Monthly Archives: January 2018

Nhà có người già hoặc trầm cảm thì không thể thiếu loại củ này

Nhà có người già hoặc trầm cảm thì không thể thiếu loại củ này

Lượt Chia Sẻ

28
Củ nghệ giúp chống trầm cảm và mất trí ở người già. (Ảnh minh hoạ)
Tiến sỹ Gary Small, trưởng Khoa Tâm thần học người cao tuổi thuộc Trung tâm tuổi thọ Los Angeles, Đại học California, Mỹ cho biết chính tính kháng viêm và oxy hóa trong thành phần của củ nghệ tác động lên não bộ giúp đẩy lùi Alzheimer và trầm cảm nặng.

Các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và phát hiện ra, những người dùng curcumin – thành phần trong củ nghệ liên tục 18 tháng có bộ nhớ tinh anh hơn, theo Newsweek.

Đẩy lùi mất trí, trầm cảm nhờ củ nghệ
Ảnh minh họa.

Theo nghiên cứu của Trung tâm Y học bổ sung và tích hợp thuộc Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ, các sản phẩm làm từ củ nghệ có thể hỗ trợ điều trị các vấn đề về hô hấp, thấp khớp, đau và suy nhược.

Tiến sỹ Gary Small, trưởng Khoa Tâm thần học người cao tuổi thuộc Trung tâm tuổi thọ Los Angeles, Đại học California, Mỹ cho biết dù nhóm của ông chưa xác định lý do curcumin từ củ nghệ có thể cho kết quả như thế nhưng có những bằng chứng cho thấy tính năng kháng viêm và kháng oxy hóa của nó tác động lên não bộ, từ đó đẩy lùi Alzheimer – căn bệnh mất trí nhớ gây tử vong hàng đầu ở nhiều nước – và trầm cảm nặng.

Nhóm nghiên cứu đã tập hợp nhóm người tình nguyện từ 51-84 tuổi, sau đó chia thành 2: Một được bổ sung curcumin, một dùng giả dược. Những người tham gia nghiên cứu không hề biết mình đang sử dụng nghệ hay giả dược.

Kết quả, sau 18 tháng thực hiện chế độ bổ sung cho thấy bộ nhớ của nhóm dùng curcumin có trí nhớ minh mẫn bên cạnh đó còn đẩy lùi nhiều bệnh tật.

Xét nghiệm cho thấy hai protein bất thường là amyloid và tau – nguyên nhân hình thành các khối u trong não bệnh nhân Alzhemeir – cũng ít khi xuất hiện trong cơ thể những người dùng curcumin.

Các nhà khoa học còn phát hiện ra curcumin trong củ nghệ cũng có tác dụng tốt trong việc cải thiện tâm trạng khiến người dùng cảm thấy hạnh phúc hơn. Tác dụng này đặc biệt rõ rệt với người đang trong trạng thái trầm cảm.

Phương Nam

Xem thêm:

Advertisement
Categories: Kien-thuc Y-Khoa | Leave a comment

Cảm nhận Shen Yun 2018: Nhà làm phim đoạt giải Oscar thấy Shen Yun cực kỳ xuất sắc và phi

Cảm nhận Shen Yun 2018: Nhà làm phim đoạt giải Oscar thấy Shen Yun cực kỳ xuất sắc và phi thường

Lượt Chia Sẻ

184
Được mệnh danh là chương trình của các ‘‘Vũ điệu thần tiên’’, Shen Yun có sứ mệnh khôi phục nền văn hóa cổ xưa và mang lại một vẻ đẹp chân chính, thuần thiện và mĩ diệu của phương Đông truyền thống. Điều gây xúc động nhất đối với khán giả, là nét đẹp chân thực đó vốn đã bị mai một đi trong cuộc sống hiện đại ngày nay, giờ đột nhiên được tìm thấy lại ở Shen Yun.

Nhà sản xuất phim cảm phục trải nghiệm màu nhiệm ở Shen Yun

Ảnh: Shenyun.com

Tamber Johnson, nhà sản xuất phim, khen ngợi:

Thật là đẹp! Chương trình đã làm tôi nảy ra vài ý tưởng”, Richard Krall nói: “Tôi sẽ bắt chước làm một số tranh ảnh theo cách làm này”.

(Trái sang phải) Steve Johnson, Tamber Johnson, và Richard Krall, yêu thích buổi biểu diễn Nghệ Thuật Shen Yun tại Nhà hát Âm nhạc tại Fair Park, Dallas, Texas vào ngày 20/1/2018. (Ảnh: Amy Hu / The Epoch Times)

Màn biểu diễn đầy màu sắc và rất thú vị… có rất nhiều vũ đạo đa dạng, và phải cần rất nhiều kỹ năng để những người biểu diễn Shen Yun có thể miêu tả ra được những câu chuyện một cách chính xác và duyên dáng đến vậy. Các câu chuyện cũng thật đẹp“.

Thật là huyền diệu. Và tôi cũng rất ấn tượng với dàn nhạc, dù mọi người không trực tiếp nhìn thấy dàn nhạc nhưng âm nhạc sống nghe rất tuyệt“.

Nhà làm phim Jendra Jarnagin khâm phục: ‘Shen Yun đẹp không thể tả xiết’ 

Ảnh: Shenyun.com

Jendra Jarnagin, nhà làm phim, rất hưng phấn:

Tôi rất thích trang phục của các diễn viên. Tôi cũng rất thích các động tác khéo léo với các loại khăn và ống tay áo, nhiều điệu múa tập thể, nhìn thật độc đáo, khác với tất cả các màn trình diễn tôi đã xem trước đây“.

(Trái sang phải) Akil Davis, Jendra và Alec Jarnagin, thích thú sau khi xem biểu diễn Shen Yun tại nhà hát David H. Koch tại Trung tâm Lincoln, New York vào ngày 16/1/2018. (Ảnh: Sally Sun / The Epoch Times)

Nói về mức độ đẹp thì chương trình biểu diễn này đẹp không thể tả xiết. Tôi đã có một trải nghiệm rất độc đáo… Bên cạnh vẻ đẹp là nội dung rất đa dạng, rất nhiều màu sắc. Tôi nghĩ là rất tuyệt vời.”

Nhà làm phim Steve Markham nói ‘Shen Yun là tuyệt vời’

Marya Beauvais và Steve Markham, vẫn chưa hết ngạc nhiên trước vẻ đẹp của trình diễn Nghệ Thuật Shen Yun tại Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật AT & T-Nhà hát Opera Winspear, Dallas, Texas vào ngày 15/1/2018. (Truyền Hình NTD)

Steve Markham, nhà làm phim, có rất nhiều cảm hứng muốn bày tỏ:

Biểu diễn này thật tuyệt vời! Trước hết là rất bắt mắt với màu sắc cực đẹp, cũng như các vũ công và nghệ sĩ là tuyệt vời. Thật là một màn trình diễn hoành tráng mà chúng tôi được xem tối nay

Tôi nghĩ rằng màu sắc của chương trình thật kì lạ. Tôi thích thú với cách biểu diễn nghệ thuật kết hợp cả biểu diễn trực tiếp và màn chiếu hình động là một hình thức nghệ thuật rất hay.”

               “Âm nhạc tuyệt vời tới mức khó tin

Trang phục của diễn viên quá xuất sắc. Tôi có thể trao ngay giải ‘Nhà thiết kế của năm’ cho người thiết kế các trang phục này“.

(Ảnh: Đoàn nghệ thuật Shen Yun)

Tôi nghĩ rằng ý tưởng thể hiện khía cạnh tâm linh của các bạn một cách không trực tiếp, mà thông qua trình diễn di sản văn hoá Trung Hoa là ý tưởng rất tuyệt vời

Chương trình biểu diễn Shen Yun này rất hứng thú, rất linh thiêng, thể hiện mối liên kết chặt chẽ giữa Thiên và Địa, và Đấng Sáng thế, Thiên Chúa luôn ở bên ta. Xem chương trình này tạo cơ hội rất tốt để thấy điều đó. Vì đây là một câu chuyện chưa được biết đến nên tôi thực sự, thực sự rất vui mừng khi các bạn đã kể nó ra

Âm nhạc thật là xuất sắc, có những bản nhạc mà tôi chưa từng bao giờ được nghe trước đây. Nên việc có được bản nhạc gốc là rất tuyệt và làm tôi rất xúc động

Màn trình diễn solo thật tuyệt vời. Trước hết, anh ấy rất tài năng, sau đó cách thể hiện bài hát của anh ấy rất cảm động”.

Ông nói, thay cho lời kết: “Tôi phải cảm ơn các bạn rất nhiều vì món quà tuyệt vời này” 

Shen Yun đã đưa nhà làm phim vào chuyến du hành lớn đầy ngoạn mục

Ảnh: Shenyun.com

Chris Juen, nhà sản xuất phim hoạt hình, chuyên gia hiệu ứng thị giác, khen ngợi:

Chúng tôi yêu thích chương trình biểu diễn này. Mọi thứ thật đẹp… Các vũ công rất tài năng. Biểu diễn rất ấn tượng“.

Chúng tôi thích tìm hiểu các nền văn hoá khác nhau và thích tìm ra những sự tương đồng giữa chúng … để rồi thấy rằng chúng ta cũng không khác nhau nhiều. Chúng ta đều phải đấu tranh cho đức tin và tình yêu của mình. Âm nhạc và vũ đạo của chương trình này khiến tôi rất thích thú“.

Chris Juen và gia đình thích thú sau khi xem Shen Yun tại Nhà Hát Bass ở Fort Worth, Texas vào ngày 9/1/2018. (Ảnh Sherry Dong / The Epoch Times)

Nữ nghệ sĩ chơi đàn nhị hồ đã làm được điều phi thường. Chúng tôi thực sự bị xúc động khi nghe bài nhạc đó

Biểu diễn thật đẹp. Tôi thực sự yêu thích cách chuyển đổi giữa các thế giới khác nhau. Tôi nghĩ rằng chương trình đã được thực hiện rất tốt. Tôi rất ấn tượng. … Tôi thích sự tương tác giữa vũ công với màn hình và cách họ kể chuyện thông qua vũ đạo. Nói chung là rất tuyệt vời”

Các màu sắc và âm nhạc cũng làm tôi rất thích, rất ngoạn mục. Rất phù hợp cho cả gia đình tôi cùng thưởng thức

Tôi nghĩ khán giả của buổi diễn này đã thực sự được đưa vào một cuộc du hành lớn“.

Nhà làm phim từng đoạt giải Oscar thấy Shen Yun cực kì xuất sắc và phi thường

Ảnh: Shenyun.com

Kieth Merrill, nhà làm phim người Mỹ, người đã đoạt giải Oscar năm 1974 cho phim “The Great American Cowboy”, hết lời khen ngợi:

Màn trình diễn này là cực kỳ xuất sắc… Tôi thực sự bị mê hoặc bởi những âm thanh vang vọng từ cõi tâm linh. … Tôi và vợ tôi rất, rất, rất thích buổi diễn này

Nhà làm phim từng đoạt giải Oscar, Kieth Merrill, rất thích xem Shen Yun tại Nhà hát Trung tâm Sacramento Community Center ở Sacramento, California vào ngày 10/1/2018. (Ảnh: Gary Wang / The Epoch Times)

Trong thế giới ngày nay, khi mà ai cũng muốn cẩn trọng về mặt chính trị và rất cẩn thận khi bày tỏ quan điểm của mình, cũng như việc họ là ai và có đức tin gì, tôi thật cảm phục khi Shen Yun can đảm trình diễn một chương trình nổi bật để nói rõ cho thế giới họ là ai. Họ đúng là đoàn thể người có đức tin chân chính … và tôi rất hoan nghênh họ vì điều đó“.

(Ảnh: Đoàn nghệ thuật Shen Yun)

Kĩ năng của các vũ công thật phi thường. Nhưng trông họ thực hiện lại quá dễ dàng. … và thật đẹp. Vợ tôi có một học viện chuyên về khiêu vũ; tất nhiên vẫn chỉ là theo phong cách Mỹ. Vì vậy, chúng tôi thực sự đang suy nghĩ về việc đưa thêm nhiều phong cách múa khác vào và mở rộng nhu cầu đào tạo. … Làm được như thế này là hoàn toàn phi thường

Nhìn chung chúng tôi rất thích buổi biểu diễn cực kỳ xuất sắc này… Chúng tôi đang cảm thấy rất hạnh phúc

Shen Yun 2018 Official Trailer – Rediscover the Power of Art: 

https://video.dkn.tv/embed.php?vid=82aa483f1

Để biết thêm về lịch diễn tour 2018 và vé tại Hoa Kỳ và các quốc gia khác, quý độc giả có thể xem thông tin tại:www.shenyunperformingarts.org/tickets

Các khán giả Việt Nam mong muốn thưởng thức nghệ thuật Shen Yun vào dịp tháng 02 và tháng 03/2018, cũng có thể đặt các tour trọn gói đi xem biểu diễn Shen Yun do các công ty lữ hành F5 và công ty du lịch Đại Dương Xanh (Blue Ocean Tours) tổ chức:

Công ty du lịch F5 Việt Nam:Hotline: (84-024) 37618941

Công ty du lịch Đại Dương Xanh (Blue Ocean Tours):

Tại Hà Nội: 0912082 092 – 0982301105

Tại Tp. HCM: 0912014556 – 0918969802

Tại Melbourne, Úc: (+61) 400 510 533

Tại New Zealand: (+61) 400 510 533

Thời báo Đại Kỷ Nguyên xem nghệ thuật Shen Yun là sự kiện văn hoá quan trọng của thời đại bởi tính đột phá trong việc khôi phục những giá trị nghệ thuật truyền thống chân chính của lịch sử văn hóa Đông phương và Tây phương huy hoàng. Đại Kỷ Nguyên đã đăng các phản hồi của khán giả khi xem trình diễn từ khi đoàn Nghệ thuật Shen Yun khởi diễn vào năm 2006.

Hạo Nhiên, theo The Epoch Times

Xem thêm:

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Những điều người Nhật dạy chúng ta: Sống với lòng biết ơn, chờ đợi để an nhiên tự tại

Những điều người Nhật dạy chúng ta: Sống với lòng biết ơn, chờ đợi để an nhiên tự tại

Lượt Chia Sẻ

255
Nhật Bản không chỉ được thế giới biết đến là một cường quốc về kinh tế, một quốc gia văn minh, một dân tộc kỷ luật mà còn khiến cho bất kỳ ai đã từng đặt chân đến đây đều cảm thấy ấm lòng…

Luôn vì người khác trước

Ở Nhật, việc nhường cho bạn bè phần bánh to hơn, dành cho mẹ chỗ ngồi tốt hơn khi đi nhà hàng, hoặc để khách đứng vào giữa tấm hình chụp chung v.v… đều là những chuyện thường ngày. Người Nhật cũng luôn khiến bạn có cảm giác mình thật đặc biệt và được quan tâm. Nếu đi vào tiệm bánh và mua một ít wagashi, họ thường sẽ mua thêm một phần nữa để tặng cho hàng xóm hoặc bạn bè. Đó là một trong vô vàn cách để thắt chặt những mối quan hệ, bằng những hành động nhỏ mà chân thành.

Bất kỳ ai đã từng đặt chân đến đất nước mặt trời mọc đều cảm thấy ấm lòng…(Ảnh dẫn qua: tumblr)

Ở Nhật cũng không có khái niệm “Nhặt được của rơi tạm thời đút túi”. Dù làm rơi một món đồ giá trị như ví tiền hoặc điện thoại hay chỉ là một vật rất nhỏ như chiếc khăn tay, bạn đều có thể dễ dàng tìm lại được ở điểm tập trung đồ thất lạc gần nhất.

Ngoài ra, khi đến Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một chuyến đường dài. Vì sao? Các bác tài sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm gần nhất, kèm lời hướng dẫn: “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.

Osaka bỏ ra 18 tỷ USD để xây một hòn đảo nhân tạo làm sân bay để người dân không phải chịu tiếng ồn. (Ảnh dẫn qua: loffun)

Đặc biệt, nguyên tắc không gây ảnh hưởng đến người khác luôn được áp dụng triệt để tại Nhật. Tất cả đường cao tốc đều phải xây dựng hàng rào cách âm để nhà dân không bị ảnh hưởng bởi xe lưu thông trên đường. Điều này càng được thể hiện rõ khi Osaka bỏ ra 18 tỷ USD để xây một hòn đảo nhân tạo làm sân bay rộng hơn 500ha trên biển. Lý do đơn giản chỉ vì “người dân không chịu nổi tiếng ồn khi máy bay lên xuống”.

Lắng nghe và bình hòa

Xã hội Nhật Bản là một xã hội lịch thiệp và hoà nhã. Người Nhật thường nói năng nhỏ nhẹ, và bạn sẽ rất hiếm khi nghe họ than vãn, thở dài dù phải đứng xếp rất hàng lâu hay lớn tiếng cãi vã khi có chuyện bất bình. Đặc biệt, ở đất nước mặt trời mọc, bạn sẽ không bao giờ thấy nạn lạng lách, vượt ẩu; người Nhật sống rất bình thản và giỏi nhẫn nhịn. Đối với họ, chờ đợi thực sự là một cách tận hưởng trọn vẹn cách sống an nhiên tự tại.

Người Nhật sống rất bình thản và giỏi nhẫn nhịn. (Ảnh dẫn qua: wallpapersrain)

Đặc biệt, người Nhật vô cùng biết lắng nghe. Họ không bao giờ ngắt lời khi người khác đang nói cho dù ý kiến đó có thể trái ngược hoàn toàn với quan điểm của họ. Họ sẽ luôn để đối phương nói hết rồi mới đưa ra ý kiến và cùng nhau chia sẻ, thảo luận. Họ có thể tranh luận mà không tranh cãi; họ có thể vẫn giữ ý kiến của mình mà không bao giờ phản bác ý kiến của người khác. Làm được điều này là bởi từ trong sâu thẳm mỗi con người Nhật Bản, tôn trọng sự khác biệt là một phẩm giá không thể thiếu trong cuộc đời.

Bình đẳng là một văn hóa

Ở Nhật, mọi đứa trẻ đều được dạy về sự bình đẳng ngay từ nhỏ. Bằng chứng là mọi trẻ em đều được khuyến khích đi bộ đến trường, nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường là chọn lựa duy nhất, bởi các trường không chấp nhận cho phụ huynh đưa con đến trường bằng xe hơi. Điều này là không ngoại lệ với bất kỳ ai, kể cả công chúa.

Công chúa Aiko đi bộ đến trường như các bạn. (Ảnh dẫn qua: langnhincuocsong)

Ngoài ra, khi đến Nhật bạn cũng sẽ không nhận ra khoảng cách địa vị qua trang phục họ mặc. Người ta mặc đồng phục vest đen từ người quét đường đến tất cả nhân viên, quan chức… Những ngày tuyết phủ trắng nước Nhật, từ trên cao nhìn xuống, những công dân Nhật như những chấm đen nhỏ di chuyển nhanh trên đường. Tất cả họ, có thể giàu nghèo khác nhau, nhưng đều chung ý chí, chung tinh thần lao động.

Sự bình đẳng còn thể hiện trong văn hóa xếp hàng vốn đã thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người Nhật. Sẽ chẳng có gì ngạc nhiên nếu một ngày bạn thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình chính là Thủ tướng.

Nội trợ cũng là một nghề

Ở Nhật Bản, hàng tháng Chính phủ tự trích lương của chồng đóng thuế cho vợ. Do đó, người phụ nữ ở nhà làm nội trợ vẫn được hưởng các tiêu chuẩn giống như một người đi làm. Về già, họ vẫn hưởng đầy đủ lương hưu.

Vai trò của người phụ nữ trong gia đình luôn được đề cao, tôn trọng. (Ảnh dẫn qua: kyna)

Độc đáo hơn nữa, nhiều công ty đã áp dụng chính sách lương của chồng sẽ được chuyển vào thẳng tài khoản của vợ. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình vì thế luôn được đề cao, tôn trọng.

Sống với lòng biết ơn

Đối với người Nhật, “cảm ơn” không chỉ là một câu nói xã giao lịch sự bình thường, đó là sự trân trọng và biết ơn thật sự đối với những hành động dù là nhỏ nhất. Hãy tưởng tượng, bạn gặp lại người hàng xóm cũ sau một thời gian dài không liên lạc, cô ấy cười rất vui vẻ với bạn và nói: “Ôi, thực sự cảm ơn bạn vì năm ngoái đã giúp tôi chuyển nhà”. Cảm giác thật dễ chịu phải không? Người Nhật luôn thật lòng biết ơn và ghi nhớ điều đó.

“Cảm ơn” không chỉ là một câu nói xã giao bình thường, đó là sự trân trọng và biết ơn thật sự đối với những hành động dù là nhỏ nhất. (Ảnh dẫn qua: 24h)

Ở Nhật Bản, bạn cũng sẽ học được rằng, không chỉ nhận ân huệ từ người khác dành cho mình, mà cần phải đáp lại ân huệ đó. Hồi đáp lại ân huệ là yếu tố quan trọng để xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp ở nơi đây. Ví dụ, nếu ai đó giúp bạn di chuyển chiếc ghế sofa mới vào nhà, bạn có thể chỉ cần mời họ một ly nước giải khát để thể hiện lòng biết ơn của mình.

Người Nhật luôn cảm ơn đã dành cho họ cơ hội được sống… (Ảnh dẫn qua: Pinterest)

Văn hóa sống biết ơn của người Nhật đã được dạy từ khi còn rất nhỏ, thấm đẫm trong sâu thẳm mỗi sinh mệnh, để ngay cả khi những thiên tai khủng khiếp ập đến, họ vẫn chấp nhận như đó là một quy luật bình thường của tạo hóa. Và hôm nay, trong những người sống sót, người Nhật luôn cảm ơn đã dành cho họ cơ hội được sống…

https://video.dkn.tv/embed.php?vid=616d9015b

Linh An

Xem thêm:

Categories: Nhan dinh | Leave a comment

Thông điệp về Biển Đông khi tàu sân bay Mỹ sắp tới Việt Nam

Thông điệp về Biển Đông khi tàu sân bay Mỹ sắp tới Việt Nam

Lượt Chia Sẻ

10
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis thăm Việt Nam
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis thăm Việt Nam (Ảnh: Reuters)
Chuyến thăm của bộ trưởng quốc phòng và tàu sân bay Mỹ tới Việt Nam có thể gửi đi một thông điệp cứng rắn của Hoa Kỳ tới Trung Quốc về Biển Đông.

Tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã có chuyến thăm Hà Nội, gặp gỡ các nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam.

Trang web của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết hai bên đã chia sẻ những quan ngại về tự do hàng hải và “tôn trọng luật pháp quốc tế”, những điều mà khả năng liên quan đến tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Theo kế hoạch, một tàu sân bay Mỹ sẽ ghé thăm Việt Nam vào tháng 3.

Theo VOA, ông Murray Hiebert, Phó Giám đốc Chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Chiến lược và Quốc tế (CSIS), cho biết: “Chuyến thăm của ông Mattis và chuyến thăm của tàu sân bay vào tháng 3 là nhằm gửi tín hiệu tới Trung Quốc về hành vi quyết đoán của họ ở Biển Đông”.

“Các chuyến thăm này là một phần của một loạt các bước đi của Việt Nam và Hoa Kỳ trong những năm gần đây nhằm tăng cường mối quan hệ chính trị và an ninh khi Trung Quốc đang trỗi dậy và gia tăng các hoạt động ở Biển Đông”, ông nói.

Ông Sean King, phó chủ tịch Tư vấn Chiến lược Park, New York cho biết chuyến thăm Việt Nam của ông Mattis trong tháng này cho thấy một “đường hướng cứng rắn hơn với Bắc Kinh”.

“Quan hệ với Việt Nam hiện nay quan trọng hơn bao giờ hết khi chúng ta dường như đã mất Philippines trong vấn đề Biển Đông”, ông King nói.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã trở nên lạnh nhạt với đồng minh lâu năm Hoa Kỳnhằm tìm kiếm mối quan hệ nồng ấm hơn với Trung Quốc kể từ tháng 10 năm 2016. Ông Duterte cũng phớt lờ phán quyết của tòa án quốc tế về Biển Đông, một chiến thắng của Philippines trong đó bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở vùng biển.

Trong khi đó, Bắc Kinh tiếp tục các hoạt động xây dựng và trang bị quân sự trên Biển Đông.

Nhiều lãnh đạo hải quân Mỹ phê phán cựu Tổng thống Obama đã không cho phép các cuộc tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông từ năm 2012 đến năm 2015, theo tạp chí Hải quân (Navy Times) của Mỹ. Trong thời gian đó, Trung Quốc ra sức xây dựng các đảo nhân tạo và lắp đặt các thiết bị quân sự, tạp chí này cho biết.

Kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Trump đã thể hiện một số động thái cứng rắn với Trung Quốc về Biển Đông. Tháng 7, ông phê duyệt kế hoạch một năm cho phép hải quân Mỹ tiến hành các hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông, trong khi dưới thời Obama mỗi hoạt động như vậy phải xin phép từng lượt.

Tháng 5, tàu chiến Mỹ đã tiến hành ‘cuộc thao diễn’ trong phạm vi 12 hải lý của hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở quần đảo Trường Sa. Động thái này chưa từng xảy ra dưới thời Obama và được cho là một thách thức trực tiếp đến hoạt động xây dựng phi pháp của Trung Quốc tại khu vực.

Thanh Hoa

Video: Thành tựu của Tổng thống Trump trong năm đầu nhậm chức, từ luật thuế tới Biển Đông

https://www.facebook.com/plugins/video.php?href=https%3A%2F%2Fwww.facebook.com%2FDaiKyNguyenNews%2Fvideos%2F1715030911894537%2F&show_text=0&width=560

Xem thêm:

Categories: Biển Đông | Leave a comment

F-22 không có cơ hội chống lại tiêm kích Su-57

F-22 không có cơ hội chống lại tiêm kích Su-57

Lượt Chia Sẻ

0
Khi nói về sức mạnh giữa tiêm kích F-22 và Su-57, Tạp chí Contra Magazin cho rằng, tiêm kích Mỹ không cơ hội chống lại máy bay Nga.

Theo Contra Magazin, các nước phương Tây không có được loại máy bay có thể chống lại Su-57 của người Nga. Máy bay tốt nhất của NATO hiện nay là tiêm kích đa năng Eurofighter, nhưng chỉ ở thế hệ thứ 4, mà theo tác giả bài viết thì F-22 Raptor của Mỹ còn không có cơ hội để chống lại loại máy bay thế hệ 5 của Nga.

Không chỉ ca ngợi sức mạnh của Su-57, Contra Magazin còn nghi ngờ và chỉ trích về hiệu suất và khả năng cơ động của F22 và F35 do Mỹ sản xuất. Cách tiếp cận mang tính cách mạng của Mỹ đối với việc chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 chỉ được đáng coi là thảm họa.

F-22 không có cơ hội chống lại tiêm kích Su-57 - Ảnh 1

Tiêm kích Su-57 Nga.

Tạp chí Contra Magazin cho biết: “Cuộc cách mạng của Mỹ trong lĩnh vực hàng không quân sự đã dẫn đến sự suy thoái ngành hàng không và lây truyền sang các lực lượng không quân của NATO.

Đáng tiếc, Mỹ đã không tạo ra được những vũ khí mà Nga đã tạo ra. Nga đã thực hiện một cuộc hiện đại hóa Su-24 và chế tạo Su-27, Su-30 và Su-35 tới Su-57″.

Trong khi đó, tại Mỹ, tạp chí Contra Magazin chỉ ghi nhận được một loại tiêm kích đa năng F/A-18 Super Hornet đã được trải qua quá trình cải tiến mạnh mẽ từ F/A-18 và hiện giờ có thể sánh được với Eurofighter của NATO. Mặc dù vậy, điều này vẫn chỉ là sự an ủi nhẹ nhàng bởi cả hai máy bay này còn chưa thể tiếp cận gần tới trình độ của Su-57 của Nga.

Trước khi nhận định này được đưa ra, Mỹ luôn nhận chiến đấu cơ F-22 và F-35 mạnh có khả năng tàng hình hơn hẳn Su-57 của Nga. Tuy nhiên, theo nhận định của trang Foxtrotalpha, tàng hình không phải là tất cả làm nên sức mạnh của tiêm kích thế hệ 5. Đặc biệt, chiến đấu cơ Nga có nhiều tính năng khiến F-22 và F-35 của Mỹ phải thèm muốn.

Tính năng vượt trội đầu tiên phải kể đến của Su-57 là khả năng cơ động. Nga có ưu thế hơn Mỹ trong nghiên cứu công nghệ đẩy véc-tơ, vì vậy, Su-57 sẽ sử dụng động cơ có lực đẩy lớn của công nghệ kiểm soát lực đẩy véc-tơ, ống phun 3D có đặc tính hoạt động tốt.

Để nâng cao tính năng cơ động, thiết kế khí động học của Su-57 đã thực hiện được 2 sáng tạo lớn: Đầu tiên là “cánh vịt nhất thể” (cánh phụ nhỏ phía trước, cánh mũi, canard). Theo đó, vừa nâng cao được tác dụng kiểm soát lực nâng vừa không mất đi tính tàng hình.

Ưu điểm tiếp theo của Su-57 so với tiêm kích thế hệ 5 của Mỹ là thiết kế với đuôi buông nghiêng, quay mọi hướng. Đuôi buông và đuôi bằng của Su-57 đều rất nhỏ, cho thấy khả năng chuyển hướng lực đẩy của Nga đã đạt trình độ cao.

Su-57 tiếp tục áp dụng bố cục nạp khí ở bụng, cộng với áp lực của cánh thấp hơn F-22, làm cho Su-57, ở góc tấn lớn, có tính ổn định và khả năng điều khiển tương đối tốt, tính cơ động có thể trội hơn F-22.

Đặc biệt, Su-57 có thể cất/hạ cánh trong cự ly 400 m, cự ly của F-22 là 450-916 m. Lượng tải đạn của Su-57 lớn hơn F-22, tải trọng chiến đấu có thể lên tới 6 tấn, bên trong bố trí 3 khoang vũ khí, khoang tải đạn đã chiếm 1/3 toàn bộ máy bay, bên ngoài thân máy bay còn có thể mang theo vũ khí.

Nó có thể khởi động và phóng tên lửa trong trạng thái cao siêu âm, trong khi đó máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Mỹ lại cần giảm tốc độ rồi mới tiếp tục phóng tên lửa.

Ngoài ưu điểm về sức mạnh, tiêm kích Su-57 còn có lợi thế về giá thành. Dự kiến chi phí chế tạo hàng loạt Su-57 trong tương lai khoảng 80-100 triệu USD, bằng 60% chi phí chế tạo F-22. Ngoài ra, máy bay Nga cũng có điểm độc đáo trên thiết kế khoang điều khiển.

Thông qua trang bị hệ thống cấp dưỡng khí và ghế phóng kiểu mới, đã làm giảm sự tác động của trọng lực cao đối với phi công, có thể nâng lớn độ thoải mái, dễ chịu cho phi công làm cho họ chuyên tâm vào thực hiện nhiệm vụ chiến thuật.

Clip Su-57 bay thử nghiệm với động cơ mới

Tuấn Hưng

Nguồn: Đất Việt

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Toà án CS và giai cấp

Toà án CS và giai cấp

Hồ Chí Phèo (Danlambao) – Những ngày đầu năm 2018 có hai vụ án nổi bật làm nhiều người quan tâm:
– Vụ án Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 20 đồng phạm về tội “lò củi”, tội “ta đốt ta”,…
– Vụ án ông Vương Văn Thả, cùng con và hai người cháu, tội “phản động”.
So sánh hai vụ án, về can phạm và phiên xử có nhiều điều xẩy ra trái ngược hẳn nhau:
 
1. Về can phạm: 
Thăng, Thanh và đồng phạm, dù có vẻ lo âu, nhưng vẫn giữ dáng vẻ cao sang như những nhà quí tộc. Đương nhiên vì họ là đảng viên đảng Cộng sản VN, nắm giữ các chức vụ cao, nắm những nơi “hái ra tiền” trong guồng máy nhà nước. Họ có học vị cao, đã được bao nhiêu người kính nể là “ngài tiến sĩ”.
Ngược hẳn lại, ông Thả dù dáng cao, nhưng ốm. Với mái tóc đã bạc, dài được cột bó sau đầu, bộ áo quần bà ba đen, khăn vải quanh cổ, ông là hình ảnh tượng trưng một nông dân Nam bộ thuần thuý. Quả thực, năm tháng cày sâu cuốn bẵm, học lực của ông chỉ lớp1/12. Đồng phạm, con trai ông Thả, Vương Thanh Thuận, 28 tuổi, có khá hơn lớp 7/12. Hai người cháu cùng ra toà, thực ra là hai người trẻ đã chịu ơn sự giúp đỡ của ông Thả, hoàn toàn mù chữ.
2. Về tài sản can phạm: 
Thăng, Thanh đều có tài sản nổi. Chắc chắn họ có tài sản chìm. Tất cả tài sản của họ phải hàng ngàn ngàn tỉ mới đáng công để ngài “Lãnh Đạo Tối cao Tinh thần cùng Thể xác của đảng CS” chịu khó “bắt cóc, đưa ra toà, làm củi đốt lò”. Cỡ nhãi nhép như công an giao thông, sân bay,… thậm chí lên đến “quốc phòng làm kinh tế” ngài LĐTC còn chưa thèm ghé mắt nhìn.
Ngược lại ông Thả hoàn toàn vô sản theo đúng nghĩa đen. Căn nhà của ông và gia đình, công an An Giang cho đập phá tan hoang vì cho là nhà xây dựng trái phép. Con gái ông và gia đình cùng bà mẹ phải nay tạm trú thân trong một nhà sửa xe.
 
3. Về phiên toà: 
Nhóm Thăng, Thanh khi buổi đầu bị còng tay, nhưng vì các phản đối cho là không đúng với sự tôn trọng nhân quyền, các can phạm được tháo còng. Luật sự biện hộ cho các bị cáo là các luật sư rất giỏi, rất “hăng hái” đấu tranh với toà án vì quyền lợi thân chủ yêu quí: “Ngu gì không cãi cho các khách hàng quí tộc?”.
Khác hẳn, ông Thả bị còng tay ngồi bàn xử với bốn công an ngồi xung quanh. Ông không có luật sư biện hộ. Ông chỉ dùng lời lẽ của học vấn ít ỏi để nói lên điều đơn giản, y như sự đơn giản của một nông dân Nam bộ “Tôi không có tội. Tôi không hại ai”.
Dù được xem là nhanh kỷ lục, phiên toà “quí tộc” kéo dài cũng mười ngày.
Phiên toà ông Thả thuộc loại “nông dân” nên chỉ cần một ngày là xong.
Trong phiên toà “quí tộc”, các nhà “quí tộc đỏ” đã khóc sướt mướt, năn nỉ LTTC tha cho mình, hứa sẽ tiếp tục “vừa hồng vừa chuyên” (vừa qua “chuyên” không đúng đường lắm, nên có trở ngại), đồng thời ca ngợi LTTC đưa lên đến tận thiên đường.
Trong phiên toà “nông dân”, ông Thả đã phản kháng dữ dội vì không thấy con mình và các luật sư. Ông chỉ thắc mắc rất đơn giản: “Tại sao ‘tòa án nhân dân’ mà không cho nhân dân vô?”. Không! Đây thực sự là Toà án “nông dân” toà rất không thích các thắc mắc “đơn giản “mà ngay cả LTTC đảng còn chịu thua, không trả lời được. Ông đã bị nhân viên tòa án khống chế bằng bạo lực rồi đưa vào phòng riêng. Bên ngoài toà án “nông dân” cười “hà hà” tiếp tục phiên xử và kết án ông 12 năm tù.
****
Phải hai phiên toà có nhiều điểm khác nhau khiến người bình thường phải suy nghĩ tìm lý do vì sao? Một điểm quan trọng cốt lõi theo tôi: giai cấp.
Phân chia giai cấp đã tồn tại trong xã hội hàng ngàn năm. Thường luôn có hai giai cấp đối nghịch nhau: giai cấp giàu và giai cấp nghèo; giai cấp có quyền và giai cấp không có quyền; giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.
Trong chế độ tư bản luôn có giới người giàu và giới người nghèo, nhưng luật pháp dân chủ và trong sáng, tạo điều kiện cho người nghèo được vươn lên, vẫn có các quyền cơ bản làm người: “Mày đừng ỷ giàu mà bức hiếp tao nhá! Có bằng chứng đây tao kiện mày ra toà”. Nhân quyền được chính quyền, người dân tôn trọng nên khoảng cách giàu nghèo dù rất lớn nhưng không toả rộng ra mọi nơi, mọi chỗ trở thành sự phân chia giai cấp trong xã hội.
Trong chế độ cộng sản, sự phân chia con người với con người tỏa ra mọi nơi: chức quyền, tài chính, toà án, bệnh viện, xã hội… Thời kỳ đầu của cái gọi là “cách mạng chuyên chính vô sản” của chế độ cộng sản, nông dân không có ruộng đất được xem là thành phần chính của cách mạng. Hồ Chí Minh đã dùng tư tưởng này kích thích nông dân, lực lượng trung thành nhất với đảng. Nông dân ưu tiên gia nhập đảng để có quyền đấu tố, để cắt cổ địa chủ, thực thi cải cách ruộng đất ở miền Bắc CS. Sau giai đoạn xử dụng giai cấp nông dân, đảng xoay qua giai cấp công nhân vô sản, vì đảng đánh giá giai cấp nông dân ít học, có tính tư hữu cao, khó tổ chức. Thực tế đã chính minh sự sai lầm: chính sách tổ chức các hợp tác xã nông nghiệp, biến người nông dân thành công nhân nông nghiệp, hoàn toàn thất bại, kinh tế phá sản.
Thực tế cũng chứng minh trong chế độ cộng sản, dù rêu rao giai cấp nông dân, hay giai cấp công nhân làm chủ đất nước nhưng trong xã hội đã hình thành thành hai giai cấp rõ rệt: giai cấp trong đảng (giai cấp thống trị) và giai cấp ngoài đảng (giai cấp bị trị). Tóm tắt, đảng nắm tất cả quốc hội, nhà nước, toà án,… giai cấp đảng viên có nhiều quyền và bổng lộc nên ai muốn nhiều tiền, nhiều quyền thì phải biết nghe lời hay giả vờ để vào đảng. Người dân không vào đảng chịu nhiều thiệt thòi về mọi phương diện. Cuối cùng một giai cấp “quí tộc đỏ” và giai cấp “dân đen” mà ta thấy trong hai phiên toà vừa qua.
Tôi có đọc qua một bài báo, “Góc Nhìn”, VNExpress, một tác giả kể chuyện một bà là “osin” cho nhà ông ta xin nghỉ việc. Lý do vì bà là đảng viên đảng CSVN. Theo tác giả bà “osin” này có quyết định đúng vì đảng viên CS là thuộc giai cấp lãnh đạo không thể nào làm “người đầy tớ” cho người ngoài đảng. Tôi không phê bình ông ta vì ông ta đã chịu ảnh hưởng một nền giáo dục nhồi sọ, coi nghề osin là thấp kém không thể để người thuộc giai cấp “lãnh đạo” đụng đến. Vì nền giáo dục này, tôi không ngạc nhiên khi thấy nhiều người bày tỏ thương cảm cho Thăng và Thanh. Thăng, Thanh khóc lóc trước toà, nhiều người sụt sùi theo. Có người đề nghị Đảng phải cho ông Thăng ra tù về chịu tang cha. Và đương nhiên cũng không ngạc nhiên khi các “quí tộc đỏ” này khóc lóc van xin LTTC như một kẻ hèn mọn, trong khi ông nông dân ngèo nàn, chân chất miền Nam kia dám can đảm bộc lộ ý nghĩ thực sự của mình trước toà thì nhiều người không thèm biết đến vì ông ta là “giai cấp thấp”.
Đấy chỉ là khi ra toà. Các “quí tộc đỏ” vô cùng sợ hãi những ngày tù tội, thà làm “ma tự do” còn hơn ma tù như trong “Ngục Trung nhật ký” của Bác bằng tiếng Tàu. Ai cũng hiểu trong tù các “quí tộc đỏ” này được hưởng tiêu chuẩn rất cao. Cán bộ trại giam ngu dại gì không chiều theo đòi hỏi: “Chìu các anh có mất mát gì, lại được quà cáp. Ngộ nhỡ các anh ấy tai qua nạn khỏi, phục hồi chức vụ, mình bây giờ không khéo thì bị trảm như chơi”.
Còn với ông Thả, tù tội đi đôi với hành hạ, tra tấn: “Đồ phản động… Mày làm tao không còn thời gian đi kiếm ăn thêm”. Ông phải chịu đựng các đòn thù của công an. Con gái ông Thả, tay bồng con nhỏ đã kêu cứu “Bà con ơi… cứu Tía con…”. Lời kêu cứu rất mộc mạc của người con gái không có cơ hội đi học nhiều. Không bóng bẩy, biết lựa lời để lấy lòng LTTC như Thăng, như Thanh, lời kêu cứu đơn giản của người con gái Nam bộ với cha mình, đối với nhiều người tạo nên sự xúc động cao độ. Tôi đã đi từ Sài Gòn xuống các tỉnh miền Tây nhiều lần, hiểu được ngôn ngữ trơn tuồn tuột của người miền Nam. Mặc dù sau 30/4/1975, một anh bạn Nam Bộ ngậm ngùi nói: “Thật thà chất phác của người dân Nam Bộ à? Trời ơi nhiều đứa nó nhờ “giải phóng” thành ma thành quỉ hết rồi! Coi thằng công an nhãi ranh kìa. Nó như ông vua nhỏ, hống hách, quát nạt”.
Tôi và nhiều người có thể không giúp gì được cho lời kêu cứu của cô gái. Tôi chỉ viết, viết để diễn tả sự đồng cảm mặc dù cô có thể sẽ không biết, không đọc được. Lời kêu cứu của cô ít ra cũng có người nghe hiểu trong cơn sốt bóng đá U23. Ngài “Lãnh Tụ Tối Cao” kiêm “Lò Tổ” chắc chắn chỉ biết đến phiên toà “Cái Lò”, không biết đến ông Thả là ai. Ngài là người đắc chí, hạnh phúc nhất về thành quả của đội U23 VN, dù đội đã không đạt được cúp và ngài không ưa thích gì bóng đá. Ngài hẳn phải xoa tay mở nụ cười sung sướng: “Vui đi… cứ vui nhiều vào. Chưa bao giờ Đảng cho vui như thế đấy nhá!”. Tôi nhớ đến truyện “thằng bé người gỗ Pinocchio”. Và vẳng vẳng đâu đây tiếng hát “Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian…”
28/1/2018
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Chiến lược của ông Donald Trump ở Biển Đông đang dần rõ ràng hơn

Chiến lược của ông Donald Trump ở Biển Đông đang dần rõ ràng hơn

PHẠM DOÃN TÌNH

(GDVN) – Trong khi lo ngại của các đồng minh, đối tác của Mỹ ở châu Á chưa hoàn toàn được xóa bỏ, chiến lược an ninh mới của Mỹ ở Biển Đông đang dần rõ ràng hơn.

Định vị Biển Đông trong chính sách toàn cầu của Mỹ

Hoa Kỳ tuy không phải là một bên liên quan trực tiếp ở Biển Đông nhưng lợi ích của Washington trong khu vực này là không hề nhỏ.

Trước hết, Biển Đông là tuyến đường thương mại rất quan trọng, được coi là yết hầu của tuyến đường vận chuyển trên biển của thế giới, khi có tới 50% lượng hàng hóa của thế giới đi qua Biển Đông.

Hoa Kỳ là nước có khối lượng thương mại lớn nhất thế giới và các hoạt động thương mại của nước này chủ yếu diễn ra trên các tuyến đường biển (chiếm tới 90% lượng hàng hóa).

Trong các hoạt động thương mại của Hoa Kỳ, có 45% (khoảng 1000 tỷ USD hàng năm) lượng hàng hóa phải đi qua Biển Đông.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis thăm Indonesia tuần qua, ảnh: Tân Hoa Xã.

Quan trọng hơn, về mặt địa chính trị – địa quân sự, Biển Đông còn có vị trí cực kỳ quan trọng về chiến lược.

Dựa theo cách phân chia của Hải quân Hoa Kỳ về chiến lược biển toàn cầu, thì các tuyến đường hàng hải quan trọng trên thế giới hiện nay được chia thành 8 nhóm eo biển mang tính liên khu vực nối liền nhau.

Trong 8 nhóm eo biển này, có nhóm eo biển ở khu vực Đông Nam Á, bao gồm eo biển Bashi, eo biển Malacca, eo biển Sunda, những eo biển này đều nằm ở Biển Đông và vùng tiếp giáp Biển Đông.

Vì vậy, nếu Trung Quốc độc chiếm được Biển Đông thì về cơ bản sẽ kiểm soát được các quần đảo và bán đảo ở Đông Nam Á, đồng thời sẽ chi phối tây Thái Bình Dương và kiểm soát toàn bộ tuyến đường hàng hải chiến lược giữa Đông Á và Trung Đông.

Do đó, Hoa Kỳ sẽ khó mà có thể chấp nhận thực tế việc Trung Quốc tiến tới hoàn thành tham vọng độc chiếm Biển Đông.

Năm 2017 chứng kiến bước tiến mới của Trung Quốc

Năm 2017 vừa qua, mặc dù bề ngoài tưởng chừng như Biển Đông có vẻ yên ả nhưng thực tế Bắc Kinh đã âm thầm đẩy mạnh việc cải tạo bất hợp pháp các thực thể địa lý ở khu vực này để dần hiện thực hóa tham vọng độc chiếm Biển Đông.

Theo báo cáo của Chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở ở Hoa Kỳ, trong năm 2017, Trung Quốc đã xây dựng được nhiều công trình dân sự và quân sự có tổng diện tích 29 héc ta trên quần đảo Hoàng Sa và 7 cấu trúc địa lý ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, Trung Quốc đang chiếm đóng bất hợp pháp) ở Biển Đông.

Các công trình này bao gồm: trạm ra đa cao tần, kho chứa đạn, hầm chứa máy bay và tên lửa, các tòa nhà hành chính, các vị trí neo đậu chiến hạm… trên các đá Chữ Thập, Xu Bi, Vành Khăn thuộc Trường Sa và trên đảo Tri Tôn, đảo Cây và đảo Bắc thuộc Hoàng Sa. [1]

3 tàu đổ bộ Trung Quốc tập trận thực hành chiến thuật chiếm đảo, ảnh: Asia Times.

Các chuyên gia nhận định, mục đích Trung Quốc đẩy nhanh xây dựng các công trình bất hợp pháp trên các thực thể địa lý ở Biển Đông là nhằm tiến tới thiết lập đầy đủ các căn cứ không quân và hải quân trên những hòn đảo nhân tạo phi pháp này hòng kiểm soát toàn diện Biển Đông.

Nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ này trong năm 2018.

Chiến lược của Mỹ ở Biển Đông đang rõ ràng hơn trước

Dưới thời Tổng thống Donald Trump, chiến lược an ninh mới của Hoa Kỳ xác định Trung Quốc và Nga là 2 đối thủ địa chính trị có thể đe dọa vị thế lãnh đạo toàn cầu của Mỹ hiện nay.

Ông Donald Trump đã chú trọng tăng cường sức mạnh quân sự để đối phó với các thách thức đang đặt ra bằng cách đề xuất tăng chi ngân sách quốc phòng trong năm 2017 lên 618,7 tỷ USD và Quốc hội Mỹ đã duyệt chi cho năm 2018 lên đến 700 tỷ USD. [2]

Riêng ở Biển Đông, Tổng thống Donald Trump đã cho phép Lầu Năm Góc, Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương được “tiền trảm hậu tấu”, tiến hành các nhiệm vụ tuần tra tự do hàng hải mà không cần xin phép trước.

Do đó, trong năm 2017, Hải quân Mỹ đã tiến hành tổng cộng 6 cuộc tuần tra vào các ngày 19/2, 24/5, 2/6, 6/7, 10/8 và 10/10, tăng gấp đôi số cuộc tuần tra so với toàn bộ nhiệm kỳ cuối của cựu Tổng thống Barack Obama.

Dưới thời vị Tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ, Hải quân Hoa Kỳ đã ngừng tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông từ năm 2012 đến 2015 và chỉ tiến hành 3 cuộc tuần tra vào năm 2016.

Bước sang năm 2018, Hải quân Mỹ cũng đã tiến hành một cuộc tuần tra vào ngày 20/1, khi tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Hopper đi vào phạm vi 12 hải lý xung quanh bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát từ Philippines năm 2012.

Sau khi ban hành chiến lược an ninh mới của Mỹ với khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã có chuyến công du 2 nước Đông Nam Á.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis thăm Việt Nam tuần qua, ảnh: Asia Maritimes Review.

Tuần qua ông chủ Lầu Năm Góc đã đến thăm Indonesia và Việt Nam.

Tại Jakarta, tướng Mattis đã ca ngợi Indonesia là “điểm tựa hàng hải của Ấn Độ – Thái Bình Dương”, đồng thời công khai thừa nhận tên gọi Biển Bắc Natuna mà Jakarta đề xuất.

Tại Hà Nội, Bộ trưởng James Mattis đã thảo luận chủ đề tự do hàng hải ở Biển Đông với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương giữa hai nước và đề xuất thực hiện chuyến thăm của tàu sân bay hạt nhân USS Carl Vinson của Hoa Kỳ đến cảng Đà Nẵng vào tháng 3 tới.

Các nước đồng minh, đối tác của Hoa Kỳ đã nhiều lần tỏ ra lo ngại về chính sách Nước Mỹ trên hết của ông Donald Trump kể từ khi vị tỉ phú này lên nắm quyền.

Tuy nhiên quan sát các chính sách đối nội, đối ngoại của Mỹ dưới thời Donald Trump, chúng tôi nhận thấy mục tiêu cuối cùng của chúng cũng là để ngăn chặn nguy cơ Trung Quốc thay thế Mỹ.

Do đó ông Donald Trump buộc phải củng cố lại nội lực cho nước Mỹ và tái cấu trúc chính sách an ninh toàn cầu, trong đó Biển Đông vẫn đóng vai trò đặc biệt quan trọng,

Bởi Biển Đông đang bị Trung Quốc xem như sân sau, bàn đạp vươn lên vị thế bá chủ toàn cầu và trực tiếp thách thức nước Mỹ.

Mỹ sẽ vẫn trung lập trong các vấn đề tranh chấp chủ quyền, nhưng sẽ tăng cường hiện diện ở Biển Đông, thách thức bất kỳ yêu sách hàng hải nào quá đáng và không tuân thủ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.

Mỹ là một lực lượng quan trọng bảo vệ hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

Tài liệu tham khảo: 

[1]http://www.straitstimes.com/opinion/the-calm-over-south-china-sea-dispute-may-be-short-lived

[2]https://www.nytimes.com/2017/09/18/us/politics/senate-pentagon-spending-bill.html

[3] http://baoquocte.vn/philippines-my-bat-dau-tap-tran-chung-48760.html

Phạm Doãn Tình
TỪ KHÓA :

Biển Đông , chiến lược an ninh , Ấn Độ-Thái Bình Dương , Donald Trump ,đảo nhân tạo , quân sự hóa , chủ quyền , Hoàng Sa , Trường Sa

CHỦ ĐỀ : BIỂN ĐÔNG
Categories: Biển Đông | Leave a comment

Không chiến cũng chẳng hòa : Chiến lược Trung Quốc độc chiếm Biển Đông

Không chiến cũng chẳng hòa : Chiến lược Trung Quốc độc chiếm Biển Đông

mediaKhông ảnh ngày 11/05/2015 cho thấy Trung Quốc hối hả đào đắp đảo nhân tạo tại Đá Vành Khăn, quần đảo Trường Sa.REUTERS/Ritchie B. Tongo/Pool/File Photo

Tuần báo Anh The Economist dành chủ đề cho « Cuộc chiến sắp tới », với nhiều bài viết nói về sự cạnh tranh về công nghệ và địa chính trị đang làm thay đổi bộ mặt của chiến tranh. Riêng trong bài « Sắc xám : Không chiến cũng chẳng hòa », tờ báo phân tích về chiến lược nhập nhằng để giành chiến thắng, chẳng hạn như thủ đoạn nham hiểm của Trung Quốc trên Biển Đông.

Trực diện đối đầu quân đội Mỹ sẽ là tự sát

Một nhân tố chính trong chiến lược của Trung Quốc là « hiểu rõ kẻ thù ». Các tướng lãnh tại Học viện Khoa học Quân sự ở Bắc Kinh nghiên cứu mọi phương diện về chiến tranh với Hoa Kỳ trong thập niên 80, và kết luận rằng mặc dù Trung Quốc đã khai thác được các công nghệ mới nhằm « tin học hóa » chiến tranh, nhưng vẫn không thể đối đầu trực diện với quân đội Mỹ cho đến giữa thế kỷ 21. Nếu hành động sớm hơn sẽ là tự sát.

Thế nên các tướng Trung Quốc và Nga, rất ấn tượng với các cuộc tấn công chính xác của Mỹ trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, đã tìm cách giành thắng lợi về chính trị và lãnh thổ mà không phải vượt qua ngưỡng cửa của một cuộc chiến tranh công khai. Họ hình dung ra một « vùng xám » trong đó các cường quốc như Nga, Trung Quốc và Iran có thể tấn công và cưỡng bức mà không bị nguy cơ leo thang hay trừng trị. Ông Mark Geleotti, Viện Quan hệ Quốc tế ở Praha gọi cung cách này là « địa chính trị du kích ».

Điểm chính của vùng xám là đủ nhập nhằng để đối thủ không biết phải phản ứng thế nào. Nếu ít quá, có thể thất bại, còn nếu làm quá trớn, thì có nguy cơ phải chịu trách nhiệm về việc leo thang. Theo Hal Brands, Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại ở Philadelphia, chiến thuật vùng xám « thường được che giấu trong các thủ thuật bóp méo thông tin, dối trá, bằng một cách khó thể quy trách nhiệm ». Chiến thuật này được tiến hành với một loạt công cụ, từ tấn công tin học cho đến tuyên truyền, nổi dậy, bắt bí về kinh tế, phá hoại, tài trợ cho các lực lượng ủy nhiệm và bành trướng quân sự.

Chiến lược vùng xám : Địa chính trị kiểu du kích

Các ví dụ điển hình nhất cho chiến lược vùng xám là việc Nga can thiệp vào Ukraina, thái độ hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông, và việc Iran giựt dây lực lượng dân quân để thiết lập vòng cung ảnh hưởng từ Syria đến Liban. Cả ba nước này đều e ngại sức mạnh quân sự của phương Tây, nhưng cũng nhận ra những lỗ hổng có thể khai thác.

Chiến lược vùng xám của Nga nhằm làm lung lay lòng tin nơi các định chế phương Tây, cổ vũ các phong trào dân túy qua việc can thiệp vào bầu cử, sử dụng thủ thuật máy tính để gây tranh cãi, tung tin thất thiệt, tạo thành kiến trên mạng xã hội. Nếu các vụ tấn công tin học của Nga đã đóng góp vào thắng lợi của ông Donald Trump, chúng cũng thành công trong các mục tiêu rộng hơn.

Tuy không có bằng chứng về bàn tay của Bắc Kinh trong các vụ tin tặc tấn công theo kiểu Nga, nhưng hàng năm có hàng trăm triệu thông tin gây nhiễu trên mạng xã hội, tấn công vào các giá trị phương Tây, nuôi dưỡng xu hướng dân tộc chủ nghĩa. Việc Donald Trump đắc cử cũng đã phục vụ cho mục đích của Trung Quốc. Từ bỏ hiệp định TPP, ông Trump đã tự gỡ bỏ thách thức cho chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc trong khu vực. Việc chống đối tự do mậu dịch, rút khỏi hiệp định khí hậu Paris đã giúp Tập Cận Bình đóng vai người bảo vệ trật tự quốc tế.

Còn với Iran, sự thiếu vắng chiến lược lâu dài của Mỹ tại Trung Đông đã tạo ra cơ hội lớn cho Teheran. Iran phối hợp giữa quyền lực mềm về tín ngưỡng và quyền lực cứng quân sự, huấn luyện và trang bị cho dân quân Shia để biến Irak và Syria thành một thứ thuộc địa.

Thành công của chiến lược vùng xám tùy thuộc vào sự kiên nhẫn và khả năng trộn lẫn tất cả các công cụ của Nhà nước, mà các xã hội dân chủ, đa phương không thể làm được. Chẳng hạn như ở Ukraina, Nga sử dụng nhiều kỹ thuật tuyên truyền tinh vi để khuấy động những bất bình tại chỗ và hợp pháp hóa hành động quân sự, tấn công tin học vào mạng lưới điện, cắt nguồn khí đốt cung cấp, đưa những đoàn quân không phiên hiệu vào Crimée, yểm trợ vũ khí và nhân lực cho phe ly khai, hăm dọa leo thang kể cả việc sử dụng hạn chế vũ khí nguyên tử.

Tất cả nhằm ngăn cản mọi toan tính trả đũa của phương Tây. Mỗi lần vấn đề bán vũ khí phòng vệ cho Ukraina được nêu ra ở Washington, ông Putin lại đe dọa đẩy mạnh một cuộc chiến mà ông ta bảo là không tham gia. Mục tiêu của Nga không phải là « thắng » cuộc chiến với Ukraina, mà làm đảo ngược xu hướng rời khỏi quỹ đạo Nga, răn đe các nước khác như Belarus, khích động dân tộc chủ nghĩa và tâm lý chống phương Tây.

Trung Quốc và « vùng xám đen » trên Biển Đông

Chiến lược vùng xám của Trung Quốc nhằm xác lập quyền kiểm soát Biển Đông và quyền tài phán đối với các đảo tranh chấp ở Biển Hoa Đông thì diễn ra từ rất lâu, và màu xám càng đậm hơn theo với thời gian, khi sự tự tin và sức mạnh của Bắc Kinh tăng lên. Từ năm 2009, Trung Quốc đã trưng ra bản đồ đường 9 đoạn tại Liên Hiệp Quốc, đòi hỏi « chủ quyền không thể tranh cãi » trên 90% diện tích Biển Đông.

Chuyên gia James Holmes của Naval War College, Hoa Kỳ mô tả đây là « ngoại giao cây gậy nhỏ » (trái ngược với chiến lược « cây gậy lớn » thông qua lực lượng Hải quân quy ước). Trung Quốc huy động lực lượng tuần duyên và dân quân đông đảo, trang bị tận răng, trà trộn vào đội tàu đánh cá để đẩy các quốc gia ven biển ra khỏi vùng biển thuộc quyền lịch sử của họ.

Các nước láng giềng đành cắn răng chấp nhận sự áp bức của Bắc Kinh, trong khi Trung Quốc vẫn tránh được việc đối đầu trực diện với các chiến hạm Mỹ, vì không muốn xảy ra sự cố. Năm 2013, khi Trung Quốc dấn thêm một bước qua việc xây dựng các đảo nhân tạo tại Hoàng Sa và Trường Sa, Tập Cận Bình nói rằng Trung Quốc không có ý định quân sự hóa Biển Đông. Nhưng năm 2017, các hình ảnh vệ tinh do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế công bố đã cho thấy những kho chứa các giàn hỏa tiễn, thiết bị radar quân sự đã được thiết lập trên Đá Chữ Thập, Đá Vành Khăn, Đá Xu Bi ở Trường Sa, và sắp tới sẽ đến lượt các chiến đấu cơ.

Ngược với chiến tranh truyền thống, chiến lược vùng xám không tạo ra kết quả mang tính quyết định trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên cả Nga và Trung Quốc đều đã chứng tỏ rằng một cuộc chiến tranh hỗn hợp, nếu không bị đẩy đi quá xa, có thể đạt đến các kết quả lâu dài mà chẳng tốn kém gì cả.

Chuyên gia Brands cho rằng không có lý do gì mà Hoa Kỳ và các đồng minh lại không sử dụng chiến lược tương tự. Mỹ sở hữu các công cụ kinh tế và tài chính quan trọng, cùng với vũ khí tin học, các lực lượng đặc nhiệm tài giỏi, mạng lưới liên minh và quyền lực mềm vô địch. Tuy nhiên những lợi thế này dễ dàng bị lãng phí. Không có sự cam kết của Mỹ đối với trật tự thế giới và quyền lực cứng để tự vệ trước những thách thức, nguy hiểm sẽ tăng lên, và tương lai chiến tranh sẽ cận kề hơn là chúng ta nghĩ.

Aung San Suu Kyi : Bệnh «ngạo mạn quyền lực» ?

Liên quan đến châu Á, Le Monde Magazine cho biết « Một nhà cựu ngoại giao Mỹ tố cáo thái độ của bà Aung San Suu Kyi về người Rohingya ». Đối với ông Bill Richardson, bạn lâu năm của lãnh tụ Miến Điện, bà đã mất đi mọi « năng lực lãnh đạo về mặt đạo đức ».

Bill Richardson, nguyên thống đốc tiểu bang New Mexico, Hoa Kỳ vừa từ chức khỏi « Ủy ban tư vấn » do giải Nobel hòa bình 1991 thành lập, nhằm tham vấn về tình hình bang Arakan, nơi người Rohingya sinh sống. Ông cho biết không thể tiếp tục ở lại trong một định chế mà theo ông chỉ là « bộ máy tuyên truyền » cho các hành động của Nhà nước và quân đội Miến Điện, làm ngơ trước vấn đề nhân quyền.

Lời cáo buộc này càng có sức nặng khi biết rằng ông Richardson là bạn lâu năm của « Lady », từ khi ông là đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc dưới thời tổng thống Clinton. Hôm thứ Năm 25/1 khi trả lời phỏng vấn của tờ New York Times, Bill Richardson nhận định Aung San Suu Kyi đã mắc chứng bệnh « ngạo mạn của quyền lực », và tự cô lập trong tháp ngà, xung quanh toàn « những kẻ nịnh hót, không cho bà biết thực tế tình hình ».

Cựu đại sứ Mỹ tả lại cuộc tranh cãi dữ dội với bà Suu Kyi vào đầu tuần, trong bữa tiệc tối gồm mười nhân vật Miến Điện và ngoại quốc trong Ủy ban tư vấn. Sau khi ông Richardson « cả gan » nêu ra trường hợp hai nhà báo Miến Điện làm việc cho Reuters bị bắt vì « tiết lộ bí mật Nhà nước », một tội danh có khung hình phạt đến 14 năm tù, Aung San Suu Kyi đã tức điên người, lên án ông bạn là can thiệp vào chuyện nội bộ. Ông Richardson kể lại, lãnh đạo Miến Điện giận run người khiến ông có cảm giác nếu ngồi gần hơn, bà có thể hành hung ông.

Theo Le Monde, đây là lần đầu tiên kể từ đầu cuộc khủng hoảng Rohingya, bà Aung San Suu Kyi đã để lộ tình cảm thật. Trước đây nhiều nhà quan sát cho rằng bà buộc lòng phải hợp tác với quân đội, nhưng nay, ngay cả trong vòng thân mật, « Lady » đã bước thêm một bước về phía thỏa hiệp với những kẻ từng giam giữ bà.

Nga-Ukraina : Đôi ngả đôi nơi

Tại châu Âu, « Chúng ta đã mất hẳn Ukraina », đó là lời than thở của nhật báo Nga Kommersant,được Le Courrier International dịch lại. Theo tờ báo, hố sâu ngăn cách về ý thức hệ giữa hai quốc gia đã lớn đến mức không thể đảo ngược.

Rada (Quốc Hội Ukraina) đã chính thức tuyên bố Nga là « quốc gia xâm lược », thông qua một luật cấm sử dụng tiếng Nga trong trường tiểu học và sắp tới là quy định mới về nhập cảnh đối với công dân Nga. Chưa đi đến mức thiết lập một chế độ visa, nhưng các quy định này sẽ gây nhiều rắc rối cho người Nga. Chính quyền Ukraina đang dần dà chia cắt người dân nước này với Matxcơva, với ngôn ngữ Nga và « thế giới Nga ».

Liên lạc với Matxcơva bị giảm xuống ở mức tối thiểu, và trong năm 2018, Rada có thể lại thảo luận về việc chấm dứt quan hệ ngoại giao với Nga, ngưng tuyến đường sắt nối liền hai nước. Tuy nhiên theo Kommersant, nếu tỏ ra cực đoan, Ukraina có thể mất luôn cơ hội lấy lại Donbass một cách hòa bình. Đầu tàu Ukraina đã tăng tốc từ năm 2014 sau khi mất Crimée và Donbass, lao thẳng về hướng ngày càng rời xa nước Nga, không hẹn ngày trở lại.

Chủ tịch Cuba thời kỳ hậu Castro

Nhìn sang châu Mỹ la tinh, Le Courrier International dịch bài viết của tờ Laszorillas xuất bản tại Bogota nói về « Cuba, chủ tịch hậu Castro ». Ở tuổi 86, Raul Castro sẽ rời chức vụ vào ngày 19/4 tới, và dường như ngôi vị sẽ được nhường cho phó chủ tịch hiện nay là Miguel Diaz-Canel. Nhân vật suốt 30 năm qua đứng trong bóng tối phía sau gia đình Castro là ai ?

Lần đầu tiên kể từ hơn nửa thế kỷ qua, tân chủ tịch Cuba sẽ không là một người nhà Castro, mà là một kỹ sư điện tử 57 tuổi tóc muối tiêu, ngoại hình hơi giống Richard Gere. Suốt 30 năm qua, Miguel Diaz-Canel đã leo dần lên từng bậc thang, luôn là một nhân vật kín tiếng. Ông bắt đầu làm chính trị ở tuổi 27, sau khi lấy bằng kỹ sư và có được cấp bậc trung tá ở một đơn vị phòng không, trở thành nhân vật số hai của Đoàn thanh niên Cộng sản. Lần lượt giữ chức bí thư tỉnh ủy Villa Clara rồi Holguin, trở thành ủy viên Bộ Chính trị năm 2003 rồi lên phó thủ tướng, Diaz-Canel tỏ ra có « lập trường rất kiên định » – theo Raul Castro.

Phong trào cải cách ở Cuba hiện đã chựng lại, nhất là trước thái độ của chính quyền Mỹ hiện nay. Hơn nữa Raul Castro vẫn là tổng bí thư cho đến năm 2021, nên không thể chờ đợi có những thay đổi tại đảo quốc trong thời gian tới.

Vì sao ngoại ô Paris sản sinh ra nhiều ngôi sao bóng đá quốc tế ?

L’Obs dành chủ đề tuần này cho câu hỏi thuộc loại cấm kỵ trong xã hội Pháp xưa nay : « Lương của bạn bao nhiêu ? ». L’Express nói về « Macron, Thượng đế và chính trị ». Le Point quan tâm đến « Dữ liệu cá nhân và cuộc sống riêng tư : Làm thế nào tái lập kiểm soát », còn tuần báo Le Courrier International có chuyên đề về phong trào chống quấy rối tình dục « MeToo, những gì phải thay đổi ».

Trên lãnh vực thể thao, Le Courrier International trích dịch bài viết « Bóng đá, vàng ròng trên đôi chân người Paris » của ESPN Magazine xuất bản tại New York. Pogba, Kanté, Mbappé…vì sao có rất nhiều cầu thủ giỏi xuất thân từ vùng ngoại ô Paris ? Tờ báo thể thao Mỹ đã sang tận nơi để tìm ra câu trả lời.

Paris và vùng phụ cận (Île-de-France) sản sinh ra nhiều tài năng bóng đá bằng cả châu Á, châu Phi và Bắc Mỹ cộng lại. Vì sao ? Cầu thủ nối tiếng Paul Pogba khi trả lời phỏng vấn của ESPN Magazine đã cho biết : « Bởi vì ở đây chỉ có bóng đá mà thôi…Mọi người đều chơi bóng, khỏi phải vô công rỗi nghề ». Ngay trong kỷ nguyên smartphone, trẻ em ngoại ô cũng chuyên cần luyện tập, ít quan tâm đến những kỳ nghỉ hoặc khóa học violon…Cũng cùng những lý do này mà những thành phố Mỹ đã sinh ra những ngôi sao bóng rổ.

Tác giả bài báo mô tả những buổi sáng thứ Bảy, Chủ nhật tại các sân vận động vùng ngoại ô Paris, bao quanh là những tòa nhà xám xịt. Phụ huynh uống cà phê chờ đợi con em, là những thanh thiếu niên đủ màu da, đá banh. Những băng-rôn « Fair play » bao quanh sân bóng, mọi người siết tay nhau sau trận đấu. Bóng đá ngày càng có vị trí quan trọng tại ngoại ô, nơi cư dân đa số là người nhập cư.

Ban đầu, những tài năng ngoại ô ít được phát hiện. Đến năm 1998, đội tuyển Pháp đoạt giải vô địch bóng đá thế giới có được ba cầu thủ lớn lên từ ngoại ô Paris : Thierry Henry, Patrick Vieira và Lilian Thuram. Ngày nay Île-de-France cung cấp đến một phần ba số cầu thủ trong đội tuyển quốc gia.

Các tài năng được phát hiện và hỗ trợ bởi những định chế công rất hiệu quả, những em giỏi nhất nhanh chóng lọt vào quỹ đạo bóng đá chuyên nghiệp. Các câu lạc bộ này có mạng lưới tìm kiếm nhân tài trên toàn vùng. Chẳng hạn Pogba được trung tâm đào tạo Havre tuyển vào từ năm 13 tuổi, và đầu quân cho Manchester United lúc mới 15 tuổi. Và nay câu lạc bộ PSG không bỏ qua bất cứ một mầm non nào.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Pháp-Anh-Mỹ-Nhật khởi động lại đợt tập trận tại đảo Guam

Pháp-Anh-Mỹ-Nhật khởi động lại đợt tập trận tại đảo Guam

mediaTập trận đổ bộ bốn nước Mỹ-Pháp-Anh-Nhật tại Guam, Thái Bình Dương, ngày 13/05/2017REUTERS/Oh Hyun

Đợt tập trận đổ bộ tại khu vực đảo Guam thuộc Mỹ ở vùng Thái Bình Dương đã được liên quân 4 nước Pháp, Anh, Mỹ và Nhật Bản khởi động vào hôm nay, 13/05/2017, một hôm sau khi phải đình hoãn do việc một tàu đổ bộ của Pháp bị mắc cạn.

Theo thượng úy Joshua Hays, một phát ngôn viên của Sư Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến Mỹ, nội dung tập trận hôm nay bao gồm việc bính lính Nhật Bản tập đổ bộ lên đảo bằng xuồng cao su. Vào ngày mai sẽ là nội dung tập trận bắn đạn thật, phối hợp giữa lực lượng Pháp và các đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ.

Bên cạnh đó cũng có những bài tập phối hợp hành động giữa quân đội các nước khác nhau, chẳng hạn như các trực thăng Anh Quốc đáp xuống tàu chở trực thăng Pháp để không vận các đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ lên bờ.

Theo hãng tin Mỹ AP, đợt trận kéo dài một tuần lễ, có cả quân đội Anh tham gia, đã được tổ chức nhằm cổ vũ cho quyền tự do hàng hải trên các vùng biển quốc tế, trong bối cảnh ngày càng có nhiều mối quan ngại là Trung Quốc có thể hạn chế quyền tự do đi lại trên vùng Biển Đông, mà hầu như toàn bộ diện tích bị Bắc Kinh cho là thuộc chủ quyền của họ.

Đợt tập trận được tổ chức ở khu vực xung quanh hai đảo Guam và Tinian, thuộc chủ quyền Hoa Kỳ, nằm cách Manila khoảng 1.500 hải lý về phía đông và Tokyo về phía nam.

Tham gia đợt tập trận, ngoài lực lượng Mỹ, như vậy là có hai chiến hạm Pháp – tàu chở trực thăng Mistral và hộ tống hạm tàng hình Courbet – chở theo một số trực thăng Anh Quốc cùng 70 lính Anh. Nhật Bản cũng cử một lực lượng bao gồm 50 quân nhân và 160 thủy thủ cùng chiến thuyền đổ bộ.

Đợt tập trận đã được tái khởi động, sau một ngày tạm hoãn do việc một chiếc tàu đổ bộ Pháp bất ngờ bị mắc cạn, buộc giới chức chỉ huy cuộc tập trận phải đình chỉ cuộc thao diễn để thẩm định tình hình.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Ghé thăm Uzbekistan – Hòn ngọc phương Đông rực rỡ nép mình nơi sa mạc rát bỏng

Ghé thăm Uzbekistan – Hòn ngọc phương Đông rực rỡ nép mình nơi sa mạc rát bỏng

Lượt Chia Sẻ

524
Đối thủ của U23 Việt Nam trong trận trung kết lịch sử đến từ một quốc gia ít được chú ý và có phần tương đối xa lạ với người Việt, đất nước Uzbekistan. Ông bà ta xưa vẫn có câu: “Biết mình, biết người. Trăm trận, trăm thắng”. Khám phá đất nước ẩn mình ở vùng Trung Á xa xôi phải chăng sẽ cho ta hiểu hơn về con người và tinh thần của đội bóng “khó chơi” này. 

Uzbekistan – hòn ngọc phương Đông rực rỡ (Ảnh dẫn qua:alamy)

Đất nước nằm ở trung tâm của con đường tơ lụa

Bạn hẳn đã nghe tới “Con đường tơ lụa” huyền thoại nối liền Đông – Tây, giúp con người thực hiện những chuyến trao đổi thương mại xuyên lục địa trong suốt 17 thế kỷ. Đất nước Uzbekistan nằm trọn vẹn trên con đường huyết mạch lịch sử ấy.

Cùng với Afghanistan, Kazakhstan, Azerbaijan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ và rất nhiều quốc gia khác, Uzbekistan là nơi diễn ra sự trao đổi, giao lưu sớm nhất trong lịch sử giữa các nền văn hóa khác nhau, không chỉ về kinh tế mà còn trên các lĩnh vực quan trọng khác của cuộc sống: văn hóa, lịch sử và tôn giáo.

Con đường tơ lụa đã hình thành nên ở Uzbekistan những đô thị phồn thịnh, với những cung điện nguy nga, thánh đường lộng lẫy cùng rất nhiều những khu chợ có mái vòm buôn bán sầm uất. Kiến trúc sặc sỡ và tráng lệ ở đây chắc chắn sẽ khiến bạn ngỡ ngàng. Giữa sa mạc mênh mông nắng gió lại có những “hòn ngọc” màu xanh xinh đẹp tới như vậy.

Ở giữa sa mạc có một đất nước xinh đẹp như thế này (Ảnh dẫn theo: Dantri)

Vùng đất của di sản

Những “hòn ngọc màu xanh” được nhắc đến phía bên trên chính là những mái vòm xanh đặc trưng của kiến trúc truyền thống của Uzbekistan. Đất nước này còn bảo tồn được nguyên vẹn rất nhiều những cung điện, những quảng trường, những ngôi nhà với kiến trúc hồi giáo cầu kì, tỉ mỉ đủ để khiến bất cứ du khách nào cũng trầm trồ, thán phục.

Một vùng đất của những kiến trúc ấn tượng (Ảnh dẫn qua: telegraph.co.uk)

Để có thể chiêm ngưỡng và cảm nhận trọn vẹn sự tỉ mỉ trong kiến trúc của người Hồi giáo, để nhìn ngắm sự rực rỡ nhưng không kém hài hòa của những mái vòm, những bức tượng gạch men rộng lớn, bạn không thể bỏ qua hai thành phố cổ kính đặc biệt của đất nước này: Bukhara và Samarkand. Không chỉ kiến trúc, những thành phố này còn chứa đựng nguyên vẹn trong nó bầu không khí lịch sử và những tư liệu quý giá về một giai đoạn phát triển rực rỡ của nhân loại.

Những mái vòm và những bức tường khảm gạch rực rỡ (Ảnh dẫn qua: telegraph.co.uk)

Thả bộ trong những khu chợ sầm uất của Bukhara – thành phố có niên đại 2500 năm tuổi, tới thăm ngọn hải đăng trên cạn Kalyan, cảm giác của du khách như được trở lại với 2000 năm trước, đắm mình trong không khí sôi nổi và nhộn nhịp của những thương nhân buôn bán trên con đường tơ lụa. Trong quá khứ, những ngọn đuốc được thắp sáng trên đỉnh tháp Kalyan sẽ dẫn đường cho những đoàn thương nhân đi vào thành phố.

Ngọn hải đăng đã dẫn đường trong suốt 17 thế kỉ cho những đoàn thương nhân trên Con đường tơ lụa (Ảnh dẫn qua: Zing)

Bên cạnh Bukhara, Samarkand là thành phố lớn thứ hai ở Uzbekistan sau thủ đô Tashkent. Thành phố được đánh giá có giá trị lịch sử ngang với những thành phố cổ khác như Rome, Athen, Babylon. Lịch sử phát triển của quốc gia được bảo tồn dường như nguyên vẹn trong thánh đường Bibi- Khanym và Registan – những công trình tôn giáo kỳ vĩ vào bậc nhất của vùng Trung Á.

Kiến trúc ấn tượng phản ánh niềm đam mê toán học của người dân (Ảnh dẫn qua: telegraph.co.uk)

Không chỉ có kiến trúc, Uzbekistan còn khiến đôi mắt và tâm hồn yêu cái đẹp của bạn được thỏa mãn vớinghệ thuật thêu ren bậc thầy của mình. Mỗi vùng đất của quốc gia này sẽ sở hữu những bí quyết thêu cho riêng mình. Màu sắc, họa tiết, cách đâm chỉ là những thứ tạo nên bản sắc của nghệ thuật thêu của mỗi vùng. Tuy nhiên nổi tiếng nhất phải kể đến nghệ thuật thêu chỉ vàng của thành phố 2500 năm tuổi Bukhara.

Nghệ thuật thêu của Bukhara (Ảnh dẫn qua: Dantri)

Bên cạnh đó, những nghề thủ công truyền thống khác như dệt thảm, làm gốm, dệt lụa, trạm khắc gỗ, đá, đồng … vẫn được người dân tiếp tục giữ gìn. Các ngành nghề thủ công cũng góp phần rất lớn tạo nên sự sầm uất đặc biệt của những khu chợ ở Uzbekistan này.

Nhắc đến Uzbekistan và các di sản của nó, sẽ là một thiếu sót rất lớn khi không nhắc đến đóng góp của những nhà toán học, thiên văn học lỗi lạc của đất nước này. Uzbekistan được mệnh danh lànơi khai sinh ra môn Đại số. Nếu không có nhà toán học Muhammad Al-Muso Khorazmy với những phát kiến nền tảng của ông, nền toán học hiện đại sẽ không có diện mạo như ngày hôm nay. Ngoài ra, đất nước này còn đóng góp cho nhân loại rất nhiều những bộ sách khác, có giá trị cho đến thời điểm hiện tại.

Uzbekistan của hiện tại 

Được mệnh danh là vùng đất của những di sản, nhưng Uzbekistan cũng là một đất nước hiện đại với những niềm tự hào rất riêng và rất đáng ngưỡng mộ của nó.

Trước hết, du khách đến với đất nước này sẽ hết sức ngạc nhiên vìhệ thống tàu điện ngầm được đánh giá là đẹp và sạch sẽ nhất thế giới.

Hệ thống ga tàu điện ngầm đẹp nhất thế giới (Ảnh dẫn qua: Uzbek Journeys)
(Ảnh dẫn qua: Uzbek Journeys)

Kiến trúc bên trong những ga tàu mang đậm nét truyền thống. Màu sắc, họa tiết và các chi tiết trang trí rực rỡ đã xóa bỏ hoàn toàn cảm nhận “lạnh lùng” mà máy móc mang đến. Những ga tàu điện ngầm hiện đại như hòa mình vào không gian cổ kính, tráng lệ của thành phố.

(Ảnh dẫn qua: Uzbek Journeys)

Khi tới với thủ đô Tashkent, bạn sẽ hết sức ngạc nhiên khi phát hiện ra, giữa sa mạc khô nóng ấy là một ốc đảo xanh tươi. Thành phố này làmột trong những thủ đô xanh nhất thế giới, bình quân có đến 40 cây xanh che mát cho mỗi người dân.

Cây xanh là một phần của cuộc sống nơi đây (Ảnh dẫn qua: labalaguere)

Một trong những niềm tự hào khác của Uzbekistan trong hiện tại là những cánh đồng trồng bông mênh mông, trải dài ngút tầm mắt. Những cánh đồng này không chỉ mang đến cho đất nước của sa mạc một vẻ đẹp nên thơ mà quan trọng nhất, chúng giúp Uzbekistan là nước xuất khẩu bông lớn thứ hai thế giới (Số liệu năm 2017 dẫn theo trang Advantour).

Bông là cây trồng quan trọng bậc nhất ở đất nước này (Ảnh dẫn qua : Dantri)

Qua thời gian, con người vẫn không hề thay đổi

Trang phục truyền thống (Ảnh dẫn qua: Zing)

Uzbekistan là quốc gia đông dân nhất Trung Á. Thời gian dường như không để ý tới quốc gia nằm ẩn mình giữa sa mạc này. Bởi nếp sinh hoạt, nhịp sống ở đây vẫn mang đậm chất của thời kỳ xưa cũ. Dấu ấn của những cư dân du mục phóng khoáng và nồng ấm đã ăn sâu vào tâm thức của người dân.

Yên bình nhưng sôi động và hiếu khách là những tính từ có thể miêu tả trọn vẹn cảm nhận về cuộc sống của đất nước này. Người dân vẫn ăn vận những trang phục truyền thống giống đầu thế kỷ 20. Họ nuôi dưỡng đời sống tâm hồn của mình bằng những hoạt động tập thể mang tính tinh thần: những chàng trai cô gái nơi đây thường nhảy múa và ngân lên những điệu hát truyền thống Uzbek. Những giai điệu và những chuyển động ấy truyền tải nguyên vẹn sự nguyên sơ và tươi đẹp của nền văn hóa Trung Á này.

Điệu múa truyền thống tươi vui, đầy sức sống (Ảnh dẫn qua: Dantri)

Đặc biệt nhất, đối với người Ubzbekistan, lòng hiếu khách chính là một trong những đức tính cao quý nhất. Đón tiếp một vị khách tới nhà bằng tất cả những đồ ăn và đồ uống ngon lành và một bầu không khí thân thiện, ấm cũng nhất chính là truyền thống của người dân nơi đây. Vì bất cứ lý do nào, một gia đình hay cá nhân không thể thực hiện được việc này, đó sẽ trở thành điều xấu hổ lớn nhất.

Những món ăn truyền thống của đất nước này vẫn chưa được người dân thế giới khám phá (Ảnh dẫn qua: BBC)
Món plov truyền thống rất nổi tiếng của quốc gia (Ảnh dẫn qua: BBC)

Sau một chuyến tham quan ngắn, chúng ta dễ dàng nhận biết được một vài điểm tương đồng trong văn hóa của Việt Nam và Uzbekistan. Tôn trọng truyền thống, nhiệt thành và rất thông minh chính là những đặc điểm nổi bất nhất của những người con của sa mạc.

Đó là lý do vì sao, trận chung kết của U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan sẽ không chỉ khiến khán giả hồi hộp vì thắng thua, mà nó hứa hẹn sẽ mang đến những phút giây thú vị khi được chứng kiến những chàng trai đến từ hai nền văn hóa vừa khác biệt, vừa tương đồng chơi bóng hết mình.

Hy Văn

Xem thêm:

Chia Sẻ

524
Categories: Cảnh-Đẹp | Leave a comment

Blog at WordPress.com.