Monthly Archives: January 2019

Vấn đề lớn nhất’ của Mỹ-Trung là Biển Đông?

Vấn đề lớn nhất’ của Mỹ-Trung là Biển Đông?

'Vấn đề lớn nhất' của Mỹ-Trung là Biển Đông?Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image caption‘Vấn đề lớn nhất’ của Mỹ-Trung là Biển Đông?

Nhà kinh tế học Panos Mourdoukoutas vừa có bài viết trên Forbes cho rằng “vấn đề lớn nhất” giữa Bắc Kinh và Washington không phải là thương mại, mà chính là mâu thuẫn gia tăng giữa hai nước và về Biển Đông và Châu Phi.

Trong khi đó, Tiến sĩ Carl Thayer nói ông đồng tình với chuyên gia kinh tế Mourdoukoutas rằng Trung Quốc là “địch thủ” của Hoa Kỳ, tuy nhiên ông Thayer không cho rằng chính sách thương mại mà ông Trump đang theo đuổi liên kết với chiến lược an ninh quốc tế của Hoa Kỳ.

Trong một bài đăng trên Forbes hôm 19/1, ông Mourdoukoutas viết: “Vấn đề này [tranh chấp Biển Đông] có thể kéo dài nhiều năm, nếu không phải là thập kỷ, và nó có thể dẫn đến đối đầu quân sự giữa hai nước.”

Biển Đông hiện là mục tiêu hàng đầu cho chương trình nghị sự kinh tế và chính trị của Bắc Kinh – một dự án sẽ đưa Trung Quốc thành nhà lãnh đạo kinh tế lớn tiếp theo của thế giới.

Để làm điều đó, Bắc Kinh đã đưa ra những tuyên bố cho rằng nó có những quyền “lịch sử” đối với vùng biển.

“Bắc Kinh bảo vệ các quyền đó bằng cách đe dọa, thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc, giúp tuyên truyền hơn nữa hiện trạng chính trị Trung Quốc,” Mourdoukoutas viết.

Quanh vụ báo VN nói TQ ‘cưỡng chiếm Hoàng Sa’

Quanh việc USS McCampbell tới Hoàng Sa và phản ứng của VN

TQ: Tăng trưởng kinh tế chậm nhất trong gần 30 năm

Tuy nhiên, ngoài Trung Quốc ra, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan và Việt Nam đều đưa ra những tuyên bố chủ quyền đối với vùng biển có khối lượng hàng hóa trị giá 5 nghìn tỷ đôla đi qua mỗi năm.

Úc, Nhật Bản, Anh, Pháp, Mỹ cũng vẫn mong muốn duy trì sự tự do hàng hải trong vùng biển khu vực.

“Đây chính là nguy cơ đối đầu quân sự tiềm tàng: một tình huống mà có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng lên thị trường tài chính và sự hội nhập kinh tế của nước khu vực,” Mourdoukoutas lập luận.

Nhà kinh tế học đang giảng dạy tại Đại học Columbia, Hoa Kỳ còn phân tích rằng Châu Phi cũng là một trọng điểm khác cho sự đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Quốc kỳ Trung Quốc và Hoa Kỳ treo trên cột buồm của Tàu Bệnh viện 'Hòa bình' khi con tàu bắt đầu chuyến thăm 5 ngày tại Mỹ vào 2015 tại San Diego, California của Hoa Kỳ.Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionQuốc kỳ Trung Quốc và Hoa Kỳ treo trên cột buồm của Tàu Bệnh viện ‘Hòa bình’ khi con tàu bắt đầu chuyến thăm 5 ngày tại Mỹ vào 2015 tại San Diego, California của Hoa Kỳ.

Bắc Kinh cử các phái đoàn đến các thủ đô Châu Phi mỗi năm, giúp thiết lập các dự án cơ sở hạ tầng và châu Phi cung cấp cho Trung Quốc tài nguyên kinh tế ở mức rẻ mạt.

Bắc Kinh đang biến châu Phi thành “một lục địa thứ hai” cho Trung Quốc, Mourdoukoutas nhận định.

Trong khi đó, Hoa Kỳ vẫn là nhà “tài trợ” lớn nhất cho châu Phi theo Viện Nghiên cứu Trung-Phi John Hopkins.

Nhật Bản, một đồng minh của Hoa Kỳ, cũng có nhiều khoản đầu tư vào Châu Phi.

Điều này khiến Trung Quốc tố Nhật Bản “ích kỷ” và áp đặt lên các quốc gia Châu Phi và gây chia rẽ các nước Phi với Trung Quốc.

“Trung Quốc nói Nhật Bản ích kỷ thì thật mỉa mai vì bản chất ích kỷ trong các dự án đầu tư của họ ở Châu Phi. Hầu hết các quốc gia đầu tư ở Châu Phi đều làm vì [lợi ích của chính nước họ]. Thay vì chia rẽ Trung Quốc với các nước châu Phi, điều này chỉ làm chia rẽ thêm Trung Quốc và Hoa Kỳ.

“Thêm vào đó là những tác động đáng lo ngại từ việc Trung Quốc đang siết chặt Biển Đông, nó đặt nền tảng cho một ngòi thuốc nổ có thể gây nguy hại hơn bất kỳ cuộc chiến thương mại nào giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc,” Mourdoukoutas viết.

Giáo sư Carl Thayer, từ Đại học New South Wales của ÚcBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionGiáo sư Carl Thayer, từ Đại học New South Wales của Úc

Tiến sĩ Carl Thayer nói gì?

Tiến sĩ Carl Thayer nói ông đồng tình với chuyên gia kinh tế Mourdoukoutas rằng Trung Quốc là “địch thủ” của Hoa Kỳ.

Ông Thayer nói qua bài phát biểu của Phó Tổng thống Mike Pence (hồi tháng 10/2018) và việc Tổng thống Donald Trump vừa ký ban hành Luật Sáng kiến Tái đảm bảo Châu Á (ARIA) cho thấy có một sự cạnh tranh đối đầu với Trung Quốc đang gia tăng.

Tuy nhiên, chính sách thương mại mà ông Trump đang theo đuổi không liên kết với chiến lược an ninh quốc tế của Hoa Kỳ.

“Hoa Kỳ không sử dụng vấn đề thương mại để đạt lợi thế trong vấn đề Biển Đông và ngược lại,” ông Thayer nói.

Ông Thayer cũng cho rằng khả năng xảy ra đối đầu quân sự ở khu vực Biển Đông cũng rất thấp.

Hoa Kỳ đã tăng cường hoạt động tuần tra vào năm ngoái với hai hình thức: một là tuần tra tự do hàng hải và hai là tiếp tục sự hiện diện của các tàu tuần tra dưới thời Obama từ Guam, Diego Garcia, Nebraska…

“Điều này cho thấy Mỹ cũng có thể phản ứng và làm Trung Quốc e ngại”.

“Nhưng tại thời điểm này, Trung Quốc không cho thấy họ có hứng thú tỏ ra hung hãn. Chúng ta đang nói rất nhiều về thương mại và kinh tế Trung Quốc đang chậm lại. Trung Quốc đang có một vấn đề khác phải quan tâm hơn.”

“Và Mỹ cũng không liên kết giữa các hoạt động ở Biển Đông với một chiến lược rộng lớn hơn để gây áp lực với Trung Quốc. Bởi vì thực sự là không có chiến lược gì cả.”

“Cuối cùng thì chiến lược đó có thể là gì? Trung Quốc rút quân khỏi Biển Đông ư? Phi quân sự hóa ư? Ngừng tuyên bố chủ quyền ư? Chẳng có tác dụng gì.”

“Hoa Kỳ đã áp lực lên Trung Quốc buộc phải có các hành vi tuân thủ luật lệ và tôn trọng tự do hàng hải nhưng nó chẳng đi đến đâu cả. Trung Quốc chẳng làm bất cứ điều gì.”

“Tôi hi vọng trong năm 2019 này, Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động tuần tra tự do hàng hải, hoàn tất việc bổ nhiệm tân Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, người sẽ tiếp tục chương trình này.”

Ông Thayer cũng cho rằng mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đang trong thời kỳ “tốt đẹp nhất” kể từ sự kiện Giàn khoan HD981 vào 2014.

Năm ngoái, Trung Quốc gây áp lực lên các hoạt động khai thác dầu mỏ trên Biển Đông của Việt Nam, một phải ngừng, một bị bỏ hoang.

“Không một quan chức Việt Nam nào muốn nói về điều này,” ông Thayer nói. “Đó là thực trạng hiện tại.”

“Việt Nam, nói cách khác, bị cô lập và trơ trọi trong khu vực, là nước duy nhất có xích mích với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.”

Dư luận ở Việt Nam thực sự “rất độc hại” với thái độ chống Trung Quốc, ông Thayer nói.

“Thế hệ trước, vốn đã hi sinh trong các cuộc chiến, sắp trở thành lịch sử, cho nên cần phải tôn vinh những sự hi sinh của họ,” ông Thayer bình luận về các bài báo gần đây của báo chí Việt Nam nhân 45 kỷ niệm Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa.

“Tôi nghĩ, thử thách nghiêm trọng nhất với chính quyền [Việt Nam] là bảo vệ chủ quyền đất nước. Nên việc cho phép các tờ báo nội địa viết bài về Trung Quốc là biện pháp an toàn thôi.”

Advertisement
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Hứng chịu mức nhiệt bằng 150 triệu quả bom nguyên tử Mỹ, đại dương sắp gây đại họa gì? Trang Ly | 18/01/2019 08:36 PM

Hứng chịu mức nhiệt bằng 150 triệu quả bom nguyên tử Mỹ, đại dương sắp gây đại họa gì?

Trang Ly | 

Hứng chịu mức nhiệt bằng 150 triệu quả bom nguyên tử Mỹ, đại dương sắp gây đại họa gì?

Các nhà khoa học cung cấp thông tin đáng báo động: Năm 2018, nhiệt độ đại dương giữ kỷ lục nóng nhất trong lịch sử 70 năm trở lại đây.

Giới khoa học thế giới lên tiếng cảnh báo, biến đổi khí hậu là một trong những thảm họa khiến con người đối mặt với họa diệt vong trong tương lai.

NASA cho biết, những kịch bản môi trường cực đoan từng dự báo trong quá khứ giờ đã thành hiện thực và đang ngày càng tác động rất xấu lên con người trong những năm qua. Trái Đất ấm lên khiến cho diện tích sông băng giảm dần, trong khi đó nước biển ngày càng dâng cao, sóng nhiệt tại đất liền ngày càng kéo dài và dữ dội hơn.

Hệ quả tất yếu là bão, siêu bão sẽ xuất hiện tần suất dày hơn, mạnh hơn và khó lường hơn. Mùa hè sẽ kéo dài, khiến cho sóng nhiệt, hạn hán, nắng nóng… khủng khiếp hơn. Chưa bao giờ con người phải đối mặt với sự “giận dữ của tự nhiên” ác liệt đến thế trong những năm qua.

Hứng chịu mức nhiệt bằng 150 triệu quả bom nguyên tử Mỹ, đại dương sắp gây đại họa gì? - Ảnh 1.

Và năm 2018 vừa mới qua thôi đã giữ kỷ lục là năm tồi tệ nhất đối với sự nóng lên của đại dương trong vòng gần 70 năm trở lại đây.

Cụ thể, nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Vật lý Khí quyển (IAP) tại Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, chỉ rõ rằng:

Năm 2018, phần trên cùng của đại dương thế giới đã hấp thụ lượng nhiệt gấp 150 triệu quả bom nguyên tử “Little Boy” Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima (Nhật Bản) năm 1945.

Hứng chịu mức nhiệt bằng 150 triệu quả bom nguyên tử Mỹ, đại dương sắp gây đại họa gì? - Ảnh 2.

Mức nhiệt để so sánh thông qua các biến cô/sự kiện/sự việc. Nguồn: DM

Hứng chịu mức nhiệt bằng 150 triệu quả bom nguyên tử Mỹ, đại dương sắp gây đại họa gì? - Ảnh 3.

Quả bom nguyên tử “Little Boy” khi phát nổ, giải phóng lượng nhiệt bằng 6,3 x 10¹³ Joules. Nguồn: Reuters file.

Mức nhiệt “quái vật” này bằng 19,67 x 1022 Joules. Đây là lượng nhiệt mà đại dương hấp thu nhiều nhất trong lịch sử kể từ khi giới khoa học thiết lập việc đo nhiệt đại dương từ những năm 1950.

Đồng tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ John Abraham, Giáo sư khoa học nhiệt tại Đại học Kỹ thuật St. Thomas, Mỹ, cho biết: Quả bom nguyên tử “Little Boy” khi phát nổ, giải phóng lượng nhiệt bằng 6,3 x 10¹³ Joules. Việc đại dương năm 2018 hấp thụ 19,67 x 10²² Joules năng lượng này đã gấp 39 lần so với tổng lượng điện được tạo ra ở Trung Quốc trong năm 2017.

Hứng chịu mức nhiệt bằng 150 triệu quả bom nguyên tử Mỹ, đại dương sắp gây đại họa gì? - Ảnh 4.

Lý giải nguyên nhân khiến đại dương năm 2018 giữ mức kỷ lục về hấp thu nhiệt, các nhà khoa học cho biết, vì sự nóng lên toàn cầu được thúc đẩy bởi “sự mất cân bằng năng lượng” của Trái Đất do có nhiều khí nhà kính trong không khí, nên có đến hơn 90% nhiệt lượng nóng lên toàn cầu được lắng đọng trong các đại dương trên thế giới.

Các nhà khí tượng học cho biết, bão (xoáy thuận nhiệt đới) phần lớn hình thành trên đại dương và những vùng biển có nhiệt độ nước khá ấm. Các xoáy thuận nhiệt đới lấy năng lượng từ việc nước biển/đại dương bốc hơi.

Việc nước đại dương càng ngày càng ấm lên sẽ khiến cho chúng ta hứng chịu nhiều cơn bão, siêu bão mạnh và khó lường trong nay mai. Sự tàn phá về người và của từ các siêu bão mạnh là nỗi ám ảnh của rất nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc đảo, quốc gia ven biển.

Hứng chịu mức nhiệt bằng 150 triệu quả bom nguyên tử Mỹ, đại dương sắp gây đại họa gì? - Ảnh 5.

Việc nước đại dương càng ngày càng ấm lên sẽ khiến cho chúng ta hứng chịu nhiều cơn bão, siêu bão mạnh trong nay mai. Hình minh họa

Đối chiếu thông tin từ các nghiên cứu trước đây từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), cộng với việc phân tích dữ liệu từ Hệ thống quan sát đại dương công nghệ cao Argo*, các nhà khoa học Trung Quốc đã đưa ra kết luận đáng báo động về nhiệt độ đại dương toàn cầu năm 2018 trên.

Tuy nhiên, do hạn chế về công nghệ nên thông tin về sự hấp thụ nhiệt của đại dương ở độ sâu 2000m vẫn chưa được quan sát. Các nhà nghiên cứu hy vọng, sẽ sớm tìm ra phương pháp đo nhiệt độ đại dương ở nhiều độ sâu khác nhau nhằm “bắt mạch” cho Trái Đất, góp phần giúp con người giảm thiểu được các hiểm họa tự nhiên khó lường như bão, siêu bão…

Năm 2014, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính rằng biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến khoảng 250.000 ca tử vong mỗi năm trong giai đoạn từ năm 2030 đến 2050, từ các yếu tố như suy dinh dưỡng, sóng nhiệt và sốt rét.

Ngân hàng Thế giới (WB) nói thêm rằng, biến đổi khí hậu cũng có thể buộc hơn 100 triệu người rơi vào tình trạng nghèo đói cùng cực vào năm 2030, điều này sẽ khiến con người dễ bị tổn thương hơn do ảnh hưởng sức khỏe từ việc khí hậu biến đổi.

Tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Lijing Cheng cho biết: Đại dương và sự nóng lên toàn cầu đã diễn ra và gây ra thiệt hại cũng như tổn thất nghiêm trọng cho cả nền kinh tế và xã hội. Ông kêu gọi tất cả các chính phủ cần chung tay hành động “ngay lập tức” để giảm thiểu thảm họa nóng lên toàn cầu trong tương lai. Nếu không, hậu quả sẽ vô cùng khó lường.

Chú thích:

*Argo là một mạng lưới quốc tế, bao gồm khoảng 3000 phao robot có chức năng đo nhiệt độ và độ mặn của nước đại dương trên toàn thế giới.

Trên Trái Đất, đại dương bao phủ một diện tích khoảng 360.000.000 km2. Tổng dung tích đại dương vào khoảng 1,35 tỷ km3 với độ sâu trung bình gần 3.700m.

Bài viết sử dụng nguồn: NASA, Advances in Atherheric Science, Livescience

theo Helino

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Khả năng đòi lại Hoàng Sa và Trường Sa trên phương diện pháp lý

Khả năng đòi lại Hoàng Sa và Trường Sa trên phương diện pháp lý

FB Ðào Tăng Dực

21-1-2019

I. Nhập đề:

Ngày 19 tháng 1, 2019 vừa qua, mùa tưởng niệm trận chiến anh dũng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ Hoàng Sa bắt đầu. Báo chí hải ngoại loan tin như:

“Một số tờ báo lớn như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Sài Gòn Giải Phóng lần đầu tiên sau 45 năm đã dùng từ “cưỡng chiếm” đối với Trung Quốc khi nhắc đến trận hải chiến Hoàng Sa vào ngày 19 Tháng Giêng, 1974.(Người Việt)”

Tiếp theo đó, nhiều thức giả bình luận về lý do tại sao CSVN lại thay đổi chính sách kiểm duyệt đề tài nhạy cảm này.

Tuy nhiên có một điều chúng ta có thể khẳng định là, lịch sử đương đại cho thấy, nhiều đảng CS trên thế giới vẫn có khả năng tiếp tục tồn tại, sau khi chế độ CS toàn trị cáo chung, như tại Nga Sô và một số quốc gia Đông Âu, dưới tên nguyên thủy hoặc dưới một tên mới.

Xác xuất rất cao là ngay cả sau khi tiến trình dân chủ hóa hoàn tất tại Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Cuba thì các đảng CS liên hệ vẫn có khả năng sinh tồn như một chính đảng trong lịch sử, kể cả một đảng tàn ác như CS Bắc Triều Tiên.

Chỉ duy nhất đảng CSVN sẽ không thể tồn tại. Lý do đơn giản là vì trừ đảng CSVN, không có đảng CS nào công khai và hèn hạ bán nước để sinh tồn cả.
Đây cũng là nỗi kinh hoàng của Bộ Chính Trị và cũng là lý do tại sao đảng CSVN thà chết chứ không bao giờ gia nhập tiến trình dân chủ hóa đất nước.

Trong những vùng đất và lãnh hải đảng CSVN bán cho CSTQ thì Hoàng Sa và Trường Sa (Gạc Ma) là hiển nhiên nhất.

Hậu quả hành động bán nước của đảng CSVN di họa thật lâu dài cho toàn dân tộc. Câu hỏi trên vành môi của mọi công dân Việt Nam là gì?

Đó là chừng nào chúng ta mới lấy lại được những vùng đất và lãnh hải bị bán đứng cho CSTQ?

Câu trả lời thứ nhất là nếu chúng ta hùng mạnh hơn TQ cả về kinh tế lẫn quân sự thì chúng ta sẽ lấy lại bằng sức mạnh.

Xác xuất này quá thấp và sẽ không xảy ra.

Thế thì trên phương diện pháp lý, có xác xuất cao hơn hay không?

Câu trả lời sẽ phức tạp và tôi xin cố gắng như sau.

II. Trên phương diện pháp lý:

Mặc dầu hệ thống luật pháp, nhất là nền luật pháp của Tây Phương, kể cả Công Pháp Quốc Tế, rất phức tạp. Tuy nhiên nếu nhìn kỹ thì cũng chỉ có 6 yếu tố quan trọng nhất liên hệ, khi giải quyết một sự tranh chấp giữa người và người hoặc quốc gia này và quốc gia kia:

1. Con người làm trọng tài hoặc quan tòa (mediator, arbitrator or judge)
2. Những định chế pháp lý (Legal institutions)
3. Những nguyên tắc pháp lý (legal principles)
4. Những sự kiện liên hệ.(relevant facts)
5. Phong thái của mỗi bên (the conduct of each party)
6. Sức mạnh (kể cả tài chánh lẫn vũ lực) của mổi bên (relative strength of the parties)

Trong cuộc tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, khả năng đòi lại HoàngSa và Trường Sa phần lớn lệ thuộc vào các yếu tố trên.

1. Một người hoặc nhiều người làm trọng tài hoặc quan tòa:

Những con người này trước hết, theo luật pháp Tây Phương, đều được quan niệm là những con “người biết phải chăng” (reasonable persons) Quan điểm thế nào là “a reasonable person” là căn bản của luật pháp tây phương. Ðịnh nghĩa của quan điểm này như sau:

“Một người biết phải chăng là một người có thể hành xử khả năng chú tâm, hiểu biết, thông minh và phán xét mà xã hội đòi hỏi nơi một thành viên của mình để từ đó bảo vệ cho quyền lợi của chính mình cũng như của tha nhân trong xã hội.”( Trích WikiAnswers)

Muốn dung hòa quyền lợi của mình và của tha nhân, để giữ quân bình trong xã hội, một reasonable person không bao giờ cứng nhắc và quá chấp nguyên tắc.

2. Những định chế có thể giúp giải quyết sự tranh chấp gồm có:

Theo nhiều bình luận gia quốc tế, sự tranh chấp giữa các quốc gia trong “South China Sea” có thể được giải quyết qua các phương thức sau đây:
a. Mời một nhóm người có uy tín quốc tế (Imminent persons group) để giúp các bên hòa giải.

b. Mời một đệ tam nhân được cả hai bên tôn trọng và đồng thuận đứng ra làm trọng tài hòa giải (Third Party mediation)

c. Ðưa ra Tòa Án Công Lý Quốc Tế để xử (The International Court of Justice)

d. Ðưa ra Tổ ChứcLòng Ðại Dương Quốc Tế để thương thảo và giải quyết (The International Seabed Authority)

e. Đưa ra Tòa Trọng Tài Thường Trực (Permanent Court of Arbitration) tại The Hague

Thực ra, các bình luận gia nêu trên chỉ nói một cách vô thưởng vô phạt. Thực tế thì phương thức pháp lý nào nêu trên (trừ các Tòa Án Quốc Tế) cũng bất lợi cho chúng ta cả. Lý do là vì HS &TS là của chúng ta. Bây giờ có kẻ cướp vào đoạt lấy rồi lại đưa ra thương thuyết ngang hàng với chúng ta, làm sao gọi là công bằng cho được?

Tuy nhiên ngay cả Tòa Án Công Lý Quốc Tế cũng chưa chắc đã thuận lợi cho chúng ta vì phong thái hanh xử vô cùng phi lý của đảng CSVN như sẽ chứng minh sau.

Trên bình diện chính trị thì vấn đề này phải được chính phủ VIỆT NAM nêu ra trong Hội Ðồng Bảo An LHQ và trong Ðại Hội Ðồng LHQ. Tuy nhiên, CSVN không muốn làm phiền lòng quan thầy TQ. Ðồng thời TQ lại là Ủy Viên thường trực của Hội Đồng Bảo An LHQ với quyền phủ quyết tuyệt đối. Thế của VIỆT NAM không thể nào bằng thế của TQ.

3. Những nguyên tắc pháp lý:

Các nguyên tắc pháp lý được cô đọng trong Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (The United Nations Convention on Law of the Sea). Bao gồm các nguyên tắc sau đây:

Nội thủy (internal waters): vùng biển nằm bên trong lằng thủy triều xuống thấp nhất thuộc chủ quyền tuyệt đối của quốc gia ven biển.

Lãnh hải (Territorial waters): vùng biển chạy ra 12 hải lý. Các quốc gia ven biển có chủ quyền. Tuy nhiên tàu bè quốc tế được quyền đi qua (right of innocent passage)

Vùng kinh tế đặc quyền (Exclusive economic zone): ra 200 hải lý tính từ lằng thủy triều xuống thấp nhất. Các quốc gia ven biển có quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên như đánh cá, dầu hỏa, khoáng sản v.v…

Thềm lục địa (continental shelf): Ðược định nghĩa như vùng biển 200 hải lý tính từ lằng thủy triều xuống thấp nhất, hoặc sự nối tiếp tự nhiên của thềm lục địa (nằm dưới biển) kéo dài cho đến bìa bên ngoài của thềm lục địa, cái nào dài nhất (whichever is greater), tuy nhiên không thể đi xa hơn 350 hải lý hoặc 100 hải lý ngoài 2,500 thước isobath. Các quốc gia ven biển có đặc quyền khai thác khoán sản (minerals & non-living material) từ tầng dưới (sub-soil) của thềm lục địa (continental shelf).

Phi Luật Tân đã chiến thắng vẻ vang CSTQ vào ngày 12 tháng 7, 2016 tại Tòa Trọng Tài Thường Trực, một phần lớn căn cứ trên công ước này và tính ngụy biện của chủ thuyết Đường Lưỡi Bò của TQ tại Biển Đông bị hoàn toàn hủy diệt trên pháp lý.

4. Những sự kiện liên hệ (relevant facts):

a. Ðịa dư & địa lý:

*Biển Nam Hải (the South Sea) còn gọi là biển Nam Trung Quốc (The South China Sea)
*HoàngSa cách Trung Quốc khoảng 270 hải lý, cách Việt Nam 155 hải lý.
*Trường Sa cách Trung Quốc khoảng 750 hải lý, cách Việt Nam 220 hải lý.

b. Lịch sử:

Từ 1816 thời Gia Long, nước VIỆT NAM đã có hải đội HoàngSa và Trường Sa.
Khi người Pháp xâm chiếm VIỆT NAM 1884 cũng đã xác nhận chủ quyền của Pháp qua chủ quyền Việt Nam (bia chủ quyền dựng năm 1938)

5. Phong thái của mỗi bên (conduct of each party)

Sau đây là phong thái và hành xử của các phe nhóm VIỆT NAM và TQ liên hệ:

a. Văn thư ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Ðồng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt) gởi cho Thủ Tướng Chu Ân Lai thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trên Hoàng Sa và Trường Sa.

b. Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa (Nam Việt) trong các năm 1956-66 đã xát quyết chủ quyền của Việt Nam. Ghi chú Hoàng Sa và Trường Sa được Pháp nhượng lại cho VNCH sau hiêp định Geneve 1954, không phải nhường cho Bắc Việt.

c. 1945 Trung Hoa xâm chiếm một số đảo thuộc HoàngSa.

d. 1958 CSVN công nhận chủ quyền Trung Quốc tại 2 quần đảo.

e. 1974 Hải Quân Trung Quốc đánh chiến toàn bộ HoàngSa bằng vũ lực. Hải quân Việt Nam Cộng Hòa anh dũng chiến đấu. CSVN lặng thinh chấp nhận sự chiếm đóng của TQ. Chính Phủ VNCH đã mạnh mẽ chính thức phản đối trước Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên lúc đó VNCH chỉ là quan sát viên, chưa phải là thành viên của LHQ nên không có hiệu quả. Ngày hôm nay, CSVN là ủy viên không thường trực của Hội Ðồng Bảo An LHQ. Ðến nay chưa thấy CSVN xử dụng tư cách này để bảo vệ HoàngSa và Trường Sa.

f. 1992 TQ chiếm bãi dầu khí Vạn An của Trường Sa, CSVN im lặng.

g. 2000 Trong hiệp Ước Vịnh Bắc Việt, CSVN nhượng Trung Quốc khỏang 21,000 cây số vuông lãnh hải.

h. 2/12/07 TQ thanh lập thanh phố Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam để chính thức quản trị Hoàng Sa và Trường Sa như là lãnh thổ của TQ.

i. Tháng 12, 2007, thanh niên Việt Nam rầm rộ biểu tình trong nước. Ðồng bào hải ngoại phản đối mạnh mẽ. CSVN im lặng chấp nhận và ngăn chận thanh niên và đồng bào phản kháng vì sợ mất lòng TQ.

6. Sức mạnh của mỗi bên (relative strength of the parties):

Trung quốc đang trên đà phát triển và xây dựng bá quyền. Việt Nam là một nước nhỏ hơn và uy thế trên trường quốc tế thua xa Trung Quốc.

Một sự thật phũ phàn là ngay cả trên bình diện công pháp quốc tế, kẻ có sức mạnh có nhiều quyền quyết định và ảnh hưởng hơn kẻ yếu. Câu nói trong thơ ngụ ngôn của Lafontaine: “la raison du plus fort est toujours la meilleure” (Cái lý của kẻ mạnh luôn luôn thắng) rất đáng lưu ý.

III. Kết Luận-Khả năng lấy lại:

Mặc dầu những nguyên tắc pháp lý và những sự kiện liên hệ đem lại cho chúng ta nhiều lợi điểm, tuy nhiên chúng ta vô cùng bất lợi vì những điểm sau đây:

1. Những người phân xử dù là những con người biết phải chăng, họ cũng chỉ là những con người bằng xương bằng thịt. Họ phải dung hòa quyền lợi và thậm chí còn phải nương theo kẻ mạnh để phân xử. Thêm vào đó, mặc dù những từ ngữ như South China Sea không có nghĩa là “cả vùng biển đó là của Trung Quốc”. Cũng như Japan Sea không có nghĩa là của Nhật Bổn, hoặc English Channel không có nghĩa là của Anh Quốc. Tuy nhiên dùng danh từ như thế có ảnh hưởng tâm lý trên con người.

2. Sự bất hạnh của dân tộc ta là CSVN từ thủa xa xưa đã quá sùng bái CSTQ như là một bật thầy, đã vay nợ TQ quá nhiều và bây giờ đang nương tựa TQ để bám víu độc quyền chính trị. Trong quá khứ họ đã nhân nhượng, và những chỉ dẫn bây giờ cho thấy họ chấp nhận mất chủ quyền trên lãnh thổ tổ tiên miễn là giữ được độc quyền chính trị.
Phong thái như thế của CSVN sẽ đem lại nhiều bất lợi pháp lý cho dân tộc, khi hai bên tranh tụng.
3. Có thể nói rằng những phản ứng của CSVN, trên phương diện pháp lý, đã đặt tổ quốc Việt Nam vào vị trí nhục nhã tương tự với một phụ nữ bị cưỡng dâm, mà không bày tỏ sự kháng cự nào. Trong trường hợp của CSVN vào thời Phạm Văn Ðồng (1958) còn bày tỏ sự đồng thuận nữa. Qua các hiệp ước sau đó về lãnh thổ và lãnh hải, lại nhường thêm đất đai và vùng biển, cũng như hợp tác thêm trên các vùng biển TQ chiếm được của dân tộc Việt Nam. Có khác nào một phụ nữ đã bị hiếp dâm, không phản kháng rồi sau đó lại hợp tác sống chung với kẻ đã cưỡng bức mình. Một nạn nhân như thế làm sao có thể yêu cầu tòa án, gồm những người “biết phải chăng” như trên, can thiệp để trả lại công lý và danh dự cho mình được?

Ðất nước và dân tộc Việt Nam tuyệt đối không có trách nhiệm trả lại món nợ lớn lao CSVN vay mượn từ CSTQ, nhất là bằng danh dự và sự vẹn toàn lãnh thổ của tổ quốc VIỆT NAM. Nếu có phải trả thì CSVN phải tự mình trả lấy.

Dĩ nhiên hàng ngũ lãnh đạo hiện nay trong đảng rất am tường một chân lý bất di bất dịch của lịch sử. Ðó là một tập đoàn cắt đất, cắt biển để đem dâng cho ngoại bang sẽ không còn chỗ đứng tương lai trong lòng dân tộc. Tuy nhiên các lãnh tụ này sẵn sàn hủy diệt tương lai của các thế hệ trẻ của chính đảng CSVN, miễn là trong thời gian ngắn hạn trước mắt, họ có thể bám víu quyền lực và đục khoét quyền lợi cho cá nhân mà thôi. Tương lai của đảng không phải là ưu tiên của họ.

Thêm vào đó TQ có đủ sức mạnh quân sự để uy hiếp và đủ sức mạnh tài chính để mua chuộc cả đồng minh lẫn đối thủ. Chính vì thế khả năng lấy lại của dân tộc VIỆT NAM rất cam go. TQ có dư tiền mua nguyên cả Bộ Chính Trị hoặc Trung Ương Ðảng Bộ CSVN dễ dàng.

Việt Nam cần phải lập tức tách rời TQ, xích lại gần với Hoa Kỳ và các nước Tây Phương. Xây dựng lại quân đội (nhất là Hải Quân và Không Quân) trang bị bằng vũ khí hiện đại nhất của Hoa Kỳ Vì vũ khí của Hoa Kỳ phẩm chất cao hơn của Nga Sô hoặc Trung Quốc), xây dựng một chủ thuyết quân sự mới với mục tiêu rõ rệt là chống lại ngoại thù phương Bắc. Vì có biên giới chung với kẻ thù nguy hiểm như thế, chúng ta phải suy nghĩ đến sự kiện V IỆT NAM sở hữu hàng không mẫu hạm và võ khí nguyên tử. Chỉ có một nước VIỆT NAM hùng mạnh về kinh tế, uy lực về quân sự và có nhiều đồng minh tây phương như thế, TQ mới không còn ý định xâm lấn bờ cõi VIỆT NAM.

_____

1. Đây nguyên thủy là Bài thuyết trình cuả LS Đào Tăng Dực trong buổi Hội luận Paltalk ngày 22 tháng 12 năm 2007 tại diễn đàn “MatTruongSaHoangSaPhaiLamGi”

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Bóng đá: Tuyển Việt Nam đang là anh cả ở Đông Nam Á

Bóng đá: Tuyển Việt Nam đang là anh cả ở Đông Nam Á

Việt Nam - JordanBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionCổ động viên nữ của Việt Nam và Jordan trong trận đấu lịch sử hôm 20/01

Thắng lợi lịch sử trước Jordan không chỉ có ý nghĩa giúp Việt Nam có lần đầu tiên lọt vào Tứ kết Asian Cup, mà còn khẳng định đây chính là đội tuyển mạnh nhất và đẳng cấp cao nhất tại khu vực Đông Nam Á.

Lịch sử lặp lại

Kịch bản không khác nhiều so với ngày này (20/1) một năm về trước, cũng là những con người ấy, cũng là một giải đấu tầm cỡ châu lục, đội tuyển Việt Nam đã đánh bại U23 Iraq trên chấm luân lưu định mệnh, qua đó ghi tên mình vào vòng tiếp theo tại VCK U23 Châu Á.

Và cũng là 20/1, thêm một lần nữa chiến thắng trước một đối thủ mạnh sau loạt ‘đấu súng cân não’ trên chấm 11m để ghi tên mình vào vòng tiếp theo.

Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng khen bóng đá VN

Park Hang-seo: ‘Jordan có lối chơi áp đảo’

Asian Cup: Việt Nam đã làm nên lịch sử

Thắng Iraq bằng luân lưu, U23 VN vào bán kết

Chiến thắng lịch sử không chỉ tiếp thêm sự tự tin của các tuyển thủ, tạo thêm niềm tin và tình cảm nơi người hâm mộ mà còn chứng minh vị thế số 1 Đông Nam Á xứng đáng là của đội tuyển Việt Nam và ông Park Hang-seo.

Vô địch Đông Nam Á là điều kiện cần, Asian Cup là điều kiện đủ

Chúng ta đã vô địch AFF Cup, tại sao phải đợi đến lúc này mới được tính là “ông Vua” Đông Nam Á? Nếu đây là câu hỏi hiện ra trong đầu độc giả thì ngay bây giờ sẽ được giải đáp. Bởi đơn giản Asian Cup là giải đấu cao nhất châu lục, và đây là nơi tất cả phải bung hết những gì mình có để thi đấu, nơi đẳng cấp và trình độ được thể hiện.

Hãy nhìn cách chúng ta quả cảm đối đầu với Iraq trong ngày ra quân, nên nhớ Iraq là đội bóng được xếp hạt giống cao hơn Việt Nam, và chúng ta đã hai lần vươn lên dẫn trước, chỉ chịu thua ở những phút cuối bởi pha sút phạt đẳng cấp ngang với World Cup mà thôi.

Trong khi đó, Thái Lan thì để Ấn Độ, đối thủ nhóm hạt giống thấp nhất bảng đè bẹp với tỷ số 1-4, đáng nói là họ tuyên bố AFF Cup chỉ là sân chơi nhỏ, vì vậy đã cất giữ nhiều cầu thủ xuất sắc tập trung cho Asian Cup, vậy mà ngay ngày ra quân đã thua tan nát.

AFC CupBản quyền hình ảnhALLSPORT CO.
Image captionFeras Zeyad Shilbaya của Jordan và Đặng Văn Lâm của Việt Nam trong trận ở sân Al Maktoum Stadium hôm 20/01, Dubai, UAE

Dẫu sau đó Thái Lan bản lĩnh bước vào vòng tiếp theo thì họ cũng chẳng thể đi sâu hơn, đoàn Voi Chiến đọ sức với Trung Quốc khi có thời gian nghỉ tới 6 ngày để chuẩn bị cho trận đấu, trong khi đối thủ chỉ có 4 ngày.

Thậm chí, người Thái còn là đội ghi bàn trước, nhưng từ sau phút 75, Chanathip và các đồng đội tỏ ra suy kiệt về thể lực, yếu kém về tinh thần chiến đấu.

Chưa kể, sau khi dẫn bàn, Thái Lan chỉ biết chịu trận trước sức ép tới từ Trung Quốc.

Cùng so sánh với đội tuyển Việt Nam của chúng ta, Thái Lan được nghỉ sáu ngày, còn chúng ta chỉ có vỏn vẹn bốn ngày để vừa di chuyển, vừa chuẩn bị cho trận đấu quan trọng với Jordan.

Đội đối thủ cũng có hơn chúng ta một ngày nghỉ, và hãy nhìn cách chúng ta dồn ép đối thủ tới những giây cuối cùng của trận đấu, chúng ta sẵn sàng cầm bóng, tranh chấp, thậm chí đua tốc độ, thể lực với đại diện Tây Á.

Đáng nói hơn là Jordan đã đánh bại nhà vô địch Australia ở vòng bảng, và chưa thua dù chỉ một bàn trong ba trận khởi đầu.

Họ đã dẫn trước nhưng đây chính là lúc Việt Nam chứng minh đẳng cấp với màn trình diễn mãn nhãn làm nức lòng người hâm mộ.

Việt Nam thăng hoa mọi cấp độ, Thái Lan liên tục thất bại

AFC CupBản quyền hình ảnhGIUSEPPE CACACE
Image captionTristan Do (trái) của Thái Lan và Cao Lâm của Trung Quốc trong trận AFC Asian Cup ở sân Hazza Bin Zayed Stadium (20/01/2019).

Bóng đá Thái đã có liên tiếp những thất bại ở đấu trường khu vực lẫn châu lục ở mọi lứa tuổi.

Hãy cùng quay lại thời gian năm 2016, U19 Thái Lan 0 điểm và đương nhiên là xếp bét bảng, và đánh mất luôn cơ hội cạnh tranh một suất đá U20 thế giới, còn Quang Hải và các đồng đội đã chơi xuất sắc để trở thành đại diện duy nhất của Đông Nam Á góp mặt tại sân chơi nhất lớn nhất thế giới dành cho lứa U20.

Bước sang tháng 1 năm 2018, đội tuyển U23 Việt Nam làm nên cơn địa chấn ở Thường Châu, trở thành biểu tượng của lòng quả cảm, và tinh thần ngoan cường. Còn Thái Lan bị loại sớm từ vòng bảng, tiếp tục không giành được điểm nào và cũng chẳng để lại dấu ấn nào cả.

Giữa năm 2018, Á Vận hội diễn ra tại Indonesia tiếp tục chứng kiến sự thăng hoa của Olympic Việt Nam, chúng ta toàn thắng vòng bảng, thậm chí đánh bại cả Nhật Bản.

Bóng đá, tuổi trẻ và lòng yêu nước VN

VN: ‘Bóng đá giải toả năng lượng đè nén của xã hội’?

Fan bóng đá VN không yêu đội tuyển đến vậy

Nhìn lại Thái Lan, tại AFF Cup vừa qua, dù Thái Lan là nhà đương kim vô địch lại tiếp tục nhận những thất bại, còn Việt Nam thì lên đỉnh Đông Nam Á.

Không dám chắc chúng ta sẽ duy trì được phong độ này trong bao lâu, nhưng chắc chắn vị thế anh cả khu vực hiện đang là của thầy trò Park Hang-seo.

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của bạn Trần Anh từ Groningen, Hà Lan.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Asian Cup: Việt Nam giành vé đi tiếp cuối cùng

Asian Cup: Việt Nam giành vé đi tiếp cuối cùng

Việt Nam đã lọt vào vòng 16 của AFC Asian CupBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionViệt Nam đã lọt vào vòng 1/8 của AFC Asian Cup

Thầy trò HLV Park Hang-seo đã phải đợi đến những giây phút cuối cùng của vòng bảng khi tiếng còi khép lại trận đấu giữa Lebanon và Triều Tiên vang lên mới biết được số phận của mình.

Hai thất bại trước Iraq và Iran khiến Việt Nam chỉ còn hi vọng đi tiếp với tư cách một trong các đội thứ ba có thành tích tốt nhất.

Điều kiện cần để đạt được điều này là ba điểm trước Yemen đã được thầy trò HLV Park Hang-seo hoàn thành với chiến thắng 2-0 nhờ các pha lập công của Quang Hải cùng Ngọc Hải.

Kịch tính

Thắng hai bàn trước Yemen chưa đủ để đảm bảo suất đi tiếp cho thầy trò HLV Park Hang-seo khi chỉ giúp Việt Nam vượt mặt mỗi Palestine trong bối cảnh bảng E và bảng F chưa thi đấu còn Bahrain cùng Kyrgyzstan đã sớm giành hai tấm vé đầu tiên cho các đội thứ ba.

Mọi chuyện càng diễn biến xấu hơn cho Việt Nam khi ở lượt trận cuối bảng F, Oman giành chiến thắng 3-1 vừa đủ trước Turkmenistan với bàn thắng quyết định được ghi đúng ở phút bù giờ cuối cùng của trận đấu.

Số phận của Việt Nam lúc này phụ thuộc vào kết quả trận Lebanon gặp Triều Tiên với hi vọng đội bóng Đông Á sẽ không để thua đậm.

Kịch tính được đẩy lên cao trào khi Lebanon giành chiến thắng 4-1 trước Triều Tiên đồng nghĩa với việc đội bóng Tây Á có cùng số điểm (3), hiệu số (-1) và số bàn thắng ghi được (4) như Việt Nam.

Điều này buộc ban tổ chức phải xét đến chỉ số Fair-play và Việt Nam là đội đi tiếp khi nhận ít hơn đối thủ hai thẻ vàng (5 so với 7).

Thầy trò HLV Park Hang-seo rốt cuộc cũng có thể thở phào khi cuộc hành trình trên đất UAE sẽ được nối dài thêm ít nhất một trận nữa với việc Lebanon chỉ có thể thắng Triều Tiên 3-1 để gián tiếp giúp Việt Nam giành tấm vé đi tiếp cuối cùng.

Lebanon thắng Bắc Hàn 4-1 nhưng Việt Nam đi tiếp khi hơn Lebanon bằng chỉ số phụBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionLebanon thắng Bắc Hàn 4-1 nhưng Việt Nam đi tiếp khi hơn Lebanon bằng chỉ số phụ

Đối thủ Jordan

Lách qua khe cửa hẹp để có mặt tại vòng 1/8, Việt Nam sẽ phải chạm trán với đội nhất bảng B là Jordan vốn không phải đối thủ quá xa lạ với chúng ta.

Tại vòng loại, Việt Nam nằm cùng bảng với Jordan và bất bại trong cả hai cuộc đối đầu: lượt đi hòa 0-0 ở TPHCM và lượt về hòa 1-1 ở Amman.

Dù vậy, những gì diễn ra tại vòng bảng cho thấy đối thủ Jordan sắp tới sẽ rất khác so với Jordan mà chúng ta chạm trán tại vòng loại khi ngay ở trận đấu mở màn của bảng B, Jordan đã tạo nên cơn địa chấn khi vượt qua đương kim vô địch Australia 1-0.

Đến lượt trận thứ hai, Jordan tiếp tục đánh bại Syria với tỷ số 2-0 đầy thuyết phục để trở thành đội bóng đầu tiên tại giải ghi tên mình vào vòng 1/8.

Bộ đôi trung vệ Anas Bani Yaseen và Tareq Khattab là những cái tên đáng chú ý nhất khi không chỉ giúp Jordan giữ thành tích sạch lưới sau vòng bảng mà còn trực tiếp đóng góp 2/3 bàn thắng cho đội nhà nhờ các tình huống lên tham gia tấn công.

Tất nhiên, những màn trình diễn ấn tượng của Jordan cho tới thời điểm này của giải đấu đến khi đội bóng này được chơi “cửa dưới” trước các đối thủ mạnh hơn là Australia và Syria còn trong cuộc đối đầu sắp tới với Việt Nam, đội nhất bảng B được xếp “cửa trên” nên việc họ có giữ được phong độ như ở vòng bảng hay không vẫn là điều khó nói trước.

Khó cho Việt Nam

Jordan rõ ràng là đối thủ “dễ chịu” nhất mà Việt Nam có thể đối đầu với tư cách một trong các đội xếp thứ ba có thành tốt nhất so với các đối thủ khác như chủ nhà UAE, Hàn Quốc, Qatar hay Nhật Bản.

Dù vậy, đây chắc chắn vẫn là một thách thức lớn cho Quang Hải và các đồng đội khi chúng ta đã gần như bị vắt kiệt sức sau vòng bảng.

Jordan sẽ thi đấu như thế nào trong tư thế của một đội “cửa trên” có thể còn chưa biết nhưng chắc chắn thể lực là điểm mạnh vượt trội của đối thủ này so với Việt Nam.

Đội bóng Tây Á có 5 ngày nghỉ để chuẩn bị cho trận đấu so với chỉ 4 của Việt Nam, thậm chí trên thực tế Jordan còn được nghỉ nhiều hơn bởi họ đã sớm đi tiếp sau lượt trận thứ hai trong khi Việt Nam phải căng mình để tìm kiếm chiến thắng trước Yemen.

Tin vui cho Việt Nam khi chúng ta sẽ chào đón sự trở lại của trung vệ Duy Mạnh ở trận sắp tới sau án treo giò khiến cầu thủ của Hà Nội vắng mặt ở trận gặp Yemen.

Sự có mặt của Duy Mạnh sẽ giúp trả Văn Hậu về cánh trái, nơi mà Hồng Duy đã có màn trình diễn thất vọng trước Yemen.

Hàng phòng ngự như thường lệ sẽ đóng vai trò tối quan trọng trong trận đấu sắp tới nơi thầy Park chắc chắn sẽ ưu tiên một thế trận chặt chẽ bên phần sân nhà trước khi mong chờ đột biến từ những Quang Hải hay Công Phượng.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Thấy gì quanh vụ báo VN nói TQ ‘cưỡng chiếm Hoàng Sa’?

Thấy gì quanh vụ báo VN nói TQ ‘cưỡng chiếm Hoàng Sa’?

huy đứcBản quyền hình ảnhOTHER
Image captionÔng Tâm Chánh tiết lộ báo Sài Gòn Tiếp Thị được lệnh phải ngưng đăng hai bài sau của ký sự “Biên giới tháng Hai” của tác giả Huy Đức

Hôm 17/1, làng báo Việt Nam ngạc nhiên trước việc báo Thanh Niên đăng bài “45 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam: Mưu đồ độc chiếm Biển Đông“.Bài viết của tác giả Khánh An mở đầu với câu: “Trung Quốc đã có hàng loạt hành động phi pháp để phục vụ mục tiêu độc chiếm Biển Đông kể từ khi ngang ngược chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.”

“Cách đây 45 năm, Trung Quốc đưa quân cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào ngày 19/1/1974 sau khi đã chiếm cụm phía Đông hồi thập niên 1950,” bài báo viết.

Giọng điệu mạnh mẽ của bài viết nói trên có thể được xem là chỉ dấu của việc báo chí Việt Nam từ nay có thể nhắc tên “Trung Quốc” khi viết bài kỷ niệm 40 năm chiến tranh Biên giới Việt-Trung vào tháng tới, thay vì né tránh như mọi năm hay không?Ông Tâm Chánh, cựu tổng biên tập báo Sài Gòn Tiếp Thị, chia sẻ nhận định của mình với BBC hôm 17/1, qua cuộc phỏng vấn dưới đây:

Nhà báo từng chiến đấu ở Campuchia nói gì?

‘Phải nới rộng không gian quản lý báo chí’

Báo VN sửa lời phát ngôn Chủ tịch Quang

Báo Tuổi Trẻ trước ‘Đêm trước Đổi mới lần hai’

‘Ngày này năm 79 là ngày tôi lên biên giới’BBC: Dường như Ban Tuyên giáo năm nay có chỉ thị khác khi báo Thanh Niên đăng bài “45 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam…”? Ông ngạc nhiên hay thấy bình thường khi đọc bài này?Nhà báo Tâm Chánh: Thực ra theo chỗ tôi được biết, những nước cờ như vậy đã được nghe nói chuẩn bị từ rất sớm. Trong Đảng từ lâu cũng đã có ý kiến phạm vi áp dụng “4 tốt 16 chữ vàng” với đồng chí láng giềng, phân biệt rõ việc Đảng với việc nước.

Nhưng có lẽ những ý kiến có cả ở lãnh đạo cấp cao ấy chưa đủ sự ảnh hưởng, chưa đủ chiếm thế đa số nên lép vế trong Đảng. Chính trị Việt Nam luôn là một cuộc vận động để đạt đến quyền lực áp đặt quan điểm chính thống trong đảng và xã hội.

trung quốcBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionNgười dân Lạng Sơn, gồm phụ nữ, trẻ em chạy khỏi thị xã hôm 23/2/1979 sau khi quân Trung Quốc tấn công vào các tỉnh biên giới của Việt Nam

BBC:Trong 10 năm qua, ông đã thấy có những thay đổi gì về cách Ban Tuyên giáo chỉ thị báo chí khi viết về cuộc chiến với Trung Quốc, về ngày 17/2?

Nhà báo Tâm Chánh: Sự thay đổi căn bản thì… không có. Vẫn là một quy trình: Ban Tuyên giáo chủ trì cùng Bộ Thông tin và Truyền thông, lực lượng an ninh chuyên trách của Bộ Công an tổ chức một lực lượng cộng tác viên chuyên đọc báo, nhận xét về những nội dung xuất hiện trên báo chí.

Thường là cách thức tiếp cận và đánh giá cũ kỹ, không thuyết phục với giới báo chí nhưng họ phải chấp hành.

Thông tin đối ngoại là một lĩnh vực hầu như được chỉ đạo sát sao, tới mức phải đăng ở vị trí nào, độ lớn của bài vở…

Nhưng cũng có một chuyển biến thực sự đáng kinh ngạc là hầu như Ban Tuyên giáo không thể thực hiện quy trình như vậy với báo chí.

Mạng xã hội đã hình thành một môi trường thông tin mới mẻ, nhanh chóng, đa dạng và tự do hơn hệ thống báo chí hiện thời nhiều lần, mà người dân lại được tiếp cận hầu như miễn phí.

Nhiều trang cá nhân trên mạng xã hội có sự tín nhiệm cao của cộng đồng, bởi không bị kiểm điểm xử lý, lại có những tiếp cận, tác nghiệp độc đáo. Ngày càng có nhiều các chuyên gia uy tín, những nhân vật có ảnh hưởng “chơi” mạng xã hội cung cấp những thông tin sâu sắc, nóng bỏng, đa diện tạo thành những điểm tựa suy nghĩ cho người đọc trong thời buổi đa dạng thông tin hiện nay.

BBC: Được biết ông viết trên trang cá nhân: “Nhiều năm qua, chúng tôi chưa từng được giải thích về mệnh lệnh không cho báo chí đăng tin về cuộc chiến biên giới”. Vậy theo ông, ai sẽ giải thích và sẽ giải thích thế nào?

Nhà báo Tâm Chánh: Tôi rất mong các nhà báo đang là đại biểu Quốc hội chất vấn bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, các ủy viên Trung ương Đảng là nhà báo có thể chất vấn lãnh đạo Đảng về nội dung này. Và đại hội Đảng sắp tới ở các cấp phải chất vấn Ban Tuyên giáo về cũng cách lãnh đạo báo chí và đặc biệt là về việc thực hiện thỏa thuận cấp cao liên quan đến thông tin, tuyên truyền về cuộc chiến tranh với Trung Quốc năm 1979, cũng như các xung đột, và chạm với người hàng xóm phía Bắc này.

Tôi nghĩ ở cấp cao, Ban Đối ngoại Trung ương, Ban Tuyên giáo và cao nhất là tổng bí thư phải có trách nhiệm trả lời những chất vấn này.

trung quốcBản quyền hình ảnhMARK RALSTON/AFP/GETTY IMAGES
Image captionNghĩa trang liệt sĩ Trung Quốc ở Malipo. Các nguồn của Trung Quốc được AFP trích dẫn nói ít nhất 26.000 quân Trung Quốc bị giết sau bốn tuần giao tranh ở Việt Nam

BBC: Giả sử 10 năm trước, khi còn là tổng biên tập báo Sài Gòn Tiếp Thị, ông cương quyết đăng trọn ba kỳ của ký sự “Biên giới tháng Hai” do tác giả Huy Đức viết thì hệ lụy gì sẽ xảy ra?

Nhà báo Tâm Chánh: Đương nhiên là tôi sẽ bị phế chức. Tờ báo có thể bị đóng cửa ngay lập tức. Vì trong thực tế, báo chí trong nước đang được điều hành chủ yếu bới các qui định của Đảng.

Các đảng viên hoạt động báo chi phải tuân thủ quy định về thông tin nhạy cảm, hay được gọi nôm na bằng số của văn bản này là Quy định 157 của Ban Bí thư. Đây là bùa “phế võ công” các tổng biên tập có hiệu lực lập tức và hầu như có thể vận dụng trong hầu hết các trường hợp được coi là “nhạy cảm”. Thông tin về Trung Quốc được coi là món nhạy cảm trong nhiều năm vừa qua.

BBC:Khi đặt ra những câu hỏi trên trang cá nhân: “Ai đục bia mộ liệt sĩ chống Trung Quốc theo khẩu vị chính trị của lãnh đạo? Ai đã để diễn ra tình cảnh hoang tàn, lạnh lẽo ở các nghĩa trang liệt sĩ dọc tuyến biên giới phía Bắc?”, ông có kỳ vọng được trả lời?

Nhà báo Tâm Chánh: Chính trị Việt Nam chuyển động theo cách như tôi nói ở trên luôn cần đến công luận như một áp lực.

Dư luận xã hội được hình thành và tìm đến được nghị trình chính trị có thể tạo được thay đổi phải đi qua cánh cửa công khai. Tôi không nghĩ những người lãnh đạo hiện thời sẽ trả lời không nể mặt mũi tiền bối là những lãnh đạo cấp cao chịu trách nhiệm về các chỉ đạo hay chung hơn là chủ trương này.

Nhưng tôi hy vọng nhiều đảng viên sẽ hiểu, sử dụng đúng đắn quyền và trách nhiệm của mình. Cũng như vậy, người dân biết mình có quyền yêu cầu chứ không phải xin được cung cấp thông tin rằng một nội dung không phải là quy phạm pháp luật, chỉ là một biện pháp chính trị thỏa thuận giữa hai đảng cầm quyền có bắt buộc được nhân dân tuân thủ hay không.

Cuộc chiến 1979: Góc nhìn của Trung Quốc

2/1979: Chiến tranh ‘không phải là lựa chọn tốt nhất’

Đâu là nguyên nhân cuộc chiến Việt-Trung 1979?

Ý kiến về lễ kỷ niệm 50 năm Mậu Thân ‘rầm rộ’

‘Vụ án Xét lại chống Đảng’ lên báo Việt Nam

BBC: Vậy thì theo ông, đến bao giờ, báo chí Việt Nam không còn khái niệm “nhạy cảm” khi viết về các chủ đề liên quan đến Trung Quốc, lịch sử như thời gian qua?

Nhà báo Tâm Chánh: Tôi không thể biết được chính xác là lúc nào. Nhìn vào những vấn đề được coi là nhạy cảm thì một nền chính trị khỏe mạnh không thể yếu ớt như vậy.

Tôi nghĩ sự tham gia của người dân vào việc nước, việc xã hội càng nhiều, càng đông thì chắc chắn sẽ chữa được cái bệnh như cảm nhiệt này. Bởi sự tham gia đó một mặt buộc lãnh đạo quốc gia phải tôn trọng pháp luật, một mặt chủ quyền quốc gia được ủy quyền một cách thận trọng và chính xác hơn.

BBC:Ông có những dự báo gì về tình hình báo chí tại Việt Nam trong thời gian tới?

Nhà báo Tâm Chánh: Ở Việt Nam, dự báo được hiểu như kỳ vọng của người dự báo. Tôi hy vọng người dân biết dùng quyền tiếp cận thông tin của mình mà luật tiếp cận thông tin đã quy định để có nhiều hơn nữa những bài báo duy trì và lôi cuốn ngày một nhiều hơn sự tham gia chính trị của người dân. Tôi nghĩ đó cũng là đất sống cho một nền báo chí chuyên nghiệp.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Vệ tinh Micro Dragon của Việt Nam đã được phóng vào quỹ đạo

Vệ tinh Micro Dragon của Việt Nam đã được phóng vào quỹ đạo

VIỆT NAM

URL rút ngắn
 0  0  0

Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, vào 9 giờ 50 ngày 18/1 (giờ Nhật Bản, tức 7 giờ 50 theo giờ Việt Nam), Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đã phóng vệ tinh Micro Dragon của Việt Nam vào quỹ đạo.

Vụ phóng vệ tinh được tiến hành tại Trung tâm vũ trụ Uchinoura, cách Tokyo hơn 1.000km. Tên lửa Epsilon đã đưa 7 vệ tinh, trong đó có 6 vệ tinh của Nhật Bản và vệ tinh Micro Dragon của Việt Nam vào quỹ đạo.

Trước đó, vụ phóng vệ tinh này được dự kiến tiến hành vào sáng 17/1 song đã bị lùi lại 1 ngày do điều kiện thời tiết nhiều mây mù, không thuận lợi cho hoạt động phóng vệ tinh.

Dự kiến sau khoảng 1 giờ, vệ tinh Micro Dragon sẽ tách khỏi tên lửa đẩy và sau đó 1-2 ngày sẽ có thể thu nhận những tín hiệu đầu tiên từ vệ tinh. Theo kế hoạch, sau thời gian hoạt động thử nghiệm từ 1-3 tháng trên vũ trụ, vệ tinh Micro Dragon sẽ vận hành ổn định.

Vệ tinh Micro Dragon trong quá trình lắp đặt và thử nghiệm
Vệ tinh Micro Dragon trong quá trình lắp đặt và thử nghiệm

Sáng nay, vệ tinh do kỹ sư Việt thiết kế sẽ bay vào vũ trụ

Vệ tinh Micro Dragon là sản phẩm được Việt Nam thực hiện trong khuôn khổ Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, hợp phần đào tạo vệ tinh cơ bản thực hiện nhiệm vụ “Đào tạo 36 thạc sỹ công nghệ vũ trụ và thực hành chế tạo thử nghiệm 1 vệ tinh Micro (khối lượng khoảng 50 kg) tại một số trường đại học của Nhật Bản.”

Micro Dragon được phát triển bởi 36 học viên, là cán bộ nghiên cứu của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, theo học tại 5 trường đại học hàng đầu Nhật Bản gồm Đại học Tokyo, Đại học Keio, Đại học Hokkaido, Đại học Tohoku và Học viện Công nghệ Kyushu với sự đào tạo và hướng dẫn của các giáo sư, chuyên gia từ năm 2013 — 2017.

Vệ tinh Micro Dragon sử dụng hệ hai máy ảnh đa phổ với bộ lọc tinh thể lỏng có thể điều chỉnh (LCTF), có thể chụp được ở 12 dải phổ (từ 412 nm đến 1020 nm), ảnh độ phân giải mặt đất tốt nhất là 78 m, kích thước ảnh khoảng 36×48 km khi vệ tinh hoạt động ở quỹ đạo 500 km.

Ảnh vệ tinh Micro Dragon là cơ sở để trao đổi dữ liệu vệ tinh với cộng đồng Micro trên thế giới nhằm tăng cường khả năng đáp ứng nhanh trong các hoạt động phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, ảnh vệ tinh Micro Dragon có thể dùng để phối hợp dữ liệu với các dữ liệu viễn thám sẵn có để tìm kiếm các ứng dụng mới, tăng cường chất lượng của ứng dụng cũ nhằm xác nhận khả năng ứng dụng của dòng vệ tinh Micro.

Nhiệm vụ của vệ tinh Micro Dragon là quan sát vùng biển ven bờ nhằm đánh giá chất lượng nước, định vị nguồn thủy sản, theo dõi sự thay đổi các hiện tượng xảy ra ở vùng biển ven bờ để phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam.

Trước đó, các kỹ sư của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đã chế tạo thành công vệ tinh siêu nhỏ Pico Dragon (khối lượng 1kg). Vệ tinh này được phóng lên quỹ đạo vào tháng 11/2013 và vận hành đạt mục tiêu đề ra. Hiện tại, Việt Nam đang phát triển vệ tinh Nano Dragon nặng 10kg.

Theo kế hoạch, sau Micro Dragon, Việt Nam sẽ sản xuất vệ tinh Lotusat-1 và Lotusat-2 với công nghệ radar hiện đại, mỗi vệ tinh nặng 600kg, có thời gian hoạt động 5 năm trong quỹ đạo./.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Tại Hoàng Sa, Bắc Kinh từ năm 2005

URL rút ngắn
 0  0  0

Trung Quốc đã có hàng loạt hành động phi pháp để phục vụ mục tiêu độc chiếm Biển Đông kể từ khi ngang ngược chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, theo thanhnien.

Cách đây 45 năm, Trung Quốc đưa quân cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào ngày 19.1.1974 sau khi đã chiếm cụm phía đông hồi thập niên 1950.

Từ đó đến nay, nước này liên tục ngang ngược tiến hành hàng loạt biện pháp nhằm củng cố hiện diện dân sự lẫn quân sự phi pháp tại Hoàng Sa, nhất là trong những năm gần đây, bất chấp sự phản đối quyết liệt của Việt Nam và làn sóng lên án từ cộng đồng quốc tế.

Ngoài mục tiêu áp đặt tuyên bố chủ quyền phi pháp tại Hoàng Sa, những hành động này còn nhằm tạo cơ sở bàn đạp để tiếp tục bành trướng ra toàn bộ Biển Đông.

T phát trin trái phép

Tại Hoàng Sa, Bắc Kinh từ năm 2005 đã tiến hành xây dựng bia chủ quyền phi pháp tại một số điểm trên quần đảo này. Đến năm 2007, Quốc vụ viện Trung Quốc ngang ngược phê chuẩn thành lập cái gọi là “TP.Tam Sa” thuộc tỉnh Hải Nam để đơn phương áp đặt quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Từ cuối tháng 5.2010, Trung Quốc đưa tàu khảo sát M/V Western Spirit cùng nhiều tàu bảo vệ tiến hành khảo sát địa chấn tại khu vực đảo Tri Tôn và tại các lô dầu khí 141, 142 và 143 trên thềm lục địa Việt Nam, cách đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi khoảng 90 — 116 hải lý. Nước này còn tiến hành san lấp, mở rộng đảo Tri Tôn để xây dựng công trình phi pháp.

Song song đó, các hoạt động quân sự được tăng cường từ tháng 2.2011 khi Hạm đội Nam Hải diễn tập phòng ngự tại Hoàng Sa, theo Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc (CRI). Cũng trong năm này, Cục Hải dương nhà nước Trung Quốc công bố “Báo cáo phát triển hải dương Trung Quốc năm 2011”, trong đó đơn phương tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông và 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, in một số bản đồ có vẽ “đường lưỡi bò” chiếm đến 80% diện tích Biển Đông, đồng thời nêu kế hoạch triển khai tự thăm dò, khai thác dầu khí ở khu vực quần đảo Trường Sa và mở tuyến du lịch ra quần đảo Hoàng Sa.

Sự ngang ngược của Bắc Kinh lại lấn thêm một bước lớn vào năm 2012 khi giới chức tỉnh Hải Nam thông báo kế hoạch tăng tốc xây dựng cơ sở hạ tầng cái gọi là “TP.Tam Sa” tại đảo Phú Lâm. Đến tháng 12.2012, Trung Quốc thông báo xây các trạm giám sát biển và khởi công dự án mở rộng 2 con đường ở đảo Phú Lâm để kết nối với bến tàu, các đơn vị dân sự và quân sự đồn trú trái phép tại đây. Song song đó, biên đội tàu hộ vệ của Trung Quốc tiến hành huấn luyện bắn đạn thật ở vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa và Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) ngang nhiên mời thầu dầu khí 19 lô ở khu vực phía bắc Biển Đông, trong đó có lô 65/24 cách đảo Cây thuộc Hoàng Sa khoảng 1 hải lý.

Cũng trong năm 2012, tàu du lịch Coconut Princess của Công ty cổ phần vận tải biển Hải Hiệp Hải Nam bắt đầu thực hiện hành trình thử nghiệm tuyến du lịch đường biển từ Tam Á (Hải Nam) đến đảo Đá Bắc ở Hoàng Sa. Ngày 29.9.2012, giới chức Trung Quốc phác thảo kế hoạch phát triển cho 4 dự án cơ sở hạ tầng ở đảo Phú Lâm. Các dự án bao gồm tu sửa và xây mới 7 con đường với tổng chiều dài 5 km, xây dựng cơ sở tách muối để lọc nước biển có công suất 1.000 m3 mỗi ngày và hệ thống cấp thoát nước cùng bến tàu, mạng lưới vận tải trên đảo Phú Lâm.

Mới đây, vào tháng 7.2018, truyền thông Trung Quốc dẫn văn bản của Cục Hải dương và Ngư nghiệp Hải Nam ngang nhiên kêu gọi “mọi tổ chức hay cá nhân” đăng ký tham gia “phát triển du lịch và xây dựng” những đảo không người ở tại các khu vực mà nước này chiếm đóng phi pháp trên Biển Đông. Kế hoạch này bước đầu chủ yếu nhằm vào Hoàng Sa, nơi vẫn còn hàng trăm thực thể chưa có người ở. Rõ ràng, Trung Quốc đang tiến hành bước tiếp theo để thể hiện cái gọi là “chủ quyền” tại những địa điểm chiếm đóng phi pháp thông qua dân sự.

Trả lời Thanh Niên, PGS-TS Vũ Thanh Ca, nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ (Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam), nhận định: “Trung Quốc biết rõ rằng chỉ củng cố quân sự các đảo đá thì không bao giờ có thể hợp pháp hóa tuyên bố chủ quyền trái luật pháp quốc tế của họ. Vì vậy, họ đang tìm cách dân sự hóa các hoạt động của họ, trong đó có các hoạt động cho phép các cá nhân khai thác những đảo đá nêu trên”.

… Đến quân s hóa phi pháp

Bên cạnh các kế hoạch phát triển dân sự ngang ngược, Trung Quốc tiếp tục tiến hành tập trận và nhiều lần đưa tàu hải giám, trực thăng đến tuần tra phi pháp ở Biển Đông trước khi đưa giàn khoan Hải Dương 981 đến Hoàng Sa. Vụ việc bắt đầu từ ngày 1.5.2014 và kéo dài suốt 2 tháng rưỡi khiến tình hình khu vực vô cùng căng thẳng. Trung Quốc thậm chí huy động hơn 120 tàu thuyền ngang ngược đâm va tàu của Việt Nam đến khẳng định chủ quyền và kêu gọi Bắc Kinh dừng các hành động phi pháp xâm phạm lãnh hải.

Cũng trong thời gian này, Trung Quốc gấp rút tiến hành kế hoạch xây dựng phi pháp ở Hoàng Sa, bao gồm hải đăng trên đảo Đá Bắc, Đá Hải Sâm, Cồn cát Nam, Duy Mộng và Hòn Tháp. Đến tháng 10, đường băng quân sự dài 2 km trên đảo Phú Lâm được xây dựng hoàn tất.

Đường băng cùng các cơ sở hạ tầng tiếp tục được cải tạo và đến tháng 2.2016, ảnh chụp từ vệ tinh của trung tâm ImageSat (ISI) cho thấy Trung Quốc đã triển khai trái phép 2 hệ thống tên lửa đất đối không với 8 giàn phóng và một radar tại đảo Phú Lâm. Đài Fox News dẫn lời một quan chức Mỹ cho rằng đây là hệ thống tên lửa phòng không HQ-9, tương tự loại S-300 của Nga với tầm bắn lên đến 201 km, có thể là mối đe dọa cho bất cứ máy bay quân sự hoặc dân sự nào bay gần đó. Chưa hết, Bắc Kinh còn triển khai gần 10 máy bay chiến đấu gồm tiêm kích J-11 và máy bay chiến đấu ném bom JH-7 cùng máy bay không người lái trinh sát tầm xa Harbin BZK-005 đến đảo này.

Theo Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ), đến năm 2017, Trung Quốc đã nâng cấp hàng loạt cơ sở quân sự phi pháp trên 8 đảo ở Hoàng Sa gồm đảo Cây, Phú Lâm, Lin Côn, Tri Tôn, Quang Ảnh, Quang Hòa, Hoàng Sa và Duy Mộng. Hình ảnh vệ tinh cho thấy 3 trong số 8 đảo (đảo Cây, Phú Lâm và Quang Hòa) hiện có những cảng có thể tiếp nhận một số lượng lớn các tàu dân sự và hải quân. Năm đảo có sân bay trực thăng, đảo Quang Hòa có một căn cứ trực thăng và đảo Phú Lâm có đường băng, nhà chứa máy bay và các dàn tên lửa đất đối không HQ-9.

Trong năm 2018, Trung Quốc tiếp tục tiến hành nhiều cuộc tập trận tại Hoàng Sa, bao gồm diễn tập của oanh tạc cơ H-6K và tập trận bắn đạn thật vào tháng 5. Tờ PLA Daily còn ngang nhiên đưa tin một số tàu hải cảnh và tàu hải quân nước này lần đầu tiên tuần tra chung tại vùng biển xung quanh Hoàng Sa.

Mới đây vào tháng 11, chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) chia sẻ hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc tiếp tục hành vi phi pháp ở Biển Đông khi xây dựng cấu trúc trái phép nghi phục vụ mục đích quân sự, được giấu dưới mái che radar trên Đá Bông Bay tại Hoàng Sa.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Bỏ đảng vì e tội “cõng rắn”!

Bỏ đảng vì e tội “cõng rắn”!

26/07/2017
Hà Sĩ Phu

Mao Trạch Đông – Hồ Chí Minh – Chu Ân Lai. Ảnh: internet
Một cụ già 92 tuổi từ Hà Nội vào Đà Lạt du lịch, tìm đến thăm tôi. Ông cụ 92 tuổi này là đảng viên (có lẽ cũng từ tiền khởi nghĩa) nói đã tự ý bỏ đảng (không tuyên bố) từ lâu, từ lúc ông cụ giật mình nhận ra mình đang ở trong đảng của một “thần tượng” cứu nước mà vô tình hóa ra… Cõng rắn cắn gà nhà”, hoặc ít ra cũng là “rước rắn vào nhà”,thì không có lý do gì một người VN yêu nước biết trọng danh dự lại còn ở trong đảng của ông ấy nữa! (Chứng tỏ từ lâu đã có những đảng viên nhận thức được như vậy).
Lời tâm sự mộc mạc của ông cụ tuy không phải điều phát hiện gì mới mẻ, vì nhiều người đã biết, nhưng gợi cho tôi nhiều suy nghĩ. Tôi thường được nghe một số đảng viên bỏ đảng vì thấy đảng bây giờ thoái hóa không còn trung thành với HCM, chứ bỏ đảng vì nghi ngờ tác dụng cứu nước của chính ngọn cờ HCM thì quả thực còn hiếm.
Nghĩ kỹ mà xem, người đảng viên già này có lý.
Trước hết phải hệ thống lại quá trình cố thủ của CSVN trước cơn bão táp sụp đổ của CS toàn thế giới và làn sóng dân chủ hóa đất nước.
– Đầu tiên, thấy Mác-Lê đã bị thế giới bóc trần tính ảo tưởng, phi lý, phi dân chủ và phản tiến hóa, đảng ta giảm nhẹ dần Mác-Lê để rút về với “Bác Hồ”. Nhân vật vĩ đại ắt phải có tư tưởng vĩ đại, nhưng cái pháo đài “tư tưởng HCM” không vững vì chính HCM đã nói “Tôi chẳng có tư tưởng gì ngoài tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lê, các vị Stalin, Mao Trạch Đông đã viết hết cả rồi”, và thực tế tất cả giáo lý của HCM không có gì ngoài những quan điểm Chuyên chính Vô sản đã được “Khổng- Mạnh hóa và Nông dân hóa” (dễ hiểu thôi, vì Nho giáo và Nông dân chính là mảnh đất lý tưởng để gieo rắc chủ nghĩa Mác-Lê).
– Sau đó chống chế rằng HCM có tư tưởng chứ, đó là “Kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa xã hội”, nhưng rồi cái đuôi “chủ nghĩa xã hội” cũng chẳng vững chắc gì, bèn tô đậm thêm cho HCM chẳng những ưu việt về tư tưởng mà cả về “đạo đức, phong cách”, nhưng “đạo đức và phong cách” của HCM cũng không ít chuyện rắc rối.
– Chừng ấy thành trì đều lung lay, nên những đảng viên thức thời nhất đã bỏ phắt cái đuôi Mác-Lê để cứu HCM và cũng để cứu mình khỏi chết chùm với con tàu CS thế giới, nên lập luận “HCM chỉ là người theo chủ nghĩa dân tộc chứ không phải người Cộng sản, chỉ dùng CS làm phương tiện!!!. Đã rút về một HCM lại thu gọn về một “chủ nghĩa yêu nước”, bỏ tuốt tuột những yếu tố cộng sản, tư tưởng, với đạo đức vẫn thường gây rắc rối, thì sự cố thủ trong lô-cốt ấy tưởng vững như bàn thạch, vì cụ Hồ giương cao cờ đánh giặc cứu nước, giành độc lập cho dân tộc thì ai còn cãi được?
Nhưng không, ác hại là bọn giặc Tàu xâm lược không để cho cái lô-cốt ấy được yên. Chúng phải khai triển cái chương trình bành trướng đã hoạch định từ lúc ông Hồ còn sống, chúng cứ lấn từng bước, ngoạm từng mảng như tằm ăn dâu, miếng ngoạm nào cũng nhân danh “tình hữu nghị mà bác Hồ và bác Mao đã dày công xây đắp, đó là tài sản vô giá của hai dân tộc”! Thế là câu chuyện “cõng rắn” ngày càng vỡ lở.
(Nói rõ thêm: Thế là những gì trong trang sử quá khứ phải được lật ra xem lại. Là người Việt Nam đích thực không ai có thể quên một nghìn năm Bắc thuộc do kẻ thù phương Bắc gây ra, các chế độ của Trung quốc có thể thay đổi nhưng dã tâm ấy thì xuyên suốt không hề phai nhạt. Vậy thì một người Việt Nam yêu nước có thể quên điều ấy hay không? Nếu còn nhớ mối nguy truyền kiếp là Tàu thì sao lại lập một chương trình cứu nước xuất phát từ Tàu, lấy căn cứ địa là Tàu, đi lính cho Tàu, lấy vợ Tàu, nhận viện trợ toàn diện của Tàu, nhận cố vấn Tàu, ốm đau chỉ sang Tàu chữa bệnh, khi ngồi với các lãnh tụ Tàu thì bộc lộ sự vui sướng hơn ngồi với những người ruột thịt…?.
Tóm lại một câu: Dù với động cơ muốn cứu nước chăng nữa nhưng những chuỗi ứng xử như thế dứt khoát mở đường cho Trung Cộng xâm nhập vào Việt Nam, trải thảm đỏ cho con chó sói đàng hoàng đặt cả 4 chân vào căn nhà Việt Nam. Gọi thế là “cõng rắn cắn gà nhà” hay “rước voi giày mả tổ” chắc không có gì quá đáng. Những Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc ngày xưa mang danh phản quốc cũng chưa thực hiện được một phần trăm công việc giúp Tàu xâm nhập Việt Nam đến thế. Mục đích tốt nhưng cách đi sai lầm nên gây hiệu quả ngược. Kích thích dã tâm bành trướng của Trung Cộng còn vô tình làm ảnh hưởng xấu đến tình hữu nghị của nhân dân hai nước nữa.)
Có thể giải thích rằng HCM đã bị cái ảo tưởng “thế giới đại đồng” của CS che mắt nên không nhìn ra kẻ thù, tưởng rằng Tàu CS là anh em trong gia đình XHCN thì khác hẳn Tàu phong kiến. Nếu thế thì ý thức CS đã chiếm lĩnh cả tâm hồn HCM, khiến HCM quên cả chiến lược giữ nước của tổ tiên trước kẻ thù phương Bắc, sao lại bảo HCM chỉ yêu nước chứ thực sự không phải người CS? Và dù bị ý thức CS che mắt nên mới mắc sai lầm thì hậu quả tai hại sẽ mất nước trước hết vẫn đặt lên vai người dẫn đường, sau đó là do “tầm” của cả dân tộc nói chung, không phải riêng một người hay một số người, đến khi nhận ra thì cái giá phải trả quá lớn.
Có thể bảo đó là sự hạn chế của lịch sử chăng? Sự cố lịch sử nào cũng do con người tiến hành, đều là sự hội tụ của những yếu tố chủ quan và khách quan, nhưng muốn chủ quan là yếu tố năng động có thể hành động tốt hơn thì phải tìm ra ưu điểm-khuyết điểm chủ quan, tìm đúng nguyên nhân thành công và thất bại để rút ra bài học cho những việc sắp tới.
Một hiện tượng thường gặp, trước một quá khứ đã được đánh giá là sai lầm, người ta thường chốt lại một câu “bây giờ biết thế là sai nhưng lúc ấy tôi chọn con đường ấy là đúng, là tất yếu, nếu lịch sử lặp lại tôi vẫn đi con đường đó, vì đó là điều kiện khách quan của Lịch sử, là sự hạn chế của Lịch sử”. Thằng Lịch sử luôn được lôi ra làm Lê Lai cứu chúa, nhưng xin hỏi: Lúc ấy đã xuất hiện nhiều con đường, đã có người khác, nơi khác chọn con đường khác và họ đã thành công kia mà? Sự chọn sai đường là do chủ quan mình có sai lầm về nhận thức hoặc tâm lý, là do trình độ. Đổ lỗi cho khách quan chẳng qua là để nhận sự sáng suốt về cho mình kiểu tự hào AQ. Tự cho mình là “sáng suốt” như vậy thì tất yếu sẽ tiếp tục đi từ “sáng suốt sai lầm” này đến những “sáng suốt sai lầm” khácmà thôi, sự hạn chế vẫn cứ do Lịch sử chứ không phải do trình độ. Dù là trình độ chung của dân tộc, hay một vài dân tộc, của dân trí, không phải của một cá nhân riêng lẻ, cũng phải tự phê phán mới mong thoát khỏi nạn lạc hậu triền miên của một đất nước được suy tôn là bậc “không chịu phát triển”!
Nay trở lại quá khứ để xem xét, với nhận thức toàn cầu hôm nay, rõ ràng việc chọn con đường Cộng sản để cứu nước và phát triển đất nước là sai lầm. Đi sai quy luật, phản khoa học nên xã hội không phát triển được đã đành, nhưng phải mượn sức mạnh của Liên xô, nhất là Trung quốc để cứu nước mới là sai lầm tai hại hơn, vì như Phan Châu Trinh đã nói mà Nguyễn Ái Quốc không chịu nghe lời: “Lực mình yếu mà muốn dùng bạo lực tất phải nhờ vả người khác, thế thì “thảng như cái phương pháp của ông Phan (Phan Bội Châu) mà thành công, thì quốc dân đồng bào vẫn nguyên là cái lưng con ngựa, chỉ thay người cỡi mà thôi”. (thư PCT gửi Nguyễn Ái Quấc)
Tàu muốn cưỡi lên lưng Việt Nam một lần nữa do tận dụng cơ hội VN đã thành đứa em nhỏ mắc nợ trong “đại gia đình CS” và do những ràng buộc của cá nhân HCM như trên đã nói. Kế hoạch bành trướng kiểu “tằm ăn dâu” của Trung Cộng cứ bám chặt vào “tình hữu nghị Việt-Trung quý báu mà bác Hồ và bác Mao đã dày công xây đắp”, đó là “tài sản quý báucủa nhân dân hai nước”. Cứ trương cái “tình hữu nghị, tài sản quý báu” giả tạo mà nuốt dần, nuốt hết tài sản thật của người ta. Tàu xưa nay vẫn thâm, Tàu Cộng Sản lại càng thâm hơn bao giờ hết. Dựa vào “Bác Hồ” để bàn kế Thoát Trung là trúng kế của địch, là mở cửa thành cho Bành trướng tiến vàoVì thế “muốn Thoát Trung phải Thoát Cộng, muốn Thoát Cộng phải Thoát Hồ”, triết lý cuối cùng của sự nghiệp Thoát Trung là như vậy, nhưng bước đi cụ thể thì không thể cứng nhắc mà phải từng bước phối hợp linh hoạt giữa 3 cuộc “Thoát” nói trên. Người đảng viên Cộng sản còn yêu nước cũng phải thoát khỏi “cái gông CS” mới cứu được nước, tất nhiên Thoát Cộng là thoát trong tư tưởng, trong ý thức (và điều này dễ dàng kiểm chứng) chứ không ở chỗ có tuyên bố Thoát Cộng hay không.
Phương pháp, cách đi cụ thể thì có nhiều, mỗi người có thể tận dụng thế mạnh của mình để góp phần xứng đáng, nhưng nhận thức thì phải hiểu tận cùng bản chất, không nên mơ hồ duy cảm hay tự biện hộ.
Trong cơn thoái trào Cộng Sản, để tự vệ người CS Việt Nam thường trút bỏ Mác-Lê trụ lại với HCM, trong HCM thì trút bỏ chất CS giữ lại chất yêu nước như nơi cố thủ cuối cùng. Nhưng câu chuyện nhỏ của người đảng viên già bỏ đảng khiến tôi thấy rõ nơi cố thủ cuối cùng đó chính là nơi dễ đổ nhất, yên tâm bám vào chút “hào quang le lói” đó khác nào bám vào sợi chỉ mành trước cơn giông bão của tri thức thời đại và nguy cơ Bắc thuộc mới.
Tôi không phải đảng viên Cộng sản, nhưng vẫn luôn được các đảng viên Cộng sản chia sẻ tâm sự, từ Nguyễn Hộ, Trần Độ…đến Nguyễn Hữu Đang, Hoàng Minh Chính, Lê Hồng Hà, Nguyễn Kiến Giang, Lê Hiếu Đằng…và vô số đảng viên đang sống hôm nay, trong đó có những đảng viên bỏ đảng như người đảng viên 92 tuổi vẫn lặn lội vào Đà Lạt thăm tôi như nói trên. Vì thế chuyện bỏ đảng hay ở lại trong đảng để đấu tranh tuy không phải việc của tôi, nhưng đã chung nhau một gánh nặng nước non thì cũng xin phép chia sẻ lại đôi lời bàn góp, nhân được sự thổ lộ chí tình của một đảng viên già bỏ đảng.
Hãy từ bỏ những điểm tựa sai lầm chỉ gây sự phân ly, để cùng nhau kết lại cứu nước khỏi tình trạng “quốc gia không chịu phát triển” và thảm họa Bắc thuộc mới mỗi lúc một tới gần!
http://baotiengdan.com/2017/07/26/bo-dang-vi-e-toi-cong-ran
http://www.boxitvn.net/bai/49607 ;
https://boxitvn.blogspot.fr/2017/07/bo-ang-vi-e-toi-cong-ran.html#more
http://danlambaovn.blogspot.com/2017/07/bo-ang-vi-e-toi-cong-ran.html
https://nhatnguyet2014.wordpress.com/2017/07/26/bo-dang-vi-e-toi-cong-ran/#more-50005
http://www.danchimviet.info/bo-dang-vi-e-toi-cong-ran/07/2017/5728

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Việt Nam chiến thắng, CĐV Trung Quốc mỉa mai: “Biết ngay, ĐT nước ta chỉ giỏi bắt nạt mấy đội nhỏ”

Việt Nam chiến thắng, CĐV Trung Quốc mỉa mai: “Biết ngay, ĐT nước ta chỉ giỏi bắt nạt mấy đội nhỏ”

Trang Lê | 

Việt Nam chiến thắng, CĐV Trung Quốc mỉa mai: "Biết ngay, ĐT nước ta chỉ giỏi bắt nạt mấy đội nhỏ"

Việt Nam chiến thắng, CĐV Trung Quốc mỉa mai: “Biết ngay, ĐT nước ta chỉ giỏi bắt nạt mấy đội nhỏ”

Trang Lê | 

Việt Nam chiến thắng, CĐV Trung Quốc mỉa mai: "Biết ngay, ĐT nước ta chỉ giỏi bắt nạt mấy đội nhỏ"

CĐV Trung Quốc luôn là những nhân vật có đánh giá khắt khe nhất đối với ĐTQG nước mình.

Hôm qua, ĐT Trung Quốc đã gặp thất bại 0-2 trước đối thủ Hàn Quốc trong lượt trận cuối Asian Cup. ĐT Việt Nam lại có chiến thắng trước Yemen và chờ xem có đi tiếp hay không.

Trên các trang báo như Sina, Sohu hay diễn đàn mạng Weibo, Toutiao, những bình luận về bóng đá Việt Nam diễn ra khá sôi nổi.

Dù ĐT Trung Quốc đã đi tiếp song CĐV vẫn không hài lòng với màn trình diễn của các cầu thủ. Trong khi đó, Việt Nam vốn không phải là đội mạnh lại có thắng lợi trong lượt trận cuối, điều đó khiến nhiều CĐV xứ Trung đưa ra nhiều so sánh

Việt Nam chiến thắng, CĐV Trung Quốc mỉa mai: Biết ngay, ĐT nước ta chỉ giỏi bắt nạt mấy đội nhỏ - Ảnh 1.

Hình ảnh CĐV Việt Nam trên báo Trung Quốc.

“Việt Nam chơi tốt hơn Trung Quốc quá nhiều ở giải năm nay. Tôi biết ngay, ĐT chúng ta chỉ giỏi bắt nạt các đội nhỏ chứ gặp kiểu Hàn Quốc hay Nhật Bản là thua xa. Thôi thì đi sớm về sớm vậy”, một CĐV bình luận.

“Việt Nam chỉ thua nhiều ĐTQG ở thể lực thôi. Họ là các cầu thủ trẻ, luôn phấn đấu luôn tiến bộ, thật đáng trân trọng đấy. Hi vọng họ lọt vào vòng sau. Tôi cũng muốn một lần xem ĐT Trung Quốc đối đầu Việt Nam trong giải chính thức để xem thực lực thế nào“, dân mạng khác viết.

“Nhìn cái bảng Việt Nam phải đá mà tôi thấy “ớn”. Mọi người thử nghĩ Trung Quốc vượt qua làm sao khi rớt vào cái bảng này. Tôi đã nói rồi, bóng đá Trung Quốc chỉ giỏi bắt nạt các đội nhỏ thôi”, một dân mạng khác viết.

“Cả Việt Nam, Thái Lan đều có những cầu thủ rất trẻ, họ hừng hực, đầy sức sống. Rồi thì sớm muộn bóng đá Trung Quốc cũng bị vượt qua thôi mà. Yêu chiều cho lắm vào rồi giải nào chẳng đi sớm về sớm”, một dân mạng bình luận.

Việt Nam chiến thắng, CĐV Trung Quốc mỉa mai: Biết ngay, ĐT nước ta chỉ giỏi bắt nạt mấy đội nhỏ - Ảnh 2.

Quang Hải khiến nhiều CĐV Trung Quốc ngỡ ngàng.

“Tôi nhớ cú đá phạt của anh chàng số 19 hồi đầu năm ngoái cũng từng xảy ra rồi đó. Tôi ghen tị dã man, sao Việt Nam lại có thể sản sinh ra một cầu thủ đá phạt tốt đến thế nhỉ. Nhìn đội trưởng nhà người ta mà xem, thấy cầu thủ sút tốt nhất đá thì thậm chí còn ăn mừng trước”, một dân mạng viết.

“Anh chàng số 19 nhỏ con là Messi Việt Nam đó hả, nhìn anh ta đá phạt mà phát thèm. Tôi vẫn nhớ cú đá phạt ở Thường Châu của anh ta, rất đẹp”, dân mạng khác vẫn xuýt xoa.

“Hi vọng Việt Nam đi tiếp chứ người ta chiến đấu đến thế cơ mà. Nhìn vào thôi cũng đủ thấy khát khao và quyết tâm. Đá giải châu Á không thường xuyên nhưng Việt Nam biết cách làm nên khác biệt quá”, dân mạng khác viết.

“Tôi thì vẫn đang đi du lịch ở Nha Trang, Việt Nam đây. Những ngày này không khí bóng đá tuyệt lắm. Trên bãi biển người ta còn đưa Tivi ra xem. Có bóng đá thì ai ai cũng dừng việc lại để xem cả. Sân cỏ nhân tạo của họ cũng rõ nhiều.

Chỉ có thể nói rằng sự phát triển của bóng đá Việt Nam được tạo nên từ nhiều thứ, từ tinh thần cho đến đầu tư. Xứng đáng lắm“, một dân mạng bình luận.

theo Thế giới trẻ

TIN NỔI BẬT SOHA

Hôm qua, ĐT Trung Quốc đã gặp thất bại 0-2 trước đối thủ Hàn Quốc trong lượt trận cuối Asian Cup. ĐT Việt Nam lại có chiến thắng trước Yemen và chờ xem có đi tiếp hay không.

Trên các trang báo như Sina, Sohu hay diễn đàn mạng Weibo, Toutiao, những bình luận về bóng đá Việt Nam diễn ra khá sôi nổi.

Dù ĐT Trung Quốc đã đi tiếp song CĐV vẫn không hài lòng với màn trình diễn của các cầu thủ. Trong khi đó, Việt Nam vốn không phải là đội mạnh lại có thắng lợi trong lượt trận cuối, điều đó khiến nhiều CĐV xứ Trung đưa ra nhiều so sánh

Việt Nam chiến thắng, CĐV Trung Quốc mỉa mai: Biết ngay, ĐT nước ta chỉ giỏi bắt nạt mấy đội nhỏ - Ảnh 1.

Hình ảnh CĐV Việt Nam trên báo Trung Quốc.

“Việt Nam chơi tốt hơn Trung Quốc quá nhiều ở giải năm nay. Tôi biết ngay, ĐT chúng ta chỉ giỏi bắt nạt các đội nhỏ chứ gặp kiểu Hàn Quốc hay Nhật Bản là thua xa. Thôi thì đi sớm về sớm vậy”, một CĐV bình luận.

“Việt Nam chỉ thua nhiều ĐTQG ở thể lực thôi. Họ là các cầu thủ trẻ, luôn phấn đấu luôn tiến bộ, thật đáng trân trọng đấy. Hi vọng họ lọt vào vòng sau. Tôi cũng muốn một lần xem ĐT Trung Quốc đối đầu Việt Nam trong giải chính thức để xem thực lực thế nào“, dân mạng khác viết.

“Nhìn cái bảng Việt Nam phải đá mà tôi thấy “ớn”. Mọi người thử nghĩ Trung Quốc vượt qua làm sao khi rớt vào cái bảng này. Tôi đã nói rồi, bóng đá Trung Quốc chỉ giỏi bắt nạt các đội nhỏ thôi”, một dân mạng khác viết.

“Cả Việt Nam, Thái Lan đều có những cầu thủ rất trẻ, họ hừng hực, đầy sức sống. Rồi thì sớm muộn bóng đá Trung Quốc cũng bị vượt qua thôi mà. Yêu chiều cho lắm vào rồi giải nào chẳng đi sớm về sớm”, một dân mạng bình luận.

Việt Nam chiến thắng, CĐV Trung Quốc mỉa mai: Biết ngay, ĐT nước ta chỉ giỏi bắt nạt mấy đội nhỏ - Ảnh 2.

Quang Hải khiến nhiều CĐV Trung Quốc ngỡ ngàng.

“Tôi nhớ cú đá phạt của anh chàng số 19 hồi đầu năm ngoái cũng từng xảy ra rồi đó. Tôi ghen tị dã man, sao Việt Nam lại có thể sản sinh ra một cầu thủ đá phạt tốt đến thế nhỉ. Nhìn đội trưởng nhà người ta mà xem, thấy cầu thủ sút tốt nhất đá thì thậm chí còn ăn mừng trước”, một dân mạng viết.

“Anh chàng số 19 nhỏ con là Messi Việt Nam đó hả, nhìn anh ta đá phạt mà phát thèm. Tôi vẫn nhớ cú đá phạt ở Thường Châu của anh ta, rất đẹp”, dân mạng khác vẫn xuýt xoa.

“Hi vọng Việt Nam đi tiếp chứ người ta chiến đấu đến thế cơ mà. Nhìn vào thôi cũng đủ thấy khát khao và quyết tâm. Đá giải châu Á không thường xuyên nhưng Việt Nam biết cách làm nên khác biệt quá”, dân mạng khác viết.

“Tôi thì vẫn đang đi du lịch ở Nha Trang, Việt Nam đây. Những ngày này không khí bóng đá tuyệt lắm. Trên bãi biển người ta còn đưa Tivi ra xem. Có bóng đá thì ai ai cũng dừng việc lại để xem cả. Sân cỏ nhân tạo của họ cũng rõ nhiều.

Chỉ có thể nói rằng sự phát triển của bóng đá Việt Nam được tạo nên từ nhiều thứ, từ tinh thần cho đến đầu tư. Xứng đáng lắm“, một dân mạng bình luận.

theo Thế giới trẻ

TIN NỔI BẬT SOHA

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Blog at WordPress.com.