Monthly Archives: October 2016

Trường Sa và Cam Ranh: Những biểu hiện phân hóa giữa ‘thân Trung’ và ‘hướng Mỹ’?

Trường Sa và Cam Ranh: Những biểu hiện phân hóa giữa ‘thân Trung’ và ‘hướng Mỹ’?

Phạm Chí Dũng

Vào những ngày này, Đinh Thế Huynh – nhân vật thứ 5 trong Bộ chính trị nhưng lại là số 2 trong Đảng CSVN – đang bất ngờ “có mặt” ở Washington. Chính trường và giới quốc phòng Việt Nam lại đang diễn ra những động thái “lạ”. Nếu chưa thể thừa nhận về một lực lượng chính trị “thân Mỹ” ở Việt Nam, bạn có thể đặt cho lực lượng này cái tên gì?

‘Hướng Mỹ’

Lịch sử chính trị cận đại ở Việt Nam đã có một lần được đánh bóng đặc biệt với cái tên Nguyễn Tấn Dũng – Thủ tướng trước Đại hội XII. Trong cuộc chạy đua giành ghế Tổng Bí thư với Nguyễn Phú Trọng, ông Dũng được một số “chuyên gia cận thần”, vài ba trang blog tiếm danh lề trái, kể cả một số trí thức có khuynh hướng dân chủ thổi bùng niềm kỳ vọng vào ông như một “Gorbachev” của những năm 80 thế kỷ XX, hay “Putin” những năm 90 của thế kỷ trước, hoặc “thân Mỹ” của thế kỷ này.

Tuy thế, lịch sử lại tréo ngoe ở chỗ chưa bao giờ người Mỹ cảm thấy vui mừng vì sự hiện diện của một “lực lượng thân Mỹ” ở Việt Nam, và cũng chưa bao giờ Chính phủ hay bất kỳ một cơ quan có trách nhiệm nào của Mỹ xác nhận, dù là một cách hết sức không chính thức, về bất kỳ một lực lượng chính trị nào ở Việt Nam được Mỹ ủng hộ.

Đơn giản là “Dũng không theo ai, Dũng chỉ theo Dũng” – như một chân lý mà những người tỉnh táo đã rút ra trước và sau Đại hội XII để khỏi ôm nỗi thất vọng không thể có cơ hội sửa sai.

Và nếu Nguyễn Tấn Dũng mà còn bị nhận chân là không đủ “theo Mỹ” để “cứu nước”, sau ông ta lại không có một gương mặt chính khách nào có thể được liệt vào loại “thân Mỹ”.

Vì thế, một cái tên có lẽ vẫn khiên cưỡng, nhưng có thể tạm thời chấp nhận, được dùng để chỉ một nhóm, hoặc cao hơn là một thế lực chính trị đang thành hình có khuynh hướng tìm cách dựa dẫm vào sức mạnh quân sự và kinh tế của người Mỹ để mưu đồ cho cuộc tranh giành sống mái về quyền lực cho nhóm lợi ích của mình trên mảnh đất Việt ngày càng tan hoang, có thể là “Hướng Mỹ”.

Những động thái ‘lạ’

Khác với thế thúc thủ vào năm 2015 và khác hẳn thế tủi nhục vào năm 2014, từ đầu năm 2016 đến nay đã xuất hiện một số chỉ dấu cho thấy giới quân sự và có thể cả giới ngoại giao Việt Nam đã tìm cách đi trước gã khổng lồ phương Bắc.

Tháng 2/2016, Việt Nam lần đầu tiên trở thành “quan sát viên” trong một cuộc tập trận có tên là Hổ Mang Vàng của Mỹ và các nước đồng minh. Sau đó lần đầu tiên đã diễn ra cuộc diễn tập quân sự chung giữa Nhật Bản và Hải quân Việt Nam tại Đà Nẵng. Cũng sau đó, trước sự kiện một tàu quân sự Mỹ áp sát đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa và bị phía Trung Quốc công kích dữ dội, phía ngoại giao Việt Nam cũng lần đầu tiên tỏ ra “can đảm” khi dè dặt tuyên bố “tàu Mỹ đi qua vô hại”.

Tuy nhiên, hành động tỏ ra có “dũng khí” nhất là lần đầu tiên sau nhiều năm, vào đầu năm 2016 hải quân Việt Nam đã dám bắt giữ một tàu của Trung Quốc, dù đây chỉ là tàu chở dầu để tiếp vận cho hàng trăm tàu đánh cá Trung Hoa xâm phạm một cách có chủ ý và có hệ thống vùng biển Việt Nam.

Đến tháng 8/2016, hãng tin Anh Reuters đã trở thành cơ quan thông tấn đầu tiên bật mí một sự kiện mà có thể làm Tập Cận Bình sôi máu: quân đội Việt Nam âm thầm đưa tên lửa ra quần đảo Trường Sa như một cách để đối kháng với tên lửa của Trung Quốc đưa ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Sự thể càng đáng ngạc nhiên hơn khi trong một cuộc trả lời phỏng vấn của Reuters, Thứ trưởng Quốc phòng hiện thời là Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã không bác bỏ thông tin tuyệt mật này mà lại úp mở: “Di chuyển bất kỳ loại vũ khí nào đến bất kỳ khu vực vào bất kỳ lúc nào trong vùng lãnh thổ có chủ quyền của chúng tôi là quyền hợp pháp của chúng tôi”.

Chỉ ít ngày trước chuyến đi Trung Quốc của ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư, vào tháng 10/2016, ông Nguyễn Chí Vịnh cũng phát ngôn rất đáng chú ý: “Việt Nam cam kết hỗ trợ Mỹ và đồng minh can thiệp vào tình hình khu vực, miễn sao điều đó mang lại hòa bình, ổn định và thịnh vượng”. Phát ngôn này được đưa ra trong cuộc trao đổi với bà Cara Abercrombie, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ phụ trách vấn đề Nam và Đông Nam Á.

Hoàn toàn dễ dàng nhận ra sự khác biệt về “bản lĩnh Nguyễn Chí Vịnh” của năm nay với những năm trước. Khi nổ ra vụ giàn khoan Hải Dương 981 ngự trị ngay trước mũi chính thể Hà Nội vào năm 2014, tướng Vịnh đã không một lời phản kháng. Và ông ta cũng chẳng làm khác hơn khi hàng chục lần tàu cá, tàu hải giám Trung Quốc tấn công tàu cá và giết hại ngư dân Việt.

Còn giờ đây, tướng Vịnh bất thần trở nên có “dũng khí” hơn, dù chỉ đôi chút. Lời lẽ và quan điểm đối ngoại của ông cũng quyết đoán hơn, dù vẫn còn quá nhiều từ ngữ mập mờ mà muốn hiểu sao cũng được.

Chuyện gì đang xảy ra?

Có vẻ đang diễn ra những động thái “lạ” trong chính trường Việt Nam, đặc biệt liên quan đến mảng đối ngoại con thoi và phòng thủ quân sự. Và dường như giữa các động thái đối ngoại giữa một số nhân vật chính trị lại không ăn khớp với nhau, nếu không nói là ngược chiều nhau.

Bí ẩn Cam Ranh

Cam Ranh có thể được xem là một hình mẫu cho quan điểm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”, nhưng cũng rất có thể đang ẩn giấu một cuộc so kè giữa hai thế lực “thân Trung” và “hướng Mỹ” trong nội bộ Đảng CSVN.

Tháng 10/2016, chỉ ít ngày sau khi 2 tàu khu trục Mỹ cập cảng Cam Ranh. Đây là sự kiện lần đầu tiên kể từ năm 1975, một sự kiện khác cũng mang tính lần đầu tiên và được quan tâm không kém là 3 tàu chiến Trung Quốc cũng cập cảng Cam Ranh.

Thậm chí, giới phân tích còn cho biết 3 tàu chiến của Trung Quốc ghé thăm cảng Cam Ranh thuộc Hạm đội Đông Hải, hạm đội đã từng tham gia vào vụ thảm sát Gạc Ma năm 1988. Một cách nào đó, đây là sự xúc phạm đến oan hồn của 64 binh sĩ Việt Nam bị phía Trung Quốc tàn sát năm 1988.

Sự kiện tàu chiến Trung Quốc cập cảng Cam Ranh lại được báo chí nhà nước thông tin cùng thời điểm với một chuyến công du đặc biệt: Thường trực Ban bí thư Đinh Thế Huynh, nhân vật số 2 trong Đảng, đến Bắc Kinh và đặc biệt có một cuộc gặp với Tập Cận Bình. Khoảng thời gian mà ông Huynh ở Trung Quốc lại trùng với thời gian mà Tổng thống Philippines Duterte cũng đến quốc gia này và đưa ra một tuyên bố khó có thể đồng bóng hơn: Philippines quyết định chia tay với Mỹ.

Câu hỏi rất cần được giải đáp là có phải “tập thể Bộ Chính trị” đã cùng lúc quyết định cho cả tàu chiến Mỹ lẫn Trung Quốc được cập cảng Cam Ranh theo sách lược “đu dây” truyền thống, hay còn nhân tố nào khác? Nếu không phải là Bộ Chính trị quyết định việc này thì ai đã bật đèn xanh cho tàu Mỹ và ai mời tàu Trung Quốc vào Cam Ranh?

Lối thoát thời tao loạn

Trên bề mặt, tư thế đu dây đối ngoại vẫn là chủ đạo của giới lãnh đạo Việt Nam. Một trong vài bằng chứng mới nhất là Cam Ranh đón cả tàu Mỹ lẫn tàu Trung Quốc để bảo đảm “không liên minh với một nước nhằm chống lại nước thứ ba”.

Bằng chứng gần nhất là ngay sau khi đi Bắc Kinh “thỉnh kiến” Tập Cận Bình, ông Đinh Thế Huynh lập tức “diện kiến” ở Washington. Chuyến công du liên cường quốc của nhân vật thứ 5 trong Bộ Chính trị nhưng lại là số 2 trong Đảng này có thể mang hơi hướng nào đó của chuyến công du đột ngột và âm thầm của nhân vật Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, đến Washington vào tháng 7/2014. Khi đó, ông Nghị còn được Nguyễn Phú Trọng “chấm” như một ứng cử viên sáng giá cho chức vụ Tổng Bí thư tại Đại hội XII. Hiện nay, ông Huynh cũng nằm trong tình trạng của ông Nghị quá khứ và có lẽ nhu cầu “đối ngoại” của ông Huynh là lớn chưa từng thấy…

Nhưng sau tất cả những màn trình diễn qua lại trên, câu hỏi cốt yếu vẫn là ai là người quyết định đưa tên lửa ra Trường Sa – một biểu hiện được đánh giá là nếu không có một sự hậu thuẫn đủ mạnh của một thế lực đủ đối trọng với Trung Quốc thì khó lòng xảy ra vào thời gian này?

Trong khi đó, vẫn đang xuất hiện những tin tức ngoài lề cho biết sau phán quyết về Đường lưỡi bò của Tòa án Quốc tế, Trung Quốc “sẽ hành động” vào một thời điểm nào đó.

Không phải ngẫu nhiên mà giới chóp bu Việt Nam thỉnh thoảng vẫn nhắc lại khẩu hiệu “không để bị động bất ngờ” trong các cuộc thăm viếng các quân khu và đơn vị bộ đội.

Hẳn là trên bình diện tương quan về thế chứ không phải là lực, Việt Nam vẫn đang duy trì xu hướng cậy nhờ lực lượng Hải quân Hoa Kỳ, cho dù xu hướng này tiến triển một cách chậm chạp.

Tựu trung những biểu hiện từ đầu năm 2016 đến nay, có vẻ như chính trường Việt Nam đang dần tách thành hai khối chuyên biệt: “thân Trung” và “hướng Mỹ”, bất chấp Tổng Bí thư Trọng cứ mãi rao giảng về “chống tự diễn biến, tự chuyển hóa”.

Lịch sử nước Việt là thế, cứ vào thời tao loạn, mỗi người lại phải tự tìm lối thoát cho riêng mình.

Không chỉ cố gắng tìm kiếm một thế “chống lưng” mới về kinh tế và cả quân sự, mỗi nhân vật chính trị còn phải cố làm sao để bảo đảm cho “hậu vận” của mình không bị mệnh hệ gì nếu nội tình quốc gia “có biến”.

Chỉ có điều, dư luận trong nước và quốc tế cho tới giờ vẫn không hết ngạc nhiên về tính ù lì chậm chạp của giới chính khách nửa mùa ở Việt Nam. Trong khi bài học dân chủ hóa và chuyển giao quyền lực êm ả đã được thực hiện ở Myanmar suốt từ năm 2012 đến nay, những chính khách “muốn thay đổi” ở Việt Nam vẫn như tê cứng bởi nỗi sợ hãi kỷ luật đảng mỗi khi muốn nhúc nhích khỏi quỹ đạo ý thức hệ giáo điều.

P.C.D.

__________

* Blog của nhà báo Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Advertisement
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Nga mang vũ khí hạng nặng đến TQ

Nga mang vũ khí hạng nặng đến TQ

Các doanh nghiệp quốc phòng Nga sẽ “khoe” hơn 220 vũ khí hạng nặng tại triển lãm hàng không Airshow China-2016 ở Trung Quốc sắp tới, Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật và Quân sự Liên bang Nga cho biết trong một tuyên bố được phát đi ngày hôm qua (25/10).

“Có tất cả hơn 220 vũ khí quân sự hạng nặng sẽ được trưng bày. Ngoài ra, các gian hàng của tập đoàn vũ trụ quốc gia Roscosmos và của liên doanh Âu-Á về hàng không và vũ trụ cũng sẽ được mở ra”, tuyên bố cho biết thêm.

Khu trưng bày của Nga – một trong những khu lớn nhất tại triển lãm Airshow China-2016, sẽ là nơi để Nga “khoe” các sản phẩm được phát triển bởi 49 tập đoàn, trong số đó có 27 tập đoàn quốc phòng. Các nhóm bay của Bộ Quốc phòng Nga cũng sẽ tham gia vào những màn trình diễn bay tại triển lãm.

Phái đoàn chính thức của Nga tham dự sự kiện sẽ do Phó Tổng Giám đốc Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật và Quân sự Liên bang Nga Vladimir Drozhzhov dẫn đầu.

Triển lãm hàng không quốc tế Airshow China-2016 sẽ được tổ chức từ ngày 1-6/11 ở Zhuhai, Trung Quốc. Cuộc triển lãm này sẽ là nơi trình diễn của nhiều loại máy bay dân sự và quân sự cũng như tàu vũ trụ và các thiết bị vũ trụ, thiết bị hàng không và vũ khí, các động cơ máy bay và rocket, vũ khí cho lực lượng không quân, các hệ thống kiểm soát hỏa lực, các tổ hợp phòng không, radar và những thiết bị định vị cho hàng không.

https://www.facebook.com/plugins/comments.php?api_key=&channel_url=http%3A%2F%2Fstaticxx.facebook.com%2Fconnect%2Fxd_arbiter%2Fr%2FfTmIQU3LxvB.js%3Fversion%3D42%23cb%3Df6860c0a507644%26domain%3Dbiendong.net%26origin%3Dhttp%253A%252F%252Fbiendong.net%252Ff200a8d34c6479%26relation%3Dparent.parent&colorscheme=light&href=http%3A%2F%2Fbiendong.net%2Fdoc-bao-viet%2F10138-nga-mang-vu-khi-hang-nang-den-tq.html&locale=vi_VN&numposts=5&sdk=joey&skin=light&width=auto

Categories: Biển Đông | Leave a comment

Tiêm kích F-35 sẽ có lợi thế đáng gờm tại Biển Đông

Tiêm kích F-35 sẽ có lợi thế đáng gờm tại Biển Đông

Chủ Nhật, ngày 30/10/2016 09:40 AM (GMT+7)
Sự kiện: Vũ khí quân sự

Chuyên gia quân sự Mỹ nhận định F-35 sẽ phát huy hiệu quả khi được triển khai tại khu vực Biển Đông.

Tiêm kích F-35 sẽ có lợi thế đáng gờm tại Biển Đông - 1

Tiêm kích F-35C được triển khai thử nghiệm trên tàu sân bay USS George Washington của Hải quân Mỹ.

Khi căng thẳng ngày càng gia tăng tại Biển Đông, sức mạnh của Mỹ sẽ có vai trò quyết định và loại vũ khí được cho là phù hợp nhất đối với khu vực này là tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II.

“Nó sẽ phát huy hiệu quả tối đa trong môi trường đó”, John “JV” Venable, sĩ quan đã nghỉ hưu của Không quân Mỹ, nhận định về khả năng triển khai tiêm kích tàng hình F-35 tới khu vực Biển Đông.

Với chi phí 100 triệu USD/chiếc, máy bay chiến đấu F-35 do tập đoàn Lockheed Martin phát triển là hệ thống vũ khí đắt nhất của Mỹ và đây cũng là một trong những chương trình thách thức nhất trong lịch sử của Lầu Năm Góc.

Từ khi bắt đầu vào năm 2001, dự án F-35 đã trải qua nhiều vấn đề bao gồm lỗi ghế phóng khẩn cấp, phầm mềm chậm triển khai và lỗi hiển thị trên màn hình mũ bảo hiểm của phi công. Ngoài ra, chương trình này cũng đội chi phí so với dự kiến ban đầu.

Vào tháng 7.2015, Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ đã lần đầu tiên đưa tiêm kích tàng hình F-35vào hoạt động chính thức. Khoảng một năm sau đó, Không quân Mỹ cũng bắt đầu khai thác máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 này. Hiện tại, Hải quân Mỹ đang thử nghiệm phiên bản F-35C.

“Với 3 phiên bản khác nhau của chiến đấu cơ F-35 hoạt động tại Biển Đông, bạn sẽ có một lợi thế vượt trội”, ông Venable cho biết.

Biển Đông là một trong những khu vực quân sự hóa nhiều nhất hành tinh. Hiện tại, Mỹ đang có lợi thế nhờ sở hữu lực lượng hải quân lớn nhất thế giới. Mặc dù vậy, trật tự có thể thay đổi khi Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh hải quân.

“Tại một số thời điểm, Trung Quốc có thể ngăn chặn hiệu quả Mỹ tiếp cận một số vùng ở Biển Đông”, Robert Kaplan, chuyên gia quân sự tại Trung tâm an ninh Mỹ mới, cho biết. “Việc một tàu sân bay của Washington rút khỏi khu vực Tây Thái Bình Dương cũng tạo ra sự thay đội lớn”.

Nhưng theo ông Venable, tiêm kích F-35 được thiết kế với tính năng tàng hình và hệ thống điện tử hàng không hiện đại, sẽ phát huy hiệu quả tại khu vực Biển Đông. Ông nói: “Trung Quốc sẽ phải e sợ quân đội Mỹ được trang bị loại máy bay này”.

Theo Huy Phong (Theo BI) (Dân Việt)

Thế giới - Truyền thông Mỹ dè bỉu máy bay chiến đấu tối tân F-35Truyền thông Mỹ dè bỉu máy bay chiến đấu tối tân F-35
Theo lịch, cuối năm 2016 này chiếc Lockheed Martin F-35 sẽ có mặt trong biên chế quân đội Mỹ nhưng vẫn còn quá nhiều vấn đề với chiếc máy…
Thế giới - Tiêm kích F-35 cải tiến có thể "phanh gấp" giữa trờiTiêm kích F-35 cải tiến có thể “phanh gấp” giữa trời
Bản nâng cấp tiêm kích tàng hình F-35 của không quân Mỹ có thể thực hiện cú “dừng đột ngột” giữa không trung, một điều khó tin dường như chỉ…
Tin tức trong ngày - Siêu chiến cơ F-35 bị “bà già” F-16 đánh gụcSiêu chiến cơ F-35 bị “bà già” F-16 đánh gục
Viên phi công lái siêu chiến cơ F-35 đã phải kêu ca về sự vụng về, chậm chạp của nó khi đối đầu với “bà già” F-16 trong một trận không…
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Ông Putin nói về Biển Đông, Việt Nam phản ứng gì?

Ông Putin nói về Biển Đông, Việt Nam phản ứng gì?

(Tình hình Biển Đông – Vấn đề Biển Đông) – Khi Tổng thống Nga Putin phản đối hình thức của Tòa án PCA, Việt Nam đã khẳng định nhiều lần về chủ trương giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.

Chiều 22/9, trong cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình đã lên tiếng trước phát biểu của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Trung Quốc về việc Nga không công nhận phán quyết của Tòa Trọng tài về vụ kiện Biển Đông.

Theo đó, ông Lê Hải Bình khẳng định: “Việt Nam đã nhiều lần khẳng định chủ trương giải quyết mọi tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình, bao gồm cả các tiến trình ngoại giao và pháp lý, phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, đề cao nguyên tắc thượng tôn pháp luật đối với các vùng biển và đại dương”.

Ong Putin noi ve Bien Dong, Viet Nam phan ung gi?
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình. Ảnh: NLĐ

Như trước đó đã thông tin, hôm 5/9 tại Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế lớn G20 tổ chức tại Trung Quốc, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định rằng Nga ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong vụ kiện Biển Đông, đồng thời phản đối các nước bên ngoài khu vực can thiệp vào vấn đề Biển Đông.

Báo Sputnik News dẫn lời Tổng thống Vladimir Putin nói nói: “Chúng tôi thống nhất và ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong vấn đề này, không công nhận quyết định mà tòa trọng tài đưa ra. Đây không phải là lập trường chính trị mà hoàn toàn về mặt pháp lý”.

Tổng thống Nga lý giải: “Điều này dựa trên thực tế rằng bất kỳ thủ tục tố tụng trọng tài nào cũng phải do các bên tranh chấp khởi xướng. Tòa trọng tài cần phải nghe những lập luận cũng như lập trường của các bên tranh chấp, nhưng Trung Quốc đã không trình bày những điều đó tại The Hague và không ai được nghe lập trường của Bắc Kinh ở đó cả. Vậy làm sao bạn có thể công nhận quyết định của tòa là công bằng?”

Ông Putin nói với các phóng viên: “Chúng tôi dĩ nhiên có quan điểm riêng về vấn đề Biển Đông. Trước hết là Nga không can thiệp, và chúng tôi tin rằng bất cứ sự can thiệp nào của một cường quốc bên ngoài khu vực cũng chỉ làm phương hại đến việc giải quyết vấn đề này”.

Tổng thống Nga nhấn mạnh: “Theo quan điểm của tôi, sự can thiệp của bên thứ ba là các cường quốc bên ngoài khu vực đều là thiếu tính xây dựng và gây hại”.

Sau tuyên bố này, ông Pavel Gudev, chuyên gia thuộc Trung tâm nghiên cứu Bắc Mỹ, Viện Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga đã lên tiếng giải thích các tuyên bố của Tổng thống Nga.

Ông giải thích, thực chất nhà lãnh đạo Nga muốn tuyên bố rằng ông không nhất trí với cách thức Tòa đưa ra phán quyết trong một vụ kiện khi bên bị vắng mặt.

Ong Putin noi ve Bien Dong, Viet Nam phan ung gi?
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) tại Hội nghị Thượng đỉnh G20. Ảnh: Reuters

Nhà phân tích chính trị Nga- Giáo sư Dmitry Mosyakov cũng chỉ ra rằng, tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin về phán quyết của Tòa đòi hỏi phải xem xét chăm chú trong tất cả các sắc thái, các mối quan hệ.

Theo vị chuyên gia, nhà lãnh đạo Nga không ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực vì nội dung của nó nhắc tới “đường chín đoạn” hay kết luận về hòn đảo hoặc các ngư dân Philippines.

“Tổng thống Nga không nói như thế. Ông đã nhấn mạnh rằng đây không phải là lập trường chính trị mà thuần túy là dưới nhãn quan pháp lý”, vị chuyên gia nhận định.

Cúc Phương

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Trung Quốc ồ ạt mua động cơ máy bay chiến đấu của Nga

Trung Quốc ồ ạt mua động cơ máy bay chiến đấu của Nga

Chia sẻ

Dân trí Trung Quốc vừa ký hợp đồng đặt mua 200 động cơ máy bay chiến đấu của Nga với trị giá hợp đồng được cho là lên tới 1 tỷ USD, mạng Reference News cho biết.
 >> Nga hoãn bán động cơ tên lửa cho Trung Quốc

Theo mạng Reference News, truyền thông Nga ngày 26/10 dẫn nguồn thạo tin cho biết, Rosoboronexport – công ty xuất khẩu quốc phòng của Nga – mới đây đã ký hợp đồng mới cung cấp cho phía Trung Quốc 100 động cơ máy bay chiến đấu loại AL-31 và 100 động cơ loại D-30 trong vòng 3 năm tới.

Trang Herald của Nga dẫn nhận định của ông Konstantin Makienko, Phó giám đốc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga, cho biết giá trị của hợp đồng này có thể lên tới gần 1 tỷ USD. Tuy nhiên, hiện Rosoboronexport chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về những thông tin trên.

Trung Quốc bắt đầu nhập động cơ D-30 của Nga từ năm 2010. Từ đó đến nay, Nga đã xuất sang Trung Quốc tổng cộng 239 động cơ loại này. Đây là động cơ dùng để trang bị cho máy bay ném bom tầm xa H-6K và máy bay vận tải quân sự Y-20 của Trung Quốc.

Nga cũng cung cấp động cơ AL-31 cho Trung Quốc để lắp đặt cho chiến đấu cơ Su-27 và Su-30, và hiện nay là cho chiến đấu cơ J-10 nội địa của Trung Quốc.

Chuyên gia Vasily Kashin thuộc Viện khoa học Nga cho rằng, rất có thể Trung Quốc nhập khẩu các động cơ AL-31 để thay thế cho động cơ của các máy bay chiến đấu mà quân đội Trung Quốc mua từ Nga và lắp đặt cho các loại máy bay chiến đấu mới sản xuất trong nước. Trong khi đó, hoạt động sản xuất các máy bay H-6K và Y-20 vẫn phụ thuộc vào các động cơ D-30 nhập khẩu từ Nga.

Ông Kasin cho rằng, việc đặt mua động cơ số lượng lớn cho thấy mặc dù công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đã có tiến triển nhưng vẫn khó có thể chế tạo các động cơ với tính năng ngang ngửa của Nga.

Minh Phương

Theo Reference News

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Hơn 15.000 km2 đất của Việt Nam mất vào tay ai?

Hơn 15.000 km2 đất của Việt Nam mất vào tay ai?

Tèo Ngu Khìn – Nếu truy cập vào trang dữ liệu của Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) để tìm thông tin về diện tích đất liền của Việt Nam, bạn sẽ nhận ra diện tích đất liền của nước mình vào năm 1999 World Bank được ghi nhận là: 325.490 (km2).
Thế nhưng, chỉ cần rà con chuột nhích qua một năm, tức vào năm 2000, bạn sẽ sửng sốt khi thấy số liệu bỗng tụt đi một cách rõ rệt: 311.060 (km2)! [Xem hình số 2]. Năm 2002 diện tích giảm tiếp xuống còn: 310.550 (km2).
Và từ 2003 trở đi, diện tích đất liền của Việt Nam chỉ còn: 310.070 (km2).
Xin truy cập vào trang dữ liệu của ngân hàng thế giới để kiểm chứng.
Vì sao có chuyện lạ lùng này? Vì sao diện tích của Việt Nam đột ngột giảm vào năm 1999, từ 325,490 km2 xuống còn 311,060 km2? 14.430 (km2) bỗng nhiên mất tích chỉ trong một năm, trong khi 1999 là năm chẳng hề có đại thiên tai hay đại hồng thủy để có thể nghĩ rằng do thiên nhiên “gặm” mất đất liền.
Vậy là từ 325.490 (km2) năm 1999 giảm xuống còn 310.070 (km2) từ năm 2003 trở đi. ‘Bay” mất 15.420 (km2)!
Bạn sẽ nghĩ rằng 15.420 (km2) chắc không lớn lắm, chả đáng để “tâm tư”. Nhưng nếu bạn biết quốc đảo giàu có hùng cường Singapore chỉ có 719,10 (km2), lại chẳng có tài nguyên gì ngoài muối mặn biển sâu, bạn sẽ giật mình khi phần diện tích nước Việt mất đi bằng 21 lần nước Singapore cộng lại!
Israel, một quốc gia hùng cường khác nằm lọt thỏm giữa vùng Trung Đông, bao nhiêu năm nay vẫn bị bủa vây bởi các quốc gia Hồi giáo thù địch, cũng nghèo nàn tài nguyên, đất đai phần lớn là sa mạc hoang hóa, thiếu thốn nước ngọt trầm trọng. Diện tích của họ bao nhiêu? 20.770 km2, vâng, chỉ có 20.770 (km2) thôi. Và diện tích đất liền nước mình bị mất gần bằng 75% diện tích nước Israel!
Nếu năm 1999 không có thảm họa thiên nhiên nào làm mất đất thì phải có sự kiện chính trị – xã hội nào đấy là tác nhân. Đến đây, bạn sẽ cay đắng nhận ra: năm 1999 là năm Việt Nam ký kết Hiệp ước Biên giới trên đất liền với Trung Quốc! Một đoạn dài biên giới phía bắc, phần cương thổ của tổ quốc khoảng 15.420 (km2) đã mất từ đây.
Chuyện Việt Nam mất đất về tay Trung Quốc từ năm 1999 không mới vì nhiều tin liên quan đến chuyện này đã râm ran từ mười mấy năm qua. Chuyện ông cựu Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu – một trong những nhân vật chính liên quan đến cái hiệp ước này – phải rời ghế giữa nhiệm kỳ và về hưu sớm, rồi ông Tiến Sĩ Trần Công Trục – nguyên trưởng ban biên giới chính phủ rất nhiều lần đăng đàn cả báo trong nước lẫn hải ngoại để “thanh minh” rằng Việt Nam không bán nước, không mất đất…đều liên quan đến cái hiệp định đau lòng kia.
Nhiều năm trước, tôi cố công đi tìm nguyên văn bản hiệp định biên giới 1999 này để đọc kỹ nhưng đều thất bại. Chuyện nước non quốc sự, đáng lẽ người ta phải để “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” trước khi thay mặt nhân dân đặt bút ký. Thế nhưng, người ta đã làm chuyện ấy sau lưng nhân dân nên việc tôi thất bại khi truy tìm bản gốc hiệp định thì cũng dễ hiểu. Con mèo nó còn biết phải che dấu những thứ thối tha khi vùi phân vào tro thì chuyện hiệp định biên giới nhiều năm nằm trong vòng bí mật có gì lạ đâu.
Vài năm gần đây, trước sức ép dư luận đòi hỏi minh bạch, người ta đã dần dần hé mở cái hiệp định ấy khi sự đã rồi, đất đã mất. Bạn có thể đọc tham khảo bản hiệp định này trên trang của Biên phòng Việt Nam tại đây.
Mười năm sau hiệp định biên giới 1999, chính quyền hiện nay của Việt Nam và Trung Quốc còn ký thêm một bản hiệp ước khác để cụ thể hóa thêm chuyện quản lý, hợp tác, phân định cắm thêm mốc biên giới, dựa trên cơ sở hiệp định 1999. Hiệp định ấy có tên “Hiệp Định Về Quy Chế Quản Lý Biên Giới Trên Đất Liền Việt Nam – Trung Quốc”, kèm theo 18 phụ lục về sửa chữa cột mốc, khôi phục xây dựng cột mốc, quản lý xuất nhập cảnh, giao lưu biên giới, v.v. Ai quan tâm có thể tìm đọc tại đây: HIỆP ĐỊNH VỀ QUY CHẾ QUẢN LÝ BIÊN GIỚI TRÊN ĐẤT LIỀN VIỆT NAM – TRUNG QUỐC GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA.
Lần giở lịch sử sẽ thấy: năm 41 sau Công Nguyên, vua Quang Vũ nước Đông Hán sai Mã Viện (tức Phục Ba Tướng Quân) sang đánh Giao Chỉ của Hai Bà Trưng. Quyết tâm chiến đấu ngoan cường của Đô Dương bộ tướng của Trưng Vương, Mã Viện phải tạm ký hòa ước và cắm trụ đồng làm mốc đánh dấu biên giới cực nam của Đông Hán ở động Cổ Sâm thuộc Khâm Châu. Trên trụ đồng Mã Viện cho khắc 6 chữ: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt”, nghĩa là đồng trụ gãy thì Giao Chỉ mất.
Như thế, biên giới cực nam của nước Hán kể từ thời Đông Hán đầu công nguyên cho tới tận gần đây vẫn được đánh dấu rõ ràng bằng cột mốc biên giới ở Khâm Châu (Khâm Châu trước thuộc tỉnh Quảng Đông nay được Trung Quốc điều chỉnh thuộc về tỉnh Quảng Tây).
Sách “Lĩnh Ngoại Đại Đáp” của Trung Quốc (đời Đường) và “An Nam Chí Lược” của Lê Tắc, đều chép cột này được dựng ở Khâm Châu, trong vùng hang động Cổ Sâm. Sách “Vân Đài Loại Ngữ” của Lê Quế Đường (tức Lê Quý Đôn) có ghi: “Giữa đỉnh núi Phân Mao ở Khâm Châu có cột đồng to độ hai thước. Có lẽ đây là Mã Tống dựng lên”.
Núi Phân Mao ở đâu? Sách “Dư Địa Chí” của Nguyễn Trãi viết: “Vân Cừ, Kim Tiêu, Phân Mao ở về Yên Bang (sau tránh húy đổi làm Yên Quảng). Vân Cừ là tên sông, tên khác của sông Bạch Đằng, Tiền Ngô Vương bắt Hoằng Tháo, Hưng Đạo Vương bắt Ô Mã Nhi đều ở đây. Phân Mao là tên núi, Kim Tiêu là cột đồng. Ở phía Tây lộ Hải Đông 300 dặm có đèo Phân Mao, ở nửa đèo có cột đồng của Mã Viện dựng…” (Dư Địa Chí, Nguyễn Trãi toàn tập, bản dịch của Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội – Hà Nội, trang 202).
Sách “Gia Khánh Trùng Tu Nhất Thống Chí” của Nhà Thanh cho biết: núi Phân Mao ở phía Tây Khâm Châu. Năm Tuyên Đức thứ 2 (1427) thời Minh, núi ấy thuộc vào châu Tân An của Giao Chỉ. Đến năm Gia Tĩnh thứ 21 (1542) Mạc Đăng Dung hàng, mới thuộc về nước Tàu.
Cái gọi là ranh giới phía Nam của nước Hán tưởng đã quá rõ, vậy mà rất nhiều bậc học giả (không học thật) người Trung Quốc vẫn đang gân cổ cố cãi về một vùng biển lịch sử của Trung Quốc có từ thời nhà Hán!
Chuyện xưa thì thế. Còn gần đây là thời đường biên giới các quốc gia đã được “thế giới văn minh” công nhận.
Sau nhiều lần thương lượng gay cấn, kể cả dùng sức mạnh quân sự, ngày 9/6/1885 nhà cầm quyền Pháp và Trung Hoa đã ký Công Ước Thiên Tân về biên giới Việt – Trung được gọi là “Hiệp Ước Hòa Bình, Hữu Nghị và Thương Mại” (Traité de Paix, d’Amitié, et de Commerce). Công ước này đã được bổ túc thêm bởi công ước ngày 26/6/1887 và công ước ngày 20/6/1895.
Thế nhưng, bất kể công ước của loài người văn minh thời hiện đại nói trên thì chuyện tưởng không thể xảy ra vẫn xảy ra. Hãy xem những tấm ảnh chụp người Trung Quốc đào cột mốc biên giới theo hiệp ước Pháp – Thanh 1885 – 1895 (hình ảnh đính kèm, từ hình số 3 trở đi) để đem về trưng bày ở nhà bảo tàng sai khi có Hiệp định biên giới Việt – Trung 1999 đề cập bên trên. Nhìn kỹ, trên cột đá khắc hàng chữ “Đại Nam Quốc Giới”. Đại Nam quốc giới sao nay lại nằm trong lãnh thổ Trung Quốc?
Trong một ảnh khác là cột mốc ở tỉnh Vân Nam. Trên cột còn ghi rõ một bên là lãnh thổ Chine (Trung Hoa) và một bên là Annam (Việt Nam). Rõ ràng như thế tại sao giờ lại nằm hẳn trong lãnh thổ Trung Quốc?
Người Trung Quốc đào bỏ cột mốc biên giới Việt Trung (cột mốc cũ) đem về trưng bày ở viện bảo tàng của họ! Cột mốc biên giới mà giờ lại nằm sâu trong đất Trung Hoa?
 
“Đại Thanh Quốc Khâm Châu Giới”, “Đại Nam Quốc Giới”, cột mốc biên giới mà giờ lại nằm sâu trong đất Trung Hoa?
 
Người Trung Quốc đào bỏ cột mốc biên giới Việt Trung (cột mốc cũ?) đem về trưng bày ở viện bảo tàng của họ! Cột mốc biên giới mà giờ lại nằm sâu trong đất Trung Hoa? Chữ Chine (Trung Hoa) & An Nam (Việt Nam) còn rành rành thế kia! Đau lòng.
Cột đá tưởng vô tri vô giác nhưng hàng chữ “Đại Thanh Quốc Khâm Châu giới” làm rúng động lòng người. Lịch sử 2000 năm bỗng hiện ra: Khâm Châu, Cổ Sâm, Mã Viện, Quang Vũ, ranh giới cực nam nước Đông Hán… rõ mồn một. Sao “Khâm Châu giới” nay lại nằm bên trong lãnh thổ Trung Quốc?
“Đại Nam quốc giới”? Cột mốc “Chine (và) Annam”? Sao lại nằm sâu trong lãnh thổ Tàu? Chả lẽ đường biên giới liên tục từ Vân Nam phía tây cho tới Quảng Đông phía đông đều bị thế hết ư?
Cột mốc biên giới mà giờ lại nằm sâu trong đất Trung Hoa?

 

Khi tòa quốc tế PCA ra phán quyết lịch sử bác bỏ cái gọi là đường 9 đoạn (đường “lưỡi bò”, U-line) sau khi Philippines kiện, Trung Quốc vẫn ngang nhiên bác bỏ, tiếp tục tôn tạo bãi đá, đưa vũ khí ra củng cố thì làm sao lại có thể thơ ngây như ông cựu cố vấn Lê Đức Thọ (Sáu Búa) nói khi Trung Quốc chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa từ tay chính thể Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1974: “Họ có giải phóng Hoàng Sa giúp ta thì sau này họ cũng trả lại thôi”. Niềm tin của ông Thọ đã được Trung Quốc “củng cố” mạnh mẽ thêm vào năm 1988 khi Trung Quốc cho hải quân ra Trường Sa thảm sát 64 người lính, Việt Nam mất đi Gạc Ma và nhiều đảo khác từ đấy.

Viết đến đây, bùi ngùi nhớ lời vua Lê Thánh Tông trong sắc dụ năm 1473 gửi cho Lê Cảnh Huy – viên quan trấn thủ biên giới: “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang Bắc triều bày tỏ phải trái. Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc thì tội phải tru di” (Lê Thánh Tông- Đại Việt Sử Ký Toàn Thư).

Lòng tự hỏi: Bao nhiêu tấc thước núi sông đã rơi vào tay giặc? Và ai sẽ phải trả lời cho toàn dân biết rõ vì sao cương thổ Việt Nam lại mất đi 15.420 (km2) vào năm 1999?
1) Bài Học Bị Đánh Cắp:
2) Trung Quốc đã cho nhổ cột mốc biên giới tại các tỉnh lân cận Việt Nam:
3) Trung Quốc nhổ cột mốc lịch sử ở biên giới phía Bắc:
4) Chiến dịch thủ tiêu các cột mốc biên giới Việt Trung:
5) Tìm hiểu các mô hình mốc giới được cắm trên đường biên giới Việt Trung theo các công ước Pháp-Thanh 1887 và 1895:
6) Biên giới Việt-Trung: bản đồ nói gì?
7) Việt Nam có nhượng bộ Trung Quốc về biên giới không?
8) Chứng Minh Lịch Sử Ải Nam Quan Là Của Việt Nam:
9) ẢI NAM QUAN TRONG LỊCH SỬ (1):
10) ẢI NAM QUAN TRONG LỊCH SỬ (2):
11) ẢI NAM QUAN TRONG HIỆN TẠI (3):
12) Thác Bản Giốc của Việt Nam hay của Trung Quốc (Phần I):
13) Thác Bản Giốc của Việt Nam hay của Trung Quốc (Phần II):
14) Việt Nam có bị mất đất ở khu vực Ải Nam Quan cho Trung Quốc?
15) Sách Giáo Khoa dứt khoát không được né tránh cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc:
16) Thác Bản Giốc còn hay đã mất?
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Bản tin Biển Đông ngày 27/10

Bản tin Biển Đông ngày 27/10

Bản tin Biển Đông ngày 27/10/2016.

 

 

1) Philippines, Nhật Bản kêu gọi “tự kiềm chế” trên Biển Đông

Ngày 26/10, tờ Philippine Star đưa tin:

Hai nước Philippines và Nhật bản đã nhất trí hợp tác vì hòa bình và ổn định ở khu vực và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “tự kiềm chế và phi quân sự hóa” trên Biển Đông. Theo một tuyên bố chung được Bộ Ngoại giao Philippines công bố, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe “đã ghi nhận tầm quan trọng của việc tiếp cận trên cơ sở các nguyên tắc đối với việc giải quyết hòa bình các tranh chấp biển mà không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, phù hợp với Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), Hiến chương Liên hợp quốc và các điều ước quốc tế có liên quan”. Hai nhà lãnh đạo cũng nhấn mạnh “nhu cầu đảm bảo an toàn và an ninh hàng hải là các yếu tố quan trọng đối với hòa bình, ổn định và thịnh vượng lâu dài cho cả hai quốc gia và khu vực”.

Một phần hợp tác trong quan hệ đối tác chiến lược giữa hai bên là việc tiếp tục hợp tác giữa các lực lượng cảnh sát biển giữa Philippines và Nhật Bản cùng với Chương trình Hỗ trợ Phát triển Chính thức của Nhật Bản nhằm cung cấp “các tàu tuần tra quy mô lớn” của hai nước. Nhật Bản đã cung cấp một tàu tuần tra, tàu Cảnh sát biển BRP Tubbataha, chiếc đầu tiên trong số 10 tàu sẽ được chuyển cho Philippines theo chương trình ODA. Thông cáo chung cho biết “Tổng thống Duterte đã bày tỏ sự cảm kích đối với việc Nhật Bản tiếp tục ủng hộ Philippines trong lĩnh vực này”.

Ông Abe cho biết Nhật Bản sẽ tiếp tục giúp đỡ Philippines trong đào tạo các phi công và nâng cấp lực lượng Hải quân của nước này. Tuyên bố chung nhấn mạnh “duy trì các vùng biển mở và ổn định là điều quan trọng đối với khu vực. hai nhà lãnh đạo nhất trí cho rằng Biển Đông có các tuyến đường biển quan trọng đối với sự sinh tồn và hoạt động kinh tế toàn cầu. Theo đó, hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hàng hải và hàng không vũng như những nỗ lực và hợp tác chống cướp biển”.

2) Trung Quốc sẽ triển khai tập trận quân sự ở Biển Đông trong vòng chưa đến một tuần sau cuộc tuần tra của Mỹ

Ngày 26/10, các trang The Japan Times, Reuters… đưa tin:

Ngày 25/10, Cục An toàn Hải dương Trung Quốc tuyên bố nước này sẽ tổ chức tập trận quân sự trên Biển Đông trong ngày 27/10, đồng thời thông báo lệnh cấm tất cả các tàu thuyền phi quân sự không đi vào khu vực phía Nam đảo Hải Nam và khu vực phía Tây Bắc Hoàng Sa của Việt Nam. Tuyên bố này được đưa ra trong vòng chưa đến một tuần sau khi tàu Hải quân của Mỹ đến gần Hoàng Sa khiến Bắc Kinh nổi cơn thịnh nộ. Các chuyên gia cho biết, nhiều cuộc tập trận quân sự công khai đã diễn ra ở gần Hoàng Sa, nơi có vị trí gần với Trung Quốc và là nơi nước này có sự kiểm soát lớn hơn so với nhóm các đảo ở Trường Sa cách hơn 800 km về phía Nam. Hiện Bộ Quốc phòng Trung Quốc chưa đưa ra bình luận gì.

3) Thách thức đường cơ sở phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông

Ngày 26/10, tờ Tạp chí Phố Wall đăng tải bài viết “Thách thức đường cơ sở phi pháp của Trung Quốc trên biển” của bà Lynn Kuok, Nghiên cứu viên không thường trú tại Viện Brookings và giảng viên thỉnh giảng của Đại học Luật Havard.

Trong bài viết, bà Lynn Kuok nhận định hoạt động tự do hàng hải (FONOP) mới đây nhất của Mỹ ở gần Hoàng Sa đã củng cố thêm lập luận cho bài viết của bà đăng trên Chương trình Tự do hàng hải của Mỹ hồi tháng 6 với nội dung kêu gọi hải quân Mỹ tiếp tục khẳng định các quyền trên biển ở khu vực Biển Đông, bao gồm đi qua khu vực Hoàng Sa nhằm thách thức các đường cơ sở thẳng phi pháp của nước này

Liên quan đến FONOP mới đây nhất của Mỹ ở Hoàng Sa của Việt Nam, bà Kuok đánh giá FONOP lần này không giống với những lần FONOP trước của Mỹ trên Biển Đông bởi nó đã mở rộng mục tiêu của Mỹ trên Biển Đông ra các đường cơ sở thẳng phi pháp của Trung Quốc xung quanh Hoàng Sa. Trong một email trao đổi, Người Phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay tàu USS Decatur trong FONOP ngày 21/10 vừa qua đã đi qua Hoàng Sa, ngoài phạm vi lãnh hải 12 hải lý từ các cấu trúc; đồng thời xác nhận mục tiêu của hoạt động lần này là nhằm thách thức việc Trung Quốc sử dụng “đường cơ sở thẳng” xung quanh Hoàng Sa. Theo phân tích của bà, các đường cơ sở thẳng phi pháp thực sự đáng lo ngại đối với cộng đồng quốc tế bởi chúng ảnh hưởng tiêu cực đến các quyền sử dụng vùng biển và vùng trời. Bà cho rằng trong tương lai, Mỹ và các nước có mong muốn duy trì luật pháp quốc tế cũng sẽ tìm cách thực thi các quyền trên biển ở khu vực Trường Sa, một nhóm các thực thể nằm ở phía Nam Biển Đông, do đó Trung Quốc khó có thể không tuyên bố các đường cơ sở thẳng xung quanh Trường Sa, dù các quan chức Ngoại giao của Trung Quốc trước đây đã khẳng định chắc như đinh đóng cột rằng Bắc Kinh đang dự tính sẽ thực hiện điều này

Những tuyên bố gần đây của Bộ Ngoại giao Trung Quốc lần đầu tiên nhắc đến “các vùng nội thủy…dựa trên các đảo ở Biển Đông” một cách mơ hồ có thể cho thấy rằng Trung Quốc đang chuẩn bị tuyên bố các đường cơ sở thẳng xung quanh nhóm đảo ở Trường Sa. Tuy nhiên, Phán quyết Tòa Trọng tài vụ kiện Biển Đông hồi tháng 7 đã khẳng định việc coi Trường Sa như một thực thể thống nhất để có thể hình thành nên các đường cơ sở thẳng xung quanh nó là không hợp pháp. Nếu các quốc gia thực thi tự do hàng hải đi qua Trường Sa, Bắc Kinh sẽ phải nhận thức được rằng, cộng đồng quốc tế cũng không thể tán thành nổi mưu đồ nhằm biến các vùng biển ở khu vực này thành vùng nội thủy của Trung Quốc. Bà Kuok cũng cho rằng những chỉ trích nhằm vào các FONOPS của Mỹ cho rằng chúng không thể ngăn chặn các hoạt động xây dựng và bồi đắp đảo trên các cấu trúc bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép trên Biển Đông là không thỏa đáng. Các FONOPS chỉ là biểu hiện cho việc Mỹ đã nhận thức được các quyền trên biển theo luật pháp quốc tế vẫn có nhiều giá trị, chứ không được triển khai để ngăn chặn các hoạt động của Trung Quốc. Các FONOPS sẽ giúp ngăn chặn những nỗ lực phi pháp nhằm kiểm soát các vùng biển và vùng trời trên Biển Đông, đóng góp nhiều hơn vào sự ổn định ở khu vực.

Bà nhấn mạnh, các quốc gia cũng nên khẳng định quyền trên biển đối với các cấu trúc là đối tượng của Phán quyết Trọng tài để khẳng định hơn nữa giá trị của Phán quyết và khiến Trung Quốc gặp khó khăn khi muốn phớt lờ Phán quyết này. Để làm được điều này, các quốc gia có thể thực thi quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải của các cấu trúc ở Trường Sa được Tòa Trọng tài xác định là đá, và thực thi tự do biển cả xung quanh các cấu trúc được xác định là bãi cạn lúc nổi lúc chìm hoặc các cấu trúc ngầm.

4) Hai nhà lãnh đạo của Nhật Bản và Philippines bày tỏ lập trường nhất quán về vấn đề Biển Đông

Ngày 27/10, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng đưa tin:

Ngày 26/10, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte khẳng định về việc hợp tác giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và phù hợp với luật pháp quốc tế, một tuần sau khi Trung Quốc và Philippines nhất trí đặt tranh chấp sang một bên để thúc đẩy hợp tác song phương. Hai bên cho biết sẽ nhất trí đối phó với việc Trung Quốc bành trướng quân sự trên biển. Thậm chí, trong cuộc họp báo sau cuộc gặp tại Tokyo, ông Duterte tuyên bố “Philippines sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Nhật Bản trong những vấn đề cùng quan tâm ở khu vực và thúc đẩy các giá trị dân chủ chung, tuân thủ Thượng tôn pháp luật và giải quyết hòa bình tranh chấp, bao gồm tranh chấp Biển Đông”. Ông Abe và Duterte cũng ủng hộ các tuyên bố hợp tác song phương trong lĩnh vực an ninh biển với các biện pháp nhằm nâng cao tiềm lực của Philippines để bảo đảm an ninh cho các vùng lãnh thổ trên biển của nước này. Hai nước đã ký một thỏa thuận cho phép Nhật Bản cung cấp hai tàu tuần tra lớn cho các hoạt động của cảnh sát biển Philippines, đồng thời ký một thỏa thuận cho thuê máy bay huấn luyện TC-90 từ Lực lượng Phòng vệ trên biển của Nhật Bản cho Philippines để dùng cho các hoạt động tuần tra tren biển.

https://www.facebook.com/plugins/comments.php?api_key=&channel_url=http%3A%2F%2Fstaticxx.facebook.com%2Fconnect%2Fxd_arbiter%2Fr%2FfTmIQU3LxvB.js%3Fversion%3D42%23cb%3Df3ce28b9b7d643c%26domain%3Dbiendong.net%26origin%3Dhttp%253A%252F%252Fbiendong.net%252Ff1b5dc88a721c9c%26relation%3Dparent.parent&colorscheme=light&href=http%3A%2F%2Fwww.biendong.net%2Fbi-n-nong%2F10106-ban-tin-bien-dong-ngay-27-10.html&locale=vi_VN&numposts=5&sdk=joey&skin=light&width=auto

Categories: Biển Đông | Leave a comment

Ông Đinh Thế Huynh muốn thăm dò những gì trong chuyến đi Mỹ

Ông Đinh Thế Huynh muốn thăm dò những gì trong chuyến đi Mỹ

Ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

AFP photo

Ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đang có chuyến thăm và làm việc tại Hoa Kỳ từ ngày 23 tháng 10. Chuyến đi của ông Đinh Thế Huynh diễn ra giữa lúc nước Mỹ đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng thống mới vào đầu tháng 11 và Philippines, đồng minh lâu năm của Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương, gần đây đang cho thấy những dấu hiệu xích lại gần hơn với Trung Quốc và xa hơn với Mỹ. Việt Hà phỏng vấn giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, giảng dạy môn quan hệ quốc tế thuộc trường đại học George Mason, Hoa Kỳ về chuyến đi này

Việt Hà: Xin ông cho biết chuyến thăm của ông Đinh Thế Huynh sang Mỹ lần này vào giai đoạn này có ý nghĩa thế nào đối với hai nước?

Gs. Nguyễn Mạnh Hùng: Thứ nhất là trong một tháng nay có rất nhiều biến chuyển xảy ra ở Á châu, nó là mối quan tâm của cả hai nước. Điểm thứ hai nữa là sau đại hội 12, Việt Nam gửi lãnh đạo của họ đi khắp các nước để tiếp xúc thu thập tin tức để họ làm chính sách. Ông Huynh được cử đi sang Mỹ. Ông vừa sang Trung Quốc và rồi sang Mỹ. Đây là hai nước quan trọng nhất trong ngoại giao đu dây của Việt Nam cho nên thứ nhất là về vấn đề thời điểm, thứ hai là thăm dò. Chuyến đi của ông có ý nghĩa trong khung cảnh đó.

Việt Hà: Ông nói là nó có ý nghĩa thăm dò, vậy Việt Nam cần thăm dò cụ thể gì từ phía Mỹ?

Đảng muốn được Mỹ coi trọng và đảng cũng tiếp tục nhấn mạnh thêm cái việc mà cả ông Kerry, ông Obama đều nhắc là Mỹ tôn trọng chế độ chính trị của Việt Nam. – Gs. Nguyễn Mạnh Hùng

Gs. Nguyễn Mạnh Hùng: Thứ nhất chuyến đi này ở bên Mỹ mời ông ấy đi. Lần trước ông Trọng đã đi rồi, đã giải quyết xong vấn đề thủ tục rồi. Việt Nam muốn đi để xác nhận lại là Mỹ cũng coi trọng việc đảng đóng vai trò quan trọng trong việc làm chính sách, có khi còn quan trọng hơn cả làm chính sách, nên phải dành cho ông ấy những thủ tục cần thiết, xứng đáng tầm của ông ấy. Chuyện này ông Trọng đã làm được rồi thì bây giờ ông tiếp tục cái đó. Thứ nhất là xác định là đảng là lãnh đạo và đảng muốn được Mỹ coi trọng và đảng cũng tiếp tục nhấn mạnh thêm cái việc mà cả ông Kerry, ông Obama đều nhắc là Mỹ tôn trọng chế độ chính trị của Việt Nam. Có thể ông đi để tìm hiểu thái độ của Mỹ đến những vấn đề mà Việt Nam quan tâm.

Thí dụ như quan hệ của Mỹ với ông Duterte (Philippines) ra sao, tương lai liên minh quân sự giữa Mỹ và Philippines ra sao vì nó rất quan trọng đối với Việt Nam. Trong cuộc bầu cử này ở Mỹ thì cả hai ứng cử viên đều chống TPP mà TPP theo lời ông thiếu tướng Lê Văn Cương, cựu Viện trưởng Viện Chiến lược của Bộ Công An nói thì vấn đề TPP không chỉ là kinh tế mà nó còn có tầm chiến lược, và vấn đề chính trị nữa. Ông nói là để Việt Nam không bị phụ thuộc quá nhiều về kinh tế đối với Trung Quốc. Nếu TPP không làm được thì Việt Nam cũng hụt hứng nên ông ấy cũng phải thăm dò để làm chính sách. Về phía Mỹ thì cũng thấy là Việt Nam vừa có đại hội đảng và có một số lãnh đạo mới. Ông này có vai trò quan trọng, Mỹ muốn xem là ông ấy quan trọng đến mức độ nào, liệu ông ấy có được đảng tin để đưa ra những tín hiệu quan trọng với Mỹ hay không. Nó cũng là thăm dò thôi. Tôi nghĩ đây là một chuyến thăm dò. Ông ấy cũng mới mà nước Mỹ cũng chưa có lãnh đạo mới thành ra đây là cuộc trao đổi giữa hai bên, mỗi bên thăm dò những điểm mà mình quan tâm tới.

Việt Hà: Ông nói là ông Đinh Thế Huynh sang Mỹ lần này có tính chất thăm dò nhưng nước Mỹ sắp tới sẽ có những thay đổi bởi vì cuộc bầu cử sắp diễn ra mà chúng ta chưa biết ứng cử viên đảng Cộng hòa hay ứng cử viên đảng Dân chủ sẽ thắng cử. Hai người này có chính sách hoàn toàn khác nhau. Theo ông thì điều này có gì tích cực hay không tốt cho Việt Nam vào giai đoạn hiện nay?

Gs. Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi thấy những người nào nghiên cứu đều có thể tiên đoán kết quả bầu cử như thế nào rồi và hậu quả chính trị của nó thế nào rồi. Tôi nghĩ bên Việt Nam cũng có những người phân tích họ hiểu được tình hình thế nào. Tôi nghĩ ở Việt Nam đối với những người đã thông hiểu thì kết quả cuộc bầu cử cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên không chỉ Việt Nam mà cả Nhật bản và Singapore muốn 2 điều. Thứ nhất là làm thế nào để cứu vãn được TPP, nếu không có thì có phải là Mỹ không muốn can dự vào Á châu, tức là rút ra để cho Trung Quốc độc quyền hay không. Đó là điều mà mọi người ở Á châu đều hỏi. Thí dụ bà Clinton thắng thì câu hỏi là tương lai TPP ra sao? Thứ hai là cam kết của Mỹ ở Á châu như thế nào, họ có muốn nhường cho Trung Quốc hay không hay muốn chia với Trung Quốc hay muốn can dự. Đó là những câu hỏi mà các nước Á châu và Việt Nam đều quan tâm.

Việt Hà: Vấn đề nhân quyền trong chuyến đi này thì sao thưa ông?

Gs. Nguyễn Mạnh Hùng: Vấn đề nhân quyền thì Mỹ không thể nào không đặt ra được vì vấn đề chính trị của Mỹ như vậy. Nếu nói chuyện mà không đặt vấn đề nhân quyền thì lôi thôi lắm đối với ảnh hưởng của Mỹ. Cho nên vấn đề nhân quyền chắc chắn sẽ được đề cập. Đối với Mỹ thì gần đây chúng ta thấy một số vụ bắt bớ những người bất đồng chính kiến thì đây cũng là dịp để người Mỹ đặt vấn đề với ông Huynh để thử dò xem, không phải là tạo thêm căng thẳng, vì ông ấy là người rất thẩm quyền trong đảng. Họ dò xem là đảng nghĩ gì về vấn đề nhân quyền, đảng nghĩ gì về quyền của người lao động. Đây là quyền sẽ phải thi hành trong hiệp định TPP. Người ta sẽ thăm dò ông ấy xem đảng nghĩ gì về cái đó.

Việt Hà: Trước khi sang Mỹ thì ông Huynh cũng sang Trung Quốc, nhiều người phân tích ở Việt Nam nghĩ rằng đây là điều mà Việt Nam thường làm là phải báo cáo với Trung Quốc rồi mới sang Mỹ. Ông đánh giá thế nào về chuyến đi sang Trung Quốc trước rồi sang Mỹ của ông Huynh?

Chính sách của Mỹ và chính sách của Philippines tạo ra những điều mới khiến những nước ở Á châu trong đó có Việt Nam phải nghĩ tới. – Gs. Nguyễn Mạnh Hùng

Gs. Nguyễn Mạnh Hùng: Lối dó là lối thường làm của Việt Nam. Việt Nam muốn cân bằng lực lượng như tôi viết trong bài trên CSIS. Việt Nam là một nước nhỏ bên cạnh một nước lớn là Trung Quốc vốn có rất nhiều tham vọng. Vì vậy Việt Nam không có cách nào khác là phải hòa giải với Trung Quốc nhưng không đến mức độ để mất chủ quyền. Việt Nam một mặt thì hòa giải, một mặt phải tìm những đối trọng, gọi là cân bằng quyền lực mà người ta gọi là đu dây. Những đối trọng của  Việt Nam là Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ. Nhưng trong các nước đó thì đối trọng có giá trị và có thể tin tưởng nhất là Mỹ thôi. Khi ông đu dây thì ông không thể làm mất lòng Trung Quốc được. Nên bao giờ ông cũng sang Trung quốc trước rồi sang Mỹ hoặc sang Mỹ trước rồi về thăm Trung Quốc hay cả hai. Trường hợp ông Huynh làm cũng là đu dây như ngày xưa thôi, không có nghĩa là ông phải trình Trung Quốc trước.

Việt Hà: Kể từ sau đại hội đảng đến nay, ông đánh giá chung thế nào về đường lối chính sách ngoại giao của đảng trong bối cảnh hiện nay, nhất là khi quan hệ giữa Mỹ và Philippines có những căng thẳng.

Gs. Nguyễn Mạnh Hùng: Chính sách hiện tại của đảng là họ vẫn tiếp tục chính sách cũ là chính sách đi dây. Quan tâm nhất của họ là làm sao không làm mất lòng Trung Quốc nhưng không nhân nhượng đến mức làm mất chủ quyền, mất biển đảo, vấn đề biển đảo là vấn đề họ rất quan tâm. Một mặt họ phải củng cố sức mạnh phòng thủ của họ, mặt khác họ phải tranh thủ những sự ủng hộ của quốc tế với họ, đặc biệt là những nước trong ASEAN và các cường quốc. Gần đây chúng ta thấy là ASEAN đã bị yếu đi rất nhiều. Thứ nhất là chính sách của ông Duterte tạo ra tình hình bất ổn trong vùng, có những biến chuyển khó lường. Còn cái mạnh nhất là sự can thiệp của nước Mỹ thôi. Việc ông sang đây thì thứ nhất ông ấy phải thăm dò những chuyện đó, còn về chính sách ngoại giao thì tôi không thấy có gì thay đổi. Tuy nhiên chính sách ngoại giao sẽ phải thích ứng với những thay đổi mới. Ví dụ ông Duterte thực sự muốn ngả về Nga và đuổi Mỹ đi thì sẽ đặt ra nhiều vấn đề lắm. Nếu Mỹ còn muốn can dự thì vai trò của Việt Nam sẽ tăng lên. Nếu Mỹ yếu và Mỹ bỏ đi thì chính sách đu dây của Việt Nam sẽ gặp khó khăn. Tất cả các nước ở Đông Nam Á cũng vậy, sự đu dây đó sẽ không thể thực hiện được nữa. Thành ra phải liệu cơm gắp mắm, phải thay đổi thôi. Chính sách của Mỹ và chính sách của Philippines tạo ra những điều mới khiến những nước ở Á châu trong đó có Việt Nam phải nghĩ tới

Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi bài phỏng vấn.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Sức mạnh quân sự khủng khiếp của Nhật Bản

Sức mạnh quân sự khủng khiếp của Nhật Bản

Chia sẻ

Nhật Bản tập trung phát triển xây dựng lực lượng quân đội hùng mạnh chống lại mối đe dọa chính từ Trung Quốc và giảm phụ thuộc vào Mỹ.
 >> Nhật Bản muốn “giữ chân” Philippines trong vấn đề Biển Đông
 >> Báo Mỹ: Không phải Trung Quốc, Hải quân Nhật Bản mới mạnh nhất châu Á

Sau thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã bị cấm, không được phép có lực lượng vũ trang. Tuy nhiên lệnh cấm này dần bị phai mờ và gần đây Tokyo đang tích cực thảo luận khả năng đổi tên Lực lượng phòng thủ trong lực lượng vũ trang và cho phép họ những quyền tiến hành các hoạt động quân sự bên ngoài lãnh thổ của mình, không chỉ đối với sứ mệnh nhân đạo và gìn giữ hòa bình.

Chi tiêu quân sự của Nhận Bản được giới hạn trong 1% của GDP. Nhưng GDP của đất nước này là rất lớn và 1 phần trăm là đủ để xây dựng lực lượng quân đội hùng mạnh. Ban đầu, hầu như tất cả các loại vũ khí của lực lượng phòng thủ Nhật Bản được sản xuất tại Mỹ, nhưng hiện nay ngày càng nhiều các sản phẩm trong nước.

Trước đây, mối đe dọa chính đối với Nhật Bản được xác định chính là Liên Xô, nhưng bây giờ tất nhiên, là Trung Quốc và đặc biệt lo ngại về chương trình hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên. Tokyo không còn tin rằng, trong trường hợp cần thiết quân đội Mỹ đáp ứng được yêu cầu của họ cũng như không chắc chắn Mỹ sẽ bảo vệ an toàn cho Nhật Bản khỏi Trung Quốc.

Lục quân Nhật Bản bao gồm năm đội quân và lực lượng hoạt động đặc biệt

Lực lượng phía Bắc có trụ sở tại Sapporo, bao gồm: Sư đoàn bộ binh 2 và sư đoàn xe tăng 7, lữ đoàn bộ binh cơ giới 5 và 11, lữ đoàn pháo binh 1, lữ đoàn tên lửa phòng không 1, nhóm hỗn hợp (huấn luyện), thông tin liên lạc và nhóm hàng không.

Lực lượng Đông-Bắc có trụ sở chính ở Sendai, bao gồm: sư đoàn bộ binh 6 và 9, lữ đoàn kỹ thuật 2, nhóm hỗn hợp (huấn luyện), thông tin liên lạc và nhóm hàng không, trung đoàn tên lửa chống tàu 4 và phòng thủ tên lửa 5.

Lực lượng quân đội phía Đông có trụ sở chính ở Nerima, bao gồm: Sư đoàn bộ binh 1, lữ đoàn máy bay chiến đấu 12, lữ đoàn kỹ thuật 2, lữ đoàn hỗn hợp (huấn luyện), lữ đoàn phòng thủ 2, các nhóm thông tin liên lạc và nhóm hàng không.

Lực lượng quân đội ở miền trung có trụ sở chính ở Itami, bao gồm: Sư đoàn bộ binh 3 và 10, lữ đoàn bộ binh cơ giới 13 và 14, lữ đoàn kỹ thuật 4, lữ đoàn hỗn hợp (huấn luyện), nhóm phòng thủ 2, các nhóm thông tin liên lạc và nhóm hàng không.

Lực lượng quân đội phía Tây có trụ sở chính ở Kumamoto, bao gồm: Sư đoàn bộ binh 4 và 8, lữ đoàn bộ binh cơ giới 15, lữ đoàn kỹ thuật 5, lữ đoàn tên lửa phòng không 2, lữ đoàn hỗn hợp (huấn luyện), trung đoàn tên lửa chống tàu 4, các nhóm hàng không.

Lực lượng hoạt động đặc biệt (MTR) có trụ sở chính ở Nerima, bao gồm: Lữ đoàn đổ bộ hàng không 1, lữ đoàn trực thăng 1, các nhóm MTR và trung đoàn ném bom tầm trung.

Lực lượng xe tăng gồm 341 chiếc thuộc các loại Type 90, 308 và 74. Hiện nay Nhật Bản đang dần thay thế bằng các phiên bản mới. Ngoài ra, lực lượng này đã bắt đầu được trang bị xe tăng Type 10 (đây là phiên bản hạng nhẹ của Type 90), hiện nay có 39 chiếc loại này đã và đang tiến hành xây dựng. Ngoài ra còn có 109 xe bọc thép Type 87, 68 xe chiến đấu bộ binh Type 89, 580 xe vận chuyển quân (346 Type 96 và 234 Type 73).

Lực lượng pháo binh gồm 160 khẩu pháo tự hành (trong đó 67 loại M110, 93 Type 99), 422 súng FH70, 1900 súng cố (trong đó 817 Type 64, 646 loại L-16, 426 loại RT, 24 Type 96), 99 MLRS, và 100 hệ thống phòng thủ tên lửa gần bờ Type 88 .

Tổ hợp tên lửa chống tăng bao gồm khoảng năm 1700 (trong đó 34 Type 96, 140 Type 79, 440 Type 87, 1071 Type 01). Hệ thống phòng không có khoảng 370 tổ hợp (trong đó 57 Type 81, 113 loại 93, 32 đội pháo cải tiến Hawk, 40 Type 03), hơn 400 hệ thống phòng thủ tên lửa di động (360 Type 91, 80 “Stinger” của Mỹ), 52 pháo tự hành chống máy bay Type 87.

Lực lượng hàng không được trang bị 7 máy bay hạng nhẹ LR-2, khoảng 84 máy bay trực thăng chiến đấu của Mỹ (trong đó khoảng 72 chiếc AH-1S, 12 chiếc AH-64D, ngoài ra còn có khoảng 13 chiếc AH-1S đang bảo quản), 36 máy bay trinh sát mới OH-13 và 97 chiếc cũ HE-6 (còn có khoảng 97 chiếc đang được bảo quản), 61 máy bay vận tải của Mỹ CH-47J và 129 máy bay đa năng UH-1J (ngoài ra còn có khoảng 45 chiếc UH-1B và 69 trực thăng UH-1H đang bảo quản), 9 máy bay đa năng EC225 của châu Âu, 39 máy bay cứu hộ UH-60J của Mỹ và 30 máy bay huấn luyện TH-480V.

Không quân Nhật bao gồm 5 thành phần chính: hệ thống phòng không (có trụ sở chính ở căn cứ không quân Yokota), yểm trợ (có trụ sở chính ở căn cứ Fuku), trung tâm nghiên cứu-thử nghiệm (có trụ sở chính ở căn cứ Iruma), trung tâm huấn luyện (có trụ sở chính ở căn cứ Hamamatsu) và hậu cần kỹ thuật. Hiện nay, Không quân Nhật có 156 chiếc F-15J và 45 máy bay huấn luyện chiến đấu F-15DJ.

Ngoài ra Nhật đã trang bị máy bay mới F-2 tự sản xuất dựa trên F-16, họ đã trang bị cho Không quân 64 chiếc F-2A và 21 máy bay huấn luyện chiến đấu F-2B (trong đó12 chiếc F-2B đã bị hư hại nghiêm trọng ở căn cứ không quân Matsushima trong trận sóng thần năm 2011, hiện nay chúng đang được bảo quản), 69 chiếc Phantom của Mỹ (trong đó 56 chiếc F-4EJ, 13 máy bay trinh sát RF-4E / EJ, thậm chí lên đến 40 chiếc F-4EJ và 11 RF-4EJ đang được bảo quản). Tuy nhiên những loại máy bay này đang dần dần lỗi thời và Nhật đang lên kế hoạch thay thế chúng. Trong tương lai gần Nhật sẽ mua 42 máy bay chiến đấu F-35A của Mỹ.

Ngoài ra Không quân Nhật còn được trang bị 18 máy bay tác chiến điện tử và AWACS (trong đó 13 chiếc E-2C, 4 chiếc E-767, 1 chiếc EC-1), 6 máy bay tiếp nhiên liệu (4 chiếc KC-767, 2 chiếc KC-130H),

50 máy bay vận tải (13-14 chiếc C-130H, 23 chiếc C-1, 12 chiếc YS-11), 33-35 máy bay đa năng (trong đó 28-30 chiếc U-125, 5 chiếc U-4), 258 máy bay huấn luyện (trong đó 196 chiếc T-4, 49 chiếc T-7, 13 chiếc T-400), 60 máy bay trực thăng vận tải (trong đó 44-49 chiếc UH-60J, 15 chiếc CH-47J).

Nhật Bản không đủ tin Mỹ sẽ bảo đảm cho mình trong tương lai
Nhật Bản không đủ tin Mỹ sẽ bảo đảm cho mình trong tương lai

Tất cả các tàu mặt nước và tàu ngầm của Hải quân được xây dựng tại nhà máy đóng tàu của Nhật, nhưng chúng đều dựa trên các tàu của Mỹ hoặc theo các giấy phép của Mỹ. Đồng thời, Nhật Bản trực tiếp thực hiện việc nghiên cứu, phát triển loại tên lửa tầm xa Standard.

Hạm đội tàu ngầm của Nhật Bản bao gồm các tàu ngầm phi hạt nhân nhưng lực lượng này được coi là một trong những lực lượng mạnh nhất trên thế giới. Hiện tại hạm đội này có bảy tàu ngầm loại Soryu (hai hoặc ba chiếc khác đang được xây dựng), 10 chiếc loại Oyashio (và còn một chiếc đang được sử dụng để huấn luyện) và một chiếc loại Kharusi dùng để học tập, huấn luyện.

Tất cả các tàu chiến lớn của Hải quân Nhật được phân loại thành các tàu khu trục, tàu sân bay (trực thăng), tàu tuần dương.

Hai tàu sân bay (trực thăng) loại Hugo và một chiếc loại Sirane (thêm một chiếc đã tách khỏi Hải quân). Theo kích thước những tàu này là tàu sân bay hạng nhẹ có khả năng mang theo 10 máy bay trực thăng cất cánh và hạ cánh thẳng đứng. Ngoài ra còn có tàu sân bay (trực thăng) loại Izumo, và một chiếc tàu loại này đang được xây dựng. Đây sẽ là một tàu sân bay với chiều dài khoảng 250 m sẽ được trang bị các loại vũ khí riêng và các hệ thống phòng thủ, nhưng gần như không có máy bay trang bị trên boong tàu nên họ sẽ trang bị 14 trực thăng.

Lực lượng tàu tuần dương gồm 2 chiếc loại Atago và 4 chiếc loại Congo. Chúng được trang bị hệ thống Aegis, và trở thành một hành phần không thể thiếu của hệ thống phòng thủ tên lửa.

Các tàu khu trục hiện đại nhất thuộc ba loại tàu, bao gồm các phiên bản sửa đổi của một dự án: 4 chiếc Akidzuki, 5 chiếc Takanami, 9 chiếc Murasame. Ngoài ra còn có các tàu khu trục cũ như 8 chiếc loại Asagiri, 2 chiếc loại Hatsuyuki (còn có 3 chiếc được sử dụng học tập huấn luyện, 2 chiếc nữa đã ngừng hoạt động), 2 chiếc loại Hatakadze. Lực lượng tàu hộ tống gồm 6 chiếc loại Abukuma.

Trong thành phần của lực lượng Hải quân có 6 tàu tên lửa loại Hayabusa (ngoài ra có 3 tàu mang tên lửa PG-01 đã tách khỏi lực lượng này), 29 tàu quét mìn (trong đó 2 chiếc loại Uraga, 3 chiếc loại Yaeyama, 3 chiếc loại Hirasima”, 12 chiếc loại “Sugasima”, 2 chiếc loại “Uvasima”, 3 chiếc loại “Enoshima”, 2 chiếc loại “Iesima”), ba tàu đổ bộ loại “Osumi”. Gần đây Nhật Bản đang cải thiện đáng kể khả năng đổ bộ của các hạm đội Nhật, đồng thời tiến hành hiện đại hóa mạnh mẽ các loại vũ khí trang thiết bị thuộc lực lượng này.

Lực lượng hàng không trên biển gồm 100 máy bay chống tàu ngầm và máy bay trinh sát (trong đó 10 chiếc F-1, 76 chiếc P-3C, 4-5 chiếc ER-3, 4 chiếc OP-3C, 3-4 chiếc UP-3C), 6-7 máy bay cứu hộ (trong đó 2 chiếc US-1A, 4-5 chiếc US-2), 4 máy bay vận tải U-36A (ngoài ra còn 9-12 chiếc YS-11 đang bảo quản), 5 máy bay tiếp nhiên liệu KC-130R, 55 máy bay huấn luyện và yểm trợ (trong đó 32 chiếc T-5, 5 chiếc LC-90, 18 chiếc TC- 90), 97 máy bay trực thăng chống tàu ngầm (trong đó 50 chiếc SH-60K 50, 47 chiếc SH-60J), 2 máy bay vận tải CH-101, 17 máy bay cứu hộ UH-60J, 15 trực thăng chống thủy lôi (trong đó 8 chiếc MCH-101, 7 chiếc MH-53E), 15 máy bay huấn luyện TN- 135.

Trên lãnh thổ của đất nước này có rất nhiều căn cứ quân sự của Mỹ, và lực lượng chủ yếu nằm ở đảo Okinawa. Đây là địa điểm đóng quân của sư đoàn thủy quân lục chiến 3, các nhóm không quân… Ở căn cứ quân sự Yokosuka có tàu sân bay hạt nhân Nimitz, hai tàu tuần dương Ticonderoga và bảy tàu khu trục Arleigh Burke.

Như vậy sức mạnh của lực lượng tự vệ của Nhật Bản vượt qua bất kỳ sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang các nước NATO, và so với những người hàng xóm Trung Quốc và Triều Tiên ít nhất không yếu hơn. Đặc biệt là đối với Trung Quốc hiện nay đang trở thành mối đe dọa trực tiếp không chỉ đối với Nhật Bản mà còn cả với các quốc gia xung quanh khu vực biển Đông. Sức mạnh của lực lượng vũ trang Trung Quốc đang ngày càng lớn mạnh và phát triển rất nhanh. Và tất nhiên Nhật Bản biết được điều này và không muốn phụ thuộc quá nhiều vào Mỹ, họ muốn đối phó với các mối đe dọa một cách chủ động hơn.

Với vị thế của một cường quốc kinh tế và chính sách phát triển quốc phòng mới phù hợp với yêu cầu thực tế. Trong tương lai gần sức mạnh của lực lượng vũ trang Nhật Bản sẽ đứng vào tốp đầu của thế giới và lực lượng tự vệ của họ hoàn toàn có thể đủ sức chống lại mọi mối đe dọa mà không cần phụ thuộc vào sự giúp đỡ bên ngoài.

Theo Nguyễn Đông

Đất Việt

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Chuyến đi của ông Đinh Thế Huynh trong mối quan hệ ‘tay ba’ ở Biển Đông

Chuyến đi của ông Đinh Thế Huynh trong mối quan hệ ‘tay ba’ ở Biển Đông

26.10.2016

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry và Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đinh Thế Huynh phát biểu trong một cuộc họp báo chung tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, thủ đô Washington, ngày 25 tháng 10 năm 2016 [Bộ Ngoại giao / Public Domain]

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry và Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đinh Thế Huynh phát biểu trong một cuộc họp báo chung tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, thủ đô Washington, ngày 25 tháng 10 năm 2016 [Bộ Ngoại giao / Public Domain]

Ông Đinh Thế Huynh đang có mặt tại Hoa Kỳ theo lời mời của Ngoại trưởng John Kerry. Một số nhà phân tích cho rằng chuyến đi Mỹ đầu tiên của ông Đinh Thế Huynh trong cương vị Thường trực Ban Bí thư mang ý nghĩa quan trọng trong mối quan hệ giữa Việt Nam với hai cường quốc trước bối cảnh tranh chấp Biển Đông.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry trong buổi tiếp ông Đinh Thế Huynh hôm 25/10 đánh giá cao sự phát triển trong mối quan hệ hai nước, đồng thời cho biết hai nước đã có những sáng kiến trong nhiều lĩnh vực hợp tác, trong đó có vấn đề Biển Đông. Ông Kerry nói:

“Chúng tôi đã bắt đầu một số sáng kiến trong các lĩnh vực ứng phó khẩn cấp, hợp tác chống khủng bố, tăng cường khả năng thúc đẩy pháp quyền ở Biển Đông”.

Trước khi đến Washington, ông Đinh Thế Huynh cũng đã tới Bắc Kinh từ ngày 19-21/10 và có các cuộc họp với Chủ tịch Tập Cận Bình và một số giới chức trong Bộ Chính trị Trung Quốc.

Trong buổi tiếp ông Đinh Thế Huynh hôm 20/10, ông Tập Cận Bình được tờ Hoàn Cầu Thời Báo dẫn lời nói “Trung Quốc và Việt Nam cần coi trọng những “giá trị tích cực” trong quan hệ song phương và “xử lý đúng đắn các tranh chấp”.

Một số nhà phân tích cho rằng chuyến đi “2 trong 1” lần nay của ông Đinh Thế Huynh tới Bắc Kinh và Washington là cách làm quen thuộc của các lãnh đạo Việt Nam từ trước tới nay, nghĩa là hoặc thực hiện cùng một lúc hoặc 2 chuyến đi liên tiếp nhau đến hai “trụ” trong mối quan hệ “tay ba” Việt-Mỹ-Trung.

Trong khi đó, một chuyên gia nghiên cứu Biển Đông, Giáo sư Jonathan London của Trường Đại học Leiden, cho rằng chuyến đi của ông Huynh nhằm gửi đi một thông điệp về tầm quan trọng của Mỹ trong chiến lược của Việt Nam. Ông nói:

“Rõ ràng theo nhận xét của nhiều người thì chiến lược xoay trục của Mỹ sang châu Á là yếu so với trước đây, nhưng tôi và nhiều người khác không đồng ý. Tôi thấy là phía Việt Nam thì vẫn có quan điểm rằng quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ phải là một yếu tố trung tâm của chiến lược giữ chủ quyền trong thời gian tới. Vì thế, tôi nghĩ chuyến đi này như là một thông điệp của chính phủ Việt Nam, đảng Cộng sản Việt Nam, cụ thể là lãnh đạo của Việt Nam, là vẫn xem Mỹ là một nước hợp tác cần thiết và có vị trí trung tâm. Và cũng hàm ý rằng Việt Nam vẫn chấp nhận vai trò trung tâm của Mỹ đối với vấn đề giữ ổn định trong khu vực”.

Giáo sư Jonathan London cho rằng trong giai đoạn “phức tạp” và “rất khó đoán” hiện nay, có thể thấy Trung Quốc vẫn duy trì tham vọng “đô hộ” cả Biển Đông. Vì vậy, theo Giáo sư London, dù các lãnh đạo Việt Nam có đi Bắc Kinh bao nhiêu lần đi nữa thì quan điểm trong việc quản lý mối quan hệ “tay ba” cũng sẽ không thay đổi, trong đó Mỹ vẫn phải là một đối trọng rất quan yếu cho việc bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông.

“Lãnh đạo của Việt Nam thì vẫn thấy là không thể để cho Trung Quốc làm những gì mà họ muốn làm. Mà nước duy nhất có khả năng để bảo đảm một Biển Đông được phát triển theo hướng cân nhắc với nguyên tắc trong luật pháp quốc tế chính là Mỹ. Vì thế tôi nghĩ dù Bắc Kinh có nói gì hoặc các lãnh đạo của Việt Nam có sang Bắc Kinh bao nhiêu lần, thì thực tế vẫn là chỉ có Mỹ mới là nước mà có liên minh với Mỹ thì có thể bảo đảm một Biển Đông phát triển theo nguyên tắc của luật pháp quốc tế”.

Ngoài vấn đề Biển Đông, Ngoại trưởng John Kerry cho biết cuộc gặp của ông Đinh Thế Huynh với các lãnh đạo Mỹ cũng sẽ bàn về Hiệp định Thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và một số vấn đề về nhân quyền, bao gồm việc cho phép lập công đoàn độc lập tại Việt Nam.

Chuyến đi của ông Đinh Thế Huynh tới Mỹ kéo dài từ ngày 23 đến ngày 31/10.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Blog at WordPress.com.