Các công trình xây dựng của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập, Trường Sa, Biển Đông (Ảnh vệ tinh do CISIS công bố ngày 29/06/2017)REUTERS
Tình hình Biển Đông, khu vực từng được cho là điểm nóng trên thế giới, quả là tương đối yên tĩnh trong năm 2017 sắp kết thúc, với một loạt những tín hiệu hòa hoãn được các bên tranh chấp, đặc biệt là Trung Quốc, Việt Nam và Philippines đưa ra.
Tuy nhiên, nhiều thông tin liên quan đến các hành vi vẫn quyết đoán của Trung Quốc tại Biển Đông được tiết lộ trong những ngày cuối năm này, cho thấy là tình hình trong năm tới có thể khác đi nếu Bắc Kinh đẩy mạnh các hoạt động bành trướng, đe dọa quyền tự do hàng hải.
Nhìn chung, giới quan sát đều thấy rằng thỏa thuận giữa ASEAN và Trung Quốc nhân Hội Nghị ASEAN lần thứ 31 về việc khởi động đàm phán bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông (COC) là một bước đi đúng hướng. Điều đó đã góp phần làm giảm bớt căng thẳng, cũng như các cuộc thương thuyết ASEAN-Trung Quốc về các biện pháp hợp tác hàng hải và xây dựng lòng tin trong khu vực, mà rõ nhất là việc hai bên chính thức áp dụng ở Biển Đông các quy tắc ứng xử tránh va chạm trên biển (CUES).
Trên bình diện song phương, sự hòa hoãn thấy rõ của Philippines đối với Trung Quốc, quyết định của Hà Nội và Bắc Kinh đẩy mạnh việc xử lý một cách hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông, được đưa ra nhân chuyến công du Việt Nam của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng giúp cho tình hình Biển Đông yên tĩnh hơn.
Thế nhưng, trong toàn cảnh bình lặng đó, mới đây, cơ quan Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) tại Washington đã công bố một loạt ảnh vệ tinh cho thấy là Trung Quốc vẫn tiếp tục các hoạt động xây dựng trên các tiền đồn mà họ đã bồi đắp trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Theo AMTI, dù Bắc Kinh không bồi đắp thêm một thực thể nào từ giữa năm 2017, nhưng họ vẫn xây dựng cơ sở hạ tầng có thể được sử dụng vào mục đích quân sự. Theo các chuyên gia quân sự, việc đó nằm trong chiến lược dùng căn cứ không quân và hải quân trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa để kiểm soát toàn bộ vùng biển, làm bàn đạp cho Hải Quân và Không Quân Trung Quốc đi xa hơn, và bảo đảm an toàn cho hơn 60% lượng hàng hóa Trung Quốc đi qua Biển Đông.
Cho dù Bắc Kinh luôn phô trương các mục tiêu hòa bình đằng sau việc bồi đắp và xây dựng cơ sở ở Biển Đông, các nước trong vùng vẫn nghi ngờ về thực tâm của Trung Quốc. Bản chất lưỡng dụng, vừa dân sự, vừa quân sự, của các cơ sở hạ tầng mà Bắc Kinh xây cất trên các hòn đảo họ kiểm soát, sẽ tiếp tục gây quan ngại cho các quốc gia trong khu vực, và có nguy cơ làm dấy trở lại căng thẳng nếu Bắc Kinh quá tự mãn và xem thường phản ứng của các láng giềng.
Trả lời đài truyền hình Mỹ CNN ngày 26/12/2017, chuyên gia Greg Poling thuộc trung tâm AMTI cho rằng trong năm 2017, Bắc Kinh đã biết tranh thủ thời cơ căng thẳng với Bình Nhưỡng thu hút sự chú ý của Washington, buộc chính quyền Trump phải chuyển trọng tâm từ Biển Đông qua bán đảo Triều Tiên, để tiếp tục thúc đẩy các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông. Trung Quốc được cho là đã thành công, và các hành động lấn lướt của Bắc Kinh trong năm 2017 hầu như không bị ai tố cáo.
Thế nhưng, theo ông Michael Fuchs, cựu phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương, tình hình có thể thay đổi trong năm tới, nếu Bắc Kinh tiếp tục lấn lướt và khiến cho Hoa Kỳ và các đồng minh cảm thấy tự do hàng hải trong khu vực bị đe dọa thực sự.
Theo ông Euan Graham, chuyên gia về an ninh quốc tế thuộc Viện Lowy (Úc), «không nên đánh giá thấp sức mạnh Mỹ, trong đó có nền kinh tế đang hồi phục». Mặt khác, ngay cả khi Washington tiếp tục thái độ như hiện nay, Úc, Ấn Độ và Nhật Bản – các đồng minh của Mỹ – sẽ can thiệp nhiều hơn vào Biển Đông để bảo đảm sao cho các tuyến thương mại hàng hải được tự do.
Image captionVùng Biển Hồ ở Siem Reap hiện có 500 hộ người gốc Việt sinh sống, hầu hết đều nằm trong những hộ nghèo và rất nghèo
Từ Kampong Chhnang, mất 4-5 giờ lái xe để đến xã Chong Kneas, Siem Reap. Sau đó, chúng tôi phải đi bè khoảng 10 phút mới tới khu nhà nổi của người gốc Việt, tách biệt khỏi khu chợ trong bờ, đông người Khmer sinh sống.
Chúng tôi gặp gỡ khoảng 10 người dân ở đây. Cuộc trò truyện trong căn nhà tuềnh toàng toát lên nỗi niềm chung mà chúng tôi từng nghe từ gia đình ông Mạnh, ông Nam ở Kampong Chhnang.
Dân cáo buộc ‘chính quyền làm tiền, ức hiếp’
“Sống từ trước giờ từ 74-75 tụi tôi về Việt Nam, rồi năm 80-81 trở về đây trên Miên này lại, hồi đó ông bà ở trên này, chôn trên này, ở đây thăm xương cốt, làm ăn ở đây. Hồi trước chính quyền nó dễ dàng, không có làm tiền như bây giờ. Giờ chính quyền khó khăn quá,” ông Nguyễn Văn Sơn nói.
Người dân cáo buộc ông Sáu Đầy, tức ông Võ Văn Đầy, phó chủ tịch tỉnh hội Hội người Việt ở Siem Reap cùng ông Đỗ Văn Thanh “ức hiếp, bắt bớ người dân”.
“Từ khi ông Đầy này lên, không giúp gì được cho bà con. Bà con rất là gian nan vì ông Đầy này,” ông Châu Văn Chi, một người dân Chong Kneas, nói trong sự hưởng ứng gật gù của những người dân còn lại.
Sau đó người dân cho phóng viên chúng tôi thấy hai ba tập tài liệu lưu trữ hàng chục đơn tường trình, đơn khiếu nại từ hơn 20 năm chục qua.
Nhiều lá đơn tường trình các vụ việc sai phạm, bắt bớ. Có tờ đơn tới hàng chục người dân lăn tay đỏ.
Image captionCó gần một trăm đơn từ tường trình, khiếu nại các vụ việc mà người dân cho là sai phạm của các quan chức Campuchia và tỉnh Hội người Campuchia gốc Việt tỉnh Siem ReapImage captionĐơn cáo buộc cảnh sát kinh tế Campuchia dùng súng AK ép người dân đưa tiền vào năm 2001
Trường học mang tính hình thức, là tụ điểm cho nhà hảo tâm?
Ở Chong Kneas có một số trường học, trong đó đặc biệt là trường học tình thương do Quân khu 7 xây dựng ngay trong khu nhà thuyền nổi của người Việt.
Bản quyền hình ảnhWATCHIRANONT SINGH KUM-THONGTEP/BBC THAIImage captionCả khuôn viên trường thực ra là một dãy nhà thuyền nối lại, trôi nổi giữa Biển Hồ. Màu xanh dương rực khiến nó trở thành một cảnh quan du lịch bất đắc dĩ
Tuy nhiên người dân mà tôi tiếp xúc phản ánh rằng trường học hoạt động như một tụ điểm thu hút nhà hảo tâm hơn là đầu tư vào việc dạy học.
“Trường học này để kinh doanh mà thôi mà không dạy con em gì đâu, chỉ là để các nhà hảo tâm đến đưa tiền chia nhau ăn.
Vậy đi học thì có tốn tiền không? Tôi hỏi.
“Học không đóng tiền, nhưng tốn tiền đò rồi để cho nó làm từ thiện. Nó bảo các nhà hảo tâm, nó nuôi 300 em học sinh, hảo tâm nghe êm quá. Nó có nuôi mà nuôi phần nào thôi,” ông Chi cho biết.
Image captionCác em nhỏ chơi đùa sau giờ học trên một hành lang hẹp, không rào chắn ngay rìa sông của trường
“Tụi tôi sống trong vùng chiến tranh đã dốt rồi, giờ muốn cho con đi học chữ, học mà không biết chữ thì cũng làm cái gì đâu,” ông Chi nói thêm.
Mong nhà nước VN, Campuchia chọn ‘người có tài, có đức’ giúp dân
Khi được hỏi liệu họ đã phản ánh các vấn đề này và giấy tờ tường trình với chính quyền và tổng hội để giải quyết chưa, một người dân xin giấu tên cho biết: “Họ không có giúp đỡ gì hết. Họ có cấm tụi tôi làm mấy đơn này. Đây là tụi tôi làm lén đó. Họ nói nếu làm thì sẽ bắt tôi bỏ tù.”
Phương án quay về Việt Nam cũng không khả thi đối với nhiều người dân.
“Về Việt Nam làm sao mà về, làm sớm mai ăn chiều, hết rồi, làm chỉ đủ ăn. Về không có miếng đất, không có nhà sao ở. Nhà nước Việt Nam có lệnh kéo về là đi liền, kẹt là anh em chúng tôi không có tiền,” ông Chi nói.
“Nghề cá nó vô chừng. Một năm trúng vài ngày, còn lại đủ sống qua ngày, bữa nay 30-40 ngàn, bữa sau 20-30 ngàn Riel (1000 Riel bằng khoảng 5.500 VND). Có khi chạy lỗ xăng, giông gió…”
“Anh em sống là nhờ cái chi hội. [Trái] phải gì cũng phải nhờ chi hội can thiệp. Mà chi hội không can thiệp, chỉ chờ đón khách hảo tâm để chia tiền. Mà đâu phải gần đây, gần 20 năm nay rồi, anh em chúng tôi sống rất gian nan.
“Tôi cũng mong muốn nhà nước Việt Nam, Campuchia phối hợp thay đổi thầy giáo mới, có đức dạy cho các em học sinh, để đám này dạy hoài thì nó vẫn dốt như trước thôi.”
“Và chỉ mơ ước nhà nước Campuchia và Việt Nam hợp tác dẹp người ác, còn người có đức có tài, để anh em sống bình yên. Còn nếu cứ để cái chi hội này hoài, bầu lên những người ác độc thì sẽ đi về Việt Nam nữa,” ông Chi nói.
“Tức quá về Việt Nam ăn xin cũng đi nữa,” bà Hà, một người dân cũng có mặt hôm đó, tiếp lời.
Image captionTrụ sở của Tổng hội Người Campuchia gốc Việt tại thủ đô Phnom Penh
Hôm 27/12, ông Châu Văn Chi cho chúng tôi biết thêm về các cáo buộc của người dân về ông Đầy và ông Thanh, Chủ tịch Tổng hội Người Campuchia gốc Việt:
“Tôi nghĩ mấy người cũng là người dân bình thường. Với vai trò của hội sao có quyền mà bắt người, làm tiền bà con được đâu. Thông tin này phải xem xét lại.”
Nếu thành viên tổng hội thực sự vi phạm thì sẽ bị xử lý như thế nào? Tôi hỏi.
Ông Chi đáp: “Tùy theo mức độ nặng nhẹ như thế nào, tùy theo điều lệ. Những anh em tham gia công tác của hội mà có sơ suất, làm những việc không đúng quy chế của hội sẽ bị nhắc nhở lần thứ nhất. Đến lần thứ nhất không sửa chữa thì xóa tên trong danh sách cán bộ hội. Còn sai với luật pháp thì có chính quyền cơ quan ban ngành có thẩm quyền xử lý đúng theo pháp luật.”
Image captionBên trong một lớp học của Trường Tiểu học Việt Nam do Quân khu 7 xây dựng
Khi được hỏi về hàng trăm lá đơn tường trình và khiếu nại của người dân về các vụ việc sai phạm xảy ra từ 20 năm nay, ông Chi nói:
“Nếu bà con có sự việc gì không đúng thì nên làm tường trình kiến nghị gửi lên các cấp hội, theo điều lệ dưới sự chỉ đạo của tập thể ban chấp hành. Kể cả chủ tịch, phó chủ tịch mà làm sai thì theo điều lệ hội ban chấp hành sẽ có những biện pháp xử lý.”
“Ông Đầy chỉ là một phó chủ tịch của tỉnh. Ban chấp hành thì trên 10 người lận. Ở Siem Reap thì có văn phòng của tỉnh hội. Nếu bà con khiếu nại khiếu kiện lên ông Võ Văn Đầy mà ông không nhận thì bà con có thể mang lên chỗ văn phòng của tỉnh hội, thì tỉnh hội người ta sẽ xác minh lại rồi người ta xem có đúng không nếu bà con đúng thì sẽ có ủy ban thường trực cấp tỉnh để có giải quyết.”
“Nếu ủy ban thường trực ở tỉnh hội đó không giải quyết, thì chuyển cái đơn đó lên cho tổng hội thì tổng hội sẽ giải quyết.”
Image captionMột thông báo trong một lớp học ở Trường Tiểu học Việt Nam do Quân khư 7 xây dựng
Còn về trường học cho các em nhỏ thì ông Chi cho rằng người dân đã không nắm rõ tình hình tài chính của hội:
“Hội ta thì hiện không có nguồn tài trợ nào mà hội ta là tự tạo, tự lập ra để làm sao tập hợp được bà con, tuyên truyền vận động tốt theo luật pháp Campuchia, xây dựng trường lớp dạy tiếng Khmer, tiếng việt chỉ để là mục đích là để xoá nạn mù chữ.”
“Điều kiện hoàn cảnh của hội chưa có để thành lập trường chính quy được, chỉ có tại Phnom Penh có một điểm trường là cấp tiểu học. Còn ở các tỉnh chỉ mở ra các lớp học hỗ trợ con em xoá nạn mù chữ. ”
“Tuy được sự hỗ trợ của quân khu 7 xây dựng trường và giao lại cho tỉnh hội thì trách nhiệm của tỉnh hội là trả lương cho giáo viên và chăm cho khoảng mấy trăm cháu ăn và ăn ba bữa một ngày. Nếu không có sự hỗ trợ của các doanh nghiệp mà chỉ là khách tham quan thì ta không có một nguồn nào khác để nuôi giáo viên, lo cho các cháu ăn ba buổi.”
Ông Chi cho biết, đôi lúc không đủ nguồn tài trợ thì phải đi vận động ở Phnom Penh để tiếp tục.
Chỉ tính riêng trong năm 2017, CHDCND Triều Tiên đã 16 lần phóng thử tên lửa các loại, trong đó liên tiếp ba lần thử nghiệm gần nhất đều phóng ngang qua vùng trời của Nhật Bản. Nước này cũng đạt bước đột phá trong công nghệ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). Hai thế hệ tên lửa đạn đạo Hwasong-14 và Hwasong-15 được cho là đã có thể bắn đến lục địa Mỹ.
Chương trình vũ khí hạt nhân Triều Tiên cũng đạt bước tiến lớn với lần thử bom hạt nhân thứ 6 vào ngày 9.9 với sức công phá 140 kiloton, lớn nhất trong lịch sử phát triển hạt nhân nước này. Những động thái đó đã buộc cả Nga và Trung Quốc phải lên tiếng phản đối.
Triều Tiên liên tục thử hạt nhân, tên lửa trong năm 2017REUTERS
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump và giới lãnh đạo tại Washington D.C liên tiếp đưa ra đe dọa hàm ý sẵn sàng dùng biện pháp quân sự để phi hạt nhân hóa bán đảo. Các cuộc tập trận quy mô lớn của liên quân Mỹ – Hàn diễn ra thường xuyên, kéo theo đó là mật độ dày đặc khí tài quân sự tối tân của Mỹ được bố trí dài hạn hoặc điều động luân phiên đến khu vực bán đảo Triều Tiên.
Từng có giai đoạn như tháng 4, Tổng thống Trump ra lệnh phóng 59 quả tên lửa vào Syria ngay lúc đang chiêu đãi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, được cho là nhằm gửi thông điệp cho Bắc Kinh về vấn đề Triều Tiên; hoặc tháng 8, khi Triều Tiên công khai kế hoạch bắn ICBM đến đảo Guam, giới quan sát lo ngại chiến tranh có thể bùng nổ trên bán đảo Triều Tiên bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, sau một năm “căng như dây đàn”, tình hình bán đảo Triều Tiên đã bắt đầu xuất hiện hy vọng cho năm 2018. Các quan chức ngoại giao cấp cao của Mỹ, Hàn Quốc và Nga đều lên tiếng mở cánh cửa đối thoại trực tiếp Washington – Bình Nhưỡng trong tương lai.
Ngoài chương trình ICBM và vũ khí hạt nhân, Triều Tiên cũng trở thành tâm điểm chú ý của thế giới với nghi án cái chết của người được cho là ông Kim Jong-nam, anh trai nhà lãnh đạo Kim Jong-un, tại sân bay Kuala Lumpur, Malaysia hồi tháng 2.
Biển Đông: “Điểm nóng bị lãng quên”
Đó là cách Đài CNN gọi vấn đề Biển Đông trong năm 2017 vừa qua. Sau khi tòa trọng tài ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông, chính quyền Philippines dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte chọn một chiến lược đối ngoại khác. Vấn đề Biển Đông và phán quyết của PCA được hạn chế đề cập rõ rệt, Philippines thay vào đó đẩy mạnh đàm phán song phương với Trung Quốc, cải thiện mối quan hệ và tranh thủ hợp tác kinh tế.
Về bề mặt, tình hình Biển Đông khá lặng sóng, thậm chí đạt được bước tiến lớn với việc Trung Quốc – ASEAN thông qua Dự thảo khung về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng tuyên bố bắt đầu đối thoại với ASEAN về nội dung của COC. Kể từ khi nhiệm kỳ của Tổng thống Trump bắt đầu, hoạt động tuần tra tự do hàng hải của Mỹ trên Biển Đông tăng về số lượng, nhưng số vụ va chạm có sự tham gia của lực lượng quân sự các nước trên thực địa gần như không xảy ra.
Trung Quốc âm thầm xây dựng phi pháp ở Biển ĐôngAMTI
Tuy nhiên, vấn đề Biển Đông vẫn đang chứa đựng nguy cơ va chạm nguy hiểm và leo thang quân sự, xuất phát từ những hành động bất chấp luật pháp của Trung Quốc. Trong báo cáo cuối năm 2017, chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI), thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ), ghi nhận Trung Quốc đã lợi dụng sự căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên để tiếp tục tiến hành cải tạo và quân sự hóa các thực thể trên Biển Đông.
Tổng cộng đã có 29 ha cơ sở hạ tầng được xây mới trên các thực thể Trung Quốc chiếm đóng trái phép tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam trên Biển Đông. Các hoạt động này đe dọa việc đi lại và giao thương tự do trên không và trên biển tại khu vực. Ngoài ra, Trung Quốc năm qua nhiều lần tiến hành tập trận, điều máy bay quân sự ra các đảo nhân tạo phi pháp.
Himalaya “kẹt” giữa hai cường quốc
Vấn đề biên giới Trung Quốc – Ấn Độ ở khu vực Himalaya bất ngờ tăng nhiệt vào tháng 6 khi Bắc Kinh cho xây dựng con đường tại khu vực ngã ba biên giới Ấn Độ – Bhutan – Trung Quốc. Cả hai cường quốc đã triển khai quân đội đến khu vực và bố trí cách nhau chỉ vài trăm mét. Đụng độ thậm chí đã nổ ra nhưng chưa leo thang thành xung đột vũ trang.
Binh sĩ Ấn Độ gác tại biên giới với Trung QuốcAFP
Căng thẳng chỉ được giảm nhiệt ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh của khối BRICS (gồm các nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) do Trung Quốc làm chủ nhà. Ấn Độ và Trung Quốc đồng ý rút quân. Tuy nhiên đến gần cuối năm 2017, hai nước lại tiếp tục triển khai lực lượng biên phòng áp sát khu vực. Vấn đề tranh chấp trong năm qua để thể hiện phần nào cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa hai cường quốc tại dãy Himalaya.
Trung Đông: Chưa yên đã loạn
Sức nóng xung đột tại vùng đất Trung Đông dường như không bao giờ giảm nhiệt. Mặc dù năm 2017 đã chứng kiến sự lụi tàn tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại Iraq và Syria, lò lửa Trung Đông vẫn tiếp tục căng thẳng với các điểm nóng ở Vùng Vịnh, thành phố Jerusalem, khu tự trị người Kurd phía bắc Iraq.
Nội bộ nhóm các quốc gia Vùng Vịnh trong năm qua đã chia rẽ nghiêm trọng bởi căng thẳng giữa Ả Rập Xê Út và Qatar. Cáo buộc Qatar có lập trường ủng hộ Iran và hỗ trợ khủng bố, các nước Vùng Vịnh đã cấm vận và cô lập ngoại giao đối với Qatar. Căng thẳng Vùng Vịnh đến nay vẫn chưa được giải quyết. Trong khi đó, các vùng đất từng bị chiếm đóng bởi IS ở Iraq và Syria lại trở thành chiến địa mới để các phe nhóm tranh giành quyền lực. Căng thẳng nhất là giữa chính quyền trung ương Iraq và chính quyền tự trị người Kurd ở khu vực phía bắc nước này đã leo thang thành xung đột vũ trang.
Vùng đất thánh JerusalemREUTERS
Năm 2017 của Trung Đông kết lại trong hỗn loạn với quyết định của Tổng thống Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. Quyết định gây tranh cãi đã vấp phải sự phản ứng dữ dội từ không chỉ cộng đồng Hồi giáo, mà cả đại đa số thành viên Liên Hiệp Quốc. Việc Tổng thống Trump đụng chạm đến địa điểm nhạy cảm tại Trung Đông khiến nhiều người lo sợ xung đột vũ trang có nguy cơ bùng nổ.
Catalonia và làn sóng ly khai
Bên cạnh các điểm nóng địa chiến trị “truyền thống” ở châu Á và Trung Đông, ngay cả châu Âu năm qua cũng đã xuất hiện căng thẳng tại Tây Ban Nha. Tư tưởng đòi tăng quyền tự trị đã phát triển đến đỉnh điểm tại vùng Catalonia. Chính quyền địa phương đứng đầu bởi Thủ hiến Carles Puigdemont đầu tháng 10 tổ chức cuộc trưng cầu dân ý đòi độc lập cho vùng, bất chấp sự phản đối và nỗ lực ngăn cản của chính quyền trung ương tại Madrid.
Với chiến thắng của phe đòi ly khai, Catalonia đã tuyên bố độc lập thoát ly khỏi Tây Ban Nha. Tuy nhiên, trong chưa đầy một ngày, chính quyền Mardid tuyên bố những động thái này là bất hợp pháp, vi hiến và nhanh chóng đình chỉ quyền tự trị của vùng này.
Đụng độ tại CataloniaAFP
Các lãnh đạo phe ly khai của Catalonia người bị bắt giam, người phải đào tẩu ra nước ngoài. Dẫu vậy, làn sóng ly khai vẫn không chấm dứt tại Catalonia. Trong cuộc bầu cử sớm tái thiết chính quyền địa phương, phe theo xu hướng ly khai lại tiếp tục giành chiến thắng tại Nghị viện Catalonia.
Tờ Nhân Dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, mới đây loan tin nhà máy điện hạt nhân nổi sẽ cung cấp năng lượng ở cái mà Bắc Kinh gọi thành phố Tam Sa, đơn vị hành chính phi pháp được đặt trụ sở ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hiện bị Trung Quốc chiếm đóng. Tờ báo này ngang nhiên cho rằng nhà máy sẽ giúp tăng cường năng lực phòng thủ quân sự ở Biển Đông.
Theo tờ Asia Times, lò phản ứng hạt nhân di động đầu tiên của Trung Quốc đã hoàn tất khâu thử nghiệm cuối cùng hồi tháng 11 và được gắn vào chiếc tàu có thiết kế đặc biệt tại xưởng ở tỉnh Liêu Ninh.
Các chuyên gia cho biết những nhà máy điện hạt nhân nổi này giúp Trung Quốc đẩy mạnh kế hoạch quân sự hóa những đảo chiếm đóng phi pháp ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam.
Bên cạnh đó, những lò phản ứng hạt nhân có thể di chuyển và cung cấp năng lượng cho những giàn khoan mà Trung Quốc sử dụng để khai thác dầu mỏ và khí đốt ở Biển Đông. Công ty năng lượng hạt nhân quốc gia Trung Quốc hồi tháng 8 công bố kế hoạch sản xuất 20 nhà máy điện hạt nhân nổi phục vụ mưu đồ của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Hồi tháng 11, trang thepaper.cn cũng đưa tin một đội nhà máy điện hạt nhân nổi sẽ đi vào hoạt động trước năm 2020. Ngoài ra, tờ Nhân Dân nhật báo cho hay Trung Quốc sẽ đưa “siêu tàu nạo vét” mới cùng những thiết bị tối tân khác nhằm đẩy mạnh dự án bồi đắp, xây dựng và mở rộng đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông trong năm 2018.
Trước đó, tờ Hoàn Cầu thời báo, phụ san của tờ Nhân Dân nhật báo, hôm 25.12 ngang nhiên tuyên bố nước này đã tăng tốc xây dựng và tăng cường sự hiện diện quân sự trên các thực thể ở Biển Đông.
Tờ này dẫn một báo cáo của chính quyền khẳng định trong năm 2017, các dự án xây dựng của Trung Quốc tại Biển Đông có tổng diện tích 29 ha.
Số liệu này tương đối trùng khớp với báo cáo của chương trình Sáng kiến Minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ). Hình ảnh vệ tinh do AMTI công bố hồi tháng trước cho thấy Trung Quốc tiếp tục xây dựng cơ sở quân sự phi pháp, bao gồm radar tần số cao, kho vũ khí và hầm chứa tên lửa.
Giữa lúc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông chưa ngã ngũ, Trung Quốc có thể bắt đầu sử dụng các cơ sở quân sự, triển khai thêm nhiều máy bay, tàu chiến và binh sĩ, ông Gregory Poling, Giám đốc AMTI, cảnh báo.
Chắc hẳn bạn đã từng nghe thấy đâu đó nói về khả năng phục hồi sức khỏe kỳ diệu nhờ khí công và thiền định, có nhiều người mắc trọng bệnh tưởng phải sớm ra đi nhưng rồi lại bất ngờ tái sinh một cách thần kỳ? Đó chỉ là ngẫu nhiên, là mê tín hay là khoa học? Chuyên mục Sức khỏe của Đại Kỷ Nguyên sẽ giúp bạn giải mã ẩn đố này cùng với những câu chuyện “người thực, việc thực” và các nghiên cứu khoa học mới nhất.
Khi có vấn đề sức khỏe, phản xạ thông thường của người ta là tìm đến bác sỹ, đến bệnh viện thăm khám kiểm tra. Tất cả niềm tin và hy vọng được người bệnh đặt trọn vào trong tay các chuyên gia y tế – bác sỹ, không chút đắn đo mặc cả giá tiền cao thấp. Bởi vì bác sỹ biết cách chữa bệnh, có thuốc, biết cách dùng máy móc, phân tích xét nghiệm chẩn đoán, v.v… Tuy nhiên, cho dù khoa học hiện đại phát triển đến cỡ nào thì vẫn luôn có những bệnh không đặt được tên, tìm không ra cách chữa. Bác sỹ cũng vậy, cũng đều có giới hạn, rất nhiều khi chữa được bệnh cho người còn bệnh của mình thì vẫn treo nguyên đó.
Câu chuyện của 3 vị Bác sỹ dưới đây cho bạn thấy phần nào sự bất lực của y học hiện đại. Đông Tây y không hẳn là giải pháp duy nhất, mà thực tế còn có những phương pháp vi diệu hơn giúp con người vượt qua nỗi tuyệt vọng bệnh – tử.
Chuyên gia tim mạch lên bàn mổ vì tim
Đó là câu chuyện của Tiến sỹ, Bác sỹ Lê Thị Thanh Thái, nguyên Trưởng khoa Tim Mạch của bệnh viện Chợ Rẫy (TP. HCM) – bệnh viện lớn nhất của Việt Nam. BS. Thanh Thái cũng là thành viên sáng lập Hội tim mạch Việt Nam, là thành viên Hiệp hội tim mạch Châu Á Thái Bình Dương.
Trận sốt thấp khớp chí tử năm 10 tuổi đã khiến cho BS. Thanh Thái gặp rắc rối lớn: Biến chứng hở van 2 lá, hẹp van động mạch chủ. Vì vậy cô đã nung nấu chí theo đuổi ngành Y, chuyên sâu vào khoa Tim mạch với mong mỏi sau này có thể chữa được bệnh tim cho mình và cho người. Cô luôn học xuất sắc, đã tham gia chiến trường để cứu các thương binh. Sau đó cô được cử đi học và đào tạo chuyên sâu tại Đức. Gần 50 năm gắn bó với nghề nghiệp, BS. Thanh Thái đã tham gia đào tạo rất nhiều các tiến sỹ, thạc sỹ ngành tim. Cô cũng viết nhiều bài báo khoa học về chuyên môn…
TS. BS. Thanh Thái – chuyên gia về tim mạch đã hồi sinh một cách kỳ diệu nhờ tập luyện khí công. (Ảnh: ĐKN)
Căn bệnh tim của BS. Thanh Thái vẫn âm thầm đi theo chiều xấu và cô luôn biết điều đó. Cho đến một dịp của năm 2014, khi đã nghỉ hưu, sau 3 hôm dầm mưa đi khám bệnh về, BS. Thanh Thái sốt đùng đùng, phải nhập viện. Đến lúc này, các đồng nghiệp, học trò tại Bệnh viện Chợ Rẫy và gia đình mới ngỡ ngàng khi biết tình trạng bệnh của bà: Suy tim nặng độ 4, hở van 2 lá, hẹp động mạch chủ… Nhiều học trò rơi nước mắt hỏi: “Cô có biết là bệnh cô nặng lắm không?”. TS.BS Lê Thị Thanh Thái chỉ điềm tĩnh trả lời: “Cô biết”.
Nhìn những kết quả xét nghiệm, và những cơn suy tim nặng xuất hiện thường xuyên hơn, TS.BS Lê Thị Thanh Thái biết rằng mình không tránh khỏi ca phẫu thuật tim định mệnh. Lần này, là bệnh nhân trên bàn mổ, bà chỉ còn biết phó mặc cho số phận. BS. Thanh Thái, người dạn dày kinh nghiệm chuyên môn đã quyết định chọn một bệnh viện nước ngoài để mổ tim.
Theo lời cô miêu tả, người ta mổ và đan lát cả lồng ngực của cô với đủ thứ dây nhợ chuyên dụng, làm cô chợt nghĩ tới cây kèn Saxophone của mình định tháo ra để tra dầu mỡ. Nhìn thấy cái khớp này làm chuyển động khớp khác, chằng chịt, lằng nhằng thật rối mắt… Tình trạng bệnh của TS.BS Lê Thị Thanh Thái sau phẫu thuật diễn tiến xấu. Bà sốt liên tục 3 tháng trời do cơ thể phản ứng lại van tim được cấy ghép. Hằng ngày bà phải uống cả vốc thuốc với đủ các loại. Những mối khâu bằng chỉ kim loại cũng gây dị ứng ở lồng ngực khiến vùng ngực bà căng tức, vết sẹo lồi lớn. BS. Thái dường như chờ đợi thời khác cuối cùng, cái chết đang đến rất gần…
Con người thật mỏng manh trước sinh tử… (Ảnh minh họa: vanmau)
May mắn thay, giữa lúc đã buông tay chẳng còn gì để mất, một người bạn thân cũng là bác sỹ khích lệ BS. Thái đã thử tìm hiểu tập luyện khí công. Chẳng mất gì để thử… Và rồi điều kỳ diệu đã xả ray, căn bệnh tim không cánh mà bay biến nhanh chóng. Cô thậm chí không còn cần phải dùng bất cứ một loại thuốc nào, ngay cả là thuốc chống đông – điều không thể tin với bất cứ ai hiểu về y học hiện đại.
Giờ đây BS Thái đã trở thành một người khác hẳn, tràn trề sức sống… Cô có thể đi lại lên lầu ba, lầu bốn rất dễ dàng, thức khuya dậy sớm, ngồi trên máy bay đi nửa vòng trái đất mà không hề mệt mỏi, đây là điều không tưởng đối với người mắc bệnh tim. Cô hiện vẫn đang tiếp tục công tác tại khoa tim mạch bệnh viện An Sinh (TP.HCM).
Câu chuyện kỳ diệu và cảm động của BS. Thái đã được báo Khoa học & Đời sống đưa tin trong số ra ngày 15/7 năm 2016, tạo cảm hứng cho nhiều người hơn nữa tìm hiểu về khí công và bước vào tập luyện để nâng cao sức khỏe.
Chuyện không thể tin: Một “thần thoại Hy lạp” đã trở về
Mối “duyên” đến với khí công của BS. Nguyễn Công Hoan (BV Hữu Nghị) và người anh em họ – TS. BS. Nguyễn Sỹ Hóa (nguyên Phó giám đốc BV Da Liễu Trung Ương), cũng rất kỳ diệu.
Cả hai đều là bác sỹ được đào tạo rất công phu nhờ những vị thầy nổi danh nhất thời đó, đã hợp tác giao lưu với các chuyên gia y học hàng đầu của trên dưới 20 nước trên thế giới, có kinh nghiệm khám chữa cho hàng nghìn bệnh nhân… Nghề bác sỹ, chứng kiến nhiều cảnh éo le sinh tử… nhưng không ai nghĩ rằng một ngày kia căn bệnh hiểm nghèo lại đến với chính mình, và cơ hội chữa lành gần với số 0.
BS. Nguyễn Công Hoan vượt qua căn bệnh ung thư phổi như một kỳ tích (Ảnh: ĐKN)
BS. Nguyễn Công Hoan bị chẩn đoán mắc trọng bệnh vào cuối năm 2016. Kết quả khám tại các bệnh viện trong và ngoài nước là như nhau: Ung thư phổi. Chữa bệnh được cho người thì là bác sỹ, có vấn đề cần đi chữa thì là bệnh nhân. BS. Hoan vốn là vai bác sỹ, giờ đây là bệnh nhân, khăn gói vào BV Hữu Nghị để điều trị ung thư phổi.
“Liệu trình điều trị thật khủng khiếp. Sau 6 lần truyền hoá chất, người tôi giống như mất hồn vậy”– BS Hoan nói. “Mỗi đợt từ 7 đến 10 ngày mà bệnh vẫn rề rề, người rất yếu nhược, cứ đến hẹn lại vào viện như cái vòng luẩn quẩn. Hy vọng lành bệnh ít hơn cả mong manh”.
Khi đang vật vã điều trị ở bệnh viện, BS. Hoan nhận được cuộc gọi từ Quân khu 4 của người cháu là Thiếu tá Quân đội, cũng mắc bệnh thuộc diện “Đông Tây y chữa không khỏi” nhưng nhờ tập luyện khí công mà nay đã 10 phần thuyên giảm 9, có bệnh thì biến mất không dấu vết. Người cháu nói: “Cậu chữa không khỏi được đâu”, và khuyên cậu hãy tập khí công xem.
Y học hiện đại phát triển như vũ bão nhưng danh sách bệnh nan y không thể chữa vẫn còn dài (Ảnh minh họa: academic)
BS. Hoan tự nhủ: “Quả thật, bệnh ung thư phổi thế này các chuyên gia trên thế giới còn chịu bó tay nữa chứ không chỉ ở Việt Nam. Cái đó mọi người đều biết”.
Vậy là ông bước vào tu luyện khí công. Môn tập nhanh chóng thay đổi ông từ trong ra ngoài, sức khỏe nhanh chóng trở lại, tinh thần thoải mái.
Trước đó ông đã truyền 6 đợt hoá chất, sau mỗi đợt truyền đều kiểm tra lại kỹ lưỡng. Kết quả không những không tiến triển mà các chỉ số còn bất ổn hơn. Từ khi quyết tâm tu luyện khí công, ông đã dừng lại tất cả các điều trị y tế khác. Sau vài tháng BS. Hoan đi kiểm tra lại, chụp cắt lớp CT, làm các xét nghiệm thì thật kinh ngạc: Bệnh tình đã hoàn toàn biến mất.
Sau chuyến đó ông trở về thăm quê. Ai cũng tưởng ông sẽ “tạch” vì bệnh, mà nay da thịt hồng hào đầy đủ cả, hiện diện trước mọi người. Người anh rể cũng là một bác sỹ, vô cùng kinh ngạc, đích thân “khám” người em rồi thốt lên: “Ô, một Thần thoại của Hy Lạp đã về đây, một Thần thoại của Hy Lạp đã về đây…”.
Mặc dù đã làm trong ngành Y nhiều năm, nhưng BS. Hoan chưa chứng kiến sự thần kỳ nào như vậy – đúng là một thần tích trong Y học.
Duyên kép trong nhà,người anh em họ TS. BS. Nguyễn Sỹ Hoá – Nguyên Phó viện trưởng Viện da liễu Quốc gia, Giám đốc khu điều trị Phong, Quỳnh Lập cũng nhờ khí công mà vượt qua được bệnh ung thư gan.
BS Hóa (trái) vẫn ngày ngày khám chữa cho bệnh nhân.
TS. BS. Hóa cũng là một bác sỹ có thâm niên trong ngành, là chuyên gia nhiều kinh nghiệm điều trị các bệnh về da liễu. Rồi đến lúc chính ông cũng mắc trọng bệnh: Viêm gan B, xơ gan có nước. BS. Hóa từng thổ lộ: “Mình là bác sĩ chữa cho bao người mà chết vì ung thư gan thì… “nhục quᔓ.
Giống như người anh của mình lúc đầu, BS. Hóa đã tích cực theo điều trị theo Tây y truyền thống, bỏ rượu, không bia, rồi uống thuốc diệt virus… nhưng khi xét nghiệm thấy bệnh vẫn còn nguyên. Mà uống thuốc diệt virus thì mỗi lọ là bảy đến tám trăm nghìn rất tốn kém. Dù dùng thuốc đắt tiền nhưng bệnh không hề thuyên giảm.
Và cũng may mắn giống như người anh, từ khi tu luyện khí công, thân thể ông đã hoàn toàn thay đổi. Xét nghiệm khám lại cho thấy kết quả âm tính, virus cũng âm tính, gan hoàn toàn bình thường. Giờ đây BS. Hóa lại tiếp tục công việc cứu người, tuổi đã khá cao nhưng đôi tay không hề run khi mổ, vẫn tiếp tục sáng tác thơ ca đề tặng người hữu duyên.
Người thực việc thực không hiếm
Nhiều người tỏ ra nghi ngờ hiệu quả trị bệnh khỏe người của khí công, nhất là những người làm nghiên cứu khoa học, đặc biệt là trong ngành y nhưng câu chuyện của các bác sỹ Thái, bác sỹ Hoan, bác sỹ Hóa… là những bằng chứng sống thiết thực nhất. Đây cũng chỉ là ví dụ trong hàng ngàn, thậm chí nhiều hơn nữa những trường hợp thu được lợi ích sức khỏe to lớn nhờ khí công mà chúng tôi có thể gặp trong quá trình tìm hiểu thông tin cho loạt bài viết này.
Một nghiên cứu công bố năm 2016 trên Tạp chí U bướu Lâm sàng của Hiệp hội U bướu Lâm sàng Mỹ, cho thấy: Bệnh nhân mắc phải các loại ung thư ở giai đoạn cuối đã khỏi hoàn toàn chỉ sau 3,6 tháng tập luyện khí công. Trong số các trường hợp nghiên cứu đề cập đến, có ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư máu, ung thư thực quản, tụy/mật, trực tràng… Trước khi tập luyện khí công, nhiều bệnh nhân đã được điều trị với các phương pháp thông thường như hóa trị, xạ trị… nhưng không thu được kết quả đáng kể, đa phần đã buông tay chờ chết. Tuy nhiên, nhờ tập khí công, thay vì chỉ sống được hơn 5 tháng theo tiên lượng của các bác sỹ, họ đã hoàn toàn khỏe mạnh trở lại và sau 5 năm vẫn sống bình thường.
Nhà sư Phật giáo Phakyab Rinpoche (Ảnh: qua phakyabrinpoche)
Mọi người có thể đã nghe nói đến trường hợp của nhà sư Tây Tạng Phakyab Rinpoche. Ông đã tự trị khỏi bệnh hoại tử nhờ thiền định mỗi ngày thay vì phải cưa chân theo tư vấn bác sỹ, điều kỳ diệu mà y học Đông Tây không thể nào làm nổi.
Nhà sư Phật giáo Tây tạng Phakyab Rinpoche di cư sang Mỹ từ năm 2003 khi 37 tuổi. Ông lúc đó bị tiểu đường và bệnh Paget xương. Bệnh tình của ông ngày càng nặng đến nỗi chân phải đã bị hoại tử. Khi nhập viện điều trị, ông được 3 bác sỹ khác nhau tư vấn rằng họ sẽ phải cưa chân của ông để cứu tính mạng.
Rinpoche đã quyết tâm tăng cường thiền định sau khi tham vấn ý kiến của Đạt-Lai-Lạt-ma. Điều duy nhất ông theo đuổi là thiền định. Buổi sáng, ông dậy sớm và thiền. Ban đầu, bệnh trở nặng thêm với màu da chân trở nên xám xịt, chỗ loét lan rộng và sưng phồng rất đau đớn. Ông nhớ lại mùi hoại tử thật kinh khủng, nhưng tự bản thân lại cảm thấy có gì đó tốt hơn hẳn. Rồi dần dần các vết loét tự hàn gắn, mọi thứ tốt đẹp hơn. Không chỉ các vết hoại tử biến mất mà toàn chân của ông trở về ban đầu khi chưa bị bệnh. Sau 10 tháng ông đã đi lại bình thường, không cần nạng. Một năm sau ông có thể thoải mái vận động như chưa từng bị hoại tử.
Các bác sỹ vẫn đang nghiên cứu vì sao Rinpoche có thể tự trị khỏi bệnh nan y chỉ bằng thiền định, hay bệnh tự dưng khỏi, vốn là điều rất hiếm hoi theo quan điểm y học hiện đại. Tuy nhiên đối với những người đã tự thân trải nghiệm với khí công, thiền định thì chỉ cần bạn thay đổi cách tiếp cận vấn đề một chút là mọi chuyện trở nên dễ lý giải hơn nhiều.
Đối với những người đã tự thân trải nghiệm với khí công, thiền định thì chỉ cần bạn thay đổi cách tiếp cận vấn đề một chút là mọi chuyện trở nên dễ lý giải hơn nhiều. (Ảnh: falungongnsw.org)
Vậy bản chất khí công là gì, chữa lành cho cơ thể như thế nào? Có gì khác biệt giữa khí công, thiền định với thể dục?… Chúng tôi sẽ lần lượt cùng bạn trả lời những câu hỏi này trong bài tiếp theo.
Quân Giải phóng Nhân dân tại Đại lễ đường Nhân dân, trên đường phố từ quảng trường Thiên An Môn, ngày 3/6/1997 tại Bắc Kinh. (Ảnh: Getty)
Ít nhất 10.000 người đã bị giết hại trong cuộc Thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989, theo thông tin từ một bức điện tín bí mật của ngoại giao Anh đã được xác nhận theo NTD.
Một nguồn tin từ Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã cung cấp số người tử vong cho ông Alan Donald, Đại sứ Anh tại Trung Quốc vào thời điểm đó thông qua một người trung gian.
Ông Donald đã gửi thông tin này về London bằng điện tín sau một ngày kể từ khi vụ thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn xảy ra. Điện tín bí mật này đã được giải mã vào tháng 10 và thông tin từ bức điện được công bố trên trang tin HK01.
Số nạn nhân là 10.000 người, cao hơn rất nhiều so với những gì được báo cáo bởi chính quyền Trung Quốc.
Theo BBC, vào cuối tháng 6/1989, chính quyềnTrung Quốc nói rằng có 200 thường dân và vài chục nhân viên an ninh đã thiệt mạng ở Bắc Kinh khi các lực lượng an ninh đàn áp “cuộc nổi dậy phản cách mạng”.
Con số 10.000 này tương đương với số liệu của Hoa Kỳ được giải mật vào năm 2014. Những tài liệu này của Hoa Kỳ cho biết có khoảng 10.454 người thiệt mạng và khoảng 40.000 người bị thương. Thông tin của Hoa Kỳ được cung cấp từ các nguồn tin trong quân đội Trung Quốc thông qua báo cáo trên trang tin HKFP.
Những người Trung Quốc chạy trốn khi một người lính đe dọa họ bằng khẩu súng vào ngày 5/6/1989 (Ảnh: Getty)
Điện tín bí mật do ông Donald gửi đến bao gồm số người tử vong và những chi tiết khủng khiếp về việc quân đoàn 27 của tỉnh Sơn Tây đã sát hại thường dân và những người biểu tình vì dân chủ ở Quảng trường Thiên An Môn. Theo nguồn tin của ông Donald, lực lượng Quân đoàn 27 có “60% số người bị mù chữ và được gọi là những người nguyên thủy”.
Các tài liệu này của ông cũng cho biết quân đội từ Khu vực Quân sự Thẩm Dương cũng đã tham gia đàn áp, theo báo cáo của HKFP.
Tài liệu nói rằng binh lính từ Khu vực Quân sự Thẩm Dương phân chia các sinh viên ra khỏi các cư dân địa phương trước khi đến quảng trường Thiên An Môn.
Tài liệu cho biết: “Các sinh viên hiểu rằng họ đã được cho một giờ để rời khỏi quảng trường nhưng sau năm phút các xe tăng tấn công.”
Tài liệu cho biết các xe tăng từ Quân đoàn 27 đã nổ súng vào đám đông, sau đó chạy xe tăng nghiến lên người họ.
Sau đó những người lái xe tăng trườn qua trườn lại lên người sinh viên để ép thành bánh mà xe ủi đất vẫn có thể thu gom xác được, theo thông tin của tài liệu.
Người lái xe tăng của Quân đoàn 27 thậm chí giết luôn cả binh lính từ Khu vực quân sự Thẩm Dương.
Quân đội 27 được lệnh không tha cho bất cứ ai và bắn bị thương cả những người lính khu vực quân sự Thẩm Dương. Bốn sinh viên nữ bị thương đã cầu xin tha mạng cho họ nhưng họ vẫn bị đâm chết.
Hàng ngàn người sống sót được thông báo rằng họ có thể trốn thoát ở góc phía đông nam của quảng trường, nhưng sau đó họ bị bắn bởi các vị trí bắn súng máy đã được chuẩn bị sẵn” của Quân đoàn 27.
Ông Donald nói thêm rằng Quân đoàn 27 đã bắn vào bất kỳ xe cứu thương nào đang hỗ trợ người bị thương.
Ông Donald viết rằng trong cuộc đàn áp, sỹ quan của quân đội 27 sẽ bị bắn chết bởi chính đồng đội của mình nếu họ chùn bước. Quân đội giải thích rằng họ sẽ bị bắn nếu họ không bắn đồng đội của mình.
Ông nói thêm rằng Quân đoàn 27 cũng sử dụng đạn đum đum – một loại đạn bị cấm trong chiến tranh theo luật pháp quốc tế.
Theo ông Donald, Quân đoàn 27 đã sử dụng đạn đum đum để bắn người dân thường hai bên đường, trên ban công … để không bỏ sót mục tiêu. Các bệnh viện ở Bắc Kinh đã được ra lệnh chỉ tiếp nhận thương vong của lực lượng an ninh.
Theo HKFP, người chỉ huy Quân đoàn 27 là cháu của ông Dương Thượng Côn, lãnh đạo của Trung Quốc vào thời bấy giờ.
Một người có số mệnh không như ý vẫn có thể cải biến được, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân người đó.
Mặc dù vận mệnh của con người là đã được Thượng Thiên an bài, nhưng kỳ thực vẫn có thể thay đổi được. Mọi người chỉ cần tích đức hành thiện, đây chính là cái phúc mà chúng ta tự tạo ra cho mình.
Có người cho rằng, làm việc thiện tích đức chỉ là dùng tiền cứu giúp người nghèo hoặc cho người nghèo vật chất của cải. Còn bản thân không đủ ăn thì làm sao nghĩ đến chuyện làm việc thiện kia chứ?
Làm việc thiện không nhất thiết phải có vật chất dư giả, điều quan trọng nhất là ở tấm lòng, ở cái tâm con người. Vào lúc người khác đang tuyệt vọng thì chỉ cần một câu nói, một ánh mắt, một nụ cười hay một nét mặt ôn hòa cũng đủ để cứu giúp một đời người.
Chỉ cần có tâm, thì một việc làm nhỏ cũng có thể tạo ra vô lượng công đức. Bởi vì, chính cái tâm lương thiện ấy đã là to lớn vô lượng. Thật tâm làm việc, không quản đó là việc lớn hay nhỏ, đều có công đức thực sự.
Thật tâm làm việc, không quản đó là việc lớn hay nhỏ, đều có công đức thực sự. (Ảnh: imdb.com)
Vào thời nhà Minh, ở Giang Tô có một thư sinh học rộng, hiểu biết nhiều và rất giỏi về viết văn, nên rất có danh tiếng ở địa phương tên là Trương Úy Nham.
Năm Giáp Ngọ, Trương Úy Nham bị đánh trượt khi tham gia thi trạng nguyên. Ngay trước bảng vàng anh trách mắng quan chủ khảo rằng “có mắt không tròng” và không biết nhìn người tài giỏi.
Lúc này có một vị đạo sĩ đi qua nghe thấy liền mỉm cười nói:“Vị thư sinh này, ta thấy văn chương của ngươi rất kém cỏi đấy!”
Trương Úy Nham không kìm được cơn giận mắng vị đạo sĩ: “Ngươi dựa vào cái gì mà cười ta? Ngươi đã đọc qua văn của ta chưa mà nói là không tốt?”
Vị đạo sĩ nói: “Ta nghe nói, viết văn điểm mấu chốt là ở tâm bình khí hòa. Hiện giờ, nghe ngươi trách mắng quan chủ khảo, ta thấy trong lòng ngươi vô cùng bất bình. Thế thì sao có thể viết văn hay được?”Trương Úy Nham nghe xong cảm thấy rất có lý, thế là liền hạ giọng mong muốn được đạo sĩ chỉ giáo.
Vị đạo sĩ nói:“Nếu như trong mệnh không có tên trong bảng vàng thì cho dù văn có hay đến thế nào đi nữa thì cũng không có gì trợ giúp được. Vấn đề căn bản nhất là phải cải biến bản thân mới được.”
Trương Úy Nham hỏi: “Làm thế nào để cải biến bản thân đây?”
Vị đạo sĩ nói:“Nếu như có thể thuận theo mệnh trời mà làm việc thiện, thì phúc báo sao có thể không đến đây?”
Trương Úy Nham thở dài nói:“Tôi chỉ là một thư sinh nghèo khổ, bần cùng thế này, làm gì có tiền mà làm việc thiện chứ?”
Vị đạo sĩ chậm rãi trả lời:“Hành thiện tu đức, quan trọng là ở cái tâm, yêu cầu trong tâm luôn có thiện niệm. Thêm vào đó là phẩm hạnh khiêm tốn, cẩn thận, luôn có tâm giúp đỡ người khác. Động cơ của hành thiện phải thanh khiết, hết thảy phải tuân theo thiên mệnh mà hành. Những điều này không cần tiền cũng có thể làm được. Vì sao ngươi không tu tỉnh lại bản thân mình mà phải đi trách mắng giám khảo? Đây là khuyết điểm của ngươi!”
Trương Úy Nham nghe xong vừa cảm động vừa tỉnh ngộ rồi cảm tạ vị đạo sĩ và ra về.
Từ đó về sau, Trương Úy Nham một lòng hướng thiện, nghiêm khắc yêu cầu mình tu thân, trở thành một người có nhân phẩm cao thượng. Anh ta trở về quê nhà dạy học, luôn nhắc nhở học trò rằng:“Chớ thấy điều ác nhỏ mà làm, chớ thấy việc thiện nhỏ mà không làm.”Đồng thời, anh ta cũng khuyên bảo mọi người xung quanh phải hướng thiện nên được mọi người ca ngợi.
Ba năm sau, vào một đêm nọ, Trương Úy Nham mơ thấy bản thân mình bước vào một gian phòng cao và rộng lớn. Trong phòng có một cuốn danh sách, trên đó để rất nhiều khoảng trống chưa điền gì. Trương Úy Nham liền hỏi người canh giữ: “Đây là cái gì?“
Người này nói với Trương Úy Nham rằng:“Đây là danh sách những người trúng tuyển khóa thi năm nay. Nếu như trong ba năm nay mà người đó không mắc khuyết điểm thì tên của người đó mới được điền vào. Những hàng trống này, vốn là tên những người đỗ đạt nhưng mà vì có khuyết điểm nên đã bị xóa bỏ. Ba năm qua, ngươi tu thân hướng thiện nên sẽ có thể được điền tên trong này. Nếu như tương lai còn có thể kiên trì không ngừng hành thiện thì phúc đức là vô lượng. Hy vọng ngươi có thể tự biết quý trọng.”
Khóa thi năm đó, Trương Úy Nham quả nhiên trúng bảng vàng. Về sau ông cũng làm một người quan tốt, hết lòng vì dân, hưởng cuộc đời bình yên hạnh phúc, con cháu hưng thịnh. Trương Úy Nham luôn nhắn nhủ mọi người: “Hành thiện chính là bí quyết để sửa mệnh.”
Trời đất là vô tư, không thiên vị bất kể ai. Duy chỉ có “đức” là thân thiết, gần gũi với Trời và Đất. Cho nên, một chút đức sẽ tự chiêu mời một chút phúc báo. (Ảnh: pantip.com)
Người xưa có câu:“Trời đất là vô tư, không thiên vị bất kể ai. Duy chỉ có “đức” là thân thiết, gần gũi với Trời và Đất. Cho nên, một chút đức sẽ tự chiêu mời một chút phúc báo.”
Kỳ thực, con người vô luận là ở giai tầng nào, làm ngành nghề gì, sống ở hoàn cảnh nào đều có thể làm việc tốt, làm việc thiện. Bất kỳ thời điểm nào, đều nên bảo trì thiện niệm thì phúc báo mới có thể lâu dài, mới có được tương lai tươi sáng và tốt đẹp.
Đại Kỷ Nguyên bàn:
Văn hóa truyền thống luôn cho rằng, hết thảy danh tiếng, tài vận, phúc lộc của một người ở đời này đều là do phúc đức bản thân tự tạo ra. Người nào hành thiện tích đức, Thượng Thiên sẽ ban thưởng xứng đáng cho người ấy. Người xưa có câu “Người có đức mặc sức mà ăn”, có tài mà đức kém thì rất khó có thể thành công. Người không quá tài giỏi nhưng có đức thì vẫn có thể phát tài, phát lộc. Có thể thấy cuộc sống một người có no đủ hay không đều là từ “đức” mà ra.
Trương Uý Nham trước kia có tài nhưng đức mỏng, dù rất tự tin nhưng không thể đỗ trạng nguyên. Sau này chăm chỉ hành thiện, tích đức nên được ghi tên trong bảng vàng. Xã hội hiện đại trọng thực lực, tài năng, nhiều người tưởng rằng phải hơn người mới có chỗ đứng trong đời. Nhưng, mọi tài lộc của con người đều bắt nguồn từ đức. Sống không thiện, hay làm điều ác, gây tổn thương cho người khác thì khi phúc cạn, không thể có được danh vọng tiền tài.
“Đức” có thể bảo hộ con người suốt đời, còn “thiện” chính là chìa khóa để tích đức. Cho nên, thay vì tính toán quá nhiều hãy “hành thiện tích đức” thì cuộc đời mới bình an, phú quý.
“Hành thiện tích đức” là tinh hoa của văn hóa truyền thống, là thể hiện tâm tín Phật hướng thiện, kính sợ Thần linh, tin vào “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Thiên lý thiện ác hữu báo này đã ước chế con người từ ngàn đời nay.
Có câu nói: “Phật chỉ xét nhân tâm”, vậy nên tâm tính mới là gốc của hành thiện và hành động ấy mới được Thần Phật chứng giám, thiện quả mới đơm hoa kết trái. (Ảnh: youtube.com)
Làm việc thiện mà xuất phát từ tấm lòng thành là “chân thiện”, còn hời hợt chiếu lệ mà làm là “giả thiện”. Ví như, nếu tâm không thiện thì dù có vung tiền của cứu giúp hàng ngàn người cũng không có nghĩa lý gì; ngược lại, tâm chân thiện, thì dù không có một đồng làm từ thiện, nhưng một nụ cười hay một cái nắm tay chân thành cũng đủ để tích phúc đức.
Cho dù một người làm việc thiện mà không ai biết thì Văn Xương Đế Quân – vị Thần chủ quản công danh phúc lộc – cũng sẽ âm thầm phù hộ và ban phước lộc cho người ấy. Có câu nói: “Phật chỉ xét nhân tâm”, vậy nên tâm tính mới là gốc của hành thiện và hành động ấy mới được Thần Phật chứng giám, thiện quả mới đơm hoa kết trái.
TTO – Bài báo của Thời báo Hoàn Cầu ngày 25-12 đã ngang nhiên công khai báo cáo về việc xây dựng và hiện diện quân sự trên các đảo và bãi đá trên Biển Đông.
Một động thái “giản dị” song qua đó xem việc tự ý bồi đắp, xây dựng, lập căn cứ quân sự tại đây như là một điều hiển nhiên và hợp pháp, như thể các đảo, đá này thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Và từ đây khỏi ai tố cáo lấn chiếm, bồi đắp, xây dựng, lập căn cứ, quân sự hóa… gì nữa.
Công khai
Bài báo dẫn báo cáo, do Cơ quan dữ liệu và thông tin hải dương của Trung Quốc thực hiện, “đơn giản” giải thích: “Trung Quốc đã tăng cường xây dựng và tăng cường sự hiện diện quân sự của mình trên các hòn đảo và bãi đá ở Nam Hải (tức khu vực Biển Đông của Việt Nam) trong năm qua khi căng thẳng lãnh thổ với các nước láng giềng đang giảm”.
Bài báo cũng báo trước rằng “kích thước của một số đảo sẽ còn được tăng thêm nữa trong tương lai”, và quả quyết rằng “Trung Quốc đã mở rộng một cách vừa phải khu vực quần đảo Nam Hải để tăng cường khả năng phòng thủ quân sự trong phạm vi có chủ quyền và cải thiện cuộc sống của người dân sống trên đảo”.
Theo báo cáo, “khả năng phòng vệ tại các đảo này đã được cải thiện với thêm nhiều binh sĩ chuyên nghiệp đồn trú ở đây” và rằng “từ cuối năm 2016 tới nay, đã có hơn 680 chuyến bay cất cánh từ phi trường Vĩnh Hưng (tức đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam)”.
Việc Cơ quan dữ liệu và thông tin hải dương của Trung Quốc nay công bố báo cáo trên và được báo chí nước này đưa lại là một động thái “giản dị” y hệt như việc loan tin về việc thành lập cái gọi là “Tam Sa thị” (thành phố Tam Sa) thuộc tỉnh Hải Nam, có “trụ sở chính quyền” đặt tại đảo Vĩnh Hưng ngày 24-7-2012.
Cái gọi là “chính quyền Tam Sa thị” đó quản lý một khu vực mà nhiều nước đang tranh chấp chủ quyền, bao gồm: quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa), quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là quần đảo Nam Sa), bãi Macclesfield và bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là quần đảo Trung Sa) cùng vùng biển xung quanh.
Lộ chân tướng
Thế nhưng, bài báo cũng để lộ chân tướng sự việc qua bình luận sau: “Mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á khác, như Philippines, đã dịu đi trong mấy năm qua, tạo nên thời cơ bằng vàng cho Trung Quốc”.
Cụm từ “thời cơ bằng vàng” đã nói lên tất cả thực chất của hành vi tự ý lấn chiếm, bồi đắp, xây dựng căn cứ quân sự này! Nếu không có “thời cơ bằng vàng” đó, cả trong nghĩa bóng lẫn nghĩa đen, sẽ bị phản đối quyết liệt hơn như mới cách đây hai năm.
Một lập luận khác trong bài báo cũng cho thấy tính phi pháp của hành động này: “Việc Trung Quốc có thiết bị phòng thủ là một động thái cần thiết đối với Trung Quốc xét đến việc phải đối mặt với những đe dọa từ phía Mỹ cùng các nước do lẽ các máy bay chiến đấu thường xuyên ‘thăm viếng’ khu vực này và rằng các nước khác thường xuyên tập trận trong khu vực này”.
Trước hết, đây không hề là lãnh thổ của Trung Quốc, nhất là các bãi đá được bồi đắp – phán quyết của Tòa La Haye năm ngoái đã tuyên như thế. Kế đến, việc mà phía Trung Quốc gọi là “thăm viếng” đó đều hợp pháp trên cơ sở quyền tự do di chuyển trên biển và bay qua, cũng như việc các nước tập trận là trong chủ quyền của các nước. Và cuối cùng là sự “giấu đầu hở đuôi” khi than rằng “các nước khác thường xuyên tập trận”, khác với đoạn đầu tự tin cho rằng tình hình đã im ắng.
Màn một và màn hai đã xong, bao giờ đến màn ba rồi hạ màn, như trong các vở kịch cổ điển?
“Giản dị”
“Giản dị” ở chỗ không cần đến bất cứ phán quyết xác định chủ quyền nào của tòa án quốc tế, Trung Quốc chỉ cần ký một văn kiện, rồi đơn phương biến của người thành của mình. Từ “Tam Sa thị” năm 2012, nay công bố “thành tích” mở rộng và quân sự hóa các đảo và bãi đá lấn chiếm, là một nối tiếp “đương nhiên”.
Tính “đương nhiên” này thể hiện qua việc gọi đây là một sự “mở rộng một cách vừa phải” khi mà diện tích mở rộng lên đến 29ha chỉ riêng trong năm 2017!
Trong 12 ngày đầu tháng 12 năm đó, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Henry Kissinger và đại diện Bắc Việt, Lê Đức Thọ, tiến hành nhiều cuộc họp nhưng không đạt tiến bộ.
Ngày 13/12, ông Lê Đức Thọ nói cần quay về Hà Nội nhiều ngày để “tham vấn”.
Ngày hôm sau, Nixon ra lệnh tiến hành chiến dịch LineBacker II, bắt đầu từ 18/12, đánh bom trở lại miền Bắc, sau khi chiến dịch ban đầu Linebacker đã ngừng vào ngày 23/10.
Một ngày trước khi cuộc đánh bom mùa Giáng sinh bắt đầu, Nixon nói với Đô đốc Thomas Moorer, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ: “Tôi không còn muốn thứ nhảm nhí là không được đánh mục tiêu này, mục tiêu kia.”
“Đây là cơ hội cho anh dùng quân lực để thắng cuộc chiến này. Nếu làm không được, anh chịu trách nhiệm.”
Khác biệt giữa Nixon và Kissinger
Ngày 3/2/1973, Tổng thống Richard Nixon kể lại với một thư ký về lý do ông ra lệnh đánh bom miền Bắc tháng 12/1972.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionCó số liệu nói Mỹ đã đổ 36.000 tấn bom xuống miền Bắc Việt Nam trong 12 ngày đêm
Cuộc nói chuyện chỉ được Thư viện Tổng thống Nixon công bố cuối năm 2010.
Trong đó, Nixon than thở rằng báo chí quy cho ông trách nhiệm, trong khi Henry Kissinger mới là người cổ vũ đánh bom.
Nixon nói với thư ký rằng chính ông ép Kissinger phải tiếp tục hòa đàm trong khi cố vấn an ninh chỉ muốn xóa đàm phán và tái tục đánh bom.
Năm năm sau, Nixon cũng nhắc lại quan điểm này trong hồi ký, rằng chính ông mới muốn tiếp tục đàm phán cho đến khi thấy rõ không còn lựa chọn nào khác. Và rằng chỉ sau khi kết thúc cuộc họp khó khăn giữa Kissinger và Bắc Việt hôm 13/12 mà Nixon mới miễn cưỡng ra quyết định đánh bom Hà Nội để buộc Bắc Việt chấp nhận “giải pháp công bằng”.
Năm 1979, khi Kissinger công bố hồi ký của riêng mình, ông lại cho ra câu chuyện khác. Ông thừa nhận mình thường cổ vũ dùng vũ lực để ép Hà Nội thôi chiến thuật câu giờ tại Paris, nhưng lại nói rằng Nixon thường đồng tình.
“Ông ấy [Nixon] muốn ra lệnh tấn công bằng B-52 với khu vực Hà Nội – Hải Phòng ngay cả trước lúc cuộc họp của tôi tái tục hôm 6/12,” Kissinger viết.
Dựa trên các băng ghi âm và điện tín giữa Nixon và các cố vấn được giải mật gần đây, Thư viện Nixon cho rằng chúng xác nhận câu chuyện của Tổng thống.
Theo đó, vào tháng 11 và 12/1972, Henry Kissinger liên tục đề xuất mở chiến dịch đánh bom Bắc Việt trong khi Nixon ngần ngừ.
Vào ngày 14/12, họp tại Phòng Bầu dục, Kissinger đề nghị đánh bom kéo dài sáu tháng. Mặc dù giờ đây đã bớt ngần ngừ, Nixon, lúc này vừa tái đắc cử, cho rằng phi thực tế khi nghĩ Quốc hội Mỹ khóa mới sẽ chi tiền cho chiến dịch sáu tháng.
Nixon cho rằng việc đánh bom sẽ phải tiến hành trước khi Quốc hội mới tái họp.
Đến cuối cuộc họp, Nixon nói việc đánh bom Bắc Việt là lựa chọn tốt nhất để thoát khỏi bế tắc đàm phán.
Nói với Tổng thống rằng “Bắc Việt sợ chết khiếp khi ngài tái tục đánh bom”, Kissinger bảo đảm rằng nếu Mỹ không ném bom Hà Nội, tổng thống sẽ “bất lực”.
Nhận định của giới sử gia
Cuốn The Vietnam War: An Intimate History (in năm 2017) của Geoffrey Ward nhận định Nixon có hai mục tiêu: buộc Bắc Việt quay lại đàm phán, và chứng tỏ cho miền Nam của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu rằng Mỹ sẵn sàng dùng không lực đánh miền Bắc nếu Hà Nội vi phạm hiệp định mà Nixon đang đòi ông Thiệu phải ký.
Bản quyền hình ảnhUSAFImage captionMột phi cơ B-52 cất cánh từ căn cứ ở Thái Lan năm 1968 để ném bom Việt Nam – hình tư liệu
Cuộc đánh bom kéo dài đến ngày 29/12, và theo số liệu của Geoffrey Ward, Mỹ đã đổ 36.000 tấn bom xuống miền Bắc Việt Nam – nhiều hơn toàn bộ số bom sử dụng từ 1969 đến 1971.
Số liệu chính thức của Việt Nam nói Mỹ đã sử dụng 663 lần chiếc B-52 và 3.920 lần chiếc máy bay chiến thuật ném bom xuống Hà Nội, Hải Phòng và một số nơi trên miền Bắc.
‘Hạ gục’ phòng không miền Bắc?
Đánh giá về sự kiện, tướng ba sao Phillip Davidson, trong cuốn sử Vietnam at War (1988), nói sau 12 ngày, “không còn mục tiêu quân sự nào tại miền Bắc để đánh nữa”.
“Các cuộc không kích của Mỹ đã hủy diệt khả năng của Bắc Việt tự vệ trước các vụ không kích sau này.”
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionTổng thống Richard Nixon và Henry Kissinger
Phillip Davidson đánh giá rằng khả năng phòng thủ của Hà Nội kiệt quệ tới mức trong ba ngày cuối, máy bay của Mỹ “gần như không còn bị bắn trả”, và “kết quả quan trọng nhất là Hà Nội đã hiểu thông điệp của Nixon”.
Tuy nhiên, một tác giả khác, Marshall Michel, trong một bài viết đã đăng trên trang ‘Air & Space Magazine’ tháng 1/2001, lại cho rằng lý do Hoa Kỳ giảm thiệt hại về B-52 ở giai đoạn sau của chiến dịch Linebacker 2 là vì thay đổi chiến thuật bay vào Hà Nội.
Theo ông, một tướng Mỹ đã phê phán cách bay đến mục tiêu và bay về theo một đường dọc nối đuổi nhau (single file) của các pháo đài bay B-52.
Sau sự thay đổi, từ đêm 26/12/1972 hơn 100 chiếc B-52 từ hai hướng, Lào, và Vịnh Bắc Bộ bay vào ném bom Hà Nội và Hải Phòng, nhưng không bay theo đường thẳng mà tiếp cận mục tiệu “từ mọi hướng” (nguyên văn: mọi góc độ của la bàn – attacking from all directions on the compass).
“Phòng không và radar của Bắc Việt tuyệt vọng không việc tìm các tuyến bay nhưng hệ thống điều khiển bằng tay của họ đã không thể bám theo kịp các mục tiêu.
“Nhiều chiếc B-52 sau khi ném bom đã không vòng về ngay như trước mà bay tiếp, hoặc một số bay về chậm hơn.”
Tác giả này mô tả “đa số tên lửa đất đối không của Bắc Việt vẫn bắn lên nhưng cuối cùng chỉ có một B-52 bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội. Một chiếc nữa đâm xuống đất khi hạ cánh ở U-Tapao (Thái Lan)”.
Trở lại đàm phán
Ngày 8/1/1973, vòng đàm phán thứ ba và cuối cùng mở màn ở Paris và sau đó được bốn bên – Hoa Kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa – ký vào cuối tháng Giêng.
Bản quyền hình ảnhCENTRAL PRESSImage captionNhà đàm phán Bắc Việt – ông Lê Đức Thọ
Trong quyển được xem là kinh điển về chiến lược dùng không lực, Bombing to Win: Air Power and Coercion in War (1996), Robert Pape cho rằng chiến dịch Linebacker II buộc Hà Nội trở lại đàm phán, nhưng “không tạo ra khác biệt đáng kể nào” đối với nội dung hiệp định.
Robert Pape chỉ ra rằng khi hội đàm tái tục tháng Giêng 1973, Hà Nội đồng ý để Mỹ “đưa vào những sửa đổi hời hợt để Mỹ có thể biện hộ trước cáo buộc ép đồng minh ký”.
Tuy nhiên, Robert Pape cho rằng hai chiến dịch đánh bom Linebacker cũng tác động đến tính toán của Hà Nội không chỉ vào năm 1972. Một nguyên nhân khiến Hà Nội chưa “tổng tiến công” sau khi Mỹ rút năm 1973 là vì e ngại sức mạnh không quân của Mỹ.
Chỉ cho đến cuối năm 1974, sau khi Nixon phải từ chức vì vụ Watergate, và sau trận Phước Long tháng 12/1974 xác nhận Mỹ không can thiệp, Hà Nội mới tiến hành Chiến dịch Mùa Xuân 1975.
Ký kết hiệp định
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionHoa Kỳ đã ép Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ký Hiệp định Paris
Cuốn sử gần đây hơn, Hanoi’s War (2012) của Nguyễn Liên Hằng, cho biết thêm mặc dù Liên Xô và Trung Quốc ra tuyên bố lên án vụ đánh bom, nhưng hai đồng minh, trong khi họp kín, đã “gây sức ép” buộc Hà Nội đàm phán với Washington.
Tác giả Nguyễn Liên Hằng cũng ghi nhận cuộc đánh bom 12 ngày đêm “đem lại sự phẫn nộ toàn cầu; thay vì bẻ gãy ý chí của Hà Nội, những quả bom của Mỹ đã khiến quốc tế lên án chính quyền Mỹ”.
Ngày 23/12, Đại sứ Liên Xô Scherbakov nói với Thủ tướng Phạm Văn Đồng rằng Hà Nội nên sẵn sàng họp với Mỹ và chỉ nên đòi Mỹ ngừng đánh bom.
Đến ngày 26/12, Bắc Việt gửi thư đề nghị tổ chức cuộc gặp giữa Kissinger và Lê Đức Thọ vào ngày 8/01/1973.
Cùng ngày trao đổi với Tổng thống Nixon qua phone, Kissinger đề xuất sẽ tiếp tục trao đổi thư từ với Bắc Việt để kéo dài đánh bom tới ngày 31/12. Đó cũng là khi Washington sẽ loan báo rằng sẽ tái tục đàm phán vào ngày 8/01/1973.
Đến hôm sau, cũng qua phone, Kissinger cho Nixon biết ông đã gửi thông điệp cho Hà Nội rằng nếu Bắc Việt xác nhận, Mỹ sẽ ngừng ném bom “trong vòng 36 tiếng”.
Cuốn Hanoi’s War của Nguyễn Thị Liên Hằng dẫn số liệu cho biết 27 máy bay Mỹ bị bắn rơi, gồm 15 máy bay B-52 (miền Bắc thì tuyên bố bắn rơi 81 chiếc, gồm 34 chiếc B-52).
Còn cuốn của Geoffrey Ward, cuốn sách chính thức đi kèm phim tài liệu vừa ra mắt năm 2017 của Ken Burns, nhận xét gần giống với Phillip Davidson khi nói: “B-52 hủy diệt toàn bộ hệ thống phòng không Bắc Việt.”
Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai nói với một quan chức Bắc Việt:
“Điều quan trọng nhất là để người Mỹ ra đi. Tình hình sẽ thay đổi trong sáu tháng, một năm.”
Bản quyền hình ảnhNASAImage captionBuồng lái của B-52. Nhiều năm sau cuộc chiến Việt Nam, Hoa Kỳ vẫn duy trì các đội bay B-52
Geoffrey Ward cho rằng nội dung hiệp định Paris rốt cuộc không khác mấy nội dung thương lượng hồi tháng 11, trước khi diễn ra chiến dịch đánh bom. Nói như John Negroponte, trợ lý của Kissinger, thì Mỹ “đánh bom buộc Bắc Việt chấp nhận những nhượng bộ của chúng tôi”.
Rốt cuộc, chiến dịch đánh bom tháng 12/1972 đem lại điều mà Tổng thống Nixon muốn: một bản hiệp định mở đường cho Mỹ rời khỏi Việt Nam “trong danh dự”.
Trước lúc hiệp định Paris được ký, Nixon gửi ba lá thư cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Trong đó, Nixon dọa nếu ông Thiệu không ký, ông đối diện “việc ngừng toàn bộ trợ giúp”.
Nhưng Nixon cũng cam kết “Mỹ sẽ phản ứng mạnh mẽ khi xảy ra vi phạm hiệp định” – điều mà đa số sử gia tin rằng Nixon sẽ thực hiện nếu không phải từ chức vì vụ Watergate.
Ngày 22/01/1973, Lyndon Baines Johnson, Tổng thống đã đưa quân Mỹ đổ bộ vào Việt Nam, qua đời.
Ngày hôm sau, phát biểu trước quốc dân, Tổng thống Richard Nixon tuyên bố đã đạt thỏa thuận “chấm dứt chiến tranh, đem lại hòa bình với danh dự tại Việt Nam và Đông Nam Á”.
Tổng thống Hoa Kỳ như thế đã nhận rằng ông “chiến thắng”.
Nhưng Bắc Việt “cũng đã thấy họ chiến thắng”, như nhận xét của Marshall Michel.
Đó là vì Hà Nội “nhấn mạnh rằng cuộc ném bom của Hoa Kỳ có mục tiêu buộc họ đầu hàng, rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Nhưng Hòa đàm Paris cuối cùng thì đã đồng ý cho Bắc Việt để quân đội ở lại phía Nam, và vì thế họ có thể nói là chiến dịch Linebacker II đã thất bại”, tác giả cuốn ‘The Eleven Days of Christmas: America’s Last Vietnam Battle’ viết.