Monthly Archives: September 2018

Hà Nội kêu gọi không ăn thịt chó: Hãy xem cổ nhân đối đãi với cầm thú ra sao

Hà Nội kêu gọi không ăn thịt chó: Hãy xem cổ nhân đối đãi với cầm thú ra sao

Hà Nội kêu gọi không ăn thịt chó: Hãy xem cổ nhân đối đãi với cầm thú ra sao
Sau rất nhiều những lần tranh luận không hồi kết, mới đây lời kêu gọi không ăn thịt chó, mèo của thành phố Hà Nội lại tiếp tục nhận được những phản ứng trái chiều từ người dân.

Những người ủng hộ hay phản đối đều có lý do rất thuyết phục của mình và tranh luận thì sẽ mãi khó đi đến kết luận chung. Chúng tôi chỉ muốn điểm lại những tư tưởng chủ đạo của cổ nhân đối với cầm thú để mỗi người trong chúng ta có thể chiêm nghiệm thêm về cái cần và cái muốn trong ẩm thực. Bởi nó không chỉ là việc có công bằng giữa loài này với loài kia hay không, có tạo điều kiện cho tệ nạn săn bắt trộm hay không, có chà đạp lên tình yêu của một số người với loài vật nuôi thân thiết hay không.

Con người không thể sống mà không ăn uống, từ thời xa xưa khi nền nông nghiệp chưa phát triển, hái lượm trở nên không còn đủ để sinh tồn, và cùng với việc phát hiện ra lửa, con người đã biết ăn thịt thú rừng. Thịt đã trở thành một trong những nguồn lương thực phổ biến và có thể là không thể thiếu đối với nhiều người. Nhưng từ việc ăn để tồn tại, loài người đã tìm thấy niềm vui và thậm chí là cả những khoái cảm thật sự trong ăn uống và nâng nó lên thành nghệ thuật ẩm thực. Từ việc ăn cốt để sinh tồn, chúng ta đã và đang tìm tòi và mở rộng danh sách thực phẩm có thể ăn được của mình, bất chấp giá cả, thậm chí là bất chấp khả năng tái tạo của nguồn lương thực đó.

Nhưng đối với thiên nhiên, đối với những thứ được cấp cho loài người để giúp loài người có thể tồn tại được, người xưa đối đãi như thế nào?

Tư tưởng chủ đạo của cổ nhân đối với cầm thú

Trong dòng chảy chính của văn hóa loài người, tư tưởng phương Đông vốn đã được cả thế giới công nhận, là di sản văn hóa truyền thống vẫn mãi luôn còn đúng của nhân loại, chứ không chỉ của riêng người phương Đông. Mạnh Tử đã từng nêu quan điểm rằng:

“Không làm trái thời canh tác của dân thì thóc dư ăn; Không dùng lưới dày ở ao đầm thì cá và ba ba dư ăn; Tùy theo mùa mới khai thác gỗ rừng thì gỗ dư dùng”… “Không giết hại gà, lợn, chó vào mùa chúng sinh sản thì dân bảy mươi tuổi có thịt để ăn”.

Kinh Thánh của người phương Tây cũng có đoạn viết:

“Trong sáu ngày ngươi hãy làm công việc của mình, nhưng qua ngày thứ bảy hãy nghỉ, hầu cho bò và lừa ngươi được nghỉ” – (Xuất Ai Cập, 23:12).

Tư tưởng chủ đạo của cổ nhân đối với cầm thú
Người xưa làm việc gì cũng đều thuận theo tự nhiên ngay cả giết hại động vật cũng không bao giờ tùy tiện. (Ảnh: youtube.com)

Thế nên, đối với thiên nhiên, con người không phải là ở cái thế làm chủ và bóc lột, tham lam vô độ, thích sao làm vậy, mà phải có thái độ trân trọng và biết ơn. Ở một số nền văn hóa, khi phải giết thịt động vật hoặc ăn chúng, người dân luôn nói lời cảm ơn và xin lỗi. Cảm ơn chúng đã cho ta thịt để ăn và xin lỗi vì phải ra tay giết hại chúng. Đó không hẳn chỉ là một tín ngưỡng hay niềm tin tâm linh nào mà là một thái độ trân trọng và khiêm nhường. Khiêm nhường bởi không tự cho rằng con người có quyền sinh quyền sát với mọi thứ trên Trái Đất này.

Thiên nhiên đã cho chúng ta những điều kiện cơ bản nhất để trường tồn, mỗi loài, mỗi vật đều có chỗ hữu ích cho đời sống của con người. Con gà để gáy sáng, con trâu để kéo cày, con chó để giữ nhà, con lợn để lấy thịt… Mỗi loài có một thiên chức riêng, có điểm để con người có thể sử dụng với mục đích khác nhau. Và khi chúng ta tận dụng những đặc tính riêng của chúng để hỗ trợ cuộc sống của mình thì đều phải biết ơn và sử dụng hợp lý.

Vậy nên người có giáo dưỡng thời xưa rất trân trọng các con vật, dù phải ăn chúng, bắt chúng làm việc thì cũng không phải là vô độ, mà cũng phải cho chúng thời gian hồi phục, sinh trưởng. Nếu phải giết chúng, người xưa cho rằng phải giết cho thật nhanh gọn, dao phải mài thật bén, điểm đặt dao cũng phải là nơi chí mạng, không gây đau đớn kéo dài cho con vật.

Tư tưởng chủ đạo của cổ nhân đối với cầm thú
Người có giáo dưỡng thời xưa trân trọng các con vật, dù phải ăn, bắt chúng làm việc thì cũng không phải là vô độ. (Ảnh: soha.com)

Trong cuốn Luân Lý Giáo khoa Thư của Trần Trọng Kim cùng nhiều tác giả được dùng để dạy trẻ nhỏ ở Việt Nam những năm 40, 50 của thế kỷ trước, có đoạn về bổn phận của con người đối với cầm thú như sau:

“Những loài vật đã giúp việc cho ta mà ta phải thương xót, là cái nghĩa vụ của ta. Nhưng đối với các loài cầm thú khác, ta cũng nên có lòng nhân ái mới phải đạo làm người. Cầm thú tuy là giống không biết thiện ác và phải trái như người, nhưng nó cũng biết đau, biết khổ như mình. Vì ta cần dùng làm đồ ăn, cho nên mới phải làm thịt con gà, con chim, hoặc con dê, con lợn.

Nhưng khi làm thịt, phải giết cho nó chết ngay, đừng làm nó đau đớn, khổ sở. Ta thấy có người làm thịt con chim, để sống mà vặt lông, hay làm thịt lợn thì trói buộc cả ngày, thật là dã man lắm. Vậy người có lòng nhân ái thì không những là chỉ thương xót đồng loại thôi, lại còn thương xót đến cả loài vật nữa”.

Con người đối với cầm thú hay vạn vật thì đều phải có lòng nhân:

“Khi thấy chim và thú run rẩy kêu la thảm thiết, người ta ắt có lòng bất nhẫn. Cái lòng nhân ấy hợp nhất một thể với chim và thú. Chim và thú cùng một loại với loài có tri giác. Khi thấy cây cỏ bị đốn gãy, người ta ắt có lòng thương xót. Cái lòng nhân ấy hợp một thể với cây cỏ.

Khi thấy ngói và đá bị hủy hoại, người ta ắt có lòng thương tiếc. Cái lòng nhân ấy hợp nhất một thể với ngói và đá. Cái lòng nhân hợp nhất một thể với vạn vật ấy, ngay cả bụng dạ tiểu nhân cũng có nữa. Lòng nhân ấy là tính do trời cho, sáng láng tự nhiên, không bị tối tăm” – (Tư tưởng Vương Dương Minh, Lịch sử triết học Trung Quốc – Tập 2, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2007).

Lòng nhân đối với cầm thú không hẳn phải là không ăn, không giết…

Đạo của con người đối với cầm thú nên là như thế nào? Chẳng phải là vẫn cần có lòng nhân ái và biết ơn sao? Không phải là không ăn thịt chúng, không giết chúng. Không phải vì cỏ cây hóa lá, chim muông, thú vật đều có cảm giác mà chúng ta không ăn không uống gì nữa (đã có những bằng chứng khoa học rằng cây cũng có cảm nhận và cảm xúc như con người). Chúng được sinh ra là để phục vụ con người, cần giết, cần ăn thì vẫn phải làm, thế nhưng con người phải đối xử với thiên chức của chúng bằng lòng nhân ái.

Có người chê cười Khổng Tử rằng, bản thân ông nói “Nhân cập cầm thú” (lòng nhân ái đạt đến cả loài chim thú) mà vẫn bắt cá, ăn thịt. Thế nhưng cái nhân của người xưa khi đối với chim thú là ở chỗ: “Tử điếu nhi bất võng, dặc bất xạ túc”, nghĩa là câu cá thì không dùng lưới, bắn chim thì không bắn những con chim đang nằm ngủ trong tổ. Trong Hiếu Kinh, Khổng Tử cũng từng nói: “Chặt một cây, giết một con thú, nếu không phải lúc, chẳng phải là hiếu”.

Nghĩa là không phải cứ dùng cái lý rằng nhân từ với loài vật thì không ăn thịt chúng nữa cho rồi. Chúng sinh ra cũng là để cho con người lúc cần thì dùng tới, nhờ sức, nhờ thịt, hay nhờ tiếng gáy, tiếng sủa của chúng, nhưng không có nghĩa là con người có quyền lạm dụng, tàn ác với chúng.

Lòng nhân đối với cầm thú không hẳn phải là không ăn, không giết...
Bé gái khóc khi biết chú chó cưng của mình bị làm thịt. (Ảnh: facebook.com)

…Nhưng không phải là cái gì cũng ăn

Nói dông dài như vậy cũng là để có thể trích dẫn lời cổ nhân cho được đầy đủ vuông tròn, cũng là vì muốn bạn đọc có được cái nhìn tổng quát hơn. Rằng đối với những thứ tưởng chừng vô tri như đồ ăn thức uống, con gà con chó, con người cũng cần đối xử với lòng nhân. “Chặt một cái cây, giết một con thú” nếu chẳng phải vì quá cần thiết, nếu chẳng phải vì sinh tồn của mình, thì đều là điều không nên, thậm chí như Khổng Tử nói, thì còn là “chẳng phải hiếu”. Hiếu ở đây là cái đức hiếu với Thiên Địa, tạo hóa, bởi chúng ta sinh ra cũng đâu phải tự mình mong muốn mà được, chẳng phải cũng là từ tạo hóa mà ra, vậy chẳng phải cũng cần trân trọng những thứ tạo hóa đã tạo ra cho sự sinh tồn của chúng ta.

Mở rộng danh sách những loài có thể ăn được của mình là một việc làm có thể nói là đầy tự tôn của con người. Chúng ta cho rằng mình có thể ăn gì cũng được bất chấp có cần thiết hay không. Nào là thịt cá voi, óc khỉ, gan ngỗng… đều là những món ăn đắt đỏ và có những công đoạn để tạo ra món ăn rất dã man. Điều đó đã hoàn toàn bỏ qua cái lòng nhân và đức hiếu của cổ nhân, cốt để thỏa mãn dục vọng không cần thiết của loài người hiện đại.

Quay trở lại với việc ăn thịt chó, đó là loài vật có thiên chức gần gũi với con người nhất trong các loài. Chó thông minh và trung thành, điều này ai nuôi chó rồi cũng biết. Chúng canh giữ nhà cho chúng ta, phủ phục bên cạnh chúng ta mọi lúc mọi nơi, thậm chí cho đến khi ta đã mồ yên mả đẹp. Ngay từ thời rất xa xưa còn ghi chép lại được, người ta cũng dùng chó với duy nhất một thiên chức là loài canh giữ và săn bắt, nếu phải giết thịt thì là trong trường hợp rất cấp thiết ảnh hưởng tới sinh tồn mà thôi. Vậy thì dùng nó làm món ăn khi không thật sự cần thiết, chỉ để thỏa dục vọng ăn uống của mình, thì đó là thái độ vô ơn và giảo hoạt của con người.

...Nhưng không phải là cái gì cũng ăn
Chó là loài vật trung thành và gần gũi với con người nhất, dùng nó làm món ăn đó chẳng phải là thái độ vô ơn của chúng ta.  (Ảnh: youtube.com)

Hơn nữa, để giết thịt chó và để món thịt chó dậy mùi hơn, người ta thường không giết chó chết ngay với một đòn chí mạng duy nhất như giết lợn. Những con chó còn bị nhốt trong điều kiện tồi tàn nhiều ngày, chứng kiến đồng loại của mình bị giết thịt, và với trí thông minh của nó, không thể nói rằng chúng không có cảm nhận gì. Đã có nhiều câu chuyện về ánh mắt của con chó khi bị nhốt chuẩn bị làm thịt, những ánh mắt ám ảnh và thậm chí đã làm thay đổi quyết định của người đang định làm thịt chúng. Với một loài vật có thể thể hiện sự đau đớn và sợ hãi rõ ràng như vậy, mà chúng ta vẫn ra tay và ăn thịt chúng, thì đó có còn là cái lòng nhân hợp nhất với Thiên Địa của con người không?

Ngay cả với những loài vật vẫn hay được dùng để lấy thịt như lợn, gà, chúng ta cũng nên ra tay thật nhanh gọn. Nhưng với món thịt chó, cái chết của con vật là một hành trình đầy kinh hãi mà một người nhân ái nào cũng không thể chứng kiến trọn vẹn mà không cảm thấy gì được. Khuất mắt trông coi, cốt ăn được miếng dồi chó vào miệng mà không quan tâm đến cách giết mổ thì cũng chẳng còn là cái lòng nhân nữa.

Đối với những người thích ăn thịt chó, những lý lẽ rằng món ngon này có thể đã từng là người bạn thân thiết của một đứa trẻ nào đó, là thú cưng trong nhà ai đó, rằng giết thịt chó thì cũng nhẫn tâm như giết thịt lợn gà, và rằng thịt chó là nguyên nhân gây ra nạn bắt chó nhà… có vẻ chẳng đủ thuyết phục. Nhưng chỉ cần so sánh với tư tưởng lâu đời đã từng tồn tại trong những nền văn hóa vững mạnh và giàu nội hàm nhất, chúng ta cũng đủ thấy: cái dục vọng không cần thiết, vượt qua nhu cầu tối thiểu để sinh tồn, khiến ta chà đạp lên các giống loài với thái độ thiếu khiêm nhường của những kẻ làm chủ thiên nhiên, thật ra không đáng tự hào gì và có vẻ như là một sự tụt lùi về cái lòng nhân của con người.

Thuần Dương

Có thể bạn quan tâm:

Advertisement
Categories: Tin Trong Nước | Leave a comment

Những người phụ nữ đẹp nhất hơn 100 năm qua – có thể sẽ khiến bạn ngẩn ngơ!

Những người phụ nữ đẹp nhất hơn 100 năm qua – có thể sẽ khiến bạn ngẩn ngơ!

Nguyễn Hằng | 

Những người phụ nữ đẹp nhất hơn 100 năm qua - có thể sẽ khiến bạn ngẩn ngơ!

Ảnh minh họa

Những bức ảnh mộc mạc, giản dị nhưng cho thấy sức hút khó tả từ những người phụ nữ được coi là đẹp nhất trong hơn một thế kỷ qua. Bầu chọn của trang web Bright Side.

Người ta nói rằng “vẻ đẹp nằm trong mắt người xem”. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, đôi khi để tìm kiếm vẻ đẹp thực sự trong rất nhiều khuôn mặt thực không hề dễ dàng.

Ngược lại, khi nhắc về những người phụ nữ trong quá khứ, dù đôi khi chỉ xuất hiện trong một tấm ảnh chưa qua chỉnh sửa nhưng kỳ thực khiến chúng ta không thể rời mắt, một vẻ đẹp rất mộc mạc, không cầu kỳ.

Ione Bright

Những người phụ nữ đẹp nhất hơn 100 năm qua - có thể sẽ khiến bạn ngẩn ngơ! - Ảnh 1.

Người phụ nữ bí ẩn này là một diễn viên nhạc kịch Broadway. Cô đã tham gia khoảng 5 vở nhạc kịch từ năm 1910-1937. Dù không có nhiều thông tin, nhưng vẻ đẹp của nữ diễn viên này khiến nhiều không thể rời mắt trong 100 năm qua. Ảnh: Vintage Photography

Lina Cavalieri

Những người phụ nữ đẹp nhất hơn 100 năm qua - có thể sẽ khiến bạn ngẩn ngơ! - Ảnh 2.

Nữ nghệ sĩ người Ý xinh đẹp và đa tài. Ảnh: East News

Lina Cavalieri (1874-1944) là một nữ nghệ sĩ đa tài người Ý. Không chỉ là một ca sĩ opera nổi tiếng, cô còn là một nữ diễn viên xuất sắc.

Trở thành một trong những ngôi sao sáng giá nhất lúc bấy giờ, những bức ảnh của Lina Cavalieri với khuôn mặt xinh đẹp và thân hình đồng hồ cát quyến rũ có thể được nhìn thấy ở khắp mọi nơi, từ những bao bì xà phòng cho tới các tấm bưu thiếp.

Cléo de Mérode

Những người phụ nữ đẹp nhất hơn 100 năm qua - có thể sẽ khiến bạn ngẩn ngơ! - Ảnh 3.

Vũ công xinh đẹp người Pháp được phong tặng danh hiệu “Nữ hoàng sắc đẹp”. Ảnh: East News

Cléo de Mérode (1875-1966) là một vũ công người Pháp, từng được phong tặng danh hiệu “Nữ hoàng sắc đẹp” do tạp chí Illustration tổ chức vào năm 1896.

Vẻ đẹp yêu kiều và mái tóc xoăn nhẹ bồng bềnh chẻ ngôi giữa của “nàng thơ” Cléo de Mérode từng khiến không chỉ đàn ông và ngay cả nhiều người phụ nữ thời đó cũng phải mê mệt.

Maude Adams

Những người phụ nữ đẹp nhất hơn 100 năm qua - có thể sẽ khiến bạn ngẩn ngơ! - Ảnh 4.

Nữ diễn viên gặt hái được thành công lớn với vai diễ Peter Pen. Ảnh: Portland Center Stage

Maude Adams (1872-1953) là nữ diễn viên người Mỹ, từng được đông đảo công chúng biết đến qua vai diễn Peter Pen trong một vở kịch Broadway.

Carolina Otero

Những người phụ nữ đẹp nhất hơn 100 năm qua - có thể sẽ khiến bạn ngẩn ngơ! - Ảnh 5.

Khuôn mặt vô cùng xinh đẹo của nữ diễn viên Carolina Otero. Ảnh: Internet

Carolina “La Belle” Otero (1868-1965) là một nữ diễn viên, ca sĩ, vũ công người Tây Ban Nha. Sở hữu vẻ đẹp quyến rũ, Otero từng là mỹ nhân khiến nhiều người đàn ông si mê, đặc biệt là những vị hoàng tử ở nhiều quốc gia châu Âu.

Maude Fealy

Những người phụ nữ đẹp nhất hơn 100 năm qua - có thể sẽ khiến bạn ngẩn ngơ! - Ảnh 6.

Vẻ đẹp cực kỳ thu hút của nữ diễn viên Maude Fealy. Ảnh: East News

Maude Fealy (1883-1971) là một nữ diễn viên kịch và phim câm của điện ảnh Mỹ. Vẻ đẹp thánh thiện và trong sáng của cô khiến người xem không thể rời mắt, dù bức ảnh đã được chụp cách đây khoảng 100 năm.

Rita Martin

Những người phụ nữ đẹp nhất hơn 100 năm qua - có thể sẽ khiến bạn ngẩn ngơ! - Ảnh 7.

Rita Martin (1875-1958) là một nữ nhiếp ảnh gia tài năng và xinh đẹp trong những năm đầu thế kỷ 20. Ảnh: Pinterest

Nữ hoàng Marie của Romania

Những người phụ nữ đẹp nhất hơn 100 năm qua - có thể sẽ khiến bạn ngẩn ngơ! - Ảnh 8.

Nữ hoàng Marie (1875-1938) là nữ hoàng cuối cùng của Romania. Ảnh: East News

Marie Doro

Những người phụ nữ đẹp nhất hơn 100 năm qua - có thể sẽ khiến bạn ngẩn ngơ! - Ảnh 9.

Marie Doro (1882-1956) là nữ diễn viên đời đầu của thời kỳ phim câm của điện ảnh Mỹ với vẻ ngoài xinh đẹp và nổi bật với đôi mắt to tròn. Ảnh: Internet

Agnes Ayres

Những người phụ nữ đẹp nhất hơn 100 năm qua - có thể sẽ khiến bạn ngẩn ngơ! - Ảnh 10.

Agnes Ayres (1898-1940) là một nữ diễn viên nổi tiếng người Mỹ trong thời kỳ phim câm. Ảnh: Internet

>> Xem tiếp

Tham khảo nguồnBS, Medium

Categories: Cảnh-Đẹp | Leave a comment

Ác mộng kịch bản đại chiến Mỹ, TQ năm 2030

Ác mộng kịch bản đại chiến Mỹ, TQ năm 2030

Nhà nghiên cứu về học thuyết quân sự và an ninh quốc gia Robert Farley đã đưa ra kịch bản và những khía cạnh của cuộc chiến Mỹ – Trung có thể xảy ra vào năm 2030 khi mà quyền lực Trung Quốc đang trỗi dậy và Mỹ thì vẫn một mình tạo ra những luật chơi cho thế giới. Ông kết luận có thể với sự may mắn và kỹ năng cả hai nước sẽ tránh được cuộc chiến này, theo National Interests.

Trung Quốc và Mỹ hiện nay có vẻ như đang lao đầu vào vách đá của một cuộc chiến thương mại. Cuộc chiến có thể tạo ra ảnh hưởng lớn với cả hai nước cũng như tương lai của trật tự kinh tế toàn cầu.

Nhưng hành động của hai nước sẽ không dẫn tới việc đe dọa nhau bằng bom hạt nhân hay tên lửa. Mỹ và Trung Quốc tuy có rất nhiều cuộc xung đột nhỏ nhưng không cuộc xung đột nào có thể trở thành biến cố khai mào cho một cuộc chiến tranh.

Nhưng mọi chuyện có thể thay đổi trong thập kỷ tới. Những cuộc xung đột có vẻ còn xa sẽ trở nên khẩn cấp theo thời gian.

Với quyền lực Trung Quốc đang ngày càng tăng lên, Mỹ có thể thấy các tranh chấp nhỏ sẽ gây nên những hậu quả lớn. Mặt khác, Trung Quốc có thể thấy những cánh cửa cơ hội trong chu kỳ hiện đại hóa và cung ứng của Mỹ có thể khiến cho chính Mỹ dễ bị tổn thương.

Cho tới năm 2030, cán cân quyền lực và bức tranh chiến lược có thể sẽ rất khác. Vậy cuộc chiến năm 2030 giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ diễn ra như thế nào?

Cuộc chiến sẽ bắt đầu thế nào?

Cốt lõi của cuộc xung đột vẫn như vậy – Trung Quốc và Mỹ sẽ rơi vào “bẫy Thucydides” – quan sát của một sử gia Hy Lạp cổ đại về cuộc chiến giữa thành Sparta và thành Athens vào thế kỷ 5 trước công nguyên, diễn tả những mối nguy hiểm trong thời kỳ mà một cường quốc lâu năm bị thách thức bởi một quyền lực mới đang lên.

Quyền lực Trung Quốc sẽ vẫn tăng lên dù cho Mỹ tiếp tục đặt ra những luật lệ cho trật tự quốc tế toàn cầu. Nhưng ngay cả quyền lực của người Athen đang dâng lên kích động người Sparta là nguyên nhân cơ bản gây ra cuộc chiến Peloponnesus thì nó cũng cần phải phải có một đốm lửa để làm thế giới cháy rực lên. Cả Trung Quốc và Mỹ đều sẽ không gây chiến nếu chỉ xảy ra một sự kiện tầm thường.

Người ta có thể hình dung mối đe dọa quan trọng đối với một đồng minh của Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài Loan hay có thể là Philippines. Những hạt giống xung đột đã được gieo giữa Trung Quốc và tất cả những nước này dù nó có thể không bao giờ nảy mầm. Nếu một cuộc xung đột quân sự phát triển giữa Trung Quốc và bất cứ nước nào, Mỹ sẽ luôn bị kéo vào.

Một cuộc chiến dính líu tới Ấn Độ và Trung Quốc chắc chắn sẽ gây ra hậu quả lớn nhất, đe dọa không chỉ kéo Mỹ vào cuộc xung đột mà cả Pakistan và Nga. Nhưng một cuộc chiến giữa Trung Quốc và Nhật cũng có thể gây ra những hậu quả khủng khiếp.

Chúng ta cũng nên để ngỏ viễn cảnh sẽ có những thay đổi quan trọng về chiến lược như sự cạnh tranh giữa Hàn Quốc và Nhật Bản có thể dẫn tới một cuộc tranh chấp quân sự và kéo theo một cuộc xung đột dính líu tới Trung Quốc và Mỹ.

Những công nghệ mới nào sẽ được sử dụng trong chiến đấu?

Chiến trường sẽ dựa vào nguyên nhân xung đột nhưng khả năng những sân khấu chiến tranh sẽ nằm ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng về năng lực của hải quân và không quân của mỗi nước, khiến quân đội và quân đoàn thủy quân lục chiến của Mỹ phải tập trung phát triển những phương cách để góp phần theo đuổi “một cuộc chiến trên nhiều lĩnh vực”.

Có rất nhiều lý do để tin rằng cán cân quân sự sẽ thay đổi dần có lợi cho Trung Quốc trong khoảng 12 năm tới. Điều này không có nghĩa là Trung Quốc sẽ có lợi thế hơn nhưng so với thực trạng hiện tại thì thời gian đang ủng hộ Trung Quốc.

Hải quân Trung Quốc đang phát triển nhanh hơn Hải quân Mỹ dù Mỹ đang có tới 355 tàu chiến. Tiếp theo, không quân Trung Quốc cũng hiện đại hóa nhanh hơn không quân Mỹ dù Mỹ đã đưa những chiếc máy bay F-35 và B-21 vào hoạt động.

Nhưng cả hai bên sẽ đưa những vũ khí có kỹ thuật phổ biến với số lượng lớn vào chiến trường. Trung Quốc sẽ có 4 tàu sân bay vào năm 2030, 2 tàu sân bay STOBAR kiểu Liêu Ninh và 2 tàu sân bay CATOBAR loại thông thường.

Mặc dù Mỹ có nhiều tàu sân bay hơn (bao gồm cả những hạm đội tàu sân bay tấn công) và có chất lượng cao hơn, Trung Quốc vẫn có tiềm năng chiếm được lợi thế tạm thời về mặt địa phương vào thời điểm bắt đầu cuộc xung đột.

Trung Quốc sẽ triển khai tàu ngầm và tàu trên mặt nước vào số lượng lớn mà không cần phải dàn lực lượng hải quân của mình vòng quanh thế giới. Hải quân Mỹ chiếm ưu thế hơn nhưng ưu thế này sẽ ngày càng bị thu hẹp.

Với máy bay, không quân, hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ, tất cả sẽ triển khai dùng chiến đấu cơ tàng hình F-35 với số lượng lớn.

Không quân cũng sẽ đưa máy bay ném bom B-21 Raider vào sử dụng cũng như những hạm đội máy bay ném bom cũ. Trung Quốc thì đưa J-10 và J-11 ra đối đầu với những máy bay F-15, F-16 và F/A-18. Cũng sẽ có một số lượng J-20 đi cùng với J-31 nếu quân đội Trung Quốc quyết định mua vũ khí này.

Chương trình hiện đại hóa của Trung Quốc sẽ không đủ để nước này đạt tới những tiêu chuẩn của Mỹ vào năm 2030 nhưng không quân Trung Quốc sẽ bù đắp những thiếu sót và sẽ có lợi thế ở số lượng lớn những căn cứ quân sự và sự hỗ trợ của một lượng khổng lồ tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và những hệ thống phòng không.

Điểm khác biệt nhất ở năm 2030 là sự bùng nổ của những vũ khí, thiết bị không người lái mà sẽ tác chiến cùng hoặc thường là thay thế những vũ khí có người điều khiển.

Những sáng tạo trong lĩnh vực này đang có bước phát triển cao và rất khó để dự đoán chính xác những nền tảng nào sẽ chiếm vị trí trung tâm nhưng rất có thể những thiết bị không người lái trên không, trên biển và dưới mặt nước sẽ tổ chức hầu hết các vụ tấn công, đánh lại nhau hoặc chống lại các vũ khí có người lái.

Những thiết bị không người lái hoạt động phần lớn dựa vào những hệ thống trinh sát và truyền thông – những hệ thống mà cả hai bên đều sẽ cố gắng để phá vỡ của nhau từ những giờ đầu của cuộc xung đột.

Sẽ không có chiến tranh quân sự mà là chiến tranh mạng?

Về xã hội, kinh tế và quân sự, cả Trung Quốc và Mỹ đều dựa rất nhiều vào kết nối mạng. Việc phá vỡ kết nối mạng sẽ gây ra những hậu quả to lớn. Nhưng một vài nhà phân tích về chiến tranh mạng chỉ ra Mỹ và Trung Quốc ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào internet, những cấu trúc củng cố kết nối ngày càng trở nên dễ khôi phục và rất khó bị phá vỡ.

Một điểm tương đồng có ích là sự vững mạnh của những hệ thống công nghiệp đầu thế kỷ 20. Trong khi nền công nghiệp Đức bị tổn thất nặng nề do bom đạn của phương Tây, nó vẫn không bị sụp đổ như nhiều người mong đợi, phần lớn bởi một hệ thống tinh vi có rất nhiều thặng dư trong nó không dễ bị hủy hoại.

Ngược lại, nền kinh tế ít phức tạp như của Nhật Bản sẽ thiệt hại nặng nề hơn vì bị phong tỏa hay đánh bom. Nói một cách khác, sự phức tạp không dễ bị ảnh hưởng và chúng ta không thể cho rằng nền kinh tế dựa vào số hóa nhiều hơn sẽ dễ bị tấn công.

Nhưng không thể nói cuộc chiến sẽ không có những thành phần liên quan tới mạng. Thực tế, một cuộc chiến số sẽ dính líu tới mặt quân sự nhiều hơn là dân sự.

Cả Mỹ và Trung Quốc sẽ sử dụng mọi nỗ lực để khám phá và hủy hoại những kết nối liên quan tới trinh sát – thăm dò và thông tin của mỗi bên – cố gắng để che mắt địch thủ trong khi tìm cách để nhìn qua đôi mắt của kẻ thù. Bên phối hợp tốt những cuộc tấn công mạng với “thế giới thật” của những chiến dịch quân sự sẽ chiến thắng.

Cuộc chiến sẽ kết thúc như thế nào?

Rất nhiều điều về cách cuộc chiến Mỹ – Trung kết thúc đã được viết ra. Nhưng nếu không có một sự am hiểu vững chắc về lý do đặc biệt để xảy ra cuộc chiến năm 2030 thì sẽ rất khó để xác định mỗi bên muốn đẩy nó đi đến đâu.

Tới 2030, Trung Quốc chưa chắc đã có thể sở hữu những vũ khí phi hạt nhân đe dọa được Mỹ. Mặt khác, khó có thể tưởng tượng ra một kịch bản mà trong đó Mỹ hủy diệt hoàn toàn Trung Quốc vì khi đó sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng, lâu dài.

Chiến thắng sẽ dựa vào bên nào có thể tiêu diệt những lực lượng chính của kẻ thù, dù qua tấn công quyết định hay qua chiến tranh tiêu hao.

Việc phong tỏa cũng không phải là câu trả lời cho vấn đề này. Tới năm 2030, nhu cầu tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc sẽ tăng lên nhưng Bắc Kinh có khả năng đã tính đến vấn đề chiến lược này.

Việc xây dựng thêm những đường ống dẫn dầu với Nga cùng sự phát triển những nguồn năng lượng phụ khiến Trung Quốc có đủ khả năng vượt qua bất cứ cuộc xung đột nào với Mỹ. Trừ phi những cuộc chiến thương mại do chính quyền ông Trump gây ra hủy hoại hoàn toàn hệ thống kinh tế toàn cầu, thiệt hại lớn nhất với Trung Quốc sẽ là sự sụp đổ nền ngoại thương.

Trong mọi trường hợp, việc kết thúc cuộc chiến Mỹ-Trung 2030 sẽ đòi hỏi phải có biện pháp ngoại giao kỹ lưỡng để cuộc chiến chỉ xảy ra ở giai đoạn đầu xung đột và không kéo dài đến cả thế kỷ.

Trong 4 thập kỷ, rất nhiều nhà phân tích cho rằng cuộc chiến giữa Mỹ và Liên Xô là không thể tránh khỏi nhưng điều đó đã không bao giờ xảy ra. Và có thể, Mỹ và Trung Quốc sẽ không có xung đột quân sự. Cũng cần suy nghĩ về cán cân năng lực của hai nước sẽ thay đổi qua thời gian và những cánh cửa cơ hội sẽ mở ra thế nào.

Với sự may mắn và kỹ năng, Washington và Bắc Kinh sẽ tránh chiến tranh ngay cả là ở năm 2030. Nhưng những nhà hoạch định chính sách ở cả hai nước có vẻ cũng đang rất nghiêm túc suy xét về hậu quả nếu có xảy ra xung đột.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Ngắm mùa vàng trên vùng cao Mù Cang Chải

Ngắm mùa vàng trên vùng cao Mù Cang Chải

(ĐCSVN) – Là một huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, Mù Cang Chải hấp dẫn du khách với những dãy núi trùng điệp và nhiều thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ. Từ cuối tháng 9 đến giữa tháng 10, lúa trên các thửa ruộng bậc thang chuyển sang sắc vàng rượi và cũng là thời điểm đẹp nhất trong năm.

Ruộng bậc thang Mù Cang Chải được hình thành từ nhiều đời nay do tập quán canh tác của người Mông. Với địa hình có độ dốc lớn, lại bị chia cắt mạnh, rất khó trồng lúa theo phương thức nương rẫy, vì thế người dân ở đây đã chọn những quả đồi thấp, có diện tích rộng và độ dốc vừa phải, đồng thời tận dụng nguồn nước suối từ trên núi tràn xuống để khai khẩn ruộng bậc thang. Việc canh tác lúa nước của người Mông nơi đây trên những thửa ruộng bậc thang đã trở thành nét văn hóa độc đáo ở Mù Cang Chải.


Từ trên cao nhìn xuống, Mù Cang Chải đẹp như một bức tranh thủy mặc.
Những thung lũng rộng hút tầm mắt, ruộng bậc thang tầng tầng lớp lớp lượn sóng
theo sườn núi tạo nên vẻ đẹp khó quên của Mù Cang Chải.

Trên đường lên với xứ Mù, đi qua đèo Khau Phạ, một trong tứ đại
đỉnh đèo của Việt Nam, trong làn sương mờ bao phủ, bức tranh
ruộng bậc thang Mù Cang Chải hiện ra ngày càng rực rỡ.

Ruộng xếp tầng, xếp lớp trải rộng giữa bạt ngàn núi rừng Tây Bắc với

vẻ đẹp hoang sơ, bình dị nhưng rất hùng vĩ.


Thời điểm này ở Mù Cang Chải lúa đang chín vàng trĩu hạt.
Lác đác trên các thửa ruộng bậc thang là những ngôi nhà
nhỏ hoặc chòi canh lúa của người dân.

Trong nắng thu vàng, Mù Cang Chải trở nên quyến rũ hơn bởi những

 thửa ruộng lúa bậc thang hệt như một tấm thảm đa màu với gam vàng là chủ đạo.


Trên đỉnh núi cao, mây lững lờ trôi, dưới chân núi là những dòng suối
uốn lượn. Tất cả tạo nên một bức tranh đồng quê đẹp và thật hiền hòa.

Ruộng bậc thang tập trung nhiều ở 3 xã: La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Dế Su Phình…


… đây đang là điểm du lịch thu hút đông đảo du khách trong và
ngoài nước tới tham quan, thưởng ngoạn.

Đặc biệt, trong tuần Văn hóa – Du lịch danh thắng ruộng bậc thang
Mù Cang Chải vào cuối tháng 9 hàng năm, du khách còn được tham gia
chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc như: Phiên chợ vùng cao, triển lãm ảnh
ruộng bậc thang Mù Cang Chải, festival dù lượn “Bay trên mùa vàng 2018” diễn ra từ ngày 21-23/9.

Phương Thanh

Categories: Cảnh-Đẹp | Leave a comment

Tàu ngầm Nhật ‘lần đầu tiên’ diễn tập ở Biển Đông

Tàu ngầm Nhật ‘lần đầu tiên’ diễn tập ở Biển Đông

Common WikipediaBản quyền hình ảnhCOMMON WIKIPEDIA
Image captionTàu ngầm Nhật Kurosio trong một lần ghé Trân Châu Cảng hồi 6/2006

Tàu ngầm Nhật Bản có cuộc diễn tập trên biển đầu tiên tại Biển Đông, truyền thông địa phương nước này nói hôm thứ Hai, một hành động mang tính khiêu khích đối với Bắc Kinh.

Cuộc diễn tập chống tàu ngầm được thực hiện hôm thứ Năm 13/9 nhằm “tăng cường các kỹ thuật chiến lược”, Bộ Quốc phòng Nhật ra thông cáo vắn tắt.

Hãng tin AFP dẫn lời Thủ tướng Shinzo Abe nói rằng cuộc diễn tập không nhằm vào “một quốc gia cụ thể nào”.

Xem thảo luận:Khách từ Tokyo nói về Hải quân Nhật Bản

TQ tức giận khi tàu chiến Anh vào sát Hoàng Sa

Nga mời TQ dự tập trận lớn nhất từ 1981

John McCain từng nói gì về Biển Đông?

Theo thông cáo của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, tàu ngầm Kuroshio cùng ba tàu chiến Nhật Bản và năm phi cơ đã vào vùng biển nằm ở ngay phía tây nam Bãi cạn Scarborough, nơi mà Trung Quốc gọi là Bãi Hoàng nham, hiện đang do Bắc Kinh kiểm soát.

Tin tức nói ba tàu chiến là tàu Kaga chở trực thăng và hai tàu khu trục Inazuma và Suzutsuki.

Trước đó, hồi cuối tháng Tám, Bộ Quốc phòng Nhật loan báo sẽ điều ba tàu chiến trong đó có tàu Kaga, đến Biển Đông và Ấn Độ Dương từ 26/8 đến tháng Mười, theo truyền thông Nhật.

Việc một quốc gia tiết lộ các di chuyển của tàu ngầm nước mình là điều vô cùng bất thường, tờ Bloomberg bình luận.

Hồi tháng Giêng, Nhật đã gửi kháng nghị phản đối sau khi phát hiện ra một tàu ngầm Trung Quốc ở vùng biển ngay sát bên ngoài quần đảo có tranh chấp giữa hai nước, Bloomberg nói thêm.

‘Vùng biển có tranh chấp’

Căng thẳng dâng cao quanh tranh chấp Bãi Hoàng nham kể từ khi Trung Quốc chiếm từ tay Philippines, hồi 2012.

Đây cũng là nơi Đài Loan, Philippines và Trung Quốc cùng tuyên bố chủ quyền.

Nhật coi cuộc diễn tập diễn ra tại đây là hoạt động hợp pháp tại vùng biển quốc tế, phù hợp luật quốc tế.

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionHình ảnh Bãi Scarborough chụp từ vệ tinh

Báo Asahi Shimbun của Nhật nói cuộc diễn tập kéo dài một ngày này là hoạt động đầu tiên của tàu ngầm Nhật tại Biển Đông.

Báo này dẫn các nguồn từ chính phủ Nhật nói việc diễn tập gồm hoạt động phát hiện tàu ngầm địch bằng các thiết bị siêu thanh.

Bay qua đảo nhân tạo ‘đáng sợ’ của TQ ở Biển Đông

Tàu Anh vào Biển Đông thực thi ‘quyền tự do đi lại’

Nhật điều ba tàu khu trục đến Biển Đông

Ông Abe nhấn mạnh rằng ông đã đồng ý với Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc hồi đầu tháng này rằng ông sẽ sớm đi thăm Bắc Kinh và nói quan hệ Nhật-Trung đã đi vào “một giai đoạn mới”.

Thực thi quyền ‘tự do đi lại’ ở Biển Đông

Sau cuộc diễn tập, tàu ngầm Nhật hôm thứ Hai ghé cảng Cam Ranh của Việt Nam trong hoạt động thúc đẩy quan hệ quốc phòng với Hà Nội, Bộ Quốc phòng Nhật nói trong một tuyên bố khác.

Chiếc tàu ngầm Kuroshio với 80 người trên khoang rời Nhật Bản từ 27/8 và sẽ dừng lại Việt Nam cho tới thứ Sáu, trong “chuyến thăm hữu nghị bốn ngày”, truyền thông Việt Nam nói.

Đây là lần cập cảng đầu tiên của một tàu ngầm nước ngoài tới cảng biển có tầm quan trọng chiến lược này, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nhật nói.

Cuộc diễn tập hôm thứ Năm tuần trước của Nhật là thách thức mới nhất của các lực lượng nước ngoài đối với việc tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc tại vùng biển có tầm quan trọng chiến lược này.

Tuy nhiên, phản ứng của Bắc Kinh tỏ ra dè dặt.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc từ chối xác nhận về vụ diễn tập của Nhật, nhưng nói “tình hình ở Biển Nam Trung Hoa (cách Trung Quốc gọi Biển Đông) đang được cải thiện.”

Ông Cảnh Sảng nói tại cuộc họp báo thường lệ rằng Nhật Bản “cần hành động thận trọng và tránh làm bất kỳ điều gì có thể gây tổn hại tới hòa bình và ổn định khu vực”.

Hồi đầu tháng, Bắc Kinh đã tỏ thái độ giận dữ khi Anh cho một tàu chiến vào sát khu vực quần đảo có tranh chấp, hành động mà phía Anh nói là để thực thi quyền “tự do đi lại”, điều mà phía Mỹ và các đồng minh đã và đang làm trong những năm gần đây.

Categories: Biển Đông | Leave a comment

Sân bay Damascus Syria oằn mình dưới đòn tấn công tên lửa LĐO | 16/09/201

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

TQ áp biểu thuế quan mới lên 60 tỷ đô la hàng Mỹ

TQ áp biểu thuế quan mới lên 60 tỷ đô la hàng Mỹ

Donald TrumpBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES

Trung Quốc đáp trả Tổng thống Donald Trump bằng việc áp biểu thuế quan thương mại mới lên lượng hàng hóa Mỹ trị giá 60 tỷ đô la.

Quyết định được đưa ra sau khi Mỹ đánh thuế lên lượng hàng nhập khẩu Trung Quốc trị giá 200 tỷ đô la vào hôm thứ Hai, làm leo thang cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh.

Trung Quốc sẽ nhắm vào các mặt hàng Mỹ như khí tự nhiên hóa lỏng, sản phẩm được sản xuất bởi các bang trung thành với vị tổng thống Mỹ

Chiến tranh thương mại và chuyện hai nước TQ

Trump ‘sẵn sàng’ leo thang cuộc chiến TM với TQ

‘Chiến tranh thương mại từng dẫn đến Thế chiến’

Tuy nhiên, trong một tin đăng trên twitter ông Trump cảnh báo Bắc Kinh chớ tìm cách gây ảnh hưởng lên cuộc bầu cử giữa kỳ ở Mỹ tới đây.

“Sẽ có một cuộc trả đũa kinh tế to lớn và nhanh chóng đối với Trung Quốc nếu các nhà nông, các trang trại và/hoặc công nhân trong các ngành công nghiệp của chúng ta bị nhắm vào!” ông nói.

Máy bay, máy tính và đồ may mặc

Trước đó, ông nói rằng điều này có nghĩa là sẽ có thêm các thuế quan Mỹ đối với lượng hàng hóa Trung Quốc trị giá 267 tỷ đô la nữa. Bước đi này nhìn chung sẽ khiến cho hầu như toàn bộ hàng xuất khẩu của Trung Quốc vào thị trường Mỹ sẽ bị mức thuế mới.

Bộ Thương mại Trung Quốc nói sẽ áp biểu thuế quan mới từ hôm 24/9 – ngày mà các mức thuế mới của Mỹ có hiệu lực – nhưng với các mức áp thuế thấp hơn so với những gì trước đó người ta trông đợi.

VN dễ thiệt hại vì vấn đề ‘hàng TQ tuồn sang

Mỹ đánh mức thuế lớn nhất từ trước đến nay lên TQ

‘Sói già’ Trump đang áp đảo Tập Cận Bình?

Trung Quốc sẽ áp thêm 5% thuế lên một số các sản phẩm Mỹ, trong đó có phi cơ cỡ nhỏ, máy tính và hàng may mặc, và thêm 10% lên một số các hàng hóa như hóa chất, thịt, ngũ cốc và rượu.

Thuế quan của Mỹ sẽ áp lên gần 6.000 mặt hàng khác nhau, khiến đây trở thành lần đánh thuế thương mại lớn nhất của Washington.

Việc này sẽ ảnh hưởng tới túi xách tay, gạo và hàng may mặc, tuy một số mặt hàng như đồng hồ đeo tay nhỏ và ghế ngồi cao được miễn chịu thuế.

Mức thuế khởi điểm là 10% và tăng lên tới 25% kể từ đầu năm tới, trừ phi hai nước đạt thỏa thuận.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Trung Quốc muốn gì khi tập trận 3 lần trên 3 vùng biển chỉ trong 1 tuần?

Trung Quốc muốn gì khi tập trận 3 lần trên 3 vùng biển chỉ trong 1 tuần?

Minh Thu | 

Trung Quốc muốn gì khi tập trận 3 lần trên 3 vùng biển chỉ trong 1 tuần?

Trung Quốc tổ chức tập trận 3 lần trên 3 vùng biển chỉ trong 1 tuần. (Ảnh minh họa)

Trung Quốc đang đẩy mạnh năng lực sẵn sàng chiến đấu của lực lượng hải quân khi tiến hành tới 3 cuộc diễn tập trên 3 vùng biển chỉ trong vòng 1 tuần.

Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn lời giới phân tích cho hay, hoạt động phô trương sức mạnh của hải quân Trung Quốc hoàn toàn nằm trong chiến lược tăng cường khả năng linh hoạt và thực chiến cho các binh sĩ.

Trước đó, hôm 11/8, Tân Hoa Xã đưa tin hơn 10 tàu chiến từ 3 Chiến khu đã tham gia một cuộc tập trận phòng thủ tên lửa và phòng không quy mô lớn ở biển Hoa Đông.Cụ thể, hôm 13/8, Chiến khu miền Nam thông báo một hạm đội tàu hộ vệ mới đây đã tham gia nhiều cuộc tập trận như bắn đạn thật và mô phỏng khả năng tấn công chống ngầm.

Dù không công bố chính xác địa điểm diễn tập nhưng thực tế, Chiến khu miền Nam hiện là lực lượng chịu trách nhiệm hoạt động ở Biển Đông. Theo những hình ảnh được Chiến khu miền Nam đăng trên mạng xã hội thì ít nhất 5 tàu hộ vệ cùng 2 trực thăng đã tham gia cuộc diễn tập này.

Trong đó, 2 tàu hộ tống là Meizhou và Tongren đã cho phóng các tên lửa phòng không đánh chặn những tên lửa thù địch giả định. Còn tàu hộ vệ tên lửa dẫn đường Jingzhou đóng vai trò là tàu chỉ huy để các nhà nghiên cứu và quan chức quân đội Trung Quốc thu thập dữ liệu từ cuộc diễn tập.

Cuộc tập trận thứ ba diễn ra trên biển Hoàng Hải từ ngày 10 – 13/8, theo Cụ An toàn Hàng hải Trung Quốc. Không công bố chi tiết cụ thể về cuộc diễn tập, song Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc khẳng định, đây là đợt diễn tập “quan trọng”.

Giới quan sát nhận định khả năng cuộc tập trận thứ ba này có sự tham gia của tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc là Type 001A. Bởi địa điểm diễn tập nằm gần với căn cứ hải quân ở Thanh Đảo thuộc tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc.

Điều đáng nói, cả 3 cuộc tập trận trên được tổ chức trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao Mỹ – Trung chưa có dấu hiệu giảm nhiệt liên quan tới cuộc chiến thương mại và mối quan hệ Trung Quốc – Đài Loan cũng không hề êm thấm.

Các chuyên gia quân sự cho rằng, 3 cuộc diễn tập của quân đội Trung Quốc là nhằm thể hiện sức mạnh quân sự trước Mỹ và cả Đài Loan, hòn đảo Trung Quốc vốn chỉ coi là một tỉnh ly khai.

“Các cuộc tập trận phòng không và phòng thủ tên lửa trên biển Hoa Đông là nhằm đảm bảo môi trường an toàn cho hoạt động của các tàu sân bay Trung Quốc khi mà nhóm tác chiến tàu sân bay đang chuẩn bị cho những chuyến đi biển dài ngày”, nhà quan sát quân sự Song Zhongping chia sẻ.

“Đây cũng là thông điệp mạnh mẽ gửi tới các lực lượng ủng hộ độc lập tại Đài Loan và ngăn chặn Mỹ hay Nhật can thiệp vào chuyện riêng của Đài Loan”, ông Song nói thêm.

Trong khi đó, hồi tháng trước, tờ Thời báo Hoàn Cầu đưa tin nếu không may xảy ra xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Đài Loan, biển Hoa Đông sẽ là một trong những mặt trận chính.

Còn theo nhà bình luận quân sự Li Jie, dù mối quan hệ Nhật – Trung đang có dấu hiệu ấm dần lên, nhưng Trung Quốc vẫn tỏ ra hoài nghi trước sự phát triển của quân đội Nhật Bản đồng thời đưa ra phương án chuẩn bị đối phó.

Mới đây, Bộ Quốc phòng Nhật Bản được cho chi khoản tiền 160 triệu USD để mua các tên lửa tầm xa mới nhằm đối phó với mặt trận quân sự ngày càng hùng mạnh ở Đông Á.

Ông Zhou Chenming, chuyên gia quân sự ở Bắc Kinh thì cho rằng, 3 cuộc tập trận là nhằm thử nghiệm năng lực của hải quân Trung Quốc sau khi Bắc Kinh triển khai chương trình tái thiết và hiện đại hóa quân đội.

“Các cuộc tập trận mô phỏng khả năng chiến đấu sẽ giúp giới chức Trung Quốc hiểu rõ hơn về việc hải quân Trung Quốc có cần thêm vũ khí hay không cũng như hiệu quả hoạt động của các loại vũ khí cũ và mới. Quan trọng nhất vẫn là thấy được năng lực chiến đấu của hải quân Trung Quốc có được cải thiện nâng cao hay không”, ông Zhou kết luận.

Video: Chiến đấu cơ J-16 của Trung Quốc diễn tập, sẵn sàng chiến đấu

http://video.infonet.vn/embed/ify683dprw

theo Infonet

Categories: Biển Đông | Leave a comment

2 việc ngu xuẩn nhất, ai cũng nên tránh nếu không muốn hủy hoại chính mình

2 việc ngu xuẩn nhất, ai cũng nên tránh nếu không muốn hủy hoại chính mình

Trần Quỳnh | 18/09/2018 22:03

21

Tranh minh họa.

Đời người có thể làm ra rất nhiều chuyện ngốc nghếch. Nhưng dù khờ khạo tới đâu cũng đừng bao giờ để bản thân phạm phải hai việc này.

Hai chữ “cả đời” nói ra sẽ không thấy dài, bảo ngắn lại chẳng hề ngắn ngủi. Bất kể cuộc đời bạn đang ở vào giai đoạn nào, cũng nên bớt đi một chút cố chấp, học cách luôn luôn lưu lại cho bản thân mình một khoảng không.

Kỳ thực có rất nhiều chuyện ở thời điểm hiện tại ta nghĩ mãi không thông, nhưng trải qua thời gian đổi dời, bạn sẽ nhận ra những vấn đề không có lời giải ấy sẽ chẳng còn trọng yếu, chẳng phải là việc gì to tát.

Hãy cho bản thân cơ hội buông lơi một lần, để cho lòng mình chân chính nghỉ ngơi, từng bước học được trí khôn của sự buông bỏ, để sinh mệnh có thể mỉm cười và nói: “Buông bỏ được thật là tốt!”.

Có đôi khi, học cách buông lơi một vài chuyện chính là việc nên làm để tìm kiếm cho mình sự an yên, tĩnh tại. (Ảnh minh họa).

Nhiều người trong số chúng ta phấn đấu cả đời vì tiền tài, danh vọng, vì sự nghiệp… nhưng trong tất cả những cố gắng ấy, liệu có mấy ai thực sự phấn đấu để trở nên quý trọng bản thân hơn?

Đời người có thể phạm phải rất nhiều chuyện ngốc nghếch. Nhưng dù khờ khạo tới đâu, cũng đừng bao giờ phạm phải hai việc sai lầm này.

Sai lầm thứ nhất: Từ chối đi học, coi rẻ linh hồn

Đừng bao giờ từ bỏ việc học, cũng đừng bao giờ ngừng việc trân trọng con người và tâm hồn của chính mình. Ảnh minh họa.

Người có học vấn chân chính sẽ biết giữ mình, không mở miệng thuyết giáo khi gặp người khác.

Người có tiền tài chân chính thường khiêm tốn, không khoe khoang khi gặp người khác.

Người có đức hạnh chân chính luôn mang trong mình một tâm hồn an yên, không dễ biểu lộ sự thất thố, quá khích trước mặt người khác.

Người có trí khôn chân chính sẽ toát lên khí chất thâm sâu, không lộ vẻ nông cạn.

Người thực lòng tán dương người khác sẽ mang biểu hiện tự nhiên, không nịnh nọt, bợ đỡ giả bộ.

Người có tu dưỡng một cách chân chính thường thích an tĩnh, không cố tình bon chen, tranh cướp.

Sai lầm thứ hai: Từ chối vận động, khinh thường sức khỏe

Vào thời điểm mệt mỏi, bạn hãy thử thay đổi góc nhìn đối với xung quanh.

Vào những lúc cảm thấy bị đè nén, đừng ngại thay đổi môi trường, hít sâu một hơi rồi dứt khoát thở ra để giảm bớt áp lực.

Vào những khi khốn cùng, hãy tìm cách thay đổi góc độ suy tính.

Vào thời điểm do dự, hãy mạnh dạn thay đổi lựa chọn của mình.

Vào những lúc buồn bực, hãy nhanh chóng thay đổi hoàn cảnh để tìm kiếm sự vui vẻ.

Vào những khi  gặp phải phiền não, hãy thay đổi đối sách suy nghĩ để tìm ra lời giải cho vấn đề.

Vào thời điểm tự ti, hãy học cách thay đổi thái độ đối đãi đối với bản thân và người khác.

Tìm vị trí thuộc về mình, đi con đường của mình, càng cố gắng sẽ càng gặp nhiều may mắn! (Ảnh minh họa).

Thân an không bằng an lòng. Nhà rộng không bằng tâm rộng mở. Lấy tự nhiên làm đạo, nuôi dưỡng thân thể thuận theo tự nhiên. Lấy vui sướng làm thân, nuôi cho kỳ được một tinh thần vui sướng.

Một khi hiểu được sự rộng lớn và phong phú của thế giới, bạn cũng sẽ tự phát hiện giới hạn và sự nhỏ bé của bản thân mình.

Chính vì vậy, bạn nên cho phép mình có quyền không hiểu hết người khác, cũng hãy rộng lượng cho phép người khác có quyền không hiểu mình.

Đừng cố tìm cách đem những mưu toan tính toán của mình để bao trùm lên ý chí của người khác, cũng không tội gì phải cố dấn thân vào những quy luật do người khác đặt ra.

Đó đích thị là sự cô độc tự do nhất, là sự phá cách khéo léo nhất.

Bạn có thể tự tạo cho mình một thế giới nhỏ vừa hợp nhất, lại vừa bất đồng với thế giới xung quanh bạn. Trong tinh cầu chỉ thuộc về mình mình, đừng ngần ngại nuôi dưỡng cho bản thân sự an tĩnh và giản dị.

Chỉ cần thay đổi một góc độ, bạn sẽ thấy thế giới này có dáng vẻ rất khác.

Thay vì mãi theo đuổi, hâm mộ người khác, hãy học cách khiến chính mình trở nên ngày càng tốt đẹp.

Sự hâm mộ nông cạn, sự so sánh nhàm chán, sự noi theo vụng về sẽ khiến bạn vĩnh viễn sống trong bóng dáng của người khác.

Mù quáng theo đuổi sẽ không đem tới sự vui vẻ mà chỉ khiến bạn  rước thêm phiền não. Mù quáng so sánh cũng chẳng thể đem lại hạnh phúc mà chỉ gây cho ta thêm nhiều đau khổ.

Ảnh minh họa.

Thứ gọi là vui vẻ vốn không phải vì nhiều tài sản mà là bởi biết hài lòng với chính mình, ít đòi hỏi, ít mưu cầu. Đời người phải học cách không ôm oán thán, không chờ đợi, không hùa theo đám đông.

Cảnh xuân dễ qua, dung nhan chóng già, phù hoa cuối cùng cũng sẽ thành mây khói. Ôm trong tay một trái tim tựa như ánh dương, không sợ bi thương, không lo được mất, vạn sự tụy duyên.

Đừng quên nhìn rõ thứ trước mắt, tìm vị trí thuộc về mình, đi con đường của mình. Sống một cuộc đời như vậy, bạn càng cố gắng sẽ càng nhận được nhiều may mắn.

Categories: Tài Liệu Tham Khảo | Leave a comment

Mỹ-Trung lại ‘ra đòn’ thuế quan

 

TP – Mỹ và Trung Quốc tiếp tục dùng vũ khí thuế quan tấn công nhau vào hôm qua, khi cùng áp mức thuế 25% đối với 16 tỷ USD hàng hóa của mỗi bên, trong khi các quan chức thương mại ngồi vào bàn đàm phán ở Washington.

image014

Do nhiều yếu tố trong đó có tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, hãng American Airlines đã phải đóng cửa hai tuyến bay thẳng qua Trung Quốc. Ảnh: China Daily.

 

Tính từ đầu tháng 7 tới nay, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã liên tục ăn miếng trả miếng bằng “đòn” thuế quan với số hàng hóa trị giá 100 tỷ USD, tạo thêm nguy cơ đối với tăng trưởng kinh tế thế giới.

 

Bộ Thương mại Trung Quốc nói sẽ nộp đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Reuters trích một thông cáo của cơ quan này cho hay.

 

Tổng thống Donald Trump trước đó đe dọa áp thuế đối với hầu hết trong số hơn 500 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc xuất sang Mỹ mỗi năm, trừ khi Bắc Kinh đồng ý thay đổi nhiều thứ, bao gồm các hành vi liên quan đến sở hữu trí tuệ, các chương trình trợ giá công nghiệp, cơ cấu thuế, và phải nhập hàng Mỹ nhiều hơn.

 

Những đòi hỏi đó lớn hơn nhiều so với yêu cầu đơn giản chỉ là nhập khẩu hàng hóa và điều này khiến nhiều người lo ngại rằng Bắc Kinh có thể cân nhắc dùng tới các biện pháp trả đũa khác, ví dụ ngăn chặn các công ty Mỹ làm ăn tại Trung Quốc hoặc làm suy yếu đồng Nhân dân tệ để kích thích các nhà xuất khẩu trong nước.

 

Ngay trong nội bộ chính quyền Mỹ cũng chia rẽ về vấn đề cứng rắn với Bắc Kinh đến độ nào là đủ, nhưng Nhà Trắng có vẻ tin rằng họ đang thắng trong cuộc chiến thương mại khi nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển chậm lại, thị trường chứng khoán chao đảo.

 

“Họ sẽ không dễ dàng đầu hàng. Theo lẽ thường họ sẽ trả đũa từng chút một”, bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross nói trên kênh CNBC hôm thứ Tư. “Nhưng đến cuối ngày, chúng ta có nhiều đạn hơn họ. Họ biết điều đó. Nền kinh tế của chúng ta mạnh hơn rất nhiều so với họ, và họ cũng biết điều đó”, ông Ross nói.

 

Các nhà kinh tế tính toán rằng cứ 100 tỷ USD hàng hóa bị đánh thuế, quy mô thương mại toàn cầu lại giảm đi 0,5%. Kinh tế Trung Quốc cũng bị cho là giảm tăng trưởng trong năm 2018 ở mức 0,1-0,3 điểm phần trăm, ít hơn so với Mỹ, nhưng tác động đối với kinh tế Trung Quốc sẽ lớn hơn vào năm tới, khi các nước nằm trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Bắc Kinh cũng chịu hậu quả.

 

Đợt áp thuế này diễn ra trong lúc các quan chức đôi bên đang trải qua cuộc đàm phán kéo dài hai ngày. Đây là cuộc đàm phán thương mại chính thức đầu tiên kể từ cuộc gặp giữa bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross với phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc tại Bắc Kinh hồi tháng 6.

 

Tuy nhiên, ngay từ đầu tuần này, ông Trump, nói với phóng viên Reuters rằng ông không “trông đợi nhiều” từ cuộc đàm phán giữa thứ trưởng Tài chính Mỹ David Malpass và thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Thụ Văn.

 

Một số nguồn tin nói sự cứng rắn của ông Trump đã làm xuất hiện một số chỉ trích nhằm vào các lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc, xung quanh chuyện xử lý tranh chấp thương mại.

 

Về nội dung cuộc đàm phán đang diễn ra, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng không cho biết chi tiết.

 

Một bài bình luận trên hãng tin Tân Hoa Xã nói Trung Quốc mang thiện chí đến với cuộc đàm phán, nhưng Washington vẫn mơ hồ về việc họ muốn gì.

 

Đợt đánh thuế mới nhất của Mỹ nhắm tới 279 danh mục hàng hóa bao gồm thiết bị bán dẫn, đồ nhựa, hóa chất và thiết bị đường sắt. Trung Quốc đưa ra danh sách 333 loại hàng hóa Mỹ bị áp thuế, trong đó có than đá, vụn đồng, nhiên liệu, sản phẩm thép, xe buýt và thiết bị y tế.

 

Theo Nhật báo Trung Quốc, hai đường bay thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ ngừng khai thác, bắt đầu từ tháng 10, do giá nhiên liệu tăng, cạnh tranh khốc liệt trong khi nhu cầu đi lại giảm do tranh chấp thương mại giữa hai nước. Hôm thứ Ba vừa rồi, hãng American Airlines nói họ sẽ ngừng khai thác đường bay giữa Chicago và Thượng Hải, sau khi bỏ tuyến bay thẳng giữa Chicago và Bắc Kinh.

Hãng hàng không lớn nhất nhì Mỹ này tuyên bố họ  sẽ cân nhắc mở lại các tuyến bay này khi “các điều kiện tốt lên”. Mặc dù bỏ 2 tuyến bay thẳng qua Trung Quốc nhưng American Airlines lại mở thêm 9 tuyến bay mới, hầu hết là bay thẳng, từ Mỹ tới châu Âu./ Anh Minh

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Blog at WordPress.com.