Monthly Archives: March 2018

Điểm lại các diễn biến mới ở Biển Đông

Điểm lại các diễn biến mới ở Biển Đông

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte khai trương tàu tuần tra do Nhật Bản chế tạo cho hải quân nước nàyBản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionTổng thống Philippines khai trương tàu tuần tra do Nhật Bản chế tạo cho hải quân nước này

Ngay sau khi các không ảnh chụp từ vệ tinh được công bố cho thấy Việt Nam đang làm công việc cải tạo Đá Lát thuộc quần đảo Trường Sa, một số nước đã đưa ra phản ứng.

Nhanh nhất là Trung Quốc, quốc gia tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông. Như thường lệ, Trung Quốc khẳng định chủ quyền “không thể chối cãi” với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời yêu cầu Việt Nam “dừng ngay việc xâm chiếm và xây dựng trái phép, không có các hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình”.

Đá Lát, một bãi đá ngầm, nằm cách đảo Trường Sa Lớn cũng do Việt Nam kiểm soát khoảng 15 hải lý về phía Tây.

Trên Đá Lát hiện Việt Nam đã có một hải đăng và một trạm gác nhỏ.

Cho tới nay, Việt Nam chưa có phản ứng gì trước các động thái nói trên.

Sau Trung Quốc, Hoa Kỳ lên tiếng kêu gọi Việt Nam và các quốc gia khác không cơi nới cải tạo cũng như không quân sự hóa Biển Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Elizabeth Trudeau nói với các phóng viên ở Washington DC rằng Hoa Kỳ nắm được thông tin về việc cải tạo bãi đá của Việt Nam.

Đá Lát trước và sau ngày 30/11/2016 - hình chụp từ vệ tinhBản quyền hình ảnhPLANETLABS
Image captionĐá Lát trước và sau ngày 30/11/2016 – hình chụp từ vệ tinh

Bà Trudeau nói: “Chúng tôi thường xuyên cảnh báo rằng hoạt động cải tạo và quân sự hóa các khu vực tranh chấp tại Biển Đông có nguy cơ sẽ làm tình hình bất ổn leo thang. Chúng tôi kêu gọi các bên có biện pháp giảm căng thẳng và giải quyết khác biệt một cách hòa bình”.

Philippines ‘tránh hợp tác’

Hoa Kỳ đang phải xem xét cảnh báo của Philippines rằng Manila sẽ không chấp thuận cho Hoa Kỳ sử dụng lãnh thổ để tiến hành các hoạt động tuần tra thường kỳ ở Biển Đông.

Theo thỏa thuận quốc phòng giữa hai bên ký năm 2014, các tàu chiến, tàu ngầm và chiến đấu cơ của Mỹ có thể tiếp cận một số căn cứ quân sự của Philippines.

Tuy nhiên Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana nói thay vì nước này, Hoa Kỳ nên chuyển sang sử dụng Guam hay Okinawa ở Nhật Bản cho các hoạt động ở Biển Đông.

Ông nói quân Mỹ vẫn có thể tiếp dầu hay tiếp vận ở Philippines, nhưng chỉ sau khi đã xong nhiệm vụ.

Phát ngôn viên Elizabeth Trudeau từ chối bình luận về phát biểu này của ông Lorenzana, nhưng bà khẳng định rằng Hoa Kỳ cam kết duy trì tự do hàng hải và “chúng tôi sẽ bay, sẽ lưu thông bất cứ đâu trong hải phận quốc tế và chúng tôi sẽ tiếp tục làm công việc này”.

Một mặt Philippines tỏ ra ngày càng xích lại Trung Quốc, mặt khác nước này vẫn không thể không dựa vào trợ giúp của Washington. Mới nhất hôm 9/12, hải quân Philippines đã nhận tàu đã qua sử dụng thứ ba từ lực lượng tuần duyên Mỹ.

Trung Quốc cảnh báo Anh

Tàu Coconut Princess đưa khách ra Hoàng SaBản quyền hình ảnhXINHUA
Image captionTàu Coconut Princess đưa khách ra Hoàng Sa

Trong khi đó, thông tin một nước phương Tây khác là Anh quốc lên kế hoạch tuần tra ở Biển Hoa Đông và Biển Đông đã làm Trung Quốc giận dữ.

London mới thông báo sẽ điều bốn chiến đấu cơ Typhoon tới Nhật tập huấn và các chiến đấu cơ này sẽ tuần tra trên các vùng biển nói trên.

Đại sứ Anh tại Mỹ, Kim Darroch, tuần trước cho hay chính phủ Anh đang chuẩn bị tuần tra bảo đảm tự do hàng hải có sự tham gia của tuần dương mẫu hạm mới HMS Queen Elizabeth khi chiếc này được đưa vào hoạt động năm 2020.

Ông nói Anh quốc chia sẻ các mục tiêu bảo đảm tự do hàng hải của Mỹ trong các vùng biển quốc tế.

Phát biểu của Sir Kim Darroch khiến Tân Hoa Xã phản ứng bằng bài xã luận trong đó cảnh báo Anh quốc không nên làm phức tạp thêm tình hình.

Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc nói: “Nếu chiến đấu cơ Anh tham gia hoạt động gọi là ‘tự do hàng hải’ ở Nam Hải (Biển Đông) thì điều này sẽ chỉ làm phức tạp thêm tình hình và tăng áp lực lên quan hệ Trung-Anh”.

Trung Quốc trong khi đó đưa tàu du lịch thứ hai vào khai thác chặng tham quan Hoàng Sa.

Tàu thứ nhất Coconut Princess chở khách từ Hải Nam tới Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Tây Sa, từ tháng 4/2013, tới nay đã đạt 23.000 lượt khách.

Tàu mới tên là Nam Hải Chi Mãnh cuối tháng 12 này sẽ khai trương tour du lịch từ Tam Á tới ba đảo thuộc Hoàng Sa kéo dài bốn ngày với giá từ 580-1.450 đôla/người.

Advertisement
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Cửa nhà và xe của ông Skripal ‘dính Novichok’

Cửa nhà và xe của ông Skripal ‘dính Novichok’

Vụ SkripalBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionChừng 250 nhân viên cảnh sát chống khủng bố vẫn đang điều tra vụ dùng vũ khí hóa học đầu độc ông Skripal và con gái ở Salisbury
Nhà SkripalBản quyền hình ảnhEPA
Image captionNắm đấm cửa nhà ông Skripal ‘dính lượng hóa chất cao’, theo cảnh sát Anh

Nắm đấm cửa nhà ông Sergei Skripal “có lượng hóa chất dính tập trung cao do bị bôi vào đó”, theo phóng viên an ninh của BBC Gordon Corera.

Cảnh sát Anh vừa nói cửa ra vào nhà ông Skripal và chiếc xe BMW là những nơi bị dính nhiều nhất hóa chất, loại chính phủ Anh cho là Novichok.

Câu hỏi nay là những ai gây ra việc đưa hóa chất tới hai điểm này.

Một số báo Anh nói chính quyền sẽ phải “tìm ra nhóm sát thủ”.

Phía Anh nói đây là chất thuộc loại chất độc hóa học dùng vào mục tiêu quân sự do Liên Xô sản xuất trước đây.

Moscow bác bỏ cáo buộc rằng họ đứng đằng sau vụ việc.

Đến nay, tổng cộng 27 quốc gia châu Âu và Hoa Kỳ đã ủng hộ Anh và tuyên bố trục xuất hơn 140 nhà ngoại giao Nga.

Vẫn hôn mê

BMWBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionChiếc xe BMW của ông Sergei Skripal có dính chất Novichok, theo cảnh sát Anh

Cả ông Skripal và con gái Yulia, từ Moscow đến thăm cha, đã bị trúng chất độc thần kinh hôm 04 tháng 3 và hiện vẫn hôn mê.

Tuy nhiên, sang ngày 29/03, có tin nói cô Yulia đã “phục hồi nhanh” tuy vẫn ở trong bệnh viện.

Nato trục xuất bảy nhà ngoại giao Nga

Vụ dùng chất độc thần kinh ở Anh thật ‘táo tợn’

Nga phải ‘giải thích’ về vụ đánh độc Skripal

Jeremy Corbyn: ‘Đừng kết luận vội vã vụ Skripal’

Chừng 250 nhân viên cảnh sát chống khủng bố vẫn đang điều tra vụ này.

Họ đã và đang kiểm tra lại 5000 giờ video từ camera trong thành phố Salisbury, cùng 1350 đồ vật.

Họ sẽ còn cần vài tuần, hoặc thậm chí vài tháng nữa để hoàn tất công việc này, theo Trợ lý phó cảnh sát trưởng Dean Haydon.

Cảnh sát Anh nay xác định rằng nguy cơ dính chất độc này ở các nơi khác, ngoài căn nhà và chiếc xe của ông Skripal, đã còn rất nhỏ.

Một quán bia và nhà hàng trong thành phố cũng là nơi được điều tra vì ông Skripal và con gái đã đến đó trước khi bị ngất và bất tỉnh trên ghế ngoài một khu thương xá.

Ông Sergei Skripal và con gái Yulia, ở Salisbury, được phát hiện trong tình trạng bất tỉnh trên ghế nghỉ trong một trung tâm mua sắm ở Salisbury.Bản quyền hình ảnhREX FEATURES
Image captionÔng Sergei Skripal và con gái Yulia trước khi bị trúng chất độc thần kinh ở Salisbury, thành phố yên lặng vùng Wiltshire của Anh
Nhà hàng ZizziBản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionNhà hàng Zizzi bị tạm phong tỏa với nhiều cảnh sát đứng ngoài trong mấy hôm đầu sau vụ việc ngày 4/03

Chủ đề liên quan

Tin liên quan

  • 180 quân Anh điều tra vụ đại tá Nga bị đánh chất độc
    9 tháng 3 2018
  • Nato trục xuất bảy nhà ngoại giao Nga
    28 tháng 3 2018
  • Anh trả đũa Nga ra sao vì vụ đầu độc điệp viên?
    14 tháng 3 2018
  • Mỹ trừng phạt 19 người Nga can thiệp vào bầu cử
    15 tháng 3 2018
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

VN chỉ đủ sức đánh ‘dập mũi’ TQ nếu xung đột

VN chỉ đủ sức đánh ‘dập mũi’ TQ nếu xung đột

Hải quân Việt Nam diễu binh trong buổi lễ tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 11/2017Bản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM/AFP/GETTY IMAGES
Image captionHải quân Việt Nam diễu binh trong buổi lễ tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 11/2017

Quân đội Việt Nam thoạt đầu có thể khiến Trung Quốc ‘dập mũi’ trong đụng độ ngắn trên Biển Đông, nhưng sẽ thất bại nếu lâm vào xung đột cường độ cao và kéo dài.

Đó là nhận định của ông Prashanth Parameswaran, biên tập viên cao cấp của The Diplomat, tạp chí chuyên về an ninh và chính sách đối ngoại châu Á – Thái Bình Dương.

Trong email trả lời BBC hôm 28/3, ông Parameswaran cho rằng với tiềm lực quân sự quá khiêm tốn trước Trung Quốc, Việt Nam chỉ có thể cầm giữ trong cuộc đối đầu ngắn.

Thế nhưng, theo ông, xác suất một cuộc xung đột quân sự cường độ cao kéo dài là rất khó xảy ra giữa hai nước.

Thay vào đó, có thể chỉ là một cuộc đối đầu trên biển tương tự như hồi tháng 5/2014 sau khi Trung Quốc đặt giàn khoan dầu HD 981.

TQ rầm rộ đưa hơn 40 tàu vào Biển Đông

VN ở thế ‘tiến thoái lưỡng nan’ sau Cá Rồng Đỏ?

Việt Nam ‘bỏ Cá Rồng Đỏ’ ở Biển Đông

Liệu kịch bản đụng độ hè 2014 có xảy ra vào hè 2018?Bản quyền hình ảnhLE QUANG NHAT/AFP/GETTY IMAGE
Image captionLiệu kịch bản đụng độ mùa hè 2014 có xảy ra vào mùa hè 2018?

Đồng tình với quan điểm này, Derek Grossman, nhà nghiên cứu quốc phòng của Rand Corporation, nói với BBC hôm 29/3:

“Có lẽ kịch bản có khả năng xảy ra nhất là một sự đụng độ giữa thuyền đánh cá dẫn đến sự can thiệp của cảnh sát biển Trung Quốc và Việt Nam, và có thể leo thang từ đó,”

Tuy nhiên, nếu Bắc Kinh quyết định tăng sức ép, Việt Nam sẽ gặp rắc rối khi phải tiến hành và duy trì tác chiến trên Biển Đông.

Lý do là Việt Nam có quá ít, thậm chí không có kinh nghiệm, hoạt động trong khu vực cả trên không và trên biển, ông Grossman, người từng phụ trách thông tin về an ninh châu Á Thái Bình Dương tại Lầu Năm Góc, nhận định.

Không quân TQ ‘sẵn sàng cho chiến tranh’ ở Biển Đông

Quân đội Việt Nam có những đặc điểm gì?

Trong bài viết với tiêu đề “Quân đội Việt Nam có thể chống chọi trước Trung Quốc trên Biển Đông?” hồi 1/2018, ông Grossman phân tích cụ thể những điểm mạnh và yếu của Việt Nam, trước khả năng xung đột quân sự với Trung Quốc.

Đầu tiên, các tướng lĩnh Việt Nam vẫn muốn đem chiến lược chiến tranh du kích và khái niệm “cuộc chiến toàn dân” trên đất liền áp dụng vào chiến lược tác chiến trên không và trên biển, Grossman phân tích.

Tuy chiến lược này có một số điểm mạnh vì lợi thế địa lý bờ biển Việt Nam, chiến lược tác chiến trên không và ngoài biển khơi lại còn rất sơ sài, chưa có tiến bộ gì.

Thứ hai, nguồn quân lực của quân đội còn tập trung quá nhiều vào lục quân.

Hải quân Việt Nam chỉ có 40 nghìn quân, và binh chủng Phòng không và Không quân ở con số 30 nghìn, kể từ 2009.

Phi công TQBản quyền hình ảnhXINHUA
Image captionTân Hoa Xã tung ra các ảnh chụp đợt diễn tập gồm không quân và hải quân của TQ ở Biển Đông vào cuối tháng 3/2018 trong lúc có nhà quan sát sẽ diễn tập ‘hàng tháng’ tại vùng biển này

Trong khi đó, lục quân vẫn đông nhất, khoảng 400.000 người, theo một báo cáo năm 2017.

Cuối cùng là khả năng Nhận thức Vấn đề Vùng Biển (Maritime Domain Awareness) và tương tác giữa các hệ thống quân sự tương đối thấp. Khả năng tình báo và khai thác thông tin trên biển của Việt Nam vẫn còn kém.

Thêm vào đó, vì khoản ngân sách khiêm tốn, Việt Nam sở hữu một hệ thống vũ khí “đa chủng loại” từ nhiều quốc gia khác nhau, dẫn đến tương tác giữa các thiết bị không hiệu quả.

Tuy nhiên, Derek Grossman đánh giá Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể và đúng hướng trong việc hiện đại hóa quân sự trong nhiều năm qua.

Theo ông, việc Việt Nam tăng ngân sách quốc phòng từ khoảng 4 tỷ đô la lên 6,2 tỷ đô la vào 2020, và đây là chỉ dấu họ nỗ lực tập trung hiện đại hóa quân sự.

Thêm vào đó, việc mua 6 tàu ngầm lớp Kilo của Nga và một phi cơ chiến đấu đa năng Sukhoi và xây dựng hệ thống tên lửa đối hạm (ASCM), và nhiều thiết bị phòng thủ khác, Việt Nam cho thấy có thể gây ra thiệt hại không nhỏ cho Trung quốc nếu xảy ra đụng độ.

Hàng chục tàu chiến cùng một hàng không mẫu hạm Trung Quốc tập trận ở Biển Đông hôm 26/3.Bản quyền hình ảnhXINHUA/GETTY
Image captionHàng chục tàu chiến cùng một hàng không mẫu hạm Trung Quốc bắt đầu vào tập trận ở Biển Đông, theo Tân Hoa Xã hôm 26/3. Hình tàu Liêu Ninh chỉ có tính minh họa

“Tôi thực sự nghĩ rằng Việt Nam đang có tất cả các bước đi đúng đắn trong việc hiện đại hóa quân sự,” Derek Grossman nói với BBC Tiếng Việt.

“Thực tế khắc nghiệt là Việt Nam không thể làm được nhiều, một quyền lực hạng trung, so với nguồn lực khổng lồ của Trung Quốc. Và Việt Nam tất nhiên hiểu rất rõ điều này.”

Ngân sách quốc phòng của Việt Nam, ước tính khoảng 5-6 tỷ đôla, chỉ là “chú lùn” so với ngân sách ước tính 175 tỷ đôla của Trung Quốc, theo ông Grossman.

Còn ông Prashanth Parameswaran thì cho rằng:

“Thách thức chính đối với Việt Nam bây giờ là sự kiểm soát của Trung Quốc ở Biển Đông đang diễn ra nhanh hơn nhiều so với các nỗ lực xây dựng năng lực phòng thủ bằng quân sự của các nước còn lại.”

Cả Grossman và Parameswaran cho rằng phương án tốt nhất mà Việt Nam vẫn đang nỗ lực làm là xây dựng các mối quan hệ đối tác quốc phòng với các quốc gia có thể hỗ trợ Việt Nam.

Trên boong tàu USS Carl Vinson

TQ ‘không vui’ với chuyến thăm VN của USS Carl Vinson?

Quan hệ quân sự Mỹ – Việt đang ‘trưởng thành’

Có thể không nhất thiết phải hỗ trợ về mặt quân sự nhưng ít nhất về mặt ngoại giao, tạo vị thế cho Việt Nam thuyết phục Trung Quốc thoái trào.

Việt Nam cũng tìm cách gia tăng mối quan hệ đối tác với các nước thành viên thuộc nhóm Tứ Cường (Quad), bao gồm Mỹ, Úc, Ấn Độ và Nhật Bản.

Derek Grossman cũng đưa ra một số đề nghị mà Hoa Kỳ có thể hỗ trợ Việt Nam tuy nhiên, cảnh báo Việt Nam sẽ không sẵn sàng tiếp nhận, vì Hà Nội vẫn còn thái độ ngờ vực đối với Hoa Kỳ và luôn lưỡng lự không muốn có những hành động khiêu khích Trung Quốc.

Trung Quốc tung ra các ảnh chụp đợt diễn tập gồm không quân và hải quân ở Biển Đông vào cuối tháng 3/2018, khiến có nhà quan sát bình luận rằng Trung Quốc sẽ diễn tập ‘hàng tháng’ tại vùng biển này, chứ không chỉ hàng năm như trước.

Báo Anh cũng đưa tin về ‘cuộc diễn tập lớn chưa từng có’ của Hải quân Trung Quốc ở Biển Đông sau khi Bộ trưởng Gavin Williamson tuyên bố chiến hạm HMS Sutherland của Anh có kế hoạch tuần tra để bảo vệ tự do hàng hải ở vùng biển này.

Các sự kiện này xảy ra sau khi Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson vào thăm Đà Nẵng đầu tháng 3 năm nay như một dấu hiệu quan hệ quốc phòng Mỹ – Việt tiến triển hơn trước.

Xem thêm chủ đề biển đảo:

TQ-VN sẽ ‘kiểm soát bất đồng ở Biển Đông’

Chiến lược của VN ở Biển Đông là gì?

Asean lo ngại về TQ ở Biển Đông

Vì sao quốc tế khó dùng tên ‘Biển Đông’?

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Phật pháp và những vòng tròn ở Kathmandu

Phật pháp và những vòng tròn ở Kathmandu

Peter Stuckings/Getty ImagesBản quyền hình ảnhPETER STUCKINGS/GETTY IMAGES

Hình tròn không được coi trọng lắm. Chúng là hạng cùng đinh trong hình học, là kẻ lạc lõng trong thế giới của những hình vuông.

Văn hóa phương Tây không mấy ca tụng hình tròn. Nếu chúng ta mắc kẹt trong một dự án, chúng ta sẽ được khuyên là hãy ngừng đi lòng vòng.

Ở Hàn Quốc, tuổi được tính bằng ‘số lần ăn súp’

Thế giới ngầm dưới lòng Buenos Aires

Phong cách sống trễ nải của người Croatia

Những lời phê bình như vậy khiến đầu óc của chúng ta quay cuồng, do đó chúng ta phản ứng, như cách nói của người Mỹ, bằng cách kết thành một vòng tròn để tự vệ.

“Đất Phật”

Đường thẳng và góc vuông thì tốt.

Chúng ta được dạy rằng hãy cứ thẳng một đường mà đi, hãy đứng thẳng và hãy đứng bắn thẳng hay có lẽ là một mũi tên thẳng. Dù là cách nào đi nữa, điều thiết yếu là chúng ta phải suy nghĩ ngay thẳng.

Trong một thời gian dài, tôi cũng bị mắc vào thành kiến đối với hình tròn.

Mặc dù tôi thường đứng thẳng, bắn thẳng, nhưng tôi lại đổ lỗi là mình đã đi đường vòng cho nên mới có những khiếm khuyết cá nhân. Không bao giờ trong đầu tôi có ý nghĩ rằng hình tròn là tốt.

Thế rồi tôi phát hiện ra Boudhanath.

Có nghĩa là ‘đất Phật’, Boudhanath (hay gọi tắt là Boudha), là một ngôi làng nép mình vào bên trong thành phố Kathmandu trải rộng của Nepal.

Peter Stuckings/Getty ImagesBản quyền hình ảnhPETER STUCKINGS/GETTY IMAGES
Image captionBoudhanath là trái tim Phật giáo ở Kathmandu

Nơi đây là trái tim Phật giáo rộng lớn và hào phóng của thành phố, nơi cư trú của hàng chục ngàn người dân Tây Tạng và hàng trăm người phương Tây thực tập tâm linh.

Tuy nay đã trở thành một phần của Kathmandu nhưng làng Boudha vẫn giữ được nét phóng khoáng vốn có của một ngôi làng.

Mộ Thành Cát Tư Hãn: Bí ẩn không thể tìm ra?

Kumamoto, tòa thành định hình lịch sử Nhật Bản

Quê hương Stalin đối phó mối đe dọa từ Nga

Khi lần đầu tôi đặt chân đến đây và kéo va li trên vỉa hè đá sỏi (bánh xe của va li quay vòng vòng), tôi ngay lập tức bị ấn tượng trước mức độ hiện diện của hình tròn ở nơi này.

Ở bất cứ nơi nào tôi cũng thấy hình tròn. Cuộc sống ở đây quay xung quanh một viên kẹo dẻo khổng lồ theo đúng nghĩa đen. Vâng, đối với tôi nó trông giống như thế.

Thật ra, đó là một chiếc tháp stupa, một khối ụ màu trắng khổng lồ mà trên đỉnh có một ngọn tháp vàng lấp lánh và cặp mắt nhìn thấu nhân gian của Đức Phật được vẽ bằng những màu sáng.

Hình tròn trong Phật giáo

Tất cả các tháp stupa đều tượng trưng cho Tuệ giác của Đức Phật, và đi vòng quanh tháp được tin là sẽ đưa chúng ta đến gần hơn đến sự Giác ngộ.

Vào bất cứ thời khắc nào trong ngày cũng có hàng trăm người đi vòng quanh tháp stupa, vừa đi vừa tụng kinh vừa lần chuỗi hạt mala và xoay bánh xe chuyển pháp luân, những bánh xe hình trụ làm bằng gỗ và kim loại có khắc những bản kinh Phật.

Sau mỗi lần gảy tay, bánh xe chuyển pháp luân lại quay vòng trong khi các tín đồ đi vòng quanh.

Các Phật tử chuộng các thứ hình tròn, gồm mạn đà la, tức hình vẽ vũ trụ theo hình tròn, bánh xe chuyển pháp luân, tháp stupa.

Có lẽ đó là lý do vì sao mà, theo lời một tín đồ người Mỹ cải sang đạo Phật nói với tôi, các vị lạt ma ở làng Boudha nổi tiếng là hay chậm trễ. Nếu mọi thứ đều là hình tròn, kể cả thời gian thì việc đúng giờ chỉ là vấn đề của cách chúng ta nhìn nhận. Anh có thể rất trễ hoặc rất sớm. Tất cả tùy vào cách anh nhìn nhận nó.

PRAKASH MATHEMA/Getty ImagesBản quyền hình ảnhPRAKASH MATHEMA/GETTY IMAGES
Image captionTrong suốt cả ngày, dòng người cứ đi vòng quanh stupa Boudhanath, lầm rầm tụng kinh và lần tràng hạt

Một thuyết trung tâm của đạo Phật, cũng như của đạo Hindu, là samsara, tức là luân hồi, một chuỗi dài gần như vô hạn các kiếp sinh và tái sinh mà con người chỉ có thể thoát khỏi vòng luân hồi đó nếu đạt đến cảnh giới Niết bàn.

Ngôi làng nơi lưng chừng núi ở Iran

Thị trấn với những bức tường gắn đầy kim cương ở Đức

Lithuania: Ngọn đồi Thánh giá và biểu tượng niềm tin

Các tôn giáo khác cũng có các triết lý liên quan đến hình tròn. Chẳng hạn như các giáo sỹ uốn mình của dòng Hồi giáo Sufi, khi họ uốn người qua lại họ được cho là đến gần hơn với Thánh Allah.

Bánh xe lịch sử

Cũng giống như nhiều người Tây phương khác, tôi quan niệm thời gian và lịch sử theo đường thẳng. Tôi hình dung dòng thời gian là kiểu đường thẳng có các sự kiện mà tôi phải học trong giờ lịch sử ở trung học: một đường thẳng bắt đầu ở điểm A và kết thúc ở điểm B.

Tuy nhiên, nhiều nền văn hóa lại không nghĩ như vậy. Họ xem thời gian, và vũ trụ, là hình tròn. Nó được gọi là Bánh xe Thời gian, hay Bánh xe lịch sử, và bánh xe này xuất hiện trong rất nhiều nền văn hóa đa dạng đến ngạc nhiên, từ người da đỏ Q’ero ở Peru cho đến người da đỏ Hopi ở Arizona và triết lý của Friedrich Nietzsche, người đưa ra khái niệm ‘lặp đi lặp lại mãi mãi’. Nietzsche tin rằng cuộc đời của chúng ta sẽ lặp lại một cách y hệt như vậy với số lần vô hạn.

Khi mỗi ngày và mỗi tuần ở Boudha trôi qua, suy nghĩ theo đường thẳng của tôi đã bắt đầu thay đổi và uốn cong. Nó không hề dễ dàng, nhưng may mắn là tôi có được sự giúp đỡ từ người bạn, James Hopkins – người từng làm cho ngân hàng đầu tư sau trở thành một Phật tử và đã cư trú lâu năm ở làng Boudha.

NurPhoto/Getty ImagesBản quyền hình ảnhNURPHOTO/GETTY IMAGES
Image captionMỗi lần lắc cổ tay là luân xa cầu nguyện lại quay quay trong lúc người cầu nguyện cứ đi vòng vòng

Một ngày nọ, trong bữa ăn sáng, tôi thú nhận với Hopkins rằng tôi gặp khó khăn trong việc đi theo vòng tròn. Tôi mới vừa mua vòng theo dõi sức khỏe Fibit và tâm trí tôi chỉ nghĩ đến tiến triển và năng suất.

Vô vi

“Rốt cuộc sẽ không còn nơi nào để đi và không còn việc gì để làm,” anh nói với tôi và để cho những lời đầy mê hoặc lơ lửng trong không gian của buổi sáng mát lạnh.

Tôi nhận thấy quan niệm này vừa cuốn hút vừa đáng sợ. Nếu không còn gì để làm thì làm sao tôi biết được rằng tôi đang thực tập sự vô vi này đúng cách?

Thần hộ mệnh ở hòn đảo thiêng Canada

Những thành phố hẹn hò lãng mạn nhất thế giới

Ikaria, hòn đảo ‘trường thọ’ ở Hy Lạp

Tôi cũng thấy điều này xuất phát từ Hopkins là lạ lùng vì anh ấy không có chút gì là ở không cả.

Anh thức dậy vào lúc bình minh, ngồi thiền, rồi sau đó đi vòng quanh tháp stupa, xong rồi lại làm việc cho dự án phi lợi nhuận của anh ấy nhằm mua chăn ấm cho trẻ em.

Làm sao mà anh ấy bận rộn, năng động đến vậy mà lại bảo tôi rằng “rốt cuộc không còn việc gì để làm”. Chẳng phải điều đó mâu thuẫn hay sao?

Không hề, Hopkins nói. Có một sự khác biệt giữa hành động hướng ngoại và sự tĩnh lặng nội tại. Năng động là điều tốt, anh giải thích, nhất là những hoạt động giúp ích cho các loài hữu tình khác.

Cuộc sống của tôi ở Boudha bắt đầu có tính chất xoay tròn của riêng nó. Hằng ngày, tôi thức dậy vào lúc 05:30 sáng, vẩy nước vào mặt, sau đó bước vội xuống cầu thang và bước ra cửa trước để hòa vào dòng người đang đi vòng quanh stupa. Vào giờ này không hề có du khách. Chỉ có tôi và vài trăm người Tây Tạng đang đi vòng quanh.

Bước đi, cảm nhận mặt đất dưới chân mình, nhận lấy những gì tinh túy của ngôi làng đem lại cảm giác dễ chịu. Ánh sáng quánh đặc và mềm mại, mặt trời chỉ bắt đầu ló dạng phía trên đường chân trời.

Không đi đến đâu

Tôi nghe thấy tiếng leng keng của những bánh xe cầu nguyện, tiếng lầm rầm tụng kinh, tiếng chim bồ câu vỗ cánh, tiếng kéo cửa lạch cạch của cửa hàng vừa mở cửa, tiếng nói khụt khịt của tiếng Tạng.

NurPhoto/Getty ImagesBản quyền hình ảnhNURPHOTO/GETTY IMAGES
Image captionÁn ma ni bát mê hồng là câu thần chú nổi tiếng nhất trong các câu tụng kinh của người Tạng, có nghĩa là “tôn kính ngọc trong sen”

Và lúc nào cũng vậy, âm thanh đặc trưng của làng Boudha luôn luôn lách qua từng khe cửa hàng bán đồ trang sức và các quầy sữa hay được những người đang đi vòng tụng niệm: “Án ma ni bát mê hồng” (Om Mani Padme Hum).

Đây là câu thần chú nổi tiếng nhất trong các câu tụng kinh của người Tạng. Về nghĩa đen, nó có nghĩa là “tôn kính ngọc trong sen”. Hoa sen mọc trong bùn nhơ nhưng lại nở hoa trong sạch và đẹp đẽ. Đó là một cảm giác rất dễ chịu, nhưng điều mà tôi thích nhất về câu thần chú này là âm thanh của nó trong tiếng Tạng – nghe như có sự rung rung.

Bay xích đu trên ‘Họng Lửa’ chờ ‘Tận Thế’

Mê cung dưới lòng đất Chicago

Tại sao Hàn Quốc dẫn đầu về công nghệ tự động?

Câu thần chú len lỏi vào đầu tôi và tôi cũng bắt đầu niệm nó mà không hề ý thức rằng mình đang niệm.

Tôi bước tiếp cho đến khi đôi chân trở nên mỏi và tâm tôi định lại. Quá trình đi vòng quanh là quá trình không có kết thúc và bước đi tự do. Không có quy định bắt buộc về số vòng. Nó hoàn toàn tự do và đáng sợ. Làm sao bạn biết rằng bao nhiêu vòng là đủ?

“Anh sẽ biết thôi.” Hopkins đã từng nói với tôi với một nụ cười ranh mãnh.

Nhưng tôi không hề biết. Đó chính là vấn đề. Tôi không thể nào ném khỏi đầu suy nghĩ theo đường thẳng.

NurPhoto/Getty ImagesBản quyền hình ảnhNURPHOTO/GETTY IMAGES

Khi tôi đi vòng quanh tháp stupa, tôi cứ lâu lâu lại vặn cổ tay để xem vòng Fitbit. Trên lý thuyết, thiết bị này sẽ theo dõi những ‘tiến triển’ của tôi. Nó sẽ ghi nhận kỹ lưỡng những bước đi (3.635 bước), khoảng cách đi được (1,68 dặm), và lượng calorie bị đốt cháy (879) của tôi.

Tuy nhiên trên thực tế, nó không giúp tôi biết được gì cả. Tôi chỉ đang đi vòng quanh và không đi đến đâu hết.

Việc đi vòng quanh đã cho thấy sự dối trá trong cái gọi là ‘tiến triển’. Theo dõi sự tiến triển trong một vòng tròn không chỉ vô ích mà còn vô nghĩa. Không có đường thẳng nào cả. Câu hỏi mà một nơi như Boudha và một tôn giáo như Phật giáo đặt ra là: liệu bạn có thừa nhận sự vô ích này hay không? Hơn thế nữa, liệu bạn có chấp nhận sự vô lý của vòng tròn?

Trong vài năm qua, tôi đã luôn trở lại Boudha vào mỗi mùa thu. Đầu tiên, tôi nhận ra những khác biệt nho nhỏ: một cửa hàng bán bánh pizza nướng bằng bếp củi mới mở, thứ khiến tôi thấy khó chịu (vì nếu muốn ăn pizza nướng bằng bếp củi thì tôi thà ở nhà cho xong), và một biển báo ghi rằng ‘cấm tuyệt đối việc sử dụng camera bay drone’.

Nhưng có khá nhiều những thứ khác ở Boudha không hề thay đổi: một cửa hàng nhỏ bán hàng liên quan tới Phật cười, và có người bạn tôi, James Hopkins ở đó.

Việc tôi cứ quay trở lại hàng năm có phải là điều cho thấy sự tiến triển không? Cách đây ít lâu thì có lẽ tôi đã cho là vậy, nhưng bây giờ thì không. Tôi đơn giản chỉ là tới thăm lại một góc nhỏ, một chốn nhỏ bé trên hành tinh, nơi đã dạy tôi một bài học quý giá về môn hình học. Tôi dã đi hết trọn vòng tròn tại Kathmandu.

Bản tiếng Anh bài này đã được đăng trên BBC Travel.

Categories: Tài Liệu Tham Khảo | Leave a comment

Tại sao cần lươn lẹo về lý do bắt Nguyễn Bắc Truyển?

Tại sao cần lươn lẹo về lý do bắt Nguyễn Bắc Truyển?

Thục-Quyên (Danlambao) – Luật gia Nguyễn Bắc Truyển bị bắt ngày 30/07/2017 với cáo buộc “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân”, cùng với một số thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ.
Tại sao Nguyễn Bắc Truyển không bị bắt vì những hoạt động thật của ông như:
– Là một là một tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo và là người ra sức bảo vệ cho quyền tự do tôn giáo của tín đồ PGHH từ năm 2010, giúp đỡ cho nhiều tín đồ PGHH trong thời gian bị giam giữ cùng với họ, giúp đỡ cho thân nhân của các tù nhân, hỗ trợ khi họ gặp hoạn nạn hay khi họ đau ốm
– Cộng tác với các hoạt động xã hội và từ thiện của Văn phòng Công lý- Hòa Bình thuộc Dòng Chúa Cứu Thế? Là nhân viên chính thức của văn phòng, NBTruyển phụ trách điều hợp chương trình giúp đỡ cho khoảng 3.000 thương phế binh, khám bệnh, đưa đi làm chân tay giả, hay phát xe lăn
– Hay là người điều hành Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam
Với tôn chỉ và mục đích thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái cho mọi tù nhân Chính trị, Lương tâm, và Tôn giáo đã từng bị giam cầm, giúp có công ăn việc làm để các cựu tù nhân ổn định đời sống, trợ giúp thuốc men và y tế, quan tâm đến đời sống, bệnh tật, già yếu, qúa vãng của họ, và còn trợ giúp ăn học cho con cái tù nhân chính trị đã chết trong tù hay sau khi ra tù.
 
Nhà cầm quyền VN sợ cái gì?
Là một cử nhân luật, NBTruyển khi gặp những trường hợp bất công trong xã hội đã tư vấn cho những người nghèo khổ, thấp cổ bé miệng, về các vấn đề pháp lý, kể cả những Dân oan, những người mất cả môi trường sống.
Lẽ dĩ nhiên trong một xã hội đầỳ đố kỵ, chia rẽ, thì dễ cho nhà cầm quyền nắm tất cả trong tay, và một người như NBTruyển, luôn sẵn sàng chống mọi tham nhũng, bất công xã hội, và có một số lượng quen biết qúa rộng lớn, là một cái gai. Nhưng làm thế nào để đổ tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”cho một cựu tù nhân đã trắng tay sau khi ra tù như NBTruyển (lại bị nhà cầm quyền trục xuất, cấm không cho cư trú trong căn nhà của vợ ông), với vài ngàn hay vài chục ngàn những “bạn” của ông là những người tàn tật và yếu thế, nghèo khổ nhất trong xã hội?
Có phải “sống niềm tin tôn giáo bằng con tim và đôi bàn tay” là điều nhà cầm quyền CSVN sợ nhất?
Không thể vu khống một tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo là theo một tôn giáo ngoại nhập rồi chịu ảnh hưởng của thế lực này nọ, nhưng có lẽ chính cách sống ý thức tự do trong tôn giáo của NBTruyển là niềm lo sợ của nhà cầm quyền VN: thể hiện được tự do tôn giáo căn bản nhất là sống và hành động hàng ngày theo lương tâm và niềm tin tôn giáo của mình, không cục bộ, không sợ hãi, không trừu tượng, mà thực hiện từng chuyện nhỏ nhặt trong đời sống hàng ngày, trong liên hệ giữa người với người, giữa người với vạn vật chung quanh.
Những việc thường ngày của NBTruyển không có ranh giới xã hội hay ranh giới tôn giáo: bế một người thương phế binh không còn chân đi khám bệnh, giúp thuê xe cho gia đình một đồng đạo Hoà Hảo đi đón người thân mới ra tù, ngừng tay viết đơn khiếu nại hộ một người Dân oan để lắng tâm nghe bài thánh ca thanh thoát, suy nghĩ so sánh về những câu giảng của Đức Huỳnh Phú Sổ với những câu trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền…. Con cá NBTruyển đang tung tăng như vậy, không bị ràng buộc bởi bất cứ biên giới chật hẹp nào, thì bị một âm mưu bắt bỏ lên thớt.
Và nằm sẵn trên cái thớt là LS Nguyễn văn Đài.
LS Nguyễn văn Đài bị bắt từ tháng 12 năm 2015 với cáo buộc vi phạm điều 88 “tuyên truyền chống nhà nước” nhưng không thể đem ra toà xét xử vì không chứng cớ, phải chờ tới khi mưu kế thành hình với cuộc truy bắt các bạn ông trong Hội Anh Em Dân Chủ (HAEDC) vào tháng 7/2017 (Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, và Trương Minh Đức) thì đã đủ vẽ vời để gom thành cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Một dịp thuận tiện để bắt NBTruyển mà có thể né tránh vấn đề tôn giáo và tạo hình dáng “Âm mưu lật đổ chính quyền” cho càng vững chắc. Mặc kệ cho gia đình của NBTruyển, những đồng đạo PGHH, văn phòng Công lý Hoà bình, lên tiếng đòi người, và chính HAEDC cũng công nhận NBTruyển không phải là thành viên của hội và chẳng hoạt động gì chung, ngoại trừ có tình thân anh em quen biết lâu ngày.
Tóm lại, với NVĐài thì bắt trước, rồi hí hoáy vẽ tội sau.
Còn với NBTruyển thì tô vẽ xong bình phong rồi mới bắt.
Gom lại một khối để bắt lại càng không phải thú nhận sự đa diện của các hội Xã hội Dân sự hiện nay tại VN, mà còn có thể liên lẹo mô tả tất cả chỉ là tụ họp của vài kẻ phản động.
Quốc tế đang quan sát
Những tổ chức Nhân quyền hải ngoại đã làm công việc của họ:
Tin luật sư NVĐài cùng các anh em HAEDC và luật gia NBTruyển sẽ xuất hiện cùng ngày 5/4/2017 trước toà án sơ thẩm Hà Nội, đang gây một làn sóng chú ý tối đa từ các toà đại sứ quốc tế, các tổ chức Nhân quyền quốc tế, các tổ chức Xã hội Dân sự quốc tế, các dân biểu Mỹ và Đức cũng như văn phòng của ông Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về Tự do Tôn Giáo, Tín ngưỡng.
Ngày đó cũng có thể là cơ hội để mọi người Việt khắp nơi tại Việt Nam, đặc biệt tại Hà Nội, dùng một dấu hiệu chứng tỏ cho quốc tế biết là dân Việt rất lưu tâm đến các quyền dân sự và chính trị như đã ghi rõ trong bản Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights, ICCPR) do Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và các quốc gia thành viên thông qua ngày 16 háng 12 năm 1966 và có hiệu lực từ ngày 23 tháng 03 năm 1976,
Thí dụ, hãy vẽ hay buộc lên tay bạn một dải ruy băng vàng.
Thành phố của bạn sẽ lên màu và mất đi nét vô cảm.
28/3/2018
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Thời báo Hoàn Cầu trắng trợn xuyên tạc cuộc thảm sát Gạc Ma

Thời báo Hoàn Cầu trắng trợn xuyên tạc cuộc thảm sát Gạc Ma

Hôm 14/3, kỷ niệm 30 năm ngày Trung Quốc gây tội ác đẫm máu, chiếm đảo Gạc Ma-quần đảo Trường Sa- của Việt Nam, Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đăng bài: “Trận chiến cuối cùng Trung Quốc đánh, người Việt Nam miêu tả khiến tôi kinh ngạc” của tác giả Bổ Nhất Đao, do Lý Lâm Chi biên tập. Vẫn những luận điệu cũ rích, trắng trợn vu khống Việt Nam.

Bài báo viết: “Ngày này 30 năm về trước, 14/3/1988 đã xảy ra xung đột vũ trang giữa Hải quân Trung Quốc với Hải quân Việt Nam để tranh đoạt quyền kiểm soát bãi đá Gạc Ma (Trung Quốc gọi là đá / mỏm Xích Qua).

Quy mô xung đột không lớn và chỉ diễn ra trong 28 phút rồi kết thúc, Hải quân Trung Quốc đã giành thắng lợi tuyệt đối. Đây là trận chiến cuối cùng mà Trung Quốc đánh. Tuy nhiên sự kiện diễn ra cụ thể như thế nào không phải người Trung Quốc nào cũng nắm rõ”…

Đoạn tiếp theo tiếp tục bịa đặt: “Hãy bắt đầu từ năm 1987, lúc đó Trung Quốc được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) ủy thác xây dựng 5 trạm quan trắc hải dương, trong đó trạm quan trắc ở Trường Sa đặt tại Chữ Thập (…) Phía Việt Nam lập tức tỏ ra không vui, không ngừng phái hàng loạt tàu thuyền đến quấy rối, thậm chí chớp thời cơ chiếm các đảo, đá.

Hơn 1 giờ sáng ngày 14/3/1988, 7 chiến sĩ của chúng ta vượt sóng đổ bộ lên bãi Gạc Ma và cắm cờ Trung Quốc. Hơn 6 giờ sáng khi thủy triều rút, phía Việt Nam bắt đầu đổ bộ, cũng cắm cờ Việt Nam lên bãi Gạc Ma.

Hai bên vừa tìm cách đoạt cờ đối phương và giữ cờ của mình, binh sĩ hai phía liên tục đối đầu nhau.

Trong quá trình tìm cách đoạt cờ của nhau, quân Việt Nam cướp cò nổ súng bị quân ta tự vệ đánh trả (theo hồi ức của cựu binh Tôn Minh Viễn trực tiếp tham gia trận Gạc Ma).

Toàn bộ cuộc chiến diễn ra vỏn vẹn 28 phút, 3 tàu hộ vệ và 1 binh lính quân ta bị thương là cái giá phải trả để bắn chìm 1 tàu Việt Nam, 1 tàu trọng thương, bắn chết hơn 60 binh lính Việt Nam để giành thắng lợi tuyệt đối”…

“Chỉ huy trận Gạc Ma lúc đó là tham mưu trưởng căn cứ Du Lâm, Trần Vĩ Văn, trong hồi ký của mình cho biết: Lúc đó cấp trên truyền đạt nguyên tắc chiến đấu được tổng kết thành “5 không 1 đuổi”. 5 không là: không chủ động gây sự, không nổ súng trước tiên, không tỏ ra yếu đuối, không chấp nhận thua thiệt, không để mất thể diện; 1 đuổi là, nếu quân địch chiếm các đảo đá của ta, phải lập tức đuổi địch”.

Với sự bịa đặt trắng trợn như thế, Thời báo Hoàn Cầu đã đưa ra “cái bẫy núp danh UNESCO”. Bởi vì, việc Trung Quốc thiết lập 5 trạm quan trắc hải dương, trong đó có trạm quan trắc ở Trường Sa đặt tại đá Chữ Thập theo một thỏa thuận của UNESCO năm 1987. Thỏa thuận này không có nghĩa là UNESCO công nhận yêu sách “chủ quyền” mà Trung Quốc tuyên bố ở Trường Sa.

Còn về vấn đề bên nào nổ súng trước trên bãi Gạc Ma sáng 14/3/1988?

Cho đến nay, hai bên có quan điểm khác nhau.

Chúng tôi cho rằng, dù bên nào nổ súng trước cũng không làm thay đổi bản chất sự kiện là một cuộc thảm sát. Lính Trung Quốc đã nhằm vào 64 chiến sĩ công binh Hải quân Nhân dân Việt Nam đang làm nhiệm vụ xây dựng trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Tác giả Bổ Nhất Đao và các học giả Trung Quốc đã dựa vào hồi ký của một cựu binh Trung Quốc tham gia sự kiện này để kết luận “ai nổ sung trước”.

Xin trích dẫn một đoạn bình luận của nhà báo Bill Hayton trong sách “Biển Đông – Cuộc tranh giành quyền lực ở châu Á” do nhà nghiên cứu Phan Văn Song dịch: “Tối 13/3, Hải quân Việt Nam phái 3 tàu chia nhau đi tới đá Gạc Ma, đá Cô Lin và đá Len Đao. Thật không may cho những người trên tàu, các con tàu cũ rỉ sét này đã bị phía Trung Quốc phát hiện. Lập tức họ đã chạy tới ngăn chặn với một lực lượng lớn hơn và trang bị vũ khí nhiều hơn. Rạng sáng ngày 14/3/1988, Việt Nam chiếm được đá Cô Lin và Len Đao. Hiện tại nước này vẫn duy trì sự kiểm soát ở đó.

Việt Nam đổ bộ trước trên một chiếc thuyền nhỏ chở đầy các dụng cụ xây dựng, và cắm cờ trên san hô. Sau đó quân Trung Quốc đến và đã nhổ bỏ các lá cờ. Hai bên to tiếng với nhau và sau đó xô xát.

Các tường trình phía Trung Quốc nói rằng một lính Việt Nam nổ súng và làm bị thương một lính Trung Quốc, sau đó họ rút lui khi các tàu Việt khai hỏa bằng súng máy.

Phía Việt Nam thì nói ngược lại: Trung Quốc bắn chết phó chỉ huy của lực lượng đổ bộ Việt Nam và rút lui trước khi tàu của họ nổ súng.

Điều này một bộ phim tuyên truyền do Hải quân Trung Quốc công bố năm 2009 để chào mừng kỉ niệm lần thứ 60 của hải quân cho thấy phiên bản của Việt Nam đáng tin hơn!

Sau đó nhiều cột nước lớn tung toé xung quanh các binh sĩ Việt Nam khi tàu Trung Quốc đồng loạt nổ súng.

Trong vài giây hàng người mong manh đã hoàn toàn biến mất. 64 chiến sĩ đã chết trong sóng nước. Các khẩu súng máy là của Trung Quốc và các nạn nhân là Việt Nam.”

Trở lại bài viết  của tác giả Bổ Nhất Đao trên Hoàn Cầu và thông tin mà các học giả Trung Quốc nêu ra xung quanh vũ khí, trang bị của Việt Nam chiến đấu bảo vệ Gạc Ma, họ bác bỏ cụm từ  hải quân Việt Nam “tay không tấc sắt”. Có nghĩa là họ vẫn xưng xưng nói rằng hải quân Việt Nam được trang bị vũ khí và nổ súng trước.

30 năm trôi qua. Nhân loại không thể nào quên cuộc thảm sát, cuộc ăn cướp đảo dã man trong lịch sử nửa sau thế kỷ 20 mà kẻ gieo gió chính là chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc. Thế nhưng trên một tờ báo “nhánh” của Nhân Dân Nhật Báo, họ vẫn xưng xưng đặt điều cho Việt Nam. Liệu có sự đê tiện nào hơn thế. Không chỉ đê tiện, đó là tội ác!

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Hàng chục tàu chiến TQ kéo đến Biển Đông

Hàng chục tàu chiến TQ kéo đến Biển Đông

Hình ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy một đội tàu hùng hậu của Trung Quốc, bao gồm tàu sân bay của nước này, đang kéo xuống Biển Đông để chuẩn bị tập trận.

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. Ảnh: Sputnik.

Những ảnh vệ tinh chụp ngày 26/3 do công ty Planet Labs chụp lại cho thấy đội đã đi vào Biển Đông. Trước đó, Hải quân Trung Quốc đã thông báo về cuộc tập trận này và cho rằng đây là một đợt diễn tập định kỳ hàng năm.

Theo bức ảnh, ít nhất 40 tàu gồm tàu mặt nước và tàu ngầm đi cùng tàu sân bay Liêu Ninh để tham gia tập trận ở ngoài khơi tỉnh đảo Hải Nam. Nhiều nhà quan sát nhận định đây là một cuộc phô trương lực lượng hiếm hoi của Hải quân Trung Quốc.

Hình ảnh này cũng là bằng chứng xác nhận việc tàu Liêu Ninh tham gia diễn tập năm nay. Trước đó, nó từng nhiều lần được điều đến Biển Đông.

Ông Collin Koh, chuyên gia an ninh tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, nói việc Trung Quốc cử đội tàu hùng hậu đến Biển Đông nhằm chứng tỏ năng lực hợp tác giữa Hạm đội Nam Hải ở phía Nam cùng đội tàu sân bay Liêu Ninh từ phía Bắc. Đây là điều mà họ đã chuẩn bị từ rất lâu”.

Tuy nhiên, ông Koh nói “vẫn còn phải theo dõi thêm để đánh giá về năng lực sẵn sàng tác chiến của Hải quân Trung Quốc”.

Hiện chưa rõ đội tàu Trung Quốc sẽ đi đến khu vực nào, cũng như cuộc tập trận kéo dài bao lâu. Bộ Quốc phòng Trung Quốc chưa phản hồi trước các yêu cầu bình luận và cung cấp thông tin.

Trước khi tàu Liêu Ninh đi vào Biển Đông, cơ quan quốc phòng Đài Loan cho biết tàu cũng đã đi qua eo biển Đài Loan

Categories: Biển Đông | Leave a comment

Dầu khí và những toan tính chính trị-quân sự; Sau Cá Rồng Đỏ, tương lai Cá Voi Xanh đi về đâu?

 

Dầu khí và những toan tính chính trị-quân sự; Sau Cá Rồng Đỏ, tương lai Cá Voi Xanh đi về đâu?

 

Việt Nam ‘bỏ dự án Cá Rồng Đỏ’ ở Biển Đông.

 

Bill Hayton BBC News

image020

Bản quyền hình ảnh AFP Image caption Hai nước đã có cuộc đối đầu căng thẳng hồi 2014, khi Trung Quốc kéo giàn khoan vào vùng biển có tranh chấp

 

Lần thứ hai chỉ trong vòng một năm, Việt Nam phải hủy bỏ một dự án dầu khí quan trọng ở Biển Đông do áp lực từ Trung Quốc, BBC được biết.

 

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) yêu cầu hãng năng lượng của Tây Ban Nha, Repsol, tạm ngưng một dự án ở khu vực ngoài khơi phía đông nam, một nguồn đáng tin cậy trong ngành nói.

 

Điều này đồng nghĩa với việc Repsol và các đối tác có thể sẽ thiệt hại khoảng 200 triệu đô la đã đầu tư vào dự án.

 

Đây là tin không ai ngờ, bởi vì các công tác chuẩn bị cuối cùng cho việc khoan thương mại đã diễn ra.

 

Có thể Trung Quốc xem diễn tiến này là thắng lợi quan trọng.

 

Quyết định của Việt Nam dường như cho thấy sự phô trương sức mạnh của Hoa Kỳ tại Biển Đông trong thời gian gần đây đã không làm thay đổi các tính toán chiến lược của Việt Nam.

 

‘Trả giá đắt’

 

Kể từ 2009, Việt Nam đã tìm cách thăm dò, phát triển mỏ dầu khí Cá Rồng Đỏ.

 

image021

 

Một phần của dự án Cá Rồng Đỏ, giàn khoan có tên Ensco 8504, theo dự kiến lẽ ra khởi hành từ Singapore tới địa điểm khoan vào hôm thứ Năm.

 

Địa điểm đặt giàn khoan nằm trong Lô 07/03, nơi Việt Nam và các công ty con của Repsol trước đó từng ước tính là có trữ lượng 45 triệu thùng dầu và 172 tỷ feet khối khí gas.

 

Hãng đã thuê công ty Yinson của Malaysia cung cấp một bể chứa dầu nổi (Floating Production Storate and Offloading – FPSO) tại địa điểm này trong 10 năm, với chi phí ước tính trên 1 tỷ đô la.

 

Hơn nữa, Repsol đã thuê hãng Keppel FloaTEC của Mỹ xây một dàn kỹ thuật (production platform) để phục vụ cho địa điểm này với mức chi phí có lẽ là hàng chục triệu đô

 

Theo nguồn tin BBC có được, nhìn chung, Repsol và các đối tác trong dự án (gồm Mubadala Petroleum và PetroVietnam) nhiều khả năng bị thiệt hại khoảng 200 triệu đô la.

 

Repsol và các công ty liên đới hiện chưa hồi đáp các câu hỏi của BBC về những diễn biến mới nhất này.

 

Đây là lần thứ hai Repsol bị yêu cầu ngưng hoạt động khoan.

 

Lô 07/03 nằm ngay cạnh lô 136/03, nơi mà Repsol bị chính phủ Việt Nam yêu cầu ngưng hoạt động khoan thăm dò hồi tháng Bảy năm ngoái.

 

image022

Bản quyền hình ảnh Ban do dau khi VN 12/2016 Image caption Lô 07/03 nằm cạnh Lô 136-03 mà VN phải ngưng khai thác hồi 7/2017

 

Hồi đó, có tin nói nói quyết định được đưa ra sau khi Trung Quốc dọa tấn công các căn cứ của Việt Nam ở vùng nước nông gần đó, Bãi Tư Chính.

 

Các tường thuật từ tháng 07/2017 nói rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch là những người đưa ra quan điểm rằng việc khoan thăm dò ở Lô 136/03 phải dừng lại để tránh đối đầu với Trung Quốc.

 

Có thể những toan tính giống vậy cũng đã tác động tới quyết định lần này.

 

Đã có một số quan điểm trong khu vực cho rằng cách tiếp cận cứng rắn hơn của ông Donald Trump đối với Trung Quốc cùng thái độ hành xử quyết liệt hơn của Hải quân Hoa Kỳ tại Biển Đông có thể tạo ra những khoảng không chính trị để chính phủ các nước Đông Nam Á vững tâm bảo vệ quyền trên biển một cách hiệu quả hơn.

 

Chuyến thăm của Tổng thống Trump tới Việt Nam hồi cuối năm ngoái cùng các cuộc trao đổi sau đó giữa ông với giới lãnh đạo Việt Nam dường như cho thấy chính phủ hai nước đang hợp tác để đối phó với áp lực từ Trung Quốc.

 

Các nước khác trong khu vực cũng rất muốn khai thác nguồn trữ lượng dầu khí ngoài khơi của mình.

 

Malaysia, Brunei và Philippines đang đều bị áp lực từ phía Trung Quốc trong việc phải chấp nhận “khai thác chung” trong các khu vực mà theo Công ước Luật Biển của Liên hiệp quốc (UNCLOS) là hoàn toàn thuộc quyền của các nước đó.

 

Cho đến nay, toàn bộ các quốc gia Đông Nam Á đều chống lại áp lực này.

 

Việt Nam đã chọn phát triển các mỏ khí một mình, và kết quả là đã bị Trung Quốc đe dọa về quân sự.

 

Nay, với việc lần thứ hai Hà Nội phải xuống thang, người ta đang đặt câu hỏi về khả năng khai thác ngoài khơi của Việt Nam.

 

Giờ đây người ta sẽ đồn đoán về số phận của dự án khí Cá Voi Xanh của Exxon Mobil ở ngoài khơi miền Trung Việt Nam.

 

Tuy nhiên, dự án này nằm gần bờ hơn và do đó có thể sẽ không khiến cho Trung Quốc tức giận.

Bản tiếng Anh bài của nhà báo Bill Hayton trên trang BBC News đã đăng tại đây./ (BBC 23/3/18)

Categories: Biển Đông | Leave a comment

Ảnh: Trung Quốc phô trương sức mạnh hải quân

Tin liên quan

  • Việt Nam ‘bỏ dự án Cá Rồng Đỏ’ ở Biển Đông
    23 tháng 3 2018
  • Video Không quân TQ ‘sẵn sàng cho chiến tranh’ ở Biển Đông
    25 tháng 3 2018
  • Điểm lại các diễn biến mới ở Biển Đông
    13 tháng 12 2016
  • Vì sao quốc tế khó dùng tên ‘Biển Đông’?
    8 tháng 3 2017
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Giải mã cuộc đua tàu ngầm “siêu im lặng” ở châu Á – Thái Bình Dương

Giải mã cuộc đua tàu ngầm “siêu im lặng” ở châu Á – Thái Bình Dương

Trịnh Ngọc Tiến | 

Giải mã cuộc đua tàu ngầm "siêu im lặng" ở châu Á - Thái Bình Dương
Các tàu ngầm lớp Song của Trung Quốc.

Hải quân nhiều nước châu Á-TBD đang đẩy mạnh trang bị, từ đáp ứng nhiệm vụ vùng ven biển nước nông đến vùng biển nước xanh, nhằm giải quyết các mối đe dọa phi đối xứng.

Sau khi chiến tranh Lạnh chấm dứt, trong bối cảnh địa chính trị thế giới đã thay đổi đáng kể, tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, mối lo ngại về sự hiện diện quân sự ngày càng quyết đoán của Trung Quốc trên biển là động lực chính thúc đẩy sự gia tăng số lượng tàu ngầm trong khu vực.

Việc nhiều quốc gia trung tài chính để xây dựng hạm đội và mua sắm tàu ngầm được xem như là một cách “duy trì sự cân bằng” với Trung Quốc.

Theo báo cáo thị trường tàu ngầm toàn cầu 2015-2025 do Cơ quan Tình báo quốc tế về tư vấn chiến lược cung cấp, vào năm 2015, thị trường tàu ngầm ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ước tính đạt 7,3 tỷ USD, mức tăng trưởng trung bình hàng năm dự kiến đạt 4,2% trong những thập kỷ tiếp theo.

Khu vực Đông Á

Nhật Bản

Tranh chấp trên vùng đảo Senkaku/Điếu Ngư luôn là nhân tố gây bất ổn và căng thẳng trong quan hệ Trung – Nhật mặc dù trong những năm gần đây, hai bên đã tiến hành các cuộc đối thoại nhằm xoa dịu căng thẳng, tiến tới giải quyết tranh chấp; tuy nhiên, vấn đề vấn chưa được giải quyết tận gốc.

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, bà Tomomi Inada tuyên bố rằng: Nhật Bản sẽ kiên quyết bảo vệ lãnh thổ, vùng biển và vùng trời của Nhật Bản.

Để cụ thể hóa quyết tâm trên, chính phủ Nhật Bản đã tiến hành sửa đổi Hiến pháp và tăng cường vũ trang cho quân đội; trong đó đẩy mạnh phát triển lực lượng tàu ngầm.

Là một quốc gia bại trận trong thế chiến 2, Nhật Bản bị hạn chế bởi yếu tố pháp lý nên họ chỉ được phép phát triển tàu ngầm thông thường.

Giải mã cuộc đua tàu ngầm siêu im lặng ở châu Á - Thái Bình Dương - Ảnh 1.

Tàu ngầm SS-510 lớp Soryu của Nhật Bản được hạ thủy tại Kobe hôm 6/11/2017

Hiện nay lực lượng tàu ngầm chủ lực của Nhật Bản là 10 tàu ngầm lớp Soryu (dự kiến đến năm 2025 là 13 chiếc). Đây được coi là loại tàu ngầm phi hạt nhân mạnh nhất châu Á hiện nay, trong số này có những chiếc được trang bị động cơ AIP. Tàu ngầm lớp lớp Soryu chiều dài 84m, rộng 9,1m, cao 10,5m, lượng giãn nước lên tới 2.950 tấn khi nổi và 4.100 tấn khi lặn.

Tàu được vũ trang 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm có thể phóng các loại ngư lôi Type 89 (cơ số 30 quả), hoặc tên lửa chống hạm Harpoon. Một thông tin không chính thức cho biết Soryu cũng có thể bắn các loại tên lửa hành trình như Tomahawk, giúp nó có khả năng tấn công mặt đất tầm xa.

Phát triển lực lượng tàu ngầm được coi là phương án hiệu quả và tiết kiệm nhất để Nhật Bản đối phó với hạm đội tàu sân bay Trung Quốc đang hàng ngày hiện hữu bên sườn Nhật Bản.

Vùng lãnh thổ Đài Loan

Hiện Đài Loan đang có 4 tàu ngầm trong biên chế, tuy nhiên chỉ 2 trong số này có thể sử dụng trong trường hợp có chiến tranh nổ ra, 2 chiếc còn lại được đóng ở Mỹ từ những năm 1940 và đã quá lạc hậu để chiến đấu.

Nhằm tăng cường tiềm lực quốc phòng của mình, tháng 12/2014, lãnh đạo Đài Loan đã phê duyệt chương trình Tàu ngầm nội địa (IDS) nhằm chế tạo 4 chiếc tàu ngầm diesel-điện có lượng giãn nước từ 1.200-3.000 tấn.

Việc Đài Loan buộc phải tự lực trong việc phát triển tàu ngầm có vẻ như vượt quá khả năng tiềm lực công nghệ của hòn đảo này. Tuy nhiên, đây được xem là bước đi bắt buộc với Đài Loan để tăng cường khả năng phòng thủ.

Một số nước Đông Nam Á

Mối đe dọa về chủ quyền lãnh thổ hoặc những thách thức an ninh phi truyền thống như cướp biển, khủng bố đã thúc đẩy một số quốc gia Đông Nam Á mạnh tay mua sắm những lớp tàu ngầm hiện đại.

Giải mã cuộc đua tàu ngầm siêu im lặng ở châu Á - Thái Bình Dương - Ảnh 3.

Hải quân Hoàng gia Malaysia hiện đang có trong biên chế 2 chiếc tàu ngầm lớp SSKs Scorpéne của DCNS.

Có thể kể đến tàu ngầm Chang Bogo của Indonesia (biến thể của SKK Type 209 do hãng Howaldtswerke-Deutsche Werft của Đức chế tạo, Hàn Quốc mua bản quyền), tàu ngầm lớp Sjöormen của Singapore, tàu ngầm lớp Scorpene của Malaysia.

Và hiện nay cả Philippines, vốn là nước theo sau, hiện đang có những kế hoạch ban đầu về trang bị tàu ngầm.

Cũng có quốc gia hiện không phải đối mặt với bất kỳ mối đe dọa an ninh trực tiếp nào như Thái Lan nhưng vẫn khôi phục kế hoạch mua 3 chiếc tàu ngầm diesel-điện từ Trung Quốc.

Australia

Mặc dù Australia không phải đối mặt với bất kỳ mối đe dọa trực tiếp nào đến chủ quyền lãnh thổ của họ, nhưng báo cáo năm 2016 của Bộ Quốc phòng Australia về chiến lược và các ưu tiên mua sắm quốc phòng của nước này cho thấy, đến năm 2035, khoảng một nửa tàu ngầm thế giới sẽ hoạt động tại khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Australia là một trong những quốc gia có vùng lãnh hải rộng nhất thế giới, tiếp giáp với 3 đại dương lớn; do vậy nước này cần tăng cường lực lượng để bảo vệ các lợi ích từ Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương và tới Nam Đại Tây Dương. Trong đó, tàu ngầm là một công cụ mạnh mẽ để ngăn chặn xung đột và là vũ khí tiến công lợi hại nếu xung đột xảy ra.

Giải mã cuộc đua tàu ngầm siêu im lặng ở châu Á - Thái Bình Dương - Ảnh 4.

Tàu ngầm SSK lớp Barracuda Block-1A của DCNS là một trong những thiết kế để thay thế tàu ngầm lớp Collins của Hải quân Australia (RAN)

Theo Báo cáo Quốc phòng năm 2015 của Australia, để đối phó với những nguy cơ trong tương lai, Hải quân Hoàng gia Australia (RAN) sẽ thay thế những chiếc tàu ngầm lớp Collin hiện có trong biên chế bằng tàu ngầm diesel – điện (SSK) thế hệ mới vào đầu những năm 2030.

Ba công ty đến từ 3 quốc gia đã tham gia Gói thầu cạnh tranh (CEP) có giá trị 36,44 tỷ USD để thiết kế 12 chiếc tàu ngầm loại lớn thông thường cho RAN. Ba đối thủ là DCNS (Pháp), ThyssenKrupp (Đức) và Mitsubishi Heavy Industry/ Kawasaki Shipbuilding (Nhật Bản).

Với kết quả cuối cùng, tập đoàn DCNS đã trúng gói thầu cung cấp tàu ngầm cho Hải quân Australia bằng loại tàu ngầm tiên tiến Barracuda Block-1A. Thiết kế này dựa trên nguyên bản tàu ngầm hạt nhân lớp Barracuda trang bị cho hải quân Cộng hòa Pháp.

Nếu được trang bị đủ 12 chiếc SKK Barracuda Block-1A thì RAN sẽ sở hữu lực lượng tàu ngầm phi hạt nhân mạnh nhất trên thế giới.

Cuộc đua chưa có hồi kết

Hiện nay, trước những nguy cơ xung đột hàng hải ngày càng gia tăng, đặc biệt là tình hình căng thẳng gia tăng ở khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, nhu cầu về bảo đảm an ninh sẽ thúc đẩy các quốc gia trong khu vực tiếp tục phát triển và hiện đại hóa đội tàu ngầm của họ.

Các nước khu vực Châu Á-Thái Bình Dương không chỉ tìm kiếm các đối tác nước ngoài để cung cấp, nâng cấp hiện đại hóa đội tàu ngầm của họ mà còn để đảm bảo chuyển giao công nghệ.

Về mặt tính năng, những chiếc tàu ngầm trang bị động AIP đang là xu hướng phát triển chủ đạo của các nước để đảm bảo khả năng hoạt động lâu dài dưới lòng biển từ vài ngày lên tới hàng tuần, tính năng này trước kia chỉ có ở tàu ngầm hạt nhân, đồng thời bảo đảm tính bí mật.

Cập nhật về các chương trình tàu ngầm ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương có thể rút ra một điều:

Hải quân các nước đang đẩy mạnh trang bị, từ đáp ứng nhiệm vụ vùng ven biển nước nông đến vùng biển nước xanh, nhằm giải quyết các mối đe dọa phi đối xứng; từ bảo đảm tự do hàng hải đến bảo vệ tài nguyên, chống cướp biển, khủng bố và đối phó với những đe dọa tiềm tàng.

Cố Tổng thống Hoa Kỳ Theodore Roosevelt đã từng nói: “Một quốc gia có lực lượng hải quân mạnh không phải là một cuộc chạy đua vũ trang mà đó là sự đảm bảo an toàn nhất cho hòa bình”.

Khi các mối đe dọa không suy giảm ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương thì triết lý này sẽ luôn đúng. Xu hướng phát triển đội tàu ngầm thành lực lượng chủ lực nói trên càng rõ nét.

Categories: Biển Đông | Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.