Nhà tù Tần Thành ở Bắc Kinh, Trung Quốc còn được gọi là “Câu lạc bộ” của các quan chức cấp cao tham nhũng từ cấp tỉnh trở lên.
Nhà tù Tần Thành Bắc Kinh. Ảnh: Internet
Hiện tại, các “hổ lớn” như cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang, cựu Phó chủ tịch Quân ủy Quách Bá Hùng hay cựu Chủ tịch văn phòng trung ương Lệnh Kế Hoạch đều đang bị giam giữ ở nhà tù “bí ẩn số 1” Trung Quốc này.
Số liệu của Trung Quốc cho biết, từ năm 2004 tới 2014, có hơn 100 quan chức cấp cao tham nhũng từ cấp tỉnh trở lên bị giam giữ tại đây.
Trước đó, các quan chức tham nhũng cấp cao như cựu Bí thư thành ủy Bắc Kinh Trần Hy Đồng hay cựu Bí thư thành ủy Thượng Hải Trần Lương Vũ cũng bị giam tại đây. Trong khi các quan chức cấp thấp và thường phạm sẽ bị giam ở Nhà tù Yên Thành (Tam Hà, Hà Bắc).
Bởi vậy dư luận Trung Quốc đã gọi nhà tù Tần Thành là “Câu lạc bộ” của các quan chức tham nhũng cấp cao.
Lịch sử nhà tù
Tiền thân của nhà tù Tần Thành là nhà tù Công Đức Lâm do Quốc dân đảng xây dựng từ năm 1915. Nơi đây từng giam giữ các nhà hoạt động chính trị Lý Đại Chiêu – một trong những người sáng lập nên đảng cộng sản Trung Quốc
Sau khi nước Trung Quốc mới thành lập năm 1949, Bộ trưởng Bộ công an La Thụy Khanh đã chỉ thị cho các cán bộ cấp dưới tiến hành khảo sát, cải tạo và xây dựng nhà tù mới.
Trên cơ sở của nhà tù Công Đức Lâm, Bộ công an Trung Quốc đã tìm thêm địa điểm ở gần đó – thuộc thôn Tần Thành, khu Xương Bình, dưới chân núi Yên Sơn và Thập Tam Lăng, Bắc Kinh – để mở rộng diện tích xây dựng. Vì vậy, nhà tù Công Đức Lâm đổi tên thành nhà tù Tần Thành.
Năm 1958, nhà tù bắt đầu khởi công xây dựng, công trình này nằm trong 157 dự án do Liên Xô viện trợ chính phủ Trung Quốc.
Tới ngày 15/3/1960 công trình hoàn thành với bốn tòa nhà ba tầng được đánh số từ 201 tới 204. Tới năm 1967, do số lượng phạm nhân tăng lên nên Bắc Kinh phải xây thêm sáu tòa nhà nữa.
Trong thời kỳ Cách mạng văn hóa (1966-1976), các cán bộ lãnh đạo ĐCSTQ bị quy tội phản cách mạng tăng lên nên nhà tù lại xây dựng thêm hai tòa nhà bốn tầng nữa.
Kể từ khi hình thành là nhà tù Công Đức Lâm tới nhà tù Tần Thành, được chia làm 4 giai đoạn:
– Giai đoạn 1 (thế kỷ 19 tới thập kỷ 50, 60 của thế kỷ 20): Phạm nhân bị giam giữ trong nhà tù chủ yếu là những quan chức của chính quyền Mãn Thanh, các sĩ quan quân đội Nhật Bản và Quốc dân đảng, bao gồm cả cấp hàm từ Thiếu tướng trở lên.
– Giai đoạn 2 (thời kỳ Cách mạng văn hóa): Phạm nhân bị giam giữ trong nhà tù này là các cán bộ lãnh đạo ĐCSTQ bị quy kết là “phần tử phản cách mạng” như vợ chồng Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ hay thậm chí nguyên Cục trưởng Cục công an Bắc Kinh Phùng Cơ Bình – người chủ trì công tác xây dựng nhà tù và Bộ trưởng Công an La Thụy Khanh cũng bị giam giữ tại đây.
– Giai đoạn 3 (thập kỷ 70, 80 thế kỷ 20): Phạm nhân bị giam giữ chủ yếu là “bè lũ bốn bên” Giang Thanh, Trương Xuân Kiều… và thân tín của nhóm này.
– Giai đoạn 4 (đầu thập kỷ 90 thế kỷ 20 tới nay): Phạm nhân bị giam giữ là các cán bộ lãnh đạo cấp cao dính líu tới tham nhũng từ cấp tỉnh trở lên, nhất là từ năm 2012 tới nay khi cuộc chiến chống tham nhũng được tiến hành quyết liệt, mạnh mẽ.
Những cán bộ lãnh đạo cấp cao này tuy không bị lao động khổ sai nhưng hàng tuần từ thứ Hai tới thứ Sáu, mỗi ngày phải dành 5 tiếng đồng hồ để tự kiểm điểm và cuối tuần viết bản thu hoạch về mức độ thành khẩn cải tạo.
Buổi tối từ 7 giờ tới 9 giờ, họ sẽ được xem tivi, đọc báo để biết tình hình trong và ngoài nước.
Tờ báo đảng Trung Quốc Nhân dân nhật báo ngày 5/12/2015 viết: “Cuộc đấu tranh chống tham nhũng vẫn tiếp tục đi trên con đường dài” và “vẫn còn nhiều ‘hổ’ ở phía trước”.
Tiếp đó, ngày 28/12/2016, Bộ chính trị ĐCSTQ họp xác định công tác xây dựng liêm chính và chống tham nhũng trong đảng, trong đó nhấn mạnh tiếp tục duy trì, đẩy mạnh chống tham nhũng trên phạm vi toàn quốc ở mức độ cao.
Trong thông điệp đầu năm 2017 vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng nhấn mạnh việc tăng cường chiến dịch “đả hổ diệt ruồi”, thanh lọc tác phong nội bộ đảng.
Dư luận Trung Quốc cho rằng, cuộc đấu tranh chống tham nhũng sẽ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong thời gian tới và “Câu lạc bộ quan chức cấp cao tham nhũng” trong Nhà tù Tần Thành sẽ đông hơn hiện nay.
Theo cập nhật từ trang thông tin hàng hải Marinetraffic, tàu CSB-8020 Mỹ viện trợ cho Cảnh sát biển Việt Nam đã rời cảng Honolulu (Hawaii), bắt đầu hành trình đến Việt Nam.
Ảnh: Tàu USCGC Morgenthau (CSB-8020) Mỹ chuyển giao cho Việt Nam
Theo đó, tàu CSB 8020 của Cảnh sát biển Việt Nam, mã nhận dạng dịch vụ di động hàng hải MMSI: 574120033 đã chính thức rời cảng Honolulu, Hawaii, Mỹ vào lúc 10h 18 phút ngày 20/11/2017 (UTC-10-giờ địa phương). Hành trình về Việt Nam của tàu CSB-8020 cùng thủy thủ đoàn dự kiến mất khoảng gần 1 tháng.
Tàu CSB-8020 được Mỹ viện trợ cho Việt Nam được hoán cải từ tàu tuần duyên USCGC Morgenthau số hiệu 722. Kíp thủy thủ Việt Nam đã kết thúc khóa huấn luyện kéo dài 6 tháng tại cảng Honoluu, Hawaii. Sau khi băng ngang Thái Bình Dương, dự kiến giữa tháng 12 tàu sẽ về đến Việt Nam và được biên chế vào lực lượng Cảnh sát biển.
Trước đó tàu USCGC Morgenthau (WHEC-722) được Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ chính thức chuyển giao cho Cảnh sát biển Việt Nam vào ngày 25.5.2017 tại căn cứ Honolulu, Hawaii.
Từ tháng 4/2017, phía Việt Nam đã cử một phái đoàn thủy thủ thuộc Cảnh sát biển Việt Nam và các bộ phận kỹ thuật, lái tàu của Quân chủng Hải quân sang Hawaii để tham gia vào các đợt tập huấn để thực sự làm chủ công nghệ, trang thiết bị của con tàu trước khi khởi hành về nước.
Việc chuyển giao tàu USCGC Morgenthau (WHEC 722) là một phần trong chương trình bán trang bị quốc phòng dư thừa (EDA) song vẫn còn tốt, mà Mỹ thường chuyển giao cho các nước đối tác và đồng minh.
Đây là lần đầu tiên Mỹ chuyển giao tàu tuần duyên cỡ lớn cho Việt Nam. USCGC Morgenthau (CSB-8020) được kỳ vọng sẽ giúp Cảnh sát Biển Việt Nam cải thiện năng lực chấp pháp trên biển.
Theo thông tin công bố rộng rãi và công khai của Lực lượng tuần duyên Hoa Kỳ, tàu USCGC Morgenthau (WHEC-722) nguyên bản bắt đầu thực hiện nhiệm vụ từ ngày 10/03/1969 và được loại biên từ ngày 18/04/2017. Con tàu này có chiều dài 115, rộng 13m và mớn nước 4,6m với lượng choán nước khoảng 3.250 tấn.
Nhờ 2 động cơ diesel và 2 động cơ turbine gas khá mạnh, tàu có khả năng đạt tốc độ tối đa 29 hải lý/h và có dự trữ hành trình 45 ngày với kíp tàu gồm 20 sỹ quan, 140 thuỷ thủ. Trên tàu có nhà chưa máy bay trực thăng giúp tăng cường phạm vi và khả năng tuần tra, giám sát trên biển.
Khi còn trong biên chế lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ còn tàu này được trang bị nhiều khí tài và vũ khí tương đối hiện đại như radar nhìn vòng AN/SPS-40, pháo hạm Otobreda 76,2 mm, hệ thống phòng không tầm cực gần Phalanx CIWS. Ngoài ra tàu còn được trang bị pháo tự động M242 Bushmaster 25 mm, súng máy hạng nặng M2 Browning và súng máy hạng nhẹ M240.
Điều thú vị là chiếc tàu USCGC Morgenthau (WHEC-722) đã từng phục vụ trong chiến tranh Việt Nam trong chiến dịch “Market Time”, giai đoạn từ năm 1970 đến 19/07/1971, với nhiệm vụ tuần tra kiểm soát và chăm sóc y tế.
Đáng chú ý là phía Mỹ không bàn giao hệ thống vũ khí có sẵn trên tàu Morgenthau cho Việt Nam mà đã gỡ bỏ từ trước đó. Mặc dù vậy, khi về nước, tùy theo yêu cầu nhiệm vụ, con tàu này có thể sẽ được lắp một số vũ khí trang bị phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Việc được tăng cường tàu tuần duyên USCGC Morgenthau với số hiệu mới CSB-8020 sẽ giúp nâng cao năng lực của Cảnh sát biển Việt Nam trong thực thi luật hàng hải, tìm kiếm cứu nạn và các hoạt động nhân đạo.
Hương sắc Việt Nam là món quà của ban biên tập Nghệ thuật Đại Kỷ Nguyên dành tặng những người con đất Việt gắn bó với văn hóa truyền thống nên thơ của nước nhà và mong muốn vẻ đẹp này được lưu giữ mãi không phai với thời gian…
Ví mà tôi đổi thời gian được, đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười…
Ai đó đã từng nói, cái nôi con sinh ra và theo con tới khi trưởng thành là quê hương, người đưa nôi ru con những đêm hè oi ả để con có giấc ngủ bình yên là mẹ, người luôn luôn yêu thương chăm bẵm, cho con từng đồng quà tấm bánh không ai khác chính là bà. Những người phụ nữ đã luôn vì con mà hi sinh, vì con mà làm tất cả…
Trên bước đường đi qua năm tháng kí ức tuổi thơ, có lẽ rất nhiều người đã trải qua những ngày chăn trâu thả diều về muộn, sợ bố mắng nên trốn vào lòng mẹ, trốn sau lưng bà.
Có ai đã từng yêu- một tình yêu tha thiết mà bền bỉ, tình yêu vượt qua năm tháng để đến ngày được nhìn thấy những người con, người cháu của mình trưởng thành.
Dường như bóng dáng người phụ nữ luôn là người quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người, giúp ta thêm động lực để vượt qua những chông gai và muôn vàn thử thách, đi cùng ta qua những bước ngoặt lớn và là chỗ dựa êm ấm khi vấp váp, khổ đau.
Mế H’Mông – Ảnh: Phạm văn TýĐò chiều – Ảnh: Phạm Bá ThịnhChợ sớm – Ảnh: Huỳnh Mẫn
Ngày ngày tháng tháng, thời gian trôi thật nhanh mà chẳng bao giờ quay lại, bạn đã bao giờ dừng lại một chút để nhìn mái tóc mẹ đã lốm đốm bạc, đôi mắt bà hằn những vết chân chim của thời gian?
Quê hương là nơi để ai cũng có chỗ trở về, để một lần nữa được sà vào lòng mẹ, để trốn sau lưng bà, được nghe khúc nhạc quê hương rộn lên những đêm hè oi ả. Nhớ lắm, mong muốn lắm những lời ru, lời kể chuyện của bà của mẹ.
Chằm nón – Ảnh: Trương VữngLạc quan – Ảnh: Võ Đông BảyNgõ nhỏ phố hội – Ảnh: Nguyễn Đăng Hạnh
Từng hạt gạo thấm nhuần tình yêu của mẹ hòa vào từng chiếc bánh tẻ, bánh nếp mẹ làm, đã bao giọt mồ hôi bao vất vả nhọc nhằn nhỏ xuống để nuôi con lớn khôn. Từng bát cơm con ăn, từng cốc nước con uống đều có tình yêu mẹ và bà gửi gắm, con làm sao đền đáp hết những điều thiêng liêng ấy.
Giống lúa mới – Ảnh: Nguyễn Văn DũngMờ ảo trong sươngVị mặn của cuộc sốngHoài niệmGánh hàng rongNụ cườiMưu sinhBán cáTình quêHà nội một buổi sớmChợ quêLàng nghềGỡ lướiMùa cấy
Dù bươn trải vất vả thế nào, vẫn luôn mong thấy nụ cười của mẹ của bà như thế này trong những tháng ngày tần tảo mưu sinh:
Xa mẹ
(Trần Trung Đạo)
Nhấc chiếc phone lên bỗng lặng người Tiếng ai như tiếng lá thu rơi Mười năm mẹ nhỉ, mười năm lẻ Chỉ biết âm thầm thương nhớ thôi
Buổi ấy con đi chẳng hẹn thề Ngựa rừng xưa lạc dấu sơn khê Mười năm tóc mẹ màu tang trắng Trắng cả lòng con lúc nghĩ về
Mẹ vẫn ngồi đan một nỗi buồn Bên đời gió tạt với mưa tuôn Con đi góp lá nghìn phương lại Đốt lửa cho đời tan khói sương
Tiếng mẹ nghe như tiếng nghẹn ngào Tiếng Người hay chỉ tiếng chiêm bao Mẹ xa xôi quá làm sao với Biết đến bao giờ trông thấy nhau
Đừng khóc mẹ ơi hãy ráng chờ Ngậm ngùi con sẽ dấu trong thơ Đau thương con viết vào trong lá Hơi ấm con tìm trong giấc mơ
Nhấc chiếc phone lên bỗng lặng người Giọng buồn hơn cả tiếng mưa rơi Ví mà tôi đổi thời gian được Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười.
“Xinh đẹp” không phải là tướng mạo sinh ra đã có, mà là tướng tại tâm sinh. Tướng mạo này cũng đang dự báo vận mệnh trong tương lai.
1. Phần đời còn lại hãy ở cùng người có “dung mạo đẹp”
Xinh đẹp là một kiểu phúc báo. Bất kỳ phúc báo nào cũng đều có nguyên nhân tất yếu của nó, giống như của cải đến từ sự bố thí, vẻ tôn quý đến từ sự khiêm nhường vậy. Một dung nhan xinh đẹp đến từ tính cách nhu mì, thiện lương.
Xinh đẹp là một kiểu phúc báo
Con người khi bước tới độ tuổi trung niên sẽ thể hiện ra những tướng mặt do ảnh hưởng từ tính cách của mình. Những người khoan dung, nhân hậu thường có một khuôn mặt phúc hậu. Người có tính cách nhu mì thường có khuôn mặt xinh đẹp, dịu dàng. Những người vô cùng thô bạo thường có tướng mặt hung ác. Rất nhiều phụ nữ trung niên có phẩm chất không tốt lắm thường có một khuôn mặt hà khắc. Đây chính là điều mọi người thường gọi là tướng bạc mệnh, tướng khắc phu.
Kỳ thực, tướng mạo không phải là thứ bẩm sinh. Nó là phản chiếu sự tu dưỡng trong hành vi và tâm tính của một người trong suốt một thời gian dài. Những tướng mạo này cũng thường tiết lộ vận mệnh trong tương lai của người ấy.
Vậy tướng mạo thời thơ ấu, thuở thiếu thời và thời son trẻ là do điều gì quyết định?
Đặc trưng dung mạo của một người có liên quan tới gen di truyền, liên quan tới khí chất tiên thiên từ khuôn mặt, vóc dáng và những nét tính cách của cha mẹ họ.
Tuy nhiên, nửa quãng thời gian đầu đời của một người sẽ sống trong cái bóng của kiếp trước. Nửa đời sau lại sống trong cái bóng của nửa phần đời đã qua trong kiếp này.
Vậy nên mới nói, khi con người tới tuổi trung niên thì cần có trách nhiệm với khuôn mặt của chính mình.
Nếu muốn có một dung mạo xinh đẹp thì trước tiên cần phải có một tâm hồn đẹp. (Ảnh: Pexels)
Người có tâm từ bi có sức cuốn hút mạnh mẽ với người khác
Những người có lòng nhân ái thì từ trong nội tâm tới ngoại hình của họ đều tỏa ra một vầng sáng khác người. Điều này khiến con người càng nhìn càng cảm thấy thuận mắt, càng thêm yêu mến và muốn tiếp xúc với họ.
Ngược lại những người ích kỷ, giảo hoạt và hay so đo, tính toán thì nhìn không ưng mắt, thậm chí là xấu xí. Dẫu cho họ may mắn có được một dung mạo xinh đẹp thì cũng sẽ dần lộ ra những điểm khiến người khác không thích, giống như khuôn mặt không có hòa khí. Có thể ban đầu nhìn họ thấy thuận mắt, nhưng tiếp xúc nhiều hơn một chút thì lại không còn chút sức hấp dẫn.
Xin hãy tin rằng tướng mạo có thể dần thay đổi. Đặc biệt là một dung mạo đẹp bắt nguồn từ sự cuốn hút trong sâu thẳm nội tâm, khiến những người gặp gỡ bất giác sinh lòng mến mộ. Vậy nên muốn mình xinh đẹp thì trước tiên bạn cần tu dưỡng để có một tâm hồn đẹp.
2. Phần đời còn lại hãy chung sống với ‘những người có thể khiến bạn mỉm cười’
Trên đời có hàng nghìn hàng vạn con người. Nhưng những người có thể khiến bạn mỉm cười lại chẳng có mấy ai. Có người sinh ra đã vô vị, nhạt nhẽo, cũng có người luôn biết cách mang lại niềm vui cho người khác.
Những người khiến bạn có thể cười mới là người yêu bạn sâu sắc nhất, mới là người dành riêng cho bạn. Người có thể khiến bạn mỉm cười là người quan tâm tới bạn nhiều nhất.
Phần đời còn lại hãy chung sống với “những người có thể khiến bạn mỉm cười”. (Ảnh PEXELS)
Nếu hai người ở cùng nhau mà nước mắt lại nhiều hơn nụ cười, thì người đó chắc chắn không quan tâm tới bạn. Quan tâm chính là không nỡ làm bạn tổn thương, mà chỉ muốn yêu bạn nhiều hơn.
Người có thể khiến bạn mỉm cười chắc chắn là người thấu hiểu bạn. Họ biết bạn thích gì, ghét gì, biết cách nhận biết tâm tư của bạn, để tâm tới cảm nhận của bạn, đón đầu sở thích và tâm trạng của bạn một cách phù hợp.
Người có thể khiến bạn cười chắc chắn là người quan tâm tới bạn. Kỳ thực, một người có thể khiến bạn vui đã là quá đủ rồi. Sở dĩ họ phải dốc tâm dốc sức làm bạn vui, chính là vì họ quan tâm tới bạn, trân trọng bạn.
Có thể mỉm cười thì tình cảm mới bền lâu, ngày tháng mới có hy vọng.
Người có thể khiến bạn mỉm cười mới là người xứng đáng kết giao nhất
Người khiến bạn có thể mỉm cười mới đáng kết giao, kiếp nhân sinh thú vị mới đáng sống.
Một người có thể khiến bạn mỉm cười có lẽ không phải là người giàu có nhất, có quyền lực nhất hay có học vấn nhất bên cạnh bạn, nhưng lại là người đáng quý nhất đối với bạn.
Người như vậy thường thì rất thú vị, chỉ cần một đôi lời đã có thể khiến cả bầu không khí bừng sáng. Người như vậy rất giỏi tìm thấy những điểm sáng trong cuộc sống bình dị.
Thái độ sống giữa con người với con người cũng có thể lan truyền tới nhau. Hãy ở cùng những người có thể khiến bạn mỉm cười, bạn cũng sẽ trở nên lạc quan và yêu đời hơn.
Người có thể khiến bạn cười mới xứng là người đáng kết giao nhất. (Ảnh: PEXELS)
Trên đời này lớp da người xinh đẹp thì rất nhiều, nhưng tâm hồn thú vị thì lại không có mấy. Nếu gặp được một người vừa thú vị lại muốn chia sẻ sự thú vị này với người khác, thì nhất định phải trân quý họ.
Trong phần đời còn lại của mình, bạn hãy ở bên họ, cùng mỉm cười với họ. Sự quý giá của cuộc sống nằm ở niềm vui. Dẫu cuộc sống quá đỗi bình thường cũng hãy cứ mỉm cười khi đối diện với nó.
Bạn có tin vào nhân quả luân hồi và thiện ác hữu báo hay không? Riêng tôi, tôi tin vào quy luật tuần hoàn đó. Và nếu bạn không hoàn toàn đồng ý, thì hãy để tôi kể bạn nghe những câu chuyện dưới đây.
Thợ sửa tủ lạnh
Có một người chuyên làm nghề sửa chữa tủ lạnh. Một hôm, có ông chủ quán ăn gọi anh ta đến sửa cánh cửa tủ lạnh đóng không được chặt. Anh ta đến xem rồi sửa cánh cửa. Trong quá trình đó anh ta phát hiện ống dẫn khí ga bị rò rỉ, hệ thống làm lạnh chắc chắn chỉ vài hôm nữa sẽ hỏng, nhưng anh ta lại không báo cho ông chủ quán biết. Anh ta nghĩ, nếu chờ mấy hôm nữa, ông chủ quán thể nào cũng gọi mình đến, rồi mình lại sẽ được thêm 100 nghìn tiền phí đi lại. Quả nhiên, không đến 1 tuần sau hệ thống làm lạnh ấy bị hỏng, ông chủ quán lại gọi anh ta đến sửa. Anh ta vừa được thêm 100 nghìn lại mua được rượu thịt giảm giá 5%.
Ông chủ quán cơm
Đồ dùng bây giờ thật chẳng thể tin tưởng được, có cái tủ lạnh mà một tháng hỏng hai lần. Mùa hè nóng bức, thức ăn bên trong đều hư cả, mà lại toàn là thứ đắt tiền. Ông chủ không đành bỏ đi, bèn kêu đầu bếp nấu lại, dùng các chất hoá học để khử mùi, thêm chút hương vị rồi bán rẻ cho khách qua đường.
Anh chàng sửa tủ lạnh mua thức ăn về, sau đó gọi điện thoại thông báo cả nhà phải nhập viện vì ngộ độc thực phẩm. Ông chủ có chút ái ngại, nhưng nhất quyết không chịu nhận sai vì đồ đã ăn rồi nên không còn chứng cứ, đi đâu mà thưa kiện được?
Anh chàng sửa tủ lạnh mua thức ăn về, sau đó gọi điện thoại thông báo cả nhà phải nhập viện vì ngộ độc thực phẩm. Ảnh dẫn theo tinmoi.vn
Thợ xây cầu
Một anh thợ xây cầu tìm được công trình lớn hứa hẹn sẽ trả tiền công rất hậu hĩnh. Các công trình khác chỉ trả 200 nghìn, nhưng công trình này lại trả cho anh tới 250 nghìn một ngày. Ngày đầu tiên đi làm, anh mới phát hiện vì sao họ lại trả công cho anh cao như thế. Họ rút ruột công trình, cắt bớt nguyên liệu, bê tông thì toàn cát và đá, cốt thép thì thay bằng cọc tre. Một số công nhân khác đều bỏ đi không dám làm, chỉ còn lại anh ta và một số ít người ở lại. Công trình còn chưa kịp hoàn thành, con trai anh ta đi viện khám, không may bị bệnh máu trắng. Anh ta bán hết nhà cửa cũng không đủ tiền chữa trị, tiền kiếm nhiều nữa cũng chẳng đủ dùng.
Ông chủ cơ sở sản xuất đồ chơi
Có một cơ sở đồ chơi trẻ em chuyên sử dụng các nguyên liệu rẻ tiền như rác thải sinh hoạt và rác thải y tế để tái sản xuất. Đương nhiên, ông chủ biết những nguyên liệu này có hàm lượng chì và kiềm cao, sẽ gây nguy hiểm cho trẻ em. Nhưng cuộc sống bây giờ khó khăn, biết phải làm sao? Nếu như toàn bộ đều dùng nguyên liệu an toàn, thử hỏi làm sao kiếm được nhiều tiền?
Lãnh đạo cục kiểm tra an chất lượng hàng tiêu dùng
Tháng trước, có đoàn thanh tra phát hiện một lô hàng đồ chơi kém chất lượng. Ông chủ lô hàng tìm gặp vợ vị lãnh đạo nói chuyện và biếu ít quà, vị lãnh đạo nể tình cho qua. Hôm qua lại có đoàn kiểm tra, vị lãnh đạo lại cho qua lần nữa. Sau khi sự việc xong xuôi, chủ lô hàng mời vị lãnh đạo đi ăn bữa cơm thân tình. Chuyện không ngờ, cơm vừa xong thì trên đường đi về qua cây cầu mới, đi được giữa cầu, cầu sập…
Một vị thẩm phán
Vị thẩm phán có người bạn làm trong ngành y. Một lần xảy ra sự cố trong trị liệu, người bạn này đã đến nhà tìm vị thẩm phán, dựa vào mối thâm tình nhiều năm để nhờ cậy. Thế là, trong lúc điều tra và xét xử, vị thẩm phán mắt nhắm mắt mở đã để cho người bạn này thoát tội, không phải chịu bất kì trách nhiệm nào.
Vị thẩm phán mắt nhắm mắt mở đã để cho người bạn này thoát tội, không phải chịu bất kì trách nhiệm nào. Ảnh dẫn theo oneindia.com
Hiệu trưởng trường điểm
Mỗi lần khai giảng, có rất nhiều bậc phụ huynh cậy cục đến vỡ cả đầu cũng không dễ gì xin cho con vào học được. Con gái vị thẩm phán cũng đến báo danh, việc này thật khó xử lý. Trùng hợp thay, trong trường có một học sinh vừa cãi lại thầy giáo, nhà trường kiếm cớ xử phạt nặng, đuổi khỏi trường, vừa vặn có chỗ cho con vị thẩm phán.
Một người nông dân
Năm ngoái cả nhà dồn hết tiền tiết kiệm đi phẫu thuật chữa bệnh cho cụ già, không may bệnh viện lại đặt thuốc giả nên không chữa khỏi được. Người nhà phát hiện ra nhưng bệnh viện lại không chịu bồi thường. Trong nhà lại túng quẫn không thể làm gì, trước đây bao nhiêu hy vọng đều dành hết cho cậu con trai, mong rằng học hành xong ra trường sẽ xin được một chỗ tử tế, làm ăn kiếm tiền sớm thoát khỏi nghèo đói. Ai ngờ nay lại bị đuổi học. Người nông dân bây giờ mất sức lao động, tiền lại không có nên đành chấp nhận cho con bỏ học ở nhà làm ruộng. Mấy ngày trước, vì sâu ăn hại rau hoa màu nên cậu con trai giúp cha mẹ đi phun thuốc trừ sâu. Vì không có kinh nghiệm nên chàng ta phun thuốc quá liều sau đó đem ra chợ bán. Kết quả có một số người mua hàng đã bị trúng độc, nghe nói trong đó có cả mấy vị bác sĩ, vị pháp quan ở toà án, hiệu trưởng…
***
Bạn có tin vào nhân quả luân hồi và thiện ác hữu báo hay không? Riêng tôi, tôi tin vào quy luật tuần hoàn đó.
Đương nhiên, rất nhiều người trong chúng ta cho rằng chỉ có kẻ khác làm điều ác, còn tôi là người lương thiện cơ mà! Có chăng, cũng chỉ là đôi lúc thờ ơ hay vô tâm một chút, chứ tôi có làm việc gì xấu đâu. So với chuẩn mực đạo đức hiện nay, thì tôi vẫn là một người tốt, là một người tốt trong xã hội này.
Nhưng hãy thử nghĩ xem, toàn bộ xã hội đang xuống dốc, quan niệm về đúng-sai, tốt-xấu, thiện-ác, thật-giả, v.v. đều cách quá xa so với tiêu chuẩn đạo đức trước kia. Vậy thì một người tốt trong xã hội này, rất có thể không còn đủ tiêu chuẩn “người tốt” trong truyền thống. Một việc làm được coi là bình thường và ‘chẳng hại đến ai’, rất có thể, lại là nguyên do cho rất nhiều hệ lụy sau này.
Mỗi người chúng ta đều là điểm khởi đầu của sự tuần hoàn. Vòng tuần hoàn này có tốt hay không, nó hoàn toàn phụ thuộc vào chính bản thân mỗi người chúng ta. Tạo cho người khác vận khí tốt cũng chính là tạo phúc khí cho chính mình. Ảnh dẫn theo megafun.vn
Ví như một người nào đó ngẫu nhiên bị gục ngã, thì đó không chỉ là sự gục ngã của một cá nhân, mà rất có thể lại là sự khởi đầu cho chuỗi gục ngã của toàn xã hội. Cũng giống như hiệu ứng Domino kia, chỉ một cái đổ xuống thì sẽ khiến cả một hệ thống đổ theo, một người gục ngã mà không đứng dậy được thì cũng có thể là sự khởi đầu để tất cả mọi người cùng gục ngã. Và khi cả xã hội gục ngã thì bản thân chúng ta cũng chẳng thể thoát khỏi phạm vi bao trùm của nó.
Mỗi lần chúng ta không làm người tốt thì cũng giống như người ngửa mặt lên trời mà nhổ nước bọt trong chuyện cổ Phật giáo, nó sẽ tạo ra cho xã hội này một chuỗi liên kết tuần hoàn. Chuỗi tuần hoàn này có thể lớn, có thể nhỏ, nhưng dù lớn dù nhỏ thì cuối cùng vòng tuần hoàn ấy cũng trở về với chúng ta. Xã hội cũng là một chỉnh thể, và mỗi một thành viên trong xã hội ấy, không phân tầng thứ, giai cấp, nghề nghiệp, chúng ta chính là một thành phần không thể tách rời ra khỏi chỉnh thể đó, cùng nhau sinh tồn và phát triển.
Khi nhận ra điều này, chúng ta sẽ hiểu được rằng nếu không muốn mình gục ngã, vậy thì hãy cố gắng đừng để người khác gục ngã. Nếu muốn những người xung quanh sống tốt, vậy thì trước hết, hãy yêu cầu bản thân mình sống tốt.
Mỗi người chúng ta đều là điểm khởi đầu của sự tuần hoàn. Vòng tuần hoàn này có tốt hay không, nó hoàn toàn phụ thuộc vào chính bản thân mỗi người chúng ta. Tạo cho người khác vận khí tốt cũng chính là tạo phúc khí cho chính mình.
Bản quyền hình ảnhXINHUAImage captionLive Design Show của công ty Trung Quốc tại Las Vegas, Hoa Kỳ: Nhờ quan hệ với Mỹ, Trung Quốc nay vươn lên thành nền kinh tế hàng đầu thế giới
Từ khi nối lại bang giao với Mỹ, Trung Quốc đã phát triển, tiến bộ vượt bực về hết mọi mặt: quân sự, kinh tế, tài chính nhờ vào kỹ thuật, tiền bạc, thị trường Mỹ.
Cho nên ngày nay Trung Quốc đã mạnh đủ để lật ngược thế cờ, ra mặt đối đầu với Hoa Kỳ.
Việc Trung Quốc thay đổi từ hòa bình sang tấn công như thế nào thì mọi người đều đã biết và chúng ta hiện còn đang chứng kiến từng ngày.
Song song với cường độ gây hấn của Trung Quốc là nhịp tăng tốc chiến lược xoay trục của Mỹ.
Và khi Mỹ xoay về Biển Đông thì Việt Nam lại trở về chỗ đứng lịch sử: đó là địa điểm chiến lược quan trọng nhất tại khu vực này.
Đầu thập niên 2000 Trung Quốc đã có những hành động ra mặt khiêu khích Mỹ, bắt đầu với việc tuyên bố chủ quyền về khu vực khí đốt gần đảo Natura phía đông bắc Sumatra (Nam Dương) và tranh chấp với Nhật về quần đảo Senkaku ở Đông hải.
Từ thời điểm đó tới nay đã có tới bốn tổng thống Mỹ liên tục chính thức thăm viếng Việt Nam.
Sự khác nhau là hai tổng thống Clinton và Obama đã tới Hà Nội vào năm thứ tám, năm cuối cùng của nhiệm kỳ hai (Clinton: 16/11/2000 và Obama: 20/5/2016). TT Bush tới vào năm thứ sáu (17/11/2006).
Lần này, Tổng thống Trump chính thức công du nội trong 11 tháng kể từ khi dọn vào Tòa Bạch Ốc.
Việt Nam lại là nước đầu tiên trong nhóm quốc gia ở Biển Đông trên lộ trình của ông. Sự sắp xếp về thời điểm thăm viếng, và thứ tự trước sau trong các chuyến đi của một lãnh đạo luôn có một ý nghĩa sâu xa về chính sách ngoại giao.
Mục đích công du của Trump tại Việt Nam
Bản quyền hình ảnhJIM WATSONImage captionTổng thống Trump (giữa) nêu ra một số nét chính về đường lối châu Á của chính phủ Mỹ trong chuyến thăm Đông Nam Á vừa qua
Trong chuyến đi này, khác với muc đích thăm viếng Trung Quốc, Nhật, Nam Hàn, Philippines, ông tới Việt Nam không phải để thuyết pháp về ‘mậu dịch công bằng đối với Mỹ,” hay chống lại hiểm họa Bắc Hàn, hay chỉ để bán vũ khí, mục đích chính là về chiến lược.
Đó là làm sao cho Việt Nam – dù ở cái thế kẹt giữa hai cường quốc – vẫn có thể xích lại gần Mỹ trong bối cảnh mà ông gọi là ‘Giấc mơ Ấn Độ – Thái Bình Dương‘.
Tại hội trường APEC, ông nói đến ý nghĩa của giấc mơ này là để “tất cả có thể cùng nhau phát triển thịnh vượng trong tự do và hòa bình.”
Nhưng mọi người đều biết rằng “cùng nhau phát triển thịnh vượng” thì dễ nhưng “trong tự do và hòa bình” thì khó.
Khó là vì Trung Quốc gây hấn gia tăng ngày một nhanh. Cho nên, quyền lợi hỗ tương quan trọng nhất đối với Việt Nam và Mỹ là ngăn chận sự bành trường mau lẹ của Trung Quốc.
Bản quyền hình ảnhAFPImage captionThương hiệu Trump được Trung Quốc phê duyệt cho đăng ký
Trong chuyến thăm Việt Nam năm 2016, ông Obama khéo léo thúc đẩy Việt Nam qua việc nhắc lại câu thơ của Lý Thường Kiệt, rằng: “Sông núi nước Nam vua Nam ở.”
Nhưng trong chuyến công du này thì ông Trump – con người bộc trực, nghĩ sao nói vậy – đã nhắc thẳng đến Hai Bà Trưng từng đánh đuổi Trung Quốc từ gần 2000 năm trước.
Ông nói: “Hai Bà Trưng đã đánh thức tinh thần của người dân vùng đất này. Đó là lần đầu tiên người dân Việt Nam đứng lên đấu tranh cho sự độc lập và niềm tự hào của các bạn.”
Trong một hội trường gồm lãnh đạo của cả 21 thành viên và ngay trước mặt ông Tập Cận Bình mà nhắc đến như vậy thì cũng không phải là chỉ để nói bâng quơ.
Chắc cố vấn của ông Trump cũng đã cho ông xem hồ sơ của Tòa Bạch Ốc (9/7/1971) ghi lại lời Thủ tướng Chu Ân Lai nói về Hai Bà Trưng:
“Hai nghìn năm trước đây, Trung Quốc đã xâm lược Việt Nam, và Trung Quốc đã bị đánh bại. Lại bị đánh bại bởi hai người đàn bà, hai nữ tướng.”
Ông Trump ưu ái Việt Nam?
Tờ Forbes (12/11/2017) vừa có bài nhận xét rằng Việt Nam là nước có lợi nhiều nhất trong chuyến đi vừa qua của Tổng thống Trump.
Đó là vì Việt Nam nhận được cả hai cái YES từ ông Trump. Tờ này cho rằng: Việt Nam muốn hai điều – một là Mỹ thực sự quan tâm đến sự lo ngại của Việt Nam về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông; và hai là Mỹ tiếp tục ngoại thương tự do đối với Việt Nam mặc dù đã rút khỏi TPP, vì ngoại thương chiếm tới 89% tổng sản xuất GDP của nước này (201 tỷ USD, năm 2016).
Forbes biện luận: về điểm thứ nhất, trước chuyến công du, ông Trump đã cho chiến hạm đi xuyên qua biển, sát cạnh những hòn đảo TQ đang xây dựng hoặc tranh chấp với Việt Nam.
Ngày Chủ Nhật, ngay trước chuyến thăm Hà Nội của ông Tập Cận Bình, ông Trump lại đề nghị có thể giúp làm trung gian hay trọng tài về tranh chấp Biển Đông.
Ông Trump đề nghị như vậy dù đã biết rõ rằng Trung Quốc luôn chống lại vấn đề trọng tài do một trung gian thứ ba chứ đừng nói tới Mỹ.
Bản quyền hình ảnhSANDY HUFFAKERImage captionNguyễn Tiến Hưng: “Các nền kinh tế châu Á đều thịnh vượng nhờ quan hệ tốt với Hoa Kỳ”. Hình hàng không mẫu hạm Mỹ thăm Hong Kong
Thật vậy, ngày 13/11/2017 báo South China Morning Post từ Hồng Kông đã bình luận rằng việc ông Trump đề xuất làm trung gian tranh chấp Biển Đông sẽ khiến Bắc Kinh khó chịu và phủ bóng xuống quan hệ của ông Trump với ông Tập.
Nhưng sở dĩ ông Trump cứ đề nghị như vậy là “để cho thấy rằng Mỹ thừa nhận sự lo lắng của Việt Nam và tối thiểu là không phải là không đứng về phía Việt Nam”.
Về điểm thứ hai, dù ông Trump tấn công các nước rất nặng nề (nhất là Trung Quốc) tại APEC về mậu dịch bất công đối với Mỹ, nhưng tại Hà Nội ông đã nhân nhượng, chỉ nói rằng sẽ chờ mong để tiến tới thương mại hai chiều một cách “công bình và hỗ tương” (fair and reciprocal), và kêu gọi phải “minh bạch hơn” (more transparent).
Đây là mặc dù cán cân thương mại Mỹ – Việt càng ngày càng thâm thụt đối với Mỹ: nguyên 9 tháng đầu của năm 2017 đã lên tới gần 29 tỷ so với 32 tỷ USD của cả năm 2016 và 31 tỷ, năm 2015.
Liệu Việt Nam có được thuyết phục hay không?
Ngoài áp lực nặng nề của Trung Quốc, lại còn vấn đề khả tín của Hoa Kỳ. Chắc rằng Việt Nam cũng đã có câu hỏi: làm sao chúng tôi tin được rằng các ông sẽ không bỏ rơi chúng tôi như các ông đã tháo chạy khỏi Miền Nam?
Đây là vấn đề nhức nhối nhất cho nước Mỹ không những đối với Việt Nam mà còn đối với các quốc gia khác trong vùng.
Để trả lời phần nào câu hỏi này thì Tổng thống Obama đã xác nhận:
“Khi đến Việt Nam, tôi ý thức được quá khứ, ý thức được lịch sử khó khăn, nhưng mặt khác cũng hướng đến tương lai, đến sự thịnh vượng, đến những mục tiêu an ninh và ổn định để hai nước có thể thúc đẩy lẫn nhau.”
Rồi một cách tế nhị, như để cam kết sự chung thủy, ông trích Nguyễn Du trong Truyện Kiều:
“Rằng trăm năm cũng từ đây.
Của tin gọi một chút này làm ghi”
Tổng thống Trump thì không mấy văn hoa, cho nên ông nói thẳng rằng sự xích lại gần nhau là dựa trên nền tảng của quyền lợi hỗ tương của cả hai nước.
Phát biểu ở Hà Nội, ông nói: “Chúng ta đã gắn kết dần với nhau để tìm được những mục tiêu chung, những lợi ích chung. Và đó là điều đang diễn ra. Chúng tôi tới đây hôm nay để tái khẳng định những gắn kết đó.”
Thông Cáo Chung cũng nhắc lại việc “mở rộng quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước trên cơ sở …các lợi ích và mong muốn chung.”
Ta có thể giải thích rộng ra rằng thông điệp của cả ông Obama lẫn ông Trump là:
“Quyền lợi quan trọng nhất của cả hai bên Việt – Mỹ là ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc. Mà tham vọng này thì từ đây sẽ không bao giờ chấm dứt, cho nên chúng tôi sẽ không bao giờ làm cái lầm lỡ thứ hai là ôm ông Trung Quốc vào lòng (và bỏ rơi Việt Nam nữa). Đầu thập kỷ 1970 chúng tôi ôm TQ mà không e ngại vì lúc ấy nước này còn đứng vào hàng nghèo nhất thế giới, chưa mạnh về quân sự: năm 1969 xuýt nữa còn bị Liên Xô tấn công nguyên tử nếu không có sự can thiệp của Mỹ.”
Thật vậy, tất cả cũng chỉ là vấn đề quyền lợi: chẳng có bạn bè vĩnh viễn (và cũng chẳng có kẻ thù vĩnh viễn) mà chỉ có quyền lợi vĩnh viễn, như Lord Palmerston, Thủ tướng Anh đã từng nhấn mạnh.
Về quyền lợi thì phía Việt Nam cũng đã biết rõ hai điều: thứ nhất, từ Thế Chiến II, không một nước nào từ Âu tới Á đã giàu mạnh lên được mà không phải nhờ Mỹ; và thứ hai, chỉ có Mỹ mới đối lại được với Trung Quốc.
Mở ra hướng đi mới cho Việt Nam
Bản quyền hình ảnhLINH PHAMImage captionMột quán ở Đà Nẵng trang trí bằng hình ông Trump và các biểu tượng của Hoa Kỳ như Tượng Thần Tự do
Khi đặt Việt Nam vào trung tâm của khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, một khu vực mà chắc chắn ông Trump sẽ tập trung để phát triển, ông đã gián tiếp mở ra một lối đi mới cho Việt Nam.
Đó là dù bị kẹt giữa hai cường quốc, nước này cũng vẫn có cách để xích lại gần Mỹ. Ngoài việc tiến thẳng tới quan hệ đối tác chiến lược lại còn một lối đi vòng: đó là khi Việt Nam nối tay chặt chẽ hơn với Ấn Độ, Nhật Bản, Nam Hàn, Philippines, Úc thì cũng là gián tiếp nối tay chặt hơn với Mỹ, vì ‘bạn của bạn tôi là bạn của tôi.’
Mới nghe thì cho rằng khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương chỉ là viễn tượng của một khu kinh tế, thương mại tự do và mở rộng – như chính ông Trump nói – nhưng rất có thể là nó còn có một ý nghĩa sâu xa hơn – một chủ đề chúng tôi sẽ đề cập tới trong một dịp khác.
Để đáp lại thịnh tình của Tổng thống Trump trong chuyến công du kỳ này, thì Việt Nam cũng đã có ba hành động tượng trưng:
Về kinh tế: ký hợp đồng 12 tỷ USD mua sản phẩm của Mỹ;
Về quân sự: “hoan nghênh hàng không mẫu hạm Mỹ lần đầu tiên tới thăm một hải cảng (Cam Ranh) của Việt Nam trong năm 2018” và “khẳng định kế hoạch hợp tác quốc phòng Việt – Mỹ trong giai đoạn 2018-2020.” (ông Trump nhấn mạnh sẽ bắt đầu ngay việc sửa soạn chiến thuật này).
Về chính trị, ngoại giao: đã sắp xếp mời ông Trump đến Hà Nội, dự yến tiệc, phát biểu, ra thông cáo chung một ngày trước khi ông Tập tới, dù đón tiếp ông Tập long trọng hơn ông Trump nhiều.
Điểm thứ 2 và 3: nghe thì đơn giản nhưng là những điểm rất nhạy cảm đối với ông Tập.
Để biết rõ hơn liệu Tổng thống Trump có thành công ở Việt Nam hay không, ta phải theo dõi những hành động có thực chất của cả hai bên trong những ngày tháng sắp tới.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, tiến sỹ Nguyễn Tiến Hưng, Cựu Tổng trưởng Kế hoạch VNCH từ năm 1973 đến 1975, phụ tá về tái thiết của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Hiện định cư tại Hoa Kỳ, ông đã xuất bản các cuốn sách Khi Đồng minh Tháo chạy (2005) và Khi Đồng minh Nhảy vào (2016).
Hình ảnh phác họa được cho là của tàu sân bay Ulyanovsk
Mang theo kỳ vọng to lớn ban đầu là ngăn chặn Hải quân Mỹ nhưng dự án siêu tàu sân bay Ulyanovsk hóa ra lại trở thành thất bại tồi tệ của Liên Xô.
Nếu được đưa vào hoạt động, siêu tàu sân bay Ulyanovsk của Liên Xô thực sự sẽ trở thành “quái vật biển cả” với chiều dài hơn 300m, lượng giãn nước 85.000 tấn, đủ sức chứa để chở theo 1 phi đoàn không quân với số lượng máy bay cánh xoay và cánh cố định lên tới 70 chiếc.
Kết hợp với các tàu chiến mặt nước và tàu ngầm của Liên Xô, siêu tàu sân bay Ulyanovsk, với động cơ hạt nhân, sẽ vùng vẫy trên khắp các đại dương nhằm một mục tiêu chiến lược: Ngăn Hải quân Mỹ tiếp cận bờ biển Liên Xô.
Tuy nhiên, Moscow đã không hoàn thiện được dự án này vì cạn tiền. Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Nga gặp khó khăn về kinh tế trong nhiều năm, khiến các dự án đóng tàu chiến mới trở nên bất khả thi.
Chiếc Ulyanovsk đã kết thúc cuộc đời trong bãi phế liệu năm 1992.
Tuy nhiên giờ đây, Kremlin lại đang chi hàng tỷ rúp để hiện đại hóa quân đội và lần nữa, họ muốn có được một siêu tàu sân bay mới để đối đầu với Mỹ.
Mục tiêu lớn nhưng sai thời điểm
Tàu sân bay Ulyanovsk được đặt ky vào năm 1988, khi liên bang Xô Viết bắt đầu tan rã. Dự án này lớn tới mức đơn vị chế tạo dự kiến phải tới giữa những năm 1990 mới có thể hoàn tất.
Công tác thi công được tiến hành tại nhà máy đóng tàu Hắc Hải ở Ukraine (thường được gọi là nhà máy đóng tàu Nikolayev South 444).
Đây là một cơ sở cũ kỹ, có từ thế kỷ thứ 18 khi Hoàng tử Grigory Potemkin ký các sắc lệnh vào năm 1789, cho phép nơi này sửa chữa các tàu hải quân Nga bị hư hại trong chiến tranh Nga-Thổ.
Thiết giáp hạm Potemkin nổi tiếng của Nga cũng được hạ thủy từ nhà máy này.
Ý tưởng thiết kế tàu sân bay Ulyanovsk.
Trong giai đoạn đầu thời Liên Xô, nhà máy Hắc Hải đảm đương nhiệm vụ đóng các thiết giáp hạm. Trong những năm 1960-1970, nơi đây đã cho ra đời tàu chở trực thăng lớp Moskva và tàu sân bay lớp Kiev.
Tuy nhiên, 2 mẫu tàu ấy chưa thể sánh được với Ulyanovsk. Con tàu này được đặt theo tên quê hương của lãnh tụ Vladimir Lenin và mọi thứ về nó đều rất… “khủng”, ngay cả khi xét theo tiêu chuẩn Nga.
Tàu trang bị 4 lò phản ứng hạt nhân KN-3, mẫu từng được sử dụng trên các “thiết giáp hạm tuần dương” lớp Kirov (như chiếc Frunze).
Ulyanovsk có thể dễ dàng đạt tới tốc độ 30 hải lý/h khi di chuyển, mang được ít nhất 44 tiêm kích hạm (gồm Su-33 và MiG-29). Trên tàu có 2 máy phóng hơi nước, boong phóng kiểu nhảy cầu và 4 bộ cáp hãm.
Các nhà thiết kế tàu Ulyanovsk dự định bố trí 3 thang máy, mỗi chiếc có sức chở 50 tấn, dùng để vận chuyển máy bay từ nhà chứa lên boong tàu hoặc ngược lại.
Ngoài ra, trên tàu còn có các trực thực thăng hiện nhiệm vụ tìm kiếm-cứu hộ và tác chiến chống ngầm.
Ulyanovsk dự kiến sẽ có thủy thủ đoàn 3.400 người – chỉ xấp xỉ một nửa kíp thủy thủ đoàn trên tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ nhưng so với các tàu chiến khác của Liên Xô thì đây là con số lớn.
Lý do chế tạo
Đó là bởi Liên Xô muốn có một siêu tàu sân bay đáng chú ý. Những con tàu với kích cỡ lớn chưa từng chiếm số lượng đáng kể trong kho vũ khí hải quân của Liên Xô hay Nga sau này.
Hiện nay, Nga chỉ có duy nhất 1 tàu sân bay – chiếc Admiral Kuznetsov – nhưng với kích cỡ nhỏ hơn nhiều, được hạ thủy năm 1985.
Kể từ khi được hoàn thiện, tàu Kuznetsov đã không ít lần gặp vấn đề về máy móc, khiến nó không thể đi đâu mà không có tàu kéo đi kèm.
Tàu kéo vất vả vượt sóng lớn đến lai dắt tàu sân bay Admiral Kuznetsov
Tuy nhiên, còn có một tính toán khác đằng sau dự án tàu Ulyanovsk. Ông James Holmes, giáo sư chiến lược tại Đại học Naval War của Mỹ cho rằng, Liên Xô muốn thiết lập một “vành đai xanh” (blue belt) phòng thủ tại các vùng biển ngoài khơi của họ.
Vành đai này sẽ là sự kết hợp của 3 lực lượng trên bộ/không/biển để ngăn chặn lực lượng tàu ngầm và tàu sân bay của Mỹ.
Liên Xô có thể bảo vệ lãnh thổ của mình bằng cách đảm bảo các khu vực tuần tra an toàn cho tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo – lực lượng đảm nhận nhiệm vụ răn đe hạt nhân trên biển.
“Tại một thời điểm nhất định, những con tàu đó cần ẩn mình trong nhiều tuần ở độ sâu an toàn” – ông Holmes nói – “siêu tàu sân bay Liên Xô có thể hỗ trợ các thành phần tác chiến đối không và đối hải trong vành đai phòng thủ, xua đuổi các lực lượng Hải quân Mỹ khỏi vùng biển Á-Âu (Eurasia)“.
Bên cạnh đó, danh dự và niềm tự hào quốc gia cũng là yếu tố thúc đẩy Liên Xô chế tạo tàu sân bay Ulyanovsk.
“‘Bắtkịp đối thủ’ cũng là một lý do dẫn tới chương trình phát triển tàu sân bay này. Nếu Mỹ là siêu cường thế giới và Liên Xô muốn bắt kịp vị thế ấy thì giới lãnh đạo của họ hẳn nhiên muốn có được những phương tiện tương tự để chứng minh họ đang dần bắt kịp (Mỹ).
Nghe có vẻ trẻ con nhưng đó là động lực cơ bản của con người trong trường hợp này” – ông Holmes cho hay.
“Vai trò và sứ mệnh mà những chiếc tàu sân bay sẽ đảm nhiệm không phải là yếu tố quyết định tất cả“, ông Holmes nói, “nó còn phải bao gồm danh dự và vận mệnh của quốc gia“.
Tuy nhiên, tới giữa những năm 1990, khung cảnh hoàn toàn trái ngược với kỳ vọng: Những chiếc tàu hải quân của Nga nằm gỉ sét tại cảng neo đậu, thủy thủ thì không được trả lương.
Trong bối cảnh này, “nếu đã không đủ khả năng duy trì hoạt động của một hạm đội có sẵn thì anh lấy đâu ra tiền để hoàn thiện siêu tàu sân bay, khi con tàu này thậm chí còn đòi hỏi nhiều nhân lực hơn những gì anh có thể đáp ứng?” – ông Holmes nói.
Quân đội Nga: Có thực sự đang trỗi dậy một lần nữa?
Bất chấp những khó khăn trong quá khứ, nước Nga ngày nay tỏ ra sẵn sàng khôi phục giấc mơ siêu tàu sân bay.
“Hải quân Nga sẽ có một tàu sân bay mới. Công tác nghiên cứu đang được tiến hành” – Tư lệnh Hải quân Nga Viktor Chirkov cho biết trong một tuyên bố năm 2015.
Mô hình tàu sân bay lớp Shtorm của Nga.
Vào thời điểm đó, theo một số cơ quan truyền thông Nga, các đơn vị thiết kế đang trong giai đoạn đầu chế tác một mẫu tàu sân bay có kích cỡ lớn hơn một chút so với lớp Nimitz của Mỹ, có khả năng mang theo 100 máy bay.
Tuy nhiên, các vấn đề về kinh tế (bao gồm cả tình trang suy thoái đang diễn ra), cũng như chi phí duy trì và hiện đại hóa hạm đội tàu đã già nua thời Liên Xô khiến nhiều phía tỏ ra nghi ngờ việc Nga có thể hoàn thiện một con tàu
Một pha nhào lộn ấn tượng của Su-27. Nguồn: World Military News
Theo trang mạng War is Boring, các chiến đấu cơ Su-27 Flanker tại Kaliningrad có lẽ là những chiếc Su-27 “bận rộn nhất” và “nguy hiểm nhất” trên thế giới.
Vị khách bất ngờ
Ngày 9/6/2017, cả 3 loại máy bay ném bom hạng nặng của Không quân Mỹ – gồm B-1, B-2 và B-52 – đã quy tụ trên không phận quốc tế vùng biển Baltic cùng máy bay tuần tra và máy bay chiến đấu của đồng minh, tạo nên một bức tranh hiếm thấy.
Tại đây, chúng đã đón một vị khách bất ngờ. Một chiếc Su-27 Flanker của Không quân Nga đã âm thầm tiếp cận nhóm máy bay do Mỹ dẫn đầu. Hình ảnh của nó đã được ghi lại trong nhiều bức ảnh.
Ảnh chụp chiếc Su-27 vào tháng 6/2017. Nguồn ảnh: Không quân Mỹ
Đáng chú ý là vài ngày trước đó, một chiếc Su-27 đã xuất kích chặn máy bay ném bom B-52 của Mỹ trên biển Baltic.
7 chiếc Su-27 “nguy hiểm nhất thế giới”
Theo trang mạng War is Boring, chiếc Su-27 trên có vẻ là 1 trong 7 chiếc Flanker xuất kích từ Kaliningrad, miền đất của Nga nằm giữa Ba Lan và Lithuania.
Các chiến đấu cơ Su-27 Flanker tại Kaliningrad được cho là những chiếc Su-27 “bận rộn nhất” và “nguy hiểm nhất” trên thế giới.
Chúng tuần tra khu vực Baltic, ngăn chặn NATO và vô hiệu hóa các máy bay do thám trong không phận quốc tế, đôi lúc còn “quấy rối” các máy bay của đối thủ tới mức chúng không còn lựa chọn nào khác, buộc phải bay đi.
Nếu có một sự vụ quốc tế xảy ra tại khu vực Baltic vốn đã căng thẳng và nguyên nhân là do các máy bay quân sự của Nga, thì “thủ phạm” hẳn sẽ là các máy bay Su-27 tại Kaliningrad.
Ngày 3/10/2014, tại khu vực Baltic, chiến đấu cơ Su-27 với số hiệu 24 “đỏ” đã áp sát một chiếc máy bay do thám Gulfstream của Không quân Thụy Điển, chỉ cách khoảng 9m.
Khoảng cách này gần tới mức phi hành đoàn Thụy Điển có thể nhận diện rõ ràng các loại vũ khí mà chiếc Su-27 mang theo, bao gồm 4 tên lửa không-đối-không R-27 và 2 tên lửa R-73.
Tháng 6/2017, khi đang trên đường bay tới Kaliningrad, phi cơ chở Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu đã bị một chiếc máy bay chiến đấu F-16 của Ba Lan tiếp cận.
Ngay lập tức, hai chiếc Su-27 (có vẻ là bay từ Kaliningrad) đã xuất kích để ngăn chặn máy bay này.
Một vài ngày sau đó, chiếc Su-27 từ Kaliningrad, với số hiệu 93 “đỏ”, đã áp sát máy bay trinh sát RC-135 của Không quân Mỹ khiến Lầu Năm Góc công khai lên tiếng chỉ trích.
Chiếc Su-27 số hiệu 93 chặn máy bay trinh sát RC-135 của Mỹ hồi tháng 6/2017. Ảnh: Không quân Mỹ
Hiện giới chức Thụy Điển và NATO đang ngày càng quan ngại trước các hành động của Moscow ở Baltic.
Tần suất hoạt động của máy bay Nga tại khu vực Baltic đã gia tăng đáng kể trong những năm gần đây và leo thang mạnh sau khi Nga can thiệp vào Ukraine đầu năm 2014.
Kể từ đó, máy bay chiến đấu của NATO và các quốc gia trung lập đã “hàng trăm lần” ngăn chặn máy bay Nga.
“Chúng tôi đã chứng kiến những hành động sử dụng sức mạnh không quân một cách hung hăng hơn nhiều so với những gì chúng tôi đã thấy trước đây” – Tướng Sverker Goranson, sĩ quan cấp cao của Thụy Điển, phát biểu năm 2014.
Tháng 6/2014, các máy bay Su-27 từ Kaliningrad một lần nữa áp sát máy bay do thám của Thụy Điển ở khoảng cách 9m. Theo War is Boring, Su-27 còn “quấy rối” các chiến đấu cơ Gripen của Thụy Điển và các máy bay Mirage của Pháp.
Ngoài ra, chúng đã nhiều lần ngăn chặn và thậm chí gây nguy hiểm cho máy bay trinh sát RC-135 của Mỹ.
Tháng 7/2014, khi một chiếc RC-135 đang giám sát các tín hiệu điện tử phát ra từ Kaliningrad, nó đã bị ít nhất 2 chiếc Su-27 tại đây ngăn chặn.
Tại thời điểm này, trong số các máy bay Su-27 của Nga ở Kaliningrad được cho là có 3 chiếc Su-27SM3, 1 chiếc Su-27P, 1 chiếc Su-27S.
Không rõ những chiếc Flanker đã có hành động gì khiến phi hành đoàn của Mỹ hoảng sợ. Kết quả là chiếc RC-135 đã quay đầu và “chạy thẳng” vào không phận Thụy Điển.
Tới tháng 9/2014, các máy bay Su-27 Flanker tại Kaliningrad đã tham gia vào cuộc tập trận chiến lược quy mô lớn.
Không chỉ trên không, ngoài khơi Kaliningrad, các cuộc tập trận cũng được tiến hành, tiêu biểu như cuộc tập trận chung giữa Nga-Trung Quốc vào tháng 7/2017.
Bên cạnh đó, một số nội dung trong cuộc tập trận quy mô lớn Zapad (tháng 9 vừa qua) của Nga cũng được tiến hành tại Kaliningrad.
War is boring cho hay, các máy bay Flanker còn yểm trợ máy bay ném bom hạng nặng của Nga thực hành tấn công giả định vào các quốc gia châu Âu, mặc dù không rõ đó có phải là những chiếc Su-27 đến từ Kaliningrad hay không.
Thủ tướng Nhật Bản phớt lờ chỉ trích Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông tại hội nghị ASEAN diễn ra tại Manila; ASEAN kêu gọi không quân sự hóa Biển Đông là những thông tin mới nhất về tình hình Biển Đông.
Tin Biển Đông ngày 17/11:
Nhật Bản ngừng chỉ trích Trung Quốc bành trướng Biển Đông
Nhiều dấu hiệu cho thấy, cả Trung Quốc và Nhật Bản đều muốn cải thiện mối quan hệ song phương cũng như tiến tới nối lại cuộc họp thượng đỉnh 3 bên với Hàn Quốc để tìm hướng giải quyết mối đe dọa chung là Triều Tiên.
Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), trong thời gian tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào tuần này, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tỏ ra vô cùng thận trọng và không còn nhắc tới những vấn đề liên quan tới tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Về phần mình, các quan chức Trung Quốc cũng đã kêu gọi Bắc Kinh và Tokyo cùng xây dựng mối quan hệ theo chiều hướng tích cực.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (áo vest đen) tới Manila tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN.
Giới phân tích Trung Quốc nhận định, căng thẳng giữa Trung – Nhật hiện đã giảm do hai nước đang cùng quan tâm tới vấn đề Triều Tiên. Song Trung Quốc đang đợi xem sự “xuống nước” của Tokyo liệu có biến thành chính sách thân thiện với Bắc Kinh hay không.
Bởi trong 5 năm nhiệm kỳ đầu tiên, Thủ tướng Abe đã nhiều lần nhắc tới vấn đề Biển Đông cũng như chỉ trích hành động bành trướng chủ quyền của Bắc Kinh ở vùng biển chiến lược này. Nhưng khác với trước đây, ông Abe lại có sự im lặng bất thường khi tham dự hội nghị ASEAN diễn ra ở Manila.
Nhật Bản không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, song nhiều nước ở khu vực trong đó có Philippines đang có những động thái thắt chặt quan hệ với Tokyo để đối phó trước sự trỗi dậy mạnh mẽ từ Trung Quốc.
Còn khi kết thúc chuyến thăm tới Manila, ông Abe cho hay cả Trung Quốc và Nhật Bản sẽ đưa mối quan hệ giữa hai nước lên một tầm cao mới. Ngoài ra, nhà lãnh đạo hai nước cũng sẽ thực hiện các chuyến thăm tới nước bạn trong năm tới.
Trong cuộc thảo luận với ông Abe, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã bày tỏ mong muốn Nhật Bản sẽ phối hợp với Trung Quốc để cải thiện mối quan hệ song phương và không quên nhấn mạnh, Tokyo cần tôn trọng lịch sử. Trước đó, ngay cả nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã nhấn mạnh ý kiến tương tự trong cuộc gặp với Thủ tướng Abe bên lề hội nghị thượng đỉnh APEC diễn ra ở Đà Nẵng.
Việc Bắc Kinh và Tokyo cải thiện quan hệ sẽ giúp hai bên tiến tới đàm phán với Seoul về phương thức giải quyết mối đe dọa từ chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.
Hội nghị giữa ba nước từng được lên kế hoạch diễn ra hồi tháng Bảy nhưng lại bị hoãn vì Trung Quốc phản đối Tokyo và Seoul triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ trên lãnh thổ quốc gia.
Chuyên gia Lian Degui tại Đại học Nghiên cứu quốc tế Thượng Hải nhấn mạnh, ông Abe đã học hỏi Tổng thống Mỹ Donald Trump khi gạt vấn đề Biển Đông sang một bên.
“Ông Trump đã chú trọng tới lĩnh vực thương mại và giành được nhiều thỏa thuận kinh tế với Trung Quốc. Về phần mình, ông Trump cũng không nhắc tới vấn đề tranh chấp Biển Đông. Do đó, Nhật Bản đã không đề cập tới chủ đề này”, ông Lian nói.
Còn theo chuyên gia Lu Yaodong tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ theo dõi sát sao liệu Thủ tướng Abe có hành động như đã nói.
“Tôi cho rằng Nhật Bản sẽ không từ bỏ vấn đề Biển Đông trong các cuộc họp quốc tế. Vấn đề chỉ nằm ở thời gian khi nào Nhật Bản sẽ lại đề cập tới”, ông Lu chia sẻ.
ASEAN kêu gọi “không quân sự hóa” Biển Đông
Tuyên bố được Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte với tư cách chủ tịch ASEAN công bố hôm 16/11 đã nhấn mạnh “tầm quan trọng của việc không quân sự hóa Biển Đông” để xóa tan căng thẳng liên quan tới những tranh chấp chủ quyền tại vùng biển chiến lược có giá trị thương mại lên tới 5 ngàn tỷ USD/năm này.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan của hải quân Mỹ hoạt động ở Biển Đông.
Tờ Straits Times cho biết theo tuyên bố của ông Duterte, các nhà lãnh đạo ASEAN “một lần nữa nhấn trí về quan trọng của hoạt động duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn hàng hải cũng như tuân thủ các quy tắc an ninh về tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông”.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc liên tiếp có những hành động nhằm hiện thực hóa tuyên bố chủ quyền đơn phương như cải tạo và xây đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) đồng thời xây thêm đường bay, nhà kho chứa vũ khí và cơ sở hạ tầng trái phép ở những khu vực này.
Đặc biệt, Trung Quốc đã đưa các chiến đấu cơ đa nhiệm J-10 cùng tên lửa hành trình chống hạm YJ-62 và tên lửa đất đối không HQ-9 tới đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa (của Việt Nam). Phạm vi hoạt động của máy bay và tên lửa Trung Quốc có thể vươn tới tỉnh Palawan, phía tây Philippines và cả thủ đô Manila.
Hôm 13/11, lãnh đạo 10 nước thành viên ASEAN và Trung Quốc đã thông báo về việc các bên đồng thuận tiến hành thảo luận Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) nhằm ngăn chặn những tranh chấp chủ quyền ở vùng biển này biến thành xung đột quân sự. Các cuộc đối thoại về COC sẽ được bắt đầu vào đầu năm tới.
Hội nghị Trung ương 6 của Đảng Cộng sản Việt Nam đã kết thúc lặng lẽ, không để lại một tiếng vọng gì sau buổi bế mạc. Nó phủ lên một lớp sương mù, che bên dưới là sự lúng túng toàn diện của bộ máy Đảng và Nhà nước, về toan tính nhân sự không xong, thông qua chiến dịch “chống tham nhũng” chừng như ngưng trệ, mà cả xã hội nhìn nhận như là chỉ là hồi hưu chiến của các phe nhóm. Kế tiếp là trận thiên tai bão lụt mất người, mất của, đau thương và cơ cực, trong lúc các lãnh đạo Đảng dành sức lực làm lễ tưởng niệm “Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại”.
May thay, tuần lễ APEC lại diễn ra đúng lúc, che bớt tạm thời nỗi u ám của chính trường Việt Nam và não trạng mất niềm tin tăng lên cao trong dân chúng. Tâm trạng người dân tạm vui vội vã trong một tuần lễ, lại trở về với thực trạng ngổn ngang của mình.
APEC, vốn là một diễn đàn kinh tế, nhưng lần này ẩn bên trong là một cuộc đọ sức về tư tưởng chính trị có tầm quốc tế với đủ thành phần quan trọng. Người dân không chỉ ngắm cảnh rộn ràng những “ngựa xe như nước”, mà họ còn đặc biệt quan tâm đến bốn đề mục sau đây:
“Bà H tố cáo ông Nguyễn Văn Hồng đã vi phạm Điều 14 và Điều 16 – Hiến pháp năm 2013 quy định về quyền con người, quyền công dân và quyền bình đẳng trước pháp luật. Ngoài ra, ông Hồng còn vi phạm Điều 8 và Điều 10 – Bộ luật Dân sự khi ngăn cản công dân thực hiện quyền dân sự”. Hiểu biết và ý thức tuân thủ pháp luật của bà H thật đáng hoan nghênh!
Sau ông Nguyễn Minh Mẫn, bà Nguyễn Thị Luật sẽ là hàng ngàn, hàng vạn, hàng triệu… người lâu nay bị bịt miệng. “Từ tia lửa sẽ bùng lên ngọn lửa” – ấy là tiên đoán của… Lenin.
Bauxite Việt Nam
Sau ông Nguyễn Minh Mẫn, ngày 10-11-2017, bà Nguyễn Thị Luật (SN 1938, trú tại phường Ngô Quyền – TP Bắc Giang – tỉnh Bắc Giang) đã đứng ra chủ trì buổi họp báo liên quan những tranh chấp tài sản bị cưỡng chế, thi hành án năm 2016. Cuộc họp báo chưa được Sở Thông tin và truyền thông cấp phép.
Các câu chuyện của cụ Nguyễn Văn Bé ở TP Nha Trang – tỉnh Khánh Hòa, thày giáo Vũ Mạnh Hùng ở quận Thanh Xuân – TP Hà Nội… cho thấy rõ chống tham nhũng, tiêu cực là một trong những con đường ngắn nhất biến người ta thành… “phản động”. Công an Đà Nẵng chỉ cầm đèn chạy trước ô-tô một tí thôi mà!
Bài BVN vừa đăng, ngay trong ngày ông Nguyễn Đình Cống đã gửi “đôi lời”, trao đổi về những điểm ông chưa nhất trí. Hẳn các vị Vũ Thư Hiên, Quang Minh, Tô Văn Trường cũng giống như BVN, thấy “đôi lời” ấy thực là quý hóa.
Nhưng lại rất dễ tịch thu tài sản của trí – phú – địa – hào, tư sản và cả dân thường mà chẳng hề đếm xỉa chúng có bất minh hay không. Thực đúng là lòng dạ, miệng lưỡi của kẻ cướp!
Bauxite Việt Nam
Dù dự luật Phòng chống tham nhũng (PCTN) sửa đổi bổ sung quy định về giải trình nguồn gốc tài sản, nhưng với tài sản bất minh vẫn rất khó xử lí – Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (cơ quan thẩm tra dự án Luật PCTN sửa đổi) cho biết như vậy, đồng thời nhấn mạnh để phòng chống tham nhũng thì một luật này không giải quyết được vấn đề mà phải có cả một hệ thống quy định chặt chẽ ở các lĩnh vực.
Tự đẻ ra rồi lại phải “đấu tranh” để giải thể, rõ ràng là quái thai. Chao ôi, sao mà lắm quái thai thế!
Bauxite Việt Nam
Theo Sở Nội vụ TP HCM, nhiều sở, ngành lập ban chỉ đạo để “né” trách nhiệm người đứng đầu, hàng loạt ban lập ra không hề hoạt động. VnExpress trao đổi với ông Lê Hoài Trung – Phó giám đốc Sở Nội vụ TP HCM – về việc sở đang tổng hợp số lượng các ban chỉ đạo, đề xuất UBND thành phố hủy bỏ, chỉ giữ lại một số ban cần thiết. Ông Lê Hoài Trung cho biết hiện TP HCM có khoảng 20 ban chỉ đạo hoạt động thường xuyên, hiệu quả. Cụ thể có Hội đồng phổ biến pháp luật do Sở Tư pháp thành lập từ năm 1998 với nhiều hoạt động thiết thực trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho rất nhiều đối tượng ở các lĩnh vực khác nhau. Hay Ban chỉ đạo cải cách thủ tục hành chính do Sở Nội vụ chủ trì, thường xuyên tư vấn, kiểm tra hoạt động của các sở, ngành, quận, huyện về nhiều khía cạnh: công khai, minh bạch, đúng hẹn trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân…
“Công tác tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình từ năm 2010, hiện đang học cao cấp lí luận chính trị tại Trường Chính trị tỉnh và được quy hoạch chức danh Trưởng phòng Xây dựng đảng thuộc Văn phòng Tỉnh ủy”, không rõ trong 7 năm qua, Đỗ Gia Quyền đã góp phần “xây dựng đảng” thế nào?
Nữ doanh nhân này là Nguyễn Thị Lành, có chồng là Trần Trọng Vượng, Phó vụ trưởng Vụ Bảo vệ chính trị nội bộ của Ban Tổ chức trung ương đảng. Nhóm phóng viên không ghi cụ thể đảng gì, nhưng cứ căn cứ nội dung bài báo thì chắc là đảng cướp.
Bauxite Việt Nam
Hàng chục nghìn m2 đất ở những khu công nghiệp trọng điểm, đất vàng của TP Hải Phòng bị bỏ hoang bởi các cổ đông kiện cáo lẫn nhau. Đằng sau những lá đơn khiếu kiện này là gì? Là những sự tráo trở, lật lọng, vi phạm các quy định cam kết với nhau nhằm hất nhau ra khỏi “mâm cỗ” cổ phần. Điều lạ, có “cổ đông” tay không “bắt giặc” nhưng lại muốn “nuốt hết” miếng bánh và cổ đông tay không ấy đã làm chủ hàng chục công ty lớn bé khác nhau. Thế lực nào đã thao túng, chỉ huy, bao che cổ đông này? Đã đến lúc các cơ quan chức năng cần làm rõ.
Ông Hồ từng khẳng định phê bình và tự phê bình là quy luật phát triển của Đảng Cộng sản, là “thang thuốc hay nhất” để Đảng Cộng sản ngày càng phát triển. Chiểu theo đó thì tỉ lệ 940/971 còn là thấp, phải phấn đấu sao cho ai cũng “được”… phê bình, kiểm điểm. Như thế, “đảng ta” mới thực sự “là đạo đức, là văn minh”.