Monthly Archives: February 2018

Việt Nam sẽ mua trực thăng AW159 trước Eurofighter Typhoon?

Việt Nam sẽ mua trực thăng AW159 trước Eurofighter Typhoon?

Đại sứ Anh – ông Giles Lever mới đây đã cho biết, Việt Nam – Anh đang có những cuộc thảo luận ban đầu về vấn đề mua bán vũ khí.
Thời điểm giữa năm 2015, cùng với thông tin Việt Nam đang tiến hành một số cuộc đàm phán với đối tác nước ngoài để tìm mua tiêm kích hạng nhẹ thế hệ mới nhằm thay thế MiG-21 (nổi bật lên là hai ứng viên Eurofighter Typhoon, JAS 39 Gripen), thì Tạp chí quốc phòng IHS Jane’s còn đưa tin, Công ty AgustaWestland (liên doanh Anh – Ý) đang tiến hành đàm phán sơ bộ về việc cung cấp trực thăng AW159 cho Hải quân Việt Nam.
Theo nhiều đánh giá từ các chuyên gia quân sự, AW159 Wildcat là một trong những loại trực thăng săn ngầm tốt nhất thế giới hiện nay.
Thay đổi đáng chú ý nhất của nó nằm ở cánh quạt 4 lá bằng vật liệu composite, cửa buồng lái được thiết kế rộng, phần mũi máy bay cũng lớn hơn để lắp vừa các thiết bị quang tuyến, thân sau có nhiều không gian dành cho hệ thống tác chiến điện tử.
AW159 Wildcat được lắp đặt sonar tiên tiến, radar Seaspray 7000, hệ thống gây nhiễu, hệ thống thông tin liên lạc… chiếc trực thăng này có thể tự động tìm kiếm cũng như giám sát mục tiêu trên hoặc dưới mặt biển.
Vũ khí trang bị cho AW159 Wildcat rất đa dạng, bao gồm ngư lôi Sting Ray (hoặc các loại ngư lôi của Mỹ và châu Âu), bom chìm, rocket, tên lửa không đối đất, tên lửa chống tăng. Ngoài ra, nó còn mang được tên lửa chống hạm FASGW, đủ sức tiêu diệt tàu hộ tống, tàu cao tốc hoặc mục tiêu cỡ nhỏ trên biển.
Trực thăng săn ngầm AW159 Wildcat
Thông tin Việt Nam quan tâm AW159 gây chú ý đặc biệt bởi vì trước đó không lâu, Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) đã công bố báo cáo tình hình mua sắm quốc phòng trên thế giới, trong đó có thương vụ Việt Nam đặt mua 2 khinh hạm SIGMA 9814 từ Hà Lan.
Điều này dẫn tới nhận định cho rằng AW159 sẽ được Hải quân Việt Nam lựa chọn để phối hợp tác chiến chống ngầm cùng SIGMA 9814, do lớp chiến hạm này có nhà chứa máy bay, đủ khả năng mang trực thăng trong những chuyến hải trình dài.
Tuy vậy khi thương vụ SIGMA lâm vào ngõ cụt, viễn cảnh trực thăng AW159 sẽ có mặt tại Việt Nam gần như là rất khó.
Nhưng rồi khi Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương đã làm cho máy bay P-3C Orion trở thành ứng viên số 1 có khả năng được lựa chọn làm chủ lực cho lực lượng săn ngầm chuyên nghiệp của Không quân Hải quân Việt Nam.
Khi đã chọn một thứ vũ khí phương Tây làm chủ lực, tất yếu đòi hỏi phải có phương tiện hỗ trợ cũng theo chuẩn này. Vì vậy mua sắm trực thăng săn ngầm mới thay vì sử dụng Ka-28 trong vai trò “bạn đồng hành” cùng P-3C Orion là điều khá hợp lý.
Theo diễn biến mới nhất, khi Việt Nam – Anh có thảo luận chính thức liên quan tới vấn đề mua sắm vũ khí, khí tài, cơ hội dành cho AW159 đã lại quay về.
Nếu hai bên quyết xúc tiến thương vụ, khả năng chiếc trực thăng tối tân này được Việt Nam đặt mua từ Anh trước cả Eurofighter Typhoon là điều có thể xảy ra, ít nhất ở khía cạnh nó là ứng viên gần như duy nhất từng được đưa vào danh sách quan tâm.
Nhưng hiện tại, lại cần theo dõi sát sao xem khi nào P-3C Orion mới được Việt Nam tiếp nhận, đây chính là điều kiện cần, bắt buộc phải có!
Theo Baodatviet
Advertisement
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Tàu khu trục Zumwalt có thể lột xác thành sát thủ diệt hạm

Tàu khu trục Zumwalt có thể lột xác thành sát thủ diệt hạm

Các tàu khu trục lớp Zumwalt của Mỹ sẽ được nâng cấp, tập trung vào vai trò chống tàu chiến đối phương thay vì tấn công mặt đất.

Tàu khu trục tàng hình USS Zumwalt. Ảnh: US Navy

Hải quân Mỹ đang tiến hành đợt thay đổi lớn trong nhiệm vụ của siêu khu trục hạm tàng hình lớp Zumwalt. Thay vì oanh tạc các mục tiêu nằm sâu trong đất liền, những chiến hạm hiện đại nhất của Mỹ sẽ chuyển sang nhiệm vụ diệt tàu mặt nước đối phương. Giới chuyên gia nhận định thay đổi này phản ánh sự chuyển biến chiến lược trong bối cảnh hải quân Nga và Trung Quốc ngày càng lớn mạnh, theo Popular Mechanics.

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, hải quân Nga không còn sức đe dọa Mỹ như dưới thời Liên Xô. Với việc không còn đối thủ cạnh tranh trên biển, Mỹ bắt đầu chuyển hướng vào cuộc chiến trên bộ. Tới thập niên 2000, hải quân Mỹ muốn chế tạo lớp tàu khu trục mới nhằm yểm trợ hoạt động tác chiến trên bộ sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001.

Kết quả là khu trục hạm tàng hình Zumwalt ra đời với nhiệm vụ bí mật áp sát bờ biển đối phương để oanh tạc mục tiêu bằng hai pháo hạm AGS cỡ nòng 155 mm. Hải quân Mỹ muốn sở hữu 32 khu trục hạm loại này, nhưng chi phí quá cao khiến lực lượng này chỉ đặt đóng ba chiếc và không trang bị đạn tầm xa đặc biệt cho pháo AGS.

Trong khi Mỹ tham gia vào các cuộc chiến trên bộ tại Afghanistan, Iraq và Syria, Nga và Trung Quốc lại mạnh tay đầu tư để tăng cường sức mạnh trên biển, nhằm thách thức sự thống trị đại dương của hải quân Mỹ. Chuyên gia quân sự David Axe đánh giá việc chuyển nhiệm vụ từ tấn công mặt đất sang diệt hạm cho thấy hải quân Mỹ chính thức thừa nhận thất bại trong mục đích thiết kế ban đầu của khu trục hạm tàng hình lớp Zumwalt.

Đơn giá một tàu lớp Zumwalt là hơn 4 tỷ USD, khiến hải quân Mỹ phải cắt giảm số lượng xuống còn ba chiếc để tập trung đóng khu trục hạm lớp Arleigh Burke. Ngoài ra, đạn pháo Tấn công Mặt đất Tầm xa (LRLAP) cho pháo AGS cũng có giá tới gần một triệu USD/quả, khiến hải quân Mỹ quyết định dừng sản xuất khi mới chỉ có 90 quả được xuất xưởng hồi năm ngoái. Hiện USS Zumwalt, tàu đầu tiên thuộc lớp Zumwalt, vẫn chưa có đạn cho pháo AGS.

Tổ hợp pháo AGS trong quá trình đóng tàu USS Zumwalt. Ảnh: US Navy

Thiết kế tàng hình tiên tiến giúp tàu khu trục Zumwalt áp sát mục tiêu hơn chiến hạm thông thường, nhưng nó phải tác chiến đơn độc để tránh bị lộ bởi những tàu xung quanh. Tuy nhiên, việc thiếu vũ khí tầm xa dễ khiến lớp Zumwalt gặp nguy hiểm khi hoạt động độc lập.

Đến cuối năm 2017, tàu USS Zumwalt vẫn lạc lõng trong hải quân Mỹ khi không được biên chế vào đơn vị cụ thể nào, thiếu vũ khí và không có nhiệm vụ rõ ràng. Việc thay đổi nhiệm vụ sang diệt hạm có thể thay đổi thực trạng này, nhưng vẫn chưa rõ những cải tiến nào sẽ được áp dụng.

Một giải pháp hiệu quả là bỏ pháo hạm AGS và thay thế bằng 100 ống phóng thẳng đứng (VLS) Mk. 41. Mỗi ống phóng có thể chứa một tên lửa diệt hạm tầm xa (LRASM) hoặc tên lửa tấn công đa nhiệm (JSM), giúp lớp Zumwalt trở thành sát thủ diệt hạm uy lực.

Hệ thống liên lạc tối tân và năng lực kết nối mạng của lớp Zumwalt giúp nó nhận dữ liệu mục tiêu từ các khí tài như vệ tinh, máy bay trinh sát không người lái MQ-4, phi cơ tuần thám P-8A, tiêm kích F/A-18E/F, tàu mặt nước và tàu ngầm.

Hải quân Mỹ đã phớt lờ nhiệm vụ tác chiến đối hạm trong gần 20 năm qua, khiến nhiều tàu khu trục không được trang bị tên lửa diệt hạm. Việc biến siêu khu trục hạm lớp Zumwamt thành sát thủ diệt hạm cho thấy lực lượng này đang dành sự chú ý vào những nhiệm vụ từ thời Chiến tranh Lạnh, chuyên gia quân sự Kyle Mizokami nhận định.

 Theo VNE 

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Việt Nam sắp có bộ trưởng ngoại giao mới?

Việt Nam sắp có bộ trưởng ngoại giao mới?

Phạm Chí Dũng (Nguồn: VOA)

Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) tiếp ông Hoàng Bình Quân, đặc phái viên của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. (Hình: vtv.vn)

Ông Hoàng Bình Quân, trưởng Ban Đối Ngoại Trung Ương Đảng CSVN Việt Nam, là một nhân vật chưa bao giờ có chút nổi bật trong con mắt của giới quan sát chính trị trong và ngoài nước, đã một lần nữa trở thành đặc phái viên chính thức của tổng bí thư “chưa kiêm” Nguyễn Phú Trọng. 

Đặc phái viên “cấp dưới”

Ông Quân được ông Trọng cử đến Bắc Kinh để “chúc mừng thành công đại hội 19 đảng Cộng Sản Trung Quốc” và “Việt Nam muốn tìm hiểu sâu hơn về tinh thần của đại hội 19 đảng Cộng Sản Trung Quốc và tư tưởng Tập Cận Bình về vấn đề chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới.”

Tại đây, vào ngày 30 Tháng Mười, ông Hoàng Bình Quân đã được người có cả hai chức vụ chủ tịch nước kiêm tổng bí thư là Tập Cận Bình tiếp.

Trong lúc đó, ông Phạm Bình Minh, bộ trưởng Ngoại Giao Việt Nam, lại… ở nhà.

Vào đầu năm 2016, ông Hoàng Bình Quân cũng đã từng là đặc phái viên của Tổng Bí Thư Trọng đi gặp ông Tập Cận Bình. Khi đó, đã có một số dư luận thắc mắc là tại sao ông Trọng lại không cử ông Phạm Bình Minh đi Trung Quốc gặp Tập. Hay có phải ông Phạm Bình Minh không thích và không muốn đi?

Về “đẳng cấp” trong đảng, ông Phạm Bình Minh là ủy viên Bộ Chính Trị, còn ông Hoàng Bình Quân chỉ là ủy viên Trung Ương Đảng, tức một cách nào đó ông Quân là “cấp dưới” của ông Minh.

Nhưng vào Tháng Chín và trong quá trình “Việt Nam đang chuẩn bị tích cực cho chuyến đi của Tổng Thống Trump đến Đà Nẵng dự Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC,” “cấp dưới” đã đi Washington, thay vì Phạm Bình Minh theo truyền thống bộ trưởng ngoại giao đi tiền trạm và theo tính chất quan trọng của chuyến đi này.

Tại Mỹ, “cấp dưới” đã gặp “bạn bè cánh tả, đảng Cộng Sản Mỹ” và một số trong chính giới Mỹ. Tuy nhiên, không có tin tức nào từ báo chí Mỹ hay từ Nhà Trắng về kết quả của chuyến đi của ông Hoàng Bình Quân tại Mỹ, cho dù ông Quân đã lặp lại một đề nghị mà các đời thủ tướng như Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Xuân Phúc đã lặp đi lặp lại không biết chán với Hoa Kỳ về “đề nghị Mỹ linh hoạt để Việt Nam sớm được công nhận quy chế thị trường.”

Sau đó ít ngày, một thông báo của Đại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Việt Nam cho biết phía Mỹ đã nêu vấn đề cải thiện nhân quyền và yêu cầu thả một số tù nhân lương tâm, trong đó có blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – người được Bộ Ngoại Giao Mỹ vinh tặng danh hiệu “Phụ Nữ Can Đảm Quốc Tế” vào đầu năm 2017… với ông Hoàng Bình Quân.

Nhưng có vẻ ông Quân đã hoàn toàn phớt lờ lời yêu cầu này. Ngược lại, đã chẳng có xác nhận nào từ phía Mỹ về việc Mỹ sẽ khơi mào cho Hiệp Định Thương Mại Tự Do Việt-Mỹ hay tháo khoán hàng rào bảo hộ thương mại đối với hàng hóa Việt nhập khẩu vào Mỹ, hoặc mở van cho vay tín dụng…

“Bộ trưởng dân số”

Liệu có một mối dây liên hệ sau chuyến đi Mỹ vào Tháng Chín của ông Hoàng Bình Quân, đến đầu Tháng Mười đã xảy ra một hiện tượng lạ tại Hội Nghị Trung Ương 6 của đảng CSVN: Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh được phân công báo cáo chuyên đề về dân số trước Ban Chấp Hành Trung Ương, thay vì báo cáo tình hình ngoại giao như thường lệ?

Càng không thấy Hội Nghị Trung Ương 6 đả động chút nào đến “thành quả” vừa mới xảy ra vào thời gian đó là nhà nước Cộng Hòa Liên Bang Đức đã chính thức tuyên bố tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược đối với Việt Nam, xuất phát từ cáo buộc có cơ sở của Đức về “mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin vào Tháng Bảy, 2017.”

Vụ ông Phạm Bình Minh phải đọc chuyên đề dân số đã khiến dư luận lập tức nhớ lại câu chuyện bi thiết về Đại Tướng Võ Nguyên Giáp ba chục năm về trước. Khi đó, ông Giáp từ cương vị phó thủ tướng đã bị phân công phụ trách Ủy Ban Dân Số và Kế Hoạch Hóa Gia Đình, để sau đó… biến mất trên chính trường.

Rất nhiều dư luận cũng đang đặt dấu hỏi liệu Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh có “biến mất” hay không trong thời gian tới?

Ngoài chuyên đề dân số chẳng ăn nhập gì với nghề nghiệp ngoại giao của ông Phạm Bình Minh, còn có một tác động đáng kể khác mà có thể ông Minh chưa chắc “trụ” được tại vị trí bộ trưởng trong thời gian tới. Đó là “nhất thể hóa các chức danh của đảng và nhà nước” – một chủ trương của Tổng Bí Thư Trọng đang được triển khai rầm rộ và rộng khắp trong hai bộ máy đảng và chính quyền ở Việt Nam.

Theo chủ trương trên, một số cơ quan đảng và chính phủ có thể hợp nhất, chẳng hạn Ban Tổ Chức Trung Ương với Bộ Nội Vụ, Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương với Thanh Tra Chính Phủ, Ban Dân Vận Trung Ương với Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc…

Tuy chưa có tin tức chính thức nào về vai trò của Ban Đối Ngoại Trung Ương, nhưng cũng đã có ý kiến nêu ra cần hợp nhất, hoặc sáp nhập bộ máy giữa cơ quan này với Bộ Ngoại Giao.

Nếu xảy ra kịch bản hợp nhất hoặc sáp nhập trên, số phận của ông Phạm Bình Minh sẽ ra sao? 

“Luân chuyển cán bộ”

Sau Hội Nghị Trung Ương 6, vẫn chưa có ủy viên Bộ Chính Trị mới để thay thế cho người trước đó đã bị loại ra là ông Đinh La Thăng. Vậy có cơ hội nào cho ông Hoàng Bình Quân vào Bộ Chính Trị?

Nếu “đặc phái viên của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng” có cơ hội đó, có thể xem như số phận Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh đương nhiên bị an bài. Ông Minh sẽ có thể không còn được phụ trách ngành ngoại giao mà sẽ bị “luân chuyển cán bộ” đến một vị trí tương đương nhưng không có nhiều thực quyền, cho dù ông vẫn được cho ở lại Bộ Chính Trị.

“Luân chuyển cán bộ” được xem là một vũ khí sắc bén của Tổng Bí Thư Trọng mà đã dẫn đến thắng lợi âm thầm nhưng mang hiệu ứng “knock-out” đối với Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ngay trước đại hội 12.

Tại Hội Nghị Trung Ương 6 vào Tháng Mười, Tổng Bí Thư Trọng cũng đã ký một quyết định thực thi “luân chuyển cán bộ” mà sẽ nhắm vào toàn thể giới lãnh đạo từ đầu não tỉnh thành lên cấp trung ương và Bộ Chính Trị. Hiểu một cách đơn giản, những ai không phù hợp, không “ngoan” hay không chịu “nhất thể hóa” sẽ bị luân chuyển.

Trong lịch sử tồn tại của mình, ông Phạm Bình Minh được xem là một thuộc cấp thuộc loại “ngoan hiền dễ bảo,” tương đối sạch sẽ và có ngoại ngữ. Tuy nhiên, từ sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc ở Biển Đông vào năm 2014, sở trường của ông Minh có vẻ nghiêng về ngoại ngữ chính là tiếng Anh chứ không phải tiếng Trung.

Còn sau vụ khủng hoảng ngại giao với Đức từ Tháng Bảy, dường như Bộ Ngoại Giao của ông Phạm Bình Minh đã tìm cách tránh né đến mức tối đa trách nhiệm liên quan theo quan niệm “ai làm người đó chịu.” Do vậy, có thể ông Minh bị ông Nguyễn Phú Trọng cho là không “quyết liệt bảo vệ đảng” trước những hậu quả ghê gớm về chính trị và kinh tế từ sau vụ khủng hoảng này.

Trong thời gian trước Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC, người ta cũng không nhận ra vai trò nổi bật của ông Phạm Bình Minh.

Trong một tình huống an ủi hơn nếu hợp nhất Ban Đối Ngoại Trung Ương với Bộ Ngoại Giao, ông Phạm Bình Minh có thể vẫn được cho giữ chức bộ trưởng, nhưng ông Hoàng Bình Quân sẽ đóng vai trò “chính ủy,” tức người của đảng thực hiện nhiệm vụ “giám sát thời chiến” đối với quan điểm đối ngoại, hoạt động và cả hành vi xã hội của bộ trưởng ngoại giao. (Phạm Chí Dũng)

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Chính trường Việt Nam sắp vào ‘giai đoạn quyết định’ mới?

Chính trường Việt Nam sắp vào ‘giai đoạn quyết định’ mới?

(Hình minh họa: KHAM./AFP/Getty Images)

Phạm Chí Dũng
(Nguồn: VOA)

Một năm sau “giai đoạn quyết định” trước Ðại Hội XII của đảng cầm quyền, đang có những dấu hiệu báo trước chính trường Việt Nam có thể sắp tiến vào một “giai đoạn quyết định” mới.

Những tín hiệu đồng pha

Từ trung tuần tháng 11, 2016, đột nhiên xuất hiện vài bài viết trên mạng xã hội công kích Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc từ thời ông còn là chủ tịch Quảng Nam cho đến khi làm phó thủ tướng và nay là thủ tướng.

Cùng thời gian trên, không hiểu vô tình hay hữu ý, gần cuối kỳ họp Quốc Hội cuối năm 2016 bất chợt nảy sinh hàng loạt câu hỏi của đại biểu Quốc Hội đòi lật lại vụ Trịnh Xuân Thanh, đặc biệt về việc ai hoặc thế lực chính trị nào đã đứng đằng sau Thanh để bảo kê cho anh ta trốn thoát.

Ðáng chú ý, một số tin tức dùng để công kích ông Phúc không chỉ thể hiện bằng vụ việc mà bằng cả lời thoại, cho thấy bài viết công kích ông Phúc có thể đã sử dụng những nguồn tin từ nội bộ đảng.

Trong lúc đó, Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân có vẻ khá lúng túng, tìm cách né tránh các câu hỏi về vụ Trịnh Xuân Thanh. Báo chí nhà nước vừa ám chỉ thái độ tránh né trên vừa tỏ ra nghi ngờ khi dẫn lại một thông tin mới nhất được “tiết lộ” từ Thứ Trưởng Công An Lê Quý Vương.

Theo Tướng Lê Quý Vương, từ cuối tháng 9, 2016, Interpol quốc tế đã phát lệnh truy nã đỏ đối với trường hợp Trịnh Xuân Thanh. Ðây là cấp độ truy nã cao nhất và được chuyển đến nhiều quốc gia. Các thông tin này có thể củng cố “quyết tâm chính trị” như một số quan chức công an và chính phủ đã phát ra cách đây không lâu: bằng mọi cách phải bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh!

Tuy nhiên, chi tiết khó hiểu là vào tháng 10, 2016 và đến cả đầu tháng 11, 2016, trong lúc một số dư luận tỏ ra nghi ngờ về sự chậm chạp của Interpol quốc tế trong việc đưa tên Trịnh Xuân Thanh vào lệnh truy nã, lại không thấy Bộ Công An thông tin về “lệnh truy nã đỏ.” Chẳng lẽ khi đó Bộ Công An vẫn không biết được Interpol quốc tế đã đưa Trịnh Xuân Thanh vào danh sách truy nã đỏ từ cuối tháng 9, 2016? Còn nếu đã biết, tại sao không thông tin để tránh “gây hoang mang nghi ngờ trong quần chúng và cán bộ đảng viên”?

Những bài viết công kích mới nhất đối với Thủ Tướng Phúc trên mạng xã hội cũng có một màu sắc na ná với những bài viết từng công kích ông Phúc trên trang mạng Chân Dung Quyền Lực – trang mạng nặc danh đã làm chấn động dư luận không chỉ trong chính trường mà còn cả trong gần như toàn bộ xã hội Việt Nam vào thời gian cuối năm 2014, đầu năm 2015 với vụ “Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc” – và sau đó công kích nhiều ủy viên Bộ Chính Trị, trong đó đặc biệt công kích Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc. Nhưng sau chiến dịch tổng công kích ấy, Chân Dung Quyền Lực đột ngột biến mất không để lại bất kỳ tung tích nào từ đó đến nay.

Một chi tiết khác có vẻ không đồng pha với tuyên bố chắc nịch của Tướng Vương về lệnh truy nã đỏ đối với Trịnh Xuân Thanh chính là lời của ông Vương: “Ðã là điều tra thì có những thông tin liên quan đến vụ án đưa ra đôi khi bất lợi. Chúng ta đang họp Quốc Hội, có những việc diễn ra tại đây, nhưng chỉ một phút sau lên mạng hết vì thế giới phẳng. Trịnh Xuân Thanh cũng đang theo dõi qua mạng.”

Cần chú ý là vào những ngày này, trong dư luận thình lình rộ lên tin đồn về việc Trịnh Xuân Thanh đã ra nộp mình, đã bị bắt, đã bị dẫn độ về Việt Nam,…

Nhưng lời tự sự “Trịnh Xuân Thanh cũng đang theo dõi qua mạng” của Tướng Lê Quý Vương lại cho thấy một thực tại chắc chắn là Trịnh Xuân Thanh chưa hề bị bắt. Mà như vậy, tương lai của chiến dịch được tuyên truyền là “chống tham nhũng” của ông Nguyễn Phú Trọng xem ra còn quá xa vời.

Sắp đột biến?

Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, thường có thể rút ra một kết luận chắc như đinh đóng cột rằng một chiến dịch công kích các quan chức cao cấp rất hay diễn ra trước khi nổ ra một biến động lớn trong đảng. Cuối năm 2012, mạng xã hội sôi động trước khi xảy ra biến động tại Hội Nghị Trung Ương 6 với ý đồ của ông Nguyễn Phú Trọng muốn kỷ luật ông Nguyễn Tấn Dũng. Cuối năm 2014, Chân Dung Quyền Lực xuất hiện trước Hội Nghị Trung Ương 10 về việc thăm dò uy tín các ủy viên Bộ Chính Trị cho chức vụ tổng bí thư. Cuối năm 2015, dư luận bùng nổ trên một số trang mạng xã hội về “đời tư” của một số ủy viên Bộ Chính Trị trước Ðại Hội XII của đảng cầm quyền. Cứ theo lẽ đó và với một ít bài công kích Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc từ giữa tháng 11, 2016, cùng bóng ma của Chân Dung Quyền Lực đang thấp thoáng ở đâu đó, người ta có thể cảm nhận sẽ diễn ra một biến động nào đó đủ lớn trong đảng trong thời gian tới.

Biến động đó là gì? “Tái sắp xếp nhân sự” như thường lệ hay còn nguyên do nào khác? Liệu có liên quan gì với vai trò mới nổi của Thường Trực Ban Bí Thư Ðinh Thế Huynh – người đang được giới phân tích xem là sẽ “nối dõi” Tổng Bí Thư Trọng? Hay có liên đới gì đến vụ Trịnh Xuân Thanh?

Mời độc giả xem Điểm tin buổi sáng Thứ Ba, ngày 23 tháng 11 năm 2016

Nhiều người cho rằng nhắm mắt cũng biết nếu Trịnh Xuân Thanh bị bắt thì sẽ có quá nhiều “chuyện vui” trong chính trường Việt Nam trong thời gian tới. Việc Thanh gây lỗ hơn 3,000 tỷ chỉ là “chuyện nhỏ,” mà tâm điểm bão tố hơn nhiều là nếu Thanh bị bắt, có thể cả một đường dây và sau đó có thể là cả một thế lực chính trị lớn đã bảo kê cho Thanh trốn sẽ bị khui ra.

Cũng đang xuất hiện vài dấu hiệu trên mạng xã hội cho thấy có một thế lực nào đó đang tìm cách đối phó với chiến dịch của Tổng Bí Thư Trọng truy bắt Trịnh Xuân Thanh, bằng cách tung ra đe dọa “sẽ tố cáo…”

Cho tới nay, tất cả các mũi tiến công của Tổng Bí Thư Trọng vào vụ “Vũ Ðức Thuận và đồng bọn” tại PVC, vụ Núi Pháo, vụ MobiFone đều chưa đi đến đâu, mặc dù chiến dịch này đã được ông Trọng phát động từ đầu tháng 6, 2016.

Trong khi đó, vụ Vũ Huy Hoàng đang lộ ra bế tắc rõ rệt, và nếu ông Trọng có xử tù được Vũ Huy Hoàng thì có lẽ cũng chẳng có ý nghĩa lớn lao gì, vì có nhiều khả năng sau ông Hoàng sẽ khó dẫn đến một con “cá lớn” nào.

Và cứ như trêu ngươi ông Trọng, một đàn em của ông Vũ Huy Hoàng là Vũ Ðình Duy lại vừa trốn thoát thành công ra nước ngoài ngay trước mũi công an.

Cách đây 3 tháng khi Trịnh Xuân Thanh còn ở trong nước và chưa bùng nổ cú thách thức ghê gớm làm mất mặt Tổng Bí THư Trọng, vấn đề của Vũ Huy Hoàng chỉ là “chuyện vặt.” Tuy nhiên đến giờ, Trịnh Xuân Thanh đã biến mất và cả Vũ Ðình Duy – một đệ tử ruột của ông Vũ Huy Hoàng – cũng thế. Tình thế này đã khiến cho ông Vũ Huy Hoàng, mặc dù nghe nói là đang trong giai đoạn điều trị bệnh tật, khó thoát khỏi số phận phải “chết thế.”

Một số trong giới quan sát cho rằng trong tình hình hiện nay, nếu Thanh mà rơi vào tay Tổng Bí Thư Trọng theo quyết tâm chính trị “phải bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh,” có rất nhiều khả năng từ nhân vật này mà Tổng Bí Thư Trọng sẽ lần ra được những nhân vật ở cấp cao hơn hẳn và còn đang tại vị chứ không phải đã “hạ cánh.”

Kết quả có bắt được Trịnh Xuân Thanh hay không trong thời gian tới sẽ quyết định đáng kể bàn cờ thắng/thua của ông Trọng.

Thêm một yếu tố nữa: nếu trước Ðại Hội XII chỉ tồn tại chủ yếu hai phe phái chính trị, thì từ sau Ðại Hội XII đến nay, có vẻ ngày càng nhiều nhân vật cao cấp muốn trở thành… tổng bí thư.

Hoặc nhiều tham vọng hơn nữa là chủ tịch nước kiêm tổng bí thư.

Nếu Tổng Bí Thư Trọng đã có dấu hiệu mệt mỏi với lời than “Ðánh tham nhũng là ta tự đánh ta” trong một cuộc tiếp xúc cử tri Hà Nội gần đây, thời điểm kết thúc vai trò của ông Trọng có thể rơi vào “đại hội giữa nhiệm kỳ,” thậm chí còn có thể sớm hơn nữa.

Bầu không khí chính trường cũng bởi thế đang tiềm ẩn những xung đột lớn và có thể xảy ra đột biến vào một thời điểm không quá xa xôi.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Thỏa thuận ‘ngầm’ cho người ‘ngoài cuộc’ khai thác dầu khí ở Biển Đông?

Thỏa thuận ‘ngầm’ cho người ‘ngoài cuộc’ khai thác dầu khí ở Biển Đông?

Tàu cảnh sát biển Trung Quốc rượt đuổi tàu cảnh sát biển Việt nam khi lực lượngViệt Nam đến gần giàn khoan thăm dò dầu của Trung Quốc HD-981 ở Biển Đông ngày 15/7/2014.
Tàu cảnh sát biển Trung Quốc rượt đuổi tàu cảnh sát biển Việt nam khi lực lượngViệt Nam đến gần giàn khoan thăm dò dầu của Trung Quốc HD-981 ở Biển Đông ngày 15/7/2014.

Việc một công ty Hàn Quốc phát hiện dầu mỏ trong vùng biển mà 6 chính phủ đang tranh giành chủ quyền cho thấy cách người “ngoài cuộc” khai thác nguồn tài nguyên biển tại đây mà không làm gia tăng căng thẳng chính trị đã kéo dài nhiều thập niên.

Công ty dầu khí của Hàn Quốc SK Innovation Corporation vừa phát hiện dầu thô tại một khu vực do Trung Quốc kiểm soát ở Biển Đông.

Trường hợp này cho thấy các công ty thuộc các quốc gia bên ngoài tranh chấp Biển Đông, một khu vực giàu tài nguyên, có thể thăm dò dầu khí bằng cách ký hợp đồng với một trong các chính phủ có tuyên bố chủ quyền. Theo các nhà phân tích, các chính phủ thường cho thuê các lô nằm trong 370 km vùng đặc quyền kinh tế của họ, thay vì đi ra xa hơn, nơi có nhiều xung đột hơn.

“Điều này không phải là hiếm, nhưng dĩ nhiên là bất cứ khi nào phát hiện ra tài nguyên, người dân sẽ lại đặt câu hỏi, đặc biệt là trong tình hình hiện nay, khi có nhiều tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông”, Giáo sư Oh Ei Sun, giảng viên về quan hệ quốc tế tại Đại học Nanyang của Singapore, nhận định.

Để người ngoài dò tìm

Có 6 quốc gia tuyên bố chủ quyền trên vùng biển rộng 3,5 triệu cây số vuông, trải dài từ Đài Loan đến Singapore. Đó là Brunei, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam. Một phần nguyên nhân tranh chấp là để giành quyền kiểm soát nguồn dầu khí dưới biển. Theo ước tính của Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ, bên dưới Biển Đông có một lượng dầu lên đến khoảng 11 tỷ thùng và khoảng hơn 500 nghìn tỷ mét khối khí đốt tự nhiên.

Trung Quốc, nước có sức mạnh quân sự lớn nhất, tuyên bố chủ quyền khoảng 90% khu vực. Việc xây đảo của Bắc Kinh từ năm 2010 đã khiến các chính phủ khác nổi giận, dẫn tới phán quyết của tòa án quốc tế chống lại Bắc Kinh vào năm 2016.

Tuy nhiên, Ấn Độ và Tây Ban Nha đã làm việc với Việt Nam từ năm 2016 để dò tìm nhiên liệu dưới đáy biển. Philippines cũng đã làm việc với công ty có tên Diễn đàn Năng lượng có trụ sở ở Mỹ vào năm 2012 với mục tiêu tương tự. Năm 2014, Shell và đối tác Malaysia cũng phát hiện ra khí đốt thiên nhiên.

Công ty SK Innovation cho biết trên trang web rằng họ đã phát hiện ra một bể dầu dày 34,8 mét ở độ sâu hơn 2.000 mét hồi năm ngoái. Sản lượng dầu được kiểm định lên đến 3.750 thùng mỗi ngày.

Công ty này bắt đầu dò tìm dầu khí từ năm 2015 với tư cách là chủ sở hữu 80% lô dầu còn thuộc Tập đoàn Khai thác Dầu Khí quốc gia Trung Quốc. SK Innovation bắt đầu kinh doanh dầu khí vào năm 1983 bằng cách mua lại các cổ phần ở Indonesia, quốc gia có tuyên bố chủ quyền trên một phần nhỏ ở Biển Đông.

Giáo sư Alan Chong của Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Singapore, cho biết các nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông đang âm thầm gạt tranh chấp chính trị sang một bên để khai thác tối đa kinh tế dầu mỏ toàn cầu, có khi thông qua việc liên doanh.

“Phức tạp càng chồng chất. Và do đó gián tiếp ai đó sẽ được hưởng lợi theo chiều hướng này, mặc dù về mặt chính thức, các chính phủ đối đầu nhau”, giáo sư Alan Chong nói. “Trong khi các chính phủ đang chính thức vẽ ranh giới quanh khu vực mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, bản thân tôi cho rằng họ đang nhắm mắt làm ngơ tất cả các mối liên hệ thương mại ngầm này”.

Mở thầu cho ‘người ngoài cuộc’

Hầu hết các hợp đồng thăm dò nhiên liệu liên quan đến các công ty bên ngoài đều diễn ra khi một nước có tuyên bố chủ quyền đưa ra đấu thầu một lô trên biển. Các nhà phân tích cho hay các lô này thường nằm bên trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia mở thầu nhằm giảm thiểu nguy cơ tranh chấp, mặc dù các khu vực này thường bị tranh chấp vì các tuyên bố chủ quyền chồng chéo nhau.

Chuyên gia kinh tế Song Seng Wun của chi nhánh ngân hàng tư nhân CIMB ở Singapore, nói: “Cho đến thời điểm này, tôi không cho rằng việc đó đã đi quá xa trong khu vực vốn có nguy cơ tiềm ẩn. Cũng không ai muốn dính vào lúc này”.

Ông Song Seng Wun nói thêm: “Tôi nghĩ việc này được kiểm soát khá tốt”.

Giữa năm 2017, công ty Repsol của Tây Ban Nha đột ngột dừng dò tìm dầu trong một khu vực do Việt Nam kiểm soát nhưng có tranh chấp với Trung Quốc. Bắc Kinh đã gây áp lực buộc Việt Nam phải từ bỏ dự án, các học giả chính trị cho biết vào thời điểm đó.

Theo giáo sư Oh, các công ty dầu mỏ có thể không quan tâm đến nguy cơ chính trị vì họ đã quen với các dự án ở khu vực Trung Đông đầy bất ổn về chính trị. Điều họ lo sợ hơn, theo lời ông Oh, là viễn cảnh không tìm thấy nhiên liệu dưới đáy biển sau khi chi ra hàng tỷ đôla.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc đến Mỹ trong ‘lặng lẽ’

Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc đến Mỹ trong ‘lặng lẽ’

Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc tới phi trường John F. Kennedy ở New York sáng Thứ Hai, 29 Tháng Năm, 2017 (Hình: Tuổi Trẻ Online)

NEW YORK (NV) – Không thấy bất kỳ một giới chức Hoa Kỳ nào có mặt trong buổi lễ đón thủ tướng CSVN khi máy bay chở ông Nguyễn Xuân Phúc và phái đoàn đáp xuống phi trường John F. Kennedy vào lúc 8 giờ sáng (giờ New York) hôm Thứ Hai, 29 Tháng Năm, bắt đầu chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng Thống Donald Trump.

Hầu hết báo chí Hoa Kỳ không đề cập đến sự kiện ông Nguyễn Xuân Phúc đặt chân đến Hoa Kỳ mà chỉ có tờ Tuổi Trẻ cùng hai trang mạng Zing.vn và Vietnamnet nhắc đến. Tuy nhiên tin tức cũng như hình ảnh của ba tờ báo này không thấy nhắc đến một giới chức nào của Hoa Kỳ tham gia lễ đón.

Theo các trang này, “đón phái đoàn Thủ tướng Việt Nam tại sân bay JFK có Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh và Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc Nguyễn Phương Nga.”

Ngoài một vài bức hình được chụp tại phi trường đăng ở ba trang mạng nói trên, không thấy có bất cứ hình ảnh nào khác nhắc đến sự kiện này từ các hãng thông tấn tại Mỹ.

Ngoài đoàn cán bộ CSVN tại Mỹ và Liên Hiệp Quốc, không thấy có bóng dáng của nước chủ nhà ra đón Thủ Tướng Phúc tại phi trường JFK (Hình: Tuổi Trẻ Online)

Cũng theo Tuổi Trẻ, chiều cùng ngày, Thủ Tướng Phúc sẽ có các cuộc gặp riêng rẽ với một số doanh nhân thành đạt gốc Việt, trí thức Việt kiều và vợ chồng giáo sư Ngô Thanh Nhàn, người đang làm việc tại Đại học New York. Cũng trong tối này, ông Phúc sẽ có cuộc gặp và nói chuyện với cán bộ, nhân viên phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc.

Liên quan đến sự kiện này, BBC hôm nay có bài “Những kỳ vọng từ chuyến đi Mỹ của Thủ tướng Phúc” của tác giả Jonathan London, Đại học Leiden University, Hòa Lan.

Theo tác giả Jonathan London, chuyến đi của thủ tướng Việt Nam sẽ có ảnh hưởng tới ba vấn đề lớn.

Thứ nhất là vấn đề thương mại. “Trong vấn đề này, thách thức đặt ra là phải tìm được con đường dẫn đến các giải pháp hai bên cùng có lợi.”

Thứ hai là chủ đề về an ninh, “đặc biệt là việc Việt Nam sẽ cùng Mỹ và các quốc gia khác phối hợp ra sao để có thể thúc đẩy việc hiện thực hóa một môi trường an ninh hàng hải Đông Á tuân theo luật pháp quốc tế.”

Thứ ba là vai trò và vị trí của Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc. Theo tác giả Jonathan London, “Đó là vị trí không chắc chân cho lắm của ông Phúc trong sự phát triển chính trị và kinh tế của Việt Nam, và việc liệu ông Phúc trở thành một lực lượng quan trọng hùng mạnh tới mức nào trong sự phát triển của đất nước.”

Thông tin trước đó cho biết Tổng Thống Donal Trump sẽ tiếp Thủ Tướng Phúc tại Tòa Bạch Ốc vào ngày Thứ Tư, 31 Tháng Năm.

Trong khi đó, nhiều nguồn tin cho hay, cộng đồng người Mỹ gốc Việt khắp nơi sẽ biểu tình chống Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc khi ông đến Tòa Bạch Ốc.

“Nhiều cộng đồng người Việt các nơi sẽ cử phái đoàn về thủ đô Washington, DC để cùng với cộng động người Việt Nam tại vùng này biểu tình chống ông Nguyễn Xuân Phúc,” ông Đinh Hùng Cường, chủ tịch Cộng Đồng Người Việt vùng Washington, DC, Maryland và Virginia, cho nhật báo Người Việt biết qua điện thoại.

Theo ông, ngoài cộng đồng người Việt vùng thủ đô Hoa Kỳ và phụ cận, ít nhất có thêm các cộng đồng New York, New Jersey, Massachusetts, Connecticut, New Hampshire, Georgia, và Florida đã loan báo sẽ có phái đoàn tới hợp sức biểu tình.

Bức thư của cộng đồng này gửi các cộng đồng bạn về chuyện phối hợp hành động chung gọi ông Nguyễn Xuân Phúc là “Một tên Cộng Sản với guồng máy cai trị độc ác và tàn bạo, đã chà đạp, đánh đập lương dân vô tội, và giam giữ những nhà đấu tranh dân chủ tại quê nhà.” (N.L)

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Không khí trên tàu sân bay USS Carl Vinson sắp tới Đà Nẵng

Không khí trên tàu sân bay USS Carl Vinson sắp tới Đà Nẵng

Chia Sẻ

0
Chỉ trong ít ngày nữa, tàu sân bay USS Carl Vinson của Hải quân Mỹ sẽ cập cảng TP Đà Nẵng, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam. Không khí trên tàu thời điểm này vẫn diễn ra bình thường.

Không khí trên tàu sân bay USS Carl Vinson sắp tới Đà Nẵng - Ảnh 1

Theo Thông tấn xã Việt Nam, được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam, Đoàn tàu Hải quân Mỹ gồm tàu sân bay USS Carl Vinson, tàu tuần dương USS Lake Champlain và tàu khu trục USS Wayne E. Meyer sẽ thăm thành phố Đà Nẵng từ ngày 5-9/3. Nguồn ảnh: Youtube

Không khí trên tàu sân bay USS Carl Vinson sắp tới Đà Nẵng - Ảnh 2

Tài khoản MXH của USS Carl Vinson vừa đăng tải những hình ảnh hoạt động gần đây nhất của tàu sân bay Mỹ trước khi tới Đà Nẵng, Việt Nam lần đầu tiên kể từ sau năm 1975. Trong ảnh, thủy thủ tàu Carl Vinson trong hoạt động xã hội tại TP Quezon, Philippines, ngày 17/2/2018. Nguồn ảnh: US Navy.

Không khí trên tàu sân bay USS Carl Vinson sắp tới Đà Nẵng - Ảnh 3
USS Carl Vinson

Không khí trên tàu sân bay USS Carl Vinson sắp tới Đà Nẵng - Ảnh 4

Một thủy thủ đang làm nhiệm vụ trong hangar tàu sân bay USS Carl Vinson, ngày 20/2/2018. Nguồn ảnh: US Navy.

Không khí trên tàu sân bay USS Carl Vinson sắp tới Đà Nẵng - Ảnh 5

Chuyên gia hàng không Drew Harrington đang lau chùi thiết bị trong hangar tàu sân bay CVN 70, ngày 20/2/2018. Nguồn ảnh: US Navy.

Không khí trên tàu sân bay USS Carl Vinson sắp tới Đà Nẵng - Ảnh 6

Các thủy thủ đang thực hiện việc di chuyển các quả bom phục vụ huấn luyện các máy bay F/A-18 Super Hornet trên Carl Vinson, Biển Đông ngày 21/2/2018. Nguồn ảnh: US Navy.

Không khí trên tàu sân bay USS Carl Vinson sắp tới Đà Nẵng - Ảnh 7

Thủy thủ đang ra tín hiệu chuẩn bị cho chuyến bay cất cánh của tiêm kích hạm F/A-18, ngày 21/2. Nguồn ảnh: US Navy.

Không khí trên tàu sân bay USS Carl Vinson sắp tới Đà Nẵng - Ảnh 8

Sĩ quan đứng trên đài kiểm soát không lưu tàu sân bay USS Carlvinson, ngày 23/2/2018. Nguồn ảnh: US Navy.

Không khí trên tàu sân bay USS Carl Vinson sắp tới Đà Nẵng - Ảnh 9

Một sĩ quan ghi lại thông tin chuyến bay từ đài không lưu. Nguồn ảnh: US Navy.

Không khí trên tàu sân bay USS Carl Vinson sắp tới Đà Nẵng - Ảnh 10

Phi công Eric Wickens ra hiệu trước khi cất cánh trên tiêm kích hạm F/A-18E Super Hornet. Chiếc máy bay này thuộc biên chế Liên đoàn tiêm kích 192. Nguồn ảnh: US Navy.

Không khí trên tàu sân bay USS Carl Vinson sắp tới Đà Nẵng - Ảnh 11

F/A-18E phun lửa cất cánh từ tàu sân bay USS Carl Vinson trên Biển Đông, ngày 23/2. Nguồn ảnh: US Navy.

Không khí trên tàu sân bay USS Carl Vinson sắp tới Đà Nẵng - Ảnh 12

Một thủy thủ đang tranh thủ sửa chữa lại khẩu súng carbine M4A1 trong tàu sân bay. Nguồn ảnh: US Navy.

Không khí trên tàu sân bay USS Carl Vinson sắp tới Đà Nẵng - Ảnh 13

Hình ảnh mới nhất trên tàu sân bay USS Carl Vinson đang trên đường tới Đà Nẵng. Bức ảnh đề ngày 24/2 ghi lại hình ảnh thủy thủ Andrew Odegaard đang kiểm tra trước một phi vụ. Nguồn ảnh: US Navy.

Gia Bảo

Nguồn: Kiến Thức

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Trí huệ người xưa: Nói là một năng lực, nhưng im lặng mới là cách hành xử của bậc cao nhân

Trí huệ người xưa: Nói là một năng lực, nhưng im lặng mới là cách hành xử của bậc cao nhân

Chia Sẻ

431
Vì sao các bậc thánh hiền xưa nay đều lặng lẽ? Ấy là bởi họ đã coi nhẹ mọi sự trên thế gian, lánh xa cõi hồng trần ô trọc để tâm thái tĩnh lặng tựa mặt hồ…

Là một trong “Tứ đại Phật sơn” của Trung Quốc, núi Cửu Hoa được biết đến là nơi có nhiều bậc cao tăng đã tu hành đắc Đạo. Di thể của họ dù đã viên tịch nhiều năm nhưng vẫn còn vẹn nguyên như đang nằm ngủ. Hòa thượng Đại Hưng là một trong những vị cao tăng như thế.

Và dưới đây là câu chuyện được người đời truyền tụng về phẩm cách cao quý của ông.

Chuyện kể rằng khi hòa thượng Đại Hưng còn đang tu hành trên núi, dưới chân Cửu Hoa Sơn có một gia đình rất giàu có. Họ có một người con gái tên là Tiểu Hội, đã từng hẹn ước với công tử của một gia đình quyền quý khác.

Ba năm trước khi chọn ngày hôn lễ, Tiểu Hội có mang và sinh ra một bé trai. Cha mẹ cô rất tủi nhục, vừa lo sợ vừa giận dữ, họ đã bắt cô phải nói ra sự thật.

Cuối cùng, vì không chịu được áp lực từ gia đình, Tiểu Hội khai rằng cha đứa bé chính là hòa thượng Đại Hưng trên núi Cửu Hoa Sơn.

Cha của Tiểu Hội rất tức giận, ông đã đem gia nhân lên núi làm náo động cả ngôi chùa. Họ đánh đập, chửi bới và nguyền rủa hòa thượng Đại Hưng, rồi bắt ông phải nuôi dưỡng con trai mình. Hòa thượng Đại Hưng lặng lẽ nhận đứa bé và chắp tay nói khẽ: “A Di Đà Phật!”.

Cũng kể từ đó, danh tiếng của hòa thượng Đại Hưng đã sụp đổ hoàn toàn. Bất cứ nơi nào ông đến, thiên hạ đều khinh bỉ cười nhạo và phỉ báng ông.

Thậm chí các tăng nhân trong chùa cũng không còn tôn kính ông như ngày trước nữa. Thế nhưng ông không một lời than vãn, vẫn ngày ngày xuống núi xin sữa để nuôi đứa con nghiệp chướng này.

Được sự dưỡng dục chu đáo của ông, đứa trẻ lớn nhanh như thổi lại rất khỏe mạnh và thông minh.

(Ảnh minh họa: Pinterest)

Cứ như vậy, 3 năm trôi qua trong nháy mắt…

Một ngày kia, gia đình Tiểu Hội lại lên núi gặp hòa thượng Đại Hưng. Nhưng họ không trách mắng, cũng không nhục mạ, mà hoàn toàn trái ngược, lại quỳ gối dập đầu và xin ông tha thứ, cho phép họ được đón đứa trẻ về nhà.

Thì ra, cha của đứa trẻ chính là người chồng hiện tại của Tiểu Hội, cũng là chàng công tử đã đính hôn với cô năm xưa. Vì muốn giữ thanh danh cho vị hôn phu của mình mà Tiểu Hội phải đành lòng vu oan cho hòa thượng Đại Hưng.

Đến lúc này, vẫn với phong thái điềm nhiên và thanh thản, ông dẫn đứa trẻ đến trước mặt cha mẹ mình. Và lại chắp tay một cách cung kính, ông nói với họ: “A Di Đà Phật!”, trước khi quay trở lại thiền phòng.

Đối diện với nỗi oan khiên suốt 3 năm ròng rã, nhưng hòa thượng Đại Hưng lại lựa chọn im lặng. Ông không thanh minh, không phân bua giải thích, cũng không ca thán hay oán trách một lời, vậy mà điều đó còn có ý nghĩa hơn ngàn vạn lời nói.

(Ảnh minh họa: giau.co)

Ai đó cho rằng, khi chịu tủi nhục, khi bị đối xử bất công, làm người ai mà chẳng có quyền được đi đòi công lý? Đó không chỉ là quyền lợi chính đáng vốn được pháp luật bảo vệ, mà còn là cái lý công bình trong xã hội này.

Thế nhưng, với các bậc thánh hiền xưa nay, hết thảy mọi danh – lợi – tình – thù, hết thảy mọi được – mất ở thế gian, tất cả chỉ nhẹ nhàng như mây khói mà thôi.

Trong cuốn “U song tiểu ký” có câu đối rằng: “Sủng nhục bất kinh, khán đình tiền hoa khai hoa lạc; Khứ lưu vô ý, vọng thiên không vân quyển vân thư”, nghĩa là: ‘Không quan tâm điều hơn lẽ thiệt, ngắm trước sân hoa nở hoa tàn; Tùy ý ra đi hay ở lại, nhìn khung trời mây tụ mây tan’.

Câu đối này đã nói lên cảnh giới siêu phàm thoát tục của các bậc cao nhân: Nếu có thể xem vinh nhục cũng nhẹ nhàng như đóa hoa sớm nở tối tàn, thì mới có thể giữ cho nội tâm được bình lặng.

Và nếu có thể xem công danh lợi lộc đến rồi đi cũng thất thường như mây tụ mây tan, thì mới có thể giữ nội tâm được vô vi thanh tịnh. Do đó, được mà không hoan hỉ, mất cũng không ưu phiền, vinh mà không kinh động, nhục cũng không bận lòng.

(Ảnh minh họa: Chánh Kiến)

Lý Bạch, người được coi là bậc “thi tiên” đắc Đạo, từng để lại hai câu thơ lưu danh muôn thuở rằng:

“Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch
Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh”
(Thánh hiền xưa nay đều tịch mịch
Chỉ phường thánh rượu mới lưu danh)

Vì sao các bậc thánh hiền tự cổ chí kim đều “tịch mịch”? Ấy là bởi họ đã coi nhẹ mọi sự trên thế gian, lánh xa cõi hồng trần ô trọc để tâm thái tĩnh lặng tựa mặt hồ.

Lão Tử có câu: “Thượng thiện nhược thủy” (cảnh giới cao nhất của cái thiện cũng giống như nước vậy). Chỉ có những bậc cao nhân khi đã thấu hiểu mọi sự trên đời, minh tỏ mọi lẽ thế gian mới có thể điềm nhiên mà đối mặt với tất cả.

Trung Quốc cổ xưa có rất nhiều bậc cao nhân như thế. Ví như Đào Tiềm trồng hoa cúc và hoa sen. Lý Bạch uống rượu và thưởng thức ánh trăng. Tô Thức chợp mắt trên chiếc giường mây.

Còn ở Việt Nam ta, Nguyễn Trãi lui về ở ẩn, làm bạn với thiên nhiên: “Láng giềng một áng mây bạc, Khách khứa hai ngàn núi xanh”. Nguyễn Bỉnh Khiêm lánh đời, xa rời nơi thế sự: “Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ; Người khôn, người đến chốn lao xao”…

Thế gian náo nhiệt, cuộc sống tưng bừng, hết thảy mọi vật đều lôi cuốn con người ta vào cái vòng xoáy bất tận mà không thể nào thoát ra được.

Trăm năm trôi qua trong nháy mắt, đến khi mọi sự qua đi rồi con người ta mới nhận ra rằng tâm hồn mình đã bị che mờ bởi bụi hồng trần, bị chất nặng bởi những cám dỗ trong thế giới vật chất này.

Trong sự hỗn loạn ấy, chỉ có tâm tĩnh lặng của các bậc thánh nhân mới có thể vượt lên cái si mê cuồng dại của con người thế gian.

Tham khảo: Chánh Kiến  
Hồng Liên  

Xem thêm:

Categories: Tài-liệu Tu-Học | Leave a comment

Cậu bé thiên tài người Nga nói nếu mở khóa tượng Nhân sư Ai Cập, sự sống toàn nhân loại sẽ thay đổi

Cậu bé thiên tài người Nga nói nếu mở khóa tượng Nhân sư Ai Cập, sự sống toàn nhân loại sẽ thay đổi

Chia Sẻ

5.7K
Cậu bé thiên tài người Nga nói nếu mở khóa tượng Nhân sư Ai Cập, sự sống toàn nhân loại sẽ thay đổi
(Ảnh: metro uk)
Cậu bé thiên tài người Nga, người đã khiến giới khoa học kinh ngạc trong hơn 20 năm qua tuyên bố rằng sự sống trên Trái Đất sẽ thay đổi khi bức Tượng Nhân Sư Ai Cập được “mở khóa”.

Boriska Kipriyanovich, 21 tuổi, là một hiện tượng đã khiến giới chuyên gia kinh ngạc bởi vốn kiến thức uyên thâm của cậu về không gian vũ trụ ngay từ khi còn là một đứa trẻ.

Cậu tuyên bố rằng trong một tiền kiếp, cậu là người Sao Hỏa và đã bay tới Ai Cập cổ đại trong vai trò một phi công.

Cậu bé thiên tài người Nga nói nếu mở khóa tượng Nhân sư Ai Cập, sự sống toàn nhân loại sẽ thay đổi
(Ảnh: dailystar)

Cậu cho biết người sao Hỏa có một mối liên kết chặt chẽ với người Ai Cập cổ đại trên Trái Đất.

Cậu cho biết sự sống trên Trái Đất sẽ thay đổi khi bức tượng Nhân Sư Ai Cập ở Giza được “mở khóa”, nói thêm rằng nó có một cơ chế mở khóa ở đằng sau tai. Cậu cho hay:

“Cuộc sống của nhân loại sẽ thay đổi khi tượng Nhân sư được mở ra, nó có một cơ chế khai mở ở đâu đó đằng sau phần tai bức tượng; tôi không nhớ chính xác nữa”.

Cậu bé thần bí tự xưng đến từ sao Hỏa

Theo nguồn tin của các phương tiện thông tin đại chúng của Nga vào năm 2004, một cậu bé thần bí chưa đến 10 tuổi tự xưng mình đến từ sao Hỏa. Cậu bé có hai đặc điểm khác hoàn toàn với những cậu bé cùng tuổi: Thứ nhất, cậu có kiến thức phong phú khác thường về đủ mọi phương diện; thứ hai là tinh thông các thuật ngữ chuyên ngành, lại có thể nắm bắt được một cách tỉ mỉ xác thực các tư liệu có liên quan tới vũ trụ, thậm chí thông thuộc cả lịch sử về sao Hỏa và Trái Đất. Cách nhìn nhận của cậu bé về Trái Đất, về nhân loại và tương lai thực sự làm người khác hết sức kinh hãi.

“Cậu bé Hỏa tinh” Boriska sinh ngày 11/1/1996 tại một bệnh viện vùng nông thôn xa xôi ở phía Bắc Volgograd của Nga. Cha mẹ cậu là những người tốt bụng, chất phác thật thà. Mẹ cậu tên Nadezhda, là bác sĩ da liễu cho một bệnh viện công, còn cha cậu là một sĩ quan quân đội.

Cậu bé thiên tài người Nga nói nếu mở khóa tượng Nhân sư Ai Cập, sự sống toàn nhân loại sẽ thay đổi
“Cậu bé Hỏa tinh” Boriska sinh ngày 11/1/1996. (Ảnh pravdareport.com)

Bà Nadezhda nhớ lại, từ khi Boriska sinh ra xung quanh cậu xảy ra rất nhiều điều kỳ lạ. Khi cậu 15 ngày tuổi đã có thể tự ngẩng đầu và gọi hai từ “Cha ơi”. Đến lúc cậu bé được 1,5 tuổi đã có thể đọc được những tiêu đề trên các bài báo. Và có một điều càng làm người ta không thể tưởng tượng nổi, đó là cậu bé có thể cầm bút và viết chữ Hán.

Một ngày nọ, bà Nadezhda mang hai chữ cậu bé viết đi hỏi một vị giáo sư đại học và được biết đó là chữ Hán, và hai chữ này nghĩa là “Trung Quốc”. Bà Nadezhda chia sẻ bà và chồng chưa bao giờ học chữ Trung Quốc, và cũng không có ai dạy cậu bé.

Từ sau khi lên 2 tuổi, cậu bé có trí nhớ siêu thường và làm người khác khó tin nổi về khả năng học hỏi nắm bắt những kiến thức mới.

Mẹ cậu nhớ lại:“Đôi lúc tôi thấy thằng bé ngồi xếp bằng đả tọa, còn hùng hồn kể về thế giới, đều là những điều vượt quá sức tưởng tượng của chúng tôi. Boriska rất thích nói về sao Hỏa, về hành tinh hệ và những nền văn minh xa xôi. Khi ấy chúng tôi thật sự không dám tin vào những gì tai mình nghe thấy. Từ khi lên 2 tuổi, mỗi ngày giống như niệm kinh vậy, thằng bé đều bàn luận về vũ trụ, về những câu chuyện vô cùng vô tận ở những thế giới khác”.

Cậu bé thiên tài người Nga nói nếu mở khóa tượng Nhân sư Ai Cập, sự sống toàn nhân loại sẽ thay đổi
Boriska không ngừng nói với cha mẹ mình rằng trước đây cậu từng sống trên sao Hỏa. (Ảnh: Getty)

Từ khi đó, Boriska không ngừng nói với cha mẹ mình rằng trước đây cậu từng sống trên sao Hỏa. Rằng trên sao Hỏa lúc trước đây từng có người sinh sống, bởi phát sinh đại tai nạn mang tính hủy diệt nên tầng khí quyển trên sao Hỏa hầu như không còn. Những người dân sao Hỏa không thể tiếp tục sinh sống trên đó mà phải xuống Trái Đất.

Cậu bé Hỏa tinh còn chia sẻ, khi đó cậu thường tự mình lái tàu vũ trụ đi tham quan Trái Đất, mục đích của cậu là nhận nhiệm vụ và chuyển sinh vào một gia đình ở phía tây Trung Quốc. Tuy nhiên cụ thể nhiệm vụ đó là gì cậu không nhớ rõ.

Năm 2006, một nhân chứng địa phương tiết lộ: Một vài năm trước trong một đêm yên tĩnh, khi những người cắm trại đang người ngồi nói chuyện trước đống lửa, đột nhiên Boriska đứng dậy hét lớn thu hút sự chú ý của mọi người. Nhân chứng này nói tiếp:

“Chúng tôi tò mò không biết cậu bé muốn nói gì. Mãi lúc sau cậu bé mới nói, cậu muốn chia sẻ với mọi người về cuộc sống trên sao Hỏa, về những người dân trên sao Hỏa và những điều thần kỳ cậu đã trải qua khi bay tới Trái Đất”.

Điều làm người ta không thể tưởng tượng là khi cậu bé mô tả một cách sống động như thật về huyền thoại lục địa Lemuria cổ xưa bị chìm xuống đáy biển Ấn Độ Dương một cách thần bí. Cũng theo lời cậu bé, khi cậu từ sao Hỏa đáp tới Trái Đất, chính là đổ bộ lên bờ từ đây và biết rõ cuộc sống nơi đây như trong lòng bàn tay.

Lemuria là một vùng đất huyền bí xuất hiện trong huyền thoại cách đây 800.000 năm trước (Lemuria, hay còn gọi là Mu, một lục địa tồn tại ở Thái Bình Dương cùng khoảng thời gian với Atlantis, dường như đã bị quên lãng, cho dù nó chính là đối cực tinh thần với Atlantis. Theo truyền thuyết của thổ dân trên nhiều hòn đảo, thiên đường nhiệt đới Mu nằm đâu đó ở vùng biển Thái Bình Dương nhưng đã bị nhấn chìm cùng với công dân của nó nhiều nghìn năm trước). Đừng nói tới trẻ con, ngay cả các giáo sư đại học không phải ai cũng biết đến những điều này. Tuy nhiên cậu bé lại có thể quen thuộc với từng chi tiết nhỏ về lịch sử, nền văn minh, cư dân của quốc gia cổ đại đó, và miêu tả chi tiết như nắm chắc nó trong lòng bàn tay.

Cậu bé thiên tài người Nga nói nếu mở khóa tượng Nhân sư Ai Cập, sự sống toàn nhân loại sẽ thay đổi
Boriska không ngừng nói với mọi người rằng trước đây cậu từng sống trên sao Hỏa. Ảnh youtube.com

Cậu bé hỏa tinh – một trường hợp luân hồi tiềm năng

Những trường hợp trẻ em có thể nhớ được quá khứ của mình không còn hiếm. Và thuyết luân hồi đã không còn là chủ đề quá mới mẻ ngay cả trong cộng đồng khoa học.

Carl Sagan, một nhà thiên văn và sinh học người Mỹ, thậm chí còn thừa nhận thực tế rằng sự luân hồi xứng đáng được nghiên cứu một cách nghiêm túc. Vấn đề “đôi khi trẻ em nhớ được các thông tin của kiếp trước một cách chính xác mà không có cách giải thích nào hợp lý hơn là sự luân hồi”.

Có một số ví dụ rất cụ thể, rất nhiều trường hợp như vậy đã được phát hiện bởi bác sĩ tâm thần Jim Tucker ở Đại học Virginia, người được cho đi đầu trên thế giới trong lĩnh vực này. Năm 2008, ông công bố một bài viết về các trường hợp được cho là giống sự luân hồi trong một tạp chí.

Cậu bé thiên tài người Nga nói nếu mở khóa tượng Nhân sư Ai Cập, sự sống toàn nhân loại sẽ thay đổi
Cậu bé sao Hỏa Boriska. Ảnh: fb.ru

Một trường hợp điển hình của sự luân hồi, được Jim mô tả lại, bao gồm cả mô tả về trải nghiệm của đối tượng khi sống ở “kiếp trước”. Thú vị là đối tượng đã mô tả chính xác về kiếp trước của mình lại là những đứa trẻ. Độ tuổi trung bình khi những đứa trẻ này bắt đầu nhớ lại kiếp trước của mình là khoảng 35 tháng tuổi, và việc mô tả các sự kiện và trải nghiệm kiếp trước thường là các thông tin cụ thể, các chi tiết đáng nhớ trong đời. Những thông tin này không thể có ai khác biết được chính xác ngoại trừ bản thân họ đã từng trải qua. Họ đã được đưa đến các gia đình kiếp trước của mình, xác nhận địa chỉ, nghề nghiệp và các chi tiết khác mà họ đã sống ở kiếp trước.

Có rất nhiều người tin rằng sự luân hồi là có thật, nhưng liệu đó là lựa chọn duy nhất cho những gì diễn ra sau khi chết? Hay nó chỉ là một trong nhiều lựa chọn khác nhau cho linh hồn con người sau khi chết? Một số người tin rằng, có những linh hồn có thể luân hồi trở thành một người khác, như chúng ta thấy ở trên. Một số khác có thể luân hồi, tái sinh ở trên một hành tinh khác, trở thành người ngoài trái đất. Thậm chí họ tin rằngluân hồi chỉ là một lựa chọn của linh hồn.

Các khả năng khác bao gồm cả lựa chọn đi đến những chiều không gian khác và trải nghiệm cuộc sống ở đó hoặc lựa chọn không luân hồi và trải nghiệm cuộc sống phi vật chất. Có thể nào, một linh hồn bắt buộc phải luân hồi cho đến khi được “giác ngộ” và lên một“đẳng cấp” mới? Ai mà biết được. Hay có lẽ, linh hồn có một nguồn gốc, bắt nguồn từ một nơi nào đó? Có rất nhiều câu hỏi, quá nhiều khả năng có thể xảy ra và sự luân hồi có thể một trong số đó.

Cậu bé thiên tài người Nga nói nếu mở khóa tượng Nhân sư Ai Cập, sự sống toàn nhân loại sẽ thay đổi
Sự luân hồi và hành trình của linh hồn, không chỉ trên Trái Đất, mà còn giữa các thiên thể khác nhau trong vũ trụ. (Ảnh: keywordsking.com)

Do đó, những gì Boriska kể lại rất có thể là ký ức từ một tiền kiếp trước đây trên sao Hỏa.

Công nghệ tiên tiến trên Sao Hỏa

Cậu bé thiên tài người Nga nói nếu mở khóa tượng Nhân sư Ai Cập, sự sống toàn nhân loại sẽ thay đổi
(Ảnh: Internet)

Boriska đã mô tả nhiều về những con tàu hiện đại trên sao Hỏa, các chủng sinh vật hành tinh khác nhau, công nghệ của họ và cuộc chiến từng xảy ra trong quá khứ. Cậu bé mô tả về những phi thuyền chạy bằng năng lượng ion và những con tàu khác có năng lượng cực mạnh. Người ở sao Hỏa không dùng dầu hay khí thiên nhiên do các động cơ của họ quá mạnh đến nỗi chẳng mấy chốc nguồn tài nguyên nơi đây cạn kiệt.

Khi được hỏi về UFO, cậu bé kể rằng mình thường thấy những chiếc hình giọt lệ hơn là hình chảo truyền thống.

Một chuyên gia đã hỏi Boriska vì sao tàu vũ trụ của con người thường bị rơi khi tới gần sao Hỏa.

Cậu trả lời, “Người sao Hỏa phát ra tín hiệu đặc biệt để phá hủy những vật thể chứa phóng xạ độc hại gây ra cho chúng tôi”.

Chiến tranh hạt nhân trên sao Hỏa

Cậu bé thiên tài người Nga nói nếu mở khóa tượng Nhân sư Ai Cập, sự sống toàn nhân loại sẽ thay đổi
Sao Hỏa từng xảy ra chiến tranh hạt nhân khốc liệt tàn phá môi trường và khí quyển cũng như con người, theo lời kể của Boriska. (Ảnh: shutterstock.com)

Theo Boriska, từng xảy ra nhiều cuộc chiến đẫm máu phá hủy nhiều thứ trên hành tinh Đỏ, hủy hoại bầu khí quyển và xáo trộn dân cư.

Cậu bé kể về loại công nghệ giúp gây nổ ở sao Mộc nhằm chuyển nó thành mặt trời thứ hai. Như vậy người ở đây sẽ có đủ nguồn năng lượng để dùng. Tuy nhiên trước khi công nghệ này được sử dụng, chiến tranh nổ ra và mọi thứ đã trở nên hỗn loạn. Tiểu thuyết gia Nicolai Levashov từng viết nhiều cuốn sách hay về vũ trụ và thiên hà, trong đó có đề cập tới chiến tranh trong các dải thiên hà từng nổ ra tại sao Hỏa kéo dài mấy ngàn năm trời.

Trong lần phỏng vấn đó có đoạn sau: “Chúng tôi không sợ chết, vì chúng tôi bất tử. Từng xảy ra một tai nạn thảm khốc trên sao Hỏa nơi tôi sinh ra và lớn lên. Những người như tôi vẫn còn sống ở đó. Chiến tranh hạt nhân đã xảy ra trên sao Hỏa, mọi thứ bị thiêu rụi, chỉ một vài người sống sót. Họ đã lại dựng nơi trú ẩn và tạo vũ khí mới”. “Mọi thứ đều thay đổi. Người sao Hỏa chủ yếu thở bằng carbon dioxide. Nếu họ bay tới Trái đất, chắc hẳn họ sẽ phải sà xuống những ống khói phả ra loại khí này”, Boriska chia sẻ. Vậy vì sao cậu từ sao Hỏa mà lại không cần carbon dioxide? – Tôi đang mang hình hài con người này, nên phải thở bằng oxy, nhưng các ông biết không, oxy khiến con người chóng già”, Boriska trả lời.

Nếu xét về kiến thức khoa học thông thường, quả thật hít thở oxy sẽ khiến con người già đi như lời cậu bé nói. Còn về vụ chiến tranh hạt nhân?

Theo TS John Brandenburg từ Đại học California, có đủ bằng chứng cho thấy ít nhất hai vụ nổ hạt nhân lớn từng xảy ra trên bề mặt Sao Hỏa trong quá khứ. Kết luận này được dựa trên dấu vết của các nguyên tố phóng xạ cùng các vết lõm (hố bom tiềm năng) trên bề mặt sao Hỏa. Nói cách khác, ông cho rằng Sao Hỏa từng có một nền văn minh có khả năng phát triển bom nguyên tử.

Dự ngôn về thế giới tương lai

Trước ngày 21/12/2012, từng có người hỏi “cậu bé Hỏa tinh” rằng liệu đó có phải là “ngày tận thế” của thế giới không? Cậu đã trả lời rằng:

“Ngày tận thế là điều không thể tránh được, tuy nhiên nó không phải diễn ra vào năm 2012. Điều này phải đợi sau khi một vị Thần vĩ đại chuyển sinh tại Trung Quốc hướng dẫn truyền đạo cho mọi người và đưa một số người trở về Thiên quốc rồi mới xảy ra. Chưa tới thời khắc đó thì loài người có thể sẽ vĩnh viễn không thể thức tỉnh. Chưa đến khi đại nạn cuối cùng xảy ra, chưa đến ngày tận thế, loài người có lẽ vĩnh viễn sẽ không hiểu được ý nghĩa quan trọng của hòa bình và tình yêu cũng như sứ mệnh của bản thân khi tới Trái Đất này. Tuy nhiên những người có trí tuệ, thiện lương và có kiến thức thâm sâu sẽ có được câu trả lời. Và hãy luôn ghi nhớ rằng, câu trả lời tìm được chỉ có thể xuất phát từ nội tâm”.

Năm 2012 đã qua từ lâu, và hiện chúng ta đang ở năm 2017. Cái ngày tận thế giả định vào 21/12/2012 đó đã không xảy ra. Nếu đúng như lời cậu nói, thì phải chăng “một vị Thần vĩ đại đã chuyển sinh tại Trung Quốc và hướng dẫn truyền đạo cho mọi người”?

Cậu bé thiên tài người Nga nói nếu mở khóa tượng Nhân sư Ai Cập, sự sống toàn nhân loại sẽ thay đổi
“Một vị Thần vĩ đại sẽ chuyển sinh tại Trung Quốc hướng dẫn truyền đạo cho mọi người và đưa một số người trở về Thiên quốc rồi mới xảy ra”. Ảnh: Zhen Shan ren Art Exhibition

Boriska chia sẻ: “Nơi cậu sinh ra cũng ở cùng trên một đường chân trời với nơi của vị Thần truyền đạo vĩ đại chuyển sinh ở Trung Quốc”.Cậu bé nói: “Tôi không biết tại sao tôi lại được sinh ra trên Trái Đất này, nhưng tôi tin rằng tôi cũng có sứ mệnh của bản thân giống như vị Thần vĩ đại kia khi chuyển sinh tới Trái Đất. Xin mọi người đừng lo lắng bởi Trung Quốc – quốc gia được Thần chọn là nơi chuyển sinh truyền đạo và làm công việc đó của mình, là một quốc gia có nền lịch sử vô cùng đặc biệt và kỳ diệu”.

Boriska cho hay, vào năm 2008 khi tới thời khắc của sự phục hưng, các hành tinh sẽ càng có nhiều “Người sao hỏa” chuyển sinh tới Trái Đất. Trên Trái Đất sẽ xảy ra việc trọng đại to lớn và những “người sao hỏa” khi giáng sinh tới nơi này có nhiệm vụ rất quan trọng. Họ có thể giúp con người Trái Đất đối phó với những đại nạn sắp xảy đến.

Những lời nói của Boriska không những làm chấn động giới khoa học mà còn gây ra những cuộc tranh luận trong các nhà thiên văn học. Lúc đó đã có rất nhiều kênh truyền thông tìm gặp cậu bé và mang theo những nghi ngờ của giới khoa học: “Cậu có chứng cứ hoặc lý do nào để có thể chứng minh những điều mình nói là sự thật?”

Boriska đã trả lời: “Đây chính là sự mù quáng của con người Trái Đất khi mà luôn cho rằng những điều mình nhìn thấy mới là chân lý, còn những điều không nhìn thấy thì đều là bịa đặt. Trước khi tất cả những đại nạn xảy ra trên Trái Đất này, con người Trái Đất đều không bao giờ tin nó có thể xảy ra, thế nhưng nó thực sự vẫn xảy ra. Những điều trước đây nhân loại không nhìn thấy đều trở thành chân lý, là điều có thực. Tuy nhiên vì mê mờ nên con người Trái Đất cứ luôn tự cho rằng bản thân mình là thông minh”.

Một đại nạn được đề cập đến trong Kinh Thánh đã từng xảy ra trong lịch sử Trái Đất là trận Đại Hồng Thủy mang tính toàn cầu.

Cậu bé còn nói:

“Các vị Thần vẫn luôn dõi theo con người nơi Trái Đất. Họ thông qua tâm linh để truyền tải những thông điệp cho mọi người, và trong đó cũng có rất nhiều quà tặng mà các vị Thần dành cho con người thế gian. Những món quà tặng đó bao gồm tình yêu thương, cũng bao gồm rất nhiều những tri thức của nhân loại, giống như những “Crop circle” (vòng tròn bí hiểm xuất hiện trên những cánh đồng lúa mì) đến 99% đều do các vị Thần lưu lại cho con người. Ẩn sâu trong đó có rất nhiều những tri thức cao thâm mà chỉ có những người có chỉ số IQ cao mới có thể giải thích được nó. Tuy nhiên có một số người trong xã hội nhân loại lại coi thường sự tồn tại của các vị Thần, còn cho rằng những người nghiên cứu về Thần Phật là mê tín, là bị bệnh. Con người thực sự không biết và không thể lý giải được một cách sâu sắc ý nghĩa vĩ đại thực sự của tình yêu thương mà Thần Phật đã dành cho nhân loại”.

Cậu bé thiên tài người Nga nói nếu mở khóa tượng Nhân sư Ai Cập, sự sống toàn nhân loại sẽ thay đổi
Các vị Thần vẫn luôn dõi theo con người nơi Trái Đất, dù cho con người có tin hay không. Ảnh pixnet.net

Những lời này của cậu bé làm chúng ta nhớ đến nhà vật lý học kiệt xuất Isaac Newton. Ông từng nói:

“Từ trật tự kỳ diệu của các thiên hệ, chúng ta không thể không thừa nhận những điều này chắc chắn được tạo nên bởi những sinh mệnh cao cấp toàn trí toàn năng. Tất cả vạn sự vạn vật dù là vô cơ hay hữu cơ trong vũ trụ đều là từ trí huệ toàn năng của những vị Chân Thần vĩnh sinh tạo nên. Người bao quát hết thảy, đại trí đại huệ; Người hiện hữu trong đại thiên thế giới sắp xếp có trật tự, bao la vô tận, tất cả đều theo chỉ ý của Ngài mà sáng tạo vạn vật, vận hành vạn vật, rồi đem sinh mệnh, hơi thở, vạn vật cấp cho con người; cuộc sống, động tác, tồn lưu của chúng ta, đều thuộc về Người. Vạn vật trong vũ trụ, tất nhiên là có một vị Thần toàn năng đang điều khiển và khống chế hết thảy. Ở dùng kính viễn vọng để tìm đến nơi tận cùng, tôi đã nhìn thấy dấu vết của Thần”.

Cậu bé thiên tài người Nga nói nếu mở khóa tượng Nhân sư Ai Cập, sự sống toàn nhân loại sẽ thay đổi
Issac Newton. (Ảnh: Wikipedia)

Ngày nay, nền văn minh vật chất của xã hội nhân loại dường như phát triển chưa từng có so với trước đây. “Tuy nhiên nếu con người Trái Đất vẫn tiếp tục ngày càng coi thường văn minh tinh thần như tình trạng hiện nay thì nền văn minh của Trái Đất sẽ bị hủy diệt”, Boriska nói.

Cậu bé Hỏa tinh còn bày tỏ:“Việc mọi người nghi ngờ lời nói của một đứa trẻ không phải lỗi của mọi người. Tuy nhiên mọi người không nên nghi ngờ những sự thật vốn có, và không thể phủ định hay nghi ngờ trên thế giới này liệu có Thần Phật hay không. Tôi tin rằng trong số những người thông minh sớm đã hiểu rằng xã hội nhân loại hiện nay là chủ nghĩa thực dụng. Tất cả khoa học kỹ thuật của con người Trái Đất, tất cả những vật chất bao quanh con người Trái Đất đều chỉ vận động xoay quanh tiền bạc. Rất nhiều người trên Trái Đất luôn cho rằng vũ khí nguyên tử là nguy hiểm nhất. Kỳ thực không phải vậy, điều nguy hiểm lớn nhất đó chính là “Commodity fetishism” (chủ nghĩa sùng bái vật chất)”.

Nhà vật lý học, thiên văn học nổi tiếng Hawking đã từng chia sẻ với các phương tiện truyền thông chính thức của Anh rằng: “Cho dù cậu bé hỏa tinh Boriska có thực sự tới từ sao Hỏa hay không, thì những kiến thức về vũ trụ và thiên văn của cậu thực sự vượt quá sự tưởng tượng của tôi. Tôi tin rằng tất cả những nhà khoa học nổi tiếng trên toàn thế giới mới có được những kiến thức như vậy. Chúng ta không thể coi thường những ý kiến bàn luận về vũ trụ và những dự ngôn về thế giới tương lai mà cậu bé đã đưa ra”.

Ngự Yên

Xem thêm:

Categories: Tài Liệu Tham Khảo | Leave a comment

Mỹ vẫn đứng đầu về sức mạnh quân sự, Việt Nam cũng ‘có hạng’

Mỹ vẫn đứng đầu về sức mạnh quân sự, Việt Nam cũng ‘có hạng’

Chia Sẻ

734
Hoa Kỳ và Nhật Bản là 2 nước trong số 25 nước có sức mạnh quân sự lớn nhất Thế giới.
Tổ chức Global Firepower đã đưa ra 50 yếu tố để xác định chỉ số xếp hạng Sức mạnh quân sự toàn cầu năm 2017 trên 133 quốc gia. Theo đó, Mỹ vẫn là nước có sức mạnh quân sự vượt trội so với phần còn lại của thế giới,Business Insider đưa tin.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từng nhấn mạnh sức mạnh quân sự của Mỹ trong năm đầu tiên ông nhậm chức, tuy nhiên, không chỉ Mỹ là nước duy nhất tìm cách mở rộng năng lực chiến trận. Giữa những năm 2012 – 2016, hoạt động mua bán vũ khí nhiều hơn bất kỳ giai đoạn 5 năm nào kể từ năm 1990.

Bảng xếp hạng đánh giá sự đa dạng trong kho vũ khí của mỗi quốc gia và đặc biệt chú ý tới nguồn nhân lực hiện có. Địa lý, năng lực hậu cần, nguồn tài nguyên sẵn có, và tình trạng của nền công nghiệp địa phương cũng là những yếu tố được tính đến trong các tiêu chí đánh giá sức mạnh quân sự.

Dù sức mạnh hạt nhân được tính thêm điểm cộng, kho vũ khí hạt nhân lại không được tính vào trong danh sách này.

Việt Nam cũng thuộc nhóm những nước mạnh về quân sự, được xếp hạng thứ 16 trong danh sách 25 quốc gia có chỉ số sức mạnh quân sự lớn nhất thế giới.

Xếp hạng 25 – Algeria – Chỉ số xếp hạng sức mạnh: 0.4366

Tổng dân số: 40,263,711

Tổng số nhân viên quân sự: 792,350

Tổng số máy bay: 502

Máy bay chiến đấu: 89

Xe tăng: 2.405

Khí tài hải quân: 85

Ngân sách quốc phòng: 10,6 tỷ USD

Những người lính Algerian tại Nhà máy khí đốt Tiguentourine, 944 dặm về phía đông nam thủ đô Algiers, 31/1/2013. (Hình ảnh: REUTERS/Louafi Larbi)

Xếp hạng 24 – Saudi Arabia – Chỉ số xếp hạng sức mạnh: 0.4302

Tổng dân số: 28,160,273

Tổng số nhân viên quân sự: 256,000

Tổng số máy bay: 790

Máy bay chiến đấu: 177

Xe tăng: 1,142

Khí tài hải quân: 55

Ngân sách quốc phòng: 56.7 tỷ USD

29/9/2015: Quân đội A rập Saudi tại căn cứ Nam Yemen, thành phố Aden. (Hình ảnh: Reuters)

Xếp hạng 23 – Triều Tiên – Chỉ số xếp hạng sức mạnh: 0.4218

Tổng dân số: 25,115,311

Tổng số nhân viên quân sự: 6,445,000

Tổng số máy bay: 944

Máy bay chiến đấu: 458

Xe tăng: 5,025

Khí tài hải quân: 967

Ngân sách quốc phòng: 7.5 tỷ USD

Hình ảnh: REUTERS/KCNA

Xếp hạng 22 – Úc – Chỉ số xếp hạng sức mạnh: 0.4072

Tổng dân số: 22,992,654

Tổng số nhân viên quân sự: 81,000

Tổng số máy bay: 465

Máy bay chiến đấu: 78

Xe tăng: 1,142

Khí tài hải quân: 59

Ngân sách quốc phòng: 24.1 tỷ USD

29/7/2014: Một lính Úc thuộc Tiểu đoàn 5, Trung đoàn Hoàng gia Úc trên bãi biển tấn công đổ bộ từ tàu USS Peleliu trong một cuộc tập trận quân sự đa quốc gia tại Căn cứ Hải quân Mỹ tại Hawaii. (Hình ảnh: Hugh Gentry/REUTERS)

Xếp hạng 21 – Iran – Chỉ số xếp hạng sức mạnh: 0.3933

Tổng dân số: 82,801,633

Tổng số nhân viên quân sự: 934,000

Tổng số máy bay: 477

Máy bay chiến đấu: 137

Xe tăng: 1,616

Khí tài hải quân: 398

Ngân sách quốc phòng: 6.3 tỷ USD

Hình ảnh: Reuters

Xếp hạng 20 – Thái Lan – Chỉ số xếp hạng sức mạnh: 0.3892

Tổng dân số: 68,200,824

Tổng số nhân viên quân sự: 627,425

Tổng số máy bay: 555

Máy bay chiến đấu: 76

Xe tăng: 737

Khí tài hải quân: 81

Ngân sách quốc phòng: 5.4 tỷ USD

Hình ảnh: REUTERS/Athit Perawongmetha

Xếp hạng 19 – Ba Lan – Chỉ số xếp hạng sức mạnh: 0.3831

Tổng dân số: 38,523,261

Tổng số nhân viên quân sự: 184,650

Tổng số máy bay: 465

Máy bay chiến đấu: 99

Xe tăng: 1,065

Khí tài hải quân: 83

Ngân sách quốc phòng: 9.4 tỷ USD

Hình ảnh: Kacper Pempel/Reuters

Xếp hạng 18 – Đài Loan – Chỉ số xếp hạng sức mạnh: 0.3765

Tổng dân số: 23,464,787

Tổng số nhân viên quân sự: 1,932,500

Tổng số máy bay: 850

Máy bay chiến đấu: 286

Xe tăng: 2,005

Khí tài hải quân: 87

Ngân sách quốc phòng: 10.7 tỷ USD

Hình ành: Reuters

Xếp hạng 17 – Brazil – Chỉ số xếp hạng sức mạnh: 0.3654

Tổng dân số: 205,823,665

Tổng số nhân viên quân sự: 1,987,000

Tổng số máy bay: 697

Máy bay chiến đấu: 43

Xe tăng: 469

Khí tài hải quân: 110

Ngân sách quốc phòng: 24.5 tỷ USD

Hình ảnh: REUTERS/Ricardo Moraes

Xếp hạng 16 – Việt Nam – Chỉ số xếp hạng sức mạnh: 0.3587

Tổng dân số: 95,261,021

Tổng số nhân viên quân sự: 5,488,500

Tổng số máy bay: 278

Máy bay chiến đấu: 76

Xe tăng: 1,545

Khí tài hải quân: 65

Ngân sách quốc phòng: 3.4 tỷ USD

Hình ảnh: EUTERS/Kham

Xếp hạng 15 – Israel – Chỉ số xếp hạng sức mạnh: 0.3476

Tổng dân số: 8,174,527

Tổng số nhân viên quân sự: 718,250

Tổng số máy bay: 652

Máy bay chiến đấu: 243

Xe tăng: 2,620

Khí tài hải quân: 65

Ngân sách quốc phòng: 15.5 tỷ USD

Hình ảnh: Ariel Schalit/AP

Xếp hạng 14 – Indonesia – Chỉ số xếp hạng sức mạnh: 0.3347

Tổng dân số: 258,316,051

Tổng số nhân viên quân sự: 975,750

Tổng số máy bay: 441

Máy bay chiến đấu: 39

Xe tăng: 418

Khí tài hải quân: 221

Ngân sách quốc phòng: 6.9 tỷ USD

Hình ảnh: Beawiharta Beawiharta/REUTERS

Xếp hạng 13 – Pakistan – Chỉ số xếp hạng sức mạnh: 0.3287

Tổng dân số: 201,995,540

Tổng số nhân viên quân sự: 919,000

Tổng số máy bay: 951

Máy bay chiến đấu: 301

Xe tăng: 2,924

Khí tài hải quân: 197

Ngân sách quốc phòng: 7 tỷ USD

Hình ảnh: Mohsin Raza/Reuters

Xếp hạng 12 – Hàn Quốc – Chỉ số xếp hạng sức mạnh: 0.2741

Tổng dân số: 50,924,172

Tổng số nhân viên quân sự: 5,829,750

Tổng số máy bay: 1,477

Máy bay chiến đấu: 406

Xe tăng: 2,654

Khí tài hải quân: 166

Ngân sách quốc phòng: 43.8 tỷ USD

Hình ảnh: AP

Xếp hạng 11 – Italy – Chỉ số xếp hạng sức mạnh: 0.2694

Tổng dân số: 62,007,540

Tổng số nhân viên quân sự: 267,500

Tổng số máy bay: 822

Máy bay chiến đấu: 79

Xe tăng: 200

Khí tài hải quân: 143

Ngân sách quốc phòng: 34 tỷ USD

Hình ảnh: REUTERS/Fadi Ghalioum

Xếp hạng 10 – Ai Cập – Chỉ số xếp hạng sức mạnh: 0.2676

Tổng dân số: 94,666,993

Tổng số nhân viên quân sự: 1,329,250

Tổng số máy bay: 1,132

Máy bay chiến đấu: 337

Xe tăng: 4,110

Khí tài hải quân: 319

Ngân sách quốc phòng: 4.4 tỷ USD

Hình ảnh: AP

Xếp hạng 9 – Đức – Chỉ số xếp hạng sức mạnh: 0.2609

Tổng dân số: 80,722,792

Tổng số nhân viên quân sự: 210,000

Tổng số máy bay: 698

Máy bay chiến đấu: 92

Xe tăng: 543

Khí tài hải quân: 81

Ngân sách quốc phòng: 39.2 tỷ USD

Hình ảnh: REUTERS/Fabrizio Bensch

Xếp hạng 8 – Thổ Nhĩ Kỳ – Chỉ số xếp hạng sức mạnh: 0.2491

Tổng dân số: 80,274,604

Tổng số nhân viên quân sự: 743,415

Tổng số máy bay: 1,018

Máy bay chiến đấu: 207

Xe tăng: 2,445

Khí tài hải quân: 194

Ngân sách quốc phòng: 8.2 tỷ USD

Hình ảnh: Umit Bektas/Reuters

Xếp hạng 7 – Nhật Bản – Chỉ số xếp hạng sức mạnh: 0.2137

Tổng dân số: 126,702,133

Tổng số nhân viên quân sự: 311,875

Tổng số máy bay: 1,594

Máy bay chiến đấu: 288

Xe tăng: 700

Khí tài hải quân: 131

Ngân sách quốc phòng: 43.8 tỷ USD

Hình ảnh: Yuya Shino/REUTERS

 

Xếp hạng 6 – Vương quốc Anh – Chỉ số xếp hạng sức mạnh: 0.2131

Tổng dân số: 64,430,428

Tổng số nhân viên quân sự: 232,675

Tổng số máy bay: 856

Máy bay chiến đấu: 88

Xe tăng: 249

Khí tài hải quân: 76

Ngân sách quốc phòng: 45.7 tỷ USD

Hình ảnh: Sgt. Seth Plagenza/US Army

 

Xếp hạng 5 – Pháp – Chỉ số xếp hạng sức mạnh: 0.1914

Tổng dân số: 66,836,154

Tổng số nhân viên quân sự: 387,635

Tổng số máy bay: 1,305

Máy bay chiến đấu: 296

Xe tăng: 406

Khí tài hải quân: 118

Ngân sách quốc phòng: 35 tỷ USD

Hình ảnh: AP

Xếp hạng 4 – Ấn Độ – Chỉ số xếp hạng sức mạnh: 0.1593

Tổng dân số: 1,266,883,598

Tổng số nhân viên quân sự: 4,207,250

Tổng số máy bay: 2,102

Máy bay chiến đấu: 676

Xe tăng: 4,426

Khí tài hải quân: 295

Ngân sách quốc phòng: 51 tỷ USD

Hình ảnh: AP

 

Xếp hạng 3 – Trung Quốc – Chỉ số xếp hạng sức mạnh: 0.0945

Tổng dân số: 1,373,541,278

Tổng số nhân viên quân sự: 3,712,500

Tổng số máy bay: 2,955

Máy bay chiến đấu: 1,271

Xe tăng: 6,457

Khí tài hải quân: 714

Ngân sách quốc phòng: 161.7 tỷ USD

Hình ảnh: Reuters/Stringer

 

Xếp hạng 2 – Nga – Chỉ số xếp hạng sức mạnh: 0.0929

Tổng dân số: 142,355,415

Tổng số nhân viên quân sự: 3,371,027

Tổng số máy bay: 3,794

Máy bay chiến đấu: 806

Xe tăng: 20,216

Khí tài hải quân: 352

Ngân sách quốc phòng: 44.6 tỷ USD

Hình ảnh: REUTERS/Mikhail Klimentyev/RIA Novosti/Kremlin

Xếp hạng 1 – Mỹ – Chỉ số xếp hạng sức mạnh: 0.0857

Tổng dân số: 323,995,528

Tổng số nhân viên quân sự: 2,363,675

Tổng số máy bay: 13,762

Máy bay chiến đấu:  2,296

Xe tăng: 5,884

Khí tài hải quân: 415

Ngân sách quốc phòng: 587.8 tỷ USD

Hình ảnh: Lance Cpl. Kathryn Howard/Released
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Blog at WordPress.com.