Monthly Archives: April 2017

Xung đột và Ngoại giao ở Biển Đông

Xung đột và Ngoại giao ở Biển Đông

Một người lính thủy quân lục chiến của Philippines bơi trong vùng nước quanh Bãi Cỏ Mây ở Biển Đông (AP Photo/Bullit Marquez)

300 km
200 mi
Leaflet | Map tiles by Stamen Design, CC BY 3.0 — Map data © OpenStreetMap
  • Trung Quốc
  • Philippines
  • Đài Loan
  • Việt Nam
  • Brunei
  • Malaysia
Một phần ba lưu lượng giao thông hàng hải toàn cầu. Ước tính khoảng 5 ngàn tỉ đôla thương mại hàng năm. Sáu quốc gia đòi chủ quyền. Một vùng biển. Đó chỉ là bề nổi của vấn đề.

Chào mừng các bạn tới Biển Đông, vùng biển chung của Đông Nam Á. Biển Đông là nơi có nguồn tài nguyên phong phú gần và dưới bề mặt—lòng biển chứa đựng nguồn cá dồi dào và đáy biển hứa hẹn trữ lượng dầu mỏ và khí đốt mà theo ước tính chính thức của Mỹ ít nhất ngang bằng với trữ lượng của Mexico, và theo một số ước tính gây tranh cãi của Trung Quốc, có thể chỉ thua trữ lượng của Ả-rập Saudi. Biển Đông cũng là một trong những tuyến đường biển có tầm chiến lược quan trọng nhất và bị tranh chấp nhiều nhất của thế kỷ 21.

Về phía bắc, Biển Đông giáp với Trung Quốc, nước tuyên bố mình có chủ quyền lịch sử từ hàng trăm năm trước. Ngày nay, Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với 95 phần trăm vùng biển này và lệ thuộc vào đó để mang về 80 phần trăm lượng dầu thô nhập khẩu. Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền đối với những đảo nhỏ ở Biển Đông và đã bồi đắp một diện tích khoảng 1.300 hectare để duy trì phần lớn là cơ sở hạ tầng quân sự, bao gồm cả những đường băng đủ dài để máy bay ném bom có thể cất cánh và hạ cánh.

Suốt nhiều thế kỉ qua, Biển Đông đã đóng vai trò thiết yếu đối với sự sống còn kinh tế của những nước giáp ranh như Việt Nam, Malaysia, Brunei, và Philippines.

Những quốc gia không có tuyên bố chủ quyền cũng có lợi ích của riêng mình. Ngư trường Natuna giáp với Biển Đông cũng có trữ lượng khí thiên nhiên thiết yếu cho nước Indonesia gần đó.

Xa hơn, Hàn Quốc và Nhật Bản không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông nhưng lệ thuộc vào quyền tự do qua lại ở đây để đáp ứng hơn phân nửa nhu cầu năng lượng của họ.

Mỹ, bảo vệ lợi ích của mình và của những đồng minh, duy trì một sự hiện diện quân sự trong khu vực. Giới chức Hải quân Mỹ dự định mở rộng lực lượng điều động ra nước ngoài của Hạm đội Thái Bình Dương thêm khoảng 30 phần trăm nữa đến trước năm 2021. [https://www.fas.org/sgp/crs/row/R42784.pdf]

Trong khi tăng trưởng kinh tế đáng kinh ngạc của Châu Á trong hai thập kỷ qua vẫn tiếp tục, sự ổn định trong khu vực và sự tiếp cận đối với Biển Đông vẫn còn là một vấn đề có hệ quả toàn cầu.

Những vụ đụng độ giữa tàu tuần tra hải quân Trung Quốc và tàu đánh cá của những nước lân cận cho thấy nhiều nguy cơ châm ngòi xung đột quốc tế và đẩy những cam kết an ninh của Washington lên hàng đầu.

Nhiều nước phương Tây đã hối thúc Bắc Kinh tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), một văn kiện ấn định những khu vực kiểm soát hàng hải dựa trên đường bờ biển. Nhưng Trung Quốc phần nhiều xem những luật lệ quản trị hàng hải mà Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn là không tương thích với luật pháp trong nước; tệ hơn họ xem những luật lệ này là những công cụ của bá quyền phương Tây được định ra để hạn chế ảnh hưởng đang lớn dần của Trung Quốc trong tư cách một cường quốc thế giới.

Binh lính Trung Quốc tuần tra trên đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa) trước bia chủ quyền có nội dung: “Nam Sa là đất của ta, thiêng liêng bất khả xâm phạm,” ngày 9 tháng 2 năm 2016.

Mỹ, nước đã ký vào UNCLOS nhưng không phê chuẩn, thường dựa vào thỏa thuận quốc tế này để giải quyết những tranh chấp lãnh thổ.

Vào tháng 7, một ban hội thẩm gồm năm thẩm phán ở thành phố The Hague đã đồng lòng bác bỏ cơ sở pháp lý của gần như tất cả những tuyên bố chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc. Trong vòng vài tuần, Tòa án Nhân dân Tối cao của Trung Quốc đã ban hành một quy định khẳng định “cơ sở pháp lý rõ ràng cho Trung Quốc bảo vệ trật tự hàng hải,” trong đó Bắc Kinh tuyên bố sẽ truy tố bất kỳ người nước ngoài nào bị phát hiện đang đánh cá hoặc thăm dò trong vùng biển tranh chấp.

Những phương tiện khác nhằm giải quyết những tranh chấp lãnh thổ phức tạp dường như cũng không hữu hiệu. Bộ quy tắc ứng xử cho Biển Đông của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á, lâu nay đã bị trì hoãn và là văn kiện mà giới chức Bắc Kinh nói sẽ chung quyết vào năm 2017, sẽ không có mấy tác dụng trong việc giải quyết những tuyên bố chủ quyền chồng chéo. Cũng giống như phán quyết của tòa án ở The Hague, bất kỳ tuyên bố nào của ASEAN có tính ràng buộc pháp lý đều thiếu cơ chế có ý nghĩa để thi hành.

Tương lai phía trước

Mỹ lâu nay vẫn nói rằng họ không có lập trường chính thức về tranh chấp Biển Đông, dù Mỹ vẫn hay chỉ trích hành vi của Trung Quốc ở đó và đã mở rộng những liên minh quốc phòng với những nước có tuyên bố chủ quyền chồng lấn.

Khi tân Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức, ông có thể sẽ phải nhanh chóng xử lý một cuộc khủng hoảng bên trên Biển Đông. Trước đây, chỉ vài tháng sau khi nhận nhiệm sở, cựu Tổng thống George W. Bush đã phải đối mặt với một cuộc tranh chấp quốc tế gây ra bởi một vụ va chạm trên không giữa một máy bay do thám của Mỹ và một máy bay chiến đấu của Trung Quốc gần đảo Hải Nam.

Chưa đầy bảy tuần sau khi Tổng thống Barack Obama nhậm chức, tàu và máy bay của Trung Quốc đã đối đầu với tàu USNS Impeccable, một tàu do thám tại vùng biển nằm về phía nam Đảo Hải Nam, và ra lệnh cho tàu này rời đi. Mỹ cho biết họ có quyền ở đó và rằng tàu của họ đã bị quấy nhiễu. Bắc Kinh thì bênh vực hành động của mình. Ông Obama phản ứng bằng cách gửi một khu trục hạm có gắn phi đạn điều hướng tới để bảo vệ tàu Impeccable.

Những vụ việc như vậy có thể tiếp tục định hình những tranh chấp khi nó diễn ra trên biển và ở những thủ đô khắp thế giới. Cho tới khi những câu hỏi lớn hơn về chủ quyền lãnh hải được giải quyết, tuyến đường thủy này hứa hẹn sẽ vẫn là điểm tựa mà địa chính trị thương mại quốc tế và nền kinh tế toàn cầu đặt trọng tâm vào. Chúng tôi sẽ theo dõi chặt chẽ những diễn biến khi chúng xảy ra, ngay ở đây.

Những tuyên bố chủ quyền chồng chéo: Tổng quan

Mỹ và những nước phương Tây khác đã thúc đẩy một “trật tự dựa trên luật lệ” ở Biển Đông, nơi mà một phần lớn giao thông vận tải hàng hải của thế giới đi qua, và gọi vùng biển này là thiết yếu đối với nền an ninh và sự thịnh vượng kinh tế của khu vực. Nhưng Bắc Kinh chủ yếu xem những luật lệ quản trị hoạt động hàng hải mà Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn là không tương thích với luật nội địa, và vẫn tiếp tục công tác nạo vét lấp đất ở bảy đảo đá có tranh chấp trong gần hai năm qua, tạo thành những đảo nhân tạo nhỏ.

Advertisement
Categories: Biển Đông | Leave a comment

Nước Pháp cần một cuộc cách mạng

Nước Pháp cần một cuộc cách mạng

Posted by adminbasam on 04/04/2017

Bùi Quang Vơm

4-4-2017

Ba ứng viên tổng thống Pháp: Macron, Francois Fillon và Marine Le Pen. Ảnh: internet

Theo các cuộc thăm dò, ông Macron được dự báo sẽ lọt vào vòng hai bầu cử tổng thống Pháp cùng với ứng cử viên cực hữu Marine Le Pen tiến hành vào ngày 07/05/2017, mặc dù danh sách cho vòng một ngày 23/04 vẫn chưa kết thúc.

Là ứng cử viên được xếp vào cánh trung, cựu bộ trưởng Kinh Tế Macron hiện đang được sự ủng hộ của nhiều nhân vật cả bên cánh tả lẫn cánh hữu.

Cuộc bầu cử Tổng thống Pháp năm 2017 là cuộc bầu cử đáng chú ý nhất trong lịch sử gần đây của nền Cộng hòa thứ 5. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1965, không ứng cử viên nào của các đảng lớn lọt vào vòng bầu cử cuối cùng. Cả đảng Xã Hội lẫn đảng Những người Cộng hoà đều không còn cử tri. Nó phản ánh sự bắt đầu ̣ của cuộc khủng hoảng chính trị. Đó là sự cùng kiệt của tư duy chính trị cổ điển Pháp.

Sự cạn kiệt của tư duy kinh tế

Người ta đã không còn lòng tin vào các đảng chính trị lớn với những chính sách kinh tế từng thi thố nhiều năm nay nhưng cả tả lẫn hữu chỉ thay nhau cầm quyền, thay nhau hò hét thay đổi khi vận động tranh cử, nhưng rốt cuộc thì cả hai cánh đều chỉ làm những việc giống nhau và đều chỉ đi đến một kết quả giống nhau là nền kinh tế bế tắc không lối thoát và từ đó, an toàn xã hội ngày càng bê bết.

Macron đang có vẻ và hình như cố tạo ra một cái vẻ bề ngoài như có cả hai con bài. Nguyên là Cựu bộ trưởng kinh tế và không thuộc phe phái nào trong hai phái lớn không còn uy tín. Người ta không còn tin vào cả hai đảng và người ta cho rằng cả hai đảng, không có ai hiểu biết gì về kinh tế. cả Jean Marc Ayrault lẫn Manuel Valls dẫu cố vùng vẫy, thì vẫn nằm trong khung và vẫn là chính phủ của một Tổng thống bất tài Francois Holland. Có lẽ người ta tin rằng, đảng xã hội, thiên về bảo vệ người lao động và an sinh xã hội, tiêu diệt đầu tư, còn Những người cộng hoà, khi bảo vệ giới doanh nghiệp và tự do kinh doanh, có thiên hướng gây tổn hại cho an sinh và sức mua cuả thị trường tiêu thụ. Vưà là chuyên gia kinh tế vưà trung dung, đó chính là nguồn gốc tạo ra sức hút của Macron. Tết nhiên, nếu chỉ nhìn từ xa. đến thật gần, thì Macron cũng vậy, cũng chỉ là chuyện múa gậy trong bị.

Việc phải lựa chon một ứng viên 39 tuổi vào vị trí tổng thống một quốc gia lớn, chỉ bộc lộ nmột sự thật không thể chối cãi, rằng nước Pháp không còn chính trị gia. Nước Pháp đã cạn kiện nhân tài. Nước Pháp khủng hoảng triển vọng. nước Pháp đang đi đến điểm cuối cùng của tương lai.

Tăng trưởng kinh tế́ trên 5% suốt “30 năm huy hoàng” kết thúc vào 1976, rồi từ đó trượt dài và chìm đắm trong các cuộc suy thoái triền miên, không bao giờ gượng được dậy. Moị cố gắng, moị phương cách, moị thủ đọan, bằng moị kỹ thuật của những kinh tế gia xuất sắc nhất của nước Pháp, từ cả hai phía Tả-Hưũ luân phiên nhau thi thố, đều đã thất bại.

Nhưng người Pháp không biết tự đặt ra câu hỏi tại sao, người Pháp đã trở nên mê muội? Người Pháp chỉ tìm cách lẩn trốn thực tế. Người Pháp không muốn ra ngoài để nhìn lại mình từ đầu đến chân. Người Pháp đang cố tình sửa sang sắp xếp đồ đạc, sơn sưả các đồ vặt trong nhà, trong klhi cái cần cho nước Pháp là tạo ra một căn nhà bền vững trước bão táp đến từ bên ngoài. Phía trong có thể gọn gàng, nhưng trong bão tố, căn nhà đó sẽ rung lắc, đồ đạc sẽ đổ vỡ và tất cả sẽ đảo lộn.

Từ năm 1976 tới nay, 41 năm vật lộn với suy thoái, không thể giải thích rằng người Pháp đã không nghĩ tới hết nước, không truy tới tận cùng khoa học kinh tế. Như vậy, có thể câu trả lời không nằm thuần tuý trong bộ môn kinh tế. Liệu nó có nằm trong văn hoá của người Pháp không? Người Pháp là một dân tộc văn hoa, là một dân tộc nhân đạo và có năng khiếu về văn học, một dân tộc có thiên bẩm lãng mạn hơn thực dụng. Người Pháp có khiếu tưởng tượng, mơ mộng nhiều hơn thực tại.

Trong tổng số 62 giải Nobel, số đông nhất là Nobel Văn học, chiếm 15 người, về Kinh tế ít nhất, chỉ có 3 người.

Chính vì thế mà cuộc cách mạng nhân quyền đầu tiên của loài người đả xảy ra trên đất Pháp năm 1789 và bản Tuyên ngôn Nhân quyền là tài sản độc nhất vô nhị của nhân loại, niềm kiêu hãnh của người Pháp.

Nhưng cũng chính bản Tuyên ngôn này đã trở thành một thứ Thánh Giá mà người Pháp phải mang vác suốt đời. Hơn hai trăm năm. Nó đã góp phần làm tính cách Pháp biến dạng. Khi tất cả khái niệm con người không có quốc gia, thì tính cách riêng Pháp cũng mất dần biên giới. Tính hơn hẳn không còn là một thứ động lực. Và cây Thánh Giá nhân quyền đã mặc nhiên âm thầm dẫn người dân Pháp tới một triết lý cào bằng để tạo ra công bằng.

Không phải ngẫu nhiên mà khái niệm Không tưởng về “Thu nhập phổ cập”của Thomas More, sau gần 500 năm, lại quay lại thành chương trình tranh cử Tổng thống của cả hai cánh Tả và Hữu của nền chính trị Pháp, chương trình của Benoit Hamon, cựu bộ trưởng giáo dục, đảng xã hội và cuả bà Nathalie Kosciusko-Morizet, chủ tịch nhóm Những người Cộng hoà trong Hội đồng Paris. Trí tưởng tượng và bẩm tính lãng mạn đã góp phần đưa các chính trị gia Pháp mất khả năng tiếp nhận và đánh giá thực tế.

Nguồn gốc của phúc lợi là của cải. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của Thị trường toàn cầu hoá, trước những đối thủ thực dụng tàn nhẫn như Trung Quốc, những chính trị gia có tư duy thực tế như Đức, My,̃ Anh, những chính trị gia lửng lơ kiểu Pháp không thể có đất đứng.

Thomas More đã tưởng tưởng một xã hội hoàn hảo, nơi con ngfười không còn hoàn toàn ăn tâm với khả năng sinh tồn của mình. Những nhu cầu của con người khi đó chỉ là lòng tốt, sự cao thượng và sự hảo tâm độ lượng, vị tha. Ở xã hội ấy, moị nhu cầu, dù quái đản nhất cũng có thể được thoả mãn một cách miễn phí, sẽ chỉ cvó tác dụng làm nguồn cảm hứng cho những sáng tạo kế tiếp, tạo ra nền sản xuất hiện đại khác thường và đẩy năng suất tạo ra của cải tăng gấp bội, thỏa mãn các nhu cầu không giới hạn khác. Xã hội đó không biết tới hàng hoá, tức các vật dụng cần tiền để trao đổi, vì vậy xã hội đó không có tiền. Xã hội đó không có giầu nghèo, vỉ người nghèo nhất, nếu cần, cũng có thể có được mọi thứ mà một người giàu có, có thể tưởng tượng được ra và có khả năng sở hữu riêng. Hãy nghĩ xem, nếu xã hội nhân loại hơn 7 tỷ người, đều là những Bill Gates, thì sẽ ai giầu hơn ai, và sự giàu có còn ý nghĩa khác biệt nữa không!

Nhưng Thomas More cũng biết rằng, xã hội ấy nếu có, chỉ có thể tồn tại trên một hòn đảo biệt lập khép kín, nơi mà lợi ích tổng thể, lợi ích bao trùm là đồng nhất và khả dĩ quản trị được. Nếu xã hội đó mở toang cửa, và xung quanh nhà nước đó là hàng ngàn những nhà nước khác, những dân tộc và công dân khác có mức sống khác, nhu cần khác và những lợi ích khác không đồng nhất và không thể khống chế, điều tiết và quản trị, thì lập tức xã hội đó sẽ tan vỡ.

Đó là Toàn cầu hoá và Thu nhập Phổ cập. Manuel Valls sở dĩ mặc dù là đồng chí cùng đảng, thậm chí còn là bạn với Benoit Hamon, nhưng tuyên bố sẽ chiến đấu để Hamon không thể lọt được vào vòng hai, và sẽ làm tất cả để Hamon “kết thúc vòng một dưới 10% “. . . và những người bạn khác trong đảng xã hội thì nói, ông ta “buôn giấc mơ”, ông ta muốn “đưa tất cả vào một cơn ác mộng”.

Quả thật, ý tưởng “Thu nhập Phổ cập” chỉ có thể đưa vào thực tế khi thu nhập đầu người bình quân phải đạt trên 100. 000 euros/năm, và điều quan trọng là thu nhập này phải là thu nhập toàn cầu, và thế giới không còn biên giới. Thế giới là một Quốc gia duy nhất. Sớm hơn chỉ là một sự phá hoại, mọi nền tảng của xã hội sẽ bị phá vỡ tận gốc.

Cần một tư duy cách mạng

Macron cũng sẽ không thoát ra ngoài quỹ đạo của nền kinh tế và kết cấu xã hội Pháp hiện có. Macron không thể làm gì khác. Và nước Pháp tiếp tục như vậy.

Nước Pháp cần một cách làm khác, một lối tư duy khác. Nói tóm lại là nước Pháp cần một cuộc Cách mạng tư tưởng.

Macron là một nhân vật có thể làm được thay đổi. Macron trẻ tuổi. Macron thuộc gien người không chịu bó buộc, không khuôn phép, không giới hạn, có máu nổi loạn. Mười sáu tuổi có thể chiếm đoạt tâm hồn chính cô giáo dạy tiếng Pháp của mình, một người phụ hữ hơn Macron 24 tuổi, mẹ của ba đứa trẻ. Một người có thể gạt bỏ mọi định kiến, mọi nếp nghĩ khuôn sáo của văn hoá truyền thống trong gia đình trong bạn bè và của cả xã hội để khẳng đị̣nh mình. Macron là một chuyên gia ngân hàng tài ba, một bộ trưởng ủng hộ tự do kinh tế. Macron đủ trẻ để chưa kịp tha hoá.

Nước Pháp cần một cách nghĩ khác, mạnh bạo, cách mạng, nhưng phải là một suy nghĩ có kiến thức kinh tế. Nước Pháp cần trong sạch và minh bạch. Đó là tất cả niềm hy vọng đổi mới của nước Pháp.

Cho nên, Macron hiển nhiên, dứt khoát và bắt buộc phải trúng cử Thổng Thống nước Cộng Hoà Pháp.

Nước Pháp cần bỏ đi tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Không thể giữ bộ mặt nhân đạo công bằng cho người ngh̀èo bằng cách kìm hãm tự do sản xuất, cào bằng đói khổ. Muốn phúc lợi đồng lọat, cần phải có sản xuất, cần có đầu tư cho sản xuất tạo ra của cải. Cần phải có một nền kinh tế tiên tiến có năng suất vượt bậc. Đó là con đường cần tập trung số hoá 100% moị họat động xã hội, số hoá toàn bộ nền kinh tế. Là phát triển chiến dịch robot hoá, trí tuệ nhân tạo hoá một cách nhanh nhất và toàn diện. Không có con đường nào khác. Moị sự khủng hoảng xã hội hiện nay có nguyên nhân từ năng suất lao động. Mọi sự từ chối cách mạng kỹ thuật, né tránh trào lưu tất đêń của các cuộc cách mạng kỹ thuật thứ Ba và thứ Tư sẽ là qúa trình tự sát, tự tiêu vong. Phải tìm được nguồn kinh phí để đảm bảo cho các cuộc cách mạng đó trở thành hiện thực.

Phải giảm thuế doanh nghiệp xuống dưới 20%. Phải tăng đầu tư công lên 20% ngân sách quốc gia cho các công trình hạ tầng cơ sở và nhà ở cho người thu nhập thấp. Cùng với một lãi suất ngân hàng dưới 1%, giảm nhân viên công chức trong các quỹ caisse xã hội bằng cách khoán bảo hiểm xuống mức đồng loạt 490 euros theo phương án của Nathalie Kosciusko-Morizet, đơn giản tối đa dịch vụ trợ cấp. Chấm dứt chế độ đoàn tụ gia đình tự động với những công dân nhập cư. Giảm lượng nhập cư có chọn lọc xuống dưới mức 20. 000người/năm, tương đương 1/5 thất nghiệp tự nhiên.

Đó là những chỉ tiêu nền tảng, trong đó giảm thuế doanh nghiệp xuống dưới 20%, tăng đầu tư công lên trên 20% và giảm lãi suất vay xuống dưới 1% là ba chỉ tiêu chìa khoá, bắt buộc. Tất cả các chỉ tiêu khác, các chỉ tiêu xã hội, sẽ tự đến. Vấn đề là làm thế nào có được nguồn tiền để hiện thực hóa ba chỉ tiêu trên, trong khi vẫn phải duy trì chỉ tiêu thâm hụt ngân sách dưới 3%.

Tăng đầu tư công, đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo sức mua của thị trường tiêu thụ, cung cấp vốn giá rẻ cho đầu tư, giảm thuế lợi tức và đóng góp doanh nghiệp để thu hút đầu tư, tất cả những cái đó được đảm bảo bằng ngân sách, nhưng không bằng con đường vay nợ. Đó là tất cả lời giải cho bài toán Pháp.

Nước Pháp cần bán một nửa số vàng dự trữ

Nước Pháp có một dự trữ vàng bằng 2435, 4 tấn= 75, 500 tỷ euros, nằm chết dí không dùng vào việc gì, trong khi trên thực tế, dự trữ vàng đã không còn ý nghĩa đảm bảo giá trị đồng tiền kê ̉từ khi Hiệp định Bretton Woods hết gía trị năm 1971, giá trị hối đoái đồng đôla bị thả nổi tự do, cho Mỹ quyền được tự do in tiền, tự do hạ giá đồng đôla bất cần một lượng vàng hay bất cứ một thứ giá trị tài sản nào tương ứng đảm bảo, bắt các đồng tiền khác muốn duy trì xuất khẩu, bắt buộc phải giảm giá theo, hoặc buộc phải bỏ tài sản thật của mình để mua đồng đôla giấy, giữ đồng đôla không mất giá. Đó là chủ nghĩa đế quốc Mỹ hiện đại, chủ nghĩa bóc lột quy mô toàn cầu.

Trên thực tế, giá trị hối đoái của các đồng tiền chỉ phụ thuộc vào năng lực cạnh tranh của hàng hoá, đặc bịệt vào khối lượng đồng đôla lưu hành trong hệ thống thanh toán quốc tế, bất kể dự trữ vàng của các đồng tiền đó. Đồng tiền có giá trị ổn định nhất là đồng Franc Thuỵ sĩ, không hề cần tới một lượng vàng dự trữ tương đương.

Nước Pháp không được phép tự biến thành nô lệ của vàng và của đồng đôla. Chỉ vớí một nửa con số 75, 500 tỷ euros đang đắp chiếu đó, nước Pháp hoàn toàn đủ sức để tiến hành cuộc cách mạng kinh tế cho thế kỷ XXI, cùng một lúc vưà dẫn đầu hai cuộc cách mạng kỹ thuật lần Ba và lần Tư, vừa đảm bảo An sinh và trật tự xã hội.

Cần một quyết định can đảm. Phải giảm thuế lợi tức doanh nghiệp xuống càng thấp càng tốt. Cần phải bơm tiền, giảm tối đa lãi vay, cấp vốn vay giá thấp cho nhu cầu vay vốn đầu tư. Dùng dự trữ vàng để bù đắp cho moị thâm hụt ngân sách xã hội. Thực hiện đồng bộ các biện pháp đó sẽ giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới hạn tiêu chuẩn là 5%. Đó là con số 5 tỷ euros tiết kiệm cho ngân sách một năm, và sẽ bổ sung 10 tỷ cho sức mua của thị trường tiêu thụ.

Đó là giải pháp cho Pháp và cho châu Âu. Với dự trữ vàng lớn nhất toàn cầu trên 10. 792 tấn, tương đương giá trị 334, 500 tỷ euros, châu Âu có thể phát hành lượng tiền gấp ba lần tổng tài sản toàn cầu. Nếu sử dụng số tiền đang nằm nghỉ vô dụng này, đồng Euro hoàn toàn đủ sức tách khỏi Toàn Cầu Hoá trong một thời gian. Châu Âu sẽ chỉ đủ sức chịu đựng toàn cầu hoá khi thu nhập bình quân toàn châu Âu đạt tới mức từ 60-80000 đôla /đầu người trên toàn bộ khu vực. Nó sẽ phải mất không dưới 10 năm.

Giải pháp này là giải pháp duy nhất. Nhưng một châu Âu khép kín trong một thế giới mở với thị trường tiến tới tự do hoá toàn cầu, sẽ không kém ảo tưởng so với chương trình “Thu nhập phổ cập” toàn Pháp. Cần một thiên tài. Vì nước Pháp vưà cần phải là riêng nước Pháp, nhưng nước Pháp cũng vưà phải là châu Âu, nằm trong châu Âu, một phần không tách rời của châu Âu thống nhất.

Khủng hoảng thể chế

Nhưng nhiều phân tích khẳng định rằng, sau cuộc bầu cử này, cho dù bất kỳ ai thắng cử, nước Pháp vẫn sẽ thất baị và sẽ còn tiếp tục thất bại. Chỉ đơn giản là dù trẻ và khác người, Macron chưa đạt tới hình mẫu tương xứng với đòi hỏi của lịch sử, và một nguyên nhân rất cơ bản còn nằm trong sự nửa vời của thể chế chính trị.

Câu hỏi đặt ra là sau ngày 07/05/2017, cái gì sẽ xảy ra?

Trong hệ thống chính trị Pháp, cuộc bầu cử tổng thống mới chỉ là một nửa con đường phải đi. Cuộc bầu cử tiếp theo là cuộc bầu cử quốc hội, cơ quan lập pháp. Và từ quốc hội, chính phủ và thủ tướng mới được bầu ra. Như vậy cuộc bầu cử quốc hội là bước tiếp theo để hoàn thành việc định ra hai thiết chế hành pháp đồng thời, là tổng thống và thủ tướng chính phủ chứ không phải hai cuộc bầu cử để tạo ra hai cơ chế độc lập. Đây là lỗ hổng hay sự nửa vời của hiến pháp nền Cộng hoà thứ 5.

Điều 8 hiến pháp 1958 quy định, thủ tướng do tổng thống bổ nhiệm và bãi miễn, nhưng lại không quy định chi tiết mối liên hệ giữa tính đại diện chủ quyền quốc gia của Tổng thổng với các thiết chế dân cử khác. Điều này có nghĩa rằng, khi một ứng viên được bầu chọn bằng phổ thông đầu phiếu trực tiếp toàn dân, thì sau khi thành tổng thống, vị ứng viên đó phải là biểu tượng đại diện chủ quyền quốc gia và đại diện bảo đảm các lợi ích tổng thể bao trùm của toàn thể quốc dân̉. Như vậy, chương trình kinh tế xã hội thuộc nội dung tranh cử của tổng thống phải có tính pháp quy tương đương hiến pháp, phải có chức năng làm khuôn khổ cho các chính sách của chính phủ.

Điều này cũng có nghĩa rằng, cuộc bầu cử tiếp theo, bầu cơ quan lập pháp, về thực chất là lưạ chọn đảng phái hay lực lượng chính trị có năng lực thực hành tốt nhất chương trình của tổng thống. Như vậy, việc cạnh tranh chính trị giữa các đảng ở vòng bầu cử lập pháp sẽ là cuộc cạnh tranh năng lực triển khai hiệu quả nhất chương trình đã được lựa chọn, không phải bằng những chương trình riêng biệt hay khác biệt với chương trình của Tổng thống.

Tổng thống có thể bãi miễn và yêu cầu quốc hội bầu ra thủ tướng mới căn cứ trên kết qủa thực hiện chương trình của mình.

Nội dung như vậy không được đề cập trong hiến pháp 1958, dẫn đến một thực tế là ở vòng bầu cử lập pháp, các đảng phái đưa ra chương trình của mình không căn cứ vào chương trình đã trúng cử của Tổng thống. Và tuỳ thuộc vào ảnh hưởng và hiệu quả của tuyên truyền vận động, đảng hoặc liên minh chiếm đa số trong quốc hội giành quyền lập chính phủ với một chương trình thậm chí chống lại chương trình đã được lực chọn trước đó trong cuộc bầu cử tổng thống.

Đây là tính không nhất quán của thể chế bán Đại nghị lưỡng chế, áp dụng tại nền cộng hoà thứ 5 từ cuộc bầu cử năm 1964.

Khác với thể chế Tổng thống áp dụng tại Mỹ và thể chế Đại nghị áp dụng tại vương quốc Anh, cả hai loại hình thể chế này chỉ bầu ra một đầu chế hành pháp duy nhất, hoặc Tổng thống, hoặc Thủ tướng goị là đơn đầu chế, và tuỳ theo quan niệm hay truyền thống của từng quốc gia, mà quyền lực của hành pháp được kiểm soát và kiềm chế theo các hình thức khác nhau. Do nguyên nhân này hay nguyên nhân khác, tính đơn chế trong hành pháp không tránh được nguy cơ quá lạm quyền lực, hoặc của cá nhân Tổng thống, hoặc của cá nhân Thủ tướng khi có đa số hay của Quốc hội khi không có đa số. Ở Pháp thực hành chế độ đại nghị lưỡng chế, nghĩa là cùng lúc tồn tại hai thiết chế hành pháp là Tổng thống và Thủ tướng. Hai thiết chế này hỗ trợ cho nhau khi thuận chiều, và quản chế lẫn nhau khi khác chiều.

Nhưng Hiến pháp hiện nay không khống chế điều kiện của các cuộc bầu cử Lập pháp, nên hiện tượng không nhất quán trong hành pháp làm suy giảm hiệu lực điều hành và làm giảm hiệu quả quản trị. Đặc biệt trong trường hợp chính phủ được lập ra từ môṭ đảng đối lập, giành được quyền lập chính phủ bằng một chương trình khác biệt, thậm chí đối nghịch với chương trình của Tổng thống, việc vận hành một nhà nước như vậy tạo ra rối loạn chính sách gây trì trệ cho công tác quản trị hành chính và quản lý các chương trình kinh tế.

Như vậy, phải phân biệt rõ hai chức năng tổng thống và thủ tướng ngay trong hiến pháp. Hiện tượng chung sống khập khiễng giữa tổng thống và thủ tướng đã xảy ra dưới thời Mitterrant- Chirac và giữa Chirac với Jospin đáng lẽ phải làm các nhà hiến pháp học phải suy nghĩ, nhưng từ thời ấy, đã chẳng có gì xảy ra.

Và sau ngày 18/06/2017, điều chắc chắn xảy ra ra một sự vênh váo, khập khiễng như vậy sẽ xảy ra với Macron. Vì đảng Tiến Bước mới có 10 tháng tuổi, chắc chắn sẽ không thể đủ phiếu để lập chính phủ thân tổng thống. một cuộc chung sống chắc chắn sẽ xảy ra. Một tổng thống trẻ tuổi chưa nhiều kinh nghiệm, với một chính phủ bất phục, theo một đường lối khác, sẽ chỉ là một Nhà nước phá hoại.

Nếu không kịp sửa và bổ sung hiến pháp, nước Pháp sẽ thất bại.

Sự thiếu hụt trong các mô hình dân chủ

Trước hêt́, khủng hoảng thể chế chính tri toàn cầu, thể chế tổng thống ở Mỹ với Trump, thể chế đại nghị ở Vương quốc Anh với Brexit, và đang khủng hoảng bán tổng thống tại Pháṕ với khả năng đắc cử của một ứng viên trung dungkhông có nguyên nhân tự thân, mà đến từ khủng hoảng kinh tế. Đó là khủng hoảng đặc trưng tất yếu trước và trong các cuộc cách mạng kỹ thuật. Sự chênh lệch giữa năng suất tổng thể với thu nhập tổng thể. Tức là mâu thuẫn giưã khu vực năng suất tụt hậu dẫn đến thu nhập tụt hậu với khu vực thu nhập siêu tốc kết quả của năng suất siêu tốc.

Hiện tượng thắng thế của chủ nghĩa dân tuý đang tạo ra một cảm giác nghi ngờ sự lỏng lẻo, bấp bênh của nền dân chủ thế giới. Đó là một cảm giác lầm lẫn.

Không ai có thể nghi ngờ tính dân chủ kiểu mẫu của thể chế chính trị dựa căn bản trên nền tảng Tam quyền phân lập của nhà nước Hợp chủng quốc Hoa kỳ. Toà án có thể ngăn chặn các sắc lệnh của tổng thống. Và tổng thống không bị loại trừ điều tra và khởi tố bởi cơ quan pháp luật. Đó là khác biệt không thể chối cãi so với chế độ chuyên chế độc đảng.

Nhưng tại sao hệ thống ấy để lọt một nhân vật như Donald Trump, một nhà nhà đầu tư và buôn bán bất động sản, không năng lực, không kinh nghịêm chính trị, phẩm chất cá nhân bất định, có thể trúng cử tổng thống một quốc gia có tầm ảnh hưởng toàn thế giới.

Cùng với Brexit cuả vương quốc Anh, những khuôn mẫu khổng lồ của nền dân chủ tiến bộ thế giới đang sụp đổ. Không, nền dân chủ không sụp đổ, cũng phải là thoái trào, nhưng có thể sự thật là những kẽ hở trong các quy chế vận hành của nó chưa hoàn thiện, nó không đủ sức kháng cự với hoàn cảnh đặc biệt. Đó là ba quy chế sau:

1- Bầu sơ bộ không được đưa ra đại chúng. Ứng viên cho vòng bầu sơ bộ là đại biểu của các đảng và tổ chức chính trị, phải đủ uy tín trong đảng và phải đại diện cho đảng, vì vậy phải do nội bộ đảng bầu và giới thiệu ra ứng cử cho vòng bầu cử đại chúng. Không chấp nhận ứng viên chiếm được phiếu quần chúng nhưng không có uy tín trong đảng, không đại diện cho đảng. Ứng viên này nếu tiếp tục tranh cử phải xin rút khỏi đảng hoặc chịu khai trừ.

2- Cơ chế nhiều hơn hai đảng cho vòng đầu phải là một quy tắc hiến định, nghĩa là được ghi trong hiến pháp. Bắt buộc số đảng phái tối thiểu tham gia ứng cử vòng đầu phải tối thiểu là bốn. Hội đồng Hiến pháp sẽ xem xét quy định này như một điều kiện hợp hiến của bầu cử.

3- Cơ chế bỏ phiếu đơn danh một vòng theo đa số chỉ dùng để bâù cho 1/3 đại biểu Quốc hội, 2/3 còn lại phải bầu theo quy tắc tỷ lệ. Để đơn giản hoá vì mục đích tiết kiệm, 1/3 số đại biểu sẽ được bầu bằng đơn danh một vòng lấy phiếu cao nhất. 2/3 số còn lại bầu theo tỷ lệ với tối thiểu 5%.

Nếu trước hết phải chiếm được uy tín trong đảng cộng hoà, thì Donald Trump không thể thắng ở vòng sơ bộ.

Nếu có nhiều hơn ba đảng tranh phiếu, thì điều chắc chắn là không một đảng nào có đủ qúa bán tuyệt đối số phiếu. Khả năng dồn phiếu ngăn cản, không cho phép các đảng cưc̣ đoan hoặc mị dân thắng ở vòng cuối cùng. Nếu không phân tán phiếu ở vòng đầu và dồn phiếu ở vòng sau, thì Mặt trận quốc dân của Le Pen đã nắm ghế tổng thống Pháp nhiều nhiệm kỳ.

Cơ chế bầu tỷ lệ đảm

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Florida: Cộng đồng Việt Nam biểu tình chống Tập Cận Bình ‘rất khí thế’

Florida: Cộng đồng Việt Nam biểu tình chống Tập Cận Bình ‘rất khí thế’

Posted by adminbasam on 07/04/2017

Người Việt

Đỗ Dzũng

7-4-2017

Đồng hương Việt Nam biểu tình dọc đường Southern Boulevard, nơi đoàn xe chở ông Tập Cận Bình đi qua. (Hình: Lưu Văn Tươi cung cấp)

PALM BEACH, California (NV) – Nhiều cộng đồng người Việt khắp Hoa Kỳ hôm Thứ Năm, 6 Tháng Tư, có mặt tại Palm Beach, Florida, biểu tình “rất khí thế” chống Chủ Tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc, đến khu nghỉ mát Mar-a-Lago gặp Tổng Thống Donald Trump.

Trả lời phỏng vấn nhật báo Người Việt, ông Lưu Văn Tươi, chủ tịch Hội Đồng Giám Sát Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ, người có mặt tại chỗ biểu tình, cho biết: “Phải nói là đồng hương mình biểu tình rất khí thế. Có nhiều đồng hương từ nơi xa về như California, Georgia, Texas, New York, Pennsylvania, Arizona, và dĩ nhiên rất nhiều người ở Florida.”

“Chúng tôi bắt đầu đúng giờ, và có được một khoảng trống rất thuận lợi. Trước khi bắt đầu, chúng tôi làm lễ chào cờ, ai ai cũng vẫy cờ vàng ba sọ đỏ trên tay. Chúng tôi hát nhạc đấu tranh, chúng tôi có một dàn loa phóng thanh rất lớn, phát đi các bản nhạc, nâng cao tinh thần của mọi người, sau đó, tất cả đi dọc đường Southern Boulevard đi về hướng Mar-a-Lago,” ông Tươi nói tiếp.

Ông cho biết, có khoảng 600 người Việt Nam tham gia biểu tình, cùng với khoảng 200 người của nhóm Pháp Luân Công.

Ông kể: “Vì đường chật hẹp, nhóm Pháp Luân Công đứng bên kia đường, chúng tôi đứng bên này đường. Vì cảnh sát không cho băng qua đường, hai nhóm chúng tôi đành đứng hai bên.”

“Có lúc, chúng tôi thấy khoảng 50 sinh viên Trung Quốc cầm cờ đi vào để ủng hộ ông Tập Cậnh Bình, chúng tôi đồng lòng đưa cờ lên cao và hô các khẩu hiệu chống Trung Quốc. Chúng tôi đứng các Mar-a-Lago khoảng 400 mét,” ông Tươi kể tiếp.

Mọi người đồng lòng giơ cao ngọn cờ khi thấy du sinh Trung Quốc đi qua. (Hình: Lưu Văn Tưvà luật pháp quốc tế như sau:ơi cung cấp)

Bác Sĩ Đỗ Văn Hội, chủ tịch Hội Đồng Chấp Hành Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ, kể: “Khi thấy đoàn xe của Tập Cận Bình đi qua, có cảnh sát võ trang súng ống rất ngầu, bà con ta la lớn quá trời. ‘Red China go home, go go go…,’ ‘Down with Red China, down, down, down…’ Có một nhóm có vẻ là người Hoa ủng hộ ông Tập Cận Bình cũng lẩn vào cộng đồng chúng ta, dùng âm thanh át tiếng của người Việt, chúng tôi dùng âm thanh lớn hơn, át lại. Một lúc sau thì họ bỏ đi.”

Ông Tươi chia sẻ: “Mặc dù chỉ có khoảng 600 người, nhưng tất cả đều rất đồng lòng, như là một khối thống nhất, nhất quyết chống Tàu Cộng.”

Bác Sĩ Hội nhận xét: “Tôi thấy đồng bào mình rất căm tức với Tàu Cộng. Mặc dù là ngày thường, nhiều người vẫn tham gia, rất quý. Thông thường, chúng tôi phải tổ chức trước cả một hoặc hai tháng. Đằng này, chỉ có 10 ngày chuẩn bị, tối Thứ Sáu vừa rồi Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Florida mới họp, vậy mà bà con cũng ủng hộ được $6,000.”

“Có nhiều người trước đây không ưa nhau, nhưng hôm nay tôi thấy họ đều đến tham gia biểu tình chung, tôi thấy rất mừng,” ông Hội nói tiếp. “Ngoài ra, tôi thấy tuổi trẻ tham gia cuộc biểu tình lần này rất đông, so với những lần trước đây.”

Cuộc biểu tình do Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ đứng ra kêu gọi và tổ chức.

Hôm 3 Tháng Tư, tổ chức này cũng đăng một thư ngỏ trên nhật báo The Washington Times gởi Tổng Thống Donald Trump, cho biết một số quan điểm của người Việt Nam liên quan đến chủ quyền biển đảo và chính quyền CSVN.

Bác Sĩ Hội cho biết, tại cuộc biểu tình, ban tổ chức cũng in nhỏ lại bức thư này, và phát cho tất cả mọi người.

An ninh siết chặt tại khu Mar-a-Lago trong lúc cộng đồng Việt Nam biểu tình. (Hình: Đỗ Văn Hội cung cấp)

Thư ngỏ nêu lên những điểm mà chính quyền Trung Quốc đã vi phạm các nguyên tắc và luật pháp quốc tế như sau:

Vi phạm trầm trọng nhân quyền, tước đoạt các quyền tự do căn bản của người dân Trung Hoa, đàn áp giáo phái Pháp Luân Công, khủng bố nhân dân Hồng Kông, thống trị hà khắc các dân tộc Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ, và Nội Mông.

Về an ninh và lãnh thổ, Bắc Kinh (1) Dung dưỡng chế độ cộng sản Bắc Hàn sỡ hữu vũ khí hạt nhân đe dọa an ninh trong vùng kể cả Hoa Kỳ; (2) Xâm chiếm và thống trị Tây Tạng; (3) Lấn chiếm từng phần lãnh thổ Việt Nam với sự tiếp tay của đảng Cộng Sản Việt Nam; (4) Tuyên bố chủ quyền đường lưỡi bò bất hợp pháp trên 80% diện tích Biển Đông bất chấp phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế La Haye ngày 12 Tháng Bảy, 2016; (5) Chiếm đóng bằng vũ lực các hải đảo và hải phận Biển Đông trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, Scarborough của Philippines; (6) Xây các đảo nhân tạo, tàn phá các rặng san hô, phá hủy môi sinh biển; (7) Thiết lập các căn cứ quân sự trên toàn Biển Đông; (8) Uy hiếp đảo Senkaku và hải phận của Nhật; (9) Tạo bất ổn cho vùng Á Châu-Thái Bình Dương trong đó có Hoa Kỳ.

Về kinh tế và môi trường, (1) Đánh cắp các dữ kiện bí mật cá nhân, an ninh quốc phòng, khoa học và thương mại của Hoa Kỳ và thế giới; (2) Không tuân thủ luật lệ quốc tế WTO về thương mại mậu dịch, sản xuất hàng giả, hàng bắt chước gây tổn thất nghiêm trọng cho kinh tế Hoa Kỳ và thế giới; (3) Gây ô nhiễm môi trường trầm trọng tại nội địa và trên biển, sản xuất các hàng hóa và thực phẩm độc hại.

Vì thế, người Việt Nam tại quốc nội và trên toàn thế giới long trọng tuyên cáo:

1-Cực lực lên án và tố cáo trước công luận quốc tế những vi phạm và hành động nói trên của Trung Cộng;

2-Thỉnh cầu Tổng Thống Donald Trump và nguyên thủ các quốc gia tự do cần có chính sách và thái độ cương quyết để bảo vệ nhân quyền cho nhân dân Trung Hoa, bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ của các quốc gia trong vùng cũng như quyền lợi, nền an ninh của Hoa Kỳ và toàn thế giới;

3. Yêu cầu quốc tế can thiệp để nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế La Haye ngày 12 Tháng Bảy, 2016, trả lại chủ quyền tại Biển Đông cho các quốc gia Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Tên lửa Tomahawk phủ bóng tiệc Tập-Trump?

Tên lửa Tomahawk phủ bóng tiệc Tập-Trump?

  • 4 giờ trước
Ông Trump ra lệnh khai hỏa bắn vào Syria trước khi ngồi vào tiệc với ông Tập Cận BìnhBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionÔng Trump ra lệnh khai hỏa bắn vào Syria trước khi ngồi vào tiệc với ông Tập Cận Bình

Phía Trung Quốc kỳ vọng nhiều ở cuộc gặp tại dinh thự riêng của Tổng thống Donald Trump ở Mar-a-Lago, Florida nhưng có vẻ như chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình bị vụ phóng hỏa tiễn Syria phủ bóng.

Theo bài của Joshua Berlinger trên CNN 07/04, ông Trump ra lệnh tấn công Syria ngay trước khi ngồi vào bữa tiệc tối thứ Năm đón lãnh đạo tối cao của Trung Quốc, ông Tập Cận Bình và phu nhận, bà Bành Lệ Viện.

Đoàn Trung Quốc rời bữa tiệc lúc 21:00 để ra nghỉ ở một nơi gần đó, và ngay sau đấy, Tổng thống Trump mở cuộc họp báo nói vì sao ông ra lệnh bắn tên lửa hành trình Tomahawk vào một căn cứ của quân đội Syria.

Bình luận của Willy Lam, nhà quan sát từ Hong Kong nói với CNN, cho rằng phía Trung Quốc rất muốn “nhận hào quang” từ chuyến thăm này.

Nhưng vụ bất ngờ bắn hỏa tiễn tấn công Syria của ông Trump đã phủ bóng lên chuyến đi.

Tin về vụ oanh kích Syria bị đài CCTV của Trung Quốc đặt xuống thấp, giữa bản tin.

Tranh cãi về vụ tấn công hóa học ở Syria

Chỗ ngồi có giấy ghi vị trí của hai lãnh đạo Hoa Kỳ và Trung Quốc tại bàn tiệc ở Mar-a-LagoBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionChỗ ngồi có giấy ghi vị trí của hai lãnh đạo Hoa Kỳ và Trung Quốc tại bàn tiệc ở Mar-a-Lago

Phần cao nhất tất nhiên là về cuộc gặp Tập – Trump.

Cả hai đồng minh của tổng thống Bashar al-Assad tại Syria là Nga và Iran đều đã lên án cuộc oanh kích.

Hoàn cầu Thời báo ở Trung Quốc phê phán vụ tấn công thể hiện chính sách “bất nhất” của ông Trump.

Nhưng Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ và kêu gọi “không làm tình hình tồi tệ đi”.

Trước các cáo buộc mà Hoa Kỳ nêu ra rằng quân đội Syria đã dùng khí Sarin làm thường dân bị chết, điều mà chính quyền Syria bác bỏ, Bắc Kinh chỉ nêu về mặt nguyên tắc là Trung Quốc phản đối việc sử dụng vũ khí hóa học ở bất cứ tình huống nào.

Ông Trump ra lệnh bắn hỏa tiễn Tomahawk vào một căn cứ ở Syria
Image captionÔng Trump ra lệnh bắn hỏa tiễn Tomahawk vào một căn cứ ở Syria

Nói về “cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học tại Syria gần đây”, bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đề nghị Liên Hiệp Quốc mở cuộc điều tra chứ không nói là đó là vụ do quân đội Syria gây ra.

Đã nhận lời mời

Sau ngày đầu gặp gỡ tại Florida, hiện chưa rõ phái đoàn Tập Cận Bình đạt được gì từ ông Trump trong chuyến thăm.

Điều duy nhất báo chí Trung Quốc nói là ông Trump đã nhận lời mời sẽ thăm Trung Quốc trong năm 2017.

BBC News tường thuật từ Boston trong ngày thứ Sáu cho hay chủ đề thương mại được bàn đến tại Florida giữa phái đoàn Trung Quốc và nước chủ nhà.

Ông Tập cũng đề nghị tái khởi động một quan hệ Trung – Mỹ mới cho 45 năm tới, nhân sự kiện Hoa Kỳ và nước Trung Quốc cộng sản thiết lập quan hệ ngoại giao 45 năm trước.

Nhưng Hoàn cầu Thời báo cũng nói ông Trump ra quyết định “vội vã, bất nhất” trong vụ oanh kích Syria và tỏ ý lo ngại rằng tổng thống Mỹ có thể sẵn sàng ra tay về quân sự “đơn phương và bất ngờ”.

Theo BBC News, sự tương phản đến từ chỗ ông Tập Cận Bình là “quan chức cộng sản nói năng nhỏ nhẹ” và ông Donald Trump là “tỷ phú địa ốc bạo miệng”.

Cũng có tin cuộc gặp được thu xếp chỉ mới cuối tuần trước để ông Tập Cận Bình sang gặp Donald Trump tại Mỹ.

Còn theo một bình luận trên CNN, có thể quyết định bất ngờ cho oanh kích Syria của ông Trump lại làm tăng vị thế nói chuyện của ông với ông Tập, dù hai sự kiện có thể không liên quan.

Cuộc gặp diễn ra tại khu câu lạc bộ golf do gia tộc Trump làm chủ ở Mar-a-Lago, ven biển FloridaBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionCuộc gặp diễn ra tại khu câu lạc bộ golf do gia tộc Trump làm chủ ở Mar-a-Lago, ven biển Florida

Lý do là, theo nhà bình luận Zhang Baohui từ Đại học Lingnan, Hong Kong, phía Trung Quốc nay thấy rằng kể cả trong trường hợp Bắc Hàn, ông Trump cho thấy ông ta sẵn sàng ra tay đơn phương, theo CNN.

Trước khi lên máy bay rời Tòa Bạch Ốc đến Florida đón ông Tập, ông Trump lại nói với báo chí rằng Trung Quốc “cần phải làm nhiều hơn để ngăn Bắc Hàn phát triển vũ khí hạt nhân”.

Trung Quốc từng phản đối mọi kế hoạch loại bỏ tổng thống Assad ở Syria và chống việc “can thiệp vào tình hình các nước khác”.

Phía Hoa Kỳ nói họ có thông báo cho Nga về vụ tấn công nhưng không nói phía Trung Quốc có được báo trước hay là không.

Những diễn biến mới nhất này có vẻ như ông Trump đã khiến ông Tập bị động.

Mục tiêu ‘thống nhất lãnh thổ’ của ông Tập

Chủ đề liên quan

Tin liên quan

  • Nga lên án Mỹ bắn hỏa tiễn vào căn cứ của quân chính phủ Syria
    4 giờ trước
  • Tranh cãi về vụ tấn công hóa học ở Syria
    5 tháng 4 2017
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Thủ tướng Nga: Vụ tấn công Syria khiến quân đội Nga-Mỹ chỉ cách xung đột trong gang tấc

Thủ tướng Nga: Vụ tấn công Syria khiến quân đội Nga-Mỹ chỉ cách xung đột trong gang tấc

Hải Võ | 07/04/2017 10:44 PM

Thủ tướng Nga: Vụ tấn công Syria khiến quân đội Nga-Mỹ chỉ cách xung đột trong gang tấc
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev (Ảnh: Getty)

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev nói vụ tấn công của Mỹ vào căn cứ Syria gần như đã đưa lực lượng quân sự hai nước đến “bờ vực” đối đầu quân sự.

Ông Medvedev chỉ trích việc Mỹ tấn công căn cứ không quân al-Shayrat của Syria bằng 59 tên lửa Tomahawk là hành động v phạm luật pháp quốc tế cùng các quy trình của chính Mỹ, đồng thời cáo buộc Washington “không thèm tránh đụng độ quân sự với Nga”.

“Thay vì ý tưởng rất được đón chào trước đây về một liên minh chống lại kẻ thù chính – Nhà nước Hồi giáo (IS), chính quyền Donald Trump lại thể hiện họ sẽ tiến hành một cuộc chiến quyết liệt nhằm vào chính phủ hợp pháp ở Syria,” Thủ tướng Nga viết trên Facebook.

“Không ai đánh giá quá cao giá trị của những hứa hẹn [của Tổng thống Trump] khi tranh cử, nhưng vẫn cần có những giới hạn. Vượt qua giới hạn đó thì sẽ trở thành bội tín. Thật đáng buồn cho mối quan hệ đã hoàn toàn bị hủy hoại giữa hai nước chúng ta. Và đây là tin tốt cho bọn khủng bố.”

Ông Medvedev nói thêm: “Hành động quân sự này là dấu hiệu rõ ràng nhất về sự phụ thuộc cực đoan của Tổng thống Mỹ vào quan điểm từ các nhóm lợi ích ở Washington – điều mà tân Tổng thống đã chỉ trích mạnh mẽ trong diễn văn nhậm chức.

Ngay sau thắng lợi của ông ấy (Trump) không lâu, tôi nhận ra rằng mọi chuyện sẽ tùy thuộc vào việc những lời hứa khi tranh cử của Trump sẽ bị phá vỡ nhanh như thế nào bởi cỗ máy quyền lực đang tồn tại. Và chỉ mất có 2 tháng rưỡi.”

Lầu Năm Góc khẳng định đã cảnh báo phía Nga trước khi tiến hành vụ phóng tên lửa nhằm tránh thương vong cho các nhân viên an ninh người Nga.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng xác nhận, tính đến lúc này chưa có thông tin nào về người Nga thương vong trong vụ tấn công.

Báo Independent (Anh) đưa tin, các hình ảnh vệ tinh cho thấy căn cứ al-Shayrat là nơi đồn trú của lực lượng đặc nhiệm cùng các trực thăng quân sự Nga – một phần trong nỗ lực của Moscow để hỗ trợ chính phủ Syria chống lại IS và các nhóm nổi dậy.

theo Trí Thức Trẻ

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Blog at WordPress.com.