Daily Archives: October 8, 2019

Vụ bãi Tư Chính “cực kỳ nguy hiểm” cho an ninh quốc phòng VN

Vụ bãi Tư Chính “cực kỳ nguy hiểm” cho an ninh quốc phòng VN

PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao nói về Hội thảo về vùng biển bãi Tư Chính và luật pháp quốc tế

Vụ việc ở vùng biển bãi Tư Chính là “cực kỳ nguy hiểm” không chỉ với chủ quyền biển đảo mà còn cho an ninh quốc phòng của Việt Nam, “kể cả trên đất liền”, một nhà nghiên cứu chính sách và pháp luật nói với BBC News Tiếng Việt ngay sau một Tọa đàm Khoa học ở Hà Nội hôm Chủ nhật, 06/10/2019 về vùng biển này và luật pháp quốc tế.

“Không phải như những lần trước, năm 2016 hay trước nữa, là họ vào rồi họ ra như phép thử, mà lần này nó thể hiện một loạt hành động nhất quán và bây giờ vẫn đang hoạt động,” PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, từ Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Vusta), đơn vị đồng tổ chức, tóm lược với BBC kết quả và nội dung chính của Hội thảo.

Báo Ấn Độ đăng tải lời đại sứ VN về Biển Đông

Biển Đông: ‘Né’ tên TQ, VN có kế sách riêng?

Tàu Hải Dương 8 rút đi, VN hoãn hội thảo về Bãi Tư Chính

“Đang có những hành động sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trên các vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và chủ quyền của Việt Nam. Cho nên cái đầu tiên phải nhận diện rõ đây là nguy cơ rất lớn đối với Việt Nam,” nguyên Phó vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ VN nói.

“Thế nhưng cùng với nguy cơ đó, cũng có ý kiến cho rằng và cũng nhiều người đồng tình là trong nguy cơ này cũng lại có một cơ hội để Việt Nam có thể vượt qua nguy cơ này và phát triển được.

“Đó là phải xác định rõ bạn – thù, đó là việc Việt Nam phải liên minh với Hoa Kỳ và các nước phương Tây, ở đây cũng đã nhắc đến chính sách ‘Ba không’, thì cần phải hóa giải chính sách ba không này bởi một điều khoản rất quan trọng của Hiến chương Liên hiệp quốc – đó là quyền tự vệ chính đáng.

Hội thảoBản quyền hình ảnhFB NGUYỄN XUÂN DIỆN
Image captionThiếu tướng Lê Mã Lương, nguyên Viện trưởng Việt Nghiên cứu Lịch sử Quân sự, Bộ Quốc phòng VN, phát biểu tại Tọa đàm (các hình do TS Nguyễn Xuân Diện cung cấp)

“Tôi không thể duy trì chính sách “Ba không” nếu như chính sách ba không đó không giúp cho tôi bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền trên biển và trong trường hợp nếu tôi bị xâm lăng, thì Liên Hiệp quốc cho phép tôi có được quyền tự vệ chính đáng.

“Và để làm sao đó tránh được cuộc chiến tranh, nếu như Trung Quốc gây chiến, thì Việt Nam phải mạnh lên, mạnh dạn hơn trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là phải tỏ rõ lập trường của mình trong quan hệ với Hoa Kỳ, cũng như các nước văn minh, các nước phát triển trong khu vực như là Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Ấn Độ và xa hơn nữa là các nước EU.

“Đấy chính là một trong những giải pháp để mà Việt Nam trong nguy cơ đó, có thể hóa giải được hành vi xâm lăng, bành trướng của Trung Quốc ở bãi Tư Chính, đấy là một nhận định, ý kiến theo tôi rất quan trọng, nhận diện được vấn đề và tìm gia một giải pháp.

“Và cái thứ hai, vấn đề cũng rất lớn, đó là khẳng định rằng đây chính là thời cơ chính muồi, đây chính là thời cơ quan trọng nhất, ở thời điểm quan trọng nhất để khởi kiện Trung Quốc ra cơ quan tài phán quốc tế.”

‘Khẳng định thành công’

Mỹ ‘dội gáo nước lạnh’ vào Trung Quốc trước Quốc khánh 70 năm

Cá Voi Xanh: ‘ExxonMobil muốn gây sức ép lên chính phủ VN’

Bennet Murray: Việt Nam có ‘đồng minh’ mới trên Biển Đông?

Hội thảoBản quyền hình ảnhFB NGUYỄN XUÂN DIỆN
Image captionCác đại biểu tham dự cuộc Tọa đàm khoa học

Bãi Tư Chính: Vì sao Trung Quốc ngày càng lấn tới?

Nhà nghiên cứu nói thêm về kết luận và nội dung chính rút ra từ hội thảo:

“Và về phía Việt Nam, mọi người khẳng định rằng: thứ nhất chính nghĩa, thứ hai bằng chứng, chứng cứ lịch sử pháp lý về chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa khu vực bãi Tư Chính là có thể nói và khẳng định là không có vấn đề.

Một cảnh sát biển Việt NamBản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM/GETTY IMAGES
Image captionMột cảnh sát biển Việt Nam trong lúc quan sát tàu hải cảnh VN di chuyển gần dàn khoan của Trung Quốc tháng Năm, 2014.

“Khẳng định là chắc chắn và việc khởi kiện cũng mang lại thành công cho Việt Nam,” ông Hoàng Ngọc Giao nói về cuộc Hội thảo từ quan điểm cá nhân từ Hà Nội.

Cuộc Tọa đàm khoa học hôm Chủ nhật trước đó đã được Ban tổ chức chủ động rời thời gian lại để chuẩn bị tốt hơn và phù hợp hơn với thời gian của khách mời, ông Giao cho biết.

Được biết, trong số các diễn giả, chuyên gia và khác mời tham dự, có các vị như Vũ Ngọc Hoàng, Thang Văn Phúc, Chu Hảo, Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan, Nguyễn Khắc Mai, Trần Thị Băng Thanh, Đặng Văn Sinh, Hoàng Quốc Hải, Phạm Huy Thông, Nguyễn Xuân Hãn, Nguyễn Đình Cung, Nguyễn Trung, Nguyễn Nguyên Bình, Nguyễn Đình Cống, Hoàng Việt, Trần Ngọc Vương, Đinh Hoàng Thắng, Vũ Hùng, Nguyễn Vi Khải, Nguyễn Văn Cương, Trần Thanh Vân, Nguyễn Quang Dy, Nguyễn Xuân Diện, Hoàng Ngọc Giao, Lê Mã Lương, Đào Tiến Thi, Phạm Viết Đào.

Căng thẳng và đối đầu giữa Việt Nam và Trung Quốc vùng biển bãi Tư Chính đã nóng lên trong suốt các tháng Hè và kéo dài chưa dứt qua mùa Thu năm 2019.

Về phía Trung Quốc, tháng trước, nước này nói Việt Nam phải chấm dứt các hoạt động khoan tìm dầu khí đơn phương tại Bãi Tư Chính, nơi mà Trung Quốc gọi là Vạn An Than, và có tên tiếng Anh là Vanguard Bank.

Các hoạt động tại vị trí ở ngoài khơi Vũng Tàu này, Bắc Kinh tuyên bố hôm thứ Tư, 18/9/2019, là “vi phạm chủ quyền của Trung Quốc ở Nam Hải (cách Trung Quốc gọi Biển Đông)”.

Trong cuộc họp báo định kỳ, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Cảnh Sảng lên tiếng bác bỏ các cáo buộc của Việt Nam theo đó nói các tàu nghiên cứu Trung Quốc đã xâm phạm quyền tài phán của Hà Nội ở Biển Đông.

Hội thảoBản quyền hình ảnhFB NGUYỄN XUÂN DIỆN
Image captionThiếu tướng, PGS. TS. Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an VN, phát biểu tại Tọa đàm khoa học

“Việt Nam đã đơn phương tiến hành các hoạt động khai thác dầu khí từ tháng Năm tới nay, và việc này vi phạm nghiêm trọng các quyền và lợi ích của Trung Quốc, đồng thời vi phạm các thỏa thuận song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam,” ông Cảnh Sảng nói.

“Theo Điều 5 Tuyên bố về Ứng xử của Các Bên ở Nam Hải (DOC) và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, Việt Nam phải ngay lập tức chấm dứt các hoạt động đơn phương và phải khôi phục hòa bình trong khu vực.”

“Trung Quốc sẵn sàng giải quyết các vấn đề liên quan thông qua các tham vấn hữu nghị với Việt Nam,” ông Cảnh Sảng nói thêm.

Hội thảoBản quyền hình ảnhFB NGUYỄN XUÂN DIỆN
Image captionCác đại biểu trao đổi bên lề Tọa đàm hôm Chủ nhật 06/10/2019

Đầu tháng này, trong một diễn biến liên quan, Việt Nam qua kênh ngoại giao nói sẽ nâng cao nhận thức về tình hình Biển Đông trong cuộc đối thoại an ninh hàng năm với Ấn Độ trong tháng Mười, HinduStan Times trích lời Đại sứ Việt Nam, ông Phạm Sanh Châu, cho hay.

Căng thẳng giữa Hà Nội và Trung Quốc ngày càng gia tăng vì sự xâm nhập liên tục của các tàu Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông, và Việt Nam dường như đang cố gắng củng cố sự hỗ trợ của Ấn Độ trong vùng biển này.

Trả lời phỏng vấn của thời báo Ấn Độ, Đại sứ Việt Nam tại nước Nam Á này cho biết kể từ tháng 7/2019, các tàu Trung Quốc đã bốn lần xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Vụ xâm nhập mới nhất của 28 tàu Trung Quốc bắt đầu vào ngày 30 tháng 9 và vẫn đang tiếp tục mặc dù Việt Nam đã 40 lần lên tiếng phản đối qua các nẻo ngoại giao, kể từ lần xâm nhập đầu tiên ba tháng trước.

”Chúng tôi nói với họ rằng họ không nên vi phạm vùng biển của Việt Nam và nên rút tất cả các tàu về càng sớm càng tốt,’ nhà ngoại giao Việt Nam được báo Ấn Độ dẫn lời nói hôm 2/9.

Advertisement
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Biển Đông: Báo Ấn Độ đăng lời đại sứ Phạm Sanh Châu về tranh chấp với TQ

Biển Đông: Báo Ấn Độ đăng lời đại sứ Phạm Sanh Châu về tranh chấp với TQ

Một cảnh sát biển Việt Nam đăm đăm nhìn tàu hải cảnh Việt Nam di chuyển gần dàn khoan của Trung Quốc tháng Năm, 2014.Bản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM/GETTY IMAGES
Image captionMột cảnh sát biển Việt Nam đăm đăm nhìn tàu hải cảnh Việt Nam di chuyển gần dàn khoan của Trung Quốc tháng Năm, 2014.

Việt Nam sẽ nâng cao nhận thức về tình hình Biển Đông trong cuộc đối thoại an ninh hàng năm với Ấn Độ trong tháng này, HinduStan Times trích lời Đại sứ Phạm Sanh Châu, cho biết.

Căng thẳng giữa Hà Nội và Trung Quốc ngày càng gia tăng vì sự xâm nhập liên tục của các tàu Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông, và Việt Nam dường như đang cố gắng củng cố sự hỗ trợ của Ấn Độ trong vùng biển này.

Trả lời phỏng vấn của HinduStanTimes Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu nói kể từ tháng 7, các tàu Trung Quốc đã bốn lần xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Vụ xâm nhập mới nhất của 28 tàu Trung Quốc bắt đầu vào ngày 30 tháng 9 và vẫn đang tiếp tục mặc dù Việt Nam đã 40 lần lên tiếng phản đối qua các nẻo ngoại giao, kể từ lần xâm nhập đầu tiên ba tháng trước.

”Chúng tôi nói với họ rằng họ không nên vi phạm vùng biển của Việt Nam và nên rút tất cả các tàu về càng sớm càng tốt.” Đại sứ Phạm Sanh Châu nói với HinduStanTimes hôm 2/9.

Ấn Độ là một trong ba quốc gia mà Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, và Việt Nam đang đặt nhiều kỳ vọng vào sự hỗ trợ của Ấn Độ qua cuộc đối thoại an ninh hàng năm dự kiến sẽ được tổ chức tại TP HCM trong tháng này.

”Chúng tôi hy vọng sẽ có thể trình bày không chỉ về an ninh của hai nước mà cả các vấn đề liên quan đến toàn khu vực, và đặc biệt, về tình hình hiện tại ở Biển Đông,” ông Châu nói.

Mỹ ‘dội gáo nước lạnh’ vào Trung Quốc trước Quốc khánh 70 năm

Biển Đông: ‘Né’ tên TQ, VN có kế sách riêng?

Tàu Hải Dương 8 rút đi, VN hoãn hội thảo về Bãi Tư Chính

Cá Voi Xanh: ‘ExxonMobil muốn gây sức ép lên chính phủ VN’

Bennet Murray: Việt Nam có ‘đồng minh’ mới trên Biển Đông?

Củng cố sự hỗ trợ của Ấn Độ là một phần trong nỗ lực thu hút chú ý của quốc tế trong tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc của Việt NamBản quyền hình ảnhSOUTH CHINA MORNING POST/GETTY IMAGES
Image captionCủng cố sự hỗ trợ của Ấn Độ là một phần trong nỗ lực thu hút chú ý của quốc tế trong tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc của Việt Nam (hình minh họa)

Việc Việt Nam dự định đưa vấn đề Biển Đông vào cuộc đối thoại an ninh với Ấn Độ có lẽ không làm ai ngạc nhiên.

Thái độ hung hăng của Trunq Quốc tại vùng biển này này đã được đề cập đến trong buổi họp giữa bốn bộ trưởng ngoại giao các nước Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và Hoa Kỳ tại New York, bên lề cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 28/9.

Sau đó, tiếp xúc với báo chí trong cuộc họp báo đầu tiên của mình, Bộ trưởng ngoại giao Ấn Độ S Jaishankar cho biết Ấn Độ đang làm việc chặt chẽ với Việt Nam, trong khi đó Bộ Ngoại Vụ của nước này đã hai lần tỏ dấu hiệu ủng hộ vị trí của Việt Nam trên Biển Đông.

Mối quan tâm chung

Trước đó nữa, qua một văn bản công bố vào tháng 8, Ấn Độ tuyên bố ‘rất quan tâm đến hòa bình và ổn định của khu vực’, và kêu gọi sự tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển.

Quan tâm của Ấn Độ có thể một phần cũng có thể được giải thích là vì tất cả những vi phạm của Trung Quốc tại Biển Đông trong thời gian qua đều xảy ra gần vùng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Ấn Độ ONGC Videsh Ltd của Ấn Độ đang khai thác năng lượng. Các tàu Trung Quốc đến gần cơ sở của ONGC Videsh Ltd nhất vào ngày 3 tháng 7.

Tàu Hải Dương 8 đã quay lại Bãi Tư Chính hôm 13/8Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionTàu Hải Dương 8 lần đầu tiên vào Bãi Tư Chính là đầu tháng Bảy, lần thứ hai vào hôm 13/8, và lần thứ ba, hôm 7/9

Ngoài Biển Đông, hai nước cũng đang hợp tác trong các lãnh vực ưu tiên của Việt Nam trong quan hệ với Ấn Độ như quốc phòng và an ninh, thương mại và đầu tư, khoa học và công nghệ.

Quan hệ hợp tác hơn 45 năm giữa Ấn Độ và Việt Nam, được cho là ngày càng tốt đẹp, và thái độ hỗ trợ Việt Nam có lẽ đã khiến Đại sứ Phạm Sanh Châu có những phát biểu khá thẳng thắn về tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Biển Đông.

Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với Times of India hôm 30/9, ông Châu khẳng định: ”Trung Quốc đang cố gắng biến vùng biển không tranh chấp thành vùng biển tranh chấp”.

Về quan điểm của Việt Nam, ông nói: ”Chúng tôi sẽ dùng tất cả những biện pháp hòa bình được quy đinh bởi luật pháp quốc tế để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình. Chúng tôi làm điều này một cách rất cương quyết và kiên cường. Chúng tôi không loại trừ bất kỳ biện pháp nào để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.”

Ngư dân đánh cá ở Hà Tiên, Việt Nam, trong vùng Biển ĐôngBản quyền hình ảnhGODONG/GETTY IMAGES
Image captionNgư dân đánh cá ở Hà Tiên, Việt Nam, trong vùng Biển Đông

Đại sứ Phạm Sanh Châu nhấn mạnh:

”Chúng tôi đang phải đối mặt với một trong những cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất ở Biển Đông trong vòng tám năm qua. Năm 2011, Trung Quốc đã vào vùng biển của Việt Nam và cắt cáp của chúng tôi. Sau đó vào năm 2014, Trung Quốc đã đặt một giàn khoan khổng lồ trong vùng biển của Việt Nam. Năm 2019, Trung Quốc đã gửi tàu khảo sát của họ (Haiyang Dizhi 8) vào vùng biển của chúng tôi. Tuy nhiên, lần này, các tàu Trung Quốc đã vào, ra, rồi lại vào, như thể đây là vùng biển của họ và họ muốn đến hay đi lúc nào tùy ý.”

Và phân tích:

”Điều nguy hiểm là, Trung Quốc đã xây dựng được căn cứ quân sự trên một hòn đảo nhân tạo gần đó. Họ do đó không cần phải quay trở lại Trung Quốc đại lục hoặc đảo Hải Nam, căn cứ này rất thuận tiện cho họ. Trong năm năm qua, nhiều quốc gia đã lên tiếng phản đối việc quân sự hóa các hòn đảo ở Biển Đông, cũng như việc xây dựng các đảo nhân tạo của Bắc Kinh.”

”Khi phản đối, các nước đã dự đoán những hành động này sẽ xảy ra. Và chúng đang xảy ra. Tòa Trọng tài quốc tế đã bác bỏ tính hợp pháp của đường 9 đoạn, và nói những hòn đảo này quá nhỏ để có vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa, cũng chỉ là hòn đá không có người ở. Chúng tôi theo nguyên tắc ‘đất thống trị biển’ (land dominates sea). Trung Quốc không có đất ở đó. Đất gần nhất của Trung Quốc ở đó là 860 dặm. Đó là một thách thức lớn đối với luật pháp quốc tế.”

Categories: Biển Đông | Leave a comment

Blog at WordPress.com.