Nhắc lại lời đe dọa trước cuộc chiến đẫm máu: TQ muốn đẩy thương chiến lên mức tàn khốc hơn nhiều?
Hồng Anh |
7
Ảnh minh họa: The Daily Beast.
“Đừng nói là chúng tôi chưa từng cảnh báo các vị!” – tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận nhà nước Trung Quốc đanh thép cảnh cáo Mỹ trong một bài xã luận hôm 29/5 vừa qua.
Một trong những tờ báo lớn nhất của Trung Quốc hôm thứ 4 (29/5) vừa qua đã công khai cảnh cáo Mỹ về việc nước này có thể sẽ dùng đến “chiêu đòn hạt nhân” đất hiếm để trả đũa Mỹ trong bối cảnh chiến tranh thương mại tiếp tục leo thang và không có dấu hiệu hạ nhiệt, theo hãng tin Mỹ CNBC.
Bên cạnh đó, một lời đe dọa “có tính lịch sử” – năm xưa từng xuất hiện trên mặt báo trước hai cuộc chiến tranh toàn diện của Trung Quốc với các nước láng giềng – cũng được tờ báo này đăng tải lại.
Cụ thể, trong bài xã luận có tựa đề “Mỹ quốc, đừng coi thường năng lực phản công của Trung Quốc” được đăng tải ngày 29/5, tờ Nhân dân Nhật báo đã gửi thông điệp cảnh cáo đanh thép tới Mỹ: “Chúng tôi khuyên phía Mỹ đừng coi thường năng lực bảo vệ các quyền lợi và lợi ích của phía Trung Quốc. Đừng nói là chúng tôi chưa từng cảnh báo các vị!”
Theo CNBC, lời đe dọa “Đừng nói là chúng tôi chưa từng cảnh báo các vị!” đã từng xuất hiện trong bài viết của tờ Nhân dân Nhật Báo vào năm 1962, trước khi cuộc chiến tranh biên giới với Ấn Độ nổ ra khiến gần 4.000 người thiệt mạng, và một lần nữa là trước khi họ xâm lược Việt Nam năm 1979.
“Liệu đất hiếm có thể trở thành vũ khí phản công của Trung Quốc để đáp trả việc Mỹ vô cớ gây áp lực đối với chúng ta hay không? Câu trả lời đã quá rõ ràng”, tờ Nhân dân Nhật báo viết.
Cuộc xung đột thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã leo thang nhanh chóng trong tháng này, khi cả hai phía liên tục tung đòn “ăn miếng, trả miếng” thuế quan nhằm vào hàng tỉ USD hàng hóa nhập khẩu của đối phương.
Lời đe dọa siết chặt xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ đã được Trung Quốc đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa tập đoàn viễn thông Huawei – “con cưng” công nghệ của Trung Quốc vào danh sách đen, kéo theo hàng loạt nhà sản xuất chip điện tử và các công ty internet cũng quyết định “chia tay” với Huawei.
Những đồn đoán về đòn đáp trả của Trung Quốc xuất hiện lần đầu tiên khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thực hiện chuyến thăm nhà máy khai thác và tinh chế đất hiếm tại tỉnh Giang Tây vào đầu tuần trước.
Đất hiếm Trung Quốc là nguyên liệu tối quan trọng trong quy trình sản xuất iPhones, xe điện và các loại vũ khí chính xác tiên tiến, mặc dù giá trị nhập khẩu loại hàng này chỉ chiếm một phần nhỏ trong 420 tỉ USD thâm hụt của Mỹ đối với Trung Quốc.
Tờ Thời báo Hoàn Cầu, một ấn phẩm của Nhật báo Nhân dân, cũng đã gần như khẳng định trong một bài viết của mình, được đăng tải hôm thứ 3 vừa qua, rằng Trung Quốc có thể dùng đến “chiêu bài đất hiếm” và đang “nghiêm túc cân nhắc” việc sử dụng nước cờ này.
Lãnh đạo quân đội Mỹ ngày 29/5 nói chủ tịch Trung Quốc tập Cận Bình đã nuốt lời hứa không quân sự hóa ở biển Đông, và kêu gọi “hành động tạp thể” để buộc Bắc Kinh chịu trách nhiệm.
Tướng Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ (Ảnh: AFP)
Tướng Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, cho biết ông không kêu gọi các bên hành động quân sự, nhưng nhấn mạnh cần phải tăng cường thực thi luật pháp quốc tế.
“Vào cuối năm 2016, Chủ tịch Tập Cận Bình đã hứa với Tổng thống [Barack] Obama rằng họ (Trung Quốc) sẽ không quân sự hóa trên các đảo [ở biển Đông]. Vậy mà giờ đây chúng ta nhìn thấy những đường băng dài 10.000 foot (hơn 3km), các cơ sở tích trữ đạn dược, và các trang thiết bị phòng thủ tên lửa, phòng không được triển khai đều đặn,” ông Dunford nói trong bài phát biểu về an ninh và quốc phòng Mỹ tại Viện Brooking.
“Rõ ràng là họ đã từ bỏ cam kết đó (không quân sự hóa biển Đông).”
“Theo đánh giá của tôi, biển Đông không chỉ là những đống đá,” tướng Mỹ nói, đề cập các thực thể bị Trung Quốc áp đặt yêu sách chủ quyền phi lý, xâm chiếm và mở rộng trái phép để cho phép lưu trú các lực lượng quân sự cùng máy bay cỡ lớn.
“Những điều đang bị đe dọa ở biển Đông và những nơi có yêu sách chủ quyền như thế là các chuẩn mực, quy tắc quốc tế, luật pháp quốc tế và việc thực thi luật pháp,” ông nói. “Khi chúng ta bỏ qua những hành vi không tuân thủ quy định, quy tắc và tiêu chuẩn quốc tế, thì chúng ta đã tạo ra một tiêu chuẩn mới.”
“Điều cần thực hiện… là hành động tập thể rõ ràng nhằm vào những bên vi phạm quy tắc và chuẩn mực quốc tế. Họ cần phải chịu trách nhiệm bằng cách nào đó, nhằm ngăn chặn những vi phạm trong tương lai.”
Cho đến nay, Washington dường như thất vọng bởi những nỗ lực đã đưa ra chưa thể ngăn chặn sự bành trướng quân sự của Bắc Kinh trên biển Đông. Hải quân Mỹ tiến hành thường xuyên và định kỳ các cuộc tuần tra tự do hàng hải (FONOP) qua biển Đông, và tướng Dunford xác nhận hoạt động xây cất phi pháp của Trung Quốc trên các thực thể chiếm đóng đã bị chậm lại.
Tuy nhiên, ông nói, “Tôi cho rằng điều đó là bởi vì các đảo [nhân tạo] hiện đã được phát triển tới mức đủ khả năng quân sự theo yêu cầu mà Trung Quốc đặt ra”.
Trong tháng này, hai tàu khu trục USS Preble và USS Chung Hoon của Mỹ đã di chuyển vào vùng nước 12 hải lý của Đá Gạc Ma và Đá Ga Ven, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhằm thách thức yêu sách chủ quyền và hoạt động cải tạo, quân sự hóa trái phép của Bắc Kinh trên những thực thể này.
Quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ nói Việt Nam là “một đối tác quan trọng” và mong muốn liên minh chặt chẽ hơn với Hà Nội, dù biết Việt Nam chịu nhiều tác động của Trung Quốc, theo cuộc hội thảo hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Hoa Kỳ hôm 3/4.
Việt Nam giới hạn chiến hạm nước ngoại đến thăm mỗi năm một lần do ảnh hưởng của Trung Quốc đối với chính sách ngoại giao của Việt Nam, David Shear, cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam và cũng là cựu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ nói tại cuộc hội thảo.
Ông cho biết có thể Hoa Kỳ không bao giờ có được một liên minh với Việt Nam, nhưng Việt Nam “luôn luôn có cơ hội liên minh với Hoa Kỳ khi Việt Nam muốn”.
Hợp tác quốc phòng Việt-Mỹ vững mạnh hơn
Tại cuộc hội thảo tổ chức ở Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Thuật và Quốc Tế (CSIS), Randall Schriver, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, nói rằng Hoa Kỳ xem Việt Nam là một đối tác quan trọng.
Image captionDavid Shear (trái), cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam và cũng là cựu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ và Randall Schriver, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ
“Hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã trở nên vững mạnh hơn trong hai năm qua. Hai nước có những kế hoạch dựa trên quyền lợi chung sẽ làm cho sự hợp tác ngày càng mạnh hơn,” ông Schriver nói.
“Quan hệ quốc phòng của chúng ta mạnh mẽ và là một trong những cột trụ vững chắc nhất trong mối quan hệ song phương và đa diện. Hoa Kỳ đang tìm cách cải thiện quan hệ quốc phòng với Việt Nam.”
Ông Schriver nêu thí dụ vào năm ngoái, hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson đã đến thăm Đà Nẵng lần đầu tiên sau chiến tranh. Đôi bên đang thảo luận để có một cuộc viếng thăm thứ hai vào năm nay. Ông hi vọng rằng các chuyến viếng thăm của chiến hạm Hoa Kỳ trở thành một thông lệ.
Ngoài ra, ông cho biết, vào 2017, Hoa Kỳ đã chuyển giao cho Việt Nam một tàu tuần duyên USCGC Morgenthau và chiếc tàu này đang bận rộn tham gia vào nhiều công tác bảo vệ an ninh hang hải.
Ông Schriver hi vọng sẽ có chiếc tàu thứ hai cho Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục giúp Việt Nam tăng cường khả năng quân sự và theo đuổi những cơ hội về huấn luyện và hợp tác quân sự gồm cả quân y, cấp cứu và hoạt động bảo vệ hòa bình. Hoa Kỳ từng trợ giúp toán quân giữ hòa bình tại South Sudan làm nhiệm vụ.
“Chúng ta nâng cấp các cuộc họp thảo luận quốc phòng hàng năm và chúng ta có những cuộc tiếp xúc cao cấp chưa từng có, không những tổng thống Hoa Kỳ đã đến thăm Việt Nam hai lần kể từ khi ông làm tổng thống, mà riêng trong năm vừa qua, Bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis đã đến Việt Nam hai lần.”
Ông Schriver cũng cám ơn sự hợp tác của Việt Nam về vấn đề tìm kiếm binh sĩ mất tích trong chiến tranh Việt Nam.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionCác binh sĩ Hoa Kỳ đưa chiếc quan tài mang hài cốt của một người lính Mỹ mất tích trong chiến tranh trong một buổi lễ hồi hương tại sân bay Đà Nẵng hôm 15/4/2018
Mong muốn VN ‘thịnh vượng, độc lập’
Ông nhận định rằng Hoa Kỳ và Việt Nam “chia sẻ chung một quyền lợi, đó là tích cực ủng hộ sự ổn định dựa trên luật pháp, bảo vệ chủ quyền, quyền của mỗi cá nhân hay của quốc gia bất kể lớn hay nhỏ.”
“Chúng ta cùng chia sẻ một tầm nhìn rằng muốn cho toàn vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương phồn thịnh, mỗi quốc gia trong vùng phải được tự do quyết định đường hướng riêng của mình trong một hệ thống giá trị để bảo đảm những cơ hội cho ngay cả những nước nhỏ nhất có thể phát triển và không bị những nước lớn phá phách bóc lột.
“Tóm lại, điều mà chúng ta mong muốn là Việt Nam là một quốc gia hùng mạnh, thịnh vượng và độc lập, không phải điều gì khác,” ông Schriver nói.
Ông Schriver đề cập đến việc Trung Quốc quân sự hóa những hòn đảo ở Biển Đông, trái với lời cam kết của Chủ Tịch Tập Cận Bình vào 2015 tại vườn Hồng của Nhà Trắng. Vào năm vừa qua, Trung Quốc đã đặt tên lửa hành trình dọc theo bờ biển và tên lửa địa không tầm xa tại căn cứ ở Trường Sa.
Image captionTừ trái: Ông Hà Kim Ngọc, Đại Sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, GS Evan Medeiros, GS Michael Green, Dr. Amy Searight (CSIS).
Ông Schriver nói: “Toàn vùng ngày càng phải đương đầu với một Trung Quốc xâm lăng và liều lĩnh, sẵn sàng chấp nhận xung đột để theo đuổi quyền lợi của họ.”
Lập lại quan điểm của ông Schriver, ông David Shear cũng nhận định rằng đối với Việt Nam và tất cả các thành viên ASEAN, Hoa Kỳ đang giúp các nước này bảo vệ chủ quyền quốc gia, giúp họ tăng cường khả năng và quân đội và giúp Việt Nam tự tin để đối phó với Trung Quốc và bảo vệ được quyền lợi quốc gia.
Hợp tác chiến lược không chỉ là về quốc phòng
Phân tích của chuyên gia kinh tế Nguyễn Quốc Khải, người tham dự hội thảo
Nhiều năm nay Hoa Kỳ cho chiến hạm và phi cơ quân sự đi qua Biển Đông để bảo đảm quyền tự do lưu thông với số lượng hàng hóa chuyển vận qua vùng này trị giá lên tới 5,000 tỉ Mỹ kim hàng năm.
Dưới thời Tổng Thống Trump, sau hơn một năm gần như bất động, Hoa Kỳ đã tiến thêm một bước nữa, cho chiến hạm qua lại nhiều hơn và chạy trong vòng 12 hải lý của các đảo nhân tạo của Trung Quốc.
Tài liệu của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nhận định , Quân lực của Việt Nam gồm có Quân Đội Nhân Dân, Lực lượng Công An, và Lực lượng Dân phòng với Quân đội Nhân dân có 450,000 tại ngũ. Nếu bao gồm cả những lực lượng bán quân sự, quân số lên tới khoảng 5 triệu người khiến “Việt Nam là một quốc gia có một quân lực mạnh nhất vùng Đông Nam Á”.
Hợp tác chiến lược không phải chỉ là hợp tác quốc phòng. Kinh tế là một phần quan trọng của chiến lược. Tôi nghĩ Việt Nam sẽ đáp ứng tích cực với đề nghị hợp tác kinh tế.
Lý do là ngân sách quốc gia của Việt Nam trong nhiều năm liên tiếp thiếu hụt đáng kể. Vào cuối năm 2018, thiếu hụt ngân sách ước độ khoảng 266 ngàn tỉ đồng hay 4.8% tổng sản phẩm nội địa (GDP). Thu nhập từ việc sản xuất dầu khí suy giảm đáng kể, từ 120 ngàn tỉ đồng vào năm 2013 xuống còn khoảng 36 ngàn tỉ đồng vào 2018.
Bản quyền hình ảnhLINH PHAMImage captionTàu khu trục USS Carl Vinson cập cảng Đà Nẵng tháng 3/2018
Nhà nước đã và đang phải bán một số những công ty quốc doanh và liên tục tăng thuế. Theo Ngân Hàng Thế Giới, tỉ lệ thuế, phí so với GDP của Việt Nam cao nhất trong khu vực.
Việt Nam có 2,500 cây số đường biển và một nửa dân số sống trong vùng duyên hải, nên không ai ngạc nhiên khi Việt Nam tăng cường ngân sách quốc phòng trước chính sách bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên sự kiện ngân sách thiếu hụt liên tục qua nhiều năm đã làm cho Việt Nam gặp khó khăn trong việc mua vũ khí cần thiết.
Gia tăng khai thác dầu khí ở Biển Đông không những giải tỏa một phần thiếu hụt ngân sách nhà nước mà còn là biện pháp cụ thể và mạnh mẽ để xóa bỏ con đường chin đoạn của Trung Quốc. Nếu Hoa Kỳ và Việt Nam muốn tìm một quyền lợi chung để chia sẻ và tăng cường hợp tác chiến lược thì đây là điều phải làm.
Vào 2017, trong tuần đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống, ông Trump đã vội vã quyết định rút ra khỏi Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership Agreement – TPP). Tôi nghĩ đây là một quyết định sai lầm.
Thiếu Hoa Kỳ, dưới sự lãnh đạo của Nhật, 11 nước còn lại đã thành lập Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Trans-Pacific Partnership – CPTPP). Hiệp định mới đã có hiệu lực kể từ 30/12/2018.
Theo tôi hiểu, một trong những lý do Tổng Thống Trump rút ra khỏi TPP là ông muốn bảo vệ việc làm công nghệ của Hoa Kỳ. Sau gần hai năm tại chức ông mới học được kinh nghiệm về một Trung Quốc ngang ngược. TPP do sáng kiến của Tổng Thống Obama được hoạch định để kiềm chế Trung Quốc về cả hai phương diện kinh tế và chính trị.
Đó cũng chính là mục tiêu của Tổng Thống Trump bây giờ. Ngay trong cuộc hội thảo tại CSIS Đại Sứ Việt Nam tại Washington Hà Kim Ngọc đã kêu gọi Hoa Kỳ trở lại TPP. Tôi thiết nghĩ Hoa Kỳ nên gia nhập CPTPP càng sớm càng tốt. Sự trở lại của Hoa Kỳ có thể lôi kéo theo nhiều quốc gia khác như Thái Lan, Phi Luật Tân, và Nam Hàn.
Hoa Kỳ tham gia CPTPP là một biện pháp hợp tác chiến thuật hữu hiệu với Việt Nam và giúp quốc gia này bớt lệ thuộc vào Trung Quốc. Đó cũng chính là nguyện vọng của Việt Nam.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Nguyễn Quốc Khải, hiện đang sống ở Virginia, Hoa Kỳ. Ông là cựu chuyên viên kinh tế làm việc cho Ngân hàng Thế giới.