tại Viện Đại Học Yale, để đi du học  Hoa Kỳ khoảng đầu năm 1964, Phạm Công Thiện phải có bằng Tú Tài Toàn Phần hạng Ưu hay Bình.  Phạm Công Thiện  xong B.A (Cử nhân) tại Yale, và chuyển sang Columbia, nơi thầy Nhất Hạnh từng học, thì anh bỏ học ra đời.

Trong quyển Hố Thẳm Tư Tưởng, Lá Bối, Sài Gòn Xuất bản  1968 trong bức thư cho Nhị Tay Ngàn, chương đầu Phạm Công Thiện viết :

« Thời gian tao ở Hoa Kỳ, tao đã bỏ học, vì tao thấy những trường đại học tao học, như trường đại học Yale  và Columbia, chỉ toàn là những nơi sản xuất những thằng ngu xuẩn, ngay đến những giáo sư của tao chỉ là những thằng ngu xuẩn nhất đời, tao có thể dạy họ nhiều hơn là họ dạy tao. Qua Pháp ta đã sống nghèo đói thế nào, thì mày đã biết rõ rồi, những lúc tao nằm ngủ tại những vỉa hè Paris, vào những đêm đông đói lạnh, những lúc đói khổ như vậy, tao vẫn còn cảm thấy sung sướng hơn là ngồi nghe mấy thằng giáo sư trường đại học Yale hay Columbia giảng cho tao nghe về Aristote hay Hégel, và Heidegger hay Héraclite. »

« Bây giờ nếu có Phật Thích Ca hay Chúa Giê Su hiện ra đứng giảng trước mặt tao cũng không thèm nghe nữa. Tao là học trò của tao, và chỉ có tao là thầy của tao. Tao không muốn làm thầy ai hết và cũng không muốn ai làm thầy  của tao. Còn các văn sĩ ở Sài Gòn, đọc các bài thơ của các anh, tôi thấy ngay sự nghèo nàn của tâm hồn anh, sự quờ quạng lúng túng, sự lập đi lập lại vô ý thức hay có ý thức, trí thức 15 xu, ái quốc nhân đạo 35 xu, triết lý tôn giáo 45 xu…

Không cần phải đọc Platon, Aristote, Kant, Hégel hay Karl Marx. Không cần phải đọc Khổng Tử, Lão Tử. Không cần phải đọc Upanisads và Bhagavad Gita. Chúng ta chỉ cần đọc lại ngôn ngữ Việt Nam và nội tại tiếng Việt Nam là bỗng nhiên nhìn thấy tất cả đạo lý, triết lý cao siêu nhất của nhân loại đã nằm sâu trong ba tiếng Việt đơn sơ như : Con, Cái, Chay, Cháy, Chày, Chảy, Chạy và còn bao nhiêu điều  đáng suy nghĩ khác mà chúng ta bỏ quên một cách ngu xuẩn.»

Phạm Công Thiện, sang Pháp, anh ghi danh ở Rennes, Bretagne, ở với người anh đã sang Pháp trước nhưng rồi không thuận với anh,  ông lên Paris khoảng năm 1966. Lúc này tại Paris  Thầy Nhất Hạnh  lập Hội Phật Tử Việt Kiều Hải Ngoại, chi bộ Pháp do anh Võ Văn Ái làm Tổng Thư Ký trụ sở tại Maison Alfort, ngoại ô Paris. Phạm Công Thiện thân thiết với anh Ái và cùng ở nơi này.

Năm 1966, Hòa Thượng Minh Châu  đến Paris tìm người trợ giúp Viện Đại Học Vạn Hạnh. Gặp Phạm Công Thiện, thầy thuyết phục anh làm lễ xuất gia  cho  anh, trở thành Đại Đức Thích Nguyên Tánh  và đưa anh về Viện Đại Học Vạn Hạnh.

Phạm Công Thiện  tạm thời phụ trách Khoa Khoa Học Nhân Văn. Sáng lập tạp chí Tư Tưởng, và soạn chương trình cho Viện Đại Học Vạn Hạnh.

Niên  khoá 1968-1969 ; Thanh Hoài học môn Triết Đông với Thầy Nguyên Tánh.

Năm 1970 Thanh Hoài lên đường đi du học tại Bruxelles. Cũng năm này Phạm Công Thiện đi dự một Hội Nghị Phật Giáo cùng Hoà Thượng Minh Châu, anh xin ở lại ghi tên làm luận án Tiến Sĩ.Tại Paris, Thanh Hoài gặp lại Phạm Công Thiện tại nhà họa sĩ Vĩnh Ấn. Thanh Hoài quyết định bỏ Bruxelles sang Pháp chung sống cùng Phạm Công Thiện. Cuộc sống phiêu lưu đầy gian nan, sống với học bổng của anh trong 4 năm.  Sau đó anh xin được một việc làm văn phòng Đại học Toulousse, nhân có một chân phụ giảng trống anh làm đơn xin việc. Phạm Công Thiện được giáo sư hướng dẫn giới thiệu  « Sinh viên ưu tú xuất sắc hạng nhất, bốn năm cao học đã hoàn tất »  (tr 252). Điều này chứng tỏ Phạm Công Thiện đã xong văn bằng tốt nghiệp Ecole Pratique des Hautes Etudes (tương đương với Master) tại Sorbonne, và học xong một năm D. E. A. Diplôme Etudes Approfondies, (theo tổ chức đại học Pháp lúc đó, ngày nay đã đổi thành Master I, Master II và bỏ văn bằng Tiến sĩ  Đệ Tam cấp và Tiến sĩ Quốc Gia, chỉ còn một văn bằng Tiến sĩ  duy nhất).  Anh làm việc này giao kèo gia hạn mỗi năm, chức vụ cuối cùng là Giảng  sư (Maître de Conférence) tại Đại Học Toulousse II. Ở chức vụ này anh phải xong luận án Tiến sĩ Đệ Tam Cấp, nếu  không thì anh không được gia hạn. Công việc tạm ổn định, chị Thanh Hoài sinh năm con, bốn cháu trai và một cô gái út, quần quật với bầy con : đưa rước đi học, ăn uống tắm rửa, bếp núc, chị còn làm việc  ráp linh kiện cho hãng máy bay Airbus, nhưng Phạm Công Thiện lại rơi vào vòng nghiện rượu, sống cuộc sống đầy bè bạn quên mất chuyện gia đình.

« Và nơi ngôi biệt thự xinh xắn đó, nơi mà đáng lý ra chỉ có hương hoa và sắc  màu  của một vị ngọt là hạnh phúc, thì trớ trêu thay, nơi đây suốt bảy năm trời chỉ mang một vị đắng. Vị đắng của khổ đau. Vị chua chát của rượu… Chàng đã thỏa hiệp với con ma rượu.

« -Anh không thấy gì hứng thú vì cứ phải lải nhải triết lý để kiếm tiền nuôi vợ con ». «  Anh chỉ là chiếc bóng đằng sau bầy con.  Điều này cũng làm anh đau khổ. Lải nhải triết lý xong thì anh chỉ còn biết lè nhè . »

« Thì giờ của em dành cho con quá nhiều và em đã bỏ rơi anh.. Hay là em.. tránh né anh.. ?  »

Tránh né anh vì em ghê sợ mùi rượu. Vậy anh hãy ngừng uống rượu.

Đúng là lẫn quẩn không lối thoát !

Bảy năm trời trôi qua trong cái vòng lẩn quẩn không lối thoát đó, nơi cái biệt thự màu hồng đó. Nàng thì vẫn cứ xoay mòng với bầy con năm đứa. Chàng thì cố gắng làm tròn công việc dạy học, cho dù nỗi chán chường mỗi ngày một chồng chất, nhưng bọn sinh viên vẫn ào ào tới càng ngày càng đông hơn, giới trí thức trong tỉnh lần lần nghe tiếng và bạn bè lũ lượt kéo đến càng nhiều hơn. Những buổi trà dư tửu hậu lại tiếp nối nhau. Khói thuốc vẫn mịt mù lan toả. Mùi rượu vẫn nồng nặng xông lên.

Cho đến cái ngày mà giọt nước đã tràn đầy ly thì cái vòng lẩn quẩn đó tự động ngừng quay. »

Một ngày Thanh Hoài bị suyễn nặng, ho vì dị ứng phấn hoa, nhờ anh đi mua thuốc. Anh ra đường gặp bạn bè rủ đi ăn nhậu, quên mất chuyện thuốc cứu cấp cho vợ, sáng hôm sau mới về mang một hộp trứng, hỏi thuốc, anh quên mất.

« Sáng hôm ấy, vì quá mệt, Nàng đưa toa của bác sĩ nhờ Chàng ghé tiệm thuốc mua giùm Nàng. Mười lăm phút, hai mươi phút, ba mươi phút trôi qua, Nàng ngong ngóng Chàng về đưa thuốc cho đỡ nghẹt thở. Rồi một giờ, hai giờ, ba giờ trôi qua… vẫn không thấy bóng Chàng. Nửa ngày trôi qua. Một đêm trôi qua. Nàng vẫn ngong ngóng. Nhưng vẫn không thấy bóng chàng đâu. Một đêm đã trôi thật quá dài, quá dài tưởng như bất tận. Không ngủ được vì ho, vì nghẹt thở. Nàng đã trải nghiệm cảm giác thế nào là kề cận cái chết. Nàng không đủ sức để tức giận, vì nàng nghĩ nếu chết trong sự tức tối, chỉ tự mình hại mình, sẽ không được đầu thai tốt, lại còn rơi vào đọa xứ nữa không chừng !  Chi bằng cứ thản nhiên, chấp nhận số phận và thanh thản niệm Phật. Đây là điều cần làm trong lúc này, chẳng phải là sự tức giận !

Nàng nhắm mắt chờ thần chết rước đi. Nhưng không, không được ! Nàng sực tỉnh ! Mà kia mình đã quên mất bầy con, mình chết thì chúng sẽ ra sao đây ? Mình có thể bỏ chúng để ‘ tiêu diêu ‘ nơi phương trời nào đó được chăng ? Từ bỏ cái thân thể bệnh hoạn khổ sở thì mình cũng hết nợ với thế gian này, nhẹ nhàng thanh thản cho mình, nhưng không thể chỉ nghĩ đến mình mà quên bầy con. Không được rồi, không đúngrồi… Không, mình phải sống, phải ngồi dậy, đứng thẳng và không còn nghẹt thở. Mình phải tự bảo vệ mình, không thể buông xuôi ! Mình nhớ đã từng được dạy dỗ ‘ thân người khó được ‘, phải bảo vệ nó cơ mà ! Không sát sanh, không hại vật, nhưng khi nguy cơ đến thì cũng phải biết tự bảo vệ để không mất mạng chứ ! Có thể nào chết dễ dàng như vậy được ? Không, ta phải sống !

Khi trời vừa tờ mờ sáng thì Nàng nghe tiếng cửa mở. Chỉ cần thấy dáng bộ xiêu vẹo, ngả nghiêng của Chàng là nàng thừa hiểu tất cả. Trông Chàng còn thê thảm hơn cả Nàng nữa ! Thôi thì chẳng còn gì để hỏi, để nói, để trách nữa. Chắc chắn là không có thuốc cho Nàng rồi.

Dù gì thì Nàng cũng đã quyết định rằng Nàng phải sống, Nàng phải thở, Nàng phải đứng thẳng dậy và đi tiếp.

Nhưng đoạn đường đi tiếp của Nàng chắc chắn là sẽ không đi cùng Chàng. Không vì tức giận hay oán trách, mà chỉ vì không còn giải pháp nào khác hơn.

Thế là Nàng lặng lẽ sắp đặt cuộc ra đi của Nàng. Rồi đến ngày hôm đó, không báo trước, không nói năng. Nàng âm thầm dắt bầy con ra khỏi ngôi biệt thự màu hồng . »

Thanh Hoài quyết định chia tay cùng anh, chị thu xếp cùng năm con ra đi. Phạm Công Thiện cũng mất việc đại học vì chưa xong luận án, anh được Hoà Thượng Mãn Giác mời sang dạy tại Viện Quốc Tế Phật Giáo, tai Los Angeles. Anh lại trở về cư ngụ tại chùa, tại nhà bạn bè.

Trong xã hội Pháp nuôi nấng năm con không phải là điều dễ dàng, thường mỗi gia đình chỉ dám có 2, 3 con. Thanh Hoài vừa làm mẹ, vừa làm cha, khi dạy đàn dương cầm, khi làm quản gia và các công việc khác, nuôi năm con cho đến khi trưởng thành, thành người :  Cậu trai đầu, tốt nghiệp École Normal Supérieur rue d’Ulm, Tiến sĩ Vật lý , giảng dạy Vật Lý Viện Đại Học Paris XII Orsay. Cậu thứ hai Tốt nghiệp Cao Đẳng Thương Mại tại Bordeaux, Giám Đốc Thương Mại, cậu thứ ba Tốt nghiệp trường Mỹ Thuật tại San José Hoa Kỳ, Họa sĩ, cậu thứ tư tốt nghiệp  Triết Học  và cô gái út Bác sĩ Nhi Khoa. Chị có đầy đàn cháu nội, cháu ngoại.

Phạm Công Thiện qua đời năm 2011 tại Houston, các con đều sang dự đám tang cha.

« Nhờ âm nhạc, qua âm nhạc, bà luôn luôn đi sát cạnh cuộc đời, ở trong cuộc đời, thăng hoa cuộc đời, biến những nỗi buồn thành niềm vui, những chán chường thành lạc quan yêu đời, cô đơn thành cảm thông chia sẻ. »

Đứa cháu ngoại đã hỏi chị :

-«  Bà ơi ! Bà có giận ông ngoại không ?

–  Bà chẳng hề giận !

– Thực ra, con cũng thấy thương ông ngoại làm sao ấy…

‘ Cháu bà giỏi lắm, các cậu và mẹ con cũng thế, luôn yêu thương ông ngoại, không hề ghét bỏ hay trách móc.

– Mỗi lần gặp lại ông, con chỉ muốn ôm ông hôn và không cần phải nói nhiều.. Con biết ông không hề có ý làm khổ bà, vì chính ông là người khổ trước tiên nếu phải làm khổ ai….Ông ngoại vẫn luôn bảo tụi con phải yêu thương bà hết mực, vì nhờ bà mà mẹ con, các cậu con nên người. Có điều… ông vẫn nghĩ là bà còn giận ông !

– Con có nghĩ như vậy khi bà kể chuyện cho con ?

– Không, Con nghĩ bà vẫn còn yêu ông ngoại !

– Thực ư.. Chính bà cũng không biết ! »

Khép lại trang sách tôi ngẫm nghĩ. Tiếc là sách bằng tiếng Việt, nếu viết bằng tiếng Pháp, các cháu nội, cháu ngoại chị Thanh Hoài đọc được sẽ nghĩ rằng : ông bà mình thiếu thông tin cho nhau. Nếu ông đi đâu, điện thoại cho bà một tiếng, hay nếu có điện thoại di động, bà gọi ông nhắn ông đem thuốc về gấp thì sẽ không có chuyện gì xảy ra. Tiếc thay oan Quan Âm Thị Kính nằm ở chỗ, thời ấy chưa có dao cạo râu : Thị Kính phải vác con dao phay to tướng cắt râu cho chồng.  Bà giận ông : vì thời ấy chưa có điện thoại di động. Nếu không bà sẽ điều khiển từ xa, ông chồng triết gia lãng trí hay quên của mình.

Các cháu Việt Nam sinh ra tại Pháp xem xong vở tuồng Quan Âm Thị Kính thường tức tối và hỏi : Où est sa bouche ?. Cái miệng bà Thị Kính ở đâu ? Sao bà không nói ? Sao ông không nói ? Tiếc thay khi ông bà giận nhau các cháu chưa ra đời !

Khép lại đọc trang cuối bìa tập sách là lời Phạm Công Thiện viết khi gặp nhau lần cuối :

« Ở nơi chốn hỗn loạn, ở nơi tận cùng của khổ đau và tuyệt vọng mà tiếng nhạc của em vẫn có thể vang lên những âm thanh của dịu dàng đằm thắm, bay bổng cao vút tận chân trời, từ cái điều Không Thể mà vẫn Có Thể.

Hãy gọi đó là Giai Điệu Của Cái Điều Không Thể. »

Khép lại trang sách chuyện kể một cuộc tình, hai cuộc đời không trọn vẹn cùng nhau đến cuối đời. Nhưng lời kể chuyện trong trẻo, thanh thoát khiến cho chúng ta vẫn còn nghe vang lên một dư âm  tiếng đàn dương cầm chị Thanh Hoài.

Xin giới thiệu tiểu thuyết “Chuyện một người đàn bà… năm con » của Lê Khắc Thanh Hoài do nhà xuất bản Thời Đại xuất bản tại Hà Nội và Sài Gòn cùng đọc giả trong và ngoài nước. Qua câu chuyện một kinh nghiệm sống cuộc đời, chị đã vẽ ra một khung cảnh người Việt trên đất Pháp, nó cần thiết cho các bạn trẻ, cho phụ huynh khi con em lên đường du học. Truyện còn giúp ta hiểu hơn về Phạm Công Thiện một nhà thơ, một triết gia một thời danh tiếng  tại miền Nam Việt Nam.

Paris 23-7-2016

PHẠM TRỌNG CHÁNH

Tiến sĩ Khoa Học Giáo Dục Viện Đại Học Paris V Sorbonne.

Advertisement
Categories: Tài Liệu Tham Khảo | Leave a comment

Có khi nào Người Mỹ gốc Do Thái sẽ giúp Tập Cận Bình chiến thắng tại biển Đông?

Có khi nào Người Mỹ gốc Do Thái sẽ giúp Tập Cận Bình chiến thắng tại biển Đông?

 
Nhìn lại lịch sử để đặt vấn đề:
Sau năm 1975, hai mươi mốt triệu công dân Việt Nam Cộng Hòa bị Cộng Sản Hà Nội cầm cố, cướp bóc, đàn áp; hơn ba trăm ngàn người dân Việt bị chết tại biển Đông khi Vượt Biển tìm Tự Do; hơn bốn trăm ngàn công dân Việt Nam Cộng Hòa bị giam cầm khổ sai tại các trại tập trung theo kiểu Phát-xít Đức gọi là “trại học tập cải tạo,” trong đó, số người chết tại các trại tập trung này lên trên 165 ngàn người là ít nhất; mấy thế hệ người dân Việt sau đó phải chịu ngu dốt nghèo khó do sự độc tài tàn bạo dối lừa của Cộng Sản; đó là chưa kể đến hai triệu dân Cao Miên (Campuchia) bị bọn Cộng Sản Khờ-me Đấu Tố sát hại.
Tàn cuộc thảm khốc cho người dân ba nước Đông Dương phải chịu cảnh bị Cộng Sản hóa như vậy hoàn toàn là do có sự phù phép của người Mỹ gốc Do Thái một cách khéo léo và tinh vi từ truyền thông đến đối sách ngoại giao.
Người dân Mỹ bàng hoàng ngậm ngùi trước thân phận tị nạn chết chóc của người dân Việt trong sau năm 1975 và luôn mặc cảm xấu hổ trước sự phản bội của quốc gia mình đối với Việt Nam Cộng Hòa, một sự phản bội vẫn còn được nhắc lại bởi lãnh đạo các nước Á châu ngày nay khi dò xét thiện chí hợp tác của Hoa Kỳ tại biển Đông.
Nếu trong quá khứ người Mỹ gốc Do Thái chi phối tàn cuộc cho cuộc chiến Việt Nam như vậy thì tàn cuộc của cuộc chiến hay tranh chấp tại biển Đông trong tương lai, tại sao lại không thể bị người Do Thái chi phối?
Khả năng chi phối chính trường Mỹ của người Mỹ gốc Do Thái:
Dù muốn dù không, đối sách ngoại giao và kinh tế của chính phủ Hoa Kỳ vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề từ cộng động người Mỹ gốc Do Thái.
Dù là ngang bướng cỡ nào đi chăng nữa, ứng cử viên tổng thống như ông Trump cũng công khai thừa nhận quốc gia Do Thái là đồng minh then chốt của Hoa Kỳ. Người con rể của ông cũng là gốc Do Thái. Bà Clinton cũng không khá gì hơn ông Trump khi đứa con gái duy nhất của bà kết hôn với một người làm ngành quản trị ngân hàng gốc Do Thái.
Cộng đồng Do Thái không những có mối liên kết hôn nhân chặt chẽ với những nhân vật then chốt trong chính giới Hoa Kỳ như Trump hay Clinton mà họ cũng nắm một nguồn tài lực tư bản kinh khiếp trong xã hội và chính giới Hoa Kỳ.
1. Người Do Thái nắm truyền thông tại Mỹ:
Trước hết, người Do Thái nắm quyền kiểm soát hầu như gần hết mọi hãng truyền thông danh tiếng và quan trọng của nước Mỹ. Xin thí dụ một vài gương mặt nổi bật:
– Tỷ phú David Westin-chủ tịch hãng thông tấn ABC.
– Tỷ phú Donald Graham- giám đốc điều hành tạp chí lừng danh Washing Post.
– Tỷ phú Mortimer Zuckerma- chủ bút U.S.News & World Report.
– Tỷ phú Rupert Murdoch-giám đốc tập đoàn thông tấn truyền thông News Corporation.
– Tỷ phú Jeff Zucker- giám đốc hãng truyền hình lừng danh NBC Universial.
– Tỷ phú Arthur O. Sulzberger Jr- chủ nhân của tạp chí lừng danh The New York Time.
Đương nhiên, danh sách các nhân vật then chốt trong giới truyền thông nước Mỹ gốc Do Thái còn dài hơn nữa và không dừng lại đây.
Làm chính khách ở nước Mỹ muốn thăng tiến thì phải được giới truyền thông quãng bá tốt đẹp trước dư luận của công chúng. Cho nên, không có một chính khách nào thật sự muốn làm mích lòng giới chủ nhân báo chí truyền thông gốc Do Thái, nắm gần như toàn bộ mọi hãng truyền thông lớn, chính yếu tại nước xứ sở này.
Thậm chí, để thuận tiện và dễ dàng thắng cử, tất cả các chính khách ở Hoa Kỳ đều buộc phải tìm đủ cách lấy lòng giới chủ nhân truyền thông gốc Do Thái bằng mọi giá. Vì vậy, đối sách chính trị của các chính khách phải chiều theo quan điểm và mối bận tâm của các tỷ phú ngành truyền thông gốc Do Thái này.
Cho nên, những tin tức trình bày sự thật chỉ một nữa hết sức sai lệch nhưng khéo léo về cuộc chiến Việt Nam trước dư luận nước Mỹ hoàn toàn có bàn tay của giới chủ nhân truyền thông Do Thái dẫn đến cả xã hội buông xuôi một cuộc chiến đã chiến thắng, lầm tưởng là chiến bại trước Việt Cộng.
Trong tương lai, có lẽ các vấn đề chết chóc nổi cộm nhưng di hại chẳng là bao cho hậu thế như vấn đề ISIS sẽ được người Mỹ gốc Do Thái giựt dây liên tục trên truyền thông nhưng việc Trung Cộng độc chiếm biển Đông sẽ được giới truyền thông Mỹ tường thuật vô cùng ít ỏi. Người Mỹ gốc Do Thái nắm truyền thông sẽ ráng giật dây để khiến ISIS trở thành mối bận tâm hàng đầu của xã hội Hoa Kỳ, còn vấn đề biển Đông sẽ bị xem nhẹ “chìm xuồng” trên truyền thông khiến các chính khách, các quân nhân bị cản trở hay bó tay khi vạch định đối sách trừng phạt Trung Cộng do xã hội Mỹ ít quan tâm.
2. Người Do Thái có sức mạnh ảnh hưởng kinh tế rất lớn trên chính trường Mỹ:
 
Tổng số người dân Do Thái tại Hoa Kỳ tuy chỉ chiếm có khoảng 2% dân số nhưng tỷ phú Mỹ gốc Do Thái chiếm đến 48% tổng số tỷ phú của nước Mỹ.
Điều này cho thấy mọi chi phí ra ứng cử của bất cứ chính khách nào tại Mỹ, ở bất cứ chức vị dân cử quan trọng nào trong của chính quyền Liên Bang hay Tiểu Bang từ bất cứ địa phương nào của xứ sở này đều không ít thì nhiều, đều cần sự hổ trợ tài lực rất lớn của các tỷ phú người Do Thái cũng như đều có sự đóng góp của các tỷ phú gốc Do Thái.
Chức vị dân cử càng quan trọng thiết yếu trong chính quyền thì chi phí ứng cử càng tốn kém dẫn đến sự lệ thuộc của chính khách vào các nhà tài trợ càng nặng nề; do đó khiến các chính khách tiếng tăm tại Mỹ cần tài lực của cộng đồng Do Thái như cá cần nước vậy.
Tranh cử Thượng Nghị Sĩ Liên Bang có thể ngốn ngân sách lên đến 11 triệu Mỹ kim dễ dàng; tranh cử vào Tòa Bạch Ốc có thể tốn từ 50 triệu Mỹ kim đến 100 triệu Mỹ kim một cách dễ dàng. Cho nên, với sức mạnh kinh khiếp về tài chánh, cộng đồng Do Thái tại Mỹ dư sức chuyển đổi đối sách ngoại giao của Hoa Kỳ theo hướng có lợi hay theo hướng mà mình muốn.
 
3. Người Mỹ gốc Do Thái nắm nhiều vị trí công chức then chốt trong xã hội Mỹ: 
Ngoài Ngoại trưởng Henry Kissinger ra, có thể lấy trường hợp của Alan Greenspan làm thí dụ. Greenspan, một người Mỹ gốc Do Thái làm giám đốc Quỹ Dự Trử Liên Bang suốt 19 năm từ năm 1987 cho đến 2006.
Không có một vị tổng thống tân cử nào muốn làm mích lòng ông Greenspan cả, mặc dù sách lược tài chánh của ông dẫn đến nước Mỹ bị suy giảm xuất khẩu nghiêm trọng, thậm hụt mậu dịch tăng mạnh do tiếp tục giữ vững giá dollar một cách cố chấp trong khi làm ngơ trước sự phá giá vô nguyên tắc của đồng Nguyên (hay còn gọi là Nhân Dân tệ) trong suốt hai thập kỷ 1980 và 1990 từ phía Trung Cộng.
Người kế vị ông, Ben Bernanke, cũng là một người Mỹ gốc Do Thái, nguyên giáo sư kinh tế đại học Princeton. Ông làm giám đốc Quỹ Dự Trữ Liên Bang từ năm 2006 đến năm 2014 và chỉ bị thay thế ở nhiêm kỳ cuối của tổng thống Obama. Dưới thời của Ben Bernanke làm giám đốc Quỹ Dự Trử Liên Bang, tài chánh, ngân hàng, chứng khoán và địa ốc của nước Mỹ đổ bể suy sụp thảm hại kinh khiếp do gài bẫy thổi phồng thị trường tài chánh, nhà đất thông qua lãi suất ngân hàng quá thấp không bảo chứng. Chính phủ Liên Bang phải tung thêm tiền ra để cứu vãn gấp rút các ngân hàng thua lỗ vì có quá nhiều nợ xấu trong địa ốc bất chấp nợ công của chính phủ đã vượt mức cho phép.
Trong chín người giữ chức quản trị then chốt của tập đoàn tài chính Goldman Sachs hàng đầu tại Mỹ, thì đã có quá nữa người có gốc Do Thái. Đó là chưa kể những người còn lại đều có thành thân dâu rễ với người Do Thái. Xin liệt kê tên tuổi những người gốc Do Thái lừng danh nằm trong tập đoàn này như sau:
– Lloyd C. Blankfein- Chủ tịch Hội Đồng Cổ Đông
– Gary D. Cohn- Chủ Tịch Goldman Sachs kiêm Tổng Giám Đốc Điều Hành
– John S. Weinberg & Michael S. Sherwood- Phó Chủ Tịch tập đoàn
– David A. Viniar- Trưởng phòng Tài Chánh của tập đoàn
– Richard A. Friedman- Trưởng phòng Nhân Sự
Tóm lại, với trình độ học vấn cao, giàu có và khôn khéo móc nối, che đậy, kết thân, cũng như nắm hết hệ thống truyền thông quan trọng, cộng đồng người Mỹ gốc Do Thái là một cộng đồng thiểu số duy nhất dư sức thao túng đối sách chính trị, kinh tế của Hoa Kỳ theo ý muốn có lợi cho người Do Thái một cách dễ dàng.
Quá trình lịch sử về mối liên hệ giữa Trung Cộng và người Mỹ gốc Do Thái:
Cộng đồng Do Thái tại Mỹ đã có một lịch sử móc nối liên hệ với Trung Cộng rất lâu dài và bền vững. Trong bài “Những gương mặt Do Thái nổi bật trong giới lãnh đạo đảng cộng sản Tàu,” người viết đã cố gắng trình bày sơ lược tiểu sử của Frank Coe, cố vấn kinh tế và tiền tệ của Mao Trạch Đông.
Frank Coe nổi tiếng trong lịch sử vì làm chính phủ Tưởng Giới Thạch điêu đứng về tài chánh, không còn kinh phí buộc phải ngừng truy đuổi đàn quân Cộng Sản yếu ớt của Mao vào lúc bấy giờ để dồn sức đánh Nhật Bản. Nhờ vậy, mà quân của Mao mới sống sót thoát chết và lợi dụng tình hình kháng Nhật để phát triển lực lượng ngày một mạnh hơn.
Không hiểu làm cách nào Frank Coe có thể thuyết phục được tổng thống Rosevelt bỏ ý định viện trợ cho họ Tưởng vay 200 triệu Mỹ kim thời giá 1943 nhưng một lần nữa, ngoài sự kiện Việt Nam Cộng Hòa nhận lãnh số phận bi đát, lịch sử trước đó đã cho thấy người Mỹ gốc Do Thái đã thật sự ảnh hưởng đến đối sách ngoại giao của chính phủ Mỹ rất khéo khiến tàn cuộc của Trung Quốc hoàn toàn thay đổi. Sự kiện Hoa Kỳ phản bội Việt Nam Cộng Hòa chỉ là bản sao của sự kiện Frank Coe nhưng ồn ào dễ thấy hơn mà thôi.
Tại sao người Mỹ gốc Do Thái lại quan hệ mật thiết với Trung Cộng? Thậm chí, trở thành ân nhân của Mao như Frank Coe?
Có giả thuyết cho rằng từ lâu, chính phủ Hoa Kỳ đã bí mật giúp đỡ Cộng Sản bành trướng tại Âu-Á nhằm tạo tình trạng rối loạn mạnh tại các nước thuộc địa hay tại chính các nước đế quốc Âu Châu già nua phải khốn đốn quy ngã. Các nước đế quốc Âu Châu già nua vốn từ lâu kinh khi coi Hoa Kỳ là quốc gia sinh sau đẻ muộn nên không chịu hợp tác với Hoa Kỳ một cách bình đẳng,
Cũng theo giả thuyết này, các nước thuộc địa nổi loạn đòi độc lập, các nước đế quốc Âu Châu già nua phải khốn đốn quy ngã thì Hoa Kỳ mới có cơ hội can thiệp chính trị khuyếch trương chủ thuyết Mậu Dịch Tự Do của mịnh – tức là một nền mậu dịch chuyên nghiệp hóa, toàn cầu hóa và không có bị chịu thuế má xuất nhập khẩu một cách quá cao bất công không hợp lý nhằm hạn chế nhập khẩu, vốn được các để quốc Âu Châu già nua bảo thủ đeo đuổi.
Bất luận là giả thuyết này đúng hay sai, riêng đối với tình trạng chính trị tại Trung Hoa, tư bản Do Thái ở Hoa Kỳ thật sự muốn làm chính thể Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch đổ nhào vì họ Tưởng bài Do Thái và không cho người Do Thái có cơ hội khuếch trương tư bản ngân hàng, cho vay nặng lãi cũng như không cho người Do Thái tậu đất đai tại Trung Quốc, khai thác quặng mỏ. Họ Tưởng lại ưu đãi chuyện này cho người Anh, cho người Pháp cũng như hậu đãi thành phần da trắng Anglo-Saxon của Mỹ, vốn bài xích Do Thái thậm tệ lúc bấy giờ.
Đảng Cộng Sản Trung Quốc khởi thủy được thành lập bởi giới trí thức Trung Hoa gốc Do Thái sau cuộc họp ở Thượng Hải khi liên kết được với người của Trosky, vốn là Do Thái gốc Nga. Ngoài ra, đảng Cộng Sản Trung Quốc ngay từ ngày đầu thành lập đều phải nhờ vào tài chánh cung ứng bởi nhưng người Do Thái sống sứ sở này như Trần Độc Tú chẳng hạn và bởi tư bản Do Thái trên thế giới, trong đó có Rothschild.
Họ Mao tuyên bố lập quốc vào ngày 1 tháng Mười năm 1949, đứng bên cạnh Mao là hai nhân vật Do Thái quan trọng: Solomon Adler, cựu viên chức bộ Ngân Khố Hoa Kỳ và Frank Coe. Cả hai đều là tay chân thân tín của một dòng họ tư bản tài phiệt người Mỹ gốc Do Thái có tên là dòng họ Rothschild, từ lâu hà hơi tiếp sức tài chánh cho Mao.
Rothschild là một dòng họ tài phiệt lầu đời từ cuối thế kỷ thứ 18, có gốc từ Đức, chuyên cho vay nặng lãi và kinh doanh hoạt động ngân hàng. Tài sản của dòng họ này phình to ra nhờ cho các quốc gia mượn tiền làm kinh phí chiến tranh. Khi mượn tiền làm kinh phái cho chiến tranh, dù là thua hay thắng, nước mượn tiền vẫn phải trả nợ cho bọn tư bản tài phiệt vì sau chiến tranh, các nước vẫn cần phải mượn nợ tiếp để phục hồi kinh tế an sinh xã hội nên không thể không trả khoản nợ trước để có thể mượn nợ mới.
Người khai sáng ra tập đoàn tài phiệt Rothschild là Mayer Amschel Rothschild, một người gốc Do Thái sanh tại Frankfurt, Đức vào năm 1744. Có thể nói ông là một thiên tài về ngành tài chánh và gần như có thể coi là cha đẻ của hệ thống ngân hàng đa quốc gia hiện đại. Ở tuổi 19, với đồng vốn nhỏ bé ít ỏi, ông đã nghĩ cách cho giới thương nhân mượn tiền kinh doanh, cho giới quân đội mượn tiền tậu vũ khí hay tân trang quân cụ, cho giới quặng mỏ mượn tiền khai thác, cho giới quí tộc mượn tiền làm chính trị.
Cần cù và chịu khó, ở tuổi 40, Rothschild đã là người mà mọi giới khi túng thiếu có thể tin cậy nhờ vả khi túng thiếu. Ông đứng đàng sau năm người con của ông để lập ra năm ngân hàng cho dòng họ Rothschild, một ở Đức do người con trai lớn của ông, Amschel Mayer Rothschild điều hành, một ở Anh do người con thứ ba của ông Nathan Mayer Rothschild điều hành, một ở Áo do người con thứ hai của ông là Salomon Mayer Rothschild điều hành, một ở Ý do người con áp út là Calmann Mayer Rothschild điều hành và một ở Pháp do Jakob Mayer Rothschild, người con út của ông điều hành.
Như vậy Rothschild là người đầu tiên thấy được tầm quan trọng của hoạt động tài chánh trên bình diện toàn cầu đa quốc gia. Các tổ chức tài chánh sau này do Hoa Kỳ và Anh Quốc sáng lập nhằm bình ổn tài chánh toàn cầu để có thể phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo như Ngân Hàng Thế Giới World Bank, Quỹ Tiền tệ Quốc Tế IMF, ngân hàng Phát Triển Á Châu ADB, etc… đều là dựa trên quan điểm tài chánh cấp tiến của Rothschild.
Trong lúc cả Âu Châu đang rối loạn vì giới quí tộc bị sụp đổ do âm hưởng của Cách Mạng Tư Sản Pháp 1789, đó là chưa kể hết quốc gia này đến quốc gia khác ngã gục trước gót giày của Napoleon, một đoàn quân coi như bất khả chiến bại. Kinh tế thương mại của toàn Âu Châu bị xáo trộn và bất ổn do tính hiếu chiến của Napoleon, Rothschild can đảm đứng ra cho Anh, cho Nga và nhiều quốc gia khác mượn tiền để chỉnh đốn quân đội chống lại. Cuối cùng, ông đã đoán đúng: Nước Anh chiến thắng! Trận Waterloo vào năm 1815 chấm dứt vĩnh viễn binh nghiệp của Napoleon nhưng lại mở màn cho triều đại tài phiệt Rothschild rộng khắp Âu Châu. Nước Anh và nhiều quốc gia khác hoàn trả tiền lời cho tập đoàn Rothschild rất hậu đãi và tiếp tục tin tưởng, mượn nợ tập đoàn này để làm kinh phí đi khai phá thuộc địa.
Sau đệ nhất thế chiến, tập đoàn tài phiệt Rothschild phạm phải một lỗi lầm nghiêm trọng là nỗ lực kinh tài hết mình để phục hồi kinh tế nước Đức trong khi cả xã hội Đức còn đang uất ức vì sự đầu hàng quá kỳ khôi trước Đồng Minh khi sức mạnh quân đội chưa hề thật sự suy giảm. Đời sống của đại đa số người Đức sau thế chiến quá bần cùng trong khi người Do Thái sống rất ung dung xa hoa do giàu có càng làm cho người Đức bất mãn người Do Thái mà không thấy tập đoàn tài phiệt Rothschild đang hết sức cứu vãn kinh tế nước Đức. Adoft Hittler, một mặt dùng tài chánh của tập đoàn tài phiệt Rothschild để khôi phục kỹ nghệ, một mặt lại làm cho người dân Đức nghĩ rằng chính bọn tư bản Do Thái, vì có liên hệ với nước Anh từ nào giờ nên mới đâm sau lưng làm Đức bại trận.
Dòng họ Rothschild tuy yêu tiền nhưng cũng yêu nước Đức nên cho rằng uất ức của xã hội sẽ qua đi khi nước Đức mạnh dần và khôi phục kinh tế. Thực tế, những năm sắp sửa khai chiến đệ Nhị, đời sống người dân đức bắt đầu hồi phục nhưng do quá sớm nên chưa ai nhìn thấy. Dòng họ Rothschild khuyên Anh Quốc và Đồng Minh hãy ráng nhu hòa, lấy hòa bình để phát triển. Anh Quốc đi đến hết nhượng bộ này đến nhượng bộ khác để rồi một ngày, Hittler nuốt lời gây chiến.
Đức Quốc Xã sát nhập Áo cũng đồng nghĩa với việc tịch thu toàn bộ gia sản của dòng họ Rothschild. Dòng họ Rothschild bỏ trốn qua Hoa Kỳ. Và từ đó, dòng họ Rothschild tìm đủ cách để giúp Hoa Kỳ trở thành mộ siêu cường về tài chánh trên thế giới.
Nhìn về Á Châu, dòng họ Rothschild thấy rõ sự khống chế của các nước già nua Âu châu và cho rằng cần một lực đẩy, một chế độ quân phiệt độc tài đảng trị nhằm xóa sạch mọi ảnh hưởng của Âu châu, cũng như xóa sạch nền văn hóa Á đông đức hạnh cũ kỹ để tiến đến một nền văn hóa thương mại hàng hóa toàn cầu, chạy theo lợi nhuận. Vì vậy, Mao được dòng họ Rothschild hổ trợ hết mình về tài chánh.
Cách Mạng Văn Hóa và Thời Kỳ Đại Nhảy Vọt mà Mao khởi xướng, gần như phá nát toàn bộ nền văn hóa phong kiến ngàn năm của Á Đông cùng với 60 triệu người bị thảm sát, là làm theo lời cố vấn của Frank Coe, tay chân thân tính của dòng họ Rothschild. Có thể sự ngu xuẩn của Mao trong cuộc cải cách là sự ngu xuẩn cố tình để dọn đường cho tư bản Do Thái Hoa Kỳ quay trở lại Trung Hoa lục địa đầu tư phát triển.
Do đó, mối quan hệ giữa Trung Cộng và người Mỹ gốc Do Thái, không chỉ có mới đây mà thực tế đã giây dưa gắn bó sâu đậm nhưng âm thầm trong suốt hơn nữa thế kỷ qua.
Mối liên hệ giữa Trung Cộng và người Mỹ Gốc Do Thái trên lãnh vực ngân hàng tài chánh kinh tế hiện nay:
Vào ngày 9 tháng Năm năm 2012, lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, ngân hàng của một chế độ Cộng Sản được quyền tung vốn ra thâu tóm một ngân hàng của Mỹ, trên đất Mỹ. Chuyện này có được là nhờ sự hậu thuẫn hết mình của giám đốc Quỹ Dự Trữ Liên Bang, Bernanke. (*)
Dưới quyết định của Bernanke, ngân hàng của Trung Cộng có tên là “Industrial and Commercial Bank of China” (ICBC) với số vốn khoảng trên hai ngàn tỷ Mỹ kim sẽ thâu tóm toàn bộ Bank of East Asia của Mỹ với số vốn khoảng 1,8 ngàn tỷ Mỹ kim có trụ sở chính tại New York, với khoảng ba trăm ngàn nhân viên và 13 chi nhánh trên toàn nước Mỹ.
Không những vậy, Bernanke còn mở cửa để một ngân hàng quốc doanh khác của Trung Cộng có tên là “Agricultural Bank of China” vào mở chi nhánh tại New York.
Đây có thể coi như là một hành động khó như lấp biển vá trời, không dễ thực hiện ở một quốc gia như Hoa Kỳ khi mà luật pháp cấm đoán mọi hình thức hoạt động tài chánh từ Cộng Sản nhưng Bernanke đã làm được cho thấy sự thao túng của cộng đồng Do Thái tại chính trường Mỹ rất mạnh. Quan trọng hơn hết, mọi người bắt đầu cảm thấy mối liên hệ mật thiết về tài chánh giữa cộng đồng người Mỹ gốc Do Thái đối với Trung Cộng thật sự không phải là huyền thoại nữa mà là một thực tế quá rõ trước mắt.
Năm 2012 cũng là năm mà những căng thẳng tại biển Đông leo thang gần như tí nữa dẫn đến giao tranh khi mà Philippine và Trung Cộng đối đầu trực diện tại vùng biển đảo Hoàng Nhan (Scarborough Shoal) với trên dưới hơn 15 tàu chiến được điều động đến vùng này dẫn đến việc thưa kiện của Phi vào tháng Giêng ngay năm sau; đó là chưa kể hàng loạt các tàu cá của Việt Nam bị húc chìm. Toàn khối Á châu trông đợi vào phản ứng của Hoa Kỳ nhằm cản bớt sự hung hãn của Trung Cộng trong vùng dẫn đến các kế hoạch tuần tra biển Đông của Hoa Kỳ những năm sau đó. Ấy vậy mà ngân hàng quốc doanh của Trung Cộng lại ung dung bỏ ra cả ngàn tỷ dollar để mua ngân hàng của Mỹ, hoạt động trên nước Mỹ thì đương nhiên giới lãnh đạo Á Châu lo sợ Trung Cộng hơn là tin tưởng vào nỗ lực can thiệp của Hoa Kỳ.
Tập Cận Bình sở dĩ ung dung thản nhiên hiếu chiến thách thức Hoa Kỳ bấy lâu nay tại biển Đông, cũng như lấn hiếp lân bang một cách trắng trợn cũng là vì đã từ lâu, Trung Cộng duy trì một mối liên hệ tài chánh kinh tế chiến lược vô cùng mật thiết với người Mỹ gốc Do Thái, vốn thiết lập từ thời của Mao kéo dài cho đến nay, giúp cho Trung Cộng tự tin là sẽ không bao giờ bị Hoa Kỳ trừng phạt thẳng tay cho những hành động hiếu chiến vượt khuôn phép của mình. Mối liên hệ này rất chằng chịt, tạm thời tóm lược như sau:
– Người Mỹ gốc Do Thái làm môi giới dẫn đường cho mọi hoạt động đầu tư của Trung Cộng lên nước Mỹ (để lấy tiền hoa hồng cho cá nhân và cho cả cho tập đoàn tài phiệt gốc Do Thái)
– Các tập đoàn tư bản tài chánh gốc Do Thái hay có liên hệ đến người Mỹ gốc Do Thái được ưu đãi hoàn toàn khi đầu tư hay cho vay tại lục địa Trung Hoa.
– Người Mỹ gốc Do Thái đảm bảo sự hậu thuẫn trong chính trường để Trung Cộng luôn thụ hưởng thỏa hiệp mậu dịch tốt nhất trong hoàn cảnh cho phép và đổi lại, mọi hoạt động tư bản quốc doanh đầu tư của Trung Cộng đều phải có cố vấn của người Mỹ gốc Do Thái tham dự.
Đứng trên bình diện hai quốc gia Mỹ – Trung, người ta thấy được nền kinh tế hai nước có những chuyển biến như sau thông qua mối liên hệ chiến lược giữa người Mỹ gốc Do Thái và Trung Cộng :
– Tư bản Trung Cộng đổ ồ ạt đầu tư vào Hoa Kỳ, mua hàng loạt các công ty của Hoa Kỳ bằng mọi giá bất chấp nền kinh tế nội địa Trung Cộng đăng suy thoái trầm trọng và cần rất nhiều vốn để kích cầu.
– Tình trạng thâm hụt mậu dịch nặng nề của Mỹ đối với Trung Cộng vẫn còn nguyên.
Về mặt tư bản tài chánh, sự quyết tâm mua các tập đoàn tài chánh của Hoa Kỳ của Trung Cộng gây chấn động giới quan sát vì mọi hoạt động tài chánh của Cộng Sản trên nước Mỹ xưa giờ vẫn là điều cấm kỵ. Sau đây là danh sách các tập đoàn tài chánh của Mỹ bị Trung Cộng mua lại dưới sự dẫn dắt của các nhân vật máu mặt người Mỹ gốc Do Thái như Bernanke chẳng hạn:
– Black Stone Group LP – đây là tập đoàn tư bản có trụ sở chính tại New York- chuyên đầu tư địa ốc, tín dụng, nhà máy phân xưởng, năng lượng, tập đoàn bị China Investment Corp của Trung Cộng tung gần 3 tỷ Mỹ kim mua lại 10% cổ phần tháng 5 năm 2007.
– Hệ Thống thẻ tín dụng Visa – bị China Life Insurance của Trung Cộng mua lại 0.65% cổ phần tháng Ba năm 2008 với giá 300 triệu Mỹ kim.
– Tập đoàn tài chánh lừng danh Morgan Stanley – chuyên cho vay và đầu tư địa ốc, có trụ sở chính tại New York. Hiện bị China Investment Corp của Trung Cộng nắm khoảng 14% cổ phần với tổng trị giá 6,8 tỷ Mỹ kim.
– Bank of East Asia – đã liệt kê ở trên (*)
– Đặc biệt là IFC- Internationnal Finance Corp, có trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn vốn trực thuộc hay cộng tác với World Bank; nay đã bị Trung Cộng bỏ ra 4,3 tỷ Mỹ kim thâu tóm trên 80% cổ phần. Mất công ty này, Hoa Thịnh Đốn khó có thể điều khiển World Bank dễ dàng theo mong muốn của mình như trước.
Đó là chưa kể nào là khách sạn lừng danh lịch sử Waldorf Astonia New York của Mỹ, hay hệ thống các rạp chiếu phim AMC đều bị lọt vào tay của Trung Công. Và tài chánh của Trung Cộng tiếp tục ồ ạt sẽ đổ vào Hoa Kỳ không ngừng nghỉ bất chấp tình hình biển Đông ngày càng leo thang.
Nhận xét:
Thật là kỳ lạ, Trung Cộng ngày một hiếu chiến tại biển Đông dẫn đến căng thẳng quân sự với Hoa Kỳ mỗi lúc mỗi tăng và có thể bùng phát chiến tranh bất cứ lúc nào. Vậy mà tiền từ các công ty quốc doanh của Trung Cộng vẫn ồ ạt thu mua, thâu tóm các công ty của Hoa Kỳ không ngừng nghĩ mỗi năm thông qua các dịch vụ môi giới hay giúp đỡ của người Mỹ gốc Do Thái coi như không có gì xảy ra. Hoa Kỳ cũng là thị trường chủ yếu cho nên kinh tế lấp ráp xuất khẩu của Trung Cộng, hàng năm đem đến hàng trăm tỷ Mỹ kim thâm hụt mậu dịch từ phía Mỹ.
Vậy thì tại sao Trung Cộng lại cứ liều lĩnh hiếu chiến dồn ép Hoa Kỳ phải có phản ứng quân sự thích ứng để trấn an các nước trong vùng?
Đâu có quốc gia nào ngu đến nỗi cố tình hiếu chiến đi đập bể “chén cơm” của mình trừ phi hợp nhau đóng kịch hay biết rõ nước bên kia cũng như nước Tống thuở trước, đã có bọn “Tần Cối” nên cứ hiếu chiến hung hăng mà không cần phải lo. Trường hợp đóng kịch thì không thể xảy ra vì rõ ràng, Trung Cộng cho xây đảo nhân tạo làm căn cứ quân sự tính chuyện chiếm đóng biển Đông lâu dài và bị Phi đem ra kiện tụng trước tòa làm mất mặt trước thế giới. Đóng kịch không thể đi quá xa bị nhục quốc thể như vậy.
Không chừng Trung Cộng của Tập Cận Bình ung dung hiếu chiến tại biển Đông bấy lâu nay là vì biết rõ tàn cuộc cho tranh chấp biển Đông đã có Người Mỹ gốc Do Thái giúp dàn xếp tính trước và sẽ có lợi cho mình. Nếu tranh chấp quân sự thật sự xảy ra giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng tại biển Đông, có khi nào “Người Mỹ gốc Do Thái sẽ giúp Tập Cận Bình chiến thắng tại biển Đông?” như cuộc chiến tại Việt Nam trước đây?
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Chúng đã cướp điều gì?

Chúng đã cướp điều gì?

Thuan Tranvuong

1. Năm mình còn nhỏ, đi học, có một giáo viên đã để lại vết hằn trong lòng mình, vĩnh viễn, ngay cả khi mình đã đủ lớn để biết giáo viên ấy cũng là mong muốn điều tốt cho mình và bạn bè. Giáo viên ấy thường phạt đòn chúng tôi vào mỗi cuối tuần, những đứa trẻ 14, 15 tuổi bị nằm trên bục giảng, bất chấp cả nữ sinh mặc váy mà dụng roi gia hình.

Tôi chấp nhận bị một lần đòn, rồi không chịu được nữa, tôi từ chối học và chịu tác động của giáo viên ấy. Câu chuyện chính, để tôi bày tỏ thái độ quyết liệt là khi giáo viên bắt phạt chúng tôi bằng cách cho chúng tôi tự tát nhau, nếu tát nhẹ phải tát lại gấp đôi, và cho chúng tôi tự tát chính mình và cũng không được tát nhẹ. Tôi thấy cảnh bạn gái, vừa khóc vừa tát nhau thật lực, nỗi đau và ức làm tăng lực giáng cánh tay vào mặt bạn mình. Tôi thấy anh bạn mình đã tự tát mình đến chảy máu miệng, trong cái nghiến răng. Trong tôi lúc đó, đã lờ mờ nhìn thấy rằng đó không phải là hình phạt học sinh, đó là trò của các trại tập trung, thứ hình phạt phá vỡ tất cả tính tự trọng, dìm nhân cách xuống bùn, đập nát tất cả sự bảo toàn của một cá nhân, tiêu diệt sự gắn kết và để lại một nỗi ân hận không thể nguôi, thứ ân hận có thể biến đổi cả một nhân tính, một cuộc đời. Nhưng dù sao, ngày ấy, tôi chỉ cần đi ra khỏi lớp học, tôi tự chặt đứt mình và mối liên kết với môn học đó để bảo toàn bản thân.

Và bây giờ, tôi lại thấy, ở cấp độ lớn hơn, khi tàu hải cảnh Trung Quốc buộc tàu cá này của Việt Nam tông vào tàu cá kia của Việt Nam, và khi không tông được, chúng buộc ngư dân này phải đứng nhìn ngư dân kia (có người đã 75 tuổi, trời ơi) bập bênh trên cái mũi thuyền đang chìm, chới với trong sóng dữ mà không dám đến cứu. Tôi nhớ lại cú tát bật máu của bạn tôi năm ấy, tôi đã ân hận vì không đứng lên hét “mày đừng làm như vậy nữa, không ai có quyền bắt mày làm như vậy!”, nỗi ân hận theo tôi đến giờ, thì hôm ấy, nếu có người ngư dân chết, nỗi ân hận của các ngư dân buộc phải đứng nhìn thế nào. Những người bạn của tôi tát nhau năm ấy, đến giờ nhắc lại, vẫn vô thức đưa bàn tay lên má mình, nếu ngư dân tông nhau chìm hết, thì liệu khi sống sót trở về, họ có sờ tay lên ngực mình vĩnh viễn không?

Hơn cả sự đốn mạt, hơn cả việc cố tâm cướp hay chứng tỏ quyền, trò chơi của tàu cảnh sát Trung Quốc là thứ chà đạp lên thứ cuối cùng một con người cần giữ-nhân phẩm, như các tay Đức Quốc Xã buộc các tù nhân Do Thái đánh nhau đến chết để mua vui. Thứ cướp lớn nhất của chúng là cướp cả thân phận làm người của các ngư dân ấy. Tôi không tin một thứ chính sách man rợ được thực thi bởi bọn biến thái đến mức ấy, có thể đại diện cho một điều gì tốt đẹp. Tôi nhìn thấy dáng những ngư dân ủ rũ trở về, những giọt nước mắt ấy không phải chỉ cho chiếc thuyền bị chìm, không phải chỉ cho món nợ vài tỉ đồng đang vây họ, mà còn cho một phần nhân phẩm, một phần giá trị con người họ đã bị bọn cướp mang danh cảnh sát kia tước đoạt, vĩnh viễn. Thứ trò cười bật máu của bọn chúng đã để lại trong họ một vết hằn, một vết hằn mà không thứ thuốc Bắc gia truyền nào chữa trị nổi.

2. Tấm ảnh là sự minh bạch của anh Khiem Do về huyền thoại rời khỏi phủ thủ tướng của ông Cameron, vốn được dân mạng Việt Nam ca tụng mấy hôm nay. Chính trị, không có thần tượng, không có hình mẫu, không có sự trình diễn, chính trị đích thực là các giá trị tốt đẹp mà bạn muốn có, làm nhiều việc để những giá trị ấy được tôn vinh qua các thực thi. Nước Anh trở thành nước Anh không phải vì có Cameron tự bưng đồ, tự dọn phòng, nước Anh trở thành mạnh mẽ vì người dân Anh biết các giá trị của bản thân, các giá trị của sự văn minh, bền vững. Nhưng dù sao, nếu chưa mạnh được ngay như nước Anh, thì việc lãnh đạo xứ ta tự bưng đồ cũng là điều nên làm, chí ít là có sức khỏe và bớt bọn nịnh nọt!

clip_image001

clip_image002

Nguồn: FB Thuan Tranvuong

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Khi công lý không phù hợp

Khi công lý không phù hợp

482022366-o.jpg

Nguyễn Hoàng Tuấn (trái) và Ôn Thành Tân có mặt tại Tòa án Nhân dân Quận Thủ Đức vào sáng ngày 20 tháng 7 năm 2016.

Courtesy of baomoi.me

Sáng ngày 20 tháng 7 Tòa án Nhân dân Quận Thủ Đức tuyên án hai em Nguyễn Hoàng Tuấn và Ôn Thành Tân với tội danh “cướp giật tài sản” là một chiếc bánh mì, 2 bọc chuối sấy, 1 bịch đậu phộng rang và 3 bịch me trị giá 45 ngàn đồng khi các em quá đói. Bản án dành cho hai trẻ vị thành niên này gây bức xúc dư luận trong khi các quan chức tai to mặt lớn khác trong cùng thời gian, vi phạm những tội tham nhũng tày đình lại được miễn tố.

Bản án hoàn tất sau gần 9 tháng

Sau hơn tám tháng bị giam giữ gọi là để điều tra, Tòa Án Nhân Dân (TAND) Thủ Đức cuối cùng đã được mở ra xét xử hai trẻ vị thành niên với một bản án mà khi nhìn vào không ai nghĩ phải cần tới gần 9 tháng thì công tác điều tra mới hoàn tất. Hai em Nguyễn Hoàng Tuấn và Ôn Thành Tân bị bắt vào ngày 17 tháng 10 năm 2015 do giật một số thức ăn trị giá 45 ngàn vì quá đói. Hai em bị bắt, nhận tội và bị giam giữ từ ngày ấy đến khi phiên tòa kết thúc. Bản án dành cho Ôn Thành Tân vừa vặn với số ngày em bị giam là 8 tháng 20 ngày.

Bộ luật Tố tụng Hình sự có nói rồi, trong những trường hợp tuy có dấu hiệu tội phạm nhưng tính chất không nghiêm trọng thì vẫn có thể không áp dụng truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Luật sư Trần Vũ Hải

Bản án đưa ra với lý do “Hành vi phạm tội của các bị cáo gây nguy hiểm cho xã hội, xâm hại đến tài sản và sức khỏe của người khác, gây mất an ninh trật tự cho xã hội”.

Luật sư Trần Vũ Hải nhận xét ngắn gọn về bản án này như sau:

“Vấn đề này nhiều luật sư đã có ý kiến là lẽ ra các cơ quan pháp luật Việt Nam có một cách ứng xử khác làm cách nào đó để không tước quyền tự do của các bạn này trong đó có lý do dưới 18 tuổi. Làm hỏng cuộc đời các bạn là sai lầm trong phút chót. Thực tế có phải là một vụ cướp hay không thì không nên đánh giá như vậy. Mặc dù dấu hiệu thì nó có vẻ như vậy nhưng Bộ luật Tố tụng Hình sự có nói rồi, trong những trường hợp tuy có dấu hiệu tội phạm nhưng tính chất không nghiêm trọng thì vẫn có thể không áp dụng truy cứu trách nhiệm hình sự.”

Nếu đối chiếu với những gì đã xảy ra thì câu kết luận của tòa không cho thấy công lý được thể hiện. Theo thực tế xảy ra, sau khi đi chơi về do quá đói và không còn đồng nào trong túi, em Ôn Thành Tân đứng chờ trước một tiệm tạp hóa còn em Nguyễn Hoàng Tuấn vào trong tiệm giật số thức ăn trị giá 45 ngàn và hai em bỏ chạy rồi bị bắt. Diễn tiến câu chuyện cho thấy rất đơn giản nhưng người dân không biết tại sao cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát lại nhân lên thành một ca hình sự nguy hiểm cần phải triệt để xử làm gương.

Hai em còn trong tuổi vị thành niên nhưng vẫn không được xem xét tính chất nông nổi, thiếu suy nghĩ khi phạm pháp. Tính chất phạm tội của hai em phải được tính tới trong tình huống do quá đói làm càn chứ không thể lạnh lùng gán vào tội cướp giật. Hai em không có bất cứ hành vi chống đối, đe dọa hay bạo lực nào khi câu chuyện xảy ra vì vậy quy kết vào tội “gây nguy hiểm cho xã hội, xâm hại đến sức khỏe của người khác, gây mất an ninh trật tự cho xã hội” là những cáo buộc vi phạm sự thật của chính tòa án.

Mấu chốt của vấn đề khiến tòa phải xử đúng số ngày bị giam cầm bắt nguồn từ việc kéo dài thời gian giam giữ không cần thiết là điều mà tư pháp Việt Nam vẫn cho phép công an thực hiện khiến bản án không thể giảm nhẹ khi tòa nhìn lại toàn bộ hồ sơ. Luật sư bào chữa cho các can phạm đã rất nhiều lần lên tiếng với các cơ quan pháp luật về điều này nhưng không gây được sức ép lên cơ quan điều tra lẫn tòa án.

1458338716.jpg
Ôn Thành Tân bị cảnh sát bắt khi cùng bạn giật thức ăn.

Nhà báo Võ Văn Tạo, người từng ngồi ghế Bồi thẩm hơn 8 năm chia sẻ kinh nghiệm của ông về việc này:

“Cái án tù đó được tuyên trùng với thời gian bị giam tính từ ngày bị bắt, trong nghề thì chúng tôi biết rằng thâm tâm Hội đồng xét xử họ biết rằng là sai, là quá đáng nhưng vì Việt Nam có nguyên tắc là anh đã sai thì phải bồi thường. Cái sai đầu tiên là của công an điều tra và nó kéo theo Viện kiểm sát phê chuẩn và đồng ý. Ra tòa và bị dư luận người ta phản ứng vì không hợp lý, ông tòa mới hợp thức hóa bằng cách cho cái án vừa vặn với thời gian tính từ khi ra tòa cho tới khi bị bắt. Thủ thuật ấy thì nhiều vụ đã xảy ra tại Việt Nam rồi, chuyện sợ sai, sợ đền bù, sợ mang tiếng cho ngành nên tuyên án vừa vặn như vậy thì cũng hơi lộ liễu.”

Tính công bằng trong luật pháp Việt Nam

Người ta còn nhớ trước đây TAND huyện Đức Trọng, Lâm Đồng đã kết án ba nông dân ăn cắp hai con vịt và xử tổng cộng 13 năm tù giam. Bản án này gây tranh cãi gay gắt và cho tới nay vẫn được xem là bản án tồi tệ nhất của ngành tư pháp Việt Nam.

Người đọc Việt Nam hẳn còn nhớ trong tác phẩm “Những người khốn khổ” của văn hào Victor Hugo trong đó nhân vật Jean Valjean đã lãnh bản án 19 năm tù vì ăn cắp một ổ bánh mì. Sau 19 năm ông còn bị phân biệt đối xử và cả cuộc đời gần như bị theo dõi, trù dập.

Ra tòa và bị dư luận người ta phản ứng vì không hợp lý, ông tòa mới hợp thức hóa bằng cách cho cái án vừa vặn với thời gian tính từ khi ra tòa cho tới khi bị bắt.
– Nhà báo Võ Văn Tạo

Tác phẩm được sáng tác vào năm 1862 xem ra vẫn rất gần với bản án ổ bánh mì vào ngày hôm nay khi hai em sẽ bị xã hội ruồng bỏ, nhà trường lạnh nhạt và quan trọng hơn hết là nhân thân lý lịch của hai em sẽ không bao giờ trong sáng trở lại sau khi bản án giống như cách tòa trả thù những người khốn khổ hơn là thực hiện công lý.

Trong một vụ tương tự trước đây xảy ra tại thành phố Genoa, Tây bắc nước Ý vào năm 2011, ông Ostriakov, 36 tuổi, bị tuyên án 6 tháng tù giam và bị phạt 100 euro vì đã đánh cắp 2 miếng pho mát và một hộp xúc xích trị giá 4 euro khi quá đói. Ngay sau đó Tòa án tối cao ở Rome đã ra phán quyết rằng lấy cắp một lượng thực phẩm nhỏ trong lúc cùng cực “không cấu thành tội phạm”.

Trong phán quyết rất nhân bản này Tòa Tối cao còn khẳng định “Người ta không thể bị trừng phạt nếu bị buộc lấy cắp một lượng nhỏ thực phẩm để đáp ứng nhu cầu cơ bản trong khi đói”.

Việt Nam không thể giống Ý để ra một phán quyết nhân văn như vậy nhưng làm ngược lại hoàn toàn tính chất nhân đạo để gọi là thể hiện công lý là một thứ công lý không thể gọi là thuyết phục.

Trong khi lên án nặng nề hai đứa trẻ vị thành niên, thì tại Hà Nội mặc dù công an đã có kết luận hàng chục khuôn mặt dính vào vụ ống nước Sông Đà lại được Liên ngành Tư pháp Trung ương cho là không cần thiết phải xử lý hình sự đối với những người này vì họ có nhân thân tốt, nhiều đóng góp cho ngành xây dựng và vì họ mới vi phạm lần đầu.

Dư luận cho rằng hai cách hành xử trái ngược của tư pháp khiến người dân không khỏi bức xúc. Vụ án 45 ngàn và vài món ăn nhanh xem ra quá nặng nề và cay nghiệt so với số tiền hàng ngàn tỷ thất thoát trong vụ ống nước sông Đà. Điều này đã tăng thêm sự phẫn nộ của xã hội để từ đó người dân không còn niềm tin nào vào công lý của các Tòa án Nhân dân nữa.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

QUỸ HỌC VIỆN ETHECON NÓI VỚI FORMOSA PLASTICS – HÃY LÀM SÁNG TỎ VÀ VÀ BỒI THƯỜNG TRỌN VẸN NGAY THẢM HỌA MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM!

QUỸ HỌC VIỆN ETHECON NÓI VỚI FORMOSA PLASTICS – HÃY LÀM SÁNG TỎ VÀ VÀ BỒI THƯỜNG TRỌN VẸN NGAY THẢM HỌA MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM!

Posted by adminbasam on 24/07/2016

Save VN

Tuyên bố báo chí của Quỹ học viện Ethecon ngày 15 tháng 7 năm 2016:

FORMOSA PLASTICS – HÃY LÀM SÁNG TỎ VÀ VÀ BỒI THƯỜNG TRỌN VẸN NGAY THẢM HỌA MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

Dịch giả Trần Huê

22-7-2016

Formosa Plastics Group. Ảnh: internet

Formosa Plastics Group. Ảnh: internet

FORMOSA HA TINH Steel, một công ty con của tập đoàn Formosa Plastics Group (FPG) chịu trách nhiệm về vụ cá chết hàng loạt ở Việt Nam. Ðại Hội Ðồng của công ty họp ở Ðài Loan đã bị tháp tùng bằng những phản đối rộng rãi và công khai. ethecon đã trao cho ban tổ chức một bức Thư ngỏ ngay tại phòng hội nghị. Các chính phủ Ðài Loan và Việt Nam cũng nhận được Thư ngỏ nhưng họ đã hoàn toàn không có phản ứng. Quỹ học viện Ðạo đức và Kinh tế ethecon tiếp tục lên tiếng đòi làm sáng tỏ trọn vẹnh tội ác đối với con người và môi sinh, phải bồi thường tương xứng cho tất cả các nạn dân bị thiệt hại, phải giải trừ mọi hậu quả tai hại cho môi sinh cũng như có một biện pháp lâu dài giải độc nước thải của nhà máy thép.

Sau phiên họp Ðại Hội Ðồng của tổ họp ngày 17.06.16, các vụ phản đối vẫn tiếp diễn. Trên bình diện quốc gia cũng như quốc tế vẫn có áp lực lên tập đoàn đó mà công ty con Formosa Hà Tĩnh bị cáo buộc đã gây ra thảm trạng cá chết hàng loạt ở Việt Nam.

Sau khi vụ việc bị phanh phui trước công luận, công ty thú nhận là thủ phạm đã gây ra thảm trạng môi trường khốc hại ở Việt Nam. Một vụ mất điện đã đưa đến hậu quả làm ô nhiễm vùng biển. Do vậy mà hệ thống gạn lọc đã không làm việc và chất độc lan tràn ra biển.

Tập đoàn tuyên bố bồi thường 500 triệu Mỹ kim, tương đương với 450 triệu Euro, cho tất cả những thiệt hại đã gây ra. So với mức độ thiệt hại không lường và lâu dài của thảm họa này, con số trên thật là vô cùng lố bịch.

Theo Sarah Schneider, giám đốc điều hành của ethecon: “450 triệu Euro bồi thường cho tổn hại môi trường và cho khoảng 2 triệu ngư phủ nạn nhân và gia đình của họ quả thật là một con số không ra gì đến độ trơ trẽn. Công ty phải bồi thường xứng đáng cho những thiệt hại đã gây ra và có biện pháp làm sạch môi sinh liên hệ về lâu dài. Bao lâu mà chưa giải quyết được vấn đề này thì mọi biện pháp chi tiêu chỉ là hành động làm lòa mắt thiên hạ trả bằng giá thiệt hại cho con người và môi sinh“.

Nhóm “Tương lai Việt” ở Köln nhấn mạnh rằng, vấn đề cốt lõi nằm ở chương trình bảo vệ môi trường tồi tệ của tập đoàn. Hiện nay nước thải của nhà máy thép được dẫn thẳng ra biển bằng một hệ thống ống dài 2 cây số và nằm sâu 17 thước. “Bao lâu mà sự kiện này chưa được đem ra ánh sáng thì tội phạm môi trường vẫn chưa được điều tra tường tận”, Tương lai Việt kết luận như vậy.

Năm 2009, Quỹ học viện Đạo đức và Kinh tế ethecon đã lên án chủ nhân Công ty và ban quản trị của tập đoàn Formosa Plastics Group trước dư luận quốc tế về những hành động vô trách nhiệm, huỷ diệt, vô nhân phẩm của Công ty này. Ethecon đòi hỏi FPG phải bồi thường ngay những tàn phá môi trường và những thiệt hại gây ra cho con người và môi trường cũng như phải phục hồi. Những người chịu trách nhiệm của FPG cho thảm họa môi sinh và tác hại sức khỏe phải bị đưa ra tòa và trừng phạt thích đáng. Hơn thế nữa phải làm sáng tỏ trọn vẹn vụ việc cả về phía nhà máy lẫn về phía chính quyền.

Chính phủ Ðài Loan và chính phủ Việt Nam phải bắt buộc nhà máy tuân thủ những điều luật bảo vệ môi trường và kiểm soát sự thi hành nghiêm chỉnh các điều luật này, thêm vào đó cần có những biện pháp chế tài.

_____

Khác với nhiều Quỹ học viện của các Công ty, gia đình, giáo hội, đảng phái và của nhà nước, ethecon là một trong số ít quỹ học viện phát xuất từ “phía dưới” và theo đuổi tôn chỉ “Cho một thế giới không có bóc lột và áp bức”. Ðây là một Quỹ học viện hãy còn trẻ và vẫn tìm sự hỗ trợ của các tổ chức công ích khác, tìm sự quyên góp và hội viên ủng hộ.

Từ năm 2006, cứ hằng năm ethecon phát hai Giải thưởng quốc tế tốt và xấu. Giải quốc tế Hành Tinh Xanh của ethecon dành cho các công trình xuất sắc nhằm gìn giữ và bảo trì “Hành Tinh Xanh” cũng như giải quốc tế ethecon Hành Tinh Đen cho trách nhiệm kinh hồn về những tác hại lên trái đất. Các tổ chức đã lãnh giải là: Vandana Shiva/Ấn độ, Uri Avnery/Do Thái, và Jean Ziegler,/Thụy sĩ, Giải Hành Tinh Đen đã lên án các nhà lãnh đạo và các đại cổ đông của Công ty BP/Anh quốc, TEPCO/Nhật,  Deutsche Bank/Ðức và Formosa Plastics/Ðài Loan.

Nguồn:  Medienerklärung – FORMOSA PLASTICS – Aufklärung und vollständige Entschädigung. Jetzt!

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Blog at WordPress.com.