Monthly Archives: October 2018

Hoa Kỳ và thế trận Cờ Vây đối với Trung Quốc

Hoa Kỳ và thế trận Cờ Vây đối với Trung Quốc

Cuộc chiến Cờ Vây của Hoa Kỳ đang lôi kéo các đồng minh và đối tác nhằm cô lập Trung Quốc cả về kinh tế và quân sự, theo một ý kiến từ Hoa Kỳ.

TrumpBản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionTổng thống Donald Trump trong chuyến thăm đến Bắc Kinh hồi tháng 11/2017

Bài diễn văn hôm 04/10 của Phó Tổng thống Mike Pence khiến một số người ở Trung Quốc coi như ‘lời tuyên chiến’ từ Chính phủ Trump nhắm vào Trung Quốc từ thương mại, công nghệ tới quân sự và ý thức hệ.

BBC phỏng vấn tiến sỹ Phạm Đỗ Chí từ Florida về các diễn biến mới nhất liên quan đến quan hệ Mỹ – Trung và vấn đề hướng đi của Việt Nam.

‘Sói già’ Trump đang áp đảo Tập Cận Bình?

TQ đáp trả Mỹ bằng biểu thuế quan mới

Trump thay HR McMaster bằng John Bolton

Câu hỏi đầu tiên là nhìn từ Hoa Kỳ, đây là vấn đề hai ông Trump-Pence muốn hướng tới cử tri Mỹ trước bầu cử giữa kỳ, hay thực sự nhắm vào Trung Quốc, và nếu đó là ý định của họ thì có lý do gì về chiến lược?

TS Phạm Đỗ Chí: Không chỉ bài diễn văn của Phó Tổng thống Mike Pence ngày 4/10 (tại Viện Hudson), mà bài diễn văn “nảy lửa” ngay trước đó của chính Tổng thống Donald Trump tại phiên họp khoáng đại thường niên của Liên Hiệp Quốc đã nêu lên những vấn đề tệ hại của các quốc gia theo đường lối Xã hội Chủ nghĩa trên toàn cầu, và kêu gọi các quốc gia đang phát triển nên tránh xa CNXH, đã lần nữa làm nổi bật sự trở lại của cuộc ‘Chiến Tranh Lạnh Mới’.

Ông Trump đã cho khởi xướng chiến lược này ngay từ thời gian tranh cử của ông trong nội bộ Đảng Cộng hòa nhất là từ giữa năm 2016, gói ghém đơn giản trong khẩu hiệu làm Mỹ Đứng Đầu Trở Lại (“Make America Great Again”) hay sau này trong 21 tháng đã làm Tổng thống, ông luôn dùng lời kêu gọi Nước Mỹ trên hết (“America First”) như nguyên tắc cốt lõi cho các chính sách quốc gia hệ trọng.

Rõ ràng đó là chiến lược chỉ đạo của cặp ứng cử viên Trump-Pence nay thành hiện thực trong cương vị lãnh đạo, nhằm củng cố vai trò lãnh đạo của cường quốc số một thế giới, tương phản hẳn với ngoại giao mềm của cựu Tổng thống Barack Obama đi xin lỗi khắp thế giới về vai trò sai lầm của Mỹ khi tỏ ra là lãnh đạo thế giới, là cảnh sát viên lo duy trì trật tự thế giới và đôi khi gây nhiều điều tai hại cho an ninh thế giới…

Vẻ mềm mỏng của ông Obama được vài nước tỏ ra yêu thích như cuộc đón tiếp nồng nhiệt ở Việt Nam nói là “ông bình dân gần gũi”, nhưng ngược lại bị Trung Quốc coi khinh ra mặt với các nghi thức tiếp đón ông nhạt nhẽo lúc đến thăm Trung Quốc và “không đúng tầm nghi lễ đáng dành cho một nguyên thủ Hoa Kỳ”, theo một số tờ báo bên Mỹ chê ông.

Hiện nay thì khác, chiến lược của ông Trump có thể coi như “một viên đá nhắm hai con chim”, vừa nhấn mạnh vị thế của Mỹ trên thế giới trong cuộc thương chiến hiện tại với Trung Quốc, vừa nhắm cả vào cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ vào tháng 11 sắp tới, cho cử tri Mỹ thấy “oai lực” của Đảng Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của một nguyên thủ có lập trường và ý thức hệ chính trị rõ ràng, với một lịch trình chính sách (policy agenda) cụ thể được thực hiện đúng theo như tuyên bố lúc tranh cử.

BBC:Nói đến chiến tranh thương mại, bước tiếp theo của Mỹ là gì, và các sáng kiến về chính sách họ được tính toán trong bối cảnh giá dầu, giá vàng, USD cũng biến động như thế nào, ông có thể giải thích rõ hơn?

Donald Trump signs autographs during a rally at the International Exposition Center March 12, 2016 in Cleveland, OhioBản quyền hình ảnhAFP/GETTY IMAGES
Image captionÔng Trump và cử tri Mỹ ở Cleveland, Ohio tháng 3/2016

TS Phạm Đỗ Chí: Chiến tranh thương mại của Mỹ với Trung Quốc đã đi vào giai đoạn 2 sau khi khởi xướng cuộc chiến tài chính tiền tệ đã làm tiền Trung Quốc (NDT) giảm đi 8% và thị trường chứng khoán TQ giảm quanh mức 25% từ tháng 4/18, song hành với việc áp thêm thuế mới 10% trên 200 tỷ đô hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Bước tiếp được nhiều giới dự báo là Mỹ sẽ áp thuế cao hơn là 25% trên 200 tỷ đô hàng nói trên, và Tổng thống Trump còn tuyên bố sẵn sàng áp thuế vào khối 276 tỷ đô hàng nhập còn lại từ TQ, theo thống kê nhập khẩu năm 2017.

Nếu được tung ra thực hiện, đây sẽ là đòn quyết liệt nhất của Mỹ, phụ trợ thêm thế Cờ Vây toàn diện đang dần được Mỹ siết chặt với TQ, ngoài các nước cờ nhấn mạnh ý thức hệ, (về chủ nghĩa xã hội), phong tỏa công nghệ, chính trị và quân sự.

Cần chú ý thêm vài biến động trong nền kinh tế thế giới hay thị trường tài chính quốc tế có thể đang xảy ra do chiến lược trên đây của Mỹ, hay như hậu quả liên hệ sắp tới.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đến Việt Nam lần hai

TQ sợ Mỹ ngăn chặn Tân Hoa Xã

Tàu TQ suýt va chạm tàu chiến Mỹ trên Biển Đông

Giá dầu có thể được giữ ở mức cao hiện tại hay lên hơn nữa với hỗ trợ của Mỹ để giúp Nga phục hồi và củng cố nền kinh tế đang yếu kém do sự cô lập hóa của Âu châu có Mỹ hỗ trợ một phần (sau vụ Crimea), và phần khác để hỗ trợ Saudi Ả Rập và khối OPEC nhằm cô lập Iran là chính sách mới ở Trung Đông của Mỹ do Tổng thống Trump đề ra, tương phản với chính sách của cựu Tổng thống Obama.

Song hành với giá dầu cao, có những dấu hiệu cho thấy giá vàng có thể đảo ngược bắt đầu khuynh hướng tăng (uptrend), lần đầu từ nhiều năm nay đã sụt giảm sau khi đạt đỉnh cao trên 1900$/ounce vào năm 2009. Nguyên do là mức lạm phát có thể tăng trên 2% ở Mỹ khiến đồng USD có thể bắt đầu suy yếu sau khi đạt đỉnh cao từ vài năm nay, nhất là trong những tháng đầu năm 2018.

Trung Quốc, Mỹ, Hoa Kỳ, Biển Đông, quân sựBản quyền hình ảnhJACK GUEZ
Image captionTàu khu trục USS Decatur (DDG-73)

Giới đầu tư hay nhất là đầu cơ quốc tế cũng có thể bị kích động bởi dân chúng Trung Quốc đang chạy tẩu tán ra khỏi tiền Nhân dân tệ mua USD, Euro, tiền yen và nay là vàng (nơi giữ tài sản quen thuộc của dân Á đông) mà giá đã xuống quá thấp so với giá dầu đang lên cao. Hiện tượng này giống như lúc giá vàng bắt đầu tăng lên các năm 2004-2005.

BBC: Tờ The Economist ở Anh vừa chạy headline nói về The Next Recession(Suy thoái lần sau) trên thế giớivà cho là chính phủ Trung Quốc đang gặp khó khăn, phá giá đồng Nhân dân tệ cũng khó, mà để giá tiền này cao thì xuất khẩu tiếp tục bị Trump đánh vào bằng thuế quan(tariffs), theo ông vấn đề có đúng thế không? Và cả sự phong tỏa công nghệ với Trung Quốc nữa, ảnh hưởng sẽ ra sao?

TS Phạm Đỗ Chí: Khá nhiều kinh tế gia nổi tiếng đều cũng đang lên tiếng như báo The Economist về nguy cơ “The Next Recession” thế giới khó thể tránh, bắt đầu bằng đầu tầu Mỹ, sau khi sự phục hồi rồi tăng trưởng của kinh tế Mỹ đã kéo dài từ 2009. Trong sự nghiệp một nhà kinh tế, tôi luôn cố tránh tiên đoán về trồi sụt của chu kỳ kinh tế hay kinh doanh (economic or business cycle) của Mỹ dựa trên dự báo của vài nhà kinh tế nổi tiếng hay dùng các mô hình kinh toán (econometric models).

Trái lại ‘nhà tiên tri’ về kinh tế mà tôi tin tưởng suốt vài chục năm qua là thị trường chứng khoán Mỹ, thường đi trước diễn tiến của nền “kinh tế thực” (the real economy) khoảng 6-9 tháng. Tôi vẫn đợi thêm diễn tiến của chỉ số DJ Index và S&P 500 ra sao trong vài tháng nữa để suy đoán suy thoái kinh tế Mỹ sắp diễn ra chưa và sẽ nặng hay nhẹ?

Nhưng tôi đồng ý với quan điểm trên của báo The Economist là Trung Quốc đang bị Mỹ kẹp chặt, với thuế quan tiếp tục áp dụng mạnh mẽ và lan tỏa, kèm thêm sự chặn đứng việc mua hay ăn cắp công nghệ của TQ với các hãng Mỹ. Thí dụ tê liệt mới đây của hãng ZTE của TQ là rất rõ ràng. Mỹ đang kèm theo sự phong tỏa tương tự với hãng Huawei.

TQ khó mà ngăn chặn sự phá giá của đồng CNY (NDT), do ảnh hưởng tâm lý “tẩu tán tài sản” của dân chúng, và nhất là các hãng xưởng muốn chạy ra khỏi Trung Quốc để đầu tư sang các nước khác. Tiền CNY đã mất giá 8-9% sau hai đợt đầu của cuộc thương chiến; nếu Mỹ đánh tiếp thuế quan 25% lên 200 tỷ hàng nhập Trung Quốc trước cuối năm, tiền CNY có thể mất giá thêm 10% theo nhiều dự đoán. Và nếu áp thuế lên cả 276 tỷ đô hàng nhập còn lại từ TQ, tiền CNY sẽ xuống dốc không phanh?

Về chiến lược thương mại tiền tệ này của Mỹ với Trung Quốc, có thể ví như Mỹ không cần can thiệp bằng sức mạnh quân sự vào Trung Quốc, nhưng thực sự đang gửi cả 100 sư đoàn ‘quân biết nói tiếng Hoa’ vào lãnh thổ TQ: đó chính là những người dân Trung hoa tháo chạy bằng tiền CNY để mua đô la Mỹ, euro, yen… như đã thấy, và sắp sửa tới đây có lẽ là vàng nếu USD có dấu hiệu suy yếu kéo dài?

Nhà máy TQBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionKinh tế Trung Quốc đang trở thành mục tiêu ‘nhắm bắn’ của thuế quan Hoa Kỳ

BBC:Về chính trị và quân sự, chính quyền Trump hiện có bài gì đối với Trung Quốc và việc gây sức ép với Bắc Kinh có được đồng thuận của lưỡng đảng trong Quốc Hội không? Nước nào là đồng minh của Mỹ trong trận cờ này?

TS Phạm Đỗ Chí: Như đã đề cập bên trên, Donald Trump chủ trương ‘gần Nga xa Trung Quốc’, trái ngược hẳn với thời 1971-72 lúc Tổng thống Richard Nixon cùng ‘đạo diễn’ Henry Kissinger tìm cách giãn xa Moscow và chạy sang Bắc Kinh, ve vãn mở cửa thị trường khổng lồ của Trung Quốc cho hàng Mỹ và cũng nhờ họ giúp một tay để rút chạy ra khỏi Chiến tranh Việt Nam, kể cả bằng cách hy sinh bỏ rơi hẳn ‘đồng minh một lúc’ là VNCH.

Việc giúp giữ giá dầu thế giới ở mức cao như nói trên là để ‘giúp Nga đánh Hoa’ vì kinh tế Trung Quốc luôn cần nhập khẩu một khối lượng dầu lớn để tăng trưởng.

Nhưng quan trọng nhất về nước cờ chính trị để chống Trung Quốc của Tổng thống Trump là các tuyên bố ngạo mạn gần đây của Trung Quốc là họ sẽ tiến dần đến vị trí cường quốc số một thế giới thay Mỹ, và “mọi thứ sẽ làm ở Trung Hoa vào năm 2025”.

Các tuyên bố này và âm mưu thống lĩnh khu vực từ trước đây của Trung Quốc nay đã lộ ra trên tầm mức thế giới, và viễn ảnh “một anh châu Á thắng thế người Âu Mỹ và thống lĩnh thế giới” là không thể chấp nhận được với Tây Phương, và đã đánh thức toàn Âu châu với niềm tự hào văn hóa truyền thống , cũng như làm nước Mỹ chợt tỉnh dậy sau nhiều năm lầm lỗi do chính sách sai lầm thiên về Trung Quốc của Nixon-Kissinger và các chính sách mềm yếu của thời Obama với Trung Quốc.

Tuy có nhiều khác biệt giữa các ứng cử viên hai Đảng Cộng hòa và Dân chủ, nhất là trước cuộc bầu cử gay go giữa kỳ tới đây, nhưng chính sách chống Trung Quốc có vẻ đang được sự ủng hộ rộng rãi của lưỡng đảng trong Quốc hội Mỹ, phản ánh dư luận quần chúng yểm trợ cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, do những bất công quá rõ từ nhiều năm trong chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc, nhất là với Mỹ.

Bất chấp những ve vãn hay ngay cả mua chuộc của Trung Quốc, liên minh thương mại quốc tế mà họ muốn thành lập để chống Mỹ đã thất bại nặng nề. Ngược lại, một liên minh mới gồm Canada, Mexico, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc đang thành hình chống lại chính sách thương mại của TQ.

Trong bản hiệp định mới giữa Hoa Kỳ và Canada với Mexico, thay cho NAFTA và có lợi cho Mỹ hơn trước, đã có thỏa thuận quan trọng (Mỹ đạt được) là bất cứ thành viên nào cũng không có quyền thỏa thuận một hiệp định thương mại tự do với một nền kinh tế phi thị trường, mà hàm ý chính là Trung Quốc vì nước này vẫn chưa được thế giới hay tổ chức WTO coi là nền kinh tế thị trường.

Trong hiệp định sắp đạt thỏa thuận với EU và Nhật Bản, cũng chấp nhận nhiều “nhường nhịn” với Mỹ, một điều kiện tương tự đề phòng Trung Quốc cũng sẽ được đặt ra.

Sau cùng về quân sự, rõ ràng là bản Luật mới về quân sự mà QH Mỹ vừa thông qua, với ngân sách lớn cho các can thiệp tương lai của Mỹ, cùng với các quyết định quân sự quan trọng cùng lúc của Mỹ trong vòng một tuần lễ (23-30/9/18), gồm: cho máy bay B-52 thị sát vùng Biển Đông; tập trận Thủy quân lục chiến ngoài khơi; và nhất là cho tàu Decatur tiến vào vùng di chuyển hàng hải tự do để “nắn gân Trung Quốc” và bị chính chiến hạm Lan Châu cắt mặt cách 41m, gây phản ứng dọa nạt mạnh mẽ của Ngũ Giác Đài, đã là xác định hùng hồn và mạnh mẽ mà theo tôi có thể khiến Việt Nam có phần yên tâm hơn về sự cương quyết can thiệp của Mỹ ở Biển Đông.

TrumpBản quyền hình ảnhJIM WATSON
Image captionTổng thống Trump (giữa) nêu ra một số nét chính về đường lối châu Á của chính phủ Mỹ trong chuyến thăm Đông Nam Á vừa qua

Hoa Kỳ trong tương lai muốn bắt buộc Trung Quốc tôn trọng luật di chuyển hàng hải tự do trong vùng, phủ nhận và ngăn chặn ‘Đường Lưỡi Bò’ ở Biển Đông. Tin mới nhất cho hay Thượng viện Mỹ đã thông qua Đạo luật cho phép Mỹ cắt đứt Đường Lưỡi Bò đó của Trung Quốc ở Biển Đông. May mắn chăng là VN có thể ở vào thế Bất chiến tự nhiên thành?

BBC:Cuối cùng, Việt Nam cần chọn cách đi gì khi cuộc xung khắc Mỹ– Trung đang tăng đà? Các chính sách lớn của Việt Nam có gì đúng, sai?

TS Phạm Đỗ Chí: Đây là một đề tài lớn và quan trọng cần đề cập trong một bài bình luận riêng biệt. Nhưng một cách tóm tắt, Việt Nam có thể hưởng lợi lớn trong cuộc thương chiến Mỹ -Trung Quốc hiện tại bằng cách thay thế cho nhiều hàng nhập từ Trung Quốc vào Mỹ.

Nhưng nói thế, không có nghĩa là Việt Nam nên để các hãng Trung Quốc tràn vào Việt Nam để thay nhãn ‘Made in China‘ bằng ‘mác Việt Nam giả’ để xuất sang Mỹ. Qua các tiếp xúc riêng ở Hoa Kỳ, tôi có thể khẳng định là các giới chức Mỹ rất cảnh tỉnh với ‘âm mưu’ này của Trung Quốc, và giống như trường hợp thép nhập từ Việt Nam, họ có thể sẵn sàng áp thuế rất cao đến 25% với các mặt hàng Việt Nam hay ngay cả chặn hẳn hàng ‘mác giả Việt Nam thay mác Trung Quốc’ lúc vào cửa khẩu Mỹ.

Trong tinh thần này, Thông tư 19 của Ngân hàng Nhà nước từ ngày 12/10/18 cho phép tiền CNY (NDT) vào bảy tỉnh biên giới (và sau này có thể lan tràn khắp VN), là một quyết định chính sách sai lầm cần rút lại ngay, trước khi có tác động làm hàng Trung Quốc tràn thêm ồ ạt vào Việt Nam, và làm lũng đoạn chính sách tiền tệ, ngoài vấn đề nghiêm trọng là vi hiến và xâm phạm chủ quyền quốc gia.

Con đường rõ ràng để đi là cải cách thể chế, tăng cường tính thị trường của nền kinh tế, khuyến khích khu vực tư nhân trong sản xuất và lập các thương hiệu, chuỗi sản xuất mới và riêng biệt.

Nhìn xa hơn, với chính sách mới của Mỹ khuyến khích phát triển khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Việt Nam có thể hưởng lợi lớn về cả chính trị và kinh tế thương mại bằng cách tham gia một liên minh mới với vài nước chính ở Đông Nam Á (không nhất thiết phải là ASEAN– vì khối này có Lào và Campuchia đã nghiêng hẳn về TQ), cùng Ấn Độ, Úc và New Zealand để phát triển ngoại giao và thương mại vùng, đặt thế đứng vững chãi nhằm tăng cường thương mại bền vững với Mỹ.

Không loại trừ trường hợp Mỹ có thể đề nghị tái lập TPP với vài điều kiện mới, để cô lập Trung Quốc thêm nữa ngoài vòng mua bán bùng nổ của châu Á với Bắc Mỹ và khối EU.

Trong việc cần tạo thế cân bằng chính trị giữa hai sức mạnh khổng lồ Trung-Mỹ, hay nôm na thường gọi là thế “đu dây” của Việt Nam, sẽ là lỗi lầm nghiêm trọng nếu Việt Nam ngả về Trung Quốc vì nỗi sợ truyền thống hay do nhu cầu ngắn hạn, tình huống trong nội bộ.

Đó có thể là thế “Chẳng Đặng Đừng” duy nhất của Việt Nam mà đa số người dân đang có vẻ ủng hộ mạnh mẽ, mong muốn đất nước tiến tới, cho một tương lai độc lập phú cường.

Các bài đã đăng của tác giả Phạm Đỗ Chí, Tiến sĩ kinh tế (Wharton School, University of Pennsylvania), cựu chuyên viên IMF:

Tạo cú hích kinh tế tư nhân tốt hơn ba đặc khu

Đảng Cộng hòa và giấc mơ giảm thuế

Kinh tế Mỹ ‘sẽ tăng tốc sau giảm thuế’

Xem thêm chủ đề chiến tranh thương mại:

Trump chọn trưởng Hội đồng thương mại

Bốn lá bài chủ của TQ trong cuộc chiến thương mại

TQ lật thế cờ khiến Mỹ quay lại Việt Nam

Tin liên quan

  • TQ mong Mỹ đừng đưa Tân Hoa Xã vào ‘sổ đen’
    19 tháng 9 2018
  • Về cuộc đời Bộ trưởng VNCH Châu Kim Nhân
    11 tháng 7 2018
  • Tàu TQ suýt va chạm tàu chiến Mỹ trên Biển Đông
    2 tháng 10 2018
  • Trump bổ nhiệm tác giả ‘Chết dưới tay Trung Quốc’
    22 tháng 12 2016
  • TQ lật thế cờ khiến Mỹ quay lại Việt Nam
    20 tháng 11 2017
Advertisement
Categories: Uncategorized | Leave a comment

BẾ MẠC ĐẠI HỘI PHẬT GIÁO TOÀN CẦU 2011 Huệ Pháp

BẾ MẠC ĐẠI HỘI PHẬT GIÁO TOÀN CẦU 2011
Huệ Pháp

phatgiaotoancauChiều 30-11-2011, Đại hộiPhật giáo toàn cầu đã bế mạc tại hội trường Khách sạn Ashok, New Delhi. Tham dự lễ có Đức Đạt Lai Đạt Ma cùng hơn 40 tổ chức Phật giáo với 800 đại biểu.

Đức Lạt ma Gaden Tripa Rizong Setrul Rinpiche đời thứ 102, Chủ tịch Tổ chức Đại hội Phật giáo toàn cầu đã phát biểubế mạc, nêu lên những thành tựu mà trong 3 ngày hội thảo đã mang lại những kết quả nhất định cho sự hợp tác liên minh các tổ chức Phật giáo toàn cầu. Đây là tiền đề cho những hội nghị sắp tới để có thể ra mắt những nhà lãnh đạo của Liên minh Phật giáotoàn cầu, nhằm xây dựng sự phát triển bền vững của Phật giáonơi quê hương Đức Từ phụ Sakya.

Đại diện các tổ chức Giáo hội đã phát biểu cảm tưởng của mình trong những ngày diễn ra Hội nghị, tất cả mọi người đều mong muốn sớm hình thành và ra mắt các vị lãnh đạo Liên minh Phật giáo toàn cầu, nhằm xúc tiến cùng nhau xây dựng nền hòa bình an lạc cho nhân loại trong xu thế mới hiện nay. Hội nghị đã thông qua nghị quyết gồm các điều khoản xác định việc thành lập Liên minh Phật giáo toàn cầu.

 blank

Toàn cảnh Hội nghị

 blank

blank

Đức Đạt Lai Đạt Ma tặng cây bồ đề cho các đại biểu trưởng đoàn Phật giáo các nước 

 blank

Đức Đạt Lai Đạt Ma phát biểu trong ngày bế mạc

Sáng cùng ngày, dưới sự chứng minh của Đức Đạt Lai Lạt Ma, hơn 800 đại biểuquan sát viên của 40 nước trên thế giới đã tham gia buổi cầu nguyện tại Gandhi Smriti, sau đó, là cuộc diễu hành do chính Đức Đạt Lai Lạt Ma dẫn đầu cùng với các trưởng đoàn các nước và khách mời danh dự trong nước từ Gandhi Smriti đến Công viên Nehru để trồng cây bồ đề được chiết cành từ cây bồ đềlinh thiêng tại Anuradhapura, Sri Lanka. Công viên Nehru là công viên mang tên vị Thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa Ấn Độ.

blank

blank

Đức Đạt Lai Lạt Ma làm lễ cầu nguyện tại Công viên Nehru

 blank

Đoàn dẫn đầu đi bộ vì hòa bình
blank
Đức Đạt Lai Đạt Ma quang lâm
blank
blank
 Đức Đạt lai Đạt Ma trồng cây bồ đề
Tin: Huệ PhápẢnh: Giác Thông (từ New Delhi, Ấn Độ)
(Giác Ngộ)
 
__________________________________________________________________

Tin Cũ Hơn
BUỔI HỌP THÀNH LẬP TỔ CHỨC PHẬT GIÁO
“LIÊN MINH PHẬT GIÁO TOÀN CẦU”

Chiều ngày 27-11, sau khi các đại biểu tham dự lễ khai mạc Đại hội vào lúc 16g00, các vị trưởng phái đoàn Đại hội Phật giáo toàn cầu đã có cuộc họp nhằm đưa ra ý kiến thống nhất cho việc thành lập Liên minh Phật giáo Toàn cầu.Buổi họp tuy có nhiều quan điểm bất đồng nhưng đa số ý kiến đều có chung một mục đích mong muốn tổ chức “Liên minh Phật giáotoàn cầu” sớm được ra đời, nếu được có thể thống nhất thành lập ngay trong Hội nghị lần này.

Buổi họp dưới sự chủ trì của ban thư ký Đại hội, các vị đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến thiết thực và ủng hộ sự ra đời của “Liên minh Phật giáo toàn cầu ” này.

blank

Ban Thư ký Đại hội Phật giáo toàn cầu 2011 (TT. Thích Nhật Từ ngồi bên cạnh vị chủ tọa)

blank

Toàn cảnh phiên họp

blank

Đoàn Phật giáo Việt Nam do HT .Thích Giác Toàn (ngồi đầu từ phải qua) đại diện

blank

Tin, ảnh: Huệ Pháp – Giác Thông (từ New Delhi, Ấn Độ)

_________________________________________________________

Tin Cũ Hơn

ẤN ĐỘ – LONG TRỌNG KHAI MẠC
ĐẠI HỘI PHẬT GIÁO TOÀN CẦU 2011

Sáng hôm qua, 27-11, Đại hội Phật giáo toàn cầu đã chính thứckhai mạc vào lúc 9g30phút giờ địa phương tại khách sạn Asoka, New Delhi, Ấn Độ.Có gần 40 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 800 đại biểu Phật giáo khắp nơi trên thế giới cùng đến tham dựĐại hội.

Lễ khai mạc được bắt đầu với lễ đốt đèn truyền thống và tụng kinhcầu nguyện. Buổi tụng kinh theo truyền thống Pali do các vị sư Sri Lanka chủ trì và các vị sư Tây Tạng tụng kinh theo truyền thốngSanskrit.

Sau phần tụng kinh cầu nguyện là bài phát biểu của Đức Lạt MaGaden Tripa Rizong Setrul Rinpiche đời thứ 102, Chủ tịch tổ chức Đại hội Phật giáo toàn cầu. Ngài tỏ lòng vui mừng vì được đón tiếp các vị Tăng thống, các vị chủ tịch và trưởng đoàn Phật giáocác nước Phật giáo khắp nơi trên thế giới như Thái Lan, Sri Lanka, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc – Đài LoanViệt Nam, Lào, Campuchia, Nga, Mông Cổ, Bhutan, Malaixia, Indonexia… đã đến tham dự Đại hội Phật giáo toàn cầu và xúc tiến thành lập Liên minh Phật giáo Thế giới.

Ngài mong rằng, dưới ánh sáng trí tuệ của Đức Phật, trên mảnh đất Đức Phật ra đời này, các đại biểu sẽ đóng góp trí tuệ của mình trong các đề tài thảo luận để góp phần làm cho thế giới ngày càng tốt đẹp hơn, giảm thiểu những bất cập trong đời sống xã hội hiện nay.

Tiếp theo là các bài phát biểu chào mừng như thông điệp gởi đến hội nghị của các lãnh đạo tôn giáo tham dự, và cuối cùng là lời cảm ơn các đại biểu của vị tổng thư ký hội Phật giáo Asoka Mission – Lạt Ma Lobzang, đơn vị tổ chức hội nghị lần này.

Hôm nay, ngày thứ 2 (ngày 28-11-2011) Đại hội tổ chức hội thảo nhóm, đoàn Phật giáo Việt Nam có 3 báo cáo viên là: ,TT.Thích Nhật Từ và ĐĐ.Thích Quang Thạnh tham gia hội thảo.

 blank

Tụng kinh theo truyền thống Pali do các vị sư Sri Lanka

blank

Các vị sư Tây Tạng tụng kinh theo truyền thống Sanskrit

blank

Lạt Ma Gaden Tripa Rizong Setrul Rinpiche đời thứ 102, Chủ tịch tổ chức Hội nghị Phật giáo toàn cầu phát biểu khai mạc

blank

blank

Quang cảnh hội nghị

blank

HT .Thích Thiện Tâm đọc thông điệp của đức Pháp chủ GHPGVN gởi đến hội nghị
blank
blank
HT Thích Giác Toàn và HT Thích Thiện Tâm tặng quà lưu niệm cho Ngài Lạt Ma Lobzang tại buổi lễ khai mạc 
blank
Đoàn PGVN chụp ảnh lưu niệm sau lễ khai mạc 
Tin, ảnh: Huệ Pháp – Giác Thông (từ New Delhi, Ấn Độ)
(Giác Ngộ)
_____________________________________________

ĐỨC PHÁP CHỦ THÍCH PHỔ TUỆ
NH ĐẠO PHÁI ĐOÀN GHPGVN 
THAM DỰ HỘI NGHỊ PHẬT GIÁO TÒAN CẦU 
TẠI THỦ ĐÔ NEW DHELI, ẤN ĐỘ

ando-25medTheo tin tức từ Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, vào lúc 9 giờ (giờ Việt Nam) ngày 25 tháng 11 năm 2011, tại sân bay quốc tế Hà Nội đoàn Lãnh đạo cấp caoGiáo Hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đã đáp chuyến bay riêng (chuyên cơ) Vietnam Airlines, khởi hành chuyến hành trình về đất Phật và tham dự Hội nghị Phật giáo toàn cầu năm 2011 tại Thủ đô New Delhi, Ấn Độ.

Được biết “Đại hội Phật giáo toàn cầu lần thứ nhất – First Global Buddhist Congregation ” với sự tham dựcủa hơn 800 đại biểu đến từ 32 quốc gia và vùng lãnh thổ. Phái đoàn GHPGVN do Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ làm trưởng đoàn, với hơn 138 tăng ni, phóng viên báo chí và học giả cư sĩ tháp tùng.

Đây là sự kiện đặc biệt đối với các tín đồ đạo Phật trên khắp thế giới bởi Ấn Độ là nơi Đức Phật Thích ca Mâu Ni thành đạo và Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Đức Phật giác ngộ cách đây 2.600 năm là một trong bốn thánh tích của Phật giáo thế giới. Đây là lần đầu tiên sau 30 năm thành lập, GHPGVN tham dự Đại hội Phật giáo Toàn cầu và cũng là lần đầu tiên Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ xuất ngoại sang Ấn Độ dự hội nghị cấp cao Phật Giáo.

phatgiaotoancauThay mặt Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đức Pháp chủ Hòa thượngThích Phổ Tuệ gửi thông điệp chúc mừng Hội nghị thành lập Liên đoànPhật giáo toàn cầu năm 2011, hòa thượng nói:

“Hôm nay, nhân dịp Giáo đoàn Phật giáo Toàn Cầu 2011 do Hội Truyền Giáo Asoka đăng cai tổ chức từ ngày 27 đến 30/11/2011 tại thủ đô New Delhi- Ấn Độ với hơn 800 đại biểu từ 32 nước Phật giáo trên thế giớitham dự, đó chính là cơ hội rất tốt cho tất cả chúng ta hội tụ ngồi lại với nhau trên tinh thần hữu nghị và hòa hợp nhằm tìm hiểu và trao đổi văn hóa Phật giáo giữa các nước anh em trên thế giớithảo luận và tìm ranhững giải pháp hữu hiệu nhất qua lời dạy trong sáng của Đức Phậtnhằm khôi phục lại toàn cầu về các phương diệnđạo đứcgiáo dục, sinh thái, tinh thần nhập thế của đạo Phật, .v..v.. trong thế giới hiện đại; và làm thế nào để phát triển một thế giới hòa bình? làm thế nào để đề xướng quan điểm cùng chung sống trong hòa bình? làm thế nào để đẩy mạnh tinh thần về sự hiểu biếtkhoan dung, đoàn kết, sự hợp tác anh em giữa các đệ tử Phật từ nhiều giáo phái khác nhau trên thế giới.

Nhân cơ hội đầy hứa hẹn này, thay mặt cho Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam và bản thân cá nhân của tôi, tôi rất vinh dự được biểu lộ niềm cảm kích sâu sắc với những lời chúc mừng chân thành nhất đến quý vị lãnh đạo chính quyền thủ đô New Delhi và Ban tổ chức Giáo đoàn Phật giáo Toàn Cầu 2011 cùng tất cả công dân Ấn ĐộCuối cùng, tôi xin thành kính cầu nguyện Tam Bảo gia hộ cho tất cả qúy Đại biểu, các phái đoàn Phật giáo quốc tế cùng tất cả mọi người luôn sống hòa bình và an lạc trong giáo pháp Phật. Kính chúc Giáo đoàn Phật giáo Toàn Cầu 2011 thành công tốt đẹp.”

Theo báo Times of India: vào ngày 30-11-2011, đại hội lần thứ nhất Global Buddhist Congregation tại New Delhi đã quyết định thành lập một tổ chức Phật Giáo toàn cầu đặt trụ sở tại Ấn Độ. Như vậy, Ấn Độ đã trở thành trung tâm mới của Phật Giáo — gồm đại diện 46 quốc gia và trong 3 truyền thống Phật GiáoNam TôngBắc Tông và Kim Cang Thừa — và Đức Đạt Lai Lạt Ma được công nhận như một lãnh tụ Phật Giáo không chính thức trên thế giới. Liên minh PG mới có tên là International Buddhist Confederation với trụ sở ở Ấn Độ, theo lời nhà sư Lama Lobsang, hội trưởng của tăng đoàn Asoka Mission, hội đoàn đã tổ chức đaị hội GBC này.

Hội nghị thành lập tổ chức Phật giáo toàn cầu mang lại ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với Phật giáo vì Ấn Độ là nơi đản sinh của đức Phật, là nơi khai sinh ra Phật giáo và từ đó phát triển lan rộng ra toàn cầu. Nhưng từ thế kỷ thứ XII đến nay Phật giáo tại Ấn Độ dường như bị biến mất. Nên việc thành lập được liên minh các nước Phật giáo để tạo thành sức mạnh đoàn kết, duy trì và phát triển Phật giáo toàn cầu.

Riêng đối với Việt NamViệt Nam đang đi một thế liên kết toàn lực để có thể tìm liên minh nhằm bênh vực cho chủ quyền Biển Đông: vừa hỗ trợ chính phủ Ấn Độ trên nhiều phương diện, vừa liên kết với các tổ chức Phật Giáo quốc tế, và chấp nhận liên kết không chính thức với Đức Đạt Lai Lạt Ma qua Hội nghị Phật giáo toàn cầu và tổ chức mới sẽ thành lậpLiên Minh Phật Giáo Thế Giới (International Buddhist Confederation), một điều có thể Bắc Kinh không mấy hài lòng, nhưng cũng không thể phản đối được. Phải chăng Phật Giáo Việt Nam đang cùng đồng hành với dân tộc?

Cũng nên biết, trước thềm hội nghị, khi tiếp HT.Lobzan Lama – Tổng Thư ký Hội nghị Phật giáo thế giới 2011 vào ngày 4-8-2011 tại Văn phòng II TƯGH, HT.Thích Thiện Nhơn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS GHPGVN, khẳng định: “Ban Thường trực HĐTS đã làm việc với Lạt-ma Lobzang và ông Tổng Lãnh sự Ấn Độtại TP.HCM tại Văn phòng II. GHPGVN ủng hộ sự thành lập Liên đoàn Phật giáo thế giới, vì chỉ với như thế Phật giáo mới thực sự có được tiếng nói thống nhất đích thực về các vấn đề mà nhân loại đang quan tâm hoặc đang đối diện với các thách đố và khủng hoảng. Tổ chức này sẽ góp phần phát triển Phật giáotrong bối cảnh toàn cầu hóa, đa văn hóa, đa tôn giáo và đa sắc tộc”.

Chiều 30-11-2011, Đại hội Phật giáo toàn cầu đã bế mạc tại hội trường Khách sạn Ashok, New Delhi. Tham dựlễ có Đức Đạt Lai Đạt Ma cùng hơn 38 tổ chức Phật giáo với 800 đại biểu.

Tâm Minh

(biên tập theo các nguồn tin trong nước và quốc tế)

blank

blank

Đức Pháp Chủ Thích Phổ Tuệ và phái đoàn trước Bồ Đề Đạo Tràng

blank

Đức Pháp Chủ Thích Phổ Tuệ và phái đoàn trước cội Bồ Đề tại Bồ Đề Đạo Tràng

blank

Đức Pháp Chủ Thích Phổ Tuệ và phái đoàn lễ Phật bên trong Đại Tháp tại Bồ Đề Đạo Tràng

(Ảnh: GHPGVN)

 

Tạo bài viết

02/10/2012(Xem: 23887)

30/06/2013(Xem: 14303)

14/05/2015(Xem: 7024)

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

TT Trump không dự APEC 2018, ông Tập Cận Bình thiếu đối trọng

TT Trump không dự APEC 2018, ông Tập Cận Bình thiếu đối trọng

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump không tham dự 2 hội nghị thượng đỉnh lớn của châu Á trong tháng 11 tới khiến nhiều chuyên gia lo ngại về mức độ cam kết của Washington tại khu vực.

Theo thông báo của Nhà Trắng ngày 31/8, Phó tổng thống Mỹ Mike Pence sẽ thay mặt Tổng thống Trump đến Singapore vào tháng 11 tới để tham dự Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 33 và Thượng đỉnh Đông Á (EAS), sau đó ông Pence sẽ tới Papua New Guinea dự thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC).

Theo Bloomberg, ông Trump quyết định bỏ tham dự EAS và APEC cũng đồng nghĩa tự loại đi khả năng gặp trực tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong đầu tháng 11 và thảo luận về cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đang leo thang.

Dự kiến hai nhà lãnh đạo phải chờ đến thượng đỉnh G20 tại Argentina vào cuối tháng 11 để có cơ hội “giáp mặt”.

Lo ngại về sự vắng mặt

Việc tổng thống Mỹ không tham dự 2 thượng đỉnh quan trọng sắp tới còn làm tăng thêm các lo ngại về mức độ cam kết từ Washington, giữa bối cảnh sức ảnh hưởng kinh tế và tham vọng quân sự của Bắc Kinh ngày một lớn trong khu vực.

“Sự vắng mặt của ông ấy làm tăng cảm giác rằng nước Mỹ về cơ bản đang từ bỏ dần sự hiện diện truyền thống của mình tại châu Á – Thái Bình Dương”, Oh Ei Sun, cố vấn cấp cao về các vấn đề quốc tế tại Viện Chiến lược và Lãnh đạo châu Á, Kuala Lumpur (Malaysia), nhận định.

Chiếc ghế trống của Tổng thống Trump tại EAS và APEC có thể trao thêm cho ông Tập cơ hội vận động ủng hộ trong khu vực cho các dự án thương mại và phát triển mà Bắc Kinh đang dẫn dắt, nổi bật nhất chính là Sáng kiến Vành đai và Con đường mà ông khởi xướng từ năm 2013.

TT Trump khong du APEC 2018, ong Tap Can Binh thieu doi trong hinh anh 1
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Tổng thống Mỹ Donald Trump trong Tuần lễ cấp cao APEC 2017 tại Đà Nẵng.

Ông Tập cũng chính là lãnh đạo đầu tiên xác nhận sẽ tham dự thượng đỉnh APEC tại Cảng Moresby, Papua New Guinea. Nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng dự kiến chủ trì một hội nghị thượng đỉnh riêng bên lề APEC với lãnh đạo các nước trong khu vực Thái Bình Dương.

Các quan chức trong chính phủ Tổng thống Trump thời gian qua liên tục đề cập và thúc đẩy chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương trong các hành động và phát ngôn chính thức. Đây được xem là biện pháp tái khẳng định cam kết với khu vực, trấn an các đồng minh châu Á – Thái Bình Dương trước chính sách “Nước Mỹ trước tiên” mà ông Trump theo đuổi.

Nhà lãnh đạo Mỹ bất ngờ rút khỏi đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào năm ngoái. Ông cũng nhiều lần công khai hoài nghi về chi phí nước Mỹ phải gánh vác cho quan hệ đồng minh quân sự với Hàn Quốc và Nhật Bản.

Theo Collin Koh, chuyên gia thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (Singapore), nỗ lực gia tăng hiện diện trong khu vực thời gian qua của nhiều quan chức Mỹ có thể bù đắp phần nào cho sự vắng mặt của ông Trump.

Mới đây, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN mở rộng đầu tháng 8, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã tuyên bố gói hỗ trợ an ninh với tổng giá trị gần 300 triệu USD cho các nước khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Trong khi đó, Mỹ cùng 9 nước khu vực trong đó có Việt Nam đang tiến hành diễn tập an ninh Hợp tác và Huấn luyện Đông Nam Á (SEACAT) tại Singapore và Philippines.

“Mỹ được kỳ vọng duy trì cam kết và gia tăng tiếp cận trong các vấn đề khu vực. Nhiều nước sẽ tiếp tục nỗ lực để giữ Mỹ hiện diện tại đây, đối phó với sự ảnh hưởng ngày một lớn của Trung Quốc”, ông Koh nhận định.

Rối ren chính trường Mỹ

Ông Trump không phải là tổng thống đầu tiên không thể thu xếp tham dự hai cuộc thượng đỉnh quan trọng hàng đầu khu vực. Năm 2007, Tổng thống George W. Bush cũng không thể đến Singapore tham dự thượng đỉnh với các lãnh đạo ASEAN.

TT Trump khong du APEC 2018, ong Tap Can Binh thieu doi trong hinh anh 2
Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể đối diện nhiều rủi ro pháp lý nếu đảng Dân chủ giành lại được quyền kiểm soát tại Hạ viện hoặc Thượng viện sau kỳ bầu cử tháng 11. Ảnh: NYT.

Năm 2013, Tổng thống Barack Obama dù trước đó tuyên bố chính sách “xoay trục” sang châu Á – Thái Bình Dương vẫn bỏ tham dự APEC để giải quyết khủng hoảng đóng cửa chính phủ vì ngân sách không được thông qua.

Phát biểu ngày 1/9 tại Jakarta, tân Thủ tướng Australia Scott Morrison bày tỏ sự thông cảm với quyết định của nhà lãnh đạo Mỹ. Ông cũng hy vọng lập trường của Washington vẫn sẽ được thể hiện rõ thông qua Phó tổng thống Mike Pence.

Chuỗi Thượng đỉnh ASEAN và EAS dự kéo dài từ 11 – 15/11, theo AP. Các sự kiện này diễn ra chỉ ít ngày sau khi Mỹ tổ chức bầu cử giữa nhiệm kỳ, chọn ra các thành viên tại lưỡng viện. Cuộc bầu cử có thể định đoạt “số phận” của ông Trump trước cuộc điều tra nghi án thông đồng Nga can thiệp bầu cử Mỹ và vi phạm tài chính tranh cử năm 2016.

Các lãnh đạo đảng Dân chủ chủ yếu tránh đề cập đến khả năng luận tội tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, viễn cảnh đảng Cộng hòa đánh mất quyền kiểm soát đa số tại Thượng viện hoặc Hạ viện vẫn có thể làm tăng rủi ro pháp lý đối với ông Trump.

90s: TT Trump nguy nan khi cộng sự cũ ‘trở mặt’ Cựu luật sư Michael Cohen “trở mặt” ám chỉ ông Trump vi phạm quy định tài chính tranh cử hồi năm 2016 là rắc rối pháp lý lớn, đẩy ông Trump vào tình thế dễ bị luận tội.

TT Trump sẽ không tham dự hội nghị cấp cao ASEAN và Đông Á

Ngày 31/8, Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ không tham dự các hội nghị ở châu Á và cử Phó tổng thống Mike Pence đi thay.

Chuẩn đô đốc Mỹ: ‘Tôi rất vui khi Việt Nam dự diễn tập SEACAT 2018’

Phía Mỹ hoan nghênh Việt Nam tham gia sự kiện Hợp tác và Huấn luyện Đông Nam Á (SEACAT) – chuỗi diễn tập an ninh biển được khởi xướng nhằm thúc đẩy một trật tự dựa trên luật pháp.

Thanh Danh

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Đối thủ Trung Quốc có trong tay hệ thống tên lửa mạnh nhất thế giới

Đối thủ Trung Quốc có trong tay hệ thống tên lửa mạnh nhất thế giới

Nga và Ấn Độ đã ký kết hợp đồng cung cấp các tổ hợp S-400 cho New Delhi. Đó là thông tin vừa được ông Dmitry Peskov Thư ký báo chí của Tổng thống Nga tiết lộ với hãng tin Sputnik.

Khi được phóng viên của Sputnik hỏi về hợp đồng S-400 giữa Nga và Ấn Độ, ông Peskov nói: “Đúng, chúng ta đã ký kết hợp đồng rồi”.

Trước đó, truyền thông Ấn Độ từng đưa tin, Hội đồng Mua sắm Quốc phòng của chính phủ Ấn Độ đã thông qua việc mua hệ thống S-400 của Nga. Theo đó, trị giá của hợp đồng này có thể lên tới 6 tỷ USD.

Nếu sở hữu trong tay hệ thống tên lửa “vô đối” với nhiều tính năng vượt trội này của Nga, chắc chắn sức mạnh phòng thủ của quân đội Ấn Độ sẽ tăng lên đáng kể.

S-400 là hệ thống tên lửa phòng không đang được nhiều quốc gia “nhòm ngó”. Hiện giá mỗi tổ hợp tên lửa phòng không tối tân này là khoảng 500 triệu USD. Nga ban đầu khẳng định, nước này chưa có kế hoạch xuất khẩu S-400. Nếu thương vụ S-400 giữa Nga và Ấn Độ thành công, Ấn Độ sẽ là quốc gia nước ngoài thứ 2, sau Trung Quốc – láng giềng đầy duyên nợ của nước này sở hữu hệ thống S-400 của Nga. Ngoài ra, các khách hàng tiềm năng khác đang muốn mua hệ thống S-400 của Nga là Belarus, Kazakhstan.

S-400 Triumf là hệ thống tên lửa đất – đối – không tầm trung đến tầm xa, có thể tham gia tấn công hiệu quả tất cả các mục tiêu ở trên không trong tương lai. Loại tên lửa tối tân này do Tập đoàn NPO Almaz-Antey thiết kế và phát triển. Nó được thiết kế để bảo vệ các mục tiêu quân sự và dân sự khỏi sự tấn công của máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo. S-400 Triumf được đánh giá là một trong những loại tên lửa hiện đại nhất thế giới.

S-400 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao từ 5m đến 30km trong phạm vi 400km. Những mục tiêu mà tên lửa S-400 có thể tiêu diệt là các thiết bị bay, máy bay không người lái, tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa hành trình, máy bay do thám, máy bay chiến lược và chiến thuật có tầm hoạt động không quá 3.500km và tốc độ bay tối đa 4,8 km/s. S-400 Triumph có thể tác chiến trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết, trong môi trường có nhiễu cường độ mạnh và chế áp điện tử cao.

Thông thường, một tiểu đoàn S-400 thường biên chế: xe radar trinh sát, xe đài điều khiển hỏa lực và 8-12 xe mang bệ phóng tên lửa.

Mỗi xe mang bệ phóng mang theo 4 quả đạn tên lửa đặt trong ống bảo quản (thời hạn tới 15 năm). S-400 thiết kế để phóng nhiều loại tên lửa có tầm bắn khác nhau, bao gồm đạn 48N6E (150km), 48N6E2 (200km), 9M96E (40km), 9M96E2 (120km) và 9M38M/9M82M (400km).

Một trong những đặc tính khiến S-400 trở thành hệ thống tên lửa độc nhất vô nhị trên thế giới là nó có khả năng cùng lúc giám sát 300 mục tiêu khác nhau và bắn hạ 36 mục tiêu chỉ bằng một lần phóng.

Ngoài ra, S-400 cũng nổi trội ở khả năng cơ động. Đây là một hệ thống phòng không toàn diện có thể được thiết lập ngay trên mặt đất, ở bất cứ đâu chỉ trong vòng vài phút.

Mỗi hệ thống S-400 đều có một số thiết bị trọng yếu. Ngoài bệ phóng còn có một trạm chỉ huy và 2 radar. Trong đó, một radar giám sát bầu trời, tìm kiếm mục tiêu. Sau khi mục tiêu rơi vào tầm ngắm, chiếc radar thứ hai sẽ bắt đầu bám theo hành trình của nó. Lúc này, bộ phận chỉ huy sẽ xin lệnh có loại bỏ mục tiêu hay không.

https://www.facebook.com/plugins/comments.php?app_id=&channel=https%3A%2F%2Fstaticxx.facebook.com%2Fconnect%2Fxd_arbiter%2Fr%2FtrnHszv6jVd.js%3Fversion%3D42%23cb%3Df18e9d7079b0afc%26domain%3Dbiendong.net%26origin%3Dhttp%253A%252F%252Fbiendong.net%252Ff3d0eccbba77634%26relation%3Dparent.parent&color_scheme=light&container_width=664&height=100&href=http%3A%2F%2Fbiendong.net%2Fxung-dot-chien-tranh%2F24093-doi-thu-trung-quoc-co-trong-tay-he-thong-ten-lua-manh-nhat-the-gioi.html&locale=vi_VN&sdk=joey&skin=light

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Donald Trump tung “liên hoàn cước” 4 đòn tấn công toàn diện TQ

Donald Trump tung “liên hoàn cước” 4 đòn tấn công toàn diện TQ

Trong vòng chỉ một tuần vừa qua, chính quyền của ông Donald Trump đã liên tiếp tung đòn kiểu “liên hoàn cước” với Trung Quốc. Có ý kiến cho rằng, Bắc Kinh đang lo ngại ông Trump đang trù tính thay đổi chính sách để “giải quyết về căn bản mối đe dọa của Trung Quốc”. Việc một tuần chính phủ Mỹ liên tiếp tiến hành 4 động thái lớn chính là thể hiện của điều này.

Việc ông Donald Trump một tuần liên tiếp tung ra 4 đòn tấn công khiến dư luận cho rằng ông đang trù tính thay đổi lớn về chính sách isd Trung Quốc

Ông Fred Kempe, người đứng đầu cơ quan nghiên cứu nổi tiếng Atlantic Council hôm 6/10 đã phát biểu trên đài CNBC, cho rằng: Sau khi tiến hành một loạt nghiên cứu và kế hoạch, chính phủ Donald Trump đã hoạch định ra những đòn tấn công Trung Quốc một cách chính xác và toàn diện. Những hành động của Mỹ có liên quan đến mọi cơ quan chính phủ, từ Lầu Năm Góc tới Đại diện thương mại Mỹ. Những đòn thế tiến công này của Mỹ sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến kinh tế và an  ninh toàn cầu, thậm chí qua nhiều thế hệ.

Fred Kempe nói, điều các quan chức cấp cao ở Bắc Kinh lo ngại là việc ông Trump tăng thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc không chỉ là việc một nhà kinh doanh tìm kiếm thị trường cởi mở hơn, mà là Washington đang dự tính thay đổi chính sách để giải quyết triệt để các mối thách thức từ Trung Quốc. Hiện họ đã có được đáp án.

Một loạt những tuyên bố và hành động của chính phủ Donald Trump cho thấy ông tin rằng những người tiền nhiệm ông nhiều năm qua đã hành động quá ít trước những hành vi của Trung Quốc những năm qua như mậu dịch không công bằng, vi phạm quy tắc về mạng, tăng trưởng quân sự quá nhanh, phát triển công nghệ và những hậu quả tiềm tàng từ sáng kiến “Vành đai, con đường” của Bắc Kinh.

Fred Kempe nói, 4 thông tin mà báo chí công khai tuần qua cho thấy nỗ lực mà chính phủ Donald Trump đưa ra để giải quyết các vấn đề trong quan hệ Mỹ – Trung là sâu rộng, nhiều tầng nấc. Các quan chức chính phủ Mỹ cho rằng, trong mấy tuần tới đây phía Mỹ sẽ còn có thêm nhiều động thái nữa.

Thứ nhất, Lầu Năm Góc cho rằng Trung Quốc đã trở thành mối uy hiếp lớn đối với công nghiệp quốc phòng Mỹ

Ngày 5/10, Lầu Năm Góc công bố một bản báo cáo mới.Bản báo cáo này được soạn thảo theo yêu cầu của mệnh lệnh hành chính do ông Donald Trump đưa ra hồi năm ngoái. Báo cáo đã nghiên cứu việc Trung Quốc mở rộng và hiện đại hóa quân sự, chiến lược xâm lược kinh tế, chiến lược sức mạnh mềm và chiến lược chi tiêu phát triển quân sự; đồng thời xác định 300 lỗ hổng có thể ảnh hưởng đến cung ứng vật liệu then chốt cho quân đội Mỹ. Một phát hiện quan trọng là Trung Quốc “đã gây thành mối nguy cơ lớn và ngày càng tăng” đối với việc cung ứng nguyên vật liệu cần thiết của quân đội Mỹ.

Báo cáo đặc biệt nhắc đến việc Trung Quốc khống chế các loại kim loại, kim loại đặc biệt, hợp kim và các vật liệu khác, bao gồm đất hiếm và nam châm vĩnh cửu. Trung Quốc khống chế đại bộ phận khoáng sản đất hiếm của toàn thế giới – loại khoáng sản được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị quốc phòng và an ninh.

Chính phủ Donald Trump dự định sử dụng sách lược của thời kỳ Chiến tranh Lạnh và Chiến tranh thế giới thứ 2 để giải quyết  vấn đề “cổ bình” và những nhược điểm tiềm tại, như đầu tư hàng trăm triệu USD cho các công ty sản xuất vật tư quan trọng cho quân đội (ví dụ Nhôm, Thép, Wolfram và sợi thủy tinh).

Các biện pháp sẽ bao gồm nỗ lực xây dựng lượng dự trữ vật liệu hiếm và mở rộng năng lực của ngành chế tạo Mỹ; ví dụ loại pin Lithium nước biển rất quan trọng trong tác chiến chống tàu ngầm.

Thứ hai, phát biểu về chính sách với Trung Quốc của Phó tổng thống Mike Pence

Hôm 4/10, ông Mike Pence đã có bài phát biểu được đánh giá là “mang tính chất cột mốc” về chính sách đối với Trung Quốc tại Viện nghiên cứu Hudson. Ông Mike Pence đã mạnh mẽ cáo buộc Trung Quốc, cho rằng: “Trong 17 năm qua, GDP của Trung Quốc đã tăng gấp 9 lần; trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Phần lớn thành công này được thúc đẩy bởi đầu tư của Mỹ tại Trung Quốc. Và Trung Quốc cũng đã sử dụng một loạt các chính sách không phù hợp với thương mại tự do và công bằng, trong đó thuế quan, hạn ngạch, thao túng tiền tệ, cưỡng bức chuyển giao công nghệ, trộm cắp tài sản trí tuệ và trợ cấp công nghiệp được ban phát vô tội vạ chỉ là một phần trong số đó. Những chính sách này đã xây dựng nên các cơ sở sản xuất của Bắc Kinh, với hậu quả là tổn thất của các đối thủ cạnh tranh – đặc biệt là Mỹ.

Hành động của Trung Quốc góp phần vào thâm hụt thương mại với Mỹ mà năm ngoái đã lên đến 375 tỷ USD – gần một nửa thâm hụt thương mại toàn cầu của chúng ta. Như Tổng thống Trump vừa nói tuần này: Chúng ta đã tái thiết Trung Quốc trong 25 năm qua.

Hiện giờ, thông qua kế hoạch “Made in China 2025”, Trung Quốc đã đặt mục tiêu kiểm soát 90% các ngành công nghiệp tiên tiến nhất thế giới, bao gồm robot, công nghệ sinh học và trí tuệ nhân tạo. Để giành được đỉnh cao trị vì nền kinh tế thế kỷ 21, Bắc Kinh đã chỉ đạo các quan chức và doanh nghiệp của mình thâu tóm tài sản trí tuệ Mỹ – nền tảng cho sự lãnh đạo kinh tế của chúng ta – bằng mọi phương tiện cần thiết.

Bắc Kinh hiện yêu cầu nhiều doanh nghiệp Mỹ chuyển giao bí mật thương mại của họ để đổi lại hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc. Họ cũng phối hợp và tài trợ cho việc mua lại các công ty Mỹ để giành quyền sở hữu sáng tạo của những công ty này. Tệ hại nhất là các cơ quan an ninh Trung Quốc đã chủ mưu”.

Ông cho rằng hành động của Trung Quốc với mưu đồ khuấy động dư luận Mỹ đã vượt qua Nga, trở thành mối đe dọa hàng đầu của nước Mỹ. Ông nói: “Như một thành viên cấp cao trong cộng đồng tình báo của chúng ta gần đây đã nói với tôi, những gì người Nga làm chẳng là gì cả so với những gì Trung Quốc đang làm trên khắp đất nước này”.

Mike Pence còn nêu rõ: “Các quan chức cấp cao Trung Quốc cũng đã cố gắng tác động đến để các nhà lãnh đạo kinh doanh lên án hành động thương mại của chúng ta, tận dụng mong muốn duy trì hoạt động của họ ở Trung Quốc. Trong một ví dụ gần đây, họ đe dọa sẽ khước từ cấp giấy phép kinh doanh cho một tập đoàn lớn của Mỹ nếu từ chối phát biểu chống lại chính sách của chính quyền chúng ta”.

Ông còn đề xuất: “Hy vọng khôi phục được quan hệ hữu hảo Mỹ – Trung như trước khi Trung Quốc xây dựng chính quyền (năm 1949)” và nhấn mạnh, Mỹ hy vọng Trung Quốc phồn vinh thịnh vượng, nhưng phải công bằng và cùng có lợi.

Có ý kiến cho rằng, bài diễn văn của ông Mike Pence là tiếng kèn báo hiệu cuộc chiến tranh Lạnh Mỹ – Trung sắp bắt đầu khởi chiến. Giáo sư Nghê Lạc Hùng – một học giả về vấn đề quốc tế ở Học viện Chính Pháp Thượng Hải đã về hưu nói: “Cảm nhận lớn nhất của tôi là, Mỹ đã triệt để chơi bài ngửa với chúng ta”.

Thứ ba, Lầu Năm Góc sẽ rầm rộ tập trận vào tháng 11 tới

Hãng CNN dẫn nguồn tin của các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, Hạm đội Thái Bình Dương đã soạn thảo một đề án bí mật, chuẩn bị vào tháng 11 tới sẽ triển khai hành động quân sự thể hiện vũ lực trong vòng 1 tuần, địa điểm ở Biển Đông và gần Eo biển Đài Loan. Ông Fred Kempe, người đứng đầu “Atlantic Council” cho rằng, hành động này là nhằm gửi tín hiệu cảnh cáo đến Trung Quốc và cũng là hành động uy hiếp, ngăn chặn tham vọng quân sự trong khu vực của Bắc Kinh.

Thứ tư, công bố hiệp nghị mậu dịch tự do Mỹ – Mexico – Canada

Hôm 1/10, Mỹ đã công bố về Hiệp nghị mậu dịch tự do Mỹ – Mexico – Canada (USMCA) được dư luận cho là hàm chứa ý đồ cô lập Trung Quốc. Trong văn bản của Hiệp nghị này quy định: “Nếu bất cứ thành viên tham gia hiệp nghị nào ký kết hiệp định gì với quốc gia phi kinh tế thị trường thì các nước thành viên còn lại có quyền rút khỏi Hiệp nghị”. Ông Fred Kempe cho rằng, “quốc gia có nền kinh tế phi thị trường” thực chất là nói tới Trung Quốc.

Từ cuối năm 2016 tới nay, Trung Quốc luôn ra sức yêu cầu các quốc gia phát triển Âu, Mỹ công nhận địa vị kinh tế thị trường của họ, nhưng do các nước này cực lực phản đối chính sách bán phá giá của Bắc Kinh nên đều công khai phản đối và từ chối thừa nhận tư cách địa vị kinh tế thị trường của họ.

Giới phân tích quốc tế cho rằng, về lý luận mà nói, Hiệp nghị mậu dịch tự do Mỹ – Mexico – Canada (USMCA) mà chính phủ Donald Trump vừa công bố sẽ thay thế Hiệp nghị mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) trước đây. Nhưng điều 32.10 mới tăng thêm khiến bất cứ nước thành viên nào cũng phải suy nghĩ tính toán kỹ trước khi ký kết bất cứ hiệp định mậu dịch nào với Trung Quốc; đồng thời cũng có thể ngăn chặn hàng hóa Trung Quốc mượn đường các nước láng giềng để tuồn vào Mỹ.

Ông Peter Navarro, Cố vấn kinh tế của Nhà Trắng hôm 2/10 khi trả lời phỏng vấn của Đài CBS cũng đã xác nhận điều này. Ông nói: “Một bộ phận nhỏ của Hiệp nghị là nhằm vào Trung Quốc”.

Ông Fred Kempe cho rằng, việc ông Trump xây dựng lại mối quan hệ Mỹ – Trung cũng thể hiện các chuyên gia Mỹ có sự chuyển biến về tư tưởng đối với Trung Quốc. Đa số họ đã từ bỏ kỳ vọng trước đó về Trung Quốc; đó là, sự phát triển về kinh tế của Trung Quốc sẽ đem lại những sự thay đổi có thêm nhiều điểm tương đồng với Mỹ.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Động lực để nỗ lực hơn

Theo một số nhà tâm lý học, sự thật phũ phàng này luôn luôn lẩn khuất ở một góc kín trong đầu óc của chúng ta và cuối cùng sẽ xui khiến tất cả những gì chúng ta làm, từ việc quyết định đi nhà thờ, ăn rau củ, đi tập thể hình cho đến tạo động lực cho ta có con cái, viết sách hay mở công ty.

Kẻ thù thầm lặng của bác sỹ, y tá và bệnh nhân

Bí mật bất ngờ trong viên thuốc ngừa thai

‘Thà cất trứng còn hơn cưới nhầm chồng’

Sợ hãi, lo lắng

Đối với những người khỏe mạnh, cái chết thường ẩn khuất trong tâm tưởng, và gây ảnh hưởng lên họ ở mức độ tiềm thức.

“Phần lớn thời gian chúng ta sống ngày qua ngày mà không để ý hay không nghĩ đến cái chết,” Chris Feudtner, bác sỹ nhi tại Bệnh viện Nhi Philadelphia và Đại học Pennsylvania, nói.

“Chúng ta đương đầu với cái chết bằng cách tập trung vào những điều trực tiếp hơn trước mắt chúng ta.”

Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu không còn sự mơ hồ xung quanh sự diệt vong của chúng ta nữa? Điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả chúng ta được biết ngày tháng chính xác và cách chúng ta chết?

Tuy đó là điều đương nhiên không thể xảy ra, nhưng việc xem xét kỹ kịch bản giả định này có thể giúp ta hiểu được động cơ của mình, vừa như một cá nhân riêng rẽ vừa như một thành viên xã hội, và hé lộ cách tốt nhất để dùng khoảng thời gian có hạn mà ta có được trên cõi đời.

Trước hết, hãy xác định những gì ta đã biết về cách thức mà cái chết định hình hành vi của ta trong đời thực.

Vào những năm 1980, các nhà tâm lý học đã quan tâm đến việc chúng ta ứng phó với nỗi lo lắng và sợ hãi tràn ngập ra sao khi nhận ra rằng chúng ta không là gì khác là bao những ‘miếng thịt tự nhận thức biết thở, biết đi đại tiện mà có thể chết bất cứ lúc nào,” Sheldon Solomon, giáo sư tâm lý tại Trường Skidmore, nói.

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES

Theo lý thuyết quản lý nỗi kinh sợ, thuật ngữ mà Solomon và các đồng sự của ông sáng tạo ra để gọi những phát hiện của họ, thì con người chấp nhận những niềm tin do văn hóa tạo dựng nên, theo đó cho rằng thế giới này là có ý nghĩa và rằng cuộc đời của chúng ta là có giá trị, qua đó cố đẩy lùi nỗi kinh sợ về sự sinh diệt vốn làm cho chúng ta tê liệt.

Vì sao khi trời quá nóng thì nên tắt quạt

Tại sao bệnh Alzheimer ở phụ nữ lại nhiều hơn

‘Khi căng thẳng, chúng ta ra quyết định sáng suốt hơn’

Yếm thế và tiêu cực

Trong hơn 1.000 thí nghiệm được đồng nghiệp đánh giá, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng khi được nhắc là chúng ta sắp từ giã cõi đời, chúng ta sẽ càng bấu víu chặt hơn vào những niềm tin văn hóa và cố khẳng định giá trị bản thân. Chúng ta sẽ càng kiên định với niềm tin của mình hơn và phản ứng một cách thù địch với bất cứ điều gì đe dọa những niềm tin này.

Thậm chí những ý thức rất rất tinh tế về cái chết – sự xuất hiện của từ ‘chết’ trên màn hình máy tính chỉ 42,8 phần ngàn giây hay một cuộc hội thoại xảy ra trong khi nhìn thấy một nhà tang lễ – cũng đủ để kích hoạt sự thay đổi trong hành vi.

Những thay đổi này sẽ diễn ra như thế nào?

Khi được nhắc nhở về cái chết, chúng ta sẽ đối xử tốt hơn với những ai giống với chúng ta về ngoại hình, xu thế chính trị, nơi xuất thân và niềm tin tôn giáo. Chúng ta trở nên khinh mạn hơn và hung dữ hơn đối với những ai không có những điều tương đồng này.

Chúng ta sẽ có sự gắn bó sâu đậm hơn với người bạn đời vốn khiến cho nhân sinh quan của chúng ta có giá trị. Và chúng ta sẽ có khuynh hướng bỏ phiếu cho những nhà lãnh đạo hùng hồn có lập trường cứng rắn.

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES

Chúng ta cũng trở nên yếm thế hơn: tha hồ uống rượu bia, hút thuốc, mua sắm và ăn uống – và chúng ta ít quan tâm đến việc bảo vệ môi trường.

Nếu đột nhiên tất cả mọi người có thể biết được ngày giờ và cách họ chết, xã hội nhiều khả năng sẽ trở nên kỳ thị sắc tộc, bài ngoại, bạo lực, hiếu chiến, tự hủy hoại và tàn phá môi trường nhiều hơn trước.

Tuổi dậy thì gây ảnh hưởng đến tính cách thế nào

Vì sao những người không hút thuốc bị ung thư phổi

Những bộ phận cơ thể nữ mang tên đàn ông

Suy gẫm về cái chết

Các nhà nghiên cứu như Solomon hy vọng rằng bằng cách nhận thức rõ hơn những tác động tiêu cực mà nỗi sợ cái chết gây ra, chúng ta có thể đẩy lùi được chúng.

Thật ra, các nhà khoa học đã ghi nhận được một số trường hợp không đi theo xu thế chung này. Chẳng hạn như các nhà sư Phật giáo ở Hàn Quốc không hề phản ứng như thế trước cái chết.

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES

Các nhà nghiên cứu đã xem xét một kiểu suy nghĩ được gọi là ‘suy gẫm về cái chết’, theo đó yêu cầu mọi người không nghĩ về cái chết một cách chung chung mà nghĩ về đúng cách mà họ chết và tác động của việc họ chết đối với người thân của mình. Và họ nhận ra rằng điều này gây ra rất nhiều phản ứng khác nhau.

Khi đó, mọi người sẽ trở nên vị tha và biết hy sinh bản thân nhiều hơn. Chẳng hạn như họ sẵn sàng hiến máu bất chấp xã hội có nhu cầu lớn về nguồn máu hay không. Họ cũng sẽ trở nên cởi mở hơn trong việc suy ngẫm về vai trò của cả những sự kiện tích cực lẫn tiêu cực mà họ từng trải qua trong đời.

Như vậy, việc biết được thời khắc ta chết có thể khiến chúng ta tập trung nhiều hơn về các mục tiêu trong cuộc đời và các mối quan hệ xã hội thay vì thu mình lại.

Bình tĩnh chấp nhận

Điều này đặc biệt đúng “nếu như chúng ta thúc đẩy những chiến lược giúp ta chấp nhận rằng cái chết là một phần tất yếu của sự sống, và đưa nhận thức này vào những lựa chọn, ứng xử hàng ngày của chúng ta,” Eva Jonas, giáo sư tâm lý tại Đại học Salzburg, nói.

“Hiểu được sự mong manh của cuộc sống sẽ giúp ta ý thức được rõ hơn về giá trị cuộc sống và nhìn nhận được rằng ‘tất cả chúng ta đều cùng trên một con thuyền’,” làm tăng lòng khoan dung và lòng trắc ẩn, đồng thời giúp giảm thiểu những phản ứng phòng vệ.

Cho dù toàn thể xã hội có chuyển biến xấu hay tốt, thì từ cái nhìn cá nhân, việc chúng ta phản ứng thế nào khi biết được về cái chết của mình sẽ thay đổi tùy vào nhân cách và những đặc điểm cụ thể của những sự kiện trọng đại.

“Bạn càng bị loạn thần kinh và lo lắng chừng nào, thì bạn càng lo nghĩ về cái chết nhiều chừng đó và không thể nào tập trung vào những thay đổi có ý nghĩa trong cuộc sống,” Laura Blackie, phó giáo sư tâm lý tại Đại học Nottingham, giải thích.

“Tuy nhiên mặt khác, nếu như bạn biết được rằng bạn qua đời một cách an lành trong giấc ngủ khi 90 tuổi thì bạn cũng vẫn không có động lực nhiều như thế để sống có ý nghĩa, kiểu như là ‘Ồ, vậy thì tốt, sống tiếp thôi’.”

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionViệc biết trước về thời điểm mình chết khiến nhiều người muốn làm nhiều điều có ích hơn cho xã hội, chẳng hạn như đi hiến máu

Tuy nhiên, cho dù cuộc đời của bạn kết thúc ở năm 13 tuổi hay 113 tuổi, những nghiên cứu ở những người bệnh kinh niên có thể soi rọi về cách phản ứng điển hình trước cái chết.

Sống tốt hay buông xuôi?

Các bệnh nhân được chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn cuối đời, Feudtner nói, thường trải qua hai giai đoạn suy nghĩ.

Trước hết, họ đặt câu hỏi về chính kết quả chẩn đoán sức khoẻ. Họ tự hỏi liệu có phải cái chết chắc chắn là không thể tránh khỏi hay không, hay thật ra họ vẫn có thể chiến đấu chống lại nó.

Sau đó, họ suy ngẫm xem làm cách nào để tận dụng tối đa thời gian còn lại trên đời.

Đa số mọi người đều thuộc vào một trong hai nhóm: Hoặc là họ quyết định dành toàn bộ năng lượng và sự tập trung của mình để làm tất cả những gì có thể để chiến thắng bệnh tật, hoặc là họ chọn suy nghĩ về cuộc đời mình và dành nhiều thời gian nhất có thể ở bên cạnh những người thân yêu và làm những điều đem đến hạnh phúc cho người thân.

Quá trình tương tự cũng có khả năng diễn ra trong kịch bản ngày qua đời giả định.

“Ngay cả khi bạn biết mình sống thêm 60 năm nữa, thì cuối cùng tuổi thọ của bạn sẽ được tính bằng một vài năm, vài tháng hay vài ngày,” Feudtner nói.

“Một khi chiếc đồng hồ đếm ngược đó ngày càng cạn đến mức còn quá ít thời gian, tôi nghĩ chúng ta sẽ chứng kiến mọi người đi ở một trong hai hướng khác nhau này.”

Những người chọn cách cố gắng chế ngự cái chết có thể trở nên quá nhạy cảm với việc phải né tránh nó, nhất là khi họ bị cạn kiệt thời gian.

Chẳng hạn như một ai đó nếu biết được rằng định mệnh khiến họ sẽ chết đuối thì họ sẽ tập bơi không ngừng để có thể đấu tranh sinh tồn, trong khi một người biết được rằng họ sẽ chết vì tai nạn giao thông sẽ chọn tránh đi xe bằng bất cứ giá nào.

Động lực để nỗ lực hơn

Tuy nhiên, những người khác có thể đi theo con đường ngược lại – tìm cách đánh lừa cái chết được báo trước của mình bằng cách tự kết liễu đời mình theo cách của họ. Điều này có thể cho phép họ giành quyền kiểm soát với quá trình này.

Nappy.coBản quyền hình ảnhNAPPY.CO

Jonas và các đồng sự của bà nhận thấy rằng khi họ yêu cầu mọi người hình dung rằng họ sẽ chịu một cái chết đau đớn và từ từ do bệnh tật thì những ai được tự chọn cho mình cách chết sẽ có cảm giác tự chủ nhiều hơn, và họ thể hiện ít thiên kiến liên quan đến nỗi sợ chết.

Những ai đi theo con đường chấp nhận án tử cho mình tương tự cũng phản ứng bằng nhiều cách khác nhau.

Một số người sẽ lấy hết sức lực để tận dụng tốt nhất thời gian họ có và đạt đến đỉnh cao hơn nữa về thành tựu sáng tạo, khoa học, xã hội hay kinh doanh mà bình thường họ không thể đạt được.

“Điều tôi muốn nghĩ là biết được ngày giờ mình sẽ qua đời sẽ khiến chúng ta phát huy phần tốt đẹp nhất của bản thân mình, nó sẽ tạo cho chúng ta chiều sâu tâm lý để có khả năng làm được nhiều hơn cho bản thân, cho gia đình và cho cộng đồng,” Solomon nói.

Thật ra, có bằng chứng từ những người sống sót sau sang chấn cho thấy việc biết được chúng ta chỉ còn lại chút ít thời gian ngắn ngủi có thể kích thích việc nỗ lực hoàn thiện bản thân.

Mặc dù khó mà thu thập dữ liệu nền tảng đối với những người này, nhiều người khẳng định rằng họ đã thay đổi sâu sắc một cách tích cực.

“Họ nói họ trở nên mạnh mẽ hơn, sống đời sống tâm linh nhiều hơn, nhận ra được thêm nhiều khả năng tích cực và trân trọng cuộc sống nhiều hơn,” Blackie nói.

“Họ đã nhận thức được rằng: ‘Ồ, cuộc sống quá ngắn ngủi, một ngày nào đó tôi sẽ chết, tôi nên tận dụng tối đa cuộc sống.”

Có cố cũng vô nghĩa

Tuy nhiên, không phải ai cũng trở nên con người tốt nhất có thể.

Thay vào đó, nhiều người quyết định lánh xa cuộc sống và thôi làm những việc có ý nghĩa cho xã hội. Không hẳn bởi vì họ lười biếng, mà là vì họ bị xâm chiếm bởi cảm giác vô nghĩa. Như Caitlin Doughty, một người nghiên cứu về cái chết, đã diễn giải: “Liệu anh có viết bài báo đó nếu như anh biết rằng anh sẽ chết vào tháng Sáu tới?” (Có lẽ là không.)

Cảm giác vô nghĩa cũng sẽ khiến nhiều người từ bỏ lối sống lành mạnh.

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES

Nếu cái chết đã được định trước vào một lúc nào đó bất kể chuyện gì xảy ra đi nữa thì “tôi sẽ không mất công ăn thực phẩm sạch nữa, tôi sẽ uống nước ngọt thông thường thay vì loại thức uống kiêng, và có lẽ tôi sẽ thử dùng chất kích thích và tọng bánh ngọt vào mồm suốt ngày,” Doughty nói.

“Phần lớn văn hóa của chúng ta hình thành xung quanh việc đẩy lùi cái chết và duy trì trật tự và pháp luật để tử thần không thể bén mảng tới.”

Nhiều khả năng nhất là đa số mọi người sẽ chuyển đổi qua lại giữa hai trạng thái là cực kỳ có động lực và yếm thế: dành một tuần để ‘ngồi nhà để ăn lấy ăn để bánh xốp và xem một tập phim Law and Order nữa trên Netflix’ và tuần kế tiếp ‘đi làm việc tình nguyện ở nhà bếp tế bần’, Solomon giải thích.

Tuy nhiên cho dù chúng ta nằm ở đâu giữa hai trạng thái đó đi nữa, ngay cả những người có đầu óc sáng suốt nhất – nhất là khi chúng ta đến gần ngày chết đã định – cũng đôi khi trở thành một ‘kẻ suy sụp run lẩy bẩy’.

Thay đổi chuẩn mực xã hội

“Thay đổi gây ra căng thẳng,” Feudtner đồng tình. “Ở đây chúng ta nói về thay đổi lớn nhất xảy đến với một con người – từ đang tồn tại trở thành không còn sống nữa.”

Nhiều người sẽ đi tìm cách chữa trị ở các bệnh viện vốn sẽ hình thành những phân ngành chuyên về cái chết.

Những nghi thức và tập tục xã hội mới có thể sẽ xuất hiện và có lẽ ngày chết sẽ được ăn mừng như ngày sinh nhưng thay vì đếm lên mọi người sẽ đếm ngược.

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES

Gần như chắc chắn các quan hệ tình cảm hôn nhân sẽ bị tác động. Tìm kiếm một người bạn đời có ngày chết gần với ngày chết của mình sẽ là một yêu cầu bắt buộc đối với nhiều người, và các ứng dụng hẹn hò có tính năng lọc những người trong cùng nhóm sẽ giúp công việc đó trở nên dễ dàng hơn.

“Một trong những điều mà thường khiến mọi người sợ hãi cái chết nhiều nhất – nhiều khi còn sợ hơn là cái chết của chính mình – là sự ra đi của những người thân yêu,” Doughty nói. “Làm sao mà tôi có thể sống với một ai đó sẽ chết ở tuổi 40 trong khi tôi sống đến 89 tuổi mới lìa trần?”

Tương tự, nếu chúng ta có thể xác định được ngày mất từ một mẫu sinh học thì nhiều người làm cha mẹ có thể quyết định phá bào thai được xác định sau này sẽ chết sớm để khỏi bị đau đớn khi mất con về sau.

Một số người khác nếu biết được rằng bản thân họ sẽ không qua khỏi một độ tuổi nào đó có thể sẽ quyết định không có con hoặc là làm ngược lại là sinh nhiều con trong thời gian nhanh nhất có thể.

Chúng ta cũng sẽ phải đối phó với những luật lệ và chuẩn mực mới.

Theo Rose Eveleth, nhà sản xuất chương trình phát thanh qua mạng Flash Forward (trong đó có một tập tìm hiểu về kịch bản ngày chết giả định) thì có những đạo luật sẽ được soạn thảo xung quanh quyền riêng tư về ngày mất để tránh bị chủ sử dụng lao động và người cung cấp dịch vụ phân biệt đối xử.

Ngược lại, các nhân vật của công chúng có thể bị buộc phải công bố ngày chết trước khi ra tranh cử. “Nếu một ứng viên tổng thống sẽ qua đời chỉ ba ngày sau khi nhậm chức thì đó sẽ là vấn đề lớn,” Eveleth chỉ ra.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.

Categories: Tài Liệu Tham Khảo | Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.