Monthly Archives: September 2019

Trump: ‘Chủ nghĩa xã hội ‘phá hủy thế giới’

Trump: ‘Chủ nghĩa xã hội ‘phá hủy thế giới’

Phát biểu trước Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York hôm 24/09, Tổng thống Donald Trump bày tỏ quan điểm ủng hộ chủ nghĩa dân tộc:

“Các nhà lãnh đạo khôn ngoan luôn đặt người dân và quốc gia của họ lên trên hết. Tương lai không thuộc về những người theo chủ nghĩa toàn cầu. Tương lai thuộc về những người yêu nước. Tương lai thuộc về những quốc gia độc lập và có chủ quyền, những nước bảo vệ công dân của họ, tôn trọng láng giềng và trân trọng những khác biệt khiến mỗi quốc gia đặc biệt và độc đáo.”

Về Trung Quốc, ông Trump chỉ trích nước này đã lợi dụng hệ thống quốc tế và cho rằng Trung Quốc là nền kinh tế thứ nhì thế giới mà vẫn nhận quy chế “quốc gia đang phát triển” là không công bằng.

Ông Trump liệt kê lại các cáo buộc ông nêu ra từ mấy năm qua rằng Trung Quốc “đánh cắp sở hữu trí tuệ” của các công ty Mỹ, dùng thủ đoạn để khai thác thế mạnh tiền tệ,

“Nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới không được phép tự tuyên bố là một nước đang phát triển nhằm lợi dụng hệ thống trong khi gây thiệt hại cho các nước khác. Trong nhiều năm, sự lạm dụng này được dung túng, phớt lờ, thậm chí khuyến khích. Chủ nghĩa toàn cầu hóa đã cuốn hút nhiều lãnh đạo trước đây, khiến họ phớt lờ lợi ích quốc gia. Nhưng đối với nước Mỹ, những ngày đó đã hết.”

Tổng thống Mỹ cũng nhắc đến tình hình ở Venezuela và nói về “bóng ma của chủ nghĩa xã hội”:

“Một trong những thách thức nghiêm trọng nhất mà các nước chúng ta phải đối mặt là bóng ma của chủ nghĩa xã hội.

“Nó là cái phá hủy các quốc gia và hủy hoại các xã hội. Các sự kiện ở Venezuela nhắc cho chúng ta rằng, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản không phải là vì công lý, không phải vì bình đẳng.”

Diễn đàn LHQ: Trump công kích trực diện chính phủ TQ

Hạ viện Mỹ chính thức mở cuộc điều tra luận tội ông Trump

TQ bác chỉ trích của Mỹ, nói hai bên nên hợp tác

Advertisement
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Biển Đông: Nhóm tàu Hải Dương 8 chuẩn bị trở lại xâm phạm bãi Tư Chính lần thứ tư

Biển Đông: Nhóm tàu Hải Dương 8 chuẩn bị trở lại xâm phạm bãi Tư Chính lần thứ tư

Tin Biển Đông

Trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông cập nhật tình hình thực địa ngày 27/9 qua bản đồ AIS vệ tinh. Chi tiết đáng lưu ý nhất: Các tàu hải cảnh 37111 và 31302 của Trung Quốc đã rời Đá Chữ Thập trở về vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, hướng về khu vực bể dầu Nam Côn Sơn.

Vào lúc 21h23′ ngày 27/9/2019, hai tàu này đi với vận tốc 18 hải lý và còn cách khu vực giàn khoan Hakuryu-5 gần 50 hải lý, tức khoảng 3 tiếng đồng hồ nếu chạy cùng tốc độ. Riêng tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 vẫn ở Đá Chữ Thập nhưng đã trở ra khu vực phía ngoài, có thể sẵn sàng khởi hành bất kỳ lúc nào.

Hiện nay, “trong khi tàu Hải Dương Địa Chất tạm nghỉ, khu vực lô dầu 06.1 chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Dù vậy, các tàu hỗ trợ giàn khoan vẫn đang hiện diện ở gần giàn khoan, cho thấy giàn khoan vẫn đang tiếp tục hoạt động”. Chuyển động của các tàu hải cảnh nói trên cho thấy, chỉ là vấn đề thời gian trước khi toàn bộ nhóm tàu Hải Dương 8 khởi động đợt quấy phá thứ 4 trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam ở Biển Đông.

Tình hình khu vực lô dầu 06.1 ngày 27/9. Nguồn: DA ĐSK Biển Đông
Khoảng cách từ tàu hải cảnh 37111 tới khu vực Hakuryu-5 vào lúc 21h22′. Nguồn: DA ĐSK Biển Đông

Báo Dân Trí có bài: Chiến lược triển khai tàu tuần duyên của Trung Quốc ở Biển Đông. Bài viết dựa vào báo cáo của Tổ chức AMTI, có trụ sở tại Washington, công bố, AMTI đã phát hiện 14 tàu tuần duyên Trung Quốc cố tình để lộ bằng cách phát tín hiệu Hệ thống Nhận dạng Tự động (AIS) trong khi tuần tra ở các bãi cạn Luconia, khu vực tranh chấp giữa Trung Quốc và Malaysia, bãi Cỏ Mây (Second Thomas) và bãi cạn Scarborough, khu vực tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines, trong một năm qua.

AMTI lưu ý, chỉ có các tàu dân sự với tải trọng trên 300 tấn mới bị ràng buộc bởi nghĩa vụ bật AIS nhằm tránh va chạm, còn các tàu có vũ trang nằm ngoài quy luật này. Nghĩa là, cũng giống như trường hợp hai tàu hải cảnh nói trên đang tiến vào Nam Côn Sơn, Trung Quốc cố tình thông báo cho thế giới thấy ý đồ và sự hiện diện của họ ở Biển Đông, để các nước quen với sự có mặt của Trung Quốc trong khu vực và từ từ chấp nhận “quyền kiểm soát” của Bắc Kinh ở những khu vực này.

VOA có bài: Vụ Bãi Tư Chính: Tàu Trung Quốc ‘cố ý’ để lộ diện trên dữ liệu theo dõi. Cũng theo báo cáo của AMTI, cho biết, trong khoảng thời gian một năm từ tháng 9/2018 đến tháng 9/2019, tín hiệu AIS cho thấy, “đã có 3308 cuộc tuần tra của tàu hải cảnh Trung Quốc được thực hiện xung quanh ba bãi cạn trên, ngoài việc tham gia vào hoạt động quấy rối khu vực thăm dò và khai thác dầu khí của Việt Nam tại Lô 06-01, cũng như hộ tống tàu thăm dò Hải Dương 8“.

***

Tình hình Biển Đông: Việt Nam “đơn độc” chống Trung Quốc, bài trên RFI. Theo bài báo, chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông bắt đầu có tác dụng. Mặc dù trên danh nghĩa, Mỹ và các nước đồng minh cùng các nước khu vực Nam Thái Bình Dương vẫn đang phản đối Trung Quốc quyết liệt, nhưng hành động thực chất của họ chưa đủ mạnh để các nước ASEAN không nghiêng về Trung Quốc. Riêng chính quyền Trump chỉ lo tính toán chuyện “ép” Trung Quốc chỗ này, nhường Trung Quốc chỗ kia trong thương mại.

Chẳng hạn như, Malaysia gần đây tuyên bố, “Biển Đông phải là khu vực của sự hợp tác, kết nối và xây dựng cộng đồng và không phải là nơi đối đầu hay xung đột. Điều này phù hợp với tinh thần của Khu vực Hòa Bình, Tự Do và Trung Lập (ZOPFAN). Malaysia sẽ tích cực thúc đẩy hơn nữa tầm nhìn này tại ASEAN”.

***

VnExpress đưa tin: Philippines bắt ngư dân Việt Nam nghi săn cá mập. Trung tá Christian Jazmin, phát ngôn viên lực lượng cảnh sát biển Philippines tại Palawan thông báo: “Tàu cá TG-924114 bị bắt ngày 26/9 ở vị trí cách đảo Mangsee 38 hải lý về phía đông, trên tàu có 8 người. Khi bị truy đuổi, ngư dân Việt Nam ném cá mập và các loài hải sản vừa đánh bắt khác khỏi thuyền”. Sáng 27/9, Tàu tuần tra BRP Sindagan của cảnh sát biển Philippines đã kéo tàu cá Việt Nam nói trên về cảng ở thành phố Puerto Princesa.

_____

Mời đọc thêm:  Trung Quốc muốn thực thi ‘Chiến lược Tứ Sa’ hòng độc chiếm Biển Đông (VTC). – Hành động khiêu khích của tàu tuần duyên Trung Quốc ở biển Đông (NLĐ). – Biển Đông: Trung Quốc bị tố dùng tàu hải cảnh để áp đặt chủ quyền (RFI).  – Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Washington có lợi ích tại Biển Đông (Zing). – Mỹ có lợi ích trong việc đảm bảo trật tự dựa trên luật lệ, tự do, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở biển Đông (MTG).

– Việt Nam – Hoa Kỳ tham vấn quốc phòng (TT). – Mỹ nhắc lại với Việt Nam cam kết ở biển Đông (TP). – Biển Đông: Hai ý đồ của Trung Quốc trong nhiệm kỳ ông Duterte (PLTP). – Nhật ‘quan ngại sâu sắc’ về các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông (TT). – Tàu khu trục HMAS Hobart của Hải quân Australia lên đường đến châu Á (VOV). – Philippines bắt ngư dân Việt Nam nghi săn cá mập (VNE).

Categories: Biển Đông | Leave a comment

Bóng đá Việt Nam: Thầy Park là vị thần may mắn?

Bóng đá Việt Nam: Thầy Park là vị thần may mắn?

© Ảnh : soha.vn
THỂ THAO

URL rút ngắn
 0  0
Theo dõi Sputnik trên

U23 Việt Nam dưới sự dẫn dắt của HLV Park Hang-seo một lần nữa lại may mắn khi bốc thăm trúng bảng đấu được đánh giá là dễ nhất vòng chung kết U23 châu Á năm 2020. Liệu các cầu thủ tuyển bóng đá U23 Việt Nam có lặp lại kỳ tích như tại Thường Châu, Trung Quốc vào năm ngoái?

Việt Nam may mắn tránh được loạt đội bóng mạnh ở VCK U23 châu Á

Sau khi kết quả bốc thăm, U23 Việt Nam sẽ thi đấu các trận trong bảng D cùng với U23 Triều Tiên, U23 Jordan và U23 UAE.

Theo các chuyên gia bóng đá hàng đầu khu vực, đây chính là bảng đấu dễ thở nhất. Khả năng đi vào vòng tứ kết của U23 Việt Nam là rất cao.

Với lợi thế kết quả bốc thăm, U23 Việt Nam tránh được rất nhiều đối thủ mạnh của khu vực châu Á ngay từ vòng bảng như Nhật Bản, Iran, Hàn Quốc, Iraq…

Tình hình phong độ thực tế thời gian qua cho thấy, đối với bảng D, Việt Nam chỉ cần dồn sức cho các trận đối đầu với Jordan hay UAE. Đây là những đối thủ mà tuyển Việt Nam đã chơi song phẳng, cân tài cân sức và thậm chí còn giành chiến thắng nên đoàn quân của HLV Park Hang-seo sẽ có được sự tự tin nhất định. Riêng đối với Triều Tiên, sẽ là một dấu hỏi về sức mạnh thật sự của đội bóng này dù thời gian vừa qua các cầu thủ CHDCND Triều Tiên chơi không ổn định, thậm chí phong độ của họ có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng.

Vì mục tiêu của U23 Việt Nam tại vòng chung kết U23 châu Á là lọt vào đến tận vòng bán kết nên chắc chắn thầy trò ông Park không được quyền chủ quan hay coi nhẹ bất cứ đối thủ nào.

Sau khi giành ngôi vị Á quân tại U23 châu Á vừa qua, tuyển Việt Nam nhận được sự nể trọng từ các đối thủ cũng như của cả châu lục. Tuy nhiên, vị trí Á quân vừa là động lực, thuận lợi vừa là thách thức, khó khăn đối với tuyển U23 Việt Nam. Theo đó, các đối thủ sẽ đều nghiên cứu rất kỹ chiến thuật, lối chơi cũng như từng cầu thủ Việt Nam, thế nên từ ban huấn luyện đến từng cá nhân tuyển thủ đều phải nỗ lực, chuẩn bị tốt nhất cho từng trận đấu mới mong nhận được kết quả khả quan.

Ngoài việc bốc thăm may mắn, U23 Việt Nam cũng sẽ có thời gian chuẩn bị, tập luyện và thi đấu tại Sea Games “như một bước chạy đà quyết định” trước khi bước vào vòng chung kết U23 châu Á. Nòng cốt của U23 Việt Nam cũng chính là những cầu thủ đá Sea Games vào cuối năm nay nên giải đấu này sẽ giúp ích cho thầy trò ông Park chuẩn bị tốt nhất yếu tố chiến thuật, kỹ thuật và duy trì phong độ cho toàn đội.

Ngoài ra, các cầu thủ đều đã từng có thời gian gắn bó với nhau từ vòng chung kết World Cup U20 thế giới nên lại càng dễ hiểu nhau và phối hợp nhuần nhuyễn hơn khi thực hiện ý đồ chiến thuật của Ban huấn luyện.

Báo Tây Á e ngại sức mạnh tuyển Việt Nam

Sau khi công bố kết quả bốc thăm vòng chung kết U23 châu Á, tờ Assbeel của Jordan cho rằng U23 Việt Nam là đối thủ rất mạnh khiến bất kỳ đội bóng nào cũng cần phải dè chừng.

Tờ báo Tây Á phân tích: “ Đây thực sự là bảng đấu chứa đựng nhiều điều bất ngờ. Mọi thứ đều rất khó lường. U23 Jordan phải đối mặt với nhiều khó khăn khi các đối thủ đều rất mạnh. Mục tiêu của tuyển U23 Jordan là giành một trong 3 tấm vé tham dự Olympic 2020 tại Nhật Bản nên để đạt được mục đích này, trong thời gian tới đội bóng sẽ cần có được sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

U23 Việt Nam được tờ Assbeel đánh giá là “đối thủ rất mạnh”:

“Các cầu thủ Việt Nam đã vào đến trận chung kết giải đấu vừa qua tại Trung Quốc. Họ được xem là ứng viên cho tấm vé vào tứ kết. Có thể nói, HLV Ahmad Abdel Kader sẽ phải đối diện với một thách thức lớn cũng như nhiều áp lực trên hành trình thực hiện mục tiêu giành tấm vé tham dự Olympic Tokyo 2020”.

Một tờ báo khác của Jordan là Petra cũng đánh giá tuyển Việt Nam là đối thủ đáng ngại nhất tại Bảng D.

Theo Petra: “Theo kết quả bốc thăm, U23 Jordan chung bảng D với U23 Việt Nam, U23 UAE và U23 Triều Tiên. Trong đó, Việt Nam chắc chắn là thách thức lớn nhất trong bảng đấu, với thành tích là Á quân giải U23 châu Á 2018”.

Thêm vào đó, tờ báo Tây Á cũng đánh giá Việt Nam đang có nền bóng đá trên đà phát triển mạnh mẽ thời gian qua, đặc biệt là trong công tác đào tạo trẻ. Việc đối mặt với một đội Á quân giải đấu năm ngoái cũng sẽ là một áp lực với U23 Jordan”. Tờ báo này tỏ ra khá bi quan khi nhận định, sẽ rất khó khăn để các cầu thủ của HLV Ahmad Abdel Kader giành tấm vé vào những vòng sau.

Phát biểu bình luận về các đối thủ tại vòng chung kết U23 lần này, HLV Park Hang-seo nhận định:

“Chúng ta lọt vào bảng có 4 đội là Jordan, Triều Tiên và UAE, giải này chúng ta là hạt giống số 1. Ngoài Thái Lan là chủ nhà, tôi nghĩ các đội vào đến VCK đều có trình độ tương đương nhau dù nằm ở nhóm nào đi nữa”.

Theo quy định của Ban tổ chức và sự phân chia nhóm hạt giống mà Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) công bố, 16 đội bóng được chia thành 4 nhóm hạt giống và được phân lần lượt vào 4 bảng đấu A,B,C,D. Thái Lan với tư cách là đội chủ nhà được bố trí ở bảng A.

Nhóm hạt giống số 1 gồm U23 Việt Nam, nhà đương kim vô địch Uzbekistan, U23 Qatar và chủ nhà Thái Lan.

Trong nhóm 2 có sự góp mặt của các tuyển U23 rất mạnh khác trong khu vực là U23 Nhật Bản, U23 Hàn Quốc, U23 Iraq và U23 Triều Tiên.

Nhóm 3 ghi nhận sự hiện diện của những đối thủ đáng nể khác chính là U23 Syria, U23 Trung Quốc, U23 Australia, U23 Jordan và U23 Ả Rập Saudi.

Vòng chung kết U23 châu Á 2020 diễn ra từ ngày 8/1 đến 26/1/2020 tại Thái Lan. Nước chủ nhà chọn bốn sân bóng để tổ chức giải gồm Chang Arena (Buriram), Rajamangala (Bangkok), Thammasat (Pathum Thani) và Tinsulanonda (Songkhla).

Thành công của Thầy Park với bóng đá Việt khiến người khác ghen tị

Hơn 2 năm dẫn dắt đội tuyển Việt Nam với những thành tích đã đạt được, có thể khẳng định ông Park Hang-seo là vị HLV trưởng người nước ngoài thành công nhất tính đến thời điểm này.

Khi dẫn dắt Đội tuyển Việt Nam và Đội tuyển U23 Việt Nam, Park Hang-seo đã đưa các đội tuyển của Việt Nam vào đến tận trận chung kết Giải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018, bán kết môn bóng đá nam tại Đại hội Thể thao châu Á 2018 và vô địch giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2018.

Ngay trước trận chung kết lượt về AFF Cup 2018, HLV Park Hang-seo đã được báo chí Hàn Quốc tôn vinh với giải thưởng Nhân vật của năm 2018. Đầu năm 2019, ông dẫn dắt đội tuyển Việt Nam vào đến tận vòng tứ kết giải vô địch bóng đá châu Á 2019 và dừng chân trước tuyển Nhật Bản với tỉ số sít sao là 1-0. Đặc biệt các đội tuyển Việt Nam dưới sự dẫn dắt của ông đã liên tục giành chiến thắng trước đối thủ mạnh nhất khu vực Đông Nam Á là đội tuyển Thái Lan.

Tại Vòng loại giải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2020, đội tuyển U23 Việt Nam đã thắng đậm 4-0 trước U23 Thái Lan, còn Đội tuyển quốc gia Việt Nam thì đánh bại Đội tuyển quốc gia Thái Lan 1-0 ngay trên sân khách trong giải đấu giao hữu Cúp Nhà vua Thái Lan 2019. Với những giải đấu tiếp theo, liệu Thầy Park có còn là vị thần may mắn cho tuyển Việt Nam? Hãy cùng chờ và hy vọng!

Hôm 27.9, khi trao đổi với tờ Sports Seoul, HLV Chung Hae-seong (CLB TP.HCM) đã phải thừa nhận, ông cảm thấy ghen tị với những gì mà người đồng nghiệp Park Hang-seo đã làm được ở Việt Nam.

“Nói thật là tôi cảm thấy ganh tị khi nhìn thấy ông Park làm việc ở Việt Nam. Đi đến đâu cũng thấy hình ảnh ông Park. Ông Park đã làm rất tốt. Ông ấy là một người tuyệt vời. Nhưng tôi không thể chỉ ganh tị được, tôi phải tự đi con đường của mình”, ông Chung Hae-seong chia sẻ.

Theo đó, vị HLV trưởng của CLB TP.HCM từng là đồng đội của ông Park khi hai người cùng chơi ở CLB Lucky Gold Star (tiền thân của đội FC Seoul). Rồi cả hai cùng làm trợ lý cho HLV Guus Hiddink khi Hàn Quốc lọt vào tới tận bán kết World Cup 2002. Rồi hai vị HLV đều chuyển đến làm việc ở Việt Nam từ cuối năm 2017.

Theo thông tin mà tờ Sport Seoul cho hay, HLV Chung Hae-seong cũng đặt mục tiêu giành được danh hiệu đầu tiên trong sự nghiệp 30 năm cầm quân và tham vọng cùng CLB TP.HCM vô địch V.League lần này là điều mà vị HLV người Hàn Quốc cùng toàn thể CLB TP.HCM hướng đến.

“Nếu tôi dẫn dắt hai năm liền một đội bóng ở một giải đấu khó khăn như Việt Nam, điều đó rất có ý nghĩa. Tôi muốn giành danh hiệu, muốn có chiếc cúp đầu tiên khi đã lớn tuổi rồi”, đồng nghiệp của ông Park Hang-seo khẳng định.

Categories: Tin Trong Nước | Leave a comment

CẬP NHẬT: Báo Nga cảnh báo “lạnh người”, Mỹ và Israel sẽ tấn công Syria trong vài ngày tới – 8 tàu Nga nghênh chiến?

CẬP NHẬT: Báo Nga cảnh báo “lạnh người”, Mỹ và Israel sẽ tấn công Syria trong vài ngày tới – 8 tàu Nga nghênh chiến?

Ban Quân sự | 

CẬP NHẬT: Báo Nga cảnh báo "lạnh người", Mỹ và Israel sẽ tấn công Syria trong vài ngày tới - 8 tàu Nga nghênh chiến?
Mỹ và liên quân tấn công Syria tháng 4/2018.

Mỹ có thể sẽ tấn công Syria nhằm trừng phạt cái gọi là “QĐ Syria sử dụng vũ khí hóa học” ở Latakia, trang tin hàng không Nga Avia.Pro dự đoán. Thời gian chỉ còn tính bằng ngày.

Vui lòng bấm F5 để liên tục cập nhật

11h53: Harvard CAPS/Harris vừa thực hiện và công bố kết quả cuộc thăm dò dư luận cho thấy 58% số cử tri Mỹ được hỏi bày tỏ ủng hộ hỗ trợ quân sự cho Saudi Arabia, trong khi 42% phản đối.

Đáng chú ý, có tới 72% số người được hỏi cho biết họ tán thành các biện pháp trừng phạt mà chính quyền Tổng thống Donald Trump áp đặt đối với Iran sau vụ tấn công cơ sở lọc dầu ở Saudi Arabia.

Ông Mark Penn, phụ trách cuộc thăm dò dư luận của Harvard CAPS/Harris, cho rằng người dân Mỹ không muốn có hành động quân sự trực tiếp chống lại Iran, trừ khi Tehran tấn công các lợi ích của Mỹ, nhưng họ hoàn toàn ủng hộ việc tăng cường binh sĩ và khí tài tới Saudi Arabia.

11h44: Bộ Quốc phòng Nga vừa tiết lộ thông tin rằng trong vòng 2 năm qua, các lực lượng phòng không nước này bảo vệ căn cứ sân bay Khmeimim đã bắn hạ và bắt sống hơn 100 máy bay không người lái các loại.

CẬP NHẬT: Báo Nga cảnh báo lạnh người, Mỹ và Israel sẽ tấn công Syria trong vài ngày tới - 8 tàu Nga nghênh chiến? - Ảnh 1.

Những UAV của phiến quân bị bắn hạ và bắt sống ở Syria được BQP Nga trưng bày.

11h38: Liên tiếp có 3 chuyến bay của Không quân Nga tới Syria. Tất cả các chuyên bay này gồm 1 chiếc Tupolev 154B-2, 1 chiếc Ilyushin IL-76MD và 1 chiếc Tu-154M hạ cánh xuống căn cứ sân bay Khmeimim, đầu não của Không quân Nga tại tỉnh Latakia.

Một số nguồn tin nhận định các máy bay bay này chở theo binh sĩ Nga cùng một số vũ khí trang bị tới bổ sung cho lực lượng tại chỗ đang đồn trú ở Syria. Động thái này của Nga diễn ra trong bối cảnh có những cảnh báo rằng Mỹ và Israel có thể sẽ tấn công Syria trong vài ngày tới.

Riêng chiếc IL-76MD sau đó đã cất cánh bay tiếp, hiện chưa rõ nó sẽ tới Ai Cập hay Libia.

CẬP NHẬT: Báo Nga cảnh báo lạnh người, Mỹ và Israel sẽ tấn công Syria trong vài ngày tới - 8 tàu Nga nghênh chiến? - Ảnh 2.

Liên tiếp ghi nhận các chuyến bay của Không quân vận tải Nga tới Syria.

11h12: Sau khi tấn công vào các vị trí của phiến quân tại bắc Latakia trong 5 ngày qua, Không quân Syria (SyAAF) đã mở rộng hoạt động tới tây bắc Hama.

Một số nguồn tin đối lập tại Syria hôm 27/9 cho biết, các trực thăng Syria đã tấn công vào những vị trí của phiến quân tại thị trấn Kabani ở vùng nông thôn bắc Latakia và thị trấn Sirmaniyah ở vùng nông thôn tây bắc Hama.

CẬP NHẬT: Báo Nga cảnh báo lạnh người, Mỹ và Israel sẽ tấn công Syria trong vài ngày tới - 8 tàu Nga nghênh chiến? - Ảnh 3.

Ảnh minh họa. Nguồn: South Front

10h27: Theo nguồn tin từ quân đội Syria, các chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ đã xâm phạm không phận Syria 3 lần trong tuần này, trong đó lần đầu tiên diễn ra vào thứ Hai (23/9).Cụ thể, các chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ đã bị phát hiện nhiều lần ở phía đông Euphrates.

Thực tế, những lần xâm phạm của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ không đe dọa đến sự an toàn của quân đội Syria, song các máy bay này đã lưu lại bên trong lãnh thổ Syria hơn 2 giờ đồng hồ mỗi lần.

09h50: Hôm 26/9, Mỹ đã áp đặt trừng phạt lên công ty hàng hải Sovfracht của Nga, ba giám đốc của công ty này và 5 tàu thủy, vì cáo buộc vận chuyển nhiên liệu phản lực cho không quân Nga tại Syria – một hành vi vi phạm cấm vận.

Tới ngày 27/9, Bộ Ngoại giao Nga đã lên án các lệnh trừng phạt mới được Mỹ áp dụng, gọi chúng là “hành vi ủng hộ khủng bố trắng trợn”. Cơ quan này nhấn mạnh rằng Mỹ đã vượt qua cả “sự khinh suất của chính mình” khi áp đặt các lệnh giới hạn mới.

09h08: Không chỉ Mỹ mà có thể là còn có cả Israel cũng đang nhăm nhe tấn công Syria. Mục tiêu của họ sẽ là các căn cứ của Iran hoặc lực lượng thân Iran.

Có nhiều dấu hiệu cho thấy khả năng này là rất lớn, thậm chí có nguồn tin còn dự báo trong vòng chưa đầy 72h tới Israel sẽ tấn công.

Trước đó, một máy bay trinh sát quân sự của Không quân Israel được ghi nhận là đã vào cách căn cứ hải quân Nga tại Tartus chừng 60km, đánh dấu lần đầu tiên có một máy bay Israel vào gần tới cơ sở trọng yếu của Hải quân Nga đến như thế.

Có nhận định cho rằng nguyên nhân máy bay Israel vào gần tới vậy là để nhằm trinh sát các hệ thống phòng không của Nga và Syria.

Trước khi áp sát bờ biển Syria, chiếc máy bay do thám này đã bay về hướng Bắc từ vùng nước thuộc Li-băng tới khu vực biển Địa Trung Hải nằm giữa bờ biển phía Đông đảo Síp và bờ biển phía Tây Syria.

Chuyến bay khả nghi này có thể khiến phòng không Nga và Syria phát lệnh báo động sẵn sàng chiến đấu cao trước nguy cơ Không quân Israel có thể tập kích vào Syria trong vòng 72h tới.

09h01: Dường như dự đoán trước được Mỹ, Israel có thể sẽ tấn công Syria trong vài ngày tới, Hải quân Nga đã điều động một lực lượng tàu chiến lớn tới Syria để sẵn sàng nghênh chiến?

Hãng thông tấn Interfax dẫn tuyên bố của Tư lệnh Hải quân Nga Sergei Tronev cho biết 2 tàu ngầm và 2 tàu chiến khác của Hải quân Nga đã tới căn cứ tại tỉnh Tartus ở Syria.

Ông Tronev cho biết thêm rằng 6 tàu khác cùng các tàu ngầm đang hiện diện tại căn cứ hải quân ở Tartus.

CẬP NHẬT: Báo Nga cảnh báo lạnh người, Mỹ và Israel sẽ tấn công Syria trong vài ngày tới - 8 tàu Nga nghênh chiến? - Ảnh 5.

Tàu ngầm Nga. Ảnh minh họa.

08h53: Quân đội Syria (SAA) đã điều quân tăng cường tới tỉnh Daraa, một nguồn tin quân sự chia sẻ với Al-Masdar News.

Theo nguồn tin này, hàng trăm binh sĩ SAA đã được triển khai tới thị trấn Sanamayn ở Bắc Daraa sau khi xảy ra nhiều vụ tấn công nhằm vào lực lượng của họ ở đây.

CẬP NHẬT: Báo Nga cảnh báo lạnh người, Mỹ và Israel sẽ tấn công Syria trong vài ngày tới - 8 tàu Nga nghênh chiến? - Ảnh 6.

Binh sĩ Quân đội Syria ở Daraa.

08h14: Hiện đang có một làn sóng mới về các vụ không kích nhằm vào những vị trí của Iran ở thành phố biên giới al-Bukamal của Syria, giáp với Iraq khi liên tiếp ghi nhận được các vụ tấn công của các máy bay “lạ”.

Tờ Euphrates Post, một kênh truyền thông ủng hộ phe đối lập ở Deir Ezzor, cho biết có một loạt vụ tấn công đã diễn ra vào đêm 26, rạng ngày 27/09.

“Các hệ thống phòng không của Lực lượng dân quân cơ động Iraq (PMU) đã khai hỏa dồn dập đánh trả mục tiêu trên không ở các khu vực al-Hizam và al-Sina’a thuộc thành phố al-Bukamal”, tờ báo trên cho biết.

Tuy nhiên, những thông tin về vụ tấn công chưa được xác nhận bởi các nguồn tin cậy như Thông tấn Nhà nước Syria (SANA).

Nếu vụ việc được xác nhận, đây sẽ là vụ tấn công thứ 3 liên tiếp kể từ đầu tháng này nhằm vào al-Bukamal. Vào ngày 9/9, các chiến đấu cơ Israel đã tấn công vào một trận địa tên lửa của Iran nằm ở Đông Nam thành phố này. Sau đó, vào ngày 18/09, vẫn trận địa này lại bị tấn công một lần nữa.

CẬP NHẬT: Báo Nga cảnh báo lạnh người, Mỹ và Israel sẽ tấn công Syria trong vài ngày tới - 8 tàu Nga nghênh chiến? - Ảnh 7.

Khu vực thành phố al-Bukamal nằm trên biên giới giữa Syria và Iraq.

08h01: Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Syria Walid al-Moallem đã bác bỏ cáo buộc của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo về việc Quân đội Syria đã sử dụng vũ khí hóa học để tấn công phiến quân thánh chiến ở tỉnh Latakia hồi tháng 5 vừa qua.

Nói với Sputnik, ông al-Moallem mô tả tuyên bố nói trên của ông Pompeo cáo buộc Quân đội Syria sử dụng vũ khí hóa học là “lời nói dối vĩ đại”.

CẬP NHẬT: Báo Nga cảnh báo lạnh người, Mỹ và Israel sẽ tấn công Syria trong vài ngày tới - 8 tàu Nga nghênh chiến? - Ảnh 8.

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Syria Walid al-Moallem

07h52: Trang thông tin hàng không Nga Avia.Pro dự đoán Mỹ sẽ tiến hành tập kích đường không nhằm trừng phạt cái gọi là “Quân đội Syria sử dụng vũ khí hóa học ở thị trấn Kabani thuộc tỉnh Latakia.

“Có thể dự đoán Mỹ sẽ phát động chiến dịch tấn công Syria trong thời gian ngắn sắp tới (có thể là trong 2 tuần tới) dựa trên cái cớ là Damascus đã sử dụng vũ khí hóa học”, Avia.Pro nhận định dựa trên một nguồn tin tình báo Quân đội Syria.

CẬP NHẬT: Báo Nga cảnh báo lạnh người, Mỹ và Israel sẽ tấn công Syria trong vài ngày tới - 8 tàu Nga nghênh chiến? - Ảnh 9.

Tàu chiến Mỹ phóng tên lửa hành trình Tomahawk tấn công Syria.

Theo Avia.Pro, gần đây, các máy bay trinh sát Mỹ liên tục thực hiện những chuyến bay do thám dọc theo biên giới Syria, đặc biệt là từ hướng biển Địa Trung Hải. Các động thái này cho thấy có thể Washington đang lên kế hoạch để tấn công Syria.

Hôm qua, Ngoại trưởng Mỹ đã chính thức cáo buộc Quân đội Syria sử dụng vũ khí hóa học (khí độc) trong một vụ tấn công hôm 17/05 vừa qua nhằm vào các vị trí của phiến quân thánh chiến ở tỉnh Latakia.

Cáo buộc này đầu tiên được đưa ra bởi lực lượng khủng bố Hay’at Tahrir Al-Sham (HTS), nhóm vũ trang đang kiểm soát hầu hết địa bàn tỉnh Idlib và một phần tỉnh Latakia. Chính quyền Mỹ không tiết lộ làm cách nào họ có được những báo cáo như vậy.

Trước đó, vào tháng 4/2018, Mỹ và liên quân (Anh, Pháp) đã phóng hơn 100 tên lửa hành trình “mới, đẹp và thông minh” tấn công Syria sau khi cáo buộc Damascus sử dụng vũ khí hóa học ở thị trấn Douma thuộc Đông Ghouta.

Current Time3:48
/
Duration9:22
Auto

Mỹ-Anh-Pháp tấn công Syria tháng 4 năm 2018

theo Trí Thức Trẻ

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Tàu hải cảnh Trung Quốc lởn vởn, cố ý để bị phát hiện ở 3 nơi trên biển Đông: Thủ đoạn nham hiểm mới?

Tàu hải cảnh Trung Quốc lởn vởn, cố ý để bị phát hiện ở 3 nơi trên biển Đông: Thủ đoạn nham hiểm mới?

Hải Võ | 

Tàu hải cảnh Trung Quốc lởn vởn, cố ý để bị phát hiện ở 3 nơi trên biển Đông: Thủ đoạn nham hiểm mới?

Quân đội Mỹ từng cảnh báo sẽ đối phó với thách thức từ tàu cá “trá hình” và tàu hải cảnh Trung Quốc theo cách thức giống như đối phó với tàu quân sự (Ảnh minh họa: CNA)

Một số tàu cảnh sát biển Trung Quốc hoạt động ở biển Đông được cho là cố ý mở tín hiệu nhằm “được” các nước láng giềng phát hiện ở những vùng nước tranh chấp.

AMTI: Tàu hải cảnh Trung Quốc cố ý “được” phát hiện

Báo cáo ngày 26/9 của Sáng kiến minh bạch hàng hải (AMTI), thuộc Trung tâm nghiên cứu Chiến lược & Quốc tế (CSIS), Mỹ, cho biết họ xác định được 14 tàu hải cảnh Trung Quốc phát ra tín hiệu trong Hệ thống nhận dạng tự động (AIS) khi di chuyển qua bãi Luconia, bãi Scarborough, và bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) trong năm qua.

Các tàu thương mại trọng tải trên 300 tấn được yêu cầu phải mở tín hiệu AIS thường trực để tránh va chạm, trong khi tàu chấp pháp và tàu quân sự được phép lựa chọn thời gian và địa điểm phát tín hiệu này. AMTI cho hay, những tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động ở các khu vực khác trên biển Đông chỉ mở AIS khi tiến vào hoặc rời khỏi bến cảng.

Theo đó, các tàu chấp pháp Trung Quốc di chuyển gần ba thực thể nêu trên dường như đã cố gắng để được “nhìn thấy”. Một tàu hoạt động gần bãi Luconia được ghi nhận phát sóng AIS 258 ngày trong vòng 365 ngày qua, trong khi tàu ở bãi Cỏ Mây là 215 ngày, và bãi Scarborough là 162 ngày.

“Dường như không có khu vực tranh chấp nào khác mà Cảnh sát biển Trung Quốc hiện diện lâu dài đến thế, và là nơi mà Trung Quốc rõ ràng muốn các nước trong khu vực biết được sự hiện diện của họ,” báo cáo của AMTI nói.

“Bắc Kinh rõ ràng đang thể hiện quan tâm đặc biệt tại bãi Luconia, bãi Cỏ Mây và Scarborouh. Có vẻ như họ đang đánh cược rằng nếu có thể duy trì hiện diện ‘bán thường trực’ của cảnh sát biển đủ lâu, thì các nước trong khu vực sẽ phải chấp thuận sự kiểm soát thực tế [của Trung Quốc] đối với khu vực này.”

Tàu hải cảnh Trung Quốc lởn vởn, cố ý để bị phát hiện ở 3 nơi trên biển Đông: Thủ đoạn nham hiểm mới? - Ảnh 1.

Một số tàu hải cảnh Trung Quốc được AMTI xác định thường xuyên hoạt động quanh bãi Luconia, bãi Scarborough và bãi Cỏ Mây trong giai đoạn tháng 9/2018-tháng 9/2019 (Ảnh: AMTI)

Mục đích của Trung Quốc là gì?

Nếu Bắc Kinh thành công với mưu đồ này ở bãi Luconia và bãi Cỏ Mây, bên cạnh việc Trung Quốc gần như đã kiểm soát bãi Scarborough từ năm 2012 – AMTI phân tích, thì chiến lược kể trên sẽ trở thành một “bản kế hoạch đầy thuyết phục để mở rộng kiểm soát của Trung Quốc trên các đảo đá và bãi cạn khác” ở biển Đông.

Thông qua triển khai tàu hải cảnh, Trung Quốc sẽ tạo ra sự hiện diện rõ rệt trên thực địa tại những vùng mà nước này áp đặt chủ quyền phi lý nhưng không có được những cơ sở thường trực.

Tại Luconia hồi tháng 9 và tháng 10/2018, hải quân Malaysia xác định tàu hải cảnh số hiệu 3306 của Trung Quốc hoạt động trong hai ngày.

Ở gần bãi Cỏ Mây – thuộc chủ quyền Việt Nam, nhưng đang bị Philippines chiếm đóng trái phép – hồi tháng 5 vừa qua, tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã chặn ba tàu tiếp tế của Philippines.

Theo AMTI, các tàu Trung Quốc hiện diện gần ba bãi cạn trên không mang theo vũ khí hạng nặng mà trang bị súng vòi rồng và các vũ khí nhỏ, song những tàu này có kích cỡ lớn hơn tàu chấp pháp và thậm chí là tàu quân sự của các nước láng giềng trên biển Đông.

“Điều này khiến [các tàu hải cảnh Trung Quốc] lý tưởng trong các chiến dịch liên quan đến đe dọa đâm va và, nếu cần thiết, chèn ép các tàu khác để xua đuổi họ mà không cần sử dụng vũ lực gây sát thương,” báo cáo của AMTI nêu.

Collin Koh, nhà nghiên cứu tại Chương trình an ninh hàng hải, Trường nghiên cứu quốc tế S Rajaratnam, Singapore, nói rằng việc để cho tàu hải cảnh “được” phát hiện hoạt động ở các khu vực có tranh chấp là thủ đoạn để Bắc Kinh tranh giành quyền kiểm soát và tài phán.

Căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng đã leo thang trong mùa hè qua, khi Bắc Kinh bị các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế lên án vì hành vi đơn phương gây hấn, làm xói mòn lòng tin và leo thang căng thẳng ở khu vực.

Hồi tháng 8, Bộ ngoại giao và Bộ quốc phòng Mỹ lần lượt lên án các hành động “cưỡng ép” của Trung Quốc trên biển Đông – bao gồm hành vi xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam và cản trở hoạt động khai thác dầu khí hợp pháp, lâu đời của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế.

Người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng hôm 12/9 tuyên bố, Việt Nam kiên quyết phản đối việc nhóm tàu Hải dương 8 (gồm tàu khảo sát Hai dương địa chất 8 và các tàu hải cảnh hộ tống) tiếp tục vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, được quy định theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS).

Bà Hằng nhấn mạnh, Việt Nam cũng nêu rõ quan điểm về ảnh hưởng của hoạt động vi phạm của nhóm tàu này đối với quan hệ giữa giữa hai nước và với hòa bình, hữu nghị của khu vực. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ nhóm tàu khỏi vùng biển của Việt Nam.

Bà Hằng cũng nêu rõ, Việt Nam khẳng định quan điểm nhất quán rằng mọi hoạt động kinh tế biển của Việt Nam, trong đó có hoạt động dầu khí đều được triển khai trong vùng EEZ và thềm lục địa, hoàn toàn thuộc về Việt Nam, được xác định từ lãnh thổ đất liền, theo đúng quy định của UNCLOS 1982, mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.

theo Trí Thức Trẻ

Categories: Biển Đông | Leave a comment

Tin Biển Đông: Hải Dương 982 ở đâu? Đối đầu giữa tàu hải cảnh Trung Quốc và tàu Việt Nam

Tin Biển Đông: Hải Dương 982 ở đâu? Đối đầu giữa tàu hải cảnh Trung Quốc và tàu Việt Nam

BTV Tiếng Dân

27-9-2019

Vụ Trung Quốc triển khai giàn khoan Hải Dương Thạch Du (HD) 982 xuống Biển Đông mà một số blogger đưa trước đó, đến lượt báo “lề đảng” rục rịch đưa tin. Zing là một trong các báo “lề đảng” đưa tin sớm nhất: Trung Quốc triển khai giàn khoan Hải Dương 982 ở Biển Đông. Bài báo cũng dẫn tin từ tài khoản Trường An Kiếm (Chang An Jian), thuộc Ủy Ban Chính Pháp Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc.

HD 982 là người anh em hiện đại hơn HD 981, có sức chống chịu tốt hơn HD 981 khi chịu được bão cấp 16. Giàn khoan được Trung Quốc đưa vào khu vực phía nam đảo Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa, mà TQ gọi là đảo “Trung Kiến” của “Tây Sa”, từ ngày 1/5/2014 đến 16/7/2014.

Tài khoản Youtube Indo – Pacific Intelligence Unit có clip: Giàn khoan Hải Dương 982 của Trung Quốc đang ở đâu trên Biển Đông?

Trong clip có chi tiết: Phía Trung Quốc không công bố vị trí cụ thể vị trí của giàn khoan này, nhưng tiết lộ rằng, trực thăng xuất phát từ TP Tam Á, phía nam đảo Hải Nam, bay khoảng một tiếng đồng hồ theo hướng Đông Nam sẽ tới được vị trí giàn khoan này.

Đối đầu giữa tàu hải cảnh Trung Quốc và tàu Việt Nam

Vụ đối đầu giữa tàu hải cảnh 35111 của Trung Quốc và tàu Trường Sa 401012 của Việt Nam, trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông cập nhật tình hình:

“Sau khi hải cảnh 35111 quay trở lại khu vực đảo nhân tạo của Đá Chữ Thập, hai tàu Việt Nam vẫn quanh quẩn ngoài khu vực Đá Chữ Thập, không vấp phải cản trở gì cho tới 11h trưa ngày 26/9 (giờ Việt Nam), tàu hải cảnh 37111 lao ra chỗ tàu Trường Sa 401012. Tàu Khanh Hoa 01015 lập tức lao tới tiếp viện cho đồng đội. Hai tàu hải cảnh 37111 và Khanh Hoa 01015 đã có cuộc áp sát và rượt đuổi nhau trong chừng một tiếng đồng hồ thì tàu hải cảnh 37111 dừng lại”.

Trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông có clip tổng hợp ảnh vệ tinh ghi lại sự việc:


Về tình hình khu vực lô dầu 06.1, trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông cho biết“Tàu Crest Argus 5 sau khi trở về đất liền vài ngày, ngày 24/9 đã rời cảng ở Vũng Tàu quay trở lại khu vực lô dầu 06.1, tiếp tục hỗ trợ hoạt động giàn khoan Hakuryu-5”. Còn tàu hải cảnh 45111 của Trung Quốc “vẫn đang quanh quẩn ở phía trên Bãi Phúc Tần, cách khu vực hoạt động giàn khoan tầm 60 hải lý, và di chuyển với vận tốc chỉ 1 knot”.

Khu vực lô dầu 06.1 lúc 8h42′ sáng ngày 26/9/2019. Nguồn: DA ĐSK Biển Đông

Nhìn chung, diễn biến trên Biển Đông đang tạm thời chững lại, chủ yếu chỉ có một số mâu thuẫn nhỏ lẻ theo các thông tin được tiết lộ nhỏ giọt. Một số nhà quan sát đồng tình: Phải đợi sau ngày quốc khánh Trung Quốc 1/10 tới đây mới rõ xem Bắc Kinh sẽ tiếp tục giở thủ đoạn gì trên lãnh hải Việt Nam.

***

Viet Times đặt câu hỏi: Mỹ đưa tàu sân bay USS Ronald Reagan vào Biển Đông, Trung Quốc nổi giận cho tàu bao vây? Chiều 26/9, quân đội Trung Quốc xác nhận sự có mặt của cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan trên Biển Đông. “Đồng thời các ảnh vệ tinh cho thấy có tới 7 tàu được cho là tàu chiến Trung Quốc vây quanh nó”.

Ông Nhiệm Quốc Cường (Ren Guoqiang), người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, phát biểu: “Biên đội tàu sân bay Mỹ diễu võ dương oai ở khu vực Nam Hải (Biển Đông-NV), thúc đẩy quân sự hóa khu vực, chúng tôi kiên quyết phản đối. Chúng tôi yêu cầu phía Mỹ thiết thực tôn trọng quan ngại về an ninh của các nước trong khu vực, đóng góp cho hòa bình và ổn định của Nam Hải (Biển Đông)”.

Ảnh vệ tinh cho thấy tàu USS Ronald Reagan (khoanh vàng) bị các tàu chiến nghi là của Trung Quốc (trong vòng màu đỏ) vây quanh. Ảnh: Viet Times

Trước đó, vào ngày 24/9, Facebooker Đặng Sơn Duân viết“Tàu sân bay USS Ronald Reagan và một số tàu chiến xung quanh trong ngày 23.9, không rõ có phải thuộc nhóm tác chiến không, hay có cả tàu lạ”. Các hãng tin quốc tế không phủ nhận, cũng không xác nhận hoặc đề cập thông tin này vào thời điểm đó.

Tàu sân bay USS Ronald Reagan đối đầu vòng vây tàu chiến Trung Quốc vào ngày 23/9/2019. Nguồn: FB Đặng Sơn Duân

______

Mời đọc thêm:  Trung Quốc điều một giàn khoan nước sâu hiện đại ra Biển Đông (RFI). – Trung Quốc đưa giàn khoan nước sâu mới vào Biển Đông (RFA). – Thất bại ngoại giao của Trung Quốc trong vấn đề “Biển Đông của Nam Á” (TTT). – Việt Nam nêu vụ Bãi Tư Chính trước Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc? (VOA). – Philippines thừa nhận tiền đầu tư của Trung Quốc chủ yếu nằm trên giấy (PT). – Trung Quốc sắp hạ thủy tàu đổ bộ tấn công cỡ lớn (RFI).

Categories: Biển Đông | Leave a comment

Một Jim Webb khác trên lưu vực sông Mekong

Một Jim Webb khác trên lưu vực sông Mekong

Ngô Thế Vinh

27-9-2019

Gửi cựu TNS Jim Webb & Nhóm Bạn Cửu Long

Dẫn nhập: Cho dù tên tuổi TNS Jim Webb đang được sôi nổi nhắc tới qua sự kiện lễ vinh danh và an táng 81 bộ hài cốt các tử sĩ Nhảy Dù VNCH vào 26/10/2019 sắp tới – cũng là ngày Quốc Khánh của nền Đệ Nhất Cộng Hòa VN – nhưng với người viết thì Jim Webb còn là một khuôn mặt nổi bật trong giới lập pháp Hoa Kỳ từ hơn một thập niên trước, như một advocate có tiếng nói mạnh mẽ bảo vệ con sông Mekong và cư dân lưu vực:“Hoa Kỳ và cộng đồng thế giới có một cam kết chiến lược và nghĩa vụ tinh thần, nhằm bảo vệ sức khỏe và an sinh của cư dân sống phụ thuộc vào con sông Mekong với nguồn tài nguyên và nếp sống của họ”. Senator Jim Webb’s Press Releases 12/ 08/ 2011.

Hình 1: Thủ Tướng Hun Sen – người luôn luôn ủng hộ các dự án đập Trung Quốc trên sông Mekong, đang tiếp Thượng Nghị Sĩ Jim Webb ngày 19/08/2009 trong chuyến du hành qua 5 quốc gia Đông Nam Á để khảo sát các dự án phát triển sông Mekong và các phương thức sử dụng nước xuyên lưu vực. Nguồn: Office of Senator Jim Webb

TỪ SỰ KIỆN 81 TỬ SĨ NHẢY DÙ VNCH 54 NĂM SAU

Ngày 14 tháng 9 năm 2019 là một ngày đáng ghi nhớ cho người Việt khi cựu Thượng Nghị Sĩ Jim Webb, đã gửi một thư ngỏ tới cộng đồng người Việt hải ngoại mời tham dự lễ an táng di hài của 81 chiến sĩ Nhẩy Dù Quân Lực VNCH. Thượng Nghị sĩ Jim Webb viết:

Tôi muốn chia sẻ với quý bạn bản tin được đăng trong phiên bản điện tử báo USA Today vào ngày Thứ Sáu, 13 tháng 9 năm 2019, và trong bản báo in cuối tuần. Đây là lần đầu tiên chúng tôi xác định công khai ngày di chuyển hài cốt của các tử sĩ QLVNCH từ Hawaii về California. Như nhiều bạn đã biết, điều quan trọng đối với chúng tôi là giải quyết toàn bộ những thủ tục pháp lý trước khi thực hiện lễ truy điệu tử sĩ.

Nghi lễ sẽ cử hành tại Westminster, California vào sáng ngày Thứ Bảy, 26 tháng 10 năm 2019; chúng tôi hy vọng sẽ được gặp một số quý bạn tại đó.

Tôi cũng kèm theo đây một bức ảnh do Đại Tá Gino Castagnetti, hỗ trợ một binh sĩ Không Quân di quan từ căn cứ Không Quân March đêm qua. Di hài của những người lính VNCH này, hiện đang ở California, chặng cuối của cuộc hành trình.

Tôi vô cùng biết ơn tất cả những người đã đóng góp cho nỗ lực của chúng tôi và xin thông báo là Hội Lost Soldiers Foundation đã có sự chấp thuận hoàn toàn của IRS với tư cách là một tổ chức từ thiện“.

Thật là tuyệt vời! Jim Webb

Hình 2: Đại tá TQLC Gino Castagnetti [thứ hai từ trái] đang cùng một nhân viên phi hành đoàn khiêng thùng hài cốt của 81 tử sĩ Nhảy Dù VNCH lên chuyến bay từ căn cứ không quân March, Hawaii, sang California, là trạm dừng chân cuối cùng trong cuộc hành trình dài 54 năm của họ.

JIM WEBB CHIẾN BINH ĐỒNG HÀNH CỦA QLVNCH“Chúng tôi không bao giờ quên những người bạn đồng hành trong những ngày gian khổ.” Đó là câu nói cảm động trong bài báo của Jim Webb đăng trên USA Today ngày 15/09/2019: “Soldiers without a country: We’re finally honoring South Vietnamese who fought with us.”

James H. Webb sinh năm 1946, một cựu chiến binh Thủy Quân Lục Chiến Mỹ với nhiều chiến công trong cuộc Chiến tranh Việt Nam: Ngày 10 tháng 7 năm 1969 Trung úy TQLC Jim Webb được tưởng thưởng huy chương cao quý Navy Cross, dành cho Hải Quân & TQLC – chỉ đứng thứ hai sau Medal of Honor là huy chương cao quý nhất của nước Mỹ, do tinh thần chiến đấu anh dũng khi đang còn là Tiểu đội trưởng thuộc Trung đội D, Tiểu đoàn 1 TQLC trong cuộc hành quân Lùng và Diệt / Search and Destroy, Jim Webb đã bị nhiều vết thương miểng trong cuộc đụng trận này. Jim Webb còn được những huy chương khác: một anh dũng bội tinh ngôi sao bạc, hai ngôi sao đồng và hai chiến thương bội tinh.

Jim Webb là một chính trị gia và cũng là nhà văn, tác giả của 10 cuốn sách xuất bản. Cuốn Fields of Fire (1978) được coi như một tác phẩm cổ điển viết về cuộc Chiến Tranh Việt Nam.

Hình 3: Bìa cuốn tiểu thuyết Fields of Fire (1978) của Jim Webb được coi như một tác phẩm cổ điển viết về cuộc Chiến Tranh Việt Nam. Nguồn Amazon.com/ Book

Jim còn là phóng viên chiến trường trên các trận địa Trung Đông và Afghanistan, được giải thưởng Emmy báo chí với phóng sự cho đài truyền hình PBS về hoạt động của TQLC Mỹ (1983) tại Beirut, thủ đô Lebanon. Jim còn là một nhà làm phim.

Jim Webb từng là Thượng nghị sĩ, Bộ trưởng Hải Quân, Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng thời Tổng thống Ronald Reagan. Tháng 7/2015 Jim Webb ra tranh chức ứng cử viên Tổng thống đảng Dân Chủ nhưng sau đó tự rút lui.

Jim Webb tốt nghiệp tiến sĩ luật Đại học Georgetown và hành nghề luật sư. Jim có vợ Việt Nam là Lê Hồng sinh năm 1968, nhỏ hơn Webb 22 tuổi, cũng là một luật sư và có một con gái sinh tháng 12/2006.

Hình 4: Jim Webb giữa trận địa Chiến tranh Việt Nam, năm 1969 do chiến công anh dũng Trung Úy TQLC Jim Webb được tưởng thưởng Navy Cross là một huy chương cao quý của Hải quân & TQLC Mỹ, chỉ đứng thứ hai sau Medal of Honor do Quốc hội vinh danh và Tổng thống Mỹ trao tặng. Photo Courtesy

JIM WEBB NGƯỜI BẠN CỦA CƯ DÂN SÔNG MEKONG

Cho dù, thời điểm này tên tuổi Jim Webb đang được nhắc tới qua sự kiện sôi nổi về lễ tưởng niệm vinh danh và an táng 81 bộ hài cốt các tử sĩ Nhảy Dù VNCH vào ngày 26 tháng 10 năm 2019 sắp tới đây, nhưng với người viết thì Jim Webb còn được biết tới từ một thập niên trước, như một Advocate for the Mekong. Jim Webb có tiếng nói mạnh mẽ trong giới lập pháp Hoa Kỳ với những cam kết bảo vệ sông Mekong và toàn lưu vực.

Sau Chiến Tranh Việt Nam, sự vắng bóng của Hoa Kỳ trong vùng Đông Nam Á đã để lại một khoảng trống địa dư chính trị, và đây cũng chính là cơ hội để một Trung Quốc đầy tham vọng mau chóng lấp đầy. Với sức bành trướng của Bắc Kinh từ kinh tế tới quân sự ngày càng đè nặng trên 5 quốc gia trong lưu vực sông Mekong, cộng thêm với những động thái hung hãn của Trung Quốc nhằm tiến tới: “Tây Tạng Hóa Biển Đông/ Tibetization of South China Sea”, nói theo ngôn từ rất tượng hình của B.A. Hamzak, thuộc Viện Hàng hải Mã Lai/ Maritime Institute of Malaysia (MIMA), trực tiếp đe dọa tới những quyền lợi thiết thân của nước Mỹ, nên đã đến lúc chính quyền Mỹ không thể không quan tâm tới sự bành trướng của Trung Quốc, một quốc gia đông dân nhất thế giới đang nhanh chóng vươn lên như một siêu cường cả về kinh tế lẫn quân sự. Bắc Kinh không chỉ cạnh tranh ráo riết mà còn tham vọng vượt qua Mỹ trong thập niên tới của thế kỷ này. Nguy hiểm hơn nữa, nói theo ngôn từ của Jane Perlez, báo New York Time, đó là một “cạnh tranh mất-còn / zero-sum game”. Do đó, sự trở lại với khu vực Đông Nam Á của Hoa Kỳ là một tiến trình tất yếu chứ không phải là ngẫu nhiên.

Hoa Kỳ là một trong những nước tài trợ cho Ủy Hội Sông Mekong, đồng thời cũng đã từng viện trợ cho các quốc gia Mekong, và có tiếng nói quyền uy trên các tổ chức ngân hàng lớn của thế giới như World Bank/ WB và Asian Development Bank/ ADB… Với tư thế đó cùng với hành động tích cực dấn thân, Hoa Kỳ hy vọng có thể tìm lại thế đứng, hay ít ra cũng có một “vai trò đối trọng” hạn chế được phần nào sức bành trướng của Trung Quốc trong toàn lưu vực.

MỘT KHỞI ĐẦU TỪ HÀNH PHÁP

Từ Hội nghị ASEAN [Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á], ngày 23-07-2009, theo yêu cầu của Mỹ đã có thêm một cuộc họp bên lề của Ngoại trưởng 5 nước: phía Mỹ là Hillary Clinton, cùng với 4 Ngoại trưởng vùng Hạ Lưu Sông Mekong bao gồm có Thái, Lào, Cambodia và Việt Nam tại Phuket, Thái Lan. Đại diện cho Việt Nam lúc đó là Ngoại trưởng Phạm Gia Khiêm kiêm Phó Thủ tướng.

Ngoại trưởng Mỹ đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của vùng Hạ Lưu Sông Mekong và vai trò mỗi quốc gia đối với Hoa Kỳ, cùng với cam kết hỗ trợ nhằm thăng tiến hòa bình và thịnh vượng cho khu vực ASEAN như một toàn thể. Ngoại trưởng 4 nước Thái , Lào, Cambodia và Việt Nam hoan nghênh sự hợp tác chặt chẽ hơn của Hoa Kỳ với các quốc gia Hạ Lưu trong những lãnh vực có ý nghĩa hỗ tương nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững trong vùng.

Tiếp theo đó là một tuyên cáo, liên quan tới những vấn đề quan tâm chung, đặc biệt là trong các lãnh vực Môi trường, Y tế, Giáo dục, và Phát triển Hạ tầng/ infrastructure development trong khu vực.

Bộ Ngoại Giao Mỹ cũng đã lên tiếng bày tỏ mối quan tâm về ảnh hưởng tác hại từ những con đập đối với “An Ninh Lương Thực” trong vùng, trong đó phải kể tới tầm quan trọng của nguồn cá sông Mekong là nguồn protein chính đối với cư dân trong lưu vực.

 [Tưởng cũng nên nói thêm, tới nay 2019 Trung Quốc đã xây xong 11 con đập thủy điện dòng chính khổng lồ và còn tiếp tục xây thêm chuỗi 19 con đập nữa trên khúc sông Lancang-Mekong thượng nguồn, chưa kể là Bắc Kinh còn sở hữu thêm 4 trong số 11 dự án đập dòng chính nơi vùng Hạ Lưu sông Mekong trên lãnh thổ hai nước Lào và Cambodia].

Ngoại trưởng 5 nước đã thảo luận về các lãnh vực bao gồm biến đổi khí hậu * và làm thế nào để đáp ứng có hiệu quả[Ghi chú của người viết: nhưng ngót một thập niên sau, climate change đã hoàn toàn bị Donald Trump, TT Mỹ đương nhiệm phủ nhận]; phòng chống bệnh truyền nhiễm; mở rộng ứng dụng kỹ thuật cho giáo dục và đặc biệt quan tâm đến vùng nông thôn; cũng như phát triển hạ tầng. Các Ngoại trưởng đã xét duyệt những nỗ lực đang tiến hành, và đồng ý mở ra những lãnh vực hợp tác mới; và đặc biệt hoan nghênh sáng kiến “Kết Nghĩa Giữa Hai Ủy Hội Sông Mekong và Sông Mississippi / Sister-River Partnership” nhằm chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn trong các lãnh vực thích ứng với biến đổi khí hậu, đương đầu với lũ lụt và hạn hán, khai thác thủy điện và lượng giá ảnh hưởng, quản lý nguồn nước và quan tâm tới an ninh lương thực.

Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong/ LMI (Lower Mekong Initiative) của Ngoại trưởng Hillary Clinton, với mục đích là tạo thuận và phối hợp cách ứng xử với những thách đố trong phát triển của toàn vùng qua các hội nghị trao đổi thông tin kỹ thuật, những cuộc hội thảo huấn luyện, và những thăm viếng khảo sát.

Với 22 triệu MK dự chi – phải nói là ít, cho các chương trình môi sinh của 4 quốc gia Hạ Lưu sông Mekong; một phần ngân khoản ấy cũng được sử dụng cho việc “Kết Nghĩa giữa hai Ủy Hội Sông Mekong và Mississippi” nhằm thăng tiến quản lý nguồn nước xuyên quốc gia, qua kinh nghiệm từ Lưu vực Sông Mississippi. Số tiền ấy cũng được cơ quan USAID sử dụng cho việc nghiên cứu ảnh hưởng thay đổi khí hậu trên nguồn nước, an ninh lương thực và trên cuộc sống cư dân trong lưu vực.

Theo Aviva Imhof, nguyên Giám Đốc truyền thông của Mạng Lưới Sông Quốc Tế / International Rivers thì Cơ Quan Khảo Sát Địa Chất Mỹ/ USGS có thể hỗ trợ phần kỹ thuật trong việc thu thập dữ kiện về thủy văn/ hydrology, sinh thái/ ecology, lưu lượng phù sa / sediment flows và phẩm chất nước với bảo đảm rằng những thông tin ấy được phổ biến rộng rãi tới quần chúng.

Sáng kiến Hạ Lưu Mekong được xem là có phần nào ảnh hưởng tới động lực phát triển trong lưu vực, và gây sự chú ý tới những vấn đề địa dư chính trị đang bị thử thách.

Cho dù thực chất ban đầu là chưa đáng kể, nhưng dấu hiệu tái cam kết của Mỹ với các quốc gia Mekong và ASEAN đã bắt đầu khiến Trung Quốc phải quan tâm nhiều hơn tới các cộng đồng cư dân và các chánh phủ hạ lưu sông Mekong.

TỚI TNS JIM WEBB VÀ GIỚI LẬP PHÁP HOA KỲ

Cùng với tiếng nói bên Hành Pháp, đã có sự cộng hưởng của giới Lập Pháp nhất là từ Thượng viện Hoa Kỳ. Thượng nghị sĩ Jim Webb với tư cách là Chủ tịch Tiểu Ban Đông Á và Thái Bình Dương Sự vụ của Thượng viện (Senate East Asian and Pacific Affairs Subcommittee), đã rất tích cực từ nhiều năm nhằm ngăn ngừa những tổn hại không thể đảo nghịch về môi trường do hậu quả của các đập thủy điện trên sông Mekong.

Là Thượng nghị sĩ Dân Chủ tiểu bang Virginia từ 2006, Jim Webb là một tiếng nói rất năng động, được báo Washingtonian Magazine bầu chọn là một “Ngôi Sao Đang Lên” tại Thượng viện Hoa Kỳ.

Năm 2009, TNS Webb đã thực hiện chuyến du hành 2 tuần qua 5 quốc gia Đông Nam Á để khảo sát các dự án phát triển sông Mekong và các phương thức sử dụng nước xuyên lưu vực. Ông cũng vận động lôi kéo được nhiều viên chức ngoại giao Hoa Kỳ, các chánh trị gia hoạch định chánh sách, các chuyên gia môi trường và giới học giả quan tâm tới những nguy cơ phá vỡ sự cân bằng hệ sinh thái của của con sông Mekong và tầm quan trọng của sông Mekong trong phát triển kinh tế và xã hội của vùng Đông Nam Á.

TNS Jim Webb cũng đã tổ chức một buổi điều trần ngày 23 tháng 09, 2010 trước Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện với đề tài: “Thách Đố về Nước và An Ninh Khu Vực Đông Nam Á/ Challenge to Water and Security in Southeast Asia” ngoài tiếng nói của Joseph Yun Phụ tá Thứ Trưởng Ngoại giao đặc trách Đông Nam Á/ Deputy Assistant Secretary of State for Southeast Asia phía Hành pháp, còn có những tiếng nói thẩm quyền và uy tín từ các tổ chức Phi Chánh phủ như Richard Cronin [The Stimson Center], Aviva Imhof [International Rivers], Dekila Chungyalpa [Greater Mekong Program World Wildlife Fund for Nature]

Ủy Ban Ngoại giao Thượng viện sau đó đã chuẩn thuận nghị quyết của TNS Webb kêu gọi các đại diện Hoa Kỳ nơi các ngân hàng phát triển đa quốc gia/ multilateral development banks cần tuân thủ triệt để “những tiêu chuẩn quốc tế về môi trường” trong bất cứ một tài trợ ngân sách nào cho dự án đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong. Nghị quyết này như một hỗ trợ cho MRC tuân hành theo thủ tục “tham khảo trước / prior consultation process” cho mỗi dự án xây đập và đồng thời cũng kêu gọi cả Miến Điện và Trung Quốc gia tăng hợp tác với MRC.

Nghị quyết ấy cũng kêu gọi hoãn xây các con đập dòng chính sông Mekong đồng thời thuyết phục chánh quyền Tổng Thống Obama tăng thêm ngân sách cho Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong/ LMI, hỗ trợ cho “các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở / infrastructure projects” và tìm giải pháp bền vững thay thế cho các dự án đập thủy điện dòng chính Mekong.
Trong một lá thơ gửi Ngoại trưởng Hillary Clinton vào ngày 27 tháng 10, 2010, TSN Webb đã yêu cầu Bộ Ngoại Giao tiến xa hơn nữa trong tăng cường hợp tác và thăng tiến phát triển bền vững đối với các dự án đập thủy điện dòng chính sông Mekong.

TNS Webb phát biểu: “Là một thành viên tài trợ cho MRC, Hoa Kỳ chuẩn bị xem xét việc rút lại ngân khoản đóng góp nếu như các chương trình về con đập không đạt được tiêu chuẩn môi trường được quốc tế chấp nhận.” Và ông đề nghị Ngoại trưởng Hillary Clinton nêu lên các vấn đề ở mọi cấp bậc, với tất cả các quốc gia thành viên, bao gồm cả Thái Lan và Trung Quốc – là hai quốc gia tài trợ chính cho các dự án đập dòng chính Hạ Lưu Mekong.

“Hoa Kỳ và cộng đồng thế giới có một cam kết chiến lược và nghĩa vụ tinh thần nhằm bảo vệ sức khỏe và an sinh / wellbeing của cư dân sống phụ thuộc vào con sông Mekong cùng với nguồn tài nguyên và nếp sống của họ.”

Ngày 12/08/2011, Ủy Hội Sông Mekong/ MRC thông báo về quyết định từ Hội Nghị Cấp Bộ Trưởng tại Siem Reap là hoãn xây con đập Xayaburi*, cũng là con đập dòng chính đầu tiên thuộc Lưu Vực Dưới Sông Mekong, với lý do để có thêm thời gian nghiên cứu về tác hại môi trường của con đập.

Ngay cùng ngày, từ thủ đô Washington, TNS Jim Webb đã phát biểu “Đây là bước quan trọng hướng tới một chánh sách trách nhiệm nhằm bảo vệ những điều kiện kinh tế và môi trường cho hơn 60 triệu cư dân trong lưu vực.” TNS Webb tiếp: “Những nỗ lực của MRC để duy trì sự ổn định môi trường và kinh tế của vùng Hạ Lưu Mekong chứng tỏ ước muốn tôn trọng quyền hạn về nguồn nước của các quốc gia trong lưu vực và đồng thời cũng quan tâm tới “những tiêu chuẩn chính đáng về môi trường – proper environment standards” khi đánh giá những dự án xây đập thủy điện.”

[Ghi chú của người viết: trong thực tế năm 2019 chỉ 8 năm sau, con đập dòng chính Xayaburi cũng đã được xây xong cùng với con đập Don Sahong, và còn thêm 3 dự án đập dòng chính nữa là: Pak Beng, Pak Lay và mới đây Luang Prabang đang được chính phủ Lào cho triển khai, đang là những báo hiệu một tương lai rất ảm đạm của con sông Mekong và ĐBSCL của Việt Nam.]

BẢN NGHỊ QUYẾT 227 CỦA THƯỢNG VIỆN MỸ

Bản Nghị quyết S. Res. 227 của Thượng viện Hoa KỳKêu gọi bảo vệ Lưu vực sông Mekong và gia tăng hỗ trợ hoãn xây các con đập dòng chính sông Mekong. Bản Nghị quyết được bảo trợ của các TNS Jim Webb, Virginia, và TNS James Inhofe, Oklahoma và TNS Richard Lugar, Indiana được thông qua ngày 07/07/2011 với toàn văn bản nội dung như sau:

Mekong là con sông dài thứ 12 trên thế giới, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng và chảy suốt 3 ngàn dặm qua Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cambodia và Việt Nam. Khúc sông Mekong Hạ Lưu là nguồn nước ngọt, nguồn thực phẩm và cơ hội kinh tế cho hơn 60 triệu dân lưu vực.

Sự đa dạng sinh học của sông Mekong chỉ đứng thứ hai sau con sông Amazon, với khoảng 1500 chủng loại cá trong số đó có hơn 1/3 thuộc loại di ngư/ migratory fish, ngược dòng Mekong và các phụ lưu trong chu kỳ sinh sản và tăng trưởng; đa số thuộc loại cá đánh bắt trao đổi thương mại.

Sông Mekong cũng là cái nôi của 2 quốc gia xuất cảng gạo lớn nhất là Thái Lan và Việt Nam [Ghi chú của người viết: vựa lúa của Thái Lan chủ yếu phụ thuộc vào đồng bằng châu thổ sông Chao Phraya chứ không phải sông Mekong] và là vựa cá nước ngọt lớn nhất với 4 triệu tấn mỗi năm trị giá lên tới 9 tỉ MK và cũng chiếm tới 80% lượng protein động vật của cư dân lưu vực.

Trung Quốc đã xây 11 con đập trên dòng chính Mekong thượng lưu; và còn tiếp tục xây thêm nhiều con đập khác nữa. Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam cũng đang hoạch định xây hoặc tài trợ cho 11 con đập dòng chính trên khúc sông Mekong hạ lưu. Các cuộc nghiên cứu khoa học đã rất quan tâm tới ảnh hưởng tác hại của các con đập dòng chính trên dòng chảy, nguồn cá và sinh vật hoang dã.

MRC là một tổ chức bao gồm 4 nước Thái Lan, Lào, Cambodia và Việt Nam qua một Hiệp Định Hợp Tác Phát Triển Bền Vững được ký kết tại Chiang Rai tháng 04, 1995 với thỏa thuận hợp tác quản lý con sông Mekong, phát triển theo hướng bền vững, mang lại lợi ích cho tất cả các quốc gia trong lưu vực.

Mọi thành viên MRC cùng đồng ý “bằng mọi cố gắng phòng tránh, làm nhẹ hay giảm thiểu những hậu quả tác hại trên môi trường, đặc biệt với lượng và phẩm chất nước, hệ sinh thái nước / aquatic ecosystem, và sự cân bằng sinh thái của toàn con sông/ river system, do phát triển và xử dụng các nguồn nước Lưu vực Sông Mekong.” [Điều 7, Mekong Agreement 1995]

MRC đã bảo trợ cho công trình Lượng Giá Môi Sinh Chiến Lược/ Strategic Environmental Assessment by ICEM [International Centre for Environmental Management Oct 2010], đối với dự án các con đập dòng chính hạ lưu sông Mekong, và đã đi tới kết luận là các con đập có thể gây hậu quả nghiêm trọng về môi sinh bất khả phục hồi, cùng với những tổn thất lâu dài về tính đa dạng sinh học và sự lành mạnh của toàn hệ sinh thái sông Mekong.

Những thay đổi ấy có thể đe dọa tới “An Ninh Lương Thực” trong vùng, ngăn chặn nguồn di ngư, gây tổn thất trên tính đa dạng sinh học, giảm dòng chảy phù sa, gia tăng nạn nhiễm mặn, giảm lượng nông phẩm, và gây bất ổn cho các nhánh sông rạch và cả gây sạt lở vùng cận duyên Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Hoa Kỳ có những quyền lợi đáng kể cả về kinh tế và chiến lược trong lưu vực sông Mekong và những quyền lợi ấy có thể bị đe dọa nếu như việc xây những con đập dòng chính ấy có thể gây bất ổn chánh trị trong vùng.

Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong/ LMI do Bộ Ngoại Giao Mỹ khởi xướng vào tháng 7, 2009 liên kết 4 quốc gia Thái Lan, Lào, Cambodia và Việt Nam trong những “vấn đề an ninh về nước”, xây dựng tiềm năng vùng, và tạo thuận cho hợp tác đa phương trong vấn đề quản trị hữu hiệu các nguồn nước.

Tài trợ cho Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong khởi đầu chú tâm tới tới ba trụ cột/ pillars: môi trường, y tế, giáo dục, và riêng trụ thứ 4, cơ sở hạ tầng thì hầu như bỏ ngỏ và không có ngân khoản. Trong khi cơ sở hạ tầng là yếu tố thiết yếu thăng tiến khả năng điều hợp việc xây dựng các công trình thủy điện trong vùng.

Ngày 22 tháng 9, 2010, Lào gửi tới MRC dự án đập Xayaburi để dược xét duyệt; đây là con đập hạ lưu đầu tiên trong chuỗi 9 con đập dòng chính trong lãnh thổ Lào [Ghi chú của người viết: 2 con đập Stung Treng và Sambor trong lãnh thổ Cambodia].

Ngày 19 tháng 4 năm 2011, các đại diện Ủy Ban Liên Hợp MRC họp để thảo luận về dự án đập Xayaburi đã không đạt được sự đồng thuận nhưng cũng đồng ý với nhau rằng quyết định sẽ được hoãn lại cho tới kỳ họp cấp Bộ trưởng của 4 nước sắp tới.

Ngày 8 tháng 5, 2011, chánh phủ Lào đồng ý tạm hoãn công trình Xayaburi với kế hoạch khảo sát thêm về lượng giá môi trường, nhằm đáp ứng mối quan tâm của các quốc gia láng giềng.

Từ những dữ kiện trên, Thượng Viện Hoa Kỳ:

1. Kêu gọi chánh phủ Mỹ nhận định rõ sự khác biệt hoàn cảnh giữa các quốc gia ven sông Mekong, bao gồm các khía cạnh năng lượng, tài nguyên thiên nhiên, và đồng thời hỗ trợ cho nền tảng phát triển hiệu quả/ cost-effective đáp ứng được nhu cầu sản xuất điện, tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo khó.

2. Kêu gọi các đại diện của Hoa Kỳ trong các ngân hàng phát triển đa quốc gia vận dụng tiếng nói và quyền đầu phiếu đề chống lại việc hỗ trợ tài chính cho các dự án đập thủy điện dòng chính Mekong nếu chưa được phối hợp đầy đủ trong phạm vi vùng và có thể gây những tác hại đáng kể về môi trường, đời sống cư dân, và phát triển kinh tế ven sông và trong lưu vực.

3. Khuyến khích Hoa Kỳ gia tăng cam kết với các quốc gia Mekong qua Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong/ LMI và gia tăng hỗ trợ “năng lượng và an ninh nước” thuộc vùng Đông Nam Á.

4. Kêu gọi chánh phủ Hoa Kỳ lãnh đạo Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong/ LMI quan tâm nhiều hơn tới khả năng xây dựng các dự án về năng lượng và cơ sở hạ tầng nước.

5. Hoan nghênh quyết định của chánh phủ Lào tạm hoãn xây công trình đập Xayaburi để đáp lại mối quan tâm của các quốc gia lân bang.

6. Hỗ trợ hoãn xây chuỗi các con đập dòng chính Mekong cho tới khi các cuộc lượng giá môi sinh hoàn chỉnh, đồng thời với kế hoạch điều hợp đa phương được hoàn tất.

7. Kêu gọi mọi quốc gia ven sông Mekong, bao gồm cả Trung Quốc tôn trọng quyền của các quốc gia khác trong lưu vực và cần quan tâm tới bất cứ sự bất đồng hay mối e ngại nào đối với các dự án đập sông Mekong.

8. Khuyến khích các thành viên của MRC tôn trọng thủ tục “tham vấn trước/ prior consultation” qua tiến trình xây đập trải với các giai đoạn như: Thủ tục Thông báo / Procedures for Notification, Tham vấn trước / Prior Consultation, Chuẩn thuận / Agreement.

9. Kêu gọi các chánh phủ Miến Điện và Trung Quốc cải thiện hợp tác với MRC, chia sẻ thông tin về lưu lượng nước và tham dự vào các tiến trình quyết định trong vùng/ regional decision-making processes, trong phát triển và sử dụng sông Mekong. Và:

10. Hỗ trợ các quốc gia hạ lưu Mekong thu thập dữ kiện và phân tích ảnh hưởng các dự án phát triển dọc theo sông Mekong.

LIỆU SÁNG KIẾN HẠ LƯU MEKONG ĐÃ TRỞ THÀNH QUÁ KHỨ

Sự trở lại khu vực Đông Nam Á của Hoa Kỳ qua Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong/ LMI cho đến nay đã qua 10 năm, nhưng vẫn còn mang tính cách rất tượng trưng với một ngân khoản đầu tư chưa tương xứng so với tầm vóc của chánh sách và nhu cầu của các quốc gia trong lưu vực. Lại càng chưa thể nói là có khả năng “đối trọng” đối với áp lực bành trướng ngày càng gia tăng của Trung Quốc, khi mà Bắc Kinh đang ở thế thượng phong trong Lưu Vực Lớn Sông Mekong / Greater Mekong Subregion/ GMS so với Hoa Kỳ trong nhiều lãnh vực:

_ TQ có một địa dư tiếp cận, sở hữu một nửa chiều dài con sông Lancang-Mekong chảy xuyên suốt qua 6 quốc gia thay vì với Hoa Kỳ là cả một khoảng cách đại dương.

_ TQ đang và sẽ sở hữu thêm những con đập dòng chính khổng lồ trên thượng nguồn khiến con sông Mekong trở “thành tháp nước và nhà máy điện” của Trung Quốc.

_ TQ đã và đang mở rộng những đặc khu kinh tế SEZs/ Special Economic Zones “Made in China” trong lưu vực [ Lào, Cambodia, Việt Nam] với nhân lực tài lực và các hạ tầng cơ sở có khả năng bám trụ lâu dài.

_ TQ có một lực lượng quân sự được quyền ngang nhiên tuần tra trên sông Mekong bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc từ tháng 12, 2011 nhằm bảo vệ an ninh và những đặc quyền kinh tế.

_ TQ đang tận khai thác tình trạng phân hóa khối ASEAN và các quốc gia Mekong, điển hình là sự rạn vỡ của ba nước Đông Dương với Cambodia và tiếp theo là Lào đang tách rời Việt Nam để đi dần vào quỹ đạo của Bắc Kinh.

_ TQ có một nguồn tiền gần như vô hạn, là chủ nợ của Hoa Kỳ, và dư khả năng để tài trợ cho các công trình cơ sở hạ tầng và cả những con đập dòng chính hạ lưu sông Mekong.

Ngoài nguồn tiền từ Trung Quốc, khai thác thủy điện sông Mekong nay có phần dễ dàng hơn nhiều khi mà số vốn đầu tư còn có thể đến từ những ngân hàng thương mại trong vùng như Thái Lan, Mã Lai, Việt Nam… thay vì như trước đây phải được tài trợ từ các tổ chức tài chánh quốc tế lớn mà Mỹ rất có ảnh hưởng như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Á châu.

MIKE POMPEO VÀ SÁNG KIẾN HẠ LƯU MEKONG

Mười năm sau Ngoại trưởng Hillary Clinton (2009), ngày 1/8/2019 trong cuộc họp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ở Bangkok, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nhắc lại Sáng kiến hạ lưu Mekong/ Lower Mekong Initiative[Ghi chú của người viết: LMI do Bộ Ngoại Giao Mỹ khởi xướng vào tháng 7, 2009], Mike Pompeo lên tiếng chỉ trích Trung Quốc đã xây các đập thủy điện dòng chính sông Mekong gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các quốc gia hạ nguồn.

Mực nước của con sông đang ở mức thấp nhất trong một thập kỷ qua, một vấn đề có liên quan đến quyết định đóng nước từ thượng nguồn của Trung Quốc”, Ngoại trưởng Pompeo phát biểu tiếp.

Pompeo cũng nói đến việc Trung Quốc cho nổ mìn, nạo vét lòng sông, tuần tra dòng sông bên ngoài khu vực thuộc Trung Quốc, tìm cách áp đặt các luật lệ lên việc quản lý dòng sông, và do đó làm yếu đi vai trò của Ủy Hội sông Mekong.

Hình 5: Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo (thứ ba từ trái), Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh (thứ hai từ phải) tại Hội nghị cấp Bộ trưởng ở Bangkok, Thái Lan hôm 1/8/2019 trong dịp kỷ niệm 10 năm Sáng kiến Hạ lưu Mekong. Nguồn: US Embassy in Vietnam

Ngoại trưởng Pompeo cũng nói đến cam kết của Hoa Kỳ và Nhật Bản trong việc hợp tác với các nước thuộc lưu vực sông Mekong để đối phó với những khó khăn. Đối tác năng lượng Mekong Nhật Bản – Hoa Kỳ [ JUMP/ Japan-U.S. Mekong Power Partnership], sẽ xây dựng các mạng lưới dẫn điện trong khu vực, và Hoa Kỳ cam kết sẽ đóng góp hơn 29 triệu đô la.

Và chính phủ Mỹ đang làm việc với Quốc hội để cung cấp một khoản trợ giúp trị giá 14 triệu đô la cho các nước sông Mekong đối phó với tội phạm xuyên quốc gia, buôn người, ngăn chặn việc buôn bán động vật hoang dã, đối phó với sự lan rộng của việc buôn lậu thuốc phiện từ khu vực Tam Giác Vàng. Đó là những chương trình trợ giúp mang tính nhân đạo nhưng xét về giá trị chiến lược thì rất manh mún…

Và người viết không thể không tự hỏi: vị trí chiến lược của Hoa Kỳ hiện nay là ở đâu trên Bàn cờ Sông Mekong?

Thiếu thực chất chiến lược / short on substance, thiếu một chính sách liên tục và nhất quán từ phía Hoa Kỳ: đó là thực trạng từ nhiều năm nay của Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong/ LMI.

Các viên chức Mỹ từ Hành Pháp tới Lập Pháp bấy lâu đã nói nhiều về cam kết vai trò mở rộng của Hoa Kỳ trong Lưu Vực Sông Mekong [Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong của Bộ Ngoại giao, Nghị quyết Res. 227 của Thượng viện] nhưng rồi với chính sách luôn “xoay trục”, và với “tổng số đầu tư thì chưa đáng kể” cả về phẩm lẫn lượng. Cũng trong suốt 10 năm qua, Hoa Kỳ gần như tê liệt, không có động thái tích cực và hiệu quả nào ngăn chặn khi Trung Quốc liên tục cung cấp vốn đầu tư, kỹ thuật và trang bị xây đập để Lào có thể cắt đoạn dòng chính sông Mekong với các con đập Xayaburi, Don Sahong tới Pak Beng, Pak Lay và sắp tới đây là con đập lớn Luang Prabang – và thật trớ trêu với đa phần vốn đầu tư là từ PetroVietnam, một Việt Nam đang cầm súng tự bắn vào chân mình !

Hoa Kỳ càng ngày càng bị Trung Quốc lấn lướt không chỉ trên toàn lưu vực sông Mekong mà cả Biển Đông. Để có thể tranh giành ảnh hưởng với Bắc Kinh, dĩ nhiên, có một cái giá tương xứng phải trả về phía Hoa Kỳ có thể phục hồi ảnh hưởng và uy tín tại khu vực Đông Nam Á với thế mạnh và có khả năng đối trọng hữu hiệu với Trung Quốc.

NGÔ THẾ VINH
California, 27/9/ 2019

_____

Tham khảo:

1. Challenge to Water and Security in Southeast Asia; U.S. Senate Committee on Foreign Relations; Presiding: Senator Webb, Thursday, September 23, 2010; http://www.foreign.senate.gov/hearings/hearing/?id=4c2fd291-5056-a032-52fd-414f26c49704

2. Press Releases: Senator Webb: Mekong River Commission Announcement on Xayaburi Dam “Important Step Toward Responsible Policy”; December 8, 2011; http://webb.senate.gov/newsroom/pressreleases/2011-12-08-02.cfm

3. Sen. Webb Calls on Sec. Clinton to Strengthen Cooperation to Avert Crisis in Mekong River Region of Southeast Asia. Says U.S. should consider withdrawing funding for Mekong River Commission if environmental standards are not met. http://webb.senate.gov/newsroom/pressreleases/10-27-2010-02.cfm.

4. In The Senate of The United Stated: The full text of S.Res. 227 (as passed July 7, 2011), (Mr. Webb, Mr. Inhofe, and Mr. Lugar) A resolution calling for the protection of the Mekong River Basin and increased United States support for delaying the construction of mainstream dams along the Mekong River.

5. China Sees U.S. as Competitor and Declining Power, Insider Says; By Jane Perlez, April 2, 2012; http://www.nytimes.com/2012/04/03/world/asia/chinese-insider-offers-rare-glimpse-of-us-china-frictions.html?_r=1&hp

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Hoàng đế đỏ Tập Cận Bình

Hoàng đế đỏ Tập Cận Bình

Hoàng Thủy Ngữ

25-9-2019

Hoàng đế đỏ Tập Cận Bình. Nguồn: Todd Penson

15 tháng Giêng năm 2017 là ngày đáng nhớ trong lịch sử thế giới. Lần đầu tiên, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khai mạc Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ.

Đây là một sự kiện rất đặc biệt do sự có mặt của người lãnh đạo một quốc gia cộng sản lớn nhất thế giới. Ông ta đã cho giới tinh hoa kinh tế thế giới một bài học về thị trường tự do. Tập tuyên bố: ”Chúng ta phải mở rộng tự do mậu dịch và đầu tư toàn cầu và thúc đẩy tự do kinh tế”.

Đây là biến cố lớn vì Trung Quốc luôn có cái nhìn tiêu cực về thị trường tự do. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump với quan điểm bảo hộ và bà Angela Merkel, người được coi là trụ cột chính của Âu châu không tham dự diễn đàn lần này. Do đó, nó tạo cơ hội cho Trung Quốc “củng cố vị thế của mình như một cường quốc trưởng thành, đáng tin cậy, cởi mở và gần gũi hơn với các mối quan hệ song phương cũng như mở rộng vai trò lãnh đạo trong cộng đồng quốc tế”, theo nhận xét của giáo sư Eswar Prasad tại đại học Cornell, Ithaca, New York, Hoa Kỳ.

Tập là chính khách rất lão luyện và có sức lôi cuốn của một nhà lãnh đạo. Ông ta chụp ngay những cơ hội có được. Ông ta giành được mọi sự chú ý tại Liên Hiệp Quốc và tại những quốc gia ông đến thăm, đặc biệt ở Phi Châu. Và nhân dịp này, Tập đã đưa ra mục tiêu của mình. Trong Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 19 Trung Quốc, Tập tuyên bố “ Chúng ta sẽ cải tạo hệ thống kiểm soát toàn cầu”.

Tháng Ba 2018, Tập bất ngờ thông báo là ông ta không rời bỏ quyền lực, nhưng sửa đổi hiến pháp để trở thành chủ tịch trọn đời. Lần đầu tiên Trung Quốc có một nhà lãnh đạo có quá nhiều quyền lực và đầy bí ẩn. Theo Francois Bougon, ký giả của tờ báo Le Monde, “Đây là sự kết hợp giữa một hệ thống độc tài với Silicon Valley”. Và Kerry Brown, chuyên gia về lịch sử Trung Quốc viết: ”Tập Cận Bình là sản phẩm của bộ máy tuyên truyền khổng lồ và vô cùng hiệu quả của đảng cộng sản”.

Trước kia, Trung Quốc chưa bao giờ có uy thế mạnh mẽ và đầy tham vọng như vậy. Quốc gia này hiện đang tìm cách khuynh đảo cán cân quyền lực trên thế giới.

Như vậy, Tập Cận Bình là ai và xuất thân từ đâu? Ông ta muốn làm đảo lộn thế giới như thế nào? Và Tập có những kế hoạch gì ẩn giấu sau mối quan hệ đôi bên cùng có lợi (win-win situation)?

Để hiểu được Tập, chúng ta cần đào sâu vào đảng Cộng sản Trung Quốc. Đối với Tập, trở thành đảng viên đảng Cộng sản giống như một phần của giáo hội. Sau khi được bầu làm lãnh đạo đảng, ông ta đến Đại Lễ Đường Nhân Dân để tuyên thệ nhậm chức như vào một thánh đường: ”Tôi hứa bảo vệ các bí mật của đảng. Tôi hứa đấu tranh cho chủ nghĩa cộng sản”. Theo Tân Hoa Xã, đây là lần đầu tiên một chủ tịch Trung Quốc thề trung thành với Hiến Pháp khi tuyên thệ nhậm chức.

Kerry Brown nói: ”Tập Cận Bình là người phục vụ cho chính sách của đảng, gần giống như một linh mục công giáo. Vì vậy ông ta đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Ông ta là một phần của hệ thống, được đào tạo để sẵn sàng làm công việc này”.

Yu Jie, tác giả và là người đấu tranh cho dân chủ nói rằng “Tập Cận Bình đã nói rõ chủ nghĩa cộng sản là con đường duy nhất của sự thật, chủ nghĩa này phải lan rộng khắp thế giới chứ không chỉ ở Trung Quốc”.

Tập Cận Bình là nhân vật số một, cầm đầu một đảng cộng sản lớn nhất thế giới với trên 90 triệu đảng viên. Họ phải tuyệt đối trung thành với đảng và với chính cá nhân Tập – trên tất cả mọi thứ.

Vài tháng sau ngày nhậm chức, vào cuối năm 2012, những cái mặt nạ đầu tiên bị rơi xuống. Các đối thủ chính trị lén giao cho báo chí một tài liệu nhạy cảm liên quan đến học thuyết của Tập. Jean-Pierre Cabestan, giáo sư khoa học chính trị tại Hongkong Baptist University, cho biết “ngay sau khi lên cầm quyền Tập đã bí mật đưa ra ‘Tài liệu số 9’ (Document No.9). Chúng tôi nghe đến nó vào mùa xuân 2013. Đó là cuộc tấn công toàn diện vào các giá trị tự do. Tài liệu cho thấy Tập lo lắng về các thế lực thù địch nước ngoài và liệt kê bảy ý tưởng của phương Tây gây nguy hiểm nhất cho Trung Quốc như dân chủ, nhân quyền, tự do báo chí…”. Điều này có nghĩa Tập xem Tây phương như mối hiểm họa.

Cũng theo Yu Jie, “Tài Liệu số 9” là cái nhìn đầu tiên về cương lĩnh của riêng Tập. Nó dập tắt ảo tưởng của một vài người đã dành cho ông ta”.

Căn nguyên tư tưởng chiến tranh và nhân cách của Tập xuất phát chính từ lý lịch bản thân ông ta trong bối cảnh chung của lịch sử Trung Quốc.

Cũng như xã hội cộng sản trước kia, thời niên thiếu của Tập đầy sóng gió. Ông ta từng được gọi là “thái tử đỏ”. Tập là con của một quan chức hàng đầu trong đảng. Cha ông, Tập Trọng Huân, là đồng chí thân thiết của Mao Trạch Đông và cùng với Mao thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Những năm đầu, Tập sống chung với giới tinh hoa cộng sản ở Tử Cấm Thành và được đi học ở một trong ba trường nổi tiếng nhất Bắc Kinh. Nhưng cha Tập rất nghiêm khắc và độc đoán, chẳng hạn như bắt Tập tắm với nước lạnh vào mùa đông.

Năm 1962, khi Tập lên 9 tuổi, Tập Trọng Huân bị thất sủng. Ông bị Mao kết tội âm mưu chống đảng. Đợt thanh trừng toàn diện trong cuộc cách mạng văn hóa bắt đầu. Ông bị đánh đập và phải tự kiểm điểm trước quần chúng. Giờ đây Tập không còn là “thái tử đỏ” nữa mà là kẻ phản bội. Ông ta phải kết tội cha mình trong các buổi họp tự kiểm điểm và chính bản thân cũng bị vệ binh đỏ hành hạ. Một cơn ác mộng sẽ mãi mãi ám ảnh Tập, mặc dù nó chỉ được nhắc qua loa trong phần tiểu sử của ông ta.  

Vào năm 2000, trong cuộc phỏng vấn do một tạp chí Trung Quốc thực hiện, Tập kể lại: “Vệ binh đỏ nói hàng trăm lần họ sẽ bắn tôi. Họ đe dọa xử tử tôi. Rồi bắt tôi đọc những câu trích dẫn của Mao cả ngày”.

Li Datong, một nhà báo Trung Quốc nói: “Khi đó ông ta mới 9 tuổi. Cha ông bị kết tội phản cách mạng. Để sống còn, ông ta phải chứng tỏ mình còn cách mạng hơn những người khác. Để chứng minh mình là đứa con ngoan của Mao’, ông ta học tập rất cần mẫn tất cả những lời nói của Mao. Vì vậy, di sản của Mao luôn khắc sâu trong tâm trí ông. Khi ông ta phát biểu, đó là những lời của Mao tuôn ra”.

Tập đã đứng trước một sự chọn lựa khó khăn: hoặc tránh xa người cha để sống còn hay quay lưng với đảng rồi bị thanh toán.

Francois Bougon, ký giả của Le Monde nhận xét: “Tôi nghĩ rằng chúng ta đã đánh giá quá cao chuyện cha ông ta bị hạ nhục đã tác động đến Tập nhiều như thế nào. Người ta tin rằng Tập căm thù đảng Cộng sản, nhưng ông ta đã không làm như vậy. Có hai loại con cái: những đứa muốn tìm cách trả thù và những đứa muốn làm tốt trở lại. Tập muốn sửa chữa những gì đã xảy ra, xóa bỏ sự nhục nhã”.

Cũng theo Yu Jie, “Cha ông ta đã bị hành hạ tàn nhẫn trong cuộc cách mạng văn hóa và Tập đã quyết định sẽ không bị kết thúc như ông bố. Mao trở thành tấm gương để ông noi theo. Ông ta không muốn chịu chung số phận với cha mình”.

Ít năm sau, Tập lại phải nếm cay đắng mùi đời thêm một lần nữa dưới cuộc cách mạng văn hóa. Cùng với hàng triệu thanh thiếu niên có học vấn, ông ta bị đẩy đi cải tạo lao động ở vùng quê. Mao muốn họ phải biết thế nào là công việc đồng áng khổ cực của nông dân. Lúc đó, Tập mới 15 tuổi nhưng sốt sắng ra đi. Tập thuật lại là gia đình đã theo tiễn ông tại sân ga và mọi người đều khóc, nhưng ông thích đi vì muốn thoát khỏi cái không khí chính trị đầy thù hận.

Tập bị đày một mình về làng Lương Gia Hà. Đó là một vùng quê hẻo lánh nghèo khổ, trên cao nguyên hoàng thổ màu vàng, nơi người dân đào xuống đất để làm nhà, được gọi là nhà hang (cave home). Tiếng xấu của người cha cũng bay theo đến đó và Tập bị gọi là “kẻ thù của nhân dân”, liệt vào danh sách đen – những kẻ cần phải theo dõi quản lý và sử dụng vào công việc lao động. Tập đã cố chạy trốn nhiều lần.

Francois Bougon cho biết thêm: “Tập không thích ứng được. Ông ta đuối sức trên ruộng đồng và trong cuộc sống ở thôn quê. Suốt 7 năm góp phần vào công việc nặng nhọc cùng những nông dân nghèo khổ, ông ta sống trong một cái nhà hang tối tăm không điện nước và đi lao động mỗi ngày”.

Nhà sử học Kerry Brown nói: “Dưới cuộc cách mạng văn hóa, Tập đa phần sống như một tù nhân trong nhà giam. Người ta như không còn bản sắc riêng. Họ làm việc theo chỉ thị và thường bị đối xử tàn bạo. Tôi tin rằng có thể thấy ở Tập và nhiều người cùng thế hệ với ông ta một dạng hiệu ứng muộn, sau khi bị tổn thương tâm lý”.

Trong thời gian đó, hàng triệu nạn nhân của cuộc cách mạng văn hóa chết vì đói, kiệt lực hay bệnh dịch.

Người chị cả của Tập tự tử nhưng Tập sống sót.

Tập trở về từ kiếp lưu đày, quyết chí trả thù và phục hồi danh dự cho gia đình. Nay Tập đã 22 tuổi và nuôi một tham vọng: sự nghiệp chính trị. Và để không trở thành nạn nhân thêm một lần nữa, Tập phải nắm được quyền lực bằng cách áp dụng các phương pháp của Mao. Có thể nói Tập là một mini Mao Trạch Đông.

Một người bạn đã giúp Tập “tô son điểm phấn” lý lịch cá nhân và xóa bỏ cái quá khứ phản động của cha mình ra khỏi hồ sơ. Nhờ đó, Tập được kết nạp vào đảng, sau 9 lần bị từ chối.

Tập thuật lại: “Khi đặt chân đến vùng đất hoàng thổ màu vàng’, lúc mới 15 tuổi, tôi đã sững sờ và sợ hãi. Khi trở về, năm tôi 22 tuổi, mục tiêu đời tôi đã rõ ràng và tràn đầy tự tin”.

Năm 1979, Tập Trọng Huân được Đặng Tiểu Bình, người kế nhiệm Mao, thả và cho phục chức. Tập được cha mình giúp bước chân lần đầu vào con đường chính trị. Ông ta trở thành thư ký riêng của một tướng lãnh cao cấp, là bộ trưởng bộ quốc phòng.

Nhưng ở tuổi 29 Tập đã biết rằng kinh nghiệm lao động thực tế là yếu tố quyết định nếu muốn xóa  hẳn hình ảnh thái tử. Vì vậy, để thuyết phục cấp lãnh đạo, ông ta đã áp dụng chiến lược: bắt đầu từ nấc thang thấp nhất rồi leo lên dần, từng bước một, từ các địa phương. Đó là bước khởi đầu của sự nghiệp chính trị và nó sẽ đưa ông đến đỉnh cao quyền lực.

Zhang Lifan, một sử gia Trung Quốc nói: “Cấp lãnh đạo đảng không thích những nhân cách mạnh mẽ bởi vì, theo quan điểm của giới lãnh đạo già, họ khó bị kiểm soát hơn. Do đó họ thích chọn những người bình thường. Và họ đã chọn Tập, một người không hề có tì vết nào trong sự nghiệp chính trị”.

Để tách mình ra khỏi đám đông và được đảng tín nhiệm, Tập luôn tuyệt đối trung thành.

Tập cưới Bành Lệ Viện, nữ ca sĩ nổi tiếng của Giải phóng quân nhân dân Trung Quốc. Nhờ vậy, ông được nhiều người biết đến hơn. Trong một cuộc phỏng vấn, bà ta đã nói đùa là mình nổi tiếng hơn chồng vì đã là ca sĩ của Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc. Theo Xia Ming, một cựu đảng viên đảng Cộng sản: “Bà ấy là người mở cánh cửa cho Tập. Bà ấy đã giúp ông ta có được hình ảnh dễ thiện cảm hơn. Mỗi khi họ đi ra ngoài, chính bà ấy bảo ông ta sẽ làm gì. Khi nào ông ta phải cười, khi nào vỗ tay v.v… Người ta có thể thấy bà ấy ra dấu”.

Tập tạo cho mình hình ảnh hoà nhã, cấp tiến và tự do để thu hút lòng người. Do đó, vào năm 2008, khi đảng Cộng sản Trung Quốc tìm người kế vị Hồ Cẩm Đào, Tập là người xứng đáng nhất để được chọn.

Đây là sự nghiệp chính trị điển hình trong guồng máy đảng Cộng sản, cả về mặt chiến thuật, đấu đá tranh giành quyền lực và lòng trung kiên với ý thức hệ.

Ngày 15 tháng 11 năm 2012, Tập Cận Bình đã loại được mọi đối thủ và tận hưởng chiến thắng. Hiện nay, ông ta là Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc và là Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa. Tập đã trả được thù nhà và đang muốn trả thù cho dân tộc, đồng thời nỗ lực thực hiện mục tiêu to lớn của đảng.

Tạo chính danh và Giấc mơ Trung Hoa

Tập muốn kết hợp lịch sử của đế chế Trung Hoa với chủ nghĩa Cộng sản. Ông ta cố gắng tạo ra chính danh mới cho chế độ cộng sản. Chính danh ưu việt của đảng Cộng sản đã bị mất dưới thời Mao, sau cuộc Cách mạng Văn hóa và chiến dịch Đại Nhảy vọt. Giờ đây Tập phải tìm một chính danh mới cho đảng bằng cách khai thác chủ nghĩa dân tộc và thổi phồng sự vĩ đại của đất nước.

Để đoàn kết nhân dân, Tập lập ra chương trình “Giấc mơ Trung Hoa”. Đến năm 2049, khi nền Cộng hòa Nhân dân tròn 100 tuổi, ông ta muốn Trung Quốc sẽ lãnh đạo thế giới, cả về kinh tế và quân sự. Tập kêu gọi: “Tất cả con dân trai gái của quốc gia Trung Quốc sẽ cùng cộng tác để hiện thực hóa giấc mơ Trung Quốc, đổi mới quốc gia. Trung Quốc sẽ chiếm vị trí trung tâm trên thế giới và cống hiến nhiều hơn cho nhân loại”.

Tập khích động tự ái dân tộc bằng cách nhắc lại tất cả những nỗi nhục mà người Trung Quốc đã gánh chịu trong thế kỷ 19. Cuộc chiến tranh nha phiến do Tây phương gây ra đã làm sụp đổ đế chế Trung Hoa, dẫn đến bao tủi nhục cho người Trung Quốc. Mặc cảm ăn rất sâu trong tâm hồn dân tộc này. Nay họ muốn làm Trung Quốc vĩ đại trở lại. Tập đã yêu cầu toàn dân gác bỏ mọi chống đối, nhắm mắt tin tưởng tuyệt đối vào ông ta, như tin một đấng tiên tri, cùng đồng hành tiến về “Giấc mơ Trung Hoa”, chinh phục thế giới.

Kerry Brown nói: “Tập muốn trở thành nhà lãnh đạo vĩ đại thực hiện được việc này. Đôi mắt Tập biểu hiện một người có niềm tin lớn vào định mệnh và rất đáng sợ. Câu chuyện lịch sử này chỉ nói đến một thứ về ông: Trung Quốc sẽ không thất bại”.

Con đường tơ lụa

Tập đề ra một dự án vô tiền khoáng hậu: con đường tơ lụa. Đây là dự án của một pharao, sẽ bao phủ trái đất với những con đường thương mại của Trung Quốc. Đây cũng là lần đầu tiên một chủ tịch Trung Quốc cho tiến hành một dự án khổng lồ ngoài nước.

Tập phê chuẩn chi 1000 tỷ dollars để xây dựng hệ thống hỏa xa và đường hàng hải – ưu tiên trước cho châu Á thiết lập cơ sở hạ tầng. Sau đó đến lượt châu Âu, Trung Đông, châu Phi và Nam Mỹ. Mục đích đơn giản chỉ để gia tăng thương mại, bán thật nhiều sản phẩm Trung Quốc và thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia.

Theo Jean – Pierre Cabestan: “Dự án con đường tơ lụa nhằm vượt mặt Hoa Kỳ và các quốc gia Tây phương khác, dần dần sẽ làm suy yếu chỗ đứng của Tây phương trên khắp thế giới – trước tiên ở Trung Á, sau đó Pakistan và Đông Phi”.

Cựu đại sứ Mỹ ở Trung Quốc, ông Max Baucus nói: “Một vành đai, một con đường. Đây là tầm nhìn quan trọng của chủ tịch Tập Cận Bình. Đây là một kế hoạch trường kỳ. Ở Hoa Kỳ, chúng ta không có kế hoạch dài hạn nào. Các quốc gia phương Tây khác cũng không, cho dù Trung Quốc có trỗi dây hay không”.

Bài học Sri Lanka

Tập sẵn lòng cho các quốc gia nghèo vay tiền để xây dựng cơ sở mậu dịch hạ tầng. Hơn 60 quốc gia bị cám dỗ do ước muốn hiện đại hóa. Sri Lanka là một trong những quốc gia đầu tiên đã hớn hở vay tiền của Trung Quốc để xây dựng một cảng thương mại khổng lồ ở phía Nam hòn đảo. Một viễn cảnh tốt đẹp trước mắt. Nhưng khi quốc gia này không có khả năng trả món nợ kếch xù với khoản tiền lãi cắt cổ, Trung Quốc đề nghị một hợp đồng mới, dựa vào việc tái cơ cấu nợ. Thay vì nhận tiền, Bắc Kinh sẽ làm chủ hải cảng trong 99 năm. Đây là ví dụ một quốc gia từ bỏ chủ quyền của mình để đổi lấy cơ sở hạ tầng quan trọng.

Giấc mơ của Tập đã biến thành cơn ác mộng cho Sri Lanka. Quốc gia này mất cả chì lẫn chài: một hải cảng trong 99 năm và tất cả chỗ làm trong khu vực kỹ nghệ rộng 100.000 mẫu.

Tiến vào Âu châu

Tập tiếp tục tiến bước sang Âu châu với các hợp đồng và chiến thuật khác.

Ông ta bắt đầu mua các cơ sở hạ tầng chiến lược như cảng Pireás của Hy Lạp và phi trường Toulouse ở Pháp và đề nghị mọi hình thức trao đổi. Lúc ban đầu, các nhà lãnh đạo châu Âu rất hứng khởi và thường xuyên gặp Tập để lôi kéo Trung Quốc đầu tư. Trong chuyến thăm Pháp vào tháng 3/2014, Tập đã ký 50 hợp đồng trị giá 18 tỷ dollar với nước chủ nhà.

Francois Holland, tổng thống Pháp (2012 – 2017) nhấn mạnh: “18 tỷ dollar nghĩa là tạo việc làm và tăng trưởng”. Đổi lại, Trung Quốc và Pháp hợp tác chế tạo 1000 chiếc trực thăng, tập đoàn Đông Phong Trung Quốc góp vốn vào hãng xe hơi Pháp PSA Peugeot Citroen. Tập thông báo ông ta đã ký được nhiều hợp đồng và thỏa thuận với Âu châu về nguyên tử, hàng không, kỹ nghệ xe hơi, năng lượng, tài chính… trong chuyến đi của mình.

Phản ứng tốt xấu của các quốc gia Âu châu nhiều ít khác nhau. Một vài quốc gia tích cực ủng hộ và tin rằng họ sẽ có lợi trong việc hợp tác và nếu nó giúp sự phát triển toàn cầu được cân bằng thì cũng là điều tốt.

Đức là quốc gia đầu tiên đánh chuông báo động, vào tháng 9/2016, sau khi Trung Quốc mua Kuka, một hãng chế tạo robot công nghiệp hàng đầu của Đức, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã công khai vạch mặt Con Đường Tơ Lụa.

Sigmar Gabriel, cựu bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đức (2017 – 2018) nói trong Hội nghị an ninh thường niên lần thứ 54 tại Munich, ngày 16 tháng 2 năm 2018, như sau: “Không như một số người đã nghĩ, Con Đường Tơ Lụa không phải là một dự án tình cảm Marco Polo. Trung Quốc nỗ lực thiết lập một hệ thống toàn cầu để phục vụ quyền lợi của họ. Nó không chỉ thuần túy về kinh tế. Trung Quốc phát triển một hệ thống toàn diện, không giống như mô hình của chúng ta vốn dựa vào tự do, dân chủ và nhân quyền”.

Năm 2018, Trung Quốc đã kiểm soát 10% hoạt động của các hải cảng Âu châu. Đó là 1 trong 10 hải cảng.

Đối với những quốc gia có kinh tế lệ thuộc vào Trung Quốc như Hy Lạp, Hungary và Serbia, đường lối chính trị của họ cũng không thể thoát khỏi sự chi phối của Trung Quốc. Những quốc gia này phá vỡ mối liên hệ với Âu châu và ngả về Trung Quốc nhiều hơn.

Hy Lạp là trường hợp điển hình. Đây là con ngựa thành Troy đầu tiên của Tập ở Âu châu. Năm 2018, lần đầu tiên Liên Minh châu Âu (EU) không thể đệ trình báo cáo thường niên về tình hình nhân quyền ở Trung Quốc lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vì Hy Lạp phủ quyết.

Ủy ban châu Âu (European Commission), ngày 23 tháng 6 năm 2017 tại Bruxelles, đã thông qua đạo luật không cho phép Trung Quốc mua các doanh nghiệp chiến lược.

Bước sang Úc châu

Trung Quốc đầu tư rất mạnh ở Úc, tập trung chính vào các lãnh vực xã hội. Úc và New Zealand là hai phòng thí nghiệm giúp cho Trung Quốc xâm nhập vào quốc gia dân chủ, bằng một chiến lược hoàn hảo đã được nghiên cứu kỹ để gây ảnh hưởng chính trị.

Jean-Pierre Cabestan nhận định: “Chiến lược của các đảng Cộng sản là huy động các thế lực không cộng sản bằng cách vô hiệu hóa họ và mua chuộc để họ trở thành đồng minh. Người Trung Quốc sử dụng nhiều phương tiện để tác động đến chính sách đối nội của quốc gia đối tác”.

Cuối năm 2017, nước Úc rúng động vì một vụ bê bối chính trị khi một thượng nghị sĩ phải từ nhiệm vì đã nhận hối lộ của Trung Quốc. Trung Quốc đã có thể hối lộ thành công các chính trị gia để họ có quan điểm tích cực đối với các vấn đề nhạy cảm của Trung Quốc.

Sau cơn địa chấn chính trị này, nước Úc đã thông qua một đạo luật cấm người Trung Quốc đầu tư vào các đảng phái chính trị và các cơ sở kinh doanh chiến lược.

Chính sách gây ảnh hưởng của Trung Quốc rất có hiệu quả trong xã hội dân sự, thương trường và giới khoa bảng. Nó tác động đến cộng đồng người Trung Quốc ở các quốc gia khác và hỗ trợ tài chính cho các cuộc tranh cử của các ứng cử viên có quan điểm thân Trung Quốc”…“Trung Quốc có thể dùng sức mạnh kinh tế để ngăn cản những chỉ trích về chế độ mình. Cái họ muốn xuất khẩu là ảnh hưởng và đặt ưu tiên hàng đầu là sự im lặng. Họ không muốn nghe những gì trái tai. Họ muốn các nước phải chấp nhận đường lối chính trị quốc tế của mình”, theo ông Stein Ringen, nhà khoa học chính trị và xã hội học.

Châu Phi và tham vọng bá quyền

Giấc mơ Trung Hoa của Tập có nhiều triển vọng nhất ở châu Phi. Con đường tơ lụa mới hiện đã chạy khắp nửa lục địa. Ông ta thường bay đến đây để rao giảng giấc mơ chính trị của mình. Ông ta gọi đây là “giải pháp của Trung Quốc”, một kế hoạch trong đó sự phát triển kinh tế là quan trọng nhất cho nhân quyền.

Ý tưởng của Tập được Francois Bougon giải thích như sau: Chỉ sau 30 năm, Trung Quốc đã thoát khỏi cảnh nghèo đói. Nền kinh tế đứng hàng thứ hai trên thế giới. Trung Quốc không làm theo cách của phương Tây. Hệ thống chính trị không mở cửa cho dân chủ nhưng quốc gia giàu có và phát triển. Vì vậy hệ thống tồn tại. Đây là giải pháp của Trung Quốc. Các nước khác nên học hỏi và thực hiện giống như vậy.

Trung Quốc đã đi bước trước. Họ đứng sau và xây dựng hầu hết các dự án hạ tầng ở Phi châu, từ 30 đến 50 phần trăm. Để bảo đảm cho việc trao đổi mậu dịch với Phi châu và tiến hành đầu tư, Tập bạo gan hơn những người tiền nhiệm: ông ta thiết lập một căn cứ quân sự đầu tiên của Trung Quốc ở nước ngoài, tại Djibouti. Quốc gia Đông Phi này có vị trí chiến lược, ngay cạnh một trong những con đường thương mại tấp nập nhất thế giới. Ngày 1 tháng 8 năm 2017, cả thế giới sửng sốt khi Trung Quốc khánh thành căn cứ quân sự này. Chuyện xảy ra quá nhanh. Căn cứ được hoàn thành chưa đến một năm. Từ lâu Trung Quốc vẫn thường xuyên bác bỏ tin đồn là họ sẽ xây dựng căn cứ quân sự ở nước ngoài. Họ sẽ không làm giống người Mỹ.

Jean-Pierre Cabestan cho biết thêm: “Mọi người đều ngạc nhiên vì Djibouti nhỏ và quân đội Tây phương đã có mặt từ trước ở đó: Mỹ, Pháp, Ý, Nhật. Có quá nhiều người tập trung tại một nơi nhỏ và để mắt đến nhau. Tập gửi 10.000 quân đến đó, gấp đôi số lượng quân nhân Mỹ. Ông ta tuyên bố có vai trò giữ an ninh cho lục địa Phi châu”.

Căn cứ quân sự Trung Quốc ở Djibouti được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm. Đây là một biến chuyển quan trọng vì chắc chắn Trung Quốc sẽ tiếp tục những kế hoạch như vậy. Họ sẽ theo bước Hoa Kỳ mặc dù luôn chỉ trích chính sách quân sự Mỹ.

Tập dự trù đến năm 2049, Trung Quốc sẽ có lực lượng quân sự hùng mạnh nhất thế giới, hơn cả Hoa Kỳ. Cũng như Mao, ông ta tin rằng quyền lực đến từ nòng súng. Trong vòng 4 năm, số lượng tàu chiến và tàu ngầm Trung Quốc đã nhiều bằng nước Pháp. Tập luôn phô trương sức mạnh quân sự trong những dịp lễ lớn. Hải và không quân Trung Quốc đã diễn tập ở Biển Đông và Thái Bình Dương, gần các khu vực Mỹ đã xây dựng căn cứ quân sự từ sau thế chiến thứ Hai.

Trung Quốc yêu sách lãnh hải và các hòn đảo thuộc chủ quyền của các quốc gia láng giềng như Việt Nam, Nhật Bản, Malaysia, Brunei và Philippines. Họ chiếm một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988, bãi cạn Scarborough của Philippines năm 2012. Với tấm bản đồ đường chín đoạn, bất chấp phán quyết của toà án trọng tài quốc tế tại The Hague, Tập tuyên bố có chủ quyền lịch sử không thể tranh cãi gần 90% Biển Đông. Ông ta đã âm thầm cho bồi đắp, xây dựng căn cứ quân sự, phi đạo, hải cảng trên các hòn đảo, bãi đá nổi chiếm được của Việt Nam, gửi quân đội, điều động tàu chiến và máy bay chiến đấu đến đó. Những tháng giữa năm 2019, tình hình trở nên rất căng thẳng và có thể xảy ra xung đột. Tập đặt thế giới vào sự đã rồi.

Trật tự mới

Bây giờ Tập đã sẵn sàng dọn đường cho một trật tự mới trên thế giới. Để tiến đến mục tiêu đó, ông ta dùng Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (Shanghai Cooperation Organisation – SCO) của mình. Đây là tổ chức chính trị, kinh tế và an ninh liên chính phủ Âu – Á gồm Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Uzbekistan.

Tháng 6/2018, hội nghị thượng đỉnh của Tập diễn ta cùng thời điểm với G7 của các cường quốc dân chủ. Dự án con đường tơ lụa của Trung Quốc giờ được liên minh chính trị và quân sự SCO hỗ trợ. Tập chủ trì hội nghị thượng đỉnh SOC, bên cạnh là Vladimir Putin, người đã bị trục xuất khỏi G7, sau khi xâm chiếm Crimea của Ukraine. Ngoài bốn quốc gia thành viên khác, lần này, Tập đã mời và hoá giải được mối hận thù giữa Ấn Độ và Pakistan. Hai quốc gia nguyên tử này gia nhập SOC. Tập tuyên bố “đây là hội nghị lịch sử vì lần đầu tiên tám nhà lãnh đạo cùng tham dự và SOC sẽ lớn mạnh”. Nhiều quốc gia Âu-Á khác như Israel, Saudi Arabia, Egypt, Ukraine, Turkey… cũng quan tâm tìm hiểu hay muốn gia nhập tổ chức này.

Jean-Pierre Cabestan nhận định: “Chiến lược của Tập Cận Bình là thành lập một trật tự mới, theo cách đi nước đôi’ như Mao từng nói. Điều này có nghĩa là tạo nhiều ảnh hưởng hơn trong các tổ chức đa phương hiện có và thành lập các tổ chức đa phương phi Tây phương mới, lấy cảm hứng từ Trung Quốc – ở cấp độ ý thức hệ phản ánh lợi ích và giá trị của Trung Quốc. Cách tốt nhất để vô hiệu hóa một tổ chức lớn là thành lập những tổ chức mới và gây ra một sức ép nhất định”.

Tập mơ tái tạo trật tự toàn cầu. Ông ta muốn tập hợp cả thế giới – với Trung Quốc là trung tâm. Phía sau những lời hứa hẹn về một tương lai huy hoàng là âm mưu vô cùng thâm hiểm của đảng Cộng sản. Ngay từ thời Mao, Trung Quốc đã mơ một thiên đường cộng sản trên khắp thế giới. Thiên đường này sẽ nằm dưới sự chỉ đạo của một đảng Cộng sản toàn năng. Nó đóng vai trò nhà nước và có toàn quyền sinh sát, đưa ra đường lối chính sách, luật lệ mà không ai được chỉ trích chống đối. Đó là một thế giới mà các ý tưởng dân chủ, tự do, nhân quyền không có cùng ý nghĩa như ở phương Tây. Và chuyện này cũng không cần phải đợi lâu. Nó đã đang diễn ra ở những nơi chịu ảnh hưởng của Trung Quốc. Việt Nam là trường hợp điển hình.

Ngay sau khi lên cầm quyền, Tập đã thanh toán hàng loạt đối thủ chính trị. Ba cơ quan truyền thông lớn nhất ở Trung Quốc giờ có tên chung là The Voice of China. Francois Bougon kể: “Ông ta nói với các nhân viên: Họ của các đồng chí là đảng. Đảng Cộng Sản! Đừng quên là các đồng chí đang ở đó để phục vụ gia đình này, đó là đảng Cộng sản”.

Tập đã đập tan mọi hy vọng về dân chủ ở Trung Quốc. Tự do báo chí, ngôn luận, tôn giáo, internet, mạng xã hội bị kiểm soát chặt chẽ. Chỉ trích đảng là phạm pháp. Một sai phạm nhỏ nhất cũng bị xử phạt. Để nắm vững quyền lực, Tập loại bỏ các đối thủ bằng cách nhân danh chiến dịch bài trừ tham nhũng.

Kerry Brown nhận xét: “Về mặt đạo đức, đảng theo chủ nghĩa vị lợi (utilitarianism). Điều này có nghĩa 99% người dân được xem là OK và 1% phải biến mất trong cái hố đen. Trong xã hội chúng ta, đây là vấn đề. Chúng ta bị phê phán do cách chúng ta đối xử với kẻ xấu hay với những người phải bị cách ly như thế nào. Đối với đảng, chuyện đó không quan trọng và những người này bị đối xử rất tàn nhẫn”.

Để thiên đường cộng sản sẽ được hoàn hảo và duy trì sự ổn định của chế độ, Tập theo dõi và xếp hạng công dân bằng một hệ thống có tên là “tín dụng xã hội”. Với sự trợ giúp của công nghệ nhận diện khuôn mặt và hệ thống tín dụng xã hội, thông tin cá nhân của tất cả mọi người trong nước đều bị lưu trữ. Hệ thống camera – con mắt của nhà nước – theo dõi họ suốt ngày đêm và ở khắp mọi nơi. Khởi đầu mỗi công dân được cấp 1000 điểm. Số điểm này tăng hay giảm tùy vào cách cư xử của họ trong cuộc sống riêng tư hay ngoài xã hội. Điểm tăng được thưởng. Điểm giảm bị phạt.

Đây là một hệ thống kiểm soát toàn hảo giúp nhà cầm quyền quyết định vận mệnh của con người. Tương lai cá nhân nằm trong tay nhà nước. Trung Quốc đang hiện đại hóa thế giới của Orwell.

Vấn đề này sẽ quyết định số phận thế giới. Các công ty công nghệ thông tin Trung Quốc đang tìm cách xâm nhập các quốc gia khác. Yu Jie cho biết, Facebook thông báo đóng tài khoản của ông 24 tiếng, sau khi ông đăng một bài viết chỉ trích đảng Cộng sản, mặc dù ông đang sống ở Mỹ. Facebook đã theo chỉ thị của Bắc Kinh. Chuyện này cho thấy bàn tay lông lá của Bắc Kinh đã thò vào lòng các quốc gia dân chủ. Nó đang tìm cách lũng đoạn quyền tự do ngôn luận trên khắp thế giới.

Hiện nay, rất nhiều người Trung Quốc đang ôm chung giấc mộng vàng sẽ đến vào năm 2049 cùng với Tập. Từ đây đến năm đó, Trung Quốc là mối đe dọa toàn cầu.

Một câu hỏi được đặt ra: Các quốc gia dân chủ phải làm gì trước một Trung Quốc độc tài và đầy tham vọng như vậy? Bài học của Hitler vẫn còn đó.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Nhận 7.000 USD đổi lấy cuộc sống trong đất liền: Lời đề nghị đáng kinh ngạc của TQ bị người dân nước nghèo từ chối thẳng thừng

Nhận 7.000 USD đổi lấy cuộc sống trong đất liền: Lời đề nghị đáng kinh ngạc của TQ bị người dân nước nghèo từ chối thẳng thừng

Các cư dân trên đảo đã từ chối đề nghị này bởi họ nghi ngờ số tiền của Trung Quốc sẽ không mang lại bất kỳ lợi ích nào.

Ngư dân trên đảo Isla Perico, Salvador. Hòn đảo này là nơi cư trú của 38 hộ dân và hiện đang là trung tâm của cuộc cạnh tranh giữa Bắc Kinh và Washington. Ảnh: NYT

Lời đề nghị đáng kinh ngạc

Hơn một năm trước, người dân El Salvador đã nhận được lời đề nghị hết sức kinh ngạc: Mỗi hộ gia đình sống ở Isla Perico – một hòn đảo xa xôi hẻo lánh của El Salvador sẽ nhận được 7.000 USD để chuyển vào đất liền sinh sống.

Động thái này nhằm thực hiện kế hoạch của Trung Quốc: Biến vùng đất nghèo khó ở Trung Mỹ thành trung tâm sản xuất và thương mại quốc tế, theo The New York Times (Mỹ-NYT). Tuy nhiên, các cư dân trên đảo đã từ chối đề nghị này bởi họ nghi ngờ số tiền của Trung Quốc sẽ không mang lại bất kỳ lợi ích nào.

“Chúng tôi có thể đi đâu cơ chứ?”, bà Mercedes Hernández bế một đứa trẻ một tuổi và nói. “Chúng tôi có cuộc sống riêng ở đây”.

Trong những tháng sau đó, 38 hộ dân trên đảo vô hình trung bị cuốn vào cuộc cạnh tranh ảnh hưởng giữa Bắc Kinh và Washington. Mỹ muốn ngăn chặn Trung Quốc giành được chỗ đứng chiến lược ở “ngay trước cửa nhà” – tức quốc gia nghèo Trung Mỹ này.

Các quan chức Mỹ ở El Salvador đã phát động một cuộc tấn công, nhằm ngăn chặn nỗ lực giành ảnh hưởng của Bắc Kinh và coi Bắc Kinh là một đối tác thiếu tin cậy với nhiều động cơ phía sau.

Theo NYT, trong thập kỷ qua, Mỹ đã luôn lo ngại việc Trung Quốc gây ảnh hưởng tới phần lớn châu Mỹ Latinh thông qua mạng lưới cho vay và thương mại ngày càng tăng.

Khi Trung Quốc nổi lên như một đối tác tương lai của El Salvador, nhiều nhà phê bình cho rằng, những lệnh cấm của chính sách về nhập cư của Tổng thống Donald Trump ngược lại dường như đang hỗ trợ Trung Quốc. Nhưng theo NYT, sau đó, Mỹ đã thay đổi chiến lược.

Trong các cuộc phỏng vấn, gặp gỡ các nhà lãnh đạo và bài viết trên truyền thông, các quan chức Mỹ đã nhiều lần chỉ trích ảnh hưởng của Trung Quốc đối với các nước đang phát triển. Đại sứ Mỹ từng ám chỉ rằng Trung Quốc có thể đang tìm cách thiết lập một căn cứ quân sự ở El Salvador.

“Thỏa thuận giữa Trung Quốc và El Salvador luôn được tiến hành thảo luận kín giữa một nhóm cá nhân nhỏ, không có sự tham gia của công chúng hoặc đại diện nào trong các lĩnh vực quan trọng bị ảnh hưởng bởi các thỏa thuận này”, bà Jean Manes, người vừa kết thúc nhiệm kỳ Đại sứ Mỹ tại El Salvador chỉ trích.

Bà cũng nói rằng Trung Quốc “hiếm khi quan tâm đến triển vọng kinh tế dài hạn hoặc tác động môi trường đối với các nước đang phát triển khi Bắc Kinh thúc đẩy các kế hoạch của mình.

Với những cảnh báo từ Mỹ và sự phản đối của cư dân Isla Perico, các kế hoạch của Trung Quốc đã bị đình trệ – ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại. Cơ quan lập pháp El Salvador đã đình chỉ một dự luật của Trung Quốc.

Đại sứ Trung Quốc tại El Salvador Âu Tiễn Hồng, liên tục từ chối yêu cầu phỏng vấn của NYT, đại sứ quán cũng không trả lời các câu hỏi qua e-mail. Trong một cuộc phỏng vấn với Tân Hoa Xã, hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc, bà Âu Tiễn Hồng chỉ trích những cảnh báo của Washington là “vô trách nhiệm và vô căn cứ”.

Trung Quốc đã tìm kiếm một tuyến đường thương mại khác đến Kênh đào Panama và tăng cường ảnh hưởng thương mại trong khu vực, một thỏa thuận cho phép Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy kế hoạch của mình.

Một số quan chức Mỹ bày tỏ lo ngại về các khoản đầu tư của Bắc Kinh vào ít nhất 60 dự án cảng ở Mỹ Latinh bởi theo họ các đặc khu này sẽ tạo cho Trung Quốc một lợi ích giá trị để mở rộng sức mạnh quân sự và tình báo ở các khu vực gần Washington.

Sự hoài nghi chưa thể dập tắt

Đối với El Salvador, thỏa thuận đi kèm với sự đánh đổi đáng kể và để lại một số câu hỏi chưa được giải đáp.

Trung Quốc đã yêu cầu thuê một khu đất có diện tích 1.076 dặm vuông trong vòng 100 năm – chiếm 13% diện tích của El Salvador – và đề nghị các doanh nghiệp Trung Quốc phải được miễn thuế trong vòng 30 năm.

Các chi tiết về cấu trúc tài chính không được tiết lộ công khai khiến nhiều người dân El Salvador lo ngại rằng, đất nước của họ có nguy cơ phải chịu sức ép kinh tế từ Bắc Kinh trong nhiều thế hệ.

Tuy nhiên, Mỹ đã bắt đầu ngăn chặn Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng El Salvador vào mùa hè năm ngoái dù Washington đã tụt lại phía sau rất xa, theo NYT.

Trước đó, chính quyền Washington đã đình chỉ các dự án viện trợ ở El Salvador, Honduras và Guatemala, trong khi Đại sứ Trung Quốc Âu Tiễn Hồng cho biết, Bắc Kinh đã ký 13 thỏa thuận hợp tác về cơ sở hạ tầng, đầu tư, công nghệ, giáo dục, văn hóa và du lịch với El Salvador.

“Hợp tác giữa Trung Quốc và El Salvador không phải là một ‘cái bẫy nợ’, mà là ‘miếng bánh vì lợi ích của hai dân tộc'”, bà này nói trong một cuộc phỏng vấn với Tân Hoa Xã.

Đầu tháng 7/2018, Tổng thống El Salvador khi đó, ông Sánchez Cerén, đã đệ trình một dự luật lên quốc hội, yêu cầu thiết lập một khung pháp lý cho đặc khu kinh tế bao gồm 26 thành phố thuộc bờ biển phía Đông Nam.

Tuy nhiên, theo NYT, đây là dự luận được điều chỉnh theo kế hoạch mà Trung Quốc đã âm thầm thúc đẩy trong nhiều tháng, bao gồm điều khoản chấm dứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan.

Đến tháng 8 năm ngoái, trong một phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Sánchez Cerén tuyên bố chấm dứt quan hệ với Đài Loan, thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Ông kỳ vọng một kỷ nguyên mới sẽ mang lại lợi ích và những cơ hội lớn chưa từng có cho El Salvador.

Các ngân hàng Trung Quốc hiện là nhà cho vay chính ở Mỹ Latinh, cung cấp khoản vay hơn 140 tỷ USD từ năm 2005 đến 2018.

Thương mại giữa Trung Quốc và các quốc gia ở Mỹ Latinh và Caribê đã tăng vọt từ 17 tỷ USD năm 2002 lên gần 306 tỷ USD trong năm 2018.

Báo Mỹ cho hay, măm 2009, Trung Quốc thể hiện ý định mở rộng đầu tư và thương mại ở Mỹ Latinh – khu vực rất giàu hàng hóa và rất cần nâng cấp cơ sở hạ tầng. Chính quyền Tổng thống Barack Obama khi đó không có nhiều biện pháp để ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc ở khu vực này.

Ngay sau khi ông Donald Trump được bầu làm Tổng thống Mỹ vào tháng 11/2016, Trung Quốc đã ban hành một kế hoạch chính sách mới đối với khu vực Mỹ Latinh, cho thấy một tầm nhìn tham vọng hơn.

Kế hoạch mới này thể hiện mong muốn thiết lập liên minh quân sự với các nước Mỹ Latinh và cho thấy Trung Quốc muốn trở thành lực lượng dẫn đầu trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và an ninh mạng, NYT cho biết, Bắc Kinh đang rất nỗ lực để hoàn thành kế hoạch này.

Theo đó, Trung Quốc bắt đầu giải ngân gói viện trợ 150 triệu USD. Động thái ban đầu bao gồm việc mua 10 xe tải cho nhà máy nước San Salvador và tặng 15.000 máy tính xách tay cho các trường công lập.

Ana Guadalupe, một cư dân 56 tuổi ở quận Santa Fe, thủ đô San Salvador cho biết, hệ thống cấp nước địa phương liên tục gặp trục trặc và thiếu tin cậy cho đến khi những chiếc xe tải mới bắt đầu giao nước vào mỗi thứ Ba và thứ Bảy.

“Có rất nhiều nơi không có nước”, cô nói vào một buổi chiều gần đây khi các công nhân của nhà máy nước sử dụng một vòi lớn phân phát nước từ một chiếc xe tải được gắn cờ Trung Quốc. “Nếu không có nước, chúng tôi không thể sống được”.

Sara Cruz, một giáo viên tin học tại trường Francisco Morazan, cho biết học sinh của cô đã cải thiện nhận thức kể từ khi nhận được những chiếc máy tính xách tay mới từ Trung Quốc.

“Trước đây, những thứ sản xuất tại Trung Quốc được coi là kém chất lượng và bị coi thường”, cô nói những chiếc máy tính xách tay mới đã thay đổi suy nghĩ của cô. “Trước đây, chúng tôi chỉ có thể dạy lý thuyết thay vì thực hành”.

Tuy nhiên, những động thái này không đủ niềm tin để xóa bỏ những nghi ngờ của El Salvador, trái lại sự hoài nghi càng gia tăng khi Mỹ cáo buộc những dự án cảng biển của Trung Quốc là kết quả của các cuộc đàm phán bí mật.

NYT cho biết, mặc dù Trung Quốc tỏ ra rất thiện chí với những khoản tài trợ vào các dự án hào nhoáng nhưng quốc hội El Salvador chưa thể thông qua dự luật đặc khu kinh tế bởi thái độ thận trọng của các nghị sĩ trước cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 2 vừa qua.

Vào tháng 8 năm ngoái, các nhà lập pháp El Salvador đã thông qua dự luật cấm bán đảo cho người nước ngoài, một phản ứng đáp trả luồng thông tin cho rằng các doanh nhân Trung Quốc đang nỗ lực giành mua đảo Isla Perico và một hòn đảo gần đó.

Trong khi đó, ngay trước khi nhậm chức vào ngày 1/6, tân Tổng thống Nayib Bukele đã tiết lộ rằng ông không có hứng thú với các dự án lớn của Trung Quốc mặc dù ông cam kết sẽ tạo thêm nhiều việc làm và thu hút đầu tư cho người dân địa phương.

Ông cho rằng, người Trung Quốc đến với những dự án không khả thi và sau khi họ rời đi thì quốc gia bản địa phải chịu khoản nợ lớn khó trả và chịu sức ép về kinh tế từ Bắc Kinh. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, El Salvador cần nhận ra vị thế của Trung Quốc trên toàn cầu. Phát biểu của ông được đưa ra sau vài tuần lên nắm quyền.

Một số quan chức Mỹ lo ngại, trong tương lai, các hệ thống đường bộ, đường sắt và cảng biển trong khu vực do Trung Quốc xây dựng sẽ hấp dẫn El Salvador và các nước láng giềng.

“Với thiện chí của mỗi bên, mối quan hệ Trung Quốc-El Salvador sẽ biến từ một cây bụi thành một cây xanh tươi tốt”, bà Đại sứ Trung Quốc viết trong một bài bình luận được đăng tải trên một tờ báo địa phương. “Hợp tác song phương sẽ thơm ngon và hấp dẫn như cà phê Salvador, sẽ ngọt ngào và quyến rũ như đường của quốc gia xinh đẹp này”.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Biển Đông: Ấn Độ, Nga quyết định vào cuộc

Biển Đông: Ấn Độ, Nga quyết định vào cuộc

HOÀNG PHÚ – VĨ CƯỜNG | 

Biển Đông: Ấn Độ, Nga quyết định vào cuộc

Lãnh đạo hai bên đã nhất trí thành lập một tuyến thông thương hàng hải mới, trong đó có đoạn đi xuyên qua biển Đông. Động thái được đánh giá sẽ thách thức trực tiếp ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực này.

Theo tờ South China Morning Post, trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế phương Đông (EEF) ngày 4-9 tại TP Vladivostok, phái đoàn hai nước Nga và Ấn Độ đã ký biên bản ghi nhớ về thành lập một tuyến thông thương hàng hải mới.

Ấn Độ lo ngại hành vi của Trung Quốc

Hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác chiến lược trong lĩnh vực quốc phòng và công nghệ. “Hai nước sẽ thành lập liên doanh phát triển và sản xuất khí tài quốc phòng, cũng như cải thiện hệ thống hỗ trợ hậu mãi” – thông cáo chung sau EEF ghi rõ.

Biển Đông: Ấn Độ, Nga quyết định vào cuộc - Ảnh 1.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tham dự EEF 2019. Ảnh: REUTERS

Tuyến hàng hải mới dự kiến sẽ kết nối TP Vladivostok (Nga) với TP Chennai (Ấn Độ) và sẽ rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển giữa hai nước so với tuyến đường biển dài hơn 16.000 km nối TP Saint Petersburg và thủ đô Mumbai hiện đang được sử dụng. Đáng chú ý, một đoạn của con đường này cũng băng ngang qua khu vực biển Đông.

“Đây là tín hiệu cho thấy quan hệ hợp tác Nga-Ấn đã chạm một mốc quan trọng. Việc hợp tác với New Delhi sẽ giúp Moscow đối phó với ảnh hưởng của Bắc Kinh ở mức độ nào đó khi nước này đang tìm cách tăng ảnh hưởng ở châu Á” – chuyên gia Hu Zhiyong thuộc Học viện Khoa học xã hội Thượng Hải nhận xét.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sau đó khẳng định tuyến hàng hải mới hoàn toàn phù hợp với chính sách “Hướng Đông” mà New Delhi đang theo đuổi với mục tiêu phát triển hợp tác chính trị, kinh tế giữa khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ.

Được biết Ấn Độ hiện là nền kinh tế lớn thứ bảy trên thế giới và thứ ba tại châu Á, hơn 55% giao thương của nước này đi qua các tuyến hàng hải quan trọng như eo biển Malacca.

Biển Đông do đó đang trở thành một mắt xích trọng yếu trong tham vọng thương mại của New Delhi. Lợi ích của New Delhi sẽ càng được đảm bảo nếu vị thế của Ấn Độ ở biển Đông được củng cố trong bối cảnh các cường quốc khác cũng đang hoạt động mạnh mẽ ở đây.

“New Delhi có vẻ đang rất lo ngại về Trung Quốc và động thái theo đuổi yêu sách chủ quyền phi pháp của nước này ở biển Đông. Nỗi lo này là động lực để Ấn Độ phát triển khả năng giám sát trên biển để có thể kịp thời phát hiện mọi diễn biến nguy hiểm có nguy cơ đe dọa lợi ích của nước này” – chuyên gia Rajeev Ranjan Chaturvedy thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam cho biết.

Trước đó hồi 29-8, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ Raveesh Kumar tuyên bố nước này quan tâm đến hòa bình và ổn định ở biển Đông vì vùng biển này là một phần của lợi ích chung toàn cầu.

“Ấn Độ kiên quyết ủng hộ tự do hàng hải và hàng không, hoạt động thương mại hợp pháp không bị cản trở tại các vùng biển quốc tế theo các luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS)” – ông Kumar khẳng định.

Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh nhóm tàu khảo sát Hải Dương địa chất 8 của Trung Quốc quay lại và tiếp tục hành vi xâm phạm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam từ ngày 13-8 sau lần đầu vi phạm từ ngày 12-7 đến 7-8.

Tuyên bố của Ấn Độ được đưa ra trong bối cảnh tàu Địa chất hải dương 8 của Trung Quốc ngang ngược xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa phía đông nam Việt Nam từ đầu tháng 7 đến ngày 7-8, sau đó rời đi và quay lại vị trí cũ từ ngày 13-8 cho đến nay.

Đây là vùng biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, được xác định theo các quy định của UNCLOS.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định: Việt Nam đề nghị các quốc gia liên quan và cộng đồng quốc tế đóng góp tích cực, thiết thực vào việc duy trì trật tự, hòa bình, an ninh trong khu vực, an ninh, an toàn tự do hàng hải và hàng không, tôn trọng nguyên tắc thượng tôn pháp luật ở biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982.

Cộng đồng quốc tế lên tiếng

Trước Ấn Độ, nhiều quốc gia đã lên tiếng phản đối hành động của Trung Quốc. Hôm 29-8 Bộ Ngoại giao Anh phát đi tuyên bố chung Anh, Pháp và Đức, khẳng định sự quan ngại về tình hình căng thẳng ở biển Đông. Theo đó, cả ba nước lo rằng tình thế hiện nay có thể dẫn tới “mất an ninh và ổn định trong khu vực”.

Trước đó một ngày, người phát ngôn ngoại giao EU khẳng định: “Các hành động đơn phương trong những tuần qua tại biển Đông đã dẫn tới những căng thẳng gia tăng và sự suy thoái môi trường an ninh hàng hải”.

Trước EU, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono hôm 27-8 cho biết: “Cộng đồng quốc tế trong đó có Nhật Bản quan tâm sâu sắc tới tình hình trên biển Đông. Nhật Bản phản đối bất cứ hành động của nước nào làm gia tăng căng thẳng trên biển Đông”.

Hôm 26-8, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng ra thông báo “Trung Quốc leo thang áp bức nhằm vào hoạt động dầu khí lâu đời của Việt Nam ở biển Đông”.

Bộ Quốc phòng Mỹ cực kỳ quan ngại trước các nỗ lực liên tục của Trung Quốc khi vi phạm trật tự quốc tế thượng tôn pháp luật ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Gần đây, Trung Quốc còn tái diễn sự can thiệp mang tính áp bức nhằm vào các hoạt động dầu khí lâu đời của Việt Nam ở biển Đông.

Trước đó (ngày 23-8), Bộ Ngoại giao Mỹ cũng khẳng định việc Trung Quốc tái triển khai nhóm tàu Địa chất hải dương 8 vào vùng biển Việt Nam là sự leo thang của Bắc Kinh nhằm đe dọa các bên từ bỏ nguồn tài nguyên ở biển Đông.

Hành động của Trung Quốc làm suy yếu hòa bình, an ninh khu vực; chứng minh Trung Quốc coi thường quyền của các quốc gia thực hiện hoạt động kinh tế trong EEZ của họ.

Categories: Biển Đông | Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.