Monthly Archives: March 2019

TQ đang tìm “những con đường khác” để bành trướng trên Biển Đông

TQ đang tìm “những con đường khác” để bành trướng trên Biển Đông

Những năm qua, việc Trung Quốc bộc lộc rõ là kẻ bành trướng, bất chấp luật pháp quốc tế tại vùng biển rộng 1,35 triệu dặm vuông thuộc Biển Đông và tiến hành quân sự hóa khu vực đã tạo dựng một môi trường an ninh vô cùng phức tạp.

Tạp chí The Diplomat mới đây có bài viết tiêu đề “Giai đoạn quân sự hóa kế tiếp của Trung Quốc trên Biển Đông”. Tác giả, Tiến sỹ Scott N. Romaniuk, thuộc Viện Trung Quốc, Đại học Alberta, Canada, và nghiên cứu sinh Tobias Burgers tại Viện Otto-Suhr thuộc Đại học Tự do Berlin, cho rằng: Mặc dù có người cho rằng căng thẳng trong khu vực sẽ giảm bớt do Trung Quốc ngừng các hành động phiêu lưu chiếm thêm lãnh thổ về phía nam, môi trường an ninh phức tạp của khu vực, nhưng sắp tới sẽ bước vào giai đoạn căng thẳng và phức tạp.

Căng thẳng là do Trung Quốc quyết củng cố những vị trí mà họ có được trên Biển Đông thông qua sức mạnh quân sự và sức mạnh chính trị. Bên cạnh đó là mối đe dọa nghiêm trọng từ việc tuần tra quân sự và bước nhảy vọt trong việc triển khai máy bay do thám, chiến hạm có tên lửa được dẫn đường và rất nhiều khí tài quân sự.

Tác giả cuốn sách cho rằng, sự lên tiếng mạnh mẽ của Trung Quốc đối với điều mà họ cho là các hành động đột kích mang tính khiêu khích của Mỹ là một chỉ dấu cho thấy những thực thể Bắc Kinh kiểm soát trên Biển Đông và lợi ích của họ trong khu vực vẫn gặp đe dọa. Còn mối đe dọa từ bên ngoài thì Bắc Kinh sẽ còn tiếp tục lấn chiếm và xây dựng ở vùng biển này.

Kể từ khi Bắc Kinh mở chiến dịch xây dựng đảo đến nay đã gần 10 năm. Giai đoạn tiếp theo là củng cố và tăng cường khả năng quân sự ở những lãnh thổ họ có được. Cụ thể là trú đóng trên nhiều hòn đảo nhỏ từng được xem là con người không thể ở được. Đó là bãi cạn Scarborough chiến lược cách đảo chính Luzon của Philippines 140 hải lý. Song, sự trơ lì của Trung Quốc ở Biển Đông đến nay vẫn chưa đem lại thay đổi trong hiện trạng quan hệ giữa các cường quốc.

Bắc Kinh đã mở rộng những bãi san hô và bãi đá ngầm hiện có lên đến hàng nghìn mẫu. Tuy nhiên, sự hiện diện quân sự và tinh thần sẵn sàng chiến đấu của họ vẫn chưa tới mức đủ để giành quyền kiểm soát đối với toàn bộ Biển Đông. Quá trình này nhiều khả năng sẽ diễn ra lâu hơn so với những phân tích của các các nhà nghiên cứu. Việc chiếm giữ và xây dựng đảo không hề làm giảm đi các tuyên bố chủ quyền hiện tại của các bên tranh chấp.

Đến hiện tại có thể thấy, sự kết hợp của ba nhân tố giúp gia tăng nhanh chóng khả năng có thêm hành động quân sự hóa trên Biển Đông là: việc Trung Quốc bành trướng trong quá khứ và tiếp tục củng cố vị trí bất chấp tuyên bố chủ quyền liên tục của các nước khác; việc Washington tuyên bố rằng tự do hàng hải vốn là nguyên tắc của luật pháp quốc tế cần phải được duy trì; việc Bắc Kinh không giữ lời hứa trước đây là sẽ không xây dựng thêm nữa trên Biển Đông.

Các chiến dịch cứu hộ dân sự lâu nay vẫn là lời biện hộ chính cho việc Bắc Kinh tiếp tục xây dựng các cơ sở quân sự và triển khai các hệ thống vũ khí. Hệ thống ấy khá đồng bộ, bao gồm máy bay chiến đấu tối tân, tên lửa đất đối không, tên lửa chống hạm và công nghệ phá sóng. Trong khi đó, Chủ tịch Tập Cận Bình vẫn luôn nói tại các diễn đàn quốc tế rằng, những thực thể họ chiếm giữ trên Biển Đông sẽ không được quân sự hóa.

Cuốn sách cũng nêu rõ: do Trung Quốc không có khả năng theo kịp các khía cạnh trong sức mạnh quân sự của Mỹ – ít nhất là về mặt chất lượng – trong ngắn hạn, sự hiện diện quân sự bên ngoài biên giới Trung Quốc là một nấc thang hợp lý và cần thiết nếu Trung Quốc hy vọng thể hiện quyền lực của họ lên một mức cao hơn. Đầu tư quân sự của Trung Quốc tiếp tục tăng và họ chỉ có một mặt trận để tập trung vào – đó là Biển Đông.

Những vấn đề gây xao lãng cũng cho Trung Quốc thời gian để thiết lập sự hiện diện quân sự mạnh mẽ hơn ở Biển Đông trên những thực thể mà họ kiểm soát hơn là mở rộng và theo đuổi các công trình bồi đắp đảo. Lại nữa, Bắc Kinh cũng viện tới những phương cách khác để khẳng định chủ quyền với việc Brunei đang ngày càng dựa vào Trung Quốc về kinh tế thông qua các thỏa thuận thương mại và tài chính. Brunei trở thành đồng minh mà Trung Quốc rất cần trên Biển Đông. Nước này sẽ giữ im lặng hoặc xoay chuyển theo hướng phù hợp với các lợi ích chiến lược của Bắc Kinh.

Một nước có tranh chấp trong khu vực là Philippines. Nước này đã tìm cách lấy lòng Trung Quốc sau khi bị hấp dẫn với những hứa hẹn của ý tưởng “Vành đai-Con đường”. Chiến lược phát triển này vừa là công cụ chính trị vừa là ý tưởng kinh tế mà Bắc Kinh có thể dựa vào để tăng cường ảnh hưởng chính trị đối với chính sách của các nước quanh Biển Đông.

Theo các tác giả, Việt Nam vẫn là một nước ngoan cố đối với Bắc Kinh và vẫn là thành trì chống lại sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông. Hà Nội liên tục có những hành động thách thức Trung Quốc. Nỗ lực của Việt Nam trong việc lên án những hành động phiêu lưu của Trung Quốc trên Biển Đông cho thấy giới hạn của chính sách gây áp lực hữu hảo của Bắc Kinh lên các nước để họ lặng lẽ từ bỏ tuyên bố chủ quyền các khu vực tranh chấp.

Bắc Kinh đang tìm “những con đường khác” để bành trướng trên Biển Đông, mở rộng quyền kiểm soát của họ trên thực tế. Trong đó việc kéo dài các cuộc đàm phán và mua chuộc các nước là hai chiến thuật khả dĩ. Bằng cách này, Moscow cũng từng dùng chiến thuật tương tự để siết chặt sự kiểm soát của họ đối Crimea bốn năm sau khi họ sáp nhập vùng lãnh thổ này từ tay Ukraine.

Thế trận giằng co trên Biển Đông vẫn tiếp diễn. Đương nhiên các nước có chủ quyền trong khu vực phải sẵn sàng đối phó với những trò ma quái của Trung Nam Hải.

Advertisement
Categories: Biển Đông | Leave a comment

HLV Park Hang-seo gửi đề xuất đặc biệt lên VFF vì sợ học trò đánh mất phong độ

HLV Park Hang-seo gửi đề xuất đặc biệt lên VFF vì sợ học trò đánh mất phong độ

Tiểu Mã – Ảnh: Đông Anh | 

HLV Park Hang-seo gửi đề xuất đặc biệt lên VFF vì sợ học trò đánh mất phong độ

Sau khi nhấn mạnh rằng U23 Việt Nam không được phép tự mãn, thầy Park đã gửi kiến nghị của mình lên VFF bởi ông sợ các học trò sẽ bị đánh mất phong độ.

Sau chiến thắng lịch sử trước U23 Thái Lan để chính thức vào VCK giải U23 châu Á 2020, HLV Park Hang-seo đã có cuộc họp với Chủ tịch VFF Lê Khánh Hải để bàn về kế hoạch chuẩn bị cho SEA Games 30 vào cuối năm và xa hơn là giành vé dự Olympic 2020.

Trong buổi họp này, HLV Park Hang-seo đã nhấn mạnh rằng đây là lúc bóng đá Việt Nam không phải sợ Thái Lan. Tuy nhiên, Việt Nam không chỉ có đối thủ duy nhất là người Thái mà còn rất nhiều đội bóng mạnh khác nữa.

Do vậy, thầy Park cho rằng ông và các học trò ở U23 Việt Nam không được phép tự mãn, chủ quan sau chiến thắng. Điều vô cùng quan trọng với toàn đội là tiếp tục nuôi dưỡng ý chí chiến đấu, rèn giũa năng lực để chinh phục những thử thách mới.

HLV Park Hang-seo gửi đề xuất đặc biệt lên VFF vì sợ học trò đánh mất phong độ - Ảnh 1.

HLV Park Hang-seo cho rằng ông và các học trò không được phép tự mãn sau chiến thắng (ảnh: Đông Anh).

Đáng chú ý trong buổi họp này đó là việc HLV Park Hang-seo đã gửi một yêu cầu tới VFF bởi ông lo sợ các học trò ở U23 Việt Nam sẽ bị đánh mất phong độ sau vòng loại U23 châu Á.

Nguyên nhân nằm ở việc U23 Việt Nam vừa giành thành tích rất ấn tượng nhưng sắp tới khi quay lại sân chơi quốc nội, nhiều cầu thủ trong đội sẽ lại phải ngồi ghế dự bị hoặc thậm chí không được thi đấu tại V.League.

HLV Park Hang-seo cho biết, ông không thể can thiệp vào việc sử dụng nhân sự ở các CLB. Nhưng để cầu thủ không bị đánh mất phong độ, ông đã đề xuất VFF điều chỉnh lịch thi đấu để để qua đó giúp ông có đủ thời gian kết nối đội U22 Việt Nam thành một tập thể thực sự mạnh mẽ hòng chinh phục chức vô địch SEA Games 30.

Theo thầy Park, để giành HCV SEA Games, không chỉ riêng U22 Việt Nam cần nỗ lực mà cả ngành thể thao và VFF sẽ cùng phải đồng hành, phối hợp chặt chẽ với nhau, giúp chúng tôi hiện thực hóa mục tiêu của mình.

HLV Park Hang-seo gửi đề xuất đặc biệt lên VFF vì sợ học trò đánh mất phong độ - Ảnh 2.

HLV Park Hang-seo đề nghị VFF điều chỉnh lịch thi đấu ở các giải quốc nội vì sợ các học trò bị mất phong độ (ảnh: Đông Anh).

Trước đề nghị của thầy Park, chủ tịch VFF Lê Khánh Hải khẳng định rằng Liên đoàn cần chủ động tính toán lại hệ thống thi đấu trong nước để làm sao tập trung sớm, tạo điều kiện tốt nhất giúp thầy trò HLV Park Hang-seo hoàn thành mục tiêu vô địch SEA Games và sau đó là giành vé dự Olympic 2020.

Ngoài việc điều chỉnh lịch thi đấu các giải trong nước thì chủ tịch Lê Khánh Hải cũng cho rằng VFF sẽ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của ông Park, từ bổ sung chế độ dinh dưỡng, trang thiết bị, tăng cường chuyên gia…

Chủ tịch Lê Khánh Hải khẳng định thêm, trước SEA Games 30 thầy trò HLV Park Hang-seo sẽ được tập huấn tại nước ngoài dù chưa chốt về địa điểm cụ thể.

Trước đề xuất của HLV Park Hang-seo, VFF dự kiến sẽ điều chỉnh lịch thi đấu như sau:

Trận chung kết Cúp quốc gia 2019 sẽ diễn ra vào 24/10 thay vì 31/10 như lịch cũ.

V.League sẽ tạm nghỉ từ 1 – 13/6, vòng 12 sẽ đá sớm 1 tuần để đội tuyển dự King’s Cup tại Thái Lan từ 5 – 8/6. Lượt cuối V.League sẽ diễn ra vào ngày 6/10 thay vì 26/10 như kế hoạch ban đầu.

theo Trí Thức Trẻ

Categories: Tin Trong Nước | Leave a comment

à Phạm Thị Yến nói trong cuộc điện thoại xin lỗi mẹ nữ sinh giao gà: “Nói đi thì nhẹ nhưng nói lại thì nặng”

à Phạm Thị Yến nói trong cuộc điện thoại xin lỗi mẹ nữ sinh giao gà: “Nói đi thì nhẹ nhưng nói lại thì nặng”

Hoàng Đan | 

Bà Phạm Thị Yến nói trong cuộc điện thoại xin lỗi mẹ nữ sinh giao gà: "Nói đi thì nhẹ nhưng nói lại thì nặng"

Bà Phạm Thị Yến. Ảnh cắt từ clip.

Trưa 28/3, bà Phạm Thị Yến, phật tử chùa Ba Vàng đã gọi điện thoại chính thức xin lỗi gia đình nữ sinh giao gà bị sát hại ở Điện Biên và hứa sẽ lên tận nơi để nói chuyện.

Sau nhiều ngày bị dư luận lên án, trưa 28/3, bà Phạm Thị Yến, Chủ nhiệm CLB Cúc Vàng, chùa Ba Vàng (Uông Bí, Quảng Ninh) đã gọi điện cho bà Trần Thị Hiền (mẹ nữ sinh Cao Thị Mỹ D.) để xin lỗi và giải thích về phát ngôn trong video liên quan đến việc nữ sinh D. bị sát hại dã man khi đi giao gà.

Theo bà Trần Thị Hiền, trong cuộc điện thoại, bà Phạm Thị Yến gửi lời xin lỗi tới bà và gia đình về các phát ngôn liên quan đến sự việc con gái bị sát hại trong đoạn clip được đăng tải trên mạng xã hội.

“Qua điện thoại, bà Yến có nói xin lỗi gia đình tôi và cho rằng, chỉ giảng giải bình thường về nhân quả của đạo Phật chứ không có tâm địa ác độc gì.

Bà Yến nói, trước đây, gia đình có một người chị gái bị khổ như con gái tôi nên rất đồng cảm, không có ý gì.

Tuy nhiên, do cư dân mạng, báo chí vào mạnh nên dẫn đến việc nói đi thì nhẹ nhưng nói lại thì nặng”, bà Hiền kể lại cuộc nói chuyện.

Mẹ nữ sinh giao gà bị sát hại cho biết thêm, sau khi nghe trao đổi, bà đã nêu rõ, việc nói qua điện thoại là một chuyện nhưng gia đình “chưa biết bà Yến là ai và những giải thích đó như thế nào”.

“Tôi nói rõ, xin lỗi hay không, gia đình cũng chưa biết mặt cô nên chưa thể nhận lời xin lỗi này còn nếu có gì cô lên tận nơi để hai bên cùng nói chuyện. Bà Yến có trả lời, sẽ thu xếp để sang tuần lên”, bà Hiền thông tin.

Bà Hiền nhấn mạnh, trước đây vợ con, gia đình kẻ giết con gái cũng đã lên tận nhà bà nhưng gia đình không ai có hành động xấu gì nên nếu bà Yến lên tận nơi xin lỗi, gia đình sẽ tiếp, nói chuyện đàng hoàng.

Trao đổi với PV, bà Phạm Thị Yến, phật tử chùa Ba Vàng xác nhận, ngoài gửi lời xin lỗi qua điện thoại, trong tuần tới, nếu thu xếp được, bà sẽ lên tận nơi xin lỗi gia đình nữ sinh giao gà bị sát hại dịp Tết vừa qua.

Bà Yến cho rằng, bản thân không hề có ý xúc phạm đến nữ sinh giao gà bị sát hại cũng như anh linh của các anh hùng liệt sỹ.

Bà này giải thích, khi có người hỏi, bà đã giảng cho phật tử và nói nữ sinh bị sát hại bởi “ác nghiệp tiền kiếp và duyên trong hiện tại”.

“Trong đoạn clip, tôi cũng nói những kẻ sát hại cô gái rồi sẽ nhận quả báo thích đáng. Xã hội cần lên án, trừng phạt những kẻ ác đó để họ không tạo nghiệp nữa. Đây là cách lý giải theo nhân quả của Phật giáo, qua đó khuyên răn mọi người bỏ ác, làm lành để không gặp quả báo.

Bản thân gia đình tôi trước đây cũng có người chị gái khổ như vậy nên tôi không hề có ác ý gì với gia đình mà thông cảm. Có thể gia đình chưa xem hết đoạn clip nên tôi mong gửi lời xin lỗi tới gia đình và sẽ thu xếp lên tận nơi”, bà Yến nói.

Bà Phạm Thị Yến (SN 1970, quê gốc tại Hưng Yên). Năm 2017, bà làm Chủ nhiệm Câu lạc bộ Cúc Vàng với gần 10 đạo tràng, hơn 700 cư sĩ, phật tử sinh hoạt, tu tập theo sự chỉ dạy của đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng.

Vào các ngày định kỳ 8, 14 và 30 âm lịch hàng tháng, hàng nghìn phật tử trong câu lạc bộ nghe trụ trì giảng pháp. Bà Yến tham gia thuyết giảng, hướng dẫn phật tử tu hành vào ngày 3, 8, 20.

Những buổi thuyết giảng đều được ghi hình, đăng tải trên Youtube, Facebook và website cá nhân của bà Yến, có hàng chục nghìn lượt theo dõi.

Trong video, bà Yến khẳng định “chuyện vong báo oán từ kiếp này sang kiếp khác là có thật, hay còn gọi là oan gia trái chủ”.

Bà này giải thích nữ sinh giao gà ở Điện Biên bị sát hại là “ác nghiệp tiền kiếp và duyên trong hiện tại”.

theo Trí Thức Trẻ

Categories: Tin Trong Nước | Leave a comment

Người Uyghur dưới gót giày toàn trị Trung Quốc

Người Uyghur dưới gót giày toàn trị Trung Quốc

Tóm tắt – Dưới chiêu bài phòng chống và tiêu diệt khủng bố Hồi Giáo cực đoan và đồng thời để bảo vệ an ninh cho các hành lang kinh tế trong đề án Một Vòng Đai Một Con Đường, nhà nước Trung Quốc đang tiến hành một quy trình rất khắc nghiệt nhằm dàn áp các người dân tộc Uyghur tại Vùng Tự Trị Tân Cương. Các khâu chính trong quy trình này là:
1) đưa người Hán đến sinh sống tại các hộ người Uyghur để theo dõi và uốn nắn lối sống của các người này theo lối sống của người Hán,
2) buộc người Uyghur nhất là trẻ em phải nói tiếng Trung trong học tập và sinh hoạt,
3) thiết kế và cập nhật liên tục 24/7 một hay nhiều cơ sở dữ liệu chứa các số liệu sinh trắc học và các chi tiết cá nhân của từng người Uyghur,
4) theo dõi từng hành vi và bước đi của các người Uyghur 24/7 qua một hệ thống may ảnh/máy quay phim số cố định và di động được cài đặt cùng khắp Tân Cương,
5) tập trung cải tạo lâu dài để “trừ khử mọi hình thái cực đoan Hồi Giáo” và “chủ nghĩa quốc gia ly khai” của bất cứ người Uyghur có thái độ chống đối dù rất nhỏ nhặt, và
6) buộc mọi người Uyghur chưa bị tập trung cải tạo phải tham gia những khóa học tập cải tạo vào ban ngày hay ban đêm. Để thi hành và số hóa quy trình trên Trung Quốc đã học và áp dụng được các công nghệ hàng đầu của Hoa Kỳ về ngành thu tập và phân tích các số liệu về gen và DNA. Các kinh nghiệm thu hoạch được tại Tân Cương chắc chắn sẽ được nhà nước Trung Quốc dùng vào hai việc. Một là bổ sung cho những biện pháp đang được dùng để quản lý người Trung Quốc ngay trên lục địa Trung Quốc và hai là xuất khẩu kiếm lời hay dành ưu thế chính trị/kinh tế tại các nước độc tài hay các nước đang đi lên. Vì hai lý do này, nguy cơ là đa số các nước trên thế giới sẽ sống dưới một chế độ toàn trị ngàn vạn lần tàn độc hơn những gì đã được mô tả trong tác phẩm khoa học giả tưởng “1984”của George Orwell sẽ hình thành và sẽ gia tăng.
*
1 – Từ Một Bức Hình Vô Tư
Bức hình dưới đây, được tung lên mạng xã hội WeChat của Trung Quốc vài tháng trước đây trong năm nay khi nhìn thoáng qua sẽ không thấy có gì kỳ lạ (1). Trong hình chỉ có ba người đàn bà cùng nằm chung trên một chiếc giường. Nhìn kỹ lưỡng hơn, sẽ thấy người đàn bà nằm phía ngoài cùng mặc áo hồng và trông lớn tuổi nhất có đầu bịt khăn, miệng hơi mím lại không cười và trong ánh mắt có vẽ vui nhưng cũng có nét âu lo. Cô gái trẻ nằm giữa thì ra dấu hòa bình với bàn tay mặt và có một nụ cười vô tư rất tươi. Người nằm ngoài mặc áo ngũ và cũng là người chụp ảnh selfie tuy không cười nhưng trên mặt đượm nét mặt vui và nghiêm với đôi chút suy tư.
2 – Đến Sự Tuyệt Chủng Sắp Tới Của Người Uyghur
Tuy không có gì kỳ lạ, bức hình này gói ghém một cách cực kỳ cô đọng một thảm kịch rất lớn, nói trắng ra là sự tuyệt chủng sắp tới của dân tộc Uyghur (phiên âm tiếng Hán Việt là Ngô Duy Nhĩ, tuy nhiên bài viết sẽ dùng từ Uyghur vì kính trọng dân tộc này) tại Vùng Tự Trị Tân Cương, Trung Quốc. Để khai triển ý này, cần ghi nhận trước hai chi tiết sau.
Chi tiết thứ nhất liên hệ người đàn bà đầu có bịt khăn và nằm ở phía ngoài cùng bên phải. Người phụ nữ này là một trong từ 11,4 triệu đến 15,0 triệu người Uyghur. Con số gần 11,4 triệu là do nhà nước Trung Quốc đưa ra (2). Con số này xác định vị thế rất nhỏ của dân tộc Uyghur trong một nước Trung Quốc có dân số là 1.4 tỷ người. Con số 15.0 triệu, lớn hơn con số của nhà nước trung Quốc đến 33%, là do Hiệp Hội Các Người Uyghur Tai Hoa Kỳ đề xuất (3). Con số này gồm tất cả các người Uyghur trên toàn cầu, tức là người Uyghur tại các nước Hồi Giáo như Kazakhstan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Thổ Nhĩ Kỳ, Arabia, Pakistan, và các nước Tây phương như Úc, Ukraine, Hoa Kỳ, Canada, và các nước Á Châu như Nhật Bản. Tại Tân Cương, người Uyghur chiếm 45% dân số trong khi người Hán chiếm 40%, với 5% còn lại là những dân tộc ít người khác. Tại các thành phố lớn và đã công nghiệp hóa của Tân Cương nhu như Urumqi, 75% dân số là người Hán. Điều này cũng có nghĩa là đa số các công việc tốt hay ngành nghề hiện đại, có khả năng kiếm ra nhiều tiền, đã ưu tiên lọt vào tay các người Hán đã di dời đến Tân Cương thay vì ra thuộc về các người Uyghur.
Về mặt huyết thống, người Uyghur nay sinh sống tại Tân Cương – và các nước gần đó nhưng không thuộc Trung Quốc như Kazakhstan, Kyrgyzstan, và Uzbekistan không có cùng hệ DNA với người Hán. Trái lại, họ là hậu duệ của những bộ lạc và vương quốc có nguồn gốc từ các vùng đất từ phía đông của Thổ Nhĩ Kỳ đến phía tây nam của Mông Cổ. Trong DNA của người Uyghur có DNA người da trắng, các người Trung Đông và Cận Đông, và sau này, các người Đông Á. Về mặt lịch sử, dân tộc Uyghur còn có một lịch sử rất lâu dài. Nếu tính từ lúc các bộ lạc người Uyghur còn là một bộ phận của các bộ lạc gốc Turkic (Thổ Nhĩ Kỳ), họ có một lịch sử và một nền văn minh đa dạng đã tồn tại và phát triển trên 9000 năm. Nếu chỉ tính từ khi nước Đông Turkestan ra đời, lịch sử của người Uyghur kéo dài trên 4000 năm, tức là không thua gì lịch sử 4000 năm văn hiến của người Việt Nam. Người Uyghur bắt đầu theo đạo Hồi kể từ đầu thế kỷ thứ 10 cho đến ngày hôm nay khi tôn giáo này tiến vào các vùng đất ở ngoài Trung Đông và tiếp cận với Âu Châu như Thổ Nhĩ Kỳ. Vì là một dân tộc sinh sống gần biên cương của Trung Quốc, các quan hệ Uyghur -Trung Quốc tương tự như các quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, tức là lúc thì bị Trung Quốc đô hộ và tìm cách đồng hóa, lúc thì hiện diện như một nước độc lập tự chủ (4).
Cần phân biệt người Uyghur theo Hồi Giáo tại Tân Cương và những người cũng theo Hồi Giáo nhưng sinh sống tại lục địa Trung Quốc, tức là những người nhà nước Trung Quốc gọi là người Hồi (Hui, 回).Những người này chủ yếu là hậu duệ của các lái buôn người gốc Á Rập, Ba Tư trên các Đường Tơ Lụa giữa Trung Quốc và các nước ở phía Nam tại Trung Đông và Cận Đông. Họ đã đến và lập nghiệp tại Trung Quốc từ đời Tống (960-1279) hay sớm hơn. Tất cả đều nói tiếng Trung, sinh sống như người Hán, và vẫn giữ một số tập tục Hồi Giáo thuần túy như không ăn thịt heo theo chế độ ăn uống halal, đàn ông để râu và đội mũ nắp sọ (sufi) và đọc kinh 5 ngày một lần. Nhà nước Trung Quốc không có vấn đề với các người Hồi này vì họ đã đồng hóa và hội nhập vào xã hội Trung Quốc cộng sản một cách tương đối tự nhiên sau 12 thế kỷ sinh sống tại lục địa Trung Quốc (5, 6).
Chi tiết thứ nhì liên hệ đến hai thiếu nữ đang nằm chung giường với người đàn bà Uyghur trên. Hai thiếu nữ này người Hán và đến từ lục địa Trung Quốc. Họ là những công nhân viên nhà nước trẻ được nhà nước, đảng, và đoàn chọn và “đưa xuống” Tân Cương để ở chung nhà và sinh hoạt gia đình của người đàn bà Uyghur họ đang nằm chung giường. Họ đến với gia đình này trong tư cách là những người “bà con” – cách dùng chữ của nhà nước Trung Quốc – tuy rằng giữa hai thiếu nữ người Hán và người phụ nữ Uyghur trong hình không có bất cứ quan hệ gia đình hay huyết thống nào cả.
3 – Các Mục Tiêu Của Trung Quốc Khi Đàn Áp Người Uyghur
Việc các người Hán được trẻ “đưa xuống” vào ở nhà những người “bà con” Uyghur tại Tân Cương như trình bày ở trên nhằm thi hành hai mục tiêu chính trị. Một là phòng chống và tận diệt tại gốc tất cả các hiện tượng mà nhà nước Trung Quốc gọi là Hồi Giáo “cực đoan” và hai là bảo vệ an ninh cho đề án Một Vòng Đai Một Con Đường.
 
Mục Tiêu 1: Tận Diệt Hồi Giáo Cực Đoan (Và Các Tôn Giáo Chống Đối)
ĐCSTQ xem người Uyghur như là hiện thân của Hồi Giáo cực đoan và do đó phải tận diệt vì hai lý do. Lý do thứ nhất là họ những người Hồi Giáo có gốc Cận Đông và Trung Đông – cái nôi của Hồi Giáo cực đoan hiện đại, và lý do thứ hai là họ có một lịch sử kình chống lại các chính quyền Trung Quốc ở trung ương để đòi độc lập tự trị kéo dài cả ngàn năm. Ngoài ra, qua việc bức hại các người Uyghur, ĐCSTQ còn muốn gửi một thông điệp cho thế giới Hồi Giáo và nhất là các tổ chức Hồi Giáo cực đoan đang dấy lên trên toàn thế giới, từ các nước Âu Châu, Mỹ Châu, Phi Châu cho đến các nước Á Châu như Philippines, Thái Lan. Thông điệp đó là: Hồi Giáo hay bất cứ tôn giáo nào cũng phải quy phục ĐCSTQ, và mọi tôn giáo muốn hiện diện tại Trung Quốc sẽ phải từ bỏ mọi ý đồ thách đố quyền lực tuyệt đối của đảng.
Điển hình cho việc thi hành không nhân nhượng của thông điệp không chấp nhận bất cứ thách đố nào dù nhỏ nhặt nhất là cách ĐCSTQ đối xử với Pháp Luân Công. Đây là một nhánh của Phật Giáo đã công khai chống lại đảng và nhà nước Trung Quốc ở trong và ngoài nước. Vào lúc này, nhà nước Trung Quốc truy lùng mọi tín đồ Pháp Luân Công và nếu bắt được, nhà nước sẽ buộc họ phải bỏ đạo hoặc bị tập trung cải tạo.
Các tín đồ của Pháp Luân Công và các người Uyghur theo Hồi Giáo bị bắt và tập trung cải tạo còn là đối tượng của một biện pháp trấn áp rất tàn độc, tức là việc thu hoạch nội tạng để phục vụ cho một kỹ nghệ cấy ghép nội tạng. Theo một báo cáo của các tác giả Kilgour, Matas và Gutmann đã xuất bản lần đầu tiên vào năm 2006 và cập nhật vào tháng sáu năm 2016 – nhà nước Trung Quốc đã cho phép các bệnh viện và công ty dịch vụ thu hoạch nội tạng như tim, thận, và gan của từ 60 đến 100 ngàn tù nhân lương tâm mỗi năm, với các tù nhân này chủ yếu là tín đồ Pháp Luân Công hay là người Uyghur. Việc thu hoạch nội tạng xảy ra khi các tù nhân lương tâm này còn sống. Việc cấy ghép cấp thời vào cơ thể những ai đã mua các nội tạng sẽ phải làm trong thời gian nội tạng còn ấm, tức là trong thời kỳ WIT ( “Nhiệt Độ Ấm Thiếu Máu”, Warm Ischemic Temperature). Kể từ năm 2000, đã có trên 1.5 triệu vụ cấy ghép nội tạng tại 712 trung tâm cấy ghép gan và thận tại Trung Quốc. Các người mua nội tạng này chủ yếu là các viên chức nhà nước cao cấp, các đại gia Trung Quốc, và các “du khách cấy ghép” đến từ các nước ngoài (7).
Tuy báo cáo của Kilgour, Matas và Gutman đã gây nhiều chú ý tại Quốc Hội Hoa Kỳ, Anh Quốc, Cộng Đồng Âu Châu, và các tổ chức bảo vệ nhân quyền, cho đến ngày hôm nay Tây Phương vẫn chưa có biện pháp chế tài nào đối với Trung Quốc về vấn đề thu hoạch nội tạng để phục vụ cho một ngành công nghệ “du lịch cấy ghép” được biết chỉ hiện diện tại hai chỗ: Trung Quốc và các vùng đất do tổ chức khủng bố Nhà Nước Hồi Giáo Tại Iraq và Syria (ISIS) kiểm soát (8).
Mục Tiêu 2: Bảo Vệ An Ninh Cho Đề Án Một Vòng Đai Một Con Đường
Mục tiêu thứ nhì nhằm bảo vệ an ninh trên những vùng đất tại đó các dự án và 5 hành lang kinh tế của Đề án Một Vòng Đai Một Con Đường sẽ triển khai. Mục tiêu này cũng không khó hiểu vì Tân Cương là nơi mà 3 trong năm hành lang kinh tế (economic Corridor) đó sẽ được thiết kế, như thấy được trong bản đồ sau (9). Ba hành lang kinh tế xuất phát từ Tân Cương là hành lang Trung Quốc-Mông Cổ-Nga (China-Mongolia-Russia), Cầu Đất Mới Âu-Á (New Eurasia Land Bridge), Trung Quốc-Pakistan (China-Pakistan). Các hành lang này sẽ đi qua những vùng đất có đa số dân cư theo Hồi Giáo như các nước Tajikistan, Uzbekistan, và Pakistan. Ngoài các hành lang kinh tế, Tân Cương tự nó cũng là một vùng đất có nhiều khoáng sản như sắt boxit/nhôm, liti cacbonat, kali, kền, urani, v.v… (10) và do đó an ninh tại đó là một điều cần thiết.
4 – Các Biện Pháp Trung Quốc Dùng Để Hán Hóa Người Uyghur
Để thực hiện mục tiêu Hán hóa người Uyghur, nhà nước Trung Quốc đang sử dụng ba biện pháp chính. Một là theo dõi rất sát từng người dân Uyghur trong đời sống hàng ngày trong nhà họ qua việc “đưa xuống” các “bà con” vào các hộ người Uyghur như trình bày ở trên, hai là tăng cường khả năng theo dõi từng người Uyghur ở ngoài nhà họ với các máy chụp hình có trí khôn cố định và di động và thiết lập một cơ sở dữ liệu toàn diện về từng người và toàn thể dân tộc Uyghur, và ba là cưỡng bách đồng hóa nhằm Hán hóa người Uyghur.
 
Biện Pháp 1: Theo Dõi Từng Người Uyghur ngay trong nhà họ qua các “bà con” được “đưa xuống”
Biện pháp thứ nhất được bắt đầu thi hành vào năm 2014 và đang có một chiều hướng gia tăng rất đáng ngại.
Các người “bà con” được “đưa xuống” phải làm hai việc chính. Việc thứ nhất là xem xét, dò xét, nghi chép vào một sổ tay vào báo cáo về một cơ sở dữ liệu tại Trung Ương về cách sống hàng ngày của các người trong gia đình Uyghur đang nuôi dưỡng họ. Các đề mục báo các là cách chào hỏi giữa các người Uyghur (ví dụ nếu có ai chào nhau qua câu nói Hồi Giáo truyền thống “As-Salaam Alaikum” tức là “Bình An cho Bạn” họ sẽ bị ghi sổ ngay) cách ăn uống theo tập tục Hồi Giáo hay không (người theo đạo Hồi không uống rượu, không ăn thịt heo, chỉ ăn thịt halal), cách cầu nguyện (tín đồ Hồi Giáo phải đọc kinh 5 lần mỗi ngày), và nhất là các quan hệ nếu có giữa các thành viên của gia đình Uyghur này và các người Uyghur hay Hồi Giáo gốc turkic ở các nước Hồi Giáo lân cận. Việc thứ hai là qua các tương tác như ăn uống chung, học tập chung về cách chính sách của nhà nước trung ương, tìm cách uốn nắn tư tưởng và hành vi của mỗi thành viên của gia đình sao cho người Uyghur sẽ từ bỏ các lối sống, thói quen và tập tục theo truyền thống Uyghur Hồi giáo, và nhất là các quan điểm cực đoan như thánh chiến “jihad” để tiếp thu và hội nhập vào lối sống Trung Quốc. Mục tiêu của hai việc làm này là biến những người Uyghur đang nuôi dưỡng họ trở thành những người Trung Quốc tốt, tức là những người nói tiếng Trung và trung thành tuyệt đối với các nhà lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc.
Các số liệu có được về việc thi hành biện pháp thứ nhất này như sau. Vào năm 2014, có 200.000 công nhân viên nhà nước người Hán được “đưa xuống” ở tại các hộ ‘bà con” người Uyghur tại Tân Cương. Vào năm 2016, con số này là 110 ngàn người. Vào năm 2017, con số này đã lên đến trên một triệu người (11).
Khi phân tích các số liệu này, nếu một hộ người Uyghur có từ 8 đến 4 người, với dân số ước tính là 11.4 triệu, tại Tân Cương sẽ có từ 1.5 triệu đến 2.8 triệu hộ người Uyghur. Khi “đưa xuống” trên dưới 1 triệu người Hán “bà con” vào các hộ Uyghur mỗi năm, ta có thể thấy là vào bất cứ thời điểm nào sau các năm 2016 hay 2017, cho 10 hộ người Uyghur sẽ có từ 7 đến 4 hộ có một hay hai người Hán “bà con” đến ở chung. Đây là một tỷ lệ cao và do đó đáng lo ngại. Bởi vì, nếu tiếp tục “đưa xuống” khoảng 1 triệu người Hán như thế mỗi năm, chỉ trong vòng từ 2 đến 5 năm – tức là chậm lắm là đến năm 2021 nếu tính từ năm 2016 – tất cả các hộ người Uyghur ở Tân Cương đều đã có một vài người Hán trẻ “bà con” đến ở chung. Từ đó đến việc Hán hóa và xóa tên lối sống Hồi Giáo Uyghur của tất cả 11.4 triệu người Uyghur sẽ không xa.
Biện pháp 2: Theo dõi từng người Uyghur ngoài nhà họ qua các máy chụp ảnh cố định và di động và việc thiết lập một cơ sở dữ liệu toàn diện về từng người và toàn thể dân tộc Uyghur.
Ngoài việc dùng các người “bà con” “đi xuống” ở tại các hộ người Uyghur, nhà nước Trung Quốc còn tiến hành một chương trình theo dõi từng người Uyghur khi họ sinh hoạt ở ngoài nhà của họ. Chương trình này có hai thành phần.
Thành phần thứ nhất của chương trình theo dõi người dân Uyghur này là theo dõi từng người Uyghur qua một hệ thống máy ảnh (thật ra là những máy quay phim điện tử) vừa cố định vừa di động rất quy mô.
Các máy ảnh cố định được gắn tại mọi đường phố hay ngõ hẻm tại Tân Cương và trong các kiến trúc công cọng như công sở, siêu thị, chợ búa, và các cửa ra vào của những nhà thờ Hồi Giáo. Các máy này có khả năng theo dõi từng người Uyghur 27/4 theo một báo cáo mới nhất của ông Victor Gevers, một một nhà khảo cứu người Hòa Lan. Câu chuyện ông Victor Gevers phát hiện ra khả năng này cần được kể lại, như sau.
Victor Gevers là một “tin tặc mũ trắng” tức là một tin tặc có đạo đức và không làm các việc mờ ám. Ông là sáng lập viên trang mạng https://gdi.foundation và chủ tịch tổ chức Global CERT và là một chuyên gia quốc tế trong ngành đi tìm các rò rỉ hay vi phạm dữ liệu của các cơ sở dữ liệu trên toàn cầu (12). Gần đây (thứ Năm 2019/02/21) khi xem xét một số cơ sở dữ liệu tại Tân Cương, ông đã phát hiện ra một cơ sở dữ liệu khổng lồ và bí mật tại Tân Cương do một công ty tên là SenseNets quản lý đang rò rỉ ra số liệu rất nhạy cảm về người Uyghur. Các số liệu này là: họ và tên, số thẻ chứng minh nhân dân, địa chỉ, ngày sinh, nơi làm việc, và nhất là rất nhiều tọa độ GPS được nhập vào với một tốc độ rất nhanh. Theo ông Gevers, chỉ trong vòng 24 giờ, cơ sở dữ liệu này đã nhập thêm 6.7 triệu tọa độ GPS. Kèm theo các tọa độ này là tên các địa điểm gắn máy ảnh như nhà thờ Hồi Giáo, trạm công an, café mạng, tiệm ăn, vv…Với các số liệu như thế, trên lý thuyết một nhà quản lý cơ sở dữ liệu có thể hiển thị được lộ trình của bất cứ người Uyghur nào bắt đầu từ lúc người này bước chân ra khỏi cửa nhà và cho đến khi họ bước chân vào một nhà khác. Vì là một tin tặc mủ trắng, ông Gevers đã ngây thơ báo cho các nhà quản lý trang mạng SenseNets này biết về sự rò rỉ các số liệu cá nhân này. SenseNets đã lập tức tu chỉnh lại cơ sở dữ liệu để ngăn chặn sự rò rỉ kể trên. Chỉ sau này, khi biết được SenseNets là ai và cơ sở dữ liệu họ quản lý làm gì, ông Gevers mới phát biểu là “ông hối hận đã giúp công ty này bảo vệ tốt một công cụ áp bức.” (13)
Theo một báo cáo gần đây (6/2018), ngoài các máy ảnh cố định này, nhà nước Trung Quốc tại Tân Cương còn có và dùng những máy ảnh di động có khả năng nhận dạng khuôn mặt người. Các máy ảnh này có dạng những con bồ câu máy có thể đập cánh bay như chim thật. Khi được tung lên và điều khiển vô tuyến để bay từng con hay từng đàn trên trời cao, sẽ ít ai nghĩ chúng là những con chim máy. Các con bồ câu này chạy bằng pin, có hệ thống điều khiển bay, và có hai ăng ten: một để bắt sóng GPS, và một để và liên kết với và gửi hình ảnh về cơ sở dữ liệu. Vào lúc này, có trên 30 tổ chức nhà nước và quân đội Trung Quốc đóng tại Tân Cương đã và đang dùng các bồ câu máy này. Hình sau cho thấy con bồ câu máy này và các bộ phận chính (14).
Ngoài bồ câu máy, một số công an cảnh sát tại Tân Cương còn được trang bị kính đeo mắt có trí khôn. Các kính này kết nối với một cơ sở dữ liệu ở trung ương và có khả năng nhận dạng khuôn mặt như thấy được trong hình minh họa sau (15).
Thành phần thứ nhì của chương trình theo dõi người dân Uyghur là một cơ sở dữ liệu số. Cơ sở dữ liệu số này – có thể là cơ sở dữ liệu đã bị rò rỉ số liệu do SenseNets quản lý như đã trình bày ở các đoạn trước – sẽ lưu trữ và tích hợp các số liệu thu thập được qua các máy ảnh di động và cố định, các báo của những người Hán “bà con” đã được “đưa xuống” các gia đình người Uyghur, và các số liệu sinh trắc học rất cá nhân như: DNA, dấu tay, giọng nói, hình quét võng mạc, nhóm máu, v.v…
Để thu góp các số liệu sinh trắc học kể trên, trong thời khoản 2016-2017, nhà nước Trung Quốc đã phát động một chương trình gọi là “Khám Sức Khỏe Cho Mọi Người” tại Tân Cương. Chương trình này kêu gọi mọi – thật ra là ép buộc – người Uyghur từ 12 đến 65 tuổi đi khám sức khỏe miễn phí. Với một người đã bị nghi ngờ là thiếu trung thành với chế độ, điều kiện tuổi tác không áp dụng; điều này có nghĩa là, nếu bạn bị nghi ngờ trẻ con sơ sinh hay các cụ trên 65 tuổi trong hộ của bạn cũng phải “được” khám sức khỏe. Khi khám sức khỏe, mọi người phải a) nộp mẫu máu, b) chịu gạc nước bọt để lấy mẫu DNA, b) cho phép thu băng giọng nói, c) bị lấy dấu tay, d) cho phép chụp hình quét võng mạc, và e) cung cấp nhiều chi tiết cá nhân khác như tên tuổi, nghề nghiệp, nơi làm việc, vv… Theo báo cáo của các người Uyghur đã được khám, không có trong quy trình khám sức khỏe này là việc khám các bộ phận quan trọng như tim và thận. Nói khác đi, thực chất của chương trình khám sức khỏe miễn phí này là thu thập các dữ liệu sinh trắc học và cá nhân của từng người Uyghur. Theo Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền (HRW, Human Rights Watch), việc thu thập các dữ liệu như trên mà không có sự đồng thuận của người bị thu thập dữ liệu là một vi phạm nhân quyền thô bạo. Đến lúc này, theo một báo cáo của Tân Hoa Xã, đã có trên 36 triệu người sinh sống tại Tân Cương tham gia chương trình kể trên, cho dù theo thống kê chính thức dân số Tân Cương chỉ là 24.5 triệu người (16, 17, 18).
Để phân tích các mẩu sinh học kể trên và nhập các số liệu liên hệ vào các cơ sở dữ liệu, Trung Quốc đã mua trên rất nhiều thiết bị của một doanh nghiệp Hoa Kỳ tên là Thermo Fisher Scientific (TFS). TFS là một doanh nghiệp có trên 70 ngàn nhân viên và thương vụ thường niên trên 20 tỷ USD, và hoạt động trong 3 ngành chính: khoa học đời sống, khoa học công nghệ và ứng dụng, lâm sàng và chẩn đoán (19). Trung Quốc nay là là khách hàng lớn nhất của TFS. Tại Trung Quốc, TFS có cơ sở sử dụng thêm 5000 nhân viên và bán trên 2 tỷ USD thiết bị cho Trung Quốc mỗi năm. Các thiết bị này chủ yếu là các phòng thí nghiệm bán theo kiểu chìa khóa trao tay, và các máy dùng để lập các bản đồ DNA và bản đồ gen cho từng người dân hay từng dân tộc. Các bản đồ DNA hay gen này được dùng trong các ngành như pháp y, phòng chống và chữa bệnh, hay hướng dẫn việc thu gom và cấy ghép nội tạng (20).
Ngoài việc mua thiết bị từ TFS, Trung Quốc còn khai thác miễn phí trí tuệ Hoa Kỳ để cải tiến khả năng thu gom và phân tích các dữ liệu sinh trắc học. Trí tuệ được khai thác miễn phí là của giáo sư tiến sĩ Kenneth Kidd, 77 tuổi, thuộc đại học Yale danh tiếng. Giáo Sư Kidd là một nhà nghiên cứu về di truyền học hàng đầu trên thế giới. Để học hỏi với GS Kidd, vào năm 2014, bà Lý Thái Hà (Li Caixia 李彩霞) bác sĩ pháp y trưởng của Viện Khoa Học Pháp Y của Bộ Nội An Trung Quốc, được nhận đến làm việc và học nghề trong 11 tháng tại phòng thí nghiệm của GS Kidd. Khi hồi hương, bà Lý đã mang nhiều mẫu DNA từ phòng thí nghiệm này về Trung Quốc. Để trả ơn GSTS Kidd, Bộ Công An Trung Quốc đã trao tặng cho một cơ sở dữ liệu gọi là ALFRED (Allele Frequency Database, tức là Cơ sở Dữ Liệu Về Tầng Số Alen) cũng do GSTS Kidd chủ trì và quản lý, số liệu về DNA của 2143 người Uyghur. Về sau, tức là trong thời khoản 2013-2017, các nhà khảo cứu của bộ Nội An đã lấy được một số bằng sáng chế trong ngành di truyền học. Một bằng sáng chế lấy được là về một phương pháp “xác định người tình nghi có gốc ở khu vực địa dư nào tức là thuộc dân tộc nào qua phân tích DNA.” Để đạt được kết quả này, đon xin lấy bằng sáng chế nói rỏ là họ đã so sánh với các DNA lấy được từ phòng thí nghiệm của GS Kidd và từ các bản đồ DNA lưu trữ tại Dự Án 1000 Bộ Gen (1000 Genomes Project) (20, 21).
Biện Pháp 3: Cưỡng Bách Đồng Hóa Qua Giáo Dục và Cải Tạo Tư Tưởng
Thi hành song song với hai biện pháp trên là biện pháp cưỡng bách đồng hóa. Biện pháp này tăng cường cho hai biện pháp trên về hai mặt: giáo dục và cải tạo tư tưởng.
Về mặt giáo dục, người Uyghur phải nói và dùng chữ Trung Quốc trong mọi giao dịch chính thức. Tất cả các trường học từ mẫu giáo trở lên đều phải dùng tiếng Trung và theo một học trình tương tự như ở lục địa Trung Quốc. Nhà nước không khuyến khích trẻ em Uyghur học nói và viết tiếng Uyghur, một ngôn ngữ gốc Turkic (Thổ Nhĩ Kỳ) (22). Tại Kasghar, một tỉnh lớn của Tân Cương, các trẻ em Uyghur có bố và mẹ bị bắt hay bị đưa vào các trại tập trung cải tạo sẽ được cho vào nội trú tại những trường kín để được giáo dục – nói đúng hơn là tẩy não – trở nên những người Hán trung thành tuyệt đối với đảng và nhà nước. Các trường này là những trường kín vì chúng có nhiều hàng rào kín, có trạm canh gác tại cổng vào, và các người bà con muốn vào thăm các trẻ em tại trường này đều phải có sự chấp thuận trước của công an địa phương. (23). Một hệ lụy của việc nhốt trẻ em tại các trường kín là các em sẽ lớn lên thiếu vắng tình thương gia đình (24).
Về mặt cải tạo tư tưởng, nhà nước a) bắt tạm giam, bỏ tù, hay tập trung cải tạo lâu dài bất cứ ai có vẽ cứng đầu không chịu đồng hóa b) cưỡng bách người Uyghur tham gia các khóa học tập ngắn và dài hạn, vào ban đêm hay ban ngày và c) giới hạn khắt khe các sinh hoạt tôn giáo Hồi. Tại Tân Cương, nếu ai có bất cứ quan hệ nào với bất cứ một công dân nào của một nước có tên trong một bản danh sách 26 nước “nhạy cảm”, xác suất người đó sẽ bị bắt và tập trung cải tạo sẽ rất cao.
Việc thi hành biện pháp các biện pháp cải tạo tư tưởng rất quy mô và truyền thông thế giới chỉ biết được trong vòng vài năm trở lại và một cách gián tiếp mà thôi. Vào lúc này, có ba cách để phát hiện và đánh giá tầm vóc của các biện pháp trên.
– Một là thu thập các số liệu công khai của Trung Quốc về kinh phí đầu tư và tiến độ xây cất các trại cải tạo. Điều này thật ra không khó như ta tưởng. Nhà nước Trung Quốc có nhiều tên khác nhau cho các cơ sở này, ví dụ như: “Trung Tâm Khử Cực Đoan Hóa Và Giáo Dục Bồi Huấn” (去极端化教育培训中心), “Trung Tâm Giáo Dục Chuyển Hóa Ban” (集中教育转化班), “Trung Tâm Giáo Dục Bồi Huấn” (教育培训中心), “Trung Tâm Bồi Huấn Kỷ Năng” (技能培训中心), “Trung Tâm Bồi Huấn Giáo Dục Kỹ Năng” (职业技能教育培训中),v.v… tại Tân Cương và những nơi khác có nhiều người Hồi Giáo tại Trung Quốc. Vì một cơ quan nhà nước như bộ, vụ, ủy ban v.v…hay một đơn vị hành chánh như tỉnh, thành, v.v… cần liệt kê thành tích công tác, họ thường đưa lên trang nhà của cơ quan họ các dữ liệu như kinh phí đầu tư, đấu thầu và kết quả đấu thầu, và tiến độ thi công của các dự án họ đang quản lý. Sau khi thu thập đánh giá và phân tích các số liệu về các trại cải tạo liệt kê dưới các tên đã kể trên, Cơ Sở Jamestown (Jamestown Foundation) đã kết luận là tại Tân Cương hiện nay có 73 trại cải tạo (25, 26).
– Hai là dùng không ảnh. Một du sinh người Trung Quốc tại đại Học British Columbia, Canada, anh Shawn Zhang, đã dùng Google Map và không ảnh chụp từ các vệ tinh nhân tạo để phát hiện được 66 trại cải tạo tại Tân Cương. Bản đồ sau sau chỉ vị trí các một số các trại cải tạo này (27, 28).
Không ảnh từ vệ tinh nhân tạo của một số trong 66 trại cải tạo kể trên do Shawn Zhang phát hiện được thấy trong hình sau.
Zhang phát hiện được thấy trong hình sau.
– Ba là phỏng vấn người Uyghur tại các làng ở Tân Cương. Các phỏng vấn này yêu cầu dân làng ước lượng tỉ lệ người trong làng đã bị tập trung cải tạo hay phải tham gia vào các lớp học tập ngày hay đêm. Từ các tỉ lệ này, người phỏng vấn dùng phép toán ngoại suy để ước tính số người đang học tập cải tạo dựa vào các thống kê công khai về dân số người Uyghur của nhà nước Trung Quốc. Tổ chức Các Người Bảo Vệ Nhân Quyền Trung Quốc (China Human Rights Defenders, CHRD) đã làm như trên vào năm 2018. Sau khi phỏng vấn 8 người dân trong tám làng Uyghur khác nhau tại Tân Cương, họ đã ước tính được các tỉ lệ sau. Tỉ lệ người dân Uyghur bị tập trung cải tạo toàn thời gian là từ 8% đến 20%, bình quân là 12.8%, thấp là 10%. Tỉ lệ người dân Uyghur bị cưỡng bách tham gia những khóa học tập ban đêm hay ban ngày là 20% đến 40%, bình quân là 30%. Dựa trên thống kê dân số người Uyghur tại Tân Cương là 11.3 triệu, CHRD ước tính đang có 1.1 triệu người đang bị tập trung cải tạo (tính theo tỷ lệ 10% dân số, tức là tỉ lệ thấp dưới mức bình quân 12.8%), và 2.2 triệu người (tính theo tỉ lệ thấp là 20% dân số) phải tham gia các khóa học tập ngày hay đêm. Hay nói khác đi, bình quân cứ 10 người dân Uyghur là có 1 người đang tập trung cải tạo và 2 người bị cưỡng bách tham gia các khóa học tập tại chỗ ngày hoặc đêm (29).
Về việc hạn chế khắt khe các sinh hoạt tôn giáo Hồi Giáo, kể từ 2009, nhà nước Trung Quốc đã tiến hành một chương trình chỉnh sửa để “Trung Quốc Hóa” Hồi Giáo và tháo gỡ ảnh hưởng của thế giới A Rập và nhất là vương quốc Saudi Arabia. Các biện pháp đã dùng là cách đập phá/ và san bằng hay sửa kiểu lại các nhà thờ Hồi Giáo ở khắp Tân Cương, tháo gỡ các biểu tượng Hồi Giáo như trăng lưỡi liềm, cổng hay mái vòm, và gây khó khăn cho người Uyghur khi hành đạo qua việc bắt bớ các pháp sư (iman) (30). Theo nhà nước Trung Quốc, Tân Cương có đến 24.400 nhà thờ Hồi Giáo vào năm 2009. Vào lúc này, không ai biết còn lại bao nhiêu nhà thờ Hồi Giáo. Tuy nhiên kể từ lúc chiến dịch chỉnh sửa kể trên bắt đầu vào năm 2017, theo điều tra của Radio Free Asia (RFA), nội trong năm 2016, chỉ trong vòng 3 tháng đã có đến trên 5000 đền thờ Hồi Giáo bị phá hủy (31).
 
5 – Việc Truy Lùng Và Bắt Bớ Người Uyghur ở Ngoài Trung Quốc
Tân Cương không phải là nơi độc nhất mà Trung Quốc đàn áp và bức hại người Uyghur. Sự thật là Trung Quốc đã nới rộng địa bàn truy lùng và bắt bớ người Uyghur vào các nước khác. Việc nới rộng xảy ra từ các năm đầu của thế kỷ 21. Để hợp pháp hóa việc truy lùng và bắt bớ người Uyghur trong một nước khác, Trung Quốc định nghĩa các người này là những tội phạm theo luật lệ Trung Quốc. Từ đó, qua các đối tác ngoại giao hay các định chế cảnh sát quốc tế như Interpol, Trung Quốc sẽ vận dụng mọi quyền lực mềm có được để thương lượng cùng chính quyền các nước việc trao trả hay giúp dẫn độ về Trung Quốc những người Uyghur chống đối đang làm ăn sinh sống, trốn tránh, hay bị bắt giam tại các nước này.
Kazakhstan là một nước tại đó Trung Quốc đã và đang áp dụng thành công một chính sách bắt bớ các người Uyghur chống đối cho dù họ không ở tại Trung Quốc. Kazakhstan là một nước Hồi Giáo nhỏ và nghèo (Tổng Sản Phẩm Quốc Gia: 159.4 tỷ USD, dân số 18 triệu người) nhưng có trên 1600 kilomet biên giới với Trung Quốc ở phía Tây Bắc của nước này. Vì ở trên các tuyến Đường Tơ Lụa, người Kazakhstan tại vùng biên giới Trung Quốc-Kazakhstan trong hàng chục thế kỷ qua đã buôn bán, trà trộn, và lập gia đình với những người Hán ở Trung Quốc cũng như với những người Uyghur tại Tân Cương. Kazakhstan trở thành một nước độc lập vào năm 1991 khi Liên Xô sụp đổ và đã nhanh chóng trở thành một nước độc tài thân Trung Quốc. Tại Kazakhstan có trên 200 ngàn người gốc Trung Quốc theo Hồi Giáo đã lấy quốc tịch Kazakhstan hoặc đã trở thành thường trú nhân để có thể tiếp tục sinh sống cùng gia đình tại đó. Những người này, và bất cứ ai nếu vẫn còn có quốc tịch Trung Quốc, sẽ có thể bị bắt và tập trung cải tạo nếu họ bước chân vào Trung Quốc và bị Trung Quốc nghi ngờ là có thiện cảm với các người Uyghur tình nghi có hoạt động chống lại Trung Quốc tại bất cứ ở đâu. Tính đến ngày hôm nay, Trung Quốc đã bắt giữ và tập trung cải tạo tại các trại trên đất Trung Quốc trên 10 ngàn người như trên, kể cả những người có quốc tịch Kazakhstan (32).
Một ví dụ khác là Thái Lan, một nước có đa số dân theo Phật Giáo. Vào năm 2014, có trên 200 người Uyghur đang trốn tại Thái Lan bị cảnh sát Thái Lan bắt. Sau đó, dưới áp lực hậu trường của quyền lực mềm của Trung Quốc, 100 trong số các người này đã bị trục xuất về Trung Quốc, bất chấp các phản đối của những tổ chức bảo vệ nhân quyền. Các phản đối này rất chính đáng.Thái Lan là một nước đã ký Quy Ước Chống Tra Tấn và quy ước này cấm các nhà nước dùng vũ lực để trục xuất các cá nhân về lại những quốc gia mà tại đó họ có lý do chính đáng để sợ là sẽ bị tra tấn hay đối đãi một cách vô nhân đạo (33). Vào năm 2011, tức là ba năm trước đó, Thái Lan cũng đã giao một người Uyghur, ông Nur Muhammed, trực tiếp cho các viên chức Trung Quốc đang chờ sẵn tại trại giam trên đất Thái mà không qua bất cứ một quy trình cứu xét tình trạng tị nạn hay di trú nào. Cho đến nay không có báo cáo nào về Trung Quốc đã làm gì với ông Nur Muhammed sau khi tiếp thu ông này ngay trên đất Thái. Nhưng dựa trên những gì Trung Quốc đã làm với người Uyghur tại Tân Cương, một kết luận hợp lý là những gì Trung Quốc sẽ tốt lành với ông Nur Muhammed (34).
Một ví dụ khác nửa là Malaysia, một nước có đa số dân theo Hồi Giáo. Vào năm 2017, có 20 người trong số 200 người Uyghur Thái Lan giam giữ từ trước 2014 (đây chính là 200 người Uyghur đã đề cập đến trong đoạn trước) nhưng chưa chuyển giao cho Trung Quốc đã trốn ra khỏi một nhà tù gần biên giới Thái-Malaysia. Họ đã trốn thoát bằng cách đào hầm chun ra khỏi phòng giam và dùng mền làm dây trèo tường ra khỏi trại giam. Tuy cảnh sát Thái bắt lại được 5 người, vẫn có 11 người chạy qua được Malaysia. Tại đó họ đã bị cảnh sát Malaysia bắt ngay. Khi biết tin này, Trung Quốc đã lập tức đòi Malaysia phải nộp trả 11 người Uyghur đó. Vì Malaysia đang nợ Trung Quốc trên 20 tỷ USD, vào tháng 2/2018, phó thủ tướng Malaysia, ông Ahmad Zahid Hamidi tuyên bố Malaysia đang tiếp tục cứu xét việc giao lại 11 người này cho Trung Quốc (35). Tuy nhiên, trước khi Malaysia đưa ra được quyết định, thủ tướng Malaysia là ông Najib Razak thất cử vào tháng 5/2018 và bị thay thế bởi ông Mahathir Mohamad, 93 tuổi. Ngay sau khi nhậm chức, thủ tướng mới Mahathir Mohamad đã ra lệnh hủy bỏ một số đầu tư lớn của Trung Quốc tại Malaysia có tổng số kinh phí đầu tư là 20 tỷ USD, đồng thời xác định lập trường ủng hộ các cộng đồng Hồi Giáo đang bị bức hại bất cứ ở đâu trên thế giới. Sau đó, bất chấp các phản kháng của Trung Quốc, vào tháng 10/ 2018, Malaysia đã quyết phóng thích 11 người Uyghur kể trên. Số 11 người Uyghur may mắn đó đã đáp máy bay về Thổ Nhĩ Kỳ ngay trong ngày quyết định trên được ban hành (36).
Theo một báo cáo của Hội Uyghur-Mỹ, các nước Đông Nam Á Malaysia, Myanmar, Việt Nam, Thái Lan, và Lào đều đã từng trục xuất về Trung Quốc các người Uyghur bắt được trong nước họ. Một người Uyghur bị Việt Nam trục xuất về Trung Quốc vào năm 2014 đã chết trong một nhà tù ở Quảng Tây “trong những hoàn cảnh bí ẩn” khi bị giam 11 tháng tại đó dưới tội danh “du lịch bất hợp pháp” (37).
Qua các số liệu đã trình bày, sự tồn vong của văn hóa và con người Hồi Giáo của dân tộc Uyghur rất bi quan. Khi đa số các pháp sư bị tập trung cải tạo lâu dài, khi đa số các nhà thờ bị phá, khi từng người dân phải học tập về đường lối của Đảng và nếu chống lại sẽ bị tập trung cải tạo lâu dài, khi từng bước đi từng lời nói của từng người Uyghur được cập nhật trong thời gian thực tại một cơ sở dữ liệu trong đó có các số liệu sinh trắc học và tọa độ GPS, khi trẻ con không còn được phép học hay nói tiếng Uyghur, khi từng người Uyghur có thể bị công an, tình báo và ngoại giao Trung Quốc truy lùng và bắt bớ hợp pháp hay không cho dù họ ở bất cứ nơi nào trên địa cầu này, sự tuyệt chủng của dân tộc Uyghur tại Tân Cương là một điều tất yếu và không xa trong tương lai.
6 – Phản Ứng Của Thế Giới
Trước quyết tâm xóa tên dân tộc Uyghur của Trung Quốc, thế giới đã là gì? Phản ứng của thế giới thật sự không tốt lành cho người Uyghur. Ngoài Tây Phương, hầu như không có nước nào lên tiếng chống lại việc Trung Quốc đàn áp và bức hại người Hồi Giáo Uyghurs tại Tân Cương, như trình bày chi tiết dưới đây.
– Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch) vào cuối năm 2018 đã đưa ra một báo cáo dài có nhan đề là “Tận Diệt Nọc Độc Ý Thức Hệ – Chiến Dịch Đàn Áp Người Hồi Giáo Tân Cương”. Bác cáo này vạch trần những vi phạm nhân quyền trầm trọng của Trung Quốc tại Tân Cương (38).
– Trong kỳ họp định kỳ lần thứ 40 của Hội Đồng Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc vào tháng 11 năm 2018 để xem xét vấn đề nhân quyền tại một nước hội viên là Trung Quốc vào kỳ họp này, các nước hiện diện đã đưa ra đến 346 khuyến nghị để nhà nước Trung Quốc cứu xét. Thế nhưng:
– Đa số các khuyến nghị trên có tính cách chung chung vô thưởng vô phạt như kêu gọi Trung Quốc tiếp tục thi hành các chương trình và dự án đã có nhằm bảo vệ nhân quyền
– Một số nước vì các lý do như xưa nay vẫn thân thiện với Trung Quốc, hay vì nợ đề án Một Vòng Đai Một Con Đường của Trung Quốc quá nhiều, hay vì gián tiếp lệ thuộc vào Trung Quốc qua mậu dịch, vv…thay vì phê bình Trung Quốc lại đã dùng các khuyến nghị để ca ngợi các thành quả của Trung Quốc về các mặt như phát triển kinh tế và thậm chí về nhân quyền.
– Không có một nước nào với đa số dân là Hồi Giáo đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc trực tiếp.
– Chỉ có các nước sau: Đan Mạch, Thụy Sĩ, Ái Nhĩ Lan, Hòa Lan, Úc, Hoa Kỳ, Đức Quốc, Tiệp Khắc, Pháp, Tân Tây Lan, và Thụy Điển đã đề xuất 14 khuyến nghị mạnh dạn đòi hỏi Trung Quốc chấm dứt việc đàn áp hay bức hại các người Uyghur hoặc/và Tây Tạng. (39, 40).
Đi xa hơn các khuyến nghị của các nước Tây Phương kể trên là tỷ phú George Soros, sáng lập viên của Cơ Sở Xã Hội Mở (Open Society Foundation). Khi phát biểu tại Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới tại Davos, Thụy Sĩ, vào ngày 24 tháng Giêng năm 2019, ông Soros đã phân tích sự đi lên của Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình để đưa ra lời cảnh báo sau.
Trong tương lai không xa, khi các công ty tin học độc quyền lớn và giàu dữ liệu liên minh được với và phục vụ cho các nhà nước độc tài, Ông Soros tiên đoán là “trên địa cầu sẽ hình thành những chế độ độc tài toàn trị ghê gớm đến mức mà “George Orwell, tác giả của tác phẩm “1984” sẽ không thể nào tưởng tượng nổi”. Khi nói về hệ thống tín dụng xã hội đang được thi hành tại Trung Quốc, ông Soros nói rằng một khi được hoàn thiện và sử dụng, họ Tập sẽ có “quyền kiểm soát toàn diện trên người dân” Trung Quốc.
Để ngăn chặn sự hình thành của các chế độ mới này và bảo vệ và phát triển các xã hội mở, ông Soros khuyến cáo như sau. Nhân loại phải làm hai việc: một là chống lại Tập Cận Bình và hai là đặt niềm tin vào người dân, các doanh nghiệp và nhất là các chính trị gia ưu tú nào của Trung Quốc vẫn còn muốn phục hồi các giá trị Khổng Học truyền thống thay vì phục tùng họ Tập. Ông Soros đã đưa ra khuyến cáo trên vì theo ông, hiện nay chỉ có hai thành phần kể trên mới có khả năng đẩy lùi được Tập Cận Bình và làm như thế ngay từ phía trong của Trung Quốc (41).
Với kinh nghiệm trên 40 năm chống lại các chế độc tài từ cánh trái và cả từ cánh phải, ông Soros có lẽ không sai khi khi đưa ra khuyến cáo trên. Tuy nhiên, từ bây giờ cho đến ngày các doanh nhân và chính trị gia Trung Quốc đánh sập ĐCSTQ, xác xuất dân tộc Uyghur vẫn còn hiện diện sẽ là bao nhiêu?
Chỉ có lịch sử mới có thể trả lời câu hỏi trên. Điều đau lòng là những người Hán, các người “bà con” được đưa xuống các hộ người Uyghur vẫn sẽ tiếp tục ngủ chung giường với các người Uyghur, vẫn sẽ tiếp tục ghi vào sổ tay những gì các người Uyghur này đang làm theo truyền thống Hồi Giáo, và vẫn sẽ tiếp tục báo cáo định kỳ vào một cơ sở dữ liệu mạng tất cả những gì họ đã tai nghe mắt thấy. Tại sao các người Hán “đưa xuống” vẫn sẽ tiếp tục làm như thế nếu họ biết hậu quả là một tai họa không lường cho chính những người đang Uyghur sống bên cạnh họ và đang nuôi dưỡng họ? Người Hán, dù sao đi nữa, vẫn là con người, vẫn có thể biết khóc biết cười và nhất là biết thương xót khi đồng loại khổ đau, có phải không?
Phóng viên Darren Byler, người đã đưa lên trang mạng Chinafile.com bức hình ấn tượng ba người đàn bà nằm chung một giường thấy được ở đầu bài viết này, đã phỏng vấn các người Hán được “đưa xuống” và hỏi họ câu hỏi chính trên. Ông đã nhận được hai câu trả lời tuy trái ngược nhưng đã bổ túc cho nhau.
Một người Hán “đưa xuống” trạc tuổi trung niên đã nói với ông Byler như thế này. “Chúng tôi không làm gì được để bảo vệ người Uyghur, và vì thế chúng tôi phải bảo vệ chính chúng tôi.” Một người khác nói với ông Byler là họ biết việc họ đang làm là xé nát những gia đình Uyghur và đưa các người này vào hệ thống trại cải tạo, nhưng đó cũng “chính là công việc họ phải làm.” (1).
Phía sau hai câu trả lời đó, của những người tuy vẫn sống, vẫn ăn và vẫn thở nhưng thiện tâm vì đã vùi dập quá nhiều và do đó đã ngủ say như đã chết từ lâu, có ai thấy chăng cỗ máy giết người khổng lồ, với nghìn vạn bàn tay sắt, nghìn vạn con mắt, nhưng không một con tim người, không bao giờ biết cười, không bao giờ biết mệt mỏi, đang âm thầm lặng lẽ tiến lên, để đẩy bóng đêm toàn trị lan ra và bao phủ dần hai phần ba địa cầu còn lại, bắt đầu từ Cambodia, rồi đến Lào, rồi đến Việt Nam, rồi đến các nước độc tài hay Hồi Giáo Phi Châu, rồi đến các nước khác…để giết chết mọi nụ cười vô tư đang chớm nở tên những khuôn mặt, những đôi mắt có vẻ vui nhưng cũng có nét âu lo?
18 Tháng Ba, 2019
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Phản ứng dữ dội của TQ khi bị chiến hạm Mỹ khiêu khích ở Biển Đông

Phản ứng dữ dội của TQ khi bị chiến hạm Mỹ khiêu khích ở Biển Đông

Mỹ lại tiếp tục tung hai chiến hạm của Hải quân đến khu vực Eo biển Đài Loan đầy nhạy cảm về chính trị ngay trước thềm cuộc đàm phán thương mại cấp cao giữa chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump và chính quyền của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Một phát ngôn viên của Hạm đội Số 7 thuộc Lực lượng Hải quân Mỹ vừa lên tiếng xác nhận, hai tàu khu trục của Mỹ gồm tàu USS Curtis Wilbur và tàu USCGC  Bertholf hôm 24/3 đã đi qua Eo biển Đài Loan. Trong tuyên bố được gửi đến CNN, phát ngôn viên của Hạm đội Số 7 đã phát biểu rằng, “việc hai chiến hạm của Mỹ đi qua Eo biển Đài Loan thể hiện cam kết của Mỹ đối với một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương mở và tự do”.

Động thái mới nhất nói trên diễn ra chỉ vài ngày trước khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và Đại diện Thương mại của Mỹ Robert Lighthizer đến Bắc Kinh tham dự tiến trình đàm phán thương mại cấp cao đang diễn ra giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Sau đó, Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu He sẽ dẫn đầu một phái đoàn đến Washington vào ngày 3/4 tới.

Trung Quốc đã nhanh chóng lên tiếng phản đối hành động mới nhất của Mỹ, cảnh báo rằng Mỹ không nên phá hỏng mối quan hệ song phương Mỹ-Trung.

“Trung Quốc đang giám sát chặt chẽ tình hình từ đầu đến cuối khi các chiến hạm của Mỹ đi qua Eo biển Đài Loan. Trung Quốc đã gửi văn bản phản đối mạnh mẽ đến Mỹ”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Geng Shuang cho biết tại cuộc họp báo ngày hôm qua.

Trung Quốc kêu gọi Mỹ tránh các hành động làm phương hại đến mối quan hệ song phương giữa hai nền kinh tế lớn nhất giới và ủng hộ cho hòa bình, sự ổn định ở Eo biển, ông Geng nói.

Mỹ trong thời gian qua đã tăng cường hoạt động hải quân ở Eo biển Đài Loan – một vùng biển rộng 180km nằm giữa hòn đảo Đài Loan và đại lục Trung Quốc. Hai lần tàu chiến của Mỹ đi qua Eo biển Đài Loan vào tháng 1 và tháng 2 vừa rồi đều bị Trung Quốc phản đối gay gắt.

Đài Loan luôn là một trong những vấn đề nhạy cảm hàng đầu trong quan hệ giữa hai cường quốc Mỹ-Trung. Bắc Kinh luôn phản đối gay gắt và quyết liệt việc bất kỳ nước nào tăng cường quan hệ với Đài Loan và đặc biệt trong quan hệ giữa Mỹ và Đài Loan, bởi Bắc Kinh tin rằng điều đó vi phạm chính sách Một Trung Quốc.

Quan hệ Mỹ-Trung liên tục căng thẳng vì vấn đề Đài Loan. Trung Quốc rất khó chịu với mối quan hệ quân sự giữa Mỹ và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Quan hệ quân sự Mỹ-Trung nhiều lần lên xuống thất thường và nhiều lần bị gián đoạn bởi việc Mỹ cung cấp vũ khí cho Đài Loan. Bắc Kinh liên tục kêu gọi Washington cắt đứt quan hệ quân sự với Đài Loan.

Bắc Kinh coi Đài Loan là một vùng lãnh thổ của họ. Mặc dù Washington công nhận điều này nhưng vẫn tiếp tục cung cấp vũ khí cho Đài Loan. Lần nào, Mỹ cung cấp vũ khí cho Vùng lãnh thổ Đài Loan thì lần đó họ đều vấp phải những phản ứng hết sức mạnh mẽ từ phía Trung Quốc. Năm 2010, Trung Quốc từng tạm ngưng các quan hệ quân sự với Mỹ và đe dọa dùng đòn trừng phạt kinh tế để đáp trả việc Quốc hội Mỹ thông qua hợp đồng bán vũ khí trị giá 6,4 tỉ USD cho Vùng lãnh thổ Đài Loan.

Trung Quốc và vùng lãnh thổ (VLT) Đài Loan đã bị chia cắt năm 1949, sau một cuộc nội chiến và kể từ đó đến nay Bắc Kinh luôn khẳng định mục tiêu kiên quyết thống nhất Đài Loan vào Trung Quốc. Bắc Kinh công khai ý định sẵn sàng dùng vũ lực đối với VLT Đài Loan nếu khu vực này tìm cách đòi độc lập với Trung Quốc. Vì thế, Đài Loan vẫn luôn canh cánh cái gọi là “mối đe dọa từ Trung Quốc” đối với hòn đảo này.

Kể từ khi bà Tsai Ing-wen lên cầm quyền, tình hình Eo biển Đài Loan bắt đầu leo thang căng thẳng do Nhà lãnh đạo mới của Đài Loan áp dụng lập trường cứng rắn với Trung Quốc.

Categories: Biển Đông | Leave a comment

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trên sân Mỹ Đình đêm qua.

Bá Tân

27-3-2019

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trên sân Mỹ Đình đêm qua. Ảnh: Ảnh: S.N/ NĐ&ĐS

Thế là, lần đầu tiên trong lịch sử, bóng đá Việt Nam “vùi dập” bóng đá Thái Lan với tỷ số lên đến 4-0 tại sân Mỹ Đình. Sau khi hạ gục Thái Lan và cả ba trận đều thắng, U23 Việt Nam thẳng tiến vào vòng chung kết U23 Châu Á.

Bóng đá là môn thể thao vua, có sức thu hút đông đảo người hâm mộ. Việt Nam là quốc gia hâm mộ bóng đá vào loại top đầu khu vực. Chưa ai quên sự kiện “long trời, lở đất” sau khi U23 Việt Nam đoạt ngôi á quân châu Á 2018, tiếp đó giành ngôi vương bóng đá khu vực Đông Nam Á.

Nói đến bóng đá là nói đến cổ động viên. Bóng đá mà không có cổ động viên chẳng khác nào sông không có nước, rừng không có cây. Bóng đá ngoại hạng Anh luôn đứng đầu thế giới về mọi phương diện, kể cả “đội quân” cổ động viên trùng trùng điệp điệp trên các khán đài, trong mọi mùa giải.

Trong hai trận gần đây của U23 Việt Nam, tại sân Mỹ Đình, người ta trông thấy sự hiện diện hai cổ động viên danh giá, thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Ngồi cạnh nhau, dĩ nhiên ở khu vực sang trọng nhất, hai cổ động viên đặc biệt này cũng tỏ ra “máu lửa” không thua kém giới hâm mộ… chuyên nghiệp. Khi cầu thủ Việt Nam ghi bàn thắng, thủ tướng chính phủ và chủ tịch quốc hội lập tức đứng dậy reo hò chia vui, thậm chí cả hai còn nắm chặt tay nhau khi đứng dậy cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam.

Sự hiện diện của thủ tướng chính phủ, chủ tịch quốc hội trên khán đài có tăng thêm sự phấn khích cho các cầu thủ hay không. Nếu bình luận theo kiểu nói lấy được, sẽ cho rằng sự hiện diện ấy tăng thêm sức mạnh và nâng cao chí khí quyết thắng cho cả đội bóng. Có phải như thế hay không, người đưa ra câu trả lời chính xác nhất phải là các cầu thủ. Dĩ nhiên, vì lý do nào đó, nếu cầu thủ nói theo kiểu xã giao, câu trả lời ngọt tai nhưng không đúng sự thật.

Ở các nước có nền bóng đá chuyên nghiệp đỉnh cao, ít khi thấy người đứng đầu quốc gia hiện diện trên khán đài. Họa hoằn lắm, chẳng hạn như là trận chung kết World Cup, hoặc chí ít cũng là Euro Cup, người ta mới thấy nguyên thủ quốc gia hiện diện trên khán đài. Ở đó, người đứng đầu quốc gia không thể hiện sự quan tâm bằng cách hiện diện trên khán đài, mà luôn tạo điều kiện, tạo môi trường phát triển bóng đá toàn diện và thật sự vững chắc.

Thủ tướng chính phủ, chủ tịch quốc hội hiện diện trên khán đài là góp thêm “sinh khí” cho phong trào cỗ vũ bóng đá. Sẽ là tuyệt vời hơn, công chúng đang khao khát mong đợi, người đứng đầu chính phủ tạo thêm điều kiện, kiến tạo môi trường để lĩnh vực thể dục thể thao nói chung, và bóng đá nói riêng phát triển vững chắc, không ngừng vươn tới đỉnh cao của khu vực cũng như thế giới.

Bình Luận từ Facebook
Categories: Tin Trong Nước | Leave a comment

Bóng đá VN ‘không cần lấy Thái Lan làm thước đo’

Bóng đá VN ‘không cần lấy Thái Lan làm thước đo’

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionĐội hình tuyển Việt Nam trong trận tứ kết AFC U23, 1/2018

“Cứ phải thắng Thái Lan” hay “cứ thắng được Thái Lan đi đã” là câu cửa miệng của rất nhiều fan bóng đá Việt Nam từ xưa tới nay mỗi khi nhắc tới phong độ hay thành tích của đội tuyển Việt Nam ở mọi cấp độ.

Với phần đông các cổ động viên bóng đá thì Thái Lan vẫn luôn là thước đo trình độ dành cho bóng đá Việt Nam, chỉ cần thắng Thái Lan thôi là mãn nguyện rồi. Thế nhưng sau khi U23 Việt Nam thắng lợi 4-0 toàn diện và đầy thuyết phục trước người Thái trên sân Mỹ Đình hôm nay (26/3), hãy bỏ đi quan điểm lấy người Thái ra làm chuẩn mực.

U23 Việt Nam hạ đậm Thái Lan 4-0, sẽ dự U23 châu Á

‘Cơn sốt’ Park Hang-seo ở Hàn Quốc

Bóng đá: Việt Nam lên đỉnh Đông Nam Á

Với tư cách là đội chủ nhà của VCK U23 Châu Á 2020, Thái Lan không cần quá quan tâm bởi dù có bét bảng đi nữa thì họ vẫn sẽ nghiễm nhiên có mặt vào giải diễn ra đầu năm sau. Tuy vậy, đoàn “Voi chiến” vẫn đăng ký thi đấu để có thêm cơ hội cọ xát và thử nghiệm lối chơi.

Đối đầu trực tiếp, chứng minh sức mạnh

Những lá thăm may rủi đưa Thái Lan nằm cùng bảng với Việt Nam khiến cuộc đọ sức giữa hai nền bóng đá mạnh nhất khu vực trở nên rất đáng chờ đợi dù đây chỉ là cấp độ U23.

Cả người Thái và người Việt đều thực sự rất muốn gặp mặt trực tiếp để phân định xem ai mới là “anh cả” khu vực.

2017 và 2018 là hai năm đại thành công của bóng đá Việt Nam, ngược lại là hai năm đáng quên của bóng đá Thái Lan với liên tiếp những thất bại. Dù vậy các nhà chuyên môn vẫn xếp U23 Thái Lan “trên cơ” U23 Việt Nam và cho rằng sẽ là rất bất ngờ nếu Việt Nam có trọn vẹn 9 điểm ở bảng K vòng loại U23 Châu Á 2020.

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionBùi Tiến Dũng trong trận tứ kết giải AFC U23, đội VN gặp đội Iraq tháng 1/2018

Quan điểm này càng được xây chắc khi U23 Thái Lan dễ dàng đè bẹp U23 Indonesia và U23 Brunei ở hai lượt trận đầu tiên với các tỷ số lần lượt là 4-0 và 8-0. Trong khi đó, Quang Hải và các đồng đội thắng dễ ngày ra quân trước Brunei nhưng lại vô cùng chật vật và phải đợi tới phút 90+4 để có được một bàn duy nhất trước U23 Indonesia.

Nhưng đúng là phải gặp trực tiếp mới biết “mèo nào cắn mỉu nào”, U23 Việt Nam cho thấy sức mạnh vượt trội cả về con người, kỹ chiến thuật, tổ chức lối chơi và tâm lý thi đấu khi đối mặt với U23 Thái Lan. Không còn cái gọi là “tâm lý sợ Thái Lan” trong quá khứ, các cầu thủ trẻ của Park Hang-seo tự tin triển khai thế trận và “giăng bẫy” Thái Lan vào mê cung của mình.

Càng đá người Thái càng cho thấy họ cũng chẳng phải là “khuôn mẫu” lý tưởng để bóng đá Việt Nam học theo hay cố gắng để đuổi kịp bởi Việt Nam giờ đã hơn hẳn Thái Lan.

ĐT U23 Việt Nam chẳng những giành thắng lợi để có trọn vẹn 9 điểm mà còn khẳng định mình đã hơn hẳn Thái Lan và từ nay tin chắc sẽ chẳng còn nhà cái nào dám để Việt Nam “dưới kèo” Thái Lan.

Chẳng ai lấy đội thành tích kém mình ra để so sánh

Nhìn lại các giải đấu gần đây mà cả hai cùng góp mặt thì chẳng có giải đấu nào Thái Lan đi sâu được bằng Việt Nam. Từ U23 Châu Á tại Thường Châu, cho tới ASIAD, AFF Cup và Asian Cup, người Thái luôn có thành tích kém hơn.

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES

Thái Lan giờ đã không còn đứng ngang hàng với Việt Nam tại khu vực Đông Nam Á, chưa nói tới việc họ”mất tích” trên bản đồ bóng đá Châu Á những năm gần đây.

Vì thế, chẳng có lý gì để những người làm bóng đá Việt Nam, các chuyên gia hay các CĐV cứ mãi đưa Thái Lan ra để so sánh.

Vươn ra châu lục và thế giới

Còn quá sớm để nói bóng đá Việt Nam có đủ tầm đi tới World Cup 2022 hay không bởi đó vẫn là niềm mơ ước qua nhiều thế hệ của người dân Việt Nam, nhưng lứa cầu thủ hiện tại của ĐTQG cũng như các lứa tuyển trẻ đều đang thi đấu rất và gặt hái nhiều thành công.

Hãy quên Đông Nam Á và Thái Lan đi, Việt Nam cần hướng tới việc ngang bằng với Hàn Quốc, Nhật Bản, Iraq, Qatar để thường xuyên được dự các giải đấu Châu Á và nếu đủ bản lĩnh và may mắn hoàn toàn có thể là World Cup.

Chúc cho ĐT Việt Nam luôn “chân cứng đá mềm” mỗi khi ra biển lớn và mong các CĐV bỏ đi tư duy “ao làng” chỉ cần hơn Thái Lan là đủ.

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của bạn Trần Anh từ Groningen, Hà Lan.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

BIỂN ĐÔNG LẶNG SÓNG & THOÁT TRUNG VỀ VĂN HÓA 

BIỂN ĐÔNG LẶNG SÓNG &
THOÁT TRUNG VỀ VĂN HÓA
TT. Thích Nhật Từ | Giác Hạnh Hoa

thich nhat tuAi bảo đức Phật chỉ nói về tu? Để trả lờicho những quan điểm sai lầm ấy. Bằng những hiểu biết sâu sắc khi thâm nhậpKinh tạng của đức Phật mà TT. Thích Nhật Từ đã có bài pháp thoại với chủ đề: “Biển Đông lặng sóng – Thoát Trung về văn hóa’’.

Thượng tọa đã lấy sự kiện về việc phán quyết của Tòa án Hague về vụ kiện mà Philippines thắng toàn tập Trung Quốc về đường 9 đoạn tại biển Đông mà Trung Quốc vẽ ra.

Với 3 nội dung chính để phân tích cho phần I của chủ đề đó là: (I) Điểm qua dấu mốc của vụ kiện, (II) Tóm tắt về các nội dung phán quyết của tòa án Hague, (III) Chủ trương và phản ứng của Trung Quốc.

Phần I: liên quan đến chính trị và thế giới nhưng nó lại liên hệ rất quan trọng đến học thuyết xã hội Tứ trọng ân mà đức Phật đã dạy. Trong đó có: Ơn cha mẹ – khai sinh sự sống; Ơn thầy cô giáo – người truyền trao tri thức; Ơn tổ quốc – bao gồm nguyên thủquốc gia yêu nước, thương dân và các nghĩa sĩ bảo vệ chủ quyền đất nước; Ơn đồng loại – đã tạo ra những giá trị giao hoán bằng các nghề nghiệp khác nhau.

Trải qua nhiều thế kỷ, người ta cứ nghĩ Phật giáo là tôn giáo tu rục, tu rị, đó là một cái nhìn rất thiển cận và sai lầm về tính đa diện của đạo Phật minh triết và đạo đứcPhật giáo bao gồmthế giới quan, nhân sinh quan, xã hội quan, đạo đức quan, tu tập quan và giải thoát quan. Việc đánh giá sai lầm của một số quần chúng chỉ liên hệ đến một phương diện trong nhóm vừa nêu, đó là: tu tập quan. Còn các phương diện rất quan trọng mà đức Phật đóng góp cho tư tưởng của nhân loại đó là: thế giới quan, nhân sinhquan, xã hội quan, đạo đức quan qua hệ thống triết học đặc biệt của Ngài mà giới kinhdoanh, giới tri thức, giới bình dân ít biết đến. Một phần là do đạo Phật bị ảnh hưởng bởi nghi thức đọc tụng được sử dụng trong các chùa chỉ chọn đọc vài ba kinh tín ngưỡng lại được diễn đạt bằng ngôn ngữ Hán – Việt vốn rất xa lạ với cộng đồng Phật giáo Việt Namtrong nước và nước ngoài.

Phần II: được hệ thống lại ở hơn 30 bài đã giảng trong hơn một thập niên qua mà Thượng tọa đã mạnh dạn chia sẻ ở nhiều góc độ khác nhau, với 6 nội dung chính:i) Nói không với các thần tượng sao Trung Quốc; ii) Bản sắc Việt phải được đề cao trong truyền thông; iii) Độc lập về chữ viếtvăn họcnghi thức và tập tục; iv) Độc lập khỏi triết học của Trung Quốc; v) Độc lập khỏi Trung Quốc về hội họa, điêu khắc, kiến trúc; vi) Độc lập khỏi Trung Quốc về pháp phục.

Như đã nói ở phần I, một trong 4 trọng ơn là: ơn tổ quốc, cho nên khi đất nước lâm nguy, các tu sĩ Phật giáo và các Phật tử không được quyền rửng rưng, vô cảm, thờ ơ, vô tích sự, bàng quanNgày xưa, nhiều Thiền sư Việt Nam đã trở thành quốc sư cố vấn về chính trị, tôn giáotriết họcxã hội cho nhà vua như trong thời đại Lý và Trần. Ngày nay với thể chế độc đảng ở Việt Nam không cho phép làm quốc sư nhưng cho phép các nhà sư làm đại biểu Quốc hội, lập pháp và giám sát bằng tiếng nói chính thức.

Do đó, khi đề cập đến độc lập chủ quyền của Việt Nam về văn hóa, đó không phải là chấp nhất mà Thượng tọa chỉ muốn đề cập đến việc làm đẹp bản sắc văn hóa Việt trong phạm vi tương tác trong khu vực và trên toàn cầu. Đó là cách thể hiện lòng yêu nước về phương diện văn hóaĐức Phật đã có nhiều bài giảng đề cập đến quan điểm chính trị của Ngài về quản trị đất nước, về chuyển luân thánh vương, cai trị đất nước về pháp quyền. Rất tiếc là rất nhiều Phật tử không hề đọc đến những bài kinh này trong Tạng kinh mà lầm tưởng rằng đức Phật chỉ nói về vấn đề tu. Thực ra đề cập đến quản trị đất nước là tu về chính trị và xã hội nó không tách rời với đời sống và nhân sinh. Đó là chủ trương nhập thế rất sáng suốt của đức Phật. Cho nên cần phải nghiên cứu nhiều về Phật giáo để không qui kết các tu sĩ Phật giáo đề cao tinh thần yêu nước khi mà đất nước đang bị lâm nguy bởi những cuộc chiến tranh truyền thông.

Mời quý vị xem thêm một số pháp thoại có nội dung liên quan:

Categories: Tài Liệu Tham Khảo | Leave a comment

Quán niệm về Vô thường

Quán niệm về Vô thường

11/03/20194:25 CH(Xem: 3319)
Quán niệm về Vô thường

“>

QUÁN NIỆM VỀ VÔ THƯỜNG
Drukpa Việt Nam

“Ba cõi phù du mây thu bay.
Sinh tử khác nào vũ điệu say.
Chúng sinh mạng mỏng như chớp lóe,
Trôi nhanh như thác đổ non ghềnh”.

Bài kệ trên trích từ kinh Phổ Diệu có nghĩa là Tam giới vô thường và không bền vững. Cuộc sống trôi nhanh về phía cái chết, như điệu nhảy của vũ công, tia chớp trên bầu trời, hay dòng thác đổ – chúng liên tục chuyển động và biến đổi không ngừng dù chỉ trong giây lát.
Hơn nữa, cảnh giới và giây phút cái chết đến chúng ta không thể biết trước được. Kinh Suhllekha viết:
“Đời người với bao khổ não vô thường hơn cả bong bóng nước trước gió. Vì vậyphi thường thay nếu được thở rahít vào và được thức tỉnh sau cơn mê dài.
Vì thế, hãy suy ngẫm về cơ may hành giả đang có để thực hànhgiáo pháp. Hãy nhiệt tâm tinh tiến tu hành không sao nhãng. 

Bản chất của cuộc sống, của cõi luân hồi là vô thườngChúng tathường không ý thức được về điều này bởi luôn mải mê với vô sốham muốntham vọnghạnh phúc và khổ đau… để chúng cuốn trôi chúng ta qua hết tháng ngày như những dòng thác lũ. Hãy tạm dừng một chút trên hành trình vội vã của mình để lắng tâm tư duy và quán niệm rằng trên đời này, chẳng có gì không thay đổi, chẳng có gì vĩnh viễn thường hằng, và hãy ý thức được kiếp người mong manh ngắn ngủi, để chúng ta biết trân trọng hơn và sử dụng cuộc đời mình có ý nghĩa hơn.

Để khởi đầu, bạn hãy xin nguyện giờ thiền này tạo ra sự an lạclớn hơn cho khắp thảy chúng sinh, hãy cầu nguyện giờ thiền này sẽ là nhân cho bản thân đạt được giác ngộ để có thể lợi ích cho hết thảy chúng sinh, để bản thân cùng hết thảy hữu tình thoát khỏi khổ đau và đạt được giác ngộ. Sau đó hãy hướng tâm bạn vào thân thể, hãy nghĩ đến các bộ phận như hai tay, hai chân, đầu, da, máu, xương, dây thần kinh và các cơ. Hãy lần lượt kiểm chứng từng bộ phần cùng cảm giác đi kèm. Hãy thiền định về bản chất của các bộ phận này trên cơ thể, chúng làm bằng chất liệu gì, và hình dáng, kích thước như thế nào. Hãy nhạy cảm nhận rõ nét sự vận hành của thân thể cũng như chuyển động đang xảy ra vào từng thời điểm. Sự thay đổi đều đặn trong hơi thở, nhịp đập trái tim, lưu thông máu trong người và năng lượng của các mạch thần kinh. Hãy hiểu rõ về thân thể bạn thậm chí ở mức độ vi tếhơn là kết cấu của tế bào trong thân thểthân thể hoàn toànđược tạo thành từ những tế bào sống, xuất hiện, dịch chuyển, tái tạo, chết đi và tan rã. Ở cấp độ vi tế hơn nữa, tất cả bộ phận của bạn được tạo thành từ những phân tử, nguyên tử và phần tử nhỏ bé hơn nguyên tử. Những yếu tố cấu thành này liên tục chuyển động và thay đổi. Hãy cố gắng có được một cảm giác thực sự về sự thay đổi đang diễn ra mọi khoảnh khắc trong thân thể bạn.

Sau khi suy ngẫm về sự vô thường của thế giới bên trong bao gồm thân và tâm bạn, hãy mở rộng sự chú ý ra thế giới bên ngoài. Hãy nghĩ về môi trường những thứ gần với bạn như chiếc đệm, tấm thảm hay chiếc gường bạn đang ngồi, sàn nhà, tường nhà, các cửa sổ và trần của căn phòng nơi bạn đang ngồi thiền, các đồ đạc và những thứ khác ở trong phòng. Hãy xem xét từng thứ trong số đó, trông có vẻ tĩnh tại, rắn chắc nhưng thực tế lại là vật chất được tạo thành từ vô số những phân tử vô cùng nhỏ bé đang dịch chuyển, chuyển động. Hãy an trụ trong trải nghiệm đó một lúc. Sau đó hãy hướng sự chú ý ra xa hơn một chút vượt ra khỏi bức tường trong căn phòng, bạn hãy nghĩ đến những người khác, thân và tâm họ cũng liên tục biến đổikhông tồn tại bất biếntrong bất cứ khoảnh khắc nào. Điều này cũng đúng cho khắp thảy chúng sinh khác như các loài động vật, chim chóc và côn trùng. Hãy nghĩ đến tất cả những đối tượng bất động trên thế giới và trong vũ trụ như ngôi nhà, tòa nhà cao tầng, đường xá, xe cộ, núi non đại dương và sông ngòi, trái đất, mặt trờimặt trăng và các vì sao,… Tất cả đều được tạo nên từ nguyên tử và phần tử nhỏ bé và liên tục thay đổi trong từng khoảnh khắc, không có thứ gì tồn tại vĩnh viễn thường hằng mà không có sự thay đổi. Hãy tập trung vào trải nghiệm này!

Trong quá trình thiền định về vô thường, bạn cần có cảm nhận rõ ràng mạnh mẽ về bản chất luôn thay đổi của vạn vật. Hãy duy trìsự chú ý, tập trung của bạn vào cảm giác đó trong thời gian càng lâu càng tốt mà không để cho tâm trí bạn bị xao động. Nói một cách khác, hãy ổn định việc thiền định. Hãy để tâm trí bạn tràn ngập trải nghiệm đó. Khi cảm giác mạnh mẽ rõ ràng về bản chấtluôn thay đổi của vạn vật đã giảm đi hay sự chú ý của bạn bắt đầu trở lên sao nhãng, một lần nữa hãy phân tích về vô thườngcủa thân, tâm và cảnh.

Bạn hãy kết thúc giờ thiền định với suy nghĩ rằng việc bám chấp vào sự thường còn của vạn pháp là một chuyện không thực tế và là sự tự lừa dối bản thân. Bất cứ thứ gì đẹp đẽ, làm chúng ta hài lòng đều sẽ thay đổi và cuối cùng biến mất.

Vì vậychúng ta không thể kỳ vọng bất cứ thứ gì hay điều gì sẽ đem lại hạnh phúc vĩnh viễnNgoài ra, bất cứ thứ gì không đẹp hay khiến chúng ta không hài lòng đều cũng không tồn tại mãi mãi. Mọi thứ sẽ thay đổi, có thể thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, cho nên chúng ta không cần buồn rầu hay chối bỏ điều gì cả.

Nói một cách chung nhất, vô thường là tính chất căn bản của vạn pháp thế gian bao quát toàn bộ thân, tâm, cảnh. Sự thay đổi này luôn tiếp diễn không ngừng và dẫn chúng ta đến cái đích cuối cùng của cuộc sống hiện tại – đó là cái Chết – một hiện tướng rõ rệt nhất, lớn lao nhất và khốc liệt nhất của vô thường. Đây cũng là một đề mục lớn trong đề tài quán niệm về vô thường mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong phần thực hành kế tiếp.

Đức Phật có nói rằng trong tất cả các dấu chân thì dấu chân voi là lớn nhất, trong tất cả các phép quán thì quán vô thường là lớn nhất. Vì vậychúng ta nên trân trọng hơn những giây phút, khoảnh khắc ta đang sống trong cuộc đời này, để chúng ta sử dụng cuộc đời này một cách có ý nghĩa hơn. Các bậc Thầy giác ngộ nhắc nhở chúng ta rằng: Nếu buổi sáng con không quán vô thường thì con sẽ để buổi sáng trôi qua vô ích. Nếu buổi trưa con không quán vô thường thì buổi chiều con sẽ để trôi qua vô ích. Nếu buổi tối con không quán vô thường thì con sẽ để cả đêm trôi qua vô ích. Nhờ có pháp quán vô thường mà ban có thêm năng lượng để ta trưởng dưỡng niềm tin sâu hơn với sự thực hànhPhật pháp.

Drukpa Việt Nam
Categories: Tài-liệu Tu-Học | Leave a comment

NÓNG: Israel đang bị tấn công, nhiều thương vong – Kích hoạt “Mật mã đỏ”

NÓNG: Israel đang bị tấn công, nhiều thương vong – Kích hoạt “Mật mã đỏ”

N. Tuấn Sơn | 

NÓNG: Israel đang bị tấn công, nhiều thương vong - Kích hoạt "Mật mã đỏ"
Ảnh minh họa.

Hãng tin Sputnik vừa cho biết “Mật mã đỏ” – lệnh báo động phòng không vừa được Israel kích hoạt trên khắp khu vực miền Trung Israel. Còi báo động rú lên liên tục.

Vui lòng bấm F5 để liên tục cập nhật

Sputnik dẫn nguồn từ Quân đội Israel (IDF) cho biết còi báo động phòng không đang rú lên từng chặp ở miền Trung nước này. Israel đang bị tấn công.

Tờ Times of Israel cũng vừa đưa tin “Mật mã đỏ” đã được phòng không Israel kích hoạt nhằm đối phó với một vụ tấn công bằng rocket nhằm vào miền Trung nước này. Nhiều tiếng nổ đã được nghe thấy ở khu vực này.

NÓNG: Israel đang bị tấn công, nhiều thương vong - Kích hoạt Mật mã đỏ - Ảnh 1.

Lực lượng phòng vệ Israel thông báo kích hoạt hệ thống báo động phòng không.

Tiếng còi báo động được nghe thấy trên địa bàn rộng khắp ở phía bắc Tel Aviv – “Trái tim” của Nhà nước Do Thái, sau khi khu vực này bị tấn công bằng rocket từ dải Gaza. Đây là lần thứ 2 khu vực đặc biệt quan trọng này của Israel bị tấn công sau lần đầu tiên xảy ra vào hồi đầu tháng 3 năm nay.

Vụ tấn công thẳng vào đầu não Tel Aviv đã gây chấn động bởi khu vực này chưa từng một lần bị đe dọa kể từ 4 năm qua.

Hãng tin RT (Nga) cho biết có nhiều ngôi nhà ở phía bắc Tel Aviv đã bị phá hủy đồng thời có ít nhất 6 người Do Thái bị thương. Chắc chắn phía Israel sẽ không để yên chuyện này mà sẽ ra tay trả đũa quyết liệt.

NÓNG: Israel đang bị tấn công, nhiều thương vong - Kích hoạt Mật mã đỏ - Ảnh 2.

Một ngôi nhà ở thị trấn Mishmeret miền Trung Israel bị rocket phá hủy trong cuộc tấn công từ dải Gaza vào rạng sáng nay 25/03/2019. Ảnh: Times of Israel.

Tờ Times of Israel còn cho biết thêm, trong số 6 người Do Thái bị thương có 2 trẻ em.

Tiếng còi báo động phòng không được kích hoạt vào lúc khoảng 5h20p rạng sáng nay trên các địa bàn Sharon và Emek Hefer ở phía bắc Tel Aviv, IDF cho biết. Cảnh sát Israel cho biết 1 quả đạn đã bắn trúng một ngôi nhà ở khu dân cư Mishmeret, trên vùng đồng cỏ Sharon và gây ra vụ hỏa hoạn lớn.

IDF khẳng định Israel bị tấn công bởi những quả đạn phóng đi từ dải Gaza vào rạng sáng nay, nơi đã có 2 quả rocket tấn công Tel Aviv vào tuần trước mà Nhóm vũ trang Hamas biện minh là do “nhầm lẫn”.

Cập nhật mới nhất cho thấy con số thương vong của Israel đã lên tới ít nhất 7 người. IDF đang điều tra kẻ nào đứng đằng sau vụ tấn công vào dân thường đẫm máu này để ra quyết định trả đũa.

Theo cơ quan dịch vụ cấp cứu Magen David Adom (MDA), đã có 7 người sống trong ngôi nhà nói trên bị thương sau vụ tấn công. Trong đó có 1 phụ nữ 59 tuổi bị thương do bỏng và bị trúng mảnh văng nhưng bị sốc nặng gây ra bởi vụ nổ. Một phụ nữ 30 tuổi khác cũng bị thương do trúng mảnh văng vào chân.

Các nạn nhân khác trong ngôi nhà bị thương nhẹ gồm 1 người đàn ông 30 tuổi, 1 cháu gái 12 tuổi, 1 cháu trai 3 tuổi và 1 trẻ em mới 18 tháng tuổi, cơ quan dịch vụ cấp cứu MDA cho biết chi tiết.

theo Trí Thức Trẻ

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Blog at WordPress.com.