Monthly Archives: August 2017

Mỹ biến đảo Guam thành tiền đồn chống Trung Quốc ở châu Á ?

Mỹ biến đảo Guam thành tiền đồn chống Trung Quốc ở châu Á ?

mediaGuam, căn cứ quân sự Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.Wikipedia

Châu Á tuần này khá được các tạp chí Pháp chú ý. Nổi bật là tờ Le Point với hồ sơ chính cho Trung Quốc, với câu hỏi « Phải chăng ông Tập (Cận Bình) là bá chủ thế giới ? », bên trên ảnh lớn của chủ tịch Trung Quốc trong quân phục rằn ri dữ dằn. Ở trang trong, Le Point đã có một phóng sự dài thực hiện ngay tại đảo Guam, phân tích về mưu đồ bá chủ Biển Đông của Trung Quốc và cố gắng đối phó của Mỹ bằng cách củng cố tiền đồn của mình là đảo Guam.

Trong hồ sơ chính của mình, Le Point đã phân tích nhiều về chủ nhân ông của Trung Quốc hiện nay là Tập Cận Bình, và người đã truyền cảm hứng cho ông ta là đại tá về hưu Lưu Minh Phúc (Liu Mingfu), tác giả một quyển sách đang bán rất chạy ở Trung Quốc hiện nay : « Giấc mơ Trung Hoa », xác định rằng « Giấc mơ Trung Hoa là vượt qua Hoa Kỳ, chúng ta không thể hài lòng với vị trí thứ hai. Chúng ta sẽ đạt được điều đó trong 20-30 năm tới đây. »

Theo Le Point, để đạt mục tiêu đó, Trung Quốc chẳng hạn, đang thực hiện một dự án khổng lồ ở tận nước Lào, san bằng bảy ngọn đồi để có được 10.000 ha đất. Boten – tên của dự án đó – « sẽ trở thành một trung tâm giao thương nhờ việc xây dựng hai con đường, một tuyến đường sắt nối liền Bắc Kinh Bangkok và Singapore vào năm 2025, và một đường cao tốc băng qua khu Tam Giác Vàng trước khi chạy xuống vùng đồng bằng Thái Lan, đến tận Bangkok ».

Le Point đặc biệt chú ý đến cục diện mới ở Biển Đông trong bài phóng sự của Sébastien Falletti thực hiện ngay tại đảo Guam, mà tạp chí mệnh danh là « tiền đồn của Mỹ tại vùng Thái Bình Dương ». Le Point ghi nhận là hòn đảo này chính là nơi mà chiếc B29 Enola Gay đã cất cánh, mang theo quả bom nguyên tử thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản ngày 06/08/1945. Ngày nay, đối thủ của Washington không còn là Tokyo, mà là Bắc Kinh và Bình Nhưỡng.

Với Tập Cận Bình, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã gia tăng hành động tại Biển Đông, nơi họ đòi chủ quyền trên 90% diện tích thông qua một bản đồ hình lưỡi bò, không cần đếm xỉa đến những tuyên bố chủ quyền của các láng giềng Việt Nam, Philippines, Malaysia hay Brunei. Kể từ năm 2014, Quân Đội Trung Quốc đã biến 7 rạn san hộ tại đấy thành đảo nhân tạo dưới sự chứng kiến bất lực của chính quyền Barack Obama.

Chỉ trong vòng vài tháng, các rạn san hô như Đá Chữ Thập (Fiery Cross) hay Gạc Ma (South Johnson) đã biến thành tiền đồn trên đại dương với phi đạo, nhà kho, bến cảng, vi phạm Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển và chuẩn mực môi trường. Bắc Kinh lớn tiếng thề rằng đó là các cơ sở hạ tầng dân sự, và chủ tịch Trung Quốc hứa sẽ không quân sự hóa quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Các cam kết đó có vẻ hoàn toàn vô giá trị vào lúc hình ảnh vệ tinh cho thấy súng phòng không được lắp đặt trên bảy hòn đảo nhân tạo.

Khi bị chỉ trích, bộ Quốc Phòng Trung Quốc đã đáp trả : « Nếu ai đó đến réo chuông trước cửa nhà bạn với thái độ ngạo mạn thì bạn không đề phòng sao ?». Bắc Kinh đã đòi Hoa Kỳ đình chỉ ngay lập tức các chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải và bản chất quốc tế của Biển Đông, mà Hải Quân Mỹ đã tiến hành trong vùng.

Theo Le Point, sự tăng vọt của các tiền đồn Trung Quốc ở vùng biển chiến lược này, cộng thêm với một chương trình phát triển tàu ngầm hạt nhân đang tăng tốc, đã nuôi dưỡng sự lo ngại của Mỹ về một khả năng tồi tệ nhất : Đó là Biển Đông trở thành « ao nhà » của Trung Quốc, nơi Hải Quân Mỹ bị cấm vào.

Mỹ củng cố đảo Guam thành căn cứ chính của thủy quân lục chiến

Chính trong bối cảnh đó mà theo Le Point, Mỹ đang có kế hoạch cho lực lượng thủy quân lục chiến tinh nhuệ của mình rầm rộ quay lại đảo Guam, một nơi được Lầu Năm Góc cho là có vị trí chiến lược thiết yếu trong thế kỷ 21 này, một căn cứ hậu cần thiết yếu để bảo đảm tuyến liên lạc giữa vùng California ở Mỹ cách đấy 9000 km, với châu Á đang trở thành buồng phổi của nền kinh tế thế giới.

Theo ghi nhận của Le Point, từ nay đến năm 2020, Guam sẽ trở thành căn cứ chính của thủy quân lục chiến Mỹ tại châu Á, với hơn 5000 quân, phối hợp với một lực lượng không nhỏ của Không Quân và Hải Quân Mỹ cũng được tăng cường, để đưa tổng cộng số linh Mỹ trên đảo lên thành 14.000 người.

Hiện nay, Guam đã trở thành nơi mà các hàng không mẫu hạm hay tàu ngầm nguyên tử Mỹ có thể ghé để được tiếp tế, trên đảo có vô số ăng ten vệ tinh cực mạnh để truyền đi hàng tỷ dữ liệu giữa châu Á và Washington.

Luật pháp hay sức mạnh sẽ thắng trên Biển Đông ?

Cục diện sắp tới sẽ ra sao ? Nhận định của Le Point khá bi quan. Theo tạp chí Pháp, nhiều chuyên gia cho rằng ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực đang suy giảm, cho dù tân tổng thống Mỹ đã tỏ một số thái độ cứng rắn, thách thức Bắc Kinh về thương mại và Biển Đông.

Đối với các chuyên gia này, cho dù có hàng không mẫu hạm Mỹ vẫn tuần tra khu vực, ảnh hưởng của Mỹ chủ yếu thể hiện qua « quyền lực mềm » về kinh tế và văn hóa cũng như về quyết tâm bảo vệ đồng minh. Cả hai cột trụ này đều đang bị Donald Trump làm lung lay.

Le Point kết luận : Cuộc đọ sức trên Biển Đông không đơn thuần là cuộc chiến giành lấy một vài hòn đảo nhỏ, mà là một bài trắc nghiệm về trật tự thế giới trong thế kỷ 21, sẽ do luật pháp hay sức mạnh chi phối ? Việc Trung Quốc ngang nhiên chận bắt một chiếc tàu lặn không người lái của Mỹ vào tháng Giêng vừa qua là một lời cảnh báo, nhất là khi lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, người muốn hiện thực hóa « giấc mơ Trung Hoa » lại không có thể tự do hành động, không thể nào lùi bước trên biển trước một dư luận trong nước đang muốn tái khẳng định sức mạnh có hàng thế kỷ trước đây của Thiên Triều.

« Những bạo chúa đang thách thức chúng ta »

Tuần báo Pháp L’Express cũng đề cập đến châu Á trong hồ sơ chung giới thiệu chân dung một số nhà độc tài đang tại vị trên thế giới, mà L’Express không ngần ngại gọi là « bạo chúa – tyrans ». Tờ báo đã dành trang bìa đăng ảnh Kim Jong Un để minh họa cho hồ sơ lớn « Những bạo chúa đang thách thức chúng ta », bên trên một tiểu tựa : « Từ Bắc Triều Tiên đến Syria, từ Venezuela đến Philippines ».

Đối với L’Express, « các chế độ độc tài không giống nhau nhưng sống dai dẳng với thời gian. Một số thì đàn áp chính người dân của họ, một số khác thì không ngần ngại đe dọa hòa bình thế giới».

Trước khi đi vào chi tiết, tuần báo Pháp đã có một nhận định chung : đó là các nhà độc tài thường có quan hệ mật thiết với nhau, chúc tụng nhau mỗi khi có dịp. Chẳng hạn như nhân dịp nhà lãnh đạo Cuba Fidel Castro qua đời, đã có nhiều lời chia buồn tha thiết đến từ các « cảm tình viên » của nhà độc tài. Nếu Kim Jong Un của Bắc Triều Tiên thương tiếc « người bạn thân và một đồng chí », thì tổng thống Iran Hassan Rohani đã nói đến « một chiến binh không mệt mỏi ». Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng « Đồng chí Castro sẽ đời đời sống mãi», trong lúc tổng thống Belarus Alexander Loukachenko thì nhắc tới « một người thân thiết và một nhà tư tưởng độc đáo ».

L’Express đã dành nhiều trang, bài để mô tả một số « bạo chúa » đang cầm quyền trên hành tinh, mà đứng đầu danh sách là Kim Jong Un tại Bắc Triều Tiên. Theo nhận xét của tạp chí Pháp, bạo chúa châu Á này đang là người đe dọa hòa bình thế giới với tên lửa liên lục địa của mình, và đã thiết lập một triều đại khủng bố trong nước…

L’Express dẫn số liệu của Liên Hiệp Quốc theo đó có từ 80.000 đến 120.000 người Bắc Triều Tiên bị cho là đang bị giữ trong các trại lao cải, một con số chưa từng thấy tại bất kỳ nước nào khác trên thế giới…

Một bạo chúa khác mà L’Express cho là « không cần phải giới thiệu » là Bashar al-Assad, tổng thống Syria. Theo tạp chí Pháp, để không bị cuốn theo làn sóng các « cuộc cách mạng Ả Rập » – đã lật đổ các chế độ độc tài cầm quyền tại Tunisie, Ai Cập và Libya vào năm 2011, tổng thống Syria đã khởi động một cuộc nội chiến với hậu quả khủng khiếp : « Sáu năm xung đột đã khiến hàng trăm ngàn người chết ».

Tại châu Mỹ thì có trường hợp của Venezuela, với đương kim tổng thống Nicolas Maduro, người lên kế nhiệm Hugo Chavez. Đối với L’Express, đất nước này đang đứng bên bờ vực của nội chiến.

Một bạo chúa khác – ít thu hút sự chú ý – là lãnh đạo Issayas Afewerki của xứ châu Phi Erythrea, được L’Express mệnh danh là « kẻ thủ tiêu người ở xứ Erythrea ». Là một người được đào tạo tại Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông, Issayas Afewerki đã gieo rắc kinh hoàng trên cả nước và xô đẩy hàng trăm ngàn người dân bỏ xứ chạy qua nước khác lánh nạn. Một ví dụ : Vào năm ngoái 2016, người Erythrea chiếm 11,7% tổng số người tị nạn trôi dạt vào nước Ý.

Danh sách bạo chúa thời nay của L’Express còn bao gồm Rodrigo Duterte, tổng thống Philippines, Alexander Loukachenko, tổng thống Belarus, Gourbangouly Berdymoukhammedov, xứ Turkmenistan, hay Daniel Ortega, tổng thống Nicaragua, được xem là một nhà độc tài « mềm », Robert Mugabe, tổng thống Zimbabwe. Ngay cả tân vương Thái Lan Rama X, tước hiệu của thái tử Maha Vajiralongkorn, cũng bị L’Express đưa vào danh sách này.

Tại Anh Quốc, tuần báo The Economist cũng nhìn về tình hình Bắc Triều Tiên : Trên một bức họa vẽ một cụm khói hình nấm của bom nguyên tử, với tai nấm có hình dáng của Kim Jong Un và Donald Trump đang lườm nhau, tờ báo lo ngại « Điều đó có thể xẩy ra », điều đó ở đây là cuộc xung đột giữa hai nước đều có vũ khí hạt nhân.

Jeanne Moreau và cơn lốc cuộc đời

Trong các tuần báo lớn tại Pháp, có lẽ L’Obs là tờ duy nhất khai thác thời sự Pháp, với hồ sơ lớn trang bìa nói về minh tinh Jeanne Moreau vừa qua đời ở tuổi 89, và đặc biệt ở trang trong là phóng sự về « Cuộc sống về sau của họ – Leur vie d’après ».

Về Jeanne Moreau, tạp chí Pháp đã đã đăng một bức ảnh đen trắng của nghệ sĩ, và ở bên trong, đã điểm qua những nét chính trong cuộc đời của Jeanne Moreau được ví với một cơn lốc xoáy, lấy ý từ bài hát « Le Tourbillon de la vie– Cơn lốc cuộc đời » đã từng khẳng định tài năng của Jeanne Moreau như là một ca sĩ, chứ không chỉ là diễn viên kịch hay điện ảnh.

Các cựu dân biểu nạn nhân của làn sóng Macron đang sống ra sao ?

Một bài viết độc đáo của L’Obs nằm ở trang trong, mang tựa đề bí hiểm « Cuộc sống về sau của họ – Leur vie d’après ». Đối với L’Obs, « họ » ở đây là những cựu dân biểu Pháp đã bị làn sóng dân biểu của đảng Cộng Hòa Tiến Bước của tổng thống Emmanuel Macron cho về vườn.

Tạp chí Pháp quan tâm tìm hiểu là sau nhiều năm trời, có những người là cả chục năm trời, làm dân biểu, những người này hiện sinh sống và suy nghĩ ra sao.

Theo l’Obs, có một số người may mắn là công chức cao cấp, đã trở lại với công việc của mình trước lúc làm dân biểu. Đó là trường hợp của ông Henri Guaino, công chức Viện Kiểm Toán Cour des Comptes, hay bà Marisol Touraine, trở lại với công việc của mình ở Tham Chính Viện (Conseil d’Etat).

Nhưng cũng có người bị hụt hẫng, trước thay đổi một sớm một chiều, từ một nhân vật được nể trọng, có kẻ đưa người đón, nay phải tự làm mọi thứ. L’Express nêu trường hợp của Yann Galut, cựu dân biểu đảng Xã Hội. Nhân vật này đã công nhận như sau :

« Tôi đã phải tái lập một đường điện thoại riêng, tự mình mua vé tàu, đi tàu thì đi hạng hai, di chuyển trong thành phố thì dùng métro, ở khách sạn cũng phải tự mình đặt chỗ. Và khi tôi đến một nơi nào đó, không phải là người khác chờ tôi, mà chính tôi phải kiên nhẫn chờ người khác. ».

Về tâm lý thì sao ? Bà Marie Récalde, một cựu nữ dân biểu khác thuộc đảng Xã Hội đã công nhận là bà được sống yên ổn, được tự do hơn trước, thế nhưng nhiều khi cũng cảm thấy thiếu thốn một cái gì đó : « Cuộc sống trước đây của tôi diễn ra theo nhịp độ các chuyến bay phải đi, các buổi họp phải dự, các buổi mít tinh cuối tuần. Giờ thì tôi có cảm giác thật trống trải, một kiểu thiếu thốn nào đó. Trong thực tế, chúng ta như bị nghiện, công việc đó chẳng khác gì ma túy ».

Advertisement
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

NGŨ UẨN VÀ THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN 


NGŨ UẨN VÀ THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN 
THÍCH HUỆ HẢI 
Nhật Bảo Quốc dịch

Trong truyền thống Phật Giáo, chúng ta niệm “Nam Mô” rất nhiều. Trong tiếng Anh, “Nam Mô” có nghĩa là “quy mạng”. Khi khấn nguyện Đức Phật, chúng ta không nói “Xin Đức Phật, hãy dẹp sạch mọi khó khăn cho con”. Mà chúng ta thật sự dâng hiến, cúng dường bản thân mình cho Đức Phật. Chúng ta buông bỏ những điều “ta muốn cái này”, “ta không muốn cái kia” và nguyện làm bất cứ những gì mà Đức Phật muốn chúng ta làm. Dĩ nhiên, Chư Phật không cần chúng ta phải làm gì cho các ngài cả. Mà, các ngài muốn chúng ta hãy tỉnh thức, giác ngộ khỏi sự si mê, vô minh của ta, trở thành toàn giác và cứu giúp những chúng sanh đau khổ khác. Vì vậy, khi chúng ta niệm “Nam Mô” là chúng ta hứa nguyện, học và thực hành Phật Pháp trong khả năng tối đa của mình. Đó là lý do tại sao những khóa học này rất quan trọng. Chúng giúp ta hoàn thành lời khấn nguyện này. Và qua sự thực hành Phật Pháp, chúng ta mới có thể an lạc hơn trong đời sống này và đời sống tương lai, cũng như mang lại sự an lạc hơn cho kẻ khác.

Vậy, đề tài thảo luận hôm nay là Ngũ Uẩn và Thập Nhị Nhân Duyên. Đề tài này có vẻ khô khan nhưng nó rất quan trọng. Bằng sự thấu hiểu, chúng ta thật sự là gì và tiến trình tâm lý đưa tới đau khổ, chúng ta mới có thể phá bỏ cái vòng si mê và tiến tới giác ngộ, mang lại sự lợi lạc cho mọi chúng sanh.

Thiền quán 1: Sự tỉnh giác của tâm – 10 phút. 

NGŨ UẨN: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức
“Skandha” tiếng Phạn có nghĩa là “đống, mớ” hay “tập hợp, nhóm”, mà âm Hán Việt là “Uẩn”. Chúng ta thường gọi chúng là “Ngũ Uẩn”. Năm nhóm này hợp lại thành những gì mà chúng ta lầm tưởng là một con người. Thật ra, tất cả chúng sanh đều có ngũ uẩn. Dựa vào năm nhóm này mà chúng ta tin lầm về một cái ta, tự ngã thật. Thật ra, cái mà chúng ta gọi là ta, tự ngã, chỉ là sự tập trung tạm thời của năm nhóm này. Cũng giống như là việc gọi “cái áo” để mô tả một cái, thật ra được làm từ những sợi chỉ riêng rẽ dệt lại, hay “cái bánh” để mô tả cái hổn hợp từ bột, nước, đường, v.v.

SẮC nói đến mọi hiện tượng vật chất. Trong trường hợp của ngũ uẩn, chúng ta nói về khía cạnh thân thể vật lý. Và dĩ nhiên, thân thể này được thành lập bởi bốn thành phần như: phần rắn, phần lỏng, phần nóng, phần hơi. Nếu chúng ta phân tách thân thể ra và đặt các đốt xương lại thành đống, tóc để riêng, máu vào chậu này và thịt một đống kia, thì chúng ta còn lại cái gì? Thân thể đâu rồi? Tất cả những phần này còn có thể phân nhỏ ra thành tế bào và phân tử. Ngay cả phân tử cũng có thể chia nhỏ ra được. Khoa học hiện đại cho chúng ta biết, những gì mà chúng ta nghĩ là rắn chắc thật ra chỉ là dạng năng lượng. Vì vậy thể xác chỉ là sự tập trung tạm thời của các thành phần.

Theo Ngài Dilgo Khyentse Rinpoche, một vị thầy Tây Tạng, thì chúng ta có thể liên kết thân thể với năm nguyên tố: thịt và xương thuộc về đất, hơi thở thuộc về khí, chất lỏng thuộc về nước, thân nhiệt thuộc về lửa, và khoảng trống trong thân thể thuộc về không gian.

Bây giờ, qua sự hiểu biết là thân thể được cấu tạo bởi các thành phần có thể bị tan rã, là đề mục giúp cho chúng ta thiền quán về vô thường. Thân thể chỉ là sự tập trung các thành phần đến với nhau qua nhiều nguyên nhân và điều kiện (nhân duyên). Khi những nguyên nhân và điều kiện đó cạn kiệt, được tận dụng, thì thân không còn nữa. Thế giới bên ngoài cũng vậy. Ngôi chùa này trong một ngày nào đó không còn nữa, và cũng sẽ như vậy ngay cả hành tinh này.

Tuy vậy, chúng ta không nên xem sự vô thường (tạm bợ, không vĩng viễn) như là kẻ thù. Vì có vô thường, nên chúng ta không bị mắc kẹt liên lũy vào sự khổ ải của mình. Bởi vì vô thường mà chúng ta mới có thể thăng tiến và chuyển hóa, thay đổi. Thật ra, vô thường là người bạn quý, nó sẽ luôn luôn lấy đi sự đau đớn và khổ não của chúng ta. Vấn đề là những khó khăn mới lại xuất hiện.

Bốn uẩn còn lại mang tánh cách tâm lý mà chúng ta gọi là tự ngã. Cảm nghiệm (sự cảm ứng, thể nghiệm) không thể nào có được nếu không có sự hay biết (mà chúng ta gọi là thức. Vậy cảm nghiệm đến từ sự phối hợp của giác quan như mắt (căn) thấy đối tượng con chim (trần), và sự hay biết (thức). Không có sự hay biết (thức), thân thể chỉ là một cái xác và vì vậy không có cảm nghiệm nào cả. Điều quan trọng ở đây là tâm, tâm ý, là giác quan thứ sáu, mà ta gọi là ý thức, mà ý tưởng và ký ức là đối tượng của nó (pháp). Mục đích của tâm là chuyển tải những giác quan (căn) và đối tượng (trần) của chúng trở thành những cảm nghiệm riêng rẽ. Thầy sẽ xét các uẩn này theo thứ tự khác với lối thường để hiểu rõ chúng hơn.

THỨC thật ra là uẩn thứ năm. Nó chỉ đơn giản là sự hay biết. Nó không đưa ra ý tưởng hay gọi tên cho một cái gì. Nó không thông minh, hay chúng ta có thể nói, nó không là cái gì biết suy nghĩ. Thức bao gồm năm giác quan về thấy, nghe, ngửi, nếm và chạm. Cùng với những đối tượng của giác quan như là vật để thấy, âm thanh để nghe, v.v., chúng là căn cứ của cảm nghiệm. Những cảm nghiệm này hiện diện qua sự hay biết thô sơ hơn. Thức là một sự có mặt của sự hay biết lờ mờ. Chúng ta có thể nghĩ trình độ hay biết này như là một căn phòng trống chứa đầy ánh sáng. Đó là khả tính mà ở đó, những cảm nghiệm sanh khởi từ sự tiếp xúc của năm giác quan với các đối tượng của chúng.

Một điều cần nhấn mạnh ở đây là thức không phải lúc nào cũng hiện diện. Thức sanh khởi một cách tạm thời khi mà giác quan tiếp xúc với đối tượng tương ứng của nó. Vì vậy, khi con mắt thấy đối tượng, khi đó nhãn thức mới xuất hiện. Nhưng khi con mắt của chúng ta nhắm, thì không có nhãn thức.

THỌ là cảm giác dễ chịu (sướng), khó chịu (khổ) hay trung tính. Điều này xảy ra không có tên gọi của tri thức nào cho cảm giác đó. Nó chỉ là phản ứng theo bản năng.

TƯỞNG là cách chúng ta nhận ra một sự vật hay không. Thí dụ, khi chúng ta nếm sô-cô-la chúng ta biết ngay nó là cái gì. Khi chúng ta thấy cái nhà, chúng ta gọi nó là “cái nhà”. Nếu chúng ta không biết một cái gì, thì tưởng cố gắng tìm hiểu nó.

HÀNH là cách mà chúng ta phản ứng đối với những gì mà chúng ta gặp. Nó là tất cả những tư tưởng, cảm giác, ý tưởng, ước muốn, v.v. là kết quả của bốn uẩn kia.

Bây giờ chúng ta hãy xét một thí dụ trong tiến trình này. Trước hết, chúng ta được sanh ra, chúng ta có hình tướng (sắc) và dĩ nhiên là chúng ta được sanh ra trong thế giới này, vì vậy chúng ta cũng có cảm giác (thọ) với các vật bên ngoài. Chúng ta cũng có các thức qua năm giác quan như nhãn, nhĩ, v.v. Như chúng ta ngửi cái gì mà chúng ta không thích. Có lẽ chúng ta nhăn mặt ghê tởm. Đó là “thọ”. Khi chúng ta nhận ra đó là mùi hôi của sữa hư. Đó là “tưởng”. Khi chúng ta nghĩ, “Thằng ngốc nào đã để sữa bên ngoài? Thật là phí phạm! Mùi hôi làm cho ta khó chịu. Ta phải quang nó ra ngoài và mở cửa sổ để mùi hôi ra khỏi đây..” Đó là “hành”.

Vậy, như Thầy đã giải thích trước đây, những gì mà chúng ta gọi là “ta, tự ngã” chỉ là cái tập hợp tạm thời của năm uẩn này. Nhưng nếu năm uẩn này tan rã như chúng ta đã thấy trong sắc uẩn ở phần trước. Thức hay sự hay biết, thực ra chỉ là một chuỗi của những chặp hay biết xuất hiện và biến dạng một cách nhanh chóng. Vì vậy, chúng ta nghĩ nó là một tư tưởng liên tục nhưng thực ra nó là một chuỗi những chặp tư tưởng cực nhanh, luôn luôn thay đổi. Giống như thân thể, tâm thức không thể nào nắm bắt được. Không có một điểm nào của thân hoặc của tâm mà chúng ta có thể nắm bắt và nói là nó đây này, bởi vì cái chặp ý tưởng mà ta nghĩ là nắm bắt được, nó đã thay đổi mất rồi. Đây là những gì mà ta gọi là tánh không. Vì vậy, “ta, tự ngã” có thể chia chẽ thành các uẩn, nhưng các uẩn tự chúng không có tánh thường hằng, hiện hữu một cách thực sự (hằng hữu).

Vậy thì, trước khi ta được sanh, cái mà ta gọi là “ta” đã không có mặt, không hiện hữu. Sau khi ta chết, cái mà ta gọi là “ta” sẽ chấm dứt có mặt, chấm dứt hiện hữu. Hơn nữa, khi chúng ta sống, cái mà chúng ta nghĩ là “ta” luôn luôn thay đổi, vậy thật sự nó chẳng có mặt, hiện hữu gì cả. Đó là sự bám víu, chấp trước vào cái khái niệm “ta” này mà đưa đến khá nhiều khổ sở. Nếu một người nào đó gây tổn hại ta, khi sự tổn hại qua đi, ta lại níu kéo lấy nó vì ta chấp chặt vào ý nghĩ sai lầm này về một cái “tự ngã” thực sự có mặt, hay hiện hữu. Ta lo lắng những tai hại chưa xảy đến cho ta với cùng một lý do như vậy.

Trong kinh điển xưa của Phật Giáo Ấn Độ gọi là The Way of the Bodhisattva “Bồ tát Đạo”, Ngài Shantideva đã nêu ra điều này. Ngài nói, không có nghĩa lý gì mà bám víu vào cái đau đã qua bởi vì cái “ta” cảm nghiệm cái đau ấy đã qua đi mất rồi. Và cũng không có nghĩa lý để lo lắng về cái đau trong tương lai, vì cái “ta” sẽ cảm nghiệm nó vẫn chưa tới.

Dĩ nhiên, có vài sự kế tục giữa con người lúc chúng ta mới năm tuổi, con người chúng ta bây giờ, và con người chúng ta sẽ thành trong mười năm tới. Vì thế, sự chỉ dạy này là của Ngài Shantideva, giúp chúng ta buông bỏ đi ý nghĩ về một cái ngã chắc thật mà chúng ta tin sâu vào nó. Chúng ta luôn luôn thay đổi — chẳng bao giờ chúng ta giống hệt nhau từ giây phút này sang giây phút kế tiếp.

Tuy nhiên, chúng ta không thể dùng việc này như là sự bào chữa cho sự làm hại người khác rồi bảo rằng người mà sẽ hãm hại họ chưa xuất hiện và sau đó thì người đã hãm hại họ không còn nữa. Thực ra chúng ta đã tạo nghiệp. Chúng ta mang tất cả các hạt giống thiện nghiệp và ác nghiệp của mình qua thân, ngữ và ý với chúng ta và chúng ta sẽ phải đau khổ với hậu quả hay hưởng thọ những phước báo đền. Bất kỳ hạt giống nào mà chúng ta trồng, thì chúng ta tất gặt những quả trái đó.

Chúng ta cũng không thể nào dùng ý niệm rằng chúng ta không thật hiện hữu để biện hộ cho sự tự tử. Tự sát thì cũng giống như giết người khác. Nó mang nghiệp báo rất nặng nề. Ngoài ra, chúng ta không thể nào lẫn tránh nghiệp báo trong đời này. Bất kỳ nghiệp báo nào mà chúng ta không rữa sạch trong đời này thì chúng ta phải mang qua các đời tương lai. Nếu ai đó mà tự sát, họ chỉ mang thêm nghiệp vào thân. Cách duy nhất để thoát khỏi khổ đau là giác ngộ.

Tất cả các hạt giống về nghiệp của chúng ta thực sự được mang vào một tầng khác của thức gọi là tàng thức. Theo Ngài Khenpo Jampa Dhonden, một học giả Tây Tạng mà Thầy Huệ Hải theo học ở Nepal, thì nó cũng giống như một máy điện toán với bộ phận ghi nhớ vô tận. Tầng tàng thức này không biết suy nghĩ, nó chỉ tích chứa các hạt giống nghiệp tốt lẫn nghiệp xấu của chúng ta. Vì vậy, khi tới thời điểm vài nghiệp chín muồi, nó sanh khởi từ tầng tàng thức này. Thông thường chúng ta không nói về tầng tàng thức này trong bài nói về ngũ uẩn, tuy nhiên, rất quan trọng để biết thêm về nó ngõ hầu hiểu rõ cái cách mà nghiệp vận hành.

Thiền quán 2: Tánh Không của Sắc Tướng – 10 phút.

THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN

Là sự giải thích tiến trình làm thế nào và tại sao chúng ta cứ tiếp tục trôi lăn trong vòng sanh, già, bệnh và chết. Nó giải thích là làm thế nào chúng ta tạo nghiệp, làm thế nào chúng ta đến đây, sống và mất đi. Theo giáo pháp này, không có cái gì và không có ai hiện hữu một cách độc lập với sự vật và sanh vật khác. Vì ông bà ta đã có cha mẹ ta, ta mới được sanh ra. Bởi vì có rất nhiều người là thành phần trong tiến trình trồng trọt và làm thực phẩm, thuốc uống v.v. ta mới có thể lớn lên và tiếp tục sống.

Chúng ta nghĩ đây như là một cái vòng của những khâu xích riêng rẽ, nhưng thật ra không có khâu nào là bắt đầu hay khâu nào là kết thúc. Tuy nhiên, chúng ta thường bắt đầu bằng khâu Vô Minh.

1. Vô Minh (Avidya) 
Avidya có nghĩa là thiếu sáng suốt hay thiếu hiểu biết. Đây là cái si mê trong Tứ Diệu Đế — đời sống là tràn đầy sự bất mãn và khổ đau. Chúng ta có thể nghĩ là có hạnh phúc trong đời sống, nhưng nó không lâu dài. Sự thật là chúng ta cứ đeo đuổi theo những giây phút hạnh phúc tạm thời này, rồi cũng từ loại hạnh phúc này lại là nguyên nhân của khổ đau.

Một trong những sự việc sau đây sẽ xảy ra. Chúng ta đã dùng hết cuộc đời mình để đeo đuổi những điều mà chúng ta cho là sẽ mang lại hạnh phúc cho ta rồi trở nên đau khổ vì ta chẳng bao giờ có được nó. Hay chúng ta có thể có những gì mà chúng ta mong cầu và khi biết được nó không thể nào làm cho ta hạnh phúc thì sau đó chúng ta lại khổ sở. Hay chúng ta được những gì mà chúng ta mong cầu và chúng ta cảm thấy hạnh phúc nhưng khi mất nó thì lại khổ sở vì sự mất mác đó. Hay chúng ta được những gì mà chúng ta mong muốn và nó làm cho chúng ta hạnh phúc trong một thời gian, nhưng khi niềm hạnh phúc ấy hao mòn, chúng ta lại phải đi tìm cái khác để mang lại cho ta hạnh phúc.

Chúng ta thật giống như người nghiện ngập. Chúng ta cứ chích mũi kim vào cánh tay của mình mà nghĩ rằng lần này mọi đau đớn sẽ biến mất, nhưng nó chẳng là như vậy. Chỉ có điều khác biệt là giữa chúng ta và kẻ nghiệp ngập, là cái nghiện của chúng ta như là – tiền tài, danh vọng, hưởng thụ v.v. – thì xã hội dễ chấp nhận hơn.

Si mê, vô minh cũng nói đến niềm tin của ta về một cái ngã thật sự, như chúng ta đã học qua phần Ngũ Uẩn, thì không có một cái ngã nào hiện hữu một cách thực sự. Nó là một ảo giác. Trong bản đồ sanh tử, si mê được mô tả qua hình ảnh một người mù.

2. Hành (Sự Tạo Nghiệp – Samskara) 
>Vô minh móc nối với Hành (Tạo Nghiệp), mà có thể diễn dịch trong nhiều cách: Tác ý hành động, tạo tác hay khuynh hướng. Samskara là những sự thúc bách đưa đến hành động, và hành động tạo ra nghiệp. Nghiệp, thật ra có nghĩa là “hành động” và là hành động của thân, khẩu và ý.

Trong bản đồ sanh tử, samskara thường được mô tả qua một người nắn tượng bằng đất sét.

3. Thức (Vijnana) 
Vijnana thường được dịch là “thức” như chúng ta đã đề cập trong phần Ngũ Uẩn, Đức Phật dạy rằng, thức bắt đầu bằng một loại hay biết đơn thuần, hay khả năng. Dựa trên khả năng này, như Thầy nói trước đây, phát sanh ra sáu hình thức của thức khi một trong sáu căn thức đó gặp đối tượng của nó. Do vậy, khi nhĩ căn gặp một đối tượng có thể nghe, nhĩ thức phát sanh.

Trong bản đồ sanh tử, con khỉ tượng trưng cho khâu này. Con khỉ chuyền từ cành này sang cành nọ. Chỉ thuần là bản năng. Tâm ý khỉ là si mê và dẫn chúng ta quay lưng lại với Phật Pháp.

4. Danh và Sắc (Nama – Rupa)
Nama-Rupa là Danh và Sắc, tâm và thân. Nó là sự kết hợp của ngũ uẩn để tạo sự hiện hữu cho một cá thể. Với danh và sắc cũng đưa tới cảm giác. Nếu không có sắc thì không có mắt, tai, mũi, v.v.

Trong bản đồ sanh tử, đây được diễn tả qua người trong thuyền, lang thang trong cõi ta bà. Đây cũng được mô tả về nhiều nguyên nhân và điều kiện cần thiết cho danh và sắc: nước, thuyền, mái chèo, v.v.

Danh và Sắc cùng với khâu kế tiếp, tạo duyên cho các khâu khác.

5. Lục Nhập (Sáu Giác Quan – Shadayatana)
Sáu giác quan, trong bản đồ sanh tử được mô tả như một căn nhà trống với sáu cửa. Mỗi giác quan (căn) đều vô nghĩa nếu như không có đối tượng tiếp xúc (trần). Con mắt sẽ vô nghĩa nếu như không có gì để thấy. Các giác quan cũng phải dựa vào toàn bộ thân thể để hoạt động. Cặp mắt mà không có thân thể thì không có thể trông thấy gì được.

6. Xúc (Sparsha)
Đây là sự tiếp xúc thật sự giữa giác quan và đối tượng của nó. Chỉ thuần tiếp xúc, mà không mang ý tưởng hay quan niệm nào về vật được tiếp xúc. Chúng ta có thể nghĩ nó như là dữ kiện giác quan thô sơ đưa đến não, trước khi chúng ta có ý thức gì về nó. Giác quan tiếp xúc và sự tiếp xúc đưa đến sự thể nghiệm của cảm giác (cảm nghiệm), đó là khâu kế tiếp.

7. Thọ (Vedana)
Khi chúng ta nhận ra những gì mà ta đã tiếp xúc. Thầy thấy đây cũng là khâu gọi là “gọi tên”. Vậy trong khâu trước chúng ta có nhĩ căn nhận vào âm thanh. Trong khâu này, chúng ta nói, “À đó là bài hát”. Chúng ta thường nghĩ rằng việc này xảy ra cùng một lúc, nhưng thật ra không phải vậy. Nó có thể xảy ra rất nhanh, nhưng đôi khi chúng ta cũng có cảm giác nghe hay ngửi cái gì mà không biết chúng là gì.

Trong bản đồ sanh tử, điều này được mô tả bằng một người đàn ông với mũi tên ghim trong mắt để chỉ những giác quan bị găm bởi đối vật của chúng.

8. Ái (Trishna)
Vậy thì, sau khi chúng ta tiếp xúc với sự vật và cảm nghiệm về chúng, tham ái về chúng sẽ sanh ra. Thật vậy, đây cũng có thể là sự chán ghét, ngược với ham muốn. Khi chúng ta cảm nghiệm sự vật gì, thường thì chúng ta muốn hưởng thêm về nó hoặc lẫn tránh nó.

Và vì vậy, chúng ta đã dùng trọn cuộc đời mình để đeo đuổi những cảm khoái và lẫn trốn những sự khó chịu và chịu đượng. Để làm việc này, chúng ta có thể nói láo, trộm cắp, hay làm điều gì phương hại đến kẻ khác để đạt được những gì mà ta mong cầu và việc này tạo nên ác nghiệp. Ít ra chúng ta đã củng cố thói quen đeo đuổi những hạnh phúc tạm thời và lẫn trốn những gì mà chúng ta không thích. Chúng ta chẳng bao giờ tìm được hạnh phúc thật sự và lâu dài qua cách này, và vì vậy, chúng ta lại phải trải qua những thất vọng và đau khổ.

Sự tham ái này cũng bao gồm cả việc bám giữ thân xác và sợ mất đi cái “ta” sau khi chết.

Trong bản đồ sanh tử, chúng ta thấy một người uống bia rượu với những chai không chung quanh ông ta, cho thấy ông ấy không bao giờ thỏa mãn.

9. Thủ (Upadana)
Upadana là tâm chấp thủ và bám víu. Có bốn loại bám víu: bám víu vào sự vật đẹp, bám víu vào tà kiến (thí dụ như cho là nghiệp không có thực), bám víu vào ý tưởng của một cái thực “ngã” (ngã chấp), và bám víu vào ý tưởng không đạo đức mà đưa đến hạnh phúc (như nói láo, trộm cắp, v.v.).

Trong bản đồ sanh tử, bám víu được mô tả như con khỉ vói níu cành cây lấy trái để hái những gì mà chúng đã từng nếm qua.

10. Hữu (Bhava)
Sự chấp thủ này từ khâu vừa rồi đưa đến một thân xác mới. Phần lớn sự chấp thủ mà chúng ta có, là chấp thủ vào thân xác. Nghiệp thức mà chúng ta tạo đưa đẩy chúng ta tìm sự tái sanh. Sự kiện này được mô tả trong bản đồ sanh tử như là người đàn bà thụ thai.

11. Sanh (Jati)
Rồi chúng ta được sanh và tiếp tục vòng khổ ải trong sanh, già, bệnh và chết. Việc này được diễn tả trong bản đồ sanh tử là người đàn bà đang sanh.

12. Lão và Tử (Jara – Maranam)
Rồi vòng chuỗi tiến đến già và chết, sự tan rã ngũ ấm. Trong bản đồ sanh tử, việc này được mô tả qua một người già cầm gậy và một xác chết.

Nhằm chấm dứt vòng sanh, già, bệnh và chết, chúng ta cần phải phá bỏ vòng chuỗi mười hai nhân duyên ở một khâu nào đó. Một cách thực tiễn, chúng ta hầu như muốn phá bỏ vòng chuỗi giữa khâu Ái và Thủ. Khi chúng ta bám víu vào một sự vật nào (hay là oán ghét), chúng ta có thể áp dụng Phật Pháp và ghi nhớ rằng đeo đuổi hay trốn tránh sự vật không đưa đến sự an lạc thật sự và bền lâu. Chúng ta có thể thiền quán về ngũ uẩn và thật sự thâm nhập vào ý tưởng rằng thân xác và tâm thức là vô thường. Chúng ta càng loại bỏ cái nhìn sai lầm về một cái tự ngã thường hằng, thì chúng ta càng tiến gần đến sự giác ngộ giải thoát.

Tuy nhiên, sự quán chiếu này cần kết hợp với lòng từ bi vĩ đại. Chúng ta cần phải luôn luôn quán tưởng là làm thế nào để sự giác ngộ của chúng ta sẽ giúp ích cho kẻ khác. Nếu như chúng ta chỉ mong giác ngộ cho riêng mình, thì chúng ta chẳng bao giờ gặp nó. Bám vào lòng mong cầu tận diệt sự đau khổ cho riêng mình, cho thấy đó là một cái tâm hẹp hòi. Nói một cách khác, chúng ta cho thấy rằng mình vẫn còn bám víu vào cái “tự ngã” của riêng mình, và chúng ta đã không chịu buông bỏ ý tưởng sai lầm là chúng ta thật sự hiện hữu. Khi chúng ta hiểu cái quan niệm này là sai lầm rồi, chúng ta không cần phải bảo vệ nhu cầu của chính mình mà quên đi nhu cầu của kẻ khác, vì không có cái “ngã” nào để mà bảo vệ.

Dĩ nhiên, khi giải thích điều này, Thầy đã dùng từ ngữ như “chúng ta” hay “ta”, nhưng đó chỉ là ngôn ngữ mà chúng ta cần phải dùng. Cuối ngày, chúng ta không thể nói và nghĩ cách của chúng ta về giác ngộ. Ngôn ngữ mà chúng ta dùng chỉ để đạt đến mục đích mà thôi. Chúng ta cần phải thiền quán và trực nhận chân lý mà Đức Phật đã dạy. 

Categories: Tài-liệu Tu-Học | Leave a comment

Xả súng vào Lãnh sự quán Trung Quốc ở Los Angeles (Mỹ) rồi tự sát

Xả súng vào Lãnh sự quán Trung Quốc ở Los Angeles (Mỹ) rồi tự sát

Thứ 4, 09:32, 02/08/2017

VOV.VN – Sáng 1/8, một người đàn ông quốc tịch Trung Quốc đã xả súng vào Lãnh sự quán nước này ở Los Angeles (Mỹ), sau đó tự sát.

Người phát ngôn Sở cảnh sát Los Angeles, ông Mike Lopez cho biết, một người đàn ông quốc tịch Trung Quốc đã bắn “vài băng đạn” vào tòa nhà Lãnh sự quán nước này ở Koreatown (khu phố Hàn), thành phố Los Angeles.

xa sung vao lanh su quan trung quoc o los angeles my roi tu sat hinh 1
Thi thể kẻ xả súng được đưa đi khỏi hiện trường. (Ảnh: AFP)

Người đàn ông này sau đó trở lại trong xe ô tô đỗ gần tòa nhà và tự sát. Cảnh sát Mỹ chưa công bố danh tính của thủ phạm vụ xả súng này.

Các điều tra viên cho biết không có thêm ai bị thương trong vụ việc trên song không đưa ra thêm bất cứ thông tin nào cũng như động cơ của kẻ tấn công.

xa sung vao lanh su quan trung quoc o los angeles my roi tu sat hinh 2
Hiện trường xả súng trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở Los Angeles.
xa sung vao lanh su quan trung quoc o los angeles my roi tu sat hinh 3
Dân thường rời khỏi hiện trường đã bị cảnh sát phong tỏa.
xa sung vao lanh su quan trung quoc o los angeles my roi tu sat hinh 4
Cảnh sát Mỹ đang điều tra nguyên nhân vụ việc.

Lãnh sự quán Trung Quốc cũng chưa có bình luận nào về vụ việc.

Năm 2011, một người đàn ông đã bị bắt sau khi cảnh sát cho biết anh ta bắn 9 phát đạn vào lính gác bên ngoài tòa Lãnh sự quán Trung Quốc ở Los Angeles nhưng không có phát đạn nào trúng đích./.

Diệu Hương/VOV.VNTheo SCMP

Bài liên quan

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Trận tập kích xóa sổ không quân Mỹ ở Philippines trong Thế chiến II

Trận tập kích xóa sổ không quân Mỹ ở Philippines trong Thế chiến II

Sự chủ quan khiến Mỹ trả giá đắt trong trận tập kích của phát xít Nhật vào căn cứ không quân chủ lực ở Philippines.

tran-tap-kich-xoa-so-khong-quan-my-o-philippines-trong-the-chien-ii

Các máy bay B-17 bị phá hủy trong cuộc tấn công. Ảnh: Euronet.

Lúc 3h sáng 8/12/1941 theo giờ Philippines, tướng Mỹ Douglas MacArthur bị đánh thức bởi cú điện thoại thông báo Nhật Bản vừa tấn công Trân Châu Cảng đồng thời được cảnh báo về một cuộc tập kích có thể xảy ra đối với căn cứ không quân chủ lực của Mỹ ở Philippines. Thế nhưng 9 giờ sau, người Mỹ vẫn bị bất ngờ bởi cuộc tấn công của gần 200 máy bay Nhật Bản vào căn cứ không quân Clark, theo National Interest.

Theo chuyên gia quân sự Michael Peck, vụ tập kích này dự kiến diễn ra cùng lúc với cuộc tấn công Trân Châu Cảng để tối đa hóa yếu tố bất ngờ, khiến máy bay Mỹ không kịp cất cánh. Tuy nhiên, sương mù ở căn cứ trên đảo Đài Loan khiến các máy bay Nhật không thể xuất phát đúng giờ, nên trận tập kích vào Philippines diễn ra muộn hơn rất nhiều so với trận Trân Châu Cảng.

Đến căn cứ Clark sau hành trình dài 1.126 km, các phi công Nhật chuẩn bị tâm lý đối đầu với lực lượng tiêm kích hùng hậu của Mỹ. Thế nhưng họ rất bất ngờ khi nhận thấy không phận Philippines lúc đó không hề có bóng dáng máy bay Mỹ.

Thuận lợi hơn nữa là thay vì phân tán sang các đường băng phụ, các máy bay chiến đấu Mỹ lại đỗ thành hàng trên đường băng trong căn cứ Clark, trở thành mục tiêu hoàn hảo cho bom và hỏa lực súng máy của Nhật. Trong vòng vài phút, lực lượng không quân hùng hậu của Mỹ ở sân bay Clark, lá chắn trụ cột của Mỹ ở Philippines, gần như bị xóa sổ.

Đây là thảm họa có tác động nặng nề không kém trận Trân Châu Cảng. Quân Mỹ ở Trân Châu Cảng có thể nói rằng họ bị bất ngờ về chiến thuật và chiến lược, nhưng các đơn vị ở Philippines không có lý do gì để bào chữa bởi đã được cảnh báo 9 giờ trước vụ tấn công.

Người đáng bị chỉ trích nhiều nhất là tướng Douglas MacArthur. Tuy vậy, tình hình lúc đó cũng khiến mọi chỉ huy gặp khó khăn. Thủ đô Manila của Philippines chỉ cách Nhật Bản 3.218 km, nhưng cách Trân Châu Cảng 8.040 km và San Francisco tới 11.265 km. Trong thập niên 1930, Mỹ nhận ra rằng sức mạnh quân sự Nhật Bản đã lớn đến mức việc bảo vệ lực lượng đồn trú ở Philippines là nhiệm vụ bất khả thi.

Mỹ lường trước trường hợp đánh mất Philippines khi nổ ra xung đột với Nhật Bản nên đã vạch ra kế hoạch rút lui đến bán đảo Bataan và ngăn không cho đối phương sử dụng cảng chiến lược Manila. Họ sẽ chờ hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ tấn công dọc Thái Bình Dương để giải vây.

Chiến lược này là cách tốt nhất dựa trên vị trí thực địa. Tuy nhiên, năm 1941, trước sự hối thúc của tướng MacArthur, chính phủ Mỹ quyết định tăng cường 35 oanh tạc cơ hạng nặng B-17 đến Philippines. Các pháo đài bay với tầm hoạt động gần 1.609 km có thể bẻ gẫy đợt tấn công của Nhật Bản ở tây Thái Bình Dương.

tran-tap-kich-xoa-so-khong-quan-my-o-philippines-trong-the-chien-ii-1

Máy bay Mỹ chụm thành hàng là mục tiêu dễ dàng cho phi cơ Nhật. Ảnh: Lougopal.

Cuộc tấn công của Nhật không hoàn toàn bất ngờ, bởi chiến tranh trên không đã diễn ra nhiều tháng trước. Tuy nhiên, hệ thống chỉ huy Mỹ bị tê liệt bởi tình trạng bất hòa và mệt mỏi. Tướng MacArthur và tướng Lewis Brereton, chỉ huy không quân thuộc quyền, đều không có sự chuẩn bị rõ ràng cho tình huống chiến tranh, như phân tán lượng lớn máy bay ở sân bay Clark sang các sân bay dự bị.

“Thay vì nhanh chóng di chuyển các oanh tạc cơ ra xa, chỉ huy quân sự Mỹ ở Manila lại lo lắng về khả năng bị tấn công phá hoại, nên tăng cường canh gác và sắp xếp các máy bay chụm lại với nhau để tránh điệp viên đối phương”, sử gia Daniel Mortensen cho biết.

“Cả Brereton và MacArthur đều không chú ý đúng mức tới cảnh báo về khả năng tấn công của Nhật Bản để dừng bữa tiệc tối thứ bảy ở khách sạn nơi MacArthur ở. Phi hành đoàn của oanh tạc cơ B-17 ở sân bay Clark dự tiệc tới tận 2h sáng ngày 8/12, thời điểm máy bay đầu tiên của Nhật Bản tập kích Trân Châu Cảng”, ông Mortensen nói thêm.

Khi nghe tin về vụ tập kích Trân Châu Cảng, Brerenton muốn cho phi đội B-17 xuất kích ngay lập tức để tấn công sân bay Nhật ở Đài Loan. Việc này có thể khiến các máy bay Nhật không thể cất cánh, nhưng MacArthur và đội ngũ trợ lý đã hoãn kế hoạch đến 11h sáng. Một giờ sau, khi oanh tạc cơ Mỹ đang được lắp vũ khí và nạp nhiên liệu thì đội oanh tạc cơ Nhật Bản đã đến nơi.

tran-tap-kich-xoa-so-khong-quan-my-o-philippines-trong-the-chien-ii-2

Sơ đồ tiến quân của Nhật sau trận ném bom sân bay Clark. Ảnh: Wikipedia.

Hậu quả thảm khốc là 12 oanh tạc cơ B-17 bị phá hủy và 4 chiếc khác bị hỏng. Rất nhiều tiêm kích P-40 bị phá hủy trên mặt đất hoặc bị máy bay A6M Zero bắn hạ. Đến khi kết thúc trận chiến, một nửa không đoàn Mỹ đồn trú ở Philippines bị xóa sổ. Các phi công sống sót cố gắng chống trả, nhưng lực lượng đổ bộ Nhật Bản vẫn tiến hành kế hoạch do không vấp phải các cuộc không kích Mỹ.

Đến ngày 8/5, những lính Mỹ cuối cùng ở Philippines buộc phải đầu hàng. Rất nhiều người sống sót sau đó đã thiệt mạng ở các trại tù Nhật tại Bataan.

Duy Sơn

Categories: Tài Liệu Tham Khảo | Leave a comment

 . MẬT TÔNG TÂY TẠNG

…… … ..  . ..  .  .

MẬT TÔNG TÂY TẠNG

Định Danh

 

Kim Cang Thừa (Vajrayana) hay Mật  điển (Mantra) là thừa cao nhất trong Phật  Giáo. Nhiều người đã  trình bày sai lầm  về nguyên thủy Mật Tông.  Có người cho  là do những  Lạt Ma Tây  Tạng đặt ra.  Có người cho là do  sự biến dạng của Ấn  Độ Giáo; lại có giả  thuyết về truyền thừa của một tôn giáo từ Mông Cổ. Sự thật không phải như vậy. Kim Cang Thừa do đức Thích  Ca Mâu Ni đặt  ra. Trong tất cả  những giáo lý Phật Giáo, thì Kim  Cang Thừa là giáo lý cao  nhất, thù thắng nhất, cũng là khó khăn  nhất trong việc tu trì và  chứng ngộ. Muốn hiểu được Kim Cang Thừa, phải trải qua Tiểu Thừa và Đại Thừa. Đức Phật đã thuyết pháp tùy theo trình độ của đệ tử. Có người đạt đến trình độ cao;  có người ở mức trung bình; lại  có người ở mức độ  thấp.

Thành  thử tùy  theo căn  cơ và  trình độ  của mỗi hạng người, đức Phật đã thuyết giảng những giáo lý trình độ khác nhau. Phải tùy  cơ để thâm nhập.  Chẳng hạn dùng giáo  lý cao siêu để giảng dạy cho những người có trí thức bình thường hay thấp, chẳng mang lợi ích gì vì họ không am hiểu; từ đó sinh chán nản trong tu tập. Với những người coí trình độ  thấp, Ngài giảng giáo lý Tiểu Thừa.  Với người  có trình độ trung  bình, Ngài giảng giáo  lý Đại Thừa.  Duy có những người có trình độ  rất cao, Ngài mới giảng Kim Cương Thừa.

Khi thuyết  giảng cho từng  hạng chúng sanh,  Ngài cũng hoá  thân những hình  tướng khác nhau.  Chẳng hạn như  khi thuyết giảng  về giáo lý Tiểu thừa, thì Ngài hoá thân Tỳ Kheo. Khi thuyết giảng về giáo  lý Đại  thừa, Ngài  hoá thân  thành Bồ  Tát. Còn khi thuyết giảng về Kim  Cang Thừa thì Ngài hoá thân  thành Đạo Phật Như Lai hay Thiên Thần Đạt Minh.  Kim Cang (Phạn ngữ là Vajra),  Tây Tạng gọi là rDo-rje (Dorje) có nghĩa là:  Khả năng chứa đựng  cái bản chất của  viên kim cương.Vajra cũng giống như viên kim cương, rất cứng và rất quý.

Khi con người tu tập theo Kim Cang Thừa của Tantra (Mật Giáo) bản tánh sẽ “cứng đầu như trâu” (nguyên nghĩa),  không thể để cho một sức cám dỗ nào có thể chi phối. Người tu hành theo Kim Cang Thừa không để cho một xảo thuật hay một thuật ngữ nào ảnh hưởng được. Vì nếu bịbị chi  phối bởi xảo thuật  hay thuật ngữ khác  nào thì vĩnh viễn không hiểu được thế nào là Kim Cang Thừa.Tren nguyên tắc tu trì của giáo lý nầy, thì sự kiên cố của tâm và bản tánh kim cương chỉ là sự biểu hiện của một tâm thức lành mạnhtuyệt đối.

Con đường  đi đến Kim  Cang Thừa phải  trải qua nhiều  giai đoạn:phải tiến từ giáo lý Tiểu Thừa,  tiếp theo theo giáo lý Đại Thừa; đủ căn bản của hai tông phái nầy sau đó mới tiến đến lãnh vực của Kim Cang Thừa.  Những vị Lạt Ma Tây Tạng  thường khuyến cáo những ai vội vàng đi vào Kim Cang Thừa theo con đưòng tắt. Điều nầy rất nguy hiểm. Đã không hiểu được ý nghĩa chân chính, lại còn vấp sai lầm, vô bổ.

 

Tu chứng Kim Cang Thừa

Pháp môn  tu chứng rất nhiều,  tùy thời để học,  tùy nơi để hành, nhưng mục đích  vẫn là một: Làm thế  nào để người tu hành  đi vào cõi viên mãn, cho nên chỗ “trở về” chỉ là nhất thừa (Phật Thừa).  Hiển Giáo Mật  Tông gồm thâu cả tánh và  tướng. Nghĩa lý Mật Tông chia ra làm  5 thời, gọi chung là  Tô Đạt Lãm (Kinh). Mật  bộ bao gồm ba tạng, gọi chung là Đà  Ra Ni (tức Thần Chú). Người học Mật Tông cho rằng: Những vấn đề  Không, Hữu, Thiền, Luật trái nghịch với nhau, cho nên một số người đã không xem xét tận đến viên lý,đến cứu  cánh. Thông thường,  những tu sĩ  Mật Tông thuờng  lấy 4 loại: Đàn,  Ấn, Chư, Tiếng làm  phép tắc tu trì,  nhưng rồi vẫn chưa đạt đến chỗ bí áo của Mật Giáo.  Lạt Ma  Choegyam Trungpa khi đề  cập đến vấn đề  nầy đã cho rằng:  “Nhiều người đã  không thông hiểu thấu đáo Mật Tông cho  rằng trong giáo lý có nhiều điều  mâu thuẫn lẫn nhau, “Tánh Tông”  và “Tướng Tông” không ăn khớp nhau. Do đó, đã gây  ngộ nhận, thường lên tiếng bài xích.  Nguyên nhân là họ chỉ nhìn một vài khía cạnh của Mật Tông, mờ mịt về tánh Viên  Thông.

Con đường đi đến với  Mật Tông phải qua từng giai đoạn, không tắt ngang, nếu không phải là bậc Chánh Trí, hiểu biết về Tiểu Thừa và Đại Thừa,  thì khó đi vào Kim Cang Thừa (Mật Tông)”. Những điểm chính về con đường tu học đó như sau: – Về Tiểu Thừa:  Phải thấu đáo lý thuyết: vạn  pháp do nhân duyênsanh, thấu đáo chân lý chân không, tu hành tự lợi, chứng quả Tiểu thừa.  – Về Đại Thừa: Phải hiểu những điều căn bản về Pháp Tướng Tôn, Vô Tướng Tôn và Nhất Thừa Chung Giáo.  Hiểu được những khó khăn nầy, cho  nên, từ nhiều thế kỷ trước KimCang Thừa chỉ được truyền bằng miệng  trong một số tu sĩ hạn chế.

Tuy hiểu  được “sức cứng”  của Kim Cang  Thừa vượt lên  trên hết, nhưng không vì thế mà bỏ qua  phần căn bản, đi ngay vào chánh lý,để gánh lấy nguy hại.  Nhìn chung giáo lý Đại Thừa và  Kim Cang Thừa rất vi diệu và rộng rãi, trong đó,  đièu cơ bản là lòng nguyện  độ khắp chúng sanh nhưnhận định của Lạt Ma Choegyam Trungpa (Rinpoche) – giáo sư Tạng Họcđại học Nalanda.

Giải lý ngộ nhận Kim Cang Thừa

Tính uyên áo  của Kim Cang Thừa khi truyền  bá sang Tây Phương đãbị xuyên  tạc; họ thường  hiểu giáo lý  nầy là con  đường đưa đếngiác ngộ  một cách đột ngột,  nhanh chóng; có học  giả khác ở đâythì  nhấn mạnh  đến “sự  tự do  của hành  động”, “hành động phóngtúng”  hay thế  hơn thế  nữa là  “phương thức  thăng hoa của xác thịt”.Nhiều nhà Tạng  Học đã lên tiếng về  sự nhầm lẫn này cho  nên hạn chế trong việc “Điểm Đạo” (Abhisheka) tức  là Lễ kết nạp đệ tử và truyền thụ  giáo lý. Trong những  bài giảng đầu tiên  về Kim Cang Thừa, họ  thường nhấn mạnh “Kim  Cang Thừa không thể  tồn tại độc lập ngoài các tông phái Phật Giáo”. Tại Tây Phương hiện nay, những tư tưởng đặc dị về Kim Cang Tông (còn gọi là Mật Tông) phát triển với những ứng dụng, không những sai lầm đến mức độ trầm trọng, mà còn mang tính  phá hoại, xuyên tạc Phật Giáo,  đồng thời cũng gâytai hại đến  các hành giả Kim Cang.

Những  hành giả Kim Cang Thừa nếu không  thông suốt căn bản  Giáo lý Phật Giáo  là một việc làm đầy nguy hiểm. Những tư tưởng chính của Kim Cang Thừa là tư tưởng kiên cố bất hoại,  là sự trở về với chính mình,  với sự tỉnh thức của bản thể và nhận biết Tự  Tánh Kim Cang của bản thân. Vì những ý nghĩa vô  cùng sâu sắc về  đàn pháp (Mandala =  Mạn đà la) cho nên không ít người nghĩ đến  bùa phép, phù thủy. Thông thường, họ đã quên  một điều tiên quyết  là: Kim Cang Thừa  vốn là con đường nối tiếp của Tiểu  Thừa và Đại Thừa. Hành giả không  bắt đầu từ 2 Thừa kể  trên, đi tắt vào  Kim Cang Thừa, sẽ  thường vấp ngã, sai lệch, thậm chí gây nhiều nhiễu loạn, khủng hoảng tâm thần nữa.  Tantra (Mật  Giáo), nếu đem dịch  cho sát nghĩa là  “sự nối kết”.  Tiểu Thừa, Đại Thừa và Kim Cang Thừa vốn là một chuỗi nối kết với nhau. Không có nền tảng Phật Học  của hai Thừa trên, dù đọc thiên kinh vạn  quyển của Mật Học  chẳng khác nào xây  toà lâu đài trên cát. Kim Cang Thừa chính là sự  phát triển sâu xa hơn và rộng rãi  hơn của hai Thừa trước. Đây là  sự phát triển của những thiện cảm và ý  thức lành mạnh qua  công phu thực hành  các pháp trong Tiểu  Thừa và Đại Thừa.

Sự sai lầm căn bản của những  học giả Tây Phương khi tìm hiểu Kim Cang Thừa là  không được giảng dạy theo trình  tự và đúng đắn. Do sự uyên áo của  Thừa nầy cho nên ở những trường  đại học Tây Tạng đều có phân khoa Huyền Học (Gyud).  Có lẽ chỉ có nền giáo dục Tây Tạng mới có ngành học nầy. Chương  trình học nầy đều được tổ chức rất quy  củ. Những sinh  viên theo học  phải qua những  kỳ thi về  Phật Học Tiểu  Thừa và Đại Thừa, đồng thời  cũng được trắc nghiệm về năng  khiếu. Có trường hợp  phải có sự hướng  dẫn của những vị chân sư  thấu đáo trước khi  muốn bước chân vào  con đường tu học nầy. Những lớp học nầy tổ  chức học theo phương pháp khẩu truyền,  học riêng  từng người và thường  diễn ra trong vòng  bí mật. Trên  nguyên tắc giảng dạy, sinh viên  theo học không bao giờ được tiếtlộ những điều học hiểu của mình  cho người khác. Không bao giờ có  những tranh luận công khai về giáo lý Kim Cang Thừa tại các khuôn  viên Đại học Tây Tạng.  Những sinh viên theo học có thể  tin hay không tin những giáo lý.Họ cũng  có thể xin  thôi học, vì  trình độ chưa  thấu đạt. Những danh sư cũng đồng ý với họ, vì  thiếu căn bản Phật Học, sẽ gây ranhững  nguy hại  trong khi  hành trì  Mật Tông  mà thôi. Phải qua những thử  thách, họ mới  có thể trở  thành những “Gyud  Pas” (đắc giới) và được mọi người kính  trọng. Khi bước qua được ngưỡng cửanầy rồi, họ  được xem như là đã  có khả năng tiếp cận  với cõi vôhình, sử dụng  được những huyền thuật. Họ có  thể thiết lập những đàn pháp  cầu mưa gió,  cầu nắng ráo  hay cầu khẩn  những đấng  thần linh giúp cho một vài điều gì đó và được ứng nghiệm ngay. Họ  được đưa  về các làng  mạc để giúp  đỡ cho dân  chúng để trừ yêu, phục ma. Ngày trước, khi Trung Cộng chưa chiếm cứ Tây Tạng, những thức giả  muốn nghiên cứu  Kim Cang Thừa đều sang đây  để tìm thầy học đạo.Tại đây, từ ngàn xưa vẫn nổi tiếng về những truyền thống tâm linh  huyền bí khác hẳn nhiều quốc gia khác. Có người lại lý giải rằng đất Tây Tạng ở vùng cao, quanh  năm giá lạnh, nhiều rừng núi thâm u, cho nên  những năng lực siêu hình thường  tập trung ở đây. Các tu sĩ Tây Tạng có thể phát triển trong môi trường nầy. Những danh  tăng Ấn Độ hay Trung Hoa đều  giành một thời gian để sang đây học hỏi.

 

Các giai đoạn hành trì

Những nhà nghiên cứu về Kim  Cang Thừa trong thời gian gần đây,đã có một số ngộ nhân về nền tảng Giáo Lý nầy. Có người cho rằng:  Kim Cang Thừa  do những vị Lạt Ma  tổng hợp các Giáo Lý  trên đất nước Tây Tạng  để dựng nên. Có người nói  đến sự chuyển hoá của Cổ thư  do đạo Bon Pa  trong truyền thống Tây  Tạng. Từ những sai lầm nầy đã đưa đen nhận thức  sai lầm khi đi vào những nguyên tắc căn bản của Kim Cang Thừa.

Giáo lý của Kim Cang Thừa là  do chính đức Bổn Sư Thích Ca giảng dạy cho hàng đại  đệ tử của mình. Trong số những  giáo lý căn bản do đức Phật thuyết giảng khi còn  tại thế, thì Kim Cang Thừa (Mật Giáo) là giáo lý cao siêu và  thù thắng nhất. Nhận định chung thì chính Kim Cang Thừa mới là sự  kết tinh vè quyết định tối hậu của đức Thế Tôn.  Giáo lý  của đức Phật  bao gồm những  kinh điển Tiểu  Thừa và Đại Thừa. Chính những Giáo lý nầy đã  là nền tảng để xây dựng nên KimCang Thừa.

Những nguyên tắc của  Mật Điển phải được  xây dựng và hành trì trên cơ sở chính yếu của Kinh Giáo. Không thể nói đến Kim Cang Thừa mà không nói đến Phật Giáo.  Những tín  đồ của đức Phật  do những xuất xứ  khác nhau, trình độ khác nhau và  bắt nguồn từ nhiều hệ tư  tưởng khác nhau trước khi thọ nhận  yếu lý của đức  Phật. Thành thử những  lời dạy của Ngài cũng theo các yêu cầu khác nhau, tùy theo căn cơ và trình độ hiểu biết, thọ nhận  khác nhau. Phương tiện tuy khác,  cứu cánh vẫn làmột. Chỉ có những đệ tử nào  có trí tuệ phát triển cao, hiểu biếtquảng bá,  đức Phật mới  giảng dạy Kim  Cang Thừa, sau  khi họ đãquán triệt  Tiểu Thừa và  Đại Thừa. Nếu  đi vào Kim  Cang Thừa màkhông có căn bản về hai Thừa kia, thật khó tiếp thu và thường ngộnhận. Phép  tu theo Mật Tông  cũng phải trải qua  những giai đoạnnhư thế.Việc thực hành  Kim Cang Thừa sau khi qua  phần lý thuyết cũng cónhững cấp bậc khác nhau, đi từ  thấp đến cao, qua nhiều giai đoạntu chứng,  thì lãnh ngộ  vững vàng hơn.  Có 4 loại  thực hành KimCang Thừa  là: Mật điển hành  động,  Mật điển Tư  duy, Mật điển Du Già (Yoga) và Mật điển Tối Thượng Du Già. Phải trải qua từng giai đoạn một để bước vững vàng,  tránh sai lầm. Căn cứ  theo khả năng riêng  biệt của từng hành  giả trong khi tu chứng, để có thể chuyển hoá phúc  lạc của mình thành con đường tutập cần thiết trong từng giai đoạn.

a) Những  hành giả nào theo  Mật điển Hành Động  (Action Tantra): trước hết  là phải cố phát  huy cao độ phúc  lạc (bliss) của mình bằng phương pháp  quán tưởng đến một vị Phật,  Bồ Tát hay vị Thần nào  đó. Phúc  lạc chỉ  phát sinh  trong khi  tập trung việc quán tượng đến đối  tượng đó mà thôi. Nhờ vậy,  tâm hoan lạc tập trungthiền quán về chân không.

b) Những hành  giả nào theo Mật điển  Tư Duy (Perfomance Tantra): Tập trung để gây phát sinh phúc  lạc, nhờ quán tưởng đến vị Phật, Bồ Tát hay  vị Thần với những nét hoan  lạc, thoát tục, hiền hoà.  Sử dụng phúc lạc nầy để thiền quán chân không, để có thể chuyển hoá phúc lạ thành pháp môn tu tập của mình.

c) Những  hành giả nào  theo Mật điển  Du Già (Yoga  Tantra): Tập trung để phát sinh  phúc lạc, bằng cách lại gần và  sờ tay vào vịPhật, Bồ tát hay vị thần mà mình đã quán tưởng.  Khi niềm phúc lạc do việc cảm xúc khởi động lên, hành giả dùng thứ lạc nầy để thiền quán chân không. Do đó chuyển phúc lạc thành phép tu.

d) Những  hành giả nào theo  mật điển Tối Thượng  Du Già  (Highest Yoga Tantra):  Hành giả ôm vào  một người thật hay  quán tưởng là mình đã ôm  như vậy, rồi phác lạc. Nhờ  đến thiền quán chân không,  phúc lạc nầy sẽ chuyển thành con đường tâm linh vi diệu.  Nhìn chung  lại, tất cả  những pháp hành  nầy đều được  đặt cơ sởtrên hạnh Bồ Đề Tâm. Nhờ đến Mật  Chú, có thể đưa tất cả hữu tình đến giác ngộ Vô Thượng Bồ Đề.

 

Ẩn dụ của huyền thoại Mật Tông

Câu chuyện sau đây nói về tình  trạng vọng động trên đường tu họcvà ứng xử,  thường được nêu ra để làm  gương, được nhắc đến nhiềutrong những tu  viện. Nội dung do bà Alexandra  David Neel kể lạitrong cuốn “Mystiques et Magiciens du Tibet”:Câu chuyện xẩy  ra tại vùng Tachienlu, trung  tâm của những ngườitu hành theo Phù Chú Giáo. Có một vị Lạt Ma nổi tiếng là người tuluyện thành công nhất trong vùng  nầy về Huyền thuật tên là ChogsTsang (Ông  thầy cao). Theo truyền  tụng, thì vị nầy  có tài tiênđoán được  mọi sự việc  trong tương lai.  Quan sở tại  trong vùngnghe tiếng, cho nên thường hậu đãi.Một lần, nhân có  việc hệ trọng, vị quan đến nơi  tu luyện của vịLạt Ma nầy. Hai bên trò chuyện và giải lý tâm đắc. Nhưng ngay sauđó, thì Lạt Ma Chogs Tsang lại  đòi cưới đứa em gái duy nhất củaviên tùy tướng. Vấn đề xẩy ra quá đột ngột cho nên viên quan tùytướng không thể nào chấp nhận,  vì danh tiếng của Lạt Ma bao  trùm cả vùng từxưa đến nay.Vì không được thoả mãn yêu cầu, vị Lạt Ma nổi giận, đập vỡ hết đồđạc trong bữa  tiệc, lên tiếng mắng nhiếc thậm  tệ và dọa sẽ dùngnhững  bùa phép  để viên  quan sẽ  chết trong  vài ngày  tới.Dĩ nhiên,  mọi người chỉ cho  rằng lời dọa của một người trong cơnsay, nên không ai quan tâm, dù đó  là lời của một vị Lạt Ma nhiềuquyền năng siêu đẳng. Nhưng rồi chuyện xẩy ra. Hai hôm sau,viên tùy  tướng đang mạnh khoẻ  bỗng lăn đùng ra  chết. Mọi ngườicho rằng  lời dọa dẫm của  vị Lạt Ma đã  thành sự thật và  đây làcảnh cáo đầu tiên. Những điều trọng  vọng vị Lạt Ma trước đây củadân chúng cũng tiêu tan. Gia đình của viên tùy tướng liền đến nhờvị quan đứng ra  điều đình, bằng lòng gả người em  gái cho vị LạtMa. Nhưng ông ta từ chối, cho rằng đáp ứng nầy đã quá muộn màng.Về phần  vị Lạt Ma,  từ đó đã  có những thái  độ khác thường,  màchính các đệ tử cũng lo ngại.Một đêm khuya, bỗng nhiên chợt nhớ  ra điều gì, vị Lạt Ma nầy trởdậy, sai đệ  tử mình chuẩn bị mọi  thứ để lên đường theo  ông. Dùnghi hoặc nhưng người nầy cũng vâng theo. Khi ra đến bờ sông thìông bảo dừng lại, nhìn ra giữa dòng. Chẳng bao lâu, có vật gì lấplánh giữa dòng sông,  rồi tấp vào bờ cạnh đó. Đó  là một xác chếtchưa kịp rửa  nát đang trôi ngược dòng. Lạt Ma Chogs Tsang sai đệtử vớt xác  đó, lấy dao cắt cho  ông một miếng thịt rồi  bảo: Nhàngươi cũng cắt  cho mình một miếng để  ăn. Đây là món quà  hy hữucủa người  bạn ta từ  xa gửi đến.  Người đệ tử  hoảng sợ, cắt mộtmiếng cho thầy và miếng cho mình  thì nhét vào trong bị và giả vờăn.Khi trở về lại tu viện, Lạt Ma nói: “Ta tưởng là ngươi có được đạohạnh khá cho  nên ban cho ngươi món quà  nầy; nhưng không ngờ lạinhát sợ đến như vậy, thật không  đáng thưởng”. Vì hỗ thẹn bị khiểntrách, anh  ta thò tay vào  túi. Nhưng kỳ lạ  thay không tìm thấymiếng thịt đâu cả…Thực ra, dưới mắt người thường  câu chuyện không mang ý nghĩa đơnthuần như vậy. Về  chuyện đòi lấy vợ của vị Lạt  Ma chỉ là để thulấy  một khả  năng ngoại  đạo tà  ma quấy  nhiễu hiện nguyên hìnhthành cô gái của viên tùy tướng.Dưới mắt của người Tây Phương, vị Lạt Ma nầy đã làm bại hoại danhgiá  của mình;  nhưng với  người Tây  Tạng, thì  đây là hành độngsiêu việt của một con người có  Pháp Nhãn thì mới có thể nhìn sâuvào bản chất của loài ma quỷ để trấn áp.Có hàng  ngàn giai thoại  kỳ lạ  về  các Lạt Ma,  nhưng khi chiêmnghiệm, người  Tây Tạng không chỉ  nhìn bề ngoài để  suy đoán mộtcách dung dị. Thế giới vô hình  bao trùm hầu hết vùng đất nầy, đãkhiến cho  các hành giả  phải tìm  đủ  cách đến tận  nơi để chứngkiến.

 

  Hành trì Mật Tông

Phật Giáo  Tây Tạng bắt nguồn  từ Phật Giáo Ấn  Độ, được hội nhậptrong nhiều yếu  lý khác nhau trong đó có  Tịnh Độ Tông. Có nhiềutrường hợp dùng đến pháp môn tọa Thiền, nhưng có lúc lại dùng đếnpháp môn Tịnh Độ; chẳng hạn khi con người lìa cõi đời.Theo Tử Thư (Bardo Thodol) của Lạt  Ma Giáo thì: khi con người đãchết, sẽ  đi vào cảnh giới  có nhiều màu sắc  khác nhau; tùy theotâm thức  và mức độ  giác ngộ của  những người nầy,  mà những màusắc, thanh âm,  cảnh quan nầy sẽ được thể  hiện với màu sáng chóihay màu  ảm đạm. Trong  khi đó, tùy  theo căn cơ,  có người trôngthấy những hình thù quái dị,  gớm ghiếc, những thú hoang, vật dữ;nhưng lại có người chứng kiến được cảnh giới siêu thoát, có ThiênThần, Tiên Thánh.  Thiên đàng hay Địa ngục hiện  ra cũng tùy theosự giác  ngộ, tu tỉnh của  con người khi còn  sống.

Ngoài ra, cònnhờ những trợ lực khác nữa.  Chẳng hạn: khi người vừa chết, nhữngngười thân,  những đạo sĩ cùng  nhau tụng niệm hồng  danh của chưPhật, giữ cho  linh hồn yên tĩnh để nghe  những lời hướng dẫn củanhững vị Lạt Ma chủ tế, thì  họ sẽ được chứng kiến cảnh giới tươiđẹp, hoát ngộ ngay. Điều nầy cho  thấy ảnh hưởng của Tịnh Độ Tôngvới Mật Tông với mức độ cao.   Pháp  môn Tịnh  Độ nầy  cũng được  Tây Tạng  áp dụng  trong nhiềutrường hợp: khi trẻ sơ sinh, khi người mắc bệnh, khi gặp tai nạn,khi đứng trước nguy khổn, việc  tụng hồng danh chư Phật sẽ chuyểnhoá được hoàn cảnh.Tại sao có sự cố thay đổi nầy.

Sách Tử Thư viết: “Giá trị của việctụng hồng danh  chư Phật là tạo nên  cảnh quan tốt và tạo  căn cơtốt. Cảnh quan  tốt là vạn vật chung quanh  mà linh hồn bước vào;căn cơ tốt là sự giác ngộ bên kia cửa tử”.Thành thử,  Tịnh Độ Tông  được bành trướng  trong giới bình  dân,trong giới tu  sĩ. Tùy theo bản chất linh  hồn để chuyển hoá, tùytheo sự giác ngộ để đổi thay.

 

 Con đường tu tập Mật Tông

Từ trước  đến nay, Phật  Giáo Tây  Tạng  đã thành lập  nên một hệthống tổ chức rất chặt chẻ cho  từng tầng lớp khác nhau: Những vịtu sĩ  nào được thọ  giới xuất gia  đều được gọi  chung là Lạt Ma(Lamas) theo các cấp bậc và ngôi thứ khác nhau như Gelong, Geshe,Rinpoche hay Tulku. Gelong là những vị vừa thọ giới, tương đươngvới Tỳ Kheo, Geshe là những vị  đã tốt nghiệp kỳ thi Tiến sĩ PhậtHọc chính thức, qua những thời gian hành trì nhất định. Rinpochehay Tulku là những vị Lạt Ma tái sanh.Trong tổ chức Phật Giáo Tây Tạng,  có những bậc cao tăng được xácđịnh là đã từng tu tập trong  nhiều kiếp trước, đồng thời cũng đãđược  tái sanh,  trở lại  trần thế,  để tiếp  tục hoằng dương PhậtPháp. Những vị  nầy thường được lựa chọn tái  sanh và đi vào vòngsinh tử nhiều kiếp, để thực hiện Hạnh Nguyện Bồ Tát.Trong truyền thống  Phật Giáo Tây Tạng, có 2  phương pháp để hiểuđược sự tái  sanh nầy. Cách thức thứ nhất  giúp cho tin vào nhữngđời trước hay chỉ một đời trong  quá khứ. Còn phương pháp thứ nhìkhiến ta tin vào những đời sau  hay một đời sống trong tương lai.Trong  hai phương  pháp nầy,  phương pháp  thứ nhất  mang giá trịtruyền thừa và chuyển kiếp; còn  phương pháp thứ hai nhắm vào mụcđích tăng tiến trong tu trì, hầu đạt được sở nguyện trở lại trongtái sinh.Khi đã nhận định  rõ là có kiếp trước thì cũng  dễ dàng nhận đượclà có kiếp  sau. Mục đích duy nhất trong  việc chấp nhận tái sanhđể khuyến  khích công năng  tu hành để  được đi vào  thế giới củaluân hồi, nhân quả có hiệu nghiệm hơn.Về kỹ thuật nhận biết được tái  sanh hay không thì có rất nhiều nhưngtựu trung có 5  cách:- Kỹ thuật  thứ nhất: nhờ  đến bản năng  và dấu hiệu  tâm linh màchúng ta có thể biết được rằng có một đời trước.- Kỹ thuật thứ hai: bao hàm sự  hiểu biết và nhận định rõ ràng vềdòng tâm tương tục nối tiếp thường xuyên.- Kỹ thuật thứ ba: sử dụng năng lực của mộng tưởng để có thể chứngminh được  rằng có một  đời trước, đã  liên hệ đến  việc tái sinhtrong đời sau.- Kỹ thuật thứ tư: Nhờ đến năng  lực của những dấu ấn về tái sinhthể hiện rõ nét trên cử chỉ, vết tích, thị hiện.- Kỹ thuật thứ năm: Nhờ đến năng lực của những vị cao tăng, thôngqua kinh điển, để nhận biết có sự tái sinh.Trong Kinh Hoa  Nghiêm có dạy rằng: “Biết được  những chuyển biến vềkiếp vãn sanh, chính là do Tâm Tự Tánh. Còn khả năng thành tựu huệthân, không do tha ngộ”. Câu kinh trên được hiểu: Khả năng chuyểnbiến của các kiếp phải do tu  hành để đốn ngộ của bản thân, khôngdo trợ lực nào.Phật Giáo  Tây Tạng nói  đến nhiều  vị  cao tăng đã  tu tập trongnhiều kiếp  nối tiếp nhau và  cũng đã tái sinh,  trở lại trần thếtrong nhiều  lần, để tiếp tục  công việc hoằng pháp  độ sinh. Đốivới những bậc đại  sư, cao tăng thiền đức có quá  trình tu tập vàhành trì  với hạnh nguyện  cao cả đến  như vậy, Phật  Giáo đồ TâyTạng  rất ngưỡng  mộ và  kính trọng,  không khác  gì công đức củanhững Bồ Tát Hoá Thân.Tín  đồ Mật  Tông thường  hướng  về  công hạnh  “Phát Bồ  Đề Tâm”(Bodhichita),  như là  đối tượng  trong việc  tu chứng.  Trên conđường tu học, Phật Giáo đồ ở đây chú tâm đến việc phát Bồ Đề Tâm,phát  nguyện tu  hành để  trở thành  vị Bồ  Tát, mang  tâm nguyệnchuyển hoá trong kiếp sau, để cứu  độ chúng sinh. Nhận thức về BồTát trong tâm thức  người Tây Tạng chỉ là một vị  đắc đạo, có đứcvị tha, từ bi, đi vào đời để cứu đời.Trong một  thời thuyết pháp gần  đây, đức Đạt Lai  Lạt Ma đời thứXIV đã  chỉ ra rằng:  “Theo truyền thống  của Phật Giáo  Đại Thừa(Mahayana), tình yêu và lòng từ bi là nền tảng đạo đức của nền hoàbình thế giới nầy. Tình yêu chân thật không dựa trên sự luyến ái,mà dựa vào  lòng vị tha. Có như  vậy, lòng Từ bi của  chúng ta sẽtồn tại mãi mãi, qua nhiều kiếp,  nhự một sự đáp ứng nhân đạo đốivới mọi khổ đau; lòng Từ bi nầy sẽ tồn tại cho đến ngày nhân loạikhông còn sự khổ đau nữa”.Phát Bồ Đề Tâm đến mức độ  nào là tùy theo hạnh nguyện. Chẳng hạnnhư các vị cao tăng Tây Tạng đã từng phát Bồ Đề Tâm rộng lớn và sựtái sinh của  các vị nầy là để  thực hành Hạnh Bồ Tát,  tự nguyệntái sinh trở lại cõi trần trong  vô số kiếp, cho đến khi nào hạnhnguyện nầy  được viên mãn.  Với một số  Lạt Ma khác  thì việc táisinh không phải để  tế độ quần sanh, mà chính là  để tu học thêm,từ  đó sẽ  đem lợi  ích cho  kẻ khác.  Khác biệt  căn bản của haitrường hợp nầy tùy theo phát nguyện của họ: có vị phát nguyện táisinh để tạo lợi  ích cho kẻ khác; có vị tái  sinh với hạnh nguyệnBồ Tát rộng lớn hơn. Ngay trong  thời gian tu học và độ sinh, cácvị Lạt Ma  đã ôm ấp hạnh nguyện  nầy và suốt đời tiến  hành trongphạm vi đó.

Những trở ngại

Trong những điểm  căn bản của giáo phái Sakya  Pa, người giới tửsau khi thọ  lãnh Lễ Điểm Đạo, việc trước  tiên là giải trừ nhữngtham luyến.  Có bốn tham  luyến chính gây  những suy thoái  trongcuộc đời tu học và gây những chướng ngại về Thân Trung Ấm sau khichết đi. Đó là:- Những tham  luyến trong cõi đời  cần phải diệt trừ  ngay từ đầukhi nhận chân  ra được. Đừng để tham luyến  có cơ hội phát triển.Đạo hạnh hay không là do phương thức dùng để diệt trù nầy.- Những người tham  luyến còn trở lại trong  vòng luân hồi, chínhhọ đã không thể nào giải thoát được. Vì nghiệp chướng nặng nề dấylên, làm  nhiễu loạn tâm thanh  tịnh. Điều đó gây  thêm những ảnhhưởng khác trong vấn đề chuyển thức.- Những người  cứ bị lôi  cuốn mạnh mẽ  về những tham  luyến, thìkhông thể giải thoát được. Lôi  cuốn càng mạnh, sức giải toả càngkhó, ảnh hưởng càng sâu.- Khi còn  người sống theo những  tham luyến liên tục,  thì khôngchứng được thực cảnh.Đây là những phần trong giáo lý Đại Thừa mà sau nầy Kim Cang Thừavẫn  còn nhấn  mạnh nhiều  lần trong  bí phương  giải thoát. NgàiSachen Kunga Nyinpo,  vị tổ nổi tiếng nhất  trong giáo phái SakyaPa nhấn mạnh: Những giới tử của Sakya Pa lấy việc cởi sạch hếtnhững tham luyến để được giải thoát lên hàng đầu. Chỉ khi nào lộtbỏ lớp cũ, mới nhận lớp mới. Con đường tu không hai.

 Mật Tông và Cổ Mật

Trong  lịch sử  phát triển  Cổ Mật Tây  Tạng, phải trải quanhiều giai đoạn để thích nghi với hoàn cảnh. Ngay trong giai đoạnđầu tiên, Lạt Ma Giáo vẫn là sự pha trộn, dung hợp và ứng chế củatinh hoa của  Phật Giáo từ Trung Hoa và  Ấn Độ truyền sang, nhưngvề sau  đã có những  thay đổi, cải  cách từ căn  bản của tôn giáonầy. Nền tảng của tôn giáo cổ  nầy chú trọng nhiều đến phép thuậtthần trong khi Phật Giáo lại không chú trọng đến điều nầy.Lạt Ma  Giáo có nhiều cách  tu luyện lạ lùng,  đặc biệt, mà ngườiTây Phương  khi đến vùng  đất nầy khó  có thể nhận  thức được haychứng minh được. Những pháp môn  khinh thân, tàng hình, khổ hạnh,thần chú, ấn chú có những linh ứng kỳ diệu.Chẳng hạn như pháp môn luyện Pháp Nhãn để có thể nhìn thấy nhữngcảnh giới khác. Nhiều vị Chân sư của đạo Bon Pa đã dùng Pháp Nhãntrong  cách chữa  bệnh. Họ  có thể  nhìn vào  kiếp trước của bệnhnhân, tìm hiểu nguyên nhân sinh bệnh, do đó tìm cách để cứu chữa.Pháp Nhãn chính  là một loại quyền năng đặc  biệt, có nhiều mức độkhác nhau, tùy theo sự tu luyện  của họ đạt đến trình độ nào. Dựavào khả năng của Pháp Nhãn với  mức độ khác nhau, hành giả có thểkhai thác  nhiều lãnh vực khác  nhờ Pháp Nhãn. Chẩng  hạn như vớiPháp Nhãn  có thể nhìn  suốt được tiền  kiếp rất rõ  ràng để biếtđược sự Hoá Thân để tái sanh.Tuy nhiên việc dùng Pháp Nhãn  không thể nào tùy tiện được. Nhiềuđạo sĩ của đạo Bon Pa đã  khai mở quyền năng của Pháp Nhãn, nhưngkhông thận trọng nên gặp trở ngại. Họ đã không nhận thức rằng đâychỉ là  phương tiện để  có thể giúp  cho việc khai  thông và giúpviệc tu hành, chứ không phải là cứu cánh. Những vị Chân sư thườngcảnh giác sự lạm dụng nầy.Hơn thế  nữa, xây dựng  và phát huy  Pháp Nhãn không  đơn giản vàhiệu  ứng trong  thời gian  ngắn. Thông  thường, sự  khai mở PhápNhãn, dù trong mức độ thấp, cũng đòi hỏi những công phu tập luyệnlâu dài, kiên trì, bền bỉ. Chỉ  những vị Hoá thân, do công phu tuhành của những kiếp trước đã  đạt được, mới thành tựu nhanh chónghơn. Tuy nhiên, nếu không biết vận dụng trúng cách và sử dụng vớithiện niệm, Pháp Nhãn cũng mất luôn.

  Trí tuệ thượng thừa

Trong Mật Giáo, khả năng phi  thuờng của trí tuệ thượng thừa đượcphát huy  do huân tập lâu  ngày mà nên. Khả  năng nầy chiếiu rạngcảnh giới  siêu nhiên, nhìn thấy  được tiền kiếp của  mình và củachúng sanh. Nhiều vị  giác ngộ đã thành  tựu trong pháp môn  nầy, sau nầy dựatrên căn  bản đó để hướng  dẫn và hoá độ  chúng sanh. Milarepa làmột trong những danh tăng nầy.Trong những vị Thánh của Mật  Tông Tây Tạng, thì Milarepa được cangợi là  “giác ngộ phi phàm”.  Cuộc đời tu hành  của ông trải quanhiều khó khăn nhưng nhờ chí kiên quyết tột đỉnh cho nên đã chứngngộ vô thượng.  Có rất nhiều giai thoại chung  quanh vị thánh “áorách” nầy, do sự  sùng bái của Phật tử và công  năng vô thượng dochúng quả mà ra.Người ta kể lại rằng: Trong  giai đoạn Milarepa tu hành trong môthang sâu tại  vùng bình nguyên Aksobhya, miền  đồng bắc Tây Tạng,thì có  nhiều vị đao  sĩ của  đạo  Bon Pa thường  đến quấy nhiễu.Ông vẫn quyết tâm thiền định và tu trì. Nhưng những đạo sĩ ấy khôngbuông ta, tìm  cách để hạ nhục. Một ngày  kia đạo sĩ Tsemara đếnvà thách  thức ông ta chạy  đua lên đỉnh núi  Kailas. Tsemara nổitiếng về  khinh công đến  mức thường thừa  và kiêu hãnh  vô cùng.Milarepa khước từ nhưng không  thoát khỏi. Sau cùng Milarepa đànhchấp nhận để tránh những phiền toái về sau. Sau khi ước hẹn cuộcđua  xong  thì  Tsemara  đã  phóng  chân  với  tốc độ phi thường.Milarepa vẫn ngồi yên để thiền định.  Chẩng bao lâu Tsemara đã gần đếnđích nhưng Milarepa  vẫn không dời chỗ. Khi đó  mặt trời vừa lên.Những tia sáng ban mai chiếp khắp  vùng. Tsemara tin chắc thắng lợi sẽvề tay mình. Nhưng  ngay khi đó Milarepa đã tập trung  tư tưởng đến caođộ, tan vào trong ánh sáng chói  lọi. Tsemara chưa đến đích đã thấy Milarepađứng trên đỉnh núi rồi. Tsemara ngạc  nhiên, run sợ toan trượt chân téxuống hang sâu thì được Milarepa kéo lên.Suốt đời Milarepa luôn luôn cầu  học, tinh thần nhanh chóng, nhưng thấynhững pháp thuật  thượng thừa của mình không thể  tự giúp để giảithoát được  , cho nên  đã cầu học  với ngài Marpa,  qua những thửthách trăm ngàn gian khổ.Milarepa trở thành vị lãnh đạo lừng danh nhất trong việc xây dựnggiáo phái Kargyu Pa.

  Yoga Mật Tông

Một trong  những pháp môn  chủ yếu của  Mật Tông là  pháp môn TọaThiền. Pháp môn nầy được vận dụng trong Thiền Tông của Phật Giáo,hoà hợp  với thuật Yoga của  Ấn Giáo. Chính đức  Milarepa đã nhấnmạnh đến  pháp môn nầy thường  được giáo dục trong  những tu việncũng như người tu tại gia.Với Mật Tông, pháp môn Toạ Thiền cốt là để thanh lọc khí ô nhiễm.”Khí” đây có thể  hiểu là tư tưởng, ý niệm về  tinh thần cũng nhưtrọc khí, uế khí thải ra về phương diện vật chất.Mật Tông thường  nói đến “chín hơi thở” hay  là “chín vòng” để cóthể thanh lọc  được những luồng ô nhiễm của  chúng ta. Khi ta thởvào nên  quán niệm đến  những điều tốt  đẹp, những hình  ảnh giảithoát, thanh tịnh; khi ta thở ra thì quán niệm đến việc loại trừ,thanh lọc  những xấu xa, trọc  khí. Cứ mỗi “vòng”  trong khi quánniệm và thiền tập lại mang một sắc thái khác nhau, tùy theo trìnhđộ tu tập, kiến giải cũng khác nhau.Những tu sĩ Mật Tông cũng nói đến phép luyện Yoga, nhưng khi tiếpthu họ  đã chọn lọc  kỹ càng. Pháp  môn Yoga gồm  có 5: Pháp  mônHatha Yoga để  tu luyện xác thân của mình;  pháp môn Kundalini đểluyện những năng  khiếu thần thông như Thần  nhãn, Thần nhĩ chẳnghạn, pháp môn Laya Yoga để luyện  tập tinh thần và trí nhớ lâudài và sắc bén khi nhận định vạn  vật; pháp môn Raja Yoga để chuẩnbị những điều kiện cho con người  có thể trở thành bậc Minh triếtvà pháp môn  Samadhi Yoga để đưa đến trạng  thái Giác ngộ tối cao.  Đó là con đường  tu tập từ thấp đến cao. Phải  tiến hành tuần tự,đi từ  kết quả sơ  khởi, đơn giản  nhất cho đến  mức thượng thừa.Không có lối tu tắt cũng như  không có “bước nhảy vọt” trong phápmôn Toạ  Thiền. Những tu  sĩ Mật Tông  đã cố thoát  ly khỏi nhữngràng buộc của thế  gian, đi vào những hang động sâu  để tu tập vàTọa Thiền  quán bích trong 10  năm, 20 năm là  chuyện thường. Sứckiên trì  của họ là  do niềm tin  sẽ đạt đến  mức cao nhất  trongSamadhi Yoga khi ngồi Thiền.Theo Mật Tông, nhờ  đến pháp môn Tọa Thiền có trình  tự và mức độmà con người  có thể thoát ra khỏi vòng  sinh tử luân hồi, nghiệpchướng tiêu trừ, viễn ly khổ ách.Trong một ngày tu hành, đạo sĩ hay tu sĩ Yoga thường tranh thủ đểToạ Thiền nhiều hơn và tu tập hiệu nghiệm hơn.Trong pháp môn tu tập của Mật  Tông, để có thể giao cảm với nhữngngười khác hay cảnh giới khác,  phải dùng đến Thần Giao Cách Cảm.Sau nầy được họ là môn “Cảm Xạ Học”. Cảm xạ học của Tây Tạng đượcvận dụng ứng xử trong nhiều mục  đích: Đi vào cảnh giới khác, tìmtia ác xạ, giao cảm với Thần Linh. Thậm chí nhiều nhà khoa học đãvận dụng trong  nhiều ngành quan trọng về  truyền thông hiện đại.Phong Thủy Học cũng cần nhờ đến khoa Cảm Xạ Học để tìm mạch nước.

 Khai mở năng khiếu thần thông

Trong những kinh  điển cổ truyền Phật Giáo Tây Tạng, nhất  là của Giáo PháiBon Pa, những  điều kiện để có thể khai  mở năng khiến thần thôngcủa người tu tập, hành giả rất quan trọng.Những yếu quyết nầy bao gồm: Khả năng tiên thiên (bẩm sinh), dùngdược chất,  đọc Thần Chú, ngồi  Thiền định, những cách  tu luyện,nhận thức  vạn vật vô  thường. Tuy nhiên,  trong việc thực  hiện,phải có  trình tự, được Chân  sư (Guru) hướng dẫn,  đề phòng phảnứng.a) Khả năng tiên thiênTiên thiên là khả năng bẩm sinh, vốn bảo lưu từ kiếp trước. Trongkhả năng Hoá thân, điều kiện nầy rất cần thiết. Một vị Lạt Ma hoáthân, ngay từ thơ ấu đã thể hiện được một số căn cơ tiên thiên từvô lượng kiếp trước. Chỉ cần  khai mở trúng cách, được hướng dẫn,những khả năng  tiên thiên sẽ được phát triển  mau chóng. Khả năngtiên thiên  nầy có trường hợp  hướng theo một chiều  hướng: chiềuhướng nầy  dựa theo hạnh nguyện  của mình. Chẳng hạn  như đức ĐạtLai Lạt Ma được  xem là Hoá Thân của đức Quan  Thế Âm Bồ Tát, chonên trong  những bài thuyết giảng  của Ngài thường tập  trung vàohạnh nguyện từ bi.b) Nhận chân vạn vật là vô thườngBổn phận và chiều hướng của những  người bắt đầu nghiên cứu và tutập là: Phải nhận chân vạn vật  vốn không hiện hữu trong khi nhậnđịnh và  sống với nó. Việc  quan trọng bậc nhất  đối với người tutập là nhận  chân các hình tướng, các hương  vị, các màu sắc, cảmthọ, sắc và không sắc đều là  sự hiện hành của vô thỉ, không hiệnhữu và vô ngã.Những kinh  nghiệm bản thân  về sự “không  hiện hữu” nầy  vô cùngquan trọng, vì nó không thuộc về các quá trình phân tách cũng nhưkhông kiến giải được. Khi bước  vào ngưỡng cửa của Kim Cang Thừa,bắt buộc phải  trải qua kinh nghiệm về sự  không hiện hữu của vạnvật. Vấn  đề đòi hỏi nhiều  công phu, ứng xử  trong lối sống, chứkhông chỉ y cứ vào lý thuyết suông.c) Dùng các dược chấtMột số  Giáo phái Mật Tông  Tây Tạng còn dùng  những dược chất bítruyền của mình để khai mở  năng khiếu thần thông. Theo họ, nhữngdược chất  đặc chế nầy nhằm  vào mục đích kích  thích các hệ thầnkinh giao cảm  (sympathetic), để có thể thu thập  và tàng trữ mộtsố khả năng đặc biệt.Tuy nhiên,  nhiều kinh điển  nêu lên những  tác hại về  việc dùngdược chất. Nếu không điều chế trúng cách, người dùng và người chếtrở nên điên  đảo, thác loạn, thậm chí điên  cuồng, không thể làmchủ thân tâm của mình.d) Thần Chú (Mantras)Thần Chú  vốn là ngôn  ngữ thần diệu  do chư Phật  và chư Bồ  Táttrong khi nhập định đã phát ra. Ngôn ngữ nầy vốn thần bí, ẩn súc,bất khả  tư nghị, nhưng công  năng của Thần Chú  vốn rất mạnh mẽ.Hầu hết những pháp  môn Mật Tông đều đề cập đến  việc tu trì kiênđịnh đọc Thần Chú liên tục, đúng chỗ, thì sẽ tạo nên được một khảnăng  phi thường,  không lường  trước được.  Thần Chú thường đượcthực hiện theo một số nghi lễ, phối hợp với âm thanh, màu sắc, ấnchứng,  ấn quyết.  Khi đọc  Thần Chú,  thì việc  phát âm đúng đắnthường đòi hỏi nhiều công phu và tâm trí tĩnh lặng. Trước khi đọcThần Chú, phải chuẩn bị những điều kiện cho thân tâm an lạc.Thần Chú (Mantra)  có nghĩa là sự che  chở tâm (Mind protection).Cũng nhờ việc tụng Thần Chú để  che chở tâm của chúng ta khỏi cáctướng và  những khái niệm phàm  tình khác. Tất cả  những thể tướng tathấy hàng  ngày đều là những  bất tịnh tướng. Vì  những tướng bấttịnh mà con người cứ trong vòng  sinh tử, luân hồi. Thực hành giáolý Mật Tông một  cách kiên trì, tụng Thần Chú để  có thể phá đượctướng bất tịnh, che chở tâm của ta.e) Tu luyệnTu luyện được  thi hành chặt chẻ sau  khi dự lễ Quán Đảnh  và GiaTrì. Trước đó, những phương pháp tu  hành chỉ để làm quen với MậtGiáo. Tu sĩ Cổ Mật Tây Tạng có nhiều cách tu luyện khác nhau, từ lối tukhổ hạnh cốt để tăng cường ý lực cho đến những cách tu luyện thầnbí, quái  dị. Dù phương  pháp nào chăng  nữa, thì cứu  cánh vẫn làloại  trừ những  chướng ngại  trên đường  tu học  và tìm đến Giảithoát. Đây là  phương pháp cần thiết, đòi hỏi  những cố gắng kiêntrì để kiểm soát  Tâm và Thân.d) Thiền địnhThiền định  là phương pháp tu  luyện chân xác nhất,  cũng là phápmôn khó nhất trong tu tập; tuy  nhiên cũng mang lại những kết quảvi diệu nhất trên bước đường tu học.Thiền định cho đúng cách, theo lối nhận định của những vị Chân sưKim Cang  Thừa đòi hỏi  phải áp  dụng  lối công phu  gấp trăm lầnnhững phép  tu khác như  đọc Thần Chú,  tu khổ hạnh,  quán tưởng.Trước khi Thiền định, phải chuẩn  bị cho thân tâm thanh khiết, anlạc, bỏ tạp niệm, tạo quang cảnh trống vắng.Giai đoạn  đầu trong việc  tu Thiền định theo Mật Tông  là phải luyện tập choxác thân  không mệt nhọc  trong thời gian  ngồi thiền, phải  chọncách luyện tập thích hợp, từ dễ đến khó. Phải chọn tư thế đem lạisự thoải mái, bình thản, tự tại trong khi Thiền định.Việc luyện tập nầy  đòi hỏi một thời gian để làm  quen để uốn nắngân cốt mình vào vị trí nhất định, đem lại sự bình thản, tự nhiêncho cơ thể.Giai đoạn thứ  hai là tập luyện hô hấp,  dựa theo phương pháp đặcbiệt, để có thể mang lại sự thoải mái toàn vẹn cho thân xác. Luônluôn theo dõi,  để xem có những phản ứng  gì không. Tùy theo tuổivà tùy  theo sức khoẻ, để  chọn cách Thiền định,  thời gian thíchhợp. Như thế mới có thể kiểm  soát được tâm và Thân của mình, đạtđược kết  quả tối đa  trong hành  trì  tối thiểu. Đây  là cách tuluyện khó khăn tối đa, những lại là phương pháp độc nhất được ghinhận trong Cổ Thư của Giáo phái Bon Pa  Tây Tạng.

 Các giáo phái

Do những  nhu cầu khác nhau  và ảnh hưởng xã  hội khác nhau, PhậtGiáo Tây Tạng phân chia ra nhiều giáo phái:a) Phái Cổ Mật:Giáo phái dầu tiên được gọi là phái Cổ Mật (Nyingma Pa) do đại sựPadma Sambhava, xuất  hiện vào hậu bán thế kỷ  thức XIII và thịnhhành trong những thế kỷ IX và  X sau đó. Đây là giáo phái phátkhởi đầu tiên  trong việc truyền bá Mật Tông  tại Tây Tạng. Chẳngbao lâu ảnh hưởng của giáo phái  nầy lan truyền rộng. Vì dung hợpnhững tăng sĩ và  tu sĩ tại gia cho nên được  gọi là giáo phái mũđỏ. Vì có  công lực trừ những ngoại  đạo tà ma cho dân  chúng chonên được xem là một vị Bồ Tát;  về giáo lý, Ngài đã đạt được giáolý tối thượng, cho nên được ca  tụng là vị đạo sư liễu ngộ thuợngthừa.Nhiều truyền  thuyết nói về  tài năng của  Ngài trong việc  nhiếpphục những phe  phái chống đối, loại trừ những  ảnh hưởng tai hạicho dân chúng đồng thời xiển dương Mật Tông rộng lớn và sâu sắc.Gọi là giáo  phái Cổ Mật, vì trong việc  tu tập, thường tập trungvề “mật”, từ  những nghi lễ huyền bí, cho  đến việc dùng thần chú,ấn quyết, trị bệnh.Về những lễ Điểm Đạo, chủ trương của giáo phái nầy rất nghiêm nhặttrong việc chọn đệ tử qua những  cuộc thanh lọc, chọn lựa vô cùngcông phu, theo  đúng nguyên tắc truyền thống.  Trong vòng năm nămmới tổ chức một lần ở một địa phương và mỗi lần không quá 10 giớitử được nhập  đàn. Theo lịch sử Mật Tông  thì những đàn tràng MạnĐà La đầu tiên do giáo phái Cổ Mật đề ra.Trong giai đoạn đầu, giáo phái  nầy không tổ chức thành lập nhữngtu  viện, những  tăng sĩ  chỉ tu  trì trong  những hang động, mậtthất; mãi đến thế kỷ thứ XI  mới lập Tu viện đầu tiên, nhưng việcchọn lựa đệ tử rất ít ỏi và có quy củ. b) Giáo phái SakyaVị tổ  sư khai sáng giáo  phái Sakya là Ngài  Khon Koncho Gyalpo,được tôn vinh là “ánh sáng rạng  ngời Tây Tạng”. Khởi đầu vào hậubán thế kỷ XI tại vùng tây  bắc Tây Tạng; sau phát triển sâu rộngkhắp nơi, đến cả vùng Buttan, Kashmir và Trung Hoa.Nguyên tắc căn bản của giáo phái  nầy gồm có những điểm chính sauđây:- Về giáo lý:  Quán triệt tất cả giáo lý Mật Tông nguyên ủy. Tusĩ ổ cấp bậc nào thì học hỏi những mật ngữ ở cấp bậc đó.- Tăng đoàn: Phân chia ra làm  12 cấp bậc khác nhau. Mỗi cấp bậcphải theo  đúng giáo quy. Từ  cấp nầy sang cấp  cao hơn, phải quanhững thử thách khó khăn. Tăng sĩ phải theo 312 giới luật.- Đàn pháp  Mandala được thiết trí do những  cao tăng thiền đứcđã đốn  ngộ. Tôn thờ các  Ngài Quan Thế Âm  Bồ Tát (Avalokitesvara)Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (Manjusri), Kim Cang Thủ Bồ Tát (Vajrapani).Những vị đại sư nổi tiếng về  kinh điển và hạnh nguyên trong giáophái nầy  phải kể đến Ngài  Kunga Gyaltsen (1182 –  1251) và NgàiPhagpa Lodro Gyaltsen  (1235 – 1280). Cho đến  nay, nhiều vị LạtMa nổi tiếng ở trong giáo phái nầy.c) Giáo phái Kagyu PaTrong Phạn kinh,  từ “Kagyu” có nghĩa là: giáo  lý được truyền thụbằng mật ngữ từ vị Kim Cang Sư. Đây cũng là điểm quan trọng trongMật Tông, nhưng trong giáo phái Kagyu Pa, những vị danh sư thườngtu tại mật thất và trong hai ba năm mới tạm trở ra, và truyền thụnhững  mật ngữ  (chơn ngôn).  Những kinh  điển của  giáo phái rấtnhiều tuy nhiên,  các giới tử phải trải qua  những thực chứng khókhăn mới được truyền ý nhiếp tâm.Vị đệ nhất  sư tổ của Kagyu Pa  là Ngài Tipola (988 – 1069). Ngài vốn  là ngườiẤn, nổi tiếng  chân tu vào đạo hạnh. Theo  truyền thuyết, Ngài làhoá thân của Kim Cang Phật, trải  qua 42 lần chuyển hoá. Đạo hạnhcủa Ngài rất uy nghiêm và thận  trọng trong cách chọn đệ tử và tổchức Điểm Đạo.Những vị  chân sư của giáo  phái nầy phải kể  đến: Ngài Naropa (1016 -1100), Ngài Marpa (1012 – 1098), Ngài Milarepa (1040 – 1123).d) Giáo  phái Gelug Pa (mũ  vàng): Được sáng  lập vào năm  1409, doNgài Tsong  Khapa. Đến nay những  vị Đạt Lai Lạt  Ma lãnh đạo TâyTạng đều xuất thân từ giáo phái nầy.Ngài Tsong Khapa nổi tiếng về  thuyết pháp và đàm luận, đồng thờicũng có những tư tưởng canh tân Phật Giáo Tây Tạng để thích nghitùy theo hoàn cảnh xã hội.Cũng nhờ  những biến đổi trong  tổ chức và hoạt  động văn hoá, xãhội, giáo  dục cho nên  giáo phái nầy  trở nên hưng  thịnh và ảnhhưởng lớn nhất. Những luật tắc của giáo phái nầy rất nghiêm minh,cho nên  trong những Tu viện  của giáo phái đã  đào tạo nhiều caotăng nổi tiếng về nhiều phương diện.e)  Giáo phái RimeVào thế  kỷ thứ XIX,  có một số  biến chuyển trong  Phật Giáo MậtTông Tây Tạng, điều mà những nhà  nghiên cứu gọi là “cải cách PhậtGiáo”. Vị  chủ trương nầy là  Ngài Jampon Kongtrui, khai  sinh ragiáo phái Rime. Theo nguyên nghĩa  Rime là “không thành kiến”. Cóngười dịch  là “chủ nghĩa đại  đồng”. Cả hai cùng  trong một nhậnđịnh chung: các giáo phái thường  có những tranh luận. Cần phải hoàhợp  thì Mật  Tông có  thể đi  xa hơn.  Như đã  nói, Ngài JampongKongtrui đã nhận lễ Điểm Đạo của 135 đại sư các giáo phái. Vị nầychủ trương thu  thập những tinh hoa của các  giáo phái, để ròi từđó tạo cho  phái Rime có sắc thái phong  phú hơn. Tuy nhiên, giáophái nầy nhấn  mạnh nhiều đến “Thiền quán” hơn là “Mật”.Theo Ngài Jampon Kongtrui, cần phải  học hỏi lẫn nhau, mới có thểtheo  kịp trào  lưu tiến  hoá. Vị  nầy cũng  than phiền  Tây Tạngthường bị những nước xâm lăng vì đã không chú trọng về mặt nầy đểbảo vệ quốc gia, vì Hội đồng  Chánh Trị Tây Tạng đều là những nhàsư.Về  phương diện  “Mật” và  Điểm Đạo,  Ngài Jampon  Kongtrui nhấnmạnh: “Những hạn chế và bí mật  truyền thừa gây trở ngại. Tại saochúng ta không  tiếp tục “mua” lễ Điểm Đạo  như cho đến nay chúng ta vẫn làm? Phải xét lại 2 vấn đề chính của Mật Tông: Hành trì và truyền thống. Hành trì nghiêm ngặt  đã khiến cho nhiều người ngại ngùng trong khi  mỗi một chúng sanh đều có  Phật Tánh và cần khai mở Phật tánh  đó. Truyền thống của Tây Tạng  có những hủ tục, cầnsửa đổi…”.  Trong  nhận thức  Điểm Đạo  đang thực  hiện khắp  nơi, Ngài viết:”Người ta đã  tìm đến lễ nầy như những  người thích sưu tầm những đồ lạ. Kỳ thực, Điểm Đạo chỉ là bước dẫn nhập. Còn bao nhiêu điều cần học hỏi và hành trì sau nầy“.  Theo Ngài, việc tập hợp 8 hệ phái lớn của Mật Tông là điều quan trọng. Những Giáo  phái lớn  như phái  Gelupsa (mũ  vàng), Sakya  Pa (áo vải),  Kagyu Pa (mũ đen),  Nyingma Pa (Cổ  Mật) cần dấn  thân trong việc  hoà hợpnầy. Ngài kêu gọi:-” Các vị lãnh đạo Phật Giáo  Tây Tạng nên cùng nhau họp lại. Hãy cùng nhau thực  hành pháp môn thiền định! hãy  tỉnh thức trong sựtruyền thừa,  thay vì việc mời  hàng trăm người về  xây lên những ngôi đền  tráng lệ. Không nên  quá chuộng hình thức  như thế. Hãycảm nhận sảng  khoái khi ngồi trên toạ cụ,  đi sâu vào việc chiêm nghiệm đạo  lý và cuộc đời.  Trở về hành trì  chính là trọng điểm của cuộc cải cách tôn giáo Tây Tạng…”.

 

http://www.buddhismtoday.com/viet/phatphap/

Categories: Tài Liệu Tham Khảo | Leave a comment

Cuộc sống sau chết? Linh hồn một người Canada “rời cơ thể và du hành trong vũ trụ”

Cuộc sống sau chết? Linh hồn một người Canada “rời cơ thể và du hành trong vũ trụ”

Một người đàn ông từ Canada tự nhận đã di chuyển qua các chiều không gian khác từ lúc 5 tuổi. Theo ông, linh hồn của một người có thể rời cơ thể và tồn tại độc lập trong vũ trụ.

Điều thú vị là trong những năm gần đây các nhà khoa học đã nghiên cứu khả năng tồn tại sự sống sau khi chết và cho rằng ý thức có thể được lưu tồn trong không gian vũ trụ sau khi tử vong.

Liệu trải nghiệm ngoài cơ thể (OBE – cách gọi dân gian là “linh hồn ly thể”, hay “hồn lìa khỏi xác”) có thật sự tồn tại hay không, đây là câu hỏi đã thu hút được rất nhiều người trong những năm gần đây. Trên thực tế, câu hỏi này đã trở nên quá phổ biến trong cộng đồng người dân, thôi thúc các nhà khoa học đi tìm câu trả lời.

Tuy nhiên, có một người đàn ông Canada tên là Todd Acamesis, người tuyên bố đã liên tục có các trải nghiệm ngoài cơ thể trong suốt 42 năm qua, kể từ khi trải qua một trải nghiệm cận tử khi ông lên 5 tuổi.

Trải nghiệm ngoài cơ thể được miêu tả là một cảm giác như bạn đang trôi lơ lửng bên ngoài cơ thể, và có thể quan sát chính cơ thể của mình. Một số cho rằng có thể đạt được trạng thái này thông qua tập thiền.

Bí mật đằng sau trải nghiệm ngoài cơ thể đã được thảo luận tại sự kiện thường niên Glastonbury Symposium lần thứ 27 – một hội thảo được tổ chức tại thị trấn Somerset, Anh  – nơi nhiều nhà nghiên cứu và tác giả thảo luận nhiều chủ đề, như hiện tượng siêu thường, thuyết âm mưu, v.v…

Anh Acamesis đã tham gia sự kiện này. Tại đây anh cho biết anh có thể dạy phương thức tiếp cận trải nghiệm này cho bất kỳ ai có nhu cầu.

“Tương tự như bất cứ thứ gì khác trong cuộc sống, điểm cốt yếu là bạn phải biết rõ mình muốn làm gì”, anh Acamesis cho hay. Anh tin vào một dạng thức trải nghiệm ngoài cơ thể gọi là “Astral Projection (tạm dịch: xuất hồn)” – một sự tách rời có chủ ý linh hồn ra khỏi cơ thể vật lý, và linh hồn này có thể du hành trong vũ trụ.

Tất nhiên, những tuyên bố như vậy của anh Acamesis tại hội thảo thường niên Glastonbury Symposium lần thứ 27 không đi kèm các bằng chứng cụ thể ngoài lời kể của chính bản thân anh, do đó vẫn thuộc phạm trù khoa học siêu nhiên.

Anh Todd Acamesis từ Canada tuyên bố đã có các trải nghiệm ngoài cơ thể. (Ảnh: Getty)

“Niềm tin của tôi thay đổi nhanh chóng [trong trạng thái đó]. Tôi không còn trải nghiệm thực tại vật lý này nữa. Nó không phải trạng thái bên ngoài cơ thể theo nghĩa đen, bởi chúng ta ý thức rất rõ về mọi thứ xung quanh. Chúng ta có nền tảng đặt tại thực tại vật lý này, nhưng chúng ta không chỉ đơn thuần là một cơ thể vật lý”, ông Acamesis giải thích tại hội thảo.

Không chỉ vậy, anh Acamesis còn đưa ra nhiều tuyên bố khó tin khác. Ví dụ, anh cho biết trong trạng thái ngoài cơ thể mình có thể khám phá các tòa nhà thông qua khả năng “remote viewing (cảm xạ từ xa)”, và thậm chí có thể đi xuyên qua các bức tường, tất cả những điều này đều khả thi bởi trong trạng thái đó chúng ta tiến nhập vào một thực tại đa chiều (VD; không gian 4 chiều, 5 chiều, 6 chiều thay vì 3 chiều).

Ngoài ra, anh Acamesis còn cho rằng cái “tâm trí phi vật lý” của chúng ta đều được liên kết với nhau thông qua một mạng lưới ý thức con người khổng lồ, “tất cả tâm trí đều được kết nối – liên kết ở một mức độ nhất định”.

Xem thêm:

Một số nhà khoa học từng nói rằng hiện tượng luân hồi thật sự tồn tại, và rằng ý thức được tồn trữ trong vũ trụ sau khi chết, từ đó chỉ ra khả năng có các chiều không gian khác đồng thời tồn tại với chiều không gian của chúng ta.

Theo TS Jim Tucker, tác giả cuốn sách “Life After Life: A Scientific Investigation of Children’s Memories of Previous Lives (tạm dịch: Đời này qua đời khác: Một cuộc hành trình khoa học khám phá ký ức tiền kiếp của những đứa trẻ)”, luân hồi là có thật bởi ý thức là một dạng năng lượng ở cấp độ lượng tử, hạ nguyên tử, mà tuy rằng tồn trữ trong cơ thể chúng ta lúc còn sống nhưng không phải là một bộ phận của cơ thể.

Không lâu trước đây, hai nhà khoa học hàng đầu thế giới đã khẳng định rằng: “Khi con người chết đi, linh hồn không chết mà trở về với vũ trụ”.  Hai nhà khoa học tin rằng não người thực tế chỉ là một ‘máy tính sinh học’ và ‘ý thức của con người’ là một chương trình được điều khiển bởi một máy tính lượng tử nằm bên trong bộ não, và nó vẫn tồn tại ngay cả khi chúng ta đã chết.’

Quý Khải (theo Ancient Code)

Xem thêm:

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

ẢNH ĐẸP

Categories: Cảnh-Đẹp | Leave a comment

Vợ đòi ly dị, đại gia bật khóc nức nở trong phiên toà giành nuôi con khuyết tật

Vợ đòi ly dị, đại gia bật khóc nức nở trong phiên toà giành nuôi con khuyết tật

Giông bão đời người vốn chẳng chừa bất kỳ ai cho dù đó là người giàu hay kẻ nghèo. Câu chuyện về một đại gia giàu có sở hữu hàng loạt công ty lớn trong ngành năng lượng bật khóc trước những biến cố gia đình, khiến người đọc không khỏi xúc động.

Nhiều người tiếp xúc với anh Hòa, đều biết rằng anh là người đàn ông mạnh mẽ và thông minh. Thông qua một người bạn làm ăn giới thiệu, anh quen biết vợ, sau vài năm tìm hiểu hai người quyết định tiến đến hôn nhân.

Từ ngày lấy vợ, công việc kinh doanh của anh Hòa càng trở nên xuôi chèo mát mái, các công ty con do anh sở hữu “phất” như diều gặp gió, ngày càng phát triển lớn mạnh.

Chẳng bao lâu sau, hai vợ chồng anh sinh được một bé trai, nhưng không may bị khuyết tật vận động. Anh Hòa quyết định mua một căn biệt thự gần hồ và thuê thêm người giúp việc, phần vì anh muốn tạo điều kiện tốt nhất cho con, phần vì anh muốn bù đắp cho gia đình những tháng ngày đi công tác xa nhà.

12 năm trôi qua, những cố gắng của người chồng, người cha tốt bụng ấy thật chẳng được may mắn như công việc kinh doanh. Bởi quen sống trong nhung lụa lại được chồng cưng chiều, cô vợ không lo chăm sóc con cái, vun vén gia đình, lại quay ra hẹn hò chơi bời với bạn bè mỗi khi anh Hòa đi vắng.

Thời điểm đó cũng là khi những cuộc cãi vã giữa hai vợ chồng anh xuất hiện nhiều hơn. Vì muốn mọi chuyện trong gia đình êm thấm, để cậu con trai bé bỏng cảm nhận được sự bình yên trong gia đình, anh Hòa đã cố gắng nhẫn nhịn. Tuy nhiên, anh càng tỏ ra khoan dung độ lượng bao nhiêu thì cô vợ lại càng được đà làm tới bấy nhiêu.

Rồi chuyện gì cần đến cũng phải đến, một ngày kia vợ anh nộp đơn ra tòa đòi ly dị. Vốn lớn lên trong một gia đình có giáo dưỡng, việc ly hôn đối với anh Hoàng là điều không thể chấp nhận và càng vì không muốn cậu con trai đáng thương sống trong cảnh thiếu cha, thiếu mẹ, nên anh cố gắng níu kéo…

Một ngày kia vợ anh nộp đơn ra tòa đòi ly dị… (Ảnh minh hoạ)

Trong rối bời và mỏi mệt, anh Hòa tìm đến luật sư chia sẻ: “Tôi nghĩ lùi một bước để cho gia đình êm ấm, để cho con trai tôi có thể sống trong điều kiện tốt nhất, nhưng nào ngờ cô ấy không biết điều càng ngày càng lấn tới… Muốn giữ êm ấm, tôi không muốn con tôi bị chịu cảnh bố mẹ chia tay nhau, tôi thật sự không muốn làm tổn thương thằng bé”.

5 năm trước, khi vô tình phát hiện anh Hòa mất đi khả năng sinh con vĩnh viễn, cô vợ quay ra coi thường và dùng những lời lẽ cay độc đay nghiến chồng mình. Không chỉ dừng lại ở việc đòi ly hôn, vợ anh còn yêu cầu chia tài sản, đòi quyền nuôi con.

Đau khổ, bất lực… và rồi đến khi cảm thấy mình không thể chịu đựng thêm được nữa, anh Hòa chấp nhận ly dị. Anh chỉ có một đề xuất là mình sẽ là người nuôi con, anh hy vọng rằng mình có thể bù đắp những thương tổn cho cậu con trai tội nghiệp, hơn ai hết anh hiểu rằng thằng bé mới là người đau khổ nhiều nhất trong chuyện này.

Tuy nhiên, cô vợ không đồng ý, cô khóc lóc, yêu cầu tòa án giải quyết quyền nuôi con cho mình và toàn bộ tài sản phải được chia đều làm 3 phần: vợ, con và chồng. Trước tòa, cô nói rằng vì con trai bệnh tật, tương lai không biết sẽ ra sao, tấm lòng mang nặng đẻ đau của người mẹ khiến cô không nỡ để con mình khổ cực khi thiếu đi tình yêu của mẹ. Cô mong tòa cho phép được nuôi con và anh Hòa sẽ chu cấp thêm phần tài chính hàng tháng.

Cô yêu cầu tòa án giải quyết quyền nuôi con cho mình và toàn bộ tài sản phải được chia đều làm 3 phần… (Ảnh minh hoạ)

Nghe đến đây, anh Hòa bật khóc nức nở, anh nghĩ rằng nếu con anh được sống trong sự chăm sóc từ bàn tay mẹ như thế thì cũng là điều anh mong muốn nhất rồi. Anh đồng ý để tòa chấp thuận cho vợ mình nuôi con và sẽ chu cấp mỗi tháng 50 triệu đồng. Anh cũng đồng ý sang tên hai căn biệt thự cho vợ tương ứng với số tiền hàng chục tỉ đồng với điều kiện phải chăm con và đưa con đi trị bệnh.

Kết thúc phiên tòa, cả hai vợ chồng dường như đã thỏa thuận xong một bản cam kết mang tính pháp lý, nhưng cuối cùng thì người chịu thiệt thòi nhiều nhất vẫn là đứa trẻ, rồi đây cậu bé sẽ chẳng được hưởng tình thương yêu đủ đầy từ cả cha lẫn mẹ dưới một mái nhà như bao bạn bè đồng trang lứa khác.

Sau ly hôn, công việc làm ăn của anh Hòa không còn được thuận lợi như trước, anh cũng dần phải sang nhượng một vài công ty con của mình cho các tập đoàn năng lượng khác. Cô vợ thì vẫn tính nào tật nấy, mải mê chơi bời, bỏ bê con cái; thương con, anh Hòa âm thầm đón cậu bé về nuôi.

Như cái lý vẫn tồn tại trong trời đất, người tốt thì ắt được phúc báo. Ước nguyện chăm sóc con của anh Hòa giờ đây đã thành sự thật. Hàng ngày, anh cùng chơi và chăm sóc con chu đáo với mong muốn lấp đầy những tổn thương tình cảm trong con, anh hy vọng một ngày nào đó bệnh tình của con mình sẽ được chữa khỏi.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Mỹ-Việt hứa hẹn tăng hợp tác quốc phòng

Mỹ-Việt hứa hẹn tăng hợp tác quốc phòng

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tiếp Tướng Ngô Xuân Lịch

Hoa Kỳ hứa sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng với Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng giữa Việt Nam Trung Quốc ngày càng gia tăng.

Đây là kết quả mang tính tích cực cho Việt Nam sau cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Jim Mattis và Bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch ở Washington hôm 8/8.

Đại tướng Jim Mattis nói rằng quan hệ hợp tác quốc phòng sâu sắc hơn là dựa trên lợi ích chung của hai nước bao gồm tự do hàng hải ở Biển Đông.

TQ ‘bực bội vì hành động của VN ở Asean’

Bộ trưởng Quốc phòng đi Mỹ, VN mong đạt được gì?

Hai bộ trưởng quốc phòng cũng đồng ý rằng một hàng không mẫu hạm của Mỹ sẽ đến thăm Việt Nam vào năm tới – chuyến thăm đầu tiên kể từ khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc năm từ 1975.

Luật gia Vũ Đức Khanh từ Canada nói là Washington đang “từng bước nhẹ nhàng trang bị, nâng cấp vũ khí cho Việt Nam” và đến khi cần thiết sẽ “chính thức hóa quan hệ” của họ.

“Hà Nội xích gần lại Washington để tự vệ hay Mỹ đang xiết chặt vòng kim cô trên Việt Nam để bao vây Trung Quốc đều đúng tùy theo góc nhìn của người quan sát.

“Tuy nhiên chắc chắn một điều rằng Việt Nam là một con cờ khá quan trọng,” ông Khanh nói.

Mỹ không chấp nhận quân sự hóa Biển Đông

Còn nhà phân tích chính trị Hà Hoàng Hợp nói với Reuters rằng thoả thuận hợp tác quốc phòng này phù hợp với chiến lược ngoại giao của Việt Nam, đó là mở cửa cho tất cả các nước.

“Việt Nam sẽ không thỏa hiệp về vấn đề chủ quyền và cũng đã có sự chuẩn bị riêng mình,” ông nói.

Trước đó, Ngoại trưởng Boris Johnson của Anh Quốc cũng đã cam kết sẽ đưa các tàu hàng không mẫu hạm tới khu vực Biển Đông đang có tranh chấp để thực thi quyền tự do hàng hải.

MinhBản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionViệt Nam đang là tiếng nói đơn độc chống lại Trung Quốc tại ASEAN

Theo tờ Hoa Nam Buổi sáng, các nhà quan sát nói rằng Việt Nam đang tìm cách tiếp cận các cường quốc trong khu vực như Nhật Bản và Hoa Kỳ để cân bằng quyền lực khi Philippines bắt đầu ngả về phía Trung Quốc.

VN ngừng khoan dầu khí ở Biển Đông

Diễn đàn ASEAN có lợi cho Trung Quốc?

ASEAN không có thông cáo chung ‘do Việt Nam’

Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam ngày càng trở thành tiếng nói đơn độc trong việc thách thức các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.

Tại Diễn đàn ASEAN cuối tuần qua, Việt Nam gặp khó khăn khi cố gắng thuyết phục các quốc gia khác có ngôn ngữ cứng rắn hơn với Trung Quốc trong bản tuyên bố chung.

Trước đó, Việt Nam buộc phải ngừng một số khoan dầu ngoài khơi vào tháng trước sau khi chịu áp lực từ Bắc Kinh. Công ty khai thác dầu Repsol của Tây Ban Nha cũng chính thức xác nhận ngừng khai thác dầu vài ngày sau đó.

Trung Quốc đang thành công trong việc phân hóa Asean trong hồ sơ Biển Đông
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

TQ tiếp tục cơi nới ở Biển Đông và phản đối tàu Mỹ áp sát đảo

TQ tiếp tục cơi nới ở Biển Đông và phản đối tàu Mỹ áp sát đảo

biển đôngBản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionTrung Quốc tăng cường xây dựng trên Đá Vành Khăn

Bắc Kinh tức giận cảnh báo khi tàu chiến Mỹ áp sát một hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp ở Biển Đông.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Cảnh Sảng nói hành động của tàu USS John McCain hôm 10/8/2017 là vi phạm luật pháp Trung Quốc và luật pháp quốc tế, gây ảnh hưởng “nghiêm trọng” tới chủ quyền và an ninh quốc gia.

“Trung Quốc vô cùng bất bình về việc này,” ông Cảnh nói trong một tuyên bố, và cho biết thêm là Bắc Kinh sẽ chính thức phản đối với Washington.

Tàu khu trục của hải quân Hoa Kỳ hôm thứ Năm đã áp sát Đá Vành Khăn (Mischief Reef), vào cách chưa tới 12 hải lý. Hãng tin AFP nói tàu thậm chí đã vào sát trong phạm vi 6 hải lý.

Tàu chiến Mỹ lại tiến sát Đá Vành Khăn

Mỹ hoan nghênh sự chủ động của VN ở Châu Á – TBD

Bàn tròn: Tướng Lịch thăm Mỹ – kết quả và phân tích

Hoa Kỳ nói đây là hoạt động nhằm ‘thực thi quyền tự do đi lại trên biển’

Đá Vành Khăn, thuộc Quần đảo Trường Sa, là nơi Trung Quốc hiện đang nắm quyền kiểm soát nhưng Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.

Hãng tin AFP dẫn nguồn từ một quan chức Hoa Kỳ, nói Trung Quốc đã phát các tín hiệu cảnh báo ít nhất là 10 lần về phía tàu USS McCain.

“Hãy quay ra, các anh đang trong vùng biển của chúng tôi,” phía Trung Quốc nói.

“Chúng tôi nói với họ rằng chúng tôi là tàu Mỹ, đang tiến hành hoạt động tự do đi lại trên biển,” AFP trích lời quan chức Hoa Kỳ giấu tên.

Quan chức này nói với AFP rằng việc trao đổi qua lại giữa hai bên là “an toàn và chuyên nghiệp”, và hoạt động của phía Mỹ kéo dài trong khoảng 6 tiếng đồng hồ.

Tuy nhiên, phát ngôn viên Cảnh Sảng nói đó là các hoạt động “gây nguy hiểm tính mạng”.

ROMEO GACAD/AFP/Getty ImagesBản quyền hình ảnhROMEO GACAD/AFP/GETTY IMAGES
Image captionHình ảnh chụp Đá Vành Khăn trước đó bốn năm, hôm 1/4/1995, cho thấy khi đó nơi này là một bãi đá chìm, Trung Quốc dựng lán bên trên
ROMEO GACAD/AFP/Getty ImagesBản quyền hình ảnhROMEO GACAD/AFP/GETTY IMAGES
Image captionHình chụp từ trên không hôm 20/3/1999 cho thấy Trung Quốc đã bồi đắp, cơi nới trên Đá Vành Khăn

Tàu chiến Mỹ áp sát đảo tranh chấp ở Hoàng Sa

Tàu chiến Mỹ tiếp cận Đá Vành Khăn

Việc tàu Mỹ áp sát Đá Vành Khăn diễn ra chỉ bốn ngày sau khi Hoa Kỳ, Úc và Nhật Bản, bên lề Diễn đàn An ninh của 10 nước ASEAN tổ chức tại Manila, lên án việc Trung Quốc bồi đắp đảo nhân tạo tại Biển Đông và xây cất các căn cứ quân sự trên đó, AFP tường thuật.

AMTI nói Trung Quốc tiếp tục bồi đắp đảo nhân tạo

Mới đây, tổ chức nghiên cứu Asia Maritime Transparency Initiative (AMTI) công bố trên trang web của họ các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang mở rộng các đảo nhân tạo.

Điều này trái ngược với lời Ngoại trưởng Trung Quốc nói bên lề Diễn đàn An ninh ASEAN hôm thứ Hai rằng Bắc Kinh đã chấm dứt các hoạt động đó từ hai năm nay.

Ông Vương còn nói thêm rằng nước đang có các hoạt động bồi đắp trên biển “không phải là Trung Quốc”.

“Việc cơi nới của Bắc Kinh đã không chấm dứt vào giữa năm 2015 với sự hoàn tất các đảo nhân tạo tại Quần đảo Trường Sa. Bắc Kinh đang tiếp tục bồi đắp đảo về phía bắc, tại Quần đảo Hoàng Sa,” AMTI viết.

AMTI nói hai ví dụ gần nhất là tại Đảo Cây (tên tiếng Anh, Tree Island, và phía Trung Quốc gọi là đảo Triệu Thuật) và Đảo Bắc (North Island) thuộc nhóm đảo An Vĩnh (tên tiếng Anh là Amphitrite Group) ở Quần đảo Hoàng Sa.

Những hình ảnh vệ tinh mà AMTI công bố cũng cho thấy lời ông Vương Nghị nói là không đúng.

Các hình này cho thấy sự thay đổi, mở rộng rõ rệt trên Đảo Cây trong các thời điểm 28/6/2016 và 5/8/2017 so với thời điểm 5/8/2015.

Trung Quốc kể từ 2015 đã nạo vét một vịnh mới và bồi đắp thêm được 10 hectare trên Đảo Cây, và gần đây đã hoàn tất thêm một bãi đáp trực thăng mới, đồng thời lắp đặt các máy phát điện chạy bằng gió cùng các tấm pin mặt trời tại đây, theo AMTI.Bắc Kinh tức giận cảnh báo khi tàu chiến Mỹ áp sát một hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp ở Biển Đông, AMTI nói.

Trên Đảo Bắc, AMTI nói Trung Quốc đã bắt đầu việc bồi đắp để nối đảo này với Đảo Trung (Middle Island) kế bên vào năm 2016, nhưng phần nối liền hai đảo đã bị bão Sakira hồi tháng Mười năm ngoái phá tan. Kể từ đó, Trung Quốc đã tiến hành bồi đắp tiếp ở mũi nam của Đảo Bắc và xây tường chắn quanh 7 acres đảo mới bồi đắp để chống bị xói mòn, đồng thời xây cất một số cơ sở mới tại đây.

Chủ đề liên quan

Tin liên quan

  • Tàu chiến Mỹ áp sát đảo tranh chấp ở Hoàng Sa
    3 tháng 7 2017
  • Ông Tập ‘chỉ đạo bồi đắp đảo ở Biển Đông’
    29 tháng 7 2017
  • Video Tàu Mỹ áp sát đảo Tri Tôn thuộc Hoàng Sa
    3 tháng 7 2017
  • Tàu chiến Mỹ tiếp cận Đá Vành Khăn
    25 tháng 5 2017

Tin chính

Categories: Biển Đông | Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.