Monthly Archives: June 2019

Thuyền trưởng Philippines bất ngờ thay đổi phát ngôn khẳng định tàu TQ cố ý đâm chìm sau khi gặp Bộ trưởng Nông nghiệp

Thuyền trưởng Philippines bất ngờ thay đổi phát ngôn khẳng định tàu TQ cố ý đâm chìm sau khi gặp Bộ trưởng Nông nghiệp

Minh Khôi | 

Thuyền trưởng Philippines bất ngờ thay đổi phát ngôn khẳng định tàu TQ cố ý đâm chìm sau khi gặp Bộ trưởng Nông nghiệp
Thuyền trưởng tàu cá Philippines và Bộ trưởng Nông nghiệp trong cuộc họp báo. Ảnh: Rappler.

Cuộc đối thoại giữa Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines Emmanuel Piñol và thuyền trưởng tàu cá Philippines được tổ chức dưới hình thức đối thoại kín có cảnh sát bao quanh.

Thuyền trưởng tàu đánh cá Philippines Gem-Ver đã thay đổi phát ngôn vào thứ Tư (19/6) về vụ chìm tàu sau cuộc họp kín với Bộ trưởng Nông nghiệp Emmanuel Piñol.

Quay trở lại với khẳng định trước đó của mình, thuyền trưởng Gem-Ver Junel Insigne hiện không chắc chắn liệu tàu Trung Quốc có cố tình đâm chìm tàu ​​của họ ở khu vực Bãi Cỏ Rong (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) hay không.

Thuyền trưởng tàu cá Philippines đưa ra tuyên bố mới này trong một cuộc họp báo cùng Bộ trưởng Nông nghiệp Piñol.

Tuyên bố mới của thuyền trưởng tàu cá Insigne được đưa ra sau khi Piñol tổ chức một cuộc đối thoại kín, tại một địa điểm được bao quanh bởi các cảnh sát được vũ trang.

Thuyền trưởng Philippines bất ngờ thay đổi phát ngôn khẳng định tàu TQ cố ý đâm chìm sau khi gặp Bộ trưởng Nông nghiệp - Ảnh 1.

Cuộc đối thoại kín giữa Bộ trưởng Nông nghiệp và thuyền trưởng tàu cá Philipphines diễn ra với sự bảo vệ của các cảnh sát được vũ trang. Ảnh: Rappler.

“Tôi bối rối vì tôi thực sự không biết liệu chúng tôi có thực sự bị đâm không”, thuyền trưởng tàu cá Philippines nói.

Insigne cho biết mình đã bị cuốn theo cảm xúc và đó là lý do ban đầu khiến ông chắc chắn một tàu Trung Quốc đã đâm chìm họ.

Cũng trong cuộc họp báo, Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines cho biết, họ không thể xác định liệu vụ va chạm có phải là cố ý hay không. “Họ không thể xác định xem sự việc là do cố ý hay vô tình vì theo Richard Blaza, có thể tàu Trung Quốc đã không nhìn thấy các ngư dân Philippines”, ông nói.

Vài ngày trước đó, thuyền trưởng Philippines đã khẳng định việc tàu Trung Quốc đâm vào thuyền ngư dân Philippines là cố ý. “Đó là cố ý vì nếu không, họ sẽ quay lại và giúp chúng tôi”, Insigne nói trong một cuộc phỏng vấn trước đó với các phóng viên.

Đây là diễn biến mới nhất trong sự cố ở Biển Đông kể từ cuộc va chạm năm 2012 giữa các tàu Philippines và Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough.

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana cũng đã thay đổi phát ngôn. Từ việc lên án vụ việc một tuần trước, ông Lorenzana hôm thứ Tư cho rằng, đó chỉ là một tai nạn, lặp lại lập trường của Trung Quốc.

Ngày 17/6, Tổng thống Duterte cho rằng sự việc chỉ là “sự cố hàng hải”, khiến dấy lên chỉ trích rằng chính phủ Duterte đang áp dụng chính sách thân thiện với Trung Quốc.

Vấp phải chỉ trích, chính phủ Philippines hôm thứ Tư đã tập trung sự chú ý vào việc giúp đỡ các ngư dân tàu cá bị đâm chìm, cung cấp lương thực, các khoản vay và trợ cấp bằng tiền mặt.

“Chúng tôi rất biết ơn những người đã giúp đỡ chúng tôi. Như vậy là đủ cho nhu cầu hàng ngày rồi”, thuyền trưởng tàu cá Philippines Insigne nói.

Khi được hỏi liệu đây có phải là tất cả những gì họ muốn không, và liệu họ có tiếp tục tìm kiếm công lý, Insigne trả lời: “Không cần nữa”.

theo Trí Thức Trẻ

Advertisement
Categories: Biển Đông | Leave a comment

Người Philippines cảm kích trước hành động tử tế của tàu Việt Nam: Người bạn gặp trong lúc khó khăn hoạn nạn mới thực sự là bạn

Người Philippines cảm kích trước hành động tử tế của tàu Việt Nam: Người bạn gặp trong lúc khó khăn hoạn nạn mới thực sự là bạn

An An | 

Người Philippines cảm kích trước hành động tử tế của tàu Việt Nam: Người bạn gặp trong lúc khó khăn hoạn nạn mới thực sự là bạn
Ngư dân Philippines an toàn chuyển sang con tàu khác sau khi được tàu cá Việt Nam cứu giúp. Ảnh: AP

“Xin cảm ơn Việt Nam vì đã giải cứu những ngư dân Philippines khốn khổ – những người bị đâm bởi một chiếc thuyền TQ và bị bỏ lại trôi nổi giữa đại dương”, 1 cư dân mạng viết.

Mới đây, ngư dân JP Gordiones chia sẻ với tờ ABS-CBN News (Philippines) rằng, đêm khuya ngày 9/6, hầu hết các thành viên thủy thủ đoàn của tàu GEM-VIR1 đã ngủ say, anh bỗng bừng tỉnh vì sự hỗn loạn và la hét. Gordiones và các thành viên khác đã lao thẳng ra mũi thuyền – khoảnh khắc trước khi một tàu nước ngoài đâm vào tàu họ.

Tôi nghĩ đó chỉ là một giấc mơ nhưng hóa ra đó là sự thật“, Gordiones nói.

Trong khi đó, Ramil Gregorio – một thành viên khác – bị đánh thức và thấy mình chìm trong nước lạnh.

Khi tôi thức dậy, chúng tôi đã chìm xuống. Chúng tôi đã hét lên: “Cứu! Cứu!“, Gregorio nói.

Thuyền trưởng Junel Insigne cho biết, tàu cá Trung Quốc khi đó đã dừng lại một lúc và nháy đèn.

Họ thấy chiếc tàu đang chìm còn chúng tôi chới với trong nước“, ông nói thay vì giải cứu những ngư dân khốn khổ, tàu cá Trung Quốc đã chủ động quay ngược lại và vội vã rời đi, “Tôi nghĩ họ sẽ giúp chúng tôi nhưng thay vào đó họ lại bỏ rơi chúng tôi“.

Theo ông này, trong khi các ngư dân đang cố gắng bám trụ, họ đã nhìn thấy một tia hy vọng ở cách đó khoảng 8km.

Insigne yêu cầu Gordiones và Justine Pascual chèo một chiếc thuyền nhỏ để tìm kiếm sự giúp đỡ từ một tàu khác. Phải mất khoảng 2 giờ, họ đến được con tàu của các ngư dân Việt Nam.

Gordiones và Pascual ra hiệu rằng họ có đồng đội bị mắc kẹt trên biển. Các ngư dân Việt Nam sau đó đã đến hỗ trợ tàu cá bị đánh chìm của Philippines, giải cứu và tiếp tế thức ăn cho họ.

Họ đưa chúng tôi lên tàu của họ. Họ cho chúng tôi ăn, nước uống và chỗ nghỉ. Họ là những người đã giúp chúng tôi“, thuyền trưởng Insigne kể lại.

Khi được hỏi làm thế nào các ngư dân Philippines biết được đó là tàu Việt Nam. Insigne kể: “Tôi nói ‘Việt Nam? Philippines? Bạn bè”. Vì thế tôi biết họ là người Việt Nam“.

Trước hành động tàu cá Việt Nam cứu giúp 22 ngư dân Philippines gặp nạn, cộng đồng mạng Philippines đã liên tiếp gửi lời cảm ơn tới các thuyền viên Việt Nam trên mạng xã hội.

Cảm ơn Việt Nam! Các bạn là những người bạn đích thực!“,

Vẫn còn nhiều người tốt xung quanh“,

Chúng tôi, người Philippines cảm ơn các bạn vì đã cứu các ngư dân của chúng tôi“.

Họ đã dời lịch trình chỉ để giúp đỡ các ngư dân… Họ có một trái tim lớn và tốt bụng. Một lần nữa, chúng tôi rất biết ơn người Việt Nam (kèm thêm biểu tượng trái tim)“, các cư dân mạng khác chia sẻ.

Vô cùng cảm ơn Việt Nam! Các bạn là những người bạn thực sự của chúng tôi“.

Cảm ơn Việt Nam vì hành động tử tế của bạn!

Người bạn gặp trong lúc khó khăn hoạn nạn mới thực sự là bạn, xin cảm ơn, người hàng xóm Việt Nam tốt bụng“.

Thay mặt cho tất cả người dân Philippines, xin cảm ơn Việt Nam vì đã giải cứu những ngư dân Philippines khốn khổ – những người bị đâm bởi một chiếc thuyền Trung Quốc và bị bỏ lại trôi nổi giữa đại dương“.

Tôi rất tôn trọng người Việt Nam. Tôi có một vài người bạn Việt Nam khi còn làm việc ở Đài Loan và sự tôn trọng mà họ thể hiện với các dân tộc khác thật tuyệt vời“.

theo Trí Thức Trẻ

Categories: Biển Đông | Leave a comment

CẬP NHẬT: Quân tiếp viện Thổ Nhĩ Kỳ dồn dập đổ về Syria – Quân Assad tấn công thất bại, bất ngờ hứng chịu thương vong lớn

CẬP NHẬT: Quân tiếp viện Thổ Nhĩ Kỳ dồn dập đổ về Syria – Quân Assad tấn công thất bại, bất ngờ hứng chịu thương vong lớn

QS | 

CẬP NHẬT: Quân tiếp viện Thổ Nhĩ Kỳ dồn dập đổ về Syria - Quân Assad tấn công thất bại, bất ngờ hứng chịu thương vong lớn
Ảnh minh họa

Đợt phản công nhanh của quân nổi dậy đã buộc quân chính phủ phải rút về phía tây nhằm tránh hứng chịu thêm thương vong.

Vui lòng bấm F-5 để tiếp tục cập nhật

14h50: Một số nguồn tin chưa được xác nhận cho biết, quân đội Ả Rập Syria (SAA) đã nã pháo vào một đồn quan sát của Thổ Nhĩ Kỳ gần Morek cách đây không lâu. Hiện chưa có hình ảnh nào liên quan đến vụ tấn công được chia sẻ.

14h15: Một đoạn video trên Twitter được cho là ghi lại hình ảnh nhóm phiến quân Mặt trận Giải phóng Quốc gia (NLF) phá hủy một khẩu súng máy hạng nặng của quân đội Ả Rập Syria (SAA) bằng tên lửa chống tăng ở bắc Hama.

Current Time0:01
/
Duration0:45
Auto

Nhóm phiến quân Mặt trận Giải phóng Quốc gia (NLF) phá hủy khẩu súng máy của Quân đội Ả Rập Syria (SAA)

13h45: Nhóm phiến quân Mặt trận Giải phóng Quốc gia (NLF) tuyên bố đã tiêu diệt 7 chiến binh thuộc lực lượng ủng hộ Tổng thống Assad tại mặt trận Qasabiyah.

12h30: Bộ trưởng Quốc phòng Lebanon, ông Elias Bou Saab vừa có một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Sputnik tiếng Arab vào thứ Bảy để thảo luận về một số chủ đề, bao gồm khả năng chiến tranh với Israel.

Không quân Israel vẫn thường xuyên sử dụng không phận Lebanon để tiến hành đánh phá các mục tiêu trong lãnh thổ Syria, Beirut biết rõ điều này nhưng vì tiềm lực quân sự có hạn nên chẳng làm gì hơn ngoài việc quan sát.

CẬP NHẬT: Quân tiếp viện Thổ Nhĩ Kỳ dồn dập đổ về Syria - Quân Assad tấn công thất bại, bất ngờ hứng chịu thương vong lớn - Ảnh 2.

Khi được hỏi về nguy cơ chiến tranh với Israel, ông Bou Saab nói rằng rất khó có khả năng nước này sẽ tham gia vào cuộc chiến với người hàng xóm của họ ở phía Nam do “một cuộc chiến như thế này sẽ có hại cho cả đôi bên”.

“Chiến tranh sẽ có hại cho người dân Lebanon và nền kinh tế của chúng tôi. Cuộc chiến này cũng sẽ gây thiệt hại cho phía Israel và người Israel hiểu rõ điều đó” – ông Bou Saab nói.

10h20: Quân tiếp viện, được điều động từ nhiều quận khác nhau của Thổ Nhĩ Kỳ, đã di chuyển về phía Đồn quan sát số 10 của Thổ Nhĩ Kỳ ở Sheir Magher, Syria – nơi bị các lực lượng ủng hộ Tổng thống Assad tấn công gần đây.

CẬP NHẬT: Quân tiếp viện Thổ Nhĩ Kỳ dồn dập đổ về Syria - Quân Assad tấn công thất bại, bất ngờ hứng chịu thương vong lớn - Ảnh 3.

Hình ảnh đoàn xe chở quân tiếp viện của Thổ Nhĩ Kỳ di chuyển tới Đồn quan sát số 10 ở Sheir Magher, Syria.

Trước đó, theo một số nguồn tin địa phương hôm 13/6, quân đội chính phủ Syria (SAA) đã nã một số quả đạn pháo về phía thị trấn Sheir Magher, nơi đặt đồn quan sát của Thổ Nhĩ Kỳ thuộc khu vực tây bắc tỉnh Hama.

Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tiếng xác nhận hoạt động quân sự trên của SAA, đồng thời cho biết, không có bất kỳ thương vong nào do cuộc tấn công mới nhất này của quân đội chính phủ Syria.

Theo nguồn tin từ SAA, lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ đã không tiến hành tấn công đáp trả vụ pháo kích trên.

Đồn quan sát của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ở Sheir Magher đã bị tấn công ít nhất hai lần trong tháng này. Cuộc tấn công đầu tiên diễn ra trong lúc SAA tiến vào khu vực Jabal Al-Zawiya.

Current Time1:05
/
Duration1:23
Auto

Quân tiếp viện Thổ Nhĩ Kỳ tiến về Đồn quan sát số 10 ở Syria sau vụ tấn công của lực lượng ủng hộ Assad hôm 13/6. Nguồn: Twitter

9h30: Quân đội Syria hứng chịu thiệt hại nặng khi tấn công thất bại vào tây bắc Hama.

Quân đội Ả Rập Syria (SAA) đã phát động cuộc tấn công dữ dội vào tây bắc Hama trong hôm qua (15/6), nhằm vào đỉnh đồi chiến lược ở Tal Malah và thị trấn Jibeen.

Ban đầu, SAA đạt được bước tiến nhanh chóng tại Tal Malah, sau khi Không quân Nga và Syria tiến hành những đợt không kích dồn dập nhằm vào khu vực đỉnh đồi này. Tuy nhiên, thắng lợi của SAA không kéo dài bao lâu.

CẬP NHẬT: Quân tiếp viện Thổ Nhĩ Kỳ dồn dập đổ về Syria - Quân Assad tấn công thất bại, bất ngờ hứng chịu thương vong lớn - Ảnh 5.

Ảnh minh họa

Một đợt phản công nhanh của quân nổi dậy đã buộc quân chính phủ phải rút về phía tây nhằm tránh hứng chịu thêm thương vong. Theo một nguồn tin trên chiến trường, ít nhất 5 binh sĩ Syria đã bị bắt giữ trong cuộc tấn công và 17 binh sĩ thiệt mạng. 15 binh sĩ khác đã bị thương.

Cuộc tấn công vào Tal Malah được tiến hành nhằm tái mở cửa tuyến đường nối hai thị trấn Al-Sqaylabiyeh và Mhardeh. Chỉ cần con đường này còn bị khóa chặt thì các phần tử nổi dậy của tổ chức Hay’at Tahrir Al-Sham và đồng minh của chúng đến từ Jaysh Al-Izza hay Mặt trận giải phóng quốc gia (NLF) đều có khả năng tàn phá các thị trấn ở tây bắc Hama.

8h45: Hình ảnh vệ tinh do tài khoản twitter Observer IL (Israel) công bố cho biết Quân đội Ả Rập Syria (SAA) đã triển khai radar tầm xa 36D6 (NATO định danh là Tin Shield) do Liên Xô chế tạo gần sân bay quốc tế Damascus.

CẬP NHẬT: Quân tiếp viện Thổ Nhĩ Kỳ dồn dập đổ về Syria - Quân Assad tấn công thất bại, bất ngờ hứng chịu thương vong lớn - Ảnh 6.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy Syria triển khai radar 36D6 gần sân bay quốc tế Damascus.

Hệ thống radar di động 36D6 được thiết kế để phát hiện các mục tiêu đường không và nhận dạng địch-ta. Nó có tầm hoạt động tối đa 350km, đặc biệt hiệu quả trong việc phát hiện các mục tiêu bay tầm thấp/trung/cao, các mục tiêu di chuyển với tốc độ lớn.

Một trong những đặc tính quan trọng của 36D6 là nó có thể được sử dụng như hệ thống trinh sát và ngắm bắn cho các tổ hợp tên lửa S-300 đang có trong biên chế quân đội Syria.

CẬP NHẬT: Quân tiếp viện Thổ Nhĩ Kỳ dồn dập đổ về Syria - Quân Assad tấn công thất bại, bất ngờ hứng chịu thương vong lớn - Ảnh 7.

Hệ thống radar di động 36D6

Theo Observer IL, radar 36D6 được triển khai để thay thế hệ thống radar YJ-27 (do Trung Quốc sản xuất) đã bị phá hủy trong các cuộc không kích của Israel nhằm vào Syria hôm 20/1.

Đợt triển khai này hứa hẹn sẽ giúp Syria tăng cường năng lực cảnh báo sớm, đặc biệt là tại các khu vực miền nam và đông nam nước này.

8h14: Al-masdar News đưa tin, một tài khoản trên Twitter vừa công bố hình ảnh tiết lộ lực lượng Không quân Vũ trụ Nga đã triển khai ít nhất 4 máy bay cường kích Su-35 tới căn cứ không quân chiến lược T-4 ở miền trung Syria.

CẬP NHẬT: Quân tiếp viện Thổ Nhĩ Kỳ dồn dập đổ về Syria - Quân Assad tấn công thất bại, bất ngờ hứng chịu thương vong lớn - Ảnh 8.

Hình ảnh vệ tinh ghi nhận Nga triển khai Su-25 tới căn cứ không quân T-4.

Hình ảnh được công bố còn cho thấy một máy bay không người lái (UAV) Forpost của Nga. Theo Al-masdar News, đây là phiên bản sao chép theo giấy phép từ mẫu UAV trinh sát Searcher của Israel. Nó có thể hoạt động liên tục khoảng 18 giờ đồng hồ, với phạm vi hoạt động là 200km.

Hiện không rõ những chiếc Su-25 và UAV này được triển khai từ căn cứ không quân Hmeymim, hay là một nhóm máy bay mới vừa được chuyển đến từ Nga đợt gần đây.

Đợt triển khai tới căn cứ không quân T-4 sẽ cho phép quân đội Ả Rập Syria (SAA) tại đông Homs và tây Deir Ezzor có được sự yểm trợ đường không tầm gần từ Su-25 trước bất cứ cuộc tấn công nào của IS.

Từ căn cứ T-4, Su-25 cũng có thể bay tới các khu vực tiền tuyến xung quanh Idlib.

7h45: Theo RT, vụ nổ lớn đã xảy ra tại khu quân sự ở thủ đô Damascus, Syria. Sau những báo cáo ban đầu, các bức ảnh chụp lại hậu quả của vụ nổ đã được chia sẻ trên mạng xã hội.

CẬP NHẬT: Quân tiếp viện Thổ Nhĩ Kỳ dồn dập đổ về Syria - Quân Assad tấn công thất bại, bất ngờ hứng chịu thương vong lớn - Ảnh 9.

Hình ảnh về vụ nổ được chia sẻ trên mạng xã hội

Vụ nổ đầu tiên được ghi nhận vào khoảng 18h (theo giờ địa phương) ngày 15/6. Không lâu sau đó, các cư dân địa phương đã nghe thấy tiếng nổ thứ hai vang lên tại cùng một khu vực.

Sự việc xảy ra tại Dummar, tây Damascus. Kênh truyền hình nhà nước Syria cho biết nơi xảy ra vụ nổ là một khu quân sự và nguyên nhân gây nổ là do các chất gây cháy trong ụ cỏ khô gần đó.

Một nguồn tin quân sự cho biết, ngọn lửa đã làm cháy đạn dược đang cất trữ tại một nhà kho của quân đội.

CẬP NHẬT: Quân tiếp viện Thổ Nhĩ Kỳ dồn dập đổ về Syria - Quân Assad tấn công thất bại, bất ngờ hứng chịu thương vong lớn - Ảnh 10.

theo Trí Thức Trẻ

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Nghị sĩ Philippines muốn bắt tay với Việt Nam sau vụ TQ đâm chìm tàu cá

Nghị sĩ Philippines muốn bắt tay với Việt Nam sau vụ TQ đâm chìm tàu cá

Các nghị sĩ đối lập Philippines kêu gọi Manila nên bắt tay với Việt Nam và Malaysia để tuần tra, chống lại các đông thái “hung hăng” của Trung Quốc trên Biển Đông.

Họ cũng thúc giục Tổng thống Rodrigo Duterte lên tiếng, đích thân chỉ trích hành động đâm chìm rồi bỏ mặc 22 ngư dân Philippines giữa đại dương của tàu Trung Quốc hôm 9-6 tại bãi Cỏ Rong.

“Chúng tôi yêu cầu tổng thống phải tập hợp nhân dân Philippines và thể hiện sự phản đối với hành vi này bằng một tuyên bố lên án chính thức”, nghị sĩ Ariel Casilao kêu gọi ngày 13-6. Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và Phủ tổng thống Philippines đều đã lên tiếng, gửi công hàm phản đối sau vụ việc.

Nghị sĩ Casilao cũng không quên chỉ trích, cho rằng vụ việc cho thấy “chính phủ, các lực lượng vũ trang Philippines bất lực và vô dụng như thế nào trong việc bảo đảm sự an toàn của công dân và lãnh thổ của đất nước”.

Carlos Zarate, một nghị sĩ thuộc đảng Bayan Muna, kêu gọi chính phủ Philippines phối hợp với các đối tác Việt Nam và Malaysia, tăng cường tuần tra sau sự việc, theo trang tin tức GMA.

“Các cuộc tuần tra chung với Việt Nam và Malaysia cũng như các bên liên quan trong khu vực nên được tiến hành để ngăn chặn các động thái hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông”.

Phủ tổng thống Philippines đã kêu gọi Trung Quốc tiến hành một cuộc điều tra và trừng phạt thích đáng “những kẻ mọi rợ” bỏ mặc ngư dân Philippines.

Theo truyền thông Philippines, các ngư dân nước này đã được một tàu Việt Nam ứng cứu sau khi bị tàu Trung Quốc đâm chìm.

Nghị sĩ Gary Alejano, một thành viên khác của phe đối lập, nhấn mạnh hành động của tàu Trung Quốc cho thấy họ thực sự có ý định gây hại cho thủy thủ đoàn Philippines.

“Mục đích là gởi thông điệp đến những người khác rằng hãy tránh xa khỏi khu vực này. Tàu Trung Quốc được nhắc đến đã ở trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và nó có thể là một tàu của lực lượng dân quân biển – công cụ thúc đẩy các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông”, ông Alejano lập luận.

“Các tàu cá lớn của Philippines phải được cung cấp thiết bị liên lạc để đảm bảo liên lạc trực tiếp với cảnh sát biển và hải quân. Họ phải được huấn luyện cho bất kỳ sự cố nào trên biển thay vì được khuyên không nên đánh bắt ở đó nữa”, nghị sĩ Alejano nêu quan điểm.

Đáp lại các chỉ trích và yêu cầu của Philippines, tối 13-6, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định sự cố ở bãi Cỏ Rong chỉ là “tai nạn hàng hải bình thường”, cáo buộc Manila đã “chính trị hóa vấn đề”.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Đức thận trọng ‘rẽ sóng’ ở Biển Đông

Đức thận trọng ‘rẽ sóng’ ở Biển Đông

Châu Âu thời gian qua đã hiện diện tích cực ở Biển Đông, và thế giới đang trông chờ một vai trò lớn hơn của Đức như cách Anh và Pháp đã thể hiện. Sức ép vô hình nào khiến Berlin do dự?

Khi Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen thăm Bắc Kinh hồi tháng 10-2018, bà thận trọng không đả động trực tiếp đến Biển Đông, dù vấn đề này là quan ngại lớn của phương Tây thời gian qua.

Phát biểu tại Đại học Quốc phòng trực thuộc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), bà Von der Leyen nói một cách chung chung: “Các tuyến hàng hải cần luôn rộng mở, không nên trở thành nơi biểu dương sức mạnh”.

Từ đó đến nay đã nhiều tháng trôi qua, các quan chức Chính phủ Đức vẫn chưa thống nhất được có nên gửi tàu chiến tham gia tuần tra tự do hàng hải chung với hải quân Mỹ ở Biển Đông hay không.

Báo SCMP của Hong Kong ngày 12-6 dẫn một nguồn tin từ Berlin cho biết Bộ Ngoại giao Đức đang chia rẽ trong vấn đề này. Có 2 nguyên nhân liên quan đến nhận thức:

1. Đức là cường quốc kinh tế hàng đầu ở châu Âu, là ngọn cờ đầu của Liên minh châu Âu (EU).

2. Chính sách ngoại giao và quốc phòng của Đức chịu ảnh hưởng bởi di sản của 2 trận thế chiến, trong đó có 45 năm chia cắt hoàn toàn.

Đức có thể không muốn “dây dưa” trực tiếp đến Đài Loan (tuần trước họ bác bỏ thông tin điều tàu chiến đến eo biển này), nhưng Biển Đông quá quan trọng để có thể phớt lờ theo cách đó.

Khả năng hải quân Đức có mặt ở Biển Đông là một “bí mật mở” trong giới quân sự và ngoại giao, theo báo SCMP.

“Biển Đông là tuyến hàng hải quốc tế quan trọng, còn Đức là một cường quốc giao thương lớn. Dễ hiểu là họ muốn thực hiện phận sự của mình trong việc bảo đảm quyền tự do hàng hải theo luật quốc tế được tôn trọng” – chuyên gia Walter Ladwig thuộc trường King’s College London, bình luận.

Biển Đông là một giao lộ trên biển đối với các nhà xuất khẩu Đức. Theo tổ chức học giả Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (trụ sở tại Washington – Mỹ), hàng hóa Đức lưu thông qua Biển Đông năm 2016 đạt 117 tỉ USD, đứng thứ 9 về khối lượng giao thương.

Trong khi các nước châu Âu khác như Anh, Pháp… đang cân nhắc phương án lập một liên minh phòng vệ, các nhà phân tích đánh giá Thủ tướng Angela Merkel cần thuyết phục được nhóm cử tri hoài nghi về một vai trò lớn hơn của quân đội Đức.

“Liên minh kiểu này cần sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các nước thành viên, nhất là với Pháp. Pháp đã tích cực hiện diện ở Biển Đông và eo biển Đài Loan, còn Đức đã cử đại diện quân sự thực hiện vai trò giám sát trên các chiến hạm Pháp” – chuyên gia Bernt Berger, thuộc tổ chức Hội đồng Đức về quan hệ đối ngoại, nhận định.

Đức thận trọng rẽ sóng ở Biển Đông - Ảnh 2.

Thủ tướng Đức Angela Merkel tiếp Phó chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn tại Berlin ngày 31-5 – Ảnh: REUTERS

Đối với Đức, di sản 2 cuộc thế chiến khiến họ lúng túng khi cân nhắc tham gia cùng Mỹ ở Biển Đông theo cách Pháp, Anh, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và Philippines đã làm.

“Bà Merkel muốn một quân đội Đức mạnh, đủ sức gánh trọng trách quốc tế nhưng người dân lại phản đối” – truyền thông Đức dẫn lời ông Werner Kraetschell, một người bạn của gia đình Merkel, hồi năm 2017.

Trên thực tế, có đến 75% cử tri Đức phản đối sự can dự vào cuộc xung đột Syria. Điều đó đủ để nói lên tâm lý bài chiến của người dân xứ này.

Từ cuối Chiến tranh lạnh, Đức còn tuân theo nguyên tắc “quân đội nghị viện”, tức chỉ có Bundestag (Quốc hội liên bang) mới có quyền thông qua chiến dịch quân sự.

Tuy nhiên, các đồng minh vẫn hi vọng Berlin sẽ mở rộng vai trò quân đội trong bối cảnh châu Âu, Mỹ đều cảm nhận thách thức mang tên “Trung Quốc” đối với trật tự quốc tế.

“Đức là quốc gia châu Âu thẳng thắn nhất trong chính sách đối ngoại với Trung Quốc, đặc biệt là nhân quyền, nhưng lại không phải trả cái giá chính trị nào” – chuyên gia Mathieu Duchatel thuộc Viện Montaigne (Pháp) nhận xét.

Vấn đề chỉ là cái bóng của quá khứ vẫn đè nặng trong tâm trí người Đức. Bộ trưởng Von der Leyen đã thổ lộ tại Bắc Kinh thế này: “Nước Đức thường quá lớn và quá hùng mạnh. Và ham muốn quyền lực thường dẫn đến xung đột”.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Giới chuyên gia TQ: Những thách thức đối với chiến lược biển của Bắc Kinh

Giới chuyên gia TQ: Những thách thức đối với chiến lược biển của Bắc Kinh

Để hạn chế bị người dân trong nước và cộng đồng quốc tế chỉ trích về những hành vi trái phép trên Biển Đông, giới học giả và viện nghiên cứu của Trung Quốc đã tích cực đưa ra các nghiên cứu, viện dẫn “đổ lỗi” cho những yếu tố khách quan, buộc Trung Quốc phải có những hành động phi pháp trong khu vực.

Theo giới học giả Trung Quốc, biển chiếm khoảng 70% diện tích trái đất, chứa đựng ít nhất trên 65% nguồn tài nguyên thiên nhiên của trái đất, là nguồn năng lượng và khoáng sản quan trọng nhất trong tương lai gần của con người. Sự sinh tồn và phát triển của con người trong tương lai cho thấy biển vô cùng quan trọng, có thể nói “có biển sẽ hưng thịnh, mất biển sẽ suy vong”. Mặc dù Trung Quốc là một nước lớn có cả biển và đất liền, có hơn 18.000 km bờ biển và hơn 6.000 đảo, song do các nguyên nhân chủ quan và khách quan, lâu nay quyền lực trên đất liền tương đối mạnh, quyền lực trên biển tương đối yếu thế. Xét về góc độ chiến lược, chiến lược biển của Trung Quốc luôn ở trong tình cảnh tương đối bị động. Vì vậy, tình cảm của người dân Trung Quốc đối với biển vô cùng phức tạp. Xét từ góc độ lịch sử, biển vừa mang lại sự giàu có và vinh quang, vừa mang đến tai họa và sỉ nhục cho người Trung Quốc, còn xét từ hiện thực và tương lai thì đầy rẫy cơ hội và thách thức.

Việc nước Trung Quốc mới được thành lập năm 1949 đánh dấu một đất nước chịu đủ nỗi khổ về biển kể từ cận đại tới nay cuối cùng đã đứng dậy, giành được độc lập theo ý nghĩa thật sự. Việc giành được ghế chính thức của Liên hợp quốc năm 1971 đánh dấu sự thừa nhận phổ biến của cộng đồng quốc tế đối với chủ quyền của Trung Quốc (bao gồm quyền lực trên biển). 70 năm qua, Trung Quốc luôn dốc sức thay đổi cục diện lạc hậu bế quan tỏa cảng, không coi trọng biển trước đây, cũng đã đạt được những thành tựu khiến người khác ngưỡng mộ, song do hàng loạt nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong các vấn đề liên quan đến biển, Trung Quốc vẫn chưa thể thoát khỏi tình thế bế tắc về chiến lược, vẫn là một nước lớn còn khó xử. Sự khó xử này thể hiện ở hai mặt sau: Một là xét địa vị thực lực khách quan, Trung Quốc nên là một nước lớn về biển, song lại là một nước nhỏ về quyền lực trên biển, ít có quyền phát ngôn đối với các vấn đề về biển, điểu này rất không tương xứng với địa vị nước lớn của Trung Quốc. Hai là quyền và lợi ích trên biển (bao gồm lãnh thổ biển) liên tục xảy ra tranh chấp, bất cứ nước nào dường như cũng đều dám bắt nạt, thách thức Trung Quốc, Trung Quốc dường như luôn rơi vào trạng thái đối phó bị động, phòng ngự tiêu cực. Sự hình thành tình thế khó xử này chủ yếu có nhân tố khách quan bên ngoài và nguyên nhân chủ quan bên trong.

Xét nhân tố khách quan bên ngoài, chủ yếu có ba điểm: (1) Môi trường địa chính trị biển của Trung Quốc rất xấu. So với các nước lớn trên thế giới hiện nay, môi trường địa chính trị biển của Mỹ tốt nhất, nó không gặp bất cứ trở ngại nào, tiếp giáp với ba đại dương (Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương), các tuyến đường chiến lược trên biển vô cùng thông suốt; thứ hai là Nga, tiếp giáp với hai đại dương (Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương); môi trường địa chính trị biển của Trung Quốc xấu nhất, chỉ tiếp giáp với một đại dương (Thái Bình Dương), hơn nữa trên các tuyến đường chiến lược hướng ra đại dương bị ngăn trở bởi nhiều quốc gia và khu vực có chế độ chính trị và ý thức hệ khác nhau, tuyến đường chiến lược trên biển vô cùng chật hẹp, dễ bị nước khác kiềm chế. Xét từ góc độ nào đó, với mặt hướng ra biển nhỏ hẹp như vậy, có thể nói Trung Quốc “có biển mà không có đại dương”. (2) Còn nhiều vấn đề tàn dư của lịch sử, mâu thuẫn liên quan tới nhiều mặt. Đài Loan vẫn nằm ở nước ngoài, trở thành khiếm khuyết của quyền lực trên biển phía Đông Trung Quốc; ở Đông Hải (Biển Hoa Đông), Trung Quốc còn có tranh chấp đảo Điếu Ngư/Senkaku với Nhật Bản; ở Hoàng Hải tranh chấp với Hàn Quốc về bãi đá ngầm Socotra; ở Nam Hải (Biển Đông) tranh chấp cáo đảo với nhiều quốc gia; hơn nữa, tranh chấp về các đảo san hô này ngày càng có xu thế gay gắt. (3) Sức ép của hệ thống quốc tế do sự trỗi dậy của Trung Quốc mang lại. Trung Quốc trỗi dậy là sự kiện quan trọng nhất của cộng đồng quốc tế gần 30 năm qua, nó có những ảnh hưởng to lớn tới cục diện và trật tự quốc tế, song cũng khó tránh khỏi đứng trước sức ép lớn của hệ thống quốc tế. Đặc biệt là những năm gần đây, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, nhịp độ trỗi dậy của Trung Quốc đã bị “đẩy nhanh” nên dẫn tới sức ép của hệ thống quốc tế cũng tăng lên chưa từng có. Hiện sức ép lớn nhất đối với Trung Quốc là đến từ Mỹ. Sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, bá quyền đơn cực Mỹ suy yếu nhanh, mặc dù Mỹ vẫn có ảnh hưởng và kiểm soát lớn ở châu Á, song cùng với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc ở châu Á, cuộc đọ sức giữa Mỹ và Trung Quốc về lợi ích hiện thực, địa chính trị và tranh giành quyền chủ đạo khu vực cũng trở nên gay gắt hơn, việc Mỹ đẩy mạnh mức độ kiềm chế đối với Trung Quốc đã hình thành sự phối hợp công khai với kiểu “dựa vào Mỹ kiềm chế Trung Quốc” của các nước xung quanh. “Chuỗi đảo thứ nhất, chuỗi đảo thứ hai” được Mỹ dày công xây dựng nhằm vào Trung Quốc hơn 60 năm trước lại phát huy tác dụng, các nước đồng minh của Mỹ trong chuỗi đảo như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Indonesia và Singapore… tự nhiên được đẩy lên tuyến đầu. Không chỉ có vậy, một số trong những quốc gia này lại có tranh chấp quyền và lợi ích biển hoặc có xung đột lợi ích về biển với Trung Quốc, điều này đã tạo những cơ hội quý báu để Mỹ “gây hấn có định hướng” các chuỗi đảo, và tín hiệu trực tiếp của việc “gây hấn có định hướng” chính là “chiến dịch chuyển về phía Đông” và “quay trở lại châu Á” mà Mỹ cao giọng nhấn mạnh. Vì vậy, sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ lần này cũng trở thành nguyên nhân quan trọng nhất khiến các vấn để biển xung quanh Trung Quốc hiện liên tiếp xảy ra.

Về nhân tố chủ quan bên trong, chủ yếu có hai điểm: (1) Nhận thức tổng thể về biển của Trung Quốc tương đối kém, quan niệm về quyền lực trên biển mờ nhạt. Do chịu ảnh hưởng của văn hóa quyền lực trên đất liền truyền thống, cộng với đóng cửa đất nước hàng trăm năm, người dân Trung Quốc vẫn khá xa lạ đối với biển, thiếu “tình cảm mãnh liệt” cần có. Người dân Trung Quốc có tình cảm rất sâu đậm đối với đất đai trên đất liền mà tổ tiên đã phải dùng mồ hôi và sinh mệnh để khai khẩn, ý thức gìn giữ đất đai vô cùng mạnh mẽ, song thiếu sự quan tâm đúng mức với lãnh thổ biển, quyền và lợi ích biển, thiếu “cảm giác đau khổ” cần có đối với phần lãnh thổ biển bị mất và quyền lợi biển bị xâm phạm. Ví dụ, trong cuộc điều tra năm 2010 của Cục Hải dương Quốc gia có một câu hỏi như sau: “Trung Quốc có lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, hơn nữa duy trì mối quan hệ hòa thuận với các nước láng giềng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc tạo ra  môi trường bên ngoài tốt đẹp để phát triển kinh tế, vì vậy, việc tranh giành một số đảo nhỏ ở xa, không có người ở, khai thác gặp nhiều khó khăn không có mấy ý nghĩa”. Trên 60% số người được hỏi giữ thái độ trung lập và ủng hộ đối với vấn đề này, cho thấy ý thức bảo vệ của mọi người đối với lãnh thổ biển hết sức mờ nhạt. Ngoài ra, trong số những người được hỏi, chỉ có 10,7% biết đất nước có vùng biển quản lý rộng khoảng 3 triệu km2; 13% biết tổng chiều dài bờ biển; chỉ có 10,5% biến có trên 6500 đảo trên 500 m2; lần lượt có 5,4%, 4% và 4,2% hiểu chính xác các khái niệm như lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; phần lớn mọi người đều không hiểu nhiều về “Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển”; chỉ có 16,7% biết rõ biển chiếm khoảng 70% diện tích trái đất. Trong ý thức của nhiều người Trung Quốc, biển cách chúng ta rất xa, Tam Á ở Hải Nam đã là “chân trời góc biển”, thật không ngờ chúng ta còn có bãi ngầm Tăng Mẫu ở xa hơn. Sự mờ nhạt về ý thức biển dẫn tới việc xem nhẹ đối với quyền lực trên biển; sự xem nhẹ đối với quyền lực trên biển lại làm Trung Quốc chưa thật coi trọng việc xây dựng năng lực trên biển lại làm cho Trung Quốc chưa thật coi trọng việc xây dựng năng lực kiểm soát đối với biển (ví dụ xây dựng hải quân, thành lập cơ quan quản lý giám sát biển), và đây chính là điều chí mạng. (2) Chưa nắm bắt tốt một số thời cơ chiến lược nào đó. Do thiếu chiến lược lớn về biển có hệ thống, cộng thêm tư tưởng coi trọng quyền lực trên đất liền làm cho Trung Quốc đánh mất một số thời cơ chiến lược nào đó trong việc giành được và bảo vệ quyền và lợi ích biển, điều này lại làm cho tình cảnh khó khăn ở biển của Trung Quốc hiện nay thêm trầm trọng. Ví dụ, trong vấn đề đảo Điếu Ngư ở Đông Hải, Trung Quốc từng có cơ hội lợi dụng sự chủ động chiến lược và ưu thế hình thành nhân chuyến thăm bí mật của Nixon tới Trung Quốc năm 1972, dựa vào việc nhà cầm quyền Nhật Bản năm đó muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc để đưa ra đúng lúc vấn đề chủ quyền đảo Điếu Ngư thuộc về Trung Quốc, vì sự hữu nghị lâu dài của nhân dân Trung – Nhật, Trung Quốc đã chủ động từ bỏ khoản bồi thường sau chiến tranh của Chính phủ Nhật Bản, do đó năm 1972 đã trở thành cơ hội tuyệt vời để giải quyết vấn đề đảo Điếu Ngư. Trong vấn đề đảo san hô ở Nam Sa (Trường Sa), Trung Quốc cũng có 3 cơ hội giải quyết vấn đề này với Việt Nam. Ba thời cơ này lần lượt là vào năm 1974, 1979 và 1988. Thời cơ đầu tiên là nhân uy lực còn lại của chiến thắng ở Tây Sa (Hoàng Sa) tiến về phía Nam giành lại các bãi đá san hô ở Nam Sa; thời cơ thứ hai có thể lợi dụng cuộc phản kích tự vệ đối với Việt Nam năm 1979, thu hồi Nam Sa; thời cơ thứ ba là nên mở rộng đúng lúc thành quả chiến đấu của cuộc hải chiến Trường Sa ngày 14/3/1988, đánh vào sự khiêu khích kiêu ngạo của Việt Nam, thu lại nhiều đảo san hô bị xâm chiếm. Trong khu vực các đảo san hô có tranh chấp, quyền kiểm soát thực tế có ý nghĩa hiện thực hết sức to lớn, nó có thể đảm bảo cho các cuộc đàm phán của đất nước. Song do hàng loạt nguyên nhân, Trung Quốc chưa nắm được những thời cơ do chiến lược tốt có thể giải quyết tình thế bế tắc ở biển.

Trước những “khó khăn và thách thức trên”, giới học giả Trung Quốc cho rằng, Bắc Kinh cần “rút kinh nghiệm của lịch sử, nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của biển, phá vỡ tình thế tiến thoái lưỡng nan ở biển bấy lâu nay”.

Thứ nhất, nâng cao nhận thức và bồi dưỡng tình cảm của người dân đối với biển, nỗ lực phát huy vai trò của người dân trong việc bảo vệ quyền và lợi ích trên biển. Nâng cao nhận thức của người dân đối với biển là một công trình hệ thống, cần sự nỗ lực chung của chính phủ và các bên trong xã hội. Nhìn chung, nhận thức của người dân Trung Quốc về biển tương đối thấp, trình độ nói chung cần được nâng lên, mức độ hiểu biết của phần đôgn người dân đối với biển khá thấp, thiếu nhận thức cơ bản đối với khoa học biển, điều này không phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, cũng không phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, cũng không phù hợp với yêu cầu thực thi chiến lược cường quốc biển của Trung Quốc. Để thay đổi tình trạng này, Trung Quốc cần phải ra sức tăng cường xây dựng văn hóa biển, phổ biến rộng rãi kiến thức về biển, nâng cao “tình cảm mãnh liệt” của người dân với biển. Mấy năm gần đây, cùng với sự trỗi dậy của Trung Quốc, mức độ quan tâm của người dân đối với biển được nâng lên nhiều, ngày càng có nhiều người bày tỏ ý thức và tình cảm mãnh liệt trong việc bảo vệ quyền và lợi ích biển. Đây là cơ sở tốt để Trung Quốc phát huy sức mạnh của lực lượng quần chúng nhân dân trong việc bảo vệ quyền và lợi ích biển. Xét thực tiễn ngoại giao hiện đại, các lực lượng quần chúng nhân dân đóng vai trò vô cùng đặc biệt trong các cuộc tranh chấp quốc tế, có lúc có thể đóng vai trò đặc biệt mà chính phủ không làm được. Trong các tranh chấp quyền và lợi ích biển cũng vậy, Trung Quốc có thể cân nhắc áp dụng phương pháp kết hợp giữa chính phủ và quần chúng nhân dân để kiện tụng và bảo vệ đối với phần lãnh thổ có tranh chấp. Ví dụ, có thể cân nhắc học hỏi các mô hình như “công trình hy vọng”, “công trình yêu nước” (gương điển hình người tốt việc tốt), thiết lập “công trình Nam Sa”, phát huy hết mức sức mạnh yêu nước trong dân chúng, một số đảo san hô không có người ở của Nam Sa do các lực lượng quần chúng nhân dân quyên góp tiền “đỡ đầu” được gọi tên bằng các địa danh. Ví dụ, đảo san hô được lực lượng quần chúng ở Bắc Kinh, Quảng Châu “đỡ đầu” có thể gọi là “đảo Bắc Kinh”, “đảo Quảng Châu”, người dân các khu vực có thể định kỳ tổ chức quyên góp tiền để gửi tới các đảo san hô này tiến hành các hoạt động bảo vệ môi trường biển hoặc khảo sát khoa học biển. Phương thức hoạt động bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các lực lượng quần chúng nhân dân phù hợp với phương thức tham gia các công việc quốc tế của các tổ chức quốc tế với thế giới hiện nay (ví dụ “Tổ chức hòa bình xanh”, “Tổ chức cấm đánh bắt cá voi quốc tế”…), dễ nhân được sự đồng tình và ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Hơn nữa, Trung Quốc còn có thể thông qua phương thức bảo vệ quyền lợi hợp pháp này tiến hành giáo dục chủ nghĩa yêu nước đối với người dân, để tình cảm yêu nước của người dân tìm được chỗ gửi gắm.

Thứ hai, vạch ra chiến lược lớn về biển phù hợp với tình hình đất nước, khiến Trung Quốc trong tương lai có phương hướng chiến lược đúng đắn rõ ràng đối với việc khai thác sử dụng biển. Về mặt khách quan, Trung Quốc có khiếm khuyết địa lý biển tự nhiên, phía Bắc tình từ quần đảo Aleutian, “chuỗi đảo thứ nhất” tính từ phía Nam tới Singapore “ôm chặt” đất nước Trung Quốc. Về tổng thể, Trung Quốc ở trong trạng thái bị bao vây. Muốn phá vỡ tình thế này, Trung Quốc phải có chiến lược lớn về biển lâu dài, giống như Peter Đại đế của nước Nga năm đó khăng khăng tìm đường ra biển, thực hiện mục tiêu chiến lược biển của Trung Quốc bằng sự nỗ lực của một hoặc bao thế hệ, thực hiện sự chuyển đổi từ nước lớn về biển thành cường quốc biển. Chiến lược lớn về biển cần bao gồm nhiều mặt, gồm các mục tiêu chiến lược như chính trị, kinh tế và quân sự, trong đó nhất định phải có sự thiết kế chiến lược phá vỡ vòng vây của “chuỗi đảo thứ nhất” không phải là chuỗi đảo phong tỏa Trung Quốc mà là tuyến phòng thủ thứ nhất để Trung Quốc bảo vệ an ninh lãnh thổ phía Đông. Có thể gọi nó là “vòng cung an ninh châu Á”. Vị trí của nó cơ bản trùng hợp với “chuỗi đảo thứ nhất”. Mục đích của việc lập “vòng cung an ninh Đông Á” là để xây dựng chiều sâu phòng ngự chiến lược, bảo vệ an ninh lãnh thổ phía Đông của Trung Quốc vì phần lãnh thổ này tập trung trên 60% của cải và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa quan trọng của đất nước (ví dụ Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu). Trong tương lai, các lực lượng trên biển của Trung Quốc sẽ thường xuyên hoạt động gần “chuỗi đảo thứ nhất” để các nước phương Tây đặc biệt là Nhật Bản thích ứng với sự thực này, chớ nên luôn kinh ngạc rằng “hải quân Trung Quốc lại một lần xuyên qua chuỗi đảo thứ nhất rồi!”.

Cuối cùng, ra sức duy trì và tăng cường quyền lực trên biển, tăng cường sức cạnh tranh trên biển. Quyền lực trên biển là nền tảng của cường quốc biển, không có quyền lực trên biển lớn mạnh thì không thể đảm bảo quyền và lợi ích biển của đất nước. Nhìn tổng quát lịch sử thế giới cận đại, các nước lớn đã trỗi dậy cơ bản đều là các cường quốc có quyền lực trên biển. Trong cuộc tranh giành lợi ích quốc gia, các cường quốc có biển luôn đạt được nhiều lợi ích nhất. Những kỳ tích Trung Quốc đạt được trong 30 năm cải cách mở cửa ở chừng mực rất lớn đều được lợi từ biển, bất kể thương mại, đầu tư quốc tế hay là đặc khu kinh tế ven biển đều không tách rời nguyên tố biển, và những điều này đều cần được bảo vệ bằng quyền lực trên biển hùng mạnh. Xét xu thế phát triển của Trung Quốc trong tương lai, nguồn tài nguyên trong nước hiện nay không thể đáp ứng yêu cầu cải thiện điều kiện sống của 1,4 tỷ người, vì vậy rất cần nguồn tài nguyên của bên ngoài và việc giành được nguồn tài nguyên bên ngoài cũng cần sự bảo vệ của quyền lực trên biển.

Xây dựng hải quân là bộ phận cấu thành quan trọng nhất trong sự cấu thành quyền lực trên biển. Từ khi nước Trung Quốc mới được thành lập đến nay, lực lượng hải quân đã giành được những thành tựu rất lớn, song vẫn chưa thật tương xứng với địa vị nước lớn về biển của Trung Quốc, vẫn còn khoảng cách lớn so với cường quốc hải quân số 1 thế giới. Đối với Trung Quốc, việc phát triển lực lượng hải quân hùng mạnh có hai ý nghĩa: Một là chọc thủng vòng vây chuỗi đảo, giành được tuyến đường chiến lược ở biển xa, là bộ phận cấu thành quan trọng tạo thành “vòng cung an ninh Đông Á”; hai là hình thành khả năng răn đe lớn, “khuất phục kẻ thù mà không cần chiến đấu”, bảo vệ hòa bình khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Vì lý do đó, về mặt tư tưởng chiến lược, Trung Quốc phải thay đổi sách lược phòng ngự tiêu cực ở biển gần, xây dựng hải quân thành lực lượng có khả năng hoạt động ở biển xa.

Từ lý luận quyền lực trên biển cho thấy những ý tưởng chiến lược này đều có tầm nhìn xa trông rộng, hải quân Trung Quốc quả thực phải có sự thiết kế chiến lược như vậy, nếu không sẽ có khả năng bị trói buộc ở biển gần. Bán kính tác chiến của hải quân Trung Quốc trong tương lai ít nhất nên mở rộng tới ngoài chuỗi đảo thứ nhất, phía Bắc nên tới quần đảo Ogasawara, phía Đông tới quần đảo Micronêxia, phía Tây tới biển Adaman. Đây không chỉ là nhu cầu bảo vệ an ninh quốc gia Trung Quốc mà còn là nhu cầu bảo vệ hòa bình khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Chỉ khi thực lực của hải quân Trung Quốc đạt tới bước tương xứng với sức mạnh đất nước thì mới có thể đạt được hiệu quả “không đánh mà chiến thắng kẻ địch”. Đặc biệt là trong vấn đề Nam Hải, chỉ khi Hạm đội Nam Hải có ưu thế tuyệt đối thì mới có thể mạo hiểm khiêu khích các nước có tranh chấp với Trung Quốc, nếu ưu thế không rõ rệt sẽ kích động dã tâm chạy đua vũ trang của họ, tìm cách dựa vào phương pháp mấy chiếc tàu chiến để khiêu khích Trung Quốc, tiếp tục xâm chiếm thậm chí tăng cường xâm chiếm lãnh thổ biển của Trung Quốc.

Nhìn chung, đây là những nhận định chủ quan, phiến diện của giới học giả Trung Quốc nhằm đánh lừa cộng đồng quốc tế. Để đạt được âm mưu độc chiếm toàn bộ Biển Đông, Trung Quốc sẽ không từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào. Cộng đồng quốc tế, nhất là những nước có lợi ích ở Biển Đông cần đề phòng với âm mưu của Trung Quốc.

Categories: Biển Đông | Leave a comment

Philippines giận dữ khi Trung Quốc nói vụ chìm tàu trên Biển Đông bị “chính trị hóa”

Philippines giận dữ khi Trung Quốc nói vụ chìm tàu trên Biển Đông bị “chính trị hóa”

CHÂU Á

URL rút ngắn
 0  0

Người phát ngôn Tổng thống Philippines Salvador Panelo ngày 14.6 phản ứng lại phát ngôn của Bắc Kinh rằng Manila đang chính trị hóa vụ chìm tàu ở Biển Đông, Thanh Niên tham chiếu ABS-CBN khẳng định.

Tuyên bố được đưa ra nhằm đáp trả lại lời lẽ của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng liên quan đến vụ tàu cá Philippines bị chìm gần bãi Cỏ Rong trên Biển Đông vào tối 9.6.

“Chúng tôi không chính trị hóa vụ việc đó. Điều chúng tôi nhắm đến là hành động bỏ mặc [các ngư dân] chứ không phải là việc va chạm tàu. Tai nạn xảy ra ở vùng biển xa nhưng hành động bỏ mặc ngư dân là vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS)”, ông Salvador Panelo nói với đài ABS-CBN.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết tàu cá nước này bất ngờ bị “tàu Trung Quốc” đụng phải trong lúc đang neo đậu và bị chìm. Phía Trung Quốc sau đó rời khỏi hiện trường, bỏ rơi 22 ngư dân nhưng một tàu cá Việt Nam gần đó đã kịp thời cứu toàn bộ nạn nhân. Tuy nhiên, ông Lorenzana ngày 13.6 nói chưa rõ tàu gây va chạm có phải là tàu Trung Quốc hay không.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói đó chỉ là “tai nạn hàng hải thông thường”, đồng thời chỉ trích Philippines “chính trị hóa” vụ việc một cách vô trách nhiệm khi chưa làm rõ nguyên nhân.

“Không cần thiết phải có luật quốc tế về điều đó. Đó là hành động nhân văn khi chìa tay ra cứu người trong lúc nguy cấp”, ông Panelo phản pháo. Trước đó, người phát ngôn Tổng thống Philippines cảnh báo quan hệ ngoại giao song phương có thể bị cắt đứt nếu vụ va chạm được xác định là hành động cố ý của Trung Quốc.

Trả lời về việc Tổng thống Rodrigo Duterte đến nay vẫn chưa có bình luận gì, ông Panelo giải thích rằng nước này vẫn đang trong quá trình điều tra liệu đó có phải là tàu Trung Quốc hay không, đồng thời nhấn mạnh Tổng thống Duterte là người “rất cẩn trọng và phản ứng có cân nhắc”.

Philippines đã trao công hàm phản đối Trung Quốc sau tai nạn trong khi Đại sứ Trung Quốc tại Manila Triệu Giám Hoa nói chính quyền Bắc Kinh đang điều tra nghiêm túc và kỹ lưỡng vụ việc.

Categories: Biển Đông | Leave a comment

TQ tập trận hùng hậu Thái Bình Dương: Tín hiệu gì tới loạt siêu cường?

TQ tập trận hùng hậu Thái Bình Dương: Tín hiệu gì tới loạt siêu cường?

Đội tác chiến tàu sân bay Trung Quốc vừa di chuyển qua eo biển Miyako trên đường đến Thái Bình Dương để diễn tập.

Theo SCMP, các nhà phân tích dự đoán rằng hải quân Trung Quốc sẽ thực hiện nhiều bài tập để cải thiện sức mạnh chiến đấu và năng lực hoạt động ở những khu vực họ chưa quen thuộc.

Tàu sân bay Trung Quốc Liêu Ninh đã đi qua eo biển Miyako ở biển Hoa Đông vào thứ ba trong hành trình tới Thái Bình Dương- nơi lực lượng hải quân của họ dự kiến sẽ tiến hành huấn luyện.

Nhật Bản hối hả bám sát

Các quan chức quốc phòng Nhật Bản cho biết, trong hành trình từ Biển Hoa Đông đến Thái Bình Dương, tàu chiến này đã di chuyển qua khu vực ở giữa đảo chính Okinawa và đảo Miyako, đồng thời không đi vào vùng biển Nhật Bản, đài truyền hình quốc gia Nhật Bản NHK đưa tin.

Một số tàu hải quân khác của Trung Quốc, bao gồm cả tàu cung cấp nhiên liệu, cũng cùng di chuyển với tàu sân bay. Các quan chức Nhật Bản cho biết tàu Liêu Ninh có thể sắp tham gia các cuộc tập trận và họ đang để mắt đến nhiệm vụ này, theo bản tin của NHK.

Bắc Kinh cho biết đây là một nhiệm vụ đào tạo thường xuyên và đã được thực hiện theo luật pháp quốc tế, kêu gọi các quốc gia khác tôn trọng quyền di chuyển của mình.

Lần gần đây nhất tàu Liêu Ninh được xác nhận đã đi tuyến đường này là vào tháng 12 năm 2016. Vào thời điểm đó, Nhật Bản cho biết hạm đội hải quân Trung Quốc bao gồm tám tàu chiến. Các máy bay quân sự Nhật Bản cũng đã được triển khai để theo dõi tình hình này

Lúc đó, đội tàu chiến này di chuyển qua eo biển Miyako trước khi qua bờ biển phía đông Đài Loan trên đường thực hiện các cuộc tập trận hải quân ở Biển Đông. Trong hành trình trở về – diễn ra khi nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn đang thăm các đồng minh ở Mỹ Latinh – tàu Liêu Ninh đi qua eo biển Đài Loan, hoàn thành một vòng tròn quanh đảo và khiến quân đội Đài Loan phải vội triển khai các máy bay và các tàu hải quân để theo dõi và kiểm soát hành trình trở lại Thanh Đảo của đội tàu Trung Quốc.

Nỗ lực đối phó các siêu cường tại khu vực?

Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng SCMP dẫn lời nhiều nhà phân tích cho hay, chuyến đi mới nhất của đội tàu chiến Trung Quốc qua eo biển Miyako là một phần của hoạt động đào tạo nhằm cải thiện khả năng sẵn sàng chiến đấu.

Collin Koh, một nghiên cứu viên của Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam thuộc Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, cho biết eo biển này “là một trong những tuyến đường nhanh nhất đi vào khu vực phía tây mở của Thái Bình Dương, nơi PLA (quân đội Trung Quốc -pv) dự kiến sẽ tiến hành các hoạt động tác chiến – đặc biệt là ở Biển Philippines, đặc biệt là trong trường hợp phải thực hiện hành động chống can thiệp nhằm vào các lực lượng Mỹ từ đảo Guam được triển khai tới đây”.

“Những cuộc diễn tập thế này là nhằm mục đích cho các đơn vị Hải quân PLA làm quen với môi trường hoạt động như vậy – một phần của sự chuẩn bị chiến đấu trong thời bình”, ông nói.

Song Zhongping – một chuyên gia quân sự và từng phục vụ trong lực lượng pháo binh của PLA – cho biết, không có gì lạ khi tàu Liêu Ninh thực hiện huấn luyện ở phía tây Thái Bình Dương.

“Huấn luyện không thể được thực hiện tại sân nhà. Họ cần tăng cường khả năng chiến đấu và thực hiện các nhiệm vụ xa hơn – điều đó rất quan trọng đối với một tàu sân bay”, ông nói. Cần đào tạo để cải thiện sức mạnh chiến đấu và hoạt động ở những khu vực không quen thuộc, cũng theo chuyên gia này.

Hoạt động huấn luyện lần này dự kiến sẽ kéo dài trong khoảng hai tuần, theo Zhou Chenming, một chuyên gia quân sự ở Bắc Kinh.

Theo Ryo Hinata-Yamaguchi, giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia Pusan, Hàn Quốc, nhóm tấn công tàu sân bay Trung Quốc cũng có thể đang tìm cách phát triển thêm kinh nghiệm hoạt động.

“Có thể tổ chức một số loại dạng tập trận hải quân ngay tại hoặc gần Thái Bình Dương, đồng thời tiến hành các hoạt động tự do hàng hải của riêng họ để thử nghiệm các phản ứng chiến lược và chiến thuật của Nhật Bản”, ông Ryo nói.

“Mục tiêu của Trung Quốc là thực hiện được chiến lược chống tiếp cận và chống xâm nhập khu vực tại chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai để tiếp cận Thái Bình Dương, trong khi duy trì sự thách thức với ưu thế của không và hải quân của Hoa Kỳ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương – và cả việc Nhật Bản cũng đang tăng cường phát triển năng lực hải và không quân”, ông nói.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

TQ cay cú vì Mỹ bán UAV ScanEagle cho Việt Nam Ngày đăng 13-06-2019 Sau khi Bộ Quốc phòng Mỹ (1/6) thông báo bán 6 máy bay không người lái (UAV) ScanEagle cho Việt Nam, truyền thông Trung Quốc cay cú “chỉ trích” hành động trên của Mỹ. UAV ScanEagle của Mỹ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc ngang nhiên cho rằng Mỹ bán UAV trinh sát cho Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam là hành động “hủy hoại các hợp các hợp tác và ổn định trong khu vực”, cáo buộc đây là “kế hoạch mới của Mỹ nhằm thu hút ngoại tệ sau bê bối máy bay 737 MAX”; ngang nhiên cáo buộc việc Mỹ bán các UAV ScanEagle cho một số nước láng giềng Trung Quốc là để “kích động xung đột“ giữa Trung Quốc và các nước này. Tờ báo trên còn cho rằng “trong bối cảnh thương chiến với Trung Quốc đang ngày càng căng thẳng, chính quyền Donald Trump sẽ cảm thấy rất vui nếu các công ty Mỹ vẫn kiếm được tiền, nhưng sẽ đặc biệt vui hơn nếu điều đó chọc tức được Bắc Kinh”; đồng thời tìm cách hạ uy tín của Mỹ và chia rẽ quan hệ giữa Mỹ với các nước ASEAN khi cho rằng “người Mỹ sẽ biết cách làm thế nào để các thiết bị của họ không thể kết hợp được với công nghệ của những quốc gia khác. Khi đó, những quốc gia mua vũ khí Mỹ sẽ chỉ có một lựa chọn duy nhất: hoặc đáp ứng mọi điều kiện được Mỹ đưa ra hoặc không thể nâng cấp hệ thống vũ khí của mình”. Đáng chú ý, Thời báo Hoàn Cầu còn tìm cách “lên án” Tổng thống Mỹ Donald Trump, khi cáo buộc “cho dù Trump đã làm tổng thống, máu kinh doanh của ông ta vẫn còn đó. Ông ấy sẽ làm mọi thứ miễn là đem lợi cho nước Mỹ cho dù có hi sinh lợi ích của người khác. Điều đó lý giải tại sao ông ta phát động chiến tranh thương mại ở khắp nơi và xúc tiến việc bán các máy bay không người lái của Mỹ, trong lúc trù dập các thành tựu của tập đoàn Trung Quốc”. Được biết, Thời Báo Hoàn Cầu, được quản lý bởi Nhân Dân Nhật Báo (cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc), đã thể hiện thái độ khó chịu ra mặt trước động thái của Mỹ. Vụ việc trên bắt nguồn từ thông tin Bộ Quốc phòng Mỹ (1/6) giao Công ty Insitu trực thuộc tập đoàn Boeing hợp đồng chế tạo 6 máy bay không người lái (UAV) ScanEagle cho Chính phủ Việt Nam. Số UAV bán cho Việt Nam nằm trong 34 chiếc ScanEagle được công ty Insitu chế tạo trong đợt này, trong đó 12 chiếc bán cho Malaysia, 8 chiếc cho Indonesia và 8 chiếc cho Philippines. Theo đó, hợp đồng bán 6 máy bay ScanEagle trị giá 9,7 triệu USD cho Việt Nam sẽ do Công ty Insitu trực thuộc tập đoàn Boeing chế tạo. Hợp đồng cũng bao gồm cung cấp linh kiện phụ tùng, huấn luyện và cử chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật. Hợp đồng nằm trong chương trình Bán trang bị quân sự cho nước ngoài, có tổng trị giá 9,7 triệu USD và dự kiến hoàn thành vào tháng 3/2022. Máy bay không người lái ScanEagle được đưa vào hoạt động lần đầu tiên trong lực lượng Hải quân Hoa Kỳ vào năm 2005. Đây là chiếc UAV với thiết kế không đuôi, có sải cánh xuôi 3,1 m với đầu cánh được bẻ cong lên phái trên. Hầu như tất cả các mép sau của cánh đều được cơ giới hóa. Thân máy bay tương đối nhỏ (chiều dài khoảng 1,4 m) chứa một động cơ piston công suất 1,5 mã lực. UAV ScanEagle có trọng lượng cất cánh tối đa không quá 20 kg. Với kích thước, trọng lượng và cấu trúc khí động học như vậy, UAV ScanEagle có thể thực hiện nhiệm vụ tuần tra trong thời gian dài. Nó có khả năng bay với vận tốc lên đến 130 km/h và đạt được độ cao 4.900 m. Động cơ có tính kinh tế cao và thùng nhiên liệu có thể tích tương đối lớn cho phép máy bay có thể thực hiện các chuyến bay kéo dài trong thời gian hơn 20 giờ. Năm 2006, ScanEagle đã xác lập một kỷ lục khi bay liên tục trong 22 giờ 8 phút. Giống như một số UAV tiên tiến khác, chiếc ScanEagle không yêu cầu sân bay lớn để cất hạ cánh. Máy bay sẽ cất cánh từ một máy phóng khí nén và hạ cánh nhờ hệ thống thu hồi UAV mang tên SkyHook. Loại UAV này được đánh giá là rất phù hợp với nhiệm tuần tra, trinh sát không chỉ trên bộ mà cả trên biển. Việc triển khai trên tàu biển cũng rất dễ dàng nhờ việc UAV cất cánh bằng hệ thống phóng gọi là SuperWedge và thu hồi bằng hệ thống lưới Skyhook. Nếu mua thành công UAV ScanEagle, nhiều khả năng Cảnh sát biển Việt Nam sẽ triển khai nó trên các tàu tuần duyên cỡ lớn như CSB 8020, hoặc 4 tàu tuần duyên kiểu DN-2000 có sân đỗ trực thăng thuận tiện cho việc triển khai – thu hồi UAV. Tin mới “Lệnh cấm đánh bắt cá của TQ” vô giá trị với ngư dân Việt Nam và các nước – 13/06/2019 09:00 Australia và Nhật Bản luôn ủng hộ, sát cánh với Mỹ trong vấn đề tự do hàng hải ở Biển Đông – 13/06/2019 08:00 Chính sách của Nhật Bản với ASEAN trong nhiệm kỳ thứ hai của Thủ tướng Shinzo Abe – 13/06/2019 07:00 Các tin khác Italia khẳng định tầm quan trọng của việc gìn giữ hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự hàng hải và hàng không ở Biển Đông – 13/06/2019 05:00 Hệ lụy không nhỏ sau những lần tàu thuyền TQ và các nước “chạm trán” ở Biển Đông thời gian qua – 13/06/2019 04:00 Đề xuất cơ chế hợp tác trên Biển Đông: Cách nhìn và đánh giá phiến diện từ TQ – 13/06/2019 02:30 Tại Đối thoại Shangri-La 18, TQ ngang nhiên thừa nhận quân sự hóa Biển Đông – 12/06/2019 14:00 Tướng TQ đề xuât mô hình hợp tác quốc phòng ở châu Á – Thái Bình Dương – 12/06/2019 13:00

TQ cay cú vì Mỹ bán UAV ScanEagle cho Việt NamNgày đăng 13-06-2019

Sau khi Bộ Quốc phòng Mỹ (1/6) thông báo bán 6 máy bay không người lái (UAV) ScanEagle cho Việt Nam, truyền thông Trung Quốc cay cú “chỉ trích” hành động trên của Mỹ.

UAV ScanEagle của Mỹ

Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc ngang nhiên cho rằng Mỹ bán UAV trinh sát cho Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam là hành động “hủy hoại các hợp các hợp tác và ổn định trong khu vực”, cáo buộc đây là “kế hoạch mới của Mỹ nhằm thu hút ngoại tệ sau bê bối máy bay 737 MAX”; ngang nhiên cáo buộc việc Mỹ bán các UAV ScanEagle cho một số nước láng giềng Trung Quốc là để “kích động xung đột“ giữa Trung Quốc và các nước này.

Tờ báo trên còn cho rằng “trong bối cảnh thương chiến với Trung Quốc đang ngày càng căng thẳng, chính quyền Donald Trump sẽ cảm thấy rất vui nếu các công ty Mỹ vẫn kiếm được tiền, nhưng sẽ đặc biệt vui hơn nếu điều đó chọc tức được Bắc Kinh”; đồng thời tìm cách hạ uy tín của Mỹ và chia rẽ quan hệ giữa Mỹ với các nước ASEAN khi cho rằng “người Mỹ sẽ biết cách làm thế nào để các thiết bị của họ không thể kết hợp được với công nghệ của những quốc gia khác. Khi đó, những quốc gia mua vũ khí Mỹ sẽ chỉ có một lựa chọn duy nhất: hoặc đáp ứng mọi điều kiện được Mỹ đưa ra hoặc không thể nâng cấp hệ thống vũ khí của mình”. Đáng chú ý, Thời báo Hoàn Cầu còn tìm cách “lên án” Tổng thống Mỹ Donald Trump, khi cáo buộc “cho dù Trump đã làm tổng thống, máu kinh doanh của ông ta vẫn còn đó. Ông ấy sẽ làm mọi thứ miễn là đem lợi cho nước Mỹ cho dù có hi sinh lợi ích của người khác. Điều đó lý giải tại sao ông ta phát động chiến tranh thương mại ở khắp nơi và xúc tiến việc bán các máy bay không người lái của Mỹ, trong lúc trù dập các thành tựu của tập đoàn Trung Quốc”.

Được biết, Thời Báo Hoàn Cầu, được quản lý bởi Nhân Dân Nhật Báo (cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc), đã thể hiện thái độ khó chịu ra mặt trước động thái của Mỹ.

Vụ việc trên bắt nguồn từ thông tin Bộ Quốc phòng Mỹ (1/6) giao Công ty Insitu trực thuộc tập đoàn Boeing hợp đồng chế tạo 6 máy bay không người lái (UAV) ScanEagle cho Chính phủ Việt Nam. Số UAV bán cho Việt Nam nằm trong 34 chiếc ScanEagle được công ty Insitu chế tạo trong đợt này, trong đó 12 chiếc bán cho Malaysia, 8 chiếc cho Indonesia và 8 chiếc cho Philippines. Theo đó, hợp đồng bán 6 máy bay ScanEagle trị giá 9,7 triệu USD cho Việt Nam sẽ do Công ty Insitu trực thuộc tập đoàn Boeing chế tạo. Hợp đồng cũng bao gồm cung cấp linh kiện phụ tùng, huấn luyện và cử chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật. Hợp đồng nằm trong chương trình Bán trang bị quân sự cho nước ngoài, có tổng trị giá 9,7 triệu USD và dự kiến hoàn thành vào tháng 3/2022.

Máy bay không người lái ScanEagle được đưa vào hoạt động lần đầu tiên trong lực lượng Hải quân Hoa Kỳ vào năm 2005. Đây là chiếc UAV với thiết kế không đuôi, có sải cánh xuôi 3,1 m với đầu cánh được bẻ cong lên phái trên. Hầu như tất cả các mép sau của cánh đều được cơ giới hóa. Thân máy bay tương đối nhỏ (chiều dài khoảng 1,4 m) chứa một động cơ piston công suất 1,5 mã lực. UAV ScanEagle có trọng lượng cất cánh tối đa không quá 20 kg. Với kích thước, trọng lượng và cấu trúc khí động học như vậy, UAV ScanEagle có thể thực hiện nhiệm vụ tuần tra trong thời gian dài. Nó có khả năng bay với vận tốc lên đến 130 km/h và đạt được độ cao 4.900 m. Động cơ có tính kinh tế cao và thùng nhiên liệu có thể tích tương đối lớn cho phép máy bay có thể thực hiện các chuyến bay kéo dài trong thời gian hơn 20 giờ. Năm 2006, ScanEagle đã xác lập một kỷ lục khi bay liên tục trong 22 giờ 8 phút. Giống như một số UAV tiên tiến khác, chiếc ScanEagle không yêu cầu sân bay lớn để cất hạ cánh. Máy bay sẽ cất cánh từ một máy phóng khí nén và hạ cánh nhờ hệ thống thu hồi UAV mang tên SkyHook.

Loại UAV này được đánh giá là rất phù hợp với nhiệm tuần tra, trinh sát không chỉ trên bộ mà cả trên biển. Việc triển khai trên tàu biển cũng rất dễ dàng nhờ việc UAV cất cánh bằng hệ thống phóng gọi là SuperWedge và thu hồi bằng hệ thống lưới Skyhook. Nếu mua thành công UAV ScanEagle, nhiều khả năng Cảnh sát biển Việt Nam sẽ triển khai nó trên các tàu tuần duyên cỡ lớn như CSB 8020, hoặc 4 tàu tuần duyên kiểu DN-2000 có sân đỗ trực thăng thuận tiện cho việc triển khai – thu hồi UAV.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

BTQP Philippines: TQ đâm chìm tàu rồi hèn nhát bỏ chạy để mặc ngư dân, cảm ơn tàu Việt Nam giải cứu

BTQP Philippines: TQ đâm chìm tàu rồi hèn nhát bỏ chạy để mặc ngư dân, cảm ơn tàu Việt Nam giải cứu

Một tàu Philippines đã bị chìm hôm 8/6 sau khi va chạm với tàu Trung Quốc ở biển Đông – hãng ABS-CBN News (Philippines) đưa tin.

Bộ trưởng quốc phòng Delfin Lorenzana (Ảnh: ABS-CBN News)

Vụ và chạm đã khiến tính mạng của 22 ngư dân người Philippines trên tàu gặp nguy hiểm – Bộ trưởng quốc phòng Delfin Lorenzana ngày hôm nay, 12/6, cho biết.

Ông Lorenzana chỉ trích phía Trung Quốc đã bỏ mặc các ngư dân Philippines trên chiếc tàu số hiệu F/B GIMVER1 sau vụ va chạm trên biển Đông.

“Chúng tôi phản đối hành động của tàu đánh cá Trung Quốc khi ngay lập tức rời khỏi hiện trường sự cố và bỏ mặc 22 thuyền viên Philippines,” Bộ trưởng quốc phòng Philippines nói trong thông cáo báo chí.

“Chúng tôi lên án mạnh mẽ hành vi hèn nhát của tàu đánh cá Trung Quốc cùng thủy thủ đoàn của họ khi bỏ mặc các thủy thủ Philippines. Đây không phải là hành động được trông đợi từ những người có trách nhiệm và hữu nghị,” ông nói, cho biết tàu Philippines bị tàu Trung Quốc đâm vào khi đang thả neo.

Theo ông Lorenzana, một tàu đánh cá của Việt Nam trong khu vực đã xuất hiện và phối hợp giải cứu các ngư dân nước này.

“Chúng tôi cảm ơn thuyền trưởng và thủy thủ đoàn của tàu Việt Nam vì đã cứu tính mạng của 22 thuyền viên Philippines,” ông Lorenzana bày tỏ.

Bộ trưởng quốc phòng Philippines kêu gọi chính phủ khởi động một cuộc điều tra chính thức về sự cố ngày 8/6 và có phản ứng ngoại giao đối với Trung Quốc nhằm “ngăn chặn sự cố tương tự tái diễn”.

Trong những tháng qua, chính quyền tổng thống Rodrigo Duterte đã thể hiện quan ngại về sự xuất hiện dày đặc của các tàu thuyền Trung Quốc ở xung quanh các thực thể trên biển Đông. Manila cáo buộc hành động của Bắc Kinh làm leo thang căng thẳng trong khu vực và đe dọa an ninh nước này.

Quân đội Philippines nói kể từ tháng 1 năm nay, họ đã giám sát hơn 600 tàu Trung Quốc hiện diện gần đảo Thị Tứ (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện bị Philippines chiếm đóng trái phép-PV).

Những hình ảnh vệ tinh ghi được từ năm 2018 cũng cho thấy số lượng lớn tàu bè Trung Quốc hoạt động trên các vùng nước ở quần đảo Trường Sa.

Categories: Biển Đông | Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.