Monthly Archives: September 2016

‘Kẻ khóc, người cười’ sau cuộc tranh luận Trump – Clinton

‘Kẻ khóc, người cười’ sau cuộc tranh luận Trump – Clinton

Hillary Clinton phấn khích vì có “một tối tuyệt vời”, mong chờ hai cuộc tranh luận tiếp theo, còn Donald Trump liên tục phàn nàn về “micro hỏng”.

Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump (trái) và đảng Dân chủ Hillary Clinton. Ảnh: Reuters.

Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump (trái) và đảng Dân chủ Hillary Clinton. Ảnh: Reuters.

Donald Trump, ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa, tối 26/9 có cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên với đối thủ đảng Dân chủ Hillary Clinton tại Đại học Hofstra, New York. Trump và Clinton đều tuyên bố chiến thắng trước đối thủ nhưng sáng hôm sau, một trong hai người không vui như trước.

Khi sự kiện kết thúc, bà Clinton và các trợ lý thể hiện rõ họ phấn khích. Ứng viên đảng Dân chủ lên phi cơ tại sân bay hạt Westchester để đến Raleigh, North Carolina, tham gia một sự kiện vận động. Bà mỉm cười, bước về phía đuôi máy bay để trao đổi với báo giới về một “buổi tối tuyệt vời”, CNN mô tả.

“Một trong những cầu thủ bóng chày ưa thích của tôi, Ernie Banks, thường phấn khích và nói ‘Let’s play two’ (ý muốn chơi hai trận liên tiếp)”, bà Clinton cho biết. “Do đó, tôi đang mong chờ hai cuộc tranh luận tiếp theo”.

Đề cập đến việc Trump phàn nàn rằng ông bị đưa micro “hỏng”, bà châm biếm “người than phiền về micro không có một đêm ngon giấc”.

Phản ứng của hai chính đảng Mỹ sau cuộc tranh luận trực tiếp. Đồ họa: Việt Chung.

Phản ứng của hai chính đảng Mỹ sau cuộc tranh luận trực tiếp. Đồ họa: Việt Chung.

Xuất hiện trên chương trình “Fox và Những người bạn” của Fox News sáng 27/9, Trump phàn nàn về nhiều vấn đề trong cuộc tranh luận. Mục tiêu đầu tiên của ông là Lester Holt, đài NBC News, người dẫn dắt cuộc tranh luận. Chỉ vài giờ trước, Trump còn nói Holt đã “làm tốt” và “rất công bằng”.

“Ông ấy không hỏi Clinton về các email, không hỏi về bê bối, về thỏa thuận Benghazi mà bà ta đã phá hủy. Ông ấy không hỏi Clinton về nhiều vấn đề mà lẽ ra cần phải hỏi”, Trump nói.

Trump tiếp tục tỏ vẻ khó chịu về micro. “Micro của tôi thật tồi tệ”, ông cho biết. “Tôi tự hỏi: có phải đây là hành động có chủ ý?”.

Trump nhắc đến cựu hoa hậu hoàn vũ Alicia Machado, người tố tỷ phú này đã khiến cô bị rối loạn ăn uống và trầm cảm. “Đó là một hoa hậu và cô ta là hoa hậu tệ nhất chúng ta từng chứng kiến. Tệ nhất”, Trump nói. “Cô ta tăng cân và đó là vấn đề thực sự. Chúng ta có một vấn đề thực sự”.

Những bình luận trên được cho là sẽ gây bất lợi cho Trump, vốn không được lòng cử tri nữ và bị nghi ngờ thiếu khí chất để làm tổng thống.

Phát biểu tại Raleigh chiều 27/9, bà Clinton tiếp tục đào sâu vào cách Trump thể hiện tại cuộc tranh luận, nhận định “rõ ràng là ông ấy không chuẩn bị gì”. “Điều chúng ta nghe từ đối thủ của tôi chỉ là sự nguy hiểm rời rạc”, bà nói. “Không rõ ông ấy muốn nhắc đến điều gì”.

Thăm dò
Theo bạn, ai là người tranh luận thuyết phục hơn?
Hillary Clinton
Donald Trump
Biểu quyết Xem kết quả

Cuộc tranh luận tiếp theo giữa Trump và Clinton diễn ra vào ngày 9/10 tại Đại học Washington ở St. Louis, bang Missouri. Hai ứng viên sẽ tranh luận lần cuối tại Đại học Nevada, Las Vegas, ngày 19/10.

Xem thêm: Clinton dồn Trump vào thế bí như thế nào

Donald Trump chỉ trích người dẫn chương trình thiên vị Hillary Clinton

Như Tâm

Advertisement
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Biển Đông: Yêu sách của Trung Quốc không hề có căn cứ lịch sử

Biển Đông: Yêu sách của Trung Quốc không hề có căn cứ lịch sử

VietTimes — Một nhà địa lí uy tín người Anh khẳng định những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và việc tạo lập khu vực duyên hải của nước này dựa trên những sự kiện của thế kỷ XX, từ cuộc khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn đến sự thất bại của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chứ không phải bắt nguồn từ lịch sử lâu đời của nhà nước phong kiến Trung Quốc.
Đặng Phương Thảo – /Thứ Hai, ngày 26/9/2016 – 11:06
Đá Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa đã bị Trung Quốc bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo trái phép với đường băng, nhà chứa máy bay và các công trình quân sựĐá Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa đã bị Trung Quốc bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo trái phép với đường băng, nhà chứa máy bay và các công trình quân sự

Trang Học viện Hải quân Mỹ ghi nhận khẳng định này dấy lên một số câu hỏi nóng từ phía công chúng. Trước câu hỏi cho rằng những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc là hợp lệ vì họ luôn tuyên bố ngang nhiên rằng “những lãnh thổ này từ trong lịch sử đã là của chúng ta” – Bill Hayton, một học giả tại Chatham House ở London và là tác giả của cuốn “Biển Đông, cuộc cạnh tranh quyền lực ở châu Á” cho rằng “một trăm năm trước, người dân Trung Quốc chắc chắn sẽ không cảm thấy như vậy”. Với phần lớn lịch sử Trung Quốc, Biển Đông được coi là “địa phận của cướp biển”.

Phát biểu tuần trước tại Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược Mỹ ở Washington D.C, ông Hayton bổ sung thêm, hiện nay “trẻ em Trung Quốc được dạy rằng Bãi ngầm James (Trung Quốc gọi là Tăng Mẫu) là phần lãnh thổ xa nhất về phía nam của Trung Quốc.” Bãi ngầm này nằm dưới nước và đang bị tranh chấp bởi ba nước cùng tuyên bố chủ quyền là Trung Quốc, Đài Loan và Malaysia. Bãi ngầm này nằm cách xa bờ biển Trung Quốc hơn 1000 dặm trong khi chỉ cách bờ biển Malaysia vỏn vẹn 50 dặm.

Trả lời câu hỏi liệu truyền thông có làm gia tăng căng thẳng về các tranh chấp ở Biển Đông và Biển Hoa Đông hay không, ông Hayton cho rằng: “Câu chuyện vốn bắt nguồn từ một tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc từ đầu thế kỷ XX liên quan tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản và Pháp đã biến thành vấn đề nước nào có ảnh hưởng mạnh nhất trong khu vực, Mỹ hay Trung Quốc”.

Trung Quốc đã triển khai tên lửa chống hạm YJ-62, chiến đấu cơ J-11B ra đảo Phú Lâm ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, quân sự hóa Biển Đông nhưng lại đổ lỗi cho Mỹ và nước khác leo thang căng thẳng

Ông Hayton cho rằng phán quyết gần đây của Tòa Trọng tài quốc tế đối với Trung Quốc nằm trong các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển cho rằng Trường Sa không phải là quần đảo. “Không hề có ghi chép nào về những gia đình Trung Quốc định cư trên quần đảo này.” Trong khi Công ước cho rằng “phải có người sinh sống được” thì mới gọi là đảo, do đó các thực thể địa lý ở Trường Sa không phải là đảo theo nghĩa này.

Ông Hayton bổ sung thêm rằng Trung Quốc là một trong những nước đầu tiên ủng hộ mạnh mẽ Công ước này để ngăn chặn các nước không tự do tuyên bố chủ quyền như những gì nước này tuyên bố với bãi cạn Scarborough.

Ông Hayton cho biết lần đầu tiên cụm từ “đường chín đoạn” xuất hiện trong một tài liệu chính thức là năm 1946, bao gồm cả quần đảo Trường Sa trong một tấm bản đồ năm 1947. Thời điểm trên Trung Quốc đang bám vào Hiệp ước Đồng minh nói rằng “mọi phần lãnh thổ Nhật Bản chiếm của Trung Quốc sẽ phải hoàn trả lại”. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: “Biên giới của Trung Quốc nằm ở đâu?”

Học giả Hayton nêu rõ, cho dù Trung Quốc không có quá nhiều công việc ở Biển Đông và ngư dân nước này cũng không liên tục lui tới các rặng san hô và bãi ngầm, Trung Quốc bắt đầu vẽ các tấm “bản đồ tủi nhục quốc gia” trong giai đoạn những thập kỷ đầu thế kỷ XX. Những tấm bản đồ này nhận vơ rằng các thực thể trên biển do Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Philippines tuyên bố chủ quyền đều nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc. Cái gọi là “đường chín đoạn” đã bị chuyển dịch vài lần nhằm mục đích khiến cho vùng lãnh thổ này có vẻ tiếp giáp phần lãnh thổ thuộc kiểm soát của Trung Quốc.

Theo ông Hayton, các quan chức triều đình Trung Quốc đầu thế kỷ XX đã đưa ra những tuyên bố đầu tiên này là nhằm thể hiện quan điểm nước này sẵn sàng đương đầu với nước ngoài. Chính quyền phong kiến nhà Thanh lúc bấy giờ cố gắng giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ của mình, thường là những đảo gần đất liền và củng cố sự ủng hộ của người dân trong nước.

Sau đó, giới chức nước Trung Quốc sau này tiếp tục thực hiện những bước đi nói trên bằng cách “cắm cờ” trên quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) và thể hiện với Nhật Bản và bất kỳ nước nào không tôn trọng cái gọi là “chủ quyền và tuyên bố lãnh thổ của Trung Quốc”.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

« Đại cục » của ông Tập Cận Bình không lừa được người dân Việt

« Đại cục » của ông Tập Cận Bình không lừa được người dân Việt

media 

Ông Tập Cận Bình phát biểu hơn 20 phút trước Quốc hội Việt Nam ngày 06/11/2015.REUTERS/Hoang Dinh Nam/Pool

Chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong hai ngày 5 và 6 tháng 11/2015 đã gây nhiều bão tố cả trên mạng xã hội lẫn ngoài đường phố. Đã có các kiến nghị phản đối của một số tổ chức xã hội dân sự, nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra ở Hà Nội và Saigon.

Trừ cuộc biểu tình tập hợp được khoảng 200 người ở Saigon và một cuộc khác nhỏ hơn ở Hà Nội hôm 04/11/2015, đúng ngày ông Tập Cận Bình đến nhiều người đấu tranh đã bị trấn áp. Trước đó, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng đã có thư khẩn gởi các đại biểu Quốc hội đề nghị phải có thái độ đúng mực đối với nhân vật trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã ngang nhiên khẳng định « Biển Đông là của Trung Quốc từ thời cổ đại ».

RFI đã phỏng vấn Phó giáo sư Hoàng Dũng, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng về sự kiện trên.

RFI : Kính chào Phó giáo sư Hoàng Dũng. Thưa ông, sau hai ngày thăm Việt Nam bây giờ Chủ tịch Trung Quốc đã ra đi, ông có thể cho biết những gì còn đọng lại trong ông về sự kiện này ?

PGS Hoàng Dũng : Đọng lại trong tôi là hình ảnh ông Trần Văn Bang, máu đổ như thế… Trên Facebook người ta viết rằng để làm « thảm đỏ » đón tiếp ông Tập. Câu ấy thật là cay đắng. Có bao giờ lãnh tụ của một đất nước láng giềng đến, mà người dân Việt Nam lại tỏ thái độ như vậy. Và việc đàn áp như thế chứng tỏ sự xa cách giữa giới cầm quyền và người dân trong việc ứng xử với Trung Quốc.

RFI : Nhưng việc tiếp đón các nguyên thủ nước ngoài là vấn đề ngoại giao, và trong những chuyến công du Mỹ và Anh trước đây, ông Tập Cận Bình đều cho nước chủ nhà biết là không muốn thấy những cuộc biểu tình chống đối ông ta ?

Chuyện ngoại giao là chuyện của Nhà nước, chứ còn việc người dân thể hiện thái độ là chuyện của người dân. Các lãnh tụ Việt Nam qua Mỹ thì Tổng thống Mỹ đón tiếp, mà một số người dân Mỹ biểu tình thì không lẽ đàn áp ? Chính việc đàn áp chứng tỏ là mất dân chủ, chứ tôi không nói việc Nhà nước đón tiếp. Vấn đề không phải là đón tiếp mà là đón như thế nào, làm sao đón tiếp trong tư thế một đất nước tự chủ, độc lập, và đừng gây sốc cho người dân Việt.

Một lãnh tụ của một đất nước mà dám nói trước Liên Hiệp Quốc rằng Biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc từ thời cổ đại, và ít lâu sau lại đến Việt Nam, yêu cầu được phát biểu trước Quốc hội ; mà chúng ta nói những lời hữu hảo, không hề có một câu gì chứng tỏ mình có lập trường riêng, thì làm sao người dân thông cảm được. Tóm lại tôi muốn nói là cách đón tiếp, thái độ ứng xử của chủ nhà chứ không phải bản thân sự việc.

RFI : Thưa ông có phải vì vậy mà Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng đã có thư gởi các đại biểu Quốc hội về cách tiếp đón ông Tận Cận Bình ?

Thư ấy đã được công khai trên các trang mạng, và cũng đã được gởi khẩn cấp đến Quốc hội, nói rõ vì sao phải như vậy và đề nghị về thái độ ứng xử. Tinh thần là như thế này : làm thế nào các đại biểu Quốc hội, mà trước hết là đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh, phải tỏ rõ thái độ xứng đáng với cha ông trong Hội trường mang tên Diên Hồng.

Chúng ta nhớ rằng Diên Hồng là một hội nghị dân chủ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Vua Trần mời các bô lão đến để bàn việc « Hòa » hay « Chiến ». Đại Việt sử ký toàn thư ghi rằng muôn người như một đều bật lên tiếng nói đòi « Chiến ! ». Giặc xâm lược đã vào tận Thăng Long, thì đánh là phải.

Còn bây giờ chúng ta gắng hết sức để giữ hòa bình, nhưng chúng ta không sợ, một khi cần thiết phải giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ.

Trong thư của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng gửi cho các đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh, cũng nói rõ là cần phải có thái độ lịch thiệp ; một dân tộc với bề dày truyền thống, phải tôn trọng người đại diện của nhân dân Trung Quốc láng giềng. Nhưng một lãnh tụ mà tuyên bố những câu láo xược như vậy, thì chúng ta cần phải có thái độ !

Nếu (ông Tập) đến đọc diễn văn, tốt nhất là không đến dự. Mà nếu buộc phải đến dự thì không nên vỗ tay. Sở dĩ tôi nói như vậy bởi vì hình như ông (Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội – TM) Nguyễn Hạnh Phúc có đề nghị là phải vỗ tay. Đến cả vỗ tay cũng được « chỉ đạo » nữa thì thôi, hết chuyện nói !

Có lẽ chỉ có Quốc hội Việt Nam mới có thể chỉ đạo được chuyện ấy. Chứ tôi thấy ở các nước dân chủ, không có một Nhà nước nào dám chỉ đạo Quốc hội cả. Ngay cả lãnh tụ của Quốc hội cũng không thể chỉ đạo được từng nghị sĩ.

RFI : Nhưng có lẽ cũng không thể kỳ vọng nhiều vào một Quốc hội mà đa số đại biểu là quan chức ?

Tất nhiên ! Chúng ta không có Quốc hội nào khác, thành ra đành phải vậy. Khi đi bầu Quốc hội, người dân Việt Nam đều biết rằng không thể kỳ vọng vào họ, chứ có phải đợi đến lúc này mới thấy đâu. Chúng ta biết Quốc hội Việt Nam với cách thức bầu bán như thế này, trong một đất nước toàn trị, thì làm gì có người đại biểu thực sự cho người dân.

RFI : Sau bài phát biểu của ông Tập Cận Bình trước Quốc hội Việt Nam, ông có nhận xét như thế nào ?

Tôi thấy ông cũng đủ khôn ngoan để không động đến Biển Đông. Không động đến vấn đề toàn vẹn lãnh thổ, không nói đến « lợi ích cốt lõi », tức những việc nhạy cảm nhất mà ông đã ngang ngược nói ở Liên Hiệp Quốc.

Tôi nghĩ rằng nếu ông nói như vậy, thì chắc là các đại biểu Quốc hội – dù như tôi đã nói là không thể trông mong gì nhiều lắm – nhưng chắc chắn sẽ có nhiều người phản ứng. Bởi vì họ đều là con dân Việt Nam cả. Thành ra ông (Tập) làm như thế là khôn ngoan.

Tuy nhiên những lời ông nói như « hợp tác » rồi « bốn tốt », « mười sáu chữ vàng »…tất cả những cái đó đối với người Việt nó quen thuộc, nhàm chán. Mà càng nhắc thì người ta càng thấy sự mâu thuẫn giữa lời nói và việc làm.

Ông nói phải nhìn vào « đại cục », « đại cục » mới là quan trọng chứ không phải « tiểu cục ».Tôi xin nói là đối với người Việt Nam, cái « tiểu cục » đó chính là « đại cục » đấy ! Còn « đại cục » ông nói tôi không rõ là cái gì, mơ hồ lắm.

Ví dụ, « đại cục » có phải là chủ nghĩa xã hội không ? Thì ngay cả nước ông cũng đã có chủ nghĩa xã hội đâu ! Mà ở Việt Nam thì ông « đảng trưởng » Nguyễn Phú Trọng bảo rằng tới cuối thế kỷ này chưa chắc đã có được chủ nghĩa xã hội hoàn thiện. Nói chung là cả hai nước đều không có cái chủ nghĩa xã hội ấy, thì làm gì có « đại cục » ! Còn không lẽ sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam chỉ là « tiểu cục » ?

Cho nên những lời sáo rỗng không thể nào lừa bịp được người dân Việt. Tôi thấy các đại biểu Quốc hội có nén lại, họ căng thẳng mà nghe ông, chứ còn trong lòng họ, nếu có thể nói thật chắc họ cũng không bằng lòng. Chắc cũng có người cảm thấy phẫn nộ, cảm thấy rằng việc Tập Cận Bình qua Việt Nam không thêm được một chút ánh sáng nào cho việc giải quyết vấn đề Biển Đông, giải quyết những chuyện khúc mắc lớn nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Mà như vậy, tôi không biết ở một số nào đó do quyền lợi của riêng họ thì như thế nào, nhưng xét về quyền lợi của cả đất nước thì không có gì thay đổi cả.

RFI : Chủ tịch Trung Quốc đến thăm vào thời điểm sắp Đại hội Đảng Việt Nam. Dư luận cho rằng còn có một mục đích là gây sức ép lên vấn đề nhân sự trong giới lãnh đạo Việt Nam, ông nghĩ thế nào ?

Tôi nghĩ rằng không loại trừ khả năng đó. Trong phát biểu của giáo sư Tương Lai hôm mùng 4 trước tượng đài Trần Hưng Đạo ở Saigon, thì giáo sư nói thẳng cái ý đó. Trong một xã hội như Việt Nam, mọi thông tin đều bí mật, chỉ trong một nhóm người nào đó mới biết được, dân chỉ có cách ngồi đoán với nhau. Nhưng tâm lý người Việt Nam sau bao nhiêu năm, thì họ tin là như vậy.

Có phải như thế hay không ? Đó là nhiệm vụ của Nhà nước chứ không phải người dân. Dân người ta cho rằng Tập qua đây là để tác động đến việc bầu cử trong Đại hội Đảng. Trước sự nghi ngờ như vậy – và nghi ngờ ấy không phải là không chính đáng – thì đảng phải có cách, có biện pháp nào để làm cho dân tin là không phải như thế. Đó là trách nhiệm của Nhà nước, đừng bắt người dân phải tin một cách mù quáng.

Một anh bạn email bảo rằng đối với những thành phần bán nước, chỉ nhổ một bãi nước bọt là đủ. Tôi có bình luận, mỗi người một bãi nước bọt thôi, thì kẻ bán nước cũng đủ chết chìm rồi.

RFI : Nhưng những hoạt động phản đối chính sách Trung Quốc ở Biển Đông nói chung và các cuộc biểu tình vừa rồi ở cả hai miền, số người tham gia còn ít, chưa kể chuyện bị trấn áp…

Những hoạt động phản đối trong đó có biểu tình, tôi tin là người dân Việt Nam đều đồng tình. Nhưng số người tham gia ít, không có nghĩa là người ta ơ thờ với những chuyện liên quan đến vận mệnh của đất nước đâu. Mà chỉ cho thấy một điều là đất nước Việt Nam của chúng ta ngột ngạt đến như thế nào, bộ máy quyền lực tác động đến từng người dân mạnh mẽ ra sao.

Số lượng nếu nhiều hơn thì càng vui, nhưng ít như thế không phải không vui. Chúng ta nhớ rằng trước khi Bức tường Berlin sập, số người đi biểu tình có bao nhiêu đâu, và Đức có thể nói là vững vàng nhất ở Đông Âu. Những người cầm quyền cứ nghĩ rằng họ dựa vào sức mạnh bạo lực, mà không nghĩ đến vấn đề căn bản hơn : làm sao có cùng suy nghĩ với người dân. Thì một con đê bị tổ mối ăn có thể sụp khi nào không biết.

RFI : Phải chăng bên cạnh đó còn có một yếu tố là tuyên truyền về chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên truyền thông nhà nước và trong các trường học quá ít, nên không gợi lên được ý thức và lòng yêu nước nơi người dân ?

Tôi nghĩ điều đó là trước đây, chứ còn bây giờ, sau khi cái giàn khoan dầu của Trung Quốc tiến vào Việt Nam, thì báo chí đã thay đổi lắm rồi. Trước đây chỉ dám nói là « tàu lạ », bây giờ nói thẳng là tàu Trung Quốc, và người Việt Nam không phải là thiếu thông tin. Nhưng tôi nghĩ máu trên mặt anh Trần Văn Bang là một lời giải thích.

Người ta biểu tỏ lòng yêu nước của mình, thì lực lượng an ninh không ngần ngại dùng những người mặc thường phục đánh người ta như vậy. Tôi thấy anh máu chảy trên mặt mà vẫn vung tay nói « Tôi đuổi Tập Cận Bình nên bị đánh », thì bất cứ ai cũng cảm thấy thương xót cả. Và như thế chế độ còn tồn tại đến khi nào.

Vụ ông Tập Cận Bình qua thăm Việt Nam khiến cho tôi nghĩ lại lời của ông Phùng Quang Thanh – Bộ trưởng Quốc phòng, ủy viên Bộ Chính trị – khi nói rằng « Chúng ta tuyên truyền thế nào mà từ già đến trẻ ai cũng ghét Trung Quốc, điều đó rất có hại ». Câu đó tôi thấy thú vị ở chỗ là cả một bộ máy tuyên truyền cho « bốn tốt, mười sáu chữ vàng » mà cuối cùng ông Bộ trưởng Quốc phòng phải thừa nhận như vậy, chứng tỏ là đã thất bại như thế nào !

RFI : Chúng tôi rất cảm ơn Phó giáo sư Hoàng Dũng, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã vui lòng nhận trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Tướng diều hâu Trung Quốc dọa ra tay không thương tiếc với Nhật Bản ở Biển Đông VietTimes — Thiếu tướng La Viện cho rằng Nhật Bản đang thực hiện kế “vây Ngụy cứu

Tướng diều hâu Trung Quốc dọa ra tay không thương tiếc với Nhật Bản ở Biển Đông

VietTimes — Thiếu tướng La Viện cho rằng Nhật Bản đang thực hiện kế “vây Ngụy cứu Triệu”, tiến hành bao vây “hình thoi” đối với Trung Quốc, đồng thời đề xuất nhiều thủ đoạn đáp trả Nhật Bản.
Phong Vân – /Chủ Nhật, ngày 25/9/2016 – 17:30
Thiếu tướng La Viện, Phó Hội trưởng Hội xúc tiến văn hóa chiến lược Trung Quốc. Ảnh: news.qq.comThiếu tướng La Viện, Phó Hội trưởng Hội xúc tiến văn hóa chiến lược Trung Quốc. Ảnh: news.qq.com

Trang tin QQ Trung Quốc ngày 24/9 đăng bài viết bình luận của Thiếu tướng La Viện, Phó hội trưởng Hội xúc tiến văn hóa chiến lược Trung Quốc, tập trung bàn về việc Nhật Bản can dự vấn đề Biển Đông hiện nay.

Bài viết cho hay trong thời gian thăm Mỹ vào trung tuần tháng 9 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada tuyên bố Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ tham gia hoạt động tuần tra chung với Quân đội Mỹ trên Biển Đông.

Bài viết chỉ trích Nhật Bản gây chiến trong thời gian Chiến tranh thế giới lần thứ hai, có ý đồ đánh tráo khái niệm, cho rằng Nhật Bản đã chiếm các đảo “của Trung Quốc” ở Biển Đông (do đó sau này Trung Quốc “thu hồi”).

Bài viết của La Viện phê phán Nhật Bản quay trở lại Biển Đông như là đang xát muối vào vết thương cũ, thậm chí kêu gọi các nước Đông Nam Á cảnh giác cao, ngăn chặn hành động này của Nhật Bản.

Trung Quốc điều máy bay ném bom H-6K tiến hành tuần tra phi pháp ở Biển Đông. Ảnh: Sina

Tướng La Viện lấy các văn kiện quốc tế như Tuyên bố Cairo và Thông cáo Potsdam để biện hộ cho hành động xâm lược liên tục của Trung Quốc trên Biển Đông trong thế kỷ 20. Bài viết cho rằng Trung Quốc sẽ tuyệt đối không cho phép những cái mà Bắc Kinh gọi “thành quả thắng lợi” (xâm lược) này bị mất đi.

Bài viết tuyên truyền cho rằng Nhật Bản quay trở lại Biển Đông về mặt quân sự là đang “thách thức” trật tự quốc tế sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, lại “nhòm ngó” các hòn đảo trên Biển Đông.

Bài viết đề cập đến mục đích “quay lại” Biển Đông của Nhật Bản như sau: Một là thực hiện kế “vây Nguỵ cứu Triệu”, giảm bớt sức ép chiến lược trên biển Hoa Đông, đẩy tình hình căng thẳng đến Biển Đông (chứ không phải do Trung Quốc đang tìm mọi cách để hiện thực hóa yêu sách “đường lưỡi bò” phi pháp).

Hai là để Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản vươn ra nước ngoài, từ bỏ chính sách phòng vệ trước đây, dựa vào thuyền ra khơi, thoát khỏi ràng buộc sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Ba là bước lên “chiến xa” của Mỹ, vận hành cơ chế tự vệ tập thể giữa Nhật Bản và Mỹ, củng cố hệ thống đồng minh quân sự Nhật – Mỹ.

Bốn là lật lại lịch sử, thực hiện “chiến lược Nam tiến” mới, tiếp tục “kiểm soát” Biển Đông và tài nguyên chiến lược của các nước khu vực Đông Nam Á.

Năm là tìm cách “ngăn chặn, bao vây” Trung Quốc. Nhật Bản từng thúc đẩy ngoại giao về quan niệm giá trị, xây dựng “vòng bao vây hình thoi” đối với Trung Quốc, hiện nay tận dụng tuần tra chung ở Biển Đông với Mỹ để tiếp tục ý đồ chiến lược này.

Từ ngày 19 – 21/7/2016, một sư đoàn không quân Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông. Ảnh: CCTV Trung Quốc.

Bài viết cho rằng Nhật Bản đã bất chấp “cảnh cáo” của nhà lãnh đạo Trung Quốc, kiên quyết quay trở lại Biển Đông về mặt quân sự, do đó theo La Viện “Trung Quốc phải chuẩn bị tốt cho cái gọi là “cuộc chiến chống can thiệp Biển Đông”.”.

Tướng TQ đề xuất các thủ đoạn mà Bắc Kinh cần áp dụng để đáp trả Nhật Bản gồm:

Trước hết, Trung Quốc cần tăng cường xây dựng “quốc phòng”, lập ra các công sự (việc làm phi pháp – PV) trên các đảo đá do Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp, triển khai tuyến phong tỏa hỏa lực giữa các đảo, ngăn chặn tàu chiến Nhật Bản đi vào.

Thứ hai, phối hợp với các “nước bị hại” trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai để ngăn chặn Nhật Bản quay trở lại về quân sự. Trung Quốc có thể tận dụng lý do này để nhấn mạnh “tính cần thiết” của việc Trung Quốc tăng cường quân sự hóa Biển Đông.

Thứ ba, nhảy ra “tuyến ngoài”, gây nhiều phiền phức hơn cho Nhật Bản.

Bài viết lấy lý do Trung Quốc là “nước bị hại lớn nhất” ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, cho nên muốn dư luận hiểu cho “tính nhạy cảm” và “tính cảnh giác” của Trung Quốc đối với việc Quân đội Nhật Bản quay trở lại Biển Đông.

4 Thượng tướng Trung Quốc tham gia chỉ đạo trực tiếp cuộc tập trận phi pháp của Hải quân Trung Quốc ở vùng biển phía đông đảo Hải Nam và vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh:Chinanews

Như vậy, tướng học giả Trung Quốc La Viện đã cố tình bóp méo sự thật và ra sức rao giảng đạo đức và tỏ ra hết sức tức tối đối với sự can dự ngày càng tăng của Nhật Bản ở Biển Đông.

Nhật Bản là nước có thực lực mạnh, lại có quan hệ đồng minh thân cận với Mỹ, cho nên Trung Quốc tỏ ra hết sức lo ngại, nhất là trong trường hợp Mỹ và Nhật Bản đang “chủ trì công đạo” yêu cầu Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông, mà trước hết là tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài ở The Hague đối với vụ kiện Biển Đông của Philippines đưa ra vào ngày 12/7/2016.

Tình hình khu vực hiện nay khác các giai đoạn lịch sử của thế giới. Cộng đồng quốc tế đặc biệt coi trọng luật pháp quốc tế, sẽ không cho phép bất cứ nước nào tùy tiện đứng ngoài vòng pháp luật. Bắc Kinh cần nhanh chóng từ bỏ yêu sách chủ quyền và quyền lợi biển vô lý, phi pháp ở Biển Đông, góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực.

Tin liên quan

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Tranh luận Trump-Clinton dự kiến thu hút 100 triệu người xem

Tranh luận Trump-Clinton dự kiến thu hút 100 triệu người xem

Cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa 2 ứng cử viên tranh cử tổng thống Mỹ là bà Hillary Clinton của đảng Dân chủ và ông Donald Trump của đảng Cộng hòa vào ngày 26/9 tới nhiều khả năng sẽ thiết lập kỷ lục trên truyền hình Mỹ.

Cuộc đối đầu trực tiếp lần đầu tiên trên sóng truyền hình của hai ứng cử viên dự kiến sẽ gây “bão”.

Theo giới chuyên gia truyền thông và chính trị Mỹ, bản chất đặc thù của cuộc cạnh tranh năm nay, với sự đối đầu giữa ông Trump – một doanh nhân “bạo miệng”, đồng thời một ngôi sao truyền hình thực tế, với bà Clinton – cựu Ngoại trưởng Mỹ và người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử đại diện cho một chính đảng trong cuộc đua vào Nhà Trắng, có khả năng “xô đổ” mọi kỷ lục người xem truyền hình của cuộc tranh luận trước đây giữa hai ứng cử viên Jimmy Carter và Ronald Reagan.

Theo hãng thống kê Nielsen, cuộc tranh luận năm 1980 đã thu hút 80 triệu khán giả ngồi trước màn hình TV.

Ông Paul Levinson, một giáo sư về truyền thông tại Đại học Fordham ở New York, Mỹ, dự đoán tỷ lệ người xem cho cuộc tranh luận lần đầu giữa ông Trump và bà Clinton có thể cán mốc 100 triệu khán giả, ngang ngửa với trận chung kết giải bóng bầu dục nhà nghề Mỹ Super Bowl, sự kiện hàng năm “nóng” nhất trên truyền hình Mỹ.

Theo giới quan sát, với nhân tố Donald Trump, con số này hoàn toàn là có thể. Thông thường, các cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên tranh cử tổng thống diễn ra trong bối cảnh và bầu không khí chuyên nghiệp và tổ chức chặt chẽ. Nhưng lần này, không ai có thể nói trước điều gì và nhân tố khó lường này sẽ kích thích sự tò mò và hứng thú của công chúng.

Hồi tháng 8/2015, chính sự tò mò của người dân Mỹ đối với tỷ phú bất động sản Donald Trump đã đẩy tỷ lệ người theo dõi cuộc tranh luận đầu tiên trong nội bộ đảng Cộng hòa lên con số 24 triệu người – một con số kỷ lục trong lịch sử bầu cử Mỹ.

Cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa bà Clinton và ông Trump tại Đại học Hofstra, New York, sẽ có thời lượng 90 phút và được truyền hình trực tiếp trên nhiều kênh của Mỹ.

TTXVN/Tin Tức
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh: Tôi chấp nhận tất cả, kể cả cái chết cũng không làm tôi phải ân hận

. Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh: Tôi chấp nhận tất cả, kể cả cái chết cũng không làm tôi phải ân hận

Posted by adminbasam on 23/09/2016

Mai Tú Ân

23-9-2016

Tại tòa án xét xử của chính quyền CSVN, anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh đã dõng dạc tuyên bố: “Tôi vô tôi. Tôi tự hào vì những gì mình đã làm từ 9 năm qua – 7 năm làm báo và 2 năm đi tù”.

Câu nói của anh giống như câu di ngôn nổi tiếng của nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam khi ông uống thuốc độc tự sát vào năm 1963: “Đời tôi để lịch sử xử”. Có thể có sự khiên cưỡng trong hai lời nói, có sự sống chết giữa hai người nhưng tinh thần thì chỉ có một với sự bất khuất của những con người dám sống chết vì lý tưởng.

Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh đã ung dung tuyên bố trước tòa án của bạo quyền rằng, anh tự hào về 7 năm làm báo và 2 đi tù. Những năm làm báo lề dân của anh thì cũng có thể có nhiều người có thể tự hào, nhưng những năm tháng tù đầy gian nan, trong gông xiềng bạo ngược, trong địa ngục trần gian… mà tuyên bố tự hào thì không có mấy ai đã làm được. Anh mạnh mẽ tuyên bố rằng, anh tự hào về 2 năm ở trong tù đó. Và tuyên bố điều tự hào đó trước tòa án, trong khi thân vẫn đang phải trong cảnh tội tù, khi đường về nhà với gia đình, với vợ, con còn xa lắm…

Và cũng trước phiên tòa bất công đó, anh đã dõng dạc tuyên bố, như một kết luận hiển nhiên rằng: “Tất cả những gì đang diễn ra ngày hôm nay trên đất nước chúng ta đã chứng minh rằng, những việc tôi đã làm và những người đi trước đã làm là đúng đắn”.

Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh đã kết luận một điều chắc nịch đó như một điểm tựa cuộc đời không bao giờ sai rằng, con đường anh và những người đi trước đã đi là con đường đúng đắn cho dân tộc. Con đường vừa gập ghềnh, diệu vợi vừa gian nan, mịt mù đó là con đường duy nhất mở ra cho những người dấn thân, người đấu tranh cho dân chủ, tự do, cho công bằng xã hội, cho hạnh phúc của người dân. Đó là con đường mà những kẻ sĩ thế kỷ 21 như các tiền nhân, như anh phải mò mẫm đi tiên phong, lại chính là con đường duy nhất đưa dân tộc ta đến với ánh sáng mặt trời. Đó là điều mà có lẽ anh đã ngộ ra từ lâu, từ cái ngày bắt đầu bước vào làng báo lề dân 7 năm về trước đó rồi, và hôm nay trước toà án của lũ đê hèn, anh đã xác quyết lại cho mình con đường đi ấy. Con đường mà dòng máu sôi sục của tổ tiên, của dân tộc và các bậc tiền nhân sáng chói khác đang cuộn chảy trong huyết quản anh và nó réo gọi anh lên đường, réo gọi anh dấn thân để đáp lời sông núi….

Và khúc ca bi tráng mang tên Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh đã tạm đóng lại với tiếng hùng ca dữ dội nhất nhưng cũng chân thành giản dị nhất: “Tôi chấp nhận tất cả, kể cả cái chết cũng không làm tôi phải ân hận”.

Một lời tuyên ngôn hùng mạnh, hay một lời giã biệt gửi đến người vợ hiền, đứa con dại, cùng với sự lỳ lợm bản năng của một Kẻ Sĩ Bắc Hà luôn được vùng đất Ngàn Năm Văn Vật hun đúc… Có tất cả trong câu nói đó, câu nói mà tôi tin từ hôm nay sẽ là một câu nói nổi tiếng ghi danh đời đời của một con người ở trên cả sự can trường, mạnh mẽ nhất. Một câu nói không khoa trương hay lên gân nhưng lại là một câu về sự sống chết được nói ra, giản dị nhẹ nhàng như một câu nói vu vơ về những tia nắng sớm đầu đông, hay về cách chim nhạn lạc cuối trời thu. Của một người con trai chưa báo hiếu được cho cha mẹ, chưa trả nợ tình nghĩa vợ chồng mà đã vội đem thân trai vào nơi gió bụi, và sẵn sàng những điều đang làm đó mà đánh đổi tất cả, kể cả cái chết. Mà cái chết thì nhẹ như lông hồng trước gió…

Chỉ có anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và những con người quả cảm mà giờ đây không còn vô cảm trước cơ đồ dân tộc, trước vận hội của quốc gia, đã chấp nhận dấn thân, chấp nhận trả giá tất cả, kể cả phải nằm xuống bình thản như:

Anh nông dân buông cày nằm giữa ruộng,
Và thiếp đi trong giấc ngủ trưa hè…

Phải, đó là một tuyên ngôn giản dị, đó là một lẽ sống chân thành của anh. Một người cầm bút chân chính nhưng cũng là một chiến sĩ chấp nhận phơi thây nơi chiến hào. Chỉ để chứng tỏ một điều rằng, đời người cũng chỉ có một lần chết. Hãy sống sao cho xứng đáng với tổ tiên, với dân tộc và với bao tiền nhân sáng chói khác. Hãy sống làm sao để cho dân tộc Việt Nam yêu quí của chúng ta thấy rằng, nước Nam không thiếu những người Nam sẵn sàng đền nợ cho non sông, xứ sở…

Nếu là Người, tôi xin chết cho quê hương!

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Tư lệnh Hải quân hơn 80 nước họp tại Mỹ bàn về chiến tranh ở biển Đông Nam Á

Tư lệnh Hải quân hơn 80 nước họp tại Mỹ bàn về chiến tranh ở biển Đông Nam Á

22 Tháng Chín 20169:03 CH(Xem: 19)

“>

“VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA”  THỨ  SÁU  23 SEP 2016
image029
Tư lệnh Hải quân hơn 80 nước họp tại Mỹ bàn về chiến tranh ở biển Đông Nam Á
* Cách chống xung đột ở Biển Đông
(GDVN) – Giám đốc Học viện Chiến tranh Hải quân, Đô đốc Jeffrey Harley nhận định: “Một số người tin rằng, một cuộc xung đột với Trung Quốc chắc chắn không thể tránh…
Nikkei Asian Review ngày 21/9 đưa tin, Tư lệnh Hải quân từ hơn 80 quốc gia trên thế giới đang tập trung tại Hoa Kỳ tuần này để thảo luận về các tranh chấp, căng thẳng và nguy cơ xung đột ở Biển Đông.
Trong bối cảnh ám ảnh xung đột Trung – Mỹ trên Biển Đông ngày càng tăng, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tránh được xung đột, đối đầu.
Nhiều khả năng cả hai phía Washington và Bắc Kinh đều đang thiếu một phương tiện để ngăn chặn chính mình rơi vào một cuộc chiến ở Biển Đông.
Đây là một hội nghị quốc tế được tổ chức hai năm một lần tại Học viện Chiến tranh Hải quân.
Kết quả từ những phiên hội thảo và các hoạt động nghiên cứu chiến lược tương tự sẽ được báo trở lại Lầu Năm Góc, làm căn cứ sử dụng lập kế hoạch phòng thủ chiến lược cho hải quân Mỹ.
image031

Ông Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc tham gia cuộc họp tại Hoa Kỳ, ảnh: Nikkei Asian Review.

Hội nghị Tư lệnh Hải quân diễn ra từ 21/9 đến 23/9 sẽ tập trung vào vấn đề tự do hàng hải. Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi cũng được mời tham dự hội nghị.
Lo ngại nguy cơ chiến tranh Trung – Mỹ ở Biển Đông gia tăng
Mỹ lập luận rằng, hoạt động xây dựng các tiền đồn quân sự (bất hợp pháp) và đòi yêu sách 90% diện tích Biển Đông từ phía Trung Quốc đang đe dọa tự do hàng hải, thương mại quốc tế.
Giám đốc Học viện Chiến tranh Hải quân, Đô đốc Jeffrey Harley nhận định:
“Một số người tin rằng, một cuộc xung đột với Trung Quốc chắc chắn không thể tránh khỏi. Trong khi một sức mạnh tiếp tục gia tăng, chúng ta có thể tìm thấy không gian trên thế giới bằng cách tuân thủ luật pháp quốc tế.”
Tuy nhiên vấn đề đặt ra là, “luật pháp quốc tế” theo cách hiểu của Trung Quốc là không hợp lệ. Trung Quốc bác bỏ Phán quyết Trọng tài vụ kiện Biển Đông hôm 12/7.
Rand Corporation, một tổ chức nghiên cứu của Mỹ nhận định, quân đội Hoa Kỳ sẽ chiếm ưu thế trong bất kỳ cuộc chiến nào ở thời điểm hiện nay (với Trung Quốc), hơn là đợi 1 thập kỷ nữa tính từ bây giờ, khi quân đội Trung Quốc lớn mạnh hơn.
Năm 2015, Trung tâm nghiên cứu Belfer thuộc Đại học Harvard công bố một kết quả nghiên cứu, trong đó nhận xét, nhiều trường hợp một siêu cường mới nổi thách thức một siêu cường hiện có, thường cuối cùng hay nổ ra chiến tranh.
Trong thế kỷ trước, điều này ứng với trường hợp của nước Đức ở châu Âu và Nhật Bản ở châu Á. Graham Allison, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết:
“12 trong số 16 trường hợp trong 500 năm qua đều có kết quả là chiến tranh nổ ra. Để tránh được chiến tranh, đòi hỏi các bên nỗ lực rất lớn, điều chỉnh thái độ và hành động.”
Tính đến nay, cả Bắc Kinh lẫn Washington đều chưa điều chỉnh thái độ hay hành động, chủ yếu vì hai bên nhìn nhận vấn đề Biển Đông theo các lăng kính khác nhau.
Mỹ xem Trung Quốc là kẻ đang chống lại một hệ thống quốc tế tự do. Còn trong mắt Bắc Kinh, kiểm soát Biển Đông không phải là ý thức hệ, mà để tránh lặp lại “thế kỷ bị sỉ nhục”.
Tuy nhiên ngoài sự cạnh tranh của lực lượng hải quân Trung – Mỹ ở Biển Đông, vùng biển này còn bị đe dọa bởi một lực lượng khác, đó là dân quân biển, hải cảnh thường được Trung Quốc triển khai để quấy rối tàu thuyền quốc tế.
Trung Quốc sử dụng lực lượng này như cách Nga sử dụng lực lượng quân sự mặc thường phục ở Crimea năm 2014. Cả hai đều được gọi tên là chiến thuật “cắt lát xúc xích”.
Biển Đông sẽ là nơi thử nghiệm, nếu không có sự thay đổi đáng kể từ hai phía, nguy cơ xung đột có thể nổ ra. Khi các giải pháp chính trị thất bại, lực lượng hải quân sẽ bảo vệ lợi ích quốc gia của mình. [1]
Vẫn có những quan điểm lạc quan về khả năng kiểm soát xung đột Biển Đông
Theo nhận định của nhà nghiên cứu Denny Roy từ Trung tâm Đông – Tây, Honolulu bình luận trên The National Interest ngày 21/9, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang làm dấy lên chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hiếu chiến trong chính sách đối ngoại để thu hút sự chú ý của dư luận trong nước khỏi những bất mãn về đối nội.
Nhận thức được điều này không phải là lý do để Hoa Kỳ và các đồng minh thu mình lại trước những hành động bất hợp pháp của Bắc Kinh.
Có thể các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẵn sàng hoặc thậm chí tìm kiếm một cuộc đối đầu quân sự, xem đó như một phương tiện chuyển hướng sự chú ý của dư luận trong nước khỏi các vấn đề đối nội.
Tuy nhiên Trung Nam Hải sẽ phải tính đến những khó khăn kinh tế, bất ổn xã hội nếu để đất nước rơi vào một cuộc chiến tranh. [2]
Học giả Wang Jisi, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế, Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc thì có một cái nhìn tích cực hơn.
Theo bài phân tích của ông trên The Huffington Post ngày 21/9, Trung – Mỹ vừa hợp tác, vừa cạnh tranh trong một “trạng thái bình thường mới”.
Chính phủ, các cơ quan nghiên cứu và xã hội dân sự hai nước nên mở rộng đối thoại để giảm nghi ngờ lẫn nhau.
Mặc dù hiện tại sự ngờ vực nhau từ hai phía còn khá sâu đậm, nhưng cả Washington lẫn Bắc Kinh đều khá thành công trong việc quản lý sự khác biệt và tránh các cuộc khủng hoảng có thể. [3]

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Nhật Bản có 3 lý do để can thiệp vào biển Đông

Nhật Bản có 3 lý do để can thiệp vào biển Đông

Lưu Bình | 23/09/2016 13:37

Nhật Bản có 3 lý do để can thiệp vào biển Đông

Nhật Bản không vu vơ khi tuyên bố can thiệp vào vấn đề biển Đông đúng thời điểm hiện tại.

Gần đây, bà Tomomi Inada – Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản nhân chuyến thăm chính thức đến Mỹ, bất ngờ đưa ra tuyên bố “sẽ tăng cường tần suất hoạt động trên Biển Đông”.

Tuyên bố bao gồm việc Tokyo sẽ cùng Washington tiến hành các hoạt động tuần tra chung tại khu vực này và bắt tay với các quốc gia Đông Nam Á tiến hành diễn tập quân sự song phương hoặc đa phương nhằm giúp các quốc gia này tăng cường sức mạnh quân sự.

Theo Zaobao (Singapore), việc lựa chọn thời điểm hiện tại đưa ra tuyên bố can thiệp vào vấn đề biển Đông có thể khiến Trung Quốc tức giận nhưng đây chính là chiến lược “một mũi tên trúng ba đích” toàn diện và đặc thù của Tokyo.

Và Nhật Bản có đủ lý do để tiến hành chiến lược này bởi:

Thứ nhất, nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển hiệu quả của một quốc đảo khan hiếm nguồn tài nguyên chiến lược, lãnh đạo Nhật Bản quyết định không ngừng tăng cường sức mạnh quân sự, tạo ra sự thay đổi đột phá về bản hiến pháp hòa bình, nâng cao sức ảnh hưởng vào các khu vực nóng và các tuyến đường hàng hải thương mại quan trọng.

Mục đích chiến lược “trở thành quốc gia bình thường” của Nhật Bản chính là chủ động, tích cực bảo vệ lợi ích quốc gia..

Xác suất lấn sân sâu hoặc phát động xung đột tại các khu vực khác của Tokyo sẽ không cao nhưng Nhật Bản có khả năng lớn sẽ can thiệp quân sự tại các vùng biển tranh chấp và những điểm nóng quốc tế.

Thứ hai, khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ còn chưa đầy hai tháng và bất kể người đắc cử là ai, Nhật Bản đều sẽ tạo áp lực khiến vị tân Tổng thống và chính phủ mới của Mỹ khó có thể thay đổi chính sách “xoay trục châu Á” của chính phủ tiền nhiệm.

Phương thức hiệu quả nhất chính là Tokyo trực tiếp “ra trận”, bắt tay chặt chẽ với các nước như Mỹ và Australia nhằm duy trì sự can thiệp của các quốc gia này đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Thứ ba, tuyên bố can thiệp vào vấn đề biển Đông chính nhằm khôi phục hình ảnh và vai trò của Nhật Bản cũng như kiềm chế sức ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Theo Zaobao, Tokyo cũng như Washington đều tin rằng lực lượng hải quân của mình đang chiếm ưu thế trước Bắc Kinh và nếu xung đột xảy ra, phần thắng nhất định sẽ nằm trong tay Tokyo.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Nguyễn Tấn Dũng từng bước âm thầm trở lại sân khấu

Nguyễn Tấn Dũng từng bước âm thầm trở lại sân khấu

CTV Danlambao – Sau khi buộc phải từ giã chính trường sau đại hội 12 để tập làm người tử tế, nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu có những xuất hiện trở lại sân khấu đang náo nhiệt và rầm rộ bởi chiến dịch đả muỗi diệt ruồi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ngày rời ghế Thủ tướng, Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố “Tôi rất thanh thản. Sau gần 55 năm chiến đấu, công tác, được Đảng, Nhà nước cho nghỉ chính sách, được trở về sống với đời thường, được thường xuyên quây quần với gia đình con cháu…”. 
Trong việc “trở về sống với đời thường” và “làm người tử tế”, người ta thấy Nguyễn Tấn Dũng đi thăm chùa Thiên Hưng tại Bình Định với những hình ảnh rất… tử tế bên cạnh nhiều người mặc áo thầy tu.
Tuy nhiên, chiêu trò hạ cánh an toàn với sống đời thường và tử tế không thể xuôi chèo mát mái dưới sự lãnh đạo của ông vua Nguyễn Phú Trọng. Nguyễn Tấn Dũng không thể và không bao giờ có cuộc sống của một thường dân với “số vốn” quyền và tiền vẫn còn là một cái núi mà phe nhóm của Nguyễn Phú Trọng phải vào vơ vét về.
Do đó, khó cho đàn anh Nguyễn Tấn Dũng có thể vào chùa chụp hình để PR làm người tử tế trong khi đàn em đang bị Nguyễn Phú Trọng bủa vây.
Sự xuất hiện của Nguyễn Tấn Dũng trong buổi Lễ công bố Quyết định của Bộ Chính trị về việc phân công Thượng tướng Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm giữ chức vụ Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên là một bước khởi đầu cho sự tái xuất giang hồ của Nguyễn Tấn Dũng. (1)
Tại đây, bộ ba quyền lực ngày nào thao túng và cầm chịch Bộ Công an được tái ngộ: Nguyễn Tấn Dũng, Trần Đại Quang và Tô Lâm. Hình ảnh của nguyên Bộ trưởng Công an và hiện là Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao quyết định phân công cho BT BCA Tô Lâm và trao tặng kỷ niệm chương cho nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một thông điệp liên minh chính trị.
Để đối đầu với liên minh Dũng-Quang-Lâm, tìm cách không để cho “sự cố” Trịnh Xuân Thanh thứ 2 đào tẩu xảy ra, Nguyễn Phú Trọng chui vào Đảng ủy Công an Trung ương để giám sát Tô Lâm và tìm cách kiểm soát hoạt động của Bộ Công an (2).
Tại Sài Gòn, khi dư luận bắt đầu nóng với những phân tích về số phận của Đinh La Thăng trong chiến dịch thanh trừng thì Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu xuất hiện. Đó là việc Nguyễn Tấn Dũng đảm nhận vai trò giảng viên cho lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho 400 cán bộ lãnh đạo tại thành Hồ. (3)
Khóa học này do Học viện Cán bộ TP. HCM tổ chức. Dĩ nhiên học viện này nằm trong địa bàn cai quản của Bí thư Đinh La Thăng – đàn em thân tín của Nguyễn Tấn Dũng.
Cho dù đây là một việc rất nhỏ nhưng là thông điệp chính trị khởi đầu để cho dư luận, nhất là thành phần cán bộ, đảng viên biết về quan hệ của cặp bài trùng Dũng-Thăng, như thông điệp tương tự về liên minh Dũng-Quang-Lâm tại Tây Nguyên vào tháng trước đó.
Trong cuộc đấu đá nội bộ, thông điệp chính trị gửi đến các đảng viên để tranh thủ sự ủng hộ –  dù rất nhỏ nhưng là quan trọng. Mục tiêu của nó là tạo gió để có sự ngả theo chiều gió trong đảng. Dũng, Quang, Thăng đang từng bước thực hiện việc đó với những bước chân từng bước từng bước thầm trở lại sân khấu của Nguyễn Tấn Dũng.
23.09.2016
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

TQ đang xây dựng đường dẫn đến thất bại?

TQ đang xây dựng đường dẫn đến thất bại?

Dù luôn bị phương Tây chỉ trích về các quy định khắt khe của chính quyền nhưng nếu nói đến lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng thì Trung Quốc có thể “đánh bại” tất cả các nền dân chủ giàu có. Tuy nhiên, cái giá phải trả cho sự phát triển này không nhỏ.

Những dự án như cây cầu kính này ở Trung Quốc được xem là quá lãng phí và vô tác dụng. 

Phải thừa nhận rằng, Trung Quốc đã đánh bại Mỹ hay nói cách khác là Mỹ đã tự bỏ cuộc. Cứ mỗi bốn năm, Hiệp hội Kỹ sư dân dụng Hoa Kỳ đều đặn xem xét lại tình trạng của trường học, các sân bay lớn, đường quốc lộ, các hệ thống đã quá hạn và đề nghị nâng cấp. Lần gần đây nhất là từ năm 2013.

Trong quãng thời gian đó, Trung Quốc đã nổi lên với tốc độ xây dựng “chóng mặt”. Vừa hoàn thành tuyến đường vành đai thứ 6 quanh Bắc Kinh, đội xây dựng của nước này đang tiếp tục xây dựng tuyến đường thứ 7, dài hơn 160 km, như một phần trong kế hoạch biến thành phố này thành một “siêu thủ đô” với 130 triệu dân, nhiều hơn cả dân số của toàn Nhật Bản.

Hệ thống đường sắt cao tốc quốc gia, vốn chưa tồn tại một thập kỷ trước, giờ đã rộng hơn cả Liên minh châu Âu và vẫn đang tiếp tục được mở rộng một cách nhanh chóng. Các con đập mới, những cây cầu, kênh, tàu điện ngầm mới đều là công việc hàng ngày của những nhà hoạch định kế hoạch của chính phủ.

Nhưng cái giá phải trả là gì? Một bản báo cáo của bốn viện hàn lâm thuộc trường Kinh tế Said Oxford đưa ra đã cho thấy một sự lãng phí khổng lồ. Theo đó, tất cả dự án xây dựng đã vượt qua con số 1/3 cột nợ trị giá 28,2 nghìn tỷ USD của Trung Quốc và nếu như Bắc Kinh không thu nhỏ quy mô xây dựng lại thì sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính do cơ sở hạ tầng.

Khi kiểm tra 95 dự án đường sắt và đường quốc lộ, giới chức cho biết chi phí đã vượt quá mức tiêu chuẩn ở các nước phương Tây và mặc dù Trung Quốc đã giành chiến thắng về tốc độ xây dựng thì nước này đã phải trả giá về chất lượng, sự an toàn và môi trường sống. Hầu hết những tuyến đường đã hoàn thành không có nhiều xe lưu thông, nhưng một số ít đoạn đường lại thường xuyên kẹt cứng. Dù thế nào thì kết quả nhìn chung là kém hiệu quả. Trong trường hợp của Trung Quốc, cơ sở hạ tầng có lẽ chính là con đường dẫn đến sự thất bại.

Một số tranh luận cho rằng các khoản nợ đã trở thành “gót chân Asin” của nền kinh tế Trung Quốc khi chính phủ nước này thúc đẩy tăng trưởng bằng mọi giá, thậm chí tìm kiếm sự tái cân bằng kinh tế theo hướng dịch vụ và tiêu thụ. Công ty cố vấn McKinsey tính toán rằng từ năm 2000 đến 2014, Trung Quốc đã thêm vào phần dư nợ 26,1 nghìn tỷ USD, một con số còn lớn hơn cả GDP của Mỹ, Nhật, Đức cộng lại.

Và khoản nợ này tập trung ở các doanh nghiệp nhà nước, là những “chủ thầu” của hầu hết các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Tập đoàn đường sắt Trung Quốc đang sở hữu số nợ nhiều gấp đôi Hy Lạp. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn dành ngân sách 120 tỷ USD để xây dựng thêm các tuyến đường sắt trong năm nay.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đều biết đến những mối nguy hiểm tiềm tàng này. Nhân dân Nhật báo hồi đầu năm nay từng trích lời một vị quan chức cấp cao cho biết: “Cây không thể mọc lên tới trời. Đòn bẩy càng cao thì sẽ càng tạo ra nhiều nguy cơ hơn”.

Những người theo chủ nghĩa hoài nghi tranh cãi xung quanh kết luận trong nghiên cứu của Đại học Oxford. Andrew Batson, giám đốc viện nghiên cứu Trung Quốc Gavekal Dragonomics, viết trên mạng xã hội rằng nghiên cứu đó “đã đưa ra những tuyên bố vĩ mô khi chỉ dựa trên những dữ liệu vi mô ở Trung Quốc”. “Nó cho thấy Bắc Kinh đã chắp vá những dự án cơ sở hạ tầng cá nhân giống như tất cả mọi người khác, nhưng lại không chỉ ra được rằng với quy mô đó thì chưa thể đe dọa đến mức gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế”, ông viết.

Barry Naughton, giáo sư kinh tế tại Đại học California, San Diego, cho rằng cách làm của Trung Quốc cũng có cái lợi, đó là xây dựng cơ sở hạ tầng trước khi có nhu cầu thực tế, thay vì chờ cho đến khi “vỡ trận” như Ấn Độ. Khi được hỏi về nghiên cứu nói trên của Oxford, ông trả lời rằng: “Việc xây dựng các cơ sở hạ tầng không hiệu quả cũng không phải là điều tệ hại nhất đối với nền kinh tế”.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều ý kiến cho rằng các dự án xây dựng Trung Quốc đã vượt khỏi tầm tay. Nhiều chính quyền địa phương đã hết các dự án giá trị và đang dần chuyển sang thói quen tiêu tiền một cách “vô nghĩa”. Ví dụ như, mới đây tỉnh Hồ Nam đã cho ra mắt một cây cầu bằng kính giữa hai vách núi để thu hút khách du lịch với chi phí bỏ ra là 3,4 triệu USD; hay như một công ty ở Trường Sa đã xây một tòa nhà 57 tầng chỉ trong 19 ngày.

Scott Kennedy, một chuyên gia về chính sách công nghiệp Trung Quốc tại Trung tâm chiến lược và nghiên cứu quốc tế ở Washington, cho rằng Bắc Kinh nên tiếp tục chi tiêu vào cơ sở hạ tầng nhưng bằng những cách khác nhau. Ông phân tích, Trung Quốc cần đầu tư thêm vào các khu vực nông thôn để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, cùng với đó là thiết kế thêm các trường học và bệnh viện tiêu chuẩn.

Một điều không thể chối cãi được rằng trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, Trung Quốc dường như có quá nhiều thứ được cho là tốt đẹp. Tuy nhiên, việc quá nhiều đó đều đe dọa đến sự tăng trưởng lâu dài, sức khỏe con người và sự mỏng manh của nền kinh tế.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.