Sự tan rã của Liên bang Xô viết là cơ hội trời cho để Trung Quốc tiếp cận và bắt chước nhiều công nghệ tiên tiến của Liên Xô, trong đó có việc chế tạo các loại tên lửa hiện đại được khai thác từ “bộ não” của ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine, một trong những nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-5, một bản sao của RS-20 Liên Xô?
Báo Sputnik dẫn nghiên cứu của tờ The National Interest (Mỹ) cho rằng “tất cả những tiến bộ của Trung Quốc trong lĩnh vực tên lửa và động cơ tên lửa đều có ảnh hưởng của các kỹ sư Ukraine”.
Một phân tích của tác giả Charlie Gao đã chỉ ra mối quan hệ giữa Trung Quốc và Ukraine trong các lĩnh vực thiết kế và chế tạo các tên lửa đạn đạo cũng như những bộ phận của tên lửa.
Khai thác sức người
Theo Charlie Gao, Trung Quốc đã thuê các kỹ sư Ukraine và Liên Xô để lợi dụng những khả năng của họ. Từ khi Ukraine tuyên bố từ bỏ việc sở hữu vũ khí hạt nhân năm 1994, nhiều kỹ sư am hiểu về lĩnh vực vũ khí đã là đối tượng săn đón của Trung Quốc.
Trung Quốc đã thuê các chuyên gia công nghiệp quân sự, đặc biệt là những chuyên gia về chế tạo xe tăng và tầu chiến. Điều này đã giúp Trung Quốc chế tạo thành công hệ thống radar mảng pha.
Có những tin đồn về những thành phố Trung Quốc nơi các kỹ sư Ukraine sinh sống làm việc cho các công ty Trung Quốc. Một trong những điển hình về sự hợp tác đó là Bắc Kinh đã thuê Valeri Babich, cha đẻ của tầu sân bay Variag mà Trung Quốc đã mua của Ukraine và sau này gọi là Liêu Ninh, tầu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.
Khôi phục các dự án
Trung Quốc không chỉ thuê các chuyên gia chế tạo tên lửa đạn đạo và các bộ phận tên lửa mà còn tìm mua tài liệu kỹ thuật giúp các kỹ sư Trung Quốc tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức nghiên cứu, phát minh.
Một ví dụ của mánh khóe này được phơi bày trong vụ bắt giữ một nhân viên của phòng thiết kế Yuzhnoye của Ukraine đang bán tài liệu kỹ thuật của tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-20, một tên lửa được Liên Xô thiết kế và chế tạo thời Chiến tranh Lạnh.
Một ví dụ gần đây nhất là hồi năm 2016, một nhà khoa học của Đại học quốc gia Dnepropetrovsk đã trốn sang Trung Quốc, mang theo những tài liệu mật về các tên lửa vũ trụ.
Mua trực tiếp
Ngoài nhiều dự án vũ khí và công nghệ của Trung Quốc đã có sự hỗ trợ gián tiếp của các kỹ sư Ukraine, đôi khi Trung Quốc còn tiến hành mua trực tiếp những thứ mà họ muốn. Năm 2005, một số doanh nhân Ucraine đã bán cho Trung Quốc những tên lửa hành trình Kh-55 trong kho vũ khí của Ukraine. Những tên lửa này không mang đầu đạn hạt nhân nhưng đem lại cho Trung Quốc những thông tin vô cùng quý giá để nghiên cứu và sao chép công nghệ tên lửa của Liên Xô mà Ukraine lưu giữ.
Một trường hợp xảy ra gần đây là vào năm 2017, phòng thiết kế Yuzhnoye bị tố cáo là đã bán các động cơ tên lửa cho Triều Tiên.
Những sự trùng hợp đáng nghi
Theo tác giả Charlie Gao, dù không có những bằng chứng cụ thể về ảnh hưởng của Ukraine trong các dự án quốc phòng khác của Trung Quốc nhưng có thể thấy những sự trùng hợp đáng ngờ.
Mối quan tâm của Trung Quốc trong việc mua những tên lửa SR-20 là để nắm được công nghệ tên lửa đa đầu đạn phân hướng (MIRV).
Người ta chưa biết rõ liệu những tài liệu kỹ thuật về loại tên lửa này đã đến tay người Trung Quốc hay chưa, nhưng những thông số kỹ thuật của tên lửa liên lục địa DF-5 của Trung Quốc rất giống những thông số của tên lửa RS-20 của Liên Xô.
Người ta cũng thấy sự giống nhau giữa nhiều loại tên lửa khác của Trung Quốc và những tên lửa Liên Xô.
Vì thế Charlie Gao khẳng định rằng Ukraine đã có ảnh hưởng bằng cách này hay cách khác trong sự phát triển các tên lửa liên lục địa của Trung Quốc.
Bản quyền hình ảnhLINH PHAM/GETTY IMAGESImage captionDu khách Trung Quốc ở Nha Trang
Một nhà tư vấn nhắc lại vụ du khách Trung Quốc mặt áo T-shirt có đường Lưỡi bò để lên vấn đề hơn thiệt về kinh tế của luồng du khách Trung Quốc tới Việt Nam.
Viết trên trang eastasiaforum.org (23/06/2018), ông Gary Sands từ Wikistrat và cũng là một giám đốc của quỹ đầu tư Highway West Capital Advisors cho rằng Việt Nam chắc muốn để vụ áo T-shirt có hình lưỡi bò xảy ra hồi tháng 5 ‘chìm xuồng’ đi.
Vấn đề tiếp theo và có vẻ lâu dài hơn là du khách Trung Quốc đem lại lợi ích thế nào cho Việt Nam.
Theo một bài trên tạp chí Nikkei Asian Review của Nhật Bản (01/05/2018) trích dẫn số liệu từ Tổ chức du lịch thế giới LHQ nói du khách Trung Quốc chi tiêu 258 tỷ USD chỉ trong năm 2017.
Cùng thời gian, có tới 130,5 triệu du khách Trung Quốc đi ra nước ngoái, tăng ba lần so với một thập niên trước.
Điều này mang lại lợi nhuận cho kinh tế nhiều nước nhưng cũng gây ra vấn đề môi trường.
Vẫn trang báo này cho hay một thống kê của hãng Nielsen nói tính trung bình, một du khách Trung Quốc chi 3 nghìn USD ở Hàn Quốc, 2 nghìn 971 USD ở Singapore và 2 nghìn 952 USD ở Nhật Bản.
Nhưng ở Việt Nam, vấn đề hiện nay là có dòng du khách Trung Quốc chi tiêu ‘không đồng’ (zero-dollar).
Theo ông Gary Sand, du khách Trung Quốc nay chiếm gần một phần ba số khách nước ngoài đến Việt Nam.
Chỉ trong ba tháng đầu năm 2018 có 1,38 triệu du khách Trung Quốc đến Việt Nam, tăng 42,9% so với cùng kỳ năm 2017, bài viết cho hay.
Nhưng “thu nhập từ dòng du khách Trung Quốc đóng góp vào kinh tế Việt Nam đang bị đặt câu hỏi”.
“Nhiều người Trung Quốc đi các tour trả tiền trước, còn gọi là ‘không đô la’ vốn đưa họ tới các khách sạn, nhà hàng Trung Quốc. Du khách dùng đồng nhân dân tệ, các ứng dụng điện thoại thanh toán và các máy bán hàng không phép khi trả tiền để trốn thuế với Sở thuế ở Việt Nam”, Gary Sands viết.
Bản quyền hình ảnhTỔNG CÔNG TY ĐIỆN TỬ TP MÓNG CÁIImage captionTrung Quốc có lượng khách du lịch đến Việt Nam lớn nhất trong năm 2016
Trang Dân Trí (16/05/2018) ghi nhận ý kiến chuyên gia về hiện tượng này.
Ông Phạm Trung Lương, Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch được báo này trích lời nói về nhóm du khách Trung Quốc chi tiêu thấp, sang Việt Nam bằng đường bộ:
“…tại nhiều địa phương như Quảng Ninh, Nha Trang… xuất hiện hàng loạt các tour 0 đồng, các cửa hàng chỉ bán cho khách Trung Quốc. Điều này đã làm méo mó hình ảnh du lịch Việt và không mang lại nguồn thu đáng kể.
Bởi lẽ, du khách đến các nơi mua sắm đã được thỏa thuận trước, số tiền sau đó lại quay về Trung Quốc hoặc rơi vào tay các đối tác người Trung Quốc.”
Trang báo Nhật cũng trích lời một người dân ở Quảng Ninh, Việt Nam, than phiền về cảm giác “như ở Trung Quốc, vì số lượng đông đảo du khách, biển hiệu tiếng Trung”.
Báo này nói chỉ một ngày trung bình có 10 nghìn du khách Trung Quốc tới Quảng Ninh thăm Vịnh Hạ Long và trong ba tháng đầu năm 2017, 70% số khách đi tour trên 600 thuyền có giấy phép tại đây là người Trung Quốc.
Nay, ông Gary Sands cho rằng Việt Nam cần “làm mạnh hơn, quản lý chặt hơn, và Cơ quan Biên phòng cần hạn chế số du khách Trung Quốc đi các tour ‘không đô la’, và diệt trừ các hãng tổ chức tour trái phép”.
Bản quyền hình ảnhLINH PHAM/GETTY IMAGESImage caption‘Chỉ trong ba tháng đầu năm 2018 có 1,38 triệu du khách TQ đến Việt Nam’
Ông cũng nói, nhân vụ áo thun có hình Lưỡi bò, rằng Việt Nam cần làm mạnh hơn để nêu cao chủ quyền ở Hoàng Sa, như qua cách để Nhà Triển lãm Hoàng Sa trình bày các tài liệu từ thời cổ đại về chủ quyền của Việt Nam gần đây.
Theo ông, Việt Nam có thể học Đài Loan trong việc đánh động dư luận quốc tế để ủng hộ mình.
Gần đây, các hãng hàng không Hoa Kỳ đã từ chối yêu cầu của Trung Quốc bắt họ gọi Đài Loan là Trung Quốc trên các bảng hiệu hàng không.
Bản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM/GETTY IMAGESImage captionTác giả nói ba vùng quan yếu về địa chính trị của Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển du lịch mà không cần quy chế đặc khu cho người nước ngoài đến sinh sống miễn trừ visa
Tiến sĩ kinh tế Đinh Trường Hinh ở Virginia, Hoa Kỳ nói chính phủ Việt Nam nên tìm các giải pháp khác để thúc đẩy kinh tế bền vững thay cho cách làm ba đặc khu ở nơi quan yếu về địa lý và chính trị.
Trả lời câu hỏi của BBC nhân sự kiện Luật ba đặc khu (SEZ) tạm được hoãn bỏ phiếu trong Quốc hội Việt Nam dư luận phản đối nhưng có vẻ như Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn quyết tâm làm, ông gợi ý giải pháp gì để ba khu vực Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc vẫn phát triển được ra sao.
Ông cũng nói về cách mà Việt Nam về lâu dài không bị thua thiệt, hoặc như một số ý kiến, là gặp nguy hiểm về an ninh, quốc phòng nếu cho xây ba đặc khu này:
TS Đinh Trường Hinh: Tôi vẫn chưa hiểu lý do tại sao phải lập ra ba đặc khu này. Nếu mục đích là để tăng phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm vững chắc lâu bền cho dân chúng thì ba đặc khu này sẽ không giúp gì cho mục đích đó. Thứ nhất, các nước như Trung Quốc vào thời kỳ bắt đầu cải tổ kinh tế đã dùng bốn đặc khu kinh tế Sán Đầu, Hạ Môn, Thâm Quyến, và Chu Hải (Shantou, Xiamen, Shenzhen, và Zhuhai) làm thí điểm để rút kinh nghiệm trước khi đem ra áp dụng những cái cách kinh tế này vào toàn trong cả nước và đã thành công. Nhưng sau đó, khoản từ 1979 đến 1989, các đặc khu này không còn đóng vai trò gì đáng kể.
Thứ hai, vấn đề Việt Nam đang gặp không phải là thiếu vốn đầu tư mà là thiếu kém về chất lượng đầu tư và thiếu đầu tư vào những lănh vực đặc biệt mà Việt Nam đang cần để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Những lãnh vực này là những nghành công kỹ nghệ cao có thể đemlại giá trị sản xuất cao hơn và tận dụng trí tuệ của dân Việt Nam.
Muốn như vậy, điều quan trọng hơn hết là Việt Nam cần phải rà soát lại những đầu tư nước ngoài để chú trọng hơn về chất lượng và phải làm sao giúp các công ty nội địa (Việt Nam) nối kết với các công ty ngoại quốc hầu có thể thu nhập kỹ thuật và học hỏi để tiến lên.
Thứ ba, muốn Việt Nam phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm lâu dài cho người dân thì phải nâng cấp (upgrade) các công ty nhỏ và vừa hoặc các công ty gia đình Việt Nam trong nước (chứ không phải các công ty ngoại quốc) để gia nhập và cạnh tranh thành công trên thị trường thế giới.
Bản quyền hình ảnhDINH TRUONG HINHImage captionBìa cuốn Công nghiệp nhẹ tại Việt Nam, các xu hướng phát triểnBản quyền hình ảnhĐINH TRƯỜNG HINHImage captionTS Đinh Trường Hinh (bìa trái hình) trong một buổi làm việc của Ngân hàng Thế giới
Như vậy trọng tâm của các cuộc cải cách cần có hiện nay là giúp đỡ các doanh nghiệp nội địa phát triển chứ không nhắm đến các doanh nghiệp nước ngoài. Tôi đã trình bày những rào cản cho sự phát triển kỹ nghệ Việt Nam trong cuốn sách ‘Light Manufacturing in Vietnam’ (Công nghiệp nhẹ tại Việt Nam).
Cho nên, thay vì lập những đặc khu kinh tế này, Việt Nam nên thí nghiệm các cải cách muốn làm ở các khu công nghiệp hiện có (thay vì sẽ có).
Có thể lập ra ba khu kinh tế đã hoạt động dựa trên những công ty đã ghi danh trước với chính phủ (vào cuối năm 2017 chẳng hạn) và đem những cải cách đó thử trong một thời gian. Nếu chỉ dùng những công ty hiện hữu thì cũng tránh được những lời ra tiếng vào về đầu tư của một nước lạ làm ảnh hưởng đến nền độc lập và tự chủ của nước ta.
Còn nếu mục đích lập các đặc khu này là để phát triển về du lịch giải trí và một mặt khác để tách những ảnh hưởng xấu của du khách ra khỏi xã hội Việt Nam chẳng hạn như casinos thì không nên cho người nước ngoài mua bán đất đai và cũng không cần phải theo các luật lệ nước ngoài làm gì.
BBC:Qua quan sát của các ông, Việt Nam Cộng hòa trước đây, là các nước khác ở châu Á, đã đi qua giai đoạn thúc đẩy phát triển kinh tế hoặc mở SEZ thế nào, phần hơn thiệt ra sao?
TS Đinh Trường Hinh: Tôi đã viết khá nhiều về SEZ cho các nước đang phát triển và trong phạm vi của một bài phỏng vấn như thế này, khó có thể trình bày cho hết ý. Nói tóm tắc là không phải mở SEZ ra ở đâu cũng thành công cả. Có rất nhiều các nước mà SEZ đã thất bại hoàn toàn. Cho nên vấn đề quan trọng nhất là phải định hướng rõ mục đích của SEZ và học hỏi những bài học của những nước đã thành công. Những bài học của Trung Quốc tôi đã viết ra trong cuốn sách ‘Tales from the Development Frontier’.
Theo Ngân hàng Thế giới, từ ngữ đặc khu kinh tế SEZ rất tổng quát, bao gồm nhiều khái niệm khác nhau như khu thương mại tự do, khu công nghiệp, cảng tự do, khu thương mại nước ngoài, khu chế xuất, khu kinh tế đặc biệt, khu xuất khẩu tự do, khu hợp tác thương mại và kinh tế, khu chế xuất…
Image captionCảnh vùng biển Vân Đồn, Quảng Ninh
Mặc dù có nhiều biến thể về tên và hình thức, tất cả có thể được định nghĩa một cách rộng rãi là các khu vực đã được phân ranh giới trong phạm vi của một quốc gia mà ở trong các khu vực này, điều lệ kinh doanh khác với các điều lệ trong lãnh thổ quốc gia. Các điều lệ khác biệt này chủ yếu liên quan đến các điều kiện đầu tư, thương mại quốc tế, hải quan, thuế và môi trường pháp lý; theo đó, môi trường kinh doanh trong các khu vực này thường tự do hơn và hiệu quả hơn là môi trường kinh doanh trong lãnh thổ quốc gia.
Chính vì định nghĩa tổng quát ở trên của SEZ trên thế giới, bao gồm cả khu công nghiệp, nên những kinh nghiệm về SEZ trên thế giới dều là những kinh nghiệm chung chứ không phải là kinh nghiệm cho đặc khu như Vân Đồn, Bắc Vân Phong hay Phú Quốc là những trường hợp đặc biệt khác với khu công nghiệp thông thường chẳng hạn như về cho thuê đất đai hay luật lệ.
Theo định nghĩa tổng quát này, hiện nay trên thế giới đã có trên 130 nước có SEZ và con số SEZ cũng đã tăng từ 79 năm 1975 lên đến 3500 năm 2006.
Bản quyền hình ảnhTOMMY CHENGImage captionHong Kong nhìn từ Thâm Quyến: Đặc khu kinh tế của Trung Quốc lập ra từ thời Đặng Tiểu Bình có lợi thế là nằm sát Hong Kong, khi đó còn là thuộc địa Anh
Vai trò của SEZ thay đổi tùy theo quốc gia, chẳng hạn vào năm 2000, SEZ đã chiếm 81% của FDI ở Philippines, 80% ở Trung Quốc và 23% ở Mexico.
Nhiều quốc gia trên thế giới nhất là ở Phi Châu như là Nigeria, Senegal, Malawi, Namibia, và Mali đã gặp nhiều vấn đề với SEZ. Một số những yếu tố góp phần vào sự thất bại này là lập kế hoạch chiến lược kém, không phù hợp với lợi thế so sánh(comparative advantage).
Nhiều SEZ đã được bắt đầu mà không có nghiên cứu cẩn thận về nhu cầu thị trường hoặc lập kế hoạch chiến lược. Một số thất bại vì lựa chọn vị trí kém, chẳng hạn vị trí khu vực được xác định quá thường xuyên bởi chính trị hơn là cân nhắc về kinh tế hoặc thương mại.
Một số vì không đủ đầu tư vào cơ sở hạ tầng hoặc vì khả năng thực hiện kém và thiếu thẩm quyền hay thiếu sự hỗ trợ cấp cao và ổn định chính sách.
Các phân tích của WB cho thấy muốn SEZ thành công cần có một số các điều kiện tiên quyết sau đây ở các nước đang phát triển:
Phải tập trung SEZ ở những nơi có thể bổ sung và hỗ trợ tốt nhất cho lợi thế so sánh được xác thực thông qua một quy hoạch chiến lược chi tiết, bản báo cáo feasibility và quy trình lập kế hoạch tổng thể.
Nhập SEZ vào gói chính sách phát triển kinh tế, thương mại và kinh tế rộng lớn hơn.
Nhập và hỗ trợ SEZ vào cụm công nghiệp hiện có thay vì để thay thế các cụm này.
Thúc đẩy các trao đổi giữa SEZ và môi trường trong nước thông qua các cải cách chính sách và hành chính.
Hỗ trợ việc cung cấp các cơ sở hạ tầng cứng và mềm bao gồm SEZ, các khu đô thị trọng điểm và các cửa ngõ thương mại
Phát triển các khung pháp lý và củng cố chúng bằng cách giải quyết những thách thức về thiết kế và phối hợp thể chế.
Thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân và các quan hệ đối tác công-tư, cùng với sự hỗ trợ kỹ thuật với việc cấu trúc và đàm phán các PPP.
Thiết lập các tiêu chuẩn rõ ràng về tuân thủ môi trường, lao động và xã hội, và xác định các trách nhiệm pháp lý để theo dõi và thực thi.
Xây dựng và thực hiện một chương trình giám sát và đánh giá toàn diện ngay từ đầu, với các biện pháp bảo vệ tại chỗ để đảm bảo các chương trình phát triển chương trình SEZ vẫn phù hợp với các kế hoạch chiến lược và tổng thể.
Trong thời gian vừa mới cải tổ kinh tế, các khu công nghiệp giúp Trung Quốc giải quyết được một số vướng mắc quan trọng về phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của công kỹ nghệ như thiếu đầu vào, thiếu mặt bằng sản xuất, kinh doanh, thiếu vốn, kho vận thương mại yếu kém, quản lý kém, hay trình độ lao động thấp (Xin xem thêm chương 3 của sách Tales from the Development Frontier).
Các khu công nghiệp ở Trung Quốc phát triển qua ba giai đoạn. Ở giai đoạn đầu (1980-91), các khu công nghiệp là một phần của các đặc khu kinh tế được lập ra để thiết lập những phương thức mới nhằm thu hút vốn FDI, phát triển sản xuất hàng xuất khẩu. Đến giai đoạn hai (1992-98), những cải cách này được mở rộng quy mô lên cấp quốc gia. Số lượng các khu công nghiệp tăng nhanh khi các địa phương tham gia vào cuộc đua tăng trưởng trên toàn quốc.
Bản quyền hình ảnhDINH TRUONG HINHImage captionBìa một cuốn sách nghiên cứu mà ông Đinh Trường Hinh đã xuất bản về kinh nghiệm phát triển kinh tế của TQ
Trong giai đoạn ba (1999 đến nay), sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997-98 và việc Trung Quốc gia nhập WTO, Bắc Kinh phát động Chiến lược ‘Tây bộ đại khai phá’, tập trung đầu tư quy mô lớn để giúp các tỉnh miền tây bắt kịp với những khu vực duyên hải phát triển. Trọng tâm phát triển các ngành sản xuất có hàm lượng lao động cao đã chuyển dịch vào các khu vực vùng sâu vùng xa, đồng thời các khu công nghiệp ven biển cũng bắt đầu chuyển dịch sang các ngành hàng có hàm lượng vốn, công nghệ cao hơn.
Khu kinh tế đầu tiên của Trung Quốc được thành lập ở Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông năm 1980. Mùa xuân năm 1992, sau chuyến công tác của Đặng Tiểu Bình tới miền nam Trung Quốc và lời khẳng định lại về cam kết cải cách kinh tế của Trung Quốc, chủ trương nới lỏng quy định về ngoại thương và đầu tư dần dần được áp dụng mở rộng ra cho các thành phố lớn và toàn bộ khu vực ven biển, đồng thời các khu kinh tế, phát triển công nghệ cũng ngày càng xuất hiện nhiều. Một số khu kinh tế đã có đóng góp đáng kể vào tăng trưởng vùng miền và nguồn thu của địa phương.
Thành công này khuyến khích các tỉnh khác thành lập, khuyến khích thành lập các khu kinh tế riêng của mình, cũng như khắc phục những trở ngại về môi trường kinh doanh bằng cách xây dựng thêm cơ sở hạ tầng, cải cách chính sách cho những khu vực trọng điểm. Phong trào xây dựng khu kinh tế trọng điểm bùng nổ ở Trung Quốc. Tính đến cuối năm 1992, hơn 2.700 khu kinh tế trọng điểm đã mọc lên ở khắp nước, cao gấp 23 lần năm 1991.
Bản quyền hình ảnhAFPImage captionTác giả nói khái niệm đặc khu kinh tế bao gồm rất nhiều mô hình khác nhau và tùy nơi mà phát huy tác dụng hoặc gây hại cho kinh tế nước chủ nhà
Sau đó, chính quyền các cấp còn tiếp tục xây dựng thêm các khu kinh tế trọng điểm. Đến giữa năm 2012 đã có tới năm đặc khu kinh tế (Hải Nam, Sán Đầu, Thâm Quyến, Hạ Môn, Châu Hải), 90 khu kinh tế trọng điểm quốc gia, 88 khu phát triển công nghiệp công nghệ cao quốc gia, 22 khu phi thuế quan và 15 khu hợp tác kinh tế cửa khẩu. Tất cả những khu kinh tế này đều được hưởng ưu đãi đặc biệt của chính quyền trung ương. Chính quyền cấp tỉnh và địa phương hỗ trợ hơn 1000 khu phát triển công nghiệp khác. Năm 2010, các khu kinh tế trọng điểm cấp quốc gia đóng góp 7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), 11% sản lượng sản xuất, 15% kim ngạch ngoại thương. Những khu kinh tế này cũng chiếm tới 29% lượng vốn FDI.
Nên nhớ miền nam Trung Quốc được chọn để xây dựng bốn đặc khu kinh tế đầu tiên của Trung Quốc vì một số lý do. Thứ nhất, vị trí này cho phép thu hút các thương nhân Hoa kiều vì hầu hết những người này đều có nguồn gốc từ đây. Mục đích là tận dụng nguồn vốn, trình độ quản lý, kiến thức về công nghệ cao của đối tượng này. Thâm Quyến và Chu Hải có chung đường biên với Hong Kong và Ma Cao, trong khi Sán Đầu và Hạ Môn có quan hệ với Hong Kong, Đài Loan và các cộng đồng Hoa kiều ở Đông Nam Á. Người dân ở những khu vực này có liên hệ mật thiết với nước ngoài và có truyền thống giao tiếp với thế giới bên ngoài.
Bản quyền hình ảnhFACEBOOKImage captionLuật Đặc khu ở Việt Nam đã bị biểu tình phản đối
Dù cơ sở hạ tầng của Đại Liên, Thanh Đảo, Thượng Hải và những nơi khác còn nhiều yếu kém nhưng các nhà đầu tư nước ngoài vẫn có thể yên tâm rằng các khu kinh tế sẽ bảo đảm được cho họ môi trường hoạt động gần chuẩn mực thị trường nếu nằm ở xa những trung tâm công nghiệp chính của Trung Quốc cũng như cách xa những thế lực cực đoan có khả năng phản đối cải cách hơn.
BBC: Nhiều ý kiến lo ngại về đồng tiền và nhân sự Trung Quốc liên quan đến ba đặc khu nêu trên, vậy nếu để thu hút các nhà đầu tư từ nước khác, chính phủ Việt Nam cần làm gì?
TS Đinh Trường Hinh: Quan trọng nhất vẫn là chất xám của người Việt Nam. Do đó để thu hút các nhà đầu tư và một mặt khác để vượt lên trên bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam cần phải có những cải tổ đột phá về giáo dục và về đào tạo trường dạy nghề. Đã có biết bao nhiêu là những báo cáo nói về đề tài này nhưng những cái cách đó vẫn chưa được thực hiện. Chẳng hạn trong cuốn sách về Việt Nam ở trên, tôi đã đề nghị một số các biện pháp chính sách cần được triển khai để tăng số lượng và chất lượng công nhân có tay nghề, giúp nền kinh tế vươn lên mức cao hơn trên bậc thang giá trị gia tăng:
Tăng cường sự phối hợp giữa Bộ Giáo Dục Đào Tạo (GDĐT) và Bộ Lao Động, Thương Binh, và Xã Hội (LĐTBXH). Đây là bước đi căn bản trong nỗ lực củng cố hệ thống GDĐT dạy nghề kỹ thuật.
Nới lỏng các gánh nặng và sự kiểm soát hành chính đối với các trường đại học và cơ sở GDĐT dạy nghề kỹ thuật, và xác định các ưu tiên phát triển sao cho trường đại học và cơ sở GDĐT dạy nghề kỹ thuật có thể được mở rộng để đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và nâng cao tiêu chuẩn giáo dục.
Tăng cường sự liên kết giữa trường đại học và ngành, xây dựng khung pháp lý để các cơ sở GDĐT có cơ hội đối thoại với các chủ thể kinh tế khác trong môi trường xung quanh, thí dụ như với doanh nghiệp, ngành, đại diện về chuyên môn trong các cơ quan nhà nước quản lý giáo dục, ủy ban thẩm định chương trình đào tạo, các nhóm đánh giá nghiên cứu, và các hội đồng đánh giá luận án.
Tạo động lực để xây dựng cơ chế khuyến khích doanh nghiệp nhận học viên thực tập và tạo nhiều khuyến khích hơn để có cơ hội tích lũy kinh nghiệm tại nơi làm việc.
Khuyến khích đầu tư tư nhân vào GDĐT dạy nghề kỹ thuật bằng cách tạo khung pháp lý minh bạch. Cơ chế mới cần tính đến cả việc tư nhân hóa và cổ phần hóa các trường công và đầu tư tư nhân mới, cũng như tăng đầu tư của chủ doanh nghiệp trong GDĐT dạy nghề kỹ thuật.
Tăng cường hỗ trợ thể chế thị trường lao động. Các thể chế thị trường lao động này cần tăng cường dịch vụ hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp và các dịch vụ khác.
BBC: Ông đã từng làm việc cho Ngân hàng Thế giới, và biết nhiều về các nước châu Phi, châu Á, vậy bài học chung nhất ông có thể nói cho Việt Nam vào thời điểm này gì?
Bản quyền hình ảnhGODONG/GETTY IMAGESImage captionTrái cây ở chợ Dương Đông, Phú Quốc, Việt Nam – hình chỉ có tính minh họa
Tiến sĩ Đinh Trường Hinh: Là một nhà kinh tế, tôi luôn luôn đặt các đề nghị về giải pháp kinh tế vào trong bối cảnh chính trị xã hội. Nước Việt Nam có một láng giềng lớn mà lại nhiều thủ đoạn luôn luôn muốn xâm chiếm các nước khác nhỏ hơn. Trong tình thế đó Việt Nam phải luôn luôn đề cao cảnh giác và nếu phải hy sinh về những mối lợi kinh tế ngắn hạn để được độc lập tự chủ lâu dài thì là một điều phải làm. Việt Nam không nên lựa chọn những địa điểm nhạy cảm về quốc phòng chẳng hạn như Vân Đồn, Bắc Vân Phong hay Phú Quốc để lập đặc khu.
Hơn nữa cần phải xác định rõ tại sao muốn chọn đặc khu trong thời điểm này.
Như đã trình bày ở trên, muốn kinh tế phát triển lâu dài thì phải thay đổi chính sách kinh tế đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong nước chứ không phải tăng FDI vào những ngành về dịch vụ như du lịch hoặc là mở sòng bài. Trong trường hợp muốn tăng trưởng các dịch vụ này thì chỉ nên dùng các luật hiện hành ở các khu doanh nghiệp và không nên cho các đặc chế về cho thuê đất đai hay là dùng luật nước ngoài và cần nhất là không nên cho miễn visa đối với các nước láng giềng để tránh những tai hại lâu dài về độc lập và tự chủ của nước Việt Nam.
Cũng cần nhớ rằng gần đây Trung Quốc hô hào về các đặc khu về du lịch như Hải Nam là vì trong mấy năm gần đây, nguồn FDI net vào Trung Quốc đã cạn, vì xin nhớ là net FDI là sự khác biệt giữa FDI đầu vào và FDI đầu ra.
Chẳng hạn như từ năm 2015 đến nay, net FDI của Trung Quốc đã là số âm trong khi đó net FDI của Việt Nam vẫn là 11-12 tỷ đô la.
Nếu tính net FDI theo đầu người thì Việt Nam hiện hơn xa Trung Quốc và là một nước mà nguồn đầu tư FDI vào nhiều nhất. Vấn đề do đó là Việt Nam có vận dụng để hưởng tối đa những ích lợi từ FDI hay không mà thôi.
Theo như tôi thấy vấn đề cần nhất của Việt Nam là làm sao để các công ty tư nhân trong nước được lớn mạnh và cạnh tranh thành công trên thế giới. Đó là cách tăng trưởng kinh tế bền vững và lâu dài nhất.
Tiến sĩ Đinh Trường Hinh hiện là Chủ Tịch Công Ty EGAT tại Hoa Kỳ. Ông nguyên là Chuyên gia kinh tế chính, Văn phòng Phó chủ tịch và Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới ở Washington, D.C. (1978-2014).
Hiện sống tạ̣i bang Virginia, Hoa Kỳ, ông đã đăng tải các tác phẩm Công nghiệp nhẹ châu Phi (2012), Các câu chuyện kể từ mặt trận phát triển kinh tế (2013), Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam (2013), và Công việc làm, kỹ nghệ hoá, và toàn cầu hoá (2017).
Thêm một địa bàn và công trình chiến lược rơi vào tay Tàu cộng
Vũ Đông Hà (Danlambao) – Đó là Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập I tại Nghệ An. Công trình này đang được điều hành bởi Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam (TKV) của Việt Nam. Bộ Công thương vào tháng 6/2018 đã gửi kiến nghị cho Nguyễn Xuân Phúc để giao công trình cho tập đoàn liên danh Geleximco – Công ty TNHH Hong Kong United (HUI). (1)
Đây là một tập đoàn made in China vừa nhận được “món quà dâng tặng” công trình 2 tỷ đô bởi Bộ Công thương.
Tiến trình Tàu hoá và bành trướng của Tàu cộng với “bàn đạp” Geleximco
Tập đoàn GELEXIMCO, tên chính thức là Công ty CP Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội, được thành lập ngày 09 tháng 01 năm 1993 với 4 lãnh vực hoạt động chính: Hạ tầng, Bất động sản, Tài chính, Ngân hàng. Đây không phải là một công ty chuyên về xây dựng và quản trị nhà máy nhiệt điện.
Vào đầu tháng 7, 2017 Geleximco ngỏ ý về dự tính sẽ đầu tư vào 5 công trình nhiệt điện bao gồm: Quỳnh Lập I & II; Quảng Trạch I, II; và Hải Phòng III. (2)
Trong dự tính ban đầu này, Geleximco cho biết sẽ phối hợp với Tập đoàn Sunshine Kaidi New Energy Group Co., Ltd. cho việc đầu tư, xây dựng.
Sunshine Kaidi là một tập đoàn Tàu cộng, chuyên về xây dựng các công trình nhiệt điện, có văn phòng, trụ sở chính đặt tại Wuhan bên Tàu. (3)
Tuy nhiên, 3 tháng sau, tháng 10, 2017 trong tờ trình chính thức gửi đến Thủ tướng để xin được trở thành công ty đảm trách xây dựng công trình nhiệt điện Quỳnh Lập I và Quảng Trạch II , một liên doanh mới xuất hiện trong văn bản này: Geleximco và Hong Kong United Co., Ltd., viết ngắn gọn là Geleximco-HUI.
Nhìn vào tên gọi của liên doanh này người ta không thấy “China” – Trung Quốc (như trong dự thảo Luật Đặc Khu!). Tuy nhiên, HUI – Hong Kong United Co., Ltd là một chi nhánh của tập đoàn Sunshine Kaidi. Và nó chỉ là một công ty sản xuất phim ảnh!
Tấm bình phong Geleximo – một công ty xuất nhập khẩu và Hong Kong United Co – một công ty sản xuất phim ảnh được hình thành để chiếm cứ các công trình nhiệt điện Việt Nam.
Đằng sau nó là 1 tập đoàn lớn của Tàu với sự chống lưng về tài chánh của các tập đoàn Ngân Hàng Tàu cộng, đứng đầu là Ngân Hàng Phát Triển Trung Quốc. 80% số vốn bỏ ra là tiền mượn từ các nhà băng Tàu cộng (4).
Hiện nay Tàu cộng là nhà đầu tư nhiệt điện lớn nhất tại Việt Nam, chiếm 50% toàn bộ đầu tư từ ngoại quốc. Tổng cộng số vốn đầu tư cho đến nay là 20,5 tỉ đô la và đã xây dựng, nắm trọn 15 công trình nhiệt điện: An Khánh 1, Cao Ngạn, Cẩm Phả 1 and 2, Duyên Hải 1 and 3, Hải Phòng 1 and 2, Mao Khê, Quảng Ninh 1 and 2, Sơn Động, the Uông Bí, Vĩnh Tân 2, và Vũng Áng 1. Những công trình nhiệt điện khác đang ở vào giai đoạn khởi công bởi nhà thầu Tàu cộng là Hải Dương, Duyên Hải 2 & 3, Thái Bình 2, Thăng Long, và Vĩnh Tân 1 (5).
Trở lại Quỳnh Lập I. Toàn bộ công trình nhiệt điện này đang được điều hành bởi Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản của Việt Nam cùng với công ty Kospo và Samtan của Hàn Quốc đảm trách. Bộ Công thương đã đá gà nhà ra và mời cáo giặc vào chuồng để:
– Làm dày thêm danh sách những căn cứ địa của Tàu trên lãnh thổ Việt Nam;
– Gia tăng khả năng kiểm soát và khống chế tình hình điện lực của Việt Nam;
– Nâng cao hiểm họa tiêu diệt môi trường Việt Nam qua ô nhiễm than made in China.
– Đẩy mạnh, tiến nhanh việc thực hiện âm mưu Hán hóa và biến Việt Nam thành một tỉnh lỵ của Tàu.
Bên cạnh 3 “đại khu” Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc là những “tiểu khu” Tàu mà đảng và nhà nước CSVN đã và đang tiếp tục giao cho Bắc Kinh.
Quỳnh Lập I là một trong những “tiểu khu” sẽ bị cắm cờ 5 sao đó.
Tập đoàn bất động sản China Fortune Land Development (CFLD) đang nhắm vào nhiều dự án bất động sản có vị trí đắc địa tại tỉnh Đồng Nai.
Theo Thanh niên, CFLD là tập đoàn chuyên phát triển về bất động sản của Trung Quốc, hiện đầu tư ở Indonesia, Ấn Độ, Mỹ và Việt Nam. Tập đoàn này thuộc sở hữu của nhà tỷ phú Trung Quốc Wang Wenxue (50 tuổi), với khối tài sản theo ước tính của Forbes là hơn 7 tỷ USD.
CFLD mới mua lại dự án Đại Phước Lotus rộng 200 ha ở khu vực nam cù lao Ông Cồn, xã Đại Phước (huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) và chỉ cách Quận 9 (Tp.HCM) một con sông.
Dự án được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư năm 2005 do Tổng công ty đầu tư Phát triển – Xây dựng (DIC) thuộc Bộ Xây dựng làm chủ đầu tư, với tổng diện tích gần 450 ha.
Đáng chú ý trong khu quy hoạch đô thị du lịch sinh thái này có dự án Đại Phước Lotus với diện tích 200ha do liên doanh Tập đoàn Vina Capital và DIC thực hiện. Dự án có các công trình nhà ở dạng biệt thự, khu chung cư, trung tâm thương mại với các công trình lớn như cao ốc văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại, giải trí, nghỉ dưỡng, sân golf… Sau hơn 10 năm triển khai liên doanh này đã hoàn thành một số hạng mục hạ tầng và nhà ở của dự án Đại Phước Lotus.
Tuy nhiên, bất ngờ đến tháng 4/2017, CFLD đã thực hiện giao dịch mua lại cổ phần trong dự án Đại Phước Lotus của Tập đoàn Vina Capital với giá 65,3 triệu USD. Sau khi mua lại dự án này, CFLD đã đổi tên lại các sản phẩm biệt thự Swan Bay. Những căn biệt thự đã được bán ra ngoài thị trường.
Trước đó, tháng 9/2016, CFLD đã ký thỏa thuận ghi nhớ với Tổng công ty Tín Nghĩa (Đồng Nai) để xây dựng thành phố công nghiệp mới và khu công nghiệp Ông Kèo. Đây là hai dự án có vị trí liền kề với sân bay quốc tế Long Thành sẽ hình thành trong tương lai.
Theo một chuyên gia bất động sản, xét ngắn hạn, sức ảnh hưởng của các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc như CFLD tại thị trường bất động sản Việt Nam vẫn chưa rõ nét. Tuy nhiên,vần đề của các nhà đầu tư Trung Quốc thường tạo ra là chất lượng dự án, chậm tiến độ thi công, giữ dự án gây lãng phí đất…
Chia sẻ trên Dân Việt, bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và tư vấn, Công ty CBRE Việt Nam, cho rằng cuộc đổ bộ của dòng vốn Trung Quốc, gồm cả Đài Loan, Hồng Kông vào thị trường Việt Nam thời gian qua tăng mạnh. Nguyên nhân là do kinh tế vĩ mô Việt Nam ổn định và thị trường bất động sản Việt Nam đang là kênh đầu tư hấp dẫn đối với giới đầu tư quốc tế. Ngoài ra, các nhà đầu tư Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan đang có xu hướng tìm kiếm cơ hội mới bên ngoài lãnh thổ của họ.
Vì sao các Đặc Khu Kinh Tế TQ nguy hiểm hơn nhượng địa thời thực dân
Luật Sư Đào Tăng Dực (Danlambao) – Từ hải ngoại, khi hướng về tình hình chính trị Việt Nam, chúng ta vô cùng bực bội vì phải thường xuyên chứng kiến cảnh đạo đức giả và khinh thường nhân dân của các lãnh đạo CSVN.
Đã độc tài đảng trị không đối lập mà cứ giả vờ như dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên, cẩn thận cân nhắc từng lá phiếu cử tri còn hơn các nước Tây Phương, mặt dày mày dạn giả vờ tiếp xúc cử tri lấy ý kiến từng người.
Bán nước trắng trợn mà phát ngôn điêu ngoa lừa lọc, tưởng rằng toàn dân là phường đui mù câm điếc vô ý thức.
Một trong những ví dụ điển hình nhất là trường hợp truyền thông Việt Nam đã dẫn lời TBT Nguyễn Phú Trọng tại buổi tiếp xúc cử tri quận Thanh Xuân và Hà Đông, Hà Nội hôm 17/6 như sau:
“Lợi dụng quy định cho thuê đất 99 năm trong Luật Đặc khu để nói Trung Quốc vào 99 năm là mất nước, kích động đi biểu tình để bày tỏ lòng yêu nước, dẫn đến làm việc chống đối, phá hoại. Bản chất sâu xa là xuyên tạc sự thật, kích động lòng yêu nước chân chính của người dân để âm mưu việc khác, có bàn tay phần tử phá hoại, không loại trừ yếu tố nước ngoài.”
TBT Nguyễn Phú Trọng lại nói thêm:
“Tất cả đều vì nước, vì dân thôi chứ không có mục đích nào khác, không ai dại dột, ngây thơ giao đất cho nước ngoài để người ta vào đây.”
Đó toàn là ngoa ngôn xảo ngữ trong kho ngữ vựng bình thường của Ông Trọng.
Tuy nhiên, nguy hiểm hơn là hành động của đảng CSVN chứng tỏ họ đang âm mưu với nước ngoài là TQ và bàn giao đất cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc.
Thật vậy, trong khi TQ chiếm đóng Hoàng Sa bằng vũ lực, xâm chiếm một phần Trường Sa, tàn sát không thương tiếc 64 chiến sĩ Việt Nam bảo vệ Trường Sa, ép buộc Việt Nam nhượng các mỏ dầu hỏa trong lãnh hải của mình cho TQ, tập trận bằng hỏa lực thật ngoài khơi Biển Đông thị uy với quốc tế và thách thức chủ quyền Việt Nam, thì Bộ Chính Trị đảng CSVN ra lệnh cho Quốc Hội bù nhìn thông qua Luật An Ninh Mạng để trao không gian ảo cho Trung Quốc kiểm soát, và tuy lùi lại ngày biểu quyết dự Luật Đặc Khu Kinh tế, nhưng vẫn chuẩn bị thông qua tháng 10 này, hầu trao 3 đảo chiến lược là Vân Đồng (Quảng Ninh) miền Bắc, Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) miền Trung và Phú Quốc (Kiên Giang) miền Nam cho TQ thuê lên đến 99 năm.
Nếu đây không phải là hành động ngang nhiên bán nước cho TQ của Bộ Chính Trị, trực tiếp vi phạm điều 108 Bộ Luật Hình Sự về tội phản bội tổ quốc, thì phải gọi là gì nữa?
Trong thế giới đương đại, trên phương diện quốc phòng, chưa xuất hiện một cá nhân hay tập thể lãnh đạo nào lạ lùng và hoang tưởng bằng TBT Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính Trị của đảng CSVN.
Đối với họ, sự kiện TQ chiếm đóng Hoàng Sa và Trường Sa, gài đặt giàn hỏa tiễn uy hiếp lục địa Việt Nam, truy sát ngư dân Việt Nam trên lãnh hải truyền thống dân Việt còn chưa đủ.
Hoàng Sa và Trường Sa theo họ còn quá xa VN. Họ muốn dâng cho đàn anh Tập Cận Bình yêu dấu những hòn đảo gần Việt Nam hơn và lớn hơn như đảo Vân Đồn (diện tích huyện 551Km2), Bắc Vân Phong (huyện Vạn Ninh 550Km2), và Phú Quốc (589 Km2) ngay sát bờ biển để gần gũi hơn.
Một đặc khu cho ngoại quốc thuê, có nguy hiểm cho quốc gia chủ đất hay không tùy thuộc vào các điều kiện sau đây:
1. Tương quan sức mạnh quân sự giữa quốc gia chủ đất và thuê đất
2. Tương quan sức mạnh kinh tế giữa quốc gia chủ đất và thuê đất
3. Khoảng cách địa lý giữa 2 quốc gia
4. Sức mạnh của chính kiều dân trong khu tự trị
Trong trường hợp Việt Nam cho TQ thuê đất tại Phú Quốc, Bắc Vân Phong và Vân Đồn thì 3 yếu tố đầu tiên rõ ràng bất lợi cho Việt Nam vì tương quan sức mạnh quân sự và kinh tế giữa TQ và VN quá thiên về TQ. Thêm vào đó 2 nước hầu như tiếp cận lãnh thổ lẫn lãnh hải.
Một trong những biện minh thuyết phục nhất trong bang giao quốc tế hầu một quốc gia mạnh có thể xâm chiếm một quốc gia yếu hơn, là để bảo vệ quyền lợi kinh tế chính đáng của mình.
Một khi TQ đã đầu tư nhiều tỷ Đô La vào các đặc khu kinh tế nêu trên thì trong trường hợp xung đột giữa 2 quốc gia, họ có thể danh chánh ngôn thuận chiếm đóng làm thuộc địa.
Yếu tố thứ 4- sức mạnh của chính kiều dân trong khu tự trị- tuy không hiện hữu trong hiện tại, nhưng nếu chờ nhiều thập niên trong tương lai, với sự thần phục TQ hầu như tuyệt đối của CSVN, và nếu kiều dân TQ lên đến hằng triệu người, thì không những sẽ trở thành những quận huyện của TQ ngay trong lòng dân tộc VN, mà có thể hoàn toàn tự trị hoặc độc lập như đảo quốc Singapore nữa.
Nên nhớ Singapore (720 Km2) diện tích không lớn hơn bao nhiêu so với các khu kinh tế tự trị CSVN đề nghị. Nếu không đề phòng, số kiều dân TQ lên đến hằng triệu người, thì TQ có thể chiếm đóng bằng vũ lực như Nga Sô chiếm Crimea của Ukraine vậy.
Năm 1974, Hoàng Sa có hải quân VNCH bảo vệ mà TQ vẫn dùng hải quân áp đảo, chiếm đóng bằng vũ lực. Trường Sa có sự bảo vệ của hải quân CSVN, mà TQ vẫn ngang nhiên chiếm đoạt. Không những như thế, mặc dầu Bộ Chính Trị đảng CSVN, qua Lê Đức Anh, đã ra lệnh các quân nhân CSVN buông súng đầu hàng trên đảo Gạc Ma, nhưng hải quân TQ vẫn tàn sát không thương tiếc 64 chiến sĩ tay không này.
Thử hỏi một khi TQ đã có giao kèo chính thức, hợp pháp, thuê đất tại các đặc khu 40, 70 hay 99 năm và đầu tư nhiều tỷ đô la vào các đảo này, thì sẽ đễ dàng buông bỏ hay không?
TBT Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính Trị VN hoặc vì quá yêu đô la hay quá yêu TQ nên trí óc mù mờ và không nhìn thấy viễn cảnh này và đã phạm tội phản quốc.
Trường hợp Phú Quốc là nguy cập nhất. Một khi có xung đột xảy ra giữa 2 quốc gia, thì hạm đội TQ sẽ án ngữ tại eo biển Kiên Giang, trong khi đó Baidu, Weibo và những công ty internet TQ sẽ khống chế, làm tê liệt giao lưu trên không gian mạng. Lúc đó Phú Quốc với sự nội ứng của các kiều dân TQ, sẽ trở thành một quân huyện của TQ hay một tiểu TQ độc lập như Singapore.
Chính vì thế, chúng ta có thể kết luận không sai lầm rằng bất cứ đặc khu nào nhượng cho TQ đều nguy hiểm hơn những nhượng địa cho các cường quốc thực dân của thế kỷ 19 xa xưa.
Đã đến lúc, cuộc đấu tranh của toàn dân Việt, trong và ngoài nước phải dương cao 2 khẩu hiệu:
Một là “Cương quyết không chấp nhận TQ xâm nhập không gian mạng VN dù chỉ là một giây”.
Hai là “Cương quyết không chấp nhận TQ thuê đặc khu kinh tế VN dù chỉ là một giây”.
Một trong những lý do TBT Nguyễn Phú Trọng và đảng CSVN cả gan công khai bán nước như thế là vì, trong cơn say quyền lợi và quyền lực, họ đã quên một sự thật quan trọng. Đó là qua nhiều thiên niên kỷ chống giặc phương Bắc bảo vệ nền độc lập, yếu tính chống Trung Quốc đã nằm trong DNA của từng con dân nước Việt.
TBT Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí thân cận của ông hình như là ngoại lệ. Họ yêu trà Trung Quốc hơn trà Việt Nam và quê hương chân chánh của họ nằm bên kia Ải Nam Quan, về hướng Bắc.
Trong tâm thức sâu thẳm của họ, họ đã ý thức rằng:
Sau khi tiến trình dân chủ hóa hoàn tất tại Việt Nam và họ không còn đất dung thân, thì Trung Quốc sẽ là nơi họ an hưởng tuổi già. Họ phải ra sức tài bồi cho tổ quốc Trung Hoa thật sự của họ, bằng từng phần của thân thể mẹ Việt Nam.
Chiều 22-6 tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp Đoàn cán bộ, học viên Trường Đại học Quốc phòng Quân Giải phóng nhân dân (GPND) Trung Quốc, do Trung tướng Tiêu Thiên Lượng, Phó Hiệu trưởng làm trưởng đoàn, đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Tại buổi tiếp, Đại tướng Ngô Xuân Lịch khẳng định, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng núi liền núi, sông liền sông. Mối tình hữu nghị Việt — Trung, tài sản vô giá do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông đặt nền móng và dày công vun đắp, đã ngày càng phát triển mạnh mẽ và gần đây đã được nâng lên thành quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.
Đảng, Chính phủ, nhân dân và QĐND Việt Nam luôn ghi nhớ sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn và hiệu quả của Đảng, Chính phủ, nhân dân và Quân GPND Trung Quốc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng đất nước ngày nay. Mối quan hệ hữu nghị Việt — Trung có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với cả hai nước, cũng như đối với hòa bình, ổn định và phát triển chung của khu vực. Phát triển quan hệ hữu nghị láng giềng tốt đẹp và bền vững với Trung Quốc luôn là chủ trương nhất quán và là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Đồng chí Bộ trưởng cho rằng, thời gian qua quan hệ quốc phòng song phương tiếp tục được tăng cường và khẳng định vai trò là một trong những trụ cột của quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam và Trung Quốc. Quân đội hai nước đã tăng cường trao đổi đoàn các cấp, giao lưu sĩ quan trẻ, giao lưu biên giới hữu nghị, tuần tra chung, giáo dục đào tạo…
Thay mặt đoàn, Trung tướng Tiêu Thiên Lượng cảm ơn sự đón tiếp trọng thị của lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam; nhấn mạnh chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam của đoàn nhằm học tập, trao đổi kinh nghiệm công tác huấn luyện, giáo dục đào tạo, xây dựng quân đội, công tác Đảng, công tác chính trị của QĐND Việt Nam, qua đó góp phần tăng cường quan hệ quốc phòng Việt Nam và Trung Quốc đi vào chiều sâu, có hiệu quả thiết thực. Trung tướng Tiêu Thiên Lượng thông báo với Đại tướng Ngô Xuân Lịch kết quả buổi làm việc với Học viện Quốc phòng Việt Nam. Theo đó, hai bên đã trao đổi những biện pháp cụ thể nhằm xây dựng cơ chế hợp tác trong thời gian tới.
Đại tướng Ngô Xuân Lịch trao quà lưu niệm tặng Trung tướng Tiêu Thiên Lượng.
Đánh giá cao kết quả buổi làm việc, Đại tướng Ngô Xuân Lịch mong muốn quân đội hai nước nói chung, Học viện Quốc phòng Việt Nam và Trường Đại học Quốc phòng Quân GPND Trung Quốc nói riêng, tiếp tục hợp tác trong những lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh, trong đó có trao đổi đoàn các cấp, hợp tác nghiên cứu lý luận quân sự, đào tạo cán bộ quân đội cấp cao… để đưa hợp tác quốc phòng ngày càng phát triển hiệu quả, tương xứng với quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Tàu lặn không người lái Càn Long 3 của Trung Quốc. Ảnh: CAS
Theo Ewen Levick, với việc TQ đẩy mạnh triển khai các thiết bị ngầm dưới Biển Đông thì số tên lửa, máy bay mà họ bố trí trái phép trên các đảo đá ở đây chỉ là bề nổi của tảng băng chìm.
“Vạn lý trường thành” dưới lòng Biển Đông
Những tin tức về việc Trung Quốc triển khai trái phép máy bay ném bom và tên lửa hành trình tới các đảo và bãi đá nhân tạo mà họ bồi đắp phi pháp trên Biển Đông (thuộc Quần đảo Trường Sa của Việt Nam – ND) đã làm dấy lên một mối quan ngại to lớn. Bởi vì động thái này cho phép Trung Quốc đưa các tàu hoạt động trong khu vực vào tầm ngắm của các tên lửa có khả năng phóng với vận tốc Mach 3.
Bên cạnh tên lửa và máy bay, Bắc Kinh cũng đã từng sử dụng tới các công cụ khác không kém phần nguy hiểm, đó là các tàu bán quân sự, bộ máy tuyên truyền cũng như các chiến thuật về pháp lý và tâm lý. Đặc biệt, Trung Quốc còn triển khai một mặt trận khác tiềm ẩn nhiều mối đe dọa hơn nhưng ít được bàn luận tới, đó chính là môi trường dưới lòng biển.
Môi trường nước biển làm cho việc lan truyền ánh sáng và sóng vô tuyến diễn ra khó khăn hơn nên các đại dương trên thế giới được đánh giá là một trong những địa điểm kín đáo nhất cất giấu vũ khí cỡ lớn, chẳng hạn như các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo.
Tàu lặn không người lái của Trung Quốc
Quân đội Trung Quốc (PLA) hiện đang rất tích cực đẩy mạnh phát triển hệ thống các phương tiện dưới lòng biển. Nước này đã chế tạo các tàu lặn không người lái (UUV) có thể lặn sâu tới 6 km để triển khai những biện pháp chống sonar, theo dõi các mục tiêu trên mặt nước và dưới lòng biển hoặc xây dựng một mạng lưới giám sát cho phép phóng ngư lôi qua đường chân trời.
Ngoài ra, còn xuất hiện những thông tin cho rằng Trung Quốc đang thiết lập một “Vạn lý trường thành” dưới lòng biển gồm rất nhiều các cảm biến đặt dưới đáy đại dương truyền thông tin về các trạm cáp quang bố trí ở những bãi đá mà nước này đang triển khai các tên lửa gần đây.
Xét từ khả năng mà một số nước đang đầu tư phát triển cũng có thể tiên đoán thêm về các phương tiện mà Trung Quốc sở hữu. Chẳng hạn như, Tổng cục Nghiên cứu Biển sâu của Nga đang vận hành ít nhất 2 tàu, gồm 1 tàu nổi Yantar và 1 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hoán cải được cho là đã trang bị các UUV có khả năng thao túng những vật thể dưới lòng biển.
Không có gì là bất hợp lý khi cho rằng PLA đang phát triển các khả năng tương tự như Yantar hoặc thậm chí là như tàu ngầm tấn công nhanh USS Jimmy Carter – loại có thể nghe lén các cáp ngầm dưới biển và triển khai UUV mặc dù có rất ít thông tin công khai chứng minh cho khả năng này.
Sơ đồ mô hình “Vạn lý trường thành” dưới lòng biển của Trung Quốc
Trung Quốc ấp ủ mưu đồ gì dưới đáy biển?
Dựa vào những hoạt động đẩy mạnh đầu tư cho các phương tiện ngầm dưới lòng biển như vậy, chuyên gia phân tích an ninh quốc tế kiêm biên tập viên của Tạp chí Quốc phòng Australia Ewen Levick đã đưa ra nhận định về 3 mục tiêu chiến lược chính của Trung Quốc.
Thứ nhất, PLA đang tăng cường khả năng theo dõi các tàu đi qua vùng biển tranh chấp trên Biển Đông. Nếu những tin tức về một “Vạn lý trường thành” dưới lòng biển là chính xác thì mạng lưới hệ thống này sẽ mang lại cho Trung Quốc những thông tin vô song về sự dịch chuyển của các tàu ngầm và tàu mặt nước ở Biển Đông.
Thứ hai, Bắc Kinh muốn gia tăng thêm chi phí cho những hoạt động can thiệp từ bên ngoài nếu một cuộc xung đột ở Biển Đông xảy ra, nhất là với vấn đề Đài Loan. Giới hoạch định chiến lược ở Bắc Kinh cho rằng, chi phí bỏ ra để lấy lại một bán đảo sẽ lớn hơn nhiều giá trị chiến lược mà nó mang lại.
Do vậy, bên cạnh các khả năng chống tiếp cận, chống xâm nhập khác, PLA đang đầu tư vào các tài sản dưới nước với hy vọng vấn đề Đài Loan sẽ bị rơi vào bẫy chiến lược này.
Thứ ba, Bắc Kinh đang tìm ra cách thức mới dọa nạt hoặc do thám các nước khác. Đáy đại dương là nơi giao thoa của rất nhiều tuyến cáp quang viễn thông vận chuyển tới 98% dữ liệu điện thoại và internet toàn cầu và 95% truyền tải thông tin chiến lược của Mỹ.
Trong khi đó, những tuyến cáp quang này lại rất dễ bị tổn thương: Phần lớn chúng chỉ có đường kính bằng vỏ hộp soda, được bọc bằng một lớp vỏ cao su mỏng và cũng không được các công ước quốc tế về luật biển bảo vệ.
Nếu Bắc Kinh sở hữu các UUV có thể tìm kiếm và thao túng những vật thể dưới đáy biển, họ có thể chiếm quyền hoặc cắt cáp nhằm gây sức ép kinh tế, tạo ra một môi trường tranh giành thông tin hoặc thậm chí ngăn cản các tàu lặn không người lái nước ngoài hoạt động trên Biển Đông.
Vẫn còn rất nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp. Chẳng hạn như, chưa rõ các cảm biến từ xa và tàu lặn không người lái của Trung Quốc sẽ giao tiếp với nhau như thế nào nếu xét tới những hạn chế về truyền dữ liệu dưới lòng biển.
Mỹ cũng đang đầu tư vào các khả năng dưới nước có thể vô hiệu hóa lợi thế chiến lược mà các phương tiện của Trung Quốc mang lại.
Tuy nhiên, với việc Trung Quốc ráo riết đẩy mạnh phát triển mạng lưới hệ thống thiết bị dưới lòng biển như vậy thì các tên lửa và máy bay mà họ triển khai trái phép trên các đảo đá ở Biển Đông, có lẽ cũng chỉ là bề nổi của tảng băng chìm.
Phạm Dzũng (Danlambao) – …Sắp tới, sẽ có 1 cuộc “nội chiến” tàn bạo và hủy diệt kéo dài 10-20 năm nữa trước khi ngã ngũ: Sẽ chia đôi VN ở vĩ tuyến nào? Lấy gì bảo đảm cho một Hiệp Định Geneva mới?… Triều Tiên đã biết trước cái thế yếu bi đát của một nước nhỏ, nên đã áp dụng kế Tôn Tẫn giả điên “cào mặt ăn vạ, điên cuồng chống Mỹ” chịu hy sinh 3 thế hệ nghèo đói để nay đã có bom nguyên tử và hỏa tiễn hành trình, nên sẽ không bị làm con cờ thí. Ván bài này họ chuẩn bị đã từ lâu rồi. Người Việt mình, những người tuổi trẻ yêu nước và những người có quan tâm tới vận mệnh dân tộc phải suy nghĩ và chuẩn bị đối phó trước khi quá muộn…
*
A- Bối Cảnh:
Áp lực xâm lược của Tàu cộng đối với Đông Nam Á được đáp trả bằng phản ứng bất nhất, rời rạc, cam chịu của các nước Asian và thái độ nhu nhược phục tùng của đảng CSVN.
Những động thái quyết đoán của Tàu cộng ở Biển Đông đã từng được đáp trả bằng những bước đi có vẻ thụ động, rụt rè của Mỹ và Đồng Minh.
Từ khi TT Trump đắc cử, chính sách Mỹ đối phó với Tàu cộng đã mang tính chủ động, đa diện hơn (kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao…), đã mang lại một số thành quả tích cực và khiến cho Bắc Kinh lo ngại “Trung quốc mộng” sẽ không thành.
Do đó Tàu cộng một mặt gấp rút củng cố quyền lực nội bộ, một mặt gấp rút chiếm lĩnh những trọng điểm chiến lược nằm trên vành đai “nhất đới nhất lộ”, trong đó 3 trọng điểm quan trọng nhất là thuộc Việt Nam có thể dùng khống chế Biển Đông: Bến Vân Đồn, Bắc Vân Phong (cạnh quân cảng Cam Ranh) và Đảo Phú Quốc (kiểm soát đường hàng hải Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, kể cả thủy lộ ngang qua kênh đào KRA ở biên giới Malaysia-Thái Lan).
Đế quốc Tàu sẽ sụp đổ nếu không làm chủ được Biển Đông (gương của Đế quốc Nhật, 1945). Muốn làm chủ Biển Đông, Tàu cộng phải chiếm Việt Nam.
Như vậy, đụng độ giữa 2 siêu cường Mỹ, Tàu trên thế giới và ở Biển Đông không thể tránh khỏi.
Cả 2 bên đều đã biết trước từ 50 năm nay, đã và đang chuẩn bị nước cờ hoặc thay đổi chiến lược tùy tình hình.
Hiện nay bàn cờ đang đến hồi 2 bên thi nhau chiếu bí.
– Tàu cộng tuyên bố chủ quyền đối với Biển Đông, thực hiện biên giới bằng đường lưỡi bò 9 đoạn (vẽ ra từ thời Tôn Dật Tiên-Tưởng Giới Thạch), bồi đắp và quân sự hóa một số bãi và đảo quan trọng tại Hoàng Sa, Trường sa. Ngoài các nước Đông Nam Á trực tiếp chịu ảnh hưởng mất đất, mất đảo, các nước Mỹ, Ấn, Úc, Nhật, Pháp… đều có phản ứng.
– Để tránh khiêu khích Mỹ, Tập Cận Bình nói với TT Trump: “Biển Đông lớn lắm, đủ cho chúng ta chia đôi”.
– Kissinger nói trước Quốc Hội Mỹ: do nhu cầu ổn định an ninh vùng, “Đề nghị Mỹ-Tàu chia đôi biển đông”.
– Đối phó với hành vi xâm lược, bắt nạt thô bạo của Tàu cộng ở vùng biển, đảng và nhà nước CSVN không dám mạnh miệng, mà phải để Mỹ kích thích tinh thần dân tộc Việt (chứng tỏ là CS VN muốn Mỹ can thiệp, và Mỹ cũng muốn như vậy).
– Tư lệnh Hạm Đội Mỹ tại Thái Bình Dương đến VN, thăm bãi cọc Bạch Đằng, nhắc về chiến thắng quân Mông Cổ trên sông Bạch Đằng.
– TT Trump đến VN, nhắc lại cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống giặc Hán xâm lăng.
– Mỹ thể hiện quyết tâm đối phó với Tàu cộng bằng chiến lược vây hãm rộng hơn và đổi tên Hạm đội 7 thành Hạm đội Ấn Độ-Thái Bình Dương.
B- Nhận Định: Biển Đông chia đôi và vận mệnh Việt Nam
Về địa chính trị vùng, với những biến cố và động thái như trên, xung đột Mỹ-Tàu chắc chắn xảy ra vì tranh giành Biển Đông. Việt Nam chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất, vì Biển Đông là Điểm (mục tiêu chính), Việt Nam là Diện (phương tiện) nên dù muốn hay không cũng bị lôi kéo vào.
* Quan điểm:
Biển Đông có chia đôi hay không thì Viêt Nam cũng phải bị cắt đôi, để ổn định an ninh vùng, giống như năm 1954.
* Giải thích:
1- Nếu Biển đông không bị chia đôi, tức là Mỹ thắng, Tàu thua, thì VN phải bị chia đôi, miền Bắc VN giao cho Tàu, coi như là cái giá tối thiểu phải trả cho Tàu để Tàu lùi 1 bước trước sức mạnh kinh tế & quân sự của Mỹ và đồng minh. Điều đó có nghĩa ít nhất Tàu cộng phải nắm được miền Bắc VN để làm lá chắn.
2- Nếu Biển Đông bị chia đôi, tức là Tàu thắng. Nếu Mỹ vì lý do gì đó buộc phải nhượng bộ Bắc Kinh và chia đôi Biển Đông thì VN cũng phải bị chia đôi để bảo đảm Biển Đông đúng là chỉ chia đôi, và chia tới đâu.
Tối thiểu Mỹ phải nắm miền Nam VN, nắm được cảng Cam Ranh để có thể khống chế đường lưỡi bò và các đảo đã quân sự hóa, không cho Tàu cộng thừa thắng xông lên tiến chiếm Nam Á và Ấn Độ dương.
Đây chính là y hệt tình hình bán đảo Triều Tiên và VN năm 1954 (Việt Minh thắng Pháp, nhưng cũng phải chịu chia đôi VN theo thỏa thuận giữa 2 phe cường quốc (Mỹ và Cộng sản Nga Tàu).
C- Hậu quả – Kết luận
Viễn ảnh một Việt Nam bị chia đôi lần nữa.
Việt Nam năm 1954 cũng như hiện nay (2018) đều suy yếu về kinh tế (GDP và năng xuất lao động thua cả Lào và Campuchia), phụ thuộc nhiều vào ngoại bang, văn hóa xuống cấp, rối loạn chia rẽ trong xã hội, chia rẽ nam bắc, chia rẽ ngay cả trong tầng lớp lãnh đạo cao nhất, đó là điều kiện chín mùi để có 1 lực lượng quân sự ly khai (như thành lập lại Mặt trận giải phóng miền Nam theo Hiệp định Paris).
Sự kiện 3 đặc khu tự trị hiện nay cũng chỉ là 1 màn phụ thuộc trong đại cuộc. Đó chỉ là cuộc diễn tập của Tàu cộng và tay sai bán nước Việt cộng trước khi tiến hành bước thôn tính quyết định.
Biểu tình chống đối tuy lớn nhất so với trước đây, nhưng dù có biểu tình bạo loạn lớn gấp 10 lần hơn, thì CS vẫn thừa sức đàn áp, bởi vì biểu tình tự phát, ô hợp, không có tổ chức, không có lãnh tụ, và không đúng thời cơ, không có tiếp sức nhiều mặt từ đồng minh, thì sẽ tiêu hao sinh lực, đổ máu.
Nhớ lại lịch sử:
– Quỳnh Lưu , Nghệ An (1956): Gần 100 ngàn nông dân khởi nghĩa, CSVN điều 3000 công an và 2 Sư đoàn 312, 304 đàn áp, 6000 dân bị giết và bị bắt.
– Thiên An Môn (Bắc Kinh, 16-17 tháng 4, 1989): Biểu tình trên 400 thành phố, 10 ngàn sinh viên biểu tình ngồi ở Thiên An Môn. 100 ngàn Công An, Quân Đội và chiến xa đàn áp, giết gần 3000 thanh niên sinh viên học sinh.
Nên biết rằng giữa đảng CSVN và Tàu có sẵn hiệp định Hợp tác Quốc phòng và An ninh Xã hội. Tàu sẽ cho quân vào giúp đảng CSVN giết dân biểu tình, dù bạo động hay không.
Cái đầu bọn lãnh đạo CSVN là ma-dze in China, nên chỉ nghĩ đến “4 tốt, 16 chữ vàng”. Đại cục của bọn họ không thể có gì khác hơn là: còn đảng còn mình, còn có ăn, nên “Thà mất nước còn hơn mất đảng” (Nguyễn văn Linh, 1980).
Diễn biến để đi đến ổn định vùng Biển Đông và Đông Nam Á sẽ buộc phải trải qua 1 cuộc chiến tranh ủy nhiệm nữa (núp dưới danh nghĩa Ý thức hệ, hoặc Giải Phóng) với bom đạn Mỹ-Tàu và sinh mạng vài triệu người VN, Miên, Lào.
Sắp tới, sẽ có 1 cuộc “nội chiến” tàn bạo và hủy diệt kéo dài 10-20 năm nữa trước khi ngã ngũ: Sẽ chia đôi VN ở vĩ tuyến nào? Lấy gì bảo đảm cho một Hiệp Định Geneva mới?…
Triều Tiên đã biết trước cái thế yếu bi đát của một nước nhỏ, nên đã áp dụng kế Tôn Tẫn giả điên “cào mặt ăn vạ, điên cuồng chống Mỹ” chịu hy sinh 3 thế hệ nghèo đói để nay đã có bom nguyên tử và hỏa tiễn hành trình, nên sẽ không bị làm con cờ thí. Ván bài này họ chuẩn bị đã từ lâu rồi. Người Việt mình, những người tuổi trẻ yêu nước và những người có quan tâm tới vận mệnh dân tộc phải suy nghĩ và chuẩn bị đối phó trước khi quá muộn.