Main menu
Skip to content
  • 30 bức ảnh tuyệt đẹp về trẻ em vui đùa hồn nhiên từ khắp nơi trên thế giới
  • HH Từ Thiện Dân Hòa
  • Lịch Sử Phat Giao Hoa Hao
  • PHÁI ĐOÀN NHÂN QUYỀN HOA KỲ TIẾP XÚC HỘI ĐỒNG LIÊN TÔN VIỆT NAM
  • Sân bay phi pháp ở Chữ Thập tạo đoàn kết chống Bắc Kinh bành trướng
  • Về TânDânHòa

Monthly Archives: July 2019

← Older posts

Bãi Tư Chính: ‘Vận động ngoại giao là thế tự vệ tốt nhất cho VN’

Posted on July 29, 2019 by huyentamhh

Bãi Tư Chính: ‘Vận động ngoại giao là thế tự vệ tốt nhất cho VN’

Tina Hà GiangBBCvietnamese.com
  • 25 tháng 7 2019
  • Chia sẻ trên Facebook
  • Chia sẻ trên Messenger
  • Chia sẻ trên Twitter
  • Chia sẻ trên Email
  • Chia sẻ
Hạm đội Hải quân Trung Quốc trên Biển Đông ngày 12/4/2018Bản quyền hình ảnhVCG/GETTY IMAGES
Image captionHạm đội Hải quân Trung Quốc trên Biển Đông ngày 12/4/2018

Tình trạng căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam về Bãi Tư Chính, kéo dài hơn ba tuần lễ mà chưa có dấu hiệu chấm dứt, ngày càng thu hút chú ý của giới nghiên cứu, chẳng hạn qua bài viết Pondering Chinese actions in Vanguard Bankcủa TS Collin Koh, đăng trên Maritime Issues hôm 22/7.

Tiến sĩ Collin Koh, nghiên cứu viên của Viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược, thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore, đưa ra một phân tích toàn diện về những hành vi mà ông gọi là “cưỡng bách” của Trung Quốc từ nhiều năm qua trong vùng Biển Đông, cụ thể là qua cuộc đối đầu mới nhất với Việt Nam tại Bãi Tư Chính.

TS Collin KohBản quyền hình ảnhTS COLLIN KOH
Image captionTS Collin Koh: Lối thoát cho những quốc gia cùng tin tưởng vào hệ thống dựa trên các quy tắc hiện hành là phải luôn phải nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực chung của quốc tế

So sánh hai sự kiện năm 2014 khi Trung Quốc chuyển giàn khoan HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế của VN và giờ đây, đưa tàu khảo sát Hải Dương 8 đến quấy nhiễu dàn khoan Hakuryu-5 của VN tại Bãi Tư Chính, cũng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của VN, TS Collin Koh nhận định là Bắc Kinh vẫn cứ bổn cũ soạn lại.

Bổn cũ này là gì?

Bàn tròn BBC: Đối đầu ở Bãi Tư Chính và phân tích, bình luận

Bãi Tư Chính: TQ ‘đẩy vấn đề’ tinh vi hơn

Bãi Tư Chính: ‘VN nên công bố chi tiết’ và đừng ‘hạn chế báo chí’

Bãi Tư Chính và lô 06-01: Rõ hơn về tàu Trung Quốc ‘quấy nhiễu’ Việt Nam

Bình luận chuyện báo VN ‘im’ về vụ bãi Tư Chính

Sau khi đưa ra yêu sách Đường 9 đoạn, tuyên bố chủ quyền trên gần hết vùng Biển Đông, Trung Quốc đóng vai “bị động” với lập luận là ”chỉ phản ứng,” trước những ‘vi phạm’ của các nước trong vùng, vì “không nước nào có quyền tìm cách khám phá và khai thác tài nguyên năng lượng trong ‘vùng biển tranh chấp’, mà không có sự đồng ý của Trung Quốc”, bất kể Bắc Kinh có thực hiện các hoạt động tương tự hay không.

Trong cuộc phỏng vấn với BBC Việt Ngữ hôm 23/7, Tiến sĩ Collin Koh vạch ra rằng, so với 2014, tình hình bây giờ có sự khác biệt lớn, ông cũng nêu ra những điều Việt Nam có thể làm để có được thế tự vệ tốt nhất trước tham vọng bành trướng của Trung Quốc.

TS Collin Koh: Vào năm 2014, khi các thủ tục tố tụng của Tòa Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration – PCA) về Biển Đông còn đang diễn ra sau khi Manila kiện Bắc Kinh vào năm 2013, thì không có bảo vệ pháp lý nào để chống lại yêu sách Đường Chín đoạn (9DL) của Trung Quốc.

Vì vậy, một thay đổi đáng kể từ năm 2014 đến nay là phán quyết của PCA ngày 12/7, 2016 đã hoàn toàn vô hiệu hóa 9DL, và do đó, hợp pháp hóa hoạt động khai thác năng lượng của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Sau phán quyết của PCA, những vùng biển chồng lấn với 9DL không còn có thể được xem là vùng biển tranh chấp, trên cơ sở pháp lý đó.

Thay đổi khác trong 5 năm qua là cả Trung Quốc lẫn Việt Nam dường như đã chuẩn bị tốt hơn để kiềm chế sự căng thẳng và ngăn chặn các phản ứng mạnh mẽ trong quần chúng. Cho đến nay, chúng tôi chưa thấy bất kỳ sự náo động và bất ổn nào từ tuần trước sau khi Hà Nội thôi không cấm báo chí loan tin. Điều này cũng có nghĩa là chính quyền Việt Nam đã can thiệp một cách hiệu quả vào sự bùng nổ của tình cảm dân tộc. Chúng ta còn nhớ tình trạng bất ổn đã xảy ra trước dự thảo luật Đặc khu, được cho là có lợi cho các nhà đầu tư Trung Quốc, và chính quyền Việt Nam đã phải kìm nén mạnh mẽ các cuộc biểu tình.

BBC: Theo ông thì điều gì đã khiến Hà Nội cuối cùng cho phép truyền thông trong nước được đưa tin và công khai lên án hành động hung hăng của Trung Quốc tại Bãi Tư Chính, và còn chính chức kêu gọi ”tất cả các bên liên quan và cộng đồng quốc tế ” đến “đóng góp cho nỗ lực chung để bảo vệ và đảm bảo lợi ích chung của chúng ta”?

Ảnh chụp ngày 14/5/2014 cho thấy cảnh sát biển VN đang chụp ảnh một tàu bảo vệ bờ biển TQ gần giàn khoan dầu của TQ trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.Bản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM/GETTY IMAGES
Image captionẢnh chụp ngày 14/5/2014 cho thấy cảnh sát biển VN đang chụp ảnh một tàu bảo vệ bờ biển TQ gần giàn khoan dầu của TQ trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.

TS Collin Koh: Việc Trung Quốc từ chối rút tàu của họ ra khỏi Bãi Tư Chính, bất chấp những nỗ lực tốt nhất của Hà Nội để “xử lý” các tranh chấp như đã đồng ý nhiều lần với Bắc Kinh, có thể đã dẫn đến sự thất vọng trong giới chính sách Việt Nam và do đó, họ quyết định đưa vấn đề này ra trước công chúng. Một lý do khác là vì các phương tiện truyền thông chính thống đã đi đầu trong việc tường trình và chính quyền Việt Nam có thể đã thấy việc bịt kín truyền thông trong nước về vấn đề này không còn hợp lý.

Trước thực tế người Việt Nam trẻ tuổi, am hiểu công nghệ, rất dễ dàng tiếp cận với truyền thông xã hội và có thể đọc các báo phương Tây, Hà Nội không còn lý do chính trị nào để duy trì việc cấm báo chí lên tiếng, vì sợ công chúng có thể lên án là ủng hộ, hay làm nhẹ đi những hành vi của Trung Quốc. Cần lưu ý rằng tính hợp pháp chính trị của ĐCSVN cầm quyền, rất giống với trường hợp đảng cầm quyền Cộng sản Trung Quốc, cũng dựa trên sự can thiệp đúng đắn vào tình cảm và kỳ vọng của chủ nghĩa dân tộc. Ngoại giao công chúng là một yếu tố quan trọng trong sự việc này.

BBC: Với Hà Nội, Bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của VN, và do đó hoàn toàn không nằm trong vùng biển tranh chấp. Với Bắc Kinh, thì bãi này nằm trong 9DL, một yêu sách đã bị PCA vô hiệu, nhưng Trung Quốc hoàn toàn phớt lờ. Vậy theo ông, làm sao để một nước nhỏ bé hơn và thậm chí ngay cả cộng đồng quốc tế đối phó hiệu quả với một quốc gia coi thường luật pháp quốc tế và chơi theo luật riêng của mình?

TS Collin Koh: Đây là một câu hỏi khó. Các quốc gia nhỏ hơn có xu hướng cổ động sự bảo vệ luật pháp, vì luật pháp và chuẩn mực quốc tế tạo điều kiện cho sự tồn tại và thịnh vượng của các nước yếu hơn trong cộng đồng quốc tế, chống lại sự bắt nạt của các cường quốc. Nói chung, ít nhất là có sự đồng thuận chung trong cộng đồng quốc tế về tầm quan trọng của một trật tự dựa trên quy tắc pháp lý, mặc dù đã có sự thay đổi cấu trúc về cán cân quyền lực toàn cầu, ví dụ, sự trỗi dậy của Trung Quốc và nỗ lực được cho là muốn lật đổ hiện trạng dựa trên trật tự và quy tắc hiện hành của Bắc Kinh.

Điều này tạo ra một thách thức dai dẳng đối với mọi phía trong cộng đồng quốc tế – sự tồn tại của các quy tắc và chuẩn mực quốc tế không đảm bảo rằng mọi người đều tuân thủ các quy tắc đó, và các cường quốc thường khai thác ưu thế sức mạnh và ảnh hưởng toàn cầu của họ để vượt qua các quy tắc này. Theo nghĩa này, Trung Quốc không đơn độc. Một số người sẽ lập luận rằng những gì Trung Quốc đang làm về cơ bản là những gì một số cường quốc khác đã làm trong quá khứ.

Vì vậy, lối thoát duy nhất cho những quốc gia nhỏ và lớn, có cùng suy nghĩ, cùng tin tưởng mạnh mẽ vào hệ thống dựa trên các quy tắc hiện hành, là phải luôn phải nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực chung của quốc tế.

Tàu Cảnh sát biển Việt Nam trong một lần đối đầu với tàu Cảnh sát biển Trung Quốc năm 2014Bản quyền hình ảnhSTR/GETTY IMAGES
Image captionTàu Cảnh sát biển Việt Nam trong một lần đối đầu với tàu Cảnh sát biển Trung Quốc năm 2014

BBC: Bài viết của ông đề nghị một ”phản ứng quốc tế mạnh mẽ” để chống lại các hành động của Trung Quốc tại Bãi Tư Chính nói riêng và Biển Đông nói chung. Thế nào là một phản ứng quốc tế mạnh mẽ ? Và làm thế nào để có thể thuyết phục một phản ứngnhư vậy từ cộng đồng quốc tế?

TS Collin Koh: Bước đầu tiên như đã đề cập, ít nhất là một tuyên bố cứng rắn từ các cường quốc và các cơ quan quốc tế. Một số quốc gia, trong đó có các cường quốc, phụ thuộc chặt chẽ về kinh tế với Trung Quốc, và điều này có thể hạn chế hành động và lựa chọn của họ. Nhưng cho đến nay, như tôi đã chỉ ra, dự luật của Thượng viện Hoa Kỳ về việc trừng phạt Trung Quốc liên quan đến các hoạt động bất hợp pháp trên Biển Đông và Biển Hoa Đông có thể là một khởi đầu tốt.

Nếu được thông qua, luật này sẽ là một ví dụ về các biện pháp đối phó mạnh mẽ hơn các tuyên bố suông. Nếu các quốc gia hay tổ chức quốc tế khác có thể làm điều tương tự, thì đó sẽ là một phản ứng thực sự vững chắc có thể ngăn chặn sự lặp lại những hành động này của Trung Quốc trong tương lai. Tất nhiên, tôi phải thừa nhận, đây là một cú sút xa.

BBC:Hà Nội có thể làm gì hơn, khi Malaysia, quốc gia khác trong vùng có hoạt động khai thác dầu khí cũng bị tàu Trung Quốc cản trở, nhưng quyết định không để báo chí chính thống đưa tin về những sự kiện này? Vàkhi ASEAN nói chung, đã khá thuần phục trước Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông, như chúng ta thấy trong Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN gần đây tại Bangkok, việc Trung Quốc quân sự hóa vùng biển tranh cãi đã không được đề cập đến, và cho đến nay, chỉ có Hoa Kỳ lên tiếng về hành vi của Bắc Kinh tại Bãi Tư Chính?

TS Collin Koh: Vẫn còn một cơ hội tiềm năng cho một tuyên bố chung mạnh mẽ hơn để chỉ trích Trung Quốc tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN. Việt Nam có thể thúc đẩy mạnh mẽ hơn để thuyết phục các thành viên ASEAN khác về sự nghiêm trọng và hậu quả của hành vi của Bắc Kinh tại Bãi Tư Chính – vốn không hoàn toàn chỉ là tranh chấp giữa Việt Nam – Trung Quốc, mà còn là vì sự an toàn của trật tự quốc tế.

Việt Nam cũng có thể, thông qua các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài vận động hành lang với các cường quốc và các tổ chức quốc tế quan trọng như EU và Liên Hiệp Quốc, để đưa ra các tuyên bố về vấn đề này.

Đến năm 2020, khi Việt Nam đảm nhận vị trí chủ tịch ASEAN, Hà Nội cũng có thể ở một vị trí tốt để thúc đẩy những cổ động liên quan đến các tranh chấp Biển Đông. Nhưng điều đó cũng còn phải chờ hơi lâu, và có thể sẽ xảy ra sau khi vấn đề Bãi Tư Chính đã được giải quyết, hoặc không.

Nói tóm lại, theo tôi vận động quốc tế, qua các nẻo ngoại giao, và dùng cơ sở pháp lý có lẽ là thế tự vệ tốt nhất cho Việt Nam.

Về mặt pháp lý, kiện Trung Quốc là một biện pháp tốt. Phán quyết của Tòa Trọng tài đã làm rõ vấn đề pháp lý về các tranh chấp, bao gồm hiệu lực của 9DL, và tình trạng của các thực thể trên biển. Trong trường hợp Việt Nam, phán quyết của Tòa Trọng tài sẽ rất hữu ích trong việc cung cấp một biện minh pháp lý vững chắc cho Việt Nam để đối phó với Trung Quốc.

Đường 9 đoạn ‘ăn vào 67 lô dầu khí VN’?

Repsol ‘có cơ sở yêu cầu Việt Nam bồi thường’

Repsol tạm ngừng khoan dầu ở VN

Bãi Tư Chính: Căng thẳng trên Biển Đông ở lô 06-1 vẫn tiếp tục
Advertisement
Categories: Biển Đông | Leave a comment

Bộ GTVT đang phòng thủ cho Trung Quốc

Posted on July 29, 2019 by huyentamhh

Bộ GTVT đang phòng thủ cho Trung Quốc

Bởi

AdminTD

 –

29/07/2019

Nguyễn Ngọc Chu

29-7-2019

Không ai có quyền bắt Việt Nam phải mở thầu. Cũng không ai có quyền bắt Việt Nam phải nhất định chọn cho được người thắng thầu sau khi đã mở thầu.

Ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Đối tác công – tư (PPP- Bộ Giao thông Vận tải), và các quan chức quản lý dự án đường cao tốc của Bộ GTVT đang ra sức bảo vệ Trung Quốc tham gia dự án cao tốc Bắc – Nam với các luận điểm sau.

1. “Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới và theo quy định của tổ chức này, tất cả các nước thành viên không được phân biệt đối xử với bất kể một quốc gia nào.

“8 dự án cao tốc đầu tư theo hình thức PPP sẽ tổ chức đấu thầu quốc tế để lựa chọn các nhà thầu đảm bảo tuân thủ pháp luật Việt Nam và phù hợp thông lệ quốc tế. Do đó, việc nhiều nhà đầu tư đến từ Trung Quốc quan tâm đến dự án cao tốc Bắc Nam là điều hoàn toàn bình thường”.

2. “Đa số các nhà đầu tư Trung Quốc đều rất mạnh về yếu tố vốn tự có cũng như khả năng huy động vốn với lãi suất thấp (0 – 2 %)”.

3. “Dự án đường sắt đô thị đầu tiên ở Hà Nội do tổng thầu Trung Quốc thực hiện, giữa nhà thầu và nhà đầu tư là khác nhau”. “Cao tốc Bắc Nam đang lựa chọn nhà đầu tư rồi mới lựa chọn nhà thầu; theo điều 5, Luật đấu thầu thì nhà thầu nước ngoài phải liên danh với nhà thầu trong nước để thực hiện dự án” ( Vnexpress 27/7/2019).

Từ 3 điểm trên thì thấy Trung Quốc sẽ thắng thầu. Bởi vì: 1. Trung Quốc mạnh về tài chính và huy động lãi suất thấp; 2. Chọn nhà đầu tư chứ không phải nhà thầu; 3 Không được phân biệt đối xử với bất cứ nước nào.

Thưa với ông Huy và các quan chức quản lý dự án cao tốc của Bộ GTVT:

1. Mạnh về tài chính và huy động lãi suất thấp 0-2% chỉ là lá bài lừa đảo. Điều này Việt Nam đã chịu cay đắng ở hàng ngàn dự án của Trung Quốc chào thầu thấp mà kết thúc rất đắt. Trung Quốc không lừa gạt được ai, ngoài các ông cố tình chịu mắc lừa vì nguyên do khác.

2. Cao tốc Bắc – Nam là làm đường để thu phí chứ không phải miễn phí. Người dân mới thực sự là người trả tiền.

Tài năng và trách nhiệm của các ông nằm ở chỗ quy định đúng thời gian thu phí và mức thu phí trước khi mở thầu cho từng cung đoạn, mà không phụ thuộc vào đề xuất tài chính và mức huy động đường mật viết trên giấy của các nhà đầu tư.

Nếu các ông phụ thuộc vào mức đầu tư của chủ đầu tư đề xuất rồi mới quyết định được thời gian thu phí và mức thu phí thì thất bại luôn nằm về phía người dân.

Nếu các ông không đủ trình độ để làm điều này thì xin các ông hãy lui ra cho người khác làm.

3. Việt Nam không phân biệt đối xử về quốc tịch với các nhà thầu, nhưng Việt Nam có quyền dừng thầu vì Việt Nam thấy chưa thấy phù hợp. Không ai có quyền bắt Việt Nam phải mở thầu. Cũng không ai có quyền bắt Việt Nam phải nhất định chọn cho được người thắng thầu sau khi đã mở thầu.

KIẾN NGHỊ

Từ những điều trên, kiến nghị với Lãnh đạo Bộ GVTV:

1. Không chọn người thắng thầu ở tất cả những gói thầu cao tốc Bắc – Nam chưa phù hợp với lợi ích của nhân dân Việt Nam. Sẽ mở thầu lại vào thời điểm thích hợp khi điều kiện cho phép.

2. Chủ đầu tư đường cao tốc Bắc – Nam nên là người Việt Nam.

Để tránh nghĩ rằng vì thành kiến với Trung Quốc – xin đặt vài câu hỏi đơn giản sau đây.

– Đầu tư cao tốc Bắc Nam rồi thu phí là làm kinh tế kiếm lời, nếu có lợi thì sao các nước khác không lăn vào đầu tư mà chỉ có Trung Quốc?

– Có phải Trung Quốc chịu lỗ không?

– Nếu phải chịu lỗ thì Trung Quốc chịu lỗ vì mục đích gì?

– Nếu Trung Quốc không chịu lỗ mà có lời thì sao người Việt Nam không tự làm mà kiếm lời?

Không ai bắt Việt Nam phải làm ngay đường cao tốc Bắc – Nam. Chậm làm cao tốc Bắc – Nam thêm vài năm cũng chưa chết ai. Nhưng dâng đường cao tốc Bắc – Nam vào tay kẻ cướp và bóc lột thì sẽ là đại họa.

P/S: Trung Quốc có 30 hồ sơ tham gia tất cả 8 dự án cao tốc Bắc – Nam đang được chào thầu. Trong khi Việt Nam chỉ có 15 hồ sơ và 15 hồ sơ của các nhà đầu tư Hàn Quốc, Pháp, Philippines.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Chi Dân Phụ Mẫu

Posted on July 29, 2019 by huyentamhh

Chi Dân Phụ Mẫu

“Bán trôn rồi lại bán cả mồ hôi 
Mà đói rét vẫn quần cho sớm tối!”
(Nguyễn Chí Thiện)
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) – “…Có thứ vua quan phụ mẫu nào mà ăn dân không từ một thứ gì? Có thứ vua quan phụ mẫu nào mà cướp đất của dân trên mọi miền đất nước? Có thứ vua quan phụ mẫu nào mà áp đặt 14 thứ thuế phí trên một quả trứng gà? Có thứ vua quan phụ mẫu nào mà chỉ chăm chăm huy động tiền vàng của dân nhưng chỉ bám bờ để mặc cho dân bám biển? Có thứ vua quan phụ mẫu nào mà phung phí tiền thuế má của người dân như rác rồi hô hào “phải đồng cam cộng khổ với chính phủ để trả nợ công”?…”
 
*
Đời về chiều bỗng trở nên rảnh rỗi. Đôi khi, rảnh muốn khóc luôn nên tôi đâm ra uống hơi đều và cũng hơi nhiều. Chắc sợ thằng em dám chết vì rượu nên không ít anh chị hằng tâm (và hằng sản) đã nhờ tôi đi làm việc thiện, giúp những người Việt nghèo khó – sống rải rác và quanh quất – ở Biển Hồ.
Tháng này, chị Kim Bintliff – Houston TX – biểu tôi đến làng Kor K’ek, cách Kampong Luong Floating Village (thuộc tỉnh Pursat) chừng hai giờ ghe máy. Tôi đã đến đây đôi ba lần trước, vì chuyện làm trường học, và không hề bị phiền nhiễu gì ráo trọi. Lần này, trưởng ấp ngỏ lời xin thêm mấy phần gạo (cho chính gia đình và vài người nữa) khiến tôi hơi khó chịu. Tuy thế, ngay khi lên bước chân lên cái nhà nổi ọp ẹp và chật hẹp của ông ta thì thái độ của tôi thay đổi hẳn. Họ cũng cùng quẫn, có khác chi những đồng bào trôi sông lạc chợ của mình đâu.
Anh chị Hồ Minh & Châu (Westminster, California) thì kêu tôi đến thăm xã Phsar Chhnang, nằm cuối đuôi Biển Hồ. Địa phương này chỉ cách Phnom Penh chừng trăm cây số nên nếp sinh hoạt khả kham hơn thấy rõ. Giới chức địa phương không ai đòi hỏi gì mà có ý tán thưởng vì hội của chúng tôi (Vidan Foudation) luôn phát phiếu nhận quà cho mọi người thiếu thốn, không phân biệt Miên, Chàm hay Việt.
Xong xả, tôi mời qúi vị chức sắc trong làng dùng một bữa cơm trưa thanh đạm. Có lẽ vì cả cuộc đời bềnh bồng trên sông nên họ thích vào những quán ăn vườn, mỗi bàn được đặt trong một cái chòi riêng, có cây cao bóng mát, với chó mèo và vịt gà “thân mật” xung quanh.
Thực đơn thường rất khiêm tốn: gỏi lòng bò, canh gà (toàn là cổ cánh với xương xẩu) và cá nướng (tanh rình) nhưng ai cũng ăn uống rất nhiệt tình và nói cười rôm rả. Tui thì không vui vẻ mấy vì bất đồng ngôn ngữ (và khẩu vị) nên xoay ra chăm sóc cho một đàn gà đang quanh quẩn cạnh bàn.
Anh gà tre sặc sỡ trông chỉ bằng một con quạ lớn, chị gà ri lông trắng ngà ngà cũng thế, cũng bé bỏng đến thương, đàn con thì lút chút đủ mầu vui mắt. Điều lạ lùng là những thìa cơm mà tôi kín đáo rải xuống đất gà mẹ đều chỉ mổ qua loa lấy lệ rồi (“cúc cúc”) gọi con đến để chia phần. Gà trống thì tuyệt nhiên không màng chi đến chuyện gạo cơm. Chàng hoàn toàn đứng ngoài vòng tục lụy, chỉ nghiêm trang đưa mắt quan sát xung quanh và giám sát vợ con. Thật là đường bệ, nghiêm trang, tư cách và đàng hoàng thấy rõ.
Ảnh internet
Chăm chút con cái là bản năng được lưu truyền trong máu huyết của mọi sinh vật. Tuy biết thế nhưng lần đầu tiên được nhìn cảnh tận tụy nuôi con của một cặp gà (khác giống) vẫn khiến tôi cảm thấy vô cùng cảm động, và không khỏi có đôi chút băn khoăn, khi thốt nhớ đến một bài báo (“Pháp quyền đấu ‘Pháp tưởng’: câu chuyện không của riêng người Hong Kong”) vừa xuất hiện trên Tạp Chí Luật Khoa.
Xin ghi lại đôi ba đoạn ngắn:
Nói về những người biểu tình, bà Carrie Lam dùng một hình ảnh ẩn dụ. 
 
“Tôi cũng là một người mẹ. Tôi có hai đứa con trai. Nếu mỗi khi con tôi đòi làm gì đó và tôi phải nhường theo ý nó, tôi chắc là vào lúc đó, quan hệ mẹ con sẽ rất hòa hợp vui vẻ. Nhưng khi bạn nhỏ này trưởng thành, hối hận về những việc làm nông nổi của mình, sẽ quay lại oán trách mẹ, sao lúc đó không nhắc nhở con?” 
 
Ẩn dụ dễ hiểu này của người đứng đầu chính quyền thể hiện tất cả vấn đề của Hong Kong, hay chính xác hơn, vấn đề của những người cầm quyền ở đây. 
 
Bà Tôn Nữ Thị Ninh, nguyên phó chủ tịch Ủy Ban Ðối Ngoại của Quốc Hội, cũng được cho là từng chia sẻ ý tưởng lớn này khi đề cập đến vấn đề nhân quyền, chủ quyền đất nước tại Câu Lạc Bộ Báo Chí Quốc Gia ở Washington, Mỹ: 
 
“Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi.” 
 
Ý niệm “quan phụ mẫu” – quan là cha là mẹ của dân – không phải là sản phẩm riêng của văn hóa Á Đông. Nó là tác dụng phụ của quyền lực. Bất kỳ ai nắm giữ quyền lực đều dễ rơi vào ảo tưởng, cho rằng mình ở bậc cao hơn, có toàn quyền sinh sát đối với người khác. 
 
Khi người Hy Lạp phát minh ra khái niệm và áp dụng hình thức “dân chủ” (democracy) từ thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, mô hình này sau đó lan rộng ra châu Âu và toàn thế giới. Nó được đa số mọi người tiếp nhận vì đảm bảo được sự công bằng, bình đẳng giữa tất cả (so với những thể chế khác). 
 
Mọi người dần nhận ra “quyền lực” thực chất chỉ là một thứ được phân công, và “quan chức” chỉ là một công việc, được người khác trả công để làm thay việc của họ. 
 
Tuy vậy, ở những nước tiếp nhận dân chủ rất muộn như Trung Quốc và Việt Nam, một bộ phận rất lớn những người nắm quyền vẫn còn sót lại thứ não trạng “phụ mẫu” của vài ngàn năm trước. 
Ảnh internet
Nói cho khách quan thì “não trạng phụ mẫu” không hẳn đã luôn luôn tồi tệ. Lịch sử loài người ghi nhận không ít những vị minh quân, nhân đức. Còn với những tội ác diệt chủng tầy trời, giết hại vô số lương dân của đám người Cộng Sản Trung Hoa (và Cộng Sản Việt Nam) mà cả hai vẫn dám tự nhận cái vai trò phụ mẫu chi dân thì rõ ràng là họ đã xúc phạm không chỉ đến tiền nhân mà còn ngay cả đến loài vật – như chó mèo, gà vịt, chim chóc… nữa.
Có thứ vua quan phụ mẫu nào mà ăn dân không từ một thứ gì?
Có thứ vua quan phụ mẫu nào mà cướp đất của dân trên mọi miền đất nước?
Có thứ vua quan phụ mẫu nào mà áp đặt 14 thứ thuế phí trên một quả trứng gà?
Có thứ vua quan nào phụ mẫu nào mà để cho ngoại nhân khai thác tài nguyên đất nước một cách vô tội vạ, biến xứ sở thành một đống bùn nhầy nhụa hay một nơi xả thải những hoá chất độc hại, huỷ hoại môi trường, giết hại mọi sinh vật xung quanh?
Có thứ vua quan phụ mẫu nào mà chỉ chăm chăm huy động tiền vàng của dânnhưng chỉ bám bờ để mặc cho dân bám biển?
Có thứ vua quan phụ mẫu nào mà phung phí tiền thuế má của người dân như rác rồi hô hào “phải đồng cam cộng khổ với chính phủ để trả nợ công”?
Có thứ vua quan phụ mẫu nào có thể bán thân xác thịt con dân với giá mỗi ký còn rẻ hơn một cân thịt bò?
Gọi họ là bọn mặt người dạ thú sợ cũng không được đúng. Thú vật, xem ra, cũng đâu đến nỗi.
26.07.2019
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
danlambaovn.blogspot.com
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Tàu chiến Trung Quốc ồ ạt băng qua eo biển Miyako xuống Biển Philippines

Posted on July 29, 2019 by huyentamhh

Tàu chiến Trung Quốc ồ ạt băng qua eo biển Miyako xuống Biển Philippines

Bởi

AdminTD

 –

29/07/2019

Đặng Sơn Duân

29-7-2019

Bộ Quốc phòng Nhật ngày 29.7 thông báo 2 tàu chiến Trung Quốc là tàu hộ vệ Kinh Châu (532, Jingzhou – Type 054A) và tàu khu trục Thái Nguyên (131, Taiyuan – Type 052D) đã băng qua eo biển Miyako hướng xuống phía nam vào sáng 27.7.

Cũng theo một thông báo ngày 26.7 của Bộ Quốc phòng Nhật, đội tàu 4 chiếc của Trung Quốc gồm tàu khu trục Tây Ninh (117, Xining – Type 052D); tàu hộ vệ Đại Khánh (576, Daqing – Type 054A); tàu hộ vệ Nhật Chiếu (598, Rizhao – Type 054A) và tàu tiếp liệu tổng hợp Hô Luân Hồ (965, Hulun Hu – Type 901) đã băng qua eo biển Miyako xuống phía nam vào sáng 25.7.

Đáng chú ý 4 chiếc tàu này nằm trong nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc từng tiến hành chuyến hải hành tương tự hồi tháng 6.

Sau khi băng qua eo biển Miyako vào ngày 10.6, nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh được cho là đã đi đến khu vực gần đảo Guam trước khi vòng qua biển Sulu để tiến vào khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Kế đến, nhóm tàu này ghé vào căn cứ Tam Á ở đảo Hải Nam trước khi băng qua eo biển Đài Loan.

Tàu sân bay Liêu Ninh không được nhìn thấy băng qua eo biển Miyako lần này. Tuy nhiên không loại trừ khả năng tàu này sẽ băng qua eo biển Đài Loan trong thời gian tới để hội quân với các tàu chiến trong nhóm hộ tống.

Sau khi xuống biển Miyako, 6 tàu Trung Quốc nói trên có thể vào Biển Đông theo hai ngả là eo biển Luzon giữa Đài Loan và Philippines hoặc theo lộ trình như nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh từng di chuyển trong tháng 6.

Chuyển động của hai tốp tàu chiến Trung Quốc được ghi nhận giữa lúc căng thẳng ở Biển Đông gia tăng liên quan đến việc Trung Quốc điều tàu khảo sát Hải Dương 8 cùng các tàu hải cảnh hộ tống xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở phía nam Biển Đông.

Trong khi đó, căng thẳng ở eo biển Đài Loan cũng gia tăng sau khi Trung Quốc liên tiếp thông báo tiến hành tập trận tại hai khu vực rộng lớn sát Đài Loan thuộc biển Hoa Đông và Biển Đông từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 8.

Bình Luận từ Facebook

Bài trướcGiải pháp nào cho tranh chấp Tư Chính?
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Thế giới ngầm rộng lớn dưới đất ở Việt Nam

Posted on July 29, 2019 by huyentamhh

Thế giới ngầm rộng lớn dưới đất ở Việt Nam

Robert ReidBBC Travel
  • 26 tháng 7 2019
  • Chia sẻ trên Facebook
  • Chia sẻ trên Messenger
  • Chia sẻ trên Twitter
  • Chia sẻ trên Email
  • Chia sẻ
Ba trong số bốn hang động lớn nhất thế giới nằm ở tỉnh Quảng Bình.Bản quyền hình ảnhKIM I MOTT
Image captionBa trong số bốn hang động lớn nhất thế giới nằm ở tỉnh Quảng Bình.

Ẩn dưới những khu rừng rậm rạp ở miền trung Việt Nam là một mê cung sâu dưới lòng đất gồm 3 trong số 4 hang động lớn nhất thế giới.

Bạn sẽ không bị va đầu vào đá trong các hang ở tỉnh Quảng Bình thuộc miền trung Việt Nam vì chúng lớn tới mức chứa được cả tòa nhà 40 tầng.

Ba trong số bốn hang động lớn nhất thế giới nằm ở khu vực hẹp nhất của đất nước có dáng mảnh dẻ này. Hàng trăm hang động đá vôi khác có các hang nhỏ sâu và sông ngầm cũng nằm ở đây, và mỗi năm lại phát hiện ra các hang động mới. Hang mới là tin vui cho vùng này, một vùng ngay phía Bắc khu phi quân sự đã chia Bắc và Nam Việt Nam từ 1954 đến 1975. Mỹ đã ném bom ở đây rất nhiều trong chiến tranh Việt Nam (một hố bom đã được dụng làm địa điểm cho một quán bar ngoài trời), và sự nghèo đói là nghiêm trọng trong hơn một thập kỷ sau đó.

Bây giờ Quảng Bình là điểm nóng mới của thế giới để thăm hang động, nơi có vườn quốc gia, được Unesco bảo vệ, rộng 126.000 ha mà khu rừng nhiệt đới rậm rạp che giấu một thế giới ngầm rộng 104km – biến nó thành một trong những hệ sinh thái hang đá vôi ngoạn mục nhất hành tinh.

Ba giá trị định hình Singapore hiện đại

Hang lớn nhất thế giới, Sơn Doòng, được phát hiện tình cờ vào năm 1991 bởi một người khai thác gỗ địa phương.Bản quyền hình ảnhKIM I MOTT
Image captionHang lớn nhất thế giới, Sơn Doòng, được phát hiện tình cờ vào năm 1991 bởi một người khai thác gỗ địa phương.

Người Do Thái ‘Baghdadis’ ở Calcutta

Gần đây tôi đến để khám phá một số hang động lớn của Việt Nam, kể cả một hang động được mở ra cho công chúng vài tháng trước. Khi tôi sống ở đây vào những năm 1990, tôi không biết gì về khu vực mê cung ẩn giấu dưới chân mình. Trước đây tôi rất thích hang động – ở một mức độ nào đó. Hầu hết trải nghiệm của tôi là trên xe ô tô mà các chuyến du lịch vào nơi chật chội dẫn đến va đụng biêu đầu, sau đó là các cửa hàng bán toàn đồ vớ vẩn. Giờ đây tôi đang tìm kiếm sự hùng vĩ của hang động.

Phần lớn tin tức ở Quảng Bình tập trung nói về hang Sơn Đoòng cao 200m và dài 5km, lớn nhất thế giới. Một thợ đốn cây đã tình cờ tìm thấy hang này năm 1991, sau đó các nhà khoa học đã khám phá nó năm 2009 trước khi mở cho các tour du lịch vào năm 2013. Nhưng việc vào thăm hang Sơn Đoòng là hạn chế (chỉ 1.000 người một năm) với giá 69.766.100 đồng Việt Nam (2.384 bảng Anh) một người, nghĩa là phần lớn du khách, kể cả tôi, phải tìm tới hàng trăm các hang khác được biết đến của tỉnh này. Một số hang có đường vào dễ dàng bằng ván gỗ, các măng đá và nhũ đá được chiếu sáng. Các hang khác còn hoang sơ, đòi hỏi những chuyến đi bộ trong rừng qua đêm có hướng dẫn đến các điểm cắm trại ở các bãi cát trong hang động dưới lòng đất. Trong khi đó, hệ sinh thái dưới mặt đất này vẫn đang phát triển. Các hang động mới được mở cửa cho du khách mỗi năm.

“Chúng tôi vẫn chỉ khám phá khoảng 30% khu vực. Vì vậy, việc tìm kiếm còn nhiều lắm, Lim Limbert, thuộc Hiệp Hội Nghiên Cứu Hang Động Anh, người đầu tiên đến Việt Nam vào năm 1990 cùng với vợ ông, Deb, nói. Họ ở lại đây để khám phá và giúp các nhà khai thác địa phương mở hang động cho công chúng, kể cả hang Sơn Đoòng vào năm 2013.

Cuộc sống, cái chết và vẻ đẹp trong mất mát

Tại làng Phong Nha yên tĩnh của Việt Nam, các nhà nghỉ do gia đình tự quản cung cấp chỗ ở ngay gần trung tâm của Vườn Quốc Gia Phong Nha-Ke Bàng được Unesco bảo vệ.Bản quyền hình ảnhKIM I MOTT
Image captionTại làng Phong Nha yên tĩnh của Việt Nam, các nhà nghỉ do gia đình tự quản cung cấp chỗ ở ngay gần trung tâm của Vườn Quốc Gia Phong Nha-Ke Bàng được Unesco bảo vệ.

Cây cầu gỗ dài thứ nhì thế giới ở Thái Lan

Theo Howard, sự kết hợp giữa trầm tích đá vôi 450 triệu năm tuổi và mưa lớn ở Quảng Bình là điều kiện để tạo ra hang động. Nước mưa được dẫn qua đá cứng hơn (không phải đá vôi) dần dần hình thành nên các dòng sông ngầm và các buồng/vòm hoành tráng kéo dài hàng km. Ở một số vòm hang, bạn có thể nhìn thấy các rãnh trần vòm, cách sàn hang hàng trăm mét, được tạo thành do xoáy nước khi mà các các hang động tràn ngập nước trong mùa gió mùa thu.

Trung tâm của những điểm tham quan tự nhiên này là Vườn Quốc Gia Phong Nha- Kẻ Bàng, cách thị trấn ven biển Đồng Hới 50 phút ô tô về phía tây. Ở làng Phong Nha khiêm nhường, hàng chục nhà nghỉ do gia đình điều hành chạy dọc vài km theo một con sông ven núi, nơi người dân dùng sào chống đẩy các ghe dài để thu hoạch cỏ trên sông dùng làm thức ăn cho các trang trại nuôi cá. Hiện không có khu nghỉ dưỡng nào (mặc dù nhiều tin đồn là có). Và điều ấn tượng là người dân ở đây làm đủ các nghề kinh doanh.

Hang động gần nhất với ngôi làng là Phong Nha, du khách đến đây bằng thuyền đi từ bến đỗ ở làng. Nhưng tôi lại khám phá cách đi khác, đi vào và đi quanh vườn quốc gia, một tuyến đường vòng 50 Km đi qua các hang, vườn bách thảo, đường mòn sinh thái và thậm qua 1 hoặc 2 đường cáp thô sơ.

Bằng xe máy, tôi đi theo đường mòn Hồ Chí Minh cũ (trước dùng để vận chuyển thiết bị và nhân sự trong chiến tranh Việt Nam) từ làng vào công viên. Bản thân chuyến đi là rất thích thú. Những tán cây chùm lên nhau giữa những ngọn núi xanh xen kẽ nhìn xuống một thung lũng sâu bị cắt bởi một dòng sông nhỏ bé màu nâu bùn.

Tôi đi đường vòng đến một hang miếu thờ ảm đạm, Hang Tám Cô, nơi tưởng nhớ 8 bộ đội nữ Việt Nam bị mắc kẹt ở đây sau một cuộc ném bom của Mỹ vào năm 1972, và cuối cùng chết trong bóng tối. Ở điểm dừng tiếp theo, Hang Thiên Đường, mở cửa vào năm 2011, một chiếc xe ô tô điện đã đưa tôi đến một đoạn đường dốc lát đá để rồi tôi leo qua các cây để tới một cầu thang bằng gỗ dẫn xuống các vòm hang khổng lồ chạy dài 32km.

Cây cầu gỗ dài thứ nhì thế giới ở Thái Lan

Tỉnh Quảng Bình ở Miền Trung Việt Nam là nơi có hàng trăm hang động đá vôi, mà mỗi năm lại phát hiện ra những hang mới.Bản quyền hình ảnhKIM I MOTT
Image captionTỉnh Quảng Bình ở Miền Trung Việt Nam là nơi có hàng trăm hang động đá vôi, mà mỗi năm lại phát hiện ra những hang mới.

Năm quốc gia trên tuyến đầu của công nghệ

Cho đến lúc đó, Hang Tám Cô dễ dàng là hang động gây ngạc nhiên nhất mà tôi từng thấy. Nhưng chính những chuyến du lịch, có người hướng dẫn, đến các hang động xa hơn khiến Quảng Bình trở thành điểm đến lớn nhất thế giới về du lịch hang động. Hai cửa hàng của địa phương về thiết bị du lịch, Oxalis và Jungle Boss, có đặc quyền vào nhiều hang động khác nhau, chủ yếu phục vụ du khách ở các cấp độ kỹ năng khác nhau. Tôi quyết định không đi các chuyến qua đêm mà đi 3 chuyến, mỗi chuyến 1 ngày.

Cái tên Hang Tiên cám dỗ tôi trước hết. Tôi đã tham gia cùng 12 du khách khác, hai hướng dẫn viên nói tiếng Anh và hai người khuân vác để mạo hiểm vào đi mạng lưới hang Tu Lan, cách công viên quốc gia 70km về phía tây bắc. Cảnh núi non xung quanh ở đây được sử dụng cho bộ phim Kong: Đảo Đầu Lâu, khi ngồi trên xe, tôi cứ dán mắt vào cửa sổ khi xe đi qua các ngôi làng dựa vào các núi có đỉnh răng cưa, um tùm cây và đầy ấn tượng, vươn lên bầu trời.

Chuyến đi bộ của chúng tôi bắt đầu từ một con đường đất đi vào khu rừng tưởng như không thể xuyên qua nổi. Con đường đất hẹp leo qua các dễ cây xù xì và những tảng đá vôi lởm chởm trong khi dây leo cọ sát vào vai chúng tôi. Khi chúng tôi đi, hướng dẫn viên Tham ‘Katy’ Nguyễn, vui vẻ chỉ ra những dấu vết chân còn mới của gấu đen và tiếng xào xạc của khỉ trên những tán cây phía trên đầu.

Không khí oi ả và ẩm, và chẳng mấy chốc tôi đã đẫm mồ hôi. Sau vài giờ, chúng tôi đến một ngách trong núi nơi bóng râm che một lối vào hang rộng mở.

‘Tấc đất cắm dùi’ giữa lòng New York

Những chiếc thuyền dài đưa du khách từ làng Phong Nha yên tĩnh dọc theo sông đến hang Phong Nha.Bản quyền hình ảnhKIM I MOTT
Image captionNhững chiếc thuyền dài đưa du khách từ làng Phong Nha yên tĩnh dọc theo sông đến hang Phong Nha.

Những tảng đá vôi khổng lồ chen chúc bên trong hang động, nơi dương xỉ xanh nhạt mọc lên từ những tảng đá bậc thang. Đèn pha trên mũ chúng tôi tia xuyên vào bóng tối cao chót vót. Mỗi vòm hang mới mà chúng tôi tới được đều có sự kỳ diệu riêng của nó, chúng tôi bước qua nền cát và các vũng nước lưu huỳnh, trèo qua những thành hệ địa chất giống như những con rắn cuộn khổng lồ và sau đó đến một đầm phá màu xanh lục sáng, cách cửa hang 1 Km.

Trong vài ngày tiếp theo, sự cảm kích của tôi đối với hang động ngày càng sâu sắc. Trong một chuyến đi đến Thung lũng Ma Da, một phương tiện giao thông Bắc Việt cũ từ thời chiến tranh đã đưa tám người chúng tôi trở lại công viên quốc gia. Chúng tôi đã vượt qua các sông và trèo qua những cây cầu gỗ để đến một “hang ướt’, nơi chúng tôi bơi gần 1km theo một dòng sông ngầm, nước sâu, tối tăm, trong khi những con dơi nhào lộn trên đầu chúng tôi. Ở một hang khác, chúng tôi đã đi qua một đống chai cũ, đế giày, túi da, tất cả do bộ đội Bắc Việt để lại trong chiến tranh.

Hướng dẫn viên địa phương của chúng tôi, tên là Đại Úy, thường xuyên khám phá rừng rậm trong nhiều ngày mà chỉ mang theo một cái võng, dao rựa và bật lửa. Ông đã tự mình khám phá ra nhiều hang động.

“Để tìm một cái hang, hãy đi theo dòng sông”, ông nói khi chúng tôi ăn gà nướng sau khi ngâm mình trong một cái hố bơi màu xanh sáng. “Tôi đã tìm thấy một cái hang mới cách đây 3 tháng. Tôi chưa đặt tên cho nó.”

Tôi đã đến đây không phải để đặt tên cho các hang động, nhưng tôi đã trở thành người Mỹ đầu tiên đến thăm một hang với một câu chuyện đáng ngạc nhiên mà nó vừa được khai trương trong năm nay.

Trong những năm gần đây, tỉnh luôn nghèo này đã nổi lên như một trong những điểm đến thăm hang động vĩ đại thế giới.Bản quyền hình ảnhKIM I MOTT
Image captionTrong những năm gần đây, tỉnh luôn nghèo này đã nổi lên như một trong những điểm đến thăm hang động vĩ đại thế giới.

Cách Phong Nha khoảng 80km về phía đông nam, hang Võ Nguyên Giáp được lấy tên của vị tướng Bắc Việt tự học, đã đánh bại người Pháp năm 1954 và người Mỹ và người miền Nam vào những năm 1970. Tướng Giáp được sinh ra gần đó và đã dành vài năm trong Chiến Tranh Việt Nam ở trong hang động sâu 5km này. Chuyến thăm của tôi đến các phòng hẹp của hang khiêm tốn này bao gồm cả chuyến di thăm một làng dân tộc thiểu số Văn Kiều và một bữa ăn trưa với những người dân địa phương mà họ chia sẻ những câu chuyện về các loại thuốc tự nhiên được tìm thấy trong rừng.

Tướng Giáp – qua đời năm 2013 ở tuổi 102 – đã từng sử dụng những hang động này để tránh bom Mỹ, nhưng thấy các hang động này là tiềm năng lớn hơn như một địa điểm du lịch sinh thái một khi hòa bình trở lại. Ngày nay ý kiến của ông đang giúp Quảng Bình không đi theo sự phát triển thái quá của các kỳ quan thiên nhiên khác ở Việt Nam, như vịnh Hạ Long. Vai trò của ông, như người gìn giữ cho khu vực, nảy sinh trong bữa ăn trưa tình cờ với vợ chồng Howard và Deb Limbert năm 1992.

“Chúng tôi không biết ông là ai,” Deb nói. “Nhưng ông rõ ràng là người quan trọng vì theo ông có đoàn tùy tùng.”

Gần như tất cả các nhà nghỉ trong Vườn Quốc Gia Phong Nha-Kẻ Bàng đều do người dân địa phương điều hành và hiên chưa có khu nghỉ dưỡng lớn nào.Bản quyền hình ảnhKIM I MOTT
Image captionGần như tất cả các nhà nghỉ trong Vườn Quốc Gia Phong Nha-Kẻ Bàng đều do người dân địa phương điều hành và hiên chưa có khu nghỉ dưỡng lớn nào.

Ông Giáp rất thích thú với những nhận xét của Limbert về việc khám phá các hang động xung quanh Phong Nha. Ngay sau bữa trưa, các ông Limbert nhận được một lá thư định mệnh của ông.

“Ông viết, ‘Việc ông bà chăm sóc và bảo tồn các hang động là hết sức quan trọng,’ Howard nói. “Ông đã đi trước thời đại của mình.”

Năm tháng trôi qua, nhiều nhà phát triển đã để mắt đến những ngọn núi cho các dự án khai mỏ, khai thác gỗ hoặc đường cáp treo, và Limbert luôn dẫn lời ông Giáp.

“Tôi đã đưa cho họ xem lá thư này và họ không làm nữa,” Howard nói.

Các hang động đã phục vụ rất nhiều thứ cho con người: nơi trú ngụ, nơi ẩn náu, tấm vải tranh chưa được vẽ, phép ẩn dụ, một nguồn để nghiên cứu khoa học chuyển động chậm. Và ở Quảng Bình, hang động không chỉ là một xứ sở thần tiên cho các nhà thám hiểm, mà còn là hy vọng đang tiếp diễn để bảo tồn một trong những khu vực đẹp nhất Đông Nam Á.

Bài tiếng Anh trên BBC Travel

Categories: Cảnh-Đẹp | Leave a comment

Khi nào Trung Quốc ngừng nói một đằng, làm một nẻo?

Posted on July 23, 2019 by huyentamhh
Biển Đông

Khi nào Trung Quốc ngừng nói một đằng, làm một nẻo?

QUAN ĐIỂM-Ý KIẾN

06:29 22.07.2019URL rút ngắn
Việt Nam và Biển Đông (64)
31

Hành động phi pháp của Trung Quốc ở vùng biển Đông cho thấy rằng Bắc Kinh có kế hoạch nhất quán nhằm độc chiếm Biển Đông, theo tờ Thanh niên.

Nhiều chuyên gia quốc tế và trong nước đều đồng ý rằng Trung Quốc đang ngày càng thể hiện âm mưu chiếm lấy Biển Đông. Tình trạng này càng kéo dài càng nguy hiểm đối với an ninh khu vực.

Biển Đông
© FLICKR / STRATMAN
Truyền thông: Việt Nam đưa bệ phóng tên lửa đến Biển Đông

Âm mưu lâu dài độc chiếm Biển Đông

Từ giữa thế kỷ 20, Trung Quốc đã lăm le Biển Đông trong tuyên bố năm 1958 về nới rộng lãnh hải ra 12 hải lý. Tiếp đó là các cuộc cưỡng chiếm Hoàng Sa rồi các bãi đá ở Trường Sa (đều thuộc chủ quyền của VN).

Theo PGS-TS Vũ Thanh Ca (nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ – Tổng cục Biển và Hải đảo VN): “Cái mà Trung Quốc thèm muốn không chỉ là các đảo đá mà là toàn bộ Biển Đông. Mục đích chính của Trung Quốc khi chiếm các đảo đá là làm cơ sở cho yêu sách chủ quyền và tạo bàn đạp để khống chế Biển Đông”.

Theo ông Ca, Trung Quốc đã đưa ra yêu sách về đường lưỡi bò cực kỳ phi lý, tuyên bố các “quyền lịch sử” đối với khoảng 87% diện tích Biển Đông. Nước này rất mập mờ về cái gọi là “quyền lịch sử”, nhưng khi hành xử, họ tự ý cấm các quốc gia xung quanh Biển Đông đánh cá, ngăn trở thăm dò, khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia bị đưa vào phạm vi đường lưỡi bò. Như vậy, Trung Quốc đã tự ý biến khu vực biển mà đường lưỡi bò “liếm trúng” như vùng đặc quyền kinh tế của mình. Để biến Biển Đông thành “ao nhà”, Trung Quốc thực hiện rất nhiều thủ đoạn từ mặt trận ngoại giao, truyền thông cho đến thực địa.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng
© ẢNH : VĂN ĐIỆP – TTXVN
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay hoạt động vi phạm chủ quyền

Trong bài trả lời phỏng vấn Thanh Niên, Giáo sư Alexander Vuving (Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á – Thái Bình Dương, thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ) phân tích: “Các hoạt động xây dựng cơ sở, công trình và triển khai vũ khí, khí tài quân sự trên các vị trí mà Trung Quốc chiếm đóng hoàn toàn nằm trong chiến lược nhất quán của họ tại Biển Đông. Một chủ trương lớn trong chiến lược này là biến các vị trí chiếm đóng thành căn cứ hậu cần và quân sự tiền phương, tạo bàn đạp cho các phương tiện như máy bay, tàu nổi, tàu ngầm của Trung Quốc tỏa ra thống lĩnh vùng trời và vùng biển ở Biển Đông”. Theo chuyên gia này, quá trình xây đảo nhân tạo phi pháp trong giai đoạn 2013 – 2015 là một bước rất quan trọng, nhưng chưa phải là bước cuối cùng trong quá trình Trung Quốc theo đuổi. “Trong khoảng 5 – 10 năm tới, Trung Quốc có thể tiến đến giai đoạn cuối trong quá trình tạo dựng và củng cố thế đứng trên Biển Đông, tức là giai đoạn từ các bàn đạp trên các đảo chiếm đóng ở Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quốc có thể phản ứng tức thời và áp đảo lực lượng của bất kỳ nước nào khác trên bất cứ khu vực nào ở Biển Đông. Cần nhớ là Trung Quốc đang có thêm một số tàu sân bay mới và trong ít năm nữa, Bắc Kinh hoàn toàn có thể để một tàu sân bay thường trực ở Biển Đông”, ông nhấn mạnh.

Bản chất lời nói không đi đôi với việc làm của Trung Quốc luôn được thể hiện qua các hành động coi thường cộng đồng quốc tế và các nước trong khu vực

Tiến sĩ luật Trần Thăng Long

Trong khi đó, tiến sĩ Nguyễn Thành Trung (Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quốc tế – ĐH KHXH-NV TP.HCM) nhận định tùy theo tình hình khu vực và thế giới mà Trung Quốc có thể giảm hoạt động, nhưng chắc chắn sẽ không dừng cho đến khi mục tiêu hoàn thành.

“Theo tôi, ý đồ của Trung Quốc quá rõ và họ cũng không giấu giếm muốn độc chiếm Biển Đông. Chính sách của họ khá nhất quán trong một thời gian dài, và họ lợi dụng bất kỳ cơ hội nào có được để từng bước hiện thực hóa tham vọng của mình”, ông Trung nói với Thanh Niên.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
© AP PHOTO / LUIS M. ALVAREZ
Hoa Kỳ lên án Trung Quốc phá hoại an ninh ở Biển Đông

Lời nói không đi đôi với việc làm

Theo chuyên gia luật Biển Hoàng Việt (Liên đoàn Luật sư VN), Trung Quốc luôn tự nhận là “nước lớn, luôn tuân thủ luật pháp quốc tế”, nhanh chóng tham gia các định chế quốc tế, nhưng trên thực tế lại hoàn toàn đi ngược cam kết của mình. Trung Quốc tham gia Công ước LHQ về luật Biển 1982 (UNCLOS) nhưng lại khước từ phiên tòa và phán quyết năm 2016 của Tòa trọng tài được thành lập hợp pháp, trong đó bác bỏ yêu sách đường lưỡi bò phi pháp trên Biển Đông. Trước đó, Chủ tịch Tập Cận Bình năm 2015 tuyên bố “không quân sự hóa Biển Đông”, mà cụ thể là các đảo đá ở Trường Sa, nhưng Bắc Kinh lại ngang nhiên xây dựng các tiền đồn quân sự, triển khai vũ khí. Đây là hành động “nói một đằng, làm một nẻo”, rõ ràng đã vi phạm luật pháp quốc tế, gây bất ổn và căng thẳng tình hình, không hề góp phần duy trì hòa bình và ổn định khu vực như đã cam kết.

“Nước lớn là phải có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế. Trách nhiệm ở đây đồng nghĩa với việc phải tôn trọng luật chơi, đặc biệt là luật pháp quốc tế, nhưng Trung Quốc ngang nhiên vi phạm. Mới đây nhất Trung Quốc còn có hành vi quấy nhiễu đối với lực lượng chấp pháp của VN, Malaysia, Philippines, ngang nhiên đưa tàu thăm dò địa chất vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN”, ông Hoàng Việt nhấn mạnh với Thanh Niên.

Đội Cảnh vệ với cờ nghi thức trong lễ đón Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang  ở Trung Quốc
© AP PHOTO / MARK SCHIEFELBEIN
Bài học cho Việt Nam trong đàm phán với Trung Quốc về Biển Đông

Tương tự, tiến sĩ luật Trần Thăng Long (Trường ĐH Luật TP.HCM) khẳng định những hoạt động phi pháp của Trung Quốc cho thấy ý đồ độc chiếm Biển Đông của nước này chưa bao giờ thay đổi và họ luôn muốn “hòa bình, ổn định” theo kiểu riêng, đó là thừa nhận các hành động phi pháp và hợp pháp hóa nó và một mặt tiếp tục kêu gọi hòa bình, ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, mặt khác tiếp tục bằng những hành động bất chấp.

“Bản chất lời nói không đi đôi với việc làm của Trung Quốc luôn được thể hiện qua các hành động coi thường cộng đồng quốc tế và các nước trong khu vực”, theo ông Long.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

50% trường hợp mắc đột quỵ sẽ tử vong, hãy cẩn trọng nếu bạn thuộc 8 đối tượng có nguy cơ đột quỵ cao này

Posted on July 23, 2019 by huyentamhh

50% trường hợp mắc đột quỵ sẽ tử vong, hãy cẩn trọng nếu bạn thuộc 8 đối tượng có nguy cơ đột quỵ cao này

Hoàng Lân | 23/07/2019 04:09 PM

1

50% trường hợp mắc đột quỵ sẽ tử vong, hãy cẩn trọng nếu bạn thuộc 8 đối tượng có nguy cơ đột quỵ cao này

Gia đình có người bị đột quỵ, mắc cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, cholesterol trong máu cao, nghiện thuốc lá… là những đối tượng có nguy cơ đột quỵ cao.

  • Cao huyết áp gặp táo bón sẽ dễ đột quỵ?  
  • Kết hợp canxi và vitamin này, tăng 17% nguy cơ đột quỵ  
  • Nguy cơ đột quỵ ở người tăng huyết áp và cách sơ cứu  

Đột quỵ là bệnh lý tổn thương một phần cơ quan của não xảy ra đột ngột do mạch máu nuôi dưỡng bị tắc nghẽn hoặc vỡ. Bệnh thường đến rất bất ngờ, đôi khi không có dấu hiệu báo trước nào, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, thay đổi cuộc sống của người bệnh theo chiều hướng tiêu cực.

Bất kỳ ai ở bất kỳ lúc nào đều có khả năng mắc bệnh, tuy nhiên, một số nhóm người có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ cao hơn những người khác. Những nhóm người đó thường là:

Gia đình có người có tiền sử bị bệnh có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ cao hơn

Nếu trong gia đình có người thân từng bị đột quỵ, bạn có thể có nguy cơ đột quỵ cao hơn. Nguyên do là bởi thói quen sinh hoạt, đặc biệt là ăn uống của những người trong gia đình giống nhau.

Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng góp phần không nhỏ trong những trường hợp này. Vậy nên, nếu trong nhà bạn có người không may mắn bị đột quỵ, hãy điều chỉnh là chế độ ăn và sinh hoạt để đảm bảo sức khoẻ cho những người còn lại.

Những người mắc bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường là một bệnh mạn tính, thường diễn tiến âm thầm, dễ dẫn đến các biến chứng về tim mạch, tổn thương thần kinh, mắt, thận… Người bị đái tháo đường có nguy cơ đột quỵ cao hơn từ 2 đến 4 lần so với người bình thường.

Người mắc bệnh cao huyết áp

Huyết áp cao là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về mạch máu, trong đó có bệnh tim và não, có thể dẫn đến sự phát triển của những mạch máu khiếm khuyết, hình dạng bất thường. Chúng có thể bị vỡ nếu nó bị tác động bởi sự thay đổi huyết áp lớn.

Nồng độ cholesterol trong máu cao

Nồng độ cholesterol cao có thể hủy hoại các lớp áo trong của mạch máu trên khắp cơ thể, đặc biệt là tim và não. Cholesterol có xu hướng hình thành và gây xơ cứng mạch máu, tăng nguy cơ máu bị đóng cục, cản trở việc cung cấp máu lên não.

Người có bệnh lý về tim mạch

Rung nhĩ, nhồi máu cơ tim, suy tim… là những nhóm bệnh lý về tim mạch, gây khó khăn, thậm chí là ngừng trệ quá trình tuần hoàn, khiến não thiếu máu dẫn đến đột quỵ, những người có các bệnh lý này thường có nguy cơ đột quỵ rất cao.


  • Cao huyết áp gặp táo bón sẽ dễ đột quỵ?

Thường xuyên hút thuốc lá gây viêm trong mạch máu, có thể hình thành cục máu đông, tăng nguy cơ đột quỵ. Theo nghiên cứu, những người hút thuốc lá hai gói thuốc một ngày có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 5 lần. Bỏ thuốc lá là lựa chọn tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ.

Người hay bị stress

Nguy cơ đột quỵ cao cũng xuất hiện ở nhóm người hay bị stress. Những nghiên cứu từ Đại học Edinburgh, Scotland, Vương Quốc Anh chỉ ra tình trạng stress ở mức độ thấp cũng có thể làm tăng nguy cơ đau tim, nguy cơ đột quỵ lên đến 20%, con số này tăng lên gấp đôi nếu người bệnh thường xuyên stress với triẹu chứng lo âu, trầm cảm.

Người ngủ quá ít

Đây là tình trạng phổ biến trong xã hội hiện nay, khi nhịp sống nhanh, công việc nhiều khiến người trẻ phải thức khuya cho công việc hoặc dành thời gian cho bản thân. Nguyên nhân khiến những người ngủ quá ít có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ là do sự thay đổi nồng độ cortisol cao hơn ở người ngủ ít. Nồng độ hormone này tăng có thể gây rối loạn chức năng tế bào lót bảo vệ mạch máu và cảnh báo một đợt tai biến dẫn tới đột quỵ

Theo Sức khoẻ hàng ngày

Gan lợn là “thực phẩm vàng” bổ sung sắt: Ăn như thế nào mới thực sự tốt cho cơ thể?

theo Trí thức trẻ

Categories: Kien-thuc Y-Khoa | Leave a comment

HA SI PHU

Posted on July 23, 2019 by huyentamhh
    • Nhân ngày 2 tháng 9 cũng nói vài lời về tiêu chuẩn của chức Tổng Bí thư
    • Bỏ đảng vì e tội “cõng rắn”!
    • Đất đai và bản chất ăn cướp của một điều luật !
    • Mua vui cùng câu đối Tết Con Gà (Đinh Dậu 2017)
    • NỘI DUNG BÓC BĂNG CUỘC ĐIỆN THOẠI GIỮA HỒNG HÀ VÀ HÀ SỸ PHU NGÀY 10-3-2007
    • Vĩnh biệt Lê Hồng Hà trước ngày ông hóa thân vào…“Hoàn Vũ”–Hà Sỹ Phu
    • Hán văn là một bộ phận cấu thành của tiếng Việt
    • Sự sàng lọc của ĐCS đi ngược lợi ích dân tộc
    • Lọc ngược ! (Nói chuyện với cái cột nhà đang bị vênh…váo)
    • Đánh gục ngư dân
    • Luận bàn giữa Trần Đình Sử và Hà Sĩ Phu
    • Chuyện đời như PHONG và như KHUYỂN
    • Đừng vội vàng kẻo hy vọng hão!
    • Cứ êm ái chết đúng quy trình như đàn cá ư?
    • Nhân danh ai, nhân danh ai, trả lời đi hỡi bộ máy đánh dân?
    • Đài Đáp lời sông núi (ĐLSN) phỏng vấn Hà Sĩ Phu về Cậu đối Tết Bính thân
    • CÂU ĐỐI ” TẾT CON KHỈ” (Bính Thân 2016)
    • Sự tranh quyền trong ĐCSVN trước mối nguy Trung Cộng
    • Dừng tay đao phủ! Các ông có còn là những con người?
    • Dạy môn “Công dân và Tổ quốc”, nhưng Tổ quốc tên là gì? – (Nhân ngày Nhà giáo nghĩ về việc dạy môn Lịch sử)
    • Lời giới thiệu cho tập ảnh“10 phát ngôn gây ấn tượng tại Quốc hội”
    • Với anh Đại Hán phải “KÍNH nhi VIỄN chi”, tiếp ông Cận Bình phải hiểu lẽ Cận và Viễn
    • Thơ Phan Đắc Lữ
    • Ngày 2 tháng 9: QUỐC KHÁNH hay QUỐC HẬN?
    • Không dựng tượng đài ấy, không phải chỉ vì con số 1.400 tỷ!
    • Muốn to bằng… con bò!
    • Thử giải phẫu con bệnh vĩ cuồng
    • Chỉ vì cái “Thang Giá Trị” của xã hội bị lộn ngược
    • VĂN HÓA CHỬI
    • Câu đối vĩnh biệt nhà yêu nước Lê Hiếu Đằng
    • “Sâu” giữa đời, “sâu” trên mạng!
    • Quyền được cười nhạo
    • Chùm thơ trong tù
    • Con người có đuôi “Xã hội chủ nghĩa” không phải là Con người!
    • Bắt quả tang một kẻ muốn làm Người chân chính!
    • Hiến kế diệt Chuột: Đập “bình” phải đập cái bình… phong!
    • Điểm sáng Hồng Kông và cục diện Dân chủ
    • Hy vọng cuộc tranh luận trong Hội Nhà báo độc lập là hữu ích
    • Lộ trình bán nước của giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam không hề thay đổi
    • Cuộc hội luận “Biểu tình hay không biểu tình”
    • Hà Sĩ Phu: Chỉ nhân dân Việt Nam mới cứu được nước
    • Trằn trọc tháng bảy
    • Không thể “Thoát Trung” mà không “Thoát Cộng”!
    • Thoát Trung hay thoát Cộng ?
    • Lý Kiến Trúc phỏng vấn Hà Sĩ Phu và Mai Thái Lĩnh
    • Muốn thoát Hán phải thoát Cộng!
    • Mại dâm dưới chế độ Cộng sản
    • Đấu tranh cứu nước cần muôn vẻ linh hoạt !
    • Giữ vững kỷ cương như “đười ươi giữ ống”!
    • Dân tộc phải hồi sinh !
    • Yêu nước thì sống mãi trong lòng dân tộc – (Phát biểu nhân giỗ chung thất nhà yêu nước Lê Hiếu Đằng)
    • Tuyên bố của Diễn đàn Xã hội Dân sự về việc TS Nguyễn Xuân Tụ (Hà Sĩ Phu) khước từ “Giấy mời làm việc” của Công an Lâm Đồng.
    • Đoàn Nhật Hồng: Gặp nhau nhân ngày giỗ tổ
    • Hà Sĩ Phu: Thư khước từ “làm việc”
    • Mừng Xuân Giáp Ngọ-Bài 3: Mời đối!
    • Mừng Xuân Giáp Ngọ-Bài 2: Câu đối Tết Con Ngựa
    • Mừng Xuân Giáp Ngọ-Bài 1: Con ngựa với Con người
    • Vĩnh biệt nhà văn hóa, học giả Nguyễn Kiến Giang
    • Lại bàn về ĐA SỐ và DÂN CHỦ
    • Xã hội Dân sự hay “Đảng sự”?
    • VĂN HÓA và NHÂN QUYỀN trong trào lưu Cộng sản
    • Tấm hình kỷ niệm
    • Nhân vật lịch sử Phan Châu Trinh và những bài học cho hôm nay
    • Đôi lời về tác giả Hàn Vĩnh Diệp
    • Con đường “xã hội dân chủ” – Bài 4: Hai phép Cộng-Trừ dễ mà khó!
    • Con đường “xã hội dân chủ” – Bài 3: Xưa nhích chân đi, giờ nhích lại!
    • Con đường “xã hội dân chủ” – Bài 2: Năm nhà trí thức phát biểu về “Con đường xã hội – dân chủ” ở nước ta
    • Con đường “xã hội dân chủ” – Bài thứ nhất: Ý tưởng cũ, bước đột phá mới
    • Hùng binh nhất trượng…
    • Nghị định 72 và cụ… Các-Mác!
    • Nếu Blogger Điếu Cày ký vào bản nhận tội
    • Bàn về hiệu quả thực tế của những “vũ khí” giữ gìn Biển Đông
    • Chuyện vui chủ nhật  – “Sâu” giữa đời, “sâu” trên mạng !
    • Gửi người tuyệt thực trong tù (Nhân đọc Thư quyết tử của Tiến sĩ CHHV)
    • Nếu chủ nghĩa Cuồng Hán lại thủ đắc vũ khí sinh học?
    • Tại sao người ta hành xử tàn ác?
    • Nhân chuyện bô-xít nghĩ về trí thức
    • Dân chủ thụt lùi (ôn lại cuộc tranh luận Tư pháp năm 1948)
    • Vì sao tôi ủng hộ các bạn?
      (Tâm tình gửi những người soạn thảo “Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do”)
    • Ai bảo Toán học chỉ là khoa học tự nhiên?
    • Lai rai Câu đối Tết Quý Tỵ
    • Tiến lên trong đa dạng
    • Những cái vỏ bọc mong manh trước “quả bom” họ Đoàn
    • Góp phần “giải mã” một thế hệ dấn thân
    • Ừ thì, có thể tôi sẽ bị bắt!?
    • Thông tin sạch thông tin bẩn
    • Ba Sàm, tên đẹp lắm!
    • Mạng người không phải con gián!
    • 24 năm nhìn lại một bài viết
    • Teo cơ vì thiếu ăn
    • Giải “Cộng” nhi thoát !
    • Nói thật để cứu nước!
    • Nhớ Bác Trần Độ
    • Ngây thơ và cạm bẫy
    • Người làm câu đối ở tỉnh nhỏ (Phần 1) – Truyện ngắn của Ma Văn Kháng
    • Ước làm người Tàu trên đất Việt!
    • Từ Nguyễn Phú Trọng đến Lê Hiền Đức – Hà Sĩ Phu
    • Giã từ Đức trị
    • Hãi hùng “sở hữu toàn dân”!
    • Suy nghĩ cùng bác Lê Hiền Đức
    • Chính trường rụng một lá nho
    • Nếu không có Đảng…
    • Cặp đôi hoàn hảo CHUYÊN CHÍNH và THAM NHŨNG
    • Goodbye gian trá, welcome sự lương thiện!
    • Câu Đối Năm Rồng
    • SỰ BIẾN ĐỔI VỀ HÌNH THÁI VÀ CÁC TÍNH NĂNG CỦA RỒNG
    • Năm RỒNG và Triết lý của RỒNG
    • HÀ SỸ PHU – PHÚC THẨM ĐỪNG VÔ PHÚC
    • Những “đứa con” lăng loàn
    • Đất nước lại đứng lên !
    • Thành phố HCM cần thúc đẩy các cuộc biểu tình của dân chúng, thay vì ngăn cản
    • Hà Sĩ Phu – Tôi được mời dự Hội thảo…
    • Vĩnh biệt anh Phạm Song
    • chuồn vào Trung ương
    • TỔ QUỐC LÀ TRÊN HẾT
    • Tâm sự gửi đại biểu Quốc hội vừa trúng cử Trương Tấn Sang
    • Một bước chuyển thật chăng?
    • Cuộc hành quân mang hình số 8
    • Hà Sĩ Phu – Ba Bộ đồng tình… và Tam quyền nhất lập
    • CUỘC THĂM HỎI CỦA SỨ QUÁN HOA KỲ (tháng 3-2011)
    • Vì sao tôi gọi Cù Huy Hà Vũ là anh hùng ?
    • Câu đối Tết TÂN MÃO
    • BÁCH XUÂN – XUÂN BÁCH
    • Lối thoát duy nhất…
    • Cảm ơn ông Lê Hiếu Đằng
    • Kính gửi Giáo sư Nguyễn Huệ Chi (cùng toàn thể Ban khởi thảo Kiến nghị dừng khai thác Bô-xít)
    • Một lá ngô đồng, một lá nho!
    • Hà Sĩ Phu trả lời phỏng vấn của Talawas
    • Hai hội trùng dương và hai cơn lũ quét
    • Thư của công dân gửi Chủ tịch nước, về tổ chức Đại lễ 1000 năm Thăng Long
    • Mừng thọ Đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP – cây thông trăm tuổi đứng vững giữa tuyết sương giông bão
    • Hà Sĩ Phu: Ý kiến nhỏ nhân ngày lễ lớn (về lý luận và thực tiễn)
    • Hà Sĩ Phu: Tâm tình với nhà văn Trần Mạnh Hảo
    • Hà Sĩ Phu: Vì sao cán bộ…mặt dày?
    • Những việc trấn áp đối với Hà Sĩ Phu
    • Việt Nam: Chấm dứt tấn công vi tính nhằm vào những người bất đồng ý kiến trên mạng
    • Vietnam: Stop Cyber Attacks Against Online Critics
    • Thử giải phẫu con bệnh vĩ cuồng (Thư gửi GS Nguyễn Huệ Chi và trang mạng Bô-xít)
    • Mừng bác Phạm Toàn lên lão 78
    • Khinh vua
    • Thư giãn chủ nhật: Chuyện vui về ông VCĐ phê phán Nguyễn Huệ Chi
    • Ta nói với nhau: ĐÃ YÊU NƯỚC THÌ KHÔNG SỢ GÌ HẾT !
    • Lá đơn khiếu nại của ông Nguyễn Xuân Tụ
    • Về những con đường (Thư ngỏ gửi anh Nguyễn Hữu Quý)
    • Hà Sĩ Phu – Trắng cả rồi ư?
    • Kế hoạch đấu tố Hà sĩ Phu cuối năm 2009 và một số phiền nhiễu khác
    • Câu đối góp vui ngày Tết
    • Chuyện cái hàng rào nhà luật sư
    • Mấy lời với Nguyễn Anh Duy
    • Trịnh Phương vũ khúc
    • Bà Phó Đại sứ Hoa Kỳ Virginia E. Palmer đến Đà Lạt thăm Hà Sĩ Phu
    • Ngẫm nghĩ sau bài viết của Nguyễn Đắc Xuân
    • CUỘC MỚI SINH SÔI
    • BỨC TRANH VÂN CẨU
    • Trả lời một bạn trẻ băn khoăn về những chiếc cọc khắc chữ “THỔ ĐỊA GIỚI TIÊU”
      tìm thấy tại vùng biển Côn Đảo
    • Từ vụ Bauxite nghĩ về vận nước
    • Hà Sĩ Phu – câu chuyện đầu năm
    • Diễn đàn X-cafe phỏng vấn Hà Sĩ Phu
    • Mất Dân tộc còn tệ hơn mất Nước!
    • Sự khác nhau giữa Dân chủ và Tự do
    • CHÂN LÝ LÀ ĐIỂM HẸN
    • Cọc mốc của Trung Quốc cắm trên lãnh hải Việt Nam (sát Côn Đảo)
    • Quá đủ để khởi kiện !
    • Thấp thoáng Diên Hồng (Cảm tác về con số Một Nghìn)
    • KIẾN NGHỊ VỀ VỤ KHAI THÁC BAUXITE Ở TÂY NGUYÊN
    • CÂU ĐỐI KỶ SỬU 2008
    • Thư gửi cuộc hội luận về Phan Châu Trinh
    • Ý KIẾN NGẮN (talawas)
    • Thư ngỏ gửi Phạm Hồng Sơn
    • THƯ NGỎ gửi ông Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
    • Chùm thơ cảm tác trước biển lụt Thủ đô
    • Công-Nông-Trí và Nguyên khí quốc gia-(Tham gia thảo luận: Trí thức là ai?)
    • Thành Kính Phân Ưu cùng Cộng Đồng Phật Giáo Việt Nam
    • CHÙM THƠ CẮT TRĨ
    • Thành Kính Phân Ưu cùng gia quyến và thân hữu cố TT Võ Văn Kiệt
    • Hà Sĩ Phu trả lời phỏng vấn RFA
    • Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ đến thăm Đà Lạt
    • Tổ quốc trước cơn liệt-khùng nhân cách
    • CÂU ĐỐI TẾT MẬU TÝ 2008
    • Tôi Chịu Ơn Họ! (Thế hệ trẻ trước vận mệnh dân tộc)
    • Vừa nội xâm,vừa ngoại xâm- phải làm gì trước?
    • Dân gian truyền tụng
    • BBC phỏng vấn ông Hà Sĩ Phu: ‘Cuộc giằng co về dân chủ còn kéo dài’
    • Chuyện Hai Ông Mác
    • Tư tưởng và dân trí là nền móng xã hội

 

    • Phần I: Mấy lời trước khi tham luận
    • Phần II: Mấy nhược điểm chính trong tính cách của dân tộc ta, và cách ứng xử cần thiết hiện nay
    • Phần III: Mác-Lênin là cái nền móng không dùng được nữa
    • Phần IV: Nhân vật lịch sử Phan Chu Trinh và những bài học  cho hôm nay
  • NỘI DUNG BÓC BĂNG CUỘC ĐIỆN THOẠI GIỮA HỒNG HÀ VÀ HÀ SỸ PHU NGÀY 10-3-2007
  • Thư cảm ơn của Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam
  • Thư gởi Tổng Thống VACLAV HAVEL
  • Câu đối Tết con Lợn (Đinh Hợi-2007)
  • Thiệp Chúc Giáng Sinh và năm mới 2007 của Nhóm Thân Hữu Đà Lạt
  • Thiệp Chúc Giáng Sinh và năm mới 2007 của Nhóm Thân Hữu Đà Lạt
  • Tổ quốc và thơ
  • Hoan nghênh Hội Ái hữu tù nhân chính trị Việt Nam
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

PGHH: KỂ LẠI CHUYỆN SỰ HUYỀN DIỆU VÀ MẦU NHIỆM KHI ĐỨC … HÀNH TRANG CÕI TỊNH

Posted on July 23, 2019 by huyentamhh
Google

Search Modes

All
Finance
News
Videos
Images

More

SettingsTools
    About 510,000 results (0.39 seconds)

    Search Results

    Finance Results

    Market Summary > Procter & Gamble Hygiene & Health Care

    NSE: PGHH

    10,488.80 INR −17.90 (0.17%)
    Jul 23, 3:30 PM GMT+5:30 · Disclaimer
    1 day
    5 days
    1 month
    6 months
    YTD
    1 year
    5 years
    Max
    10,40010,45010,50010,550Previous
    close
    10,506.70
    11:00 AM1:00 PM3:00 PM
    Open 10,512.90
    High 10,538.00
    Low 10,412.00
    Mkt cap 340.47B
    P/E ratio 90.89
    Div yield 0.38%
    Prev close 10,506.70
    52-wk high 11,245.00
    52-wk low 8,801.75

    Financial news, comparisons and more

    Web results

    PROCTER&GAMBLE IND (PGHH.NS) Stock Price, Quote, History …


    https://finance.yahoo.com/quote/PGHH.NS/

    Procter & Gamble Hygiene and Health Care Limited (PGHH.NS) … Don’t Miss Out On Procter & Gamble Hygiene and Health Care Limited (NSE:PGHH) Is Procter & Gamble Hygiene and Health Care Limited (NSE:PGHH) a good dividend stock?

    Procter & Gamble Hygiene and Health Care Ltd, PGHH:NSI profile …


    https://markets.ft.com/data/equities/tearsheet/profile?s=PGHH:NSI

    Procter & Gamble Hygiene and Health Care Limited is an India-based company, which is engaged in the manufacturing and selling of branded packaged fast moving consumer goods in the femcare and healthcare businesses. The Company offers ayurvedic products and sanitary napkins.

    Procter & Gamble Hygiene and Health Care Ltd (PGHH) Quote …


    https://www.morningstar.com/stocks/xnse/pghh/quote
    Learn about PGHH with our data and independent analysis including price, star rating, valuation, dividends, and financials. Start a 14-day free trial to …

    About | Procter & Gamble Hygiene and Health Care (PGHH) Company …


    https://www.business-standard.com/company/p-g-hygiene-480/info

    Business Standard News: Know more about Procter & Gamble Hygiene and Health Care (PGHH), latest news, financial news, breaking news headlines and …

    PROCTER & GAMBLE HYGIENE AND HEALTH CARE Share Price …


    https://www.stockopedia.com/…/procter-gamble-hygiene-and-health-care-NSI:PGHH/

    Upcoming PGHH Events. Tuesday 20th August, 2019 (estimate). Q1 2020 Procter & Gamble Hygiene and Health Care Ltd Earnings Release. Thursday 31st …

    Procter & Gamble Hygiene and Health Care Limited (PGHH)


    https://www.pg.com/en_IN/invest/pghh/index.shtml

    Procter & Gamble Hygiene and Health Care Limited. Corporate Governance · Financials · Annual Report · Shareholding Pattern · Investor Information.

    Videos

    6:14:01
    PGHH: KỂ LẠI CHUYỆN SỰ HUYỀN DIỆU VÀ MẦU NHIỆM KHI ĐỨC …
    HÀNH TRANG CÕI TỊNH
    YouTube – Nov 15, 2016
    3:30
    PGHH – Tình Yêu Nhân Loại – ĐGV: Nguyễn Bé Bảy
    Phật Giáo Hòa Hảo
    YouTube – May 26, 2013
    1:42:52
    PGHH: Giác Mê Tâm Kệ – Quyển Tư – Trần Kim Lợi
    Thiện – Tín Phật Giáo Hòa Hảo
    YouTube – Oct 14, 2012
    1:28:42
    PGHH: Quyển 4 – Giác Mê Tâm Kệ (NamMoADiDaPhat.org)
    NamMoADiDaPhatORG
    YouTube – Mar 11, 2011
    6:42
    PGHH Say – ĐGV: Nguyễn Bé Bảy
    Phật Giáo Hòa Hảo
    YouTube – Jun 2, 2013
    1:37:33
    PGHH – GIẢNG XƯA – KINH TỨ THÁNH ( SẤM GIẢNG TRẠNG TRÌNH )
    Phật Giáo Hòa Hảo
    YouTube – Apr 26, 2018
    1:09:27
    PGHH – THI VĂN GIÁO LÝ (ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ) PGHH – TỔNG …
    Phật Giáo Hòa Hảo
    YouTube – Dec 31, 2017
    1:15:26
    PGHH: Quyển 3 – Sám Giảng (NamMoADiDaPhat.org)
    NamMoADiDaPhatORG
    YouTube – Mar 11, 2011
    27:20
    PGHH:THI VĂN GIÁO LÝ BÀI:(NANG THƠ CẨM TÚ)
    cao van bao
    YouTube – Oct 21, 2011

    Web results

    PGHH – BSE


    https://www.bseindia.com/stock-share-price/procter–gamble…/pghh/500459/

    Get Share Stock Price of procter -gamble-hygiene–health-care-ltd on BSE. Get Live BSE quote for procter–gamble-hygiene–health-care-ltd.

    How Many Procter & Gamble Hygiene and Health Care Limited (NSE …


    https://simplywall.st/…pghh/…/how-many-procter-gamble-hygiene-and-health-care-li…

    Apr 1, 2019 – If you want to know who really controls Procter & Gamble Hygiene and Health Care Limited (NSE:PGHH), then you’ll have to look at the …

    Images for pghh

    Image result for pghh
    Image result for pghh
    Image result for pghh
    Image result for pghh
    Image result for pghh
    Image result for pghh
    Image result for pghh
    Image result for pghh
    Image result for pghh
    Image result for pghh
    View all
    More images for pghhReport images

    Searches related to pghh

    pghh wiki

    pghh share price

    pghh india

    nse:pghh

    pghh dividend

    procter and gamble hygiene and health care share price

    procter and gamble india

    Page Navigation

    1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Next

    Complementary Results

    Knowledge Result

    Procter & Gamble Hygiene & Health Care
    Company
    Image result for pghh
    Headquarters: India
    Founded: 1964
    Parent organizations: Procter & Gamble, Procter & Gamble Overseas India B.V.
    People also search for
    View 10+
    Marico
    Marico
    Hindustan Unilever
    Hindustan Unilever
    Dabur
    Dabur

    Feedback

    Disclaimer

    Claim this knowledge panel
    Categories: Đức Huỳnh Giáo Chủ | Leave a comment

    Nhận được “biệt đãi” của Washington, sẵn sàng thách thức TQ trên đất Mỹ, bà Thái Anh Văn sẽ đi bước lớn hơn? Ngày đăng 23-07-2019

    Posted on July 23, 2019 by huyentamhh

    Nhận được “biệt đãi” của Washington, sẵn sàng thách thức TQ trên đất Mỹ, bà Thái Anh Văn sẽ đi bước lớn hơn?

    Ngày đăng 23-07-2019
    …

    Nhiều người dân Đài Loan hy vọng bà Thái Anh Văn sẽ có cơ hội phát biểu trước Quốc hội Mỹ – một hành động thực sự chọc giận Bắc Kinh.

    Bà Thái Anh Văn trả lời phỏng vấn. Ảnh: Reuters

    Mới đây, trên đường đến Caribbean để thăm các đồng minh ngoại giao, lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn đã quá cảnh ở New York trong hai ngày, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ Trung Quốc.

    Đặc biệt hơn, phát biểu tại New York, bà tuyên bố rằng, “đảo Đài Loan sẽ không bao giờ chịu khuất phục trước bất kỳ mối đe dọa nào Bắc Kinh”, trong khi Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời.

    Được biết, bà Thái sẽ trở lại Đài Bắc sau khi quá cảnh lần hai cũng trong hai ngày ở Mỹ, trước ngày 22/7. Theo VOA, đây được coi là sự biệt đãi của Washington đối với bà Thái Anh Văn.

    Trong quá khứ, các lãnh đạo Đài Loan quá cảnh ở Mỹ trong một khoảng thời gian ngắn hơn, họ thường đến thăm các thành phố nhỏ với các hoạt động mang tính chất khá khiêm tốn – đôi khi chỉ để cung cấp nhiên liệu cho máy bay. Theo giới quan sát, mục đích quá cảnh ở Mỹ xuất phát từ nhu cầu chuyển chặng thoải mái hơn và thuận tiện hơn cũng như tránh sự giận dữ từ Trung Quốc.

    Các chuyên gia cho rằng, động thái trong tháng này của bà Thái đã vượt qua mục đích vốn có trước đây trong bối cảnh quan hệ Trung-Mỹ gặp nhiều bất lợi do ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại cũng như sự nới lỏng quan hệ giữa Wahsington và Đài Loan.

    Ông Lưu Nghĩa Quân – Giáo sư tại Đại học Phật Quang Đài Loan nhận định: “Hiện nay, tôi cho rằng, cả chính quyền đảo Đài Loan và chính phủ Mỹ đều sẵn sàng coi đây là một bước tiến để tăng cường hơn nữa mối quan hệ song phương”.

    Nâng cấp thời gian, địa điểm và hoạt động

    Kể từ những năm 1990, các lãnh đạo đảo Đài Loan đã được phép dừng chân ở Mỹ. Theo các tuyên bố chính thức, người đứng đầu Đài Loan sẽ quá cảnh qua Mỹ trên đường tới thăm các đồng minh ngoại giao ở Châu Mỹ và Nam Thái Bình Dương.

    Vào năm 2006, ông Trần Thủy Biển – lãnh đạo Đài Loan khi đó – đã phàn nàn về sự bất tiện khi chỉ được dừng chân ở Anchorage (Alaska) – thành phố khá xa xôi, để tiến hành quy trình tiếp nhiên liệu đơn giản cho máy bay.

    Bảy năm sau, lãnh đạo Đài Loan tiếp theo – ông Mã Cửu Anh đã đến thăm New York trong 40 giờ nhưng không có bất cứ phát biểu nào thách thức Trung Quốc.

    Vào tháng 8 năm ngoái, lãnh đạo Đài Loan đương nhiệm Thái Anh Văn đã đến thăm Cục hàng không vũ trụ quốc gia Mỹ và trở thành lãnh đạo Đài Loan đầu tiên đến thăm cơ quan liên bang Mỹ kể từ những năm 1970. Điều này khiến Trung Quốc vô cùng tức giận.

    Những thay đổi trong quan hệ Mỹ-Trung-Đài Loan

    Theo VOA, Trung Quốc cáo buộc bà Thái thường xuyên lảng tránh các cuộc đàm phán với Bắc Kinh và trái ngược với người tiền nhiệm Mã Cửu Anh, bà Thái từ chối chấp nhận điều kiện đối thoại với đại lục, tức hai bên tham gia đối thoại theo nguyên tắc “Một Trung Quốc”.

    Báo Mỹ dẫn lời người đại diện phát ngôn của Hiệp hội Mỹ ở Đài Loan cho biết, trong nhiều năm qua, chính sách của Mỹ về quá cảnh không thay đổi, tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã tăng cường quan hệ với Đài Loan bằng cách thực hiện các hoạt động mua bán vũ khí và hỗ trợ các chuyến thăm cấp cao đối với đảo này.

    Tôn Vận, nhà nghiên cứu cao cấp của Chương trình nghiên cứu Đông Á thuộc Trung tâm Stimson, Washington nhận định, do bà Thái dừng chân ở New York trong thời gian dài cũng như Trung Quốc từng chỉ trích bà Thái trước đây nên sẽ không bất ngờ khi Bắc Kinh tiếp tục thể hiện sự tức giận phản đối.

    “Tôi cho rằng xét từ những quan điểm này, chuyến thăm của bà Thái càng thể hiện sự thách thức hơn so với vốn có”, ông Tôn nói.

    Giữa hai lần quá cảnh ở Mỹ, bà Thái dự kiến sẽ thăm Haiti, Saint Lucia, Saint Vincent và Grenadines, Saint Kitts và Nevis. Thực tế, trước khi bà Thái bắt đầu hành trình này, Bắc Kinh đã phản đối mạnh mẽ.

    Điểm dừng tiếp theo ở Washington?

    Các học giả chính trị tại Đài Bắc tiết lộ, bà Thái Anh Văn hy vọng sẽ phát triển mối quan hệ chặt chẽ hơn với Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh Bắc Kinh – Đài Bắc đang ở trong cuộc chiến tranh giành đồng minh của đảo này

    Tuy nhiên, với việc quá cảnh Mỹ trở thành một động thái thường lệ, nhiều người dân đảo Đài Loan bày tỏ mong muốn rằng chuyến đi của bà Thái sẽ tiến những bước xa hơn.

    Ông Cố Trung Hoa, thành viên một tổ chức ở Đài Loan kỳ vọng: “Nếu bà Thái phát biểu trước Quốc hội Mỹ thì đó sẽ là một bước đột phá lớn nhưng nếu bà ấy chỉ lưu lại ở Mỹ vài đêm thì dù điều này có thoải mái hơn so với trước đây nhưng nó không ảnh hưởng nhiều đến việc giành sự ủng hộ của Washington”.

    Tin mới

    • TQ không tính điều quân đội xử lý khủng hoảng ở Hồng Kông – 23/07/2019 13:00
    • Quan chức Trung Quốc đã có mặt đông đủ ở cuộc họp mật, tính kế thương chiến với Mỹ? – 23/07/2019 12:30

    Các tin khác

    • Trung – Mỹ công kích nhau về vấn đề Bắc Cực – 23/07/2019 08:30
    • Thực hiện điều rất hiếm trong nhiệm kỳ của mình, chuyến thăm của ông Tập hé lộ vấn đề nổi cộm của TQ – 23/07/2019 07:30
    • Chuyên gia Carlyle Thayer: TQ không được tự ý khảo sát trong vùng biển Việt Nam – 23/07/2019 01:30
    • Mỹ phản ứng việc TQ can thiệp vào hoạt động của Việt Nam ở Biển Đông: TQ nên chấm dứt các hành vi đe dọa – 22/07/2019 13:30
    • Mỹ cáo buộc Campuchia bí mật cho TQ đặt căn cứ hải quân, Phnompenh phủ nhận – 22/07/2019 12:30
    Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment
    ← Older posts

    HH Từ Thiện Dân Hòa

    • Lý Do và Mục Đích
    • Dự Thảo Điều Lệ

    Thể Loại Bài Viết

    • Biển Đông
    • Cảnh-Đẹp
    • Chính-Trị Thời-Sự
    • Hội Đồng Trị Sư
    • Hội Đồng Trung Ương
    • Kien-thuc Y-Khoa
    • Lịch Sử PG Hòa Hảo
    • Nhan dinh
    • Sấm Giảng
    • Sinh Hoạt của HĐTSTƯ
    • Sinh Hoạt Tôn Giáo
    • Tài Liệu – Tổ Chức
    • Tài Liệu Tham Khảo
    • Tài-liệu Tu-Học
    • Tổng Quát
    • THẮNG-TÍCH
    • Tin Hải Ngoại
    • Tin Hoa Kỳ
    • Tin Trong Nước
    • Tin-Tức Thế-Giới
    • Uncategorized
    • Đức Huỳnh Giáo Chủ

    Bài Mới Đăng

    • news
    • (no title)
    • Kỳ vọng hòa bình trên biển Đông
    • EU chạy đua hàng tỷ euro ‘cạnh tranh sáng kiến ​​Vành đai Con đường’ của TQ?
    • Ăn, uống, làm gì để tăng khả năng miễn dịch trước Covid-19?
    • Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn: “Chưa thể trả lời 3 câu hỏi quan trọng về biến thể Omicron”30 tháng 11 2021
    • (no title)
    • Trung Quốc sắp điều tàu nghiên cứu lớn nhất xuống Biển Đông
    • Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔvà Phật Giáo Thời Ðại
    • (no title)
    • Ðức Huỳnh Giáo Chủ
    • Nhà ngoại giao hàng đầu Hoa Kỳ về Châu Á sẽ thăm bốn nước ASEAN
    • Covid-19: Mất bao lâu để một người nhiễm virus hồi phục?
    • gười Việt sang Anh: Ra đi bằng mọi ngả, ở lại bằng mọi giá
    • Covid: WHO tuyên bố biến thể mới Omicron ‘đáng lo ngại’
    • Covid: Người dân chờ đợi vượt đèo Hải Vân về quê trong mưa gió
    • Covid: Có cảnh dân van lạy xin về quê, còn lãnh đạo VN đi lại miễn cách ly?
    • TP HCM: Quân đội đề xuất giúp đưa dân bỏ đô thị về quê
    • Thuốc viên điều trị Covid đầu tiên giảm một nửa nguy cơ nhập viện
    • Scotland: Đức Đạt Lai Lạt Ma giúp gì cho quán cà phê ở Edinburgh?
    • Nhớ ca sĩ Phi Nhung – Đôi mắt buồn Pleiku
    • Kỷ lục 56 máy bay Trung Quốc xâm nhập vùng phòng không của Đài Loan
    • Tân nội các Nhật ra tín hiệu cứng rắn trong vấn đề TQ-Đài Loan
    • Covid: Bỏ đi hay ở lại đều là quyền thiêng liêng của dân VN
    • Những bức ảnh ấn tượng trên thế giới tuần qua
    • Afghanistan
    • Joe Biden nói ‘không ân hận’ vì rút khỏi Afghanistan
    • Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔvà Phật Giáo Thời Ðại
    • Ðức Huỳnh Giáo Chủ
    • Trung Quốc thận trọng với tàu chiến Đức đến Biển Đông
    • Toan tính của Trung Quốc khi định đưa tàu nghiên cứu đến Hoàng Sa
    • “Thùng thuốc súng” khổng lồ đang hình thành ở Biển Đông
    • Mỹ – Việt thời Joe Biden: Cần thời gian để gần nhau hơn nữa
    • Biển Đông: TQ tập trận quy mô ở Hoàng Sa, VN phản ứng
    • Covid-19 và mối nguy hiểm chết người: Khi cơ thể tự tấn công bản thân
    • Trung Quốc cảnh báo Anh khi đội tác chiến tàu sân bay tiến vào Biển Đông
    • Mỹ đánh giá biến thể Delta: Cực nguy, nhưng người tiêm vaccine sẽ an toàn hơn
    • Việt Nam ‘càng quan trọng’, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris sẽ thăm tháng Tám
    • (no title)
    • (no title)
    • PGHH
    • PGHH
    • Đạo trị nước anh minh của vua Lê Thánh Tông: ‘Lễ nghĩa là để sửa tốt lòng dân’
    • Tối 18/7: Gần 6000 người nhiễm COVID-19 trong 24 giờ, cao nhất kể từ đầu dịch
    • VN: Thêm 2.454 ca Covid, F0 tăng nhanh gây áp lực lên hệ thống y tế
    • (no title)
    • (no title)
    • Lợi, hại của thực phẩm công nghiệp so với đồ tươi tự nhiên
    • Cảm xúc Euro 2020: Bản lĩnh và Vận may của tuyển Ý
    • Covid-19 vẫn lây lan mạnh tại Sydney tuy đã phong tỏa gần 2 tuần

    Lưu Trữ

    • December 2021
    • November 2021
    • October 2021
    • August 2021
    • July 2021
    • June 2021
    • May 2021
    • April 2021
    • March 2021
    • February 2021
    • January 2021
    • December 2020
    • November 2020
    • October 2020
    • September 2020
    • August 2020
    • July 2020
    • June 2020
    • May 2020
    • April 2020
    • March 2020
    • February 2020
    • January 2020
    • December 2019
    • November 2019
    • October 2019
    • September 2019
    • August 2019
    • July 2019
    • June 2019
    • May 2019
    • April 2019
    • March 2019
    • February 2019
    • January 2019
    • December 2018
    • November 2018
    • October 2018
    • September 2018
    • August 2018
    • July 2018
    • June 2018
    • May 2018
    • April 2018
    • March 2018
    • February 2018
    • January 2018
    • December 2017
    • November 2017
    • October 2017
    • September 2017
    • August 2017
    • July 2017
    • June 2017
    • May 2017
    • April 2017
    • March 2017
    • February 2017
    • January 2017
    • December 2016
    • November 2016
    • October 2016
    • September 2016
    • August 2016
    • July 2016
    • June 2016
    • February 2016
    • January 2016
    • December 2015
    • November 2015
    • October 2015
    • September 2015
    • August 2015
    • July 2015
    • June 2015
    • May 2015
    • April 2015
    • March 2015
    • February 2015
    • January 2015
    • December 2014
    • November 2014
    • October 2014
    • September 2014
    • August 2014
    • July 2014
    • June 2014
    • May 2014
    • April 2014
    • March 2014
    • February 2014
    • January 2014
    • December 2013
    • November 2013
    • October 2013
    • September 2013
    • August 2013
    • July 2013
    • June 2013
    • May 2013
    • April 2013
    • March 2013
    • February 2013
    • January 2013
    • June 2012
    • May 2012
    • April 2012
    • March 2012
    • February 2012

    Lịch Phật Giáo HH

    July 2019
    M T W T F S S
    1234567
    891011121314
    15161718192021
    22232425262728
    293031  
    « Jun   Aug »

    Nối Kết về Blog

    • Get Polling
    • Get Support
    • Learn WordPress.com
    • Theme Showcase
    • WordPress Planet
    • WordPress.com News

    Truyền Thông

    • Dân Làm Báo
    • Sàigòn Báo
    • Đài BBC
    • Đài RFA
    • Đài RFI
    • Đài VOA

    Đề Mục

    • 30 bức ảnh tuyệt đẹp về trẻ em vui đùa hồn nhiên từ khắp nơi trên thế giới
    • HH Từ Thiện Dân Hòa
    • Lịch Sử Phat Giao Hoa Hao
    • PHÁI ĐOÀN NHÂN QUYỀN HOA KỲ TIẾP XÚC HỘI ĐỒNG LIÊN TÔN VIỆT NAM
    • Sân bay phi pháp ở Chữ Thập tạo đoàn kết chống Bắc Kinh bành trướng
    • Về TânDânHòa

    Sấm Giảng Giáo Lý

    • Sấm Giảng Giáo Lý 1
    • Khuyên Người Đời Tu Niệm

    Video

    • Như Ý: Chữ Tu
    • Đường Về Tịnh Độ
    • Như Ý: Tu Hành
    • Hành Trình Về Tây Phương
    • Đề Tài Tu Hành 1/6
    • Đề Tài Tu Hành 2/6
    • Đề Tài Tu Hành 3/6

    Anh Hòa Tự

    Chùa Bửu Sơn Kỳ Hương

    Núi Thất Sơn

    Làng Hòa Hảo,

    Thống Kê Khách Thăm

    free counters

    Blog at WordPress.com.

    Privacy & Cookies: This site uses cookies. By continuing to use this website, you agree to their use.
    To find out more, including how to control cookies, see here: Cookie Policy
    • Follow Following
      • tandanhoa.com
      • Join 89 other followers
      • Already have a WordPress.com account? Log in now.
      • tandanhoa.com
      • Customize
      • Follow Following
      • Sign up
      • Log in
      • Report this content
      • View site in Reader
      • Manage subscriptions
      • Collapse this bar