Daily Archives: May 10, 2019

Ông Tập Cận Bình viết gì trong “bức thư đẹp” khiến Tổng thống Trump thay đổi 180 độ?

Ông Tập Cận Bình viết gì trong “bức thư đẹp” khiến Tổng thống Trump thay đổi 180 độ?

Minh Khôi | 

Ông Tập Cận Bình viết gì trong "bức thư đẹp" khiến Tổng thống Trump thay đổi 180 độ?
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: SCMP.

Ông Trump tuyên bố, một thỏa thuận với Trung Quốc là có thể trong tuần này và ông Tập Cận Bình đã gửi cho ông một “bức thư đẹp”, ​​trái ngược với một loạt tweet cứng rắn vừa qua.

Trả lời các phóng viên khi Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đến Washington để tiến hành vòng đàm phán thứ 11 nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, Tổng thống Trump cho rằng lệnh tăng thuế đối với 200 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đã giúp đẩy nhanh quá trình hòa giải.

Ông Trump nhắc lại rằng ông đã tuyên bố tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc từ 10% lên 25% để đáp trả việc Bắc Kinh thay đổi một số cam kết cơ bản.

“Chúng tôi đã tiến rất gần đến một thỏa thuận, sau đó họ bắt đầu đàm phán lại thỏa thuận”, ông Trump nói và thêm rằng, một trong những lĩnh vực đó là bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Tuy nhiên, ông Trump đã nhận được một “bức thư đẹp” từ Chủ tịch Tập Cận Bình viết: “Hãy cùng làm việc và xem liệu chúng ta có thể hoàn thành điều gì đó”. Ông Trump cũng cho biết, ông có thể sẽ có cuộc điện đàm với nhà lãnh đạo Trung Quốc.

“Tôi rất thích Chủ tịch Tập Cận Bình. Ông ấy là một người bạn tốt của tôi, nhưng tôi là đại diện cho Mỹ còn ông ấy đại diện cho Trung Quốc. Và tôi sẽ không bị lợi dụng nữa”, ông Trump nói.

Tổng thống Mỹ xác nhận rằng các thành viên trong nội các của ông sẽ gặp ông Lưu Hạc và các thành viên khác trong phái đoàn Trung Quốc vào lúc 5 giờ chiều ngày thứ Năm (giờ địa phương) để khởi động các cuộc đàm phán dự kiến ​​sẽ kéo dài 2 ngày.

Scott Kennedy, một chuyên gia cao cấp tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) cho biết, bằng động thái đe dọa tăng thuế, chiến lược của các nhà đàm phán Mỹ sẽ rất thẳng thắn

Phía Washington yêu cầu Bắc Kinh đồng ý khôi phục lại tất cả những gì đã thỏa thuận trước đó. Việc lựa chọn có tiến xa được hay không, là ở phía Trung Quốc, ông nói.

Tuy nhiên, chuyên gia cao cấp của CSIS lưu ý, dường như vai trò của ông Lưu Hạc, Phó Thủ tướng và là trưởng đoàn đàm phán phía Trung Quốc đã có sự sụt giảm đáng kể so với những vòng trước.

Một tuyên bố do Bộ Thương mại Trung Quốc đưa ra trước chuyến đi tuần này không ghi chức danh Đặc phái viên của Chủ tịch Tập Cận Bình của ông Lưu.

Việc không đề cập đến chức danh quan trọng này, kết hợp với việc giảm quy mô của phái đoàn và thời gian lưu trú ngắn ở Washington, cho thấy ông một phạm vi hẹp hơn về các chủ đề đàm phán và khả năng thỏa hiệp, ông Kennedy nói.

Hôm thứ Năm, ông Trump vẫn tuyên bố, quan chức Mỹ đang bắt đầu các thủ tục để áp thuế 25% lên 325 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Ông Trump đã tuyên bố về việc tăng thuế này vào Chủ nhật tuần trước trên Twitter cá nhân, khiến nhiều nhà quan sát bất ngờ và gây ra tổn thất cho thị trường tài chính.

Sau đó, vào thứ Tư, ông tiếp tục cáo buộc Bắc Kinh đang câu giờ với hy vọng có thể đàm phán thỏa thuận thương mại với chính quyền phe Dân chủ vào năm 2020 nếu ông Trump không tái đắc cử.

Tuy nhiên, ông Kenedy cảnh báo rằng, chính quyền đảng Dân chủ có thể không chỉ cứng rắn trong lĩnh vực thương mại mà thậm chí còn mở rộng sang các vấn đề Triều Tiên, nhân quyền và một số vấn đề khác. “Như vậy, sẽ chẳng dễ dàng mà còn khó khăn hơn cho Trung Quốc”, chuyên gia CSIS nói.

theo Trí Thức Trẻ

Advertisement
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

HLV Thái Lan mỉa mai: “Việt Nam đang nghĩ mình là số một Đông Nam Á”

Các học trò HLV Park Hang Seo đã chơi rất tốt và chiến thắng xứng đáng.

HLV Thái Lan mỉa mai: “Việt Nam đang nghĩ mình là số một Đông Nam Á”

THỂ THAO

URL rút ngắn
 0  0

“Trận đấu giữa Thái Lan và Việt Nam sẽ rất thú vị. Việt Nam đang nghĩ mình là số một Đông Nam Á. Nhưng chúng tôi đâu có sợ khi phải đụng độ họ”, VnExpress dẫn lời HLV Sirisak Yodyardthai cho biết.

Bốn đội dự King’s Cup 2019 gồm có Ấn Độ, Curacao, Thái Lan và Việt Nam. Việt Nam sẽ gặp Curacao, Thái Lan đối đầu Ấn Độ ở loạt trận tranh vé vào chung kết nếu theo thông lệ xếp cặp đấu theo thứ hạng FIFA.

BỎ PHIẾU

Theo bạn, tuyển Việt Nam có cần cầu thủ Việt kiều?
  • Có: Đây là cơ hội tốt làm phong phú lực lượng thi đấu
  • Không: Tuyển Việt Nam đã có đủ cầu thủ giỏi
  • Không quan tâm chủ đề này

Tuy nhiên, vào phút chót chủ nhà thay đổi chuyển sang bốc thăm. Trong lễ bốc thăm diễn ra lúc 14h chiều 8/5, Việt Nam đụng độ Thái Lan để tranh vé vào chung kết với đội thắng trong cặp Ấn Độ và Curacao.

“Mục tiêu của chúng tôi không chỉ là đánh bại Việt Nam, mà còn phải giành chức vô địch King’s Cup lần này. Chúng tôi đủ thực lực để làm điều đó”, HLV Sirisak nói thêm.

Thái Lan là nền bóng đá số một Đông Nam Á nếu tính dựa trên số lần giành HC vàng SEA Games hay vô địch AFF Cup. Tuy nhiên, hai năm qua, dưới sự dẫn dắt của HLV Park Hang-seo, bóng đá Việt Nam vươn lên trở thành lá cờ đầu của khu vực với những thành tích như HC bạc giải U23 châu Á, vào bán kết Asiad, vô địch AFF Cup và vào tứ kết Asian Cup. Tại vòng loại U23 châu Á 2020 tại Mỹ Đình, Việt Nam cũng đã gây bất ngờ lớn khi đánh bại Thái Lan 4-0.

Cũng giống Việt Nam, tháng Sáu tới, Thái Lan cũng tập trung đồng thời cả đội U23 và đội tuyển quốc gia. HLV Sirisak cho biết do gặp khó khăn về nhân sự hàng công, ông đã xin phép HLV đội U23 để lấy tiền đạo Supachai Jaided.

Chân sút đang khoác áo Buriam này chính là người đã phải nhận thẻ đỏ sau pha đánh nguội với Đình Trọng, góp phần khiến U23 Thái Lan thảm bại 0-4 trước Việt Nam trên sân Mỹ Đình tối 26/3.

“Theerasil Dangda, tiền đạo chuẩn bị cán mốc 100 trận đấu trong màu áo tuyển Thái Lan, sẽ là người đá cặp ăn ý cùng tài năng trẻ Supachai”, HLV Sirisak nói về hàng công của Thái Lan chuẩn bị đối đầu với Việt Nam.

Do King’s Cup 2019 trùng với lịch FIFA Day, Thái Lan cũng cho triệu tập các cầu thủ đang chơi bóng ở nước ngoài như Chanathip Songkrasin, Thirathorn Bunmatan và Thitiphan Phokchan.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Việt Nam Quốc tang: Ông Trọng ‘‘biến mất’’, ‘‘tranh đoạt quyền lực’’ bắt đầu ?09 Tháng Năm 20197:53 CH(Xem: 3)

Việt Nam Quốc tang: Ông Trọng ‘‘biến mất’’, ‘‘tranh đoạt quyền lực’’ bắt đầu ?

09 Tháng Năm 20197:53 CH(Xem: 3)

“>

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN Ý KIẾN / THẢO LUẬN – THỨ SÁU 10 MAY 2019

Việt Nam Quốc tang: Ông Trọng ‘‘biến mất’’, ‘‘tranh đoạt quyền lực’’ bắt đầu ?

RFI 05-05-2019

image014

Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 02/04/2018.REUTERS/Kham

Điều gây chú ý nhất trong lễ Quốc tang tướng Lê Đức Anh, nguyên chủ tịch nước Việt Nam, hôm 03/05/2019, là sự vắng mặt của lãnh đạo Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Sự vắng mặt này có ý nghĩa như thế nào đối với chính trường Việt Nam ? Nhà báo Phạm Chí Dũng từ Sài Gòn phân tích.

Những điều gì đáng chú ý trong lễ tang ông Lê Đức Anh ?

Điểm đáng chú ý nhất trong lễ tang này, đó là không phải sự quan tâm đối với người đã chết, mà là sự hiện diện hay không của người còn sống – ông kiêm hai chức, tổng bí thư và chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng. Điều đặc biệt nhất trong lần này ông Nguyễn Phú Trọng đã không xuất hiện, mặc dù trước đó khoảng một tuần, bộ Ngoại Giao đã chính thức thông báo là ông Nguyễn Phú Trọng sẽ làm trưởng ban Tang lễ. Và sau đó, chủ tịch Quốc Hội là Nguyễn Thị Kim Ngân cũng thông báo là sức khỏe của đồng chí tổng bí thư, chủ tịch Nước đang hồi phục nhanh chóng. Và người ta trông chờ sự xuất hiện của ông Nguyễn Phú Trọng với một sự quan tâm chưa từng có.

Tôi nhớ rằng, đã lâu lắm rồi, mà có thể là chưa từng có một lễ tang nào mà người dân – khối cán bộ, công chức lại quan tâm đến mức như thế.

Và điểm thứ hai là khi ông Nguyễn Phú Trọng không xuất hiện, thì trưởng ban Lễ tang lại rơi vào một người khác. Đó là quan chức, phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, cũng là một ủy viên Bộ Chính Trị. Tuy nhiên, sự xuất hiện của ông Trương Hòa Bình, với tư cách trưởng ban Tang lễ tướng Lê Đức Anh dường như có một sự mâu thuẫn rất lớn với một nghị định của chính phủ số 105, quy định phải là tổng bí thư hoặc chủ tịch Nước làm trưởng ban Lễ tang (1).

ADVERTISING

Từ việc ông Nguyễn Phú Trọng không có mặt trong lễ tang có thể suy ra những gì đang hoặc sắp diễn ra trong chính trường Việt Nam ?

Trước mắt là vấn đề cá nhân, vấn đề sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng. Và sau đó vấn đề thứ hai là những người có thể kế nhiệm Nguyễn Phú Trọng, và những thay đổi có thể dẫn đến đảo lộn trong chính trường Việt Nam trong thời gian tới, có lẽ là không bao lâu nữa.

Về sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng, mặc dù có những thông tin tích cực về việc điều trị của ông ta. Có những thông tin trước đó một tuần là ông ấy đang phục hồi, rồi tập xe lăn, cũng như tập nói, tập phát âm. Nhưng mà cho tới nay, đã hơn nửa tháng, từ khi ông Trọng bị một biến cố về sức khỏe ở Kiên Giang, nơi được gọi là « căn cứ địa cách mạng » của gia tộc Nguyễn Tấn Dũng, đã không có bất kỳ hình ảnh nào của ông Trọng. Mặc dù, báo chí, báo Đảng, hệ thống tuyên giáo vẫn ra rả đưa tin về chuyện ông Trọng, hôm nay gửi thư, điện chúc mừng giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên, ngày mai gửi thư điện mừng đến một số quốc gia khác. Thậm chí là kể cả hình ảnh ông Trọng ngồi trên giường bệnh cũng không có nổi. Điều đó cho thấy là vấn đề sức khỏe của ông Trọng không thể là vấn đề nhỏ, mà là vấn đề rất lớn.

Trong khi đó, chúng ta thấy chính trường Việt Nam đã bắt đầu có những xáo trộn ngầm. Dường như mọi chuyện đang ngưng trệ về nhiều mặt, khi ông Nguyễn Phú Trọng phải điều trị.

Đang điều trị hay là biến mất khỏi chính trường ?

Nếu nói là « biến mất » khỏi chính trường, thì người ta lại cho rằng tôi nói theo « thuyết âm mưu ». Nhưng thực sự là, trong nhiều trường hợp, thuyết âm mưu ở Việt Nam (hay cũng có thể gọi là các suy đoán, hay « tin đồn ») lại khá là gần với thực tế. Nếu kể đến trường hợp của trưởng ban Nội Chính Nguyễn Bá Thanh cuối 2014, đầu 2015, của bộ trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh giữa năm 2015, hay Trần Đại Quang, chủ tịch Nước vào năm 2017, 2018, thì có khá nhiều thuyết âm mưu, các thông tin đồn đoán bên ngoài, liên quan đến thuyết âm mưu đó lại được xác thực sau đó.

Cũng cần phải nhắc lại một hoàn cảnh của ông Trần Đại Quang. Trước khi chết chỉ có một, hai ngày ông Trần Đại Quang còn gửi thư, điện đến một số nước, và còn tiếp đoàn Trung Quốc. Sau đó thì ông ta lăn ra chết.

Nói như vậy, để cho thấy rằng, ở góc độ nào đó, khách quan mà nói, thuyết âm mưu (hay tin đồn) nó sẽ có tính xác thực, nếu như được thực tế chứng minh là đúng. Trong trường hợp ông Nguyễn Phú Trọng, có thể nói rằng, dùng từ ông ta « mất tích » hay « biến mất » khỏi chính trường Việt Nam, trong trường hợp này, vẫn có thể được. Chúng ta có thể so sánh, khi ông Trọng còn bình thường, chưa gặp vấn đề về sức khỏe, ít nhất trên mặt công luận, báo chí, thì tần suất xuất hiện là từ 2 đến 4 ngày, chậm lắm là 5 ngày. Có những giai đoạn, hàng ngày xuất hiện đều đặn. Nhưng từ 14/04/2019, khi xảy ra sự biến Kiến Giang, thì đã hơn nửa tháng rồi. Mà không xuất hiện, thì có thể dùng từ biến mất, hoặc mất tích

Xin giải thích rõ hơn về cái gọi là « thuyết âm mưu » ?

Với Nguyễn Phú Trọng, hiện nay có hai thuyết âm mưu, hay cũng có thể gọi là « suy đoán ». Một là ông Trọng cố ý, để né tránh việc đi « chầu Thiên tử ở phương Bắc », liên quan đến hội nghị BRI – thượng đỉnh Sáng kiến Một vành đai, Một con đường, do Trung Quốc tổ chức lần thứ hai. Thay vào đó là thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Đó là thuyết âm mưu thứ nhất. Và thuyết âm mưu nữa là ông Nguyễn Phú Trọng có thể là rơi vào tình trạng bệnh tật chủ ý như vậy, là một thủ đoạn chính trị, mang tên là « giả chết bắt quạ », thường được các triều đại Trung Quốc trong lịch sử sử dụng.

Hai suy đoán này có cơ sở không ?

Về thuyết âm mưu thứ nhất, để tránh đi hội nghị BRI ở Trung Quốc, có một cơ sở trước đó. Nguyễn Phú Trọng đã có một số động tác giãn Trung, và song song với giãn Trung là ngả về Mỹ. Biểu hiện chứng minh rõ ràng nhất, cho việc ngả về Mỹ, là cuộc gặp tổng thống Mỹ Donald Trump ở Washington sắp tới, nếu ông ta kịp phục hồi sức khỏe. Và trong cuộc gặp đó hai bên sẽ bàn về vấn đề tăng cường và làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác quốc phòng, và đặc biệt là vấn đề Biển Đông. Và kể cả sự hiện diện của một tàu sân bay thứ hai của Mỹ tại Biển Đông, có thể ngay tại cảng Cam Ranh. Và có thể bàn tiếp vấn đề hợp tác cấp chiến lược Việt – Mỹ.

Đó là cơ sở cho thuyết âm mưu về việc Nguyễn Phú Trọng tránh đi Trung Quốc. Tuy nhiên, để thuyết âm mưu này đúng, thì nó phải diễn ra một việc khác : Nếu Nguyễn Phú Trọng chủ động tạo ra tình trạng bệnh tật của mình đủ nặng, để khỏi phải đi Trung Quốc, thì ông ta đã phải tìm cách thông tin, bắn tin cho Trung Quốc, đặc biệt cho các cơ quan tình báo Trung Quốc nắm được việc này, tình trạng bệnh tật của ông ta như thế nào. Nếu như vậy, thì ông ta phải thông qua một cái kênh rất ưa thích : báo Đảng. Vấn đề là, làm sao để lý giải được : Vì sao từ ngày 14/04 ở Kiên Giang đến nay, đã không có bất cứ một dòng một chữ nào từ báo Đảng, về tình trạng bệnh tật thực chất của Nguyễn Phú Trọng, mà chỉ nói theo Tuyên giáo, có vấn đề gì đó. Còn dư luận viên thì nói là ông ta chỉ bị choáng nhẹ. Thế thì việc Nguyễn Phú Trọng không sử dụng kênh báo Đảng, cho thấy, cũng giống như các trường hợp đã xảy ra của Nguyễn Bá Thanh, Phùng Quang Thanh, Trần Đại Quang : Đảng giấu thông tin, bưng bít thông tin, ém nhẹm thông tin, chủ ý là không thông tin ra ngoài. Mà không thông tin ra ngoài, thì làm sao Trung Quốc có thể nắm được ? Mà nếu Trung Quốc không nắm được, thì làm sao có cơ sở để tin là bệnh thật.

Chuyện thứ hai là, nếu Nguyễn Phú Trọng chủ ý tạo ra bệnh của mình để « giả chết, bắt quạ », để thanh trừng trong nội bộ Đảng, thì ta lại vướng ngay phải điều mà dân gian gọi là « gậy ông, đập lưng ông ». Cái bẫy mà ông ta giăng ra với các đối thủ chính trị (bị sử dụng ngược lại). Quy định đưa ra năm 2018 : ủy viên Bộ Chính Trị, các ứng cử viên tổng bí thư phải bảo đảm được sức khỏe, có nghĩa là phải được sự xác nhận của ban Bảo vệ và Chăm sóc Sức khỏe Trung ương, hàng tuần, hàng tháng, và thậm chí hàng ngày…. Nếu như người ta nghĩ là ông ta bị bệnh (thật), thì sẽ có những phản ứng thậm chí mạnh mẽ.

Vì thế, cả hai thuyết âm mưu đều không đủ cơ sở thuyết phục. Mà giả thuyết thực tế nhất, gần gũi nhất, dễ cảm nhận được nhất, là ông ta ở cái tuổi này, đã bị một căn bệnh hành hạ. Nếu không cẩn thận, thì ông ta sẽ đi theo Trần Đại Quang và tướng Lê Đức Anh.

Một số dấu hiệu khác trong lễ tang có thể cho phép nhận định về những gì diễn ra trong chính trường Việt Nam ?

Tôi không nghĩ rằng có những dấu hiệu, dù là đặc biệt chăng nữa, trong lễ tang ông Lê Đức Anh lại đủ lớn, đủ sâu, để có thể cho thấy xu hướng, hoặc sự thay đổi lớn trong chính trường Việt Nam, ngoài yếu tố duy nhất như tôi đã nêu. Và nhiều người khác cũng đã biết. Đó là Nguyễn Phú Trọng không thể xuất hiện, và ông ta đang nằm nguyên trong tình trạng khó khăn về sức khỏe.

Khi Nguyễn Phú Trọng rơi vào tình trạng sinh, lão, bệnh, tử, như một quy luật không thể bác bỏ, thì ông ta buộc phải để lại một khoảng trống quyền lực rất lớn. Bây giờ có đến hai ghế (bị khuyết), chứ không phải một, là tổng bí thư và chủ tịch Nước. Khoảng trống quyền lực càng lớn thì chỗ trũng càng sâu, và nước chảy càng mạnh.

Có nghĩa là sẽ dâng lên một làn sóng, các quan chức cấp dưới của Nguyễn Phú Trọng, nổi lên để tranh đoạt quyền lực với nhau. Đang diễn ra một làn sóng ngầm, phân chia lại quyền lực. Giữa ba khối, khối Đảng, khối hành pháp và khối lập pháp.

Trước đây, khối Đảng chỉ huy tất cả, theo nguyên tắc là Đảng lãnh đạo toàn diện. Và gần đây nhất, từ năm 2017 đến nay, xuất hiện một quan điểm rất phổ biến trong nội bộ trong Đảng, là Đảng không làm thay, mà Đảng làm luôn.

Vào lúc cơ chế độc tôn, tập trung quyền lực vào tay Nguyễn Phú Trọng suy giảm, thì sẽ kéo theo việc cơ chế tập trung quyền lực về cấp trung ương cũng suy giảm theo. Tôi nghĩ rằng sẽ dẫn đến một hệ quả tất yếu là : Khối hành pháp và khối lập pháp sẽ dần dần tách ra khỏi khối Đảng, tăng cường tiếng nói của mình. Một cách độc lập tương đối, hơn là phụ thuộc gần như tuyệt đối vào khối Đảng trước đây. Không biết có phải là ngẫu nhiên hay không, mà trong thời gian ông Trọng bị bệnh, bị « mất tích », thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có một đề nghị đáng chú ý với Quốc Hội, là tăng quyền cho thủ tướng, một số quyền không quá quan trọng, nhưng có một động thái như vậy.

Tôi cho rằng mọi chuyện bắt đầu, và sắp tới sẽ diễn ra hai khuynh hướng. Khuynh hướng phân chia lại quyền lực giữa ba khối, và khuynh hướng ly tâm giữa khối địa phương với cấp trung ương. Và song song là xu hướng hình thành gần như chắc chắn một số « sứ quân » quyền lực hành chính và một số sứ quân lợi ích riêng, mà chúng ta thường gọi là « nhóm lợi ích ».

Nhiều người ghi nhận ông Trần Quốc Vượng, thường trực Ban Bí Thư, tức nhân vật số hai của Đảng, trong một số bức ảnh cho thấy đi một mình đến viếng, trong khi hai phái đoàn, của chính phủ và của Đảng, lại đều do thủ tướng đứng đầu. Phải chăng sự phân hóa, như nhà báo Phạm Chí Dũng nhận định, đã bắt đầu trong chính lễ tang này ?

Đúng là ông Trần Quốc Vượng lẻ loi, cô độc. Ông ta không nằm trong một đoàn nào cả, một đám đông nào cả. Tôi đặt câu hỏi là : Phải chăng đã có một sự sắp xếp cố ý ? Tôi cho đó đã là một thủ thuật chính trị, để chơi xấu lẫn nhau. Nếu đúng như vậy, thì đó quả là một sự phân hóa không nhỏ đâu.

Sau đám tang Lê Đức Anh, sắp tới vào giữa tháng Năm này sẽ diễn ra hội nghị trung ương 10. Nếu không có Nguyễn Phú Trọng, hoặc có Nguyễn Phú Trọng mà không có những nội dung đặc sắc theo ý của Nguyễn Phú Trọng, thì tôi nghĩ là ngay trong hội nghị đó sẽ diễn ra những phân hóa còn lớn hơn nữa, giữa khối Đảng, hành pháp và lập pháp. Và lúc đó, người ta sẽ chứng kiến vai trò của ông Trần Quốc Vượng, nếu không cẩn thận sẽ trở nên mờ nhạt đáng kể, không kém thua hình ảnh mờ nhạt của ông ta tại lễ tang của tướng Lê Đức Anh.

***

(1) Nhà báo Phạm Chí Dũng đã ghi nhận chính xác về việc có một mâu thuẫn « rất lớn » giữa vai trò « trưởng ban Lễ tang » trong Nghị định 105 về « Tổ chức lễ tang với cán bộ, công chức, viên chức » với diễn biến của buổi lễ ngày hôm qua. Trên thực tế, phụ trách Quốc tang có hai chức « trưởng ban ». Trưởng ban Lễ tang Nhà nước phải là nguyên thủ, hoặc tổng bí thư, và trưởng ban Tổ chức Lễ tang là một phó thủ tướng. Có trách nhiệm đọc điếu văn là trưởng ban Lễ tang Nhà nước. Như vậy, người làm thay vai trò của ông Nguyễn Phú Trọng không phải là phó thủ tướng Trương Hòa Bình, mà là thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, người đọc điếu văn hôm 03/05.

image012

26 Tháng Ba 2019(Xem: 380)

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Chúng ta đang ở trong một cuộc chiến tranh kinh tế Với Trung Quốc. Thỏa hiệp là vô ích

Chúng ta đang ở trong một cuộc chiến tranh kinh tế Với Trung Quốc. Thỏa hiệp là vô ích

Chấn Minh (Danlambao) chuyển ngữ – Lời giới thiệu – Stephen K. Bannon là chiến lược gia trưởng của Tổng Thống Hoa Kỳ Donald J. Trump từ 1/2017 đến 8/2017. Bối cảnh của bài viết được chuyển ngữ này là việc vào ngày 6 tháng Năm 2019, trong khi thương thảo mậu dịch Hoa Kỳ-Trung Quốc đang tiến hành, ông Trump đột ngột đòi đánh thuế quan từ 10% đến 25% trên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Đòi hỏi này làm cho chỉ số Dow rơi trên 350 điểm trước khi sàn chứng khoán mở cửa, và 410 điểm trong ngày thứ Hai trước khi đóng xuống 66 điểm âm vào cuối ngày và làm cho thị trường mất giá 0.2%. Các thị trường chứng khoán lớn khác trên thế giới đều xuống dốc trong cùng một ngày: Thượng Hải xuống 5.6%, Hong Kong xuống 2.9%. Vào thứ Ba 7/5/2019, Trung Quốc phản pháo và nói sẽ không nhượng bộ thêm đồng thời chỉ định ông Lưu Hạc (Liu He), phó thủ tướng, bay sang Mỹ vào ngày thứ Năm tới (8/5/2019) để chỉ đạo các thương thảo về phía Trung Quốc. Đa số các nhà bình luận kinh tế hay chính trị tại Hoa Kỳ xem lời tuyên bố đánh thuế quan thêm của Trump như là một biện pháp thương lượng mậu dịch và do đó không có thực chất. Trong các giới kinh tế tài chính Hoa Kỳ, hầu như không có ai kêu gọi Trump tiến lên và kiên định trong việc đánh thêm thuế quan. Trừ Stephen K. Bannon. Xin mời quý độc giả Dân Làm Báo xem xét các lý luận của ông Bannon.
Stephen K. Bannon – Cứng rắn hơn đối với Trung Quốc để đưa các việc làm trong ngành biến chế về lại Hoa Kỳ là ý niệm chỉ đạo đã giúp Tổng Thống Trump tiến lên và thắng phiếu cử tri đoàn vào năm 2016 tại Vành Đai Rỉ Sét (Chú thích của người chuyển ngữ (CTCNCN): tức là các tiểu bang Michigan, Wisconsin, Indiana, Illinois, Ohio, và Pennsylvania, cái nôi của ngành công nghiệp biến chế Hoa Kỳ). Vào ngày hôm nay, mục tiêu của nhóm cán bộ cực đoan triệt để đang cai trị Trung Quốc – Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) – là làm cho Trung Quốc trở thành một nước bá quyền thống trị được toàn thế giới. Nhưng mà vào tháng này khi Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn kết thúc các thương thảo mậu dịch đã kéo dài hàng tháng, bất kỳ kết quả gì đạt được sẽ không phải là một thỏa thuận thương mại. Cái gì đó sẽ chỉ là một cuộc đình chiến tạm thời trong trận chiến kinh tế và chiến lược kéo dài nhiều năm với Trung Quốc.
Có sáu “điều cần hiểu” để làm nổi bật lên sự vô ích của việc thỏa hiệp với chế độ (Trung Quốc) này.
Điều cần hiểu thứ nhất là: ĐCSTQ đã tiến hành chiến tranh kinh tế với các nước công nghiệp dân chủ kể từ ngày Trung Quốc gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (World Trade Organization, WTO) vào năm 2001, và bây giờ thì Trung Quốc đã trở thành mối đe dọa kinh tế và an ninh quốc phòng lớn nhất mà Hoa Kỳ từng đối mặt.
Trong khuôn khổ các đàm phán mậu dịch đang diễn ra, Trung Quốc phải đồng ý chấm dứt việc cưỡng bách chuyển giao công nghệ; ăn cắp tài sản trí tuệ; xâm nhập các mạng lưới kinh doanh trên mạng internet; thao túng tiền tệ; các rào cản thuế quan và phi thuế quan; và các trợ cấp bất hợp pháp cho các doanh nghiệp quốc doanh. Tuy nhiên, nếu ĐCSTQ chấp nhận và tuân thủ các đòi hỏi của Hoa Kỳ một cách có thể kiểm chứng được, điều này có nghĩa là sẽ có một sự tháo gỡ hợp pháp và theo các quy định của chủ nghĩa tư bản nhà nước Trung Quốc.
Điều cần hiểu thứ nhì là: thỏa ước mậu dịch đang được thương lượng vào tháng này không phải là một thỏa ước giữa hai hệ thống muốn có những quan hệ gần gũi hơn, như những người đang cổ võ cho thỏa ước này tại phố Wall (Wall Street), các tổ chức truyền thông và các đại học đang tranh cãi. Ngược lại, đây là một cuộc đụng độ cơ bản giữa hai hệ thống kinh tế hoàn toàn khác hẳn nhau.
Kết quả tốt nhất mà Hoa Kỳ có thể có được là một văn bản theo đó Trung Quốc từ bỏ các phương thức làm ăn có tính cách bóc lột, tịch thu và trọng thương đồng thời cung cấp nhiều phương tiện để giám sát và nhanh chóng thực thi thỏa ước.
Kết quả tốt nhất cho ĐCSTQ là làm Hoa Kỳ rút lại các thuế quan bằng cách nộp vô số văn bản chứa đầy những cam kết giả mạo và không thể nào thực thi được cho đến khi nào chính quyền Trump hết giờ, tức là hết nhiệm kỳ, và hy vọng sẽ có một chính phủ khác của đảng Dân Chủ ít chống lại Trung Quốc hơn.
Điều cần hiểu thứ ba là: chủ nghĩa tư bản nhà nước của Trung Quốc rất có lợi cho các chủ nhân của nó, tức là các đảng viên của ĐCSTQ. Các doanh nghiệp nhà nước đang trì trệ có được một lợi thế cạnh tranh thông qua các trợ cấp to lớn từ phía nhà nước, và các tiết kiệm chi phí có được qua việc đánh cắp tài sản trí tuệ, công nghệ và các phát minh mới của người nước ngoài.
Nếu Trung Quốc chấm dứt việc đánh cắp đại quy mô kể trên, các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ nhanh chóng bị các doanh nghiệp đang cạnh tranh với chúng tại Đức, Nam Hàn, Nhật Bản và đặc biệt là Hoa Kỳ, vượt qua ngay.
Sự kiện này giải thích được phần lớn nội tình chính trị Trung Quốc và lúc này. Tổng Thống tập Cận Bình đang đối đầu với một triều đình đang phân chia rất rõ rệt vào hai phe: phe của những nhà cải cách do trưởng đoàn thương lượng mậu dịch Lưu Hạc (Liu He) lãnh đạo và phe của các đàn diều hâu đã trục lợi và lấy được quyền lực từ hiện trạng của Trung Quốc. Ngay trong Trung Quốc, người ta đánh cuộc như trong một hài kịch trên dàn treo cổ và ra giá bên tám cân bên nửa lạng là không biết Lưu Hạc sẽ được ca ngợi như là một Đặng Tiểu Bình mới, hay rốt ráo sẽ là lọt vào một trại tập trung cải tạo Trung Quốc nào đó.
Điều cần hiểu thứ tư: Lợi dụng việc ông Trump rất tự hào – một cách xứng đáng – về thị trường chứng khoán đang lên và đồng thời âu lo sẽ mất Vòng Đai Nông Trại (CTCNCN – tức là các tiểu bang chuyên về canh nông tại vùng Trung Bắc Hoa Kỳ), một số cố vấn của ông ở trong và ngoài Nhà Trắng đang tìm cách đưa ông ta vào một thỏa thuận yếu kém. Tuy nhiên lý luận theo đó nếu không thương lượng được một thỏa thuận sẽ làm cho thị trường chứng khoán tan chảy và nền kinh tế nổ tung từ phía trong là sai lầm.
Thật ra, không có một lý do nào tốt hơn để Trump tiếp tục đánh mạnh về thuế quan ngoài việc nền kinh tế Hoa Kỳ đang tăng trưởng ở mức 3.2% mỗi năm trong quý thứ nhất của năm này, theo báo cáo mới nhất.
Nếu không có được một thỏa thuận rất tốt, cánh Charles E. Schumer và Bernie Sanders của đảng Dân Chủ sẽ không bao giờ ngừng phê bình tổng thống. Thêm vào đó, các thượng nghị sĩ Marco Rubio (Cộng Hòa-bang Florida) và Ted Cruz (Cộng Hòa-Bang Texas) sẽ xử dụng việc này để đứng về phía phải của Trump về vấn đề Trung Quốc – và sau đó có thể tranh cử chống lại Trump trong bầu cử sơ cấp. Vì những lý do trên, chọn lựa chính trị tốt nhất cho tổng thống Trump không phải là đầu hàng, mà là đánh tăng gấp đôi trên lá bài thuế quan. Chiêu thức này đã rất hiệu quả khi tạo áp lực trên phía Trung Quốc mà không làm tổn thương nền kinh tế Hoa Kỳ.
Điều cần hiểu thứ năm: Các thỏa thuận dù cứng rắn nhất vẫn cần có giám sát hữu hiệu, và đây là một yêu cầu rất khó đạt được ngay cả với những đối tác dễ tính và có thể không thể nào có được với Trung Quốc. Điều nguy hiểm là tổng thống có thể ký một thỏa thuận xem ra có vẽ hợp lý để rồi vài năm sau phát hiện ra là Hoa kỳ đã bị xí gạt.
Hoa Kỳ đã thất bại khi giám sát đúng mức việc Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2001. Thay vì tiếp cận được một tỷ người tiêu thụ Trung Quốc, Hoa Kỳ đã mất trên 5 triệu việc làm trong ngành biến chế kể từ năm 2000.
Điều cần hiểu thứ sáu: cả thế giới vào lúc này đang chứng kiến tận mắt việc một nhà nước toàn trị đang quân sự hóa nhanh ra tay nhốt hàng triệu người vào trong các trại lao cải, bức hại các người Uighur, các tín đồ Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo, và do thám, và nô lệ hóa, các người dân trong nước.
Đây là lịch sử trong thời gian thực; và thế giới là một ngôi nhà đã bị chia làm hai: một nửa nô lệ, một nửa tự do. Trump và Tập đang đối mặt để tìm cách làm lệch cán cân về phía này hay phía kia. Phía bên này sẽ mang lại các lợi ích bắt nguồn từ tự do, dân chủ và chủ nghĩa tư bản thị trường-tự do. Phía kia sẽ đưa đến một chế độ toàn trị và trọng thương vận hành trong một chủ nghĩa tư bản nhà nước với đặc sắc Trung Quốc.
Cuộc chiến đấu này của Hoa Kỳ là với ĐCSTQ chứ không phải với người dân Trung Quốc. Người dân Trung Quốc là những nạn nhân đầu tiên và liên tục của chế độ man rợ này.
Các vấn đề trung tâm phải đối đầu là những ý đồ của Trung Quốc trên sân khấu thế giới và ý nghĩa của của các tham vọng đó đối với nền thịnh vượng của Hoa Kỳ. Khi nước Mỹ của chúng ta đang ở trong một ngã tư, hơn bao giờ hết điều quan trọng nhất là Trump phải hành động theo bản năng của mình và không làm dịu lập trường khi đối đầu với một nguy cơ sinh tử lớn nhất và chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ.
(Bình luận trên nhật Báo The Washington Post)
May 7, 2019
Chấn Minh chuyển ngữ
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Những thách thức trước khi Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN

Những thách thức trước khi Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN

Trước khi Việt Nam làm chủ tịch ASEAN vào 2020, khu vực châu Á đứng trước những lựa chọn khó khăn khi Mỹ – Trung gia tăng cạnh tranh.

“Cạnh tranh giữa các nước lớn ở khu vực sẽ ở mức độ cao hơn và khó dự đoán. Dường như quá trình tái định hình trật tự thế giới vẫn tiếp diễn nhưng chúng ta không biết đường hướng là gì”, ông Phạm Quang Vinh, cựu Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam, nêu vấn đề trong hội thảo “Năm chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam: Khuyến nghị về các ưu tiên” ngày 8/5 tại Hà Nội. Từ đầu 2020, Việt Nam sẽ đảm nhiệm chức Chủ tịch ASEAN, theo luân phiên trong Hiệp hội.

Trước ý kiến về việc ASEAN cần phải chọn một bên hay hợp tác ở một số lĩnh vực, khi Mỹ và Trung Quốc gia tăng cạnh tranh, ông Vinh cho rằng ASEAN có thể cần phải kết hợp các lựa chọn một cách linh hoạt. Thách thức của Hiệp hội là có nhiều lựa chọn nhưng lại không dễ thực hiện.

Cựu trưởng SOM Việt Nam đánh giá các nước lớn như Mỹ và Trung Quốc vẫn coi ASEAN là đối tác quan trọng, sẽ tiếp tục hợp tác với Hiệp hội để xử lý các vấn đề của khu vực và ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN.

“Đây chính là lúc để ASEAN cân nhắc, tìm ra những lợi ích của mình trong cạnh tranh của các nước lớn”, ông Vinh gợi ý.

Để phát huy vai trò của mình, ASEAN cần duy trì hợp tác với các nước lớn, đưa ra tiếng nói của mình với các vấn đề quan trọng của khu vực. Đặc biệt, việc ASEAN nhìn nhận luật quốc tế như thế nào trong thời điểm thế giới có nhiều thay đổi là điều rất quan trọng. Ông Vinh cho rằng các quy tắc và luật lệ quốc tế được xem xét như thế nào ở Biển Đông sẽ thu hút sự chú ý lớn.

Nêu cụ thể hơn cạnh tranh Mỹ – Trung ở khu vực, Tiến sĩ Alfred Oehlers, một chuyên gia Mỹ, nhắc đến hai sáng kiến Vành đai Con đường của Bắc Kinh (BRI) và Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Washington (IPI). Ông Oehlers cho rằng vấn đề là cách thức Việt Nam, hoặc một nước khác làm Chủ tịch ASEAN, có thể điều phối hòa hòa hai sáng kiến này.

“Nếu ASEAN có thể cân đối hai sáng kiến, Hiệp hội sẽ đạt được một số lợi ích, hoặc giúp đưa trật tự thế giới dựa trên luật lệ vào các sáng kiến này, nhằm đảm bảo lợi ích cho các nước ASEAN”, Tiến sĩ Oehlers nói.

Với vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020, nếu Việt Nam đưa ra tuyên bố giúp định rõ tầm nhìn của ASEAN, cho thấy sự khác biệt và tương đồng với BRI và IPI, thì sẽ thu hút các đối tác tăng hợp tác với Hiệp hội và giúp tăng cường vai trò của ASEAN.

Với tranh chấp Biển Đông, Tiến sĩ Oehlers cho rằng Việt Nam khi nêu ra bàn thảo cần thể hiện cam kết mạnh mẽ với trật tự dựa trên luật lệ và luật quốc tế. ASEAN nên thể hiện sự nhất trí về khái niệm các quy tắc quốc tế mà tất cả các bên cần tuân theo.

“ASEAN có nhiều tuyên bố, nếu các thành viên đều tuân thủ theo đúng luật lệ thì Hiệp hội sẽ thể hiện được vai trò quan trọng của mình”, ông Oehlers nói. Ông cho rằng phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế năm 2016, trong đó bác bỏ yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc là căn cứ cho thấy thảo luận nên đi theo hướng nào.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Mỹ nói Trung Quốc quay đầu với cam kết thương mại

Mỹ nói Trung Quốc quay đầu với cam kết thương mại

Cựu thượng nghị sĩ Mary Landrieu vừa mới gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm 30/4Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionCựu thượng nghị sĩ Mary Landrieu vừa mới gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm 30/4

Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer cáo buộc Trung Quốc quay đầu với các cam kết trong đàm phán thương mại, nhưng vẫn khẳng định rằng một thỏa thuận về thuế quan vẫn có thể xảy ra.

Ông nói rằng lời đe dọa sẽ áp thêm thuế của Tổng thống Trump đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc được đưa ra sau khi Trung Quốc từ bỏ các cam kết.

Chứng khoán TQ sụt giảm vì Mỹ dọa đánh thêm thuế

Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: “Trung Quốc, Trung Quốc, Trung Quốc”

Trung Quốc kiểm soát fentanyl theo ý Mỹ

Apple phủ nhận lệnh cấm iPhone tại Trung Quốc

Nhưng ông nói Washington vẫn đón đợi một phái đoàn Trung Quốc vào thứ Năm cho vòng đàm phán tiếp theo.

Chứng khoán Mỹ đã lấy lại thăng bằng sau khi giảm mạnh trước đó.

Vào Chủ nhật, ông Trump viết trên Twitter, rằng Mỹ sẽ tăng gấp đôi mức thuế đối với lô hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ đôla vào thứ Sáu và có thể sẽ ra thêm mức thuế mới.

Phát biểu với các phóng viên hôm thứ Hai, ông Lighthizer nói: “Trong suốt tuần qua, chúng tôi đã thấy sự xói mòn trong các cam kết của Trung Quốc. Điều đó theo quan điểm của chúng tôi không thể chấp nhận được.”

China's Vice Premier Liu He (L) speaks with US President Donald Trump during a trade meeting in the Oval Office at the White House in Washington, DC, on April 4, 2019Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionQuan chức thương mại hàng đầu của Trung Quốc, Phó Thủ tướng Lưu Hạc dự kiến vẫn sẽ trở lại Washington trong tuần này

Ông nói rằng Trung Quốc đã cố gắng thay đổi đáng kể nội dung văn bản thỏa thuận song phương khi quá trình đàm phán đã gần đến giai đoạn cuối.

“Chúng tôi sẽ không ngừng đàm phán vào thời điểm này. Nhưng bây giờ … đến thứ Sáu sẽ có thuế quan,” ông Lighthizer nói.

Trước đó, thị trường chứng khoán thế giới chìm xuống sau một loạt các tweet của tổng thống Trump, với Shanghai Composite giảm 5,6%.

Tuy nhiên, tại Mỹ, chỉ số Dow Jones đóng cửa chỉ giảm 0,3%, sau khi sụt 471 điểm – gần 1,8% – trong phiên giao dịch sớm.

Ông Trump nói gì?

Vào Chủ nhật, Tổng thống Mỹ đã tweet rằng thuế quan 10% đối với một số hàng hóa nhất định sẽ tăng lên 25% vào thứ Sáu và số hàng hóa 325 tỷ đôla chưa được xử lý có thể phải đối mặt với mức thuế 25% “trong thời gian ngắn”.

“Thỏa thuận thương mại với Trung Quốc vẫn tiếp tục, nhưng quá chậm, trong khi họ cố gắng tái đàm phán lại. Không!” ông Trump tweet.

Hôm thứ Hai ông lại tweet rằng Hoa Kỳ đã “mất” 500 tỷ đô la một năm khi giao dịch với Trung Quốc. “Xin lỗi, chúng tôi sẽ không làm điều đó nữa!”

Sau khi áp thuế đối với hàng hóa trị giá hàng tỷ đôla vào năm ngoái, Mỹ và Trung Quốc đã đàm phán và trong những tuần gần đây, dường như đã tiến gần đến một thỏa thuận.

Tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin nói các cuộc đàm phán tại Bắc Kinh đang có “hiệu quả”.

Presentational white space

Nhưng theo các báo cáo, trong những ngày gần đây, các quan chức Mỹ trở nên bực bội vì Trung Quốc từ chối sửa đổi luật như một phần của thỏa thuận, dù có vẻ trước đó, hai bên đã đồng ý.

Các vấn đề khác bao gồm cách thực thi thỏa thuận, và có nên rút lại các thuế quan đã áp đặt không và rút nhanh hay chậm, và các vấn đề xung quanh việc bảo vệ sở hữu trí tuệ.

Hôm thứ Hai, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin nói với các phóng viên rằng các cuộc đàm phán đã hoàn tất 90% nhưng các nhà đàm phán Trung Quốc đang cố gắng “quay trở lại với ngôn ngữ đã được đàm phán trước đây”.

“[Đây là] những ngôn ngữ rất rõ ràng, có thể làm thay đổi thỏa thuận một cách đáng kể”, ông nói.

Cuộc thỏa thuận liệu đã thất bại?

Cho đến nay, Mỹ đã áp đặt thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc trị giá 250 tỷ đô a, và đã cáo buộc Bắc Kinh thực hành thương mại không công bằng.

Bắc Kinh đã đáp trả với mức thuế lên số hàng hóa trị giá 110 tỷ đôla của Hoa Kỳ, đổ lỗi cho Hoa Kỳ bắt đầu “cuộc chiến thương mại lớn nhất trong lịch sử kinh tế”.

Một cửa hàng đồ lót thương hiệu Mỹ Victoria's Secret tại Trung QuốcBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionMột cửa hàng đồ lót thương hiệu Mỹ Victoria’s Secret tại Trung Quốc

Tuy nhiên, một số nhà phân tích đã đặt câu hỏi liệu các lời đe dọa của ông Trump có phải là một chiến thuật đàm phán hay không.

William Reinsch, chuyên gia chính sách thương mại tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết Trung Quốc sẽ không bao giờ đáp ứng tất cả các yêu cầu của Mỹ.

“Một lúc nào đó, tổng thống sẽ phải nhận ra rằng họ sẽ không cho ông ta mọi thứ ông ta muốn,” ông nói với hãng tin AFP.

Điều đó sẽ đặt ông Trump vào “một vị trí chính trị bấp bênh” rằng “chấp nhận một thỏa thuận thì sẽ bị chỉ trích là yếu kém còn không có thỏa thuận thì bị chỉ trích là thất bại”.

Việc tăng thuế sẽ ảnh hưởng gì?

Động thái mới nhất của ông Trump sẽ tăng thuế đối với hơn 5.000 sản phẩm được sản xuất bởi các nhà sản xuất Trung Quốc, từ hóa chất đến hàng dệt may và hàng tiêu dùng.

Tổng thống Mỹ ban đầu áp đặt mức thuế 10% đối với các mặt hàng này vào tháng 9, dự kiến ​​sẽ tăng vào tháng 1, nhưng đã hoãn việc này khi các cuộc đàm phán tiến triển.

Mối quan ngại về tình trạng thuế quan leo thang đã thị trường chứng khoán thế giới sụt giảm mạnh vào cuối năm ngoái.

IMF đã cảnh báo một cuộc chiến thương mại toàn diện sẽ làm suy yếu nền kinh tế toàn cầu.

Categories: Uncategorized | Leave a comment

Nguyên soái Georgi Zhukov là người đánh bại Hitler

Nguyên soái Georgi Zhukov là người đánh bại Hitler

Từ trái sang phải: Nguyên soái Liên Xô Konstantin K. Rokossovsky, Thống chế Anh Quốc Bernard Law Montgomery và Nguyên soái Liên Xô Georgi K. Zhukov tại Berlin ngày 13/7/1945Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionTừ trái sang phải: Nguyên soái Liên Xô Konstantin K. Rokossovsky, Thống chế Anh Quốc Bernard Law Montgomery và Nguyên soái Liên Xô Georgi K. Zhukov tại Berlin ngày 13/7/1945

Nguyên soái Georgi Zhukov là vị chỉ huy Hồng Quân Liên Xô từ chỗ sắp sửa bị đánh bại tại Stalingrad sang thế đẩy lùi quân phát xít Đức về tận Berlin, nơi chế độ Đức quốc xã sụp đổ.

Ông trở thành người anh hùng của Liên bang Xô-viết nhưng Stalin, và sau đó là Khrushchev, vô cùng đố kỵ với tầm vóc của ông. Họ đã buộc ông đảm nhận một loạt các công việc tầm thường và cố gắng để tên ông nằm ngoài các cuốn sách lịch sử.

Nhắc lại cuộc đời Marx và Lenin – BBC Tiếng Việt

Khi nguyên soái Zhukov qua đời năm 1974, Chính quyền Xô-viết đã phục hồi lại công trạng to lớn của ông và cử hành lễ tang trọng thể theo nghi lễ quốc gia – khoảng một triệu người tham dự lễ tang và một vài người đã thiệt mạng bởi sự hỗn loạn của đám đông.

Vai trò ý thức hệ trong cuộc cách mạng cộng sản ở Việt Nam

So sánh hai nguyên soái Zhukov và Rokossovsky

Một số vụ thanh trừng khét tiếng lịch sử

Đức ‘nợ Ba Lan’ 850 tỷ USD vì tàn phá thời chiến?

Nhà quân sự thiên tài

Nhưng ở phương Tây, tên tuổi của nguyên soái Zhukov vẫn chưa được nhiều người biết đến.

Và cuốn sách của Albert Axell mang tên: “Zhukov: Vị tướng đánh bại Hitler” ra mắt năm 2003, được viết với sự giúp đỡ của hai con gái của ông là một nỗ lực nhằm đưa mọi thứ trở về đúng vị trí của nó.

Axell tin rằng Zhukov là nhà quân sự thiên tài, sánh ngang với Napoleon và Alexander đại đế.

Đến nay, Học viện quân sự Hoa Kỳ West Point và Học viện quân sự Hoàng gia Anh Sandhurst cũng như các Học viện quân sự hàng đầu của Nga vẫn đang nghiên cứu về vai trò lãnh đạo của ông trong suốt “cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại”.

Nhưng Axell cũng làm sáng tỏ cuộc đối đầu còn ít được biết đến năm 1939, được cho rằng đã làm thay đổi quá trình lịch sử.

Zhukov đã chỉ huy quân đội Xô-viết đánh bại cuộc xâm lược nguy hiểm của quân Nhật tại Kalkin-Gol thuộc Mongolia.

Và theo Axell, điều đặc biệt ấn tượng chính là khi Đức quốc xã xâm lược Liên bang Xô -viết vào mùa hè năm 1941, Nhật Bản đã quyết định không tham gia cùng quân đội Đức mà quay sang tấn công Mỹ.

Zhukov là một trong số ít các vị chỉ huy Hồng Quân thoát khỏi sự thanh trừ của Stalin vào cuối những năm 1930.

Sau đó ông đã chỉ huy Hồng Quân giành chiến thắng tại Stalingrad và Kursk, đồng thời giải vây cho Leningrad và bảo vệ Moscow trước quân Đức quốc xã. Chính ông cũng là người lên kế hoạch chiếm Berlin và khiến Hitler sụp đổ.

Sự đố kỵ của Stalin

Tượng nguyên soái Zhukov ở MoscowBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionTượng nguyên soái Zhukov ở Moscow

Nhưng sau cuộc chiến, Stalin trở nên đố kỵ với Zhukov và trùm mật vụ của Stalin là Lavrenti Beria đã tìm cách nguỵ tạo một số tội danh giả buộc tội Zhukov.

Zhukov thực sự trở thành một người vô danh đến khi Stalin chết vào năm 1953.

Cũng chính thời điểm này ông là người chỉ huy vụ bắt giữ và thi hành án tử hình Beria.

Nhưng Khrushchev là người tiếp theo đã buộc Zhukov từ một vị Bộ trưởng quốc phòng trở thành một nhân vật không có ảnh hưởng trên trường quốc tế.

“Đảng Cộng Sản đã thành công trong việc không để công luận biết đến hình ảnh của Zhukov, nhưng họ không có cách nào loại ông ra khỏi trái tim những người lính Hồng Quân”, đại sứ Ấn Độ tại Moscow, Krishna Menon, viết năm 1957.

Vào cuối những năm 1960, Zhukov được phục hồi chức vụ và ông bắt đầu viết hồi ký.

Các nhà kiểm duyệt đã cắt giảm 1/10 cuốn hồi ký dầy 1500 trang của ông.

Ông cũng bị buộc phải thêm vào cuốn hồi ký phần viết hoàn toàn không có thật về ông Leonid Brezhnev, người sau này là lãnh đạo Đảng Cộng Sản, trong thời gian chiến tranh.

Leonid Brezhnev muốn tên mình được gắn với người anh hùng vĩ đại Zhukov trong tâm trí công luận.

Ngày nay, chỉ có những đảng viên cộng sản then chốt và lão thành tôn vinh Stalin, tất cả người dân Nga vẫn coi Zhukov là một vị anh hùng dân tộc.

Nhà ái quốc

“Giống như tất cả các vị tướng lĩnh cao cấp, Zhukov là một người cộng sản trung thành. Ông coi bản thân là một đảng viên tốt nhưng ông cũng là một nhà quân sự và trên tất cả, ông là một người ái quốc”, Axell nói.

ZhukovBản quyền hình ảnhYEGOR ALEYEV
Image captionHuy hiệu có hình nguyên soái Zhukov

Khi được hỏi các kỹ năng tài tình của Zhukov là gì, Axell nói:

“Ông là nhà chiến lược và nghi binh tài ba, ông là nhà kế hoạch thiên tài, đồng thời có khả năng thôi thúc binh sỹ. Nhưng ông cũng là người nhẫn tâm, cực kỳ nghiêm khắc và không khoan dung”.

Cuốn sách của Axell cũng tiết lộ tình bạn sâu sắc giữa Zhukov và Tướng Eisenhower, người sau này là tổng thống Hoa kỳ.

Axell chỉ ra hai người bạn này, sau chiến tranh, đã hợp tác tốt đẹp với nhau trong việc giám sát sự chiếm đóng nước Đức và tự hỏi liệu Chiến Tranh Lạnh có xảy ra nếu hai bên đã không rút các tổng tư lệnh của họ.

Bài viết từng đăng trên BBC Tiếng Việt năm 2005.

Categories: Uncategorized | Leave a comment

Blog at WordPress.com.